Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế: Trang 1 MUÏC LUÏC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1 Vị trí, vai trò của khả năng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng ở nước ta .................. 1 1.2 Khái niệm cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một tổ chức 2 1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh .............................................................................................. 2 1.2.2 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh .......................................................... 2 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ........................... 3 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ................................ 4 1.4 Khả năng cạnh tranh của các NHTM nước ta và hội nhập tài chính quốc tế....................... 6 1.4.1 Các Ngân hàng Việt Nam hội nhập thị trường tài chính quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu .....................................................

pdf78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 MUÏC LUÏC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1 Vị trí, vai trò của khả năng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng ở nước ta .................. 1 1.2 Khái niệm cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một tổ chức 2 1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh .............................................................................................. 2 1.2.2 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh .......................................................... 2 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ........................... 3 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ................................ 4 1.4 Khả năng cạnh tranh của các NHTM nước ta và hội nhập tài chính quốc tế....................... 6 1.4.1 Các Ngân hàng Việt Nam hội nhập thị trường tài chính quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu ......................................................................................................................... 6 1.4.2 Đặc điểm của ngành dịch vụ tài chính trong quá trình toàn cầu hóa ......................... 7 1.4.3 Hoạt động của NHTM trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường tài chính ................... 8 1.4.3.1 Quy mô của các ngân hàng ngày càng lớn mạnh .............................................. 8 1.4.3.2 Công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển ....................................................... 8 1.4.3.3 Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng ........................................ 8 1.4.3.4 Rủi ro gia tăng và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng giảm .................................. 9 1.5 Tác động của hội nhập đối với khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam......... 9 1.5.1 Những lợi ích................................................................................................................ 9 1.5.2 Những thách thức và rủi ro .......................................................................................... 10 1.6 Hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .................................................................... 11 1.6.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.............................................. 11 1.6.2 Quá trình hoạt động và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam............... 11 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NHNT VN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1 Phân tích và đánh giá thực trạng của NHNT Việt Nam ....................................................... 18 2.1.1 Sơ đồ tổ chức, yếu tố con người và trình độ quản lý của NHNT Việt Nam ................. 18 2.1.1.1 Sơ đồ tổ chức ....................................................................................................... 18 2.1.1.2 Yếu tố con người.................................................................................................. 20 2.1.1.3 Trình độ quản lý .................................................................................................. 20 2.1.2 Qui mô vốn điều lệ và vốn tự có................................................................................... 21 2.1.3 Chất lượng Tài sản Có ................................................................................................. 22 2.1.4. Phát triển công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng ....................................................... 22 2.1.5 Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng của NHNT ..................................... 23 2.1.5.1 Hoạt động huy động vốn...................................................................................... 23 2.1.5.2 Hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng ............................................................... 24 2.1.5.3 Thanh toán quốc tế ............................................................................................. 26 2.1.5.4 Phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại ............................. 26 2.1.6 Hiệu quả kinh tế-xã hội ................................................................................................ 27 2.1.6.1 Hiệu quả kinh tế................................................................................................... 27 2.1.6.2 Hiệu quả xã hội ...............................................................................................28 2.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của NHNT VN trên thị trường kinh doanh tiền tệ ............. 29 2.2.1 Thực trạng trong cạnh tranh kinh doanh của các NHTM Việt Nam ........................... 29 2.2.1.1 Cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng ............................. 29 2.2.1.2 Cạnh tranh về giá cả của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.................................... 31 2.2.1.3 Cạnh tranh về công nghệ ngân hàng .................................................................. 32 Trang 2 2.2.1.4 Cạnh tranh khách hàng ...................................................................................... 33 2.2.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh ............................................................................... 34 2.2.2.1 Các đối thủ là các NHTM trong nước ................................................................ 34 2.2.2.2 Đối thủ là các ngân hàng khác trên thế giới .................................................39 2.3 Đánh giá vị thế NHNT VN trong hệ thống NHTM trong nước và trong khu vực............... 40 2.3.1 Điểm mạnh của NHNT Việt Nam ................................................................................ 40 2.3.2. Điểm yếu kém , tồn tại của NHNT Việt Nam ............................................................. 40 2.3.3 Đánh giá về vị thế và khả năng cạnh tranh của NHNT Việt Nam .............................. 41 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NHNT VN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1 Tính cấp bách của việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của NHNT Việt Nam ........................ 43 3.2 Định hướng phát triển kinh doanh của NHNT Việt Nam..................................................... 43 3.2.1 Giải quyết căn bản nợ tồn đọng và nâng cao năng lực tài chính ................................ 43 3.2.2 Cơ cấu lại tổ chức, nâng cao năng lực điều hành ....................................................... 44 3.2.3 Duy trì vai trò chủ đạo của NHNT Việt Nam tại Việt Nam ......................................... 44 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.................................................................................................................. 45 3.3.1 Nhóm các giải pháp khắc phục nguyên nhân nội tại của NHNT VN........................... 45 3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý phù hợp với hệ thống NH quốc tế ............ 45 3.3.1.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................................................... 47 3.3.1.3 Phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động để trở thành một tập đoàn tài chính đa năng.............................................................................................................................. 49 3.3.1.4 Áp dụng mọi giải pháp để tăng vốn điều lệ, vốn tự có ........................................ 50 3.3.1.5 Xử lý và ngăn ngừa phát sinh nợ tồn đọng nhằm nâng cao chất lượng Tài sản có ................................................................................................................................................. 50 3.3.1.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng..................................................................... 51 3.3.2 Nhóm các giải pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh hướng về khách hàng.... 53 3.3.2.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn ....................................................................... 53 3.3.2.2 Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng......................................... 54 3.3.2.3 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp ..................................................... 55 3.3.3 Tăng cường công tác quảng bá thương hiệu NHNT VN trong nước cũng như trên thế giới......................................................................................................................................... 55 3.3.3.1 Tạo dựng hình ảnh của Vietcombank.................................................................. 56 3.3.3.2 Chiến lược tiếp thị hỗn hợp nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu ........................ 58 3.4 Kiến nghị với các cơ quan chức năng ................................................................................. 60 3.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, các bộ, ngành chức năng .............................................. 60 3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 62 Trang 3 LÔØI MÔÛ ÑAÀU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế của thời đại, đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Luồng gió này mang lại cho nền kinh tế Việt Nam một sức sống mới. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001 trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính ngân hàng, Việt Nam gia nhập khối ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA) và tiến tới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Đây là những bước đi đúng đắn và quan trọng làm nền tảng cho việc tạo dựng vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Hòa nhịp chung cùng đất nước, các Ngân hàng Việt Nam đứng trước yêu cầu hội nhập cộng đồng tài chính khu vực. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong nước tiếp cận phương thức quản lý mới, tăng nguồn lực, đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường trên cơ sở kế thừa thành tựu từ các ngân hàng lớn.Mặt khác cũng tạo ra những áp lực cạnh tranh lớn cho các NHTM khi các ngân hàng đa quốc gia đầy tiềm lực xuất hiện ngay tại sân chơi của mình, nhất là khi các rào cản về dịch vụ tài chính được hoàn toàn dỡ bỏ theo các cam kết hội nhập. Trong một sân chơi đông đúc và cân bằng như thế, kẻ mạnh sẽ là người chiến thắng. Cơ hội được chia sẻ đồng đều cho tất cả các NHTM . Chính vì vậy, trước sức ép cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường nội địa và cuộc tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường quốc tế, việc tìm và phát huy những lợi thế cạnh tranh đã thật sự trở thành vấn đề cấp bách mang ý nghĩa sống còn của toàn hệ thống NHTM nước ta nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương nói riêng . Là một người đang công tác trong Ngân hàng Ngoại Thương, với mong muốn NHNT ngày càng phát triển và lớn mạnh, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luân văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài: “NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu hoạt động của hệ thống NHNT trong mối quan hệ tương tác với toàn bộ các NHTM trên phạm vi cả nước và trên thế giới. Trang 4 Các nhóm đề xuất được cân nhắc và trình bày mang tính định hướng ở tầm quản lý vĩ mô và vi mô. 3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài. Giúp NHNT hình dung các vấn đề cấp bách đặt ra trước bối cảnh toàn cầu hóa thị trường tài chính và hội nhập quốc tế, thực tiễn hoạt động của NHNT Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp NHNT Việt Nam củng cố và nâng cao hiệu quả để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước và các NH nưóc ngoài. 4. Phương pháp luận Để làm rõ những nội dung trong luận văn, tôi đã sử dụng phương pháp hệ thống, so sánh, khái quát, lịch sử, cụ thể, thu thập và xử lý dữ liệu cũng như phân tích các xu thế trong cách trình bày của mình. 5. Nội dung kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 61 trang…Nguồn số liệu trong luận văn được lấy từ báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước, báo cáo thường niên của các NHTM, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tạp chí tài chính tiền tệ, Internet… Nội dung kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng . Chương II: Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trang 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 1.1. Vị trí, vai trò của khả năng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng ở nước ta. Hệ thống tài chính ngân hàng của bất kì một quốc gia nào đều chiếm một vị trí hàng đầu và có vai trò cực kì quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia đó - hệ thống ngân hàng có thể ví như là xương sống để phát triển các ngành kinh tế khác. Tại bất kỳ quốc gia nào có ngành ngân hàng phát triển cũng thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác liên quan. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng nói riêng mà còn có ý nghĩa với toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, theo tinh thần Nghị quyết 07- NQ/ TW của Bộ Chính Trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức , có uy tín với khách hàng, hoạt động có hiệu quả, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước. Do vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh của các NH tại VN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển của ngành ngân hàng. Việc nhận thức đúng tầm quan trọng của cạnh tranh trong kinh doanh cũng như việc nhận thức đúng vị thế cạnh tranh của các NH VN càng thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển. Mặc dù đã được Nhà nước xem như một vấn đề cấp bách cần giải quyết và dù công cuộc cải cách kinh tế ở nước ta trong những năm gần đây đạt được nhiều tiến bộ được quốc tế công nhận nhưng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành NH tại VN vẫn bị đánh giá là chậm so với việc đổi mới của nền kinh tế. Điều đó được thể hiện qua năng lực cạnh tranh của Hệ thống Tài chính-Ngân hàng còn quá thấp so với Thế giới cũng như trong khu vực (đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng ở VN năm 2000, trong 59 nước được xếp hạng thì VN đứng thứ 58, chỉ trên có Indonexia) [Trích bài viết của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh - Vụ Chính sách Tiền tệ - NHNN năm 2003 trong Hội thảo Khoa học tại Hà Nội]. Nhận định này dựa trên cơ sở xem xét một số tiêu chí đánh giá mức độ, qui mô phát triển và năng lực chu chuyển vốn của hệ thống ngân hàng. Trang 6 Việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành ngân hàng hiện nay là rất khó khăn, đó là do: nhận thức của con người về cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng còn thấp và tiềm lực ngành NH của chúng ta còn yếu so với các NH trong khu vực. Đây có thể nói là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng trong quá trình hội nhập. 1.2. Khái niệm cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một tổ chức. 1.2.1 Khái niệm về cạnh tranh. “Cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế”. Một doanh nghiệp được xem là có sức cạnh tranh khi nó có thể thường xuyên đưa ra các sản phẩm thay thế, mà các sản phẩm này có mức giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hay tốt hơn. Nhìn chung khi xét đến tính cạnh tranh của một doanh nghiệp ta cần phải xét đến tiềm năng sản xuất một loại sản phẩm hàng hóa hay sản phẩm dịch vụ nào đó ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không cần đến các yếu tố trợ giúp. 1.2.2 Các yếu tố góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là một trong những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc có thể huy động để có thể cạnh tranh thắng lợi. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nghiên cứu các vấn đề như: -Nguồn gốc sự khác biệt: So với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có gì vượt trội hơn về mặt giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, chất lượng sản phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối. -Doanh nghiệp có thế mạnh gì về cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị kỹ thuật. -Khả năng phát triển sản phẩm mới, đổi mới dây chuyền công nghệ, hệ thống phân phối. -Chất lượng sản phẩm. -Khả năng đối ngoại: khả năng liên doanh với các doanh nghiệp khác hoặc liên doanh với nước ngoài, hoặc sử dụng sự trợ giúp của các tổ chức trong cạnh tranh. Trang 7 -Khả năng tài chính: Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí, huy động vốn và thanh toán các nghĩa vụ tài chính. -Sự thích nghi của tổ chức: Tổ chức của doanh nghiệp có mềm dẻo để thích ứng với sự thay đổi của môi trường không? Hệ thống quyền lực lãnh đạo và tổ chức hành chính có thích hợp với các qui tắc trong lĩnh vực hoạt động không? -Khả năng tiếp thị: Nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào việc cố gắng cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng bằng cách tập trung thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ và phân phối sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam ít khi nhận ra tầm quan trọng của việc tập trung vào khách hàng và tiếp thị sản phẩm của mình. Một số doanh nghiệp gần như hoàn toàn thụ động trong tiếp cận thị trường và định hướng chiến lược khách hàng. 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Theo Micheal Porter thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố : (1) Các yếu tố của bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người: chất lượng, kỹ năng; các yếu tố về trình độ như khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị trường; các yếu tố về vốn. Các yếu tố này có thể chia thành 2 loại: một là các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động; hai là các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động có trình độ cao… Trong đó, yếu tố thứ hai có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng quyết định những lợi thế cạnh tranh ở độ cao và những công nghệ có tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định, phải được đầu tư một cách đầy đủ và đúng mức. (2) Nhu cầu của khách hàng: đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từ đó cải thiện các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu của khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh. (3) Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin…Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các ngân hàng có thể theo dõi và tham gia vào thị trường tài chính 24/24 giờ trong ngày. Trang 8 (4) Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh : sự phát triển các hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổ chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong 4 yếu tố trên, yếu tố (1) và (4) được coi là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, yếu tố (2) và (3) là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ngoài ra còn hai yếu tố mà doanh nghiệp cần tính đến là những cơ hội và vai trò của Chính phủ. Vai trò của chính phủ có tác động tương đối lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong việc định ra các chính sách về công nghệ, đào tạo, trợ cấp. Trong khuôn khổ luận văn này, tôi chỉ xin phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên 2 yếu tố (1) và (4), tức chỉ đào sâu phân tích cho các yếu tố nội tại của doanh nghiệp. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh, để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, người ta có thể dựa vào ba nhóm chỉ tiêu sau đây: (1) Nhóm chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM: bao gồm ƒ Các chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực ƒ Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ ngân hàng ƒ Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính, mức độ rủi ro hoạt động ƒ Các chỉ tiêu phản ánh phạm vi, chất lượng sản phẩm - dịch vụ, uy tín, giá trị thương hiệu ƒ Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hệ thống và mạng lưới phân phối. (2) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ chế, chính sách sử dụng và phát triển các lợi thế so sánh của một NHTM: ƒ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu lực và hiệu quả của chính sách phát triển và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. ƒ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu lực, hiệu quả và mức độ an toàn của chính sách phát triển công nghệ ngân hàng. ƒ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu lực và hiệu quả của chính sách phát triển và sử dụng hợp lý năng lực tài chính ƒ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu lực và hiệu quả của chính sách phát triển và sử dụng hợp lý hệ thống phân phối sản phẩm – dịch vụ. ƒ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu lực và hiệu quả của chính sách phát triển và sử dụng hợp lý giá trị thương hiệu. (3) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách cạnh tranh của một NHTM: bao gồm : ƒ Mức độ tăng trưởng của Tài sản Có, thị phần tăng thêm hoặc tỷ lệ tăng thêm khách hàng. ƒ Tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ mới trong tổng thu nhập của NHTM. Thu nhập tăng thêm nhờ các biện pháp cạnh tranh. ƒ Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh của NHTM Chất lượng cao: - Chất lượng nhân viên. - Thủ tục giao dịch. - Độ an toàn chính xác. Liên tục đổi mới: - Dịch vụ mới - Địa điểm cung ứng mới. - Công nghệ tiên tiến Thỏa mãn khách hàng: - Tiện ích tối ưu. - Dịch vụ đa dạng.. - Kênh phân phối rộng. - Quan hệ khách hàng tốt Kinh doanh có hiệu quả: - ROE - ROA - Chi phí/thu nhập. - Chiến lược dài hạn. SỨC CẠNH TRANH NHTM. 1.4. Khả năng cạnh tranh của các NHTM nước ta và hội nhập tài chính quốc tế. 1.4.1 Các Ngân hàng Việt Nam hội nhập thị trường tài chính quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu. Đất nước chúng ta đang tồn tại và vận động trong mối quan hệ tương tác với tất cả các nước trên thế giới, chúng ta không thể tách mình khỏi mối liên hệ này, chính vì vậy nền kinh tế của nước ta cũng phải gắn kết với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, chịu sự chi phối và phân công lao động quốc tế, tham gia vào các tổ chức quốc tế thế nên chúng ta phải tuân theo các luật lệ, các qui định chung do các tổ chức quốc tế đề Trang 9 Trang 10 Chúng ta đã công nhận “Hội nhập là con đường bắt buộc và duy nhất” thì khi tham gia tất phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung sau: -Mở rộng khái niệm thương mại, trước đây chỉ có thương mại hàng hóa mà ngày nay thương mại phải bao gồm tất cả các loại hình dịch vụ như : ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông, vận tải, du lịch, tư vấn, đầu tư, bản quyền, sở hữu trí tuệ… -Giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. -Nhà nước quản lý doanh nghiệp bằng biện pháp sử dụng thuế suất thay cho việc sử dụng các biện pháp xử lý hành chính như hiện nay, trừ một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, vệ sinh, giữ gìn bản sắc dân tộc… -Nhà nước không bao cấp cho doanh nghiệp. -Mở rộng cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh, tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, hành lang pháp lý rõ ràng và công khai. Như vậy, ngành ngân hàng Việt Nam cũng phải tuân theo các nguyên tắc trên. Đây là con đường mà chúng ta có thể kế thừa từ những thành thành tựu của các nước đi trước, đi tắt đón đầu, rút ngắn giai đoạn phát triển để đuổi kịp các nước trung bình và sau đó bắt nhịp kịp các nước tiên tiến trên thế giới. 1.4.2 Đặc điểm của ngành dịch vụ tài chính trong quá trình toàn cầu hóa. Ngành dịch vụ tài chính là một ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Trong xu thế phát triển chung của xã hội, ngành này có vai trò ngày càng lớn mạnh và không ngừng phát triển trong hầu hết các nền kinh tế cả phát triển cũng như đang phát triển. Một đặc điểm quan trọng trong xu hướng tự do hóa nền kinh tế là ngành dịch vụ tài chính trở thành một ngành lớn trong nền kinh tế hiện đại. Nó được phản ánh bằng tỷ lệ tạo ra việc làm và tỷ lệ đóng góp cho GDP của nhiều nước. Ở một số nước như Pháp, Canada, Nhật Bản…trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ tài chính trong tổng số lao động tăng lên khoảng 25%, tỷ lệ dịch vụ tài chính trong GDP cũng gia tăng đáng kể. Tất cả các nước công nghiệp hóa đạt được tỷ lệ dịch vụ tài chính Trang 11 Đặc điểm khác trong xu hướng hội nhập là thị trường tài chính đang ngày càng mang tính toàn cầu. Mức tăng trưởng của các hoạt động tài chính quốc tế thậm chí còn nhanh hơn mức tăng trưởng của thị trường tài chính trong nước. Giá trị phát hành chứng khoán tăng từ 100 tỷ USD năm 1987 lên trên 500 tỷ USD năm 1996, đưa hoạt động này trở nên quan trọng hơn cả hoạt động cho vay quốc tế (đạt 400 tỷ USD năm 1996). Các giao dịch kỳ hạn về lãi suất, tiền tệ và chỉ số chứng khoán tăng lên tới 10 nghìn tỷ USD vào năm 1996. Mặc dù, phần lớn họat động trên thị trường tài chính quốc tế tập trung tại các nước công nghiệp nhưng các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi đang ngày càng nổi lên là các nước có sức hút đối trong nền kinh tế thế giới. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế Giới cho thấy, một nửa trong số 60 nước đang phát triển được nghiên cứu, đã đạt mức độ hội nhập của ngành tài chính từ trung bình đến cao vào đầu những năm 1990. Ngoài ra, các nền kinh tế đang chuyển đổi cũng ngày càng sử dụng đến nguồn vốn quốc tế mặc dù giá trị còn tương đối nhỏ. Tầm quan trọng ngày càng lớn của thị trường vốn với vai trò là một công cụ tài trợ cho các nền kinh tế đang phát triển cho thấy rằng thị trường này ngày càng mở cửa. 1.4.3 Hoạt động của NHTM trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường tài chính. 1.4.3.1 Quy mô của các ngân hàng ngày càng lớn mạnh. Toàn cầu hóa buộc các tổ chức tài chính phải cơ cấu lại theo hướng sát nhập và hợp nhất nhằm làm tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, các hình thức khác như góp vốn, mua cổ phần, liên doanh liên kết, ký thỏa thuận hợp tác nhằm mục tiêu tăng quy mô vốn tự có, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để có quy mô lớn, Ngân hàng phải mở rộng mạng lưới khách hàng bằng cách vươn tới những thị trường mới. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã vươn khỏi thị trường địa phương, thôn tính các ngân hàng nhỏ để trở thành ngân hàng tầm cỡ quốc gia. Tuy nhiên, việc tăng quy mô của các ngân hàng phải thỏa mãn các yêu cầu: giảm thiểu chi phí cố định nhờ hợp lý hóa tổ chức sản xuất sau khi hợp nhất; các khoản đầu tư vào trang thiết bị công nghệ mới đòi hỏi chi phí lớn; đồng thời phải đa dạng hóa sản phẩm nhằm duy trì khả năng cạnh tranh. Trang 12 1.4.3.2 Công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển. Toàn cầu hóa tạo điều kiện mở rộng thị trường nội địa, các hàng rào bảo hộ dần được xóa bỏ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Điều này bắt buộc các TCTD cần chú trọng áp dụng những công nghệ mới nhất, cải tiến sản phẩm, tạo điều kiện kinh doanh trên quy mô lớn, nâng cao chất lượng và độ an toàn. Những năm gần đây các ngân hàng ngày càng sử dụng nhiều hệ thống hoạt động điện tử thay thế cho hoạt động dựa trên lao động thủ công, đặc biệt là trong việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng. 1.4.3.3 Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng đa dạng. Trong những năm gần đây, quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc dưới áp lực cạnh tranh gia tăng từ những tổ chức tài chính khác, từ nhu cầu của khách hàng, từ sự thay đổi công nghệ, từ sự nới lỏng về tài chính và sự tăng trưởng nhanh của hoạt động thương mại. Xu hướng đa dạng hóa dịch vụ có hai đặc điểm nổi bật là: - Thứ nhất, những chức năng độc quyền của ngân hàng ngày càng thu hẹp, đồng thời ngân hàng cũng dần thâm nhập vào chức năng hoạt động của các tổ chức tài chính khác như môi giới chứng khoán, kinh doanh bất động sản và bảo hiểm. - Thứ hai, các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng chủ yếu là các dịch vụ thu phí. Các dịch vụ phi tín dụng ngày càng phát triển xuất phát từ việc mở rộng thương mại quốc tế, phát triển thị trường tài chính. Các dịch vụ truyền thống của ngân hàng như: mua bán trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại, nhận tiền gửi, bảo quản vật có giá, tài trợ các hoạt động của chính phủ, cung cấp các tài khoản giao dịch, cung cấp dịch vụ ủy thác. Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây như cho vay tiêu dùng, tư vấn tài chính, quản lý tiền mặt, dịch vụ thuê mua thiết bị, cho vay tài trợ dự án, bán các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán… 1.4.3.4 Rủi ro gia tăng và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng giảm. Trong bối cảnh hội nhập tài chính, việc có nhiều ngân hàng tham gia trên một thị trường sẽ là rủi ro lớn đối với một ngân hàng nhất là khi ngân hàng đó không hiểu rõ đối thủ và không xác định được những lợi thế riêng để giành thị phần cho mình. Sự gia tăng về cạnh tranh sẽ dễ dẫn đến việc các ngân hàng phải gia tăng các chi phí vốn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải tăng các khoản dự phòng rủi ro. Chính vì vậy tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng sẽ có xu hướng giảm. Trang 13 1.5 Tác động của hội nhập đối với khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM VN. 1.5.1 Những lợi ích Hội nhập thực chất là đấu tranh để giành lại thị trường hàng hóa, vốn, công nghệ nhằm tận dụng các tiềm năng bên ngoài, kết hợp với việc khai thác tối đa nội lực nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh tiềm lực kinh tế của quốc gia. Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn, như: ƒ Đáp ứng các điều kiện hội nhập và thực hiện cam kết với các tổ chức thương mại toàn cầu cũng như các nước trong khu vực, với các cam kết ngày càng phức tạp và chặt chẽ hơn theo xu hướng nới lỏng các hạn chế, tiến tới mở cửa và tự do hóa các giao dịch. Ngành ngân hàng cần phải có những cải cách sâu rộng hơn, triệt để hơn nhằm đem lại hiệu quả và lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, Việt Nam có cơ hội để tăng cường sức mạnh, phát triển hệ thống ngân hàng trên các lĩnh vực như vốn, kinh nghiệm, quản lý, điều hành hiện đại hóa công nghệ và tăng cường các dịch vụ ngân hàng mới; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng hiện đại cho một nền kinh tế mở. ƒ Hội nhập quốc tế về ngân hàng là cơ sở và tiền đề quan trọng cho việc hội nhập quốc tế về thương mại và dịch vụ, đầu tư và các loại hình dịch vụ khác. Nó cũng tạo điều kiện khơi thông các kênh luân chuyển vốn từ bên ngoài vào thị trường Việt Nam. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các NHTM, các tập đoàn kinh tế Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, qua đó nâng cao vị thế quốc tế của ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế. ƒ Hội nhập quốc tế cùng với việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng sẽ nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả của toàn hệ thống, qua đó góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô. ƒ Hội nhập quốc tế sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình cải cách ngân hàng Việt Nam, kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế trong nước cùng với sự gia tăng về quy mô hoạt động của các Ngân hàng nước ngoài sẽ làm cho thị trường hấp dẫn hơn, thu hút nhiều hơn vốn đầu tư của nước ngoài, nhờ đó thị trường tài chính Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. 1.5.2 Những thách thức và rủi ro: ƒ Mở cửa hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là chấp nhận cơ chế cạnh tranh khốc liệt. Do xuất phát điểm thấp về chất lượng dịch vụ, khả năng hạn chế về Trang 14 ƒ Hệ thống ngân hàng Việt Nam qua nhiều năm hoạt động vẫn còn mang nặng tư tưởng được nhà nước bao cấp, cơ chế hành chính “xin cho”. Để thoát khỏi cơ chế này đòi hỏi một quá trình cải cách, đổi mới kiên quyết và sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng. Do vậy, cần một thời gian để đổi mới một cách căn bản cơ chế, hệ thống quản lý ngân hàng theo hướng chấp nhận ngày càng cao xu thế tất yếu của hội nhập. ƒ Mức độ rủi ro cao hơn, nhất là rủi ro quốc tế. Mở cửa hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng có nghĩa là gia tăng sự giao dịch với bên ngoài với quy mô ngày càng lớn, do vậy càng nhiều rủi ro hơn. Việc mở cửa và tiến tới tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam cùng với sự phát triển các hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam đặt ra các thách thức về mặt điều hành, quản lý và giám sát của ngân hàng Nhà nước. ƒ Một hệ quả tất yếu về mặt xã hội do hội nhập quốc tế là thất nghiệp. Việc mở cửa thị trường, chấp nhận cạnh tranh sẽ dẫn đến phải cắt giảm chi phí, nhất là chi phí quản lý và giảm biên chế. Ngoài ra, hội nhập cho phép tiến cận với những công nghệ hiện đại song lại phải giải quyết mâu thuẫn giữa trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ với công nghệ khoa học tiên tiến. 1.6 Hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . 1.6.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Những năm 1960, sau thời kì khôi phục và cải tạo kinh tế ở Miền Bắc, Việt Nam đã có quan hệ với 141 ngân hàng ở 34 nước. Trong lúc này, NHNN vừa có chức năng quản lý, vừa có chức năng kinh doanh ngoại tệ nên gặp phải rất nhiều bất cập trong nghiệp vụ Ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy, Nhà nước ta thấy rõ, cần phải tách bạch giữa chức năng quản lý tiền tệ với hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng cơ sở. Điều này đòi hỏi phải thành lập một ngân hàng thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ và kinh doanh đúng thể thức ngân hàng quốc tế, có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động dưới sự chỉ đạo của NHNN Trung ương. Ngày 30.10.1962, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nhiệm vụ của NHNT là kinh doanh Trang 15 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được ra đời ngày 1.4.1963 , tên gọi trong giao dịch là Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) với số vốn ban đầu được ấn định là: 150.000.000 đ. Ngay từ những ngày đầu hoạt động, vị thế của NHNT nhanh chóng được xác lập, phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, không chỉ thực hiện những nghiệp vụ Ngân hàng trong nước mà giao dịch với thị trường thế giới và bắt đầu kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái quốc tế. 1.6.2 Quá trình hoạt động và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hơn 40 năm qua, NHNT đã trải qua chặng đường tồn tại và phát triển đầy cam go, thử thách. Để có được thương hiệu Vietcombank như ngày hôm nay, trên chặng đường đi qua, NHNT không chỉ có thành công mà còn có rất nhiều thất bại, có những khi tưởng chừng không thể đứng vững được nhưng điều quan trọng nhất là tập thể NHNT đã vững vàng cùng nhau bước qua những khó khăn để xây dựng một NHNT vững mạnh. Mỗi khi nhìn vào lịch sử hình thành và phát triển NHNT, chúng ta như thấy được sự hy sinh, đóng góp của những thế hệ đi trước, sự thất bại và những bài học kinh nghiệm quí báu, sự quyết tâm, nhiệt huyết cùng nhau tiến bước xây dựng một NHNT ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn. Để có thể hình dung suốt con đường phát triển NHNT, ta có thể xem xét trên 3 giai đoạn: + Quá khứ vẻ vang Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: Được thành lập dựa trên cơ sở Sở Ngoại hối-Tổ chức tiền thân của NHNT, nhiệm vụ của NHNT là duy trì và củng cố hoạt động thanh toán ngoại thương, phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo cho khâu thanh toán, lưu thông hàng hóa tiền tệ thông suốt. Giai đoạn từ trước năm 1975, NHNT đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở miền Bắc, xây dựng hậu phương vững chắc của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. Những hoạt động ngoại hối đặc biệt chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ mãi mãi được Nhà nước ghi nhận là chiến công hiển hách của ngành ngân hàng nói chung và NHNT Việt Nam nói riêng trong công cuộc đánh thắng Đế quốc Mỹ xâm lược. Từ giai đoạn sau chiến tranh, đất nước thống nhất, NHNT tiếp tục là ngân hàng chuyên doanh đối ngoại của Nhà nước, có những đóng góp không nhỏ trong việc khôi Trang 16 Trong giai đoạn này, NHNT là Ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên cả 3 phương diện: độc quyền ngoại tệ, độc quyền cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu, độc quyền giao dịch thanh toán quốc tế. + Với chức năng độc quyền ngoại tệ, NHNT nắm giữ quỹ ngoại tệ quốc gia. Mọi nguồn ngoại tệ của tổ chức kinh tế lẫn dân cư đều phải bán cho Ngân hàng. NHNT là Ngân hàng duy nhất được vay mượn, bảo lãnh với nước ngoài, đồng thời nhận nợ vay của Nhà nước. Do đó, NHNT trực tiếp tham gia xử lý cán cân thương mại quốc gia để nhập khẩu hàng hóa và thanh toán dịch vụ. Ngoài việc cấp phát ngoại tệ để nhập khẩu, NHNT còn cấp phát ngoại tệ chi cho kinh phí ngoại giao của Nhà Nước. + Với chức năng độc quyền tín dụng xuất nhập khẩu, NHNT có quyền cho vay ngoại tệ, cấp quyền sử dụng ngoại tệ. NHNT cũng là Ngân hàng duy nhất đầu tư góp vốn và bảo lãnh cho các liên doanh Việt Nam với nước ngoài. + Với chức năng độc quyền thanh toán quốc tế, NHNT Việt Nam nắm toàn bộ thị phần thanh toán quốc tế của cả nước. Qui mô hoạt động của NHNT trong giai đoạn này phát triển khá nhanh. Tổng nguồn vốn hoạt động năm 1992 là 200 tỷ đồng (khoảng 13 triệu USD). Dư nợ tín dụng cũng tăng lên rất nhanh: năm 1979 NHNT dư nợ là 806 triệu đồng VN, đến năm 1983 là 7.600 triệu VND, sang đến năm 1987 đạt 26.481 triệu VND và 147.674 triệu đồng vào năm 1988, trong đó chủ yếu là cho vay hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, NHNT cũng tập trung phát triển hoạt động dịch vụ Ngân hàng như: phi mậu dịch, thanh toán chuyển tiền, ngân quỹ…Các hoạt động này ngày càng ổn định và phát triển. Ngoài ra, NHNT cũng mở rộng kinh tế đối ngoại, tranh thủ tín dụng quốc tế nhằm học hỏi và tranh thủ những kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực của mình. Khi kinh tế Việt nam bắt đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, số lượng các Ngân hàng tăng lên, các Ngân hàng đều mở rộng phạm vi hoạt động, nhiều sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng phong phú, nhiều loại hình Ngân hàng (như NHTMNN, NHTMCP...) ra đời, các Chi nhánh NHNNg xuất hiện…tạo nên một môi trường cạnh tranh sôi động và ngày dần trở nên gay gắt, NHNT không còn là Ngân hàng độc quyền thực hiện các nghiệp vụ đối ngoại như trước kia, mặt khác lại phải đối mặt với những Trang 17 + Thời kỳ khó khăn nhất: Do những năm trước đây, NHNT độc quyền về cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ nên tỉ trọng cho vay này chiếm tỉ trọng khá cao tại NHNT (Vd: vào cuối năm 87, tổng doanh số bảo lãnh của NHNT là 410 triệu USD, trong đó đã trả được 219 triệu USD, còn nợ 191 triệu USD). Từ những năm 80, ngày càng có nhiều khoản vay không trả được nợ, nhiều đơn nhập hàng về nước nhưng thiếu khả năng thanh toán với nước ngoài. Trong khi đó, NHNT Việt Nam với trách nhiệm của mình, phải cung ứng nguồn vốn vay ngoại tệ, đồng thời cấp nhiều bảo lãnh mua chịu theo chỉ thị của Hội Đồng Bộ Trưởng, UBND và theo kế hoạch phân bổ của Nhà nước nhằm hỗ trợ kinh tế địa phương, khuấy động nền kinh tế cả nước (Vd: NHNT cho Tỉnh Bình Trị Thiên vay nhập gạo cứu đói nhân dân đang bị lũ lụt, cho UBND TP vay thông qua Công ty Imexco 10 triệu USD để nhập máy móc thiết bị và nguyên vật liệu nhằm khôi phục nền công nghiệp TP đang bị suy yếu…) Hơn thế nữa, vào các năm 1984-1989, Chính phủ đã tuyên bố xoá nợ cho nhiều con nợ của NHNT Việt Nam như Công ty Lương thực xoá nợ 28 triệu USD, Công ty tàu Vosco 10.5 triệu USD, Tỉnh Nghệ Tĩnh 2.4 triệu USD, Tỉnh Thái Bình 1.3 triệu USD, Imexco Sài Gòn 10 triệu USD…Chủ trương đó làm cho tình hình tài chính của NHNT đã xấu lại càng xấu thêm vì NSNN chưa có nguồn nào bù đắp cho NHNT. Những đồng vốn cung ứng cho nền kinh tế thực sự là những đợt sóng ngầm phá vỡ các tảng băng bao cấp, nhưng cũng như bao nước XHCN trong thời kỳ chuyển đổi, gánh nặng bao cấp được sang tay từ NHNN sang các NHTM Nhà nước: việc cho vay và bảo lãnh vốn ngoại tệ vào lúc giao thời không bao lâu đã trở thành là gánh nặng cho NHNT Việt Nam, không những thế nó còn làm mất đi chữ “tín” cực kì quan trọng trong nghề kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, việc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường trong tình trạng thiếu nền tảng, chưa thích ứng điều kiện phát triển, vận dụng cơ chế thị trường trong kinh doanh một cách tự phát, thiếu kiểm soát lại nôn nóng muốn thành công và do thiếu kinh nghiệm quản lý đã dẫn đến thất bại của NHNT trong những năm tiếp theo. Thời kỳ phát triển nóng 1994-1996 đã phải trả giá bằng số lượng tài sản thất thoát qua các vụ án. Những vụ án kinh tế lớn như Minh Phụng Epco, Tamexco… là những sai sót một phần do cơ chế, phần khác là do năng lực yếu kém của các cán bộ ngân hàng đã Trang 18 Nhưng lấy gì để trả nợ? Với các nước XHCN thì chúng ta xin đàm phán để khất nợ, thậm chí xin xoá nhiều khoản nợ. Nhưng, với thế giới Tư bản thì chuyện khất nợ không phải là chuyện đơn giản, sẽ khó tránh khỏi kiện tụng và có thể ta bị kiện ra tòa. Để khắc phục những món nợ này, NHNT Việt Nam đã phải dùng nhiều biện pháp rất cam go. Với Ngân Hàng Anh, NHNT phải kết hợp những biện pháp vừa thuyết phục, vừa trả nợ. Tranh thủ trả một phần, sau đó thuyết phục họ cho hoãn nợ thêm một thời gian, nhờ vậy họ không đưa NHNT. Các chủ nợ khác cũng gửi tối hậu thư đòi nợ. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đòi khai trừ tư cách hội viên của VN, các tập đoàn Nhật Bản cử người sang tận Việt Nam để đòi nợ. Uy tín NHNT Việt Nam cũng như nước Việt Nam trên trường quốc tế sụt giảm thấy rõ. Và chúng ta sẽ không vực dậy nổi nếu không tìm được những biện pháp tích cực. Giải quyết những vụ án trong nước, NHNT dần thu các tài sản thế chấp , thành lập Phòng quản lý và khai thác tài sản nhằm khai thác các tài sản thế chấp, giải quyết công nợ tồn đọng. Đồng thời ngay lập tức chấn chỉnh qui chế xét duyệt cho vay, cấp hạn mức tín dụng, thay đổi tác phong làm việc…Từ đó nhằm cải thiện tình hình tài chính của NHNT, mở ra cho NHNT một điều kiện thực thi hội nhập quốc tế, khép lại quá khứ đầy cam go, trắc trở. + Những chiến lược và biện pháp đúng đắn , kịp thời: Trong thời kỳ bao cấp, NHNT được giao nhiệm vụ giữ ngoại tệ của Nhà nước và của các doanh nghiệp, tuy nhiên năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng đã thông qua Dự án đổi mới hoạt động Ngân hàng, trong đó có nêu vấn đề: “Chuyển nhiệm vụ quản lý ngoại tệ và nợ của Nhà nước từ NHNT về NHNN, NHNT trở thành một NHTMQD, kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại, NHNT được mở chi nhánh ở nước ngoài và là trung tâm xuất nhập khẩu, dịch vụ đối ngoại và hải cảng quan trọng trong cả nước”. Chiến lược hoạt động kinh doanh của NHNT trong giai đoạn này là giữ vững thị phần hoạt động kinh doanh truyền thống là thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, củng cố và phát triển hoạt động tín dụng, xây dựng NHNT thành một Ngân hàng phát Trang 19 Để đạt được mục tiêu trên, NHNT không ngừng đổi mới và thực hiện nhiều chính sách đồng bộ như: chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, biểu phí, chính sách ưu đãi, chính sách đào tạo con người. Đồng thời thực hiện những nội dung của Đề án tái cơ cấu NHNT giai đoạn 2001-2003 về đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại, phát triển sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới, tăng cường bán lẻ…Về phía nội bộ, NHNT xây dựng một cơ cấu tổ chức hoàn thiện, hướng tới phục vụ khách hàng và quản lý rủi ro. Đây thực sự là một bước đột phá mới , biến NHNT trở thành Ngân hàng của mọi doanh nghiệp, của mọi nhà chứ không còn đơn thuần là chỉ quan hệ với các DNNN như trước đây. Sau 3 năm (2000-2003) triển khai chủ trương này, NHNT đã đạt được những thành tựu đáng được khen thưởng như sau: tính đến cuối năm 2002 NHNT xử lý nợ tồn đọng 4.215 tỷ đồng trên tổng số nợ tồn đọng là 4.562 tỷ VNĐ (tương đương là 93%), như vậy vấn đề nợ xấu coi như đã được giải quyết căn bản. Vốn chủ sở hữu đạt 4.000 tỷ VNĐ, hệ số an toàn vốn theo nguồn vốn chủ sở hữu (CAR) đạt trên 5%, Tổng tích tài sản 81.515 tỷ, dư nợ tín dụng đạt 29.295 tỷ VNĐ. Ngoài công tác phát triển kinh doanh, NHNT còn tích cực thực hiện nhiều chính sách chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên, từng bước xây dựng nét văn hóa NHNT Việt Nam, làm tốt công tác xã hội và các hoạt động từ thiện. + Phần thưởng cho tinh thần quyết tâm và lòng nhiệt huyết: Bằng tấm lòng phấn đấu quyết tâm không mệt mỏi của tập thể NHNT, từ Ban Giám đốc, các phòng ban đến từng cán bộ công nhân viên đã đưa NHNT vượt qua chặng đường đầy khó khăn, thử thách vươn lên thành một Ngân hàng phát triển mạnh bền vững và đủ khả năng để hội nhập cùng với các tên tuổi khác trên thị trường tài chính trong nước và trong khu vực. Cho đến nay (tính đến cuối năm 2003), NHNT đã phát triển thành một hệ thống gồm 25 chi nhánh cấp 1 trong nước; 26 chi nhánh cấp 2; 35 phòng giao dịch trên toàn quốc; 01 cty tài chính; 03 văn phòng đại diện ở nước ngoài; 01 cty chứng khoán; 01 công ty thuê mua tài chính; 01 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản; góp vốn cổ phần vào 06 doanh nghiệp; 07 ngân hàng; 01 quỹ tín dụng và tham gia góp vốn liên doanh với 04 Ngân hàng nước ngoài. Trang 20 Hiện nay, NHNT đã thiết lập quan hệ đại lý với 1500 ngân hàng tại gần 100 nước trên thế giới, là đại lý chính thức của tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế MoneyGram, là đại lý thanh toán 5 loại thẻ quốc tế (Visacard, Mastercard, JCB, American Express và Dinner Club) đồng thời phát hành 3 loại thẻ (VCB Visa, VCB Master card, VCB American Express). Từ những thành quả đó, năm 1993 VCB vinh dự được Nhà Nước tặng huân chương lao động hạng Hai và vào năm 2003 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Ba cho NHNT Việt Nam. NHNT Việt Nam là Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được trúng cử vào vị trí là thành viên Ban Giám Đốc Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Được tạp chí Asia Money bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Từ năm 1996-2001, sáu năm liên tiếp được Ngân hàng JP Morgan Chase của Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất” trong thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT. NHNT cũng vinh dự được tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Tài chính Quốc tế Financial Times của Anh quốc trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” lần thứ năm liên tiếp (từ năm 2000-2004). Năm 2003, NHNT nhận giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng dịch vụ thanh toán tốt nhất” của Bank of New York , “Giải thưởng vàng về quản lý tiền mặt và chất lượng thanh toán toàn cầu” của HSBC chi nhánh Hoa Kỳ và Giải thưởng “Ngân hàng có chất lượng thanh toán Đôla Mỹ tốt nhất” của Deutche Bank trao tặng năm 2004. Trong năm 2005 NHNT vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê 2005 (Do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt nam –VINASA) trao tặng. Những thành quả trên là niềm động viên lớn lao đối với NHNT, giúp NHNT có được sự tự tin để thực hiện mục tiêu dành của mình “ Vietcombank luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt ”. Tóm lại:“Chương I” của luận văn đã đề cập đến các khái nhiệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường tài chính, hệ thống hóa các đặc điểm của ngành dịch vụ tài chính và hoạt động của các NHTM trong bối cảnh toàn cầu. Đồng thời “Chương I” cũng sơ lược trình bày về lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của NHNT Việt Nam, từ đó làm tiền đề để phân tích các hoạt động và năng lực cạnh tranh của NHNT hiện nay ở “Chương II” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NHNT VN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ. 2.1 Phân tích và đánh giá thực trạng của NHNT Việt Nam. 2.1.1 Sơ đồ tổ chức, yếu tố con người và trình độ quản lý của NHNT Việt Nam: 2.1.1.1 Sơ đồ tổ chức : Trang 21 Trang 22 Mô hình tổ chức hiện nay của NHNT VN cũng như các NHTMQD khác đa số đều có nét giống nhau như: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc điều hành, các phòng ban chức năng. Mạng lưới thì có Hội sở chính, các chi nhánh từng địa phương, các công ty con thực thuộc, các công ty liên doanh. Từ năm 2000, khi NHNT chính thức sử dụng hệ thống chương trình Online trên toàn bộ hệ thống; tại NHNT, Hội sở chính là nơi tổng điều hành, tại đây, tất cả các dữ liệu được lưu trữ tập trung, các chi nhánh hoạt động trong ngày và cuối ngày sẽ chuyển tất cả vốn, chi phí, lợi nhuận...phát sinh của từng ngày về Hội sở chính. Hội sở chính cũng là nơi điều phối vốn cho toàn bộ các chi nhánh, cung cấp vốn cho các chi nhánh cần vốn và nhận huy động vốn của các CN khác khi chưa sử dụng, đồng thời cũng đưa ra các chính sách về lãi suất, tổ chức các chương trình ưu đãi, tiêu chí phân loại khách hàng...trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, tại từng chi nhánh vẫn có thể áp dụng linh hoạt những chính sách này sao cho phù hợp với địa bàn của mình. Cách tổ chức này có ưu điểm là thông suốt, nhất quán chính sách làm việc từ trên xuống dưới, công bằng giữa các chi nhánh và rất tốt cho khách hàng như khi giao dịch online mọi nơi, vì tại đâu cũng giống nhau. Số liệu cập nhật nhanh chóng, các chi nhánh có thể sử dụng tài nguyên lẫn nhau. Ví dụ các chi nhánh có địa bàn không thuận lợi trong việc huy động vốn (như VCB Gia Lai,VCB Cà Mau ...) nhưng vẫn có đủ nguồn vốn để cho vay nhờ sử dụng vốn của các chi nhánh khác có địa bàn thuận lợi cho việc huy động (như VCB Hà Nội, VCB HCM...) Tuy nhiên, chính vì hệ thống quản lý của NHNT từ trên xuống dưới nên cũng tạo ra những nhược điểm : - Bộ máy quản lý quá cồng kềnh làm mất đi tính linh hoạt, khả năng xoay chuyển khi có một chính sách mới, một sự thay đổi môi trường kinh doanh. - Xây dựng chính sách về lãi suất, phí dịch vụ, xếp hạng khách hàng thống nhất từ trên xuống dưới, mọi chi nhánh đều giống nhau như vậy là rất cứng nhắc. - Ngoài ra, việc tổ chức các phòng ban dựa trên nghiệp vụ chuyên môn như Phòng Tín dụng, Phòng Nhập khẩu, Phòng Xuất khẩu, Phòng Kế toán..nên khi khách hàng có nhu cầu về nhiều loại dịch vụ phải tiếp xúc với nhiều phòng ban, rất mất thời gian. -Việc chia phòng theo nghiệp vụ chuyên môn nên nhân viên phòng ban này không biết chức năng, nghiệp vụ của phòng ban khác, dẫn đến việc chỉ dẫn cho khách hàng thường gặp nhiều sai sót, đồng thời rất khó tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Trang 23 2.1.1.2 Yếu tố con người: Tổng số đội ngũ lao động của NHNT hiện nay gần 5.000 người, trong đó có 127 cán bộ có trình độ trên đạt học. Tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học và cao đẳng chiếm 84,5% tổng số cán bộ của ngân hàng. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng nếu so sánh với các NHNNg thì nhân lực của NHNT vẫn còn thấp hơn nhiều (cụ thể như tỉ lệ Đại học và trên đại học tại Thái Lan là 65% so với NHNT là khoảng 39%). Một trong những yếu điểm của trình độ cán bộ NHNT là xuất phát từ đặc thù hình thành và phát triển, nguồn nhân lực do chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng kinh doanh bao cấp nên còn rất nhiều bất cập, chưa được đào tạo cơ bản và không ít người khó có khả năng đào tạo lại. Ngay cả những cán bộ có trình độ cao vẫn còn có một số bất cập sau: - Khoảng một nửa các cán bộ trên Đại học đã được đào tạo ở nước ngoài trong thời kỳ bao cấp nên chịu ảnh hưởng của quan điểm đào tạo cũ, xuất phát điểm về kinh tế thị trường không cao, tuy có phương pháp luận tốt nhưng phần đông đã cao tuổi. - Một nửa đội ngũ cán bộ trên Đại học còn lại được đào tạo trong cơ chế mới nhưng do việc đào tạo thực hiện một cách ồ ạt trong ngắn hạn nên bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế về mặt chất lượng. - Bên cạnh đó, trình độ về ngoại ngữ, sử dụng CNTT còn hạn chế nên không thể nghiên cứu, hiểu biết tường tận về sản phẩm, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Nhiều cán bộ chưa hình dung được những dịch vụ NH tiên tiến trên thế giới được giới thiệu qua báo, đài. Tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao là một minh chứng cho sự chưa thành thạo về nghiệp vụ tín dụng. Số người am hiểu về luật pháp quốc tế, qui định của các tổ chức Thế giới không nhiều. - Chưa đổi mới tác phong làm việc, vẫn làm việc theo giờ hành chính. Chưa thực hiện việc bố trí phục vụ khách hàng vào những ngày nghỉ theo mong mỏi của nhiều người. 2.1.1.3 Trình độ quản lý: Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong việc đổi mới nhưng công tác quản lý điều hành của NHNT vẫn chưa theo kịp yêu cầu của một NHTM hiện đại trong khu vực. Kế hoạch kinh doanh thường tập trung chủ yếu vào tăng trưởng tài sản và vốn - tức là vào các chỉ tiêu số lượng mà vẫn chưa đạt được các chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu quốc tế như: tỉ trọng lợi nhuận trên vốn đầu tư, tỉ trọng lợi nhuận trên tài sản... Trang 24 Hệ thống thông tin, theo dõi nợ, quản lý rủi ro không kịp thời, chính xác.Điều này cùng với hệ thống kế toán còn khác biệt so với quốc tế dẫn đến “sự thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính ngân hàng.Thiếu sót nghiêm trọng nhất là không thể xác minh chắc chắn điều kiện và tình trạng thực sự của chất lượng tín dụng NH. Hậu quả là lợi nhuận báo cáo dường như bị thổi phồng nhưng không thể xác định chắc chắn là đến mức nào” (Nguồn: Theo Báo cáo của Vinstar). Công tác quản trị điều hành của NHNT còn nhiều bất cập, chưa có chiến lược, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và bền vững trên cơ sở đánh giá nguồn lực hiện có và phân tích môi trường kinh tế, kinh doanh hiện tại và trong tương lai. Bên cạnh đó, NHNT còn thiếu một tầm nhìn dài hạn để nâng cao vị thế của NH mình. NHNT muốn trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, tham gia cung cấp tất cả các dịch vụ, kể cả những lĩnh vực không phải là thế mạnh của NH mình. Một ví dụ điển hình cho sự yếu kém của công tác quản trị là đầu năm 2003, khi NHNN tự do hóa lãi suất, NHNT cùng các NHTM lao vào cuộc chiến giá cả, lãi suất huy động được đẩy lên quá cao nhưng không có tác động rõ rệt đến lượng vốn huy động, ngược lại, nó khiến chất lượng tín dụng của NH bị giảm sút vì phải cho vay với lãi suất quá cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH. Như vậy, các NH không những không tận dụng được mặt tích cực của tự do hoá lãi suất mà còn tự làm suy yếu chính bản thân mình trước khi cạnh tranh với các NHNNg. Ngoài ra, nếu xem xét với các NH trong khu vực thì tỉ lệ chi phí cho hoạt động của NHNT đang ở mức rất cao, nhất là các chi phí hành chính và chi phí nhân sự, khoảng 9% so với 2,5-3% của các NH trong khu vực (Nguồn: www.sbv.gov.vn). Đây cũng là thách thức chủ yếu đối với NHNT trong quá trình tham gia cạnh tranh trong khu vực và trên trường quốc tế. 2.1.2 Qui mô vốn điều lệ và vốn tự có: Vốn điều lệ và vốn tự có có ý nghĩa rất quan trọng đối với họat động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt đối với NHTM - loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, thu hút vốn của các doanh nghiệp khác và dân cư. Vốn điều lệ là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM, là uy tín để tạo lòng tin đối với công chúng. Song hiện nay, vốn điều lệ của NHTM VN rất nhỏ bé (đến cuối 2003, Vốn điều lệ NHNT là 3.176 tỷ VNĐ, NHNNo &PTNT là 5.190 tỷ VNĐ, NH ĐT&PT là 3.746 tỷ VNĐ và NHCT đạt 2.908 tỷ VNĐ). Trang 25 Như vậy, tính cả nguồn vốn tự bổ sung (bao gồm các quỹ và lợi nhuận để lại) đến hết năm 2003, vốn chủ sở hữu của NHNT đạt gần 5.735 tỷ VNĐ, tăng 30% so với năm 2002. Nếu so sánh với các nước trong khu vực thì thì vốn của NHNT thấp hơn rất nhiều, chỉ bằng khoảng 1/5 vốn tự có của các NH trong khu vực (trung bình các NH trong khu vực là hơn 1 tỷ USD) và NHNT mới chỉ đạt hệ số an toàn vốn (CAR=Vốn tự có/ Tài sản có rủi ro) là 6% so với chuẩn mực quốc tế tối thiểu là 8%. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng Tài sản Có bình quân của các NHTM trong giai đoạn qua là quá nhanh, giai đoạn 2001-2003 là từ 20-22% đã gây áp lực lớn phải tăng vốn tự có cũng như kiểm soát chất lượng hoạt động. Theo tính toán, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tổng Tài sản có (chủ yếu là tốc độ tín dụng đối với nền kinh tế) hàng năm từ 15-20% thì CAR phải đạt 8% cho giai đoạn 2006-2010. Vốn nhỏ bé còn làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay và bảo lãnh do quy định của Luật Các TCTD (12/1997) : tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có của TCTD đó, điều này hạn chế năng lực cho vay của NH đối với các dự án lớn. Vốn tự có thấp làm mất đi cơ hội làm ăn với các đối tác nước ngoài, cả về hoạt động dịch vụ và tín dụng. Vì vậy việc bổ sung vốn tự có trở thành một nhu cầu cấp thiết của Ngân hàng hiện nay. 2.1.3 Chất lượng Tài sản Có: Một chỉ tiêu có thể nói là quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng tín dụng đó là Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ có thể chấp nhận được là vào khoảng 3%-5%. Tính đến năm 2002 , NHNT có nợ quá hạn đối với các khoản vay hiện hành là 2,8% và sang năm 2003 chỉ còn 2,2% (nợ quá hạn 372 tỷ VNĐ) , như vậy NHNT cơ bản đã xử lý xong nợ quá hạn. Tuy nhiên, nếu theo cách tính của hệ thống kế toán quốc tế (IAS) thì nợ quá hạn của các NH tại VN cao hơn nhiều, do các Ngân hàng của chúng ta xem các loại nợ không sinh lời (chủ yếu là nợ cho vay chính sách) không phải là nợ quá hạn nên cũng không trích dự phòng rủi ro. Sự khác biệt này gây khó khăn cho việc đánh giá năng lực tài chính thực sự của các NH VN đồng thời cũng gây khó khăn khi chúng ta hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Trang 26 2.1.4. Phát triển công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng. Bước vào thế kỷ mới với nhiều thách thức của tiến trình hội nhập, với phương châm tự hoàn thiện chính mình, Ban Lãnh đạo NHNT nhận định: việc hiện đại hóa công nghệ, phát triển mạng lưới và đa dạng hóa sản phẩm sẽ là điểm mạnh, là mũi nhọn để phát triển ngân hàng. Trong nhiều năm qua, nền tảng công nghệ của NHNT đã không ngừng được củng cố và phát triển. Hệ thống thanh toán quốc tế Swift và hệ thống thẻ tín dụng được triển khai, sản phẩm ngân hàng lõi VCB Vision 2010 được chính thức đưa vào sử dụng trong toàn hệ thống vào năm 2001, Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB Online, Hệ thống thẻ ghi nợ VCB Connect-24. Tiếp tục triển khai và hoàn thành Dự án Hiện đại hóa Ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ (Dự án WB). Đây là dự án công nghệ lớn nhất từ trước tới nay của NHNT, có phạm vi bao trùm mọi hoạt động của ngân hàng. Ngoài các mô đun tác nghiệp, phục vụ cho mục đích giao dịch hàng ngày của ngân hàng với khách hàng như: Nâng cấp hệ thống ngân hàng bán lẻ, Tài trợ thương mại, Chuyển tiền và kinh doanh vốn, Dự án WB còn có các mô đun phục vụ cho mục đích quản lý như Kho dữ liệu và Hệ thống thông tin quản lý. Có thể nói, Dự án WB đã hoàn tất quá trình kết nối toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ của NHNT thành một hệ thống tích hợp, không chỉ có khả năng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ngân hàng hiện đại với chất lượng cao nhất, mà còn cung cấp các công cụ quản trị tiên tiến cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng còn diễn ra chậm, sự phối kết giữa của NHNT với các NHTM còn thiếu chặt chẽ nên hiệu quả khai thác còn thấp, gây lãng phí. Một số dịch vụ Ngân hàng hiện đại tuy đã được triển khai nhưng mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và cung cấp cho một số ít đối tượng khách hàng. Hơn nữa, NHNT vẫn chưa đủ trình độ thiết kế tổng thể, còn nhiều hệ thống ứng dụng tự phát triển và mang tính tạm thời, do đó việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn và hệ thống có nhiều rủi ro. Nguyên nhân là do còn thiếu vốn để đầu tư cho công nghệ và trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên về công nghệ còn bất cập, chưa thật sự tiếp cận và ứng dụng được những công nghệ mới. Trang 27 2.1.5 Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng của NHNT. 2.1.5.1 Hoạt động huy động vốn: Với sự nỗ lực và linh hoạt trong công tác điều hành vốn nên tổng nguồn vốn của NHNT tính đến hết ngày 31/12/2003 đạt 97.320 tỷ qui VNĐ và chiếm 20,3% vốn huy động của toàn ngành ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với định hướng chiến lược của NHNT. Đó là, tăng tỉ lệ vốn huy động bằng VNĐ đặc biệt là tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn từ nền kinh tế. Công tác huy động vốn được làm tốt là do NHNT đã chủ động làm tốt công tác khách hàng, công tác điều hành và quản trị vốn, lãi suất và quản trị rủi ro, thanh khoản và áp dụng một số sản phẩm mới dựa trên nền tảng công nghệ. NHNT đã phát hành thành công nhiều đợt kỳ phiếu và trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn đang tăng cao. Vốn huy động có kỳ hạn đạt 36.807 tỷ VNĐ, chiếm tỉ trọng 51% trong nguồn vốn huy động, tuy nhiên, vốn trung và dài hạn chỉ có 3.496 tỷ qui VNĐ, chiếm 9.5% nguồn vốn huy động có kỳ hạn và 5% tổng nguồn vốn huy động được. Vấn đề thiếu vốn trung và dài hạn đang là thách thức đối với NHNT nói riêng và các NHTM khác nói chung trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh nên nhu cầu đầu tư trung dài hạn là rất cần thiết và ngày càng gia tăng. Mặc dù NHNT hiện nay rất có lợi thế trong huy động nguồn vốn nhưng lại dễ gặp rủi ro hơn so với các NHNNg, đặc biệt trong trường hợp dân cư rút tiền ồ ạt. Thế mạnh của các NHNNg hiện nay chủ yếu là tiền gửi của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi được NHNN cho phép mở rộng phạm vi huy động tiền gửi thì chắc chắn sẽ có sự dịch chuyển vốn tiền gửi từ NHNT sang các NHNNg này. Hiện nay, các NHNNg không được phép huy động tiết kiệm VNĐ, không được phép lắp đặt máy ATM ngoài trụ sở NH của mình nên cũng hạn chế lượng khách cá nhân…Vì thế, nếu các hạn chế về nhận tiền gửi VNĐ nêu trên được dỡ bỏ khi VN gia nhập WTO thì tình thế sẽ càng khó khăn cho NHNT cũng như các NHTM trong nước. 2.1.5.2 Hoạt động cho vay và đầu tư tín dụng. Những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế tăng cao, hơn nữa, Chính phủ và NHNN cũng mở rộng tối đa quyền tự chủ của các TCTD, cho phép các tổ chức tự quyết định trong việc đầu tư. Nhận thức được thuận lợi này, NHNT chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng cho vay các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh Trang 28 Với phương châm tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tín dụng, NHNT đã chú trọng áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trị rủi ro tín dụng như: xác định giới hạn tín dụng cho hầu hết các khách hàng là doanh nghiệp, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng, thực hiện chương trình qui chế hóa, quy trình hóa nghiệp vụ cho vay, tăng cường tập huấn và đào tạo cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng được đẩy mạnh trên toàn hệ thống. Tính đến 31/12/2003, tổng dư nợ tín dụng NHNT là 39.269 tỷ VNĐ, tăng 35.2% so với năm 2002. Tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 46,5%,. Dư nợ ngắn hạn tính đến 31/12/2003 đạt 21.772 tỷ VNĐ, chiếm tỉ trọng khá cao (55%) trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 17.487 tỷ VNĐ, chiếm 45% tổng dư nợ. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng tích cực thay đổi và an toàn theo hướng giảm dần tỉ trọng cho vay các DNNN, tăng dần tỉ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (tỉ trọng dư nợ tín dụng khu vực Nhà nước chiếm 60,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 12,6%, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 26.6%). Tuy nhiên, tổng dư nợ của NHNT chỉ chiếm 10,9% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng, khá khiêm tốn so với các NHTM QD khác (NHCT chiếm khoảng 20% thị phần cho vay trong toàn ngành). Ngoài ra NHNT còn tích cực giải quyết nợ tồn đọng. Dùng Quỹ dự phòng rủi ro, khai thác và bán các tài sản xiết nợ, tích cực thu nợ trực tiếp từ khách hàng, giãn nợ, tham gia vốn cổ phần để xử lý nợ tồn đọng . Tính đến cuối năm 2003, nợ quá hạn đối với các khoản vay hiện hành chỉ chiếm 2,2% tổng dư nợ, còn 372 tỷ VNĐ. Tuy nhiên NHNT do vốn tự có còn rất nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các DN lớn và các dự án lớn. Bên cạnh đó, NHNT còn có nguy cơ chịu rủi ro cao do khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ còn yếu,…những khoản nợ khó đòi từ các dự án lớn thời gian qua cho thấy sự yếu kém trong quản lý, giám sát tín dụng, đặc biệt là khâu kiểm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay của NHNT. Trong khi đó, các NHNNg có ưu thế về lượng ngoại tệ cho vay do có NH mẹ đảm bảo, khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ vượt hơn hẳn NHNT về thực lực lẫn kinh Trang 29 2.1.5.3 Thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế vẫn tiếp tục là thế mạnh của NHNT. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2003 đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 21,9% so với 2002, chiếm 28% thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước. Doanh số thanh toán xuất khẩu trong năm 2003 đạt 5.692 triệu USD, chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2003 đạt 6.756 triệu USD,chiếm 27% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Tuy nhiên, thị trường này cũng đang có nguy cơ bị giảm sút do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong nước và các NHNNg với ưu thế nghiệp vụ chuyên môn giỏi và có mạng lưới thanh toán rộng khắp toàn cầu. 2.1.5.4 Phát triển sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại NHNT đã không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thị trường. Khai trương dịch vụ Vietcombank-Cyber Bill Payment (V-CBP) cho phép các khách hàng sử dụng Internet hoặc thẻ ATM (trong tương lai sẽ cả điện thoại di động) để thực hiện miễn phí các giao dịch chuyển tiền, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện, cước Internet, phí bảo hiểm, thanh toán tiền mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng … NHNT hiện chiếm 50% thị phần thanh toán thẻ và 40% thị phần phát hành thẻ quốc tế. Tổng doanh số thanh toán các loại thẻ quốc tế của NHNT đạt 150 triệu USD, tăng 38% so với năm 2002. Tổng giá trị giao dịch thẻ Connect 24 đạt 2.681 tỷ đồng. Trang 30 Sản phẩm Ngân hàng tại nhà - dịch vụ VCB Money hiện đang được cung cấp cho hầu hết các tổ chức tín dụng trong nước và một số doanh nghiệp lớn. Hiện ngân hàng đang có kế hoạch gia tăng tiện ích trên sản phẩm VCB Money cho khách hàng như kinh doanh vốn, mở L/C thanh toán, tiếp nhận dịch vụ tư vấn từ ngân hàng… NHNT ký liên minh thẻ với 11 NHTM hoạt động tại Việt Nam sử dụng hệ thống máy ATM, nhằm kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng, mở rộng tiện ích sử dụng thẻ, tăng hiệu quả kinh tế cho các ngân hàng đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư cho toàn xã hội. 2.1.6 Hiệu quả kinh tế-xã hội: 2.1.6.1 Hiệu quả kinh tế: Trong những năm qua, NHNT đã làm tốt vai trò chủ lực của NHTM Nhà nước, gắn hiệu quả kinh doanh với việc thực hiện tốt chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, tự hào là trợ thủ đắc lực của NHNN trong việc tác động đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định tiền tệ theo mục tiêu của Nhà nước. -Trong suốt quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của đất nước trong những năm qua, ngành NH đóng vai trò hầu như duy nhất trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán và dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, trong đó NHNT đóng vai trò chủ đạo (NHNT chiếm 30% tỉ trọng thanh toán XNK toàn ngành NH), đã góp phần thúc đẩy kinh tế XNK tăng trưởng vượt bậc từ mức xấp xỉ 2 tỷ USD tổng kim ngạch XNK năm 1990 lên trên 50 tỷ USD năm 2004 (trong đó xuất khẩu đạt 26 tỷ USD), đưa mức tăng trưởng bình quân lên trên 25% trong suốt 10 năm qua. -NHNT tham gia đầu tư vào các dự án lớn, trọng điểm của nước ta, góp phần phát triển kinh tế nước nhà. Trước đây, những dự án lớn trong nước đều do nước ngoài đầu tư, nhưng đến năm 1996, NHNT bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này dưới các hình thức đầu tư, đồng tài trợ, hợp vốn cùng các NH khác cho vay…Các công trình trọng điểm mà NHNT tham gia như: NM đạm Phú Mỹ, NM lọc dầu Dung Quất, Thủy điện Yaly, Xi măng Chinfon,… Với những hoạt động này, NHNT đã chứng minh được tiềm lực kinh tế, trình độ tổ chức dự án, khả năng thu xếp vốn trên qui mô lớn và một bước khẳng định khả năng phát huy nội lực của mình. -Cùng thực hiện chương trình tái cơ cấu, chỉnh sửa những thiếu sót bất cập của mình, NHNT còn tham gia cùng NHNN trong chương trình củng cố một số NHTMCP yếu kém, lấy lại niềm tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, đảm bảo Trang 31 - Nhờ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, kết quả tài chính trong nhiều năm qua của NHNT là hết sức khả quan, mức tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Nguồn vốn tự có vốn của NHNT tăng trưởng đều mỗi năm: năm 1995 đạt 831 tỷ, năm 2000 đạt 2.051 tỷ, năm 2003 đạt 5.734 tỷ VNĐ. Lợi nhuận đạt được trong những năm qua cao nhất trong các NHTM (năm 2002, lợi nhuận trước thuế là 334 tỷ, năm 2003 đạt 901 tỷ VNĐ – tăng gần gấp 3 lần năm trước) giúp NHNT trích lập các quỹ dự phòng nhằm nâng cao năng lực của mình. Mỗi năm NHNT đều vượt chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước và là NHTM nộp ngân sách Nhà nước vào loại lớn nhất trong nhiều năm qua, mỗi năm khoản trên 200 tỷ đồng (năm 2003 số tiền nộp thuế là 280 tỷ đồng). 2.1.6.2 Hiệu quả xã hội: NHNT cũng góp phần không nhỏ trong các hoạt động xã hội, giúp cho mối quan hệ giữa NHNT với các địa phương ngày thêm gắn bó chặt chẽ đồng thời nó cũng phục vụ có hiệu quả cho chính sách Đền ơn đáp nghĩa của Đảng, Nhà nước, cụ thể: -Tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 5000 CBCNV của NHNT với mức thu nhập ổn định. - NHNT góp 200 tỷ Đồng cho Ngân hàng phục vụ người nghèo với lãi suất thấp, dành một phần quỹ phúc lợi ủng hộ trường trẻ em mồ côi, khuyết tật. - Nhận phụng dưỡng suốt đời 118 bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Cấp 62 sổ tiết kiệm trị giá 2.000.000đ/sổ cho các trường hợp chính sách khác. - Góp 5 tỷ đồng xây nhà Tình nghĩa, nhà Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi. - Xây dựng công viên thiếu nhi tại thành phố Nha Trang. - Đóng góp vào quỹ vì trẻ thơ Việt Nam trên 100 triệu đồng hàng năm. - Tích cực tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiên tai, lũ lụt. - Ủng hộ huyện An Lão - Bình Định xây dựng trường cấp II cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Thường xuyên tham gia vào các chương trình Hiến máu nhân đạo…. Trang 32 2.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của NHNT VN trên thị trường kinh doanh tiền tệ 2.2.1 Thực trạng trong cạnh tranh kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Hiện nay, các NHTMNN vẫn khống chế được thị trường Ngân hàng tại Việt Nam với mức thị phần chiếm giữ trên lĩnh vực huy động vốn và sử dụng vốn đều trên 70% thị phần nhưng chất lượng chưa cao. Thị phần của các NHLD và chi nhánh NHNNg được mở rộng nhanh chóng vì trong quá trình thâm nhập thị trường các NHNNg bao giờ cũng thiết lập văn phòng đại diện để nghiên cứu thị trường nên khi nhận được giấy phép mở chi nhánh và sau khi ổn định tổ chức họ lập tức tiến hành ngay công việc kinh doanh, tìm kiếm khách hàng vì họ đã có thời gian tìm hiểu thị trường và với nguồn vốn dồi dào, công nghệ hiện đại nên đã nhanh chóng chiếm một thị phần đáng kể trong kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam. Các NHNNg cũng xem hoạt động cho vay và đầu tư là hoạt động sinh lợi quan trọng nhưng họ ít cho vay ngắn hạn cũng như không cho vay buôn bán, dịch vụ mà chủ yếu là tài trợ xuất nhập khẩu, đầu tư theo dự án, cho vay trung và dài hạn. Khách hàng của họ chủ yếu là các Công ty liên doanh và các công ty nước ngoài có dự án đầu tư tại Việt Nam. Ngoài ra các NHNNg cũng cho vay đối với một số doanh nghiệp Việt Nam dựa trên uy tín của các doanh nghiệp tốt. Về phía các NHTM trong nước, tất cả đều được sự bảo hộ của Nhà nước, có lợi thế am hiểu rõ ràng luật pháp Việt Nam hơn, am hiểu thị trường Việt Nam hơn, có lực lượng khách hàng truyền thống từ lâu đời, có mạng lưới hoạt động rộng khắp nhưng lợi thế này đang ngày càng giảm dần do áp lực cạnh tranh và đồng vốn có hạn. Đồng thời, các Ngân hàng trong nước còn có lợi thế về ngôn ngữ, sự hiểu biết về phong tục tập quán và văn hoá nước nhà nên dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn- nhất là khách hàng cá nhân . 2.2.1.1 Cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng : Trong cơ chế kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh trong ngành Ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể. Ngân hàng đã và đang ngày càng hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng đa dạng và linh động hơn trước. Ngân hàng không còn ngồi chờ khách hàng như trước mà phải tự cải tiến, tự chọn lựa đối tượng để có những sản phẩm phục vụ ngày càng thích hợp hơn. Chẳng hạn trong việc huy động vốn nhàn rỗi, các Ngân hàng luôn đưa ra các chương trình khuyến mãi trúng thưởng, các kỳ hạn linh hoạt để khách hàng có nhiều cơ Trang 33 Nghiệp vụ chính của Ngân hàng vẫn là đi vay để cho vay. Vì thế, để kinh doanh có hiệu quả, ngoài việc tìm đầu vào, Ngân hàng phải chọn cho mình một đầu ra để đảm bảo đồng tiền kinh doanh sinh lợi. Với các NHTM, khách hàng chủ lực của họ vẫn là những khách hàng truyền thống lâu đời trên cơ sở có chọn lọc, phát triển những khách hàng có tiềm năng, khách hàng có hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao cũng như có mối quan hệ uy tín với Ngân hàng. Ngoài ra, NHTM cũng tìm cách mở rộng sang các Cty liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với các NHNNg, với uy tín và thương hiệu của họ vốn đã nổi tiếng trên thị trường kinh doanh tiền tệ quốc tế, khách hàng chủ yếu của họ là những tập đoàn kinh doanh nổi tiếng nước ngoài có cùng xuất xứ hoặc có công ty mẹ là khách hàng của các chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống với mình ở các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, với nguồn vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm kinh doanh dày dạn, họ dễ dàng tiếp cận với các Tổng công ty lớn của Việt Nam, cho vay và tài trợ các dự án lớn mà nguồn vốn của các NHTM Việt Nam không thể tham gia được . Các Ngân hàng liên doanh cũng có chiến lược tìm kiếm khách hàng trong nước và ngoài nước nhưng họ cũng có nhiều hạn chế về vốn, về sự chưa thống nhất trong quan điểm kinh doanh của bên VN và bên nước ngoài…nên tính cạnh tranh của các Ngân hàng liên doanh so với các NHNNg và các NHTM NN có phần yếu hơn . Các NHTMCP hiện đang quan tâm nhiều đến mảng khách hàng là các công ty vừa và nhỏ nhằm khai thác nhóm khách hàng chưa bị các Ngân hàng khác chiếm lĩnh. Ngoài ra, các Ngân hàng còn cạnh tranh khốc liệt trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác. Điển hình là dịch vụ sử dụng thẻ ATM trong thanh toán, phát lương, chuyển tiền đều được hầu hết các Ngân hàng như VCB, ICB, ACB, NHNN0 & PTNT,...triển khai. Các dịch vụ khác như thanh toán quốc tế, mở tài khoản tiền gửi và tiền tiết kiệm, dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, môi giới chứng khoán, dịch vụ kiều hối, dịch vụ kinh doanh vàng bạc đá quý,…được các Ngân hàng ngày càng mở rộng và được chú ý nâng cao chất lượng phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Trang 34 2.2.1.2 Cạnh tranh về giá cả của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng : * Cạnh tranh về giá cả trong nghiệp vụ huy động vốn : Nếu trước đây, dù lãi suất huy động của khối các NHTMQD có thấp hơn so với khối NHTMCP, nhưng người gửi tiền vẫn tập trung vào các Ngân hàng này, thì nay đã có sự chuyển hướng, người gửi tiền có xu hướng chọn gửi tiền tại các Ngân hàng có lãi suất cao hơn, trong đó chủ yếu là các NHTMCP . Lâu nay, các NHTMQD trong thời gian dài phải chịu áp lực “án binh bất động ” lãi suất huy động cũng như cho vay do sự khống chế của NHNN, hệ quả tốc độ tăng trưởng vốn không đạt mục tiêu đề ra, thậm chí chỉ bằng một nửa so với mức bình quân của khối NHTMCP. Chính vì vậy khi NHNN nới lỏng mức khống chế này thì các NHTMQD không thể chần chừ được nữa mà tiến vào đường đua tăng lãi suất với khối NHTMCP. Ngay đầu tháng 8/2005, Agribank bứt phá bằng việc mở màn tăng lãi suất tiền gửi USD - tăng từ 0,15%-0,2% /năm ở mỗi kỳ hạn, cụ thể là lãi suất 3 tháng là 2,75%/năm; 6 tháng là 3%/năm và 12 tháng là 3,6%/năm. Với VNĐ, do gần như có thỏa thuận chung về lãi suất đầu vào của các NHTMQD trong việc khống chế mức lãi suất trần, nên Agribank chỉ tăng nhẹ một số kì hạn cơ bản. Tuy nhiên, Agribank lại bứt phá bằng cách lách qua các kì hạn trong thỏa thuận mà cho ra đời một kỳ hạn mới - gửi 13 tháng với lãi suất trả sau 0,8%/tháng, tức 9,6%/năm! Với lãi suất này, ngay cả các ngân hàng đang có lãi suất cao như ACB, Sacombank...cũng không thể theo nổi. Chính vì vậy mà hiện nay, Agribank có mức lãi suất cho vay cao nhất trên thị trường, từ 1,3%/tháng đối với các khoản vay trung, dài hạn. Sau Agribank, tháng 8/2005, Vietcombank - người anh cả về ngoại hối cũng quyết định tăng lãi suất huy động USD với mức tăng từ 0,25% - 0,4%/năm. Cụ thể như kỳ hạn 3 tháng là 3%/năm, 6 tháng 3,25%/năm và 12 tháng là 3,75%/năm. Ngay khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản, lập tức Eximbank lại cho tăng USD một lần nữa. Theo đó kỳ hạn 3 tháng là 3,1%/năm; 6 tháng 3,3%/năm và 12 tháng là 3,9%/năm, vượt xa lãi suất của Vietcombank. Trên thực tế, có một cuộc đua tăng lãi suất như vậy đang diễn ra từng ngày. Nhờ cuộc đua này mà người gửi tiền có cơ hội được hưởng lợi nhiều hơn, cả về lợi ích vật chất, cụ thể như khi tăng việc huy động vốn các ngân hàng thường đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi như: lãi suất bậc thang, tham gia các chương trình bốc thăm trúng Trang 35 * Cạnh tranh về giá cả trong nghiệp vụ sử dụng vốn : Hiện nay các NHTM thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận với khách hàng nhiều mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng cũng như doanh số giao dịch qua Ngân hàng và chiến lược khách hàng của từng Ngân hàng trên cơ sở lãi suất trần và sàn do NHNN đề ra cộng hoặc trừ thêm một biên độ cho phép. Do lãi suất huy động tăng nên lãi suất cho vay của các NHTM đều tăng . Thực tế, do thiếu đầu vào, các Ngân hàng đều tăng mức lãi suất huy động dẫn đến tăng lãi suất cho vay, điều này liệu có gây thiệt thòi cho cả phía Ngân hàng lẫn các doanh nghiệp vay vốn vì cả hai phía đều phải chịu chi phí cao cho nguồn vốn của mình? Nói vậy nhưng không phải vậy. Có một nghịch lý là: các ngân hàng một mặt phải cạnh tranh tăng lãi suất huy động để tăng nguồn vốn cho vay, đồng thời phải cạnh tranh nhau hạ lãi suất cho vay để đẩy vốn ra. Vì huy động tiết kiệm chỉ là một kênh trong rất nhiều kênh huy động vốn. Thế nên lãi suất đầu ra cao hay thấp lại chịu tác động nhiều ở mối quan hệ tín nhiệm, tính khả thi và hiệu quả của dự án cho vay. Hay nói cách khác, lãi suất cho vay phụ thuộc rất nhiều vào tình hình “sức khoẻ” của doanh nghiệp, đó chính là tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh, minh bạch và hiệu quả hay không ? * Cạnh tranh về giá cả của các sản phẩm dịch vụ khác : Hiện nay biểu phí dịch vụ của các NHTM tại Việt Nam nhìn chung đã có những sự tương đồng nhất định do cạnh tranh giữa các NHTM với nhau ngày càng gay gắt để thu hút khách hàng nên sự chênh lệch về các khoản thu dịch vụ phí đối với khách hàng đã bớt sự chênh lệch so với trước đây. Tuy nhiên, hiện tại mức phí dịch vụ do các Ngân hàng nước ngoài nhìn chung vẫn cao hơn biểu phí của các Ngân hàng trong nước. 2.2.1.3 Cạnh tranh về công nghệ ngân hàng : Xu thế của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới vẫn là tìm kiếm lợi nhuận từ việc thu phí các dịch vụ ngân hàng (chứ không phải là từ tiền lãi vay) trên cơ sở công nghệ cao nhằm cung cấp những tiện ích, dịch vụ cho khách hàng ngày càng nhiều. Chính vì thế hầu hết các NHTM đều tập trung mạnh cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật theo hướng hiện đại hóa thiết bị làm việc, trong việc quản trị điều hành, thanh toán, chuyển tiền, ứmh dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến. Trang 36 Một số các NHTM tiếp tục phát triển mạng lưới máy rút tiền tự động ATM và máy thanh toán thẻ, đặc biệt là phát triển tài khoản cá nhân, thực hiện chi trả lương cho nhân viên qua ngân hàng, rút ngắn thời gian chuyển tiền xuống chỉ còn 3 phút/1 giao dịch… Năm 2000, NHNT đi đầu trong công tác thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán. Kết nối online toàn hệ thống, khách hàng của NHNT có thể gửi tiền một nơi, rút nhiều nơi trên toàn hệ thống, hoặc có thể rút tiền tại bất kỳ máy ATM nào đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Máy ATM của NHNT còn chấp nhận ứng tiền mặt cho cả 5 loại thẻ tín dụng quốc tế (như: Visa, Master, Dinner club, JCB, Amex), thanh toán hóa đơn tiền điện, hoá đơn điện thoại, trả tiền phí bảo hiểm, chuyển khoản…. Tiếp đến ,Eximbank cũng triển khai hệ thống online ngay sau đó. Tháng 5/2003 Sacombank chính thức triển khai ngân hàng qua điện thoại (Phone banking) giúp các khách hàng có tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kì hạn hoặc tiền vay có thể truy vấn số dư, lãi suất tiền gửi, tiền vay, tỷ giá. Trước đó một năm, NHNT CN HCM cũng đã cung cấp dịch vụ này cho khách hàng của mình. Không chỉ là Phone Banking, tháng 6/2003 ACB chính thức khai trương dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động (Mobile-banking) dùng thanh toán các hóa đơn nước, điện thoại, điện…Ngoài ra dịch vụ này còn giúp khách hàng trong việc mua, bán chứng khoán và theo dõi số dư tại ngân hàng. Góp phần vào cuộc đua này, Techcombank đưa vào dịch vụ thanh toán điện tử từ xa, khách hàng có thể thanh toán theo Swift, quản lý tài khoản một cách nhanh chóng mà không cần đến giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Ngân hàng ANZ VN cũng khai trương dịch vụ Internet Banking năm 2003. Với dịch vụ này, khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, yêu cầu báo cáo tài khoản, xem tỷ giá… Agribank cũng triển khai đề án Ngân hàng bán lẻ hoạt động vào cuối năm 2003. Như vậy rõ ràng rằng, khi tất cả các ngân hàng đều cung cấp các dịch vụ trên thì càng ngày khách hàng càng được hưởng những tiện ích từ nền công nghệ văn minh đem lại. 2.2.1.4 Cạnh tranh khách hàng. Hiện nay, việc các Tổ chức Tín dụng đang cạnh tranh khách hàng lẫn nhau diễn ra quyết liệt. Việc này là tất yếu vì ngày nay, trong một địa bàn nhất định có rất nhiều ngân hàng đặt tại đó phục vụ chủ yếu cho khách hàng tại địa bàn này (Ví dụ như chỉ trong Khu Trang 37 Tuy nhiên bên cạnh những hình thức cạnh tranh lành mạnh, một số Ngân hàng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt đã sử dụng những chiêu thức lôi kéo khách hàng một cách không lành mạnh như: bỏ qua các bước xét duyệt của qui trình tín dụng, hạ thấp lãi suất cho vay, đánh giá sai năng lực khách hàng, ưu đãi về lãi suất huy động, giảm phí dịch vụ, đua nhau khuyến mãi bằng vật chất quá mức qui định...Hơn thế nữa, họ thu hút cả những khách hàng làm ăn kém hiệu quả, đầu tư vào những dự án, phương án kinh doanh không khả thi, khả năng trả nợ thấp. Những khách hàng này, lợi dụng sự tranh đua, cạnh tranh của các ngân hàng với nhau, họ dùng những tài sản, vật tư hàng hóa đã được thế chấp hoặc cầm cố cho ngân hàng trước làm tài sản đảm bảo cho ngân hàng sau. Việc này dẫn đến ngân hàng không kiểm soát nổi việc sử dụng vốn vay và ngân hàng khó có thể thu hồi được nợ vay lẫn thu hồi tài sản thế chấp, cầm cố. Thiết nghĩ các ngân hàng muốn cạnh tranh với nhau trước hết phải nghĩ về khách hàng, cung cấp các sản phẩm đúng với nhu cầu và khả năng khách hàng, dịch vụ ngân hàng thuận tiện, đa dạng, có giá trị mới hấp dẫn được khách hàng. Đồng thời luôn nâng cao uy tín, tạo niềm tin cho khách hàng thì không những duy trì được khách hàng cũ mà còn mang tính quyết định đến sự trung thành của các khách hàng mới. 2.2.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh : 2.2.2.1 Các đối thủ là các NHTM trong nước : Bảng so sánh một số chỉ tiêu của các NHTM trong nước. Số liệu đến hết năm 2003 Đơn vị tính: tỷ VNĐ Tên NH NHNT NHCT ĐT&PT SACOMBANK Á CHÂU Vốn CSH 5.735 4.154 5.503 740 706 Nợ quá hạn 2,7% 5.05% 4,59% 1,07% 1,05% Mạng lưới chi nhánh 26 125 74 25 51 Hệ số CAR 6,17 6,08 6,78 10,05 10,14 Huy động vốn 97.320 67.595 71.983 7.540 12.580 Cho vay 39.629 51.779 61.361 5.958 6.698 Lợi nhuận trước thuế 877 223 523 197 228 (Nguồn: trích từ báo cáo thường niên của các ngân hàng ) Trang 38 Hệ thống NHTMQD : Trước kia, 4 NHTMQD lớn được Nhà nước ưu ái trong hoạt động kinh doanh là Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện nay, hệ thống NHTMQD vừa mới được bổ sung thêm NH phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Song chỉ tính 4 NHTMQD thôi đã cho thấy sự đóng vai trò chủ đạo trong huy động vốn và cho vay nền kinh tế rất rõ, có quy mô tài sản rất lớn. Tổng tài sản nợ nước của 4 NHTMQD nói trên đã lên tới 400.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động lên tới 385.083 tỷ đồng, tương đương gần khoảng 50% GDP năm 2003 của nước ta. Đây là con số thật sự có ý nghĩa, các NHTM Nhà nước đã chiếm gần 80% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NH. Tổng dư nợ đầu tư đồng vốn và cho vay vốn nền kinh tế đạt 280.842 tỷ đồng, ước tính chiếm khoảng 77,3% tổng dư nợ của hệ thống NH. • Ngân hàng Công thương Việt Nam ( ICB) Là một NHTMQD lâu đời, với mạng lưới rộng khắp (125 chi nhánh –chỉ đứng sau NHNN&PTNT), trụ sở ở những vị trí quan trọng nhất tại tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc, ICB có thị phần tiền gửi chiếm 20% trong toàn ngành , thị phần tín dụng chiếm bình quân 22%. ICB có lợi thế cạnh tranh chính là nguồn vốn nội tệ dồi dào, thị phần tín dụng lớn nhất trong các NHTM và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. ICB có hẳn một thị trường nội địa truyền thống và thu nhập của họ chủ yếu là từ nghiệp vụ tín dụng (chiếm 90% thu nhập). • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) : BIDV là NHTM quốc doanh chuyên về lãnh vực đầu tư phát triển được thành lập sớm nhất Việt Nam, với ưu thế huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong nước và ngoài nước để đầu tư và phát triển như vay thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh,…có nhiều kinh nghiệm đầu tư phục vụ các công trình, dự án trọng điểm trên phạm vi cả nước, đáp ứng được nguồn vốn cao nhất cho đầu tư phát triển phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Với ưu thế trong lãnh vực cho vay trung dài hạn phục vụ cho đầu tư và phát triển; ưu thế trong lãnh vực cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp thi công xây lắp, BIDV đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống NHTMQD. Hơn thế nữa, BIDV cũng rất chú trọng đầu tư công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, là NH có hiệu quả kinh doanh khá cao (Lợi nhuận năm 2003 NH này chỉ đứng sau VCB). Trang 39 • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) : Agribank ra đời với chức năng là một Ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là một lĩnh vực, một địa bàn trọng điểm của đất nước ta . Với hệ thống mạng lưới dày đặc và rộng nhất nước (1611 chi nhánh) Agribank chiếm toàn bộ thị phần trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của cả nước, một lĩnh vực mà chưa có sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác. Mặc dù là NH có số vốn điều lệ cao nhất trong các NHTM VN ( năm 2003 đạt 5.090 tỷ VNĐ) và mạng lưới hoạt động rộng khắp nhưng hoạt động của ngân hàng này có kết quả kinh doanh chưa khả quan ( năm 2002 NH này lỗ ròng 1.449 tỷ đồng, năm 2001 lỗ ròng 692 tỷ đồng) nhưng trong chiến dịch quảng bá thương hiệu, Agribank và Incombank là những nhà tài trợ chính cho một Festival Huế hoành tráng, cung cấp máy ATM phục vụ cho SeaGames 22 tại Việt Nam. Thông qua lễ hội văn hóa để quảng bá thương hiệu là một hành động hết sức khôn khéo để tiếp thị hình ảnh Ngân hàng với khách hàng trong nước cũng như quốc tế. Các NHTM cổ phần khác : Sẽ thật là sai lầm khi đánh giá thấp về các NHTMCP. Mặc dù đa phần có quy mô bé nhỏ và phân tán nhưng một số NHTMCP đã có thị trường riêng của họ và chiếm một thị phần đáng kể như NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank) NHTMCP Kỹ thương VN (Techcombank);... Hơn thế nữa, kết quả kinh doanh của các NH rất khả quan, lợi nhuận mỗi năm đều tăng lên rất nhiều, các hệ số an toàn vốn (Car) đều trên đạt tiêu chuẩn, lớn hơn 8% (trung bình các NH đạt khoảng 10%), tỉ lệ nợ quá hạn lại thấp ( thường dưới 2%), nên tình hình tài chính của các NH này tương đối lành mạnh. Do có qui mô nhỏ nên các NHTMCP rất linh hoạt trong các lĩnh vực hoạt động như huy động vốn với các hình thức phong phú đa dạng và hấp dẫn; cho vay đối với cá nhân (gồm cho vay tiêu dùng, cho vay sữa chữa nhà, cho vay du học…); cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, DNTN. Ngoài ra, các Ngân hàng này cũng đã triển khai các sản phẩm dịch vụ như: Thanh toán thẻ, Kinh doanh địa ốc, Tư vấn bảo hiểm, Kinh doanh vàng bạc đá quí...tạo ra những sản phẩm hỗ trợ để luôn gắn kết khách hàng với Ngân hàng của họ. Đặt biệt trong tiến trình hiện đại hóa công nghệ và mở rộng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ năm 2003, các NHTMCP tham gia quyết liệt không thua gì các NHTMQD. Trang 40 - Techcombank ký kết nối mạng với NHNT về sử dụng thẻ ATM, lắp đặt và triển khai phần mềm Globus của Thụy Sỹ cho phép khách hàng khai dịch vụ tiết kiệm gửi một nơi, lĩnh tiền nhiều nơi trong mạng lưới Ngân hàng này, giao dịch NH một cửa,… - ACB cùng Cty phần mềm và truyền thông VASC đã ký kết “Ứng dụng chứng chỉ số trong giao dịch Ngân hàng điện tử”. ACB cũng đã đưa vào hoạt động dịch vụ Mobile-Banking qua tin nhắn 997 với nội dung ngắn gọn: mã số đại lý nơi thanh toán tiền, số tiền sẽ trả, mật mã của khách hàng. Theo đó, những người có điện thoại di động có thể thực hiện thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ ở bất kỳ nơi nào có điện thoại di động phủ sóng. Ngoài ra,ACB còn có Công ty địa ốc chuyên kinh doanh bất động sản đang hoạt động rất sôi nổi và hiệu quả. - NHTMCP Đông Á, được xem là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực kiều hối, hơn một phần ba lượng kiều hối chuyển về các tỉnh phía Nam là thông qua Công ty Kiều hối Đông Á. Hiện nay Ngân hàng này cũng luôn hướng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm của mình như: làm thẻ ATM connect 24/24h miễn phí, thực hiện dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, điện thoại,…bằng thẻ ATM, đặt máy rút tiền ở khắp nơi như siêu thị, bưu điện và năm 2005 Ngân hàng Đông Á đang thử nghiệm trước khi các máy ATM chính thức chấp nhận thẻ của khách du lịch Trung Quốc.….. Các Ngân hàng này đã thực sự đóng vai trò một Ngân hàng bán lẻ, đây là hướng đi mà hầu hết các ngân hàng khác đang cố gắng thực hiện cho bằng được. Những nỗ lực của họ đã được công nhận. Cụ thể là trong cuộc thăm dò do Vn Express thực hiện ngày 31/10/2003 với câu hỏi “Bạn chọn gửi tiết kiệm ở đâu?” thì ACB đứng ngay sau VCB về độ tín nhiệm mà khách hàng sẽ chọn gửi tiết kiệm (VCB đứng đầu với 39% và ACB đứng kế tiếp với 19,4%) . Năm 2005, ACB vinh dự được tạp chí The Banker trao tặng giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất năm 2005”. Đây là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng cao quí này. Một điều cần ghi nhận là, trước đây giải thưởng này liên tục được trao cho VCB- một NHTMQD hàng đầu thì nay đã được trao cho ACB - thế mới càng thấy rõ sự phấn đấu không mệt mỏi của các NHTMCP và không thể xem nhẹ các NH này được. Các đối thủ là ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài : Hiện nay, NHLD và NHNNg chiếm khoản 8% thị phần Việt Nam gồm: Indovina Bank, Vinasiam Bank, Citibank, HSBC, Deutche bank,…Mỗi NH có một thế mạnh khác Trang 41 • HongKong and Shanghai Banking Corporation ( HSBC) : Năm 2003, HSBC được tạp chí The Banker trao giải “Global Bank”, lợi nhuận trước thuế đạt 6,8 tỷ GBP (khoảng 12,8 tỷ USD) tăng 33% so với cuối năm 2002. Doanh thu của HSBC đạt tới 41 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2002 (26,6 tỷ USD). Thị trường Châu Á có nhiều biến động nhưng HSBC vẫn tiếp tục cho thấy năng lực và sức bền bỉ của một tổ chức có đẳng cấp từ lâu. Tại Việt Nam, HSBC chứng tỏ mình là một đối thủ đàn anh với công nghệ Ngân hàng hiện đại. Trong khi các NHTM Việt Nam đang có xu hướng mở rộng thái quá mạng lưới của mình thì HSBC tuy chỉ có một điểm giao dịch tại TPHCM vẫn có thể phục vụ khách hàng của họ tại Cần Thơ, Bình Dương,…nhờ hệ thống E-banking (NH điện tử). Qua đó cho chúng ta thấy một kinh nghiệm mở rộng mạng lưới là cần thiết nhưng cũng cần đầu tư chiều sâu cho công nghệ mới có thể đem lại hiệu quả cho hoạt động mở rộng mạng lưới kinh doanh của Ngân hàng. • Deutsche Bank – Ngân hàng tốt nhất Tây Âu : Một đàn anh thứ hai có mặt tại Việt Nam là Deutche Bank– Ngân hàng được mệnh danh là tốt nhất Tây Âu. Năm 2003, một năm cực kỳ khó khăn đối với các Ngân hàng Tây Âu thì Deutsche Bank lại không những chỉ tăng gấp đôi số lợi nhuận mà còn nỗ lực chuyển đổi chiến lược kinh doanh của mình . Deutsche Bank được giải thưởng IRS (giải hoạt động Ngân hàng đầu tư) của Tạp chí The Banker. Deutsche Bank được xem như Ngân hàng có hoạt động đầu tư đứng đầu Châu Âu, có những hội viên then chốt tại các thị trường Nợ và Vốn. Ngoài ra, Deutsche Bank còn được đánh giá là có vị trí dẫn đầu về phát hành trái phiếu đồng Euro và trái phiếu overall bond tại Châu Âu và là Ngân hàng của năm 2003 tại khu vực Tây Âu. Như vậy, so với các Ngân hàng Việt Nam, NHNNg có lợi thế về vốn, về công nghệ, về trình độ cũng như kinh nghiệm trong các mặt nghiệp vụ. Tính đến nay, số lượng sản phẩm và dịch vụ của các NHTM Việt Nam mới chỉ có khoảng 300 loại- so với khoảng 6000 loại của các NH thế giới. Bên cạnh đó, tình hình tài chính các NH này rất tốt. Độ an toàn vốn cao vì họ có công ty mẹ dồi dào về vốn, tỷ lệ nợ quá hạn thường < 1% do các NH này rất có kinh nghiệm trong việc quản lý nợ và quản lý rủi ro nên tuy doanh số ít nhưng chất lượng tín dụng lại rất cao. Trang 42 Nếu như các NHTM Việt Nam sinh lời chủ yếu là hoạt động tín dụng (gần 90% tổng thu nhập), còn các loại hình dịch vụ Ngân hàng mới được chú trọng trong thời gian gần đây (chiếm từ 6%- 10% tổng thu nhập) thì các NHNNg đã đi trước ta khá xa. Hoạt động của họ rất phong phú về mọi mặt, từ đầu tư cho vay, kinh doanh ngoại tệ, mua bán nợ, mua bán lại công ty, đầu tư ra nước ngoài...mà hầu như còn rất mới mẻ với các NHTM VN và thu nhập của họ từ dịch vụ Ngân hàng chiếm trên 30% tổng thu nhập. 2.2.2.2 Đối thủ là các ngân hàng khác trên thế giới. Do xuất phát điểm của chúng ta quá thấp nên để đạt tới mặt bằng chung của khu vực và thế giới, chúng ta sẽ phải vượt qua khoảng cách khá xa, thể hiện như sau : Các nội dung so sánh Quốc tế và khu vực NHNT Việt Nam Theo kịp (+) Chưa theo kịp (-) - Về thể chế Theo kinh tế thị trường Đang chuyển đổi sang Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN - - Về công nghệ Nhiều ngân hàng đạt trình độ cao, hiện đại Chưa đạt trình độ trung bình của khu vực và thế giới - - Về vốn Có quy mô vốn lớn hàng tỷ USD, trung bình gấp 5 lần NHTM VN Vốn tự có của NHNT còn quá bé nhỏ. - - Về nguồn nhân lực Đạt trình độ cao Còn nhiều hạn chế, đặc biệt về kinh nghiệm hoạt động trong cơ chế thị trường, công nghệ mới, khả năng ngoại ngữ,tin học…. - So với trình độ chung của khu vực và thế giới, NHNT Việt Nam còn khoảng cách khá xa và phải khắc phục nhiều mặt yếu kém. 2.3 Đánh giá vị thế NHNT VN trong hệ thống NHTM trong nước và trong khu vực. 2.3.1 Điểm mạnh của NHNT Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ngừng tăng trưởng và hiệu quả, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn lợi nhuận năm trước . Năm 2004 kết quả đạt được thật đáng tự hào: + Tổng lợi nhuận trước thuế của NHNT đạt 1.500 tỷ, cao hơn lợi nhuận của tất cả khối NHTMCP tại TPHCM gộp lại. + Tuy là NH có mạng lưới ít nhất trong các NHTMQD nhưng NHNT lại luôn là NH có lợi nhuận cao nhất trong nhiều năm qua. Trang 43 + Thị phần vốn chiếm khoảng 20% thị phần vốn của toàn ngành ngân hàng (đạt 120.058 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 22%), thị phần cho vay chiếm gần 11% thị phần của toàn ngành (tổng dư nợ đạt 48.900 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 30%) và tỉ lệ nợ quá hạn thấp, đạt 2,7% (chỉ còn khoảng 200 tỷ đồng). + Trong đó, ưu việt nhất là thị phần thanh toán quốc tế, cuối năm 2004 đạt 16 tỷ USD, NHNT chiếm gần 30% thị phần của toàn ngành ngân hàng. + Bên cạnh đó, NHNT còn là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ trong nước cũng như thẻ quốc tế, thị phần thẻ chiếm hơn 50% thị phần toàn ngành ngân hàng với mạng lưới máy ATM lớn nhất Việt Nam (400 máy đặt tại 28 tỉnh thành). + Là ngân hàng đi đầu trong trang bị công nghệ hiện đại trong hệ thống ngân hàng, là ngân hàng đầu tiên có hệ thống online trên toàn quốc. + Vietcombank là ngân hàng đi tiên phong trong ứng dụng công hệ hiện đại, là Ngân hàng đầu tiên quản lý vốn tập trung trong toàn hệ thống, tạo ra nhiều dịch vụ mới theo tiêu chuẩn quốc tế có khả năng cạnh tranh cao như dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ rút tiền tự động, ngân hàng điện tử...và đang thực hiện triển khai các dịch vụ này sang thị trường nước bạn Lào, từng bước hòa mình vào tiến trình hội nhập quốc tế. Với những thành tựu vượt trội, NHNT vinh dự được chọn là ngân hàng đầu tiên của cả nước thí điểm cổ phần hóa và ngay cuối tháng 9/2005, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định chính thức cho phép cổ phần hóa NHNT Việt Nam, xây dựng NHNT thành một tập đoàn tài chính đầu tiên ở Việt Nam, mở đường cho các ngân hàng khác phấn đấu trở thành những tập đoàn tài chính tiếp theo. 2.3.2. Điểm yếu kém , tồn tại của NHNT Việt Nam Bên cạnh những thành công rực rỡ, NHNT còn tồn tại những mặt hạn chế. + Vốn điều lệ và vốn tự có tích lũy còn khá mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. + Nguồn vốn của NHNT tăng trưởng đều đặn mỗi năm, năm sau cao hơn năm trước, nhưng việc tăng trưởng đầu tư tín dụng chưa phù hợp với tăng trưởng vốn mặc dù đã được cải thiện trong những năm gần đây . + Chất lượng tín dụng chưa cao mặc dù đã có nhiều biện pháp kiểm tra, kiểm soát. Trang 44 + Quá trình hiện đại hóa công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng diễn ra chậm, hiệu quả khai thác thấp gây lãng phí, một số dịch vụ ngân hàng tuy hiện đại nhưng mới trong giai đoạn triển khai thử nghiệm và cung cấp cho một số ít khách hàng. + Về hội nhập quốc tế, trong khi NHNT mở rộng kinh doanh dịch vụ trong nước thì việc tổ chức kinh doanh ở hải ngoại hầu như dẫm chân tại chỗ. + Công tác đào tạo cán bộ, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, khả năng giao tiếp ngoại ngữ và trình độ quản lý tác nghiệp kinh doanh vẫn chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn của ngân hàng hiện đại. + Thu nhập lương và các chính sách phúc lợi xã hội của người lao động không tương xứng với sự đóng góp của họ, gây ra tình trạng “chảy máu chất xám” từ NHNT. 2.3.3 Đánh giá về vị thế và khả năng cạnh tranh của NHNT Việt Nam. Xét về thực lực hiện tại và so sánh với các Ngân hàng khác thì NHNT có những khả năng cạnh tranh như sau: - Duy trì và phát triển mạnh mẽ trong việc huy động vốn ngoại tệ và VNĐ từ dân cư và các tổ chức kinh tế. - Tiếp tục phát huy thế mạnh thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ. - Các dịch vụ của NHNT dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại đa dạng và có chất lượng sản phẩm dịch vụ cao. Tuy chưa có một tiêu chuẩn đánh giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43476.pdf
Tài liệu liên quan