Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực I: LỜI NÓI ĐẦU
Trong kỷ nguyên mới của thời đại, đất nước ta vẫn đang củng cố phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và tiếp tục mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Điều đó mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội lớn để tự khẳng định mình nhưng cũng đặt họ trước những thách thức khó khăn. Đứng giữa một thị trường mà số lượng chủng loại các doanh nghiệp rất phong phú, đa dạng, nếu như không giữ vững sự ổn định và có những bước chuyển mình về sản xuất kinh doanh thì việc phá sản hay giải thể doanh nghiệp là khó tránh khỏi.
Vốn là một bộ phận vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự ra đời và phát triển của một doanh nghiệp. Sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao là một vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Đó là bởi vì có sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp mới có khả năng bảo toàn và phát triển vốn, mới có khả năng tái đầu tư sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu, mới khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế...
63 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong kỷ nguyên mới của thời đại, đất nước ta vẫn đang củng cố phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước và tiếp tục mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Điều đó mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội lớn để tự khẳng định mình nhưng cũng đặt họ trước những thách thức khó khăn. Đứng giữa một thị trường mà số lượng chủng loại các doanh nghiệp rất phong phú, đa dạng, nếu như không giữ vững sự ổn định và có những bước chuyển mình về sản xuất kinh doanh thì việc phá sản hay giải thể doanh nghiệp là khó tránh khỏi.
Vốn là một bộ phận vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự ra đời và phát triển của một doanh nghiệp. Sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao là một vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Đó là bởi vì có sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp mới có khả năng bảo toàn và phát triển vốn, mới có khả năng tái đầu tư sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu, mới khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt.
Thấy được tính cấp thiết của vấn đề hiệu quả sử dụng vốn cùng với những kiến thức thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty điện lực I em đã lựa chọn đề tài “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương sau:
Chương I: Lý luận về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty điện lực I.
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty điện lực I.
Tôi xin cảm ơn cô giáo Vũ Thị Yến cùng các cô chú, anh chị trong Công ty điện lực I đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.
I. VỐN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.
1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp.
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một chủ thể kinh tế độc lập, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh - tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp và mục tiêu tăng trưởng, phát triển.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân. Bởi vậy sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là hết sức quan trọng đối với một nền kinh tế.
Các nguồn lực trong một nền kinh tế là hữu hạn nên khi nền kinh tế đạt đến sản lượng tiềm năng, muốn tăng sản lượng của sản phẩm này thì phải giảm sản lượng của sản phẩm khác. Một doanh nghiệp cũng có giới hạn khả năng sản xuất của nó vì các nguồn lực đối với một doanh nghiệp cũng là hữu hạn. Mặt khác, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường mà đặc điểm cơ bản của nó là sự cạnh tranh gay gắt của nhiều loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế khác nhau, thì đòi hỏi nó phải thích ứng được trong môi trường cạnh tranh. Do đó, tất cả các doanh nghiệp đều phải đối mặt với 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất kinh doanh cái gì? sản xuất kinh doanh như thế nào? và sản xuất kinh doanh cho ai?. Chỉ có trả lời được 3 câu hỏi trên thì từ đó doanh nghiệp mới có thể tìm ra phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, để có thể tồn tại, thích ứng được với môi trường kinh tế dưới áp lực cạnh tranh gay gắt trong điều kiện nguồn lực là hữu hạn, và có thể tìm kiếm được lợi nhuận cao nhất, nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Thứ nhất, sản xuất kinh doanh cái gì? Bao gồm một số vấn đề như sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ nào, số lượng là bao nhiêu, chất lượng như thế nào và thời gian cụ thể nào? Nhu cầu của thị trường về hàng hoá rất phong phú, đa dạng và ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhưng thực tế nguồn khả năng đáp ứng lại là hữu hạn, nên doanh nghiệp phải lựa chọn nên sản xuất kinh doanh những mặt hàng gì là có lợi nhất. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp tính toán các chi phí sản xuất kinh doanh tương ứng để lựa chọn và quyết định sản xuất cái mà thị trường cần, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa. Việc lựa chọn để quyết định sản xuất kinh doanh cái gì phụ thuộc phần lớn vào quan hệ cung cầu, giá cả và cạnh tranh trên thị trường. Sự tương tác giữa cung, cầu và cạnh tranh trên thị trường sẽ hình thành giá cả thị trường. Giá cả thị trường là bàn tay vô hình giúp doanh nghiệp lựa chọn nên sản xuất kinh doanh cái gì.
Thứ hai, sản xuất kinh doanh như thế nào? Bao gồm các vấn đề như lựa chọn công nghệ sản xuất nào, lựa chọn các yếu tố đầu vào và phương pháp tổ chức sản xuất nào. Khi đã lựa chọn được sản xuất kinh doanh cái gì, các doanh nghiệp phải lựa chọn việc sản xuất kinh doanh những hàng hoá đó như thế nào để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường. Động cơ lợi nhuận đã khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm phương pháp sản xuất tốt nhất và các đầu vào với chi phí thấp nhất. Nói một cách khác là phải lựa chọn sản xuất kinh doanh như thế nào sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất. Để cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân và các cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng hàng hoá là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong cạnh tranh, đảm bảo chữ tín của doanh nghiệp, chiếm lĩnh được thị trường.
Thứ ba, sản xuất kinh doanh cho ai? Bao gồm việc xác định rõ ai sẽ là người tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra. Hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra thì phải có người tiêu dùng chúng, có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao và ổn định. Với những mối quan hệ cung cầu thường xuyên thay đổi, doanh nghiệp phải tìm ra lời giải của mình cho bài toán: khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ là gì để từ đó có những chiến lược chiếm lĩnh và mở rộng thị trường thích hợp. Để đưa hàng hoá đến được tay người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải tích cực sử dụng nhiều biện pháp công cụ như quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tiếp thị, khuyến mại… để khách hàng biết đến và có thể tiếp với sản phẩm của doanh nghiệp.
Để trả lời 3 câu hỏi này, doanh nghiệp cần dựa vào rất nhiều nhân tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nó. Các nhân tố chủ quan như tình hình tài chính doanh nghiệp, trình độ sản xuất kinh doanh… Các nhân tố khách quan như môi trường kinh doanh, nhu cầu thị trường, phong tục tập quán… Mỗi một nhân tố đều đóng một vai trò nhất định và có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các quan hệ tài chính doanh nghiệp được thể hiện trong tất cả các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động tài chính doanh nghiệp trả lời các câu hỏi chính sau đây:
Thứ nhất là đầu tư như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đã chọn, nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp?
Thứ hai là nguồn vốn tài trợ được huy động ở đâu, vào thời điểm nào, với một cơ cấu vốn tối ưu và chi phí vốn thấp nhất?
Thứ ba là lợi nhuận của doanh nghiệp được sử dụng như thế nào?
Thứ tư là phân tích, đánh giá, kiểm tra các hoạt động tài chính như thế nào, để thường xuyên đảm bảo trạng thái cân bằng tài chính?
Thứ năm là quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn như thế nào để đưa ra các quyết định thu chi phù hợp?
Các câu hỏi trên đây chưa phải là tất cả mọi vấn đề của hoạt động tài chính doanh nghiệp, nhưng đó là những câu hỏi quan trọng nhất liên quan tới cách thức tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp.
Vốn là một nhân tố cần thiết cho sản xuất kinh doanh, cũng là một nhân tố cơ bản của tài chính doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp muốn thành lập và sản xuất kinh doanh đều phải có vốn. Sử dụng vốn sao cho có hiệu quả quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là điều kiện để các doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh.
1.2. Khái niệm và phân loại vốn của doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm về vốn.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, điều trước tiên là phải có một lượng vốn nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu cho việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm nguyên nhiên vật liệu, trả công, trả lãi suất và nộp thuế hoặc mua sắm thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp nhằm đáp ứng được sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Có thể nói “Toàn bộ giá trị ứng ra cho quá trình sản xuất kinh doanh được gọi là vốn”. Theo quan điểm của Mác vốn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, là giá trị tạo ra giá trị thặng dư. Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì lượng vốn sản xuất kinh doanh cũng khác nhau.
Trong cơ chế thị trường, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất, trao đổi hàng hoá và trao đổi hàng hoá dịch vụ với các đơn vị kinh tế khác nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện được các hoạt động này doanh nghiệp phải có một lượng vốn sản xuất kinh doanh nhất địn, có rất nhiều chủng loại, có các hình thái vật chất, có các quy mô khác nhau nằm rải rác khắp nơi theo phạm vi mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Trên ý nghĩa đó có thể coi vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề của mọi quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh là một quỹ tiền tệ đặc biệt, phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện tồn tại một nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ, vốn sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hai hình thức hiện vật và giá trị, và có những đặc trưng sau đây:
- Vốn được biểu hiện bằng giá trị của toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình.
- Vốn được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Để đầu tư sản xuất kinh doanh, vốn được tích tụ thành một món tiền lớn tới một mức tối thiểu ít nhất phải bằng vốn pháp định mà Nhà nước đã quy định cho mỗi ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động. Các nhà quản lý, các nhà đầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm năng vốn của doanh nghiệp mà phải cân nhắc, tính toán tìm cách chọn nguồn huy động đủ đảm bảo yêu cầu của sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế của đồng vốn.
- Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền phải được đưa vào sản xuất kinh doanh để sinh lời. Đồng vốn phải không ngừng được bảo toàn, bổ sung, và phát triển sau mỗi quá trình vận động để thực hiện việc tái sản xuất giản đơn và mở rộng của doanh nghiệp.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này có nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng vốn. Trong nền kinh tế thị trường, dưới các yếu tố tác động của nền kinh tế như lạm phát, các yếu tố chính trị thì “đồng tiền ngày nay khác với đồng tiền ngày mai”, có nghĩa là nó có giá trị về mặt thời gian.
- Mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Bởi lẽ ở đâu còn có những đồng vốn vô chủ thì ở đó sẽ có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.
- Vốn là một thứ hàng hoá đặc biệt, chỉ bán quyền sử dụng. Người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định và phải trả cho việc được quyền sử dụng vốn trong thời gian ấy.
1.2.2. Phân loại vốn.
Như ta đã biết, vốn là cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân loại vốn sẽ giúp doanh nghiệp đề ra các biện pháp quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả. Trên góc độ lý thuyết cũng như thực tế, người ta thường phân loại vốn theo nhiều tiêu thức khác nhau.
1.2.2.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành.
Vốn của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành có thể chia làm hai loại: nguồn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn điều lệ; vốn do Nhà nước tài trợ (nếu có); các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản; khoản chênh lệch giá; các quỹ; lãi chưa phân phối và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật. Đối với mọi loại hình doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu được hình thành chủ yếu từ các nguồn: vốn góp ban đầu của các chủ sở hữu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Đối với các công ty cổ phần thì vốn chủ sở hữu còn được gọi là vốn cổ phần.
- Nợ phải trả: Là những khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được hình thành từ việc đi vay các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc các tác nhân kinh tế khác, hoặc cũng có thể sử dụng các loại tín dụng thương mại... Doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh nhưng vốn chủ sở hữu không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, khi đó doanh nghiệp có thể tăng vốn bằng cách đi vay. Tuy nhiên cùng với việc sử dụng các khoản vay để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải trả một khoản phí cho các khoản nợ đó, thường gọi là lãi vay. Doanh nghiệp phải tính toán sao cho trả được cả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu và nợ vay được phân biệt với nhau qua bảng (1.1).
Bảng 1.1. Phân biệt chủ yếu giữa vốn của chủ và các khoản nợ phải trả
Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
1. Là vốn do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ.
1. Những người tài trợ cho doanh nghiệp không phải là các chủ sở hữu của doanh nghiệp
2. Không phải trả lãi cho vốn đã huy động được mà lợi tức sẽ thuộc về chủ sở hữu hoặc chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu.
2. Phải trả lãi cho những khoản tiền đã vay.
3. Trừ phần ưu tiên lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tuỳ thuộc vào quyết định của hội đồng quản trị và nó thay đổi theo mức lợi nhuận mà công ty có được.
3. Mức lãi suất phải trả cho các khoản nợ vay thường là theo một mức ổn định được thoả thuận khi vay.
4. Doanh nghiệp không phải hoàn trả những khoản tiền đã huy động được trừ khi doanh nghiệp đóng cửa thì các tài sản được chia cho các chủ sở hữu. (Trường hợp này không áp dụng đối với cổ phần ưu đãi có thời hạn đáo hạn cố định.)
4. Có thời hạn, hết thời hạn doanh nghiệp phải hoàn trả nợ cho chủ nợ hoặc gia hạn mới.
5. Doanh nghiệp không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh.
5. Công ty có thể phải thế chấp bằng các loại tài sản hay nhờ bảo lãnh.
6. Cổ tức không được tính trong chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập mà lấy từ lợi nhuận sau thuế để trả.
6. Lãi suất phải trả cho nợ vay được tính trong chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập.
Phân loại theo cách thức này giúp doanh nghiệp nắm vững tình hình tài chính của mình, xác định được cơ cấu vốn và chi phí vốn đi đôi với cơ cấu vốn đó, từ đó có thể xác định được cơ cấu vốn thích hợp nhất trong từng thời kỳ để tối đa hoá lợi nhuận và giá trị tài sản của chủ sở hữu. Mặt khác, nó cũng giúp chủ doanh nghiệp xác định được trách nhiệm của mình trong việc thanh toán nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.2.2. Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình các chu kỳ được lặp đi lặp lại, với mỗi chu kỳ được chia làm các giai đoạn: chuẩn bị sản xuất - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn được luân chuyển và tuần hoàn khồn ngừng. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển từng loại vốn trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, người ta chia vốn làm hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định:
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, trước hết mọi doanh nghiệp phải có tư liệu lao động. Tư liệu lao động có nhiều loại như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc v.v… Tư liệu lao động chủ yếu được tham gia một cách trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Công dụng của mỗi loại tư liệu lao động không giống nhau nhưng chúng đều có tính chất chung là giữ vai trò làm môi giới trong quá trình lao động, khiến lao động của người sản xuất kết hợp với đối tượng lao động.
Trong nền sản xuất hàng hoá, việc mua sắm quản lý tư liệu lao động phải dùng tiền tệ. Vì vậy mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải ứng trước một số tiền vốn nhất định về tư liệu lao động. Số vốn này được luân chuyển theo mức hao mòn dần của tư liệu lao động. Khi tham gia quá trình lao động, tư liệu sản xuất vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu nhưng có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh; trong thời gian sử dụng chúng bị hao mòn dần. Đến khi nào chúng hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy không có lợi về mặt kinh tế nữa thì mới cần đổi mới. Vì vậy, giá trị của tư liệu lao động cũng tuỳ theo mức độ hao mòn về mặt vật chất được chuyển dịch dần dần vào sản phẩm mới. Bộ phận giá trị chuyển dịch của tư liệu lao động vào sản phẩm mới hợp thành một yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi giá trị của sản phẩm được thực hiện. Vì có đặc điểm trong quá trình luân chuyển, hình thái vật chất của tư liệu lao động cố định, còn giá trị thì luân chuyển dần cho nên bộ phận vốn ứng trước này gọi là vốn cố định. Khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định gắn liền với sự vận động của hình thái biểu hiện của nó - được gọi là tài sản cố định (TSCĐ).
Từ sự phân tích trên có thể nêu khái niệm về vốn cố định như sau: Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về những tư liệu lao động chủ yếu mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một lần luân chuyển (hoặc hoàn thành một vòng tuần hoàn).
Vốn cố định phản ánh bằng tiền bộ phận tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, tư liệu lao động lại là cơ sở vật chất của nền sản xuất xã hội, vì vậy vốn cố định có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển nền sản xuất xã hội.
TSCĐ và vốn cố định của doanh nghiệp có sự khác nhau ở chỗ là: TSCĐ thực chất là hình thái biểu hiện bằng hiện vật của vốn cố định. Lúc mới hoạt động, doanh nghiệp có vốn cố định giá trị bằng giá trị nguyên thủy của TSCĐ. Về sau giá trị của vốn cố định thường nhỏ hơn giá trị nguyên thủy của TSCĐ do khoản khấu hao đã trích.
Tư liệu lao động của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều chủng loại, thời hạn sử dụng ngắn dài khác nhau, giá trị cao thấp cũng không giống nhau. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất kinh doanh, để đơn giản thủ tục quản lý, đối với các doanh nghiệp Nhà nước, theo chế độ hiện hành ở nước ta , những tư liệu lao động có đủ hai điều kiện sau đây mới được coi là TSCĐ:
Một là, phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Mức giá trị này thường xuyên được điều chỉnh cho thích hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Ở nước ta hiện nay, quy định giới hạn từ 5.000.000 đồng trở lên.
Hai là, phải có thời gian sử dụng tối thiểu từ 01 năm trở lên.
Những tư liệu lao động nào không đủ một trong hai điều kiện trên sẽ được coi là công cụ lao động nhỏ. Việc mua sắm và dự trữ được giải quyết bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, việc xem xét tính chất và nhận biết TSCĐ rất phức tạp, còn phải dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Một số tư liệu lao động riêng lẻ không đủ các tính chất trên song lại được tập hợp đồng bộ như một hệ thống thì hệ thống đó cũng được coi là TSCĐ. Một số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động của mình như: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bằng phát minh sáng chế, mua bản quyền…thoả mãn cả hai điều kiện trên nhưng không hình thành TSCĐ có hình thái hiện vật thì sẽ hình thành TSCĐ không có hình thái hiện vật hay còn gọi là TSCĐ vô hình. Loại tài sản không có hình thái hiện vật chuyển dịch vào sản phẩm cũng tương tự như loại tài sản có hình thái hiện vật.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố định một mặt được giảm dần do trích khấu hao và thanh lý TSCĐ, mặt khác lại tăng thêm do giá trị đầu tư cơ bản đã hoàn thành. Như vậy giá trị của vốn cố định sẽ được thay đổi một cách dần dần: giảm phần giá trị TSCĐ đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành và tăng thêm các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn.
Trong quá trình luân chuyển, hình thái hiện vật của vốn cố định vẫn giữ nguyên (đối với loại TSCĐ hữu hình), nhưng hình thái giá trị của nó lại thông qua hình thức khấu hao chuyển dần từng bộ phận thành quỹ khấu hao. Vì vậy, việc quản lý vốn cố định đòi hỏi doanh nghiệp một mặt phải đảm bảo cho TSCĐ của doanh nghiệp được toàn vẹn và nâng cao hiệu quả sử dụng của nó; mặt khác phải tính toán chính xác việc trích lập quỹ khấu hao, phân phối và sử dụng quỹ khấu hao để thực hiện tái sản xuất tài sản cố định.
- Vốn lưu động:
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn phải có đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền sản xuất hàng hoá, các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho công nhân viên, do đó phải ứng trước một số vốn cho mục đích này.
Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải có loại đối tượng lao động khác. Do những đặc điểm trên, giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được thực hiện.
Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận là những vật tư dự trữ đang trong quá trình chế biến. Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nó gọi là tài sản lưu động. Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất gọi là tài sản lưu động sản xuất.
Mặt khác doanh nghiệp sau khi sản xuất ra sản phẩm không thể chuyển bán ngay cho đơn vị mua mà phải làm một số công việc như chọn lọc, đóng gói, tích lũy thành lô hàng, thanh toán với khách hàng… nên hình thành một số khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, vốn bằng tiền, khoản phải trả…). Những khoản vật tư phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu thông.
Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất dẫn đến sự cần thiết doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn thoả đáng để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông thay thế nhau vận động không ngừng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá tồn tại, các loại tài sản kể trên biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Số tiền ứng trước về những tài sản đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Từ những phân tích trên, ta có thể định nghĩa vốn lưu động là số vốn ứng trước về tài sản lưu động, đặc điểm cơ bản của vốn lưu động là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào sản phẩm mới, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất.
Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp là vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ hoặc là số vốn ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục.
Trong quá trình tái sản xuất, vốn lưu động luôn chuyển hoá từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Một vòng tuần hoàn của nó bao gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên của vòng tuần hoàn (T - H) là quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật được thực hiện thông qua hình thức tiền tệ. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất một cách có kế hoạch, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ đủ để mua sắm và dự trữ một khối lượng vật tư cần thiết.
Giai đoạn thứ hai của vòng tuần hoàn (H…SX…H’) là giai đoạn sản xuất. Nhờ sự kết hợp với sức lao động, toàn bộ giá trị của tài sản lưu động đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành.
Giai đoạn thứ ba của vòng tuần hoàn (H’ - T’) là giai đoạn lưu thông. Trong giai đoạn này giá trị của các tài sản được chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu.
Do có sự chuyển hoá không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất lưu thông như những vật tư dự trữ, nguyên nhiên vật liệu, vật bao bì, vật rẻ tiền mau hỏng, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ, thành phẩm trong kho, vốn trong thanh toán, vốn tiền tệ trên tài khoản ở ngân hàng và tại quỹ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động trong cùng một lúc nó phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Để tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản ở doanh nghiệp, để quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư vào các hình thái khác nhau nêu trên khiến cho chúng có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau, nếu không, quá trình sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn.
2. Tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp.
Vốn là điều kiện đầu tiên và không thể thiếu được khi thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành lập trước hết cũng phải có một lượng vốn nhất định. Không có vốn, doanh nghiệp không thể thành lập được và cũng sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là nhân tố tiền đề quyết định đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn thành lập, tiến hành sản xuất kinh doanh phải được sự đồng ý của pháp luật. Pháp luật qui định số vốn tối mà chủ sở hữu doanh nghiệp phải có được thì mới đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp và đăng ký sản xuất kinh doanh, đó là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có đủ để có thể tồn tại theo đúng pháp luật, thường được gọi là vốn pháp định. Nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bị thua lỗ, số vốn của nó giảm xuống nhỏ hơn vốn pháp định thì doanh nghiệp đó phải tuyên bố phá sản. Vốn chính là điều kiện để đảm bảo tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn tối thiểu để đầu tư mua sắm thiết bị, nhà xưởng, mua nguyên vật liệu, trả lương nhân công, nộp thuế… hoặc tái sản xuất mở rộng. Không có vốn thì cũng sẽ không có một hoạt động sản xuất kinh doanh nào có thể tiến hành được. Mặt khác nó không chỉ cần cho sự hình thành mà còn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Sau khi đáp ứng được các yêu cầu về vốn và công nghệ để bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động liên tục khi yếu tố vốn được đảm bảo. Khi mà quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục sẽ tránh cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ như sản phẩm không hoàn thành đúng thời hạn cần thiết, giao hàng không đúng hẹn, sản phẩm thiếu chất lượng, thiếu mặt hàng để bán… làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường là tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay, trong điều kiện các tiến bộ khoa học công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ, sự cạnh tranh trên thị trường cũng hết sức gay gắt, thường xuyên có sự gia nhập của các doanh nghiệp mới, thường xuyên có những đòi hỏi mới từ phía khách hàng. Phát triển sản xuất kinh doanh là yêu cầu của mọi doanh nghiệp muốn tồn tại vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh theo nhiều hướng như tăng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường… Nhưng dù có theo hướng nào doanh nghiệp cũng cần phải có vốn: vốn để mua thêm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liêu, để thuê nhân công mới; vốn để đầu tư nghiên cứu hay mua công nghệ; vốn để đào tạo nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên…
Như vậy, vốn là nhân tố không thể thiếu được ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng: muốn có sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như cũng như của từng doanh nghiệp, phải có vốn tiết kiệm dưới dạng tài sản tài chính và được sử dụng vào đầu tư. Tuy nhiên, điều mà mọi doanh nghiệp quan tâm không chỉ dừng lại ở việc có được vốn để đầu tư hay mở rộng sản xuất kinh doanh mà còn là sử dụng vốn đó sao cho có hiệu quả để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình.
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Hiệu quả theo một cách chung nhất được hiểu là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào. Nếu chi phí bỏ ra càng ít, kết quả mang lại càng nhiều có nghĩa là hiệu quả càng cao và ngược lại.
Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích và tối thiểu hoá chi phí.
Trong nền kinh tế thị trường tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện trên hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, với số vốn hiện có doanh nghiệp có thể sản xuất được một số lượng sản phẩm là bao nhiêu, chất lượng như thế nào và giá thành là bao nhiêu?
Thứ hai, vốn đầu tư thêm có đáp ứng được yêu cầu mở rộng qui mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ không? Tốc độ tăng lợi nhuận so với tốc độ tăng vốn như thế nào?
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải khai thác nguồn lực vốn một cách trệit để, nghĩa là không để vốn nhàn rỗi, dư thừa, ứ đọng gây tình trạng mất cân đối trong cơ cấu vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Thứ hai, phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm, tránh tình trạng cung cấp vốn cho những dự án không khả thi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Thứ ba, phải quản lý vốn chặt chẽ, tránh tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, thất thoát vốn do buông lỏng trong quản lý vốn.
Mục tiêu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới hiệu quả kinh tế dựa trên việc khai thác và sử dụng các nguồn lực có được. Vì vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có ảnh hưởng chính tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy nhiệm vụ mang tính bắt buộc và thường xuyên đối với doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, vì vậy việc xem xét và đánh giá nó sao cho chính xác phải dựa trên nhiều tiêu thức để có thể tránh khỏi những nhìn nhận một cách phiến diện. Cụ thể các chỉ tiêu dùng để nghiên cứu bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định.
2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.
Hệ số sinh lời tổng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh một trình độ sử dụng của doanh nghiệp, cho biết một đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời tổng vốn =
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
Hiệu suất sử dụng tổng vốn
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tham gia sản xuất kinh doanh thì thu về bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng được đánh giá cao.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tổng vốn =
Tổng vốn sản xuất kinh doanh
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu (hoặc bao nhiêu đồng doanh thu thuần). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
Doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ
Hiệu suất sử dụng VCĐ trong 1 kỳ= VCĐ sử dụng bình quân trong 1 kỳ
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ được tính bằng bình quân số học của VCĐ có ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Giá trị còn lại ĐK + Giá trị còn lại CK
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ=
2
Hệ số sinh lời vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cố định đem đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng tốt.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời VCĐ =
VCĐ bình quân
ơ
Hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Hàm lượng VCĐ=
Doanh thu thuần trong kỳ
[
2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết số lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ, nó phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại.
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động =
VLĐ bình quân trong kỳ
Số VLĐ đầu kỳ + Số VLĐ cuối kỳ
VLĐ bình quân trong kỳ =
2
[
Thời gian một vòng luân chuyển
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng và cũng phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Thời gian luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn, đảm bảo vốn lưu động tránh hao hụt mất mát trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thời gian của kỳ phân tích
Thời gian 1 vòng luân chuyển =
Số vòng luân chuyển VLĐ
Thời gian của kỳ phân tích thường là 360 ngày (1 năm).
Vòng quay tiền
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của tiền trong một năm
Doanh thu thuần
Vòng quay tiền =
Tiền mặt + Chứng khoán ngắn hạn
Vòng quay dự trữ, tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong 1 thời kỳ nhất định. Qua chỉ tiêu này ta đánh giá được tình hình dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng hoá
Vòng quay dự trữ, tồn kho =
Tồn kho bình quân trong kỳ
Tồn kho ĐK + Tồn kho CK
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ=
2
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
Doanh thu ´ Số ngày trong kỳ
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu bình quân
Hệ số sinh lời vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, nó cho biết một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế
Hệ số sinh lời VLĐ =
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
Doanh thu thuần
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh nói chung, trong sử dụng vốn nói riêng các doanh nghiệp phải xác định phương hướng, mục tiêu rõ ràng trong sử dụng vốn cũng như các nguồn nhân tài vật lực sẵn có. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn về cả xu hướng và mức độ tác động của nó.
3.1. Các nhân tố khách quan.
3.1.1.Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế bằng pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô. Do vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô hiện hành của Nhà nước. Với bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong chế độ chính sách hiện hành đều trực tiếp hoặc gián tiếp chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như Nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, Nhà nước tăng thuế giá trị gia tăng lên sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gián tiếp làm giảm doanh thu thuần của doanh nghiệp (VAT tăng làm sức mua của người dân giảm). Đối với hiệu quả sử dụng tài sản cố định doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư gây ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế.
3.1.2.Thị trường và cạnh tranh
Các yếu tố thị trường tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Giả sử như lãi suất của thị trường, khi lãi suất này tăng sẽ làm cho chi phí lãi vay tăng từ đó làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, ngược lại nếu nó giảm sẽ làm cho chi phí lãi vay giảm từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhu cầu của thị trường về sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp, nếu nhu cầu tăng thì doanh thu sẽ tăng, nếu nhu cầu giảm thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm.
Cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, do vậy doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể thắng trong cạnh tranh, bảo vệ và mở rộng thị trường, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có môi trường cạnh tranh cao, tốc độ thay đổi công nghệ lớn như ngành viễn thông, tin học, điện tử.
3.2. Các nhân tố chủ quan.
Ngoài các nhân tố khách quan nói trên, còn rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả về trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét, đánh giá ra quyết định đối với các yếu tố này cực kỳ quan trọng. Thông thường trên góc độ tổng quát, người ta thường xem xét những yếu tố chủ yếu sau:
* Sản phẩm mà doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh: Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranh hay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không, sản phẩm đã bước sang giai đoạn nào của chu kỳ sống sẽ quyết định tới lượng hàng hóa bán ra (hiện vật) và giá cả của đơn vị sản phẩm. Chính vì ảnh hưởng tới lượng hàng hóa bán ra và giá cả của chúng mà sản phẩm ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Cũng vì sự ảnh hưởng đó của sản phẩm tới hiệu quả sử dụng vốn, trước khi quyết định sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm. Có như vậy, doanh nghiệp mới mong có được lợi nhuận.
* Yếu tố về vốn của doanh nghiệp: Việc quyết định nguồn tài trợ, phân bổ vốn vào các loại tài sản và việc xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn.
+ Cơ cấu vốn: Có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp vì nó liên quan trực tiếp đến tính chi phí (khấu hao vốn cố định, tốc độ luân chuyển vốn lưu động). Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:
- Đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tài sản cố định trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh như: máy móc chế tạo, phương tiện vận tải) và vốn cố định không tích cực (vốn đầu tư vào kho hàng, văn phòng).
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất (duy trì tỷ lệ các loại máy móc phù hợp) để phát huy tối đa hiệu quả công suất về thời gian và số lượng.
Tỷ trọng các loại vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, không bị ứ đọng hay sử dụng sai mục đích.
+ Nhu cầu vốn: Nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng bằng chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Việc xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Khi doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn không chính xác, nếu thiếu hụt sẽ gây hậu quả gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng xấu tới tiến độ thực hiện hợp đồng đã ký kết với các đối tác làm mất uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu xác định vốn quá cao, vượt ra khỏi nhu cầu thực của doanh nghiệp sẽ gây lãng phí vốn. Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp đều sử dụng vốn không hiệu quả.
Xác định nhu cầu vốn không chỉ là việc xác định tổng vốn cần thiết mà còn phải xác định cụ thể số vốn đầu tư cho tài sản lưu động và nhu cầu vốn cho tài sản cố định. Làm tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ một cách hợp lý (nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho TSLĐ, nguồn vốn trung và dài hạn đầu tư cho TSCĐ và một phần TSLĐ thì càng tốt).
+ Nguồn tài trợ: Việc tìm kiếm và quyết định các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể đó là chi phí vốn. Vốn là một yếu tố sản xuất, doanh nghiệp muốn sử dụng nó phải bỏ ra những chi phí nhất định. Một cách khái quát, chi phí vốn được hiểu là chi phí trả cho người sở hữu các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động và được tính bằng số lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn này sao cho không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho cổ đông thường có (hoặc vốn tự có) của doanh nghiệp. Nếu chi phí vốn cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Như vậy, chi phí vốn là tất yếu phải có. Mức độ lớn hay nhỏ của chi phí vốn phụ thuộc vào việc tìm kiếm và lựa chọn các nguồn tài trợ. VLĐ của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, gồm có vốn tự có và vốn huy động ngoài doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong (lợi nhuận không chia, các quỹ, dự trữ, vốn góp) thì chi phí vốn được tính bằng chi phí cơ hội. Nguồn tài trợ nội bộ có ưu điểm là tạo cho doanh nghiệp khả năng độc lập về tài chính song quyền kiểm soát sẽ bị pha loãng (nếu phát hành cổ phiếu thường mới) và chi phí vốn lớn hơn. Sử dụng các nguồn vốn bên ngoài (chủ yếu là vốn vay) phải trả chi phí vốn đó chính là lãi suất vay nợ. Ưu điểm của nguồn vốn này là chi phí vốn của nó nhỏ, do chi phí trả lãi của nợ vay được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nên lãi sau thuế mà doanh nghiệp phải trả thấp hơn. Người ta gọi đó là tiết kiệm nhờ thuế và nó chính là đòn bẩy tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp làm ăn yếu kém thì nó sẽ tạo ra nợ nần cho doanh nghiệp.
* Mối quan hệ của doanh nghiệp: Mối quan hệ của doanh nghiệp ở đây được xét trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hóa tiêu thụ là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng và các nhà cung cấp thì các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra liên tục , thường xuyên, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng. Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và các nhà cung cấp, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của mình, mỗi doanh nghiệp có những biện pháp riêng. Nhưng chủ yếu là các biện pháp: đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, áp dụng các biện pháp kinh tế để tăng cường lượng hàng bán (đa dạng hóa sản phẩm, hàng đổi hàng, bán hàng trả chậm, giảm giá...)
* Trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp: Nói chung yếu tố con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp.
Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm làm việc, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình lao động sản xuất mới tăng được năng suất lao động, tiết kiệm trong sản xuất từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có được một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý thì mới không bị lãng phí lao động. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng, quy trình hạch toán của doanh nghiệp có phù hợp, số liệu kế toán có chính xác thì các quyết định tài chính của người lãnh đạo doanh nghiệp mới có cơ sở khoa học. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, việc thu, chi phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng việc, đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý còn thể hiện trên một số mặt cụ thể như: quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ... Chỉ khi các công tác quản lý này được thực hiện tốt thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mới được nâng cao rõ rệt.
ư
3.3. Các nhân tố khác.
Ngoài ra còn rất nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các yếu tố này có thể được coi là các yếu tố bất khả kháng như sự vận động của chu kỳ kinh tế, thiên tai, nhu cầu mang tính thời vụ của thị trường… Các yếu tố này sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó làm giảm số lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm từ đó làm giảm doanh thu của doanh nghiệp và có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mức tổn hại về lâu dài hay tức thời của các yếu tố này mang lại là hoàn toàn không thể biết trước được mà chỉ có thể đề phòng làm giảm tác hại của chúng.
Nói tóm lại tất cả các nhân tố trên tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm một cách trọn vẹn, hợp lý ngay từ đầu nội dung quản lý và sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Có thể nói hiện nay tất cả các doanh nghiệp đều chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách cụ thể trên cơ sở lý luận gắn liền với thực tiễn, chúng ta đi vào xem xét, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty điện lực I, 1 trong những thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty điện lực I.
Ngành điện lực XHCN Việt Nam chính thức thành lập ngày 15/8/1954, lấy tên là Cục Điện lực. Đến năm 1971, Cục điện lực đổi tên thành Công ty điện lực Miền Bắc, trực thuộc Bộ Điện than, quản lý các nhà máy sản xuất điện trên toàn Miền Bắc. Năm 1981, Công ty điện lực Miền Bắc đổi tên thành Công ty điện lực I, trực thuộc Bộ Điện lực, về sau là Bộ Năng lượng, từ ngày 1/1/1995 trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam.
Do yêu cầu đổi mới cơ chế tổ chức quản lý sản xuất của Nhà nước, năm 1995, với sự hình thành của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN), Công ty điện lực I trở thành đơn vị thành viên của EVN, thuộc Bộ Công nghiệp, nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh điện năng, quản lý vận hành hệ thống phân phối điện an toàn, ổn định cho các tỉnh thành phía Bắc.
Qua gần 50 năm thực hiện đường lối phát triển điện lực của Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư cho phép mở rộng hợp tác quốc tế, ngành Điện lực nói chung và Công ty điện lực I nói riêng đã từng bước trưởng thành và không ngừng phát triển, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước kia cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước những năm gần đây.
Với bề dày truyền thống và thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được nhiều năm qua, Công ty điện lực I đã được Nhà nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vào ngày 16/7/2002. Đây là niềm vinh dự và tự hào của hàng vạn cán bộ công nhân viên đã và đang công tác tại Công ty điện lực I. Để xứng đáng với phần thưởng cao quý đó, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty điện lực I quyết tâm nhất định vượt qua mọi khó khăn, lao động sáng tạo để giành được những thắng lợi to lớn hơn nữa trong thời gian tới.
Công ty điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty điện lực Việt Nam, có 38 đơn vị trực thuộc trong đó: 26 điện lực tương ứng với các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh trở ra trừ thành phố Hà Nội và Hải Phòng; 12 đơn vị phụ trợ.
Trụ sở của Công ty được đặt tại địa chỉ: 20 Trần Nguyên Hãn - Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế của Công ty điện lực I là : Power Company N°1, viết tắt là PCI.
Công ty điện lực I có tư cách pháp nhân, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước, hoạt động theo hiến pháp và pháp luật, theo phân cấp của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty điện lực I.
Công ty điện lực I có nhiệm vụ cung cấp điện cho 26 tỉnh, thành phía Bắc (ngoại trừ Hà Nội và Hải Phòng). Vì vậy, Công ty có tất cả 26 điện lực trực thuộc và 12 đơn vị phụ trợ khác. Để quản lý tập trung toàn bộ 35 đơn vị này, tại Công ty hình thành bộ máy quản lý sau:
* Ban giám đốc Công ty gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách sản xuất - kỹ thuật, Phó giám đốc phụ trách quản lý đầu tư xây dựng, Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và vật tư. Trong đó Giám đốc là đại diện pháp nhân trong mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng công ty. Các Phó giám đốc được Giám đốc phân công và uỷ nhiệm quản lý điều hành một hoặc một số lĩnh vực của Công ty.
* Các phòng ban chức năng: gồm 19 phòng ban với biên chế tại Văn phòng Công ty là hơn 200 người. Quan hệ công tác giữa các phòng ban trong cơ quan Công ty là quan hệ hợp tác, mọi hoạt động của các phòng phải bảo đảm ăn khớp và phối hợp chặt chẽ thường xuyên với nhau nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kế hoạch chung của Công ty, đảm bảo cho công tác điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh được đồng bộ thông suốt và có hiệu quả cao. Khi gặp các nhiệm vụ, công việc phân công chưa rõ hoặc phải phối hợp nhiều bộ phận mới giải quyết được, các phòng phải chủ động gặp nhau để bàn bạc giải quyết với tinh thần hợp tác tích cực.
Cơ cấu quản lý tổ chức của Công ty điện lực I được thể hiện một cách cụ thể qua sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty (trang sau).
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực I.
3.1.Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực I
* Nguyên tắc hoạt động
Công ty điện lực I hoạt động theo kế hoạch pháp lệnh của Tổng công ty giao trên những chỉ tiêu trong công tác quản lý, vận hành thu nộp tiền điện, tổn thất điện năng, xây lắp và cải tạo lưới điện miền Bắc.
Công ty điện lực I thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh bán điện trong phạm vi phân cấp của Tổng công ty điện lực Việt Nam.
* Chức năng hoạt động
Công ty điện lực I có chức năng chủ yếu là kinh doanh phân phối điện năng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các Tỉnh - Thành phố phía Bắc trừ hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng, bao gồm:
Kinh doanh điện năng và vận hành ổn định, an toàn, liên tục, đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp cho 26 tỉnh thuộc khu vực phía Bắc.
Sản xuất điện năng bằng nguồn phát thuỷ điện, diezen, tuabin khí.
Thiết kế, xây dựng, quản lý, khai thác và qui hoạch hệ thống lưới điện phân phối.
Nhập khẩu các thiết bị điện, vật liệu ngành điện.
Sản xuất, chế tạo và sửa chữa các thiết bị, vật tư ngành điện.
Thí nghiệm, đo lường thiết bị điện, trạm điện có cấp điện áp đến 500KV.
Vận chuyển các thiết bị siêu trường, siêu trọng chuyên dụng.
Tư vấn xây dựng chuyên ngành điện.
Đào tạo mới, nâng cấp nhiệm vụ cho cán bộ công nhân viên chuyên ngành điện.
*Nhiệm vụ
Với tư cách là đơn vị thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty điện lực I chuyên kinh doanh bán điện cho các đơn vị sản xuất, các hộ tiêu dùng đồng thời có hoạt động truyền tải phân phối điện năng. Do vậy, Công ty có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn trên cơ sở các nguồn lực của Công ty và hướng dẫn của Tổng công ty, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng, thực hiện kế hoạch quí, năm, nhằm thực hiện có hiệu quả và đồng bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
Tổ chức tốt công tác quản lý lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, chất lượng, phấn đấu giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, phát triển theo kế hoạch của Tổng công ty đồng thời đề xuất, tham gia quy hoạch các dự án đầu tư phát triển thuộc phạm vi mình quản lý.
Bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả, hoàn thành các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Thực hiện bán điện theo biểu giá do Nhà nước qui định.
Tổ chức tốt công tác cán bộ, lao động tiền lương và đào tạo.
Tổ chức tốt công tác bán điện miền núi.
3.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực I trong những năm gần đây.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Công ty điện lực I đã có nhiều bước tiến đáng kể, đã cung cấp tương đối đầy đủ điện cho nhân dân và điện cho các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu điện vào mùa khô, vào giờ cao điểm ở những thành phố và thị xã lớn. Song Công ty điện lực I vẫn luôn phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước và Tổng công ty đặt ra. Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây:
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Chênh lệch(%)
03/02
04/03
1. Tổng doanh thu
2 445 496
2 866 420
3 403 721
117.2
118.7
2. Các khoản giảm trừ
194 702
4 398
340 121
3.Tổng chi phí
2 325 910
2 706 472
3 224 285
116.4
119.1
4. Lợi nhuận thực hiện
119 392
159 943
179 097
134
112
(Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty ®iÖn lùc I n¨m 2001, 2002, 2003)
Trong ®ã, kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh ®iÖn:
B¶ng kÕt qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh ®iÖn
ChØ tiªu
2002
2003
2004
Chªnh lÖch(%)
03/02
04/03
1. Tổng doanh thu
2 314 014
2 689 440
3 217 946
116.2
119.7
2. Các khoản giảm trừ
0
0
0
3.Tổng chi phí
2 216 579
2 551 366
3 063 204
115.1
120.1
4. Lợi nhuận thực hiện
97 435
138 074
154 742
141.7
114.2
(Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty ®iÖn lùc I n¨m 2002, 2003, 2004)
Bảng số liệu trên cho ta thấy tổng doanh thu cũng như doanh thu bán điện của Công ty không ngừng tăng lên trong 3 năm. Lợi nhuận của Công ty cũng tăng. Song tốc độ tăng lợi nhuân của năm 2004 so với năm 2003 nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2003 so với năm 2002 mặc dù tốc độ tăng doanh thu lớn hơn. Điều này là do chi phí của Công ty tăng cao. Tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh điện năng nói riêng của Công ty trong 3 năm vừa qua là tương đối tốt.
II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
1. Thực trạng về vốn của Công ty điện lực I.
Dựa vào các báo cáo tài chính được lập vào ngày 31/12 hàng năm, ta có thể thấy được thực trạng về vốn của Công ty điện lực I.
1.1. Cơ cấu vốn của Công ty điện lực I:
Về cơ cấu nguồn của Công ty điện lực I: (bảng 1.1.1) đến ngày 31/12/2002, tổng nguồn vốn của Công ty là 3,014,302 triệu đồng trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 1,478,183 triệu đồng, chiếm 49% tổng nguồn. Đến 31/12 năm 2003, tổng nguồn vốn tăng so với năm 2002 lên con số là 4,018,838 triệu đồng (tăng 1,004,536 triệu đồng) với tỷ lệ là 133% so với năm 2002 do nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả năm 2003 đều tăng lên so với năm 2002, vốn chủ sở hữu tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn là 130% so với 2002, với con số là 1,928,988 triệu đồng (tăng 450,805 triệu đồng) chiếm 48% tổng nguồn vốn; nợ phải trả tăng lên với con số là 2,089,850 triệu đồng (tăng 553,731 triệu đồng) bằng 136% so với 2002. Như vậy Công ty đã tăng quy mô sản xuất kinh doanh do tăng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu cũng như nợ phải trả đều tăng song nợ phải trả tăng với tỷ lệ cao hơn, đặc biệt các khoản nợ dài hạn tăng mạnh tới tỷ lệ là 170% với số tuyệt đối là 363,069 triệu đồng.
Sang năm 2004, giá trị tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng lên là 5,037,508 triệu đồng (tăng 533,903 triệu đồng) bằng 126% so với năm 2003. Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng. Vốn chủ sở hữu năm 2004 là 2,413,756 triệu đồng (tăng 484,768 triệu đồng) bằng 125% so với năm 2003, chiếm 47.9% tổng nguồn. Nợ phải trả vẫn tăng mạnh hơn với con số là 2,623,752 triệu đồng năm 2004 (tăng 533,903 triệu đồng) bằng 126% so với năm 2002, chiếm 52.1% tổng nguồn vốn.
Như vậy trong vòng 3 năm, tổng nguồn vốn của Công ty tăng khá nhanh từ 3,014,302 triệu đồng lên tới 5,037,508 triệu đồng (tăng hơn 2001 tỷ đồng và tăng với tỷ lệ là 167% trong vòng 2 năm). Điều này cho thấy qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng khá nhiều.
Số liệu của bảng cân đối kế toán của Công ty cũng cho thấy trong thời gian này tuy nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng, song nợ phải trả có xu hướng tăng mạnh hơn và cũng chiếm 1 tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn của Công ty. Năm 2002 nợ phải trả chiếm 51%, năm 2003 chiếm 52%, và năm 2004 chiếm 52.1% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên tỷ lệ này so với toàn Tổng công ty điện lực Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ thấp hơn.
Xét riêng chỉ tiêu nợ phải trả, thì vào năm 2003 nợ dài hạn của Công ty tăng mạnh tới 170% so với năm 2002 (tăng 363,069 triệu đồng). Nhưng trong năm này các khoản nợ khác lại giảm xuống so với năm 2002. Đến năm 2004 thì mức tăng nợ dài hạn giảm xuống cả về số tuyệt đối và số tương đối còn 211,859 triệu đồng và bằng 124% so với năm 2003, ngược lại mức tăng nợ ngắn hạn lại tăng lên là 309,727 triệu đồng bằng 127% so với năm 2003. Nợ phải trả của Công ty tuy tăng khá nhiều nhưng mức tăng cũng không lớn hơn nhiều so với mức tăng của vốn chủ sở hữu, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn tăng lên rất nhỏ. Tuy nhiên việc sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là nợ ngắn hạn. Việc tăng các khoản nợ mặc dù sẽ làm tăng hệ số nợ của Công ty nhưng nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cao thì doanh lợi chủ sở hữu càng cao. Mặt khác, tỷ lệ giữa nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Công ty so với toàn Tổng công ty cũng vẫn thấp hơn (tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn của Tổng công ty trong 3 năm tương ứng là 53.9%, 54.8%, 55.4%). Như vậy, mặc dù tăng nguồn vốn kinh doanh bằng cách tăng các khoản nợ, nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty vẫn được chú trọng, giữ vững ở mức độ hợp lý để đảm bảo an toàn trong hoạt động của Công ty.
Về cơ cấu vốn của Công ty điện lực I: (bảng 1.1.2) bảng 1.1.2 cho ta biết tỷ trọng của vốn lưu động và vốn cố định trong tổng vốn của Công ty điện lực I và sự thay đổi về lượng cũng như tỷ trọng của hai loại vốn trong các năm 2002, 2003 và 2004. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng vốn cố định cao hơn nhiều so với vốn lưu động và tỷ lệ đó cũng tăng theo các năm. Cụ thể năm 2002 vốn cố định của Công ty là 1,875,585 triệu đồng chiếm 62.2% tổng vốn, trong khi đó vốn lưu động chỉ có 1,138,718 chiếm 37.8%. Năm 2003 lượng vốn cố định tăng lên là 2,648,053 (tăng 772,648 triệu đồng) với tỷ lệ so với năm 2002 là 141%, chiếm 65.9% tổng vốn. Vốn lưu động cũng tăng nhưng tăng với lượng nhỏ hơn rất nhiều với con số là 1,370,785 triệu đồng (tăng có 232,067 triệu đồng tức là 120% so với năm 2002) chiếm 34.1% tổng vốn. Đến năm 2003 tuy lượng vốn lưu động cũng vẫn tăng lên 1,581,918 triệu đồng (tăng 211,133 triệu đồng tức 115% so với 2002) nhưng tỷ trọng của nó vẫn giảm còn 31.4% tổng vốn của Công ty điện lực I. Vốn cố định tăng lên là 3,455,590 triệu đồng (tăng 807,537 triệu đồng tức 130% so với 2002) chiếm 68.6% tổng vốn. Như vậy trong 3 năm cả vốn lưu động và vốn cố định của Công ty đều tăng, chứng tỏ Công ty chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tỷ trọng vốn cố định của Công ty trong tổng vốn trong cả 3 năm đều tăng lên, chứng tỏ Công ty điện lực I xu hướng đầu tư vào tài sản cố định hơn. Công ty điện lực I là Công ty kinh doanh và sản xuất điện năng trong đó kinh doanh bán điện là lĩnh vực hoạt động chủ yếu. Công ty cũng có sản xuất điện năng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ với một con số rất ít các nhà máy điện nhỏ. Hầu hết sản lượng điện tiêu thụ được mua từ Tổng công ty điện lực Việt Nam. Thông thường các ở các doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh là chủ yếu thì tỷ trọng vốn lưu động thường cao hơn vốn cố định. Tuy nhiên, là một Công ty điện lực, sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty lại là một loại hàng hoá đặc biệt. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là các đường dây và các trạm biến áp, nhà cửa chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tài sản cố định.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty điện lực I.
Như ta đã biết, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cấn có một số lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Nhưng vấn đề đặt ra không chỉ là làm sao mà có được vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh mà còn là làm sao để có thể sử dụng chúng có hiệu quả. Đó mới là nhân tố đem lại sự tăng trưởng và phát triển cho doanh nghiệp. Bởi vậy phát triển hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn, từ đó có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Công ty điện lực I là một cơ sở sản xuất kinh doanh điện năng hạch toán độc lập với Tổng công ty, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tổng nguồn vốn Sản phẩm của Công ty điện lực I là một dạng hàng hoá đặc biệt không thể thiếu trong mọi quá trình kinh tế. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty điện lực I, ta lần lượt xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn và của từng loại vốn sản xuất kinh doanh.
2.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.
Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở đây là:
Hiệu suất sử dụng tổng vốn.
Hệ số sinh lời tổng vốn.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh và hệ số nợ.
Bảng 2.1
CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CHUNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
Chỉ tiêu
đvt
2002
2003
2004
1. Doanh thu thuần
tr.đ
2 430 756
2 851 063
3 388 089
2. Lợi nhuận sau thuế
tr.đ
81 125
108 909
122 169
3. Tổng vốn bình quân
tr.đ
2 763 257
3 516 570
4 528 173
4. Hiệu suất sử dụng tổng vốn (=1/3)
đồng
0.880
0.811
0.748
5. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm (=2/1)
đồng
0.033
0.038
0.036
6. Hệ số sinh lời tổng vốn (=2/3)
đồng
0.029
0.031
0.027
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty điện lực I năm 2002, 2003, 2004)
Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2002: 1 đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 0.88 đồng doanh thu.
Năm 2003: 1 đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 0.811 đồng doanh thu. Như vậy là giảm 6.9 đồng (giảm 7.84%) so với năm 2000.
Năm 2004: 1 đồng vốn tham gia sản xuất kinh doanh tạo ra 0.748 đồng doanh thu. Như vậy là giảm 6.3 đồng (giảm 7.76%) so với năm 2002.
Hàng năm vốn sản xuất kinh doanh tăng , doanh thu cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng vốn. Như vậy chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Hệ số sinh lời tổng vốn: cho biết một đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2002: một đồng vốn tạo ra 0.029 đồng lợi nhuận.
Năm 2003: một đồng vốn tạo ra 0.031 đồng lợi nhuận. Như vậy năm 2002 tăng 0.002 đồng (tăng 6.9%) so với 2001.
Năm 2004: một đồng vốn tạo ra 0.027 đồng lợi nhuận. Như vậy năm 2002 giảm 0.004 đồng (giảm 12.9%) so với năm 2002.
Trong cả 3 năm lợi nhuận của công ty đều tăng. Năm 2003 hệ số sinh lời tổng vốn của Công ty tăng so với 2002 nhưng đến năm 2004 lại giảm xuống còn nhỏ hơn cả năm 2002. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả, vốn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Công ty cần xem xét lại và có biện pháp khắc phục.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: cho biết trong một đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2002: trong một đồng doanh thu có 0.033 đồng lợi nhuận.
Năm 2003: trong một đồng doanh thu có 0.038 đồng lợi nhuận. Như vậy là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng so với năm 2001 0.005 đồng (tăng 15.15%) so với năm 2003.
Năm 2004: trong một đồng doanh thu có 0.036 đồng lợi nhuận. Như vậy là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty giảm so với năm 2002 là 0.00 đồng (giảm 5.26%) so với năm 2003.
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty điện lực I tuy tăng trong năm 2003 nhưng đến năm 2004 lại giảm xuống so với năm 2003. Ta có thể thấy là Công ty sử dụng vốn chưa thực sự có hiệu quả. Tỷ lệ của lợi nhuận trong doanh thu cũng còn chưa cao.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định là bộ phận rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá qua các chỉ tiêu:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Hàm lượng vốn cố định.
Hệ số sinh lời vốn cố định.
Cơ cấu vốn cố định của Công ty điện lực I: Nhìn vào bảng 2.2.1 ta thấy vốn cố định bình quân tăng theo các năm và tăng với một lượng khá lớn. Điều này cho thấy Công ty rất chú trọng vào đầu tư tài sản cố định.
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
I. TSCĐ (giá trị CL)
1 353 320
72.2%
1 920 623
72.5%
2 318 286
67.1%
II. Đầu tư TCDH
3 541
0.2%
3 847
0.2%
4 152
0.1%
III. Chi phí XDCBDD
508 506
27.1%
723 583
27.3%
1 133 110
32.8%
IV. Ký quỹ ký cược DH
10 217
0.5%
0
0%
42
»0%
Tổng
1 875 584
100%
2 648 053
100%
3 455 590
100%
(Nguån: B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty ®iÖn lùc I n¨m 2002, 2003, 2004)
Cô thÓ tµi s¶n cè ®Þnh cña c«ng ty n¨m 2003 t¨ng tõ 1,353,320 triÖu ®ång lªn 1,920,623 triÖu ®ång (t¨ng 567,303 triÖu ®ång) b»ng 141.9% so víi n¨m 2002. N¨m 2004 tµi s¶n cè ®Þnh t¨ng tõ 1,920,623 triÖu ®ång lªn 2,318,287 triÖu ®ång (t¨ng 397,664 triÖu ®ång) b»ng 120.7% so víi n¨m 2003. Nh vËy tµi s¶n cè ®Þnh cña C«ng ty n¨m t¨ng m¹nh trong n¨m 2003 vµ trong n¨m 2004 th× t¨ng Ýt h¬n. Chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n dë dang cña C«ng ty còng t¨ng theo c¸c n¨m. N¨m 2003 t¨ng tõ 508,506 triÖu ®ång lªn 723,583 triÖu ®ång (t¨ng 215,077 triÖu ®ång) b»ng 142.3% so víi 2002. N¨m 2004 t¨ng tõ 723,583 triÖu ®ång lªn 1,133,110 triÖu ®ång (t¨ng 409,527 triÖu ®ång) b»ng 156.6% so víi 2003. Nh vËy chi phÝ x©y dùng c¬ b¶n còng t¨ng vµ tèc ®é t¨ng cßn lín h¬n so víi tèc ®é t¨ng cña tµi s¶n cè ®Þnh. §iÒu nµy cho thÊy C«ng ty rÊt quan t©m ®Õn ®Çu t vµo tµi s¶n cè ®Þnh. C¸c kho¶n ký quü ký cîc dµi h¹n cña C«ng ty chiÕm tû träng rÊt nhá hoÆc hÇu nh kh«ng cã. §iÒu nµy còng lµ do C«ng ty lµ mét doanh nghiÖp Nhµ níc nªn kh«ng ph¶i dïng tµi s¶n cña m×nh ®Ó ký quü ký cîc dµi h¹n.
§¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông vèn cè ®Þnh cña C«ng ty ®iÖn lùc I.
B¶ng 2.2.2
CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
Chỉ tiêu
đvt
2002
2003
2004
1. Doanh thu thuần
Tr.đ
2 430 756
2 851 063
3 388 089
2. Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
81 125
108 909
122 169
3. VCĐ bình quân
Tr.đ
1 656 176
2 261 819
3 051 822
4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (=1/3)
đồng
1.468
1.261
1.110
5. Hàm lượng VCĐ (=3/1)
đồng
0.681
0.793
0.901
6. Hệ số sinh lời VCĐ (=2/3)
đồng
0.049
0.048
0.040
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2002: chỉ tiêu này đạt 1.468 nghĩa là một đồng vốn cố định đem lại 1,468 đồng doanh thu.
Năm 2003: một đồng vốn cố định đem lại 1.261 đồng doanh thu (giảm 14.1% so với 2002).
Năm 2004: một đồng vốn cố định đem lại 1.11 đồng doanh thu (giảm 12% so với năm 2003).
Như vậy chỉ tiêu này cao nhất vào năm 2002 và giảm dần vào 2003 và 2004. Điều này chứng tỏ Công ty tuy quan tâm đầu tư vào tài sản cố định song còn chưa khai thác tốt tiềm năng sử dụng của tài sản cố định, tài sản cố định tăng nhưng hiệu suất sử dụng lại giảm. Công ty cần có biện pháp khai thác sử dụng tốt hơn nữa công suất sử dụng của tài sản cố định.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Năm 2003 so với năm 2002, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cố định là:
2,851,063 2,430,756
D 2002/2001 (doanh thu)= - = 0.254
1,656,176 1,656,176
Mức ảnh hưởng của vốn cố định:
2,851,063 2,851,063
D 2003/2002 (vốn cố định) = - = - 0.461
2,261,819 1,656,176
Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2003 giảm so với năm 2002 là:
0.254 + (- 0.461) = - 0.207
Như vậy doanh thu năm 2003 tăng 420,347 triệu đồng so với 2002 (tăng 17.3%) làm hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2003 tăng 0.254 đồng so với năm 2002. Vốn cố định bình quân năm 2003 tăng 605,643 triệu đồng (tăng 36.6%) so với 2002 làm hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0.461 đồng. Do đó hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2003 giảm 0.207 đồng so với năm 2002 (tức là giảm 14.1%).
Năm 2004, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng vốn cốđịnh:
3,388,089 2,851,063
D 2003/2002 (doanh thu)= - = 0.237
2,261,819 2,261,819
Mức ảnh hưởng của vốn cố định:
3,388,089 3,388,089
D 2004/2003 (vốn cố định) = - = - 0.388
3,051,822 2,261,819
Năm 2004 so với 2003, doanh thu tăng 537,026 triệu đồng (tăng 18.8%) làm hiệu suất sử dụng vốn cố định bình quân tăng 0.237 đồng và vốn cố định tăng 790,003 triệu đồng (tăng 34.9%) làm hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0.388 đồng. Kết quả là hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 giảm xuống là 0.151 đồng (giảm 12%) so với năm 2003.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty liên tục giảm trong 3 năm do Công ty tăng vốn cố định song doanh thu hàng năm lại tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng vốn cố định.
Hàm lượng vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu.
Qua bảng 2.2.2 ta thấy hàm lượng vốn cố định qua các năm tăng dần tức là lượng vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu tăng. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 0.112 đồng, năm 2004 tăng so với 2003 là 0.108 đồng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty ngày càng giảm xuống. Công ty đã lãng phí một số vốn nhất định qua các năm.
Năm 2003, Công ty đã lãng phí là:
2,261,819 - 0.681 ´ 2,851,063 = 320,245 (triệu đồng)
Năm 2004, Công ty đã lãng phí là:
3,051,822 - 0.793 ´ 3,388,089 = 365,067 (triệu đồng)
Như vậy Công ty điện lực I chưa cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư và khai thác sao cho có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng lãng phí vốn.
Hệ số sinh lời vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Qua bảng 2.2.2 ta thấy hệ số này càng ngày càng giảm. Năm 2003 giảm 0.001 đồng so với năm 2002 (tức là giảm 2%), năm 2004 giảm 0.04 đồng (tức là giảm 8.3%) so với 2003. Điều này chứng tỏ các chi phí sử dụng vốn cố định cũng như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp vẫn ngày càng cao khiến cho lợi nhuận của công ty tuy tăng lên nhưng hệ số sinh lời của vốn cố định lại giảm, Công ty sử dụng vốn cố định còn chưa hiệu quả.
Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số sinh lời vốn cố định.
108,909 81,125
D 2003/2002 (lợi nhuận ) = - = 0.017
1,656,176 1,656,176
108,909 108,909
D 2004/2003 (vốn cố định) = - = - 0.018
2,261,898 1,656,176
Như vậy lợi nhuận năm 2003 tăng so với năm 2002 là 27,784 triệu đồng (tăng 34.2%) làm tăng hệ số sinh lời vốn cố định năm 2003 lên 0.017 đồng so với 2002 đồng thời vốn cố định bình quân năm 2003 tăng 605,643 triệu đồng (tăng 36.6%) so với 2002 làm giảm hệ số sinh lời vốn cố định xuống 0.018 đồng. Tổng hợp hai nhân tố trên sẽ làm giảm hệ số sinh lời vốn cố định xuống :
0.017 + (- 0.018) = 0.001 (đồng)
Tương tự vào ta tính được mức độ ảnh hưởng đến hệ số sinh lời năm 2004 so với 2003:
122,169 108,909
D 2003/2002 (lợi nhuận) = - = 0.006
2,261,819 2,261,819
122,169 122,169
D 2004/2003 (vốn cố định) = - = - 0.014
3,051,822 2,261,819
Như vậy lợi nhuận năm 2004 tăng 13,260 triệu đồng (tăng 12.2%) so với 2003 làm tăng hệ số sinh lời vốn cố định lên 0.006 đồng song vốn cố định bình quân năm 2004 lại tăng 790,003 triệu đồng (tăng 34.9%) so với 2003 làm giảm hệ số sinh lời vốn cố định xuống 0.014 đồng. Kết quả là hệ số sinh lời vốn cố định của năm 2004 giảm xuống so với 2003 là:
0.006 + (-0.014) = 0.008 (đồng)
Hệ số sinh lời vốn cố định của Công ty trong 3 năm liên tục giảm do lợi nhuận của Công ty tăng chậm hơn tốc độ tăng của vốn cố định. Do đó Công ty cần có những biện pháp khắc phục.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động là nhân tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì một trong những lyêu cầu là phải sử dụng vốn lưu động cho có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở đây ta xem xét :
Tình hình đảm bảo nguồn vốn
Vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.
Các chỉ tiêu chung về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Cơ cấu vốn lưu động của Công ty điện lực I:
Bảng 2.3.1
CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
I. Tiền mặt
296 893
26.1%
408 206
29.8%
518 099
32.8%
II. Đầu tư TCNH
0
0%
0
0%
0
0%
III. Các khoản phải thu
228 868
20.1%
223 137
16.3%
257 113
16.3%
IV. Hàng tồn kho
557 292
48.9%
690 897
50.4%
748 857
47.3%
V. TSLĐ khác
55 077
4.8%
48 206
3.5%
57 541
3.6%
VI. Chi sự nghiệp
588
0.1%
339
308
Tổng
1 138 718
100%
1 370 785
100%
1 581 918
100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty điện lực I năm 2002, 2003, 2004)
Tổng tài sản lưu động của Công ty tăng liên tục trong 3 năm. Cụ thể là tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho đều tăng. Tỷ trọng của hàng tồn kho là lớn nhất trong tổng tài sản lưu động. Lượng hàng tồn kho lớn như vậy sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn trong việc chuyển hàng hoá thành tiền tăng khả năng thanh khoản cho Công ty. Tỷ trọng của tiền mặt nhỏ hơn hàng tồn kho và lớn hơn các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản lưu động.
Tỷ trọng của tiền trong tài sản lưu động ngày càng tăng cao trong tổng tài sản lưu động. Tỷ trọng của hàng tồn kho năm 2003 cao hơn so với năm 2002 (năm 2003 là 50.4%, năm 2002 là 48.9%) song đến năm 2004 lại giảm xuống thấp hơn cả năm 2002. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản của Công ty tăng.
Tài sản lưu động khác chiếm một phần rất nhỏ trong tài sản lưu động nên sự thay đổi của khoản mục này hầu như không ảnh hưởng đến sự thay đổi cua tài sản lưu động.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Tình hình đảm bảo nguồn vốn:
Mối liên hệ giữa nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu, nó được tính bằng chênh lệch giữa giá trị tồn kho và các khoản phải thu với nợ ngắn hạn) và vốn lưu động thường xuyên (là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn, vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn, với giá trị tài sản cố định hay giữa tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn) của Công ty điện lực trong 3 năm gần đây được thể hiện trong bảng 2.3.2.
Bảng 2.3.2
TÌNH HÌNH VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
VÀ NHU CẦN VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
1. Khoản phải thu
228 868
223 137
257 113
2. Hàng tồn kho
557 292
690 897
748 857
3. Nợ ngắn hạn
972 069
1 164 329
1 474 256
4. Nợ dài hạn
552 208
885 277
1 097 136
5. Vốn chủ sở hữu
1 478 183
1 928 988
2 413 756
6. Tài sản cố định
1 875 585
2 648 053
3 455 590
7. Nhu cầu VLĐ thường xuyên (=1+2-3)
-185 909
-378 169
-468 286
8. VLĐ thường xuyên (=4 + 5 - 6)
154 806
166 212
55 302
Bảng 2.3.2 cho thấy : nhu cầu vốn lưu động thường xuyên giảm trong các năm và nhỏ hơn 0, có nghĩa là các khoản sử dụng ngắn hạn của Công ty nhỏ hơn các nguồn ngắn hạn. Như vậy có nghĩa là Công ty đã sử dụng các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, và ngày càng có xu hướng sử dụng các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nhiều hơn. Việc sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn tuy chi phí thấp nhưng rủi ro là rất cao. Công ty cần xem xét lại vấn đề này vì tuy là một doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước đảm bảo cho các khoản vay nợ nên Công ty có thể dễ dàng hơn trong viêc vay vốn để sản xuất kinh doanh song sử dụng nguồn tài trợ như vậy mang tính mạo hiểm rất cao ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty, gây ảnh hưởng đến uy tín của Công ty nếu không thanh toán được.
Năm 2002 vốn lưu động thường xuyên là 154,806 triệu đồng, năm 2003 tăng lên là 166,212 triệu đồng, đến năm 2004 lại giảm xuống chỉ còn có 55,302 triệu đồng. Vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0 và luôn lớn hơn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
Vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.
Bảng 2.3.3
VÒNG QUAY TIỀN, VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO, VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN.
Chỉ tiêu
đvt
2002
2003
2004
1. Doanh thu thuần
tr.đ
2 430 756
2 851 063
3 388 089
2. Tiền mặt và CKNH bình quân
tr.đ
316 527
352 550
463 153
3. Hàng tồn kho bình quân
tr.đ
508 593
624 095
719 877
4. Khoản phải thu bình quân
tr.đ
218 809
226 003
240 125
5. Vòng quay tiền (=1/2)
vòng
7.679
8.087
7.315
6. Vòng quay hàng tồn kho (=1/3)
vòng
4.779
4.568
4.706
7. Vòng quay các khoản phải thu (=1/4)
vòng
11.109
12.615
14.110
8. Kỳ thu tiền BQ (=360/7)
ngày
32.406
28.537
25.514
Vòng quay tiền: chỉ tiêu vòng quay tiền của Công ty biến động không ổn định trong 3 năm. Năm 2002 vòng quay tiền là 7.679 vòng. Đến năm 2003 tăng lên là 8.087 vòng. Tuy nhiên, đến năm 2004 lại giảm xuống 7.315 vòng thấp hơn cả con số 7.679 vòng của năm 2002. Điều này là do tiền lượng tiền của Công ty năm 2003 tăng lên so với 2002 với tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Cụ thể năm 2003 lượng tiền tăng từ 316,527 triệu đồng lên 352,550 triệu đồng tức là tăng thêm 36,023 triệu đồng (tăng 11.4%), còn doanh thu năm 2003 tăng thêm 420,307 triệu đồng (tăng 17.3%) làm tăng vòng quay tiền lên 0.408 vòng. Lượng tiền năm 2004 tăng lên nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu làm cho vòng quay tiền giảm xuống. Cụ thể năm 2004 lượng tiền tăng từ 352,550 triệu đồng lên 463,153 triệu đồng tức là tăng 110,603 triệu đồng (tăng 31.4%), trong khi doanh thu chỉ tăng thêm 537,026 triệu đồng (tăng 18.8%) làm cho vòng quay tiền giảm 0.772 vòng.
Vòng quay hàng tồn kho: hàng tồn kho bình quân hàng năm tăng liên tục do Công ty chưa có biện pháp xử lý thường xuyên. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu tài sản lưu động. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho trong năm 2003 giảm xuống so với 2002 từ 4.779 xuống 4.568 vòng (giảm 0.211 vòng) nhưng đến năm 2004 lại tăng lên 4.706 vòng (tăng 0.138 vòng) nhưng vẫn không bằng năm 2002. Điều này là do doanh thu tăng nhưng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng hàng tồn kho. Công ty cần có các biện pháp để tăng tốc độ quay vòng của hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: các khoản phải thu phản ánh công nợ và khả năng thanh toán của Công ty, vì vậy ta cần xem xét các khoản phải thu để biết tốc độ luân chuyển các khoản phải thu từ đó biết được hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bảng 2.3.3 cho thấy vòng quay các khoản phải thu tăng dần qua các năm dẫn đến kỳ thu tiền bình quân cũng nhanh dần lên. Điều này cho thấy Công ty đã có biện pháp để thu hồi các khoản nợ cũ và cố gắng bán hàng thu tiền ngay. Kỳ thu tiền bình quân của Công ty vào năm 2002 32.406 ngày. Sang năm 2003 giảm xuống 28.537 ngày. Đến năm 2004 chỉ còn 25.514 ngày. Tuy nhiên quy mô các khoản phải thu hàng năm vẫn tăng lên. Điều đó là do Công ty tăng khối lượng bán chịu cho khách hàng hoặc tăng trả trước cho người bán, hoặc việc thu tiền điện còn chậm chạp, còn một số khách hàng trì hoãn, không thanh toán đúng hạn. Sản phẩm của Công ty là một loại hàng hoá đặc biệt, khách hàng dùng trước trả tiền sau, nên khó tránh khỏi hiện tượng trên. Tuy nhiên Công ty cần có những biện pháp thích hợp để giảm quy mô các khoản phải thu xuống thấp hơn nữa, nhằm tăng vòng quay của chúng và giảm kỳ thu tiền bình quân, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Các chỉ tiêu chung phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Bảng 2.3.4
CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I
Chỉ tiêu
đvt
2002
2003
2004
1. Doanh thu thuÇn
tr.®
2 430 756
2 851 063
3 388 089
2. Lîi nhuËn sau thuÕ
tr.®
81 125
108 909
122 169
3. VL§ b×nh qu©n
tr.®
1 107 082
1 254 752
1 476 352
4. Vßng quay VL§ (=1/3)
vßng
2.196
2.272
2.295
5. Thêi gian mét vßng lu©n chuyÓn (= 360/4)
ngµy
163.934
158.451
156.863
6. HÖ sè ®¶m nhiÖm VL§ (=3/1)
®ång
0.455
0.440
0.436
7. HÖ sè sinh lêi VL§
®ång
0.073
0.087
0.083
Vßng quay vèn lu ®éng: chØ tiªu nµy ®¸nh gi¸ tèc ®é lu©n chuyÓn vèn lu ®éng vµ cho biÕt mét n¨m vèn lu ®éng quay ®îc mÊy vßng.
B¶ng 2.3.4 cho thÊy vèn lu ®éng n¨m 2002 quay ®îc 2.196 vßng. N¨m 2003 vßng quay vèn lu ®éng t¨ng lªn 2.272 vßng tøc lµ t¨ng 0.076 vßng (t¨ng 3.5%) so víi 2002. N¨m 2004 vßng quay vèn lu ®éng t¨ng lªn 2.295 vßng tøc lµ t¨ng 0.023 vßng (t¨ng 1%) so víi 2003. §iÒu nµy chøng tá C«ng ty sö dông vèn lu ®éng ngµy cµng cã hiÖu qu¶ h¬n, song møc t¨ng cßn nhá bÐ.
XÐt møc ®é ¶nh hëng cña doanh thu vµ vèn lu ®éng b×nh qu©n ®Õn sè vßng quay vèn lu ®éng ta tÝnh ®îc:
N¨m 2003 so víi 2002:
2,851,063 2,430,756
D 2003/2002 (doanh thu)= - = 0.379
1,107,082 1,107,082
2,851,063 2,851,063
D 2004/2003 (vèn lu ®éng) = - = - 0.303
1,254,752 1,107,082
Tæng hîp møc ®é ¶nh hëng = 0.379 + (- 0.303) = 0.076
Nh vËy do doanh thu t¨ng 420,317 triÖu ®ång (t¨ng 17.3%) lµm vßng quay vèn lu ®éng t¨ng 0.379 vßng nhng do lîng vèn lu ®éng b×nh qu©n t¨ng 147,670 triÖu ®ång (t¨ng 13,3%) lµm vßng quay vèn lu ®éng gi¶m 0.303 vßng. Do ®ã vßng quay vèn lu ®éng chØ t¨ng 0.076 vßng.
T¬ng tù xÐt møc ®é ¶nh hëng cña doanh thu vµ vèn lu ®éng tíi sè vßng quay vèn lu ®éng n¨m 2004 so víi 2003:
3,388,089 2,851,063
D 2003/2002 (doanh thu)= - = 0.428
1,254,752 1,254,752
3,388,089 3,388,089
D 2004/2003 (vèn lu ®éng) = - = - 0.405
1,476,352 1,254,752
Nh vËy doanh thu t¨ng 587,026 triÖu ®ång (18.8%) lµm vßng quay vèn lu ®éng t¨ng 0.428 vßng; vèn lu ®éng b×nh qu©n t¨ng 221,600 triÖu ®ång (17.7%) lµm sè vßng quay vèn lu ®éng gi¶m xuèng 0.405 vßng. KÕt qu¶ lµ vßng quay vèn lu ®éng chØ t¨ng 0.023 vßng.
Qua ph©n tÝch ta thÊy C«ng ty ®· sö dông vèn lu ®éng cã hiÖu qu¶ song hiÖu qu¶ cßn cha cao. C«ng ty cÇn cã nh÷ng biÖn ph¸p ®Ó sö dông vèn lu ®éng cã hiÖu qu¶ h¬n n÷a.
Thêi gian mét vßng lu©n chuyÓn: chØ tiªu nµy cho biÕt thêi gian ®Ó vèn lu ®éng quay ®îc mét vßng.
Do sè vßng quay vèn lu ®éng t¨ng nªn thêi gian mét vßng lu©n chuyÓn gi¶m qua 3 n¨m. N¨m 2002 thêi gian mét vßng lu©n chuyÓn lµ 163.934 ngµy. N¨m 2003 thêi gian mét vßng lu©n chuyÓn gi¶m xuèng cßn 158.451 ngµy. §Õn 2004 thêi gian mét vßng lu©n chuyÓn cña vèn lu ®éng gi¶m xuèng cßn 156.863 ngµy. Tuy thêi gian mét vßng lu©n chuyÓn ®· gi¶m xuèng chøng tá C«ng ty sö dông vèn lu ®éng cã hiÖu qu¶ h¬n song møc ®é gi¶m cßn rÊt nhá vµ thêi gian mét vßng lu©n chuyÓn cßn t¬ng ®èi dµi. V× vËy C«ng ty cÇn cã nh÷ng biÖn ph¸p phï hîp ®Ó gi¶m thêi gian nµy xuèng nhá h¬n n÷a, nh»m t¨ng sè vßng quay vèn lu ®éng, t¨ng hiÖu qu¶ sö dông vèn lu ®éng.
HÖ sè ®¶m nhiÖm vèn lu ®éng: chØ tiªu nµy cho biÕt ®Ó t¹o ra mét ®ång doanh thu cÇn bao nhiªu ®ång vèn lu ®éng.
HÖ sè ®¶m nhiÖm vèn lu ®éng qua c¸c n¨m gi¶m dÇn tøc sè vèn lu ®éng mµ c«ng ty bá ra ®Ó ®¹t ®îc mét ®ång doanh thu hµng n¨m gi¶m tõ 0.455 ®ång n¨m 2002 xuèng 0.44 ®ång n¨m 2003 (gi¶m 3.3%), vµ xuèng 0.436 vµo n¨m 2004 (gi¶m 0.9%).
Nh vËy, so víi n¨m 2002, n¨m 2003 C«ng ty ®· tiÕt kiÖm ®îc sè vèn lµ:
0.455 ´ 2,851,063 - 1,254,752 = 42,482 (triÖu ®ång)
So víi n¨m 2003, n¨m 2004 C«ng ty ®· tiÕt kiÖm ®îc sè vèn lµ:
0.44 ´ 3,388,089 - 1,476,352 = 14,407 (triÖu ®ång)
HÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng: chØ sè nµy cho biÕt mét ®ång vèn lu ®éng t¹o ra ®îc bao nhiªu ®ång lîi nhuËn.
B¶ng 2.3.4 cho thÊy hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng t¨ng trong n¨m 2003 nhng l¹i gi¶m xuèng trong n¨m 2004. Nguyªn nh©n lµ do chi phÝ t¨ng nh chi phÝ b¸n hµng, chi phÝ qu¶n lý doanh nghiÖp… Cô thÓ n¨m 2003 hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng t¨ng tõ 0.073 ®ång n¨m 2002 lªn 0.087 ®ång (t¨ng 0.014 ®ång b»ng 19.2%); n¨m 2004 hÖ sè nµy gi¶m tõ 0.087 xuèng 0.083 (gi¶m 0.004 ®ång tøc lµ 4.6%).
XÐt møc ®é ¶nh hëng cña c¸c nh©n tè ®Õn hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng:
N¨m 2003 so víi 2002:
108,909 81,125
D 2003/2002 (lîi nhuËn ) = - = 0.025
1,107,082 1,107,082
108,909 108,909
D 2004/2003 (vèn lu ®éng) = - = - 0.011
1,254,752 1,107,082
Nh vËy lîi nhuËn n¨m 2003 t¨ng so víi n¨m 2002 lµ 27,784 triÖu ®ång (t¨ng 34.2%) lµm hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng t¨ng 0.025 ®ång nhng lîng vèn lu ®éng b×nh qu©n l¹i t¨ng 147,670 triÖu ®ång (t¨ng 13.3%) lµm hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng cña c«ng ty gi¶m 0.011 ®ång. V× vËy hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng n¨m 2003 chØ t¨ng 0.014 ®ång so víi n¨m 2002.
N¨m 2004 so víi 2003:
122,169 108,909
D 2003/2002 (lîi nhuËn) = - = 0.011
1,254,752 1,254,752
122,169 122,169
D 2004/2003 (vèn lu ®éng) = - = - 0.015
1,476,352 1,254,752
Ta thÊy lîi nhuËn n¨m 2004 t¨ng 13,260 triÖu ®ång (t¨ng 12.2%) so víi 2003 lµm t¨ng hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng t¨ng 0.011 ®ång song lîng vèn lu ®éng b×nh qu©n l¹i t¨ng 221,600 triÖu ®ång (t¨ng 17.7%) so víi 2003 lµm hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng cña C«ng ty gi¶m xuèng 0.015 ®ång. Tæng hîp kÕt qu¶ ¶nh hëng cña hai nh©n tè trªn lµm hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng cña c«ng ty gi¶m xuèng 0.004 ®ång.
HÖ sè nµy cña C«ng ty ®iÖn lùc I tuy t¨ng trong n¨m 2003 nhng l¹i gi¶m trong n¨m 2004 chøng tá hiÖu qu¶ sö dông vèn lu ®éng cña C«ng ty cßn cha cao vµ æn ®Þnh. C«ng ty cÇn ph¶i quan t©m ®Ó cã nh÷ng gi¶i ph¸p ®óng ®¾n nh»m lµm t¨ng hiÖu qu¶ sö dông vèn lu ®éng cña m×nh.
3. §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ sö dông vèn t¹i C«ng ty ®iÖn lùc I.
3.1. Nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®îc.
Trong thêi gian qua cïng víi tiÕn tr×nh ph¸t triÓn chung cña nÒn kinh tÕ níc ta, ngµnh ®iÖn nãi chung vµ C«ng ty ®iÖn lùc I nãi riªng ®· cã nh÷ng chuyÓn biÕn râ rÖt trong c«ng t¸c kinh doanh b¸n ®iÖn phôc vô ngêi d©n. Cô thÓ trong mét sè n¨m gÇn ®©y C«ng ty ®· ®¹t ®îc mét sè thµnh tùu sau:
C«ng ty ®· liªn tôc më réng ph¹m vi ho¹t ®éng cña m×nh, t¨ng s¶n lîng ®iÖn tiªu thô qua c¸c n¨m ®em l¹i lîi nhuËn ngµy cµng cao cho c«ng ty vµ thùc hiÖn môc tiªu kinh tÕ x· héi cña ®Êt níc.
S¶n lîng ®iÖn cung øng ngµy cµng t¨ng ®¸p øng kÞp thêi an toµn liªn tôc phôc vô sinh ho¹t cho nh©n d©n vµ cho c¸c ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh…
Hoµn thµnh tèt nhiÖm vô b¶o toµn vµ ph¸t triÓn vèn Nhµ níc giao: kh«ng lµm h háng mÊt m¸t tµi s¶n hoÆc l·ng phÝ vèn, tù bæ sung vµ më réng vèn ®Ó s¶n xuÊt kinh doanh, trang bÞ thªm mét sè m¸y mãc thiÕt bÞ míi, ngµy cµng hoµn thiÖn c¬ së vËt chÊt kü thuËt ®Ó n©ng cao h¬n n÷a hiÖu qu¶ s¶n xuÊt kinh doanh cña m×nh. C«ng ty ngµy cµng kh¼ng ®Þnh vai trß vµ vÞ thÕ cña m×nh trong nÒn kinh tÕ quèc d©n.
C«ng ty ®iÖn lùc I ®· thiÕt lËp më réng mèi quan hÖ víi kh¸ch hµng vµ víi c¸c ng©n hµng nh Ng©n hµng thÕ giíi, Ng©n hµng §Çu t vµ Ph¸t triÓn, Ng©n hµng N«ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n… ViÖc thiÕt lËp mèi quan hÖ réng r·i trªn c¬ së tin tëng lÉn nhau víi c¸c Ng©n hµng gióp C«ng ty trong viÖc huy ®éng vèn cho s¶n xuÊt kinh doanh mµ kh«ng cÇn thÕ chÊp. Trong quan hÖ giao dÞch víi kh¸ch hµng, b¹n hµng t¹o c¬ së x©y dùng mèi quan hÖ l©u dµi, uy tÝn.
Ho¹t ®éng kinh doanh cã hiÖu qu¶, doanh thu vµ lîi nhuËn hµng n¨m t¨ng ®¸ng kÓ. C«ng t¸c qu¶n lý vµ sö dông vèn ngµy cµng ®îc quan t©m chó träng.
C«ng ty ®iÖn lùc I ®· t¹o c«ng ¨n viÖc lµm æn ®Þnh cho c¸n bé c«ng nh©n viªn c«ng ty vµ chÊp hµnh nghiªm chØnh c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt, thùc hiÖn ®Çy ®ñ nghÜa vô víi ng©n s¸ch Nhµ níc.
Võa qua, C«ng ty ®· ®îc Nhµ níc trao tÆng danh hiÖu anh hïng lao ®éng lµ vinh dù lín lao do sù cè g¾ng kh«ng ngõng nghØ cña cña tÊt c¶ c¸n bé c«ng nh©n viªn trong toµn C«ng ty. Tuy nhiªn, bªn c¹nh nh÷ng mÆt tÝch cùc trªn, trong c«ng t¸c qu¶n lý sö dông vèn vÉn cßn nh÷ng h¹n chÕ kh«ng tr¸nh khái
3.2. Nh÷ng h¹n chÕ vµ nguyªn nh©n.
C¸c nguån vèn ®Çu t t¹i C«ng ty chñ yÕu lµ do Ng©n s¸ch cÊp , do tù bæ sung vµ nguån vèn vay. C«ng ty cha huy ®éng thªm c¸c nguån kh¸c nh thuª tµi s¶n Cè ®Þnh hoÆc liªn doanh liªn kÕt víi c¸c ®¬n vÞ kh¸c. §iÒu nµy lµ do C«ng ty lµ mét doanh nghiÖp Nhµ níc, l¹i lµ doanh nghiÖp kinh doanh mÆt hµng ®éc quyÒn, nªn tÝnh chñ ®éng trong ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cßn cha thùc sù cao.
HÖ sè sinh lêi vµ hiÖu suÊt sö dông vèn cè ®Þnh gi¶m trong c¸c n¨m, hÖ sè sinh lêi vèn lu ®éng kh«ng æn ®Þnh, mÆc dï vèn ®Çu t t¨ng, doanh thu vµ lîi nhuËn còng t¨ng do mét sè kh©u trong ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cha ®îc qu¶n lý chÆt chÏ, chi phÝ qu¶n lý cña doanh nghiÖp cßn cao, viÖc sö dông vèn cßn l·ng phÝ, kÐm hiÖu qu¶.
Do tµi s¶n cè ®Þnh cña C«ng ty ®îc trang bÞ kh«ng ®ång bé nªn sù thay ®æi diÔn ra trong thêi gian dµi, t¹i nhiÒu thêi ®iÓm kh¸c nhau. ChÝnh v× thÕ C«ng ty sÏ gÆp nhiÒu h¹n chÕ trong viÖc qu¶n lý vµ sö dông . C«ng ty ph¶i tèn nhiÒu thêi gian cho viÖc ph©n lo¹i tµi s¶n cè ®Þnh theo thêi gian sö dông, quy ®Þnh cho chóng nh÷ng møc khÊu hao kh¸c nhau cho phï hîp. Khi mét lo¹i m¸y mãc nµo ®ã ®· hÕt thêi gian sö dông th× ph¶i tiÕn hµnh xö lý kÞp thêi. NÕu tµi s¶n cè ®Þnh cña c«ng ty ®îc trang bÞ ®ång bé th× viÖc qu¶n lý cã hÖ thèng sÏ dÔ dµng h¬n vµ ®em l¹i hiÖu qu¶ cao h¬n. MÆt kh¸c c«ng ty cha ph¸t huy hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña nh÷ng m¸y mãc thiÕt bÞ míi ngay sau khi trang bÞ dÉn ®Õn t×nh tr¹ng gi¶m hiÖu qu¶ sö dông vèn cè ®Þnh.
Cha quan t©m ®óng møc ®Õn vai trß vµ ¶nh hëng cña tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh. Trong xu thÕ ph¸t triÓn cña khoa häc kü thuËt ngµy nay, tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh lµ lo¹i tµi s¶n cè ®Þnh ngµy cµng chiÕm tû träng lín trong tæng gi¸ trÞ tµi s¶n cè ®Þnh. Trªn thùc tÕ, c«ng ty ®· tÝch luü ®îc nhiÒu lo¹i tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh nh kinh nghiÖm trong s¶n xuÊt, uy tÝn trªn thÞ trêng, ®éi ngò c«ng nh©n lµnh nghÒ, vÞ trÝ kinh doanh thuËn lîi. Kh«ng ®Ò cËp ®Õn lo¹i tµi s¶n nµy trong hÖ thèng sæ s¸ch kÕ to¸n sÏ dÉn ®Õn sù sai lÖch trong c¸c chØ tiªu ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ t×nh h×nh ho¹t ®éng vµ hiÖu qu¶ sö dông cña tµi s¶n cè ®Þnh cña C«ng ty. Do kh«ng x¸c ®Þnh ®îc tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh nªn C«ng ty còng kh«ng cã ®Þnh híng trong viÖc x©y dùng, b¶o tån vµ ph¸t triÓn c¸c lo¹i tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh rÊt cã gi¸ trÞ .
Do ®Æc ®iÓm s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty : §iÖn n¨ng lµ mét lo¹i hµng ho¸ ®Æc biÖt, kh¸ch hµng dïng tríc tr¶ tiÒn sau nªn C«ng ty thêng kh«ng thu ®îc tiÒn ngay mµ kh¸ch hµng cña C«ng ty thêng nî. Cho nªn t¹i mét thêi ®iÓm nhÊt ®Þnh, thêng tån t¹i mét kho¶n thu lín. T×nh tr¹ng chiÕm dông vèn nµy sÏ g©y khã kh¨n cho C«ng ty trong c«ng t¸c thanh to¸n cña m×nh. C«ng ty cÇn chñ ®éng h¬n trong viÖc thu håi c¸c kho¶n nî ph¶i tr¶, t¨ng vßng quay cña c¸c kho¶n ph¶i thu, gi÷ v÷ng quyÒn sö dông dông vèn t¬ng øng víi quyÒn së h÷u chóng.
Tãm l¹i, qua ph©n tÝch c¸c chØ tiªu cô thÓ vµ ph©n tÝch t×nh h×nh s¶n xuÊt kinh doanh cña C«ng ty ®iÖn lùc I trong thêi gian qua ta thÊy: tuy C«ng ty ®· cã nh÷ng biÓu hiÖn tÝch cùc trong c«ng t¸c qu¶n lý vµ sö dông vèn biÓu hiÖn b»ng viÖc t¨ng doanh thu vµ lîi nhuËn, t×nh h×nh sö dông vèn cña C«ng ty lµ t¬ng ®èi hiÖu qu¶, nhng bªn c¹nh ®ã vÉn cßn nhiÒu mÆt h¹n chÕ lµm gi¶m hiÖu qu¶ sö dông vèn cña C«ng ty, dÉn ®Õn t×nh tr¹ng l·ng phÝ vèn.
Do ®ã, trong thêi gian tíi, C«ng ty ®iÖn lùc I cÇn cã nh÷ng gi¶i ph¸p thÝch hîp nh»m kh¾c phôc nh÷ng h¹n chÕ, ph¸t huy nh÷ng u ®iÓm ®Ó n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn cho ®¬n vÞ m×nh.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC I TRONG THỜI GIAN TỚI.
Sản phẩm điện năng là một hàng hoá không thể thiếu được trong mọi quá trình kinh tế, trong sinh hoạt của nhân dân, trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Công ty điện lực I với tư cách là thành viên của Tổng công ty điện lực Việt Nam quản lý toàn bộ các điện lực ở các tỉnh thành phía Bắc trừ Hà Nội và Hải Phòng nên nhiệm vụ của Công ty rất lớn lao. Bước sang nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2005, cán bộ công nhân viên của Công ty điện lực I vô cùng phấn khởi tự hào nguyện đoàn kết, nhất trí dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ và Ban giám đốc Công ty, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao cho, xây dựng Công ty điện lực I không ngừng phát triển vững mạnh về mọi mặt, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo cải thiện việc làm và đời sống của người lao động. Mục tiêu cụ thể của Công ty điện lực I trong năm 2004 là:
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh điện:
1.1. Các chỉ tiêu kinh doanh điện năng:
Các chỉ tiêu Tổng công ty giao cho Công ty:
Điện đầu nguồn (tr.kWh): 11.229
Điện thương phẩm (tr.kWh): 10.230
Tỷ lệ tổn thất bình quân (%): 8.9%
Giá bán điện bình quân (đ/kWh): 650.02 đ/kWh
Các chỉ tiêu Công ty phấn đấu thực hiện
Điện đầu nguồn (tr.kWh): 11.140
Điện thương phẩm (tr.kWh): 10.360
Tỷ lệ tổn thất bình quân (%): giảm 0.2 - 0.3 % so với năm 2003.
Giá bán điện bình quân (đ/kWh): 653 đ/kWh
1.2. Về kế hoạch sửa chữa lớn:
Phấn đấu đạt 100% kế hoạch được giao là 185,807 triệu đồng. Tập trung đại tu sửa chữa lưới điện cao thế, trung thế và các trạm biến áp, ĐZ hạ thế.
Đối với các trạm 110 - 35 kV đã cũ nát, phải tiếp tục đầu tư nâng cấp hiện đại hoá thiết bị, đặc biệt chương trình hiện đại hoá các trạm TG.
1.3. Về đầu tư xây dựng:
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng điện thương phẩm 16% và giá bán bình quân 653 đ/kWh, Công ty phải thực hiện công tác ĐTXD như sau:
- Phấn đấu thực hiện các dự án đầu tư đúng tiến độ và khai thác có hiệu quả ngay sau khi đóng điện đưa vào vận hành. Trong kế hoạch ĐTXD gồm có: 20 công trình chuyển tiếp, 12 công trình khởi công mới, 17 công trình chuẩn bị xây dựng và 23 công trình chuẩn bị đầu tư thuộc lưới điện 110kV; chống quá tải TBA TG 35 kV; cấp điện cho các khu công nghiệp, chống quá tải lưới điện trung áp nông thôn…; các dự án vay vốn nước ngoài đang lập thủ tục đầu tư như DA REH, DA JBIC… Tổng số vốn dự kiến là 475,600 triệu đồng, vốn trong nước là 1,246,322 triệu đồng.
1.4. Về an toàn lao động:
Kiên quyết thực hiện các biện pháp để giảm số vụ tai nạn, đặc biệt là không để xảy ra tai nạn chết người.
1.5. Về lao động và thu nhập:
Đảm bảo năng suất lao động tăng 10% trở lên, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động và phấn đấu có mức thu nhập tăng từ 8% trở lên so với năm 2004.
Đối với các đơn vị sản xuất khác phải phấn đấu thu nhập của người lao động đạt xấp xỉ bằng hoặc tối thiểu 80% của phần sản xuất kinh doanh điện.
2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh đa ngành.
Để chủ động về nguồn cung cấp VTTB với chất lượng và giá cả có tính cạnh tranh, đồng thời để chuyển đổi cơ cấu doanh thu giữa kinh doanh điện với kinh doanh các ngành nghề khác, Công ty đã lập thủ tục đầu tư một số dự án chế tạo, sản xuất VTTB và phụ kiện điện. Trong năm 2005 Công ty phải hoàn thiện xong thủ tục đầu tư để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án gồm:
Liên doanh với điện lực Hà Nam - Trung Quốc chế tạo tủ bảng điện trung hạ thế.
Dự án nhà máy sản xuất cáp điện tạ VICADI và ĐL Hà Tĩnh.
Dự án nhà máy sản xuất sứ cách điện, kể cả sứ Silicon tại XN sứ thuỷ tinh cách điện Quế Võ.
Dự án nhà máy lắp ráp và chế tạo công tơ đếm điện tại TTTNĐ (hợp đồng hợp tác kinh doanh với OMNI - Hàn Quốc).
Dự án đầu tư mạng VTCC tại 18 tỉnh.
Các dự án đầu tư khách sạn: Trong năm 2005 hoàn thành xong thủ tục công trình khách sạn Bãi Cháy, triển khai thủ tục công trình khách sạn Nhật Tân, nhà điều dưỡng Sầm Sơn…
II. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
1. Những giải pháp chung.
1.1. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Quá trình lên kế hoạch sử dụng và đầu tư vốn đòi hỏi trước hết Công ty phải có đủ vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu thiếu vốn, Công ty sẽ mất đi một nguồn lực quan trọng và không thể đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển.
Hiện nay các doanh nghiệp đều có rất nhiều sự lựa chọn khi muốn huy động các nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh ngoài vốn ngân sách Nhà nước cấp ban đầu, bao gồm : nguồn vốn tự bổ sung, vốn vay ngân hàng, vay các đối tượng khác, nguồn vốn từ liên doanh. Hiện nay Công ty điện lực I huy động các nguồn vốn chủ yếu từ vốn ngân sách cấp và nguồn tự bổ sung, vốn vay ngân hàng. Mỗi một nguồn vốn đều có ưu nhược điểm khác nhau. Do vậy Công ty phải dựa vào những đặc điểm này để lựa chọn cho mình một nguồn có lợi nhất.
1.2. Lựa chọn một cơ cấu nguồn vốn thích hợp
Trong một số năm gần đây Công ty Điện lực 1 đang có xu hướng thay đổi cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với chủ trương của nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh cụ thể của Công ty. Cơ cấu vốn sẽ được thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng VCSH, tăng tỷ trọng nợ phải trả. Nhưng trong một giới hạn nhất định, tổng VCSH vẫn phải chiếm tỷ trọng lớn hơn để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh của Công ty nếu như kết quả kinh doanh về cơ bản không có sự sụt giảm mạnh.
Để tăng nguồn vốn ngoài doanh nghiệp, Công ty Điện lực 1 nên chú trọng trong việc mở rộng quan hệ với các ngân hàng hoặc tổ chức nước ngoài. Đối với những dự án có quy mô lớn, Công ty nên chủ động vay vốn của ngân hàng hoặc vận động các tổ chức nước ngoài liên doanh hay viện trợ (với lãi suất thấp hoặc viện trợ không hoàn lại) để tiến hành thực hiện dự án. Vì hầu hết các dự án của Công ty có thời gian thi công kéo dài, vốn đầu tư nhiều lần và có quy mô lớn, vốn thu hồi diễn ra trong nhiều năm sau đó. Chính vì vậy, để giảm việc đọng VCSH trong các dự án này, Công ty nên chủ động tìm nguồn vốn ngoài Công ty. Việc tăng tỷ trọng vốn vay hay giảm tỷ trọng VCSH mà mức tăng của doanh thu là không thay đổi làm cho doanh lợi VCSH tăng lên cũng như nâng cao trình độ sử dụng vốn của Công ty.
1.3. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế
Qua số liệu, tài liệu kế toán đặc biệt là những báo cáo tài chính, Công ty thường xuyên nắm bắt được số vốn hiện có cả về mặt giá trị và mặt hiện vật, nguồn hình thành, các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ… Nhờ đó, Công ty có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề về tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo các chu kỳ, kế hoạch đề ra như: huy động vốn bổ sung, xử lý vốn thừa, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản thu và thanh toán các khoản nợ đến hạn trả. Vì vâyj tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, các số liệu kế toán tự nó chưa thể chỉ ra các biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn kinh doanh. Do đó, định kỳ doanh nghiệp phải thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước để có biện pháp phát huy và nguyên nhân gây ra tồn tại sút kém để có biện pháp khắc phục kị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nang cao hieu qua su dung von tai cty DienLuc1.doc