Đề tài Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1,5tesla và giá trị các chuỗi xung khuếch tán và tưới máu trong chẩn đoán nhồi máu não cấp – Nguyễn Duy Trinh

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1,5tesla và giá trị các chuỗi xung khuếch tán và tưới máu trong chẩn đoán nhồi máu não cấp – Nguyễn Duy Trinh: Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 60 viện do số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh lớn, trung bình 1 bác sỹ khám 70 bệnh nhân/ ngày, tạo nên một áp lực căng thẳng cho cán bộ y tế trong công tác khám và điều trị bệnh, thiếu thời gian giải thích hướng dẫn người bệnh rõ ràng nên dẫn đến người bệnh phải chờ đợi và không hài lòng. Đây là những vấn đề tồn tại cấp thiết trong toàn ngành y tế nói chung và bệnh viện Trung ương Huế nói riêng. Lãnh đạo bệnh viện thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh như về thái độ bác sỹ khám, chữa bệnh; thời gian làm việc của bác sỹ và nhân viên y tế, đặc biệt là về đạo đức của nhân viên y tế trước sự tác động của kinh tế thị trường hiện nay; sự hướng dẫn người bệnh rõ ràng chu đáo của bác sỹ sẽ giảm tai biến sai sót trong chăm sóc người bệnh. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2012 của cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, sẽ tập trung giải quyết quá tải, bảo đảm 1 bác sĩ khám không quá 50 bệnh nhân/ ngày vào năm 2...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ 1,5tesla và giá trị các chuỗi xung khuếch tán và tưới máu trong chẩn đoán nhồi máu não cấp – Nguyễn Duy Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 60 viện do số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh lớn, trung bình 1 bác sỹ khám 70 bệnh nhân/ ngày, tạo nên một áp lực căng thẳng cho cán bộ y tế trong công tác khám và điều trị bệnh, thiếu thời gian giải thích hướng dẫn người bệnh rõ ràng nên dẫn đến người bệnh phải chờ đợi và không hài lòng. Đây là những vấn đề tồn tại cấp thiết trong toàn ngành y tế nói chung và bệnh viện Trung ương Huế nói riêng. Lãnh đạo bệnh viện thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh như về thái độ bác sỹ khám, chữa bệnh; thời gian làm việc của bác sỹ và nhân viên y tế, đặc biệt là về đạo đức của nhân viên y tế trước sự tác động của kinh tế thị trường hiện nay; sự hướng dẫn người bệnh rõ ràng chu đáo của bác sỹ sẽ giảm tai biến sai sót trong chăm sóc người bệnh. Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2012 của cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, sẽ tập trung giải quyết quá tải, bảo đảm 1 bác sĩ khám không quá 50 bệnh nhân/ ngày vào năm 2015 [3]. - Thời gian chờ đợi thực hiện các xét nghiệm. Đa số người bệnh hay phàn nàn và không hài lòng với tất cả các bệnh viện công lập tại Việt Nam về thời gian chờ đợi để thực hiện các xét nghiệm; và nghiên cứu ở bệnh viện Trung ương Huế cũng cho kết quả tương tự; 56,6% người bệnh không hài lòng với thời gian chờ để nhận kết quả xét nghiệm máu; 54,2% không hài lòng với thời gian chờ để siêu âm; 58,8% người bệnh không hài lòng với thời gian chờ nhận kết quả x quang; 61,0% người bệnh không hài lòng và cho rằng tổng thời gian khám chữa bệnh quá chậm và mất nhiều thời gian chờ đợi. Đây cũng là câu hỏi đặt ra cho các nhà lãnh đạo bệnh viện và Bộ y tế cũng đang tích cực xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian chờ đợi và tăng mức độ hài lòng của người bệnh. Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 1313/QĐ- BYT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh 04 bước tại khoa Khám bệnh của các bệnh viện [2]. KẾT LUẬN - Tỷ lệ 86,4% người bệnh hài lòng chung về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện; trong đó, hài lòng chung về tiếp cận dịch vụ và thuận tiện là 86,9%; về thời gian chờ là 85,2%; về chi phí, xét nghiệm 67,4%; về giao tiếp với nhân viên y tế 83,5%; về giao tiếp với bác sĩ 87,9%; về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ, vệ sinh 82,0%; về kết quả điều trị là 89,4%. - Có một số yếu tố liên quan đến sự không hài lòng của người bệnh đối với các dịch vụ khám chữa bệnh như nhóm tuổi, học vấn, giao tiếp tương tác với nhân viên y tế, người bệnh sống ở Huế, người bệnh nằm ở phòng bệnh thường (p<0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế và Nhóm đối tác y tế (2007), Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế năm 2007 Các lĩnh vực chủ yếu của hệ thống y tế Việt Nam, Hà Nội. 2. Bộ Y tế.(2013) Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện. Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 04 năm 2013. 3. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (2013), Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2012, những nhiệm vụ trọng tâm của công tác khám chữa bệnh năm 2013. Báo cáo số 224/BC-KCB. Hà Nội. Bộ Y tế. Ngày 21 tháng 3 năm 2013. tr 7. 4. Chu Hùng Cường, Phạm Trí Dũng (2013). Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám, chữa bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, năm 2012. Tạp chí Y học thực hành số 01/2013 tr 5- 8. 5. Nguyễn Hiếu Lâm (2011). Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh về công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Long Mỹ, Hậu Giang. Tạp chí Y học thực hành số 08/2011 tr 15- 19. 6. Phạm Quý Nam (2006), Nghiên cứu về sự hài lòng của người bệnh điều trị tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Khoa Huế. 7. Nguyễn Quốc Tuấn, Võ Văn Thắng (2013). Nghiên cứu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Quảng Ninh. Tạp chí Y học thực hành số 880/2013, tr. 201-206. 8. Lê Nữ Thanh Uyên (2006), “Mức độ hài lòng của người bệnh về dịch vụ bệnh viện tại bệnh viện Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, tháng 5/2005”, Tạp chí Y học, (10), Phụ bản số 1, Hội nghị khoa học kỹ thuật Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh lần thứ 23, tr. 43-47. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ 1,5TESLA VÀ GIÁ TRỊ CÁC CHUỖI XUNG KHUẾCH TÁN VÀ TƯỚI MÁU TRONG CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU NÃO CẤP NGUYỄN DUY TRINH, PHẠM MINH THÔNG Khoa Chẩn đoán hình ảnh – BV Bạch Mai Hà Nội LÊ VĂN THÍNH – Khoa Thần kinh – BV Bạch Mai TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ nhồi máu não cấp tính. 2. Đánh giá giá trị của các chuỗi xung khuyếch tán (DW) và tưới máu (PW) trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não cấp. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 1 năm 2012, chúng tôi đã nghiên cứu trên 46 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não sớm (≤6h) tại BV Bạch Mai. Tất cả BN này đều được chụp CHT não khi vào viện với quy trình chẩn đoán nhồi máu não cấp bao gồm các chuỗi xung (FLAIR, T2*, DW, TOF và Perfusion), được điều trị tại BV Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 61 Bạch Mai và được chụp CHT kiểm tra lại trước 24h. Các thông số CBF, CBV, MTT, TTP được tính toán trên phần mềm Perfusion MRI trên máy. Tính toán thể tích vùng nhồi máu trên DW và vùng bất thường trên các bản đồ màu trên PW. Các thể tích này được so sánh với thể tích nhồi máu cuối cùng trên CHT lần 2. Kết quả: Thời gian trung bình từ khi đột quỵ tới khi chụp là 162 ± 125 phút. Tổn thương trên lều tiểu não là thường gặp (42/46 = 91,3%), thuộc động mạch não giữa là chủ yếu (74,4%), 56,5% trường hợp có tắc mạch trên xung mạch TOF. Độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán nhồi máu não của DW lần lượt là W là 90,2%, độ đặc hiệu 100%, của PW là 85,4% và 75%. Với các BN có nhồi máu >2cm3, độ nhạy của PW là 100%. Đối với các BN không có vùng bất tương xứng (mismatch) giữa PW và DW, hoặc những BN có mismatch và được điều trị tái thông lòng mạch, thể tích vùng nhồi máu cuối cùng tương đương thể tích trên DW lần 1, ngược lại đối với những BN có mismatch và không được tái thông lòng mạch, thể tích vùng nhồi máu cuối cùng tương đương với thể tích trên bản đồ PW, lớn hơn trên DW lần 1, các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 4. Kết luận: Vùng nhồi máu thực sự (lõi) là vùng quan sát thấy trên DW, vùng nguy cơ là vùng không quan sát thấy trên DW nhưng giảm tưới máu trên PW. DW và PW có vai trò lớn trong chẩn đoán và tiên lượng vùng nhồi máu não. Từ khóa: cộng hưởng từ, nhồi máu não cấp. SUMMARY Purpose: 1. To characterize the MRI imaging of the acute cerebral ischemia and to determine the role of Diffusion and Perfusion MRI in diagnosis and prognosic ischemic lesion of patients with acute stroke ischemia. Materials and methods: Cerebral MRI was performed in 46 stroke ischemia patients (from 1/2010 to 1/2012) with our stroke protocols (T2*, FLAIR, Diffusion, perfusion and MR angiography), before 6h from onset, using 1.5 tesla Siemens system. Parameters (CBF, CBV, MTT, TTP) were calculated based on perfusionMR software. A second MRI was performed at 24h after onset. The infracted zone volume on second MRI was compared with abnormal volume on Diffusion, TTP, MTT,CBF,CBV of initial MRI. Results: Most of lesions are in the MCA territory (74.4%), 56.5% of cases have arterial occlusion. DW and PW have Sn 90.2% and 85.4%, Sp 100% and 75%. Final infracted zone volume corresponded well to DW in the patients without mismatch or with mismatch but good arterial recanilization (TIMI 2-3), conversly it corresponded well to PW and it is superior to DW in the patients with mismatch, but no or little racanilization (TIMI 0- 1). Conclusion: Infacted zone (core) is hypersignal on DW. Penumbra zone (mismatch between DW and PW) is normal on DW but hypoperfusion on PW. Diffusion and Perfusion MRI has a important role in diagnosis and prognosic ischemic lesion. Keywords: MRI, cerebral ischemia. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 85% của TBMN, là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu, nguyên nhân thứ hai gây sa sút trí tuệ sau Alzheimer và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. CHT cho phép chẩn đoán chính xác vị trí nhồi máu, vị trí tắc mạch và đặc biệt, với chuỗi xung tưới máu, cho phép nghiên cứu vi tuần hoàn não. Sự phối hợp giữa xung khuyếch tán và tưới máu tìm vùng nguy cơ nhồi máu là phần có khả năng hồi phục nếu được điều trị kịp thời là cơ sở cho việc lựa chọn bệnh nhân điều trị tái thông lòng mạch góp phần quan trọng trong điều trị bệnh lý này (2,3,7). CHT đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong chẩn đoán nhồi máu não, tuy nhiên ở Việt Nam chưa có đề tài đi sâu về lĩnh vực này. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu gồm 46 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não tại BV Bạch Mai từ tháng 1/2010 đến 1/2012. Các BN này đều được chụp CHT sọ não, mạch não (TOF), CHT khuyếch tán và tưới máu não khi nhập viện và được chụp CHT kiểm tra lại trước khi ra viện. Các thông tin bệnh nhân được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất. Hình ảnh CHT lần I và II được so sánh đối chiếu với nhau. So sánh thể tích nhồi máu não cuối cùng với thể tích nhồi máu não trên DW và các bản đồ màu PW để xác định vai trò DW và PW trong tiên lượng nhồi máu não. Đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của các chuỗi xung khuyếch tán và tưới máu. Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN bị đột quỵ trước 6h được bác sỹ lâm sàng chỉ định chụp CHT. Tất cả BN này đều phải được chụp kiểm tra lại sau 24h trừ trường hợp tử vong trước khi chụp. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân xuất huyết não, các BN không biết chính xác thời gian khởi bệnh. Các BN có chống chỉ định CHT. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả. Phương tiện: Máy chụp CHT Avanto 1,5T của hãng Siemens- Đức. Thuốc đối quang từ đường tĩnh mạch Gadolinium, máy tiêm thuốc đối quang tự động Medrad. Các chuỗi xung: FLAIR, T2*, DW, TOF và PW. Với chuỗi xung tưới máu: cắt toàn bộ nhu mô não trên và dưới lều, tiêm thuốc đối quang từ 10ml, tốc độ 5ml/s, chụp lặp đi lặp lại liên tục trong vòng 45s từ sau khi tiêm thuốc. Hình ảnh được xử lý trên phần mềm Perfusion MRI của máy bao gồm các bản đồ màu CBF, CBV, MTT, TTP. Thể tích vùng nhồi máu được tính toán là tổng diện tích vùng nhồi máu trên các lát cắt (chỉ lấy các lát cắt thấy tổn thương) nhân với độ dày lát cắt. Tính % vùng bất tương xứng = V(PW)- V(DW)/ V(PW), chỉ xác định là còn vùng mismatch khi >20%. Xử lý số liệu: Các số liệu được thống kê và xử lý bằng các thuật toán thống kê thích hợp trên phần mềm SPSS 16.0. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu: Tổng số Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 62 46 bệnh nhân (26 nam, 20 nữ), tuổi từ 31- 90, tuổi trung bình 62,5 ± 10,4. Nhóm tuổi hay gặp nhất là 50- 70 tuổi (76,1%). Kết quả này tương tự tác giả Cécile B (69 ± 13), Hans Jorg (62 ± 13) (2,4). 6,5% 76,1% 17,4% 0 10 20 30 40 50 60 70 80Tû lÖ % 70 Biểu đồ 1: Phân bố theo nhóm tuổi Trong số 46 BN có 26 nam, 20 nữ, tỷ lệ nam/ nữ =1,3, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p= 0,376). Kết quả này cũng tương tự các tác giả Cescile B và Hans Jorg (2,4) Thời gian trung bình từ khi đột quỵ tới khi chụp CHT là 162±125 phút, BN chụp sớm nhất là 60 phút. 2. Đặc điểm hình ảnh nhồi máu não trên CHT 2.1. Liên quan vị trí tổn thương Bán cầu tổn thương: Trong số 46 bệnh nhân có 42 BN có tổn thương thực sự, 4 Bn là tai biến thoáng qua. Trong số này có 15 bệnh nhân tổn thương bán cầu phải, chiếm 35,8%, trái 23 (54,7%), thân não 4 (9,5%). Nhận xét: bán cầu trái có tỷ lệ bị bệnh nhiều hơn bên phải. Đa số nhồi máu thuộc động mạch não giữa (74,4%). Kết quả này cũng tương tự Phương Thanh Hà (1) (bán cầu trái 64%, não giữa chiếm 88%). 2.2. Thể tích trung bình nhồi máu não Bảng 1: So sánh thể tích trung bình vùng nhồi máu trước và sau điều trị V nhồi máu (cm3) Trung bình Độ lệch chuẩn Lần 1 (DW) 21,3 45,6 Lần 2 (DW) 61,3 95,5 Nhận xét: Nhóm sau điều trị có thể tích lớn hơn trước điều trị, p=0,01 (có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê). 3. Giá trị các chuỗi xung khuếch tán và tưới máu 3.1 Giá trị của chuỗi xung DW Bảng 2: So sánh CHT DW lần 1 và lần 2 MRI 1 MRI 2 Có tổn thương Không tổn thương Tổng số Có tổn thương 37 4 41 Không tổn thương 0 4 4 Tổng số 37 8 45 Trong số 45 BN được chụp CHT lần 2 (một BN tử vong trước khi chụp), có 4 BN là tai biến thoáng qua (hết hoàn toàn triệu chứng lâm sàng, không có nhồi máu trên CHT). Độ nhạy của CHT lần 1 so với lần 2 là 37/41= 90,2%. Đặc hiệu 4/4 =100%. Độ chính xác của CHT lần 1 là 37+4/ 45 = 91,1%. Trong số 8 BN không thấy nhồi máu trên MRI có 4 BN là tai biến thoáng qua, 4 BN còn lại có nhồi máu nhỏ thể tích dưới 2cm3. Đối với nhồi máu não cấp, CHT khuếch tán có độ nhạy rất cao, khoảng 90%, trong vòng 3 h đầu, tuy nhiên có thể âm tính giả khi tổn thương nhỏ, đặc biệt tổn thương thân não, hố sau. 3.2. Giá trị của CHT tưới máu não Trong số 46 BN được chụp CHT tưới máu, có một bệnh nhân nhiễu ảnh không xử lý được (tỷ lệ thành công là 97,8%). Bảng 3: So sánh CHT PW khi vào viện và DW lần 2 Nhồi máu trên DW 2 Không nhồi máu Tổng số PW (+) 35 1 36 PW (-) 6 3 9 Tổng số 41 4 45 Trong số 9BN PW (-) có 4 bệnh nhân là TBMN thoáng qua, các BN còn lại có thể tích nhồi máu nhỏ <2cm3, một trong số các BN có PW (-) có tắc mạch đốt sống, nhưng ổ nhồi máu nhỏ <1cm3.Độ nhạy của PW 35/41= 85,4%. Độ đặc hiệu 3/4= 75%. Độ nhạy đối với BN có nhồi máu >2cm3 thì độ nhạy 100%. Cộng hưởng từ tưới máu là chuỗi xung đánh giá vi tuần hoàn não, có độ nhạy cao đối với các tổn thương lớn >2cm3. Đối với các tổn thương nhỏ tỷ lệ âm tính giả cao. 3.3. Liên quan PW và tắc mạch Bảng 4: Liên quan giữa PW và tắc mạch Tắc mạch Không tắc mạch Tổng số PW (+) 24 12 36 PW (-) 1 8 9 Tổng số 25 20 45 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p =0,002. Kết quả cho thấy đa số BN có tắc mạch có PW (+), một BN có tắc mạch nhưng PW (-). BN này có tắc động mạch đốt sống một bên, động mạch đốt sống còn lại tốt do vậy không có sự giảm tưới máu trên PW. 3.4. Đánh giá vai trò DW và PW trong tiên lượng vùng nhồi máu qua so sánh thể tích nhồi máu cuối cùng với thể tích nhồi máu ban đầu và vùng bất tương xứng trên PW Trong số 46 bệnh nhân, 45 BN có kết quả CHT tưới máu có thể xử lý được hình ảnh. Trong số 45 bệnh nhân có 25 trường hợp có vùng nguy cơ và 20 bệnh nhân không có vùng nguy cơ. Nhóm 1: Các bệnh nhân không có vùng nguy cơ (mismatch <20%). Bảng 5: So sánh thể tích nhồi máu trước điều trị trên DW, PW và sau điều trị ở nhóm BN không có vùng nguy cơ Thể tích tổn thương (n= 20) V trước điều trị V. MTT V. TTP V. CBV V. CBF V sau điều trị Trung bình 16,4 17,4 18,2 17,1 17,4 16,7 Std. Deviation 55,6 62,8 63,9 60,9 61,3 56,4 P 0,118 0,61 0,66 0,59 0,827 Kết quả so sánh cho thấy thể tích sau điều trị tương tự như thể tích trên DW và trên các bản đồ màu PW (p >0,05). Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 63 Nhóm 2: Trường hợp Mismatch và tái thông mạch tốt (TIMI 2,3) sau điều trị. Bảng 6: So sánh thể tích nhồi máu trước điều trị trên DW, PW và sau điều trị ở nhóm BN có vùng nguy cơ và tái thông mạch tốt sau điều trị Thể tích tổn thương (n =14) V. trước điều trị V.MT T V.TT P V.CB V V.CBF V.sau điều trị V Trung bình 17,4 204,9 201,6 187,1 190,1 47,3 Độ lệch chuẩn 21,6 1,028 1,019 98,1 1,006 63,4 T 2,301 4,95 4,891 4,556 4,553 P 0,039 0,0001 0,0001 0,01 0,01 Kết quả so sánh cho thấy thể tích sau điều trị lớn hơn DW trước điều trị tuy nhiên không khác biệt có ý nghĩa thống kê (T= 2,301). Thể tích sau điều trị nhỏ hơn thể tích trên các bản đồ màu của PW (p <0,05). Nhóm 3: Trường hợp Mismatch và không tái thông mạch hoặc tái thông ít (TIMI 0-1) sau điều trị. Bảng 7: So sánh thể tích nhồi máu trước điều trị trên DW, PW và sau điều trị ở nhóm BN có vùng nguy cơ và không tái thông hoặc tái thông (TIMI 0-1) V tổn thương (n= 11) V trước điều trị V. MTT V. TTP V. CBV V. CBF V sau điều trị V trung bình 45,4 206,8 203,7 191,9 191,9 174,0 Độ lệch chuẩn 57,5 98,6 95,0 1,064 1,075 114,2 T 4,207 1,794 1,73 0,576 0,891 P 0,02 0,111 0,122 0,582 0,403 Kết quả so sánh cho thấy thể tích sau điều trị lớn hơn DW trước điều trị có ý nghĩa thống kê (T = 4,207, p= 0,02). Thể tích sau điều trị nhỏ hơn thể tích trên các bản đồ màu trên PW, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Qua theo dõi, chúng tôi thấy rằng, đối với nhóm không có Mismatch PW/DW và nhóm có mismatch mà được điều trị tái thông tốt, thể tích trung bình nhồi máu cuối cùng tương đương với thể tích nhồi máu trên Diffusion lần 1. Còn đối với những trường hợp có mismatch và không được điều trị tái thông thì thể tích nhồi máu cuối cùng tương đương vùng giảm tưới máu trên PW, lớn hơn vùng nhồi máu trên DW trước điều trị. Kết quả này cũng tương tự như Rivers và Wardlaw (5). Nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, vùng tăng tín hiệu quan sát thấy trên DW là vùng nhu mô não đã hoại tử (vùng lõi) (2,3,5,6), còn vùng bất tương xứng giữa PW và DW là vùng nhu mô não giảm tưới máu (vùng nguy cơ nhồi máu, hay vùng tranh tối, tranh sáng), là vùng có khả năng hồi phục nếu được điều trị tốt, ngược lại nếu không được tái thông lòng mạch sẽ dẫn đến hoại tử (3). Như vậy CHT có vai trò trong phát hiện vùng nguy cơ nhồi máu bằng cách so sánh hai chuỗi xung PW và DW. Hình 2: BN nam 53t, đột quỵ giờ 3, trên CHT lần 1, có nhồi máu nhỏ nhân bèo trái (A,B), giảm tưới máu rộng bán cầu trái (D), tắc động mạch cảnh trong trái (C). CHT lần 2 sau điều trị. Mạch tái thông hoàn toàn (E), vùng nhồi máu không tăng lên (F), không còn vùng nguy cơ KẾT LUẬN Thể tích nhồi máu trung bình 23,8 ± 48,3cm3. Đa phần tổn thương thuộc động mạch não giữa. DW có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán nhồi máu não. PW có độ nhạy cao đối với những trường hợp V >2cm3 hoặc các bệnh nhân có tắc mạch. PW và DW có vai trò lớn trong tiên lượng nhồi máu não. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương Thanh Hà (2009), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của nhồi máu não do xơ vữa mạch thuộc hệ thống động mạch cảnh trong”, Đề tài tốt nghiệp BS nội trú, trường Đại Học Y Hà Nội. 2. Cécile B. Grandin, Thierry P (2001), “Usefulness of Magnetic Resonance–Derived Quantitative Measurements of Cerebral Blood Flow and Volume in Prediction of Infarct Growth in Hyperacute Stroke”, Stroke 32:1147- 1153. 3. Gabor Toth, GregoryW Albers (2009), “Use of MRI to Estimate the Therapeutic Window in acute Stroke: Is perfusion- Weighted Imaging/Diffusion- Weighted Imaging Mismatch an EPITHET for Salvageable Ischemic Brain Tissue?”, Stroke 40; 333-335. 4. Hans Jorg W, Gereon R, Frank W (2002), “MRI Y HỌC THỰC HÀNH (903) - SỐ 1/2014 64 imaging in acute Stroke: Diffusion- Weighted and perfusion imaging parameters for predicting infarct size”, Radiology 222; 379-403. 5. Rivers. C.S, Wardlaw. J.M, Armitage. PA (2006), “Do Acute Diffusion-and Perfusion- Weighted MRI Lesions Identify Final Infarct Volume in Ischemic Stroke?”, Stroke 37; 98-104. 6. Tae-Hee Cho, Marc Hermier, Josef A. Alawneh, MRCP et al (2009), “Total Mismatch-Negative Diffusion- Weighted Imaging but Extensive Perfusion Defect in Acute Stroke”, Stroke 40:3400-3402. 7. Wintermark. M, Reichhart. M, Cuisenaire. O (2002), “Comparision of Admission Perfusion Computed Tomography and Qualitative Diffusion- and Perfision- Weighted Magnatic Resonance Imaging in Acute Stroke’, Stroke 33; 2025-2031. Nghiªn cøu huyÕt khèi tÜnh m¹ch s©u chi d­íi míi m¾c b»ng siªu ©m Doppler ë s¶n phô sau mæ lÊy thai t¹i bÖnh viÖn B¹ch Mai n¨m 2012 L­u TuyÕt Minh, NguyÔn ViÖt Hïng, §inh ThÞ Thu H­¬ng Tr­êng §¹i häc Y Hµ Néi TÓM TẮT Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đang có xu hướng gia tăng ở các nước có tỉ lệ mổ lấy thai cao song chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỉ lệ mới mắc Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và giá trị của siêu âm Doppler kết hợp với xét nghiệm D-Dimer huyết thanh trong chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở sản phụ sau mổ đẻ tại bệnh viên Bạch Mai 2012. Nghiên cứu tiến cứu 310 sản phụ sau mổ lấy thai tại khoa Phụ Sản, khoa Cấp cứu, khoa Điều trị tích cực bệnh viên Bạch Mai và viên Tim mạch Việt Nam. Kết quả cho thấy tỉ lệ HKTMSCD ở sản phụ sau mổ đẻ là 13,5%. Sản phụ có trên 5 yếu tố nguy cơ có tỉ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới cao nhất 92,6% (P<0,001).Vị trí huyết khối chủ yếu ở chân trái 88,1%. Trên hình ảnh siêu âm Doppler mạch chi dưới, đa số hình ảnh huyết khối không hoàn toàn chiếm tỉ lệ 95,2%, phần lớn là huyết khối mới ở chân van tĩnh mạch chiếm tỉ lệ 97,6%. Vị trí huyết khối thường gặp là tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch khoeo chiếm 90,5%. Giá trị chẩn đoán âm tính của D- Dimer cao, diện tích dưới đường biểu diễn ROC là 0,91. Từ khóa: Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, mổ lấy thai. SUMMARY Study the incidence of deep vein thrombosis in lower extremity Doppler ultrasound in women after caesarean section at Bach Mai Hospital in 2012 To study the rate of deep vein thrombosis (DVT) and the value of Doppler ultrasound in combination with D - dimer test in the diagnosis of serum of women after cesarean section at Bach Mai hospital in 2012. Prospective study of 310 pregnant women after caesarean section at the Department of Obstetrics, Emergency Department, Intensive therapy Bach Mai Hospital and Heart Institute in Vietnam. Results showed that DVT rate in women after cesarean section was 13.5%. Women at the 5 risk factors incidence of deep vein thrombosis is in the highest spending 92.6% (P < 0.001). Thrombosis positions mainly in the left leg 88.1%. On Doppler ultrasound imaging lower extremity vessels, the majority of images thrombosis is not entirely accounted for 95.2% rate, mostly new clots in the leg vein valves is accounted for 97.6 % rate. Location thrombosis is common femoral vein, popliteal vein is accounted for 90.5%. Diagnostic value of D - dimer negative high area under the ROC curve was 0.91. Keywords: deep vein thrombosis, cesarean section. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh lý được chú ý từ những năm đầu của thế kỷ 19.Trong nhóm bệnh nhân nằm viện, tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu (HKTMS) cao hơn nhiều so với tỉ lệ HKTMS trong cộng đồng. Điều quan trọng là các biến chứng xảy ra khi mắc HKTMS khá nghiêm trọng, có thể xảy ra sớm và gây tử vong như thuyên tắc phổi hoặc muộn hơn như hội chứng sau huyết khối[1],[8]. Mang thai và chuyển dạ đẻ là những yếu tố nguy cơ cao cho huyết khối tĩnh mạch, với ước tính tỷ lệ mắc cao hơn 4-50 lần so với phụ nữ không mang thai.Tăng tỷ lệ mắc HKTMS có thể liên quan đến tăng ứ trệ máu tĩnh mạch do sự thay đổi khi mang thai và nén các tĩnh mạch lớn của tử cung mang thai, chấn thương nội mô thành mạch và tổn thương mạch máu trong thời gian chuyển dạ và sinh đẻ, tình trạng tăng đông, giảm protein S, và protein C [5]. Vấn đề đặt ra là cần phát hiện sớm HKTM từ khi chưa có triệu chứng ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao để điều trị kịp thời. Hiện nay với kỹ thuật siêu âm Doppler mạch bằng hệ thống siêu âm Doppler màu (Color Duplex hay còn gọi là Triplex) việc chẩn đoán HKTMS khá thuận tiện và chính xác, đặc biệt an toàn cho phụ nữ mang thai cũng như bệnh nhân trong thời kỳ hậu phẫu. Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện Trung ương lớn nhất trên cả nước, hàng năm có trên 6000 phụ nữ khắp cả nước đến sinh con, tại khoa Phụ sản và số lượng bệnh nhân nặng sau phẫu thuật Sản phụ khoa vào điều trị ở các khoa Nội rất lớn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu huyết khối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_dac_diem_hinh_anh_cong_huong_tu_15tesla_va.pdf