Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước: MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BAT : Kỹ thuật tốt nhất hiện có (Best Available Techniques) BVMT : Bảo vệ môi trường BQL : Ban Quản lý CSHT : Cơ sở hạ tầng CSSX : Cơ sở sản xuất CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải KCNST : Khu công nghiệp sinh thái KCNTTMT : Khu công nghiệp thân thiện môi trường KCN : Khu công nghiệp STMT : Sinh thái môi trường SXSH : Sản xuất sạch hơn TCMT : Tiêu chuẩn môi trường TTMT : Thân thiện môi trường XLNT : Xử lý nước thải WHO : Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 11: So sánh các mô hình KCN Bảng 12: Phân loại KCNTTMT theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1) Bảng 13: Phân lọai KCNTTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường KCN khác nhau (Phân cấp 2) Bảng 14: Phân lọai KCNTTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế trong thời kỳ quá độ (P...

doc115 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BAT : Kỹ thuật tốt nhất hiện có (Best Available Techniques) BVMT : Bảo vệ môi trường BQL : Ban Quản lý CSHT : Cơ sở hạ tầng CSSX : Cơ sở sản xuất CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải KCNST : Khu công nghiệp sinh thái KCNTTMT : Khu công nghiệp thân thiện môi trường KCN : Khu công nghiệp STMT : Sinh thái môi trường SXSH : Sản xuất sạch hơn TCMT : Tiêu chuẩn môi trường TTMT : Thân thiện môi trường XLNT : Xử lý nước thải WHO : Tổ chức y tế thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 11: So sánh các mô hình KCN Bảng 12: Phân loại KCNTTMT theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1) Bảng 13: Phân lọai KCNTTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường KCN khác nhau (Phân cấp 2) Bảng 14: Phân lọai KCNTTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế trong thời kỳ quá độ (Phân cấp 3) Bảng 15: Hệ thống thang bậc xây dựng KCNTTMT (EFIP) Bảng 16: Tiêu chuẩn về nhân lực trong KCNTTMT Bảng 17: Thang điểm đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN Bảng 2-1: Danh mục các KCN đã được điều chỉnh và phê duyệt Bảng 2-2: Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước Bảng 2-3: Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc Bảng 2-4: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc đợt 1 (tháng 6/2010) và đợt 2 tháng (10/2010) Bảng 2-5: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Tiên (suối Muông) của Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc (đợt 1, 06/2010) Bảng 2-6: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Tiên (suối Muông) của Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc (đợt 2, 10/2010) Bảng 2-7: Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của KCN Bảng 2-8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc Bảng 2-9: Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc Bảng 2-10: Lượng chất thải nguy hại phát sinh trong từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc Bảng 2-11: Kết quả điều tra số lò hơi của một số cơ sở sản xuất KCN Minh Hưng – Hàn Quốc Bảng 2-12: Kết quả đo đạc chất lượng môi trường vi khí hậu bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc Bảng 31: Đánh giá mức độ TTMT của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc Bảng 32: Mức tiêu thụ nước và điện trong các nhà máy giấy theo công nghệ của Việt Nam và BAT Bảng 33: Ước tính tiềm năng sản xuất sạch hơn thực tế Bảng 41: Khả năng cộng sinh công nghiệp trong KCN DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 11: Sơ đồ ô nhiễm môi trường do yếu tố công nghệ 9 Hình 12: Sơ đồ quá trình công nghệ vận hành theo hệ thống khép kín 10 Hình 13: Sơ đồ hệ sinh thái công nghiệp (Theo C.K.N. Patel,1992) 29 Hình 14: Quy trình xử lý cuối đường ống 30 Hình 21: Sơ đồ phân bố các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước 44 Hình 2-2: Cổng vào KCN Minh Hưng - Hàn Quốc 61 Hình 31: So sánh trình độ công nghệ theo mức độ môi trường 83 Hình 32: Các hình thức năng lượng có thể tái tạo và giải pháp tương ứng 86 Hình 4-1: Mô hình kỹ thuật tổng quát 100 LỜI MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với tốc độ phát triển nhanh chóng các Khu công nghiệp (KCN) trong cả nước đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu và ngày càng ổn định. Bên cạnh những chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực về nhiều mặc của xã hội, trong đó có sự tác động lớn đến môi trường. Việc bố trí tập trung các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN đã góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường do các cơ sở công nghiệp riêng lẻ gây ra. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, rộng khắp các khu công nghiệp trên cả nước mang nhiều tiềm ẩn các vấn đề môi trường. Hiện nay, quan điểm về bảo vệ môi trường còn chú trọng nhiều vào việc xử lý chất thải đã phát sinh. Giải pháp xử lý chất thải phát sinh đã, đang đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, thực tế chất lượng môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Các hệ thống xử lý chất thải chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi và đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn cho việc xử lý. Trong một số trường hợp đặc biệt việc xử lý còn tạo ra các chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Xu hướng hiện nay của việc kiểm soát ô nhiễm được đổi mới sang kiểm soát theo chuỗi hệ thống thay thế cho cách tiếp cận kiểm soát đầu - cuối như trước đây. Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có, cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, có thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cở sở áp dụng khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý chất thải đã phát sinh. Ở nước ta, vấn đề phát triển bền vững cho khu công nghiệp được đặc biệt quan tâm từ khi quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp có hiệu lực vào năm 2003 và đặc biệt Chính phủ ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình Nghị sự 21 ở Việt Nam) năm 2004. Định hướng chung cho một nền công nghiệp hóa phát triển bền vững. Tỉnh Bình Phước là 1 trong 7 tỉnh thành thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Là tỉnh biên giới miền núi xa các trung tâm đô thị và mới được tái lập nhưng trong những năm gần đây (năm 1997), nền kinh tế tỉnh Bình Phước đã có những chuyển biến lớn, đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghiệp càng nhanh càng đè nặng lên khả năng tự phục hồi của môi trường. Do đó, bên cạnh phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường được các ngành, các cấp quan tâm và đặc biệt chú trọng để hướng đến phát triển bền vững theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, vấn đề bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững các khu công nghiệp là một trong các vấn đề nổi cộm. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm duy trì phát triển bền vững và đưa ra được mô hình quản lý theo hướng thân thiện môi trường là vấn đề rất thiết thực. Trên cơ sở đó đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước” với mong muốn góp một phần đưa ra các giải pháp phát triển bền vững cho các khu công nghiệp Bình Phước nói riêng và cho các khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam nói chung. II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Bắc Mỹ,… đã và đang áp dụng thành công các kỹ thuật và hệ thống bền vững nhằm mục tiêu giảm thiểu sử dụng tài nguyên không thể tái tạo, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, tái chế, tái sử dụng chất thải, tuần hoàn nước, thu hồi năng lượng, tăng khả năng trao đổi chất giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp với mục tiêu là tiến đến khái niệm phát thải bằng không. Hiện nay, tài liệu nghiên cứu về mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường hầu như còn thiếu rất nhiều. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bước đầu đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật để góp phần xây dựng mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước. Góp phần giảm thiểu sự phát sinh chất thải do hoạt động công nghiệp và xây dựng một Khu công nghiệp không ô nhiễm môi trường. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên, Đồ án tốt nghiệp thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây: - Cơ sở lý thuyết của các giải pháp, kỹ thuật bền vững áp dụng cho KCN thân thiện môi trường. - Hiện trạng sản xuất và môi trường tại các KCN Bình Phước và KCN Minh Hưng – Hàn Quốc. - Đề xuất các tiêu chí kỹ thuật đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN. - Dựa vào các tiêu chí kỹ thuật để đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN. - Tiềm năng áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững cho KCN Minh Hưng – Hàn Quốc để xây dựng thành KCN thân thiện môi trường. - Lộ trình áp dụng các giải pháp kỹ thuật để xây dựng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thành KCN thân thiện môi trường hoạch định dựa trên hệ thống tiêu chí chuyển đổi. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Một số phương pháp nghiên cứu thường được áp dụng trong nghiên cứu về môi trường được áp dụng: - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu về thực trạng môi trường, quy hoạch môi trường, các vấn đề môi trường cấp bách ở địa phương, định hướng phát triển kinh tế-xã hội và BVMT,... - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Nghiên cứu về hiện trạng môi trường, chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng các loại hình công nghệ đã được sử dụng trong khu vực nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia sẽ tư vấn, đóng góp ý kiến để đưa ra định hướng áp dụng các giải pháp kỹ thuật, góp phần xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường phù hợp với địa phương. Ngoài ra các phương pháp khác được đề xuất áp dụng nghiên cứu: - Phương pháp sử dụng các kỹ thuật và hệ thống bền vững (Sustainable Techniques and Systems) trong bảo vệ môi trường sản xuất công nghiệp. Bộ kỹ thuật/hệ thống này bao gồm các nhóm nội dung như: sản xuất sạch hơn (cleaner production), cộng sinh công nghiệp (industrial symbiosis), hóa học xanh (green chemistry), tái chế và tái sử dụng (upsizing – recycling), kỹ thuật sinh thái công nghiệp (ecoindustrial techniques),… - Phương pháp nghiên cứu về sinh thái công nghiệp (industrial ecology). - Phương pháp nghiên cứu thiết kế sinh thái (ecodesign) và thiết kế vì môi trường (design for environment – DfE). - Phương pháp nghiên cứu về hệ sinh học thống nhất (integrated biosystem - IBS) và sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo (renewable resources) trong các khu đô thị và công nghiệp… VI. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỒ ÁN Dựa trên nền các kỹ thuật để đánh giá, nghiên cứu xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường. Chúng ta không thể áp dụng các kinh nghiệm sinh thái công nghiệp của các nước khác do không phù hợp về trình độ kỹ thuật, quy mô, quy hoạch. Các kết quả nghiên cứu đạt được trong đề tài là cơ sở kỹ thuật để xây dựng mô hình quản lý mới cho các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước. Đây sẽ là tài liệu tham khảo áp dụng vào thực tế để đưa ra các giải pháp xây dựng các khu công nghiệp mới theo hướng thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cho nền công nghiệp Bình Phước. Bên cạnh đó, Đồ án cũng đã xây dựng tiêu chí kỹ thuật đánh giá mức độ thân thiện môi trường của khu công nghiệp và biện pháp áp dụng với một trường hợp cụ thể. VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN Kết cấu của Đồ án có 4 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết của các giải pháp kỹ thuật áp dụng cho KCN thân thiện môi trường. - Chương 2: Hiện trạng sản xuất và môi trường tại các KCN tỉnh Bình Phước và KCN Minh Hưng – Hàn Quốc. - Chương 3: Đánh giá mức độ áp dụng hiện tại, tiềm năng và những đề xuất áp dụng các giải pháp kỹ thuật để xây dựng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thành KCN thân thiện môi trường. - Chương 4: Đề xuất lộ trình chuyển đổi KCN Minh Hưng – Hàn Quốc 1 thành KCN TTMT hoạch định dựa trên hệ thống tiêu chí. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Khái niệm về KCN thân thiện môi trường Khái niệm khu công nghiệp thân thiện môi trường (KCNTTMT) mới xuất hiện ở nước ta nói chung và thế giới nói riêng, cho tới nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu, đã tham khảo một số tài liệu đề cập đến khái niệm KCN và KCNTTMT xin trích ra một số khái niệm liên quan như sau: - KCN là "một vùng đất rộng, được phân lô và phát triển cho nhiều cơ sở sản xuất nằm gần nhau và sử dụng chung cơ sở hạ tầng" (UNEP, 1997). - Mô hình KCN hệ cổ điển là mô hình tổ chức xây dựng KCN tập trung ở trình độ thấp, ô nhiễm và áp lực môi trường cao, trao đổi chất một chiều, kết cấu tự do về thể chế kinh tế, cơ cấu ngành nghề và mức phát thải ô nhiễm công nghiệp theo khả năng đầu tư thực tế, hiệu quả hoạt động thấp và trung bình, nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. [7] - Khái niệm “thân thiện môi trường” có thể được hiểu như sau: “Thân thiện môi trường là sự thể hiện mục đích và mức độ thân thiện cụ thể trong hành động, trách nhiệm, hành vi ứng xử hoặc tính chất, tác động, định hướng hoạt động của con người và các sản phẩm sản xuất sáng tạo của con người đối với môi trường xung quanh”. [15] - Áp dụng khái niệm “thân thiện môi trường“ cho KCN tập trung, sẽ có khái niệm KCN thân thiện môi trường (Environmental Friendly Industrial Park –EFIP), là KCN đạt tiêu chí phân loại thân thiện môi trường. Trong đó, phụ thuộc vào trình độ quản lý môi trường, trình độ công nghệ sản xuất tiêu thụ, trình độ và mức độ tổ chức sinh thái công nghiệp KCN theo nhu cầu phát triển bền vững, sẽ có các hệ khu công nghiệp tập trung khác nhau theo mức độ thân thiện môi trường thực tế. [7] - Mô hình KCN thân thiện với môi trường: Hiểu đơn giản là các KCN lấy mục tiêu môi trường là định hướng phát triển gồm: không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng; giảm đến mức thấp nhất phát sinh chất thải; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng các giải pháp tối ưu hoá dòng vật chất và năng lượng trong từng XNCN và trong KCN.(TCXD, số 2/2008) Ngoài khái niệm KCNTTMT chúng còn được hiểu với một khái niệm là KCNST, tuy 2 khái niệm này không hoàn toàn giống nhau nhưng trong một mức độ nào đó chúng có thể là một. KCNST là một mức cao hơn KCNTTMT hay nói đúng hơn đó là mức cao nhất có thể đạt được của thân thiện môi trường. - Mô hình KCNST định nghĩa một cách đơn giản: Chất thải từ một quá trình này có thể được sử dụng như nguyên liệu thô, đầu vào cho một quá trình khác. Sau đó được bổ sung và đi đến những khái niệm khá thống nhất: "KCNST là cộng đồng các XNCN và dịch vụ kinh doanh được sắp đặt trên cùng địa điểm vì lợi ích chung. Các DN thành viên cố gắng đạt tới việc cải thiện môi trường, hiệu quả kinh tế và thực hiện nhiệm vụ xã hội thông qua công tác quản lý môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng cách cùng làm việc, cộng đồng các DN đạt được lợi ích chung lớn hơn nhiều so với tổng lợi ích riêng lẻ mỗi công ty thực hiện bằng tối ưu hoá mọi hoạt động tại từng cơ sở của mình". (TCXD, số 2/2008) Dựa trên những khái niệm đã tham khảo và quá trình nghiên cứu, sẽ đưa ra cách nhìn nhận khái niệm về KCNTTMT như sau: “KCNTTMT là một KCN có các cơ sở sản xuất cùng hoạt động như một cộng đồng các nhà máy có quan hệ mắc xích với nhau thông qua một số trao đổi chất trong các quá trình sản xuất và giải quyết các vấn đề môi trường để hướng đến một mục đích cuối cùng là sản xuất hiệu quả nhất, sử dụng ít nguyên vật liệu và năng lượng nhất, ít ô nhiễm môi trường nhất và bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân. Ngoài ra, KCN còn có tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực xung quanh”. Trong đó, “các nhà máy có quan hệ mắc xích với nhau” là các nhà máy có sự trao đổi chất thải với nhau, nhà máy này sử dụng chất thải của nhà máy kia làm nguyên vật liệu đầu vào tạo thành một chuỗi mắc xích tạo thành quá trình cộng sinh công nghiệp. “KCN còn có tác động lan toả tích cực đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của các doanh nghiệp, ngành, địa phương, khu vực xung quanh” tác động lan toả của KCN được thể hiện trên các mặt: tạo sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có KCN; góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường trong quá trình phát triển KCN. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu về KCNTTMT có một khái niệm được các tài liệu nghiên cứu đã đề cập tới là KCNTTMT chuyển đổi: “ KCNTTMT chuyển đổi là KCN hệ cổ điển được chuyển đổi tổ chức sản xuất theo chiến lược trình tự từng bước ở quy mô từng doanh nghiệp và tổng thể KCN thành KCNTTMT”. [4] Mô hình kỹ thuật chuyển đổi KCN hiện hữu sang KCNTTMT theo quốc tế gồm có bốn bước chính như sau: (Trần Thị Mỹ Diệu, 2004). - Bước thứ nhất: phân tích dạng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu; - Bước thứ hai: tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn; - Bước thứ ba: chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp SXSH. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn sẽ được tái sinh, tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN; - Bước cuối cùng: đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý chất thải rất hữu dụng trong việc xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này. 1.1.2. So sánh mô hình KCN truyền thống với Mô hình KCNTTMT * Mô hình KCN truyền thống - Bản chất mô hình KCN truyền thống có những đóng góp cụ thể: + Tăng trưởng kinh tế - xã hội. Thông thường đóng góp của công nghiệp đạt từ 30 - 40% và đặc biệt ở nhiều quốc gia cho thấy sản xuất công nghiệp chiếm từ 60% - 70% tỷ trọng kinh tế. + Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 12%/năm. + Sản xuất công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cho các khoản đầu tư phát triển hạ tầng công cộng. Một xí nghiệp công nghiệp hoặc KCN được thiết kế, quy hoạch hợp lý sẽ đem lại những lợi ích: 1) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất khai thác các công trình tiện ích, hạ tầng kỹ thuật, đường sá, viễn thông, thu gom xử lý chất thải, an ninh, các dịch vụ y tế, giải trí cho người lao động; 2) Các KCN đóng góp đáng kể cho diện mạo kiến trúc đô thị được diễn đạt bằng ngôn ngữ kiến trúc nổi bật tính thời đại công nghệ mới và tiến bộ kỹ thuật. - Những hạn chế của mô hình KCN truyền thống: Mặt trái của sản xuất công nghiệp hiện tại là những bất ổn về môi trường, như: + Ô nhiễm môi trường không khí từ: Lò đốt nhiên liệu hoá thạch; Hoạt động giao thông vận tải, thải các chất ô nhiễm khí CO2, muội khói, bụi, chì. Năm 2000, lượng khí CO2 tăng từ 365 ~ 380 ppm, thải vào khí quyển gây ra các biến đổi vật lý và hoá học, mà trước hết là "hiệu ứng nhà kính". + Ô nhiễm môi trường nước: Nước thải CN là nguồn nước gây ô nhiễm lớn nhất đối với tài nguyên nước. Hiện nay, hàng năm trên thế giới có trên 500 tỷ tấn nước thải bẩn vào khu vực thiên nhiên và cứ 10 năm, số nước thải này tăng gấp đôi. + Ô nhiễm môi trường đất: Khai thác khoáng sản là tác động chính gây ra ô nhiễm môi trường đất, chiếm khu vực đất lớn ở các mỏ than, Apatít, thiếc, Cromit, Vàng, đá quý. Chặt phá, khai thác rừng làm tăng diện tích đất trống đồi trọc, giảm diện tích rừng che phủ, đất bị thoái hoá, đẩy nhanh tốc độ sa mạc hoá. + Ô nhiễm ánh sáng: ánh sáng nhân tạo xâm nhập vào không gian của người khác, khi họ không mong muốn. Lạm dụng ánh sáng là việc sử dụng quá mức ánh sáng. + Yếu tố công nghệ: các nguyên liệu và năng lượng qua chế tác phần lớn đã chuyển hoá thành sản phẩm hàng hoá, một phần trở thành chất thải. Các sản phẩm hàng hoá được con người sử dụng cuối cùng cũng trở thành rác thải. Cả hai loại chất thải này không có cơ hội tái chế, tái sử dụng, cuối cùng bị thải bỏ trực tiếp vào môi trường tự nhiên. Những yếu tố này dẫn tới những bức xúc về chất thải CN và gây tác động môi trường, kéo theo sự xuống cấp chất lượng môi trường. Năng lượng Sản xuất chế tạo Năng lượng thừa Nguyên liệu tự nhiên Sản phẩm Phế phẩm Tiêu thụ Môi trường Hình 11: Sơ đồ ô nhiễm môi trường do yếu tố công nghệ + Quy hoạch địa điểm xây dựng CN bất hợp lý: Nhiều vị trí CN ở trước hướng gió, hoặc đầu nguồn nước so với khu dân cư. Nhiều trường hợp địa điểm xây dựng CN ngay trong khu dân cư. - Mô hình hoạt động: Quá trình công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu và năng lượng vận hành theo quy trình - theo tuyến (Hình 1-1). * Mô hình KCNTTMT Mục tiêu của KCNTTMT: Cải thiện hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp tham gia KCNTTMT đồng thời giảm thiểu các tác động môi trường của các doanh nghiệp thành viên. * Đặc điểm của khu công nghiệp thân thiện môi trường Nguyên tắc cơ bản của một KCNTTMT là “KCN có thể thực hiện được những việc mà từng doanh nghiệp đơn lẻ không thể thực hiện được. Hiệu quả môi trường và kinh tế mà KCN mang lại lớn hơn gấp nhiều lần so với tổng hiệu quả đạt được của từng doanh nghiệp”. Khác với một KCN truyền thống, KCNTTMT sẽ có những đặc điểm như sau: + Giảm các tác động đến môi trường nhờ thay thế các nguyên vật liệu có tính độc hại bằng các nguyên vật liệu ít có tính độc hại hơn, trao đổi nguyên vật liệu và xử lý tập trung chất thải; + Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả nhất thông qua việc thiết kế và xây dựng hợp lý, cùng tạo ra năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái sinh; + Bảo tồn nguyên vật liệu nhờ xây dựng và vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất một cách hiệu quả và tăng đến mức tối đa việc áp dụng các giải pháp tái sử dụng, tái sinh và tái chế; + Thiết lập mối liên kết (hay mạng lưới) giữa các doanh nghiệp với các nhà cung cấp và khách hàng trên một quy mô của một khu vực, một vùng mà ở đó KCNTTMT đang được hình thành và phát triển; + Liên tục cải thiện chất lượng môi trường của từng doanh nghiệp và của cả KCN; + Thiết lập hệ thống các quy định có tính linh động và khuyến khích doanh nghiệp tham gia và đạt mục tiêu đặt ra của KCNTTMT; + Sử dụng hệ thống quản lý thông tin để tạo điều kiện thuận tiện cho việc khép kín càng nhiều càng tốt dòng vật chất và năng lượng trong KCNTTMT; + Đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên về chiến lược mới, công cụ và công nghệ để cải tiến hệ thống; + Định hướng thị trường để thu hút các nhà đầu tư thuộc loại hình công nghiệp và dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển KCNTTMT đã hoạch định ban đầu. Quy trình công nghệ: vận hành theo hệ thống khép kín Gia công, chế biến nguyên liệu Khu vực tiêu thụ Nguyên liệu, năng lượng nguyên thuỷ Xử lý chất thải Hình 12: Sơ đồ quá trình công nghệ vận hành theo hệ thống khép kín Bảng 11: So sánh các mô hình KCN Mô hình KCN Sử dụng tài nguyên Chất thải Giải pháp xử lý Mục tiêu môi trường KCN truyền thống Không chọn lọc Tăng theo phát triển công nghiệp Thải vào môi trường Ô nhiễm môi trường KCN thân thiện môi trường Tối ưu hóa Giảm phát sinh Phối hợp các giải pháp Bảo tồn tài nguyên Chúng ta phải nhìn nhận một cách thực tế, mô hình KCN truyền thống đã và đang bộc lộ những hạn chế, thiếu sót về sử dụng tài nguyên, về công nghệ vận hành,... đó là những nguyên nhân gây ra nhiều chất thải, chất thải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Một cách tổng quát: Mô hình sản xuất công nghiệp truyền thống là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm suy giảm môi trường. - Trên thế giới đã và đang xuất hiện nhiều mô hình sản xuất công nghiệp: mô hình KCN thân thiện với Môi trường, mô hình KCN sinh thái,... có thể giúp chúng ta thay đổi cách nhìn, thay đổi cách sản xuất để góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. 1.1.3. Phân loại khu công nghiệp thân thiện môi trường Theo đề tài nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ môi trường ENTEC về xây dựng các tiêu chí về KCNTTMT năm 2003-2004 thì có các kiểu phân loại KCNTTMT như sau: Bảng 12: Phân loại KCNTTMT theo các yêu cầu BVMT chung, sinh thái môi trường và sinh thái công nghiệp (Phân cấp 1). Phân loại KCNTTMT Tính chất đặc trưng Phạm vi áp dụng Thân thiện môi trường Bước 3. Sinh thái công nghiệp Khép kín, bền vững, có ít hoặc không có chất thải Tiêu chuẩn hoá theo sinh thái công nghiệp hiện đại hoá (EM) Bước 2 : Sinh thái môi trường (Xanh-Sạch–Đẹp) Công nghệ, tổ chức quản lý và định hướng công tác BVMT Tiêu chuẩn hoá theo hệ thống sinh thái môi trường (EMS, ISO) Bước 1: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm Mức độ thực hiện thực tế kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hoá theo hệ thống quản lý nhà nước (ĐTM, TCMT...) Chưa thân thiện môi trường Bước 0 : Ô nhiễm công nghiệp Chưa áp dụng các giải pháp kiểm soát và xử lý ô nhiễm Tiêu chuẩn hoá theo lợi nhuận của thị trường sản xuất hàng hoá Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004. Bảng 13: Phân Loại KCNTTMT theo mức độ áp dụng thực tế các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường KCN khác nhau (Phân cấp 2) Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý BVMT cụ thể Tính chất và các kết quả TTMT đạt được thực tế Mức độ đạt TTMT Thân thiện môi trường Bước 3 : Sinh thái công nghiệp khép kín Có ít hoặc không có phát thải Đạt TTMT (Bậc 3) Bước 2 : Sinh thái môi trường xanh Xanh – sạch – đẹp Đạt TTMT (Bậc 2) Bước 1.2 : Giải pháp QLMT cứng và công nghệ SXSH toàn diện Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao Đạt TTMT (Bậc 1.2) Bước 1.1 : Giải pháp quản lý môi trường (QLMT) cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao Đạt TTMT (Bậc 1.1) Bước 1: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao Đạt TTMT (Bậc 1) Chưa thân thiện môi trường Bước 0 : Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004. Bảng 14: Phân lọai KCNTTMT mở rộng khả năng áp dụng trong thực tiễn CNH nền kinh tế trong thời kỳ quá độ (Phân cấp 3) Mức độ áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý BVMT cụ thể Tính chất và các kết quả TTMT đạt được thực tế Phân loại KCNTTMT Chưa thân thiện môi trường Bước 0 : Không áp dụng Ô nhiễm môi trường cao Chưa TTMT Thân thiện môi trường Bước 1: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra Kiểm soát và xử lý ô nhiễm đầu ra ở năng lực khá cao Đạt TTMT (Bậc 1) Bước 2: Giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soát ô nhiễm đầu ra, đầu vào (SXSH từng phần) Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao Đạt TTMT (Bậc 2) Bước 2a: Nâng cao chất lượng quản lý môi trường toàn diện QLMT tốt và Phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực trung bình Đạt TTMT (Bậc 2a) Bước 2b: Tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH QLMT tốt và Phòng ngừa ô nhiễm ở năng lực khá cao Đạt TTMT (Bậc 2b) Bước 3: Giải pháp quản lý mềm và công nghệ SXSH toàn diện (STMT) Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm ở năng lực cao Đạt TTMT (Bậc 3) Bước 3a: Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải cục bộ Giảm thiểu các phát thải ở năng lực trung bình Đạt TTMT (Bậc 3a) Bước 3b: Giải pháp sinh thái cộng sinh trao đổi chất thải mở rộng Giảm thiểu các phát thải ở năng lực khá Đạt TTMT (Bậc 3b) Bước 4: Sinh thái công nghiệp khép kín (trao đổi chất thải toàn phần) Có ít hoặc không có phát thải Đạt TTMT (Bậc 4) Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004 Bảng 15: Hệ thống thang bậc xây dựng KCNTTMT (EFIP) Mức độ TTMT Ký hiệu Tên gọi KCNTTMT Đạt TTMT (Bậc 1) A KCNTTMT bậc 1 Đạt TTMT (Bậc 2) B KCNTTMT bậc 2 Đạt TTMT (Bậc 2a) C KCNTTMT bậc 2a Đạt TTMT (Bậc 2b) D KCNTTMT bậc 2b Đạt TTMT (Bậc 3) Đ KCN xanh – sạch – đẹp (Bậc 3) Đạt TTMT (Bậc 3a) E KCN hỗn hợp (Bậc 3a) Đạt TTMT (Bậc 3b) F KCN hỗn hợp (Bậc 3b) Đạt TTMT (Bậc 4) G KCN sinh thái (Bậc 4) Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC), tháng 12/2003 – 2004 1.1.4. Các lợi ích của Khu công nghiệp thân thiện môi trường * Lợi ích cho công nghiệp - Đối với doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư: + Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách: tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng; tái chế và tái sử dụng chất thải. Điều đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. + Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. + Giải pháp toàn diện trong sự phát triển KCNTTMT giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt qua các rào cản trong việc tiếp cận nguồn thông tin, tư vấn, bí quyết công nghệ và nhận được các nguồn đầu tư để phát triển. + Những lợi ích cho các doanh nghiệp thành viên cũng làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư. - Đối với nền công nghiệp nói chung: + KCNTTMT là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp của toàn khu vực: gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng việc làm,… + Tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương. + Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Tóm lại, KCNTTMT có thể mang lại các lợi thế cạnh tranh và lợi ích quan trọng trong thời điểm mà các KCN ở các nước Châu Á không đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp thời đại mới. * Lợi ích cho môi trường - Giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác. - Đảm bảo cân bằng sinh thái: quá trình hình thành và phát triển của KCNTTMT phù hợp với đặc điểm sinh thái của khu vực KCN và khu vực xung quanh. - Phấn đấu vì mục tiêu ngày càng cao về môi trường: mỗi một KCNTTMT đều có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT * Lợi ích cho xã hội - KCNTTMT là động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực, thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn lớn, tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. - Tạo động lực và hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng địa phương như: đào tạo nhân lực, cải tạo hạ tầng kỹ thuật - KCNTTMT chính là một trung tâm tự nhiên của mạng lưới sinh thái công nghiệp. Các lợi ích kinh tế và môi trường do KCNTTMT mang lại sẽ tạo ra một bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn hơn cho toàn khu vực. - KCNTTMT tạo ra điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích hợp hơn. 1.1.5. Những rủi ro, thách thức và các cơ hội của KCNTTMT - Những rủi ro và thách thức: + Nhìn chung một KCNTTMT đòi hỏi một chi phí đầu tư ban đầu cao hơn, thời gian thu hồi vốn và lợi nhuận dài hơn một KCN thông thường. Chủ đầu tư cần phải có sự đảm bảo cung cấp tài chính cho dự án với thời gian dài hơn. + Các chi phí có thể phát sinh từ quá trình thiết kế, chuẩn bị địa điểm, đặc điểm hệ thống hạ tầng kỹ thuật, quá trình xây dựng và từ nhiều vấn đề khác. Các nhà đầu tư cần lường trước những vấn đề phát sinh này. + Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lợi dụng các dịch vụ môi trường chung nhưng họ lại rất khó có thể đạt được các công nghệ mới cần thiết để cải thiện hoạt động môi trường. Vì vậy cần phải có dịch vụ hỗ trợ tài chính trong KCNTTMT. - Phát triển và hoạt động: + Là một cộng đồng, các doanh nghiệp thành viên trong KCNTTMT cần phải liên kết mật thiết với nhau và không ngừng hợp tác nâng cao hiệu quả hoạt động trên mọi lĩnh vực. Bất cứ sự đình trệ yếu kém ở khâu nào trong hệ thống cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của KCNTTMT. Một số Công ty chưa từng hoạt động trong một “cộng đồng” có thể sẽ lo sợ sự phụ thuộc tương tác này. Sự hợp tác có thể sẽ rất khó khăn nếu các doanh nghiệp thành viên đến từ nhiều nước và từ các nền văn hóa khác nhau. + Các Công ty sử dụng phế phẩm và tái chế sẽ dần thay thế các hộ kinh doanh nhỏ. Tại nhiều nước đang phát triển, khu vực kinh tế nhỏ này kiếm lợi nhuận từ rác thải và phế phẩm. Việc thiết lập mạng lưới tái chế hay sử dụng phế phẩm sẽ chấm dứt nguồn sống của rất nhiều gia đình. Chủ đầu tư KCNTTMT cần có giải pháp hỗ trợ các hộ kinh doanh này tăng cường hoạt động theo hướng bảo vệ môi trường. Họ có thể tham gia vào các KCNTTMT hay trung tâm tái chế. - Các chính sách + Các yêu cầu mới trong việc phát triển KCNTTMT có thể không được các cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận hay chậm thông qua, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có nhu cầu thu hút đầu tư cao. + Rất nhiều chính sách về môi trường của các nước đang phát triển tập trung vào việc xử lý đầu ra hơn là các giải pháp hạn chế của KCNTTMT. Các Công ty cung cấp cũng gây thêm áp lực này với việc bán rẻ hay hỗ trợ các công nghệ và dịch vụ xử lý đầu ra. Chủ đầu tư KCNTTMT cần vận động để thiết lập các chính sách và chiến lược mới theo hướng sản xuất sạch và sinh thái học công nghiệp. - Cơ hội + Hệ tự nhiên: KCNTTMT có thể hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên bằng cách giảm thiểu các tác động môi trường đồng thời với giảm chi phí hoạt động và giảm nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. + Năng lượng: Tiết kiệm năng lượng là nguyên tắc chủ yếu để giảm chi phí và tác động môi trường. Trong KCNTTMT, các Công ty luôn hướng tới sự tiết kiệm năng lượng trong thiết kế từng công trình, chiếu sáng và trang thiết bị. Tại nhiều khu vực có thể sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh như gió, năng lượng mặt trời,… + Nguyên vật liệu: Trong KCNTTMT các công ty coi chất thải như là sản phẩm chứ không phải để tiêu hủy hay chuyển đi nơi khác. Từng doanh nghiệp thành viên trong KCNTTMT cần sử dụng tối đa mọi nguyên vật liệu, phế thải và giảm sử dụng các chất độc hại. + Cấp thoát nước: các công trình trong KCNTTMT được thiết kế với các trang thiết bị tiết kiệm nước cao. Nước sau sử dụng của nhà máy này có thể được tái sử dụng ở nhà máy khác. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCNTTMT có thể bao gồm nhiều đường ống cho các loại nước và các hệ thống thu gom, sử dụng nước mưa. + Thiết kế và xây dựng bền vững: Các công trình và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong KCNTTMT được quy hoạch và thiết kế để tận dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên và giảm thiểu các tác động ô nhiễm. Việc chuẩn bị kỹ thuật đất đai rất kỹ lưỡng cùng với các giải pháp xây dựng bảo vệ môi trường sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Toàn bộ KCNTTMT được thiết kế theo nguyên tắc duy trì bền vững và có khả năng thay đổi linh hoạt. Khi kết thúc dự án, nguyên vật liệu và các hệ thống có thể tái sử dụng hoặc được tái chế. + Quản lý và dịch vụ hỗ trợ: Là một cộng đồng các công ty, KCNTTMT có một hệ thống quản lý và hỗ trợ phức tạp và cao cấp hơn nhiều so với các KCN thông thường. Ban quản lý, với trách nhiệm trong việc lựa chọn các doanh nghiệp thành viên, sẽ hỗ trợ việc trao đổi các phế phẩm giữa các công ty và giúp họ thích ứng với những thay đổi trong “cộng đồng”. Ban quản lý cũng duy trì các mối quan hệ với hệ thống công ty sử dụng phế phẩm trong vùng và hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp. KCNTTMT còn cung cấp các dịch vụ công cộng chung như: trung tâm đào tạo, văn phòng giao dịch sản phẩm, vận chuyển hàng hóa,… để các công ty có thể giảm chi phí hoạt động. + Cộng đồng địa phương: Mối quan hệ hòa nhập giữa chủ đầu tư với cộng đồng địa phương xung quanh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho KCNTTMT: sử dụng dịch vụ của nhà nước, hệ thống giáo dục, nhà ở,…Dự án cần hoàn lại các lợi ích trên cho cộng đồng thông qua việc hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp mới và mở rộng các doanh nghiệp cũ trong khu vực. Một số các doanh nghiệp này có thể tham gia vào KCNTTMT hay cung cấp đầu vào và dịch vụ cho các công ty trong KCN. Các chương trình đào tạo sẽ hình thành lực lượng lao động chất lượng cao và thúc đẩy kinh tế địa phương. 1.1.6. Bối cảnh phát triển khu công nghiệp thân thiện môi trường - Phát triển phải dựa vào điều kiện thực tế của khu vực Thiết kế KCNTTMT phải dựa trên đặc điểm thực tế của các hệ sinh thái tự nhiên khu vực. Các mục tiêu phát triển cần phù hợp với các nguồn tài nguyên và nhu cầu kinh tế của khu vực. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp điều tra khảo sát thực tế trong quá trình thiết kế và học tập kinh nghệm của các KCNTTMT đã có. Cần phải tìm ra giải pháp thích hợp nhất cho khu đất được lựa chọn và cộng đồng các khu vực trong một loạt các nguyên tắc của KCNTTMT, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững. - Phát triển trong thời kỳ có nhiều biến đổi lớn Chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển và thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội và chính trị. Một số các biến đổi liên quan trực tiếp tới KCNTTMT gồm: + Thay đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt và mất sự đa dạng sinh học là các thay đổi toàn cầu đòi hỏi sự chuyển biến của toàn hệ thống công nghiệp. + Nền kinh tế bền vững là xu thế phát triển của thời đại. Nó tạo ra nhiều cơ hội phát triển cũng như nhiều thách thức đối với hoạt động kinh doanh. + Nhiều Chính phủ đang trong quá trình tư nhân hóa, cổ phần hóa, phân quyền, hạn chế các chương trình hỗ trợ, cắt giảm quỹ phát triển địa phương,… + Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nền kinh tế các nước trở nên phụ thuộc lẫn nhau và giảm khả năng tự kiểm soát ( tiền tệ, lãi xuất,…) Các tập đoàn kinh tế và các ngân hàng quốc tế lớn đang tìm cách điều khiển quá trình hóa. + Làn sóng sát nhập doanh nghiệp cùng với việc liên tục thay đổi công nghệ sẽ tăng cường sức mạnh doanh nghiệp, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nhưng cũng đồng nghĩa với giảm việc làm. + Các trang web và mạng Internet tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. + Phát triển dự án trong giai đoạn biến động hiện nay đòi hỏi chủ đầu tư KCNTTMT phải rất linh hoạt, rút kinh nghiệm nhanh chóng từ các thất bại thành và thành công trước đó. 1.1.7. Những khó khăn gặp phải khi phát triển KCNTTMT Phát triển KCNTTMT là công cuộc kinh doanh phức tạp đòi hỏi sự tổ hợp của nhiều lĩnh vực trong thiết kế và ra quyết định. Sự thành công của mô hình KCNTTMT tùy thuộc vào mức độ cộng tác của các tổ chức liên quan các chuyên gia về thiết kế, những nhà đầu tư và các nhà máy trong KCN. Một số lợi ích khi phát triển KCNTTMT chỉ trở nên rõ ràng khi chi phí và lợi ích được tính cho một khoảng thời gian dài hơn so với hoạt động tài chính của KCN. Các nhà máy sử dụng các sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải của nhà máy khác làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đối đầu với nguy cơ thiếu hoặc mất nguồn cung cấp hoặc thị trường tiêu thụ khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động. Trong một chừng mực nào đó, điều này có thể được kiểm soát bằng mối quan hệ giữa những nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ thông qua hợp đồng kinh tế). Sự trao đổi sản phẩm phụ/chất thải có thể hạn chế tính tin cậy khi sử dụng vật liệu độc hại. Các giải pháp SXSH của các vật liệu thay thế hay quy trình thiết bị lại phải tính đến thứ tự ưu tiên trong việc trao đổi các vật liệu tính độc hại trong KCNTTMT. Một số doanh nghiệp không quen với cách làm việc trong “cộng đồng” và có thể gặp trở ngại trong việc phối hợp hoạt động với các doanh nghiệp khác. Sự cộng tác có thể đặc biệt khó khăn nếu KCNTTMT tập hợp nhiều doanh nghiệp từ nhiều quốc gia có đặc điểm văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong KCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN. Nhiều KCN là tập hợp của nhiều cơ sở sản xuất nhỏ và vừa. Mặc dù các doanh nghiệp này sẽ có lợi khi sử dụng chung các dịch vụ môi trường trong KCN, nhưng ít có khả năng về công nghệ để cải tiến hiệu quả môi trường ở doanh nghiệp mình. Vì vậy, KCNTTMT cần hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho những trường hợp này. Các cơ sở nhỏ bên ngoài KCN thường gây ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh do thiếu nhân lực, công nghệ lạc hậu và sử dụng tài nguyên không hiệu quả. Trong khi đó, các cơ sở này lại thường là nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy trong KCN. Do đó, KCNTTMT phải đặt ra yêu cầu và cần tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất này thực hiện nghiêm túc các hoạt động xử lý ô nhiễm và BVMT, tổ chức các khóa huấn luyện và ngay cả hỗ trợ kinh phí thực hiện. Hoạt động trao đổi sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải có thể dẫn đến việc loại bỏ một số cơ sở đã từng thu lợi từ chất thải và sản phẩm phụ (như các cơ sở thu mua phế liệu hay cơ sở tái sinh, tái chế tư nhân). Sự hình thành mạng lưới tái sinh hoặc trao đổi sản phẩm phụ giữa các doanh nghiệp trong KCNTTMT có thể làm mất đi nguồn thu nhập, kế sinh nhai của hàng ngàn hộ gia đình. Do đó, các nhà đầu tư KCNTTMT có thể hổ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp này nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo đạt TCMT. Các cơ sở này cũng có thể trở thành thành viên của Trung Tâm trao đổi chất thải của KCNTTMT. Hầu hết các chính sách môi trường hiện nay của nước ta vẫn tập trung vào xử lý chất thải hơn là các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó, các nhà đầu tư KCNTTMT và các tổ chức liên quan cần cố gắng thuyết phục việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách và luật để hỗ trợ sự hình thành và phát triển các KCNTTMT trong tương lai. Cho đến nay, thực tế áp dụng, các dự án hiện tại và kinh nghiệm về hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecosystem) thể hiện những đặc điểm đặc biệt cũng như những hạn chế nhất định. - Khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến; - Các dự án này thường được phát triển cho các hệ thống công nghiệp có quy mô lớn như khu công nghiệp sinh thái; - Hầu hết các dự án sinh thái công nghiệp mang tính chất nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào công nghệ và cân bằng dạng vật chất. Trong khi đó, vấn đề về tổ chức, quản lý và vai trò của các cơ quan chức năng trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế ứng dụng hầu như rất ít được quan tâm đến. 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Nhằm hạn chế tối đa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất nhiều giải pháp phát triển bền vững đã được ra đời và được áp dụng rộng khắp thế giới. Ngoài các giải pháp áp dụng về mặt quản lý thì các giải pháp kỹ thuật bền vững cũng được các nhà khoa học đề xuất như: Sản xuất sạch hơn (Cleaner production.) Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo (Renewable resources.) Cộng sinh công nghiệp (Industrial symbiosis), Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology). Thiết kế sinh thái (Ecodesign) và thiết kế vì môi trường (Design for environment.) Hệ thống sinh học tích hợp (Integrated biosystem). Tái sử dụng và tái chế chất thải (Upsizing – recycling). Hóa học xanh (Green chemistry). Xử lý cuối đường ống (End-of-pipe-treatment). Tùy theo mức độ áp dụng các giải pháp trên chúng ta có thể đánh giá tính bền vững trong phát triển công nghiệp. 1.2.1. Sản xuất sạch hơn (Cleaner production - CP) Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme – UNEP) định nghĩa “SXSH như là một sự áp dụng liên tục chiến lược môi trường ngăn ngừa tổng hợp vào các quy trình, sản phẩm và các dịch vụ để tăng hiệu quả tổng thể và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”. [2] Các nguyên tắc của SXSH: [14] - Nguyên tắc cảnh giác: không chỉ đơn giản là làm thế nào để không vi phạm pháp luật, mà có nghĩa là bảo đảm để người lao động được bảo vệ, không bị mắc các bệnh khó chữa chạy, hoặc nhà máy tránh được những tổn hại không đáng có. - Nguyên tắc phòng chống: Được tạo ra nhằm thay đổi ngay từ khâu đầu tiên của hệ thống sản xuất hoặc tiêu dùng khi một sản phẩm hay quy trình công nghệ được sử dụng chính là nguyên nhân gây tổn hại về mặt môi trường. - Nguyên tắc tích hợp: Là việc áp dụng một cách nhìn tổng hợp cho toàn bộ chu trình sản xuất và phương pháp cho việc thực hiện ý tưởng thông qua việc phân tích chu trình sống sản phẩm. Có thể thực hiện SXSH bằng cách áp dụng bí quyết công nghệ, cải tiến kỹ thuật, hoặc chỉ đơn giản bằng cách thay đổi tư duy, quan điểm của mình. Các nội dung của SXSH: [6] 1. Quản lý nhà xưởng tốt 2. Thay thế đầu vào 3. Kiểm soát tốt hơn đối với quy trình sản xuất 4. Thay đổi trang thiết bị 5. Thay đổi công nghệ 6. Thay đổi sản phẩm 7. Sử dụng năng lượng có hiệu quả 8. Tái chế/tái sử dụng ngay tại chỗ SXSH có thể hiểu như là một cách tiếp cận mới để giảm hoặc hạn chế xả hoặc phát thải vào môi trường, bao gồm tất cả các chất ô nhiễm, độc hại hoặc không độc hại, có quy định và không có quy định, liên thông tất cả môi trường và từ tất cả môi trường, và từ tất cả các nguồn. SXSH có thể đạt được bằng cách giảm sản sinh chất thải tại nguồn (giảm tại nguồn) hoặc tái sử dụng chất thải. Tất cả các giải pháp sản xuất sạch hơn đưa ra đều nhằm mục đích chung là bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ, giảm đến mức tối thiểu tác động vào môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm,… và tất cả đều tiến đến một mục tiêu chung là phát triển bền vững. SXSH là một giải pháp được thực hiện khá phổ biến, các chương trình áp dụng SXSH áp dụng rộng rãi cho tất cả các ngành nghề, có thể nói bất cứ ngành nghề hay bất cứ nhà máy nào cũng có thể áp dụng SXSH. Trên thực tế, việc triển khai và áp dụng SXSH không dễ dàng do những thông tin không chính xác khi nói về SXSH. Các doanh nghiệp thường viện dẫn lý do đây là công việc có tiềm năng hạn chế, hoặc cần công nghệ phức tạp và tính chuyên nghiệp; cần nhân lực được đào tạo và có kỹ năng; cần nguồn tài chính lớn; phải dừng hoạt động sản xuất dài ngày hoặc cần mặt bằng. Đôi khi đó lại là sự e ngại về việc có thể gia tăng chi phí sản xuất; cần tự động hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất hoặc chỉ những công ty, tập đoàn lớn mới cần áp dụng. 1.2.2. Tái sử dụng và tái chế chất thải (upsizing – recycling) Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại sản phẩm hoặc nguyên, nhiên, vật liệu mà không có sự thay đổi hình dạng vật lý. Tái sử dụng thông thường liên quan đến việc sử dụng cho cùng một mục đích hoặc mục đích tương tự. Tái sử dụng cũng nằm trong mục đích phòng ngừa và giảm thiểu chất thải bằng cách kéo dài tuổi đời hữu ích của sản phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu, giúp tiết kiệm các chi phí sản xuất cũng như chi phí thải bỏ. [1] Tái chế chất thải là việc sử dụng một phần của sản phẩm được loại bỏ làm nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm mới. Như vậy, tái chế chất thải liên quan đến việc tách nguyên vật liệu từ một sản phẩm được loại bỏ để dùng cho mục tiêu khác. Việc tái chế thường liên quan đến chất thải rắn. Trong thực tế, nhiều nước hình thành và phát triển một ngành công nghiệp tái chế chất thải. [1] Rác thải là giấy, bìa, nhựa, thuỷ tinh, kim loại vụn là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Việc tái chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích: Làm giảm lượng rác thải ra môi trường. Tạo thêm hàng hoá sử dụng. Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại rác. Thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được tài nguyên, khoáng sản và công khai thác chúng. Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại. Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa,... có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng. (200 câu hỏi môi trường). Thực tế cho thấy trong hầu hết những quy trình sản xuất, chỉ một phần nhỏ nguyên liệu trong quy trình có thể tìm thấy trong sản phẩm cuối cùng. Phần còn lại được thải ra dưới dạng chất thải hay những dòng thải không mong muốn. Tận dụng và tái chế chất thải giúp cho mọi nguyên liệu đầu vào đều được chuyển đổi thành những sản phẩm hữu dụng và giảm được một lượng lớn rác thải ra môi trường, giảm chi phí xử lý rác thải, hạn chế sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, góp phần vào quá trình phát triển bền vững. Hiện nay, việc tận dụng và tái chế rất được quan tâm và hầu như nhà máy nào cũng quan tâm để sử dụng được nhiên liệu, nguyên vật liệu với một hiệu quả cao nhất. Và đây cũng là một cách hữu hiệu nhất để tiết kiệm tài nguyên, năng lượng. 1.2.3. Hóa học xanh (Green chemistry – GC) “Hóa học xanh nghĩa là thiết kế, phát triển và ứng dụng các sản phẩm hóa chất cũng như các quá trình sản xuất, tổng hợp hóa chất nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ việc sử dụng các chất gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và môi trường”. Nói một cách tổng quan là “xanh hóa” những chất tổng hợp cũ, “xanh hơn” những chất tổng hợp mới và sản sinh ra những hợp chất ít độc hại hơn. [2] Các nguyên tắc của Hóa học xanh: 12 nguyên tắc [3] Nguyên tắc 1: Ngăn ngừa chất thải Nguyên tắc 2: Thiết kế hóa chất và sản phẩm an toàn hơn Nguyên tắc 3: Thiết kế những hóa chất tổng hợp ít nguy hại hơn Nguyên tắc 4: Sử dụng nguyên liệu có thể tái sinh Nguyên tắc 5: Sử dụng chất xúc tác thay vì phản ứng lượng pháp Nguyên tắc 6: Loại trừ dẫn xuất hóa học Nguyên tắc 7: Chuyển đổi tối đa lượng nguyên tử tham gia phản ứng vào sản phẩm Nguyên tắc 8: Sử dụng dung môi và điều kiện phản ứng an toàn hơn Nguyên tắc 9: Gia tăng hiệu suất năng lượng Nguyên tắc 10: Thiết kế hóa chất và sản phẩm để có thể phân rã sau sử dụng Nguyên tắc 11: Phân tích nội quy trình tức thời để ngăn ngừa ô nhiễm Nguyên tắc 12: Giảm thiểu tiềm năng xảy ra rủi ro Nguyên nhân chính làm cho hóa học xanh được sự hưởng ứng và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì đây là con đường dẫn đến sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Và công nghệ Hóa học xanh đã ra đời cũng như đã được xem như là một công nghệ chiến lược cho phát triển bền vững toàn cầu. Hóa học xanh còn được gọi là Hóa học bền vững đã được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) đề xướng lần đầu tiên với mục đích để phòng ngừa ô nhiễm nhằm truy tìm những biện pháp giải quyết, sáng kiến kỹ thuật tối ưu hơn là đặt trọng tâm vào việc quản lý và xử lý các chất thải rắn, lỏng, và khí từ ngành công nghiệp. Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu trong việc ứng dụng Hóa học xanh vào các ngành công nghiệp sản xuất như: ngành sản xuất dược phẩm, ngành sản xuất vật liệu bán dẫn, ngành xử lý gỗ,... Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung cũng như ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng hóa học xanh là một khái niệm tương đối mới. Do đó, bên cạnh việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên Thế giới, chúng ta đang tiếp tục nghiên cứu áp dụng hóa học xanh cho các ngành công nghiệp sản xuất khác nhằm áp dụng đại trà cho các ngành công nghiệp trong cả nước, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường 1.2.4. Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo (Renewable resources) Tài nguyên có thể tái tạo (có thể phục hồi) là những loại nếu biết khai thác hợp lý, chúng có khả năng tự phục hồi để trở lại trạng thái ban đầu, như các động vật, thực vật, đất và các độ phì của đất, năng lượng mặt trời, gió, ... Chúng ta cần phải tăng tối đa khả năng sử dụng nguồn tài nguyên có thể tái tạo/phục hồi phụ thuộc vào nguồn bức xạ mặt trời, gió, sinh khối, năng lượng sinh học, xăng sinh học và các tài nguyên có thể tái tạo khác. Ngoài nguồn năng lượng hiện có để giảm tối đa về vấn đề ô nhiễm môi trường và hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, năng lượng cần cho KCN cũng cần dựa vào các nguồn tài nguyên này. Nguồn tài nguyên có thể phục hồi đem lại lợi ích kinh tế và môi trường. Việc sử dụng tài nguyên có thể tái tạo được góp phần làm cho các nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt, giá trị sử dụng của các nguồn tài nguyên không bị mất đi. Mặt khác, việc làm này góp phần giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo, gián tiếp bảo vệ nguồn tài nguyên này trong tình hình cạn kiệt tài nguyên như hiện nay. Do đó, phát triển bền vững phải sử dụng tối đa nguồn năng lượng vô cùng quí giá này và giảm đến mức tối thiểu sử dụng nguồn năng lượng không có khả năng tái tạo. Tùy theo điều kiện tại khu vực sản xuất, ngành nghề sản xuất mà có thể áp dụng nguồn tài nguyên tái tạo khác nhau. Đây là một nguồn tài nguyên có nhiều tiềm năng áp dụng ở Việt Nam nhưng cho đến nay vẫn chưa được khai thác một cách đúng mức. 1.2.5. Thiết kế sinh thái (Ecodesign) Thiết kế sinh thái là luôn hướng về khía cạnh môi trường trong tất cả các giai đọan của quá trình phát triển sản xuất và thiết kế sản phẩm mà tác động đến môi trường là thấp nhất trong suốt vòng đời sản phẩm. [2] Sản phẩm sinh thái được thiết kế dựa theo các khái niệm và nguyên tắc về thiết kế sinh thái để có được những tính năng thân thiện với môi trường. Các khái niệm về vòng đời và thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong suốt giai đoạn phát triển của sản phẩm sinh thái. Sản phẩm sinh thái có thể được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối. Thêm vào đó, trong suốt quá trình sản xuất giảm thiểu nguồn năng lượng và nước là đồng hành với ít rác, ít ô nhiễm hơn. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm sinh thái có thể giúp tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải sau đó. Sản phẩm sinh thái cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi. Sản phẩm sinh thái thường đi kèm với nhãn hiệu sinh thái loại I, loại II hoặc loại III, theo bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Bên cạnh đó những sản phẩm được đưa vào cơ sở dữ liệu của Mạng lưới thu mua Xanh cũng được coi là sản phẩm sinh thái. Sản phẩm sinh thái thường phân theo nhóm sản phẩm như: thiết bị điện, điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển, máy móc, cơ khí, đồ nội thất và trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng, vật liệu bao gói, bao bì, sản phẩm may mặc, các sản phẩm làng nghề, nông sản thiết bị an ninh an toàn và y tế năng lượng, dịch vụ sinh thái, du lịch, các hoạt động nghiên cứu và phát triển về môi trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môi trường... Nếu chu trình sản xuất sạch và hiệu quả, bản thân sản phẩm sẽ là nguồn phát thải chính vào cuối chu trình sống của sản phẩm (giai đoạn sử dụng và thải bỏ). Giá trị sử dụng về kinh tế của nhà sản xuất là bán sản phẩm. Nếu nhà sản xuất bán “sản phẩm” dịch vụ, có nghĩa là bao gồm cả bảo trì và thải bỏ, giá trị về kinh tế của sản phẩm sẽ có thể được gia tăng. Điều này có thể thực hiện được bằng cách thiết kế mọi quá trình xoay quanh sản phẩm hướng tới mục tiêu hiệu quả hơn cũng như kéo dài vòng đời của sản phẩm. Cách thức này cũng sẽ đem lại những tác động tích cực đến môi trường. [2] Kỹ thuật này đã đem lại hiệu quả khả quan về kinh tế và môi trường. Người tiêu dùng sẽ thận trọng hơn khi quyết định mua sản phẩm và thải bỏ sản phẩm sau thời gian khai thác, sử dụng. Tương tự, nhà sản xuất cũng ra sức tìm tòi các giải pháp thiết kế nhằm giảm thiểu ô nhiễm song song với việc đổi mới công nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn để sản phẩm của họ có thể cạnh tranh được trên thị trường. Ở Việt Nam, kỹ thuật này cũng đã xuất hiện nhưng chưa được áp dụng một cách triệt để, nên chưa phát huy được tính hiệu quả của nó. Ví dụ như đối với sản phẩm điện tử hay bếp gas, giá thành của sản phẩm bao gồm giá trị sản phẩm, giá trị bảo hành sản phẩm trong một thời gian nhất định, giá trị của bao bì sản phẩm,…Trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm, nếu sản phẩm bị hư hỏng, người tiêu dùng có thể liên hệ với nhà sản xuất để được hưởng những quyền lợi nhất định. Vào cuối vòng đời sản phẩm, nhà sản xuất có thể thu lại sản phẩm theo tỷ lệ so với giá trị sản phẩm ban đầu. Với cách này, người tiêu dùng sẽ ý thức hơn trong việc thải bỏ chất thải. * Quá trình thiết kế sinh thái Quá trình thiết kế có ý thức môi trường không nhất thiết phải khác với các quá trình thiết kế khác. Quá trình này vẫn lặp lại chu trình cơ bản nói trên. Điểm khác biệt ở đây là khía cạnh môi trường cũng sẽ được cân nhắc trong khi xác định vấn đề thiết kế và đánh giá các ý tưởng. Điều đó có nghĩa là có thêm một yếu tố để người thiết kế phải quan tâm bên cạnh tất cả các điểm cần cân nhắc khác. Nhóm phát triển sản phẩm sẽ phải biểu thị được tầm quan trọng tương xứng của các tác động môi trường trong giai đoạn lập kế hoạch sản phẩm, nếu không thì họ không thể cân bằng khía cạnh môi trường với các khía cạnh khác. Chúng ta có thể tóm tắt những nhận định chính làm cơ sở để tiếp cận trong thiết kế sinh thái hướng đến phát triển bền vững như sau: - Tạo điều kiện thuận lợi cho con người giữ gìn môi trường tồn tại được về phương diện sinh học; - Tình trạng suy thái ngày một nặng của môi trường hiện nay gây ra bởi hoạt động con người là không thể chấp nhận được. - Cần phải giảm thiểu các tác động huỷ diệt của con người đối với hệ sinh thái càng sớm càng tốt. - Các nguồn lực tự nhiên chỉ có giới hạn. Chất thải, một khi đã sản ra thì không dễ tái sinh. - Con người là một bộ phận của hệ thống kín và những quá trình của môi trường tự nhiên, thực thể tồn tại, phải được xem như một bộ phận của quá trình thiết kế và quy hoạch. - Đó là những mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, bất kỳ một thay đổi nào gây ra cho bộ phận của hệ thống đều tác động tới toàn bộ hệ thống. Đây là những nguyên tắc cơ  bản, có tính chất quyết định tới việc tiếp cận sinh thái trong thiết kế và là những nhân tố quan trọng cần phải xem xét trong thiết kế. 1.2.6. Hệ thống sinh học tích hợp (Integrated biosystem - IBS) Hệ thống sinh học tích hợp nghĩa là tích kết một hệ thống sinh học tự nhiên vào một quy trình sản xuất theo cách thức rằng chất thải là cơ sở để sản xuất nguồn tài nguyên hữu cơ, cắt giảm chi phí và phát sinh những sản phẩm bổ sung có giá trị. [2] Hệ thống sinh học tích hợp tích kết những ứng dụng của chất từ các quy trình sản xuất với cách xử lý chất thải để giảm chi phí xử lý đồng thời cung cấp những cơ hội lao động mới bằng cách tạo ra thu nhập hay những sản phẩm bổ sung. Hệ thống sinh học tích hợp thường được áp dụng trong nông nghiệp nuôi trồng thủy sản ở những quốc gia đang phát triển bằng cách sử dụng tàn dư sinh khối và nước thải cho việc sản xuất thức ăn, phân bón hữu cơ, thức ăn gia súc giàu protein vi lượng và năng lượng sinh học. Thức ăn nông nghiệp và ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát tạo ra chất thải và nước thải không độc có thể cung cấp đầu vào cho những hệ thống sinh học tích hợp này. Kỹ thuật này thường thấy ở những vùng ngoại thành hay vùng nông thôn Việt Nam. Ví dụ tại những cơ sở nấu rượu, bã rượu sau khi nấu có thể chế biến thành thức ăn gia súc, đem lại giá trị kinh tế … 1.2.7. Cộng sinh công nghiệp (Industrial symbiosis) Như một hệ sinh thái sống, một hệ sinh thái công nghiệp sử dụng chất thải của một hệ thống công nghiệp khác làm nguyên liệu đầu vào. Cách tiếp cận bậc thấp này được phát triển đến một mức cao hơn dựa theo định nghĩa: “Sinh thái công nghiệp bao gồm thiết kế hạ tầng công nghiệp như thể chúng là một chuỗi những hệ sinh thái nhân tạo ăn khớp với nhau giống như hệ sinh thái tự nhiên toàn cầu. Sinh thái công nghiệp mô phỏng theo hình mẫu của môi trường tự nhiên trong việc giải quyết những vấn đề môi trường, tạo nên một mô hình mới cho hệ thống công nghiệp như thể một chu trình hoàn chỉnh”. Và tất nhiên cách tiếp cận này sẽ kém hiệu quả hơn nếu khoảng cách giữa những nhà máy cần phải có thiết bị chuyên chở trọng tải lớn. Khu công nghiệp sinh thái được hoạch định thành vùng công nghiệp là nơi mà những nguyên tắc của Sinh thái công nghiệp được sử dụng trong việc xây dựng cho toàn bộ những địa điểm trong khu công nghiệp với đầu vào và đầu ra nhỏ nhất với các vùng xung quanh.[2] Một trong những vấn đề quan trọng của sinh thái học công nghiệp là thiết kế hệ sinh thái công nghiệp. Giống như trong hệ sinh thái tự nhiên, trong sinh thái học công nghiệp, mỗi một công đoạn hay một dây chuyền sản xuất được xem như một bộ phận phụ thuộc và liên kết trong một tổng thể. Sơ đồ đặc trưng của hệ sinh thái công nghiệp được trình bày như sau: Khai thác vật liệu Sản xuất sản phẩm Xử lý chất thải Tiêu thụ sản phẩm Nguồn tài nguyên có hạn Lượng chất thải có hạn Hình 13: Sơ đồ hệ sinh thái công nghiệp (Theo C.K.N. Patel,1992) Bốn lĩnh vực cơ bản là khai thác, sản xuất, tiêu dùng và xử lý chất thải được hoạt động theo một chu trình khép kín trong hệ sinh thái công nghiệp sẽ đem lại một hiệu quả cao hơn và làm giảm tác động tới một hệ thống khác. Một hệ sinh thái công nghiệp bền vững cần phản ánh rõ các nguyên tắc của hệ sinh thái tự nhiên và phát triển giống như một hệ sinh thái tự nhiên (về năng lượng tự nhiên, tự xử lý chất thải, cân bằng giữa hiệu quả và khả năng sản xuất,…). Các nhà thiết kế khu công nghiệp sinh thái (kể cả các nhà máy riêng lẻ trong đó) cần tăng cường khả năng tồn tại độc lập và linh hoạt cũng như hiệu quả dự án dưới quan điểm của sinh thái học công nghiệp. Không chỉ đặt ra các nguyên tắc riêng lẻ từ sinh thái học, các nhà thiết kế có thể lấy hình mẫu của hệ sinh thái tự nhiên để thử nghiệm tạo ra các hệ sinh thái công nghiệp hiệu quả hơn. 1.2.8. Xử lý cuối đường ống (End-of-pipe-treatment – EOP treatment) Đây là một công nghệ nội quy trình, được áp dụng cuối cùng khi các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu chất thải đã áp dụng, những chất thải không thể tận dụng được nữa phải được xử lý, nhằm giảm thiểu tối đa chất thải phát ra môi trường. Trong thực tế, cách tiếp cận này chính là việc xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải; lắp đặt các thiết bị làm sạch khí thải; các lò đốt CTR và các bộ phận chuyên dùng để khử độc tính kèm theo; các bãi chôn lấp rác an toàn và hợp vệ sinh. Xử lý cuối đường ống (EOP treatment: end-of-pipe treatment) là giải pháp xử lý chất thải từ các hoạt động công nghiệp mang tính truyền thống, thụ động. Giải pháp này tập trung vào việc xử lý các chất thải trước khi thải vào môi trường. Đây là phương pháp nhằm hạn chế bớt sự ô nhiễm môi trường. Trạm xử lý Thiết bị lọc Xử lý hoặc tái chế Các sản phẩm công nghiệp hòan tất Các chất thải ô nhiễm Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn Quá trình công nghiệp Nhân lực Các vật liệu thô Năng lượng Hình 14: Quy trình xử lý cuối đường ống Cách tiếp cận này tuy đòi hỏi chi phí lớn nhưng vẫn phải áp dụng đối với các cơ sở sản xuất không có khả năng đổi mới toàn bộ quá trình sản xuất và công nghệ. Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vì nhiều lý do, trong đó có lý do về kinh tế (thiếu vốn do thay đổi công nghệ, thiếu các công cụ kinh tế hỗ trợ, khuyến khích đổi mới công nghệ, lợi ích khi trốn tránh các chi phí xử lý chất thải do quản lý về môi trường chưa tốt, …) vẫn còn đang tiếp cận xử lý cuối đường ống. Đây là giải pháp bắt buộc phải áp dụng để bảo vệ môi trường ở khâu cuối cùng, kể cả khi đã áp dụng tất cả các giải pháp giảm thiểu chất thải thì vẫn còn một số chất không có giá trị sử dụng lại và là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Sau khi xử lý chất thải có thể tận dụng lại, như nước thải làm nước tưới cây và tưới đường trong khu công nghiệp, bùn thải sử dụng làm gạch lót đường,… 1.3. ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ KỸ THUẬT ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP MINH HƯNG – HÀN QUỐC 1.3.1. Hệ thống tiêu chí xây dựng mô hình KCN thân thiện môi trường 1.3.1.1. Những Tiêu chí cho mô hình KCN sinh thái [7] Theo UNEP, xây dựng các KCN sinh thái sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho không chỉ cho xã hội mà cho cả bản thân các KCN như: - Giảm chi phí vận hành, đặc biệt là nguyên liệu, nước và năng lượng; - Giảm chi phí thu gom, vận chuyển, quản lý và xử lý chất thải; - Có thể tăng thêm thu nhập của cơ sở sản xuất nhờ bán phế phẩm; - Giảm chi phí giải quyết các vấn đề môi trường cũng như bảo hiểm; - Cải thiện ấn tượng của công chúng về KCN; - Tăng năng suất làm việc của công nhân khi môi trường được cải thiện. Hoạt động sinh thái công nghiệp của các KCN cũng mang lại những lợi ích thiết thực cho công đồng dân cư xung quanh như: - Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống và cảnh quan; - Sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên đất, nước, năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; - Bảo vệ nền văn hóa và giá trị nguồn tài nguyên của nước nhà; - Giảm nguy cơ tác hại đến sức khỏe cộng đồng cũng như tai nạn nghề nghiệp; - Môi trường tốt sẽ góp phần cải thiện sức khỏe cho người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh. Một KCN sinh thái phải là KCN thực hiện được những mục tiêu sau đây: - Đảm bảo giảm thiểu chất thải tại nguồn; - Tối đa hóa khả năng tái sử dụng và tái chế các chất thải của mình theo nguyên tắc chất thải của một hay nhiều nhà máy này là nguyên liệu đầu vào cho một hay nhiều nhà máy khác để thực hiện “trao đổi chất thải” (waste exchange). Để có thể thực hiện được mục tiêu đó, những yêu cầu sau đây phải được đảm bảo: - Phải có sự đồng ý và tự nguyện tham gia của các bên liên quan; - Phải có sự phù hợp giữa các nhà máy công nghiệp liên quan về ngành nghề và qui mô; - Các thành viên tham gia phải được cung cấp và cập nhật thông tin đầy đủ; - Phải không cách nhau quá xa về địa lý; - Phải có sự điều phối và quản lý phù hợp với pháp luật hiện hành 1.3.1.2. Tiêu chí xây dựng mô hình KCNTTMT [4] [7] [15] Cũng theo Đề tài nghiên cứu về tiêu chí xây dựng KCNTTMT của Trung tâm ENTEC 2003 - 2004 các tiêu chí được tóm tắt như sau: Hệ thống tiêu chí xây dựng KCNTTMT mới: Hệ thống tiêu chí này sẽ được xây dựng đối với các KCN xây mới hoàn toàn. Hệ thống tiêu chí này sẽ được xây dựng cho giai đoạn xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng (giai đoạn xây dựng KCN) và giai đoạn khi tất cả các nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định (Giai đoạn hoạt động KCN). Hai giai đoạn này có thể cách nhau nhiều năm, phụ thuộc vào tiến độ cho thuê đất và tiến độ đầu tư, xây dựng của các dự án trong KCN. (a) Hệ thống tiêu chí TTMT trong giai đoạn xây dựng KCN mới (Nhóm tiêu chí A) sẽ được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí sau đây: - Xem xét sự phù hợp của vị trí dự kiến xây dựng KCNTTMT mới với quy hoạch tổng thể tại khu vực, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường-sinh thái. - Quy hoạch phân khu chức năng, cấp giấy phép cho các doanh nghiệp vào từng tiểu khu trong KCN phải dựa vào công nghệ của các doanh nghiệp sẽ thu hút đầu tư, đảm bảo khả năng trao đổi năng lượng, nước và chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN sau khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động. - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống cấp nước đảm bảo tỷ lệ thất thoát nước nhỏ nhất có thể, tiết kiệm nước, đảm bảo khả năng tái sử dụng nước, trao đổi nước giữa các doanh nghiệp. - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo khả năng thu gom, tái sử dụng nước mưa cho các mục đích chữa cháy, tưới cây, phun nước giảm bụi, vệ sinh mặt bằng, nhà xưởng ... nhằm tiết kiệm nguồn nước từ các nhà máy cấp nước. - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo kín, không bị rò rỉ, không thấm vào nguồn nước gây ô nhiễm, không bốc mùi hôi vào không khí, đảm bảo khả năng tái sử dụng nước thải, trao đổi nước thải, trung hòa và phối hợp xử lý nước thải giữa các doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa lưu lượng nước thải tới hệ thống xử lý nước thải tập trung, giảm thiểu tối đa chi phí năng lượng, nhân công, chi phí hóa chất tại hệ thống xử lý nước thải tập trung. - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đảm bảo vệ sinh, an toàn, không bị rò rỉ, không thấm vào nguồn nước gây ô nhiễm, không bốc mùi hôi vào không khí, đảm bảo khả năng tái sử dụng chất thải rắn, trao đổi chất thải rắn, trung hòa và phối hợp xử lý chất thải rắn giữa các doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa khối lượng chất thải rắn, CTNH trao đổi với bên ngoài KCN, giảm thiểu tối đa khối lượng CTR, CTNH sẽ vận chuyển tới các nhà máy xử lý chất thải rắn, CTNH tập trung của khu vực, giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển CTR, CTNH. - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống cấp điện đảm bảo an toàn, không xẩy ra sự cố, tỷ lệ thất thoát điện nhỏ nhất có thể, tiết kiệm điện, bố trí hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp, chế độ mở tắt đèn chiếu sáng đảm bảo thời gian cần thiết, chống lãng phí. - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống đường giao thông ra vào KCN và hệ thống đường giao thông nội bộ KCN đảm bảo an toàn, không gây kẹt xe, giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông, giảm thiểu tối đa ô nhiễm do bụi, khí thải, tiếng ồn; phân luồng xe trong nội bộ KCN hợp lý, tiết kiệm quãng đường đi, có lắp đặt trạm rửa bánh xe ra vào các công trường trong giai đoạn xây dựng. - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, mặt nước đảm bảo đủ tỷ lệ diện tích, lựa chọn địa điểm trồng cây xanh và chủng loại cây xanh phù hợp, đảm bảo thanh lọc bụi, giảm ô nhiễm không khí, giảm ồn, giảm thiểu ảnh hưởng qua lại giữa các nhà máy trong KCN. - Quy hoạch, thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin liên lạc có thể trở thành yếu tố quyết định sự thành công trong kinh doanh đồng thời góp phần giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, ví dụ hình thức thông tin qua điện thoại, email đã giúp giảm sử dụng giấy, in ấn, đi lại. Những ứng dụng của công nghệ viễn thông có thể kể đến bao gồm hội nghị qua điện thoại, mạng thông tin, thư điện tử, điện thoại, fax, trao đổi dữ liệu điện tử… tất cả các yếu tố sử dụng công nghệ thông tin điều mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh cũng như lợi ích kinh tế . (b) Hệ thống tiêu chí TTMT trong giai đoạn hoạt động KCN mới (Nhóm tiêu chí B) sẽ được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí sau đây: - Phải có sự tự nguyện tham gia của các nhà máy, các thành phần cơ sở khác trong KCN và sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước. Bản thân từng cơ sở trong KCN phấn đấu giảm thiểu chất thải tại nguồn; - Tính đa dạng về loại hình đầu tư vào KCN; - Sự tương thích về loại hình công nghiệp trên phương diện trao đổi chất thải; - Sự tương thích về quy mô (để có thể tái sử dụng các sản phẩm phụ giữa các nhà máy); - Giảm khoảng cách (địa lý) giữa các cơ sở và tăng đến mức tối đa khả năng sử dụng chung các cơ sở hạ tầng trong KCN; - Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư,..) trong chu trình trao đổi vật chất. 1.3.1.3. Hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCNTTMT [7] [15] Hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCNTTMT : Hệ thống tiêu chí này sẽ được xây dựng đối với các KCN hiện hữu. Hệ thống tiêu chí này sẽ chỉ được xây dựng cho 01 giai đoạn (Giai đoạn hoạt động KCN) vì giai đoạn xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng (giai đoạn xây dựng KCN) đã kết thúc và tất cả các nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCNTTMT sẽ bao gồm một số tiêu chí đặc thù như thay tỷ lệ các doanh nghiệp hiện hữu có đầu tư đổi công nghệ, thay đổi nhiên liệu, nguyên liệu; thay đổi sản phẩm theo hướng giảm thiểu ô nhiễm. Hệ thống tiêu chí chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCNTTMT sẽ được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí sau đây: - Chủ đầu tư KCN và từng nhà máy trong KCN hiện hữu phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường, các Nghị quyết của Bộ Chính trị, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư liên bộ, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các thông tư của các Bộ, Ngành liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ sức khỏe cho người lao động, bảo đảm an toàn và phòng chống sự cố cháy nổ,.. - Củng cố và tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý môi trường trong KCN hiện hữu, tại từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN, xây dựng và có ban hành chính sách chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCNTTMT có sự tham gia của từng doanh nghiệp hoạt động trong KCN; có xây dựng lộ trình, chiến lược, kế hoạch hành động và các dự án BVMT nhằm từng bước chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCNTTMT; có bố trí nhân lực, kinh phí nhằm từng bước chuyển đổi KCN hiện hữu thành KCNTTMT. - Chủ đầu tư KCN và các nhà máy từng bước cải tạo, đầu tư bổ sung hệ thống cấp nước, cấp điện, thu gom và xử lý chất thải, hệ thống giao thông, cây xanh, mặt nước ... theo hướng TTMT (như trình bày ở trên) và đạt Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Các Doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN hiện hữu phải từng bước cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hóa, tiết kiệm điện, nước và nguyên/nhiên liệu, từng bước thay thế nguyên liệu/hóa chất có tiềm năng gây ô nhiễm cao bằng các nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất không hoặc ít ô nhiễm. - Các Doanh nghiệp trong KCN hiện hữu từng bước triển khai áp dụng công nghệ giảm thiểu môi trường bao gồm sản xuất sạch hơn (SXSH), tái sinh, tái chế chất thải, xử lý sơ bộ nước thải cuối đường ống hoặc/và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN; đánh giá tiềm năng và thực thi các giải pháp trao đổi năng lượng, nước, chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN hoặc trao đổi với các doanh nghiệp bên ngoài KCN; ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải rắn và CTNH với các công ty dịch vụ xử lý chất thải dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý môi trường. - Bổ sung và tăng cường các chương trình giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về BVMT của chủ đầu tư KCN, chủ các doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên làm việc trong KCN/KCX. 1.3.1.4. Đề xuất tiêu chí đánh giá KCNTTMT Mục đích của việc xây dựng KCNTTMT suy cho cùng vẫn là hướng đến một nền kinh tế công nghiệp bền vững hay cũng chính là bền vững trong từng KCN. Nội hàm của phát triển bền vững khu công nghiệp không nằm ngoài ba mục tiêu của phát triển bền vững là phát triển có hiệu quả về kinh tế; phát triển hài hòa về mặt xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động; và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường trong và ngoài KCN. Với cách tiếp cận vấn đề phát triển bền vững KCN, đề tài đưa ra hệ thống đánh giá mức độ thân thiện của KCN được xác định theo ba nhóm tiêu chí: Nhóm các tiêu chí đánh giá kinh tế, nhóm tiêu chí xã hội, nhóm tiêu chí môi trường và kỹ thuật. Các tiêu chí này không chỉ phản ánh trong nội tại KCN mà còn liên quan đến những tác động lan tỏa của KCN đến cộng đồng xung quanh. 1. Tiêu chí về kinh tế Phân tích và mô tả mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường đã trở thành chủ đề quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Chiến lược phát triển bền vững cần được xây dựng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa 2 yếu tố này. Tăng trưởng hay sự thay đối trong các hoạt động kinh tế tạo nên các biến đổi về môi trường. Sản xuất và thương mại phát triển sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều ô nhiễm. Sự thay đổi về mức độ ô nhiễm có tính chất thời gian và không gian. Bất cứ sự thay đổi về quan hệ kinh tế hay chính sách của một ngành sẽ gây ảnh hưởng tới ngành khác và thông qua đó ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Ngược lại, nền kinh tế càng phát triển thì vấn đề quan tâm đến bảo vệ môi trường càng cao. Những tiêu chí về kinh tế bao gồm: Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện Vốn đầu tư bình quân của một dự án và vốn đầu tư bình quân trên một ha đất. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; thu nhập bình quân tính trên 1 đơn vị lao động, trên 1 ha. Phạm vi, qui mô hoạt động, trình độ chuyên môn hoá và liên kết kinh tế Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo phạm vi (economies of scope) hay chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế theo qui mô (economies of scale) trong hoạt động của KCN. Tổng doanh thu của KCN và doanh thu một số ngành công nghiệp chủ yếu trong KCN. Lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương có KCN. Tỉ lệ doanh thu của các ngành công nghiệp chủ yếu có liên quan, mặt hàng chuyên môn hóa trong tổng doanh thu của KCN. Về mức độ liên kết kinh tế: tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong KCN và tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết với bên ngoài trong tổng số doanh nghiệp KCN. Tác động lan tỏa về mặt kinh tế Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp vào ngân sách địa phương. Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương so với mức chung của cả nước; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN: tỉ trọng về doanh thu, giá trị gia tăng, vốn sản xuất, lao động tính theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế. Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương: qui mô và tỷ lệ thu ngân sách địa phương từ KCN; số lượng và chất 2. Các tiêu chí xã hội Tiêu chí phản ánh ảnh hưởng xã hội của KCN được tập trung vào các chỉ tiêu về khả năng giải quyết việc làm của KCN cho lao động địa phương: Sử dụng lao động địa phương: quy mô và tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động làm việc trong KCN. Số người tham gia cung cấp dịch vụ cho KCN trong tổng số lao động địa phương. Mức độ tham gia vào đào tạo nghề và tiếp nhận lao động, trong đó, đối với lao động địa phương và lao động từ nơi khác đến. Thực hiện các qui tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế. Việc phát triển vốn con người (trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ ứng xử, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm,...). 3. Tiêu chí môi trường và kỹ thuật Tiêu chí về quy hoạch Sự phù hợp của vị trí xây dựng KCN với quy hoạch tổng thể tại khu vực, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và môi trường sinh thái. Cơ sở hạ tầng Tiêu chí về cơ sở hạ tầng: Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu trong KCN là đầu tư xây dựng, cải tạo CSHT, đường xá, khuôn viên cây xanh, mặt nước, hệ thống cung cấp điện, cung cấp và xử lý nước thải,… Ngoài ra, để xây dựng KCNTTMT các CSSX phải đầu tư một số trang thiết bị phục vụ cho các quá trình áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững như sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo, hóa học xanh, SXSH,…. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững vào KCNTTMT Các giải pháp kỹ thuật bền vững bao gồm: Sản xuất sạch hơn; Tái sử dụng, tái chế; Hóa học xanh; Cộng sinh công nghiệp; Xử lý cuối đường ống; Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo; Hệ sinh học tích hợp; Thiết kế sinh thái. Tiêu chí công nghệ Công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng của các nhà máy trong KCN, để xây dựng một KCNTTMT không thể không quan tâm tới công nghệ. Các CSSX phải quan tâm tới các vấn đề về bảo trì máy móc, tân trang, thay đổi trang thiết bị theo xu hướng ngày càng tiết kiệm năng lượng, sử dụng máy móc hiệu quả, tạo ra ít chất thải hơn. Hoặc có thể thay các loại máy móc, thiết bị, các bộ phận máy móc phù hợp với việc sử dụng nguyên liệu, hóa chất khác với loại đang dùng để trong suốt quá trình sản xuất tạo ra ít chất thải hơn, chất thải ít độc hại hơn. Tiêu chí quản lý môi trường - Tuân thủ luật BVMT: Chủ đầu tư KCN và từng nhà máy trong KCN chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường, các nghị quyết của Bộ chính trị, các Nghị định của Chính phủ, thông tư liên bộ, thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tư các bộ ngành liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên, đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. - Các nhà máy, xí nghiệp phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường. - Ban hành quy chế riêng cho khu công nghiệp và chủ đầu tư, các nhà máy, xí nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế chung này. - Các nhà máy, xí nghiệp phải áp dụng EMS, ISO 14000, kiểm toán môi trường 1.3.2. Đề xuất các tiêu chí kỹ thuật đánh giá mức độ TTMT của KCN Với mục tiêu dựa vào các giải pháp kỹ thuật để đánh giá mức độ TTMT của KCN, sẽ đi sâu vào phân tích các tiêu chí kỹ thuật liên quan đến tính bền vững của KCN. Tuy không thể bao quát hết được tất cả các mặt của một KCN nhưng các tiêu chí kỹ thuật có thể được coi là một đại diện tiêu biểu và quan trọng nhất của KCN để có thể đánh giá được mức độ TTMT trong KCN. Các tiêu chí kỹ thuật được đề xuất bao gồm: Quy hoạch: Đất xây dựng khu công nghiệp phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển của vùng Bố trí các công trình phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, cảnh quan, hài hoà với các quần thể kiến trúc khác Khoảng cách đến các vùng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguồn lao động, chất lượng lao động và điều kiện dịch vụ công cộng v.v... Bố trí các xí nghiệp trong KCN theo vị trí thích hợp Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có của khu vực (đường giao thông, đường bộ, cảng, sân bay, đường sắt, cấp điện, cấp nước, thoát nước, nguồn tiếp nhận nước thải, thông tin liên lạc, bãi tiếp nhận xử lý và tiêu hủy CTR, CTNH, ...). Hệ thống cấp nước đạt tiêu chuẩn, không bị rò rỉ thất thoát nước; Hệ thống thoát nước mưa có khả năng thu gom tốt; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo không bị rò rỉ ra bên ngoài, không bốc mùi hôi vào không khí; Có khả năng tái sử dụng nước mưa và nước thải; Xây dựng hệ thống quản lý CTR, CTNH đảm bảo vệ sinh, an toàn; Thiết kế, xây dựng hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy đảm bảo cho điều kiện hoạt động của KCN; Hệ thống đường giao thông đảm bảo đạt tiêu chuẩn, an toàn, không gây kẹt xe, phân luồng trong nội bộ KCN hợp lý; Diện tích cây xanh trong KCN phải đạt tiêu chuẩn từ 20% trở lên; Bãi phế liệu, phế phẩm công nghiệp phải được rào chắn và không làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện vệ sinh của các xí nghiệp xung quanh và không làm nhiễm bẩn môi trường. Bãi chứa các phế liệu nguy hiểm (dễ gây cháy nổ, dịch bệnh...) phải có biện pháp xử lý các chất độc hại và đảm bảo khoảng cách ly. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững Như đã nêu ở phần trên về các giải pháp kỹ thuật bền vững bao gồm: Sản xuất sạch hơn; Tái sử dụng, tái chế; Hóa học xanh; Cộng sinh công nghiệp; Xử lý cuối đường ống; Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo; Hệ sinh học tích hợp; Thiết kế sinh thái. Thật khó khăn khi áp dụng các giải pháp vào cùng một nhà máy, nhưng để giảm lượng chất thải hay giảm sự độc hại của chất thải thì trong mỗi nhà máy phải áp dụng ít nhất là một giải pháp trong các giải pháp kỹ thuật bền vững nêu trên trước khi áp dụng xử lý chất thải. Tiêu chí công nghệ Công nghệ thân thiện môi trường phải dựa trên tiêu chí hiện đại, hiệu quả, phù hợp và phổ biến. Công nghệ có giá thành đầu tư, giá vận hành thấp, không chiếm nhiều mặt bằng, dễ dàng quản lý, bảo hành và bảo trì đơn giản. Và đảm bảo các yếu tố môi trường như ít hoặc không tạo ra chất thải ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên, nguyên nhiên liệu, các chất thải được xử lý triệt để, đạt tiêu chuẩn môi trường; công nghệ thông dụng, đã được áp dụng ở nhiều nước, ứng dụng ổn định vào thực tế và cho năng suất xử lý cao; Nói chung, công nghệ, thiết bị đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, ngừa ô nhiễm ngay ở đầu nguồn, sử dụng nguyên vật liệu tối ưu. Ngoài ra, các CSSX phải quan tâm bảo trì, nâng cấp và đổi mới thiết bị. Yếu tố con người Có thể nói, chưa bao giờ doanh nghiệp lại chú trọng đầu tư cho đào tạo nhân lực như hiện nay. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển ngày càng được các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn yếu tố con người trong doanh nghiệp là quan trọng số một, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, trong sản xuất kinh doanh, nếu không có lực lượng lao động trình độ cao thì cũng không thể có sản phẩm chất lượng cao. Ở đây, yếu tố con người được đề cập đến không có nghĩa là yếu tố về quản lý, con người ở đây là một phần của tiêu chí kỹ thuật về người vận hành máy móc, trình độ công nhân,... Do đó, để 1 KCN trở thành 1 KCNTTMT chúng ta không thể không bàn đến vấn đề này. Sau đây, là các tiêu chí cụ thể: KCNTTMT phải có cán bộ quản lý trong các bộ phận có trình độ đại học học trở lên. Đặc biệt, cán bộ chuyên trách môi trường phải có chuyên môn về môi trường, và có tỷ lệ cao. Ngoài ra, phải có một đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng KCNTTMT luôn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật. Bảng 15: Tiêu chuẩn về nhân lực trong KCNTTMT Tiêu chuẩn Tỷ lệ (%) Tỷ lệ CSSX có cán bộ quản lý có trình độ đại học, cao đẳng ≥ 70 Tỷ lệ CSSX có cán bộ môi trường hoặc kiêm nhiệm ≥ 80 Tỷ lệ CSSX có cán bộ chuyên môn về môi trường ≥ 50 Tỷ lệ CSSX có công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ trên 50% ≥ 40 Dựa trên cơ sở các tiêu chí trên, sẽ đề suất đưa ra cơ sở tính điểm để đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN như sau: Bảng đánh giá bao gồm 5 cột, các cột bao gồm: Số thứ tự, Tiêu chí, Mức quan trọng, Điểm, Kết quả. Trong đó: - Số thứ tự là thứ tự lần lượt của các tiêu chí - Tiêu chí là cột nêu tên từng tiêu chí - Mức quan trọng được xem như các hệ số đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí bao gồm 3 mức 1, 2, 3. Mức quan trọng được đánh giá dựa trên mức độ thường xuyên áp dụng của các tiêu chí, mức độ ảnh hưởng của tiêu chí đến sự phát triển bền vững của KCN. - Điểm được cho theo mức độ (hay phần trăm) đạt được của từng tiêu chí đề ra. Luận văn cho điểm từng tiêu chí theo thang điểm 10. Có 4 mức điểm: với mức cao số điểm được lấy từ 8 trở lên, mức khá điểm từ 6 đến 8, mức trung bình điểm từ 4 đến 6 và mức thấp điểm từ 4 trở xuống. - Cột cuối cùng là kết quả. Cột này được tính bằng điểm đạt được nhân với mức quan trọng. Ví dụ: Trong bộ tiêu chí thì tiêu chí đầu tiên là : “Sự phù hợp của vị trí xây dựng KCN so với quy hoạch vùng”. Vị trí xây dựng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc khá thuận lợi, gần các nguồn tài nguyên, thuận lợi về giao thông, gần các khu vực tiêu thụ sản phẩm,… do đó số điểm đạt được của tiêu chí này là 8 điểm. Mức độ quan trọng là 2 nên kết quả là 16 điểm. Để đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN ta dựa vào điểm tổng của cột kết quả. Sau khi tính tổng Kết quả, tương ứng với giá trị của các mức điểm ta suy ra được số điểm tương ứng với 4 mức độ TTMT như sau: Rất TTMT: ≥ 520 điểm Khá TTMT: từ 390 đến 520 điểm TTMT mức trung bình: từ 260 đến 390 điểm Chưa TTMT < 260 điểm Bảng Thang điểm đánh giá mức độ TTMT của KCN cụ thể: Bảng 16: Thang điểm đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN Stt Tiêu chí Mức quan trọng Điểm Kết quả I Quy hoạch 1 Sự phù hợp của vị trí xây dựng KCN so với quy hoạch vùng 2 2 Sự bố trí hài hòa với các quần thể kiến trúc khác 2 3 Điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có của khu vực 1 4 Khoảng cách đến các vùng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguồn lao động và chất lượng lao động. Điều kiện dịch vụ công cộng 2 5 Bố trí thích hợp các xí nghiệp công nghiệp 2 II Cơ sở hạ tầng 1 Hệ thống cấp nước đạt tiêu chuẩn xây dựng, không bị thất thoát nước 2 2 Hệ thống thoát nước mưa đạt tiêu chuẩn xây dựng 2 3 Hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo không bị rò rỉ ra bên ngoài, không bốc mùi hôi vào không khí 3 4 Có hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải 3 5 Trạm XLNT đạt tiêu chuẩn xây dựng, môi trường 3 6 Xây dựng hệ thống quản lý CTR, CTNH đảm bảo vệ sinh, an toàn 3 7 Hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc, PCCC đảm bảo cho điều kiện hoạt động của KCN 2 8 Xây dựng nhà xưởng theo đúng tiêu chuẩn 2 9 Có hệ thống vận chuyển, trao đổi nguyên liệu giữa các nhà máy hay trung tâm trao đổi chất thải 3 10 Đảm bảo mật độ cây xanh trong KCN 3 11 Có khu vực giành cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao 2 III Áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững 1 Các cơ sở áp dụng SXSH 3 2 Tận dụng và tái chế rác thải bên trong nhà máy 2 3 Áp dụng hóa học xanh (tính cho các cơ sở có sử dụng hóa chất) 2 4 Cộng sinh công nghiệp, hệ sinh học tích hợp 3 5 Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo 1 6 Thiết kế sinh thái 1 7 Xử lý cuối đường ống bên trong nhà máy 3 IV Tiêu chí công nghệ 1 Máy móc, thiết bị hiện đại, hiệu suất sử dụng cao 1 2 Công nghệ ít hoặc không tạo ra chất thải, tiết kiệm tài nguyên, nguyên nhiên liệu 1 3 Tỉ lệ CSSX sử dụng thiết bị tự động hóa cao 1 4 Các CSSX phải quan tâm bảo trì, nâng cấp và đổi mới thiết bị 2 V. Con người và các tổ chức bảo vệ môi trường 1 Cán bộ quản lý có trình độ Đại học, cao đẳng 2 2 Trong nhà máy có cán bộ môi trường hoặc kiêm nhiệm 2 3 Các nhà máy có cán bộ chuyên môn về môi trường 1 4 Công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ cao trong nhà máy 2 Tổng cộng CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ KCN MINH HƯNG – HÀN QUỐC 2.1. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.1.1. Tổng quan hiện trạng quy hoạch Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 8 KCN với tổng diện tích 5211,5 ha. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư hạ tầng đủ sức đầu tư, tỉnh đã chia thành 18 KCN nằm trên 4 huyện, thị xã gồm: Thị xã Đồng Xoài 4 KCN với diện tích 470 ha; huyện Đồng Phú 2 KCN với diện tích 260 ha; huyện Chơn Thành 7 KCN với diện tích 3808 ha và huyện Bình Long (nay thuộc huyện Hớn Quản) 5 KCN với diện tích 670 ha. Trong 18 KCN nói trên, đến nay đã giao 15 KCN cho 15 nhà đầu tư hạ tầng với tổng số vốn đăng ký là 16,36 triệu USD và 5158 tỷ VNĐ. Hiện hầu hết các các chủ đầu tư hạ tầng của các KCN đã thực hiện xong hồ sơ, thủ tục đầu tư và đã triển khai thực hiện dự án (có 6 KCN đã triển khai xây dựng hạ tầng kỷ thuật và có 5 KCN đã thu hút các doanh nghiệp thứ cấp vào đầu tư), đây là tín hiệu đáng phấn khởi trong bước phát triển công nghiệp của tỉnh. Hình 21: Sơ đồ phân bố các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước      Bình Phước tuy được nằm trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Nam nhưng về địa lý, điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn hơn các tỉnh giáp ranh, vì vậy việc thu hút đầu tư cũng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, với các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn của UNND tỉnh Bình Phước cùng sự năng động, kiên trì của các nhà đầu tư hạ tầng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 5 KCN đi vào hoạt động và thu hút trên 80 dự án đầu tư (trong đó có 54 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đầu tư đăng ký 302 triệu USD, và 769 tỷ VNĐ. Tính riêng năm 2009, đã cấp mới giấy chứng nhận đầu tư cho 11 dự án, trong đó có 5 dự án đầu tư hạ tầng KCN và 6 dự án đầu tư vào các KCN; điều chỉnh 25 lượt Giấy chứng nhận đầu tư. Hiện nay, đã có 37 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh khá hiệu quả trong 4 KCN trên địa bàn, thu hút trên 6.200 công nhân lao động. Mặc dù còn ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới, nhưng nhờ sự năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nên trong năm 2009 các doanh nghiệp trong KCN đã sản xuất đạt và vượt chỉ tiêu đề ra: tổng doanh thu đạt 106,8 triệu USD và 15 tỷ VNĐ, bằng 167,7% so với năm 2008; xuất khẩu đạt 94,08 triệu USD, bằng 166,4% so với năm 2008; nộp ngân sách Nhà nước 1,17 triệu USD, tương đương với 22 tỷ VNĐ, bằng 274,7% so với năm 2008.               Bảng 2-1: Danh mục các KCN đã được điều chỉnh và phê duyệt STT Tên KCN, KKT Địa điểm Diện tích (ha) 01 KCN Chơn Thành (Chơn thành 1,2. Bình Phước – Đài Loan) Xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành. 682 02 KCN Minh Hưng (Minh Hưng – Hàn Quốc, Minh Hưng 1,2, 3) Xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành. 485 03 KCN Tân Khai (Tân khai 1, Tân khai 2, Tân khai 45ha) Xã Tân Khai, Thanh Bình, huyện Hớn Quản. 600 04 KCN Đồng Xoài (1,2,3,4) Xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài. 755 05 KCN Nam Đồng Phú Xã Tân Lập, huyện Đồng Phú. 72 06 KCN Bắc Đồng Phú Thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú. 200 07 KCN Sài gòn – Bình Phước Xã Minh Thành, huyện Chơn Thành 450 08 KCN Becamex - Bình Phước Xã Thành Tâm, thị trấn Chơn Thành, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành. 2000 Nguồn: BQL các Khu kinh tế tỉnh BP Bảng 2-2: Tổng hợp tình hình thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước STT Tên doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh Tổng vốn ĐT đăng ký DT thuê đất (ha) LÐ (người) Ghi chú Vốn Đơn vị KCN CHƠN THÀNH 500 HA A KHU CÔNG NGHIIỆP CHƠN THÀNH I (115 ha) : Công ty CP ĐTXD CSHT KCN Chơn Thành làm chủ đầu tư hạ tầng I Đầu tư trong nước 1 DNTN Hưng Thịnh Chế biến gỗ 10 Tỷ đồng 2.1 68 Đang HĐ 2 Công ty CPSXKD VLXD Chơn Thành SXKD vật liệu xây dựng 8 Tỷ đồng 1.0 27 Đang HĐ 3 Công ty CP Phú Tân Chế biến đồ gỗ XK 5 Tỷ đồng 2.7 0 Tạm ngưng HĐ 4 Công ty cổ phần ong mật Đắklắk Tinh lọc ong mật 1.6 Tỷ đồng 0.7 6 Đang HĐ 5 Công ty TNHH xi măng Sơn Hồng SX xi măng PCB30; Bê tông đúc sẵn; KD Klanke 30 Tỷ đồng 1.0 0 Tạm ngưng HĐ 6 Công ty cổ phần SCC Sản xuất và kinh doanh VLXD 12 Tỷ đồng 1.4 0 Tạm ngưng HĐ Tổng cộng 66.6 Tỷ đồng 8.9 101 II Đầu tư nước ngoài  1 Công ty TNHH VN Chen Lain Metal (Đài Loan) Sản xuất bao bì kim lọai; Gia công cắt tôn, kẽm, in ấn trên bao bì kim lọai 1.85 Triệu USD 2.0 33 Đang HĐ 2 Công ty TNHH Megatec (Malaysia) Sản xuất đồ gỗ nội thất và ván ép sử dụng trong xây dựng 1.15 Triệu USD 2.0 85 Đang HĐ 3 Công ty TNHH Mae Systems Engineering (Thái Lan) ** Sản xuất hệ thống vận hành tự động 0.35 Triệu USD 1.0 0 Chưa XD 4 Công ty CP năng lượng Eco (Malaysia) * Sản xuất nồi hơi 2 Triệu USD 1.0 0 Chưa XD 5 Công ty TNHH Rainbow Textile (Hàn Quốc) SX sợi vải 0.9 Triệu USD 2.7 0 Tạm ngưng HĐ 6 Công ty TNHH Kim Thần Thái (Đài Loan) SX máy bơm nước 1.5 Triệu USD 2.0 17 Đang XD 7 Chi nhánh Công ty TNHH Việt Nam J.S Plastic Packaging Nhà máy sản xuất, in ấn bao bì các loại 2 Triệu USD 6.7 Tổng cộng 9.8 Triệu USD 17.4 135 B KHU CÔNG NGHIIỆP CHƠN THÀNH II (93 ha): chưa có chủ đầu tư I Đầu tư trong nước 1 Công ty CP Nguyên Vũ SX đồ gỗ xuất khẩu 85.8 Tỷ đồng 8 330 Đang HĐ Tổng cộng 85.8 Tỷ đồng 8 330 II Đầu tư nước ngoài  Công ty liên doanh Isocab Việt Nam (Bỉ SX panel cách nhiệt, cửa và cửa sổ các loại 3 Triệu USD 3.0 2 Đang HĐ Công ty TNHH World Tec Vina (Hàn Quốc) SX linh kiện điện tử 26 Triệu USD 21.8 2173 Đang HĐ Công ty TNHH công nghiệp King Jade BP Việt Nam (Đài Loan) SX giường, tủ, bàn, ghế 4.5 Triệu USD 7.0 0 Chưa XD Tổng cộng 33.5 Triệu USD 31.8 2175 KCN MINH HƯNG 700 HA A KHU CÔNG NGHIIỆP MINH HƯNG - HÀN QUỐC (193,7471 ha) : Công ty TNHH C&N Vina làm chủ đầu tư hạ tầng I Đầu tư trong nước 1 Chi nhánh Công ty TNHH luyện kim Thăng Long SX, luyện kim loại màu 48 Tỷ đồng 3.9 0 Đang XD 2 Công ty CP Bốn Đúng SX gia công, dịch vụ ngành thuốc bảo vệ thực vật 60 Tỷ đồng 7.15 0 Chưa XD 3 Công ty TNHH SX-TM và DV Khôi Minh Dệt nhuộm vải sợi và in bông 23 Tỷ đồng 1.5 0 Đang XD Tổng cộng 131.0 Tỷ đồng 12.6 0 II Đầu tư nước ngoài  1 Công ty TNHH Dae Hee SJ (Hàn Quốc) May mặc quần áo 1.9 Triệu USD 3.0 0 Tạm ngưng HĐ 2 Công ty TNHH Y&J Internationnal (Hàn Quốc) SX đồ gỗ trang trí nội thất và đồ dùng trong sinh hoạt 6 Triệu USD 6.0 470 Đang HĐ 3 Công ty TNHH C&T Vina (Hàn Quốc) Dệt, nhuộm vải và may mặc quần áo 7 Triệu USD 10.7 251 Đang HĐ 4 Công ty TNHH Jin Yung Vina (Hàn Quốc) SX quần áo, túi xách 2.06 Triệu USD 3.0 0 Tạm ngưng HĐ 5 Công ty TNHH Sam Woon Ind (Hàn Quốc) SX vải thun và may mặc quần áo 4.554 Triệu USD 6.8 119 Đang HĐ 6 Công ty TNHH T.M Vina (Hàn Quốc) Sản xuất sợi và dệt vải, hoàn thiện sản phẩm dệt, may mặc 5 Triệu USD 3.0 202 Đang HĐ 7 Công ty TNHH bao bì cao cấp S&K VINA (Hàn Quốc) Sản xuất và gia công bao bì bằng giấy, gia công in ấn nhãn mác hàng hóa trên bao bì bằng giấy 5 Triệu USD 6.7 702 Đang HĐ 8 Công ty TNHH xây dựng Đông Nam (Hàn Quốc) Gia công và lắp đặt khung sắt thép, SX bê tông và thi công xây dựng … 3.5 Triệu USD 2.5 0 Tạm ngưng HĐ 9 Công ty TNHH Sung Il Vina (Hàn Quốc) SX còi xe ô tô 2.6 Triệu USD 1.6 90 Đang HĐ 10 Công ty TNHH Han-A Vina (Hàn Quốc) SX dây thừng, dây đai, dây cáp và lưới đánh cá 2.5 Triệu USD 3.3 109 Đang HĐ 11 Công ty TNHH Tae Sung Multi Vina (Hàn Quốc) SX đèn xe ô tô 1.2 Triệu USD 1.0 10 Đang HĐ 12 Công ty TNHH Doo Nam Vina (Hàn Quốc) SX ống dây và còi xe ô tô 1.2 Triệu USD 0.8 21 Đang HĐ 13 Công ty TNHH Gwang Sung Vina (Hàn Quốc) SX giá đỡ và mạ còi xe ô tô 5 Triệu USD 1.1 54 Đang HĐ 14 Công ty TNHH Aztech Vina (Hàn Quốc) SX vỏ bọc xe ô tô 1 Triệu USD 0.8 0 Đang HĐ 15 Công ty TNHH Tae Chang Vina (Hàn Quốc) SX ống dây và vòng đệm xe ô tô 1 Triệu USD 0.8 72 Đang HĐ 16 Công ty TNHH Sit Vina (Hàn Quốc) SX nắp và vỏ bọc còi xe ô tô 1.8 Triệu USD 0.8 16 Đang HĐ 17 Công ty TNHH sản xuất thương mại Tân Việt Hàn (Hàn Quốc) SX bồn tự hoại, bồn chứa dầu 3 Triệu USD 2.9 155 Đang HĐ 18 Công ty TNHH T.S.I (Hàn Quốc) SX cống ly tâm 2 Triệu USD 2.2 0 Đang XD 19 Công ty TNHH Dream Textile (Hàn Quốc) SX, nhuộm vải sợi 6.5 Triệu USD 3.8 122 Đang HĐ 20 Công ty TNHH Board Technology (Hàn Quốc) SX gỗ ván ép 11 Triệu USD 4.3 5 Đang XD 21 Công ty TNHH Sae Han Vina (Hàn Quốc) Kéo, nhuộm sợi và ép khuôn nhựa 2.1 Triệu USD 1.6 3 Đang HĐ 22 Công ty TNHH Vina Kum Kang Cen Tech (Hàn Quốc) SX thiết bị đo nhiệt độ, lắp ráp máy làm lạnh … 2 Triệu USD 1.2 5 Đang HĐ 23 Công ty TNHH Sam Dai Elec (Hàn Quốc) Thi công lắp đặt hệ thống điện công nghiệp 1.5 Triệu USD 0.3 0 Chưa XD 24 Công ty TNHH Doo Young Vina (Hàn Quốc) Dệt vải 1.2 Triệu USD 0.4 41 Đang HĐ 25 Công ty TNHH Young In Tech Vina (Hàn Quốc) SX và gia công trang thiết bị sử dụng cho nhà bếp 1.7 Triệu USD 1.7 74 Đang HĐ 26 Công ty TNHH cửa A Lu Đô (Đài Loan) SX các loại cửa bằng nhôm và sắt 1 Triệu USD 1.3 28 Đang HĐ 27 Công ty TNHH Sam Oh (Hàn Quốc) SX hóa phẩm làm mềm, bóng vải và hóa phẩm tẩy rửa vải 1 Triệu USD 1.1 0 Chưa XD 28 Công ty TNHH xây dựng Dae Young (Hàn Quốc) Thi công XD các công trình công nghiệp và dân dụng… 2 Triệu USD 0.5 Đang HĐ 29 Công ty CP Phúc Xanh Gia đồ dùng cho nhà bếp, gia công màng nhựa tổng hợp PE 20 Triệu USD 2.4 Đang HĐ 30 Công ty TNHH C&K Vina May mặc 3.5 Triệu USD 3.4 Đang HĐ 31 Công ty TNHH Quốc tế TK Sản xuất gia công hoa, túi sách từ giấy thành phẩm 1 Triệu USD 0.2 0 Đang XD 32 Công ty TNHH Poremost Vina Sản xuất, gia công các loại vải dệt kim (không nhuộm) 4.2 Triệu USD 0.2 Đang XD   33 Công ty TNHH dệt nhuộm quốc tế Radiant Xây dựng nhà máy dệt nhuộm Radiant 18 Triệu USD 3.9 Đang XD  Tổng cộng 133 Triệu USD 83.5 2549 B KHU CÔNG NGHIIỆP MINH HƯNG III (291,52 ha) : Công ty CP KCN cao su Bình Long làm chủ đầu tư hạ tầng I Đầu tư nước ngoài  1 Công ty CP MDF VRG Dongwha (Hàn Quốc) Chế biến gỗ MDF 125 Triệu USD 38.46 0 Chưa XD Tổng cộng 125 Triệu USD 38.46 0 KCN ĐỒNG XOÀI 505 HA A KHU CÔNG NGHIIỆP TÂN THÀNH (1153,49 ha) : chưa có chủ đầu tư hạ tầng I Đầu tư trong nước 1 Công ty TNHH xây dựng Đồng Phú Chế biến gỗ điều thành ván ép thanh 5.2 Tỷ đồng 1.7 85 Đang HĐ 2 Công ty TNHH Phước Hưng Chế biến gỗ MDF, hàng trang trí nội thất và thủ công mỹ nghệ 295 Tỷ đồng 16.9 0 Chưa XD 3 Công ty CP SX-DV và TM Phúc Thịnh Chế biến gỗ và sản xuất thiết bị văn phòng 24.3243 Tỷ đồng 3.0006 40 Đang HĐ 4 Công ty TNHH dịch vụ cơ điện thương mại Hữu Nghị SX ống dẫn gió, miệng gió và lắp ráp máy cấp đông, máy trữ lạnh 24 Tỷ đồng 3.0006 0 Chưa XD 5 Tổng Công ty hóa chất dầu khí Xây dựng kho chứa phân bón 37.89 Tỷ đồng 3 Tổng cộng 386 Tỷ đồng 28 125 II Đầu tư nước ngoài  1 Công ty TNHH Auntex (Hàn Quốc) SX sợi cotton, sợi polyester, sợi dệt bao tay BHLĐ 3.325 Triệu USD 6 306 Đang HĐ 2 Công ty liên doanh Techseal-Daibinh (Mỹ) SX sản phẩm cơ khí chính xác 20 Triệu USD 21 174 Đang HĐ 3 Công ty TNHH KJ Glove (Hàn Quốc) SX bao tay bảo hộ lao động 1 Triệu USD 1.0007 78 Đang HĐ 4 Công ty TNHH Mây Điền (Đài Loan) SX kệ gỗ, kệ tre, kệ sắt 1 Triệu USD 3.4 123 Đang HĐ 5 Công ty TNHH SG Vina (Hàn Quốc) SX mặt bàn, lưng ghế gỗ và đệm ghế gỗ 1.6 Triệu USD 2 105 Đang HĐ 6 Công ty TNHH An Gia Lợi (Đài Loan) SX máy bơm nước 0.6 Triệu USD 1.2 10 Đang HĐ 7 Công ty TNHH gỗ Tân Vĩnh Nghĩa Bình Phước Sản xuất đồ gỗ , gia dụng 0.2 Triệu USD 0.3  Đang XD Tổng cộng 28 Triệu USD 35 796 KCN TÂN KHAI 700 HA A KHU CÔNG NGHIIỆP TÂN KHAI (45,9217 ha) : Công ty TNHH UNITED PARTNERS làm chủ đầu tư hạ tầng I Đầu tư nước ngoài  1 Công ty TNHH Vina Kum Kang Cen Tech (Hàn Quốc) * SX thiết bị đo nhiệt độ 2 Triệu USD 3 0 Chưa XD 2 Công ty TNHH Korea Panel Việt Nam (Hàn Quốc) SX bảng panel 1.5 Triệu USD 1 0 Đang XD Tổng cộng 3.5 Triệu USD 4.0 0.0 B KCN TÂN KHAI I (DIỆN TÍCH 124 HA):chưa có chủ đầu tư I Đầu tư trong nước 1 Công ty TNHH Thái Việt Quang Chế biến nông sản và nước ép trái cây 48 Tỷ đồng 10.0 0 Chưa XD Tổng cộng 48 Tỷ đồng 10.0 0.0 II Đầu tư nước ngoài  1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
Tài liệu liên quan