Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh: SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
---------------------
BÁO CÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CẢI THIỆN
TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
THỦY SẢN QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ Ở TP. HỒ CHÍ MINH
(ĐÃ CHỈNH SỬA
THEO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHIỆM THU ĐÊ TÀI NGÀY 11/9/2006)
TP. HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9 - 2006
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
---------------------
BÁO CÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CẢI THIỆN
TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
THỦY SẢN QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ Ở TP. HỒ CHÍ MINH
(ĐÃ CHỈNH SỬA
THEO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHIỆM THU ĐÊ TÀI NGÀY 11/9/2006)
Cơ quan quản lý
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
Cơ quan thực hiện
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9 NĂM 2006
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiê...
130 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
---------------------
BÁO CÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CẢI THIỆN
TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
THỦY SẢN QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ Ở TP. HỒ CHÍ MINH
(ĐÃ CHỈNH SỬA
THEO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHIỆM THU ĐÊ TÀI NGÀY 11/9/2006)
TP. HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9 - 2006
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
---------------------
BÁO CÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CẢI THIỆN
TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN
THỦY SẢN QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ Ở TP. HỒ CHÍ MINH
(ĐÃ CHỈNH SỬA
THEO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGHIỆM THU ĐÊ TÀI NGÀY 11/9/2006)
Cơ quan quản lý
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
Cơ quan thực hiện
VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 9 NĂM 2006
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh”, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở CBTS và cá nhân. Nay, đề tài đã hoàn tất, nhóm nghiên cứu trân trọng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan và cá nhân đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài:
Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã chấp thuận và tài trợ kinh phí cho chúng tôi thực hiện đề tài.
Phòng Quản lý Khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi về tổ chức thực hiện và các thủ tục đề tài.
Viện KTNĐ và BVMT là đơn vị chủ trì, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Toàn thể anh chị em Phòng Quan trắc và Phân tích Môi trường - Viện KTNĐ và BVMT đã tham gia tích cực trong vai trò của mình trong quá trình nghiên cứu.
Các sinh viên Nguyễn Cảnh Lộc, Lê Thị Thu Thủy (Đại học KHTN TP. HCM), Lê Thảo Chi và Phan Nhã Hiếu (Đại học Kỹ thuật dân lập công nghệ TP. HCM) đã cùng chúng tôi tham gia trong quá trình nghiên cứu tại Công ty CP CBTS Quang Minh.
Các Công ty thủy sản đã cộng tác với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, gồm
Xí nghiệp số 9 – Công ty CP Thủy đặc sản: 213 Hòa Bình, quận Tân Phú
Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX: 126 Bis Vườn Lài, quận Tân Phú
Công ty CB Thủy hải sản XK Việp Phú: 289 Lũy Bán Bích, quận Tân Phú
Công ty CP Thủy sản số 1 (Phân xưởng 3): 1004 Âu Cơ, quận Tân Phú
Công ty XNK và CBTS Đông lạnh số 3: 483 Phạm Văn Chí, quận 6
Công ty CP CBTS Quang Minh: 50 Nam Hòa, Phước Long A, quận 9
Đặc biệt lời cảm ơn gửi đến Ban lãnh đạo Công ty CP CBTS Quang Minh gồm GĐ Nguyễn Hữu Sơn, PGĐ Hoàng Văn Chức cùng anh Nguyễn Văn Minh, chị Hoàng Thị Cẩm Tú đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu thực tế tại Công ty.
Xin chân thành cảm ơn tất cả !
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN
Chủ nhiệm đề tài: Th.S Phạm Hồng Nhật - VITTEP
Thư ký khoa học: Th.S Nguyễn Phú Bảo - VITTEP
Tham gia thực hiện: Th.S Trịnh Đình Bình - VITTEP
Th.S Nguyễn Phúc Bảo Minh - VITTEP
Th.S Hoàng Khánh Hòa - VITTEP
Th.S Nguyễn Thúy Lan Chi - VITTEP
CN. Nguyễn Văn Lăng - VITTEP
CN. Ngô Xuân Huy - VITTEP
CN. Nguyễn Thanh Hải - VITTEP
CN. Trần Thị Oanh - VITTEP
CN. Hoàng Nam – Sở KH & CN TP. Hồ Chí Minh
Ông Hoàng Văn Chức – Công ty cổ phần CBTS Quang Minh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh học
BYT Bộ Y tế
BVMT Bảo vệ môi trường
CBTS Chế biến thủy sản
CBTSĐL Chế biến thủy sản đông lạnh
CBTP Chế biến thực phẩm
CP Cổ phần
COD Nhu cầu oxy hóa học
CTR Chất thải rắn
GTSX Giá trị sản xuất
HT Hệ thống
KHCN Khoa học, Công nghệ
MT Môi trường
SS Chất rắn lơ lửng
SXSH Sản xuất sạch hơn
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
XLNT Xử lý nước thải
XK Xuất khẩu
Xn Xí nghiệp
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất ngành thủy sản ở TP. Hồ Chí Minh
Bảng 2.2 Danh sách các cơ sở CBTS trên địa bàn TpHCM
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng nước cấp tại các cơ sở CBTS được nghiên cứu
Bảng 2.4 Kết quả đo độ ồn và các yếu tố vi khí hậu
Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các cơ sở CBTS
Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở CBTS
Bảng 2.7 Xác định cơ hội SXSH ở 06 cơ sở CBTS
Bảng 2.8 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn
Bảng 3.1 Giá điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại Công ty CP CBTS Quang Minh
Bảng 3.2 Lượng điện năng, nước sạch và nước ngầm tiêu thụ trung bình trong tháng
Bảng 3.3 Sản lượng CBTS của công ty Quang Minh trong năm 2005
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thủy cục và nước giếng khoan tại Công ty CP CBTS Quang Minh (mẫu lấy ngày 28/2/2006.
Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí ở Công ty CP CBTS Quang Minh
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Công ty CP CBTS Quang Minh
Bảng 3.7 Kết quả đo ánh sánh tại công ty Quang Minh vào ngày 11/05/2006 (đơn vị: Lux)
Bảng 3.8 Chất thải phát sinh từ các công đoạn trong quy trình chế biến
Bảng 3.9 Lợi ích kinh tế của giải pháp lắp van khóa ở đầu các ống nước
Bảng 3.10 Lợi ích kinh tế của giải pháp rửa sàn bằng vòi phun cao áp
Bảng 3.11 Lợi ích kinh tế của giải pháp thu gom triệt để chất thải rắn
Bảng 3.12 Lợi ích kinh tế của việc áp dụng thao tác rửa mới trong công đọan sơ chế cá bò
Bảng 3.13 Lợi ích kinh tế của việc áp dụng thao tác rửa mới trong công đọan rửa xử lý cá bò
Bảng 3.14 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước đá ướp cá
Bảng 3.15 Lợi ích kinh tế của tách và thu gom nước thải
Bảng 3.16 Lợi ích kinh tế của việc tận dụng ánh sáng (1 năm)
Bảng 3.17 Kết quả đo ánh sáng tại phòng sơ chế 1 trong điều kiện không bật đèn sau khi lắp tấm tôn bằng Policacbonat (kết quả đo ngày 04/06/2006)
Bảng 3.18 Lợi ích kinh tế của giải pháp sử dụng tăng phô điện tử (1 năm)
Bảng 3.19 Kết quả quan trắc nước thải tại Công ty CP CBTS Quang Minh (chưa áp dụng các giải pháp ngăn ngừa nước thải, ngày 18/7/2006)
Bảng 3.20 Kết quả quan trắc nước thải tại Công ty CP CBTS Quang Minh (đã áp dụng giải pháp thu gom, lưu trữ CTR, ngày 31/7/2006)
Bảng 3.21 Kết quả quan trắc nước thải tại Công ty CP CBTS Quang Minh (đã áp dụng tất cả các giải pháp đề xuất, ngày 08/8/2006)
Bảng 3.22 Kết quả quan trắc nước thải tại Công ty CP CBTS Quang Minh (đã áp dụng tất cả các giải pháp đề xuất, ngày 22/8/2006)
Bảng 3.23 Đánh giá sự giảm tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau khi áp dụng SXSH tại Công CP CBTS Quang Minh
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ các biện pháp giảm chất thải tại nguồn
Hình 2.1 Quy trình sản xuất chung tại các cơ sở CBTS ở TP. Hồ Chí Minh
Hình 3.1 Khối lượng nguyên liệu tiêu thụ của công ty trong năm 2005
Hình 3.2 Khối lượng sản phẩm đã sản xuất của công ty trong năm 2005
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí đèn sản xuất tại Công ty CP CBTS Quang Minh
Hình 3.4 Qui trình chế biến cá bò đông lạnh ở công ty Quang Minh
Hình 3.5 Các công đọan rửa sàn vệ sinh nhà xưởng trong qui trình chế biến cá bò đông lạnh
Hình 3.6 Cân bằng vật chất qui trình chế biến Cá bò ở Công ty Quang Minh
Hình 3.7 Qui trình chế biến Ghẹ đông lạnh ở công ty Quang Minh
Hình 3.8 Các công đọan rửa sàn vệ sinh nhà xưởng trong qui trình chế biến Ghẹ đông lạnh
Hình 3.9 Cân bằng vật chất qui trình chế biến Ghẹ ở công ty Quang Minh
Hình 3.10 Qui trình chế biến tôm cấp đông nguyên con ở công ty Quang Minh
Hình 3.11 Các công đọan rửa sàn vệ sinh nhà xưởng trong qui trình chế biến tôm cấp đông nguyên con
Hình 3.12 Cân bằng vật chất qui trình chế biến Tôm cấp đông nguyên con ở công ty Quang Minh
Hình 3.13 Vòi nước chưa gắn khóa
Hình 3.14 Khóa được gắn đầu vòi nước
Hình 3.15 Hệ thống bơm nước áp lực
Hình 3.16 Nước rất mạnh ở vòi phun
Hình 3.17 Hệ thống lấy sáng
Hình 3.18 Hệ thống lấy sáng có tấm che
Hình 3.19 Sơ đồ HT XLNT CBTS đề xuất cho Công ty CP CBTS Quang Minh
Hình 3.20 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (BOD) trong nước thải chế biến sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.21 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (COD) trong nước thải chế biến sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.22 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (BOD) trong nước thải xử lý cá sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.23 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (COD) trong nước thải xử lý cá sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.24 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (BOD) trong nước thải rửa sàn sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.25 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (COD) trong nước thải rửa sàn sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.26 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (tổng P) trong nước thải chế biến sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.27Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (N-NH4) trong nước thải chế biến sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.28 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (tổng P) trong nước thải xử lý cá sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.29 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (N-NH4) trong nước thải xử lý cá sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.30 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (tổng P) trong nước thải rửa sàn sau khi áp dụng SXSH
Hình 3.31 Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm (N-NH4) trong nước thải rửa sàn sau khi áp dụng SXSH
CHƯƠNG I TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu chung
Ngành thủy sản là một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng Nam bộ, nhất là TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản không cao nhưng TP. Hồ Chí Minh là một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn, có ngành công nghiệp chế biến thủy sản tương đối mạnh và là một đầu mối xuất khẩu thủy sản lớn ở nước ta với giá trị sản phẩm xuất khẩu chiếm khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Khoảng hơn 60% nhà máy chế biến thủy sản ở Việt Nam được đặt tại khu vực phía Nam và TP. Hồ Chí Minh là tâm điểm. Các nhà máy đặt ở miền Trung khoảng 34% và chỉ vào khoảng 6,5% được đặt ở miền Bắc (Hội thảo sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản, TP.HCM 01/2002). Hàng năm, lượng thủy sản được đưa về TP. Hồ Chí Minh khoảng 400.000 tấn từ các nguồn cung cấp sau:
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 250.000 tấn
Miền Đông Nam bộ: 60.000 tấn
Vùng duyên hải Nam Trung bộ: 50 tấn
Sản xuất tại chỗ: 40.000 tấn
Điều này cho thấy rằng khu vực thành phố chiếm một lượng lớn các nhà máy chế biến thủy sản và lượng nước ngọt cung cấp cho các nhà máy này cũng khá lớn và điều đặc biệt hơn là lượng nước thải thải ra hàng ngày cũng không nhỏ. Theo đánh giá thì lượng nước thải của ngành chế biến thủy sản là một trong những ngành sản xuất có lượng nước thải lớn. Khối lượng nước thải có thể dao động trong khoảng 5 - 45 m3/tấn sản phẩm tùy theo từng loại và lưu lượng thải của các nhà máy chế biến thủy sản lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai lên đến hơn 18.900 m3/ngày (Hội thảo sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản, TP.HCM 01/2002).
Về công nghệ, chế biến thủy sản phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và mùa vụ thu hoạch do đó các nhà máy được thiết kế để chế biến các sản phẩm khác nhau nhưng tập trung vào những công nghệ chế biến các sản phẩm sau:
Các loại các đông lạnh, động vật thân mềm, mực ống...
Các loại cá khô...
Chế biến tôm...
Ở bất cứ nhà máy CBTS với loại sản phẩm nào, qui mô lớn hay nhỏ thì mức độ gây ô nhiễm của chúng cũng là rất lớn đặc biệt là nước thải với lưu lượng và tải lượng ô nhiễm cao. Vì lưu lượng thải lớn và tải lượng ô nhiễm cao nên việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải là hết sức tốn kém. Trong khi đó, rất nhiều các nhà máy chế biến thủy sản ở TP. Hồ Chí Minh có qui vừa và nhỏ nên chi phí này là quá cao so với khả năng của các doanh nghiệp. Theo tính toán sơ bộ thì chi phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải CBTS vào khoảng 5 triệu đồng/m3). Ngoài ra chi phí vận hành hệ thống xử lý cũng khá cao (5.000 đồng/m3). Do vậy công nghệ xử lý cuối đường ống đối với ngành chế biến thủy sản là khá tốn kém. Chính vì có lưu lượng cao, tải lượng ô nhiễm lớn, giá thành xây dựng và vận hành hệ thống xử lý khá cao nên công nghiệp chế biến thủy sản đã được xem là một một trong tám ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất (Sở KHCNMT TP. Hồ Chí Minh năm 1998). Do đó, các nghiên cứu về sản xuất sạch hơn ứng dụng cho ngành chế biến thủy sản cũng được quan tâm và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ chú ý đến một số cơ sở quy mô lớn và Dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (SEAQIP) là một ví dụ đển hình. Dự án SEAQIP do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, đã thực hiện nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một vài cơ sở chế biến thuỷ hải sản quy mô lớn ở Việt Nam. Một trong những kết luận của báo cáo “Kết quả thực hiện Sản xuất Sạch hơn trong ngành chế biến thuỷ sản” của SEAQIP vào tháng 8/2004 đã khẳng định: “Dường như việc thực hiện SXSH một cách hệ thống, liên tục mới chỉ tập trung trong các doanh nghiệp lớn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nguồn nhân lực hạn chế và còn nhiều mối quan tâm trước mắt như thị trường, chất lượng… nên vẫn còn ngại ngần và thiếu lòng tin với SXSH. Nên chăng ngành thuỷ sản và các dự án nên có những chính sách và hoạt động phù hợp để hỗ trợ nâng cao nhận thức và thực hiện sản xuất sạch hơn trong khối doanh nghiệp vừa và nhỏ” (Nguồn: Chương trình Hỗ trợ ngành thuỷ sản Dự án Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, SEAQIP).
Hiện nay ngành chế biến thuỷ sản đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và là ngành xuất khẩu hàng đầu của nước ta nên các nhà máy chế thuỷ sản được xây dựng ngày càng nhiều ở khu tập trung nguyên liệu và hình thành xung quanh các vệ tinh là các cơ sở CBTS có qui mô vừa và nhỏ. Chính vì vậy, TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ là một trong những khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản và đi kèm theo nó là khả năng bị ô nhiễm ngày càng gia tăng nếu như không có các giải pháp phù hợp. Trong thực tế, các nghiên cứu gần đây về việc giảm thiểu ô nhiễm trong ngành chế biến thuỷ sản cũng chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề xử lý nước thải hoặc một số nghiên cứu các giải pháp tổng hợp nhưng chưa đồng bộ và còng tính chất đơn lẻ.
Trên cơ sở thực tế cũng như một số luận chứng khoa học trong giảm thiểu ô nhiễm thì một giải pháp tổng hợp, dựa trên cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn hứa hẹn sẽ phù hợp và mang tính khả thi lớn. Do đó nghiên cứu này với cách tiếp cận “nghiên cứu trường hợp (case study)”, hứa hẹn sẽ có những đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động của các cơ sở chế biến thuỷ sản qui mô vừa và nhỏ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các kết quả và mô hình thí nghiệm điển hình của đề tài, có thể được nhân rộng và đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ và cải thiện môi trường của TP. Hồ Chí Minh cũng như các địa phương khác trong cả nước
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài đặt ra hai mục tiêu chính là:
Đánh giá hiện trạng và xác định mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động của các cơ sở chế biến thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp tổng hợp khả thi để cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh theo cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn.
1.3 Nội dung đề tài
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, những nội dung nghiên cứu của đề tài đã được thực hiện, gồm:
Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng hoạt động của các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh.
Thực hiện nghiên cứu điển hình tại 06 cơ sở chế biến thủy sản theo cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn.
Triển khai thực hiện mô hình sản xuất sạch hơn tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản Quang Minh (cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ) theo đúng tiến trình và nội dung của một dự án sản xuất sạch hơn.
Phân tích đánh giá khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở chế biến thủy sản vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh.
Thiết kế mô hình xử lý nước thải phù hợp với cơ sở nghiên cứu điển hình (Công ty CP CBTS Quang Minh) và từ đó nhân rộng cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và cơ sở qui mô nhỏ.
Đề xuất giải pháp tổng hợp cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP.Hồ Chí Minh.
Biên soạn sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ theo cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp tiếp cận vấn đề
1.4.1.1 Phân tích mạng lưới
Việc xác định các nguyên nhân gây ra ô nhiễm và tổn thất năng lượng trong quá trình sản xuất của các cơ sở chế biến thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ là một trong những nội dung quan trọng nhất của đề tài. Các nguyên nhân này sẽ có những tác động nhất định đến các hoạt động của các cơ sở CBTS và chúng sẽ được phân tích khoa học trên cơ sở như là một thành phần nằm trong một hệ thống mạng lưới có quan hệ chặt chẽ là kinh tế, chính sách và xã hội.
Theo P.J.Mol (1995) bất cứ một hệ thống công nghiệp nào (nhà máy, công ty, khu công nghiệp…) đều không thể hoạt động một cách độc lập mà phải chịu tác động của 3 mạng lưới là mạng lưới kinh tế (economic network), mạng lưới chính sách (policy network) và mạng lưới xã hội (societal network). Ba mạng lưới này tạo thành mạng lưới ba phía (triad – network) giúp chúng ta hiểu và phân tích được tất cả những nhân tố và thể chế (về mặt kinh tế, chính sách, xã hội) chi phối khả năng thực hiện một dự án, một mô hình công nghệ nào đấy trong thực tiễn để từ đó có thể có những giải pháp nhằm thay đổi các mối quan hệ, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án trở nên khả thi.
1. Mạng lưới kinh tế
Mạng lưới này tập trung chủ yếu vào những tác động qua lại giữa các đơn vị kinh tế trong và ngoài khuôn viên công nghiệp hay trong những lĩnh vực kinh tế khác nhau thông qua các qui luật kinh tế và tài nguyên. Nội dung của hệ thống kinh tế sẽ phân tích các vấn đề chính sau:
Những mối quan hệ hàng dọc giữa đơn vị nghiên cứu với người cung cấp nguyên liệu, người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm.
Những mối quan hệ hàng ngang (quan hệ cạnh tranh) giữa các đơn vị kinh tế trong cùng một lĩnh vực sản xuất.
Mối tương quan giữa đơn vị nghiên cứu với những tổ chức kinh tế khác (như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, công ty cung cấp dịch vụ điện, nước…) và các viện nghiên cứu.
2. Mạng lưới chính sách
Mạng lưới chính sách tập trung vào mối tương quan giữa đơn vị kinh tế cần nghiên cứu với các luật lệ, thể chế, chính sách chi phối nó. Điều quan trọng là phải nhận ra được những nhân tố và thể chế thích hợp quyết định chính sách công nghiệp và chính sách môi trường, bao gồm các luận điểm, các chiến lược… (Vliet và Frijns, 1995). Nghiên cứu hệ thống chính sách sẽ làm rõ mối tương quan giữa đơn vị kinh tế và cơ quan quản lý môi trường địa phương và trung ương. Ngoài ra, những luật lệ liên quan đến môi trường mà có thể gây ảnh hưởng lên sự đổi mới của các cơ sở chế biến thủy hải sản qui mô vừa và nhỏ (về mặt môi trường) cũng sẽ được phân tích. Thông qua đó, những thuận lợi cũng như các rào cản, bất lợi ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động BVMT của xí nghiệpsẽ được nhận dạng và điều chỉnh cho phù hợp dựa vào cơ chế chính sách.
Một số đơn vị quản lý có mối quan hệ và có những tác động nhất định đến hoạt động BVMT của các cơ sở CBTS ở khu vực TP. Hồ Chí Minh thông qua cơ chế chính sách trong các lĩnh vực môi trường, công nghiệp, tài nguyên như:
UBND thành phố và các quận, huyện
Sở Tài nguyên và Môi trường
Chi cục Bảo vệ Môi trường
Phòng Quản lý Môi trường
Phòng Tài nguyên Môi trường các quận, huyện
3. Mạng lưới xã hội
Mạng lưới xã hội hướng vào việc nhận dạng mối quan hệ giữa một đơn vị kinh tế và các tổ chức xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước (Koppen và Mol, 2001). Những nghiên cứu về hệ thống xã hội tập trung vào mối liên quan trong nội bộ của một đơn vị kinh tế và giữa đơn vị kinh tế đó với cộng đồng địa phương và nhiều tổ chức xã hội khác từ trung ương đến địa phương như:
Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.
Các phương tiện truyền thông đại chúng (tivi, báo, đài phát thanh…).
Hội những người tiêu dùng.
Chính quyền cấp cơ sở.
Ảnh hưởng của hệ thống xã hội lên một đơn vị hoàn toàn không dựa vào thị trường hay dựa vào những luật lệ, qui định nhà nước mà bằng áp lực cộng đồng, thường là thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Điểm trọng tâm ở chỗ nếu sự quan tâm về môi trường đóng một vai trò nào đó trong các mối quan hệ này thì có thể tác động vào đấy để buộc các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường hay khuyến thích họ có những cải cách trong sản xuất để trở nên thân thiện hơn với môi trường. Chẳng hạn, cộng đồng dân cư có thể gây áp lực mạnh buộc các cơ sở gây ô nhiễm nặng di dời đi nơi khác (có sự can thiệp của chính quyền), hay thông qua các phương tiện thông tin, các cơ quan môi trường và chính quyền địa phương có thể phát triển các chương trình giảm thiểu chất thải, BVMT đến các doanh nghiệp sản xuất…
1.4.1.2 Giảm thiểu ô nhiễm bằng sản xuất sạch hơn
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, các nghiên cứu vể khống chế ô nhiễm chủ yếu tập trung vào các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm cuối đường ống (end-of-pipe treatment). Do tính hiệu quả thấp của nó nên ngày nay hầu như không được nghiên cứu một cách biệt lập mà được áp dụng trong một tổng thể cùng với những biện pháp khác. Nguyên nhân chính là do kinh phí quá cao để thực hiện các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm cuối đường ống và đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, khi mà nguồn vốn của họ không thực sự dồi dào và khi cuộc cạnh tranh kinh tế đang diễn ra ngày càng gay gắt. Chính vì vậy trong nghiên cứu này, một cách tiếp cận mới được áp dụng là giảm thiểu ô nhiễm, ngăn ngừa chất thải và sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn thích hợp cho tất cả các cơ sở sản xuất có sử dụng tài nguyên (nguyên liệu thô, năng lượng, nước...), vì vậy thích hợp với các cơ sở CBTS.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài áp dụng cách tiếp cận “nghiên cứu trường hợp (case study)” và áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn đối với cơ sở CBTS được nghiên cứu điển hình.
1.4.2 Giới thiệu về sản xuất sạch hơn
1.4.2.1 Định nghĩa sản xuất sạch hơn
Theo UNEP – Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Cụ thể:
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm số lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ chu trình sống của sản phẩm: từ khâu tuyển chọn nguyên liệu thô đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với dịch vụ: SXSH kết hợp các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Các khái niệm tương tự với SXSH gồm Giảm thiểu chất thải, Ngăn ngừa ô nhiễm, Phòng ngừa ngừa ô nhiễm, Năng suất xanh. Về cơ bản, các khái niệm này đều có nhiều điểm giống với SXSH, với mục tiêu là giúp cho doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn và phát sinh ít ô nhiễm hơn.
1.4.2.2 Các giải pháp SXSH
Sản xuất sạch hơn không chỉ bao gồm những thay đổi đơn thuần về mặt công nghệ, thiết bị mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, lợi ích đáng kể nhất của SXSH có thể đạt được nhờ sự suy nghĩ tới những mặt không bình thường của vấn đề mà không cần áp dụng các giải pháp công nghệ. Chính sự nhận thức đúng đắn của cán bộ lãnh đạo, quản lý và công nhân… về SXSH là điều cốt yếu để việc áp dụng SXSH đạt kết quả tốt.
Các thay đổi được gọi là “Giải pháp SXSH” có thể được chia thành các nhóm sau:
Giảm chất thải tại nguồn
Về cơ bản, ý tưởng của SXSH là tìm hiểu tận cùng nguồn gốc ô nhiễm. Một số biện pháp thực hiện nhằm giảm chất thải tại nguồn bao gồm:
Giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi tốt
Kiểm soát quá trình tốt hơn
Cải tiến thiết bị
Thay đổi nguyên liệu
Công nghệ sản xuất mới
Hình 1.1 Sơ đồ các biện pháp giảm chất thải tại nguồn
Quản lý nội vi: Là loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Mặt dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên, công nhân.
Kiểm soát quá trình tốt hơn: Kiểm soát để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi sự quan tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
Cải tiến thiết bị: Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị.
Thay đổi nguyên liệu: Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn.
Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại và có hiệu quả hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặt dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.
Tuần hoàn, tái sử dụng
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu gom “chất thải” và sử dụng lại cho quá trình sản xuất.
Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu gom (và xử lý) “các dòng thải“ để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
Cải tiến sản phẩm
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của SXSH. Cải tiến sản phẩm bao gồm thay đổi sản phẩm hay thay đổi bao bì.
Thay đổi sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó.
Các thay đổi về bao bì có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng đồng thời bảo vệ được sản phẩm.
1.4.2.3 Lợi ích của SXSH
SXSH hiện nay được coi là một trong những cách tiếp cận hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều nguyên liệu thô, năng lượng, nước và dễ gây ô nhiễm.
SXSH mang lại lợi ích kinh tế – môi trường lớn và rất có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở sản xuất. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng tài nguyên tiêu thụ từ 10 – 15% mà không cần đầu tư lớn. Đầu tư vào SXSH để ngăn chặn ô nhiễm và giảm tiêu thụ tài nguyên là cách làm có hiệu quả cao hơn so với việc tiếp tục dựa vào các giải pháp xử lý “cuối đường ống” ngày càng đắt tiền.
Lợi ích về kinh tế của SXSH
Vì mục tiêu của SXSH là sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất nên việc áp dụng các phương án này vào trong quá trình sản xuất sẽ mang lại một số lợi ích về kinh tế.
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có hiệu quả hơn.
Giảm bớt các chi phí cho việc quản lý và xử lý chất thải như chi phí vệ sinh nhà xưởng, xử lý chất thải rắn, chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải...
Giảm thiểu các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lượng chất thải được giảm thiểu, các dòng chất thải được tách riêng…).
Chất lượng sản phẩm được cải thiện
Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiền tiết kiệm được
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu tư ban đầu cao.
Có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tăng lợi thế cạnh tranh do giảm được những khoản chi phí không cần thiết.
Hình ảnh của Công ty ngày càng tốt hơn trong các quan hệ với cộng đồng và đây cũng là một trong những cách tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp rất tốt.
Lợi ích về môi trường của SXSH
Xét về khía cạnh môi trường, lợi ích do SXSH mang lại cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng rất lớn.
Thứ nhất, khi áp dụng SXSH, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội giảm được lượng tài nguyên tiêu thụ, góp phần tạo ra một nền kinh tế trên cơ sở phát triển bền vững.
Thứ hai, SXSH là con đường tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính. Các tổ chức cho vay tài chính hiện nay trên thế giới và ngay cả Việt Nam (Ngân hàng thế giới, các tổ chức phi chính phủ, các dự án ODA, ngân hàng Việt Nam…) ngày càng quan tâm đến vấn đề xuống cấp của môi trường hơn bao giờ hết và những dự án tìm kiếm vốn vay hay trợ giúp tài chính ngày càng được xem xét kỹ lưỡng về triển vọng môi trường. SXSH tạo ra hình ảnh tích cực của người vay tiền và do vậy cải thiện sự tiếp cận đến với các nguồn tài chính.
Thứ ba, thị trường hiện nay cũng rất quan tâm tới hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các hoạt động BVMT. Một minh chứng cụ thể là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi xuất hàng sang các nước Châu Âu và Mỹ, để hàng hóa được bán với giá cao hơn, ngoài các tiêu chuẩn về chất lượng và chủng loại sản phẩm còn phải xin được chứng nhận “Green label” (nhãn hiệu xanh, nhãn hiệu sinh thái dành cho các sản phẩm được sản xuất mà không gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường). Do đó, khi các doanh nghiệp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về môi trường trong nước và các giải pháp tiếp cận về quản lý môi trường hợp lý (có chứng chỉ ISO 14001, thực hiện tốt các kế hoạch về SXSH, đạt nhãn sinh thái…) thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường cao cấp.
Thứ tư, áp dụng SXSH giúp cho các doanh nghiệp tuân thủ các luật định về môi trường tốt hơn. Trước đây, để đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường ngày một chặt chẽ, các doanh nghiệp thường sử dụng các giải pháp lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền, chi phí vận hành lớn. Tuy nhiên với cách tiếp cận SXSH như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ tuân thủ tiêu chuẩn xả thải một cách dễ dàng hơn, đơn giản và rẻ tiền hơn do các chất thải đã được hạn chế ngay tại nguồn phát sinh.
SXSH không chỉ cải thiện môi trường bên ngoài cơ sở công nghiệp mà còn cải thiện điều kiện làm việc của chính họ. Giữ cho cơ sở sạch và không có chất thải, không có nước và hóa chất rơi vãi, rò rỉ không những làm giảm khả năng xảy ra tai nạn mà còn giúp cho lực lượng lao động kiểm soát được những chỗ rò rỉ mới và tổn thất nguyên liệu.
Tóm lại, cách tiếp cận mang tính chủ động và phòng ngừa của SXSH đã ngày càng chứng tỏ tính ưu việt của nó trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện môi trường trong sản xuất, tiết kiệm tài nguyên cũng như nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Lý luận và thực tiễn cho thấy, SXSH thực sự mang lại lợi ích về nhiều mặt cho các doanh nghiệp cũng như cộng đồng xã hội.
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin
Nhằm thu nhập các thông tin về ngành công nghiệp CBTS hiện nay và thông tin về các cơ sở CBTS ở thành phố Hồ Chí Minh, việc sử dụng phương pháp thông tin là rất cần thiết và đem lại nhiều hiệu quả. Thông tin sẽ được thu thập từ 3 nguồn chính là:
Những thông tin trực tiếp cấp 1: thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở, công nhân, khách hàng, cơ quan quản lý liên quan, các số liệu quan trắc môi trường... và các thông tin khác do các cơ quan chuyên môn đã thực hiện.
Những thông tin trực tiếp cấp 2: thu thập thông qua khảo sát thực tế tại hiện trường ở các cơ sở CBTS (đã được lựa chọn để nghiên cứu điển hình).
Những thông tin gián tiếp (cấp 3): được thu thập thông qua những tài liệu khoa học đã được công bố, các thông tin đã được đăng tải qua phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề liên quan đến hoạt động CBTS.
Khảo sát thực tế
Phương pháp này đảm bảo tính chính xác, tính khách quan trong nghiên cứu bất cứ một đối tượng nào. Để có thể xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, thất thoát nguyên liệu và năng lượng và tìm được những cơ hội cải thiện môi trường cho các cơ sở CBTS, thì phương pháp khảo sát thực tế là đúng đắn và cần thiết. Việc khảo sát thật kỹ từng công đoạn của quá trình sản xuất gồm nhập liệu, thao tác và vận hành sản xuất, thải bỏ, đóng gói sản phẩm... sẽ là cơ sở đề xuất những giải pháp mang lại hiệu quả cao cho việc áp dụng SXSH.
Phân tích, đánh giá, so sánh
Các thành phần môi trường: sử dụng các phương pháp thu mẫu, phân tích, đánh giá phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) tương ứng.
So sánh mức sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nước… giữa các qui trình chế biến để tìm ra giải pháp cải thiện môi trường tối ưu nhất.
Nghiên cứu điển hình
Trên cơ sở 06 cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ đã được khảo sát, đánh giá dựa trên các tiêu chí được đề xuất, 01 cơ sở CBTS được thí điểm nghiên cứu điển hình bằng cách áp dụng ngăn ngừa ô nhiễm và SXSH.
Trong đề tài này, Công ty cổ phần chế biến thủy sản Quang Minh đã được lựa chọn.
Phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở những thông tin có được trong quá trình quan sát và điều tra thực tế cùng những số liệu và tài liệu liên quan thu thập được, phân tích, chọn lọc và tổng hợp một cách logic để có được sự phản ánh chung, đầy đủ về đối tượng nghiên cứu.
1.4.4 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ đã được lựa chọn với những tiêu chí sau:
Có qui mô vừa và nhỏ (tiêu chí phân loại của Việt Nam theo Nghị định 90/2001/CP-ND của Chính phủ).
Có kế hoạch hoạt động lâu dài dù phải có di dời trong tương lai.
Có thiện chí cải thiện tình hình môi trường.
1.5 Kết quả của đề tài
Kết quả đạt được của đề tài gồm:
Báo cáo khoa học của đề tài bao gồm đủ các nội dung đã được đề xuất và các kết quả nghiên cứu.
Kết quà nghiên cứu thực tế áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản Quang Minh.
Sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ theo cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn.
CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC CƠ
SỞ CHẾ BIẾN THỦY SẢN QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ Ở TP. HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản ở TP. Hồ Chí Minh
2.1.1 Những nét chung
TP. Hồ Chí Minh nằm ở tọa độ với các hướng tiếp giáp như sau:
10050’ – 11010’ vĩ độ Bắc
106022’ – 106045’kinh độ đông.
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.
Phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Phía Nam giáp biển Đông.
Phía Tây Nam và Tây giáp tỉnh Long An, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
TP. Hồ Chí Minh có diện tích là 2.985 km2 và dân số khoảng 6.117.251 người (theo số liệu thống kê năm 2004), chiếm 7% dân số cả nước.
Khối lượng thủy sản được chế biến tại TP. Hồ Chí Minh trung bình mỗi năm khoảng 400.000 tấn với rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Sản phẩm thủy hải sản sau khi được chế biến được phân phối cho các thị trường như tiêu thụ nội địa khoảng 220.000 tấn, xuất khẩu khoảng 60.000 tấn (tính tất cả các đơn vị trên địa bàn TP, không phân biệt cấp quản lý) và chuyển đi nơi khác khoảng 20.000 tấn.
Theo thống kê của Bộ Thủy Sản, giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng CBTS của TP. Hồ Chí Minh năm 1995 là 58,8 triệu USD, năm 1998 là 63,55 triệu USD và đến năm 2001 lên đến 239 triệu USD. Điều này chứng tỏ họat động xuất khẩu thủy sản của thành phố đang có chiều hướng gia tăng. Ngành chế biến thủy sản ở thành phố trong những năm gần đây đã có những biến động rõ rệt trong quản lý chất lượng sản phẩm. Hầu hết các cơ sở đều đã đăng ký quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam, HACCP, ISO…
Vai trò của ngành CBTS đối với kinh tế thành phố
Có thể nhận thấy những đóng góp của ngành CBTS, trong đó có những cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội của thành phố là rất lớn (thể hiện trong Bảng 2.1).
Giá trị sản xuất ngành thủy sản thành phố (2005) đạt 1.146 tỷ đồng, chiếm khỏang 30,4% trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thành phố, trong đó một phần không nhỏ là do đóng góp của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản càng tăng và chiếm một tỷ lệ đánh kể trong cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản xủa thành phố.
Giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động mà phần đông là phụ nữ đã góp phần vào việc tạo công ăn việc làm và ổn định xã hội.
Mặc dù trong những năm gần đây, chỉ số phát triển của ngành thủy sản thành phố nhất là sản lượng có chững lại nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng điều này đã cho thấy đã có sự chuyển dịch giá trị sản xuất từ nuôi trồng chuyển sang chế biến thủy sản. Chính sự phát triển của CBTS sẽ đem lại những lợi ích về kinh tế và xã hội ngày cao.
Bảng 2.1 Giá trị sản xuất ngành thủy sản ở TP. Hồ Chí Minh
STT
Giá trị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
Chỉ số phát triển GTSX (%)
847
112,2
1.006
101,0
1.146
101,8
2
Cơ cấu NN-LN-TS (%)
26,1
29,0
30,4
3
Sản lượng thủy sản (tấn)
Chỉ số phát triển SLTS (%)
60.681
113,6
56.200
92,6
56.694
94,7
4
Cơ cấu trong tổng sản phẩm (%)
0,4
0,4
0.4
(Nguồn: Số liệu thống kê chủ yếu năm 2005, Cục Thống kê TP. HCM)
2.1.2 Số lượng các cơ sở CBTS trên địa bàn TPHCM
Khi đánh giá ngành thủy sản ở TP. HCM thì phải kể đến lĩnh vực CBTS xuất khẩu, đã được Bộ Thủy sản đánh giá là mạnh nhất trong khu vực và cả nước. Hiện nay. TP. HCM có khỏang 200 cơ sở CBTS, trong đó có nhiều cơ sở thuộc qui mô vừa và nhỏ, có khỏang 43 đơn vị chế biến đông lạnh thủy sản (so với cả nước chiếm 20% tổng số nhà máy đông lạnh) với tổng công suất khỏang 370 - 400 tấn/ngày, hơn 20.000 tấn kho lạnh thành phẩm... (Nguồn: Tiềm năng, thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế thủy sản TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hồ Chí Minh).
Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, hàng năm các đơn vị trên địa bàn thành phố đã xuất khẩu khỏang 25.000 tấn sản phẩm thủy sản với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 200 triệu USD. Từ những điều nêu trên, có thể đánh giá TP. HCM là thị trường tiêu thụ, sản xuất và CBTS vào loại lớn nhất nước.
Từ năm 2004, có rất nhiều cơ sở CBTS di dời hoặc tạm ngưng hoạt động theo “Chương trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng vào các khu công nghiệp và vùng lân cận của TP. Hồ Chí Minh”. Các số liệu mà nhóm nghiên cứu khảo sát, thu thập từ các Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện đã cho thấy hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có khoảng 43 cơ sở CBTS đang hoạt động. Các cơ sở CBTS phân bố như sau:
Quận Tân Phú: 10 cơ sở
Huyện Bình Chánh: 9 cơ sở
Quận 11: 5 cơ sở
Quận Thủ Đức: 4 cơ sở
Quận 8 : 3 cơ sở
Các quận huyện khác: nằm rải rác với mật độ 1- 2 cơ sở/quận.huyện.
Bảng 2.2 Danh sách các cơ sở CBTS trên địa bàn TP. HCM
STT
Tên công ty
Địa chỉ
Quận 2
01
Công ty LD Thủy sản Việt Nga (Seaprimfico)
Trần Não, P. An Lợi Đông, Q2
Quận 4
02
Công ty CP Thủy sản số 4 (Phân xưởng 1)
331 Bến Vân Đồn, P1, Q4
Quận 6
03
Công ty XNK và CBTS Đông lạnh số 3
483 Phạm Văn Chí, Q6
04
Công ty CBTP XK Hùng Vương
139 Hồng Bàng, P6, Q6
Quận 7
05
Xí nghiệp CBTP XK Tân Thuận
Ấp 3, P.Tân Thuận Đông, Q7
06
Công ty Công nghiệp Thủy sản
10F Bùi Văn Ba, Q7
Quận 8
07
Công ty Sản xuất Kinh doanh XNK Quận 8
49 Bến Bình Đông, P11, Q8
08
Xí nghiệp Đông Lạnh Việt Long
208 Nguyễn Duy, P9, Q8
09
Công ty TNHH Thái Bình Dương
79 An Dương Vương, P16, Q8
Quận 9
10
Công ty CP CBTS Quang Minh
50 Nam Hòa, Phước Long A
Quận 11
11
Công ty Nông hải sản và XD Vĩnh Thắng
8 Tống Văn Trân, P5, Q11
12
Công ty Thương mại XNK Hoàng Lai
4 Tống Văn Trân, P5, Q11
13
Xí nghiệp CBTP Thủy sản Chợ Lớn
135 Lạc long Quân, P1, Q11
14
Công ty XNK và CBTS số 5 (Phân xưởng 1)
100/26 Bình Thới, P14, Q11
15
Xí nghiệp CBTP Thủy sản Bình Thới
49 Ông Ích Khiêm, P10, Q11
Quận 12
16
Công ty CBTP XK KEN KEN Việt Nam
208/8 Hàng Sao, Q12
Quận Tân Bình
17
Công ty CP Thủy sản số 1 (Phân xưởng 2)
536 Âu Cơ, P10, Q.Tân Bình
Quận Tân Phú
18
Xí nghiệp số 9 – Công ty CP Thủy đặc sản
213 Hòa Bình, Q.Tân Phú
19
Công ty CP Thủy sản số 1 (Phân xưởng 3)
1004 Âu Cơ, P19, Q.Tân Phú
20
Xí nghiệp CBTP Cầu Tre
125/208 Hương lộ 14, Q.TP
21
Công ty TNHH SXTM Hưng Hợp
92 KC Hòa Bình, P12, Q.TP
22
Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX
126 Bis Vườn Lài, P17, Q.TP
23
Công ty TNHH Thương mại Hoàng Hà
P15, Q.Tân Phú
24
Công ty Thủy sản Vạn Hưng
176/2A Hòa Bình, P20, Q.TP
25
Công ty CB Thủy hải sản XK Việp Phú
289 Lũy Bán Bích, Q.TP
26
Công ty TPXK Tân Bình
1/1 Trường Chinh, Q.TP
27
Công ty Nông hải sản TMDV Thiên Tuế
Phường 15, Q.Tân Phú
STT
Tên công ty
Địa chỉ
Quận Bình Thạnh
28
Công ty TNHH Nông hải sản Sơn Hải
449/1 Nơ Trang Long, P13,Q.BT
29
Công ty CP XNH Gia Định
285 Nơ Trang Long, P13,Q.BT
Quận Thủ Đức
30
Công ty TNHH SXTM Việt Phương
40/16 Quốc lộ 13, Q.TĐ
31
Công ty Toàn Thắng(Phân xưởng CB đồ hộp)
Phường Bình Chiểu, Q.TĐ
32
Công ty TNHH CBTP TM Ngọc Hà
9/159 Trường Sơn, Q.TĐ
33
Công ty TNHH Thương mại Phước Hưng
130-131 Kha Vạn Cân, Q.TĐ
Huyện Bình Chánh
34
Công ty TNHH Trung Sơn
Huyện Bình Chánh
35
Công ty TNHH TMSX Hoàng Cầm
109A Hồ Ngọc Lãm, An Lạc
36
Công ty TNHH Nông thủy hải sản Tân Kiên
B5/19M Trẩn Đại Nghĩa, H.BC
37
Công ty TNHH TM CBTS Hải Yến
E1/318 Quốc lộ 50, H.BC
38
Doanh nghiệp tư nhân CBTP Tương Lai
C5/18 Chánh Hưng, H.BC
39
Xí nghiệp CBTS và TP XK Chợ Lớn
Huyện Bình Chánh
40
Công ty TNHH TM CBTP Vĩnh Lộc
Huyện Bình Chánh
41
Nhà máy CBTS – Công ty CPTM Incomfish
Huyện Bình Chánh
42
Xí nghiệp CB hải sản XK An Lạc FIMEX
530 Kinh Dương Vương, H.BC
Huyện Cần Giờ
43
Công ty Thủy sản Việt Long Sài Gòn
Huyện Cần Giờ
(Nguồn: Thống kê từ các số liệu do Phòng Tài nguyên Môi trường các quận, huyện cung cấp, VITTEP, 2006).
2.1.3 Nguồn cung cấp nguyên liệu
Sản lượng chế biến thủy hải sản ở TP. Hồ Chí Minh khoảng 400.000 tấn mỗi năm với nguồn nguyên liệu dồi dào được cung cấp từ đồng bằng sông Cửu Long (62,5%), vùng Đông Nam bộ (15,0%), vùng duyên hải Nam Trung bộ 50 (12,5%) và sản xuất tại chỗ (10%). Giá trị xuất khẩu thủy sản của TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.
Các nguồn nguyên liệu thủy sản nhập về thành phố theo nhiều luồng lưu thông khác nhau, rất là đa dạng và phong phú, gồm:
Ngư dân các tỉnh mang đến bán ở các chợ đầu mối. Hiện tại TP. HCM có các chợ cá đầu mối như chợ Chánh Hưng, chợ Hòa Bình, chợ Cầu Tre và hơn 220 chợ cá lớn nhỏ.
Mua bán thông qua hợp đồng kinh tế của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Thương lái trong thành phố và các tỉnh chủ động mua bán mang vào thành phố, bỏ mối cho các cơ sở chế biến thủy sản.
Các cơ sở chế biến thủy sản trực tiếp mua nguyên liệu tại các ngư trường và nơi nuôi trồng thủy sản.
2.1.4 Thiết bị và công nghệ
Trước đây, hầu hết các cơ sở CBTS ở TP. Hồ Chí Minh đều sử dụng thiết bị cấp đông thế hệ cũ, loại thiết bị này không hoạt động liên tục vì khâu vào đông và ra đông thực hiện bằng tay. Một số tủ cấp đông có thời gian cấp đông quá dài (từ 6 đến 8 giờ/mẻ) ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tiêu tốn một lượng điện năng khá lớn. Hoạt động sản xuất trong giai đoạn này chủ yếu là thủ công.
Trong những năm gần đây, một số cơ sở CBTS cải tạo, nâng cấp hệ thống sản xuất bằng cách mua thêm các loại máy móc, thiết bị hiện đại, như: Xí nghiệp Đông Lạnh 4, Xí nghiệp Agrex Sài Gòn, Xí nghiệp Đông lạnh Q8, Xí nghiệp Seaspimex… Một số thiết bị hiện đại được sử dụng chủ yếu trong ngành CBTS đã được các cơ sở trang bị như:
Thiết bị cấp đông IQF siêu tốc dựa theo nguyên lý cấp đông cực nhanh
Máy sản xuất đá vảy
Thiết bị phân cỡ sản phẩm, máy hút chân không, máy rà kim loại
Dây chuyền hấp luộc hiện đại…
Các trang thiết bị này góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa qui trình CBTS, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu và tiết kiệm được đáng kể nguồn tài nguyên tiêu thụ trên mỗi đơn vị thành phẩm.
Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp hệ thống CBTS diễn ra chủ yếu ở những doanh nghiệp có qui mô lớn. Trong khi đó, các cơ sở CBTS có qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh vẫn sản xuất trong điều kiện thiếu thốn và không đồng bộ như trang thiết bị lạc hậu, nhà xưởng chật chội, cơ sở hạ tầng xuống cấp... Điều này có thể được minh chứng trong phần khảo sát điển hình hình một số cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là do sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ.
2.1.5 Công nghệ chế biến
Tùy theo nhu cầu và chủng loại từng sản phẩm, quy trình sản xuất ở các cơ sở CBTS sẽ khác nhau. Mặc dù vậy, đối với mặt hàng thủy hải sản đông lạnh thì hầu như đều theo một quy trình chế biến chung, bao gồm các công đoạn chủ yếu như trong Hình 2.1.
Nguyên liệu
Tiếp nhận và rửa
Sơ chế
Chế biến
Rửa
Cân- xếp khuôn
Cấp đông
Tách khuôn- mạ băng
Bao gói- đóng thùng
Bảo quản
Hình 2.1 Quy trình sản xuất chung tại các cơ sở CBTS ở TP. Hồ Chí Minh
Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà giai đoạn sơ chế có thể có hoặc không có các công đoạn như lột da, cắt đầu… hay giai đoạn chế biến có thể là cắt khúc, làm fillet hay là để nguyên con.
2.2 Hiện trạng môi trường ở các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ
2.2.1 Vấn đề cần giải quyết
Tại thành phố Hồ Chí Minh, cho đến thời điểm này, rất ít cơ sở CBTS có trang bị hệ thống xử lý nước thải và nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện tài chính hạn hẹp, công nghệ và xử lý đắt tiền, quản lý môi trường chưa tốt. Tài chính là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các cơ sở CBTS, nhất là đối với các cơ sở có qui mô vừa và nhỏ. Do đó đầu tư một hệ thống xử lý nước thải là một vấn đề dường như ngoài khả năng đối với những doanh nghiệp này. Như chúng ta đều biết, vốn đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải của quá trình CBTS với công suất 200 m3/ngày và tải lượng chất hữu cơ khoảng 180 – 200 kg BOD5/ngày ước tính khoảng 1 tỷ đồng (70.000 USD) (Sở KHCN & MT TP.HCM, 1998). Chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị xử lý nước thải khoảng 0,25 USD/m3, cao gấp 2 lần giá nước máy (Sở KHCN & MT TP.HCM, 1998). Do lượng nước thải tạo ra rất lớn nên xử lý triệt để nước thải trong ngành CBTS là một giải pháp khá tốn kém.
Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp CBTS gây ra là rất lớn, nếu không được giải quyết nó sẽ trở thành một trong những nhân tố làm tăng mức độ ô nhiễm đối với các nguồn tiếp nhận nước thải của các cơ sở CBTS nhất là các nguồn nước mặt.
2.2.2 Các thành phần môi trường
Nước thải
Chế biến thủy sản là ngành sử dụng rất nhiều nước trong quy trình sản xuất như rửa nguyên liệu, sơ chế, chế biến, rã đông sản phẩm, giải nhiệt cho máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng… Tùy theo quy trình chế biến và chủng loại sản phẩm mà nhu cầu sử dụng nước tại các cơ sở CBTS sẽ khác nhau và lưu lượng nước thải gần như tương đương với lượng nước cấp. Một số điểm chung của nước thải CBTS như sau:
Có chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng có nguồn gốc từ máu, mỡ cá, gạch tôm cua, da và xương cá, vỏ và đầu tôm… không được thu gom chảy lẫn vào trong nước thải.
Có lẫn một số hóa chất sử dụng trong quy trình sản xuất như chlorine, muối, các chất phụ gia và bảo quản sản phẩm…
Chính vì đặc tính như vậy nên nước thải của ngành CBTS có những đặc tính sau:
Mức độ ô nhiễm hữu cơ là rất cao với nồng độ cao của các thông số chỉ thị là BOD và COD trong nước thải. Nồng độ BOD thường dao động trong khoảng 800 - 1.500 mg/l và COD trong khoảng 1.500 - 3.000 mg/l.
Nồng độ chất rắn lơ lửng cao với giá trị dao động trong khoảng 150 - 400 mg/l.
Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng là khá cao với nồng độ tổng nitơ trong khoảng 50 - 100 mg/l và tổng phospho trong khoảng 10 - 40 mg/l.
Ô nhiễm vi sinh vật được thể hiện qua thông số tổng Coliform là rất cao, giá trị này có thể lên đến hơn 270 x106 MPN/100ml.
Ngoài ra, nước thải CBTS thường có mùi rất hôi do sự phân hủy của các protein, axit amin của các thành phần chứa trong nước thải (Nguồn: Tài liệu Hội thảo Công nghệ thích hợp xử lý chất thải ngành chế biến thủy sản, Sở KHCN&MT tỉnh Cà Mau, 2000).
Chất thải rắn
Trong quy trình chế biến các sản phẩm thủy sản, chất thải rắn có thể phát sinh từ rất nhiều công đoạn, nhưng nhiều nhất là ở công đoạn sơ chế nguyên liệu. Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu, chủng loại sản phẩm mà khối lượng chất thải rắn phát sinh nhiều hay ít. Thành phần chất thải rắn sản xuất tại các cơ sở CBTS thường bao gồm da, đầu, nội tạng và xương cá, đầu và vỏ tôm cua…
Các loại chất thải có thể tái chế được bán cho các cơ sở làm thức ăn gia súc.
Một số loại không thể tái chế thường được đổ chung với rác thải sinh hoạt. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất vệ sinh ở khu vực xung quanh các cơ sở CBTS.
Môi trường không khí
Nhìn chung môi trường không khí trong các cơ sở CBTS là tương đối tốt do yêu cầu chặt chẽ về vệ sinh của ngành này. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy một số đặc tính tiêu biểu của về chất lượng không khí của ngành CBTS như sau:
Nồng độ các chất ô nhiễm không khí như CO, CO2, SO2, NOx là thấp
Có mùi khí Clo do việc sử dụng Chlorine để khử trùng thiết bị, vệ sinh nhà xưởng.
Mùi môi chất làm lạnh bị rò rỉ bao gồm các loại khí như R12, R22, NH3…
Mùi hôi ở khu vực xung quanh do sự phân hủy các chất trong nước thải và chất thải rắn.
Các đặc tính về môi trường của ngành CBTS được nêu ở trên có thể được minh chứng trong phần khảo sát về môi trường tại các cơ sở CBTS điển hình mà đề tài đã thực hiện.
2.3 Hiện trạng hoạt động và môi trường ở các cơ sở CBTS nghiên cứu điển hình
Để đánh giá đúng hiện trạng hoạt động và môi trường của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh. Ngoài các dữ liệu được thu thập từ các cơ quan quản lý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tế tại 06 cơ sở CBTS về tình hình hoạt động cũng như các yếu tố môi trường trên cơ sở lựa chọn ngẫu nhiên với các tiêu chí đã được xác định trước. Các tiêu chí lựa chọn cơ sở CBTS được khảo sát đánh giá điển hình cho các hoạt động và môi trường của ngành CBTS ở TP. Hồ Chí Minh là:
Cơ sở có qui mô vừa và nhỏ hoặc phân xưởng sản xuất của các doanh nghiệp qui mô lớn nhưng khi xét một cách độc lập thì vẫn đạt tiêu chí là cơ sở qui mô vừa và nhỏ.
Cơ sở nằm xen kẽ khu dân cư.
Cơ sở có kế hoạch hoạt động lâu dài dù có phải di dời trong tương lai.
Cơ sở phải có thiện chí cải thiện tình hình môi trường cho cơ sở mình và đây là tiêu chí quan trọng nhất.
Trong quá trình khảo sát thu thập số liệu và lựa chọn, các cơ sở CBTS để thực hiện khảo sát, đánh giá điển hình đã được lựa chọn là:
Xí nghiệp số 9 - Công ty CP Thủy đặc sản: 213 Hòa Bình, quận Tân Phú
Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX: 126 Bis Vườn Lài, quận Tân Phú
Công ty CB Thủy hải sản XK Việp Phú: 289 Lũy Bán Bích, quận Tân Phú
Phân xưởng 3 - Công ty CP Thủy sản số 1: 1004 Âu Cơ, quận Tân Phú
Công ty XNK và CBTS Đông lạnh số 3: 483 Phạm Văn Chí, quận 6
Công ty CP CBTS Quang Minh: 50 Nam Hòa, Phước Long A, quận 9
2.3.1 Tình hình hoạt động
Về cơ bản, quy trình chế biến tại các cơ sở là khá giống nhau, bao gồm các công đọan chủ yếu là (1) tiếp nhận và rửa nguyên liệu, (2) sơ chế, (3) chế biến, (4) rửa, (5) cân và xếp khuôn, (6) cấp đông, (7) tách khuôn - mạ băng, (8) bao gói - đóng thùng, (9) bảo quản. Tuy nhiên, do sự khác biệt về nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra nên đã có sự khác nhau trong một số công đoạn chế biến.
Ngoài ra, cũng do đặc điểm nguyên liệu và sản xuất, một vài cơ sở không thực hiện đủ hết các công đoạn trong quy trình chế biến như đã nêu trên do nguyên liệu đã được sơ chế trước khi đưa về các cơ sở CBTS. Chính vì vậy việc phân tích các công đọan trong quá trình chế biến, nghiên cứu đặc điểm sản xuất của từng cơ sở cụ thể sẽ là nguồn thông tin hết sức quan trọng, cần thiết cho việc xác định các cơ hội và đề xuất các giải pháp SXSH cho từng cơ sở.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu về hoạt động sản xuất của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ điển hình ở TP. Hồ Chí Minh như sau:
2.3.1.1 Xí nghiệp số 9 – Công ty Cổ phần Thủy đặc sản
Giới thiệu chung
Địa chỉ: 213 Hòa Bình, phường 20, quận Tân Phú.
Diện tích nhà xưởng: 2.400 m2, trong đó diện tích khu vực sản xuất là 1.700 m2, diện tích khu cấp đông và kho lạnh là 700 m2.
Tổng số cán bộ và công nhân viên: 600 người, trong đó lao động gián tiếp là 60 người, lao động trực tiếp khoảng 400 người và còn lại là lao động thời vụ. Việc khảo sát chỉ thực hiện trong một phân xưởng của xí nghiệp với số lượng công nhân trực tiếp sản xuất khoảng 50 người và vì vậy có thể xem đây là một cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ.
Các sản phẩm chính là thủy hải sản đông lạnh như tôm, cá, mực, cua, ghẹ và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Công suất sản xuất đạt khoảng 3.000 tấn sản phẩm/năm.
Xuất khẩu hơn 90% (châu Âu) và một phần nhỏ được tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Sử dụng nước thủy cục và nước ngầm với khối lượng khoảng 2.000-2.500 m3/tháng.
Quy trình chế biến
Các công đọan chính trong quy trình chế biến gồm:
Kiểm tra chất lượng -> Tiếp nhận và rửa nguyên liệu -> Sơ chế -> Phân cỡ -> Chế biến -> Rửa -> Cân và xếp khuôn -> Cấp đông -> Tách khuôn-mạ băng -> Bao gói-đóng thùng -> Bảo quản.
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào được thực hiện bởi 02 cán bộ chuyên trách.
Quản lý chất thải
Nước thải: được thu gom bởi hệ thống mương gom trong phân xưởng và đưa về hố ga riêng của khu vực xưởng sản xuất. Sau đó nước thải sẽ chảy về bể chứa nước thải chung của công ty và thải ra ngoài qua cống thoát nước của khu vực.
Chất thải rắn sản xuất: Các loại da và đầu cá, vỏ và đầu tôm… được công ty thu gom và bán cho các đơn vị thu mua về chế biến thức ăn gia súc. Một số chất thải không bán được như vảy cá, nang mực hay vỏ của các loại nhuyễn thể… được thu gom và đổ chung với rác sinh hoạt.
2.3.1.2 Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ANIMEX
Giới thiệu chung
Địa chỉ: 126 Bis Vườn Lài, phường 17, quận Tân Phú.
Diện tích nhà xưởng: khoảng 2.000 m2, trong đó diện tích khu vực sản xuất là 600 m2 và diện tích khu cấp đông và kho lạnh là 350 m2.
Tổng số cán bộ và công nhân viên là 60 người, trong đó cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng là 12 người.
Sản phẩm chủ yếu là cua ghẹ cấp đông nguyên con và cua ghẹ thịt.
Công suất trung bình khoảng 700 tấn sản phẩm/năm.
Sản phẩm chủ yếu xuất sang Trung Quốc (chiếm khoảng 60%), phần còn lại chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Nguồn cung cấp nước là nước thủy cục và nước ngầm.
Quy trình chế biến
Đối với sản phẩm cua ghẹ thịt: quy trình chế biến gồm các công đoạn sau:
Tiếp nhận và rửa nguyên liệu -> Xử lý -> Cân và đóng hộp -> Cấp đông -> Bảo quản
Đối với trường hợp sản phẩm là cua ghẹ nguyên con cấp đông thì sau khi tiếp nhận nguyên liệu là cua ghẹ nguyên con sẽ rửa và phân cỡ, sau đó cân và xếp khuôn để cấp đông và bảo quản bằng cách trữ đông như đối với sản phẩm cua ghẹ thịt.
Quản lý chất thải
Nước thải: không được xử lý mà thải ngay vào hệ thống cống thoát nước chung của khu vực.
Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu là vỏ hoặc xương cua ghẹ được thu gom và đổ bỏ chung với rác sinh hoạt.
2.3.1.3 Công ty chế biến thủy hải sản xuất khẩu Việt Phú
Giới thiệu chung
Địa chỉ: 289 Lũy Bán Bích, phường Hòa Thành, quận Tân Phú.
Diện tích nhà xưởng là 1.000 m2, trong đó diện tích khu vực xưởng sản xuất hàng đông lạnh là 300 m2 và diện tích khu cấp đông và kho lạnh là 160 m2.
Tổng số cán bộ công nhân viên là 80 người, trong đó công nhân trực tiếp sản xuất tại xưởng hàng đông lạnh là 35 người.
Sản phẩm chính là cá basa cấp đông nguyên con, cá basa cắt khúc và fillet cá basa.
Công suất: khoảng 600 tấn sản phẩm/năm.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc (khoảng 80% lượng tiêu thụ), phần còn lại tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Nguồn cung cấp nước là giếng khoan.
Quy trình chế biến
Xưởng 1: chế biến hàng khô (cá, mực, tôm khô).
Xưởng 2: chế biến hàng thủy hải sản đông lạnh, bao gồm các công đọan sau:
Tiếp nhận và rửa nguyên liệu -> Sơ chế -> Chế biến -> Rửa -> Cân và xếp khuôn -> Cấp đông -> Bao gói - đóng thùng -> Bảo quản.
Quản lý chất thải
Nước thải: do chưa có hệ thống xử lý nước thải nên nước thải được thu gom vào các hố gas để lắng bớt phần cặn và sau đó thải vào cống thoát chung của khu vực.
Chất thải rắn sản xuất: được thu gom và và bán cho các đơn vị làm thức ăn gia súc.
2.3.1.4 Phân xưởng 3 - Công ty cổ phần thủy sản số 1
Giới thiệu chung
Địa chỉ: 1004 Âu Cơ, phường 19, quận Tân Phú.
Diện tích nhà xưởng là 3.000 m2, trong đó diện tích khu vực sản xuất là 1.900 m2 và diện tích khu cấp đông và kho lạnh là 1.100 m2.
Tổng số cán bộ và công nhân viên là 400 người, trong đó số cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng là 40 người. Việc khảo sát chỉ thực hiện tại phân xưởng chế biến đông lạnh với số lượng công nhân trực tiếp sản xuất khoảng 30 người và xem đây là một cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ.
Sản phẩm của công ty khá đa dạng bao gồm các loại tôm, cá, mực cấp đông nguyên con hoặc qua chế biến.
Công suất sản xuất trung bình khoảng 1.200 tấn sản phẩm/năm.
Thị trường chính là các nước Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất khoảng 1.200 m3/tháng được khai thác từ giếng khoan. Nước giếng khoan được xử lý trước khi sử dụng.
Quy trình chế biến
Trong quy trình chế biến của công ty có thay đổi một số công đọan như phân cỡ sau khi xử lý hoặc chế biến và rửa trước khi sơ chế, sau khi sơ chế và trước khi xếp khuôn.
Tiếp nhận và rửa nguyên liệu -> Sơ chế và rửa -> Chế biến (xử lý) -> Phân cỡ-> Rửa -> Cân và xếp khuôn -> Cấp đông -> Tách khuôn-mạ băng -> Bao gói-đóng thùng -> Bảo quản.
Quản lý chất thải
Công ty đã thực hiện các thủ tục pháp lý về mặt môi trường.
Hiện tại, nước thải không được xử lý mà đưa thẳng vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống xử lý nước thải đang được xây dựng theo yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường địa phương.
Chất thải rắn sản xuất: được thu gom và bán cho các đơn vị thu mua về chế biến thức ăn gia súc, phần chất thải không bán được thì công ty thu gom và đổ bỏ chung với rác sinh hoạt.
2.3.1.5 Công ty XNK và CBTS Đông lạnh số 3
Giới thiệu chung
Địa chỉ: 483 Phạm Văn Chí, quận 6.
Diện tích nhà xưởng là 989 m2, trong đó diện tích khu vực sản xuất là 597 m2 và diện tích khu cấp đông và kho lạnh là 392 m2.
Tổng số cán bộ và công nhân viên là 150 người, trong đó khối cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng là 20 người, công nhân trực tiếp sản xuất là 70 người, có khoảng 60 người là công nhân thời vụ.
Sản phẩm chính là tôm, cá, mực và các loại nhuyễn thể cấp đông.
Công suất sản xuất khoảng 1.200 tấn sản phẩm/năm (năm 2005).
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc (hơn 90% sản lượng), khoảng 10% số lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Nguồn cung cấp nước chính là nước thủy cục nước giếng khoan.
Quy trình chế biến
Các công đọan chính trong quy trình chế biến gồm:
Tiếp nhận và rửa nguyên liệu -> Sơ chế -> Phân cỡ 1 -> Chế biến -> Rửa -> phân cỡ 2 -> Cân và xếp khuôn -> Cấp đông -> Tách khuôn-mạ băng -> Bao gói-đóng thùng -> Bảo quản.
Quản lý chất thải
Nước thải: hiện nay hệ thống xử lý nước thải chưa được xây dựng. Nước thải được thu gom vào các hố gas để lắng cặn và sau đó thải vào cống thoát nước chung của khu vực.
Chất thải rắn: được thu gom và bán cho các đơn vị thu mua về làm thức ăn gia súc. Một số chất thải rắn không thể tái sử dụng thì được đổ chung với rác sinh hoạt, thành phần thải bỏ này chủ yếu là vỏ các lọai nhuyễn thể như ốc, sò…
2.3.1.6 Công ty Cổ phần CBTS Quang Minh
Giới thiệu chung
Địa chỉ: đường Nam Hòa, phường Phước Long A, quận 9.
Diện tích khu vực sản xuất khoảng 500 m2.
Tổng số cán bộ và công nhân viên là 78 người, trong đó số lượng cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng là 08 người và công nhân trực tiếp sản xuất là 70 người.
Sản phẩm chính là cá bò và tôm cấp đông nguyên con.
Công suất khoảng 960 tấn sản phẩm/năm (năm 2005).
Thị trường chính là Nhật (tiêu thụ khoảng 85% sản lượng). Phần còn lại được tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Nguồn cung cấp nước chính là nước ngầm và nước thủy cục.
Quy trình chế biến
Quy trình chế biến của công ty Quang Minh tương tự quy trình chung của ngành CBTS nhưng thêm công đoạn ngâm xử lý sản phẩm bằng hổn hợp nước + đá + muối + thuốc tăng trưởng nhằm làm thịt cá cứng lại, lớp thịt ngoài của cá bóng đẹp và trọng lượng cá tăng thêm 7% trước khi cấp đông. Các công đoạn chế biến chính gồm:
Tiếp nhận nguyên liệu -> Phân loại, cân -> Sơ chế -> Ngâm xử lý -> Rửa -> Phân cỡ -> Cân và xếp khuôn -> Cấp đông -> Tách khuôn-mạ băng -> Bao gói - đóng thùng -> Bảo quản.
Quản lý chất thải
Nước thải: nước thải được xử lý bằng các bể tự hoại và thải ra hồ chứa nước trong khu vực.
Chất thải rắn: được thu gom và bán cho các đơn vị thu mua về làm thức ăn gia súc. Một số chất thải rắn không thể tái sử dụng thì được đổ chung với rác sinh hoạt.
2.3.2 Hiện trạng môi trường
Để đánh giá đúng hiện trạng môi trường tại các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu đã khảo sát hiện trạng môi trường ở các cơ sở CBTS điển hình với các thành phần môi trường được khảo sát như sau:
Chất lượng nước cấp.
Chất lượng môi trường không khí.
Chất lượng nước thải.
Chất lượng nước cấp
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng nước cấp tại các cơ sở CBTS được nghiên cứu
TT
Thông số
Đơn vị
NC1
NC2
NC3
NC4
NC5
NC6
TCVN
5944-1995
01
EC
mS/cm
75
52
110
230
471
225
-
02
pH
-
7,8
4,8
4,7
5,8
4,5
5,8
6,5-8,5
03
SS
mg/l
0
0
0
0
0
0
-
04
Độ đục
NTU
1
0
0
0
0
0
-
05
SO42-
mg/l
5
< 5
< 5
< 5
< 5
< 5
200-400
06
N-NO2
mg/l
0,004
0
0,001
0
0,002
0,006
-
07
N-NO3
mg/l
0,43
0,49
0,56
3,54
1,46
2,56
45
08
N-NH4
mg/l
0,01
0
0,62
0,029
0,82
0,01
-
09
Tổng cứng
mgCaCO3/l
16,1
9
26
18
36
40
300-500
10
Cl-
mg/l
35
21
112
130
120
52
200-600
11
Fe
mg/l
0,03
0,001
0,080
0,020
0,088
1
1-5
12
Cu
mg/l
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
1,0
13
Pb
mg/l
<0,001
<0,001
<0,001
0,024
<0,001
<0,001
0,05
14
Zn
mg/l
0,010
<0,001
0,021
0,010
0,028
<0,001
5,0
15
Cd
mg/l
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
0,01
16
Cr
mg/l
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
0,05
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 03/2006.
Ghi chú: NC1: Công ty XNK & CBTS Đông lạnh số 3
NC2: Công ty Cổ phần CBTS Quang Minh
NC3: Xí nghiệp số 09 - Cty CP Thủy đặc sản
NC4: Phân xưởng 3- Cty Cổ phần Thủy sản số 1
NC5: Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX
NC6: Công ty CB Thủy hải sản XK Việt Phú
Do đặc điểm là hầu hết các cơ sở CBTS đều sử dụng nước ngầm cho việc sản xuất nên các nguồn nước ngầm được sử dụng để đánh giá chất lượng nước cấp trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5944 - 1995. Dựa trên kết quả phân tích chất lượng nước cấp của các cơ sở CBTS được khảo sát (thể hiện trong Bảng 2.3), có thể đưa ra những nhận xét như sau:
Giá trị pH ở đa số các mẫu đều khá thấp, nằm trong khoảng 4,5 - 5,8 và không đạt TCVN 5944 - 1995. Chỉ duy nhất độ pH của mẫu nước tại Công ty XNK và CBTS Đông lạnh số 3 là nằm trong giới hạn cho phép.
Nồng độ các thông số hóa lý, dinh dưỡng và kim loại nặng là thấp và đạt tiêu chuẩn TCVN 5944 - 1995.
Chất lượng môi trường không khí
Bảng 2.4 Kết quả đo độ ồn và các yếu tố vi khí hậu
TT
Vị trí thu mẫu
Độ ồn
dBA
Nhiệt độ
0C
Độ ẩm
%
Tốc độ gió m/s
1
Cty XNK&CBTS ĐL số 3
67,0
28,2
90
0,2 - 0,6
2
Cty CP CBTS Quang Minh
64,0
28,3
90
0,2 - 0,6
3
XN số 09, Cty CP Thủy đặc sản
68,0
29,6
92
0,2 - 0,6
4
PX 3- Cty CP Thủy sản số 1
73,8
27,8
90
0,2 - 0,6
5
Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX
86,8
28,9
92
0,2 - 0,6
6
Cty CBTS XK Việt Phú
75,0
30,2
90
0,2 - 0,7
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT
£ 85
£ 34
75-85
£ 2
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 03/2006.
Bảng 2.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các cơ sở CBTS
TT
Vị trí thu mẫu
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3)
Bụi
SO2
CO
NH3
H2S
1
Cty XNK&CBTS ĐL số 3
0,19
0,057
3,4
0,510
0,040
2
Cty CP CBTS Quang Minh
0,22
0,067
2,0
0,167
0,039
3
XN số 09, Cty CP Thủy đặc sản
0,26
0,032
3,4
0,087
0,030
4
PX 3- Cty CP Thủy sản số 1
0,18
0,058
2,4
0,412
0,047
5
Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX
0,19
0,052
2,8
0,207
0,043
6
Cty CBTS XK Việt Phú
0,18
0,064
2,5
0,046
0,013
TCVS 3733/2002/QĐ-BYT
1
5
20
17
10
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 03/2006.
Kết quả phân tích chất lượng không khí tại các cơ sở CBTS được nghiên cứu điển hình cho thấy hiện trạng môi trường không khí đại diện cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh như sau:
Các yếu tố vi khí hậu như nhiệt độ, tốc độ gió đều đạt tiêu chuẩn TCVS 3733/2002/QĐ-BYT qui định về điều kiện vệ sinh trong khu sản xuất. Tuy nhiên độ ẩm ở hầu hết các cơ sở CBTS là khá cao (>90%) và không đạt tiêu chuẩn. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng độ ẩm cao trong các cơ sở CBTS là do đặc trưng của ngành sản xuất này.
Mức độ ô nhiễm do tiếng ồn trong các cơ sở CBTS là khá thấp và nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn (qui định tối đa là 85 dBA), ngoại trừ độ ồn tại Tuy nhiên kết quả đó độ ồn cũng cho thấy giá trị ồn tại Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX là cao và không đạt tiêu chuẩn.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí như bụi, SO2, CO, NH3, H2S là thấp và đạt tiêu chuẩn TCVS 3733/2002/QĐ-BYT.
Chất lượng nước thải
Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các cơ sở CBTS
TT
Thông số
Đơn vị
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
NT6
TCVN
5945 (B)
01
pH
-
6,9
6,6
6,6
7,3
6,8
7,8
5,5-9
02
SS
mg/l
168
122
218
121
32
42
100
03
BOD
mg/l
1.400
1.100
1.250
80
150
1.200
50
04
COD
mg/l
1.980
1.490
1.784
130
298
1.448
100
05
NO2-
mg/l
0,07
0,022
0
0,27
0,18
0,10
-
06
NO3-
mg/l
0,28
0,23
0,21
2,74
1,0
0,42
-
07
T. Phospho
mg/l
24,2
17,9
13,2
14,4
27,9
19,1
6
08
NH4-N
mg/l
19,84
14,46
15,1
6,90
6,03
14,5
1
09
Sunfua S2-
mg/l
0,493
0,314
0,493
0,113
0,214
0,004
0,5
10
Cr
mg/l
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
0,1
11
Dầu ĐTV
mg/l
0,136
0,139
0,136
0,144
0,152
0,102
10
12
Tổng coliform
(MPN/
100ml)
240
x103
2.400x103
2.400x103
43
x103
2.400x103
2.400x103
10
x103
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 03/2006
Ghi chú: NT1: Công ty XNK & CBTS Đông lạnh số 3
NT2: Công ty Cổ phần CBTS Quang Minh
NT3: Xí nghiệp số 09 - Cty CP Thủy đặc sản
NT4: Phân xưởng 3- Cty Cổ phần Thủy sản số 1 (nước thải lấy tại phân xưởng).
NT5: Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX
NT6: Công ty chế biến thủy hải sản XK Việt Phú
Kết quả phân tích được thể hiện trong Bảng 2.6 đã cho thấy mức độ ô nhiễm khá cao về ô nhiễm hữu cơ và vi sinh trong nước thải của các cơ sở CBTS được khảo sát. Một số nhận xét và đánh giá chung về hiện trạng chất lượng nước thải tại các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ như sau:
Nồng độ SS, S2- là khá cao và không đạt tiêu chuẩn. Mức độ ô nhiễm cao các chất này là nguyên nhân gây nên hiện tượng xấu về cảm quan và mùi hôi trong không khí của các cơ sở CBTS.
Mức độ ô nhiễm do các chất hữu cơ là khá cao và nồng độ chỉ thị ô nhiễm hữu cơ như BOD, COD đều không đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 - 1995 (B). Nồng độ BOD nằm trong khoảng 80 - 1.400 mg/l, COD trong khoảng 130 - 1.980 và các giá trị này đều vượt giá trị giới hạn của tiêu chuẩn nhiều lần (qui định nồng độ BOD tối đa là 50 mg/l và COD tối đa là 100 mg/l).
Mức độ ô nhiễm dinh dưỡng cũng là khá cao với nồng độ các thông số chỉ thị là lớn hơn giá trị giới hạn nhiều lần. Nồng độ tổng phospho nằm trong khoảng 13,2 - 27,9 mg/l, N-NH4 nằm trong khoảng 6,03 - 19,84 mg/l và các giá trị này đều không đạt TCVN 5945 - 1995 (B), qui định giá trị giới hạn đối với nồng độ tổng phospho là 6 mg/l và N-NH4 là 1 mg/l.
Ô nhiễm do vi sinh vật là rất cao với nồng độ tổng coliform nằm trong khoảng 43.000 - 2.400.000 MPN/100ml và không đạt tiêu chuẩn cho phép (qui định nồng độ tổng coliform tối đa là 10.000 MPN/100ml).
2.3.3 Nhận xét và đánh giá chung
Qua khảo sát thực tế và phân tích chất lượng các thành phần môi trường ở các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ điển hình có thể đưa ra một số đánh giá về hiện trạng hoạt động và môi trường đại diện cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ như sau:
Hầu hết các cơ sở được hình thành từ những nhà xưởng không phải là mục đích cho CBTS nên các thiết kế trong dây chuyền chế biến là chưa phù hợp. Chính nguyên nguyên nhân này gây nên hiện tượng nước thải không được thu gom triệt để, việc vệ sinh rất là khó khăn, có sự chồng chéo về chu trình thải - rửa - thải, không tận dụng được tính hiệu quả của nguồn nước… và gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường.
Việc quản lý môi trường trong các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ hầu như chưa được chú trọng. Các cơ sở chưa có các cán bộ môi trường chuyên trách, việc thực hiện các vấn đề vệ sinh môi trường chỉ là theo cảm tính chứ chưa có một ý thực, chiến lược rõ ràng.
Mức độ ô nhiễm môi trường do các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ đối với môi trường là rất lớn, nhất là nước thải và chất thải rắn.
Mặc dù đã có những đánh giá về mức độ ô nhiễm của ngành CBTS và chính sách di dời ô nhiễm đối với ngành này nhưng đa số các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ đều muốn cải thiện đến mức tốt nhất có thể để tiếp tục sản xuất. Một trong những biện pháp cải thiện môi trường đối với các cơ sở lọai này là áp dụng SXSH vào qui trình sản xuất vì những đặc tính về lợi ích của nó.
Với đặc điểm nước thải ngành chế biến thủy sản có tải lượng ô nhiễm khá cao và lưu lượng lại rất lớn nên việc đầu tư xây dựng hệ thống XLNT là một giải pháp tốn kém và rất khó thực hiện được nếu như không giảm tải lượng ô nhiễm. Vì vậy, cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải và sản xuất sạch hơn là một biện pháp đơn giản có thể giúp các cơ sở CBTS tồn tại trong cuộc cạnh tranh về giá thành sản xuất và chi phí xử lý nước thải một cách kinh tế. Áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản nghĩa là áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên nước, giảm chất thải phát sinh và thực hiện quản lý nội vi tốt. Các giải pháp này có thể được thực hiện bằng việc áp dụng các cải tiến kỹ thuật, cải tiến hoàn thiện công nghệ và thay đổi thái độ của những người tham gia trực tiếp trong quá trình sản xuất.
Để thực hiện SXSH, cần phải xem xét cụ thể quy trình chế biến, hiểu rõ dòng nguyên liệu, phân tích và xác định được nguyên nhân và vị trí phát sinh chất thải, các sản phẩm phụ trong quy trình chế biến có giá trị, xem xét về các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật…để đưa ra một kế hoạch hành động cụ thể.
Thực hiện đánh giá cơ hội SXSH
Sau khi khảo sát và nghiên cứu quy trình và đặc điểm sản xuất của 6 cơ sở CBTS, các cơ hội SXSH được xác định tập trung vào 3 vấn đề chính:
Quản lý nội vi.
Giảm lượng nước tiêu thụ.
Tiết kiệm năng lượng.
Bảng 2.7 Xác định cơ hội SXSH ở 06 cơ sở CBTS
Nội dung
Các cơ sở nghiên cứu điển hình
1
2
3
4
5
6
Quản lý nội vi
*
*
*
*
*
*
Giảm lượng nước tiêu thụ
*
*
*
*
Tiết kiệm năng lượng
*
*
*
*
*
*
Ghi chú: 1. Công ty XNK & CBTS đông lạnh số 3.
2. Công ty CP CBTS Quang Minh
3. Xí nghiệp số 9 - Công CP thủy đặc sản.
4. Phân xưởng 3 - Công ty CP thủy sản số 1.
5. Xí nghiệp CBTS xuất khẩu Animex.
6. Công ty CB thủy hải sản Việt Phú.
Quản lý nội vi và tiết kiệm năng lượng: kết quả khảo sát qui trình và đặc điểm sản xuất cho thấy cả 6 cơ sở đều có thể áp dụng các giải pháp SXSH nhằm giảm năng lượng tiêu thụ, cải thiện điều kiện làm việc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Giảm lượng nước tiêu thụ: kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 04/06 cơ sở CBTS là có thể áp dụng các giải pháp SXSH vào trong quá trình quản lý và sản xuất để giảm lượng nước tiêu thụ. Khả năng áp dụng các giải pháp SXSH ở 2 cơ sở CBTS sẽ mang lại hiệu quả thấp là Xí nghiệp số 9 - Công CP thủy đặc sản và Xí nghiệp CBTS xuất khẩu Animex mà nguyên nhân chủ yếu là do đặc điểm của qui trình sản xuất.
Sau khi tiến hành nghiên cứu trường hợp tại 06 cơ sở theo cách tiếp cận giảm thiểu chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn, các tiêu chí để lựa chọn cơ sở CBTS để triển khai thực hiện nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn được đưa ra như sau:
Cơ sở CBTS có khả năng thực hiện được đầy đủ cả 3 yếu tố của giải pháp SXSH là quản lý nội vi, giảm lượng nước tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng.
Quy mô sản xuất thuộc loại quy mô nhỏ nên khi áp dụng sản xuất sạch hơn dễ thực hiện tính toán và đo đạc các dòng thải.
Cơ sở có mặt bằng rộng rãi và thuận tiện để có thể thực hiện các giải pháp SXSH thuộc nhóm quản lý nội vi và kiểm soát quá trình.
Và lý do quan trọng nhất để chọn lựa cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ để triển khai thực hiện áp dụng các giải pháp SXSH là sự quan tâm của lãnh đạo cơ sở đến vấn đề cải thiện môi trường cho đơn vị của mình bằng các giải pháp SXSH.
Từ kết quả nghiên cứu và phân tích như trong Bảng 2.8, Công ty Cổ phần CBTS Quang Minh đã được lựa chọn để áp dụng nghiên cứu điển hình về giải pháp cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải và sản xuất sạch hơn.
Bảng 2.8 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn
STT
Giải pháp
Lợi ích
I.Quản lý nội vi
1
Đo đạc và lưu giữ các số liệu thống kê về chất thải, nước sử dụng và chỉ số vận hành của các máy móc, thiết bị.
Biết được những thay đổi trong việc sử dụng năng lượng và tài nguyên, những thay đổi trong quá trình vận hành máy móc, hư hỏng máy móc, tiết kiệm thời gian và chi phí.
2
Thu gom triệt để chất thải rắn trên bàn chế biến và trên sàn nhà để tránh lẫn CTR trong dòng nước thải vào đường cống.
Giám sát và cải thiện quá trình, tiết kiệm nước để sử dụng vệ sinh sàn nhà.
3
Thay thế các tấm đan hoặc lưới lọc ở các hố ga thu nước thải, ngăn chất thải bị cuốn trôi theo nước thải vào đường cống.
Giảm mức độ ô nhiễm của nước thải do sự hoà tan của các loại chất thải lẫn vào trong nước.
4
Trang bị chổi, cào, dụng cụ hốt rác, thiết bị làm vệ sinh phù hợp, hướng dẫn công nhân cách thu gom và lưu chứa chất thải.
Cải thiện môi trường khu vực làm việc và giảm mức độ ô nhiễm của nước thải.
5
Lắp ống thoát nước và lưới lọc cho bàn chế biến. Hiện nay đa số bàn chế biến không có lỗ thoát nước và ống dẫn, nước rửa chảy theo cạnh bàn và chất thải rắn xuống cạnh bàn.
Cải thiện môi trường khu vực làm việc, giảm mức độ ô nhiễm trong nước thải và tiết kiệm nước vệ sinh sàn nhà.
6
Sắp xếp lại qui trình sản xuất
Tiết kiệm được thời gian, lao động và giảm sự chồng chéo của quá trình thải - vệ sinh - thải.
7
Cải tạo vị trí nhập nguyên liệu
Hạn chế sự phát tán nước thải ra khu vực xung quanh
8
Lắp đặt rãnh thoát nước ngay tại các chỗ rửa nguyên liệu và sản phẩm
Kiểm soát được việc thu gom nước thải và vệ sinh nhà xưởng
II.Giảm lượng nước sử dụng
9
Thay thế các vòi phun vệ sinh nhà xưởng đang sử dụng bằng các máy hoặc vòi phun áp lực.
Giảm lượng nước sử dụng vệ sinh nhà xưởng vì đây cũng là một trong những công đoạn sử dụng nhiều nước tại các cơ sở CBTS.
10
Lắp các van khoá nước tại các đường ống nước sử dụng, nhất là trong giai đoạn rửa nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng,…nước luôn chảy tràn trong khi công nhân đi tắt nước ở nơi khá xa khu vực đang làm việc.
Giảm đáng kể lượng nước sử dụng
III.Tiết kiệm năng lượng
11
Thu hồi nước lạnh từ các máy làm đá vảy và dùng nước lạnh này để ngâm nguyên liệu.
Tiết kiệm lượng nước đá sử dụng và tiết kiệm điện để chạy máy làm đá.
12
Điều chỉnh nhiệt độ của các máy cấp đông và kho trữ đông phù hợp theo từng loại sản phẩm.
Tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản suất.
13
Bọc cách nhiệt các ống dẫn ga lạnh để tránh thất thoát nhiệt.
Giảm năng lượng sử dụng, giảm chi phí sản xuất
14
Tận dụng ánh sáng ban ngày, giảm bớt các đèn sử dụng.
Giảm năng lượng sử dụng, giảm chi phí sản xuất
15
Thay thế các đèn huỳnh quang sử dụng tăng phô từ bằng tăng phô điện tử.
Giảm năng lượng sử dụng, giảm chi phí sản xuất
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CBTS QUANG MINH
3.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần CBTS Quang Minh
Địa chỉ văn phòng: 32A Cư xá Cửu Long, đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh
Địa chỉ xưởng chế biến: 50 Nam Hòa, phường Phước Long A, quận 9
Điện thoại: 08.7313030 Fax: 08.7312885
Cơ quan quản lý: Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hồ Chí Minh
Thời gian họat động: 10 năm, thành lập từ năm 1996.
Tổng số cán bộ công nhân viên công ty là 78 người, trong đó cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng là 8 người, 70 người là công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân bốc dỡ hàng.
Thành phần ban lãnh đao công ty gồm có:
Nguyễn Hữu Sơn: Giám đốc
Hoàng Văn Chức: Phó Giám đốc
Trần Mạnh Đản: Phó Giám đốc
Diện tích khoảng 2.000 m2, trong đó diện tích xưởng chế biến là 750 m2 gồm diện tích nhà xưởng là 300 m2 và diện tích kho lạnh là 450 m2.
3.1.1 Cơ sở vật chất
Phần lớn thiết bị, máy móc của công ty là lạc hậu, cũ nên đã gây thất thoát một lượng điện năng rất lớn. Thông thường mỗi mẻ cấp đông chỉ kéo dài 2 - 3 giờ nhưng cả 2 tủ cấp đông của công ty phải chạy 5 - 6 giờ mới ra đông 1 mẻ. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá thành và làm giảm chất lượng sản phẩm. Ngoài ra máy móc cũ cũng gây nhiều khó khăn cho công tác bảo trì và sửa chữa. Một số thiết chính sử dụng điện ở công ty gồm:
Tủ đông tiếp xúc: gồm 1 cái công suất 100 KW/h (mỗi mẻ cấp đông được 1.000 kg sản phẩm) và 1 cái công suất 20 KW/h (mỗi mẻ cấp đông được 200 kg sản phẩm). Trong kế họach sắp tới, công ty dự kiến sẽ xây dựng thêm 1 tủ cấp đông tiếp xúc với công suất là 100 KW/h.
Tủ gió (chạy đông bằng sức quạt gắn bên trong): 1 cái với công suất là 20 KW/h, chủ yếu dùng để trữ đá và chỉ sử dụng để cấp đông sản phẩm khi hàng nhiều.
Kho bảo quản: 1 cái với công suất 80 KW/h (60 HP) tương ứng khoảng 150 tấn sản phẩm.
Ngoài ra công ty còn có 2 máy đóng dây đai, 1 máy xay đá.
3.1.2 Nguyên liệu, sản phẩm
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho họat động sản xuất công ty chủ yếu là từ các tỉnh miền Tây như An Giang, Kiên Giang và các nguyên liệu được khai thác từ vùng biển Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng…
Công ty làm khá nhiều mặt hàng tùy theo đơn đặt hàng của khách, nhưng sản phẩm chủ đạo của công ty là cá bò, ghẹ mảnh, da cá tra và tôm cấp đông nguyên con với công suất sản xuất đạt khoảng 960 tấn sản phẩm/năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là Trung Quốc, Nhật Bản chiếm khoảng 85%, phần còn lại chủ yếu bán ở thị trường trong nước.
3.1.3 Năng lượng, nước và phụ gia
Tình hình tiêu thụ điện, nước
Hiện nay công ty, ngoài sử dụng điện cho quá trình sản xuất thì một phần lớn điện năng được sử dụng cho việc bơm nước từ giếng khoan.
Điện năng được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia với đợn giá được qui định theo từng thời điểm sử dụng và được thể hiện trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Giá điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại Công ty CP CBTS Quang Minh
Thời gian
4h – 18h
18h – 22h
22h – 4h
Đơn giá (đồng)
860
1430
480
Nguồn: Ông Nguyễn Hữu Sơn – Giám đốc công ty.
Nước máy: do giá thành cao nên chủ yếu được sử dụng cho công đoạn tinh chế và cấp đông. Giá nước máy cung cấp cho công ty hiện nay là 4.500 đồng/m3.
Nước ngầm: hiện tại công ty sử dụng 1 bơm có công suất 1 HP (=1,33 KW/h) để bơm nước ngầm từ giếng có độ sâu 35 m lên chứa trong 1 bể khoảng 2 m3. Thời gian bơm đầy bể theo đo đạc thực tế là khoảng 1 giờ. Như vậy lượng điện cần tiêu tốn để bơm 1,5 m3 nươc ngầm là: 1,33 : 1,5 = 0,89 KW.
Thời gian bơm nước trong ngày tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu và thời gian làm việc của công ty. Khi nào có nguyên liệu để sản xuất thì khi đó công nhân sẽ cho vận hành máy bơm liên tục đến khi kết thúc quá trình sản xuất. Thông thường, thời gian làm việc của công ty là không cố định, theo quan sát thực tế thì trung bình 1 ngày công ty làm việc khoảng 8 giờ trong đó gồm 6 tiếng làm việc buổi sáng (trước 18 giờ) và 2 tiếng làm việc buổi tối (sau 18 giờ). Do đó, có thể tính giá điện trung bình trên 1 KW sử dụng cho việc bơm nước tại công ty như sau:
Giá điện = (6 x 860 + 2 x 1430) : 8 =1000 đồng/Kw (đây là giá 1 Kw điện sử sụng cho việc bơm nước hoặc cho sản xuất).
=> Tính chi phí của 1 m3 nước ngầm dựa trên giá điện = 0,89 KW/m3 x 1000 đồng/KW = 890 đồng/m3.
Bảng 3.2 Lượng điện năng, nước sạch và nước ngầm tiêu thụ trung bình trong tháng
Chỉ tiêu
Đơn vị
Đơn giá (đồng)
Số lượng
Thành tiền (đồng)
Nước ngầm
m3
1.000
600
600.000
Nước máy
m3
4.500
375
1.687.500
Điện năng
KW
1.000
30.000
30.000.000
Phụ gia
Trong quy trình chế biến, ngoài lượng hóa chất là Chlorine và xà phòng sử dụng để vệ sinh nhà xưởng, công ty còn sử dụng muối và thuốc tăng trưởng để ngâm xử lý sản phẩm sau khi sơ chế.
3.1.4 Tình hình sản xuất của công ty
Trong quá trình hoạt động sản xuất, công ty tham gia với nhiều tư cách khác nhau.
Vừa là nhà sản xuất, vừa xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản…
Vừa nhận làm gia công và cấp đông cho các công ty lớn và các khách hàng khác.
Riêng đối với cá bò, chỉ nhận gia công cho các đơn vị khác với công suất khoảng 70 tấn sản phẩm/tháng và lên đến 100 tấn sản phẩm/tháng vào tháng cao điểm (tháng 6, tháng 7 và tháng 8).
Bảng 3.3 Sản lượng CBTS của công ty Quang Minh trong năm 2005
Tháng
Khối lượng nguyên liệu (kg)
Khối lượng sản phẩm (kg)
1
146790
97790
2
134180
84180
3
127400
78700
4
95401
57955
5
234124
185718
6
158330
95132
7
200000
121115
8
261576
154603
9
212070
137320
10
137559
101544
11
109845
65953
12
133530
83300
Cả năm
1950805
1263310
Trung bình
162567.1
105275.8
Nguồn: Ông Nguyễn Hữu Sơn – Giám đốc công ty.
Nhận xét: Sản lượng hàng tăng lên vào các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9) trong đó chủ yếu là mặt hàng cá bò. Tháng 5 sản lượng hàng tăng đột biến một phần là do có thêm một lượng lớn hàng là cá tra philê.
Hình 3.1 Khối lượng nguyên liệu tiêu thụ của công ty trong năm 2005
Hình 3.2 Khối lượng sản phẩm đã sản xuất của công ty trong năm 2005
3.1.5 Quy trình chế biến
Chất lượng nguồn nước sử dụng
Trong quá trình chế biến, nước giếng khoan được sử dụng cho công đọan sơ chế và vệ sinh nhà xưởng thiết bị, nước thủy cục được sử dụng cho các công đoạn ngâm xử lý và rửa sản phẩm sau khi ngâm. Chất lượng nước sử dụng cho quá trình sản xuất của Công ty CP CBTS Quang Minh được thể hiện trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thủy cục và nước giếng khoan tại Công ty CP CBTS Quang Minh (mẫu lấy ngày 28/2/2006)
Thông số
Đơn vị
Nước thủy cục
Nước giếng khoan
TCVN
5944-1995
TCVN
5502-2003
EC
µS/cm
80
52
-
pH
-
7,5
4,8
6,5-8,5
6-8,5
SS
mg/l
0
0
-
-
Độ đục
NTU
0
0
-
5
SO4
mg/l
5
<5
200-400
250
N-NO2
mg/l
0
0
-
1
N-NO3
mg/l
0,28
0,49
45
5
N-NH4
mg/l
0
0
-
3
Tổng cứng
mgCaCO3/l
21,6
9,0
300-500
300
Cl-
mg/l
14
21
200-600
250
Tổng Fe
mg/l
0,001
0,001
1-5
0,5
Cu
mg/l
<0,001
<0,001
1,0
1,0
Pb
mg/l
<0,001
<0,001
0,05
0,01
Zn
mg/l
<0,001
<0,001
5,0
3,0
Cd
mg/l
<0,001
<0,001
0,01
-
Cr
mg/l
<0,001
<0,001
0,05
0,05
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 3/2006.
Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước thủy cục và nước giếng khoan tại công ty cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 và TCVN 5501-2001. Tuy nhiên, độ pH của mẫu nước giếng khoan là tương đối thấp và không đạt tiêu chuẩn (qui định giá trị pH trong khoảng 6,0 - 8,5).
Qui trình chế biến
Quy trình chế biến của công ty Quang Minh cũng tương tự như các cơ sở CBTS khác, nhưng ở nay sau công đọan sơ chế (cắt đầu, lột da…) có thêm công đọan ngâm xử lý sản phẩm bằng hỗn hợp nước + đá + muối + thuốc tăng trưởng nhằm làm thịt cá cứng lại, lớp thịt ngoài của cá bóng đẹp và trọng lượng cá tăng thêm 7% (1 kg cá sản phẩm sau khi ngâm 5 - 6 giờ sẽ tăng trọng lên thành 1,07 kg) so với trước khi cấp đông. Ở đây các sản phẩm sau khi sơ chế, ngâm xử lý sẽ qua công đọan rửa, phân cỡ, xếp khuôn rồi cấp đông, không thực hiện công đọan chế biến như cắt khúc… Các công đọan cụ thể được trình bày như sau:
Tiếp nhận nguyên liệu -> Phân loại, cân -> Sơ chế -> Ngâm xử lý -> Rửa -> Phân cỡ -> Cân và xếp khuôn -> Cấp đông -> Tách khuôn - mạ băng -> Bao gói - đóng thùng -> Bảo quản.
Các qui trình chế biến chi tiết của từng loại sản phẩm được thể hiện trong phần cân bằng vật chất của các loại sản phẩm cụ thể (Phần 3.2).
3.1.6 Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường trong công ty
3.1.6.1 Vệ sinh môi trường và ý thức bảo vệ môi trường ở Công ty CP CBTS Quang Minh
Theo quy định về An toàn vệ sinh thực phẩm, một số yêu cầu nhất thiết phải thực hiện là:
Công nhân phải mặc đồ bảo hộ lao động trước khi đi vào xưởng chế biến.
Quần áo, mũ, găng tay, yếm khẩu trang phải được giặt rửa sau mỗi ca làm việc và khử trùng tay đúng cách bằng Chlorine và xà phòng.
Người không phận sự không được vào phòng chế biến.
Tuy nhiên, theo quan sát thì một số yêu cầu nêu trên vẫn chưa được thực hiện triệt để trong quá trình sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và có khả năng làm cho sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất sang thị trường nước ngoài.
Công ty quy định sau mỗi công đọan chế biến sản phẩm và sau mỗi ngày làm việc phải vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị chế biến. Tất cả các loại thiết bị phải được vệ sinh khử trùng sạch sẽ bằng Chlorine và để nơi khô ráo tránh tình trạng ẩm ướt và gỉ sét. Theo quan sát công việc này được công nhân thực hiện tương đối tốt và đầy đủ, tuy nhiên trong quá trình làm vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, ý thức tiết kiệm nước của công nhân trong việc vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng chưa cao, sử dụng nước rất bừa bãi, đây là nguyên nhân gây lãng phí và thất thoát một lượng nước rất lớn, đồng thời nhiều lúc công nhân lại sử dụng nước máy thay vì nước giếng khoan để vệ sinh nhà xưởng.
Có thể nói công tác quản lý môi trường của công ty chưa được quan tâm đúng mức, điều này được thể hiện ở một số vấn đề chính như sau:
Ý thức vệ sinh môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, năng lượng của công nhân chưa cao như thường xuyên có một số hành động gây lãng phí như nước tràn không tắt, quên khóa van sau khi sử dụng nước, xả phế liệu dưới sàn khi sản xuất, để đèn sáng khi ngưng chế biến sản phẩm, sử dụng nhiều nước cho quá trình vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ thiết bị chế biến…
Công ty chưa có chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường và cán bộ chuyên trách về môi trường nên chưa đề xuất được các biện pháp giáo dục, nhắc nhở thường xuyên và các biện pháp xử lý phù hợp, chưa đề cao việc cải tạo môi trường lao động, chưa đề ra các giải pháp thực hiện tiết kiệm nước, đá, điện năng.
Đặc biệt thông tin về chất thải, tình trạng của thiết bị, hiệu quả sử dụng năng lượng và nước chưa được công ty thu thập và xử lý nên việc tiêu thụ năng lượng, tài nguyên và ô nhiễm không được giám sát, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cũng như môi trường xung quanh.
3.1.6.2 Hiện trạng môi trường làm việc tại công ty
Vệ sinh lao động
Theo quan sát trong quá trình nghiên cứu, một số vấn đề về vệ sinh lao động có thể được đánh giá như sau:
Mùi hôi phát sinh chủ yếu từ công đọan tiếp nhận nguyên liệu và trong quá trình sơ chế. Trong các công đoạn này, mùi hôi phát sinh rất khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất lao động.
Theo ý kiến của một số công nhân nữ làm việc lâu năm thì chỉ sau thời gian làm việc khoảng 5-6 năm, các bệnh vế mũi, phổi đã xuất hiện ở một số người.
Một vấn đề nữa là do trong quá trình sơ chế (cá bò) công nhân phải ngồi dưới sàn nên khi làm việc trong một thời gian dài (do lượng hàng nhiều) công nhân hay bị nhức mỏi cơ, cột sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân (theo ý kiến của công nhân).
Đồng thời, các công nhân nam khi làm việc thường xuyên ra vào kho lạnh để vận chuyển hàng, sau thời gian làm việc khoảng 3 - 4 năm thường hay bị mắc bệnh phổi có nước (theo ý kiến phỏng vấn công nhân), theo được biết thì đã có một số công nhân đã bị mắc bệnh này.
Ngoài những vấn đề đã nêu ở trên thì nhìn chung môi trường làm việc của công ty là đảm bảo cho sức khỏe của người công nhân trong quá trình sản xuất.
Hiện trạng các thành phần môi trường
Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng không khí ở Công ty CP CBTS Quang Minh
Thông số
Đơn vị
Phòng sơ chế 1
Phòng chế biến
TCVS
3733/2002
Độ ồn
dBA
64
65
<85
Nhiệt độ
0C
28,3
30,2
<34
Độ ẩm
%
90
90
75-85
Tốc độ gió
m/s
0,2 - 0,6
0,2-0,7
<2
Bụi
mg/m3
0,22
0,18
1
SO2
mg/m3
0,067
0,064
5
CO
mg/m3
2,0
2,5
20
NH3
mg/m3
0,167
0,064
17
H2S
mg/m3
0,039
0,013
10
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, tháng 3/2006.
Nhận xét: Kết quả phân tích đã cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về chất lượng không khí trong khu vực làm việc đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVS 3733/2002/QĐ-BYT. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành CBTS là lao động trong môi trường nước nên độ ẩm trong không khí là khá cao và không đạt tiêu chuẩn.
Hiện nay, nước thải sản xuất chưa được xử lý triệt để. Nước thải được thu gom bằng các mương thoát nước, xử lý rất đơn giản bằng cách cho lắng và phân hủy trong 2 hố gas. Cuối cùng, nước thải được đưa vào cống thoát nước chung của khu vực và sau đó chảy ra kênh Rạch Chiếc. Mức độ ô nhiễm trong nước thải của công ty là rất cao và được thể hiện ở nồng độ các chất ô nhiễm như trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6 Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Công ty CP CBTS Quang Minh
Thông số
Đơn vị
Nước thải tại hố ga tập trung
TCVN 5945-1995 (B)
pH
-
6,6
5,5-9
SS
mg/l
122
100
BOD
mg/l
1100
50
COD
mg/l
1490
100
NO2
mg/l
0,022
-
NO3
mg/l
0,23
-
T.Phospho
mg/l
17,9
6
NH4 -N
mg/l
14,46
1
Sunfua
mg/l
0,314
0,5
Cr
mg/l
<0,001
0,1
Dầu mỡ ĐTV
mg/l
0,139
10
Tổng coliform
MPN/100 ml
2.400.000
10.000
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 3/2006.
Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước thải của công ty cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm do các chất dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh là rất cao.
Ô nhiễm hữu cơ: thể hiện qua thông số BOD và COD rất cao và các giá trị này không đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 (loại B) như BOD vượt giá trị giới hạn là 22 lần và COD vượt giá trị giới hạn là 14,9 lần.
Ô nhiễm do các chất dinh dưỡng: thể hiện qua hàm lượng phospho và nitơ trong mẫu là rất cao với nồng độ tổng Phospho vượt giá trị giới hạn 3 lần và nồng độ N-NH4 vượt giá trị giới hạn là 14,46 lần.
Ô nhiễm vi sinh vật: thể hiện qua thông số Coliform trong mẫu phân tích là rất cao, vượt giá trị giới hạn đến 240 lần.
Chất thải rắn của công ty chủ yếu phát sinh từ các công đọan sơ chế và đóng gói bao bì gồm phần lớn là đầu, da, nội tạng (chủ yếu là cá bò), mai, nội tạng của ghẹ và các loại bao bì, dây nylon. Trong đó đáng kể nhất là lượng chất thải phát sinh trong quá trình chế biến cá bò, lượng chất thải rắn này chiếm đến gần 40% khối lượng nguyên liệu cá bò (theo quan sát và tính toán thực tế). Theo ông Hoàng Văn Chức - Phó Giám đốc kiêm Quản đốc xưởng chế biến của công ty, thì trung bình mỗi tháng công ty sẽ sản xuất ra khoảng 60 tấn cá bò sản phẩm (tức là khoảng 60% khối lượng nguyên liệu cá bò nhập vào). Làm một bài toán đơn giản chúng ta sẽ tính ra được lượng chất thải rắn phát sinh trung bình từ quy trình chế biến cá bò trong vòng một tháng của công ty là: 40 x 60 tấn : 60 = 40 (tấn).
Lượng chất thải này sẽ được công ty thu gom và bán cho các đơn vị thu mua về chế biến làm thức ăn gia súc, với tần suất thu mua là 1-2 ngày/lần (theo quan sát thực tế tại công ty). Phần chất thải không bán được khoảng 500 kg/tháng, được công ty thu gom và đổ bỏ chung với phần rác thải sinh hoạt.
Nhìn chung, công ty chưa quan tâm đến vấn đề môi trường như quản lý, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giáo dục công nhân nâng cao ý thức về thực hành tiết kiệm và BVMT… Giống như hầu hết những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất khác, mối quan tâm lớn nhất của công ty là lợi ích kinh tế. Đây chính là một khó khăn, trở ngại lớn trong việc đề xuất và áp dụng các giải pháp cải thiện tình hình môi trường cho công ty. Và đây cũng là tình hình chung của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh.
Hiện trạng chiếu sáng
Một vấn đề đáng quan tâm nữa là vấn đề chiếu sáng của công ty. Mặc dù công ty đã trang bị hệ thống đèn khá đầy đủ trong khu vực sản xuất, gồm tổng cộng 32 bộ bóng đèn (mỗi bộ gồm 2 bóng đèn huỳnh quang 40W được thể hiện trong sơ đồ bố trí hệ thống đèn trong từng phòng sản xuất) nhưng theo kết quả đo ánh sáng tại công ty trong các điều kiện thời tiết khác nhau thì còn nhiều phòng sản xuất chưa đủ ánh sáng cho công nhân làm việc theo tiêu chuẩn TCVS 3733/2002/QĐ-BYT. Kết quả đo ánh sáng trong tùng phòng sản xuất của công ty theo từng thời điểm và điều kiện thời tiết khác nhau được trình bày trong Bảng 3.7 (Lưu ý: vị trí đo trong từng phòng là ở giữa phòng hoặc ở tại nơi làm việc của công nhân).
SÂN CÓ ÁNH SÁNG CHIẾU VÀO
SÂN CÓ ÁNH SÁNG CHIẾU VÀO
1
2
6
11
10
7
5
8
4
3
4’
3’
5’
1’’
1
2
9
3
2
1
4
3
6
5
4
1
2
4
3
2
1
2’
*
*
*
*
*
PHÒNG ĐÓNG GÓI
& CẤP ĐÔNG 1
XAY ĐÁ
PHÒNG CHẾ BIẾN
PHÒNG SƠ CHẾ 2
PHÒNG SƠ CHẾ 1
*
Vị trí đo trong từng phòng
1 BÓNG BỊ HƯ
1 BÓNG BỊ HƯ
**
**
Vị trí đo đối chiếu ngoài trời
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí đèn sản xuất tại Công ty CP CBTS Quang Minh
Bảng 3.7 Kết quả đo ánh sánh tại công ty Quang Minh vào ngày 11/05/2006 (đơn vị: Lux)
Phòng
Giờ đo
Phòng sơ chế 1
Phòng sơ chế 2
Phòng chế biến
Phòng đóng gói
Phòng xay đá
Điều kiện ngoài trời
Trước bật đèn
Sau bật đèn
Trước bật đèn
Sau bật đèn
Trước bật đèn
Sau bật đèn
Trước bật đèn
Sau bật đèn
Trước bật đèn
Sau bật đèn
Vị trí đo đối chiếu ngoài trời
Điều kiện thời tiết
8:00 h
358
562
55
95,3
9,33
190
6
90
14,67
162
10000
Nắng nhẹ
10:00 h
500
760
140
174
40
185
3
82
14
155
14900
Nắng gắt
11:00 h
355
520
160
171
15
191
2,80
78
15,20
156,4
13083
Nắng gắt
12:00 h
600
680
167
186
16,35
189
2,88
83,5
14,60
171,5
12033
Nắng gắt
13:00 h
790
870
202
210
14,60
190
2,65
84,5
18,75
185,9
11300
Nắng gắt
14:00 h
153,8
345
(*)
60
(*)
145,3
(*)
90
(*)
156,8
935
Trời âm u, hết nắng
15:00 h
265
227
(*)
60
(*)
142,3
(*)
85,2
(*)
160,3
700
Trời mưa lớn
16:00 h
33,9
267
5,85
53,7
0,80
174
0,12
91,2
0,95
172,8
1191
Trời vẫn còn mưa nhưng nhẹ hạt
17:00 h
85,4
267
12,75
62,5
1,72
178
0,34
91,4
1,40
191,9
3380
Trời hết mưa, quang đãng
TCVS 3733/2002
200
200
200
200
300
300
200
200
200
200
(*) Do lúc đó công nhân đang làm việc nên không thể đo khi không có đèn.
Theo kết quả đo ánh sáng trên ta thấy (kết qủa đo là tại vị trí chính giữa của từng phòng), ngoại trừ phòng sơ chế 1 là thỏa mãn được yêu cầu cho phép theo TCVS 3733/2002/QĐ-BYT, còn lại tất cả các phòng còn lại hầu như không đủ độ sáng cho môi trường làm việc của công nhân theo TCVS 3733/2002/QĐ-BYT, cụ thể như sau:
Cường độ ánh sáng tại Phòng sơ chế 2 thấp hơn TCCP từ 2,1 đến 3,7 lần, nguyên nhân là do cả phòng sơ chế 2 chỉ có 4 bộ bóng đèn (gồm 8 bóng) nhưng đã có 2 bộ bóng (2 và 4) bị hư 1 bóng, và một nguyên nhân nữa là do vị trí các bộ bóng đèn bố trí quá xa nhau nên ánh sáng không đều ở khắp phòng (xem kết quả đo ánh sáng cụ thể của từng bộ bóng đèn trong từng phòng ở phần Phụ lục).
Cường độ ánh sáng tại Phòng chế biến thấp hơn TCCP từ 1,6 đến 2,1 lần, nguyên nhân là do số lượng đèn chưa đủ và bố trí chưa hợp lý. Trong đó, các bộ bóng 1, 3, 5, 7, 9, 10, 11 hầu như thấp hơn TCCP rất nhiều, ngược lại các bộ bóng 2, 4, 6, 8 và 1’, 2’, 3’, 4’, 5’ do bố trí gần nhau nên hầu như là đạt TCCP (xem kết quả đo ánh sáng cụ thể của từng bộ bóng đèn trong từng phòng ở phần Phụ lục).
Cường độ ánh sáng tại Phòng đóng gói thấp hơn TCCP từ 2,2 đến 2,6 lần, nguyên nhân là do mặc dù trong phòng đóng gói đã bố trí 4 bộ bóng đèn nhưng lại cách xa vị trí công nhân làm việc (rã đông, mạ băng, đóng gói) nên hầu như tại vị trí làm việc của công nhân là không đủ ánh sáng.
Cường độ ánh sáng tại Phòng xay đá thấp hơn TCCP từ 1,05 đến 1,30 lần.
Nhìn chung, môi trường làm việc của công ty không đảm bảo đủ ánh sáng cho công nhân làm việc, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc của công nhân và do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà họ làm ra.
3.2 Qui trình chế biến và cân bằng vật chất trong qui trình chế biến ở Công ty CP CBTS Quang Minh
Tại Công ty CP CBTS Quang Minh, các mặt hàng chế biến chủ yếu là cá bò, ghẹ và tôm đông lạnh. Trong quá trình nghiên cứu điển hình tại Công ty, cá bò là mặt hàng được sản xuất nhiều nhất, thường xuyên nhất và đây cũng là sản phầm chính của Công ty nên việc áp dụng SXSH được thực hiện trên qui trình chế biến cá bò. Các qui trình chế biến ghẹ và tôm đông lạnh được áp dụng trên cơ sở nghiên cứu từ qui trình chế biến cá bò.
Tiếp nhận nguyên liệu
Phân loại
Sơ chế
Phân cỡ
Rửa
Xếp khuôn
Cấp đông
Nước giếng: 4060 L
Nước máy: 300L
Nước đá tan: 300L
Nước đá: 700L
Thuốc tăng trưởng: 1 kg
Muối: 10 kg
Nước máy: 4140 L
Nước đá: 200 L
Điện năng: 550 KW
Nước thải: 4060L
CTR: đầu, da,, nội tạng…386Kg
Bao bì, dây cột: 10 kg
Bảo quản
Nước thải: 968 L
Nước thải: 4340L
Phế liệu nylon
Kênh Rạch Chiếc
Thùng rác
1000 KG
Nước đá: 200L
Nước thải 200L
Nước máy: 90 L
Nước đá: 50 L
Nước thải: 140 L
1000 Kg
Cân, Ướp đá
610Kg
652 Kg
Xử lý
Nước đá: 300 L
Điện năng
652 Kg
Mạ băng
652 Kg
Đóng gói
3.2.1 Chế biến cá bò
Hình 3.4 Qui trình chế biến cá bò đông lạnh ở công ty Quang Minh
CTR: da, nội tạng vụn…4 Kg
Kênh Rạch Chiếc
Thùng rác
Rửa sàn 1
Nước giếng: 224L
Nước thải: 224 L
Rửa sàn 2
Nước giếng: 792L
Nước thải: 792L
Rửa sàn 3
Nước giếng: 600L
Nước thải: 600 L
Rửa sàn 4
Nước giếng: 450L
Nước thải: 450 L
Rửa sàn 1: vệ sinh bàn phân loại, sàn sau công đọan phân loại.
Rửa sàn 2: vệ sinh dụng cụ, sàn phòng sơ chế 1 sau công đọan sơ chế.
Rửa sàn 3: vệ sinh bàn phân cỡ, sàn phòng sơ chế 2 sau công đọan rửa.
Rửa sàn 3: vệ sinh bàn, sàn phòng chế biến sau công đọan xếp khuôn.
Hình 3.5 Các công đọan rửa sàn vệ sinh nhà xưởng trong qui trình chế biến cá bò đông lạnh
1. Nguyên liệu
Vận chuyển về cơ sở bằng các loại xe lạnh cỡ 2,5 - 5 tấn.
Trong quá trình vận chuyển cá được giữ lạnh trong các hộp âm dương, các sọt nhựa 6 kg. Cá được chọn làm nguyên liệu phải tươi và nguyên vẹn. Nếu cá đã qua cấp đông một lần thì cơ sở sẽ trả lại cho chủ hàng.
2. Phân loại (nguyên liệu)
Từ xe, cá được hai công nhân vận chuyển đổ lên bàn chế biến bằng nhôm để phân loại. Bốn công nhân giàu kinh nghiệm được giao công việc phân loại này.
Việc phân loại được thực hiện bằng cảm quan và kinh nghiệm (to hơn hay nhỏ hơn so với kích cỡ qui định).
Cá loại A: phải là cá nguyên con, đẹp, không trầy xước, bụng không dập nát.
Cá loại B: cá bị trầy xước đôi chỗ, bụng hơi dập.
Sau khi sơ chế và ướp đá, cá được phân loại lại theo trọng lượng của cá. Cá sau khi phân loại được chứa trong các két (có kích thước 60 x 41 x 17 cm).
Bàn phân loại được kê lên cao hai đầu để tạo độ dốc cho nước chảy về phía cuối bàn. Tại hai đầu bàn này có nhiều lỗ nhỏ cho nước chảy qua nhưng giữ lại chất thải rắn.
3. Rửa sàn 1 (sau khi phân loại cá)
Sau khi phân loại xong, sàn xưởng được rửa bằng nước giếng hoặc nước máy. Thời gian rửa khoảng 3 phút.
Đá thải bỏ từ nguyên liệu xuống rãnh thoát nước.
4. Cân nguyên liệu
Cá sau khi phân loại được đặt nơi khô ráo, két đựng cá được xếp thành bậc thang tạo độ nghiêng để ráo nước, thường để ráo trong 10 phút mới cân.
Sử dụng cân 100 kg để cân, cân một lúc 2 két chồng lên nhau. Cá loại A, B được cân riêng.
Khối lượng cá thực = khối lượng két cá – 4 kg (khối lượng 2 két + sai số của cân).
Có 2 công nhân chịu trách nhiệm sắp két cá để ráo nước và đặt lên can và một người phụ trách sẽ ghi lại chỉ số cân.
5. Sơ chế
Trong khâu này thường có khoảng 18 công nhân thực hiện chia làm 4 nhóm. Công đoạn này thường sử dụng 4 vòi: vòi 3, 4, 5, 9 (Xem bố trí vòi nước trong Phần phụ lục).
Từng nhóm sẽ làm việc theo trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SXSH thuy san.Loc.doc