Đề tài Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT_CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN KHOA THỦY SẢN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU BUỒNG TRỨNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC DÒNG TÔM SÚ GIA HÓA (Penaeus monodon) SVTT: NGUYỄN VĂN BÌNH MSSV: 0810050025 LỚP: 09TS1 KHÓA: 2008→2012 TP HCM, Tháng 06 Năm 2012 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn.........................................................................................................4 Mở đầu...............................................................................................................5 PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Đăc điểm sinh học và sinh thái của tôm su....................................................7 1.1. Phân loại...............................................................................................7 1.2. Đặc điểm phân bố................................................................................7 1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo.................................................................8 ...

pdf83 trang | Chia sẻ: tranhong10 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT_CÔNG NGHỆ VẠN XUÂN KHOA THỦY SẢN BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU BUỒNG TRỨNG VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁC DÒNG TÔM SÚ GIA HÓA (Penaeus monodon) SVTT: NGUYỄN VĂN BÌNH MSSV: 0810050025 LỚP: 09TS1 KHÓA: 2008→2012 TP HCM, Tháng 06 Năm 2012 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn.........................................................................................................4 Mở đầu...............................................................................................................5 PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Đăc điểm sinh học và sinh thái của tôm su....................................................7 1.1. Phân loại...............................................................................................7 1.2. Đặc điểm phân bố................................................................................7 1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo.................................................................8 1.4. Đặc điểm dinh dưỡng..........................................................................9 1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển...................................................11 1.6. Đặc điểm sinh sản.............................................................................16 1.7. Đặc điểm lột xác..............................................................................21 1.8. Khả năng thích nghi với các điều kiện thủy lý, thủy hóa................22 2. Bệnh và cách phòng trị................................................................................24 2.1. Bệnh virus đốm trắng ở tôm he (White spot Baculovirus- WSBV).......24 2.2. Bệnh Monodon Type baculovirus (MBV) ở tôm he ..............................28 2.3. Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác...............................................................34 3. Sơ lược về lịch sử sản xuất giống tôm sú....................................................37 3.1. Trên thế giới..............................................................................................37 3.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam...............................................................38 3.3. Tình hình dịch bệnh và những nghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh..................................................................................................................39 4. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa......................................................41 4.1. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa trên thế giới......................41 4.2. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa ở Việt Nam........................44 PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...............................................................49 2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu Vũng Tàu.....................................................49 2 3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................49 4. Nội dung nghiên cứu....................................................................................50 5. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu..................................................................51 6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................51 7. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................52 7.1. Xác định các yếu tố môi trường................................................................52 7.2. Xác định các yếu tố sinh học....................................................................52 8. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cúu..............................................................53 9. Phương pháp sử lý số liệu............................................................................54 PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Biến động các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm..........................55 1.1. Nhiệt độ.....................................................................................................55 1.2. PH.............................................................................................................56 2. Buồng trứng.................................................................................................57 3. Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa..........................................61 3.1. Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối).......................................................61 3.2. Sức sinh sản tương đối............................................................................66 3.3. Sức sinh sản thực tế.................................................................................67 3.4. Tỷ lệ thụ tinh...........................................................................................69 3.5. Tỷ lệ nở....................................................................................................71 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận........................................................................................................74 2. Đề xuất ý kiến..............................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................76 Phụ lục hình ảnh...............................................................................................78 Phụ lục kết quả đo môi trường.........................................................................83 3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân. Trong quá trình học tập và thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Trước tiên tôi xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, khoa thủy sản và các thầy cô giáo bộ môn trong khoa, các giảng viên thỉnh giảng và cán bộ công nhân viên trong trường đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, giúp tôi có được những kiến thức cơ bản về ngành làm nền tảng vững chắc cho công việc thực tế. Trong chuyến thực tập này tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, các cá nhân, tập thể trong trung tâm quốc gia giống hải sản Nam Bộ đã hương dẫn tôi về chuyên môn trong lĩnh vực sinh sản nhân tạo tôm sú gia hóa. Đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của Th.S Trình Trung Phi, TS. Ngô Quang Tuyến, Ks. Nguyễn Thành Luân chỉ bảo cho tôi rất nhiều kinh nghiệm và hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã ở bên cạnh giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành tốt đợt thực tập. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! TP HCM, Ngày 10 Tháng 6 Năm 2012 Sinh viên Nguyễn Văn Bình 4 MỞ ĐẦU Tôm sú là mặt hàng phổ biến ở tất cả các chợ, là món ăn ưa thích của nhiều người và có mặt trong nhiều bữa cơm gia đình. Trong các nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, resort, khu du lịch, quán nhậu, quán ăn, tôm sú là món ăn sang trọng và doanh số tiêu thụ lớn. Kể như trên thì tôm sú là sản phẩm bán chạy, chiếm thị phần lớn trên thị trường. tuy nhiên vấn đề ở đây là làm thế nào để có đủ lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để có thể nuôi tôm thương phẩm thành công thì phải kể đến nguồn giống. Vì nếu không có giống thì không thể nuôi thành tôm thương phẩm để bán. Nguồn tôm giống có 2 xuất sứ chính là nguồn tôm giống tự nhiên và nhân tạo. Nguồn tôm giống tự nhiên luôn là một dấu hỏi lớn về số lượng, chất lượng, bệnh và nhiều thứ liên quan. Bởi vì không ai dám chắc nguồn gốc do khó phân biệt giống loài khi tôm còn nhỏ, kích cỡ không đồng đều, mầm bệnh không được kiểm soát, số lượng không ổn định và tất nhiên với những điều kể trên thì tôm giống tự nhiên khó đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật để áp dụng nuôi công nghiệp quy mô lớn, có chăng cũng chỉ có thể nuôi với quy mô nhỏ hộ gia đình. Với quy trình sinh sản nhân tạo thì lượng tôm giống có thể được đáp ứng hàng ngày với số lượng ổn định, nguồn gốc rõ ràng và sự đồng đều về kích thước cũng như được kiểm soát tối đa về dịch bệnh. Cho nên nguồn giống nhân tạo là lựa chọn hàng đầu cho các quy mô nuôi công nghiệp. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là làm thế nào để xác định được nguồn gốc tôm mẹ nào tốt nhất để cho tham gia sinh sản mang lại hiệu quả cao nhất và cho ra đời đàn tôm giống chất lượng cao nhất. Với ý nghĩa thực tiễn đó được sự đồng ý của nhà trường, khoa Thủy Sản và sự tạo điều kiện của cơ sở thực tập tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu buồng trứng và khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa ” làm đề tài thực tập cuối khóa. 5 Mục tiêu: + Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo tôm sú + Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học + Đánh giá sức sinh sản để chọn lọc dòng tôm bố mẹ có nguồn gốc tốt nhất cho tham gia sinh sản tạo đàn giống chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. 6 PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú 1.1. Phân loại: Theo Hothuis (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv (1999) thì tôm sú được định loại như sau: Ngành: Arthropoda Ngành phụ : Crustacea Lớp: Malacostraca Bộ: Decapoda Họ chung: penaeidea Họ: Peneaus Fabricius Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon Fabricius, 1798 Tên tiếng Anh: Tiger Shrimp Tên tiếng Việt: tôm sú, tôm cỏ 1.2. Đặc điểm phân bố - Tôm sú là loài rộng muối, rộng nhiệt + Nhiệt độ :12- 370C, tốt nhất 26- 300C + Độ mặn: 5-38 ‰ , tốt nhất là 20-30‰ + pH 7- 9, tốt nhất 7,5- 8,5 + Hàm lượng Oxy hòa tan (DO): 3-15mgO2/L , tốt nhất 5- 10mgO2/L 7 Trên thế giới tôm sú sống ở ấn độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và Nam Châu Phi, từ Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia đến Bắc Ustraylia. Đặc biệt tập trung ở vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Indonexia, Malaysia ( Trần Minh Anh 1989). Ở Việt Nam tôm sú (Penaeus monodon) phân bố ở miền Trung từ Quảng Bình đến Vũng Tàu, Kiên Giang. Sự phân bố của tôm he tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng và giai đoạn đầu của Post larvae tôm sống trôi nổi ở tầng mặt và tầng giữa, cuối giai đoạn Post larvae tôm chuyển sang sống đáy Ở tôm sú (Penaeus Monodon) giai đoạn ấu niên và thiếu niên tôm sống ở độ sâu không quá 6m đến giai đoạn trưởng thành tôm có xu hướng chuyển ra sống xa bờ, sống ở vùng triều ngoài khơi. Độ sâu tối đa bắt gặp tôm hê phân bố ở độ sâu 180m, ngoài độ sâu này thì không có tôm sinh sống ( Lục Minh Diệp 2003) 1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo. Cấu tạo ngoài của tôm chúng ta chia làm 2 phần: - Phần đầu ngực: Có các đôi phần phụ + Hai đôi mắt kép có 2 cuống mắt + Hai đôi râu: Anten 1 (A1) và anten 2 (A2). A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt, có 2 nhánh ngắn. A2 nhánh ngoài biến thành vảy râu, nhánh trong kéo dài. Hai đôi râu có nhiệm vụ khứu giác và giữ thăng bằng. + Ba đôi hàm : 1 đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và 2 + Ba đôi chân hàm : giúp cho việc giữ và ăn mồi, ngoài ra còn giúp cho hoạt động bơi lội của tôm + Năm đôi chân bò hay chân ngực giúp cho tôm bò trên mặt đáy. Nhiều loài ba đôi chân bò 1, 2, 3 có đốt bàn và đốt ngón cấu tạo dạng kìm để bắt và giữ mồi, còn 2 đôi 4 và 5 không có cấu tạo dạng kìm. - Phần đầu ngực được bao phủ và bảo vệ bởi vỏ giáp đầu ngực rất cứng. 8 - Ở tôm cái, giữa góc chân ngực 4 và 5 có thelycum ( bộ phận nhận và giữ túi tinh ). - Phần bụng: Chia làm 7 đốt: + 5 đốt đầu mỗi đốt mang 1 đôi chân bụng. + Đốt 7 biến thành telson hợp với đốt chân đôi tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy. - Ở tôm đực 2 nhánh của đôi chân bụng biến thành petasma và 2 nhánh trong cue đôi chân bụng biến thành phụ bộ đực, là cơ quan sinh dục đực bên ngoài của tôm he. * Màu sắc tôm: Tôm sú có màu xanh thẫm, có khoang trắng ở thân, khoang vàng ở chân ngực, ngón chân màu đỏ hồng hoặc da cam. 1.4. Đặc điểm dinh dưỡng. Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều lên. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4h-5h trong dạ dày. Tập tính ăn của tôm sú thay đổi theo giai đoạn phát triển. * Giai đoạn Nau: Tôm dinh dưỡng bằng lượng noãn hoàn dự trữ. Chưa ăn thức ăn ngoài. * Giai đoạn zoea: Ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn chủ yếu là thực vật nổi. 9 * Giai đoạn mysis: Bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. tuy nhiên thực tế cho thấy mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic. * Giai đoạn Postlarvae: Pl bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. * Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành: từ thời kỳ ấu niên, tôm thể hiện tính ăn của loài là ăn tạp thiên về thức ăn động vật. 1.5. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển. Vòng đời của tôm sú chia làm 6 thời kỳ: 1.5.1. Phát triển phôi: Trứng tôm sú hình cầu, màu vàng xanh, đường kính trung bình 0,3mm. Thời gian để phôi phát triển qua 2 giai đoạn tế bào, giai đoạn phôi nang và thời điểm xuất hiện Nauplius trong trứng là 0,5: 1,5: 8 giờ sau khi đẻ xong. Bảng 1: Các giai đoạn phát triển của phôi Các giai đoạn trứng Thời gian sau khi đẻ 2 tế bào 40 phút 4 tế bào 1h 8 tế bào 1h 10phút 16 tế bào 1h 25 phút 32 tế bào 1h 35 phút 64 tế bào 1h 35 phút 128 tế bào 2h 05 phút Râu thứ nhất 3h 50 phút Râu thứ 2 6h 50 phút Trứng nở 15h 10 Hình 1: Quá trình phát triển phôi của tôm sú 1.5.2. Ấu trùng và hậu ấu trùng: Ấu trùng và hậu ấu trùng tôm lột xác nhiều lần, phát triển qua các giai đoạn Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae. + Giai đoạn Nauplius ấu trùng biến thái qua 6 giai đoạn phụ. Nauplius mới nở hình quả lê, qua 5 lần lột xác biến đổi dần và trở nên dài ra. Nauplius sống phù du trôi nổi ở tầng trên, dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng, vận động theo kiểu zích zắc, không định hướng, không liên tục, hướng quang mạnh. Cuối N6 hệ tiêu hóa bắt đầu hình thành và hoạt động. Hình 2: Ấu trùng Nauplius 11 30phút 1h 3h 6h 13h mới nở Hình 3: Các giai đoạn phát triển của Nauplius Bảng 2:Thời gian chuyển giai đoạn nauplius tôm sú ở S%o= 30-35%o Nhiệt độ(0C) Thời gian(giờ) 28-29 40-42 26-27 42-48 <26 48-60 + Giai đoạn Zoea: Trải qua 3 giai đoạn biến thái phụ: Z1, Z2, Z3. cơ thể bao gồm 3 phần rõ rệt ( đầu- ngực- bụng). Zoea bơi nhờ 2 đôi râu ( đôi 1 phân đốt, đôi 2 phân nhánh) bơi lội có định hướng về phía trước. Ấu trùng Zoea bắt đầu ăn thức ăn ngoài bằng hình thức ăn lọc. Do chúng bắt mồi liên tục nên chúng có đuôi phân dài ( Lục Minh Diệp 2003). Ba giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea phân biệt nhờ sự xuất hiện của chùy trán, cuống mắt kép, sự phân đốt của phần bụng và sự phát triển của gai cứng, gai bên các đốt bụng. Thời gian phát triển các giai đoạn phụ là từ 30- 48h tùy theo nhiệt độ Zoea 1 Zoea 2 Zoea 3 12 Hình 4: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoea + Giai đoạn Mysis: Trải qua 3 giai đoạn biến thái phụ: Cơ thể ấu trùng đã giống dạng tôm trưởng thành hơn so với Zoea. Mysis sống ở tầng trên. Đặc trưng của Mysis là bơi ngược về sau, đầu chúc xuống dưới. Phân biệt các giai đoạn phụ của Mysis dựa vào sự xuất hiện và phân đốt của chân bơi. Mysis 1: Chưa có mầm chân bụng. Mysis 2: Mầm chân bụng có 1 đốt. Mysis 3: Mầm chân bụng có 2 đốt. Mysis 1 Mysis 2 Mysis 3 Hình 5: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Mysis + Giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae: Hình dạng giống tôm trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện về màu sắc. Postlarvae bơi thẳng, có định hướng về 13 phía trước, hoạt động bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng. Cơ thể có 1 đường sắc tố kéo dài ở mặt bụng từ đầu râu đến cuối telson. Lúc đầu đường sắc tố có màu đỏ sau chuyển sang màu đen. Tuổi của Postlarvae được tính theo ngày kể từ biến thành Postlarvae đầu tiên. Từ P1- P5 chúng sống trôi nổi, từ P5 trở đi chúng chuyển sang sống đáy. Bảng 3: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng Giai đoạn Chiều dài trung bình(mm) t/g sau khi nở(tuổi) Nauplius 1 0.32 15h Nauplius 2 0.35 20h Nauplius 3 0.39 1 ngày-2h Nauplius 4 0.40 1 ngày-8h Nauplius 5 0.41 1 ngày-14h Nauplius 6 0.54 1 ngày-20h Ptorozoea 1 1.05 2 ngày-16h Ptorozoea 2 1.90 4 ngày-4h Ptorozoea 3 3.20 6 ngày Mysis 1 3.80 7 ngày-4h Mysis 2 4.30 8 ngày-16h Mysis 3 4.50 9 ngày-4h Postlarvae 1 5.20 10 ngày-20h Postlarvae 5 8.00 16 ngày Postlarvae 15 12.0 26 ngày Postlarvae 20 18.0 30 ngày Hình 6: Hậu ấu trùng Post larvae 14 1.5.3. Giai đoạn ấu niên: Từ P5- P20 tôm chuyển sang sống đáy, giai đoạn này tôm bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi, thường thì trong bể ương tôm hay bám vào thành. 1.5.4. Giai đoạn thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỷ lệ và bây giờ đã phân biệt được tôm đực và tôm cái dựa và petasma của con đực và thelycum của con cái. 1.5.5. Giai đoạn sắp trưởng thành: Giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển của tuyến sinh dục, con đực đã bắt đầu có tinh trùng nằm trong túi tinh và con cái buồng trứng phát triển, khi con cái giao vĩ thì nó có túi tinh. 1.5.6. Giai đoạn trưởng thành: Là giai đoạn chin sinh dục hoàn toàn, di cư xa bờ tới vùng biển sâu để sinh sản. Hình 7: Các giai đoạn phát triển của tôm sú thể hiện qua vòng đời Bảng 4:Các thời kỳ trong vòng đời của tôm Sú -Trần Minh Anh, 1989 Thời kỳ Thời điểm bắt đầu Cách sống Thời gian Kích thước (mm) Nơi sống Phôi Thụ tinh Nổi 12-14 giờ 290 mµ Khơi Ấu trùng Nở Nổi 20 ngày 0.5-2.2* Khơi-vùng 15 triều Ấu niên Hoàn thiện mang Đáy 15 ngày 2.2-11.0 Cửa sông Thiếu niên Tỷ lệ thân ổn định, phát triển cơ quan sinh dục ngoài Đáy 4 tháng Đực: 11-30 Cái: 11-37 Cửa sông Sắp trưởng thành Thành thục sinh dục giao vĩ lần đầu Đáy 4 tháng Đực: 30-37 Cái: 37-47 Vùng triều- khơi Trưởng thành Chín sinh dục hoàn toàn Đáy 10 tháng Đực: 37-17 Cái: 47-81 khơi (*): Bắt đầu được tính theo chiều dài giáp đầu ngực (CL). 1.6. Đặc điểm về sinh sản 1.6.1. Cơ quan sinh sản * Cơ quan sinh dục đực: Cơ quan sinh dục đực bên trong gồm: Một đôi tinh hoàn và một đôi ống dẫn tinh. Đôi tinh hoàn trong suốt, không sắc tố, nằm ở mặt lưng vùng tim đến gan tụy. Đôi tinh hoàn tôm sú gồm có 6 thùy: gồm một đôi thùy trước và 5 đôi thùy bên. Các thùy nối với nhau ở mép trong và nối với ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh: bao gồm 4 phần: Ống gần tâm, ống dẫn giữa, ống phần xa, túi tinh. Khi tôm đực thành thục ta có thể thấy rõ đôi túi tinh trắng đục ở gốc chân bò 5. Hình 8: Cơ quan sinh dục đực bên trong và tinh trùng tôm sú 16 (P. monodon)_Trần Minh Anh, 1989. 1. Tinh hoàn 2. Ống dẫn gần tâm 3. Ống dẫn giữa 4. Ống dẫn phần xa 5. Túi chứa túi tinh 6. Tinh trùng + Cơ quan sinh dục đực bên ngoài: Gồm Petasma và đôi phụ bộ đực. Petasma do hai nhánh trong của đôi chân bụng một biến thành. Mép trong hai nửa của Petasma không thực sự dính liền mà chỉ kết dính nhờ các móc nhỏ móc lồng vào nhau ở mép giữa, Petasma có nhiệm vụ chuyển tinh trùng vào Thelecum của con cái; bộ phụ do hai nhánh trong của đôi chân bò 2 hình thành. Bộ phụ đực tham gia vào việc chuyển giao tinh nang, và ở tôm sú bộ phụ đực có hình trái xoan. 17 Hình 9:Cơ quan sinh dục đực bên ngoài (Bray, 1992; Trần Minh Anh, 1989) 1. Lỗ phóng tinh (gốc chân bò 5) 2. Chân bò 5 3. Petasma 4. Nhánh ngoài chân bụng 1 5. Bộ phụ đực 6. Đốt gốc chân bụng 2 * Cơ quan sinh dục cái: Cơ quan sinh dục phụ của tôm cái là Thelycum. Thelycum nằm giữa gốc đôi chân bò thứ 4 và 5. Thelycum gồm 1 tấm giữa và 2 tấm bên, là nơi nhận và lưu giữ các túi tinh trùng. Cơ quan sinh dục của tôm cái là một đôi buồng trứng phân thùy và ống dẫn trứng. ống dẫn trứng mở ra ở đôi chân bò thứ 3. * Các giai đoạn phát triển của buồng trứng. - Giai đoạn I: Giai đoạn chưa phát triển. Buồng trứng nhỏ, mảnh, trong suốt, không nhìn thấy qua lớp vỏ. Giai đoạn này chưa thấy ở tôm con. - Giai đoạn II: Giai đoạn phát triển. Buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng đục, hơi vàng, rải rác có các sắc tố đen ( tế bào melanin ) khắp bề mặt. - Giai đoạn III: Giai đoạn gần chín. Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng xanh đến màu xanh nhạt, có thể nhìn rõ qua lớp vỏ kitin. - Giai đoạn IV: Giai đoạn chín. 18 Kích thước buồng trứng đạt cực đại, căng tròn, màu xanh xám đậm, sắc nét. ở đốt bụng thứ nhất, buồng trứng phát triển lớn, chảy xệ ra 2 bên tạo thành cánh tam giác. - Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ rồi. Kích thước buồng trứng vẫn lớn, nhưnh buồng trứng mềm và nhăn nheo, các thùy không căng như giai đoạn IV. Buồng trứng có màu xám nhạt. Trong buồng trứng vẫn còn trứng chưa đẻ. Hình 10: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng 1.6.2. Tập tính và mùa vụ sinh sản: Khi bắt đầu tham gia sinh sản, tôm sú di cư ra vùng biển khơi để đẻ trứng, trứng sau khi nở thành ấu trùng được sóng gió và thủy triều đưa vào vùng triều và vùng cửa sông để sinh trưởng và phát triển Tôm sú hầu như sinh sản quanh năm nhưng có 2 mùa chính là từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 8. Trong tự nhiên, bãi đẻ của tôm sú ở các vùng nước có độ sâu trong khoảng 20-70 m, thành phần chất đáy gồm cát thô (0.1%), cát vừa (11.9%), 19 cát rất mịn (77.6%), phù sa (6.4%), sét (4%), đáy có màu xám, nhiệt độ nước từ 27-290C, độ mặn 33-36%o 1.6.3. Hiện tượng giao vĩ và đẻ trứng ở tôm sú Khi tôm cái vừa lột xác, tôm đực thường giao vĩ, các túi tinh với sự giúp đỡ của petasma sẽ được đưa vào thelycum của con cái Hinh 11: Tập tính giao vĩ của tôm sú: a. Con cái bơi nên, con đực bơi song song phía dưới. b. Con đực quay bụng áp vào con cái đang bơi phía trên. c. Con đực quay lại vuông góc với con cái. d. Con đực thân cong hình chữ U xung quanh con cái đồng thời búng mạnh đầu vào đuôi. Hoạt động giao vĩ của tôm thường diễn ra vào ban đêm. Trước khi đẻ tôm mẹ hay bò, bơi quanh bể, khi đẻ sẽ bơi lên tầng mặt, nghiêng thân bơi thành hình vòng tròn, khi đẻ thì 3 đôi chân ngực 3, 4, 5 giữ chặt lấy nhau hoạt động theo nhịp đóng mở để giúp cho việc thải trứng và tinh trùng. Các đôi chân bơi hoạt động tích cực để bơi đẻ, xáo trộn trứng tránh trúng bị dính trùm. Trứng đẻ từ lỗ đẻ ở gốc chân bò 3, cùng với sự bơi về phía trước thì trứng chảy ngược về phía sau tạo thành một làn trắng đục hơi xanh. 1.6.4. Sức sinh sản. 20 Số trứng đẻ tùy thuộc vào kích thước, khối lượng tôm mẹ. Trong sinh sản nhân tạo người ta phải tiến hành cắt mắt tôm mẹ để chúng thành thục sinh dục. Tôm trong đầm nuôi vỗ thường cho ít trứng và chất lượng tôm giống kém hơn so với tôm bắt ngoài tự nhiên. Sức sinh sản tôm sú là khoảng 200.000- 1700.000 trứng. 1.6.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh sản của tôm sú. Gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong là các hoocmon, các tuyến nội tiết điều khiển sự sinh sản như: phức hệ cơ quan X- tuyến nút, não và hạch ngực, buồng trứng cơ quan Y.Một số hoocmon gốc steroid. Các yếu tố bên ngoài như các yếu tố về môi trường: Ánh sáng, nhiệt độ nước, độ mặn, chế độ dinh dưỡng, chế độ thủy chiều 1.7. Đặc điểm lột xác Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên đến mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1h-2h với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác. 21 1.8. Khả năng thích nghi với các điều kiện thủy lý, thủy hóa. Nhiệt độ thích hợp cho tôm sú nằm trong khoảng 25-300C, tốt nhất là từ 27-290C. Ở nhiệt độ thấp hơn 250C tôm giảm ăn, sinh trưởng chậm. Nhiệt độ trong khoảng 30-33OC tôm sinh trưởng nhanh, thời gian lột xác nhanh nhưng dễ bị bệnh. Nhiệt độ lớn hơn 340C sẽ nguy hiểm cho tôm. Nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp đến tôm thông qua mối quan hệ giữa nhiệt độ nước với khả năng hòa tan oxy, sự chênh lệch nhiệt độ theo độ sâu, sự phân hủy mùn bã hữu cơ, ảnh hưởng đến hàm lượng các khí độc (H2S, NH3). Độ mặn dường như ít ảnh hưởng hơn nhiệt độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống. Ở tôm sú độ mặn thích hợp cho trứng và ấu trùng là 30-35%o. Tuy nhiên, độ mặn >26%o vẫn có thể tốt cho các giai đoạn ấu trùng về sau. Theo Motoh, Pl tôm sú có thể sống 64% ở độ mặn 0%o và tỷ lệ sống khác nhau trong khoảng độ mặn từ 0- 38%o, tôm giống sống 100% ở 0%o và chết ở 52%o. Thực tế cho thấy tôm sú giai đoạn nuôi thịt sinh trưởng tốt ở độ mặn từ 5-25%o và có thể thấp hơn 5%o. Khoảng pH thích hợp cho tôm sú là 6.5-9, nhưng tốt nhất là nên trong khoảng 7.8-8.2 và biến động ngày đêm không nên lớn hơn 0.5. Ảnh hưởng của pH đến tôm thường đi kèm với các yếu tố khác, trong đó mối quan hệ giữa pH và các khí độc như NH3, H2S nên cần quan tâm nhất. Hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất cho tôm sú là >5 mg02/l, càng gần bão hòa càng tốt. tôm sú trong thí nghiệm có thể chịu được hàm lượng DO: 1.2mg02/l (Motoh,1981) nhưng trong thực tế, nếu hàm lượng DO nhỏ hơn 3mg02/l đã ảnh hưởng rất lớn đến tôm Hợp chất của nitơ: trong nước hợp chất của nitơ trong nước tồn tại ở 3 dạng. Trong đó sự sinh trưởng của tôm sú không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng NO3-. Tuy nhiên cần lưu ý hàm lượng NO3- trong nước cao thì cân bằng sẽ chuyển dịch sang N02- và NH3 sẽ gây độc. Hàm lượng NH3 an toàn nên nhỏ hơn 0.1ppm 22 Hàm lượng H2S an toàn cho tôm nên nhỏ hơn 0.03mg/l, tốt nhất là nhỏ hơn 0.01mg/l. Đây là khí độc được lưu ý nhiều nhất trong nuôi tôm, đặc biệt là khi pH thấp Độ kiềm: Độ kiềm thích hợp cho tôm sú trong khoảng 20- 150mgCaCO3/L, tốt nhất nên trong khoảng 80-150ppm. Độ kiềm cao trong khoảng thích hợp pH sẽ ổn định, thích hợp cho sinh vật nổi Bảng 5:Các yếu tố môi trường thích hợp của tôm sú Yếu tố môi trường Khoảng chịu đựng Khoảng sống tốt Khoảng thích hợp pH 6.5-9 7.5-8.5 7.5-8.5 Nhiệt độ (oC) 12-37 25-33 29-30 Độ mặn (%o) 5-38 10-30 15-25 Oxy hòa tan (mg/lít) 2-15 4-7 >5 Độ trong (cm) 20-100 25-60 30-40 H2S (ppm) <0.2 <0.1 0 NH3 (ppm) - - <0.1 Độ sâu - >0.5 >1 2. Bệnh và cách phòng trị 2.1. Bệnh virus đốm trắng ở tôm he (White spot Baculovirus- WSBV) 2.1.1. Tác nhân gây bệnh Những tài liệu trước, cho rằng tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm he chính là virus thuộc giống Baculovirus, thuộc nhóm không có thể ẩn (Non Occlusion Body), có dạng hình que và acide nucleic là DNA, kích thước khác nhau tùy theo các nghiên cứu khác nhau: Bảng 6: những tác nhân gây bệnh WSBV Kích thước vi thể virus Kích thước cấu trúc virus SEMBV 121 x 276 nm 89 x 201 nm 23 WSBV 70 – 150 x 350 – 380 nm 58 – 67 x 330 – 350 nm RV – PJ 83 x 275 nm 54 x 216 nm Tuy vậy, kỹ thuật phân tích trình tự ADN của WSBV những năm gần đây đã không ủng hộ luận điểm cho rằng, tác nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm he là Baculovirus, mà họ cho rằng là một loại virus mới có acide nucleic là DNA thuộc họ: Nimaviridae (Van Hulten, 2001). Dù vậy, những tên gọi đã được đặt cho bệnh này như đã nêu ở trên vẫn được dùng thường xuyên trong các công trình nghiên cứu gần đây. 2.1.2. Dấu hiệu chính của bệnh Tôm he bị bệnh đốm trắng thường thể hiện dấu hiệu khả năng tiêu thụ thức ăn giảm sút rõ ràng, cá biệt có trường hợp tăng cường độ bắt mồi hơn bình thường, sau vài ngày mới có hiện tượng bỏ ăn. Tôm bệnh vào bờ, lờ đờ với dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng tròn dưới lớp vở kitin, đặc biệt các đốm trắng tập trung ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Tôm bệnh có thể bị chuyển sang màu hồng đỏ. Hiện tượng chết có thể xảy ra ngay sau đó, tỷ lệ chết cao, có thể tới 90%-100% trong vòng 3-7 ngày. Có trường hợp tôm vào bờ và chết dữ dội, nhanh chóng nhưng không xuất hiện các dấu hiệu của đốm trắng, những mẫu này khi kiểm tra PCR (Polymerase Chain reaction) có thể do cho kết quả dương tính. Đây là trường hợp bệnh WSBV xảy ra ở mức bệnh độ cấp tính, độc lực của virus rất cao, gây chết tôm bệnh tức thời khi chưa có các dấu hiệu bệnh lý đặc thù của bệnh. 24 Cũng có trường hợp, trên thân tôm cũng xuất hiện các đốm trắng, tôm chết rải rác kèm theo các dấu hiệu khác như cụt râu, mòn các chân bơi, bẩn hoặc đen mang, nhưng kỹ thuật PCR lại cho kết quả âm tính với WSBV. Trường hợp này được xác định tác nhân gây bệnh do vi khuẩn. Do vậy trong thực tế, không phải khi nào xuất hiện đốm trắng trên thân tôm cũng là bệnh đốm trắng do virus (WSBV). Người nuôi cần theo dõi các dấu hiệu khác kèm theo và kiểm tra PCR để có kết luận cuối cùng. Khi tôm bị bệnh WSBV, trong mô của một số cơ quan như mang, dạ dày, biểu mô dưới vỏ kitin, cơ quan tạo máu...có những biến đổi đặc thù. Những tế bào bị nhiễm virus thể hiện sự hơi phình to của nhân tế bào, trong đó chứa duy nhất một thể vùi (Inclusion bodies), hình cầu, hoặc hình trứng bắt màu tím hồng của Hematoxylin (mẫu mô học có nhuộm Hematoxylin và Eosin). Khi bệnh nặng, các thể vùi thường chiếm hết thể tích của nhân tế bào phình to. 2.1.3. Điều kiện bùng nổ bệnh và lây lan Virus này chỉ có thể sống tự do trong môi trường nước một thời gian ngắn, 3–4 ngày, nhưng tồn tại lâu trong sinh vật mang mầm bệnh là các loài giáp xác hoang dã. Đây là con đường lây lan quan trọng của virus này. Các nghiên cứu đều chứng tỏ virus này có thể lây nhiễm theo cả 2 trục ngang và dọc. Sự bùng phát của bênh WSBV ở tôm nuôi phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu thời tiết và môi trường ao nuôi. Những nhân tố có thể gây sốc (stress) cho tôm nuôi như: Mật độ nuôi cao, các chỉ số môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn, N-NH3 của nước ao có sự biến động lớn vượt ra ngoài ngưỡng sinh thái thích hợp của tôm, đều có thể là điều kiện cho sự bùng phát của bệnh WSBV Kết quả điều tra dịch tễ học của bệnh này ở tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam cho thấy, bệnh xuất hiện lần đầu tiên năm 1994, mang tính mùa vụ rõ rệt. Bệnh đốm trắng thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, từ tháng 10-11 năm trước, kéo dài đến tháng 2-3 năm sau và sự bùng phát của bệnh liên quan 25 rất lớn đến sự biến động bất lợi của các yếu tố về độ mặn, pH và các khí độc trong ao. WSBV là một virus có độc lực rất mạnh, có phổ ký chủ rộng, trên cơ thể tôm, virus này có thể xâm nhập vào nhân tế bào của nhiều cơ quan: Mang, dạ dày, biểu mô dưới vỏ. Theo sự thông báo của nhiều tác giả, bệnh WSBV là mối đe dọa rất lớn cho ngành công nghiệp nuôi tôm ở khu vực châu Á. Khi bệnh cấp tính xảy ra, 100% tôm trong ao có thể chết sau 5 – 7 ngày. Hình 12. Chu kỳ sinh học của virus đốm trắng 2.1.4. Biện pháp phòng bệnh Là bệnh do virus, nên hiện nay chưa có biện pháp chữa trị đối với bệnh WSBV, nên phòng bệnh là định hướng chủ yếu để quản lý bệnh này trong thực tế sản xuất. Để phòng bệnh cần quan tâm đến một số vấn đề như sau: - Chỉ nên dùng tôm mẹ không nhiễm virus để tham gia sinh sản nhân tạo trong các trại tôm giống 26 Chế t Tôm mẹ(+) sống sót (+) Giáp xác hoang dã Bệnh WSBV Tôm thịt (+) Postlarvae (+) Tôm ấu niên (+) Ấu trùng(+) Trứng (+) Tôm khỏe Lây nhiễm theo trục dọc Lây nhiễm theo trục ngang - Nên chọn những đàn giống không nhiễm virus WSBV bằng kỹ thuật PCR để nuôi thịt. - Có thể áp dụng kỹ thuật sốc postlarvae bằng formol để loại đi những con postlarrvae yếu và mang mầm bệnh trước khi thả tôm giống xuống ao nuôi thương phẩm: Trưóc khi thả Post vào ao nuôi thịt, cần cho postlarvae vào một bể có thể tích khoảng 0,5–1m3, chứa nước biển đã pha với formol nồng độ 150-200ppm và sục khí mạnh. Sau 30 phút, dừng sục khí, xiphong loại bỏ những con chết , yếu ở đáy bể, những con còn khỏe, vớt thả xuống ao nuôi. - Làm tốt công tác tẩy dọn vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để diệt virus tự do, diệt và ngăn chặn xâm nhập của những cơ thể sinh vật mang virus (Cua, còng, tôm hoang dã và các loài chim ăn cá) - Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nước và không lấy nước trực tiếp từ biển để tránh sự xâm nhập của virus vào ao, duy trì thích hợp và ổn định các yếu tố môi trường - Trong ao chứa nước, có thể dùng Neguvon để diệt các sinh vật mang mầm bệnh với nồng độ 0,4-0,6 ppm và làm mất khả năng cảm nhiễm của virus tự do trong nước bằng một số hóa chất sát trùng như: formol 30-50 ppm, chlorine 30-60 ppm...Ngoài ra, cần đuổi chim ăn cá ra khỏi khu vực nuôi tôm. - Tùy theo từng địa phương mà chọn vụ nuôi thích hợp, tránh mùa mà bệnh thường xuất hiện là giải pháp có hiệu quả để phòng bệnh này trong thực tiễn sản xuất. Như ở miền Trung, tháng 11 đến tháng 3 năm sau là khoảng thời gian dịch bệnh đốm trắng thường xảy ra, nên hạn chế nuôi tôm sú vào mùa này, tập trung nhân lực và tài chính để nuôi vào thời gian mà bệnh ít xuất hiện. - Ngoài ra, quản lí chất lượng nước và môi trường ao nuôi luôn thích hợp và ổn định là phương pháp quan trọng và có hiệu quả. 27 - Khi bệnh đã xảy ra, cần dùng thuốc sát trùng với nồng độ cao: chlorine >70 ppm diệt virus và sinh vật mang virus trước khi thả ra môi trường để giảm bớt sự lây lan trên diện rộng. Hình 13: Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh đốm trắng với các dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu mô học đặc thù. 2.2. Bệnh Monodon Type baculovirus (MBV) ở tôm he 2.2.1. Tác nhân gây bệnh Gây bệnh MBV là Baculovirus, một virus dạng hình que, có acid nucleic là DNA, thuộc nhóm có thể ẩn (Occlusion body). Hiện nay đã có 2 chủng virus này được nghiên cứu và mô tả: MBV từ tôm P. monodon vùng Thái 28 Bình Dương, có cấu trúc chính (Nucleo-capsid): 42 ± 3nm x 246 ± 15nm và vi thể virus (virion): 75± 4nm x 324± 33nm. Một chủng khác có tên PmSNPV được phân lập từ P. monodon, P. plebelus, P. merguiensis ở Úc có cấu trúc chính (Nucleo-capsid): 15–32 x 260–300nm và vi thể virus (virion) có kích thước là 60 x 420nm. Cơ quan đích của vius này khi ký sinh trên tôm he là nhân tế bào gan tụy của tôm. 2.2.2. Dấu hiệu chính của bệnh Bệnh xảy ra ở Postlarvae: Khi nhiễm nhẹ không có dấu hiệu rõ ràng, khi nhiễm nặng thường thể hiện một số dấu hiệu như: yếu, bơi lội lờ đờ, cơ thể đổi màu xanh lơ hay xanh đen, sinh trưởng chậm, chuyển giai đọan chậm không đều. Tỷ lệ chết có thể tích lũy đến 90% nếu môi trường không ổn định. Trong thực tế, do điều kiện môi trường bể ấp được quản lí chặt chẽ và ổn định, nên có nhiều đàn nhiễm rất nặng, tỷ lệ nhiễm tới 100%, nhưng chưa chết hoặc chỉ chết rải rác. Những đàn tôm này khi thả ra ao nuôi, môi trường có sự biến động lớn so với trong bể ấp, gây tỷ lệ hao hụt lớn trong những tuần đầu thả giống. Mẫu ép mô gan tụy tươi, với thuốc nhuộm Malachite Green, cho thấy nhiều nhân tế bào gan tụy bị phình to, thể tích có thể tăng gấp 6 lần so với nhân tế bào không bị nhiễm virus. Trong nhân tế bào phình to, thường chứa bên trong từ 2 đến nhiều thể ẩn (Occlusion bodies) hình cầu, nhiều mô ở ống gan tụy bị phá hủy, liên kết giữa các tế bào trong biểu mô gan tụy không còn được duy trì. Tôm thịt khi bị nhiễm MBV thường có mầu đen tối, kém ăn, còi cọc, chậm lớn, chu kì lột xác kéo dài, nên trên mang và bề mặt cơ thể bị cảm nhiễm rất nhiều các tác nhân cơ hội như vi khuẩn dạng sợi, động vật đơn bào (Protozoa), tảo đơn hay đa bào và các tác nhân khác. Có thể sau 3–4 tháng nuôi, tôm vẫn có kích thước rất nhỏ "tôm kim". Ngoài ra, nhiều tác giả còn cho rằng MBV có thể làm cơ thể tôm yếu đi và mẫm cảm hơn với các mầm 29 bệnh nguy hiểm khác như vi khuẩn Vibrio, virus đốm trắng, gây tỷ lệ chết cao trong quần đàn. Tôm sú bố mẹ cũng có thể bị nhiễm virus MBV, nhưng tác hại trên tôm mẹ không rõ ràng. Nhìn hình thức bên ngoài rất khó xác định tôm mẹ có nhiễm MBV hay không, nên nguy cơ đưa tôm mẹ có MBV (+) vào tham gia sinh sản nhân tạo trong các trại giống là rất cao. Các con tôm mẹ có MBV (+), chắc chắn sẽ tạo ra những đàn postlarrvae bị dương tính với MBV. Mức độ nhiễm MBV nặng hay nhẹ của tôm mẹ có quan hệ chặt chẽ với mức độ nhiễm cao hay thấp ở đàn tôm ấu trùng (Đỗ Thị Hòa, 2000). Kết quả nghiên cứu mô bệnh học của tôm sú khi nhiễm MBV cho thấy một số thể ẩn hình cầu, bắt màu hồng của eosin, nằm trong nhân tế bào biểu mô gan tụy đã bị phình to. Ở những đàn tôm bị nhiễm nặng, trong mỗi nhân tế bào bị phình to có chứa hàng chục thể ẩn và có một tỷ lệ lớn những nhân tế bào có chứa thể vùi. Đây chính là các căn cứ để đánh giá mức độ nhiễm nặng hay nhẹ ở một mẫu tôm nghiên cứu. 30 A B Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, tại các tỉnh miền Trung có khoảng 70% bể Post có MBV(+). Khi đưa Post xuống ao đất để ương thành tôm giống, tỷ lệ nhiễm MBV trên đàn giống tăng cao, gần 90% ao ương nhiễm MBV. Tôm bố mẹ dùng trong các trại sản xuất tôm sú giống ở miền Trung bị nhiễm MBV từ 60 – 70% ( Đỗ Thị Hòa, 2000). 31 C D E F Hình 14: Tôm sú (Penaeus monodon) bị bệnh MBV và các đặc điểm mô bệnh học; A: Tôm 2 tháng tuổi bị nhiễm MBV nặng thể hiện sự phân đàn, còi và có mầu tối; B: Mô học gan tụy của tôm khỏe không nhiểm MBV, các nhân tế bào nhỏ, đều và rõ ràng; C và D: Lát cắt mô gan tụy tôm sú bị nhiễm MBV với cường độ cao, thể hiện các thể ẩn hình cầu, có màu hồng của Eosin; E: thể ẩn hình cầu của MBV ở độ phóng đại cao; F: Mẫu gan tụy ép tươi có nhuộm MG cho thấy các thể ẩn (occlusion bodies) ít bắt mầu thuốc nhuộm (ảnh A ,B, C,D, F của Đỗ Thị Hòa và Bùi Quang Tề; ảnh E của D.V. Lightner) Khi nghiên cứu về đặc điểm lan truyền của MBV, Paynter và nhiều tác giả khác đã khẳng định rằng: Virus này có thể lây nhiễm theo 2 trục, trục dọc và trục ngang. Tôm mẹ mang virus, khi tham gia sinh sản, MBV theo phân tôm mẹ vào môi trường bể đẻ, bể ấp, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể ấu trùng tôm qua con đường thức ăn, bắt đầu từ giai đọan Zoea, khi ấu trùng sử dụng thức ăn từ bên ngoài. Ngoài ra, MBV cũng lây nhiễm theo trục ngang rất mạnh. Liao và ctv thông báo rằng, MBV có thể nằm trong các thể ẩn (occlusion bodies), theo phân tôm bị nhiễm, ra ngoài môi trường, nằm ở đáy ao trong nhiều năm và là nguồn lây nhiễm cho tôm khỏe theo trục ngang. Một số công trình nghiên cứu về khả năng chịu đựng của MBV với các điều kiện môi trường và thuốc sát trùng cho thấy: MBV có khả năng chịu đựng cao với thuốc sát trùng: với Iodine 15ppm, Chlorine 10 ppm virus vẫn tồn tại trong 6 –8h; có thể sống ở S%o = 0%o và t0 = 370C, nhưng lại kém chịu đựng với ánh sáng mặt trời, MBV sẽ mất khả năng cảm nhiễm sau 6 –8 h dưới cường độ ánh sáng mặt trời ở mức độ trung bình. (Natividad,1992). Mức độ cảm nhiễm MBV trên hậu ấu trùng quan hệ không chặt với các tháng, các mùa vụ khác nhau trong năm. Đàn Post thường xuyên mang mầm bệnh, bệnh có xảy ra được hay không chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện gây sốc do mật độ cao, môi trường biến động... 2.2.3. Phương pháp chẩn đoán Có thể chẩn đoán sơ bộ bệnh MBV thông qua các dấu hiệu chính của bệnh như đã mô tả ở phần trên. Có thể áp dụng phương pháp kiểm tra nhanh các mẫu mô gan tụy ép tươi không nhuộm hay có nhuộm bằng malachite green, dưới kính hiển vi ở độ phóng đại ≥400x. Dưới kính hiển vi, có thể nhận biết sự hiển diện của virus này thông qua sự tồn tại của các thể ẩn (occlusion bodies) hình cầu, ít bắt mầu thuốc nhuộm, nằm trong các nhân phình to của tế bào biểu mô gan tụy 32 Có thể dùng phương pháp mô học, để phát hiện các thể ẩn hình cầu, bắt màu hồng của thuốc nhuộm Eosin, nằm trong nhân phình to của tế bào gan tụy, trên các lát cắt mô gan tụy với thuốc nhuộm H và E, ở độ phóng đại ≥ 400X . Ngoài ra cũng có thể dùng các phương pháp hiện đại để chẩn đoán và nghiên cứu virus này như dùng kỹ thuật PCR để nhận biết ADN đặc trưng của MBV, dùng phương pháp kính hiển vi điện tử (TEM) phát hiện các vi thể virus MBV trong nhân tế bào biểu mô gan tụy 2.2.4. Phương pháp phòng bệnh Trong các trại sản xuất tôm giống, để có các đàn Postlarvae của tôm sú có chất lượng cao, không hay ít nhiễm MBV cần quan tâm đến các biện pháp kĩ thuật sau: Kiểm tra phân để chọn tôm mẹ không hoặc ít nhiễm MBV; Dùng kĩ thuật rửa nauplius, hay rửa trứng bằng hóa chất như: Formol 100 - 200ppm trong 30 giây-1phút; Iodine 1-2ppm trong 1-2 phút hoặc rửa bằng nước biển sạch trong 3-5 phút, để ngăn cản quá trình lây nhiễm virus từ mẹ sang con. Không nên nhốt chung tôm mẹ từ các nguồn khác nhau vào một dụng cụ vì khả năng lây nhiễm rất nhanh theo trục ngang của MBV. Nước và dụng cụ cần được sử lý kỹ trước khi dùng, không nên dùng chung dụng cụ giữa các bể ấp. Không nên ương ấp mật độ quá dày và nên hủy bỏ những đàn postlarvae bị nhiễm MBV nặng. Để phòng bệnh cho tôm thịt cần lựa chọn một đàn giống không, hoặc ít nhiễm MBV bằng các phương pháp kiểm tra nhanh như đã mô tả ở phần trên. Cũng có thể áp dụng biện pháp sốc Formol 100-200ppm, trong 30 giây- 1 phút, để lựa chọn một đàn giống khỏe, ít nhiễm MBV, hoặc sốc để loại bỏ bớt những con mang mầm bệnh, trước khi thả giống xuống ao nuôi thương phẩm. Tẩy ao cẩn thận trước một chu kì nuôi: vét hết chất thải của đợt sản xuất trước, phơi nắng đáy ao (nếu có thể), sát trùng đáy ao bằng vôi và hóa chất để tiêu diệt MBV tồn tại ở đáy ao. Không nên nuôi mật độ quá cao, chỉ 25 – 30 33 con/m2, vì theo nghiên cứu của 1 số tác giả, nếu đàn giống có nhiễm MBV, được nuôi ở mật độ thấp thì ảnh hưởng của nó đến sinh trưởng của tôm sẽ giảm. Quản lí môi trường ao nuôi thích hợp và ổn định cũng là biện pháp có hiệu quả để phòng bệnh này. 2.3. Bệnh nấm ấu trùng ở giáp xác Bệnh này có một số tên gọi như sau: Bệnh nấm ở ấu trùng giáp xác, bệnh nấm Lagenidium 2.3.1. Tác nhân gây bệnh Gây bệnh nấm ở ấu trùng của giáp xác hầu hết thuộc về nấm bậc thấp, gồm một số giống: Lagenidium spp; Sirolpidium spp; Halipthoros spp (Johnson,1983; Alderman, 1976; Lightner, 1981,1996; Hatai, 1993) và giống nấm bậc cao có vách ngăn giữa các tế bào Atkinsiella spp. Các giống nấm nói trên đều có dạng khuẩn ty, phân nhánh ít hoăc nhiều, sinh sản vô tính bằng các bào tử kín. 2.3.2. Dấu hiệu chính của bệnh Ấu trùng tôm he (Penaeus spp) khi bị nhiễm nấm thường có một số dấu hiệu: bỏ ăn đột ngột, đứt đuôi phân, khó lột xác và có thể gây chết hàng loạt, đặc biệt ở các giai đoạn tiền ấu trùng (zoae, mysis). Khi ấu trùng bị nhiễm nấm nặng đưa lên kính hiển vi quan sát ở độ phóng đại ≥ 100x có thể phát hiện dễ dàng hệ sợi nấm trong suốt, phân nhánh chằng chịt, bao phủ trên bề mặt hệ cơ của cơ thể ấu trùng. Ấu trùng ghẹ (Portunus spp) và cua biển (Scylla spp) khi bị bệnh nấm thường có một số dấu hiệu bệnh lý như sau: ấu trùng giai đoạn Zoae thay đổi màu sắc, từ màu trong sáng bình thường, sang màu trắng. Những con hấp hối thể hiện đốm trắng ở mặt lưng của phần bụng. Khi quan sát trực tiếp phát hiện thấy hệ sợi nấm không có vách ngăn phân nhánh chằng chịt trong cơ thể Zoae. Hiện tượng chết dữ dội có thể tới 100% . Nấm này còn ký sinh trên trứng ghẹ, làm trứng chết chuyển sang màu nâu, trong khi các trứng khỏe đã nở thành ấu 34 trùng, hệ sợi nấm xuất hiện trên bề mặt ngoài của trứng và các túi bào tử động đã hình thành ở bên ngoài các ống phóng (Kishio Hatai). Ấu trùng phylozoma của tôm hùm nhật bản (Panulirus japonicus) cũng bị gây hại bởi loại nấm ấu trùng Atkinsiella panulirata với dấu hiệu nhận biết là: ấu trùng chết hàng loạt, khi kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện được hệ sợi nấm, trong suốt, phân nhánh và có vách ngăn. Chúng bao phủ phần cơ của ấu trùng giai đoạn phylozoma.((N. Kitancharoen và CTV, 1994) Trên loài bào ngư (Haliotis sieboldii) nuôi Nhật Bản cũng đã bị nhiễm nấm Atkinsiella awabi, bào ngư bị bệnh thể hiện một số dấu hiệu màng áo sưng phồng với sự xuất hiện của các vết thương tổn màu đen của sắc tố melanin. (N. Kitancharoen và CTV, 1994) 2.3.3. Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán có thể dựa vào dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả ở phần trên và kết hợp với pháp kiểm tra trực tiếp mẫu tươi được làm từ trứng và ấu trùng bị bênh, trên kính hiển vi quang học ở độ phóng đại ≥ 100x, đã cho phép phát hiện được hệ sợi nấm cảm nhiễm trên hệ cơ của ấu trùng. Bằng phương pháp mô học cũng có thể chẩn đoán bệnh này thông qua việc phát hiện các sợi nấm, các ống phóng và các túi bào tử của nấm. Có thể nghiên cứu bệnh nấm này bằng phương pháp vi sinh vật học, nuôi cấy và phân lập nấm trên môi trường PYGS Agar (Peptone-yeast- Glucose Agar trong nước biển) hay PYGS Broth, nếu dùng nước cất để pha chế cần bổ sung với 20%o NaCl và kháng sinh (Penicillin, streptomycin, gentamycin...) để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn trên môi trường nuôi cấy. 2.3.4. Phương pháp phòng và trị bệnh Để phòng bệnh cần ngăn chặn sự xâm nhập của nấm vào bể ấp ấu trùng bằng các biện pháp kỹ thuật khác nhau như: Tắm cho tôm mẹ bằng formol 50- 100 ppm trong 10-30 phút, tắm bằng malachite green 0,05-0,1 ppm, lọc sạch 35 vỏ artemia trước khi cho ăn, sát trùng kỹ bể và dụng cụ bằng MG hay bằng Formol. Do bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn tiền ấu trùng, nên sức chịu đựng của ấu trùng với tác dụng phụ của thuốc yếu, mặt khác khi phát hiện được thì bệnh đã nặng, và hệ sợi nấm thường luồn dưới lớp vỏ kitin, bao phủ mô cơ của ấu trùng tôm, nên rất khó trị. Tuy vậy, nếu phát hiện sớm có thể dùng một số hóa chất diệt nấm như: Malachite Green 0,005-0,01 ppm, Treplan 0,05-0,1 ppm...phun vào bể ấp sẽ có hiệu quả trị bệnh. Chú ý: Do khả năng chịu đựng của bào tử nấm với chlorine rất cao, nên, nếu đợt sản xuất trước đã bị bệnh nấm ấu trùng, để đợt sau không bị bệnh, không nên dùng chlorine để sát trùng bể, nước và dụng cụ. Cần thay thể bằng hóa dược khác như: Iodine, formol... A B C Hình 15: Nấm gây bệnh ở ấu trùng giáp xác A: sợi nấm sinh dưỡng có vách tế bào; B: khuẩn ty của mầm; C: túi bao tử non có các bào tử nguyên thủy 36 3. Sơ lược về lịch sử sản xuất giống tôm sú 3.1. Trên thế giới Nghề nuôi tôm trên thế giới đã xuất hiện cách đây vài thế kỷ, nhưng kỹ thuật hiện đại chỉ mới xâm nhập vào nghề nuôi từ những năm 1930 thế kỷ XX, khi tiến sĩ Motosaku Fujinaga công bố công trình nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo loài tôm he nhật bản (Penaeus japonicus) và mãi đến năm 1964 quy trình về sản xuất tôm bột mới được hoàn thành. Từ đó nghề nuôi tôm mới bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng và thật sự bùng nổ vào thập niên 80 khi con tôm sú sản xuất ra với số lượng lớn. Nhờ chủ động được nguồn giống nên nghề nuôi ngày càng phát triển với nhiều hình thức nuôi khác nhau, vì thế sản lượng tôm trên thế giới tăng dần và đạt 60.200 tấn vào năm 1997. Tôm sú là loài có sản lượng đánh bắt và nuôi hàng đầu trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức Nông Lương thế giới (Food Agriculture Organization-FAO), sản lượng tôm sú năm 1997 chiếm 52% sản lượng tôm nuôi trên thế giới, Đông Nam Á là vùng dẫn đầu chiếm 53.7% tổng sản lượng tôm toàn thế giới trong tổng số 54 quốc gia có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển. Do nhu cầu thị trường ngày càng cao nên nghề nuôi tôm ngày càng phát triển và được cải tiến. Hình thức nuôi công nghiệp đã cung cấp hơn 1/3 sản lượng tôm nuôi nhưng diện tích chỉ chiếm 5% tổng diện tích nuôi. Điều đó chứng tỏ rằng nuôi tôm sú công nhiệp đã mang lại hiệu quả cao cho người nuôi, tạo ra lượng tôm lớn cho nhu cầu xuất khẩu. Lợi nhuận cao trong nghề nuôi tôm có thể đạt 50-80% tổng doanh thu, nó đã tác động đến chính sách phát triển của các nước có tiềm năng nuôi tôm, phát triển nuôi tôm công nhiệp đối với các nước có nghề nuôi tôm phát triển. Hiện nay, trên thế giới có trên 60 quốc gia nuôi tôm tập chung thành hai khu vực chính là Nam Mỹ (các nước tây bán cầu) và Đông Nam Á (các nước đông bán cầu). Các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện thiên nhiên ưu đãi và ứng 37 dụng nhanh về khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng tôm chiếm đến 80% tổng sản lượng tôm trên thế giới. Các nước có sản lượng lớn như là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Banglades, Việt Nam. Bảng 7: Sản lượng tôm sú thế giới năm 2001 Quốc gia Sản lượng (tấn) Thái Lan 276.000 Indonexia 103.603 Ấn Độ 97.100 Việt Nam 50.000 Philippin 40.698 Malaixia 26.352 Đài Loan 2.459 Tổng Số 615.207 (Nguồn: thông tin truyên đề, bộ thủy sản số 4 năm 2003) 3.2. Tình hình nuôi tôm ở việt Nam. Ở Việt Nam nghề nuôi tôm là nghề truyền thống có từ lâu, nuôi tôm với hình thức quảng canh cổ truyền, bán thâm canh với con giống tự nhiên. Theo tổng kết “hội thảo khoa học kỹ thuật về nuôi tôm” lần thứ nhất năm 1987 thì ở nước ta có trạm nghiên cứu NTTS nước lợ (sau là Viện Nghiên Cứu Hải Sản) và trường Đại Học Thủy Sản (nay là Đại Học Nha Trang) nghiên cứu cho tôm he sinh sản nhân tạo với đối tượng tôm he P. merguiensis (tôm thẻ, tôm bạc) và Metapenaeusensis (tôm rảo, tôm đất) tại Quý Kim – Bãi Cháy vào năm 1971, nhưng ấu trùng chỉ phát triển đến giai đoạn zoea, còn ít chuyển sang mysis. Năm 1981-1987 được sự giúp đỡ của FAO và viện nghiên cứu thủy sản nước lợ Hải Phòng, trại tôm giống Quy Nhơn bắt đầu cho đẻ và ương thành công đối tượng tôm thẻ (p. merguiensis) và tôm sú (P. monodon). Đến năm 1990 cả nước đã có 500 trại sản xuất giống tập chung, chủ yếu ở miền Trung, các trại sản xuất giống thời kỳ này có công xuất thấp, khoảng 1-5 triệu Pl15/năm. Theo nguyễn chính (1995), năm 1994, cả nước sản xuất khoảng 1 tỷ tôm Pl15. Số trại sản xuất trên cả nước cũng tăng nên đến 2.086 trại vào năm 1998 và hiện 38 nay nước ta có khoảng 4000 cơ sở sản xuất tôm giống với tổng công xuất 15 tỷ PL15. Các tỉnh Nam Trung Bộ vốn đi đầu về sản xuất tôm giống hiện nay vẫn là nguồn cung cấp giống chủ lực cho vùng và cả nước. Về nuôi thương phẩm, năm 1999 Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng nuôi tôm, năm 2008 xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 477,3 triệu USD, đối tượng chủ yếu là tôm sú (P.monodon) (với 301.634.441 USD) [số liệu của hải quan Việt Nam]. Và cũng năm 2008, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước trên 600 nghìn hecta đạt sản lượng 380 nghìn tấn, chủ yếu là tôm sú theo các phương thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến, trong đó phần lớn là nuôi quảng canh cải tiến. Ngoài đối tượng tôm sú ra, ở các tỉnh ven biển từ miền Trung trở ra phía Bắc đã nuôi tôm thẻ chân trắng khá thành công trên những diện tích nuôi tôm sú trước đây luôn bị dịch bệnh. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là hơn 14 nghìn hecta đạt sản lượng 41 nghìn tấn. Số lượng tôm giống sử dụng nuôi là hơn 20 tỷ tôm sú và 15 tỷ tôm thẻ chân trắng. 3.3. Tình hình dịch bệnh và những nghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh. Dịch bệnh đang là một trong những mối đe dọa cho sự tồn tại của nghề nuôi giáp xác, cụ thể là nghề nuôi tôm. Khi tốc độ NTTS ngày càng nhanh, đặc biệt là nghề nuôi tôm từ hình thức nuôi quảng canh cải tiến đến bán thâm canh thì dịch bệnh ngày càng lớn do ô nhiễm môi trường, con giống kém, Trong đó nguyên nhân đầu tiên là do tôm giống bị bệnh, các bệnh xảy ra cho tôm chủ yếu là bệnh virut đốm trắng (WSSV)., bệnh MBV, bệnh do ký sinh trùng, do dinh dưỡng và gần đây xuất hiện bệnh phân trắng và teo gan ở một vài nơi. Từ những thực trạng đó, nhằm phát triển và duy trì ngành nuôi tôm công nghiệp mà trên thế giới cũng như Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống sạch bệnh đáp ứng nguồn giống tốt cho người nuôi như: 39 + Giữa những năm 70, người Phippin đã nuôi thành công đàn tôm sú giống sạch bệnh với nguồn tôm mẹ ương từ hậu ấu trùng nên đến thành thục và cho đẻ, ương ấu trùng theo quy trình khép kín. Nghiên cứu này đã kiểm soát được bệnh từ tôm bố mẹ. + Hiện nay ở Mỹ và Nhật đang nghiên cứu để sản xuất ra một đàn tôm sú giống không nhiễm MBV bằng cách trứng tôm đã được rửa và ấp trong nguồn nước đã được xử lý bằng Benzal Konium Chlorine (BKC) hoặc Ozon. Các tác giả cũng cho thấy các chất sát trùng không ảnh hưởng tới tỷ lệ nở của trứng và tỷ lệ sống của ấu trùng. + Hiện nay, Công ty Moana (Mỹ) đã sản xuất được tôm sú giống sạch bệnh đưa vào Việt Nam nhưng giá thành cao và không có ý định chuyển giao công nghệ sản xuất tôm giống sạch bệnh cho Việt Nam. Công ty Moana, chuyên về các giải pháp kỹ thuật tiên tiến đối với tôm nuôi, sẽ chuyển ấu trùng tôm sú từ Hawai đến Việt Nam để nuôi thành đàn tôm bố mẹ, từ đó sẽ sản xuất tôm giống chất lượng cao cung cấp cho ngành nuôi tôm ở Việt Nam. + Ở Việt Nam: Chương trình gia hóa khép kín vòng đời và sản xuất tôm sú bố mẹ và tôm sú giống sạch bệnh đã được triển khai tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II từ tháng 06/2004 đến tháng 12/2008 trên cơ sở 2 đề tài nghiên cứu (đề tài nhánh cấp Bộ và đề tài cơ sở cấp Viện) và phối hợp với nguồn kinh phí và chương trình Nghiên cứu sinh của ThS. Nguyễn Duy Hòa tại Đại học Ghent, Bỉ (tài trợ bởi Tổ chức Hợp Tác Phát Triển Các Trường Đại học Flemish – VLIR, Bỉ). Năm 2007, chương trình đã nghiên cứu thành công trong việc khép kín vòng đời tôm sú bố mẹ trong bể nuôi tuần hoàn kín, và sản xuất được sản lượng lớn tôm bố mẹ sạch bệnh và tôm sú giống gia hóa. Hơn 300 cặp tôm bố mẹ sạch bệnh và 7 triệu tôm sú giống gia hóa Pl-15 đã được sản xuất trong năm 2008. 40 Có rất nhiều đề tài nghiên cứu tạo nguồn tôm giống sạch bệnh khác nhưng hiện nay vẫn chưa được áp dụng nhiều, do chi phí tạo ra cao không phù hợp cho các trại giống vừa và nhỏ hoặc khó áp dụng do không có điều kiện. 4. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa 4.1. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa trên thế giới Gia hóa tôm sú ở Thái Lan bắt đầu bằng dự án 6 năm từ năm 1992 đến năm 1998 đã tạo ra được đàn tôm giống thế hệ F2. Quy trình gia hóa bắt đầu bằng việc tuyển chọn những con tôm đạt trọng lượng bình quân từ 50÷70g, ở các ao nuôi thịt thương mại lập thành đàn gia hóa đầu tiên (gọi là F0) những con tôm này được sang lọc sạch bệnh rồi thả nuôi trong ao đất 1.600m2 ở mật độ 4-8 con/m2 với tỷ lệ đực : cái là 1 : 3. Sau 8 tháng, khi tôm cái dạt trọng lượng 150÷180g và tôm đực đạt 80÷10g (tỷ lệ sống khoảng 30%) thì tôm được tuyển chọn và nuôi thành thục cắt mắt trong trại giống. Tôm giống F1 sản xuất được lại được lặp lại quy trình để sản xuất tôm giống F2. Kết quả cho thấy sức sinh sản đạt 300.000 trứng, trung bình cho 30.000 tôm giống cho mỗi tôm mẹ, tỷ lệ đẻ đạt 50%, tỷ lệ nở đạt 30%. Hiện giờ, nghiên cứu tôm sú bố mẹ sạch bệnh tại Thái Lan tập trung chủ yếu ở Trường Đại học Mahidol và Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia về Sinh sản và Cải thiện tôm do nhóm giáo sư chuyên ngành về nghiên cứu tôm và công nghệ sinh học như Prof. Dr Vichai Boonsaeng, Prof. Dr Timothy, W. Flegei, và Prof. Dr. Boonsim Withyachumnarnkul chủ trì với 2 chương trình lớn cho nghiên cứu tôm là Dự án về nghiên cứu dinh dưỡng cải thiện sinh sản tôm và dự án về phát triển và hoàn thiện tôm sú gia hóa và sạch bệnh, cũng nằm trong chương trình hợp tác với CSIRO tại Úc. Các nghiên cứu ở Thái Lan cũng ít được xuất bản chi tiết. Chủ yếu là các bài báo đi riêng từng khía cạnh hoặc tóm tắt các hội thảo chuyên đề Chương trình nghiên cứu về tôm sú bố mẹ sạch bệnh tại Malaysia thuộc Cục Thủy sản Malaysia bắt đầu từ năm 2001 với tham vọng nhằm sản xuất 10 41 tỷ tôm sú sạch bệnh cho sản lượng nuôi đạt 180.000 tấn vào năm 2010. Quy trình gia hóa bắt đầu từ việc tuyển chọn tôm bố mẹ tự nhiên đưa về khu cách ly nhằm tuyển chọn tôm bố mẹ sạch các bệnh nguy hiểm như virus đốm trắng WSSV, virus đầu vàng YHV, virus gây còi MBV, virus gan tụy HPV. Sau khi nuôi ở khu vực sang lọc cách ly 1, tôm được sang lọc các bệnh này và đưa vào khu vực nuôi cách ly 2 gồm các thiết bị nuôi thành thục , cho đẻ và ương nuôi ấu trùng nhằm sản xuất đàn tôm giống sạch bệnh thế hệ F1 dùng cho gia hóa khép kín vòng đời. Quy trình gia hóa lúc này bắt đầu bằng nguồn tôm giống PL15 sạch bệnh thả trong ao ngoài trời lót bạt với các điều kiện kiểm soát an toàn sinh học và chỉ những ấu trùng và tôm giống khỏe cho tăng trưởng và tỷ lệ sống cao được chọn lại cho chương trình nghiên cứu này. Tôm được nuôi trong lồng bè đến 2g thì được đánh dấu và thả nuôi trong ao đến khi đạt kích cỡ thành thục. Trong toàn bộ chu trình nuôi tôm được lấy mẫu sang lọc bệnh 2 tháng/lần. Tôm đực và tôm cái sau đó được tuyển chọn cho hoạt động sản xuất. Sinh sản bằng cách tự giao phối giữa các gia đình trong quần đàn được thiết lập cũng như cho lai chéo giữa 2 quần đàn nhằm giảm thiểu cận huyết và gia tăng nguồn biến dị gen. Quy trình được lặp đi lặp lại từ năm 2003 đến năm 2006 đã sản xuất được tôm sạch bệnh thế hệ F3. Chất lượng tôm sú bố mẹ gia hóa F1, F2 cho thấy mỗi tôm mẹ trọng lượng 80-100g sản xuất bình quân 200.000 Nau cho mỗi lần đẻ và theo tác giả điều này tương đương với tôm bố mẹ tự nhiên nếu so sánh sản lượng ấu trùng trên trọng lượng tôm mẹ. Đặc biệt, tỷ lệ sống của ấu trùng khá cao ở tôm sú gia hóa F2, F3 đạt 57% từ Nau đến PL15 trong khi tôm tự nhiên chỉ đạt 27,8%. Như vậy, hầu hết các chương trình nghiên cứu sản xuất tôm sú bố mẹ được triển khai trong ao đất giai đoạn đầu, sau đó nuôi thành thục trong bể nuôi trong nhà. Gia hóa khép kín vòng đời từ trứng đến bố mẹ để sản xuất tôm sú bố mẹ trong điều kiện bể nuôi an toàn sinh học trong nhà để sản xuất tôm sạch 42 bệnh mới được bắt đầu từ những năm giữa thập niên 1990 tại Hawaii ở Mỹ và CSIRO ở Úc. Kết quả nghiên cứu ở Mỹ hầu như không được công bố trên các tạp chí do bí mật công nghệ của công ty nhằm kinh doanh thương mại tôm sú sạch bệnh. Kết quả nghiên cứu tại úc từ những năm 1997 cũng có quy trình tương tự là chọn lọc tôm bố mẹ tự nhiên sạch bệnh, cũng qua quá trình chọn lọc sơ cấp và thứ cấp để sản xuất tôm 1g sạch bệnh. Quy trình gia hóa sau đó được thực hiện trong hệ thống tuần hoàn kín giá thể cát an toàn sinh học, sử dụng nguồn tôm sạch bệnh 1g nuôi đến 100g cho cắt mắt sinh sản với thời gian gia hóa kéo dài 10÷12 tháng nuôi. Bể nuôi tuần hoàn kín giá thể cát10m2, đường kính 3,6m, độ sâu nước 0,9m. Nước tuần hoàn bằng cơ chế đảo khí và nước chảy tràn 3 lít/phút (50%/ngày), hoặc bể nuôi tuần hoàn giá thể cát thay nước ít (5%/ngày). Độ kiềm 80÷145mg/l thông qua bổ sung định kỳ NaHCO3, nhiệt độ trong bể nuôi khoảng 280C (1997), 290C (2003), độ mặn khoảng 35 phần nghìn, mật độ thả tôm 1g là 10 con/m2 và giảm dần từ tháng thứ 8 xuống còn 3 con/m2, với tỷ lệ đực : cái là 1 : 1. Thức ăn bao gồm mực 30%, nhuyễn thể 20%, trùng biển 5% và thức ăn viên 45%. Với hệ thống và kỹ thuật nuôi này hầu hết tôm thành thục sinh sản ở tháng tuổi 11 và cho sức sinh sản biến động từ 0÷450.000 trứng, tỷ lệ đẻ nở đạt 77,1%, tỷ lệ nở của trứng đạt 31,6%. Nhìn chung, các chương trình nghiên cứu trong thập niên 70 và 80 thế kỷ XX (Aquacop, Seafdec) do thiếu kiểm soát dịch bệnh đầu vào và triển khai trong ao đất nên các vấn đề an toàn sinh học không được kiểm soát nên cuối cùng bỏ dỡ và không thương mại hóa được. Các chương trình nghiên cứu kể từ những năm cuối thập niên 90 (CSIRO, Malaysia, Viện NTTS 2) do kiểm soát được vấn đề dịch bệnh nên chương trình tồn tại được nhiều năm và đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy tôm tự nhiên có hiệu quả sinh sản cao hơn tôm nuôi ao và tôm gia hóa về phương diện thành thục, bắt cặp và sinh sản, chất lượng sinh sản (Moor và ctv, 1974). Giải thích về sự kém chất lượng của tôm nuôi trong ao đất với tôm tự nhiên chủ yếu tập trung 43 vào các lý do như chất lượng dinh dưỡng kém, cận huyết, chất lượng tôm đực và tôm cái kém. Chúng ta có thể thấy các khó khăn về chất lượng tôm sú gia hóa là sức sinh sản chưa cao, tỷ lệ giao vỹ thấp, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở thấp. 4.2. Tình hình nghiên cứu về tôm sú gia hóa tại Việt Nam Tại Việt Nam, đã có nhiều chương trình nghiên cứu trong nước về tôm sú bố mẹ được báo cáo. Từ những năm 1984 tại Việt Nam đã có nhiều chương trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo tôm sú của Viện Nghiên cứu Hải sản, Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III, Viện Nghiên cứu Biển Năm 1984÷1990, Viện Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống tôm biển trên một số loài có giá trị kinh tế trong đó có tôm sú (Đoàn Văn Đẩu, 1990). Năm 1986÷1994 Viện Nghiên cứu Biển đã thành công trong việc nghiên cứu sự thành thục sinh dục của tôm sú trưởng thành và sự sinh sản của tôm sú mới trưởng thành trong điều kiện nuôi nhốt trong bể xi măng và lồng nuôi vên biển. Kết quả tôm lột xác, giao vỹ, thành thục và đẻ sau 28 ngày cắt mắt, tỷ lệ sống của ấu trùng đến PL15 có thể lớn hơn 50%. Năm 1987÷1998, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất tôm Vũng Tàu – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II nghiên cứu thành công việc nuôi vỗ tôm sú bố mẹ trong bể xi măng có nhiều nguồn gốc khác nhau từ biển, đầm nuôi quảng canh. Kết quả sau 21÷45 ngày nuôi tỷ lệ thành thục lớn hơn 30%, thu được ấu trùng từ 200.000÷300.000/ cá thể, đồng thời xây dựng quy trình sản xuất giống tôm sú chất lượng cao. Năm 1988÷1996, Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Hải sản - Trường Đại học Thủy sản thử nghiêm sản xuất giống tôm sú từ nguồn tôm bố mẹ giao vỹ tự nhiên và cấy ghép tinh nhân tạo bằng phương pháp cắt mắt trong bể xi măng , kết quả thu được là tỷ lệ thành thục 88,8%, sức sinh sản thực tế 475.000 ấu trùng/tôm mẹ, tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea lớn hơn 80%. Đối với 44 tôm mẹ cấy tinh nhân tạo có tỷ lệ thành thục 83.3%, sức sinh sản thực tế 465.000 ấu trùng/ tôm mẹ, tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea lớn hơn 75%. Năm 1993÷1996, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã nghiên cứu tạo ra nguồn tôm sú bố mẹ thành thục bằng phương pháp nuôi lồng trên biển tại Khánh Hòa và đối chứng trên bể xi măng với nguồn tôm thí nghiệm có nguồn gốc từ ao, đầm nuôi. Kết quả cho thấy hình thức nuôi lồng có tỷ lệ thành thục lần lượt là 44%, 68%, sức sinh sản thực tế 283.000÷458.000 ấu trùng/tôm mẹ, tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea 82%÷87,5% và hình thức nuôi trên bể xi măng với tỷ lệ thành thục là 86,6%. Năm 1995÷2000 , Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giống Hải sản Miền Bắc (Cát Bà)-Viện Nghiên cứu Hải sản (nay thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I) đã nghiên cứu thử nghiệm nuôi vỗ tôm sú bố mẹ tại vịnh Hạ Long và Cát Bà đồng thời sau đó áp dụng và từng bước hoàn thiện công nghệ nuôi vỗ tôm sú bố mẹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành thục từ 77,7%÷100%, sức sinh sản thực tế 358.000 ấu trùng/ tôm mẹ. Năm 2000÷2001 Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất tôm Vũng Tàu (nay là Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ)- Viện NCNTTS II đã tiến hành đề cấp Bộ về nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học và kỹ thuật làm cơ sở khoa học cho chương trình cải thiện chất lượng di truyền tôm sú tại Việt Nam. Trong đó với nội dung xây dựng đàn tôm sú bố mẹ nhân tạo làm vật liệu phục vụ nghiên cứu đã bước đầu nuôi vỗ được đàn tôm sú trong điều kiện nhân tạo từ các nguồn gốc khác nhau. Kết quả tỷ lệ thành thục lớn hơn 30%, sức sinh sản thực tế 200.000 ấu trùng/ tôm mẹ, thu được 127.000 PL15 đạt tiêu chuẩn chất lượng. Mặc dù, nhiều chương trình nghiên cứu trong nước về tôm sú bố mẹ được báo cáo nhưng việc khép kín vòng đời tôm sú từ trứng đến tôm mẹ và tạo ra các thế hệ gia hoá trong điều kiện nuôi bể trong nhà ở Việt Nam lần đầu tiên đã thành công và bước đầu thương mại hóa quy mô nhỏ đó là chương 45 trình gia hoá khép kín vòng đời và sản xuất tôm sú bố mẹ và tôm sú giống sạch bệnh được triển khai tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II từ tháng 06/2004 đến tháng 12/2008 trên cơ sở 2 đề tài nghiên cứu (đề tài nhánh cấp Bộ và đề tài cơ sở cấp Viện) phối hợp với nguồn kinh phí và chương trình Nghiên cứu sinh của ThS. Nguyễn Duy Hòa tại Đại học Ghent, Bỉ (tài trợ bởi Tổ chức Hợp tác Phát triển các Trường Đại học Flemish – VLIR, Bỉ). Chương trình hầu như thất bại trong 2 năm đầu tổ chức và triển khai nghiên cứu do những hạn chế trong quản lý nghiên cứu và cách tiếp cận về hệ thống nuôi và dinh dưỡng trong quá trình khép kín vòng đời tôm sú và sản xuất tôm sú bố mẹ sạch bệnh. Đến giữa năm 2006, thông qua các quan hệ hợp tác với tổ chức CSIRO (Úc), Viện Hải dương Hawaii (Ocean Institute of Hawaii) và thông qua chương trình Nghiên cứu sinh của cán bộ Viện NCNTTS II tại đại học Ghent, Bỉ, chương trình nghiên cứu tại Viện NC NTTS II đã tiếp cận được những tiến bộ về công nghệ tuần hoàn và các biện pháp an toàn sinh học trong phát triển hệ thống nuôi tôm mẹ, nghiên cứu thức ăn cho các giai đoạn nuôi tăng trưởng và thành thục, ứng dụng công nghệ sinh học trong sàng lọc bệnh các bệnh virus (WSSV, YHV, MBV, HPV) 2 giai đoạn (nuôi sàng lọc cách ly sơ cấp và thứ cấp). Nhờ đó năm 2007 chương trình đã thành công trong việc khép kín vòng đời tôm sú bố mẹ trong bể nuôi tuần hoàn kín giá thể cát (dưới đáy hệ thống có lớp san hô và một lớp ống gồm 2 loại, một loại có lỗ và một loại không có lỗ đan xen nhau, phía trên gần mặt nước có vòi đẩy nước xuống và một vòi hút nước ra. Nhờ đó luôn có một dòng nước mới vừa chảy vòng quanh bể và vừa đảo đều từ trên xuống dưới. Hệ thống này gọi là hệ thống tuần hoàn kín đáy cát để tạo ra hệ sinh thái gần như môi trường tự nhiên) và đã sản xuất được sản lượng lớn tôm bố mẹ sạch bệnh và tôm sú giống gia hoá (hơn 300 cặp tôm bố mẹ sạch bệnh và 7 triệu tôm sú giống gia hoá PL15 được sản xuất trong năm 2008). Kết quả nuôi tăng trưởng, thành thục và sinh sản cho thấy pha nuôi tăng trưởng từ 1g đến 40g cho tỉ lệ sống khá cao, từ 46 81,56÷84,33% với thời gian nuôi 4 tháng, pha nuôi tăng trưởng tôm cái từ 40g đến 80g, tôm đực từ 40g đến trên 60g đạt tỉ lệ sống 62,29÷67,93% tương ứng thời gian nuôi 95 ngày. Nuôi thành thục tôm cái từ 80g đến trên 100g và tôm đực từ 60g đến trên 70g khoảng 2÷3 tháng có thể tiến hành cắt mắt sinh sản. Kết quả cắt mắt sinh sản 45 tôm cái bước đầu cho thấy: tỉ lệ sống tôm mẹ sau cắt mắt đạt 95,55%, tỉ lệ tôm thành thục buồng trứng giai đoạn IV đạt 97,67%, tỉ lệ tôm sinh sản đạt 88,09%, tỉ lệ đẻ bình quân/tôm mẹ đạt 3,56 lần, tỉ lệ nở của các lần đẻ đạt 95,54%. Tính trên 132 lần đẻ (126 lần đẻ nở được) của bình quân số tôm đẻ từ 12 bể nuôi tôm mẹ cho thấy: Sức sinh sản bình quân đạt 291.875±43.958 trứng/lần đẻ, sản lượng ấu trùng đạt 205.609±32.251 ấu trùng nauplii/lần đẻ, tỉ lệ nở bình quân của trứng tính cả những lần đẻ không nở đạt 64,54±9,38%, tỷ lệ nở bình quân của trứng chỉ tính những lần đẻ nở đạt 68,08±7,01% và tỉ lệ biến thái ấu trùng đạt 94,46±2,16%. Tôm nuôi thành thục được bổ sung 60% thức ăn viên bán ẩm cải thiện được tỉ lệ nở và tỉ lệ biến thái ấu trùng (P<0,05). Kết quả này cho thấy triển vọng rất lớn trong việc sản xuất đồng loạt tôm bố mẹ nhân tạo sạch bệnh phục vụ cho ngành công nghiệp nuôi tôm sú của nước ta. Tuy nhiên, hiện tượng bắt cặp tự nhiên thấp, tỷ lệ nở thấp, đặc biệt rất nhiều lần đẻ trứng không nở mặc dù vẫn có túi tinh trong thelycum của tôm cái là những khó khăn nổi bật về chất lượng sinh sản tôm gia hoá và cần được nghiên cứu để hoàn thiện hơn quy trình sản xuất tôm sú bố mẹ trước khi có thể thương mại hóa đại trà. 47 Lựa chọn tôm bố mẹ tham gia sinh sản Hình 16 : Sơ đồ gia hóa sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh trong hệ thống tuần hoàn kín. 48 Tôm bố mẹ tự nhiên sàng lọc sạch bệnh qua 2 bước cách ly sơ cấp và thứ cấp Sản xuất tôm giống PL15 trong điều kiện an toàn sinh học, sang lọc tôm sạch bệnh Ương tôm PL15 đến tôm 1g, sàng lọc dịch bệnh Tuần hoàn nước cao Che tối hoàn toàn Thức ăn viên, thức ăn tươi sống Pha 1: nuôi tôm 1g đến 40- 50g trong bể nuôi tuần hoàn giá thể cát, sàng lọc bệnh cuối giai đoạn Pha 3: nuôi tôm 80g đến 120g trong bể nuôi tuần hoàn kín giá thể cát, sàng lọc bệnh cuối giai đoạn Pha 2: nuôi tôm 40g đến 80g trong bể nuôi tuần hoàn kín giá thể cát, sàng lọc bệnh cuối giai đoạn PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu * Thời gian: 4/4->31/5/2012 * Địa điểm: Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam Bộ_167 Thùy Vân, TP Vũng Tàu. 2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu Vũng Tàu Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão. 3. Đối tượng nghiên cứu Tôm sú gia hóa thuộc các dòng + Dòng Đà Nẵng (dòng thuần) + Dòng ♀ Rạch Gốc + ♂ Đà Nẵng (lai chéo) + Dòng Châu Phi (ngoại nhập) 49 Về cơ bản đặc điểm hình thái cấu tạo thì 3 dòng này gần như giống nhau, không thể phân biệt bằng mắt thường. Khi chuyển về nghiên cứu thì phải đánh dấu để nhận biết. Dòng Đà Nẵng: nhập tôm bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên tại vùng biển Đà Nẵng, sau đó cho sinh sản lấy F1 nuôi tới 120-180g (với tôm cái), 80-120g ( đối với tôm đực) làm tôm bố mẹ. Quá trình nuôi vỗ F1 của tôm tự nhiên gọi là gia hóa tôm sú. Dòng ♀ Rạch Gốc + ♂ Đà Nẵng: cũng tương tự như dòng Đà Nẵng, F1 của tôm bố mẹ tự nhiên được nuôi trong điều kiện an toàn sinh học, sử dụng hệ thống nuôi tuần hoàn. Trong quá trình nuôi được kiểm soát tối đa về dịch bệnh. Trước khi cho tham gia sinh sản được sàng lọc và xét nghiệm đầy đủ. Dòng Châu Phi: PL15 được nhập từ một công ty giống ở Bình Thuận, tôm bố mẹ có nguồn gốc Châu Phi. Tôm Châu Phi có đặc điểm là trọng lượng nhỏ: tôm cái từ 90-135g, tôm đực 65-100g. Sau đó được gia hóa cùng một quy trình với các dòng nội địa. Tôm bố mẹ cũng đảm bảo sạch bệnh và sức khỏe tốt trước khi cho tham gia sinh sản. 4. Nội dung nghiên cứu - Biến động các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm - Buồng trứng + Mô tả các dạng buồng trứng giai đoạn 4 - Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa + Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối) + Sức sinh sản tương đối + Sức sinh sản thực tế + Tỷ lệ thụ tinh + Tỷ lệ nở 50 5. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu Có 3 công thức thí nghiệm. Công thức 1 (CT1): Dòng tôm sú Đà Nẵng (dòng thuần) 51 Nghiên cứu buồng trứng, khả năng sinh sản và những tác động nên tỷ lệ nở của các dòng tôm sú gia hóa (Penaeus monodon) Biến động các yếu tố môi trường Buồng trứng Tỷ lệ nở Các yếu tố môi trường Sức sinh sản tương đối Sức sinh sản thực tế Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối) Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa Tỷ lệ thụ tinh Kết luận và đề xuất Mô tả các dạng buồng trứng giai đoạn IV. Công thức 2 (CT2): Dòng tôm sú ♀Rạch Gốc + ♂Đà Nẵng (lai chéo) Công thức 3 (CT3): Dòng tôm sú Châu Phi (ngoại nhập) - Tôm được nuôi trong các bể xi măng có thể tích 6m3. - Cho đẻ trong bể composit có thể tích 1-2m3, trứng được ấp trong bể composit 0.5m3. - Tôm mẹ cấy tinh sau khi lột xác, tiến hành cắt mắt sau 5 đến 7 ngày để kích thích sinh sản. - Tôm được buộc đuôi và đeo dấu mắt để theo dõi từng con trong bể. - Các yếu tố phi thí nghiệm trong các bể được kiểm soát. - Các chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng: Tôm được nuôi ở các bể cho ăn thức ăn giống nhau và chế độ chăm sóc quản lý như nhau. 7. Phương pháp thu thập số liệu 7.1. Xác định các yếu tố môi trường - Xác định nhệt độ bằng nhiệt kế - Xác định độ mặn bằng tỷ trọng kế - Xác định PH bằng bộ test PH Bảng 8: Xác định các yếu tố môi trường Yếu tố Dụng cụ đo Thời gian đo Độ chính xác T0 (0C) Nhiệt kế 7 – 14h 0.5 Độ mặn Tỷ trọng kế 7h 0.5 PH Test PH 7 – 14h 0.5 7.2. Xác định các yếu tố sinh học - Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu + Tính tổng lượng trứng: 52 Trứng sau khi thu cho vào xô nhựa có thể tích nhất định. Tiến hành đảo đều dùng pipet hút 5 lần, mỗi lần 1ml cho vào đĩa Peptri và soi lên kính hiển vi đếm và lấy giá trị trung bình của 5 mẫu. Số lượng trứng trong cốc (số trứng) + Số lượng trứng =------------------------------------- x V (thể tích của bể) ml v cốc (ml) Số lượng trứng + Sức sinh sản tương đối = -------------------------------- Khối lượng tôm mẹ (g) Số lượng Nauplius + Sức sinh sản thực tế = ------------------------------ Khối lượng tôm mẹ (g) + Tỷ lệ thụ tinh Số trứng được thụ tinh TLTT (%) = --------------------------- x 100 Tổng số trứng + Tỷ lệ nở: Số trứng nở TLN (%) = ---------------------- x 100 Tổng số trứng 8. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu - Tôm đưa vào làm thí nghiệm thuộc 3 dòng, tôm được đánh dấu đuôi, dấu mắt để phân biệt giữa các dòng trong thí nghiệm và giữa các con trong 1 bể. 53 - Nuôi vỗ sinh sản trong bể xi măng - Cho tôm đẻ và ấp trứng trong bể composit. - Các dụng cụ để đo các yếu tố môi trường: Máy đo pH, nhiệt kế, tỷ trọng kế.... - Cân điện tử, thước. - Đĩa Peptri, lam kính, lamen, pipet. - Kính hiển vi. - Vợt, khay, cốc nhựa. 9. Phương pháp xử lý số liệu. - Sử dụng phần mềm excel 2007 54 PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Biến động các yếu tố môi trường trong các bể thí nghiệm 1.1. Nhiệt độ Bảng 9. Nhiệt độ trong các bể thí nghiệm Công thức Sáng MIN→MAX Chiều MIN→MAX CT1 27.80→28.22 28.23→28.75 CT2 27.90→28.20 28.10→28.80 CT3 27.95→28.22 28.30→28.80 Hình 17: Nhiệt độ trong các bể thí nghiệm Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, phát triển của động vật thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng. Trong quá trình làm thí nghiệm chúng ta thấy nhiệt độ nằm trong khoảng 27.8-28.80C. Đây là ngưỡng nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của tôm sú. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các bể là không đáng kể, không ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên có một số ngày nhiệt độ vượt ngưỡng cho phép phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và sức 55 Bảng nhiệt độ 27.2 27.4 27.6 27.8 28 28.2 28.4 28.6 28.8 29 5/4→11/4 12/4→18/419/4→25/4 26/4→2/5 3/5→9/5 19/5→25/5 27.4 27.6 27.8 28 28.2 28.4 28.6 28.8 29 CT1 Sáng CT1 Chiều CT2 Sáng CT2 Chiều CT3 Sáng CT3 Chiều sinh sản của tôm. Nhiệt độ giảm buồng trứng chậm phát triển, tỷ lệ nở giảm và gây tình trạng bỏ ăn, biếng ăn 1.2. PH Bảng 10. PH trong các bể thí nghiệm. Công thức Sáng MIN→MAX Chiều MIN→MAX CT1 7.665→7.700 7.750→7.770 CT2 7.670→7.695 7.760→7.780 CT3 7.670→7.690 7.740→7.780 Bảng đo PH 5/4→25/5 7.6 7.62 7.64 7.66 7.68 7.7 7.72 7.74 7.76 7.78 5/4→11/4 12/4→18/4 19/4→25/4 26/4→2/5 3/5→9/5 19/5→25/5 7.6 7.62 7.64 7.66 7.68 7.7 7.72 7.74 7.76 7.78 7.8 CT1 Sáng CT1 Chiều CT2 Sáng CT2 Chiều CT3 Sáng CT3 Chiều Hình 18: Diễn biến PH Cũng giống như nhiệt độ, pH là một yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của tôm sú, nếu các yếu tố môi trường trong đó có pH nằm trong ngưỡng thích hợp cho tôm sú phát triển thì chúng sẽ phát triển tốt. Trong quá trình làm thí nghiệm pH chênh lệch giữa các bể không đáng kể, pH dao động từ 7.665-7.780 nằm trong ngưỡng phát triển tốt cho tôm sú. 56 2. Buồng trứng * Mô tả các dạng buồng trứng giai đoạn 4 Trong phần I như đã trình bày, buồng trứng tôm phát triển qua 5 giai đoạn. Trong phần này tôi xin mô tả các dạng buồng trứng phát triển ở giai đoạn 4, những dạng nào có thể đẻ ngay trong đêm, dạng nào chưa đẻ ngay để việc bắt tôm cho đẻ thuận lợi, tránh tình trạng tôm bị bắt nhiều lần không đẻ có thể trứng bị thoái hóa, ảnh hưởng tới tỷ lệ nở và sức khỏe của tôm. 57 Hình 19: Các dạng buồng trứng giai đoạn 4 Buồng trứng của tôm phát triển ở đầu ngực và thân, nhưng do khó quan sát bằng mắt thường nên tôi chỉ mô tả buồng trứng ở phần thân tôm, nơi dễ quan sát nhất bằng mắt thường dưới ánh đèn pin. Hình 19.I. Buồng trứng phát triển đầy đủ trải dài từ đầu đến đuôi, ở đốt giáp đầu ngực trứng xệ sang hai bên, đường trứng đều và đậm. Đây là dấu hiệu cho biết trứng đã phát triển ở giai đoạn 4 và tôm có khả năng đẻ ngay trong đêm. Hình 19.II. Buồng trứng phát triển hơi mờ, phần giữa thân trứng chưa đầy, các đặc điểm khác giống với 19.I, dạng này cũng có khả năng đẻ ngay trong đêm Hình 19.III. Buồng trứng phát triển 2/3 chiều dài thân, nơi có trứng đều và đậm. Dạng này cũng có khả năng đẻ ngay. Hình 19.IV. Trứng phát triển không cân, trứng chỉ chảy xệ bên trái. Nhưng đường trứng đều, đậm. Tôm đẻ trong đêm. Hình 19.V. Trứng phát triển lệch phải, các đặc điểm khác giống 19.IV Hình 19.VI. Trứng phát triển lệch trái, phần giữa thân tôm trứng hơi mờ. Tôm đẻ ngay trong đêm. Hình 19. VII. Trứng phát triển lệch phải, các đặc điểm khác như 19.VI Hình 19.VIII. Trứng phát triển 1/3 thân tôm. Dạng này buồng trứng chưa đầy đủ, tôm cần được nuôi vỗ thêm. Dạng này tôm chưa đẻ ngay. 58 Theo nghiên cứu của chúng tôi, đối với tôm sú có sức sinh sản tốt thì cứ 3 ngày tôm đẻ một lần kể từ lần sinh sản đầu tiên, sau khoảng 2-4 lần đẻ tôm lột xác, sau 12-15 ngày lột tôm tiếp tục đẻ. Trong đời tôm sú đẻ khoảng 6 lần. Cá biệt có những con chỉ đẻ 1-2 lần, có con không đẻ hoặc chết sau vài ngày đưa vào nuôi vỗ. Việc tôm chết hay khả năng sinh sản kém làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả nghiên cứu chung về sức sinh sản của tôm sú gia hóa và kinh tế trong việc sản xuất giống. Việc tôm chết trong quá trình nuôi vỗ được xác định là do một số nguyên nhân: - Tôm bị sốc đột ngột sau khi cắt mắt - Tôm sau khi chuyển qua nuôi vỗ phát sinh một số bệnh như đen mang, mòn các phụ bộ, hay chết do lột xác Vì vậy việc chăm sóc và quản lý tôm phải được đặc biệt quan trọng để có chất lượng sinh sản cao. Đối với tôm mới chuyển qua, sau khi cắt mắt cần được sát trùng và cách ly trong môi trường nước tốt, không nên thả ngay tôm vào bể nuôi vỗ. Việc sát trùng và cách ly có tác dụng ngăn ngừa mầm bệnh, tránh vi khuẩn trong nước tấn công khi tôm đang yếu và sốc nhiệt độ sau cắt mắt. Ngoài ra tôm chết do lột xác là do yếu tố dinh dưỡng và các điều kiện thủy lý, thủy hóa trong bể nuôi không đảm bảo. Khi phát hiện tôm chết do lột xác cần thay nước bể nuôi, đồng thời kiểm tra các thông số môi trường như NH3, NO3và bổ xung thức ăn chứa nhiều canxi. Tôm chết do nguyên nhân này thường bể nuôi đó kém ăn hoặc bỏ ăn từ 2-3 ngày trước đó. Vì thế cần điều tra rõ nguyên nhân tại sao tôm bỏ ăn, ăn kém để khắc phục kịp thời. Trong thời gian thực tập ngắn ngủi những nghiên cứu và nhận định của chúng tôi chưa 59 thực sự đầy đủ nên cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này nhằm nâng cao tỷ lệ sống cho tôm mẹ. Trở lại với vấn đề buồng trứng, khi buồng trứng chưa phát triển đến mức độ cực đại tôm vẫn tham gia sinh sản. Đây là vấn đề sinh lý và tập tính của tôm. Quan trọng là trong công tác nuôi vỗ làm thế nào để buồng trướng của tôm phát triển tốt nhất trước khi sinh sản. Khi buồng trứng phát triển kém thì lượng trứng đẻ ít, tỉ lệ nở thấp làm ảnh hưởng rất lớn đến sức đẻ của tôm. Nguyên nhân do một số yếu tố môi trường tác động lên tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng cho tôm. Vì thế trong quá trình nuôi vỗ cần xiết chặt quản lý chất lượng nước và tình trạng sử dụng thức ăn của tôm sú để có biện pháp khắc phục. Quan sát của tôi cho thấy các cá thể tôm mẹ có những con có những con buồng trứng phát triển rất tốt, ngay sau 24h sinh sản buồng trứng đã phát triển giai đoạn 3. Những con này trong quá trình nuôi vỗ chúng sử dụng tốt nguồn thức ăn và sức khỏe tốt. Qua tham khảo tài liệu và ý kiến của những kỹ sư lâu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cho đẻ được biết sức sinh sản của tôm mẹ tự nhiên nếu nuôi vỗ tốt thì sức đẻ khá lớn từ 0.9→2.5 triệu trứng/lần đẻ, nhưng một số trại cũng sử dụng tôm mẹ tự nhiên cho sinh sản chỉ đạt lượng trứng từ 0.6→2.0 triệu trứng/lần đẻ. Điều này được lý giải là do thức ăn (các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và tác dụng của các thành phần này nên sức sinh sản của tôm sú sẽ được trình bày trong phần sức sinh sản). Vậy tại sao tôm mẹ tự nhiên lại có sức đẻ lớn như vậy, trong khi tôm sú gia hóa chỉ đạt 0.3→1.2 triệu trứng/lần đẻ, cao nhất cũng chỉ 1.8 triệu trứng. Trong khi nuôi vỗ cùng thức ăn, chế độ chăm sóc và môi trường gần như nhau mà sức đẻ tôm tự nhiên trung bình khoảng 1.2 triệu, còn tôm sú gia hóa trung bình đạt 0.57 triệu trứng/lần đẻ. Để giải thích thắc mắc này tôi xin trình bày một số quan điểm trong phần sau. 60 3. Khả năng sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa 3.1. Sức sinh sản (sức sinh sản tuyệt đối) Để phát triển nuôi thương phẩm tôm sú điều không thể không quan tâm, đó là con giống. Càng đi lên phát triển nuôi tôm sú quy mô lớn, nuôi công nghiệp chúng ta càng cần một số lượng lớn con giống. Lúc này chúng ta không thể dựa vào con giống tự nhiên, vì vậy con người đã đánh bắt tôm bố mẹ về nuôi để cho đẻ trong điều kiện nhân tạo. Những năm gần đây người ta sử dụng F1 của tôm mẹ tự nhiên nuôi thành tôm bố mẹ cho sinh sản nhân tạo gọi là tôm sú gia hóa. Tôm sú gia hóa là một vấn đề kỹ thuật khá phức tạp. Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ đang nuôi và cho 3 dòng tôm sú gia hóa đẻ trứng, sức đẻ trứng của 3 dòng tôm sú gia hóa như thế nào, chúng ta hãy xem kết quả thu được của chúng tôi trên bảng 11, hình 20. Bảng 11: Sức sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa Công thức Trứng/ lần đẻ CT1 525.290 CT2 609.200 CT3 547.940 525.29 609.20 547.94 480.00 500.00 520.00 540.00 560.00 580.00 600.00 620.00 Sức sinh sản Series1 Series2 Series3 61 Hình 20: Biểu đồ sức sinh sản Sức sinh sản là yếu tố đầu tiên để đánh giá chất lượng tôm mẹ. Nếu tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở lớn mà sức đẻ thấp thì hiệu quả đem lại chưa chắc cao. Nhìn trên biểu đồ ta nhận thấy một điều rất rõ ràng là sức đẻ của dòng lai chéo là tốt nhất đạt 609.200 trứng/lần đẻ, tiếp đến là dòng Châu Phi đạt 547.940, thấp nhất là dòng thuần 525.290. Nếu chỉ nhìn trên số liệu ta thấy một điều hơi lạ là tại sao dòng thuần lại đẻ kém hơn dòng ngoại nhập và càng thấp hơn dòng lai chéo? dòng lai chéo lại có sức sinh sản lớn nhất là do. + Dòng lai chéo ♀RG + ♂ĐN. Con cái là dòng Rạch Gốc được biết đến là nơi có chất lượng tôm tốt, khỏe, có sức sinh sản cao. + Điều kiện tự nhiên và khí hậu giữa hai vùng tôm bố mẹ sinh sống là tương đương nhau không ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu. + Tôm bố và tôm mẹ ở hai vùng khác nhau tuy có cách ly về địa lý nhưng vẫn là một loài, không có gì khác nhau về tập tính, đặc điểm sinh sản và hình thái. Mà khi cách ly về địa lý thì ít có khả năng cận huyết. Từ những nguyên nhân trên ta thấy dòng lai chéo có sức sinh sản tốt nhất là hợp lý. Vậy tại sao dòng Châu Phi lại có sức đẻ lớn hơn dòng thuần? trong khi dòng thuần là giống bản địa, Châu Phi là dòng ngoại nhập? + Dòng Châu Phi có một đặc điểm nổi bật là chúng sử dụng nguồn thức ăn khá tốt mặc dù khi mới đưa vào nuôi vỗ dòng ngoại nhập này khá biếng ăn và thích nghi kém hơn so với dòng nội địa. Nhưng sau một thời gian nuôi vỗ chúng lại ăn tốt hơn và khỏe hơn dòng nội địa. Điều quan trọng nhất chúng ta thấy là sức đẻ của cả ba dòng có chênh lệch nhau nhưng không nhiều. Nếu xử lý thống kê bằng ANOVA, kiểm định 62 LSD0,05 so sánh sức đẻ của chúng thì sự khác nhau không có ý nghĩa. Vậy thử so sánh thực tế chúng có gì khác biệt? Bảng 12: Đánh giá hiệu quả kinh tế chênh lệnh Nghiên cúu Thực nghiệm Kết quả Ghi chú Hiệu số sức sinh sản CT2 – CT1 609.200 – 525.290 83.910 (trứng) Tỷ lệ nở (TB) 59.13 % 49.620 (Nau) Tỷ lệ PL15 60% 29.772 (PL15) Theo kỹ sư Nguyễn Thành Luân Hiệu quả kinh tế 100đ /PL15 2.977.200 đ/lần đẻ Vậy với một tôm mẹ có sức sinh sản tốt hơn thì hiệu quả kinh tế tăng thêm 2.977.200 đ /lần đẻ, trung bình tôm đẻ 6 lần trong đời thì hiệu quả kinh tế trên một tôm mẹ tăng thêm 17.863.250 đ . Nếu cho đẻ với số lượng lớn và thời gian dài thì hiệu quả của những tôm mẹ này là rất lớn. Sức đẻ của tôm phụ thuộc rất lớn về dinh dưỡng và thức ăn. Các nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn động vật đã cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất góp phần quyết định đến chất lượng thành thục và sinh sản của động vật. Ở tôm Penaeid nói chung, tôm sú nói riêng trong quá trình thành thục, dinh dưỡng dự trữ từ gan tụy (hepatopancreas) được huy động phục vụ cho sự thành thục của buồng trứng thông qua quá trình tổng hợp noãn hoàng. Các mô dự trữ ở gan tụy nhanh chóng cạn kiệt, vì vậy thức ăn thành thục là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho quá trình phát triển trứng và điều này càng quan trọng đối với tôm sú trong quá trình nuôi nhốt. Chamberlain và Lawrence (1983) cũng cho biết gan tụy của 2 loài tôm P. setiferus và P. 63 aztecus chứa một lượng khá ít chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển buồng trứng, vì vậy hầu hết dưỡng chất phải được cung cấp từ thức ăn. Ngoài ra, theo tổng quan của Benzie (1997) thì trong thực tế hầu hết các nghiên cứu nâng cao chất lượng tôm bố mẹ tập trung vào lĩnh vực dinh dưỡng, bởi đã có những bằng chứng rõ rệt về sự khác biệt thành phần thức ăn dùng cho tôm mẹ giữa các trại giống đều cho kết quả khác nhau về sản lượng trứng và chất lượng ấu trùng (Menasvesta và ctv, 1993). Các nguồn dinh dưỡng tích lũy ở trứng chủ yếu đến từ cơ thể tôm mẹ nên số lượng trứng và chất lượng trứng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thức ăn. Thức ăn sử dụng cho tôm sú mẹ là mực, trùn biển và hầu sữa. Khi chúng ta cắt mắt để kích thích cho quá trình sinh sản tôm mẹ thì chúng ta cho ăn thêm ốc càng, vì ốc càng sẽ kích thích quá trình lên trứng. Bốn loại thức ăn ốc càng, mực, trùn biển, hầu sữa chúng ta sử dụng để nuôi chúng là các loại thức ăn được sử dụng nhiều và cho kết quả thành thục và sinh sản tốt. Phân tích thành phần axit béo của Marsden và ctv (1992), cũng như của Viện nghiên cứu NTTS II và Đại học Ghent (Chương trình Nghiên cứu sinh của ThS. Nguyễn Duy Hòa) cho thấy, các nguồn thức ăn này chứa lượng có ý nghĩa DHA, EPA và ARA. Nhóm EPA và ARA là dẫn xuất của hormone prostaglandin, là hormone rất quan trọng cho quá trình thành thục và đẻ trứng; trong khi DHA có ý nghĩa trong việc phát triển hệ thống thần kinh trung ương của giáp xác. Vì thế, EPA và ARA có vai trò trong nâng cao sản lượng trứng (EPA, ARA) và tỷ lệ đẻ (ARA) ở tôm Penaeid trong khi DHA có vai trò nâng cao tỷ lệ nở của trứng (Meunpol, 2005b). Kết quả nghiên cứu của Coman và ctv (2007) cho thấy, việc thay thế một phần thịt mực và nhuyễn thể bằng thịt tôm trong thức ăn của tôm bố mẹ làm giảm có ý nghĩa (P<0,05) các chỉ tiêu như tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng. Ngoài ra, kết quả Nghiên cứu sinh của ThS. Nguyễn Duy Hòa (chưa xuất bản) cũng cho thấy, trong thời gian nuôi thành thục từ khối lượng 80g đến trên 100g/con mà 64 không sử dụng trùn biển (chứa ARA và EPA cao hơn DHA) thì tỷ lệ đẻ và sức sinh sản giảm rõ rệt ở đàn tôm này so với đàn tôm trước đó nuôi thành thục có bổ sung trùn biển. Điều này càng khẳng định kết quả nghiên cứu của các tác giả đã đề cập về vai trò của EPA và ARA trong việc nâng cao sản lượng trứng và tỷ lệ đẻ. Vì vậy, vận dụng các hiểu biết này chúng ta có thể phối chế loại thức ăn tươi sống và bán ẩm trong tương lai vừa nâng cao tỷ lệ nở và sản lượng trứng cho tôm sú nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng ấu trùng. Ở tôm sú bố mẹ nhu cầu đạm protein ít nhất 50% (Marsden và ctv, 1997). Các chương trình gia hoá tôm sú bố mẹ cũng sử dụng thức ăn tươi sống như ốc càng, mực, hầu, trùn biển đều có hàm lượng đạm khá cao trong khi thức ăn viên sử dụng trong nuôi tôm mẹ của Aquacop cao nhất cũng chỉ đạt 60%. Trên thực tế, thức ăn độ đạm cao có ý nghĩa cho tăng trưởng hơn là thành thục, trong khi lipid (đặc biệt axít béo) mới là dinh dưỡng quan trọng cho sự thành thục. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là thường trong các nguyên liệu có độ đạm cao luôn đi kèm sự cân đối về acid amin, đặc biệt acid amin thiết yếu và thường có sự hiện diện của các vi chất cần thiết cho thành thục. Qua các kết quả thu được về sức đẻ trứng của 3 dòng tôm sú gia hóa như trên chúng ta thấy, sức sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa không lớn như tôm sú ngoài tự nhiên. Điều này có thể do rất nhiều nguyên nhân như chất lượng thức ăn, môi trường sống, nguồn gốc tôm mẹ, trọng lượng tôm mẹ... Trong tương lai không xa bằng những thí nghiệm, những công trình nghiên cứu chúng ta sẽ tìm ra cách để nâng cao sức sinh sản của các dòng tôm sú gia hóa làm cho sức sinh sản của chúng bằng hoặc cao hơn tôm sú ngoài tự nhiên. Điều này sẽ góp phần giải quyết tình trạng cạn kiệt nguồn tôm bố mẹ tự nhiên, chủ động và cung cấp kịp thời nguồn tôm giống cho thị trường, giúp cho nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng phát triển và phát triển bền vững. 65 3.2. Sức sinh sản tương đối 525.29 609.20 547.94 120.79 137.85 113.60 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 1 2 3 Sức sinh sản Trọng lượng Hình 21: Biểu đồ trọng lượng và sức sinh sản 4.349 4.419 4.823 4.100 4.200 4.300 4.400 4.500 4.600 4.700 4.800 4.900 Sức sinh sản tương đối Series1 Series2 Series3 Hình 22: Sức sinh sản tương đối Như trình bày trong bảng 11 và hình 20: sức đẻ của dòng ngoại nhập nhỏ hơn dòng lai chéo 61.260 trứng/lần đẻ, nhưng trọng lượng trung bình (hình 21) lại nhỏ hơn 24.25g/con. Tức là với 1g tôm mẹ dòng ngoại nhập cho số lượng trứng là 4.823 trứng/g, dòng lai chéo là 4.419 trứng/g, thấp nhất vẫn là dòng thuần 4.349 trứng/g. Nhắc lại là hiệu quả đạt được trong sản xuất giống tôm trực tiếp là số lượng tôm giống được tạo ra, liên quan và chịu ảnh 66 hưởng của rất nhiều khâu từ công tác gia hóa, nuôi vỗ thành thục, tuyển chọn tôm cho đẻ, nuôi vỗ cho đẻ, thu và ấp trứng, ương ấu trùngLàm tốt từng khâu thì sẽ kiểm soát tối đa về dịch bệnh, nâng cao tỷ lệ PL được tạo ra trên số lượng tôm mẹ. Việc nuôi vỗ chú trọng đến chất lượng nước và chế độ chăm sóc. Kiểm tra nước và kịp thời thay nước khi cần thiết (tôm gia hóa nuôi trong hệ thống lọc tuần hoàn ít phải thay nước), đi đôi với đó là đánh giá tình hình sức khỏe, hiệu suất bắt mồi của tôm để thay đổi cho hợp lý. Khi tôm có hiện tượng biếng ăn do thức ăn thì phải thay đổi thức ăn và sử dụng xen kẽ nhiều loại thức ăn trong ngày. Việc xiphong phải thực hiện 3 lần/ngày: 8h, 13h, 17h, vì thức ăn tươi nhất là thức ăn đông lạnh rất nhanh bị phân hủy trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm phát sinh mầm bệnh. Dập tắt nguy cơ phát sinh dịch bệnh ngay từ đầu sẽ có tác dụng tốt đối với sức khỏe của chúng làm tăng tần suất bắt mồi và trứng phát triển tốt hơn. Những ngày thời tiết thay đổi như giao mùa, lạnh đột ngột, đêm có mưa lớn đều làm giảm khả năng ăn của tôm, những ngày này nên giảm lượng cho ăn tránh dư thừa và ô nhiễm nguồn nước. Điều chỉnh lượng cho ăn hợp lý cũng làm giảm một phần chi phí sản xuất. Với 6 bể nuôi vỗ, số lượng trên 100 tôm mẹ thì mỗi ngày chỉ cần dư 1kg thức ăn thì mỗi tháng chi phí tăng thêm 5 triệu/ tháng. Tiết kiệm được phần chi phí không cần thiết này vừa nâng cao thu nhập lại đảm bảo được môi trường ổn định và sạch bệnh cho bể nuôi. 3.3. Sức sinh sản thực tế Sức sinh sản thực tế là số lượng Nau/g tôm mẹ (chỉ tính với những con tham gia sinh sản). Theo một số tài liệu được biết cứ 1g tôm mẹ trung bình cho 1000Nau, tức là 1con trọng lượng trung bình 124.08g cho 124.080Nau /con (tính cả những con chết và sức sinh sản kém). Vậy kết quả về sức đẻ thực tế của chúng tôi như thế nào hãy theo dõi bảng và hình dưới đây. 67 Bảng 13: Sức sinh sản thực tế Dòng Sức sinh sản thực tế (Nau/g tôm mẹ) CT1 2.230 CT2 2.700 CT3 3.137 2.230 2.700 3.137 0.000 0.500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 Sức sinh sản thực tế Series1 Series2 Series3 Hình 23: Biểu đồ sức sinh sản thực tế Sức sinh sản thực tế chính là chất lượng đẻ của tôm sú. Nó đánh giá được toàn diện về hiệu quả kinh tế và chất lượng tôm bố mẹ khi cho tham gia sinh sản. Theo kết quả trình bày thì dòng Châu Phi cao nhất đạt 3.137Nau/g tôm mẹ, dòng lai chéo là 2.700, Đà Nẵng là 2.230Nau/g tôm mẹ. Chúng ta thử phân tích hiệu quả chênh lệch giữa dòng ngoại nhập và dòng thuần. Bảng 14: Hiệu quả kinh tế chênh lệch Nghiên cúu Thực nghiệm Kết quả Ghi chú Hiệu số CT3-CT1 3.137-2.230 906 Nau/g Tỷ lệ PL15 (TB) 60% 544PL15/g Hiệu quả kinh tế 100đ /PL15 54.400 đ /g 6.749.897 đ /con 68 Rõ ràng là dòng Châu Phi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với dòng thuần nguồn gốc bản địa. Vì thế xác định được chất lượng các dòng tôm là cần thiết do chúng không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giống mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận chúng ta đạt được. Dòng Châu Phi được biết đến là có sức khỏe tốt, sử dụng thức ăn tốt, sức sinh sản tuy không cao nhưng tỷ lệ thụ tinh và nở cao dẫn đến sức đẻ thực tế vượt trội so với các dòng khác. Sử dụng dòng tôm sú ngoại nhập này để phát triển các mục đích sản xuất giống là tối ưu nhất cho các trại tôm giống hiện nay. Không chỉ thế mà chất lượng ấu trùng và giống của dòng này cũng có nhiều điểm nổi bật hơn hẳn các dòng khác. Theo ý kiến của các kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm thì tôm giống dòng Châu Phi đem nuôi thương phẩm chúng bắt mồi mạnh hơn và sức sinh trưởng, phát triển nhanh hơn dòng bản địa. Tuy nhiên dòng này chỉ phát triển tốt từ ấu trùng tới cỡ 100g/con sau đó hầu như không lớn nữa, còn các dòng bản địa phát triển chậm hơn nhưng chúng tăng trọng tới 150→200g/con mới ngưng phát triển. Nhưng khi nuôi thương phẩm tôm chỉ cần đạt cỡ 40→50g/con là đạt yêu cầu tôm thương phẩm loại I. Vậy dòng Châu Phi cần được mở rộng nghiên cứu và đầu tư để có những đàn tôm bố mẹ tốt hơn nữa. 3.4. Tỷ lệ thụ tinh Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng của con cái và tinh trùng của con đực. Con cái đẻ nhiều trứng, trứng có khả năng hữu thụ cao nhưng tinh trùng của con đực có chất lượng kém thì tỷ lệ thụ tinh cũng sẽ bị hạn chế. Ngược lại chất lượng tinh trùng của con đực tốt nhưng trứng của con cái có khả năng hữu thụ thấp thì tỷ lệ thụ tinh cũng sẽ không cao. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ thụ tinh của trứng là sự tương tác của khả năng sinh sản giữa con đực và con cái. Kết quả đánh giá tỷ lệ thụ tinh của trứng ở 3 dòng tôm sú gia hóa trong nghiên cứu của chúng tôi có trên bảng 15 và hình 24 Bảng 15: Tỷ lệ thụ tinh 69 Dòng Tỷ lệ thụ tinh (%) CT1 94.00 CT2 96.01 CT3 95.35 94.00 96.01 95.35 92.50 93.00 93.50 94.00 94.50 95.00 95.50 96.00 96.50 Tỷ lệ thụ tinh Series1 Series2 Series3 Hình 24: Tỷ lệ thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh mà chúng tôi thu thập được cũng có phần chưa chính xác vì theo tài liệu “hướng dẫn xác định quá trình thụ tinh trứng tôm sú” của Michael R. Hall, Neil Young và Matt Kenway cho biết: Phương pháp thích hợp và thực tế nhất cho các trại giống thương mại xác định tỷ lệ thụ tinh là quan sát trứng dưới kính hiển vi phân tích 3 chiều (nổi) độ phóng đại thấp nhất 40X (a stereo low-power dissection microscope). Trứng thu mẫu cần được phân tích ngay tại từng thời điểm xác định sau khi đẻ. Nhưng trong thực tế trứng sau khi đẻ 6→12h mới được xác định tỷ lệ thụ tinh. Tỷ lệ thụ tinh của dòng lai chéo là tốt nhất đạt 96.01%, tiếp đến là dòng Châu Phi 95.35%, thấp nhất là dòng thuần 94.00%. Vì sự chênh lệch này là không nhiều nên không đánh giá được sự khác biệt giữa các dòng. Với dòng Đà Nẵng có tỷ lệ thụ tinh thấp nhất. Về mặt sinh học, sự thụ tinh nghèo nàn có thể là do chất lượng trứng kém, chất lượng tinh trùng kém, ít tinh trùng trong 70 túi tinh hoặc là do tôm bố mẹ trong điều kiện ép buộc căng thẳng. Cấu trúc của bể đẻ cũng là một yếu tố phá vỡ hoạt động bình thường của tôm khi đẻ, ví dụ tôm cái đụng vào thành bể nhỏ sẽ làm cho trứng và tinh trùng trộn lẫn dưới mức tối ưu, dẫn đến tỷ lệ thụ tinh thấp. 3.5. Tỷ lệ nở Trứng sau khi thu được ấp trong điều kiện nhân tạo với chất lượng nước tốt và sạch khuẩn, nhờ vậy chúng ta có thể kiểm soát và xác định được tỷ lệ nở của chúng. Tỷ lệ nở của trứng tôm sú gia hóa ở 3 dòng mà chúng tôi thu được trong nghiên cứu này được trình bày trên Bảng 16 và Hình 25 Bảng 16: Tỷ lệ nở của các dòng tôm Dòng Tỷ lệ nở (%) CT1 51.29 CT2 61.09 CT3 65.03 51.29 61.09 65.03 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 Tỷ lệ nở Series1 Series2 Series3 Hình 25: Biểu đồ tỷ lệ nở Ta thấy dòng Châu Phi có tỷ lệ nở cao nhất là 65.03%, tiếp đến là dòng lai chéo 61.09%, dòng thuần 51.29%. Khác với kết quả thu được ở sức sinh 71 sản và tỷ lệ thụ tinh thì tỷ lệ nở cao nhất không phải dòng lai chéo mà là dòng ngoại nhập. Có một số nguyên nhân tác động đến tỷ lệ nở của trứng: + Chất lượng trứng + Chất lượng tinh trùng + Chất lượng nước ấp + Yếu tố môi trường (chủ yếu là nhiệt độ) + Tỷ lệ thụ tinh + Số lần đẻ của tôm mẹ + Thao tác thu và ấp trứng Nhược điểm lớn nhất của tôm sú gia hóa là nguồn tôm đực không đủ đáp ứng nhu cầu cấy tinh cho tôm cái. Thường với tôm tự nhiên tôm đực chỉ được lấy tinh một lần, nhưng với tôm gia hóa tôm đực được sử dụng lại 2→3 lần. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn vì khi lấy tinh lần 2,3 chất lượng tinh trùng không đảm bảo và tỷ lệ hữu thụ thấp. Theo quan sát của tôi cho thấy petasma của tôm đực có nhiều con bị dị hình dị dạng, lên tinh một bên hay tinh không kịp thời sử dụng bị hư hỏng, chuyển màu đen. Có con tinh lên ít, túi tinh trong suốt chứ không trắng đục như tinh tốt. Chất lượng túi tinh như vậy là không đạt tiêu chuẩn để có tỷ lệ nở cao, hoặc tinh trùng yếu có thụ tinh nhưng sau vài giờ phân chia trứng bị hỏng. Hiện nay chúng tôi đang bắt đầu thử nghiệm tiêm kích dục tố cho tôm đực lên tinh, bước đầu có vẻ khả quan vì tinh lên tốt và đều, tuy nhiên chưa thể đánh giá được chất lượng tinh vì nguồn tinh này chưa được sử dụng nên tỷ lệ nở chưa được nghiên cứu. Tôi hy vọng những kỹ thuật ngày càng được nâng cấp và đáp ứng nhu cầu sản xuất nhằm nâng cao tỷ lệ nở và chất lượng ấu trùng. Chất lượng trứng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ nở vì trứng thiếu dinh dưỡng, bị thoái hóa thì tỷ lệ nở thấp. Có con đẻ trứng dính, trứng nổi hay vón cục dưới đáy bể cũng làm ảnh hưởng nhiều tới kết quả sinh sản nói chung. 72 Ngoài ra tỷ lệ nở còn phụ thuộc vào thao tác thu, ấp trứng và chất lượng nước, mà nguyên nhân này là do con người. Khi thu trứng phải nhẹ nhàng và thu trứng càng sớm (sau khi đẻ) càng tốt. Vì khi trứng đã phân cắt rất dễ bị bể làm hư hỏng trứng. Tôm đẻ về đêm từ 21h tối hôm trước tới 2h sáng hôm sau, vậy thu trứng lúc 5→6h sáng là thích hợp Chất lượng nước phải đảm bảo. Trong bể đẻ và bể ấp nước phải được lọc qua ba bước: lọc thô, xử lý hóa chất, diệt khuẩn bằng hệ thống lọc UV. Trước khi cấp nước vào bể đẻ và bể ấp cần kiểm tra dư lượng chlorine và đánh EDTA 10ppm để làm giảm tỷ lệ trứng bể trong nước. Khi ấp và ương ấu trùng thường bị nấm đỏ ở đáy bể, thao tác phải khéo léo và sử dụng riêng dụng cụ để tránh lây truyền từ bể này qua bể khác. Khi có nấm đỏ thì xử lý ngay, tiêu diệt mầm bệnh và tránh lây lan. 73 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1. Kết luận - Trong thời gian nghiên cứu các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sú sinh trưởng và phát triển tốt, sự chênh lệch không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều tới sức sinh sản của tôm. - Buồng trứng phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn. Khi đến chu kỳ sinh sản tôm vẫn đẻ trứng ngay cả khi buồng trứng chưa phát triển đầy đủ. Vậy nên công tác nuôi vỗ cho đẻ như thế nào để tôm sử dụng thức ăn tốt nhất nhằm tích lũy đầy đủ dưỡng chất cho việc lên trứng và hiệu quả sinh sản tốt nhất. - Sức sinh sản của dòng lai chéo là tốt nhất, điều này liên quan rất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffile_goc_779824.pdf
Tài liệu liên quan