Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí ban đầu vết thương xuyên phần trước nhãn cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung Ương – Nguyễn Thị Thu Uyên: 53
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ
BAN ĐẦU
VẾT THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU Ở TRẺ
EM
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ THU YÊN
Bệnh viện Mắt Trung ương
NGUYỄN THỊ BÍCH LỢI
Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các hình thái tổn thương lâm sàng và kết quả xử trí sau vết
thương xuyên (VTX) phần trước nhãn cầu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp:
Nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 42 trẻ từ 15 tuổi trở xuống bị
VTX phần trước nhãn cầu không có dị vật nội nhãn. Kết quả: Nam/Nữ là 3/1, 3-9 tuổi
chiếm 61,9%. Tỷ lệ nam luôn cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi. Trẻ ở nông thôn, miền núi,
chiếm tỷ lệ 73,8%. 88,1% vết thương ở giác mạc (GM), 21,9% ở củng mạc (CM) hoặc
giác củng mạc, 66,7% có phòi kẹt mống mắt. 53,4% tổn thương thể thuỷ tinh (TTT). Kết
quả thị lực: 60% > 0,1 trong đó 32,5%> 0,5. 54,% trường hợp có phẫu thuật TTT đạt
thị lực > 0,05, 4 mắt mất chức năng. Biến chứng 25 mắt viêm màng bồ đào, 3...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử trí ban đầu vết thương xuyên phần trước nhãn cầu ở trẻ em tại Bệnh viện Mắt Trung Ương – Nguyễn Thị Thu Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ
BAN ĐẦU
VẾT THƯƠNG XUYÊN PHẦN TRƯỚC NHÃN CẦU Ở TRẺ
EM
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
NGUYỄN THỊ THU YÊN
Bệnh viện Mắt Trung ương
NGUYỄN THỊ BÍCH LỢI
Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các hình thái tổn thương lâm sàng và kết quả xử trí sau vết
thương xuyên (VTX) phần trước nhãn cầu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp:
Nghiên cứu mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 42 trẻ từ 15 tuổi trở xuống bị
VTX phần trước nhãn cầu không có dị vật nội nhãn. Kết quả: Nam/Nữ là 3/1, 3-9 tuổi
chiếm 61,9%. Tỷ lệ nam luôn cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi. Trẻ ở nông thôn, miền núi,
chiếm tỷ lệ 73,8%. 88,1% vết thương ở giác mạc (GM), 21,9% ở củng mạc (CM) hoặc
giác củng mạc, 66,7% có phòi kẹt mống mắt. 53,4% tổn thương thể thuỷ tinh (TTT). Kết
quả thị lực: 60% > 0,1 trong đó 32,5%> 0,5. 54,% trường hợp có phẫu thuật TTT đạt
thị lực > 0,05, 4 mắt mất chức năng. Biến chứng 25 mắt viêm màng bồ đào, 3 mắt tăng
nhãn áp, 7 mắt viêm mủ nội nhãn, 4 mắt mất chức năng 3 mắt dẫn đến teo nhãn cầu.
Kết luận: VTX phần trước nhãn cầu để lại hậu quả nặng nề. Hồi phục thị lực sau chấn
thương ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: mức độ tổn thương, thái độ xử trí ban đầu và sự
xuất hiện các biến chứng.
Từ khóa: Vết thương xuyên nhãn cầu phần trước, trẻ em
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương mắt là một cấp cứu rất
thường gặp trong nhãn khoa, trong đó tỷ
lệ VTX nhãn cầu chiếm từ 25,3%- 69,3%.
VTX nhãn cầu luôn chiếm tỷ lệ cao trong
số trẻ nhập viện do chấn thương mắt,
trong đó chủ yếu là vết thương phần trước
nhãn cầu 91,7%. Với nét đặc thù về đặc
điểm sinh lý ở trẻ em, quá trình phát triển
nhãn cầu chưa hoàn chỉnh, phản ứng viêm
xảy ra rầm rộ, diễn biến bệnh rất phức tạp,
điều trị gặp nhiều khó khăn nên tỷ lệ biến
chứng và di chứng cao. VTX nhãn cầu ở
trẻ em gây giảm thị lực cho mắt chấn
thương và là nguyên nhân chính gây mù
một mắt ở trẻ em. Không chỉ ảnh hưởng
đến quá trình phát triển tâm sinh lý mà trẻ
còn phải mang theo những di chứng của
chấn thương suốt cuộc đời. Là tổn thất
nặng nề cho chính trẻ, cho gia đình và cho
xã hội.
54
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
Nghiên cứu được tiến hành tại
Khoa chấn thương Bệnh viện Mắt Trung
ương từ tháng 9/2006 đến tháng 5/2007.
2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Bệnh nhân (BN) là trẻ em, từ 15
tuổi trở xuống bị vết thương xuyên phần
trước nhãn cầu, không có dị vật nội nhãn.
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những BN có kèm theo xuất huyết
dịch kính, bong võng mạc, TTT sa vào
buồng dịch kính.
- Những BN có vết thương phần
trước phối hợp với vết thương phần sau
nhãn cầu.
- Những BN đa chấn thương hoặc có
các bệnh toàn thân nặng.
2.3. Thiết kế nghiên cứu: mô tả, tiến
cứu không có nhóm chứng, n= 42.
2.4. Phương tiện nghiên cứu: Sử dụng
các phương tiện có sẵn tại Bệnh viện mắt
trung ương: máy sinh hiển vi khám bệnh,
sinh hiển vi phẫu thuật, bộ đo nhãn áp,
bộ dụng cụ vi phẫu.
2.5. Phương pháp tiến hành
- Hỏi bệnh: Thời gian, hoàn cảnh xảy
ra chấn thương. Xử trí ở tuyến dưới. Tiền
sử bệnh lý ở mắt và toàn thân.
Đánh giá thị lực.
Thăm khám phát hiện các tổn
thương thực thể ở: KM, GM, CM, tình
trạng tiền phòng, mống mắt, đồng tử,
TTT, dịch kính.
Xử trí cấp cứu: Khâu phục hồi vết
thương nhãn cầu; xử trí TTT: lấy TTT, lấy
TTT kết hợp đặt IOL hoặc cố định IOL vào
củng mạc
Điều trị nội khoa phối hợp: Kháng
sinh, chống viêm, giãn đồng tử, tiêm
kháng sinh nội nhãn
Siêu âm B đánh giá tình trạng dịch
kính, võng mạc, đo nhãn áp sau khi vết
thương đã được đóng kín.
Theo dõi và đánh giá kết quả thị
lực, giải phẫu và các biến chứng sau xử
trí.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu
Giới: Nam/Nữ là 3/1. Lứa tuổi gặp
nhiều nhất là 3-9 tuổi, chiếm 61,9%. Tỷ
lệ nam luôn cao hơn nữ ở mọi lứa tuổi.
Phần lớn trẻ ở nông thôn, miền núi,
chiếm tỷ lệ 73,8%.
Tai nạn thường xảy ra ở ngoài
đường, nơi công cộng (47,6%) và chủ
yếu là tác nhân thực vật (42,5%): que,
cành cây, gỗ...
Số trẻ đến viện sau chấn thương
trước 24h chiếm 50%. Trong đó chỉ
16,7% được đóng kín vết thương ở tuyến
dưới.
3.2. Đặc điểm tổn thương bán phần
trước trong VTX
Mi mắt: Phần lớn không có tổn
thương mi phối hợp. Một số ít rách da mi,
tụ máu, bầm tím. Kết mạc: Rách KM,
xuất huyết dưới KM (28,6%), phù KM
(14,6%)
Vết thương phần trước nhãn cầu: Vết
rách giác mạc chiếm phần lớn 88,1% trong
đó chủ yếu là rách ở trung tâm giác
mạc(56,4%) có kích thước 3-5mm (48,7%);
rách củng mạc 7,1% và rách củng- giác
mạc chỉ 4,8%.
55
Bảng 1. Đặc điểm tiền phòng khi trẻ đến viện
Số lượng
Đặc điểm
n %
Xuất tiết 30 71,4%
Xuất huyết tiền phòng 9 21,4%
Mủ tiền phòng 4 9,5%
Chất thể thuỷ tinh 8 19%
Dịch kính trong tiền phòng 3 7,1%
Tiền phòng sạch 11 26,2%
- Tổn thương thể thủy tinh: Đục
TTT: 14,3%. Đục vỡ TTT: 38,1%.
- Tổn thương mống mắt và tình trạng
đồng tử: 66,7% kẹt mép vết rách, 4,8%
có đứt chân mống mắt gây biến dạng
đồng tử (69,1%), 4,8% các trường hợp
đến viện muộn khi đã dính bít đồng tử.
3.3. Các phương pháp xử trí vết
thương xuyên
- Đóng kín vết thương nhãn cầu.
- Xử trí mống mắt: phần lớn được
bảo tồn 85,7%. 14,3% còn lại mống mắt
dập nát phải cắt bỏ.
Bảng 2. Xử trí tổn thương thể thuỷ tinh
Số lượng
Xử trí
n %
Lấy TTT + Đặt IOL 9 40,9%
Cắt TTT-DK + Đặt IOL 11 50%
Cắt TTT- DK + TreoIOL 2 9,1%
Tổng số 22 100%
3.4. Kết quả thị lực
Bảng 3. Kết quả thị lực theo thời gian
Thời gian
Thị lực
Vào viện Ra viện Sau 3 tháng
n % n % n %
≥ 0,1 5 14,2% 12 31,6% 24 60%
0,02 < 0,1 3 8,5% 7 18,4,
5%
6 15%
ST(+) < 0,02 25 71,6% 16 42,1% 6 15%
ST() 2 5,7% 3 7,9% 4 10%
Tæng sè 35 100% 38 100% 40 100%
Kh«ng thö ®îc
thÞ lùc
4 2
56
IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu
Chúng tôi thấy rõ sự khác biệt về
giới trong nhóm trẻ nghiên cứu. Tỷ lệ
nam/nữ là gần 3/1 (2,82), trong đó tỷ lệ
nam luôn cao hơn nữ ở tất cả các độ tuổi.
Tuổi trung bình là 7,5 ± 3,4 tuổi, nghiên
cứu của Beby F là 6,8 ± 3,5 [6] tuổi.
Thường gặp nhất ở lứa tuổi 3- 9 (62%).
Đây là lứa tuổi mẫu giáo và trẻ bắt đầu đi
học. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý ở
giai đoạn này, trẻ hiếu động và thích
khám phá, tò mò với những gì mới lạ,
thích sờ mó, cầm nắm đồ vật xung quanh,
trẻ thích được làm giống như người lớn.
Nên chấn thương xảy ra theo khuynh
hướng tổn thương phần trước nhãn cầu.
Tác nhân gây chấn thương chủ yếu là các
vật sắc nhọn 81,9% trong đó phần lớn là
tác nhân thực vật. Kết quả này của chúng
tôi tương tự kết quả trong nghiên cứu của
Adama Mensah ở Abidjan (35%)[5], ở
Burkina Faso và ở Tanzanie. Địa điểm
xẩy ra chủ yếu ở ngoài đường, một số ít
xảy ra nơi công cộng như công viên, sân
bóng... Trẻ đến viện muộn, ảnh hưởng
đến tiến trình điều trị, 4,9 ± 10,4 ngày
sau chấn thương, nghiên cứu của Adama
Mensah là 1,8± 0,77 ngày[5].
4.2. Đặc điểm lâm sàng
Vết thương GM đơn độc chiếm
phần lớn (88,1%), tương đương với F.
Beby 73,2%, Abebe Bejiga 77,6%[4],
Bùi Thanh Hương 76,6% và Jaison SG
55%. Vết thương CM đơn độc ở phần
trước NC chiếm 7,1%. Vết thương này
dễ bị bỏ sót do tổn thương KM che lấp.
Phần lớn các vết thương ở GM là đi qua
trục thị giác (56,4%). Sau khi hồi phục
để lại sẹo ở trung tâm diện đồng tử gây
giảm thị lực. Các vết rách ở phần trước
có tỷ lệ phòi kẹt mống mắt cao 66,9%,
kết quả của Lê Thị Đông Phương 56,4%,
Nguyễn Quốc Việt 58,8%, gây biến dạng
đồng tử. Một số trẻ đến muộn đã dính bít
đồng tử do viêm màng bồ đào. Đánh giá
tình trạng tiền phòng: 71,4% là có xuất
tiết ở các mức độ khác nhau, 10% có mủ
tiền phòng trong đó 75% có viêm mủ nội
nhãn, đây là một biến chứng rất nặng nề
của VTX. Tỷ lệ tổn thương TTT khá cao
52,4%, ở các mức độ và hình thái khác
nhau, thời gian và mức độ đục phụ thuộc
vào kích thước vết rách bao, 19% có vết
rách bao rộng TTT đục vỡ chất TTT ra
tiền phòng, 7,1% có dịch kính trong tiền
phòng.
4.3. Kết quả xử trí
Về cấu trúc giải phẫu, 71,4% tốt
hoặc trung bình trong đó các vết thương
ở củng mạc đạt kết quả tốt hơn. 40% đạt
thị lực > 0,3, trong đó 32,5% có thị lực >
0,5, cao hơn của Narang S 21,4%[3]
tương đương với Lê Đỗ Thùy Lan , thấp
hơn Beby F 47,4%. Các vết thương đơn
độc ở củng mạc phần trước nhãn cầu cải
thiện thị lực tốt hơn. Các vết thương ở
trung tâm giác mạc đạt thị lực thấp hơn ở
vùng rìa hoặc cạnh trung tâm. Xử trí
TTT đục vỡ và vấn đề đặt IOL trên mắt
chấn thương ở trẻ em còn gặp nhiều khó
khăn. Phản ứng viêm dữ dội, dính tổ
chức sau vết thương xuyên, trẻ gây mê...
Tuy nhiên chúng tôi luôn xử trí sớm ở thì
II sau khi vết thương đã được đóng kín
và điều trị nội khoa và tập tích cực để
phòng nhược thị, công suất IOL được
tính dựa vào độ khúc xạ giác mắt còn lại.
Và kết quả cho thấy rằng không có sự
khác biệt về hồi phục thị lực giữa nhóm
57
trẻ có tổn thương TTT và không tổn
thương TTT. Tỷ lệ mắt mất chức năng
sau chấn thương là khá cao 10%, Lê Đỗ
Thùy Lan là 3,6% [1] tuy nhiên trong
nghiên cứu của Narang S lại rất cao
67,9%, do tỷ lệ viêm mủ nội nhãn cao.
Thị lực thấp luôn gặp ở nhóm trẻ có biến
chứng. Biến chứng hay gặp nhất là viêm
màng bồ đào, viêm mủ nội nhãn ít gặp
hơn nhưng rất nặng nề, mắt mất chức
năng và dẫn đến teo nhãn cầu.
V. KẾT LUẬN
Vết thương xuyên phần trước ở trẻ
em là một tổn thương phức tạp và nặng
nề của nhãn cầu. Đặc biệt trẻ thường đến
viện muộn, diễn biến phức tạp, phản ứng
viêm rầm rộ và kéo dài, tỷ lệ biến chứng
cao, điều trị gặp nhiều khó khăn ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục thị
lực. Do vậy, giáo dục sức khỏe, tuyên
truyền phòng ngừa tai nạn xảy ra ở mắt
là hết sức cần thiết cho trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LÊ ĐỖ THUỲ LAN VÀ CỘNG SỰ (2002), “Kết quả xử trí vết thương xuyên
thủng bán phần trước nhãn cầu ở trẻ em”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 6, tr.
16-20.
2. JAISON SG, SILAS SE, DANIEL R, CHOPRA SK (1994). “A review of
childhood admission with perforating ocular injury in a hospital in north- west
India”. India J Ophthalmol. Dec; 42(2): 1999- 2001.
3. NARANG S, GUPYA V(2004). “Pediatric open globe injuries. Visual outcome
and risk factors for endophthalmitis”. Indian Journal of Ophthalmology; No 54, p.
29- 34.
4. ABEBE BEJIGA (2001). “Causes and visual outcome of perforating ocular
injuries among Ethiopian patient”. Community Eye Health Journal; vol 14, No 39,
p. 45- 46.
5. ADAMA MENSAH, ADAMA FANY ET COLL (2004). “Épidémiologie des
traumatismes oculaires de l'enfant à Abidjan”. Cahiers d'études et de recherches
francophones/Santé. Volume 14, Numéro 4, 239- 43. Oct- Nov – Décembre 2004.
Étude originale.
6. BEBY F., KODJIKIAN L., ROCHE O. ET COLL (2006). “Traumatisme oculaires
perforants de l'enfant”. J. Fr. Ophthalmol 2006; 29,1, pp.20 -23.
SUMMARY
VISSUAL OUTCOME IN CHILDHOOD ANTERIOR
PENETRATING
EYE INJURIES
58
Objective: To evaluate the clinical features and treatment outcome after
penetrating injuries of anterior secment. Methods: Forty two eyes of anterior secment in
children requiring surgical repair were rewied at the Trauma department of National
Institute of Ophthalmology, Hanoi- Viet nam from 9/2006- 5/2007. Results: Thirty one
patients were males and 11 were females of age under 16 years old. In this serie 61.9%
were of ages from 3-6. Localisation of injuries: in the cornea: 88.1%, sclera or
corneoscleral: 21.9%. Uveal prolaps: 66.7%, lens damage: 54%. Final visual acuity
was 0.1 and better in 60%. Complications: Iridocyclitis: 25 eyes, endophthalmitis: 7
eyes, atrophy: 3 eyes, increase IOP: 3 eyes, 4 eyes vision lost. Conclusion: Anterior
penetrating eye injuries are frequent cause of unilateral visual loss in children. Visual
outcome correlated with wound size, primary repair and complication after injury.
Key words: penetrating injuries of anterior secment, children.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_ket_qua_xu_tri_ban_da.pdf