Tài liệu Đề tài Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển chung của các nền kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang tăng trưởng rất nhanh và ổn định theo từng năm. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh kéo theo khối lượng đầu tư của xã hội sẽ tăng theo. Một phần lớn đầu tư của xã hội là đầu tư xây dựng công trình. Hiện nay các dự án đầu tư xây dựng rất đa dạng về quy mô, nguồn vốn sử dụng. Tuy nhiên với nền kinh tế Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng đầu tư của cả xã hội. Việc đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn về trình tự, thủ tục quy định của Luật xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các địa phương nơi xây dựng công trình. Trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng đến thời gian thực hiện và hiệu quả đầu tư của dự án. Thủ tục là điều kiện bắt buộc ...
73 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 948 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển chung của các nền kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang tăng trưởng rất nhanh và ổn định theo từng năm. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh kéo theo khối lượng đầu tư của xã hội sẽ tăng theo. Một phần lớn đầu tư của xã hội là đầu tư xây dựng công trình. Hiện nay các dự án đầu tư xây dựng rất đa dạng về quy mô, nguồn vốn sử dụng. Tuy nhiên với nền kinh tế Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối lượng đầu tư của cả xã hội. Việc đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện theo hướng dẫn về trình tự, thủ tục quy định của Luật xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các địa phương nơi xây dựng công trình. Trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng đến thời gian thực hiện và hiệu quả đầu tư của dự án. Thủ tục là điều kiện bắt buộc các dự án phải thực hiện đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Trình tự thể hiện các bước triển khai đầu tư trong đó có các bước về thủ tục. Khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình gặp một số khó khăn như:
Thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài và liên quan đến nhiều đầu mối cơ quan quản lý nhà nước khác nhau;
Trình tự thực hiện đầu tư chưa đảm bảo tính khoa học và đúng đắn;
Từ khó khăn trên dẫn đến phải thêm thời gian thực hiện, đồng thời phát sinh chi phí đầu tư làm ảnh hưởng đến thời gian dự kiến đưa công trình vào sử dụng sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư giảm và phản ánh những mặt không tích cực của môi trường đầu tư của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết những khó khăn trên để việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình đạt được mục đích nâng cao chất lượng công trình, rút ngắn thời gian thực hiện, tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án. Đề tài luận văn “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước” sẽ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu trên và kiến nghị thúc đẩy việc triển khai cải cách hành chính Nhà nước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu là góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, rút ngắn thời gian xây dựng, và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
Phạm vi nghiên cứu: Trình tự, thủ tục của các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở khoa học dựa vào nghiên cứu là các lý thuyết về quản lý dự án, quản trị dự án và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp phân tích, khảo sát thực tế.
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được.
Xây dựng trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách.
Đề xuất các giải pháp cải tiến, hoàn thiện trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện trình tự thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phù hợp với các điều kiện thực tế.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo kết cấu 3 chương.
Chương I: Cở sở lý luận về các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Chương II: Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Chương III: Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Chương I: Cở sở lý luận về các vấn đề liên quan đến trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
1. Các loại công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở đây tác giả xin phân ra theo công năng sử dụng của công trình thành ba nhóm công nhóm công trình lớn như sau:
Nhóm công trình xây dựng phục vụ mục đích An ninh, Quốc phòng: Bao gồm các công trình do Bộ Quốc phòng và Bộ công an quản lý, được đầu tư xây dựng để đảm bảo An ninh, Quốc phòng của Quốc gia;
Nhóm công trình xây dựng phục vụ hạ tầng xã hội: Bao gồm các công trình Trường học công, Bệnh viện công, Nhà văn hoá, Trụ sở cơ quan Nhà nước ..v.v..;
Nhóm công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Bao gồm các công trinh Đường, Cầu, Cảng, Sân bay, công trình cấp, công trình thoát nước, công trình điện ..v.v…
2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước được hiểu là nguồn vốn do Nhà nước đầu tư qua nhiều hình thức như các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương… do đó ngoài các đặc điểm của dự án giống như các dự án khác dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có những đặc điểm riêng như sau:
Việc sử dụng vốn phải tuân theo Luật ngân sách;
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người đại diện cho Nhà nước được uỷ quyền quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư;
Dự án thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của các quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình của Nhà nước;
Mục tiêu của dự án thường không chỉ nhằm mục tiêu sinh lời mà phần lớn nhằm các mục tiêu quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng;
Có sự tách riêng giữa người có thẩm quyền quyết định đầu tư với chủ đầu tư xây dựng công trình;
Có nhiều đầu mối quản lý hơn so với các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách;
Chịu rằng buộc về mặt quản lý Nhà nước nhiều hơn, chặt chẽ hơn so với các nguồn vốn khác.
3. Khái niệm về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Trước khi đi vào khái niệm về trình tư ta đi vào khái niệm về quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng: Quá trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là diễn biến tổng thể các công việc phải thực hiện khi đầu tư xây dựng công trình, từ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình cho đến đấu thầu thi công xây dựng công trình và kết thúc xây dựng nghiệm thu, thanh quyết toán hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.
Khái niệm về trình tự để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trình tự để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là thứ tự các bước công việc được sắp xếp theo thời gian của quá trình thực hiện dự án. Trong một bước không có nghĩa là một công việc được thực hiện nối tiếp mà mỗi bước đi có thể bao gồm nhiều công việc thực hiện song song.
Khái niệm về thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là các quy định hành chính bắt buộc phải thực hiện của chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư dự án đối với các cơ quản lý Nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư cho một dự án phải thực hiện nhiều thủ tục khác nhau, được thực hiện theo các cơ quan quản lý khác nhau, một cơ quan quản lý Nhà nước có thể là đầu mối của một hay nhiều thủ tục.
Từ hai định nghĩa về trình tự và thủ tục như trên thì có thể phân biệt trình tự và thủ tục, trình tự là thứ tự các bước đi được sắp xếp theo thời gian trong đó bao gồm cả các bước về thủ tục hành chính bắt buộc đối với các cơ quan quản lý nhà nước, còn thủ tục là các quy định hành chính bặt buộc phải thực hiện nghĩa vụ khi thực hiện đầu tư dự án đối với cơ quan quản lý nhà nước và thủ tục được thể hiện trong trình tự là một trong số các bước ở mỗi giai đoạn thực hiện đầu tư một dự án đầu tư xây dựng công trình.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình là sản phẩm chủ quan của con người, là do con người quy định ra trên cơ sở nhận thức đầy đủ các quy luật và yêu cầu của thực tế khách quan. Một trình tự, thủ tục hợp lý, tối ưu phải đảm bảo cho sự thực hiện tốt dự án với số đầu mối tham gia tối thiểu và thời gian thực hiện ngắn nhất. Vấn đề này chịu ảnh hưởng của các nhân tố:
Nhân tố còn người: Quá trình thực hiện dự án đầu tư ở bất kỳ giai đoạn nào đều có sự tham gia của nhân tố còn người, vì vậy có thể nói nhân tố con người có ảnh hưởng rất lớn và quyết định đối với trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình;
Nhân tố công cụ trợ giúp quá trình thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án yếu tố con người là rất quan trong tuy nhiên để thực hiện tốt các công việc con người cần có sự trợ giúp của các công cụ, các công cụ trợ giúp như máy tính điện tử, các phần mềm tính toán, phần mềm quản lý thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan quản lý Nhà nước …. Các công cụ này trợ giúp con người thực hiện việc quản lý thực hiện các công việc theo một hệ thống và tính toán các bài toán, phép tính phức tạp tránh trùng lặp, nhầm lẫn sai sót đồng thời tăng năng suất lao động từ đó tăng tốc độ thực hiện các công việc, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
Nhân tố các văn bản quy phạm pháp luật: Dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguốn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện tuân thủ đúng theo tất cả các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, vì vậy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định đẩy đủ rõ ràng các quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình, đồng thời hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có tính thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu vận dụng các quy định vào quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình nhanh, đúng luật.
Nhân tố số lượng các đầu mối tham gia trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình: Các đầu mối trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình được thể hiện cụ thể như là các đầu mối thụ lý hồ sơ quản lý nhà nước theo các thủ tục mà pháp luật quy định. Nếu khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình mà việc quản lý quá trình đầu tư được thực hiện với quá nhiều đầu mối tham gia và có các công việc trùng lặp nhau, sự không thống nhất cách quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng của các đầu mối trong khi thực hiện các thủ thì các đơn vị thực hiện dự án phải mất nhiều thời gian và chi phí.
Nhân tố trình tự chuẩn và khoa học hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình: Đây là một nhân tố rất quan trọng, trình tự chuẩn thể hiện con đường đi vừa đảm bảo tính định hướng đúng vừa chỉ ra các công việc thực hiện, phải nói rằng khi làm bất cứ công việc nào mà có trình tự chuẩn và khoa học thì việc thực hiện công việc đó rất dễ dàng và công việc thực hiện được một cánh thuận lợi nhanh chóng. Đối với một dự án đầu tư xây dựng công trình thường đòi hỏi nhiều công việc và thời gian kéo dài nên việc có một trình tự chuẩn và khoa học là đặc biệt quan trọng, nó góp phần đẩy nhanh thời gian thực hiện dự án, đảm bảo dự án thực hiện đúng yêu cầu, tránh được các sai sót góp phần đảm bảo mục đích đầu tư, hiệu quả của dự án.
5. Các chỉ tiêu đánh giá, nhận xét trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Để đánh giá trình tự, thủ tục hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng hiện nay trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta cũng như các tài liệu về dự án chưa có chỉ tiêu nào có thể phản ánh và đánh giá đầy đủ tất cả các mặt của trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối với trình tự thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng gặp phải vấn đề tương tự, ở đây tác giả đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá, nhận xét dựa trên cở sở các nhân tố đặc trưng ảnh hưởng tới trình tự, thủ tục thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước như sau:
Chỉ tiêu thời gian thực hiện:
Chỉ tiêu số lượng các văn bản khi thực hiện thủ tục, sự thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật;
Số lượng đầu mối tham gia quá trình đầu tư xây dựng công trình;
Chi phí bỏ ra trong khi thực hiện các thủ tục;
Chương II: Phân tích đánh giá tình hình thực hiện trình tự, thủ tục hoàn thành một da đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
2.1. Hiện trạng về trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
2.1.1. Tổng quan về trình tự thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Bước 1: Xin chủ trương đầu tư, Lập hồ sơ xin kế hoạch vốn cho dự án.
Bước 2. Chuẩn bị dự án
Bước 3. Tổ chức việc lập dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT), báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Bước 4. Thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án (báo cáo KTKT), báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bước 5. Lựa chọn nhà thầu tư vấn:
Bước 6. Thiết kế thẩm định, phê duyệt thiết kế, xin giấy phép xây dựng:
Bước 7. Cắm mốc giới tạm thời, giải phóng mặt bằng, cắm mốc giới chính thức:
Bước 8. Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất, bàn giao mốc giới, cấp trích lục bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 9. Lựa chọn nhà thầu thi công, giám sát ... xây dựng công trình:
Bước 10. Thi công xây dựng công trình:
Bước 11. Nghiệm thu, thanh toán, bàn giao công trình:
Bước 12. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
Sơ đồ tổng quát trình tự, thủ tục hoàn thành
một dự án đtxd công trình sử dụng nguồn vốn nsnn
(Chi tiết xem hình vẽ trang bên).
2.1.2. Trình tự, thủ tục để hoàn thành một dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Bước 1: Xin chủ trương đầu tư, và lập hồ sơ xin kế hoạch vốn cho dự án.
1.1 Xin chủ trương đầu tư.
Phân loại dự án theo phụ lục phân loại DAĐT XDCT ban hành kèm theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ như sau:
STT
Loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Tổng mức đầu tư
I
Dự án quan trọng Quốc gia
Theo Nghị quyết
của Quốc hội
II
Nhóm A
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật Quốc gia, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng
Không kể nguồn vốn
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp
Không kể nguồn vốn
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án đường giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) xây dựng khu nhà ở
Trên 1500 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II.3) cấp thoát nước, và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Trên 1000 tỷ đồng
5
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Trên 700 tỷ đồng
6
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công trình y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thuể dục thể thao, nghiên cứu khoa học, và các dự án khác.
Trên 500 tỷ đồng
III
Nhóm B
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án đường giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) xây dựng khu nhà ở
Từ 75 đến 1500 tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II.3) cấp thoát nước, và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Từ 50 đến 1000 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Từ 40 đến 700 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công trình y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thuể dục thể thao, nghiên cứu khoa học, và các dự án khác.
Từ 15 đến 500 tỷ đồng
IV
Nhóm C
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản, các dự án đường giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ) xây dựng khu nhà ở
Dưới 75 tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II.3) cấp thoát nước, và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Dưới 50 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
Dưới 40 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: Công trình y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thuể dục thể thao, nghiên cứu khoa học, và các dự án khác.
Dưới 15 tỷ đồng
Ghi chú:
Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều dài đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ giao thông vận tải;
Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan Nhà nước phải thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong thực tế đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách rất khó là đáp ứng đầy đủ các tiêu chi là công tình quan trọng quốc giá theo nghị quyết số 66/QH11 năm 2005. Tuy nhiên ở đây tác giả xin giới thiệu bước này để thể hiện tính tổng quát chung khi thực hiện dự án.
a. Đối với dự án quan trọng Quốc gia:
Chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư gửi các Bộ quản lý ngành, Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
Thời hạn lấy ý kiến:
Trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo đầu tư xây dựng công trình Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến các Bộ ngành, địa phương có liên quan;
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo có để trình Thủ tướng Chính phủ.
Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm tóm tắt nội dung báo cáo đầu tư, tóm tắt ý kiến các Bộ ngành và đề xuất ý kiến về việc cho phép đầu tư xây dựng công trình kèm theo bản gốc văn bản ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Đối với dự án quan trọng Quốc gia: Thủ tướng Chính phủ lập báo cáo trình Quốc hội phê duyệt cho phép đầu tư.
b. Đối với dự án nhóm A:
Chủ đầu tư lập tờ trình xin chủ trương đầu tư, các Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, Thành phố là cơ quan đầu mối được Thủ tướng Chính phủ cho phép làm chủ đầu tư.
Đối với dự án nhóm A: Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư;
c. Đối với dự án nhóm B, C:
Tờ trình xin văn bản chủ trương đầu tư, gửi cơ quan quản lý cấp trên;
Công văn chấp thuận chủ trương đầu tư, cho phép đầu tư để tiến hành các bước tiếp theo lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Bộ, ngành, UBND Tỉnh, Thành phố, Quận, huyện, được thực hiện theo từng loại dự án)
Sơ đồ trình tự lập báo cáo đầu tư
Sơ đồ thủ tục xin chủ trương đầu tư
1.2. Lập hồ sơ xin kế hoạch vốn cho dự án.
Kế hoạch vốn được lập hàng năm và căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án trong từng giai đoạn Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp kế hoạch vốn hàng năm gửi lên Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính. Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính tổng hợp và báo cáo Thủ tướng chính phủ trình Quốc hội quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn cho các Bộ và các tỉnh.
Các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, ngoài nước và đúng với Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ.
ủy ban nhân dân các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
a. Điều kiện để các dự án được bố trí kế hoạch
Đối với các dự án quy hoạch: Có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền.
Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: Phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền.
Đối với dự án thực hiện đầu tư: Phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch.
Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 4 năm. Dự án nhóm C không quá 2 năm.
b. Phân bổ và thẩm tra vốn đầu tư :
Sau khi việc phân bổ vốn đã được cơ quan tài chính thẩm tra, chấp thuận, Các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Chủ đầu tư để thực hiện, đồng gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để theo dõi là căn cứ để kiểm soát, thanh toán vốn. Trường hợp phân bổ vốn không đúng quy định, cơ quan tài chính các cấp có văn bản đề nghị cơ quan cấp trên của Chủ đầu tư điều chỉnh lại và chỉ đạo hoàn tất thủ tục theo quy định.
Kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn
Kế hoạch khối lượng: khối lượng công việc phải thực hiện trong năm kế hoạch đã được người quyết định đầu tư phê duyệt căn cứ vào:
Thiết kế bản vẽ thi công được duyệt;
Dự toán hạng mục hoặc công trình được duyệt;
Tiến độ thi công được duyệt;
Điều kiện, môi trường và năng lực xây dựng trong năm của nhà thầu.
Kế hoạch khối lượng do chủ đầu tư lập, đăng ký với cơ quan chủ quản, cơ quan chủ quản kiểm tra, cân đối chung toàn ngành, sau đó có quyết định phân bổ kế hoạch vốn cho từng dự án.
Kế hoạch khối lượng là cơ sở để lập kế hoạch tài chính, làm căn cứ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cho dự án trong quá trình thực hiện.
Kế hoạch vốn: là xác định lượng vốn đầu tư cần phải có để thanh toán cho vốn của dự án cho nhà thầu khi có khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán. Khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán là khối lượng hoàn thành (hay khối lượng hoàn thành quy ước).
Căn cứ để lập kế hoạch vốn:
Giá trị khối lượng thực hiện dở dang đầu kỳ;
Giá trị khối lượng kế hoạch của dự án trong năm kế hoạch;
Giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ.
Kế hoạch vốn do cơ quan tài chính, cơ quan thanh toán lập và thông báo cho chủ đầu tư.
Xác định kế hoạch vốn: VKH= KLĐK + KLKH – KLCK
Trong đó:
VKH: Lượng vốn đầu tư cần thiết trong kỳ kế hoạch để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán trong kỳ kế hoạch
KLĐK: Giá trị KL thực hiện dở dang đầu kỳ KH chưa được thanh toán.
KLKH: Giá trị khối lượng thực hiện theo kế hoạch (kế hoạch khối lượng)
KLCK: Giá trị khối lượng thực hiện dở dang cuối kỳ kế hoạch
Có 3 trường hợp:
Trường hợp 1: VKH > KLKH vì KLĐK > KLCK
Trường hợp 2: VKH = KLKH vì KLĐK = KLCK
Trường hợp 3: VKH < KLKH vì KLĐK < KLCK
AC = AB + BD – CD
AC: khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán.
Để quản lý nguồn vốn đầu tư hiệu quả, tránh tình trạng có dự án thì vốn chờ giải ngân, có dự án thì có khối lượng hoàn thành nhưng chưa được giải ngân, vào 31/10 hàng năm chủ đầu tư phải chuẩn bị kế hoạch vốn và gửi lên cơ quan chủ quản về:
Tình hình thực hiện, tiến độ thực hiện kế hoạch khối lượng (giá trị khối lượng thực hiện) của dự án.
Tổng vốn đầu tư được thanh toán cho dự án trong năm kế hoạch
Xác định tình trạng thừa, thiếu vốn để thanh toán cho dự án theo giá trị khối lượng đã thực hiện trong năm kế hoạch.
Sơ đồ thủ tục phân bổ vốn cho dự án đầu tư xdct
Bước 2. Chuẩn bị dự án.
Trong bước này Chủ đầu tư phải thực hiện theo trình tự và thủ tục như sau:
2.1. Xin giới thiệu địa điểm.
2.1.1. Đối với dự án xin giới thiệu địa điểm cấp đất mới.
Nội dụng cần phải thực hiện:
Hồ sơ gửi Sở Quy hoạch Kiến trúc xin giới thiệu địa điểm gồm các nội dung sau;
Đơn (theo mẫu)
Văn bản nêu yêu cầu đầu tư: Quy mô, tính chất công trình, phương án địa điểm, diện tích sử dụng, nhu cầu kỹ thuật hạ tầng, phương án xây dựng, phương án vốn đầu tư;
Bản sao kế hoạch hoặc quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền;
Dự án sử dụng vốn ngân sách mà chủ đầu tư là đơn vị thuộc cơ quan Trung ương quản lý, phải có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp Bộ cho phép chuẩn bị đầu tư, nếu là chủ đầu tư và các đơn vị ngoài địa bàn của tỉnh, thành phố phải có cơ quan đại diện trên địa bàn hoặc được UBND tỉnh thành phố quản lý tại nơi đầu tư cho phép lập dự án tại đó.
Bản sao đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp);
Sơ đồ vị trí (nếu Chủ đầu tư đã có dự kiến đề xuất địa điểm).
Ghi chú: Đối với hồ sơ đề nghị giới thiệu địa điểm xây dựng khu nhà ở hoặc khu đô thị mới:
Phải có văn bản của UBND tỉnh, thành phố chấp thuận Chủ đầu tư xây dựng nhà ở hoặc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng hay dự án phát triển đô thị mới;
Nếu là đất dãn dân, xây dựng nhà ở nông thôn phải có thêm văn bản chấp thuận của UBND Quận, Huyện nơi có địa điểm xây dựng.
Kết quả đạt được:
Sau 20 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
Nội dung giải quyết hồ sơ: Sở Quy hoạch – Kiến trúc có văn bản giới thiệu địa điểm và sơ đồ vị trí địa điểm xây dựng kèm theo gửi Chủ đầu tư.
Đối với hồ sơ đề nghị giới thiệu địa điểm xây dựng khu nhà ở hoặc khu đô thị mới thì sẽ có thêm văn bản chấp thuận Chủ đầu tư của UBND tỉnh, thành phố và văn bản chấp thuận của Quận, Huyện nơi có địa điểm xây dựng về địa điểm xây dựng.
Sơ đồ thủ tục xin giới thiệu địa điểm
2.1.2. Đối với dự án đã có địa điểm.
Nếu dự án thực hiện trên khu đất đang sử dụng thì phải có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ chứng minh quyền sử dụng khu đất của Chủ đầu tư.
2.2. Xin cấp chứng chỉ quy hoạch (hoặc thoả thuận quy hoạch – kiến trúc).
Nội dụng cần phải thực hiện:
Xác định ranh giới khu đất được sở QHKT giới thiệu bằng việc đo đạc hiện trạng cụ thể cần thực hiện công việc sau:
Công văn đề nghị. (Nơi gửi: Công ty địa chính – Sở Tài nguyên môi trường)
Lập hợp đồng kinh tế thuê Công ty địa chính thực hiện công việc đo đạc;
Sản phẩm: Bản đạc + Bản vẽ trên đĩa.
Lập hồ sơ xin cấp chứng chỉ quy hoạch (hoặc thoả thuận quy hoạch – kiến trúc).
Chứng chỉ quy hoạch được cấp khi dự án đã có địa điểm xây dựng. Hồ sơ và thời gian xin cấp chứng chỉ quy hoạch – kiến trúc như sau:
Đơn (theo mẫu);
Văn bản giới thiệu tóm tắt về khu đất xin cấp chứng chỉ quy hoạch (vị trí, diện tích, chức năng sử dụng hiện tại, nguồn gốc và hiện trạng quản lý) dự kiến đầu tư (quy mô, tính chất công trình, bản sao kế hoạch hoặc quyết định cho phép chuẩn bị đầu tư của cấp thẩm quyền);
Bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 – 1/200 của khu đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện, thời gian chưa quá 2 năm, địa hình còn phù hợp với thực tế.
Ghi chú: Nếu hồ sơ cấp chứng chỉ quy hoạch (hoặc thoả thuận kiến trúc – quy hoạch) trên đất đang sử dụng thì phải có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ chứng minh quyền sử dụng khu đất của Chủ đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong 20 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
Nội dung giải quyết hồ sơ: Sở Quy hoạch – Kiến trúc có văn bản nêu các yêu cầu về Quy hoạch – Kiến trúc như Quy mô công trình, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu, yêu cầu về cảnh quan kiến trúc …..
2.3. Vạch chỉ giới đường đỏ và cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật:
Việc vạch chỉ giới đường đỏ và cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật được thực hiện khi dự án đã có địa điểm xây dựng (hoặc đã có giới thiệu địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch hoặc thoả thuận quy hoạch – kiến trúc, hồ sơ xin bao gồm:
Đơn (theo mẫu);
Hai bản đồ đo đạc khu đất tỷ lệ 1/200 / 1/500 do cơ quan có tư cách pháp nhân lập, thời gian chưa quá 2 năm, địa hình còn phù hợp với thực tế;
Đối với khu đất mới phải có bản sao công văn giới thiệu địa điểm hợp pháp kèm theo sơ đồ giới thiệu địa điểm. Đối với đất đang sử dụng thì phải có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ chứng minh quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư.
Các tài liệu giải trình rõ căn cứ, cơ sở để xác định chỉ giới đường đỏ cụ thể:
Giấy giới thiệu.
Công văn của chủ đầu tư.
Công văn của UBND Thành phố cho phép làm chủ đầu tư.
Sơ đồ vị trí khu đất nghiên cứu.
Sơ đồ giới thiệu địa điểm của Sở QHKT (nếu có).
Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và Công ty địa chính.
Thời gian giải quyết hồ sơ: Sau 12 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
Ghi chú: Đối với dự án xây dựng công trình quy mô nhỏ (< 2ha) hoặc thuộc khu vực đã có quy hoạch chỉ giới được duyệt. Thời gian giải quyết hồ sơ được tính từ ngày đơn vị tư vấn nộp và hồ sơ được tiếp nhận.
thủ tục vạch chỉ giới đường đỏ và
cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật
2.4. Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng xin thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng và xác nhận phương án kiến trúc.
Trong bước này Chủ đầu tư có thể kết hợp hồ sơ thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng và xác nhận thiết kế sơ bộ về kiến trúc hoặc tách thành 2 hồ sơ riêng biệt. Nếu kết hợp hai hồ sơ thì nội dung lọc từ hai loại hồ sơ này. Trình tự thực hiện công việc bước này như sau:
2.4.1. Thiết kế tổng mặt bằng xin thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng.
Thiết kế tổng mặt bằng cụ thể cần thực hiện công việc sau:
Lập phương án chọn đơn vị tư vấn có đầy đủ năng lực hợp lệ theo pháp luật thực hiện công việc thiết kế (có thể thuê cả việc lập báo cáo dự án (BCKTKT) hoặc tổng thầu EPC);
Sản phẩm: Bộ hồ sơ thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng.
Lập hồ sơ xin thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng. Nội dung hồ sơ và thời gian xin thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng gồm:
Đơn (theo mẫu);
Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500 – 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân lập thời gian chưa quá 2 năm, địa hình còn phù hợp với thực tế (đối với khu đất đang quản lý, sử dụng phải có xác nhận của Sở tài nguyên môi trường và Nhà đất hoặc chính quyền địa phương về ranh giới, mốc giới);
Chỉ giới đường đỏ trên bản đồ nền đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500 – 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân lập thời gian chưa quá 2 năm, địa hình còn phù hợp với thực tế được Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp nhận và văn bản cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật;
Các bản vẽ tổng mặt bằng (gồm 07 bản) thiết kế tỷ lệ 1/500 – 1/200 trên nền hiện hạng đo đạc và chỉ giới đường đỏ có xác nhận và đóng dấu của đơn vị tư vấn thiết kế và Chủ đầu tư, nội dung tổng mặt bằng theo quy định như: Căn cứ đề xuất, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu thể hiện đầy đủ, chính xác vị trí, quy mô, tính chất, kích thước, điều kiện định vị các hạng mục công trình, các điều kiện hạn chế xây dựng ..v.v..;
Văn bản giải trình tóm tắt (quy mô xây dựng, tính chất công trình, nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương án xây dựng.
Ghi chú:
Nếu tổng mặt bằng lập trên đất mới cần có bản sao công văn giới thiệu địa điểm và chứng chỉ quy hoạch có sơ đồ kèm theo;
Nếu tổng mặt bằng lập trên đất đã có sẵn cần có bản sao chứng chỉ quy hoạch, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của Chủ đầu tư.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Sau 20 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại bộ phân tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch Kiến trúc;
Nội dung giải quyết hồ sơ: Sở Quy hoạch – Kiến trúc ký đóng dấu chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng, có thể có văn bản nêu các yêu cầu về quy hoạch – kiến trúc kèm theo.
2.4.2. Thiết kế sơ bộ và xin xác nhận phương án kiến trúc.
Thiết kế sơ bộ phương án kiến trúc cụ thể cần thực hiện công việc sau:
Lập phương án chọn đơn vị tư vấn có đầy đủ năng lực hợp lệ theo pháp luật thực hiện công việc thiết kế (có thể thuê cả việc lập báo cáo dự án (BCKTKT) hoặc tổng thầu EPC);
Sản phẩm: Bộ hồ sơ thiết kế phương án kiến trúc của từng công trình, hạng mục công trình gồm các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt phối cảnh từng công trình tỷ lệ 1/100 – 1/200;
Lập hồ sơ xin xác nhận phương án kiến trúc. Nội dung hồ sơ và thời gian xin thoả thuận quy hoạch tổng mặt bằng gồm:
Đơn (theo mẫu);
Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng đã được Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp nhận;
Các phương án kiến trúc của công trình hoặc từng hạng mục công trình, gồm các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh từng công trình tỷ lệ 1/10 – 1/200 số lượng 03 bộ;
Văn bản xác định chủ trương, quy mô đầu tư;
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Sau 20 ngày kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại bộ phân tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch Kiến trúc;
Nội dung giải quyết hồ sơ: Sở Quy hoạch – Kiến trúc ký đóng dấu xác nhận phương án thiết kế sơ bộ về kiến trúc, có thể có văn bản nêu các yêu cầu về quy hoạch – kiến trúc kèm theo.
thủ tục xin thoả thuận quy hoạch tổng
mặt bằng và xác nhận phương án kiến trúc
2.5. Xin thoả thuận với các cơ quan hữu quan (cấp điện, cấp nước, thoát nước, phòng cháy, môi trường, tài chính...):
Yêu cầu
Giấy giới thiệu
Công văn yêu cầu.
Hồ sơ thiết kế.
Bản vẽ quy hoạch mặt bằng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Sản phẩm
Thoả thuận cấp điện (Sở Điện lực).
Thoả thuận cấp nước (Công ty kinh doanh nước sạch).
Thoả thuận thoát nước (Công ty thoát nước).
Thoả thuận phòng cháy chữa cháy (Sở Công an).
Thoả thuận Môi trường (Sở Tài nguyên - môi trường).
Thoả thuận xác định năng lực tài chính (Ngân hàng).
thủ tục xin các thoả thuận cấp điện, cấp nước thoát
nước, pccc, môi trường, xác định năng lực tài chính
Bước 3. Tổ chức việc lập dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT), báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Trong bước này Chủ đầu tư thực hiện công việc triển khai dự án tuỳ theo quy mô tính chất và nhóm dự án có thể thực hiện việc lập báo cáo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật. Việc lựa chọn loại báo cáo được quy định như sau:
STT
Loại công trình
Loại báo cáo tương ứng theo
chi phí xây dựng và thiết bị
≤ 7 tỷ đồng
> 7 tỷ đồng
1
Công trình dân dụng
Lập báo cáo KTKT
Lập
DAĐTXDCT
2
Công trình công nghiệp
Lập báo cáo KTKT
Lập
DAĐTXDCT
3
Công trình giao thông
Lập báo cáo KTKT
Lập
DAĐTXDCT
4
Công trình thuỷ lợi
Lập báo cáo KTKT
Lập
DAĐTXDCT
5
Công trình hạ tầng kỹ thuật
Lập báo cáo KTKT
Lập
DAĐTXDCT
Trình tự thực hiện công việc bước này theo nội dung của từng loại báo cáo được thực hiện như sau:
Chủ đầu tư có thể tự thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực thực hiện các công việc như lựa chọn các nhà thầu tham gia công việc QLDA, tư vấn lựa chọn nhà thầu thiết kế, QLDA, lập báo cáo KTKT, báo cáo DAĐT:
Trình tự của công tác lựa chọn nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng tác giả sẽ trình bầy thành một mục riêng sau. Sau khi đã lựa chọn được nhà thầu thực hiện công việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo dự án đầu tư.
3.1. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật gồm 2 phần
Thuyết minh báo cáo;
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
Sản phẩm
Quyển báo cáo KTKT.
Sơ đồ trình tự lập báo cáo ktkt
3.2 Lập báo dự án đầu tư xây dựng công trình.
Yêu cầu lập DAĐT
Thuyết minh dự án;
Hồ sơ thiết kế cơ sở dự án.
Sản phẩm
Quyển dự án đầu tư xây dựng.
Sơ đồ trình tự lập dự án đtxdct
3.3 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Yêu cầu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thuyết minh báo cáo;
Sản phẩm
Quyển báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Bước 4. Thẩm tra, thẩm định phê duyệt dự án, báo cáo KTKT, báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4.1. Công tác thẩm tra báo cáo dự án (báo cáo KTKT).
Yêu cầu
Chủ đầu tư tự làm hoặc lựa chọn nhà thầu thẩm tra dự án (báo cáo KTKT) như bước trên;
Đối với dự án tiến hành thẩm tra thuyết minh báo cáo dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở, còn đối với báo cáo KTKT thì thẩm tra thuyết minh báo cáo và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công;
Sản phẩm
Báo cáo kết quả thẩm tra báo cáo dự án (báo cáo KTKT) của cơ quan có đủ năng lực theo quy định của pháp luật.
4.2. Công tác thẩm định phê duyệt dự án.
4.2.1. Công tác thẩm định phê duyệt dự án quan trong quốc gia.
Chủ đầu tư cung cấp báo cáo dự án đầu tư bao gồm phần thuyết minh dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở dự án cho hội đồng thẩm định Nhà nước;
Chính phủ thành lập hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định các dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư:
Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu);
Dự án báo gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
Các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia
Thủ tướng Chính phủ là người quyết định đầu tư các dự án đã được Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc đủ hồ sơ dự án phải có báo cáo thẩm định.
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án theo nghị quyết của Quốc hội.
4.2.2. Công tác thẩm định phê duyệt dự án nhóm A.
Chủ đầu tư cung cấp báo cáo dự án đầu tư cho các cơ quan sau:
Phần thuyết minh cung cấp cho Bộ chủ quản quản lý xây dựng dự án;
Phần thiết kế cơ sở cung cấp cho các cơ quan quy định dưới đây.
Chính phủ quy định thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở như sau:
Bộ công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều;
Bộ Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Bộ Công nghiệp thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
Riêng đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng thì Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở;
Đối với dự án bao gồm nhiều công trình khác nhau thì Bộ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Bộ nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án. Bộ chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ ngành quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên luan để thẩm định thiết kế cơ sở.
Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu);
Dự án báo gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
Các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc đủ hồ sơ dự án phải có báo cáo thẩm định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư đối với các dự án A, B, C.
4.2.3. Công tác thẩm định phê duyệt dự án nhóm B,C.
Chủ đầu tư cung cấp báo cáo dự án đầu tư cho các cơ quan sau:
Phần thuyết minh cung cấp cho Sở chủ quản quản lý xây dựng dự án, UBND Quận, Huyện, Xã, Phương, Tổng Công ty, Công ty theo trách nhiệm phân cấp;
Phần thiết kế cơ sở cung cấp cho các cơ quan quy định dưới đây.
Chính phủ quy định thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở như sau:
Sở công nghiệp thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dnựg công trình thuỷ lợi, đê điều;
Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Bộ Công nghiệp thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;
Riêng dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thì Sở xây dựng hoặc sở Giao thông công chính hoặc Sở giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục đích của dự án. Sở chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Sở quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan để thẩm định thiết kế cơ sở.
Đối với dự án nhóm B, C do Bộ công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ xây dựng, các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty Nhà nước đầu tư thuộc chuyên ngành do mình quản lý thì các Bộ, doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở sau khi có ý kiến của địa phương về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.
Đối với dự án Nhóm B, C có công trình xây dựng theo tuyến qua nhiều địa phương thì Bộ được quy định như trên tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở và có trách nhiệm lấy ý kiến của địa phương nơi công trình xây dựng về quy hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường.
Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
Tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (theo mẫu);
Dự án báo gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở;
Các văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền;
Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định đối với dự án nhóm B:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc đủ hồ sơ dự án phải có báo cáo thẩm định.
Thời gian nhận được các văn bản thẩm định đối với dự án nhóm C:
Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thiết kế cơ sở phải có báo cáo thẩm định;
Thời gian thẩm định phần thuyết minh dự án không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đựơc đủ hồ sơ dự án phải có báo cáo thẩm định.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp và Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư đối với các dự án A, B, C.
Trình tự thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở
Thủ tục thẩm định dự án đtxd công trình
Bước 5. Lựa chọn nhà thầu tư vấn:
5.1 Lựa chọn nhà thầu tư vấn.
Việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành được thực ở tất cả các bước có yêu cầu cần phải thuê một đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện công việc, trước khi tiến hành ký hợp đồng kinh tế Chủ đầu tư phải làm công việc tổ chức lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để triển khai. Trong bước này Chủ đầu tư phải thực hiện các công việc như lựa chọn nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu các công việc tư vấn lập dự án, lập báo cáo KTKT, Thiết kế, thẩm tra .v..v..;
Sau đây tác giả xin trình bày tổng quát về quá trình lựa chọn nhà thầu:
5.1.1. Nguyên tắc thực hiện
Đối với các gói thầu tư vấn có giá trị ≤ 500 triệu đồng thì áp dụng hình thức chỉ định thầu;
Đối với các gói thầu tư vấn có giá trị > 500 triệu đồng thì áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (trừ một số trường hợp đặc biệt có thể đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu quy định cụ thể cho từng gói thầu).
Đối với một số trường hợp chỉ định thầu hoặc đầu thầu hạn chế khác được quy định trong luật đầu thầu và nghị định số 58/2008/NĐ-CP;
Đối với dạng hợp đồng tổng thầu tư vấn hoặc tổng thầu EPC thì áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.
5.1.2. Đối với trường hợp chỉ định thầu
Kế hoạch đấu thầu
Lập hồ sơ yêu cầu (bao gồm lập và thẩm định hồ sơ yêu cầu);
Gửi thư mời thầu;
Phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu;
Tổ chức nhận hồ sơ đề xuất và mở thầu công khai;
Phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thương thảo hợp đồng, ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
5.1.3. Đối với trường hợp đầu thầu rộng rãi;
Lập hồ sơ sơ tuyển (nếu có theo quy định của pháp luật)
Kế hoạch đấu thầu;
Lập hồ sơ sơ tuyển;
Thông báo mời sơ tuyển;
Đăng ký trên tờ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trang trang thông tin điện tử về đấu thầu, đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải trên một tờ báo tiếng anh được phát hành rộng rãi trong nước;
Phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu;
Hồ sơ sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho nhà thầu sau 10 ngày kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời thầu sơ tuyển và kéo dài đến hết thời hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển, thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Tổ chức nhận hồ sơ đề xuất và mở thầu công khai;
Phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất thể hiện danh sách các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thông báo kết quả sơ tuyển nhà thầu cho tất cả các nhà thầu.
Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước, bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt.
Tổ chức đấu thầu.
Lập hồ sơ mời thầu (bao gồm cả lập và thẩm định hồ sơ);
Tổ chức mời thầu:
Thông báo mời thầu: áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển
Chủ đầu tư thông báo mời thầu bằng việc đăng ký trên tờ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trang trang thông tin điện tử về đấu thầu, đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải trên một tờ báo tiếng anh được phát hành rộng rãi trong nước;
Gửi thư mời thầu: áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và các gói thầu đã qua sơ tuyển.
Phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà thầu;
Hồ sơ sơ mời thầu được bán cho nhà thầu sau 10 ngày kể từ khi thông báo mời thầu, thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Tổ chức nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu công khai;
Thời gian hồ sơ dự thầu có hiệu lực tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;
Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu;
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thông báo kết quả đấu thầu cho tất cả các nhà thầu.
Thời gian thẩm đinh tối đa là 20 ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối đa là ba mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Sơ đồ trình tự lựa chọn nhà thầu tư vấn
Bước 6. Thiết kế, thẩm tra, thẩm định phê duyệt thiết kế và xin giấy phép xây dựng:
6.1. Thiết kế san nền + hạ tầng(nếu có).
(Bước này chỉ tách riêng thành một bước đối với công trình có quy mô thiết kế san nền + hệ thống hạ tầng lớn và bắt buộc phảỉ thực hiện trước khi tiến hành thiết kế các công trình trên nền đất đó, nếu không bước này được ghép vào việc thiết kế các công trình của dự án)
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, san nền, thiết kế sơ bộ).
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng.
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc thiết kế.
Sản phẩm
Bộ hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng (hè, cấp thoát nước, điện).
6.2. Thẩm tra thiết kế san nền + Hạ tầng.
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, sau nền, thiết kế sơ bộ).
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng.
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc thẩm tra.
Bộ hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng.
Sản phẩm
Báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng (hè, cấp thoát nước, điện, PCCC..v.v..)
Sơ đồ trình tự thiết kế, thẩm tra san nền + ht
6.3. Khoan khảo sát địa chất, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công:
6.3.1. Khoan khảo sát địa chất.
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, sau nền, thiết kế sơ bộ).
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng.
Bộ hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng (nếu có).
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc khoan khảo sát.
Sản phẩm
Bộ hồ sơ tài liệu khoan khảo sát địa chất.
6.3.2. Thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại nghị định quản lý chất lượng công trình. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thể hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 điều 12 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP;
Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại mục thiết kế một bước và ba bước;
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, sau nền, thiết kế sơ bộ);
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng;
Dự án đầu tư xây dựng được duyệt;
Bộ hồ sơ thiết kế san nền + hạ tầng (nếu có);
Hồ sơ khảo sát địa chất công trình;
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc thiết kế;
Sản phẩm
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (07 bộ).
6.3.3. Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
Yêu cầu
Hồ sơ, văn bản có liên quan (chỉ giới đường đỏ, sau nền, thiết kế sơ bộ);
Thiết kế quy hoạch được duyệt, bản đồ hiện trạng;
Dự án đầu tư xây dựng được duyệt;
Bộ hồ sơ thiết kế sau nền + hạ tầng (nếu có);
Hồ sơ khảo sát địa chất công trình;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán;
Lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định pháp luật và ký kết hợp đồng kinh tế thực hiện công việc thẩm tra thiết kế;
Sản phẩm
Báo cáo kế quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (07 bộ).
Trình tự lập hồ sơ thiết kế
6.4. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công – dự toán:
Thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình do Chủ đầu tư, hồ sơ xin thẩm định bao gồm:
Yêu cầu về hồ sơ xin thẩm định
Tờ trình.
Bản sao quyết định phê duyệt dự án;
Tài liệu khảo sát địa chất;
Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng đã được duyệt;
Hồ sơ thiết kế cơ sở;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán;
Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công – dự toán;
Sản phẩm
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế BV thi công - dự toán đã được thẩm định.
Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán.
Trình tự thẩm định thiết kế kt, thiết kế
Bvtc và dự toán xây dựng công trình
6.5. Xin cấp giấy phép xây dựng:
Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định như sau:
UBND cấp tỉnh, thành phố uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn quản lý. Đối với các công trình đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử, công trình văn hoá, công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, những công trình trên các tuyến, trục đường phố chính đô thị do Uỷ ban nhân dân tỉnh đó quy định;
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Quận cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại trong địa giới hành chính của mình quản lý trừ các công trình quy định ở trên.
thủ tục cấp giấy phép xây dựng
Các công trình dưới đây không phải xin giấy phép xây dựng
Công trình bí mật Nhà nước: Là công trình xây dựng thuộc danh mục bí mật Nhà nước được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về bí mật Nhà nước;
Công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp: Là công trình phải được xây dựng và hoàn thành kịp thời, đáp ứng yêu cầu của lệnh khẩn cấp do người có thẩm quyền ban hành theo pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình huống khẩn cấp và pháp luật khác có liên quan đến yêu cầu khẩn cấp;
Công trình xây dựng tạm, phục vụ trong thời gian thi công xây dựng công trình chính, bao gồm công trình tạm của chủ đầu tư và công trình tạm của nhà thầu nằm trong sơ đồ tổng mặt bằng công trường xây dựng đã được phê duyệt;
Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật;
Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/500) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị trong nhà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình;
Công trình hạ tầng kỹ thuật có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thuộc các xã vùng sâu, vùng xa không nằm trong các khu vực bảo tồn sản văn hoá, di tích lịch sử, văn hoá;
6.5.1. Đối với dự án phải xin giấy phép xây dựng:
Yêu cầu
Giấy giới thiệu.
Hồ sơ theo mẫu bao gồm:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu);
Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng;
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định (2bộ);
Đối với công trình nhà ở, công trình dân dụng, công cộng, công trình công nghiệp bản vẽ thiết kế bao gồm:
Tổng mặt bằng công trình trên lô đất (tỷ lệ 1/500-1/200) kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình (tỷ lệ 1/100-1/200);
Mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200), mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50) kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện (tỷ lệ 1/100-1/200);
Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật như: đường xá, đường dây tải diệnm các tuyến cấp thoát nước, dầu khí …. bản vẽ thiết kế bao gồm:
Sơ đồ vị trí tuyết công trình,;
Mặt bằng tổng thể công trình (tỷ lệ 1/500-1/5000);
Các mặt cắt ngang chủ yếu (tỷ lệ 1/20-1/50).
Đối với công trình tôn giáo, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, tượng đài, tranh hoành tráng bản vẽ thiết kế bao gồm:
Sơ đồ vị trí tuyết công trình;
Mặt bằng tổng thể công trình (tỷ lệ 1/500-1/5000);
Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình (tỷ lệ 1/50-1/100);
Mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200) và mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50);
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc dự án đã có thiết kế cơ sở được thẩm định;
Chủ đầu tư có thể xin phép xây dựng cho một công trình, một lần cho nhiều công trình hoặc một lần cho tất cả các công trình thuộc dự án;
Hồ sơ thiết kế cơ sở được thẩm định và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (đối với trường hợp cơ quan cấp giấy phép xây dựng đồng thời là cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở của công trình đó thì chủ đầu tư chỉ phải gửi kết quả thẩm định thiết kế cơ sở).
Các văn bản liên quan bao gồm:
Quyết định cấp đất của UBND Tỉnh, Thành phố.
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
Giấy phép đăng ký kinh doanh của Chủ đầu tư.
Giấy phép hành nghề của đơn vị thẩm định.
Ngoài thành phần hồ sơ như trên, chủ đầu tư cần bổ sung thêm giấy tờ đối với loại công trình sau:
Trong trường hợp công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình (công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) phải có hồ sơ khảo sát hiện trạng (bao gồm ảnh chụp hiện trạng, các bản vẽ hiện trạng kiến trúc, kết cấu công trình) kết quả thẩm tra thiết kế sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện (theo quy định của pháp luật).
Đối với công trình xây chen: Phải có mặt bằng, mặt cắt hiện trạng công trình (tỷ lệ 1/100 -1/200) với các công trình liền kề và giải pháp gia cố, chống đỡ công trình cũ và xây dựng công trình mới nhằm đảm bảo an toàn cho công trình liền kề do tổ chức, cá nhân thiết kế có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư phải cam kết chịu trách nhiệm đối với việc hư hỏng được xác định do thi công công trình mới gây ra;
Các văn bản chấp thuận, thoả thuận theo quy định của pháp luật liên quan (nếu chủ đầu tư đã có) của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với việc xây dựng công trình tôn giáo, công trình nhà ở trong khu vực có ảnh hưởng đến đê điều, thoát lũ, công trình di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, hoặc công trình nhà ỏ trong khu vực bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành, công trình có nguy cơ cháy nổ, công trình có tác động đến vệ sinh môi trường;
Đối với nhà thuê: Phải có hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật và văn bản chấp thuận, uỷ quyền của chủ sở hữu nhà cho người thuê việc xin phép xây dựng và đầu tư xây dựng công trình;
Đối với trường hợp xây dựng trên đất của người sử dụng đất đã được Nhà nước giao quyền sử dụng: Phải có hợp đồng thuê đất theo quy định của Pháp luật.
Thời gian thẩm tra hồ sơ xin cấp phép: Giấy phép xây dựng được cấp trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trong trường hợp cần tìm hiểu thông tin liên quan đến cơ quan khác để phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm gửi công văn và hồ sơ có liên quan đến các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn của cơ quan cấp phép xây dựng xin ý kiến, thông tin liên quan phục vụ việc cấp giấy phép xây dựng, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời văn bản cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Quá thời hạn nói trên nếu không có văn bản trả lời thì coi như là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.
Trước khi được cấp giấy phép chủ đầu tư phải nộp lệ phí xây dựng theo quy định của Bộ tài chính và UBND tỉnh, thành phố;
Sản phẩm
01 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được cấp phép.
Giấy phép xây dựng.
6.5.2. Đối với dự án được miễn xin giấy phép xây dựng:
Trước khi khởi công, gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt tới Sở Xây dựng để theo dõi thi công và lưu trữ.
Thông báo cho UBND Phường sở tại ngày khởi công.
Bước 7. Cắm mốc tạm thời, giải phóng mặt bằng, căm mốc chính thức:
7.1 Cắm mốc tạm thời
Yêu cầu
Thành phần tham gia gồm:
Công ty Địa chính nhà đất.
Chủ đầu tư.
Thành phần chứng kiến gồm:
Sở Tài nguyên - môi trường.
Phòng quản lý đô thị - Địa chính nhà đất Quận – Huyện.
UBND Phường sở tại.
Sản phẩm
Mốc giới tạm thời cắm tại khu đất.
Trích lục bản đồ.
Biên bản giao nhận có sự chứng kiến của các đại diện như đã nêu trên.
7.2. Lập phương án GPMB và thực hiện:
Yêu cầu đối với giải phóng mặt bằng xây dựng công trình
Việc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình phải được lập thành phương án giải phóng mặt bằng xây dựng được thể hiện trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được phê duyệt đồng thời với phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
Đối với dự án có nhu cầu tái định cư thì phải lập phương án hoặc dự án tái định cư và phải thực hiện trước khi giải phóng mặt bằng xây dựng;
Phạm vi giải phóng mặt bằng xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt;
Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng theo yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.
7.2.1. Tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng công trình:
Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường do mình lập ra hoặc uỷ quyền cho cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện, hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng được thành lập về cơ cấu tổ chức, nhân sự và trách nhiệm, quyền lợi theo quy định của pháp luật. Trình tự công tác tổ chức giải phóng mặt bằng được thực hiện như sau:
Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện ban hành văn bản về chủ trương thu hồi đất hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư.
UBND cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủ trương thu hồi đất, các quy định về thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công công và phát triển kinh tế, UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm niên yết công khai chủ trương thu hồi đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi đất bị thu hồi, thông báo rộng rãi trên hệ thống đài truyền thanh xã.
Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi:
Căn cứ vào văn bản của UBND về việc thu hồi đất cơ quan tài nguyên và Môi trường chỉ đạo văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi theo quy định như sau:
Chỉnh lý bản đồ địa chính cho phù hợp với hiện trạng và làm trích lục bản đồ địa chính đối với nơi đã có bản đồ địa chính chính quy hoặc trích đo địa chính đối với nơi chưa có bản đồ địa chính chính quy;
Hoàn chỉnh và trích sao hồ sơ địa chính (sổ địa chính) để gửi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Lập danh sách các thửa đất bị thu hồi với các nội dung: số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, tên người sử dụng đất, diện tích của thửa đất có cùng mục đích sử dụng, mục đích sử dụng đất.
Đối với khu đất phải trích đo địa chính thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất thuộc khu vực phải thu hồi đất về việc đo địa chính. Người sử dụng đất có trách nhiệm chấp hành, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo đạc xác định hiện trạng thửa đất.
Kinh phí cho việc chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính do chủ đầu tư dự án chi trả đối với trường hợp thu hồi đất theo dự án, do tổ chức phát triển quy đất chi trả đối với trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch.
Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên cơ sở số liệu, tài liệu hiện có do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp và nộp một bộ tại Sở Tài chính hoặc Phòng tài chính để thẩm định phương án tổng thể, nội dung phương án đền bù giải phóng mặt bằng và thẩm định bao gồm:
Căn cứ để lập phương án;
Số liệu tổng hợp về diện tích các loại đất, hạng đất đối với đất nông nghiệp, số tờ bản đồ, số thửa, giá trị ước tính của tài sản hiện có trên đất;
Số liệu tổng hợp về số hộ, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực thu hồi đất, trong đó nêu rõ số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp, số hộ phải tái định cư;
Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ và dự kiến địa điểm, diện tích đất khu vực tái định cưhoặc nhà ở tái định cư, phương thức tái định cư;
Dự kiến biện pháp trợ giúp giải quyết việc làm và kế hoạch đào tạo chuyển đổi ngành nghề;
Danh mục các công trình và quy mô các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng đồng dân cư phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
Số lượng mồ mả phải di dời và dự kiến địa điểm để di dời;
Dự toán kinh phí thực hiện phương án;
Nguồn kinh phí thực hiện dự án;
Tiến độ thực hiện phương án;
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án tổng thể, cơ quan tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm định phương án và trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp xét duyệt.
Trong thời hạn không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan tài chính, Uỷ ban nhân dân đã có chủ trương thu hồi đất hoặc chấp thuận về địa điểm đầu tư có trách nhiệm xem xét, ký quyết định xét duyệt phương án tổng thể.
Thông báo về việc thu hồi đất,
Sau khi phương án tổng thể được phê duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất, dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, biện pháp chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm, thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu hồi được nêu trong phương án tổng thể;
Người sử dụng đất có quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để nhận xét, đề đạt hoặc yêu cầu tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giải thích về những nội dung đã được thông báo.
Quyết định thu hồi đất.
Việc ra quyết định thu hồi đất được thực hiện như sau:
Sau 20 ngày kể từ ngày thông báo thu hồi đất, cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất;
Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp, UBND có trách nhiệm xem xét, ký quyết định thu hồi đất;
Trong trường hợp khu đất bị thu hồi vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của UBND cấp tỉnh, vừa có thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh ra quyết định thu hồi chung đối với toàn bộ các thửa đất trên khu đất và ra quyết định thu hồi đối với từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình;
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chung của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện quyết định thu hồi từng thửa đất thuộc thẩm quyền thu hồi của mình.
Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai.
Sau khi có quyết định thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thực hiện việc kê khai, kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất và xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự, thủ tục sau:
Người bị thu hồi đất kê khai theo mẫu tờ khai do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phát và hướng dẫn.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc kiểm tra xác định nội dung kê khai và thực hiện kiểm kê đất đai, tài sản gắn liền với đất, xác định nguồn gốc đất đai theo trình tự.
Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc đo đạc, kiểm đếm, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (thời hạn niên yết lấy ý kiến ít nhất là 20 ngày);
Hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Thẩm định và trình duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình xin phê duyệt);
Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Trong thời hạn không quá 3 ngày kể từ ngày nhận được phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niên yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi, gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) thời gian và địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Thực hiện tri trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư.
Sau 5 ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến người có đất bị thu hồi, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.
Thời điểm bàn giao đất đã bị thu hồi.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
(Chi tiết có thể thực hiện việc đền bù GPMB theo nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007. Chủ đầu tư tự thoả thuận việc GPMB với các chủ thể theo quy định của Nhà nước thì không cần thành lập HĐĐB GPMB có sự chấp thuận của UBND Quận, Huyện).
7.2.2. Liên hệ với Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh, thành phố để làm thủ tục nộp tiền thuế sử dụng đất:
Khi thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư phải thực hiện việc nộp thuế sử dụng cho cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính (nếu có).
Trường hợp được miễn giảm thì làm thủ tục đúng theo quy định của Sở Tài chính.
7.3. Cắm mốc giới chính thức:
Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, liên hệ với Công ty địa chính để làm thủ tục bàn giao mốc giới chính thức giữa Sở Tài nguyên - môi trường và Chủ đầu tư (có sự chứng kiến của Phòng QLĐT-CĐNĐ Quận, UBND Phường sở tại).
Sau khi có hồ sơ mốc giới địa giới - Làm trích lục giải thửa khu đất của dự án.
Bước 8. Xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
8.1. Trình tự, thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
Quyết định thành lập tổ chức (đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và đơn vị vũ trang);
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị kinh tế);
Văn bản giới thiệu địa điểm hoặc thoả thuận quy hoạch kiến trúc, bản vẽ chỉ giới đường đỏ, bản vẽ Quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 được sở Quy hoạch – Kiến trúc hoặc cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp chấp thuận phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật xây dựng và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng (bản chính);
Bản đồ hiện trạng hoặc trích đo bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đến 1/500 do đơn vị có tư cách pháp nhân lập (đối với đơn vị đang sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng thì phải có xác nhận của UBND Xã, Phường về vị trí, ranh giới không tranh chấp, khiếu kiện) – Bản chính;
Dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự án theo thẩm quyền (đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, vũ trang) kèm theo các văn bản thoả thuận về phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp thoát nước, suất đầu tư, bản cam kết bảo vệ môi trường … (bản chính hoặc bản sao có công chứng);
Hồ sơ thiết kế cơ sở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng; (bản chính hoặc bản sao công chứng).
Các văn bản về thu hồi đất;
Đối với hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại khoản 2 điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/20/2004 và khoản 3 điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của chính phù thì bổ sung thêm:
Văn bản của UBND Thành phố chấp thuận giao chủ đầu tư hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đối với đơn vị đang sử dụng đất);
Báo cáo về chấp hành pháp luật về đất đai của người xin giao đất, thuê đất đối với trường hợp người xin giao đất, thuê đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đó để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bản chính);
Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của doanh nghiệp Nhà nước được kiểm toán độc lập, các doanh nghiệp còn lại nộp báo cáo tài chính đã nộp tại cơ quan thuế, có xác nhận của cơ quan thuế về nghĩa vụ đối với ngân sách , Văn bản của tổ chức cho vay vốn thẩm định về phương án tài chính, phương án trả nợ, việc chấp thuận cho vay vốn đối với dự án sử dụng vốn vay, phương án huy động vốn đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau;
Thông báo kết quả thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất – bản chính;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (đối với đơn vị sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng đất);
Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép đặt trụ sở tại UBND của tỉnh thành phố (nơi đặt trụ sở) đối với các tổ chức không đóng trên địa bàn đặt trụ sở – Bản chính hoặc bản sao có công chứng;
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
Đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
8.2. Trình tự thủ tục xin giao đất.
Đơn xin giao đất;
Quyết định thành lập tổ chức (đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và đơn vị vũ trang);
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị kinh tế);
Văn bản giới thiệu địa điểm hoặc thoả thuận quy hoạch kiến trúc, bản vẽ chỉ giới đường đỏ, bản vẽ Quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 được sở Quy hoạch – Kiến trúc hoặc cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp chấp thuận phù hợp với các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật xây dựng và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng (bản chính);
Bản đồ hiện trạng hoặc trích đo bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đến 1/500 do đơn vị có tư cách pháp nhân lập (đối với đơn vị đang sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng thì phải có xác nhận của UBND Xã, Phường về vị trí, ranh giới không tranh chấp, khiếu kiện) – Bản chính;
Dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự án theo thẩm quyền (đối với đơn vị hành chính sự nghiệp, vũ trang) kèm theo các văn bản thoả thuận về phòng cháy chữa cháy, cấp điện, cấp thoát nước, suất đầu tư, bản cam kết bảo vệ môi trường … (bản chính hoặc bản sao có công chứng);
Hồ sơ thiết kế cơ sở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về quản lý đầu tư xây dựng; (bản chính hoặc bản sao công chứng).
Các văn bản về thu hồi đất;
Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân xin sử dụng đất (trường hợp thu hồi đất ở phải có phương án bố trí tái định cư khả thi) được UBND Quận, Huyện chấp thuận và Văn bản của UBND Quận, Huyện (Nơi xin sử dụng đất) thông báo cho người đang sử dụng đất thuộc phạm vi dự án biết về lý do thu hồi đất, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư tổng thể – 90 ngày đối với đất nông nghiệp, 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp – (đối với hồ sơ giao đất) – bản chính;
Hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn để nhận quyền sử dụng đất được UBND phường, xã hoặc công chứng Nhà nước chứng thực (đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất) – Bản chính hoặc bản sao công chứng.
Đối với hồ sơ giao đất vào mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại khoản 2 điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/20/2004 và khoản 3 điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của chính phù thì bổ sung thêm.
Văn bản của UBND Thành phố chấp thuận giao chủ đầu tư hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (đối với đơn vị đang sử dụng đất);
Báo cáo về chấp hành pháp luật về đất đai của người xin giao đất, thuê đất đối với trường hợp người xin giao đất, thuê đất đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trước đo để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bản chính);
Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của doanh nghiệp Nhà nước được kiểm toán độc lập, các doanh nghiệp còn lại nộp báo cáo tài chính đã nộp tại cơ quan thuế, có xác nhận của cơ quan thuế về nghĩa vụ đối với ngân sách , Văn bản của tổ chức cho vay vốn thẩm định về phương án tài chính, phương án trả nợ, việc chấp thuận cho vay vốn đối với dự án sử dụng vốn vay, phương án huy động vốn đối với các dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau;
Thông báo kết quả thẩm định nhu cầu sử dụng đất của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất – bản chính;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (đối với đơn vị sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng đất);
Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép đặt trụ sở tại UBND của tỉnh thành phố (nơi đặt trụ sở) đối với các tổ chức không đóng trên địa bàn đặt trụ sở – Bản chính hoặc bản sao có công chứng;
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
Đối với hồ sơ giao đất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
8.3. Trình tự, thủ tục xin bàn giao mốc giới.
Đơn xin bàn giao mốc giới;
Hồ sơ luân chuyển từ phòng thụ lý (đối với trường hợp không phải thuê đất) và từ phòng Quản lý địa chính nhà đất (đối với trường hợp thê đất).
Văn bản xác nhận đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của UBND quận, huyện (bản chính);
Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng hoặc bản đồ hiện trạng liên quan đến quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận QSDĐ của UBND Thành phố (03 bản phô tô);
Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Bàn giao mốc giới, cấp trích lục bản đồ: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức đang sử dụng. Đối với trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thời gian bàn giao mốc giới 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
8.5. Trình tự, thủ tục xin cấp trích lục bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
8.5.1 Đối với tổ chức được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (sau khi thực hiện xong các mục 1,2,3,4 trên)
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
Hồ sơ luân chuyển từ phòng thụ lý.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
8.5.2. Đối với tổ chức đang sử dụng đất.
8.5.2.1. Thủ tục hồ sơ trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
a. Đối với tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/07/2004.
Quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư (bản sao công chứng)
Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản sao công chứng) và bản vẽ xác định chỉ giới đường, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng khu đất và bản đò (bản sao) đã sử dụng làm căn cứ quyết định giao đất, cho thuê đất;
Biên bản bàn giao mốc giới, trích lục bản đồ do Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất lập (bản sao);
Xác nhận của Cục thuế đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, hợp đồng thuê đất (nếu có);
Báo cáo kê khai hiện trạng quỹ đất đang sử dụng tại các địa điểm trên địa bàn thành phố theo thông tư số 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCNQSDĐ khi chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Trường hợp tổ chức không sử dụng toàn bộ đất được giao, được thuê theo đúng quy định mà sử dụng một phần diện tích đất sai mục đích sử dụng, liên danh liên kết trái pháp luật hoặc tự chia cho cán bộ, công nhân viên làm nhà ở hoặc để hoang hoá, chưa sử dụng thì tổ chức phải lập phương án giải quyết tồn tại, có ý kiến đề xuất xử lý cơ quan chủ quản (nếu có). Trường hợp có quỹ nhà ở thuụoc sở hữu Nhà nước thì phải có biên bản tiếp nhận nhà của Công ty quản lý và phát triển nhà thuộc UBND tỉnh, quận huyện.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện mốc giới giao đất theo quyết định giao đất, cho thuê đất có xác nhận của chính quyền cấp xã (phường, thị trấn) về vị trí ranh giới không tranh chấp khiếu kiện;
Đối với Công ty Cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước mà sử dụng đất của doanh nghiệp Nhà nước phải có xác nhận của Ban đổi mới doanh nghiệp cấp Tinh, Bộ, Ngành về tài sản gắn liền với các vị trí đất kể cả giá trị quyền sử dụng đất tại các vị trí đã được xác định trong giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá (nếu có);
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004;
b. Đối với tổ chức sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Ban quản lý dự án khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghệ cao – gọi tắt là doanh nghiệp đầu tư (nếu được làm chủ đầu tư) nộp thay tổ chức sử dụng đất nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, hồ sơ gồm có:
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của Tổ chức sử dụng đất (bản sao công chứng);
Quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất của Ban quản lý dự án và tổ chức sử dụng đất hoặc hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng thuê đất, thuê lại đất giữa tổ chức sử dụng đất và doanh nghiệp đầt tư (bản sao công chứng);
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu công nghiệp (bản chính);
Biên bản bàn giao mốc giới, hồ sơ kỹ thuật thửa đất doa đơn vị đo đạc có tư cách pháp nhân lập có xác nhận của Ban quản lý dạ án hoặc doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng;
Văn bản của ban quản lý khu công nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định (bản sao của người sử dụng đất) hoặc Cục thuế đối với doanh nghiệp đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước;
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với tổ chức sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế;
c. Đối với đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Đơn xin xấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
Quyết định của Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình (bản sao công chứng);
Bản sao quyết định (hoặc trích sao quyết định) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh, Thành phố mà có tên đơn vị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có tên trong sổ địa chính của xã, phường, thị trấn xác nhận đã sử dụng ổn định và không có tranh chấp;
Bản đồ trích đo hiện trạng địa chính khu đất hoặc bản đồ địa chính khu đất, (đối với nơi có bản đồ địa chính chính quy) có ý kiến của chính quyền cấp xã xác nhận về vị trí ranh giới sử dụng đất không tranh chấp, khiếu kiện;
Bản vẽ xác định chỉ giới đường do Sở Quy hoạch – Kiến trúc cấp (trừ trường hợp khu đất xin cấp Giấy chứng nhận có Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất theo quy hoạch nằm trong danh mục các đường phố có chỉ giới đường đỏ ổn định ban hành theo Quyết định đã ban hành trước đây còn hiệu lực;
Trường hợp khu đất có đất ở của hộ gia đình quân đội phải thể hiện ranh giới khu nhà ở gia đình quân đội kèm theo, bản trích đo địa chính khu nhà ở Cục xây dựng khu nhà ở đã đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với đơn vị vũ trang nhân dân đang sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d. Đối với tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất đấu thầu DA sử dụng đất;
Đơn xin cáp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
Văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật (bản sao công chứng). Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá, đấu thầu Dự án của UBND tỉnh, thành phố;
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức trúng thầu đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án của UBND Tỉnh, Thành phố;
Biên bản bàn giao mốc giới, hồ sơ kỹ thuật thửa đất do đơn vị đo đạc có tư cách pháp pháp nhân lập có xác nhận của tổ chức đấu giá đấu thầu;
Văn bản đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo kết quả đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất củ tổ chức đấu giá, đấu thầu;
Trường hợp trong quy chế đấu giá quy định tổ chức mời đấu giá có trách nhiệm thay mặt tổ chức trúng đấu giá làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận thì tổ chức mời đấu giá có trách nhiệm lập hồ sơ theo nội dung nêu trên;
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với tổ chức trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;
e. Đối với tổ chức sử dụng đất theo bản án hay quyết định có hiệu lực của Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền, đã thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính nếu có);
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của Tổ chức sử dụng đất (bản sao công chứng);
Trích sao kết quả hoà giải tranh chấp đất đai được UBND Thành phố công nhận hoặc có Quyết định hành chính về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai hoặc có quyết định của toà án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án đã được thi hành (bản sao công chứng);
Bản đồ trích đo hiện trạng địa chính khu đất hoặc bản đồ địa chính khu đất (đối với nơi có bản đồ địa chính chính quy);
Văn bản xác nhận đã nộp tiền theo bản án hoặc theo quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án (nếu có) và văn bản xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quyết định;
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đầt 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với tổ chức sử dụng đất theo bản án hay quyết định có hiệu lực của Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền, đã thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
f. Đối với các tổ chức đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2004 nhưng chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu);
Quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của Tổ chức sử dụng đất (bản sao công chứng);
Giấy tờ về sử dụng đất (nếu có);
Hợp đồng thuê đất (nếu có);
Xác nhận của Cục thuế đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, hợp đồng thuê đất (nếu có);
Báo cáo kê khai hiện trạng quỹ đất đang sử dụng tại các địa điểm trên địa bàn tỉnh, thành phố theo các quyết định về kê khai, xử lý tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp hoặc theo thông tư số 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCNQSDĐ khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Trường hợp tổ chức không sử dụng toàn bộ đất được giao, được thuê theo đúng quy định mà sử dụng một phần diện tích đất sai mục đích, liên danh liên kết trái pháp luật hoặc tự chia cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở hoặc để hoang hoá, chưa sử dụng thì tổ chức phải lập phương án giải quyết tồn tại, có ý kiến đề xuất xử lý cơ quan chủ quản (nếu có). Trường hợp có quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì pahỉ có biên bản tiếp nhận nhà của Công ty quản lý và phát triển nhà thuộc tỉnh thành phố;
Biên bản bàn giao mốc giới, trích lục bản đồ do cơ quan quản lý đất đai của Thành phố lập (nếu có);
Bản đồ trích đo hiện trạng địa chính khu đất hoặc bản đồ địa chính khu đất (đối với nơi có bản đồ địa chính) có ý kiến của chính quyền cấp xác xác nhận về vị trí ranh giới sử dụng đất không tranh chấp, khiếu kiện. Trường hợp có nhà ở tự quản phải thể hiện ranh gới nhà tự quản được công ty quản lý và kinh doanh nhà thuộc tỉnh, thành phố xác nhận;
Thoả thuận quy hoạch kiến trúc của Sở Quy hoạch Kiến trúc;
Bản vẽ xác định chỉ giới đường đỏ do Sở Quy hoạch Kiến trúc cấp (trừ trường hợp khu đất nàm trong danh mục các đường phố có chỉ giới đường đỏ ổn định ban hành theo các quyết định trước đây vẫn còn hiệu lực và bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng khu đất do đơn vị có pháp nhân hành nghề lập được Sở Quy hoạch Kiến trúc chấp thuận (trừ trường hợp khu đất đã xây dựng công trình và sử dụng ổn định, không đầu tư xây dựng lại);
Phương án sử dụng đất (đối với HTX), phương án sản xuất – kinh doanh (đối với doanh nghiệp) trong trường hợp không có dự án xây dựng lại hoặc dự án đầu tư (đối với trường hợp có xây dựng mới);
Phương án sử dụng đất (đối với HTX) phương án sản xuất kinh doanh (đối với doanh nghiệp) trong trường hợp không có dự án xây dựng lại hoặc dự án đầu tư (đối với trường hợp có xây dựng mới);
Quy hoạch sử dụng đất chi tiết khu đất đối với tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp;
Chỉ giới khoanh vùng bảo vệ di tích lịch sử – Văn hoá, danh lam thắng cảnh (nếu có) - đối với đất di tích lịch sử – văn háo, danh lam thắng cảnh;
Văn bản xác nhận của UBND xã, phường thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo, giấy phép hoạt động và văn bản đề nghị của tổ chức tôn giáo đối với đất cơ sở tôn giáo;
Đối với Công ty cổ phần được cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước mà sử dụng đất của doanh nghiệp Nhà nước phải có xác nhận của ban đổi mới doanh nghiệp cấp Tỉnh, Bộ, Ngành về tài sản gắn liền với các vị trí đất kể cả giá trị quyền sử dụng đất tại các vị trí đã được xác định trong giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá (nếu có);
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đầt 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với tổ chức đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2004 chưa được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
8.5.2.2 Thủ tục bàn giao đất và cấp trích lục bản đồ
Văn bản đề nghị của đơn vị, tổ chức (bản chính);
Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng hoặc bản đồ hiện trạng liên quan đến quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp thực đất của UBND Tỉnh, Thành phố (03 bản phô tô);
Văn bản xác nhận của Cục thuế đã thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất.
Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp trích
lục bản đồ, cáp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bước 9. Lựa chọn nhà thi công, giám sát thi công xây dựng công trình:
9.1 Lựa chọn nhà thầu hoạt động xây dựng.
Việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành được thực ở tất cả các bước có yêu cầu cần phải thuê một đơn vị có tư cách pháp nhân thực hiện công việc, trước khi tiến hành ký hợp đồng kinh tế Chủ đầu tư phải làm công việc tổ chức lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để triển khai. Trong bước này Chủ đầu tư có thể tiến hành đồng thời cùng một lúc có một số công việc như:
Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng công trình (có thể cả xây dựng và cung cấp thiết bị cho công trình);
Lựa chọn nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu cung cấp thiết bị cho công trình (nếu có);
Lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình;
Sau đây tác giả xin trình bày tổng quát về quá trình lựa chọn nhà thầu:
9.1.1. Nguyên tắc thực hiện
Đối với các gói thầu xây dựng, mua sắm thiết bị có giá trị ≤ 1 tỷ đồng thì áp dụng hình thức chỉ định thầu;
Đối với các gói thầu xây dựng, mua sắm thiết bị có giá trị > 1 tỷ đồng thì áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (trừ một số trường hợp đặc biệt có thể đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức chỉ định thầu quy định cụ thể cho từng gói thầu).
Đối với một số trường hợp chỉ định thầu hoặc đầu thầu hạn chế khác được quy định trong luật đầu thầu và nghị định số 58/2008/NĐ-CP;
Đối với dạng hợp đồng tổng thầu tư vấn hoặc tổng thầu EPC thì áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi.
9.1.2. Đối với trường hợp chỉ định thầu
Kế hoạch đấu thầu
Lập hồ sơ yêu cầu (bao gồm lập và thẩm định hồ sơ yêu cầu);
Gửi thư mời thầu;
Phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu;
Tổ chức nhận hồ sơ đề xuất và mở thầu công khai;
Phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thương thảo hợp đồng, ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
9.1.3. Đối với trường hợp đầu thầu rộng rãi;
Lập hồ sơ sơ tuyển (nếu có theo quy định của pháp luật)
Kế hoạch đấu thầu;
Lập hồ sơ sơ tuyển;
Thông báo mời sơ tuyển;
Đăng ký trên tờ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trang trang thông tin điện tử về đấu thầu, đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải trên một tờ báo tiếng anh được phát hành rộng rãi trong nước;
Phát hành hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu;
Hồ sơ sơ tuyển được cung cấp miễn phí cho nhà thầu sau 10 ngày kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời thầu sơ tuyển và kéo dài đến hết thời hạn nộp hồ sơ dự sơ tuyển, thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước và 10 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Tổ chức nhận hồ sơ đề xuất và mở thầu công khai;
Phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất thể hiện danh sách các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thông báo kết quả sơ tuyển nhà thầu cho tất cả các nhà thầu.
Thời gian sơ tuyển nhà thầu tối đa là ba mươi ngày đối với đấu thầu trong nước, bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đến khi có kết quả sơ tuyển được duyệt.
Tổ chức đấu thầu.
Lập hồ sơ mời thầu (bao gồm cả lập và thẩm định hồ sơ);
Tổ chức mời thầu:
Thông báo mời thầu: áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi không có sơ tuyển
Chủ đầu tư thông báo mời thầu bằng việc đăng ký trên tờ báo về đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trang trang thông tin điện tử về đấu thầu, đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải trên một tờ báo tiếng anh được phát hành rộng rãi trong nước;
Gửi thư mời thầu: áp dụng đối với đấu thầu hạn chế và các gói thầu đã qua sơ tuyển.
Phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà thầu;
Hồ sơ sơ mời thầu được bán cho nhà thầu sau 10 ngày kể từ khi thông báo mời thầu, thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30 ngày đối với đấu thầu quốc tế.
Tổ chức nhận hồ sơ dự thầu và mở thầu công khai;
Thời gian hồ sơ dự thầu có hiệu lực tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá ba mươi ngày;
Phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu;
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế kể từ ngày mở thầu đến khi chủ đầu tư có báo cáo kết quả đấu thầu trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, trình cơ quan chủ quản phê duyệt;
Thông báo kết quả đấu thầu cho tất cả các nhà thầu.
Thời gian thẩm đinh tối đa là 20 ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian thẩm định tối đa là ba mươi ngày cho việc thực hiện đối với từng nội dung về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Sơ đồ trình tự lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng
Bước 10. Trình tự thực hiện bước tổ chức triển khai thi công xây dựng:
10.1 Tổ chức khởi công công trình:
Điều kiện khởi công công trình
Có mặt bằng xây dựng để ban giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư XD công trình và nhà thầu thi công xây dựng thoả thuận.
Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng;
Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt;
Có hợp đồng xây dựng;
Có đủ nguồn vốn để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong dự án đầu tư xây dựng công trình;
Có biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi cong xây dựng;
Đối với khu đô thị mới, tuỳ theo tính chất, quy mô phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình.
Sau khi có đầy đủ các điều kiện khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư tổ chức khởi công xây dựng công trình, đánh dấu mốc điểm bắt đầu triển khai thi công xây dựng công trình.
10.2 Tổ thi công xây dựng công trình:
Trình tự thi công xây dựng công trình được thực hiện tuỳ theo đặc điểm của công trình mà có thể thêm công việc hoặc giảm ít công việc triển khai chi tiết, tuy nhiên các công việc chính được thực hiện bao gồm tuần tự thi công từ phần ngầm, phần thân, phần hoàn thiện. Quy trình thực hiện thi công được thể hiện ở sơ đồ sau:
Trình tự tổ chức thi công xây dựng công trình
(Chi tiết xem hình vẽ trang bên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01-luan van 14-02-2008 xong.doc