Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của quang đông thể mi bằng laser diode 810nm trên mắt glôcôm phức tạp – Vũ Anh Tuấn: 68
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA QUANG
ĐÔNG THỂ MI BẰNG LASER DIODE 810NM TRÊN MẮT
GLÔCÔM PHỨC TẠP
VŨ ANH TUẤN, TRẦN THỊ NGUYỆT THANH, TRƯƠNG TUYẾT TRINH
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu tính hiệu quả và an độ an toàn của phương pháp quang đông
thể mi bằng laser diode 810nm trên những mắt glôcôm đã thất bại hoặc có nguy cơ thất
bại cao khi điều trị bằng các phương pháp khác. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, 191
mắt glôcôm phức tạp của 189 bệnh nhân (BN) đã được quang đông thể mi (QĐTM) bằng
laser diode 810nm để hạ nhãn áp (NA) trong thời gian từ tháng 5/2004 đến tháng
10/2006. Mức năng lượng được sử dụng tuỳ theo mức độ nhãn áp cuả BN. Kết quả: sau
thời gian theo dõi tối thiểu là 9 tháng kết quả cho thấy 1 liều điều trị laser diode làm hạ
NA trung bình từ 33,08mmHg xuống còn 18,85 mmHg. Sau đợt điều trị thứ 2 cho 26 mắt
NA trung bình giảm xuống 16,6mmHg. Chỉ có 2 trường hợp không thể khống chế được
NA (1%). Các biến chứng...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của quang đông thể mi bằng laser diode 810nm trên mắt glôcôm phức tạp – Vũ Anh Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA QUANG
ĐÔNG THỂ MI BẰNG LASER DIODE 810NM TRÊN MẮT
GLÔCÔM PHỨC TẠP
VŨ ANH TUẤN, TRẦN THỊ NGUYỆT THANH, TRƯƠNG TUYẾT TRINH
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu tính hiệu quả và an độ an toàn của phương pháp quang đông
thể mi bằng laser diode 810nm trên những mắt glôcôm đã thất bại hoặc có nguy cơ thất
bại cao khi điều trị bằng các phương pháp khác. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, 191
mắt glôcôm phức tạp của 189 bệnh nhân (BN) đã được quang đông thể mi (QĐTM) bằng
laser diode 810nm để hạ nhãn áp (NA) trong thời gian từ tháng 5/2004 đến tháng
10/2006. Mức năng lượng được sử dụng tuỳ theo mức độ nhãn áp cuả BN. Kết quả: sau
thời gian theo dõi tối thiểu là 9 tháng kết quả cho thấy 1 liều điều trị laser diode làm hạ
NA trung bình từ 33,08mmHg xuống còn 18,85 mmHg. Sau đợt điều trị thứ 2 cho 26 mắt
NA trung bình giảm xuống 16,6mmHg. Chỉ có 2 trường hợp không thể khống chế được
NA (1%). Các biến chứng là không nhiều và không nguy hiểm. Kết luận: laser diode có
hiệu quả cao và an toàn trong điều trị hạ NA cho những trường hợp glôcôm phức tạp.
Từ khoá: Quang đông thể mi, laser diode
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, QĐTM bằng laser
diode xuyên củng mạc (transscleral diode
laser cyclophotocoagulation) đã được
công nhận là phương pháp an toàn và
hiệu quả trong điều trị những trường hợp
glôcôm phức tạp. Những năm gần đây
phương pháp này ngày càng được phổ
biến và dần thay thế cho những phẫu
thuật (PT) khác để điều trị những hình
thái glôcôm không đáp ứng với phương
pháp PT lỗ rò [1..11]. QĐTM đã thể hiện
được sự an toàn hơn những phương pháp
phá huỷ thể mi khác (điện đông, lạnh
đông...) ở chỗ hạn chế được nguy cơ NA
thấp và teo nhãn cầu do sự phá huỷ quá
mức thể mi.
Từ năm 2004 tại Bệnh viện Mắt
TW đã bắt đầu áp dụng phương pháp này
để điều trị những trường hợp glôcôm
nguyên phát đã thất bại sau nhiều lần
PTtrước đó hoặc những hình thái glôcôm
đặc biệt tiên lượng rất khó khăn nếu chỉ
điều trị bằng những biện pháp thông
thường như glôcôm tân mạch, tăng NA
thứ phát sau chấn thương, sau PT bong
võng mạc, ghép giác mạc... và đã thu
được những thành công rất đáng khích
lệ. [1]
Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy hiện
chưa có sự nhất trí về một quy trình điều
trị tối ưu nên kết quả của laser diode rất
khó đoán trước, có khi phải làm lại nhiều
lần mới đạt được NA mong muốn.Vì vậy
nghiên cứu này được tiến hành với mục
đích đánh giá kết quả hạ NA của phương
pháp QDTM trên những đối tượng glôcôm
phức tạp sau một liều điều trị phù hợp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1. Đối tượng:
68
- Những trường hợp glôcôm nguyên
phát góc đóng hoặc góc mở NA không
điều chỉnh với thuốc điều trị tối đa sau
PTlỗ dò trước đó.
- Những trường hợp glôcôm thứ phát
nguy cơ thất bại cao nếu PT lỗ dò hoặc
đã phẫu thuật nhưng thất bại như glôcôm
tân mạch, tăng NA thứ phát sau chấn
thương, sau viêm màng bồ đào, sau PT
bong võng mạc, ghép giác mạc...
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, trong thời
gian từ tháng 5/2004 đến tháng 10/2006
tại khoa Glôcôm - Bệnh viện Mắt TW.
2.3. Kỹ thuật
QDTM được thực hiện dưới tê cạnh
nhãn cầu bằng lidocaine 2%, dùng máy
laser Oculight SLX diode bán dẫn
810nm. Chùm ánh sáng laser được dẫn
qua 1 sợi cáp quang thạch anh đường
kính 600 m đến đầu tiếp xúc G-probe.
áp đầu G-probe vào vị trí cách rìa 1,2
mm để chùm tia laser hướng về phía thể
mi. Tiến hành quang đông trên 270o thể
mi trừ vị trí 3h và 9h nơi có động mạch
mi dài đi qua. Mức năng lượng sử dụng
phụ thuộc vào mức độ NA:
- Nếu NA từ 25 đến 30mmHg: 1,5W
x 2s x 20 nốt = 60J
- Nếu NA từ 31 đến 40mmHg: 1,5W
x 2s x 24 nốt = 72J
- Nếu NA trên 40mmHg: 1,5W x 2s
x 30 nốt = 90J
Sau đợt điều trị BN được uống
thuốc giảm đau trong 2 ngày, thuốc hạ
NA Acetazolamide 0,5g/ngày trong 2
ngày và thuốc tra mắt dexamethasone
0,1% 4lần/ngày trong 1 tháng.
Liều điều trị được tính bằng tích số
nốt laser nhân với thời gian và mức năng
lượng của mỗi nốt đốt. Nếu BN được điều
trị từ 2 đợt laser trở lên, liều điều trị sẽ là
tổng liều của các đợt.
BN được khám lại ở thời điểm 1 tuần,
2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm
sau đợt điều trị. Điều trị được nhắc lại nếu
NA vẫn trên 25mmHg (Nhãn áp kế
Maclakov quả cân 10g) mặc dù đã dùng
thuốc hạ NA bổ sung sau thời gian theo dõi
tối thiểu là 1 tháng với liều tương đương
với đợt điều trị đầu tiên và bao giờ cũng bắt
đầu với góc phần tư còn để lại của đợt 1.
Việc điều trị được cho là thành
công nếu NA sau 1 năm theo dõi trong
khoảng từ 10 đến 24 mmHg với thuốc
hoặc không dùng thuốc. NA gọi là thấp
khi dưới 10mmHg ở lần khám cuối cùng.
Kết quả của QDTM đánh giá bằng
các thông số sau:
- Tỷ lệ thành công: tỷ lệ phần trăm của
những mắt có NA từ 10 đến 24mmHg ở
lần khám cuối cùng trên tổng số mắt được
điều trị.
- Tỷ lệ đáp ứng: là tỷ lệ BN đạt được
NA dưới 24mmHg, bao gồm cả những mắt
NA thấp.
Số liệu được ghi nhận về NA, thị
lực trước và sau laser, thuốc điều trị
glôcôm đang được sử dụng và các biến
chứng sau điều trị. Số liệu được xử lý
bằng chương trình SPSS version 15.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 5/2004
đến tháng 10/2006 đã có 189 BN (191
mắt) glôcôm phức tạp được chọn vào
nhóm nghiên cứu, thời gian theo dõi từ 9
đến 30 tháng.
3.1. Đặc điểm BN
Trong số BN có 107 nam và 82 nữ.
BN cao tuổi nhất là 89 tuổi, BN ít tuổi
nhất là 10 tuổi, trung bình là 52,71.
68
Bảng 1. Tuổi và giới
Tuổi
Giới
60 Tổng số
Nam 7 22 39 39 107
Nữ 2 11 27 42 82
Tổng số 9 (4,8%) 33 (17,5%) 66 (34,9%) 81 (42,8%) 189
Bảng 2. Các hình thái glôcôm đã được điều trị
Hình thái Số lượng Tỷ lệ
Glôcôm nguyên phát đã mổ cắt bè 62 32,5%
Glôcôm tân mạch 57 29,8%
Tăng NA sau chấn thương 24 12,6%
Tăng NA sau phẫu thuật DK-VM 16 8,4%
Tăng NA sau ghép giác mạc 6 3,1%
Tăng NA trên mắt đã phẫu thuật T3 9 4,7%
Tăng NA trên mắt VMBĐ cũ 15 7,9%
Glôcôm bẩm sinh 2 1%
Hầu hết những hình thái glôcôm
khó điều trị như glôcôm tân mạch,
glôcôm thứ phát sau chấn thương, sau
các phẫu thuật dịch kính võng mạc, sau
ghép giác mạc đều gặp trong nghiên
cứu này. Đa số BN đều đã được phẫu
thuật nhiều lần, được áp dụng nhiều kỹ
thuật điều trị khác nhau và đã được dùng
nhiều loại thuốc nhưng NA vẫn liên tục
cao không thể điều chỉnh được.
Bảng 3. Thuốc hạ nhãn áp đang được sử dụng
Thuốc Acetazolamide
(uống)
Chẹn giao cảm
(tra)
Dùng 1 loại thuốc 85 4
Phối hợp acetazolamide với chẹn giao
cảm
58
Phối hợp với prostaglandine 7 12
Phối hợp 3 loại thuốc 5
Tổng số 171
Hầu hết số BN (171 BN tương
đương với 89,5%) đang được điều trị
bằng các loại thuốc hạ NA khác nhau,
nhiều BN dùng phối hợp 2 – 3 loại thuốc
nhưng NA vẫn không điều chỉnh. Thuốc
dùng phổ biến nhất vẫn là acetazolamide
và chẹn giao cảm bêta, một số ít BN
được dùng thuốc nhóm prostaglandine.
3.2. Số đợt điều trị đã thực hiện
Bảng 4. Số đợt điều trị đã thực hiện
68
Hình thái 1 đợt 2 đợt 3 đợt Tổng số
Glôcôm nguyên phát 53 (85,5%) 5 (8,1%) 4 (6,4%) 62
Glôcôm tân mạch 44 (77,2%) 8 (14%) 5 (8,8%) 57
Tăng NA sau chấn thương 23 (95,8%) 1 (4,2%) 24
Tăng NA sau phẫu thuật DK-
VM
16 (100%) 16
Tăng NA sau ghép giác mạc 5 (83,3%) 1 (16,7%) 6
Tăng NA trên mắt đã phẫu thuật
T3
9 (100%) 9
Tăng NA trên mắt VMBĐ cũ 14 (93,3%) 1 (6,7%) 15
Glôcôm bẩm sinh 1 (50%) 1 (50%) 2
Tổng số 165 17 9 191
Có 165 mắt (86,4 %) chỉ cần 1 đợt
điều trị; 17 mắt (8,9 %) cần 2 đợt điều
trị; 9 mắt (4,7 %) phải điều trị đến đợt
thứ 3. Tổng số đợt điều trị đã được tiến
hành là 226, trung bình mỗi mắt đã được
điều trị 1,18 đợt.
3.3. Kết quả về thị lực
Trong nghiên cứu này chỉ 24 mắt
có thị lực ĐNT 3m trở lên chiếm 12,6%
tổng số ca. Sau điều trị hầu hết số mắt
này vẫn duy trì thị lực ban đầu, chỉ duy
nhất 1 trường hợp thị lực sụt từ 6/10
xuống 1/10, nguyên nhân được xác định
là do phù hoàng điểm dạng nang. Sau
điều trị nội khoa thị lực lại hồi phục về
mức ban đầu.
3.4. Kết quả về nhãn áp
NA ghi nhận trước điều trị là từ 25
– 45 mmHg, trung bình là 33,08mmHg.
Sau đợt điều trị thứ nhất, qua theo dõi
chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 5. Kết quả nhãn áp sau đợt điều trị đầu tiên
NA mmHg 22 23 -> 25 26 -> 30 > 30 Tổng số
Trước điều trị 64
(35,5%)
127 (64,5%) 191
Sau ĐT 1 tuần 10
(5,2%)
153
(80,1%)
8
(4,2%)
12 (6,3%) 8 (4,2%) 191
Sau ĐT 2 tuần 11
(5,8%)
157
(82,2%)
5
(2,6%)
11 (5,8%) 7 (3,6%) 191
Sau ĐT 1
tháng
3 (1,6%) 164
(85,9%)
9
(4,7%)
7 (3,6%) 8 (4,2%) 191
Sau đt 3 tháng 8 (4,5%) 159
(90,3%)
3
(1,7%)
4 (2,3%) 2 (1,2%) 176
Sau đt 6 tháng 7 (4,2%) 157
(92,5%)
2
(1,1%)
4 (2,2%) 0 170
Sau đt 1 năm 8 (4,8%) 155 2 0 1 (0,6%) 166
68
(93,4%) (1,2%)
Như vậy ở thời điểm 1 tháng sau
điều trị vẫn còn 15 mắt NA chưa điều
chỉnh mặc dù đã dùng thuốc hạ NA bổ
sung. Sau 3 tháng có thêm 6 mắt, sau 6
tháng có thêm 4 mắt và sau 1 năm có
thêm 1 mắt NA tăng trở lại. Chúng tôi
tiếp tục điều trị đợt thứ 2 cho 26 mắt này,
kết quả thu được như sau:
Bảng 6. Kết quả nhãn áp sau đợt điều trị thứ hai
NA mmHg
Thời gian
22 23 -> 25 26 -> 30 > 30
Tổng
số
Trước điều trị 15
(57,7%)
11(43,3%) 26
sau ĐT 1 tuần 18
(69,2%)
2 (7,7%) 6 (23,1%) 0 (%) 26
sau ĐT 2 tuần 19
(73,1%)
2 (7,7%) 3 (11,5%) 2 (7,7%) 26
sau ĐT 1
tháng
20
(76,9%)
1 (3,9%) 3 (11,5%) 2 (7,7%) 26
sau ĐT 3
tháng
2
(8.3%)
18
(75,1%)
2 (8,3%) 0 2 (8,3%) 24
sau ĐT 6
tháng
2
(8.3%)
20
(83,3%)
1 (4,2%) 1 (4,2%) 0 24
Sau ĐT 1 năm 2
(8.3%)
20
(83,3%)
2 (8,3%) 0 1 (4,1%) 24
Qua theo dõi có 9 mắt NA tăng trở
lại cần điều trị đợt 3. Kết quả chỉ có 7
mắt NA được điều chỉnh, còn lại 2 mắt
không thể khống chế được NA, BN đau
nhức nhiều, mắt không còn chức năng
nên chúng tôi đã quyết định bỏ nhãn cầu.
Cả hai trường hợp đều là glôcôm tân
mạch.
Bảng 7. Kết quả của lần khám cuối cùng
Hình thái Tỷ lệ thành công Tỷ lệ đáp ứng
Glôcôm nguyên phát 59/62 (95%) 61/62 (98,4%)
Glôcôm tân mạch 51/57 (89,5%) 54/57 (94,7%)
Tăng NA sau chấn thương 23/24 (95,8%) 24/24 (100%)
Tăng NA sau phẫu thuật DK-VM 15/16 (93,8%) 16/16 (100%)
Tăng NA sau ghép giác mạc 5/6 (83,3%) 6/6 (100%)
Tăng NA trên mắt đã phẫu thuật T3 8/9 (88,9%) 9/9 (100%)
Tăng NA trên mắt VMBĐ cũ 14/15 (93,3%) 15/15 (100%)
Glôcôm bẩm sinh 2/2 (100%) 2/2 (100%)
Tỷ lệ chung 177/191 (92,7%) 187/191 (97,9%)
68
3.5. Các biến chứng đã gặp
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã gặp biến chứng trên 25 mắt (13,1%) bao gồm:
Bảng 8. Các biến chứng
Biến
chứng
Xuất
huyết tiền
phòng
Phù HĐ
dạng
nang
Viêm
MBĐ
Đau
kéo dài
Nhãn áp
thấp
Teo
nhãn cầu
Số lượng 2 1 2 10 10 0
Tỷ lệ 1% 0,5% 1% 5% 5%
Các biến chứng xuất huyết tiền
phòng, phù hoàng điểm dạng nang và
viêm màng bồ đào đều được giải quyết
sau 1 đợt điều trị nội khoa. Những mắt
đau kéo dài cũng dần được giải quyết
bằng thuốc tra mắt có steroid và non-
steroid. 10 trường hợp NA thấp nhưng
không mắt nào bị teo nhãn cầu.
IV. BÀN LUẬN
Ngày nay phương pháp QDTM
xuyên củng mạc bằng laser diode 810nm
đang được ứng dụng một cách khá rộng
rãi ở khắp nơi trên thế giới. Các tác giả
đều thống nhất rằng đây là phương pháp
cho kết quả hạ NA rất tốt ngay cả trên
những mắt glôcôm không thể điều chỉnh
được NA với những biện pháp điều trị
khác, đồng thời đây cũng là một biện
pháp khá an toàn, ít biến chứng. Từ tháng
4/2004 chúng tôi đã đưa phương pháp này
vào ứng dụng tại khoa glôcôm bệnh viện
Mắt trung ương. Sau một thời gian dùng
thử trên những mắt glôcôm mù và đau
nhức, đạt được hiệu quả rất cao, các biến
chứng gặp phải ở mức độ chấp nhận được
[1] chúng tôi đã mở rộng chỉ định điều trị
cho cả những mắt glôcôm còn thị lực
nhưng với liều thấp hơn nghiên cứu trước
để đảm bảo an toàn cho BN.
Vấn đề còn lại duy nhất của
phương pháp này chính là liều điều trị.
Với một trường hợp BN cụ thể cần
quang đông với liều bao nhiêu là vừa đủ
để hạ NA nhưng lại không hạ quá mức
dẫn đến teo nhãn cầu.
Nghiên cứu của Schuman 1991
dùng laser diode 810nm trên mắt tử thi
đã chỉ ra rằng vị trí áp đầu laser cách rìa
trong khoảng 1 – 1,25mm sẽ cho phép
đốt vào chính giữa vùng nếp gấp của thể
mi. Mức năng lượng của một nốt đốt
thấp hơn 2J không đủ làm tổn thương thể
mi. Mức năng lượng 2 – 3J vừa đủ tạo
nên một nốt đốt màu trắng trên các tua
mi. Mức 4 – 5J tạo những nốt đốt trắng
đậm hơn. Nốt trên 5J gây hiệu ứng nổ làm
tổn hại nặng tổ chức. Schuman đi đến kết
luận rằng mức năng lượng của mỗi nốt
laser tối ưu nhất là 3 – 4J. Nghiên cứu của
Schuman đã trở thành tiền đề quan trọng
cho việc chọn liều laser trong các nghiên
cứu về sau.
Trong nghiên cứu trước chúng tôi
đã thử nghiệm QDTM trên mắt glôcôm
mù và đau nhức với liều 4J (2w x 2s) cho
mỗi nốt laser và tổng liều là 120J đã cho
kết quả hạ NA trên 87,2% số mắt, không
có trường hợp nào hạ quá mức dẫn đến
teo nhãn cầu.
Về số lượng các nốt đốt laser,
Fankhauser 2004 đã chứng minh rằng
68
đầu cáp quang đường kính 0,6mm sẽ tạo
ra một nốt đốt đường kính 1mm như vậy
nếu đốt 48 nốt sẽ có tác dụng phá huỷ
toàn bộ chu vi thể mi. Do đó chúng ta có
cơ sở để tin tưởng rằng đốt 24 nốt laser
có tác dụng tối đa phá huỷ một nửa số
tua mi từ đó có tác dụng hạ được 50% trị
số NA. Nếu NA trước điều trị của BN
trong khoảng 30 – 40mmHg thì sau điều
trị NA sẽ về mức 15 – 20mmHg. Đối với
nhóm có NA dưới 30mmHg thì phải
dùng liều thấp hơn và ngược lại, với
nhóm NA trên 40mmHg thì phải dùng
liều cao hơn.
Bảng 9. Liều điều trị đã được áp dụng
STT Tác giả Năng lượng sử dụng
(J)
Số nốt laser Liều điều trị
(J)
1 Han 1999 3,5 - 5 20 - 27 70 - 135
2 Ataullar 2002 2,25 12 - 30 27 – 67,5
3 Autrata 2003 3 30 - 45 90 - 135
4 Mehta 2005 4 24 96
5 Ansari 2006 3,5 – 4,4 15 - 40 52,5 - 176
Tham khảo các tác giả nước ngoài
chúng tôi thấy hầu hết đều thống nhất
với nhận định này. Do vậy chúng quyết
định sử dụng liều điều trị như sau:
- Nếu NA từ 25 đến 30mmHg: 1,5W
x 2s x 20 nốt = 60J
- Nếu NA từ 31 đến 40mmHg: 1,5W
x 2s x 24 nốt = 72J
- Nếu NA trên 40mmHg: 1,5W x 2s
x 30 nốt = 90J
Kết quả là ngay sau tuần đầu tiên
đã có 171 mắt NA xuống dưới 25 mmHg
mà không cần dùng thuốc bổ sung đạt
89,5%. Những trường hợp còn lại (20
mắt, 10,5%) được điều trị bổ sung bằng
Timolon 0,5% nhỏ mắt 2 lần trong 1
ngày, 8 mắt phối hợp thêm
Acetazolamide đường uống. ở thời điểm
theo dõi tiếp theo, trong số 20 mắt này có
10 mắt NA hạ xuống dưới 25mmHg
nhưng lại có thêm 8 trường hợp NA tăng
trở lại trong số 171 mắt NA đã điều chỉnh
ở lần khám trước. Sau 1 tháng theo dõi
còn 15 mắt (7,9%) NA vẫn cao trên
25mmHg với thuốc bổ sung cần được
điều trị đợt thứ hai. Tiếp tục theo dõi sau
3 tháng có thêm 6 mắt, sau 6 tháng có
thêm 4 mắt và sau 1 năm có thêm 1 mắt
NA tăng trở lại. Tổng cộng có 26 mắt cần
điều trị đợt thứ 2.
Theo dõi diễn biến NA sau điều trị
các tác giả đều nhận thấy những ngày
đầu tiên sau điều trị NA có thể tăng nhẹ
do phản ứng tăng tiết của thể mi sau một
kích thích vật lý nên chúng tôi luôn cho
BN uống Acetazolamid 0,25g x 2 viên x
2 ngày sau điều trị. Do vậy chúng tôi chỉ
bắt đầu đánh giá NA ở thời điểm 1 tuần
sau đợt điều trị. Chúng tôi nhận thấy
diễn biến NA sau đó khá phức tạp. Có 8
trường hợp (4,2%) NA đã xuống mức
thấp lại dần tăng lên ở những tuần tiếp
theo và ổn định ở mức cao vào thời điểm
1 tháng sau điều trị. Ngược lại theo dõi
20 mắt NA vẫn cao ngay sau điều trị
chúng tôi thấy có 13 mắt (6,8%) NA lại
điều chỉnh được với thuốc tra. Nhìn
chung lại chúng tôi thấy NA có thể dao
động trong vài tuần đầu cho đến thời
điểm 1 tháng thì ổn định nên chúng tôi
68
chọn thời điểm này để điều trị đợt tiếp
theo nếu NA chưa điều chỉnh.
Sau đợt điều trị thứ 2 còn 9 mắt
(36%) có NA trên 25mmHg, trong đó có
2 mắt mất chức năng, NA 28mmHg
nhưng không đau nhức khó chịu nên
chúng tôi quyết định không can thiệp gì
nữa mà chỉ theo dõi định kỳ. Còn lại 3
trường hợp NA cao đau nhức nhiều và 4
trường hợp mắt vẫn còn chức năng đã
được chúng tôi điều trị đợt thứ 3. Sau đó
có 2 mắt không thể khống chế được NA,
BN đau nhức nhiều, mắt không còn chức
năng nên chúng tôi đã quyết định bỏ nhãn
cầu.
Ở lần khám cuối cùng chúng tôi
thu được kết quả NA điều chỉnh ở 177
mắt (92,7%) trong đó có 33 mắt (18,6%)
cần dùng thuốc hạ NA tra mắt bổ sung.
Đây là một tỷ lệ thành công rất ấn tượng
vì như đã phân tích ở trên nhóm nghiên
cứu của chúng tôi chỉ bao gồm những
bệnh lý rất phức tạp, đã thất bại khi điều
trị bằng các phương pháp khác. Tuy
nhiên bên cạnh đó còn có 10 mắt (5,2%)
NA dưới 10mmHg, nhưng không mắt
nào có biểu hiện teo nhãn cầu. Ngoài ra
còn có 2 trường hợp NA tăng giới hạn
nhưng BN không đau nhức và chỉ có 2
trường hợp (1,7%) là không thể điều
chỉnh được NA. Đánh giá các biến
chứng của phương pháp chúng tôi thấy
những biến chứng tiềm ẩn của
cyclodiode mà một số tác giả đề cập đến
bao gồm glôcôm ác tính, tổn thương giác
mạc thần kinh, thủng củng mạc và nguy
cơ viêm mắt đồng cảm đã không xảy ra
trên BN của chúng tôi. Chúng tôi chỉ gặp
2 trường hợp (1%) xuất huyết tiền phòng
thoáng qua, 1 trường hợp phù hoàng
điểm dạng nang, 2 trường hợp viêm
màng bồ đào có xuất tiết ở diện đồng tử
và 10 trường hợp (5,1%) mắt đau nhức
mức độ vừa phải nhưng rất dai dẳng mặc
dù NA không cao và 10 trường hợp NA
rất thấp dưới 10mmHg nhưng không có
trường hợp nào teo nhãn cầu. Một dấu
hiệu nữa mà chúng tôi quan sát thấy là
sau điều trị cyclodiode mắt thường
cương tụ kéo dài có khi sau 3 tháng vẫn
chưa hết làm BN luôn có cảm giác cộm
mắt cần dùng thuốc tra mắt có corticoid
để khống chế.
V. KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này với liều điều
trị linh hoạt từ 60 đến 90J tuỳ theo mức
độ tăng NA đã cho tỷ lệ thành công đến
92,7% với thuốc bổ sung và một tỷ lệ
biến chứng có thể chấp nhận được. Điều
đó chứng tỏ QDTM bằng laser diode
810nm là một biện pháp điều trị có hiệu
quả cao và an toàn trên những mắt
glôcôm phức tạp không thể điều chỉnh
được NA bằng PT lỗ dò.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VŨ ANH TUẤN, TRẦN THỊ NGUYỆT THANH, TRƯƠNG TUYẾT TRINH
(2007), Kết quả điều trị quang đông thể mi bằng laser diode 810nm trên những
mắt glôcôm mù và đau nhức. Tạp chí Nhãn khoa Việt nam, số 9 tháng 2/2007;
trang 9-15.
2. ANSARI1 E., GANDHEWAR J., Long-term efficacy and visual acuity following
transscleral diode laser photocoagulation in cases of refractory and non-refractory
glaucoma, Eye 2006;1–5
68
3. ATAULLAH S., BISWAS S., ARTES P.H. et al, Long term results of diode laser
cycloablation in complex glaucoma using the Zeiss Visulas II system, Br. J.
Ophthalmol 2002;86:39–42
4. AUTRATA R., REHUREK J., Long-Term Results of Transscleral
Cyclophotocoagulation in Refractory Pediatric Glaucoma Patients,
Ophthalmologica 2003;217:393–400
5. BLOOM PA., TSAI JC., SHARMA K., MILLER MH., RICE NS., HITCHINGS
RA, KHAW PT. (1997), "Cyclodiode". Trans-scleral diode laser
cyclophotocoagulation in the treatment of advanced refractory glaucoma,
Ophthalmology. 104(9): 1508-1519.
6. HAN SOO KYUNG, PARK KI HO, KIM DONG MYUNG, CHANG BONG
LEEN, Effect of diode laser trans-scleral cyclophotocoagulation in the
management of glaucoma after intravitreal silicone oil injection for complicated
retinal detachments, Br. J. Ophthalmol 1999;83:713–717
7. MEHTA C. K., MEHTA K.R., Using the G-Probe to Control Glaucoma in 50
Cases of Coexisting POAG and Cataract as a Primary Procedure, AIOC 2005;
233-234
8. MURPHY CC., BURNETT CAM, SPRY PGD et al (2003), A two centre study of
the dose-response relation for transscleral diode laser cyclophotocoagulation in
refractory glaucoma, Br. J. Ophthalmol. 87:1252-1257
9. SPENCER AF., VERNON SA. (1999). "Cyclodiode": results of a standard
protocol, Br. J. Ophthalmol. 83:311-316
10. THRELKELD AB, JOHNSON MH (1999), Contact transscleral diode
cyclophotocoagulation for refractory glaucoma, J. Glaucoma. 8(1):3-7.
11. WONG EY., CHEW PT., CHEE CK., WONG JS. (1997), Diode laser contact
transscleral cyclophotocoagulation for refractory glaucoma in Asian patients, Am.
J. Ophthalmol. 124(6): 797-804.
SUMMARY
ASSESSMENT OF THE EFFECT OF DIOD LASER 810NM
CYCLOPHOTOCOAGULATION TREATMENT IN REFRACTOR
GLAUCOMA
Objective: To evaluate the effect and the safety of diode laser 810nm
cyclophotocoagulation (cyclodiode) treatment in refractory glaucoma. Methods:
Prospective study of 191 eyes underwent transscleral diode laser 810 nm
cyclophotocoagulation to reduce IOP. The power of energy depend on the level of
patient’s IOP. Results: After a follow up minimum of 9 months, a single cyclodiode
treatment lowered mean IOP from 33,08mmHg to 18,85mmHg. After retreatment of 26
eyes, mean IOP was reduced to 16,6mmHg. There were only 2 cases uncontrolled IOP.
68
The complication is not much and not serious. Conclusion: laser diode proves the
safety and the effect to reducing IOP in eyes with refractory glaucoma.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_danh_gia_hieu_qua_dieu_tri_cua_quang_dong.pdf