Tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiệu quả các biện pháp can thiệp trong điều trị chảy máu mũi – Nguyễn Trọng Tài: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
150
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU MŨI
NGUYỄN TRỌNG TÀI - Đại học Y Vinh
TÓM TẮT
Chảy máu mũi là một cấp cứu thường gặp trong
chuyên khoa Tai Mũi Họng. Ngày nay với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì việc xác
định nguyên nhân, vị trí cũng như việc can thiệp
điều trị chảy máu mũi đã có bước tiến lớn so với
trước đây. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ,
hệ thống về vấn đề này.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang trên 132 bệnh nhân chảy máu mũi được sử
dụng một trong các biện pháp cầm máu.
Kết quả: Chảy máu mũi nhẹ và vừa chủ yếu là nhét
meche mũi trước (100% các trường hợp). Chảy máu
mũi nặng, hoặc dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần khó
cầm thì được đặt meche mũi sau hoặc sử dụng các
phương pháp hiện đại: Laser, đông điện, đặc biệt là kỹ
thuật gây tắc mạch chọn lọc cầm máu (12,86%). 100%
bệnh nhân đều được cầm máu tốt.
SUMMARY
Nose bleeding i...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiệu quả các biện pháp can thiệp trong điều trị chảy máu mũi – Nguyễn Trọng Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
150
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU MŨI
NGUYỄN TRỌNG TÀI - Đại học Y Vinh
TÓM TẮT
Chảy máu mũi là một cấp cứu thường gặp trong
chuyên khoa Tai Mũi Họng. Ngày nay với sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì việc xác
định nguyên nhân, vị trí cũng như việc can thiệp
điều trị chảy máu mũi đã có bước tiến lớn so với
trước đây. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ,
hệ thống về vấn đề này.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt
ngang trên 132 bệnh nhân chảy máu mũi được sử
dụng một trong các biện pháp cầm máu.
Kết quả: Chảy máu mũi nhẹ và vừa chủ yếu là nhét
meche mũi trước (100% các trường hợp). Chảy máu
mũi nặng, hoặc dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần khó
cầm thì được đặt meche mũi sau hoặc sử dụng các
phương pháp hiện đại: Laser, đông điện, đặc biệt là kỹ
thuật gây tắc mạch chọn lọc cầm máu (12,86%). 100%
bệnh nhân đều được cầm máu tốt.
SUMMARY
Nose bleeding is a common emergency in ENT
specialist. Today, with the strong development of
science and technology, the determination of the
cause, location, as well as interventions for bleeding
nose was big step forward compared to the past. In
English no adequate studies on this system.
Subjects and Methods: cross-sectional descriptive
study on 132 patients with bleeding nose used a
hemostatic measures.
Results: nosebleed mild and moderate mainly
stuffed meche nose (100% of cases). Severe nasal
bleeding, or persistent, recurring several times hard to
handle, are stuffed nose meche after or using modern
methods: Laser, electricity, particularly is causing
selective embolization technique hemostasis
(12.86%). 100% of patients are good hemostasis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chảy máu mũi (CMM) là một cấp cứu thường gặp
trong chuyên khoa Tai Mũi Họng cần được xử lý ngay
để tránh mất máu, choáng, đe doạ tính mạng. CMM
bao gồm tất cả các trường hợp chảy máu từ mũi ra
ngoài qua cửa mũi trước hoặc qua cửa mũi sau xuống
họng. CMM khá thường gặp chiếm vị trí cao nhất về
tần số trong chảy máu đường hô hấp trên.
Trên thế giới vấn đề CMM đã được đề cập từ rất
sớm không chỉ trong y học mà nó còn để lại dấu ấn cả
trong các tác phẩm nghệ thuật cách đây 2500 năm.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, đặc biệt từ khi có máy nội soi ra đời, kỹ thuật
điều trị bằng đông điện, laser, kỹ thuật chụp mạch can
thiệpthì việc xác định nguyên nhân, vị trí CMM cũng
như việc can thiệp điều trị CMM đã có bước tiến lớn so
với trước đây. Ở Việt Nam từ xưa tới nay CMM cũng
đã được đề cập nhiều nhưng vẫn chưa có các công
trình nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về vấn đề này. Vì
vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả
các biện pháp can thiệp trong cấp cứu, điều trị chảy
máu mũi”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Gồm tổng số 132 bệnh nhân được chẩn đoán là
CMM và đã được sử dụng một trong các biện pháp
cầm máu để cấp cứu điều trị chảy máu mũi.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương
pháp mô tả cắt ngang, ghi nhận xét kết quả của việc
sử dụng các phương pháp cầm chảy máu trong cấp
cứu, điều trị chảy máu mũi.
3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cưú được xử lý theo thuật toán
thống kê y học của chương trình Stata trên máy vi tính.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung
1.1. Tuổi
Bảng 1: Số bệnh nhân theo tuổi
Tuổi Số trường hợp Tỷ lệ %
< 15 tuổi 2 1,5%
15 -19 tuổi 11 8,3%
20 – 29 tuổi 34 25,8%
30 – 39 tuổi 20 15,1%
40 – 49 tuổi 22 16,6%
50 – 59 tuổi 20 15,1%
> 60 tuổi 23 17,4%
Cộng 132 100%
Chủ yếu gặp CMM ở lứa tuổi từ 20 đến 59 tuổi có
96 bệnh nhân chiếm 72,60%.
1.2. Giới
Bảng 2: Tỷ lệ phân bố theo giới tính.
Giới Số trường hợp Tỷ lệ % P
Nam 114 86,36% < 0,01 Nữ 18 13,64%
Cộng 132 100%
Số bệnh nam 114 trường hợp chiếm tỷ lệ 86,36;
nữ 18 trường hợp chiếm tỷ lệ 13,64. Tỷ số nam/nữ là
7/1
2. Điều trị
2.1. Tình huống bệnh nhân vào viện
Bảng 3. Tình huống bệnh nhân vào viện
Tình huống vào viện Số trường hợp Tỷ lệ % P
Vào thẳng bệnh viện 43 32,58%
<0,01 Tuyến dưới chuyển đến 89 67,42%
Tổng số 132 100%
- Qua bảng trên chúng tôi thấy số bệnh nhân vào
thẳng bệnh viện có 43 trường hợp chiếm tỷ lệ 32,58%,
trong khi số bệnh nhân tuyến dưới chuyển đến có 89
trường hợp chiếm tỷ lệ 67,42%.
- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
2.2. Các phương pháp (PP) can thiệp điều trị
cầm CMM ở tuyến trước
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
151
Bảng 4: Phương pháp can thiệp tại tuyến trước,
trước khi vào viện
Phương pháp Số trường hợp (n=89) Tỷ lệ %
Nhét meche MT 87 97,75%
Nhét meche MS 2 2,25%
Tiêm thuốc cầm
máu 79 88,76%
- Chủ yếu bệnh nhân được nhét meche mũi trước
để cầm máu có 87/89 trường hợp chiếm 97,75%.
- Bệnh nhân được tiêm thuốc cầm máu có 79/89
trường hợp chiếm tỷ lệ 88,76%%, còn đặt meche mũi
sau chỉ có 2 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,25% và không
có trường hợp nào xử trí bằng đốt hóa chất để cầm
máu và cũng không có trường hợp nào mà qua tuyến
trước không được xử trí gì.
- Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê với
p<0,01.
2.3. Các phương pháp can thiệp điều trị tại
bệnh viện
2.3.1. Các phương pháp can thiệp điều trị tại chỗ
Bảng 5: Các PP can thiệp điều trị tại chỗ ở bệnh
viện
PP xử trí Số trường hợp Tỷ lệ % P
Nhét meche MT 132 100%
<0,01
Nhét meche MS 10 7,57%
Hóa chất 1 0,75%
Laser 6 4,54%
Đông điện 5 3,78%
Can thiệp mạch 6 4,54%
Bệnh nhân chủ yếu được đặt meche mũi trước để
cầm máu gặp ở 132 trường hợp chiếm 100%, trong
hki chỉ có 10 trường hợp đặt meche mũi sau chiếm tỷ
lệ 7,57%, hóa chất có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 0,75%,
Laser có 6 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,54%, không có
trường hợp nào đông điện và thắt động mạch. Có 6
trường hợp chụp mạch chọn lọc can thiệp gây tắc
mạch chảy máu để cầm máu chiếm tỷ lệ 4,54%.
- Sự khác nhau giữa đặt meche mũi trước để cầm
máu mũi với các phương pháp khác rất có ý nghĩa
thống kê với p< 0,01.
2.3.2. Số lần can thiệp
32,57%
56,06%
5,31%6,06%
0
10
20
30
40
50
60
1 lần 2 lần 3 lần Trên 3 lần
Biểu đồ 1: Tỷ lệ số lần can thiệp để cầm máu
- Bệnh nhân chủ yếu được can thiệp chủ yếu là từ
1 đến 2 lần gặp ở 117 trường hợp chiếm tỷ lệ 88,63 %.
Trong khi số bệnh nhân phải can thiệp từ 3 lần trở lên
chỉ có 15 trường hợp chiếm tỷ lệ 11,37%.
- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
2.3.3. Can thiệp điều trị toàn thân
Tại bệnh viện được truyền dịch, truyền máu, tiêm
thuốc cầm máuđể hỗ trợ quá trình điều trị.
Bảng 6: Các phương pháp (PP) điều trị toàn thân ở
bệnh viện
PP điều trị Số trường hợp Tỷ lệ % P
Truyền dịch 33 25,00%
<0,01 Truyền máu 3 2,27%
Tiêm thuốc 109 82,57%
- Hầu hết các trường hợp đều được tiêm thuốc
cầm máu gặp 109 trường hợp chiếm 82,57%. Truyền
dịch 33 trường hợp chiếm tỷ lệ 25%. Trong khi chỉ có 3
trường hợp phải truyền máu chiếm tỷ lệ 2,27%.
- Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với
p<0,01.
2.4. Thời gian nằm viện
Bảng 7: Thời gian nằm viện
Số ngày nằm viện Số trường hợp Tỷ lệ % P
< 5 ngày 16 12,12%
<
0,01
5-9 ngày 67 50,75%
10-14 ngày 35 26,51%
15-19 ngày 12 9,09%
≥ 20 ngày 5 3,78%
Tổng số 132 100%
- Số ngày nằm viện của bệnh nhân chủ yếu là từ 1
đến 9 ngày gặp 83 trường hợp chiếm tỷ lệ 62,87%. Số
từ 20 ngày trở lên chỉ gặp 5 trường hợp chiếm 3,78%.
- Sự khác biệt giữa số bệnh nhân điều trị từ 1-9
ngày với số từ 20 ngày trở lên rất có ý nghĩa thống kê
với p< 0,01.
- Thời gian nằm viện trung bình của các bệnh
nhân
X±SD=6,8±1,55 ngày; min=2,0 ngày; max=28,0 ngày.
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung
1.1. Tuổi
Chúng tôi thấy rằng, CMM gặp hầu khắp các lứa
tuổi, tuy nhiên tỷ lệ ở các cấp độ tuổi rất khác nhau.
- Lứa tuổi từ 1-dưới 15 tuổi chỉ có 2 trường hợp
chiếm tỷ lệ 1,5% so với Bùi Thái Vi, Trần Thị Kim Ngọc
là 9,3%, Phạm Quang Hoài 4,6%. Sự khác biệt này có
ý nghĩa thống kê với p<0,01. ở lứa tuổi dưới 15 tuổi
hầu hết là CMM trước, lành tính và tự cầm, có thể điều
trị ngay ở tuyến dưới. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ CMM
nặng ở trẻ em hoặc tái phát dai dẳng mới chuyển đến
viện chúng tôi để điều trị.
- Lứa tuổi từ 20-59 có tần suất nhiều nhất với 96
trường hợp chiếm tỷ lệ 72,60%. Điều này được giải
thích rằng ở lứa tuổi này có rất nhiều nguyên nhân gây
nên CMM như chấn thương, bệnh tăng HA, các loại
bệnh lý tại chỗ (viêm, u lành, u ác tính) Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
một số tác giả: Phạm Quang Hoài thì ở lứa tuổi này
chiếm tỷ lệ 64%, Bùi Thái Vi độ tuổi 30-49 chiếm tỷ lệ
40,2% và của Shaheen OH. có tỷ lệ 57.78%.
1.2. Giới
- Qua thống kê ở bảng 2 chúng tôi thấy CMM ở
nam giới cao hơn hẳn ở nữ giới. Nam giới gặp 114
trường hợp chiếm tỷ lệ 86,36%, nữ giới gặp 18 trường
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
152
hợp chiếm tỷ lệ 13,64%. Tỷ lệ nam/nữ vào khoảng 7/1.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,01.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các tác
giả trong và ngoài nước như Phạm Quang Hoài thì tỷ
lệ nam/nữ khoảng 2/1, Bùi Thái Vi thì tỷ lệ nam là
67,2%, nữ là 32,8%, tỷ lệ nam/nữ khoảng 2/1. Theo số
liệu của Shaheen O.H. tỷ lệ nam/nữ là 2/1 và của
Frikart L., tỷ lệ này cũng là 2/1.
2. Điều trị
2.1. Tình huống bệnh nhân vào viện
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng bệnh nhân
CMM được chuyển từ dưới lên nhiều hơn với 89
trường hợp chiếm 67,42%, số vào thẳng bệnh viện có
43 trường hợp chiếm 32,58%. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0,01.
Qua đây thấy rằng bệnh nhân CMM từ cơ sở y tế
tuyến dưới chuyển lên có thể có nhiều lý do như CMM
nặng khó cầm mà tuyến dưới đã dùng các biện pháp
thông thường không cầm được. Hoặc CMM tái phát
nhiều lần ảnh hưởng tới tình trạng toàn thân, hoặc do
đặt meche không đúng kỹ thuật (meche quá nhỏ,
meche không chặt).
2.2. Các phương pháp can thiệp điều trị chảy
máu mũi tại tuyến trước
Qua số liệu chúng tôi có được (bảng 4) thì bệnh
nhân được cấp cứu ở tuyến trước hầu hết can thiệp
cấp cứu CMM là đặt meche mũi trước gặp 87/89
trường hợp chiếm tỷ lệ 97,75%, nhét meche mũi sau
có 2/89 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,25%. Đồng thời có
79/89 trường hợp được tiêm thuốc cầm máu kết hợp
chiếm tỷ lệ 88,76%. Còn các biện pháp khác không
thấy được sử dụng. So sánh các số liệu đặt meche
mũi trước và sau ở tuyến trước có ý nghĩa thống kê
với p < 0,01.
2.3. Các phương pháp can thiệp điều trị chảy
máu mũi tại bệnh viện
2.3.1.Can thiệp điều trị tại chỗ
* Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng nhet
meche mũi là phương pháp cầm máu tại chỗ được áp
dụng nhiều nhất, với tỷ lệ 100% số trường hợp được
nhét meche mũi trước và có 10 trường hợp phải đặt
meche mũi sau kết hợp chiếm tỷ lệ 7,57%. Số liệu
nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả
Phạm Quang Hoài tỷ lệ đặt meche mũi trước là 88,6%.
Đây là phương pháp kinh điển, kỹ thuật đơn giản dễ
làm có thể áp dụng rộng rãi ở mọi lúc mọi nơi, đạt hiệu
quả tương đối cao và an toàn. Chất liệu nhét meche
được làm bằng gạc, hoặc chất hóa học tự tiêu như
gelaspon, hoặc không tự tiêu như merocel, entocell,
bóng hơi Balloon... tương đối sẵn có dễ kiếm.
- Bấc để từ 24-48 giờ sau phải rút, có thể lót trong
hốc mũi bằng túi cao su hoặc đầu ngón tay găng để
sau dễ rút và đỡ tổn thương niêm mạc hốc mũi.
- Những tai biến và nhược điểm của việc nhét bấc
mũi trước: Gây đau và khó chịu trong quá trình nhét
bấc, gây sang chấn tinh thần, dễ gây nhiễm trùng mũi
xoang, nếu nhét sai kỹ thuật làm rơi bấc vào họng gây
khó chịu và gây tổn thương rách xước niêm mạc hốc
mũi nhiều. Nếu nhét bấc cả hai bên mũi làm bệnh
nhân phải thở bằng miệng gây khô và rát họng, khó
nuốt, khó thở, thiếu oxy. Khi rút bấc cũng rất khó khăn
có khi phải rút bấc làm nhiều lần vì phải ngừng rút do
chảy máu hoặc dễ chảy máu do tái phát. Có thể gây
tắc ống lệ tỵ, dính niêm mạc mũi sau khi rút bấc, hoại
tử cấu trúc sụn do ép chặt gây thiếu máu cục bộ. Vì
vậy kết quả có lúc hạn chế không cầm được máu phải
nhét đi nhét lại nhiều lần, dễ gây ra các biến chứng
làm cho thời gian nằm viện kéo dài.
- Cầm máu bằng cách sử dụng các hóa chất đốt
điểm chảy máu để cầm máu, trong nghiên cứu của
chúng tôi gặp rất ít chỉ có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ
0,75%. Đây là biện pháp cầm máu đơn giản tạm thời
nhưng không chắc chắn. Các hóa chất được sử dụng
gồm nitrat bạc 30%-50%, acid trichloacetic hoặc acid
chromic 30%. Ngày nay cách cầm máu này ít được áp
dụng.
- Cũng có thể đốt lạnh để cầm máu bằng cách
dùng dung dịch xylocain 10% làm tê bề mặt niêm mạc
mũi, sau khi nhìn rõ vị trí chảy máu, dùng đầu áp lạnh
bằng đồng áp vào điểm chảy máu, bấm máy cho dịch
nitơ lỏng chạy vào ống sẽ làm lạnh đầu áp, đông lạnh
điểm chảy máu thì có thể cầm máu. Nếu không có
máy thì dùng phương pháp phun đông lạnh, tức là
phun một ít dịch nitơ vào điểm chảy máu, làm cho
điểm chảy máu đông lại và cầm máu.
* Nếu các phương pháp trên cầm máu không hiệu
quả thì tiến hành nhét meche mũi sau.
- Đặt meche mũi sau có thể gây ra một số tai biến
như: Truỵ tim mạch thứ phát do thiếu oxy máu, hội
chứng nhiễm độc, chấn thương hốc mũi do đặt bấc
không đúng kỹ thuật, phản xạ dây thần kinh phế vị -
mũi rối loạn chức năng vòi, khó nuốt, tắc đường dẫn
lưu xoang, ngạt thở khi ngủ, hay chảy máu tái phát khi
rút bấc...
* Cầm máu bằng bóng kép:
Kiểu này đồng thời nút được cả mũi trước và mũi
sau. Khi bơm không khí qua catheter có lỗ ở thành
bên, cả hai túi cao su đều phồng căng và bịt cả đường
vào và đường ra của hốc mũi. Hoặc có loại balloon có
hai quả bóng ở hai đầu, có ống thông đi qua và có lỗ
hở để bơm không khí hoặc nước vào có tác dụng cầm
máu cả mũi trước và sau. Tuy không được thật chặt
như bấc vải nhưng có lợi rõ ràng là không gây đau và
để lưu được nhiều ngày với điều kiện mỗi ngày cho xì
bớt hơi ra vài phút rồi lại bơm trở lại. Tuy nhiên nhược
điểm rất lớn của balloon là nó cũng giống như đặt
meche mũi trước và mũi sau là không chèn ép đúng
ngay vị trí chảy máu. Cho nên nếu không dự phòng tốt
để balloon chèn ép quá mạnh vào trong hay ra ngoài
có thể gây hoại tử vùng bị bóng ép liên tục như vùng
cánh mũi và cột mũi tại chỗ sau đó gây sẹo làm hẹp
tắc đường dẫn khí.
Đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi có sử
dụng các biện pháp cầm máu rất hiện đại đó là:
* Đông điện qua nội soi để cầm máu gặp 5 trường
hợp chiếm tỷ lệ 3,78% biện pháp này đã sử dụng các
trang bị tương đối hiện đại để cầm máu mang lại hiệu
quả điều trị cao, lại giảm được đau đớn và tâm lý khó
chịu cho người bệnh, thời gian nằm viện được rút
ngắn. Kỹ thuật đông điện cầm máu sẽ xuyên tổ chức
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
153
sâu hơn và phá hủy nhiều mô hơn nitrat bạc. Tuy
nhiên chỉ áp dụng được đối với những điểm chảy rõ có
chỉ định phù hợp, không áp dụng được đối với CMM
do chấn thương có di lệch xương, ung thư hoặc do
các bệnh về máu đã được chẩn đoán xác định. Kỹ
thuật cần một số trang thiết bị hiện đại mới có kết quả
nên chưa được áp dụng một cách phổ biến ở các
tuyến.
* Quang đông bằng Laser cũng là một trong những
biện pháp sử dụng các kỹ thuật hiện đại có hiệu quả
cầm máu tốt, không gây khó chịu cho người bệnh, thời
gian nằm viện ngắn, tỷ lệ tái phát ít. Tuy nhiên kỹ thuật
này chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân CMM có
điểm chảy rõ tái đi tái lại nhiều lần và thường là CMM
trước, còn những điểm chảy sâu và lớn thì ít hiệu quả,
kỹ thuật này chỉ mới áp dụng ở những nơi có điều kiện
về trang thiết bị hiện đại, thầy thuốc có trình độ tay
nghề cao và có kinh nghiệm trong việc xử lý cầm máu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi đã áp dụng cầm máu
được 6 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,54%.
* Cũng có thể sử dụng phương pháp tiêm vào ống
khẩu cái lớn để cầm máu. Kỹ thuật này giống như gây
tê nha khoa vào lỗ ống khẩu cái lớn. Chọc kim từ lỗ
khẩu cái lớn luồn qua ống khẩu cái sâu chừng 2 cm
bơm dung dịch lidocain 1-2% có pha Epinephrin 1:
100.000-1 : 200.000 vào hố chân bướm khẩu cái (nơi
phân nhánh của động mạch hàm trong đi qua) để ép
tắc động mạch bướm - khẩu cái. Thường dùng để điều
trị CMM phía sau mũi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng để
tránh đâm kim vào nội sọ và ổ mắt, không được đẩy
kim vào sâu quá 2,5 cm.
* Cách cầm máu vi thể được áp dụng để cầm
máu đã góp thêm nhiều thuận lợi mới cho việc xử lý
CMM. Dùng ống fiberoptic hay ống nội soi bán kính
2.7 mm thẳng, chếch 30, 70 độ để xác định rõ chính
xác vị trí CMM sau khi đã được gây tê, đốt bằng hóa
chất hoặc bằng cautery đơn cực hay đa cực, hoặc
bằng laser. Cách xử lý vi thể CMM sau cho phép
định vị chính xác điểm chảy máu và quan sát được
quá trình tiêm, đốt, chiếu laser, và đặt meche mũi so
với kỹ thuật đặt meche “mù” và có thể xử lý một số
bệnh nhân cần gây tê tại chỗ mà không phải vào
phòng mổ. Ngoài ra còn có thể thu hẹp vùng điều trị
so với đặt gạc hay balloon, kết quả làm cho bệnh
nhân thấy thoải mái hơn. Nhược điểm của cách này
là yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn so với đặt
meche mũi, chi phí và cung cấp trang thiết bị hạn chế
ở khoa cấp cứu nơi tiếp các bệnh nhân và nhu cầu
chuyển bệnh nhân vào phòng mổ do tình trạng không
ổn định của bệnh nhân và vì thiếu dụng cụ tại khoa.
* Thắt động mạch cầm máu chúng tôi không gặp
trường hợp nào. Ngày nay biện pháp này ít áp dụng vì
tỷ lệ tai biến, biến chứng lớn. Có nhiều cấp độ thắt
động mạch tùy theo mức độ chảy máu mà chúng ta
xác định được.
+ Thắt động mạch hàm trên:
Sẽ làm giảm áp lực nội mạch giúp cầm máu ở lỗ
mũi sau trừ khi các động mạch nối tồn tại ở áp suất
cao. Thắt động mạch hàm trên thực ra là thắt động
mạch hàm trên và các nhánh của nó gồm động
mạch khẩu cái xuống, động mạch bướm khẩu, các
động mạch mũi sau và ở mức độ thấp hơn là động
mạch hầu. Động mạch bướm khẩu và các nhánh
mũi sau thường phân chia ở lỗ bướm khẩu hoặc
sớm hơn cần được xác định và thắt qua thành sau
xoang hàm trong phẫu thuật Caldwell-Luc. Lấy di
thành sau xoang hàm trên. Nong rộng vùng này, lấy
bớt mỡ và kẹp động mạch trong hố chân bướm
khẩu cái. Theo Mc Donald và Pearson cho thấy tỷ lệ
cầm máu thành công là 87%.
+ Thắt động mạch bướm khẩu:
Kỹ thuật thông qua con đường qua con đường
Caldwell-Luc mới là dời phần trong sau của thành
dưới xoang hàm trên, động mạch bướm khẩu và thần
kinh vidian, tách thần kinh vidian và thắt động mạch.
Lợi ích của việc thắt động mạch bướm khẩu ở phần
xa là giảm thiểu được nguy cơ thất bại do nhánh nối
tuần hoàn phụ.
+ Thắt động mạch sàng trước và sau:
Thắt 2 động mạch này có thể làm giảm lượng máu
chảy tới vùng mũi từ hệ động mạch cảnh trong.
Thường thì thắt chung với động mạch hàm trên và
động mạch cảnh ngoài.
+ Thắt động mạch cảnh ngoài:
Thắt động mạch cảnh ngoài là con đường trực tiếp
giảm lượng máu cung cấp cho nhánh động mạch hàm
trên so với cách thắt động mạch bướm khẩu theo một
trong những phương pháp trên. Một điểm có lợi của
phương pháp này là nhanh chóng thắt được động
mạch sau khi đã gây tê tại chỗ đối với các bệnh nhân
không chịu gây mê được và bị mất máu do CMM.
Nhược điểm là không thể kiểm soát tuần hoàn nhánh
nối (collateral), điều này sẽ làm giữ cho áp lực ở động
mạch hàm trên cao. Cần làm lộ động mạch cảnh
chung ở bờ trước cơ ức đòn chũm, phân biệt với động
mạch cảnh trong và thần kinh lang thang. Xác định chỗ
phân đôi của động mạch cảnh chung. Có thể dùng
động mạch hầu lên, lưỡi giáp để phân biệt động mạch
cảnh trong và ngoài. Thắt động mạch cảnh ngoài bằng
chỉ không tiêu. Trong thời gian 10 năm sau khi bệnh
nhân bị thắt động mạch cảnh ngoài có 45% bệnh nhân
bị thất bại. Tuy nhiên một nghiên cứu khác cho thấy
trong thời gian 9 năm sau khi thắt động mạch cảnh
ngoài và động mạch sàng trước không có biến chứng,
có 7% bệnh nhân bị thất bại.
* Can thiệp mạch là biện pháp hiện đại nhất hiện
nay tiến hành bằng kỹ thuật chụp mạch xóa nền chọn
lọc xác định rõ mạch gây chảy máu, dùng chất liệu hóa
học nút mạch gây chảy máu, đạt hiệu quả rất cao.
100% các trường hợp được áp dụng đều đạt kết quả
cầm máu tốt, không gây ảnh hưởng đáng kể đến tâm
sinh lý của người bệnh, thời gian nằm viện rất ngắn vì
can thiệp xong bệnh nhân có thể ra viện được ngay.
Kỹ thuật được áp dụng để cầm CMM đối với những
trường hợp chảy máu phức tạp, dai dẳng khó cầm
không xác định được rõ điểm chảy máu. Trong nghiên
cứu của chúng tôi có 6 trường hợp được áp dụng kỹ
thuật này chiếm tỷ lệ 4,54%.
2.3.2. Số lần can thiệp điều trị
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
154
Chúng tôi nghiên cứu được thấy rằng số trường
hợp can thiệp một lần là 74 chiếm tỷ lệ 56,06%, hai lần
có 43 trường hợp chiếm tỷ lệ 32,57%, ba lần có 8
trường hợp chiếm tỷ lệ 6,06%, trên ba lần có 7 trường
hợp chiếm tỷ lệ5,31%. Số liệu nghiên cứu của chúng
tôi cũng phù hợp với tác giả Phạm Quang Hoài các số
liệu tương tự là lần 1: 59,66%; lần 2: 18,22%; lần 3:
9,11%. Vì vậy đứng trước một bệnh nhân bị CMM nên
sử dụng nhet meche là biện pháp đầu tiên.
2.3.3. Các phương pháp điều trị toàn thân ở bệnh
viện
Qua nghiên cứu của chúng tôi (bảng 6) thấy rằng
số bệnh nhân CMM gây mất máu phải truyền máu có
3 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,27%, số bệnh nhân phải
truyền dịch là 33 trường hợp chiếm tỷ lệ 25,00%. Còn
chủ yếu là dùng các loại thuốc bao gồm thuốc kháng
sinh (cho 100% BN), thuốc cầm máu, thuốc hạ áp
(cho những bệnh nhân cao HA), thuốc trợ tim trợ
sức Điều này chứng tỏ CMM nặng gây nên rối loạn
huyết động không nhiều lắm chỉ có một tỷ lệ nhỏ mà
thôi và thường gặp ở nhóm nguyên nhân chấn
thương làm tổn thương các mạch máu lớn, hoặc do
tăng HA tổn thương động mạch sàng, hoặc do chảy
máu dai dẳng tái đi tái lại đã được cầm máu điều trị
nhiều nơi không kết quả. Còn chảy máu gây rối loạn
huyết động nhẹ phải truyền dịch cũng không nhiều.
Hầu hết là chảy máu nhẹ chỉ dùng thuốc hỗ trợ là có
thể cầm CMM được.
2.3.4. Kết quả điều trị
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng 100%
bệnh nhân CMM đến cấp cưú, điều trị tại bệnh viện
đều được cầm máu triệt để, sức khỏe hồi phục tốt ra
viện, không có tử vong.
2.3.5. Thời gian nằm viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 7) thấy rằng
bệnh nhân CMM nằm viện trong khoảng từ 1- 9 ngày
chiếm tỷ lệ nhiều nhất (62,87%), còn thời gian dài từ
20 ngày trở lên chiếm tỷ lệ rất ít (3,78%). Điều này
chứng tỏ CMM hầu hết là nhẹ và xử trí có kết quả
ngay từ đầu được, còn chảy máu nặng thường tỷ lệ ít
và cũng kéo dài hơn, làm cho thời gian nằm viện tăng
lên. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với p <
0,01.
Thời gian nằm viện trung bình của một bệnh nhân
là 6,8 ngày, ngày nằm viện ít nhất 2 ngày, ngày nằm
viện dài nhất là 28 ngày.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 132 trường hợp CMM vào cấp
cứu, điều trị, chúng tôi thấy:
- Các trường hợp CMM nhẹ và vừa chủ yếu là nhét
meche mũi trước (100% các trường hợp).
- Những trường hợp CMM nặng, hoặc dai dẳng, tái
đi tái lại nhiều lần khó cầm thì được đặt meche mũi
sau hoặc sử dụng các phương pháp hiện đại: Laser,
đông điện, đặc biệt là kỹ thuật gây tắc mạch chọn lọc
cầm máu (12,86%). Kết hợp sử dụng kháng sinh,
truyền dịch, thuốc cầm máu, trợ tim, trợ sức
- 100% bệnh nhân đều được cầm máu tốt.
- Thời gian nằm viện trung bình 6,8 1,55 ngày,
ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 28 ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Quang Hoài (1997), Góp phần nghiên cứu
chảy máu mũi tự phát tại Viện Tai Mũi Họng Trung ương
từ 11/1990 đến 6/1997, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học
Y Hà Nội.
2. Bùi Đức Nghĩa (2004), Góp phần nghiên cứu đông
điện lưỡng cực cầm máu qua nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung ương từ tháng 4-2004 đến tháng 10-2004,
Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2001), Nghiên cứu vai trò
của nội soi trong chẩn đoán và xử trí chảy máu mũi tại
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 8/2000 đến
tháng 10-2004, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà nội.
4. Bùi Thái Vy và cs (2001), “Hồi cứu 539 trường hợp
nhập viện vì chảy máu mũi và các biện pháp xử trí tại
Trung tâm Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh 11/1993
– 12/1998”, Nội san Tai Mũi Họng, số 1, trang 32-37.
5. Frikart L., Agrifoglio A. (1998), “Endoscopic
treatment of posterior epitaxis”, Rhinology, 36(2), pp.59-
61.
6. Koh E, Vincent I, Frazzini and Nolan J.Kagetsu
(2009), “Epistaxis”, Vascular Anatomy, origins and
Endovascular treatment, 174(3), pp.1-16.
7. Kuratani N., Komatsu H., Ogni K. et al (2008),
Muntiple but different gen netic underlie enflurance and
isoflurance, requirement studied through backcross
analysis in C57BL and ddN mice.
8. Shaheen OH. (1979), Epistaxis, Deseases of the
ear, nose and throat, Fourth edition, Volum 3, pp.147 –
162.
9. Voegels RL, Thome DC, Iturralde PP, Butugan O.
(2001), “Endoscpic ligature of the sphenopalatin artery for
severe posterior epistaxis”, Am Otolaryngol, pp.249-251.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_hieu_qua_cac_bien_phap_can_thiep_trong_die.pdf