Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang

Tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang: DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự FAO : Tổ chức nông lương thế giới UBND : Ủy ban nhân dân CV (%) : Hệ số biến động (Coefficient of varation) LSD : Sai số nhỏ nhất (Least Significant Defference Test) LSD05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95 % TB : Trung bình BVTV : Bảo vệ thực vật LỜI CẢM ƠN Thực tập là thời gian để sinh viên làm quen cọ xát với những công việc thực tế mà sau này sẽ tiếp xúc, giúp nâng cao phát huy khả năng tri thức sáng tạo của bản thân nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Nông Lâm Thái Nguyên và khoa Nông Học tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang”. Trong thời gian để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, cơ quan nơi thực tập và bạn bè. Tôi xi...

doc67 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự FAO : Tổ chức nông lương thế giới UBND : Ủy ban nhân dân CV (%) : Hệ số biến động (Coefficient of varation) LSD : Sai số nhỏ nhất (Least Significant Defference Test) LSD05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95 % TB : Trung bình BVTV : Bảo vệ thực vật LỜI CẢM ƠN Thực tập là thời gian để sinh viên làm quen cọ xát với những công việc thực tế mà sau này sẽ tiếp xúc, giúp nâng cao phát huy khả năng tri thức sáng tạo của bản thân nhằm phục vụ tốt hơn cho công việc. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Nông Lâm Thái Nguyên và khoa Nông Học tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang”. Trong thời gian để hoàn thành đề tài này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, cơ quan nơi thực tập và bạn bè. Tôi xin trân thành cảm ơn các cán bộ UBND xã Yên Lâm và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con nhân dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài trong thời gian thực tập tại địa phương. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đào Thanh Vân, thầy giáo Hà Duy Trường và các thầy cô giáo trong khoa Nông Học đã tạo điều kiện và dành nhiều thời gian chỉ dẫn tận tình trong quá trình tôi thực hiện đề tài. Vì thời gian có hạn và bản thân tôi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu xót, vậy tôi kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012 Sinh viên Vương Thúy Hường MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam, quýt trên thế giới 2005 - 2010 6 Bảng 2.2: Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2010 7 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cam, quýt ở các vùng trên thế giới năm 2010 8 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2010 9 Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2006 - 2010 10 Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang 42 Bảng 4.2: Tình hình sản xuất cam sành từ năm 2005 đến năm 2010 43 Bảng 4.3: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam sành Hàm Yên 44 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái lá cam sành Hàm Yên 46 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cam sành Hàm Yên. 47 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính tán cam sành Hàm Yên 48 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên 49 Bảng 4.8: Thời gian xuất hiện lộc của cam sành 50 Bảng 4.9: Tình hình sinh trưởng của các đợt lộc 51 Bảng 4.10: Tổng hợp về mức độ sâu, bệnh hại trên các giống cam 54 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang 55 Bảng 4.12: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến một số chỉ tiêu về quả của cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang. 56 Bảng 4.13: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến yếu tố chất lượng của cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang 57 Bảng 4.14: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế từ biện pháp thâm canh tổng hợp đối với cam sành Hàm Yên 57 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cam, quýt là cây ăn quả có giá trị trên thị trường quốc tế, là một trong những loại quả được trao đổi buôn bán nhiều. Cam, quýt có nhiều loài, thứ, quả chín sớm muộn khác nhau, có thể kéo dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường tới 6 tháng trong năm. Nếu được trồng ở các vĩ độ khác nhau hoặc ở bán cầu khác nhau, cùng với ưu điểm dễ cất giữ, vận chuyển thì cam, quýt có thể cung cấp quả tươi gần như quanh năm. Trồng cam, quýt sớm cho thu hoạch, đầu tư ban đầu không cao lắm nhưng hiệu quả kinh tế lớn. Vùng Trung du - miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn gen phong phú cho phép phát triển tốt về cây ăn quả. Trong tập đoàn giống cam quýt ở vùng này, cam sành (Citrus nobilis Lour) là một giống lai giữa cam và quýt (C.reticulat x C.sinensis of Swingle) hiện nay đang có diện tích trồng lớn nhất so với các giống khác. Sản phẩm cam sành được coi là đặc sản của một số địa phương mang tính hàng hóa cao. Cây cam sành (Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và ưa khí hậu ẩm, sinh trưởng và phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 23oC - 29oC, nhưng cũng có thể chịu rét và sinh trưởng ở nhiệt độ 12oC. Vùng có thể trồng được cây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây có múi (Trung tâm Đông Nam Á), nên cây có múi đã được trồng rất lâu đời và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam. Trong đó có một số nơi nổi tiếng với cây cam như: Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành Bắc Quang (Hà Giang), cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành đồng bằng sông Cửu Long. Cây cho quả sớm và có sản lượng cao, năm thứ ba sau trồng cây đã bắt đầu cho quả, những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh kéo dài, nếu chăm sóc tốt có thể trên 50 năm. Cây cam sành là một trong những loại cây ăn quả được nhiều người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng bởi nó có hương vị thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là Vitamin C. Vì vậy cam có ý nghĩa trong việc bồi bổ sức khỏe con người, bảo quản được lâu trong quá trình sử dụng. Nó còn có giá trị trong y học phương Đông, tham gia vào nhiều vị thuốc cổ truyền. Đất đai tỉnh Tuyên Quang rất thích hợp cho trồng cây ăn quả có múi. Từ lâu huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang được biết đến bởi một sản phẩm nổi tiếng là “cam sành Hàm Yên”. Cây cam hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, giúp xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Tại huyện Hàm Yên nói riêng và các vùng trồng cam nói chung hiện nay, người dân chủ yếu canh tác theo phương thức truyền thống là không bón phân hoặc bón phân rất ít, sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật. Người dân chưa thực sự chú trọng đến chất lượng quả, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được quan tâm, chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật nên vườn cam tàn cỗi nhanh, tình hình sâu bệnh hại nghiêm trọng diễn ra phổ biến trên diện rộng làm giảm năng suất, chất lượng quả, giống cây trồng chủ yếu được tạo bằng phương pháp chiết cây, tuổi thọ của cây và vườn ngắn, giống bị thoái hóa và đang có nguy cơ bị mất nguồn gen quý. Chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, diện tích đất trồng cam có xu hướng ngày càng giảm. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Xây dựng hoàn thiện một quy trình thâm canh mới mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.3. YÊU CẦU - Điều tra điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu), tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên. - Theo dõi và mô tả đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển của cam sành Hàm Yên. - Theo dõi và đánh giá năng suất và chất lượng của quả cam sành Hàm Yên. 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hoá những kiến thức đã học trong nhà trường vào nghiên cứu khoa học và trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm thực tế. + Là cơ hội tiếp cận thực tế để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề. + Giúp sinh viên nắm được cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học + Giúp sinh viên biết phương pháp thu thập, xử lý số liệu và trình bày một báo cáo khoa học. + Là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới trong việc trồng và chăm sóc cây có múi. + Là cơ sở để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về việc lựa chọn giống cam, quýt phù hợp cho từng vùng. + Là cơ sở để lựa chọn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất + Giúp cho người dân bước đầu tiếp cận và hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cam của vùng từ đó áp dụng biện pháp kỹ thuật mới trong việc trồng và chăm sóc cây cam, quýt nói riêng và cây ăn quả nói chung, góp phần tăng năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh nâng cao thu nhập cho người làm vườn. + Qua đó áp dụng các biện pháp kĩ thuật mới trong trồng và chăm sóc cam nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả, hạn chế sâu bệnh hại cam, tăng thu nhập cho người dân. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SƠ KHOA HỌC Mỗi vùng miền đều có những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và phẩm chất của cam. Cây cam, quýt là cây ăn quả lâu năm, chịu ảnh hưởng rất rõ của các điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, chế độ chăm sóc... Các ảnh hưởng đó sẽ được phản ảnh ra trên bản thân của cây bằng những biểu hiện của sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và phẩm chất quả. Những đặc trưng, đặc tính biểu hiện trong một đời của cây hay một năm đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm của giống và điều kiện ngoại cảnh. Tùy vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng, trong chu kỳ sống một năm cam, quýt thường ra bốn đợt lộc: Xuân, Hè, Thu, Đông. Các đợt lộc có sự liên quan khá chặt chẽ với nhau, quá trình ra lộc năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết quả năm sau. Hiểu biết rõ về các quy luật trên có các biện pháp kỹ thuật hợp lý để điều khiển quá trình ra lộc, hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ra quả cách năm, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng [7]. Ở cam quýt nói chung vào độ tuổi cây cho thu hoạch có thể cho một khối lượng sản phẩm lớn từ 15-20 tấn/ha. Vì vậy cây lấy đi từ trong đất một lượng dinh dưỡng tương đối lớn để nuôi thân, rễ, lá và kiến tạo các sản phẩm quả. Đó là lý do mà chúng ta phải thâm canh, có một chế độ chăm sóc hợp lý cho cây cam. Bón phân cung cấp dinh dưỡng vào đất hoặc bón phân qua lá sẽ quyết định nhiều đến năng suất chất lượng cam. Nhưng thâm canh càng cao càng khiến cho diễn biến sâu bệnh càng phức tạp. Các chế độ chăm sóc như: làm đất, bón phân, tưới nước,… và mọi hoạt động sản xuất khác của con người khi có những tác động lên cây trồng, lên các thành phần của hệ sinh thái đồng ruộng, vườn cây đều có ảnh hưởng đến phát sinh, diễn biến, mật độ, phân bố các loại sâu bệnh hại cây [4]. Tại huyện Hàm Yên - Tuyên Quang việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển vùng cam chưa được rộng rãi nên năng suất chưa cao, mẫu mã không đẹp, chất lượng thấp. Để giải quyết được vấn đề trên, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên là cần thiết. 2.2. NGUỒN GỐC Cam quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của cam quýt đến thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây. Cam quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các thuyền buôn, di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và thuyền buôn người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (Pinhos Spiegel - Roy. El al, 1998)[13]. Trước đây có vài báo cáo cho rằng loài chanh yên (Citrus medica L), phật thủ (Citrus medica. Var) có thể có nguồn gốc ở địa phương Trung Hải hoặc Bắc Phi. Nhưng hiện nay đã chứng minh được sáng tỏ Citris medica có nguồn gốc tại miền Nam Trung Quốc nhưng là loài cây ăn quả ở Bắc Phi rất sớm (đầu công nguyên), những tài liệu cổ xưa ghi chép loại cây ăn quả này có ở Bắc Phi đến mức nhiều người hiểu lầm chúng có nguồn gốc tại đây (Đỗ Đình Ca,1995) [14] [15]. Cam ngọt (Citrus sisnensis Osbeck) được xác định có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc, Ấn Độ và miền Nam Indonexia. Sau đó cũng giống như các loài Citrus medica được mang đến trồng ở châu Âu và Địa Trung Hải, châu Phi vào thế kỷ 13 đến thế kỷ 17 (Davies, F.S, 1986) [14]. Giống cam nổi tiếng thế giới “Washington NaVel ”, ở Việt Nam vẫn gọi là cam Navel được báo cáo là dạng đột biến tự nhiên từ một giống cam ngọt, giống này được phát hiện ở Bhia Brazil, lần đầu tiên trồng ở Úc năm 1928, ở Florida (Mỹ) năm 1835, ở California năm 1970 và nó trở nên rất nổi tiếng ở Washington D.C. Sau đó giống Washington NaVel được thu nhập và trồng khắp các vùng trồng cam quýt trên thế giới (Nagai, K,O. Tanigawa, 1928) [16]. Các giống chanh núm (Citrus lemon Osbeck) được xác định có nguồn gốc tại miền Nam Trung Quốc và miền Tây Ấn Độ, sau đó được đem trồng ở châu Phi và châu Âu. Với những kỹ thuật di truyền hiện đại đã chứng minh cho thấy chanh múi là dạng con lai tự nhiên giữa chanh Yên (Citrus medica L) và chanh vỏ mỏng (Citrus aurantifolia Swingle). Tóm lại cam, quýt có nguồn gốc ở miền Nam châu Á, sự lan trải của cam quýt đến thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc chiến tranh trước đây. Cam, quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi các thuyền buôn. 2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU CAM QUÝT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây cam quýt trên thế giới Mặc dù nguồn gốc cam quýt xuất phát từ vùng Đông Nam Á nhưng hiện nay cam, quýt được trồng ở nhiều vùng trên thế giới với tổng số hơn 100 quốc gia. Quá trình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt được ghi nhận phát triển từ giữa thập niên 1980 đến nay gồm nhiều chủng loại quả cam, chanh, quýt, bưởi có lượng gia tăng rất nhanh, sự phát triển cam, quýt bao gồm số lượng tiêu thụ quả tươi, trên đầu người hàng năm trên thế giới tăng, ngay cả chế biến đóng hộp cũng gia tăng đồng bộ với hình thức vận chuyển và bao bì cho sản phẩm, chất lượng đã được cải thiện rất nhiều và chi phí cho đầu tư giảm đáng kể. Theo thống kê của FAO năm 2011 tình hình xuất nhập khẩu cam, quýt trên thế giới như sau: Nhập khẩu 37,13 nghìn tấn có giá trị 31.272,38 nghìn USD, xuất khẩu 63,71 nghìn tấn có giá trị 38.112,3 nghìn USD. Như vậy sản phẩm cam, quýt có giá trị thương mại rất lớn trong nền kinh tế thế giới. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam, quýt trên thế giới 2005 - 2010 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2005 7.920.811 14,06 111.375.240 2006 8.233.589 14,28 117.591.695 2007 8.633.025 13,40 115.698.791 2008 8.697.925 14,02 121.936.794 2009 8.684.866 14,14 122.833.294 2010 8.645.339 14,31 123.694.474 (Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012)[10] Từ năm 2005 đến năm 2010 diện tích trồng cam trên thế giới tăng từ 7920811 ha lên 8645339 ha. Bên cạnh đó, năng suất và sản lượng cam cũng tăng liên tục theo các năm. Bảng 2.2: Sản lượng cam, quýt, chanh, bưởi ở các châu lục năm 2010 (Đơn vị: 1000 tấn) Vùng lãnh thổ Cam Quýt Chanh Bưởi Châu Phi 6.749,76 1.678,423 883,310 6.957,837 Châu Mỹ 34.898,652 3.192,911 5.680,628 621,068 Châu Á 20.868,872 14.142,136 6.452,399 2.158,906 Châu Âu 6.495,029 2.199,197 1.192,649 4.101,084 Châu Úc 404,023 99,225 35,796 64,899 Tổng cộng 62.673,401 21.311,892 14.244,782 13.903,794 (Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [10] Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng cam quýt trên thế giới rất cao nhưng lại không đồng đều giữa các châu lục, sản lượng cam chiếm tỷ lệ cao nhất là Châu Mỹ (34.898.652 tấn), chanh, quýt, bưởi đều có sản lượng thấp hơn hẳn so với cam (bưởi chỉ có 621.068 tấn). Sản lượng cam thấp nhất là châu Úc (chỉ có 404.023 tấn), không chỉ dẫn đầu về sản lượng cam mà châu Mỹ còn có sản lượng chanh (hơn 5.680 nghìn tấn) cao hơn so với các châu lục còn lại. Châu Á đứng thứ 2 về quýt với 14.142,136 nghìn tấn và đứng đầu về sản lượng chanh với 6.452,399 nghìn tấn. Thấp nhất về sản lượng cam là châu Úc. Đến năm 2012 theo dự đoán sẽ có hai hướng phát triển về nhu cầu cam, quýt, đầu tiên là sự phát triển về nhu cầu cam sẽ chậm lại. Brazil hiện nay đang phải đối phó với hai vấn đề trong sản xuất là bệnh loét (cakel) và hiện tượng biến vàng trên cam, quýt (Citrut varriegatet chlorosis), ngoài ra thu nhập người trồng cam thấp do giá thành không cao nên diện tích trồng mới sẽ không tăng. Hai là xu hướng sử dụng quả cam tươi đối với các quốc gia phát triển sẽ giảm và công nghiệp chế biến cam sẽ tiếp tục phát triển ở những quốc gia đang phát triển mặc dù thị trường chính vẫn là các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cam, quýt ở các vùng trên thế giới năm 2010 Chỉ tiêu Năm Các châu lục trên thế giới Thế giới Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Úc Diện tích (ha) 2008 1.426.253 2.497.526 4.149.420 591.573 33.176 8.697.925 2009 1.461.736 2.442.310 4.169.000 581.998 29.822 8.684.866 2010 1.449.543 2491284 4.147.708 525.178 31.626 8.645.339 Năng suất (tạ/ha) 2008 93,831 195,738 115,360 189,473 178,271 14,0190 2009 100,344 191,149 121,171 179,489 174,015 14,1434 2010 97,895 188,555 125,323 190,171 177,181 14,3067 Sản lượng (tấn) 2008 13.382.713 48.886.060 47.867.858 11.208.731 591.432 121.936.794 2009 14.667.596 46.684.422 50.516.128 10.446.201 518.947 122.833.294 2010 14.190.274 46.974.350 51.980.151 9.987.354 562.344 123.694.474 (Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [10] Năm 2010 diện tích cam, quýt của toàn thế giới là 8.645.339 ha và sản lượng đạt cao hơn 123.694.474 tấn vì vậy năng suất trung bình là 14,3067 tạ/ha. So sánh về diện tích của 5 châu lục, châu Á có tổng diện tích lớn nhất sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và vùng có diện tích nhỏ nhất là châu Đại Dương 22,165 nghìn ha. - Vùng châu Mỹ: Các nước sản xuất nhiều như Mỹ, Mêxico, CuBa, Costarica, Braxin, Achentina... tuy vùng cam, quýt châu Mỹ được hình thành muộn hơn so với vùng khác, song do điều kiện thiên nhiên thuận lợi, do nhu cầu đòi hỏi của nền công nghiệp Hoa Kỳ đã thúc đẩy ngành cam quýt ở đây phát triển rất mạnh. Về năng suất cam năm 2008 đạt 93,831 tạ/ha, đến năm 2010 năng suất trung bình đạt 97,895tạ/ha. - Vùng lãnh thổ châu Á sản xuất cam, quýt gồm các nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêia, Philippin, Thái Lan…) đây là vùng có diện tích lớn nhất, năm 2010 là 4.147.708 ha chiếm. Tuy nhiên năng suất thấp hơn vùng châu Mỹ. Vùng sản xuất cam, quýt châu Phi có năng suất trung bình đạt thấp nhất. Vùng châu Á được khẳng định là quê hương của cam, quýt, hầu hết các nước châu Á đều sản xuất cam quýt. Tuy nhiên năng suất bình quân vẫn còn đang ở mức thấp, đó là do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước này có những hạn chế nhất định, nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng nhiều và đang tồn tại sự pha trộn của kỹ thuật hiện đại (Nhật Bản, Hàn Quốc) và sự canh tác truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin... tình trạng sâu bệnh hại nhiều nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của FAO về tình hình sản xuất cam ở một số nước châu Á năm 2010 như sau: Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2010 STT Vùng, lãnh thổ Năm 2010 Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Trung Quốc 375.789 133,141 5.003.289 2 Ấn Độ 617.200 101,557 6.268.100 3 Inđônêia 58.000 350,460 2.032.670 4 Thái Lan 21.500 173,349 372.700 5 Việt Nam 61.500 118,602 729.400 (Nguồn: FASTAT/FAO Statistics - năm 2012) [10] Diện tích lớn nhất ở vùng này là Trung Quốc năm 2010 có trên 3 triệu ha năng suất đạt 133,141 tạ/ha và sản lượng đứng đầu thế giới với 5.003.289 tấn. Đứng thứ 2 là Ấn Độ với diện tích 617.200 ha, năng suất đạt 101,557 tạ/ha, Inđônexia là nước có năng suất cao nhất 350,460 tạ/ha. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cam, quýt trong nước Cam, quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời ở nước ta, cho đến nay cam quýt đã được nhiều nhà quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước. Theo các tác giả Trần Như ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn (năm 2000) cho thấy cây ăn quả có diện tích, sản lượng cao đó là: Chuối, cam, quýt, dứa, xoài trong đó cam, quýt đứng vị trí thứ 2 sau chuối. Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng cho năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam đồng bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều giống cam đặc sản, chất lượng như: Cam Vinh, cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýt Bắc Sơn, cam sành Hàm Yên... Phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng có diện tích lớn là đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời kỳ này có khoảng 3000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh, sản lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn, trên thị trường cam quýt đã có giá phải chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng. Năng suất bình quân những năm đó vào khoảng 135 - 140 tạ/ha. Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ (Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha. Vào đầu những năm của thế kỷ 21 trở lại đây so những năm 1975 của thế kỷ trước diện tích năng suất và sản lượng của cam được tăng lên rất mạnh và dần ổn định. Bảng 2.5: Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2006 - 2010 STT Tình hình sản xuất cam, quýt Năm 2006 2007 2008 2009 2010 1 Diện tích (1000 ha) 62.2 65.1 63.2 63.9 60.9 2 Năng suất (tạ/ha) 98.1 100.1 107.6 105.0 118.6 3 Sản lượng (1000tấn) 611.0 648.2 676.7 683.5 720.1 (Cơ sở dữ liệu bộ NN & PTNT 2012) Nhìn vào bảng thống kê ta thấy diện tích sản xuất cam, quýt tăng từ năm 2006 với 62.2 nghìn ha lên 65.1 nghìn ha năm 2007 sau đó giảm dần đến năm 2010 xuống còn 60.9 nghìn ha. Năng suất trung bình năm 2006 rất thấp chỉ đạt 98.1 tạ/ha và chúng tăng dần đến năm 2010 đạt năng suất 118.6 tạ/ha. Tổng sản lượng cam, quýt trong năm 2010 đạt cao nhất là 720.1 nghìn tấn. 2.3.3. Các vùng trồng cam trong nước 2.3.3.1. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long Gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang có vị trí địa lý từ 9015’ - 10030’ vĩ độ Bắc và 1050 - 106045’ độ kinh Đông. Đây là vùng tận cùng phía Nam đất nước thuộc châu thổ sông Cửu Long, địa hình rất bằng phẳng. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu để phát triển sản xuất cây có múi, có chế độ nhiệt độ cao và rất ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm 25,50C - 29,80C, bức xạ nhiệt lớn và ổn định, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.300 - 1.600 mm. Tập trung vào mùa mưa (90 %), độ ẩm không khí trung bình 83 - 85 %, tháng khô hạn nhất độ ẩm không khí còn 75 %. Cam quýt được phát triển nhiều và mạnh ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, ngoài yếu tố khí hậu, đất đai thuận lợi còn do cam quýt có giá trị và hiệu quả kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên vùng đồng bằng Sông Cửu Long còn có nhiều hạn chế nhất định là: Vùng đồng bằng Sông Cửu Long không có mùa Đông lạnh biên độ nhiệt ngày đêm những tháng quá chín nên khả năng hình thành các sắc tố anthoxyan ở vỏ cam quýt kém, mã quả xấu, khi chín vỏ quả vẫn còn xanh. Cũng do nhiệt độ cao nên quả thường nhiều hạt, tỷ lệ xơ bã cao, vách múi dai. Đất phù sa là loại đất tốt thích hợp với cam quýt, song ven các sông Tiền, sông Hậu hoặc các cù lao mạch nước ngầm cao gây cản trở tới việc ăn sâu của rễ cam quýt và ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng. Sâu bệnh sẽ phát triển rất nhanh, do vậy chi phí cho công tác bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh rất tốn kém. 2.3.3.2. Vùng khu IV cũ Gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trải dài từ vĩ độ 18 đến 200 30’ vĩ độ Bắc. Trọng điểm trồng cam quýt vùng này là vùng Phủ Quỳ - Nghệ An, gồm một cụm gồm các nông trường chuyên trồng cam, với diện tích năm 1990 là 1.600 ha. Vùng Phủ Quỳ nằm ở phía tây Bắc thuộc tỉnh Nghệ An. Diện tích tự nhiên 730.000 ha. Là vùng đồi núi, nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc từ 3 - 60 rất thuận lợi cho trồng cam quýt và các cây trồng lâu năm khác, ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông - Bắc (gió lạnh) và Tây - Nam (gió nóng), nên khí hậu vùng Phủ Quỳ phân thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa Đông vùng Phủ Quỳ từ 15 - 170C. Nhiệt độ tối thấp trong tháng lạnh nhất (tháng 1) xuống tới 20C. Số ngày có nhiệt độ thấp dưới 100C ở Phủ Quỳ thường có tới 10 ngày. Đây là một hạn chế lớn đối với vùng sinh trưởng của cam quýt. Ngược lại về mùa Hè do ảnh hưởng của gió Tây - Nam nên khí hậu rất khô và nóng. Nhiệt độ trung bình trong các tháng mùa nóng từ 27 - 300C, nhiệt độ tối cao trung bình là 33 - 33,60C. Nhiệt độ tuyệt đối cao trong tháng nóng nhất (tháng 7) lên tới 420C. Lượng mưa ở vùng Phủ Quỳ xấp xỉ 1.600 mm/năm, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào mùa nóng, gây hiện tượng xói mòn đất, trong khi các tháng mùa đông lại ít mưa, lượng bốc hơi lớn, gây hiện tượng hanh khô thiếu nước. Do những hạn chế về mặt khí hậu, thời tiết cho nên mặc dù có nhiều ưu thế về mặt đất đai và trình độ khoa học kỹ thuật, song sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ vẫn thường không ổn định. Vấn đề đặt ra ở vùng sản xuất cam ở vùng Phủ Quỳ là cần phải đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, để hạn chế được những tác hại do thời tiết, khí hậu sinh ra. Mặt khác, việc thay đổi cơ cấu giống cũng rất cần thiết, bởi vì từ trước tới nay vùng Phủ Quỳ sản xuất cam là chính, ít chú ý tới các loại khác trong họ cam. 2.3.3.3. Vùng miền núi phía Bắc Gồm các tỉnh nằm trong dải vĩ độ từ 22 - 23 vĩ độ Bắc như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Thái Nguyên, điều kiện khí hậu hoàn toàn khác với 2 vùng kể trên. Về điều kiện khí hậu, do vị trí địa lý nằm sát vành đai á nhiệt đới, lại có địa hình đồi núi và độ cao so với mặt nước biển tương đối cao, cho nên điều kiện khí hậu có mùa Đông lạnh và mùa Hè tương đối nóng. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 21 - 220C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1) từ 14 - 150C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) từ 27 - 280C. Tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình ở mỗi tỉnh và mỗi địa phương trong tỉnh khác nhau cũng gây nên sự biến đổi phức tạp về điều kiện khí hậu. Đây là một trong những khó khăn đối với việc bố trí cơ cấu giống cây trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Lượng mưa trung bình ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ 1.600 - 1.800mm. Riêng trung tâm Bắc Quang lượng mưa rất lớn từ 2.500 - 3.200mm. Tuy nhiên, sự phân bố của mưa không đều [5]. Đất đai rất da dạng, gồm các loại đất Feralit phát triển trên đá biến chất như: Đá Gơnai, đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, phù sa không được bồi ven các sông suối, đất dốc tụ do quá trình rửa trôi xói mòn tạo thành... Địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn. Khí hậu ở miền núi các tỉnh phía Bắc, ngoài thích hợp với sinh trưởng phát triển bình thường của cam quýt, còn có ưu thế nổi bật so với vùng đồng bằng sông Cửu Long là có mùa Đông lạnh, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các tháng chênh lệch lớn làm cho quả cam quýt dễ phát mã, thể hiện đúng đặc trưng của giống, vì vậy mã quả cam quýt ở phía Bắc bao giờ cũng đẹp hơn ở phía Nam, quả ít hạt hơn, mọng nước và ít xơ bã. Hạn chế cơ bản của việc phát triển cam quýt ở vùng miền núi phía Bắc là: + Địa bàn phân tán, ít có vùng tập trung lớn như vùng Phủ Quỳ - Nghệ An hoặc vùng đồng bằng sông Cửu Long. + Địa hình dốc, giao thông đi lại khó khăn, hạn chế nhiều đến việc mở rộng vùng sản xuất cam quýt làm hàng hoá. + Việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí còn thấp, tính thích ứng với nền kinh tế hàng hoá còn chậm. Sản xuất chủ yếu theo lối kinh nghiệm, thường chỉ độc canh một giống, nên dễ bị ứ đọng sản phẩm, sâu bệnh phát sinh gây hại nhiều, công tác tuyển chọn nhân giống chưa được chú trọng dẫn đến sự thoái hoá giống, phẩm chất ngày càng xuống cấp [5]. Khắc phục những trở ngại trên, phát huy thế mạnh của các tỉnh miền núi phía Bắc về điều kiện tự nhiên khí hậu để sản xuất hàng hoá quả có múi, chỉ có thể làm từng bước và bắt đầu từ việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là những tiến bộ kỹ thuật về giống vào những vùng sản xuất có kinh nghiệm, trên cơ sở đó phát triển ra các vùng khác. 2.4. MỘT SỐ GIỐNG CAM QUÝT ĐƯỢC TRỒNG Ở VIỆT NAM 2.4.1. Một số giống cam * Giống cam Valencia Có nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay hình ôvan, lá gồ ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang, cành ít gai, quả to, có khối lượng trung bình đạt 200 - 500g, hình ôvan, vỏ hơi dày mọng nước, ít sơ bã, giòn. Quả có từ 9 - 12 múi, tép nhỏ mịn, vàng đậm, nhiều nước, vị ngọt thanh, thơm, rất thích hợp cho ăn tươi cũng như chế biến nước quả, cây 9 năm tuổi có chiều cao 4 - 5 m, đường kính tán 3,5 - 4m. Cam Valencia chín muộn vào tháng 1,2 năm sau và có khả năng giữ quả trên cây tới 2 tháng sau khi quả đã chín. Năng suất quả cao, trong giai đoạn cho năng suất ổn định, năng suất đạt từ 8 - 22 tấn/ha. Hiện tại được trồng nhiều ở tỉnh Hòa Bình và Nghệ An. * Giống cam Xã Đoài Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Giống cam này do một thầy tu người Pháp mang quả từ giống cam Valecia sang Việt Nam vào năm 1880. Người dân địa phương thấy phẩm chất tốt đã lấy hạt trồng và giống này được nhân ra từ đó. Giống cam này có lá màu xanh đậm, hình lá thuôn dài, cành có gai, lá đứng, eo lá rộng. Quả có chất lượng thơm ngon, hương vị thơm ngon nhưng tỷ lệ xơ cao và nhiều hạt Có 2 dạng quả: Quả tròn và dạng quả tròn dài. Dạng quả tròn dài cho năng suất cao hơn, trọng lượng quả trung bình 180 - 200g. Đây là giống có khả năng thích ứng khá rộng, chịu hạn tốt, chịu đất tốt đất ven biển. Hiện nay giống này được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Hưng Yên [9]. * Giống cam Sông Con Mang tên con sông xứ Nghệ, giống cam này được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc từ một giống nhập nội. Có thể là do dạng đột biến mầm của cam Washington Navel. Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Lá cam bầu, gân phía lưng nổi rõ, hoa màu xanh bóng có phản quang, hoa bất dục đực 50%. Khối lượng quả trung bình đạt 200 - 220 g, quả hình cầu, mọng nước, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Cây chiết hoặc cây từ giâm cành sau 3 năm cho quả. Giống cam Sông Con cho năng suất trung bình có khả năng chống chịu được một số sâu bệnh và có tính thích ứng rộng nên đã được trồng ở trung du, miền núi, ven biển và vùng đồng bằng. Cam Sông Con còn được trồng phổ biến khắp các vùng trong cả nước [9]. * Giống cam Vân Du Được nhập nội từ những năm của thập kỷ 40 do trạm nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hóa) chọn lọc. Đây là một trong các giống cam chủ lực của nước ta, cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai. Lá hơi thuôn, màu xanh đậm, eo lá hơi to. Quả hình tròn ôvan, vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt nhiều hạt. Giống cam này cho năng suất khá cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại, chịu hạn và được phổ biến rộng. Được trồng phổ biến ở các nông trường thuộc các tỉnh miền Trung và phía Bắc [9]. * Giống cam Bù Hà Tĩnh Được trồng từ lâu ở Hương Sơn - Hà Tĩnh, có nơi gọi là quýt. Có 3 dạng hình chủ yếu: - Dạng vỏ dày, quả có thành cao, phẩm chất tốt, ăn rất ngon. - Dạng hoàn toàn giống cam sành nhưng quả có thành cao, vỏ mỏng hơn, nhiều hạt. - Dạng có quả hình cầu, chín muộn, vỏ quả đẹp Cam Bù Hà Tĩnh có tính chống chịu khá, thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các vùng đồng bằng, Trung du, miền núi phía bắc. Năng suất ở cây 9 - 10 năm tuổi có thể đạt 35 - 40 tấn/ha. Nếu trồng ở mật độ 800 - 1200 cây/ha. * Giống cam Dây (cam Mật) Phổ biến ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Cây đạt 5 năm tuổi cao 3 - 4 m, đường kính tán 5 - 6 m, cành ít gai, gai ngắn, lá xanh đậm có eo nhỏ, cây có thể ra hoa 3 vụ trong năm. Năng suất có thể đạt 1000 - 1200 quả/cây/năm. Khối lượng quả trung bình đạt 220 - 260 g. Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt, vỏ quả hơi dày, ít thơm hơn các giống cam trồng ở phía Bắc. 2.4.2. Một số giống quýt * Cam Sành (quýt Kinh) Là loại quýt được trồng phổ biến ở nước ta có tên là cam Sành. Ở miền Bắc cam Sành mang tên theo từng địa phương trồng như: Cam Sành Bố Hạ (Hà Bắc), cam Sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam Sành Bắc Quang (Hà Giang)… lá to, dày, xanh đậm, eo lá to, răng cưa trên mép lá thưa và nông, hình thức quả không đẹp vỏ dày thô, sần sùi nhưng màu sắc vỏ đẹp, thịt quả rất đẹp, thơm ngon, chất lượng cao [9]. * Quýt Phủ Quỳ Nghệ An. Giống này có đặc điểm thân cây dạng thẳng đứng, không có gai, góc phân cành hẹp. Tán cây hình elip, mật độ cành trung bình, cành dẻo, tán gọn, lá non có màu xanh nhạt, lá trưởng thành có màu xanh đậm. Hoa đơn và hoa chùm mọc ở nách lá. Quả có hình cầu dẹt, đáy quả, đỉnh quả lõm khi chín, bề mặt quả nhẵn bóng. Vỏ quả rất dễ bóc, số quả bình quân trên kg đạt 6 - 6,5 quả/kg. Hạt có dạng hình nêm dẹt 2 đầu. Quýt Phủ Quỳ cho năng suất cao, phẩm chất khá, chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh Greening, chín muộn vào tháng 1, tháng 2. * Quýt Đường (Quýt Xiêm) Trồng ở các tỉnh phía Nam đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu long. Cây 5 năm tuổi có thể cho 600 - 1000 quả, khối lượng trung bình đạt 100 - 120 g. Quả hình cầu,vỏ mỏng dai, khi chín có màu vàng tươi, thịt quả mọng nước, ngọt thơm, ít xơ bã nhưng tương đối nhiều hạt. * Quýt Tích Giang Được trồng nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên và được gọi là quýt Tiền, ngày xưa được dùng để tiến vua, giống quýt này được trồng nhiều ở xã Tích Giang từ đó có tên gọi là quýt Tích Giang. Lá dày, thuôn dài, quả to đẹp, đường kính quả lớn hơn chiều cao quả, vỏ hạt dày và giòn, thịt quả mọng nước, nhiều hạt, hạt to, thịt nhiều xơ bã nhưng ngọt đậm. * Quýt Vỏ vàng Lạng Sơn. Cây mọc thẳng và cao, phân cành nhiều và nhỏ. Lá giống lá quýt Tích Giang, nhưng nhỏ và dài hơn, trên lá có nhiều túi hình dầu, mùi thơm đặc biệt. Thịt quả mọng nước, vách múi mỏng, ít hạt hương vị thơm ngon, hấp dẫn, ngọt đậm hơi có vị chua. Tính chống chịu tốt với điều kiện sinh thái cao, khả năng thích nghi lớn được trồng nhiều ở các tỉnh như: Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng. 2.5. MỘT SỐ GIỐNG CAM QUÝT ĐƯỢC TRỒNG Ở TUYÊN QUANG * Cam Sành: Quả to trung bình 180 - 200g, vỏ dày thô, sần sùi, màu sắc vỏ quả và thịt quả đẹp, vị quả ngọt đậm, ít xơ, chín muộn vào dịp tết (tháng 12 - tháng 1 trong năm sau). * Quýt Sen: Cây sinh trưởng khỏe, năng suất cao, chín sớm, vị ngọt mát, thơm nhưng xơ bã nhiều, dai, thích hợp trồng để dải vụ. * Quýt Đỏ Ngọc Hồi: Sinh trưởng khỏe, năng suất cao, mẫu mã đẹp, quả còn xanh mọng nước và rất chua. Khi chín vỏ quả chuyển màu đỏ, có vị ngọt đậm. * Quýt Vàng: Quả hình cầu hơi dẹt, khi chín vỏ quả màu vàng, giòn, thịt quả mọng nước, vị ngọt đậm, hơi chua, ít xơ. * Quýt Chum: Quả hình quả lê, có núm lồi, vỏ màu vàng da cam, hơi sần sùi, dễ bóc, vị ngọt, không chua. 2.6. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CAM QUÝT 2.6.1. Bộ rễ Bộ rễ của cam quýt được phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu phụ thuộc vào đặc tính của giống, cách nhân giống (cây gieo hạt, ghép, chiết), điều kiện đất trồng và chế độ chăm bón, canh tác nhìn chung cam quýt có bộ rễ ăn nông từ (0 - 30 cm). Theo V.P.Eki nốp (Liên Xô cũ) thì biểu bì của rễ non có nấm cộng sinh có tác dụng tốt cho cây. Bộ rễ của cam quýt hoạt động mạnh vào 3 thời kỳ: - Trước khi ra cành Xuân (từ tháng 2 đến tháng 3). - Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành Hè xuất hiện (từ tháng 6 đến tháng 8). - Sau khi cành mùa Thu đã sung sức (khoảng tháng 10) (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [8]. Mức độ phát triển theo bề rộng và bề sâu của bộ rễ cam, quýt phụ thuộc vào các yếu tố như loại đất, độ dày tầng đất mặt, thành phần hoá học của đất, mực nước ngầm, đặc tính giống, cách nhân giống (cây gieo hạt, chiết hoặc ghép), kỹ thuật canh tác như chế độ làm đất, bón phân… Các cây cam, quýt nhân giống bằng hạt và ghép lên gốc ghép gieo hạt có bộ rễ ăn sâu nhưng phân bố hẹp và có ít rễ hút. Cây chiết và cây giâm cành có bộ rễ ăn nông nhưng có nhiều rễ hút phân bố nông và tự điều tiết được tầng sâu phân bố theo sự thay đổi của điều kiện bên ngoài, nhất là mực nước ngầm. Rễ quýt rất sợ bí chặt, không phát triển được ở những nơi có mực nước ngầm cao. Quan sát hoạt động của bộ rễ quýt địa phương 20 năm tuổi, cho thấy trong năm rễ có 3 lần sinh trưởng và có 3 cao điểm, rễ mọc xen kẻ với bộ phận trên không (cành, mầm). Mùa Xuân rễ thường phát triển ít, lần thứ nhất trước lúc bắt đầu ra lộc đọt mùa hè, lần thứ hai thường sau đợt đọt lộc hè, lần thứ ba sau khi đợt đọt mùa thu ngừng sinh trưởng và quả thuần thục. 2.6.2. Thân, cành, lá * Thân, cành: Cam quýt có đặc điểm là "tự rụng ngọn" nghĩa là sau khi cành đã phát triển đến nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn và 1- 2 mầm sẽ rụng đi. Hiện tượng này xảy ra với các đợt lộc khiến cho cam quýt không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp đây chính là cơ sở cho việc tỉa hàng năm. - Một năm cam quýt ra nhiều đợt cành: + Cành Xuân ra vào tháng 2, 3 là cành mang hoa và quả, cành thường ngắn, mật độ lá dày thích hợp đẻ lấy mắt ghép, ghép vào mùa Thu. + Cành Hè được mọc ra từ cành Xuân cùng năm thường ra vào tháng 5 - 7. + Cành Thu ra vào tháng 8 - 9 phát sinh ra chủ yếu từ cành Xuân và cành Hè cùng năm. + Cành Đông ra vào tháng 11 - 12 thường sinh ra trên cành quả. - Cành cam quýt được phân chia làm 3 loại: + Cành quả: Tùy giống cam quýt mà cành quả có độ dài từ 3 - 25 cm. Cành có lá thường có tỷ lệ đậu quả cao hơn cành không có lá. Cành quả thường sai trong mùa Xuân (trừ một số giống từ thời Chanh Yên, Phật Thủ) vì tập trung dinh dưỡng nuôi quả quanh năm nên ít nảy lộc. Sau khi thu quả phải mất một thời gian nhất định tích lũy dinh dưỡng cành quả sẽ trở thành cành mẹ (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [8]. + Cành mẹ: Là cành sinh ra quả có thể là cành Xuân, cành Hè hoặc cành Thu năm trước. Qua theo dõi cho thấy tùy thuộc giống, thường cành thu hoạch, cành Hè làm cành mẹ thì số cành nhiều quả và tỷ lệ đậu quả cao hơn. Người ta có thể chủ động bồi dưỡng cành mẹ để tạo điều kiện cho vụ quả sau. + Đây là biện pháp quan trọng để tạo điều kiện cho vụ quả sau. + Cành dinh dưỡng: Cành không có hoa quả, chỉ có lá, nhiệm vụ chính của cành dinh dưỡng là quang hợp và tích lũy dinh dưỡng. Thực ra giữa cành mẹ và cành dinh dưỡng không có giới hạn rõ, năm nay là cành dinh dưỡng, sang năm có thể là cành mẹ. Khi cây còn nhỏ có thể lợi dụng cành dinh dưỡng để tạo tán hoặc khi cây già cỗi cần phục tráng cho cây thì cần giữ lại cành này. Đối với cam quýt vào thời kỳ kinh doanh nên cắt bỏ để tránh cho cây rụng quả và bớt sâu bệnh. * Lá: Theo quan điểm tiến hóa thì cam quýt vẫn có lá kép, dấu vết còn lại là ra lá dưới gốc lá đơn. Eo lá là một đặc điểm để phân biệt các giống. Tuổi thọ trung bình của lá cam quýt từ 15 - 24 tháng. Ở Việt Nam lá cam quýt thường rụng nhiều vào mùa Đông, lá có quan hệ chặt chẽ với số lượng nhất là với trọng lượng quả. Theo nghiên cứu trên cam Washington Navel (Mỹ) cho thấy: + Nếu có 10 lá/quả thì quả nặng 70g. + Nếu có 35 lá/quả thì quả nặng 120g. + Nếu có 50 lá/quả thì quả nặng 180g (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [8]. Vì vậy cần chú ý bảo vệ lá để cây cam quýt có thể có sản lượng cao. 2.6.3. Hoa quả, hạt * Hoa: Công thức hoa: K5C5 A(20 - 40)G(8 - 15) Là loại hoa đầy đủ, hoa thường ra đồng thời với cành non và thường ra rõ. Một cây cam có thể nở tới 60.000 hoa nhưng chỉ có 7% đậu quả là có thể đạt sản lượng 100 kg/cây. Hoa cam quýt là hoa lưỡng tính, thông thường tỷ lệ đậu quả của cam quýt dao động trong khoảng 3 - 11%. (Bùi Huy Đáp, 1960) [5]. Hoa cam quýt cơ bản được phân chia làm 2 loại: Hoa phát dục đầy đủ: Hoa có đầy đủ đài hoa, tràng hoa, nhị hoa, nhụy hoa và bầu hoa. Hoa dị hình: Những hoa có các bộ phận phát triển không đầy đủ những hoa này ít có khả năng đậu quả. * Quả: Quả cam quýt thuộc loài quả mọng có múi, số múi tùy thuộc vào loài: cam Bố Hạ có từ 9 - 10 múi, cam Xã Đoài có từ 10 - 13 múi, cam Giấy 8 - 9 múi, quýt Bắc Sơn có từ 10 - 12 múi. Khi còn xanh chứa nhiều acit đến khi chín lượng acit giảm, hàm lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm 2 phần : Vỏ ngoài và vỏ giữa. Phần vỏ ngoài: Gồm lớp biểu bì trên là: biểu bì của tử phong do các tế bào có chất sừng dày hình thành xen kẽ có các khí khổng. Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: Lớp sắc tố và lớp trắng. + Lớp sắc tố do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng. Khi quả còn xanh nhờ diệp lục mà quả có thể quang hợp được. Khi quả già và chín thì quả có màu vàng hoặc đỏ. + Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp trắng (lớp cùi) lớp này có thể màu trắng, màu vàng hoặc hồng nhạt, độ dày của lớp trắng thay đổi tùy giống. Sự phát triển của quả trái qua hai đợt rụng quả sinh lý: Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3 - tháng 4) quả còn nhỏ khi rụng mang theo cả cuống. Đợt 2: Quả đạt đường kính 3 - 4 cm (vào cuối tháng 4) khi quả rụng không mang theo cuống. Sau 2 đợt rụng quả tốc độ quả lớn nhanh, tốc độ trung bình từ 0,5 - 0,7 mm/ngày. Quả lớn nhanh do có sự kích thích của các chất sinh trưởng, chất này được tạo từ vách tử phòng hoặc từ hạt. Việc bổ sung thêm chất kích thích sinh trưởng như NAA, IAA, GA3 có thể sẽ nâng cao tỷ lệ đậu quả, giảm số lượng hạt và tăng kích thước quả. * Hạt: Tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng màu sắc và phôi hạt, các loại quả có múi phần lớn là hạt đa phôi, riêng bưởi là hạt đơn phôi (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [9]. 2.6.4. Lộc Trong điều kiện khí hậu nước ta cây cam, quýt thường ra 3 - 4 đợt lộc trong 1 năm. Lộc Xuân ra từ cuối tháng 2 đầu tháng 3, nếu thời tiết ấm lộc Xuân có thể ra sớm hơn từ đầu tháng 1. Ở các tỉnh phía bắc 50 - 60% lộc Xuân tạo thành cành hoa, cành quả tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc vào từng giống, theo điều kiện ngoại cảnh và tùy thuộc vào mức độ thâm canh. Lộc Hè xuất hiện từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7, lộc Hè ra sớm hay muộn, nhiều hay ít tủy thuộc vào từng giống cây, điều kiện ngoại cảnh và trình độ thâm canh. Lộc Thu xuất hiện từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Người ta có thể nhìn vào lộc Hè và lộc Thu mà dự đoán được năng suất quả của năm sau. Lộc Đông: là đốt lộc thường hình thành ở các cây non và hiện tượng này thường chỉ xuất hiện trên cây ăn quả có múi như cam quýt. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta đợt lộc này thường chiếm tỷ lệ ít (khoảng 54%) và ra vào tháng 11-12. Những cây sống lâu năm và những cây trưởng thành mà năm trước ra nhiều quả thì vào mùa Hè, mùa Thu, mùa Đông rất ít ra lộc hoặc không ra lộc, quýt ra lộc muộn hơn cam từ 10 - 20 ngày, trên mặt cây quýt thường có nhiều cấp cành và được phân bố theo kiểu hợp trục do hiện tượng rụng ngọn (hiện tượng tự hủy). 2.6.5. Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của cam, quýt 2.6.5.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản Giai đoạn này cây chủ yếu sinh trưởng dinh dưỡng, cây phát triển thân cành liên tục trong năm, cành sinh trưởng mạnh, to khỏe, số lượng cành nhiều trong mỗi đợt ra cành, bộ rễ phát triển mạnh nên cây phát triển rất nhanh. 2.6.5.2. Thời kỳ đầu kinh doanh Cây cần tiếp tục sinh trưởng dinh dưỡng, cành vẫn ra nhiều tuy nhiên số lần ra trong năm giảm từ 3 - 4 lần, số lượng cành ít hơn, cành ngắn và ít, bộ rễ phát triển rất khỏe, số cành ra quả tăng dần. Thời kỳ này xảy ra sự mất cân đối giữa sinh trưởng tán cây và bộ rễ, cây vẫn sinh trưởng sinh dưỡng mạnh đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng nuôi tán cây và quả vì không đủ dinh dưỡng nên rễ phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất, rễ chật làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ đồng thời cũng xảy ra sự mất cân đối giữa sinh trưởng dinh dưỡng và hoa, có thể cây chậm ra hoa cho quả hoặc trên những cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cây có khuynh hướng ra hoa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng thân tán của cây. 2.6.5.3. Thời kỳ khai thác Cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định, sinh trưởng kém cành nhỏ, ngắn, ít lá, chủ yếu là cành mang quả, số lần ra cành trong năm (ít 1 - 2 lần). Thời kì này thường xảy ra hiện tượng cây giao tán và sản lượng không ổn định do có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sự cung cấp dinh dưỡng cho quả, cành lá ra quả nhiều làm cây giao tán rậm ra, quang hợp không hiệu quả, chất hữu cơ tạo ra không đủ dự trữ để tiến hành phân hóa mầm hoa, dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho hoa phát triển cũng như để nuôi quả khi đậu. 2.6.5.4. Thời kỳ già cỗi Cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành lá phát triển ít, nhỏ, lá ít, tán lá thưa, cành một phát triển nhiều, cây ra hoa và đậu quả thấp, quả nhỏ, rụng nhiều, năng suất thấp. Chu kỳ sinh trưởng của cam, quýt gồm các thời kỳ phát triển căn bản, thời kỳ trước là nền tảng cho thời kỳ sau phát triển do vậy cần ứng dụng đồng loạt nhiều biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy cây sinh trưởng, phát triển tốt. 2.7. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CAM QUÝT 2.7.1. Nhiệt độ Cây cam quýt có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, vì vậy chúng ưa khí hậu ấm, nhưng do có phạm vi phân bố rộng, cho nên một số loài chịu được nhiệt độ thấp. Phần lớn cam quýt sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ 12 - 390C. Những giống thích ứng với điều kiện nhiệt độ thấp thường có phẩm vị ngon, hấp dẫn, mã quả đẹp. Ở nhiệt độ 400C với thời gian kéo dài nhiều ngày, cây ngừng sinh trưởng, lá rụng, cành bị khô héo. Tuy vậy, có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên đến 50 - 570C (Đường Hồng Dật, 2003) [2]. Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm > 170C có thể trồng cam quýt. Ở Việt Nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các vùng khác đều có thể phù hợp với cây cam (Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, 2000) [9]. + Theo Vũ Công Hậu (1996) [6]. Tuổi thọ của các cây có múi thường cao, đặc biệt ở những nới khí hậu ôn hoà, đất tốt nhưng có đọ dốc thoát nước tốt. Trong nước ở miền núi không hiếm những cây bưởi sống tới 40-50 năm. Ở các vườn cam vùng á nhiệt đới, hoặc nhiệt đới nhưng trồng đúng kỹ thuật, chọn địa điểm thích hợp, tuổi thọ vườn cam là 30-40 năm, tối đa tới 50-60 năm. - Nhiệt độ: Do cây cam có nguồn gốc vùng á nhiệt đới do vậy chúng không chịu được nhiệt ở độ quá thấp hoặc quá cao, nói chung chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình quân hàng năm ≥ 170C đều có thể trồng được cây cam. Ở Việt nam trừ một số vùng có sương muối kéo dài, còn các vùng khác đều có thể phù hợp và trồng được cây cam. - Ẩm độ và nước: Cây cam là cây ưa độ ẩm trung bình, nhưng nước cần trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng, cần nhiều nhất trong thời kỳ lúc hạt nay mầm và lúc ra hoa kết quả, tối thiểu phải đạt 1270mm/năm. Do đó khu sản suất trồng cam đều phải chú ý tới hệ thống tưới tiêu phục vụ tưới cho cây nhất là trong vụ khô. Việt Nam có tổng lượng mưa phù hợp với cây cam tuy nhiên do phân bố trong năm không đều, nên mùa khô vẫn cần tưới nước cho cây. Ngược lại cây cam không chịu được ngập úng (khi ngập úng rễ bị thối, lá rụng và cây sẽ chết). - Ẩm độ không khí: Cam không ưa ẩm độ không khí quá thấp, quả ngoài rìa tán chất lượng thường không bằng ở giữa tán do độ ẩm ở đó ổn định hơn. Độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng, nhất là bệnh chảy gôm. Độ ẩm không khí cần đạt ±70% đủ ẩm quả lớn đều, mã quả đẹp, vỏ mỏng, múi nhiều nước ít rụng. - Ánh sáng: Cam là loại cây ưa sáng, nhưng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Đủ ánh sáng cây quang hợp thuận lợi, hình thành các chất hữu cơ được tốt, tạo nên năng suất cao phẩm chất tốt. Ngược lại thiếu ánh sáng làm cho cây yếu ớt, đậu quả ít, năng suất và phẩm chất đều giảm. Cường độ ánh sáng không nên quá mạnh thích hợp nhất là ±2000 lux (tương ứng với 16-17h chiếu sáng trong ngày mùa hè ở nước ta). 2.7.2. Ánh sáng Cây cam quýt thích hợp với ánh sáng có cường độ 10.000 - 15.000lux (tương ứng với 16 - 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), cam quýt ưa ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ. Nhưng không nên trồng dưới các bóng cây to, bởi vì trong điều kiện này cam quýt thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại. Muốn có ánh sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý và vườn cam quýt cần bố trí những nơi thoáng và tránh nắng. Đặc biệt ở các vùng đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc nước ta cần chú ý đến điều này vì các vùng này sâu bệnh thường gây hại nặng cho cam quýt. Các giống cam quýt khác nhau có yêu cầu khác nhau về ánh sáng: Cam cần nhiều ánh sáng hơn quýt, quýt cần nhiều ánh sáng hơn chanh (Nguyễn Thị Minh Phương, 2007) [8]. 2.7.3. Nước Cam, quýt là giống cây ăn quả có đặc tính ưa ẩm và kém chịu hạn. Phần lớn các loài có nhu cầu nước cao vào thời kỳ nảy mầm, phân hoá mầm hoa, kết quả và quả phát triển. Cam, quýt ưa ẩm nhưng lại rất sợ úng. Vào mùa mưa, đất bão hoà nước nên thiếu oxy làm cho bộ rễ hoạt động kém, nhiều rễ bị chết, thối làm cho lá và quả non rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu quả. Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam quýt là 2000mm/năm. Quýt cần nhiều lượng nước hơn cam, cần lượng mưa từ 1500 - 2000mm/năm. Thích hợp cho cam, quýt là lượng nước tự do trong đất là 1 %, độ ẩm đất ở mức 60% độ ẩm bão hoà đồng ruộng. Độ ẩm không khí thích hợp là 75 – 80 %. Thời kỳ quả đang phát triển, độ ẩm không khí cao làm cho quả lớn nhanh, phẩm chất quả tốt, mã quả đẹp, nhưng vào tháng 8 - 9 độ ẩm cao thường gây ra hiện tượng quả nứt, một số quả bị rụng. Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa quả sẽ phân hoá nhiều. Tháng 3 - 4 khô hạn làm giảm số lượng quả trên cây. Cam, quýt sinh trưởng tốt khi có độ ẩm và lượng nước đạt theo yêu cầu và phân bố đều các tháng trong năm (Nguyễn Thị Minh Phương, 2007) [8]. 2.7.4. Gió Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến sự lưu thông không khí, điều hòa độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây như gây đổ, gãy cành, rụng quả. Vì vậy cần phải thiết kế các đai rừng phòng hộ cho các vùng trồng cam có gió bão lớn. 2.7.5. Đất và dinh dưỡng * Đất đai: Cam, quýt sinh trưởng và phát triển tốt trên đất nhiều mùn, thoáng khí, có tầng đất dày, giữ ẩm tốt, khả năng thấm và thoát nước tốt. Đất trồng cam, quýt cần có mực nước ngầm thấp. Không nên trồng cam, quýt trên đất sét nặng, đất cát già hoặc có lớp đất mặt quá mỏng, đất đá ong và lồi đầu quá nhiều, gần mặt đất hoặc ở những nơi có mực nước ngầm cao mà điều kiện thoát nước gặp nhiều khó khăn. Độ PH thích hợp cho cam, quýt là 5,5 - 6. Còn ở những vùng đất có độ PH < 5, người ta bón vôi để nâng cao độ PH lên (Nguyễn Thị Minh Phương, 2007) [8]. - Đất có 2 chức năng quan trọng đó là cung cấp nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đất thích hợp nhất đối với cây cam là những đất giữ được một hàm lượng nước ổn định, mực nước ngầm thấp dưới 1m, đất thoát nước và có kết cấu đất tốt. - Cam quýt mọc tốt ở nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt trung bình hoặc nhẹ, có đất cát hơi nặng hơn, rất mẫn cảm với nồng độ muối và không chịu được trong điều kiện ngập nước trong một thời gian nào đó. Tầng dày của đất phải trên 1m, Độ pH đất cây cam có yêu cầu tương đối rộng từ 4 -8 nhưng phù hợp nhất là 5,5 - 6,5. - Các nguyên tố đa lượng + Đạm: Đủ đạm cây sinh trưởng tốt nhiều lộc, lá xanh quang hợp tốt ra hoa nhiều tỉ lệ đậu quả cao, quả to nhiều nước, năng suất cao. Thiều N cành ít, ngắn lá bị vàng quả nhỏ năng suất thấp cây hút N nhiều nhất vào mùa xuân, hè và thu. + Lân: Có tất cả trong các bộ phận của cây - Lân rất cần cho cây trong gian đoạn phân hoá mầm hoa. - Bón lân làm giảm lượng axit dẫn đến hương vị của quả thơm hơn và lõi quả chặt hơn. + Kali: Có nhiều trong quả lộc non. - Kali ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của quả. - Thiếu kali lá nhỏ và không bám chặt vào cành, thân có hiện tượng chảy gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh, sản lượng giảm... - Đủ kali làm giảm hiện tượng thối trong quá trình bảo quản. + Canxi: Thiếu canxi rễ phát triển kém, khả năng hút dinh dưỡng giảm, lá vàng rụng, hoạt động của vi sinh vật ở vùng rễ kém làm cho việc hút dinh dưỡng ở cây kém cho nên bón vôi làm tăng độ pH cũng như cung cấp cho canxi cho cam quýt. - Nguyên tố vi lượng: Cũng rất cần thiết cho cây như Cu, Mo, Bo, Fe… nếu thiếu Mg lá chuyển màu vàng rụng nhiều cây dễ bị bệnh, thiếu Bo quả bé, thiếu Fe cây chịu rét kém. * Dinh dưỡng: Để phát triển tốt cam cần được cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N, P, K cũng như các nguyên tố vi lượng Cu, Mg, B,… - Đạm: Là nguyên tố có vai trò quyết định đối với năng suất và phẩm chất quả. Đạm xúc tiến sự phát triển thân cành lá, thúc đẩy việc hình thành lộc mới trong năm. Nhiều đạm quá mức có ảnh hưởng xấu đến chất lượng quả: quả to, vỏ dày, phẩm chất kém, quả lên mã chậm, màu sắc quả đậm hơn bình thường, hàm lượng vitamin C trong quả giảm. Thiếu đạm lá mất diệp lục ngả sang màu vàng, nhánh quả nhỏ mảnh, lá bị rụng, nhánh dễ chết khô, quả nhỏ, vỏ mỏng, năng suất cây giảm. Ở nước ta cây hấp thu đạm quanh năm nhưng mạnh nhất là vào những tháng trời ấm từ tháng 2 đến tháng 12. - Lân: Rất cần cho quá trình phân hoá mầm hoa. Thiếu lân cành lá sinh trưởng kém, lá rụng nhiều, rễ không phát triển được. Lân có tác dụng làm giảm hàm lượng acid trong quả, nâng cao tỷ lệ đường/acid làm cho hương vị quả thơm ngon, giảm hàm lượng vitamin C, vỏ quả mỏng, trơn, lõi quả chặt không rỗng, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển mã nhanh. - Kali: Rất cần cho cam, quýt khi cây ra lộc non và vào thời kỳ quả phát triển mạnh. Kali có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất quả. Cây được bón đủ kali quả to, ngọt, chóng chín, chịu đựng cao trong khi cất giữ và vận chuyển. Tuy nhiên nếu thừa kali trong lá, trong cây thì cành lá sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây không lớn được. Trong đất nếu có nhiều kali sẽ ngăn trở quá trình hấp thu Ca, Mg làm cho quả tuy to nhưng mã xấu, vỏ dày, thịt quả thô. - Magiê: Có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây có múi. Các nguyên tố vi lượng khác nhau B, Fe, Cu, Zn, Mn… ít nhiều đều có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất quả. Tuỳ thuộc vào loại đất, mức độ thiếu hụt của các nguyên tố vi lượng nói trên mà mức độ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả nhiều hay ít. Bón đầy đủ phân chuồng và phân hữu cơ có thể khắc phục được tình trạng thiếu các nguyên tố vi lượng trong đất (Đường Hồng Dật, 2003) [3]. 2.8. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT - Chọn cây con: Chọn cây có cành mọc khỏe, phân bố đều, tán đều, lá xanh đậm, không sâu bệnh. - Đào hố, bón lót: Đào hố có kích thước 80 x 80 x 80 cm. Khi vét đất thì để riêng lớp đất mặt, phơi ải đất 20 - 30 ngày, bón phân lót trộn với lớp đất mặt, cho xuống đáy hố, sau đó cho lớp đất sâu lên trên. Lượng phân bón lót: 50kg phân hữu cơ + 1 kg vôi bột + 0,4 kg P2O5 + 0,2 kg K2O/hố. - Khoảng cách và mật độ: Đất tốt trồng khoảng cách 5m x 4m (500 cây/ha), đất xấu trồng khoảng cách 4m x 4m (625 cây/ha). [9]. - Thời vụ trồng: Vụ Xuân trồng tháng 2 - 3, vụ Thu trồng tháng 8 - 10 [9]. - Kỹ thuật trồng: Đặt bầu cây thẳng đứng và cao ngang mặt đất ở giữa hố đã đào, mắt ghép quay về hướng gió chính, lấp đất và nén chặt. Sau đó tưới nước và giử ẩm và tủ gốc bằng các loại cỏ khô hoặc rơm rạ, trồng xen kẽ với các cây họ đậu, cây phân xanh trong vườn cam để tăng độ màu mỡ cho đất. - Trồng dặm: Sau khi trồng mới 15 - 20 ngày tiến hành trồng dặm kịp thời những cây bị chết. - Làm cỏ, tủ gốc: Vườn cam phải luôn sạch cỏ dại, đặc biệt xung quanh gốc cam không để cho cỏ tranh chấp dinh dưỡng với cây cam. Thường xuyên tủ gốc cho cây để giữ ẩm giảm được việc tưới nước. Những nơi bị mối nhiều cần tủ gốc xa cây 20 cm để tránh mối leo lên cây cắn phá. - Tưới nước: Cây cam rất cần nước thiếu cây sẽ sinh trưởng phát triển kém. Vì vậy sau khi trồng không có mưa phải tiến hành tưới nước hàng ngày để cây chóng bén rễ và phục hồi tốt. - Tạo hình, cắt tỉa: Tạo cho cây bộ khung tán kiên cố, tận dụng không gian. Cắt tỉa những cành vô hiệu, tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả hữu hiệu, khống chế sự ra hoa kết quả của cây. Đối với vườn cam kinh doanh cắt tỉa là chính. - Vệ sinh vườn: Vườn cam bị bệnh khô cằn hoặc bị vàng lá do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy cần thường xuyên cắt tỉa các cành bị sâu bệnh bị sâu đốt, xung quanh vườn cam phải luôn thoáng, sạch cỏ dại để tránh hiện tượng ẩn nấp của sâu bệnh hại. - Bón phân: Khi cây còn nhỏ bón thúc nhiều lần vào các đợt ra cành để nhanh tạo khung tán chi cây, tối thiểu phải bón 3 đợt: + Thúc cành xuân (tháng 1-2): 40-80kg phân hữu cơ, 80g P2O5, 120g K2O. + Thúc cành hè (tháng 5): 240g N, 60g P2O5, 160g K2O. + Thúc cành thu (tháng 8): 160g N, 60g P2O5. Khi cây cho thu hoạch (cam kinh doanh) bón 3 lần/năm. - Phân chuồng: 30-50kg + Phân lân: 1-3.5kg + Kaly: 1-1.5kg + Đạm Ure: 0.6-2kg/cây Phân chuồng và phân lân bón sau khi thu hoạch nếu đất chua có thể bón 1-2 kg vôi tỏa/cây. Phân đạm và kaly bón chia thành các đợt như sau: + Tháng 1-2: Bón 40%N, 60% K + Tháng 5-6: Bón 30% N, 40% K + Tháng 8-9: Bón toàn bộ lượng N còn lại. - Phòng trừ sâu bệnh: + Sâu vẽ bùa: Là sâu phổ biến nhất trên cây cam, sâu tập trung cây hại trên các vườn ươm và vườn cây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Khi nở sâu đục những đường hầm để ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, các đường hầm do sâu gây trên lá có thể làm lá uốn cong và biến dạng. Sâu non phá hoại quanh năm nhất là các đợt lộc non từ tháng 4 đến tháng 10. Phòng trừ: Dùng thuốc Selecron 500 EC (0,2 %), Decil 2,5 EC (0,1 %) Padan 95 SP (0,1 - 0,2 %) phun vào các đợt lộc non 2 lần (lần 1 phun khi mới nhú lộc, lần 2 phun khi cây ra lộc rộ), phun thuốc kết hợp với dầu khoáng để tăng hiệu quả cao hơn. + Sâu Nhớt: Sâu non và sâu trưởng thành phá hoại lá non, quả non trong mùa Xuân thường từ tháng 2 đến tháng 4. Phòng trừ: Supracid 0,2 %, Selecron 500 EC (0,2 %), Viphensa 0,2 % kết hợp với dầu khoáng. + Nhện đỏ và Nhện trắng: Cả 2 loại đều chích hút cả lá lẫn quả. Nhện trắng gây hại quả nhiều hơn là nguyên nhân gây nên rám quả và rám lá. Nhện đỏ gây hại lá nhiều hơn gây nên các đốm mầu nâu và vàng ở lá và quả. Phòng trừ: Dùng Caltex Oil/DC - Tron PS (0,5 %), Danitol 10 EC (0,2%), Selecron 500 EC (0,1 %), Zinep (0,3 %), kết hợp các loại thuốc này với dầu khoáng Caltex Oil/DC - Tron PS sẽ tăng hiệu quả trừ nhện tốt hơn. Ngoài các loại thuốc trên có thể dùng lưu huỳnh - vôi 0,5 -10. Vì nhện rất dễ quen thuốc nên cần phải thường xuyên thay thuốc nếu thấy hiệu quả thuốc. + Rệp Nâu: Rệp Nâu phát triển vào mùa Xuân và mùa Thu là loại rệp môi giới truyền bệnh Tristeza hại cam quýt và là môi giới thích hợp cho nấm muội đen phát triển và gây hại. Phòng trừ: Selecron, Bassa, Vifel 0,2 % kết hợp với dầu khoáng Caltex Oil/DC - Tron PS. + Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri gây ra, gây hại lá, quả, cành. Phòng trừ: Phun Boocđo, Zinep, Ridomil, Chanpion kết hợp với dầu khoáng. + Bệnh Sẹo: bệnh do nấm Elsinoe fawcetti gây ra phá hoại các bộ phận mềm của cành non, lá hoa và quả nhỏ. Phòng trừ: Cắt và đốt cành bệnh, diệt nguồn nấm bệnh qua Đông. Chú ý bảo vệ các đợt lộc non, quả non. Đầu mùa Hè cần phun Boocđo 1%, Zinep 0,5 %. + Bệnh Greening: Gây hại nặng trên cây cam và quýt. Cây bị bệnh cành nhỏ, cành tăm mọc chụm vào nhau, tán cây nhỏ lại, lá vàng và bé, lá có gân xanh thịt vàng, phiến lá con hình thìa, quả nhỏ chín không đều ít nước và chua, phầm chất kém, hạt lép nhiều và có màu nâu có khi có hiện tượng chảy nhựa. Phòng trừ: Hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa bệnh này, vì vậy cần phải được áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau: + Trồng mới bằng giống sạch bệnh. + Chọn tổ hợp gốc ghép và mắt ghép chống chịu bệnh + Nếu phát hiện cây bị bệnh phải bỏ và đốt đi không để cây lan sang cây khỏe + Phun thuốc diệt trừ rầy chổng cánh là môi giới truyền bênh vàng lá Greening. Phun vào các đợt lộc non trong năm, mỗi đợt lộc cần phun 2 lần, lần 1 cần phun khi cây nhú lộc, lần 2 phun khi cây ra lộc. 2.9. QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH CAM SÀNH HÀM YÊN Sau thu hoạch hằng năm lấy đi từ trong đất một lượng dinh dưỡng tương đối lớn để nuôi thân, rễ, lá và kiến tạo các sản phẩm quả. Để đảm bảo dinh dưỡng cho cây và nâng cao năng suất, chất lượng chúng ta cần có biện pháp kỹ thuật phù hợp. Sau khi thu hoạch, cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành khô, cành gầy yếu, cành kiệt sức vì đã ra nhiều trái. Cây giao tán thì tỉa cắt cành cho vươn thông thoáng. Thường xuyên kiểm soát vườn về cỏ dại và sâu bệnh tạo điều kiện tốt cho cây phát triển. Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất là nơi cư trú của côn trùng có ích cho vườn cây. Tỉa cành: Thường xuyên cắt tỉa những cành vượt, cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển động đều. Tưới nước: Những nơi có hệ thống tưới cần tưới cho cây từ 5-6 lần/năm ở thời kỳ phát lộc, quả lớn hoặc sau các đợt bón phân. Quét vôi vào gốc cây ngăn sự cư trú của sâu bệnh. Phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh: Trong vườn cây có nhiều loại sâu bệnh khác nhau như: sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm… Các loại sâu bệnh này chỉ có thể phòng trừ có hiệu quả bằng việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Phun thuốc đúng lúc, đúng cách. Bón phân: Bón phân cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), cũng như các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt cho sản lượng và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. * Lượng phân bón và cách bón cho cam kinh doanh như sau: - Phân chuồng: 30-50kg/cây - Phân lân: 1-3.5kg/cây - Kaly: 1-1.5kg/cây - Đạm Ure: 0.6-2kg/cây Phân chuồng và phân lân bón sau khi thu hoạch nếu đất chua có thể bón 1-2 kg vôi tỏa/cây. Phân đạm và kaly bón chia thành các đợt như sau: + Tháng 1-2: Bón 40%N, 60% K + Tháng 5-6: Bón 30% N, 40% K + Tháng 8-9: Bón toàn bộ lượng N còn lại. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân NPK, phân vi sinh, phân hiên nông, lượng phân bón căn cứ vào tuổi cây, năng suất cam để bón lượng phân cho thích hợp. Cách bón: Các loại phân vô cơ cào nhẹ lớp rác phủ, rắc đều phân lên mặt đất quanh gốc cách gốc từ 15-30 cm, phủ lên một lớp đất mỏng hoặc tưới nước đẫm cho phân tan ngấm xuống đất. Phân chuồng, lân và vôi đào rãnh vòng theo hình chiếu tán cây ngoài rìa tán rộng 20-40 cm, sâu 15-40 cm bón phân và rãnh rồi lấp đất. Đối với phân vi lượng khi cần chỉ dùng phun qua lá. * Nếu thiếu phân chuồng, có thể bón phân hữu cơ Arrow với lượng bón 1-2kg/ cây Bón phân gốc: - Phân chuồng hoai: 10-20kg/cây - Phân NPK: 1,5-2kg/ cây Tưới gốc: - Nếu cây còn sung sức tưới ARROW-HUMATE, pha 50ml cho 10 lít nước, tưới đều quanh gốc, tưới 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày. - Nếu cây đã quá kiệt sức tưới ARROW-ORGAMIC “hữu cơ cao cấp”, pha 50ml cho 10 lít nước, tưới đều quanh gốc, tưới 2-3 lần, cách nhau 7-10 ngày. - Phun thuốc bảo vệ các đợt lá non, kết hợp pha chung với 25g ARROW 33 - 11 - 11 +10ml ARROW-QN cho bình 16 lít nước để phun. * Xử lý ra hoa: Ngừng tưới nước khoảng 2-4 tuần cho đến khi cây vừa “xào lá” (lá hơi héo vào buổi chiều nhưng sáng mai không tươi lại hoàn toàn). Sau đó tưới nước đẫm lại ba ngày liền, ngày tưới hai lần. Ngày thứ tư thì tưới mỗi ngày 1 lần. Sau khi tưới nước bộ lá tươi trở lại, pha 35ml RA HOA C.A.T + 15g F.Bo/8 lít hoặc kích phát tố hoa trái Thiên Nông 7g + 15g F.Bo/8 lít, phun sương đều tán cây và trong thân cây hai lần (5 ngày/lần) thúc ra hoa đồng loạt, sau khi cây ra đọt non tưới hai ngày/lần. Phần 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: cây cam sành Hàm Yên trên 7 tuổi. - Phạm vi nghiên cứu. + Tình hình sản xuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang. + Theo dõi và mô tả đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của cam sành Hàm Yên được trồng tại xã Yên Lâm - Hàm Yên - Tuyên Quang. 3.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ DỤNG CỤ NGHIÊN CỨU - Địa điểm nghiên cứu: tại xã Yên Lâm - Hàm Yên - Tuyên Quang. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011 - Dụng cụ nghiên cứu: thước mét đo chiều cao cây, thước kẹp panme đo đường kính gốc, cọc đánh dấu cây theo dõi, cân trọng lượng, máy đo độ Brix. 3.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Nội dung nghiên cứu - Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất cam, quýt tại Hàm Yên - Tuyên Quang. - Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cam sành Hàm Yên giai đoạn kinh doanh. 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.3.2.1. Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất cam, quýt tại Hàm Yên - Tuyên Quang Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng và sử dụng số liệu để đánh giá điều kiện tự nhiên và xác định các yếu tố hạn chế trong sản xuất cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang. 3.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cam sành Hàm Yên giai đoạn kinh doanh Thí nghiệm gồm 2 công thức: - Công thức 1: Thâm canh tổng hợp. - Công thức 2: Canh tác truyền thống. Thí nghiệm được bố trí trên vườn trồng sẵn của nông dân tại xã Yên Lâm huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Vườn cam sành kinh doanh trồng năm 2004 (7 năm tuổi). Chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn, mỗi công thức 30 cây chia làm 3 lần nhắc lại. Tổng số cây trong thí nghiệm: 60 cây. 3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển - Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái tán cây: + Chiều cao cây: đo từ vị trí mắt ghép tới đỉnh tán cao nhất (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (định kỳ theo dõi 1 lần/tháng). + Đường kính tán: đo hai chiều vuông góc theo hình chiếu tán cây, theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc (nếu tán không đều thì đo 3-4 lần) rồi lấy trị số trung bình (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng). + Đường kính gốc: đo đường kính gốc tại vị trí phía trên cách mắt ghép 5cm. Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng). + Chiều cao phân cành: đo từ vị trí mắt ghép tới điểm phân cành (đơn vị: cm). Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, sau đó tính trung bình (theo dõi 1 lần/tháng). + Dạng tán: quan sát trực tiếp hình dạng tán cây. - Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá: + Kích thước lá: đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá), chiều rộng lá (đo chỗ rộng nhất của phiến lá) (đơn vị: cm), mỗi cây đo 3 lá rồi lấy trị số trung bình. Mỗi giống đo 30 cây, chia làm 3 lần nhắc lại. + Màu sắc và hình dạng lá: quan sát trực tiếp trên vườn. - Các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng lộc. + Thời gian xuất hiện lộc: được xác định khi có 10 % số cây ra lộc. + Thời gian kết thúc lộc: được xác định khi có 80 % cây ra lộc. + Chiều dài lộc thành thục: đo khi lộc ổn định (đơn vị tính: cm). + Số lá/lộc: đếm khi lộc phát triển tối đa (thành thục) (đơn vị: lá/lộc). + Số lộc/cây: đếm số lộc Thu, lộc Đông khi lộc thành thục (đơn vị: lộc). 3.3.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng - Đếm số quả/cây (quả), trọng lượng TB quả (gam), số hạt/quả (hạt), đường kính quả (cm). - Đặc điểm hình thái quả: quan sát và mô tả màu sắc quả chín và hình dạng quả. - Đo độ Brix bằng máy đo độ Brix. 3.3.3.3. Các chỉ tiêu về sâu, bệnh hại Điều tra đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phương pháp của viện bảo vệ thực vật và cục bảo vệ thực vật ban hành. - Điều tra 4 điểm theo hình vuông, mỗi điểm lấy 3 cây mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng theo dõi 1 lộc. Định kỳ theo dõi 1 tuần 1 lần. (Cục Bảo vệ thực vật, 2010)[2]. - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện triệu chứng sâu, bệnh trên toàn bộ cây tại các điểm điều tra đã chọn. - Quan sát tỉ mỉ các cây, đếm sâu, xác định tỉ lệ hại và ghi chép thu thập số liệu. * Sâu hại Xác định mức độ các loại sâu hại chủ yếu + Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis itrera Stainton) - Điều tra 4 điểm theo hình vuông, mỗi điểm lấy 3 cây mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng theo dõi 1 lộc. Định kỳ theo dõi 1 tuần 1 lần. (Cục Bảo vệ thực vật, 2010)[2]. - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện triệu chứng sâu trên toàn bộ cây tại các điểm điều tra đã chọn. - Quan sát tỉ mỉ các cây, đếm và xác định tỉ lệ hại, ghi chép thu thập số liệu. Tỉ lệ hại = (số lộc bị hại/tổng số lộc điều tra) x 100 + Sâu nhớt (Clitra metallica Chen) - Điều tra 4 điểm theo hình vuông, mỗi điểm lấy 3 cây mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng theo dõi 1 lộc. Định kỳ theo dõi 1 tuần 1 lần. (Cục Bảo vệ thực vật, 2010)[2]. - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện triệu chứng sâu trên toàn bộ cây tại các điểm điều tra đã chọn. - Quan sát tỉ mỉ các cây, đếm và xác định tỉ lệ hại, ghi chép thu thập số liệu. Tỉ lệ hại = (số lộc bị hại/tổng số lộc điều tra) x 100 + Sâu ăn lá (Papilio Memnon) - Điều tra 4 điểm theo hình vuông, mỗi điểm lấy 3 cây mỗi cây điều tra theo 4 hướng, mỗi hướng theo dõi 1 lộc. Định kỳ theo dõi 1 tuần 1 lần. (Cục Bảo vệ thực vật, 2010)[2]. - Quan sát bằng mắt thường để phát hiện triệu chứng sâu trên toàn bộ cây tại các điểm điều tra đã chọn. - Quan sát tỉ mỉ các cây, đếm và xác định tỉ lệ hại, ghi chép thu thập số liệu. Tỉ lệ hại = (số lộc bị hại/tổng số lộc điều tra) x 100 + Rầy chổng cánh (Diaphorina Citri) - Điều tra theo 5 điểm bắt chéo góc, mỗi điểm chọn cố định 1-3 cây, mỗi cây lấy 5 lộc. Định kỳ theo dõi 7 ngày theo dõi 1 lần, đếm toàn bộ số rầy và tính mật độ rầy. Mật độ rầy (Con/lộc) = tổng số rầy/ tổng số lộc điều tra - Đánh giá mức độ phổ biến theo thang phân cấp: + Cấp 0: Không có sâu hại + Cấp 1: Tỷ lệ sâu hại <10 % + Cấp 2: Tỷ lệ sâu hại 10 - 30 % + Cấp 3: Tỷ lệ sâu hại 31 - 50 % + Cấp 4: Tỷ lệ sâu hại > 50 % * Bệnh hại + Bệnh loét (Xanthomonas Citri) - Quan sát, đánh giá tại vườn thí nghiệm. + Bệnh gỉ sắt - Quan sát, đánh giá tại vườn thí nghiệm. + Bệnh Greening (Citrus Ven Phoem Degeneration) - Đánh giá nhanh trên vườn thí nghiệm bằng bộ kít bác sỹ nhà vườn của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. - Giám định bệnh bằng phương pháp PCR tại Viện BVTV Hà Nội. + Bệnh Tristera - Đánh giá nhanh trên vườn thí nghiệm bằng bộ kít bác sỹ nhà vườn của Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. - Giám định bệnh bằng phương pháp PCR tại Viện BVTV Hà Nội. Đánh giá mức độ bệnh hại theo thang sau: (-) Không bị bệnh (+) Nhiễm bệnh nhẹ 1 - 10 % (cá thể bị nhiễm bệnh) (++) Nhiễm bệnh trung bình >10 - 25 % (cá thể bị nhiễm bệnh) (+++) Nhiễm bệnh nặng 25 - 50 % (cá thể bị nhiễm bệnh) (++++) Nhiễm bệnh rất nặng > 50 % (cá thể bị nhiễm bệnh) 3.4. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 3.4.1. Quy trình thâm canh Đôi với cam trong thời kỳ kinh doanh áp dụng các biện pháp sau: - Làm cỏ: Cỏ xung quanh gốc cần được nhổ sạch. Phần đường lô nên chỉ cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn đất là nơi cư trú của côn trùng có ích cho vườn cây. - Tỉa cành: Thường xuyên cắt tỉa những cành vượt, cành mang quả nhiều cũng cần tỉa quả để quả phát triển động đều. - Tưới nước: Những nơi có hệ thống tưới cần tưới cho cây từ 5-6 lần/năm ở thời kỳ phát lộc, quả lớn hoặc sau các đợt bón phân. - Phòng trừ tổng hợp các loại sâu bệnh: trong vườn cây có nhiều loại sâu bệnh khác nhau như: Sâu đục thân, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, bệnh chảy gôm… Các loại sâu bệnh này chỉ có thể phòng trừ có hiệu quả bằng việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. - Bón phân: Bón phân cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, bao gồm nguyên tố đa lượng (N, P, K, Ca), cũng như các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Mn, Mg…) để cây sinh trưởng và phát triển tốt cho sản lượng và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Lượng phân bón và cách bón cho cam kinh doanh như sau: - Phân chuồng: 30-50 kg/cây - Phân lân: 1-3.5 kg/cây - Kaly: 1-1.5 kg/cây - Đạm Ure: 0.6-2 kg/cây Phân chuồng và phân lân bón sau khi thu hoạch nếu đất chua có thể bón 1-2 kg vôi tỏa/cây. Phân đạm và kaly bón chia thành các đợt như sau: + Tháng 1-2: bón 40 % N, 60 % K + Tháng 5-6: bón 30 % N, 40 % K + Tháng 8-9: bón toàn bộ lượng N còn lại. 3.4.2. Canh tác truyền thống Khác với biện pháp thâm canh tổng hợp, canh tác truyền thống tiến hành dựa chủ yếu vào việc khai thác độ phì tự nhiên sẵn có của đất đai và lợi dụng điều kiện thời tiết, khí hậu tự nhiên. - Trong canh tác truyền thống không bón phân hay ít sử dụng phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Chỉ bổ sung các nguyên tố đa lượng mà không quan tâm đến các nguyên tố vi lượng cây cần có. - Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi có sâu bệnh bùng phát. 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU: Xử lý thống kê trên Excel và IRRISTAT. Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAM TẠI HUYÊN HÀM YÊN 4.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lí Hàm Yên là một huyện miền núi, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Tuyên Quang, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 40 km về phía Tây Bắc, nằm trong khoảng tọa độ địa lý: 21051”đến 22023”vĩ độ Bắc, 104051” đến 105009” kinh độ Đông và có tiếp giáp ranh giới như sau: + Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. + Phía Nam giáp huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. + Phía Đông giáp huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang. + Phía Tây giáp huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái. Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo kết quả kiểm kê 01/01/2005 là 90.007 ha, có 18 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 17 xã. * Điều kiện đất đai và địa hình Huyện Hàm Yên có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núi thấp, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh. Độ cao trung bình 500 - 600m, cao nhất là núi Chạm Chu có độ cao 1.591 m, thấp nhất ở khu vực phía Nam có độ cao 300m so với mực nước biển. Địa hình đất đai của huyện không bằng phẳng, dạng địa hình bán sơn địa và phù sa ven sông Lô. Đất đai chủ yếu là đất Feralit màu nâu đỏ phát triển trên phiến đá thạch sét, đất feralit màu vàng phát triển trên đất phù sa có tầng đất dày 70 - 120cm, có hàm lượng mùn khá phù hợp với việc phát triển cây ăn quả có múi nhất là cây cam Sành. * Điều kiện khí hậu Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với các đặc trưng chính: - Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C. - Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600-1.800 mm. - Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. - Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80-82%. - Gió: Có các hướng gió chính là Đông Bắc hoặc Bắc, Đông Nam hoặc Nam. Những thuận lợi - Vị trí địa lý huyện Hàm Yên khá thuận lợi về giao thông, trao đổi, buôn bán hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm… và đầu tư thâm canh với sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất cam sành. - Đất đai thích hợp và cho phép phát triển cây ăn quả, đặc biệt là phát triển sản xuất cam, quýt, nhất là giống cam sành. Tiềm năng để mở rộng diện tích trồng cam, quýt còn khá phong phú. - Khí hậu nhìn chung thuận lợi và phù hợp đối với yêu cầu về sinh trưởng và phát triển của họ cam, quýt nói chung và giống cam sành nói riêng. Những hạn chế - Đất đai ở hàm Yên có nhiều loại với đặc tính và tính chất khác nhau, địa hình phức tạp, dốc nhiều nên khá khó khăn cho công tác quản lý, tổ chức và triển khai trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cam, quýt nói riêng. - Điều kiện thời tiết, khí hậu ở Hàm Yên có tác động và ảnh hưởng nhất định đối với sản xuất cam, quýt. Các hiện tượng: hạn, thiếu nước cục bộ và thời tiết đặc biệt (sương giá, sương muối…) ở mùa khô; hiện tượng thừa nước, lũ lụt, xói mòn, rửa trôi… ở mùa mưa gây trở ngại không nhỏ đến quá trình phục vụ sản xuất và sản xuất. Khí hậu của vùng cũng thuận lợi đối với các loại sâu, bệnh phát sinh, phát triển gây hại đối với cam, quýt. 4.1.2. Tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên Kết quả phân hạng đất trồng cam tại 9 xã phía Bắc: có 3.465 ha đất thích nghi đối với cây cam, trong đó 1.855 ha đất rất thích hợp, 1.146 ha đất thích hợp, 464 ha đất ít thích hợp. Ngoài 9 xã vùng cam còn 1 số vùng khác trên địa bàn huyện Hàm Yên đều có không ít diện tích phù hợp với cây cam. Toàn huyện hiện có tới 2.360 ha trồng cam, với quy mô là các trang trại trồng cam nhỏ, chủ yếu tập trung ở các xã Phù Lưu, Minh Dân, Minh Khương, Bạch Sa, Yên Phú, Yên Lâm, Yên Thuận, thị trấn Tân Yên. Sản lượng cam ở vùng này đạt năng suất bình quân 7-9 tấn/ha. Những hộ có 10ha trồng cam thì đến vụ thu hoạch. Trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích cam của huyện ngày càng mở rộng và hình thành vùng chuyên canh tập trung. Người trồng cam đã từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây cam, do vậy đã cải thiện mẫu mã sản phẩm, năng suất cam bình quân từ 5 - 6 tấn/ha (1995) lên 11 - 12 tấn/ha (2008). Huyện đã đưa chương trình tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, quản lý đất đai, giống phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thu hái, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng cam. Do vậy, người nông dân đã từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, cải thiện mẫu mã và chất lượng cam. Sản lượng cam đạt từ 22 - 23 nghìn tấn quả, giá trị thu nhập từ sản phẩm cam sành đạt gần 60 tỷ đồng. Toàn huyện có trên 2.500 hộ trồng cam, trong đó có 2.255 hộ có diện tích dưới 2 ha, 240 hộ có diện tích từ 2 - 3 ha, 43 hộ có diện tích từ 3 - 5 ha. Nhìn chung diện tích cam của huyện chủ yếu tập trung ở 9 xã vùng cao nằm ở phía Bắc của huyện là: Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Yên Lâm, Yên Phú và thị trấn Tân Yên. Với tổng diện tích cam 9 xã là 2.486,11ha, trong đó diện tích cam cho thu hoạch là 1.825 ha, đến năm 2010 diện tích cam cho thu hoạch 2.777 ha. Sản lượng cam từ 22 - 23 nghìn tấn quả/năm, năng suất bình quân từ 12 - 13 tấn/ha. Số hộ trồng cam là 2.548 hộ và hiện nay có 50 hộ kinh doanh (phân phối) cam. Đa số người dân nơi đây có chung quan điểm là cây cam dễ trồng, có giá trị kinh tế, là cây làm giàu, nhiều hộ có thu nhập lên tới 100 - 200 triệu đồng/năm như hộ ông Trình Ngọc Huynh, Đoàn Long Hải ở xã Yên Lâm, Hoàng Văn Tư, Ma Văn Long ở xã Phù Lưu. Cây cam đã thực sự trở thành cây “xoá đói giảm nghèo”mang lại nhiều nguồn lợi cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lượng cam tại Hàm Yên - Tuyên Quang Xã Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) DT trồng mới DT KTCB DT không cho TH DT cho sản phẩm Tổng DT Yên Thuận 7,0 74 47 219 347 120 2.628 Bạch Xa 1,4 16,1 5,5 21,4 44,4 110 235,4 Minh Khương 8,1 15 63 344,7 430,8 130 4.481,1 Minh Dân 1,4 8,9 4 84,6 128,9 120 1.015,2 Phù Lưu 23,1 57,5 36 695 811,6 150 10.425 Tân Thành 1,4 25 26 57 177,5 120 684 Yên Phú 3,5 36 38 76 153,5 110 836 Yên Lâm 8,5 46 46 219 317,5 120 2.628 TT Tân Yên 1,7 4,48 27 41,7 74,9 90 375,3 Nhân Mục 5 17 17 85 144,5 Bằng Cốc 0,8 6,0 4 14 24,8 90 126 Thành Long 2 6,5 8,5 80 52 Thái Sơn 3,9 11 20,3 35,2 90 182,7 Bình Xa 1 1 90 9,0 Minh Hương 4,8 4,8 90 43,2 Thái Hoà 2,5 2,3 4,8 70 16,1 Hùng Đức 6,3 Tổng cộng 65 290,88 347 1.825,62 2.528,5 1.545 22.867,5 (Nguồn: Trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên năm 2011) [11] Nhìn chung về diện tích, năng suất và sản lượng cam của huyện chiếm tỷ lệ cao và tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện. Tình hình sản xuất cam sành từ năm 2005 đến năm 2010 huyện Hàm Yên được trình bày ở bảng sau: Bảng 4.2: Tình hình sản xuất cam sành từ năm 2005 đến năm 2010 Năm Diện tích (ha) Năng suất trung bình (tạ/ha) Tổng số < 3 tuổi Cho thu hoạch 2005 2.152,11 653,86 1.498,35 65-70 2006 2.123,63 460,62 1.660,01 70-75 2007 2.246,41 524,88 1.721,53 70-80 2008 2.365,15 589,15 1.776,00 75-85 2009 2.528,5 703,5 1.825,00 90-100 2010 2.989 212 2.777 110-120 (Nguồn: trung tâm cây ăn quả huyện Hàm Yên - 2011) [11] * Thực trạng sản xuất cam sành ở Hàm Yên - Cam sành là cây chủ lực trong sản xuất cam, quýt ở Hàm Yên, diện tích trồng trọt và năng suất bình quân toàn vùng những năm gần đây có chiều hướng tăng. - Tại Hàm Yên giống cam sành được trồng trên nhiều loại đất, nhìn chung đất trồng có hàm lượng dinh dưỡng thấp và có độ dốc lớn (trên 200). - Công tác giống là yếu tố hạn chế cơ bản và quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cam sành hiện tại và về lâu dài. - Sản xuất cam sành chủ yếu theo hướng quảng canh và tự phát, ít được đầu tư thâm canh, tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất còn hạn chế và còn yếu trong quản lý. - Tình hình sâu bệnh hại trên cam sành khá nghiêm trọng, công tác bảo vệ thực vật kém hiệu quả đã tác động lớn tới hiệu quả sản xuất và hệ sinh thái vườn đang bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. 4.2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP THÂM CANH TỔNG HỢP ĐẾN TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAM SÀNH TẠI HÀM YÊN - TUYÊN QUANG 4.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây Đặc điểm hình thái cây (chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc, dạng tán) và đặc điểm hình thái lá (kích thước và màu sắc lá) là một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, ảnh hưởng tới khả năng cho năng suất và chất lượng sau này của cây. Qua theo dõi tôi thu được kết quả sau: 4.2.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam tại Hàm Yên Bảng 4.3: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái cây cam sành Hàm Yên Công thức Chiều cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Đường kính gốc (cm) Dạng tán Thâm canh tổng hợp 604,71 511,17 21,15 Hình bán cầu Canh tác truyền thống 544,20 481.08 19,81 Hình bán cầu CV% 2,3 2.5 7,0 LSD05 29.86 34.27 4,95 Qua theo dõi ta thấy đặc điểm hình thái cây được thể hiện qua các chỉ tiêu ở bảng 4.3 như sau: Về chiều cao: có sự chênh lệch giữa hai công thức trồng thâm canh và canh tác truyền thống. Chiều cao trung bình của cây cam trồng thâm canh là 604,71 cm, trong khi đó cây cam sành ở vườn canh tác truyền thống có chiều cao trung bình là: 544,20 cm, thấp hơn 60,51 cm so với chiều cao trung bình của cam sành trồng thâm canh tổng hợp. Về đường kính tán: Đường kính tán trung bình của cam sành trồng thâm canh tổng hợp là 511,17 cm cao hơn đường kính tán của cam sành canh tác truyền thống là: 30,09 cm. Về đường kính gốc: Đối với cây cam sành áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và canh tác truyền thông, chỉ tiêu đường kính gốc có sự chênh lệch không đáng kể. Đường kính gốc trung bình của cây cam sành trồng thâm canh là: 21,15 cm. Đường kính gốc trung bình của cây cam sành canh tác truyền thống là: 19,81 cm. Nhìn chung các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái cây trong công thức thâm canh cao hơn so với công thức canh tác truyền thống. Đối với cam sành trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp cây cam được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Cây trồng được làm cỏ xung quanh gốc phần đất còn lại được cắt cỏ để giữ ẩm, chống xói mòn cho đất, là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cây. Vì vậy, cây cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh được cung cấp chất dinh dưỡng từ đất và phân bón tạo điều kiện cho cây phát triển về khung tán. Trong công thức canh tác truyền thống cây không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, phát triển dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên cây phát triển châm hơn cây cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp. 4.2.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái lá cam sành Hàm Yên Lá là cơ quan quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho cây trong suốt quá trình sống. Đặc điểm hình thái lá (kích thước lá, màu sắc lá) là yếu tố để phân biệt giữa các giống cây ăn quả nói chung và cây cam, quýt nói riêng. Các giống cam khác nhau thì có đặc điểm hình thái lá khác nhau. Chỉ tiêu hình thái lá thể hiện đặc trung của giống đó, là một điều kiện để phân biệt giữa các giống, diện tích lá có liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp quyết định năng suất quả. Thông qua việc quan sát bằng cảm quan và đo trực tiếp kích thước của 60 lá đã hoàn chỉnh của các công thức thí nghiệm tôi có kết quả như sau: Bảng 4.4: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến đặc điểm hình thái lá cam sành Hàm Yên Công thức Màu sắc lá Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Hình dạng lá Thâm canh tổng hợp Xanh đậm 10,28 5,1 Lá to, dày, eo lá nhỏ, răng cưa trên mép lá thưa và nông, phiến lá phẳng Canh tác truyền thống Xanh đậm 9,97 4,89 Lá to, dày, eo lá nhỏ, răng cưa trên mép lá thưa và nông, phiến lá phẳng CV% 1,8 3,5 LSD05 0,61 0,61 Qua bảng 4.4 ta thấy: cam Sành trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và canh tác truyền thống đều có hình dạng lá to, dày, eo lá nhỏ, răng cưa trên mép lá thưa và nông, phiến lá phẳng. Kích thước giữa lá của hai công thức cũng không chênh lệch nhiều. Về chiều dài lá: Chiều dài trung bình lá của cam sành áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp là 10,28 cm hơn 0,31 cm so với chiều dài trung bình lá của cây cam canh tác truyền thống. Về chiều rộng lá: Chiều rộng trung bình lá của hai công thức không khác nhau nhiều lắm. Chiều rộng trung bình của lá vườn cam áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp là: 5,1 cm; chiều rộng trung bình lá của cam trồng canh tác truyền thống là 4,89 cm. Như vậy đặc điểm hình thái lá co liên quan đến tình hình sinh trưởng pháp triển của cây. Đối với vườn cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp có chiều dài và rộng trung bình lớn hơn nhưng không đáng kể do cùng là một giống cam sành nhưng điều kiện chăm sóc khác nhau nhưng vườn trồng áp dung biện pháp thâm canh cây sinh trưởng pháp triển mạnh hơn, khả năng quang hợp và tổng hợp chất hữu cơ tốt hơn. 4.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến tình hình sinh trưởng của cam sành Hàm Yên 4.2.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cam sành Hàm Yên Đối với cây trồng nói chung và cây cam nói riêng thì chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn lọc giống, qua đó nó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất cây sau này. Trong quá trình theo dõi tôi có bảng số liệu sau: Bảng 4.5: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cam sành Hàm Yên. Đơn vị tính: cm Công thức Thời gian theo dõi (tháng) Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Thâm canh tổng hợp 588,30 593,33 596,87 608,63 614,80 626,30 Canh tác truyền thống 531,47 535,50 542,33 548,33 551,46 556.13 CV% 1,7 1,6 1,3 1,8 1,5 1,7 LSD05 33,49 30,81 25,52 35,99 29,69 33,95 Qua bảng 4.5 ta thấy: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của hai vườn cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và canh tác truyền thống có sự khác biệt. Cả hai công thức đều có chiều cao cây tăng dần theo thời gian. Đối với vườn cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp: tốc độ tăng trưởng khá nhanh, sau 6 tháng trung bình cây tăng lên 38cm. Trong ba tháng 7,8,9 cây tăng trưởng ít vì trong thời gian này tại địa phương nhiệt độ thường xuyên tăng cao, ít mưa nên cây ít có điều kiện phát triển tốt, cũng trong thời gian này cây bắt đầu tập trung dinh dưỡng để cho ra những đợt quả. Đối với vườn cam canh tác truyền thống: tốc độ tăng trưởng của cây châm hơn vườn áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp. Sau 6 tháng trung bình cây tăng lên 24,66 cm sự tăng trưởng diễn ra tương đối đều. 4.2.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính tán cam sành Hàm Yên Hình dạng tán cây chủ yếu là do giống quyết định, các giống khác nhau có hình dạng tán khác nhau. Đường kính tán tăng dần theo tuổi cây, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây có khả năng tạo tán mạnh. Khung tán vững chắc là tiền đề cho năng suất và chất lượng quả sau này, vì vậy cần tiến hành cắt tỉa tạo tán ngay từ khi cây còn nhỏ. Bảng 4.6: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính tán cam sành Hàm Yên Đơn vị tính: cm Công thức Thời gian theo dõi (tháng) Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Thâm canh tổng hợp 489,78 496,67 502,40 511,45 528,80 537,90 Canh tác truyền thống 456,71 465,60 481,96 488,92 495,83 500,44 CV% 4,0 2,7 1,5 2,6 2,2 2,1 LSD05 66,28 45,78 25,31 40,77 39,84 37,02 Qua số liệu bảng 4.6 ta thấy: Đường kính tán của cây ở hai vườn trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và canh tác truyền thống tăng dần theo thời gian nhưng có sự chênh lệch giữa hai công thức: Đối với vườn áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp: Trong từng thời kỳ tốc độ tăng trưởng đường kính tán có sự khác nhau nhưng không chênh lệch nhiều. Trong 6 tháng theo dõi trung bình đường kính tán tăng được 48,12 cm. Đối với vườn cam canh tác truyền thống sự tăng trưởng đường kính tán có phần chậm hơn nhưng không đáng kể, sau 6 tháng trung bình đường kính tán tăng 43,73 cm thấp hơn so với vườn thâm canh 4,39 cm. 4.2.2.3. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên Gốc cây là bộ phận nâng đỡ thân, cành, lá, hoa, quả của cây. Gốc cây to biểu hiện của thân chắc khoẻ, là cơ sở để tạo cho cây có bộ khung tán rộng, cho năng suất cao. Mức tăng trưởng đường kính gốc cây của từng giống phụ thuộc vào hoạt động của tượng tầng, khả năng sinh trưởng này mạnh hay yếu phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Khi theo dõi về động thái tăng trưởng đường kính gốc cây của hai công thức trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và không áp dụng thâm canh tổng hợp tôi có được bảng số liệu sau: Bảng 4.7: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên Đơn vị tính: cm Công thức Thời gian theo dõi (tháng) Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Thâm canh tổng hợp 20,33 20,83 20,89 21,36 21,66 21,82 Canh tác truyền thống 19,07 19,57 19,63 19,97 20,19 20.42 CV% 7,8 7,4 7,1 6,9 6,4 6,4 LSD05 5,34 5,15 4,9 4,9 4,6 4,7 Qua bảng 4.7 ta thấy: Đường kính gốc của cây ở hai công thức là khác nhau. Đối với vườn cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp sau 6 tháng tăng trưởng được 1,49 cm. Đối với vườn cam canh tác truyền thống sau 6 tháng tăng trưởng được 1,35 cm. Đường kính gốc phản ánh quá trình sinh trưởng và phát triển của cam, thấy được khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trong mỗi công thức thí nghiệm. Vườn cam áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp có đường kính gốc trung bình cao hơn vườn cam không thâm canh, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây tốt hơn dẫn đến cây sinh trưởng tốt hơn. 4.2.2.4. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến động thái tăng trưởng đường kính gốc cam sành Hàm Yên * Thời gian xuất hiện lộc Thời gian xuất hiện các đợt lộc phản ánh tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi giống. Hàng năm cây cam sành ra nhiều đợt lộc với số lượng lộc khác nhau do điều kiện khí hậu, dinh dưỡng và chăm sóc. Ngoài ra mỗi đợt lộc ra sớm hay muộn phụ thuộc vào thời tiết và tuổi cây. Qua thời gian theo dõi và quan sát tôi thấy thời gian ra lộc như sau: Bảng 4.8: Thời gian xuất hiện lộc của cam sành Công thức Lộc Thu Lộc Đông Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Thâm canh tổng hợp 15/8 25/9 4/11 8/12 Canh tác truyền thống 20/8 24/9 9/11 12/12 Qua bảng 4.8 ta thấy: Thời gian xuất hiện lộc và kết thúc các đợt lộc ở hai vườn thâm canh tổng hợp và canh tác truyền thống chênh lệch nhau không nhiều. Lộc Thu bắt đầu xuất hiện từ nửa tháng 8, kết thúc vào cuối tháng 9. Lộc Đông bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 11, kết thúc vào nửa đâu tháng 12. Việc ra lộc tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và phòng trừ một số loại sâu bệnh hại như: Sâu vẽ bùa, rệp, sâu bướm phượng, bệnh loét... Lộc Đông không có ý nghĩa đối với cam ở thời kỳ kinh doanh. Chính vì vậy người ta thường cắt bỏ. * Tình hình sinh trưởng của các đợt lộc Quá trình ra lộc của cây ăn quả nói chung cũng như cây cam quýt nói riêng thể hiện sức sinh trưởng của từng giống và khả năng cho năng suất sau này của giống đó. Số lượng lộc ra nhiều hay ít đều phản ánh khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu của từng giống, có giống lượng lộc ra nhiều nhưng chiều cao không tăng mạnh, ngược lại có giống ra ít nhưng chiều cao tăng mạnh qua các đợt lộc. Sự sinh trưởng lộc của cam quýt được tính từ khi cây bắt đầu nhú lộc mới đến khi lộc thành thục tức là khi chiều dài lộc đạt tối đa, đồng thời lá chuyển từ màu xanh non sang màu xanh đậm. Sự sinh trưởng các đợt lộc phụ thuộc vào đặc điểm giống, chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là chế độ bón phân. Nếu cây được chăm sóc bón phân kịp thời (bón thúc lộc) thì lộc ra nhiều, tập trung và ra sớm hơn. Tuy nhiên các đợt lộc non là điều kiện để sâu bệnh gây hại, chính vì vậy mà cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự sinh trưởng của các đợt lộc để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt nhất. Bảng 4.9: Tình hình sinh trưởng của các đợt lộc Công thức Lộc thu Lộc đông Số lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Số lá/lộc (lá/lộc) Số lộc (lộc) Chiều dài lộc (cm) Số lá/lộc (lá/lộc) Thâm canh tổng hợp 137,4 28,29 14,67 28,10 23,14 11,2 Canh tác truyền thống 94,04 23,51 11,51 14,16 21,46 10,44 CV% 3,5 5,0 4,2 17,3 4,3 5,6 LSD05 16,33 4,51 1,91 12,64 3,3 2,1 Qua bảng 4.9 ta thấy tình hình sinh trưởng lộc của cam sành như sau: Trên hai vườn thí nghiệm số lộc Thu luôn lớn hơn số lộc Đông. Tại vườn thâm canh tổng hợp trung bình lộc Thu có 137,4 lộc/cây, lộc Đông có 28,14 lộc/cây. Tại vườn canh tác truyền thống trung bình lộc Thu có 94,04 lộc/cây, lộc Đông có 14,16 lộc/cây. Lộc Thu ở vườn thâm canh tổng hợp có chiều dài trung bình 28,29 cm và 14,67 lá/lộc. Lộc Thu ở vườn canh tác truyền thống có chiều dài trung bình là 23,14 cm và 11,2 lá/lộc. Do vườn thâm canh tổng hợp được cung cấp dinh dưỡng thúc lộc nên các chỉ tiêu về số lộc/cây, số lá/lộc, chiều dài lộc đều cao hơn so với vườn canh tác truyền thống. Ở hai vườn thí nghiệm số lộc Đông đều ít do lộc Đông thường là lộc vô hiệu nên không bón thúc tại thời điểm này. Ở vườn thâm canh tổng hợp lộc Đông được người dân cắt tỉa để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. 4.2.3. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến tình hình sâu, bệnh hại cam Ngoài những yếu tố thuận lợi chi sự sinh trưởng phát triển của cây cam như: Đất đai màu mỡ, gần nguồn nước tưới, nhân lực phong phú, điều kiện thời tiết thuận lợi, người dân cũng đã có kinh nghiệm sản xuất trong quá trình trồng và chăm sóc cam vườn nhà. Nhưng do tập quán sản xuất cây ăn quả ở địa phương còn mang tính tự phát, nông dân chưa có kinh nghiệm sản xuất theo hướng hàng hóa nên việc trồng và chăm sóc cam còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong việc phòng, trừ dịch bệnh gây hại cho cây. Sâu bệnh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cây cam, quýt. Nếu mật độ sâu hại lớn cũng như mức độ bệnh nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cũng như năng suất của cây sau này. Nếu không chữa kịp thời có thể làm cho vườn cam, quýt bị hỏng hoàn toàn sau một thời gian ngắn và để lại mầm mống sâu bệnh ở trong đất và lây lan sang nơi khác. Qua quan sát trực tiếp trên vườn cam thí nghiệm trong thời gian theo dõi từ tháng 7 đến tháng 12 cho thấy: 4.2.3.1. Sâu hại Trong thời gian theo dõi từ tháng 7 đến tháng 12 tôi thấy loại sâu hại chủ yếu trên cam là sâu vẽ bùa. Loại sâu này hại hầu hết các tháng trong năm, nhiều nhất là các đợt lộc non, sâu thường gây hại lá non và một phần cành bánh tẻ. Sâu trưởng thánh là một loại bướm nhỏ, bướm đẻ trứng rời rạc trên các lộc non vào ban đêm, trứng nở thành sâu non, đục vào ăn thịt lá dưới lớp biểu bì của mặt phiến lá, tạo thành các đường hầm ngoằn nghèo, lá non bị hại kém phát triển, cong queo, giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng chậm. Sâu nhớt là loài sâu cũng gây hại nhiều trên cam. Nó xuất hiện gần như quanh năm vào các đợt lộc. Sâu trưởng thành chúng có thể phá hư toàn bộ lộc mới, nụ, lá, hoa, và quả. Sâu non ưa ăn các mô mềm trên lộc, lá non và quả non. Nếu sâu ăn từ mặt trên lá xuống dưới thì gây thủng lỗ chỗ, nếu ăn từ mặt dưới lá lên trên thì chừa lại một màng trắng. Sâu ăn đến đâu tiết ra một chất dịch nhầy và dính làm cho các lá héo khô và rụng. 4.2.3.2. Bệnh hại Trong quá trình theo dõi đã thấy xuất hiện bệnh loét trên vườn cam trồng thí nghiệm, nhưng ở mức độ nhẹ. Bệnh loét do vi khuẩn xâm nhập gây hại trên cành, lá, quả non, Trên lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn giữa có màu trắng tro, xung quanh có quầng vàng. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển 20 - 30oC. Trong thời gian theo dõi chưa thấy xuất hiện của rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh Greening do người dân chú ý vệ sinh vườn thông thoáng, tại các vườn xung quanh vườn thí nghiệm người dân đã có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Bệnh gỉ sắt: Là bệnh do một loại nấm gây nên tạo những đốm vằn có màu nâu ở trên lá. Hai vườn thí nghiệm chỉ bị nhiễm bệnh gỉ sắt nhẹ. Tại vườn thâm canh tổng hợp bệnh gỉ sắt không phổ biến vì được phun phòng bệnh, vườn canh tác truyền thống bệnh xuất hiện nhiều hơn. Bệnh Tristera: Các vườn thí nghiệm chưa thấy xuất hiện bệnh Tristera. Để phòng bệnh cần áp dụng tốt các biện pháp khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc, xua đuổi rầy là môi giới truyền bệnh. Bảng 4.10: Tổng hợp về mức độ sâu, bệnh hại trên các giống cam STT Tên sâu, bệnh Thâm canh tổng hợp Canh tác truyền thống Sâu hại Cấp độ hại 1 Sâu vẽ bùa Cấp 1 Cấp 2 2 Sâu nhớt Cấp 1 Cấp 2 3 Sâu ăn lá Cấp 1 Cấp 1 4 Rầy chổng cánh Cấp 0 Cấp 0 Bệnh hại Mức độ hại 5 Bệnh loét + ++ 6 Bệnh gỉ sắt + ++ 7 Bệnh Greening - - Ghi chú: + Cấp 0: không có sâu hại + Cấp 1: tỷ lệ sâu hại <10% + Cấp 2: tỷ lệ sâu hại 10-30% + Cấp 3: tỷ lệ sâu hại 31-50% + Cấp 4: tỷ lệ sâu hại >50% (-) Không bị bệnh (+) Nhiễm bệnh nhẹ 1-10% (cá thể bị nhiễm bệnh) (++) Nhiễm bệnh trung bình >10-25% (cá thể bị nhiễm bệnh) (+++) Nhiễm bệnh nặng 25-50% (cá thể bị nhiễm bệnh) (++++) Nhiễm bệnh rất nặng >50% (cá thể bị nhiễm bệnh) 4.2.4. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến các yếu tố cấu thành năng suất Hình thái cây quyết định tới năng suất của cây cam, cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Qua thời gian theo dõi và đo đếm các yếu tố cấu thành năng suất của vườn cam thâm canh và vườn cam canh tác truyền thống tôi có bảng số liệu sau: Bảng 4.11: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang Chỉ tiêu Công thức Số quả/cây (quả) Khối lượng quả (g) Năng suất cây (kg/cây) Thâm canh tổng hợp 421,73 264,94 111,73 Canh tác truyền thống 481,75 186,66 89,9 CV% 6,2 0,9 LSD05 65,31 6,7  Qua bảng 4.11 ta thấy: Hai mô hình vườn cam áp dụng thâm canh tổng và vườn canh tác truyền thống có sự khác biệt nhau về số quả/cây, trọng lượng quả nên năng suất cây ở hai vườn cũng khác nhau. Ở vườn cam trồng áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp cho số quả ít hơn vườn canh tác truyền thống nhưng quả chắc và to hơn. Về số quả/cây: Trung bình mỗi cây trong vườn thâm canh tổng hợp có 421,73 quả. Trong khi đó, ở vườn canh tác truyền thống mỗi cây đạt tới 481,75 quả. Đối với vườn cam thâm canh tổng hợp trong thời gian cây ra hoa những cành có số lượng hoa đậu quả nhiều được tỉa bỏ bớt hoa để các quả trên cành được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển đồng đều. Về khối lượng quả: Trọng lượng trung bình quả ở vườn cam thâm canh tổng hợp là 264,94, vườn cam canh tác truyền thống là 186,66g. Về năng suất: Vườn thâm canh tổng hợp cho năng suất trung bình là 111,73 kg/cây, vườn canh tác truyền thống cho năng suất trung bình 89,9 kg/cây thấp hơn năng suất vườn thâm canh tổng hợp 21.83 kg/cây. Mặc dù năng suất của vườn cam thâm canh tổng hợp không cao hơn nhiều so với vườn cam canh tác truyền thống nhưng do các chỉ tiêu về thương phẩm tốt hơn nên luôn bán được giá cao hơn. 4.2.5. Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến một số chỉ tiêu về quả của cam sành tại Hàm Yên, Tuyên Quang Trong quá trình theo dõi và đo đếm các chỉ tiêu về quả của Cam Sành ở hai vườn thâm canh và không thâm canh tôi có bảng số liệu sau: Bảng 4.12: Ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến một số chỉ tiêu về quả của cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang. Công thức Chỉ tiêu Thâm canh tổng hợp Canh tác truyền thống CV% LSD05 Số múi/quả (múi) 11,30 9,2 1,2 0,41 Số hạt/quả (hạt) 6,74 5,9 6,8 1,5 Đường kính quả (cm) 7,61 6,63 2,6 0,64 Mã quả Mã quả vàng sáng, vỏ quả mịn Mã quả hơi sạm đen, vỏ quả không mịn Quả bảng 4.12 ta thấy: Các chỉ tiêu v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp thâm canh tổng hợp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất.doc
Tài liệu liên quan