Đề tài Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng lidocain phối hợp với dexamethason trong phẫu thuật chi trên – Phạm Văn Quỳnh

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng lidocain phối hợp với dexamethason trong phẫu thuật chi trên – Phạm Văn Quỳnh: Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 6 vụ cho cấp cứu tai nạn thương tích giống như những đề xuất của Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Anh Trí và nhiều tác giả trong và ngoài nước [1], [3], [6], [10]. KẾT LUẬN Trước năm 2010, Nghệ An vẫn còn tình trạng bán máu chuyên nghiệp, nhưng từ khi thành lập Trung tâm Huyết học- Truyền máu Tỉnh Nghệ An thì công tác thu gom máu tình nguyện tại Trung tâm từ năm 2010 – 2013 có những bước phát triển đáng kể, lượng máu tình nguyện Trung tâm thu gom năm 2013 tăng gấp 2,65 lần năm 2010, và không còn tình trạng bán máu chuyên nghiệp trên địa bàn. Trước năm 2010, phong trào hiến máu của nhân dân tỉnh Nghệ An chưa sâu rộng, hầu hết các huyện đã tổ chức được hiến máu tình nguyện với tỷ lệ tăng gấp 7,3 lần so với năm 2010. Đặc biệt, các huyện vùng miền núi cao đã tổ chức được phong trào hiến máu tình nguyện từ năm 2012. Những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đã thành lập được câu lạc bộ hiến máu tình nguyện thì phong trào hiế...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng lidocain phối hợp với dexamethason trong phẫu thuật chi trên – Phạm Văn Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 6 vụ cho cấp cứu tai nạn thương tích giống như những đề xuất của Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Anh Trí và nhiều tác giả trong và ngoài nước [1], [3], [6], [10]. KẾT LUẬN Trước năm 2010, Nghệ An vẫn còn tình trạng bán máu chuyên nghiệp, nhưng từ khi thành lập Trung tâm Huyết học- Truyền máu Tỉnh Nghệ An thì công tác thu gom máu tình nguyện tại Trung tâm từ năm 2010 – 2013 có những bước phát triển đáng kể, lượng máu tình nguyện Trung tâm thu gom năm 2013 tăng gấp 2,65 lần năm 2010, và không còn tình trạng bán máu chuyên nghiệp trên địa bàn. Trước năm 2010, phong trào hiến máu của nhân dân tỉnh Nghệ An chưa sâu rộng, hầu hết các huyện đã tổ chức được hiến máu tình nguyện với tỷ lệ tăng gấp 7,3 lần so với năm 2010. Đặc biệt, các huyện vùng miền núi cao đã tổ chức được phong trào hiến máu tình nguyện từ năm 2012. Những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đã thành lập được câu lạc bộ hiến máu tình nguyện thì phong trào hiến máu bền vững và ổn định nguồn máu cung cấp hơn những trường chưa thành lập được câu lạc bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Bé và CS (1996) Khảo sát nguồn cho máu tình nguyện tại TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam số 5/1996, trang 31 – 34. 2. Trần Thị Chi (2008). Tình hình hiến máu tình nguyện tại Khánh Hòa trong 11 năm (1997 – 2007). Tạp chí Y học Việt Nam số 2/ 2008, trang 542 – 547. 3. Trương Thị Kim Dung (2008). Tình hình thu nhận và cung cấp máu tại BV Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam số 2/2008, trang 579 – 584. 4. Nguyễn Văn Nhữ, Ngô Mạnh quân, Nguyễn Anh Trí(2012), Khoa huyết học - tuyền máu các bệnh viện Tỉnh/ Thành phố với công tác xây dựng và duy trì nguồn người hiến máu tại địa phương, Một số chuyên đè huyết học - truyền máu- Bộ Y Tế, 32-39. 5. Đỗ Trung Phấn (1995). Cung cấp máu và an toàn truyền máu là hai nhiệm vụ khẩn cấp hiện nay. Tạp chí số 9/1995, trang 167 – 170. 6. Ngô Mạnh quân, Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Đức Thuận (2011), xây dựng lực lượng hiến máu dự bị thực chất, hiệu quả và bền vững, Tạp chí y học, 11/2011, Hà Nội. 7. Ngô Mạnh quân, Chứ Nhật Hơp, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Anh Trí (2012), tình nguyện viên với dịch vụ truyền máu, Một số chuyên đè huyết học - truyền máu- Bộ Y Tế, 40- 47. 8. Trần Ngọc Quế, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2012), Lịch sử phát triển và những vấn đề của truyền máu ngày nay, Một số chuyên đè huyết học - truyền máu- Bộ Y Tế, 48-63. 9. World Health Organization, internationnal Federation of red Cross and Red Crescent Sociaties (2010), Towards 100% Voluntery Blood Donation, A Global For Action. NGHIÊN CỨU GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƯỜNG GIAN CƠ BẬC THANG BẰNG LIDOCAIN PHỐI HỢP VỚI DEXAMETHASON TRONG PHẪU THUẬT CHI TRÊN PHẠM VĂN QUỲNH, TRỊNH XUÂN TRƯỜNG Viện quân y 354 HOÀNG VĂN CHƯƠNG, NGUYỄN NGỌC THẠCH Viện quân y 103 TÓM TẮT Qua nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) đường gian cơ bậc thang trong phẫu thuật chi trên ở 80 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 (n=40): gây tê ĐRTKCT bằng hỗn hợp lidocain 7mg/kg với dexamethason 4mg và nhóm 2 (n=40): gây tê ĐRTKCT bằng hỗn hợp lidocain 7mg/kg với 150g adrenalin; chúng tôi nhận thấy: gây tê ĐRTKCT đường gian cơ bậc thang ở nhóm 1 đạt kết quả vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật tốt hơn nhóm 2. Thời gian tiềm tàng ở nhóm 1 (8,30 ± 1,28 phút) ngắn hơn so với nhóm 2 (13,45 ± 2,06 phút) (p < 0,05). Thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật ở nhóm 1 (174,87 ± 11,06 phút) dài hơn so với nhóm 2 (87,75 ± 17,13 phút) (p<0,05). Tác dụng không mong muốn chỉ gặp hội chứng Claude Bernard Horner 5% ở nhóm 1 và 2,5% ở nhóm 2 (p>0,05) Từ khóa: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay, dexamethason. SUMMARY STUDYING INTERSCALEN BRACHIAL PLEXUS ANESTHESIA WITH ADMIXTURE OF LIDOCAINE AND DEXAMETHASONE IN UPPER LIMB SURGERIES Through studying interscalen brachial plexus anesthesia in upper limb surgies in 80 patients divided into two groups: the first group (n=40): brachial plexus anesthesia with admixture of lidocaine 7mg/kg and dexamethasone 4mg and the second group (n=40): brachial plexus anesthesia with admixture of lidocaine 7mg/kg and adrenaline 150µg, we found: interscalen brachial plexus anesthesia in the first group had better results of anesthesia and postoperative analgesia than in the second group. Onset of the first group (8.30 ± 1.28 min) was shorter than the second group (13.45 ± 2.06 min) (p<0,05). Duration of anesthesia and postoperative analgesia Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 7 of the first group (174.87 ± 11.06 min) was longer than the second group (87.75 ± 17.13 min) (p<0,05). Undesirable effect was only Claude Bernard Horner syndrome 5% in the first group and 2.5% in the second group (p>0,05). Keywords: brachial plexus block, dexamethasone. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong phẫu thuật chi trên, gây tê đám rối thần kinh cánh tay là phương pháp vô cảm phổ biến bởi tính hiệu quả và dễ thực hiện. Để gây tê đám rối thần kinh cánh tay, người ta thường sử dụng thuốc tê phối hợp với các thuốc khác để không những đạt vô cảm tốt trong phẫu thuật mà còn giúp giảm đau kéo dài sau phẫu thuật, ít bắt gặp các tác dụng không mong muốn và có thể giảm liều thuốc tê. Adrenalin được xem như là thuốc kinh điển dùng phối hợp với thuốc tê, tuy nhiên adrenalin không nên dùng cho các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp [4]. Ngày nay một số tác giả nước ngoài đã phối hợp thuốc tê với dexamethason để gây tê đám rối thần kinh cánh tay và nhận thấy hỗn hợp này có tác dụng khởi tê nhanh và kéo dài thời gian giảm đau sau phẫu thuật [1], [2]. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục đích sau: 1. Đánh giá tác dụng vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng hỗn hợp lidocain phối hợp với dexamethason. 2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của phương pháp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: 80 bệnh nhân được phẫu thuật theo kế hoạch ở vùng vai, xương đòn và chi trên, vô cảm bằng phương pháp gây tê ĐRTKCT đường gian cơ bậc thang, tại khoa gây mê Bệnh viện 103, Hà Đông từ 10/2012 - 5/2013. 1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Không có chống chỉ định với gây tê ĐRTKCT và sử dụng dexamethason, ASA I-II, tuổi từ 16 trở lên. 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Chống chỉ định gây tê ĐRTKCT và sử dụng dexamethason, thời gian phẫu thuật dự kiến kéo dài trên 120 phút. 2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, ngẫu nhiên, đối chứng. 2.1. Phương tiện vật liệu nghiên cứu: Lidocain 40mg/2 ml của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1 (XNDPTƯ1) (Việt Nam), adrenalin 1mg/1ml XNDPTƯ1 (Việt Nam), dexamethason ống 4mg/2ml XNDPTƯ1 (Việt Nam), 01 bơm tiêm nhựa 20ml (Việt Nam), máy theo dõi Life Scope 8 hãng Nihon Kohden (Nhật Bản), thước đo độ đau VAS của hãng B/Braun (CHLB Đức), các thuốc và phương tiện hồi sức cấp cứu. 2.2. Phương pháp tiến hành 2.2.1. Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân được khám trước phẫu thuật, giải thích về phương pháp vô cảm sẽ tiến hành, hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thước đo độ đau VAS. Đặt đường truyền ngoại vi với kim luồn 20G, truyền NaCl 0,9%. Tiêm tĩnh mạch seduxen 0,1mg/kg trước gây tê 15 phút. 2.2.2. Thực hiện kĩ thuật: 80 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm 1 (n = 40): gây tê ĐRTKCT bằng lidocain liều 7mg/kg kết hợp dexamethason liều 4mg và pha với nước cất vừa đủ 25ml. Nhóm 2 (n = 40): gây tê ĐRTKCT bằng lidocain liều 7mg/kg và 150g adrenalin pha với nước cất vừa đủ 25ml. Bệnh nhân nằm ngửa, mặt quay sang bên đối diện, sát khuẩn vùng gây tê, xác định khe gian cơ bậc thang trước và giữa. Mốc chọc kim gây tê: điểm giao nhau của đường kẻ ngang qua sụn nhẫn, gặp khe cơ bậc thang. Hướng chọc kim gây tê: chọc kim vuông góc với mặt da, hướng kim về phía dưới, trong và sau. Khi tiến kim gây tê, nếu thấy “dị cảm” ở tay bệnh nhân thì dừng lại và tiêm thuốc tê. Cứ tiêm 2 ml thuốc tê phải luôn hút kiểm tra xem có máu, dịch não tủy chảy ra không. 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Các chỉ tiêu chung: Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, thời gian phẫu thuật. 2.3.2. Chỉ tiêu tác dụng vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật - Thời gian tiềm tàng: tính từ lúc tiêm thuốc tê đến lúc mất cảm giác đau có thể tiến hành phẫu thuật được, đánh giá bằng phương pháp châm kim. - Thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật: tính từ lúc xuất hiện mất cảm giác đau có thể tiến hành phẫu thuật được cho đến khi bệnh nhân thấy cảm giác đau tại vùng phẫu thuật tương ứng với điểm 0 < VAS ≤ 4 - Mức độ ức chế cảm giác đau: Dùng kim đầu tù kiểm tra mức độ đau kết hợp hỏi bệnh nhân, dựa theo phân độ Vester- Andersen (1984) [4] có 4 mức độ: + Mức độ 0: Bệnh nhân thấy đau như như bên tay không được gây tê khi châm kim trên da. + Mức độ 1: Khi châm kim trên da bệnh nhân còn thấy đau nhưng ít hơn so với bên tay không được gây tê. + Mức độ 2: Khi châm kim trên da bệnh nhân cảm giác như có vật tù chạm vào da. + Mức độ 3: Khi châm kim trên da bệnh nhân không thấy cảm giác gì. - Chất lượng vô cảm trong phẫu thuật: được chia thành 3 mức độ: + Tốt: Bệnh nhân thoải mái không đau trong suốt quá trình phẫu thuật. + Trung bình: Đau nhẹ, chỉ cần tiêm tĩnh mạch fentanyl liều 50 - 100g và cuộc phẫu thuật vẫn tiếp tục. + Kém: Không thể phẫu thuật tiếp được, phải chuyển phương pháp gây mê. - Mức độ đau sau phẫu thuật: Căn cứ vào thang điểm đau VAS. 2.3.3. Tác dụng không mong muốn: Hội chứng Claude Bernard Horner, ức chế hô hấp, chọc kim vào mạch máu, khoang ngoài màng cứng hoặc dưới nhện 2.4. Các thời điểm nghiên cứu: Trước tiêm Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 8 thuốc tê, ngay sau tiêm thuốc tê, khi xuất hiện mất cảm giác đau tại vùng phẫu thuật, bắt đầu phẫu thuật, kết thúc phẫu thuật, hồi phục cảm giác tại vùng phẫu thuật. 2.5. Xử lý số liệu nghiên cứu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0; p < 0,05 được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Thời gian phẫu thuật, thời gian tiềm tàng, thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật (phút) Nhóm Thời gian Nhóm 1 (n=40)  ± SD Nhóm 2 (n=40)  ± SD p Thời gian phẫu thuật 60,25 ± 35,67 54,75 ± 22,62 > 0,05 Thời gian tiềm tàng 8,30 ± 1,28 13,45 ± 2,06 < 0,05 Thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật 174,87 ± 11,06 87,75 ± 17,13 < 0,05 Bảng 2. Mức độ ức chế cảm giác đau Nhóm Mức độ Nhóm 1 (n=40) Nhóm 2 (n=40) p Số BN % Số BN % Mức độ 0 0 0 0 0 < 0,05 < 0,05 Mức độ 1 0 0 0 0 Mức độ 2 8 20 18 45 Mức độ 3 32 80 22 55 Bảng 3. Chất lượng vô cảm trong phẫu thuật Nhóm Mức độ Nhóm 1 Nhóm 2 p Số BN % Số BN % Tốt 37 92,5 40 100 > 0,05 Trung bình 2 5 0 0 Kém 1 2,5 0 0 Bảng 4. Mức độ đau sau phẫu thuật Điểm VAS Nhóm VAS < 3 3 ≤ VAS <5 VAS ≥ 5 Số BN % Số BN % Số BN % Nhóm I (n=40) 37 92,5 3 7,5 0 0 Nhóm II (n=40) 4 10 31 77,5 5 12,5 p < 0,05 Bảng 5. Các tác dụng không mong muốn Nhóm Tác dụng không mong muốn Nhóm 1 Số BN (%) Nhóm 2 Số BN (%) p Hội chứng Claude Bernard Horner 2 (5%) 1 (2,5%) > 0,05 BÀN LUẬN 1. Tác dụng vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật 1.1. Thời gian tiềm tàng: Thời gian tiềm tàng ở nhóm 1 là 8,30 ± 1,28 phút ngắn hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 2 là 13,45 ± 2,06 phút với p < 0,05 (bảng 1). Theo Shrestha BR và cộng sự (2003) sau khi gây tê ĐRTKCT bằng hỗn hợp dexamethason với lidocain thì thời gian tiềm tàng trung bình là 8,12 phút [2]. 1.2. Mức độ ức chế cảm giác đau: Mức độ ức chế cảm giác đau ở hai nhóm đều đạt mức độ 2 và 3 tức là mức độ tê phẫu thuật, cụ thể nhóm 1 đạt mức độ 2 là 20%, mức độ 3 là 80%, trong khi đó nhóm 2 đạt mức độ 2 là 45%; mức độ 3 là 55% và những khác biệt này giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.2). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kết hợp dexamethason với lidocain để gây tê ĐRTKCT đạt được mức độ ức chế cảm giác đau tốt hơn nhóm chứng. Kết quả này tương tự với kết quả của Ali Movafegh (2006) [1], Shrestha BR (2003) [2] và Shrestha S (2007) [3]. 1.3. Chất lượng vô cảm trong phẫu thuật: Chất lượng vô cảm ở nhóm 1 đạt tốt là 92,5%, trung bình là 5%; trong khi đó chất lượng vô cảm tốt ở nhóm 2 là 100% (bảng 3). Sự khác nhau về chất lượng vô cảm giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Ali Movafegh (2006) [1], Shrestha BR (2003) [2] và Shrestha S (2007) [3]. 1.4. Thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật: Thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật trung bình của nhóm 1 là 174,87 ± 11,06 phút dài hơn so với nhóm 2 là 87,75 ± 17,13 phút; khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (bảng 1). Ali Movafegh (2006) khi gây tê ĐRTKCT đường nách bằng dexamethason kết hợp với lidocain đã nhận thấy thời gian tiềm tàng ở nhóm sử dụng dexamethason là 11 ± 4 phút ngắn hơn nhóm chứng là 14 ± 5 phút; thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật ở nhóm sử dụng dexamethason là 242 ± 76 phút dài hơn nhóm chứng là 98 ± 33 phút [1]. Shrestha BR (2003) khi gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên xương đòn ở hai nhóm, một nhóm sử dụng hỗn hợp bupivacain với dexamethason và nhóm kia sử dụng hỗn hợp bupivacain với tramadol đã nhận thấy nhóm sử dụng dexamethason có thời gian vô cảm và giảm đau sau mổ kéo dài tới 1028 phút, trong khi đó ở nhóm kia chỉ là 453,17 phút [2]. 1.5. Mức độ đau sau phẫu thuật: Ở nhóm 1 tỷ lệ bệnh nhân có điểm đau VAS <3 (đau ít) là 92,5%; VAS ≥ 5 (đau vừa cần sử dụng thuốc giảm đau) là 0%, trong khi đó tương ứng ở nhóm 2 là 10% và 12,5%; khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 4). 2. Các tác dụng không mong muốn: Chúng tôi không gặp trường hợp nào chọc kim vào đỉnh phổi, vào mạch máu, vào khoang ngoài màng cứng, khoang dưới nhện, gây tê dây thần kinh hoành, dây thần kinh quặt ngược, ức chế hô hấp. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ gặp hội chứng Claude Bernard Horner ở nhóm 1 có 2 bệnh nhân (5%); ở nhóm 2 có 1 bệnh nhân (2,5%); khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (bảng 3). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang trong phẫu thuật chi trên ở Y HỌC THỰC HÀNH (905) – SỐ 2/2014 9 80 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm 1: gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng lidocain liều 7mg/kg kết hợp dexamethason 4mg pha với nước cất vừa đủ 25ml; nhóm 2: gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng lidocain liều 7mg/kg và 150g adrenalin pha với nước cất vừa đủ 25ml. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau: gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang ở nhóm 1 đạt kết quả vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật tốt hơn nhóm 2. Thời gian tiềm tàng của nhóm 1 (8,30 ± 1,28 phút) ngắn hơn so với nhóm 2 (13,45 ± 2,06 phút) với p < 0,05. Thời gian vô cảm và giảm đau sau phẫu thuật của nhóm 1 (174,87 ± 11,06 phút) dài hơn so với nhóm 2 (87,75 ± 17,13 phút) với p < 0,05. Tác dụng không mong muốn chỉ gặp hội chứng Claude Bernard Horner 5% ở nhóm 1 và 2,5% ở nhóm 2 với p>0,05. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali Movafegh “Dexamethasone added to lidocain prolongs axillary brachial plexus blockade” Anesth Analg 2006; 102:263-7 2. Shrestha B.R. “Supraclavicular brachial plexus block with and without dexamethasone - A comparative study” Kathmandu University Medical Journal (2003) Vol.1, No 3, 158-160 3. Shrestha S. “Comparative study between tramadol and dexamethasone as an admixture in supraclavicular brachial plexus block” J. Nepal Med. Assoc. 2007: 46(168):158-64 4. Vester Andersen T, Husum B et al (1984), “Perivascular axillary block IV: blockade following 40, 50 or 60 ml of mepivacaine 1% with adrenaline”, Acta Anaesthesiol Scand, 28: 99 - 105. THỰC TRẠNG NẠO PHÁ THAI VÀ KIẾN THỨC VỀ NẠO PHÁ THAI CỦA PHỤ NỮ TẠI HÀ NỘI HOÀNG ĐỨC HẠNH, NGUYỄN THỊ VÂN ANH Sở y tế Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu 1056 phụ nữ đến các cơ sở Y tế để nạo, phá thai cho thấy tất cả những phụ nữ này đều có độ tuổi từ 16 đến 48; 90,7% là người Hà Nội; 52,0% đến nạo, phá thai lần đầu, 48,0% nạo, phá thai từ lần 2 trở lên. Tuổi thai bị nạo phá chủ yếu từ 5 – 8 tuần (chiếm 85,6%), số có tuổỉ thai lớn từ 16 tuần trở lên chiếm 14,4%; 96,8% đối tượng đến nạo phá thai đều đã biết về biện pháp tránh thai, 97,1% biết ảnh hưởng của việc nạo, phá thai đến sức khỏe nhưng họ vẫn để xảy ra tình trạng có thai ngoài ý muốn do không sử dụng biện pháp tránh trai (55,6%) hoặc sử dụng không đúng cách (44,4%). Từ khóa: Nạo phá thai, biện pháp tránh thai, phụ nữ, Hà Nội. SUMMARY Abortion situation and knowledge about abortion of women in Hanoi. The reasearch of 1056 women who came to health facilities for abortion show that most most of them are aged of 16 to 48. 90.7% of these women were from Hanoi. In these number of women, 52.0% came for abortion were first time pregnancy, 48.0% of abortion cases were pregnanted from 2 or more times. Abortions Gestational age mainly from 5-8 weeks (up 85.6%), with gestational age of 16 weeks or more was 14.4%; 96.8% of abortions subjecst has already known about contraception, 97.1% of them understand the impact of abortion to health, but they still have unwanted pregnancies because of not using contraception (55.6%) or improper use (44.4%). Keywords: abortion, contraception, female, Ha Noi ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Hà Nội, hiện nay có 177 cơ sở y tế công lập và tư nhân được cấp phép tiến hành các hoạt động kế hoạch hóa gia đình trong đó có thực hiện các biện pháp nạo phá thai và đình chỉ thai nghén. Trước tình hình nạo phá thai tại Hà Nội, đặc biệt là nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên, với sự hỗ trợ của Tổ chức Plan, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu để tìm hiểu về tình hình nạo phá tại tại Hà Nội tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập. Nghiên cứu cũng nhằm thu thập các thông tin để chỉ ra thành phần xã hội của những người nạo phá thai để có thể xây dựng các can thiệp phù hợp trong việc ngăn ngừa/giảm thiểu tình trạng nạo phá thai ngoài ý muốn của phụ nữ và thanh thiếu niên. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mô tả thực trạng nạo phá thai của phụ nữ Hà Nội tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập - Đánh giá hiểu biết về kiến thức phòng tránh thai, nạo, phá thai của phụ nữ Hà Nội, đưa ra đề xuất, khuyến nghị hạn chế tình trạng này. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: 1056 (100%) phụ nữ đến nạo phá thai tại các cơ sở y tế trong thời gian nghiên cứu 2. Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả kết hợp với phân tích nghiên cứu định lượng và định tính - Công cụ nghiên cứu: Bảng hỏi thiết kế sẵn được các chuyên gia về Dịch tễ học, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, góp ý và thử nghiệm trước khi áp dụng - Xử lý số liệu: bằng chương trình phần phềm SPSS 18.0 với độ tin cậy 95%. - Thời gian nghiên cứu: 20/9 đến 20/10/2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_gay_te_dam_roi_than_kinh_canh_tay_duong_gi.pdf
Tài liệu liên quan