Đề tài Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric Tỉnh Long An

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric Tỉnh Long An: LỜI CAM ĐOAN Những nội dung do chính tôi thực hiện trong luận án về đề tài : Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Xuân Trường. Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn rõ rang cả tên tác giả, nhà xuất bản. Mọi sao chép không hợp lệ, sai phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm TP. HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2011. SV thực hiện Nguyễn Thanh Trúc LỜI CẢM ƠN Hiện nay, với nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, vấn đề về môi trường là vấn đề nan giải chung cho toàn nhân loại. Để giải quyết vấn đề trên, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công ty môi trường với nhiều giải pháp nhằm cải tiến hơn trong vấn đề giải quyết hiện tượng môi trường. Trong quá trình học tập tại trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ với đề tài: “ Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long A...

doc137 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric Tỉnh Long An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Những nội dung do chính tôi thực hiện trong luận án về đề tài : Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Xuân Trường. Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn rõ rang cả tên tác giả, nhà xuất bản. Mọi sao chép không hợp lệ, sai phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm TP. HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2011. SV thực hiện Nguyễn Thanh Trúc LỜI CẢM ƠN Hiện nay, với nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, vấn đề về môi trường là vấn đề nan giải chung cho toàn nhân loại. Để giải quyết vấn đề trên, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công ty môi trường với nhiều giải pháp nhằm cải tiến hơn trong vấn đề giải quyết hiện tượng môi trường. Trong quá trình học tập tại trường ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ với đề tài: “ Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An”. Với kiến thức chưa hoàn thiện, trong quá trình thực hiện đế tài có nhiều sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để chúng em sẽ dần hoàn thiện hơn. Trong suốt quá trình thực hiện đế tài em xin chân thành cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Xuân Trường đã hỗ trợ. Em xin chân thành cảm ơn!!! Tp.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 03 năm 2101 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường CCN : Cụm Công Nghiệp. CP : Chính Phủ ĐTM : Đánh giá tác động môi trường. EA : Đánh giá môi trường ESCAP : kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương Ha : Hecta KCN : Khu công nghiệp. KCN&MT : Khoa học công nghệ và môi trường KT : Kinh tế. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định QL : Quốc lộ TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TN&MT : Tài nguyên và môi trường TT : Thông tư UB : Ủy ban UNEP : Liên Hiệp Quốc XH : Xã hội. WHO : Tổ chức y tế Thế Giới WB : Ngân hàng Thế Giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1 : Bảng cân bằng sử dụng đất theo phương án chọn…………...…16 Bảng 3. 1 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án…………. 25 Bảng 3. 2 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án……….. 25 Bảng 3. 3 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án…...27 Bảng 4.1 : Hệ số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong Quá trìnhxây dựng…………………………………………………………… 32 Bảng 4.2 : Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng…………………………………….…………..32 Bảng 4.3 : Nồng độ trung bình chất thải ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt……………………………………………………………………………..33 Bảng 4.4 : Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án………………..35 Bảng 4.5 : Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường……………………………………………………………………37 Bảng 4.6 : Tóm tắt tác động trong quá trình xây dựng……………………39 Bảng 4. 7 : Hệ số ô nhiễm do khí thải từ các KCN………………………...42 Bảng4.8 : Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí trung bình của Dự án…...43. Bảng 4.9 : Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn hoặc cắt kim loại bằng hơi (g/Fe2O3/lít oxy)………………………………………………….…..44 Bảng 4.10 : Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn điện sắt thép (mg/01 que hàn)………………………………………………………………………..44 Bảng 4.11 : Các loại bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản……………………..46 Bảng 4.12 . Tải lượng một số chất ô nhiễm chính trong các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản ở KCN Sóng Thần I, II của Bình Dương………47 Bảng 4.13 : Tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng…………..48 Bảng 4.14 . Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án………………...49 Bảng 4.15 : Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người……51 Bảng 4.16 : Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong các K/CCN tỉnh Bình Dương………………………………………………………………55 Bảng 4.17 : Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải trong K/CCN……...56 Bảng 4.18 : Hệ số phát thải về nước thải trung bình của các K/CCN...........56 Bảng 4.19 : Tải lượng nước thải trung bình của Dự án khi được lấp đầy….57 Bảng 4.20 : Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong Dự án………………………………………………….57 Bảng 4.21 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt………….58 Bảng 4.22 : Khối lượng và thành phần chất thải rắn………………………..63 Bảng 5.1 : Các điều kiện đầu tư vào CCN…………………………………73 Bảng 5.2 : Quy định chiều rộng khoảng cách ly công nghiệp…………….74 Bảng 5.3 : Các phương pháp công nghệ xử lý khí thải…………………....82 Bảng 5.5 : Chương trình Quản lý môi trường của dự án………………….100 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 5. 1 : Quy trình công nghệ của NMXLNT87 Hình 5.2 : Sơ đồ nguyên lý xử lý CTR trong Dự án.98 LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa họa và công nghệ. Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng về mọi mặt, đặc biệt là phát triển mạnh về kinh tế. Ưu tiên phát triển trọng điểm vùng kinh tế phía nam. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế cho xã hội đã làm tổn thất to lớn đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, sự thay đổi khí hậu đột ngột. Chính vì vậy, chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững là nhận thức đúng đắn và là mối quan tâm sâu sắc được đặc lên hàng đầu của các cơ quan chức năng nhà nước. Như vậy, công cụ hữu nghiệm nhằm mục đích bảo vệ môi trường là việc thực hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc Hội thong qua. Để quản lý tốt hơn việc sử dụng, tái tạo và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn xây dựng và phát triển sau này của dự án thong qua công cụ “ Đánh giá tác động môi trường “ĐTM đã trở thành khâu quan trọng trong công tác quản lý môi trường và xét duyệt các dự án đầu tư. Chính vì lẽ đó, việc đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Caric tỉnh Long An là rất cần thiết nhằm đưa ra các phương pháp giảm thiểu tác động có hại đến môi trường. Mục đích của việc nghiên cứu - Phân tích, dự báo, đánh giá có khoa học những tác động có lợi, có hại của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án. - Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chê mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án đến môi trường và cộng đồng. Giải quyết một các hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh tề và bảo vệ môi trường. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng cụm công nghiệp Caric, huyện Cần Đước, Tỉnh Long An. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu tác động tới môi trường gây ra trong phạm vi quy hoạch CCN caric huyện Cần Đước tỉnh Long An và khu vực xung quanh. - Thời gian: a. Thời gian nhận đồ án: 1/11/2010 b. Thời gian nộp đồ án: 28/2/2011. Nội dung nghiên cứu Đồ án chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau: Mô tả sơ lược cụm công nghiệp Caric Huyện Cần Đước Tỉnh Long An. Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường tại khu vực CCN Caric huyện Cần Đước, Tỉnh Long An. Đánh giá, dự báo tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động của CCN, trong đó tập trung vào: Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của CCN. Đề xuất các biện pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho CCN. Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cố môi trường cho CCN. Kết luận và kiến nghị phù hợp. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung đánh giá ĐTM Đánh giá tác động môi trường ( ĐTM) là môn khoa học đa ngành. Do vậy, muốn dự báo và đánh giá đúng các tác động chính của dự án hoặc của một chương trình, một hành động môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội cần phải có phương pháp khoa học để thực hiện. Dựa vào đặc điểm của dự án, của hành động, của chương trình phát triển kinh tế xã hội và dựa vào đặc điểm của môi trường, các nhà khoa học đã sử dụng những phương pháp dự báo với mục đích tính toán và đo lường khác nhau: Nhận dạng: Được sử dụng nhằm mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường trong khu vực dự án và xác định tất cả các thành phần của dự án. Phương pháp này có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác: phòng đoán, lập bảng liệt kê. Phỏng đoán: Dựa vào các tài liệu quốc tế và những dự án tương tự kết hợp với kinh nghiệm để phỏng đoán các tác động có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên và KT – XH theo thời gian và không gian. Ngoài ra, ta có thể sử dụng hệ thống thông tin môi trường hay sử dụng các mô hình toán để dự báo các tác động đến môi trường. Lập bảng kê: Phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện mối tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của dự án đến các vần đề môi trường được thực hiện trên bảng liệt kê. Trên cơ sở đó định hướng các nghiên cứu tác động chi tiết. Phương pháp liệt kê là phương pháp tối đơn giản, cho phép phân tích một cách chi tiết các tác động nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố. Đánh giá nhanh: Các phương pháp đánh giá nhanh do Economopolus soạn thảo, được tổ chức y tế Thế Giới ( WHO) ban hành năm 1993 đã được áp dụng để tính tải lượng ô nhiễm do khí thải. Phương pháp này được áp dụng để thống kê tải lượng và thành phần của nước thải, khí thải của nhiều nhà máy trong từng ngành công nghiệp trên khắp thế giới, từ đó xác định được tải lượng từng tác nhân ô nhiễm trong ngành công nghiệp. Nhờ có phương pháp này, có thể xác định tải lượng và nồng độ trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc., phân tích. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tải lượng ô nhiễm nước, khí … của các công đoạn sản xuất, dự báo mức độ tác động lan truyền nước thải vào nguồn nướ và khí thải vào vùng không khí ở phạm vi gần đó. Phương pháp giá trị chất lượng môi trường: Phương pháp này dựa trên cơ sở phương pháp danh mục môi trường nhưng đi sâu vào ước tính giá trị chất lượng của các nhân tố môi trường bị tác động của khu vực dự án để so sánh tổng giá trị chất lượng môi trường giữa hai khu vực trước và sau khi có dự án, từ đó rút ra kết luận đánh giá. Phương pháp sơ đồ mạng: Dựa theo chuỗi nguyên nhân – hậu quả, xuất phát ban đầu từ phân tích các hoạt động dự án gây ra các biến đổi môi trường. Từ các tac động môi trường để xây dựng sơ đồ mạng lưới các tác động, giúp cho người sử dụng dễ dàng nhận biết các tác động môi trường bậc 1, 2 … của dự án, trợ giúp cho việc đánh giá. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích mở rộng: Phương pháp này sử dụng các kết quả phân tích các tác động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường. Ngoài phân tích các chi phí và lợi ích mang tính kỹ thuật mà dự án mang lại, phương pháp còn phân tích các chi phí và lợi ích những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên. ĐTM là một quá trình bao gồm nhiều bước, mỗi bước có những nội dung yêu cầu riêng. Đối với mỗi bước có thể chọn một vài phương pháp thích hợp nhất để đi tới mục tiêu đặt ra. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu. Vì thế, lựa chọn phương pháp cần dựa vào các yếu tố về mức độ chi tiết của ĐTM, kiến thức kinh nghiệm của người thực hiện ĐTM. Các phương pháp cụ thể thực hiện đề tài Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thong số và hiện trạng chất lượng môi trường như: Không khí, nước, tiếng ồn tại khu vực thực hiện dự án. Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu thủy văn, kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường khu vực thực hiện đánh giá tác động để phục vụ cho đề tài. Phương pháp đánh giá nhanh: Nhằm tính toán tải lượng ô nhiễm không khí, nước, và chất thải rắn cũng như đánh giá tác động của chúng đến môi trường dựa trên kỹ thuật đánh giá nhanh các tác động môi trường của tổ chức Y Tế Thế Giới. Phương pháp lập bảng kiểm tra: Đây là phương pháp cơ bản để đánh giá ĐTM, bảng kiểm tra thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với thong số môi trường có khả năng chịu tác động do dự án. Bảng kiểm tra tốt sẽ bao quát toàn bộ các vấn đề môi trường của dự án. Phương pháp so sánh: Dựa vào bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi trương để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại: chất lượng nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm tiếng ồn… Phương pháp ma trận: Qua việc lập bảng ma trận để đối chiếu từng hoạt động của dự án với từng thôn số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối quan hệ nguyên nhân – kết quà. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1.1 Lịch sử phát triển ĐTM Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các thập niên 1950-1960 đã gây tác động đến môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tài nguyên thiên nhiên và thậm chí cản trở phát triển KT-XH. Nhằm hạn chế xu hướng này, phong trào bảo vệ tự nhiên đã đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp thẩm định về mặt môi trường đối với các dự án phát triển trước khi cho phép đầu tư. Nhờ đó ĐTM đã hình thành sơ khai ở Mỹ đầu thập kỷ 1960. vào thời điểm này các nhà đầu tư được yêu cầu phải có báo cáo riêng tường trình về mặt môi trường của dự án. Báo cáo môi trường không nằm trong nghiên cứu khả thi ( luận chứng KT-XH). Tuy nhiên, việc xây dựng riêng 2 báo cáo gây lãng phí về tài chính và trùng lặp nhiều về nội dung. Ngoài ra, do báo cáo tường trình về môi trường phải sử dụng số liệu nghiên cứu khả thi nên thường phải hoàn thành sau báo cáo khả thi, do đó khó điều chỉnh được nội dung và công nghệ của dự án để giảm thiểu tác động môi trường. Từ năm 1975, việc nghiên cứu ĐTM được xem là một phần củ nghiên cứu khả thi, trong đó báo cáo ĐTM là một chương trình trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Từ năm 1980 ĐTM không chỉ được thực hiện cho từng dự án riêng lẻ mà còn quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành theo xu hướng lồng ghép kinh tế và môi trường. Theo thời gian, các phương pháp và kỹ thuật thực hiện ĐTM ngày càng hoàn thiện , đặc biệt khi công nghệ tin học và kỹ thuật viễn thám, kỹ thuật “ Hệ thống thông tin địa lý” được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu môi trường. 1.2 Khái niệm cơ bản về ĐTM Khái niệm về đánh giá tác động môi trường ( Enviromental Impact Assessment) rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất. Cho đến nay có nhiều định nghĩa về đánh giá tác động môi trường được nêu: Theo chu trình môi trường của liên hiệp quốc ( UNEP): ĐTM là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án quan trọng. ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án, và các hoạt động phát triển tại các vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm thiểu đến mứv tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó. Theo UB kinh tế xã hội Châu Á và Thái Bình Dương ( ESCAP): ĐTM bao gồm 3 phần: Xá định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến môi trường. Theo ngân hàng thế giới ( WB) và một số tổ chức quốc tế sử dụng thuật ngữ “ đánh giá môi trường” (EA) bao gồm các nội dung xem xét về môi trường đối với các dự án hoặc chương trình, chính sách. Theo luật BVMT của Việt Nam do Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1993 và đuợc ban hành theo lệnh số 29-L/CTN của Chủ Tịch nước ngày 10/01/1994 định nghĩa rằng : “ ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng tới môi trường của dự án, quy họach phát triển kinh tế xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về BVMT”. 1.3 Mục đích và ý nghĩa ĐTM 1.3.1 Mục đích của ĐTM ĐTM góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hoạt động phát triển. Trứơc lúc có khái niệm cụ thể về ĐTM việc quyết định hoạt động phát triển thường dựa chủ yếu vào phân tích hợp lý, khả thi và tối ưu về kinh tế, kỹ thuật. Nhân tố tài nguyên về môi trường bị bỏ qua, không được chú ý đúng mức, do k hông có công cụ phân tích thích hợp. Thủ tục ĐTM, cụ thể là việc bắt buộc phải có báo cáo ĐTM trong hồ sơ xét duyệt kinh tế - kỹ thuật – môi trường, sẽ giúp cho cơ quan xét duyệt dự án hoạt động và cho phép thực hiện hoạt động có đủ điều kiện để đưa ra một quyết định tòan diện hơn và đúng đắn hơn. ĐTM có thể tiến hành theo nhiều phương án của hoạt động phát triển, so sánh lợi hại của các hoạt động theo những phương án đó, trên cơ sở đó kiến nghị việc lựa chọn các phương án, kể cả phương án không thực hiện hoạt động phát triển được đề nghị. ĐTM là việc làm gắn liền với các việc khác như phân tích kinh tế, tìm kiếm giải pháp kỹ thuật, trong tòan bộ quá trình xây dựng, thực hiện và thẩm tra sau thực hiện hoạt động phát triển. Trong xây dựng đường lối, chiến lược, quy họach, kế họach hóa đều phải có ĐTM. Trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật, cũng như trong thiết kế cũng phai tiếp tục cần có ĐTM. Trong quá trình thi công và khai thác công trình sau khi đã hòan thành việc ĐTM vẫn phải tiến hành. ĐTM mang tính dự báo, độ tin cậy của kết quả dự báo tùy thuộc nhiều yếu tố, do đó việc thường xuyênt heo dõi tình hình diễn biến của môi trường bằng đo đạc, quan trắc và dựa theo kết quả thực để tiếp tục điều chỉnh dự báo là hết sức cần thiết. Tóm lại: Dù các định nghĩa có khác nhau nhưng ĐTM đều hướng tới các mục tiêu: Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị khả năng bị tác động do dự án, hành động hoặc chương trình phát triển. Xác định, dự báo cường độ, quy mô tác động có thể ( tác động tiềm tàng), của dự án, hành động hoặc chương trình phát triển tới môi trường ( Tự nhiên – kinh tế - xã hội). Đề xuất, phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động tiêu cựa của dự án hoặc chính sách. Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường do dự án hoặ chính sách. Đề xuất quản lý môi trường đối với dự án, chương trình hoặc chính sách. 1.3.2 Ý nghĩa của ĐTM ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định thực hiện hành động phát triển. Người có trách nhiệm quýêt định cũng như người lập ĐTM không nên đối lập bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Phương pháo làm vịêc thích hợp nhất là hòa nhập ĐTM với việc đánh giá kinh tế - kỹ thuật và xã hội trong tất cả các bước của hoạt động phát triển. Trong thực tế yêu cầu nói trên không thể thực hiện một cách dễ dàng. Trong tất cả các quốc gia, nhân tố kinh tế và kỹ thuật vẫn chiếm địa vị ưu thế trong quyết định chung và thường xét đến trước tiên. Nhân tố môi trường thường chỉ được xét sau khi hoạt động phát triển về cơ bản đã quyết định dự trên nhân tố kỹ thuật – kinh tế. Cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, ở Việt Nam các hoạt động phát triển ở mức vĩ mô đều được quyết định trên cơ sở xem xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật. Phương pháp hợp lý nhất để tổ chức ĐTM và sử dụng kết quả đánh giá vào quyết định chung là chuyển thủ tục xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật hiện hành thành xét luận chứng kinh tế - kỹ thuật môi trường. Những lợi ích của ĐTM bao gồm: Hòan thiện thiết kế, lựa chọn vị trí dự án. Cung cấp thông tin c huẩn xác cho việc ra quyết định. Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan trong quá trình phát triển. Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó. Làm cho dự án hiệu quả hơn về mặt kinh tế và xã hội. Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững. 1.4 Nội dung của ĐTM Ở mỗi quốc gia khắc nhau đều có những quy định về hình thức đánh giá tác động môi trường khác nhau. Nhưng nhìn chung nội dung ĐTM đều tập trung giải quyết vào các vấn đề sau: Mô tả tóm tắt về dự án. Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng tự nhiên, môi trường và các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án. 1.Các yếu tố tự nhiên: khí tượng và thủy văn, đất đai… 2.Hiện trạng môi trường: Đất, nước, không khí, các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước… 3.Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận. Đo đạc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước, không khí. Thông qua các kết quả điều tra, khảo sát và đo đạc, phân tích tiến hành nhận xét, đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án để làm cơ sở với các diễn biến chất lượng môi trường sau này. Dự báo mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường khu vực. Đề xuất các biện pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực. Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu nêu trên, đồng thời cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến quy trình triển khai, thực hiện dự án. Lập chương trình quản lý và giám sát môi trường. Tham vấn ý kiến cộng đồng. Đưa ra kết luận và kiến nghị thích hợp. Những nội dung trên là căn cứ vào quy định hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chíên lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường theo Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của bộ Tài Nguyên và Môi Trừơng. 1.5 Tình hình thực thực hiện ĐTM ở Việt Nam trong thời gian vừa qua 1.5.1 Giai đọan 1: ( 1994-1999) Tổng kết 5 năm ( 1994 – 1999) công tác ĐTM theo quy định của luật BVMT và nghị định 175/CP Cục môi trường – Bộ KHCN&MT đã có đánh giá về thành tựu và hạn chế về ĐTM ở Việt Nam trong giai đọan này như sau: 1.5.1.1 Một số kết quả nổi bậc đã đạt được: Thi hành điều 17 Luật BVMT và nghị định 175/CP, hầu hết các cơ sở đã nộp bảng kê khai về hoạt động sản xuất và các nguồn thải, đồng thời lập báo cáo ĐTM để thẩm định. Cho tới nay đã có hơn 69.625 bảng kê khai và 1.730 báo cáo ĐTM thẩm định. Tông qua công tác thẩm định ĐTM, hầu hết các tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở xây dựng phương án cải tạo môi trường, đặt biệt Tp. HCM đã tổ chức rất tốt công tác này. Thi hành điều 18 Luật BVMT năm 1993 và nghị định 175/CP ngày 18/10/1994, Bộ KHCN&MT đã ban hành nhiều thông tư và luôn luôn cải tiến để phù hợp với tình hình mới và chủ trương của nhà nước trong từng giai đọan.715Mtg(1995), 1100/TT-MTg( 1997) 490/TT- Bộ KHCN&MT 1998. Ngoài việc tham gia soạn thảo, ban hành các văn bản pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cục môi trường đã kịep thời tổ chức các buổi tập huấn để phổ biến và hỗ trợ đắc lực cho các cơ sở KHCN&MT các tỉnh thành trên cả nước. Đến tháng 6/1999 đã có 4.033 báo cáo ĐTM được thẩm định, 350 bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Bộ KHCN&MT đã tổ chức thẩm định 515 báo cáo ĐTM và nhận xét về môi trường của 1.442 hồ sơ của dự án đầu tư. Thông qua việc thẩm định báo cáo ĐTM, hầu hết các dự án đã được giải trình các phương án xử lý chất thải và cam kết đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành công trình và thực hiện chương trình giám sát môi trường. Đồng thời, có một số trường hợp phải thay thế công nghệ sản xuất, thay nguyên nhiên liệu thậm chí không chấp nhận cấp phép đầu tư. Từ khi Luật BVMT có hiệu lực, công tác thẩm định ĐTM là một trong những nội dung được triển khai một cách sôi động nhất tại cấp Trung Ương và địa phương, góp phần khẳng định được vị thế và vai trò quản lý nhà nứơc về bảo vệ môi trường các cấp. Bộ KHCN&MT đã tổ chức hội đồng thẩm định và nghiên cứu xây dựng báo cáo giải trình các vấn đề môi trường. Bộ KHCN&MT đang hòan thiện quy trình thẩm định môi trường của các công trình quan trọng phải trình lên Quốc Hội thẩm định. 1.5.1.2 Những tồn tại cần được khắc phục: Công tác ĐTM chưa thực sự được khâu là coi đi trước trong quá trình xem xét và phê duyệt các dự án đầu tư. Tình trạng ĐTM đi sau khâu phê duyệt dự án vẫn là phổ biến. Điều đó hòan tòan trái với phương pháp luận về ĐTM và đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện khâu ĐTM, nhất là khi địa điểm thực hiện dự án có những vấn đề gay cấn về môi trường. Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường phục vụ cho công tác ĐTM còn chưa hòan chỉnh, chưa đáp ứng đầy đủ cho khâu xây dựng và thẩm định báo cáo ĐTM. Vẫn còn tình trạng nhiều dự án không làm ĐTM, nhưng vẫn được phê duyệt. Điều đó, một mặt phản ánh tình trạng chưa cọi trọng ĐTM ở các khâu liên ngành đến việc xây dựng và phê duyệt dự án, cơ quan môi trường liên quan. Đây là tình trạng vi phạm pháp luật cần được khắc phục. Chưa có căn cứ để quy định cụ thể kinh phí cho khâu ĐTM. Do vậy, các dự án đầu tư hầu hết không xác định khỏan chi phí cho ĐTM khi xây dựng dự án. Các cơ sở hoạt động.So với yêu cầu, lực lựơng và trình độ đội ngũ cán bộ làm ĐTM còn rất mỏng và yếu, cần được tăng cường. 1.5.2 Giai đọan 2 ( 1999 – nay) Từ năm 1999 đến nay tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam thực sự đã có những cải tiến rõ rệt. Không chỉ đã khắc phục được những hạn chế chưa đạt được ở giai đọan 1, mà công tác thi hành ĐTM có những bước hòan thiện đáng kể: Việc thực hiện nghị định 175/CP ngày 18.10.1994 trong bộ luật BVMT ( 10.01.1994) của chính phủ về việc quy định thực hiện ĐTM đã được thay thế bởi nghị định 80/CP ( 09.08.2006) trong bộ luật BVMT 29.11.2005 của chính phủ đã bổ sung chi tíêt và đầy đủ hơn, đặc biệt quy định chi tiết có những yêu cầu pháp lý cụ thể về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập và giám sát ĐTM, điều này rất có ý nghĩa vừa đảm bảo quyền lợi của người dânvừa tạo nên sự giải hòa giữa dự án và dân chúng. Cải thiện hiệu quả chương trình quản lý môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, giảm thiểu rủi ro. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CCN CARIC, HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN 2.1 Chủ đầu tư - CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CARIC. Địa chỉ: 17 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Q.1, Tp. HCM. Đăng ký kinh doanh số: Ngành nghề kinh doanh: Chế tạo phương tiện vận tải thủy, máy và thiết bị ngành công nghiệp, nông nghiệp và phụ tùng thay thế, xây lắp công nghiệp và xây dựng công nghiệp, dân dụng và cơ sở hạ tầng. Kinh doanh nhà 2.2 Vị trí dự án Khu đất quy hoạch Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu có quy mô 746,62 ha nằm cặp phía bắc sông Rạch Cát và phía nam sông Vàm Cỏ, thuộc xã Long Hựu Đông – Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Khu đất dự án có giới hạn cụ thể như sau: Phía Bắc giáp : sông Rạch Cát; Phía Nam giáp: sông Vàm Cỏ; Phía Đông giáp: sông Vàm Cỏ và Đồn Biên Phòng Rạch Cát; Phía Tây giáp: Đường tỉnh 826B. 2.2.1 Thuận lợi Là khu vực trọng điểm của tỉnh và phía Nam thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Dân cư thưa thớt, nông nghiệp không đạt năng suất cao. Thuận lợi về giao thông bộ có đường tỉnh 826B phía Tây khu quy hoạch, đi Quốc lộ 50, đi Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam Có sông lớn là sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát tiếp giáp trực tiếp ra cửa biển, rất thuận tiện giao thông đường thuỷ cho việc xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hoá Tỉnh Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có tiềm năng về nông hải sản làm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đồng thời là một thị trường lớn về hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, máy móc, vật tư nông nghiệp, v.v. Có tuyến điện 22kV cặp theo tuyến đường tỉnh 826B. 2.2.2 Khó khăn: Khu vực có địa hình bằng phẳng, nhưng thấp, phần lớn là ruộng lúa, đất trồng cỏ. Chính hiện trạng này đòi hỏi một lượng đất đá dùng để san lấp và tôn nền rất lớn. Chưa có tuyến cấp nước đáp ứng nhu cầu cấp nước trước mắt. Đường tỉnh 826B mặt lộ đá đỏ, quy mô còn nhỏ, trong tương lai cần phải được nâng cấp mới đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực Cơ sở hạ tầng trong khu quy hoạch chưa phát triển đồng bộ, đòi hỏi từng bước đầu tư xây dựng lớn. 2.3 Nội dung cơ bản của dự án xây dựng cụm công nghiệp 2.3.1 Quy mô đầu tư CCN Caric sẽ thu hút các ngành nghề sản xuất ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường vào đầu các dự án đầu tư vào KCN sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định về BVMT của nhà nước, xử lý các loại chất thải phát sinh đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. ( TCVN 1995, TCVN 2001, và các quy định hiện hành khác). Với tổng diện tích 746,62 ha. Cơ cấu sản phẩm và loại hình sản xuất các ngành công nghiệp đầu tư vào CCN dự kiến bao gồm: Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông. Dự án về năng lượng. Sản xuất vật liệu xây dựng. Cơ khí phục vụ công nghiệp, nông nghiệp. Chế biến lương thực, thực phẩm, trái cây. Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm. Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản. Một số ngành sản xuất không gây ô nhiễm môi trường. Tóm lại: CCN Caric là CCN đa dạng, tập trung nhiều ngành nghề khác nhau nhưng không phải là những nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng, trong thành phần chất thải mang tính chất đồng nhất, dễ xử lý. Tuy nhiên, việc lập báo cáo ĐTM cho CCN là rất cần thiết nhằm kiểm soát những sự cố của CCN tới môi trường xung quanh. 2.3.2 Quy hoạch tổng thể CCN: 2.3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất: Bảng 2. 1: Bảng cân bằng sử dụng đất theo phương án chọn Stt Loại đất Ranh toàn khu Quy hoạch giai đoạn I Giai đoạn II Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhà máy, kho tàng 524,78 70,29 351,39 71,71 173,39 67,57 2 Các khu kỹ thuật 10,57 1,42 10,57 2,16 3 Công trình hành chính, dịch vụ 12,70 1,70 7,00 1,43 5,70 2,22 4 Đất giao thông 97,20 13,02 63,82 13,02 33,38 13,01 5 Đất cây xanh 101,37 13,58 57,22 11,68 44,15 17,20 Tổng cộng 746,62 100 490 100 256,62 100 Nguồn: Thuyết minh quy họach chi tiết Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu, tháng 03/2009. 2.3.2.2 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 1. San nền: San nền là hạng mục đầu tiên trong công tác chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất.Thiết kế san nền phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tận dụng địa hình tự nhiên, khối lượng đào đắp ít. Thoát nước dễ dàng. Thuận lợi cho việc bố trí các công trình kiến trúc. Phù hợp với độ cao quy hoạch chung. Toàn bộ khu vực quy hoạch thiết kế tôn nền thấp hơn mặt đường tỉnh 826B hoàn chỉnh là 0,1m. Đảm bảo các độ dốc thoát về sông Vàm Cỏ. Cao độ đường tỉnh 826B : +2,2 m (cao độ quốc gia). Cao độ hiện trạng bình quân : + 0,5 m. Chiều cao san lấp bình quân : 1,6 m. Khối lượng đất đắp : 11.945.920 m3. San nền chủ yếu bằng cát, riêng khu vực trồng cây xanh lấp bằng đất. Cát chủ yếu được vận chuyển từ các tỉnh miền tây về như Bến Tre, Tiền Giang….Theo tính toán của chủ đầu tư thì nguồn cung cấp cát trong khu vực là dồi dào, đảm bảo nhu cầu san lấp của dự án 2. Cấp nước a. Nguồn cấp nước Nguồn cung cấp nước sạch cho CCN là từ nguồn nước bằng giếng khoan và xử lý cục bộ với công suất 5.000m3/ ngay. Nguồn cấp nước trong tương lai của dự án sẽ lấy từ hệ thống cấp nước của Tỉnh. Hiện tại theo quy hoạch đã có một số dự án cấp nước sạch đang được triển khai ở khu vực này. Nhu cầu dùng nước chữa cháy với lưu lượng 15l/s trong 7 giờ. Bố trí trụ cấp nước chữa cháy, khoảng cách từ 120 m đến 150 m. b. Mạng lưới cấp nước Nước được bơm từ các giếng khoan lên, và được xử lý cục bộ, đồng thời được xây dựng đài cấp nước với dung tích 1000 m3 để điều hòa lưu lượng, và chiều cao khỏang 30m. c. Tiêu chuẩn nước dung Theo TCXDVN 33:2006, tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp dự kiến như sau: Nước cấp cho các xí nghiệp công nghiệp là 40 m3/ha Nước cấp cho công trình dịch vụ là 15 m3/ha Nước tưới cây : 5 m3/ha Nước rửa đường : 1,5 m3/ha. Hệ số dùng nước không điều hòa ngày: Kngày = 1,2 và Kgiờ =1,5 Công suất trạm bơm phát vào mạng lưới là m3/ngày Nước rò rỉ và dự phòng là 26.391,48 – 21.992,90 = 4.398,58 m3/ngày Tổng nhu cầu dùng nước : Qtb ngày = 26.391,48 m3/ngày đêm Lấy tròn : 26.500 m3/ngày đêm. 3. Thoát nước mưa Hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải, nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải là sông Vàm Cỏ. Nước mưa được thu vào cống bố trí dọc theo vỉa hè với đường kính ống từ D600 đến D1.200 Hệ thống thoát nước ngoài khu vực quy hoạch: sử dụng kênh thoát nước cặp phía Tây Nam khu quy hoạch thuộc xã Long Hựu Tây, và kênh thoát nước cặp đường bờ đê thuộc xã Long Hựu Đông, đảm bảo cho việc thoát nước từ các khu vực ngoài quy hoạch. Hệ thống kênh rạch được tôn tạo, nạo vét vừa tạo cảnh quan, môi trường đồng thời làm hệ thống thoát nước mưa rất tốt. Chiều dài cống thoát nước mưa của dự án là 35.316 m. 4. Thoát nước thải (1). Hướng thoát nước: Nước thải từ các nhà máy được tập trung vào khu vực xử lý ở hướng Tây Nam của CCN, sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6980-2001 laọi A trước khi ra sông Rạch Cát và Vàm Cỏ. (2). Lưu lượng thóat nước thải: Xử lý nước thải: bố trí 3 trạm xử lý nước thải theo từng cụm riêng biệt, có công suất tương đương 22.000 m3/ngày. Nước thải được xử lý theo 2 cấp: Cấp thứ I : Xử lý tại nhà máy phải đạt theo tiêu chuẩn của CCN đề ra trước khi xả vào mạng lưới thu gom nước thải. Cấp thứ II : Xử lý tập trung tại trạm xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 24:2009/ sau đó thải ra hồ điều hòa trước khi xả ra sông Vàm Cỏ. 5. Cấp điện: Nguồn điện: lấy từ trạm 110/22KV-2x16MVA Cần Đước cặp theo đường tỉnh 826B hoặc trạm 110/22KV Tân Lập - Phước Vĩnh Đông. Chỉ tiêu cấp điện bình quân: 250 KW/ha (các nhà máy, xí nghiệp). Do điều kiện đặc thù của CCN nên hiện tại chỉ đầu tư: + Chiều dài đường dây trung thế 22KV: 22.115 m. + Chiều dài đường dây hạ thế 0,4 KV: 29.342 m. 2.4 Ý nghĩa kinh tế xã hội của dự án Tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại khu vực dự án. Thu hút nhiều dự àn đầu tư với tổng số vốn ước tính hàng nghìn tỷ đồng. Sử dụng hợp lý, làm gia tăng giá trị tài nguyên đất đai vùng thuần nông trở thành vùng đất phát triển công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tạo được CCN có nhiều doanh nghiệp sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến làm động lực góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp khác tiến hành hiện đại hóa. Cung cấp sản phẩm công nghiệp, tiêu dung cho thị trường trong nước, thay thế một phần các hàng hóa và các sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời xuất một lượng hàng khác sang thị trường quốc tế. Tạo ra nguồn thu ngân sách cho nhà nước từ các khoản thuế, thu nhập doanh nghiệp, thu tiền cho thuê đất, tiền sử dụng đất. Hoạt động của CCN sẽ làm tăng them sản phẩm nền kinh tế quốc dân và góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người. Dự án xây dựng CCN tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động làm việc trong các nhà máy, ổn định đời sống nhân dân, giảm áp lực của nạn thất nghiệp vá các tệ nạn xã hội khác 2.5 Tổng kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật STT HẠNG MỤC THÀNH TIỀN ( TRIỆU ĐỒNG) 1 San nền 836.214 2 Giao thông 658.350 3 Thóat nước mưa 51.182 4 Thoát nước bẩn 70.210 5 Cấp nước 27.386 6 Cấp điện 93.820 7 Cây xanh 20.000 8 Rác thải 30.000 9 Chi phí khác 1.500.000 Tổng 1.787.162 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG CCN CARIC. 3.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Đặc điểm khí hậu khu vực thực hiện ĐTM Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường phụ thuộc vào các yếu tố sau: 3.1.1.1 Nhiệt độ không khí Nền nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán của các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ lan truyền, phân hủy và chuyển hóa của chất ô nhiễm càng lớn. Nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các axít, các chất gây mùi hôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, trong quá trình tính tóan, dự báo mức độ ô nhiễm không khí và thiết kế hệ thống khống chế ô nhiễm cần phân tích nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm là : 27,7 oC Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4 : 39,0 oC Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 : 22,0 oC 3.1.1.2. Độ ẩm không khí Là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa là chủ yếu và biến đổi theo lượng mưa, ngược với sự biến đổi nhiệt độ trung bình. Độ ẩm trung bình năm: 82.7% Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 86.1% Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất: 79.5% 3.1.1.3 Chế độ mưa: Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi mưa rơi sẽ cuốn theo lượng bụi và các chất ô nhiễm trong khí quyển cũng như các chất có trên bề mặt đất, nơi mà nước mưa khi rơi chảy qua. Lượng mưa trung bình năm: 1.625mm/năm. Lượng mưa trung bình cao nhất tháng: 418mm/năm Lượng mưa trung bình thấp nhất tháng: 4.6mm/năm 3.1.1.4 Chế độ gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt : Mùa khô : Gió thịnh hành theo hướng Đông – Bắc, với tốc độ trung bình 5 – 7 m/s (tần suất 60 – 70%). Mùa mưa : Hướng gió thịnh hành theo hướng Tây Nam, với tốc độ gió trung bình 3,2 m/s (tần suất 60 – 70%). 3.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất tại khu vực dự án: 3.1.2.1 Đặc điểm địa hình: Khu đất quy hoạch Dự án nằm trong khu vực bằng phẳng nhưng thấp của tỉnh Long An; phần lớn là ruộng lúa, đất trồng cỏ và một phần ao tôm, kênh rạch, số ít còn lại là đất thổ cư và đất nhà ở cặp theo đường tỉnh 826B, đường bờ đê ngăn lũ. Cao độ bình quân đường tỉnh 826B : +1,1 m Cao độ bình quân đường bờ đê ngăn lũ : +2,0 m Cao độ bình quân mặt ruộng : +0,5 m Khu đất quy hoạch Dự án nằm ở vùng hạ huyện (gồm 9 xã, thị trấn : Tân Ân, Tân Lân, Tân Chánh, Phước Đông, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây, Phước Tuy, Mỹ Lệ và thị trấn Cần Đước), có địa hình bằng phẳng, bị chia cắt nhiều bởi kênh rạch, cao độ trung bình 0,6 – 0,8 m. Do gần cửa sông Soài Rạp nên nhiều nơi thường xuyên bị ngập khi triều cường và đất bị nhiễm mặn nặng. Các tuyến cống thoát nước sẽ được tính toán thiết kế đảm bảo độ dốc tối thiểu đạt 0,5%, các tuyến đường giao thông phải đạt độ dốc 5 - 6% tránh ngập úng cục bộ. 3.1.2.2 Đặc điểm địa chất: Theo kết quả khảo sát cùng với các tài liệu tham khảo, vị trí Dự án thuộc vào thế kỷ thứ 4 (Quetarnary), chủ yếu là trầm tích Holocene. Phủ trên trầm tích này là đất phát triển từ vật liệu phù sa và đất chứa vật liệu sinh phèn. Theo tài liệu về địa chất công trình của Xí nghiệp khảo sát thiết kế thủy lợi Long An, thì địa chất công trình trên địa bàn được phân bố như sau : Từ mặt đất đến độ sâu 0,73 m là tầng đất sét trầm tích với màu xám pha đất bột và đất hữu cơ, đất mềm với độ ẩm cao, trạng thái chảy. Từ độ sâu 7,3 m đến 15,0 m là tầng đất trầm tích cũ, đất sét màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng đến cứng, kết cấu chặt vừa đến chắc. Dưới lớp đất thổ nhưỡng là lớp đất mềm, yếu, có độ dày từ 6 đến 9 m, tầng phù sa có độ dày 10 – 15 m. Sức chịu nén kém (khoảng 0,2 – 0,4 kg/cm2). Cá biệt vùng ven sông, sức chịu nén dưới 0,2 kg/cm2. Tầng biên dày, độ lún không thích hợp với nền đắp cao, do đó việc bố trí các công trình kiên cố phải bố trí ở những nơi có nền địa chất ổn định để bảo đảm độ ổn định và tránh suất đầu tư cao. Điều kện địa chất của khu vực gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng các công trình hạ tầng, trong việc bố trí các công trình xây dựng và các khu dân cư. 3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án 3.2.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn: Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí khu vực dự án, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường đã tiến hành lấy 5 mẫu không khí tại khu vực dự án. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Dự án được trình bày trong Bảng 3. 4: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực Dự án Điểm đo Độ ồn (dBA) Kết quả (mg/m3) Bụi NO2 SO2 CO THC K1 43-55 0,21 0,021 0,053 1,83 0,03 K2 48-61 0,11 0,011 0,012 1,13 0,12 K3 46-62 0,17 0,010 0,041 1,64 0,06 K4 47-64 0,19 0,021 0,032 2,31 0,35 K5 50-61 0,21 0,030 0,019 1,44 0,16 TCVN, QCVN 60(*) 0,3 0,2 0,35 30 - Nguồn : Trung tâm Khoa học & Công nghệ Môi trường, 04/2008. Ghi chú: - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (mẫu trung bình trong một giờ); - (*) TCVN 5949 : 1995: Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn ở các khu vực sản xuất xen kẽ với khu vực dân cư trong ngày; 3.2.2 Hiện trạng môi trường nước tại khu vực dự án: 3.2.2.1 Chất lượng nước mặt: Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực dự án, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường đã tiến hành lấy 5 mẫu tại khu vực dự án. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án được trình bày trong bảng 2.3. Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 08 – 2008/BTNMT (cột A2) M1 M2 M3 M4 M5 1 pH - 3,8 4,9 4,8 5,7 4,5 6 - 8,5 2 BOD5 mg/l 15 12 9 12 11 6 3 COD mg/l 21 18 12 16 18 15 4 SS mg/l 32 29 21 23 20 30 5 N-NO3 mg/l 1,8 2,1 0,32 0,72 1,2 5 6 N-NO2 mg/l 0,002 0,005 0,001 0,001 0,001 0,02 7 N-NH3 mg/l 0,38 0,29 0,15 0,26 0,28 0,2 8 Tổng Fe mg/l 2,31 1,91 1,84 1,31 1,66 1 9 Tổng P mg/l 1,3 2,1 0,5 2,1 1,2 - 10 Tổng N mg/l 6,5 9,2 1,2 2,5 2,6 - 11 Tổng Coliform MPN/100ml 9.300 5.700 2.400 5.700 5.700 5.000 Nguồn : Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT), 04/2008. QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt . So sánh kết quả phân tích với QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2 cho thấy : Nhìn chung, chất lượng nguồn nước mặt khu vực dự án không đạt QCVN 08:2008/BTNMT, cột A2, trong đó đa số các mẫu giám sát có chỉ thị BOD, COD, SS, sắt, coliform cao hơn mức giới hạn tiêu chuẩn quy định. Điều này cho thấy rằng, nguồn nước mặt khu vực dự án đã có xu hướng bị ô nhiễm do chất hữu cơ, dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, vi sinh và bị nhiễm phèn, mặn. Kết quả giám sát chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn khu vực dự án phù hợp với kết quả nghiên cứu, đánh giá chất lượng môi trường nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và Rạch Cát giai đoạn 2001 – 2005 do Sở TN&MT Long An thực hiện. 3.2.2.2 Chất lượng nước ngầm: Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm khu vực dự án, Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường đã tiến hành lấy 4 mẫu nước ngầm tại khu vực dự án. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án được trình bày trong bảng 2.5. Bảng 3.2: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả N1 N2 N3 N4 QCVN 09-2008/BTNMT 1 pH 5,0 5,2 6,2 4,9 5,5 - 8,5 2 Màu Pt - Co 30 40 25 22 - 3 Độ đục NTU 22 21 22 23 - 4 N-NO3- mg/l 0,12 0,54 0,62 0,23 15 5 Sunphát mg/l 4 8 11 21 400 6 Tổng Fe mg/l 2,9 3,2 2,8 3,5 5 7 TSS mg/l 45 52 74 69 1.500 8 Clorua mg/l 8 9 4 6 250 9 Coliform MPN/100ml 2 1 1 2 3 Nguồn : Trung tâm Khoa học & Công nghệ Môi trường 04/2008. Ghi chú : QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm cho thấy : Nước ngầm tại khu vực dự án có pH thấp. Các chỉ tiêu khác đa số nằm trong tiêu chuẩn cho phép. 3.3 Các điều kiện kinh tế xã hội Huyện là cửa ngõ giao thông giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông và miền Tây, với sự giao lưu thuận tiện bằng các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 50, tỉnh lộ 826, 835 chạy qua, cộng với hệ thống giao thông đường thủy qua kênh nước mặn, sông Vàm Cỏ, cửa Soài Rạp và sông Nhà Bè. Trong tương lai sẽ xây dựng tuyến đường tắt quốc lộ 50 Cần Đước (Long An) – Chợ Gạo (Tiền Giang) là trục giao thông quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện. 3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất  Khu vực CCN Cric phần lớn chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi ( gia cầm và thủy hải sản). Nhưng năng suất rất thấp. Vì vậy, việc hoạch định dự án xây dựng CCN Caric nhằm mục 3.3.2.Hiện trạng giao thông: Giao thông bộ: Gồm đường tỉnh 826B đi ngang qua khu quy hoạch thuộc xã Long Hựu Đông đi QL 50, đi Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Giao thông thủy: Sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát đi cảng Soài Rạp, tiếp giáp trực tiếp ra cửa biển. 3.3.3 Hiện trạng cấp điện: .Trong khu vực Có đường dây trung thế 22KV cặp theo đường tỉnh 826B và đường dây hạ thế dẫn vào nhà dân hiện hữu. 3.3.4 Hiện trạng cấp nước Trong khu vực dự án chưa có tuyến cấp nước, hiện tại người dân chủ yếu sử dụng bằng nguồn nước mưa hoặc khoan giếng cục bộ. 3.3.5 Hiện trạng thoát nước Hiện tại, khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước. Nước mưa, nước thải chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên xuống ruộng, ao, kênh, rạch rồi thoát ra sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát. 3.3.6 Mạng lưới thông tin Mạng lưới thông tin trong khu vực hiện tại chưa phát triển. CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP CARIC ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG: 4.1 Các hoạt động chính trong giai đoạn xây dựng 4.1.1 Tác động do di dân, giải tỏa 4.1.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng Hoạt động giải tỏa đền bù đất quy hoạch CCN Caric nằm trong dự án đền bù, giải phóng mặt bằng và phát triển CCN Caric. Theo đánh giá chung thì với diện tích và số hộ dân không lớn, công tác đề bù và giải tỏa mặt bằng sẽ diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.Trong quá trình khảo sát hiện trạng kinh tế - xã hội, điều tra xã hội học và tham khảo ý kiến của nhân dân trong khu vực xây dựng CCN. Các ý kiến đều đánh giá tích cực sự hình thành và hoạt động CCN Mặc dù chưa thấy hết tác động tới kinh tế - xã hội trong khu vực và chưa có được kế hoạch ứng phó cụ thể nhưng các ban ngành đều mong muốn CCN triển khai sớm. 4.1.1.2 San lấp mặt bằng: Khu đất quy hoạch Dự án nằm trong khu vực bằng phẳng nhưng thấp của tỉnh Long An; phần lớn là ruộng lúa, đất trồng cỏ và một phần ao tôm, kênh rạch, số ít còn lại là đất thổ cư và đất nhà ở cặp theo đường tỉnh 826B, đường bờ đê ngăn lũ. Vì vậy, dự án nhằm thiết kế độ dốc về hướng song Vàm Cỏ. ( Cát lắp được chuyển từ các tỉnh Miền tây). 4.1.1.3 Các công trình xây lắp khác: Xây dựng hệ thống giao thong nội bộ. Xây dựng hệ thống cung cấp điện và thông tin liên lạc. Xây dựng hệ thống cấp nước. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Xây dựng các công trình nhà máy., xí nghiệp đầu tư vào CCN… 4.2 Phân tích đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng 4.2.1 Tác động đến môi trường nước Nước mưa chảy tràn qua CCN trong thời gian thi công vào mùa mưa cuốn theo đất, cát, xi măng, và các loại rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong khu vực. Nước thải sinh hoạt của khoảng 1.000 công nhân trong công trường vào mỗi ngày bao gồm chức: Các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý. Do đặc tính sinh hoạt vùng nông thôn là sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm tầng nông chưa qua giai đoạn xử lý nên khả năng lan truyền bệnh là rất lớn. Ước tính mỗi ngày là khoảng 96 m3/ngày/người. 4.2.1.1 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải Hệ số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình thi công được đưa ra trong bảng sau: Bảng 4.1: Hệ số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng Stt Chất ô nhiễm Hệ số (g/người/ngày) 01 BOD5 45 – 54 02 COD (dicromate) 72 – 102 03 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 04 Dầu mỡ phi khoáng 10 – 30 05 Tổng nitơ (N) 6 – 12 06 Amoni (N-NH4) 2,4 – 4,8 07 Tổng photpho (P) 0,8 – 4,0 Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1995. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sinh ra trong giai đoạn xây dựng CCN được trình bày trong bảng sau: Bảng 4.2: Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình xây dựng Stt Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) 01 BOD5 45 – 54 02 COD (dicromate) 72 – 102 03 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 – 145 04 Dầu mỡ 10 – 30 05 Tổng nitơ (N) 6 – 12 06 Amoni (N-NH4) 2,4 – 4,8 07 Tổng photpho (P) 0,8 – 4,0 Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Bảng 4.3: Nồng độ trung bình chất thải ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Stt Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không qua Xử lý Xử lý bằng bể tự hoại QCVN 14:2008/BTNMT (Cột A) 01 pH - - 5 – 9 02 BOD5 468 – 562 188 – 225 30 03 COD (dicromate) 750 – 1.062 300 – 425 - 04 Chất rắn lơ lửng (SS) 729 – 1.510 292 – 604 50 05 Dầu mỡ 104,2 – 312,5 41,7 – 125,0 10 06 Tổng nitơ (N) 62,5 – 125,0 25,0 – 50,0 - 07 Amoni (N-NH4) 25 – 50 10 – 20 5 08 Tổng photpho (P) 8,33 – 41,66 3,33 – 16,67 6 09 Tổng coliform (MPN/100ml) 106 – 109 108 3.000 Ghi chú : Tiêu chuẩn áp dụng : QCVN 14 – 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột A). Nhận xét: So sánh với tiêu chuẩn có thể thấy rằng, khi nước thải chưa qua xử lý hoặc đưa qua xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại thì các chỉ tiêu ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, do điều kiện thi công trong thời gian ngắn, điều kiện mặt bằng có khó khăn và phức tạp trên công trường, nên Chủ dự án chỉ thực hiện biện pháp khống chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt bằng cách sử dụng các bể tự hoại hai ngăn tự thấm. Điều này có thể chấp nhận được vì lưu lượng và tải lượng ô nhiễm trong nước thải trong giai đoạn xây dựng là không nhiều. Vấn đề này sẽ được giải quyết tốt do hoàn thành xây dựng các khu vệ sinh và hệ thống xử lý nước thải tập trung ngay từ giai đoạn đầu. 4.2.2 Tác động đến môi trường không khí Các tác động đến môi trường trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng CCN được trình bày như sau: 4.2.2.1 Ô nhiễm trong quá trình vận chuyển, san lắp mặt bằng Khu vực dự án cóa địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng thấp. Do đó, không phải san lắp nhiều khi thi công cơ sở hạ tầng. Dự kiến khối lượng đất đào đắp là 17.321.584 m3. Ô nhiễm do bụi đất đá phát sinh do khâu vận chuyển, san lấp mặt bằng, có thể gây tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh ( dân cư, hệ động vật) đặc biệt vào mùa khô. Với quãng đường vận chuyển trung bình là 3km/ 1 lượt. Ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trên diện rộng. mức độ ô nhiễm bụi gây ra đối với môi trường nhiều hay ít tùy thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, và tuyến vận chuyển. Đặc biệt, khi trời nắng gió to thì bụi lơ lững sẽ phát tán mạnh vào không khí. Ô nhiễm bụi sẽ ảnh hường chủ yế đến sức khỏe của công nhân trực tiếp thi công xây dựng và dân cư khu vực. Một số loại bệnh mắc phải như bệnh đường hô hấp ( mũi, họng, khí quản, phế quản,…), các loại bệnh về mắt, đường tiêu hóa,…đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chịu ảnh hưởng tới khu vực cuối hướng gó chủ đạo.Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán bụi khá xa và nguồn phát tán được che chắn. 4.2.2.2 Ô nhiễm do khí thải giao thong trong giai đoạn xây dựng Dự án sẽ sử dụng loại ô tô 10 tấn và nguyên liệu sử dụng là dầu DO với hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5% để vận chuyển cát san lấp mặt bằng. Theo đánh giá của Tổ Chức Y tế Thế Giới đối với loại xe sử dụng dầu DO có công suất 3,5 – 16 tấn, có thể ước tính tổng lượng khí thải sinh ra do hoạt động san lấp toàn bộ CCN như sau: Bảng 4.4: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án Stt Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/1.000 km) Tổng chiều dài tính toán (1.000 km) Tổng tải lượng (kg/thời gian thi công) Tải lượng trung bình ngày (kg/ngày) 01 Bụi 0,9 6.988 6.289,2 34,94 02 SO2 4,15 S 6.988 14.500,1 80,55 03 NOx 14,4 6.988 100.627,2 559,04 04 CO 2,9 6.988 20.265,2 112,58 05 THC 0,8 6.988 5.590,4 31,06 Ghi chú : S là hàm lượng lưu huỳnh (%) trong dầu DO, với S = 0,5; Thời gian thi công là 180 ngày. Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thong trong khu vực dự án, gây bụi, ồn trên đường vận chuyển, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân dọc theo tuyến đường vận chuyển. 4.2.2.3 Ô nhiễm không khí trong quá trình xay dựng cơ sở hạ tầng Hiện tại, Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra số liệu về tải lượng ô nhiễm không khí trong các hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ gây ô nhiễm đến môi trường không khí (đặc biệt là bụi) từ các công trình xây dựng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cũng như phương pháp thi công. Các biện pháp thi công quen thuộc và đơn giản sẽ gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường không khí, trong khi biện pháp thi công mới có sử dụng lưới lỗ nhỏ bao che các bên ngoài công trình xây dựng và phủ bạc cho các phương tiện vận chuyển cơ giới sẽ làm giảm thiểu sự ô nhiễm xuống mức độ có thể chấp nhận. Nhìn chung, do quá trình xây dựng CCN diễn ra làm nhiều giai đoạn theo kiểu cuốn chiếu, cho nên các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này là không lớn, chỉ mang tính thời điểm tạm thời và sẽ chấm dứt khi CCN đi vào hoạt động. 4.2.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, xe ủi, khoan, trộn bê tong, máy phát điện,… cũng gây ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn. Dự báo mức ồn sinh từ thiết bị công trình được thể hiện trong bảng sau : Bảng 4.5: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m 01 Máy ủi 93,0 02 Máy khoan đá 87,0 03 Máy đầm nén (xe lu) 72,0 - 74,0 04 Máy xúc gầu trước 72,0 - 84,0 05 Gầu ngược 72,0 - 93,0 06 Máy kéo 77,0 - 96,0 07 Máy cạp đất 80,0 - 93,0 09 Máy lát đường 87,0 - 88,5 10 Xe tải 82,0 - 94,0 11 Máy trộn bê tông 75,0 - 88,0 12 Bơm bê tông 80,0 - 83,0 13 Máy đập bê tông 85,0 14 Cần trục di động 76,0 - 87,0 15 Máy phát điện 72,0 - 82,5 16 Máy nén 75,0 - 87,0 17 Búa chèn và máy khoan đá 81,0 - 98,0 18 Máy đóng cọc 95,0 - 106,0 Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường tập hợp từ các tài liệu Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn thải. Đối tượng chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn khi thi công là công nhân trực tiếp vận hành. Mức độ tác động phân làm 3 cấp đối với đối tượng chịu tác động như sau: Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng cự ly gần, trong vùng bán kính < 50m. Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động trong khoảng bán kính từ 50-400m. Nhẹ: Người đi đường và vật nuôi. 4.2.3 Tác động đến môi trường đất Các hoạt động của dự án trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ gây những tác động sau đến môi trường đất: Gây tác động trực tiếp đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất, từ chỗ đất sử dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản chuyển sang mục đích xây dựng CCN. Do phải giải phóng mặt bằng nên một lượng diện tích cây xanh bị chặt bỏ gây ảnh hưởng đến chất lượng đất khu vực. Quỹ đất nông nghiệp bị giảm xuống, thay vào đó là diện tích đất no6ngg nghiệp bị bê tong hóa tăng nhanh. Các loại chất thải rắn sinh ra trong quá trình thi công nếu không có biện pháp thu gom, phân loại và bố trí hợp lý cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất. Bảng 4.6: Tóm tắt tác động trong quá trình xây dựng. Stt Hoạt động đánh giá Đất Nước Không khí Tài nguyên sinh học Kinh tế -xã hội 1 Giải tỏa đền bù và tái định cư * * * ** *** 2 San lấp mặt bằng ** ** *** ** * 3 Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ** * ** * * 4 Tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu. * * ** * * 5 Sinh hoạt của công nhân xây dựng tại công trường * ** * * ** Ghi chú: + Ít tác động. ++ Tác động trung bình. +++ Tác động mạnh. Không tác động Giai đoạn giải tỏa mặt bằng hầu như không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên trong vùng, nhưng gây tác động lớn đến ảnh hưởng kinh tế xã hội của khu vực, đặc biệt là làm ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và nếp sinh hoạt của người dân trong vùng quy hoạch. Giai đoạn san lấp mặt bằng có ảnh hưởng mạnh đến môi trường sinh học, ngoài ra các tác động khác đến môi trường tự nhiên ở mức độ trung bình, có tính chất cục bộ và không kéo dài. Giai đoạn này không làm ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế xã hội trong khu vực. Giai đoạn xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ sở ( giao thong, điện, cấp thoát nước, thong tin lien lạc, xử lý nước thải,…) không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường tự nhiên trong khu vực, nhưng có khả năng gây ảnh hưởng cục bộ đến môi trường không khí trong khu quy hoạch, đặc biệt là xây dựng hệ thống đường giao thông. * Nhìn chung, qua đánh giá các tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng CCN Caric thấy rằng: Phương án xây dựng khá phù hợp với tình hình của khu vực, và không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe cộng đồng. B. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIAI ĐỌAN HOẠT ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG 4.3 Đánh giá tác động của khí thải tới môi trường 4.3.1 Nguồn ô nhiễm không khí 4.3.1.1 Nguồn ô nhiễm đang tồn tại Hiện nay khu đất quy họach CCN Caric chưa có cơ sở nào hoạt động, đo đó khu vực của dự án chưa bị tác động. Đến khi CCN được hình thành, các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động sản xuất thì môi trường không khí bị tác động bởi hoạt động sản xuất công nghiệp. 4.3.1.2 Nguồn gốc ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động CCN Các hoạt động khác như thu gom, xử lý nước thải sơ bộ và tập trung, nhất là tại các bể kỵ khí, sân phơi bùn hoặc và hoạt động thu gom, tồn trữ, vận chuyển rác thải, tái sử dụng rác thải làm chất đốt cũng sinh ra các khí ô nhiễm như: NH3, H2S, CH4, mercaptan, bụi, CO, NOx, Sox. Khói thải rừ đốt nhiên liệu: Các loại máy móc như nồi hơi, lò đốt, máy phát điện,… sử dụng các nhiên liệu như xăng, dầu DO, dầu FO,… sình ra khí thải mà thành phần chủ yếu là bụi, SOx, COx ,… Các lọai khí thải từ dây chuyền công nghệ: thành phần khí thải dạng này rất khác nhau, phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất như khí thài chứa SO2, SO3, H2S, CO, CO2 ( có trong sản xuất kim loại), NO, NO2 ( có trong sản xuất kim loại, kim loại màu, sản xuất nhựa…), các hợp chất Hydrocacbon và dẫn xuất từ công nghệ sản xuất, sử dụng chất kết dính, sơn, các loại dung môi. Khí thải ừ hoạt động giao thông vận tải: Lưu lượng xe cao trong giai đọan hoạt động sinh ra một số lượng khí đáng kể. Thành phần khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải bao gồm : bụi, SOx, NOx, THC… Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông. Khí thải từ các hoạt động khác: xử lý nước thải bằng bể (Aerotant, sân phơi bùn…), khu vực tồn trữ, đổ rác,… cũng sinh ra chất ô nhiễm như: NH3, H2S, CH4… Tóm lại: Khi đi vào hoạt động, CCN Caric sẽ thải vào khí quyển một khối lượng lớn các chất ô nhiễm không khí. Thành phần, số lượng của chất thải này phụ thuộc vào lạoi ngành nghề cũng như quy mô của sự đầu tư vào CCN và cần phải tính tóan chi tiết khi có sự đầu tư cụ thể. 4.3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải 4.3.2.1 Tải lượng khí thải công nghiệp Hệ số ô nhiễm bụi và khí độc hại thải từ các khu CN tập trung được sử dụng ở đây theo báo cáo tổng hợp "Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo môi trường tại các khu đô thị và KCN trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh" được rút ra từ điều tra cụ thể tại 64 nhà máy đang hoạt động tại khu CN Biên Hoà I (đặc trưng cho loại CN ô nhiễm) và 82 nhà máy đang hoạt động tại khu CN Biên Hoà II (đặc trưng cho loại CN hiện đại, ít ô nhiễm), 15 nhà máy đang hoạt động tại khu chế xuất Linh Trung và 108 nhà máy đang hoạt động tại khu chế xuất Tân Thuận và kết hợp với số liệu khảo sát thực tế trong nhiều lần, nhiều năm ở các khu CN phía Bắc, hệ số ô nhiễm cho từng loại hình CN ở các khu CN như trong bảng sau. Bảng 4. 7: Hệ số ô nhiễm do khí thải từ các KCN. Stt Loại hình sản xuất Hệ số ô nhiễm khí thải bình quân (kg/ha/ngày.đêm) Bụi SO2 SO3 NOX CO THC 01 Loại K1 9,91 250 3,49 4,19 2,18 1,53 02 Loại K2 7,21 148,54 2,24 28,7 1,88 1,14 03 Loại K3 6,18 86,97 1,85 9,47 2,24 0,92 04 Loại K4 5,3 27,7 0,16 11,3 1,98 - Trung bình 7,15 128,3 1,94 13,42 2,07 0,9 Nguồn: Đề tài KHCN.07.11, 1998. Ghi chú: - Loại K1: ứng với CN nặng + nhẹ hỗn hợp, (trong đó CN nặng có loại hình hoá chất, VLXD, năng lượng, luyện kim, ... chiếm đa số); - Loại K2: ứng với CN nặng + nhẹ hỗn hợp, (trong đó CN nặng có loại hình VLXD, hoặc hoá chất hoặc luyện kim, CN nhẹ như cơ khí, chế biến thực phẩm chiếm đa số); - Loại K3: ứng với CN nhẹ, (trong đó CN nhẹ có loại hình như cơ khí, chế biến thực phẩm chiếm đa số); - Loại K4: ứng với CN nhẹ, (trong đó CN nhẹ có loại hình như dệt may, điện tử và CN nhẹ chất lượng cao chiếm đa số). Tính toán mức độ ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong Dự án. Dựa vào hệ số ô nhiễm trung bình ở bảng trên, diện tích đất trong Dự án dùng vào hoạt động sản xuất có thể dự báo tải lượng ô nhiễm không khí trung bình trong Dự án như trong bảng sau. Bảng4.8: Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí trung bình của Dự án. Stt Nội dung tính toán Tổng tải lượng ô nhiễm dự báo (kg/ngày.đêm) Bụi SO2 SO3 NOX CO THC 01 Hệ số ô nhiễm bình quân (kg/ha/ngày đêm) 7,15 128,3 1,94 13,42 2,07 0,9 02 Diện tích tính toán là 396,36 ha (là diện tích dành cho xây dựng các nhà máy xí nghiệp của Dự án) 2.833,9 50.852,9 768,9 5.319 820,5 356,7 Tải lượng bụi, khí thải phát sinh tại các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong dự án: - Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông: Đối với các nhà máy này, các chất ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, khói hàn,…Nhìn chung, tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất cúa các nhà máy này không lớn. - Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy cơ khí chế tạo: Đối với các nhà máy chế tạo thiết bị cơ khí, thì tải lượng bụi, khí thải phát sinh chủ yếu trong các công đoạn gia công (cắt, mài, uốn,…) và xi mạ các chi tiết kim loại. Tuy nhiên, tương tự như tại các nhà máy đóng, sửa chữa tàu, các hoạt động gia công và xi mạ các chi tiết kim loại cũng được thực hiện trong các dây chuyền, phân xưởng kín và qua xử lý bụi, khí thải, nên tải lượng bụi, khí thải phát sinh là rất ít, không đáng kể. Ví dụ, dựa trên các hệ số phát thải bụi do WHO thiết lập cho hoạt động uốn ống thép được xử lý bằng lọc bụi túi vải (f = 0,1 kg/tấn), có thể ước tính sơ bộ tải lượng bụi phát sinh trong chế tạo các loại ống thép = 16,7 kg/ngày. Bảng 4.9: Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn hoặc cắt kim loại bằng hơi (g/Fe2O3/lít oxy) Loại hơi hàn Chiều dày tấm kim loại Hệ số ô nhiễm Axetylen Propan < 5mm > 5mm < 5mm 5 ÷ 20 > 20 mm 3 5 2 3 4 (Nguồn: Đề tài cấp nhà nước KT- 02-04“Nghiên cứu xây dựng một số quy trình công nghệ điển hình để xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại một số cơ sở công nghiệp ở các tỉnh phía Nam”) Bảng 4.10: Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn điện sắt thép (mg/01 que hàn) Các chất gây ô nhiễm Đường kính que hàn 2,5 3,25 4 5 6 Khói hàn CO NOx 285 10 12 508 12 20 706 25 30 1.100 35 45 1.578 503 70 (Nguồn: Đề tài cấp nhà nước KT- 02-04“Nghiên cứu xây dựng một số quy trình công nghệ điển hình để xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại một số cơ sở công nghiệp ở các tỉnh phía Nam” ) - Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy sản xuất hàng gia dụng, mỹ phẩm: chất ô nhiễm không khí chủ yếu của ngành này là bụi, tiếng ồn, mùi hôi dung môi,… Nhìn chung lươngj này không lớn lắm. - Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy đóng tàu thủy: Đối với các nhà máy đóng tàu thủy, tải lượng các loại chất thải gây ô nhiễm chính phụ thuộc nhiều vào công nghệ chế tạo tàu thủy áp dụng tại các nhà máy. Trong đó, bụi kim loại phát sinh chủ yếu từ các công đoạn như: vệ sinh cho các tấm tôn, thép hình bằng phương pháp phun hạt mài (bi thép) trước khi hạ liệu, cắt gia công nhiệt chi tiết và trước khi đấu đà các phân, tổng đoạn (đóng tàu mới); …Khí thải phát sinh trong công đoạn sơn, các phân và tổng đoạn, hoặc cắt hàn từ gia công, lắp rắp và đấu đà các phân, tổng đoạn (đóng tàu mới). Các nhà máy trong CCN sẽ ưu tiên công nghệ phun nước siêu cao áp. Các thông số ô nhiễm của các phương pháp làm sạch được thể hiện như sau: Công đoạn Các thông số Bụi SO2 NOx TOC Làm sạch bề mặt (phun bi thép) Hệ số phát thải, kg/tấn 12,7 Lượng bi thép, tấn/ngày 12,023 - - - Tải lượng, kg/ngày (*) 152,694 Làm sạch bề mặt (phun nước siêu cao áp) Hệ số phát thải, kg/m3 0,0 Lưu lượng nước, m3/ngày 25.204 Tải lượng, kg/ngày (*) 0,0 Sơn Hệ số phát thải, kg/m3 2,3.10-6 Lượng sơn, m3/ngày - - - 8.770.436 Tải lượng, kg/ngày 20,172 Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ môi trường (CESAT) tập hợp từ các tài liệu, tháng 07/2009. Như vậy, dự án sử dung ưu tiên sử dụng phương pháp phun nước siêu cao áp, thì sẽ không làm phát sinh bụi ảnh hưởng tới các khu dân cư, song phương pháp này lại sử dụng lưu lượng lớn nước sạch và đòi hỏi phải tái sử dụng phù hợp nhằm tiết kiệm tài nguyên nước. Trong trường hợp sử dụng phương pháp phun hạt mài (bi thép) và điều kiện thi công làm sạch bề mặt ở ngoài trời, thì lượng bụi có kích thước <10μm phát sinh sẽ lớn (lớn gấp 2,11lần so với đóng tàu mới) và có thể ảnh hưởng rất đáng kể tới các khu dân cư xung quanh sinh sống trong điều kiện có gió phát tán bụi đi xa, đòi hỏi phải có các biện pháp khống chế, hạn chế ô nhiễm do bụi kim loại phù hợp. - Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản: Bảng 4.11 : Các loại bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản STT Loại hình sản xuất Nguồn gây ô nhiễm không khí 1 Sản xuất bánh kẹo, mì ăn liền Khí thải từ quá trình chiên nấu, chế biến: Bụi, SO2, CO, NOx, CH4 Khí thải lò hơi 2 Sản xuất đồ hộp và các sản phẩm đông lạnh: thịt, cá, rau quả,… Mùi hôi từ khu chuồng trại nhốt nữ gia súc: NH3, H2S, Bụi, SO2, CO, NOx, CH4 3 Chế biến thủy, hải sản Hơi chlorine từ khâu khử trùng Hơi NH3 có thể rò rỉ từ thiết bị lạnh: Mùi hôi tanh từ sự phân hủy nguyên liệu, bã thải: 4 Sản xuất bia, nước giải khát,… Khói thải từ lò nấu: SO2, NOx, CO,.. Hơi khí nén rò rỉ: NH3 Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường tập hợp, tháng 07/ 2009 Tải lượng một số chất ô nhiễm chính trong các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản ở KCN Sóng Thần I, II của Bình Dương như sau: Bảng 4.12 . Tải lượng một số chất ô nhiễm chính trong các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản ở KCN Sóng Thần I, II của Bình Dương. TT TÊN NHÀ MÁY NGÀNH NGHỀ DIỆN TÍCH (m2) TẢI LƯỢNG ( kg/ngày.đêm ) Bụi SO2 NOx KCN Sóng Thần I 1 Công ty TNHH CKL Sản xuất nước trái cây 6.900 0,66 15,36 2,457 2 Cty TNHH Thanh An Chế biến hải sản (mực ) 5.000 - - - KCN Sóng Thần II 3 Cty TNHH Uni President Chế biến thực phẩm 95.428 283 62,4 9,984 4 Cty TNHH Đại Phát Chế biến thực phẩm 6.192 26,8 25,920 4,147 Nguồn : Sở KHCN&MT Bình Dương (cũ) và Dự án bảo vệ môi trường Việt Nam - Canada (VCEP) - Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: Đối với các nhà máy sản xuất vật liệu xâu dựng (sản xuất xi măng, nghiềm Clinke sản xuất xi măng,…) thì tải lượng bụi, khí thải phát sinh chủ yếu là bụi, SO2, CO, NOx, … Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng được nêu trong bảng sau : Bảng 4.13: Tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng Các hoạt động sản xuất Hệ số ô nhiễm (kg/tấn clinker) Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm) Dự trữ clinker trong silô 0,12 14,94 Dự trữ puzzolan, thạch cao 0,14 17,43 Vận chuyển clinker, phụ gia 0,075 9,34 Đập phụ gia, thạch cao 0,02 2,49 Nghiền phối liệu 0,05 6,22 Đóng bao xi măng 0,01 1,24 Vận chuyển xi măng 0,01 1,24 Tổng cộng 52,91 Ghi chú : Nguyên liệu clinker là 124.500 tấn/năm. Tải lượng bụi thải ra từ tất cả các nguồn trong quá trình sản xuất xi măng được ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới là 52,91 tấn/năm. Như vậy, trong quá trình hoạt đông, các nhà máy này sẽ trang bị đầy đủ thiết bị khống chế và giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường. 4.3.2.2 Tải lượng ô nhiễm khí thải giao thông Trong quá trình hoạt động ổn định của Dự án, hàng ngày sẽ có khối lượng rất lớn nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm hàng hóa được vận chuyển ra vào trên khu vực dự án. Kết quả điều tra thực tế về khối lượng nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá và chất thải vận chuyển hàng ngày tại các CCN tập trung vào khoảng 97,9 tấn/ha/ngày. Như vậy có thể dự báo khi toàn bộ diện tích đất sản xuất của Dự án được lấp đầy thì tổng khối lượng vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải ra vào Dự án khoảng 38.803,6 tấn/ngày. Tải trọng trung bình của xe tải là 10 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Vậy, tổng số lượt xe ra vào Dự án là 3.880 lượt xe/ngày. Quãng đường vận chuyển trung bình là 3km. Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3,5 - 16,0 tấn, có thể ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án. Bảng 4.14 . Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án. Stt Chất ô hiễm Hệ số ô nhiễm (kg/1.000km) Tổng chiều ài (1.000 km) Tổng tải lượng (kg/ngày) 01 Bụi 0,9 11,6 10,44 02 SO2 4,15 S 11,6 24,07 03 NOX 14,4 11,6 167,04 04 CO 2,9 11,6 33,64 05 THC 0,8 11,6 9,28 Ghi chú: - S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%; - Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 chuyến xe được ước tính là 3 km. Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một khỏang thời gian ngắn sẽ làm tăng các chất ô nhiễm ( khí thải, bụi, ồn) gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí xung quanh trong khu vực 4.2.2.3 Các nguồn gây ô nhiễm khác Ngòai nguồn khí thải nói trên, các hoạt động khác trong CCN cũng thải vào môi trường một lượng chất ô nhiễm không khí. Có thể liệt kê các nguồn đó bao gồm: - Hoạt động sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhìêu chất thải gây ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, hoạt động vận tải, khói thuốc lá… - Khí thải phát sinh ra tại khu vực lưu chứa cục bộ và trạm trung chuyển rác của CCN từ quá trình phân hủy kị khí gây nên mùi hôi thối, gây ô nhiễm không khí xung quanh. Các loại khí thải này là nguồn phân tán và phụ thuộc nhiều vào yếu tố nên trong phạm vi nghiên cứu của đồ án chưa thể tính tóan chính xác tải lượng của nó. 4.3.3 Tác động của chất ô nhiễm không khí Các chất ô nhiễm không khí thải ra trong quá trình sản xuất, nếu không có biện pháp khống chế và giảm thiểu sẽ có tác động xấu đến môi trường không khí bên ngoài nhà máy. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác động các chất ô nhiễm không khí có thể gây nên tác hại cho con người, động thực vật và tài sản trong vùng bị ảnh hưởng. 4.3.3.1 Tác hại đến sức khỏe con người Các chất gây ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng ảnh hưởng của nguồn thải nhà máy, đặc biệt là với công nhân trực tíêp sản xuất tại những khu vực gây ô nhiễm. Các tác hại đối với sức khỏe phụ thuộc vào các chất ô nhiễm cụ thể như sau: Bảng 4.15: Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người STT THÔNG SỐ TÁC ĐỘNG 1 Các khí SO2 Là chất ô nhiễm kích thích, là loại nguy hiểm nhất. Nồng độ SO2 thấp có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức cao hơn sẽ làm sưng niêm mạc. Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, phân tán vào máu. 2 Oxit cacbon(CO) - Giảm khả năng vận chuyển Oxi của máu đến các tổ chứa tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin. 3 - Khí CO2 - Gây rối lọan hô hấp phổi. 4 - Khí NO2 - Kích thích mạnh đường hô hấp. - Thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. - Tiếp xúa lâu có thể gây viêm phế quản, phá hủy răng, kích thích niêm mạc, Nồng độ cao hơn 100ppm có thể gây tử vong. 5 Bụi Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi. Gây những tổn thương cho da, gây chấn thương và gây bệnh đừơng tiêu hóa. 6 Khí HCL Kích thích viêm mạc. 7 Hydrocacbons - Gây nhiễm độc cấp tính, suy nhựoc, chóng mặt nhức đầu, rối lọan giác quan có thể gây tử vong. 8 Động vật - Tác hại trực tiếp qua đừog hô hấp, hoặc gián tiếp qua nước uống, cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm khí như: SO2, NO2, các axít, kiềm,… 9 Thực vật SOx, NOx: tạo mưa axít gây ảnh hưởng tới thảm thực vật và cây trồng. CO: Ổ nồng độ 100ppm – 10.000ppm làm rụng lá hặoc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu. Bụi: Bám trên mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây. 10 Công trình và tài sản NO2, SO2, HCL,HF,… khi gặp trời ẩm ướt tạo nên các axít tương ứng gây ăn mòn kết cấu công trình, thiết bị máy móc. Khí CO2 khi tác dụng với hơi ẩm tạo nên H2CO3 có thể gây ăn mòn cả đá. 11 Khí hậu SO2,NO2, HCL, HF,… tạo nên mưa axit, khí NOx góp phần làm thủng tầng Ozon. Khí CO2: Gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ, làm tăng mực nướ biển. Nhận xét: Như đã phân tích các tác hại của ô nhiễm không khí do các nhà máy dự định đặt trong CCN có thể gây cho người, động vật, công trình và khí hậu. Ảnh hưởng này có thể giảm bớt nếu như các nhà máy có biện pháp giám sát và không chế ô nhiễm. 4.4 Đánh giá tác động của nước thải tới môi trường 4.4.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước, đất 4.4.1.1 Nước thải công nghiệp Nuớc thải công nghiệp là nuớc sach: Đó là nứơc thải ra từ hệ thống giải nhiệt có thể xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung của CCN ( sau khi làm nguội đến 400C) hoặc xả thẳng vào hệ thống thóat nuớc mưa. Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm: a. Ô nhiễm cơ học: Nuớc mưa của các nhà máy có thể nhiễm bẩn do đất, cát, rác,… do qui trình thu gom, chuyển tải nguyên liệu, rửa nhiên liệu, vệ sinh thiết bị. b. Ô nhiễm cơ học: Nước thải của một số nhà máy có thể ô nhiễm hữu cơ như các nhà máy có công nghệ sinh học, phục vụ nông nghiệp, y tế,… c. Ô nhiễm hóa học và kim loại: Như các nhà máy sản xuất linh kiện, điện tử có hàm lượng kim loại nặng cao, loại hình cơ khí chế tạo nước thải có nồng độ SS, pH, COD cao,… 4.4.1.2 Nước thải sinh hoạt Là loại nước thải của tòan bộ nhân viên, công nhân trong CCN thải ra có chứa cặn ( TSS), chất dinh dưỡng ( N,P), các chất hữu cơ ( BOD, COD),… 4.4.1.3 Nước thải là nước mưa Tập trung trên tòan bộ diện tích khu vực, trong quá trình chảy trên bề mặt có kéo theo các đất, chất dinh dưỡng,… vá rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án. Nước thải là nước mưa nên được xem là nước sạch, được tính tóan thiết kế bằng một hệ thống thóat riêng, thu gom hòan chỉnh và xả ngược tiếp ra nguồn tiếp nhận. 4.4.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và nước mưa chảy tràn 4.4.2.1 Nước thải sản xuất Để đánh giá cũng như định tính và định lượng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của dự án, chúng tôi sẽ sử dụng 2 phương pháp: Phương pháp đánh giá theo nồng độ trung bình trong nước thải sản xuất của cả CCN dựa trên các hệ số phát thải của các KCN/CCN có đặc thù gần giống với dự án. Phương pháp đánh giá theo cách phân tích, đánh giá riêng từng cụm ngành đặc trưng của dự án. Để tính toán, dự báo được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án khi lấp đầy, trước hết phải xây dựng hệ số ô nhiễm nước thải (kg/ha) dựa vào các số liệu quan trắc thực tế tại các KCN đang hoạt động. Trên cơ sở hệ số ô nhiễm nước thải trung bình và diện tích đất quy hoạch Dự án có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án. Hiện nay, do chưa có số liệu quan trắc tại các K/CCN trên địa bàn tỉnh Long An nên chúng tôi tham khảo kết quả quan trắc của Sở TN&MT Bình Dương tại các cống xả của các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các K/CCN này được đưa ra trong bảng sau. Bảng 4.16: Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong các K/CCN tỉnh Bình Dương Stt Vị trí Lưu lượng (m3/ng.đ ) Nồng độ ô nhiễm trung bình (mg/l) BOD5 COD SS SN SP 01 KCN Việt Nam – Singapore 4.500 32 61 24 3,0 0,3 02 KCN Việt Hương 730 18 82 43 3,3 3,2 03 KCN Đồng An 1.300 22 87 42 4,0 5,1 04 KCN Sóng Thần I & II 5.200 33 83 47 7,5 2,0 Nguồn : Báo cáo quan trắc môi trường của Sở TN&MT Bình Dương Dựa trên số liệu quan trắc về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các K/CCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể ước tính tải lượng của các chất ô nhiễm cho Dự án. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của các K/CCN đang hoạt động hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương được nêu tóm tắt trong bảng sau. Bảng4.17: Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải trong K/CCN Stt Khu công nghiệp Tải lượng ô nhiễm trung bình (kg/ngày.đêm ) BOD5 COD SS SN SP 01 KCN Việt Nam – Singapore 144 276 108 13,5 1,4 02 KCN Việt Hương 13 60 31 2,4 2,3 03 KCN Đồng An 29 113 54 5,2 6,6 04 KCN Sóng Thần I & II 174 434 244 39 10,4 Trên cơ sở các số liệu quan trắc về nước thải và tình hình đầu tư của các K/CCN, chúng tôi tính toán hệ số phát thải về nước thải trung bình của các K/CCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo bảng sau: Bảng 4.18: Hệ số phát thải về nước thải trung bình của các K/CCN Stt Khu công nghiệp Hệ số tải lượng (kg/ha.ngày.đêm ) BOD5 COD SS SN SP 01 KCN VN – Singapore (500 ha) 0,8 1,53 0,6 0,075 0,008 02 KCN Việt Hương (45,62 ha) 0,54 2,48 1,3 0,099 0,095 03 KCN Đồng An (132,3 ha) 0,26 1.01 0,48 0,046 0,058 04 KCN Sóng Thần I & II (499,76 ha) 0,23 0,57 0,32 0,051 0,014 Trung bình 0,46 1,4 0,68 0,068 0,044 Ghi chú : Tính cho tỷ lệ lấp đầy tương ứng các KCN (1),(2),(3),(4) là 36%, 53%, 85%, 82% So với một số KCN khác trong khu vực như KCN Biên Hòa I & II, KCX Tân Thuận … thì hệ số ô nhiễm nước thải của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương thấp hơn nhiều. Điều này cũng hợp lý vì các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu thuộc các ngành nghề ít tạo ra nước thải như ngành cơ khí, may mặc, giày da, chế biến gỗ và điện tử. Số doanh nghiệp có ngành nghề tạo ra nhiều nước thải trong quá trình hoạt động rất nhỏ khoảng 6 - 8%. Ngoài ra tỉ lệ đất công nghiệp dùng làm kho tàng cũng chiếm diện tích khá lớn khoảng 10 - 20%. Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nước thải Dự án có thể ước tính tải lượng ô nhiễm sinh ra tại Dự án khi được lấp đầy theo bảng sau. Bảng 4.19: Tải lượng nước thải trung bình của Dự án khi được lấp đầy Tên Dự án Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm ) Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu BOD5 COD SS SN SP 182,33 554,90 269,52 26,95 17,44 4.4.2.2 Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh họat chủ yếu các chất cặn bã, các chất lơ lững ( SS), các hợp chất hữu cơ ( BOD/COD), các chất dinh dưỡng ( N,P) và vi sinh. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải: Bảng 4.20: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong Dự án. Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) BOD5 45 – 54 1.800 – 2.160 COD 72 – 102 2.880 – 4.080 SS 70 – 145 2.800 – 5.800 Dầu mỡ 10 – 30 400 – 1.200 Tổng Nitơ 6 – 12 240 – 480 Amôni 2,4 – 4,8 96 – 192 Tổng Phospho 0,8 – 4,0 32 – 160 Dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) và lưu lượng nước thải (m3/ngày) có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như trong bảng sau. Bảng 4.21: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. Stt Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không qua xử lý Xử lý bằng bể tự hoại QCVN 24:2009/BTNMT (cột A) Kq=1,2 và Kf=0,9 01 pH - - 6 - 9 02 BOD5 562 – 675 140 – 168 32 03 COD (dicromate) 900 – 1.275 225 – 318 54 04 Chất rắn lơ lửng (SS) 875 – 1.813 218 – 453 54 05 Dầu mỡ 125 – 375 31,25 – 93,75 5,4 06 Tổng nitơ (N) 75,0 – 150,0 18,75 – 37,5 16,2 07 Amoni (N-NH4) 30,0 – 60,0 7,5 – 15,0 5,4 08 Tổng photpho (P) 10,0 – 50,0 2,5 – 12,5 4,3 09 Tổng coliform (MPN/100ml) 106 – 109 108 3.000 Ghi chú: - QCVN 24:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải công nghiệp (Cột A – với kq=1,2; kf = 0,9). Lưu lượng nước thải Nhu cầu lao động của Dự án khi đã lấp đầy diện tích dự kiến là khoảng 40.000 lao động. Nhu cầu dùng nước trung bình của 1 người là 100 lít/ngày.đêm nên lượng nước thải sinh hoạt của 1 người khoảng 80% lượng nước cấp (96 lít/ngày.đêm). Như vậy, lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong Dự án khoảng 3.200 m3/ngày.đêm 4.4.2.3 Nước mưa chảy tràn Theo số liệu thống kê của tỉnh Long An, Ở khu vực dự án lượng nước mưa trung bình năm khoảng 1.625mm. Diện tích lưu vực của dự án 746,62 ha. Lượng nước mưa trong khu vực dự án tính toán thuỷ lực theo công thức cơ bản sau đây: Trong đó: Q: lưu lượng tính toán(l/s) : hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ của lưu vực tính toán. Đối với khu dự án. Chọn = 0,6. F: diện tích lưu vực tính toán q: cường độ trận mưa. Lượng nước mưa vào giờ cao điểm khoảng 200l/s. Như vậy, tổng lượng nước mưa lớn nhất tại dự án sẽ là : Qmax = 0,6 x 200l/s x 10-3 x 746,62 ha x104 m2/ha = 89,59 m3/s. Lượng nước mưa vào thời điểm cực đại tương đối lớn, tuy nhiên nó chỉ có tính chất tức thời (1 - 2giờ). Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của CCN sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy... Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường. Lượng nước mưa chảy tràn trên đường giao thông, các khu vực không có thiết bị gây ô nhiễm của từng nhà máy được thu gom tách riêng các nguồn gây ô nhiễm khác, lọc các cặn rác có kích thước lớn trước khi thải ra hệ thống thoát nước mưa. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Bùn thải được xử lý theo hướng chôn lấp. 4.4.3 Tác động các chất ô nhiễm đến môi trường nước, đất 4.4.3.1 Những tác động của nước thải tới chất lượng nước mặt Nước thải từ các nhà máy trong CCN nếu không được xử lý mà thải thẳng ra ngoài môi trường sẽ làm suy thoái chất lượng nguồn nước tiếp nhận bởi các nguyên nhân sau: Làm tăng độ đục của nước do các chất lơ lững trong nước thải, gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo oxy hòa tan trong nước kênh, gây ảnh hưởng đến hệ thủy sinh. Làm gia tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước kênh rạch do các chất hữu cơ và photphat có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra làm lượng oxy hòa tan trong nước gây hiện tượng phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một số sản phẩm độc hại như H2S,… gây ra mùi hôi và làm cho nước sông có màu. Gây tác động tiêu cực đến hệ thủy sinh do các chất ô nhiễm đặc biệt như: hóa chất, chất tẩy rữa và kim loại nặng,.. và qua dây chuyền thực phẩm sẽ gây tác hại cho người sử dụng do khả năng tích tụ sinh học cao của một số chất ô nhiễm đặc biệt đó. Như vậy, để không làm suy giảm chất lượng nước mặt cũng như hệ sinh thái thủy sinh thì nước thải từ CCN cần được xử lý đạt loại A trước khi cho thải ra sông. 4.4.3.2 Tác động đến chất lượng nước ngầm và đất Mặc dù tầng nước ngầm tại khu vực được coi là dồi dào và có khả năng phục vụ cho mục đích nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ gây suy thoái các tầng nước ngầm trong khu vực do việc khai thác vượt quá khả năng phục hồi, dẫn đến hượng tượng mực nước hạ sâu trong thời gian ngắn, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm ( hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng,..) và gây ra hiện trượng sụt lún đất do giảm áp lực dưới đất, ảnh hưởng đến các công trình xây dựng trên mặt đất,… 4.5 Tác động của chất thải rắn tới môi trường 4.5.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn Khi đi vào hoạt động, chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau: Từ công nghệ sản xuất các nhà máy, tức là chất thải rắn công nghiệp. Từ trạm xử lý nước thải cục bộ và tập trung. Chất thải rắn sinh hoạt. Nhìn chung chất thải rắn rất đa dạng và có những đặc tính sau: 4.5.1.1 Đối với chất thải rắn công nghiệp Sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra một lượng chất thải rắn đáng kể. Số lượng chất thải và tính chất của chúng sẽ phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và tình độ công nghệ: Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông: các chất thải rắn phát sinh là các loại bao bì, các vỏ máy, bản mạch không đạt yêu cầu, vụn kim loại… Công nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế: chất thải rắn phát sinh chủ yếu là các bao bì đựng nguyên liệu,… Cơ khí chế tạo: chất thải rắn chủ yếu là các vụn, mạt kim loại… Sản xuất hàng gia dụng, mỹ phẩm: các nhà máy này không tự sản xuất hóa chất nguyên liệu, nên chất thải rắn phát sinh chủ yếu là các bao bì đựng nguyên liệu,… Công nghiệp đóng tàu: Bao gồm chủ yếu rác phế liệu trên tàu và các nhà xưởng, rỉ sắt, rỉ sơn tàu, vẩy sắt, sắt thép vụn từ quá trình gia công thép, thùng chứa sơn, … Công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản: phát sinh xác bã rau quả, bã còn lại sau khi lên men, xác động vật, … chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ cùng các loại bao bì như PVC, PE, bao lác, đay,… Công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng: Cát, đá vụn, bao xi măng, thép phế liệu, polymer, bao bì, hoá chất, vụn kim loại, vụn nguyên liệu, phế liệu khác, ... 4.5.1.2 Đối với chất thải rắn sinh hoạt Hầu như chúng đuợc phát sinh ở tất cả các nhà máy và các khu nhà ở, khu văn phòng trong CCN bao gồm các hoạt động phát sinh do các hoạt động từ văn phòng phẩm, sinh hoạt ăn uống như: giấy vụn của VPP, thực phẩm, rau quả dư thừa, bao nilon, giấy, lon, chai nhựa,… 4.5.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn 4.5.2.1 Chất thải rắn công nghiệp Kết quả điều tra cụ thể về khối lượng và thành phần chất thải rắn ở 64 nhà máy tại KCN Biên hoà I (diện tích 313 ha, 32.380 lao động) được đưa ra trong bảng sau. Bảng 4.22: Khối lượng và thành phần chất thải rắn Nhóm chất thải rắn Tỷ lệ (%) Chất thải rắn vô cơ Axit và bazơ Chất thải chứa Amiăng Than hoạt tính và bột trợ lọc 0,62 28,8 2,6 Hoá chất hữu cơ Chất thải chứa sơn Cao su phế thải 0,01 0,07 Chất hữu cơ gốc sinh vật Rau, quả, vỏ trái cây Cọng, bụi thực vật Xơ sợi 4,2 0,11 4,9 Chất thải có khối lượng lớn, ít độc hại Xỉ kim loại Rác thải sinh hoạt 29,7 29,1 Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 1995 Như vậy, thành phần chất thải rắn tại KCN Biên Hòa I bao gồm gần 32% chất thải rắn vô cơ, gần 30% xỉ kim loại, 29% rác thải sinh hoạt của công nhân và từ 0 - 5% các thành phần khác. Hệ số thải thực tế tại KCN Biên Hoà 1 sẽ là : 103,3 kg/ha/ngày (nếu kể cả chất thải rắn sinh hoạt cuả cán bộ công nhân viên là 150 kg/người/năm). 4.5.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt: Khi đi vào hoạt động ổn định thì tổng số lao động làm việc trong Dự án khoảng 40.000 người. Chất thải rắn sinh hoạt được ước tính là 24 tấn /ngày hay 8.760 tấn/năm (tính cho hệ số rác thải sinh hoạt 0,6 kg/người/ngày). Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ, giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hỏng, ... Khi thải vào môi trường các chất thải sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại, ... làm ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm mùi hôi không khí, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong nước, hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển là nguyên nhân của các dịch bệnh. Vì vậy, Chủ đầu tư dự án sẽ yêu cầu các nhà máy đầu tư vào Dự án ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn lượng chất thải này. 4.5.3 Đánh giá tác động do các chất thải rắn Các chất thải rắn sinh học và sản xuất, nếu không được xử lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường đất, môi trường nước và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển. Trong các giải pháp xử lý chất thải rắn, nếu xử dụng phương pháp xử lý bằng chôn lấp thì phải thực hiện biện pháp thu gom và xử lý nguồn nước thải phát sinh từ bãi chôn lấp rác nói trên để đảm bảo chống ô nhiễm nguồn nước ngầm và còn là nơi phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng ( ruồi, chuột,…), mùi, bụi,… ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cảnh quan khu vực. 4.6 Các tác động khác tới môi trường 4.6.1 Tiếng ồn và rung động 4.6.1.1 Nguồn gốc của tiếng ồn và rung động Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong nhà máy. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm tính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Vì vậy, Ban quản lý CCN sẽ yêu cầu các chủ dự án chú ý đến các biện pháp chống ồn rung tại các nhà máy. Tiêu chuẩn tiếng ồn trong khu dân cư cho phép là 60dBA vào ban ngày và 45-55 dBA vào ban đêm. Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ các nguồn sau: Tiếng ồn do sản xuất phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí, hơi. Đây là nguồn ồn, rung quan trọng nhất trong các nhà máy, xí nghiệp đang hoạt động tại CCN. Tiếng ồn, rung do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công phạm vi trong CCN. Các lọai xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. VD xe du lịch nhỏ 77dB, xe tải-xe khách: 84-95dB, mô tô: 94dB. 4.6.1.2 Tác động của tiếng ồn và độ rung tới sức khỏe con người Do các nhà máy nằm trong CCN cách ly với khu vực xung quanh cho nên độ ồn và rung chỉ có ảnh hưởng với công nhân trực tiếp sản xuất mà không ảnh hưởng tới khu dân cư xung quanh. Tiến ồn trước hết có ảnh hưởng tới thính giác giảm sút, dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hưởng đến cơ quan khác của cơ thể như rối lọan chức năng thần kinh, gây nhức đầu, chống mặt, có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn còn gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng bệnh đường hô hấp.  4.6.2 Đánh giá tác động môi trường của ô nhiễm nhiệt 4.6.2.1 Nguồn gốc ô nhiễm nhiệt Nhiệt phát ra chủ yếu từ công đọan gia nhiệt ( nồi hơi, thiết bị nung, sấy,…) từ các động cơ, các thiết bị tỏa nhiệt, từ các phương tiện giao thông, từ lực lượng công nhân sản xuất trực tiếp,… Nhiệt độ sẽ đặc biệt cao tại các phân xưởng không được thông thóang tốt. Ô nhiễm nhiệt là ô nhiễm đặc trưng ở các nhà máy xí nghiệp có công nghệ dùng nhiệt, cũng là ô nhiễm đáng quan tâm ở tất cả các nhà máy có điều kiện khí hậu nhiệt đới, số ngày nắng trong năm nhiều như ở phía Nam nước ta. Kết quả điều tra khảo sát các nhà máy ở Tp.HCM và KCN Biên Hòa cho thấy nhiệt độ trong nhà xưởng vào hầu hết các nàgy trong năm đều cao hơn 300C.5.6.2.2 Tác động đến môi trường do ô nhiễm nhiệt Ô nhiễm nhiệt chủ yếu tác động đến sức khỏe của công nhân làm việc trong các nhà máy có nhiệt độ cao như nhà máy nhựa, cao su, cơ khí,… các phân xưởng lò hơi. Nhiệt độ cao sẽ gây ra nhiều biến đổi về tâm lý và cơ thể con nguời mất nhiều mồ hôi, kèm theo đó là mất mát một khối lượng lớn muối khóang như ion K, Na, Ca, Fe,… Nhiệt độ cao cũng làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ảnh hưởng của nhiệt độ, công nhân ở vùng lò đốt còn bị ảnh hưởng bức xạ gây nhiệt tác hại xấu đến sức khỏe con người. 4.6.3 Sự cố môi trường 4.6.3.1 Sự cố rò rỉ Sự cố rò rỉ nhiên liệu lỏng hay khí khi xảy ra sẽ gây ra những tác hại lớn như: gây độc cho người, động thực vật, gây cháy, nổ,… Ngoài ra, còn có sự cố rò rỉ đối với các tác nhân lạnh như NH3, Freon ( đối với các nhà máy đông lạnh thực phẩm, nước đá, kem,…), khí hàn như C2H2, O2 ( công nghiệp cơ khí), rò rỉ Clo ( nhà máy xử lý nước), dung môi hữu cơ,… Các sự cố loại này dẫn tới những thiệt hại lớn về tính mạng con người và kinh tế xã hội. 4.6.3.2 Sự cố cháy nổ Sự cố gây cháy nổ khi xảy ra có thể dẫn tới các thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và làm ô nhiễm cả 3 hệ thống sinh thái nước, đất, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa còn ảnh hưởng tới tính mạng con người, vật nuôi và tài sản của nhân dân trong khu vực lân cận. 4.6.3.3 Sự số do thời tiết bất thường Sự cố do thời tiết bất thường như gió, bão, lốc xoáy, sét,… có nguy cơ tìm ẩn dẫn đến các thiệt hại về kinh tế - xã hội như sập nhà xưởng, đứt hệ thống đường dây dẫn điện, ngã đổ hệ thống ống khói phát tán khí thải của các nhà máy cũng như vành đai cây xanh trong khu vực. Sự cố do thời tiết bất thường rất khó xác định nên có nguy cơ gây ra những ảnh huởng tới tính mạng con người, vật nuôi và tài sản của nhân dân trong khu vực và vùng phụ cận. Vì vậy, khi xây dựng các nhà máy và hệ thống đuờng điện cần phải khảo sát kỹ, tham khảo về tình hình gió bão của khu vực để có giải pháp thiết kế phù hợp. 4.7 Tác động tới hoạt động kinh tế - xã hội khu vực 4.7.1 Tác động có lợi Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh Long An theo hướng quy hoạch phát triển bền vững. Sử dụng hợp lý, làm gia tăng giá trị tài nguyên đất đai vùng đất nông nghiệp thành vùng đất phát triển công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hình thành được một Dự án có nhiều doanh nghiệp sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến làm động lực góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp khác tiến hành hiện đại hoá. Cung cấp sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng cho thị trường trong nước, thay thế một phần các hàng hoá và sản phẩm nhập khẩu đồng thời xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Thu hút nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa nhỏ đầu tư xây dựng nhà máy với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đóng góp của dự án vào ngân sách Nhà nước : trực tiếp thông qua thuế doanh thu và thuế lợi tức từ hoạt động kinh doanh hạ tầng của Dự án và đặc biệt quan trọng là đóng góp qua thuế doanh thu và thuế lợi tức từ hoạt động của các doanh nghiệp thuê đất trong Dự án để sản xuất kinh doanh. Dự án xây dựng Dự án tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho khoảng 40.000 lao động địa phương và khu vực lân cận làm việc trong các nhà máy, ổn định đời sống nhân dân, giảm áp lực của nạn thất nghiệp và các tệ nạn xã hội. 4.7.2 Tác động tiêu cực Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế, xã hội thì dự án phát triển Dự án cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, mâu thuẫn xã hội như : làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, việc làm, thu nhập của nhân dân địa phương, gia tăng dân số cơ học trong khu vực, gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong văn hóa và trật tự trị an tại khu vực dự án. Sự tập trung khoảng 40.000 công nhân lao động tại khu vực dự án vào thời điểm hoạt động sẽ gây những tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội khu vực dự án như : + Tăng nguy cơ tai nạn do việc tăng mật độ giao thông trên các tuyến đường chính trong khu vực vào giờ tan ca. + Thay đổi cơ cấu dân số huyện Cần Đước, gia tăng thêm một lượng lớn nhân khẩu mới. Nhìn chung, giai đoạn hoạt động của Dự án chủ yếu tạo ra những tác động tích cực đến kinh tế - xã hội huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Đối với các tác động tiêu cực, khi các cơ quan chức năng cùng nhau phối hợp sắp đặt kế hoạch chung, đồng thời khẩn trương khắc phục các vấn đề phát sinh thì các tác động tiêu cực sẽ không đáng kể. 4.8 Tác động của dự án tới hệ sinh thái Việc xây dựng CCN sẽ làm giảm diện tích che phủ và sự đa dạng sinh học của khu vực. Hoạt động của CCN là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng lâu dài tới hệ sinh thái trên cạn : thực vật trên cạn do phát quang cây cối, khí thải và bức xạ nhiệt từ các nhà máy có khả năng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái trên cạn. Nứơc thải công nghiệp và nuớc thải sinh hoạt sẽ gây ảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái dưới nuớc. Các loại hóa chất độc hại trong nước thải nếu không được kiểm soát chặt chẽ như chất diệt khuẩn, kim lọai nặng có khả năng gây nhiễm độc cho các sinh vật, dầu mỡ gây rối lọan sinh lý và hành vi của sinh vật. CHƯƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG A GIAI ĐỌAN QUY HỌACH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG Đối với một Dự án tập trung nhiều xí nghiệp và bao gồm nhiều loại ngành nghề khác nhau như Dự án này, để khống chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường cần phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó việc giải quyết tốt quy hoạch tổng thể ngay từ khi thành lập dự án đóng vai trò rất quan trọng. Khi quy hoạch bố trí mặt bằng cho các nhà máy trong Dự án, ngoài các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, giao thông vận tải, mối liên hệ giữa các vùng, các bộ phận, dự án nhất thiết phải chú ý đến những vấn đề môi trường theo những yêu cầu như sau : 5.1 Phân cụm nhà máy Với mục đích hình thành CCN ít ô nhiễm nhưng trong số đó mức độ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí của các nhà máy khác nhau. Vì vậy, khi bố trí các nhà máy cần chú ý việc phân chia thành các nhóm ngành có mức độ ô nhiễm, trung bình, nhẹ, hoặc ít ô nhiễm để bố trí thành các cụm gần nhau. Ví dụ có thể bố trí như sau: Các nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm: Bao gồm các nhà máy sử dụng đốt nhiên liệu, sử dụng nhiều loại dung môi, nhiều chất khí, hợp chất bay hơi như: hóa chất tổn ghợp, luyện ép nhưa, chất dẻo,… về ô nhiễm nước là các nhà máy với nước thải có nồng độ chất ô nhiễm, lưu lượng nước thải lớn, như các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, bao bì, giấy,… Các nhà máy có nguy cơ ít ô nhiễm: Bao gồm các nhà máy dệt, sợi, cơ khí, chế biến gỗ, các ngành lắp ráp điện cơ. Về ô nhiễm do nuớc thải có hàm lượng BOD thấp, chủ yếu chứa các chất vô cơ, cặn lắng hoặc lưu luợng nhỏ, các sản phẩm hàng tiêu dùng,… Các nhà máy không gây ô nhiễm: Bao gồm các nhà máy chỉ có nguồn nước thải từ nguồn nuớc sử dụng cho sinh hoạt, tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm khí tải nhỏ, như các công nghiệp may mặc, sản xuất dụng cụ học sinh, dụng cụ y tế, đồ dùng gia đình, trò chơi trẻ em, các nhà máy dày dép, lắp ráp điện tử,… Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và chất luợng sản phẩm, ngay từ đầu quy họach dự án, chủ đầu tư đã bố trí như sau: a. Khu vực Đông Bắc (tiếp giáp sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát) và khu vực ở phía đông (tiếp giáp với sông Vàm Cỏ) của CCN: theo quy hoạch chung của CCN, tại khu vực này sẽ bố trí một trạm XLNT, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp kỹ thuật cao như nhà máy viễn thông, năng lượng, điện tử,…. Khu vực này phù hợp để xây dựng các công trình trên vì gần các hoạt động dịch vụ, không bị ảnh hưởng ô nhiễm từ các hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Tây Nam. b. Khu vực Tây Bắc (nằm cạnh khu vực Đông Bắc, tiếp giáp với sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát): bố trí các nhà máy thuộc các ngành công nghiệp như cơ khí, luyện kim, thực phẩm, chế biến nông sản, dược phẩm,…Đây là các nhà máy phát sinh nước thải nhiều, tại vị trí này sẽ thuận lợi cho việc thoát nước và gần trạm xử lý nước thải số 2 của cụm công nghiệp. c. Khu vực phía Tây (tiếp giáp sông Vàm Cỏ): bố trí ngành công nghiệp đóng tàu. Tại đây cũng đạt trạm xử lý nước thải số 3. d. Các trạm trung chuyển rác được bố trí 3 trạm gần các trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp 5.2 Khoảng cách bố trí chiều cao công trình Tọa độ vị trí ranh giới dự án được trình bày như sau: Cột mốc Tọa độ theo hệ VN 2000 X (m) Y (m) CR1 1154891,83 601227,07 CR37 1158885,66 603315,26 CR39 1158562,13 603573,32 CR40 1158868,30 603853,16 CR55 1160322,30 602798,50 CR71 1161160,28 603228,96 CR89 1161043,29 604459,05 CR132 1162323,14 606189,33 CR140 1161530,95 606419,31 Khoảng cách bố trí giữa các cụm nhà máy hoặc giữa các nhà máy là một yếu tố rất quan trọng vì nó là yếu tố bảo đảm cho sự thong thoáng giữa các công trình. Mặc khác, khoảng cách hợp lý sẽ loại trừ hay hạn chế sự lan truyền cộng dồn, tăng nồng độ chất ô nhiễm do các nhà máy ở khu vực cuối hướng gió, triệt tiêu không tạo vùng quẩn chất ô nhiễm, chống lây lan hỏa hoạn, dễ ứng cứu khi có sự cố khẩn cấp,… Để tạo ra khoảng cách bố trí và chiều cao công trình đáp ứng được các yêu cầu xây dựng hợp lý, các nhà máy khi đầu tư vào CCN cần tuân thủ theo các tiêu chí sau: Bảng 5.1: Các điều kiện đầu tư vào CCN. Số tầng xây dựng Tỷ lệ đất xây dựng Tỷ lệ đất cây xanh Xây dựng 1 tầng <70% >15% Xây dựng 2 tầng <66% >20% Xây dựng trên 3 tầng <50% >25% ( Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Tr 264, NXB KHKT 2003 và các nguồn khác) 5.3 Vị trí bố trí nhà máy Vị trí bố trí các nhà máy có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong CCN. Khi bố trí các nhà máy, xí nghiệp trong CCN cần chú ý các yêu cầu sau: Khu sản xuất công nghiệp sẽ được bố trí ờ cuối hướng gió chủ đạo so với kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai hoan chinh.doc