Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình

Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình: PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước đang đổi mới và phát triển từng ngày, yêu cầu về đầu tư phát triển càng được đề cao hơn bao giờ hết. Để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư phát triển phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Ngân hàng phát triển (NHPT) Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển) được thành lập với nhiệm vụ huy động, khai thác, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước. Hoạt động của NHPT Việt Nam nhằm hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các dự án ĐTPT thuộc các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Đất nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Trong một thời gian ngắn (từ 01/01/2000 đến nay), NHPT Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những lợi ích thiết thực mà hoạt động của NHPT Việt Nam mang lại đã chứng minh chủ trương đổi mới các giải pháp điều hành kinh tế, đặc biệt là tron...

doc119 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước đang đổi mới và phát triển từng ngày, yêu cầu về đầu tư phát triển càng được đề cao hơn bao giờ hết. Để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư phát triển phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Ngân hàng phát triển (NHPT) Việt Nam (trước đây là Quỹ hỗ trợ phát triển) được thành lập với nhiệm vụ huy động, khai thác, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước. Hoạt động của NHPT Việt Nam nhằm hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các dự án ĐTPT thuộc các ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Đất nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. Trong một thời gian ngắn (từ 01/01/2000 đến nay), NHPT Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những lợi ích thiết thực mà hoạt động của NHPT Việt Nam mang lại đã chứng minh chủ trương đổi mới các giải pháp điều hành kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính - Tín dụng của Chính Phủ là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển nền kinh tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Chi nhánh NHPT Quảng Bình là đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam. Trong những năm qua, Chi nhánh đã nhanh chóng phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ các dự án đầu tư ở địa phương có được nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để đầu tư, mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình vẫn còn có nhiều hạn chế như: hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, chưa bền vững, chưa tạo nên động lực mạnh mẽ trong việc mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng hỗ trợ doanh nghiệp… Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình” làm đề tài Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình từ năm 2002 đến năm 2006, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những nguyên nhân hạn chế để đề xuất các định hướng và giải pháp có sơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. - Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình từ năm 2002 đến năm 2006. - Phân tích nguyên nhân và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình. - Đề xuất định hướng và những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang được vay vốn tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình. + Về thời gian: nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian 5 năm kề từ năm 2002 đến năm 2006. + Về nội dung: nội dung nghiên cứu của đề tài là làm rõ việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình trong thời gian 5 năm kề từ năm 2002 đến năm 2006. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó, phải có nhiều thời gian và có sự đánh giá của nhiều ngành, nhiều cơ quan vì những dự án được đầu tư là những công trình lớn, phát huy hiệu quả lâu dài, hiệu quả trên nhiều mặt kinh tế - xã hội. Trong luận văn chỉ đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước từ góc độ của Ngân hàng phát triển. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước - Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình - Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VÀI TRÒ CỦA VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Tín dụng là quan hệ vay trả. Tín dụng Nhà nước là các hoạt động vay trả giữa Nhà nước với các tác nhân hoạt động trong nền kinh tế, phục vụ cho mục đích của Nhà nước. Khác với các hình thức tín dụng khác, tín dụng Nhà nước không phục vụ các đối tượng kinh tế đơn thuần mà nhằm vào các đối tượng vừa có tính chất kinh tế, vừa có tính chất xã hội, để thực hiện vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, tín dụng Nhà nước ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên, tín dụng Nhà nước trong giai đoạn đầu chủ yếu là các loại tín dụng phi kinh tế, nhằm mục đích chi tiêu của Nhà nước, là nguyên nhân tiềm ẩn của việc tăng thuế và lạm phát trong tương lai, nên hầu như có tính cưỡng chế. Để đáp ứng được hai tính chất trên, tín dụng đầu tư Nhà nước phải có cả chức năng phân phối của tài chính (phân phối, cấp phát) và chức năng tín dụng của ngân hàng. Tín dụng Nhà nước là tín dụng đầu tư của Nhà nước cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi theo kế hoạch của Nhà nước hoặc theo mục tiêu, định hướng của Nhà nước. Đối tượng của tín dụng đầu tư Nhà nước thường là các lĩnh vực then chốt, trọng điểm của các ngành, các vùng để làm mồi tạo đà đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhưng khả năng sinh lời thấp, quy mô đầu tư vốn quá lớn, hoặc quá mạo hiểm đối với nhà đầu tư. Do đó được Nhà nước định hướng khuyến khích và ưu tiên đầu tư trong từng thời kỳ với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường. Khái niệm tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ ra đời khi mục đích tín dụng của Nhà nước chuyển từ chi tiêu sang đầu tư dưới dạng cho vay có hoàn lại. Tính kinh tế của hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước xuất hiện khi các hoạt động ĐTPT được sử dụng từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để tạo nguồn thu có khả năng hoàn trả khoản vốn đã sử dụng. Đây cũng chính là lý do khiến cho tín dụng ĐTPT của Nhà nước không chỉ là công cụ củng cố tiềm lực tài chính quốc gia mà còn là công cụ để Nhà nước có thể thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô. Giống như các hình thức tín dụng khác, cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước không chỉ giúp tập trung được nguồn vốn cần thiết nền tảng cho Nhà nước tiến hành điều tiết nền kinh tế, mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Quá đó, Nhà nước có thể mở rộng và chủ động trong vấn đề ĐTPT. 1.1.2. Đặc điểm vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Tín dụng ĐTPT của Nhà nước do Nhà nước quản lý, cho vay theo chủ trương của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước và được Nhà nước cho hưởng chế độ ưu đãi về lãi suất. Do vậy tín dụng ĐTPT của Nhà nước có những đặc điểm nổi bật như sau: - Đối tượng cho vay của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là những dự án đầu tư theo các chương trình, mục tiêu, định hướng về chủ trương đầu tư của Nhà nước, theo chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng đã được định hướng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước như: giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo… - Nguồn vốn để cho vay đầu tư là vốn của Ngân sách Nhà nước được cân đối để cho vay đầu tư, hoặc nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước. - Lãi suất cho vay do Nhà nước quy định phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ, từng đối tượng đầu tư mà Nhà nước cần khuyến khích đầu tư và thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại. - Cơ quan quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước thuộc hệ thống tổ chức Nhà nước do Nhà nước thành lập và chỉ đạo cả về nghiệp vụ cũng như tổ chức hành chính nhân sự, đó là Ngân hàng phát triển Việt Nam. Ngân hàng phát triển Việt Nam hoạt động theo quy định của Nhà nước, được Nhà nước cấp vốn pháp định, cấp bù chênh lệch lãi suất. Tổ chức quản lý tín dụng thương mại là rất đa dạng, bao gồm các tổ chức do Nhà nước quản lý hoặc các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân, liên doanh, ngân hàng cổ phần… và tự hạch toán cân đối thu chi. Như vậy, tín dụng đầu tư nhà nước vừa có nội dung kinh tế vừa có nội dung xã hội và chính trị. Sự kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước là bản chất của tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển, và cũng là mục tiêu hoạt động, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức quản lý tín dụng đầu tư của Nhà nước. 1.1.3. Vai trò của vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 1.1.3.1. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một công cụ sắc bén trong việc làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia Đối với lĩnh vực tài chính, tín dụng ĐTPT của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả cho hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm tài chính quốc gia. Việc tập trung phân bổ nguồn vốn luôn là hai mặt của một vấn đề, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy cùng nhau phát triển. Nếu việc sử dụng nguồn vốn được thực hiện không có hiệu quả dưới hình thức cấp phát thì khả năng huy động nguồn vốn và can thiệp vào nền kinh tế của Nhà nước rất hạn chế. Nếu huy động nguồn vốn bằng các hình thức như tăng thuế, phí, lệ phí… thì không những mục đích huy động nguồn vốn khó có thể đạt được, mà nền sản xuất có thể bị bóp méo. Trong cả hai trường hợp, sự phát triển của nền tài chính quốc gia đều bị đe doạ. Ngược lại, vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả bằng cơ chế tín dụng. Tính chất đòn bẩy đi từ cơ chế sử dụng nguồn vốn hiệu quả tới hoạt động huy động vốn. Trên thị trường, động cơ đầu tư vào tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng tăng lên do các nguy cơ về lạm phát tiềm ẩn (hình thành do vấn đề chi tài chính Quốc gia không hiệu quả, tiền tệ hoá thâm hụt Ngân sách…) không còn nữa. Như vậy, tính cưỡng chế trong hoạt động vay mượn của Nhà nước trên thị trường không cần thiết nữa. Thực tế, với công cụ nợ của Nhà nước hiện nay như trái phiếu, tín phiếu… Nhà nước đã có thể tập trung một cách nhanh chóng một lượng vốn theo nhu cầu với thời hạn dài và chi phí không cao. Khả năng này sẽ giúp Nhà nước chủ động trong việc điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự cải thiện tiềm lực tài chính Quốc gia. Việc ra đời của cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn là một tác nhân quan trọng trên thị trường tài chính, đó là sự phát triển của thị trường chứng khoán và của khu vực các thể chế tài chính phi ngân hàng (công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư…). Trái phiếu Chính Phủ với quy mô lớn, tính thanh khoản cao đã trở thành một công cụ cơ bản trên thị trường chứng khoán và lãi suất chứng khoán Chính Phủ đã trở thành mức lãi suất chỉ đạo trên thị trường tài chính. Ở đây một lần nữa, cần khẳng định rằng, không chỉ hoạt động huy động vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước làm phát triển thị trường chứng khoán, mà tác dụng đòn bẩy đi từ hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn bằng cơ chế tín dụng đã tạo ra tính an toàn cho chứng khoán Chính Phủ, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động huy động vốn nói riêng và thị trường vốn nói chung. Chỉ có tính hiệu quả của các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước mới tạo ra được nguồn thu để trang trải các nghĩa vụ nợ, xoá bỏ hoàn toàn cơ chế tiền tệ hoá thâm hụt Ngân sách, loại bỏ nguy cơ lạm phát tiềm ẩn, bảo đảm giá trị của đồng tiền, lúc đó việc huy động nguồn vốn dài hạn mới tồn tại và phát triển được. Đối với lĩnh vực tiền tệ, vai trò của vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cũng hết sức quan trọng. Việc xoá bỏ cơ chế tiền tệ hoá thâm hụt Ngân sách là nền tảng cho việc lành mạnh hoá khu vực tiền tệ, ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định giá trị đồng nội tệ. Không dừng lại ở đó, cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước ra đời còn là cơ sở để tách các hoạt động tín dụng mang tính kinh tế - xã hội ra khỏi hoạt động có tính thương mại của khu vực trung gian tài chính, chuyển hoạt động kinh doanh của các tổ chức trung gian tài chính sang cơ chế thị trường hoàn toàn. Việc tách bạch tín dụng ĐTPT của Nhà nước và tín dụng Ngân hàng còn có tác dụng tích cực trong việc hạn chế rủi ro về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại thường là các tổ chức huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân để cho vay ngắn hạn. Việc chuyển đổi thời hạn tín dụng của khu vực ngân hàng không phải là không có, nhưng rất hạn chế. Nếu các ngân hàng thương mại bị buộc phải cung cấp quá sức các khoản tín dụng trung và dài hạn, thì khả năng các ngân hàng thương mại không đáp ứng được các nhu cầu chi trả tiền gửi có thể xảy ra, vi phạm nguyên tắc trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Khi thị trường tài chính tiền tệ phát triển, chứng khoán Nhà nước còn là một công cụ cơ bản đối với lĩnh vực điều tiết tiền tệ thông qua hoạt động thị trường mở, là tài sản đảm bảo an toàn đối với các đối với các trung gian tài chính không chỉ tối đa hoá việc sử dụng nguồn vốn khả dụng, mà còn đảm bảo được tính thanh khoản trong một môi trường kinh doanh biến động không ngừng. 1.1.3.2. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng về xoá bao cấp trong đầu tư và phát triển kinh tế xã hội đất nước Mở rộng và phát triển vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chủ trương xoá bao cấp trong đầu tư của Đảng đã được chú trọng trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm “kết hợp chặt chẽ kế hoạch hoá với các chính sách kinh tế - tài chính để định hướng và khuyến khích nhân dân, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh” và tiến hành tách chức năng thực hiện chính sách với chức năng kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Từ năm 2000 trở đi, vốn ĐTPT từ Ngân sách Nhà nước chỉ cấp phát trực tiếp cho những công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Còn đối với những dự án đầu tư, những công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp nhưng lại chưa có đủ khả năng đứng vững trong thị trường cạnh tranh tự do mà Nhà nước vẫn cần thiết phải nắm giữ hoặc dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội gián tiếp cao mà chỉ có khả năng thu hồi được một phần vốn đầu tư thì Nhà nước thông qua hình thức cho vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để đầu tư. Đặc biệt, đối với những chương trình mang tính xã hội nếu được hỗ trợ bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT sẽ nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và đảm bảo công bằng thật sự được phát huy tốt nhất. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ hữu hiệu để thực hiện chủ trương xoá dần bao cấp trong đầu tư được thể hiện : Một là, giảm đáng kể sự bao cấp trực tiếp của Nhà nước Trước năm 1996, khi Luật Ngân sách Nhà nước chưa ra đời ở nước ta, việc đầu tư trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp là một trong những hình thức bao cấp trong đầu tư. Do việc cấp phát không hoàn lại để đầu tư dự án dẫn đến việc các doanh nghiệp, dân cư thường trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, không chú trọng tìm kiếm giải pháp kinh doanh hữu hiệu. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Sự bao cấp trong đầu tư là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trì trệ và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không cho không mà người sử dụng phải đảm bảo hoàn trả được vốn vay (cả gốc và lãi). Chủ đầu tư phải tính toán kỹ hiệu quả trước khi đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm để hạ giá thành sản phẩm và còn phải hoàn trả lại cho Nhà nước. Hai là, tạo lập tư duy kinh doanh và phát huy nội lực Chính việc phải hoàn trả vốn vay trong thời hạn vay vốn làm cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư phải “tư duy”, “động não”, “suy tính” để hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn trả được vốn vay. Các chủ đầu tư luôn phải tính toán hiệu quả kinh tế sử dụng vốn, không trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Đây chính là động lực mạnh mẽ tạo nên một tư duy làm ăn hiệu quả, nó cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc động viên nguồn nhân lực, trí tuệ toàn dân tham gia phát huy nội lực cho công cuộc xây dựng đất nước. Ba là, tín dụng ĐTPT phục vụ sự quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Thông qua vốn tín dụng ĐTPT, Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực nhất định theo ý đồ, chủ trương chiến lược của mình. Bên cạnh các công cụ kinh tế khác như chính sách đất đai, thuế, chính sách tiền tệ... vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ đắc lực, trực tiếp, rất hiệu quả trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT, Nhà nước khuyến khích huy động các nguồn lực trong xã hội, trong từng vùng cho ĐTPT. Bốn là, tín dụng ĐTPT không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà thực hiện cả mục tiêu phát triển xã hội Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn nhằm khuyến khích phát triển các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn, vùng biên giới hải đảo. Khi các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hoạt động thực sự theo cơ chế thị trường, hạch toán kinh tế độc lập, cho vay theo lãi suất thương mại thì nếu không có sự trợ giúp của Nhà nước thông qua vốn tín dụng ĐTPT, những vùng, những ngành kinh tế cần khuyến khích đầu tư sẽ khó có điều kiện tiếp cận được với tín dụng thương mại. Thực tế trong giai đoạn 1991 – 2006, số vốn tín dụng của Nhà nước đầu tư cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã đạt trên 40% tổng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn giải quyết các vấn đề xã hội khác thông qua các chương trình kinh tế như: Xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, trồng mới 5 triệu ha rừng, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ... 1.1.3.3. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Qua hơn 15 năm đổi mới cơ chế điều hành nguồn vốn tín dụng ĐTPT, chính sách và cơ chế tín dụng ĐTPT đã tạo ra được nhận thức mới, phương pháp mới, cách làm mới phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, góp phần đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển theo hướng CNH-HĐH. Đầu tư bằng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã góp phần tăng trưởng đáng kể năng lực sản xuất của một số ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Giai đoạn 1991 -2006 vốn tín dụng ĐTPT chủ yếu tập trung cho các ngành công nghiệp trọng điểm như: điện, than, xi măng, thép, dệt may, da giày, hoá chất, cơ khí điện tử, đóng tàu... Trong giai đoạn này, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cùng với các nguồn vốn khác đầu tư vào ngành công nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho ngành công nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung vào ngành công nghiệp đã làm cho tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp đóng góp trong GDP tăng đáng kể từ 22,67% (năm 1990) lên 28,76% (năm 1995), 36,73% (năm 2000), 41,02% (năm 2005) và 41,56% (năm 2006) [41]. Ngoài việc đầu tư vào ngành công nghiệp, một lượng vốn đáng kể của nguồn vốn tín dụng ĐTPT được tập trung đầu tư vào ngành chế biến. Nhiều cơ sở chế biến đông lạnh xuất khẩu, chế biến chè, cà phê, các nhà máy đường và nhiều nhà máy chế biến hàng nông sản khác vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã tạo bước đi ban đầu vững chắc cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước. Song song với chủ trương tập trung phát triển ngành công nghiệp, một lượng vốn đáng kể từ nguồn tín dụng ĐTPT đã được đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, giúp đỡ đồng bào vùng miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, thực hiện chính sách định canh, định cư của Nhà nước, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao bảo vệ biên giới hải đảo. 1.2. CƠ QUAN QUẢN LÝ VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC – NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.2.1. Lịch sử ra đời Ngân hàng Phát triển Việt Nam đựơc thành lập theo quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển (HTPT) để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Tên tiếng Việt : Ngân hàng phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank Tên viết tắt: VDB Quỹ Hỗ trợ phát triển thành lập vào ngày 01/01/2000 theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999. Đến năm 2006, qua hơn 7 năm hoạt động đã cho thấy chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thực sự đã đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế trọng điểm, những sản phẩm trọng điểm, những vùng miền khó khăn, địa bàn khó khăn. Đồng thời, yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng của các vùng miền, địa bàn khó khăn của đất nước đòi hỏi cần thiết tiếp tục có sự hỗ trợ của Nhà nước. Năm 2006, trong bối cảnh đất nước ta chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), yêu cầu phải tính tới hình thức và mức độ hỗ trợ phù hợp với những quy định của WTO và thông lệ thương mại quốc tế, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trình Chính Phủ đề án đổi mới tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam dựa trên việc tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển. Ngày 19/05/2006 Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 1.2.2. Đặc điểm của Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân hàng phát triển Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Ngân hàng phát triển Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua việc cho vay, thu nợ các dự án đầu tư, bảo lãnh vay vốn đối với các chủ đầu tư, tái bảo lãnh và nhận tái bảo lãnh đối với các Quỹ đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư đối với các dự án ưu đãi của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư. - Hoạt động của NHPT Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nhưng phải đảm bảo hoàn vốn và bù đắp chi phí. - Ngân hàng phát triển Việt Nam được Chính Phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước để giảm lãi suất cho vay và giảm phí bảo lãnh. NHPT Việt Nam được Nhà nuớc cấp bù chênh lệch lãi suất, bố trí vốn hỗ trợ sau đầu tư, được bù đắp rủi ro do nguyên nhân khách quan khi thực hiện cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Đây vừa là đặc điểm vừa là sự khác biệt của NHPT Việt Nam so với các tổ chức tài chính, tín dụng khác. - Vốn điều lệ của NHPT Việt Nam là 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. - Với tính chất cho vay ưu đãi, lãi suất cho vay của NHPT Việt Nam luôn có mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thương mại trên thị trường. Trong trường hợp lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động, NHPT Việt Nam được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất. Đây cũng là điểm hết sức khác biệt so với các tổ chức tài chính, tín dụng khác. - NHPT Việt Nam phát triển tổ chức, hoạt động, điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Hoạt động của NHPT Việt Nam vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng [38]. 1.2.3. Các hoạt động chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân hàng phát triển Việt Nam được sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để: - Thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước: Cho vay ĐTPT; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư; Cho vay các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ. - Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay bên bán; Cho vay bên mua; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản của NHPT theo quy định của pháp luật. - Cấp phát ủy thác, cho vay ủy thác theo yêu cầu của bên ủy thác [38]. 1.2.4. Nguồn vốn hoạt động tại Ngân hàng phát triển Việt Nam Nguồn vốn hoạt động tại NHPT Việt Nam hiện nay bao gồm: - Vốn điều lệ của NHPT Việt Nam. - Vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho mục tiêu tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. - Vốn ODA được Chính Phủ giao để cho vay lại. - Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước. - Vay của Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; - Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước. - Vốn nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPT với các tổ chức uỷ thác. - Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật [38]. 1.3. DỰ ÁN VAY VỐN VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC Dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có kết cấu về hình thức và nội dung giống như một dự án đầu tư. Tuy nhiên dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục các dự án, chương trình do Chính Phủ quyết định cho từng thời kỳ [10]. Danh mục các dự án, chương trình chi tiết theo từng đối tượng, thời hạn áp dụng ưu đãi và do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình Chính Phủ quyết định. Hiện nay, danh mục dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (Phụ lục 1). Các dự án đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực trên để đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn phải thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả được nợ, được NHPT Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay; Chủ đầu tư phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước; Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP; Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn. Các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải được NHPT Việt Nam chấp thuận, mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư tài sản cố định của dự án đó (không bao gồm vốn lưu động). Số vốn còn lại. chủ đầu tư phải xác định được nguồn vốn và các điều kiện tài chính cụ thể bảo đảm tính khả thi của dự án. Trường hợp đặc biệt, dự án nhất thiết phải vay với mức cao hơn 70% tổng mức vốn đầu tư tài sản cố định của dự án (không bao gồm vốn lưu động) mới đủ điều kiện để thực hiện, thì NHPT Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính Phủ xem xét, quyết định. Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Một số dự án đặc thù (dự án Nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) cần có thời gian vay vốn trên 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay tối đa là 15 năm.  Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính Phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm. Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính Phủ kỳ hạn 5 năm. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ %. Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay đầu tư để NHPT Việt Nam thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần [10]. 1.4. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 1.4.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam Nói tới hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là nói tới hiệu quả dự án đầu tư, vì hiệu quả dự án đầu tư là mục đích cuối cùng của nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Hiệu quả dự án đầu tư được thể hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do dự án đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư. Do mục đích đầu tư khác nhau nên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư ở mỗi thời kỳ cũng khác nhau [45,46]. Khi đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, cần xem xét dưới hai góc độ: - Dưới góc độ vi mô: Hiệu quả của dự án đầu tư là chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động của dự án đó mang lại và phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện dự án, đó là lợi nhuận. Phạm trù này được xem xét ở góc độ doanh nghiệp (là đơn vị đầu tư vốn để thực hiện dự án) nên mục tiêu lợi nhuận phải được đặt lên hàng đầu. - Dưới góc độ vĩ mô: Hiệu quả của dự án đầu tư được xem xét dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế. Nó không chỉ bao gồm hiệu quả về kinh tế mà còn bao gồm cả hiệu quả xã hội như: mục tiêu an ninh - quốc phòng, vấn đề lao động việc làm, cơ cấu kinh tế, đóng góp vào ngân sách, mức độ sử dụng tài nguyên thiên nhiên; những thay đổi về điều kiện sống, lao động, môi trường; về hưởng thụ văn hoá, phúc lợi công cộng, chăm sóc y tế, quyền bình đẳng… Đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, ngoài mục đích kinh tế còn có mục đích về xã hội lâu dài. Do đó, đối tượng sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước để đầu tư là những dự án mang lại lợi ích cho toàn xã hội, có sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Để các dự án đầu tư vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thực sự phát huy được hiệu quả thì trước hết dự án cần phải được đầu tư đúng quy hoạch (quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch kinh tế - xã hội…) phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội… của đất nước, của địa bàn đầu tư. Mặt khác, dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là những dự án không những đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn có lợi ích về mặt xã hội. Do đó chất lượng và hiệu quả của dự án phụ thuộc nhiều vào việc xác định quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương trong việc ra quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư dự án (từ việc lập dự án, thẩm định và quyết định đầu tư dự án, huy động nguồn vốn tham gia dự án, phê duyệt thiết kế - kỹ thuật và tổng dự toán, đấu thầu, giải ngân, quyết toán…). Do nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không được dồi dào, trong khi nhu cầu đầu tư các dự án luôn cao hơn khả năng đáp ứng của nguồn vốn, đòi hỏi nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải được sử dụng có hiệu quả đối với các chương trình, các ngành nghề, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế do Chính Phủ quy định nhằm đạt được lợi ích cao nhất cho nền kinh tế và cho toàn xã hội. 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một khái niệm tổng hợp, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng. Nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu liên quan đến nhiều đối tượng: NHPT Việt Nam là bên cho vay vốn, các chủ đầu tư là bên sử dụng vốn, tình hình kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế… Các chỉ tiêu đó có thể là chỉ tiêu định lượng hay định tính và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có thể là bổ sung cho nhau nhưng cũng có thể là mâu thuẫn với nhau. Do đó, để đánh giá một cách chính xác hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam thì phải đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó trong một hệ thống chỉ tiêu cả định tính lẫn định lượng. Đồng thời cũng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có sự ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, cho đối tượng này hay đối tượng khác. 1.4.2.1. Các chỉ tiêu định tính Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam được thể hiện qua: nguồn vốn bỏ vốn ra đầu tư cho các dự án trong một khoảng thời gian được quy định trong hợp đồng tín dụng (HĐTD), hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của các khách hàng vay vốn và sự tác động của các dự án được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Do đó, về mặt định tính, hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được đánh giá qua các mặt sau: Một là, các dự án được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước thực sự phát huy được hiệu quả thông qua sự điều hành SXKD của chủ đầu tư, đạt được mục tiêu đề ra kể cả về phương diện tài chính cũng như việc trả nợ vốn vay cho NHPT Việt Nam theo đúng cam kết. Để đạt được mặt này đòi hỏi chủ đầu tư phải có dự án tốt, hiệu quả, năng lực điều hành SXKD, tổ chức quản lý của chủ đầu tư tốt và có ý thức trong việc trả nợ vay. Hai là, khả năng thu nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian đã quy định trong HĐTD đã ký, đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro thất thoát vốn (không thu hồi được vốn đầu tư hoặc thu hồi chậm, không đủ…). Để đạt được điều này đòi hỏi việc thẩm định các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam phải được xem xét hết sức cụ thể, chi tiết, đánh giá đúng hiệu quả về phương án tài chính cũng như phương án trả nợ vốn vay của chủ đầu tư; trình độ của các cán bộ thẩm định; kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cấp vốn vay; bám sát các chủ đầu tư để thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng… Ba là, hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng, cung cấp vốn đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời. Qua đó chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được các chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và nhất sẽ là không bỏ lỡ những cơ hội SXKD tốt. Kết quả này đạt được khi NHPT Việt Nam có quy trình thẩm định chặt chẽ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban có liên quan từ khi thẩm định dự án cho đến khi cấp vốn vay, sự điều hành nguồn vốn của NHPT Việt Nam thực sự có hiệu quả… Bốn là, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của vùng, địa phương và cả nước. Đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh, tăng thu chi ngân sách, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ, tăng thu hút vốn đầu tư toàn xã hội so với vốn đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước… Kết quả này đạt được khi cả bên sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và NHPT Việt Nam đều hoạt động tốt. 1.4.2.2. Các chỉ tiêu định lượng Sử dụng hệ thống chỉ tiêu này để xác định được kết quả cụ thể của hiệu quả. Có nhiều loại chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; nhưng thông thường người ta sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước: - Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay: Dư nợ cho vay là số tiền mà NHPT Việt Nam cho các khách hàng vay. Tốc độ tăng dư nợ vay được thể hiện qua công thức: Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay so với năm trước Dư nợ cho vay kỳ này = ( - 1) x 100% (1.1.1) Dư nợ cho vay kỳ trước Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay so với năm định gốc Dư nợ cho vay kỳ này = ( - 1) x 100% (1.1.2) Dư nợ cho vay kỳ định gốc Dư nợ cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng của NHPT Việt Nam, còn tốc độ tăng trưởng dự nợ thể hiện khả năng mở rộng quy mô đầu tư tín dụng qua các thời kỳ. Nếu số dư nợ cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của NHPT Việt Nam. Đây là tình hình tốt đối với NHPT Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện chứ chưa thể khẳng định hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước của NHPT Việt Nam mà cần phải kết hợp nghiên cứu, phân tích với các chỉ tiêu khác. - Tỷ lệ nợ quá hạn: Dư nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100% (1.2) Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh về tình hình nợ quá hạn của NHPT Việt Nam trong quá trình cho vay. Chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như là giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được. Ngoài ra, để đánh giá cụ thể hơn còn có thể phân chia nợ quá hạn theo thời gian để thuận tiện trong việc quản lý và xử lý nợ, cụ thể: Tỷ lệ nợ quá hạn thông thường Dư nợ quá hạn đến 180 ngày = x 100% (1.2.1) Tổng dư nợ Dư nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày Tỷ lệ nợ khê đọng = x 100% (1.2.2) Tổng dư nợ Dư nợ quá hạn trên 360 ngày Tỷ lệ nợ khó đòi = x 100% (1.2.3) Tổng dư nợ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ quá hạn càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam thường được đánh giá cao và ngược lại. - Tỷ lệ giải quyết việc làm trong tổng số lao động tăng thêm của tỉnh: đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ việc làm tăng thêm từ các dự án được đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước so với số lao động tăng thêm hàng năm của tỉnh. Tỷ lệ giải quyết việc làm trong tổng số lao động tăng thêm của tỉnh Số việc làm tăng thêm từ dự án = x 100% (1.3.1) Số lao động tăng thêm của tỉnh Số việc làm tạo ra từ các dự án là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với các dự án khi được xem xét vay vốn tại Ngân hàng phát triển Việt Nam. Đây là một trong những mục tiêu xã hội quan trọng của nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước khi đầu tư các dự án là tạo việc làm cho người lao động. - Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách: đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng năm của các dự án được đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong tổng thu ngân sách của toàn tỉnh. Tỷ lệ đóng góp vào ngân sách hàng năm Tổng số đóng góp vào ngân sách các dự án = x 100% (1.4.1) Tổng thu ngân sách của tỉnh 1.4.3. Sự cần thiết khách quan nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng phát triển Việt Nam Ngân hàng phát triển Việt Nam muốn thức hiện tốt vai trò của mình là một công cụ tài chính của Chính Phủ trong việc điều hành nền kinh tế đòi hỏi hoạt động phải có hiệu quả, trong đó hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước do yêu cầu hoạt động của NHPT Việt Nam Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam là nhằm đảm bảo cho NHPT Việt Nam thực hiện tốt chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chính sách tín dụng xuất khẩu, tín dụng ĐTPT. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi NHPT Việt Nam phải đảm bảo được các yêu cầu: - Hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam vừa phải đảm bảo tính khách quan, phù hợp với các chức năng của NHPT Việt Nam trong nền kinh tế, vừa phải thể hiện được tính chủ quan, gắn hoạt động của NHPT Việt Nam theo định hướng của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. - Đảm bảo những lợi ích hài hoà trong mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư, gắn liền với lợi ích của Nhà nước. - Đảm bảo NHPT Việt Nam thực thi các chính sách tiền tệ, tín dụng ĐTPT của Nhà nước một cách có hiệu quả. - Đảm bảo cho NHPT Việt Nam đề phòng, hạn chế được những rủi ro trong hoạt động cho vay vốn. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn. Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội Lịch sử hình thành và phát triển của nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của nó trong nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế hàng hoá đang ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động của NHPT Việt Nam ngày càng phát triển nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn ngày càng cao trong sản xuất kinh doanh, cho nhu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Trong điều kiện đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là vấn đề đang rất được quan tâm, thể hiện: - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là đảm bảo cho hoạt động của NHPT Việt Nam ngày càng được mở rộng về khối lượng, đồng thời chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. - Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước là điều kiện để NHPT Việt Nam làm tốt chức năng của mình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động. - Ngân hàng phát triển Việt Nam là một trong những công cụ của Chính Phủ để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Để có chất lượng hoạt động tốt về hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước ngoài sự nỗ lực của bản thân NHPT Việt Nam, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của NHPT Việt Nam. Thứ ba, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NHPT Việt Nam Khi nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước không những nó có tác dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội mà còn đảm bảo cho NHPT Việt Nam tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập. Bởi vì: - Đó là điều kiện mở rộng hoạt động của NHPT Việt Nam, thông qua đó để đưa nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đến cho tất cả các thành phần kinh tế cần được khuyến khích đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong thời kỳ mới. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của NHPT Việt Nam, cho phép NHPT Việt Nam có những khách hàng lớn và các dự án có hiệu quả, phát huy được mục đích của nguồn vốn. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của NHPT Việt Nam, điều đó có ý nghĩa rất lớn khi NHPT Việt Nam là một trong những công cụ của Nhà nước để điều hành nền kinh tế theo định hướng XHCN. 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Về nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam, nếu xét đơn lẻ từng trường hợp cụ thể thì có nhiều và đa dạng, nhưng xét theo tổng thể người ta có thể chia thành ba nhóm nhân tố chủ yếu: 1.5.1. Các nhân tố liên quan đến các quy định về vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Đó chính là các quy định về vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước bao gồm đối tượng vay vốn, điều kiện vay vốn, điều kiện bảo đảm tiền vay… Đây là nhóm nhân tố có tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khi vay vốn. Những ưu đãi như: lãi suất vay vốn thấp, thời gian vay vốn dài, tài sản thế chấp từ bằng tài sản của doanh nghiệp ít… sẽ làm giảm gánh nặng về tài chính cho doanh nghiệp, đảm bảo dự án đầu tư đạt hiệu quả cao hơn khi dự án phải vay vốn tại các ngân hàng thương mại. 1.5.2. Các nhân tố liên quan đến công tác cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước * Công tác tổ chức Tổ chức của NHPT Việt Nam phải được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong Hội sở chính NHPT Việt Nam, trong toàn bộ các Chi nhánh, cũng như giữa NHPT Việt Nam với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng thương mại khác trên toàn quốc, các cơ quan tài chính, pháp luật… Nó phải tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp NHPT Việt Nam theo dõi, quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn, thực hiện tốt các loại dịch vụ ngân hàng. đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước lành mạnh và có hiệu quả. * Chất lượng nhân sự Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động nghiệp vụ của NHPT Việt Nam. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các yêu cầu cao trong hoạt động tín dụng. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn (có năng lực phân tích và xử lý nghiệp vụ về thẩm định cho vay, đảm bảo tiền vay, giám sát cho vay, thanh toán, thu hồi nợ…) sẽ giúp cho NHPT Việt Nam có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các hoạt động sử dụng vốn. * Công tác thông tin Thông tin có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHPT Việt Nam và trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Nhờ có thông tin, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến việc cho vay vốn đầu tư dự án hay không? Theo dõi và quản lý các khoản vay như thế nào? Thực hiện các dịch vụ ra sao?... Thông tin có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở NHPT Việt Nam (các dự án cùng loại đã thực hiện, các chủ đầu tư đã từng vay vốn, các nghiên cứu, phân tích của các cán bộ NHPT Việt Nam…), từ khách hàng, từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước, từ các ngân hàng, từ các nguồn thông tin khác (báo, đài, internet…). Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng… để đưa ra những quyết định phù hợp. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng cao. * Kiểm soát nội bộ Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng vì nó giúp cho Ban lãnh đạo NHPT Việt Nam có được bức tranh về tình trạng hoạt động của Ngân hàng để từ đó có những quyết định đúng đắn nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động của Ngân hàng đang được triển khai phù hợp với các chính sách, đáp ứng được các mục tiêu đã định, bao gồm: - Kiểm soát chính sách tín dụng, chính sách thanh toán, chính sách huy động vốn, chính sách khách hàng… và các thủ tục, quy trình nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước (thẩm quyền về quyết định cho vay, thẩm định, giám sát các khoản cho vay, hồ sơ thủ tục cho vay, chính sách lãi suất, xử lý rủi ro…). - Kiểm tra định kỳ, đột xuất do kiểm soát viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, quy trình nghiệp vụ, kiểm soát các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. - Chất lượng sử dụng vốn tùy thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách huy động vốn, sử dụng vốn, tổ chức hạch toán, phát triển công nghệ,… của công tác kiểm soát nội bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, NHPT Việt Nam cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và công bằng. * Trình độ công nghệ Ngoài các nhân tố nêu trên, một nhân tố cũng rất quan trọng nữa là nhân tố về công nghệ. Việc trang bị đầy đủ các thiết bị theo công nghệ tiên tiến, các phần mềm ứng dụng phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi và quy mô hoạt động sẽ giúp cho NHPT Việt Nam nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong việc: - Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng trong việc thanh toán, thu nợ. - Giúp cho các cấp quản lý của NHPT Việt Nam kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của Ngân hàng, của các Chi nhánh để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thoả mãn ngày càng cao các yêu cầu của khách hàng. 1.5.3. Các nhân tố liên quan đến tác động của chính sách và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước * Nhân tố chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước Có thể nói, chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước đi đúng hướng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của NHPT Việt Nam. Chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước được thể hiện cụ thể qua các Nghị định, Quy chế, Quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện… trên cơ sở tuân thủ các quy định của Pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng rõ ràng, thích hợp và chặt chẽ sẽ giúp cho việc sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đạt hiệu quả cao. * Nhân tố kinh tế và quản lý vĩ mô Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam. Nền kinh tế ổn định sẽ làm cho quá trình SXKD của các doanh nghiệp tiến hành bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng, làm cho khả năng sử dụng vốn thông qua hoạt động tín dụng, thanh toán, dịch vụ của NHPT Việt Nam không biến động lớn và có khả năng phát triển tốt. Trong trường hợp này hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phụ thuộc vào khả năng tự bản thân của NHPT Việt Nam. Tuy nhiên, để xã hội tồn tại và phát triển, đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tăng trưởng. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử dụng mức lạm phát vừa phải vừa để tăng trưởng tín dụng, kích thích đầu tư. Giới hạn của mở rộng quy mô tín dụng tới mức độ nào có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu mở rộng tín dụng quá giới hạn cho phép sẽ làm tăng quá mức tổng phương tiện thanh toán, gây áp lực lạm phát tốc độ cao. Ngoài ra, chính sách điều tiết kinh tế của Nhà nước nhằm ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực nào đó để đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động của NHPT Việt Nam. Hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào công tác cho vay và thu nợ vốn vay. Hay nói cách khác là phụ thuộc vào chất lượng khách hàng. Các hoạt động nghiệp vụ của NHPT Việt Nam là nhịp cầu nối giữa hoạt động của NHPT Việt Nam với hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Do đó, mỗi biểu hiện tốt hay xấu trong hoạt động của khách hàng sẽ có ảnh hưởng tương ứng tới hoạt động của NHPT Việt Nam thông qua cơ chế tác động của thị trường. Chẳng hạn khi khách hàng SXKD có lãi, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt thì cầu nối giữa đi vay và cho vay sẽ thống nhất, tạo điều kiện tăng vòng quay tín dụng, mở rộng quy mô đầu tư. Bằng có chế chính sách tín dụng phù hợp, NHPT Việt Nam sẽ tìm kiếm được khách hàng tốt để cho vay, tạo sự tương ứng hợp lý giữa nguồn vốn huy động với việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chu kỳ phát triển kinh tế cũng có tác động tới hoạt động sử dụng vốn tại NHPT Việt Nam. Trong thời kỳ đình trệ sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động sử dụng vốn tại NHPT Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trên cả hai phía huy động và sử dụng. Như, khi cần vốn để cho vay thì không huy động được, hoặc khi huy động được lại không cho vay được… gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu và ngược lại. * Nhân tố pháp lý Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất, kịp thời của các văn bản dưới luật. Đồng thời gắn liền với trình độ dân trí thông qua quá trình chấp hành luật. Thực tiễn kinh tế thị trường hàng trăm năm qua có cơ sở để kết luận rằng: Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp thì mọi hoạt động của nền kinh tế sẽ không thể tiến hành trôi chảy được. Pháp luật là cơ sở pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp có thể xảy ra, vì vậy nó có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của NHPT Việt Nam. Chỉ trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ với NHPT Việt Nam tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước mới cao, hoạt động sử dụng vốn mới có tác động tích cực đúng theo mục đích của nguồn vốn. * Nhân tố hiệu quả của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sử dụng vốn tại NHPT Việt Nam là các tác nhân trực tiếp tham gia quan hệ với Ngân hàng, đó là: chủ đầu tư, người sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, mở tài khoản thanh toán,… Quan hệ tín dụng, thanh toán hình thành trên cơ sở tín nhiệm, lòng tin. Điều đó có nghĩa là hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại NHPT Việt Nam là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu, khả năng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa Ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, chất lượng sử dụng vốn phụ thuộc vào cả 3 yếu tố trên, trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng có tín nhiệm càng cao thì thu hút được khách hàng càng lớn, Khách hàng có tín nhiệm đối với Ngân hàng thường được ưu tiên trong việc vay vốn so với các khách hàng khác ít tín nhiệm hơn. Tín nhiệm là tiền để, điều kiện để không ngừng tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. - Về phía khách hàng: là chủ thể đại diện cho bên cầu về vốn vay. Với tư cách là người cùng sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước, họ mong nhận được từ NHPT Việt Nam đáp ứng đầy đủ về số lượng tiền, với thời hạn và điều kiện cho vay chấp nhận được. Nếu nhu cầu vốn của khách hàng được chấp nhận với thái độ niềm nở và thủ tục đơn giản sẽ thu hút được nhiều khách hàng tốt, tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đạt hiệu quả cao. - Về phía Ngân hàng: là chủ thể đại diện cho bên cung qua việc cung cấp tín dụng. Quy mô và phạm vi hoạt động của tín dụng ĐTPT của Nhà nước phụ thuộc vào quy định về đối tượng của Chính Phủ, điều kiện vay vốn, uy tín và trình độ quản lý của NHPT Việt Nam (trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, mạng lưới hoạt động, các công cụ quản lý kinh doanh…). Ngoài những nhân tố trên, còn có những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước như: đạo đức xã hội, trình độ dân trí… Bên cạnh đó sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng vốn. Ngoài ra hoạt động sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường như: thời tiết, dịch bệnh, mưa bão, lũ lụt, hạn hán… và các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Quảng Bình là tỉnh ven Bắc Trung bộ, toạ độ địa lý vào khoảng 16056’-18005’ vĩ độ Bắc, 105037’-107010’ độ kinh Đông, có diện tích đất tự nhiên là 8.051,5 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495 km; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8 km; phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 116,04 km; phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với chiều dài 201,87 km. Nơi rộng nhất của tỉnh là 89 km (từ cao điểm 1090 thuộc xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá đến thôn Hải Đông, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Nơi hẹp nhất là 40,3 km (từ cao điểm 1002 giữa ranh giới huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Khăm Muộn đến cửa biển Nhật Lệ, Thành phố Đồng Hới) [43]. Địa hình Quảng Bình hẹp và thấp dần từ phái Tây sang Đông, hình thành bốn vùng sinh thái khác nhau: Vùng núi cao; vùng đồi và trung du; vùng đồng bằng; vùng cát ven biển. Các vùng này có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đất đồng bằng chỉ chiếm 11%. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Thành phố Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch. Đất đồi núi chiếm 85% tổng diện tích đất tự nhiên tập trung chủ yếu ở huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá, 4% diện tích đất còn lại là núi và cát ven biển. Tài nguyên đất được chia thành hai hệ thống chính: đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ feralit ở vùng đồi núi, đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên. Về khí hậu, thuỷ văn: Cũng như các tỉnh miền Trung Trung bộ, Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá của địa hình và ảnh hưởng mạnh mẽ của sự nhiễu dãi hội tụ nhiệt đới. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 cho đến đầu tháng 3 năm sau, chủ yếu tập trung vào tháng 9, 10, 11. Thời gian có lượng mưa lớn là tháng 10, chiếm gầm 30% tổng lượng mưa của cả năm. Mưa và bão trùng hợp là hiện tượng phổ biến xảy ra, gây nên lũ lụt, làm thiệt hại nhiều mặt nhưng cũng có thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Ảnh 1: Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Bình Quảng Bình nằm ở vị trí trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A nối liền với nước bạn Lào thông qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo, có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua trung tâm Thành phố Đồng Hới. Sân bay Đồng Hới đang được khôi phục, xây dựng lại và đã hoàn thành đưa vào sử dụng vào Quý II/2008. Với những đặc diểm điều kiện tự nhiên như vậy, Quảng Bình là nơi giao thoa những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội giữa hai miền Nam Bắc. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá đa dạng phong phú, đặc sắc cùng với truyền thống cách mạng vẻ vang, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi”. 2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội 2.1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 805.186 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 65.079 ha chiếm 8,1% - Đất lâm nghiệp: 503.227 ha chiếm 62,5% - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.767 ha chiếm 0,2% - Đất chuyên dùng: 23.980 ha chiếm 3% - Đất ở: 4.292 ha chiếm 0,5% - Đất chưa sử dụng: 206.841 ha chiếm 25,7% Trong diện tích đất tự nhiên có gần 170.000 ha đất vùng gò đồi, phù hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và chăn nuôi. Vùng cát ven biển có điều kiện để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và nuôi trồng thuỷ hải sản. Trong 206.841 ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi có khoảng 125.000 ha. Đây là địa bàn để phát triển, mở mang sản xuất nông – lâm nghiệp và phân bổ các cơ sở công nghiệp mới. Ngoài ra, có khoảng 2.000 ha mặt nước lợ, nước ngọt chưa được khai thác, sử dụng. b) Tài nguyên rừng Quảng Bình có diện tích đất có rừng 491.300 ha, độ che phủ rừng là 62,5%, trong đó rừng tự nhiên có trên 440.000 ha, rừng trồng gần 40.000 ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3, trong đó: - Rừng giàu có khoảng 13,4 triệu m3 gỗ, chủ yếu phân bổ ở vùng núi cao. - Rừng trung bình có khoảng 10,8 triệu m3 gỗ. - Rừng nghèo có khoảng 5 triệu m3 gỗ. - Rừng phục hồi có khoảng 2,6 triệu m3 gỗ. Có khoảng 250 loại lâm sản, nhiều loại gỗ quý hiếm như mun, lim, gụ, lát, trầm… Lâm sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song, mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Đã phát hiện thêm cây bách xanh với số lượng khá lớn, có trong sách đỏ của thế giới. Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ… Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng karst Phong Nha - Kẻ Bàng. c) Tài nguyên biển Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km, với vùng đặc quyền kinh tế khoảng 20.000 km2. Có 5 dòng sông chính tạo nguồn cung cấp phù sa, sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 hòn đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có những bãi tắm đẹp là một thế mạnh để kết hợp phát triển kinh tế. Biển Quảng Bình có hầu hết các loại hải sản có mặt ở Việt Nam, có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: Tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang… d) Tài nguyên khoáng sản Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản khác nhau, được phân bố nằm rải rác ở các huyện. Tài nguyên khoáng sản có 02 nhóm: - Nhóm khoáng sản kim loại: có nhiều loại như sắt, chì, kẽm, vàng… nhưng trữ lượng thấp và phân tán. - Nhóm khoáng sản phi kim loại: than bùn, đá vôi, cao lanh, cát thạch anh có trữ lượng lớn, là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản xuất xi măng, gạch ngói. đ) Tài nguyên sông ngòi Quảng Bình có 5 con sông chính, tính từ Bắc vào Nam: sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Tất cả các con sông ở Quảng Bình đều có chung đặc điểm là ngắn và dốc (sông dài nhất là sông Gianh với chiều dài 138 km, sông ngắn nhất là sông Lý Hoà có chiều dài 22 km), diện tích lưu vực các sông bé. Hệ thống sông ngòi ở Quảng Bình có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là: - Sông ngòi cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Với tổng diện tích lưu vực 7.977 km2, sông ngòi là nơi tạo ra nguồn sinh thuỷ lớn và cung cấp nước cho mọi nhu cầu của đời sống xã hội. - Sông ngòi phục vụ giao thông vận tải. - Sông ngòi tạo nguồn trữ năng cho các công trình thuỷ điện. Theo tính toán, tổng trữ năng lý thuyết có 561.900 kw, trữ năng kỹ thuật 237.200 kw, trữ năng về kinh tế 118.600 kw. Có khả năng bố trí 5 công trình: Rào Trổ 25.000 kw; Rào Nan 46.000 kw; Long Đại 56.000 kw; Bang 10.000 kw, Vực Tròn 1.000 kw. e) Tài nguyên du lịch Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả 3 chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đồng thời cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Quảng Bình không đa dạng như các vùng khác trong nước, nhưng có tính độc đáo về mặt nhân văn, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên. Về văn hoá lịch sử có: đường mòn Hồ Chí Minh; Thành luỹ Đào Duy Từ và Quảng Bình quan; Di tích Trịnh - Nguyễn phân tranh và nhiều di tích khác như khu di tích Xuân Sơn, sở chỉ huy Bộ Tư lệnh 559, di tích Bàu Tró… Về du lịch danh thắng có các điểm nổi tiếng: Đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, khu du lịch sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng, suối nước nóng Bang. Bờ biển có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú như: cửa Nhật Lệ, cảng Gianh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, khu du lịch Sun Spa Resort… Trong các danh thắng thiên nhiên, động Phong Nha bao gồm một hệ thống hang động, được Hội nghiên cứu hang động Hoàng Gia Anh đánh giá có giá trị hàng đầu thế giới và đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Du lịch ra nước ngoài có thể qua cửa khẩu Cha Lo trên quốc lộ 12A sang Lào và Thái Lan. Đường Hồ Chí Minh đi qua Quảng Bình được phân thành 02 nhánh: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn là một lợi thế để phát triển kinh tế và phát triển du lịch [43]. 2.1.2.2. Nguồn nhân lực Theo xu hướng phát triển dân số của cả nước nói chung, qua các thời kỳ lịch sử, tình hình dân số Quảng Bình có sự thay đổi về tốc độ phát triển, về tỷ lệ tăng tự nhiên cũng như cơ cấu dân số và phân bố dân cư trên địa bàn. Dân số Quảng Bình tính đến năm 2006 là 846.020 người trên diện tích 8.055 km2. Trong đó có hơn 17 vạn người thuộc các dân tộc ít người. Mật độ dân số bình quân 104 người/km2, trong đó có khoảng 14% sống ở thành thị và 86% sống ở nông thôn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2006 là 1,034% [13, 43]. Bảng 2.1: Tình hình dân số Quảng Bình từ 2002 – 2006 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng dân số 814.990 823.804 831.583 838.650 846.020 Phân theo giới tính - Nam 402.763 407.452 411.299 414.800 418.385 - Nữ 412.277 416.352 420.284 423.850 427.635 Phân theo khu vực - Thành thị 102.987 108.558 115.159 117.462 120.300 - Nông thôn 712.003 715.246 716.424 712.188 725.720 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2006) Sự phát triển về dân số dẫn đến có sự tăng nhanh về nguồn lao động. Trong giai đoạn 2002-2006, do quy mô dân số tiếp tục tăng, dân số đang có xu hướng trẻ hoá cho nên số lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, bổ sung vào lực lượng lao động dồi dào. Cùng với sự phát triển nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã làm cho nguồn lao động trong các khu vực kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt: giảm dần trong khu vực Nông, lâm, ngư nghiệp; tăng dần trong khu vực Công nghiệp Xây dựng và Dịch vụ. Bảng 2.2: Lao động đang làm việc trên địa bàn theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: 1.000 người Năm Tổng số Trong đó Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 2002 395 299 75,6 49 12,5 47 11,9 2003 399 295 74,0 51 12,8 53 13,2 2004 406 295 72,7 54 13,4 57 14,0 2005 410 291 71,1 57 13,8 62 15,1 2006 416 290 69,7 57 13,8 68 16,4 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2006) Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đã đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao, đội ngũ lao động kỹ thuật tăng. Số lao động trẻ có trình độ văn hoá chiếm tỷ lệ ngày càng tăng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 11,38% năm 1996 lên 17,8% năm 2002; 20% năm 2005 và 25,3% năm 2006 [43]. Đa số cán bộ, viên chức, công nhân được đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề, bản lĩnh chính trị vững vàng. Đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước các cấp, các ngành từng bước được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị. Lực lượng lao động một số ngành, lĩnh vực từng bước được chuẩn hoá. Một bộ phận lao động nông thôn bước đầu có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế – xã hội Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân Quảng Bình đã có sự nỗ lực phấn đấu, khai thác các tiềm năng, lợi thế phát huy các nguồn lực và có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 8,85%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; Cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, đặc biệt là hệ thống giao thông, các khu du lịch, khu kinh tế và các khu công nghiệp, cảng biển. Các lĩnh vực văn hoá – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân nói chung và những vùng khó khăn từng bước được cải thiện. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc lạc quan, được thể hiện trên các lĩnh vực sau: Bảng 2.3: Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn từ năm 2002-2006 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng số Trong đó Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2002 2.785,4 962,9 34,6 764,9 27,5 1.057,6 38,0 2003 3.166,7 1.065,9 33,7 915,5 28,9 1.185,3 37,4 2004 3.810,6 1.237,4 32,5 1.140,0 29,9 1.433,2 37,6 2005 4.541,2 1.349,9 29,7 1.455,6 32,1 1.735,7 38,2 2006 5.478,4 1.528,1 27,9 1.841,6 33,6 2.108,7 38,5 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2006) - Nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, đã chú trọng toàn diện rộng trên cả hai lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt ngoài cây lương thực tỉnh đã chú trọng phát triển một số loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cao su, hồ tiêu, lạc… cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thực hiện chuyển đổi những diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá, trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. - Lâm nghiệp: đã tập trung vào đầu tư xây dựng vốn rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phần lớn diện tích rừng, đát rừng được giao cho các đơn vị, các tổ chức và cá nhân quản lý nên được bảo vệ chặt chẽ hơn, hạn chế được tình trạng khai thác trái phép, đốt phá rừng. - Thuỷ sản: Sản lượng khai thác bình quân mỗi năm tăng 9,05%. Diện tích nuôi trồng hiện có 2.275 ha; trong đó thuỷ sản nước lợ có 1,128 ha đã hình thành một số vùng nuôi tôm công nghiệp có quy mô lớn như: Quảng Phúc, Quảng Thuận, Quảng Phú, Phú Trạch, Bảo Ninh… Cơ sở phục vụ chế biến thuỷ sản phát triển nhanh, ngoài ba cơ sở Nhà nước quản lý có công suất 2.100 tấn/năm còn có hàng trăm cơ sở chế biến của các thành phần kinh tế khác [43]. Bảng 2.4: Tốc độ phát triển giá trị tổng sản phẩm từ năm 2002 – 2006 Đơn vị tính: % Năm Chỉ số phát triển chung Trong đó Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ 2002 100 100 100 100 2003 113,7 110,7 119,7 112,1 2004 120,3 116,1 124,5 120,9 2005 119,2 109,1 127,7 121,1 2006 120,6 113,2 126,5 121,5 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2006) - Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: đã có bước phát triển quan trọng, năng lực sản xuất tăng đáng kể. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới đã được hình thành và đang triển khai xây dựng khu công nghiệp Cảng biển Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu Chalo… nhằm thu hút đầu tư, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18-20%. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh như: Công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản… Tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển, nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập, tổ hợp tác tạp trung phát triển sản xuất ở các lĩnh vực chế biến nông lâm thuỷ hải sản, xây dựng, phát triển nghề thủ công truyền thống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. - Thương mại: phát triển khá về số lượng, đa dạng về thành phần, ngành nghề phục vụ và phủ kín hầu hết các địa bàn dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. - Kinh tế đối ngoại: được tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả. Tuy vậy, do đặc điểm của tỉnh có nhiều khó khăn nên ít thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là các khu công nghiệp, các lĩnh vực về du lịch, dịch vụ… - Du lịch: có bước phát triển tích cực và ngày càng thể hiện rõ là một ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã quan tâm ĐTPT hạ tầng các khu du lịch, mở thêm tour, tuyến nên lượng du khách đến tỉnh ngày càng đông. - Dịch vụ vận tải: ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được nâng cao về chất lượng và mở rộng về quy mô. - Hoạt động tài chính, ngân sách: có nhiều tiến bộ. Thu ngân sách tăng khá, tỷ lệ huy động đạt 100% GDP. Chi ngân sách được điều hành khá chặt chẽ, đúng quy định, ưu tiên chi ĐTPT. Tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế có tăng. - Hoạt động tín dụng, tiền tệ: đã góp phần tích cực làm tăng nguồn lực tài chính. Các tổ chức tài chính, tín dụng đã có nhiều biện pháp để khai thác nguồn thu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, phục vụ cho các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã tích cực khai thác các nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho ĐTPT. Tuy vậy, do nguồn lực hạn hẹp nên nguồn vốn đầu tư chưa đủ sức cơ cấu lại ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Mạng lưới điện: phát triển khá, đến nay mạng lưới điện đã phủ gần kín các xã, phường, vùng sâu, vùng xa. - Bưu chính, viễn thông: tiếp tục được hiện đại hoá một cách đồng bộ. Bình quân có 5,9 máy điện thoại cố định và 1,9 máy điện thoại di động trên 100 dân. Tỷ lệ số người dân được xem truyền hình, nghe Đài tiếng nói Việt Nam tăng dần, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. - Các công trình hạ tầng cơ sở: được đầu tư xây dựng trong các năm gần đây đã làm tăng năng lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tăng thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt tạo được bộ mặt mới ở nông thôn ngày càng khang trang, góp phần thúc đẩy nông thôn phát triển. - Lĩnh cực văn hoá xã hội có chuyển biến tích cực, đời dống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. An ninh quốc phòng được giữ vững. Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thực sự vững chắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được nâng cao một bước đáng kể nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ còn chậm, trình độ khoa học công nghệ còn thấp; khai thác và phát huy tiềm năng nội lực trên địa bàn còn hạn chế, thu hút đầu tư từ bên ngoài còn rất ít, vốn đầu tư thiếu. Đời sống của nhân dân nhất là nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn nhiều khó khăn. Lĩnh vực xã hội vẫn còn có nhiều bức xúc [43] [44]. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: 2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu Quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tiến hành các hoạt động điều tra thu thập số liệu, việc tiến hành khảo sát điều tra thu thập số liệu được tiến hành đồng thời ở hai cấp độ, có tính chất hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu. 2.2.1.1. Nguồn tài liệu thứ cấp Khi nghiên cứu các chỉ tiêu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình hoạt động… chúng tôi đã dựa vào các tài liệu đã được công bố như các văn bản, chính sách, các tài liệu, báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê. Chúng tôi cũng sử dụng các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên các tạp chí chuyên ngành, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nguồn tài liệu này được sử dụng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn này. 2.2.1.2. Nguồn số liệu sơ cấp Được thu thập trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế các đơn vị đang sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng thông qua phiếu điều tra (Phụ lục 2). a) Đối với các đơn vị vay vốn Nguồn số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu luận văn được thu thập từ việc điều tra số liệu tại 37 đơn vị cơ sở (kể cả các đơn vị Nhà nước và tư nhân) đã và đang được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình để đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Danh sách các đơn vị này được cung cấp từ các cán bộ chuyên quản tại Chi nhánh. Việc thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phiếu điều tra do người được phỏng vấn tự điền thông tin. Đối với các đơn vị vay vốn, phiếu điều tra được gửi đến 02 cán bộ chủ chốt có liên quan đến việc vay và sử dụng vốn vay là Giám đốc và Kế toán trưởng. Tổng số phiếu điều tra phát ra đến các đơn vị vay vốn là 70 phiếu. Tuy chỉ có 52 phiếu điều tra đã được điền thông tin một cách đầy đủ và được gửi trả nhưng tỷ lệ phản hồi vẫn khá cao, đạt tới 74,3%, vì vậy hoàn toàn thích hợp cho phân tích trong nghiên cứu này. Phiếu thu thập thông tin từ các đơn vị vay vốn được chia làm 04 phần: - Phần thứ nhất là những câu hỏi đưa ra nhằm thu thập những thông tin cơ bản về người được điều tra như: họ tên, tuổi, giới tính, chức vụ, đơn vị công tác; các nguồn thông tin về nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước; các dự án mà đơn vị đã được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình để thực hiện đầu tư trong 05 năm gần đây. - Phần thứ hai có 15 chủ đề quan trọng liên quan đến việc sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình. Phần này sử dụng thang điểm Likert từ 1 đến 7 điểm, trong đó điểm 1 là điểm số thấp nhất phản ánh sự bất cập và điểm 7 là điểm số cho thấy sự phù hợp nhất đối với vấn đề được hỏi. Người được điều tra sẽ cho biết ý kiến của mình về các chủ đề đó bằng cách khoanh tròn vào số điểm mà họ cho là thích hợp với ý kiến của mình. Bằng cách này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến của người được điều tra và sử dụng điểm số Li-kert này trong phân tích số liệu đa biến và kiểm định thống kê sau này. - Phần thứ ba là những câu hỏi về hiệu quả của dự án đầu tư mà đơn vị đã được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình để thực hiện đầu tư, bao gồm: doanh thu tăng thêm, số lao động tăng thêm, nộp ngân sách tăng thêm. Những số liệu này sẽ giúp cho luận văn khẳng định về tính hiệu quả của các dự án được đầu tư từ nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước. - Phần cuối phiếu điều tra là những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có thể tự phản ánh các ý kiến của mình về những tồn tại, vướng mắc trong việc sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian qua; từ đó đề xuất các giải pháp để để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian tới. Các thông tin mở này sẽ được sử dụng nhằm phân nhóm kiểm định thống kê và đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong Chương 4. b) Đối với các chuyên gia ngân hàng Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài việc lấy ý kiến của các đơn vị vay vốn, chúng tôi cũng đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực tín dụng như: Các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ làm công tác tín dụng lâu năm trong Chi nhánh NHPT Quảng Bình, các cán bộ của các Ngân hàng… để làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình. Tổng số phiếu điều tra phát ra đến các chuyên gia là 10 phiếu, tổng số phiếu thu về là 10 phiếu, đạt 100%. Phiếu thu thập thông tin từ các chuyên gia được chia làm 03 phần. Về cơ bản giống phiếu điều tra các đơn vị vay vốn: - Phần thứ nhất là những câu hỏi đưa ra nhằm thu thập những thông tin cơ bản về người được điều tra. - Phần thứ hai có 15 chủ đề quan trọng liên quan đến việc sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Quảng Bình (sử dụng thang điểm Likert từ 1 đến 7 điểm). - Phần cuối phiếu điều tra là những câu hỏi mở để người được phỏng vấn có thể tự phản ánh các ý kiến của mình về những tồn tại, vướng mắc và đề xuát các giải pháp. 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp Việc tổng hợp số liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra các đơn vị vay vốn và các chuyên gia ngân hàng. Việc phân tổ căn cứ vào kết quả điều tra theo các tiêu thức khác nhau về giới tính, độ tuổi, đối tượng điều tra.... thông qua các tiện ích của phần mềm tin học ứng dụng SPSS for Windows. 2.2.2.2. Phân tích thống kê Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp so sánh để phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động của Chi nhánh qua các năm. 2.2.2.3. Phương pháp toán kinh tế Phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê được áp dụng để tính toán và so sánh với các chỉ tiêu kinh tế được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu được tiến hành trên chương trình SPSS for Windows. Sử dụng phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng. Sau đây là trình tự phân tích và xử lý số liệu: - Mã hóa số liệu trên SPSS for Windows - Xử lý số liệu - Giải quyết các biến số thất thoát với phương pháp mean series Chương 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH 3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH 3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình Ngày 01 tháng 01 năm 2000, Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Quảng Bình được thành lập nhằm thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, hỗ trợ các ngành nghề, các dự án trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu… trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đến ngày 01 tháng 07 năm 2006, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT trên cơ sở sắp xếp lại và kế thừa mọi nghĩa vụ và quyền lợi của Chi nhánh Quỹ HTPT Quảng Bình và là một đơn vị trực thuộc NHPT Việt Nam thực hiện nhiệm vụ mới trên tầm cao mới của thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong suốt quá trình hơn 7 năm qua, hoạt động của Chi nhánh Quỹ HTPT Quảng Bình trước đây và nay là Chi nhánh NHPT Quảng Bình đã từng bước ổn định và có xu hướng phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao. Nhiều dự án do Chi nhánh đầu tư và tham gia đầu tư đã hoàn thành đưa vào sản xuất và phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội; nhiều sản phẩm của dự án tham gia xuất khẩu, thay thế hàng ngoại nhập, tiết kiệm nhiều ngoại tệ cho đất nước. Những công trình tiêu biểu như Nhà máy xi măng Sông Gianh, Cầu Nhật Lệ, Nhà máy đóng tàu Nhật Lệ, Trồng và chăm sóc cao su của Công ty Lệ Ninh, Trồng và chăm sóc cao su của Công ty Việt Trung, Trồng rừng nguyên liệu của Công ty Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình,… mà Chi nhánh tham gia đầu tư đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, của đất nước. Năm 2000 khi mới thành lập, Chi nhánh nhận bàn giao 37 dự án với dư nợ là 154 tỷ đồng từ Cục Đầu tư và phát triển Quảng Bình nhưng đến 31/12/2006, số dự án đang còn có quan hệ tín dụng với Chi nhánh là 52 dự án với dư nợ tín dụng là 1.243 tỷ đồng (tăng 806,8% so với năm 2000). Số thu nợ (gốc và lãi) vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tăng cao qua các năm (năm 2001 là 28.171 triệu đồng, đến năm 2006 là 138.331,3 triệu đồng). Chi nhánh còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác mà NHPT Việt Nam giao như: Cho vay lại vốn ODA, cho vay tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, Hỗ trợ sau đầu tư, Bảo lãnh tín dụng đầu tư, Cấp phát vốn uỷ thác, Cho vay vốn uỷ thác Quỹ cho vay làm nhà ở và Quỹ Đầu tư địa phương. [11] [12]. 3.1.2. Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHPT Quảng Bình GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TC- KẾ TOÁN PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG HC – QLNS Quan hệ trực tiếp Quan hệ phối hợp Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi nhánh NHPT Quảng Bình Chi nhánh NHPT Quảng Bình có khung mô hình tổ chức bộ máy như sau: - Đứng đầu Chi nhánh là Giám đốc, là người được Tổng Giám đốc uỷ quyền đại diện trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. - Sau Giám đốc Chi nhánh là Phó Giám đốc Chi nhánh, là người giúp việc cho Giám đốc trong việc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Chi nhánh NHPT Quảng Bình hiện nay có 4 phòng nghiệp vụ, cụ thể như sau: + Phòng Hành chính – Quản lý nhân sự: có chức năng tham cho Giám đốc Chi nhánh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương; công tác đào tạo; thi đua khen thưởng; hành chính, quản trị; công tác văn thư lưu trữ và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Chi nhánh giao. + Phòng Tín dụng: có chức năng tham cho Giám đốc Chi nhánh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác tín dụng ĐTPT (gồm: cho vay tín dụng ĐTPT; hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư), công tác tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, quản lý cho vay lại nguồn vốn uỷ thác ODA, quản lý Quỹ đầu tư địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Chi nhánh giao. + Phòng Tài chính Kế toán: có chức năng tham cho Giám đốc Chi nhánh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác thanh toán với các đơn vị, công tác kế toán, quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản của Chi nhánh và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Chi nhánh giao. + Phòng Tổng hợp: có chức năng tham cho Giám đốc Chi nhánh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác huy động vốn, công tác kế hoạch, công tác thẩm định, công tác tổng hợp, công tác kiểm tra giám sát và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Chi nhánh giao [23]. 3.1.3. Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình 3.1.3.1. Nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình a) Chi nhánh NHPT Quảng Bình có nhiệm vụ triển khai các nghiệp vụ theo phân cấp của Tổng giám đốc NHPT Việt Nam: - Huy động, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn; - Tín dụng đầu tư: Cho vay ĐTPT; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư; - Tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu; - Thực hiện nhiệm vụ nhận uỷ thác cấp phát, uỷ thác và nhận uỷ thác cho vay từ các nguồn vốn của các đơn vị kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; - Quản lý và sử dụng vốn ODA, vón viện trợ, vay nước ngoài của Chính Phủ dùng để cho vay lại các dự án đầu tư trên địa bàn; - Thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước phục vụ các hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật và của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam; b) Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại đơn vị; thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định. c) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng và công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ chính sách đối với những cán bộ, viên chức theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Tổng Giám đốc. d) Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng; công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ tại đơn vị theo quy định. đ) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng. e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam giao. 3.1.3.2. Trách nhiệm và quyền hạn của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình a) Quản lý và sử dụng vốn, tài sản, đất đai, các nguồn lực khác được Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam giao cho Chi nhánh NHPT Quảng Bình để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. b) Huy động vốn, thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT và tín dụng xuất khẩu được Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam giao. c) Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về thất thoát vốn đã được giao theo quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh NHPT Quảng Bình trên địa bàn. d) Đại diện theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc khởi kiện, hiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Chi nhánh NHPT Quảng Bình. đ) Tổ chức triển khai hoạt động bộ máy các phòng trực thuộc để quản lý điều hành công việc phù hợp với nhiệm vụ của Chi nhánh NHPT Quảng Bình theo quy định của Tổng Giám đốc. e) Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng. f) Từ chối việc cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không đảm bảo các điều kiện theo quy định. g) Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật. Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật và của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam. h) Khi đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả được nợ và không có thoả thuận khác, Chi nhánh được quyền báo cáo với các cấp có thẩm quyền để phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc; chủ động trong xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam. i) Tổ chức thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo hướng dẫn và quy định của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam đảm bảo công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Chi nhánh và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với cơ quan có thẩm quyền theo quy định. j) Báo cáo Tổng Giám đốc trong việc uỷ thác, nhận uỷ thác trong hoạt động nghiệp vụ; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam [23]. 3.1.4. Thực hiện quy trình sử dụng vốn tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Bình 3.1.4.1. Quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn Phân loại dư nợ vay và xử lý rủi ro Lập sổ theo dõi, thu hồi vốn vay (gốc, lãi) Cấp vốn vay, kiểm tra cấp vốn vay Thanh lý HĐTD Thông báo cho vay, ký HĐTD và mở tài khoản Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước a) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn: Khi Chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn tín dụng ĐTPT sẽ gửi hồ sơ đến Chi nhánh. Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn với các nội dung thẩm định như sau: tính pháp lý của Chủ đầu tư, tính pháp lý của dự án, năng lực tài chính và tình hình SXKD của Chủ đầu tư, thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay của dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án… b) Thông báo cho vay, ký HĐTD và mở tài khoản: Sau khi dự án đã được thẩm định, chấp thuận cho vay và được NHPT Việt Nam bố trí kế hoạch giải ngân, Chi nhánh có Thông báo cho vay gửi Chủ đầu tư để tiến hành ký HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và mở tài khoản tiền gửi vốn tự có tham gia đầu tư dự án và tài khoản tiền gửi vốn trả nợ theo quy định. c) Cấp vốn vay, kiểm tra cấp vốn vay: Sau khi ký HĐTD, Chủ đầu tư sẽ gửi hồ sơ tài liệu đến Chi nhánh để thực hiện giải ngân vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo quy định. Việc giải ngân bao gồm giải ngân tạm ứng và giải ngân thanh toán khỗi lượng hoàn thành. Mục đích sử dụng vốn phải phù hợp với quy định trong HĐTD đã ký. Thủ tục giải ngân cho từng công việc phải hợp lệ và đầy đủ theo quy định đối với công việc đó. Trong quá trình thực hiện giải ngân, Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra việc cấp vốn vay của mình cho Chủ đầu tư. Nếu phát hiện Chủ đầu tư sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vi phạm pháp luật hoặc dự án không có hiệu quả vì những biến động lớn do nguyên nhân khách quan nằm ngoài dự kiến, dự án ngừng thi công… thì Chi nhánh phải ngừng giải ngân vốn vay cho dự án và tìm các biện pháp để xử lý. d) Lập sổ theo dõi, thu hồi vốn vay (gốc và lãi): Trong quá trình thực hiện giải ngân cho đến khi dự án quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, cán bộ Chi nhánh phải mở sổ theo dõi chi tiết giải ngân của dự án. Cán bộ Chi nhánh còn phải mở sổ theo dõi nợ vay (gốc và lãi) phải thu, thời hạn và thời điểm thu nợ vay theo HĐTD đã ký. Trước thời điểm phải thu nợ (gốc và lãi) phải gửi thông báo thu nợ đến hạn cho Chủ đầu tư và đôn đốc Chủ đầu tư trả nợ. đ) Phân loại dư nợ vay và xử lý rủi ro: Trong quá trình thu nợ vay, Chi nhánh liên tục kiểm tra các Chủ đầu tư để xem xét tình hình hoạt động và tình hình trả nợ vay của từng dự án, quá đó thực hiện phân loại dư nợ vay đối với từng dự án để có hướng xử lý thích hợp, nhất là các dự án gặp khó khăn về tài chính, không trả được nợ vay theo đúng cam kết đã ký trong HĐTD do nguyên nhân khách quan bất khả kháng; phá sản, giải thể; Nhà nước điều chỉnh chính sách. Căn cứ kết quả phân loại nợ theo nguyên nhân gây ra rủi ro và mức đột hiệt hại, khả năng trả nợ của từng Chủ đầu tư để áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp, bao gồm: gia hạn nợ; khoanh nợ; miến, giảm lãi tiền vay; xoá nợ. e) Thanh lý HĐTD: Sau khi chủ đầu tư dự án thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc và lãi) cho NHPT Việt Nam theo đúng HĐTD đã ký, Chi nhánh và chủ đầu tư lập biên bản thanh lý HĐTD và Hợp đồng bảo đảm tiền vay [25]. 3.1.4.2. Quy trình cấp hỗ trợ sau đầu tư Thông báo cấp HTSĐT, ký HĐ và mở tài khoản Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp HTSĐT Thanh lý Hợp đồng HTSĐT Cấp HTSĐT, kiểm tra việc cấp HTSĐT Sơ đồ 3.3: Quy trình cấp hỗ trợ sau đầu tư a) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ cấp HTSĐT: Khi Chủ đầu tư có nhu cầu HTSĐT sẽ gửi hồ sơ đến Chi nhánh và Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ cấp HTSĐT với các nội dung thẩm định như sau: Đối tượng được HTSĐT; tổng mức vốn đầu tư TSCĐ của dự án, số vốn vay của tổ chức tín dụng theo HĐTD, thời điểm và số vốn giải ngân từng lần, lãi suất vay vốn, thời hạn vay vốn, thời hạn trả nợ, thời điểm bắt đầu trả nợ, kỳ hạn trả nợ; tính toán số tiền HTSĐT từng năm và của cả dự án. b) Thông báo cấp HTSĐT, ký Hợp đồng HTSĐT và mở tài khoản: Sau khi dự án đã được thẩm định, chấp thuận HTSĐT và được NHPT Việt Nam bố trí kế hoạch HTSĐT, Chi nhánh có Thông báo cho vay gửi Chủ đầu tư để tiến hành ký Hợp đồng HTSĐT và hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản theo quy định. c) Cấp HTSĐT , kiểm tra cấp HTSĐT: Tuỳ theo quy mô từng dự án, việc cấp tiền HTSĐT được thực hiện 1 hoặc 2 lần trong 1 năm, sau khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và chủ đầu tư đã hoàn trả được vốn vay cho tổ chức tín dụng. Định kỳ hoặc đột xuất, Chi nhánh tiến hành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án và trả nợ vay của Chủ đầu tư các dự án mà Chi nhánh đã ký Hợp đồng HTSĐT. Nếu phát hiện chủ đầu tư cung cấp thông tin sai sự thật để được HTSĐT, vi phạm quy chế HTSĐT, mất khả năng thanh toán số nợ vay của tổ chức tín dụng; doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc ngừng hoạt động, chuyển hình thức sở hữu… thì ngừng cấp HTSĐT cho dự án và thông báo cho cơ quan có liên quan để xử lý. d) Thanh lý Hợp đồng HTSĐT: Hết thời hạn HTSĐT ghi trong Hợp đồng HTSĐT đã ký hoặc chủ đầu tư đã trả hết nợ vay cho tổ chức tín dụng và nhận đủ số tiền HTSĐT, Chi nhánh tiến hành ký biên bản thanh lý Hợp đồng HTSĐT với chủ đầu tư [26]. 3.1.4.3. Quy trình cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu Xử lý phát sinh trong quá trình thu hồi vốn vay Lập sổ theo dõi, thu hồi vốn vay (gốc, lãi) Cấp vốn vay, kiểm tra sau khi cấp vốn vay Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn Thông báo cho vay, ký HĐTD và mở tài khoản Thanh lý HĐTD Sơ đồ 3.4: Quy trình cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu a) Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn: Khi Chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn sẽ gửi hồ sơ đến Chi nhánh, và Chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn với các nội dung thẩm định như sau: tính pháp lý của Chủ đầu tư, tính pháp lý của dự án, năng lực tài chính và tình hình SXKD của Chủ đầu tư, thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay của dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án… b) Thông báo cho vay, ký HĐTD và mở tài khoản: Sau khi dự án đã được thẩm định, chấp thuận cho vay và được NHPT Việt Nam bố trí kế hoạch giải ngân, Chi nhánh có Thông báo cho vay gửi Chủ đầu tư để tiến hành ký HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và mở tài khoản tiền gửi vốn tự có tham gia đầu tư dự án và tài khoản tiền gửi vốn trả nợ theo quy định. c) Cấp vốn vay, kiểm tra sau khi cấp vốn vay: Sau khi ký HĐTD, Chủ đầu tư sẽ gửi hồ sơ tài liệu đến Chi nhánh để thực hiện giải ngân vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo quy định. Việc giải ngân chỉ bao gồm giải ngân chi phí nguyên nhiên vật liệu, nhân công, quản lý và tiêu thụ hàng hoá. Việc cấp tiền vay được thực hiện theo đúng thoả thuận trong HĐTD đã ký giữa Chi nhánh và chủ đầu tư; đúng với nội dung đề nghị thanh toán của đơn vị. Sau khi cấp vốn vay, Chi nhánh phải tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại hiện trường về tình hình thu mua nguyên vật liệu, nhập kho hàng hoá, đảm bảo sự phù hợp giữa các hoá đơn chứng từ thu mua với số lượng hàng hoá đã thu mua và giá trị thực tế được hình thành từ vốn vay. Nếu phát hiện Chủ đầu tư sử dụng vốn vay không đúng mục đích, vi phạm pháp luật hoặc dự án không có hiệu quả vì những biến động lớn do nguyên nhân khách quan nằm ngoài dự kiến, dự án ngừng thi công… thì Chi nhánh phải ngừng giải ngân vốn vay cho dự án và tìm các biện pháp để xử lý. d) Lập sổ theo dõi, thu hồi vốn vay (gốc và lãi): Trong quá trình thực hiện giải ngân cho dự án, cán bộ Chi nhánh phải mở sổ theo dõi chi tiết giải ngân của từng khoản vay. Cán bộ Chi nhánh còn phải mở sổ theo dõi nợ vay (gốc và lãi) phải thu, thời hạn và thời điểm thu nợ vay theo HĐTD đã ký. Trước thời điểm phải thu nợ (gốc và lãi) phải gửi thông báo thu nợ đến hạn cho Chủ đầu tư và đôn đốc Chủ đầu tư trả nợ. đ) Xử lý phát sinh trong quá trình thu hồi vốn vay: Trong quá trình thu nợ vay, Chi nhánh liên tục kiểm tra các Chủ đầu tư để xem xét tình hình hoạt động và tình hình trả nợ vay của từng dự án, quá đó thực hiện phân loại dư nợ vay đối với từng dự án để có hướng xử lý thích hợp, nhất là các dự án gặp khó khăn về tài chính, không trả được nợ vay theo đúng cam kết đã ký trong HĐTD do nguyên nhân khách quan bất khả kháng; phá sản, giải thể; Nhà nước điều chỉnh chính sách. Căn cứ kết quả phân loại nợ theo nguyên nhân gây ra rủi ro và mức đột thiệt hại, khả năng trả nợ của từng Chủ đầu tư để áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp, bao gồm: gia hạn nợ; khoanh nợ; miến, giảm lãi tiền vay; xoá nợ. e) Thanh lý HĐTD: Sau khi chủ đầu tư dự án thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc và lãi) cho NHPT Việt Nam theo đúng HĐTD đã ký, Chi nhánh và chủ đầu tư lập biên bản thanh lý HĐTD và Hợp đồng bảo đảm tiền vay [27]. 3.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN QUẢNG BÌNH 3.2.1. Những kết quả đạt được 3.2.1.1. Những kết quả đạt được của Chi nhánh Trong những năm qua, mặc dù tuy mới thành lập nhưng Chi nhánh NHPT Quảng Bình đã từng bước khẳng định vai trò là công cụ tài chính của Chính Phủ, đóng góp ngày một nhiều hơn trong thành tựu của nền kinh tế của Tỉnh Quảng Bình. Những kết quả chủ yếu trong hoạt động của Chi nhánh NHPT Quảng Bình thời gian từ năm 2002 - 2006 được thể hiện qua các mặt như sau: * Đối với công tác huy động vốn Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh từ năm 2002 - 2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2002 2003 2004 2005 2006 Kế hoạch giao tỷ đ 15,0 30,0 48,6 54,0 102,4 Thực hiện tỷ đ 15,0 36,1 55,4 60,1 123,1 Tỷ lệ đạt % 100,0 120,3 114,0 111,3 120,2 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 đến năm 2006 của Chi nhánh NHPT Quảng Bình) Với kế hoạch huy động vốn đã được NHPT giao qua các năm, Chi nhánh đã tích cực làm việc với các Ban, ngành, đơn vị để đẩy mạnh công tác huy động vốn và đã huy động vượt kế hoạch được giao. Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh tương đối bền vững, an toàn và không ngừng tăng trưởng. Trong năm 2006, tổng số vốn huy động được bao gồm: vốn huy động không kỳ hạn chỉ chiếm 4,4%; vốn ngắn hạn chiếm 14,5%; vốn trung hạn 1-3 năm chiếm 13,7%; còn lại vốn huy động dài hạn từ 5 - 10 năm chiếm 67,4%. Song song với việc huy động vốn, công tác quản lý, điều hành và sử dụng vốn huy động được tuân thủ theo đúng quy định của NHPT. Việc điều hành nguồn vốn đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu công tác giải ngân; kịp thời điều chuyển vốn ra NHPT không để tình trạng tồn đọng vốn tại Chi nhánh khi chưa có nhu cầu giải ngân. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của NHPT về phí huy động vốn, phí điều chuyển vốn, phí sử dụng vốn. * Đối với công tác cho vay tín dụng đầu tư trung và dài hạn Bảng 3.2: Kết quả cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc07 Nng cao hi7879u qu7843 s7917 d7909ng v7889n tn d7909ng 273amp.doc
Tài liệu liên quan