Đề tài Nghiên cứu đánh giá chất lượng Obidoxime Chloride tổng hợp làm nguyên liệu dược – Vũ Ngọc Toán

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá chất lượng Obidoxime Chloride tổng hợp làm nguyên liệu dược – Vũ Ngọc Toán: Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. N. Toán, , L. Q. Minh, “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp làm nguyên liệu dược.” 132 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG OBIDOXIME CHLORIDE TỔNG HỢP LÀM NGUYÊN LIỆU DƯỢC Vũ Ngọc Toán1*, Nguyễn Minh Trí1, Lê Thị Hằng2, Lưu Quang Minh3 Tóm tắt: Obidoxime chloride là thuốc giải độc đặc hiệu thế hệ mới và là thành phần chính của ống tự tiêm giải độc chất độc phospho hữu cơ. Obidoxime chloride có ái lực liên kết với vị trí hoạt động của enzyme, loại bỏ phosphorylat obidoxime, đồng thời tái sinh hoạt tính của enzyme AChE. Obidoxime chloride được tổng hợp bằng phản ứng của pyridine-4-aldoxime với bis(chloromethyl)ether trong dung môi chloroform. Chất lượng của obidoxime chloride sau tổng hợp và tinh chế được kiểm tra theo Dược điển Việt Nam V và Dược điển Mỹ (USP 38). Kết quả cho thấy, hoạt chất obidoxime chloride tổng hợp đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng làm nguyên liệu dược. Từ khóa: Obidoxime chloride; Oxime; Thuốc giải độc đặc hiệu...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá chất lượng Obidoxime Chloride tổng hợp làm nguyên liệu dược – Vũ Ngọc Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. N. Toán, , L. Q. Minh, “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp làm nguyên liệu dược.” 132 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG OBIDOXIME CHLORIDE TỔNG HỢP LÀM NGUYÊN LIỆU DƯỢC Vũ Ngọc Toán1*, Nguyễn Minh Trí1, Lê Thị Hằng2, Lưu Quang Minh3 Tóm tắt: Obidoxime chloride là thuốc giải độc đặc hiệu thế hệ mới và là thành phần chính của ống tự tiêm giải độc chất độc phospho hữu cơ. Obidoxime chloride có ái lực liên kết với vị trí hoạt động của enzyme, loại bỏ phosphorylat obidoxime, đồng thời tái sinh hoạt tính của enzyme AChE. Obidoxime chloride được tổng hợp bằng phản ứng của pyridine-4-aldoxime với bis(chloromethyl)ether trong dung môi chloroform. Chất lượng của obidoxime chloride sau tổng hợp và tinh chế được kiểm tra theo Dược điển Việt Nam V và Dược điển Mỹ (USP 38). Kết quả cho thấy, hoạt chất obidoxime chloride tổng hợp đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng làm nguyên liệu dược. Từ khóa: Obidoxime chloride; Oxime; Thuốc giải độc đặc hiệu; Phospho hữu cơ; chất độc thần kinh. 1. MỞ ĐẦU Chất độc phospho hữu cơ phát huy tác động gây độc trên cơ sở bất hoạt enzyme cholinesterase. Enzyme này có vai trò quan trọng trong việc thủy phân acetylcholine thành choline, làm chất dẫn truyền xung thần kinh [4, 5, 8]. Chất độc phospho hữu cơ được sử dụng với hai mục đích chính là làm hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc thần kinh. Hóa chất bảo vệ thực vật họ phospho hữu cơ có độc tính cao, được dùng để diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng [8]. Trên thế giới và trong nước hiện nay, hóa chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ được sử dụng rất phong phú và đa dạng. Từ năm 1942 đến nay đã có trên 50.000 chất mới được tổng hợp, trong đó có khoảng 50 chất được dùng phổ biến trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp,... [4]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng một triệu vụ ngộ độc, trong đó có trên 300.000 người chết do nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật. Chất độc thần kinh là một loại chất độc nguy hiểm nhất trong số các chất độc quân sự sử dụng trong chiến tranh hiện đại, hoạt động chủ yếu như một chất ức chế acetylcholinesterase, gây ra các triệu chứng cholinergic nghiêm trọng [2, 7]. Một số chất độc thần kinh nguy hiểm phải được kể đến là sarin, tabun, soman, VX. Trong đó, sarin là một loại chất độc được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai gây thương vong cho nhiều người [1, 3, 7]. Vụ khủng bố bằng sarin trên hệ thống tàu điện ngầm ở Thủ đô Tokyo của Nhật Bản năm 1994 và 1995 [3], vụ ám sát Kim Jong Nam nghi sử dụng chất độc VX vào tháng 2 năm 2017, cho thấy nguy cơ của một vụ tấn công sử dụng chất độc thần kinh là luôn tiềm ẩn. Obidoxime chloride là một trong các loại thuốc giải độc đặc hiệu thế hệ mới đối với nhiễm độc chất độc phospho hữu cơ đã được sử dụng rộng rãi ở một số quốc gia như: Na Uy, Phần Lan, Đức, Hà Lan [5]. Obidoxime chloride được chúng tôi tổng hợp từ phản ứng của pyridine-4-aldoxime với bis(chloromethyl)ether trong dung môi chloroform ở nhiệt độ 60 oC trong 30 phút. Trong bài báo này giới thiệu kết quả đánh giá chất lượng của sản phẩm obidoxime chloride sau tổng hợp, tinh chế bằng các phương pháp quy định trong Dược điển Việt Nam V và Dược điển Mỹ USP 38. 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất Chất chuẩn obidoxime chloride và tạp chuẩn pyridine-4-aldoxime tương ứng được nhập từ hãng Santa Cruz Biotechnology và Sigma Aldrich với hàm lượng 98,0 %. Các hóa Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 133 chất tinh khiết khác được nhập từ hãng Merck. Obidoxime chloride (LUH6.VN) được tổng hợp tại phòng thí nghiệm của chúng tôi theo phương pháp nêu ở trên. 2.2. Đánh giá chất lượng obidoxime chloride 2.2.1. Đánh giá chỉ tiêu định lượng - Chuẩn bị dung dịch và điều kiện sắc ký: + Chuẩn bị dung dịch thử: Cân một lượng chính xác 10 mg sản phẩm vào bình định mức 100 mL, thêm 80 mL nước, siêu âm đến khi tan hoàn toàn. Thêm nước tới vạch mức, lắc đều. Lọc qua màng lọc cellulose acetate 0,45 µm. + Chuẩn bị dung dịch chuẩn: Cân một lượng chính xác 10 mg obidoxime chloride chuẩn cho vào bình định mức 100 mL, thêm khoảng 80 mL nước, siêu âm đến khi tan hoàn toàn. Thêm nước tới vạch mức, lắc đều. Lọc qua màng cellulose acetate 0,45 µm. + Điều kiện sắc ký: Cột phân tích C18 (250 x 4,6 mm; 5 µm), nhiệt độ cột 30 oC, pha động acetonitrile:acid phosphoric 0,1 % (30:70), tốc độ dòng 0,5 mL/phút, thể tích tiêm 10 µL. + Cách tiến hành: Tiêm riêng biệt các dung dịch thử và dung dịch chuẩn vào hệ thống sắc ký, ghi lại sắc ký đồ. 2.2.2. Đánh giá chỉ tiêu nhiệt độ nóng chảy Chỉ tiêu nhiệt độ nóng chảy được xác định theo hướng dẫn nêu trong Dược điển Việt Nam V. Quy trình tiến hành cụ thể như sau: - Nghiền obidoxime chloride thành bột mịn sau khi đã làm khô 24 giờ ở áp suất 1,5 đến 2,5 kPa với chất hút ẩm silicagel tinh khiết, hoặc sấy khô 2 giờ ở 100 - l05 oC. - Cho bột vào ống mao quản, lèn bột bằng cách gõ nhẹ ống mao quản xuống mặt phẳng cứng để có một lớp sản phẩm cao 4-6 mm. - Đun nóng bình đựng chất lỏng đến khi nhiệt độ thấp hơn điểm chảy dự kiến của chất thử khoảng 10 oC, điều chỉnh nhiệt độ sao cho nhiệt độ tăng 1 oC trong l phút hoặc cho nhiệt độ tăng 3 oC trong l phút khi thử các chất không bền nhiệt. - Khi nhiệt độ đạt thấp hơn điểm chảy dự kiến khoảng 5 oC, lấy nhiệt kế ra, nhanh chóng buộc ống mao quản có sản phẩm vào nhiệt kế, sao cho lớp sản phẩm ngang với phần giữa bầu thuỷ ngân của nhiệt kế. Đặt lại nhiệt kế vào bình. Nhiệt độ mà tại đó nhìn thấy cột chất thử xẹp xuống, so sánh với một điểm nào đó trên thành ống, được xác định là điểm bắt đầu nóng chảy và nhiệt độ mà tại đó chất thử trở thành chất lỏng hoàn toàn, được xác định là điểm cuối của sự chảy hay nhiệt độ chảy. 2.2.3. Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng Chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng cũng được xác định theo DĐVN V như sau: - Chuẩn bị dung dịch thử: + Lấy chính xác 2,0 g obidoxime chloride chuyển vào chén nung thạch anh. + Thêm 4,0 mL dung dịch MgSO4 25 % trong acid sulfuric 1M (TT). Trộn đều bằng một đũa thủy tinh nhỏ rồi đun nóng cẩn thận. + Đốt dần dần để chế phẩm cháy hết và tiếp tục đốt cho đến khi thu được cắn có màu gần trắng hay ít nhất là xám nhạt. Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. N. Toán, , L. Q. Minh, “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp làm nguyên liệu dược.” 134 + Tiến hành nung ở nhiệt độ không quá 800 oC. Để nguội, làm ẩm cắn bằng vài giọt dung dịch acid sulfuric 1M (TT). + Bốc hơi, nung lại và để nguội. Toàn bộ thời gian nung không quá 2 giờ. + Hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrochloric 2M (TT) 2 lần, mỗi lần dùng 5 mL. + Thêm 0,1 mL dung dịch phenolphtalein (TT), cho từng giọt amoniac (TT) đến khi có màu hồng. + Để nguội, thêm acid acetic băng (TT) đến khi dung dịch mất màu và thêm dư 0,5 mL nữa. Lọc nếu cần, pha loãng dung dịch với nước thành 20 mL. - Chuẩn bị dung dịch đối chiếu: Dùng một thể tích dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) thay thế cho chế phẩm. Thêm 2 mL dung dịch thử vào dung dịch thu được. - Chuẩn bị dung dịch kiểm tra: Dùng lượng chế phẩm như lượng dùng để chuẩn bị dung dịch thử và thể tích dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) giống như thể tích dùng để chuẩn bị dung dịch đối chiếu. Thêm 2 mL dung dịch thử vào 10 mL dung dịch thu được. - Chuẩn bị dung dịch mẫu trắng: Hỗn hợp gồm 10 mL nước và 2 mL dung dịch thử. - Tiến hành: Lấy 12 mL của mỗi dung dịch trên, thêm 2 mL dung dịch đệm acetat pH 3,5 (TT). Lắc đều và thêm dung dịch thu được vào 1,2 mL dung dịch thioacetamide (TT), lắc đều ngay. Quan sát các dung dịch sau 2 phút. 2.2.4. Đánh giá chỉ tiêu giới hạn chloride Chỉ tiêu giới hạn chloride được xác định theo Dược điển Mỹ USP 38. Quy trình tiến hành cụ thể như sau: - Hòa tan chính xác 300 mg obidoxime chloride trong 150 mL nước, thêm 20 mL acid acetic băng và 10 giọt p-tert-octylphenoxy nonaethoxyethanol và chuẩn độ với thuốc thử bạc nitrate 0,1 N, xác định điểm kết thúc. Tiến hành tương tự trên mẫu trắng. Mỗi mL thuốc thử bạc nitrate 0,1 N tương ứng với 3545 mg Cl. 2.2.5. Đánh giá chỉ tiêu dung môi tồn dư - Chuẩn bị dung dịch mẫu thử: obidoxime chloride tan tốt trong nước, do đó tiến hành pha dung dịch mẫu thử (1) bằng cách hòa tan 0,2 g mẫu thử trong nước, pha loãng với nước tới 20,0 mL. - Chuẩn bị dung dịch dung môi (b): Hòa tan một lượng thích hợp dung môi tồn dư nhóm 2 trong dimethyl sulfoxide (TT). Pha loãng với nước thành 100,0 mL. Tiếp tục pha loãng để thu được dung dịch có nồng độ bằng 1/20 giới hạn quy định đối với tạp chất là dung môi tồn dư. - Chuẩn bị dung dịch dung môi (c): Hòa tan 1,0 g dung môi có trong mẫu thử với dimethyl sulfoxide, sau đó pha loãng thành 100,0 mL. Tiếp tục pha loãng để thu được dung dịch có nồng độ bằng 1/20 giới hạn quy định trong Dược điển. - Chuẩn bị dung dịch mẫu trắng: Chuẩn bị giống như cách chuẩn bị dung dịch dung môi (c) nhưng không thêm dung môi cần xác định (để kiểm tra sự vắng mặt của các pic nhiễu). - Chuẩn bị dung dịch thử: Lấy 5,0 mL dung dịch mẫu thử và 1,0 mL dung dịch mẫu trắng cho vào một lọ đựng mẫu tiêm. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 135 - Chuẩn bị dung dịch đối chiếu (b) (nhóm 2): Lấy 1,0 mL dung dịch dung môi (b) và 5,0 mL chất pha loãng thích hợp vào một lọ đựng mẫu tiêm. - Chuẩn bị dung dịch đối chiếu (c): Lấy 1,0 mL dung dịch dung môi (c) và 5,0 mL dung dịch mẫu thử vào lọ đựng mẫu tiêm. - Chuẩn bị dung dịch đối chiếu (d): Lấy 1,0 mL dung dịch mẫu trắng và 5,0 mL chất pha loãng thích hợp vào một lọ đựng mẫu tiêm. Lưu ý: đóng kín tất cả các lọ đựng mẫu dung dịch ở trên trước khi sử dụng. Lắc đều để có một dung dịch đồng nhất. - Cách tiến hành trên hệ sắc ký A: + Tiêm 1 mL pha hơi của dung dịch đối chiếu (b), ghi sắc ký đồ ở điều kiện sao cho hệ số phân giải giữa acetonitrile và methylen chloride có thể xác định được. + Tiêm 1 mL pha hơi của dung dịch thử lên cột phân tích của hệ A. Nếu sắc ký đồ thu được không pic nào tương ứng với một trong các pic của những dung môi tồn dư trong sắc ký đồ cho bởi dung dịch đối chiếu (b) thì mẫu thử đạt yêu cầu. 2.2.6. Đánh giá chỉ tiêu tạp chất có liên quan - Chuẩn bị dung dịch và điều kiện sắc ký: + Dung dịch thử: Cân chính xác 10 mg mẫu thử vào bình định mức 10 mL. Thêm 8 mL methanol, siêu âm trong 15 phút. Để nguội và định mức đến vạch bằng methanol. Lọc dịch qua màng cellulose acetate 0,22 µm thu được dịch chạy sắc ký. + Dung dịch chuẩn: Cân chính xác 5 mg pyridine-4-aldoxime vào bình định mức 10 mL. Hòa tan và định mức đến vạch bằng methanol. Tiến hành pha loãng với methanol thu được dãy dung dịch chuẩn có nồng độ từ 50 - 200 ppb. - Điều kiện sắc ký: Cột Shimpack C18 (100 x 2,1 mm; 1,9 µm), Pha động: Kênh A: acid formic 0,1%, kênh B: ACN, tốc độ dòng: 0,3 mL/ phút, thể tích tiêm: 10 µL, nhiệt độ cột: 30 oC. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mẫu chuẩn obidoxime chloride (USP) Mẫu chuẩn obidoxime chloride được nhập của hãng Santa Cruz Biotechnology, CAS No. 114-90-9. Công thức phân tử C14H16Cl2N4O3, khối lượng phân tử 359,21 g/mol. Công thức cấu tạo của obidoxime chloride như sau: N + N OH O N + N OH 2Cl - Obidoxime chloride Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. N. Toán, , L. Q. Minh, “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp làm nguyên liệu dược.” 136 Chỉ tiêu chất lượng của mẫu chất nhập khẩu được chỉ ra trong Bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Chỉ tiêu chất lượng của chất chuẩn obidoxime chloride. Chỉ tiêu chất lượng Yêu cầu 1. Ngoại quan Dạng bột, màu trắng 2. Nhiệt độ nóng chảy, oC Từ 207 đến 211 3. Hàm lượng kim loại nặng, %, không lớn hơn 0,002 4. Dung môi tồn dư Không 5. Hàm lượng chloride, % Từ 19,0 đến 21,0 6. Định lượng, %, không nhỏ hơn 96,0 3.2. Đánh giá chất lượng obidoxime chloride tổng hợp được 3.2.1. Đánh giá chỉ tiêu ngoại quan Ngoại quan của sản phẩm obidoxime chloride được đánh giá bằng cách quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Kết quả cho thấy, sản phẩm thu được sau tổng hợp và tinh chế ở dạng bột, màu trắng sáng. 3.2.2. Đánh giá chỉ tiêu nhiệt độ nóng chảy Ghi nhiệt độ nóng chảy là phương pháp đơn giản và thuận tiện để kiểm tra độ tinh khiết của một hợp chất. Nếu nhiệt độ nóng chảy trong giới hạn quy định bởi Dược điển, có thể cho thấy, sản phẩm có độ tinh khiết cao. Nhiệt độ nóng chảy thực tế đo được trong PTN của mẫu obidoxime chloride là 207 - 211oC. Kết quả này cho thấy, nhiệt độ nóng chảy của mẫu thử trùng khớp với vùng nhiệt độ nóng chảy của mẫu chuẩn. 3.2.3. Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng Các kim loại nặng đều được cho là độc hại và có ảnh hưởng bất lợi trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Dược điển Việt Nam V và các Dược điển hiện hành đều quy định cụ thể hàm lượng kim loại nặng cho phép có mặt trong từng loại thuốc lưu hành. Tiến hành xác định hàm lượng kim loại nặng theo quy trình nêu ra ở trên cần lưu ý, có thể sử dụng natri sulfide thay thế cho thioacetamide (tác nhân thường được sử dụng). Tính thích hợp của phép thử cũng cần phải được quan tâm, dung dịch đối chiếu phải có màu nâu nhạt khi so sánh với dung dịch mẫu trắng và dung dịch kiểm tra phải có màu ít nhất là đậm bằng màu của dung dịch đối chiếu. Cách đánh giá kết quả: Màu nâu của dung dịch thử (nếu có) không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu. Nếu khó đánh giá kết quả, lọc các dung dịch qua màng lọc cellulose acetate 0,45 µm nếu không có chỉ dẫn cụ thể nào khác. Tiến hành lọc chậm và đều với áp lực lên piston nhẹ nhàng và liên tục, sau đó, so sánh màu sắc của các vết trên màng lọc thu được từ các dung dịch. Kết quả kiểm tra cho thấy, màu sắc của dung dịch thử nhạt màu hơn so với màu sắc của dung dịch chì chuẩn. Điều đó có nghĩa, hàm lượng kim loại nặng có trong mẫu chất tổng hợp không vượt quá mức 0,002 %. 3.2.4. Đánh giá chỉ tiêu dung môi tồn dư Các dung môi tồn dư được chia làm 3 nhóm: nhóm 1 (các dung môi phải tránh sử dụng, là các dung môi gây ung thư cho người hoặc có khả năng gây ung thư rõ rệt hoặc chất gây độc môi trường), nhóm 2 (các dung môi phải hạn chế sử dụng, các dung môi gây ung thư Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 137 trên động vật, không độc cho gen hoặc các tác nhân có thể gây độc không hồi phục như độc tính trên thần kinh hoặc gây quái thai), nhóm 3 (các dung môi có độc tính thấp trên người, không cần xác định liều gây tác hại cho sức khỏe). Quá trình tổng hợp obidoxime chloride chúng tôi có sử dụng các dung môi chloroform, ethanol, acetone và diethyl ether. Trong số các dung môi sử dụng chỉ có chloroform thuộc dung môi nhóm 2 (hạn chế sử dụng), còn các dung môi khác thuộc nhóm 3 (độc tính thấp). Đối với chloroform, sử dụng phương pháp sắc ký khí để xác định. Trên sắc ký đồ của dung môi nhóm 2 phân tích trên hệ thống A theo quy trình 1 cho kết quả thời gian lưu của chloroform xuất hiện ở 7,5 phút. Sắc ký đồ của mẫu thử obidoxime chloride không xuất hiện pic có thời gian lưu tương ứng với chloroform, chứng tỏ mẫu thử không chứa dung môi tồn dư này. Đối với các dung môi nhóm 3, dùng phương pháp mất khối lượng do làm khô, kết quả cho thấy mẫu thử mất khối lượng < 0,5 %. 3.2.5. Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng chloride Con đường tổng hợp obidoxime chloride sử dụng tác nhân bis(chloromethyl)ether, là nguồn phát sinh chloride trong sản phẩm. Hơn nữa, sản phẩm thu được tồn tại ở dạng muối chloride, do đó việc xác định hàm lượng chloride có trong sản phẩm là cần thiết. Việc hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép sẽ yêu cầu phải kiểm tra lại nguyên liệu đầu vào hoặc xem xét lại quá trình tổng hợp. Hàm lượng chloride được xác định bằng phương pháp chuẩn độ với bạc nitrate trong môi trường (p-tert- octylphenoxy)nonaethoxyethanol. Kết quả cho thấy, hàm lượng chloride là 20,52 %, nằm trong giới hạn quy định (19,0-21,0 %). 3.2.6. Đánh giá chỉ tiêu định lượng Mẫu obidoxime chloride nhập ngoại của hãng Santa Cruz Biotechnology, độ tinh khiết 98,0 %. Diện tích pic của mẫu thử và mẫu chuẩn lần lượt là 3021 uV và 3122 uV ở thời gian lưu 2 phút. Hàm lượng của obidoxime chloride C14H16Cl2N4O3 có trong sản phẩm được tính toán theo công thức sau: (%) = × ×% × . Trong đó: ET diện tích pic của dung dịch thử; ES diện tích pic của dung dịch chuẩn; MS, MT khối lượng mẫu chuẩn và mẫu thử; % S là hàm lượng chất chuẩn. Vậy, (%) = × ×, × = 96,62 (đáp ứng chỉ tiêu định lượng). Hình 1. Sắc ký đồ HPLC định lượng obidoxime chloride chuẩn (1) và tổng hợp (2). Hóa học & Kỹ thuật môi trường V. N. Toán, , L. Q. Minh, “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp làm nguyên liệu dược.” 138 3.2.7. Đánh giá chỉ tiêu tạp chất liên quan Tạp chất có thể được phân chia làm 3 nhóm chính: tạp chất hữu cơ, tạp chất vô cơ và dung môi tồn dư. Tạp chất hữu cơ có thể tăng trong quá trình sản xuất và/hoặc quá trình bảo quản, có thể được nhận diện hoặc không thể nhận diện, bay hơi hoặc không bay hơi, bao gồm: nguyên liệu đầu, sản phẩm phụ, chất trung gian, sản phẩm phân hủy, thuốc thử, phối tử, xúc tác, Tạp chất vô cơ có thể tăng do quá trình sản xuất, chúng thường được nhận diện và bao gồm: thuốc thử, phối tử, xúc tác, kim loại nặng, muối vo cơ, than hoạt tính, giấy lọc, Dung môi tồn dư là những dung môi hữu cơ hoặc vô cơ sử dụng trong quá trình tổng hợp. Phần này chỉ tập trung vào tạp chất dạng hữu cơ, đặc biệt là nguyên liệu đầu pyridine-4-aldoxime. Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC-MS) để đánh giá chỉ tiêu tạp chất liên quan. Chương trình gradient: Thời gian (phút) 1 - 2 2 - 4 4 - 5 5 - 6,5 %ACN 10 - 60 60 60 - 10 10 Điều kiện khối phổ: chế độ ESI+, SIM với ion mẹ [M+H]+ có m/z 123. Sắc ký đồ của mẫu thử thu được như sau: Hình 2. Sắc ký đồ HPLC của dung dịch mẫu thử. Tạp chất pyridine-4-aldoxime xuất hiện trên sắc ký đồ với tỷ lệ hàm lượng 0,004 % < 0,005 %. 4. KẾT LUẬN Obidoxime chloride đã được chúng tôi tổng hợp thành công bằng phản ứng giữa pyridine-4-aldoxime với bis(chloromethyl)ether trong dung môi chloroform ở nhiệt độ 60 oC với thời gian 30 phút trong điều kiện thực tiễn của phòng thí nghiệm Viện Hóa học- Vật liệu. Sản phẩm obidoxime chloride sau tổng hợp, tinh chế được đánh giá chỉ tiêu chất lượng theo các phương pháp nêu trong Dược điển Việt Nam V và Dược điển Mỹ USP 38. Kết quả cho thấy, sản phẩm obidoxime chloride tổng hợp được bằng phương pháp nêu trên đã đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo Dược điển, có thể sử dụng làm nguyên liệu dược. Trên cơ sở kết quả này chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu đánh giá độ ổn định cũng như hiệu quả tái tạo hoạt tính enzyme AChE sau khi bất hoạt bằng chất độc phospho hữu cơ theo các quy trình đã công bố. 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 min 0 2500000 5000000 7500000 10000000 12500000 15000000 17500000 1:TIC(+) Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Bằng Quyền, Độc học và phóng xạ quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2002, 316 trang. [2]. Nguyễn Hữu Vị, Hóa học các chất độc quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1984, 388 trang. [3]. Delfino R. T., Ribeiro T. S., Figueroa-Villar J. D., Organophosphorus compounds as chemical warfare: a review, Jour. Braz. Chem. Soc. 20(3), 2009, pp. 407-428. [4]. Eddleston M., Szinicz L., Eyer P., Buckley N., Oximes in acute organophosphorus pesticide poisoning: A systematic review of clinical trials, QJMed, 95, 2002, pp. 275- 283 [5]. Eyer P., Buckley N., Obidoxime for organophosphate poisoning, Lancet 368(9553), 2006, pp. 2110-2111. [6]. Jokanovíc M., Medical treatment of acute poisoning with organophosphorus and carbamate pesticides, Toxicology letters, 190, 2009, pp. 107-115. [7]. Ledgard J., A laboratory history of chemical warfare agents, Second edition, USA, 2006, 260 pages. [8]. Sharma A., et al, Antidotes for pesticide poisoning: a review, Pyrex journal of pharmacy and pharmacology, 1(1), 2015, pp. 001-005. ABSTRACT QUALITY EVALUATION OF SYNTHESIZED OBIDOXIME CHLORIDE USED AS PHARMACEUTICAL MATERIAL Obidoxime chloride is one of antidote and main composition of auto injector for organophosphorus poisoning. Obidoxime chloride has affinity associated with the AChE enzyme’s active site, thereby regenerating the enzyme’s activity previously inactived by organic phosphorus poison. Obidoxime chloride was synthesized through one stage, via reaction of pyridine-4-aldoxime and bis(chloromethyl)ether in CHCl3 solvent. Quality of the obidoxime chloride was evaluated following Vietnamese pharmacopoeia V, USP 38. The results have shown that the synthesized obidoxime chloride satisfied quality requirements in pharmacopoeia. Keywords: Obidoxime chloride; Oxime; Organophosphorus; Nerve agent. Nhận bài ngày 14 tháng 02 năm 2019 Hoàn thiện ngày 24 tháng 3 năm 2019 Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019 Địa chỉ: 1 Viện Hóa học - Vật liệu/Viện KH-CN quân sự; 2 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; 3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. *Email: vntoanchem@gmail.com.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_danh_gia_chat_luong_obidoxime_chloride_ton.pdf
Tài liệu liên quan