Đề tài Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ: Chương 1 : MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài : Cần Giờ với diện tích khoảng 70.421.58ha và được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và còn là lá phổi xanh của thành phố. Bên cạnh đó Cần Giờ còn là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách trên thế giới. Cần Giờ có khoảng 70.315 ngừơi, do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản nên Cần Giờ phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp của huyện không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,...), trong khi thành phầ...

doc88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 : MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài : Cần Giờ với diện tích khoảng 70.421.58ha và được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và còn là lá phổi xanh của thành phố. Bên cạnh đó Cần Giờ còn là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách trên thế giới. Cần Giờ có khoảng 70.315 ngừơi, do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản nên Cần Giờ phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp của huyện không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,...), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon,... nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải có một giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn để quản lý lượng rác thải đang gia tăng mạnh như hiện nay. Nhận định được vấn đề nóng bỏng này, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp Khoa môi trường và Công nghệ Sinh học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM. 1.2. Mục đích của đề tài : Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ Đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR , giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra. 1.3. Nội dung nghiên cứu : Tổng quan về CTR Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường huyện Cần Giờ. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ. Đề xuất các giải pháp quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. Kết luận và kiến nghị. 1.4. Phương pháp nghiên cứu : 1.4.1.Phương pháp luận : Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý môi trường. Trong những năm gần đây, với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ tại huyện Cần Giờ tiền đề cho nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó, CTR sinh hoạt đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người nếu không được quản lý và xử lý thích hợp. Với khối lượng phát sinh lớn, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đang gây nhiều khó khăn cho Đội thu gom rác dân lập và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Công ích, lượng CTR chưa được thu gom và xử lý triệt để đang là mối đe doạ lớn đến đời sống nhân dân, đây chính là vấn đề môi trường mà các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý đô thị luôn quan tâm và tìm cách giải quyết. 1.4.2. Phương pháp cụ thể : Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải: Sử dụng công thức Euler cải tiến để ước tính dân số gia tăng từ năm 2007 đến năm 2020 ( dựa trên số liệu thực tế của dân số năm 2007). Từ đó tính toán được lượng CTR phát sinh trong cùng khoảng thời gian đó. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và phân tích với phần mền Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word. Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Thăm dò, tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người trực tiếp làm việc trong công tác vệ sinh cùng các cơ quan liên quan (Sở TN và MT; Sở KH và CN; Công ty MTV Dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ). Thu thập tài liệu, số liệu tại Công ty TNHH Một Thành viên Dịch vụ Công ích Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế): Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn huyện, các điểm tập kết rác, qui trình thu gom, vận chuyển và bãi xử lý rác huyện Cần Giờ. Nghi nhận những hình ảnh về hiện trạng của các hoạt động trên. 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài : Giải quyết ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách và cần thiết, do đó việc đánh giá tác động môi trường là một công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, dự báo các tác động có lợi, có hại trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài góp phần hạn chế các tác động tiêu cực. Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ trên cơ sở đề xuất các biện pháp phân loại rác tại nguồn, thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR phát sinh hằng ngày Qua đó thấy được việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là vô cùng quan trọng nhất là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ. Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ đi sâu vào hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố. Qúa trình thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp để làm rõ các vấn đề cần quan tâm. Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 2.1 khái niệm về chất thải rắn Chất thải rắn (Solid Waste) là tòan bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường ngày của con người. Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh từ các quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình, các chợ, khu thương mại, cơ quan, trường học, công viên… 2.2 . Các nguồn phát sinh chất thải rắn : Các nguồn chủ yếu phát sinh CTR đô thị bao gồm : + Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) ( loại CTR phát sinh bao gồm chất thải thực phẩm, giấy, bía cứng, nhựa dẻo, đồ da ,đồ gỗ, thủy tinh, nhôm, kim loại, rác đường phố, chất thải sinh hoạt nguy hại…) + Từ các trung tâm thương mại + Từ các công sở, trường học, công trình công cộng + Từ các dịch vụ đô thị, sân bay + Từ các hoạt động công nghiệp + Từ các hoạt động xây dựng đô thị + Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố 2.3. Phân loại chất thải rắn : Việc phân loại chất thải rắn là một công việc khá phức tạp bởi sự đa dạng về chủng loại, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhằm mục đích chung là có biện pháp xử lý thích đáng, gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. CTR đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như : Phân loại theo công nghệ quản lý_xử lý : Phân loại CTR theo dạng này người ta chia làm các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp Bảng 1: Phân loại theo công nghệ xử lý Thành phần Định nghĩa Thí dụ 1.Các chất cháy được: - Giấy - Hàng dệt - Rác thải - Cỏ, rơm, gỗ củi - Chất dẻo - Da và cao su - Các vật liệu làm từ giấy. - Có nguồn gốc từ sợi. - Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm. - Các thực phẩm và vật liệu được chế tạo từ gỗ, tre. - Các vật liệu và sản phẩm từ chất dẻo. - Các vật liệu và sản phẩm từ thuộc da và cao su. - Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh, … - Vải len, … - Các rau quả, thực phẩm,… - Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, vỏ dừa,… - Phim cuộn, bịch nilon,… - Túi xách da, cặp da, vỏ ruột xe,… 2.Các chất không cháy được: - Kim loại sắt - Kim loại không phải sắt. - Thuỷ tinh - Đá và sành sứ - Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt. - Các kim loại không bị nam châm hút. - Các vật liệu và sản phẩm chế tạo bằng thuỷ tinh. - Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh. - Hàng rào, da, nắp lọ, … - Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại,… - Chai lọ, đồ dùng bằng thuỷ tinh, bóng đèn,… - Vỏ trai, ốc, gạch, đá, gốm sứ, … 3.Các chất hỗn hợp - Tất cả các vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. - Đá, đất, cát (Nguồn:Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thật,1999) Phân loại theo quan điểm thông thường: Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn, … Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân huỷ nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân huỷ thường gây ra mùi hôi khó chịu. Rác bỏ đi : bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại, … Các chất cháy được như giấy, plastic, vải, cao su, da, gỗ, … và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại, … Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá,… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp,… Chất thải xây dựng và phá huỷ công trình: chất thải từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trình khác gọi là chất thải xây dựng. Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch, gỗ, đường ống, dây điện, khối lượng của chúng rất khó tính toán. Chất thải từ nhà máy xử lý: chất thải này có từ hệ thống xử lý nước thải, nước, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là chất thải rắn hoặc bùn (nước chiếm 25 – 95%) Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi,… Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải y tế, chất thải hoá chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật, thực vật. Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này thì việc thu gom, vận chuyển và xử lý phải hết sức thận trọng, phù hợp và đúng kỹ thuật. 2.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn : Việc tính toán tốc độ phát sinh CTR là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý rác thải bởi từ đó ta có thể xác định được lượng rác thải phát sinh trong tương lai ở một khu vực để có kế hoạch quản lý thích hợp. Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để định lượng rác thải ở một khu vực : + Đo khối lượng + Phân tích thống kê + Dựa trên các đơn vị thu gom rác ( vd:thùng chứa ) + Phương pháp xác định tỉ lệ rác thải + Tính cân bằng vật chất. Nhà máy Xí nghiệp Lượng vào (Nguyên liệu + nhiên liệu ) Lượng rác thải Lượng ra Hình 1 : Sơ đồ tính cân bằng vật chất Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh CTR : Sự phát triển kinh tế và nếp sống : Các nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với phát triển kinh tế của một cộng đồng. Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế( rõ nhất là trong thời gian khủng hoảng của thế kỷ 17 ).Phần trăm vật liệu đóng gói ( đặc biệt là túi nilon ) đã tăng lên trong 3 thập kỷ qua và tương ứng là tỷ trọng khối lượng ( khi thu gom ) của chất thải cũng giảm đi. Mật độ dân số : Các nghiên cứu xác minh rằng khi mật độ dân số tăng lên, nhà chức trách sẽ phải thải bỏ nhiều rác thải hơn, nhưng không phải rằng dân số ở cộng đồng có mật độ cao hơn sản sinh ra nhiều rác thải hơn mà là dân số ở cộng đồng có mật độ thấp có các phương pháp khác chẳng hạn như làm phân compost trong vườn hay đốt rác sau vườn. Sự thay đổi theo mùa : Trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch ( tiêu thụ đỉnh điểm ) và cuối năm tài chính ( tiêu thụ thấp ) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã được ghi nhận. Tần số và phương pháp thu gom : Vì các vấn đề này nảy sinh đối với rác thải trong và quanh nhà, các gia đình sẽ tìm cách khác để thải rác. Người ta phát hiện rằng nếu tần số thu gom rác thải giảm đi, với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang các thùng di động 240 lít lượng rác thải đã tăng lên đặc biệt là rác thải vườn. Do đó vấn đề rất quan trọng trong việc xác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượng rác được thu gom mà còn xác định lượng rác được vận chuyển thẳng ra nơi chôn lấp, vì rác thải vườn đã từng được xe vận chuyển đến nơi chôn lấp. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như : dư luận, ý thức cộng đồng…Theo dự án môi trường Việt Nam Canada ( Viet Nam Canada Environment Project ) thì tốc độ phát sinh rác đô thị ở Việt Nam như sau : + Rác thải khu dân cư ( Residential wastes ) : 0,3-0,7 Kg/người/ngày + Rác thải thương mại ( commercial wastes ): 0,1- 0,2 Kg/người/ngày + Rác thải quét đường ( Steet sweeping wastes ): 0,05- 0,2 Kg/người/ngày + Rác thải công sở ( Institution wastes ): 0,05- 0,2 Kg/người/ngày Tính trung bình thì rác thải sinh hoạt của một người khoảng ở Việt Nam : 0,5-0,7 Kg/người/ngày 2.5 Thành phần của chất thải rắn : Giá trị của các thành phần trong CTR đô thị có thể thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rác thải. Bảng 2 : Thành phần CTR đô thị phân theo nguồn phát sinh Nguồn chất thải Phần trăm trọng lượng Dao động Trung bình Nhà ở và khu thương mại, trừ các chất thải đặc biệt và nguy hiểm 50-75 62.0 Chất thải đặc biệt ( dầu, lốp xe, thiết bị điện, bình điện ) 3 - 12 5.0 Chất thải nguy hại 0,1 - 1,0 0,1 Cơ quan 3 – 5 3,4 Xây dựng và phá dỡ 8 – 20 14.0 Làm sạch đường phố 2 – 5 3,8 Cây xanh và phong cảnh 2 – 5 3,0 Công viên và các khu vực tiêu khiển 1,5_3 2,0 Lưu vực đánh bắt 0,5_1,2 0,7 Bùn đặc từ nhà máy xử lý 3 – 8 6,0 Tổng cộng 100 (Nguồn: Geoge Tchobanaglous,etal, Megraw-Hill Inc, 1993) Bảng 3 : Thành phần của CTR đô thị theo tính chất vật lý Thành phần Phần trăm trọng lượng Khoảng giá trị Trung bình Thực phẩm 6 - 25 15 Giấy 25 - 45 40 Bìa cứng 3 - 15 4 Chất dẻo 2 - 8 3 Vải vụn 0 - 4 2 Cao su 0 - 2 0,5 Da vụn 0 - 2 0,5 Sản phẩm vườn 0 - 20 12 Gỗ 1 - 4 2 Thuỷ tinh 4 - 16 8 Xốp 2 - 8 6 Kim loại không thép 0 - 1 1 Kim loại thép 1 - 4 2 Bụi, tro, gạch 0 - 10 4 Tổng cộng 100 (Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, quản lý CTR, Hà Nội, 2001) Bảng 4 : Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTR sinh hoạt Chất thải Phần trăm khối lượng Phần trăm thay đổi Mùa mưa Mùa khô Giảm Tăng Thực phẩm 11,1 13,5 21,0 Giấy 45,2 40,6 11,5 Nhựa dẻo 9,1 8,2 9,9 Chất hữu cơ khác 4,0 4,6 15,0 Chất thải vườn 18,7 24,0 28,3 Thuỷ tinh 3,5 2,5 28,6 Kim loại 4,1 3,1 24,4 Chất trơ và chất thải khác 4,3 4,1 4,7 Tổng cộng 100 100 (Nguồn: George Tchobanaglous và cộng sự) 2.6. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn: 2.6.1. Thu gom CTR: Quy hoạch thu gom CTR là việc đánh giá các cách thức sử dụng nguồn nhân lực và thiết bị để tìm ra một cách sắp ếp hiệu quả nhất. Các yếu tố cần xem xét khi tiến hành quy hoạch thu gom CTR bao gồm : CTR được tạo ra : số lựơng, tỷ trọng, nguồn tạo thành. Phương thức thu gom : thu gom riêng biệt hay kết hợp. Mức độ dịch vụ cần cung cấp : lề đường, lối đi.. Tần suất thu gom và năng suất thu gom : số công nhân và tổ chức của một kíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật ký và báo cáo. Sử dụng hợp đồng huyện hoặc các dịch vụ tư nhân. Thiết bị thu gom : kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các công việc khác. Khôi phục nguồn lực : giá thành, thị trường, thu gom, phân loại,… Tiêu hủy : phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý. Mật độ dân số : kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng CTR tại mỗi điểm, những điểm dừng công cụ… Các đặc tính vật lý của khu vực : hình dạng và chiều rộng đường phố, địa hình, mô hình giao thông ( giờ cao điểm, đường một chiều…) Khí hậu : mưa gió, nhiệt độ… Đối tượng và khu vực phục vụ : dân cư ( các hộ cá thể và những điểm dừng công cộng ), doanh nghiệp, nhà máy, khu thương mại. Các nguồn tài chính và nhân lực. Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom : + Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ. + Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp. + Chi phí của một ngày thu gom. + Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom. + Số lượng người được phục vụ bới 1 xe trong 1 tuần. 2.6.2.Các phương thức thu gom : Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình : trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được thỏa thuận trước. Có nhiều cách áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đình được yêu cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm và địa điểm đã được quy định trước. Thu gom ven đường : trong một số trường hợp chính quyền địa phương cung cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hóa cho từng hộ gia đình, thùng rác này được đặt trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác. Hệ thống thu gom này phải được thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác 2.6.3.Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR : - Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm hệ thống xe thùng di động và hệ thống xe thùng cố định. Hệ tống xe thùng di động : là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển CTR từ các nguồn tạo ra nhiều CTR, Cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết. Hệ thống xe thùng cố định : là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ rác vào xe thu gom. Bảng 5: các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau Xe Kiểu thùng chứa Dung tích ( yd3) Hệ thống tùng chứa di động Xe nâng Xe sàn nghiêng Xe có tời kéo Sử dụng với bộ phận ép cố định Hở phía trên Sử dụng bộ phận ép cố định Thùng chứa được trang bị máy ép Hở phía trên, có moóc kéo Thùng kín có moóc kéo phía trên được trang bị máy ép 6-12 12-50 15-40 20-40 15-40 20-40 Hệ thống thùng chứa cố định Xe ép, bốc dỡ bằng máy Xe ép, bốc dỡ bằng máy Xe ép, bốc dỡ bằng máy Phía trên kín và bốc dỡ bên cạnh Thùng chứa đặc biệt để thu gom rác sinh hoạt từ các nhà ở riêng rẽ Các thùng chứa nhỏ bằng nhựa dẻo hay kim loại mạ điện, các túi nhựa hay giấy có sẵn 1-8 0,23-0,45 ( 60-120gal ) 0,08-0,21 ( 22-55gal ) ( nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw-Hill Inc, 1993 ) Chú thích : yd3 * 0,7646 = m3 Gal * 0,003785 = m3 2.6.4.Sơ đồ hóa hệ thống thu gom : 2.6.4.1.Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động : Kiểu thông thường : Từ cơ quan bắt đầu hành trình làm việc Về cơ quan kết thúc ca làm việc Chở thùng đầy Chở thùng không Điểm tập trung (bãi chôn lấp, trạm trung chuyển hoặc xử lý) Kiểu thay thùng ( thay đổi vị trí thùng ) Từ cơ quan đến với thùng không bắt đầu hành trình làm việc Xe với thùng không về cơ quan kết thúc ca làm việc Điểm tập trung ( bãi chôn lấp, trạm trung chuyển hoặc xử lý ) Hình 2 : sơ đồ trình tự vận hành- hoạt động của loại xe thùng di động 2.6.4.2.Trình tự vận hành với hệ thống xe thùng cố định : Điểm tập trung Xe không từ cơ quan đến Xe đã đầy thùng CTR Xe chở không tải đến hành trình tiếp theo hoặc về cơ quan kết thúc ca làm việc Hình 3 : sơ đồ trình tự vận hành – hoạt động của loại xe thùng cố định 2.6.5. Chọn tuyến đường thu gom, vận chuyển : Các yếu tố cần xem xét khi chọn tuyến đường vận chuyển + Xét đến chính sách và quy tắc hiện hành có liên quan tới việc tập trung CTR, số lần thu gom 1 tuần + Điều kiện vận hành của hệ thống vận chuyển, các loại xe vận chuyển. + Tuyến đường cần phải chọn cho lúc bắt đầu hành trình và kết thúc hành trình phải ở trục đường chính. + Ở vùng địa hình dốc thì hành trình nân xuất phát từ chỗ cao xuống thấp. + Chất thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc thì phải được thu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp. + Những nguồn tạo thành CTR với khối lượng lớn cần phải tổ chức vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường. + Những vị trí có CTR ít và phân tán thì việc vận chuyển phải tổ chức thu gom cho phù hợp. Tạo lập tuyến đường vận chuyển: + Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung (điểm hẹn) CTR trên đó có chỉ rõ số lượng, thông tin nguồn CTR. + Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bảng tổng hợp thông tin. + Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án, so sánh các tuyến đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lý. 2.7. Xử lý chất thải rắn: Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác thải, hoặc chuyển rác thải thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau: Thành phần tính chất chất thải rắn sinh hoạt Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng Yêu cầu bảo vệ môi trường. 2.7.1 Phương pháp xử lý cơ học : Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các phương pháp cơ bản: - Phân loại - Giảm thể tích cơ học - Giảm kích thước cơ học 2.7.1.1. Phân loại chất thải: Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong chất thải rắn sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng nhất. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trong chất thải rắn sinh hoạt, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và những thành phần có khả năng thu hồi năng lượng. 2.7.1.2. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học: Nén, ép rác là khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn. Ở hầu hết các thành phố, xe thu gom thường được trang bị bộ phận ép rác nhằm tăng khối lượng rác, tăng sức chứa của rác và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp. 2.7.1.3 . Giảm kích thước cơ học: Là việc cắt, băm rác thành các mảnh nhỏ để cuối cùng ta được một thứ rác đồng nhất về kích thước. Việc giảm kích thước rác có thể không làm giảm thể tích mà ngược lại còn làm tăng thể tích rác. Cắt, giã, nghiền rác có ý nghĩa quan trọng trong việc đốt rác, làm phân và tái chế vật liệu. 2.7.2 . Phương pháp hóa học : Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, các phương pháp hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: đốt, nhiệt phân và khí hóa. 2.7.2.1. Đốt rác : Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Phương pháp thiêu hủy rác thường được áp dụng để xử lý các loại rác thải có nhiều thành phần dễ cháy. Thường đốt bằng nhiên liệu ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 10000C. Ưu điểm : Khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải. Có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số loại chất dưới dạng lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại. Thể tích rác có thể giảm từ 75 - 96%, thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác, hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rỉ rác, có hiệu quả cao đối với chất thải có chứa vi trùng dễ lây nhiễm và các chất thải độc hại. Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Nhược điểm: Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn đề phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa. + Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. + Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao. 2.7.2.2 Nhiệt phân : Là cách dùng nhiệt độ cao và áp suất tro để phân hủy rác thành các khí đốt hoặc dầu đốt, có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt. Quá trình nhiệt phân là một quá trình kín nên ít tạo khí thải ô nhiễm, có thể thu hồi nhiều vật chất sau khi nhiệt phân. Thí dụ: một tấn rác thải đô thị ở Hoa Kỳ sau khi nhiệt phân có thể thu hồi lại 2 gallons dầu nhẹ, 5 gallons hắc in và nhựa đường, 25 pounds chất amonium sulfate, 230 pounds than, 133 gallons chất lỏng rượu. Tất cả các chất này đều có thể tái sử dụng như nhiên liệu. 2.7.2.3 Khí hóa : Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiện liệu carton để hòan thành một phần nhiên liệu cháy được giàu CO2, H2 và một số hydrocarbon no, chủ yếu là CH4. Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt trong hoặc nồi hơi. Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở điều kiện áp suất khí quyển sử dụng không khí làm tác nhân oxy hóa, sản phẩm cuối cùng của quá trình khí hóa là khí năng lượng thấp chứa CO, CO2, H2, CH4 và N2, hắc in chứa C và chất trơ chứa sẵn trong nhiên liệu và chất lỏng giống như dầu nhiệt phân. 2.7.3 Phương pháp xử lý sinh học 2.7.3.1 Ủ rác thành phân compost : Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn. Với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả các nước phát triển như Canada. Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane. Các loại vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy có sẵn. 2.7.3.2 Ủ hiếu khí: Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khỏang 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí đối với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO2). Thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 - 7 ngày đạt tới 70 - 750C. nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau khỏang 2 - 4 tuần là rác được phân hủy hòan tòan. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao. Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá trình hủy yếm khí. Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khỏang này quá trình phân hủy đều bị chậm lại. 2.7.3.3.Ủ yếm khí: Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở An Độ ( chủ yếu ở quy mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược điểm sau: Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 – 12 tháng - Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp. - Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí sunfuahydro gây mùi khó chịu. Ưu điểm : - Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. - Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai. - Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện đời sống cộng đồng. - Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm. - Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được. - Phân loại rác thải được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp. Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ thu lại bằng một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để tuần hòan tưới vào rác ủ để bổ sung độ ẩm. Nhược điểm: Mức độ tự động của công nghệ chưa cao. - Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nạp liệu thủ công, năng suất kém. Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang, tự chế. Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều. Biogas : Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane. Khí methane được thu hồi dùng làm nhiên liệu. Bãi chôn lấp rác vệ sinh : Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp. Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý rác thải. Thí dụ ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản… Người ta cũng hình thành các bãi chôn lấp rác vệ sinh theo kiểu này. Ưu điểm: - Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn. - Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cáo. - Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở. - Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí. - Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt. - Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác. - Ngoài ra trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi khí gas phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác. - BCL là phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng đất. - Đầu tư ban đầu thấp so với những phương pháp khác. - BCL là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…) Nhược điểm: - Các BCL đòi hỏi diện tích đất lớn, một thành phố đông dân có số lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn. - Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt. - Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa. - Đất trong BCL đã đầy có thể bị lún vì vậy cần được bảo dưỡng định kỳ. - Các BCL thường tạo ra khí methane hoặc hydrogen sunfite độc hại có khả năng gây nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên người ta có thể thu hồi khí methane có thể đốt và cung cấp nhiệt. 2.7.4. Phương pháp tái chế : Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Công nghệ tái chế phù hợp với rác khối lượng lớn và nguồn thải rác có đời sống cao. Ưu điểm: - Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc. - Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp. - Có thể thu hồi lợi nhuận từ các hoạt động tái chế. Nhược điểm: - Chỉ xử lý được với tỷ lệ thấp khối lượng rác ( rác có thể tái chế ) - Chi phí đầu tư và vận hành cao - Đòi hỏi công nghệ thích hợp - Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn. 2.7.5 Đổ thành đống hay bãi hở : Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu đời. Phương pháp này có nhiều nhược điểm như sau: + Gây mất mỷ quan đô thị, gây cảm giác khó chịu khi nhìn thấy hay bắt gặp chúng. + Khi đổ thành đống rác thải sẽ là nơi môi trường thuận lợi cho các loại động vật gặm nhấm, các loại côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. + Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn nước mặt. + Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành các khí có mùi hôi thối. Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháy ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí. Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích đất làm bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư và quỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm nêu trên. Chương 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ. 3.1. Giới thiệu đặc điểm vị trí địa lý Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có đặc điểm tự nhiên riêng biệt so với các quận huyện khác: - Với diện tích tự nhiên 70.421.58 hecta (theo Báo cáo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005) chiếm khoảng 1/3 diện tích thành phố, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng ngập mặn là 32.160.62 hecta chiếm 45.67% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn rất độc đáo. - Trung tâm hành chánh huyện cách trung tâm thành phố khoảng 50 km (theo đường chim bay), nằm về phía Đông Nam Thành phố, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km, từ Đông sang Tây là 30km. Là huyện duy nhất của thành phố có hơn 20km chiều dài bờ biển nằm trong vùng biển Đông Nam bộ thích hợp cho việc phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng. - Là huyện có hệ thống thủy văn lớn nhất thành phố, được bao bọc bởi các sông lớn: Lòng Tàu, Cái Mép. Gò Gia, Thị Vải (phía Đông Bắc) và sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam); các con sông này đều là hướng cửa ngõ giao thông thủy của thành phố, các tỉnh lân cận và thuộc 1 phần trong tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền cảng Sài Gòn với mọi miền đất nước. - Là huỵên duy nhất của thành phố có địa giới hành chánh giáp ranh dài nhất với nhiều tỉnh thành lân cận, khoảng gần 80km chu vi ranh giới (thủy) gồm: + Phía Bắc và Đông giáp huyện Châu Thành, Long Thành tỉnh Đồng Nai, ranh giới là sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Nhà Bè. + Phía Tây giáp huyện Cần Guộc tỉnh Long An và huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang qua sông Nhà Bè + Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè – TPHCM, ranh giới sông Nhà Bè. + Phía Nam giáp biển Đông, trung tâm huyện cách bờ biển Thành phố Vũng Tàu về phía Đông Nam là 10km (theo từ chim bay). Toàn bộ diện tích nằm gọn trong tọa độ địa lý từ: 10022’14’’ đến 10040’00’’ vĩ Bắc; 106016’12’’ đến 107000’50 kinh Đông. Vậy xét về mặt vị trí địa lý, huyện Cần Giờ – TPHCM như là hạt nhân của 4 tỉnh thành: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Nếu chúng ta vượt qua được trở ngại đường thủy (các cầu, cảng liên thông) thì Cần Giờ là trung tâm cầu nối phát triển kinh tế liên vùng của các tỉnh thành phía Nam, là hướng giao thông đường bộ ngắn nhất từ các tỉnh Long An, Tiền Giang với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vùng Tàu, trong đó tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vùng Tàu là 2 tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế thuộc loại nhanh và cao của cả nước. Do được bao bọc bởi các sông lớn nên rất thích hợp cho việc đầu tư cảng biển và cảng du lịch quốc tế, dịch vụ cảng, khu neo đậu tàu thuyền tránh bảo, đây cũng được xem là vùng khá nhạy cảm về môi trường và về mặt kinh tế xã hội, hiện đang có nhiều dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động khai thác tài nguyên, đồng thời cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên. Đặc điểm địa hình Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ là một bộ phận nhỏ nằm trong vùng cửa sông ven biển sông Đồng Nai. Đây là một vùng đất có địa hình trũng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều biển Đông và nền đất được hình thành từ các quá trình tương tác sống biển. Tất cả những yếu tố trên tạo nên những đặc điểm tự nhiên riêng biệt mang nhiều thuận lợi và cả khó khăn cho việc quy hoạch phát triển vùng. Địa hình là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế của vùng. Địa hình bị phân cắt mạnh bởi mạng lưới sông rạch chằng chịt (mật độ dòng chảy 7.0 đến 11km/km2), cao độ dao động trong khỏang từ 0.0m đến 2.5m. Nhìn chung địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, có dạng lòng chảo, trũng thấp ở phần trung tâm (bao gồm một phần của các xã Tam Thơn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An) do được hình thành từ đầm ngập cổ. Vùng ven biển (từ Cần Thạnh đến Long Hòa) địa hình nổi cao do nền được cấu tạo bằng các giồng cát biển cổ, vùng ven sông địa hình cũng được nâng cao do được hình thành từ các đê sông. Theo mức độ ngập triều, phân chia địa hình thành 05 mức độ cao như sau: + Ngập hai lần trong ngày: ở độ cao từ 0.0m đến 0.5m. + Ngập một lần trong ngày: ở độ cao từ 0.5m đến 1.0m. + Ngập theo chu kỳ tháng: ở độ cao từ 1.0m đến 1.5m. + Ngập theo chu kỳ năm: ở độ cao từ 1.5m đến 2.0m. + Ngập theo chu kỳ nhiều năm: ở độ cao hơn 2.0m. (Nguồn tư liệu trên từ Đề tài trọng điểm quốc gia: “Nghiên cứu tổng hợp Vùng cửa sông Hệ thống sông Đồng Nai phục vụ công tác quy hoạch khai thác vùng theo mục tiêu phát triển bền vững”, PGS.TS Hynh Thị Minh Hằng (2004). Hiện nay địa hình tự nhin đang biến động mạnh chủ yếu là do các hoạt động của con người, đặc biệt là trong quá trình pht triển cơ sở hạ tầng và vùng dân cư. Do đặc điểm địa hình thấp, bị ngập triều nên hình thành hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc loại lớn ở nước ta, là 1 trong 9 Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới được UNESCO công nhận năm 21/01/2000, mở ra những triển vọng tốt đẹp về du lịch sinh thái, nếu được đầu tư đúng mức và có định hướng thì nguồn lợi từ ngành du lịch sinh thái là rất đáng kể và mang tính độc đáo đặc trưng của địa phương. Đặc điểm khí hậu- khí tượng Khí hậu Cần Giờ mang đặc điểm nóng ẩm và chịu chi phối của quy luật gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 – 10, mùa nắng từ tháng 11 – 4 năm sau. Nhiệt độ ổn định và cao, trung bình 250C – 290C. So với các khu vực khác trong TPHCM, Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất, trung bình hàng năm là 1400mm, khuynh hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam. (Nguồn tài liệu và số liệu các bảng 3.1 – 3.10 dưới đây do Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp vào năm 2003). Hướng gió Nằm trong khu vực gió mùa, Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hướng gió thổi theo mùa một cách rõ rệt: các tháng 11 đến tháng 3 (trên đất liền) là thời kỳ gió Đông Bắc và Đông Đông Bắc chiếm ưu thế với tần số lớn nhất (trên 70%); các tháng 6 - 9 là thời kỳ gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế; các tháng 5 và tháng 10 là thời kỳ giao mùa giữa hai luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên hướng gió luân phiên thay đổi. Bảng 6: Hướng và tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu E 15 E 15 E 15 E 15 SW 20 SW 26 SW 20 SW 19 NE 18 NW 14 E 16 E 14 SW 26 Côn Đảo NE 18 NE 18 ENE 17 E 13 W 28 NW 30 W 31 NE 28 WSW 22 SW 21 W 17 NE 23 W 31 (Nguồn: “Nghiên cứu tổng hợp Vùng cửa sông Hệ thống sông Đồng Nai phục vụ công tác quy hoạch khai thác vùng theo mục tiêu phát triển bền vững”, PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). Tốc độ gió Tốc độ gió khu vực tăng mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3, tạo thành mùa gió chướng trong giai đoạn mùa đông. Đây là giai đoạn khó khăn cho ngành khai thác, đánh bắt hải sản và vận tải trên biển cho những vùng biển ven bờ cũng như ngoài khơi. Trên vùng ngoài biển khơi tốc độ gió từ 5 - 15 m/s chiếm tần suất tới trên 70% trong các tháng mùa đông, nhất là các tháng 12 - 2 là thời kỳ gió mạnh nhất, cấp gió 11 -15 m/s chiếm tần suất 40 - 50%, hình thành mùa gió chướng, gió rất mạnh ở vùng ngoài khơi. Bảng 7: Tốc độ gió trung bình thng v năm (m/s) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 3,2 4,6 4,7 3,8 2,7 3,2 2,8 2,9 2,3 2,0 2,4 2,9 3,2 Côn Đảo 3,7 3,2 2,6 1,6 1,7 2,5 2,5 3,2 2,1 1,7 3,0 4,0 2,6 Bạch Hổ 12,4 8,2 8,3 6,1 5,4 8,9 9,1 6,1 7,2 10,9 13,6 14,8 9,2 Vịnh Giành Rái 4,5 4,8 5,6 5,4 4,3 4,8 5,2 5,4 4,4 4,4 5,0 5,2 4,9 Thị Vải 3,9 4,0 4,4 3,2 2,5 2,8 2,7 3,6 2,7 3,0 2,8 2,9 3,2 PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). Tốc độ gió trung bình năm mạnh nhất theo số liệu quan trắc trong vùng 50 năm gần đây tại trạm Vũng Tàu là 26 m/s. Chế độ nhiệt 3.1.5.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm Nằm vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa thế ven biển, nên Vùng cửa sông Cần Giờ có nền nhiệt độ cao, ổn định, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 25 - 290C. Tháng 5 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình tháng khoảng 28 - 290C. Tháng 12 là tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình tháng dao động trong khoảng 25 - 260C. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình tháng nhỏ, khoảng 3 - 40C cho cả vùng biển lẫn đất liền. Nhìn chung tháng lạnh nhất trong năm (tháng 12) nhưng tháng nóng nhất lại là tháng 5 (trong khi đó ở miền Bắc và miền Trung rơi vào tháng 7). Bảng 8: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0C) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 25,6 26,3 27,8 28,9 28,9 28,0 27,4 27,4 27,2 27,1 26,9 25,5 27,2 Côn Đảo 25,2 25,6 26,9 28,1 28,3 27,8 27,5 27,5 27,2 26,9 26,6 25,7 26,9 Thị Vải 26,1 25,5 25,1 28,4 28,4 27,8 27,3 27,3 27,2 26,9 26,1 24,8 26,9 Đại Tùng Lâm 26,6 26,4 27,4 28,8 28,0 27,1 27,2 27,0 26,8 26,0 25,3 24,7 26,9 PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). 3.1.5.2 Các cực trị của nhiệt độ Do vị trí của huyện nằm gần biển nên nhìn chung nhiệt độ tối cao trong những ngày nóng nhất cũng ít khi vượt qua 350C, cịng nhiệt độ tối thấp trong những ngày lạnh nhất cũng không vượt quá 150C (trên đất liền), dưới 180C (ở trên biển). Bảng 9 Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tháng và năm (0C) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 32,9 32,8 34,2 35,8 35,7 34,5 33,5 33,5 33,1 32,6 33,3 32,3 35,8 Côn Đảo 32,0 33,5 34,0 36,0 35,5 33,4 32,4 33,5 32,4 32,3 31,8 31,3 36,0 PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). Bảng 10 Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối tháng và năm (0C) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 16,8 18,4 16,8 21,0 18,7 17,9 20,0 18,2 18,6 19,0 17,1 15,0 15,0 Côn Đảo 17,9 17,7 19,0 19,2 22,1 21,8 20,6 21,1 21,4 21,1 19,0 19,8 17,7 PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). Bảng 11 Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình tháng và năm (0C) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 22,4 23,6 25,1 26,2 26,2 25,4 24,9 25,0 24,8 24,6 24,3 22,9 24,6 Côn Đảo 23,6 23,8 24,3 25,2 25,2 24,8 24,9 25,0 24,5 24,6 24,9 24,3 24,6 PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). Bảng 12 Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình tháng và năm (0C) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 28,6 29,1 30,5 31,7 32,1 31,3 30,7 30,6 30,4 30,2 30,2 29,3 30,4 Côn Đảo 27,6 28,5 30,3 31,7 31,7 30,6 30,2 30,2 30,1 29,9 29,1 27,7 29,8 PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). Chế độ mưa 3.1.6.1 Mùa mưa Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Theo quy định của Tổng cục Khí tượng Thủy văn thì mùa mưa là thời kỳ liên tục có lượng mưa trung bình thng vượt quá 100 mm/tháng và số ngày mưa trung bình lớn hơn 10 ngày/tháng, mùa khô là thời kỳ có lượng mưa trung bình dưới 30 mm/thng. Theo tiêu chuẩn thì mùa mưa ở đây từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. 3.1.6.2 Lượng mưa Lượng mưa trung bình năm trên đất liền có xu thế giảm dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông. Lượng mưa trên đất liền thấp hơn trên biển, đồng thời mùa mưa cũng ngắn hơn trên biển khoảng một tháng. Mùa mưa, mùa khô ở đây có sự phân hóa khá sâu sắc, lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm. Các tháng 5- 10 có lượng mưa trung bình khoảng 200 - 300mm/tháng, các tháng 12 đến tháng 4 thường chỉ khoảng 10 -15 mm/tháng, thậm chí mưa dưới mức 5 mm/tháng các tháng 1 - 3 ở một số khu vực. Các tháng 1-3 thực sự là giai đoạn thiếu nước gay gắt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở khu vực. 3.1.6.3 Chế độ ẩm Chế độ ẩm không khí cũng có sự khác biệt giữa hai mùa mưa và mùa khô. Trong mùa mưa (tháng 5 - 10), độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng dao động trong khoảng 80 - 83% (trên đất liền), khoảng 84 - 88% (trên biển). Trong mùa khô (tháng 11 - 4) giá trị này trên đất liền dao động trong khoảng 74 - 80%, trên biển khoảng 80 - 85%. Trong ngày, độ ẩm tương đối thấp nhất vào khoảng 12 - 14 giờ (khoảng thời gian nhiệt độ cao nhất trong ngày) và độ ẩm cao nhất vào thời gian 5 - 6 giờ sáng (thời điểm lạnh nhất trong ngày), nghĩa là tỉ lệ nghịch với biến trình ngày nhiệt độ. Bảng13 Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 40 21 33 45 38 51 49 56 50 49 41 39 21 Côn Đảo 35 29 35 35 21 26 34 37 46 49 42 41 21 Bạch Hổ 62 71 69 60 50 60 57 60 60 58 62 57 57 PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). Bảng 14 Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình tháng, năm (%) Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 56 58 60 60 61 67 66 68 68 69 64 59 69 Côn Đảo 66 67 65 62 64 67 68 68 69 69 70 68 67 PGS.TS Hùynh Thị Minh Hằng (2004). 3.1.6.4 Độ bốc hơi Khả năng bốc hơi ở vùng cửa sông Cần Giờ được xếp vào loại lớn so với cả nước, điều đó chứng tỏ đây là vùng đất giàu năng lượng bức xạ, nhiệt và gió. Tổng hợp nhiều số liệu về độ bốc hơi ở một số khu vực trong huyện cho thấy khả năng bốc hơi trung bình nằm trên đất liền, trên đảo và vùng nước ven bờ dao động trong khoảng 1200 - 1400 mm/năm, còn ở ngồi khơi đạt tới 2000 - 2200 mm/năm. Sở dĩ khả năng bốc hơi vùng ngoài khơi xa lớn như vậy là vì đây là vùng biển nóng và gió mạnh quanh năm, nhất là trong mùa gió chướng. Trong biến trình năm ở trên đất liền và hải đảo, khả năng bốc hơi lớn nhất đạt tới 150 - 170 mm/tháng rơi vào tháng 3 - 4 (thời kỳ nhiệt độ khá cao, gió mạnh và hanh khô nhất), khả năng bốc hơi thấp nhất rơi vào tháng 9 (khoảng 60 - 80 mm/tháng), trùng với thời kỳ mưa nhiều, ẩm, gió không mạnh và nền nhiệt bắt đầu hạ). Trong biến trình năm, khả năng bốc hơi lớn nhất vào khoảng 12 - 14 giờ thấp nhất vào khoảng 5 giờ sáng. Lượng bốc hơi cực đại có thể đạt tới 15 mm/ngày cả ở trên biển lẫn trên đất liền. Hiện tượng thời tiết đặc biệt 3.1.7.1 Bảo và ấp thấp nhiệt đới Ở Nam Bộ nói chung và vùng cửa sông Đồng Nai nói riêng rất ít khi có bảo và ấp thấp nhiệt đới, nếu có bảo thì chỉ có gío đạt cấp 9 - 10. Thời kỳ có bảo và ấp thấp nhiệt đới tập trung vào tháng 9 – 12, đặc biệt vào tháng 11. Hướng di chuyển của bo ở đây đa phần theo hướng Tây hoặc Tây - Tây Nam. Đa số các cơn bảo ảnh hưởng và hoạt động ngoài khơi xa, hiếm có cơn bảo hay ấp thấp đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Tuy hiếm nhưng những năm gần đây vẫn có bảo vừa và lớn, gây tác hại tới hoạt động ngoài khơi, chẳng hạn như cơn bảo Teresa vào tháng 10/1994 với sức gío cấp 9 (83 km/giờ) và cơn bảo Linda vào tháng 10/1997. 3.1.7.2 Dông tố Hàng năm có khoảng 35 - 40 ngày có dông, tố, trong đó tháng 5-10 (thời kỳ mùa mưa) là giai đoạn có nhiều giông, tố nhất. Các cơn giông thường gây gió giật mạnh, mưa lớn và hay kèm theo hiện tượng phóng điện trong khí quyển (sấm, chớp) có thể gây ra nhiều tác hại về người và của. Bảng 15 Số ngày có dông trung bình tháng, năm Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Vũng Tàu 0 0 0,7 1,7 7,2 6,5 6,8 4,5 5,1 4,2 1,0 0 38,4 Côn Đảo 0 0 9,2 1,2 6,5 7,1 5,1 8,5 4,5 3,1 0,9 0,1 37,4 3.1.8 Hệ thống thủy văn Cần Giờ có hệ thống sông rạch chằng chịt, nhiều kênh rạch tập trung ở vùng trũng trong nội đồng và trong rừng ngập mặn, thường ở những nơi có cao độ mặt đất dưới 2m. Mật độ dịng chảy nơi cao nhất là 7 – 11km/km2 trong khi đó ở các huyện ngoại thành như Hóc Môn 0,5 – 1,0 km/km2, Củ Chi 0,8 – 1,4 km/km2; Bình Chánh 3,0 – 5,0 km/km2; Thủ Đức 3,8 – 4,5 km/km2, Nh B 5,0 – 7,0 km/km2. Với mạng lưới sông rạch như vậy và chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông đã tạo nên sự phức tạp trong chế độ thủy văn, thủy lực vùng cửa sông Đồng Nai-Sài Gịn. Đây là một vùng khá phức tạp, ổn định trong trạng thái động và rất nhạy cảm, trong đó môi trường nước là trung tâm và tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ mơi trường. Cần Giờ nằm trong vùng cửa các sông lớn là sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ, dài 234 km. Dòng chảy các sông Sài Gòn, Đồng Nai bị các hồ Dầu Tiếng, Trị An điều tiết nên lưu lượng đưa về Cần Giờ vào mùa khô được gia tăng và về mùa lũ được giảm bớt so với trước khi có hồ này 3.1.9 Địa chất và thổ nhưỡng: Vùng Cần Giờ có hai hệ thống đứt gãy chính : Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Hai hệ thống đứt gãy nay tạo nên các vùng nng, hạ và vùng trung gian. Vì vậy, móng đá cứng ở Cần Giờ được tìm thấy ở những độ sâu khác nhau. + Hệ thống đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam thể hiện ra 3 mức địa hình của bề mặt móng của trầm tích Kainozoi. + Đứt gãy sông Sài Gòn phân bố dọc theo sông Sài Gòn không đi đến Cần Giờ, đứt gãy này có mặt nghiêng về Tây Nam hoặc thẳng đứng. + Đứt gãy Là Minh Xuân – Lý Nhơn có phương Tây Bắc – Đông Nam kéo dài từ Thái Mỹ đến Đồng Tranh. Đứt gãy này nghiêng về phía Tây Nam với độ dốc lớn 800 – 900. + Hệ thống đứt gãy Đông Bắc – Tây Nam bị cắt bởi hệ thống đứt gy Ty Bắc – Đông Nam, các đứt gy ny đóng vai trị ranh giới giữa cc vng sụt v vng nng trong cc cấu trc bậc thang. Dựa vào độ sâu và cấu trúc của móng chia ra các nâng, hạ khác nhau mang đặc điểm dạng khối tảng : + Vùng nâng Bình Khánh :Phân bố ở Bình Khánh ( Tây Nam Nhà Bè ). Móng của vùng nng náy có độ sâu (-160) đến (-220)m. Vùng nâng Bình Khánh không di theo phương Đông Bắc – Tây Nam. + Vùng nâng Tam Thơn Hiệp :Phân bố ở Tây Nam Nhà Bè, giữa vùng hạ An Thới Đông ( phía Tây ) và đứt gãy Thủ Đức ( phía Đông ). Móng có độ sâu từ (-20) đến (-180)m, ở phía Đông bề mặt móng nâng cao dần và lộ ra ở Giồng Cha. + Vùng trung gian Cần Giờ: Phân bố dọc theo bờ biển Cần Giờ có phương Đông Bắc – Tây Nam. Móng của vùng có độ sâu từ (-200) đến (-260)m. Vùng nâng trung gian Cần Giờ nối tiếp vùng nâng Tam Thôn Hiệp. + Vùng hạ An Thới Đông : Chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ, nằm phía Tây vùng nâng Tam Thôn Hiệp. Vùng hạ này kéo dài theo phương Bắc – Nam. Mặt móng có độ sâu từ (-280) đến (-320)m. 3.2 Hệ thực vật : Nhiều loại cây, chủ yếu là bần trắng, mấm trắng, các quần thể hợp đước đôi- bần trắng cùng xu ổi, trang, đưng…và các loại cây nước lợ như bần chua, ô rô, dứ lá, ráng,… thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lua, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả. 3.3 Hệ động vật: Khu hệ động vật thuỷ sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 09 loài lưỡng thể, 31 loài bò sát, 04 loài có vú. Trong dó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè(gekko gekko), Kỳ Đà nước, Vích, rắn cạp nông, trăn gấm… 3.4. Đặc điểm kinh tế, xã hội : a/ Kinh tế nông nghiệp: Trong 5 năm qua, tập trung triển khai các giải pháp tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tình hình mới thời tiết khí hậu ngày càng diễn biến bất thường, môi trường sản xuất ngày càng phức tạp khó kiểm soát… đã có tác động không nhỏ đến nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. * Về thủy sản: tổng giá trị sản xuất (GCĐ 94) dự kiến sẽ đạt trên 768 tỷ đồng tương ứng với tổng sản lượng khai thác trên 33.000 tấn thủy hải sản các loại vào năm 2010; cơ cấu sản phẩm tôm các loại sẽ từ 20% của năm 2005 tăng lên 32% vào năm 2010 (chỉ tiêu phấn đấu là 30%), cơ cấu giá trị sản xuất của nghề nuôi trồng thủy sản sẽ từ 86% của năm 2005 tăng lên 88% vào năm 2010 (chỉ tiêu phấn đấu là 90%). * Về sản xuất nông nghiệp: thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn ra thường xuyên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong 5 năm qua; do ảnh hưởng cơn bão số 9 vào cuối năm 2006 và sau đó là xuất hiện sâu đục thân đã làm cho diện tích vườn cây ăn trái (chủ yếu là cây xoài) giảm trên 30%, năng suất bình quân trong 5 năm chỉ đạt trên dưới 5 tấn/ha; nhiều năm liền, dịch rầy nâu gây ra bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm giảm năng suất sản lượng lúa bình quân từ 50 - 60% dẫn đến trong 02 vụ mùa 2007 - 2008, Nhà nước phải hỗ trợ nông dân bình quân 3 - 4 tỷ đồng/năm để tiêu hủy; Bên cạnh đó bệnh Cúm A (H5N1) trên gia cầm xuất hiện từ nhiều năm qua đến nay, người nuôi gia cầm, thủy cầm trên địa bàn huyện gần như không còn * Về sản xuất diêm nghiệp: trong 5 năm qua thời tiết và giá cả thất thường đã làm cho hiệu quả sản xuất nghề muối và đời sống diêm dân không ổn định. Diện tích sản xuất muối tăng từ 1.317ha vào năm 2005 lên trên 1.500ha năm 2010; sản lượng bình quân các năm đạt 69.000 tấn, năm đạt cao nhất gần 82.000 tấn (2007), năm thấp nhất trên 57.000 tấn (2008); giá muối biến động có biên độ chênh lệch rất lớn từ 220 - 300 - 350 đồng/kg vào 03 năm (2005, 2006, 2007), từ 1.200 - 1.400 đồng/kg vào 02 năm (2008, 2009) và năm 2010 là 650 đồng/kg; từ dó kéo theo thu nhập của diêm dân cũng thường xuyên biến động từ 54 đồng/kg muối sản xuất lên cao nhất là 707 đồng/kg (2009); * Về lâm nghiệp: tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn; thực hiện chuyển dự án đầu tư phát triển khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn sang dự án đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ, triển khai có hiệu quả các Đề tài quy tập, khoanh nuôi, bảo tồn các chủng loài động thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn, nghiên cứu triển khai thử nghiệm trồng rừng trên đất ruộng muối; thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố về thống nhất quản lý rừng phòng hộ về một đầu mối là Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, thực hiện quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối dưới tán rừng theo quy chế do thành phố ban hành, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng về các giá trị kinh tế - xã hội, môi trường và tính đa dạng sinh học của Rừng ngập mặn Cần Giờ trong đời sống xã hội b/ Ngành sản xuất công nghiệp - Xây dựng: Dự kiến năm 2010, giá trị sản xuất toàn ngành đạt tổng mức 2.047 tỷ đồng (GCĐ 94) tăng trưởng bình quân 13%/năm và chiếm tỷ trọng gần 55% trên tổng giá trị sản xuất toàn huyện. * Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: tuy chưa có điều kiện phát triển mạnh trong 5 năm qua; Song, cùng với việc đưa vào hoạt động Nhà máy May gia công Bình Khánh năng suất gần 250.000 đơn vị sản phẩm/năm, Nhà máy sản xuất nước sạch Tam Thôn Hiệp có công suất trên 5.000m3/ngày đêm, các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống nước đá, hải sản chế biến tăng từ 2 - 2,5 lần so với năm 2005, đã tạo ra mức tăng trưởng bình quân 4%/năm (gấp đôi so với chỉ tiêu kế hoạch); sản phẩm chủ lực trong các năm qua là muối hạt, nước đá, nước ngọt, hàng may mặc và hải sản chế biến khô * Về sản xuất xây dựng: Dự kiến năm 2010, tổng giá trị sản xuất (GCĐ 94) đạt mức 1.922 tỷ đồng, bằng 1,5 lần so với 2005, mức tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm và chiếm giá trị tuyệt đối trong ngành công nghiệp xây dựng huyện, giá trị sản xuất từ lĩnh vực xây lắp là chủ yếu và tập trung thực hiện trên địa bàn huyện; hiện nay số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng tại huyện tăng lên trên 20 đơn vị bênh cạnh các doanh nghiệp các nơi hoạt động trên địa bàn. c/ Hoạt động ngành dịch vụ: tổng mức doanh thu ngành dịch vụ dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt mức 918 tỷ đồng (GCĐ 94) gấp 2,86 lần so với năm 2005 và mức tăng trưởng bình quân hàng năm 24%. * Về lĩnh vực thương mại dịch vụ: tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Xu hướng phát triển ổn định và năm sau cao hơn năm trước, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn so với thương mại và ngày càng khẳng định vị trí trong cơ cấu ngành hoặc cơ cấu kinh tế trong tương lai * Về lĩnh vực vận tải và bưu chính viễn thông: dự kiến đạt mức tăng trưởng bình quân 28%/năm. Trong 5 năm qua, nhờ hạ tầng và phương tiện giao thông trên địa bàn phát triển ngày càng tốt hơn, kinh tế - xã hội phát triển, lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển tăng đáng kể, so với năm 2005 khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng từ 2,2 lần và khối lượng luân chuyển hành khách tăng 2,6 lần (chủ yếu đường bộ); lĩnh vực bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây, hiện nay có 07 doanh nghiệp hoạt động viễn thông trên địa bàn và 16 cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet đã góp phần đa dạng các tiện ích cung cấp cho người dân, số máy điện thoại cố định đã phát triển lên đến 10.500 số và 1.100 số truy cập Internet. d/ Về tài chính - Tín dụng ngân hàng: * Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 27%/năm; chi ngân sách huyện tăng bình quân 4%/năm. Tuy tỷ lệ tăng thu ngân sách Nhà nước hằng năm khá cáo, song mức tăng tuyệt đối thấp, do đó mức điều tiết để lại cân đối chi ngân sách huyện hằng năm, hầu như không đáng kể và huyện vẫn lệ thuộc gần như tuyệt đối vào nguồn thu từ trợ cấp ngân sách của thành phố. Bảng16 : phân bố diện tích, dân số Cần Giờ đến 31/12/2010 STT Các xã, thị trấn Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ(người/km2) 1 Xã Bình Khánh 4345,28 18,502 4257.953 2 Xã An Thới Đông 10372,48 13,434 1301.139 3 Xã Tam Thôn Hiệp 1038,39 5,596 4043.644 4 Xã Lý Nhơn 15815,21 5,828 368.506 5 Xã Long Hoà 13257,69 11,145 840.644 6 Xã Thạnh An 13141,46 4,415 335.96 7 Thị trấn Cần Thạnh 2451,28 11,395 4648.59 8 Toàn huyện 70421,58 70,315 998.486 Dân số trong tuổi lao động chiếm 79% dân số toàn của toàn huyện. Tổng người lao động có việc làm chiếm khoảng 59%. Đời sống người dân tương đối ổn định, nguồn thu nhập còn thấp, đời sống y tế giáo dục được chú trọng, hầu hết người dân ở đây đã được phổ cập tiểu học Tổ chức xã hội tương đối trật tự. (Nguồn số liệu: Phòng Thống Kê huyện Cần Giờ 06/2010) 3.5. Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ. 3.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực cho thấy các chỉ tiêu NO2, SO2 còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nhưng độ ồn lại cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1_1.2 lần. Bảng 17 : giá trị trung bình chất lượng không khí một số khu vực ở Cần Giờ Vị trí Thông số Đơn vị Thời gian đo TCVN5949_1995 TCVN5937_1995 TCVN5938_1995 2003 2004 2005 Khu vực ngã tư đường Đào Cử và Lê Thương Độ ồn Bụi NO2 SO2 HC dBA mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 74 1.125 0.006 0.045 3.70 73 0.598 0.006 0.045 3.70 74 1.125 0.005 0.064 8.28 60 0.3 0.4 0.5 5.0 Khu vực gần chợ Long Hoà Độ ồn Bụi NO2 SO2 HC dBA mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 64 0.503 0.005 0.043 3.18 62 0.503 0.005 0.043 3.18 65 0.719 0.004 0.055 9.44 60 0.3 0.4 0.5 5.0 Ngã tư Bình Khánh Độ ồn Bụi NO2 SO2 HC dBA mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 73 0.473 0.005 0.038 2.40 72 0.473 0.005 0.038 2.40 74 1.063 0.003 0.071 8.31 75 0.3 0.4 0.5 5.0 ( nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường, năm 2006 ) Các kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại một số khu vực ở huyện Cần Giờ thấy môi trường không khí chưa bị ô nhiễm bởi các khí axit như NO2,SO2. Một số chỉ tiêu như tiếng ồn, bụi,HC cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của cộng đồng. 3.5.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước: Nguồn nước mặt ở huyện cần Giờ chủ yếu là nuớc lợ từ hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất nộng nghiệp và sinh hoạt. Phân và nước thải sinh hoạt dân cư sống ở các nơi xa khu vực dân cư, các chất thải từ nuôi trồng thủy sản với hàng nghìn hộ nuôi tôm, các loài thủy sản khác cộng với sự phát triển thiếu quy hoạch trong nhiều năm qua đã tạo ra một cảnh quan rất xấu và gây ô nhiễm môi trường nước tại một số nơi trong huyện. Mặt khác một số hộ dân sống xa khu dân cư không có nhà vệ sinh, đã phóng uế ra bãi biển hoặc trực tiếp xuống sông góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại một số nơi trong huyện. Việc quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại Cần Giờ, các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5942_1995 nhưng vẫn có những chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép đối với nguồn nước cấp sinh hoạt như : hàm lựơng chất rắn lơ lửng ( TSS), dầu mỡ (HC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 1.5 lần, coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho các mục đích khác như : sông lòng Tàu (xã Tam Thôn Hiệp), sông Soài Rạp (xã An Thới Đông) hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn , một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép : HC (cao hơn từ 1 đến 1.5 lần), coliorm cao hơn gấp nhiều lần Bảng 18 : kết quả giám sát chất lượng môi trường nước mặt : Thông số Sông Lòng Tàu Sông Soài Rạp Đơn vị đo Kết quả đo TCVN 5942_1995 Đơn vị đo Kết quả đo TCVN 5942_1995 pH Mg/l 8.0 5.5_9 Mg/l 7.7 5.5_9 TSS Mg/l 68.0 80 Mg/l 41.6 80 DO Mg/l 5.7 >=2 Mg/l 6.49 >=2 BOD5 Mg/l 4.91 <25 Mg/l 3.28 <25 NO3_N Mg/l 0.104 15 Mg/l 0.081 15 Zn Mg/l 0.023 2 Mg/l 0.02 2 Cu Mg/l 0.004 1 Mg/l 0.002 1 As Mg/l 0.004 0.1 Mg/l 0.004 0.1 HC Mg/l 0.444 0.3 Mg/l 0.465 0.3 Coliform MPN/100ml 242125 10000 MPN/100ml 30525 10000 ( nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường Cần Giờ, năm 2006 ) Nước biển ven bờ : Hiện nay, dầu mỡ từ tàu thuyền vận tải hàng hóa, tàu du lịch, thuyền đánh cá thải ra trong quá trình hoạt động là một trong những nguyên nhân gây nên tình trang gia tăng hàm lượng dầu mỡ trong nước biển, đặc biệt là xung quanh khu vực Cảng ở thị trấn Cần Thạnh, hàng năm có hàng chục vụ xả thải dầu mỡ được ghi nhận, gây ô nhiễm diện rộng cho một số vùng biển. Việc thi công các công trình ven bờ và khai thác cát, nhất là các dự án san lấp biển để phát triển các khu dân cư, đô thị mới đã và đang làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ ở một số khu vực. Hàm lượng chất thải rắn lơ lửng gia tăng trong nước làm gia tăng sự lắng đọng trầm tích trên cỏ biển. Khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất là khu vực Long Hoà, Cần Thạnh. Trong vài năm gần đây thành phố đã thực hiện việc quan trắc chất lượng nước biển ven bờ hàng năm với tần suất quan trắc 4 lần/năm. Tại trạm quan trắc chất lượng nước ở khu vực biển 30-4 (xã Long Hoà) thì hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, một số chỉ tiêu : TSS, váng dầu mỡ( tính theo HC), coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép Bảng 19 : Các chỉ tiêu quan trắc tại Long Hoà : Thông số Đơn vị Kết quả đo TCVN5943_1995 2003 2004 2005 pH 7.9 8.1 8.1 6.5_8.5 TSS mg/l 36.6 27.3 49.1 25 DO mg/l 6.25 5.97 6.31 >=4 BOD5 mg/l 1.35 1.19 2.23 <20 Zn mg/l 0.019 0.017 0.018 0.1 Cu mg/l 0.002 0.003 0.003 0.02 As mg/l 0.002 0.003 0.003 0.05 HC mg/l 0.379 0.417 0.488 00 3.5.2 Ảnh hưởng của rác thải tới chất lượng môi trường huyện Cần Giờ: Tại huyện Cần Giờ do điều kiện tự nhiên có nhiều nhánh sông chảy qua nên việc ô nhiễm nguồn nước mặt do rác thải là điều rất dễ nhận thấy. Nếu việc quản lý rác không chặt chẽ, từ chỗ ô nhiễm nguồn nước sẽ kéo theo hàng loạt các hậu quả khác như ; các loài sinh vật trong nước sẽ bị hủy diệt từ từ, dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học biển. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy hải sản, đây là một tổn thất rất nghiêm trọng cho nền kinh tế vì tại huyện Cần Giờ nền kinh tế gắn liền với hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Ngoài ra chất lượng nước biển có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch và nơi này triển vọng du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng , giàu tiềm năng. Anh hưởng của rác đến sức khỏe người dân ở đây là một mối lo ngại đáng được chú ý. Do ở đây một phần người dân đã quen sử dụng trực tiếp nước sông trong sinh hoạt hằng ngày, đó chính là nguồn gây bệnh rất lớn mà chúng ta cần dự báo trước. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến môi trường nước, rác còn ảnh hưởng đến môi trường không khí. Dưới tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và sự tồn tại vi sinh vật các loại sẽ làm cho phân, rác hữu cơ bị phân hủy sinh học sinh ra các chất độc như HS, CH…thêm vào đó một số bụi bẩn nấm mốc, bào tử từ các đống rác sẽ bay vào không khí gây nhiễm bẩn không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc tồn tại các điểm tập kết rác ở nhiều con đường làm mất vẻ mỹ quan đô thị của huyện và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vệ sinh của các hộ gia đình sinh sống gần đó. 3.6. Định hướng quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2020: 3.6.1.Mục tiêu – nhiệm vụ Xây dựng thành trung tâm du lịch sinh thái lớn của cả nước, có sức hấp dẫn du trong nuớc và khách quốc tế Cần Giờ vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh và phát triển để trở thành đô thị đạt tiêu chuẩn. 3.6.2. Các giải pháp quy hoạch phát triển đô thị Định hướng phát triển không gian – phân khu chức năng đô thị + Khu trung tâm huyện hiện hữu. + Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái– nghỉ dưỡng. + Ưu tiên dải không gian ven biển (với diện tích khoảng 600m2 bờ biển) cho phát triển du lịch lấn biển. Các chương trình phát triển : 1. Các công trình Nâng cấp, mở rộng đường Rừng Sác và các cầu trên tuyến đường Rừng Sác và các kỳ công trình nâng cấp nhựa 03 tuyến đường vào Trung tâm 03 xã Lý Nhơn, An Thới Đông và Tam Thôn Hiệp. 2. Hoàn thành công trình điện khí hóa và bê tông hóa giao thông nông thôn các xã, thị trấn. 3. Công trình đường ống dẫn nước từ thành phố về huyện và hệ thống đường ống cấp 2 nối xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp. 4. Khởi công mới công trình Khu đô thị lấn biển Cần Giờ và Khu đô thị du lịch sinh thái biển Cần Thạnh - Long Hòa. 5. Công trình Quảng trường Rừng Sác, Khu di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác, Khu di tích lịch sử Gò Chùa, Khu di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ. 6. Công trình đường dọc bờ biển Cần Thạnh, đường vành đai ven sông giai đoạn I. 7. Công trình Mở rộng Khu dân cư Thị trấn Cần Thạnh và xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị sinh thái Tam Thôn Hiệp- Long Hoà. 8. Củng cố vai trò trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá của huyện: Xây dựng chương trình mới làm đẹp không gian kiến trúc cảnh quan của các khu vực công sở, đóng góp vào cảnh quan đô thị du lịch sinh thái và ven biển. 9. Nâng cao chất lượng môi trường sống trong các khu dân cư. Chú trọng đến các hạng mục còn thiếu như: sân chơi, chợ, trường học, cây xanh … 10. Nâng cao ý thức của người dân về xây dựng cảnh quan chung của toàn đô thị, tạo dựng hình ảnh đẹp của rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ (từ cây xanh công cộng đến cây xanh trong khuôn viên của mỗi công trình), không còn rác thải bừa bãi… 11. Phát triển và mở rộng đô thị của huyện Hệ thống trung tâm : 1.Trung tâm hành chính huyện Cần Giờ: Là nơi tập trung các cơ quan quản lý nha nước và các công sở được tọa lạc tại thị trấn Cần Thạnh gần với biển được giữ nguyên. 2.Các trung tâm du lịch : toàn bộ dải không gian ven biển, có thể kết hợp với một số mô hình du lịch sinh thái một số khu nghỉ và dịch vụ ven sông. 3.Các trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: quy hoạch thêm trung tâm dại nghề và khu đô thị mới. 4.Các trung tâm công nghiệp : huyện Cần Giờ phát triển kinh tế theo hướng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng nên không có trung tâm công nghiệp. Tuy nhiên cũng có các cơ sở nhỏ lẻ hoạt động trên địa bàn và công tác rà soát phát hiện và di chuyển những cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm mùi, tiếng ồn, nguồn nước ra khỏi khu dân cư và trung tâm huyện...  5.Các trung tâm văn hóa – TDTT : Xây dựng các trung tâm văn hóa phục vụ cho vui chơi giải trí, nâng cao trí thức của nhân dân. 6.Các trung tâm y tế : Quy hoạch một hệ thống trung tâm y tế đa khoa và chuyên sâu, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của huyện. 3.6.3 Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển ( nhằm cải tạo môi trường ) tại huyện Cần Giờ. + Cải tạo hệ thống vỉa hè, trồng cây xanh, tổ chức chiếu sáng công cộng thẩm mỹ cao: Dọc theo các tuyến phố chính Tại các không gian quảng trường công cộng + Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa chính của đô thị + Các dự án thoát nước thải - vệ sinh môi trường: Dự án san lấp các khu dân cư ô nhiễm Dự án thoát nước các khu dân cư trên địa bàn huyệni Dự an thu gom và xử lý chất thải rắn huyện Cần Giờ Chương 4 : HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN CẦN GIỜ 4.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn tại huyện Cần Giờ 4.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ: Tại huyện Cần Giờ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn bao gồm : + Rác sinh hoạt của 70315 hộ gia đình + Rác thải từ 17 chợ lớn nhỏ trên địa bàn huyện + Rác thải từ các cơ quan, trường học + Do khách du lịch và các hoạt động dịch vụ của khách sạn, nhà hàng trong huyện Cần Giờ. + Từ 01 bệnh viện, 01 phòng khám, 07 trạm y tế của các xã, thị trấn và các cơ sở phòng khám nhỏ. + Rác từ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bànn huyện. + Rác từ các công trình nâng cấp cải tạo của huyện 4.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt: Huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên là 70.421,58 hecta, với dân số là 70.315 người, mật độ dân số khoảng 99,8486 người/km2, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm là 12%, lượng rác thải mỗi năm tăng khoảng 11,5%.Khối lượng rác gia tăng do các nguyên nhân sau : + Sự gia tăng dân số quá nhanh + Qúa trình đô thị hóa + Nhiều công ty, cơ sở chế biến nông lâm hải sản ra đời + Số lượng khách du lịch ngày một gia tăng + Do sự thay đổi lối sống và thói quen tiêu thụ của người dân Bảng 20: thống kê khối lượng rác thu gom, vận chuyển và xử lý (Từ năm 1995- 2010) NĂM DT QUÉT m2 THU GOM (Tấn) VẬN CHUYỂN (T.km) XỬ LÝ (Tấn) GHI CHÚ 1995 1.764.000 2.532 15.192 2.532 1996 1.764.000 4.392 48.312 4.392 1997 1.992.000 5.698 62.678 5.698 1998 13.781.112 5.840 64.240 5.840 1999 21.591.024 5.840 64.240 5.840 2000 21.591.024 5.840 64.240 5.840 2001 21.532.000 5.856 68.327 5.856 2002 27.195.000 5.586 68.327 5.840 2003 30.775.000 6.752 77.383 6.752 2004 31.535.000 7.411 84.935 7.411 2005 55.329.000 8.440 104.184 8.440 2006 77.936.000 9.697 129.939 9.697 2007 85.963.000 11.375 152.425 11.375 2008 107.582.000 12.616 156.018 12.616 2009 184.782.000 12.849 167.810 12.849 2010 661.400.000 14.108 174.988 14.108 (Nguồn : Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ) Năm Hình 4: Biểu đồ thể hiện khối lượng rác được xử lý của huyện Cần Giờ từ năm 1995 đến 2010 Nhận xét: Nhìn vào bản đồ trên ta thấy sự gia tăng khá nhanh về khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Cần Giờ. Nếu không nhanh chóng quy hoạch các bãi rác một cách dài hạn và bền vững thì công tác xử lý chất thải rắn và môi trường xung quanh huyện sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. 4.2.Sơ đồ tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công íchBan giám đốc : Giám đốc 2 phó giám đốc Phòng kế hoạch_nghiệp vụ Phòng kế toán_tài vụ Phòng tổ chức_hành chính Đội dịch vụ Xưởng cơ khí Đội môi trường 1 Đội môi trường 2 Đội cây xanh Đội điện Các vườn ươm, chăm sóc cây Các cửa hàng bán lẻ cây cảnh Đội mai táng Đội thu phí Hình 5 : sơ đồ tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích Ghi chú : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp : Quan hệ chức năng : Đội trưởng Đội phó Đội phó trưởng ca sáng Đội phó trưởng ca chiều Đội phó 2 tổ đầu xe ôtô Tổ vận chuyển Tổ cải tiến 5 tổ quét đường Tổ đầu xe ô tô Tổ dự phòng chiều Tổ dự phòng sáng Nạo vét Tổ bờ biển Hình 6 : sơ đồ quản lý các tổ 4.3. Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển ctr trên địa bàn huyện Cần Giờ. 4.3.1 Quy trình thu gom : Quy trình quét dọn và thu gom chia lam 2 giai đoạn : quét dọn và thu gom. Quét dọn : Phụ trách khâu quét dọn gồm có 5 tổ quét hốt rác đường phố và 1 tổ quét hốt rác bờ biển, khâu này còn phân ra từng loại đường tương ứng từng loại công, ở đây được chia ra làm 4 loại đường. Đường loại I : diện tích khoảng 5500 m2/công, công nhân quét hốt sạch bùn cát và rác trên long lề đường.thời gian bắt đầu quét dọn từ 24h30, đầu giờ công nhân quét và hốt sạch rác do dân và các hộ buôn bán đổ ra sau khi xe ô tô thu gom rác đi qua.sau đó công nhân sẽ quét hốt sạch bủn,cát trên long lề đường, lượng bùn cát, rác sau khi quét được hốt lên xe cải tiến kéo về tập trung tại điểm hẹn để chờ ô tô đến thu. Đường loại II : diện tích 7500 m2/công, công nhân quét hốt sạch rác trên lòng lề đường Đường loại III : diện tích 11000 m2/công, công nhân quét sạch rác trên bờ biển. Đường loại II và III được quét sau 6h, khi công tác quét đường loại I đã xong, khi đã quét xong 3 loại đường công nhân lại tiếp tục đi thu gom rác quét do các hộ gia đình buôn bán đổ ra đường Đường loại IV : diện tích 11000 m2/công, công nhân quét hốt sạch rác trên bờ biển.thời gian làm việc khoảng 8_9h.họ nhặt rác ở phần bờ biển mép mặt nước, quét phần hành lang trên bờ biển, thu gom rác do buôn bán hàng rong và du khách xả ra, cành lá từ các cây xanh ven bờ biển. Rác sinh hoạt từ các nhà hàng, khách sạn dọc theo bờ biển sẽ do xe ô tô đi thu riêng.quét xong phần rác bờ biển, rác được hốt lên xe cải tiến và đi đến điểm hẹn. Thu gom rác : Có 3 tổ chuyên đi thu gom rác từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu thương mại. Trong đó 1 tổ đi thu gom rác trong hẻm bằng xe cải tiến, 2 tổ ô tô đi thu rác ở những phần còn lại Tổ thu rác bằng xe cải tiến : chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 2 người và 1 xe, họ đi và các hẻm hay con đường nhỏ nơi xe ô tô không và được, vừa đi vừa đánh kẻng để người dân trong hẻm mang rác ra đổ, còn những người ở ngoài thì đi thu từng hộ.Sau khi đã đi hết số hẻm được giao họ kéo xe ra chờ ở điểm hẹn đã được giao trước để chờ ô tô đến sang rác từ xe cải tiến lên xe ô tô và tiếp tục đi hẻm khác. Thường 1 ca họ kéo khoảng 10 chuyến không kể lượng rác phát sinh, thời gian bắt đầu là 15h. Thu gom rác bằng xe ô tô : tổ ô tô cũng được chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm 1 xe và 6 công nhân, các nhóm này hoạt động theo lịch trình đã được quy định, công nhân đánh kẻng nhiều hồi cho dân mang rác ra , họ dùng giỏ đi thu rác dọc theo đường rồi đưa lên xe.Ngoài việc thu gom rác từ hộ gia đình họ còn thu rác từ điểm người dân đổ bậy và thu rác từ các xe cải tiến trong hẻm đi ra, họ bắt đầu làm từ 17h, mỗi ca trung bình 1 xe và 6 công nhân làm 2 chuyến không kể lượng rác phát sinh, nếu có rác phát sinh sẽ điều chỉnh tổ dự phòng sao cho không để rác tồn sang ngày khác. + Quy trình thu gom rác bằng xe cải tiến: Lộ trình thu gom rác bằng xe cải tiến do 2 công nhân và 1 xe cải tiến phụ trách địa bàn, bắt đầu từ 15h chiều. Khi thu gom xong thì khoảng 20h45 tiếp tục công tác hốt quét đường. + Quy trình thu gom rác bằng xe ôtô : Lộ trình thu gom rác hàng ngày tập trung báo cáo nhân công là 16h30 và xuất phát là 17h00. Nhóm này có 4 công nhân hốt rác, 1 lái xe, 1 phụ xe, thực hiện 2 chuyến trên 1 ca công tác + Phạm vi quét dọn, thu gom rác hiện nay của công ty : Công tác quét dọn thu gom rác đường phố thực hiện trên tất cả các tuyến đường trung tâm trong khu dân cư. Như vậy hiện nay công tác quét dọn đường phố đang thực hiện khoảng 50% tổng số đường hiện có trong huyện còn lại các đường ở xa khu trung tâm các xã thị trấn chưa có được công tác phục vụ. Tuy nhiên còn một số tuyến đường còn năm trong trung tâm các xã thị trấn chưa được quét dọn là vì UBND thành phố không đủ khả năng khoán cho công ty do không đủ ngân sách để mở rộng phạm vi quét dọn. Hiện nay công việc thu gom chỉ bó gọn ở các trung tâm của các phường xã. Nhìn chung quy trình thu gom rác ở đây luôn theo đúng lịch trình đã được thông báo, không có trường hợp tự bỏ ngày. Do đã được tính toán và điều chỉnh bởi kinh nghiệm nên việc giao hẹn giữa xe ô tô và xe cải tiến thường đúng giờ, ít có trường hợp phải chờ lâu gây mất mỹ quan thành phố, ngoài ra điểm hẹn được phân bố nhiều trên các tuyến đường nên mỗi điểm hẹn chỉ có từ 1 xe cải tiến nên không có trường hợp tập trung đông xe tại một điểm. Do phân loại tuyến đường và khoán cho công nhân thu gom giúp cho việc quản lý tốt hơn và công suất lao động đạt được cao hơn, nhưng vẫn còn tồn tại việc công nhân phải quét đi quét lại trên cùng một tuyến đường do người dân đổ rác bất kể giờ giấc gây lãng phí sức lao động và thời gian. 4.3.2 Vận chuyển và trung chuyển : Phương tiện của quy trình vận chuyển là xe ô tô vừa làm nhiệm vụ thu gom rác dân, chợ, cơ quan…vừa là xe tiếp nhận rác từ xe cải tiến rồi chở thẳng ra bãi rác.Ở đây người ta sử dụng trạm trung chuyển bằng các điểm hẹn, xe cải tiến từ trong hẻm hoặc trên đường sẽ đến 30 điểm hẹn trong huyện để chuyển lên xe ô tô hoặc xe ép rác, khi xe ô tô đã đầy rác sẽ được phủ bạt kín để tránh vung vãi cũng như mùi hôi làm mất vệ sinh Bảng 21 : Phương tiện thu gom vận chuyển : loại Số lượng ( chiếc ) Cải tiến Xe thùng hở Xe đẩy tay Xe ép rác 20 3 50 4 Vì số lượng xe ép rác quá ít nên công ty đã dùng ô tô đi vận chuyển mặc dù được che kín để tránh mùi hôi và vung vãi nhưng vẫn chưa là giải pháp tốt vì nước thải vẫn chảy xuống đường. 4.3.3. Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Cần Giờ: RTSH Rác sau khi được đưa lên xe ô tô và xe ép rác thì được vận chuyển ra đổ ngoài bãi rác lộ thiên lở bãi rác Bình Khánh, Lý Nhơn, Long Hoà, những bãi rác này nằm ngoài khu vực dân cư, ở đây rác được đổ thoải mái không hề có sự quản lý và hủy một cách tự nhiên hoặc được đốt bởi những người nhặt phế liệu và những người dân ở gần đó.Những lúc khối lượng rác quá cao công ty cho xe ra ủi và ép xuống rồi tiếp tục đổ rác. Rác sau khi phân loại Điểm hẹn Xe ép rác, xe đẩy tay, xe cải tiến Thùng rác công cộng Bãi chôn lấp Thùng rác gia đình Hình7: Sơ đồ thu gom và vận chuyển về bãi chôn lắp Chương 5 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN HUYỆN CẦN GIỜ 5.1. Tình hình quản lý rác tại huyện Cần Giờ. 5.1.1. Thực trạng phát thải rác tại Cần Giờ: Các số liệu thống kê CTR ở các địa phương thấy lượng phát sinh CTR ở huyện Cần Giờ vào khoảng 46720 tấn/năm (năm 2010). Trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, các khu chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh… chiếm khoảng 70-80% tổng lượng CTR toàn huyện. Lựơng còn lại là CTR phát sinh từ sản xuất công nghiệp, chất thải nguy hại ( CTR y tế, chất thải nguy hại công nghiệp, nông nghiệp …)trong đó lượng chất thải nguy hại tuy ít nhưng rất đáng chú ý vì hiện nay công tác thu gom và xử lý CTR nguy hại chưa được thực hiện triệt để, có nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người rất cao. Tuy nhiên chất thải y tế của huyện rất ít nên được trang bị lò đốt tại chổ. CTR sinh hoạt : Các xã thị trấn thuộc huyện Cần Giờ là nơi tập trung đông dân cư và là nơi phát sinh một lượng lớn các chất thải sinh hoạt. Do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, lượng rác thải tình theo đầu người ngày càng tăng. Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ tại các thời điểm khác nhau thì lượng CTR phát sinh trong khoảng 0,5- 0,7 Kg/người/ngày.CTR sinh hoạt ở các địa phương có tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy tương đối cao ( vào khoảng 50% ), còn lại là các CTR khó phân hủy và cả các chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được thu gom chung mà chưa có sự thu gom và phân loại riêng biệt. CTR sinh hoạt ở các địa phương của huyện chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy ( 60-75% ). Thành phần rác thải sinh hoạt ở huyện Cần Giờ thường thay đổi tùy theo mùa, theo khu vực và theo thời gian. Tuy nhiên chỉ số trung bình của các thành phần CTR sinh hoạt ở các xã thị trấn, mà đại diện là ở thị trấn Cần Thạnh thì chủ yếu là các chất thải hữu cơ ( lá cây, củ, quả, xác xúc vật chết…) chiếm khoảng 52,6%, còn lại là các chất trơ ( xà bần, chất thải công nghiệp …) Bảng 22:thành phần của chất thải sinh hoạt đô thị ở Cần Giờ Loại chất thải Thành phần ( % theo trọng lượng ) Chất hữu cơ 52,6 Giấy và bìa carton 3,4 Nhựa 8,6 Gỉe/vải 1,3 Thủy tinh 5,0 Kim loại 0,9 Các chất thải nguy hại 1,2 Các chất trơ 27,1 ( Nguồn:công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam,2006 ) Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương trong huyện, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đô thị ở các địa phương của huyện còn rất thấp. Nhìn chung tỷ lệ thu gom trung bình đối với CTR sinh hoạt ở Cần Giờ đạt mức 63,2%. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở địa bàn các xã thị trấn của huyện đạt từ 50-80%. Ở các vùng xa trung tâm hay khu dân cư tỷ lệ thu gom đạt mức thấp ( tỷ lệ thu gom trung bình chung của nước ta khoảng 71% ) ( nguồn:khảo sát của nhóm tư vấn quốc gia,2006). CTR y tế : Hiện toàn huyện Cần Giờ có 11 trong đó 02 trung tâm cấp huyện 9 trung tâm y tế cấp xã ngoài ra còn có các phòng mạch tư nhân, dịch vụ y tế các loại. Bảng 23 : các bệnh viện và trung tâm y tế chính ở Cần Giờ: STT Tên bệnh viện Số giường 1 Bệnh viện đa khoa Cần Giờ 120 2 Phòng khám đa khoa An Nghĩa 50 3 Các trạm y tế của các xã thị trấn 05 (Nguồn : phòng y tế huyện Cần Giờ) CTR y tế bao gồm CTR sinh hoạt và CTR nguy hại, thành phần CTR y tế nguy hại gồm các mô, bệnh phẩm cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, chữa trị y tế, dịch tiết, bông gạc nhiễm bẩn, xi lanh, kim tiêm, chai lọ dược phẩm…Với tỷ lệ khoảng 20-25% tổng lượng CTR y tế. Tính bình quân lượng chất thải y tế theo 1 giường bệnh vào khoảng 1-1,2 Kg/ngày, trong đó lượng CTR y tế nguy hại khoảng 0,1-0,2 Kg/giường bệnh/ngày. Hiện nay CTR y tế được thu gom và phân loại tại nguồn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện để tiến hành xử lý riêng biệt. Các CTR y tế nguy hại đã được lưu giữ và vận chuyển về lò đốt CTR y tế ở Cần Giờ bằng các thiết bị chuyên dùng. Còn lại hầu hết các trạm y tế, các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân chưa phân loại và vẫn thải bỏ chung cùng với chất thải sinh hoạt của cơ sở lượng này rất nhỏ không đáng kể. Lò đốt này được đặt ở bệnh viện Cần Giờ và phòng khám đa khoa An Nghĩa theo chương trình trang bị lò đốt CTR y tế giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Áo cho 25 tỉnh thành ở Việt Nam. Lò đốt CTR y tế ở Cần Giờ có suất theo thiết kế là khoảng 300-500 Kg/ngày. Phần lớn chất thải y tế lây nhiễm từ các trạm y tế xã, phòng khám khu vực, cơ sở y tế tư nhân ở các địa phương khác trong huyện chưa được phân loại tại nguồn và xử lý triệt để. Một số được phân loại và đốt tại các lò đốt thủ công không hợp vệ sinh, còn phần lớn không được phân loại mà được các công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích thu gom như là một phần của dịch vụ thu gom chất thải đô thị ( không được khử trùng và xử lý triệt để ). Chất thải công nghiệp : Hiện nay các ngành công nghiệp ở huyện Cần Giờ rất ích chủ yếu là:du lịch và dịch vụ, chế biến thực phẩm ( chủ yếu là chế biến hải sản, xử lý nước lợ.. ), đóng sửa chữa tàu thuyền và may Lượng phát sinh CTR công nghiệp chiếm rất ít so với lượng CTR sinh hoạt nhưng tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề của từng cơ sở. 5.1.2. Hiện trạng quản lý rác thải ở Cần Giờ: Phân loại và thu gom CTR : Công tác thu gom CTR sinh hoạt ở Cần Giờ chủ yếu là do các đơn vị nhà nước thực hiện là chủ yếu ( Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích ). Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và xử lý CTR sinh hoạt, chất thải công nghiệp hàng ngày ở Cần Giờ. Nguồn kinh phí thu gom chủ yếu là ngân sách nhà nước cấp, còn lại là nguồn thu phí do dân đóng góp. Ở một số xã ở Cần Giờ, CTR sinh hoạt do chính quyền xã, hội phụ nữ hoặc tư nhân đứng ra làm công tác thu gom, UBND xã cấp bù từ nguồn ngân sách của địa phương và nhân dân đóng góp một phần phí thu gom. Cho đến nay chưa có địa phương nào thuộc huyện Cần Giờ thực hiện công tác phân loại CTR tại nguồn. Trong quá trình thu gom CTR sinh hoạt, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu gom rác vẫn phải thu gom cả rác thải y tế từ các cơ sở y tế tư nhân hoặc rác thải công nghiệp từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thải ra. Do chưa thực hiện công tác phân loại CTR tại nguồn nên việc thu hồi và tái chế CTR có ích vẫn chưa được thực hiện, mặc dù trong thực tế các công nhân của công ty trong quà trình thu gom hoặc quét đường vẫn thu gom một số loại CTR có khả năng tài sử dụng ( lon nhôm, bao bì, nhựa giấy… ) để tăng thêm thu nhập cho họ. Công tác thu gom và tái chế CTR được thực hiện chủ yếu bởi một số người làm công tác thu gom phế liệu, những người có thu nhập thấp tại các điểm trung chuyển rác, các bãi rác…Các chất thải có khả năng tái sử dụng sau khi được làm sạch, phân loại được bán cho các đại lý lớn vận chuyển lên TP.Hồ Chí Minh để tái sản xuất hoặc bán cho các cơ sở gia công nhỏ. Hình thức và thiết bị thu gom rác : Các hình thức thu gom rác chủ yếu : Hiện nay dịch vụ thu gom CTR phổ biến ở các địa phương trong huyện là công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích thực hiện việc thu gom rác tại các hộ gia đình ở khu vực đô thị là chủ yếu. Ngoài ra công ty kí hợp đồng thu gom rác với các chợ, nhà hàng, khách sạn, văn phòng, truờng học, các cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đóng trên địa bàn. Ngoài ra các đường phố, bãi biển, rãnh thoát nước, các kênh mương trong nội thị cũng được các công ty thu gom và đưa ra bãi rác. Việc thu gom rác ở các đô thị (xã, thị trấn ) thực hiện bằng xe ô tô ở các đường phố chính. Khi xe rác đi qua, công nhân vệ sinh dùng kèng thông báo cho các hộ gia đình đem rác ra đổ hoặc công nhân đi theo xe cũng thu gom rác đựng trong các bao nhựa để trước nhà dân và đưa lên xe. Ở một số đô thị, tại các hẻm nhỏ, công nhân thu gom thường sử dụng các xe đẩy bằng tay và đưa ra điểm tập kết chất thải, đổ xuống đất, sau đó xe rác sẽ đến và vận chuyển ra bãi rác. Ở huyện Cần Giờ có khoảng 81 điểm tập kết CTR và các diểm này thường cách nhau khoảng 500m – 800m dọc theo các tuyến đường lớn, nơi xe tải có thể đi qua được. Ở Cần Giờ cũng có khoảng 1000 thùng rác loại 120 lít và 240 lít đặt trên các đường chính và nhiều thùng rác nhỏ đặt tại các khu vực công cộng, công viên,bãi biển, vườn hoa để thu gom rác. Một số mô hình thu gom rác dựa vào cộng đồng cũng tuơng đối phát triển ở một số địa phương trong huyện. Ở Cần giờ cũng đã một dự án xã hội hóa công tác thu gom rác đã được thực hiện ở các xã. Công nhân vệ sinh do UBND các xã, phường tuyển chọn và được ban quản lý dự án đào tạo kỹ năng thu gom rác và trang bị các phương tiện thu gom.Các công nhân này dùng các xe đẩy tay gom rác ở các đường phố, nhất là các ngõ, hẻm nhỏ mà xe tải không vào được trong vùng dự án, sau đó vận chuyển đến các điểm trung chuyển để xe rác đưa ra bãi rác của huyện. Dự án này cũng mở rộng việc thu gom rác sinh hoạt qua Xã Thạnh Anvận chuyển bằng thuyền và đưa về bãi rác xã Long Hoàđể xử lý, dự àn này tương đối thành công, tỷ lệ thu gom rác và thu phí đạt tương đối cao và giải quyết việc làm cho một số người nghèo ngay tại địa phương. Một số địa phương trong huyện đã hình thành mô hình thu gom rác với sự góp sức của nhà nước và nhân dân cùng làm người dân và chính quyền địa phương đã thành lập một đội thu gom rác và thu phí vệ sinh tại các hộ gia đình, chợ…Kinh phí thu gom do người dân đóng góp và ngân sách của chính quyền địa phương cấp bù. Hoạt động này đã góp phần giải quyết một phần về vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, làm cho môi trường trở nên sạch đẹp và góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân. Trang thiết bị thu gom rác : Thiết bị thu gom rác ở các địa phương của huyện tương đối cũ và lác hậu, một số xe ép rác chuyên dụng trong vài năm gần đây thì hầu hết các địa phương khác trong huyện chủ yếu sử dụng các xe tải chở rác cũ, không đảm bảo an toàn giao thông cũng như vệ sinh trong quá trình chuyên chở. Trong quá trình thực hiện,công nhân phải thao tác bằng tay là chủ yếu. Thống kê từ các địa phương cho thấy lượng xe ép rác đạt tiêu chuẩn quy định ở các huyện, thị xã và thành phố rất ít, có nơi không có. Bảng 24: thống kê trang thiết bị thu gom rác ở các địa phương : Tên Xe ép rác Xe thùng hở Xe đẩy tay Xe cải tiến Xe ủi Huyện Cần Giờ 4 3 60 20 3 ( Nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường các địa phương,2006 ) Với thiết bị thu gom rác tương đối cũ, chủ yếu là các xe tải hở và chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị cao nên công tác tu gom rác ở nhiều địa phương trong huyện còn gặp nhiều khó khăn,chưa đảm bảo về mặt vệ sinh trong quá trình thu gom do nhiều công đoạn thu gom công nhân phải làm bằng tay, công việc lại nặng nhọc nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động. Trong khi vận chuyển do không đủ xe ép rác nên rác bị vương vãi khi vận chuyển. Tổ chức quản lý nhân sự về công tác thu gom và xử lý rác ở huyện Cần Giờ: Cần Giờ có dân số 70315 người, diện tích tự nhiên khoảng 70421,58 ha, gồm 6 xã và một thị trấn hiện nay chỉ có một đơn vị chuyên trách làm công tác thu gom và xử lý CTR là công ty TNHH một thành viên dịch vụ công ích Cần Giờvới 230 người, 19 tổ. Kinh phí thu gom, vận chuyển hàng năm chủ yếu do ngân sách thành phố chi trả và một phần do hân dân đóng góp từ nguồn thu lệ phí rác, dân số được phục vụ ước tính vào khoảng 70%. Xử lý CTR : Cho đến nay hầu hết rác thải sinh hoạt ở đô thị, rác thải công nghiệp, phế thải sinh hoạt…ở các địa phương của huyện đều được thu gom và vận chuyển về các bãi rác không hợp vệ sinh. Theo số liệu điều tra của Sở tài nguyên và môi trường thành phố thì phần lớn các bãi rác ở Cần Giờ đều nằm gần với nghĩa trang, là các bãi rác hở chưa được xử lý nến móng để chống thấm, nước rỉ rác thấm tự do xuống đất nên gây ô nhiễm đến môi trường đất, nước, không khí. Khoảng cách từ các bãi rác đến các khu dân cư tương đối gần : từ 1_2Km, vì vậy khả năng gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến khu dân cư là rất lớn. Bảng 25: Hiện trạng các bãi chứa CTR ở Cần Giờ năm 2006: Địa phương Số lượng bãi đã đầy và đóng cửa Địa điểm đang sử dụng Diện tích bãi rác ( ha ) Công suất bãi ( tấn/ha ) Khoảng cách từ bãi rác đến khu dân cư ( Km ) Hiện trạng bãi chứa Bình Khánh 0 ấp Bình lợi, Bình Khánh 5 2 Đổ tự nhiên Long Hòa 0 Đồng tranh 5 1,5 Đổ tự nhiên Lý Nhơn 0 Tân Điền 3 1 Đổ tự nhiên ( nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường huyện Cần Giờ, năm 2008 ) 5.1.3 Đánh giá hệ thống quản lý rác sinh hoạt tại Cần Giờ: Hệ thống thu gom và vận chuyển rác chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng cả về khối lượng, thành phần rác, công tác thu gom rác chỉ mới tập trung ở khu vực trung tâm, nội thị và các đường phố lớn, các đường hẻm nhỏ, ven biển, vùng sâu vùng xa…rác vẫn chưa được thu gom triệt để. Lượng CTR không được thu gom còn tồn đọng ở nhiều nơi : đường phố, ven sông, biển, cống rãnh, đồng ruộng… nên khả năng gây ô nhiễm cao. Công nhân làm việc trong môi trường độc hại cao nhưng phương tiện bảo hộ an toàn chưa thực sự tốt. Qúa trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR chủ yếu là thủ công kết hợp với cơ giới. Công tác thu gom, tái chế và xử lý CTR vẫn còn nhiều bất cập, chưa tiến hành phân loại rác tại nguồn, chưa tiến hành công tác phân loại, tái chế chất thải tại nguồn. Cho đến nay vẫn chưa thực hiện được việc quan trắc chất lượng môi trường tại các bãi rác để đánh giá mức độ ô nhiễm của các bãi rác đến các thành phần môi trường : đất, nước, không khí… Với tốc độ phát triển ngày càng tăng của các địa phương trong huyện Cần Giờ, các bãi rác hiện tại khó có thể đáp ứng được khả năng chứa rác cũng như đáp ứng về tiêu chuẩn môi trường các bãi rác. Để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững, cần thiết phải có một kế hoạch tổng thể về quản lý CTR phù hợp cho từng vùng, từng giai đoạn.Cần thiết phải đầu tư các bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cũng như áp dụng các công nghệ xử lý phù hợp. Đồng thời cần có cơ chế quản lý, thu gom rác cũng như đầu tư về mặt nhân lực, trang thiết bị, tái chế chất thải phù hợp, đảm bảo phát triển bền vững. 5.2. Khảo sát nhận định của người dân tại xã An Thới Đông: Qua thăm dò cho một ấp trong tổng số 07 ấp của xã An Thới Đông Theo nhận định hầu hết mọi người đều cho rằng hệ thống thu gom hoạt động tốt, thể hiện qua các con số thống kê như có đến 100% người được hỏi đều được thu gom rác, 85% hộ gia đình xác định hệ thống này đi thu gom rất đúng giờ quy định, số còn lại không quan tâm đến giờ giấc thu gom và theo người dân cho biết thì thời gian thu gom như hiện nay là tất phù hợp. 80 % số hộ cho rằng vào giờ thu gom như hiện nay ( khoảng 5-6h ) họ đều có mặt ở nhà nên có thể mang rác ra đổ đúng giờ quy định. Đặc biệt người dân đánh giá cao cách phục vụ của người đi thu gom rác : Cách phục vụ tốt Tạm được Không tốt % nhận định 85,2% 15,8% 0% Lý do họ đưa ra nhận định như vậy vì theo họ hệ thống thu gom này rất đúng giờ, không tự ý thay đổi lịch trình, thu gom sạch sẽ không bỏ rác của dân và không làm rác vương vãi trên đường, đặc biệt là người thu gom rất lịch sự, tận tình trong công việc, không cấu gắt. Qua khảo sát ta biết được một số thói quen của họ như sau : + Về cách thức bỏ rác của người dân trước khi mang rác ra đổ thì họ thường có thói quen : Thói quen Đồ chứa rác gia đình Túi nilon Không ý kiến % nhận định 70% 20% 10% + Có đến 78% người được hỏi cho rằng họ không có 1 thỏa thuận nào ngay cả thỏa thuận bằng miệng với người thu gom rác ( việc này đã có xã thỏa thuận ) vấn đề của họ là được thu gom và đóng tiền đầy đủ là xong. Khi được hỏi có muốn ký hợp đồng thu gom bằng giấy tờ không, kết quả như sau : Thỏa thuận bằng giấy tờ có Không % nhận định 55% 45% Để nhận biết được thành phần chất thải trong rác thải sinh hoạt có thể phát sinh nhiều trong tương lai tôi đã tìm hiểu xem thói quen của người dân có thường nhặt phế liệu có trong thành phần rác sinh hoạt hay không và có được kết quả như sau : Phế liệu Nhặt ra Để chung % nhận định 57,5% 42,5% 57,5% này cho rằng số lượng phế liệu không có nhiều trong thành phần rác thải nhưng họ vẫn nhặt do thói quen hằng ngày và cũng kiếm thêm được một ít thu nhập để đóng chi phí thu gom rác. 5.3. Đánh giá hệ thống quản lý rác tại huyện Cần Giờ: Việc đánh giá hệ thống quản lý này chỉ ra những ưu khuyết điểm từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của huyện. 5.3.1. Môi trường pháp lý : Ưu điểm : Mặc dù không đủ lụât nhưng các cấp lãnh đạo ở đây cũng rất linh hoạt trong khâu xử lý, trong khi chờ UBND thành phố ban hành bộ luật riêng các cấp lãnh đạo đã xử dụng bộ luật môi trường chung cho cả nước để điều hành quản lý hệ thống rác ở đây.Ngoài ra các nhà chức trách ở đây đã sớm nhìn thấy được những vấn đề nghiêm trọng từ rác nên đã quyết định thành lập công ty TNHH MTV dịch vụ công ích và ra chỉ thị cấp phép hành nghề cho các đơn vị cá nhân nào tham gia hệ thống thu gom xử lý rác, có chính sách khuyến khích ( các đơn vị nào tham gia vaò hoạt động này sẽ được miễn thuế ). Nhược điểm : Do áp dụng bộ luật chung của cả nước nên có nhiều điểm không phù hợp với tình hình kinh tế_xã hội_văn hóa địa phương.Ngoài ra việc vận dụng luật vaò các ban ngành lại không giống nhau nên thiếu tính đồng bộ trong khâu xử lý, hệ thống quản lý rác không rõ ràng, còn mang tính chung chung. Do tầm nhận thức của người dân còn thấp, tầm nhận thức về luật chưa cao và thường có xu hướng không thích tìm hiểu về luật pháp.Về phía các cơ quan lãnh đạo thì không có chủ trương cho người dân tiếp cận với luật pháp, khi 1 chủ trương nghị định hay quyết định ban ra thì được chuyển cho các cơ quan ban ngành có liên quan,sau đó các cơ quan này sẽ phổ biến cho nhân viên của mình còn đến được người dân thì phải chờ một thời gian sau nữa.Do đó việc ban luật và việc người dân tiếp cận với luật đó là một khoảng cách rất xa. Khi luật đã có thì lại thiếu bộ phận điều hành thanh tra vì luật mang tính chung cho toàn ngành nên việc thanh tra quản lý cũng toàn ngành, bên này thanh tra quản lý thì sợ đụng bên kia, hay sẽ không có cơ quan nào chịu làm công tác đó vì không được giao trách nhiệm rõ ràng. Đôi lúc cũng lập ra bộ phận riêng chuyên trách công việc đó nhưng lực lượng lại quá mỏng không thể đảm nhận hêt công việc họ làm. 5.3.2. Cơ cấu tổ chức : Ưu điểm : Hệ thống quản lý rác được tổ chức trực tuyến và chỉ có 1 đơn vị chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu thu gom vận chuyển đến xử lý, đơn vị này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố nên tránh được sự chồng chéo công việc giữa các ban ngành.Việc tổ chức bộ máy quản lý từ thành phố xuống đơn vị thi công tương đối gọn nhẹ, giúp cho việc điều hành, phổ biến các đìêu luật được nhanh chóng. Cách tổ chức của đơn vị cấp dưới chặt chẽ, phân chia làm những bộ phận chuyên biệt với mỗi lĩnh vực hoạt động phù hợp của mình nên việc điều hành cũng như hoạt động của mỗi bộ phận diễn ra đúng với lịch trình đã được quy định giảm được thời gian và nhân lực. Bên cạnh bộ phận hành chính lại có bộ phân công đoàn chuyên trách về đời sống kinh tế_xã hội cho công nhân, vì thế đời sống công nhân ở đây được đảm bảo ổn định nên không sao lãng trách nhiệm của mình. Với 1 đơn vị làm 1 công tác nên việc thực hiện các hoạt động rất đúng thời gian,bên cạnh đó do giữa các công nhân có sự kiểm soát lẫn nhau và thường xuyên có sự kiểm tra của ban thanh tra công ty nên tinh thần làm việc của công nhân rất nghiêm chỉnh. Nhược điểm : Do chỉ có 1 đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý rác nên không đủ khả năng hoạt động trong phạm vi lớn, các khu vực ngoại thành hầu như bị bỏ ngõ trong khi đó lựơng rác từ các phường xã vùng xâu không phải là nhỏ sẽ được người dân đổ xuống sông, kênh rạch, biển và những nơi công cộng làm ảnh hưởng đến môi trường chung. Cho nên việc quản lý không thể tổ chức cơ cấu thu gom cục bộ mà phải tổ chức một cách linh hoạt, phải có nhiều hình thức thu gom bất kể là khu vực nào cũng phải được thu gom hợp lý. Ngoài ra cần phải tổ chức các hệ thống thu gom rác ở các cấp cơ sở tại phường xã, nên để cho phường xã tự quản lý rác ở khu vực mình vì trong tương lai lượng rác phát sinh càng nhiều, do đó cơ cấu tổ chức trực tuyến ở cấp thành phố sẽ gánh quá nhiều việc, dễ dẫn đến hoàn thành không tốt nhiệm vụ. 5.3.3. Quy trình kỹ thuật : Công tác quét dọn_thu gom: Ưu điểm : Quy trình này có sự đồng bộ về phương tiện làm việc, thời gian làm việc như nhau không có trường hợp công nhân tự ý thay đổi thời gian hay lịch trình làm việc Việc phân cấp các loại đường cho công nhân làm rất hiệu quả trong việc kích thích khả năng làm việc của công nhân do đó năng suất lao động cao, công nhân có ý thức làm việc và giảm được số lượng công nhân không cần thiết nếu như cứ đồng hóa tất cả các loại đường với nhau. Thời gian, phạm vi và địa điểm thu gom tập kết được quy định rõ ràng, nên tất cả các khâu phải làm hết năng suất của mình để đúng giờ quy định, công tác thu gom rác hoạt động rất hiệu quả có sự tính toán và sắp xếp phù hợp nên tiết kiệm thời gian và công sức lao động. Nhược điểm : Do làm việc theo thời gian được quy định nên đối với những khu vực được thu gom rác gián tiếp ( khi có tiếng kẻng người dân phải tự mang rác ra xe đổ ) , nếu không mang rác ra kịp thì rác của họ sẽ bị để lại vì xe rác không có nhiều thời gian để chờ. Dùng qúa nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LVAN hoan chinh.doc
Tài liệu liên quan