Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty vận tải Hà Nội: MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
I.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
I.1.1. Vốn lưu động và nguồn……………………………………………….6
I.1.1.1.Khỏi niệm và đặc điểm Vốn lưu động của doanh nghiệp ………….6
I.1.1.2. Phõn loại vốn lưu động ……………………………………………..7
I.1.1.3. Kết cấu vốn lưu động……………………………………………….10
I.1.1.4. Vai trũ của vốn lưu động…………………………………………...13
I.1.1.5. Nguồn hỡnh thành vốn lưu động của Doanh nghiệp……………..14
I.1.2. Nhu cầu vốn lưu động và cỏch xỏc định nhu cầu vốn lưu động….18
I.2.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
I.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn Vốn lưu động…………………………………………………….19
I.2.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh………………………………..20
I.2.1.2. Một số chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động………...20
I.2.2. Cỏc nhõn tố chủ yếu ảnh hưởng đến nõng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và phư...
64 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty vận tải Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lêi më ®Çu
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
I.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
I.1.1. Vốn lưu động và nguồn……………………………………………….6
I.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm Vốn lưu động của doanh nghiệp ………….6
I.1.1.2. Phân loại vốn lưu động ……………………………………………..7
I.1.1.3. Kết cấu vốn lưu động……………………………………………….10
I.1.1.4. Vai trò của vốn lưu động…………………………………………...13
I.1.1.5. Nguồn hình thành vốn lưu động của Doanh nghiệp……………..14
I.1.2. Nhu cầu vốn lưu động và cách xác định nhu cầu vốn lưu động….18
I.2.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
I.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Vốn lưu động…………………………………………………….19
I.2.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh………………………………..20
I.2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động………...20
I.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động …………………………………………………………………… 23
I.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ………………………………………………………….25
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI.
II.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI. ……..26
II.1.1. Quá trình hình thành, phát triển ………………………………….26
II.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty ………………………27
II.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Tổng Công ty………………….. 28
II.1.3.1. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý ……………………………. 28
II.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán ……………………………………….. 31
II.1.3.3. Các hoạt động tài chính của Tổng Công ty………………………31
II.1.3.4. Quy trình hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ ………… 32
II.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOAH CỦA TỔNG CÔNG TY. ………………………………………….. 33
II.2.1. Thuận lợi ………………………………………………………….. 33
II.2.2. Khó khăn ……………………………………………………………34
II.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG MỘT SỐ NĂM QUA…………………………………………………………………..34
II.3.1. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của Tổng Công ty một số năm qua ……………………………………………34
II.3.2. Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Tổng Công ty ………. 35
II.3.2.1 Kết cấu vốn kinh doanh……………………………………………35
II.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Tổng Công ty ……………………………36
II.4.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI. ………………..39
II.4.1. Phân tích tình hình tổ chức quản lý và sử dụng Vốn lưu động những năm vừa qua ……………………………………………………… 39
II.4.2. Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của TCT Vận tải Hà Nội …….. 43
II.4.2.1. Đánh giá về hiệu quả sử dụng Vốn lưu động…………………….43
II.4.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động………………………………………………………………. 47
II.4.2.3.Khả năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh…………….. 50
II.4.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý, và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Tổng Công ty …………………………… 54
II.4.3.1. Những mặt mạnh …………………………………………………54
II.4.3.2. Những mặt còn hạn chế………………………………………….. 54
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI
III.1. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CUNG ỨNG DỊCH VỤ, THANH TOÁN VÀ THU HỒI CÔNG NỢ. ……………………………….57
III.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG KINH DOANH. …. 58
III.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÓP PHẦN TĂNG DOANH THU. ………...59
III.4.CHỦ ĐỘNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG. ……………………………………………………….. 60
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lêi më ®Çu
* * * *
Vốn là một phạm trù kinh tế hàng hoá, là một yếu tố quan trọng quyết định đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Vậy nên bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, vấn đề sử dụng vốn một cách có hiệu quả luôn là vấn đề đặt ra với mọi doanh nghiệp.
Mặc dù chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, song các doanh nghiệp Nhà nước vẫn luôn đóng vai trò quan trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế khác, các doanh nghiệp Nhà nước đồng thời cạnh tranh với nhau để dành chỗ đứng của mình trên thương trường. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải có cách nhìn nhận mới, phương thức kinh doanh linh hoạt sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Để có hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một lượng vốn như một tiền đề bắt buộc. Không có vốn sẽ không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Các doanh nghiệp dùng tiền vốn của mình để đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận tối đa. Chính vì thế vấn đề sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả luôn được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ những lý do đó, trong thời gian thực tập ở Tổng Công ty vận tải Hà nội, được sự tận tình hướng dẫn, chỉ bảo của thầy PGS.TS. ĐÀO VĂN HÙNG; cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Lãnh đạo và Phòng Tài chính - Kế toán Tổng Công ty, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội”.
Mục đích của chuyên đề này là thông qua các phương pháp phân tích và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động để tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn trong doanh nghiệp nói chung và tại Tổng Công ty vận tải Hà nội nói riêng.
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
I.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.
I.1.1. Vốn lưu động và nguồn.
I.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm Vốn lưu động của doanh nghiệp
Khái niệm:
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng cần 3 yếu tố: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Có thể nói quá trình sản xuất kinh doanh chính là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra hàng hoá, dịch vụ. Khác với các tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi doanh nghiệp bán được sản phẩm và thu tiền về.
Những đối tượng sản xuất: Gồm những vật tư dự trữ để phục vụ cho quá trình sản xuất được liên tục như: NVI chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…. Những vật tư đang nằm trong quá trình chế biến như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm… và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ, còn gọi là công cụ lao động nhỏ. TSLĐ lưu thông, gồm các sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ sản xuất và TSCĐ lưu thông luôn vận động tuần hoàn và chuyển hoá cho nhau. Chính đặc điểm mang tính quy luật này làm quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, để hình thành nên TSCĐ sản xuất và TSCĐ lưu thông buộc doanh nghiệp cần thiết phải có một số vốn tiền tệ ứng trước để hình thành các TSCĐ đó.
Những đối tượng lao động nói trên, về hình thái hiện vật gọi là tài sản lưu động – vật tư hàng hoá, về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động tham gia một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển dịch toàn bộ giá trị của chúng vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra, khi kết thúc quá trình sản xuất giá trị hàng hoá được thực hiện, giá trị của tài sản lưu động được hoàn trả lại sau một chu kỳ kinh doanh.
Đặc điểm:
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh thì vốn lưu động không ngừng vận động và thay đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn bằng tiền sang các hình thái khác nhau và khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm thì vốn lưu động lại trở lại hình thái ban đầu là vốn tiền tệ.
Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn được mô tả qua sơ đồ sau:
T.....H.....H’.....T’( Đối với các doanh nghiệp sản xuất)
T.....H.....T’ ( Đối với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ)
Sự vận động của vốn lưu động như vậy gọi là sự tuần hoàn vốn.
Do quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục cho nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo sự chu chuyển của vốn lưu động.
Như vậy, vốn lưu động luôn vận động, nên kết cấu vốn lưu động luôn biến động và phản ánh sự vận động không ngừng của hoạt động kinh doanh.
I.1.1.2. Phân loại vốn lưu động
Trong các doanh nghiệp vấn đề tổ chức vốn lưu động có một vai trò quan trọng, doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn lưu động tốt thì sẽ đạt được kết quả cao trong sử dụng vốn. Vốn lưu động được quay vòng nhanh, doanh nghiệp tổ chức tốt khâu mua sắm, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như vậy lượng vốn nhất định doanh nghiệp đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Cho nên để quản lý sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì việc phân loại vốn lưu động là rất cần thiết. Người ta phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động với quá trình sản xuất, vốn lưu động được chia thành 3 loại:
Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm :
- Vốn nguyên vật liệu chính : là giá trị của các loại vật tư dự trữ cho sản xuất. Khi tham gia vào sản xuất, nó hợp thành thực thể sản phẩm.
- Vốn vật liệu phụ: là những loại vật tư dự trữ cho sản xuất được sử dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý.
- Vốn nhiên liệu : là giá trị những loại nhiên liệu dự trữ dùng cho sản xuất như: xăng, dầu, than.....
- Vốn phụ tùng thay thế : gồm giá trị những phụ tùng dự trữ để thay thế mỗi khi sửa chữa tài sản cố định.
- Vốn vật liệu đóng gói: gồm giá trị những loại vật liệu bao bì dùng để đóng gói trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Vốn công cụ lao động nhỏ: là giá trị những tư liệu lao động có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.
Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm:
- Vốn sản phẩm đang chế tạo: là giá trị các sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp.
- Vốn bán thành phẩm tự chế biến : là giá trị những sản phẩm dở dang nhưng khác với sản phẩm đang chế tạo là nó đã hoàn thành một hay nhiều giai đoạn chế biến nhất định.
- Vốn về phí tổn đợi phân bổ: là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, vì thế chưa tính hết vào giá thành trong kỳ mà còn phân bổ cho các kỳ sau.
Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm:
- Vốn thành phẩm : là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm nhập kho và chuẩn bị cho tiêu thụ.
- Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.....
- Vốn trong thanh toán: là các khoản phải thu, tạm ứng phát sinh trong quá trình mua bán vật tư hàng hoá hoặc thanh toán nội bộ.
Cách phân loại này cho ta thấy tỷ trọng, vai trò vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất từ đó có biện pháp, kế hoạch mua sắm, dự trữ vật tư, tiền vốn đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, duy trì sự liên tục của hoạt động kinh doanh. Tránh tình trạng ngừng trệ, gián đoạn do hoạt động phân phối không đều, không hợp lý trong hoạt động sản xuất làm giảm hiệu quả kinh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn cho thanh toán để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các khoản phải thu : chủ yếu các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra trong một số trường hợp mua sắm vật tư, doanh nghiệp cần phải ứng tiền trước trả cho nhà cung cấp từ đó hình thành các khoản tạm ứng.
Vốn vật tư hàng hoá: Là khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như: Nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm. để đảm bảo nhu cầu vật tư hàng hoá cho sản xuất kinh doanh giúp hoạt động sản xuất kinh doanh có đủ vật tư tiến hành bình thường, liên tục.
Tác động của cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động, dự thảo những quyết định tối ưu về mức tận dụng vốn lưu động đã bỏ ra, từ đó tìm biện pháp phát huy chức năng các thành phần của vốn lưu động bằng cách xác định mức dự trữ hợp lý và nhu cầu vốn lưu động tạo điều kiện sử dụng vốn lưu động tiết kiệm và có hiệu quả cao. Mặt khác nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánh giá khả năng thanh toán của mình.
Trong thực tế các doanh nghiệp có thể phối hợp các phương pháp phân loại vốn lưu động để phát huy ưu điểm của từng phương pháp.
I.1.1.3. Kết cấu vốn lưu động
Để hiểu sâu sắc về sự tuần hoàn của vốn lưu động, cần phải hiểu rõ kết cấu của nó:
Vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác và tiền đang chuyển (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quý ...) Tiền là loại tài sản mà doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Trong đó:
Tiền mặt tại quỹ: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp để tại quỹ để phục vụ cho nhu cầu chi trả bằng tiền phát sinh trong ngày. Trong đó, phần lớn số tiền này là tiền thu từ bán hàng mà doanh nghiệp chưa kịp nộp vào ngân hàng hoặc chưa dùng để chi trả cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, những khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả, các khoản quỹ chưa cần dùng tới... cũng được coi như tiền mặt tại quỹ và doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh nếu đảm bảo được các hoạt động này không ảnh hưởng tới kế hoạch chi trả trong kỳ.
Tiền gửi ngân hàng: Là lượng tiền doanh nghiệp gửi vào ngân hàng trên các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp nhờ ngân hàng giữ hộ, thanh toán cho các nhà cung cấp khi họ cung cấp hàng hoá dịch vụ cho donh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hưởng một mức lãi xuất theo quy định.
Tiền đang chuyển: Là khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc hoặc chuyển qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng hay người được hưởng nhưng chưa nhận được giấy báo có (ngân hàng) .
Trong kinh doanh, vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán các khoản nợ, để mua sắm vật tư hàng hoá, tương ứng với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tài chính của doanh nghiệp ở mức bình thường.
Mức dự trữ vốn bằng tiền trực tiếp phụ thuộc vào mức dự trữ hàng hoá. Trong doanh nghiệp hàng hoá và tiền tệ tạo thành hai dòng luân chuyển: Dòng hàng hoá và dòng tiền tệ vận động theo hai chiều ngược nhau. Khi mua hàng, dòng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp đồng thời dòng hàng hoá đi vào và khi bán hàng hoá thì ngược lại, khi thu tiền về doanh nghiệp không dùng số tiền đó mua ngay một lượng hàng hoá tương ứng với số hàng vừa bán ra mà phải sau một thời gian nhất định doanh gnhiệp mới mua vào một lượng hàng hoá dự trữ. Như vậy doanh nghiệp phải dự trữ một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong thực tế vốn bằng tiền còn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của doanh nghiệp. Dự trữ tiền mà vượt quá nhu cầu tiêu dùng thì sẽ gây hiện tượng ứ đọng vốn. Số tiền thừa này nên được đưa vào kinh doanh hoặc gửi vào ngân hàng thì có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu dự trữ tiền quá ít sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong chi tiêu, đầu tư mua sắm hàng hoá, hạn chế mức lưu chuyển hàng hoá.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
Chính vì tiền là tài sản không sinh lãi, nên những doanh nghiệp muốn duy trì một lượng tài sản có tính lỏng cao thường để chúng dưới dạng đầu tư tài chính nhắn hạn hơn là giữ tiền. Các khoản đầu tư ngắn hạn chính là trái phiếu, cổ phiếu được mua bán ở thị trường tài chính một cách dễ dàng theo mức giá đã định.
Khác với giữ tiền, việc đầu tư tài chính ngắn hạn này mang lại thu nhập cho doanh nghiệp. Đó là tiền lãi của trái phiếu, cổ tức, cổ phiếu và sự tăng giá thị trường của cổ phiếu. Trong các khoản mục của tài sản lưu động thì đầu tư tài chính ngắn hạn có tính lỏng chỉ kém vốn bằng tiền và hơn cả các khoản phải thu, dự trữ tồn kho. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, người ta có thể mua bán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn này chỉ bằng một lần gọi điện thoại. Từ tiền sang đầu tư tài chính ngắn hạn và ngược lại là sự chuyển dịch rất linh động, là lĩnh vực để các nhà tài chính thể hiện tiềm năng của mình. Khi lượng tiền trong doanh nghiệp lên cao hơn bình thường, các nhà tài chính sẽ chuyển bớt tiền thành chứng khoán ngắn hạn để có thêm thu nhập cho doanh nghiệp và ngược lại, khi lượng tiền giảm xuống dưới mức bình thường thì họ lại bán bớt chứng khoán để duy trì lượng tiền mặt luôn luôn ở mức hợp lý.
Các khoản phải thu:
Đây là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành vốn lưu động. Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá của mình cho những doanh nghiệp khác, thông thường sự vận động giao – nhận của tiền và hàng hoá không đồng thời nên phát sinh quan hệ tín dụng thương mại và chúng tạo nên các khoản nợ phải thu khách hàng. Quy mô của các khoản phải thu không chỉ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, mà nó còn phụ thuộc vào loại hình, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Nói chung một doanh nghiệp sản xuất thì các khoản phải thu ít hơn của doanh nghiệp thương mại.
Dự trữ ( tồn kho).
Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì vật tư, sản phẩm dở dang, hàng hoá tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Quản lý dự trữ là tính toán, duy trì một lượng nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm hàng hoá với cơ cấu hợp lý đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Chi phí về dự trữ hợp lý không chỉ là chi phí về trông coi bảo quản mà còn là chi phí cơ hội của vốn. Việc dự trữ mặc dù có hao phí nhưng nó cũng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Tài sản lưu động khác:
Đây là những khoản: Tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản ký cược, ký quỹ
I.1.1.4. Vai trò của vốn lưu động
Vốn trong các doanh nghiệp có vai trò quyết định đến việc thành lập, hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất trong sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, vốn lưu động có những vai trò chủ yếu sau:
Vốn lưu động giúp cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục có hiệu quả. Nếu vốn lưu động bị thiếu hay luân chuyển chậm sẽ hạn chế việc thực hiện mua bán hàng hoá, làm cho các doanh nghiệp không thể mở rộng được thị trường hay có thể gián đoạn sản xuất dẫn đến giảm sút lợi nhuận gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động có kết cấu phức tạp, do tính chất hoạt động không thuần nhất, nguồn cấp phát và nguồn vốn bổ sung luôn thay đổi. Để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết phải tiến hành nghiên cứu kết cấu vốn lưu động. Kết cấu vốn lưu động thực chất là tỷ trọng từng khoản vốn trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Thông qua kết cấu vốn lưu động cho thấy sự phân bổ vốn trong từng giai đoạn luân chuyển vốn, từ đó doanh nghiệp xác định phương hướng và trọng điểm quản lý nhằm đáp ứng kịp thời đối với từng thời kỳ kinh doanh.
Vốn lưu động là một công cụ quan trọng, nó kiểm tra, kiểm soát, phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính thông qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh như khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vật tư, hàng hoá, tiền vốn từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Vốn lưu động là tiền đề cho sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và các doanh nghiệp nhỏ. Bởi các doanh nghiệp này vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn, sự sống còn của các doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố chứ không phải vì một lý do quản lý vốn lưu động không tốt. Nhưng cũng cần thấy rằng, sự bất lực của một số công tác trong việc hoạch định và kiểm soát chặt chẽ vốn lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của họ.
Tóm lại, vốn lưu động có một vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động như thế nào cho có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
I.1.1.5. Nguồn hình thành vốn lưu động của Doanh nghiệp
Trong chu kỳ kinh doanh phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động được xác định đúng đắn là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức các nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định, không để vốn bị ứ đọng.
Từ đặc điểm trên, công tác quản lý vốn lưu động phải được quan tâm chú ý từ khâu lập kế hoạch nhu cầu vốn lưu động, huy động và sử dụng vốn phải phù hợp, sát với tình hình kinh doanh, thường xuyên kiểm tra, giám sát, có biện pháp sử lý kịp thời để tăng nhanh tốc độ chu chuyển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp phải tổ chức tốt các nguồn vốn lưu động, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Để thực hiện vấn đề này, doanh nghiệp cần phân chia nguồn vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau để thấy được tính chất, mức độ ảnh hưởng của từng nguồn vốn, giúp cho doanh nghiệp khai thác tốt nguồn vốn đó.
Căn cứ vào nguồn vốn hình thành, vốn lưu động được chia ra thành các loại:
Nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp là số vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, gồm:
Nguồn vốn điều lệ: là số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc được bổ sung vốn điều lệ trong quá trình hoạt động. Vốn điều lệ của doanh nghiệp không nhỏ hơn vốn pháp định quy định cho từng loại hình doanh nghiệp.
Nguồn vốn tự bổ sung : là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có nguồn gốc từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư.
Nguồn vốn chiếm dụng: Phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình sản xuất kinh doanh do quan hệ thanh toán phát sinh, như: nợ người cung cấp, nợ người mua, nợ công nhân viên ... nhưng chưa đến hạn thanh toán .
Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm:
Nguồn vốn liên doanh liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia liên doanh liên kết. Vốn góp liên doanh có thể là tiền, hiện vật, vật tư hàng hoá …
Vốn đi vay: vốn đi vay của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, vay thông qua phát hành trái phiếu, thương phiếu vay của tổ chức, cá nhân. Đây là một nguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết trong kinh doanh.
Việc phân chia vốn lưu động của doanh nghiệp thành các loại vốn trên nhằm giúp doanh nghiệp xem xét và quyết định huy động các nguồn vốn nào cho có lợi nhất, hợp lý nhất để đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, ổn định, không gây lãng phí và cũng tránh được sự thiếu hụt vốn
Căn cứ vào thời gian huy động vốn, có thể chia nguồn vốn lưu động ra hai bộ phận: Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục thì tương ứng với quy mô kinh doanh nhất định thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những tài sản lưu động này được gọi là tài sản lưu động thường xuyên, ứng với khối lượng tài sản lưu động này là vốn lưu động thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên tài sản lưu động.
Nguồn vốn lưu = Tài sản _ Nợ ngắn động thường xuyên lưu động hạn
Hoặc:
Nguồn vốn lưu = Tổng nguồn vốn _ Giá trị còn lại của động thường xuyên thường xuyên tài sản cố định
Trong đó:
* Tổng nguồn vốn = Nguồn vốn + Nợ dài thường xuyên chủ sở hữu hạn
* Giá trị = Nguyên giá tài _ Giá trị hao. còn lại sản cố định mòn luỹ kế
Như vậy, nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp chủ động cung cấp đầu tư kịp thời, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường, liên tục. Mỗi doanh nghiệp với quy mô sản xuất kinh doanh nhất định cần có một lượng vốn thường xuyên cần thiết, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp là phải có chiến lược huy động và tạo lập nguồn vốn này để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi và đạt kết quả cao.
Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn ứng với tài sản lưu động hình thành không có tính chất thường xuyên. Nguồn vốn này có tính chất ngắn hạn (nhỏ hơn 1 năm) đáp ứng cho nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả cho người bán, các khoản phải nộp cho Nhà nước, các khoản phải trả phải nộp khác, dự kiến vốn vật tư hàng hoá tăng, doanh nghiệp phải tăng dự trữ, đột xuất doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng mới có tính riêng rẽ ...
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhu cầu vốn lưu động của từng tháng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn khả năng cung ứng của nguồn vốn lưu động thường xuyên. Vì vậy để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp cần huy động và sử dụng nguồn vốn tạm thời trong trường hợp thiếu vốn, đầu tư hợp lý vốn thừa nếu có.
Qua phân tích trên ta có thể xác định nguồn vốn lưu động và tài sản lưu động của doanh nghiệp là:
Nguồn vốn = Nguồn vốn lưu + Nguồn vốn lưu lưu động động thường xuyên động tạm thờihay:
Tài sản = Nguồn vốn lưu + Nguồn vốn lưu lưu động động thường xuyên động tạm thời
Như vậy, doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu, khả năng đáp ứng vốn lưu động của nguồn vốn chủ sở hữu để tổ chức khai thác và sử dụng các khoản nợ dài hạn, nợ ngắn hạn hợp lý đáp ứng nhu cầu vốn lưu động giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.
I.1.2. Nhu cầu vốn lưu động và cách xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu thường xuyên ở mức cần thiết thấp nhất đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục. Do vậy xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Xác định nhu cầu vốn lưu thông là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tổ chức tốt các nguồn vốn, đảm bảo nhu cầu vốn một cách kịp thời đầy đủ cho hoạt động sản xuất. Nếu xác định nhu cầu vốn quá cao, doanh nghiệp sẽ không khai thác được khả năng tiềm tàng của mình về vốn, không khuyến khích doanh nghiệp tìm những biện pháp để cải tiến hoạt động kinh doanh này nên tình trạng đầu tư thừa ứ đọng về vốn, sử dụng tăng phí vật tư dự trữ, thành phẩm tồn đọng trong kho phát sinh những chi phí không cần thiết, làm tăng giá thành, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ gây nên tình trạng thiếu vốn giả tạo, gây căng thẳng về vốn, tốc độ sản xuất bị ngừng trệ do thiếu vốn, doanh nghiệp thiếu vốn sẽ phải đi vay đột xuất với những điều kiện nặng nề về lãi suất do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Quan trọng hơn doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không thực hiện được các hợp đồng kinh tế đã ký kết, không có khả năng thanh toán, từ đó mất uy tín trong quan hệ mua bán, không giữ được khách hàng.
Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động là căn cứ để kiểm tra tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp trong` quá trình sản xuất kinh doanh và tạo cơ sở cho việc luân chuyển Vốn lưu động được thuận lợi. Mặt khác, xác định đúng nhu cầu Vốn lưu động còn là một trong những căn cứ để xác lập mọi quan hệ tài chính giữa DNNN với ngân hàng Nhà nước trong việc cập nhập Vốn lưu động không phải là khi DNNN mới được thành lập. Tuy nhiên nhu cầu Vốn lưu động không phải là cố định mà thường có sự biến động do nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sự biến động của giá cả hàng hoá, trình độ tổ chức quản lý vốn…
I.2.PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
I.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Vốn lưu động
Vốn lưu động là một bộ phận không thể thiếu được trong vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù vốn lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh nghiệp sản xuất và chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ nhưng xuất phát từ vai trò của vốn lưu động với quá trình sản xuất, nó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục và tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đặc điểm của Vốn lưu động nên nếu thiếu vốn, Vốn lưu động không luân chuyển được thì quá trình sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp. Vốn lưu động nhiều ít phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tíêt kiệm hay lãng phí? Vì vậy thông qua tình hình luân chuyển của lưu động có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc cung cấp, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp . Mặt khác với vai trò của vốn luân chuyển, Vốn lưu động giúp tổ chức tốt việc mua hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực lưu thông. Sử dụng Vốn lưu động hợp lý cho phép khai thác tối đa năng lực làm việc của các tài sản cố định thuộc vốn cố định, làm tăng lợi nhuận, góp phần làm tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Vì vậy việc quản lý bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Bảo toàn Vốn lưu động là phải duy trì và giữ vững được sức mua của đồng vốn để sao cho số vốn thu hồi về sau mỗi vòng tuần hoàn đủ sức mua sắm một lượng tài sản như cũ theo thời giá hiện tại. Trong điều kiện hiện nay khi các doanh nghiệp phải thực hiện nguyên tắc tự cấp phát tài chính thì toàn vốn nói chung và Vốn lưu động nói riêng có ý nghĩa sống còn, đảm bảo cho doanh nghiệp ít nhất phải đảm bảo tài sản giản đơn với quy mô như cũ hoặc phát triển vốn để tái sản xuất mở rộng.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp nó quyết định đến sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế mới.
I.2.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Trong cơ chế bao cấp với cơ chế cấp phát vốn cho các DNNN, việc khai thác để tạo lập Vốn lưu động và quan tâm đến hiệu quả sử dụng Vốn lưu động không được quan tâm đúng mức. Chuyển sang nền kinh tế thị trường,số Vốn lưu động của DNNN hiện nay ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế số vốn có thể sử dụng được còn ít hơn do tình trạng tồn đọng vật tư, hàng hoá kém mất phẩm chất, chậm luân chuyển , công nợ khó đòi, tài sản tổn thất chưa được xử lý. Vì vậy tình hình thiếu Vốn lưu động của doanh nghiệp hiện nay là rất phổ biến. Theo số liệu tổng hợp của Bộ ngành và các địa phương, phần Vốn lưu động còn thiếu ( so với 30% định mức là vốn ngân sách) là hàng ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh vấn đề thiếu vốn thì việc sử dụng Vốn lưu động của các doanh nghiệp cũng đem lại hiệu quả không cao. Theo tài liệu thống kê những năm gần đây ở những DNNN thì Vốn lưu động chu chuyển chậm.,trên thực tế nếu tính đầy đủ chi phí thì các doanh nghiệp làm ăn có lãi chỉ kiếm khoảng 40-50%.
I.2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu tổng quát:
Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như: Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động, hệ số sinh lợi của vốn lưu động (tài sản lưu động).
Hệ số hiệu quả sử = Tổng doanh thu dụng vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho cho biết một đồng vốn lưu động sử dụng đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Hệ số sinh lợi = Lợi nhuận thuần của vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trong kỳ.
Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng và vận động thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ ). Đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay = Tổng số doanh thu thuần của vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng so với thực tế kỳ trước, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là “Hệ số luân chuyển vốn”.
Thời gian của một = Thời gian của kỳ phân tích vòng luân chuyển Số vòng quay của Vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để quay được một vòng vốn lưu động. Thời gian của một vòng (kỳ ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Hệ số đảm nhiệm = Vốn lưu động bình quân vốn lưu động Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
Các hệ số khả năng thanh toán:
Hệ số thanh toán = Tổng tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán, nó cho biết các khoản nợ ngắn hạn sẵn sàng có thể chuyển đổi các tài sản thành tiền trong một thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Nói chung hệ số này cao thì khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao thì cũng phải xem xét thêm tình hình tài chính liên quan.
Hệ số thanh = Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu toán nhanh Nợ ngắn hạn
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, không cần dựa vào việc phải bán các loại vật tư - hàng hoá để trả nợ.
Kỳ thu tiền trung bình và vòng quay hàng tồn kho:
Kỳ thu tiền = Số dư bình quân các khoản phải thu x 360 trung bình Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho thấy độ dài thời gian để thu được các khoản tiền bán hàng phải thu kể từ khi bán hàng cho đến khi thu được tiền.Kỳ thu tiền chung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng = Giá vốn hàng bán tồn kho Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện sự luân chuyển của vốn vật tư hàng hoá. Số vòng quay hàng tồn kho cao chỉ ra rằng việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến vật tư bị ứ đọng và tiêu thụ chậm. Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính.
I.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp chịu rất nhiều các nhân tố làm tăng hoạt động làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của doanh nghiệp. Nhưng chung quy lại có hai nhân tố ảnh hưởng là:
Nhân tố khách quan.
Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiêu Nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để tất cả các thành phần kinh tế hoạt độnh tự do trong khuân khổ pháp luật. Theo đó những nghành nghề mà Nhà nứơc khuyến khích sẽ được hưởng những chính sách ưu đãI, những ngành nghề mà Nhà nước hạn chế, cấm sẽ khó khăn hược chấm dứt hoạt động.
Lạm phát: ở mỗi thời điểm mặt bằng giá cả có sự khác nhau ảnh hưởng đến giá trị thực tế của đồng vốn. Do đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần thiết tính toán trên cơ sở điều chỉnh các thông số theo yếu tố lạm phát vì: Nếu lạm phát tăng làm giá cả tăng ảo, không đánh giá được giá trị thực tế của đồnh vốn. Sau một thời gian kinh doanh đồng vón sẽ bị mất giá, nếu mất giá quá nhiều doanh nhiệp sẽ mất vốn.
Ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị xã hội thế giới.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới diễn ra bình ổn thì tình hình kinh tế trong nước cũng ổn định. Ngược lại nếu tình hình kinh tế chình trị xã hội không ổn định, có chiến tranh sẽ làm cho giá cả hành hóa tăng, giảm đột ngột gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh.
Rủi ro: Có những rủi ro xảy ra mà con người không thể dự tính hết (rủi ro bất khả kháng): do thiên tai, hỏa hoạn làm thiệt hại đến tài sản, vốn liếng, con người, đến tiến độ thi công, phát sinh nợ khó đòi phá sản của doanh nghiệp khách hàng…làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của mình.
Tính cạnh tranh trên thị trường: Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh để có thể giữ được vị thế và duy trì sự phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Tác động cuả cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật liên tục có sự thay đổi cải tiến sản phẩm cả về chất lượng, mẫu mã với giá cả rẻ hơn giá cũ. Tình trạng giảm giá vật tư hàng hoá gây nên tình trạng mất Vốn lưu động tại doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp phải liên tục có sự ứng dụng nhữg tiến bộ KHKT mới nhất đưa vào sản xuất kinh doanh nhằm đẩy mạnhíuản xuát tránh tình trạng tồn đọng.
Các nhân tố chủ quan:
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn có những nhân tố chủ quan làm ảnh hưởng tới sử dụng Vốn lưu động.
Tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài của doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là các DNNN là nguyên nhân gây mất vốn kinh doanh nói chung là Vốn lưu động nói riêng.
Trình độ quản lý sử dụng vốn tại các doanh nghiệp.
Quản lý hàng tồn kho kém, sản phẩm hàng hoá ứ đọng kém mất phẩm chất chiếm tỷ trọng lớn trong Vốn lưu động.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, với nhà cung cấp. Giữ không tốt mối quan hệ này sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trình độ quản lý và tay nghề người lao động: Nếu quản lý không tốt gây ra tình trạng thất thoát vốn đồng thời tay nghề không tốt làm giảm hiệu suất lao động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
I.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án cung cấp sản phẩm dịch vụ.
Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động tự có, phương án huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn huy động.
Tổ chức, quản lý quá trình sử dụng vốn lưu động và quá trình cung cấp dịch vụ.
Đầu tư công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tăng cường phát huy vai trò tài chính trong quản lý và sử dụng vốn lưu động.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI.
II.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI.
II.1.1. Quá trình hình thành, phát triển
Tổng Công ty Vận Tải Hà Nội (TRANSERCO) được thành lập theo quyết định số 72/2004/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2004 của UBND thành phố Hà Nội, là một trong những Tổng công ty đầu tiên của Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con ; được hình thành trªn cơ sở tổ chức lại Công ty Vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội và các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ vận tải hành khách công cộng, dịch vụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải.
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò Công ty mẹ thực hiện hai chức năng: tự kinh doanh và quản lý vốn nhà nước tại các Công ty con và các Công ty liên kết.
Vốn điều lệ của Tổng công ty Vận tải Hà Nội tại thời điểm thành lập bao gồm vốn nhà nước được hạch toán tập trung ở Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, ở các công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty vận tải Hà Nội, vốn Nhà nước mà Tổng công ty Vận tải và các công ty con đó tham gia đầu tư vào các thành phần kinh tế khác.
Trụ sở được đặt tại Số 5 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội chịu sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan quản lý khác theo pháp luật.
Hiện tại, Tổng công ty có 10 đơn vị phụ thuộc, 9 công ty con và 4 công ty liên kết.
10 đơn vị trực thuộc gồm : Xí nghiệp xe buýt Hà nội, Xí nghiệp xe buýt Thủ đô, Xí nghiệp xe buýt Thăng Long, Xí nghiệp xe buýt 10-10, Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Hà nội, Xí nghiệp xe khách nam Hà nội, Xí nghiệp xe điện Hà nội, Xí nghiệp trung đại tu ô tô Hà nội. Xí nghiệp vé và quảng cáo.
9 công ty con gồm : Công ty Quản lý Bến xe Hà Nội, Cty Khai thác điểm đỗ Hà nội, Công ty Vận tải đường thuỷ Hà Nội, Công ty Vận tải đường biển Hà nội, Công ty Đóng tàu Hà Nội, Công ty Xây dựng giao thông đô thị Hà nội, Công ty Xăng dầu chất đốt Hà nội, Công ty Cổ phần xe káhc Hà nội, Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ hàng hoá Hà nội.
4 Công ty liên kết gồm: Công ty cổ phần Taxi CP Hà Nội, Công ty Liên doanh Toyota TC Hà nội, Công ty Liên doanh Sakura Hanoi Plaza, Công ty TNHH Phát triển Giảng Võ,
II.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội về việc bảo toàn và phát triển số vốn được giao; giữ vai trò chủ đạo tập trung chi phối và liên kết hoạt động của các công ty con nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh; kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ chính sách cũng như điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con…
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội tham gia với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành vận tải công cộng theo định hướng phát triển chung của thành phố ; lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng (điểm đầu - cuối, dừng đỗ, trung chuyển). Đặc biệt, Tổng Công ty Vận tải cũng được UBND thành phố giao cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, lái xe và công nhân kỹ thuật ngành giao thông vận tải.
II.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động của Tổng Công ty
II.1.3.1. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý
Đứng đầu trong bộ máy lãnh đạo của Tổng công ty (TCT) là Đảng bộ Tổng công ty Vận tải Hà Nội với trọng trách lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của Tổng công ty theo đúng đường lối chính sách, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Hội đồng quản trị (HĐQT) là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng Công ty
Tổng giám đốc (TGĐ) là người điều hành cao nhất trong Tổng công ty
Ban kiểm soát: giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty
Cơ cấu quản lý, điều hành của Tổng Công ty chia làm hai mảng :
Mảng hỗ trợ kinh doanh thực hiện các chức năng tham mưu và hỗ trợ cho Tổng giám đốc theo các chức năng quản lý, báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc, về nguyên tắc chung không trực tiếp tham gia quản lý điều hành trực tuyến đến các đơn vị kinh doanh trong Tổng công ty. Gồm các phòng ban sau : Văn phòng tổng công ty; Phòng Nhân sự; Phòng Tài chính - Kế toán; Phòng Đầu tư và Phát triển; Phòng Kiểm soát Nội bộ; Phòng Quan hệ đối ngoại; Các ban, trung tâm hỗ trợ kinh doanh.
Mảng điều hành kinh doanh gồm nhiều khối, mỗi khối là một tổ hợp các xí nghiệp hạch toán phụ thuộc và các công ty con cùng nhóm lĩnh vực kinh doanh. Đứng đầu mỗi khối là Tổng điều hành, báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm điều hành cao nhất trong khối.
Các khối kinh doanh trong Tổng công ty gồm: Khối Vận tải hành khách công cộng; Khối Vận tải và Du lịch; Khối thương mại và Dịch vụ; Khối Xây dựng và phát triển hạ tầng
Cơ cấu tổ chức bộ máy của từng khối kinh doanh gồm : Tổng điều hành khối; Phó tổng điều hành khối; Các chuyên viên giúp việc cho Tổng điều hành khối: Chuyên viên tổ chức hành chính; chuyên viên kế hoạch – tài chính; Chuyên viên phát triển thị trường; chuyên viên chất lượng; Các đơn vị trực thuộc khối.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành Tổng Công ty Vận Tải Hà Nội:
CTY CP XĂNG DẦU CĐ HN
XN TOYOTA HOÀN KIẾM
TRUNG TÂM TM&DV
CTY KHAI THÁC ĐĐX HN
CTY QLBX HÀ NỘI
CTY CP XD GTĐT HÀ NỘI
XN XE KHACH NAM HN
XN KD TỔNG HỢP HN
TRUNG TÂM TÂN ĐẠT
CTY CP XE KHÁCH HÀ NỘI
TRUNG TÂM TÂN AN
CTY VT & DVHH HÀ NỘI
XN BUÝT 10-10
XN BUÝT THĂNG LONG
XN XE ĐIỆN
XN BUÝT HÀ NỘI
XN TRUNG ĐẠI TU ÔTÔ HN
KHỐI VTHKCC
KHỐI ĐIỀU HÀNH KINH DOANH
KHỐI VẬN TẢI & DU LỊCH
KHỐI XD & PTHT
KHỐI THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
PHÒNG BAN HỖ TRỢ KINH DOANH
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ & PT
CÁC TRUNG TÂM HỖ TRỢ KD
PHÒNG ĐỐI NGOẠI
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
VĂN PHÒNG ĐẢNG ỦY
VĂN PHÒNG ĐOÀN THANH NIÊN
VĂN PHÒNG CÔNG ĐOÀN
KHỐI ĐẢNG, ĐOÀN THỂ
ĐẢNG BỘ, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TR
II.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán
Cơ cấu tổ chức của phòng tài chính kế toán tổng công ty Vận tải Hà Nội gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng, 5 chuyên viên, 2 nhân viên chuyên trách khối buýt. Ngoài ra do Công ty mẹ có kinh doanh trực tiếp và có thu chi cho bộ máy văn phòng Tổng công ty và cho bộ máy trực tiếp điều hành khối buýt nên có 4 nhân viên kế toán: Kế toán tiền mặt và tạm ứng, Kế toán ngân hàng, Kế toán tài sản cố định và Thủ quỹ.
II.1.3.3. Các hoạt động tài chính của Tổng Công ty
Hoạt động tài chính của Tổng công ty Vận tải Hà Nội đó là: sử dụng biện pháp huy động vốn ngân hàng, tập hợp các khoản thu từ khách hàng, lợi nhuận kinh doanh.... từ đó điều phối vốn tới các đơn vị trong toàn TCT. Định kỳ, Tổng công ty phải lập kế hoạch và báo cáo tài chính theo quý, năm; quản lý phần mềm tài chính. Xây dựng và duy trì hệ thống chính sách Tài chính, hệ thống báo cáo tài chính, các chỉ tiêu đánh giá và hệ thống quản lý thông tin tài chính chuẩn mực theo luật định và theo mục tiêu quản trị của Tổng công ty đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tài chính của đơn vị được phân công theo dõi.
Phân tích, đánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính, các chính sách tài chính trong các đơn vị trực thuộc TCT, đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa 3 mục tiêu khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng rất chú trọng đến xây dựng các qui trình, chính sách quản lý tài chính liên quan đến các đơn vị, xây dựng các qui trình kiểm soát nội bộ và môi trường kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Kiểm tra tính tuân thủ các chính sách tài chính và các qui trình kiểm soát nội bộ của các đơn vị. Nghiên cứu các chính sách mới về Tài chính có liên quan đến đơn vị được giao, đề xuất phương án sửa đổi bổ xung qui trình hạch toán cho phù hợp và hướng dẫn các đơn vị thực hiện. Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị Tài chính và hệ thống quản lý thông tin Tài chính của đơn vị, phù hợp với yêu cầu quản trị của TCT. Kiểm soát việc lập kế hoạch Tài chính - ngân sách cho đơn vị. Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài chính, báo cáo quản trị tài chính của đơn vị theo yêu cầu quản lý của Tổng công ty. Đôn đốc các đơn vị lập báo cáo Tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo luật định và theo yêu cầu của TCT. Ngoài ra, Tổng công ty còn lập kế hoạch vay vốn cho các đơn vị trực thuộc TCT
II.1.3.4. Quy trình hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ
Hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội rất đa dạng, từ kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện xe Bus, Taxi, Ôtô, xe điện, tàu biển, tàu thủy và các phương tiện khác; xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về đầu tư, quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách, hàng hóa, các trang thiết bị phương tiện vận tải đến đầu tư quản lý, khai thác các điểm đỗ, điểm dừng, nhà chờ xe Bus, điểm đón trả khách, bến tàu xe và nơi trông giữ ô tô. Ngoài ra, Tổng công ty còn rất chú trọng đến loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ô tô, máy móc, vật tư, trang thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy, dụng cụ sửa chữa ô tô, xe máy phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải; thiết kế đóng mới, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải ô tô, tầu biển, tàu sông…; kiểm định an toàn kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ; kinh doanh xăng dầu, khí đốt, đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô,xe máy, dịch vụ du lịch lữ hành đường bộ và đường sông…; kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bói, kho hàng, dịch vụ quảng cáo, xuất khẩu lao động. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh này đã đem lại cho Tổng công ty Vận tải Hà Nội nguồn thu đáng kể.
Bên cạnh đó Tổng Công ty Vận tải Hà Nội cũng xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, giao thông đô thị ( Cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường…), công nghiệp ( đường đây và trạm biến áp đến 110 KV ), thủy lợi, bưu điện, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, trang trớ nội ngoại thất công trình...
II.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOAH CỦA TỔNG CÔNG TY.
II.2.1. Thuận lợi
Là một Tổng công ty lớn, lĩnh vực hoạt động khá rộng, kết quả hoạt động năm sau luôn cao hơn năm trước chính là nhờ vào những thuận lợi của Tổng mà kinh nghiệm và uy tín là một trong những thuận lợi đó. Tổng Công ty Vận tải Hà Nội có trụ sở chính ở số 5 – Lê Thánh Tông – Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một quận trung tâm của thủ đô. Với ưu thế nằm trong thành phố lớn, tập trung đông dân cư, nhu cầu về các công trình dân dụng, giao thông đô thị, khu vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải hành khách bằng các loại phương tiện: ôtô, xe buýt... rất phát triển, đó chính là một lợi thế của doanh nghiệp.
Một lợi thế nữa của Tổng công ty chính là nguồn nhân lực của Tổng; tổng số cán bộ nhân viên của Tổng công ty là 9.500 người ( trong đó số cán bộ nhân viên thuộc công ty mẹ: 6.400 người, số CBNV thuộc công ty con là: 3.100 người). Số nhân viên hầu hết đều có trình độ, khối nhân viên văn phòng chủ yếu có trình độ đại học trở lên, đội ngũ nhân viên đều là những người còn rất trẻ, trung bình là 35 tuổi, đây là lực lượng luôn tiên phong trong quá trình hoạt động của Tổng.
Những thuận lợi đem lại kết quả kinh doanh tốt cho Tổng còn phải nói đến nhân tố quan trọng nữa đó là sự tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế những năm đầu thế kỷ XXI có những bước phát triển rất nhanh đã tạo đà cho nhu cầu về đi lại, nhà ở, công trình dân dụng cũng như các công trình nhà làm việc, khách sạn… phát triển, chính điều đó đã tạo cho doanh nghiệp ký kết được các hợp đồng lớn, quy mô kinh doanh của Tổng công ty cũng vì thế mà mở rộng và tăng lên rất nhanh, tạo điều kiện tăng cường uy tín của Tổng công ty.
II.2.2. Khó khăn
Tuy có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, song Tổng công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn. Do yêu cầu của cơ chế và thị trường, nên công tác tái cơ cấu diễn ra nhanh chóng và chỉ trong một thời gian ngắn, nên không tránh khỏi việc bắt nhịp giữa chủ trương và triển khai thực hiện. Chức năng nhiệm vụ được quy định nhiều nhưng thực tế chưa thực hiện đầy đủ do chưa chủ động.
Trên đây là số ít trong rất nhiều khó khăn cũng như thuận lợi mà Tổng công ty gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không vì những khó khăn như vậy mà công ty làm ăn kém hiệu quả. Những phân tích dưới đây sẽ đưa ra nhận định về kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong hai năm 2005 – 2006
II.3.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG MỘT SỐ NĂM QUA.
II.3.1. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của Tổng Công ty một số năm qua
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế:
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Thực hiện 2004
Thực hiện 2005
Thực hiện 2006
So sánh 05/04
So sánh 06/05
±
%
±
%
1.Tổng doanh thu
Triệu
1.357.500
1.466.973
1.541.546
109.473
108
74. 573
105
2.Lợi nhuận ròng
-
6.205
7.049
8.554
844
113,6
1.505
121
3.Thu nhập bình quân/người/tháng
đồng
1.150.000
1.250.000
1.500.000
100.000
108,7
250.000
120
Qua bảng trên ta thấy doanh thu, lợi nhuận của Tổng công ty năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2005 doanh thu tăng 108% tương ứng lợi nhuận ròng đã tăng 113,6% so với năm 2004; năm 2006 tăng cao hơn năm 2005, doanh thu thu được từ các hoạt động kinh doanh thương mại năm 2006 so với năm 2005 tăng 74.573 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 105 %, từ đó lợi nhuận ròng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.505 triệu đồng, đạt 121%; thu nhập bình quân tháng của người lao động từ đó cũng tăng lên từ 1,15 triệu đồng năm 2004 lên 1.5 triệu đồng năm 2006. Từ đó có thể thấy tình hình kinh doanh của Tổng công ty ngày một phát triển, chính sách mở rộng quy mô hoạt động đầu tư kinh doanh và trọng tâm vẫn là hoạt động vận tải hành khách đường dài và hành khách công cộng, khai thác các điểm dừng đỗ xe buýt, các tuyến đường vận chuyển đường dài với chất lượng phục vụ cao; là những chính sách hoàn toàn đúng hướng đã khẳng định phần nào bằng kết quả đạt được.
II.3.2. Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Tổng Công ty
II.3.2.1 Kết cấu vốn kinh doanh
Trước khi phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty, ta hãy xem xét khái quát tỷ trọng vốn lưu động trong tổng số vốn kinh doanh của Tổng Công ty vận tải Hà nội. Kết cấu vốn của Tổng công ty được thể hiện qua một số năm ở bảng sau:
Bảng 2: Kết cấu vốn kinh doanh (Đvt : Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
±
%
±
%
Tổng số vốn KD
1.373.888
100
1.498.038
100
1.647.003
100
124.150
9,04
148.965
9,94
Vốn lưu động
795.269
57,88
855.128
57,08
937.850
56,9
59.860
7,53
82.722
9,67
Vốn cố định
578.619
42,12
642,910
42,92
709.153
43,06
64.291
11,1
66.243
10,30
Tổng vốn kinh doanh của Tổng công ty tăng qua mỗi năm, nếu năm 2004 vốn kinh doanh là 1.373.888 triệu đồng thì năm 2005 đã tăng lên 1.498.038 triệu đồng tương ứng 9,04%. Năm 2006 tổng số vốn kinh doanh là 1.647.003 triệu đồng,tăng so với năm 2005 là: 148.965 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,94% .
Trong tổng số vốn của Tổng Công ty thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định (trên 50%) . Điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động chính của Công ty là hoạt động thương mại, tuy nhiên Tổng công ty phải dùng một lượng lớn vốn cố định xây dựng các công trình dân dụng, bến bãi, giao thông đô thị, mở rộng khai thác các điểm dừng, điểm đỗ xe ở nhiều tuyến đường nội thị, ngoại thị, mở rộng kinh doanh vận tải công cộng bằng xe buýt ở nhiều tỉnh thành lân cận, đầu tư các phương tiện phục vụ cho việc vận chuyển hành khách như: xe buýt, taxi, xe khách chất lượng cao...các công trình này đang dần kinh doanh đạt hiệu quả, đem lại doanh thu. Tổng số vốn lưu động năm 2005 tăng so với năm 2004 là 59.860 triệu đồng tương ứng tăng 7,53%; đến năm 2006 có tăng hơn so với năm 2005 là 82.722 triệu đồng, tốc độ tăng của vốn lưu động nhanh hơn tốc độ tăng của vốn cố định đã làm cho tổng vốn kinh doanh tăng.
II.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Tổng Công ty
Nguồn vốn lưu động của Tổng Công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp, tỷ trọng nguồn vốn ngân sách năm 2005 là 99.11% đến năm 2006 là 98,37% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu không kể nguồn vốn tự bổ sung, thì nguồn vốn của ngân sách cấp trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng 43,84% năm 2005 và 41.52% năm 2006.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của TổngCông ty
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
2005/2004
2006/2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
±
%
±
%
Tổng số vốn
1.373.888
100
1.498.038
100
1.647.003
100
124.150
9,04
148.965
9,94
1.Vốn chủ sở hữu
596.265
43,4
622.625
44,23
695.119
42,21
26.360
4,42
32.494
4,9
-Ngân sách cấp
582.023
97,61
656.758
99,11
683.816
98,37
74.735
12,84
27.058
4,12
-Tự bổ sung
14.242
2,39
5.867
0,89
11.303
1,63
-8.375
-58,8
5.436
92,65
2.Nợ phải trả
777.623
56,6
835.413
55,77
951.884
57,79
57.790
7,43
116.471
13,94
-Nợ ngắn hạn
645.827
83,05
726.810
87,0
787.832
82,77
80.983
12,54
61.022
8,4
-Nợ dài hạn
80.305
10,33
64.023
7,66
91.917
9,66
-16.282
-20,28
27.894
43,57
-Nợ khác
51.491
6,62
44.580
5,34
72,135
7,58
-6.911
-13,42
27.555
61,81
Qua bảng trên vốn kinh doanh năm 2005 tăng 9,04% so với năm 2004 chủ yếu là từ nguồn ngân sách cấp chiếm 99,11% so với vốn chủ sở hữu và từ nguồn vay nợ ngắn hạn chiếm 87% so với tổng nợ phải trả; nguồn vốn tự bổ sung năm 2004 tuy có cao hơn năm 2005 nhưng khoản nợ dài hạn và nợ khác cũng cao hơn năm 2005, như vậy năm 2005 tổng công ty đã quan tâm hơn đến các khoản nợ dài hạn, nợ khác nhằm hạn chế chiếm dụng vốn. Nếu kể cả vốn tự bổ sung ta thấy khả năng tự tài trợ của Công ty năm 2005 là 44.23% và năm 2006 là 42,21%, tỷ lệ % có thấp hơn so với năm 2005 là 4.9% nhưng về lượng nguồn ngân sách cấp năm 2006 tăng so với năm 2005 là 27.058 triệu đồng, tuy nhiên qua bảng trên ta thấy phần tài sản được tài trợ bằng vốn vay lớn hơn phần tài sản bằng vốn tự có mặc dù nguồn ngân sách cấp và nguồn vốn tự bổ sung năm sau có tăng cao hơn năm trước, cũng phải nhìn nhận rằng tình hình kinh doanh năm 2006 phát triển rất tốt đem lại lợi nhuận sau thuế cao góp phần bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu là 11.303 triệu, tăng so với năm 2005 là 5.436 triệu đồng tăng gần gấp đôi nguồn tự bổ sung so với năm 2005. Tuy vậy, Tổng công ty phải đi chiếm dụng vốn khá nhiều (trên 50%) thể hiện trên chỉ tiêu nợ phải trả, tổng công ty phải huy động vốn từ các nguồn vay ngắn hạn, dài hạn và vay khác, nếu trong thời gian tới khả năng thanh toán của Tổng công ty không duy trì được ở mức như hiện nay thì trong kinh doanh Tổng công ty sẽ gặp phải rủi ro về tài chính. Nhưng cũng phải nhìn nhận một cách thực tế là hiện nay việc vay vốn rất phổ biến ở các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, bởi vì lượng vốn Nhà nước cấp bổ sung cho các doanh nghiệp tuy có tăng lên nhưng so với nhu cầu vốn kinh doanh còn rất hạn hẹp. Do đó, Tổng Công ty cần tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi chỉ có thế Tổng Công ty mới có được lợi nhuận sau thuế để bổ sung, tích tụ vốn cho kinh doanh.
Nợ phải trả của Tổng Công ty chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) trong tổng nguồn vốn, nếu năm 2004 là 777.623 triệu đồng chiếm 56,6% so với tổng nguồn vốn thì đến năm 2006 là 951.884 triệu đồng chiếm 57,79% tổng nguồn vốn, tăng hơn so với năm 2005 là 13.94% tương ứng tăng 116.471 triệu đồng. Sở dĩ nợ phải trả của Tổng Công ty năm 2006 cao hơn năm 2005, 2004 là do sự ra tăng của cả nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác, trong đó số tăng lớn nhất là nợ ngắn hạn tăng 61.022 triệu đồng do tồn kho tăng từ 2.884 triệu đồng (hàng tồn kho) năm 2005 lên 46.243 triệu đồng năm 2006. Như vậy, Tổng công ty phải xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho những năm tới, bởi khoản vay sẽ là một gánh nặng không nhỏ vì hàng năm phải trả một khoản lãi vay ngắn hạn lớn.
II.4.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI.
II.4.1. Phân tích tình hình tổ chức quản lý và sử dụng Vốn lưu động những năm vừa qua
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi chuyển sang hạch toán kinh doanh, được trao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn, các doanh nghiệp Nhà nước phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là sự cần thiết mang tính sống còn của doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá tình hình sử dụng vốn, qua đó thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có, biết doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển (thịnh vượng hay suy thoái), đang ở vị trí nào trong quá trình thi đua, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của vốn, đặc biệt là vốn lưu động ở Tổng Công ty vận tải Hà nội cùng với phần lý luận đã trình bầy ở phần trước, nhằm có các biện pháp tăng cường quản lý và sử dụng tiết kiệm các yếu tố trong quá trình sản xuất, kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn. Chúng ta hãy xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Tổng Công ty vận tải Hà nội.
Kết cấu vốn lưu động của Tổng Công ty:
Là một Công ty kinh doanh vận tải, vốn lưu động của Tổng Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn. Tại thời điểm năm 2006 vốn lưu động của Công ty là 937.850 triệu đồng chiếm 56,94% tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng 9,67% so với năm 2005.
Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết ta xem cơ cấu vốn lưu động của Tổng Công ty ở bảng sau:
Bảng 4: Kết cấu vốn lưu động của Tổng Công ty
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 05/04
So sánh 06/05
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
±
%
I.Vốn bằng tiền
95.022
11,95
101.194
11,83
100.482
10,71
6.172
6,5
-712
-0,7
1.Tiền mặt tại quỹ
18.445
19,41
20.605
20,36
16.008
15,93
2.160
11,71
-4.597
-22,31
2. Tiền gửi ngân hàng
75.577
80,59
80.589
79,64
84.474
84,07
5.012
6,63
3.885
4,82
II.Các khoản phải thu
646.331
81,27
706.226
82,59
722.398
77,03
59.935
9,27
16.172
2,29
1.Phải thu của khách hàng
95.327
14,75
92.190
13,05
93.425
12,93
-3.137
-3,29
1.235
1,34
2.Trả trước cho người bán
17.520
2,71
19.668
2,78
37.074
5,13
2.148
12,26
17.406
88,5
3.Thuế GTGT dược khấu trừ
312
0.05
279
0,04
1.162
0,16
-33
-10,58
883
316,49
4.Phải thu nội bộ
523.720
81,03
588.122
83,28
543.252
75,2
64.402
12,3
-44.870
-7,63
5.Phải thu khác
9.452
1,46
5.967
0,84
47.485
6,57
-3.485
-36,87
41.518
695,79
III.VLĐ khâu dự trữ
40.350
5,07
31.407
3,67
97.876
10,44
-8.943
-22,16
66.469
211,64
1.Nguyên vật liệu tồn kho
14.322
35,49
15.333
48,82
16.470
16,83
1.011
7,06
1.137
7,72
2.CCDC trong kho
201
0,5
185
0,59
263
0,27
-16
-7,96
78
42,16
3.Chi phí SXKD dở dang
18.652
46,23
13.005
41,41
34.900
35,66
-5.647
-30,28
21.895
168,36
4.Hàng hoá tồn kho
7.175
17,78
2.884
9,18
46.243
47,25
-4.291
-59,8
43.359
1.503,43
IV.TSLĐ khác
13.566
1,71
16.301
1,91
17.094
1,57
2.735
20,16
793
4.86
Tổng vốn lưu động
795.269
100
855.128
100
937.850
100
59.859
7,53
82.722
9.67
Vốn bằng tiền năm 2005 tăng 6,5% so với năm 2004 nhưng đến năm 2006 chỉ tiêu này giảm 0,7% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 10,71% trong tổng số vốn lưu động. Vốn lưu động bằng tiền giảm không đáng kể và giảm ở khoản tiền mặt tại quỹ còn khoản tiền gửi ngân hàng lại tăng hơn vì thế không làm cho tổng vốn lưu động giảm. Sự giảm sút không đáng kể vốn bằng tiền không làm cho khả năng thanh toán nhanh của Tổng Công ty bị ảnh hưởng.
Vốn lưu động trong khâu thanh toán năm 2005 so với 2004 tăng nhanh đáng kể tăng 9,27%; phải thu của khách hàng tuy có giảm đi nhưng phải thu nội bộ lại tăng lên, năm 2006 do có chính sách quản lý tài chính chặt chẽ khoản phải thu nội bộ đã giảm đi 7,63% .Vốn lưu động trong chỉ tiêu phải thu nội bộ chiếm tỷ trọng rất cao do Tổng công ty có nhiều các công ty, đơn vị thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, vốn của Tổng chủ yếu được đầu tư vào những hoạt động kinh doanh đó, các đơn vị trực thuộc này có nghĩa vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị mình về Tổng công ty để Tổng giám sát quản lý đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả. Năm 2006, phải thu nội bộ giảm so với năm 2005 là 44.870 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 7,63%, điều này chứng tỏ Tổng công ty có chính sách tài chính, chính sách kiểm soát nội bộ đúng đắn kiểm soát được tình hình tài chính của các đơn vị trực thuộc. Nợ phải thu của khách hàng có tăng lên, chứng tỏ công tác thu hồi công nợ chưa có hiệu quả, chính sách thanh toán của Tổng Công ty với khách hàng không có điều kiện ràng buộc chặt chẽ. Như vậy, một mặt vốn của Công ty bị chiếm dụng, mặt khác để có vốn kinh doanh buộc Tổng Công ty phải đi vay vốn, do đó chi phí sử dụng vốn sẽ cao.
Vốn lưu động trong khâu dự trữ năm 2005 giảm so đi so với năm 2004 là 22,16% nhưng năm 2006 tăng đột biến gấp hơn hai lần so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 10,44% tổng số vốn lưu động, trong đó tăng chủ yếu là chi phí SXKD dở dang và hàng tồn kho: Chi phí SXK dở dang đã tăng 136.68% tương ứng 21.895 triệu đồng, hàng tồn kho tăng 1.503,43%, tương ứng tăng 43.359 triệu đồng..Hàng tồn kho tăng mạnh, chứng tỏ hàng mua vào tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trước hết khó khăn do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của khối lượng hàng hoá lớn trên thị trường của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, hàng tồn kho tăng đồng nghĩa với việc vốn lưu động của Công ty bị ứ đọng dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng vốn lưu động.
Tài sản lưu động khác tăng qua mỗi năm, năm 2005 tăng 7,53% thì đến năm 2006 tăng 4.86% so với năm 2005, tăng 793 triệu đồng.
Nhìn vào cơ cấu vốn lưu động trong 3 năm của Tổng Công có sự thay đổi. Vốn bằng tiền tăng giảm không đáng kể, sự thay đổi chủ yếu thể hiện ở vốn trong thanh toán, trong khâu dự trữ và tài sản lưu động khác tăng lên. Cụ thể:
Vốn trong khâu thanh toán tăng qua các năm, do có sự quản lý chặt trong khâu thanh toán nên khoản phải thu của khách hàng năm 2005 đã giảm 3,29% so với năm 2004, tuy nhiên năm 2006 lại tăng lên 1,39%. Như vậy, cần có chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong khâu thanh toán vì đây là một dấu hiệu có khả năng rủi ro, có thể dẫn đến phát sinh nợ khó đòi .
Trong những năm vừa qua Tổng công ty đã đầu tư xây dựng mới nhiều công trình, trọng điểm là năm 2006 vốn lưu động khâu dự trữ 211,64% so với năm 2005, trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng tồn kho. Như chúng ta đã biết, hàng tồn kho là một bộ phận tài sản lưu động không vận động, không sinh lời, nên bộ phận này quá cao nó sẽ làm cho một lượng vốn lưu động bị ứ đọng làm cho Công ty thiếu vốn kinh doanh. Tuy nhiên, cũng chưa thể kết luận tình hình kinh doanh gặp vấn đề vì năm 2006 là năm mà Tổng công ty triển khai xây dựng mới và đầu tư nâng cấp nhiều công trình giao thông, dân dụng, mở ra khai thác nhiều tuyến giao thông vận tải, đang trong quá trình đầu tư vì vậy vốn lưu động trong khâu dự trữ tăng đột biến là điều dễ hiểu.
II.4.2. Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của TCT Vận tải Hà Nội
II.4.2.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua một số chỉ tiêu:
Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Theo công thức: Hệ số hiệu quả sử = Tổng doanh thu dụng vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Năm 2004: Hiệu quả sử dụng = 1.357.500 = 1,74
vốn lưu động 782.372
Năm 2005: Hiệu quả sử dụng = 1.466.973 = 1,77
vốn lưu động 827.500
Năm 2006 Hiệu quả sử dụng = 1.541.546 = 1,72
vốn lưu động 896.489
Một đồng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh năm 2005 sẽ tạo ra 1,77 đồng doanh thu, trong khi đó năm 2004 là 1,74 đồng và năm 2006 chỉ là 1,72 đồng. như vậy hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2006 có giảm so với năm 2005 và năm 2004 mặc dù doanh thu có tăng do vẫn đang trong quá trình đầu tư nhiều lĩnh vực chưa vào giai đoạn khai thác.
Mức doanh thu tăng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
∆05/04 = 1.466.973 _ 1.357.500 = 0,139
782.372 782.372
∆06/05 = 1.541.546 _ 1.466.973 = 0,09
827.500 827.500
+ Vốn lưu động tăng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
∆05/04 = 1.466.973 _ 1.466.973 = 1,77 – 1,88 = -0,09
827.500 782.372
∆06/05 = 1.541.546 _ 1.541.546 = -0,14
896.489 827.500
Do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
+ Năm 2005 so với năm 2004 tăng là: 0,139 + (-0,09) = 0.049
+ Năm 2006 so với năm 2005 giảm là: 0,09 + (- 0,14) = -0,05
Tuy vậy, hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động chỉ phản ánh một phần mức độ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Để đánh giá chính xác thực tế hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần đánh giá mức sinh lợi của vốn lưu động.
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động:
Hệ số sinh lời của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Theo công thức: Hệ số sinh lợi của = Lợi nhuận thuần vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Năm 2004: Mức sinh lợi của = 6.205 = 0.01 vốn lưu động 782.372
Năm 2005: Mức sinh lợi của = 7.049 = 0,0085 vốn lưu động 827.500
Năm 2006: Mức sinh lợi của = 8.554 = 0,0095 vốn lưu động 896.489
+ Lợi nhuận thuần tăng tác động đến sức sinh lợi của vốn lưu động:
∆05/04 = 7.049 _ 6.205 = 0.0010 782.372 782.372
∆06/05 = 8.554 _ 7.049 = 0.0015 827.500 827.500
+ Vốn lưu động tăng tác động tới sức sinh lợi :
∆05/04 = 7.049 _ 7.049 = 0.0085 - 0.0090= - 0.0005 827.500 782.372
∆06/05 = 8.554 _ 8.554 = 0.0095 - 0.01= - 0.0005 896.489 827.500
Do đó, mức sinh lợi của vốn lưu động:
năm 2005 tăng so với năm 2004 là: 0.0010 + (-0,0005) = 0,0005
năm 2006 tăng so với năm 2005 là: 0.0015 + (-0,0005) = 0,001
Tóm lại, hệ số sinh lợi của vốn lưu động năm 2005 tăng so với năm 2004 và năm 2006 tăng so với năm 2005 do lợi nhuận thuần tăng nhanh hơn mức tăng vốn lưu động.
Bảng 5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mức sinh lời của vốn lưu động.
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch 05/04
Chênh lệch 06/05
±
%
±
%
1. Tổng doanh thu
1.357.500
1.466.973
1.541.546
109.473
8,06
74.573
5,08
2. Lợi nhuận ròng
6.205
7.049
8.554
844
13,6
1.505
21,35
3.Vốn lưu động bình quân
782.372
827.500
896.489
45.128
5,77
68.989
8,34
4. Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động (=1/3)
1,74
1,77
1,72
0,049
2,816
-0,05
-2,82
5. Mức sinh lời của Vốn lưu động (=2/3)
0,01
0,0085
0,0095
0,0005
0,05
0,001
11,76
Qua hai chỉ tiêu trên ta thấy rằng: Tổng doanh thu của năm 2005 so với năm 2004 tăng 8,06%, tăng mạnh hơn so với tổng doanh thu năm 2006/ 2005 là: 5,08%
Năm 2005 hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hệ số sinh lợi của vốn lưu động tăng, hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng 2,816% và mức sinh lợi tăng 0,05% so với năm 2004. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng lên
Năm 2006 hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm và hệ số sinh lợi của vốn lưu động tăng, hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm 2,82% và mức sinh lợi tăng 11,76% so với năm 2005. Tuy nhiên, Công ty có thể sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao hơn nếu các khoản phải thu khác giảm đi, có nghĩa là Công ty thu hồi được nhanh các khoản nợ (năm 2005 phải thu khác là 5.967 triệu đồng, năm 2006 là 47.485 triệu đồng) và giảm lượng hàng tồn kho xuống để tránh ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, giảm chi phí lưu thông.
II.4.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Do vốn lưu động có đặc điểm riêng biệt là tham gia hoàn toàn và thường xuyên vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên việc đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, đồng thời góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận dẫn đến tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ phản ánh trình độ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì những lý do trên mà nhất thiết ta phải phân tích chỉ tiêu này để thấy được tình hình sử dụng vốn của Tổng Công ty ra sao, thu hồi vốn nhanh hay chậm, thông qua đó có kế hoạch và giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho những năm tiếp theo.
Vòng quay vốn lưu động:
Theo công thức: Số vòng quay = Tổng doanh thu thuần vốn lưu động Vốn lưu động bình quân
Năm 2004: Số vòng quay = 1.351.630 = 1,73 vòng vốn lưu động 782.372
Năm 2005: Số vòng quay = 1.463.303 = 1,77 vòng vốn lưu động 827.500
Năm 2006: Số vòng quay = 1.540.196 = 1,72 vòng vốn lưu động 896.489
Thời gian một vòng luân chuyển:
Được xác định theo công thức:
Thời gian một vòng = Thời gian của kỳ phân tích luân chuyển Số vòng quay của Vốn lưu động
Năm 2004: Thời gian một vòng = 360 = 208 ngày luân chuyển 1,73
Năm 2005: Thời gian một vòng = 360 = 203 ngày luân chuyển 1,77
Năm 2006: Thời gian một vòng = 360 = 209 ngày luân chuyển (2006) 1,72
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Được xác định theo công thức:
Hệ số đảm nhiệm = Vốn lưu động bình quân vốn lưu động Doanh thu thuần
N ăm 2004: Hệ số đảm nhiệm = 782.372 = 0,58 vốn lưu động 1.351.630
N ăm 2005: Hệ số đảm nhiệm = 827.500 = 0,57 vốn lưu động 1.463.303
Năm 2006: Hệ số đảm nhiệm = 896.489 = 0,58 vốn lưu động 1.540.196
Bảng 6: Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đvt
N ăm 2004
Kết quả
So sánh 06/05
Năm 2005
Năm 2006
±
%
1. Doanh thu thuần
Triệu
1.351.630
1.463.303
1.540.196
76.893
5,25
2. Vốn lưu động bình quân
Triệu
782.372
827.500
896.489
68.989
8.34
3. Số vòng quay Vốn lưu động (1/2)
Vòng
1,73
1,77
1,72
-0,05
-2.82
4.Thời gian 1 vòng luân chuyển (360/3)
Ngày
208
203
209
6
2,96
5. Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động (2/1)
0,58
0,57
0,58
0,01
1,75
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Về thời gian một vòng luân chuyển: Do năm 2006 doanh thu thuần tăng 5,25% ,vốn lưu động bình quân tăng 8,34% so với năm 2005 làm cho vòng quay vốn lưu động giảm, nên thời gian một vòng luân chuyển tăng. Nếu năm 2005 là 203 ngày thì năm 2006 là 209 ngày, tăng 6 ngày.
- Vòng quay vốn lưu động năm 2006 giảm 0,05 vòng so với năm 2005 vì hiệu quả sử dụng vốn chưa cao do nợ phải thu, phải thu khác và hàng tồn kho lớn như đã trình bày ở bảng 4
Lượng hàng tồn kho tăng nhanh từ 2.884 triệu đồng năm 2005 lên 46.243 triệu đồng năm 2006 làm ứ đọng vốn lưu động và giảm doanh thu tiêu thụ của Công ty, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa cao.
- Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: cho biết để có một đồng vốn luân chuyển năm 2005 thì ta cần 0,57 đồng vốn lưu động và năm 2006 cần 0,58 đồng vốn lưu dộng. Như vậy tốc độ chu chuyển vốn lưu động của Công ty bị giảm đi.
vòng quay vốn lưu động năm 2006 là 1,72 vòng, giảm 2,82% so với năm 2005, tuy nhiên vòng quay năm 2005 tăng so với năm 2004 từ 1,73 vòng lên 1,77 vòng.
Qua bảng trên ta thấy doanh thu thuần năm 2006 tăng 5,25% so với năm 2005, vốn lưu động bình quân năm 2006 tăng 8,34% so với năm 2005. Do vậy sẽ ảnh hưởng đến các hệ số đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
II.4.2.3.Khả năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh.
Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Đây là chỉ tiêu được rất nhiều đối tượng quan tâm. Nó là một trong những căn cứ để các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu ra quyết định tài trợ hay không? quyết định cho vay hay không?
Theo công thức: Khả năng thanh = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn toán ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Năm 2004: Khả năng thanh = 795.269 = 1,23 toán ngắn hạn 645.827
Năm 2005: Khả năng thanh = 855.128 = 1,18 toán ngắn hạn 726.810
Năm 2006: Khả năng thanh = 937.850 = 1,19 toán ngắn hạn 787.832
Như vậy, khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng Công ty 3 n ăm 2004, 2005, 2006 l ớn hơn 1, Ta có thể nói với hệ số này thì khả năng thanh toán của Tổng Công ty có thể coi là an toàn và được đánh giá là tốt bởi các lý do sau:
Thứ nhất, Khả năng thanh toán của Công ty được coi là an toàn bởi vì nếu như năm 2005 Công ty chỉ giải phóng 1/1,18 = 84,75% tài sản lưu động hiện có là thanh toán nợ ngắn hạn thì đến năm 2006 Công ty chỉ cần giải phóng 1/1,19 = 84,03 % tài sản lưu động hiện có là đủ thanh toán nợ ngắn hạn. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán năm 2006 so với năm 2005 có cao hơn và nằm trong giới hạn an toàn.
Thứ hai, khả năng thanh toán của Công ty được đánh giá là tốt bởi vì Công ty có một lượng tài sản lưu động tồn trữ không đáng kể so với tổng tài sản lưu động, nó chiếm 3,67% năm 2005 và 10,44% năm 2006. Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản lưu động không vận động, không sinh lời, bộ phận này không cao nó sẽ làm cho một lượng lớn vốn lưu động ít bị ứ đọng, tuy nhiên đến năm 2006 hàng tồn kho tăng đột biến điều này rất dễ đưa Tổng Công ty tới tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Căn cứ vào số liệu cụ thể của Tổng Công ty thì ta thấy lượng hàng tồn kho tăng nhanh năm 2006 tăng 211,64% so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là hàng hoá tồn kho và chi phí SXKD dở dang. Như vậy một lượng lớn vốn đã bị ứ đọng ở hàng tồn kho nên Công ty phải vay thêm vốn ngân hàng làm cho nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên (năm 2006 là 787.832 triệu đồng tăng 8,4% so với năm 2005).
Để đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn thì Công ty cần tìm mọi biện pháp để đẩy nhanh quá trình đầu tư, giải phóng hàng tồn kho.
Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá khắt khe hơn về khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Hệ số này càng lớn, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của Công ty thực sự tốt hơn. Hệ số này ở Công ty vận tải đường biển Hà nội được tính như sau:
Khả năng thanh = Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn
Năm 2004: Khả năng thanh = 95.022 + 646.331 = 1,15 toán nhanh 645.827
Năm 2005: Khả năng thanh = 101.194 + 706.226 = 1,11 toán nhanh 726.810
Năm 2006: Khả năng thanh = 100.482 + 722.398 = 1,04 toán nhanh 787.832
Các chỉ tiêu này được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 7: Khả năng thanh toán
Đvt: triệuđồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Vốn bằng tiền
95.022
101.194
100.482
2. Các khoản phải thu
646.331
706.226
722.398
3. Tổng TSLĐ + ĐT ngắn hạn
795.269
855.128
937.850
4. Doanh thu thuần
1.351.630
1.463.303
1.540.196
5. Tổng nợ ngắn hạn
645.827
726.810
787.832
Qua bảng trên ta nhận thấy:
Xét về khả năng thanh toán ngắn hạn của Tổng Công ty trong 3 năm 2004, 2005, 2006 lớn hơn 1, Ta có thể nói với hệ số này thì khả năng thanh toán của Tổng Công ty có thể coi là an toàn và được đánh giá là tốt bởi các lý do sau:
Thứ nhất, Khả năng thanh toán của Công ty được coi là an toàn bởi vì nếu như năm 2005 Công ty chỉ giải phóng 1/1,18 = 84,75% tài sản lưu động hiện có là thanh toán nợ ngắn hạn thì đến năm 2006 Công ty chỉ cần giải phóng 1/1,19 = 84,03 % tài sản lưu động hiện có là đủ thanh toán nợ ngắn hạn. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán năm 2006 so với năm 2005 có cao hơn và nằm trong giới hạn an toàn.
Thứ hai, khả năng thanh toán của Công ty được đánh giá là tốt bởi vì Công ty có một lượng tài sản lưu động tồn trữ không đáng kể so với tổng tài sản lưu động, nó chiếm 3,67% năm 2005 và 10,44% năm 2006. Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản lưu động không vận động, không sinh lời, bộ phận này không cao nó sẽ làm cho một lượng lớn vốn lưu động ít bị ứ đọng, tuy nhiên đến năm 2006 hàng tồn kho tăng đột biến điều này rất dễ đưa Tổng Công ty tới tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Căn cứ vào số liệu cụ thể của Tổng Công ty thì ta thấy lượng hàng tồn kho tăng nhanh năm 2006 tăng 211,64% so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là hàng hoá tồn kho và chi phí SXKD dở dang. Như vậy một lượng lớn vốn đã bị ứ đọng ở hàng tồn kho nên Công ty phải vay thêm vốn ngân hàng làm cho nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên (năm 2006 là 787.832 triệu đồng tăng 8,4% so với năm 2005).
Để đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn thì Công ty cần tìm mọi biện pháp để đẩy nhanh quá trình đầu tư, giải phóng hàng tồn kho.
Xét về khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này của tổng công ty nói chung là tốt, trong 3 năm hệ số này đều lớn hơn 1. Tuy nhiên, khả năng thanh toán nhanh năm 2006 giảm 6,31% so với năm 2005. Nguyên nhân do mức tồn kho hàng hoá của Tổng Công ty tăng lên đáng kể như đã nói ở trên. Trong khi đó vốn bằng tiền giảm, nợ ngắn hạn tăng 8,4% , các khoản phải thu tuy có tăng (tăng 2,29%) nhưng mức tăng nhỏ hơn mức tăng của nợ ngắn hạn. Do đó làm cho hệ số khả năng thanh toán năm 2006 thấp hơn năm 2005. Vậy,Tổng Công ty cần có biện pháp giảm nợ ngắn hạn vì nếu nợ ngắn hạn tăng sẽ làm cho hệ số nợ của Công ty càng tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ giảm hơn và càng làm tăng mức độ phụ thuộc tài chính vào các chủ nợ.
II.4.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý, và nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Tổng Công ty
Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Thực tế cho thấy rằng đây là vấn đề rất phức tạp và khó khăn.
II.4.3.1. Những mặt mạnh
Sau khi xem xét, phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty vận tải Hà nội, thấy rằng từ khi chuyển sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và Tổng Công ty vận tải Hà nội lại là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh vận tải, càng gặp nhiều khó khăn. Song, với sự lỗ lực, cố gắng phấn đấu của Tổng Công ty, nên trong thời gian qua Công ty đã thu được những thành tựu đáng kể: Doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 5,08%, lợi nhuận thuần tăng 21,35%, thu nhập bình quân người lao động tăng 20%.
Công tác tổ chức huy động vốn : Công ty đã huy động được lượng vốn lớn để phục vụ cho quá trình kinh doanh , bên cạnh đó thì công ty đã chiếm dụng được một lượng vốn lớn khác đã tiết kiệm chi phí cho công ty . Ngoài ra thì Tổng công ty tạo được uy tín đối với khách hàng và người cho vay , cũng như đối với nhà nước .
II.4.3.2. Những mặt còn hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh đó trong hoạt động kinh doanh của mình, Tổng Công ty còn bộc lộ một số tồn tại, trước hết từ công tác quản lý tài chính, cụ thể là trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty. Những tồn tại đó là:
Trong nguồn hình thành vốn lưu động, thì vốn vay là nguồn hình thành chủ yếu, tỷ trọng từ 55,77% năm 2005 lên 57,79% năm 2006. Có thể thấy đây cũng là một thực trạng chung của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp như Tổng Công ty. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của Tổng Công ty. Bởi nếu tỷ lệ nợ phải trả quá cao sẽ dẫn đến sự thiếu độc lập về mặt tài chính, không những thế, Tổng Công ty còn phải chịu gánh nặng trả nợ. Hơn nữa những khoản nợ chỉ đáp ứng cho nhu cầu trước mắt của tổng công ty và có ý nghĩa trong từng thời điểm nhất định. Do đó theo quan điểm phát triển trong thời gian tới, tổng công ty cần cố gắng tạo ra một cơ cấu nguồn vốn lưu động hợp lý và tối ưu hơn.
Hàng tồn kho và nợ phải thu năm 2006 so 2005 tăng lên nhanh đã gây ứ đọng vốn lớn - tăng thêm chi phí sử dụng vốn vay. (Bảng 4).
Một một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động mà Tổng công ty chưa sử dụng như: chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình và vòng quay hàng tồn kho. Nếu sử dụng 2 chỉ này công ty sẽ nắm được thời gian thu các khoản tiền bán hàng và nắm bắt được sự luân chuyển vốn vật tư hàng hoá, từ đó có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.
Chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng chưa cao. Cụ thể là chưa giám sát được nhu cầu thị trường, giám sát khách hàng và nghiên cứu khách hành chi tiết cụ thể.
Vấn đề tồn tại cuối cùng: một trong nhiều nguyên nhân của các tồn tại trên là do Công ty chưa phát huy hết nhân tố con người. Chưa quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ giỏi để kịp thời nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước. Công tác quản lý nhân sự chỉ trên góc độ hành chính nên hoạt động kinh doanh kém hiệu quả mà chi phí quản lý doanh nghiệp lại cao.
Trên đây là những vấn đề cần đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ở tổng công ty. Từ thực tế này, tổng công ty cần phải nhìn nhận lại tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng Vốn lưu động nói riêng để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng Vốn lưu động mang lại doanh lợi ngày càng cao cho tổng công ty.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI
Tổng Công ty vận tải Hà nội chuyên về lĩnh vực giao thông vận tải nên vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất lớn và đóng vai trò hết sức quan trọng, do vậy việc quản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho hợp lý, có hiệu quả luôn là một thách thức lớn đối với Tổng Công ty.
Qua phân tích những thành tựu đạt được, các tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn lưu động ở Tổng Công ty vận tải Hà nội. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, hy vọng ở góp phần một phần nhỏ nhằm giải quyết những tồn tại nêu trên.
III.1. TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CUNG ỨNG DỊCH VỤ, THANH TOÁN VÀ THU HỒI CÔNG NỢ.
Tổng công ty vận tải Hà nội được phân công nhiệm vụ vừa hoạt động kinh doanh vừa hoạt động dịch vụ công ích (dịch vụ kinh doanh xe buýt công cộng), tuy nhiên ở lĩnh vực nào cũng đều phải đem lại kết quả kinh doanh tốt bằng cách phân công trách nhiệm đến từng đơn vị trực thuộc, các khối, giám sát hoạt động cũng như kết quả đem lại từ đó hội đồng quản trị,ban giám đốc đưa ra từng quyết sách nhanh chóng, phù hợp với từng thời điểm, từng mảng kinh doanh khác nhau. Hoạt động chủ yếu là lĩnh vực cung ứng dịch vụ, chính vì vậy Tổng công ty nghiên cứu nhu cầu thị trường , nhu cầu của các đối tượng khách hàng để đưa ra những dịch vụ tốt nhất.
Tìm mọi cách thu hồi nợ, quản lý chặt chẽ những khoản đã thu được, có biện pháp xiết chặt kỷ luật thanh toán, hạn chế nợ dây dưa.
Kết hợp biện pháp giải phóng hàng tồn kho và thu hồi công nợ đã nêu trên với tình hình thực tế kinh doanh để điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động phù hợp với các khâu của quá trình kinh doanh của Tổng Công ty (theo hướng xác định mức hàng hoá tồn kho hợp lý và cần thiết cho hoạt động kinh doanh bình thường)
III.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG KINH DOANH.
Trong kinh doanh không ai có thể biết được mọi khả năng, lường trước được mọi vấn đề có thể xẩy ra như: thị trường, về phía người cung cấp, lạm phát, khủng hoảng tiền tệ ,khủng hoảng kinh tế khác.
Trong thực tế nhiều năm qua biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh của Tổng Công ty chưa tồn tại, Vì vậy để hạn chế ảnh hưởng của rủi ro Công ty phải kết hợp thêm nhiều biện pháp, cụ thể như phòng ngừa rủi ro trong đầu tư tài chính , phòng ngừa rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ..
Lý do phải phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là vì các nhà quản trị doanh nghiệp không thể lường trước hết được các rủi ro trong tương lai do đó nhà quản trị doanh nghiệp không thể đưa ra các biện pháp để khắc phục hết các rủi ro xảy ra trong tương lai vì vậy phòng ngừa rủi ro kinh doanh giúp Tổng công ty hoạt động liên tục khi có rủi ro xảy ra đối với công ty .
Để thực hiện theo đề xuất này ta làm theo hướng sau :
Đầu năm Tổng công ty tiến hành phân tích thị trường , dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và tiến hành phân tích các rủi ro có thể xảy ra đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Tổng Công ty làm như vậy là vì dự đoán được rủi ro thì nhà quản trị mới có thể đưa ra các biện pháp dự phòng trước khi rủi ro xảy ra , khi rủi ro xảy ra thì công ty vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường , nếu không dự phòng thì khi rủi ro xảy ra thì làm ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty
Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ các khoản vốn : Vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số Vốn lưu động hiện có của Tổng Công ty theo giá trị hiện tại. Việc kiểm tra trên giúp Tổng công ty có thể biết được Vốn lưu động của Tổng công ty vào đầu năm trên cơ sở đó nhà quản trị đề xuất ý kiến về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong năm, đề xuất biện pháp phòng ngừa rủi ro .
Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và một biện pháp tài chính rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và với Tổng Công ty vận tải nói riêng, nhất là trong thương trường với đầy rẫy những rủi ro.
III.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP GÓP PHẦN TĂNG DOANH THU.
Doanh thu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Đối với các doanh nghiệp, doanh thu là nguồn tài chính để bù đắp các khoản chi phí sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận tái sản xuất mở rộng.
Thực hiện được doanh thu kinh doanh dịch vụ một cách đầy đủ, kịp thời góp phần thúc đẩy tăng nhanh tốc độc chu chuyển vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy thực hiện tốt chỉ tiêu doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh thu của Tổng Công ty năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005. Đây là một tín hiệu tốt, tuy nhiên Tổng Công ty phải tìm cách nâng cao doanh thu hơn nữa để bảo toàn và phát triển vốn, kinh doanh có hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu tăng doanh thu, Tổng Công ty cần thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau:
Trước hết, phương châm kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp là phải hướng ra thị trường và do thị trường quyết định. Do vậy để cung ứng được sản phẩm dịch vụ trên thị trường, Tổng Công ty phải thực sự quan tâm đến nhu cầu thị trường nó quyết định uy tín của Công ty. Chất lượng dịch vụ được nâng cao ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ, dó đó có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu. Đối với sản phẩm dịch vụ thì yêu cầu đảm bảo chất lượng là một điều bắt buộc. Đồng thời kết hợp với chiến lược "dựa trên khách hàng" làm cơ sở cho mọi chiến lược, mở rộng hoạt động tiếp thị nhằm tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh từ đó sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
Như vậy, các giải pháp trên đều góp phần làm tăng doanh thu mà doanh thu lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, doanh thu tăng sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty được nâng cao.
III.4.CHỦ ĐỘNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG.
Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Do vậy việc xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn là một giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu qủa và hợp lý sẽ là tiền đề để xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn nhằm khai thác triệt để nguồn lực bên trong, tận dụng tối đa nguồn lực bên ngoài. Mạnh dạn huy động vốn đầu tư cho dự án mới tính khả thi cao để mở rộng quy mô, đáp ứng nhu cầu thị trường, thu hút lao động, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Để đảm bảo cho việc xác định chính xác hơn nhu cầu vốn đảm bảo cho việc xác định chính xác hơn nhu cầu vốn , đảm bảo cho việc tổ chức huy động vốn , sử dụng vốn có hiệu quả , theo em trong khi xác lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn lưu động Tổng công ty cần chú trọng các vấn đề sau :
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu dộng cần thiết tối thiểu từ đó để đưa ra biện pháp huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh , tránh trình trạng xác định không chính xác gây nên thừa vốn , lẵng phí vốn hoặc thiếu vốn ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh, để làm được điều đó Tổng công ty cần phải xem xét dự đoán chính xác biến động của thị trường , doanh thu dự kiến…. thì mới làm tốt công tác dụ đoán và xác định , xây dựng kế hoạch đúng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Xác định chính xác số vốn hiện có của mình từ đó tìm kiếm nguồn tài trợ sao cho có lợi nhất với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh , để làn được điều đó Tổng công ty cần phải đánh giá đúng đắn các khoản phải thu của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng , xem khả năng thu hồi nợ .Bởi vì các khoản phải phu là một bộ phận cấu thành nên bộ phận vốn lưu độn
KẾT LUẬN
Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đảm bảo yêu cầu bảo toàn và phát triển vốn lưu động trong các doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết và khó khăn trong tình hình kinh tế thị trường. Mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp đã buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả sử dụng của mỗi đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở những lý luận chung về vốn lưu động, chuyên đề đã đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế về việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty vận tải Hà nội. Đồng thời tính toán, phân tích một số chỉ tiêu tài chính nhằm thấy rõ những mặt đã được và những tồn tại, từ đó đề ra một số giải pháp khắc phục trong việc sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty.
Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế mới . Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty đạt được một số thành tích như kinh doanh liên tục có lãI , thực hiện đầy dủ nhiệm vụ với nhà nước …tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được Tổng công ty vẫn còn không ít hạn chế tồn tại và hạn chế trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng từ đó đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhất là việc quản lí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đây là một vấn đề phức tạp và khó khăn cả về lí luận và thực tiễn song tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số ý kiến đề xuất để Tổng công ty có thể xem xét và áp dụng những ý kiến đề xuất, đây chỉ là những suy nghĩ bước đầu thu thập được trong quá trình thực tập nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty để góp phần xây dựng công ty vững mạnh hơn .
Do hạn chế về thời gian, về kinh nghiệm thực tế nên những phân tích và đề xuất giải pháp của em chưa thật hoàn thiện. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các anh chị trong Tổng công ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Đào Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Qua đây, em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa tài chính – Ngân hàng trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và chọn đề tài nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, phòng tài chính kế toán và các bộ phận có liên quan đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này trong thời gian thực tập tại Tổng công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Trường ĐH KTQD - Hà Nội
Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp - Trường ĐH KTQD - Hà Nội
Giáo trình kế toán tài chính - Trường ĐH Tài Chính Kế Toán Hà Nội
Quản trị tài chính doanh nghiệp – Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
Báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Một số tạp chí tài chính, thời báo kinh tế khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12672.DOC