Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu tinh trùng ở những người nam giới trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản – Trần Đức Phấn: Y học thực hành (902) - số 1/2014
59
NGHIấN CỨU ĐẶC ĐIỂM HèNH THÁI ĐẦU TINH TRÙNG Ở NHỮNG
NGƯỜI NAM GIỚI TRONG CÁC CẶP VỢ CHỒNG THIỂU NĂNG SINH
SẢN
TRẦN ĐỨC PHẤN, VŨ THỊ HỒNG LUYẾN,
NGUYỄN ĐỨC NHỰ, VŨ THỊ HUYỀN
TểM TẮT
Thiểu năng sinh sản (TNSS) là tỡnh trạng bệnh lý
thường gặp. Xột nghiệm tinh dịch là cần thiết để chẩn
đoỏn và theo dừi điều trị. Trong xột nghiệm tinh dịch
thỡ phõn tớch hỡnh thỏi đầu tinh trựng cú nhiều chỉ số.
Cõu hỏi đặt ra là chỉ số nào quan trọng, cần phải lưu
ý. Qua nghiờn cứu đặc điểm hỡnh thỏi đầu tinh trựng
(TT) ở 120 người nam giới đến xột nghiệm tại bộ mụn
Y sinh học - Di truyền, đại học Y Hà Nội từ thỏng
11/2010 đến thỏng 5/2011. Chỳng tụi rỳt ra một số
kết luận sau: Trong cỏc bệnh nhõn TNSS, độ tuổi từ
25-30 là cao nhất (48,1%) sau đú giảm dần ở cỏc
nhúm tuổi cao hơn. Những người đó từng cú con đến
xột nghiệm tinh dịch cú độ tuổi từ 25-30 chiếm tỉ lệ
thấp nhất: 18,2%, độ tuổi từ 41-48 chiếm tỉ lệ cao
nhất: 34,1%. B...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu tinh trùng ở những người nam giới trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản – Trần Đức Phấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014
59
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐẦU TINH TRÙNG Ở NHỮNG
NGƯỜI NAM GIỚI TRONG CÁC CẶP VỢ CHỒNG THIỂU NĂNG SINH
SẢN
TRẦN ĐỨC PHẤN, VŨ THỊ HỒNG LUYẾN,
NGUYỄN ĐỨC NHỰ, VŨ THỊ HUYỀN
TÓM TẮT
Thiểu năng sinh sản (TNSS) là tình trạng bệnh lý
thường gặp. Xét nghiệm tinh dịch là cần thiết để chẩn
đoán và theo dõi điều trị. Trong xét nghiệm tinh dịch
thì phân tích hình thái đầu tinh trùng có nhiều chỉ số.
Câu hỏi đặt ra là chỉ số nào quan trọng, cần phải lưu
ý. Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu tinh trùng
(TT) ở 120 người nam giới đến xét nghiệm tại bộ môn
Y sinh học - Di truyền, đại học Y Hà Nội từ tháng
11/2010 đến tháng 5/2011. Chúng tôi rút ra một số
kết luận sau: Trong các bệnh nhân TNSS, độ tuổi từ
25-30 là cao nhất (48,1%) sau đó giảm dần ở các
nhóm tuổi cao hơn. Những người đã từng có con đến
xét nghiệm tinh dịch có độ tuổi từ 25-30 chiếm tỉ lệ
thấp nhất: 18,2%, độ tuổi từ 41-48 chiếm tỉ lệ cao
nhất: 34,1%. Bệnh nhân TNSS nguyên phát chiếm
78,9%, TNSS thứ phát 21,1%. Tỉ lệ đầu TT bình
thường ở nhóm chứng là 58,0% cao hơn so với nhóm
TNSS là 45,9%. Tỉ lệ đầu TT vô định hình ở nhóm
chứng là 25,3% thấp hơn nhóm TNSS là 33,7%. Tỉ lệ
đầu TT bình thường ở nhóm TNSS NP là 45,8% thấp
hơn so với nhóm TNSS TP là 46,6%. Trong khi tỉ lệ
đầu TT vô định hình ở nhóm TNSS NP là 34,3% cao
hơn so với nhóm TNSS TP là 31,7%.
Từ khóa: Thiểu năng sinh sản nam, tinh trùng,
hình thái tinh trùng, thiểu năng sinh sản nguyên phát,
thiểu năng sinh sản thứ phát.
SUMMARY
Chacteristics of sperm’s head
morphology of males in infertile couples
Infertility is common disease. Semen analysis is
important test for diagnosis and assessing the result of
treatment. There are some indicators of head of sperm
morphologies. The question here is: which kind of head
of sperm morphological indicators are important
indicators. Carrying out the study in 120 males who
were examed in Department of Medical Biology and
genetics, Hanoi Medical University from November 2010
to May 2011, we found that: In infertile couples: the rate
of age level 25-30 is highest (48.7%), it’s lower in others
group. In group of male who have children: the rate of
age level 25-30 is lowest (18.2%), the rate of age level
41-48 is highest (34.1%). The rate of primary infertility is
78.9%, secondary infertility is 21.1%. The rate of sperm
with normal head in control group is 58.0%, higer than in
infertile group (45.9%). The rate of amorphous in control
group is 25.3%, lower than in infertile group (33.7%).
The rate of sperm with normal head in primary infertility
group is 45.8%, lower than in secondary infertility group
(46.6%). But, the rate of amorphous sperm in primary
infertility group is 34.3%, higer than in secondary
infertility group (31.7%).
Keywords: Male infertility, sperm, sperm
morphology, secondary infertility, primary infertility.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiểu năng sinh sản (infertility) (TNSS) là một tình
trạng bệnh lý thường gặp và đang có xu hướng ngày
càng tăng. Trong các cặp vợ chồng TNSS thì nguyên
nhân do nam giới chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% [1], [5].
Để chẩn đoán TNSS ở nam giới, Tổ chức Y tế
Thế giới liên tục phải điều chỉnh tiêu chuẩn phân tích
tinh dịch. Tiêu chuẩn bình thường của một mẫu tinh
dịch theo WHO [8], [9], [10] là:
Chỉ số phân tích Giá trị bình thường 1992 1995 1999 2000 2010
Thể tích tinh dịch > 2 ml nb nb nb >1,5ml
pH 7,2 - 8 nb nb nb >7,2
Độ nhớt <2cm nb nb
Mật độ TT > 20 x106/ml nb nb nb
>15
x106/ml
Số TT /lần xuất
tinh
> 40 x
106 nb nb nb >39x10
6
Tỷ lệ tinh trùng
sống > 75% nb nb nb ≥ 58%
Tỷ lệ TT di động
nhanh > 25% nb nb nb ≥ 32%
TT di động
nhanh + chậm >50% nb nb ≥ 40%
TT hình thái bình
thường > 50% >30% nb
>
15% > 4%
nb: Giống như cột bên
Trong các chỉ số phân tích tinh dịch thì tiêu chuẩn
và cách đánh giá về hình thái TT được điều chỉnh
nhiều nhất. Theo hướng dẫn năm 2010 thì hình thái
đầu TT được phân tích thành vài chục chỉ số, đây là
yếu tố cơ bản và quan trọng. Câu hỏi đặt ra ở đây là
trong các chỉ số về đầu tinh trùng thì chỉ số nào quan
trọng hơn. Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một
nghiên cứu sâu nào đề cập tới đặc điểm vi thể hình
thái đầu TT và mối liên quan với tuổi bệnh nhân, loại
TNSS
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm các mục tiêu:
Xác định đặc điểm hình thái đầu TT ở những
người nam giới TNSS.
Bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm
hình thái đầu TT với tuổi và với loại TNSS.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 120 nam
giới:
+ Tuổi từ 25-48, tình trạng khỏe mạnh.
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014
60
+ Thời gian kiêng xuất tinh > 3 ngày.
+ Mật độ TT > 20 triệu TT/ml.
Được chia làm 2 nhóm
Nhóm TNSS: là các nam giới trong các cặp TNSS
Nhóng chứng: Nam giới trong các cặp sinh sản
bình thường (đã có con).
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là
phương pháp nghiên cứu mô tả có so sánh bệnh -
chứng.
Phân tích hình thái vi thể đầu TT.
Phân tích 100 đầu TT/1 mẫu ở độ phóng đại 1000
lần. Các chỉ số nghiên cứu gồm:
Đầu bình thường; Đầu vô định hình; Đầu to; Đầu
nhỏ; Đầu hình kim; Không đầu; Hai, ba đầu; Đầu có
hình thái nhân bất thường.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Tuổi và loại thiểu năng sinh sản của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 1. Phân bố độ tuổi ở nhóm chứng và nhóm
TNSS
Tuổi Chứng TNSS
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
25-30 8 18,2% 37 48,7%
31-35 9 20,5% 25 32,9%
36-40 12 27,3% 12 15,8%
41-48 15 34,1% 2 2,6%
TỔNG 44 100% 76 100%
Kết quả được trình bày ở bảng 1 cho thấy:
Tỉ lệ nhóm bệnh nhân TNSS trong độ tuổi từ 25 -
30 chiếm tỉ lệ cao nhất là 48,7% sau đó giảm dần
theo các nhóm tuổi.
Trong khi đó nhóm chứng trong độ tuổi từ 25 - 30
chiếm tỉ lệ thấp nhất (18,2%), độ tuổi từ 41-48 chiếm
tỉ lệ cao nhất (34,1%).
Bảng 2. Phân loại thiểu năng sinh sản trong nhóm
TNSS
Phân lại TNSS Số lượng Tỷ lệ %
Nguyên phát 60 78,9%
Thứ phát 16 21,1%
Tổng 76 100%
Về loại TNSS đến xét nghiệm, kết quả ở bảng 2
cho thấy:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm TNSS
nguyên phát chiếm 78,9% cao hơn hẳn so với nhóm
TNSS thứ phát 21,1%.
2. Đặc điểm hình thái vi thể đầu TT
Bảng 3. Đặc điểm đầu TT trong tinh dịch của các
đối tượng nghiên cứu
Hình thái đầu
TT
Nhóm chứng Nhóm TNSS P n % n %
Bình thường 2552 58,0% 3485 45,9% <0,001
Vô định hình 1112 25,3% 2558 33,7% <0,001
Đầu to 56 1,3% 81 1,1% >0,05
Đầu nhỏ 227 5,2% 548 7,2% <0,05
2, 3 đầu 26 0,6% 39 0,5% >0,05
Đầu hình kim 34 0,8% 80 1,1% >0,05
Không đầu 6 0,1% 17 0,2% >0,05
Hình thái nhân
bất thường 387 8,8% 792 10,4% >0,05
Tổng 4400 100% 7600 100%
Phân tích đặc điểm đầu TT, kết quả ở bảng 4 cho
thấy:
Nhóm chứng có tỷ lệ hình thái đầu TT bình
thường là 58,0% cao hơn so với nhóm TNSS
(45,9%), sự sai khác giữa 2 nhóm là có ý nghĩa thống
kê với p < 0,001.
Ngược lại tỉ lệ đầu TT vô định, nhân bất thường ở
nhóm TNSS là 33,7% cao hơn hẳn ở nhóm chứng
chỉ là 25,3%, sự sai khác giữa 2 nhóm này là có ý
nghĩa thống kê với p < 0,001.
Tỉ lệ đầu TT nhỏ ở nhóm TNSS là 7,2% cao hơn
ở nhóm chứng chỉ là 5,2%, sự sai khác giữa 2 nhóm
này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Các đặc điểm khác về hình thái đầu TT như: tỉ lệ
đầu TT to, TT có hình thái nhân bất thường, 2, 3 đầu,
đầu hình kim, không đầu chiếm tỉ lệ khá thấp và chưa
thấy có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm
TNSS (p>0,05).
Bảng 4. Đặc điểm đầu TT trong các nhóm TNSS
Hình thái
đầu TT
Nhóm nguyên phát Nhóm thứ phát
P
n % n %
Bình
thường 2740 45,8% 745 46,6% >0,05
Vô định
hình
2051 34,3% 507 31,7% <0,05
Đầu to 66 1,1% 15 0,9% >0,05
Đầu nhỏ 412 6,9% 136 8,5% >0,05
2, 3 đầu 20 0,3% 19 1,2% >0,05
Đầu hình
kim 67 1,1% 13 0,8% >0,05
Không
đầu 13 0,2% 4 0,3% >0,05
Nhân bất
thường
620 10,4% 161 10,1% >0,05
Tổng 5989 100% 1600 100%
Phân tích đặc điểm đầu TT ở các nhóm TNSS,
kết quả ở bảng 4 cho thấy:
Tỉ lệ đầu TT bình thường ở nhóm TNSS nguyên
phát (45,8%) thấp hơn so với nhóm TNSS thứ phát
(46,6%), tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa
thống kê với p>0,05.
Tỉ lệ đầu vô định ở nhóm TNSS nguyên phát
(34,3%) cao hơn nhóm thứ phát (31,7%). Sự sai khác
này là có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
Tỉ lệ đầu nhỏ ở nhóm nguyên phát (6,5%) thấp
hơn so với nhóm thứ phát (8,5%), các đặc điểm khác
về hình thái đầu TT như: tỉ lệ đầu TT to, TT có hình
thái nhân bất thường, hai ba đầu, đầu hình kim,
không đầu chiếm tỉ lệ khá thấp và chưa thấy có sự
khác biệt giữa nhóm TNSS nguyên phát và nhóm
TNSS thứ phát (p>0,05).
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014
61
Bảng 5. Mối liên quan giữa tuổi và hình thái đầu TT ở các đối tượng TNSS
Hình thái đầu TT 25 - 30 (1) 30 - 35 (2) 36 - 40 (3) 41 - 48 (4) P 1-4 N % n % n % n %
Bình thường 2090 47,5% 1708 48,8% 1244 51,8% 995 58,5% <0,05
Vô định hình 1459 33,2% 1046 29,9% 722 30,1% 443 26,1% <0,05
Đầu to 47 1,1% 41 1,2% 35 1,5% 14 0,8% >0,05
Đầu nhỏ 300 6,8% 257 7,3% 147 6,1% 71 4,2% >0,05
2, 3 đầu 16 0,4% 25 0,7% 17 0,7% 7 0,4% >0,05
Đầu hình kim 45 1,0% 35 1,0% 21 0,9% 13 0,8% >0,05
Không đầu 9 0,2% 10 0,3% 3 0,1% 1 0,1% >0,05
Nhân bất thường 434 10% 378 10,8% 211 8,8% 156 9,2% >0,05
Phân tích mối liên quan giữa tuổi và hình thái đầu
TT trong đối tượng, kết quả ở bảng 5 cho thấy:
Tỉ lệ đầu bình thường trong nhóm tuổi từ 41 - 48
chiếm tỉ lệ cao nhất (58,5%) trong khi đó ở nhóm tuổi
từ 25 - 30 chiếm tỉ lệ thấp nhất (47,5%). Sự sai khác
giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Ở
các nhóm khác thì tỷ lệ hình thái đầu TT có khác
nhau nhưng chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p> 0,05.
Ngược lại với loại bất thường đầu vô định hình,
nhóm tuổi từ 25 - 30 có tỷ lệ bất thường cao nhất
(33,2%), sau đó đến độ tuổi 36 - 40, nhóm tuổi từ 41 -
48 có tỷ lệ đầu vô định hình thấp nhất (26,1%). Sự
khác biệt giữa nhóm tuổi lớn nhất và trẻ nhất là có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
Các đặc điểm khác về hình thái đầu TT như: tỉ lệ
đầu TT to, TT có hình thái nhân bất thường, 2, 3 đầu,
đầu hình kim, không đầu chiếm tỉ lệ khá thấp và chưa
thấy có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi (p>0,05).
BÀN LUẬN
1. Về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 120 bệnh
nhân trong đó có: 44 bệnh nhân thuộc nhóm chứng
và 76 bệnh nhân thuộc nhóm TNSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi của nhóm bệnh
nhân TNSS thấp hơn ở nhóm chứng. Lí do những
người này đi khám bệnh hầu như là mong muốn sinh
thêm con trai, trước đó họ đã có con, thậm chí có 2, 3
con nên tuổi thường cao.
Về loại TNSS đến xét nghiệm, kết quả ở bảng 2
cho thấy:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm TNSS
nguyên phát nhiều (78,9%), TNSS thứ phát ít hơn
(21,1%).
Tỷ lệ bệnh nhân TNSS nguyên phát nhiều hơn
nhiều so với TNSS thứ phát ở các nơi xét nghiệm và
điều trị TNSS cũng được nhiều tác giả đề cập [3], [4]
trong khi thống kê ở cộng đồng thì tỷ lệ TNSS thứ
phát cao hơn nhiều so với TNSS nguyên phát chứng
tỏ nhu cầu được điều trị của các cặp TNSS nguyên
phát là cấp thiết hơn nhiều so với TNSS thứ phát.
2. Về đặc điểm hình thái vi thể đầu TT
Phân tích đặc điểm đầu TT, kết quả ở bảng 4 cho
thấy:
Nhóm chứng có tỷ lệ hình thái đầu TT bình
thường là 58,0% cao hơn so với nhóm TNSS
(45,9%). Ngược lại tỉ lệ đầu TT vô định, nhân bất
thường ở nhóm TNSS là 33,7% cao hơn hẳn ở nhóm
chứng chỉ là 25,3%.
Tỉ lệ đầu TT nhỏ ở nhóm TNSS là 7,2% cao hơn
ở nhóm chứng chỉ là 5,2%.
Các đặc điểm khác về hình thái đầu TT như: tỉ lệ
đầu TT to, TT có hình thái nhân bất thường, 2, 3 đầu,
đầu hình kim, không đầu chiếm tỉ lệ khá thấp và chưa
thấy có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm
TNSS.
Các kết quả trên có thể cho phép ta nghĩ đến bất
thường hình thái đầu TT góp phần gây TNSS, và chỉ
số bất thường hình thái đầu TT phải là một chỉ số
quan trọng trong xét nghiệm tinh dịch.
Trong các bất thường phần đầu, tỉ lệ đầu TT vô
định hình ở nhóm TNSS là 33,7% cao hơn hẳn ở
nhóm chứng chỉ là 25,3%, sự sai khác giữa 2 nhóm
này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Đầu vô định
hình là hình ảnh đầu TT bị méo mó, không có hình
dạng cố định. Đầu TT bình thường có hình elip, một
số dạng bất thường phần đầu có hình dạng cố định
như: đầu hình cầu, đầu hình kim, đầu nhỏ, đầu to, 2,
3 đầu, đầu có túi không bào lớn, đầu có bào tương bị
chảy sệ Với loại vô định hình, đầu TT méo mó
thường kèm theo sự bất thường của nhân. Bất
thường vô định hình là bất thường phần đầu nhưng
là bất thường khá nặng nên người ta xếp thành một
chỉ số riêng. Do vẫn là bất thường ở phần đầu nên
một số tác giả để chung vào bất thường phần đầu.
Trong nghiên cứu, chúng tôi thấy bất thường phần
đầu loại vô định hình và loại đầu nhỏ có liên quan
đến TNSS rõ, các bất thường khác chưa thấy có mối
liên quan. Với kết quả nghiên cứu này chúng tôi thấy
khi phân tích hình thái TT, có lẽ nên tách các chỉ số
đầu vô định hình và đầu nhỏ của TT ra khỏi các bất
thường khác của đầu TT.
Theo một số tác giả [2], [5], [7], [10] khi phân tích
vai trò của thể đầu cho thấy, ngay cả các TT có hình
thái bất thường về hình thái vẫn có giá trị cung cấp
enzyme hyaluronidase từ thể cực đầu của mình để
góp phần làm mỏng màng zona của trứng giúp cho
quá trình thụ tinh. Tuy nhiên, loại TT không có đầu
(nhiều khi vẫn có khả năng di chuyển), loại TT đầu
hình kim không có thể đầu, không góp được enzyme
cho quá trình thụ tinh. Với đầu vô định hình là hình
thức bất thường khá nhiều của đầu các tác giả cũng
cho là thường có kèm theo bất thường túi cực đầu
(acrosom), các TT vô định hình vẫn có những TT còn
túi cực đầu nhưng do đây là dạng bất thường tương
đối nặng, thường kèm bất thường của nhân, khả năng
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014
62
di động cũng sẽ kém nên trên thực tế hầu như không
có vai trò trong thụ tinh vì vậy nên tách riêng chỉ số vô
định hình ra khỏi các bất thường khác của đầu TT.
Phân tích đặc điểm đầu TT ở các nhóm TNSS,
kết quả ở bảng 4 cho thấy:
Tỷ lệ đầu vô định hình ở nhóm TNSS nguyên phát
cao hơn nhóm TNSS thứ phát trong khi các chỉ số
khác kể cả tỷ lệ hình thái bình thường ở 2 nhóm
TNSS không khác nhau gợi ý cho ta rất có thể tỷ lệ
vô định hình cao liên quan đến khả năng thụ thai của
một mẫu tinh dịch. Điều này cũng tương tự như khi ta
so sánh giữa nhóm chứng với nhóm TNSS. Như vậy
ở loại mẫu tinh dịch nào có tỷ lệ vô định hình cao thì
tỷ lệ thụ thai sẽ thấp.
Phân tích mối liên quan giữa tuổi và hình thái đầu
TT trong đối tượng, kết quả ở bảng 5 cho thấy:
Tỷ lệ hình thái đầu TT bình thường ở nhóm tuổi
trẻ thấp hơn ở tuổi lớn hơn, tỷ lệ đầu vô định hình ở
nhóm tuổi trẻ cao hơn nhóm lớn tuổi có lẽ do ở tuổi
càng trẻ tỷ lệ TNSS nguyên phát càng cao, TNSS thứ
phát thường là những bệnh nhân lớn tuổi vì vậy tuổi
càng cao đồng nghĩa với bệnh nhân TNSS thứ phát
càng cao. Kết quả này một lần nữa khẳng định TNSS
có tỷ lệ bất thường vô định hình cao, tỷ lệ hình thái
đầu TT bình thường thấp.
Nếu chia các độ tuổi ở nhóm TNSS nguyên phát
và TNSS thứ phát thì mỗi nhóm quá nhỏ nên chúng
tôi chưa không kết luận được với từng nhóm thì khi
tuổi cao lên, chất lượng hình thái TT thay đổi như thế
nào. Ở đây có lẽ tỷ lệ hình thái TT tăng lên theo độ
tuổi là do tuổi cao thì TNSS thứ phát tăng, nguyên
phát giảm chưa không phải là khi tuổi càng cao thì
chất lượng hình thái đầu TT tốt lên.
KẾT LUẬN
Trong các bệnh nhân TNSS, tỉ lệ độ tuổi từ 25-30
là cao nhất (48,1%) sau đó giảm dần ở các nhóm tuổi
cao hơn.
Những người đã từng có con đến xét nghiệm tinh
dịch có độ tuổi từ 25-30 chiếm tỉ lệ thấp nhất: 18,2%,
độ tuổi từ 41-48 chiếm tỉ lệ cao nhất: 34,1%.
Bệnh nhân TNSS nguyên phát chiếm 78,9%,
TNSS thứ phát 21,1%.
Tỉ lệ đầu TT bình thường ở nhóm chứng là 58,0%
cao hơn so với nhóm TNSS là 45,9%.
Tỉ lệ đầu TT vô định hình ở nhóm chứng là 25,3%
thấp hơn nhóm TNSS là 33,7%.
Tỉ lệ đầu TT bình thường ở nhóm TNSS NP là
45,8% thấp hơn so với nhóm TNSS TP là 46,6%.
Trong khi tỉ lệ đầu TT vô định hình ở nhóm TNSS NP
là 34,3% cao hơn so với nhóm TNSS TP là 31,7%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quán Anh (2009), “Tinh trùng”, Bệnh học giới
tính nam. NXB Y học, tr. 72-122.
2. Trần Đức Phấn, Phan Thị Hoan, Nguyễn Xuân
Tùng (2010), Sử dụng máy CASA trong xét nghiệm tinh
dịch và những điểm cần lưu ý khi trả lời kết quả xét
nghiệm tinh dịch. Y học thực hành. 727 (7), tr. 56 - 61.
3. Trần Đức Phần, Trịnh Văn Bảo, Hoàng Thu Lan
(2002), “Đặc điểm tinh dịch của những người nam giới
trong các cặp vợ chồng thiểu năng sinh sản”, Y học thực
hành, 407(1), tr. 38-41.
4. Mai Đắc Việt, Trần Huy Ngọc, Mai Đức Thuận
(2000), “Nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh trùng của
100 thanh niên khỏe mạnh”, Công trình nghiên cứu y
học quân sự, Học viên quân Y (2) tr. 6-11.
5. Gunalp S., Onculoglu C., Gurgan T., Kruger T. F.,
Lombard C. J. (2001), “A study of semen parameters
with emphasis on sperm morphology in a fertile
population: an attempt to develop clinical thresholds”
Hum. Reprod., 16(1), pp. 110-114.
6. Kidd S. A., Eskenazi B., Wyrobek A.J. (2001),
“Effects of age on semen quality anh fertility: a review of
the literature”, Fertil-Steril, 75(2), pp 237-248.
7. Kurpisz M., Szczygiel M. (2000), “Molekularne
podstawy teratozoospermia”, Ginekol-Pol,71(9),pp.
1036-1041.
8. WHO (1992), WHO laboratory manual for the
examination of human semen anh sperm-cervical mucus
interaction, third edition, United Kingdom.
9. WHO (1999), WHO laboratory manual for the
examination of human semen anh sperm-cervical mucus
interaction, fourth edition, United Kongdom.
10. WHO (2010), WHO laboratory manual for the
Examination and processing of human semen. Fifth
edition.
§¸NH GI¸ KÕT QU¶ §IÒU TRÞ UNG TH¦ THùC QU¶N 1/3 GI÷A - D¦íI
B»NG PHÉU THUËT NéI SOI
TriÖu TriÒu D¬ng, TrÇn H÷u Vinh
TÓM TẮT
UTTQ là bệnh lý ít gặp trong các bệnh ung thư
đường tiêu hoá, tỷ lệ Nam/ Nữ là 5,5/1 tần suất mắc
bệnh có liên quan đến thói quen ăn uống và sử dụng
thuốc lá... Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
không đối chứng thực hiện trên 69 BN bị UTTQ 1/3
giữa dưới được PTNS thì ngực cắt bỏ đoạn thực
quản tổn thương và thay thế bằng ống cuốn dạ dầy
tự thân theo Akyama. Kết quả đánh giá sau phẫu
thuật cho thấy phương pháp an toàn và hiệu quả tốt:
không tử vong, thời gian phẫu thuật ngắn (116,8 ±
52,9 phút), tai biến trong mổ 5,8%, tỷ lệ biến chứng
sau mổ thấp (18,85%). Chất lượng sống sau mổ phụ
thuộc vào giai đoạn bệnh, 100% bệnh nhân UTTQ
giai đoạn T2 sau phẫu thuật có chất lượng cuộc sống
tốt (đánh giá theo chỉ số Karnofsky). Thời gian sống
sau 5 năm là 11,76%.
Từ khóa: Ung thư thực quản, Phẫu thuật nội soi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_dac_diem_hinh_thai_dau_tinh_trung_o_nhung.pdf