Tài liệu Đề tài Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương: MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng giá trị các đơn hàng chính của Công ty năm 2008 15
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 16
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính 19
Bảng 4: Bảng giá trị đơn hàng bị trả lại của Công ty từ nảm 2006-2008 21
Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm của công ty 26
Bảng 6: Bảng so sánh chu kỳ sản xuất của công ty 27
Bảng 7: Lượng giày bổ sung lên xuống của các phân xưởng từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009 29
Bảng 8: Bảng thống kê tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong sản xuất của công ty 31
Bảng 9: Bảng cơ cấu lao động trong công ty 33
Bảng 10: Bảng thu nhập của công nhân trực tiếp 37
Bảng 11: Bảng đánh giá hàng tồn kho của công ty năm 2006 - 2008 40
Bảng 12: Bảng thống kê máy móc thiết bị Phân xưởng may, chặt, gò ráp 43
Bảng 13: Bảng chi phí kiểm soát chất lượng sản phẩm 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty 12
Sơ đồ 2: Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất giầy thể thao. Công ty cổ phần giầy Hải Dương 23
Sơ đồ 3: Sơ ...
58 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng giá trị các đơn hàng chính của Công ty năm 2008 15
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 16
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính 19
Bảng 4: Bảng giá trị đơn hàng bị trả lại của Công ty từ nảm 2006-2008 21
Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm của công ty 26
Bảng 6: Bảng so sánh chu kỳ sản xuất của công ty 27
Bảng 7: Lượng giày bổ sung lên xuống của các phân xưởng từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009 29
Bảng 8: Bảng thống kê tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong sản xuất của công ty 31
Bảng 9: Bảng cơ cấu lao động trong công ty 33
Bảng 10: Bảng thu nhập của công nhân trực tiếp 37
Bảng 11: Bảng đánh giá hàng tồn kho của công ty năm 2006 - 2008 40
Bảng 12: Bảng thống kê máy móc thiết bị Phân xưởng may, chặt, gò ráp 43
Bảng 13: Bảng chi phí kiểm soát chất lượng sản phẩm 52
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty 12
Sơ đồ 2: Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất giầy thể thao. Công ty cổ phần giầy Hải Dương 23
Sơ đồ 3: Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị tại công ty 24
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sản lượng sản xuất giày thể thao năm 2008 của Công ty Cổ phần giày Hải Dương. 26
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2009 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và nền kinh tế việt Nam nói riêng, trong khi nền kinh tế đang bị khủng hoảng một cách trầm trọng thì đồng thời với nó việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm ra các chiến lược riêng cho mình nếu không muốn bị loại khỏi thương trường.
Hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm tạo thế đứng cho doanh nghiệp mình đang ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Để có thể đứng vững trong môi trường đó, doanh nghiệp cần phải tạo ra được những ưu thế riêng có của mình như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, mẫu mã, tính hiện đại tiện dụng...
Để hình thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị sản xuất, nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất rồi tiêu thụ sản phẩm. Mỗi giai đoạn đều có chức năng và nhiệm vụ nhất định và đều rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải làm tốt các công tác trên.
Sản xuất là một trong những khâu quan trọng nhất bởi dù có chuẩn bị nguyên vật liệu tốt, máy móc thiết bị tốt mà con người không có trình độ thì cũng không thể làm ra một sản phẩm hoàn hảo được. Sản xuất là sự kết hợp nhịp nhàng của tất cả các yếu tố, các bộ phận, tuy nhiên trong sự kết hợp đó không thể tranh khỏi những sai sót. Xuất phát từ thực tế đó em xin chọn đề tài: “Nghiên cứu biện pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất ở Công ty cổ phần giày Hải Dương”.
I. Tính cấp thiết của đề tài.
Tháng 11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) đã tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước dễ dàng hơn. Một trong những yêu cầu gắt gao của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hóa chính là các tổ chức sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến vẫn đề chất lượng, cải tiến chất lượng toàn diện, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu đáng kể mức tồn kho bởi trong kinh doanh, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm đó sẽ tiếp tục thành công trừ khi chất lượng của nó luôn được cải tiến và nâng cao.
Thông thường người ta hay phạm sai lầm là cho rằng chất lượng không thể đo được, không thể nắm bắt được một cách rõ ràng. Trong thực tế, chất lượng có thể đo, lượng hóa bằng tiền: đó là toàn bộ các chi phí nảy sinh do sử dụng không hợp lý các nguồn lực của daonh nghiệp cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn. Chất lượng còn tính đến cả các chi phí đầu tư để đạt được mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp nữa. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm tra được vấn đề chất lượng tại doanh nghiệp mình.
“Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lự phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn khách hàng”
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong doanh nghiệp vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mục tiêu của kiểm soát chất lượng là giảm thiểu tối đa sản phẩm không đạt chất lượng ở đầu ra. Và đó cũng chính là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới.
Công ty cổ phần giày Hải Dương là một doanh nghiệp gia công giày thể thao xuất khẩu với sản lượng 1,5 triệu đôi / năm. Với đặc thù của ngành gia công thì phần giá trị đóng góp vào trong sản phẩm không nhiều hơn nữa quy trình gia công giày thể thao là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều khâu, nhiều giai đoạn. Ví dụ như chặt, may, gò- ráp … Vì thế, Công ty cũng không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình sản xuất điều đó thể hiện qua một số việc như:
Những điều trên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể thấy như:
Thứ nhất là ảnh hưởng trực tiếp: vì có sản phẩm lỗi nên tiền hàng xuất đi đã bị khấu trừ do đó ảnh hưởng đến daonh số bán hàng. Nếu điều này xảy ra thường xuyên nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Thứ hai: những sản phẩm lỗi này chiếm một phần không nhỏ trong chi phí điều đó làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp giành cho các hoạt động khác
Thứ ba: Một điều tất yếu, điều này sẽ khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không được hiệu quả do đó lợi nhuận thu về sẽ rất ít điều đó ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty..
2. Ý nghĩa tác dụng của việc nghiên cứu.
Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chất lượng không tự sinh ra, không phải là kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau, là kết quả của một quá trình. Chính vì vậy việc nghiên cứu biện pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong Công ty. Khi doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu thỏa mãn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp trong khi mức giá có thể vẫn như cũ và khi đó sản lượng tiêu thụ sẽ được tăng lên đáng kể. Như vậy, khi chất lượng sản phẩm được tăng lên khi doanh nghiệp thực hiện các chiến lược trên thì sẽ làm tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng, ngược lại khách hàng lại không phải trả thêm tiền cho khoản tăng thêm chất lượng đó của sản phẩm.
Trên cơ sở tính cấp thiết và ý nghĩa của mục đích nghiên cứu, em xin trình bày chuyên đề trên làm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần giày Hải Dương.
Phần II: Thực trạng sản xuất sản phẩm và quản lý thành phẩm tại Công ty cổ phần giày Hải Dương.
Phần III: Một số biện pháp giảm thiểu tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất tại Công ty cổ phần giày Hải Dương.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng tài chính cũng như các phòng ban khác trong Công ty cổ phần giày Hải Dương, đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của Ths. Vũ Hoàng Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Trong quá trình thực hiện, do trình độ năng lực còn hạn chế, em không tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẤN I: TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY HẢI DƯƠNG.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giày Hải Dương.
1.1 Giới thiệu chung về Công ty.
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY HẢI DƯƠNG
Tên giao dịch tiếng anh: HAI DUONG SHOES JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : HSC
Trụ sở chính: 1077 Lê Thanh Nghị- Phường Hải Tân- Thành Phố Hải Dương
Điện thoại : 03203 860 714
Fax : 03203 860 442
Email :HDSCOB1053@ HN.VNN.VN
Web : wwwhaiduongshoes.com.vn
Vốn điều lệ : 10.600.000.000 (mười tỉ, sáu trăm triệu đồng) VNĐ
1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần giày Hải Dương là một thành viên của Hội liên hiệp da giày Việt Nam. Tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Công nghiệp Hải Hưng – Xí nghiệp thuộc da Hải Hưng được thành lập theo quyết định số 240 TC ngày 05 tháng 7 năm 1984 của UBND tỉnh Hải Hưng.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giày Hải Dương có thể chia làm ba giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1984- 1993
Xí nghiệp thuộc da Hải Hưng thành lập năm 1984 tại thôn Phú Tảo, xã Thạch Khôi, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng. Diện tích đất đai là 17.000 m2 Xí nghiệp có nhiệm vụ thu mua gia súc giết mổ tại địa phương tập trung chế biến thành da và sản xuất các sản phẩm bằng da phục vụ nhu cầu địa phương và các tỉnh lân cận.
Năm 1988 Xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động, với sản phẩm chính là: mũ, giày, bóng, găng tay da; thị trường chính là Liên Xô.
Năm 1990-1991, Liên Xô tan rã, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, xí nghiệp thành lập lại theo Quyết định số 899/ QĐ-UB ngày 30 tháng 10 năm 1992 của UBND tỉnh Hải Hưng đổi tên thành xí nghiệp da giày Hải Hưng với nhiệm vụ chính là sản xuất da giày, giả da, giày vải, đế cao su, găng tay vải, găng tay da, bảo hộ lao động. Song tình hình sản xuất vẫn kho khăn không tiêu thụ được sản phẩm, Xí nghiệp tiếp tục tìm hướng đầu tư mới, tiếp cận & hợp tác được với tập đoàn Freedom ( Hàn Quốc). Thỏa thuận hợp tác xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao công suất 1,5 triệu đôi/ năm.
Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nhất của Xí nghiệp, có lúc tưởng chừng rơi vào tình trạng giải thể do thiếu kỹ thuật thuộc da, dây chuyền sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, công nhân không có việc làm… nhưng ban lãnh đạo Xí nghiệp đã quyết định chủ động cải tiến bộ máy quản lý và tìm hướng đầu tư mới.
* Giai đoạn 1993 đến tháng 6/2003
Với 17.000m2 đất Xí nghiệp lâm vào tình trạng cơ sở vật chất thiếu thốn, mặt bằng hiện tại của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Trước tình hình đó, Xí nghiệp đã đề nghị với UBND tỉnh và được chấp thuận. Ngày 31 tháng 3 năm 1993 theo quyết định số 414/ QĐ-UB Xí nghiệp da giày Hải Hưng sáp nhập với Xí nghiệp sứ Hải Hưng chuyển địa điểm về 99, Phủ Lỗ, xã Hải Tân, thị xã Hải Hưng. Tổng diện tích mặt bằng là 50.000m2, tổng tài sản hiện có trị giá 442 triệu đồng.
Năm 1995 UBND tỉnh Hải Hưng đổi tên Xí nghiệp da giày Hải Hưng thành Công ty Giày Hải Hưng
Năm 1995 Công ty tiếp tục đầu tư một phân xưởng sản xuất đế giày công suất 1,5 triệu đôi/năm, tổng vốn đầu tư là 7,4 tỷ.
Tháng 01/ 1997 chia tách tỉnh, Công ty giày Hải Hưng đổi tên thành Công ty giày Hải Dương, xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng II. Lực lượng lao động :trên 1000 lao động, sản lượng đạt gần 1 triệu đôi giày và 0,5 triệu đôi đế giày. Doanh thu đạt 85 tỷ đồng.
Từ năm 1997 đến năm 2002, Công ty sản xuất giày thể thao, đế giày xuất khẩu, sản xuất ổn định phát triển bảo đảm việc làm cho trên 1000 công nhân, mỗi năm nộp ngân sách nhà nước trên 500 triệu đồng. Sản lượng giày thể thao xuất khẩu bình quân đạt 915.000 đôi/ năm,đế giày là 344.000 đôi/ năm, doanh thu bình quân đạt 117 tỷ đồng/ năm.
* Giai đoạn từ tháng 7/2003 đến nay.
Đứng trước tiến trình hội nhập kinh tế nước ta vào kinh tế thế giới và việc Việt Nam đang phấn đấu tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới như : AFTA, WTO. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp Nhà nước phải tách ra khỏi sự bảo hộ của Nhà nước như trước đây, để tồn tại và đứng vững trên thị trường phải tự chủ về vốn. Vì thế, năm 2003, Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 1805/QĐ-UB ngày 18 tháng 6 năm 2003 của UBND tỉnh Hải Dương, Ngày 01 tháng 7 năm 2003 Công ty cổ phần giầy Hải Dương chính thức đi vào hoạt động. Trong đó: Cổ đông nhà nước UBND tỉnh Hải Dương sở hữu 51% còn lại là cổ đông là người lao động trong Công ty sở hữu 49%.
Đến tháng 8 năm 2007, số vốn 51% do UBND tỉnh Hải Dương sở hữu bàn giao cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu.
Sau hơn 5 năm thực hiện cổ phần hóa sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, Công ty ổn định có bước phát triển mới. Tại đại hội cổ đông lần thứ II tổ chức tháng 6/2008 báo cáo đánh giá các chỉ tiêu cơ bản đều tăng 50% so với trước khi cổ phần hóa. Cũng tại đại hội này Công ty đã sửa đổi bổ sung điều lệ thay thế địa chỉ cũ bằng địa chỉ mới là: 1077 Lê Thanh Nghị, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Trải qua 23 năm từ khi thành lập đến năm 2008, cùng với sự vận động trưởng thành, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, công nghệ kỹ thuật mới, Công ty đã không ngừng cố gắng vươn lên theo kịp nhịp sống của thời đại và trưởng thành nhanh chóng cho kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Do vậy, Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định và không ngừng phát triển, đưa tập thể bước đi những bước vững chắc.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.
Sản xuất giầy thể thao với các nguyên liệu chính như da, giả da và vải để xuất khẩu cũng như sản xuất đế cao su phục vụ cho hoạt động chính trên đây của công ty và cung cấp cho các công ty giầy khác.
3. Tổ chức quản trị của Công ty.
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
T.P
KH
NXK
T.P
VẬT
TƯ
T.P
QUẢN
LÝ
CHẤT
LƯỢNG
T.P
TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
T.P
TÀI VỤ
T.P
CƠ ĐIỆN
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
-Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và theo Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc quyền ĐHĐCĐ quyết định. Hội đồng quản trị xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra quyết định hành động ch từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.Hội đồng quản trị Công ty hiện có 05 thành viên do ĐHĐCĐ bầu hoặc miễn nhiệm.
-Ban kiểm soát: là cơ quan do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của giám đốc. Ban kiểm soát Công ty hiện tại có 03 người, 01 trưởng ban và 02 thành viên. Trưởng ban kiểm soát do các thành viên trong ban bầu.
- Giám đốc: do HĐQT bổ nhiệm, là người đại diện pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ của Công ty.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ của công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc, HĐQT và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
-Các phòng ban bao gồm 6 phòng đó là các phòng:
+ Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu( phòng KDXNK) khai thác các đơn hàng, làm kế hoạch sản xuất giày và kế hoạch nhập nguyên vật liệu, máy móc thiết bị khác phối hợp với phòng thiết kế mẫu, theo đơn đặt hàng thiết kế những mẫu mới phù hợp với thị trường tiêu thụ.
+ Phòng tổ chức hành chính( phòng TCHC): có nhiệm vụ tiếp khách Công ty, quản lý các giấy tờ thuộc hành chính. Lập kế hoạch và kiểm tra trình độ lao động trong từng Công ty như: lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động giúp giám đốc quản lý về mặt con người, nắm được năng lực của từng người để phân công, bố trí phù hợp. Kết hợp với các phân xưởng để quản lý định mức lao động từ đó hình thành lương, thưởng cho từng người, tính các sổ BHXH cho từng người lao động và các khoản khác.
+ Phòng vật tư: Lập kế hoạch điều độ sản xuất cho Công ty, khai thác và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất từng ngày, từng tháng, từng quý, từng năm. Có kế hoạch cung cấp vật tư cho từng phân xưởng theo tình hình thực tế đồng thời nắm vững lượng vật tư xuất ra cho sản xuất, lượng vật tư tồn kho, lượng thiếu hụt, dự tính theo kế hoạch thời điểm cung ứng vật tư cho sản xuất kịp thời.
+ Phòng tài vụ: Quản lý toàn bộ vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kinh tế độc lập. Phòng tài vụ phải thường xuyên hạch toán việc chi tiêu của Công ty, tăng cường công tác quản lý vốn. Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi, hướng dẫn các phòng ban làm đúng thủ tục khách hàng, đồng thời tính toán lãi lỗ trước giám đốc.
+ Phòng quản lý chất lượng( phòng QLCL): Có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm từng công đoạn, quản lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất
+ Phòng cơ điện: Bố trí điện nước, năng lượng cho sản xuất và phục vụ cho các hoạt động khác của Công ty.
Tổ chức các phòng có trưởng phòng, phó phòng và nhân viên.
4. Môi trường kinh doanh của Công ty.
4.1 Thị trường tiêu thụ.
Do nhiệm vụ sản xuất chính của Công ty là gia công giày thể thao xuất khẩu, do vậy khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng ngoại quốc. Trong đó khách hàng lớn nhất là Công ty Freedom Trading ( Hàn Quốc). Công ty này bao tiêu toàn bộ quá trình kinh sản xuất kinh doanh, từ khâu tìm thị trường, nhận đơn đặt hàng đến khâu phân phối sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn có các khách hàng khác như Xiamen Huamin, Footwear Sourcing ( Trung Quốc ) hay Jim Brother Corp…
Những hợp đồng lớn đang được thực hiện và đã được ký kết năm 2008:
Bảng 1: Bảng giá trị các đơn hàng chính của Công ty năm 2008
Khách hàng
Giá trị
USD
EUR
Freedom Trading
6.281.703,91
2.262.500,64
Xiamen Huamin
418.312,56
Footwear Sourcing
414.452,46
Jim brother corp
83.484
Tổng cộng
7.197.925,93
2.262.500,64
( Nguồn: Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu Công ty cổ phần giày Hải Dương)
Theo bảng số liệu trên ta thấy khách hàng lớn nhất của Công ty là Công ty Freedom Trading
4.2 Môi trường cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấp bách và gay gắt. Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn, nguồn lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Đối với Công ty cổ phần giày Hải Dương, tuy mới cổ phần hóa chưa lâu từ 2003 đến nay song các các bộ & công nhân viên luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu để đẩy mạnh hoạt động sản xuất, cải tiến dây chuyền kỹ thuật, đổi mới quản lý nhằm giảm chi phí tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu trong toàn ngành thì quy mô vốn, nhân lực của công ty còn khiêm tốn. Mặc dù vậy, Công ty vẫn là một doanh nghiệp có uy tín, có tên tuổi trên địa bàn Hải Dương, chất lượng sản phẩm của Công ty cạnh tranh gay gắt với các công ty gia công giày khác như: Công ty giày Cẩm Bình ( Cẩm Giàng- Hải Dương), Công ty TNHH Ngọc Vũ ( Nam Sách- Hải Dương), Công ty giày Phú Thái v.v...Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định, được Nhà nước quan tâm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đấy chính là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung và các công ty giày nói riêng có cơ hội và điều kiện phát huy và khai thác những điểm mạnh, những lợi thế của mình đồng thời hạn chế những rủi ro và bất lợi mang đến cho bản thân doanh nghiệp
5. Kết quả kinh doanh của Công ty.
5.1. Tình hình kinh doanh chung của Công ty
* Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2004-t9/2008
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
9tháng/2008
Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ
206.468,49
228.531,36
210.103,66
245.975,2
149.031,69
Doanh thu từ hoạt động tài chính
10,500
2.769,25
1.603,16
3.263,9
1.133,25
Giá vốn hàng bán
197.801,17
220.682,31
202.742,01
237.807,3
146.306,55
Chi phí bán hàng
3.914,86
4.010,74
2.268,97
2.162,6
1.563,2
Chi phí hoạt động tài chính
0
828,65
961,2
3.355,64
2.150,1
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.680,05
4.267,65
4.048,1
3.975,67
1385,3
Lợi nhuận sau thuế
1.560,87
1.604,72
1556,33
1.538
978,891
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004- tháng 10 năm 2008 của Công ty cổ phần giày Hải Dương)
Qua bảng số liệu trên ta có bảng sau :
Chỉ tiêu
05/04
06/05
07/06
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ
22.062,87
10,69
(18.427,7)
(8,06)
35.871,57
17.07
Doanh thu từ hoạt động tài chính
2.758,75
26.273,8
(1.166,09)
(42,1)
1.660,74
103,6
Giá vốn hàng bán
22.881,14
11,57
(17.940,3)
(8,13)
35.065,29
19,3
Chi phí bán hàng
95,88
2.44
(1.741,77)
(43,42)
(106.37)
(4,69)
Chi phí hoạt động tài chính
828,65
-
132,55
16
2.394,44
249,1
Chi phí quản lý doanh nghiệp
587,6
15,97
(219,55)
(5,14)
(72,43)
(1,79)
Lợi nhuận sau thuế
43,85
2,8
(48,39)
(3,01)
(18,33)
(1,17)
Ta thấy :
-Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 là 22.067,87 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 10,69%. Điều này cho thấy kết quả từ sự cố gắng nỗ lực không ngừng tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng mới không chỉ ở châu Á, châu Âu mà còn mở rộng thêm thị trường châu Mỹ của ban giám đốc khi phải đối mặt trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được trên thị trường.
Tuy nhiên, để tăng chất lượng hàng hóa, bước đầu tìm chỗ đứng trên thị trường mới, trong năm 2005 Công ty phải sử dụng thêm nhiều NVL nhập khẩu do trong nước không đáp ứng được làm tăng giá bán lên 22.881,14 triệu đồng, tương ứng với 11,57%.
Trong khi đó chi phí bán hàng năm 2005 tăng là 95,88 triệu đồng ( tăng 2,44%) và chi phí quản lý tăng 587,6 triệu đồng(tăng 15,97%) so với năm 2004. Việc tăng này là hết sức hợp lý do thời điểm này Công ty cử nhân viên tới các thị trường mới tìm hiểu & học hỏi thêm kiến thức và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường. Chính điều này đã làm tăng lợi nhuận sau thuế của Công ty lên 43,85 triệu tương ứng với tốc độ tăng là 2,8%
Một điều nữa là năm 2005 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng vọt so với năm 2004 với số tiền là 2.758,75 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 26.273,8% .Từ đó cho thấy việc đầu tư chứng khoán dài hạn của Công ty đã có hiệu quả .
Tương tự ta thấy :
- Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 35.871,57 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 17.07%. Đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng 1.660,74 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 103,6% . Tuy nhiên giá vốn hàng bán của năm 2007 lại tăng so với năm 2006 là 35.871,57 (tăng 19,3%). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm ( chi phí bán hàng giảm 106,37 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 4,69% , chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 72,43 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 1,79%). Có được điều này là do doanh nghiệp đã chú trọng vào hoạt động đào tạo nhân viên bán hàng và nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý. Song, chi phí tài chính lại tăng lên. Sở dĩ như vậy là do trong thời kỳ này, lạm phát tăng cao nhà nước thắt chặt tiền tệ nên chi phí vay vốn cao đồng thời tỷ giá hối đoái lại giảm, điều đó càng khó khăn với 1 doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy đã làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 18,33 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 1,17%.
5.2 Một số chỉ tiêu tài chính.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
CT tính
( đơn vị)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
06/05
07/06
Doanh thu thuần
Triệu đồng
228.531,36
210.103,66
245.975,2
18.427,7
35.871,54
LN từ HĐKD
Triệu đồng
1.511,24
1.686,52
1.937,82
175,28
251,3
LN trước thuế
Triệu đồng
1.709,38
1.809,69
1.937,82
100,31
128,13
LN sau thuế
Triệu đồng
1.604,72
1556,33
1.538
-48,39
-8,33
Tỷ suất LN từ HĐKD
LN từ HĐKD
Doanh thu thuần
0,68
0.8
0.79
0,12
-0.01
Tỷ suất LN trước thuế
LN trước thuế
Doanh thu thuần
0,77
0.86
0,79
0,09
-0,07
Tỷ suất LN sau thuế
LN sau thuế
Doanh thu thuần
0,73
0,74
0.63
0,01
-0,11
( Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần giày Hải Dương năm 2005-2007 )
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2007 là 0,79 cho thấy trong 100 đồng doanh thu thuần có 0,79 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trong năm 2007 không thay đổi là do trong kỳ không phát sinh các chi phí khác và thu nhập, lợi nhuận khác. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trong kỳ là 0,63 cho thấy trong 100 đồng doanh thu thuần có 0,63 đồng lợi nhuận sau thuế.
Theo bảng số liệu trên ta thấy các tỷ suất lợi nhuận năm 2007 đều nhỏ hơn năm 2006 điều đó cho thấy, tuy doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh năm 2007 đều tăng so với năm 2006 song tổng các khoản chi phí lại tăng lên đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận giảm chúng tỏ hiệu quả hoạt động của Công ty năm 2007 chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần phải chú trọng thêm.
6. Một số vấn đề hiện tại của Công ty.
Với 23 năm tồn tại và phát triển Công ty cổ phần giày Hải Dương đã từng bước trưởng thành và mở rộng hơn về quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động kinh doanh của Công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế có thể do khách quan đưa lại cũng có thể do chủ quan của bản thân Công ty. Những hạn chế này chính là nguyên nhan làm giảm hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
- Trong sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất hoặc việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên môn, của cán bộ quản lý không thường xuyên, không chặt chẽ dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu. Nhiều khi phải làm lại, giao hàng cho khách thiếu đã gây nên hiệu quả thấp, thiệt hại cho Công ty cả về thời gian, chi phí lẫn uy tín. Cụ thể như :
Thứ nhất là khi xuất một đơn hàng sang cho khách hàng, các sản phẩm lỗi, không đủ tiêu chuẩn sẽ bị khấu trừ vào tiền bán hàng sau này, cụ thể qua một số năm như sau:
Bảng 4: Bảng giá trị đơn hàng bị trả lại của Công ty từ nảm 2006-2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
07/06
08/07
CL
%
CL
%
Giá trị đơn hàng
210.103,6
245.975,2
217.689,4
35.065,29
16,68
-28.285,8
- 11,49
Giá trị hàng SH bị khấu trừ
10
13
8
3
0,3
-5
- 0,38
( Nguồn: phòng kế hoạch xuất nhập khẩu Công ty cổ phần giày hải Dương)
Thứ hai là hiện tại, tại Công ty có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tuy nhiên hệ thống này hoạt động chưa thật sự hiệu quả và công ty không áp dụng hệ thống này theo một quá trình hoàn chỉnh của dây chuyền sản xuất.
Thứ ba là Công ty muốn tăng hiệu quả dây chuyền hoạt động của mình một cách tốt hơn và hoàn chỉnh hơn.
PHẦN II : THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY HẢI DƯƠNG.
1. Quy trình sản xuất giày thể thao.
1.1. Quy trình sản xuất giầy thể thao
Quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn. Do đó, Công ty chia làm thành 3 phân xưởng sản xuất gồm:
+ Phân xưởng chặt: gồm 2 bộ phận cán và chặt
· Bộ phận cán: một số NVL trước khi tiến hành chặt phải trải qua giai đoạn cán để gia công áp dính vào nhau sau đó chuyển đến bộ phận chặt.
· Bộ phận chặt: nhận NVL và sản phẩm sau khi trải qua giai đoạn cán đưa vào máy chặt để chặt thành các chi tiết nhỏ, công nhân cần phải định vị da theo cỡ số để tận dụng được tối đa tấm da. Các chi tiết bán thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra nhập kho để xuất cho phân xưởng may.
+ Phân xưởng may: được chia thành 2 chuyền may I và may II với số công nhân chiếm khoảng 60% tổng số lao động. Phân xưởng may nhân bán thành phẩm của phân xưởng chặt và một số vật liệu phụ khác tiến hành may theo dây chuyền. Một số chi tiết tiến hành thêu, sau đó may định vị các chi tiết khi được mũi giày hoàn chỉnh tiến hành kiểm tra chất lượng bán thành phẩm trước khi nhập kho.
+ Phân xưởng gò-ráp: được chia thành 2 chuyền gò I và gò II. Sau khi nhận mũi may từ phân xưởng may chuyển sang, nhận đế và vật liệu phụ từ kho nguyên liệu tiến hành các công đoạn gò-ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh cuối công đoạn vệ sinh, hấp giày.Thành phẩm hoàn chỉnh qua kiểm tra chất lượng của cán bộ KCS sau đó được nhập kho thành phẩm.
Để quản lý chặt chẽ công tác sản xuất thì cán bộ KCS hoạt động ở tất cả các phân xưởng , giám sát hoạt động sản xuất của đơn vị. Bên cạnh đó mỗi phân xưởng đều bố trí một quản đốc và 2 phó quản đốc phân xưởng, dưới phân xưởng được bố trí thành các tổ, mỗi tổ đều có tổ trưởng và tổ phó. Nhiệm vụ của các nhân viên tại tổ sản xuất và xưởng sản xuất có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, đôn đốc sản xuất để đảm bảo đúng tiến bộ, chất lượng, quản lý chi phí, giảm và tránh tình trạng lãng phí các yếu tố sản xuất…
Sơ đồ 2: Sơ đồ khái quát quy trình sản xuất giầy thể thao.Công ty cổ phần giầy Hải Dương
Kho nguyªn vËt liÖu
Ph©n xëng chÆt
Båi
ChÆt
A1
Ph©n xëng may
Thªu
Ph©n xëng gß_r¸p
May
A2
A3
Kho thµnh phÈm
§ãng hép
KCS
1.2. Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị tại Công ty.
Sơ đồ 3: Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị tại công ty
Cổng ra vào
P. bảo vệ
Khu hành chính
Phòng cơ điện
Phòng QLCL
P.X Cán sấy
P.X May
P.X Gò-ráp
P.X Chặt
Y tế
Kho vật tư nội
Kho thành phâm
Kho nguyên liệu
Vườn hoa
Nhận xét: Qua sơ đồ trên ta thấy, sự bố trí nhà xưởng trong Công ty khá là hợp lý. Kho vật tư, kho nguyên liệu và kho thành phẩm đều gần với các xưởng sản xuất. Điều này rất thuận lợi cho việc vận chuyển giữa các phân xưởng. Ngoài ra, Công ty còn bố trí một khuôn viên nhỏ là vườn hoa để cho công nhân có thể nghỉ ngơi giữa các giờ giải lao.
2. Thực trạng sản xuất giày trong Công ty cổ phần giày Hải Dương.
2.1 Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần giày Hải Dương.
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất.
Tổ chức sản xuất góp phần to lớn vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sức lao động trong doanh nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định như vậy nên Công ty cổ phần Hải Dương luôn cố gắng để tổ chức sản xuất một cách hợp lý nhất và có hiệu quả nhất. Ta sẽ đi sâu vào phân tích cách tổ chức sản xuất của Công ty thông qua 3 nội dung như sau:
2.1.1 Cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp
Công ty cổ phần giày Hải Dương là một doanh nghiệp gia công giày thể thao xuất khẩu bên cạnh đó doanh nghiệp còn nhận gia công đế cho các doanh nghiệp khác. Trong Công ty cổ phần giày Hải Dương chia làm 3 cấp sản xuất:
Doanh nghiệp – Phân xưởng – Nơi làm việc.
Là một doanh nghiệp nhà nước và là doanh nghiệp sản xuất giày thể thao đứng đầu tỉnh Hải Dương nên việc phân cấp trong Công ty như vậy là khá hợp lý. Trong Công ty chia làm 3 bộ phận chính:
+ Bộ phận sản xuất chính: bao gồm 3 phân xưởng chính là Phân xưởng chặt; phân xưởng gò – ráp và phân xưởng may.
+ Bộ phận phục vụ sản xuất: là bộ phận chuẩn bị sản xuất
+ Bộ phận sản xuất phù trợ là bộ phận cơ điện trong Công ty.
Trong Công ty hiện nay đang sản xuất 2 loại sản phẩm chính là: Giày thể thao người lớn; giày thể thao trẻ em . Ngoài ra, do đặc tính sản xuất theo thời vụ nên vào những lúc ít đơn hàng Công ty còn nhận gia công cho các Công ty khác đồng thời sản xuất găng tay bảo hộ lao động nhằm giữ công nhân.
Ta có bảng cơ cấu sản phẩm của Công ty như sau:
Bảng 5: Cơ cấu sản phẩm của công ty
Sản phẩm
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giày thể thao người lớn
1000 đôi
782
960
798
Giày thể thao trẻ em
-
495
535
525
Tổng cộng
-
1277
1495
1323
( Nguồn Công ty cổ phần giày Hải Dương)
Ta có biểu đồ:
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sản lượng sản xuất giày thể thao năm 2008 của Công ty Cổ phần giày Hải Dương.
Qua bảng trên ta thấy năm 2008 sản lượng sản xuất giày thể thao của Công ty giảm 172.000 đôi. Sở dĩ như vậy vì năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng giảm do đó lượng đơn đặt hàng của Công ty giảm điều đó ảnh hưởng lớn đến doanh thu của Công ty.
2.1.2 Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.
Công ty bố trí các bộ phận sản xuất theo hình thức đối tượng. Theo hình thức này, mỗi phân xưởng chỉ chế tạo một loại chi tiết nhất định. Ví dụ như phân xưởng chặt chuyên chặt đế trong, phân xưởng may chuyên may mũ giầy, phân xưởng gò_ráp sẽ gò thành một đôi giày hoàn chỉnh và đóng hộp.
Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ sản xuất và trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến lúc chế tạo xong , kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Ta có bảng so sánh chu kỳ sản xuất của Công ty với một số Công ty giày khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Bảng 6: Bảng so sánh chu kỳ sản xuất của công ty
Đơn vị: Phút /sản phẩm
Công ty
Chu kỳ sản xuất
Công ty cổ phần giày Hải Dương
150
Công ty cổ phần giày Cẩm Bình.
145
Công ty TNHH Phú Thái
165
Công ty TNHH Ngọc Vũ
160
Qua bảng trên ta thấy: Với 2 Công ty giày lớn và đã có tiếng trên địa bàn Hải Dương thì có chu kỳ sản xuất nhỏ hơn 2 Công ty tư nhân mới thành lập. Điều này cho thấy những Công ty thành lập xong có điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến xong lại không có trình độ kinh nghiệm trong sản xuất và cũng không có công nhân tay nghề cao. Do đó chu kỳ sản xuất của các Công ty này sẽ lâu hơn.
2.1.3 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất là một trong những khâu có tính quyết định đối với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Vì vậy, khi lập phương án sản xuất Công ty luôn tạo điều kiện cho hoạt động quản lý chất lượng được tiến hành thuận lợi theo một quy trình nhất định.
Mục đích quản lý quá trình sản xuất của Công ty không phải là loại bỏ những sản phẩm xấu, kém chất lượng vừa sản xuất xong mà phải ngăn chặn không cho những sản phẩm sai hỏng xuất hiện trong quá trình sản xuất.
Xác định tầm quan trọng của khâu sản xuất, nên Công ty đã chọn phương pháp quản lý từ bước đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng quản lý là toàn bộ các yếu tố đầu vào trước khi đưa vào gia công chế biến, các sản phẩm đầu ra trước khi nhập kho. Khi nhận được lệnh sản xuất, Công ty tiến hành thiết kế quy trình sản xuất và trong quá trình sản xuất luôn thực hiện theo đúng quy trình nhằm đảm bảo chất lượng.
Đặc điểm của sản xuất giày thể thao là trải qua nhiều công đoạn. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quá trình sản xuất bộ phận kỹ thuật kết hợp với nhân viên chất lượng kiểm soát từng công đoạn sản xuất chặt chẽ phát hiện những nguyên nhân gây biến động và kịp thời điều chỉnh.
Nhìn chung tình hình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất được Công ty lên kế hoạch rất chặt chẽ. Tuy nhiên, quản lý chất lượng trong Công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù Công ty đã đổi mới nhận thức luôn cho rằng quản lý chất lượng không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý mà là trách nhiệm của mọi thành viên trong Công ty. Nhưng do vô tình hay hữu ý vẫn còn tình trạng công nhân làm ẩu chạy đua theo số lượng sản phẩm. Điều này dẫn đến có một số lượng lớn sản phẩm sai hỏng trong Công ty.
Thứ hai là kiểm tra vẫn dựa vào bộ phận nằm ngoài sản xuất chính, đ iều này gây sức ép lớn đối với tinh thần công nhân. Công nhân làm việc thụ động, có thái độ căng thẳng với bộ phận kiểm tra, chưa tự giác và chưa có quyết tâm trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2 Thống kê tình hình sai hỏng trong sản xuất.
2.2.1 Lượng giày bổ sung qua các tháng.
Để thống kê được tình hình sai hỏng trong sản xuất ta sẽ thống kê sản lượng giày bổ sung lên xuống hàng ngày tại các phân xưởng. Trước hết, ta sẽ xem xét cách thức sản xuất tại Công ty.
Hàng ngày, mỗi phân xưởng sẽ thực hiện nhiệm vụ sản xuất của mình. Quy trình sản xuất giày thể thao bắt đầu từ phân xưởng chặt đến phân xưởng may và phân xưởng gò_ráp. Khi mỗi phân xưởng làm xong bán thành phẩm của mình sẽ chuyển sang phân xưởng tiếp theo. Trong quá trình sản xuất, phân xưởng tiếp theo sẽ loại những bán thành phẩm không đạt yêu cầu của phân xưởng trước đồng thời thông báo để phân xưởng này sản xuất bổ sung. Thống kê phân xưởng có nhiệm vụ ghi lại số lượng giày bỏ sung hàng ngày. Ví dụ, trong ngày 20 tháng 4 năm 2009, phân xưởng gò_ráp có nhận của phân xưởng may 2000 mũ giày nhưng trong quá trình sản xuất thấy có 200 mũ giày bị rách hoặc lệch viền may, lệch chỉ nên đã trả lại và phân xưởng may phải may bổ sung 200 mũ giày khác.
Như vậy, ta có lượng giày lên xuống từ tháng 7/2008 đến tháng 02/2009 như sau:
Bảng 7: Lượng giày bổ sung lên xuống của các phân xưởng từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009
Phân xưởng chặt
Phân xưởng may
Phân xưởng gò_ráp
Lượng sx
Lượng bổ sung
Lượng sx
Lượng bổ sung
Lượng sx
Lượng bổ sung
Tháng 7/2008
310.652
9.940
161.100
5638,5
176.354
5766,5
Tháng 8/2008
165.121
5944,5
152.405
5029,5
126.343
3916,5
Tháng 9/2008
210.960
7.046,5
100.361
3251,5
132.458
4424
Tháng 10/2008
339.213
12.110
173.930
4070
165.347
4927,5
Tháng 11/2008
172.636
5.523,5
143.450
4690,5
175.300
5259
Tháng 12/2008
471.533
16.032,5
247.432
8487
242.754
7404
Tháng 1/2009
312.597
10.315
154.902
5173,5
130.600
4244,5
Tháng 2/2009
67.500
2.193,5
70.943
2270
44.685
1449
Tổng cộng
2.050.212
69.105,5
1.204.523
38.610,5
1.190.841
37.391
( Nguồn: Phân xưởng chặt, may, gò_ráp Công ty cổ phần giày Hải Dương )
Để phân tích tình hình sai hỏng của sản phẩm trong sản xuất ta có thể trực tiếp dùng thước đo hiện vật để tính tỷ lệ sai hỏng.
Số lượng sản phẩm hỏng
Tỷ lệ sai hỏng = x 100%
Số lượng sản phẩm tốt + Số lượng sản phẩm hỏng
Số lượng sản phẩm hỏng
= x100%
Sản lượng sản phẩm sản xuất ra
Theo công thức trên ta có bảng sau:
Bảng 8: Bảng thống kê tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong sản xuất của công ty
Chỉ tiêu
Tỷ lệ sai hỏng sản phẩm (%)
Phân xưởng chặt
Phân xưởng may
Phân xưởng gò - ráp
Tháng 7/2008
3,2
3,5
3,27
Tháng 8/2008
3,6
3,3
3,1
Tháng 9/2008
3,34
3,24
3,34
Tháng 10/2008
3,57
2,34
2,98
Tháng 11/2008
3,2
3,27
3
Tháng 12 /2008
3,4
3,43
3,05
Tháng 1 /2009
3,3
3,34
3,25
Tháng 2 /2009
3,25
3,2
3,23
Qua bảng trên ta thấy: Tỷ lệ sai hỏng sản phẩm dao động cụ thể như sau:
Phân xưởng chặt tỷ lệ sai hỏng dao động từ 3,2% đến 3,6%. Trong đó cao nhất là tháng 8/2008 tỷ lệ sai hỏng là 3,6% tiếp đến là tháng 10/2008 có tỷ lệ là 3,57%. Tại phân xưởng may tỷ lệ sai hỏng cao nhất là 3,5 % trong tháng 7/2008 và thấp nhất là tháng 2/2009 với tỷ lệ là 3,2%. Tại phân xưởng gò – ráp tỷ lệ sai hỏng sản phẩm cao nhất là tháng 9/2008 và thấp nhất là tháng 10/2009 với tỷ lệ 2,98%. Có rất nhiều nguyên nhân để dẫn đến tình trạng sai hỏng sản phẩm như trên. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng cơ cấu sản phẩm nhằm tìm ra các lỗi và nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên của doanh nghiệp.
2.2.2 Các lỗi thường mắc phải khi sản xuất giày thể thao.
Quy trình sản xuất giày thể thao là một quy trình sản xuất giày phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn và nhiều chi tiết. Đó là sự kết hợp của nhiều bước và giai đoạn. Vì thế trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi những sai sót. Xác định như vậy nên trước khi nguyên vật liệu được chuyển đến các phân xưởng Công ty sẽ có một bộ phận chuẩn bị với nhiệm vụ loại bỏ các nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng sau đó mới chuyển đến các phân xưởng. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất sẽ không thể tránh khỏi các sai hỏng trong sản phẩm. Ta có thể lấy ví dụ như: tại phân xưởng chặt ( bao gồm bộ phận chặt và bộ phận cán sấy) các sai hỏng thường mắc phải là chặt không đúng kích thước dao, triển khai sai mẫu mã, và chặt nhầm chi tiết… tại phân xưởng may có thể có các sai hỏng như: may lệch viền, may sai chỉ màu, mũ giày bị rách… và phân xưởng gò – ráp có các sai hỏng như gò rách hoặc chất lượng keo không dính… Đó là các sai hỏng rất nhỏ nhặt trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên là một nhà quản lý, chúng ta không thể bỏ qua các sai hỏng này. Bởi chỉ một sai hỏng nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến cả quy trình sản xuất và có thể khiến dây chuyền phải sản xuất lại từ đầu và điều đó sẽ rất tốn chi phí cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể thống kê các sai hỏng thường gặp trong sản xuất giày thể thao như sau:
- Nhóm I: Các sai hỏng do công nhân sản xuất. Ví dụ như: gò rách, dán nhầm tem, chặt nhầm kích cỡ…
- Nhóm II: Sai hỏng do nguyên vật liệu kém phẩm chất. Ví dụ như chất lượng giả da Skinsua, DSW, PU, PVC hay chất liệu vải như vải: Satin, T/sdede, vải thô…không đạt yêu cầu.
- Nhóm III: Các sai hỏng do thiết bị máy móc. Tại một số băng chuyền hoặc máy móc bị kẹt bụi hay khô dầu, không được bảo dưỡng thường xuyên đều có thể khiến cho sản phẩm bị sai hỏng.
- Nhóm IV: Sai hỏng do trong quá trình bảo quản, lưu thông. Sai hỏng này chủ yếu tập trung vào hoạt động quản lý và vận chuyển vào kho thành phẩm đến lúc đem giao cho khách hàng.
Ta có bảng sau:
Chỉ tiêu % Sai hỏng
Nhóm I 52%
Nhóm II 27%
Nhóm III 10%
Nhóm IV 11%
Ta thấy trong bảng trên số sai hỏng nhiều nhất thuộc về nhóm I tức là sai hỏng do công nhân sản xuất gây nên. Thứ hai là nhóm sai hỏng do nguyên vật liệu ( nhóm II) thứ ba là nhóm sai hỏng do quá trình bảo quản, lưu thông ( nhóm IV ) và cuối cùng là nhóm sai hỏng do máy móc thiết bị ( nhóm III ). Ta sẽ đi sâu phân tích từng nhóm.
2.3. Phân tích nguyên nhân của các nhóm sản phẩm sai hỏng trong sản xuất.
2.3.1 Nhóm I.
Theo phân loại thì nhóm này là nhóm mà những lỗi thuộc về bản thân người công nhân sản xuất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sai phạm trong sản xuất. Ta sẽ phân tích từng yếu tố:
l Trình độ lao động của người lao động trong Công ty.
Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ người lao động.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội da giày Việt Nam thì đặc thù của ngành da giày là tỷ lệ lao động phổ thông rất cao đến từ khu vực nông thôn và chủ yếu là lao động nữ. Tỷ lệ lao động nữ cao là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty bởi lao động nữ luôn tỏ rõ ưu thế hơn nam giới trong những công việc đòi hỏi sự cần cù, khéo léo và tỉ mỉ như công việc trong ngành da giày.
Bảng 9: Bảng cơ cấu lao động trong công ty
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2006
Năm2007
Năm2008
1.
Lao động gián tiếp
người
110
110
115
Đại học, cao đẳng
“
30
35
37
Trung cấp
80
75
78
2.
Lao động trực tiếp
Người
1388
1388
1385
Công nhân bậc 1
“
290
310
344
Công nhân bậc 2
“
276
213
205
Công nhân bậc 3
“
400
420
430
Công nhân bậc 4
“
250
300
284
Công nhân bậc 5
“
22
25
27
Không bậc
150
120
95
3.
Tổng số
1498
1498
1500
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Đối với bất kì ngành sản xuất nào thì công nhân sản xuất trực tiếp cũng chiếm phần quan trọng không thể thiếu, đặc biệt với ngành sản xuất da giầy. Qua bảng tổng hợp ta thấy tình hình lao động trực tiếp của Công ty trong những năm qua như sau:
+ Số lượng công nhân trực tiếp trong năm 2006 và 2007 không thay đổi còn số công nhân năm 2008 lại giảm so với 2 năm trước. Sở dĩ như vậy vì năm 2008 là một năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đó nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng giảm đi đáng kể nên sản lượng sản xuất của Công ty và điều tất nhiên Công ty phải cắt giảm một số lao động. Tuy nhiên ta có thể thấy lượng cắt giảm này là không cao, điều đó cho thấy Công ty đã hết sức cố gắng trong việc ổn định việc làm cho công nhân.
+ Số công nhân bậc 1, bậc 2, bậc 3 chiến đa số. Đây là lực lượng trẻ đã được đào tạo và có thời gian sản xuất thực tế, tuy tay nghề chưa cao nhưng sẽ là lực lượng lòng cốt trong của công ty trong những năm sau. Còn công nhân bậc cao tăng không đáng kể năm 2006 là 22 người, năm 2007 là 25 người, năm 2008 là 27 người. Đây là nguồn lao động cao, có trình độ tay nghề cao, khéo léo có thể kèm cặp, giúp đỡ lực lượng lao động trẻ trong công ty.
+ Số lao động không bậc trong công ty ta thấy có xu hướng ngày càng giảm, năm 2006 là 150 người chiếm 10,01%, năm 2007 là 120 người chiếm 8,01%, năm 2008 là 95 người chiếm 6,33% tổng số lao động trong công ty. Như vậy công ty đang có xu hướng trình độ hoá lực lượng lao động, giảm lực lượng lao động không có trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu của chất lượng sản phẩm, nhu cầu của thời kì mở của,cạnh tranh bình đẳng và xu thế hội nhập kinh tế.
Như vậy theo bảng trên ta có thể thấy số công nhân bậc 1, bậc 2 và bậc 3 chiếm số nhiều. Vì vậy lao động hiện tại của Công ty là lao động có tay nghề chưa cao.
lNăng suất lao động
- Chỉ tiêu năng suất lao động:
Năng suất lao động
=
Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳ
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Năng suất lao động năm 2006
=
210.103,66
1498
= 140,26 ( Triệu đồng/Người)
Năng suất lao động năm 2007
=
245.975,21
1498
= 164,2 ( Triệu đồng/Người)
Năng suất lao động năm 2008
=
210.831,58
1500
= 140,55 ( Triệu đồng/Người)
Ta thấy: Năng suất lao động của công nhân trong Công ty không đều. Năm 2006 là 140,26 ( triệu đồng/người ) ; năm 2007 là 164,2( triệu đồng/ người). Tuy nhiên năm 2008 lại là 140,55 ( triệu đồng/người), giảm so với năm 2007 là 23,65 ( Triệu đồng/ người) tương ứng với tốc độ giảm là 14,4 %. Nguyên nhân gây giảm năng suất lao động là do năm 2008 lượng đơn đặt hàng giảm, mặt khác số lượng công nhân lại tăng do đó làm giảm năng suất lao động. Một nguyên nhân nữa có thể là do sự giảm sút về tay nghề lao động của công nhân dẫn đến năng suất giảm.
l Điều kiện làm việc.
* Đặc điểm lao động giày
Theo nghiên cứu của hiệp hội da-giày Việt Nam.Lao động trong SX giày có những đặc điểm sau và lao động trong Công ty giày Hải Dương cũng không nằm ngoài đặc điểm chung ấy. Các đặc điểm đó là :
- Tiếp xúc với dung môi hữu cơ: Trong các nguyên liệu sử dụng để SX giày, DMHC là chất gây độc hại cho người nhất, chiếm tới 90,3% trong keo mủ cao su và chiếm 50% trong keo Polychloprene. Các dung môi này chủ yếu là Benzen, Toluen, Xylen, Xăng, hỗn hợp Hexan.
- Một số vị trí tiếp xúc nguồn nhiệt hoặc trong môi trường nóng; - VKH bộ phận đế giày: Trong các phân xưởng đế nhiệt độ đều quá TCCP, trong đó miền Bắc có nhiệt độ trung bình cao hơn hẳn, cá biệt có điểm đo nhiệt lên tới 35,9oC, mặc dù vào thời điểm đo nhiệt độ ngoài trời thấp hơn miền Trung và miền Nam. Các số liệu về độ ẩm đa số đều không vượt quá TCCP; Các cơ sở miền Bắc có điều kiện thông khí kém hơn miền Trung và miền Nam. Mặc dù đây là bộ phận có nhiệt độ cao nhưng điều kiện thông khí quá kém làm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của NLĐ. Các cơ sở miền Nam có điều kiện thông khí tốt hơn hai miền còn lại, tuy vẫn còn có điểm đo dưới mức TCCP rất xa.
- Hầu hết công việc mang tính thủ công, chỉ có một số thao tác được hỗ trợ bằng máy như gò mũi (chiết mũi), gò eo (chiết mang), gò gót (chiết gót).
- Tiến hành trên băng chuyền tự động, do vậy phải liên tục theo tốc độ băng chuyền, không điều chỉnh tốc độ được.
- Công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại với tần số thao tác cao, nhiều khi phải cúi vặn người, với tay lấy dụng cụ, chi tiết ở khoảng cách xa.
- Không có nghỉ ngắn giữa giờ, ít có sự luân phiên trong bố trí công việc.
- Thời gian làm việc trung bình là 8 giờ một ngày, nhưng vào thời vụ công nhân phải làm việc tăng ca, nhiều khi tới 10-12 giờ một ngày.
* Môi trường làm việc
- Tại phân xưởng may: Nhìn chung nhiệt độ trong các dây chuyền may đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Cá biệt có vị trí nhiệt độ lên tới 39oC. Mức độ ô nhiễm nhiệt lớn do mật độ máy và công nhân cao, đặc biệt nóng khi tại phân xưởng lợp mái tôn, đặc biệt vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40oC. Độ ẩm trong các dây chuyền may tuy còn một số vị trí có kết quả cao hơn TCCP nhưng không đáng kể. Mức độ thông thoáng kém do thiết kế và lắp đặt hệ thống thông gió, quạt gió không hợp lý nên không khí bị tù đọng không giải quyết được lượng nhiệt dư và khí CO2.
Tiếng ồn và ánh sáng dây chuyền may mũi giày: Do hoạt động với số lượng máy móc nhiều ( Phân xưởng may chiếm tỷ lệ máy móc nhiều nhất trong Công ty). Vì vậy tiếng ồn do các máy móc tạo ra là điều không thể tránh khỏi.
Nhìn chung, tại các phân xưởng sản xuất đều nóng và ồn. Đặc biệt là tập trung rất nhiều bụi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động và Công ty cần đề ra các giải pháp nhằm chống bụi và chống nóng cho công nhân sản xuất.
l Thù lao lao động và chế độ đãi ngộ trong Công ty.
Bảng 10: Bảng thu nhập của công nhân trực tiếp
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Hệ số lương
Tiền lương 1 người/1 tháng
Không bậc
1,7
1.660.000
Công nhân bậc 1
1,8
1.758.000
Công nhân bậc 2
1,99
1.945.000
Công nhân bậc 3
2,18
2.065.000
Công nhân bậc 4
2,37
2.250.000
Công nhân bậc 5
2,56
2.500.000
Qua bảng trên ta thấy tiền lương của công nhân bậc cao nhất là 2,5 triệu đồng/ tháng, còn công nhân không bậc có số tiền lương là 1,66 triệu đồng /tháng. Số tiền này thật sự không cao nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang lạm phát. Vì vậy người công nhân có thể gặp khó khăn trong việc chi tiêu và đảm bảo đời sống cho họ. Với những công nhân bậc thấp hơn thì họ càng gặp khó khăn hơn. Điều này dễ gây tâm lý lo lắng và không yên tâm của người lao động khiến họ không chú tâm vào công việc của mình.
* Chế độ đãi ngộ
Để có thể duy trì lòng trung thành của nhân viên với Công ty thì việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên là rất quan trọng, và cần thiết. Nhất là khi hiện nay có rất nhiều Công ty nước ngoài kinh doanh hoạt động tại Việt Nam, họ có chính sách trả lương và môi trường làm việc thăng tiến rất hấp dẫn. Điều đó đòi hỏi Công ty phải xây dựng một chính sách đãi ngộ không chỉ là vật chất mà còn về mặt phi vật chất.
Đãi ngộ vật chất: Khi xây dựng chính sách đãi ngộ về mặt vật chất Công ty nên xây dựng một chính sách trả thưởng, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên đạt thành tích cao, với nhân viên hoàn thành công việc. Trên thực tế, Công ty mới chỉ quan tâm tới tiền lương cơ bản của người lao động mà chưa xây dựng một chính sách trả thưởng nên chưa tạo được động lực cho họ làm việc. Công nhân làm việc tích cực hoàn thành công việc được giao chỉ được trả lương như nhưng nhân viên không hoàn thành công việc. Do đó sẽ gây nên tâm lý không thoải mái và thiếu công bằng giữa các công nhân; vì thế đây cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ chưa hoàn thành công việc còn cao.
Đãi ngộ phi vật chất: Ngoài những chính sách đãi ngộ vật chất thì ngày nay chúng ta không thể bỏ qua và không thừa nhận những tác dụng của đãi ngộ phi vật chất. Nhưng để thực hiện công tác này, các nhà quản trị cao cấp trong Công ty cần phải hoạt động nhiều hơn và cống hiến hết mình cho Công ty, tạo ra một bầu không khí thoải mái, cởi mở, thân thiện, mà làm việc hiệu quả, tạo động lực cho nhân viên hết mình phấn đấu vì công việc. Tuy nhiên, hiện nay ở Công ty không sử dụng nhiều các hình thức đãi ngộ phi vật chất ví dụ như: Với những công nhân tích cực làm việc nhưng lại không được tuyên dương khen thưởng. Công ty ít tổ chức các chuyến đi chơi dã ngoại cho anh em công nhân. Do đó mà không tạo được động lực cho công nhân làm việc.
2.3.2 Nhóm II
Để đánh giá chất lượng nguyên vật liệu ta đánh giá hàng tồn kho và chất lượng nguyên vật liệu phía nhà cung cấp.
2.3.2.1 Đánh giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho là 1 bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp dưới hình thái vật chất. Hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể được mua từ bên ngoài, có thể do doanh nghiệp sản xuất để dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ hoặc để bán. Như vây hàng tồn kho xuất hiện ở cả ba khâu: cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của quá trình sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần giày Hải Dương thực hiện công tác kiểm tra định kỳ 6 tháng hàng tồn kho tại các phân xưởng đế có cái nhìn đúng về hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp mình.
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng hoá vật tư tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán, từ đó xác định giá trị vật tư hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức :
TrÞ gi¸ hµng
tån kho xuÊt
trong kú
=
Tæng trÞ gi¸
hµng tån kho
®Çu kú
+
TrÞ gi¸ hµng
tån kho nhËp
trong kú
-
TrÞ gi¸ hµng
tån kho tån
cuèi kú
Công ty thực hiện phân loại hàng tồn kho theo phẩm chất. Ta có bảng kiểm kê hàng tồn kho của Công ty qua 2 nảm 2007 và 2008 như sau:
Bảng 11: Bảng đánh giá hàng tồn kho của công ty năm 2006 - 2008
Chỉ tiêu
6tháng đầu năm 2007
6tháng cuối năm 2007
6 tháng đầu năm 2008
6 tháng cuối năm 2008
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Triệu đồng
%
Tổng cộng
11.493,49
100
13.281,53
100
12.185,907
100
23.741.772
100
Vật tư ngoại
10.135,27
88,18
11.362,3
85,55
9.590,17
78,7
21.570,11
90,85
Vật tư nội
1.286,07
11,18
1.821,85
13,71
2.483,15
20,37
2.069,02
8,71
Vật tư kém phẩm chất
72,15
0,64
97,38
0,74
112,587
0,93
102,642
0,44
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ vật tư kém phẩm chất chiếm tỷ lệ khá cao trong lượng hàng tồn kho. Cụ thể như sau:
6 tháng đầu năm 2007 là 0,64%, 6 tháng cuối năm 2007 là 0.74%. 6 tháng đầu năm 2008 cao đột biến là 0.93% và 6 tháng cuối năm 2008 giảm còn 0,44%. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do các nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất là trong vật tư kém chất lượng bao gồm 2 loại là vật tư nội và vật tư ngoại. Theo số liệu thống kê của phòng vật tư thì trong thời gian qua, lượng nguyên vật liệu ngoại do phía đối tác gửi sang không đạt tiêu chuẩn chiếm một lượng cao. Thêm vào đó là lượng nguyên vật liệu nội cũng chiếm một phần trong lượng này. Điều này đòi hỏi Công ty phải xem xét lại phía đối tác và phía nhà cung ứng nguyên vật liệu nội để đảm bảo chất lượng vật tư.
Thứ hai là xuất phát từ phía Công ty. Hiện tại hệ thống nhà xưởng và kho bãi của Công ty vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: nguyên liệu sản xuất giày cần hệ thống bảo quản khô thoáng nhưng trong Công ty lại không đáp ứng tốt được yêu cầu này dẫn đến nhiều lô hàng, nhiều nguyên vật liệu bị ẩm mốc, hư hỏng. Diện tích đất đai giành cho kho vật tư và kho vật phẩm rất chật hẹp
2.3.2.2 Đánh giá chất lượng nguyên vật liệu phía nhà cung cấp.
Chất lượng nhà cung cấp được đánh giá thông qua: Việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của nhà cung cấp có đạt yêu cầu chất lượng và không cần kiểm tra chất lượng đầu vào. Đo lường tỷ lệ nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn và cả số tiền thiệt hại cho mỗi nhà cung cấp, để có đánh giá chính xác.Ngoài ra, chúng ta còn đánh giá dự vào một số chỉ tiêu khác như theo dõi việc giao hàng đúng hạn, xu hướng giá của nhà cung cấp, sự sẵn lòng hợp tác giải quyết vấn đề khi có sự cố…
Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chính trong các sản phẩm da- giày ( chiếm tới 68-75% tổng chi phí sản xuất hoặc giá thành sản phẩm), do đó nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Công ty, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Điều này đòi hỏi Công ty phải chủ động tìm & khai thác tối đa nguyên liệu trong nước qua đó sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí.
Công ty cổ phần giày Hải Dương sử dụng chủ yếu các loại NVL được nhập khẩu từ nước ngoài ( Công ty Freedom), NVL chính là các loại da (da trắng, da vàng, da đen ) , vải, đế… ngoài ra còn sử dụng các vật liệu phụ như: tấm trang trí, đệm đế, keo, mút. Bên cạnh các loại NVL nhập ngoại để giảm CPSX Công ty tìm thêm nguồn hàng nội địa đáp ứng được yêu cầu chất lượng tiết kiệm chi phí. Trong lượng nguyên vật liệu kém phẩm chất thì vật tư ngoại chiếm 30% còn vật tư nội chiếm 70%. Mặc dù nguyên vật liệu ngoại chiếm tới 60 – 70% sản phẩm.
Ta thấy, Công ty cổ phần giày Hải Dương là một Công ty giày gia công xuất khẩu do đó khách hàng sẽ bao tiêu từ đầu vào sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm. Số lượng nguyên vật liệu ngoại sẽ phụ thuộc vào khách hàng. Vì vậy, với những vật liệu ngoại kém phẩm chất Công ty sẽ có biện pháp để gửi cho khách hàng. Có thể là trừ vào chi phí còn đối với những nhà cung cấp nguyên vật liệu nội. Ở đấy chủ yếu là hệ thống thu mua tư nhân như cơ sở Tiến Thành hay cơ sở Mai Hương v.v… đó là những nhà cung cấp đã làm ăn lâu năm với Công ty.
2.3.3 Nhóm III
Nhóm này là nhóm lỗi do máy móc thiết bị. Nhóm lỗi này chiếm 11%.
Máy móc là thiết bị thiết yếu trong sản xuất của công ty. Máy móc thiết bị chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến yêu cầu của tổ chức quá trình sản xuất cân đối nhịp nhàng.
Xác định như vậy nên Công ty rất chú trọng vào việc đầu tư máy móc thiết bị. Do vậy, máy móc công nghệ chủ yếu được nhập trong những năm gần đây, chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan...
Ta có bảng thống kê máy móc các phân xưởng như sau:
Bảng 12: Bảng thống kê máy móc thiết bị Phân xưởng may, chặt, gò ráp
Phân xưởng may
STT
Danh mục
Năm sử dụng
Nguồn gốc
Tổng số
1
Máy bàn 1kim
1993
Đài loan
293
2
Máy bàn 2kim
1993
Trung quốc
60
3
Máy zíc z ắc
1997
Hàn quốc
61
4
Máy trụ 1kim
1993
Đài loan
96
5
Máy trụ 2kim
1993
Đài loan
549
6
Máy cắt nhẵn
1999
Đài loan
4
7
Máy gấp mép
2004
Trung quốc
1
8
Máy đánh chỉ
2007
Hàn quốc
3
9
Máy đốt chỉ
1993
Hàn quốc
43
10
Máy thêu
1993
Đài loan
8 dàn
11
Máy may vi tính
2007
Trung quốc
9
12
Máy đâp dập ô z ê
2005
Đài loan
25
13
Máy bồi keo
2003
Hàn quốc
4
14
Máy in cao tần
2005
Đài loan
7
15
Máy lạng da
2005
Trung quốc
76
16
Máy fun sơn
2003
Đài loan
1
Phân xưởng chặt
STT
Danh mục
Năm sử dụng
Nguồn gốc
Tổng số
1
Máy chặt
2003
Đài loan
46
2
Máy cán sàng
1999
Hàn quốc
1
3
Máy cán bồi
2000
Hàn quốc
1
Phân xưởng gò ráp
STT
Danh Mục
Năm sử dụng.
Nguồn gốc
Số lượng
1
Máy trộn kín
1997
Hàn quốc
1
2
Máy cán
1999
Đài loan
3
3
Máy cắt
2000
Đài loan
1
4
Dàn ép
2003
Trung quôc
3
5
Máy cắt mép
2005
Đài loan
8
6
Máy bơm dầu
1999
Trung quôc
4
7
Máy cắt E VA
2000
Trung quôc
3
8
Máy mài
2003
Đài loan
17
9
Máy khoáy
1999
Đài loan
9
10
Dây chuyền đồng bộ
2000
Hàn quốc
1
Nhận xét: Qua bảng ta thấy dây chuyền máy móc thiết bị của công ty có nhiều chủng loại, mỗi loại được nhập từ các nước khác nhau, đáp ứng được các yêu cầu về kĩ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những máy móc thiết bị mới còn có những máy móc đã cũ được sử dụng trên 15 năm. Do vậy, Công ty nên đầu tư vào máy móc thiết bị nhiều hơn nữa.
Công suất thực tế
Hiệu suất dây chuyền sản xuất = x 100%
Công suất thiết kế
1.500.000
= x 100%
2.100.000
= 71,42 %
Dây chuyền máy móc của Công ty năm 2008 sản xuất đạt sản lượng là 1,5 triệu đôi trong khi công suất thiết kế của dây chuyền là 2,1 triệu đôi. Do đó dây chuyền đạt hiệu quả là 71,42%. Như vậy Công ty đã không đạt hiệu quả tối đa của dây chuyền sản xuất. Nguyên nhân chính là do Công ty sản xuất theo mùa vụ, lượng đơn đặt hàng lại không nhiều điều đó khiến cho năng lực máy móc bị dư thừa.
Số lượng máy móc trong Công ty da giày là một số lượng rất nhiều bao gồm các loại máy và các băng chuyền sản xuất. Tuy nhiên, Công ty chỉ tập trung vào việc đầu tư máy móc thiết bị mà không chú trọng đến việc bảo dưỡng máy móc định kỳ. Mặt khác đã có một số máy móc quá cũ kỹ chờ thanh lý .
Như vậy máy móc công nghệ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty vì công nghệ sản xuất có cao thì sản xuất ra sản phẩm mới đảm bảo chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
2.3.4 Nhóm IV.
Nhóm lỗi thứ tư là nhóm sai hỏng thuộc về quá trình bảo quản và vận chuyển lưu thông thành phẩm. Đây là nhóm sai hỏng chiếm tỷ lệ thấp nhất ( khoảng 10% ).Những sai hỏng này thường chỉ xảy ra khi vào mùa mưa phùn, ẩm thấp.
Hiện tại, Công ty bố trí 3200m2 giành cho kho thành phẩm với 300 giá đỡ, như vậy trung bình 10m2 lại có một giá đỡ thành phẩm. Trong kho thành phẩm, Công ty không có bố trí hệ thống máy sưởi trong kho thành phẩm, mặt khác mặt bằng kho thành phẩm lại bố trí thấp hơn sơ với các phân xưởng khác. Chính điều đó đã làm kho thành phẩm không được thông thoáng và tạo điều kiện cho ẩm mốc dẫn đến hỏng giày.
2.4 Đánh giá chung.
Nâng cao Chất lượng sản phẩm là tập hợp những tiêu chuẩn của sản phẩm, chứa đựng mức độ thích hợp của nó để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhất định. Việc đảm bả chất lượng sản phẩm là điều kiện không thể thiếu trong chiến lược cạnh tranh của sản phẩm, ngay cả ở trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Đây là điều kiện để doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm làm tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường. Hơn nữa việc đảm bảo chất lượng cũng đảm bảo tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay vấn đề chất lượng là vấn đề luôn được doanh nghiệp chú trọng, doanh nghiệp đã thành lập phòng quản lý chất lượng, song so phòng này hoạt động chưa thật sự hiệu quả, bằng chứng là tỷ lệ hàng sai hỏng trong Công ty vẫn còn cao, chiếm nhiều chi phí. Qua việc phân tích đánh giá thực trạng sản xuất tại Công ty em có một số nhận xét sau:
- Trong khâu thiết kế:
Mặc dù công ty có phòng thiết kế, song những mẫu mã sản xuất cho đơn hàng chủ yếu do bên khách hàng yêu cầu hoặc giửi thiết kế. Do đó doanh nghiệp bị động trong khâu thiết kế sản phẩm do đó sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trê thị trường yếu. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòngthiết kế với các phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu... chính sự kết hợp sẽ chuyển hoá được những nhu cầu cụ thể của khách hàng cho phòng thiết kế mẫu, từ đó phòng thiết kế mẫu sẽ tạo ra được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, đảm bảo được nhu cầu thị trường.
- Trong khâu cung ứng:
do từ trước đến nay nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm là do bên khách hàng cung cấp do vậy công ty chưa chú trọng tới công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
- Trong khâu sản xuất:
Trong khâu sản xuất thì chưa có sự liên kết giữa khâu sản xuất và khâu thiết kế, do vậy có những lô hàng khi sản xuất ra không đảm bảo kích thước, mẫu mã, chất lượng... Do vậy cần phải kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào khi đưa vào sản xuất, tiến hành kiểm tra từng công đoạn để tìm sai sót trong sản phẩm, để thực hiện điều này công ty nên áp dụng kiểm tra chất lượng như biểu đồ pareto, công việc này nên được thực hiện thường xuyên để từ đó biết được sản phẩm sai hỏng để đưa ra biện pháp khắc phục
Thứ nhất là Công ty là có một số lượng máy móc thiết bị rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tài sản. Tuy nhiên lại không có một phòng nào hay một phân xưởng nào phụ trách máy móc và bảo dưỡng máy móc=> rút ngắn tuổi thọ của máy.
Thứ hai là Công ty không có hoạt động trưng cầu ý kiến vế sáng kiến cải tiến sản phẩm từ chính những người trực tiếp sản xuất bởi hơn ai hết những nhân viên trực tiếp sản xuất là những người am hiểm nhất dây chuyền sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào có phù hợp với dây chuyền hay không?
Thứ ba là công nhân tay nghề cao không nhiều nên Công ty nên có một chương trình đào tạo cho công nhân, đồng thời là có một chế độ đãi ngộ hợp lý.
Trên đây là một vài nhận xét về cách bố trí sản xuất và quản lý thành phẩm tại Công ty cổ phần giày Hải Dương. Từ những nhận xét trên, em xin đề xuất một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng sản phẩm của Công ty qua Phần III: “Một số giải pháp giảm thiểu tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong sản xuất tại Công ty cổ phần giày Hải Dương”
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TỶ LỆ SAI HỎNG SẢN PHẨM TRONG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY HẢI DƯƠNG.
1.Định hướng phát triển của Công ty.
1.1 Định hướng chung.
Công ty thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thị trường ngành da giày tiếp tục có những biến động trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường. Để phấn đấu đạt được các tiêu chí và phát triển đi lên một cách vững chắc đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với Công ty.
Trong thời gian tới Công ty tập trung nâng cao trình độ tổ chức, điều hành, quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp. Tiếp tục đầu tư chiều sâu, khoa học công nghệ để nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của Công ty, hàng năm phấn đấu mức tăng trưởng 8%.Phát huy thành tích đạt được xây dựng công ty vững mạnh toàn diện, đạt đơn vị quyết thắng. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh các năm.
1.2 Mục tiêu cụ thể
Chỉ đạo tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008. Thông qua rút kinh nghiệm đánh giá đúng mức những mặt làm được đồng thời phải chỉ ra được những mặt còn yếu kém, hạn chế của từng đơn vị. Rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2009 đạt hiệu quả tốt hơn.
Tổ chức đánh giá lại năng lực sản xuất của Công ty, tổ chức lại các tổ (chuyền) sản xuất, tiếp tục kiện toàn xắp xếp lại một số vị trí cán bộ, đổi mới phương pháp quản lý cho phù hợp với mô hình doanh nghiệp Cổ phần. Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu, định mức cụ thể nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các phòng ban, phân xưởng. Nâng cao chất lượng sự phối hợp hiệp đồng giữa các phòng ban, phân xưởng trong giải quyết các công việc. Nghiên cứu có các biện pháp thưởng thi đua, thưởng sáng kiến phù hợp để động viên, kích thính người lao động. Có những chính sách ưu đãi để thu hút những cán bộ quản lý giỏi, công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao vào làm việc trong Công ty .
Duy trì thực hiện có chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện ISO 9001, điều hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy chế và điều lệ của công ty cổ phần, xem xét lại các quy trình trong hệ thống để bổ sung sửa đổi những nội dung chưa phù hợp. Thực hiện cải tiến và liên tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đặt ra của tiêu chuẩn ISO. Tổ chức tốt đánh giá chất lượng nội bộ theo định kỳ, gắn thực hiện ISO với tiếp tục thực hiện cải tiến đổi mới trong sản xuất để nâng cao thực sự chất lượng, hiệu quả trong thực hiện các công việc. Lãnh đạo hoàn thiện công tác quản lý điều hành sản xuất nhằm nâng cao năng suất cải thiện thu nhập cho người lao động.
Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm. Thông qua các kênh đóng góp ý kiến từ phía khách hàng để đánh giá lại thực trạng chất lượng sản phẩm tại các xưởng, lập biểu đồ theo dõi lỗi để điều chỉnh khắc phục kịp thời, phấn đấu giảm tỷ lệ hàng lỗi, hỏng phải sửa nội bộ. Giảm dưới 0,1% sản phẩm sai hỏng. Tiếp tục kiện toàn đội ngũ kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng bổ sung thêm cán bộ kỹ thuật ở các tổ, chuyền. Phân loại tay nghề công nhân, tổ chức các lớp đào tạo phù hợp, phấn đấu nâng tỷ lệ công nhân có tay nghề bậc cao, coi trọng huấn luyện công nhân mới, công nhân có tay nghề yếu.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm thực hành tiết kiệm trong sản xuất. Kết hợp công tác tuyên truyền giáo dục đi đôi với hình thức khoán vật tư chi phí cho người lao động, giảm tối đa các khoản chi phí không cần thiết. Chấp hành chế độ hạch toán kế toán đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Nhà nước, của quân đội, quân chủng. Chặt chẽ trong quản lý vốn và tài sản, bảo toàn và phát triển được vốn, sử dụng quay vòng vốn đạt hiệu quả cao.
Tăng cường hoạt động Marketing: quảng cáo, giao dịch, giới thiệu sản phẩm của Công ty đến với khách hàng. Khai thác, tiếp tục mở rộng thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Giữ mỗi quan hệ mật thiết, lâu dài với khách hàng truyền thống, chủ động tìm kiếm khách hàng mới. Kết hợp hài hoà ,đan xen giữa hàng nội địa và hàng xuất khẩu, trong năm phấn đấu có hàng gối liên tục không để bị thiếu việc. Đầu tư cho năm 2009 để mua phương tiện, bổ sung kịp thời máy móc, trang thiết bị nhất là máy chuyên dùng theo yêu cầu sản xuất, bố trí hợp lý nhân viên tổ công nghệ tại các xí nghiệp để kịp thời khắc phục những thiết bị máy móc hỏng hóc, sắp xếp lại nhà xưởng , kho đảm bảo gọn, sạch, an toàn.
Thực hiện nghiêm túc các Nghị định, quy định của Nhà nước về các loại thuế đối với doanh nghiệp, các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh. Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người lao động. Tiếp tục làm sổ lao động, sổ BHXH cho các đối tượng còn lại. Thực hiện quy chế trả lương cho người lao động theo đúng quy định của Nhà nước và quân đội. Lo đủ việc làm, đảm bảo ổn định thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện để người lao động được cải thiện về đời sống.
2.Giải pháp giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất.
Bất kỳ mộ tổ chức nào hoạt động cũng đều có một mục tiêu nhất định và chiến lược chính là kim chỉ nan để hướng doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Như bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào, mục tiêu hàng đầu của Công ty cổ phần giày Hải Dương là nâng cao lợi nhuận,làm gia tăng giá trị đóng góp vào ngân sách nhà nước đông thời ổn định và nâng cao đời sống của các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Để đạt được muc tiêu này, Công ty phải cố gắng xây dựng chiến lược sao cho phù hợp với từng giai đoạn.
Trong thời điểm hiện tại, do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nên Công ty nên ổn định sản xuất, giữ vững thị phần, phấn đấu là một doanh nghiệp có uy tín, tên tuổi trong ngành da giày thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là chiến lược quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như uy tín của Công ty trên thị trường. Ngày nay, đời sống của con người ngày càng nâng cao, nhu cầu của họ rất lớn và đa dạng, những sản phẩm mà họ lựa chọn trước tiên phải là những sản phẩm có sự đảm bảo về chất lượng, đó là nhu cầu của sự bền đẹp, hấp dẫn ở sản phẩm, chất lượng sản phẩm thể hiện ở lợi ích mà họ thu được với số tiền phải chi trả.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty sẽ phải xây dựng một chiến lược hợp lý và có tính khả thi. Ta sẽ xem xét 2 phương án sau :
Phương án 1 : Chấp nhận chi phí do sản phẩm sai hỏng gây nên, tức tiếp tục làm theo cách làm như của Công ty hiện nay. Như vậy trong Công ty chỉ hạch toán chi phí kiểm soát sản phẩm .
Kiểm soát bao gồm hai khâu là: đánh giá và kiểm tra. Công tác kiểm tra sẽ được thực hiện thường xuyên, còn đánh giá sẽ được thực hiện định kỳ. Chi phí kiểm soát sản phẩm là loại chi phí không tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm vì chúng ta chỉ kiểm tra và đánh giá những công việc đã xong, do đó nếu phát hiện sai sót thì mọi việc cũng đã xảy ra, muốn sửa chữa phải tốn thêm chi phí.
Như đã phân tích ở mục 2.1 phần II ( Thống kê tình hình sai hỏng trong sản xuất ) ta có :
Chi phí về sản phẩm sai hỏng chiếm … % trong doanh thu. Đây là một con số không hề nhỏ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với việc tỷ lệ sai hỏng là quá nhiều khiến cho doanh nghiệp không chỉ mất thời gian và chi phí về việc sửa chữa những sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất của Công ty. Đó có thể là tiền bị phạt do không đúng thời gian trả hàng v.v…. Trên thực tế :
Chi phí sai hỏng = Chi phí SP hỏng không sửa chữa được + Chi phí sửa chữa SP sửa chữa được + Chi phí kiểm soát sản phẩm +Chi phí khác.
Chi phí khác ở đây có thể là : số tiền hàng bị khấu trừ khi có sản phẩm hỏng, số tiền bị phạt do không đúng thời hạn hợp đồng v.v…
Bảng 13: Bảng chi phí kiểm soát chất lượng sản phẩm
Đơn vị : 1000 đồng
Chi phí
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Chi phí về SPSH
712.698,23
756.753,58
734.589,94
Số tiền bị khấu trừ do hàng sai hỏng
4.199
4882,5
3.887,5
Số tiền bị phạt do chậm trả hàng
0
15.397
9.475
Chi phí kiểm soát sản phẩm
117.600
138.600
126.000
Tổng cộng
834.497,23
915.633,08
873.952,44
Phương án 2: Chấp nhận chi phí phòng ngừa sai hỏng.
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân gây ra sản phẩm sai hỏng (Mục 2.3 phần II – Phân tích nguyên nhân của các nhóm sản phẩm sai hỏng ) ta sẽ từng bước khắc phục những yếu kém còn tồn đọng trong doanh nghiệp qua đó từng bước giảm thiểu tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong từng công đoạn để có 1 sản phẩm hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, khi đó doanh nghiệp sẽ phải đầu tư chi phí cho việc phòng ngừa sản phẩm sai hỏng .
Chi phí phòng ngừa sai hỏng : Chi phí phòng ngừa sai hỏng sản phẩm là những chi phí cho việc thiết kế, vận hành và duy trì một hệ thống bảo đảm và kiểm soát chất lượng, ngăn ngừa sự không phù hợp trong chất lượng có thể xảy ra và giảm thiểu các sai hỏng của sự không phù hợp đó. Chi phí phòng ngừa sai hỏng sản phẩm bao gồm:
- Chi phí cho việc nghiên cứu thiết kế cải tiến chu trình sản xuất để cho ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.
- Chi phí cho các máy móc thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao.
- Chi phí để cải tiến chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là yêu cầu nhà cung cấp: đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào luôn đạt chất lượng đúng với yêu cầu sản xuất, giảm chi phí kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào.
- Chi phí cho chương trình bảo trì, bảo dưỡng … ngăn ngừa hư hỏng máy móc, đảm bảo máy móc hoạt động ổn định, không bị hư đột xuất làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Ngoài việc chấp nhận chi phí trên, Công ty phải xác định làm đúng ngay từ đầu, tức mỗi một công đoạn đều phải được làm một cách chính xác, tránh lãng phí.
Như vậy theo phân tích ở trên, áp dụng với thực tiễn tại Công ty cổ phần giày Hải Dương ta có các biện pháp sau :
· Đối với nhóm sai hỏng I ( Nhóm sai hỏng do Công nhân sản xuất )
Đầu tiên, Công ty nên có chương trình đào tạo tay nghề cho công nhân bởi trên thực tế số công nhân bậc cao trong Công ty không nhiều. Hàng tháng hoặc hàng quý Công ty nên có 1 đợt kiểm tra tay nghề công nhân đồng thời tổ chức thi nâng bậc cho công nhân theo định kỳ. Doanh nghiệp cần phải có chính sách đào tạo nhân công sao cho phù hợp với công nghệ hiện đại, công ty có hai hình thức đào tạo đó là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc. Công ty nên mở lớp huấn luyện, giảng dạy ngay tại trong từng phân xưởng, sẽ cho công nhân lành nghề kèm kặp những công nhân tay nghề còn yếu, thực hiện ngay trên máy và học lại các thao tác của người hướng dẫn. Với hình thức đào tạo này giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, như chi phí thuê chhuên gia, chi phí mở lớp học, không bị gián đoạn trong sản xuất mà còn tạo ra sản phẩm trực tiếp.
Thứ hai để người công nhân trung thành và làm việc có hiệu quả thì Công ty phải đảm bảo cho họ việc làm ổn định và có chế độ đãi ngộ hợp lý để khuyến khích họ làm việc. Đó có thể là thưởng hoặc tuyên dương những lao động nhiệt tình và có những sáng kiến sản xuất. Mặt khác, Công ty có thể xem xét lại hình thức trả lương cho công nhân. Hiện nay, tại Công ty đang áp dụng chế độ trả lương theo thời gian, phương pháp tính lương này chỉ dựa vào ngày công thực tế, hệ số lương cấp bậc, phụ cấp trách nhiệm nên chưa phản ánh được mức độ hoàn thành công việc của người lao động ở mức độ nào tốt hay chưa tốt. Do vậy người lao động làm việc không hết mình, chưa tận tâm tận lực với công việc. Không khuyến khích được người lao động say mê làm việc phát huy sáng kiến làm ảnh hưởng không tốt tới năng suất lao động chung của toàn Công ty. Hơn nữa, hiện tượng người lao động nói chuyện riêng không chú tâm vào công việc còn xảy ra, vì vậy, Công ty có thể áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp. Khi đó sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều thì hưởng lương nhiều, làm ít hưởng ít, điều này phù hợp với nguyên tắc “ làm theo năng lực, trả theo lao động”. Bên cạnh đó, tiền lương nhận được còn căn cứ vào chất lượng sản phẩm hòan thành, chỉ những sản phẩm tốt mới được trả lương nên khuyến khích người công nhân không những hoàn thành với số lượng sản phẩm cao nhất mà còn với chất lượng tốt nhất.
Hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào số lượng sản phẩm của mỗi người sản xuất ra để tính lương, làm cho mỗi người lao động vì lợi ích vật chất mà quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động nên nó có tác dụng khuyến khích người công nhân tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc tăng năng suất lao động cá nhân
Thứ ba là cải thiện điều kiện làm việc của công nhân bằng cách có thế sắp xếp bố trí máy móc sao cho thật thông thoáng. Mặt khác, do đặc tính của ngành là tiếp xúc nhiều với dung môi hữu cơ như Benzen, Toluen, Xylen, Xăng… do đó Công ty phải có đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân.
Thứ tư là thực hiện khám thường xuyên định kỳ sức khỏe cho công nhân vì hiện nay công tác này trong Công ty chỉ mang tính hình thức và chỉ khám cho vài công nhan đại diện.
Thứ năm là việc bố trí phân công lao động : Trong trường hợp này bố trí những công nhân có chiều cao tương đương nhau ở các ca khác nhau được làm việc trên cùng một dây chuyền, có chiều cao bàn máy, bàn chế biến phù hợp với kích thước cơ thể của họ, nhằm giảm mệt mỏi do sự khác biệt của kích thước cơ thể so với công cụ làm việc đồng thời ở mỗi ca nên bố trí đều những công nhân có tay nghề kỹ thuật cao.
· Đối với nhóm sai hỏng II ( SH do nguyên vật liệu )
Là một doanh nghiệp gia công nên lượng nguyên vật liệu của Công ty phụ thuộc phần lớn vào đối tác nước ngoài do đó khi khách hàng gửi nguyên vật liệu sang Công ty cần phải có 1 bộ phận kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập kho vật tư.
Về phí nguyên vật liệu nội, do hiện nay Công ty chỉ làm ăn chủ yếu với doanh nghiệp tư nhân là cơ sở Tiến Thành và Mai Hương do đó Công ty có thể chủ động đi tìm nhà cung cấp mới hoặc thay đổi chất lượng nguyên vật liệu, dùng loại có chất lượng tốt hơn.
Cuối cùng là việc bảo quản nguyên vật kiệu trong kho tại Công ty. Do trong Công ty có nhiều loại nguyên vật liệu do đó cần phải có sơ đồ sắp xếp, phân loại đúng quy cách, phẩm chất tránh tình trạng nhu doanh nghiệp hiện nay để nguyên vật liệu bừa bãi. Mặt khác, nguyên vật liệu sau khi được phân loại sắp xếp cần phải được bảo quản theo đúng quy trình ví dụ như phải gói giấy chống ẩm, da phải để cách mặt đất bao nhiêu cm v.v..
· Đối với nhóm sai hỏng III ( SH do máy móc thiết bị )
Hiện nay, Công ty đã có đầu tư vào máy móc thiết bị song không nhiều. Việc thay thế máy móc mới chỉ diễn ra khi máy móc cũ đã bị hỏng không thể sử dụng được
Công ty nên thành lập 1 tổ chuyên phụ trách về máy móc và thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị. Việc thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị có ý nghĩa to lớn như :
Do máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp do đó khi bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng hợp lý máy móc thiết bị sẽ làm giảm được hao mòn vô hình khi đó doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả phần vốn lớn của doanh nghiệp. Mặt khác bản thân trong Công ty giày thể thao có một số máy móc dây chuyền khá là hiện đại, một bộ phận chi tiết hỏng có thể làm toàn bộ dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động. Vì vậy cần phải bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
Một điều nữa là Công ty nên có hoạt động chuyển giao công nghệ với những doanh nghiệp sản xuất da giày có uy tín và có trình độ công nghệ cao.
· Đối với nhóm sai hỏng IV ( SH do bảo quản, lưu thông )
Trong Công ty hiện nay chỉ có duy nhất một kho thành phẩm. Kho này có mặt bằng thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn Công ty. Do đó việc làm trước mắt của Công ty là nâng cao mặt bằng kho thành phẩm để tránh những khi mưa to có thể tràn vào kho đồng thời đầu tư một hệ thống máy sưởi đế chống ẩm mốc giày.
Trên đây là một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng sản phẩm theo phương án 2. Để thực hiện phương án trên, ban đầu Công ty sẽ phải đầu tư một khoản chi phí và khoản chi phí này có thể lớn hơn nhiều so với chi phí trong phương án 1. Song, đấy là một quá trình lâu dài, và khi Công ty hoạt động đúng là sẽ giảm 1 phần đáng kể tỷ lệ sai hỏng sản phẩm và điều tất nhiên sẽ giảm chi phí. Để so sánh ưu và nhược điểm của 2 phương án trên ta có thế thấy ngay. Phương án 1 chỉ là phương án làm ăn tạm thời không lâu dài và không chuyên nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để cạnh tranh doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Để kinh doanh hiệu quả, không chỉ nâng cao doanh thu mà còn cần giảm chi phí. Do đó với mục tiêu đứng vững trên thị trường, trở thành tên tuổi có uy tín, doanh nghiệp nên lựa chọn phương án 2.
KẾT LUẬN
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế, nhất là sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sản xuẩt của Công ty cổ phần giày Hải Dương muốn tồn tại và phát triển được, mở rộng thị trường thu hút khách hàng tạo nhiều công ăn việc làm cho công nhân thì yêu cầu đặt ra hàng đầu là chất lượng sản phẩm phải được cải tiến và nâng cao. Để làm được điều này thì việc đầu tiên cần làm trong Công ty hiện nay chính là giảm thiểu tỷ lệ sia hỏng sản phẩm trong sản xuất.
Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, cùng với bề dày lịch sử phát triển, cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đưa Công ty từ một xí nghiệp nhỏ thành một Công ty giày lớn nhất trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy khắc nghiệt, mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một hướng đi đúng. Giảm thiểu tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí đang là mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp hướng tới.
Qua phân tích tình hình bố trí sản xuất và quản lý thành phẩm trong Công ty đã giúp ta thấy những hạn chế trong công tác quản lý sản xuất và kiểm soát chất lượng tại Công ty.Từ đó, Công ty cần có những biện pháp khắc phục hạn chế nhằm giảm một cách tối thiểu tỷ lệ sai hỏng sản phẩm trong sản xuất.
Vận dụng những kiên thức đã học cùng với sự học hỏi nghiên cứu trong quá trình thực tập, em xin đưa ra một vài ý kiến nhằm khắc phục những nguyên nhân gây nên sai hỏng trong sản phẩm. Tuy nhiên, do khả năng, kinh nghiệm, kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Các ý kiến đưa ra cần hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, một làn nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths.Vũ Hoàng Nam và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần giày Hải Dương đã tân tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS. Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007.
- PGS.TS Lê Văn Tâm, TS. Ngô Kim Thanh, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2004.
- PGS.PTS Phạm Hữu Huy, Giáo trình Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.
- Một số khóa luận tốt nghiệp của các khóa trước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6159.DOC