Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của hội chứng DUANE ở người Việt Nam – Tôn Thị Kim Thanh: 3
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA
HỘI CHỨNG DUANE Ở NGƯỜI VIỆT NAM
TÔN THỊ KIM THANH, ĐỖ QUANG NGỌC
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng của hội chứng Duane ở người
Việt nam và so sánh với các kết quả nghiên cứu khác đã được mô tả trong y văn.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. 67 BN Duane được khám và điều trị tại
Khoa Mắt trẻ em- Bệnh viện Mắt TW từ 6/2000-6/2007. Dữ liệu ghi chép để nghiên
cứu: lý do đến khám, tuổi khi đến khám, giới tính, mắt bị bệnh, tiền sử gia đình, type
biểu hiện lâm sàng, độ lác, tư thế lệch đầu cổ, tình trạng khúc xạ, nhược thị và TG2M,
các dị tật bẩm sinh khác tại mắt và toàn thân. Kết quả: 47,76% là nam và 52,24% là
nữ. Tuổi trung bình là 10 tuổi. 7,46% Duane type I hai mắt. Tỷ lệ MT nổi trội (62,69%)
và chủ yếu là Duane type I (81,94%). 79,10% có lác, 64,18% lệch đầu cổ, 16,42% có
các dị tật bẩm sinh khác tại mắt và toàn thân, 10,45% bị nhược thị và 11,9% có tiền sử
trong gia ...
10 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của hội chứng DUANE ở người Việt Nam – Tôn Thị Kim Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA
HỘI CHỨNG DUANE Ở NGƯỜI VIỆT NAM
TÔN THỊ KIM THANH, ĐỖ QUANG NGỌC
Bệnh viện Mắt Trung ương
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng của hội chứng Duane ở người
Việt nam và so sánh với các kết quả nghiên cứu khác đã được mô tả trong y văn.
Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang. 67 BN Duane được khám và điều trị tại
Khoa Mắt trẻ em- Bệnh viện Mắt TW từ 6/2000-6/2007. Dữ liệu ghi chép để nghiên
cứu: lý do đến khám, tuổi khi đến khám, giới tính, mắt bị bệnh, tiền sử gia đình, type
biểu hiện lâm sàng, độ lác, tư thế lệch đầu cổ, tình trạng khúc xạ, nhược thị và TG2M,
các dị tật bẩm sinh khác tại mắt và toàn thân. Kết quả: 47,76% là nam và 52,24% là
nữ. Tuổi trung bình là 10 tuổi. 7,46% Duane type I hai mắt. Tỷ lệ MT nổi trội (62,69%)
và chủ yếu là Duane type I (81,94%). 79,10% có lác, 64,18% lệch đầu cổ, 16,42% có
các dị tật bẩm sinh khác tại mắt và toàn thân, 10,45% bị nhược thị và 11,9% có tiền sử
trong gia đình có người bị lác mắt. Kết luận: Phần lớn những đặc điểm lâm sàng của
hội chứng Duane ở người Việt nam trong nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu
trên người da trắng và người châu Á, tuy nhiên sự khác biệt về chủng tộc và vùng địa lý
cũng được ghi nhận và cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm làm sáng tỏ căn
nguyên và cơ chế của sự khác biệt này.
Từ khóa: Hội chứng Duane, lác, hạn chế vận nhãn.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng (HC) Duane được mô tả
lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 bởi
Stilling (1887) và Turk (1899). Tuy nhiên
phải đến năm 1905, Duane là người đầu
tiên khi báo cáo 54 trường hợp đã mô tả
đầy đủ các đặc điểm lâm sàng, đưa ra
thuyết cơ chế bệnh sinh và phương pháp
điều trị. Vì vậy mà tên của tác giả đã được
đặt cho HC này (còn gọi là HC Stilling-
Turk-Duane). Biểu hiện lâm sàng đặc
trưng của HC Duane là mất động tác liếc
ngoài với hạn chế liếc trong và co rút làm
hẹp khe mi khi cố liếc vào trong, ngoài ra
còn có thể có động tác đưa nhãn cầu lên
trên (upshoot) hoặc đưa xuống dưới
(downshoot) khi liếc vào trong hay ra
ngoài hoặc cả hai. Bệnh nhân (BN) mắc
HC Duane thường có lác mắt, lệch đầu cổ
và phối hợp với các dị tật bẩm sinh khác ở
4
tại mắt cũng như toàn thân. Huber (1974)
đã chia HC Duane làm 3 type hình thái
lâm sàng và điều trị khác nhau. Cách phân
loại này vẫn được áp dụng rộng rãi hiện
nay.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên
cứu về biểu hiện lâm sàng của HC Duane
[1-11]. Các nghiên cứu này cho thấy rằng
đặc điểm lâm sàng của HC Duane rất
khác nhau tuỳ theo từng tác giả và sự
khác nhau này có vẻ như có liên quan
đến vị trí địa lý và chủng tộc người. ở
nước ta cho đến nay vẫn chưa có một
nghiên cứu đầy đủ nào đề cập đến HC
bẩm sinh này. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả
những đặc điểm lâm sàng của HC Duane
ở người Việt nam và so sánh với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác trên thế
giới.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các BN mắc HC Duane và chưa
từng được phẫu thuật ở mắt đến khám và
điều trị tại Khoa Mắt trẻ em- BV Mắt
TW trong thời gian từ tháng 6-2000 đến
tháng 6 năm 2007. Có 67 BN đáp ứng
được tiêu chuẩn lựa chọn để đưa vào
nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt
ngang.
Các BN được khám mắt toàn diện
và khám toàn thân xem có dị tật bẩm sinh
phối hợp hay không. Các dữ liệu được ghi
nhận để nghiên cứu bao gồm: lý do đến
khám bệnh, tuổi khi đến khám, tiền sử gia
đình về lác và HC Duane, giới tính, mắt bị
bệnh, loại biểu hiện lâm sàng của HC
Duane (type I, II hay III theo cách phân
loại của Huber), độ lác, bất thường về vận
nhãn, lệch đầu cổ, tật khúc xạ, nhược thị
và tình trạng thị giác hai mắt (TG2M), các
dị tật bẩm sinh khác tại mắt và toàn thân.
Thị lực (TL) được đo bằng bảng TL
chuẩn (bảng vòng hở Landolt với người
lớn hoặc bảng TL hình với trẻ nhỏ). Độ
lác trước và sau liệt điều tiết được đo
bằng phương pháp Hirschberg và lăng
kính. Khúc xạ được đo trước và sau liệt
điều tiết. Lệch khúc xạ được xác định khi
chênh lệch khúc xạ giữa 2M sau liệt điều
tiết tính tương đương cầu từ 2 điốp trở lên
[9]. Nhược thị được xác định khi thị lực
của mắt sau khi chỉnh kính tối đa dưới
7/10 hoặc chênh lệch giữa 2M từ 2/10 trở
lên [8,9].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
BÀN LUẬN
3.1. Tần suất hội chứng Duane
Hội chứng Duane là HC bẩm sinh ở
mắt thường gặp nhất do sự phân bố thần
kinh lệch lạc bẩm sinh gây ra. Tần suất
của HC Duane, trong nghiên cứu này
chúng tôi còn chưa thống kê được. Theo
nghiên cứu của các tác giả khác thì tỷ lệ
HC Duane là từ 1-4% trong số các BN
lác [1,3,7]. Anvari [1] thống kê từ năm
2000-2003 trong số 7349 BN lác đến
khám thấy có 125 trường hợp mắc HC
Duane (1,7%). Mehel [7] thấy có 155 BN
Duane trong tổng số 8000 BN lác
(1,9%).
3.2. Tuổi BN khi đến khám và lý do đến
khám
Tuổi trung bình của BN khi đến
khám với chúng tôi là 10 tuổi (nhỏ nhất
5
là 2 tuổi và lớn nhất là 28 tuổi). Con số
này cũng gần tương đương với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác: Anvari
là 10 tuổi, Park [8] là 9 tuổi, Mehel là
10,45 tuổi, Zhang [11] là 12 tuổi. Như
vậy, thống nhất với nhận định của đa số
các tác giả: HC Duane thường được phát
hiện muộn, xung quanh 10 tuổi, khi bệnh
nhân thường có những biểu hiện bất
thường ở mắt mới được phát hiện và đưa
đến khám. Tuy nhiên trong nghiên cứu
của Chua [2], tuổi BN đến khám sớm
hơn rất nhiều: trung bình là 46 tháng
tuổi. Điều này có thể do úc là nước phát
triển, điều kiện chăm sóc y tế tốt và BN
được khám bệnh định kỳ nên có điều
kiện phát hiện bệnh sớm.
Về lý do đến khám, trong số 67 BN
có 46 BN là do lác (68,65%), 23 BN là
do RLVN (RLVN) (34,32%), 9 BN là do
lệch đầu cổ (13,43%) và 4 BN là do nhìn
kém (5,97%). Như vậy lý do đến khám
trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu
là do lác và RLVN. Tỷ lệ này cũng gần
tương tự như trong nghiên cứu của Park
và Zhang. Park thấy lý do đến khám chủ
yếu là hạn chế vận nhãn, lác mắt và tư
thế đầu cổ bất thường. Nguyên nhân đến
khám trong nghiên cứu của Zhang: do
hạn chế vận nhãn là 45,77%, do lác là
40,97%, do lệch đầu cổ là 20,89%, do
chảy nước mắt sống là 11,9%, do song
thị là 7,96% và do nhìn kém chỉ là
6,96%.
3.3. Tiền sử gia đình
Chỉ có 8 trong số 67 BN (11,9%) là
có tiền sử trong gia đình có bố mẹ hay ông
bà bị lác mắt. Không có BN nào trong
nghiên cứu của chúng tôi có tiền sử gia đình
có người bị mắc HC Duane đã được chẩn
đoán chắc chắn từ trước.
Mehel thấy có tới 39/155 BN
Duane (25,2%) có tiền sử RLVN trong
đó có 9 BN (5,8%) có tiền sử gia đình có
người mắc HC Duane. Tác giả còn cho
rằng, con số trên còn có thể thấp hơn con
số thực do những khó khăn trong việc
khai thác tiền sử gia đình. Thống kê của
Chua [2] thấy có 23,1% BN trong gia
đình có tiền sử lác và 6,2% có tiền sử
mắc HC Duane. Raab [9] cũng thấy có
30% BN Duane có tiền sử gia đình. Tỷ lệ
này trong nghiên cứu của chúng tôi thấp
nhất (11,9%) có thể do sự khai thác bệnh
sử còn chưa đầy đủ hoặc hiểu biết của
gia đình BN về tình trạng bệnh tật còn
hạn chế.
3.4. Phân bố BN theo giới và bên mắt bị
bệnh
Có 32 trong số 67 BN (47,76%) là
nam, 35 (52,24%) là nữ. Như vậy tỷ lệ
nữ so với nam giới chênh lệch không
nhiều. Về bên mắt bị bệnh: có 5 trong số
67 BN bị cả 2 bên (7,46%), 20 BN bị
mắt phải (29,85%) và 42 BN bị bên trái
(62,69%). Như vậy có sự khác biệt đáng
kể về bên mắt bị bệnh với sự nổi trội của
MT (tỷ lệ MT: MP = 2,1:1).
HC Duane ở người da trắng từ lâu đã
được mô tả trong y văn với đặc điểm là
thường xảy ra ở bên MT và nữ thường gặp
nhiều hơn nam. Tuy nhiên trong nghiên cứu
của chúng tôi tỷ lệ nam và nữ không chênh
lệch nhiều (47,76% nam so với 52,24% nữ).
Kết quả này có khác với các nghiên cứu
trên người da trắng của Chua và Raab với
tỷ lệ nữ chiếm nổi trội, nhưng lại phù hợp
với các nghiên cứu của Park (Hàn Quốc) và
Zhang (Trung Quốc). Điều này gợi cho
chúng ta liên tưởng tới sự giống nhau của
BN châu Á. Ngược lại, nghiên cứu của
Young [10] (Nam Phi) thấy: tỷ lệ nam còn
cao hơn cả nữ giới (Bảng 1). Như vậy
6
chúng ta cần phải có nghiên cứu trên số
lượng BN lớn hơn với phạm vi rộng hơn để
có một kết luận xác đáng hơn.
Bảng 1. Tham khảo các đặc điểm về giới tính và bên mắt bị bệnh của các tác giả
khác
Tác giả Số BN Nam Nữ MP MT 2M
Chua (2005) 65 37% 63% 17% 65% 18%
DeRespinis (1993) 835 42% 58% 23% 59% 18%
Mehel (1997) 155 46,5% 53,5% 21,94% 56,12% 21,94%
Park (2004) 78 49,25% 51,3% 14,47% 83,3% 2,6%
Raab (1986) 70 36% 64% 23% 67% 10%
Young (1997) 75 67,5% 32,5% 32% 35% 33%
Zhang (1997) 201 49,25% 50,75% 28,86% 55,72% 15,42%
Đ.Q. Ngọc (2007) 67 47,76% 52,24% 29,85% 62,69% 7,46%
Về bên mắt bị bệnh, tỷ lệ MT cao
hơn hẳn MP là 2,1:1 trong nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu
của Zhang là MT:MP=2:1. Tỷ số MT:
MP của Anvari là 3,5:1; của
DeRespinis [3] là 3:1; của Park thì cao
hơn rất nhiều (5:1). Nguyên nhân chính
xác của hiện tượng tại sao MT thường
gặp hơn MP cho đến nay vẫn còn chưa
sáng tỏ. Tỷ lệ BN bị 2M của chúng tôi
(7.46%) gần với kết quả của Anvari
(7,2%) và thấp hơn nhiều so với các tác
giả khác nhưng vẫn cao hơn so với
nghiên cứu của Park (Bảng 1). Tỷ lệ
BN bị 2M của một số tác giả khác:
Khan [5] (Tác giả Arập Xêút): 14%,
Lifongming (Trung quốc): 17,06%,
Maruo (Nhật Bản): 20%.
3.5. Phân loại hội chứng Duane và độ
lác ở tư thế nhìn thẳng
Theo cách phân loại của Huber: có
54 trong số 67 BN (tổng số 72 mắt)
thuộc type I (80,6%), 11 BN thuộc type
II (16,4%), và có 2 trường hợp (3%)
thuộc type III. Cả 5 BN bị bệnh 2M đều
thuộc type I (Bảng 2).
Bảng 2. Sự phân bố loại hội chứng Duane với độ lác khi nhìn thẳng và bên mắt bị
bệnh
Type Bên mắt Không lác Lác trong Lác ngoài Tổng cộng
Type I MP 3 11 0 14
MT 7 28 0 35
2M 0 5 0 5
Cộng 10 44 0 54 (80,6%)
Type II MP 1 0 4 5
MT 1 0 5 6
2M 0 0 0 0
Cộng 2 0 9 11 (16,4%)
7
Type
III
MP 1 0 0 1
MT 1 0 0 1
2M 0 0 0 0
Cộng 2 0 0 2 (3%)
Tổng cộng 14 (20,90%) 44 (65,67%) 9 (13,43%) 67 (100%)
Khi đo độ lác nhìn xa ở tư thế nhìn
thẳng chúng tôi thấy: 14 BN không bị lác
(20,90%), 53 BN có lác (79,10%) trong
đó 44 BN là lác trong (65,67%) và 9 BN
(13,43%) lác ngoài. Cả 5 trường hợp bị
bệnh 2 bên đều là lác trong. Đa số BN
trong nghiên cứu này bị lác trong nhất là
BN thuộc type I (cả 44 BN lác trong đều
thuộc type I), trong khi BN thuộc type II
đều lác ngoài (cả 9 BN lác ngoài đều
thuộc type II) và 2 BN type III không có
lác.
Bảng 3 cho thấy sự phân bố của
loại HC Duane dựa trên cách phân loại
của Huber của các tác giả khác nhau.
Thống nhất với đa số các nghiên cứu
khác, chúng tôi cũng thấy type I chiếm
đa số. Duy nhất chỉ có nghiên cứu trên
75 BN Duane của Young lại thấy type II
chiếm đa số. Tỷ lệ BN type I của chúng
tôi tương đương với các nghiên cứu
Anvari, Park và Chua, nhưng còn thấp
hơn so với nghiên cứu của Zhang. Ngoài
ra, tỷ lệ BN type II của chúng tôi cũng
cao hơn so với các tác giả khác và type
III ít gặp nhất. Sự khác nhau này có thể
là do sự khác biệt về cách phân loại của
từng tác giả cũng như sự đánh giá chủ
quan của người khám nhất là khi BN có
nhiều tổn thương phối hợp. Chính vì vậy
mà một số tác giả còn nêu ra các cách
phân loại mới như Duane type IV hay
các hình thái hỗn hợp của type I-II, I-III
hay II-III [5,7].
Bảng 3. Tham khảo sự phân bố loại hội chứng Duane của các tác giả khác
Tác giả Số BN Type I (%) Type II (%) Type III (%)
Anvari (2007) 125 87 6,5 5,7
Chua (2005) 65 84 5 11
DeRespinis (1993) 835 78 7 15
Mehel (1997) 155 59 9 24
Park (2004) 78 85,9 2,6 11,5
Raab (1986) 70 73 1 26
Young (1997) 75 33 58 9
Zhang (1997) 201 91.54 3,98 4,48
Đ.Q. Ngọc (2007) 67 81,94 15,28 2,78
BN Duane thường bị lác ở tư thế
nhìn thẳng. Độ lác này dễ bị che lấp do
BN thường đáp ứng thích nghi bằng tư
thế lệch đầu cổ bù trừ để duy trì TG2M.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các BN
lác trong đều thuộc type I trong khi BN
type II có xu hướng lác ngoài và BN type
III có xu hướng không lác. So với tỷ lệ
mắt bị lác của các tác giả khác (Bảng 4),
chúng tôi thấy: Phù hợp với các nghiên
8
cứu của Chua và Mehel: đa số BN trong
nghiên cứu của chúng tôi bị lác trong.
Tuy nhiên Isenberg [4] và Park lại thấy
đa số BN không có lác ở tư thế nhìn
thẳng. Raab cũng thấy tỷ lệ BN Duane
không lác là 39,34%. So với các tác giả
khác, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ
lệ BN Duane không bị lác ít gặp nhất.
Giải thích điều này chúng tôi cho rằng:
có thể BN Duane do không có lác thường
không có lệch đầu cổ và ít bị ảnh hưởng
gì nên dễ bị bỏ qua hoặc BN không đến
khám. Thống kê của Zhang thấy rằng tỷ
lệ BN không lác, lác trong và lác ngoài
gần tương đương nhau. Như vậy, sự khác
nhau về tỷ lệ thống kê trong nghiên cứu
của chúng tôi khi so sánh với các tác giả
khác nhất là với các tác giả châu Á gợi ý
cho chúng ta ngoài vai trò của chủng tộc
người thì vị trí địa lý cũng có thể góp
phần vào sự khác biệt này.
Bảng 4. Tỷ lệ mắt lác của các tác giả khác
Tác giả Số BN Không lác (%) Lác trong (%) Lác ngoài
(%)
Chua (2005) 65 31 60 4,5
Isenberg (1977) 85 42,35 28,24 29,41
Mehel (1997) 155 32,2 51,6 16,16
Park (2004) 78 59 17,9 23,1
Zhang (1997) 201 32,33 39,27 27,82
Đ.Q. Ngọc
(2007)
67 20,90 65,67 13,43
3.6. Tình trạng vận nhãn bất thường
và tư thế lệch đầu cổ
5 BN có độ lác đứng phối hợp trong
đó 3 BN có phối hợp với lác trong
(4,47%) và 2 BN có phối hợp với lác
ngoài (2,98%). Ngoài ra, một triệu chứng
đặc trưng và nổi bật của HC Duane là tình
trạng vận nhãn bất thường như upshoot
hoặc downshoot (tức là nhãn cầu lên trên
hoặc đưa xuống dưới khi liếc vào trong
hay ra ngoài) chúng tôi có ở 11 BN
(16,42%) trong đó 8 BN type I và 3 BN
type II.
24 trong số 67 BN (kể cả 5 BN bị 2
bên mắt) không có lệch đầu cổ (35,82%),
43 BN (64,18%) có tư thế lệch đầu cổ
trong đó có 27 BN mặt quay sang trái
(40,30%) và 16 BN mặt quay sang phải
(23,88%). Trong số 42 BN bị Duane MT
thì có 12 BN đầu thẳng (28,57%), 24 BN
mặt quay về bên trái (57,14%) và 6 BN
(14,29%) mặt quay về bên phải. Trong số
20 BN bị Duane MP thì có 7 BN đầu
thẳng (35%), 10 BN mặt quay về bên phải
(50%) và 3 BN (15%) mặt quay về bên
trái. Cả 5 BN bị 2 bên mắt ngoài độ lác
trong đơn thuần ra thì đều không có lệch
đầu cổ (Bảng 5).
Bảng 5. Sự phân bố tình trạng lệch đầu-cổ theo bên mắt bị bệnh
9
Mắt Số BN Đầu thẳng Mặt quay
phải
Mặt quay trái
MP 20 7 10 3
MT 42 12 6 24
2M 5 5 0 0
Tổng 67 24 (35,82%) 16 (23,88%) 27 (40,30%)
Lệch đầu cổ là một triệu chứng
quan trọng trong HC Duane. Phần lớn
BN Duane có lác trong hay lác ngoài đều
có lệch đầu cổ. Tỷ lệ BN lệch đầu cổ của
chúng tôi khá cao (71,64%), gần tương
đương với nghiên cứu của Lee [6] và đây
cũng là một trong những nguyên nhân
chính để BN đến khám bệnh. Đa số BN
của chúng tôi có tư thế mặt quay sang
trái (60,42%), phù hợp với nghiên cứu
của Mehel và Raab do tỷ lệ MT bị bệnh
cao hơn MP. 16,42% BN có rối loạn vận
động nhãn cầu trong nghiên cứu của
chúng tôi (bao gồm cả upshoot và
downshoot) gần với kết quả nghiên cứu
của Zhang và Park. Raab thấy 35% BN
có lệch đầu cổ và 25% rối loạn vận động
nhãn cầu. Tỷ lệ này của Zhang lần lượt là
40% và 20%, của Lee là 77% và 48%,
Park là 16,7% và 15,4%. Lệch đầu-cổ là
do hiện tượng bù trừ tác dụng bị hạn chế
của cơ vận nhãn, BN thường liếc mắt về
phía hoạt trường của cơ bị liệt để duy trì
TG2M nên sẽ quay đầu bù trừ về phía
bên mắt bị tổn thương. Tuy nhiên giả
thuyết này cũng không đủ để giải thích
cho những trường hợp BN không có
TG2M mà vẫn bị lệch đầu-cổ hay tỷ lệ
13% BN trong nghiên cứu của Park
không có lác nhưng vẫn bị lệch đầu cổ.
Ngoài ra nó cũng không giải thích được
thực tế có một số lượng đáng kể BN
không quay mặt cùng phía về phía bên
mắt tổn thương mà lại quay mặt về phía
bên đối diện. Như vậy, ngoài cơ chế duy
trì chức năng TG2M thì có thể còn có
các yếu tố khác nữa chưa được biết tham
gia vào sự hình thành tư thế lệch đầu cổ
với các BN mắc HC Duane.
3.7. Tình trạng khúc xạ, nhược thị và
thị giác hai mắt
Tình trạng khúc xạ sau liệt điều tiết
và nhược thị của BN được minh họa
trong bảng 6. Trong số 54 BN có thể
phối hợp để thử test được thì có 26 BN
không có TG2M (48,15%). Như vậy tỷ lệ
BN Duane có rối loạn TG2M tương đối
trầm trọng.
Bảng 6. Tình trạng khúc xạ, nhược thị và TG2M
Tình trạng mắt Số BN Tỷ lệ %
Chính thị 14 20,90
Viễn thị 32 47,76
Cận thị 21 31,34
Lệch khúc xạ 6 8,96
Nhược thị 7 10,45
10
Nghiên cứu của Zhang có 50% BN
chính thị, 35,6% viễn thị và 11% cận thị,
Park thấy 18% chính thị, 42,3% viễn thị,
39,7% cận thị và 7,7% BN có lệch khúc
xạ. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng
tôi: 20,90% mắt chính thị, 47,76% viễn
thị và 31,34% cận thị. Trong y văn, tỷ lệ
bệnh nhân nhược thị trong HC Duane rất
khác nhau từ 3-38% tuỳ theo từng tác
giả. Thống kê của chúng tôi có 8,96%
BN lệch khúc xạ và 10,45% BN nhược
thị, gần với tỷ lệ 14% của DeRespinis.
Tỷ lệ BN nhược thị của một số tác giả
khác như: Anvari là 26,8%, Zhang là
33,9%, Mehel là 32,9%. So với tỷ lệ BN
nhược thị trong dân số nói chung (2-4%),
thì tỷ lệ BN nhược thị trong HC Duane là
cao hơn nhiều. Tỷ lệ 48,15% BN trong
nghiên cứu của chúng tôi không có
TG2M, gần với với nghiên cứu của
Zhang (53,34%), nhưng cao hơn nhiều so
với thống kê của Chua (20%). Như vậy,
BN Duane thường có rối loạn về chức
năng trầm trọng, điều này nhắc nhở
chúng ta cần lưu ý khi khám để phát hiện
sớm và điều trị kịp thời.
3.8. Các dị tật bẩm sinh tại mắt và
toàn thân khác
Có 11 trong tổng số 67 BN Duane có
các dị tật bẩm sinh khác được tìm thấy ở
tại mắt và toàn thân (16,42%). Dị tật bẩm
sinh tại mắt và toàn thân này được minh
họa trong bảng 7.
Bảng 7. Các dị tật bẩm sinh phối hợp
Dị tật bẩm sinh phối hợp Số BN
Sụp mi 3
Rung giật NC 2
NC nhỏ 1
U bì mỡ KM 1
Myelin hóa thị TK 1
Chậm phát triển tâm thần 2
Hội chứng Goldenhard 1
BN mắc HC Duane thường đi kèm
theo các dị tật bẩm sinh khác tại mắt và toàn
thân khác. Điều này ủng hộ giả thuyết cho
rằng cơ chế bệnh sinh của HC Duane là do
sự phát triển bất thường trong quá trình phôi
thai. Chua thấy 46% BN có dị tật bẩm sinh
khác đi kèm, cao hơn nhiều so với nghiên
cứu của chúng tôi: 16,42%. Tỷ lệ này trong
nghiên cứu của Zhang là 13,92% và của
Mehel là 25,2%.
IV. KẾT LUẬN
Hội chứng Duane ở người Việt
Nam không có sự khác biệt nhiều về giới
tính nhưng có sự khác biệt đáng kể về
bên mắt bị bệnh và loại hình biểu hiện
lâm sàng với sự nổi trội của mắt trái và
chủ yếu là Duane type I. Tuổi trung bình
khi BN đến khám là 10 tuổi và lý do đến
khám chủ yếu là do lác, do lệch đầu-cổ
và vận nhãn bất thường. Có tới 79,10%
BN bị lác, 64,18% có tư thế lệch đầu cổ,
28,36% có rối loạn về vận nhãn và rối
11
loạn TG2M tương đối trầm trọng với tỷ
lệ nhược thị khá cao (10,45%). 7,46%
BN bị cả hai bên mắt, 11,9% trường hợp
có tiền sử trong gia đình có người bị lác
mắt và 16,42% BN có các dị tật bẩm sinh
khác tại mắt và toàn thân kèm theo.
Mặc dù phần lớn những đặc điểm
lâm sàng của HC Duane ở người Việt
Nam trong nghiên cứu này phù hợp với
các nghiên cứu trước kia trên người da
trắng và người châu á thì sự phân bố về
giới tính, bên mắt bị bệnh và loại hình
HC Duane theo cách phân loại của Huber
có sự khác biệt đáng kể với các nghiên
cứu của người da trắng và gần giống với
những nghiên cứu trên người châu á. Sự
khác biệt về chủng tộc và vùng địa lý
cũng được ghi nhận, tuy nhiên cũng cần
phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa
về vấn đề này nhằm làm sáng tỏ căn
nguyên và cơ chế của sự khác biệt này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ANVARI F., HATEF E., MOHAMMADI SF., ESKANDARI A.: Duane’s
retraction syndrome, a case series from Iran. Int Ophthalmol 2007, Published
online: 15 August 2007.
2. CHUA B., JOHNSON K., DONALDSON C., MARTIN F.: Management of
Duane retraction syndrome. J Pediatr Ophthalmol Strabismus 2005;42(1):13-17.
3. DERESPINIS PA., CAPUTO AR., WAGNER RS., GUO S.: Duane's retraction
syndrome. Surv Ophthalmol 1993; 38: 257-288.
4. ISENBERG S., URIST MJ.: Clinical observations in 101 consecutive patients
with Duane's retraction syndrome. Am J Ophthalmol 1977; 84:419-425.
5. KHAN AO., DARREN OYSTRECK OC.: Clinical characteristics of bilateral
Duane's syndrome. J AAPOS 2006;3:198-201.
6. LEE KH., CHANG BL.: Clinical characteristics of Duane's retraction syndrome.
J Korean Ophthalmol Soc 1996;37:1747-1752.
7. MEHEL E., QUERE MA., LAVENANT F., PECHEREAU A.: Aspects
epidemiologiques et cliniques de syndrome de Stilling-Turk-Duane. J Fr
Ophtalmol 1996; 19: 533-542.
8. PARK WH., SON DH., YOON SW., BAEK SH., KONG SM.: The clinical
features of Korean patients with Duane's retraction syndrome. Korean J
Ophthalmol 2005;19(2):132-135.
9. RAAB EL.: Clinical features of Duane's syndrome. J Pediatr Ophthalmol
Strabismus 1986;23:64-68.
10. YOUNG S.: Characteristics of Duane's retraction syndrome at a clinic in South
Africa. Surv Ophthalmol 1997; 42: 295.
11. ZHANG F.: Clinical features of 201 cases with Duane's retraction syndrome.
Chin Med J 1997; 110: 789-791.
12
SUMMARY
CLINICAL CHARACTERISTICS OF VIETNAMESE PATIENTS WITH
DUANE’S SYNDROME
Objective: To describe the clinical characteristics of Duane’s syndrome in
Vietnamese patients and compare our results with those described in the literature.
Method: 67 Duane’s syndrome cases presented to Pediatric Department of VNIO
between June 2000 and June 2007. Data collected included: chief complaints, age at
first visit, gender, laterality, family history, type of Duane, deviation, abnormal head
position, refraction, binocular vision and amblyopia, ocular and/or nonocular
abnormalities. Results: 47,76% was male and 52,24% was female. Average age was 10
years. 7,46% had Duane type I in both eyes. Left eye predominance (62,69%) as well as
type I (81,94%). 79,10% had strabismus, 64,18% had face turn, 16,42% had ocular and
nonocular abnormalities, 10,45% had amblyopia, 11,9% had strabismus family history.
Conclusion: Most clinical manifestations of Vietnamese patients with Duane’s
syndrome in this study corresponded with previous ones among Caucasians and Asians
but racial and regional differences were noted for which further research is needed to
elaborate the reasons and mechanisms.
Key words: Duane’s syndrome, strabismus, torticollis, anomalous ocular
movement.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_cua_hoi_chung_duane_o_ng.pdf