Tài liệu Đề tài Ngành mắt Việt Nam mạnh mẽ vươn lên trong bối cảnh hội nhập và phát triển – Đỗ Xuân Hồng: 119
Ghi nhận từ Hội nghị Phòng chống mù lòa và Khoa học kỹ thuật ngành nhãn khoa
toàn quốc năm 2006 tại Thành phố Đà Nẵng
NGÀNH MẮT VIỆT NAM MẠNH MẼ VƯƠN LÊN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỖ XUÂN HỒNG
Bệnh viện Mắt Trung ương
Từ ngày 5/12 đến ngày 7/12 năm 2006, Hội Nhãn khoa Việt Nam – Bệnh viện
Mắt TW phối hợp tổ chức Hội nghị ngành mắt và khoa học kỹ thuật toàn quốc năm
2006 tại Thành phố Đà Nẵng. Tới dự Hội nghị có TS. Nguyễn Thị Xuyên – Thứ trưởng
Bộ Y tế; TS. Nông Thị Ngọc Minh – Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng; bác sỹ Trịnh
Liên Châu - Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng. Đại diện lãnh đạo ngành mắt có GS.TS
Nguyễn Trọng Nhân – Chủ tịch Hội nhãn khoa Việt Nam, GS.TS Tôn Thị Kim Thanh –
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhãn khoa Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Mắt TW.
Đây là Hội nghị được tổ chức thường niên, nhằm đánh giá tổng kết công tác
phòng chống mù loà năm 2006, rút ra nhũng bài học kinh nghiệm và đề ra phương
hướng, nhiệm vụ hoạt động trong năm...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ngành mắt Việt Nam mạnh mẽ vươn lên trong bối cảnh hội nhập và phát triển – Đỗ Xuân Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
119
Ghi nhận từ Hội nghị Phòng chống mù lòa và Khoa học kỹ thuật ngành nhãn khoa
toàn quốc năm 2006 tại Thành phố Đà Nẵng
NGÀNH MẮT VIỆT NAM MẠNH MẼ VƯƠN LÊN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỖ XUÂN HỒNG
Bệnh viện Mắt Trung ương
Từ ngày 5/12 đến ngày 7/12 năm 2006, Hội Nhãn khoa Việt Nam – Bệnh viện
Mắt TW phối hợp tổ chức Hội nghị ngành mắt và khoa học kỹ thuật toàn quốc năm
2006 tại Thành phố Đà Nẵng. Tới dự Hội nghị có TS. Nguyễn Thị Xuyên – Thứ trưởng
Bộ Y tế; TS. Nông Thị Ngọc Minh – Phó Chủ tịch thành phố Đà Nẵng; bác sỹ Trịnh
Liên Châu - Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng. Đại diện lãnh đạo ngành mắt có GS.TS
Nguyễn Trọng Nhân – Chủ tịch Hội nhãn khoa Việt Nam, GS.TS Tôn Thị Kim Thanh –
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhãn khoa Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện Mắt TW.
Đây là Hội nghị được tổ chức thường niên, nhằm đánh giá tổng kết công tác
phòng chống mù loà năm 2006, rút ra nhũng bài học kinh nghiệm và đề ra phương
hướng, nhiệm vụ hoạt động trong năm tới; Là diễn đàn khoa học của các cán bộ nhãn
khoa trao đổi, thảo luận, giới thiệu, các công trình nghiên cứu nhãn khoa mới nhất
được ứng dụng thành công trong thời gian qua. Hội nghị năm nay đã đón khoảng 350
đại biểu là các bác sỹ nhãn khoa, phẫu thuật viên, kỹ thuật viên từ các cơ sở nhãn khoa
trên toàn quốc tham dự, trong đó có 250 đại biểu chính thức đại diện các bệnh viện
mắt, trung tâm PCML, trạm mắt, khoa mắt BVĐK các tỉnh, thành phố trên toàn
quốc....Hội nghị cũng đã thu hút nhiều tổ chức quốc tế, chuyên gia đến từ các nước
Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore, Thụy Sĩ tham dự.
Tại Hội nghị này, Giám đốc Bệnh viện Mắt TW đã tuyên dương và trao tặng
bằng khen cho 5 đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác mổ đục thể thuỷ tinh và
Phòng chống mù loà năm 2006, đó là: Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh; Trung tâm Mắt
tỉnh Ninh Thuận; Bệnh viện Mắt Đà Nẵng; Bệnh viện Mắt Hưng Yên và Bệnh viện Mắt
Thái Nguyên.
Hội nghị ngành Mắt năm nay diễn
ra tại Đà Nẵng - một thành phố trẻ nhưng
là đô thị lớn nhất miền Trung, dồi dào
tiềm lực phát triển. Chỉ chưa đầy 5 năm,
khi quay trở lại Thành phố này, khung
cảnh sầm uất náo nhiệt khiến tôi không
khỏi những bỡ ngỡ, choáng ngợp trước
bao đổi thay của Đà Nẵng... Thả bộ trên
cầu sông Hàn, ngắm những ngôi nhà cao
tầng sừng sững vươn cao như biểu tượng
khát vọng làm giàu của người dân Đà
Nẵng,... tôi hiểu rằng mảnh đất này đang
120
thực sự chuyển mình trước vận hội mới
của đất nước: Việt Nam gia nhập WTO,
Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị
APEC... Những cán bộ ngành mắt Việt
Nam tụ hội về đây ai cũng cảm nhận
được vận hội ấy. Bên cạnh thời cơ là
những thách thức song họ cùng chung
một niềm tin: ngành nhãn khoa Việt Nam
cũng đang sẵn sàng cùng ngành y tế,
cùng đất nước hội nhập và phát triển!
Sau hai mươi năm đất nước đổi
mới, ngành mắt Việt Nam đã có những
bước phát triển đột phá, toàn diện. Trên
lĩnh vực phòng chống mù lòa đã xây
dựng được một mạng lưới cơ sở chuyên
khoa mắt là các bệnh viện mắt, trạm mắt,
trung tâm mắt, khoa mắt các bệnh viện
đa khoa tỉnh phủ rộng khắp trên cả nước;
ngành mắt đã đào tạo đội ngũ y bác sỹ
chuyên khoa mắt hùng hậu, đáp ứng yêu
cầu phát triển ngành. Hàng vạn cán bộ y
tế xã, thôn, bản cũng được đào tạo, tập
huấn những kiến thức cơ bản về công tác
chăm sóc mắt ban đầu. Người dân có
điều kiện tiếp cận các dịch vụ mới với
khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Tỷ
lệ người mù trong trong dân số giảm rõ
rệt, các bệnh đục thể thủy tinh, mắt hột,
khô mắt... được ngăn ngừa, điều trị có
hiệu quả. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công
tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng
những thành tựu nhãn khoa tiên tiến trên
thế giới luôn được các cơ sở nhãn khoa
coi trọng. Giờ đây kỹ thuật mổ đục thủy
tinh thể bằng phương pháp Phaco không
còn xa lạ đối với người bệnh. Hàng trăm
ngàn người mù mỗi năm được điều trị và
mang lại ánh sáng...
Sau một năm nhìn lại, thời gian
chưa đủ dài nhưng những thành tích mà
cán bộ toàn ngành Mắt nỗ lực tạo lập đã
nâng tầm vị thế của mình. Thành quả đó
được chắp cánh bởi từ nhiều năm trước
đó tích lũy, xây dựng mà có được. Thành
quả năm này tạo nền cho năm sau, giai
đoạn này tạo đà cho những năm kế tiếp...
cứ thế, ngành mắt Việt nam không ngừng
trưởng thành và vững mạnh. Khi đánh
giá thành những thành tựu mà ngành Mắt
đạt được trong mối quan hệ nhân – quả,
có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan như tình hình kinh tế - xã hội đất
nước phát triển tạo nhiều điều kiện thuận
lợi; Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, sự chỉ đạo của Bộ Y tế Việt
Nam; quan hệ hợp tác quốc tế không
ngừng được mở rộng và phát triển...vv và
vv... Nhưng có một nhân tố mà ngành
Mắt theo đuổi từ nhiều năm nay đó là
“chiến lược đào tạo cán bộ”. Yếu tố con
người đã trở thành “chìa khóa vàng” đưa
ngành mắt giành hết thắng lợi này đến
thắng lợi khác.
Từ sau năm 1975, để đáp ứng yêu
cầu thực tiễn: cán bộ nhãn khoa trong
toàn quốc vừa thiếu lại vừa yếu , ngành
Mắt Việt Nam đã tập trung đào tạo lực
lượng cán bộ và xây dựng mạng lưới
chuyên khoa mắt ở hầu khắp các địa
phương trong hoàn cảnh đất nước hết sức
khó khăn sau ngày giải phóng. Và Bệnh
viện Mắt TW (trước là Viện Mắt) đã trở
thành cái nôi đào tạo cán bộ nhãn khoa
đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong
các giai đoạn lịch sử cách mạng. Cho đến
nay công tác đào tạo cán bộ của ngành
mắt vẫn luôn được chú trọng cả về số
121
lượng và chất lượng. Các cán bộ nhãn
khoa được đào tạo cơ bản về chuyên
môn, kết hợp lý thuyết với thực hành.
Vấn đề y đức của người thầy thuốc nhãn
khoa luôn được đề cao và lồng ghép
trong các bài giảng của thầy cô giáo. Y
đức thể hiện trong các công trình nghiên
cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, trong
từng hành vi ứng xử đối với bệnh nhân,
từ cử chỉ, lời nói đến ánh mắt thân
thiện... Trong lời khai mạc Hội nghị,
GS.TS Nguyễn Trọng Nhân – với tư
cách là lãnh đạo ngành nhãn khoa Việt
Nam, ông bộc bạch, tâm sự, trải lòng
mình với các đồng nghiệp nhiều hơn là
một bài phát biểu mang tính lễ tiết. Ông
nói: “... Có người hỏi tôi: Trong Hội nghị
này có bàn về vấn đề đạo đức không?
Tôi nghĩ vấn đề đạo đức tuy không có bài
viết riêng nhưng có thể nói bất kỳ lúc
nào, ở đâu. Sinh thời Bác Hồ căn dặn
“Lương y phải như từ mẫu”. Theo Bác,
“từ mẫu” không chỉ đơn thuần là thái độ
mà còn phải là một thầy thuốc giỏi, mà
muốn là thầy thuốc giỏi thì phải có kiến
thức, thì chính Hội nghị này chúng ta
thực hiện đạo đức của người thầy
thuốc....Y đức cũng cần được mở rộng
phạm vi, chúng ta luôn mong muốn có sự
tiếp xúc, hợp tác với đồng nghiệp quốc tế
...”. Trong cơ chế thị trường hiện nay,
việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp nói
chung và y đức nói riêng luôn là vấn đề
cấp thiết. Mỗi cán bộ y tế cần phải hiểu
thấu đáo về y đức ở phạm vi rộng hơn,
bao quát hơn nhưng cũng rất cụ thể trong
công tác chuyên môn, trong quá trình
tiếp xúc với người bệnh. Trong bối cảnh
hội nhập hiện nay, tri thức là một phần
quan trọng và tất yếu của y đức!
Ngành Mắt là một ngành chuyên
khoa không lớn trong hệ thống y tế nước
ta cũng như đôi mắt là một trong những
bộ phận của cơ thể nhưng tầm nhìn của
đôi mắt chi phối tới toàn bộ đời sống con
người, vì thế nhiệm vụ thầm lặng mà
những cán bộ nhãn khoa Việt Nam cần
mẫn thực hiện trong nhiều năm qua có
ảnh hưởng sâu rộng đối với đời sống dân
sinh, góp phần giải phóng sức lao động
cho con người và xã hội, giải phóng
những “gánh nặng mù lòa” ở mỗi gia
đình Việt Nam.
Sau ba ngày làm việc, Hội nghị
PCML năm 2006 đã khép lại với những
thành công như mong muốn. Bên lề Hội
nghị là những buổi giao lưu văn hóa –
văn nghệ tăng cường sự hiểu biết lẫn
nhau, chia sẻ, đoàn kết, chung sức chung
lòng giũa những người thầy thuốc nhãn
khoa...
Lưu luyến chia tay, các bác sỹ nhãn
khoa tiếp tục trở về với công việc thường
nhật của mình: bảo vệ và chăm sóc mắt
cho nhân dân. Họ tiếp tục nghiên cứu, ấp
ủ những đề tài khoa học cho năm sau. Họ
kỳ vọng ở Hội nghị năm tới sẽ có dịp
chia sẻ kinh nghiệm của mình, sẽ học hỏi
được những kiến thức quí giá từ đồng
nghiệp nhiều hơn... Mỗi người một suy
nghĩ, một ý tưởng nhưng tất cả họ-
những người thầy thuốc nhãn khoa đang
cùng trên một chuyến tàu, cùng chung
một khát vọng: học tập, nghiên cứu
chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học để phục vụ
người bệnh, phục vụ nhân dân.
122
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nganh_mat_viet_nam_manh_me_vuon_len_trong_boi_canh_ho.pdf