Tài liệu Đề tài Nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước: lời mở đầu
Sau hơn mười năm đổi mới, nước ta đã trải qua một quá trình biến đổi mạnh mẽ đầy ấn tượng trong lịch sử kinh tế. Nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng, tốc độ tăng GDP 8% -10%/ năm.Trong đó, lĩnh vực dịch vụ thương mại có mức tăng bình quân cao nhất 12%. Xuất khẩu tăng nhanh, đời sống nhân dân ngày một tăng cao. Trong quá trình đó, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, không ngừng hoàn thiện để vươn lên và tự khẳng định trên thương trường.
Song hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước không còn được bao cấp như trước nên phải dựa vào khả năng của chính mình, phải năng động sáng tạo trong việc lựa chọn kinh doanh, trong tạo dựng các mối quan hệ làm ăn. Vì vậy không ít doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, lúng túng và bị động, chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh và phát triển kinh doanh hiệu quả. Việc nghiên cứu, phân tích...
55 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Sau hơn mười năm đổi mới, nước ta đã trải qua một quá trình biến đổi mạnh mẽ đầy ấn tượng trong lịch sử kinh tế. Nền kinh tế vĩ mô tăng trưởng, tốc độ tăng GDP 8% -10%/ năm.Trong đó, lĩnh vực dịch vụ thương mại có mức tăng bình quân cao nhất 12%. Xuất khẩu tăng nhanh, đời sống nhân dân ngày một tăng cao. Trong quá trình đó, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, không ngừng hoàn thiện để vươn lên và tự khẳng định trên thương trường.
Song hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt. Các doanh nghiệp thương mại nhà nước không còn được bao cấp như trước nên phải dựa vào khả năng của chính mình, phải năng động sáng tạo trong việc lựa chọn kinh doanh, trong tạo dựng các mối quan hệ làm ăn. Vì vậy không ít doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, lúng túng và bị động, chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh và phát triển kinh doanh hiệu quả. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh còn chưa được xem xét đúng mức, vì thế các giải pháp đẩy mạnh và phát triển kinh doanh còn thiếu tính khả thi.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế Việt Nam và kinh tế khu vực ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng trước hàng loạt vấn đề. Doanh nghệp phải làm gì trên lộ trình Việt Nam tham gia AFTA và hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)? Doanh nghiệp phải làm gì trong việc hợp tác và phân công lao động quốc tế gữa các thành viên ASEAN? Doanh nghiệp phải làm gì để không còn phải chấp nhận gia công mà tự mua nguyên liệu bán thành phẩm trên thị trường quốc tế? Doanh nghiệp phải làm gì để giảm phụ thuộc vào các thị trường trung gian chen chân vào các thị trường cuối cùng? Rõ ràng, các doanh nghiệp đang rất cần phía Nhà nước, mà cụ thể trong lĩnh vực thuơng mại là các doanh nghiệp thương mại nhà nước mở đường, hướng dẫn và hỗ trợ để họ thích nghi dần với trào lưu tự do hoá thương mại trong nền kinh tế thế giới.
Về phương diện lý luận, vấn đề kinh doanh thương mại nói chung và các phương hướng giải pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng còn nhiều ý kiến khác nhau và thiếu sự thống nhất trong đánh giá.
Vì tất cả những lý do trên, việc nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài:"Nghiên cứu các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước".
Nội dung đề tài gồm các phần:
- Lời mở đầu.
-Chương I: Cơ sở lý luận chung về kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
-Chương II: Thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
-Chương III: Một số biện pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
-Kết luận.
Vấn đề mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước là một vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi không chỉ kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm thực tế phong phú mới có thể giải quyết đầy đủ. Vì vậy đề án không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên trong khoa sẽ là rất quí báu giúp tôi trau dồi thêm kiến thức.
Qua đây, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS -TS Đặng Đình Đào giảng viên khoa thương mại trường đại học Kinh tế quốc dân Hà nội đã giúp tôi hoàn thành đề án này.
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại
I. bản chất của kinh doanh thương mại:
1.Bản chất kinh doanh thương mại:
Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá, quốc tế ngày càng phát triển mạnh cùng với sự phát triển đa dạng của hàng hoá trên phạm vi toàn thế giới. Hoà nhận với xu thế ấy, Việt Nam đã và đang xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hàh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ở đó cho tăng cả về chất và lượng, nhiều loại hàng hoá thoả mãn nhu cầu vô cùng đa dạng và phong phú của con người.
Để tồn tại và phát triển con người cần nhiều nhu cầu khác nhau: ăn, ở, mặc đi lại, học tập, giải trí... Muốn thoat mãn những nhu cầu ấy, con người phải thông qua những hoạt động sản xuất và trao đổi các sản phẩm với nhau hay là thông qua hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh là việc tiến hành một, một số hoặc tấ cả công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Với sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng phát triển tất yếu dẫn đến nhu cầu để trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất chuyên môn hoá với nhau. Như vậy phân công lao động chuyên hoá sản xuất và tính chất sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra là nguồn gốc phát triển thương mại.
Thương mại là quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Hoạt động thượng mại gắn liền với lĩnh vực lưu thông hàng hoá và lấy hàng hoá là đối tượng mua bán.
Như thế kinh doanh thương mại là một dạng của lĩnh vực đầu tư để thực hiện việc mua bán lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh thương mại thực sự trở thành một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế hàng hoá và nhất là trong nền kinh tế thị trường và xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá ngày nay.
2.Nội dung của kinh doanh thương mại.
2.1.Mục tiêu:
Lợi nhuận luôn được nhà kinh doanh đề cập như là một mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp luôn phải cố gắng nỗ lực để thu được doanh thu bù đắp được chi phí và kinh doanh có lãi. Song lợi nhuận vẫn chỉ là một trong nhiều mục tiêu của quá trình kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Trong kinh doanh thương mại, nhà kinh doanh phải quan tâm tới nhưũng mục tiêu cơ bản đó là: khách hàng, đổi mới, chất lượng, cạnh tranh, lợi nhuận mà tuỳ theo từng giai đoạn, chu kỳ kinh doanh để xây dựng tháp hệ thống các mục tiêu thích hợp cho doanh nghiệp.
Khách hàng với nhu cầu của họ là điểm xuất phát cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng theo quan điểm hiện đại là người trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp và nuôi sống doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải giữ cho được khách hàng truyền thống, thu hút khách mới, và hướng đến khách hàng tiềm năng.
Đổi mới sản phẩm kinh doanh cũng như đổi mới các dịch vụ phục vụ khách hàng là mục tiêu cơ bản cuả doanh nghiệp để hướng tới cung cấp tốt hơn những nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đồng bộ đa dạng.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp phải ngày càng được nâng cao. Mục tiêu này xuất phát từ qui luật "Ai có sản phẩm chất lượng cao, giá cả phải chăng thì người đó chính là người chiếm lĩnh thị trường".
Cạnh tranh là mục tiêu mà doanh nghiệp phải theo đuổi. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ cũng như nâng cao vị thế của doanh nghiệp thì mới có thể tồn tại và phát triển kinh doanh.
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh và đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kỳ kinh doanh, đồng thời là nguồn thu nhập và phân phối cho các qũy doanh nghiệp để thực hiện tái sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển kinh doanh.
2.2.Nội dung hoạt động kinh doanh thương mại:
Đối với các dong nghiệp thương mại, khi tiến hành công việc kinh donh nhằm thu lợi nhuận, doanh nghiệp phải thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
1.Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ để làm cơ sở cho hoạt độgn kinh doanh.
2.Tổ chức công tác tạo nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.Tổ chức các mối quan hệ giao dịch thương mại.
4.Lựa chọn kênh phân phối và tổ chức chuyển giao hàng hoá.
5.Quản lý hàng hoá, thực hiện các dịch vụ và phân tích đánh giá kết quả kinh doanh.
2.2.1.Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ để làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp thương mại là một tác nhân trên thị trường nên phải nghiên cứu thị triường để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường. Nghiên cứu thị trường là xuất phát điểm để đề ra các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, từ các chiến lược đã xác định tiến hành thực hiện các kế hoạch trung gian, chính sách thị trường. Bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào cũng phải nghiên cứu thị trường khi bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hay muốn mở rộng phát triển kinh doanh.
Đối tượng kinh doanh thương mại là hàng hoá và dịch vụ. Mỗi doanh nghiệp có thể kinh doanh một loại hàng hoá hoặc một nhóm hàng hoá. Doanh nghiệp phải nghiên cứu xác định được nhu cầu của khách hàng, sự đáp ứng cho các nhu cầu đó hiện có và khả năng nguồn cung ứng (sản xuất hoặc nhập khẩu) loại hàng đó. Cũng có thể doanh nghiệp kinh doanh những loại hàng hoá mới và các cơ sở vật chất phù hợp với mặt hàng đã lựa chọn để đi vào kinh doanh. Đấy là công việc mà doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên để có phương án sản phẩm dịch vụ kinh doanh tốt nhất.
Qua các bước thu thập thông tin, sử lý thông tin, ra quyết định của qúa trình nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề:
- Đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với các sản phẩm của doanh nghiệp, hay lĩnh vực nào phù hợp nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp.
- Khả năng bán của doanh nghiệp trên thị trường là bao nhiêu .
- Cần có biện pháp như thế nào để chất lượng mẫu mã hàng hoá dịch vụ tốt hơn.
- Cần có chiến lược, chính sách như thế nào để tăng cường khả năng trên thị trường.
Từ việc xác định khả năng bán và lượng dự trữ kế hoạch, doanh nghiệp xác định được nhu cầu đặt hàng sau khi đã trừ đi hàng tồn kho, hàng tiết kiệm, hình thành quĩ mua bán hàng hoá của doanh nghiệp.
2.2.2.Tổ chức công tác tạo nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường:
Để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung ứng cho sản xuất, tiêu dùng những loại hàng hoá đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng, các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức tốt công tác tạo nguồn cho doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải huy động tối đa các nguồn lực để phục vụ cho công tác tạo nguồn. Các nguồn lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể huy động được gồm: vốn hữu hình như tiền, nhà cửa, kho tàg, quầy hàng... và vốn vô hình như: sự nổi tiếng của các nhãn hiệu hàng hoá kinh doanh, tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp, ... và con người với tài năng kinh nghiệm, nghề nghiệp được đào tạo, được huy động vào kinh doanh các nguồn lực thì có hạn, vì vậy trong quá trình tạo nguồn hàng cũng như trong tổ chức các hoạt động nghiệp vụ tiếp theo sau là bán, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, khuyến mại và thực hiện dịch vụ phục vụ khách hàng, doanh nghiệp phải huy động theo hướng tiết kiệm, sử dụng triệt để để tiến hành kinh doanh một cách nhanh chóng, thuận lợi, rút ngắn được thời gian chuẩn bị, phát triển kinh doanh của doanh nghiệp cả về bề rộng lẫn bề sâu.
Công tác tạo nguồn hàng là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng hoá đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng qui cách, cỡ loại, mẫu mã... cho các nhu cầu khách hàng.
Đối với các doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị trường cần xác định được các nguồn hàng chủ yếu sau:
-Nguồn hàng hoá sản xuất trong nước.
-Nguồn hàng nhập khẩu.
-Nguồn hàng tồn kho đầu kỳ.
-Nguồn hàng tự sản xuất, tự khai thác.
-Nguồn hàng liên doanh, liên kết.
-Nguồn đặt hàng và thu mua.
-Nguồn hàng của đơn vị cấp trên, nhận đại lý hoặc ký gửi.
Các nguồn hàng trên có thể là nguồn hàng tập trung để phục vụ cho những nhu cầu đặt hàng lớn theo đơn đặt hàng và hợp đồng ký kết trước hoặc do nguồn phi tập trung do doanh nghiệp tự khai thác trôi nổi trên thị trường.
Để tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các biện pháp sau:
-Tổ chức mạng lưới thu mua.
- áp dụng các biện pháp kinh tế trong hoạt động khai thác tạo nguồn hàng.
-Đầu tư, liên doanh, liên kết giúp dỡ các đơn vị nguồn hàng.
-Tổ chức tốt hệ thống thông tin từ các nguồn hàng về doanh nghiệp.
-Tổ chức quản lý dự trữ, bảo quản hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại.
2.2.3.Tổ chức các mối quan hệ giao dịch thương mại :
Nhằm ghép mối trong giao dịch mua bán đối với các đơn vị, doanh nghiệp phải thực thi trên các nguyên tắc:
-Số lượng, chủng loại hàng hoá phải đáp ứng yêu cầu thị trường mà donh nghiệp có khả năng cung ứng.
-Tổng quãng đường vận chuyển hàng trong kinh doanh là nhỏ nhất.
-Đơn giản hoá các mối quan hệ mua bán.
-Trong quan hệ mua bán hai bên đều phải có lợi.
Việc giao dịch thương mại chủ yếu thông qua:
-Mối quan hệ giao dịch thương mại trực tiếp.
-Quan hệ giao dịch thương mại gián tiếp.
Trong các mói quan hệ giao dịch thuơng mại, doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề:
-Thoả thuận về giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá.
-Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận, thanh toán...
-Ký kết hợp đồn với các bên đối tác.
Tổ chức tốt các mối quan hệ giao dịch thương mại là điều kiện tiền đề để đảm bảo cho qúa trình bán hàng gặp thuận lơị và có kết quả.
2.2.4.Lựa chọn kênh phân phối và tổ chức chuyển giao hàng hoá:
Tổ chức hoạt động phân phối, bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp thương mại. Chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, trang trải được chi phí lưu thông và có lợi nhuận. Kết quả bán hàng phản ánh sự đúng đắn của mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời thể hiện trình độ tổ chức, năng lực điều hành, tỏ rõ thế lực của doanh nghiệp trên thương trường. Bán hàng là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động, nó bao gồm các nội dung chính sau:
-Xác định đúng cung cầu hàng hoá, dịch vụ trên thị trường của doanh nghiệp.
-Lựa chọn các kênh phân phối, bán hàng thích hợp.
-Chính sách phân phối hàng hoá phù hợp với yêu cầu thị trường.
-Thực hiện xúc tiến bán hàng.
-Tổ chức nghiệp vụ bán hàng.
Để thực hiên tốt công tác bán hàng, doanh nghiệp phải lựa chọn xác định các kênh phân phối, phương thức, hình thức bán hàng sao cho phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của doanh nghiệp và loại hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Doanh nghiệp có thể lựa chon kênh phân phối dài hoặc ngắn, áp dụng cho từng khu vực thị trường cụ thể.
Kênh phân phối ngắn là kênh phân phối hàng hoá từ doanh nghiệp thương mại trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng hoặc nếu có chỉ thông qua mạng lưới bán lẻ trung gian. Loại kênh này đảm bảo đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, chi phí lưu thông có thể thấp, quan hệ giao dịch mua bán đơn giản, thuận tiện. Tuy nhiên tổ chức phát triển phức tạp, quan hệ thị trường hẹp nên chỉ phù hợp với hàng hoá có tính chất thương phẩm.
Kênh phân phối dài là kênh mà hàng hoá đi từ doanh nghiệp thương mại qua các nhà bán lẻ, bán buôn, nhà môi giới trung gian mới đến tay người tiêu thụ cuối cùng. ở kênh này quan hệ mua bán theo từng khâu chặt chẽ, lưu thông có khối lượng hàng hoá lớn, vòng quay vốn nhanh hơn, có điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh. Kênh này tuy thời gian lưu chuyển và chi phí lưu thông lớn nhưng thích hợp khi kinh doanh nhiều loại hàng hoá phù hợp với quan hệ mua bán của nhiều doanh nghiệp.
Tuỳ theo nhu cầu chuyển giao lớn tập trung ổn định hay nhu cầu nhỏ lẻ không ổn định mà có thể sử dụng kênh dài hay kênh ngắn dể chuyển giao hàng hoá.
Ngoài sự lựa chọn kênh phân phối, doanh nghiệp cần thực hiện chính sách phân phối hàng hoá hợp lý trên cơ sở các nguyên tắc:
- Nguyên tắc hiệu quả kinh tế.
- Nguyên tắc đồng bộ liên tục.
- Nguyên tắc ưu tiên.
Doanh nghiệp phải xác định các phương thức, hình thức bán hàng hợp lý, có hiệu quả. Tuỳ theo yêu cầu xác định khác nhau mà có các hình thức bán hàng sau:
- Theo mức chiết khấu thương mại có hình thức bán buôn, bán lẻ.
- Theo địa điểm giao nhận hàng hoá có hình thức bán tại kho người cung cấp, kho người tiêu thụ, hoặc tại h, cửa hàng, quầy hàng của doanh nghiệp thương mại.
Trong hoạt động bán hàng cần chú trọng đến những nội dung sau:
- Khối lượng, chất lượng hàng hoá dịch vụ đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Tổ chức tốt các hoạt động trong quá trình bán hàng (trước, trong, sau khi bán)
- áp dụng các phương pháp bán hàng và quy trình bán hàng, hoàn thiện nhằm nâng cao không ngừng năng suất lao động của người bán hàng hoá dịch vụ và chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
- Không ngừng cải tiến thiết kế cửa hàng, quầy hàng và các loại hình cơ sở vật chất kinh doanh. Đổi mới các loại thiết bị dụng cụ bảo quản, trưng bày và bán, đảm bảo cho khách hàng bao giờ cũng được phục vụ bằng những phương tiện hiện đại nhất.
- Làm tốt công tác quảng cáo kết hợp với bán hàng, làm công cụ thúc đẩy bán hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tổ chức tốt lao động bán hàng, đảm bảo cho thời gian lao động của nhân viên bán hàng được sử dụng có hiệu quả nhất.
- Nghiêm chỉnh thi hành luật pháp trong kinh doanh.
- Xây dựng một thái độ bán hàng văn minh, lịch sự, tất cả vì khách hàng.
2.2.5. Quản lý hàng hóa, thực hiện các dịch vụ và phân tích đánh giá kết quả kinh doanh:
Việc quản lý hàng hóa được tiến hành từ khâu chuẩn bị để tiếp nhận hàng hóa cho tới khi chuyển giao hàng hóa cho người tiêu thụ. Đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý hàng hóa là công tác dự trữ hàng hóa, bởi đây là yếu tố đảm bảo cho bán hàng diễn ra liên tục và đáp ứng yêu cầu mở rộng lưu thông không ngừng. Đây cũng là phương tiện quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh và tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường. Doanh nghiệp thưong mại thực hiện các dịch vụ bảo quản, dự trữ, cũng như các dịch vụ trong quá trình bán hàng và thu được thu nhập từ các hoạt động đó.
Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp thương mại phải tiến hành tính toán tổng thu nhập, chi phí cũng như các chỉ tiêu kinh doanh để xem xét đánh giá hiệu quả kinh doanh đã đạt được. Từ những đánh giá về mặt tích cực cũng như những điểm hạn chế của kỳ kinh doanh trước, doanh nghiệp tiếp tục xây dựng các kế hoạch cho kỳ kinh doanh mới.
II. Doanh nghiệp thương mại nhà nước và vai trò, chức năng của doanh nghiệp thương mại nhà nước :
1. Khái niệm và các loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước
1.1 Khái niệm:
Theo pháp luật của nhà nước ta, doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính. Có doanh nghiệp nhà nước, có doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh...
Đặc điểm nhiều thành phần kinh tế của nền kinh tế nước ta đã được khẳng định. Các thành phần kinh tế ấy không chỉ có trong sản xuất mà tồn tại trong mọi giai đoạn của quá trình sản xuất xã hội. Trong kinh doanh thương mại cũng có sự góp mặt của mọi thành phần kinh tế. Doanh nghiệp thương mại nhà nước là một phần tử của hệ thống kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa dịch vụ.
Doanh nghiệp thương mại nhà nước là một loại hình doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20 / 4 / 95. Nhà nước ra quyết định thành lập, đầu tư từ 51% vốn chở lên và quản lý với tư cách chủ sở hữu phần vốn đầu tư.
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp thương mại nhà nước kinh doanh sản phẩm gì, qui cách, chất lượng, giá bán ra sao, địa chủ tiêu thụ... đều do nhà nước quyết định từ trên xuống. Doanh nghiệp chỉ là một đơn vị kinh doanh thụ động, không cần quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về giải phóng và huy động mọi nguồn lực, năng lực sản xuất nhằm phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, doanh nghiệp thương mại nhà nước có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh theo qui định của nhà nước, hoạt động linh hoạt động hơn và kinh doanh có hiệu quả hơn.
1.2 Các loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước :
- Căn cứ vào tính chất các mặt hàng kinh doanh có thể chia thành :
+ Doanh nghiệp kinh doanh chuyên môn hóa : Đó là các doanh nghiệp chuyên kinh doanh một hoặc một số mặt hàng có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định (Ví dụ : Tổng Công ty Xăng dầu, Tổng Công ty Muối...).
+ Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp : Là các doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng có công dụng, trạng thái hoặc tính chất khác nhau (Ví dụ : Tổng Công ty Bách hóa, Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị...).
+ Doanh nghiệp kinh doanh đa dạng hóa : Là các doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng vừa kinh doanh, vừa sản xuất hàng hóa và thực hiện các hoạt động dịch vụ.
- Căn cứ vào qui mô của doanh nghiệp :
+ Doanh nghiệp có qui mô nhỏ : Là doanh nghiệp có số lao động dưới 50 người và mức vốn dưới 1 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp có qui mô vừa : Là doanh nghiệp có số lao động dưới 200 người và mức vốn dưới 5 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp có qui mô lớn : Là doanh nghiệp có số lao động từ 200 người trở lên và mức vốn từ 5 tỷ đồng trở lên.
- Phân loại theo cấp quản lý :
+ Các doanh nghiệp do Bộ, Ngành của Trung ương quản lý.
+ Các doanh nghiệp do địa phương quản lý (Tỉnh, Thành phố, Quận, huyện...).
- Phân loại theo vùng sinh thái, địa phương:
Việc phân chia vùng, địa phương trong cả nước có thể thuận tiện trong quản lý và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của từng vùng, từng vùng, từng địa phương (như : Vùng núi trung du phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc trung bộ, Duyên hải miền Trung, Tây nguyên, Đông nam bộ, Đồng bằng sông Cửu long, vùng biên giới phía bắc, phía tây nam...).
- Ngoài ra tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, người ta còn có thể phân loại doanh nghiệp căn cứ vào mức lưu chuyển hàng hóa từng năm, phạm vi kinh doanh...
2. Vai trò của doanh nghiệp thương mại nhà nước trong nền kinh tế :
2.1 Vai trò của kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường :
Là các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại, các doanh nghiệp thương mại nhà nước góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá sản xuất lớn. Phát triển kinh doanh thương mại cũng có nghĩa là phát triển các quan hệ hàng hóa tiền tệ. Đó là con đường lớn nhất để chuyển từ sản xuất tự nhiên thành sản xuất hàng hóa.
Bản thân nhà sản xuất không phải lúc nào cũng có thể tiến hành tổ chức hậu cần đầu vào và đầu ra và nếu có thì hiệu quả thường thấp. Với sự hỗ trợ của các nhà kinh doanh thương mại, việc sản xuất của nhà sản xuất được tiến hành thuận lợi, sản phẩm của nhà sản xuất được tiêu thụ, phân phối tới mọi nơi có nhu cầu, tăng nhanh khối lượng và tốc độ lưu chuyển hàng hóa, báo hiệu và kích thích nhà sản xuất.
Vì mục tiêu lợi nhuận, nhà sản xuất sẽ tìm mọi cách cải tiến công tác, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, hạ chi phí. Đồng thời cạnh tranh trong thương mại buộc người sản xuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm các nguồn lực và tính toán thực chất hoạt động kinh doanh. Cùng với các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp thương mại tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm mới và kỹ thuật tiên tiến cho các nhà sản xuất trong nước. các doanh nghiệp thương mại làm cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài trong hợp tác sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả, hay có thể hợp tác kinh doanh và góp vốn đầu tư với các doanh nghiệp trong nước để nhập khẩu thiết bị máy móc phát triển sản xuất. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát triển.
Kinh doanh thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới. Người tiêu dùng thực hiện hành vi mua không xuất phát từ tình cảm mà từ lý trí của họ. Và lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của nó sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu. Một mặt kinh doanh thương mại làm cho cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Điều này có tác động ngược trở lại người tiêu dùng, khơi dậy các nhu cầu tiềm năng, tăng trưởng nhu cầu và là gốc rễ cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp thương mại tạo ra các dịch vụ để hoàn thiện sản phẩm.Kinh doanh thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thương mại nước ta với các nước không ngừng phát triển, tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh và từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến nước ta thành một bộ phận của phân công lao động quốc tế.
2.2.Vai trò của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế quốc dân:
Quá trình chuyển đổi từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đa thành phần đang đặt ra những nội dung mới về nhận thức và hướng phát triển của các thành phần kinh tế . Trong lĩnh vực thương mại, những năm gần đây có sự chuyển đổi rất lớn về cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường. Doanh nghiệp thương mại nhà nước trong cơ chế mới không còn hoạt động độc quyền như trong thời kỳ bao cấp mà kinh doanh song song với các doanh nghiệp thương mại khác trên thị trường. Cơ chế kinh tế đã thay đổi, song doanh nghiệp thương mại nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng và cần có nhận thức đúng đắn để giữ được vai trò vốn có của nó.
Các doanh nghiệp thương mại nhà nước thành lập và làm chủ sở hữu, vừa là các đơn vị kinh tế vi mô, vừa là lực lượng kinh tế vĩ mô trong tay nhà nước. Là các chủ thể kinh tế vi mô, các doanh nghiệp do nhà nước lập ra phải bảo đảm và gia tăng nguồn lực kinh tế của nhà nước đã đầu tư vào các doanh nghiệp này, phải đóng góp đáng kể trong GDP và tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước. Là lực lượng kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải góp phần tạo ra môi trường hay tiền đề, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp khác và phải cung cấp, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu chiến lược cho nhân dân, ổn định đời sống xã hội.
Ngày nay, nhà nước đang ngày càng phát triển, bất chấp sự xuất xứ đa dạng của nhà nước vẫn có những quan điểm chung khẳng định vai trò và tác dụng của doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng. ở các nước tư bản chủ nghĩa, dù rằng khu vực kinh tế nhà nước hoạt động thiếu năng động và kém hiệu quả hơn khu vực kinh tế tư nhân những không phải vì thế mà chính phủ xoá bỏ hoàn toàn kinh tế nhà nước. ở các nước đó, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực, duy trì trong một phạm vi, quy mô phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự quản lý của chính phủ. Vì vậy chính phủ ở các nước dó chủ trương không cần kinh tế nhà nước ở những ngành lĩnh vực kinh doanh mà nhà nước không cần duy trì kinh tế quốc doanh và kinh tế tư nhân có thể làm tốt hơn. Trong những ngành, lĩnh vực cần thiết cho xã hội, do dân cư nhưng kinh tế tư nhân không đủ điều kiện đầu tư thì dù có nhiều rủi ro, chính phủ cũng phải duy trì doanh nghiệp nhà nước ở mức độ cần thiết.
Xu thế chung của doanh nghiệp thương mại nhà nước là tồn tại, phát triển như là một bộ phận hưu cơ nằm trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước và gắn chặt với các doanh nghiệp sản xuất nhà nước. Sản xuất và thương mại liên kết với nhau trong những chủ thể kinh tế lớn và bù đắp cho nhau trong kinh doanh.
ở nước ta, vai trò của doanh nghiệp thương mại nhà nước phải được xét trên quan điểm lịch sử và thực tiễn. Với quan điểm lịch sử cho thấy, khi xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hưỡng xã hội chủ nghĩa từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá thì số lượng doanh nghiệp thương mại nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, thương nghiệp tư nhân nhỏ bé và bị hạn chế, vai trò quyết định trên thị trường thuộc về doanh nghiệp thương mại nhà nước. Xuất phát từ thực tế khách quan, nền kinh tế nước ta còn lạc hậu thương nghiệp tư nhân mới được phát triển, số lượng thương nghiệp tư nhân tăng nhanh nhưng chỉ tập trung phân bố ở các lĩnh vực ngành hàng đem lại lợi nhuận cao, khu vực đông dân cư, quy mô nhỏ lẻ là chủ yếu, chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nên hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn cần thiết phải có. Thực tế hiện nay, doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn là những doanh nghiệp chủ đạo trong kinh doanh một số ngành hàng nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu - nơi mà doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự cáng đáng được, tỷ trọng xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ đạo vẫn thuộc về các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Mặt khác, doanh nghiệp thương mại nhà nước phải thực hiện một số nhiệm vụ xã hội mà không thể giao cho các thàh phần kinh tế khác. Doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn là những chủ thể mua bán lớn, có tác dụng trực tiếp tiêu thụ nông lâm hải sản và hàng công nghiệp.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác tồn tại không vì bản thân nó mà vì lợi ích cộng đồng. Khi doanh nghiệp thương mại nhà nước được tổ chức lại, mở rộng và phát triển theo hướng trở thành nhà buôn lớn thì thương nghiệp tác động đến đời sống riêng lẻ không làm được. Dù xoá bỏ vai trò độc quyền của kinh tế nhà nước trong thương mại song doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn là phần quan trọng đặc biệt trong cơ cấu tổ chức thương nghiệp nhiều thành phần, sự phát triển của nó trong bối cảnh mới phải vừa cạnh tranh vừa hợp tác để cùng phát triển.
3. Chức năng của doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Là một loại hình doanh nghiệp thuộc hệ thống kinh doanh thương mại, doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng như nhiều loại hình doanh nghiệp thương mại khác phải thực hiện chức năng chung đối với một doanh nghiệp thương mại. Những chức năng đó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp thương mại và là tiêu thức để phân biệt doanh nghiệp thương mại với doanh nghiệp của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Các chức năng của doanh nghiệp thương mại bao gồm:
3.1.Phát hiện nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ trên thị trường và tìm mọi cách để thoả mãn nhu cầu đó:
Ra đời từ sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội, doanh nghiệp thương mại đã trở thành bộ phân trung gian độc lập giữa sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chức năng phục vụ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng bằng các loại hàng hoá, dịch vụ đa dạng. Nếu không phục vụ một cách hữu ích cho sản xuất và tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại không còn là trung gian cần thiết và không còn lý do tồn tại trong nền kinh tế. Muốn phục vụ sản xuất và tiêu dùng có hiệu quả, các doanh nghiệp thương mại cần phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường để phát hiện tìm ra những hàng hoá, dịch vụ thoả mãn nhu cầu và bằng mọi cách cung cấp hàng hoá, dịch vụ đó để thoả mãn nhu cầu thị trường. Có như vậy doanh nghiệp mới tìm kiếm được lợi nhuận và phát triển kinh doanh.
3.2.Phải không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh :
Trong môi trương kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt - giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành; giữa trong ngành và ngoài ngành; trong nước và quốc tế, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp thương mại trước hết phải là người "hậu cần tốt"cho sản xuất và tiêu dùng, đem dến cho khách hàng những hàng hoá đủ về chất lượng và tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, hợp lý về thời gian và giá cả.
Hơn nữa, doanh nghiệp thương mại còn tác động vào người sản xuất để tạo ra hàng hoá theo nhu cầu. Đồng thời tiếp tục sản xuất trong khâu lưu thông, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản phẩm sẵn sàng bước vào tiêu dùng. Đây là một chức năng quan trọng trong kinh doanh thương mại.
Để nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, cũng như là để tìm kiếm lợi nhuận, các doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu thực hiện hoạt động dịch vụ khách hàng.
Doanh nghiệp thương mại phải định hướng khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh, đặt khách hàng vào vị trí trung tâm trong hoạt động của mình, không ngừng nâng cao trình độ thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
3.3.Giải quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp và quan hệ giữa doanh nghiệp với bên ngoài:
Doanh nghiệp thương mại tồn tại trong môi trường kinh doanh một mặt bị tác động bởi các yếu tố của môi trường kinh doanh mặt khác lại tác động trở lại môi trường kinh doanh.Chỉ khi các doanh nghiệp phối hợp tốt nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài thì mới có thể thành công. Giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong và bên ngoài là việc cần thiết để doanh nghiệp tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng đó. Trong đó giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong là cơ sở nền tảng để giải quyết tốt mối quan hệ bên ngoài. Các mối quan hệ bên ngoài bao gồm bạn hàng, các quan hệ với khách hàng, người cung ứng.
Đó là các chức năng chung của các doanh nghiệp thương mại.Bên cạnh đó doanh nghiệp thương mại nhà nước còn có những chức năng riêng , đó là:
- Góp phần điều hoà cung cầu, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững, công bằng và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế trong đó phaỉ đảm bảo lưu thông những mặt hàng chủ yếu, thực hiện chính sách xã hội, bình ổn giá cả... và góp phần tạo thêm việc làm mới, ngành nghề mới.
- Nắm chắc bán buôn và đóng vai trò nòng cốt trong liên kết kinh tế, hướng các thành phần kinh tế khác phát triển theo quỹ đạo định hướng.
- Hướng dẫn các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh vì mục đích quốc tế dân sinh.
Doanh nghiệp thương mại nhà nước phải thực hiện tốt và toàn diện các chức năng nêu trên kể cả các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động vì mục tiêu công ích.
III.ý nghĩa và sự cần thiết của việc mở rộng và phát triển
kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Mở rộng và phát triển là điều kiện bắt buộc đối với mọi chủ thể tham gia vào kinh tế thị trường. Nếu không mở rộng, phát triển được thì chủ thể đó sễ dần dần bị thụt lùi và gạt ra khỏi quỹ đạo phát triển chung. Đối với các doanh nghiệp thương mại nhà nước, yêu cầu mở rộng và phát triển xuất phát từ bản chất của kinh doanh thương mại cũng như vai trò của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế hay do vai trò kinh tế vi mô cũng như vi mô của nó.
Nếu mở rộng kinh doanh là sự biến đổi, tăng lên về mặt lượng thì phát triển kinh doanh là sự tăng lên về mặt chất của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mở rộng kinh doanh có thể là sự mở rộng danh mục mặt hàng kinh doanh , mở rộng ngành hàng kinh doanh , kinh doanh tổng hợp, đa dạng hoá, liên kết mở rộng các mối quan hệ trong kinh doanh, mở rộng thị trường, mở rộng các hình thức mua bán ở phạm vi trong và ngoài nước. Phát triển phải gắn liền với mở rộng, biểu hiện bằng sự tăng lên về thu nhập, nâng cao mức độ hoàn thành kế hoạch, doanh nghiệp tăng được cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường đã chiếm lĩnh được hay phát triển ra thị trường mới. Doanh nghiệp đưa ra thị trường các hàng hoá mới, hàng hoá cải tiến với nhiều điều kiện hấp dẫn về giá cả, chất lượng, chủng loại, dịch vụ, thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán...Doanh nghiệp có thể phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm (kinh doanh những mặt hàng mới trên thị trường mới, thuộc những lĩnh vực ngành hàng kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp), hay đa dạng hoá kinh doanh (là kinh doanh hàng hoá mới trên những thị trường mới thuộc lĩnh vực ngành nghề doanh nghiệp chưa từng kinh doanh). Những hình thức phát triển này ngược lại đòi hỏi doanh nghiệp phải có một tiềm lực khá tương xứng và vững chắc về nhiều mặt.
Kết quả cuối cùng của quả trình này chính là nâng cao được hiệu quả kinh doanh và thực hiện được các mục tiêu lợi nhuận, vị thế và sự an toàn mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Thực tế trong hơn 10 năm đổi mới, hệ thống các doanh nghiệp thương mại nhà nước có nhiều biến đổi, các chỉ tiêu kinh tế quan trong của doanh nghiệp thương mại nhà nước trong thời kỳ 1991-1995 đạt mức cao nhưng gần đây lại có dấu hiệu chững lại.
Có thể giải thích rằng, thành tựu cao của doanh nghiệp thương mại nhà nước trong giai đoạn 1991-1995 là kết quả của sự chuyển đổi cơ chế, nhưng nguyên nhân sâu xa là do dư địa thành công đối với doanh nghiệp lớn hơn. Bởi vì nhu cầu thị trường đối với tất cả hàng hoá còn lớn. Do nhiều năm bao cấp quan hệ cung cầu luôn luôn rơi vào trạng thái "đói hàng", khi cơ chế thay đổi doanh nghiệp thương mại nhà nước được tự do phát triển hơn, đồng thời cầu thị trường còn lớn. Vì vậy doanh nghiệp không gặp trở ngại đáng kể trong kinh doanh hàng hoá.
Trong những năm gần đây, cung có chiều hướng vượt cầu về mặt số lượng do các thành phần kinh tế khác tham gia vào kinh doanh sản xuất hàng hoá ngày càng nhiều. Nhu cầu thị trường đặc biệt ở các thành phố có xu hướng chuyển lên cấp cao hơn, nhu cầu thị trường nông thôn phát triển chậm, khả năng khai thác thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng còn yếu.
Trước bối cảnh đó, hiện tượng phát triển chững lại của các doanh nghiệp thương mại nhà nước chứng tỏ sự đổi mới của chúng chưa thực sự đủ sức để khai thác và mở rộng thị trường khi có nhu cầu biến đổi. Điều đó cũng chứng tỏ rằng, chủ thể kinh tế vi mô của doanh nghiệp thương mại nhà nước trong nền kinh tế thị trường còn yếu. Con đường đổi mới doanh nghiệp thương mại nhà nước chủ yếu đã thực hiện là thông qua
giải thể và sát nhập. Nhưng cả hai con đường này đều chưa đưa đến sự biến đổi về chất trong công cuộc đổi mới. Bởi một là số doanh nghiệp được giải thể cũng không đưa lại nguồn lực đáng kể cho những doanh nghiệp còn lại, hai là những doanh nghiệp được sát nhập vừa quy mô nhỏ, lại vừa diễn ra chủ yếu thông qua con đườngtập trung bằng mệnh lệnh hành chính, trong điều kiện quy chế hoạt động giữa các doanh nghiệp sát nhập với nhau chưa rõ ràng, không ít trường hợp đã làm cho doanh nghiệp mới yếu đi. Sự hình thành mới và một số sát nhập nhanh choáng các doanh nghiệp thương mại nhà nước với các dơn vị sản xuất để hình thành các tổng công ty là một minh chứng cho hiện tượng này. Con đường cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cho sự phát triển của bản thân doanh nghiệp nhưng còn diẽen ra hết sức chậm chạp. Nhìn chung, quá trình đổi mới hệ thóng doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn chưa tạo được một thực lực về tài chính, quản lý và về con người để đủ sức đón thời cơ mới của môi trường kinh doanh đang thay đổi, để định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn và dành thắng lợi trong cạnh tranh nhằm tạo cho doanh nghiệp phát triển một cách ổn định và vững chắc khi không còn sự bao cấp của Nhà nước.
Mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần được đẩy mạnh (theo một tầm cao) hơn nữa bằng không chỉ các chính sách kinh tế của nhà nước mà quan trọng hơn là phaỉ bằng chính nội lực và ý chí của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn phải tiếp tục mở rộng và phát triển kinh doanh theo hướng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp khác nhằm động viên mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời phải lấy tiêu chuẩn hiệu quả làm thước đo cho sự tồn tại và phát triển của mình.
Chương II:thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
I.Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước :
1.Tổng quan về hoạt động thương mại nước ta hiện nay:
Công tác đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội nước ta mở đầu từ Đại hội VI trải qua gần 10 năm. Từ đó đến nay, nước ta đã có những thay đổi to lớn và sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Để chuyển nền kinh tế theo hướng mới, Đảng đã đề ra hướng chuyển: Từ một thành phần kinh tế , phát triển nền kinh tế với 5 thành phần kinh tế , xoá bỏ phân phối hiện vật sang kinh tế hàng hoá, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, bảo đảm quyền độc lập tự chủ, tự trang trải của các đơn vị sản xuất kinh doanh và từ nền kinh tế đóng chuyển sang nền kinh tế mở cửa, kêu gọi các nước đầu tư vào nước ta.
Nhìn chung, chúng ta đã hình thành được thị trường thông suốt. Cục diện chung của thương mại từ sau đổi mới đến nay hoạt động khá nhộn nhịp. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội tăng nhanhhàng năm từ 10-12%, năm 1997 đạt khoảng 160 ngàn tỷ đồng, năm 1998đạt 179 tỷ đồng tăng 9,3% so năm 1997. Năm 1998, tổng mức bán lẻ hàng hoá trên thị trường xã hội ở hầu hết các địa phương cả nước đều có sự tăng trưởng hơn năm 1997. Thành phố Hồ Chí Minh đạt: 48177 tỷ đồn chiếm 27% tổng mức cả nước, thành phố Hà nội đạt 17041 tỷ đồng chiếm gần 10% cả nước, An giang 7447 tỷ đồng, Nghệ An 4611 tỷ đồng, Tiền Giang 3995 tỷ đồng... Tuy nhiên 8 tháng đầu năm 1999, tổng lưu chuyển hàng hoá bán lẻ mới đạt 15535 tỷ đồng. Hàng hoá lưu thông trên thị trường phong phú đa dạng. Các mặt hàng chiến lược liên quan tới nền kinh tế quốc dân như: xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón hoá học, đường... được bảo đảm, không còn xảy ra những cơn sốt giá cả, kể cả sốt cục bộ như những năm trước (1992,1993,1994). Những mặt hàng chính sách cung ứng cho vùng sâu, vùng xa được đảm bảo đầy đủ. Về ngoại thương, Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi với tình hình mới theo chủ trương đa dạng hoá quan hệ và đa dạng hoá hình thức trao đổi mua bán. Nhờ đó tổng mức lưu chuyển hàng hoá ngoại thương tăng nhanh qua các năm. Năm 1992 tăng 15,7%, năm 1993 tăng 34,9%, năm 1994 tăng 17,2%, năm 1995 tăng 37,7%, năm 1996 tăng 35,2%, năm 1997 tăng 12,8%. Năm 1998 và 8 tháng đầu năm 1999, tuy bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và thời tiết không thuận lợi song tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1998 đạt 20,75 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,35 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 1997, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,39 tỷ USD giảm 3% so với năm 1997. Trong 8 tháng đầu năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 7.302 triệu USD bằng 72% kế hoạch năm và tăng 15% so với cùng kỳ năm 1998, rút ngắn tỷ lệ nhập siêu xuống còn 0,013% kim ngạch xuất khẩu (nhập khẩu 8 tháng này là 7295 triệu USD). Chúng ta đã có nhiều mặt hàng chủ lực, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, đó là gạo, thuỷ sản, cao su, dầu thô, sản phẩm may mặc... đã bước đầu hình thành một thị trường với bên ngoài.
Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ mua bán với hơn 130 nước trên thế giới, đồng thời đã gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế khu vực và toàn cầu như: AFTA, APEC, chuẩn bị gia nhập WTO... Đây chính là cơ hội thuận lợi để hoạt động ngoại thương Việt Nam có bước phát triển mới, là cơ hội thuận tiện để có vị trí đáng kể trên thị trường quốc tế.
2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước:
Đóng góp vào thành tựu chung của hoạt động thương mại cả nước, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đang tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả kinh doanh, thể hiện là một hợp phần quan trọng, tất yếu đối với nền kinh tế.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII khẳng địnhtiếp tục đổi mới đường lối kinh tế. Trong đó, củng cố đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để kinh tế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính phủ đã đề ra nhiều Nghị định, chủ trương, biện pháp nhằm tổ chức, sắp xếp lại, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế doanh nghiệp nhà nước như: Nghị định 388/HĐBT, Quyết định 90/TTg, Quyết định 91/TTg, Chỉ thị 500/TTg, Nghị định 44/CP là những văn bản mang tính pháp luật quy địnhviệc thành lập, gỉai thể và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 được Quốc hội khoá IX thông qua là sự khẳng định tồn tại khách quan và sự cần thiết của doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường.
Đối với ngành thương mại, Nghị quyết số 12 của BCT khoá VII ngày 3/1/1996 về "tiếp tục đổi mởi tổ chức và hoạt động thương nghiệp , phát triển thị trường theo định hướng XHCN ", Luật thương mại được Quốc hội khoá IX thông qua là những văn bản lớn để khẳng định sự đóng góp tích cực của ngành thương mại và phương hướng cũng như giải pháp của ngành, của doanh nghiệp trong sự phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Những chủ trương biện pháp của Đảng, Chính phủ trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nhà nước thương mại nói riêng đã được triển khai và đạt được những kết quả nhất định, đồng thời cũng đang gặp nhiều vấn đề cần giải quyết.
Để đánh giá đúng thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh, đề ra các biện pháp mở rộng và phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trước hết chúng ta phải nghiên cứu thực trạng doanh nghiệp thương mại nhà nước trong thời gian qua.
2.1.Về số lượng doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Trong thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp thương mại bao gồm doanh nghiệp nhà nước ở trung ương và địa phương, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mà ngược lại với sự tăng tổng số doanh nghiệp thương mại, số lượng và tỷ trọng của doanh nghiệp thương mại nhà nước có xu hướng giảm đi qua các năm.
Bảng 1: số lượng doanh nghiệp thương mại nhà nước
phân theo loại hình tổ chức
phân loại
1993
1994
1995
1996
1997
tổng số DNTM
*D.N có vốn đầu tư trong nước
1.D.N nhà nước
- D.N nhà nước trung ương
- D.N nhà nước địa phương
2.D.N tập thể
3.D.N tư nhân
4. Công ty cổ phần
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn
*D.N có vốn đầu tư nước ngoài
5444
5444
1799
461
1368
211
1835
19
1580
-
8028
7953
1922
463
1459
197
3894
33
1907
76
10806
10689
1805
456
1340
248
6298
23
2315
117
14872
14741
1778
468
1310
268
8123
40
4532
130
14625
14505
1566
429
1137
186
9135
48
3570
120
Nguồn:Vụ thương mại và giá cả Tổng cục thống kê.
Xu hướng giảm về số lượng của doanh nghiệp thương mại nhà nước là tất yếu bởi trong một số lĩnh vực ngành hàng, các doanh nghiệp thương mại nhà nước thực hiện không tốt hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và phải bị thay thế trong điều kiện cạnh tranh.
Mặc dù, số lượng doanh nghiệp thương mại nhà nước giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ đáng kể trong số doanh nghiệp thương mại. Năm 1994 chiếm 23,94%, năm 1995 chiếm 16,70%, năm 1996 chiếm 11,96%, năm 1997 chiếm 11,72% trong tổng số doanh nghiệp thương mại. Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội thuộc khu vực kinh tế nhà nước giảm qua các năm song tỷ trọng về tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội thuộc khu vực này khá cao.
chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội khu vực kinh tế nhà nước
3730
3965
4219
4598
tỷ trọng tổng số(%)
29,4
27
27,1
26,9
tỷ trọng tổng mức LCHH xã hội khu vực kinh tế nhà nước trong tổng số(%)
47,53
49,65
50,25
49,96
Thực tế cho thấy doanh nghiệp thương mại nhà nước tuy có giảm về số doanh nghiệp, về tổng mức bán lẻ, xong qui mô kinh doanh được thu hồi, thay đổi theo hướng là đầu mối bán buôn và giữ được vai trò chủ đạo trong bán buô số ngành hàng trọng yếu như xi măng, xăng dầu, sắt thép...
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại nhà nước có đóng góp đáng kể: năm 1997 tổng giá trị xuất khẩu đạt 5911990 USD, trong đó xuất khẩu trực tiếp là: 3806248 USD; 6tháng đầu năm 1998 đạt tổng trị giá xuất khẩu là 3133045 USD, trong đó xuất khẩu trực tiếp là: 1809918 USD. Năm 1997, tổng giá trị nhập khẩu là: 4784474 USD, trong đó nhập khẩu trực tiếp là: 2296854 USD, trong đó nhập khẩu trực tiếp là: 1851287 USD.
Năm 1995, số doanh nghiệp thương mại nhà nước tham gia xuất nhập khẩu 358 doanh nghiệp chiếm 25% số doanh nghiệp thương mại nhà nước , năm 1997 số doanh nghiệp thương mại nhà nước tham gia xuất nhập khẩu tăng lên là 548 doanh nghiệp chiếm 35% tổng số doanh nghiệp thương mại nhà nước. Như vậy, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã tích cực tham gia vào hoạt động ngoại thương, đa dạng hoá các hoạt động thương mại dịch vụ và mở rộng thị trường đa dạng hoá quốc tế, dẫn tới mở đường cho các thành phần kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương.
Về mạng lưới kinh doanh , năm 1998 thị trường cả nước đã có gần 1,1 triệu điểm hoạt động kinh doanh trong đó 21727 điểm thuộc doanh nghiệp thương mại nhà nước, trong đó có 7562 điểm ở nông thôn chỉ chiếm 35% (với dân số chiếm khoảng 80% dân số cả nứơc) và 1705 diểm biên giới hải đảo chiếm 8%. Như vậy, sự phân bố điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh, Hà nội.
Trong 21727 điểm kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước năm 1998 có 18187 điểm kinh doanh thương nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu (83,7%) còn lại là 798 điểm kinh doanh nhà hàng, 651 điểm kinh doanh khách sạn, 167 điểm kinh doanh dịch vụ . Tính bình quân mỗi tỉnh thành phố có 27 doanh nghiệp , khách sạn, nhà hàng du lịch, dịch vụ. Với hệ thống các điểm kinh doanh , khách sạn nhà hàng đã mang lại một khoản lợi nhuận lớn cho ngân sách nhà nước và làm thay đổi bộ mặt của đất nước.
2.2.Về vốn kinh doanh và quản lý tài chính:
Do tính chất của hoạt động thương mại, các doanh nghiệp thương mại nhà nước luôn cần một lượng vốn lớn, nhất là vốn lưu động. Tuy nhiên trong những năm qua, các doanh nghiệp bị thiếu vốn nghiêm trọng. Do thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, không phát huy được quyền tự chủ kinh doanh theo những ngành hàng được phân công hoặc tự lựa chọn trong cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra là: Muốn tham gia thị trường nhiều hơn, muốn đầu tư cho sản xuất chế biến, muốn vươn tới thị trường các nướcphải có vốn lớn. Và quan trọng hơn là việc sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn có vai tró quyết định đến sự hoạt động, phát triển hay giải thể của doanh nghiệp.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, số lượng doanh nghiệp thương mại nhà nước theo qui mô tổng nguồn vốn các năm vừa qua như sau:
mức vốn
1996
1997
6 tháng 1998
s.lượng D.N
cơ cấu(%)
s.lượng D.N
cơ cấu(%)
s.lượng D.N
cơ cấu(%)
Dưới 1 tỷ
từ 1 - 5 tỷ
từ 5 - 10 tỷ
từ 10 - 50 tỷ
từ 50 - 100 tỷ
từ 100 tỷ trở lên
354
567
244
250
98
53
22,5
36,2
15,6
16
6,3
3,4
167
484
246
445
103
121
10,7
30,9
15,7
28,4
6,6
7,7
145
485
246
461
111
118
9,3
31
15,7
29,4
7
7,6
Nhìn vào thống kê trên ta có thể thấy:
Số doanh nghiệp thương mại nhà nước có mức vốn dưới 1 tỷ đồng có xu hướng giảm, năm 1996 có 354 doanh nghiệp , năm 1997 có 167 doanh nghiệp và 6 tháng đầu năm 1998 còn 145 doanh nghiệp. Điều này thể hiện các Nghị định chính phủ ban hành 6 tháng cuối năm 1996 (50/CP,59/CP) về nâng vốn pháp định của doanh nghiệp thương mại nhà nước lên một tỷ đồng và quy địnhviệc bổ sung vốn điều lệ hoặc phá sản đối với doanh nghiệp chưa dủ vốn đã có tác dụng tích cực.
Số các doanh nghiệp có mức vốn từ 1 - 5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khá cao (trên 30%) trong tổng số doanh nghiệp thương mại nhà nước , đây là các doanh nghiệp có mức vốn tương đối nhỏ. Các doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng hầu hết là các doanh nghiệp địa phương, không hoặc ít đóng vai trò điều tiết hàng hoá.
Số doanh nghiệp có mức vốn từ 5 --50 tỷ đồng chiếm tỷ lệ đáng kể và tăng lên. Như vậy các doanh nghiệp này có thể hoạt động khá linh hoạt trên thị trường .
Các doanh nghiệp có mức vốn tư 50 tỷ trở lên có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 1996 có 151 doanh nghiệp chiếm 9,7%, năm 1997 có 224 doanh nghiệp chiếm 14,3%, 6 tháng đầu năm 1998 có 229 doanh nghiệp chiếm 14,6%. Điều này chứng tỏ số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn có xu hướng tăng.Trong đó số các doanh nghiệp có mức vốn từ 100 tỷ trở lên đã tăng lên nhanh chóng và có thể thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao về cân đối ổn định hàng trong nước và là đối trọng khi kinh doanh với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên vẫn chưa đáng kể so với các tập đoàn lớn trên thế giới.
Số lượng doanh nghiệp thương mại nhà nước đông nhưng chưa mạnh, vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy đã được nâng lên một bước về vốn đầu tư của nhà nước, giảm bớt những doanh nghiệp quá nhỏ qua giải thể hay cổ phần hoá nhưng tốc độ cải thiện còn chậm. Nguồn vồn phân bổ còn phân tán. Ngay cả những doanh nghiệp trọng điểm của nhà nước tình trạng thiếu vốn vẫn là phổ biến. ở Tp Hồ Chí Minh - một địa bàn hoạt động sôi nổi nhất về thương mại thì các doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn có 70% trong tình trạng thiếu vốn.
Cơ cấu vốn kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vốn cố định hầu hết nằm ở tài sản cố định và ít nằm trong đầu mối giao thông quan trọng nên chưa phát huy được tác dụng. Vốn lưu động còn mỏng làm hạn chế tính chủ động về nguồn hàng dự trữ khi cần, giảm sức cạnh tranh và hạn chế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Thực tế lượng vốn huy động vào quá trình kinh doanh chỉ đạt 80%. Riêng vốn lưu động mới chỉ đạt khoảng 50% trong tổng số vốn lưu động hiện có, số còn lại nằm trong hàng hoá vật tư, ở các khoản nợ phải thu, phải trả khác. Mỗi năm các doanh nghiệp thương mại do Bộ thương mại quản lý mới được bổ sung thêm 10 tỷ đồng. Lượng vốn đó chưa đáp ứng được yêu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp mà mới chỉ mang tính trợ giúp nhỏ lẻ.
Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải vay được vốn từ ngân hàng hay huy động vốn cổ phần, liên doanh, liên kết... Song việc vay vốn ngân hàng chưa thực sự thích ứng cho hoạt động kinh doanh loại hình doanh nghiệp thương mại cũng như đặc điểm chu chuyển thực tế từng mặt hàng và ngành hàng. Nhất là đối với doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu phải thu mua sản phẩm theo mùa vụ như gạo, mía, hạt điều... Mặt khác lãi suất ngân hàng quá cao (1,75%/tháng), thời hạn ngắn, doanh nghiệp không đủ sức ứng trước vốn cho nông dân thâm canh tăng năng suất, dự trữ nguyên liệu, nguồn hàng xuất khẩu với số lượng đủ lớn, đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất chế biến lâm thổ sản. Điều này đã dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lớn giữa các bạn hàng trong nước, bị thua thiệt khi phải buôn bán nhỏ lẻ từng thương vụ với bạn hàng nước ngoài.
2.3.Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước lớn song hiệu quả còn hạn chế, tốc độ chu chuyển vốn cồn thấp (năm 92-93 vào khoảng 4 vòng/năm). Nhất là ở các doanh nghiệp địa phương vốn ít, chỉ chiếm 20% tổng số vốn của các doanh nghiệp thương mại nhà nước, hiệu quả sử dụng và vòng quay vốn là rất thấp. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp không chú ý đúng mức tới việc tổ chức các kênh lưu thông hợp lý hoặc tổ chức đại lý và có quy trình cung ứng chắc chắn, ổn định cho thị trường nội địa, dễ bị một số doanh nghiệp có vốn hoặc tạo được vốn khá nhưng lại thiếu năng động trong quản lý sử dụng vốn không đúng mục đích, dùng vốn lưu động để xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị đắt tiền... đầu tư xây dựng cơ bản chưa có trọng điểm, tràn lan hoặc dự báo không đúng diễn biến của thị trường dẫn đến tình trạng thua lỗ không trả được nợ. Một số doanh nghiệp đưa vốn lưu động vào liên doanh, liên kết nhưng chưa phát huy đựoc hiệu quả hoặc chưa có hiệu quả, thậm chí có trường hợp thất thoát vốn trong quá trình liên doanh.
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác lấn át. Về cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, do từ trước tới nay các doanh nghiệp thương mại nhà nước chịu sự quản lý theo hai mặt: quản lý của nhà nước theo quy định của pháp luật và quản lý nhà nước theo chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp nhà nước nên có tình trạng vừa buông lỏng vừa cứng nhắc. Hai mặt này có lúc bị lẫn lộn, làm cho giới hạn trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp thương mại nhà nước không rõ ràng và cuối cùng nhà nước phải gánh chụi thua lỗ (nếu có), nếu không lại gây cho doanh nghiệp phải tuân thủ cứng nhắc các quy định về sử vốn bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh, không tạo động lực thực sự thúc đẩy doanh nghiệp và người lao động làm ăn có hiệu quả.
2.4.Về lao động :
Lao động là một yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp để nâng cai hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải biết khuyến khích lợi ích cả vật chất lẫn tinh thần và trách nhiệm đối với người lao động. Doanh nghiệp cũng cần có những chính sách thu hút lao động có chất lượng hướng vào doanh nghiệp để tuyển chọn khi mở rộng kinh doanh.
Về số lượng lao động, các doanh nghiệp thương mại nhà nước có số lao động bình quân hàng năm tăng không đáng kể, xu hướng lao động chuyển sang và tăng nhanh ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên lượng lao động trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước là không nhỏ. Tình hình phân bổ lao động ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước những năm gần đây:
Qui mô lao động
1997
số doanh nghiệp
số lao động
1998
số doanh nghiệp
số lao động
1 -10 lao động
11 - 30 lao động
31 - 100 lao động
101 - 500 lao động
500 - 1000 lao động
1000 lao động trở lên
31
271
593
572
68
31
116
5769
35287
122039
46093
58939
18
265
613
570
69
31
135
5591
36088
121313
47410
57970
Có thể thấy tổng số doanh nghiệp thương mại nhà nước, số các doanh nghiệp có lao động dưới 100 lao động và từ 101 - 500 lao động chiếm đa số. Điều đó cho ta thấy qui mô lao động của doanh nghiệp thương mại nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có trên 500 lao động chỉ chiếm 6,3% (năm 1997).
Lực lượng lao động ở các doanh nghiệp được thay thế và bổ sung bằng đội ngũ lao động trẻ khoẻ, có nghiệp vụ , thay dần đội ngũ lao động cũ. Chất lượng lao động chưa cao về trình độ nghiệp vụ chuyên môn, chủ yếu vẫn là lao động phổ thông thực hiện các hoạt động dịch vụ , bán hàng, vận chyển... lao động chưa thể hiện được sự chuyên sâu trong hoạt động thương mại và còn thua kém về sự năng động, tính linh hoạt sáng tạo và tinh thần trách nhiệm đối với doanh nghiệp nếu so sánh với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần... Điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước chưa phản ánh đúng tiềm năng thực sự của doanh nghiệp, và cũng ảnh hưởng tới thu nhập của doanh nghiệp và bản thân người lao động. Đa số các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiên nay có mức thu nhập tháng bình quân trên đầu người ở mức 400.000 đồng trở xuống và có tới 33 doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân đầu người 150.00 đồng (năm 1997). Số doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1 triệu đồng/ tháng chỉ chiếm khoảng 15% trên tổng số doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Một vấn đề đang đặt ra cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng như cho các doanh nghiệp nhà nước nói chung là năng lực trình độ của đội ngũ nhà quản lý, quản trị và cán bộ nghiệp vụ kinh doanh ở các doanh nghiệp còn thấp. Nhất là học vấn và bề dầy kinh nghiệm trong buôn bán làm ăn với bạn hàng nước ngoài. Theo điều tra của các doanh nghiệp nhà nước thời gian gần đây cho thấy khả năng điều hành của giám đốc doanh nghiệp như sau:
tiêu chí
doanh nghiệp
trung ương
doanh nghiệp
địa phương
có lãi
đủ chi
thua lỗ
có lãi
đủ chi
thua lỗ
Theo số năm làm việc
- làm 5 năm liên tục
- 6 -9 năm liên tục
- 10 -14 năm liên tục
- 15 -19 năm liên tục
- trên 20 năm liên tục
Theo bằng cấp
- Không có bắng cấp
- Có bằng trung cấp
- Có bằng đại học
- Có bằng thạc sĩ trở lên
68
74
71
71
64
13
69
76,7
80,6
25
19
20
22
33
13
27,4
23,1
19,4
7
7
9
7
3
74
3,6
0,2
54
65
67
65
63
14
80,5
73,5
70
39
27
26
27
29
15
18,9
24,5
20
7
8
7
8
8
71
0,6
2,0
10
Có thể thấy dù là ở doanh nghiệp trung ương hay địa phương, cán bộ quản trị có bằng cấp càng cao thì khả năng doanh nghiệp có lãi càng nhiều và thâm niên làm việc càng nhiều thì khả năng bị thua lỗ giảm đi. Những yếu kém thiếu hụt về học vấn và bề dầy kinh nghiệm của giám đốc, tổng giám đốc doanh nghiệp sé dẫ đến thất bại trong đàm phán, bị động, thậm chí, bị lường gạt trong kinh doanh . Đó sé là nguy cơ dẫn đến sự thua thiệt, thậm chí phá sản doanh nghiệp mà trong những năm gần đây chúng ta vẫn bắt gặp. Cần phải coi đây là một trong những vấn đề trọng tâm bức xúc phải giải quyết để nâng cao nội lực cho các doanh nghiệp.
2.5.Về thị trường:
Do chuyển sang cơ chế thị trường nhường chỗ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thương mại nhà nước đã giảm bớt đầu mối bán lẻ mà tăng cường vai trò bán buôn trên thị trường trong nước, tuy thương mại nhà nước chiếm tỷ trọng không lớn về bán lẻ (khoảng 20-30%) nhưng vẫn giữu vai trò chủ đạo, điều phối hoạt động thương mại trên cả nước thông qua việc nắm giữ các nguồn hàng và mạng lưới bán buôn trên toàn quốc (70-80%) cùng một số mặt hàng quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế như: xăng, dầu, than, thuốc lá...
Các doanh nghiệp thương mại nhà nước trong những năm gần đây đã chú trọng phát triển đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực khác như: khách sạn, nhà hàng, du lịch, dịch vụ... Điều đó xuất phát từ nhu cầu của mỗi doanh nghiệp bởi nếu chỉ làm lưu thông thuần tuý thì khó dứng vững trên thương trường. Các doanh nghiệp đã phải tích cực nghiên cứu thị trường, chuyển hướng sản xuất , kinh doanh , chú trọng đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ theo phương thức tự đầu tư hoặc liên doanh.
Tuy qui mô, tỷ trọng đầu tư ở các ngành sản xuất kinh doanh có khác nhau nhưng xu thế chung của các doanh nghiệp là nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, xâm nhập thị trường, phát triển xuất nhập khẩu và lấy mục tiêu hiệu quả kinh doanh làm thước đo cho hoạt động của doanh nghiệp.
Việc mở rộng thị trường trong nước của các doanh nghiệp thương mại nhà nước với sự đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh đã có tác dụng tích cực làm giảm đi sự cách biệt giữa miền xuôi và miền ngược, giữa thành thị và nông thôn.
Song tình hình tiêu thụ một số mặt hàng nông sản ở thị trường trong nước đang bị giảm sút (năm 1998, 1999) do giá giảm, sức mua cũng giảm gây tồn kho hàng hoá và ứ đọng vốn.
Mặt khác lại có nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng thậm chí cùng một mặt hàng nên đã diễn ra tình trạng cạnh tranh, lấn sân nhau dành giật khách hàng và người cung ứng. Cạnh tranh diễn ra găy gắt đối với những hàng hoá đã tiêu chuẩn hoá cao dẫn đến cạnh tranh về giá một cách tiêu cực. Có thể thấy rõ hiện tượng này ở ngành xăng dầu, chiến tranh giá giữa các doanh nghiệp thương mại nhà nước lớn là Petrolimex, Petec, Saigonpetro... nên có những lúc xăng dầu được bán buôn dưới giá thành rất nhiều. Cạnh tranh có tác dụng tích cực của nó, song là không đánguồn vốn có khi mà nhiều khu vực thị trường, ngành hàng còn đang bị bỏ trống như thị trường nông thôn, miền núi, tạo cơ hội cho tư thương nắm giữ làm đội giá thị trường. Tình trạng hàng lậu, hàng giả, kinh doanh không đănguồn vốn ký, không chấp hành chế độ chứng từ hoá đơn, trốn thuế đã gây nên tình trạng các doanh nghiệp thương mại nhà nước bị cạnh tranh không lành mạnh, không đủ sức đội phó để giữ vững thị trường của doanh nghiệp.
ở thị trường ngoài nước, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã và đang tìm được chỗ đứng vững chắc, đưa hàng hoá Việt Nam giao lưu với hàng hoá các nước. Các doanh nghiệp đã đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mũi nhọnnhư gạo, cà phê, quần áo, giày dép... quyết định trong việc mở rộng hay thâm nhập thị trường mới đồng thời nhập khẩu những mặt hàng cần thiết cho hoạt động sản xuất, gia công trong nước. Được tháo gỡ về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đã có điều kiện chủ động khai thác nguồn hàng và tìm kiếm thị trường, nâng cao được năng lực cạnh tranh, mở rộng các phương thức kinh doanh hàng đổi hàng, mua bán tại các vùng biên giới, cửa khẩu.
Thị trường xuất khẩu được mở rộng, các doanh nghiệp đã nỗ lực khắc phục các tình trạng các thị trường truyền thống vôn là bạn hàng lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđonexia, Đài loan, HongKong...gặp khó khăn trong khủng hoảng tài chính tiền tệ để giữ được mức xuất khẩu cao nhất, đồng thời chuyển hướng thị trường xuất khẩu, tăng xuất khẩu ở các thị trường như Nga, EU, nhất là tìm cách tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên việc đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa vào thị trường EU, xâm nhập thị trường Mỹ còn gặp nhiều khó khăn do có hàng rào phi thuế quan, tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng rất khắt khe, xuất khẩu sang Liên bang Nga còn gặp nhiều rủi ro do môi trường kinh doanh không ổn định...
Số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tiếp tục tăng khá như: gạo, dầu thô, hàng dệt may, kể cả một số mặt hàng do thời tiết làm giảm sút sản lượng như thuỷ sản, cà phê... cũng nhanh chóng được khắc phục.
Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu mới chỉ dựa trên lợi thế so sánh tĩnh, mang tính ngắn và trung hạn (5-7 năm) , khai thác các lợi thế này cũng không cần nhiều vốn, công nghệ, lao động rẻ (chiếm tỷ trọng đa số 94,72%). Các mặt hàng dựa trên lợi thế so sánh động, có hàm lượng vốn lớn, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, công nhân lành nghềchiếm tỷ trọng còn thấp (5,28%).
Các doanh nghiệp chưa thực sự hướng về xuất khẩu mà củ yếu dựa vào sự bảo hộ của Nhà nước nên chưa chú trọng cạnh tranh quốc tế về giá cả và chất lượng hàng. Hàng hoá chất lượng còn thấp, chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ tham gia xuất nhập khẩu theo từng thương vụ kinh doanh tự phát, thiếu vốn và thiếu kinh nghiệm kinh doanh dẫn đến kinh doanh không ổn định, mất tín nhiệm với bạn hàng. Vì lợi ích trước mắy có doanh nghiệp đã không thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su sang Singapore, HongKong, Malaysia, Hàn Quốc mà lại bán sản phẩm cho Trung Quốclấy lợi nhuận cao hơn làm mất thị trường xuất khẩu ở bốn nước đó.
Mặt khác, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vướng mắc về thông tin thị trường, thông tin hàng hoá, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh. Mức đọ am hiểu về hàng hoá và thị trường thế giới còn thấp dù ở một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho công tác này.
Việc sử dụng các phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm, tham gia triển lãm hội chợ ở nước ngoài của hiệp hội ngành hàng hay của từng doanh nghiệp còn rất hạn chế nên vẫn bị lệ thuộc vào thị trường trung gian và gặp nhiều khó khăn khi muốn chen chân vào thị trường tiêu thụ cuôí cùng.
Sự phối hợp, liên kết trong kinh doanh trên thị trường quốc tế còn lỏng lẻo, thậm chí cạnh tranh giành giật nhau cả thị trường đầu vào , thị trường đầu ra, dẫn đến bị ép giá khi ký kết hợp đồng, dễ bị đẩy lùi mất chỗ đứng trên thị trường quóoc tế, khó có cơ họi mở rộng hoạt động kinh doanh . Đây là điểm yếu lớn của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trước các hiệp hội doanh nhân nước ngoài mà nếu không giải quyết được sẽ gây thiệt hại lớn cho buôn bán ngoại thương của các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh :
Trong những năm qua, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp thương mại nhà nước có chiều hướng tăng lên. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do Bộ Thương mại quản lý qua các năm như sau:
năm
doanh thu
lợi nhuận
1992
13044 tỷ đồng
328 tỷ đồng
1993
17.360 tỷ đồng
634 tỷ đồng
1995
22.500 tỷ đồng
682 tỷ đồng
Doanh thu ở các khu vực cũng tăng hàng năm trong đó doanh thu bán hàng chiếm tý trọng lớn nhẩttong tông doanh thu của các doanh nghiệp thương mại nhà nước : chiếm gần 79% tổng doanh thu năm 1996, 79,47% năm 1997 và 79% trong tổng doanh thu 6 thángđầu năm 1998. Đứng sau doanh thu là hoạt động xuất khẩu.
Đối với các lĩnh vức khác như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ, du lịch... chiếm gần 4%trong tổng doanh thu trong đó lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 1,4%Tuy tỷ trọng doanh thu của khu vực này đóng góp vào doanh thu không nhiều nhưng chứng tỏ các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã không những kinh doanh hàng hoá phục vụtiêu dùng mà đã bắt đầu chú trọng hơn đến các lĩnh vực dịch vụ khách hàng , góp phần tăng doanh thu đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp.
Tổng lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp thương mại nhà nước chủ yếu là do một số doanh nghiệp trụ cột, trường vốn biết đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh đem lại, như năm 1995 tính riêng 2 doanh nghiệp là tổng công ty xăng dầu Việt Nam và công ty Thương mại đầu tư đã chiếm 51,8% doanh thu và 88.75% lợi nhuận (605 tỷ đồng). Hầu hết các doanh nghiệp còn lại làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài mà nguyên nhân không chỉ từ việc chậm đổi mới tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh , từ việc buông lỏng quản lý doanh nghiệp mà chủ yếu xuất phát từ tình trạng thiêú vốn, mỏng vốn và sử dụng vốn kém hiệu quả. Hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp thương mại nhà nước nhìn chung là thấp nhiều so với khu vực ngoài quốc doanh. Năm 1992, tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại nhà nước chỉ đạt gần 10-12 đồng/1000 đồng vốn/ tháng trong khi khu vực ngoài quốc doanh đạt 40-50 đồng/1000 đồng vốn/ tháng. Tỷ lệ lợi nhuận trong doanh thu thấp thể hiện việc sử dụng chi phí và vốn còn thấp. Thực trạng đó đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải có những cố gắng nỗ lực hơn nữa để mở rộng và phát triển kinh doanh đi đôi với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
II. Những nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Bên canh những thành tựu và kết quả đạt được, hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những hạn chế nhất định. Có những doanh nghiệp chưa thực sự phát huy được vai trò của kinh tế nhà nước trong lĩnh vực thương mại, song có nhiều doanh nghiệp vươn lên giữ vị trí trọng yếu đầu ngành. Có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, kem hiệu quả song có nhiều doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, dần dần phát triển hoạt động kinh doanh trên phạm vi trong và ngoài nước. Để đưa ra những giải pháp phát triển chocác doanh nghiệp thương mại nhà nước thời gian tới, tháo gỡ cho doanh nghiệp khó khăn và tiếp tục phát huy đà phát triển của các doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi, cần nghiên cứu những nguyên nhân và những kinh nghiêm bước đầu thành công mà các doanh nghiệp đã sử dụng.
1.Những nguyên nhân rút ra từ hoạt động kém hiệu quả :
Hoạt động kém hiệu quả được biểu hiện trên nhiều mặt, trong đó biểu hiện tập trung nhất là lỗ vốn và mất vốn. Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quản lýả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước là :
Một là: hiện nay cơ chế chính sách và quản lý còn thiếu đồng bộ, thiếu ổn định trong một thời gian cần thiết, tổ chức của thương mại quốc doanh đang phân tán và manh mún.
Tổ chức và biên chế nhiều doanh nghiệp chưa được sắp xếp hợp lý, nhất là đội ngũ lao động chưa thích ứng với cơ chế mới. Công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng và cơ quan bảo vệ pháp luật đối với doanh nghiệp còn nhiều mặt chưa thích hợp, chưa thực sự coi doanh nghiệp là công cụ thúc đấỵ phát triển kinh tế thương mại của đất nước. Để chăm lo giúp đỡ và hướng dẫn, thậm chí có nơi, có lúc còn xem doanh nghiệp như là đối tượnh chỉ để kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy doanh nghiệp e ngại trong triển khai mở rộng hoạt động kinh doanh và mất nhiều thời gian phục vụ không cần thiết
Các doanh nghiệp thương mại nhà nước vốn kinh doanh bị phân tán, có nhiều doanh nghiệp nhà nước chỉ có mấy trăm triệu đồng vốn. Do sự thiếu hướng dẫn, điều hành phân công, phối hợp chung giữa các doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến tình trạng mạnh ai người nấy làm, phân tán , cục bộ, tranh mua tranh bán, làm suy yếu lẫn nhau.
Hai là: vốn Nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước quản lý thiếu, công tác điều hành quản lý vốn chưa linh hoạt và kém hiệu quả.
Nhà nước chưa có chính sách vốn thoả đánguồn vốn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng phải mua theo thời vụ (như mía, hạt điều, rau quản lýả,...) tiêu thụ quanh năm, nên vốn lưu động của các doanh nghiệp này chủ yếu là vốn vay ngân hàng với lãi suất cao không thể dùng để đầu tư, phát triển sản xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để dự trù lưu thông với khối lượng cần thiết.
Hiện nay có doanh nghiệp thừa hàng chục tỷ đồng vốn, trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn không vay được tiền ngân hàng để duy trì sản xuất kinh doanh, không bảo đảm được mức thu nhập bình quân cho người lao động. Việc tiến hành cổ phần hoá chậm. Năm 1997 mới có 7 doanh nghiệp thương mại nhà nước tiến hành cổ phần hoá , 47 doanh nghiệp đang tiến hành và 1512 doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hoá. Năm 1998 cũng mới chỉ có 116 doanh nghiệp cổ phần hoá xong, trong đó có 19 doanh nghiệp trung ươnguồn vốn, 90 doanh nghiệp thuộc địa phương, 7 doanh nghiệp thuộc tổng công ty nhà nước.
Ba là: Chưa có chất lượng sản xuất kinh doanh, chưa có phương hướng kinh doanh rõ ràng, tạo thế ổn định về mặt hàng và thị trường.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thương mại nhà nước thấp, chưa chú trọng xây dựng chất lượng kinh doanh để tạo ra mặt hàng thị trường ổn định. Công tác quản lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn yếu. Việc thựchiện chế độ khoán trong kinh doanh do không được quản lý tốt nên đã xảy ra không ít trướng hợp thua lỗ, thất thoát tài sản. Thậm chí còn có trường hợp để các thành phần kinh tế khác núp bóng thương nghiệp Nhà nước, làm cho hoạt động của thân doanh nghiệp thiếu lành mạnh và suy yếu.
Nhiều doanh nghiệp chỉ lo "buôn chuyến","đánh quản lýả" từng đợt ngắn, từng thương vụ nên hiệu quản lýả sản xuất kinh doanh rất bấp bênh, không ổn định, có thể lãi lớn, cũng có thể sập tiệm, không gây được tín nhiệm với khách hàng
và có lần đã mất bạn hàng.
Bốn là: Thiếu sự giúp đỡ hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại :
Các cơ quan quản lý cấp trên chưa quan tâm đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất , tạo nguồn hàng xuất khẩu, hướng dẫn và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước.
Năm là: Đội ngũ cán bộ chậm được đổi mới, đào tạo và đào tạo lại, chưa đáp ứng được yêu cầu cầu tình hình mới, một bộ phận không ít thoái hoá biến chất không được xử lý kịp thời và kiên quyết làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số doanh nghiệp vẫn còn bị động lúng túng sản xuất kinh doanh, chỉ đủ sức lo cuộc sông cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo do lịch sử để lại nên chưa có điều kiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của mình để thích ứng với cơ chế mới.
2.Một số kinh nghiệm bước đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Một là: Xây dựng và tổ chức thực hiện chất lượng sản xuất kinh doanh gắn chuyên doanh với kinh doanh tổng hợp, gắn xuất nhập khẩu với kinh doanh nội địa, kinh doanh thương mại kết hợp với tổ chức sản xuất.
Phần lớn các doanh nghiệp thương mại nhà nước được ra đời từ thời bao cấp và đã có những đóng góp nhất định trong thời kỳ đó với việc chuyên doanh các mặt hàng theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao. Chuyển sang cơ chế thị trường, một số các doanh nghiệp tiếp tục chuyên doanh một số mặt hàng thiết yếu. Đối với những doanh nghiệp này, một mặt cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ được giao về ngành hàng chuyên doanh, mặt khác đã không ngừng mở rộng diện mặt hàng kinh doanh , kể cả kinh doanh dịch vụ để tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, mặt khác tạo điều kiện ổn định trong trường hợp mặt hàng chuyên doanh gặp khó khăn.
Thực tiễn mấy năm qua đã chứng tỏ rằng những công ty không có chất lượng sản xuất kinh doanh thì tự mình làm lu mờ vai trò của doanh nghiệp trên thị trường.
Hai là: Coi trọng công tác thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Đối với sản xuất kinh doanh thương mại, công tác thị trường có vai trò. Vị trí quan trọng và các doanh nghiệp đều ý thức được điều đó. Nhưng trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm. Những doanh nghiệp biết xây dựng và củng cố bạn hàng, tổ chức nghiên cứu và tìm cách xâm nhập thị trường thì có điều kiện kinh doanh ổn định và phát triển. Đồng thời các doanh nghiệp này đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo hàng hoá, tham gia hội chợ triển làm trong nước và quốc tế, xuất bản các ấn phẩm, tổ chức công tác tiếp thị...
Ba là: không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm chăm lo không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, cải tiến được mẫu mã, bao bì và đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng ưu chuộng.
Bốn là: Tích cực mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh, phát triển các cửa hàng, cửa hiệu, đại lý nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, hình thành và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng. Như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã xây dựng và phát triển một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở 61/61 tỉnh, thành phố bao gồm 50 công ty thành viên, 18 chi nhánh, xí nghiệp và hơn một ngàn cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Năm là: Sử dụng đấu thầu và khoán trong sản xuất kinh doanh đã nâng cao hiệu quả và tạo ra động lực kinh tế cho người lao động.
Phần lớn các doanh nghiệp đều thực hiện cơ chế khoán trong kinh doanh sản xuất . Một số doanh nghiệp đã vận dụng linh hoạt đấu thầu và khoán, có cơ chếkiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên nên đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, thu nhập của người lao động tăng.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào thực hiện cơ chế "khoán trắng" không thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị cơ sở và người lao động thì thường dẫn đến tình trạng thua lỗ, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho đơn vị quản lý là cần thiết song phải tăng cường công tác, kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và tránh thất thoát.
Sáu là: Mở rộng hoạt động kinh doanh ở các thị trường thành phố, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Một số doanh nghiệp đã chú trọng mở rộng hoạt động kinh doanh những mặt hàng thiết yếu nhất, nhu cầu lớn, có tác dụng quyết định đến sản xuất và đời sống, tập trung chi phối những thị trường dân cư, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội như thanh
Chương III: Một số biện pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước:
I. Mục tiêu và phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN cần phaỉ khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp thương mại nhà nước đã đạt được là rất đáng kể: Với sự chuyển đổi tổ chức và phương thức kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã từng bước thích ứng với cơ chế mới, đang giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động thương mại nước nhà. Song bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và còn nhiều yếu kém, gây cản trở cho quá trình phát triển .
Việc xác định mục tiêu và phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới là rất cần thiết, làm cơ sở đưa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại đó.
1. Mục tiêu đổi mới và phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước:
Một là: phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá trên tất cả các vùng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng các nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá làm cho thương mại nhà nước thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, góp phần ổn định giá cả, thực hiện tăng tích lỹu cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân.
Hai là: Hoạt động thương mại nhà nước phải hướng vào phục vụ các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước, phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế xã hội.
Ba là: Xây dựng nền thương nghiệp phát triển mạnh có trật tự kỉ cương, theo đúng pháp luật, thực hiện văn minh thương nghiệp, từng bước tiến lên hiện đại theo định hướng XHCN, có khả năng hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.
Bốn là: Tạo sự ổn định và phát triển mỗi doanh nghiệp, đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.
Trước mắt, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2000 của ngành và của doanh nghiệp.
2. Phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước:
Phương hướng phát triển các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản phát triển nền thương mại Việt Nam thời gian tới đó là:
- Giữ vững vai trò chủ đạo của thương mại quốc doanh trên những lĩnh vực, địa bàn và mặt hàng quan trọng. Phải phát huy và sử dụng tốt khả năng, tính tích cực của các thành phần kinh tế trong giao lưu hàng hoá.
- Mở rộng thị trường ngoài nước gắn với việc phát triển và ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đạt hiệu quả kinh doanh thương mại trong hiệu quả kinh tế xã hội.
Phương hướng chung phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước đó là:
Một là: ổn định tổ chức và tập trung củng cố các doanh nghiệp thương mại nhà nước có vị trí quan trọng đáp ứng các yêu cầu công cộng, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cân đối ngân sách, hình thành các trung tâm thương mại trong nước trung tâm kinh tế- xã hội mới. Kiên quyết khắc phục tình trạng nhiều doanh nghiệp thương mại nhà nước quá manh mún và kém hiệu quả bằng phương thức sát nhập, đa dạng hoá sở hữu, giải thể...
Hai là: tạo lập cơ chế hiệp tác có hiệu quả giữa doanh nghiệp thương mại nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế dân doanh trong nước. Tổ chức các hiệp hội, mở rộng các hình thức hỗ trợ công nghệ, đào tạo và các dịch vụ trong cùng lĩnh vực ngành hàng, địa bàn kinh doanh giữadn thương mại nhà nước và hợp tác xã và kinh tế tư nhân.
Ba là: tiếp tục hoàn thiện cơ chế giao quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước, cơ chế phân biệt quản lý Nhà nước với quản lý kinh doanh, vừa tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp vừa tăng cường có hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước.
Bốn là: tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước lập môi trường thuận lợi và ổn định cho doanh nghiệp thương mại nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng cạnh tranh bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại nhà nước, sẵn sàng gia nhập AFTA một cách có hiệu quả.
Một số Phương hướng cụ thể phát triển các doanh nghiệp thương mại nhà nước:
Các doanh nghiệp phải đa dạng hoá mặt hàng và phải đa dạng hoá thị trường, xác định chiến lược mặt hàng cho các thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá nói chung và hàng sản xuất trong nước nói riêng trên thị trường nội địa và nâng cao mức độ hội nhập cho hàng hoá Việt Nam vào thị trường thế giới.
Phát triển thị trường trong nước theo hướng mở rộng liên kết với các thành phần kinh tế khác trong xây dựng mạng lưới thương mại. Phát triển thị trường miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo hướng cung cấp đủ và không ngừng nâng cao trình độ văn minh thương mại phục vụ khách hàng.
Phát triển thị trường ngoài nước theo hướng chuyển từ chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô sang chiến lược hàng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm thô và thay thế nhập khẩu, trong đó ưu tiên phát triển mạnh xuất khẩu nhưng vẫn coi trọng thay thế nhập khẩu (ở giới hạn cần thiết).
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản phẩm hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các hàng hoá chế biến sâu, giảm tỷ trọng hàng thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nguyên vật liệu, lao động trong nước và tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Tăng và nguyên vật liệu có chứa hàm lượng kĩ thuật cao.
Chuyển hướng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường ổn định, thị trường rộng, tăng cường các mối quan hệ buôn bán mới, các bạn hàng mới, đặc biệt là thị trường các nước châu á- Thái Bình Dương, thị trường EU, Mỹ...
Các doanh nghiệp phải nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của hàng hoá
trên thị trường , đẩy lùi dần hàng ngoại, tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ thiết bị tiên tiến hiện đại.
Doanh nghiệp phải tạo đủ khả năng tài chính, mở rộng vốn vay ngân hàng, nâng cao năng lực cán bộ và tổ chức để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá.
II. Những giải pháp cơ bản từ môi trường kinh doanh :
Do vị trí, vai trò to lớn của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, do tính đa dạng của nhiều loại hình kinh doanh, thực hiện nhiều nhiện vụ kinh tế- xã hội, vấn đề phát triển, mở rộng hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhà nước liên quan đến nhiều chính sách kinh tế , xã hội, luật pháp cần được nghiên cứu, tổ chức, thực hiện một cach scó hệ thống. Một số giải pháp
chủ yếu từ phía môi trường kinh doanh mà củ yếu là từ phía Nhà nước để giải quyết những tồn tại và phát huy kết quả tích cực của các doanh nghiệp thương mại nhà nước như sau:
1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Thực hiện cải cách, sắp xếplại các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải đạt được mục tiêu là cơ cấu lại doanh nghiệp thương mại nhà nước để đáp ứng được các yêu cầu cạnh tranhcủa nền kinh tế thị trường, phát huy được hiệu quả, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội và phát triển bền vững theo hướng XHCN. Cần tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp thương mại nhà nước dựa trên các chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổng thể, cơ cấu phân bổ các nguồn lực của đất nước nhằm tạo một cơ cấu doanh nghiệp phù hợp mang tính cạnh tranh hơn và hiệu quả kinh tế hơn.
Xuất phát từ qui hoạch ngành và lãnh thổ, tiến hành củng cố tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp quan trọng; chuyển hưỡng kinh doanh đối với những doanh nghiệp không phù hợpvới qui hoạch ngành nghề hoặc chính sách bảo vệ tài nguyên; sát nhập, hợp nhất những doanh nghiệp quá nhỏ vào các doanh nghiệp khác hoặc các tổng công ty có liên quan về thị trường; đẩy mạnh cổ phần hoá, bán đấu giá, khoán kinh doanh ,bán chụi cho người lao động trong doanh nghiệp chuyển thành doanh nghiệp tập thể, hoặc cho đấu thầu quản lý, cho thuê đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với những doanh nghiệp nhỏ hoạt động kém hiệu quả (dưới 10 tỷ đồng vốn điều lệ hoặc 100 lao động trở xuống đối với kinh doanh thương mại nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu) thì kiên quyết cho giải thể, phá sản hoặc bán, sát nhập; sử dụng biện pháp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư thành lập mới các doanh nghiệp để giải quyết lao động dư thừa.
Phải hỗ trợ đầu tư mở rộng và phát triển các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và các mặt hàng chính sách tối cần thiết nhưng không có hoặc có lợi nhuận rất thấp, các lĩnh vực nhà nước cần nắm độc quyền và điều tiết như: đầu thô, muối ăn, một số ngành thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông... Nhà nước cần đầu tư 100% vốn và có kế hoặch cụ thể tăng cường hoạt động theo định hướng đã đề ra để phát huy vai trò nòng cốt trong lĩnh vực thương mại nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung.
- Với những doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chịu lãi lỗ, tuỳ theo từng ngành hàng, vị trí, chức năng nhiệm vụ mà nhà nước quy định tổ chức cơ cấu và cho phếp phát triển các hình thức kinh doanh.
ở các ngành hàng như kinh doanh xăng dầu, xi măng, thiết bị toàn bộ, nông lâm thuỷ sản, gỗ..., một số ngành hàng có mức thu hồi vốn nhanh, mức tích lỹu lớn cho ngân sách nhà nước rượu, bia, thuốc lá... thì các doanh nghiệp thương mại nhà nước giữ vai trò chi phối trong buôn bán và dự trữ lưu thông cũng như trong hoạt động xuất khẩu. Vì vậy việc sắp xếp các doanh nghiệp này trên địa bàn không phụ thuộc vào cấp chủ quan, nhà nước cần tổ chức tập trung, phát triển theo hướng chuyên doanh một số mặt hàng, nhóm hàng với quy mô hợp lý. Có thể thành lập các tập doàn kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá lĩnh vực và đa dạng hoá sở hữu có ngành kinh tế chủ lực để phát triển ở cấp quốc gia và quốc tế, hoặc những tổng công ty theo ngành hàng mũi nhọn, gồm nhiều công ty, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập nằm trong sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty mẹ, vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại, nâng cao được khả năng tập trung các nguồn lực nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, mở rộng được thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời tránh buôn bán chụp giật hoặc cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Trong các tổng công ty, tập đoàn kinh doanh này, bên cạnh những công ty xí nghiệp sản xuất, viện nghiên cứu, bộ phận luật và kiểm soát , thì các công ty thương mại dịch vụ đóng một vai trò quan trọng quyết định tới kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như một công ty tiêu thụ sản phẩm nội địa, công ty XNK hàng hoá, công ty hoạt động dịch vụ, công ty tài chính - ngân hàng.
- Các doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động trong những ngành hàng còn lại thì cùng song song tồn tại với những thành phần kinh tế khác và kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. ở các trung tâm kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, Tp hồ Chí Minh... thì phát triển kinh doanh theo các hình thức tổng công ty hoặc công ty kinh doanh tổng hợp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động ở địa phương đóng vai trò tập trung đầu mối quản lý mạng lưới đại lý, hợp tác xã mua bán để tránh đơn lẻ, không hiệu quả.
- Các doanh nghiệp không cần hoặc là không hiệu quả nếu duy trì 100% vốn của nhà nước thì nhà nước xác định cụ thể các công ty có cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của nhà nước, các công ty cổ phần có số cổ phần nhà nước nhỏ và giảm dần. Thành lập một số công ty quốc doanh, cổ phần hoá. Nhất là khuyến khích người lao động trong doanh nghiệp góp vốn để nâng cao trách nhiệm và vai trò làm chủ của họ trong sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, tạo thêm động lực thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đầu tư mở rộng kinh doanh. Tiêu chí quan trọng nhất để phân loại và sắp xếp cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp thương mại nhà nước phải là bộ máyquản lý doanh nghiệp, thiết bị, công nghệ, hàng hoá có xu hướng phát triển trên thị trường, từ đó đánh giá được phương án kinh doanh của doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá.
2. Tiếp tục đổi mới chính sách quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Yêu cầu nâng cao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước là hết sức khách quan trong quá trình mở rộng và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại nhà nước phải được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh theo hướng, doanh nghiệp phải được quyền quyết định về chiến lược phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước, qui mô và hình thức kinh doanh, kế hoạch kinh doanh dài hạn và hàng năm bao gồm cả quyết định đầu tư. Đồng thời doanh nghiệp phải được quyền quyết định tài chính bao gồm qyền huy động vốn trong khuôn khổ pháp luật theo nguyên tắc tự vay, tự trả; quyền định đoạt tài sản theo nguyên tắc bảo toàn vốn; quyết định giá mua, giá bán hàng hoá theo nguyên tắc cạnh tranh, quyền trả công và phân phối lợi nhuận theo sau thuế. Nhà nước không can thiệp trực tiệp vào các quá trình tác nghiệp của doanh nghiệp.
Thứ nhất, phải phân biệt quyền quản lý nhà nước với quyền quản lý kinh doanh. Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thương mại nhà nước chụi sự quản lý theo hai mặt: quản lý của nhà nước theo qui định của pháp luật và quản lý của nhà nước theo chủ sở hữ vốn của doanh nghiệp nhà nước. Hai mặt này có lúcbị lẫn lộn, dẫn đến tình trạng quản lý bị chồng chéo của các cơ quan nhà nước, chất lượng quản lý thấp. Để khắc phục tình trạng này cần đổi mới tổ chức quản lý theo Luật doanh nghiệp nhà nước, từ đó xác định rõ hơnđại diện chủ sở hữu tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để có trách nhiệm và quyền hạn đầy đủ hơn về mặt pháp lý. Đối với các công ty, tổng công ty phải quy định rõ ràng mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và Ban giám đốc, mối quan hệ giữa tổng công ty và công ty thành viên, hội đòng quản trị phải là người thay mặt nhà nước làm chủ sở hữu, tổng giám đốc là người sử dụng vốn và thay mặt nhà nước thực hiện các chức năng , nhiệm vụ mà nhà nước giao. Phân cấp quản lý cho các đơn vị thành viên tổng công ty để phát huy quyền chủ động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, phải đổi mới quản lý tài chính trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước, đặc biệt là giải quyết vấn đề vốn. Hiện nay, nhà nước thu hai khoản từ lợi nhuận: thuế thu nhập doanh nghiệp và thu về sử dụng vốn ngân sách. Như vậy Nhà nước - chủ sở hữu doanh nghiệp đã thu dư phần lợi nhuận của mình, Nhà nước nên khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư dưới dạng cổ phần của công nhân viên chức. Hai yếu tố cổ phần hoávà công nhân viên chức có cổ phần chính là động lực để tăng cường nội lực, nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh , mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải được đảm bảo đủ vốn bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp quan trọng là điều động, bổ sung vốn nhà nước. Đây là nguồn vốn không chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn kinh doanh nhưng lại đóng vai trò quan trọng để doanh nghiệp có vốn đầu tư kinh doanh. Nhà nước cần bổ sung vốn pháp định và vốn dự trữ lưu thông cho các doanh nghiệp kinh doanh ở ngành hàng mũi nhọn, các doanh nghiệp công ích, cấp bổ sung vốn lưu động định mức cho những doanh nghiệp có phương án và chiến lược kinh doanh rõ ràng ở cả tầm ngắn, trung, dài hạn. Bên cạnh đó nguồn vốn từ ngân hàng được các doanh nghiệp quan tâm nhất, Nhà nước cần tạo ra môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi để ngân hàng thực hiện được nhiệm vụ cầu nối, cung tiền tệ cho doanh nghiệp thiếu, cần vốn và thu hút vốn từ các doanh nghiệp dư thừa vốn, tránh tình trạng ứ đọng, ùn tắc vốn trong các ngân hàng thương mại khi doanh nghiệp thương mại nhà nước đói vốn. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của ngân hàng, hạn chế thủ tục phiền hà, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được vốn nhanh chóng, kịp thời kinh doanh, vừa phải đảm bảo an toàn vốn cho các doanh nghiệp vay. Ngân hàng cần xem xét tính toán hợp lý về thời gian và mức lãi xuất cho vay phù hợp với loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước , phù hợp với từng mặt hàng, ngành hàng và vòng chu chuyển của từng loại hàng hoá, cần nâng tỷ lệ khoản vay vốn trung và dài hạn, nhất là vốn dài hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có thời hạn chu chuyển dài. Bên cạnh đó phải có chính sách tài trợ đối với một số mặt hàng thiết yếu, mặt hàng thực hiện chính sách xã hội thông qua hỗ trợ lãi suất vay trongmôt thời gian nhất định.
Nhà nước phải tăng cường quản lý, kiểm soát tài chính doanh nghiệp bằng pháp luật, đẩy mạnh thu hồi nợ, giải quyết vấn đề thất thoát vốn, làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp thương mại nhà nước, giám sát việc thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán mới, tiến tới chế độ công khai tài chính hàng năm cảu các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Nhà nước cho phép kiểm kê tài sản cố định, thanh lý hoặc bán đấu thầu những tài sản cố định không dùng đến, cho phép doanh nghiệp chuyển tiền thanh lý vào vốn lưu động, khắc phục tình trạng thiếu vốn, Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và văn bản pháp quy, các chế độ quy định về phương hướng tổ chức cũng như nội dung quản lý, cải tiến chế độ thu khấu hao và sử dụng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp, hoàn thiện chế độ tài chính và công tác kế toán, hạch toán của doanh nghiệp; hoàn thiện cơ chế khoán và việc khoán cho người lao động, xác lập các hình thức thưởng phạt nghiêm minh.
Cần sớm tổ chức các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, chứng khoán để các doanh nghiệp thương mại nhà nước tham gia vào và huy động vốn từ các nguồn. Tăng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong việc đặt các chi nhánh, mở các tài khoản nước ngoài để huy động được các tiềm năng về vốn và thị trường tiêu thụ. Tăng quyền tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước bằng các biện pháp trên nhằm điều chỉnh quá trình hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ thương mại giuữa các doanh nghiệp đồng thời chỉ rõ trách nhiệm vật chất của các doanh nghiệp không chỉ để khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo tính hiệu quả ổn định trong kinh doanh, boả đảm an toàn và phát triển vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
3. Tạo lập môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Để đảm bảo cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước có khả năng cạnh tranh, thích ứng nhanh đối với những biến động trên thị trường trong nước và quốc tế, Nhà nước cần tạo dựng môi trường kinh doanh cả về mặt kinh tế và pháp lý. Tuy khó có thể đạt đến một môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hoàn toàn nhưng Nhà nước có thể tạo lập mở rộng kinh doanh khá ổn định và tương đối thuận lợi thông qua việc xúc tiến xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển của các ngành, các lĩnh vực, xác dịnh định hướng chính sách. Nhà nước tiến hành bãi bỏ các chính sách, giải pháp sai lầm. Từ đó đảm bảo cho các doanh nghiệp nắm bắt các thời cơ hấp dẫn, tránh được những rủi ro do trạng thái thụ động và yếu tố bất ngờ gây nên, nhất là trong giai đoạn Việt Nam tham gia hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế khu vực và thế giới hiện nay. Vì vậy, song song với quá trình tăng cường nội lực cho các doanh nghiệp, cần phải tiếp tục đổi mới và tăng cường sự điều hành, quản lý của các ngành thương mại, của uỷ ban nhân dân các địa phương và sự phối hợp của các bộ ngành có liên quan để phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trên các mặt dự báo, qui hoạch, kế hoạch, cung cấp thông tinvà các điều kiện cơ sở hạ tầng, qui định và hướng dẫn thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư và khuyến khích phát triển mở rộng kinh doanh , giới thiệu các mô hình quản lý và các định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến.
Trước hết, cần có sự tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại. Một cơ chế phối hợp đồng bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước là vấn đề quan trọng trước hết. Cần có sự phối hợp liên ngành để hoàn thiện các văn bản về cơ chế quản lý, chính sách, biện pháp điều hành hoạt động thương mại, xử lý các vấn đề thị trường của các mặt hàng trọng điểm, hình thành các hội động nghiên cứu các vấn đề phối hợp ở tầm chiến lượcliên quan đến diễn biễn thị trường trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại đổi mới công tác kế hoạch hoá, chống lại xu hướng tự phát của thị trường , dự báo xu hướng biến động của thị trường công nghệ sản phẩm hàng hoá, thường xuyên điều chỉnh hợp lý thống nhất các chính sách kinh tế về tỷ giá hối đoái, giá cả, tín dụng xuất khẩu, hệ thống thuế, hạn ngạch xuất nhập khẩu và cải tiến thụ tục hành chính... Căn cứ vào lịch trình cắt giảm thuế quan đã được nhà nước công bố, các bộ ngành và địa phương chỉ đạo doanh nghiệp thương mại nhà nước trực thuộc xây dựng kế hoạch, giúp doanh nghiệp áp dụng các biện pháp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí kinh doanh...Trong liên doanh liên kết, hợp tác với nước ngoài các cơ quan quản lý cần xác định rõ ngành, lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên và điều kiện ưu tiên cần gọi vốn đầu tư nước ngoài, xác định những ngành sản phẩm có thể vay vốn để tự đầu tư.
Cần tập trung xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thương mại tư trung ương đến địa phương, tới địa bàn quận huyện, xây dựng nghị định về quyền hạn, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bộ thương mại phù hợp với Luật thương mại và hoạt động thương mại và dịch vụ xã hội, làm rõ vai trò của Sở thương mại - cơ quan quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương.
Các cơ quan quản lý về thị trường, về xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hoá cần tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng như các thành phần kinh tế khác kinh doanh theo đúng pháp luật. Sử dụng biện pháp kinh tế là chủ yếu kết hợp với biện pháp hành chính để thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng gải và những hành vi vi phạm pháp luật thương mại. Đồng thời tích cực ban hành các tiêu chuẩn TCVN, TCN, TC, các tiêu chuẩn về phương pháp thử nhằm phát hiện nhanh hàng giả lưu thông trên thị trường. Đây là điều kiện tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Hai là: bên cạnh việc hoạch định các kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn, nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước, Nhà nước cần thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt, xúc tiến các quan hệ ngoại giao để tạo tiền đề cho các doanh nghiệp tham gia và thâm nhập vào thị trường quốc tế. Cần xúc tiến nhanh quá trình tham gia vào Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), các tổ chức thương mại, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74376.DOC