Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử lý tổn thương mi mắt do chấn thương – Đỗ Như Hơn: 64
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ
TỔN THƯƠNG MI MẮT DO CHẤN THƯƠNG
ĐỖ NHƯ HƠN
Bệnh viện Mắt Trung ương
NGUYỄN THỊ QUỲNH
Bệnh viện Mắt Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng tổn thương mi mắt do chấn thương (CT)
và nhận xét kết quả xử lý bước đầu. Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu không
có nhóm chứng gồm 164 mắt trên 160 bệnh nhân (BN) có tổn thương mi mắt do CT được
khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 9/2004 đến tháng 6/ 2005. Kết
quả: Các tổn thương mi mắt rất đa dạng, vết rách mi có phù mi 27,44%, tụ máu mi
25,61%; tổn thương lệ quản 52,44%, tổn thương hốc mắt 5,49%, tổn thương nhãn cầu
28,66%. Tổn thương ít gặp là sụp mi 4,88%, tụ khí 0,61%. Nguyên nhân có thể là chấn
thương đụng giập, chấn thương xuyên hoặc phối hợp các tổn thương tạo nên bệnh cảnh
phức tạp. Hay gặp ở lứa tuổi lao động, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân thường do
tai nạn giao thông 42,5%, đáng chú ý là tổn thương do chó cắn thườn...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả xử lý tổn thương mi mắt do chấn thương – Đỗ Như Hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ LÝ
TỔN THƯƠNG MI MẮT DO CHẤN THƯƠNG
ĐỖ NHƯ HƠN
Bệnh viện Mắt Trung ương
NGUYỄN THỊ QUỲNH
Bệnh viện Mắt Hà Nội
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng tổn thương mi mắt do chấn thương (CT)
và nhận xét kết quả xử lý bước đầu. Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu không
có nhóm chứng gồm 164 mắt trên 160 bệnh nhân (BN) có tổn thương mi mắt do CT được
khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 9/2004 đến tháng 6/ 2005. Kết
quả: Các tổn thương mi mắt rất đa dạng, vết rách mi có phù mi 27,44%, tụ máu mi
25,61%; tổn thương lệ quản 52,44%, tổn thương hốc mắt 5,49%, tổn thương nhãn cầu
28,66%. Tổn thương ít gặp là sụp mi 4,88%, tụ khí 0,61%. Nguyên nhân có thể là chấn
thương đụng giập, chấn thương xuyên hoặc phối hợp các tổn thương tạo nên bệnh cảnh
phức tạp. Hay gặp ở lứa tuổi lao động, nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân thường do
tai nạn giao thông 42,5%, đáng chú ý là tổn thương do chó cắn thường gặp ở trẻ nhỏ.
Kết quả phục hồi tốt về chức năng của mi mắt chiếm 89,63%, về giải phẫu của mi mắt
chiếm 87,80%. Biến chứng có thể gặp trước phẫu thuật như hoại tử mi (0,61%). Sau
điều trị gặp nhiều nhất là trễ mi 3,05%, điểm lệ lật ra ngoài chiếm 2,44%... Kết luận:
Chấn thương mi mắt cần được điều trị đúng đắn, tránh gây tổn hại cho nhãn cầu, ảnh
hưởng đến chức năng thị giác, giảm tổn thất về mặt thẩm mỹ và chức năng cho người
bệnh. Những trường hợp mất tổ chức hoàn toàn, việc tạo hình lại cấu trúc mi mắt là cần
thiết để bảo vệ nhãn cầu.
Từ khoá: chấn thương mi mắt
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương mi mắt do CT rất đa
dạng, tỷ lệ rất thay đổi, chiếm hàng thứ
ba trong các loại chấn thương. Thống kê
5 năm (1998-2002) [1] tỷ lệ CT mi
chiếm 9,4% trên tổng số CT mắt nằm
viện. Phẫu thuật mi mắt là một phẫu
thuật mang cả tính chất chức năng và
thẩm mỹ, luôn gắn chặt chẽ với những
nguyên tắc phẫu thuật tạo hình, nếu
không được điều trị đúng đắn có thể gây
tổn hại cho nhãn cầu, ảnh hưởng đến
chức năng thị giác, mất thẩm mỹ. Nghiên
cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm lâm
sàng tổn thương mi mắt do CT và kết quả
xử lý bước đầu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả
những BN có tổn thương mi mắt do CT
64
được khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt
Trung ương từ tháng 9/2004 đến tháng
6/2005. Loại trừ các BN có đa chấn
thương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả,
tiến cứu không có nhóm chứng. Các
bước tiến hành nghiên cứu bao gồm: hỏi
bệnh, thăm khám, chụp ảnh mắt bị CT
trước và sau phẫu thuật. Điều trị nội khoa
kết hợp bằng kháng sinh, chống viêm,
giảm phù. Khâu vết thương (VT) mi tuỳ
theo mức độ phức tạp, có thể phối hợp
với phục hồi lệ quản... Các tổn thương
được đánh giá và theo dõi diễn biến hàng
ngày trong thời gian BN nằm điều trị tại
khoa, ra viện 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng và
6 tháng.
Đánh giá các tổn thương: về hình
thái tổn thương, đánh giá thị lực và nhãn
áp. Đánh giá kết quả phục hồi mi mắt: tốt,
trung bình, xấu. Đánh giá kết quả phục hồi
lệ quản. Biến chứng sau phẫu thuật. Các số
liệu và nhận xét được ghi chép chi tiết vào
mẫu phiếu nghiên cứu, sau đó được tập
hợp xử lý theo thuật toán thống kê Y học
với chương trình Epi.info.6.0.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu
3.1.1. Tuổi và giới
Đa số BN thuộc độ tuổi lao động,
hay gặp nhất là từ 20 đến 49 (80,63%).
Tuổi trung bình là 29,13 tuổi (±15,09).
Nam chiếm 86,25%, nữ 13,75%. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác
giả khác về tình trạng chấn thương hay gặp
ở người trẻ, nam giới.
3.1.2. Nghề nghiệp
BN là lao động phổ thông chiếm đa
số: 57,5%. Số BN là trẻ em dưới 16 tuổi
chiếm 18,75%. Đó là những đối tượng
dễ bị phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ
do đặc điểm nghề nghiệp hoặc do tuổi
nhỏ chưa ý thức được về các yếu tố nguy
cơ. Số BN là cán bộ, công chức và sinh
viên, học sinh trên 16 tuổi chiếm
23,75%.
3.1.3. Loại CT
CT đụng giập chiếm 75%, CT
xuyên 25%. Kết quả này phù hợp với kết
quả của Herzum (2001).
3.1.4. Nguyên nhân và hoàn cảnh CT
Trong nghiên cứu của chúng tôi
42,5% tổn thương xảy ra do tai nạn giao
thông. Nguyên nhân này có xu hướng
giảm đi ở các nước phát triển, còn ở nư-
ớc ta nguyên nhân do tai nạn giao thông,
đặc biệt là tai nạn xe máy vẫn còn chiếm
tỷ lệ cao.
Nguyên nhân tổn thương mi do chó
cắn chiếm 6,88%, trong đó 72,73% BN
bị chó cắn là trẻ dưới 10 tuổi. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Herzum
H (2001), tỷ lệ vết thương mi do chó cắn
ở trẻ nhỏ chiếm 66,67%.
3.1.5. Mắt và mi bị chấn thương
Có 156 BN bị CT ở 1 mắt
(97,5%), 4 BN bị CT 2 mắt (2,5%). Mắt
phải chiếm 47,56%, mắt trái 52,44%. CT
mi dưới chiếm 53,75%.
Tỷ lệ tổn thương mi dưới của
chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ tổn thương
mi dưới của Herzum H (2001) (30,6%),
có thể do nguyên nhân tai nạn giao
thông gây tổn thương mi mắt chiếm tỷ lệ
cao trong nhóm BN nghiên cứu của
chúng tôi, đó là những CT đụng giập
mạnh gây đứt lệ quản dưới và rách da mi
góc trong theo cơ chế gián tiếp.
64
3.1.6. Thời gian đến viện sau CT
Tỷ lệ BN đến viện trong 48 giờ đầu
chiếm đa số 76,25%. Số BN đến viện
trong thời gian từ 2 đến 5 ngày là 15%,
đến viện sau 5 ngày là 8,75%. Thời gian
trung bình từ khi bị chấn thương đến khi
được điều trị là 43,77 giờ.
BN đến muộn là do đã được khâu ở
tuyến dưới hoặc phải điều trị các tổn
thương phối hợp khác. Tỷ lệ BN đến
viện trong vòng 48 giờ của chúng tôi cao
hơn của Kaimbo WK (2002), chỉ có 16%
đến trong vòng 48 giờ nhưng muộn hơn
của Herzum H (3,3 giờ).
3.2. Đặc điểm lâm sàng tổn thương
mi mắt do CT
3.2.1. Đặc điểm các tổn thương mi mắt
Tổn thương hay gặp nhất là vết rách
mi: 135/164 mắt (82,32%), phù mi có
74/164 mắt (45,12%) và tụ máu mi
71/164 mắt (43,29%). Tổn thương ít gặp
nhất là tụ khí 1/164 mắt (0,61%), sụp mi
8/164 mắt (4,88%).
Bảng 1. Liên quan giữa các tổn thương mi mắt và loại CT
Đặc điểm TT mi
CT đụng giập CT xuyên
Số mắt % Số mắt %
Tụ máu dưới da 64 90,14 7 9,86
Tụ khí dưới da 1 100,00 0 0
Phù mi 65 87,84 9 12,16
Sụp mi 2 25,00 6 75,00
Vết rách mi 93 68,89 42 31,11
Tụ máu dưới da
Theo y văn và Jack J. Kasnki
(2004), tụ máu dưới da là một trong
những tổn thương thường gặp sau CT
đụng giập. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, tỷ lệ tụ máu dưới da mi 71/164
(43,29%).
Tụ máu dưới da mi do CT đụng
giập chiếm tỷ lệ cao, có 64 mắt chiếm
90,14%. Tỷ lệ tụ máu dưới da mi trong
nhóm của chúng tôi cao hơn so với của
Carlos A (1988) (2,1%) nhưng thấp hơn
của Aldave AJ (2001) (60%). Có thể do
đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên
cứu và số lượng BN khác nhau nên tỷ lệ
này khác nhau.
Tụ khí dưới da mi
Theo y văn tụ khí dưới da mi là tổn
thương thường gặp sau CT đụng giập ở
mắt có kèm theo gãy thành mũi hoặc
thành xoang, hơi từ các hốc này thấm ra
phần mềm vùng mi, tổn thương này thư-
ờng hiếm gặp. Trong nghiên cứu của
chúng tôi gặp 1 trường hợp tụ khí dưới
da mi.
Phù mi mắt.
Trong nghiên cứu của chúng tôi phù
mi thường xảy ra đồng thời với tụ máu mi
sau chấn thương đụng giập. Kết quả của
chúng tôi phù hợp với y văn và tác giả
Aldave AJ (2001).
64
Tỷ lệ phù mi của chúng tôi là 74
mắt chiếm 45,12%, tỷ lệ này thấp hơn
của Aldave AJ (2001) (60%).
Sụp mi
Tổn thương sụp mi gặp 8/164 mắt
(4,88%), kết quả của chúng tôi phù hợp
với kết quả của Herzum H (2001)
(4,4%).
Sụp mi độ 2: 3/8 mắt (37,5%), độ
3: 5/8 mắt (62,5%).
Đặc điểm vết rách mi
Tỷ lệ vết rách mi mắt 135/164 mắt
(82,32%).
Vị trí vết rách:
Tỷ lệ vết rách ở góc trong gặp
nhiều nhất 90/135 mắt (66,67%).
Tỷ lệ vết rách ở bờ mi 21/135 mắt
(15,55%).
Tỷ lệ vết rách mi trên 24/135 mắt
(17,78%), vết rách mi dưới 91/135 mắt
(67,41%), vết rách ở cả hai mi 20/135
mắt (14,81%).
Tỷ lệ vết rách mi dưới của chúng
tôi cao hơn tỷ lệ vết rách mi dưới của
Herzum H (2001) (30,6%). Vết rách mi
dưới trong nghiên cứu của chúng tôi th-
ường kèm theo tổn thương đứt lệ quản
dưới, chiếm 86/91 (94,51%).
Tỷ lệ vết rách ảnh hưởng đến bờ mi
trong nghiên cứu của chúng tôi lại thấp
hơn tỷ lệ vết rách ảnh hưởng đến bờ mi
của Herzum H (2001) (23,8%), có thể do
đối tượng nghiên cứu khác nhau.
Kích thước vết rách:
Tỷ lệ kích thước vết rách <1/3 mi
gặp nhiều nhất 76/ 135 mắt (56,30%),
kích thước vết rách từ 1/3 đến 2/3 mi gặp
39/135 mắt (28,89%), kích thước vết
rách >2/3 mi gặp 20/135 mắt (14,81%).
Hình dạng vết rách:
Tỷ lệ hình dạng vết rách đơn giản
gặp 96/135 mắt (71,11%), hình dạng vết
rách phức tạp 39 /135 mắt (28,89%).
Độ sâu vết rách:
Tỷ lệ vết rách nông gặp 23/135 mắt
(17,04%), vết rách một phần 65/135 mắt
(48,15%), vết rách toàn bộ chiều dày
47/135 mắt (34,81%).
Vết rách có mất tổ chức:
Tỷ lệ vết rách mi có mất tổ chức
gặp 15/ 164 mắt (9,15%).
Tỷ lệ khuyết mi ở bề mặt gặp 7/15
mắt (46,67%).
Tỷ lệ khuyết mi toàn bộ chiều dày
8/15 mắt (53,33%),
Theo Herzum H (2001), vết rách mi
có mất tổ chức gặp 13 mắt chiếm 7,3%,
trong đó tỷ lệ khuyết mi ở bề mặt gặp 5
mắt, chiếm 38,46%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tổn
thương vết rách mi thường phối hợp với
các tổn thương khác của mi: 52 mắt
(31,71%). Tổn thương phối hợp của vết
rách mi mắt hay gặp là phù mi 45 mắt
(27,44%) và tụ máu mi 42 mắt (25,61%).
3.2.3. Liên quan giữa tổn thương mi
mắt với các tổn thương khác của mắt
Sau chấn thương, các tổn thương mi
mắt rất đa dạng, có thể là tổn thương mi
đơn thuần hoặc phối hợp các tổn thương
tạo nên bệnh cảnh phức tạp. Trong nghiên
cứu của chúng tôi: trên 164 mắt có 37 mắt
có tổn thương mi mắt đơn thuần, chiếm
22,56%. Tổn thương mi mắt phối hợp với
tổn thương lệ quản có 86 mắt, chiếm
52,44%. Tổn thương mi mắt phối hợp với
tổn thương nhãn cầu có 47 mắt, chiếm
28,66%. Tổn thương mi mắt có tổn thương
hốc mắt kèm theo là 9 mắt, chiếm 5,49%.
64
Theo Herzum H (2001), 50% các
trường hợp bên cạnh các tổn thương mi
mắt còn có các cấu trúc khác cũng bị tổn
thương như tổn thương nhãn cầu, tổn
thương sọ não. Tổn thương lệ quản phối
hợp chiếm 15,5%. Tổn thương nhãn cầu
kèm theo chiếm 43,89%. Tổn thương hốc
mắt: 2,2% gãy xương hốc mắt.
Theo Kaimbo WK (2002), vết thương
mi mắt kèm theo vết thương nhãn cầu chiếm
19,1%.
3.2.4 Thị lực lúc vào viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi,
mắt có tổn thương nhãn cầu kèm theo
đều ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị
giác. Có đến 16/164 (9,76%) mắt có thị
lực ST(-) do vỡ nhãn cầu hoặc tổn thư-
ơng thị thần kinh.
3.2.5. Nhãn áp
Trong nghiên cứu có 5 trường hợp
nhãn áp tăng, những trường hợp này đều
có tổn thương nhãn cầu kèm theo.
IV. ĐIỀU TRỊ
4.1. Phương pháp điều trị
Trong tổng số 160 BN được nghiên
cứu với 164 mắt chúng tôi thấy: 21 mắt
được điều trị khỏi bằng phương pháp nội
khoa chiếm tỷ lệ 12,80%, còn lại 143 mắt
phải can thiệp ngoại khoa chiếm 87,20%,
trong đó nhiều nhất là khâu da + tạo hình
lệ quản 82 mắt, chiếm 50%. Có 23 BN
khâu da đơn thuần, 21 BN khâu bờ mi, 9
mắt khâu da và tổ chức dưới da, 12 mắt
múc nội nhãn, 4 mắt cắt bè.
Vết rách mi đơn thuần không có
tổn thương phối hợp có thể điều trị trì
hoãn. Chất lượng phẫu thuật là yếu tố
quyết định, thời gian trì hoãn sau vài giờ
ít ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.
Trong khi chờ đợi, nhỏ nước muối, dùng
kháng sinh tại chỗ và toàn thân sẽ làm
bớt phù nề và nguy cơ nhiễm trùng.
4.2. Kết quả điều trị
4.2.1. Kết quả phục hồi về chức năng và
giải phẫu mi mắt theo thời gian
Sau 3 tháng, kết quả tốt về phục
hồi về chức năng mi mắt có 147 mắt,
chiếm 89,63%, kết quả trung bình có 15
mắt, chiếm 9,15%, kết quả xấu có 2 mắt,
chiếm 1,22%. Kết quả phục hồi tốt về
giải phẫu của mi mắt có 144 mắt, chiếm
87,80%, kết quả trung bình có 18 mắt,
chiếm 10,98%. Kết quả xấu có 2 mắt,
chiếm 1,22%.
4.2.2. Liên quan giữa kết quả phục hồi
mi mắt và các hình thái tổn thương mi
mắt.
Sau 2 tuần, 27 mắt có tụ máu dưới da
và phù mi đơn thuần tiêu hoàn toàn, không
để lại di chứng, không ảnh hưởng đến chức
năng của mi mắt. Kết quả này của chúng tôi
phù hợp với y văn và Theo MoCuiley TJ
(2002): Tụ máu và phù mi thường tiêu tan
trong 2 tuần.
Kết quả phục hồi mi mắt xấu về
chức năng và giải phẫu trong nghiên cứu
của chúng tôi gặp ở vết rách mi có mất
tổ chức là 2 mắt, chiếm 1,22%.
4.2.3. Liên quan giữa kết quả phục hồi
mi mắt và thời gian đến viện sau CT
Tỷ lệ phục hồi mi mắt tốt về chức
năng và giải phẫu của nhóm BN đến trư-
ớc 6 giờ chiếm 91,84% - 91,84%, đến từ
6 giờ đến 48 giờ chiếm 89,74% -
88,46%, sau 48 giờ đến 5 ngày chiếm
95% - 90%. Sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê với p>0,05.
64
Tỷ lệ phục hồi mi mắt tốt về chức
năng và giải phẫu của nhóm BN đến trước
5 ngày sau chấn thương cao hơn nhóm BN
đến sau 5 ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
Vết rách mi đơn thuần không có
vết thương phối hợp là cấp cứu có thể trì
hoãn.
Kết quả của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của các tác giả Hartstein M.E
(2002), Adenis J.P (1978), Hanselmayer H
(1978).
4.2.4. Liên quan giữa kết quả phục hồi
mi mắt và loại CT
Tỷ lệ phục hồi mi mắt tốt về chức
năng và giải phẫu do chấn thương đụng
giập (91,06% và 89,43%) cao hơn do chấn
thương xuyên (89,43% và 80,49%), nhưng
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
với p>0,05.
4.2.5. Đánh giá kết quả phục hồi lệ
quản
Tỷ lệ nối được lệ quản 95,35%, tỷ
lệ không nối được lệ quản 4,65%.
Kết quả phục hồi giải phẫu lệ đạo
sau mổ: Thời điểm 3 tháng sau mổ: có 69
trường hợp lệ quản đã được nối thông tốt
khi bơm thăm dò, chiếm 84,15%. Số lệ
quản tắc 13 mắt, chiếm tỷ lệ 15,85%.
Kết quả phục hồi chức năng lệ
quản sau mổ: Thời điểm 3 tháng sau mổ,
BN được nối lệ quản có kết quả tốt, sau
mổ không có triệu chứng chảy nước mắt
chiếm tỷ lệ 76, 83%, BN có kết quả đạt
yêu cầu, chiếm 9,75%. Những BN này
chỉ có triệu chứng chảy nước mắt trong
các điều kiện có tác nhân kích thích của
môi trường như khi ra gió rét, bụi BN
thường xuyên có cảm giác ướt hoặc chảy
nước mắt chiếm tỷ lệ 9,75%.
4.3. Biến chứng
4.3.1. Biến chứng trước phẫu thuật :
Hoại tử mi gặp 1 mắt, chiếm
0,61%.
4.3.2. Biến chứng sau phẫu thuật
Sau điều trị biến chứng gặp nhiều
nhất là trễ mi có 5 mắt chiếm 3,05%.
Biến chứng điểm lệ lật ra ngoài có 4 mắt,
chiếm 2,44%. Hở mi có 3 mắt, chiếm
1,83%. Mất ống silicon có 2 mắt, chiếm
1,22%. Rách dọc lệ quản có 2 mắt, chiếm
1,22%, nhiễm trùng hốc mắt có 1 mắt,
chiếm 0,61%.
V. KẾT LUẬN
Tổn thương mi mắt do chấn thương
là một trong những tổn thương khá
thường gặp, thường ở lứa tuổi lao động,
nam gặp nhiều hơn nữ. Nguyên nhân
phổ biến nhất là chấn thương đụng giập
75%, thường do tai nạn giao thông
42,5% và tai nạn sinh hoạt 23,12%. BN
là lao động phổ thông chiếm đa số
57,5%. Các hình thái lâm sàng rất đa
dạng và phức tạp, có thể phối hợp với
các tổn thương khác như nhãn cầu, lệ
quản, hốc mắt... Tổn thương hay gặp
nhất là vết rách mi mắt, chiếm tỷ lệ cao
(82,32%). Mi dưới tổn thương nhiều hơn
mi trên.
Kết quả phục hồi tốt về chức năng
của mi mắt chiếm 89,63%, về giải phẫu
của mi mắt chiếm 87,80%. Biến chứng
có thể gặp trước phẫu thuật như hoại tử
mi (0,61%). Sau điều trị gặp nhiều nhất
là trễ mi 3,05%, điểm lệ lật ra ngoài
chiếm 2,44%...
64
Tổn thương mi mắt phải được điều
trị tại chuyên khoa mắt, không chỉ nhằm
bảo đảm phẫu thuật, mà còn để nhận biết
những tổn thương kèm theo và xử lý thoả
đáng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGUYỄN THỊ ĐỢI (2001 ), “Kết quả phẫu thuật phục hồi lệ quản chấn thương
so sánh hai phương pháp đặt chỉ và đặt ống silicone”. Nội san nhãn khoa số
4/2001, tr 44-50.
2. ĐỖ NHƯ HƠN, NGUYỄN QUỐC ANH (2002): “Tình hình chấn thương mắt”
Nội san nhãn khoa số 6/2002, tr.45-49
3. VƯƠNG VĂN QUÝ ( 2005), “Nghiên cứu áp dụng phương pháp đặt ống silicon
điều trị đứt lệ quản do chấn thương”, Luận án Tiến sỹ y học, Trường đại học Y
Hà nội.
4. BOTEK AA, GOLDBERG SH. (2002) “Management of eyelid dog bites”, J
Craniomaxillofac Trauma, 1, pp. 18 - 24.
5. HARTSTEIN ME, FINK SR. (2002) “Traumatic eyelid injuries”, Deparment of
Ophthalmology, Saint Louis University Eye Institute, MO 63104, USA, pp.123 -
134.
6. JONES LT. (1973), “The anatomy of lower eyelid and its relation to the cause and
cure of entropion”, American journal of ophthalmology, Vol 49, pp. 29.
7. JACK J. KASNKI. (2004), “Eyelid trauma”, Clinical Ophthalmology A
Systematic Approach, Fifth Edition, pp. 659 - 660.
8. HERZUM H, HOLLE P, HINTSCHICH C. (2001), “Eyelid injuries:
epidemiological aspects”, Article in German, Augenklinik, Universitat Muchen,
Ophthalmology, 98(11), pp. 1079 - 1082.
SUMMARY
CLINICAL ASPECTS OF EYELID TRAUMA
AND PRELIMINARY RESULTS OF TREATMENT
Objectives: To evaluate the clinical aspects of eyelid trauma and preliminary
results of treatment. Patients and methods: Prospective clinical trial enrolling 160
patients (164 eyes) with eyelid trauma who were examined and treated in VNIO from
9/2004 to 6/2005. Results: eyelid trauma was very various with lid edema and
laceration accounting for 27.44%, lid hemorrhage 25.61%; lacrimal canaliculi damages
52.44%; orbital lesions 5.49%; ocular lesions 28.66%. Some rare entities are ptosis
64
(4.88%) and subcutaneous emphysema (0.61%). Possible causes are contusion,
penetrating trauma or combined trauma making complicated clinical situations. The
trauma usually happened to people from working-age with male predilection; common
cause was transport accidents (42.5%). Dog bite usually happened to children. The good
eyelid function was recovered in 89.63% patients; normal eyelid anatomy was achieved
in 87.80%. Some complications like preoperative eyelid necrosis were seen in 0.61%.
The most common post-operative complication was lid ectropion (3.05%) followed by
everted punctum (2.44%). Conclusion: Eyelid trauma needs to be treated correctly,
avoiding the damages to the eye ball and visual functions, minimizing esthetic and
functional loss. In case of significant tissue loss the eyelid reconstruction was necessary
to protect the eye ball.
Key words: eyelid trauma.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_ket_qua_xu_ly_ton_thu.pdf