Đề tài Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng cá Tra-Basa của công ty cổ phần Nam Việt

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng cá Tra-Basa của công ty cổ phần Nam Việt: LỜI NÓI ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành thuỷ sản nước ta đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động nông thôn. Theo tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), suốt giai đoạn 1990 - 2000, thuỷ sản Việt Nam luôn đứng thứ 11 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, đến năm 2007 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, đứng thứ 5 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin), và đứng thứ 12 về sản lượng khai thác hải sản trên thế giới, được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước . Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, mục tiêu củng cố và phát triển thị trường của các công ty trở nên khó thực hiện. ”. Trong khi đó, nghề nuôi cá Tra-Basa của nước ta hiện nay chỉ là mô hình sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, trình độ học vấn có hạn, th...

docx22 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng cá Tra-Basa của công ty cổ phần Nam Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành thuỷ sản nước ta đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động nông thôn. Theo tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), suốt giai đoạn 1990 - 2000, thuỷ sản Việt Nam luôn đứng thứ 11 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản, đến năm 2007 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, đứng thứ 5 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin), và đứng thứ 12 về sản lượng khai thác hải sản trên thế giới, được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước . Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, mục tiêu củng cố và phát triển thị trường của các công ty trở nên khó thực hiện. ”. Trong khi đó, nghề nuôi cá Tra-Basa của nước ta hiện nay chỉ là mô hình sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, trình độ học vấn có hạn, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu kiến thức, thiếu kỹ thuật. Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực hiện tốt vấn đề quy hoạch và giám sát chất lượng vùng nuôi. Trước thực trạng đó cho thấy vấn đề quản lý chất lượng, VSATTP là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Tuy nhiên, chất lượng VSATTP được quyết định bởi toàn bộ các đối tượng trong chuỗi chứ không dừng lại ở phạm vi công ty. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích những hoạt động liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng cá Tra-Basa phải bắt đầu từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến thành sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm: nhà cung cấp nguyên liệu, đại lý trung gian và công ty Nam Việt. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng cá Tra-Basa của công ty cổ phần Nam Việt ” là một vấn đề hết sức cần thiết, nhằm tìm ra những bất cập trong vấn đề quản lý chất lượng mặt hàng cá Tra-Basa của toàn chuỗi, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục để phát triển chuỗi cung ứng của công ty. CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG Chuỗi cung ứng Là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy, và người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi. Nói cách khác chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Quản trị chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế, kiểm soát luồng thông tin và luồng vật chất theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Chính vì vậy, Quản trị logistics rất rộng với các nội dung chủ yếu sau: Dịch vụ khách hàng. Hệ thống thông tin. Dự trữ. Quản trị vật tư. Vận tải. Kho bãi. Quản trị chi phí. Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ SCM có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ. Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B. Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp Chương 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Nam Việt Công ty Cổ phần Nam Việt được chuyển đổi từ Công ty TNHH Nam Việt vào tháng 10/2006. Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, với chức năng kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năm 2000, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng Nhà máy đông lạnh thuỷ sản Nam Việt (DL 152) với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đông lạnh. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty để nâng công suất chế biến lên 300 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đến năm 2004, Công ty quyết định xây dựng thêm Nhà máy đông lạnh thuỷ sản Thái Bình Dương N.V (DL 384) có công suất 200 tấn cá nguyên liệu/ngày đưa vào hoạt động cuối tháng 11 năm 2004, nâng tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày. Theo định hướng phát triển của thị trường trước thềm hội nhập và đại chúng hóa Công ty, NAVICO đã chính thức chuyển đổi sang Công ty Cổ phần với vốn điều lệ là 600 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 5/10/2006. Ngày 18/04/2007, NAVICO được phép phát hành thêm cổ phần chào bán cổ phiếu ra công chúng 6 triệu cổ phần (tương đương với 60 tỷ đồng mệnh giá) để tăng vốn điều lệ, mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 660 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang số 5203000050 cấp ngày 18/08/2007. Ngày 28/11/2007 Công ty đã đựơc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 160/QĐ – SGDHCM tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE). Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Nam Việt Tên tiếng Anh : Nam Viet Corporation Tên viết tắt : NAVICO Mã giao dịch : ANV Vốn điều lệ : 660.000.000 đồng (Sáu trăm sáu mươi tỷ đồng chẳn) Địa chỉ : 19 D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Điện thoại : (84-76) 3 834060 Fax : (84-76) 3 834054 Website : www.navicorp.com.vn Email : namvietagg@hcm.vnn.vn Vận chuyển Nhà máy chế biến Cá fillet đông lạnh Phụ phẩm (dầu cá, bột cá) Bao gói, bảo quản Thị trường nội địa Nhà cung cấp thức ăn, con giống, thuốc thú y, hoá chất Hợp đồng với người nuôi Vùng nuôi của công ty Thu hoạch Thị trường nước ngoài 2.2 Mô tả và phân tích chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt Hình 2.1 Chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa 2.2.1 Con giống và thức ăn cho vùng nuôi của công ty Ở bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố đầu vào bao giờ cũng quan trọng, tạo tiền đề cho những hoạt động về sau. Điều đó cũng lý giải tại sao Michael E. Porter- một nhà chiến lược xuất sắc hiện nay đã đưa yếu tố sản xuất vào trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh quốc gia. Xét riêng trong ngành thủy sản, đối với người nuôi trồng, ngoài môi trường, kỹ thuật, thời tiết khí hậu…, thì một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi đó chính là yếu tố con giống. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ông cha ta ngày xưa hay có câu “nhất nước - nhì phân - tam cần - tứ giống”, nhưng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày nay thì giống được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Để đáp ứng cho nhu cầu chế biến, Công ty Cổ phần Nam Việt đã chọn chiến lược hội nhập dọc ngược chiều bằng việc qui hoạch riêng cho mình một vùng nuôi. Qui trình nuôi thủy sản khá phức tạp và muốn đảm bảo sản xuất được sản phẩm sạch thì cần thiết phải kiểm soát ngay từ khâu chọn giống và thức ăn, môi trường nước, dịch bệnh. Nhận thức được điều đó, cho nên yếu tố đầu vào cho nuôi trồng là con giống và thức ăn sử dụng được doanh nghiệp hết sức chú ý. Con giống hoàn toàn được cung cấp bởi Trung tâm giống trong tỉnh với sự kèm theo của giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng. Tiếp đến, thức ăn sử dụng là một trong những yếu tố quyết định sản phẩm đầu ra có sạch hay không. Với việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong khi nuôi - được cung cấp từ những cơ sở cung cấp thức ăn có uy tín như Con Cò, Việt Thắng, Green feed … đã đáp ứng tốt cho vấn đề truy xuất. Thêm vào đó các loại hóa chất, thuốc thú y thủy sản sử dụng đều được cung cấp bởi Công ty Vimedim – là công ty có uy tín đảm bảo chất lượng về cung cấp các loại vật tư và thuốc thú y. 2.2.2 Vùng nuôi Nguồn nguyên liệu đầu vào được đảm bảo chất lượng là yếu tố hết sức cần thiết cho đầu ra của chuỗi cung ứng. Khâu nuôi nắm giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay nuôi là khâu trọng yếu nhất trong chuỗi cung ứng thủy sản nói chung và chuỗi cung ứng sản phẩm cá Tra, cá Basa của doanh nghiệp nói riêng. Vùng nuôi của doanh nghiệp: Khu vực vùng nuôi thuộc Ấp Mỹ An, Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang bắt đầu nuôi Cá Tra, Cá Basa từ năm 1991. Đến năm 2003 thì nó mới thuộc quyền sở hữu của Công ty Cổ phần Nam Việt với diện tích ban đầu là 6 ha và đối tượng nuôi là Cá Tra, Cá Basa. Năm 2006, vùng nuôi được cải tạo và áp dụng qui trình nuôi cá theo tiêu chuẩn SQF1000CM. Từ tháng 8 năm 2008 đến nay Công ty áp dụng việc nuôi cá theo tiêu chuẩn Global GAP. Trong thời gian đó, Công ty đã mua thêm đất để mở rộng diện tích ao nuôi, đến nay diện tích vùng nuôi là 104.134,7 m2. Toàn bộ sản phẩm cá của vùng nuôi được chuyển về các nhà máy chế biến trực thuộc Công ty để sản xuất và xuất khẩu. Chất lượng Cá Tra, Cá Basa được kiểm tra bởi Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong tỉnh và Nafiqad. Quá trình nuôi từ lúc thả con giống cho đến khi thu hoạch của vùng nuôi đều được theo dõi ghi chép và lưu trữ hồ sơ. Tất cả các qui trình đều được thực hiện theo tiêu chuẩn Global GAP. Vùng nuôi thực hiện được hai năm ba vụ với tổng sản lượng bình quân mỗi năm cung cấp cho doanh nghiệp là 4.000-5.000 tấn cá. Với mức sản lượng ấy, vùng nuôi hiện tại chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu sản xuất của Công ty. Mặc dù với tỷ lệ đáp ứng thấp nhưng vùng nuôi đóng vai trò không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nam Việt đã được đơn vị Intertek đánh giá và chứng nhận vùng nuôi của công ty đạt đạt tiêu chuẩn Global GAP. Với tờ chứng nhận vùng nuôi đạt chuẩn GAP, công ty được khai thông dễ dàng hơn khi xuất hàng qua các nước khác đặc biệt là những nước có đòi hỏi khắt khe về chất lượng VSATTP như EU... Không những vậy, với sự cung ứng của vùng nuôi, phần nào giúp công ty có thể ổn định nguồn cung nguyên liệu đồng thời giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu, chi phí mua ngoài cũng được giảm đáng kể. Vùng nuôi từ các hộ nuôi bên ngoài: So với nhu cầu sản xuất của Công ty thì 20% cung ứng đầu vào từ vùng nuôi của công ty, còn lại gần 80% nguồn cung đầu vào cho công ty là từ những hộ nuôi của nông dân. Do đó, họ được xem là thành phần vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của công ty. Có nắm được tình hình nuôi của họ như thế nào thì ta mới có những hướng đi đúng đắn trong quá trình cải thiện uỗi cung ứng. Tất cả những điều đó dẫn đến chất lượng đầu ra không đồng đều, khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc, dẫn đến rủi ro xuất khẩu gia tăng, các chi phí thực hiện cho công tác kiểm nghiệm cũng trở nên tốn kém hơn. Đứng trước thực trạng ấy, Công ty đã thực hiện việc thu mua cá như thế nào để có thể đảm bảo chất lượng cho nguyên liệu đầu vào. 2.2.3 Thu hoạch Trước khi thu mua nguyên liệu thì công ty cử đại diện đến vùng nuôi kiểm tra chất lượng và kích cỡ của cá. Họ sẽ tiến hành lấy mẫu thử, mang về công ty để kiểm tra dư lượng kháng sinh hay những chất cấm khác. Những mẫu nào đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng thì công ty tiến hành việc thu mua với hộ nuôi đó. Sau khi giá cả đã được thống nhất giữa hai bên thì bắt đầu thu hoạch. Chi phí vận chuyển được chi trả bởi phía Công ty và phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách từ vùng nuôi đến nơi thuyền chở. 2.2.4 Vận chuyển từ trại nuôi đến nhà máy Vì hầu hết các trại nuôi và nhà máy chế biến đều nằm tiếp giáp với mép sông nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển cá từ trại nuôi về đến nhà máy chế biến. Cá sau khi thu hoạch được đựng trong thùng tre để chuyển lên thuyền thông thủy. Đặc điểm thuyền thông thủy này được thiết kế bên hông thuyền luôn có nhiều lỗ nhằm lưu thông với nguồn nước bên ngoài, vì vậy trong quá trình vận chuyển cá có thể sống. Khi đến nhà máy, cá được vớt ra khỏi thuyền và cho vào các thùng nhựa và chuyển lên các xe chở đến nơi tiếp nhận nguyên liệu tại nhà máy. Chi phí chuyển cá từ thuyền đến nơi tiếp nhận nguyên liệu bao gồm trong chi phí vận chuyển. Nếu có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển như hao hụt cá thì chi phí đó do người vận chuyển chịu trách nhiệm. 2.2.5 Sản xuất, chế biến Sau khi tiếp nhận thông tin đơn hàng từ bộ phận điều hành sản xuất, bộ phận thu mua lên kế hoạch thu mua cá nguyên liệu. Trước khi cá được đưa vào sản xuất thì cán bộ kiểm tra sẽ kiểm tra lại chất lượng của cá một lần nữa, chỉ tiếp nhận những nguyên liệu khi cá còn sống, không bị bệnh, không nhiễm kháng sinh ... Cá tiếp nhận xong được chuyển sang công đoạn cắt hầu cá nhằm làm cá chết đột ngột để thuận tiện việc Fillet dễ dàng. Công đoạn Fillet được thao tác dưới vòi nước chảy luân lưu để loại bỏ sạch máu, nội tạng rồi chuyển sang công đoạn lạng da. Bán thành phẩm sau khi lạng da được chuyển sang công đoạn tạo hình, tùy theo đơn hàng mà có thể chỉnh sửa loại bỏ phần thịt đỏ (cá fillet thịt trắng) hoặc không bỏ phần thịt đỏ (cá fillet thịt đỏ) các công đoạn này nhiệt độ duy trì bán thành phẩm £100C. Tiếp đó là công đoạn soi ký sinh trùng nhằm loại những miếng cá bị phát hiện có ký sinh trùng, miếng cá bị bệnh không thể nhìn bằng mắt thường dưới bàn soi có ánh sáng của đèn chiếu sáng, sau đó chuyển sang công đoạn phối trộn hóa chất phụ gia. Tỷ lệ phối trộn (2,5 kg cá ¸ 1 dung dịch, nồng độ sử dụng 4%) thời gian xử lý từ 10 phút đến 45 phút, nhiệt độ £60C. Sau khi xử lý xong được đổ ra và tiến hành phân cỡ, loại bằng máy tự động hoặc thủ công, sau đó chuyển sang cân (tùy yêu cầu đơn hàng). Nếu sản phẩm là Block thì cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc (nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt £ -180C, thời gian từ cấp đông khoảng 2 giờ), nếu sản phẩm là IQF thì cấp đông bằng thiết bị băng chuyền (nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt £ -180C, thời gian từ cấp đông khoảng 15 phút). Tùy theo yêu cầu đơn hàng mà ta có thể mạ băng nhiều hay ít. Sản phẩm sau khi cấp đông xong được chuyển sang bao gói, tùy theo đơn hàng mà có qui cách bao gói khác nhau, thương sản phẩm block đóng 5kg/blockx2/thùng; 5kg/block/hộpx4/thùng hoặc sản phẩm IQF thường bao gói 1kg/túi PEx10/thùng; 15LB(6,81kg)/thùng; 5kg/túi PEx2/thùng và nhanh chóng đưa vào kho bảo quản lạnh £ -200C tránh bị chảy nước, tập kết chờ xuất. Quá trình thực hiện triển khai đơn hàng đều phải tuân thủ theo GMP, SSOP, HACCP dưới sự giám sát và kiểm tra bởi người QC. 2.2.6 Đóng gói và lưu kho bảo quản Sau khi đóng gói, sản phẩm được lưu vào kho bảo quản ở nhiệt độ £ -200C và được đặt trên kệ cách sàn 15cm, cách tường 20cm, cách trần 50cm, cách dàn lạnh ít nhất là 1m. Lối đi giữa các kệ là 50 – 100cm. Công ty có các kho lạnh với tổng công suất là 20.000 tấn thành phẩm. 2.2.7 Vận chuyển thành phẩm từ nhà máy đến nước nhập khẩu Tất cả thành phẩm sau khi bao gói xong được chuyển nhanh vào kho bảo quản lạnh để tập kết. Từng lô hàng trước khi xuất, thì bộ phận quản lý chất lượng của công ty sẽ đăng ký mời Nafiqad vùng 6 đến kiểm tra tình trạng lô hàng, thông tin bao bì, số lượng, khối lượng...và lấy mẫu kiểm vi sinh, hóa lý. Sau thời gian từ 3 đến 7 ngày Nafiqad vùng 6 sẽ thông báo về kết quả của từng lô hàng đã lấy mẫu, nếu đạt yêu cầu thì sẽ cấp chứng thư. Công ty chỉ được phép xuất những lô hàng có kết quả đạt. Nếu lô hàng thông báo không đạt từ Nafiqad vùng 6 thì coi như lô hàng bị từ chối và công ty phải làm lại. Quá trình đóng container có thể kéo container về đóng tại nhà máy hoặc chuyển bằng xe lạnh đóng container tai TP.HCM, có 2 loại container: 40feet (20 tấn) và 20 feet (10 tấn). 2.2.8 Khách hàng Sau khi hàng được vận chuyển tới nơi giao hàng, tùy theo hợp đồng mua bán là giá FOB hay giá CIF mà Công ty sẽ hết trách nhiệm giao hàng tại đâu. Công ty Cổ phần Nam Việt chưa xây dựng kênh phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng mà chỉ dừng lại ở việc bán cho các nhà nhập khẩu hoặc bán ủy thác cho các Công ty thương mại tại thị trường nội địa. Khách hàng đến với Nam Việt có thể là khách hàng trực tiếp tìm đến hoặc do Công ty chủ động tìm kiếm và chào hàng, cũng có thể là khách hàng qua trung gian giới thiệu đến với Công ty và hưởng hoa hồng khi Công ty và khách hàng ký kết hợp đồng. Tỷ trọng sản phẩm bán cho thị trường nội địa chỉ chiếm hơn 8%, còn lại đều được đưa ra thị trường nước ngoài thông qua các nhà nhập khẩu. Hiện tại Nam Việt đã xuất khẩu sản phẩm từ Cá Tra, Cá Basa sang trên 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó: Ukraine chiếm thị phần lớn nhất với 27,85% doanh thu, tiếp sau là Liên minh Châu Âu chiếm 17,23% và sau nữa là các nước Châu Á (17,19%), Đông Âu (15,09%), Trung Đông (9,21%), Châu Mỹ (7,52%), Châu Phi (3,36%), và Châu Úc 2.3.Những điểm mạnh tạo nên sự thành công trong chuỗi và những điểm yếu làm hạn chế sự phát triển trong chuỗi. 2.3.1.Điểm mạnh Đầu tư và mở rộng vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP: Nam Việt đã đầu tư và xây dựng Vùng nuôi số 1 đạt tiêu chuẩn Global GAP. Vùng nuôi này cung cấp 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất, tuy không nhiều nhưng cũng phần nào chủ động được nguồn nguyên liệu sạch đáp ứng nhu cầu cho những thị trường khó tính. Đây là yếu tố giúp Nam Việt có những bước đi tự tin hơn khi tiến vào thị trường Châu Âu – thị trường mục tiêu. Nguyên liệu sạch sẽ là khởi đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo của toàn bộ chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn Global GAP sẽ là “tấm vé” để sản phẩm của Nam Việt có cơ hội vượt qua các rào cản kỹ thuật và thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước nhập khẩu Nhận thức được tầm quan trọng của “tấm vé” này, trong chiến lược phát triển tương lai ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nam Việt luôn có kế hoạch cụ thể để mở rộng thêm diện tích vùng nuôi, nâng cao tính chủ động trong nguyên liệu, đáp ứng tốt hơn cho quá trình sản xuất và xuất khẩu. Hệ thống kiểm tra vi sinh, hóa lý đạt chuẩn: Dân gian có câu “đầu xuôi thì đuôi lọt” quả chẳng sai. Nguyên liệu là bước khởi đầu quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm sau này. Đồng thời, với những cảnh báo của các nhà nhập khẩu về dư lượng kháng sinh, hóa chất bị cấm hoặc bị hạn chế sử dụng có trong các sản phẩm khi nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp chế biến phải nghiêm túc hơn trong khâu kiểm soát nguyên liệu trước khi cho vào sản xuất. Mặt khác, với 80% nhu cầu nguyên liệu bị phụ thuộc vào người nông dân, trong khi đó chất lượng của Cá Tra, Cá Basa thương phẩm chất lượng còn kém, tình trạng nhiễm hóa chất, dư lượng kháng sinh còn diễn ra khá phổ biến. Với mục tiêu phát triển bền vững, cho ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, chinh phục những thị trường khó tính, Nam Việt đầu tư và xây dựng hệ thống máy móc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào có khả năng kiểm tra tất cả các hóa chất, kháng sinh bị các thị trường nhập khẩu cấm hoặc hạn chế sử dụng. Không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào mà hệ thống kiểm tra vi sinh, hóa lý này còn kiểm soát chất lượng ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Nếu phát hiện ra hóa chất hay kháng sinh bị cấm có trong bán thành phẩm hoặc thành phẩm, ngay lập tức lô sản phẩm đó được kiểm tra lại, truy xuất nguồn gốc để phát hiện nguyên nhân bị nhiễm và có biện pháp xử lý. Để có thể thâm nhập sâu và có chỗ đứng vững chắc tại thị trường mục tiêu – thị trường Liên Minh Châu Âu EU, thì sản phẩm của Công ty phải có cơ sở hạ tầng để kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm. Hệ thống kiểm tra vi sinh hóa lý không phải là biện pháp ngăn ngừa tuyệt đối an toàn, nhưng nó sẽ giúp Công ty hạn chế tối đa sự khiếu nại và cảnh cáo của khách hàng về vấn đề VSATT. Số lượng nguyên liệu thu mua đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất: Trước hết, nói về quy trình lập kế hoạch sản xuất, khi Công ty nhận được đơn hàng từ phía nhà nhập khẩu, phòng sản xuất sẽ phân tích và lên kế hoạch sản xuất, đồng thời thông báo cho bộ phận thu mua và bộ phận thu mua sẽ lên kế hoạch thu mua nguyên liệu. Do quy trình thu mua nguyên liệu của Công ty chặt chẽ, luôn giữ uy tín thanh toán với người nông dân nên theo đánh giá của trưởng bộ phận thu mua người dân luôn ưu tiên bán cá cho Công ty Cổ phần Nam Việt hơn các doanh nghiệp khác. Trong quá trình hoạt động của mình, bộ phận thu mua chưa bao giờ để tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất xảy ra. Việc cung cấp đủ số lượng nguyên nguyên liệu cho sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, để làm ra thành phẩm đáp ứng đơn hàng của các nhà nhập khẩu thì trước hết nhà máy phải có nguyên liệu để đảm bảo sản xuất đúng hàng và đúng hạn. Trường hợp, các nhà máy không đủ nguyên liệu để sản xuất, giao hàng không đúng thời hạn sẽ dẫn đến những thiệt hại không nhỏ. Có thể sẽ bị phạt vì vi phạm hợp đồng, nhưng cái quan trọng ảnh hưởng lâu dài và nặng nề nhất là uy tín và mối quan hệ với khách hàng. Khi hình ảnh của Công ty bị xấu đi trong cái nhìn của khách hàng thì việc xây dựng lại hình tượng sẽ tốn kém rất nhiều thời gian và công sức. Chưa kể đến việc, nếu khách hàng đó là một trong những đối tác lớn, truyền thống thì việc tiêu thụ của Công ty sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Đáp ứng đủ số lượng nguyên liệu cho sản xuất là yếu tố sẽ tác động tích cực giúp chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Nam Việt hoạt động trôi chảy và hiệu quả hơn. Vì thế, Ban lãnh đạo cũng như các phòng ban liên quan tới hoạt động thu mua nguyên liệu cần có những biện pháp để cải thiện quy trình thu mua, giúp cho hoạt động thu mua của Công ty ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Công ty có uy tín và vị thế lớn mạnh: Dù kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào, dù là doanh nghiệp lớn hay bé thì uy tín vẫn luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Vị thế và uy tín không phải được xây dựng một cách chóng vánh mà nó là cả một quá trình. Với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng, trong những năm qua Công ty Cổ phần Nam Việt đã xây dựng cho mình vị thế và uy tín nhất định trên thị trường. Nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của khách hàng: Chúng ta đều biết đến ý nghĩa vô cùng quan trọng của hoạt động dịch vụ sau bán hàng. Bởi lẽ, sau khi mau sản phẩm việc cảm nhận và phản hồi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm và dịch vụ của mình. Đối với chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Công ty Cổ phần Nam Việt, khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu, khách hàng lại mua với số lượng lớn, do vậy Công ty luôn chú trọng tới việc giải quyết khiếu nại của khách hàng. Điểm yếu Thu mua theo hình thức bán mão, không có sự phân biệt loại cá: Mặc dù Công ty có xây dựng quy trình thu mua khá bài bản và bộ phận thu mua hoạt động khá hiệu quả, nhưng việc thu mua không có sự phân biệt loại cá sẽ ảnh hưởng mạnh đến chi phí tồn kho sản phẩm. Nguyên nhân là do cá thu mua về có nhiều kích cỡ khác nhau, trong khi khách hàng cũng yêu cầu sản phẩm với nhiều quy cách khác nhau. Hiện tượng nguyên liệu đã được thu mua không phù hợp với size cá mà khách hàng yêu cầu vẫn xảy ra khá phổ biến trong các nhà máy chế biến trực thuộc Công ty Cổ phần Nam Việt. Nhà máy vẫn sản xuất số nguyên liệu đã thu mua, tuy nhiên thành phẩm sẽ được cho vào kho bảo quản chờ có đơn hàng phù hợp thì mới được xuất đi. Tình trạng này là nguyên nhân cơ bản dẫn tới chi phí tồn kho trong các nhà máy quá cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mặt khác, khi sản phẩm để quá lâu, nhà máy buộc phải chế biến lại hoặc nếu hư hỏng thì phải thanh lý chuyển thành phụ phẩm gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Một trong những mục tiêu khi xây dựng chuỗi cung ứng là để giảm thiểu chi phí tồn kho thành phẩm, nhưng Công ty lại chưa thực hiện tốt việc cắt giảm chi phí tồn kho. Trình độ và kiến thức của người nuôi còn thấp nên chất lượng nguyên liệu chưa thật sự ổn định: Chất lượng của Cá Tra, Cá Basa nguyên liệu đạt hay không đạt chất lượng là do chất lượng của con giống. Trong khi đó, đàn cá bố mẹ ở các cơ sở cung cấp giống vẫn còn nhiều hiện tượng bị ép đẻ non. Lợi nhuận hấp dẫn khiến cho nhiều người sản xuất cá giống cho ra “ra lò” những sản phẩm không tính đến chất lượng – điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng Cá Tra, Cá Basa nguyên liệu. Hơn nữa, để quá trình sản xuất cá giống không bị thiệt hại do bệnh gây ra, nhiều cơ sở sản xuất giống còn lạm dụng thuốc kháng sinh, gây ra hiện tượng cá giống lờn thuốc, gây khó khăn cho quá trình nuôi cá thương phẩm sau này. Tiếp đến, là do người nuôi còn hạn chế kiến thức về kỹ thuật nuôi cá thương phẩm, theo điều tra kết quả điều tra có đến 80,77% người nuôi dựa vào kinh nghiệm tích lũy theo thời gian để đào ao, nuôi cá. Đồng thời, do nguồn vốn còn hạn hẹp, nên việc đầu tư cho nuôi trồng một cách bài bản thật sự là một khó khăn lớn đối với người nông dân. Công ty thiếu sự liên kết với nhà cung cấp: Một tồn tại nhức nhối nhiều năm chưa được giải quyết là nông dân và doanh nghiệp luôn bất đồng nhau. Nếu giá cá trên thị trường giảm thì doanh nghiệp sẵn sàng hạ nông dân “đo ván” và ngược lại. Giữa 2 bên chưa thiết lập được cơ chế chia sẻ lợi ích và rủi ro trên nguyên tắc đồng thuận, điều tiết giữa sản xuất và tiêu thụ cùng có lợi. Sự thiếu liên kết luôn dẫn đến tình trạng mất ổn định trong đầu ra cho cá thương phẩm của người nông dân và nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến. Lợi ích của các doanh nghiệp chế biến xuất phát từ nông dân, nhưng doanh nghiệp lại chưa có sự quan tâm đúng mức tới những khó khăn của người nông dân. Tiếp đến, khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, các doanh nghiệp thi nhau giảm giá nguyên liệu trong nước để cố gắng hạ giá thành sản xuất. Nhưng lại không nghĩ tới việc ép giá nguyên liệu, làm cho nông dân thua lỗ họ sẽ treo ao, bán hầm, đến mùa cao điểm sẽ xuất hiện tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VSATTP: Thị trường mục tiêu của Công ty Cổ phần Nam Việt chính là thị trường Liên minh Châu Âu – đây là thị trường khó tính, với những đòi hỏi khắt khe về chất lượng và VSATTP. Tuy nhiên, sản phẩm Công ty làm ra vẫn chưa thật sự là những sản phẩm sạch và an toàn, là sản phẩm có chất lượng cao và chưa chú trọng đến sản phẩm giá trị gia tăng, chủ yếu ở dưới dạng thành phẩm thô. Nguyên nhân của các lô hàng bị khách hàng khiếu nại là do chưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn VSATTP, dẫn đến việc sản phẩm bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, đóng gói và bảo quản hay do mạ băng quá dày so với quy cách ghi trên bao bì, sử dụng quá nhiều hóa chất phụ gia. Sự đầu tư công tác nghiên cứu và phát triển thị trường còn hạn chế: Tại sao chỉ thay đổi cách đóng gói bao bì mà có thể tăng doanh số đến 50% và tại sao chỉ thay đổi mùi vị cho phù hợp với thị hiếu khách hàng có thể tăng lợi nhuận đến hàng triệu đồng? tại sao một ý tưởng có thể thành công ở Mỹ nhưng lại thất bại thảm hại ở Nhật Bản, một số thương hiệu có thể bán rất chạy ở thành phố này nhưng lại nằm ế ẩm trong các cửa hàng ở một thành phố cách đó không xa?...tất cả các câu hỏi trên đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển thị trường. Tại Công ty Cổ phần Nam Việt, công tác này do phòng Marketing đảm nhận. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường nước ngoài – điều này gây bất lợi cho việc trực tiếp tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, do vậy công tác này chưa được thực hiện một cách bài bản mà mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu qua internet, thông tin qua báo chí, qua sách viết về văn hóa tiêu dùng của các nước. So với các doanh nghiệp khác, hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường của Nam Việt còn bộc lộ khá nhiều khuyết điểm. Thói quen tiêu dùng thường xuyên thay đổi, xu hướng về thị hiếu và sở thích của khách hàng không phải là yếu tố cố định, thông tin tìm hiểu qua sách báo và internet đôi khi không chính xác, dẫn đến Công ty xác định sai nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Ngày nay, các doanh nghiệp không còn có thể áp dụng phương châm “cung cấp những gì mình có” mà phải chuyển sang phương châm “cung cấp những gì thị trường cần”. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường là bước đầu để Công ty xác định nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Thế nhưng, hoạt động này Công ty lại chưa thật sự chú trọng và quan tâm, dẫn đến thì khâu tiêu thụ Cá Tra, Cá Basa còn nhiều vấn đề bất cập và gặp nhiều khó khăn, sự thiếu am hiểu về thị trường tiêu thụ cũng sẽ gây cản trở cho việc phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, Công ty sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu của các nhà nhập khẩu. Chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty vẫn chưa thực hiện được mục tiêu “từ con giống tới bàn ăn”. Do đó, Công ty cần có những kế hoạch cụ thể để nghiên cứu và nắm bắt đúng nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó có những bước tiến vững chắc trong việc đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng. Công ty thiếu sự liên kết với các nhà nhập khẩu: Có thể nói nguyên nhân khách hàng không bị ràng buộc vào doanh nghiệp là vì đầu ra chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng – các nhà nhập khẩu. Trong các hợp đồng thương mại hay các giao dịch khác chúng ta luôn phải chịu “lép vế” trước khách hàng, họ hơn hẳn chúng ta về quy mô, về kinh nghiệm trên thương trường. Thực trạng tại Công ty Cổ phần Nam Việt cho thấy, mặc dù là một trong những doanh nghiệp lớn về chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam nhưng Công ty chưa có một hợp đồng dài hạn nào với các nhà nhập khẩu, cũng không có bất kỳ ràng buộc nào đối với nhà nhập khẩu. Khi phát sinh nhu cầu, các nhà nhập khẩu chủ động tìm đến Công ty đặt đơn hàng, Công ty sản xuất và in ấn nhãn mác, bao bì hoàn toàn theo quy cách và yêu cầu của các nhà nhập khẩu. Những hợp đồng thương mại giữa Công ty và khách hàng chỉ là những hợp đồng ngắn hạn một lần. Nếu lần sau, nhà nhập khẩu có nhu cầu nhưng họ tìm được nhà cung ứng tốt hơn Công ty họ sẵn sàng ra đi mà không bị chịu bất cứ trách nhiệm hay thiệt hại gì. Sự thiếu liên kết này chính là nguyên nhân dẫn đến sự bấp bênh trong khâu tiêu thụ của Công ty Cổ phần Nam Việt và cũng là của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Để hạn chế được những tác động bất lợi của yếu tố này, Công ty Cổ phần Nam Việt cần có những chiến lược Marketing và bán hàng thật hiệu quả và phù hợp trong tương lai. Đầu ra hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nhập khẩu: Khách hàng luôn là sự quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp cung ứng nào. Chúng ta có càng nhiều khách hàng chứng tỏ sản phẩm và uy tín trên thị trường của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao trong con mắt của người tiêu dùng. Đối với chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của Công ty Cổ phần Nam Việt, khách hàng cũng là yếu tố quan trọng và chính yếu để chuỗi có thể hoạt động xuyên suốt. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Nam Việt còn gặp nhiều khó khăn trong khâu phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nguyên nhân là do sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài, trong khi đó nguồn lực về tài chính cũng như những hiểu biết về thói quen hay thị hiếu của người tiêu dùng các nước nhập khẩu của Công ty còn vô cùng hạn chế. Chính vì thế, việc phân phối sản phẩm của Công ty hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu. Khi Công ty đầu tư và theo đuổi mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất, nhưng đầu ra chúng ta lại hoàn toàn bị động vào các nhà nhập khẩu sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường tiêu thụ. Trường hợp, thị trường nhập khẩu giảm mạnh về sản lượng tiêu thụ hay Công ty gặp trục trặc trong mối quan hệ với những nhà nhập khẩu lớn và quan trọng, hàng loạt khách hàng không tín nhiệm sản phẩm của Công ty nữa hay các nhà nhập khẩu tìm kiếm được đối tác khác có những chính sách bán hàng ưu việt hơn thì chuỗi cung ứng của Công ty sẽ vô cùng khó khăn trong khâu tiêu thụ. Nhà máy giảm công suất, nông dân thua lỗ vì nhà máy không thu mua hoặc thu mua nguyên liệu với giá rẻ. Hơn thế nữa, khi đầu ra chúng ta quá phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu, chúng ta luôn phải chịu những thiệt thòi không đáng có trong các giao dịch thương mại để tránh làm mất lòng khách hàng. Có thể nói đến việc giảm giá bán sản phẩm, tăng suất chiết khấu thương mại hay xây dựng chính sách bán hàng trả chậm để khách hàng chiếm dụng vốn. Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của và sự phát triển bền vững của toàn bộ chuỗi cung ứng của Công ty. Chưa chú trọng phát triển thị trường nội địa: Sản phẩm Cá Tra, Cá Basa nổi tiếng thơm ngon ở nhiều nước, song vẫn chưa được người tiêu dùng nội địa sử dụng nhiều. Trong khi đó con Cá Tra, Cá Basa là loài thủy sản chủ lực của vùng nước ngọt, giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng nước ngoài biết đến. Trong 2 năm trở lại đây, khi thị trường xuất khẩu khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn cứ hướng ngoại, thì tại An Giang đã có một số doanh nghiệp lại rất thành công khi đưa sản phẩm hướng nội... [40]. Chưa chú trọng đến thị trường nội địa là thực trạng chung của tất cả các doanh nghiệp chế biến Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam, Công ty Cổ phần Nam Việt cũng là một trong những doanh nghiệp chưa dành sự quan tâm đúng mức cho thị trường nội địa. Trong những chiến lược Marketing, Công ty chưa một kế hoạch cụ thể nào nhằm nghiên cứu và phát triển thị trường nội địa. Công ty chỉ sử dụng hình thức bán ủy thác cho các doanh nghiệp trong nước mà không phân phối cho các hệ thống siêu thị hay các cửa hàng trong nước. Trong khi đó, tỉnh An Giang hiện đã có một số công ty sản xuất mặt hàng Cá Tra, Cá Basa hướng nội là Công ty TNHH An Xuyên, Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH) Như vậy, so với các đối thủ việc quan tâm và xúc tiến bán hàng tại thị trường nội địa của Công ty Cổ phần Nam Việt vẫn còn đang yếu. Công ty cần có sự quan tâm đúng mức đối với thị trường trong nước. Giải pháp phát triển chuỗi cung ứng . Mở rộng thêm sở hữu diện tích vùng nuôi đạt tiêu chuẩn Global GAP: nhằm đáp ứng sản lượng cho nhà máy từ 20% lên tối thiểu 60%. Việc làm này không chỉ giúp doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu bảo đảm để cung ứng cho các thị trường khó tính mà còn tạo thế chủ động khi khủng hoảng thiếu nguyên liệu xảy ra. Hợp đồng nuôi gia công: Thế nào là nuôi gia công ? Doanh nghiệp được xem là mắc xích trung tâm của chuỗi cung ứng và đóng vai trò vệ tinh cung cấp: con giống, thức ăn (khoán theo định mức) và kỹ thuật (nếu cần thiết); còn người nuôi đầu tư: ao, cơ sở hạ tầng và nhân công. Tuy nhiên, cơ sở cung cấp con giống, nhà cung cấp thức ăn phải có cam kết với doanh nghiệp đảm bảo chất lượng con giống và thức ăn đủ độ đạm như đã công bố trên bao bì. Qua đó, cũng đã ràng buộc được trách nhiệm nhà cung cấp thức ăn và cơ sở cung cấp con giống liên kết ổn định lâu dài. Trong hợp đồng, cần thiết phải có những ràng buộc rõ ràng như: Doanh nghiệp định kỳ theo dõi và kiểm tra, một mặt là để bảo đảm nguồn vốn của mình được dùng hiệu quả, mặt khác vừa có thể điều chỉnh kịp thời khi có sai sót hay vi phạm. Để thực hiện công tác này, doanh nghiệp cần xây dựng được đội ngũ giám sát tốt. Đến kỳ thu hoạch thì sản lượng sẽ được đưa về nhà máy. Nếu sản lượng thừa so với hợp đồng thì phần thừa đó người dân sẽ được hưởng. Nếu thiếu thì cần rà soát lại nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về người nào thì người ấy chịu. Làm tới đâu ứng tới đó và mức ứng không quá 60 % (giống như công trình xây dựng). Sau khi thu sản lượng về sẽ thanh toán hết. Tuân thủ nghiêm túc điều kiện sản xuất và chấp hành tiêu chuẩn VSATTP: Lãnh đạo cao nhất trong công ty phải cam kết chấp hành mọi tiêu chuẩn VSATTP và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các cấp dưới của mình thực hiện đúng tiêu chuẩn VSATTP. Nếu Nam Việt đã chọn cho mình thị trường mục tiêu thì Nam Việt phải xác định sản phẩm làm ra là sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm giá trị giá tăng. “Khách hàng chọn đến ta để mua hàng thì ta cũng phải cân nhắc chọn khách hàng có uy tín để bán”. Hạn chế tối đa xuất khẩu những sản phẩm thấp, những sản phẩm ở dạng thô. Nếu không cải thiện chất lượng và nâng giá trị sản phẩm lên thì nguy cơ sản phẩm Cá Tra, Cá Basa của chúng ta sẽ cho rằng bán phá giá và dễ bị tẩy chay. Quan tâm hơn đến thị trường nội địa: Trong 2 năm trở lại đây, khi thị trường xuất khẩu khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn cứ hướng ngoại, thì tại An Giang đã có một số doanh nghiệp lại rất thành công khi đưa sản phẩm hướng nội. Và hiện tại, ở Việt Nam chỉ có khoảng 3 doanh nghiệp chế biến đưa sản phẩm tiêu thụ nội địa, đó là: Công ty TNHH An Xuyên, Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH). Với dân số 90 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ thủy sản luôn có xu hướng gia tăng. Tại chợ đầu mối Bình Điền (TP Hồ Chí Minh) bình quân mỗi ngày tiêu thụ khoảng 100 tấn Cá Tra, Cá Basa... . Như vậy, thực sự thị trường nội địa đang bị bỏ ngỏ. Chú trọng đến thị trường lớn: Không phải tất cả khách hàng đều giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận. Do đó, trong chuỗi cung ứng ta nên có sự phân khúc khách hàng. Việc phân khúc giúp chuỗi cung ứng phân bổ hiệu quả hơn nguồn lực. Ta cần phải xác định khách hàng mục tiêu là ai, họ mong muốn điều gì và đặc biệt họ đóng góp vào lợi nhuận cho chuỗi cung ứng trong tương lai như thế nào. EU là thị trường mục tiêu thì Nam Việt càng cần phải nỗ lực trong vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm qua các khâu trong chuỗi cung ứng. Và chỉ có sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm giá trị gia tăng thì mới thực sự mang lại lợi nhuận cao ở những phân khúc thị trường khó tính. KẾT LUẬN Trên đây nhóm 2 chúng em đã môt tả và phân tích về hoạt động chuỗi cung ứng cũng như điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng mặt hàng cá Tra -Basa của công ty Cổ Phần Nam Việt .Với những phân tích về sự liên kết lỏng lẻo giữa các đối tượng trong chuỗi cung ứng mặt hàng cá Tra – Basa của công ty cổ phần Nam .Điều này cho thấy công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chiến lược phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.Do đó để phát triển chuỗi cung ứng này hơn nữa , nhóm 2 đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục một số điểm yếu trong chuỗi cung ứng trong đó tập trung lớn vào việc tìm ra sự liên chặt chẽ hơn các thành viên trong chuỗi , phát triển thị trường mới. Nhóm 2 chúng em rất mong có được sự góp ý chân thành của cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. Để hoàn thành bài thảo luận này, chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu có tên sau: 1. Tập bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng, TS. Lục Thị Thu Hường, Bộ môn Logistics kinh doanh, trường Đai học Thương mại, Hà Nội, 2011. 2. Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng, Biên dịch: Phạm Như Hiền, Đỗ Huy Bình, Nguyễn Hoàng Dũng, NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội, 2008. 3. Quản trị cung ứng, Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống kê, 2006. 4. Quản lý cung ứng, ThS. Nguyễn Kim Anh, Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh, 2006, tài liệu số. 5. Website http:// www.supply-chain.org 6. Website : www.navicorp.com.vn 7. Website Hà Nội , ngày 17 tháng 10 năm 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchuoi_cung_ung_nhom_2_1437.docx
Tài liệu liên quan