Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng sụp mi do nhược cơ trước và sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức – Lê Văn Long: 29
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SỤP MI DO NHƯỢC
CƠ
TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT CẮT BỎ TUYẾN ỨC
LÊ VĂN LONG, NGUYỄN VĂN ĐÀM
Bệnh viện quân đội 103
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá đặc điểm lâm sàng sụp mi do nhược cơ trước và sau phẫu
thuật cắt tuyến ức làm cơ sở cho việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn
phương pháp điều trị thích hợp.
Thiết kế nghiên cứu: Quan sát.
Phương pháp: Hồi cứu trên 145 bệnh nhân bị sụp mi mắt trong số 164 bệnh nhân
nhược cơ được mổ cắt tuyến ức từ 1997-2001.
Kết quả: Trước phẫu thuật :sụp mi là một triệu chứng thường gặp (88,41%) và
thường gặp ở nhóm IIA và IIB nhất, đa số là sụp mi nặng (81%) cả hai mắt ảnh hưởng
đến chức năng thị giác và thẩm mỹ, 26,2% có kèm theo rối loạn vận nhãn, 73,8% có
biến đổi tuyến ức (u phì đại hoặc tăng sản).
Sau phẫu thuật cắt tuyến ức :84,1% hết sụp mi, không ghi nhận trường hợp nào
có rối loạn vận nhãn, 15,9 % còn sụp mi có chỉ định phẫu thuật nâng mi.
Kết luận: Nghiên cứu trên cho thấy...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng sụp mi do nhược cơ trước và sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức – Lê Văn Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG SỤP MI DO NHƯỢC
CƠ
TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT CẮT BỎ TUYẾN ỨC
LÊ VĂN LONG, NGUYỄN VĂN ĐÀM
Bệnh viện quân đội 103
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá đặc điểm lâm sàng sụp mi do nhược cơ trước và sau phẫu
thuật cắt tuyến ức làm cơ sở cho việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn
phương pháp điều trị thích hợp.
Thiết kế nghiên cứu: Quan sát.
Phương pháp: Hồi cứu trên 145 bệnh nhân bị sụp mi mắt trong số 164 bệnh nhân
nhược cơ được mổ cắt tuyến ức từ 1997-2001.
Kết quả: Trước phẫu thuật :sụp mi là một triệu chứng thường gặp (88,41%) và
thường gặp ở nhóm IIA và IIB nhất, đa số là sụp mi nặng (81%) cả hai mắt ảnh hưởng
đến chức năng thị giác và thẩm mỹ, 26,2% có kèm theo rối loạn vận nhãn, 73,8% có
biến đổi tuyến ức (u phì đại hoặc tăng sản).
Sau phẫu thuật cắt tuyến ức :84,1% hết sụp mi, không ghi nhận trường hợp nào
có rối loạn vận nhãn, 15,9 % còn sụp mi có chỉ định phẫu thuật nâng mi.
Kết luận: Nghiên cứu trên cho thấy sụp mi do nhược cơ thường nặng và đa số
được cải thiện đáng kể sau mổ cắt tuyến ức.
Nhược cơ (Myasthenia gravis) là
một bệnh không hiếm gặp (13-64
người/1 triệu dân). Cơ chế bệnh sinh ra
do rối loạn miễn dịch phần nhiều liên
quan đến tuyến ức. Điều trị bằng phương
pháp nội khoa (thuốc kháng
Cholinesterase, thuốc ức chế miễn dịch,
lọc huyết tương...) kết hợp với phẫu thuật
cắt bỏ tuyến ức đã đem lại kết quả khả
quan trong những năm gần đây. Các triệu
chứng mắt thường gặp là sụp mi và rối
loạn vận nhãn gây hạn chế chức năng thị
giác và ảnh hưởng thẩm mỹ. Sụp mi là
một triệu chứng thường gặp nhất
(khoảng 80%), sớm nhất và tồn tại lâu
nhất nhưng độ sụp lại không ổn định tạo
nên một hình thái sụp mi đặc biệt, khó
đánh giá và khó điều chỉnh. Trong khi
đó, việc nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
tại mắt chưa được quan tâm thoả đáng,
đặc biệt ở Việt Nam, nên còn nhiều tranh
luận, nhất là về vấn đề có nên phẫu thuật
30
cắt bỏ tuyến ức chỉ để điều trị rối loạn vận
động mi và nhãn cầu hay không. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của sụp mi
do nhược cơ trước và sau phẫu thuật cắt
bỏ tuyến ức, làm cơ sở cho việc xây dựng
các chỉ tiêu đánh giá hình thái sụp mi đặc
biệt này và đề xuất phương pháp điều trị
sụp mi do nhược cơ.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng:
145 bệnh nhân nhược cơ có sụp mi
trong số 164 bệnh nhân nhược cơ đã
được phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức ít nhất 2
năm từ tháng 2/1997 – 7/2001.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân được chẩn đoán là
nhược cơ đã cắt tuyến ức trên 2 năm.
- Có sụp mi.
- Có kết quả giải phẫu bệnh lý tuyến
ức.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Nhược cơ không có sụp mi.
- Nhược cơ nặng có biến chứng về hô
hấp.
- Viêm nhiễm mi mắt, hốc mắt.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Lấy số liệu từ bệnh án lưu trữ theo
mẫu hồ sơ nghiên cứu.
- Khám xét lâm sàng và cận lâm
sàng các bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Thống kê xử lý số liệu bằng các
thuật toán.
KẾT QUẢ
1. Tỷ lệ bệnh nhân nhược cơ có sụp
mi 145/164 (88,41%)
2. Tuổi và giới:
Trung bình 31,7 tuổi. Cao nhất 65
tuổi. Thấp nhất 13 tuổi.
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi và giới tính
Giới
Tuổi
Nam Nữ Tổng số
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Dưới 15 7 70,0 3 30,0 10 6,9
15-19 12 42,85 16 57,14 28 19,3
20-40 22 30,14 51 69,86 73 50,4
41-55 10 37,04 17 62,96 27 18,6
Trên 55 4 57,14 3 42,86 7 4,8
Tổng số 55 100 90 100 145 100
Bảng 2. Thời gian mắc bệnh trước mổ
Thời gian (năm) 5 Tổng số
Số lượng 68 51 12 14 145
31
Tỷ lệ % 46,9 35,1 8,3 9,7 100
Bảng 3. Các triệu chứng
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ %
Sụp mi 145 100
Song thị 38 26,2
Nuốt khó, nói khó,yếu cơ toàn thân 57 39,3
Khó thở 0 0
Test Prostigmin (+) 145 100
Bảng 4. Kiểu sụp mi
Kiểu sụp mi
Số lượng
Sụp mi 1 mắt Sụp mi 2 mắt Tổng số
Bệnh nhân 32 113 145
Tỉ lệ% 22,1 77,9 100
Có 113 bệnh nhân sụp mi 2 mắt
chiếm tỉ lệ 77,9% tuy nhiên những bệnh
nhân này có mức độ sụp mi không đều
nhau giữa 2 mắt.
Bảng 5. Phân bố mắt sụp mi
Mắt sụp mi
Số lượng
Sụp mi MP Sụp mi MT Tổng số
Bệnh nhân 125 133 258
Tỉ lệ% 48,4 51,6 100
Bảng 6. Liên quan giữa số mắt sụp mi và song thị với độ tuổi.
Sụp mi 1 mắt Sụp mi 2 mắt Song thị
n % n % n %
Dưới 15 0 0 10 100 5 50,0
15-19 7 25,0 21 75,0 5 17,9
20-40 15 20,5 58 79,5 20 27,4
41-55 7 25,9 20 74,1 7 25,9
Trên 55 3 42,9 4 57,1 1 14,3
Tổng số 32 100 113 100 38 100
32
Bảng 7. Độ sụp mi
Mức độ Độ I Độ II Độ III Độ IV Tổng số
Số lượng mắt 0 47 137 74 258
Tỷ lệ % 0 18,2 53,1 28,7 100
Bảng 8. Phân loại nhóm bệnh nhược cơ.
Nhóm nhược cơ
Số lượng
Nhóm I Nhóm IIA Nhóm IIB Tổng số
Bệnh nhân 17 71 57 145
Tỷ lệ % 11,7 49,0 39,3 100
Bảng 9. Kết quả sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức
Sụp 1 mắt Sụp 2 mắt Song thị Hết sụp Tổng số
Số lượng 14 9 0 122 145
Tỷ lệ % 9,7 6,2 0 84,1 100
10. Đánh giá kết quả chung của phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức.
Tốt Khá Trung bình Kém Tổng số
Hết sụp mi 122 0 0 0 122
Độ I 0 6 0 0 6
Độ II 0 0 8 0 8
Độ III 0 0 0 9 9
Độ IV 0 0 0 0 0
Tổng số 122 6 8 9 145
Tỷ lệ % 84,1 4,2 5,5 6,2 100
Bảng 11. Kết quả giải phẫu bệnh của tuyến ức.
Chẩn đoán GPB
Số lượng
U Tăng sản Thoái triển Tổng số
Bệnh nhân 45 64 36 145
Tỷ lệ % 31,0% 44,1% 24,9% 100
BÀN LUẬN
1. Tần suất bệnh:
Từ năm 1997-2001 có 164 bệnh
nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ tuyến ức
tại một bệnh viện triển khai kỹ thuật này,
33
chưa kể số bệnh nhân không mổ. Ở Việt
Nam chưa có một công trình điều tra
dịch tể trên quy mô lớn về bệnh nhược
cơ trong toàn bộ dân số, nhưng theo
Huỳnh Đình Chiến ước tính 1/5000 –
1/10.000 dân. Các số liệu ước tính của
Mỹ và Pháp có 13-16 bệnh
nhân/1.000.000 dân. Một số báo cáo ước
tính tần suất bệnh là 1/10000 – 1/30000.
Như vậy bệnh nhược cơ ngày nay không
phải là hiếm gặp.
2. Tuổi và giới tính:
- Tuổi trung bình 31,7, trong đó
bệnh nhân thấp nhất là 13 tuổi cao nhất
là 16 tuổi. Kết quả này cũng gần giống
với kết quả của Robert và cộng sự: tuổi
nhỏ nhất là 14 tuổi và cao nhất là 73 tuổi,
tuổi trung bình là 37.
- Nhóm tuổi 20-40 chiếm đa số
50,4%
- Bệnh nhân nữ (62,1%) nhiều hơn
nam (37,9) tương tự kết quả của Trần
Ngọc Ân (nữ 70%, nam 30%) và Daniel
(tỷ lệ nữ/nam là 3/2).
3. Lý do đến khám bệnh:
- Bệnh nhân đến khám vì lý do mi
mắt sụp chiếm tỉ lệ cao (40,7%). Theo
Simpson J.A các cơ mắt bị liệt có tần
suất 50-60%
- Sụp mi và song thị là hai triệu
chứng khởi đầu đầu của bệnh nhược cơ
vì vậy bệnh nhân thường đến khám tại
bệnh viện mắt và các khoa mắt trước khi
đến khám nhược cơ.
- Song thị trong nhược cơ có đặc
điểm càng ít song thị bệnh nhân càng đến
khám sớm vì hai hình gần như chập vào
nhau nhìn rất khó chịu.
- Cần hết sức cảnh giác khi gặp bệnh
nhân sụp mi, nên khám kỹ và làm các xét
nghiệm đầy đủ để tránh bỏ sót nhược cơ.
4. Thời gian mắc bệnh trước mổ:
- 46,9 % bệnh nhân được mổ trong
vòng 1 năm từ khi phát hiện bệnh.
- 82% bệnh nhân có thời gian bị
bệnh trong vòng 2 năm đã được phẫu
thuật cắt bỏ tuyến ức.
- Như vậy đa số bệnh nhân đã được
phát hiện bệnh sớm, chứng tỏ chất lượng
chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ta trong
những năm gần đây khá tốt. Tuy nhiên
cũng cần thận trọng khi chỉ định thời
điểm mổ cắt tuyến ức điều trị nhược cơ.
5. Đặc điểm sụp mi do nhược cơ
trước mổ cắt tuyến ức:
- Tỷ lệ sụp mi chiếm 88,4% ở cả
nhóm I, IIA, IIB cho thấy sụp mi là biểu
hiện sớm thường gặp trong bệnh nhược
cơ, không chỉ ở nhóm I (nhóm chỉ có rối
loạn vận động cơ vùng mắt 11,7%) mà
thường gặp nhất là ở nhóm IIA (49%) và
nhóm IIB (39,3%). Kết quả này tương tự
với các kết quả nghiên cứu khác.
- Sụp mi một mắt gặp ở 22,1%, sụp
mi hai mắt 77,9%. tuổi càng trẻ thì sụp
mi hai mắt càng nhiều, tuổi dưới 15
34
chiếm 100%. Tuổi trên 55 sụp mi một
mắt gặp với tỉ lệ 42,9%.
- Song thị gặp ở 38/145 trường hợp
(26,2%) trong đó nhóm tuổi <15 gặp
nhiều nhất (50%), trên 55 tuổi (14,3%).
- Tuy nhiên, cần cảnh giác trước một
bệnh nhân sụp mi một mắt không ổn
định, tránh chẩn đoán nhầm.
- Độ sụp mi : Độ III chiếm tới 53,1%,
độ IV 28,7%, mức độ sụp mi trong ngày
thậm chí thay đổi hàng giờ. Đây là một
đặc điểm mà các tác giả Dariel B.
Drachman và Gunter K. Von Nooden
cũng đã ghi nhận.
- Nghiên cứu này chúng tôi áp dụng
cách phân độ của giáo sư Hà Huy Tiến:
Dựa vào tương quan bờ mi trên - bờ
đồng tử theo 4 mức độ :
Độ I (Nhẹ): Bờ mi ở phía trên bờ
đồng tử.
Độ II (Trung bình): Bờ mi chạm bờ
đồng tử.
Độ III (Nặng): Bờ mi vượt quá
trung tâm đồng tử.
Độ IV (Rất nặng): Bờ mi che kín
đồng tử.
Các bệnh nhân được khám ở cùng
một thời điểm buổi chiều tối, lúc sụp mi
nặng nhất. Đây là một điểm đặc biệt của
sụp mi do nhược cơ. Nếu không thực
hiện khám ở cùng thời điểm này thì kết
quả sẽ rất thay đổi.
Hiện nay có các cách phân độ khác
dựa trên số liệu đo đạc chính xác độ cao
khe mi, MRD1 (khoảng cách bờ mi trên
– ánh phản xạ giác mạc), chức năng cơ
nâng mi trên... cho phép đánh giá định
lượng chính xác hơn. Trong điều kiện
của cơ sở điều trị, việc áp dụng cách
phân độ trên là phù hợp.
6. Các nghiệm pháp và test chẩn
đoán bệnh:
Test Prostigmin (+) ở 145/145
trường hợp (100%) cho thấy Test này
vẫn có giá trị nhất định trong lâm sàng
với độ nhạy cao mặc dù độ đặc hiệu của
nó không cao và không an toàn bằng
Test Tensilion.
Điện cơ đồ là một phương pháp
chẩn đoán an toàn và hiệu quả nhưng đòi
hỏi trang bị và kỹ thuật, không phải cơ
sở nào cũng triển khai được.
Chẩn đoán sớm nhược cơ bằng test
túi đá lạnh là một phương pháp đơn giản
dễ làm, có thể thay thế cho thuốc
Tensilon hoặc thuốc Prostigmin khi cần
thiết.
Để chẩn đoán xác định sụp mi do
bệnh nhược cơ cần phối hợp nhiều chỉ
tiêu lâm sàng và cận lâm sàng với nhiều
Test có giá trị quyết định chẩn đoán.
7. Kết quả cải thiện triệu chứng sụp
mi sau cắt tuyến ức:
- 122/145 (84,1%) trường hợp hết
sụp mi sau phẫu thuật cắt tuyến ức. Đây
là một kết quả cao nhưng cũng tương tự
kết quả của Robert (70%).
- Nhận định của Giáo sư Nguyễn
Văn Đăng: Kết quả phẫu thật có thể đạt
35
tới 85% và 35% không cần dùng thuốc
củng cố. Tuy nhiên đây là kết quả chung
mà không đề cập đến kết quả cải thiện
triệu chứng mắt.
- 23 trường hợp còn sụp mi chiếm
15,86%. Trong đó 6 trường hợp còn sụp
độ I (4,2%), 8 trường hợp sụp độ II
(5,5%) và 9 trường hợp sụp độ III
(6,2%).
- Không ghi nhận trường hợp nào
còn song thị. Hết rối loạn vận nhãn là
một điều kiện rất tốt để phục hồi chức
năng thị giác và để thực hiện phẫu thuật
nâng mi cho các trường hợp còn sụp mi.
8. Kết quả xét nghiệm giải phẫu
bệnh lý:
U tuyến ức 33% và tăng sản tuyến
ức 44,1% trong khi tuyến ức bình thường
(thoái triển) chiếm 24,9% cho thấy bệnh
nhược cơ đa số có liên quan đến bệnh lý
tuyến ức nhưng có khoảng 1/4 số trường
hợp có tuyến ức phát triển sinh lý. Mối
liên quan này có thể coi là không tuyến
tính.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cho thấy một số
đặc điểm lâm sàng tại mắt của bệnh
nhược cơ trước và sau phẫu thuật cắt
tuyến ức. Trước phẫu thuật: sụp mi là
một triệu chứng thường gặp (88,41%) và
thường gặp ở nhóm IIA và IIB nhất, đa
số là sụp mi nặng (81%) ở cả hai mắt ảnh
hưởng đến chức năng thị giác và thẩm
mỹ, 26,2% có kèm theo rối loạn vận
nhãn, 77,1% có biến đổi tuyến ức (u phì
đại hoặc tăng sản). Sau phẫu thuật cắt
tuyến ức: 84,1% hết sụp mi, không ghi
nhận trường hợp nào còn rối loạn vận
nhãn, 15,9% còn sụp mi có chỉ định phẫu
thuật nâng mi. Nói chung, sụp mi do
nhược cơ thường nặng và được cải thiện
đáng kể sau mổ cắt tuyến ức.
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục theo dõi số bệnh nhân này
với thời gian dài hơn.
- Mở rộng số lượng bệnh nhân và
chỉ tiêu đánh giá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. TRẦN NGỌC ÂN: Bệnh nhược cơ. Bài giảng bệnh học nội khoa. Tập 2.
NXB Y học 1990: 326-34
2. NGUYỄN VĂN ĐĂNG: Bệnh nhược cơ. Bách khoa thư bệnh học. Tập 2.
NXB Y học 2000: 79-82
3. Hội nhãn khoa Mỹ (Nguyễn Đức Anh dịch): Sụp mi. Giáo trình khoa học
cơ sở và lâm sàng 1998 -1999. NXB Y học 2001; Tập 7:121-127
4. HÀ HUY TIẾN (dịch): Nhược cơ. Các hội chứng nhãn khoa với bệnh lý
toàn thân. NXB Y học 2000: 133-135
36
5. DARIEL B. DRACHMAN: Myasthenia gravis. Principle of internal
medicin. Harrison 1996: 2393-2395
6. ROBERT PF.: “Thymectony in the treatment of ocular myasthenia gravis”.
J Thorac Cardio-vasculo Surg. PubMed 2003.
7. DOUGLAS J. LANSK.: Indication for thymectony in myasthenia gravis.
Neurology 1990: 1228-28
8. BEARD C.: Examination and evaluation of the ptosis patient, Ophthalmic
plastic and reconstructive surgery. Mosby company 1997: 617-22.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_sup_mi_do_nhuoc_co_truoc.pdf