Đề tài Nghiên cứu đặc điểm thực vật của dược liệu lá đắng thu hái ở Nghệ An - Hồ Thị Dung

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm thực vật của dược liệu lá đắng thu hái ở Nghệ An - Hồ Thị Dung: Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2018 [30] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lá đắng (Vernonia amygdalia Del.) có nguồn gốc từ châu Phi, được di thực vào Việt Nam, thường được dân gian quen gọi dưới nhiều tên khác nhau như: khổ diệp thụ, mật gấu miền Nam hay Nam Phi diệp. Cây lưu truyền rộng rãi trong nhân dân và được sử dụng rất phổ biến. Người bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa có sử dụng kèm nước lá đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói, ổn định tình trạng rối loạn đại tiện, tăng cảm giác ngon miệng Đặc biệt, những người bị say rượu, ngộ độc rượu, sử dụng nước lá đắng cũng có hiệu quả rõ rệt. Cách dùng loài cây này rất đơn giản, lá đem nấu như một loại rau xanh hoặc sử dụng lá, thân tươi hoặc phơi khô hãm uống như nước chè. Hiện nay, chưa có công bố nào về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây lá đắng trồng ở Nghệ An. Để làm rõ thêm đặc điểm và nâng cao giá trị sử dụng của loài cây này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm thực vật của dược liệu lá đắng thu hái ở Nghệ An - Hồ Thị Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2018 [30] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lá đắng (Vernonia amygdalia Del.) có nguồn gốc từ châu Phi, được di thực vào Việt Nam, thường được dân gian quen gọi dưới nhiều tên khác nhau như: khổ diệp thụ, mật gấu miền Nam hay Nam Phi diệp. Cây lưu truyền rộng rãi trong nhân dân và được sử dụng rất phổ biến. Người bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa có sử dụng kèm nước lá đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói, ổn định tình trạng rối loạn đại tiện, tăng cảm giác ngon miệng Đặc biệt, những người bị say rượu, ngộ độc rượu, sử dụng nước lá đắng cũng có hiệu quả rõ rệt. Cách dùng loài cây này rất đơn giản, lá đem nấu như một loại rau xanh hoặc sử dụng lá, thân tươi hoặc phơi khô hãm uống như nước chè. Hiện nay, chưa có công bố nào về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây lá đắng trồng ở Nghệ An. Để làm rõ thêm đặc điểm và nâng cao giá trị sử dụng của loài cây này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của dược liệu lá đắng thu hái ở Nghệ An”. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật, giám định tên khoa học để làm cơ sở tiêu chuẩn hóa dược liệu và việc nghiên cứu thành phần hóa học của lá đắng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Cây lá đắng được trồng tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Mẫu cây được thu hái vào ngày 25/05/2018, đủ tiêu chuẩn định tên khoa học (thân, cành, lá, hoa). Thân, lá, rễ cây lá đắng được sử dụng nghiên cứu bột dược liệu. Dược liệu sau khi thu hái, đem rửa sạch, cắt nhỏ, phơi ở nơi thoáng mát, sấy khô ở 55-600C trong tủ sấy, có quạt thông gió. Sau khi sấy khô, dược liệu được nghiền thành bột thô và bảo quản trong túi nilon kín, để nơi thoáng mát, khô ráo. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hình thái so sánh được sử dụng để định tên khoa học của cây lá đắng qua việc phân tích, mô tả các đặc điểm hình thái, so sánh với các tài liệu đã công bố về phân loại thực vật [1], [2], [3], [4]. - Nghiên cứu đặc điểm hiển vi của dược liệu bằng phương pháp mô tả thực nghiệm [5], [6], [7], [8]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm hình thái thực vật Cây thân gỗ nhỏ, mọc thẳng, hình trụ tròn, cao 1-3m. Thân cành khi non có màu xanh, nhiều lông bao phủ bên ngoài, khi trưởng thành có màu xám, nhám, có nhiều nốt sần. Lá đơn mọc so le, phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, đầu và gốc lá nhọn, mặt trên màu sẫm, mặt dưới nhạt. Hệ gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ. Lá có lông mềm, vị đắng, không có lá kèm. Cuống lá màu xanh, hình trụ, phía trên hẹp lại, dài khoảng 1-3cm, có nhiều lông. Mép lá có khía răng cưa nhỏ (hình 1). n ThS. Hồ Thị Dung, ThS. Trần Thị Oanh, ThS. Nguyễn Thị Minh Thúy ThS. Phạm Thị Hải Yến, ThS. Nguyễn Thu Hằng, ThS. Đặng Thị Vân Anh Khoa Dược - Trường Đại học Y khoa Vinh NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA DƯỢC LIỆU LÁ ĐẮNG THU HÁI Ở NGHỆ AN Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2018 [31] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI phấn hình cầu gai, màu trắng. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn dính nhau, tạo thành bầu dưới 1 ô, mỗi ô chứa 1 noãn, đính noãn gốc. Bầu nhụy màu trắng, hình trụ dài khoảng 2-4mm. Trên đỉnh bầu có đĩa mật hình mâm màu vàng nhạt. Vòi nhụy dạng sợi, màu trắng, dài 8mm, phía trên tách ra mang 2 đầu nhụy. Đầu nhụy dạng sợi dài 2-3mm. Quả bế, thuôn dài khoảng 2-3mm, có chùm lông ở đầu (hình 1). Mẫu nghiên cứu được mô tả và đối chiếu với mô tả theo các tài liệu tham khảo [1], [2], [3], [4], được xác định là loài VernoniaAmygdalinaDel., họ Cúc (Aster- aceae). Cụm hoa ngù đầu, màu trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn cành. Tổng bao lá bắc 3-4 hàng, màu xanh, mặt ngoài có nhiều lông trắng mịn. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa ngắn, hình trụ, màu xanh, có lông, phía dưới tạo thành ống, dài khoảng 5-6mm, phía trên hơi loe ra và chia thành 5 thùy, hình tam giác, dài khoảng 3mm. Bộ nhị gồm 5 nhị đều, dính nhau ở bao phấn, tạo thành 1 ống bao quanh vòi nhụy, 5 chỉ nhị rời dạng sợi mảnh, màu trắng. Chỉ nhị dính với ống tràng hoa. Bao phấn 2 ô, màu trắng, đính đáy. Hạt Sau khi phát triển thành thân già, tầng phát sinh bần - lục bì sinh ra bần và lục bì, tế bào hình chữ nhật, xếp thành dãy xuyên tâm và vòng đồng tâm. Mô cứng gồm nhiều tế bào hình đa giác, xếp thành từng bó nằm bao quanh libe cấp 2. Libe cấp 2 cấu tạo từ các tế bào hình chữ nhật, vách mỏng bằng cellulose xếp thành dãy xuyên tâm, xếp sát nhau tạo thành vòng gần như liên tục bao quanh gỗ. Tầng phát sinh libe - gỗ cấu tạo bởi các tế bào dẹt, bản chất là các mô phân sinh. Gỗ cấp 2 bao gồm các mạch gỗ có cấu tạo bởi các tế bào hình chữ nhật, xếp thành dãy xuyên tâm và vòng đồng tâm, mạch gỗ 2 kích thước to, nhỏ không đều, xếp lộn xộn, nằm xen lẫn các tế bào mô mềm gỗ tạo thành vòng gần liên tục quanh trục thân cây. Có tia tủy gồm 3-4 dãy tế bào và chia libe thành từng cụm. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình tròn hoặc gần tròn, kích thước không đều, thành mỏng (hình 3). 2. Đặc điểm vi học 2.1. Đặc điểm vi phẫu thân cây Mặt cắt ngang thân cây có hình gần tròn. Lớp ngoài cùng là biểu bì gồm một lớp hình chữ nhật, kích thước nhỏ, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì có nhiều lông che chở đa bào. Dưới lớp biểu bì có mô dày góc gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác thành dày, không đều. Mô mềm vỏ gồm các lớp tế bào hình bầu dục hoặc gần tròn thành mỏng, kích thước không đều. Các tế bào xếp sít nhau tạo thành các khoảng gian bào. Ở thân cây còn non, libe cấp 1 ở ngoài, tế bào đa giác, kích thước nhỏ. Gỗ cấp 1 ở trong, mạch gỗ hình tròn hoặc bầu dục, thường xếp thành dãy. Tế bào mô mềm gỗ hình đa giác, vách hóa cellulose (hình 2). Hình 1. Đặc điểm hình thái thực vật của dược liệu lá đắng ở Nghệ An 1. Cây mọc tại thực địa; 2. Thân non lá đắng; 3. Thân già lá đắng; 5, 6. Mặt trên, mắt dưới lá cây lá đắng; 4, 7. Hoa cây lá đắng Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2018 [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 2.2. Đặc điểm vi phẫu lá cây Gân giữa: Mặt trên lồi cao, hơi bằng ở đỉnh, mặt dưới phình tròn. Biểu bì gồm 1 lớp tế bào sống hình chữ nhật hay bầu dục kích thước không đều. Lông che chở đa bào. Mô dày trên và dưới là mô dày góc, 3-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước gần đều. Mô mềm đạo là tế bào tròn có kích thước to. Bó dẫn gồm khoảng 6-8 bó libe gỗ. Gỗ ở trong, mạch gỗ hình tròn hoặc bầu dục, thường xếp thành dãy, mô mềm gỗ tế bào hình đa giác, vách hóa cellulose. Libe ở ngoài, 2-3 lớp tế bào sát gỗ hình chữ nhật, xếp xuyên tâm; các lớp phía ngoài, tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn (hình 4). Hình 2. Vi phẫu thân non 1. Lông che chở; 2. Biểu bì; 3. Mô mềm vỏ 4. Gỗ cấp 1; 5. Libe cấp 1; 6. Mô mềm ruột Hình 3. Vi phẫu thân già 1. Lông che chở; 2. Tầng sinh bần-lục bì; 3. Mô mềm vỏ; 4. Mô cứng; 5. Libe cấp 2; 6. Gồ cấp 2; 7. Mô mềm ruột Phiến lá: Biểu bì trên và dưới là một lớp tế bào hình bầu dục kích thước không đều, xếp sát nhau. Biểu bì dưới có lông che chở đa bào. Lỗ khí tập trung ở biểu bì dưới (hình 5). Cuống lá: Vi phẫu cuống lá có đặc điểm giống gân giữa gồm: biểu bì, mô dày, mô mềm, libe, gỗ (hình 6). Hình 4. Vi phẫu gân giữa của lá cây dược liệu lá đắng 1. Lông che chở; 2. Biểu bì; 3. Mô dày; 4. Mô mềm; 5. Libe; 6. Gỗ Hình 5. Vi phẫu phiến lá của lá đắng 1. Biểu bì trên; 2. Hạ bì; 3. Mô giậu; 4. Mô khuyết; 5. Biểu bì dưới; 6. Lỗ khí Hình 6. Vi phẫu cuống lá của lá đắng 1. Biểu bì, 2. Mô dày, 3. Mô mềm, 4. Libe, 5. Gỗ Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2018 [33] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 2.3. Đặc điểm vi phẫu rễ cây Mặt cắt ngang rễ cây có hình tròn. Lớp ngoài cùng là bần gồm những lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm, thường bong tróc. Lục bì là những lớp tế bào hình chữ nhật, vách bằng cellulose hơi uốn lượn, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ gồm những tế bào hình bầu dục hoặc gần tròn, thành mỏng, nằm ngang. Trụ bì gồm 2-3 lớp tế bào to, không đều. Tia tủy gồm 3-5 dãy tế bào hình đa giác xếp theo hướng xuyên tâm. Libe cấp 2 tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm tạo thành nhiều chùy không đều. Gỗ cấp 2 chiếm tâm. Gỗ cấp 1 khó phân biệt (hình 7). Hình 7. Vi phẫu rễ cây 1. Tầng sinh bần - lục bì; 2. Mô mềm vỏ; 3. Trụ bì; 4. Libe cấp 2; 5. Gỗ cấp 2 3. Đặc điểm bột dược liệu 3.1. Đặc điểm bột thân Hình 8. Đặc điểm bột thân 1. Bột thân; 2. Mảnh mô mềm; 3, 4. Lông che chở đa bào; 5. Mảnh mạch điểm; 6. Mảnh mạch xoắn; 7. Bó sợi; 8. Tinh thể canxi oxalat Bột thân (1) màu vàng nâu, vị đắng. Soi bột dưới kính hiển vi thấy các cấu tử phổ biến như: mảnh mô mềm mang tinh bột (2), lông che chở (3,4), mảnh mạch điểm (5), mảnh mạch xoắn (6), bó sợi (7), tinh thể canxi oxalate (8). 3.2. Đặc điểm bột lá Hình 9. Đặc điểm bột lá 1. Bột lá, 2. Vi trường bột lá, 3. Mảnh phiến lá, 4. Mảnh mô mềm, 5. Lông đa bào; 6. Mảnh mạch vạch; 7,8. Lỗ khí Bột lá (1) khô màu xanh đen, có mùi thơm đặc trưng, vị đắng. Quan sát dưới kính hiển vi có các đặc điểm: mảnh phiến lá (3), mảnh mô mềm gồm vài tế bào xếp lộn xộn (4), nhiều lông che chở đa bào dạng tỏa tròn (5), mảnh mạch vạch (6), lỗ khí (7, 8). Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 12/2018 [34] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Những kết quả của nghiên cứu dược liệu lá đắng (Vernonia Amygdalina Del.) với những tiêu chuẩn cơ bản nhất (cảm quan, đặc điểm vi phẫu, bột dược liệu) góp phần cho việc kiểm nghiệm,tiêu chuẩn hóa nguồn dược liệu này và phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về hóa học cũng như tác dụng sinh học của dược liệu lá đắng. Mẫu nghiên cứu thu hái ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là loài cây được nhân dân địa phương vẫn dùng làm thuốc chữa bệnh. Tại đây, cây phát triển xanh tốt quanh năm, dễ trồng, chứng tỏ nguồn nguyên liệu rất phong phú. Loài cây này còn được trồng ở nhiều nơi khác tại Việt Nam. IV. KẾT LUẬN Dựa trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái đã xác định được cây lá đắng thu hái ở Nghệ An trong nghiên cứu của chúng tôi có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Đã bổ sung cơ sở dữ liệu giải phẫu (vi phẫu rễ, thân, lá) của dược liệu lá đắng (Vernonia amygdalina Del.) thu hái ở Nghệ An. Xác định được đặc điểm bột dược liệu (bột rễ, thân, lá) làm cơ sở cho việc kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu lá đắng (Vernonia amygdalina Del.) thu hái ở Nghệ An./. 3.3. Đặc điểm bột rễ Hình 10. Đặc điểm bột rễ 1. Bột rễ; 2. Mô mềm; 3. Mảnh bần; 4. Mảnh mạch mạng; 5. Mảnh mạch điểm Bột rễ màu nâu vàng, mịn. Soi trên kính hiển vi phát hiện các cấu tử phổ biến: mảnh mô mềm (2), mảnh bần (3), mảnh mạch điểm (4), mảnh mạch điểm (5). IV. BÀN LUẬN Việc nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật và xác định tên khoa học chính xác của cây lá đắng sẽ tránh được việc nhầm lẫn trong thu hái và sử dụng loài cây này làm thuốc. Đặc biệt trong bối cảnh mẫu thu hái dễ bị nhầm lẫn với các loài khác như kim thất tai, mật gấu do lá đều có vị đắng và thường được gọi chung là cây lá đắng. Tài liệu tham khảo: 1. Igile G., Oleszek W., Jurzysta M. et al (1994); Flavonoids from Vernonia amygdalina and their antioxidant activities. J. Agric. Food Chem., 42 (11) pp. 2445-2448. 2. Nwosu S.I., Stanley H.O., Okerentugba P.O. (2013), Occurrence, types and location of calcium oxalate crystals in Vernonia amydalina Del. (Asteraceae), Int. J. Sci. Nat., 4 (3), pp. 533-537. 3. Burkill H.M. (1985), The Useful Plants of West Tropical Africa, Vol. 3, Families J-L, Royal Botanic Gardens, Kew. 4. Agbodeka K., Gbekley H.E., Karou S.D., K.Anani et al (2016), Ethnobotanical study of medicinal plants used for the treatment of malaria in the Plateau region, Togo, Pharmacognosy Res., 8 (Suppl. 1), pp. S12-S18. 5. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, tr. 20-25. 6. Bộ môn Dược Liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Nxb Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 7. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nxb Y học. 8. Trương Thị Đẹp (2016), Thực vật Dược, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_dac_diem_thuc_vat_cua_duoc_lieu_la_dang_th.pdf
Tài liệu liên quan