Tài liệu Đề tài Nghiên cứu chẩn đoán cholesteatoma tai tiềm ẩn qua nội soi, cắt lớp vi tính, đối chiếu với kết quả phẫu thuật – Nguyễn Tân Phong: Y học thực hành (902) - số 1/2014
75
6. Nguyễn Mạnh Tề, Lờ Diờn Hồng, Vừ Việt Hà và
cộng sự (2000), "Đỏnh giỏ nhận thức, thỏi độ, hành vi
của phạm nhõn và việc quản lý, chăm súc người nhiễm
HIV/AIDS trong một số trại giam do Bộ Cụng an quản
lý", Y học thực hành: Kỷ yếu cụng trỡnh nghiờn cứu khoa
học về HIV/AIDS 1997 - 1999, (382), tr. 190 - 195.
7. Nguyễn Chớ Phi, Đỗ Ánh Nguyệt, Lờ Ngọc Yến
và cộng sự (2000), "Khảo sỏt đặc điểm Y xó hội học và
Y sinh học trờn cỏc đối tượng NCMT nhiễm HIV ở cỏc
tỉnh phớa Bắc", Y học thực hành: Kỷ yếu cụng trỡnh
nghiờn cứu khoa học về HIV/AIDS 1997 - 1999, (382), tr.
148 - 158. 28
8. UNAIDS (2008). Report on the global AIDS
epidemic. Geneva.
9. WHO, UNAIDS, UNICEF (2007). Towards
universal access: scaling up priority HIV/AIDS
interventions in the health sector: progress report. April.
Geneva. ISBN 978 92 4 159
NGHIấN CỨU CHẨN ĐOÁN CHOLESTEATOMA TAI TIỀM ẨN QUA NỘI SOI,
CẮT LỚP VI TÍNH, ĐỐI CHIẾU VỚI KẾT QUẢ PHẪU T...
3 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu chẩn đoán cholesteatoma tai tiềm ẩn qua nội soi, cắt lớp vi tính, đối chiếu với kết quả phẫu thuật – Nguyễn Tân Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014
75
6. Nguyễn Mạnh Tề, Lê Diên Hồng, Võ Việt Hà và
cộng sự (2000), "Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi
của phạm nhân và việc quản lý, chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS trong một số trại giam do Bộ Công an quản
lý", Y học thực hành: Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa
học về HIV/AIDS 1997 - 1999, (382), tr. 190 - 195.
7. Nguyễn Chí Phi, Đỗ Ánh Nguyệt, Lê Ngọc Yến
và cộng sự (2000), "Khảo sát đặc điểm Y xã hội học và
Y sinh học trên các đối tượng NCMT nhiễm HIV ở các
tỉnh phía Bắc", Y học thực hành: Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS 1997 - 1999, (382), tr.
148 - 158. 28
8. UNAIDS (2008). Report on the global AIDS
epidemic. Geneva.
9. WHO, UNAIDS, UNICEF (2007). Towards
universal access: scaling up priority HIV/AIDS
interventions in the health sector: progress report. April.
Geneva. ISBN 978 92 4 159
NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN CHOLESTEATOMA TAI TIỀM ẨN QUA NỘI SOI,
CẮT LỚP VI TÍNH, ĐỐI CHIẾU VỚI KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
NGUYỄN TÂN PHONG
Bộ môn TMH ĐHYHN
TÓM TẮT
Cholesteatoma tai có hai loại bẩm sinh và tích
luỹ. Loại cholesteatoma bẩm sinh (Derlacki 1829)[1]
thường không có triệu chứng viêm, không thủng nhĩ,
nên loại này rất khó phát hiện trước mổ.
Mục tiêu : Đối chiếu lâm sàng, nội soi , CLVT với
phẫu thuật cholesteatma để rút ra kinh nghiệm chẩn
đoán.
Đối tượng: 34 bệnh nhân cholesteatoma không
thủng màng nhĩ được khám nội soi đo thính giác,
phẫu thuật lấy cholesteatoma.
Phương pháp : Đối chiếu kết quả thính lực, lâm
sàng nội soi với CLVT dút ra kinh nghiệm chẩn đoán.
Kết quả: CLVT có 3 vị trí cholesteatomas: ống tai,
hòm nhĩ và đỉnh xương đá (Bảng 3) mỗi vị trí có triệu
chứng lâm sàng và nội soi và thính lực riêng biệt.
Kết luận: Sẹo hẹp ống tai là nguyên nhân của
cholesteatoma ống tai. Cholesteatoma hòm nhĩ
thường điếc dẫn truyền một tai do xương con gián
đoạn đôi khi chóng mặt.
Từ khoá: Cholesteatoma, chụp cắt lớp vi tính
(CLVT)
SUMMARY
Diagnosing the cholesteatoma without
tympanic membrane perforation by endoscopy
and CT Scan compare with the results of surgery
Backgrounds: Cholesteatmas are classified as
congenital or acquired. Congenital cholesteatomas
are defined by Derlacki as an embryonic rest of
epithelial tissue in the ear without tympanic
membrane perforetion and without history of ear
infection. Congenital cholesteatomas may be found
in the middle ear or in the petrous apex .
Objectives: 34 patients with cholesteatomas
without tympanic membrance perforation frome 5 to
44 ages
Methods: Diagnosing cholesteatoma without
tympanic membrane perforation by endoscopy,
Audiometre comper with CT scane.
Results: There are 3 groups defferall symptoms
for 3 positions of the cholesteatomas.
Conclusion: Cholesteatomas located in the
tympanic cavity always has the conductive hearing
loss. Cholesteatomas presented in the ear canal
coming from congenital atresia
Keywords: cholesteatoma, CT scan.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù cholesteatom đã được phát hiện từ 1829
bởi nhà bệnh lý học người Pháp Cruveihier với tên
gọi là “U lóng lánh” [3] đến nay sinh bệnh học của
loại u này vẫn còn tồn tại dưới dạng các giả thuyết.
Các nhà bệnh học Tai hiện nay đều thừa nhận cách
phân ra hai loại cholesteatmas nguyên phát và
cholesteatom tích luỹ. Loại cholesteatoma nguyên
phát do Derlacki [4] phát hiện là loại được tạo thành
do sót một mảnh biểu bì trong tai giữa thời kỳ bào
thai. Loại cholesteatoma tai này không có triệu chứng
thủng màng nhĩ cũng như bất cứ triệu chứng viêm tai
nào. Trên lâm sàng thường chỉ phát hiện được loại
cholesteatom có lỗ thủng màng nhĩ. Loại
cholesteatoma không thủng màng nhĩ thường không
có bất cứ một triệu chứng viêm nhiễm nào ở tai nên
rất khó phát hiện, thực tế chỉ phát hiện được sau
phẫu thuật. Hai phần ba trong tổng số cholesteatom
nguyên phát của tai giữa [5] thường có biểu hiện
bằng một khối trắng mờ phía sau màng nhĩ, góc một
phần tư trước trên. Loại cholesteatoma nguyên phát
không chi khu trú trong tai giữa mà còn nằm sâu
trong đỉnh xương đá nữa Trong nghiên cứu này
chúng tôi tập trung nghiên cứu loại Cholesteatom tai
không thủng màng nhĩ hay còn gọi là cholesteatoma
tiềm ẩn chỉ có những dấu hiệu mơ hồ như đau đầu, ù
tai, suy giảm sức nghe [2].
Mục tiêu nghiên cứu:
1) Nghiên cứu lâm sàng, thăm dò chức năng
thính giác, chẩn đoán hình ảnh cholesteatomas tai
tiềm ẩn được xác định qua phẫu thuật và mô bệnh
học.
2) Đối chiếu kết quả thính giác, chụp cắt lớp vi
tính(CLVT) với kết quả phẫu thuật để rút ra kinh
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014
76
nghiệm đoán và chỉ định đường vào phẫu thuật loại
cholesteatoma tai này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
37 bệnh nhân cholesteatoma tai tiềm ẩn gặp tại
khoa TMH - Bệnh viện TMHTW và Việt Nam-Cuba đã
được phẫu thuật
2.Trình tự nghiên cứu
- 37 bệnh nhân nghe kém dẫn truyền hoặc tiếp
nhận một bên tai không rõ nguyên nhân, được khám
lâm sàng, nội soi tai, đo thính lực trước phẫu thuật.
Ảnh 1. Nội soi tai
Ảnh 2. Thính lực và nhĩ lượng
- Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương tư thế
Coronal và Axial có mở cửa sổ xương ( WW > 1700
H) với lát cắt 1mm để xác định vị trí khối choán chỗ
trong xương thái dương thuộc vị trí tai ngoài, tai
giữa hoặc tai trong. Kết hợp MRI trong chẩn đoán
phân biệt.
- Đối chiếu kết quả chẩn đoán hình ảnh với
thăm dò chức năng tai để xác định vị trí khối u và
những tổn thương đến những chức năng tai do u
gây ra từ đó đề xuất đường vào phẫu thuật thích
hợp
- Đối chiếu kết quả phẫu thuật, mô bệnh học
với lâm sàng và CLVT rút ra kinh nghiệm chẩn đoán
xác định, vị trí và biến chứng của khối
cholesteatoma.
Ảnh 3. Cholesteatoma hòm tai (CT)
Ảnh 4. Cholesteatoma hòm tai
Y häc thùc hµnh (902) - sè 1/2014
77
KẾT QUẢ
Bảng 1. Các triệu chứng
Triệu chứng n
Nghe kém 37
Đau tai 8
Liệt mặt 3
Chóng mặt 3
Chít hẹp ống tai 4
N 37
Bảng 2. Nội soi tai
Màng nhĩ n
Bị che lấp 9
Đục trắng 16
Dày đục đỏ 8
Túi co lõm 4
Bảng 3. Vị trí cholesteatoma trên CLVT
Vị trí n
Ống tai 7
Hòm tai 19
Xương chũm 11
N 37
Bảng 4. Vị trí cholesteatoma trong các ngăn hòm
tai
Vị trí n
Thượng nhĩ
Trong 3
Ngoài 4
Trung - hạ nhĩ 19
Toàn bộ 11
N 37
BÀN LUẬN
1. Triệu chứng bệnh cholesteatom tai màng nhĩ
đóng kín rất nghèo nàn và mơ hồ như ù tai, nghe
kém đây là hai triệu chứng sớm và thường xuyên có
mặt nhưng người bệnh rất ít đến khám vào giai đoạn
này. Đại đa số đến khám vào giai đoạn đã huỷ hoại
chuỗi xương con gây điếc dẫn truyền nặng hoặc điếc
tiếp nhận do bệnh tích lan vào tai trong. Thậm chí
một số khám vào giai đoạn đã biến chứng liệt mặt
hoặc chóng mặt do dò ống bán khuyên (Bảng1).
Trường hợp soi tai thấy khối mờ trắng đục sau
màng nhĩ hoặc ống tai bị chít hẹp dù là bẩm sinh
hay sau chấn thương hoặc lỗ dò sàn ống tai ngay
cạnh phải nghĩ đến khối cholesteatoma nằm ngay
sau đó.
2. CLVT có thể khẳng định khối u là
cholesteatoma những trường hợp sau: Thứ nhất
khối u nằm ở ngay trong vị trí chít hẹp ống tai.
Trường hợp này cholesteatom hình thành từ phần
da ống tai không được thông khí phía trong vị trí chít
hẹp theo thuyết chôn vùi [4]. Thứ hai u nằm ngay
dưới ống tai sụn phồng sàn ống tai , trên đỉnh chỗ
phồng có lỗ dò thì khối u này là cholesteatoma hình
thành từ biểu bì lợp trong lòng đường dò tai- cổ bẩm
sinh. Những u xương chũm, tai giữa hoặc đỉnh
xương đá cần chụp thêm MRI [6] nếu là
cholesteatom thì sẽ thấy ảnh rất rõ nét ở giai đoạn
T2 (95% trường hợp). Những trường hợp chóng mặt
hoặc điếc tai trong CLVT có thể giúp xác định
nguyên nhân và vị trí tổn thương thành ngoài mê đạo
từ khối cholesteatom hòm nhĩ hoặc thành trong mê
đạo từ khối cholesteatom đỉnh xương đá. CLVT
không những giúp xác định vị trí khối u mà còn giúp
lựa chọn đường phẫu thuật thích hợp.
3. Vai trò thính lực đồ rất có giá trị trong chẩn
đoán khu trú vị trí khối u đặc biệt là khối u hòm nhĩ .
Khối cholesteatoma hòm nhĩ thường gây tổn thương
chuỗi xương con nên thính lực đồ thường có điếc
dẫn truyền với khoảng cách giữa đường khí và
đường xương (ABG) trên 40dB [2].
4. Đối với khối cholesteatoma ống tai
ngoài,xương chũm hoặc xương đá chúng tôi sử dụng
đường rạch trước tai để vào xương chũm lấy u trái lại
loại u chỉ khu trú trong hòm nhĩ chúng tôi sử dụng kỹ
thuật nội soi xuyên ống tai mở màng nhĩ lấy u mà
không cần mở xương chũm.
KẾT LUẬN
1. Những trường hợp nghe kém tiếp nhận một tai
cần chụp CLVT xương thái dương ,nếu có hình ảnh
khối ở đỉnh xương đá thì MRI sẽ đóng vai trò quyết
định chẩn đoán hoặc loại trừ Cholesteatoma.
2. Triệu chứng chức năng như điếc dẫn truyền,
chóng mặt hoặc liệt mặt rất có giá trị chẩn đoán vị trí
cholesteatoma hòm nhĩ nhất là khi đối chiếu với
CLVT.
3. Trường hợp chít hẹp ống tai không hoàn toàn
bẩm sinh hay mắc phải thì khối mờ ở phần ống tai
xương phía trong đoạn chít hẹp trên CLVT chắc chắn
là khối cholesteatoma.
“Công trình nghiên cứu được thông qua tại Hội
đồng Khoa học Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
tháng 11/2006”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Byron J., Bailley J.B.: Otitis media with
effusion. Head and neck surgery. Otolaryngology.
Lippincot company, Philadelphia, 1993.
2. Byrol J., Bailley J.B.: Auditory function test.
Head and neck surgery. Otolaryngology. Lippincot
company, Philadelphia. 1994.
3. Sheehy, J.L.: Acquired cholesteatoma in aduls.
Otolaryngol Clin North Am.. 1989.
4. Eric E. Smouha, M., FACS. Cholesteatoma.
Thieme Medical Publishers, Inc. 333 Seventh Ave,
New York, NY 10001. 2012.
5. Louw L. (2010), Acquered cholesteatoma
pathogenesis: stepwise explanation. J Laryngol Otol.
124[6]: p. 587-93
6. Nguyễn Tấn Phong, Điện quang trong tai mũi
họng, Nhà xuất bản Y học. 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_chan_doan_cholesteatoma_tai_tiem_an_qua_no.pdf