Tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ _ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Sinh viên: Đỗ Thị Hồng Minh
Lớp: Kinh tế môi trường
Khóa: 47
Hệ: Chính quy
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa
Hà Nội, 2009
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
2
Lời nói đầu …………………………………………………………………………
3
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị .......
6
Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị ..............................................................
6
Nguồn phát sinh …………………………………………………………….
6
Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………...
8
Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………….....
8
Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………...
16
Khái niệm …………………………………………………………………..
16
Mô hình quản...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ _ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Sinh viên: Đỗ Thị Hồng Minh
Lớp: Kinh tế môi trường
Khóa: 47
Hệ: Chính quy
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa
Hà Nội, 2009
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
2
Lời nói đầu …………………………………………………………………………
3
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị .......
6
Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị ..............................................................
6
Nguồn phát sinh …………………………………………………………….
6
Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………...
8
Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………….....
8
Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ………………………………...
16
Khái niệm …………………………………………………………………..
16
Mô hình quản lý CTRSH đô thị…………………………………………….
Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………...
17
23
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Hà Đông ……………….
23
2.2 Hiện trạng chung về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tây ……………….
29
2.3 Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn Quận Hà Đông ………………………...
31
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đồng .... ..................................................
32
Chương III: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ……………………………………………………….
44
3.1 Dự báo xu thế biến đổi và những thách thức của khối lượng chất thải rắn của Quận Hà Đông trong tương lai .................................................................................
44
3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ……………………………………………………………………………….
52
3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ……………………………………………………………………………….
69
Kết luận ……………………………………………………………………………
76
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………
77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOT
Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao
BT
Xây dựng – Chuyển giao
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
CTNH
Chất thải nguy hại
CTR
Chất thải rắn
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
CTRSHĐT
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
ĐTM
Đánh giá tác động môi trường
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Tổng sản phẩm quốc gia
KCN
Khu công nghiệp
MTĐT
Môi trường đô thị
QLCTR
Quản lý chất thải rắn
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban nhân dân
LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài, tên đề tài
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/ năm. Năm 2005 tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua. Từ năm 2000 đến 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 đến 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93%. Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.
Tính đến tháng 6 năm 2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng cũng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường sống và phát triển không bền vững về mặt môi trường. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và các khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần ngày càng phức tạp. Quận Hà Đông là một đô thị lớn, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) – Thành phố Hà Nội mới. Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường và các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu buôn bán thuận tiện nên tốc độ đô thị hóa của Quận ngày càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của Quận Hà Đông hiện nay vẫn còn trong tình trạng thiếu đồng đều. Sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại cùng với mật độ dân cư tập trung cao đã tạo nên một lượng rác thải ra môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Lượng rác thải này không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại Quận và các vùng lân cận.
Trong những năm qua Quận Hà Đông đã phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan của tỉnh, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề rác thải, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Quận, nhưng với nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên công việc mới chỉ thực hiện được bước đầu. Bên cạnh đó, vấn đề ý thức của người dân mới môi trường, đặc biệt là đối với quản lý chất thải rắn còn chưa cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường. Quy hoạch về quản lý, xử lý chất thải rắn là nội dung rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay và trong tương lai đối với Quận Hà Đông nói riêng và cho toàn tỉnh Hà Tây nói chung. Xuất phát từ thực trạng đó tôi chon chuyên đề nghiên cứu: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề nhằm: (a) Nêu bật bức tranh đô thị hóa với vấn đề chất thải rắn sinh hoạt đô thị; (b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần và nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (c) Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Quận Hà Đông; (d) Đề xuất các giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (e) Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Quận Hà Đông đến năm 2020; (f) Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đồi tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận của mô hình quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, Quận Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề có sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, thống kê, phương pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát thực địa Phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình hoá, phương pháp so sánh
Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Chương 3: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Lời cảm ơn
Thời gian thực tập vừa qua Trung tâm tư vấn và Công nghệ Môi trường không dài nhưng đối với tôi là rất quý giá vì nó đã giúp tôi trưởng thành hơn qua việc làm quen với môi trường làm việc thực tế, áp dụng các kiến thức, kỹ năng có được vào trong thực tế cũng như học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới. Trong thời gian thực tập, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều người. Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Thu Hoa đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiều trong quá trình thực tập, hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn anh Dương Xuân Điệp – Trưởng nhóm công nghệ môi trường- các anh chị đang làm việc tạiTrung tâm tư vấn Công nghệ Môi trường- Tổng cục môi trường - vì sự giúp đỡ nhiệt tình và thái độ thân thiện, cởi mở, chân tình mà mọi người luôn dành cho tôi trong những ngày vừa qua.
Lời cam đoan: “Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo luận văn của người khác; Nếu sai phậm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Ký tên
Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Minh”
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.1.1 Nguồn phát sinh
a. Nguồn sinh hoạt
Tổng dân số Quận Hà Đông là: 175.371 người, lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồn này khá lớn, chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng rác thải trên toàn địa bàn. Mặc dù đã có bộ phận chuyên trách là Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm xử lý, tuy nhiên hệ thống thu gom chưa triệt để, kỹ thuật xử lý còn hạn chế cộng thêm nguồn kinh phí hạn hẹp, trang thiết bị còn thiếu nên chất thải rắn từ nguồn này ngày càng gia tăng sức ép lên môi trường. Nếu coi mỗi người mỗi ngày xả thải ra 0,65 kg rác thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt là: 114tấn/ngày.
b. Nguồn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận, khoảng 50%. Ngành công nghiệp chủ yếu của Quận là sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, chế biến lâm sản, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, thủ công gia truyền, chế biến thức ăn gia súc… Các loại chất thải chủ yếu từ nguồn này bao gồm :
Chất thải từ vật liệu trong quá rình sản xuất
Chất thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất
Chất thải từ bao bì đóng gói sản phẩm.
c. Nguồn nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3,89% trong cơ cấu kinh tế Quận Hà Đông. Cây lương thực chủ đạo trên địa bàn Quận là lúa, bên cạnh còn có cây ngũ cốc như ngô, khoai, đậu, lạc và đậu tương. Chất thải từ nguồn này chủ yếu là:
Rơm rạ
Phân gia súc
Cành cây, thân cây bỏ đi
Bao bì đựng các loại.
Thông thường, chất thải nông nghiệp hầu hết được nông dân tự giải quyết bằng cách làm phân chuồng, nuôi gia súc, làm nhiên liệu… Tuy nhiên, đối với một số hộ do thiếu diện tích xử lý trong gia đình, hoặc không được sử dụng cho các mục đích trên nên vẫn được xả thải ra môi trường. Do đó, khối lượng rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ và cần được tiến hành thu gom xử lý.
d. Nguồn du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ
Hiện nay, trên địa bàn Quận có một chợ lớn trung tâm và nhiều chợ nhỏ, hàng chục nhà hàng phục vụ ăn uống và điểm dịch vụ. Rác thải từ nguồn này có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, mẩu rau, củ, quả, lá cây, cành cây nhỏ…Ngoài ra, thành phần có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Khối lượng rác từ nguồn này khá lớn, cần được tiến hành thu gom xử lý triệt để.
e. Nguồn xây dựng
Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Quận diễn ra với tốc độ cao. Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu cống được xây dựng. Chất thải rắn loại này chủ yếu gồm: gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được xử lý sẽ gây cản trở giao thông, tác dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần phải có biện pháp thu gom xử lý riêng đối với nguồn chất thải này.
f. Nguồn công sở, cơ quan, trường học…
Toàn Quận với hơn 300 các cơ quan ban ngành của trung ương, Tỉnh và của Quận đóng trên địa bàn Quận. Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ không lớn, thành phần chủ yếu là giấy báo, bao bì giấy, bao bì plastic… Có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung với lượng rác thải từ các nguồn khác để tiến hành xử lý.
g. Rác đường phố
Quận Hà Đông có tổng chiều dài các đường phố là 130,587km, với tổng diện tích đất giao thông của các phố chính là 580.000 m2, lượng chất thải rắn chủ yếu do những người tham gia giao thông và các hộ mặt đường tạo ra. Ước tính 1m2 đường tạo ra khoảng 0,01 kg chất thải rắn/ngày đêm. Như vậy, trung bình trung bình một ngày đêm nguồn này tạo ra khoảng 5,8 tấn/ngàyđêm chất thải rắn.
Như vậy, tổng khối lượng rác phát sinh trên địa bàn Quận khoảng 150 – 160 tấn/ngày.
1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Qua thực tế khảo sát và quá trình phân tích mẫu chất thải rắn sinh hoạt cho thấy, thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông như sau :
Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông
Thành phần rác
Tỷ lệ % về khối lượng
Độ ẩm
Hữu cơ
57,5
60,0%
Giấy, bìa, carton, gỗ
4,3
40,0%
Nilông, chất dẻo
9,3
28,5%
Vải, da, cao su
6,7
30,0%
Gạch đá, thuỷ tinh
13,1
20,0%
Kim loại
1,5
6,0%
Các loại khác
7,5
25,0%
1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.2.1 Tác động của CTRSH đô thị tới kinh tế - xã hội
Ngày nay, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đã trở thành vấn đề môi trường và mang tính chính trị quan trọng không chỉ ở các nước công nghiệp hóa phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt đô thị ngày càng trở nên quan trọng do những lý do sau đây:
- Vòng đời của các loại sản phẩm tiêu dùng ngày càng trở nên ngắn đi do trình độ phát triển công nghệ sản xuất và mức sống tăng. Đây là lý do dẫn tới việc gia tăng nhanh chóng lượng chất thải phát sinh ở nhiều khu vực phát triển và đang phát triển trên thế giới.
- Không hạn chế và điều tiết được việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất hàng hóa tiêu dùng dẫn đến suy kiệt tài nguyên và gia tăng lượng chất thải từ sản xuất, tiêu dùng, gây sức ép tới tài nguyên đất, nước.
- Việc xử lý rác thải trở nên khó khăn do lượng phát thải quá lớn, thành phần phức tạp và khó xác định được những loại hình hóa chất có mặt trong rác thải. Đây là lý do dẫn đến phải đầu tư tài chính ngày càng nhiều cho các hoạt động xử lý chất thải.
Tác động và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đô thị tới phát triển kinh tế - xã hội ngày càng thấy rõ. Mức chi cho quản lý chất thải tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới. Bên cạnh chi phí trực tiếp cho các hoạt động và dịch vụ quản lý chất thải, xã hội còn phải chịu những chi phí và tổn thất tính bằng tiền do các ảnh hưởng sau:
- Sức khỏe của cộng đồng và công nhân trực tiếp làm việc trong ngành quản lý chất thải bị giảm sút do tác động ô nhiễm gây bởi CTRSHĐT;
- Giải quyết và làm sạch ô nhiễm nước do ảnh hưởng của việc xả thải cũng như các biện pháp xử lý CTRSHĐT;
- Thiệt hại đối với ngành thủy sản do CTRSHĐT gây ô nhiễm nguồn nước;
- Thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp do ô nhiễm môi trường đất và mất quỹ đất do sử dụng đất để chôn lấp CTRSHĐT;
- Thiệt hại kinh tế đối với ngành du lịch do suy giảm lượng khách đến thăm quan vì cảm thấy không thoải mái và khó chịu với tình trạng ô nhiễm gây ra bởi CTRSHĐT.
Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, để hạn chế những tác động và giải quyết các vấn đề về chất thải, các chương trình 3R (giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng) đã được đẩy mạnh triển khai ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, đi đôi với nó là các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về tiêu dùng đúng cách và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, như Việt Nam, việc triển khai các chương trình kiểu này vẫn còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
Theo kết quả điều tra do Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện trong chương trình “Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002”, so với khu vực nông thôn, việc xử lý CTRSH ở khu đô thị mặc dù đã tốt hơn, song vẫn còn ở trình độ thấp so với các nước trong khu vực và các nước tiên tiến. Tỷ lệ CTSH được thu gom và xử lý hợp vệ sinh ở các đô thị vẫn chưa cao.
Lớn Vừa Nhỏ
triệu đồng/tấn
Hình 1.1. Chi phí trong vận hành và bảo dưỡng các hệ thống quản lý chất thải rắn
Nguồn: Điều tra của các CT MTĐT, 2003. Các Quận lớn: số dân > 500.000; các Quận cỡ vừa: số dân 250.000-500.000; Các Quận cỡ nhỏ: số dân < 250.000.
Bảng 1.1. Chi phí cho hoạt động liên quan đến rác thải đô thị ở Việt Nam so với các nước
Quận, nước
Năm
Chi phí theo đầu người
(Đô la Mỹ)
% GNP cho quản lý chất thải rắn
Việt Nam (TB)
2003
3,5
0,20
Pháp
1995
63
0,25
Malaixia
1994
15,25
0,38
Philippin
1995
4
0,37
Ấn Độ
1995
1,77
0,51
Băng La Đét
1995
1,46
0,54
Colombia
1994
7,75
0,48
(Nguồn: Báo cáo Diễn biến môi trường- Chất thải rắn, 2004)
Đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn tăng từ 195 tỉ đồng năm 1998 đến gần 1.100 tỷ đồng năm 2003. Tỷ lệ đầu tư lớn nhất (87%) là dành cho cải thiện các hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, tiếp theo là cho các hệ thống quản lý chất thải y tế (12%) và rác thải công nghiệp (1%). Do tỷ lệ CTR được quản lý và trình độ công nghệ xử lý CTRSH ở Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực, nên chi phí cho quản lý CTR nói chung ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, chiếm khoảng 0,2% GDP. Mức chi trung bình cho xử lý CTRSH chiếm khoảng 0,5% chi phí sinh hoạt của 1 hộ gia đình (Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê). Các tỷ lệ này sẽ gia tăng nhanh chóng khi kinh tế - xã hội phát triển do mức phát thải CTRSH gia tăng cũng như gia tăng sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực xử lý CTRSH từ các khu vực khác nhau.
Bảng 1.2. Các nguồn đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn (tỷ đồng)
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Ngân sách Trung ương
2,9
11
11
125
294
314
Ngân sách địa phương
33
44
66
94
77
77
ODA
159
251
279
503
640
692
Tổng
195
306
356
722
1.011
1.083
Nguồn: Tính toán từ Danh mục các dự án môi trường của UNDP, cơ sở dữ liệu của Bộ KH&ĐT về các dự án đầu tư của Nhà nước
Từ năm 1998 đến nay, các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn ngày càng tăng. Trong năm 2003, nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương tăng mạnh, nhiều gấp 100 lần so với năm 1998. Cùng giai đoạn này, các khoản đầu tư từ ngân sách các tỉnh/Quận cũng tăng gấp đôi, nguồn đầu tư từ ODA tăng gấp bốn lần. Ngân sách trung ương đầu tư chủ yếu cho cơ sở hạ tầng trong khi tại các địa phương lại chủ yếu đầu tư cho các hoạt động thu gom, duy tu và bảo dưỡng. Các công ty môi trường đô thị không có quyền kiểm soát một cách độc lập các nguồn thu và ngân sách của họ do phí thu được từ các dịch vụ quản lý chất thải rắn phải nộp vào ngân quỹ của Nhà nước và sau đó lại phân bổ ngược lại cho các công ty môi trường đô thị dưới dạng bao cấp từ ngân sách Nhà nước.
Hiện nay, khó có thể tính toán và đánh giá được tác động về kinh tế - xã hội trên cơ sở tính toán tổng chi phí và thiệt hại tính bằng tiền gây bởi CTRSH ở khu vực đô thị cũng như nông thôn Việt Nam bởi còn thiếu quá nhiều số liệu thống kê cần thiết. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thực hiện năm 2006, đã tiến hành đánh giá thiệt hại do ảnh hưởng của các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đối với môi trường đất vào khoảng 118 triệu USD/năm.
Tác động của CTRSH đô thị tới môi trường
Việc phát sinh cũng như bản thân các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và chất thải rắn nói chung là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nếu không được kiểm soát tốt, ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn có thể diễn ra rất nghiêm trọng. Bảng dưới đây trình bày những vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn đối với các loại hình môi trường khác nhau.
Bảng 1.3. Các vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn
Yếu tố
môi trường
Các chất/vấn đề ô nhiễm
Nguồn phát sinh
Không khí
Khí sinh học (biogas) hình thành từ các bãi chôn lấp do quá trình phân hủy các thành phần sinh học trong chất thải có chứa rất nhiều loại khí độc hại như NH3, CO2, CH4, H2S, các hợp chất hữu cơ bay hơi
Bãi chôn lấp
Ngoài các hơi khí gây ô nhiễm thông thường, còn có PCBs, PAHs, các hợp chất dioxins và furans
Thiêu đốt
Nước
Ô nhiễm và mất cảnh quan ở các khu vực nước mặt do rác bị vứt bừa bãi ở ao, hồ, sông ngòi và kênh rạch
Thiếu ý thức, hiểu biết của người dân
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do nước rỉ rác chưa được xử lý từ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh thải ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng.
Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp
Đất
Suy thoái đất và ô nhiễm kim loại nặng, hóa chất do thẩm thấu từ các bãi chôn lấp.
Mất quỹ đất do sử dụng đất để xây dựng các bãi chôn lấp.
Các bãi chôn lấp
Tro thải có chứa các loại hóa chất độc hại
Thiêu đốt
Tiếng ồn
Tiếng ồn thường ở mức cao
Các phương tiện vận tải, xử lý chất thải ở các khu vực xử lý
Mùi
Khó chịu
Từ khâu phát sinh, thu gom và xử lý chất thải
Vi khuẩn và sinh vật mang mầm bệnh
Có rất nhiều loại vi khuẩn, sinh vật mang mầm bệnh sinh sống ở các khu vực có nhiều chất thải
Các khu trung chuyển, bãi chôn lấp, bãi tập kết chất thải
Nhìn chung, công tác quản lý chất thải sinh hoạt còn yếu kém, vận hành các bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh và những bãi thải lộ thiên ở các khu đô thị hiện đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị trong nước và tạo nên những bức xúc đối với dân cư sinh sống trong các khu đô thị nói chung cũng như các nhóm dân cư sinh sống ở gần các khu vực xử lý chất thải sinh hoạt nói riêng. Bảng dưới đây trình bày một số kết quả đánh giá ô nhiễm môi trường của các bãi chôn lấp tại một số tỉnh/Quận.
Bảng 1.4. Chất lượng nước rỉ rác thải ra môi trường tại các bãi chôn lấp
Stt
Tên, địa điểm bãi chôn lấp
pH
COD
(mg/l)
BOD5
(mg/l)
SS
(mg/l)
Tổng N
(mg/l)
Tổng P
(mg/l)
Coliform
(MPN/100ml)
1
Nam Sơn ở Hà Nội
5.3-8.3
3000-45000
2000-30000
200-1000
598
43.4
150x104
2
Trảng Dài ở Đồng Nai
8.3
5882
2800
287
960
11.1
2300
3
Hiệp Thành ở Bình Dương
6.5
9881
6200
1860
345
13.2
240x103
4
Gò Cát ở Tp. Hồ Chí Minh
7.8-8.6
1127-1543
275-412
244-4311
1918-2695
14.9-21.5
406x103
5
Đông Thạnh ở Tp. Hồ Chí Minh
8.01-8.2
916-1702
243-615
344-3270
1154-1960
14.9-21.5
503x103
6
Bình Đức ở Long Xuyên
7.4
13740
9330
3140
890
61.5
57x104
7
Bến Lức ở Long An
6.0
18000
10000
500
955
30
-
10
TCVN5945-1995 (C)*
5-9
400
100
200
60
8
>10,000-
Nguồn: CENTEMA 04-08/2003; CERECE2002
Bảng 1.5. Kết quả quan trắc môi trường không khí ở một số bãi chôn lấp, 2003
Địa điểm
SO2 (mg/m3)
NO2 (mg/m3)
CH4 (mg/m3)
CO2 (mg/m3)
H2S
(mg/m3)
NH3 (mg/m3)
Vi sinh vật
(KL/m3)
Trảng Dài ở Đồng Nai (trong bãi)
-
0.1
-
0.07
0.06
0.6
1875
Hiệp Thành ở Bình Dương (trong bãi)
0.13
0.3
-
0.06
-
0.31
2590
Đông Thạnh ở Tp. Hồ Chí Minh (500 m cách hàng rào)
0.06
0.08
173
0.03
-
0.54
556
TCVN 5937-1995
0.5
0.4
-
-
0.008
0.2
-
TCVN 3733-2002
5
5
-
-
10
17
-
Nguồn : CENTEMA, 2003
Tác động của CTRSH đô thị tới sức khỏe cộng đồng
Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, chất thải rắn sinh hoạt đô thị nói chung được thu gom, vận chuyển và xử lý bởi các hệ thống công nghệ ở trình độ thấp, còn lạc hậu và sử dụng rất nhiều lao động trong các hệ thống này. Do sử dụng quá nhiều lao động, đặc biệt lại trong tình trạng không được bảo vệ đúng mức do các quy định và công tác giám sát về vệ sinh lao động ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển còn tương đối lỏng lẻo, bản thân hoạt động quản lý chất thải rắn cũng là nguy cơ khá nghiêm trọng đối với các nhóm cộng đồng, người lao động tham gia các hoạt động quản lý chất thải (người nhặt rác, công nhân vệ sinh, công nhân ở các khu xử lý rác).
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ thấp cũng như thiếu đầu tư cho các bãi tập kết, khu trung chuyển và các khu xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng chính là nguồn phát sinh và gây bệnh tật đối với cộng đồng.
Mặt khác, việc không thực hiện phân loại tại nguồn, đổ lẫn các loại chất thải công nghiệp và y tế với chất thải sinh hoạt để xử lý lại càng gia tăng các yếu tố độc hại trong môi trường và có tiềm năng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người dân.
Việc thiếu các quy định về thải bỏ các mặt hàng gia dụng có chứa các chất nguy hiểm, độc hại (rác thải sinh hoạt nguy hại) như pin, ắc quy, các chất tẩy rửa, các loại thiết bị sử dụng điện, điển tử, v.v... cũng là yếu tố làm tăng tính nguy hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe cộng đồng.
Các loại hơi, khí độc có mặt trong khí sinh học phát sinh từ các bãi chôn lấp, bãi đổ thải lộ thiên có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng như làm gia tăng mức độ nguy hiểm của các bệnh nhân hô hấp, hen suyễn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tăng khả năng gây các bệnh truyền nhiễm và một số loại hơi dung môi, hữu cơ có khả năng gây ung thư ở người. Ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước, đất có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn thực phẩm và gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Nhiều nghiên cứu đánh giá về tác động sức khỏe môi trường ở các khu vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt (bãi chôn lấp, lò đốt rác) ở Việt Nam cho thấy mức độ ảnh hưởng rõ rệt đối với sức khỏe các nhóm cộng đồng sinh sống ở gần những khu vực này. Tỷ lệ dân bị mắc các loại bệnh lây, các bệnh về da, mắt, hô hấp trong các cộng đồng sinh sống ở gần các khu vực xử lý chất thải nhiều hơn so với các khu vực khác. Trong các bảng dưới đây, trình bày một cách tổng hợp những tác động đối với sức khỏe và môi trường gây bởi các hoạt động quản lý chất thải rắn
Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Khái niệm
Khái niệm quản lý
Theo giáo trình Quản lý môi trường (do GS.TSKH Đặng Như Toàn làm chủ biên),
về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu không hẳn như nhau. Dựa vào
những quan điểm phương pháp luận của lý thuyết hệ thống ta có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của một chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường.
Với các định nghĩ này, quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:
Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và một đối tượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động tạo ra từ chủ thể quản lý
Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng bị quản lý và chủ thể quản lý. Mục tiêu chính là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động
Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động
Khái niệm về quản lý môi trường:
Từ những cách tiếp cận vấn đề quản lý nói chung đã nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lý môi trường là sự tác động lien tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.
Xét về bản chất kinh tế xã hội, quản lý môi trường là các hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, đảm bảo cho hệ thống môi trường tồn tại hoạt động và phát triển lâu dài, cân bằng và ổn định vì lợi ích vật chất và tinh thần của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng địa phương, vùng, quốc gia,, khu vực và quốc tế. Mục tiêu của hệ thống môi trường và là người nắm giữ quyền lực của hệ thống môi trường. Nói một cách khác, bản chất của quản lý môi trường tùy thuộc vào chủ sở hữu của hệ thống môi trường nhằm mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển bền vững
Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.5.2.1 Các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
+ Mô hình quản lý Nhà nước: định hướng thành lập Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị, công tác quản lý CTRSH tại các đô thị thể hiện qua sơ đồ sau:
Ủy ban Nhân dân
Tỉnh/thành phố
Bộ Tài nguyên và
Môi trường
Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị
Công ty Môi trường
Đô thị
Ủy ban nhân dân
các cấp dưới
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Nguồn tạo chất thải rắn sinh hoạt đô thị
(Dân cư đô thị và khách vãng lai)
Quy tắc, quy chế loại bỏ chất thải
Chiến lược đề xuất
Luật pháp loại bỏ
chất thải
Thu gom, xử lý
Vận chuyển, tiêu hủy
Bộ Xây dựng
Hình 1.2. Mô hình do Nhà nước quản lý
Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị do các Công ty Môi trường đô thị là các công ty con của Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị đóng tại các tỉnh, thành phố hoặc huyện, thị xã thực hiện. Các công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu. Tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, các loại phương tiện, trang bị ban đầu do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồn thu từ hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo định mức áp dụng Tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh, thành phố ban hành theo từng thời điểm. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và được Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định.
+ Mô hình quản lý tư nhân: bao gồm các Hợp tác xã, tổ thu gom rác được hình thành với hình thức tự nguyện, mỗi tổ có một cá nhân đứng lên làm nhóm trưởng để quản lý và trả công cho các thành viên. Các tổ chức này sẽ được tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm thông qua các chế tài.
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Công nhân, doanh nghiệp thu gom
Xã hội hóa công tác thu gom CTR
Điểm tập kết
Tái chế Tái sử dụng
Bãi rác của thành phố, thị xã
Xử lý, bãi chôn lấp
Hình 1.3. Mô hình xã hội hóa công tác quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị
1.5.2.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Tình hình thực tế như vậy có thể thấy: để công tác quản lý từng bước đi vào nề nếp, đường phố ngày càng sạch đẹp và khang trang hơn Quận Hà Đông cần phải tiến hành phân cấp quản lý, vệ sinh đường phố rõ ràng cho các cấp. Mạng lưới vệ sinh cơ sở phải được tổ chức thành hệ thống từ cấp phường, xã trở lên. Dự kiến phương án thực hiện như sau:
Công ty Môi trường đô thị Hà Đông
Công ty có trách nhiệm:
Quản lý, sửa chữa, quét dọn vệ sinh các trục đường chính của Quận, thu gom rác của các hộ gia đình gần trục đường chính, quét dọn chợ, khu công cộng, bến tàu xe, lấy rác ở các cơ quan, xí ngiệp, bệnh viện, trường học… có ký hợp đồng với công ty.
Vận chuyển rác ở các điểm tập kết đến khu xử lý
Hướng dẫn các tổ, đội vệ sinh phường xã về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý vệ sinh đô thị.
Tổ chức bộ máy mạng lưới vệ sinh cấp phường xã
Về mô hình bộ máy
+ Mỗi phường, xã thành lập một đội vệ sinh tự quản. Dưới mỗi đội chia nhỏ thành các tổ vệ sinh, các tổ này chịu trách nhiệm thu gom được phân công theo địa giới hành chính trong mỗi phường, xã.
+ Đội vệ sinh phường, xã có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Đội vệ sinh trực thuộc UBND phường, xã và chịu sự chỉ đạo, điều hành toàn diện của UBND phường, xã.
Quản lý toàn bộ hệ thống ngõ, ngách và hệ thống cống rãnh trên trục ngõ.
Tổ chức thu gom rác từ các hộ gia đình ở các khu vực xa trục đường chính và vận chuyển rác đến nơi tập kết rác gần nhất do Công ty Quản lý công trình đô thị quy định.
Cùng với tổ trưởng dân phố, xóm trưởng lập biên bản đề nghị UBND phường, xã phạt vi phạm hành chính đối với những hộ gia đình đổ rác, phóng uế bừa bãi làm ô nhiễm môi trường gây mất mỹ quan đô thị.
Đôn đốc các tổ dân phố, các xóm quét dọn vệ sinh ngõ phố, khơi, nạo vét hệ thống tiêu thoát nước của các ngõ hoặc nhận thầu khoán về quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh.
Trực tiếp thu lệ phí rác của các hộ gia đình trong các ngõ theo nhiệm vụ của UBND phường, xã giao cho theo mức quy định lệ phí chung.
Chịu sự hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh chung của Công ty Môi trường Đô thị.
Công cụ lao động của đội vệ sinh do UBND phường, xã xác định cụ thể.
Về tổ chức bộ máy
Tên gọi : Đội vệ sinh phường, xã… hoặc Đội 1, Đội 2 …
Đội vệ sinh có một đội trưởng và có thể có một đội phó. Dưới mỗi đội lại chia nhỏ thành các tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng phụ trách. Biên chế các đội viên và số tổ của đội căn cứ vào số hộ gia đình trong phường, xã và hệ thống trục đường chính để quy định cho phù hợp sao cho mỗi đội viên đảm nhiệm thu gom rác cho khoảng 150 – 200 hộ trong một ngày, ổn định mức thu nhập bình quân hàng tháng từ 600.000 đ - 700.000 đ/ lao động. Các lao động sử dụng ở đây là lao động nông nhàn, thất nghiệp tại địa phương.
Đội trưởng và tổ trưởng có nhiệm vụ:
Chịu trách nhiệm trước UBND phường, xã về tổ chức thực hiện nhiệm vụ vệ sinh đường, ngõ và thu gom rác từ các hộ gia đình trên lãnh thổ phường, xã.
Quản lý, điều hành và phân công nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác của các đội viên. Kịp thời phát hiện sai sót của đội viên để uốn nắn giáo dục, nếu nghiêm trọng, phải báo cáo với chủ tịch UBND phường, xã để có biện pháp xử lý.
Mỗi tháng một lần, đội vệ sinh phải họp kiểm điểm rút kinh nghiệm trong công tác và biện pháp khắc phục những tồn tại, khuyết điểm.
Mỗi tuần một lần, đội trưởng phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với chủ tịch UBND phường, xã.
Đội phó có nhiệm vụ:
Giúp đội trưởng những công việc cụ thể do đội trưởng phân công và thay mặt đội trưởng khi đội trưởng đi vắng.
Đội trưởng, đội phó và các tổ trưởng ngoài lương chính ra đều có phần lương trách nhiệm tùy theo địa bàn và số lượng lao động mà minh quản lý.
Về chế độ thù lao
Mỗi đội viên phải có trách nhiệm thu lệ phí rác của các hộ gia đình đảm bảo đạt kế hoạch 100%. Nếu có trường hợp khê đọng hoặc không thu được phải báo cáo với tổ trưởng. Lấy thu gom rác làm đơn vị tính tiền công:
Mỗi hộ thu gom được tính tiền công 4.000 đ/tháng
Mỗi đội viên được khoán thu gom khoảng 150 – 200 hộ/tháng.
Trong một tháng, đội viên hành thành cả hai nhiệm vụ là thu gom rác và thu phí vệ sinh đầy đủ thì được hưởng lương khoảng 600 – 800 nghìn đồng/tháng. Còn trong trường hợp không thực hiện đúng nhiệm vụ thì đội trưởng căn cứ vào mức vi phạm để khấu trừ lương.
Trách nhiệm của tổ trưởng tổ dân phố, xóm trưởng về công tác vệ sinh đường, ngõ phố.
+ Tuyên truyền giáo dục nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng, chấp hành nghiêm chỉnh quy định về quản lý và vệ sinh đô thị.
+ Hàng tuần tổ chức cho nhân dân trong tổ, xóm, khối quét dọn vệ sinh, khơi thông dòng chảy vào các ngày nghỉ cuối tuần.
+ Giáo dục tuyên truyền, nhắc nhở những hộ vi phạm nội quy vệ sinh. Những trường hợp cố tình vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng có thể tổ chức kiểm điểm, phê bình hoặc xử lý hành chính.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện thu gom rác của các đội viên thuộc phạm vi của mình. Mếu phạt hiện thấy sai phạm như: thu gom rác ở các hộ gia đình không đảm bảo thường xuyên, không đúng giờ, thu lệ phí không đúng quy định, đổ rác không đúng nơi tập kết.. thì trực tiếp góp ý kiến. Nếu không chịu sửa chữa thì phản ánh với đội trưởng để xử lý.
+ Tổ trưởng, xóm trưởng phối hợp cùng với đội viên vệ sinh để tổ chức thu lệ phí đạt 100% kế hoạch được giao.
+ Tổ trưởng tổ dân phố, xóm trưởng hàng tháng được lĩnh lương kiêm nhiệm 150.000 – 200.000 đ/tháng.
Trách nhiệm của UBND phường, xã
+ Thường xuyên quản lý, trực tiếp điều hành đội vệ sinh hoạt động thực sự có hiệu quả, nề nếp.
+ Chịu trách nhiệm trước UBND Quận về việc chỉ đạo và điều hành tổ, xóm. Phối hợp với đội vệ sinh thực hiện tốt nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác.
+ Xây dựng nội quy, quy định cụ thể về việc quản lý chất thải rắn và công tác vệ sinh đối với các cơ quan đóng trên địa bàn và đối với từng hộ gia đình. Xử phạt nghiêm minh đối với những người cố tình vi phạm.
+ Mỗi UBND phường, xã có một người kiêm nhiệm công tác vệ sinh môi trường. Hàng tháng được trả lương kiêm nhiệm theo quy định.
Trách nhiệm của UBND Quận
+ Kiểm tra, giám sát công tác quản lý vệ sinh của Công ty Môi trường đô thị và UBND phường, xã.
+ Ban hành những quy định chung về quản lý chất thải rắn, đưa ra mức phi thu phí vệ sinh thích hợp.
+ Xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm cho công tác quản lý chất thải rắn.
+ Khen thưởng, biểu dương, cảnh cáo kịp thời những tổ, đội, gia đình thực hiện tốt hoặc chưa tốt về vệ sinh môi trường.
+ Tuyên truyền giáo dục, phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp đến các tổ chức như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, trường học và nhiều tổ chức xã hội khác.
UBND Quận
UBND phường, xã
Đội vệ sinh phường, xã
Tổ vệ sinh
Đơn vị sản xuất
Đội vận chuyển
Văn phòng
CT Môi trường ĐT
Đội thu gom
Đội xử lý
Đội phụ trách các công trình khác
Mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông
Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Quận hà đông
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Quận Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây có tọa độ địa lý 200 59’ vĩ độ Bắc, 105045’ kinh độ Đông, nằm dọc hai bên quốc lộ 6A từ Hà Nội đi Hòa Bình, cách trung tâm Quận Hà Nội hơn 10km về phía Tây nam, tiếp giáp với các huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm – Hà Nội;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai – Hà Tây
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì - Hà Nội
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ, Hoài Đức - Hà Tây
Tổng diện tích tự nhiên là: 47,9174km2
Trong đó diện tích đất nội thị là: 8,725km2
Quận Hà Đông có 15 đơn vị hành chính: gồm 07 phường và 08 xã với 119 thôn, khu phố.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Dân số, lao động
Quy mô dân số Quận Hà Đông hiện nay là 228.715 người, trong đó:
+ Dân số thường trú tại Quận là: 175.371 người; dân số tạm trú quy đổi là: 53.344 người
+ Dân số nội thị (7 phường) là: 140.795 người
+ Dân số ngoại thị (8 xã) là: 87.920 người
- Cơ cấu dân số thay đổi theo tỷ lệ dân số nội thị tăng, tỷ lệ ngoại thị giảm dần.
- Mật độ dân số nội thị là: 16.136 người/km2.
- Mức tăng dân số hàng năm của Quận: 3,2%, trong đó: Tăng cơ học: 2,02%; tăng tự nhiên: 1,18%
- Về lao động: lao động trong độ tuổi khu vực nội thị là: 84.857 người, trong đó có 81.463 người lao động có việc làm - tỷ lệ 96% (lao động phi nông nghiệp là 77.357 người - tỷ lệ 94,96%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 4.106 người - tỷ lệ 5,04%).
2.1.2.2 Kinh tế
Quận Hà Đông phát triển mạnh kinh tế ở khu vực dịch vụ, trong đó: dịch vụ tài chính ngân hàng trên địa bàn có 9 chi nhánh ngân
hàng cấp I, gồm các ngân chi nhánh Hải quan Hà Đông phục vụ công tác xuất nhập khẩu hàng hoá. Đang triển khai xây dựng mới Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông, các siêu thị vừa và nhỏ trong các khu đô thị mới. Hệ thống khách sạn, nhà hàng phát triển có sức thu hút khách trong vùng đến nghỉ ngơi và thưởng thức ẩm thực. Mức tăng trưởng kinh tế bình quân từ năm 1997 - 2005 đạt 17,9%.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tính đến năm 2005 thương mại, dịch vụ chiếm 42,05%; công nghiệp xây dựng chiếm 53,20%; nông nghiệp 4,75%.Thu nhập bình quân người/năm (theo tỷ giá hối đoái 2005) là: 1082 USD
2.1.2.3 Xây dựng cơ cấu hạ tầng
Tỉnh và quận đã tập trung thực hiện quy hoạch xây dựng, hàng năm đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng hạ tầng như: trụ sở làm việc của các cơ quan, hệ thống các công trình phúc lợi công cộng, công trình văn hóa thể thao, mở thêm nhiều tuyến đường phố, điện chiếu sáng mới... đồng thời cải tạo, nâng cấp mặt đường, vỉa hè, thoát nước các tuyến phố cũ. Nhiều dự án lớn đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Bộ mặt đô thị từng bước khang trang, sạch đẹp, trật tự đô thị chuyển biến tích cực, theo hướng phát triển đô thị hiện đại.
Về phát triển đô thị
Hiện nay, hệ thống giao thông nội thị, đối ngoại và các khu chức năng của quận đang được hình thành như: Trung tâm hành chính mới, khu Công viên thể thao - cây xanh, Trung tâm xúc
tiến thương mại, cụm Công nghiệp Yên Nghĩa, điểm công nghiệp - làng nghề Vạn Phúc, Đa Sỹ, các trường học, Trung tâm y tế, khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, chợ Hà Đông… Tất cả đã được quy hoạch chi tiết và triển khai xây dựng với tốc độ nhanh, cụ thể:
- Mạng lưới đường giao thông đang được đầu tư, xây dựng đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch. Hiện tại, Quận có 130,587km đường nội thị, trong đó có 64,4km đường phố chính, nội thị. Mật độ giao thông chính đạt 7,381 km/km2. Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 2.500.000 tấn; khối lượng vận chuyển hành khách là 5.958.144 người.
- Sông Nhuệ và sông Đáy, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, tưới tiêu nước cho nông nghiệp, du lịch sinh thái...
- 85% dân số Quận được dùng nước sạch bình quân 120 lít/người/ngày, đêm; chất lượng nước cung cấp của Công ty cấp nước Hà Đông đảm bảo yêu cầu cho người sử dụng theo tiêu chuẩn 1329 của Bộ Y tế.
- Hệ Hệ thống thoát nước Quận hiện nay là hệ thống thoát nước chung. Tổng chiều dài hệ thống cống khu vực nội thị là 114km, chiếm 100% chiều dài các tuyến phố chính, nội thị. Hệ thống thoát nước của Quận dần được khắc phục và cải thiện đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Mạng lưới điện đô thị của Quận ngày càng mở rộng; tổng chiều dài cáp điện toàn
Quận là 77km. Đến nay, 95% các tuyến phố chính đã lắp hệ thống chiếu sáng đô thị, 80% các tuyến đường ngõ xóm, đường trong khu phố, khu dân cư đã có đèn chiếu sáng công cộng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, các khu vực vui chơi giải trí, công viên, vườn hoa, các bồn tròn đều có đèn sân vườn và đèn trang trí.
- Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn Quận Hà Đông đã được đầu tư thiết bị hiện đại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sử dụng, hòa mạng trong nước và quốc tế. Số máy điện thoại bình quân 22 máy/100 người dân. Hệ thống phát thanh, truyền hình, truyền thanh, đài truyền thanh của Quận phục vụ được 90% số dân được nghe đài 3 cấp, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Đất trồng cây xanh đô thị Quận Hà Đông đạt mức bình quân 9,5m2/người. Đất trồng cây xanh công cộng dân dụng đạt mức bình quân 2,6m2/người. Hệ thống các công trình phúc lợi công cộng đã được đầu tư cơ bản. Khối lượng rác thu gom bằng 70-75% lượng rác thải; xử lý rác thải đảm bảo thục hiện đúng quy trình đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường trong khu vực. Hệ thống xử lý chất thải rắn được chôn lấp đảm bảo vệ sinh môi trường.
2.1.3 Phương hướng phát triển của Quận Hà Đông
Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung Quận Hà Đông đến năm 2020, về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Quận Hà Đông đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Kiến trúc không gian của Quận được định hướng phát triển như sau:
Phát triển không gian đô thị giai đoạn 2005 - 2010 và đến năm 2020
Hướng phát triển đô thị
Hướng phát triển không gian Quận Hà Đông chủ yếu sử dụng quỹ đất nội thị hiện có và phát triển mở rộng về phía Tây. Cụ thể là: toàn bộ ranh giới quy hoạch Quận được Chính Phủ phê duyệt tại Nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/1/2006 mở rộng thêm các Xã Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.
- Về phía Bắc sông Nhuệ (giáp Hà Nội): Đã xây dựng khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc quy mô 65ha; đang xây dựng Khu đô thị Mỗ Lao quy mô 130ha; Quy hoạch xây dựng hai bên bờ sông Nhuệ là dải công viên - cây xanh phục vụ du lịch trên sông và được khớp nối vùng Hà Nội với tỉnh Hà Nam, với chiều dài đoạn qua Quận Hà Đông 5,5km.
- Phía Nam sông Nhuệ xây dựng các khu đô thị mới như: Khu đô thị Xa La quy mô 30ha, khu nhà ở Vạn Phúc 25ha, khu đô thị Vạn Phúc quy mô 22ha, làng nghề Vạn Phúc 15,5ha; Khu đô thị Văn khê quy mô 25ha, khu đô thị Bắc La Khê quy mô 80ha, khu đô thị Lê Trọng Tấn quy mô 120ha, cụm điểm công nghịêp Yên Nghĩa quy mô 45ha, cụm điểm công nghiệp Dương Nội quy mô 60ha, khu nhà ở 4A; 4B chạy song Quốc lộ 6; xây dựng khu đô thị Văn Phú quy mô 125ha, Khu đô thị Văn La quy mô 25ha, khu trung tâm hành chính mới quy mô 44,85ha, khu công viên thể thao - cây xanh quy mô105ha ngoài ra còn dự kiến quy hoạch khu đô thị Mậu Lương khoảng 100ha, khu đô thị Văn Nội khoảng 110ha; xây dựng Khu du lịch sinh thái Hoà Bình ven sông Đáy quy mô 180ha, khu công nghiệp Đồng Mai 200ha, cụm điểm công nghiệp Biên Giang quy mô 80ha.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận có 47,9174km2. Trong đó đất xây dựng đô thị 8,725km2, còn lại 39,1924km2 là đất khác.
Quy mô dân số (dân số thường trú) đến năm 2010 khoảng 24 vạn người, trong đó dân số nội thành khoảng 15,5 vạn người; Đến năm 2020 khoảng 26 vạn người, trong đó dân số nội thị khoảng 20 vạn người.
Không gian đô thị được tổ chức thành 5 khu vực chính
Các khu đô thị được tổ chức thành 5 khu trên cơ sở các khu ở hiện có, cải tạo và chỉnh trang 7 phường nội thị, các xã ngoại thị được nâng cấp, cải tạo các khu dân cư cũ.
+ Khu đô thị số 1: Thuộc khu vực Mỗ Lao, quy mô 130ha
+ Khu đô thị số 2: Thuộc khu vực Văn Quán - Phúc La, quy mô 310ha.
+ Khu đô thị số 3: Thuộc khu vực Vạn Phúc, Yết Kiêu, Quang Trung, Văn Khê, quy mô 630ha.
+ Khu đô thị số 4: Thuộc khu vực Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Kiến Hưng, quy mô 650ha.
+ Khu đô thị số 5: Thuộc khu vực Phú Lương, Phú lãm, Yên Nghĩa, Biên Giang, Đồng Mai, Dương nội, quy mô 790ha.
Cải tạo xây dựng hạ tầng
Giao thông
- Về đường bộ
+ Đường tỉnh lộ 430 nối quốc lộ 32 chạy qua Quận nối với quốc lộ1A.
+ Quốc lộ 21B từ Quận Hà Đông đi Vân Đình - ứng Hoà rồi nối với tỉnh lộ 428 ra quốc lộ 1A, đi Đồng Văn tỉnh Hà Nam.
+ Quốc lộ 6A nối vùng Hà Nội với Hòa Bình chạy qua Quận 9,5Km.+ Xây dựng đồng bộ đường vành đai phía Bắc Quận nối từ đường vành đai 3 Hà Nội đến đường vành đai 4 Hà Nội; Đường vành đai phía Nam Quận nối từ tỉnh lộ 430 đến quốc lộ 21B, Đường Lê Trọng Tấn nối quốc lộ 6A với đường Láng Hoà Lạc, Đường Văn Phú - Phúc La nối quốc lộ 6A với tỉnh lộ 430.
+ Xây dựng bến xe trung tâm Hà Đông, quy mô 7ha.
+ Xây dựng các bến xe tĩnh tại các vị trí cửa ngõ Quận có quy mô từ 1,5 đến 4,5ha như: Bến xe tĩnh Vạn Phúc, La Khê, Văn La, Phú Lãm và các điểm đỗ nội thị tại các khu thương mại và các phố cho phép.
- Về đường thủy
+ Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Hồng đoạn Chèm chảy qua các huyện phía Bắc tỉnh rồi qua Quận Hà Đông và các huyện phía Nam tỉnh, chảy xuống Hà Nam. Đây là công trình thủy lợi quan trọng phục vụ tưới và tiêu thoát nước, du lịch sông Nhuệ dài 51 km, qua Hà Đông dài 5,5km, mặt cắt ngang rộng 70m.
+ Sông Đáy là một con sông tự nhiên, chảy qua phía Tây - Nam của Quận Hà Đông. Sông Đáy có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, giao thương đường thủy, đặc biệt là công tác thủy lợi và phát triển nông nghiệp.
- Về đường sắt
+ Có tuyến đường sắt Hà Nội đi Lào Cai với quy hoạch ga Hà Đông là ga trung tâm trung chuyển hàng hoá của khu vực phía bắc. Từ những yếu tố thuận lợi trên, Quận Hà Đông đã được khẳng định có vị trí và vai trò quan trọng về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ. Tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây.
Thoát nước và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước mưa:
- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh, hoạt động theo chế độ tự chảy là chủ yếu, những lưu vực rộng có xây dựng trạm bơm cưỡng bức để phục mùa mưa bão.
- Phân chia lưu vực thoát nước Quận được chia thành 3 lưu vực tiêu chính:
+ Lưu vực 1: Phía Bắc đường 6A.
+ Lưu vực 2: Phía Nam đường 6A.
+ Lưu vực 3: Vùng nằm trong đê sông Đáy.
Thoát nước thải:
- Theo quy hoạch chung được duyệt năm 2001 hệ thống thoát nước Hà Đông là hệ thống thoát nước hỗn hợp. Tuy nhiên khi xây dựng các khu đô thị mới đều được xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh tách riêng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải và có các trạm xử lý.
- Trong quy hoạch điều chỉnh Hà Đông đến năm 2020 đã xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước Quận , toàn bộ Quận được chia thành 4 lưu vực lớn:
+ Lưu vực 1: Phía Bắc sông Nhuệ, gồm 2 lưu vực nhỏ là Bắc quốc lộ 6A và Nam quốc lộ 6A.
+ Lưu vực 2: Phía Tây sông Nhuệ.
+ Lưu vực 3: Khu vực Dương Nội.
+ Lưu vực 4: Lưu vực Phú Lương - Phú Lãm.
- Khu vực hiện đang có hệ thống thoát nước chung, dự kiến trước mắt vẫn sử dụng. Từng bước cải tạo, có giếng tách nước bẩn ở cuối miệng xả để đưa về trạm sử lý nước thải.
- Khu vực phát triển đô thị mới sẽ xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn được xử lý triệt để, đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước thải công nghiệp sẽ được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước Quận.
2.2 Hiện trạng chung về quản lý chất thải rắn trên địa bàn địa bàn tỉnh Hà Tây
Theo các số liệu thống kê cho thấy, hiện nay hàng ngày khối lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại sinh ra trên địa bàn toàn tỉnh là rất lớn về mặt khối lượng và phức tạp về mặt thành phần. Thành phần chủ yếu của chất thải rắn hiện nay là các loại rác thải sinh hoạt, chất thải y tế, cao su, nhựa, chất thải xây dựng, chất thải từ các khu công nghiệp như kim loại, giấy carton, thuỷ tinh, gốm, sứ,….
Hàng ngày khối lượng chất thải rắn thu gom trên địa bàn toàn tỉnh lên đến khoảng 1.244 tấn. Trong đó riêng Quận Hà Đông khoảng 160 tấn/ ngày và thị xã Sơn Tây khoảng 110 tấn/ ngày. Hàng ngày lượng chất thải rắn của hai Quận Hà Đông và Sơn Tây được thu gom bởi hai Công ty Môi trường đô thị Hà Đông và Sơn Tây. Tuy nhiên số lượng chất thải rắn đã được thu gom tại hai đô thị lớn nhất tỉnh này mới đạt khoảng 60- 70%, còn lại chưa được thu gom.
Đối với lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại đã được thu gom, chúng sẽ được tập trung tại các bãi rác tạm, các điểm đổ rác quy định của từng địa phương.
Đối với các loại rác thải, chất thải rắn chưa được thu gom ở hai Quận Hà Đông và Sơn Tây cũng như ở các huyện trong tỉnh thì chúng được tập trung và chôn lấp tại nơi quy định của từng hộ gia đình hoặc từng xóm, thôn. Do thực tế về hiện trạng thu gom các loại chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh không mang tính đồng bộ nên đã làm xuất hiện nhiều bãi rác tạm như bãi rác tạm ở khu vực các xã Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Tân Hoà, Cộng Hoà (Quốc Oai), Thanh Mỹ, Trung Hưng (Sơn Tây),… . Điều này đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường trong các khu vực xung quanh các bãi rác tạm.
Đối với các loại chất thải nguy hại: hiện nay các loại chất thải nguy hại của tỉnh chủ yếu là các loại chất thải y tế. Nguồn gốc làm sinh ra các loại chất thải nguy hại này tập trung chủ yếu từ các bệnh viện lớn trong tỉnh như bệnh viện Đa khoa Hà Đông, viện Quân y 103, bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, viện Quân y 105 và một số bệnh viện tuyến huyện khác.
Trên thực tế toàn bộ các loại chất thải nguy hại này đã được các bệnh viện quan tâm thu gom. Tuy nhiên công tác thu gom chủ yếu vẫn được thực hiện cùng với các loại chất thải rắn khác như rác thải sinhhoạt, rác thải sản xuất,… và hầu như chưa được phân loại, xử lý sau khi thu gom.
Trong số các bệnh viện lớn trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 2 bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Sơn Tây là đã có hệ thống lò đốt rác thải y tế. Các hệ thống xử lý chất thải rắn này hoạt động dựa trên cơ sở sử dụng nhiệt lượng cao để thiêu đốt chất thải rắn. Quá trình tạo nhiệt độ cao cho các hệ thống lò đốt được thực hiện bằng quá trình sử dụng nhiên liệu đốt là dầu diezen, với công suất tiêu thụ là 17 kg/ mẻ/ 50 kg chất thải rắn. Nhiệt độ thiêu đốt là 1050oC.
Như vậy có thể thấy hiện nay công tác thu gom các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại tại tỉnh Hà Tây đã được quan tâm. Tuy nhiên mức độ thu gom và tập trung loại chất thải này vào các nơi quy định còn đạt tỷ lệ thấp so với tổng lượng chất thải được sinh ra.
Về công tác xử lý, đối với khu vực Thị xã Sơn Tây, vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt được giải quyết tương đối triệt để theo mô hình: Công ty tư nhân và Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây cùng hợp tác để giải quyết vấn đề xử lý rác cho thị xã. Công ty tư nhân sẽ đầu tư nhà máy xử lý rác, còn Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây thu gom, vận chuyển rác đến nhà máy để xử lý hàng ngày. Hiện nay, mô hình này đã triển khai khi Nhà máy xử lý rác Sơn Tây đã được Công ty CP Môi trường xanh Seraphin đầu tư xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động.
Ngoài ra trong toàn tỉnh còn nhiều trị trấn, thị tứ đều chung thực trạng đó là lượng chất thải rắn sau khi được thu gom đều chưa được xử lý bằng bất kỳ một biện pháp công nghệ nào, bãi chôn lấp chỉ là những vị trí mang tính tự phát, tạm bợ, do đó đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm đối với các môi trường đất, nước, không khí của nhiều khu vực trong toàn tỉnh. Nhằm hạn chế những tác động của loại chất thải này đến môi trường, trong thời gian tới tỉnh cần đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh, tăng cường khả năng thu gom rác trên phạm vi toàn tỉnh.
2.3 Hiện trạng xử lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Hà Đông
Đối với khu vực Quận Hà Đông, hiện tại vẫn chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trung cho toàn Quận. Theo báo cáo của Công ty Môi trường đô thị Hà Đông, lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận sau khi được thu gom, phải vận chuyển đến khu vực khá xa, thuộc địa bàn xã Cổ Đông, Sơn Tây để xử lý. Mặc dù rác thải sau khi vận chuyển đến được xử lý bằng hình thức sản ủi, lấp đất và phun chế phẩm EM để hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh. Tuy nhiên, khu vực xử lý này chỉ mang tính chất tạm thời, chưa được đầu tư đúng với yêu cầu của khu chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Ngoài ra, khu vực này còn gần khu du lịch Đồng Mô, hồ Đồng Mô và khu phòng không không quân, do đó, không phù hợp với yêu cầu lựa chọn khu chôn lấp chất thải theo quy định.
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đông
2.4.1. Nội dung về phương án thu gom
Thu gom chất thải rắn là nhiệm vụ của đội vệ sinh phường, xã và công nhân thu gom của Công ty Môi trường đô thị.Thu gom và phân loại chất thải rắn tốt sẽ tạo điều kiện cho việc xử lý chất thải rắn được thuận lợi. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Quận Hà Đông, có thể triển khai các hệ thống thu gom theo từng giai đoạn như sau:
* Thu gom hỗn hợp không có phân loại tại nguồn
Hệ thống này áp dụng tại những nơi khó phân loại tại nguồn như các khu chợ, khu buôn bán dọc vỉa hè, rác đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí … Tuy nhiên, khi ý thức người dân cao hơn và điều kiện kinh phí cho phép sẽ thay thế hệ thống này bằng hệ thống 2.
* Thu gom có lựa chọn
Trong hệ thống thu gom này chất thải rắn được phân loại tại nguồn trước khi được thu gom. Giai đoạn trước mắt, hệ thống này chủ yếu áp dụng cho hộ gia đình, bệnh viện, cơ quan ,công sở, trường học.
Việc áp dụng cụ thể hai hệ thống thu gom trên như sau:
Trong khu dân cư
Mỗi hộ gia đình sử dụng 2 loại túi chứa rác khác nhau:
Túi màu xanh : Chứa chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, thực phẩm loại bỏ…)
Túi màu đen : Chứa các loại rác khác
Tại khu tập kết rác của các hộ gia đình trong khu dân cư
Đặt 2 thùng chứa có màu khác nhau:
Thùng màu xanh: sử dụng để chứa rác thải hữu cơ dễ phân hủy đã được các hộ gia đình phân loại
Thùng màu đen (hoặc nâu hay đỏ): sử dụng để chứa rác thải dạng khác đã được các hộ gia đình phân loại.
Rác sinh hoạt tùy theo loại cụ thể được đổ vào thùng phù hợp. Việc phân loại này hoàn toàn do các thành viên trong gia đình thực hiện.
Một ngày một lần, vào giờ quy định công nhân thu gom sẽ đẩy xe đến. Mỗi lần có 2 xe đẩy tay (hoặc xe hai ngăn), một xe thu chất thải hữu cơ và một xe thu chất thải còn lại. Khi người công nhân thu gom rung chuông (hay đánh kẻng) báo hiệu thì người của gia đình mang rác ra đổ.
Tại những nơi mật độ dân cư cao, tiến hành thu gom theo điểm. Các thùng công ten nơ chứa rác di động được đặt ở vị trí thích hợp với hai loại riêng biệt, phù hợp với màu thùng rác trong hộ gia đình. Người dân trực tiếp mang rác của mình đến đổ tại thùng công ten nơ.
Trong quá trình thu gom rác, công nhân vệ sinh thường xuyên phải nhắc nhở các gia đình nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định của vệ sinh môi trường.
Khu vực bệnh viện
Đối với chất thải rắn y tế cần đặt ra quy định phân loại chặt chẽ ngay tại nguồn. Có thể phân loại như sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: thu gom vào các loại túi riêng
Túi màu xanh : chứa rác thải hữu cơ dễ phân hủy
Túi màu vàng, chứa các loại rác khác (vỏ đồ hộp, giấy...)
+ Chất thải rắn y tế nguy hại : phân loại ngay từ nguồn gồm:
Vật phẩm, dược phẩm : bông băng, kim tiêm, kéo, lọ thuôcc bằng thủy tinh đã sử dụng, quá hạn hoặc vỡ… thu gom vào thùng, hộp các tông riêng hoặc túi bằng giấy nhằm hạn chế túi bị rách do vật nhọn xuyên thủng
Bệnh phẩm: phủ tạng, mô… thu gom vào túi có màu đen.
Toàn bộ chất thải rắn y tế nguy hại phải được xử lý tại lò đốt chất thải.
Công nghiệp
Tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Quận Hà Đông được đặt 2 thùng công ten nơ chứa rác với màu sắc và chức năng chứa rác như sau:
Màu xanh : chứa chất hữu cơ dễ phân hủy
Màu đen (hoặc nâu, đỏ hay trắng): đựng các chất thải còn lại (trừ chất thải nguy hại).
Công nhân trước khi đổ rác phải có sự phân loại ngay tại nguồn. Các thùng công ten nơ này, vào các giờ quy định được các đội xe của Công ty Môi trường đô thị mang đi.
Chất thải rắn đường phố và các nơi công cộng
Tại các đường phố chính, các nơi công cộng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch cần đặt thùng thu gom rác. Các thùng thu gom rác gồm có 2 loại, đặt cạnh nhau: loại thùng màu xanh (chứa chất hữu cơ dễ phân hủy) và loại thùng màu đen (chứa các loại rác khác). Khi tiến hành đặt thùng rác cần chú ý khoảng cách giữa các thùng cho hợp lý và thỏa mãn những điều kiện:
Phù hợp, vệ sinh
Dễ sử dụng
Được bắt cố định trên hè phố, nơi công cộng
Làm bằng vật liệu có giá trị kinh tế thấp.
Rác trên được phố, nơi công cộng được công nhân thu gom quét dọn hàng ngày.
Chất thải xây dựng
Toàn Quận sẽ đặt một số thùng công ten nơ làm điểm đổ chất thải xây dựng. Những ai đổ bừa bãi không đúng nơi quy định sẽ bị phạt. Những công trình xây dựng lớn phải ký hợp đồng vận chuyển riêng với Công ty Môi trường đô thị.
2.4.3 Nội dung về phương thức và lịch thu gom, vận chuyển
* Phương thức thu gom
+ Thu gom và vận chuyển bằng công cụ thủ công
+ Thu gom và vận chuyển bằng máy móc, thiết bị chuyên dụng.
* Phương tiện chuyên dùng
Để đáp ứng nhu cầu phục vụ công việc thu gom vận chuyển, sử dụng các phương tiện chuyên dùng như sau:
Xe chở thùng công ten nơ trung chuyển
Xe cuốn ép rác các loại
Xe thu gom rác đẩy tay
Xe thu hút phân bùn
Thùng rác
Thùng rác công ten nơ di động
Thùng công ten nơ trung chuyển
* Xác định lịch thu gom
+ Tổng số ngày thu gom 364 ngày/năm. Mỗi năm chỉ nghỉ một ngày vào ngày 1 tết nguyên đán.
+ Thời gian thu gom
Với công nhân thu gom của Công ty Quản lý công trình đô thị
Buổi sáng: từ 3 h – 10 h
Buổi chiều : từ 16 h – 24h
Với các đội viên của đội vệ sinh phường, xã
Buổi sáng : 7h – 10h
Buổi chiều : 16h – 20h
* Các điểm tập kết rác
Hiện nay, việc tìm vị trí đặt điểm tập kết rác tại Quận Hà Đông sao cho vừa không mất vệ sinh, vừa phù hợp với cảnh quan đô thị là một việc rất khó. Các điểm tập kết rác đòi hỏi phải có diện tích, không gặp phải sự phản đối của người dân nên phương án xây dựng các điểm tập kết rác cố định cho người thu gom đổ rác váo đó là khó thực hiện. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Quận Hà Đông, phương án đề xuất đó là :
+ Giai đoạn I (hiện nay) : Lựa chọn các vị trí làm các điểm tập kết rác phù hợp, các xe thu gom rác từ các từ các hộ dân, các cơ quan trường học, công sở, khu công cộng… sẽ tập kết tại đây, sau đó xe cuốn ép rác sẽ đến lấy trực tiếp từ các xe thu gom.
Vị trí các điểm tập kết rác dự kiến được bố trí như sau:
Stt
Vị trí tập kết
Số điểm
Thuộc phường, xã
1
Đường Nguyễn Trãi
01
Phường Văn Mỗ
2
Đường Trần Phú
02
Phường Văn Mỗ – Yết Kiêu
3
Đường Phùng Hưng
02
Phường Phúc La
4
Đường Thanh Niên – Phố Bùi Bằng Đoàn
01
Phường Nguyễn Trãi
5
Phố Lê Lợi
01
Phường Nguyễn Trãi
6
Phố Nguyễn Thái Học – Phan Đình Phùng
01
Phường Quang Trung – Yết Kiêu
7
Phố Phan Huy Chú – Nguyễn Thái Học
01
Phường Quang Trung – Yết Kiêu
8
Phố Quang Trung
01
Phường Quang Trung
9
Phố Nguyễn Viết Xuân
01
Phường Hà Cầu
10
Đường Ngô Quyền
02
Phường Vạn Phúc
11
Đường Tô Hiệu
01
Phường Hà Cầu
12
Phố Trần Đăng Ninh
02
Văn Khê
+ Giai đoạn II: Xây dựng các điểm tập kết rác bằng các thùng công ten nơ di động, mỗi thùng có thể tích khoảng 12 m3 và được chia thành 2 ngăn. Các thùng này được xe chuyên dụng vận chuyển, vào giờ quy định trong ngày, xe chở thùng đến lấy rác và chở thẳng tới khu xử lý.
* Hệ thống vận chuyển
Toàn bộ lượng rác sau khi thu gom được mang đến các điểm tập kết rác. Đội xe của Công ty Môi trường đô thị có nhiệm vụ lấy rác từ các điểm tập kết rác, các thùng công ten nơ mang đến khu xử lý.
Hệ thống vận chuyển có thể chia làm 2 loại theo kiểu vận hành hoạt động như sau:
Hệ thống xe thùng di động
Là hệ thống trong đó các thùng chứa rác được chuyên chở đến khu xử lý rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển rác thải từ nguồn tạo ra nhiều rác, cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết. Xe dùng cho hệ thống này là các xe chở công ten nơ.
Hệ xe thùng di động có ưu điểm là đa dạng về hình dạng và kích thước nên cơ động, thích hợp với nhiều loại chất thải rắn, thu gom được từng loại chất thải rắn.
Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là do các thùng lớn và công việc lại thường phải thực hiện bằng thủ công nên không chất được đầy, do vậy, hiệu quả sử dụng dung tích kém. Trong trường hợp bốc dỡ cơ giới sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều.
Nhu cầu lao động cho hệ xe thùng di động :
Nhu cầu nhân lực chỉ cần một người vừa lái xe, vừa chất đầy chất chất thải rắn sinh hoạt lên xe, vừa đổ dỡ chất thải tại khu xử lý. Tuy nhiên, để an toàn thường biên chế hai người. Người lái chính có nhiệm vụ vận hành máy, cho máy hoạt động… Người phụ có nhiệm vụ đóng mở, làm các thao tác khi bốc dỡ chất thải rắn.
1
…
2
….
KHU XỬ LÝ
CƠ QUAN LÀM VIỆC
Bắt đầu ca làm việc
Kết thúc ca làm việc
Chở thùng đầy
Chở thùng rỗng
1
2
..
Vị trí đặt thùng
Sơ đồ vận hành hệ thống xe thùng di động
Hệ thống xe thùng cố định
Là hệ thống mà khi xe chuyên chở đến nó sẽ nhấc phương tiện chứa rác đổ lên xe rồi trả về chỗ cũ hoặc rác từ phương tiên chứa rác được xúc thủ công lên xe. Loại hình này áp dụng lấy rác từ xe gom tay, điểm đổ rác.
1
2
…
…
KHU XỬ LÝ
CƠ QUAN LÀM VIỆC
Bắt đầu ca làm việc
Kết thúc ca làm việc
1
2
..
Vị trí tập kết rác
Sơ đồ vận hành hệ thống xe thùng cố định
Hệ thống xe thùng có định có 2 loại chính :
+ Hệ thống với bộ nén và tự bốc dỡ: thường để vận chuyển chất thải rắn đến trạm trung chuyển hay khu xử lý.
Loại này khá đa dạng về hình dáng và kích thước, tuy nhiên có nhược điểm là không thu gom được các loại chất thải rắn nặng, cồng kềnh như của công nghiệp, công trường xây dựng, phá dỡ công trình.
+ Hệ thống xe bốc dỡ thủ công: dùng để chuyên chở, bốc dỡ chất thải rắn ở các khu nhà ở. Loại hình bốc dỡ thủ công có thể hiệu quả hơn so với loại bốc dỡ cơ giới ở trong các khu nhà ở do khối lượng chất thải rắn cần bốc xếp ở rải rác các nơi với lượng ít, thời gian xúc, bốc xếp ngắn.
Căn cứ vào tình hình thực tế, giai đoạn này sẽ áp dụng phương án vận chuyển theo hệ thống xe thùng cố định, với lịch vận chuyển là:
+ Buổi sáng : 7h – 10h
+ Buổi chiều : 17h – 21h
Sau khi xây dựng địa điểm tập kế bằng hệ thống thùng con ten nơ sẽ áp dụng cả hệ thống vận xe thùng cố định và hệ thống xe thùng di động để vận chuyển rác đến khu xử lý.
* Lộ trình thực hiện
Lộ trình thực hiện Quy hoạch quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông được thể hiện qua bảng ma trận sau:
2.4.4 Nội dung về phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho Quận Hà Đông
Sau khi xem xét các yếu tố trên, căn cứ tình hình thực tế về điều kiện kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển và hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn cũng như dự báo thải lượng phát sinh chất thải rắn tại Quận Hà Đông trong tương lai, Báo cáo đề xuất phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Quận Hà Đông và địa bàn lân cận như sau :
Phương án I : Chuyển rác thải của Tp. Hà Đông lên Sơn Tây để xử lý
- Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông sẽ thỏa thuận với Nhà máy xử lý rác Sơn Tây và Công ty Môi trường Đô thị Sơn Tây để vận chuyển toàn bộ rác thải sinh hoạt của Quận Hà Đông lên xử lý tại Nhà máy rác Sơn Tây.
+ Ưu điểm chính :
- Toàn bộ rác thải sinh hoạt của Quận Hà Đông sẽ được xử lý tại Nhà máy xử lý rác Sơn Tây và Hà Đông sẽ không cần đầu tư khu xử lý hay nhà máy xử lý rác.
+ Nhược điểm chính :
- Quãng đường vận chuyển khá xa do đó sẽ tốn kém chi phí trong khâu vận chuyển.
- Khả năng đáp ứng công suất xử lý của Nhà máy XLR Sơn Tây sẽ gặp khó khăn khi phải xử lý toàn bộ rác thải cho Sơn Tây và Hà Đông. Ngoài ra, khi Nhà máy XLR Sơn Tây gặp sự cố, sẽ gây ứ đọng rác thải tại Hà Đông do không được vận chuyển đi xử lý.
- Có thể gặp sự phản đối của cộng đồng dân cư.
Phương án II: Vẫn tiếp tục xử lý rác như hiện tại, đồng thời chọn địa điểm xây dựng khu xử lý mới và đầu tư xây dựng nhà máy xử lý.
- Rác thải của Quận Hà Đông vẫn duy trì xử lý như hiện tại, tức là vẫn vận chuyển lên xử lý tạm thời tại khu vực xã Cổ Đông, đồng thời tiến hành lựa chọn khu xử lý mới và trong khu xử lý sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý rác cho Quận và vùng lân cận.
+ Ưu điểm chính:
- Toàn bộ rác thải sinh hoạt của Hà Đông vàvùng phụ cận sẽ được chuyển đến khu xử lý mới, gần hơn so với vận chuyển lên Sơn Tây.
- Rác thải sinh hoạt của Quận và vùng lân cận sẽ được xử lý, tái chế, tạo ra các sản phẩm hữu dụng như phân vi sinh, nhựa tái chế..., khối lượng chôn lấp chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó vừa có thể tạo ra giá trị kinh tế từ rác thải, vừa tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp, kéo dài tuổi thọ khu xử lý.
+ Nhược điểm chính:
- Rác thải của Hà Đông vẫn phải xử lý tạm tại khu vực xã Cổ Đông, Sơn Tây trong thời gian chờ tìm được vị khí khu xử lý mới, có thể gây ô nhiễm môi trường cho khu vực lân cận do đây là khu vực xử lý không được đầu và vận hành theo đúng quy trình kỹ thuật của bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
- Khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư Nhà máy xử lý rác.
- Gặp trở ngại từ phía cộng đồng trong quá trình lựa chọn địa điểm khu xử lý rác.
Phương án III
- Trong thời gian chờ lựa chọn địa điểm khu xử lý mới, toàn bộ rác thải của Quận Hà Đông sẽ được vận chuyển lên Nhà máy xử lý rác Sơn Tây để xử lý. Sau khi khu xử lý mới và nhà máy xử lý rác trong khu xử lý hoàn thành, rác thải của Quận Hà Đông và vùng phụ cận sẽ được xử lý tại đây.
+ Ưu điểm chính :
- Rác thải của Hà Đông sẽ không phải xử lý tại các vị trí xử lý tạm, do đó hạn chế được nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở những khu vực này.
- Rác thải sinh hoạt của Quận và vùng lân cận sẽ được xử lý, tái chế, tạo ra các sản phẩm hữu dụng như phân vi sinh, nhựa tái chế..., khối lượng chôn lấp chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó vừa có thể tạo ra giá trị kinh tế từ rác thải, vừa tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp, kéo dài tuổi thọ khu xử lý.
+ Nhược điểm chính:
- Khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư Nhà máy xử lý rác.
- Gặp trở ngại từ phía cộng đồng trong quá trình lựa chọn địa điểm khu xử lý rác.
Sau khi xem xét những phương án trên, căn cứ tình hình thực tế về điều kiện kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển và hiện trạng quản lý, xử lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, có thể thấy phương án III là phương án hợp lý nhất, và phương án này có thể triển khai theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn I (2007 - 2010) :
Đầu tư thêm trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả trên địa bàn Quận Hà Đông và các vùng phụ cận.
Quy hoạch, lựa chọn khu xử lý rác mới cho Quận Hà Đông.
Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác theo công nghệ trong nước (công nghệ SERAPHIN, công nghệ ASC…) đặt tại khu xử lý rác đã lựa chọn.
Giai đoạn II ( 2010 trở đi) :
Đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý rác. Toàn bộ rác thải sinh hoạt của Quận được xử lý tạo ra các sản phẩm tái chế hữu ích như phân bón vi sinh, nhựa tái chế…
Nâng công suất xử lý của Nhà máy để đảm bảo xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt của Quận và và bắt đầu xử lý rác cho một số đô thị lân cận.
Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
3.1 Dự báo xu thế biến đổi và thách thức của khối lượng chất thải rắn Quận Hà Đông trong tương lai
3.1.1 Dự báo
Sự biến đổi khối lượng hay thành phần chất thải rắn của một khu vực thường phụ thuộc vào các yếu tố như :
Tốc độ tăng dân số
Cơ cấu kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội
Định hướng quy hoạch trong tương lai
Phong tục, tập quán trong việc sử dụng hàng hoá
Một số quy hoạch phát triển của khu vực trong tương lai…
Để dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai như của Quận Hà Đông, dự án đã sử dụng công thức tính:
Nt = Nt-1 * (1 + r) hay Nt = N0 * (1 + r)t
Và giá trị hằng số r được lựa chọn theo 3 khả năng :
Khả năng 1 : r = 0,05
Khả năng 2 : r = 0,1
Khả năng 3 : r = 0,15
Với giá trị lượng thải năm 2006 là 160 tấn/ngày thì lượng chất thải rắn đến năm 2010 và 2020 của Quận Hà Đông được dự báo ở bảng dưới đây.
Bảng dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh tại Quận Hà Đông
đến năm 2020 (đơn vị : tấn/ngày)
Năm
Tỷ lệ thu gom
0,05
0,1
0,15
Lượng phát thải
Thực tế thu gom
Lượng phát thải
Thực tế thu gom
Lượng phát thải
Thực tế thu gom
2006
70%
160,00
112,00
2007
75%
168,00
126,00
176,00
132,00
184,00
138,00
2008
75%
176,40
132,30
193,60
145,20
211,60
158,70
2009
80%
185,22
148,18
212,96
170,37
243,34
194,67
2010
80%
194,48
155,58
234,26
187,40
279,84
223,87
2011
85%
204,21
173,57
257,68
219,03
321,82
273,54
2012
85%
214,42
182,25
283,45
240,93
370,09
314,58
2013
85%
225,14
191,37
311,79
265,03
425,60
361,76
2014
85%
236,39
200,93
342,97
291,53
489,44
416,03
2015
85%
248,21
210,98
377,27
320,68
562,86
478,43
2016
90%
260,62
234,56
415,00
373,50
647,29
582,56
2017
90%
273,65
246,29
456,50
410,85
744,38
669,94
2018
90%
287,34
258,60
502,15
451,93
856,04
770,44
2019
95%
301,70
286,62
552,36
524,75
984,45
935,22
2020
95%
316,79
300,95
607,60
577,22
1.132,11
1.075,51
Đồ thị biểu diễn diễn biến thay đổi chất thải rắn của Quận Hà Đông đến năm 2020
ở đây, căn cứ vào tốc độ phát triển về kinh tế xã hội cũng như tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng và dân số tại Quận Hà Đông, lượng rác thải tăng hàng năm trong giai đoạn 2007 - 2010 ở mức khoảng 5% năm, tức là tương ứng với giá trị r = 0,05 và giai đoạn 2011 trở đi, lượng rác thải tăng hàng năm là 10% tương ưng với giá trị r = 0,1.
Tuy nhiên, việc áp dụng công thức tính thải lượng trong tương lai chỉ là phép tính gần đúng. Nhưng những số liệu trên có thể cho thấy một bức tranh tương đối về khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Quận Hà Đông trong tương lai.
3.1.2 Những thách thức
Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường luôn là ba nội dung không thể tách rời trong mọi hoạt động nhằm phát triển bền vững ở mỗi một quốc gia. Trong những năm gần đây Việt Nam đang là nước có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế nhanh trên thế giới. Cùng với sự phát triển nhanh chóng đó, sẽ tạo nên những thách thức không thể tính trước được về môi trường, gây những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe và môi trường, đặc biệt là ở các vùng công nghiệp và đô thị.
Chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng hiện đang là một trong những vấn đề nổi cộm ở các đô thị của Việt Nam nói chung, Quận Hà Đông nói riêng. Nhu cầu về quản lý CTRSH đô thị là rất lớn. Nếu không có biện pháp và tầm nhìn chiến lược lâu dài trong việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý hiệu quả sẽ có thể gây tác động không nhỏ tới môi trường và sức khỏe con người.
Đảng và Chính phủ trong nhiều năm qua rất quan tâm tới công tác quản lý CTR nói chung và chất thải sinh hoạt đô thị nói riêng, nhiều văn bản liên quan phục vụ công tác quản lý đã ra đời, như Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược quản lý chất thải rắn, Nghị định về quản lý chất thải rắn… Các cố gắng trên của Chính phủ và các cấp chính quyền đã đem lại những thành công và hiệu quả nhất định. Mặc dầu vậy, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức chung cần phải giải quyết, đó là:
3.1.2.1 Chiến lược, chính sách quản lý CTRSHĐT chưa hoàn thiện
Đối với các nước phát triển, một bài học kinh nghiệm là công tác quản lý chất thải rắn nói chung và CTRSH nói riêng phần lớn được thực hiện bởi các tổ chức dưới dạng Tập đoàn, Công ty mẹ, Công ty con…
Mặt khác công tác quản lý chất thải nói chung và CTRSH nói riêng phát triển ưu tiên theo hướng tái chế, tái sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế chôn lấp. Phát triển công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải và việc xã hội hóa vấn đề này là xu thế tất yếu của các quốc gia.
Chúng ta đang là nước đi sau các nước phát triển, vì vậy cần phải có cách nhìn và bài học kinh nghiệm được rút ra từ các nước phù hợp với điều kiện thực tế.
3.1.2.2 Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSHĐT còn mang nặng tính Nhà nước
Ở bất kỳ một quốc gia nào, việc quản lý CTRSH ở các đô thị có thành công hay không liên quan rất nhiều đến sự hoạt động và việc tổ chức của hệ thống quản lý chất thải. Từ trước tới nay, công tác quản lý CTRSH tại các đô thị vẫn chủ yếu được thực hiện bởi các Công ty Môi trường đô thị, hoặc các Công ty với tên gọi khác nhau, nhưng thực chất vẫn là các Công ty của Nhà nước. Các hoạt động, chi phí cho công tác quản lý chất thải hàng năm vẫn phải thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh, Quận. Các Công ty chịu trách nhiệm quản lý nhưng việc đưa ra các quyết sách về chiến lược phát triển, thay đổi các hình thức hoạt động nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của các thành viên lại bị hạn chế. Quyền hạn và trách nhiệm của người chịu trách nhiệm trong công tác quản lý có giới hạn, nên không phát huy và huy động hết năng lực của mình.
Hơn nữa với mô hình quản lý hiện nay phổ biến mang tính riêng biệt từng đô thị, chưa có sự gắn kết hợp tác giải quyết các vấn đề mang tính liên vùng, liên tỉnh. Do vậy phát sinh khó khăn và thách thức lớn trong vấn đề giải quyết quản lý chất thải rắn mang tính liên vùng như ở các nước khác.
3.1.2.3 Quy hoạch vị trí chôn lấp và xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất khó khăn
Hiện tại, ở địa phương vẫn chưa có hoặc rất lúng túng trong vấn đề quy hoạch quản lý chất thải rắn. Bởi lẽ Quận Hà Đông, các nhà quản lý vẫn chưa định hướng được xu thế quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo hướng nào: chôn lấp, chế biến phân Compost hay thiêu đốt… Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay ở địa phương phương án chôn lấp chất thải là phổ biến, nhưng lại gặp khó khăn, thách thức rất lớn là không có đất, việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp, khu xử lý CTRSH là vô cùng khó khăn. Với nhận thức tấc đất, tấc vàng, hơn nữa do việc chôn lấp, xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa được triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên không một địa phương nào trong tỉnh, Quận, người dân, chính quyền chịu trách nhiệm chấp nhận đặt vị trí bãi chôn lấp, khu xử lý chất thải trên mảnh đất của mình.
Cũng tương tự như vậy, với qui mô trong phạm vi đô thị việc qui hoạch các điểm tập kết rác, các trạm trung chuyển, các thùng chứa đựng rác tại các trục đường, nơi công cộng cũng đang, đã là một bài toán khó giải, nhất là đối với các khu đô thị mới phát triển.
Ở một khía cạnh khác trong công tác qui hoạch quản lý chất thải rắn đó là việc qui hoạch phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cũng đang là vấn đề cần quan tâm. Thực tế trong những năm vừa qua số cán bộ, công nhân được đào tạo phát triển rất hạn chế, hơn nữa, số cán bộ có năng lực tham gia trực tiếp vào công tác quản lý chất thải có chiều hướng giảm ở hầu hết các địa phương sẽ tạo sự hụt hẫng lực lượng cán bộ trong thời gian tới. Sự suy giảm này có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là “đặc thù ngành nghề”. Đây cũng có thể coi là 1 thách thức đáng quan tâm trong thời gian tới.
3.1.2.4 Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý CTRSH còn hạn chế
Trong những năm vừa qua, nhà nước đã luôn quan tâm, đầu tư cho công tác quản lý CTR nói chung trong đó có cả quản lý CTRSH tại các đô thị. Đầu tư cho quản lý chất thải rắn ở nước ta tăng hơn 5 lần kể từ năm 1998, đạt trên 1000 tỷ vào năm 2003. Trong những năm gần đây mức đầu tư kinh phí này vẫn còn tiếp tục được điều chỉnh và gia tăng. Tuy nhiên, nguồn lực cán bộ đào tạo để tiếp cận và vận hành với các công nghệ hiện đại còn hạn chế. Đây cũng là 1 khó khăn cho công tác vận hành xử lý CTRSH. Một thực tế cũng đã chứng minh ở các địa phương là chất lượng phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ rác hữu cơ chưa cao, nên ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ. Một phần trong số các nguyên nhân là công nghệ sản xuất phân còn ở mức độ lạc hậu. 3.1.2.5 Chế độ thu phí CTR chưa đảm bảo tính bền vững của quản lý CTR
Hiện nay, tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý chất thải rắn chỉ chiếm xấp xỉ 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý. Nhiều đô thị còn ở mức thấp hơn nhiều (20-30%). Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các đô thị của các nước trên thế giới. Thực tế hiện nay không có một đô thị nào đảm bảo mức thu bù chi. Đây là một bất cập và nghịch lý. Vấn đề này hầu hết các nhà quản lý, các cấp chính quyền địa phương đều nhận thấy. Nhưng việc giải quyết tăng nguồn thu, giảm nguồn chi là một bài toán khó và là muôn thủa. Cái nhìn thực tế ở đây là làm sao cải thiện tăng nguồn thu và giảm chi một cách hợp lý nhất.
Hiện nay, chúng ta đã có Luật Bảo vệ môi trường. Luật này cơ bản đã đi vào đời sống người dân, nhiều người dân đã nhận thức rõ “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Áp dụng cách tiếp cận này, nhiều Công ty Môi trường đô thị ở các địa phương đã áp dụng chế độ thu phí xử lý và tiêu hủy chất thải của các cơ sở công nghiệp và các bệnh viện tăng thêm nguồn thu cho Quận và thị xã.
Thách thức ở đây là các đô thị cần có những điều chỉnh mức thu phí vệ sinh hợp lý, đúng người, đúng việc đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất công nghiệp và các bệnh viện, cần có những qui định chặt chẽ đối với từng đối tượng đảm bảo tính công bằng và hợp lý.
3.1.2.6 Chưa nhân rộng được mô hình phân loại rác thải tại nguồn
Một điều hiển nhiên mọi người đều nhận thấy lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn, việc phân lọai rác thải tại nguồn là xu thế tất yếu của các quốc gia. Công tác này đã được áp dụng và phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển, thậm chí ở một số nước người ta phân ra 24 loại rác thải khác nhau (Nhật Bản). Nhưng ở các đô thị Việt Nam chỉ phân làm 2 loại rác (rác hữu cơ và rác vô cơ) lại là vấn đề thách thức lớn. Nhiều đô thị như Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định, TP Hồ Chí Minh… đã áp dụng thí điểm nhiều mô hình phân loại khác nhau, nhưng hầu hết các dự án kết thúc thì mô hình phân loại cũng ra đi theo (trừ mô hình phân loại ở phường Phan Chu Trinh – Hà Nội đang được phát triển thông qua nguồn tài trợ của Tổ chức JICA – Nhật Bản). Sự chưa thành công của công tác phân loại này có nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu do điều kiện thực thi chưa đồng bộ, chưa có các cơ chế khuyến khích động viên kịp thời những người, phường làm tốt công tác phân loại và phê bình xử lý những người, đơn vị chưa làm tốt công tác này và nhận thức của người dân còn thấp, chưa tạo thành thói quen của người dân đô thị. Hiện nay qua điều tra, đánh giá việc áp dụng các mô hình phân lọai rác thải tại nguồn ở các đô thị cho thấy: khi người dân tham gia công tác này đều được nâng cao nhận thức và ủng hộ công tác phân loại rác tại nguồn. Như vậy, vấn đề chính ở đây là công tác tổ chức, tuyên truyền và thực hiện và tính đồng bộ từ khâu phân loại đến khâu xử lý như thế nào. Thách thức này thuộc về hệ thống quản lý chất thải ở các đô thị.
3.1.2.7 Hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải còn yếu kém
Phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm chôn lấp là một xu thế chung hiện nay của các quốc gia. Mặc dầu vậy, với đặc thù của rác thải Việt Nam, đặc thù các hình thức tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu lượng chất thải rắn phải chôn lấp của nước ta trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, thì đây đang là một thách thức lớn trong việc thay đổi tầm nhìn và chính sách, chiến lược phát triển quản lý chất thải ở nước ta.
3.1.2.8 Các đối tượng thu nhập thấp, vùng ven đô chưa được tiếp cận dễ dàng với dịch vụ thu gom, phân loại và xử lý CTR
Một bộ phận không nhỏ cộng đồng dân cư có mức thu nhập thấp, phần lớn sống tập trung ở các ngõ hẻm, vùng ven đô nên dịch vụ thu gom và xử lý chất thải không được triển khai cho các đối tượng này. Hơn nữa các đối tượng này đa phần có trình độ nhận thức thấp hơn so với cộng đồng dân cư sống ở các trung tâm đô thị và mặt các đường phố lớn. Chính những lý do này đã ảnh hưởng tới tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải ở các đô thị, đồng thời tạo ra các nguồn ô nhiễm môi trường, các ổ dịch bệnh gây truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Việc cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải đối với các đối tượng này không chỉ là thách thức đối với các đô thị lớn, mà còn là cả đối với nhiều đô thị của các quốc gia trên thế giới.
3.1.2.9 Công tác thanh tra, giám sát và cưỡng chế còn bất cập
Trong những năm qua, các cơ quan chức năng, quản lý Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý chất thải. Nhưng hiệu lực của các văn bản này chưa cao, các mức thi hành cưỡng chế, xử phạt còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, nên hiệu quả của công tác quản lý CTRSHĐT chưa cao.
Mặt khác, thực tế hiện nay, lực lượng cán bộ thanh tra, giám sát môi trường từ cấp Bộ đến các địa phương còn rất mỏng, không đủ người, thiết bị cần thiết để phực vụ công tác thanh tra, giám sát, nên công tác này đã gặp không ít các khó khăn khi giải quyết các vấn đề thực tế. Đây cũng là một thách thức không nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại các đô thị.
3.1.2.10 Công tác cập nhật, thống kê và lưu giữ thông tin số liệu về quản lý CTRSH tại các đô thị còn yếu kém
Qua điều tra thực tế cho thấy, hầu hết các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Quận không nắm vững, hoặc thậm chí không có được các thông tin số liệu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Các thông tin này tập trung ở các Công ty Môi trường đô thị, hàng năm không có sự cập nhật, báo cáo thường xuyên (trừ một vài Quận lớn) lên các cơ quan quản lý.
Qua kết quả điều tra, báo cáo của các địa phương thì các số liệu hiện tại được cập nhật và thống kê rất khác nhau, không có sự nhất quán, không có tính kế thừa. Điều này đang là một khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý CTRSH tại các địa phương và Trung ương. Trong thời gian tới cần cải thiện đáng kể hoạt động thu thập, cập nhật và lưu giữ các thông tin dữ liệu về công tác quản lý CTRSH ở các đô thị Việt Nam .
3.1.2.11 Công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Để hạn chế việc đổ thải bừa bãi chất thải không đúng nơi quy định; áp dụng thành công các chương trình, dự án phân loại chất thải tại nguồn; Sản xuất phân compost; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải và giảm thiểu tiêu hủy tại bãi chôn lấp, cần thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý chất thải không đúng cách, cũng như làm cho cộng đồng thấy rõ trách nhiệm phải chi trả với mức hợp lý cho các dịch vụ quản lý chất thải sinh hoạt. Cần xây dựng được chương trình giáo dục cồng đồng thích hợp cho mọi đối tượng. Việc tư duy thay đổi hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi lứa tuổi cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển là vấn đề được quan tâm nhiều nhất của xã hội hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống, con người luôn mong muốn được phát triển nền kinh tế của mình.
Nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao đã kéo theo sự gia tăng chất thải rắn sinh hoạt đô thị một cách đáng kể. Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt đô thị nói riêng ở các nước trên thế giới, người ta áp dụng mô hình chung tại Hình 2.1. Tuy vậy, mục tiêu của các chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, mật độ dân cư, hệ thống giao thông, tình hình kinh tế - xã hội và các quy định về môi trường của từng vùng và quốc gia đó. Hơn thế nữa, việc thống kê chính xác các số liệu về chất thải quốc gia là điều không đơn giản. Do đó, sự quan tâm đầu tiên phải được thể hiện ở các cơ quan thẩm quyền có liên quan.
3.2.1 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Mỹ
Ở các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, năng lực quản lý chất thải rắn đã ở mức cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ chức tốt từ các chính sách pháp luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí cao và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này cũng được thể hiện bằng việc thay đổi thói quen của cộng đồng đối với tiêu dùng, nhấn mạnh đến việc sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, bền và thân thiện với môi trường.
Nguồn thải
Tái sử dụng
Vận chuyển
Tiêu hủy
Lưu trữ
Đốt + Thu hồi năng lượng
Chôn
lấp
Tái chế
Phân vi sinh
Vật liệu mới
Xử lý
Hình 2.1: Hệ thống quản lý chất thải
Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Mỹ chú trọng đến các nội dung chính sau đây:
Giảm nguồn phát sinh chất thải, bao gồm tái sử dụng các sản phẩm
Tái chế chất thải
Thiêu đốt kết hợp với thu hồi năng lượng
Chôn lấpQuản lý sự phát sinh CTRSH đô thị
Thay đổi thiết kế bao gói
Thay đổi thói quen mua hàng
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Ủ compost
Tái sử dụng
Những thay đổi khác
Thu hồi để tái chế
Đốt kết hợp thu hồi năng lượng
Chôn lấp
Giảm nguồn phát sinh chất thải
Giảm chất thải
Hình 2.2. Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Mỹ
v Giảm nguồn phát sinh chất thải
Trong hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Mỹ đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảm thiểu khối lượng chất thải phát sinh, tái sử dụng bất cứ khi nào có thể, sau đó là tái chế bất kể thứ gì được thải bỏ, nghĩa là nguyên vật liệu không bao giờ đi vào dòng chất thải.
Giảm phát sinh nguồn chất thải còn được gọi là ngăn ngừa chất thải, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, mua bán và sử dụng sản phẩm, cụ thể như là việc thiết kế, sản xuất các sản phẩm hàng hóa và bao gói sản phẩm nhằm giảm khối lượng, tính độc hại của nguyên vật liệu ban đầu, trước khi những sản phẩm này đi vào hệ thống thị trường mua bán và tiêu dùng. Các hoạt động để giảm nguồn phát sinh chất thải có thể được liệt kê sau đây:
Ä Thiết kế, sản xuất các sản phẩm và bao gói nhằm giảm khối lượng và tính độc hại của nguyên vật liệu ban đầu hoặc các sản phẩm này có thể dễ dàng được tái sử dụng.
Ä Tái sử dụng các sản phẩm, bao gói, cụ thể là các chai lọ, các loại thảm, các thùng, v.v.
Ä Tăng cường tuổi thọ của các sản phẩm, điển hình là lốp xe ô tô.
Ä Sử dụng bao gói để giảm thiểu hư hại đối với sản phẩm.
Ä Quản lý phần chất thải hữu cơ như thực phẩm thừa, chất thải vườn.
v Tái chế chất thải
Đây là nội dụng thứ hai trong hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Mỹ. Hoạt động tái chế giúp biến chất thải trở thành các nguồn nguyên liệu có giá trị. Các vật liệu như thủy tinh, kim loại, nhựa, giấy và chất thải vườn được thu gom và vận chuyển tới các nhà máy tái chế, tạo ra các sản phẩm, vật liệu mới.
Năm 2007, tại Mỹ, 85 triệu tấn CTRSH đô thị được tái chế, chiếm tỷ lệ 33,4% tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh (254,1 triệu tấn). Trong đó, 63,3 triệu tấn chất thải được tái chế thành các sản phẩm, vật liệu mới; 21,7 triệu tấn chất thải được chế biến thành phân vi sinh. Mặc dù tổng lượng CTRSH đô thị tị Mỹ năm 2007 cao hơn so với các năm trước, nhưng tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế chiếm tỷ lệ cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ CTRSH đô thị được tái chế năm 2005 là 31,7%, năm 2006 là 32,3% và năm 2007 là 33,4%. Các số liệu chi tiết được trình bày tại Bảng 2.1và Bảng 2.2.
v Đốt chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng
Tại Mỹ, việc đốt chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng đã được phát triển mạnh mẽ từ những năm 1980, với 2,7 triệu tấn chất thải được thiêu đốt và năm 1990 đã là 29,7 triệu tấn/năm. Năm 2007, tổng lượng chất thải được đốt kết hợp thu hồi năng lượng ước tính khoảng 31,9 triệu tấn/năm, chiếm tỷ lệ 12,6% tổng lượng CTRSH đô thị. Các số liệu chi tiết được trình bày tại Bảng 2.1và Bảng 2.2.
v Chôn lấp
Tại Mỹ, năm 2007, khoảng 54% CTRSH đô thị được chôn lấp, tỷ lệ này đã giảm nhẹ so năm 2006 (55,1%) . Tuy vậy, nếu so sánh với năm 1990 thì tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị bị chôn lấp đã giảm đáng kể. Năm 1990, khối lượng CTRSH đô thị bị chôn lấp là 142,3 triệu tấn, còn năm 2007 là 137,2 triệu tấn. Đồng thời, số lượng bãi chôn lấp chất thải tại Mỹ đã giảm một cách đáng kể từ những năm 1997 – 2007 so với những năm 1988 – 1994. Các sô liệu cụ thể được trình bày tại Bảng 2.1, Bảng 2.2 và hình 2.3
Bảng 2.1. Khối lượng CTRSH đô thị phát sinh, tái chế, ủ compost, đốt kết hợp thu hồi năng lượng và chôn lấp tại Mỹ từ năm 1960 – 2007 (đơn vị tính: triệu tấn/năm).
Các hoạt động
Năm
1960
1970
1980
1990
2000
2004
2005
2006
2007
Phát sinh
88,1
121,1
151,6
205,2
239,1
249,8
250,4
254,2
254,1
Thu hồi để tái chế
5,6
8,0
14,5
29,0
52,9
57,5
58,8
61,4
63,3
Thu hồi để ủ compost
-
-
-
4,2
16,5
20,5
20,6
20,8
21,7
Tổng lượng chất thải được tái chế
5,6
8,0
14,5
33,2
69,4
78,0
79,4
82,2
85
Đốt kết hợp thu hồi năng lượng
0.0
0,4
2,7
29,7
33,7
31,5
31,6
31,9
31,9
Chôn lấp
82,5
112,7
134,4
142,3
136,0
140,3
139,4
140,1
137,2
Nguồn: Các số liệu năm 2007 về CTRSH đô thị tại Mỹ, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ.
Bảng 2.2. Tỷ lệ khối lượng CTRSH đô thị phát sinh, tái chế, ủ compost, đốt kết hợp thu hồi năng lượng và chôn lấp tại Mỹ từ năm 1960 – 2007.
Các hoạt động
Năm
1960
1970
1980
1990
2000
2004
2005
2006
2007
Phát sinh (%)
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Thu hồi để tái chế (%)
6,4
6,6
9,6
14,2
22,1
23,0
23,5
24,1
24,9
Thu hồi để ủ compost (%)
-
-
-
2,0
6,9
8,2
8,2
8,2
8,5
Tổng lượng chất thải được tái chế(%)
6,4
6,6
9,6
16,2
29,0
31,2
31,7
32,3
33,4
Đốt kết hợp thu hồi năng lượng (%)
0
0,3
1,8
14
14,1
12,6
12,6
12,6
12,6
Chôn lấp (%)
93,6
93,1
88,6
69,3
56,9
56,2
55,7
55,1
54,0
Nguồn: Các số liệu năm 2007 về CTRSH đô thị tại Mỹ, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ.
Nguồn: Các số liệu năm 2007 về CTRSH đô thị tại Mỹ, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ.
Hình 2.3. Số lượng bái chôn lấp chất thải tại Mỹ từ năm 1988 – 2007
3.2.2 Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Vấn đề thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đang trở thành mối quan tâm của nhiều đô thị trên cả nước bởi xu thế tất yếu để trở thành những đô thị văn minh, hiện đại, thu hút sự đầu tư phát triển kinh tế và khách du lịch cần có môi trường trong sạch và lành mạnh. Thế nhưng, hoàn cảnh và điều kiện thực tế của Quận Hà Đông hiện nay còn nhiều bất cập và tồn tại. Những tồn tại và thách thức trong khâu quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung và trong công tác thu gom, phân loại rác nói riêng
Bất cập trong cơ chế chính sách
Hiện nay, mô hình quản lý, thu gom, phân loại, chất thải rắn sinh hoạt phổ biến là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với cơ chế tài chính do UBND các tỉnh, thành phố quy định. Mặt khác, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay mô hình hóa xã hội đã và đang hình thành, phát triển, nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm tới lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải, nhưng chúng ta lại chưa có được khung cơ chế pháp lý thuận lợi để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Việc phân loại rác tại nguồn chưa phát triển và nhân rộng được, một phần do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp và kịp thời nên chưa khuyến khích được phong trào tự giác phân loại của người dân; chưa có những đầu tư đồng bộ dẫn đến nhiều mô hình chỉ thực hiện được ở khâu phân loại tại nguồn, đến khâu vận chuyển và xử lý lại chưa tách riêng được. Một số cơ quan quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị còn chưa nắm được và chưa thi hành phạt các hành vi đổ rác ra đường, vi phạm về bảo vệ môi trường.
Bất cập trong việc tổ chức các mô hình thu gom, vận chuyển
Từ bộ máy quản lý Nhà nước đến các đơn vị triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa được tổ chức thống nhất. Hình thức tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cũng như phân công trách nhiệm quản lý, triển khai thực hiện rất khác nhau trong các đô thị, ví dụ như tên gọi của các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có thể là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công ty Môi trường đô thị, Công ty Công trình công cộng môi trường đô thị hoặc Công ty Địa chính. Còn cơ quan quản lý công tác này có thể là Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công Chính hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường,... Chính điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý đối với chất thải rắn sinh hoạt.
Thu phí vệ sinh
Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt không phải là dịch vụ cho không của Nhà nước, mà người sử dụng dịch vụ này phải trả một lệ phí nhất định nào đó. Công tác thu phí là một trong những chủ trương xã hội hóa trong công tác vệ sinh đô thị mà Đảng và Nhà nước phát động, nhằm từng bước xóa bao cấp trong lĩnh vực này, giảm bớt một phần chi phí của Nhà nước trong công tác thu gom, vận chuyên và xử lý rác thải.
Mức phí vệ sinh đều do UBND các tỉnh/thành phố ban hành thông qua Hội đồng nhân dân, do đó mức thu vẫn còn bao cấp chưa tính đúng và tính đủ, nhất là mức phí đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện,.. Do vậy, phí thu được không đủ trang trải cho công tác thu gom và xử lý rác. Ngoài ra, một số đô thị quy định không thu phí đối với các hộ buôn bán nhỏ, trong khi các đối tượng này xả rác nhiều nhất; các chợ cóc vẫn duy trì các khu vực bán hàng nhỏ lẻ trên vỉa hè, nhưng vẫn không thu được tiền, do đó không có kinh phí để chi trả cho công nhân quét dọn vệ sinh. Đối với các hộ cố tình không đóng phí vệ sinh nhưng lại không có các biện pháp cưỡng chế. Mặt khác, thực tế trong những năm qua, giá cả nhiều mặt hàng biến động, nhưng giá vệ sinh vẫn không thay đổi và còn ở mức thu rất thấp so với các dịch vụ khác (như điện, nước,…). Vấn đề này cần có chủ trương thống nhất và đồng bộ trong cả nước về việc thay đổi phí thu gom hợp lý đúng với giá trị thực của nó. Có như vậy, công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị mới hy vọng được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.
Vấn đề quy hoạch các điểm tập kết rác, đặt thùng rác công cộng
Nhiều phường vẫn chưa quy hoạch nổi các điểm tập kết rác, các trạm trung chuyển do không được sự đồng tình và ủng hộ của người dân, thậm chí của cả chính quyền sở tại (tổ dân phố, UBND phường xã,…).
Nhiều điểm tập kết rác nằm ngay trên trục các đường chính gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Hoặc các thùng rác công cộng do được đặt không đúng chỗ nên không thu gom được rác, trong khi đó rác lại được xả thải bừa bãi xuống lòng đường, nơi công cộng. Các vấn đề này hiện nay chúng ta chưa có chế tài quy định và xử phạt đúng mức, nên có khả năng còn kéo dài.
Vấn đề tài chính
Nguồn kinh phí đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, phân loại vận chuyển và cả xử lý chất thải rắn tại Quận còn quá hạn hẹp, phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.
Các đơn vị quản lý chất thải rắn hoạt động dưới hình thức công ích, cơ chế tài chính theo hình thức sự nghiệp có thu, nên thiếu tính chủ động trong điều hành sản xuất.
Nhiều đô thị đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa quản lý chất thải rắn nhưng gặp khó khăn về vốn, đơn giá dịch vụ, chế tài để nâng cao nguồn thu.
Nguồn vốn cho công tác đào tạo, nâng cao tay nghề, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trực tiếp tham gia công tác thu gom, vận chuyển rất hạn chế, nên việc tiếp cận với các thông tin, thiết bị mới không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Mặt khác, kinh phí duy tu bảo dưỡng các trang thiết bị, nhà xưởng, nơi tập kết hầu như không được quan tâm nhiều nên dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh và không có khả năng phục hồi.
Về trang thiết bị thu gom và vận chuyển
Thiết bị thu gom chất thải hiện nay ở Quận chủ yếu là các xe đẩy tay tam giác, xe cải tiến. Số lượng các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chuyên dụng còn rất thiếu, không đồng bộ và lạc hậu. Nhiều trang thiết bị đều quá niên hạn sử dụng, không đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường, an toàn lao động.
Về nguồn nhân lực
Các đơn vị chuyên trách về công tác vệ sinh môi trường Quận Hà Đông đã và đang phải đối mặt với việc tuyển chọn cán bộ nhân viên có trình độ cao, đặc biệt là những cán bộ chuyên môn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Vấn đề này càng trở nên khó khăn do hiện nay rất ít các chương trình đào tạo kỹ năng cho số cán bộ và công nhân hiện có.
Năng lực giám sát và điều tiết của các cán bộ chuyên trách về công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế.
Nhận thức cộng đồng
Quận Hà Đông là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của Hà Nội, nên hàng ngày thu hút nhiều đối tượng khác nhau tham gia hoạt động, nhiều đối tượng từ các vùng nông thôn ra thành thị, nên nhận thức rất khác nhau. Hơn nữa, trình độ dân trí ở các đô thị chưa thật cao, đáp ứng được yêu cầu thực tại của một đô thị văn minh hiện đại, nên tình trạng xả thải, chấp hành quy định bảo vệ môi trường còn ở mức độ thấp, làm cho công tác thu gom rác gặp không ít khó khăn.
Mặt khác công tác giáo dục, tuyên truyền chưa được sâu rộng, thường xuyên và liên tục dẫn đến tình trạng thiếu ý thức, xả thải bừa bãi rác thải là khó tránh khỏi ở các đô thị hiện nay.
Đề xuất mô hình
Qua nghiên cứu mô hình trên thế giới, ở địa phương khác trong thành phố như thành phố Sơn Tây, và thực tiễn áp dụng mô hình trong nước, các thách thức gặp phải trong việc triển khai mô hình và dựa trên các trên các yếu tố đề xuất mô hình chất thải rắn đô thị tại nước ta:
* Nguyên tắc đề xuất:
Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế, cơ chế chính sách của nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới và các nước trong khu vực.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển đảm bảo sự bền vững.
* Định hướng chiến lược chung:
Coi chất thải rắn sinh hoạt đô thị là nguồn tài nguyên.
Từng bước giảm thiểu việc chôn lấp CTRSH đô thị, tăng cường giảm thiểu CTR tại nguồn, phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải.
Tạo nguồn tài nguyên mới từ CTRSH đô thị.
* Mục tiêu quản lý CTR của Việt Nam trong thời gian tới:
Mục tiêu quản lý CTRSH đô thị trong thời gian tới đó là : giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu CTRSH tại nguồn.
Giảm CTRSH tại nguồn
Tái sử dụng
Tái chế
Tạo nguồn tài nguyên
Chôn lấp
Hình 3.4. Mục tiêu quản lý CTRSH đô thị
Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông có thể áo dụng mô hình quản lý nhà nước kết hợp với mô hình quản lý tư nhân chất thải rắn sinh hoạt. Sơ đồ mô hình như sau:
Dịch vụ Nhà nước + Tư nhân
Dịch vụ Nhà nước (tư nhân tham gia tái chế)
Dịch vụ Nhà nước + Tư nhân
Khung pháp lý
UBND các tỉnh thành
Tổng cục môi trường
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Doanh nghiệp
Thủ tục kê khai đăng kí
Thu gom, lưu chứa nội vi
Dịch vụ nhà nước
Xử lý, tiêu huỷ, chôn lấp tập trung
Tái sinh, tái chế, tái sử dụng
Trung chuyển (chất thải công nghiệp không nguy hại)
Vận chuyển bên ngoài
Thu gom bên ngoài
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông, PC36
Hội đồng điều hành quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Hình 3.5 Mô hình quản lý nhà nước kết hợp mô hình quản lý tư nhân chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Trong đó, mô hình thu gom được chia thành hai giai đoạn:
Mô hình giai đoạn 1
Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt tại các nhà cao tầng ở các đô thị
Xe vận chuyển 2
Xe vận chuyển 1
NM chế biến Phân vi sinh
Khu chôn lấp (tái chế)
Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Rác thải hữu cơ
Các loại rác thải khác
Ống thu gom
Hầm chứa rác
Xe gom rác
Điểm tập kết
Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt tại các nhà cao tầng ở các khu đô thị được lựa chọn như sau (xem sơ đồ dưới đây).
Hình 3.6. Phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt ở các nhà cao tầng.
Theo mô hình trên, trong giai đoạn 1 rác sinh hoạt tạm thời được phân làm 2 loại ở từng hộ gia đình: rác thải hữu cơ và rác thải còn lại.
* Dụng cụ thu gom: Sử dụng túi nilon 2 mầu
- Rác thải hữu cơ: bao gồm lá cây, rau, củ, quả, thực phẩm thừa,…(rác dễ phân hủy trong điều kiện bình thường) được đựng trong túi nilon màu trắng.
- Rác thải còn lại (hay còn gọi là rác thải khác hoặc rác vô cơ): Bao gồm các loại rác khó phân hủy trong điều kiện bình thường như vỏ hộp, gạch đá, bao bì, vải vụn, nhựa,…
Đặc biệt đối với các loại rác thải có thể tái chế như vỏ chai, giấy báo, sắt vụn, đồ gỗ, bìa carton,… khuyến khích các hộ dân tách riêng để dùng cho mục đích tái chế, tái sử dụng.
* Thu gom:
Các hộ dân sau khi phân loại rác và cho vào 2 loại túi như trên sau khi buộc chặt đưa đến thả vào ống thu gom rác ở mỗi tầng. Các túi rác qua ống thu gom rơi xuống hầm chứa ở dưới tầng 1. Các túi này sẽ được các công nhân vệ sinh thu gom hàng ngày. Các túi mầu trắng đựng rác hữu cơ được thu gom hàng ngày bằng các xe đẩy đến điểm tập kết đưa lên xe cuốn ép rác chở tới khu chế biến phân vi sinh. Các túi rác khác sẽ được lưu chứa tạm thời trong hầm rác, đến cuối tuần đưa lên xe gom chuyển tới điểm tập kết đưa lên xe cuốn ép rác chở tớ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111339.doc