Tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011. Tại trường Đại Học Nông Lâm -Thái Nguyên: PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây cốc quan trọng cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Ngô còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn
nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Cuối thế kỷ XX nghề trồng ngô trên thế giới đã có sự phát triển kỳ diệu thành tựu .Nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ giống ngô lai và những di truyền ,kỹ thuật canh tác vào sản xuất . Hiện nay trên thế giới luá mì lúa nước và cây ngô được coi là 3 cây ngũ cốc chính của loài người song không có cây nào sánh kịp với cây ngô về quy mô, hiệu quả về ưu thế lai.
Ở Việt Nam, cuộc cách mạng về ngô lai đã được nhà nước Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ và các tỉnh trong cả nước đặc biệt quan tâm.Chính vì vậy trong vòng 10 năm (1990 - 2000) tỷ lệ trồng ngô lai tăng từ 0% lên tới 65%, một tố...
62 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011. Tại trường Đại Học Nông Lâm -Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây cốc quan trọng cung cấp lương thực cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Ngô còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm - dược phẩm và công nghiệp nhẹ. Hiện nay, ngô đang được quan tâm đặc biệt với vai trò là nguồn
nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học.
Cuối thế kỷ XX nghề trồng ngô trên thế giới đã có sự phát triển kỳ diệu thành tựu .Nhờ ứng dụng rộng rãi công nghệ giống ngô lai và những di truyền ,kỹ thuật canh tác vào sản xuất . Hiện nay trên thế giới luá mì lúa nước và cây ngô được coi là 3 cây ngũ cốc chính của loài người song không có cây nào sánh kịp với cây ngô về quy mô, hiệu quả về ưu thế lai.
Ở Việt Nam, cuộc cách mạng về ngô lai đã được nhà nước Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ và các tỉnh trong cả nước đặc biệt quan tâm.Chính vì vậy trong vòng 10 năm (1990 - 2000) tỷ lệ trồng ngô lai tăng từ 0% lên tới 65%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử phát triển ngô lai thế giới và châu Á. Hiện nay việc sử dụng ngô làm lương thực ở nước ta vẫn còn nhiều, đặc biệt là những vùng khó khăn, những vùng có tập quán sử dụng ngô làm lương thực hàng ngày. Sự hạn chế về mặt dinh dưỡng của cây ngô là một số axit amin không thay thế như Lysine, Triptophan, Methionine…thấp. Vì vậy nhiều nhà tạo giống ngô trên thế giới đã nghiên cứu cải thiện hàm lượng của một số axit amin không thể thay thế này.
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, một số giống ngô LVN99 đã được tạo ra, nhưng do nội nhũ mềm nên hạn chế phát triển. Những năm gần đây các nhà chọn tạo giống của Trung tâm cải tạo ngô và lúa mì quốc tế (CIMMYT)đã tạo ra các nhũ mềm cứng, chống chịu sâu bệnh, đổ, hạn tốt và cho nang suất tương đương ngô thường nhưng có chất lượng proteincao hơn ngô thường, với hàm lượng protein là 11% (ngô thường là 8.59%) trong đó lysine trong protein là 40% triptophan trong prortein là 0,82% (ngô thường là 20% và 0,5%) (Lê Qúy Kha,Trần Hồng Uy,2002) [7]. Với số lượng ngô được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay thì sử dụng giống ngô LVN99 cho phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh cao, làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị cạnh tranh của thị trường, ngoài ra ngô LVN99 rất có ý nghĩa cho đồng bào vùng cao, nơi mà đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán sử dung ngô làm lương thực, ngoài ra còn giúp họ xóa đói giảm nghèo một cách cơ bản hơn. Tuy nhiên bộ giống ngô LVN99 ở nước ta còn rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó chúng em đã tiến hành thí nghiệm với
đề tài : “ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011. Tại trường Đại Học Nông Lâm -Thái Nguyên.”
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục đích .
Xác định được sự ảnh hưởng của một số liều lượng đạm đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 tìm ra mức bón thích hợp nhất với giống ngô LVN99.
2.2 Yêu cầu của đề tài.
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm khác nhau.
Nghiên cứu khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh hại của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm .
Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm.
3. Ý nghĩa của đề tài.
3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu
Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học tạo điều kiện cho sinh viên học hổi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, gắn liền lý thuyết với thực tế.
Qua đó guips sinh viên nâng cao được chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Giúp sinh viên biết cách viết, trình bày một báo cáo khoa học.
3.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được lượng phân đạm bón thích hợp để giống ngô LVN99 đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ở Việt Nam, nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Trải qua các giai đoạn phát triển, nông dân, nông nghiệp và nông thôn đã có những đóng góp tạo nên những thành tựu lớn trong công cuộc đổi mới. Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu đó đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đầy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống các cây lương thực, trong đó có cây ngô. Tuy hiện nay cây lúa vẫn đang giữ vị trí đứng đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng nhưng với khả năng phát triển trong tương lai, cây ngô đã từng bước tự chứng tỏ được mình.
Ngô là cây trồng quang hợp theo chu trình C4, có tiềm năng năng suất cao mà không một cây cốc có thể so sánh kịp. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và khai thác triệt để vị trí, vai trò của cây ngô nói riêng, công tác lai tạo những giống ngô mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng rộng là một yêu cầu cấp thiết. Trong đó yếu tố giống có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô.
Với vai trò làm lương thực cho người (17%), thức ăn cho chăn nuôi (gần 70%) và làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ khác (khoảng 10%) (Ngô Hữu Tình, 2009) [42], ngô đã được hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và liên tục mở rộng sản xuất.
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lúa nước lâu đời, lương thực chính là gạo, song người dân cũng rất thích ăn ngô dưới dạng ngô luộc, ngô nướng,ngô rang, bỏng ngô. Trước kia còn nghèo đói và do mất mùa, nông dân vẫn thường ăn ngô dưới dạng độn với cơm hoặc ngô bung. Hiện nay, đồng bào một số dân tộc thiểu số vùng cao như H'mông, Dao... vẫn ăn ngô như nguồn lương thực chính theo truyền thống và vì điều kiện kinh tế còn nghèo dưới dạng mèn mén.
Do chất lượng protein ở ngô không cao vì hàm lượng một số axit amin không thay thế như lysine, triptophan, methionine thấp nên việc sử dụng ngô nhiều có ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho người và vật nuôi. Trước thực tế đó, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu chọn tạo ra các giống ngô LVN99 với hàm lượng protein cao hơn và đặc biệt có hàm lượng lysine, triptophan, methionine gấp đôi ngô thường. Hiện nay có nhiều giống ngô lai LVN99 đã được đưa vào sản xuất. Giống lai LVN99 có năng suất cao chủ yếu phù hợp cho các vùng trồng ngô thâm canh, còn đối với các vùng đồi núi còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật canh tác, giống ngô LVN99
khả thi hơn.
Miền núi phía Bắc nước ta là vùng khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Người dân vùng này còn rất nghèo, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Ở một số vùng khó khăn những người dân nghèo đói vẫn phải sử dụng ngô làm lương thực và một số đồng bào dân tộc có tập quán sử dụng ngô làm lương thực chính từ lâu đời. Vì vậy, việc sử dụng giống ngô LVN99 là một nhu cầu thiết thực và cấp bách, góp phần giảm chi phí đầu tư cho sản xuất, đồng thời đạt được năng suất và chất lượng protein cao, đem lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt có thể giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho người dân miền núi, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi, đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi.
Ngô là cây trồng tạo ra một lượng năng suất, vật chất rất lớn trong một vụ trồng.Vì vậy ngô hút từ đất một lượng dinh dưỡng rất lớn trong quá trình sống, đặc biệt là dinh dưỡng đạm. Phân đạm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cây ngô, tham gia vào quá trình hình thành protein…, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng protein trong hạt ngô. Người dân ở vùng nông thôn, vùng núi thường có tập quán trồng ngô trên nương rẫy, không bón phân hoặc bón với hàm lượng rất ít trong khi nhu cầu sử dụng các chất dinh dưỡng của cây ngô lại rất cao, điều đó làm cho đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, không cung cấp đủ nhu cầu cho cây ngô, cho nên năng suất ngô thường thấp, chất lượng kém, chính vì vậy nghiên cứu liều lượng bón đạm thích hợp đối với giống ngô LVN99 là một vấn đề rất cần thiết trước khi mở rộng ra sản xuất.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng em tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011. Tại trường Đại Học Nông Lâm –Thái Nguyên.”
2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam
2.1. Tình hình sản xuất ngô và ngô LVN99 trên thế giới
Có thể nói rằng trong ba cây ngũ cốc chính của loài người : Lúa nước, lúa mì, và cây ngô thì không có cây nào sánh kịp với cây ngô về tiềm năng năng suất hạt, về quy mô, tỷ lệ và hiệu quả ưu thế lai.
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Do có nền di truyền rộng và thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau nên cây ngô được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 nước trồng ngô, trong đó có 38 nướ c là các nướ c phát triển cò n lại là các nước đang phát triển (Báo cáo tổng kết 29 của ISAAA) [1]. Tổng diện tích trồng năm 2009 lên đến 159,53 triệu ha, năng suất 5,12 tấn/ha và sản lượng 817,11 triệu tấn một năm (FAOSTAT, 2010) [34].
Ngô được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: làm lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến...Hiện nay ngô còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất năng lượng sinh học (ethanol), đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai. Ở Mỹ, trên 90% ethanol được sản xuất từ ngô với hơn 2680 nhà máy. Trung Quốc cũng đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều cở sở nghiên cứu về nguồn năng lượng sinh học này với mục tiêu ethanol nhiên liệu sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2010 và 10 tỷ lít vào năm 2020 (Ngô Sơn, 2007)[12]. Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ethanol, các nhà khoa học thuộc Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một số giống ngô mới chuyên sản xuất ethanol, giống ngô mới này cho phép tạo ra sản phẩm ethanol hiệu quả hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà năng suất, sản lượng và diện tích ngô trên thế giới tăng lên liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
Kết quả được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 2006 - 2009.
Năm
Diện tích
(Triệu/ha)
Năng suất
( Tấn/ha)
Sản lượng
(Triệu/tấn)
2006
148,83
4,75
706,69
2007
159,05
4,96
789,48
2008
161,10
5,13
826,22
2009
159,53
5,12
817,11
(Nguồn: FAOSTAT, 2010) [34]
Qua bảng 1.1 cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không ngừng cả về diện tích và năng suất. Năm 2006 năng suất ngô trung bình thế giới mới chỉ đạt 4,75 tấn/ha, diện tích 148,83 triệu ha. Đến năm 2009 diện tích 159,53 triệu ha và năng suất ngô đạt 5,12 tấn/ha cả diện tích năng suất có tăng lên không đáng kể. Trong công tác cải tạo giống cây trồng trên cơ sở ưu thế lai, ngô lai là một thành công kỳ diệu của nhân loại. Nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật trồng trọt tiên tiến mà năng suất ngô trên thế giới càng ngày càng tăng lên.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2009
Nước
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Mỹ
31,83
9,66
307,38
Trung Quốc
30,48
5,35
163,12
Brazil
13,79
3,71
51,23
Italia
0,91
8,60
7,88
Đức
0,52
9,75
4,53
(Nguồn FAOSTAT, 2010) [10]
Qua bảng 2.2, chúng ta thấy: Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên Thế giới nước có diện tích và sản lượng lớn nhất là Mỹ diện tích là 31,83 triệu/ha, sản lượng là 307,38 triệu tấn, diện tích, năng suất lớn thứ 2 là Trung Quốc 30,48 triệu ha và sản lượng 163,12 triệu tấn. Braxin có diện lớn thứ 3 nhưng năng suất thấp chỉ đạt 3,71tấn/ha, sản lượng cao hơn Đức và Italia đạt 51,23 triệu tấn. còn Đức và Italia có diện tích nhỏ hơn Đức 0,52 triệu ha nhưng năng suất cao hơn cả Mỹ và Trung Quốc, Italia diện tích là 0,91 triệu ha đạt năng suất cao hơn so với Trung Quốc.
2.2.Tình hình sản xuất ngô LVN99 ở Việt Nam
Cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (N.2.2.Tình hình sản xuất ngô và ngô LVN99 ở Việt Nam
Ngô là cây lương thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa ở nước ta. Ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 2009) [42]. Do có vai trò quan trọng đối với kinh tế xã hội cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ngô đã nhanh chóng được mở rộng, trồng khắp các vùng miền cả nước.
Cùng với sự tiến bộ của toàn thế giới, việc phát triển sản xuất ngô ở Việt Nam trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20 cũng đã thu được những kết quả quan trọng. Đạt được thành tựu lớn trong sản xuất ngô ở nước ta trong những năm gần đây là nhờ có những chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng thành công những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất nên cây ngô đã có những bước tiến mạnh về diện tích, năng suất và sản lượng.
Năng suất ngô Việt Nam đến cuối những năm 1970 chỉ đạt 10 tạ/ha do trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với CIMMYT, nhiều giống ngô cải tiến đã được trồng ở nước ta, góp phần đưa năng suất lên gần 15 tạ/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên,ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc mở rộng giống lai và cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Năm 1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn ha trồng ngô, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu ha. Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn và năm 2008 có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay: Diện tích 1.125,9nghìn ha, năng suất 40,2 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn - 4,5 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2009) [45].
Bảng 2.3: Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn 2001- 2009
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1961
229,2
1,14
260,1
1975
229,2
1,05
280,6
1990
432,0
1,55
671,0
1994
524,6
2,14
1.143,9
2000
730,2
2,51
2.005,9
2005
1.072,6
3,60
3.787,1
2007
1.072,8
3,96
4.250,9
2008
1.140,2
4,01
4.573,1
2009
1.086,8
4,03
4.381,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN và PTNT 2010 [21])
Sản xuất ngô ở Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn,được chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoan 1: trước năm 1975 do điều kiện còn khó khăn nên cây ngô chưa được chú trọng, vì vậy diện tích đạt 229 nghìn ha, năng suất 1,14 tấn/ha, với sản lượng bình 260,1 nghìn tấn/năm.
Giai đoạn 2: Từ năm 1975 – 1994 diện tích trồng ngô tăng chậm từ 229,2 nghìn ha (năm 1975) lên 534,6 nghìn ha (năm 1994). Đầu những năm 1990 ngành sản xuất ngô Việt Nam thực sự có một bước tiến nhảy vọt, gắn liền với việc sử dụng giống ngô lai ra sản xuất, đây là bước chuyển tiếp quan trọng trong chương trình phát triển ngô lai ở Việt Nam – từ giống thụ phấn tự do sang giống ngô quy ước. Hàng loạt các giống ngô lai đã được mở rộng ra sản xuất:LVN10,LVN4,LVN5, LVN9,LVN12, LVN17...Do được chọn tạo trong nước nên được tạo ra có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của người dân, giá thành giống chỉ bằng 50- 70% so với các giống nước ngoài cùng loại.
Giai đoạn 3: Từ năm 1994 đến nay, diện tích trồng ngô tăng nhanh, đồng thời với việc tăng không ngừng về năng suất. Năm 2008 và 2009 năng suất và sản lượng ngô cao nhất từ trước đến nay, năng suất đạt từ 4,01- 4,03 tấn/ha, sản lượng 4.381,8- 4.573,1 nghìn trên diện tích 1.086,8- 1.140,2 nghìn ha. So với năm 1990, khi chưa sử dụng giống ngô lai trong sản xuất thì diện tích tăng trên 2,5 lần, còn sản lượng tăng trên 6,5 lần.
Trong thời gian gần đây, việc tiêu thụ ngô hàng hóa trong nước chủ yếu do các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, thông qua các đại lý hoặc các tư thương thu mua gom lại, sấy khô rồi cung ứng cho các nhà máy. Hiện nay, tại một số tỉnh như Sơn La, Hà Tây, Hòa Bình...đã hình thành các cụm sấy ngô hạt do các tư nhân tự đầu tư và thu mua của dân, rồi cung cấp cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo báo cáo của Viện Quy Hoạch và thống kê nông nghiệp, dự kiến đến năm 2010, tổng nhu cầu sư dụng ngô trong cả nước là 4,8 triệu tấn và năm 2020 là 6 triệu tấn. Trong đó sử dụng cho chế biến thức ăn chăn nuôi là 2,3 triệu tấn (2005) và 3,5 triệu tấn (2010). Dự đoán trong thờ gian tới diện tích ngô lai sẽ tiếp tục tăng cao do nhu cầu trong chăn nuôi tăng.
3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên thế giới và Việt Nam
3.1 Dinh dưỡng của cây ngô
3.1.1 Các nguyên tố dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô
Cây ngô hút các chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng phát triển bình thường qua các chất vô cơ. Trong quá trình quang hợp, để tạo lập hydratcacbon, ngô sử dụng CO2 thu được trong không khí, ion H+ và nguyên tố oxy có nguồn gốc từ nước. Nước thẩm thấu xuống đất được cây hút vào nhờ các tế bào rễ con, sau đó dẫn từ tế bào này đến tế bào khác đẻ tham gia vào các dòng vật chất trong cây. Các yếu tố trong đất như muối khoáng được hào tan và tồn tại trong dung dịch đất hoặc bám trên bề mặt keo đất.
Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây mà người ta chia ra các nhóm:
Nhóm đa lượng : Cacbon, oxy, hydro, nitơ, photpho, lưu huỳnh, kali, canxi, magiê.
Nhóm vi lượng : Sắt, mangan, kẽm, đồng, molipden, bo, clo,nhôm, bạc, natri, coban, bari.
Các nguyên tố tạo thành cơ thể cây ngô chiếm số lượng lớn, chúng tham gia xây dựng các hợp chất hữu cơ trong cây. Ví dụ : C, O, H, N, P, S…tạo nên nước, đường, tinh bột, xenlulozơ, amino axit , protein, lipit…
Các nguyên tố khoáng tham gia trực tiếp vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cây. Chúng có vai trò lớn trong các quá trình quang hợp hô hấp, cân bằng nước cũng như toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Các yếu tố chính hoặc thành phần tham gia cấu trúc của các hệ thống chức phận như bộ máy quang hợp, chuỗi hô hấp, các trung tâm tổng hợp protein. Trong cây tồn tại các ion K+, Ca++, Mg++, và N+, chúng điều khiển các tính chất và khả năng thẩm thấu trên bề keo của tế bào. Các nguyên tố kim loại có hóa trị thay đổi khi ở dạng ion ( Fe, Ca, Zn, Mn ) điều khiển quá trình oxy hóa khử trong trao đổi chất, chúng là những xúc tác sinh học.
Có thể nói ít nhất 16 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết để tạo thành cơ thể và ổn định sinh trưởng bình thường của cây ngô. Thiếu các nguyên tố này có thể gây ra những biến đổi làm suy yếu hoặc rối loạn thay đổi sinh trưởng phát triển của cây ngô. Điều quan trọng những nguyên tố này phải hàm lượng thích hợp trong đất và có hàm lượng dễ tiêu đối với cây ngô.
Cây ngô hấp thụ các yếu tố khoáng dưới dạng ion dung dịch đất hay từ bề mặt keo đất tuân theo quá trình chung về dinh dưỡng khoáng. Các ion đó là đạm amon và nitrat, photpho axit…
Nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây là đất trồng trọt. Độ mầu mỡ của đất được hình thành và phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố, trong đó có tác động trực tiếp của con người và cây trồng. Những đặc điểm như: thành phần đất mẹ hay nguồn phù sa, hàm lượng và chất lượng mùn, sét khoáng, thành phần cơ giới, độ kết bám, độ chua, chế độ nước, hàm lượng dinh dưỡng tổng số hay dễ tiêu, khả năng cung cấp dinh dưỡng… đã quy định độ màu mỡ của đất.
3.1.2. Nhịp độ tạo chất khô và hấp thụ một số dinh dưỡng chính của cây ngô.
Sự hút các chất dinh dưỡng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô. Dựa vào biến đổi hình thái của cây để xác định nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ của cây ngô.
Viện kỹ thuật cây ngũ cốc và thức ăn gia súc (Pháp) chia quá trình sinh trưởng của cây ngô ra làm 3 giai đoạn như sau :
- Giai đoạn tăng trưởng chậm: Từ khi mọc đến 7- 8 lá: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển bộ rễ, đây cũng là giai đoạn phân hóa tạo bông cờ. Giai đoạn này lượng dinh dưỡng cây hút không lớn chỉ 1- 4% tổng lượng dinh dưỡng so với cả vòng đời cây hút.
Sự hút chất dinh dưỡng ở các thời kỳ đầu tuy chậm nhưng rất quan trọng cho ngô, bao gồm các dạng dễ hấp thu của các hợp chất chứa NPK so với tổng lượng dinh dưỡng và chất khô đã tích lũy, thấy rằng: sau mọc 20 -30 ngày ngô tích lũy được 4%chất khô, 9% lân, 10% đạm, 14% kali; sau 60 ngày: 45% chất khô, 57% lân, 66% đạm, 92% kali.
- Giai đoạn tăng trưởng nhanh: Từ 7- 8 lá đến sau trỗ 15 ngày: ở giai đoạn này các bộ phận trên mặt đất (thân, lá) và dưới mặt đất đều tăng trưởng nhanh. Các cơ quan sinh trưởng phát triển mạnh, lượng tinh bột và chất khô trong bắp tăng nhanh. Đây là giai đoạn cây hấp thụ tối đa dinh dưỡng bằng 75 – 95% tổng lượng dinh dưỡng so với cả vòng đời cây hút. Thiếu chất dinh dưỡng ở thời kỳ 8- 11 lá sẽ cản trở sinh trưởng cuar lá và giảm từ 10 -20% năng suất, đặc biệt ở thời kỳ trỗ cờ phun râu cây đòi hỏi dinh dưỡng rất cao,nên vào thời kỳ này nếu một nửa lá bị héo khô sẽ làm giảm 25 – 30% năng suất.
Thời kỳ kỳ trỗ cờ phun râu ngô đã hút gần như toàn bộ số kali cần thiết và lượng lớn đạm và lân.
- Giai đoạn chín: Qúa trình tích lũy chất khô đã hoàn thành, ngô bắt đầu mất nước nhanh, các bộ sinh trưởng sinh dưỡng chuyển sang màu vàng.Hầu hết các giống đều cần khoảng 60 ngày để hoàn thành hạt; trong đó các giống ngắn ngày cần ít hơn khoảng 35-40 ngày trong thời gian hình thành hạt, mỗi ngày bình quân tạo thành 2,5-3% trọng lượng hạt khi chín hoàn toàn.
Trong giai đoạn chín cây ngô thực hiện các chức năng phân phối lại lượng dinh dưỡng đã hấp thụ. Lượng dinh dưỡng cây hấp thụ được khong chỉ tích lũy ở hạt mà còn một lượng hạt lớn ở thân lá.
Tiêu tốn nước trong quá trình tích lũy chất khô ở cây ngô thấp hơn lúa. Để tạo 1 gam chất khô ngô cần 349 gam nước, trong khi đó lúa cần 628 gam nước.
* Đạm: Là nguyên tố quan trọng bậc nhất đối với cây ngô. Trong đạm Nitơ là thành phần của axi tamin, yếu tố để tạo nên protein. Nitơ tham gia vào thành phần của hàng loạt các chất quan trọng trong cơ thể thực vật, quyết định các quá trình trao đổi chất, những biến đổi sinh hóa, sinh lý và quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin đó tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được.
Trong điều kiện bình thường cây hút đạm nitrat và đạm amon. Hai dạng đạm có tác dụng sinh lý khác nhau. Khi hút đạm, độ PH trong cây cao lên, khi PH bằng 6,8 cây hút cả hai dạng đạm này như nhau, cây phản ứng khác nhau với đạm,ở đất chua cây chủ yếu hút nitrat hỗ trợ việc hút cation, trong khi đạm amon gây khó khăn cho việc hút cation.Thiếu đạm những lá già ở gốc thường vàng và khô đi bắt đầu từ đầu lá rồi lan dần ra sống lá. Khi thừa đạm cây mọc um tùm, kéo dài thời gian sinh trưởng. Bón trực tiếp lên cây sẽ làm lá cháy xém.
Ngô cần đạm ngay từ lúc đầu, tức là từ khi nảy mầm, tuy cần lượng rất nhỏ nhưng quan trọng. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của chọn đất tốt và bón lót. Nhịp độ hút đạm lớn hơn lân tính đến lúc trỗ cờ, sự hút đạm kéo dài đến khi hạt chín. Có thể phân tích lượng đạm trong lá để đánh hiệu quả cung cấp đạm và khả năng cho năng suất ngô. Ở thời kỳ 6 lá lượng đạm trong lá chiếm 6% coi như tối thích cho năng suất cao.
Nếu đạm dưới 3,5% : Cung cấp đạm yếu
Từ 3,5 -5% : Cung đạm thỏa mãn
Trên 5% : Cung cấp nhiều
Sự hút đạm phụ thuộc vào mức độ cung cấp lân và kali… tỷ lệ N/P ảnh hưởng tới tốc độ ra hoa và tốc độ lớn của hạt khi.
* Lân: Là thành phần cấu tạo nên tế bào. Thành phần trong lân quan trọng là photpho, sau khi cây hấp thu photpho nhanh chóng tham gia vào thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp mà quan trọng nhất là tham gia cấu tạo nên nucleoprotrit. Chất này là thành phần chủ yếu của tế bào. Photpho có mặt phosphatit, nhất giữ vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên menbran, có tác dụng rất lớn trong việc hình thành thẩm thấu của tế bào và hình thành áp suất thẩm thấu. photpho có tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy sự phát triển mô phân sinh phân chia nhanh nên đã tạo điều kiện cho cây trồng phát dục thuận lợi.
Thiếu lân sẽ gây nên rối loạn sinh trưởng khi cây còn non. Thiếu lân cản trở sự hình thành sắc tố, trên lá và thân có màu tím hơi đỏ gọi là bệnh huyết dụ. ngược lại, lân quá nhiều gây rối loạn cho việc hút sắt và kẽm.
Lân cần nhiều khi cây còn nhỏ. Trong thời kỳ đầu tốc độ hút lân lớn hơn sự tích lũy chất khô, về sau hai quá trình này tương đương nhau. Cây thực sự ngừng hút lân trước chín sinh lý vài ngày. Giữa 3 nguyên tố NPK lượng lân được cây vận chuyển vào hạt chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng lượng đã hút. Ở điều kiện đất chua, đất xấu, mưa nhiều đất bị gí chặt làm cản trở sự phát triển của bộ rễ thường thiếu lân.
*Kali: Kali khác với đạm và lân không tham gia vào hợp chất hữu cơ mà tồn tại dưới dạng ion trong dịch cây. Kali có vai trò trong việc phân chia TB duy trì các chức năng sinh lý cây, kali nhanh chóng tham gia vào hoạt động của enzim, thúc đẩy quá trình vận chuyển hydratcacbon. Kali tham gia vào quá trình điều khiển sự đóng mở của khí khổng. kali giúp cây đề kháng với sâu bệnh, tăng cường hoạt động của bó mạch, bề dày cương mô, do vậy giúp cây cứng cáp, chống đổ… thiếu kali các đốt thân ngắn, nhỏ lại, lá dài từ đầu mút lá dọc theo hai bên mép lá trở lên úa vàng. Thiếu kali con gây thiếu canxi, cản trở hấp thụ B, Zn, Mn và NH4, thiếu kali các hợp chất protein và sắt tích lũy trong các đốt thân, cản trở việc vận chuyển các hợp chất hydratcacbon, làm bộ rễ kém phát triển, cây dễ đổ.
Điều kiện tạo nên hiện tượng thiếu kali là do đất xấu, lượng kali dễ tiêu thấp, do đất quá ẩm hay bị gí chặt.
Kali là nguyên tố được cây hút ngay từ đầu và thuộc loại sớm trong ba nguyên tố NPK. Khi ngô phun râu hầu như cây đã hút đủ nhu cầu kali. Hàm lượng và khả năng cung cấp kali phụ thuộc vào tính chất vật lý của đất. lượng kali cây sử dụng vào hạt chỉ bằng 1/5 tổng lượng đã hút, còn phần lớn vẫn để lại trong thân lá.
3.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình hút khoáng.
3.1.3.1. Không khí trong đất.
Lớp đất trên cùng xốp hơn, lượng CO2 chiếm 0,2 - 0,7% khoảng trống. Còn ở tầng sâu hơn, chặt chứa 3 - 5%. CO2 tạo ra hô hấp cho đất hoặc là sản phẩm phân hủy của các axit hữu cơ, tạo thành axit cacbonic ở trong đất có tác dụng hòa tan các ion, tạo thuận lợi cho cây hấp thụ dinh dưỡng. Những sự tăng hàm lượng CO2 trong không khí của đất đến một chừng mực nào đó sẽ ức chế rễ hấp thụ dinh dưỡng. Ở trong đất, tỷ lệ giữa không khí và nước được coi như thích hợp nhất cho hoạt động của rễ là: 30- 40%/60 – 70%.
3.1.3.2. Nồng độ các chất tan trong đất.
Nồng độ và tỷ lệ các ion trong môi trường nước tạo nên PH trong đất, trong đó hòa tan những chất dinh dưỡng chủ yếu là các dạng muối, nên dung dịch đất chính là nguồn gốc để cây hút thụ dinh dưỡng.
Ở trong đất, yếu tố dinh dưỡng ở dạng ion, trong khi nồng độ (mg/lít)của chúng trong đất đạt tương đối thấp như đạm: 0,11 - 55; Lân: 0,001 - 1; Kali: 0,2 - 10 thì hàm lượng của chúng trong dịch cây rất cao như đạm: 160; Lân: 30; Kali: 175. Quan hệ giữa tốc độ hút khoáng với nồng độ ion rất phức tạp. Nồng độ trong dịch cây cao hơn nhiều so với nồng độ ion trong đất nhưng rễ cây vẫn hút được, chứng tỏ sự hút các yếu tố dinh dưỡng không theo quy định thẩm thấu giản đơn mà là một quá trình sinh lý của cây, hấp thu các chất dinh dưỡng theo cơ chế chủ động, có chọn lọc. Tỷ lệ giữa các loại ion trong môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thu rõ rệt hơn là sự thay đổi về nồng độ. Thiếu đạm ảnh hưởng đến hút lân của cây.
3.1.3.3. Độ chua cảu môi trường.
Sự kiềm hóa môi trường có tác dụng thúc đẩy sự hút ion. Sự chua hóa có tác dụng tăng cường hút ion. Ngô yêu cầu pH = 5,5 - 7,5; Ngô không hợp đất chua, trên đất chua có hệ thống rễ kém phát triển. Trong đất chua, các ion nhôm và sắt có trong dung dịch gây dối loạn việc hút lân, vì chúng tạo nên kết tủa lân không hòa tan.
Ngoài ra sự hút dinh dưỡng của rễ ngô còn phụ thuộc vào đặc điểm keo đất, hoạt động của vi sinh vật đất và cả điều kiện ngoại cảnh khác như nhiệt độ, chế độ chiếu sáng…Vì vây, kỹ thuật sản xuất phải tạo điều kiện thuận lợi để cây hút dinh dưỡng đạt hiệu quả cao và phát huy hiệu quả phân bón cao nhất.
3.2.Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô trên Thế giới.
Cây ngô là một cây ngũ cốc quang hợp theo chu trình C4, là cây ưa nhiệt, có hệ thống rễ chùm phát triển (FAO, 1995) [66].
Ngô là loại cây trồng tạo ra năng suất và chất lượng vật chất lớn trong một vụ trồng. Vì vậy ngô hút từ đất một lượng chất dinh dưỡng rất lớn trong quá trình sống. Tùy theo lượng hút và vai trò của các yếu tố dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu phân bón chia các nguyên tố dinh dưỡng thành 2 nhóm chính:
- Nhóm nguyên tố đa lượng (Đạm, lân, kali, magie, lưu huỳnh) là chất quan trọng được cây hút nhiều trong quá trình sống. Nhưng do hàm lượng dự trữ trong đất ít nên nhiều nguyên tố bị thiếu htuj làm cho năng suất ngô bị giảm. Muốn trồng ngô đạt năng suất cao cần thường xuyên cung cấp, bổ xung các chất dinh dưỡng chính cho ngô.
- Nhóm nguyên tố vi lượng (Sắt, Molipđen, Bo, Kẽm, Mangan) đây là các chất được cây ngô hút với lượng rất ít nhưng đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây ngô vì các yếu tố vi lượng tham gia vào thành phần các enzim, các chất có hoạt tính sinh lý cao, đóng vai trò điều tiết quá trình sống của cây. Các yếu tố vi lượng được hút từ đất còn rất ít, tuy nhiên ở những ruộng ngô thâm canh cao, trồng ngô liên tục nhiều năm có thể dẫn đến thiếu hụt một số chất,nên bổ sung các nguyên tố vi lượng hoặc thông qua các chế phẩm dinh dưỡng có sẵn ngoài thị trường.( Nguyễn Thế Hùng, 2002) [9].
Cây ngô là có tiềm năng năng suất lớn, trong các biện pháp thâm canh tăng năng suất ngô thì phân bón đóng vai trò quan trọng. Theo Berzennyi và cộng sự năm 1961 thì phân bón ảnh hưởng đến 30,7% năng suất ngô. Còn lại các yếu tố khác như: Mật độ, phòng trừ cỏ dại, đất trồng…Nguồn cung cấp chủ yếu cho cây là đất trồng trọt, theo các nhà nghiên cứu của viện Lân, kali - Alanta (Mỹ) cho biết: Để tạo ra 10 tấn ngô hạt trên 1ha, cây ngô lấy đi của đất một lượng dinh dưỡng rất lớn: 197N + 80P205 + 208 K20. (Ngô Hữu Tình, 1997) [22].
Theo Chudry G.A cộng sự (Chudry GA) đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây ngô. Nó tham gia vào thành phần cấu tạo của tất cả các axit amin, các axit nucleic, là chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và trao đổi các chất trong cơ thể. Đạm thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây, nâng cao hàm lượng protein trong sản phẩm.
Routchenko đã chứng minh rằng: trong mùa xuân lạnh và ẩm trên đất chua quá trình nitrat hóa xảy ra yếu, ngô thường bị vàng cây và chết non. Hiện tượng ức chế này xảy ra là do cây đã hút quá nhiều NH4+ (Do bón amophos vào gốc trước khi gieo) mà quá trình quang hợp lại không đáp ứng được đầy đủ của các sản phẩm. Quá trình không tạo các sản phẩm để chuyển NH3 thành axit amin mà là quá trình hô hấp.( Nguễn Ngọc Nông, 2002)[20].
Smith (1973) trong trường hợp không bón phân đạm, năng suất ngô chỉ đạt 1192 kg/ha, có bón đạm năng suất tăng lên 7338kg/ha.
Theo Velly và cộng sự (De. Geus, 1997) khi bón cho ngô với liều lượng:
+ 40 kg N / ha năng suất thu được là 12,11 kg/ha.
+ 80 kg N / ha năng suất thu được là 15,61 kg/ha.
+ 120 kg N / ha năng suất thu được là 32,12 kg/ha
+ 160 kg N / ha năng suất thu được là 41,47 kg/ha
+ 200 kg N / ha năng suất thu được là 52,18 kg/ha
Kết quả nghiên cứu của Geus (1967) bón đạm quá cao cho cây ngô đã làm tăng sự phát triển thân lá, hạn chế đến năng suất hạt ngô (Trích theo Nguyễn Thế Hùng, 2002)[9].
3.3. Tình hình nghiên cứu phân bón cho ngô ở Việt Nam
Trong phạm vi nghiên cứu thuộc chương trình phát triển lương thực, Tạ
Văn Sơn (1995) [38] đã nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cây ngô ở vùng Đồng
bằng sông Hồng, thu được kết quả như sau:
- Để tạo ra 1 tấn hạt, ngô lấy đi từ đất trung bình một lượng đạm, lân,
kali là: N = 22,3 kg; P205 = 8,2 kg; K20 = 12,2 kg.
- Lượng NPK tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn ngô hạt là: N = 33,9 kg; P205
= 14,5 kg; K20 = 17,2 kg.
- Tỉ lệ nhu cầu dinh dưỡng NPK là: 1: 0,35: 0,45.
- Tỉ lệ N: P: K thay đổi trong quá trình sinh trưởng phát triển như sau:
Bảng 2.4. Nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng (%)
Nguyên tố
6 - 7 lá
Trỗ cờ
Thu hoạch
N
51,7
47,4
52,2
P205
8,3
9,8
19,1
K20
40,0
42,7
28,7
(Nguồn: Tạ Văn Sơn (1995) [38])
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của nước ngoài và thể hiện rõ là hút kali được hoàn thành sớm trước phun râu, còn các chất dinh dưỡng khác như đạm và lân còn tiếp tục đến lúc ngô chín.
Theo Đường Hồng Dật (2003) [12] trung bình với năng suất 60 tạ/ha ngô
hạt, cây ngô lấy từ đất 155 kg N, 60 kg, P205 115 kg K20 (tương đương 337 kg urê, 360 kg supe lân, 192 kg clorua kali).
Theo tác giả Ngô Hữu Tình (1995) [40], trên đất phù sa sông Hồng tỷ lệ
nhu cầu dinh dưỡng của N, P, K cho cây ngô đạt năng suất cao là 1: 0,35 : 0,45 và liều lượng bón phân cho năng suất cao là: 180N - 60P205 - 120K20; ở Duyên hải miền Trung: 120N - 90 P205 - 6 K200; miền Đông Nam bộ: 90N - 90P205 - 30K20; Đồng bằng sông Cửu Long: 150N - 50P205 - 0K20.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2007) [7], lượng phân bón khuyến cáo cho ngô phải tuỳ thuộc vào đất, giống ngô và thời vụ. Giống có thời gian sinh trưởng dài hơn, có năng suất cao hơn cần phải bón lượng phân cao hơn. Đất chua phải bón nhiều lân hơn, đất nhẹ và vụ gieo trồng có nhiệt độ thấp cần bón nhiều kali hơn.
Liều lượng khuyến cáo chung cho ngô là:
+ Đối với giống chín sớm:
- Trên đất phù sa: 8 - 10 tấn phân chuồng; 120 - 150 kg N; 70 - 90kg P205
; 60 - 90kg K20 /ha.
- Trên đất bạc màu: 8 - 10 tấn phân chuồng; 120 - 150 kg N; 70 - 90 kg P205 ; 100 - 120 kg K20 /ha.
+ Đối với giống chín trung bình và chín muộn:
- Trên đất phù sa: 8 - 10 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 70 - 90 kg P205
; 80 - 100 kg K20 /ha.
- Trên đất bạc màu: 8 - 10 tấn phân chuồng; 150 - 180 kg N; 70 - 90 kg P205; 120 - 150 kg K20 /ha.
Theo Nguyễn Thế Hùng (1996) [19], trên đất bạc màu vùng Đông Anh -
Hà Nội, giống ngô LVN10 có phản ứng rất rõ với phân bón ở công thức bón 120N - 120 P205- 120 K20/ha và cho năng suất hạt gấp 2 lần so với công thức đối chứng không bón phân. Cũng theo tác giả thì trên đất bạc màu, hiệu suất của 1kg NPK là 8,7kg;1 kg N là 11,3 kg; 1kg P205 là 4,9 kg; 1kg K20 là 8,5 kg.
Tác giả Vũ Cao Thái cũng cho rằng liều lượng và tỷ lệ phân bón cho ngô khác nhau trên các loại đất khác nhau. Theo ông, trên đất phù sa nên bón 120 kg N - 60 kg P205 - 90 kg K20 /ha, tỷ lệ N:P:K là 1:0,5:0,75. Trên đất xám
bạc màu bón 100 kg N - 100 kg P205 - 150 kg K20 /ha với tỷ lệ là 1:1:1,5
(dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [41].
Theo Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam (Đỗ Trung Bình, 2000), liều lượng phân bón cho 1 ha ngô ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là: 120 kg N - 90 kg P205- 60 kg K20 cho vụ Hè Thu, còn vụ Thu Đông (vụ 2) có thể tăng lượng K2O lên 90 kg (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [41].
Trên đất xám của vùng Đông Nam bộ, theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Dạ Thảo và Nguyễn Thị Sâm (2002), liều lượng phân bón cho ngô có hiệu quả kinh tế cao nhất là 180 kg N - 80 kg P205- 100 kg K20 /ha (giống LVN99) (dẫn theo Ngô Hữu Tình, 2003) [41].
Các loại phân khác nhau với mức bón khác nhau có ảnh hưởng lớn đến
sự sinh trưởng và năng suất ngô LVN10 vụ Xuân 2000, vì vậy việc sử dụng loại phân và lượng phân cần được xác định trên cơ sở lợi nhuận ở cả 3 loại phân mức bón kinh tế là 200 kg NPK/ha. Phân NPK Lâm Thao loại 5-10-3 là rất phù hợp với cây ngô với lượng bón tối đa là 350 kg NPK/ha, sử dụng ở mức bón N-P-K: 100-50-50 là kinh tế nhất (Ngô Hữu Tình và CS, 2001) [43].
Bón phân vô cơ kết hợp phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng suất ngô và giúp cải thiện độ phì trong đất, theo Bùi Đình Dinh (1988, 1994) để đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dưỡng, còn 75% phân hoá học (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [29].
Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ phân bón hợp lý, bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao phải căn cứ vào đặc tính của loại giống ngô, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ sinh trưởng, tình trạng của cây trên đồng ruộng, tính chất đất, đặc điểm loại phân bón, kỹ thuật trồng trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.
Bón cân đối đạm - kali có hiệu lực cao hơn nhiều so với lúa. Bội thu do bón cân đối (trung bình của nhiều liều lượng đạm) có thể đạt 33 tạ/ha trên đất
phù sa sông Hồng; 37,7 tạ/ha trên đất bạc màu; 11,7 tạ/ha trên đất xám và 3,9
tạ/ha trên đất đỏ vàng. Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối cho ngô
trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với đất phù sa và đất đỏ vàng
(Nguyễn Văn Bộ, 2007) [7].
Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002) [17], từ năm 1985 đến nay tình hình sử dụng phân đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là 13,9%/năm, phân kali là 23,9%/năm. Tổng lượng N + P205 + K20 trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm. Tỷ lệ N : P205 : K20 trong 10 năm qua đã cân đối hơn với tỷ lệ tương ứng qua các năm 1990, 1995 và 2000 là 1 : 0,12 : 0,05; 1 : 0,46 : 0,12 và 1 : 0,44 : 0,37. Lượng phân bón/ha cũng đã tăng lên qua các năm 1990, 1995, 2000 với tổng lượng N : P205 : K20 tương ứng là 58,7; 117,7 và 170,8 kg/ha, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật với tổng lượng N : P205 : K20 khoảng 240 - 400 kg/ha.Khi nghiên cứu về phân bón cho ngô trên đất bạc mầu, Nguyễn Thế Hùng (1996) [19], đã chỉ ra rằng phân N có tác dụng rất rõ đối với ngô trên đất bạc mầu, song lượng bón tối đa là 225 kg/ha, ngưỡng bón N kinh tế là 150
kg/ha trên nền cân đối P - K.
Kết quả nghiên cứu bón đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở
Đồng bằng sông Hồng với mức bón đạm 90 kgN/ha, hiệu suất bón đạm đối
với ngô địa phương là 13 kg ngô hạt/1 kg N và ngô lai là 18 kg ngô hạt/1 kg
N. Bón đến mức 180 kg N/ha đã đạt 9 - 14 kg ngô hạt/1 kg N (dẫn theo Trần
Văn Minh, 2004) [29].
Trần Hữu Miện (1987) [27] để tạo ra 1 tấn ngô hạt trong vụ ngô Đông
miền Bắc cần 25 - 28 kg N, vụ Xuân 28 - 32 kg N, vụ Hè Thu 32 - 35 kg N,
Thu Đông 30 - 32 kg N.
Kết quả nghiên cứu của Lê Quý Kha (2001) [20] đã chỉ ra rằng mặc dầu
trong điều kiện ít có khả năng đầu tư đạm và thiếu nước, ví dụ như nhờ nước
trời, tốt hơn hết vẫn phải chia nhỏ lượng đạm làm nhiều lần để bón thì hiệu
quả sử dụng đạm của cây ngô mới cao.
Đạm là yếu tố quan trọng nhất đối với cây ngô, nghiên cứu vai trò của đạm đối với cây ngô ở Việt Nam mới chỉ được đề cập về liều lượng dùng và tỷ lệ giữa nó với các yếu tố dinh dưỡng khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm
đến năng suất và chất lượng các loại giống ngô, trong đó có giống ngô TPTD QPM so sánh với ngô lai thường thì chưa được nghiên cứu ở nước ta.Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Tác dụng chủ yếu của lân thể hiện trên một số mặt sau đây: Phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút; làm cho thân cây ngũ vững chắc, đỡ đổ; cải thiện chất lượng sản phẩm (trích theo Nguyễn Ngọc Nông, 1999) [33].
Theo các tác giả Lê Văn Khoa và CS (1996) [24]; Oparin (1977) [35], cho rằng vai trò của lân đối với sự sống có một nghĩa lớn vì lân tồn tại trong tế bào của động thực vật, nó có trong nhân tế bào, enzim, vitamin. Lân tham gia vào việc tạo thành và chuyển hoá Hidrat Cacbon, chất chứa nitơ, tích luỹ năng lượng tế bào sống. Lân còn đóng vai trò quan trọng trong hô hấp và lên men.Hiệu lực phân lân đối với ngô bội thu 8 - 10 kg ngô hạt/kg P205, trong nhiều trường hợp hiệu lực lân không rõ hoặc làm giảm năng suất do kỹ thuật bón không phù hợp hoặc nhất là lượng bón lân quá cao so với lượng đạm hoặc bón không kèm kali (Nguyễn Văn Bộ, 1993) [6].
Theo các tác giả Vũ Hữu Yêm và CS (1999) [54], trên đất phù sa Sông Hồng không được bồi không nên bón quá 90 kg P205/ha cho ngô, bón đến 120 kg thì hiệu suất phân lân xuống thấp. Trên đất bạc màu ngô rất cần lân, bón đến 120 kg P205 so với 90 kg P205 hiệu suất phân lân vẫn ổn định. Trên đất mặn và phèn nhẹ có thể bón cho ngô đến 120 kg P205 /ha, khi gặp điều kiện thuận lợi bón 1 kg P205 có thể đạt 16 kg ngô hạt trong vụ Xuân và 11 kg ngô hạt trong vụ Đông.
Như vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của lân đến năng suất và chất lượng protein của giống ngô TPTD QPM so sánh với giống ngô lai thường thì chưa được công bố ở nước ta.Theo kết quả của Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ (1999) [39], rên đất bạc màu, trồng ngô bón K đạt hiệu lực rất cao. Hiệu quả sử dụng K đạt trung bình 15 - 20 kg ngô hạt/kg K20. Liều lượng bón kali cho ngô trên đất phù sa sông Hồng từ 60 - 90; trên đất bạc màu 90 - 120 kg K20/ha. Bón kali liều lượng 30 - 210 kg K20 /ha không làm gia tăng năng suất ngô vùng Tây sông Hậu. Hiệu lực của phân kali trên đất phù sa sông Hồng đạt 5,2 kg ngô hạt/kg K20.
Theo Tạ Văn Sơn (1995) [38], trên đất phù sa sông Hồng bón phân kali đã làm tăng năng suất ngô rõ rệt và đặc biệt trên nền N cao. Phân lân có hiệu lực rõ rệt đối với ngô trên đất phù sa sông Hồng trên nền 180N - 120K2O có thể bón tới 150P205.
Theo Nguyễn Văn Bộ và CS (1999) [8], ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng lớn. Trung bình với năng suất 6 tấn/ha cây ngô hút 155 kg N; 60 kg; 115 kg P205; 15,7 kg Cu; 35,5 kg MgO và 16 kg S. Hiệu lực phân kali: với ngô ở Việt Nam tăng năng suất 310 kg ngô hạt/ha, hiệu suất 5,2 kg ngô/kg K2O trên đất phù sa Sông Hồng (Nguyễn Văn Bộ và CS, 1999) [8].
Theo Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ (1999) [39], đối với cây ngô trồng vụ Đông để đạt năng suất 4 - 5 tấn/ha cần bón 30 - 60 kg K2O trên đất phù sa Sông Hồng; 60 - 90 kg K2O trên đất bạc màu.
Theo Nguyễn Vy (1998) [52], Vũ Hữu Yêm và CS (1999) [54], trên đất
phù sa Sông Hồng hiệu lực phân kali tăng dần chứng tỏ việc trồng ngô liên
tục trong đất phù sa trong đê làm đất kiệt dần kali. Hiệu suất kali vụ Đông cao
hơn vụ Xuân, không nên bón cho ngô quá 90 kg K2O /ha vì từ 120 kg K2O /ha
hiệu suất kali bón giảm nhanh. Ngô rất cần bón kali, kali trong đất rất linh động, đất trồng ngô liên tục thường bị thiếu, bởi kali có mặt chủ yếu trong thân, lá ngô sẽ bị lấy đi khi người dân thu hoạch cây ra khỏi ruộng. Trên đất bạc màu ngô rất cần bón kali, bón đến 150 kg/ha hiệu suất vẫn còn cao. Trên đất vàn hai vụ lúa, một vụ ngô Đông nếu bón quá nhiều kali năng suất ngô sẽ giảm, chỉ cần bón ở mức 60 kg K2O /ha sẽ cho hiệu suất phân kali rất cao.
Trên đất mặn và đất phèn nhẹ cây ngô phản ứng yếu với kali, không nên bón quá 60 kg K2O/ha, nhiều trường hợp ngô phản ứng không rõ với kali (Vũ
Hữu Yêm và CS, 1999) [54].
Trên đất bạc màu, không bón kali, cây trồng chỉ hút được 80 - 90 kg
N/ha trong khi đó bón kali làm cây trồng hút được tới 120 - 150 kg N/ha
(Nguyễn Văn Bộ, 2007) [7].
Theo tác giả Đỗ Tuấn Khiêm (1996) [23], thí nghiệm ở vùng Đông Bắc
cho thấy sử dụng các chế phẩm phân bón sinh học như Komix BFC, Thiên Nông, Agrofil có tác dụng làm tăng năng suất ngô từ 8 - 14%. Căn cứ để xác định số lượng và tỷ lệ bón các loại phân NPK, phân chuồng, độ phì nhiêu của đất, nhu cầu dinh dưỡng của giống và trạng thái cây trên đồng ruộng, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, chế độ luân canh và mật độ trồng.
Theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt (2006) [11], để đạt năng suất ngô trên 7 tấn/ha ở các tỉnh miền Bắc, thì lượng phân bón như sau:
- Đối với loại đất tốt: 10 - 15 tấn phân chuồng; 150 - 180 kgN; 100 - 120
kg P205; 80 - 100 kg K20/ha.
- Đối với đất trung bình: 10 - 15 tấn phân chuồng; 180 - 200 kgN; 120 -
140 kg P205; 100 - 120 kg K2O/ha.
Cây ngô là loại cây cần nhiều dinh dưỡng do đó để đạt năng suất cao nhất thiết phải bón đầy đủ và cân đối, đặc biệt là N-P-K. Hiện nay ở nước ta, trong đó có vùng Trung du và miền núi phía Bắc, người dân vẫn còn tập quán sử dụng phân bón lượng thấp và chủ yếu bón phân đạm mà không bón lân và kali. Đây là một nguyên nhân thứ yếu làm cho năng suất ngô trong vùng rất thấp. Vì vậy, việc khuyến cáo và hướng dẫn kỹ thuật bón phân cho ngô đạt hiệu quả cao là rất cần thiết và cấp bách
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Giống ngô LVN99 (giống ngô thụ phấn tự do LVN99)
2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm : Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Thực hành thực nghiệm – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành đề tài: vụ Xuân 2011 ( 2/2011 – 6/2011)
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99
+ Công thức 1 : 0N + 80P205 + 80K20
+ Công thức 1 : 100N + 80P205 + 80P20
+ Công thức 1 : 150N + 80P205 + 80K20
+ Công thức 1 : 175N + 80P205 + 80K20
+ Công thức 1 : 200N + 80P205 + 80K20
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thi nghiệm
Tiến hành theo quy trình của Viện nghiên cứu ngô, CIMMYT.
3.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại, kích thước mỗi ô 15m2 (5 x 3m). gồm 5 hàng ngô, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 25cm. các chỉ tiêu theo dõi hàng thứ 3, xung quanh có dải bảo vệ.
* sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
1
2
3
4
5
4
5
2
1
3
2
3
4
5
1
Dải bảo vệ
3.2.3. Quy trình kỹ thuật
* Thời vụ gieo : 20/02/2011
- Mật độ, khoảng cách
+ Mật độ :
+ Khoảng cách : 70cm x 25cm x 1 cây/ hốc
* Phân bón : Theo các công thức thí nghiệm trên.
- Phân chuồng : 10 tấn / ha
- Phương pháp bón phân.
+ Bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân
+ Bón thúc : Chia làm 3 lần.
Lần 1: 1/3 N + 1/2 K20 (Khi ngô được 3-4 lá)
Lần 2 : 1/3 N + 1/2 K20 (Khi ngô được 7-9 lá)
Lần 3 : Bón nốt lượng phân còn lại (trước trỗ 7- 10 ngày)
*Chăm sóc :
Giai đoạn cây con tiến hành xới xáo, tưới nước duy trì độ ẩm 70 – 80%
Khi cây được 3 - 4 lá tiến hành bón thúc lần 1, tỉa định cây.
Khi cây được 7 - 9 lá tiến hành bón thúc lần 2, làm cỏ, vun cao.
Trước trỗ 7 - 10 ngày tiến hành bón nốt lượng phân còn lại, kết hợp vun nhẹ.
Phòng trừ sâu bệnh(khi cây được 3-4 lá, 7- 9 lá và trước trỗ cờ)
*Thu hoạch
Thu hoạch ngô khi lá bị chuyển sang màu vàng, chân hạt có chấm đen.
3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi.
Tiến hành theo hướng dẫn của CIMMYT, Viện nghiên cứu ngô.
3.2.4.1.Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng.
- Ngày mọc: Được tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây mọc trên ô.
- Từ khi gieo đến tung phấn: Được tính từ khi gieo đến khi có 50% cây rong ô tung phấn (khi bao phấn ở 1/3 phía trên bông tung phấn )
- Từ khi gieo đến phun râu: Được tính từ khi gieo đến khi có 50% cây trong ô phun râu ( khi bắp ngô có râu dài 2-3cm )
- Ngày trỗ cờ: Được tính từ khi gieo cho đến khi có 50% số cây trên ô xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.
- Chín sinh lý: Được tính từ khi gieo cho đến khi có 50% số bắp trên ô đen chấm hạt.
3.2.4.2. Chỉ tiêu hình thái
- Chiều cao cây (cm) đo 10 cây: Đo từ sát mặt đất đến điểm bắt đầu phân nhánh bông cờ.
- Chiều cao đóng bắp (cm): Được đo từ sát mặt đất đến đốt mang bắp hữu hiệu (bắp trên cùng) chiều cao cây và chiều cao đóng bắp được đo vào thời gian sau khi ngô phun râu 2-3 tuần.
- Số lá thật trên cây (lá): Đếm số lá trên cây ( Đánh dấu lá thứ 5, 10…)
- Chỉ số diện tích lá: Đo diện tích lá sau khi cây thụ phấn thụ tinh xong, tiến hành đo chiều chiều rộng của tất cả các lá trên cây, sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá của Montgomery (1906).
+ Diện tích lá (m2) = chiều dài x chiều rộng x 0,75
+ Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2 đất ) = m2 lá/cây x số cây /m2.
- Trạng thái cây (điểm): Số liệu về đặc tính này được lấy vào giai đoạn lá bị trở vàng, khi mà các cây còn xanh và bắp đã phát triển đầy đủ.Ở mỗi ô đánh giá các đặc tính như: chiều cao cây, chiều đóng bắp, độ đồng đều của các cây, thiệt hại do sâu bệnh và đổ ngã, theo thang điểm từ 1-5 (điểm 1 rất tốt, điểm xấu).
- Trạng thai bắp (điểm): Sau khi thu hoạch, để xác định chỉ tiêu này phải căn cứ vào các đặc tính thiệt hại do sâu bệnh, kích thước bắp, độ dày hạt và độ đồng đều của các bắp theo thang điểm 1-5 (điểm 1 rất tốt, điểm 5 là xấu).
- Độ bao bắp: Trước khi thu hoạch 1-3 tuần, khi bắp đã phát triển hoàn toàn, lá bi đã khô, đánh giá độ bao bắp theo thang điểm 1-5.
+ Điểm 1: Rất tốt - Bẹ che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp.
+ Điểm 2: Tốt, lá bi che kín đầu bắp.
+ Điểm 3: Hở đầu bắp,lá bi không che kín đầu bắp.
+ Điểm 4: Hở hạt, lá bi không che kín để hở đầu bắp nhiều.
+ Điểm 5: Hoàn toàn không chấp nhận được, bao đầu bắp rất tồi, hở đầu bắp rất nhiều.
3.2.4.3. Chỉ tiêu chống chịu.
* Chỉ tiêu chống đổ: Theo dõi tất cả các lần nhắc lại sau đợt gió to và trước thu hoạch.
- Đổ rễ (%): Tính % số cây bị nghiêng 1 góc bằng hoặc lớn hơn 300 so với thu hoạch.
- Đổ gẫy thân (%): Tính % số cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp trước khi thu hoạch.
* Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh :
- Sâu đục thân : Ghi số cây bị sâu đục lỗ (chủ yếu là đục dưới bắp ), đánh giá mức độ bị sâu đục thân hai theo thang điểm 1-5.
+ Điểm 1: Không có cây bị hại.
+ Điểm 2: > 5-15% cây bị hại.
+ Điểm 3: >15-30% cây bị hại.
+ Điểm 4: > 30-50% cây bị hại.
+ Điểm 5: > 50% cây bị hại.
- Sâu cắn lá, rệp cờ : Cho điểm theo thang điểm từ 1-5.
+ Điểm 1 : Không có cây bị hại.
+ Điểm 2 : > 5-15% cây bị hại.
+ Điểm 3 : >15-30% cây bị hại.
+ Điểm 4 : > 30-50% cây bị hại.
+ Điểm 5 : > 50% cây bị hại.
3.2.4.4. Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Tổng số cây, số cây 1 bắp, số cây 2 bắp, không bắp trên mỗi ô (theo dõi trước khi thu hoạch từ 1-3 ngày).
- Số bắp / cây (Tổng số bắp trên ô chia cho số cây/ô).
- Chiều dài bắp (cm): Đo từ cuống bắp đến đầu mút đóng hạt của 10 bắp rồi tính giá trị trung bình.
- Đường kính bắp (cm): Đo phần giữa của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.
- Số hàng hạt / bắp (hàng): Một hàng được tính khi có > 50% số hạt so với hàng dài nhất. Đếm số hạt của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.
- Số hạt /hàng (hạt): Được đếm theo hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Đếm số hàng của 10 bắp rồi lấy giá trị trung bình.
( Các chỉ tiêu: Chiều dài bắp, đường kính bắp, số hàng hạt/bắp. Số hạt/ hàng, chỉ được đo đếm rên các bắp thứ nhất của các cây theo dõi, không đo đếm trên các bắp thứ hai).
- Khối lượng 1000 hạt (g): Ở độ ẩm 14% đếm hai mẫu mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lượng của hai mẫu được P1 và P2. Nếu hiệu số hai lần cân (mẫu nặng-mẫu nhẹ) không chênh lệnh nhau quá 5% so với khối lượng trung bình của hai mẫu thì P1+P2, nếu sự chênh lệnh nhau giữa hai mẫu >5% so khối lượng trung bình của hai mẫu thì cân lại.
- Tổng số bắp /ô (bắp): Tổng số bắp của 2 hàng thu hoạch.
- Tỷ lệ hạt /bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy 10 bắp rồi tẽ hạt để tính tỷ lệ.
- Độ ẩm (%): Tẽ hạt của 10 bắp ngô (ở hàng thu hoạch khoảng 140 (g) đo độ ẩm độ ngay sau khi thu hoạch.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha)
Số hạt/hàng x số hàng/bắp x số bắp/cây x số cây/m2 x P1000 hạt
NSLT =
10.000
Trong đó: P1000 hạt (Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm 14%) (g)
- Năng suất thực thu (tạ/ha):
PÔ x (100 - A0 ) x 100 Phạt 10 bắp
NSTT = x (tạ/ha)
Sô x (100- 14) P 10 bắp mẫu
Trong đó: PÔ: Khối lượng bắp tươi/ô (kg)
A0: ẩm độ bắp tươi khi thu hoạch (%)
Sô: Diện tích ô thí nghiệm
14: Quy đổi về ẩm độ 14%
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRIRSTAT.
PHẦN 4 :
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm khí khậu và thời tiết vụ xuân năm 2011 tại Thái Nguyên.
Đời sống cây ngô có liên quan mật thiết với điều kiện ngoại cảnh và ngược lại, điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển và các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây ngô. Sự biểu hiện kiểu hình ra bên ngoài chính là kết quả quá trình tác động giữa kiểu gen và môi trường sống, qua đó thấy được mức độ thích ứng của caayvowis điều kiện ngoại cảnh. Mỗi loại cây trồng khác nhau thì khả năng thich ứng với điều kiện sinh thái cũng khác nhau. Vì vậy trước khi đưa cây ngô vào trồng ở một vùng sinh thái nào đó, chúng ta phải nghiên cứu điều kiện thời tiết khí hậu vùng đó xem có phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây ngô không. Để tiến hành thí nghiệm và có kết luận chính xác về ảnh hưởng của phân bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 mới, chúng ta phải theo dõi và nắm chắc diễn biến thời tiết khí hậu của vùng đó.
Ngô là cây trồng nhiệt đới nên yêu cầu nhiệt độ và lượng mưa tương đối điều hòa. Nhìn chung trong quá trình sống của cây ngô cần nhiệt độ thích hợp trong khoảng 20 - 300 c, nếu nhiệt độ 350C thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô.
Ngô là cây trồng có khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng được ở những vùng sinh thái khác nhau, song nó cũng rất nhảy cảm với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh như : Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng…
Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng mà cây ngô chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu ở các mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định được rằng thời kỳ trỗ cờ, tung phấn là thời kỳ mẫn cảm nhất với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.
Qua theo dõi diễn biến tình hình thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2011
tại Thái Nguyên chúng tôi thu được bảng như sau:
Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ xuân 2011 tại Thái Nguyên
Tháng
Nhiệt độ (0C)
Ẩm độ (%)
Lượng mưa (mm)
1/2011
11,9
73
4,4
2/2011
17,3
82
10,8
3/2011
16,7
80
93,3
4/2011
23,4
83
30,1
5/2011
26,3
80
226,3
6/2011
28,7
84
237,5
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên,[ 2011])
4.1.1.Nhiệt độ.
Ngô là cây ưa nóng, nhu cầu về nhiệt của ngô cao hơn nhiều cây trồng khác. Từ lúc cây nảy mầm đến lúc ngô chín cần tổng tích ôn từ 1700-37000C tuỳ theo giống và thời gian sinh trưởng. Theo các chuyên gia Trung tâm Cải lương giống ngô và lúa mỳ thế giới (CIMMYT): ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 240C- 300C. Nhiệt độ tối thấp: <100C. Nhiệt độ caokhông hạn chế sinh trưởng nhưng ảnh hưởng đến năng suất.Ở những vùng ban đêm có nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C, năng suất cây ngô sẽ giảm do ngô hô hấp mạnh. Ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cây ngô yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Có hai thời kỳ nhiệt độ ảnh hưởng mạnh đến quá trình sống của cây ngô.
+ Thời kỳ nảy mầm: Nếu gặp nhiệt độ thấp thì cây ngô sẽ nảy mầm kém,
thời gian nảy mầm kéo dài, khi đó chất lượng cây con sẽ giảm. Nếu nhiệt độ thấp hơn 13oC thì phần lớn các giống không nảy mầm. Nhiệt độ thấp hơn 150C thì thời gian nảy mầm kéo dài, tỷ lệ nảy mầm thấp, độ đồng đều của ruộng ngô sau này sẽ kém, chăm sóc khó khăn dẫn đến năng suất thu hoạch thấp. Vì vậy hạt ngô nảy mầm tốt nhất khi nhiệt độ dao động trong khoảng từ 25- 300C.
+ Thời kỳ trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh: lúc này cây ngô rất mẫn
cảm với nhiệt độ. Giai đoạn này cây ngô cần nhiệt độ thích hợp trong khoảng từ 20- 220C. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 130C thì hạt phấn ngô sẽ hết Nhiệt độ từ 13 – 150C thì sức sống của hạt phấn giảm, khả năng thụ tinh kém, bắp ngô ít hạt. Nếu nhiệt độ cao hơn 350C hạt phấn bị chết không thụ tinh được làm cho bắp thiếu hạt. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp còn gây ảnh hưởng lớn hơn khi kết hợp với ẩm độ không khí thấp trong thời kỳ thụ phấn thụ tinh (Nguyễn Thế Hùng, 2002) [8].
Qua bảng 4.1, cho chúng ta thấy: ở vụ xuân năm 2011 nhiệt độ tháng 1- 6 có sự biến động lớn, nguyên nhân do điều kiện thời tiết khí hậu nước ta phân theo vùng rõ rệt. Trong tháng 1 nhiệt độ trung bình 11,90C, điều này ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô nói riêng và các cây trồng khác nói chung. Vào tháng 2 và tháng 3 tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp. Khi ngô bắt đầu gieo hạt nhiệt độ trung bình là 170C gây khó khăn cho quá trình nẩy mầm của hạt, chính vì vậy mà thời gian khi gieo đến nẩy mầm bị kéo dài. Sang tháng 4, cây ngô sinh trưởng rất mạnh do gặp điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, nhiệt độ trung bình là 23,40C rất thích hợp cho cây ngô sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ trung bình tháng 5 là 26,30C và tháng 6 là 28,70C, vào giai đoạn này cây ngô đang ở thời kỳ phát triển mạnh. Khi cây ngô chuyển sang thời kỳ tung phấn - phun râu nhiệt độ không khí cao gây cản trở cho quá trình thụ phấn - thụ tinh và phát triển của hạt ngô, dẫn đến làm giảm năng suất.
4.1.2. Ẩm độ.
Nguyễn Văn Viết và Ngô Sỹ Giai (2001)[24], đã xác định mức độ thuận
lợi của ẩm độ không khí và ẩm độ đất đối với cây ngô trong giai đoạn hình thành năng suất là 71 - 85% và 61 - 85%. Do đó, khi theo d õi ẩm độ trung bình trong thời gian làm thí nghiệm có thể thấy ở giai đoạn đầu ẩm độ không khí rất thuận lợi cho sự nảy mầm và sinh trưởng của cây với ẩm độ cả hai vụ biến động từ 80 - 87%.
Ẩm độ không khí là yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Ẩm độ không khí ở vụ xuân tương đối cao, thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây ngô, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của sâu hại ngô.
Nhìn vào bảng 4.1 chúng ta thấy rằng, ẩm độ biến động từ 73 - 84%. Với ẩm độ này thì cây ngô sinh trưởng và phát triển tương đối thuận lợi.ẩm độ ở vụ xuân năm 2011 không quá cao so với các năm nhưng vẫn ảnh hưởng một chút ít đến thời kỳ trỗ cờ - tung phấn – phun râu của cây ngô.
4.1.3.Lượng mưa
Nước là yếu tố môi trường rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây ngô đòi hỏi một lượng nước khá lớn để quang hợp tạo ra vật chất khô. Một cây ngô trong vòng đời cần phải có 200 lít nước để sinh trưởng và tạo năng suất. Một ha ngô cần một lượng nước từ 3000 - 4000m3 tương đương với lượng mưa từ 300 - 400 mm được phân bố đều trong suốt vụ. (Nguyễn Thế Hùng, 2002) [8].
Ngô là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển nhanh nên có khả năng hútnước
khoẻ và nhiều hơn so với các loại cây trồng cạn khác. Không những vậy cây ngô còn có khả năng sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả. Do đó lượng nước cần thiết để cây ngô tạo ra một đơn vị chất khô rất thấp. Để hình thành 1 đơn vị vật chất khô, cây ngô cần 260 đơn vị nước đối với vùng ít nước và 349 đơn vị nước đối với vùng mưa nhiều. Lượng nước này ít hơn nhiều so với cây lúa, cây lúa cần 400 - 500 đơn vị nước (Đường Hồng Dật, 2004)[4].
Cây ngô là cây sinh trưởng nhanh mạnh, tạo ra khối lượng chất xanh lớn nên cần nước trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhu cầu về nước và khả năng chịu hạn của cây ngô qua từng thời kỳ có sự khác biệt nhau.
+ Ở thời kỳ đầu: cây ngô sinh trưởng chậm, tích lũy ít chất xanh nên
không cần nhiều nước.
+ Ở thời kỳ 7 - 13 lá: cây ngô cần 28 - 35 m3 nước/ha/ngày.
+ Ở thời kỳ xoáy nõn, trỗ cờ, tung phấn, phun râu: cây ngô cần 65 - 70 m3 nước/ha/ngày.
Ngô là cây cần nhiều nước nhưng rất nhạy cảm với ẩm độ đất. Trong các
thời kỳ sinh trưởng, thời kỳ cây con tuy có nhu cầu nước lớn nhưng rất mẫn cảm với ẩm độ đất. Vào thời kỳ này chỉ cần ngập nước 1- 2 ngày cây ngô có thể bị chết. Do đó phải duy trì ẩm độ thích hợp cho cây con sinh trưởng. Nguyên nhân cây con dễ bị chết khi bị ngập úng là do đỉnh sinh trưởng của thân còn nằm dưới đất.
Nhìn chung qua bảng 4.1 lượng mưa ở Thái Nguyên đủ cho một chu kỳ sống của cây ngô tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều, lượng mưa tháng 2 thấp (10,3 mm) ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc và sinh trưởng phát triển của cây con. Giai đoạn trỗ cờ (tháng 4 lượng mưa đạt 30,1 mm/tháng) đã gây ảnh hưởng đến trỗ cờ, tung phấn và phun râu. Thời kỳ chín (tháng 6 lượng mưa là 237,5 mm) nên gây khó khăn cho thu hoạch và bảo quản ngô.
Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ nước cho cây ngô, nhất là giai đoạn mẫm cảm với nước nên lượng mưa không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển của thí nghiệm.
4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm vụ xuân 2011 tại Thái Nguyên.
4.2.1.Thời gian sinh trưởng của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm
Sinh trưởng phát triển là những chức năng của tiềm năng sinh trưởng của cây phản ứng với điều kiện mà nó được nuôi dưỡng. sinh trưởng không phải là chức sinh lý đơn thuần và riêng biệt, mà nó là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý của cây.
Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc (các thành phần mới của TB, các TB mới, các cơ quan mới ) thường dẫn tới tăng kích thước của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm cho nó có thể trải qua chu kỳ sống của mình. Theo quan điểm di truyền học, sự phát triển của cá thể là quá trình thực hiện dần các chương trình di truyền đã được mã hóa trong phân tử AND của quá trình phát triển cá thể. Sinh trưởng và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể có tác động thúc đẩy nhau và không thể tách rời nhau. Quá trình sinh trưởng và phát triển được chia làm hai giai đoạn :
Sinh trưởng sinh dưỡng - Vegetative (V) và sinh trưởng sinh thực -Reproductive (R).
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của cây ngô. Khởi đầu của giai đoạn này là thời kỳ nảy mần và mọc (Ve), trải qua các giai đoạn khác nhau V1, V2, V3…Vn và kết thúc vào thời kỳ trỗ (Vt). thời kỳ trỗ cờ của cây ngô được bắt đầu khi các nhánh cuối cùng của bông cờ xuất hiện. sau khi xuất hiện 2- 3 ngày, ngô bắt đàu phun râu. Đây là thời kỳ rất quan trọng của cây ngô vì vậy cần chú ý bố trí thời vụ thích hợp để ngô có thể cờ - tung phấn - phun râu vào lúc an toàn nhất.
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực và phát triển hạt ngô được tính từ trỗ cờ, phun râu đến khi ngô chín sinh lý. trong đó bao gồm quá trình phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Giai đoạn tung phấn, thụ tinh kéo dài trong khoảng thời gian 8 - 12 ngày, là giai đoạn có ý nghĩa rất lớn quyết định đến năng suất của cây ngô.
Quá trình theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các công thức mang một ý nghĩa lớn đối với khoa học và sản xuất ngô, giúp cho bố trí thời vụ và cơ cấu luân canh cây trồng hợp lý. Đồng thời nó còn có ý nghĩa giải quyết vấn đề lựa chọn và phân vùng sản xuất các giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái.
Thời gian sinh trưởng của giống ngô dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố như: giống, mùa vụ, thời tiết khí hậu, điều kiện, sinh thái, kỹ thuật canh tác trong đó có phân bón, đặc biệt là đạm.
Qua theo dõi các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống ngô LVN99 qua các công thức bón phân đạm ở vụ xuân 2011, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011.
Đơn vị: (Ngày)
CTPB
Thời gian gieo đến…(ngày)
Mọc
Trỗ cờ
Tung phấn
Phun râu
Chín sinh lí
1(đ/c)
7
74
76
79
115
2
7
75
76
78
118
3
7
75
77
78
118
4
7
75
77
78
120
5
7
75
77
78
122
4.2.2. Giai đoạn gieo đến mọc
Đây là giai đoạn bắt đầu vòng đời của cây ngô nó có ý nghĩa rất quan trọng đến sự tồn tại của mỗi giống. Nẩy mầm thực chất là quá trình chuyển hóa từ trạng thái ngủ nghỉ của hạt sang trạng thái sinh trưởng phát triển của cây. Trong giai đoạn này diễn ra hàng loạt các hoạt động về sinh lý, sinh hóa. Điều kiện cần và đủ để hạt nẩy mầm là: nhiệt độ, ẩm độ và oxy, do đó giai đoạn này thể hiện mối quan hệ giữa hạt giống với nhiệt độ ẩm độ môi trường. Cho nên khi gieo hạt cần phải làm đất tơi xốp thoáng khí. Đây là thời kỳ cây ngô yêu cầu ngoại cảnh nghiêm ngặt, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20 - 220C và đảm bảo độ ẩm từ 60 - 80%. Ngoài ra sự nẩy mầm của hạt còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như: Độ ẩm hạt, tính nguyên vẹn, độ chín, yếu tố di truyền quyết định độ bật mầm ra khỏi mặt đất.
Giai đoạn từ gieo đến mọc: Thời tiết khí hậu thuận lợi do vậy mà thời gian từ gieo đến mọc của các công thức tham gia thí nghiệm tương đương nhau đều 7 ngày.
4.2.3. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ
Đây là giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cây ngô vì nó ảnh hưởng đến năng suất sản lượng sau này. Khi cây ngô trỗ cờ được coi là kết thúc thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây.
Ở giai đoạn này cây ngô cần nhiều nước để giúp quá trình vận chuyển dinh dưỡng, hình thành hạt. Độ ẩm không khí khoảng 80%, trời nắng, gió nhẹ ít mưa.
Qua theo dõi giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ của giống ngô LVN99 qua các công thức bón phân cho chúng ta thấy: thời gian từ gieo đến trỗ cờ dao động từ 74 - 75 ngày. Trong các công thức tham gia thí nghiệm thì công thức 1có thời gian gieo đến trỗ cờ là 74 ngày, còn các công thức 2, 3, 4, 5 là 75 ngày. Công thức không bón đạm là 74 ngày.
4.2.4. Giai từ gieo đến tung phấn
Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với cây ngô vì giai đoạn này tạo nên các cơ quan sinh dưỡng của cây quyết định đến năng suất và chất lượng sau này. Vì vậy tất cả các biện pháp tác động của con người đều tiến hành vào giai đoạn này. Ở giai đoạn này cây ngô cần được sự chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi nhất để tạo ra các bộ phận dinh dưỡng của cây, làm cho cơ sở năng suất sau này. Đây là thời kỳ cây ngô cần điều kiện ngoại cảnh nghiêm ngặt, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20 - 220C, ẩm độ thích hợp là 80%. Trời quá nóng hay quá hanh khô làm hỏng phần lớn hạt phấn, hoặc hạt phấn đã phun hết những râu chưa phun, điều này gây ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất và chất lượng ngô.
Qua bảng 4.2, chúng ta thấy thời gian từ gieo đến tung phấn của giống ngô LVN99 biến động không quá lớn qua các công thức bón đạm (biến động từ 76 -77 ngày) công thức không bón đạm tung phấn chậm lại hơn một ngày, còn các công thức bón đạm tương đương nhau.
4.2.5. Giai đoạn từ gieo đến phun râu
Khi bắt đầu phun râu, cây ngô bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực gắn liền với hình thành hạt, số noãn thụ tinh được xác định ở thời kỳ này. Những noãn không được thụ tinh sẽ không hình thành hạt và bị thoái hóa gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột. thời kỳ này quyết định số lượng hạt, một trong các yếu tố cấu thành năng suất.
Qua bảng 4.2, chúng ta thấy rằng: Ở vụ xuân 2011, thời gian này nhiệt độ không khí thấp nên ảnh hưởng đến quá trình phun râu. Qua các công thức bón đạm thời gian phun râu biến động từ 78 - 79 ngày, muộn nhất là công thức 1 (không bón đạm) đạt 79 ngày.
4.2.6. Khoảng cách tung phấn - phun râu
Đối với cây ngô thì khoảng cách giữa tung phấn - phun râu (ASI) càng ngắn càng có lợi cho thụ phấn hình thành hạt. Khoảng cách ASI ngắn phụ thuộc vào giống và điêu kiện môi trường. Nếu trồng ở điều kiện mật độ cao hoặc bị quá hạn trong quá trình sinh trưởng thì khoảng cách ASI bị kéo dài, không có lợi cho thụ phấn thụ tinh.
Thời gian từ tung phấn - phun râu của giống ngô LVN99 vào đầu tháng 5, thời gian này trời nắng nóng gây cản trở cho quá trình tung phấn - phun râu của cây ngô. Khi bắt đầu bước vào thời kỳ tung phấn - phun râu nhiệt độ trung bình là 26,30C, nhiệt độ không khí cao nhất 38 - 400C ở nhiệt độ này gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn. có những ngày trời nóng, nhiệt đô tăng cao kết hợp với ẩm độ không khí thấp, khô hanh hạn hán có thể chết hạt phấn, ngô phun râu muộn làm ảnh hưởng tới ASI, ảnh hưởng tới số hạt/bắp và chất lượng của hạt ngô.
Mặt khác trong thời gian sinh trưởng ( tháng 3 - tháng 4 )cây ngô gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận, nhiệt độ thấp, lượng mưa ít nhỏ kéo dài trong một thời gian làm hạn chế sự sinh trưởng của cây cũng làm kéo dài ASI kéo dài.
Khoảng cách từ tung phấn đến phun râu của LVN99 là 2 - 3 ngày, dài nhất là CT 1 (3 ngày) CT còn lại chênh lệnh nhau 1- 2 ngày.
Như vậy trong điều kiện vụ xuân 2011. Đạm cũng đã ảnh hưởng tới thời gian tung phấn - phun râu của ngô. Thiếu đạm đã làm kéo dài thời gian tung phấn - phun râu và chêch lệch càng lớn.
4.2.7. Thời gian sinh trưởng
Sau khi thụ phấn thụ tinh hạt được hình thành và đi vào quá trình tích lũy của các chất hữu cơ vào hạt nhiều hay ít phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng trước đó. Trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển thì giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng là giai đoạn tạo nên các cơ quan sinh dưỡng của cây. Vì vậy các biện pháp kĩ thuật đều tiến hành vào giai đoạn này. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện cho các bộ phận sinh dưỡng của cây phát triển tốt làm cơ sở cho việc tạo năng suất sau này. Sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực cây làm nhiệm vụ phân phối lại các sản phẩm ở các bộ phận sinh dưỡng về hạt do đó cần có thời gian và điều kiện khí hậu thuận lợi để chất khô tích lũy vào hạt.
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây được tính từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Thời gian chín sinh lí được xác định khi xuất hiện chấm đen ở chân hạt, khi cây ngô chín sinh lí vật chất khô trong hạt đạt trọng lượng tối đa.
Thân lá và lá bi chuyển sang màu vàng, khô dần đi, lúc này độ ẩm hạt giảm xuống chỉ còn 30 - 35 %.
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy thời gian sinh trưởng của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm khác nhau biến động từ 115 – 122 ngày dài nhất là CT5 ( 122 ngày ) ngắn nhất là CT1 (115 ngày), công thức 2 và CT3 là (118 ngày), còn CT4 (120 ngày) . Ở mức không giới hạn bón đạm tăng lên thì thời gian sinh trưởng kéo dài hơn và dài nhất là CT5 ( 122 ngày ) với mức 200N.
Ở mức đạm từ 120 – 160N, cây sinh trưởng phát triển mạnh nhưng kéo dài thời gian sinh trưởng. điều này nói lên vai trò quan trọng của nguồn gốc dinh dưỡng đạm đối với cây ngô, cây ngô bón đạm đủ sinh trưởng và phát triển mạnh, các bộ phận như rễ, thân, lá phát triển tốt, bông cờ to, nhiều nhánh tạo tiềm năng cho năng suất ngô.
4.3. Một số chỉ tiêu hình thái giống ngô thí nghiệm qua công thức bón đạm.
Các chỉ tiêu về hình thái và sinh lý bao gồm chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, số lá/cây, chỉ số diện tích lá. Thông qua các chỉ tiêu này chúng ta có thể xác định được hình thái của các giống cũng như trạng thái sinh lý để có thể tác động các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giống ngô sinh trưởng phát triển.
4.3.1. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp
4.3.1.1.Chiều cao cây (cm)
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọn g trong quá trình nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây. Giống có chiều cao cây thấp có khả năng chống đổ tốt được quan tâm nhiều hơn trong công tác chọn tạo giống mới. Chiều cao cây phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như: giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng,… Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong.
Qua theo dõi các chỉ tiêu về hình thái của giống ngô thí nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của một số liều lượng đạm đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011
Chỉ tiêu
CT
Chiều cao cây
(cm)
Chiều cao đóng bắp
(cm)
1(đ/c)
208,66
118,33
2
216,33
121,67
3
205,63
119,63
4
217,80
120,56
5
213,40
119,56
Qua bảng 4.3 chúng ta thấy: Chiều cao cây của giống ngô LVN99 đều tăng dần theo công thức phân bón, chiều cao cây biến động từ 205,63 – 217,80cm cao nhất là CT4 (217,80cm) và thấp nhất ở CT3 chỉ đạt 205,63cm.
Nhu cầu về đạm của cây ngô rất lớn, do vậy cây ngô bón đạm đầy đủ cây sinh trưởng phát triển tốt. ở mức đạm từ 120N - 240N thì chiều cao cây của giống ngô LVN99 đều đạt khá cao, chiều cao cây ở mức bón 120N 205,63cm, ở mức 180N là 213,40cm, ở mức 200N là 217,80cm.
Nhìn chung, giống ngô LVN99 có chiều cao trung bình đây là đặc điểm có lợi, vì chiều cao cây thấp sẽ có khả năng chống đổ tốt hơn, hạn chế được đổ gẫy nhất là trong điều kiện vụ xuân thường có mưa và gió to vào cuối vụ.
4.3.1.2 Chiều cao đóng bắp
Cùng với chiều cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, gẫy, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hoá của các giống ngô. Những giống có chiều cao đóng bắp cao thì khả năng chống đổ kém. Tuy nhiên, nhưng giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng cơ giới hoá thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống ngô có thời gian sinh trưởng dài. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao đóng bắp của giống có thời gian sinh trưởng dài thường bằng khoảng 45 - 60% chiều cao cây, những giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn thì chiều cao đóng bắp bằng khoảng 35 - 38% chiều cao cây.
Nhìn chung, chiều cao đóng bắp tối ưu là bằng 1/2 chiều cao cây. Qua hệ giữa chiều cao cây và chiều cao đóng bắp rất phức tạp, những giống cây có chiều cao cây cao thường có chiều cao đóng bắp cao.
Qua bảng 4.3, chúng ta thấy: Qua các công thức bón đạm, giống ngô LVN99 có chiều cao đóng bắp biến động từ 118,33 - 121,67cm, cao nhất là CT2 (121,67cm) và thấp nhất là CT1 118,33cm, điều này cho chúng ta thấy rằng giống LVN99 tăng dần đều qua các mức bón đạm.
4.3.2.Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá
4.3.2.1. Số lá trên cây
Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây ngô, đồng thời còn làm nhiệm
vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy số lượng lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt. Ngoài ra số lá trên cây còn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tích. Đối với cây ngô, số lá trên cây ngoài phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Số lá trên cây của ngô là một đặc điểm khá ổn định có quan hệ chặt với thời gian sinh trưởng. Những giống có thời gian sinh trưởng dài thường có số lá trên cây nhiều hơn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn.
Bảng 4.4: Số lá trên cây và Chỉ số diện tích lá
Chỉ tiêu
CT
Số lá trên cây
(lá )
Chỉ số diện tích lá
(m2 lá/m2 đất)
1(đ/c)
19,5
2,2
2
19,0
2.8
3
20,5
3,7
4
20,0
3,0
5
20,5
3,9
Qua bảng 4.4, chúng ta thấy: Ở các công thức bó đạm số lá trên cây biến động từ 19,0 - 20,5 lá/cây, cao nhất công thức 3, 5 đạt (20,5 lá/cây), thấp nhất là công thức 2 chỉ đạt (19,0 lá/cây). Nhìn chung số lá trên các công thức không trên lệnh nhau nhiều chỉ 1 - 2 lá/cây. Điều này có thể cho thấy ở đạm là yếu tố ít ảnh hưởng đến số trên cây, số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của từng giống.
4.3.2.2 .Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)
Cũng như các loại cây trồng khác,lá ngô là cơ quan sinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khô cho cây,có tới 60%vật chất khô trong hạt do lá vận chuyển tới và 38% là do thân rễ tạo nên.Đặc biệt, lá ngô có nhiều khí khổng, trung bình một lá ngô có khoảng 2 - 6 triệu khí khổng và có 500 - 900 khí khổng/ 1 mm2lá. Do cấu tạo đặc biệt nên tế bào khí khổng của lá ngô rất nhạy cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết khí hậu. Khi bị hạn, tế bào khí khổng khép lại nhanh để hạn chế một phần thoát hơi nước. Mặt khác, lá ngô cong theo hình máng nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc ngô dù với lượng mưa rất nhỏ, chỉ cần lượng mưa khoảng 7 - 8 mm thì 8% diện tích đất xung quanh gốc ngô ở độ sâu 25-30 cm đã chứa một lượng nước chiếm 70- 80% tổng lượng mưa (Nguyễn Đức Lương và cs, 2000)[11]. Như vậy, lá ngô đóng vai trò quan trọng trong việc tạo năng suất của giống. Khả năng ra lá, tuổi thọ lá và kích thước của lá không những do đặc tính của giống quyết định mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (2lá/m2đất). Qua nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao hệ số diện tích lá. Chỉ số diện tích lá tối ưu của giống ngô là m2lá/m2đất. Hiện nay, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nâng cao diện tích lá bằng cách tạo ra giống có bộ lá thẳng và góc lá nhỏ, trong kỹ thuật trồng điều chỉnh sao cho lá hướng sang ngang hàng cách hàng để có thể tăng mật độ, tăng năng suất. Trong giới hạn nhất định chỉ số diện tích lá tăng làm cho hiệu suất quang hợp tăng nhưng nếu CSDTL quá lớn sẽ làm cho các lá ở phía dưới bị che lấp ánh sáng thì hiệu suất quang hợp giảm. Chỉ số diện tích lá phụ thuộc vào số lá trên cây và số cây/m2
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt mức tối đa vào khoảng thời gian từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa. Sau đó, diện tích lá ngô giảm do các lá ở phía dưới bị chết dần.
Qua bảng 4.4, chúng ta thấy: hệ số diện tích lá của giống ngô lai LVN99 ở các công thức bón đạm biến động từ 2,2 - 3,9 m2lá/m2đất, cao nhất ở công thức 5 đạt 3,9 m2lá/m2đất và thấp nhất là CT1 chỉ đạt 2,2 m2lá/m2đất. Các công thức bón đạm chỉ số diện tích lá đều cao hơn so với công thức không bón đạm. Như vậy bón đạm đã làm tăng chỉ số diện tích lá rõ rệt.
4.4. Khả năng chống chịu của giống ngô thí nghiệm qua các công thức bón đạm vụ xuân năm 2011 tại Thái Nguyên. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh
Là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu được trong công tác chọn tạo giống ngô, nó biểu hiện sự thích nghi của giống với điều kiện môi trường, điều kiện sinh thái của vùng. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh phụ thuộc nhiều vào giống, kỹ thuật canh tác và thời tiết khí hậu.
Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng, nhưng tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng không được coi là giống tốt. Vì vậy, đánh giá chính xác khả n ăng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận và khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho công tác chọn tạo giống nói chung, khảo kiểm nghiệm giống ngô nói riêng thành công và chọn được giống ngô mới tốt nhất cho các vùng sinh thái.
4.4.1 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí nghiệm
4.4.1.1. Khả năng chống đổ của giống ngô LVN9 qua các công thức bón đạm.
Để đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển một cách toàn diện và khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi, chúng tôi tiến hành theo dõi và nghiên cứu các chỉ tiêu đổ rễ, gẫy thân của các công thức thí nghiệm. đây là những chỉ tiêu liên quan đến năng suất ngô.
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của một số liều lượng đạm đến tỷ lệ đổ rễ và gẫy thân của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011.
( Đơn vị : %)
Chỉ tiêu
CT
Đổ rễ (% )
Gẫy thân (%)
1(đ/c)
5,0
12,0
2
4,6
5,1
3
4,5
5,1
4
4,0
4,9
5
4,5
3,4
Qua bảng 4.4, chúng ta thấy: Giống ngô LVN99 qua các liều lượng bón đạm khác nhau thì tỷ lệ đổ rễ biến động từ 4,0 - 5,0 %, cao nhất là CT1 5,0% và thấp nhất ở CT4 đạt 4,0%.
Giống ngô LVN99 chiều cây cao trung bình nhưng do gặp mưa lớn vào thời kỳ chín sữa nên bị đổ rễ. Ở mức không bón đạm, cây sinh trưởng còi cọc thân rễ phát triển kém, làm khả năng chống đổ của cây giảm mạnh. Tỷ lệ đổ rễ ngoài yếu tố giống thì nó còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, nên ở các mức phân bón khác nhau thì tỷ lệ đổ rễ cũng khác nhau.
Tỷ lệ gẫy thân biến động từ 3,4- 12,0%, cao nhất là CT1 (12,0%) thấp nhất là CT5 (3,4%) và CT4 (4,9%) còn CT2,3 đều là(5,1%), ở mức bón 120- 200N chưa có sự sai khác lớn.
Nguyên nhân làm cho tỷ lệ gẫy thân như vậy do một số cây bị sâu đục thân gây hại, do mưa và gió vào thời kỳ cuối vụ nên làm cho cây bị đổ gẫy.
4.4.1.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí nghiệm ở các công thức bón đạm.
Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ đô la bằng 13 - 14% sản lượng, do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ đô la bằng 11 - 12% năng suất.
Ngô là cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh và khá nhiều sâu bệnh hại với mức độ khác nhau. Do đặc điểm nước ta là một nước nhiệt đới ẩm, đã làm cho vòng đời của sâu bệnh ngắn lại, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ càng nên nghiêm trọng hơn. Mức độ phá hoại của sâu bệnh đến năng suất cây trồng phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ của nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm, đã tạo nên nguồn thức liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Như vậy càng thâm canh, chuyên canh thì việc phòng chống sâu bệnh bảo vệ cây trồng trở nên cấp bách. Đồng thời do sử dụng thuốc BVTV chưa hợp lý nên đã làm cho sâu hại có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc. vì vậy các biện pháp diệt trừ sâu bệnh còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được các loại sâu bệnh. Do đó phương pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế, vừa làm giảm sự phá hoại của sâu bệnh mà lại đảm bảo an toàn môi sinh và sức khỏe con người là chúng ta phải phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, trong đó có biện pháp sử dụng giống kháng sâu bệnh.
Khả năng chống chịu sâu bệnh là một trong những cơ sở để phòng trừ sâu bệnh kịp thời và hiệu quả.Vì vậy chúng tôi đã tiến hành theo sõi tình hình sâu bệnh hại ngô thí nghiệm từ khi gieo đến thu hoachjvaf phát hiện những loại sâu bệnh phá hại chính như:sâu đục thân,sâu cắn râu,rệp cờ.Một số loại bệnh như khô vằn,bệnh đốm lá phát triển trên mức độ thấp.
Bảng 4.5 Mức độ nhiễm sâu của giống ngô LVN99 qua các mức bón đạm khác nhau
Chỉ tiêu
CT
Sâu đục thân
(Điểm)
Rệp Cờ
(Điểm)
Sâu cắn râu
(%)
1(đ/c)
2
2
100
2
2
2
100
3
5
2
100
4
3
3
100
5
3
2
100
4.4.1.3. Sâu đục thân ngô (ostrinin nubilalis hubner)
Sâu đục thân ngô thuộc bộ lepidoptera phân bố phổ biến ở khắp các vùng trồng ngô trong nước và trên thế giới. Sâu tuổi 1 đến tuổi 2 gặm lá non. Nếu sâunở đúng vào lúc ngô nhú cờ thì chúng đục vào bao cờ rồi ăn dần xuống cuống làm cho cờ gãy gục, bao phấn bị héo khô, hoa không thụ phấn được. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non. Những bắp bị sâu đục khi mới hình thành thường không tiếp tục phát triển được. Cây ngô bị sâu đục vào thân gặp gió to, cây có thể bị gãy ngang thân. Bắp ngô có thể bị sâu đục từ cuống vào lõi bắp. Nếu bắp đã cứng, sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp.Trứng được đẻ thành từng ổ, trứng xếp theo hình vảy cá. Trứng có hình bầu dục dẹt. Lúc mới đẻ trứng có màu trắng sữa, bề mặt trơn bóng, về sau có chấm đen rõ dần lên.
Trong năm thường có 3 lứa sâu đục thân, Ở những vùng trồng ngô liên
tiếp quanh năm, sâu đục thân ngô có thể hình thành 7 - 8 lứa. Từ lứa thứ 4, sâu phá hại trên ngô hè và ngô thu.Sâu non tuổi nhỏ thích ăn các bộ phận non,mềm, nhiều nước, có xơ. Sâu non tuổi lớn thích ăn các bộ phận ít nước vànhiềuđường. Sâu non mới nở chưa kịp chui vào bên trong thân ngô, nếu gặp độ ẩm thấp dưới 90%, có thể bị chết đến trên 50% số sâu đã nở (Đường Hồng Dật, 2004)[4].
Qua bảng 4.5, chúng ta thấy: sâu đục thân phá hại từ điểm 2 đến điểm 5, cao nhất là CT3 được đánh giá ở điểm 5 và thấp nhất là CT1, 2 được đánh giá ở điểm 2. Như vậy sâu đục thân phát triển mạnh và gây hại trên tất cả các công thức thí nghiệm trong vụ xuân năm 2011 do điều kiện thời tiết không thuận lợi, biến động bất thường, khô hạn ở đầu vụ và mưa nhiều ở cuối vụ nên thích hợp cho sâu phát triển.
4.4.1.4. Rệp hại cờ ngô
Đối tượng này chủ yếu hại cờ ngô (rệp cờ ngô), nhân dân ta thường gọi là muội hại ngô.Chúng thường xuất hiện khi cây ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong. Khi đám rệp xuất hiện nhiều, chúng chích dịch của lá bao cờ,làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. nhiều khi rệp cờ có cả trên râu ngô làm cho râu ngô bị khô không có khả năng thụ phấn. rệp cờ phat triển làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và bắp non, làm giảm phẩm chất ngô.
Qua bảng 4.5, ở vụ xuân 2011 rệp cờ ngô xuất hiện gây hại trên các giống ngô thí nghiệm không nhiều, không đáng kể (điểm 2) bị hại nhiều so với các CT khác là CT4 (điểm 3). Nguyên nhân là do trước khi cây ngô trỗ cờ, trời có mưa, ẩm độ cao gây cản trở cho quá trình phát sinh phát triển của rệp cờ. Rệp phát sinh gây hại chủ yếu là khi ngô đã thụ tinh thụ phấn xong nên không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất của ngô.
4.4.1.5. Sâu cắn râu ngô.
Sâu cắn râu gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chất lượng ngô. Loài
sâu này có thể gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây, khi ngô phun
râu, sâu non cắn hết râu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh,
năng suất và phẩm chất hạt. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây thối bắp khi gặp mưa. Sâu cắn râu có hai loại:
- Loại sâu có màu xanh (heliothis armigera): Sâu này thường cắn râu rồi đục hẳn vào trong bắp.
- Loại sâu có màu xám (heliothis zea): Loại này cắn râu nhưng chỉ chui
một nửa mình vào bắp.
Nhìn vào bảng 4.5, vào thời kỳ phun râu do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sâu cắn râu nên sâu cắn râu rất mạnh. ở tất cả các mức bón đạm tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu đều là 100%.
Tuy nhiên qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy sâu cắn râu ngô phát sinh muộn, hầu như sau khi ngô đã thụ phấn thụ tinh xong nên cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của ngô sau này.
4.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô LVN99 trong thí nghiệm vụ xuân năm 2011 tại Thái Nguyên.
Để đánh giá chính xác độ đồng đều, tính ổn định của các giống thí
nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như trạng thái cây, trạng thái
bắp và độ bao bắp. Các chỉ tiêu này liên quan trực tiếp đến khả năng chống chịu của giống với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Đây là các chỉ tiêu quan trọng trong công tác bảo quản. Đặc biệt, độ bao bắp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo quản ngô ở miền núi và tập quán sử dụng ngô của đồng bào các dân tộc thiểu số. Qua theo dõi các chỉ tiêu này, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của đạm đền trạng thái cây, độ bao bắp, trạng thái bắp của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011.
Chỉ tiêu
CT
Trạng thái cây
(Điểm)
Độ bao bắp (Điểm)
Trạng thái bắp
( Điểm)
1(đ/c)
5
2
4
2
2
2
2
3
2
2
2
4
3
2
3
5
2
2
2
4.5.1. Trạng thái cây
Trạng thái cây được đánh giá ở giai đoạn lá còn xanh, bắp đã phát triển
đầy đủ. Dựa vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, mức độ
thiệt hại do côn trùng và tỉ lệ đổ gẫy để đánh giá. Do vậy trạng thái cây tốt cho biết giống có tiềm năng năng suất cao, có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.
Qua bảng 4.6, chúng ta thấy: Trạng thái cây ở công thức thí nghiệm biến động khác nhau. ở mức không bón đạm, cây xấu thấp bé, lá vàng, tuổi thọ lá ngắn làm cho độ đồng đều của cây giảm, cây sinh trưởng kém, sâu đục thân nhiều, do vậy sau đợt mưa giông và gió to cây thường bị gẫy thân (điểm 5). Liều lượng đạm tăng (CT2,CT3, CT5) trạng thái cây được đánh giá tốt (điểm 2), do được bón đủ đạm cây sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng chống chịu tốt hơn. Như vậy, các liều lượng đạm khác nhau có ảnh hưởng đến trạng thái cây của giống ngô LVN99.
4.5.2. Độ bao bắp
Được đánh giá trước khi thu hoạch bằng cách cho điểm. Đây là một trong những đặc trưng của giống. Giống có độ bao bắp tốt là giống có lá bi kéo dài che kín bắp. Độ bao bắp có ý nghĩa rất lớn, giống có lá bi dài, che kín bắp sẽ ngăn cản những tác động bên ngoài như: mưa, nhiệt độ, sâu hại, tác động cơ giới nên có tác dụng bảo quản bắp tốt hơn. Đặc biệt với tập quán bảo quản ngô cả bắp và sử dụng ngô làm lương thực lâu dài của đồng bào các dân tộc miền núi.
Số liệu bảng 4.6, cho thấy độ bao bắp là một đặc tính do giống quy định.
Nhìn ở tất cả các công thức phân bón khác nhau thì giống ngô LVN99 đều có độ bao bắp tốt, bẹ che kín đấu bắp (điểm 2), đây là đặc điểm tốt của giống, có tác dụng lớn trong quá trình bảo quản.
4.5.3. Trạng thái bắp
Trạng thái bắp được đánh giá khi thu hoạch bằng cách cho điểm. Căn cứ
vào độ lớn, độ đồng đều của bắp, độ dày của hạt và mức độ thiệt hại do côn
trùng để đánh giá. Những giống có trạng thái bắp tốt, đạt điểm 1 hoặc điểm 2.
Thường những giống có trạng thái bắp tốt là những giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi và sâu bệnh tốt.
Nhìn qua bảng 4.6, chúng ta thấy: Ở công thức không bón đạm, bắp nhỏ, ít hạt, độ đồng đều của bắp kém (điểm 5). Ở công thức 2, 3, 4 trạng thái bắp tốt hơn (điểm 2), còn ở công thức 1 (điểm 4), CT4 trạng thái bắp đạt mức trung bình (điểm 3).
Nhìn chung, phân đạm ảnh hưởng đến trạng thái cây và trạng thái bắp, nhưng không làm ảnh hưởng tới độ bao bắp của giống ngô thí nghiệm.
4.6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm qua các công thức bón đạm.
Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu và sản xuất ngô,mặt khác năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất,chính xác nhất của quá trình sinh trưởng phát triển,khả năng chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống.Năng suất ngô phụ thuộc tổng hợp vào nhiều yếu tố cấu thành năng suất của giống như: số bắp trên cây, số hàng trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000, chiều dài bắp và đường kính bắp. Ngoài ra năng suất ngô còn phụ thuộc vòa diều kiện ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác (Mức độ đầu tư phân bón, đặc biệt là đạm ) và phòng trừ sâu bệnh.
Qua nghiên cứu các chỉ tiêu năng suất vá các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức thí nghiệm vụ xuân năm 2011,chúng tôi thu được kết quả ở bảng 6.1 như sau:
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của đạm dến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011.
Chỉ tiêu
CT
Chiều dài
bắp
(cm)
Đường kính bắp
(cm)
Số hàng hat/ bắp (hàng)
hạt /hàng
(Hạt)
Khối lượng 1000
Năng suất lý thuyết (tạ /ha)
1(đ/c)
16,68
4,06
13,86
33,16
232,81
30,37
2
17,64
4,23
13,93
35,23
247,30
35,95
3
17,20
4,16
13,86
35,70
237,78
36,87
4
18,56
4,20
13,50
37,00
275,44
41,53
5
17,80
3,99
12,83
36,60
249,28
31,28
4.6.1. Chiều dài bắp
Chiều dài bắp phụ vào đặc tính di truyền và điều kiện chăm sóc. ở vụ xuân 2011, chiều dài bắp của giống ngô LVN99 biến động từ 16,68 -18,56cm, cao nhất là CT4 (18,56cm) thấp nhất là CT1 16,68cm không bón đạm.
4.6.2. Đường kính bắp
Chiều dài bắp và đường kính bắp là hai yếu tố quyết định đến số hạt/bắp. Đường kính bắp phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc. Nhìn vào bảng 4.7, chúng tôi thấy rằng: Đường kính bắp của giống ngô LVN99 qua các công thức bón đạm khác nhau biến động từ 3,99 - 4,23cm, cao nhất là CT2 đạt 4,23cm, CT4 cao 4,20cm, và thấp nhất là CT5 3,99cm. Nhìn chung các công thức có đường kính không tương đương nhau. Như vậy bón đạm ảnh hưởng đến đường kính bắp.
4.6.3. Số hàng hạt/bắp
Qua bảng 4.7, chúng ta thấy: Số hàng hạt/bắp của giống ngô LVN99 biến động từ 12,83 - 13,93 hàng hạt/bắp, cao nhất là CT2 đạt 13,93 hàng hạt/bắp và thấp nhất CT5 chỉ đạt 12,83 hàng hạt/bắp CT4 là 13,50 hàng hạt/bắp, còn CT1 và CT3 tương đương nhau đều đạt 13,86 hàng hạt/bắp. ảnh hưởng của CT bón đạm đến số hàng hạt/bắp không rõ rệt. vì số hàng hạt/bắp là yếu tố đặc trưng của từng giống.
4.6.4. Số hạt/hàng
Số hạt phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống quy định. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô. Khi cây ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu gặp điều kiện bất thuận có thể làm giảm số lượng râu sản sinh, dãn đến giảm thụ phấn của các noãn và hạn chế số hạt phát triển. những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hóa, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột (đỉnh bắp không có hạt), làm giảm số hạt/hàng, ứng suất môi trường trong thời gian phun râu dẫn đến sự thụ phấn và đậu hạt kém. Số hạt một hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn - phun râu (ASI). ASI càng ngắn càng có lợi cho tung phấn hình thành hạt.
Ở vụ xuân năm 2011, số hạt /hàng của giống ngô LVN99 biến động từ 33,16 - 37,00 hạt/hàng, cao nhất là CT4 đạt (37,00), thấp nhất là CT1 (33,16).
4.6.5. Khối lượng 1000 hạt
Khối lượng 1000 hạt là do đặc tính di truyền của giống quy định, nhưng phụ thuộc vào nhiều các yếu tố ngoại cảnh như: khí hậu thời tiết, đất đai, kỹ thuật canh tác…Nếu sau khi ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu gập điều kiện bất thuận thì sẽ dẫn đến sinh trưởng có thể ngừng sớm và hạn chế độ lớn của hạt được tạo ra. Ứng suất trong môi trường trong giai đoạn cứng hạt sẽ có thể làm ngừng tích lũy vật chất khô làm giảm khối lượng hạt, giảm năng suất và trì hoãn công việc thu hoạch.
Trong bảng 4.7 chúng ta thấy: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến khối lượng 1000 hạt biến động từ 232.81- 249.28g, cao nhất CT5 đạt 249.28g và thấp nhất ở CT1 đạt 232.81g. Ở mức không bón đạm giống ngô LVN99 có khối lượng 1000 hạt là nhỏ nhất. Như vậy bón đạm làm tăng khối lượng 1000 hạt của ngô.
4.6.6. Năng suất lý thuyết
NSLT là tiềm năng năng suất của từng giống, phụ thuộc trực tiếp vào các
yếu tố cấu thành năng suất và phụ thuộc gián tiếp vào điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật chăm sóc.
Qua bảng 4.7, chúng ta thấy; các công thức bón đạm ảnh hưởng đến năng suất lý thuyết của giống ngô LVN99, biến động từ 30.37 - 41.53 tạ/ha, cao nhất là công thức 4 41.53 (tạ/ha) và thấp nhất là công thức 1 không bón đạm (30.37tạ/ha), con các công thức 2,3,5 có năng suất tăng dần theo liều lượng đạm tăng.
4.6.7. Năng suất thực thu
NSTT là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống cũng như trong sản xuất ngô. NSTT là chỉ tiêu tổng hợp các yếu tố, phản ánh trung thực nhất, rõ nét nhất về đặc điểm di truyền và tình hình sinh trưởng, phát triển của g iống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Giống có tiềm năng năng suất cao chỉ có thể phát huy tiềm năng năng suất tốt nhất khi giống đó được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp. Do vậy, trong cùng một điều kiện khí hậu, đất đai, cùng chế độ chăm sóc như nhau, những giống nào phù hợp thì mới có khả năng sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt và cho năng suất cao.
Bảng 4.8 So sánh năng suất thực thu của giống ngô LVN99 qua
công thức bón đạm vụ xuân 2011
Chỉ tiêu
CT
NSTT (tạ/ha)
Chênh lệnh so với đối Chứng(tạ/ha)
Đánh giá sai khác
so với đối chứng
1(đ/c)
16,91
-
-
2
33,42
16,51
ns
3
32,16
15,25
ns
4
42,01
25,1
ns
5
33,38
16,47
ns
CV%
27,4
LDS05
16,29
Qua bảng 4.8, chúng ta thấy: Các công thức bón đạm đều có năng suất cao hơn công thức 1 không bón đạm, không có sự sai khác nào.
PHẦN 5:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1.Kết luận.
Qua những thời gian nghiên cứu cơ bản ban đầu, chúng tôi rút ra những kết luận chính sau đây:
5.2. Thời gian sinh trưởng.
Khi liều lượng đạm bón tăng thì thời gian sinh trưởng của giống ngô LVN99 có chiều hướng tăng, thời gian sinh trưởng dài nhất là CT5 122 ngày mức bón đạm (200N).
5.3. Chiều cao cây.
Chiều cao của giống ngô LVN99 đều tăng theo công thức bón đạm. Chiều cao cây biến động từ 205,63 - 217,80 cm (cao nhất là CT4, và thấp nhất là CT3). Nhìn chung giống ngô LVN99 chiều cao cây khá cao so với các giống ngô lai khác.
5.4. Khoảng cách tung phấn - phun râu.
Khoảng cách tung phấn đến phun râu của giống LVN99 là 2- 3 ngày cao nhất là (CT4 và CT5) và thấp nhất là CT1, CT2. Như vậy trong điều kiện vụ xuân 2011, đạm cũng ảnh hưởng tới thời gian tung phấn - phun râu của ngô. Thiếu đạm đã làm kéo dài thời gian tung phấn - phun râu của ngô và chênh lệch khoảng cách cang lớn. điều này đã làm ảnh hưởng tới quá trình thụ thụ phấn của ngô làm giảm năng suất.
5.5. Khả năng chống chịu.
Khả năng chống đổ của giống ngô LVN99 khá tốt qua các công thức bón đạm, nhưng ở mức không bón thì khả năng chố đổ kém hơn.
Trong vụ xuân năm 2011 cây ngô bị sâu bệnh hại nhiều, sâu đục thân ở các công thức 3, công thức 4, công thức 5 và sâu cắn râu. Ở mức bón 0 - 200N thì khả chống đổ cũng tăng dần.
5.6. Năng suất thực thu.
Đạm là nguyên tố làm tăng năng suất rõ rệt. năng suất thực thu qua các công thức bón đạm khác nhau của giống ngô LVN99 biến động từ 16,91- 42,01. Vì vậy công thức phân bón phù họp cho giống ngô LVN99 ở vụ xuân 2011 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là: 200N + 80P205 + 80K20.
5.2. Đề nghị
Những kết luận ban đầu trên đây chỉ là kết quả sơ bộ ban đầu, để đánh giá chính xác hơn và khẳng định ý nghĩa khoa học cũng như thực tế của đề tài, cần tiếp tục nghiên cứu theo các nội dung sau:
- Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các mức đạm đến giống ngô LVN99 ở các vụ khác để có kết quả chính xác.
- Phân tích chất lượng để xác định rõ ảnh hưởng của yếu tố đạm đến chất lượng protein của giống ngô LVN99.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khao luan 39r tt.doc