Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 ): MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất… Vậy vấn đề là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp? Đây là vấn đề bức xúc mà các nhà quản lý doanh nghiệp rất quan tâm vì chỉ có quản lý hiệu quả nguồn vốn, có một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn mới có thể gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế và những vấn đề đặt ra trên đây; xuất phát từ bản thân trong việc tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề này, em đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 ) “ làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với hy ...
64 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất… Vậy vấn đề là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp? Đây là vấn đề bức xúc mà các nhà quản lý doanh nghiệp rất quan tâm vì chỉ có quản lý hiệu quả nguồn vốn, có một cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển của vốn mới có thể gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế và những vấn đề đặt ra trên đây; xuất phát từ bản thân trong việc tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề này, em đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 3 ( Vinaconex 3 ) “ làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc phân tích, thảo luận, và rút ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vinaconex 3.
Bố cục chuyên đề như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty vinaconex 3.
Chương 2: Thực trạng huy động và sử dụng vốn tại công ty Vinaconex3.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vinaconex 3.
Em xin trân thành cảm ơn tới nhà giáo – PGS.TS Vũ Minh Trai và các cô chú anh chị trong Công ty cổ phàn xây dựng số 3 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINACONEX 3.
I. Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty.
1. Giới thiệu về công ty.
1.1 Thông tin chung.
-Ngày thành lâp: Ngày 7/8/2002 Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX 3 được thành lập theo quyết định số 1049/QĐ/BXD của Bộ trưởng – Bộ Xây dựng với số vốn điều lệ 6,2 tỷ VND.
- Tên công ty : Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX 3
-Tên tiếng anh : Contructionsjoint stock company No3
-Tên viết tắt : VINACONEX 3
-Mã chứng khoán : VC3
-Vốn điều lệ : 80.000.000.000 đồng
-Trụ sở chính : Toà nhà VINACONEX 3 – 249 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy – Hà Nội
-Điện thoại : (04) 756 7908 ; 7560335
-Fax : (04) 756 0333
-Web site : www.vineconex3.vn ; www.vinaconex3.com
1.2 Ngành nghề kinh doanh.
- Nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, bưu điện, các công trình thuỷ lợi, giao thông đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cầu cống, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế đến 110 KV, thi công san lấp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp thoát nước, lắp đặt đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh, trang trí nội thất ngoại thất, gia công, lắp đặt khung nhôm kính các loại ;
- Xây dựng và kinh doanh nhà, cho thuê văn phòng, kinh doanh bất động sản và du lịch và khách sạn.
- Lắp đặt các loại kết cấu bê tông , cấu kiện thép, các hệ thống kỹ thuật công trình, các loại máy móc thiết bị, ( thang máy, điều hoà, thông gió, phòng cháy, chữa cháy, cấp thoát nước …) ;
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng : gạch, ngói, đá, sỏi, xi măng, tấm lợp, gỗ dùng trong xây dựng và sản xuất kinh doanh đồ gỗ hàng tiêu dùng ;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, sản xuất đồ gỗ hàng tiêu dùng ;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, thực hiên các dự án đầu tư;
- Dịch vụ cho thuê, bảo dưỡng và sửa chữa xe máy, kinh doanh thiết bị xây dựng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, lâm sản, hàng tiêu dùng .
1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần xây dựng số 3, tiền thân là Công ty xây dựng số 5 được thành lập theo Quyết định số 171A/BXD-TCLĐ ngày 5/5/1993 của Bộ Xây dựng.
Ngày 2/1/1995 được đổi tên thành Công ty xây dựng 3 theo Quyết định số 02/BXD-TCLĐ của Bộ Xây dựng.
Ngày 7/8/2002 Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX 3 được thành lập theo quyết định số 1049/QĐ/BXD của Bộ trưởng – Bộ Xây dựng với số vốn điều lệ 6,2 tỷ VND. Đến năm 2007, công ty đã phát hành và tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng nhằm đáp ứng vốn cho các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới do công ty làm chủ đầu tư.
Ngày 7/12/2007 Trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội có quyết định số: 375/QĐ-TTGDHN về viêc chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần xây dựng số 3 ( Mã chứng khoán: VC3). Ngày 13/12/2007 cổ phiếu Công ty Cổ phần xây dựng số 3 chính thức giao dịch trên trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, Công ty đã tham gia thi công và hoàn thành nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.... trong phạm vi cả nước và đã được trao nhiều huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng.
Vinaconex 3 tự hào được thi công những công trình lớn: Nhà máy sản xuất các thiết bị viễn thông VINECO Hà Nội, Nhà máy chế biến hạt giống Thái Bình, Nhà máy may IVORY Thái Bình, Nhà máy Tôn mạ mầu Thái Bình, Trụ sở UBND TP Thái Bình, Trụ sở Bưu điện phía Nam Hà Nội, Khách sạn Green Hotel Cửa Lò - Nghệ An, Trụ sở Sở y tế Thái Nguyên, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Định, Nhà thi đấu và luyện tập thể thao tỉnh Thái Nguyên, Nhà tập và thi đấu thể thao tỉnh Phú Thọ, Sân vận động Việt Trì tỉnh Phú Thọ, Khách sạn Bạch Đằng tỉnh Hải Dương, Trụ sở Tổng cục đo lường chất lượng, các công trình giao thông như: Đường 32, đường 14, đường giao thông Thị xã Sông Công - Thái Nguyên... các công trình đường nước, đường dây và trạm điện v.v...
Đất nước ta đang trên đà phát triển, với những thành tựu to lớn về mọi mặt Kinh tế - Xã hội mở ra những vận hội mới. Vinaconex 3 không ngừng vận động, tìm tòi mở ra những hướng đi mới. Từ doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, Công ty đã mở rộng sang lĩnh vực đầu tư, đem lại doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao: Dự án Xây dựng Công trình văn phòng và dịch vụ Công cộng nhà ở và trường học tại 310 Minh Khai – Hà Nội – tổng mức đầu tư 585 tỷ đồng, Dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở tại Xã Trung Văn – Huyện Từ Liêm – Hà Nội – tổng mức đầu tư 444 tỷ đồng, Dự án xây dựng Khu đô thị Trần Hưng Đạo – Thái Bình – tổng mức đầu tư 124 tỷ đồng, Dự án khu nhà ở Dịch Vọng – Cầu Giấy – tổng mức đầu tư 102 tỷ đồng …
Vị thế của Công ty được khẳng định bởi thành tích, bằng khen cũng như huân huy chương tiêu biểu: Huân chương lao động hạng III (năm 2003), Bằng khen Chính phủ (năm 2002, năm 2006), Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Xây dựng liên tục từ năm 2001 – 2006, Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” liên tục từ 2001 – 2006, Cờ thi đua hoạt động Công đoàn xuất sắc của Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam liên tục từ 2001 – 2006, Cờ công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh liên tục 5 năm (2000 – 2005) của Thành ủy Hà Nội, Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”, Bằng khen của các tỉnh: Thái Bình, Phú Thọ…
Ban lãnh đạo cấp cao của Công ty là những con người có năng lực, kinh nghiệm trong ngành. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty – Nguyễn Văn Chế đã được trao tặng nhiều bằng khen và huân huy chương cao quý – Huân chương lao động hạng III (năm 2004), Bằng khen của Chính phủ (năm 2003 – 2006), Chiến sĩ thi đua ngành xây dựng (năm 2001, 2003, 2005), Danh hiệu Giám đốc giỏi (năm 2003, 2004) của Thành phố Hà Nội, Danh hiệu Nhà quản lý giỏi (năm 2005, 2006) của Thành phố Hà Nội.
2. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
2.1 Về nhân sự trong doanh nghiệp.
Vinaconex 3 có số lao đông trong công ty vào khoảng 1340 người. Công ty luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt đông đào tạo và bồi dưỡng đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên nghiêp vụ tai các đơn vị. Việc đáo tạo của công ty được thực hiện theo hướng sau:
- Đối với lao động trực tiếp: thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề cũng như sự hiểu biết của họ về nghành hàng. Công ty có tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả lao đọng của các lao động hiện có. Người lao động cũng luôn được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ và cả chuyên môn.
- Đối với lao đông tại các phòng chuyên môn nghiệp vụ: công ty luôn tạo điều kiện tham gia học cả trong và ngoài nước với ngành nghề chuyên môn phù hợp voéi yêu cầu công việc, tham gia các lớp học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ về các chế độ, chính sách của Nhà nước.
Về chính sách lương: công ty xây dựng quy chế về quản lý và phân phối tiền lương áp dụng thống nhất trong toàn công ty. Tiền lương được phân phối theo nguyên tắc phân phối lao động và được sử dụng như đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để kích thích người lao động tích cực tham gia sản xuất kinh doanh. Việc phân phối lương được thực hiện công khai và dân chủ, luôn đảm bảo được sự công bằng và hợp lý giữa các chức danh trong công ty.
2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
- Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 3:
Hình 1.1
Cơ cấu tổ chức phòng ban
Cơ cấu tổ chức Công ty và bộ máy quản lý Công ty
Hình 1.2
Sơ đồ tổ chức của công ty:
Ban giám đốc của công ty gồm 1 Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc, có sự phân công cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn để chỉ đạo các cấp dưới. Các Phó Tổng giám đốc trong phạm vi quyền hạn được giao và trong lĩnh vực phu trách của mình xử lý giải quyết các công việc liên quan, đồng thời trình lên Tổng giám đốc các giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề khi cần thiết. Các Kế toán trưởng điều hành thực hiện quản lý các nguồn thu và nguồn vốn của công ty, thưc hiện về thu chi tài chính, thực hiện các quy chế về lương, thưởng, bảo hiểm… cho nhân viên, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Các phòng ban của công ty có nhiệm vụ thực hiện triển khai các công viêc cụ thể, đồng thời tham mưu giúp các Phó tổng giám đốc cũng như Tổng giám đốc quản lý tốt và có được những chỉ đạo hợp lý, kịp thời.
- Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban điều hành:
Ông. Nguyễn Văn Chế - Chủ tịch HĐQT; Tổng giám đốc
CMND số
011528660 Cấp ngày: 22/04/2002 Nơi cấp: CA TP Hà Nội
Giới tính:
Nam
Ngày tháng năm sinh:
20/9/1951
Nơi sinh
Đông Hoà - TX Thái Bình - Thái Bình
Quốc tịch
Việt Nam
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Đông Hoà - TP Thái Bình - Thái Bình
Địa chỉ thường trú
Phòng 116, nhà I1, TT Thanh Xuân Bắc - Hà Nội
Điện thoại
04 3 8361756
Trình độ văn hoá
10/10
Trình độ chuyên môn
Kỹ sư xây dựng (tốt nghiệp Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa Tashkent (Liên Xô cũ)
Quá trình công tác:
+ 1976 - 1986
Trưởng phòng Thi công Công ty xây dựng số 5
+ 1986 - 1997
Giám đốc Xí nghiệp - Liên Hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 (Nay là Công ty xây dựng số 1)
+ 1997 - 1998
Phó phòng đấu thầu và quản lý dự án - Tổng Công ty VINACONEX
+ 2/1998 - 3/2007
Giám đốc Công ty xây dựng 3 nay là Công ty cổ phần xây dựng số 3
+ 4/2007 đến nay
Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng số 3
Chức vụ hiện tại
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty
Tổng Giám đốc Công ty
Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác
Bí thư Đảng uỷ Công ty
Ông. Đinh Tiến Nhượng - Uỷ viên
CMND số
012359292 Cấp ngày: 6/7/2000 Nơi cấp: CA TP Hà Nội
Giới tính
Nam
Ngày tháng năm sinh
20/12/1955
Nơi sinh
Động Đạt - Phú Lương - Thái Nguyên
Quốc tịch
Việt Nam
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Động Đạt - Phú Lương - Thái Nguyên
Địa chỉ thường trú
34 Đốc Ngữ - Vĩnh Phúc - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại
04.3 756 4935
Trình độ văn hoá
10/10
Trình độ chuyên môn
Kỹ sư xây dựng
Quá trình công tác
+ 8/1973 - 12/1999
Tham gia quân đội - thiếu tá trợ lý cục chính trị Bộ tư lệnh Công Binh
+ 1/200 – 3/2007
Đội trưởng Công ty xây dựng 3 nay là Công ty cổ phần xây dựng số 3
+ 4/2007 đến nay
Phó Tổng Giám đốc Công ty , Uỷ viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng số 3
Chức vụ hiện tại
Uỷ viên Hội đồng quản trị Công ty
Phó Tổng Giám đốc Công ty
Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác
Uỷ viên BCH Đảng uỷ Công ty
Ông. Nguyễn Ngọc Vĩnh - Uỷ viên
CMND số
012478912 Cấp ngày: 8/3/2002 Nơi cấp: CA TP Hà Nội
Giới tính:
Nam
Ngày tháng năm sinh:
20/12/1950
Nơi sinh
Lũng Hoà - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
Quốc tịch
Việt Nam
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Lũng Hoà - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
Địa chỉ thường trú
249/1 Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại
04.3 7915702
Trình độ văn hoá
10/10
Trình độ chuyên môn
Cử nhân Tài chính - Kế toán
Quá trình công tác
+ 1972-10/1975
Công tác D2E4 mặt trận B5
+ 11/1975-12/1979
Học Đại học Tài chính kế toán
+ 1980 - 1983
Công tác tại Phòng Kế toán Công ty xây dựng số 20 (Bộ xây dựng
+ 1984 - 1989
Trưởng phòng Kế toán Nhà máy bê tông Đạo Tú (Công ty XD 20)
+ 1990 - 1993
Trưởng phòng Kế toán Xí nghiệp Vận tải và xây dựng (Công ty XD 20)
+ 1994 - 4/1996
Trưởng phòng Kế toán Xí nghiệp xây dựng và phát triển Nhà (Công ty XD 20)
+ 1996 - 1/1998
Phó Phòng Kế toán Công ty xây dựng số 3 - VINACONEX 3
+ 2/1998 – 07/2008
Kế toán trưởng Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3
+ 07/2008 đến nay
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng số 3
Chức vụ hiện tại
Uỷ viên Hội đồng quản trị Công ty
Phó tổng Giám đốc Công ty
Chức vụ đang nắm giữ ở các tổ chức khác
Uỷ viên BCH Đảng uỷ Công ty
Ông. Thạch Văn Chắc - Uỷ viên
CMND số
0101528637 Cấp ngày: 12/4/2007 Nơi cấp: CA TP Hà Nội
Giới tính:
Nam
Ngày tháng năm sinh:
24/12/1953
Nơi sinh
Hà Nội
Quốc tịch
Việt Nam
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Dương Hà - Gia Lâm - Hà Nội
Địa chỉ thường trú
211-H9 Thanh Xuân Nam - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại
04.3 756 7908
Trình độ văn hoá
10/10
Trình độ chuyên môn
Kỹ sư xây dựng
Quá trình công tác
+ 1/1974 - 2/1981
Cán bộ Công ty xây dựng Mộc Châu sau đổi tên là Công ty xây dựng số 11
+ 3/1981 - 8/1981
Phó Trưởng phòng Tổ chức lao động xí nghiệp 3 Công ty xây dựng số 11
+ 9/1981 - 7/1985
Cán bộ Phòng Tổ chức lao động Công ty xây dựng số 11
+ 8/1985 - 11/1991
Phó Trưởng phòng Lao động tiền lương Công ty xây dựng số 11 sau đổi tên là Liên hiệp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1
+ 12/1991 - 3/1996
Cán bộ phòng Tổ chức lao động Liên hiệp xây dựng nhà ở tấm lớn số 1 sau đổi tên là Công ty cổ phần XD số 1
+ 4/1996 - 9/2005
Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty cổ phần xây dựng số 1
+ 10/2005 - nay
Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty cổ phần xây dựng số 3 (Từ 3/2007 là Uỷ viên Hội đồng quản trị Công ty)
Chức vụ hiện tại
Uỷ viên Hội đồng quản trị Công ty
Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính
Chức vụ đang nắm giữ ở tổ chức khác
Phó bí thư Đảng uỷ
Ông. Phạm Thế Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty
CMND số
012478261 Cấp ngày: 2/11/2001 Nơi cấp: CA TP Hà Nội
Giới tính:
Nam
Ngày tháng năm sinh:
15/3/1956
Nơi sinh
Xuân Ninh - Xuân Trường - Nam Định
Quốc tịch
Việt Nam
Dân tộc
Kinh
Quê quán
Xuân Ninh - Xuân Trường - Nam Định
Địa chỉ thường trú
Nhà A 13 Bắc Nghĩa Tân - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại
04.7560 334
Trình độ văn hoá
10/10
Trình độ chuyên môn
Kỹ sư xây dựng
Quá trình công tác
+ 12/1974 - 4/1994
Kỹ sư xây dựng Xí nghiệp vận tải và xây dựng
+ 5/1994 - 4/1996
Đội trưởng Xí nghiệp xây dựng và phát triển nhà
+ 5/1996 - 3/2007
Đội trưởng Công ty xây dựng 3 nay là Công ty cổ phần xây dựng số 3
+ 4/2007 - đến nay
Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng số 3
Chức vụ hiện tại
Phó Tổng Giám đốc Công ty
Chức vụ đang nắm giữ ở tổ chức khác
Uỷ viên BCH Đảng uỷ Công ty
- Thay đổi tổng giám đốc điều hành trong năm: không có.
- Quyền lợi của Ban Giám đốc: Ban Giám đốc công ty được hưởng quyền lợi về tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy chế của công ty.
- Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động:
Tính tới thời điểm 31/12/2008, tổng số lao động trong Công ty là 1.580 người.
3. Thông tin cổ đông/ thành viên góp vốn và quản trị Công ty:
Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát:
Cơ cấu Hội đồng quản trị Công ty gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 thành viên; Trong đó: 01 thành viên độc lập không điều hành.
STT
Họ và tên
Chức vụ
Ghi chú
1.
Nguyễn Văn Chế
Chủ tịch HĐQT
2.
Đinh Tiến Nhượng
Thành viên HĐQT
3.
Nguyễn Ngọc Vĩnh
Thành viên HĐQT
4.
Thạch Văn Chắc
Thành viên HĐQT
5.
Phạm Chí Sơn
Thành viên HĐQT
Thành viên độc lập không điều hành
Ban kiểm soát: Gồm Trưởng ban kiểm soát và 03 thành viên
STT
Họ và tên
Chức vụ
Ghi chú
1.
Dương Văn Trường
Trưởng ban KS
2.
Trương Quang Minh
Thành viên ban KS HĐQT
3.
Phan Tạ Thanh Huyền
Thành viên ban KS
- Hoạt động của HĐQT: Trong năm 2008 với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, HĐQT đã hoàn thành tốt việc chỉ đạo SXKD, Công ty đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.
- Hoạt động của thành viên HĐQT độc lập không điều hành: Tham gia đầy đủ các phiên họp HĐQT, cùng tham gia đóng góp ý kiến cho các nghị quyết của HĐQT nhằm nâng cao hiệu quả trong SXKD đem lại lợi nhuận cao.
- Hoạt động của Ban kiểm soát: Với trách nhiệm và quyền hạn của mình, Ban kiểm soát đã thực hiện việc giám sát kiểm tra về tính chính xác, trung thực trong báo cáo tài chính của công ty.
- Kế hoạch để tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản trị của công ty:
Với mục tiêu đưa công ty ngày càng phát triển, HĐQT, Ban Giám đốc sẽ cố gắng nâng cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ để quản lý và điều hành công ty lớn mạnh.
- Thù lao, các khoản lợi ích khác và chi phí cho thành viên HĐQT, Ban kiểm soát:
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008 đã thông qua mức thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát không vượt quá 0.15%/doanh thu.
- Tỉ lệ sở hữu cổ phần và những thay đổi về tỉ lệ nắm giữ của thành viên HĐQT:
Hội đồng quản trị nắm giữ: 222.494cổ phần (bằng 2,78%)
3.2 Các dữ liệu thống kê về cổ đông/ thành viên góp vốn(Tại thời điểm 31/12/2008)
3.2.1 Cổ đông/ thành viên góp vốn trong nước:
- Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông:
Danh mục
SL CP sở hữu
Giá trị (mệnh gía)
Tỷ lệ %
1.Cổ đông lớn
4.080.000
40.800.000.000
51.00
2.Cổ đông đặc biệt
278.290
2.782.900.000
3.48
HĐQT+Ban GĐ
254.929
2.549.290.000
3.19
Ban kiểm soát
16.591
165.910.000
0.21
Kế toán trưởng
6.770
67.700.000
0.08
3. Các cổ đông khác
3.562.110
35.621.100.000
44.52
4. Cổ phiếu quỹ
79.600
796.000.000
1.00
Tổng cộng
8.000.000
80.000.000.000
Thông tin chi tiết về cổ đông lớn:
STT
Họ và tên
Địa chỉ
Số ĐKKD
SL cổ phần
Tỷ lệ% %lệ (%)
Tổng công ty CP XNK và XD Việt Nam
Toà nhà Vinaconex khu
0103014768
4.080.000
51
3.2.2 Cổ đông/ thành viên góp vốn nước ngoài: Không có.
4. Các hoạt động quản lý, khen thưởng và mục tiêu phấn đấu của công ty.
4.1 Thành tích khen thưởng:
Sự thành công, vị thế của Công ty được khẳng định bởi thành tích, bằng khen cũng như huân huy chương tiêu biểu: Huân chương lao động hạng III (năm 2003), Bằng khen Chính phủ (năm 2002, năm 2006), Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Xây dựng liên tục từ năm 2001 – 2006, Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” liên tục từ 2001 – 2006, Cờ thi đua hoạt động Công đoàn xuất sắc của Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam liên tục từ 2001 – 2006, Cờ công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh liên tục 5 năm (2000 – 2005) của Thành ủy Hà Nội, Cúp vàng “Vì sự phát triển cộng đồng”, Bằng khen của các tỉnh: Thái Bình, Phú Thọ…
4.2 Mục tiêu phấn đấu của công ty..
Mục tiêu của công ty là phát huy thế mạnh của mình trong từng lĩnh vực công việc, quyết tâm giữ vững vị trí là một trong những công ty xây dựng hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam. Công ty luôn giữ uy tín và tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ với khách hàng cũng như các đơn vị cộng tác. Công ty luôn cố gắng tạo điều kiện để thu hút những người có năng lực, khuyến khích sang tạo, tinh thần làm việc tập thể, có kỷ luật, cùng trao đổi kinh nghiệm và phát triển kỹ năng, năng lực.
Chính sách của công ty là đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và thuận tiện cho lập kế hoạch, thực hiện các dự án theo chất lượng đã thoả thuận, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000 mà công ty đã đạt được.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ được công ty coi trọng hàng đầu. Từ những năm 2002 công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và tiếp tục duy trì, liên tục cải tiến, thực hiên đầy đủ các cam kết về chất lượng.
Công ty luôn xác định: “ Chất lượng là sản phẩm, dịch vụ là uy tín, là hiệu quả, là nền tản của sự phát triển bền vững ’’.
Công ty cam kết :
- Hoàn toàn thoả mãn các yêu cầu đã được thoả thuận.
- Giao hàng đúng hạn.
- Đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật của sản phẩmluôn ổn định với giá cả hợp lý.
- Không ngừng nâng cao sự thoả mãn của khách hàng.
II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp.
1. Đặc điểm về vốn kinh doanh.
Công việc kinh doanh của công ty chủ yếu là xây lắp cho nên yêu cầu về vốn kinh doanh cần số lượng lớn. Cụ thể quá trình tăng vốn của công ty từ khi thành lập đến nay:
Những thành tựu đạt được và vị thế lớn mạnh của doanh nghiệp, là sự khẳng định hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp mang lại niềm tin cho cổ đông tham gia góp vốn. Tiềm lực kinh tế của Công ty luôn được củng cố vững mạnh khi nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng mạnh theo xu hướng chung. Được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, Công ty đã trải qua 03 lần tăng vốn điều lệ từ số vốn ban đầu là 6,2 tỷ VND (tại thời điểm cổ phần hóa) lên 80 tỷ VND như ngày hôm nay.
Lần 01: Từ 6,2 tỷ VND tăng lên thành 20 tỷ VND (năm 2006) theo Nghị quyết số 027/NQ-CT3-HĐQT của ĐHĐCĐ Công ty ngày 05/05/2005 về việc phát hành thêm 138.000 cổ phiếu mệnh giá 100.000 VND, tương đương 13,8 tỷ VND.
Loại chứng khoán phát hành: Cổ phần phổ thông.
Đối tượng phát hành: Cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây dựng số 3.
Giá phát hành: 100.000 VND/cổ phần.
Kết quả phát hành: Được thực hiện thành công với số CP phát hành là 138.000 CP.
Lần 02: Từ 20 tỷ VND tăng lên thành 50 tỷ VND (tăng vốn đợt 01 năm 2007) theo Nghị quyết số 039/NQ-CT3-HĐQT của ĐHĐCĐ Công ty ngày 19/02/2007 về việc phát hành thêm 3.000.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 VND, tương đương 30 tỷ VND.
Loại chứng khoán phát hành: Cổ phần phổ thông.
Đối tượng phát hành: Cổ đông hiện hữu Công ty cổ phần xây dựng số 3.
Tỷ lệ phân bổ quyền: 10:15 (10 cổ phiếu được mua thêm 15 cổ phiếu mới).
Giá phát hành: 17.000 VND/CP.
Số cổ phiếu chưa phát hành hết: 348.972 CP (được phát hành hết trong đợt phát hành tăng vốn từ 50 tỷ VND lên 80 tỷ VND với giá phát hành là 20.000 VND/CP)
Ngày kết thúc đợt phát hành: 05/10/2007
Kết quả phát hành: Được thực hiện với số cổ phiếu phát hành là 3.000.000 CP.
Lần 03: Từ 50 tỷ VND tăng lên thành 80 tỷ VND (tăng vốn đợt 02 năm 2007) theo Nghị quyết số 050/NQ-CT3-HĐQT của ĐHĐCĐ Công ty ngày 25/05/2007 về việc phát hành thêm 3.000.000 cổ phiếu mệnh giá 10.000 VND, tương đương 30 tỷ VND.
Loại chứng khoán phát hành: Cổ phần phổ thông.
Đối tượng phát hành: Cổ đông hiện hữu Công ty cổ phần xây dựng số 3.
Tỷ lệ phân bổ quyền: 10:6 (10 cổ phiếu được mua thêm 6 cổ phiếu mới).
Giá phát hành: 20.000 VND/CP.
Ngày kết thúc đợt phát hành: 05/10/2007.
Kết quả phát hành: Được thực hiện thành công với số cổ phiếu phát hành là 3.000.000 CP (ngoài ra có thêm 348.972 cổ phần của đợt phát hành lần 1 năm 2007 được phát hành hết trong đợt này với giá 20.000 VND/cổ phần)
Tính đến cuối năm 2008, tổng nguồn vốn của công ty đã lên tới 914,725628467 tỷ đồng, trong đó có 182,031960319 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu.
2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng.
Vinaconex 3 là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, trong những năm gần đây công ty đã xây dựng được khá nhiều công trình lớn như nhà máy Tôn mạ mầu Thái Bình, nhà máy may IVORY Thái Bình, nhà máy chế biến hạt giống Thái Bình, nhà máy sản xuất các thiết bị viễn thông Hà Nội, trụ sở Bưu điện phía nam Hà Nội, trụ sở UBND TP Thái Bình, Trụ sở Sở y tế Thái Nguyên, Kho bạc nhà nước tỉnh Bình Định, Nhà thi đấu tỉnh Thái Nguyên, Nhà thi đấu tỉnh Phú Thọ, Sân vận động Việt Trì – Phú Thọ, Khách Bạch Đằng tỉnh Hải Dương, trụ sở Tổng cục đo lường chất lượng, các công trình đường nước, đường dây trạm điện, các công trình đường giao thông như đường 32, đường 14, .v.v. Công ty cũng đã mở rộng lĩnh vực hoạt động sang lĩnh vực đầu tư, nhằm tìm kiếm thêm doanh thu lợi nhuận cũng như mở rộng thị trường. Công ty đã đầu tư xây dựng một số công trình lớn với số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng như dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại xã Trung Văn huyện Từ Liêm – Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng công trình 310 – Minh Khai – Hà Nội…và đồng thời công ty cũng kiêm luôn đơn vị thi công của một số công trình mà công ty làm chủ đầu tư ( vd như dự án Khu đo thị Hồng Hà – Yên Bái ). Ngoài ra công ty cũng luôn chủ động tìm kiếm các nguồn việc từ các chủ đầu tư bên ngoài và thông qua các hình thức đấu thầu.
Công ty đang có một thị trưòng rộng lớn trên khắp miền Bắc và có một vị thế khá vững chắc trên thị trường xây dựng. Công ty cũng không ngừng tìm tòi mở ra những hướng đi mới, hiện công ty cũng đang tấn công thêm vào các lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế…nhằm giúp công ty không ngừng lớn mạnh.
Một số dự án và công trình tiêu biểu:
- Dự án khu đô thị Hồng Hà – Yên Bái :
Địa điểm: Phường Hồng Hà - thành phố Yên Bái - Tỉnh Yên Bái.
Tổng mức đầu tư: 68,755 tỷ đồng.
Quy mô dự án: 4,61 ha.
Chủ đầu tư: VINACONEX 3
Đơn vị thiết kế: Công ty tư vấn Đại học xây dựng.
Đơn vị thi công: Công ty cổ phần xây dựng số 3( vinaconex 3).
- Dự án Đầu tư xây dựng công trình 310 – Minh Khai – Hà nội.
Thông tin chung: Dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng văn phòng, dịch vụ công cộng, nhà ở và trường học tại số 310 Minh Khai – Hà Nội, được nghiên cứu trên cơ sở định hướng quy hoạch và phát triển chung của thành phố Hà Nội.
Địa điểm: 310 – Minh Khai, Hà Nội.
Tổng mức đầu tư: 585,033 tỷ đồng.
Quy mô dự án: 27.532 m2.
Hiệu quả kinh tế: Doanh thu dự kiến theo phương án là 648,8 tỷ đồng ; Lợi nhuận trước thuế dự kiến là 97,3 tỷ đồng ( tương đương 15% doanh thu).
- Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng vinaconex 3.
Thông tin chung: Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và gạch ngói phục vụ cho nhu cầu xây lắp của công ty và toàn xã hội ; chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng và các nhiệm vụ khác do công ty giao.
Địa chỉ: Phổ Yên – Thái Nguyên.
Vốn đầu tư: 20,8 tỷ đồng.
Điện thoại: 0280.853775
Fax: 0280.864992
- Trạm trộn bê tông Thái Bình:
Thông tin chung: Cung cấp bê tông cho nhu cầu xây lắp của công ty và thị trường.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phúc Khách thành phố Thái Bình.
Vốn đầu tư: 10,2 tỷ đồng.
Điện thoại: 036845335.
Fax: 036847288.
- Dự án B.O.T chợ thương – thành phố Bắc Giang.
Địa điểm dự án: Thành phố Bắc Giang - tỉnh Bắc Giang.
Quy mô: 1,07 ha.
Diện tích sàn xây dựng: 8347 m2.
Tổng mức đầu tư: 41,256 tỷ đồng.
Hình thức đầu tư: Theo hình thức B.O.T ( Xây dựng – Kinh doanh - Chuyển giao).
Hiện trạng: Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
- Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại xã Trung Văn huyện Từ Liêm Hà Nội.
Thông tin chung: Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại xã Trung Văn huyện Từ Liêm Hà Nội được thực hiện sẽ đóng góp không nhỏvào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và của huyện Từ Liêm nói riêng, phù hợp với quy hoạch khu văn hoá Tây – Nam Hà Nội đã được UBND Thành phố phê duyệt; phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội đến năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ là một trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch, khoa học kỹ thuật hàng đầu của cả nước nói chung và sẽ trở thành một thủ đô xứng đáng với tầm vóc quốc tế trong khu vực và trên thế giới.
Địa điểm dự án: Xã Trung Văn - huyện Từ Liêm – Hà Nội.
Tổng mức đầu tư: 443,6 tỷ đồng.
Quy mô dự án: 130,313 m2.
Hiệu quả kinh tế: Doanh thu dự kiến là 611,8 tỷ đồng ; Lợi nhuận trước thuế dự kiến là 168,1 tỷ đồng ( tương đương 37,89% trên vốn đầu tư và 27,49% trên doanh thu ).
- Dự án xây dựng nhà ở để bán tại Dịch Vọng - Hà Nội.
Địa điểm dự án: Khu đô thị mới Dịch Vọng nằm ởphường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Tổng mức đầu tư: 124 tỷ đồng.
Quy mô dự án: 16.344 m2.
Hiệu quả kinh tế: Doanh thu dự kiến là 118 tỷ đồng.
Lợi nhuận dự kiến là16 tỷ đồng.
3. Trình độ công nghệ sản xuất – xây dựng.
Trong những năm qua công ty không ngừng tìm tòi và phát triển áp dụng công nghệ quản lý vào thi công và quản lý xây dựng nhằm tạo ra một chu trình khép kín các yếu tố cơ bản của Đầu tư - Sản xuất vật liệu xây dựng – Xây lắp.
Đầu tư hệ thống máy móc thiết bị đồng bộtừ trạm trộn bê tông thương phẩm, xe chở bê tông chuyên dụng, xe bơm bê tông, cầu trục tháp, máy xúc, máy ủi, cốp pha… để đáp ứng nhu cầu thi công từ xây lắp, sản xuất công nghiệp đến thực hiện các dự án đầu tưyêu cầu kỹ thuật cao như công trình chung cư 11 tầng tại 106 Hoàng Quốc Việt, 3 nhà 11 tầng tại khu chung cư Dịch Vọng, nhà 15 và 21 tầng tại dự án 310 Minh Khai…Các công trình thể thao như Sân vận động Việt Trì, nhà thi đấu tỉnh Phú Thọ, các công trình công nghiệp như nhà máy bơm Hải Dương, nhà máy xi măng Hồng Phong - Lạng Sơn.
Ngoài ra, công ty còn liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài Vinaconex để tiến hành thi công các công trình có yêu cầu công nghệ và tiến độ cao như thi công lắp ghép bê tông đúc sẵn dự ứng lực Sân vận động Việt Trì, chợ Phương Lâm – Hoà Bình, chợ Thương - Bắc Giang. Thi công hệ sàn speedesk coong trình trụ sở công ty, thi công các Silô băng cốp pha trượt nhà máy xi măng Hồng Phong.
Thường xuyên cập nhật các công nghệ thi công mới nhất, cử các cán bộ nhân viên đi học các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ mới, các lớp tư vấn giám sát, quản lý đầu tư.
Đầu tư nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Phổ Yên – Thái Nguyên ới các sản phẩm chính hiện nay như gạch men Tuynel, gạch Block, tiến tới mở rộng thêm nhiều sản phẩm mới.
4. Đặc điểm về sản phẩm.
4.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty.
Sản phẩm xây dựng với tư cách là một công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có tính chất, đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây dựng của Công ty là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. Đặc điểm này làm cho sản xuất xây lắp có tính chất lưu động cao, thiếu ổn định.
- Sản phẩm xây lắp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. Mỗi một sản phẩm xây dựng, một công trình xây dựng có thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật riêng tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng hay chủ đầu tư.
- Sản phẩm xây lắp của công ty thường có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, những sai lầm trong xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa.
- Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu giữ vai trò nâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất (trừ một số loại công trình đặc biệt như: đường ống, lò luyện gang.. )
- Sản phẩm xây lắp của công ty có liên quan và ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế của nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cũng như phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra.
- Sản phẩm xây lắp mang tính chất tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật, văn hoá xã hội, nghệ thuật và cả về quốc phòng.
4.2 Đặc điểm công tác tổ chức sản xuất xây lắp trong công ty
4.2.1 Những đặc điểm xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây lắp
- Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn định, luôn luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Cụ thể là trong xây dựng con người và công cụ lao động luôn phải di cuyển từ công trình này đến công trình khác, còn sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng) thì hình thành và dứng yên tại chỗ, một đặc điểm hiếm thấy ở các ngành sản xuất vật chất khác. Các phương án xây dựng về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất của Công ty luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, khó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho những công trình tạm phục vụ sản xuất. Muốn khắc phục những khó khăn đó công tác tổ chức xây dựng trong Công ty phải chú ý tăng cường tính cơ động, tính linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tăng cường điều hành tác nghiệp, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến công tác vận chuyển, chọn lựa vùng hoạt động thích hợp. Công ty cần lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm trên cũng đòi hỏi Công ty phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng như: dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng và vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng...
- Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) thường dài, đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của Công ty thường bị ứ đọng lâu tại các công trình đang xây dựng. yếu tố bất lợi này đòi hỏi Công ty phải chọn lựa phương án có thời gian xây dựng hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, phải có chế độ thanh toán giữa kỳ và dự trữ vốn hợp lý.
- Sản phẩm xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể, thông qua hình thức ký hợp đồng sau khi thắng thầu, vì sản phẩm xây dựng rất đa dạng và có tính cá biệt cao, có chi phí lớn. ở nhiều ngành sản xuất khác, người ta có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm để bán, nhưng với các công trìng xây dựng thì không thể như vậy. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu là phải định giá của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra. Vì thế, hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu trong xây dựng cho từng công trình cụ thể đã trở nên phổ biến trong sản xuất xây lắp. Do đó, công ty phải chú ý nâng cao năng lực và tạo uy tín cho bản thân Công ty bằng bề dày kinh nghiệm đồng thời phải có những giải pháp kinh tế hợp lý mang tính thuyết phục cao mới hy vọng giành thắng lợi trong kinh doanh.
- Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, có nhiều đơn vị cùng tiến hành trên công trường xây dựng theo trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức xây dựng nhận thầu chính và tổng thầu với các tổ chức nhận thầu phụ.
- Sản xuất xây dựng chủ yếu phải tiến hành ngoài trời, do đó bị ảnh hưởng của khí hậu. Công việc sản xuất, thi công công trình thường bị gián đoạn do những thay đổi bất thường của thời tiết, điều kiện lao động, điều kiện làm việc nặng nhọc. Năng lực sản xuất của Công ty không được sử dụng điều hoà trong bốn quý, gây khó khăn cho việc chọn lựa trình tự thi công đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn...Đặc điểm này yêu cầu công ty phải chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi lập tiến độ thi công, phấn đấu tìm cách hoạt động đều đặn trong một năm, sử dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý, bảo đảm độ an toàn bền chắc của máy móc trong quá trình sử dụng, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, quyết tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
- Sản phẩm xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch cao do điều kiện của địa điểm xây dựng mang lại.
- Tốc độ phát triển kỹ thuật xây dựng thường chậm hơn các ngành khác, nền đại công nghiệp cơ khí hoá ở nhiều ngành sản xuất đã hình thành từ thế kỷ 18, trong khi đó cơ khí hoá ngành xây dựng mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20.
Tất cả những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng kể từ khâu tổ chức dây chuyền công nghệ, phương hướng phát triển Khoa học kỹ thuật xây dựng, trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, cấu tạo trang bị vốn cố định, chế độ thanh toán, chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, chính sách đối với lao động, marketing, chính sách giá cả, hạch toán kinh doanh.
4.2.2. Những đặc điểm xuất phát từ điều kiện tự nhiên và kinh tế của Việt Nam.
- Về điều kiện tự nhiên: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hình thể dài và hẹp, điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp nhưng lại có nguồn vật liệu xây dựng, nguồn nguyên vật liệu phong phú phục vụ tốt cho ngành sản xuất xây lắp. Các giải pháp về xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào những nhân tố này .
- Về trình độ xây dựng, kỹ thuật, tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế ở nước ta còn thấp kém hơn so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Quá trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay còn mang tính thủ công, là quá trình phát triển tổng hợp kết hợp giữa bước đi nhảy vọt với bước đi tuần tự. Trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng trình độ xây dựng của nước ta đang có nhiều cơ hội và điều kiện phát triển nhanh.
- Đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước đang quyết định phương hướng và tốc độ phát triển ngành xây dựng Việt Nam.
4.2.3 Đặc điểm của công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty.
Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng là sự tác động có hướng đích và liên tục của chủ thể quản lý đến hệ thống sản xuất kinh doanh xây dựng bằng một tập hợp những biện pháp có liên quan đến các mặt kinh tế kỹ thuật, tổ chức, xã hội dựa trên cơ sở nắm vững các quy luật kinh tế nhằm đạt mục đích quản lý đề ra với hiệu quả cao nhất. Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng được thực hiện ngay từ khi cơ cấu tổ chức được hình thành và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có các đặc điểm sau:
- Các giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có tính cá biệt cao, luôn biến đổi linh hoạt. Cứ mỗi lần nhận được công trình mới lại phải một lần thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, kèm theo các biện pháp điều hành mới cho phù hợp với địa điểm xây dựng.
- Các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng rất phức tạp và rộng lớn về không gian, thời gian, bộ máy quản lý xây dựng có thể trải rộng toàn lãnh thổ, nhất là với những công trình theo tuyến dài, thời gian xây dựng công trình cũng có thể kéo dài nhiều năm. Các đơn vị hợp tác xây dựng rất phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp quản lý tốt.
- Quá trình quản lý dễ bị gián đoạn do khoảng cách lớn, do thời tiết và do không tìm được công trình nhận thầu liên tục. Việc duy trì lực lượng trong khoảng thời gian không có việc làm là một điều khó khăn đối với Công ty.
- Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư vào khả năng thắng thầu và khó chủ động hơn so với các ngành khác.
- Quá trình quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính rủi ro và bất định trong các quyết định quản lý xây dựng cao hơn nhiều ngành khác.
III. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty vinaconex 3.
1. Tình hình kinh doanh của công ty.
Tình hình kinh doanh của công ty khá tốt, có rất nhiều dự án của công ty đã đi vào sử dựng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty cũng thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ phía khách hàng về chất lượng công trình, từ đó có thể đánh giá cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào những công trình lần sau.
Công ty cổ phần xây dựng số 3 luôn không ngừng phát triển và có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 1.3
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT
Năm 2008
Đơn vị tính: VND
Error! Not a valid link.Error! Not a valid link. Nguồn : Báo cáo thường niên 2008
Bảng 1.4
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đơn vị tính: VND
Error! Not a valid link.
( Nguồn : Báo cáo tài chính 2008 )Bảng 1.5
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008
(tiếp theo)
Đơn vị tính: VND
Error! Not a valid link.
( Nguồn : Báo cáo tài chính 2008 )
Bảng 1.6
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008
(tiếp theo) Đơn vị tính: VND
Error! Not a valid link.
( Nguồn : Báo cáo tài chính 2008 )
Bảng 1.7
Tình hình kinh doanh những năm gần đây của công ty:
Đơn vị : 1000đ
Chỉ Tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng giá trị tài sản
423720788
502249730
746872969
917828818
Doanh thu
137748641
182394222
278898737
328945000
Lợi nhuận trước thuế
6326259
8377868
38152472
42141806
Lợi nhuận sau thuế
5440583
7190922
20712194
30408397
Tỉ lệ trả cổ tức
15%
16%
17%
18%
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008)
Qua các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy doanh thu của các năm đều tăng. Đặc biệt doanh thu năm 2007 tăng đáng kể so với năm 2006 và cũng là năm có tốc độ tăng nhanh nhất trong 5 năm gần đây. Nếu như doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 132,4%, và năm 2008 so với năm 2007 chỉ tăng 122,9% thì năm 2007 so với năm 2006 lại tăng 152,9% tương ứng là 96,505515 tỷ đồng. Sở dĩ có điều này là do năm 2007 là năm nền kinh tế tăng trưởng tốt, các chủ đầu tư làm ăn thuận lợi khiến cho công ty nhận được nhiều công trình lớn đem lại nguồn doanh thu rất đáng kể. Nhưng cho đến năm 2008, doanh thu có tỷ lệ tăng rất ít, chỉ tăng 122,9% so với năm 2007, điều này là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và thế giới. Trong năm 2008, kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, lạm phát, thất nghiệp gia tăng, nhiều tập đoàn và ngân hàng lớn trên thế giới đã phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng đứng trước bờ vực phá sản. Trước tình hình chung như vậy, công ty cũng gặp không ít khó khăn, cho nên doanh thu tăng chậm là điều khó tránh khỏi.
Doanh thu và các chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhận của công ty. Trong các năm gần đây doanh thu tăng cũng làm lợi nhuận của công ty tăng tương ứng. Và cũng đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng vọt so với năm 2006, cụ thể tăng 288,03% tương ứng tăng 13,521272 tỷ đồng. Năm 2007 là một năm khởi sắc của nền kinh tế cả nước nói chung và của công ty nói riêng. Năm 2008, tuy nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn có lợi nhuận sau thuế tăng 9,564946 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 146,2%. Các năm khác công ty cũng có lợi nhuận tăng trưởng đều.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng cho nên tỷ lệ trả cổ tức cũng tăng đều qua các năm, mỗi năm tăng 1%, năm 2005 là 15% tới năm 2008 là 18%, mang lại nguồn thu ngày càng tăng cho các cổ đông.
Bảng 1.8
TỈ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
5,74%
4,59%
4,57%
13,68%
12,8%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 đến 2008.)
Dựa vào bảng trên ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu có mức tăng trung bình từ 4,59% đến 13,68% . Điều này chứng tỏ hoạt động của công ty được giữ vững. Tuy nhiên, việc có các khoản chi phí lớn cũng đã khiến cho tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của một số năm không được như mong muốn. Điều này đòi hỏi Công ty phải đặt ra các biện pháp cắt giảm chi phí làm sao cho không ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và chất lượng công trình để từ đó nâng cao lợi nhuận thu được.
2. Một số thuận lợi và khó khăn.
2.1 Thuận lợi
Là thành viên của Tổng Công ty Vinaconex, một Tổng Công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng cũng như các lĩnh vực khác như sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, giám sát các công trình xây dựng ở Việt Nam hiện nay, Công ty cổ phần Xây dựng số 3 được sự trợ giúp của Tổng Công ty trong việc sử dụng thương hiệu cũng như phát triển thị trường, hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ.
- Chất lượng công trình luôn được VINACONEX đặt lên hàng đầu, tạo được niềm tin nơi khách hàng, giúp Công ty thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng
- Bộ máy lãnh đạo quản lý điều hành Công ty là những cán bộ có năng lực chuyên môn, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, có năng lực cao trong quản trị điều hành doanh nghiệp, đáp ứng được các yêu cầu hội nhập. Các thành viên trong HĐQT, BKS, Ban Giám đốc và các lãnh đạo cao cấp của Công ty đều có nhiều năm kinh nghiệm trong các vị trí lãnh đạo tương tự tại các Công ty cùng ngành.
- Công ty có một lực lượng cán bộ công nhân viên cam kết gắn bó xây dựng đơn vị, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có gần 250 kỹ sư, kỹ thuật viên có kinh nghiệm trong quản lý và điều hành sản xuất. Tập thể Công ty luôn đoàn kết, thống nhất, quyết tâm thực hiện và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Chiến lược kinh doanh của Công ty là tận dụng, khai thác hợp lý các tiềm năng, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh, mở rộng các loại hình đầu tư, kinh doanh nhà và sản xuất công nghiệp, với chiến lược đó những năm vừa qua công ty đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đây cũng là mảng kinh doanh hứa hẹn mang lại tăng trưởng cao về lợi nhuận với quỹ đất để triển khai thực hiện nhiều dự án lớn.
- Về tiềm lực tài chính: Công ty có nguồn vốn kinh doanh lớn, Từ vốn điều lệ 6 tỷ đồng năm 2002, sau 5 năm hoạt động vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 80 tỷ đồng và còn khoản vốn thặng dư 52 tỷ đồng; ngoài ra việc ứng trước tiền của nhà đầu tư cho các dự án bất động sản và khả năng thu hút vốn từ các đối tác chiến lược, thị trường chứng khoán cũng là lợi thế lớn cho công ty trong việc luôn đảm bảo vốn cho hoạt động, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2 Khó khăn.
- Sự cạnh tranh trong lĩnh vực thi công xây dựng ngày càng quyết liệt, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây lắp, đầu tư ngày càng nhiều (có nhiều nhà thầu trong và ngoài nước) để tìm kiếm việc làm đã hạ giá thành rất lớn....Sự cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm là rất khó khăn.
Lạm phát tăng cao, giá thép, xăng dầu trên thị trường thế giới biến động thất thường theo hướng bất lợi đã gây nhiều khó khăn trong công tác đấu thầu, thực hiện các công trình xây lắp, dự án đầu tư.
- Với hoạt động kinh doanh nhà, giải phóng mặt bằng là công việc hết sức khó khăn, đa phần người dân thắc mắc về giá đền bù, dẫn tới làm chậm dự án.
- Chế độ chính sách pháp luật Nhà nước có nhiều thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi luật đất đai có hiệu lực, một số chính sách về đất ở từng địa phương cũng thay đổi theo: khung giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và cho thuê đất… Do vậy ảnh hưởng rất lớn đến công tác kinh doanh nhà, ngoài ra sức mua của thị trường nhà đất nhiều thời điểm trầm lắng. Các giao dịch về đất đai, nhà ở đều ít thành công.
- Nhà nước cũng chưa có văn bản cụ thể về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng sau khi dự án đưa vào sử dụng như: Quản lý dân cư, chi phí dịch vụ cho công tác: Bảo hành, bảo trì và vận hành dự án…. Trước mắt, Công ty đang để lại một khoản tiền để phục vụ cho công tác này, song con số chỉ là ước tính, hơn nữa kinh nghiệm trong công tác này còn hạn chế.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY VINACONEX 3
I. Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Khái niệm và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
Như vậy vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai.
Vậy yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp là họ phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn để nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng phát triển vững mạnh.
2. Phân loại vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả lương nhân viên... Đó là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh. Nhưng vấn đề đặt ra là chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên, liên tục gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa nhằm đạt mục tiêu kinh doanh lớn nhất. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí ở từng khâu sản xuất và toàn doanh nghiệp. Cần phải tiến hành phân loại vốn, phân loại vốn có tác dụng kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh những loại chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh. Có nhiều cách phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mỗi góc độ khác nhau ta có các cách phân loại vốn khác nhau.
2.1 Phân loại vốn dựa trên giác độ chu chuyển của vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại là vốn lưu động và vốn cố định.
* Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định (TSCĐ), TSCĐ dùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
Vốn cố định biểu hiện dưới hai hình thái:
- Hình thái hiện vật: Đó là toàn bộ tài sản cố định dùng trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó bao gồm nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ...
- Hình thái tiền tệ: Đó là toàn bộ TSCĐ chưa khấu hao và vốn khấu hao khi chưa được sử dụng để sản xuất TSCĐ, là bộ phận vốn cố định đã hoàn thành vòng luân chuyển và trở về hình thái tiền tệ ban đầu.
*Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu động. Vốn lưu động tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại hình thái ban đầu sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hoá. Nó là bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu phụ, tiền lương... Những giá trị này được hoàn lại hoàn toàn cho chủ doanh nghiệp sau khi đã bán hàng hoá.Trong quá trình sản xuất, bộ phận giá trị sức lao động biểu hiện dưới hình thức tiền lương đã bị người lao động hao phí nhưng được tái hiện trong giá trị mới của sản phẩm, còn giá trị nguyên, nhiên vật liệu được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong chu kỳ sản xuất kinh doanh đó. Vốn lưu động ứng với loại hình doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Đối với doanh nghiệp thương mại thì vốn lưu động bao gồm: Vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức. Trong đó:
- Vốn lưu động định mức: Là số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong kỳ, nó bao gồm vốn dự trữ vật tư hàng hóa và vốn phi hàng hoá để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Vốn lưu động không định mức: Là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính toán định mức được như tiền gửi ngân hàng, thanh toán tạm ứng...Đối với doanh nghiệp sản xuất thì vốn lưu động bao gồm: Vật tư, nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ... là đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Không những thế tỷ trọng, thành phần, cơ cấu của các loại vốn này trong các doanh nghiệp khác nhau cũng khác nhau. Nếu như trong doanh nghiệp thương mại tỷ trọng của loại vốn này chiếm chủ yếu trong nguồn vốn kinh doanh thì trong doanh nghiệp sản xuất tỷ trọng vốn cố định lại chiếm chủ yếu. Trong hai loại vốn này, vốn cố định có đặc điểm chu chuyển chậm hơn vốn lưu động. Trong khi vốn cố định chu chuyển được một vòng thì vốn lưu động đã chu chuyển được nhiều vòng.
Việc phân chia theo cách thức này giúp cho các doanh nghiệp thấy được tỷ trọng, cơ cấu từng loại vốn. Từ đó, doanh nghiệp chọn cho mình một cơ cấu vốn phù hợp.
2.2 Phân loại vốn theo nguồn hình thành:
Theo cách phân loại này, vốn của doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài số vốn tự có và coi như tự có thì doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản vốn khá lớn đi vay của ngân hàng. Bên cạnh đó còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau của các đơn vị nguồn hàng, khách hàng và bạn hàng. Tất cả các yếu tố này hình thành nên khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Vậy
*Nợ phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế như nợ vay ngân hàng, nợ vay của các chủ thể kinh tế, nợ vay của cá nhân, phải trả cho người bán, phải nộp ngân sách ...
* Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. Có ba nguồn cơ bản tạo nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, đó là:
- Vốn kinh doanh: Gồm vốn góp (Nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ đông, các chủ doanh nghiệp) và phần lãi chưa phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định): Khi nhà nước cho phép hoặc các thành viên quyết định.
- Các quỹ của doanh nghiệp: Hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi.
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm vốn đầu tư XDCB và kinh phí sự nghiệp (khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, phát không hoàn lại sao cho doanh nghiệp chi tiêu cho mục đích kinh tế lâu dài, cơ bản, mục đích chính trị xã hội...).
2.3 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn thì nguốn vốn của doanh nghiệp bao gồm:
* Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho toàn bộ tài sản cố định của mình. Nguồn vốn này bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó:
- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ dài hơn một năm hoặc phải trả sau một kỳ kinh doanh, không phân biệt đối tượng cho vay và mục đích vay.
* Nguồn vốn tạm thời: Đây là nguồn vốn dùng để tài trợ cho tài sản lưu động tạm thời của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: vay ngân hàng, tạm ứng, người mua vừa trả tiền...
Như vậy, ta có:
TS = TSLĐ + TSCĐ
= Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
= Vốn tạm thời + Vốn thường xuyên
Việc phân loại theo cách này giúp doanh nghiệp thấy được yếu tố thời gian về vốn mà mình nắm giữ, từ đó lựa chọn nguồn tài trợ cho tài sản của mình một cách thích hợp, tránh tình trạng sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản cố định.
3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp buộc phải có sự chuyển mình nhằm đáp ứng được các vấn đề của xã hội đặt ra nếu muốn tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là là quy luật của thị trường, nó cho phép doanh nghiệp có thể tận dụng các vấn đề về xã hội cũng như nguồn nhân lực bởi vì nếu doanh nghiệp không đổi mới phương tiện, máy móc trang thiết bị cũng như phương pháp quản lý thì sẽ không có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Trong kinh doanh, sự đổi mới sẽ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành cũng nhu tăng chất lượng của sản phẩm và tăng giá trị tài sản chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp có đủ năng lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ là điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào quá trình cạnh tranh trên thị trường. Để đáp ứng các yêu cầu về sản lượng cũng như đổi mới các trang thiết bị, máy móc hiện đại...doanh nghiệp cần có đủ vốn cũng như tiềm lực của mình.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của công ty trên thương trường. Bởi vì trong quá trình hoạt động kinh doanh thì việc doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường thì sẽ có nhiều khả năng mở rộng hoạt động sản suất kinh doanh cũng như tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Điều này sẽ làm cho năng suất của doanh nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao và đời sống của cán bộ công nhân viên sẽ được nâng cao.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn ảnh hưởng tới nền kinh tế và xã hội. Do vậy doanh nghiệp luôn phải tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
II. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây.
1.1 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì các nhà phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp đẻ kiểm tra, trong đó có một số chỉ tiêu như hiệu suát sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó :
=
Chỉ tiêu này được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho ta biết một đồng tài sảnkhi mang đi sử dúngẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt.
Doanh lợi vốn =
Đây là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn. Chỉ tiêu này còn được gọi làtỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
=
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năng quản lý doanh nghiệp trong vấn đề sử dụng và mang lại lợi nhuận về từ những đồng vốn bỏ ra. Chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp càng có lợi.
Có thể đưa ra những nhận xét khái quát khi mà ta đã phân tích và sử dụng ba biện pháp trên. Nó sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các biên pháp sử dụng thành công trong việc đầu tư cho các loại tài sản khác như : tài sản cố định và tài sản lưu động. Do vậy, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới việc sử dụng có hiệu quả từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp là vốn cố định và vốn lưu động.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của công ty vài năm gần đây.
Kể từ khi thành lập và phát triển cho đến nay thì mục tiêu của Công ty là luôn phấn đấu để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Có nghĩa là phát triển cả kinh tế, quy mô và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng và nhà nước cũng như sự quan tâm trực tiếp của Tổng công ty Vinaconex, Công ty Vinaconex 3 luôn phấn đấu để trở thành một công ty mạnh về mọi mặt.
Bảng 2.1 Khả năng sinh lời, khả năng thanh toán:
STT
Chỉ tiêu
ĐV tính
Năm 2008
1
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
-
Khả năng thanh toán
lần
1.25
-
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
lần
1.42
-
Khả năng thanh toán nhanh
lần
1.2
2
Chỉ tiêu cơ cấu tài sản
-
Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản
%
53.28
-
Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản
%
46.71
3
Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn
-
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
%
80.16
-
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
%
19.83
4
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
-
Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
%
9.25
-
Hệ số lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ
%
38.01
-
Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
%
3.31
5
Chỉ tiêu liên quan đến cổ phần
-
Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường
(cổ phiếu phổ thông)
CP
7.920.400
Cổ tức
%
18%
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008.)
Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh:
Khả năng thanh toán năm 2008 đều lớn hơn 1, như vậy tình hình tài chính của công ty là an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.
- Khả năng sinh lời đạt khá: Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần đạt 9.25%, hệ số lợi nhuận sau thuế/ vốn điều lệ đạt 38.01% .
Những thay đổi về vốn cổ đông/ vốn góp: không có.
Tổng số cổ phiếu: 8.000.000 cp phổ thông.
Tổng số trải phiếu đang lưu hành: không có
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 7.920.400cp
Số lượng cổ phiếu quỹ: 79.600cp
Bảng 2.2
Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2 năm gần đây.
Đơn vị : 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tổng giá trị tài sản
746.872.969
917.828.818
Doanh thu
278.898.737
328.945.000
Lợi nhuận
20.712.194
30.408.397
Doanh thu thuần
278.898.737
299.102.052
Lợi nhuận thuần
37.981.160
41.783.632
Nguyên giá bình quân TSCĐ
55.503.475
61.913.629
Vốn cố định bình quân
197.627.943
351.554.110
Vốn lưu động bình quân
352.452.791
385.584.413
Tổng vốn bằng tiền
17.383.428
43.749.270
Nợ ngắn hạn
337.395.520
343.452.149
Tài sản lưu động
468.979.773
487.702.052
Hàng tồn kho
74.277.345
86.622.271
Các khoản phải thu
169.263.819
268.995.235
Vốn chủ sở hữu
164.656.284
182.077.566
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008.)
Có thể nhận thấy tầm quan trọng của tài chính đối với công ty, bởi vì thông qua nó đã tổng kết được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Qua bảng trên ta có thể nhận thấy tình hình tài chính của công ty có sự khả quan thể hiện ở sự gia tăng của tổng tài sản cũng như nguồn vốn.
Theo số liệu thì tổng tài sản năm 2008 đã tăng 22.9% tương ứng 170,955849 tỷ đồng. Điều này nói lên phần nào sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong việc huy động vốn và tài sản của công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng ngành nghề lĩnh vực.
Có nhiều yếu tố để xác định hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nhìn vào quy mô hoạt động hay tài sản khác thì điều đó chưa thể là yếu tố quyết định giúp cho các nhà quản lý làm căn cứ để đưa ra các quyết định nhằm mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó có một số các yếu tố quan trọng nữa như: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn ...
Bảng 2.3
Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn 2 năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
0,373
0,358
Doanh lợi vốn
0,027
0,033
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
0,126
0,167
( Nguồn : Bảng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 và năm 2008.)
Qua bảng ta thấy Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2007 là 0.373 tức là một đồng vốn của công ty đem đi đầu tư mang lại 0.373 đồng doanh thu. Đến năm 2008 do tình hình kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn cho nên chỉ số này đã giảm xuống còn 0.358 , tuy nhiên mức giảm là không đáng kể. Hai chỉ tiêu còn lại năm 2008 đều tăng so với năm 2007, điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng, thể hiện khả năng quản lý khá tốt của công ty trong vấn đề sử dụng và mang lại lợi nhuận về từ những đồng vốn đã bỏ ra. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy công ty vẫn có thể đứng vững trước tình hình kinh tế khủng hoảng ở cả trong và ngoài nước hiện nay.
2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
2.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Để có được sự đánh giá có hiệu quả về công tác sử dụng vốn cố định thìthì phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:
=
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
=
Chỉ tiêu này cho ta biết để tạo ra một đồng doanh thu tuần thì phải tốn bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Hệ số này càng nhỏ càng tốt.
=
Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định có thể cho chúng ta bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả.
Bên cạnh đó việc đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định , doanh nghiệp có thể sử dụng 2 chỉ tiêu sau:
=
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
=
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty vài năm gần đây.
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta có thể căn cứ vào tình hình cũng như năng lực của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định, hay suất hao phí tài sản cố định…
Bảng 2.4
Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định 2 năm gần đây.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
5,03
4,83
Sức sinh lợi TSCĐ
0,68
0,67
Suất hao phí TSCĐ
0,2
0,21
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
1,41
0,31
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
0,1
0,09
( Nguồn : Bảng kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm 2007 và 2008.)
Có thể nhận xét về tình hình sử dụng tài sản cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty 2 năm gần đây như sau:
Năm 2007 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 5,03% , đây là một con số khá cao. Đến năm 2008 thì chỉ tiêu này giảm xuống chỉ còn 4,83% , tức là giảm 0,2% so với năm 2007, điều này cũng dễ hiểu do nền kinh tế VN năm 2008 gặp nhiều khó khăn. Mặc dù giảm nhưng chỉ số này vẫn ở mức cao, chứng tỏ công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc sử dụng vốn cố định để vẫn duy trì được chỉ số này. Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp không bị ứ đọng.
Tuy nhiên để có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty có thực sự hiệu quả hay không ta có thể phân tích thêm chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản cố định. Năm 2007 chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định là 0,68% , đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống còn 0,67% , tức là một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định sinh ra 0,67 đồng lợi nhuận.
Bên cạnh đó thì Suất hao phí tài sản cố định năm 2008 đã tăng 0,01% so với năm 2007 trong khi chỉ tiêu này phải càng nhỏ càng tốt, chúng tỏ rằng công ty đã có sự hao phí trong việc sử dụng tài sản cố định so với năm 2007, cần phải có sự điều chỉnh trong công tác quản lý để giảm thiểu mức hao phí này.
Trong năm 2008, nguồn vốn cố định bình quân đã tăng thêm 153,926 tỷ đồng so với năm 2007, điều này đồng nghĩa với việc công ty đang có sự chuyển biến mạnh về tài sản cố định, chứng tỏ khả năng hoạt động kinh doanh của công ty đang có sự chuyển biến lớn. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2008 giảm 1,1% so với 2007 và Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2008 cũng giảm 0,01% so với năm 2007, chứng tỏ khả năng doanh thu và lợi nhuận của công ty đã bị giảm đi rất nhiều, việc sử dụng nguồn vốn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Mặc dù hiện nay đang trong thời kỳ khó khăn nhưng điều này đòi hỏi công ty phải có các biện pháp thích hợp và kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn.
3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.1. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động các nhà quản lý sử dụng một số chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
=
Chỉ tiêu này cho ta biêt cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.
- Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động:
=
Chỉ tiêu nàychỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Trong một hoạt động sản xuất hay trong một chu kỳ kinh doanh thì đồng vốn càng có sự luân chuyển tốt ở nhiều hình thái khác nhau thì càng chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả ở doanh nghiệp. Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn thìcác doanh nghiệp không thể không sử dụng một số các chỉ tiêu cơ bản như:
=
Chỉ tiêu này còn chỉ ra được số vòng luân chuyển của vốn. Nếu số vòng luân chuyển càng lớn chứng tỏ lợi nhuận mà nó tạo ra được càng cao và đồng vốn sử dụng có hiệu quả.
=
Chỉ tiêu này có thể chỉ ra một cách chi tiết về thời gian vòng vốn luân chuyển, thời gian càng ngắn thì làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả.
Mặt khác do vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như tiền mặt, các khoản phải thu…nên khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta có thể dựa vào một số yếu tố, chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng công tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu như:
=
Trong hoạt động kinh doanh thì tỷ suất thanh toán luôn được các doanh nghiêp quan tâm. Nếu chủ động trong vấn đề này thì doanh nghiệp luôn tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Trong thực tế nếu tỷ suất này lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quanvà ngược lại nếu tỷ suất này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khẳntong việc thanh toán công nợ… điều này sẽ gây cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu tỷ suất cao quá chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn hay lầ doanh nghiệp đang trong tình trạng không biết tạo ra các cơ hội cho đồng vốn của mình.
=
Nếu như khả năng này bằng 1 thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp rất chủ đọng trong việc hoàn lại số vốn do vay ngắn hạn.
=
Mức hợp lý của các khoản phải thu sẽ được biểu hiện qua nó. Nếu doanh nghiệp không thu hồi vốn nhanh thì các nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng dẫn đến doanh nghiệp không chủ động trong vấn đề đầu tư hay luân chuyển vòng vốn.
=
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nếu các dòng vốn luân chuyển đi mà doanh nghiệp không biết bao h có thể thu lại được thì nó sẽ không cho các nhà đầu tư có điều kiện phát huy hết khả năng sử dụng đồng vốn và điều kiện về tài chính không được đảm bảo. Vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để đồng vốn quay lại tay các nhà đầu tư trong thời gian ngắn nhất cùng với lợi nhuận mà đồng vốn mang lại.
3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vài năm gần đây.
Năm 2008 nguồn vốn lưu động của công ty đã có sự chuyển biến lớn khi đã có sự thay đổi lớn trong tiền mặt và các khoản phải thu.
Năm 2007 thì lượng tiền mặt là 17,383428 tỷ đồng và tới năm 2008 thì nó đã tăng lên 43,749270 tỷ đồng. Tiền mặt tăng lên sẽ giúp doanh nghiệp chủ động với số vốn của mình, tuy nhiên nên giữ tiền mặt ở mức hợp lý, không nên giữ nhiều tiền mặt vì sẽ lãng phí, tránh được tình trạng vay để đấy mà phải trả lãi ngân hang, trả lãi cho đối tượng cho vay, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Qua bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy thực chất thì tiền mặt của công ty tăng lên nhưng nếu xét thêm các khoản tương đương tiền thì sẽ thấy lượng tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm, chứng tỏ công ty năm 2008 đã dùng khoản tiền nhiều hơn so với năm 2007 sử dụng cho việc đầu tư và trả các khoản lãi vay, nợ ngắn hạn. Đây là điểm tốt với công ty bởi lượng tiền mặt của công ty không bị ứ đọng quá nhiều, tránh sự lãng phí .
Bên cạnh đó thì các khoản phải thu lại tăng 99,731416 tỷ đồng, đây là tín hiệu không lạc quan bởi lẽ khả năng thu nợ chậm sẽ làm cho công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán. Hơn thế nữa, điều này sẽ làm cho công ty tạm thời thiếu vốn lưu động để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình được liên tục đòi hỏi công ty phải đi vay vốn, phải trả lãi trong khi các khoản phải thu lại không thu được lãi. Đây là một trong những vấn đề đòi hỏi công ty cần quan tâm và quản lý chặt hơn, tránh tình trạng không tốt như nợ khó đòi, nợ không có khả năng trả, rủi ro trong kinh doanh, rủi ro về tài chính của công ty.
Lượng hàng tồn kho năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 12,344926 tỷ đồng, điều này đồng nghĩa với việc công ty sẽ bị ứ đọng vốn khá lớn trong kỳ và sẽ tốn thêm các khoản chi phí cho việc quản lý số lượng hàng hoá này. Hàng tồn kho của công ty tăng do dự trữ tài sản lưu động là nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh. Nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý mới là điều quan trọng, dự trữ lớn sẽ làm vốn tăng, hang hoá ứ đọng dư thừa…gây khó khăn trong kinh doanh. Nếu dự trữ thấp sẽ gây thiếu hụt, tắc nghẽn trong khâu sản xuất mà đặc điểm của công ty là chuyên về xây dựng các công trình nênnó phụ thuộc theo mùa vụ xây dựng. Vì vậy dự trữ tài sản lưu động phải diều hoà sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ đọng lãng phí.
Một vài khoản mục trên chưa thể đưa ra một số liệu chính xác về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cần phân tích thêm một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Bảng 2.5
Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Đơn vị
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
1,264
1,282
lần
Sức sinh lợi của vốn lưu động
0,059
0,079
lần
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
0,791
0,776
Thời gian 1 vòng luân chuyển
1,264
1,289
năm
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn
1,39
1,420
lần
( Nguồn : Bảng kết quả sản xuất kinh doanh 2 năm 2007 và 2008.)
Về Hiệu suất sử dụng vốn lưu động ta thấy năm 2008 đã bi giảm so với năm 2007. Mức giảm là không đáng kể tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn cần được nâng cao, công ty cần phải tìm những giải pháp thích hợp để quản lý tốt hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Thời gian 1 vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2008 có tăng so với năm 2007, chứng tỏ công ty thu hồi vốn chậm đi. Phần lớn vốn lưu động bị khách hàng chiếm dụng. Giải pháp đặt ra là công ty cần giảm bớt các khoản phải thu và hàng tồn kho để hiệu quả sử dụng được cao hơn.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phải càng nhỏ càng tốt, trong khi hệ số này của công ty năm 2008 lại tăng so với năm 2007, đây là tín hiệu không tốt. Thời gian tới công ty nên tìm cách rút ngắn thời gian luân chuyển vốn lưu động xuống nhằm giúp công ty đẩy nhanh chu kỳ kinh doanh, thu được doanh thu nhiều hơn.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của công ty tăng và đều lớn hơn 1, đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty rất chủ động trong việc hoàn lại số vốn cho vay ngắn hạn, công ty có một nền tài chính có khả quan.
Nhìn chung công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn lưu động của mình. Thể hiện ở việc doanh thu và tỷ suất lợi nhuận năm 2008 đều tăng so với năm 2007. Khả năng thanh toán của công ty ngày càng tăng chứng tỏ công ty có khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động tuy có giảm, nhưng là không đáng kể, bởi lẽ trước tinh hình nền kinh tế khủng hoảng trong năm 2008 thì giữ được mức hiệu suất như vậy là có thể chấp nhận được.
4. Những hạn chế và vấn đề cần đặt ra
Nếu nhìn nhận một cách khách quan qua các chỉ tiêu tổng hợp cũng như các vấn đề cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Chúng ta không thể phủ nhận những thành quả mà cán bộ công nhân viên cũng như ban lãnh đạo công ty Vinaconex 3 đã tạo dựng được. Sự tồn tại và phát triển của công ty không những đảm bảo cho cán bộ công nhân trong công ty, ngoài ra hàng năm công ty còn mang lại cho ngân sách nhà nước một khoảng khá lớn.
Có thể thấy sự lớn mạnh của công ty với bằng chứng cụ thể là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã được mở rộng về ngành nghề cũng như quy mô kinh doanh. Điều này sẽ làm cho đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên để đảm bảo cho quy trình phát triển cũng như phát triển các thành quả đã đạt được Công ty không thể không củng cố và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.
Để một đồng vốn của mình khi mang ra thị trường có hiệu quả hơn trong tương lai thì vấn đề cơ bản là công ty phải đưa ra được các giải pháp đúng đắn để phát huy các thế mạnh của mình cũng như nhằm có được sự ủng hộ của cấp trên bên cạnh đó thì công ty phải khắc phục các khó khăn và hạn chế sao cho phù hợp với tình hình mới.
Ngoài ra, Công ty phải biết phát huy các thế mạnh của mình sao cho sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
- Thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng đang phát triển
- Được thừa hưởng những thành quả mà công ty, Tổng Công Ty đã tạo dựng
- Các dự án trong lĩnh vực này đang được triển khai
Bên cạnh đó thì công ty cũng gặp phải một số khó khăn tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Các công trình mới luôn đòi hỏi các phương tiện máy móc hiện đại cũng như trình độ kỹ thuật cao.
Các phương tiện cần được đổi mới và chiếm một lượng vốn rất lớn cho quá trình này.
Chính vì vậy đòi hỏi công Vinaconex 3 phải có các phương án kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY VINACONEX 3.
Hiện nay đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất hết sức cần thiết, nhất là nhất là nhu cầu về nhà ở và xây dựng hệ thống cầu đường giao thông, hệ thống lưới điện, hệ thống cấp và thoát nước đô thị... Trên cơ sở những kinh nghiệm đã có và những thành tích mà công ty đã đạt được Công ty cần phát huy các thế mạnh của mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra và tạo ra một động lực tốt cho nền kinh tế.
I. Những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Mục tiêu chủ yếu của Công ty là phát triển Công ty cổ phần xây dựng số 3 trở thành Công ty lớn mạnh, luôn đổi mới, mở rộng thị trường và phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh phát triển theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Phấn đấu đạt lợi nhuận tối đa, tăng tỉ lệ trả cổ tức cho các cổ đông.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Duy trì lĩnh vực xây lắp truyền thống, Với thương hiệu Vinaconex đã được nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu xây dựng trong nhiều năm, cùng với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến trên thế giới, đầu tư nâng cao năng lực xây dựng và không ngừng hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp, Vinaconex 3 sẽ trở thành một trong các Công ty có đầy đủ tiềm lực để cùng cạnh tranh lành mạnh với các Công ty trong và ngoài nước khác trong ngành về lĩnh vực xây dựng, đầu tư kinh doanh khu đô thị, nhà ở, văn phòng cao cấp.
Tiếp tục duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định, tích cực tìm nguồn vốn với chi phí thấp.Cùng với việc duy trì, củng cố lĩnh vực kinh doanh có nhiều kinh nghiệm là xây lắp, phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng để chủ động nguồn nguyên liệu, những năm sắp tới công ty sẽ mở rộng lĩnh vực kinh doanh khu đô thị, nhà ở, văn phòng cho thuê…Với quỹ đất của các dự án có nhiều tiềm năng, kinh nghiệm và sự thành công trong đầu tư kinh doanh dự án trong những năm vừa qua, định hướng phát triển của công ty là thích hợp, khả thi, khai thác được các thế mạnh vốn có và tiềm năng của VINACONEX 3, các lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, xây lắp và dự án sẽ bổ trợ cho nhau tạo cho công ty sự chủ động và sức mạnh, lợi thế trong cạnh tranh. Định hướng này phù hợp với định hướng phát triển nhà ở của Chính phủ, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, bền vững trong nhiều năm sắp tới.
Hoàn thiện các dự án Công ty làm chủ đầu tư theo đúng tiến độ đã định, đảm bảo hiệu quả đầu tư đã đề ra cụ thể như:
Dự án: Khu đô thị mới Trung Văn
+ Tổng mức đầu tư: 443,6 tỷ đồng
+Quy mô của dự án: 130.313 m2
+Hiệu quả kinh tế của dự án:
Doanh thu dự kiến: 611,8 tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế dự kiến: 168,1 tỷ đồng (tương đương 17,4% trên vốn đầu tư và 27,49% trên doanh thu).
Hiện trạng dự án:
+ Tiến độ thực hiện dự án: 2007- 2010
+ Hiện tại đã tiến hành xong việc xây dựng hạ tầng cơ sở và đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục nhà thấp tầng.
- Dự án Xây dựng Công trình văn phòng và dịch vụ Công cộng nhà ở và trường học tại 310 Minh khai Hà Nội
+ Hình thức quản lý dự án: Công ty – chủ đầu tư – trực tiếp quản lý dự án.
+ Tổng mức đầu tư: 585,033 tỷ Đồng
+ Quy mô của dự án: 27.532 m2
+ Hiệu quả kinh tế của dự án:
Doanh thu dự kiến theo phương án: 648,625 tỷ Đồng
Lợi nhuận trước thuế dự kiến: 97,296 tỷ đồng (tương đương 15%/doanh thu)
Hiện trạng dự án:
+ Tiến độ thực hiện dự án: 2007- 2010.
+ Hiện tại đã và đang thi công đến tầng 18 - toà nhà 21 tầng (Dự kiến bàn giao cho Công ty VTC trong năm 2009) và 2 toà nhà 15 tầng cũng đang được thi công..
- Dự án xây dựng đường quy hoạch và cơ sở hạ tầng Khu dân cư số 5 - phường Phan Đình Phùng – TP Thái Nguyên.
+ Hình thức quản lý dự án: Công ty – chủ đầu tư – trực tiếp quản lý dự án.
+ Tổng mức đầu tư giai đoạn: 449,068 tỷ Đồng
+ Quy mô của dự án: 23.766,84 m2
+ Hiệu quả kinh tế của dự án:
Doanh thu dự kiến: 484.727 tỷ
Lợi nhuận dự kiến: 35.659 tỷ
Hiện trạng dự án:
+ Hiện nay dự án đang tiến hành thi công hạ tầng kỹ thuật. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2011.
Năm 2008 là năm thị trường có nhiều biến động với nhiều khó khăn. Song với nhiệm vụ và quyền hạn của mình, HĐQT đã xây dựng kế hoạch công tác, có những chương trình làm việc cụ thể, chỉ đạo SXKD sát, linh hoạt với tình hình thực tế, phù hợp với chiến lược phát triển và có nhiều biện pháp tích cực để chỉ đạo Ban điều hành công ty đưa hoạt động SXKD của Công ty hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.Trong năm 2008 HĐQT Công ty đã có quyết định chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Toà nhà văn phòng 21 tầng – DA 310 Minh Khai cho Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến với giá trị hơn 392 tỷ đồng.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, Hội đồng quản trị đã đưa ra những định hướng cho năm 2009 sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra:
Bảng 3.1
Đơn vị tính: 1.000đ
STT
Chỉ tiêu
KH năm 2008
TH năm 2008
KH năm 2009
1
Giá trị SXKD
419.000.000
434.000.000
450.000.000
2
Doanh thu
300.000.000
328.945.000
335.000.000
3
Lợi nhuận trước thuế
42.000.000
42.141.806
38.000.000
4
Lợi nhuận sau thuế
30.240.000
30.408.397
28.500.000
5
Tỉ lệ trả cổ tức
18%
18%
18%
(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008.)
II. Về phía doanh nghiệp.
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Vấn đề khai thác và tạo lập vốn cố định: nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định phải là nguồn vốn có tính chất thường xuyên và lâu dài.Vì vậy, trước hết ta phải căn cứ vào khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao tài sản cố định vì đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, có thể coi chi phí sử dụng vốn bằng không.
- Riêng đối các nguồn vốn khấu hao, trong khi chưa có nhu cầu đầu tư cho tài sản cố định Nhà nước đã cho phép được chủ động sao cho nó có hiệu quả cao nhất. Do vậy doanh nghiệp cũng cần tận dụng triệt để nguồn vốn này, tính toán chính xác thời gian nguồn vốn nhàn rỗi, thời điểm phát sinh nhu cầu đầu tư tái sản xuất tài sản cố định để sử dụng nguồn vốn khấu hao vào mục đích khác trong phạm vi cho phép, cân đối giảm việc vay vốn ngân hàng cho những mục đích này, từ đó giảm chi phí lãi vay phải trả.
- Tuy nhiên, khả năng vốn tự có của của doanh nghiệp là có hạn, nên khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản suất thì việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài là điều không thể tránh khỏi. Nhưng theo lý luận của các nhà kinh tế cũng như theo kinh nghiệm của những người quản lý thì để đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh cũng như để ổn định, thường xuyên lâu dài của vốn cố định, doanh nghiệp nên vay dài hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn. Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay cũng ngư các chính sách của đảng và nhà nước là kích cầu và khuyến khích đầu tư của nhà nước và một số chính sách ưu đãi để cạnh tranh giữa các ngân hàng, một số ngân hàng như Ngân Hàng Đầu Tư hay Ngân Hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn.... thì lãi xuất cho vay dài hạn cũng tương đương với lãi suất cho vay ngắn hạn. Chính vậy, doanh nghiệp cũng cần phải biết tận dụng những chĩnh sách ưu đãi này để lựa chọn một ngân hàng thích hợp cho mình.
- Trong quản lý và sử dụng vốn cố định: Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được nguồn vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là doanh nghiệp phải luôn đảm bảo và duy trì một lượng vốn cố định để kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng nguồn vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi và phát triển được lượng vốn nhất định nhằm có khả năng về tài chính cho việc đầu tư và mua sắm trang thiết bị mới dùng cho chu kỳ kinh doanh sau.
Công ty cần phải đánh giá đúng nguyên nhân dẫn tính trạng không bảo toàn và phát triển được của nguồn vốn để có thể đưa ra các biện pháp cũng như phương hướng cụ thể để giải quyết tình trạng này. Qua đây ta có thể nêu ra một số giải pháp cho vấn đề này:
- Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện thuận lợi để phản ánh chính xác và kịp thời tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi để tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định của doanh nghiệp.
Có thể đánh giá tài sản cố định của doanh nghiệp theo nguyên giá, theo giá trị khôi phục ( đánh giá lại khi có yêu cầu của nhà nước hoặc khi mang tài sản của doanh nghiệp đi góp vốn liên doanh ) và đánh giá tài sản cố định theo gía trị còn lại:
+ Xác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để xác định đúng mức khấu hao thích hợp nhằm không mang lại thiệt thòi cho doanh nghiệp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn tài sản vô hình.
+ Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp cũng như công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc là đã hư hỏng, không dự trữ qua mức tài sản cố định chưa cần dùng. Nếu doanh ngiệp làm tốt công việc này thì nó sẽ mang lại hiệu qủa cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp sẽ không bị ứ đọng vốn trong thời gian dài.
Để thực hiện tốt các vấn đề này thì đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản suất, lao động, cung ứng và dự trữ vật tư sản xuất, các biện pháp giáo dục và khuyến khích kinh tế đối với người lao động.
+ Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định không để xẩy ra tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây ra tình trạng doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn doanh nghiệp cần cân nhắc và tính toán kỹ hiệu quả của nó.
+ Doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong kinh doanh để tránh gây tổn thất cho nguồn vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có các biện pháp để giảm thấp nhất thiệt hại về vốn cho doanh nghiệp như: Mua bảo hiểm tài sản cố định, lập quỹ dự phòng tài chính...
Thường xuyên phải nhắc nhở người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động cũng như phải có trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản cho doanh nghiệp.
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Qua phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động của Công ty trong thời gian qua có thể cho ta thấy nhu cầu về vốn lưu động của công ty là rất lớn tuy nhiên vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp thường không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Do vậy, Công ty phải thường xuyên huy động nguồn vốn từ bên ngoài để trang trải cho các kế hoạch của công ty, thể hiện ở việc Nợ ngắn hạn của công ty năm 2008 lên tới 337,39552 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu mức vốn lưu động thiếu hụt sẽ gây nên tình trạng công nợ lớn, vậy doanh nghiệp phải làm gì để có được các chính sách phù hợp trong việc phân phối nguồn vốn sao cho hợp lý. Chính vì vậy Công ty cần xây dựng một định mức vốn lưu động phù hợp với thực trạng tài chính của doanh nghiệp không gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động.
Trong khi vốn lưu động của Công ty bị thiếu hụt thì công ty vẫn bị một số khách hàng chiếm dụng một lượng vốn, thể hiện cụ thể nhất ở các khoản phải thu của công ty năm 2008 lên tới 268,995235 tỷ đồng. Điều này nếu không được giải quyết hợp lý thì thiệt hại của công ty là rất lớn. Vậy công tác thu hồi vốn cần được thực hiện nghiêm túc và tích cực. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc đối với từng khách hàng để có biện pháp sao cho có được nguồn vốn thích hợp cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng khách hàng nào cũng là con nợ lớn của Công ty. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín của khách hàng. Bên cạnh đó cần phải tính toán xem nếu bị chiếm dụng vốn như vậy thì doanh nghiệp có được lợi gì từ điều đó không.
Để đánh giá được mức độ rủi ro khi doanh nghiệp đầu tư vào vấn đề nào đó thì doanh nghiệp cần xem xét trên một số khía cạnh như mức độ uy tín của khách hàng cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp đó...Nhìn chung thì các điều kiện đó, thì doanh nghiệp có thể sử dụng một số thông số kỹ thuật sau:
- Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ
- Các khoản giảm giá chấp nhận
- Các khoản chi phí phát sinh thêm cho việc tăng các khoản nợ
- Dự đoán các khoản phải thu của khách
- Giá bán sản phẩm
... ...
Đồng thời vốn lưu động trong khâu dự trữ cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi cho nên công ty cần quản lý tốt hơn nữa hàng tồn kho. Hàng tồn kho của công ty năm 2007 chiếm 21,07% vốn lưu động và năm 2008 hàng tồn kho chiếm 22,47% vốn lưu động. Như vậy là hàng tồn kho tăng khá nhanh trong thời gian qua( chủ yếu là chí phí xây dựng cơ bản dở dang). Công ty cần giải phóng bớt hàng tồn kho bằng cách điều chuyển nguyên vật liệu từ những nơi bị ứ đọng sang những nơi còn thiếu hụt, tạm ngưng nhập và dự trữ các nguyên liệu đang còn dư thừa.
Bên cạnh đó các kế hoạch kinh tế năm sau cần được công ty thông qua với các chỉ tiêu cụ thể tránh tình trạng thiếu hụt nguồn vốn.
Tóm lại qua việc phân tích, đánh giá cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Vinaconex 3 đã có sự tiến triển tốt. Điều này cần được giữ vững và phát huy trong những năm tới. Đồng thời Công ty cũng cần phải nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để có các chính sách cũng như biện pháp thích hợp để tận dụng cũng như tránh tính trạng không tốt cho nguồn vốn của doanh nghiệp. Một điều quan trọng là khi thực hiện các giải pháp đó thì công ty cũng cần phải tính toán cũng như cân nhắc sao cho chi phí bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính của mình và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
III. Về phía Nhà Nước:
- Môi trường pháp luật: Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều cần tới môi trường pháp luật trong phạm vi ngành nghề của doanh ngiệp chính vì vậy có thể thấy môi trường pháp luật là tiền đề cho sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Một hệ thống pháp luật đầy đủ chặt chẽ, thống nhất và ổn định sẽ là tiền đề để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
- Trong nền kinh tế sôi động nhiều thành phần như hiện nay, Nhà nước có chủ trương thực hiện sự bình đẳng trong kinh doanh không phân biệt doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng lành mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Do vậy, Nhà nước phải không ngừng cải tiến bộ máy cũng như hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật kinh tế nhằm tạo sự liên hoàn trong các tổ chức kimh tế như: giữa các doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế trong nước hay các tổ chức nước ngoài.
- Đồng thời, Nhà nước cũng cần có các biện pháp hỗ trợ Công ty trong việc thu hồi các khoản nợ khó đòi, các khoản thu quá hạn.. nó có thể được thể hiện bằng các văn bản dưới luật. Những điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động được nguồn vốn của mình trong kinh doanh.
- Cơ chế chính sách quản lý: Tạo điều kiện trong việc huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp. Nhà nước là người nắm giữ vai trò quan sát cần thực hiện một số công việc như: triển khai việc đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, từ áp dụng những ưu đãi với các mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp, những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao sẽ được sự ưu tiên trong vấn đề vay vốn nhằm đảm bảo được số vốn cần thiết trong kinh doanh. Điều này được biểu hiện qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tính khả thi của các công trình hay dự án đầu tư.
Việc xem xét tính hiệu quả và khả năng chi trả của các doanh nghiệp đối với các dự án là yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp như Công ty Vinaconex 3 khi mà các dự án với một số vốn đầu tư rất cao. Bên cạnh đó thì nhà nước cũng nên thành lập các ban thanh tra, kiêm tra các dự án nhằm tạo ra một tiền lệ tốt cho nguồn vốn là được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
Ngoài ra thì Nhà nước cũng cần xây dựng những nguyên tắc trong việc tổ chức thủ tục hành chính sao cho gọn, nhanh và đúng luật pháp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuận lợi khi muốn mở rộng hay đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra sự cạnh tranh và luôn đứng vững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức tới việc đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế bằng náy móc thiết bị tiên tiến hiện đại, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần phải có vốn. Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của nguồn vốn trong thời kỳ hiện nay, nếu thiếu vốn các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư mở rộng và phát triển ngành nghề kinh doanh.
Qua phân tích tình hình thực tế hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vinaconex 3 em đã phần nào thấy được những thành tựu mà công ty đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới để công ty có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình nhằm phát triển và mở rộng công ty.
Tuy nhiên do trình độ lý luận và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên bài viết này chắc chắn còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đánh giá, góp ý của thầy giáo PGS.TS – Vũ Minh Trai và các cô chú cùng toàn thể các anh chị trong công ty để em có thể hoàn thiện bài viết này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Vũ Minh Trai cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh và các cô, chú, anh, chị trong công ty vinaconex 3 đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Bộ môn Phân tích hoạt động kinh doanh Trường ĐH KTQD - Nhà xuất bản thống kê 2001.
GS.TS Phạm Ngọc Kiểm - PGS.TS Nguyễn Công Phụ (2004),Giáo trình Thống kê kinh doanh ,Nhà xuất bản thống kê 2004.
Báo cáo thường niên công ty Vinaconex 3 năm 2007 và 2008
Báo cáo tài chính công ty Vinaconex 3 trong 5 năm (2004 – 2008).
Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản thống kê.
GS.TS Đỗ Hoàng Toàn – PGS.TS Nguyễn Kim Truy, Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế (1999), Nhà xuất bản thống kê.
TS Nguyễn Văn Công (2002), Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6122.DOC