Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp: lời mở đầu
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận cao do đó câu hỏi đặt ra là phải làm gì để thực hiện được mục tiêu đó?
Một câu trả lời chung nhất đó là các doanh nghiệp phải không ngừng tự hoàn thiện mình bằng cách phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu. Còn để phát hiện ra được những mặt mạnh, yếu của mình thì các doanh nghiệp phải tiến hành tìm hiểu, phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp và những yếu tố của môi trường bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp.
Đối với Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp, qua một quá trình tìm hiểu, phân tích hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty thì ngoài những mặt mạnh tôi thấy rằng Công ty đang ở trong tình trạng sử dụng vốn lưu động có hiệu quả chưa cao, trong khi hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh vì vậy cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.
Là một sin...
77 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận cao do đó câu hỏi đặt ra là phải làm gì để thực hiện được mục tiêu đó?
Một câu trả lời chung nhất đó là các doanh nghiệp phải không ngừng tự hoàn thiện mình bằng cách phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu. Còn để phát hiện ra được những mặt mạnh, yếu của mình thì các doanh nghiệp phải tiến hành tìm hiểu, phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp và những yếu tố của môi trường bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp.
Đối với Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp, qua một quá trình tìm hiểu, phân tích hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty thì ngoài những mặt mạnh tôi thấy rằng Công ty đang ở trong tình trạng sử dụng vốn lưu động có hiệu quả chưa cao, trong khi hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh vì vậy cần thiết phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.
Là một sinh viên thực tập tại Công ty với hành trang là những kiến thức lý luận tương đối toàn diện đã được trang bị trong 4 năm đại học nhưng những kiến thức thực tế chỉ mới hạn chế trong hơn 4 tháng thực tập tại Công ty, tuy nhiên tôi xin được chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Hy vọng với sự hướng dẫn tận tình của các cô, chú trong Công ty, đặc biệt là các cô, chú trong phòng Tài chính – Kế toán, của thầy giáo – thạc sĩ Mai Xuân Được cùng với những kiến thức có được của bản thân tôi sẽ hoàn thành tốt được chuyên đề thực tập tốt nghiêp theo yêu cầu của nhà trường cũng như đóng góp được cho Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp những giải pháp thiết thực để nâng được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty và mục tiêu cuối cùng là nâng cao được hiệu quả sản xuất – kinh doanh cho Công ty.
Chuyên đề này được chia làm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty trong thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty trong thời gian tới
Do những kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo tận tình và thẳng thắn của các cô, chú trong Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp và của thầy giáo – thạc sĩ Mai Xuân Được để em có thể hoàn thiện chuyên đề này và trong luận văn sắp tới của em. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1.Những nét khái quát về Công ty
1.1.1 Quá trình hình thành
Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp (tên giao dịch quốc tế: Agriculture and foresty import – export Corntuction company), có trụ sở: 1004 - Đường Láng - Đống Đa – Hà Nội và là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
Tiền thân Công ty là Xí nghiệp giống, thiết kế trồng rừng được thành lập tháng 12 năm 1983.
Kể từ ngày thành lập, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều tên gọi khác nhau:
Xí nghiệp giống, thiết kế trồng rừng (năm 1983), Công ty Dịch vụ lâm nghiệp (năm 1985), Công ty Xuất nhập khẩu Lâm nông nghiệp. Những năm này Công ty chỉ mới hoạt động trong nước và gia công hàng xuất khẩu, uỷ thác xuất khẩu qua tổng Công ty, quy mô lúc này còn nhỏ.
Năm 1992 đổi tên thành Công ty chế biến kinh doanh nông lâm sản xuất khẩu và được trọng tài kinh tế cấp giấy phép kinh doanh số 1058564/ 11/1992.
Ngày 13/9/1997 Công ty sáp nhập thêm 2 đơn vị thành viên trong ngành là Công ty dịch vụ lâm nghiệp và ban quản lý trồng rừng Hà Nội theo qui định số 3663/QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội. Sau khi sáp nhập đổi tên thành Công ty kinh doanh Nông sản xuất khẩu Hà Nội.
Và đến năm 2002 Công ty được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp theo quyết định số 4006/QĐ - UB ngày 15/8/2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Là một doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu hàng nông lâm sản, Công ty được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép chế biến gỗ và lâm sản (quyết định số 2358/CĐCNP ngày 22/11/1994) và được Bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (số 2051019 ngày 7/1/1993). Như vậy Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qua 20 năm phát triển và trưởng thành Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp Hà Nội đã từng bước xây dựng cho mình những tiền đề vững chắc về cơ sở vật chất – kỹ thật, nhân sự, uy tín và vị thế của Công ty trước các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý:
Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo trực tuyến chức năng. Đó là mô hình quản lý mang tính chất kết hợp dựa trên nguyên tắc quản lý trực tiếp, các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc điều hành và ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, có lợi cho Công ty. Bộ máy Công ty có 6 phòng chức năng sau:
Phòng tổ chức hành chính
Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng Xuất nhập khẩu
Phòng Kỹ thuật lâm sản
Phòng Vật tư tổng hợp
Sơ đồ Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Ban
giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật lâm sinh
Phòng vật tư tổng hợp
Phòng XNK
Phòng kinh doanh
Xí nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn
Xí nghiệp giống cây trồng nông lâm
Xí nghiệp giống cây trồng Phủ
Lỗ
Xí nghiệp đồ mộc bao
bì
Xí nghiệp dịch vụ
lâm nghiệp
Xí nghiệp chế biến nông sản
Xí nghiệp chế biến lâm sản
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ hiên nay:
- Công ty có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch xuất khẩu các loại vật tư hàng hoá phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất hàng năm và dài hạn căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông lâm nghiệp và sự hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu sau khi Bộ Nông nghịêp và phát triển nông thôn phê duyệt.
- Nghiên cứu tình hình thị trường, đề xuất chủ trương chính sách phát triển sản xuất, thường xuyên nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng và giá cả trên thế giới để không ngừng đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng kim ngạch xuất nhập nhẩu.
- Quản lí có hiệu quả vật tư, tài sản tiền vốn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty.
Nhiệm vụ này cho thấy việc quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng đã được đề cập bởi nó là một trong những tác nhân quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Quản lí sử dụng lực lượng cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước, luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất của cán bộ công nhân viên.
- Giữ vững uy tín trong kinh doanh, tuân thủ các qui định về chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của Công ty.
- Xây dựng các công trình nông, lâm, thuỷ sản; các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, du lịch và dịch vụ.
- Kinh doanh nhà.
1.1.4. Truyền thống, uy tín và sự thể hiện văn hoá Công ty:
Truyền thống của Công ty là giữ vững sự đoàn kết nhất trí từ trong nội bộ Đảng đến toàn thể cán bộ công nhân viên. Nội dung chủ trương của lãnh đạo Công ty đều phải hài hoà giữa 3 lợi ích: lợi ích nhà nước, lợi ích của tập thể và lợi ích của người lao động, trong đó lấy chăm lo quyền lợi chính đáng của người lao động là động lực chủ yếu.
Lãnh đạo Công ty nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường. Từ công tác dự báo, khảo sát đến tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế đều được thực hiện trong những điều kiện thuận lợi nhất (đều được sự quan tâm và chuẩn bị kĩ càng).
Một điều đáng tôn trọng và tự hào của Công ty là đến thời điểm này, Công ty đã có được một đội ngũ cán bộ chủ chốt giỏi, dày dạn kinh nghiệm trong cơ chế thị trường, đã đoạn tuyệt với cơ chế bao cấp “xin, cho”. Chính đội ngũ này đã làm nên thành tích vẻ vang của Công ty và quyết định vận mệnh ổn định bền vững và phát triển của Công ty trong tương lai.
Sản xuất và kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt nhưng Công ty từ người lãnh đạo tới người lao động đều nhất quán hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và phải tuân thủ đúng pháp luật, khắc phục khó khăn vì sự phát triển của Công ty và không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Đây là sự phấn đấu và cố gắng lớn của Công ty, do đó Công ty đã có được uy tín khá lớn không chỉ đối với khách hàng trong nước, nước ngoài mà cả với các cơ quan quản lý của nhà nước.
1.1.5. Một số kết quả kinh doanh :
Bảng 1: Kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm2001
Năm 2002
1. Doanh thu
Đồng
100.313.427.500
105.234.688.000
114.167.000.000
141.263.131.000
2. Lơi nhuận sau thuế
Đồng
381.965.715
441.210.425
500.784.000
565.218.312
3. Số công nhân
Người
270
250
262
280
4. Thu nhập bình quân
Đồng
750.000
850.000
950.000
950.000
5. Nộp ngân sách nhà nước
Đồng
2.000.000.000
2.476.000.000
2.866.000.000
3.100.000.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất - kinh doanh thời gian qua)
Thông qua các số liệu trên ta có nhận xét sau: doanh thu và lợi nhuân của công ty không ngừng tăng điều này chứng tỏ công ty đang ở trên đà phát triển, hứa hẹn đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước, năm 1999 doanh thu của công ty chỉ là 100 tỷ thì đến năm đã đạt được con số là 141 tỷ đồng, lợi nhuận tư xấp xỉ 382 triệu đồng năm 1999, năm 2002 đạt 565 triệu đồng, năm 2002 nộp ngân sách nhà nước đạt 3,1 tỷ đồng, đây là một con số khá lớn và đáng ghi nhận. thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty không ngừng được cải thiện, năm 2002 đạt 950.000 đồng/1người/1tháng là tương đối cao so với các doanh nghiệp nhà nước khác, tuy nhiên Công ty cũng nhận thức được rằng mức sống chung của người dân đã tăng lên rất nhiều, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao do đó Công ty cần thiết phải tăng cường hơn nữa qui mô cũng như hiệu quả của hoạt động sản xuất – kinh doanh để nâng cao được thu nhập cho người lao động và tạo thêm nhiều việc làm, góp phần vào việc bức xúc của xã hội là thiếu việc làm, đồng thời có thể đóng góp nhiều hơn cho ngân sách quốc gia.
Bảng 2: Hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty thời gian qua
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Kim ngạch xuất khẩu
2.025,1
3.699,0
4.554,6
5.760,7
2. Kim ngạch nhập khẩu
981,0
1.624,7
1.952,3
2.136,3
3. Cán cân xuất nhập khẩu
1.044,1
2.074,3
2.602,3
3.624,4
Qua các số liệu trên ta có thể thấy được những dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trong thời qua và so với kim ngạch nhập khẩu, năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 2.025,1 nghìn USD, năm 2000 là 3.699,0 nghìn USD, năm 2001 là 4.554,6 nghìn USD và năm 2002 là 5.760,7 nghìn USD. Cán cân xuất nhập khẩu của Công ty có giá trị dương, tức là Công ty xuất siêu, năm 1999 Công ty xuất siêu được 2.074,3 nghìn USD và năm 2002 được 3.624,4 nghìn USD điều này chứng tỏ rằng Công ty đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Mặc dù trong những năm qua tình hình thế giới có nhiều biến động Công ty vẫn thực hiện khá tốt hoạt động xuất nhập khẩu của mình và đóng góp không nhỏ làm tăng lượng ngoại tệ trong nước. Điều này có thể được coi là thành công lớn nhất của Công ty trong thời gian qua, hy vọng Công ty sẽ có những bước phát triển mới vượt bậc trong tương lai.
1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.1. Mặt hàng kinh doanh, qui mô sản xuất
* Mặt hàng kinh doanh
Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh hàng nông lâm sản, những năm gần đây Công ty đã thu mua, sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng chủ yếu sau:
- Hàng lâm sản:
Chế biến các loại (Kể cả hàng thủ công mỹ nghệ) cho người tiêu dùng và làm nguyên liệu cho các đơn vị sản xuất khác với chất liệu chủ yếu là gỗ Pơ mu để tiêu dùng trong nội địa và xuất khẩu.
Sản xuất các loại cây giống phục vụ mục đích phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và cải tạo cảnh quan môi trường.
- Hàng nông sản
Chế biến các loại sản phẩm như: trám , lạc, vừng, tỏi ...để kinh doanh trong nội địa và xuất khẩu.
Chế biến và xuất khẩu gạo
- Quy hoạch thiết kế trồng bóng mát, cây ăn quả, cây cảnh, vườn hoa, lập dự án xây dựng các vườn thực vật, các lâm viên ...
- Xây dựng các công trình nông, lâm, thuỷ sản, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, nhà hàng, khách sạn, du lịch, dịch vụ và kinh doanh nhà (kinh doanh nhà là lĩnh vực mới được bổ sung theo qui định số 1934/QĐ- UB ngày 26/3/2002 của UBND thành phố Hà Nội).
Do đặc của các mặt hàng sản xuất – kinh doanh của Công ty như trên nên hoạt động của Công ty có những thuận lợi là nguồn nguyên liệu sẵn có là tương đối lớn, lại được nhà nước tạo điều kiện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Song bên cạnh đó công ty cũng gặp phải những khó khăn cũng chính từ lĩnh vực kinh doanh của mình như các chính sách về đóng cửa rừng, cấm khai thác và xuất khẩu các loại gỗ quí hiếm, các mặt hàng nông sản thì chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, mùa màng.
Do đặc điểm về mặt hàng nên Công ty có nhiều Xí nghiệp, chi nhánh ở các tỉnh như: tỉnh Hải Dương, Sơn La, Lạng Sơn ... để nhằm tận dụng các nguồn lực về nguyên vật liệu tại chỗ với chi phí thấp, tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, ngoài ra đặc điểm này sẽ làm cho Công ty có thể sử dụng được đội ngũ nhân công với giá thấp.
Có thể kết luận rằng đặc điểm về mặt hàng sản xuất - kinh doanh của Công ty hạn chế được lượng dự trữ nguyên vật liệu, mua được nguyên vật liệu với giá gốc, giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu dẫn đến nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tuy nhiên cũng không thể không đề cập đến tác động tiêu cực do mặt hàng sản xuất – kinh doanh của Công ty còn chịu ảnh nhiều của thời tiết, khó bảo quản đặc biệt là đối với hàng nông sản, điều này lại làm tăng chi phí nguyên vật liệu, mặt khác việc phân bố không tập trung dẫn đến tình trạng khó quản lý về vật tư, hàng hoá dẫn đến những thất thoát cũng như lãng phí trong sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
* Qui mô sản xuất
Theo như cách phân loại hiện hành thì các doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng và số lao động dưới 300 sẽ được vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp năm 2002 có 280 lao động và vốn là hơn 26 tỷ đồng, điều này cho thấy có thể xếp Công ty là doanh nghiệp có qui mô vừa nhưng cũng có thể xếp Công ty vào loại doanh nghiệp có qui mô lớn. Đề cập đến vấn đề qui mô thì nhất thiết phải nói đến vấn đề lợi thế về qui mô, với qui mô sản xuất như hiện tại thì Công ty có những lợi thế sau: uy tín và lợi thế của qui mô lớn, sự linh hoạt của qui mô vừa, điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên cũng phải nói rằng qui mô như hiện tại chưa phải là tối ưu Công ty cần tiếp tục có những điều chỉnh.
1.2.2. Đặc điểm về chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Để làm cho Công ty ngày càng lớn mạnh và có vị thế trên thị trường, Công ty không ngừng chú trọng đến việc hoạch định các chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty trong mọi mặt cả trong dài hạn và ngắn hạn.
- Những điểm chính trong chiến lược cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty là:
Sản xuất - kinh doanh tổng hợp đa ngành, đa nghề nhằm phát huy khả năng nội lực của Công ty và của cán bộ công nhân viên trong sản xuất - kinh doanh.
Tập trung phát triển một số lĩnh vực, ngành nghề truyền thống của công ty làm mặt hàng chủ đạo.
Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề để làm việc có hiệu quả, có năng suất cao hơn.
Chủ động xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn kinh doanh trong đó có vốn lưu động.
- Các căn cứ, thông tin sử dụng cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch này được phân công cho phòng kế hoạch kĩ thuật thực hiện. Phòng này căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của năm năm trước để xác định tốc độ phát triển, xác định những khó khăn thuận lợi có thể gặp trong thời gian tới để từ đó đề ra những chiến lược, kế hoạch cụ thể phù hợp với yêu cầu đặt ra cho sự phát triển của Công ty.
Căn cứ quan trọng nữa là chỉ tiêu của kế hoạch dài hạn, mục tiêu của chiến lược và nhu cầu của thị trường.
Khả năng liên doanh liên kết và hướng đầu tư đổi mới kĩ thuật công nghệ của Công ty cũng được lấy làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh này.
Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch được thảo luận công khai dân chủ tại đại hội liên tịch gồm ban giám đốc, ban chấp hành đảng uỷ, ban thường vụ liên đoàn và toàn thể cán bộ chủ chốt trong Công ty. Ban giám đốc phải tiến hành làm việc với từng đơn vị thành viên để thông đạt các chiến lược và kế hoạch một cách kịp thời và chính xác.
Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn có ảnh hưởng quyết định đến phương hướng hoạt động của Công ty, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì qua đây các kế hoạch về huy động và sử dụng vốn lưu động được đưa ra.
1.1.3 Thị trường và đối thủ cạnh tranh
Hiên tại Công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ở cả thị trường trong nước và nước ngoài.
Đối với thị trường trong nước: Công ty có mặt trên khắp mọi miền với nhiều chi nhánh và xí nghiệp như: chi nhánh phố Hồ Chí Minh, chi nhánh ở Hải Dương, Sơn La, Lạng Sơn, chi nhánh Phủ Lỗ ... hoạt động tương đối có hiệu quả. Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với các bạn trong cả nước từ thành phố đến các tỉnh đồng bằng miền núi, điều này tạo thuận lợi cho công ty trong việc mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm cũng có thể tiến hành các chính sách tín dụng thương mại vì đã có sự hiểu biết về các bạn hàng.
Hiện nay Công ty đang chịu sự canh tranh khốc liệt của các đơn vị xuất nhập khẩu trong nước như Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội, các doanh nghiệp thuộc tổng công ty lâm sản Việt Nam, thậm chí cả các cơ sở sản xuất tư nhân ở vùng Đông Kỵ - Bắc Ninh ... song Công ty vẫn duy trì và phát triển được thị phần của mình. Với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, với nhiều chính sách về tiêu thụ hợp lý và hấp dẫn, điều này sẽ đem lại cho công ty những thuận lợi to lớn trong công tác tiêu thụ của mình, đảm bảo khả năng thu được tiền của khách hàng cao vì khách hàng hầu hết đều là những khách hàng quen và luôn giữ được chữ tín đối với công ty.
Đối với thị trường nước ngoài:
Từ năm 1993 được Bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, lúc này hoạt động xuất nhập khẩu khẩu của Công ty mới được thực hiện theo đúng nghĩa của nó và đã thu được những kết quả đáng kể, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 5.760,7 USD và kim ngạch nhập khẩu là 2.136,3 USD, Công ty đã xuất siêu được 3.624,4 USD.
Sau thời kì bị ảnh hưởng của khủng hoảng toàn diện của hầu hết các nước trên thế giới, công ty đã đứng vững, phát triển và định hướng đường đi của mình. Đến nay Công ty đã xuất khẩu và mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng thuộc phạm vi toàn cầu, ngoài các thị trường truyền thống chủ yếu năm ở khu vực Châu á như Đài Loan, Singapo, IRắc ... Công ty đã bắt đầu thâm nhập được vào thị trường Châu Âu, Mỹ.
Nói chung khi thâm nhập vào thị trường quốc tế Công ty sẽ phải chịu những áp lực cạnh tranh mạnh hơn do đó đòi hỏi Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo thời gian, tìm cách giảm giá thành điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao.
1.1.4 Qui trình sản xuất kinh doanh
* Công nghệ sản xuất:
Với đặc điểm sản phẩm của công ty chủ yếu là chế biến từ gỗ PơMu với quá trình sản xuất được tóm tắt như sau:
Cửa vòng đứng tạo phôi sản
Bào cuốn
Cửa đĩa
cắt ngang
Nguyên liệu
Mộc thủ công
Kho thành phẩm
Công ty sản xuất, chế biến nhiều loại sản phẩm, với nhiều quy trình công nghệ sản xuất đặc thù. Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm chủ yếu của Công ty đó là sản phẩm cánh cửa được chế biến từ gỗ Pơ Mu.
Quy trình sản xuất công nghệ sản xuất cánh cửa
Kho thành phẩm
Tổ hoàn thiện
Tổ mộc
Tổ sơ chế
Kho vật tư
Khi nhận được kế hoạch sản xuất của phòng kinh doanh, phòng vật tư lập phiếu, kho vật tư giao gỗ PơMu cho tổ sơ chế, tổ sơ chế sẻ gỗ và tạo các chi tiết sản phẩm. Tổ mộc ghép các chi tiết tạo thành hình cánh cửa rồi chuyển xuống tổ hoàn thiện, tổ hoàn thiện đánh ráp, sơn dầu, hoàn thiện sản phẩm giao cho kho thành phẩm. Như vậy ta thấy trong một quy trình công nghệ sản xuất việc phân công nhiệm vụ cho từng tổ là khá rõ ràng dẫn đến có thể tổ chức được quá trình sản xuất chuyên môn hoá cao đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thành sản phẩm, đồng thời sử dụng có hiệu quả tiết kiệm được nguyên vật liệu, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu sử dụng vốn lưu động.
* Qui trình kinh doanh xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến
Sản xuất,
chế biến
Là một Công ty được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, qui trình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty diễn ra như sau:
Nhập khẩu nguyên vật liệu
Với qui trình kinh doanh xuất nhập khẩu như vậy và lại được phép xuất nhập khẩu trực tiếp nên quá trình này diễn ra khá nhanh, do dó làm cho tổng doanh thu trong một năm của Công ty là khá lớn và làm cho vốn lưu động được luân chuyển nhiều lần. Tuy nhiên do còn có những hạn chế nhất định về thị trường, về khả năng cạnh tranh của Công ty nên hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty chưa phát huy hết tiềm năng.
Chương 2
Thực trạng công tác quản lý
và sử dụng vốn lưu động của Công ty
2.1. Quản lý vốn lưu động
- Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của phần tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiên thường xuyên liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị hàng hoá và thông qua lưu thông toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kì sản xuất - kinh doanh.
- Quản lý vốn lưu động : thực chất là quá trình kiểm soát vốn lưu động về các mặt như: cơ cấu, qui mô, chiếm dụng cũng như bảo toàn ... để nhằm không ngừng duy trì vốn lưu động đảm bảo kịp thời , đầy đủ cho mục đích sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao.
2.1.1. Qui mô và vấn đề bảo toàn vốn lưu động
Để biết được qui mô của vốn lưu động qua các năm, ta phải căn cứ vào bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính căn bản
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
A.Tổng tài sản
16.626.357.405
16.808.569.440
21.961.637.695
26.328.832.548
I. Tài sản lưu động
11.080.686.775
11.502.165.018
16.454.195.959
20.471.119.803
1. Vốn bằng tiền
156.199.386
231.456.948
853.133.146
687.050.968
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
0
3. Các khoản phải thu
3.634.677.947
2.478.802.631
8.509.805.066
13.838.199.999
4. Hàng tồn kho
3.431.074.727
4.361.779.079
2.237.023.1663
2.579.813.209
5. Tài sản lưu động khác
3.858.734.715
4.430.066.380
4.854.234.581
3.366.145.627
II. Tài sản cố định
5.545.670.630
5.306.404.402
5.507.441.736
5.857.712.745
B. Tổng nguồn vốn
16.626.357.405
16.808.569.440
21.961.637.695
26.328.832.548
I. Nợ phải trả
10.520.194.067
10.664.748.975
15.087.440.762
17.724.821.886
- Nợ ngắn hạn
10.139.807.631
10.317.863.539
14.790.440.762
16.724.821.886
II. Vốn chủ sở hữu
6.106.163.338
6.143.820.465
6.874.196.933
8.604.010.662
Bảng 4: Qui mô vốn lưu động
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Kế hoạch
thực hiện
Chênh lệch
Kế hoạch
thực hiện
Chênh lệch
Kế hoạch
thực hiện
Chênh lệch
Kế hoạch
thực hiện
Chênh lệch
1.Tổng nguồn vốn
16.000
16.626
626
18.500
16.809
-1.691
19.000
21.962
2.962
24.600
26.329
1.729
2.Vốn lưu động
11.000
11.081
81
13.300
11.502
-1.798
14.500
16.454
1.954
17.800
20.471
2.941
- Vốn bằng tiền
215
156
-59
185
231
46
570
853
283
655
687
32
- Đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
- Các khoản phải thu
3.850
3.635
-215
3.400
2.479
-921
6.320
8.510
2.190
9.300
13.838
4.538
- Hàng tồn kho
3.410
3.431
21
6.095
4.362
1.733
3.110
2.237
-873
2.995
2.580
-415
- Tài sản lưu động khác
3.525
3.859
334
3.620
4.430
-810
4.500
4.854
354
4.850
3.366
-1.484
% VLĐ/ Tổng nguồn vốn
68,75
66,66
-2.15
71,89
68,43
-3,46
76,32
74,92
-1,4
72,36
77,75
5,39
Từ bảng phân tích trên ta có nhận xét sau: sự sai lệch giữa thực tế và kế hoạch là điều không tránh khỏi nhưng nó phải nằm trong một khoảng nhất định, do những yếu tố không dự báo được trong thực tế gây ra. Sự sai lệch quá lớn giữa dự báo và thực tế về nhu cầu vốn lưu động là một điều đáng báo động, nó phản ánh chất lượng của công tác dự báo là không cao. Đặc biệt là năm 2001 trong khi dự báo tổng nguồn vốn là 19.000 triệu đồng thì thực tế lại cần đến 21.962 triệu đồng vượt 2.962 triệu đồng, sự sai lệch có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời với việc dự báo sai về tổng nguồn vốn là việc dự báo sai nhu cầu vốn lưu động, trong khi dự báo là 14.500 triệu đồng thì thực tế lại cần đến 16.454 triệu đồng, vượt 1.954 triệu đồng. Việc dự báo sai tổng nguồn vốn nói chung, nhu cầu vốn lưu động nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, nhất là khi dự báo thấp hơn so với thực tế sẽ tạo sự thiếu hụt vốn vì không có kế hoạch huy động kịp thời. Trong năm 2002 tình trạng dự báo không sát với thực tế lại tiếp tục diễn ra, trong khi dự báo nhu cầu vốn lưu động là 17.800 triệu đồng thì thực tế lại cần 20.471 triệu đồng, thiếu 2.941 triệu đồng. Từ thực tế này, có thể thấy Công ty cần có ngay các giải pháp cho việc xác định chính xác hơn nhu cầu vốn lưu động.
Cũng từ bảng phân tích trên ta thấy quy mô vốn lưu động của Công ty không ngừng tăng lên trong thời gian qua và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn: năm 1999 vốn lưu động là 11.081 triệu đồng chiếm 66,66% tổng nguồn vốn, năm 2000 đã tăng lên và chiếm 68,43% tổng nguồn vốn, năm 2001 chiếm 74,92% và đến năm 2002 vốn lưu động là 20.471triệu đồng chiếm tới 77,75 % tổng nguồn vốn. Điều này phản ánh một thực tế là Công ty đang thiên nhiều hơn về hoạt động thương mại so với hoạt động sản xuất do đó đòi hỏi vốn lưu động ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn. Sự tăng lên rõ rệt về qui mô cũng phản ảnh vốn lưu động của Công ty được bảo toàn qua thời gian, vì nó đảm bảo được sức mua của vốn lưu động.
2.1.2. Cơ cấu và tình hình chiếm dụng vốn lưu động của Công ty
Nhìn chung tài sản lưu động của Công ty được tài trợ từ 2 nguồn cơ bản là: nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động ròng.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là những khoản nợ ngắn hạn của Công ty, luồng vốn này không tồn tại lâu trong Công ty mà chỉ mang tính chất tạm thời, Công ty chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu.
Các khoản nợ ngắn hạn thường bao gồm: vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả trước, thuế phải nộp, phải trả đơn vị nội bộ và phải trả công nhân viên.
Đối với khoản vay ngắn hạn: để vay được khoản này Công ty phải trải qua một số thủ tục còn tương đối rườm rà cũng như phải có tài sản thế chấp và phải chịu một mức lãi suất nhất định thường cao hơn các khoản nợ khác mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Tuy nhiên khoản này là không thể thiếu trong các doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ cao trong nợ phải trả của Công ty.
Khoản phải trả người bán: khoản này nhiều hay ít là do quy mô của doanh nghiệp hay chính xác hơn là do uy tín của doanh nghiệp cũng như những tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Với khoản này doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí vốn rất thấp hoặc không có. Trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp thường tìm cách để tranh thủ được nhiều nguồn vốn này.
Khoản người mua trả trước: khoản này sẽ giúp doanh nghiệp phải sử dụng ít hơn nguồn vốn lưu động của mình đồng thời đảm bảo cho hàng sản xuất ra hoặc nhập về sẽ được tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp là người bán thường rất muốn có nhiều nguồn vốn này nhưng điều đó là không dễ vì các doanh nghiệp đi mua hàng không chấp nhận mà chỉ thoả thuận được ở một mức nhất định.
Còn đối với các khoản khác như: thuế phải nộp, phải trả đơn vị nội bộ, phải trả công nhân viên là những khoản mà doanh nghiệp chỉ có thể trả chậm, nộp chậm trong một thời gian rất ngắn nhưng các doanh nghiệp vẫn tìm cách để tận dụng triệt để nguồn vốn này.
- Nguồn vốn lưu động ròng (vốn lưu động thường xuyên): là phần còn lại của vốn sản xuất kinh doanh dài hạn sau khi đã tài trợ đủ cho nhu cầu về tài sản cố định và được tính giữa hiệu số của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nguồn vốn này được coi là mạch máu của doanh nghiệp, quyết định đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong luân chuyển vốn và trong các quan hệ thanh toán.
Cơ cấu nguồn vốn và tình hình chiếm dụng vốn của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn lưu động của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Vốn lưu động
11.081
100
11.502
100
16.454
100
20.471
100
I. VLĐ tạm thời
10.140
91,51
10.318
89,71
14.790
89,89
16.724
81,7
1. Vay ngắn hạn
3.179
28,69
3.418
29,72
4.101
24,92
4.503
22,0
2. Phải trả người bán
2.193
19,79
1.256
10,92
5.479
33,31
7.817
38,19
3. Người mua trả trước
1.034
9,33
2.347
20,41
2.983
18,13
2.384
11,65
4. Thuế phải nộp
735
6,63
634
5,51
241
1,46
574
2,8
5. Phải trả đơn vị nội bộ
938
8,46
1.025
8,91
604
3,67
409
2,0
6. Phải trả phải nộp khác
1.625
14,66
1.235
10,74
1.032
6,27
879
4,29
7. Nợ dài hạn phải trả
0
0
0
0
0
0
0
0
8. Phải trả CNV
436
3,93
403
3,5
350
2,13
158
0,77
II. VLĐ thường xuyên
941
8,49
1.184
10,29
1.664
10,11
3.747
18,3
III. Tiền
156
1,41
231
2,01
853
7,42
687
3,35
IV. Nhu cầu VLĐ
785
953
811
3.060
Qua bảng phân tích cơ cấu vốn lưu động của Công ty ta thấy rằng nguồn vốn lưu động tạm thời chiếm chủ yếu trong vốn lưu động của Công ty. Năm 1999 số vốn lưu động tạm thời là 10.140 triệu đồng chiếm 91,51 % vốn lưu động, năm 2000 vốn lưu động tạm thời là 10.318 triệu đồng chiếm 89,71 % vốn lưu động, tuy có giảm nhưng vẫn tương đối cao, năm 2001 vốn lưu động tạm thời là 14.790 triệu đồng chiếm 89,89 % vốn lưu động đã tăng lên so với năm 2000 nhưng đến năm 2002 số vốn lưu động tạm thời là 16.724 triệu đồng và chỉ chiếm 81,7% vốn lưu động. Điều này cho thấy hiện tại Công ty đang sử dụng tương đối nhiều nợ ngắn hạn trong cơ cấu vốn lưu động, trong khi đó lượng vốn lưu động ròng của Công ty lại tương đối nhỏ, năm 1999 là 941 triệu đồng, năm 2000 là 1.184 triệu đồng chiếm 10,29% vốn lưu động, năm 2001 là 1.664 triệu đồng và sang đến năm 2002 vốn lưu động ròng đã tăng lên là 3.747 triệu đồng chiếm 18,3 % vốn lưu động của Công ty. Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng nhiều hơn vốn sản xuất kinh doanh dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động.
Để phân tích kỹ hơn cơ cấu vốn lưu động ta cần xác định thêm chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động: nhu cầu vốn lưu động của Công ty là tương đối nhỏ, năm 1999 là 785 triệu đồng, năm 2000 là 953 triệu đồng, năm 2001 là 811 triệu đồng. Điều này được giải thích là do Công ty hoạt động nhiều trong lĩnh vực thương mại có giá trị gia tăng không cao. Tuy nhiên sang đến năm 2002 nhu cầu vốn lưu động của Công ty là 3.060 triệu đồng là do sự tăng lên nhiều của tổng nguồn vốn trong đó có sự tăng lên khá nhiều của nguồn vốn chủ sở hữu, năm 2001 vốn chủ sở hữu chỉ là 6.874 triệu đồng thì sang năm 2002 đã lên được thành 8.604 triệu đồng.
- Trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty ta thấy rằng chủ yếu là khoản vốn lưu động tạm thời và là nợ ngắn hạn, do đó cần thết phải xem xét đến các khoản chiếm dụng được của Công ty. Ta thấy trong các khoản vốn lưu động tạm thời chiếm tỷ lệ cao nhất thường là khoản vay ngắn hạn và khoản phải trả người bán. Đối với khoản vay ngắn hạn, năm 1999 là 3.179 triệu đồng chiếm 28,69 % còn phải trả người bán là 2.193 triệu đồng chiếm 19,79 %, năm 2000 nợ ngắn hạn là 3.418 triệu đồng chiếm 29,72 % vốn lưu động còn phải trả người bán là 1.256 triệu đồng chiếm 10,92 % vốn lưu động. Sang đến năm 2001 khoản vay ngắn hạn là 4.101 triệu đồng chiếm 24,92 % vốn lưu động trong lúc đó khoản phải trả người bán đã tăng lên là 5.479 triệu đồng chiếm 33,31 % vốn lưu động điều này cho thấy Công ty có xu hướng sử dụng nhiều hơn khoản phải trả người bán vì nguồn vốn này có chi phí là tương đối thấp, có thể là 0, đây cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Xu hướng này lại càng thể hiện rõ khi sang năm 2002 vay ngắn hạn là 4.503 triệu đồng chiếm 22% vốn lưu động còn khoản phải trả người bán đã là 7.817 triệu đồng chiếm tới 38,19 % vốn lưu động.
Ngoài hai khoản trên ta thấy Công ty cũng đang có được một phần nguồn vốn lưu động bằng khoản người mua trả trước, năm 1999 lượng vốn người mua trả trước là 1.034 triệu đồng chiếm 9,33 %, năm 2000 là 2.347 triệu đồng chiếm 20,41 % vốn lưu động, khoản này khá lớn và rất có lợi cho Công ty vì Công ty tận dụng được vốn của khách hàng và cũng tạo ra được những đảm bảo chắc chắn hơn cho mình trong khâu tiêu thụ. Năm 2001 khoản người mua trả trước cho Công ty là 2.983 triệu đồng chiếm 18,13 % vốn lưu động và năm 2002 khoản này chỉ là 2.384 triệu đồng chỉ còn chiếm 11,65 % vốn lưu động, điều này cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong việc thu được các khoản trả trước của người mua, một phần khác là do Công ty cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người mua bằng việc đáp ứng nhu cầu cho khách hàng mà không cần phải đặt tiền trước hoặc phải đặt không nhiều như trước, điều này là do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn do đó họ ít chấp nhận điều kiện trả tiền trước hoặc chỉ chấp nhận một mức rất nhỏ vì nó không có lợi cho họ khi bị chiếm dụng vốn.
Qua bảng trên ta thấy rằng Công ty cũng đang chiếm dụng được các khoản: phải trả, phải nộp khác, thuế phải nộp và phải trả đơn vị nội bộ, các khoản này cũng có đóng góp không nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty như khoản phải trả phải nộp năm 1999 là 1.625 triệu đồng chiếm 14,66 % vốn lưu động, năm 2000 là 1.235 triệu đồng chiếm 10,74 % tuy nhiên năm 2002 chỉ còn 879 triệu đồng chiếm 4,29 % vốn lưu động. Khoản phải rả đơn vị nội bộ năm 1999 là 938 triệu đồng chiếm 8,46 % vốn lưu động, năm 2000 là 1.025 triệu đồng chiếm 8,91 5 vốn lưu động và năm 2002 chỉ còn 409 triệu đồng chiếm 2% vốn lưu động.
Qua việc phân tích các khoản nợ ngắn hạn mà Công ty hiện đang chiếm dụng, ta thấy trong năm 2002 tỷ lệ vốn chếm dụng từ khoản phải trả người bán hiện đang chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,19 % và nhìn chung vốn lưu động tạm thời của Công ty chiếm tỷ lệ cao cũng phản ánh thực tế của một Công ty thiên nhiều hơn về hoạt động thương mại.
Nhìn chung công tác quản lý vốn lưu động của Công ty còn khá nhiều bất cập điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cũng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn lưu động.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Khi đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải chú ý đánh giá tốc độ luân chuyển của nó. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt công tác mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không tốt, các khoản phí tổn trong sản xuất kinh doanh cao hay thấp, tiết kiệm hay không tiết kiệm.
Ngoài mục tiêu sử dụng cho mua sắm, dự trữ vốn lưu động còn được sử dụng trong thanh toán. Bởi vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thể hiện ở khả năng đảm bảo lượng vốn lưu động cần thiết để thực hiện thanh toán. Đảm bảo đầy đủ trong thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ hơn trong kinh doanh , vừa tạo được uy tín với bạn hàng và khách hàng.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động phản ánh trình độ và năng lực quản lý vốn của doanh nghiệp, đảm bảo vốn lưu động được luân chuyển với tốc độ cao, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn ở tình trạng tốt và mức hao phí vốn là thấp.
- Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
2.2.1.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
* Hệ số luân chuyển vốn lưu động: Là chỉ số được tính bằng thương số giữa tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ và vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.
Hệ số luân chuyển VLĐ
=
Tổng doanh thu tiêu thụ
VLĐ bình quân
Nếu chỉ số này tăng so với các kỳ trước thì chứng tỏ doanh nghiệp có hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả và ngược lại.
Bảng 6: Hệ số luân chuyển vốn lưu động qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. VLĐ bình quân
Tr.đ
11.081
11.502
16.454
20.471
2. Doanh thu tiêu thụ
Tr.đ
100.313
105.235
114.167
141.263
3. Hệ số luân chuyển của VLĐ
Vòng
9,05
9,15
6,94
6,9
Qua bảng phân tích trên ta thấy: tốc độ luân chuyển vốn của Công ty trong thời gian qua là tương đối nhanh, nhưng lại đang có xu hướng giảm mạnh. Năm 1999, vốn lưu động luân chuyển được 9,05 vòng, tuy năm 2000 có tăng lên chút ít là 9,15 vòng nhưng lại giảm mạnh vào năm 2001 chỉ còn 6,94 vòng và năm 2002 là 6,9 vòng trong 1 năm giảm 2,15 vòng so với năm 1999. Điều này cho thấy tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động, tức là Công ty có xu hướng đầu tư thêm vào vốn lưu động mà hiệu quả thu được lại không cao, đòi hỏi Công ty phải có những điều chỉnh kịp thời về lượng vốn lưu động cũng như có các giải pháp để tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động cụ thể là tăng doanh thu tiêu thụ để dẫn đến tăng được tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong từng năm.
Để biết rõ hơn nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty trong thời gian qua chúng ta sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu tiêu thụ và vốn lưu động bình quân đến chỉ tiêu này.
+) Năm 2000 so với năm 1999
Do ảnh hưởng của doanh thu trong kỳ đến hệ số luân chuyển vốn lưu động
D1
=
105.235
11.081
_
100.313
11.081
=
0,45 (vòng)
Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân
D2
=
105.235
11.502
_
105.235
11.081
=
-0,35
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
D = D1 + D2 = 0,45 - 0,35 = 0,1
Như vậy ta thấy rằng hệ số luân chuyển vốn lưu động năm 2000 tăng 0,1 vòng so với năm 1999: trong đó sự tăng lên của doanh thu tiêu thụ đã làm cho hệ số này tăng lên 0,45 vòng và vốn lưu động đã làm giảm hệ số này mất 0,35 vòng, nhưng do sự tăng lên của doanh thu tiêu thụ nhiều hơn so với sự tăng lên của vốn lưu động bình quân nên hệ số luân chuyển vốn lưu động đã tăng và lượng vốn lưu động tăng lên là cần thiết và được sử dụng có hiệu quả.
+) Năm 2001 so với năm 2000
Do ảnh hưởng của doanh thu trong kỳ đến hệ số luân chuyển vốn lưu động
D1
=
114.167
11.502
_
105.235
11.502
=
0,78
Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân
D2
=
114.167
16.454
_
114.167
11.502
=
-2.99
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
D = D1 + D2 = 0,78 - 2,99 = - 2,21
Ta thấy rằng năm 2001, hệ số luân chuyển của vốn lưu động là 6,94 vòng trong 1 năm giảm 2,21 vòng so với năm 2000, trong đó do sự tăng lên của doanh thu làm tăng hệ số này 0,78 vòng nhưng do sự tăng lên quá nhiều của vốn lưu động, vốn lưu động của năm 2001 tăng 4,952 triệu đồng, sự tăng lên của vốn lưu động đã làm cho hệ số luân chuyển của vốn lưu động giảm đi 2,99 vòng. Tổng hợp sự ảnh hưởng của doanh thu và vốn lưu động thì thấy hệ số luân chuyển của vốn lưu động giảm 2,21 vòng, tức là vốn lưu động tăng lên quá nhiều so với sự tăng lên của doanh thu tiêu thụ, điều này cho thấy sự tăng lên của vốn lưu động trong năm 2001 là không hiệu quả hay được sử dụng không hiệu quả, đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+) Năm 2002 so với năm 2001
Do ảnh hưởng của doanh thu trong kỳ đến hệ số luân chuyển vốn lưu động
D1
=
141.263
16.454
_
141.167
16.454
=
1,65
Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân
D2
=
141.263
20.471
_
141.263
16.454
=
-1,69
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
D = D1 + D2 = 1,65 - 1,69 = - 0,04
Qua phân tích trên ta thấy: hệ số luân chuyển vốn lưu động của năm 2002 là 6,9 vòng giảm 0,04 vòng so với năm 2001 và là thấp nhất trong 4 năm qua. Trong năm 2002 vốn lưu động bình quân và doanh thu tiêu thụ tăng lên với tốc độ khá đồng đều tuy vốn lưu động có cao hơn một chút và làm hệ số luân chuyển vốn lưu động giảm đi một chút so với năm 2001.
Bảng 7: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến
hệ số luân chuyển vốn lưu động
Đơn vị: vòng
Chỉ tiêu
Năm 2000/năm 1999
Năm 2001/năm 2000
Năm 2002/ năm 2001
Hệ số luân chuyển vốn lưu động
+0,1
-2,21
+0,04
1. Do ảnh hưởng của doanh thu
+0,45
+0,78
+1,65
2. Do ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân
-0,35
-2.99
-1.69
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hệ số luân chuyển vốn lưu động, ta thấy rằng nhìn chung tốc độ tăng vốn lưu động bình quân của Công ty là tăng nhanh hơn doanh thu tiêu thụ điều này làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đòi hỏi Công ty phải có sự đầu tư thích đáng và các biện pháp để tăng cường doanh thu tiêu tụ cũng như có những quyết định chính xác trong việc tăng vốn lưu động bình quân của mình.
* Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động : Chỉ tiêu này thể hiện số thời gian cần thiếtcho một vòng luân chuyển vốn lưu động trong kỳ.
Thời gian một vòngluân chuyển VLĐ
=
360(ngày)
Hệ số luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này càng nhỏ là càng tốt cho doanh nghiệp.
Bảng 8: Thời gian vòng luân chuyển qua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Hệ số luân chuyển của VLĐ
Vòng
9,05
9,15
6,94
6,9
2. Thời gian một vòng quay
Ngày
39,78
39,34
51,87
52,17
Qua bảng phân tích ta thấy: thời gian một vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng lên. Năm 1999 thời gian một vòng quay vốn lưu động là 39,78 ngày tức là Công ty phải mất 39,79 ngày để vốn lưu động quay được một vòng, năm 2000 chỉ tiêu này giảm đi 0,44 ngày, tuy không nhiều nhưng cũng là một dấu hiệu tích cực đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Tuy nhiên sang đến năm 2001 thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động lại tăng lên thành 51,87 ngày, tức là tốc độ thu hồi của Công ty đã giảm đi, Công ty đã rơi vào tình trạng sử dụng vốn lưu động là không hiệu quả. Điều này không những không được cải thiện mà còn tiếp tục giảm, tuy không nhiều trong năm 2002 Công ty phải mất 52,17 ngày cho một vòng luân chuyển vốn lưu động chỉ tăng 0,3 ngày so với năm 2001 nhưng đã tăng 12,39 ngày so với năm 1999. Do đó Công ty cần có những giải pháp để có thể giảm thời gian cho một vòng luân chuyển để có thể tăng được hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Thời gian luân chuyển vốn lưu động ngoài khả năng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn giúp ta tính được số vốn tiết kiệm hay lãng phí trong kỳ.
V
=
Doanh thu thuần
360
x
(T1 - T0)
T1, T0: Thời gian luân chuyển vốn lưu động kỳ này và kỳ trước
V: Vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí trong kỳ
Để biết được số vốn tiết kiệm hay lãng phí ta phải tiến hành so sánh hiệu quả sử dụng vốn qua các năm
+) Năm 2000 so với năm 1999
V
=
105.235
360
x
(39,34 - 39,78)
=
- 128,62 triệu đồng
Như vậy, năm 2000 Công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn lưu động, hay nói cách khác cần thêm ít vốn lưu động so với việc tăng lên của doanh thu, doanh thu năm 2000 tăng 4.922 triệu đồng tương đương 4,91 % so với năm 1999 trong khi đó vốn lưu động của Công ty chỉ tăng 421 triệu đồng tương đương 3,8 % so với năm 1999. Có thể nói rằng năm 2000 Công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn lưu động hơn so với năm 1999
+) Năm 2001 so với năm 2000
V
=
114.167
360
x
(51,87 - 39,34)
=
3.973,65 triệu đồng
Năm 2001 Công ty đã sử dụng quá lãng phí vốn lưu động, so với năm 2000, so với mức tăng của doanh thu là 8.932 triệu đồng tương đương tăng 8,49 % so với năm 2000 thì chỉ cần tăng vốn lưu động là (16.454 - 11.502 - 3.973,65) = 978,35 triệu đồng, do đó Công ty đã sử dụng không hiệu quả 3.973,65 triệu đồng vốn lưu động. Hoặc nếu với việc tăng lên của vốn lưu động là 4.952 triệu đồng tương đương với 43,05 5 thì doanh thu phải tăng tương ứng là 45.210,06 triệu đồng tương đương với 42,96 % so với năm 2000 thì mới duy trì được thời gian luân chuyển vốn lưu động như năm 2000.
Có thể nói năm 2001 là năm không thành công trong việc sử dụng vốn lưu động của Công ty
+) Năm 2002 so với năm 2001
V
=
141.263
360
x
(52,17 - 51,87)
=
117,72 triệu đồng
Như vậy so với năm 2001, Công ty vẫn tiếp tục sử dụng không hiệu quả vốn lưu động dẫn đến sử dụng lãng phí 117,72 triệu đồng, con số này tuy không lớn so với vốn lưu động của Công ty nhưng nó làm trầm trọng hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 2 năm 2001, 2002. Đòi hỏi Công ty phải có những giải pháp kịp thời để thoát khỏi tình trạng sử dụng lãng phí vốn lưu động trong 2 năm vừa qua.
Bảng 9: Bảng tổng hợp về tình hình tiết kiệm hay lãng phí
qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000/năm 1999
Năm 2001/năm 2000
Năm 2002/ năm 2001
Vốn lưu động tiết kiêm
hay lãng phí
-128,62
+3.973,65
+117,72
Qua bảng tổng hợp có thể thấy vốn lưu động của Công ty đang bị lãng phí hay sử dụng không hiệu quả, đặc biệt là năm 2001 và vẫn còn xảy ra trong năm 2002, do đó Công ty cần có những biện pháp thích hợp để xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cũng như sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của Công ty.
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
=
VLĐ
Doanh thu tiêu thụ
=
1
Hệ số luân chuyển
Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt cho Công ty vì nó phản ánh phải cần bao nhiêu đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu.
Bảng 10: Các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. VLĐ bình quân
Tr.đ
11.081
11.502
16.454
20.471
2. Doanh thu tiêu thụ
Tr.đ
100.313
105.235
114.167
141.263
3. Hệ số đảm nhiệm
Tr.đ/tr.đ
0,11
0,109
0,144
0,145
Qua bảng phân tích trên cho thấy năm 1999 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là 0,11 tức là 0,11 đồng vốn lưu động tạo ra được 1 đồng vốn lưu động doanh thu, sang năm 2000 để tạo ra 1 đồng doanh thu thì chỉ cần đến 0,109 đồng vốn lưu động. Điều này khẳng định khả năng tạo doanh thu của vốn lưu động trong năm 2000 so với năm 1999.
Nhưng đến năm 2001, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đã tăng lên 0,144 tức là phải mất tới 0,144 đồng vốn lưu động mới tạo ra được 1 đồng doanh thu tăng 0,035 đồng vốn lưu động so với năm 2000 và năm 2002 phải mất 0,145 đồng vốn lưu động mới tạo ra 1 đồng doanh thu, tức là khả năng tạo doanh thu của vốn lưu động trong năm 2002 còn thấp hơn năm 2001 và có thể kết luận rằng trong 2 năm gần nhất khả năng tạo doanh thu của vốn lưu động trong Công ty đã giảm, Công ty cần có sự quan tâm, điều chỉnh kịp thời để đạt được những kết quả khả quan hơn trong những năm sắp tới.
Bảng 11: Bảng tổng hợp các chỉ số đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Hệ số luân chuyển của VLĐ
Vòng
9,05
9,15
6,94
6,9
2. Thời gian một vòng quay
Ngày
39,78
39,34
51,87
52,17
3. Hệ số đảm nhiệm
Tr.đ/tr.đ
0,11
0,109
0,144
0,145
Như vậy trong 4 năm phân tích ta thấy các hệ số luân chuyển, thời gian luân chuyển cũng như hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty có khá nhiều biến động và có nhiều hướng xấu đi cần thiết phải tạo ra được những bước đột phá bằng việc tìm ra và áp dụng kịp thời các giải pháp hợp lý và phù hợp với Công ty trong tình hình hiện nay.
2.2.1.2. Sức sinh lời của vốn lưu động
Sức sinh lời của VLĐ
=
Lợi nhuận sau thuế
VLĐ bq trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động hoạt động trong kỳ kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Để đánh giá chính xác hiệu quả hơn, đầy đủ hơn về việc sử dụng vốn lưu động ta cần xem xét đánh giá thêm chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận của Công ty. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, đây là chỉ tiêu vô cùng quan trọng vì mọi hoạt động của Công ty đều hướng tới mục tiêu có lợi nhuận cao.
Bảng 12: Sức sinh lời của vốn lưu độngqua các năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. VLĐ bình quân
Tr.đ
11.081
11.502
16.454
20.471
2. Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
382
441
500
565
3. Sức sinh lời của vốn
Tr.đ/tr.đ
0,034
0,038
0,03
0,028
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 1999 cứ 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0,034 đồng lợi nhuận, năm 2000 tạo ra được là 0,038 đồng lợi nhuận cao nhất trong 4 năm phân tích, nói cách khác năm 2000 là năm Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nhất. Năm 2001 chỉ tiêu này chỉ là 0,03 tức là 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo ra được 0,03 đồng lợi nhuận, sang năm 2002 chỉ là 0,028 thấp nhất rong 4 năm qua. Nếu chỉ xét chỉ tiêu này thì thấy Công ty đang ở trong tình trạng sử dụng không có hiệu quả vốn lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động không cao và giảm dần. Tuy nhiên cũng phải quan tâm đến chỉ tiêu tổng lợi nhuận thì lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 4 năm vẫn tăng khá đều đặn, nói đến điều này để tránh nhìn phiến diện đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nhưng cũng phải thấy rằng Công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả chưa cao, tình trạng lãng phí vốn lưu động vẫn xảy ra cần thiết phải có những chấn chỉnh kịp thời.
2.2.1. 3. Các chỉ số về năng lực hoạt động
Các chỉ số về năng lực hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp:
Khả năng hoạt động của Công ty được thể hiên qua các chỉ tiêu sau:
* Vòng quay tiền mặt:
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm với tổng số tiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân. Nó cho biết số vòng quay của tiền mặt trong năm
Vòng quay tiền mặt
=
Doanh thu thuần
Tiền mặt bình quân
Bảng 13: Vòng quay tiền mặt qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Doanh thu thuần
100.313
105.235
114.167
141.131
2
Tiền mặt bình quân
156
231
853
687
3
Vòng quay tiền mặt
643,03
455,56
133,84
205,43
Qua bảng phân tích ta thấy: vòng quay tiền mặt năm 1999 là rất nhanh 643,03 vòng trong năm, điều này có được là do lượng tiền mặt bình quân trong năm của Công ty là khá nhỏ. Trong năm 2000 vòng quay tiền mặt giảm xuống còn 455,56 vòng trong 1 năm do lượng tiền mặt được bổ sung so với sự tăng lên của doanh thu. Năm 2001 chỉ số này giảm nhanh và chỉ còn 133,84 vòng trong 1 năm điều này chưa hẳn là xấu đối với Công ty vì nhìn chung các Công ty hiện nay có xu hướng hạn chế tiền mặt nhưng cũng không quá nhỏ để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán tức thời cũng như có thể tận dụng được những lợi thế trong mua bán. Năm 2002 vòng quay tiền mặt lại tăng lên là 205,43 vòng trong 1 năm. Điều này chứng tỏ là lượng tiền thì giảm xuống trong khi đó thì doanh thu tăng lên. Để biết chính xác mức tăng, giảm của vòng quay tiền mặt ta phải xem xét cụ thể sự ảnh hưởng của doanh thu thuần, của tiền mặt đến chỉ tiêu này
+) Năm 2000 so với năm 1999
Do ảnh hưởng của doanh thu trong kỳ đến vòng quay tiền mặt
D1
=
105.235
156
_
100.313
156
=
31,55
Do ảnh hưởng của lượng tiền mặt
D2
=
105.235
231
_
105.235
156
=
- 219,02
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
D = D1 + D2 = 31,55 - 219,02 = - 187,07
Do vậy, do tốc độ tăng của tiền lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho vòng quay tiền mặt giảm xuống 187,07 vòng trong 1 năm: doanh thu thuần tăng làm cho vòng quay tiền mặt tăng 31,55 trong khi đó tiền mặt tăng đã làm vòng quay tiền mặt giảm đi 219,02 vòng.
+) Năm 2001 so với năm 2000
Do ảnh hưởng của doanh thu thuần
D1
=
114.167
231
_
105.235
231
=
38,67
Do ảnh hưởng của lượng tiền mặt
D2
=
114.167
853
_
114.167
231
=
- 360,39
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
D = D1 + D2 = 38,67 - 360,39 = - 321,72
Như vậy năm 2001 số vòng quay của vốn lưu động tiếp tục giảm mạnh trong đó tốc độ tăng của tiền mặt lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Do sự tăng lên của tiền mặt đã làm cho vòng quay tiền mặt giảm đi 360,39 vòng trong khi doanh thu thuần tăng lên chỉ làm cho vòng quay tiền mặt tăng được 38,67 vòng do đó tổng hợp lại thì vòng quay tiền mặt của năm 2001 giảm 321,72 vòng so với năm 2000. Tuy nhiên số vòng quay tiền mặt năm 2001 là 133,84 vòng trong 1 năm là chấp nhận được
+) Năm 2002 so với năm 2001
Do ảnh hưởng của doanh thu thuần
D1
=
141.132
853
_
114.167
853
=
31,61
Do ảnh hưởng của lượng tiền mặt
D2
=
141.131
687
_
141.131
853
=
39,98
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
D = D1 + D2 = 31,61 + 39,98 = 71,59
Qua phân tích ta thấy rằng vòng quay rằng vòng quay tiền mặt năm 2002 lại bắt đầu tăng lên, điều này là do sự tăng lên của doanh thu thuần đồng thời với việc giảm lượng tiền mặt. Doanh thu tăng đã làm vòng quay tiền mặt tăng 31,61 vòng và lượng tiền mặt giảm cũng làm cho vòng quay tiền mặt tăng lên 39,98 vòng. Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố đã làm vòng quay tiền mặt tăng lên 71,59 vòng.
Bảng14: Bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố đến
vòng quay tiền mặt
Đơn vị: vòng
Chỉ tiêu
Năm 2000/năm 1999
Năm 2001/năm 2000
Năm 2002/ năm 2001
Vòng quay tiền mặt
-187,07
-321,72
+71,59
1. Do ảnh hưởng của doanh thu thuần
+31,55
+38,67
+31,61
2. Do ảnh hưởng của tiền mặt bình quân
-219,02
-360,39
+39,98
Như vậy qua việc phân tích vòng quay tiền mặt của Công ty trong 4 năm qua ta thấy hệ số này có sự tăng giảm không đều và không tuần tự trong các năm. Do đó Công ty cũng cần phải có những điều chỉnh để có thể có được những lượng tiền mặt hợp lý cũng như vòng quay tiền mặt phù hợp trong các năm tới.
* Thời gian một vòng quay tiền mặt:
Thời gian một vòng quay tiền mặt
=
360
Vòng quay tiền mặt
Chỉ tiêu này phản ánh trong chu kỳ kinh doanh tiền mặt quay một vòng hết bao nhiêu thời gian.
Bảng 15:Thời gian một vòng quay tiền mặt qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Vòng quay tiền mặt
643,03
455,56
133,84
205,43
2
Thời gian một vòng quay tiền mặt
0,56
0,79
2,69
1,75
Qua bảng trên ta thấy rằng thời gian một vòng quay tiền mặt của Công ty có xu hướng tăng: năm 1999 chỉ cần 0,56 ngày cho một vòng quay. Bình thường khi chỉ tiêu này tăng sẽ là dấu hiệu cho thấy không có lợi cho Công ty trong việc giữ tiền mặt quá nhiều nhưng với Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp trong những năm qua là tương đối nhỏ tuy đã tăng lên trong các năm nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được. Tuy vậy Công ty cũng đã có sự điều chỉnh lượng tiền mặt do đó thời gian cho một vòng quay tiền mặt năm 2002 đã giảm xuống còn 1,75 ngày.
* Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển thành tiền mặt và được tính như sau:
Vòng quay các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Vòng quay này càng lớn thì càng tốt cho doanh nghiệp.
Bảng 16: Vòng quay khoản phải thu qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Doanh thu thuần
100.313
105.235
114.167
141.131
2
Các khoản phải thu
3.635
2.479
8.510
13.838
3
Vòng quay các khoản phải thu
27,6
42,45
13,42
10,2
Qua phân tích trên ta thấy rằng năm 1999 số vòng quay của các khoản phải thu là 27,6 và tăng mạnh ở năm 2000 với 42,45 vòng nó thể hiện các khoản phải thu là tương đối nhỏ và luân chuyển nhanh hay thu hồi nhanh trong năm. Nhưng sang đến năm 2000 thì vòng quay các khoản phải thu giảm mạnh chỉ còn 13,42 vòng trong năm, điều này là do sự tăng lên khá mạnh các khoản phải thu , năm 2001 các khoản phải thu là 8.510 triệu đồng tăng 603 triệu đồng so với năm 2000 tương đương với 243,28%, sự tăng lên đột ngột này có thể được giải thích là Công ty đã sử dụng chính xác tín dụng thương mại đối với khách hàng, tuy nhiên cũng có dấu hiệu đối với công tác thu hồi tiền của khách hàng. Sang năm 2002 vòn quay các khoản phải thu không những không tăng mà lại có xu hướng giảm xuống và chỉ còn 10,2 vòng trong 1 năm 2002 đã lên tới 13.838 triệu đồng tăng 5.328 triệu đồng so với năm 2001 và tăng 11.359 triệu đồng so với năm 2000, một con số khá lớn, nó cho thấy rằng Công ty đang gặp khó khăn trong công tác đòi nợ cũng như Công ty đã chấp nhận cho nợ quá nhiều đòi hỏi Công ty có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời để tăng khả năng thu hồi vốn.
* Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân
=
360
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ vốn bị chiếm dụng lâu. Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân để 1 đồng tiền bán hàng trước đó được thu hồi. Việc tồn đọng nợ quá nhiều ở các năm trước đó cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
Bảng 17: Kì thu tiền bình quân qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Vòng quay các khoản phải thu
27,6
42,45
13,42
10,2
2
Kỳ thu tiền bình quân
13,04
8,48
26,83
35,29
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 1999 kỳ thu tiền bình quân là 13,04 ngày là tương đối nhanh. Công ty chỉ mất 13,04 ngày để thu hồi được nợ, tình hình thu hồi nợ còn khả quan hơn trong năm 2000 vì Công ty chỉ cần 8,48 ngày để thu hồi được nợ. Tuy nhiên sang năm 2001 kỳ thu tiền bình quân lại tăng lên một cách rõ rệt là 26,83, Công ty phải mất 26,83 ngày để thu hồi một lần nợ, tăng 18,35 ngày so với năm 2000. Tuy nhiên, tình hình không những không khá lên trong năm 2002 mà lại xấu đi kỳ thu tiền bình quân là 35,29 ngày tăng 8,46 ngày so với năm 2001 và tăng 26,81 ngày so với năm 2000. Như vậy có thể nói rằng Công ty đang gặp những khó khăn nhất định trong việc thu hồi nợ, do đó thời gian cho việc thu hồi nợ ngày càng tăng.
* Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời gian nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Bảng 18: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1. Giá vốn hàng bán
98.415
103.100
111.525
137.798
2. Hàng tồn kho
3.635
4.362
2.237
2.580
3.Vòng quay hàng tồn kho
28,68
23,64
49,85
53,41
Qua bảng trên ta thấy, năm 1999 vòng quay hàng tồn kho là 28,68 vòng trong 1 năm và giảm xuống chỉ còn 23,64 vòng trong năm 2000, đây là mức thấp nhất trong 4 năm phân tích nhưng nhìn chung mức tồn kho của Công ty là không nhiều và quay hàng tồn kho của Công ty đạt rất cao. Năm 2001 và năm 2002 vòng quay hàng tồn kho của Công ty đạt tương ứng là 49,85 và 53,41 vòng trong 1 năm, tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động của Công ty là rất ít, đặc biệt là năm 2002 chỉ chiếm 12,6% (2.580/20.471). nếu xét một cách đơn thuần thì khi tỷ lệ hàng tồn kho thấp, vòng quay hàng tồn kho là nhanh thì có thể khẳng định đó là một dấu hiệu tích cực đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty nói chung, hoạt động tiiêu thụ nói riêng, tuy nhiên ta cần phải xem xét nột cách tổng thể các hoạt động để có được những kết luận chính xác, khi đó ta thấy rằng các khoản phải thu của Công ty là tương đối, đặc biệt là 2 năm 2001 và năm 2002, 2 năm mà vòng quay của hàng tồn kho là rất nhiều, từ đó ta có thể thấy rằng tuy tiêu thụ được nhiều sản phẩm, giảm được lượng hàng tồn kho lại không thu được tiền do đó điều này cũng chưa hẳn là tốt đối với Công ty. Đối với Công ty ngoài việc tiêu thụ được sản phẩm, tăng được doanh thu thì mục tiêu chính phải là thu được tiền.
*Thời gian một vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh, hàng dự trữ quay hết một vòng tốn bao nhiêu thời gian.
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho
=
360
Vòng quay hàng tồn kho
Bảng 19: Các chỉ tiêu về hàng tồn kho
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
3. Vòng quay hàng tồn kho
28,68
23,64
49,85
53,41
4. Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho
12,55
15,23
7,22
6,74
Qua bảng trên ta thấy rằng năm 1999 thời gian một vòng quay hàng tồn kho là 12,55 ngày tức là Công ty phải mất 12,55 ngày để sử dụng cũng như tiêu thụ hết số hàng tồn kho, chỉ tiêu này đã tăng lên trong năm 2000 thành 15,23 ngày cao nhất trong 4 năm phân tích nhưng vẫn có thể nói là nhanh. Thời gian một vòng quay hàng tồn kho trong năm 2001 chỉ còn 7,22 ngày và năm 2002 chỉ còn 6,74 ngày, đó là khoảng thời gian rất ngắn, nếu Công ty có thể đảm bảo thu hồi được tiền của khách hàng một cách bình thường thì đây quả là một điều tốt cho Công ty, tuy nhiên trong thực tế thì khoản phải thu của Công ty đã không ngừng tăng lên làm cho thời gian thu tiền cũng tăng nên chỉ tiêu thời gian vòng quay hàng tồn kho giảm không còn giữ nguyên được ý nghĩa. Điều này đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp thích hợp để không những giảm được lượng hàng tồn kho mà còn phải đồng thời giảm được những khoản phải thu.
Bảng 20: Bảng tổng hợp các chỉ số về năng lực hoạt động
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Vòng quay tiền mặt
643,03
455,56
133,84
205,43
2
Thời gian một vòng quay tiền mặt
0,56
0,79
2,69
1,75
3
Vòng quay các khoản phải thu
27,6
42,45
13,42
10,2
4
Kỳ thu tiền bình quân
13,04
8,48
26,83
35,29
5
Vòng quay hàng tồn kho
28,68
23,64
49,85
53,4
6
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho
12,55
15,23
7,22
6,74
Qua bảng tổng hợp này ta có thể đưa ra nhận xét chung như: Do xu hướng chung của các Công ty là hạn chế giữ tiền mặt nên vòng quay của tiền mặt là cao và thời gian cho một vòng do đó là nhanh, cao nhất là năm 2002 mất 1,75 ngày, còn đối với chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân lại có xu hướng tăng lên điều này chưa hẳn đã xấu và có thể Công ty đã sử dụng chính sách tín dụng thương mại nhằm thu hút khách hàng, tiêu thụ nhiều sản phẩm, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty là tương đối nhỏ, năm 2002 thời gian cho một vòng quay hàng tồn kho chỉ là 6,74 ngày là tương đối nhanh.
Nhìn chung trong thời gian qua Công ty đã tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách khá linh hoạt nhưng hiệu quả chưa cao do còn có nhiều biến động cũng như những bất cập đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho Công ty trong thời gian tới.
2.2.1.4. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Trong nền kinh tế thị trường khả năng thanh toán là chỉ tiêu hàng đầu cần xem xét đối với một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đánh giá một cách cơ bản đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp đó để từ đó nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, nó phản ánh trực tiếp tình hình phát triển của doanh nghiệp đó.
* Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
Khả năng thanh toán hiện hành
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Bảng 21: Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành qua các năm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Tài sản lưu động
Tr.đ
11.081
11.502
16.454
20.471
2
Nợ ngắn hạn
Tr.đ
10.140
10.317
14.790
16.725
3
Khả năng thanh toán hiện hành
1,093
1,115
1,113
1,224
Đối với mỗi ngành thường có những yêu cầu về độ lớn của chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành khác nhau nhưng nhìn chung hệ số này lớn hơn 1 thường được đánh giá là có khả năng thanh toán bình thường.
Qua bảng phân tích ta thấy rằng, nhìn chung trong 4 năm gần đây Công ty có hệ số khả năng thanh toán hiện hành đều lớn hơn 1 và có xu hướng nhích dần lên, năm 1999 chỉ tiêu này là 1,093 tức là vốn lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn, Công ty có dư khả năng trang trải nợ bằng tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Năm 2001 hệ số này là 1,113 và năm 2002 là 1,224, chỉ tiêu này lớn sẽ đảm bảo tốt hơn khả năng thanh toán của Công ty tránh được rủi ro vỡ nợ nhưng cũng sẽ phản ánh Công ty đang sử dụng chính sách tài trợ vững chắc tức là đầu tư cho vốn lưu động bằng cả nợ dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu, điều này dẫn đến những thiệt hại như sự tăng lên của chi phí vốn, nó còn phản ánh Công ty không biết cách sử dụng nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, do đó Công ty cần xác định và giữ hệ số này ở một mức nhất định và hợp lý để có thể vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa phát huy hiệu quả sử dụng vốn.
* Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu.
Khả năng thanh toán nhanh
=
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho).
Bảng 22: Khả năng thanh toán nhanh qua các năm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Tài sản quay vòng nhanh
Tr.đ
7.494
6.909
13.364
16.418
2
Nợ ngắn hạn
Tr.đ
10.140
10.317
14.790
16.725
3
Khả năng thanh toán nhanh
0,739
0,67
0,903
0,982
Đối với Công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Nông lâm nghiệp thì qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số này qua các năm là tương đối cao do tỷ lệ hàng tồn kho trong tài sản lưu động là không lớn. Năm 1999 hệ số khả năng thanh toán là 0,739, năm 2000 tuy có giảm đi chút ít nhưng vẫn lớn hơn 0,5 (mức được coi là an toàn đối với nhu cầu thanh toán nhanh) đặc biệt năm 2001 và 2002 hệ số này là rất cao xấp xỉ 1 cụ thể là 0,953 và 0,982 có điều này là do trong hai năm này lượng hàng tồn kho là khá nhỏ trong tổng tài sản lưu động làm cho tài sản quay vòng nhanh chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tài sản lưu động, đồng thời với việc đó thì nợ ngắn hạn lại tăng lên không nhiều so với tốc độ tăng của tài sản quay vòng nhanh. Năm 2001 so với năm 2000 tài sản quay vòng nhanh tăng 6.455 triệu đồng tương đương với tăng 93,43 % trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng 4.473 triệu đồng tương đương với 43,36% còn năm 2002 thì tài sản quay vòng nhanh tăng 9.509 triệu đồng so với năm 2000 tương đương với 138% trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng so với năm 2000 là 6.408 triệu đồng tương đương với 62,11%. Ta thấy trong Công ty đang xảy ra tình trạng các khoản phải thu tăng rất nhanh tức là vốn bị chiếm dụng nhiều trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng lên không nhiều. Điều này cho thấy Công ty không những không sử dụng được vốn của người khác mà còn bị chiếm dụng, do đó cần có những điều chỉnh để thoát khỏi tình trạng này, tránh lãng phí vốn.
* Khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán của Công ty ngay lập tức tại thời điểm phát sịnh nhu cầu thanh toán, nó xác định tỷ lệ không phụ thuộc vào các khoản phải thu và dự trữ. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa tổng số vốn bằng tiền hiện có và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số thanh toán tức thời
=
Tiền mặt + chứng khoán ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Bảng 23: Khả năng thanh toán tức thời qua các năm
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn
Tr.đ
156
231
853
687
2
Nợ ngắn hạn
Tr.đ
10.140
10.317
14.790
16.725
3
Khả năng thanh toán tức thời
0,015
0,022
0,058
0,041
Qua bảng phân tích trên ta thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty trong thời gian qua là tương đối thấp đặc biệt là năm 1999 chỉ là 0,015 tuy nhiên hệ số này đã được cải thiện và tăng lên trong 3 năm tiếp theo, năm 2001 là 0,058 và năm 2002 là 0,041. Việc Công ty giữ một lượng tiền mặt là cần thiết để chi trả trong những trường hợp cần thiết cũng như để tranh thủ những cơ hội, tuy nhiên chỉ nên giữ ở một mức nhất định vì khoản này không sinh lời hoặc sinh lời rất ít do đó hệ số thanh toán tức thời của Công ty trong 2 năm 2001 và 2002 là có thể chấp nhận được. Công ty cũng cần xác định được một tỷ lệ hợp lý cho hệ số này để vừa đảm bảo cho thanh toán lại vừa đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Bảng 24: Bảng tổng hợp về khả năng thanh toán của Công ty
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Khả năng thanh toán hiện hành
1,093
1,115
1,113
1,224
2
Khả năng thanh toán nhanh
0,739
0,67
0,903
0,982
3
Khả năng thanh toán tức thời
0,015
0,022
0,058
0,041
Qua bảng tổng hợp ta có nhận xét chung là khả năng thanh toán của Công ty là khá tốt, tuy nhiên hiện nay chưa có hệ thống chỉ tiêu ngành nên chưa thể có được một kết luận hoàn toàn chính xác.
Bảng 25: Bảng tổng hợp chung của toàn bộ mục 2.2.1
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Hệ số luân chuyển của VLĐ
Vòng
9,05
9,15
6,94
6,9
2
Thời gian một vòng quay
Ngày
39,78
39,34
51,87
52,17
3
Hệ số đảm nhiệm
Tr.đ/tr.đ
0,11
0,109
0,144
0,145
4
Vòng quay tiền mặt
Vòng
643,03
455,56
133,84
205,43
5
Thời gian một vòng quay tiền mặt
Ngày
0,56
0,79
2,69
1,75
6
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng
27,6
42,45
13,42
10,2
7
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
13,04
8,48
26,83
35,29
8
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
28,68
23,64
49,85
53,4
9
Thời gian một vòng quay hàng tồn kho
Ngày
12,55
15,23
7,22
6,44
10
Khả năng thanh toán hiện hành
1,093
1,115
1,113
1,224
11
Khả năng thanh toán nhanh
0,739
0,67
0,903
0,982
12
Khả năng thanh toán tức thời
0,015
0,022
0,058
0,041
2.2.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
2.2.2.1. ảnh hưởng của cơ cấu tài sản lưu động
Là một doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thực hiện xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng, Công ty đang thiên nhiều hơn về hoạt động thương mại do đó tài sản lưu động chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản.
Bảng 26: Cơ cấu tài sản của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tài sản
16.626
100
16.809
100
21.962
100
26.329
100
1. TSLĐ
11.081
66,65
11.502
68,43
16.454
74,92
20.471
77,75
2. TSCĐ
5.545
33,35
5.307
31,57
5.508
25,08
5.858
22,25
Qua bảng phân tích này ta thấy rằng tỷ lệ tài sản lưu động trong tổng tài sản không ngừng tăng lên trong 4 năm qua, năm 1999 giá trị của tài sản lưu động là 11.081 triệu đồng chiếm 66,65% tổng tài sản, năm 2000 là 11. 502 triệu đồng chiếm 68,43% tổng tài sản. Sang năm 2001 đã có sự tăng lên rõ rệt, tài sản lưu động là 16.454 triệu đồng chiếm 74,92% và năm 2002 là 20.471 triệu đồng chiếm 77,75% điều này cho thấy tài sản lưu động ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Do vai trò ngày càng quan trọng của tài sản lưu động nên việc đầu tư vào các khoản mục tài sản lưu động hợp lý được coi là yêu cầu bắt buộc đối với Công ty.
Bảng 27: Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty giai đoạn 1999 - 2002
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
TSLĐ
11.081
100
11.502
100
16.454
100
20.471
100
1. Vốn bằng tiền
156
1,41
231
2,0
853
5,18
687
3,36
2. Các khoản phải thu
3.635
32,8
2.479
21,55
8.510
51,72
13.838
67,6
3. Hàng tồn kho
3.431
30,96
4.362
37,93
2.237
13,6
2.580
12,6
4. TSLĐ khác
3.859
34,83
4.430
38,52
4.854
29,5
3.366
16,44
Qua bảng trên trong cơ cấu tài sản lưu động thì trong năm 1999 khoản chiếm nhiều nhất lại là tài sản lưu động khác chiếm 34,83% điều này cho thấy Công ty phát sinh nhiều khoản ngoài khoản phải thu tiền mặt và hàng tồn kho, cũng trong năm 1999 thì tỷ lệ các khoản phải thu và tỷ lệ hàng tồn kho là tương đương nhau là 32,8% và 30,96% trong khi đó tỷ lệ tiền mặt là 1,41% có thể nói là tương đối nhỏ, tuy nhiên có thể thấy rằng trong năm 1999 cơ cấu tài sản của Công ty là khá hợp lý chỉ trừ khoản tài sản lưu động khác là khá lớn đòi hỏi Công ty cần có những điều chỉnh. Sang năm 2000 thì trong cơ cấu tài sản lưu động thì khoản tài sản lưu động khác vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 38,52% tiép đến là khoản hàng tồn kho chiếm 37,935 là hơi cao, còn khoản phải trả là 21,55% giảm 9,25% so với năm 1999 đây là một dấu hiệu tốt của hoạt động sử dụng vốn lưu động của Công ty. Trong năm này khoản tiền mặt ở Công ty đã dược điều chỉnh lên và chiếm 2% tài sản lưu động đó là việc cần thiết vì với khoản tiền mặt không nên giữ nhiều nhưng cũng không được quá nhỏ. Như vậy trong năm 2000 Công ty đã có những bước chuyển biến tốt trong việc sử dụng vốn lưu động tài trợ cho tài sản lưu động, tuy nhiên khoản mục hàng tồn kho và khoản tài sản lưu động khác còn chiếm tỷ lệ khá cao do đó cần thiết phải có những giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp hơn và có hiệu quả hơn đối với việc sử dụng vốn lưu động.
Trong năm 2001 khoản phải thu đã tăng lên khá nhanh là 8.510 triệu đồng tăng 6.031 triệu đồng so với năm 2000 và chiếm 51,72% tài sản lưu động, sự tăng lên này có thể coi là bất thường mặc dù Công ty đã đưa vào sử dụng chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng nhưng việc tăng lên quá nhiều của khoản phải thu là bất lợi vì bị chiếm dụng vốn. Khoản mục tài sản lưu động khác và hàng tồn kho có tỷ lệ nhỏ đi trong năm 2001, điều này chưa hẳn là tốt nhất là với khoản hàng tồn kho vì Công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm giảm được nợ hàng tồn kho nhưng lại không thu được tiền. Khoản mục tiền mặt tiếp tục tăng lên và chiếm 5,18%, với khoản mục này thì tỷ lệ này có lẽ là hơi cao bởi nó sẽ không có lợi cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì khoản này càng cao thì lượng vốn lưu động không sinh lời hoặc sinh lời rất ít sẽ tăng lên.
Sang đến năm 2002 thì tỷ lệ các khoản phải thu đã tăng lên quá lớn chiếm tới 67,6% tài sản lưu động, Công ty đang thực sự gặp khó khăn với công tác thu hồi nợ, khoản phải thu tăng và khoản hàng dự trữ giảm là biểu hiện của việc bán được hàng mà không thu được tiền. Khoản mục Tài sản lưu động khác đã giảm xuống chỉ còn chiếm 16,44% là tương đối phù hợp và khoản vốn bằng tiền chiếm 3,36% có thể coi là thích hợp của Công ty.
Trên đây mới chỉ là xem xét một cách tổng quan ảnh hưởng của cơ cấu tài sản lưu động, để có thể biết mức độ ảnh hưởng hay tính hợp lý của các khoản mục cấu thành lên tài sản lưu động cần thiết phải đi sâu vào phân tích các khoản mục.
2.2.2.2. Cơ cấu tiền mặt
Khoản mục này bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng. Có thể nói tiền là mạch máu trong cơ thể bởi nó được lưu chuyển liên tục hàng ngày, hàng giờ nó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.
Bảng 28: Cơ cấu tiền mặt
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Vốn bằng tiền
156
100
231
100
853
100
687
100
1. Tiền mặt tại quỹ
85
54,49
176
75,76
248
29,07
261
37,99
2. Tiền gửi ngân hàng
71
45,51
55
24,24
605
70,93
426
62,01
Trong cơ cấu tiền mặt của Công ty ta thấy chỉ gồm hai khoản là tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng, ngoài ra Công ty không có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng như không có khoản mục nào đầu tư cho chứng khoán thanh khoản. Năm 1999 lượng vốn bằng tiền của Công ty là khá ít, 156 triệu đồng chỉ chiếm 1,41% tài sản lưu động trong đó tiền mặt tại quỹ chiếm 54,49% và tiền gửi ngân hàng là 45,51%, Công ty đã hạn chế giữ tiền mặt tại quỹ tới mức tối thiểu vì khoản này không hề sinh lời, khoản còn lại Công ty gửi ngân hàng.
Sang đến năm 2000 lượng vốn bằng tiền của Công ty đã tăng lên là 231 triệu đồng trong đó tiền mặt tại quỹ là 176 triệu đồng chiếm 75,76% mà lượng tiền mặt tại quỹ được xác định dựa vào nhu cầu thanh toán, chi trả do đó có thể thấy nhu cầu này của Công ty trong năm 2000 đã tăng lên khá nhiều so với năm 1999.
Năm 2001 do sự tăng lên khá nhiều của vốn bằng tiền do đó tiền mặt tại quỹ là 248 triệu đồng và chỉ chiếm 29,07% còn lại là khoản Công ty gửi ngân hàng. Có thể thấy rằng trong năm 2001 lượng vốn bằng tiền của Công ty là tương đối thừa nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Sang năm 2002 thì lượng vốn bằng tiền của Công ty đã giảm xuống chỉ còn 687 triệu đồng trong đó tiền mặt tại quỹ là 261 triệu đồng chiếm 37,99% tỷ lệ này là tương đối hợp lý. Có thể nói rằng trong năm 2002 Công ty đã có được cơ cấu tiền mặt là khá phù hợp nó sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.2.2.3. Cơ cấu các khoản phải thu:
Các khoản phải thu là một bộ phận chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động của Công ty và có liên quan trực tiếp đến chu kỳ vận động của tài sản lưu động. Việc quản lý các khoản phải thu là một trong những vấn đề đang được sự quan tâm đặc biệt của Công ty nhất là trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì chính sách tín dụng thương mại đang là công cụ để thu hút khách hàng.
Bảng 29: Cơ cấu các khoản phải thu
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Các khoản phải thu
3.635
100
2.479
100
8.510
100
13.838
100
1. Phải thu của khách hàng
2.444
67,24
1.024
41,31
6.583
77,36
12.677
91,61
2. Trả trước cho người bán
850
23,38
1.054
42,52
1.457
17,12
1.358
9,81
3.Phải thu khác
341
9,38
401
16,17
640
7,52
367
2,65
4. Dự phòng phải thu khó đòi
0
0
0
0
-170
-2,0
-564
-4,07
Qua bảng phân tích trên ta thấy khoản phải thu của khách hàng của Công ty không ngừng tăng lên trong 4 năm qua, đặc biệt là trong 2 năm gần đây năm 2001 và năm 2002. Năm 1999 khoản phải thu của khách hàng là 2.444 triệu đồng chiếm 67,42% giá trị các khoản phải thu, năm 2000 các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 2.479 triệu đồng giảm xuống 1.156 triệu đồng so với năm 1999 tương đương với giảm 31,8%, đồng thời với việc giảm xuống của các khoản phải thu là việc giảm xuống khoản phải thu của khách hàng trong năm 2000 giảm xuống chỉ còn 1.024 triệu đồng tương đương với giảm 1.402 triệu đồng và tương đương với giảm 58,1% do đó khoản phải thu của khách hàng trong năm 2000 chỉ chiếm 41,31% các khoản phải thu. Tỷ lệ khoản phải thu của khách hàng đã tăng lên rất nhiều trong 2 năm 2001 và 2002, trong năm 2001 khoản phải thu của khách hàng là 6.583 triệu đồng chiếm 77,36% giá trị các khoản phải thu tăng 5.559 triệu đồng so với năm 2000 tương đương với tăng 542,87%, sự tăng lên này là quá lớn điều này được giải thích bằng việc Công ty đã sử dụng chính sách cho khách hàng tức là chấp nhận bán chịu cho khách hàng, tuy nhiên việc bán chịu này có thể nhận định là khá dễ dàng hay nói đúng hơn là bất cập do đó khoản phải thu của khách hàng đã tăng mạnh.
Tuy rằng với việc thực hiện rộng rãi chính sách tín dụng thương mại Công ty sẽ tăng được khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm được lượng hàng tồn kho nhưng lại dẫ tới tình trạng bị chiếm dụng vốn, khả năng rủi ro không đòi được nợ tăng lên điều này cũng được thể hiện ở việc Công ty đã phải đưa ra khoản dự phòng phải thu khó đòi, tuy mới chỉ là 170 triệu đồng.
Năm 2000 khoản phải thu của khách hàng của Công ty không những không được hạn chế mà còn tiếp tục tăng mạnh, tăng 6.094 triệu đồng so với năm 2001 tương đương với tăng 91,61% các khoản phải thu. Với việc tăng mạnh khoản phải thu của khách hàng như vậy là một việc đáng báo động trong chính sách bán chịu của Công ty, Công ty thực sự cần phải có những giải pháp để thu hồi hết khoản nợ này đồng thời có những giải pháp chọn lọc khách hàng để vừa tăng được khả năng tiêu thụ vừa giảm được khoản phải thu của khách hàng và tăng được khả năng thu hồi nợ.
Tuy nhiên ngoài khoản phải thu của khách hàng thì khoản trả trước cho người bán của Công ty cũng khá lớn, năm 1999 khoản này là 850 triệu đồng chiếm 23,38% khoản phải thu. Năm 2000 khoản trả trước cho người bán là 1.054 triệu đồng chiếm 42,52% khoản phải thu tỷ lệ này có thể nói là khá lớn vì khi Công ty để cho khoản này lớn tức là Công ty đã để cho người bán chiếm dụng và sử dụng vốn của mình trong khi Công ty là người phải chịu chi phí vốn, đồng thời không sinh lời được với khoản vốn đó. Tuy nhiên sang năm 2001 tỷ lệ của khoản này trong các khoản phải thu của Công ty đã giảm xuống chỉ còn chiếm 17,12% nhưng về mặt giá trị là vẫn lớn là 1.457 triệu đồng, Công ty cần phải nguồn này xuống bằng việc trở thành bạn hàng quen thuộc và mua với khối lượng lớn để có thể được hưởng những ưu đãi như giảm giá nhất là giảm khoản phải trả trước. Có lẽ Công ty cũng nhận thức được điều đó nên sang năm 2002 khoản trả trước cho người bán chỉ còn 1.358 triệu đồng chiếm 9,81% các khoản phải thu đó là một dấu hiệu tích cực và đáng ghi nhận của Công ty.
Ngoài các khoản trên thì trong các khoản phải thu của Công ty còn có khoản phải thu khác, khoản này tuy không lớn nhưng cũng đòi hỏi Công ty có biện pháp quản lý chặt chẽ để có thể giảm các khoản phải thu cũng như thu hồi được hết các khoản phải thu.
2.2.2.4. Cơ cấu hàng tồn kho:
Là một Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh thiên nhiều về lĩnh vực thương mại nên dự trữ và tồn kho là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Công ty.
Bảng 30: Cơ cấu hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
Tr.đ
%
1. Nguyên vật liệu tồn kho
301
8,77
169
38,86
350
15,65
67
2,59
2. Công cụ, dụng cụ trong kho
115
3,35
150
3,44
150
6,71
185
7,15
3. CPSXKD dở dang
1.067
31,1
338
8,9
366
16,36
451
17,42
4. Thành phẩm tồn kho
1.905
55,52
2.051
47,02
1.328
59,36
488
18,85
5. Hàng hoá tồn kho
43
1,25
78
1,78
43
1,92
1398
53,99
Tổng hàng tồn kho
3.431
100
4.36
100
2.237
100
2589
100
Qua cơ cấu hàng tồn kho của Công ty ta thấy rằng tuy lượng tồn kho của Công ty trong thời gian qua không lớn nhưng diễn biến rất phức tạp, các khoản mục có sự tăng giảm lẫn lộn như chỉ tiêu nguyên vật liệu tồn kho năm 1999 là 301 triệu đồng chiếm 8,77% trong khi năm 2000 là 1.695 triệu đồng chiếm 38,86% lượng hàng, sang đến năm 2001 là 350 triệu đồng chỉ chiếm 15,65% lượng hàng tồn kho và cuối cùng là năm 2002 chỉ còn 67 triệu đồng chiếm 2,59%, với sự tăng giảm thất thường này sẽ rất khó đưa ra được những kết luận chính xác rằng tốt hay xấu trong cơ cấu hàng tồn kho của Công ty.
Tuy nhiên để có được cách nhìn tổng quan về hàng tồn kho của Công ty cần tìm hiểu cơ cấu hàng tồn kho trong từng năm.
Năm 1999 lượng nguyên vật liệu tồn kho là 301 triệu đồng chiếm 8,77%, tỷ lệ công cụ, dụng cụ trong kho là 115 triệu đồng chiếm 3,35%, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng tồn kho trong năm 1999 là chi phí sản xuất kinh doanh dowrdang và thành phẩm tồn kho tương đương là 31,1% và 55,52%. Trong khi đó thì lượng hàng hoá tồn kho chỉ là 43 triệu đồng tương đương chiếm 1,25%. Điều này phản ánh trong năm 1999 Công ty chủ yếu thực hiện hoạt động sản xuất để bán hơn là mua sản phẩm bên ngoài rồi bán, nhưng cũng phản ánh sản phẩm do Công ty sản xuất ra là khó tiêu thụ hơn so với hàng mua ngoài. Do đó có thể nói chất lượng sản xuất của Công ty là chưa cao khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn, sản phẩm sản xuất là khó tiêu thụ.
Trong năm 2000, lượng nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng tồn kho và lượng thành phẩm cũng cao là 38,86% và 47,02% điều này phản ánh Công ty đã mua quá nhiều nguyên vật liệu vượt qua nhu cầu sản xuất và lượng sản phẩm làm ra tồn kho khá nhiều phản ánh Công ty gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Nhưng phải ghi nhận đã có tiến bộ trong sản xuất là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong năm 2000 đã giảm xuống chỉ còn 388 triệu đồng giảm 679 triệu đồng so với năm 1999 và chiếm 8,9% lượng hàng tồn kho.
Năm 2001, lượng nguyên vật liệu tồn kho giảm xuống chỉ còn 350 triệu đồng và chiếm 15,65% nhưng lượng thành phẩm tồn kho thì vẫn rất cao là 1.328 triệu đồng chiếm 59,36%. Ta thấy tuy lượng hàng tồn kho của Công ty trong thời gian qua là không lớn nhưng việc thành phẩm tồn kho cao vẫn là điều Công ty cần xem xét điều chỉnh bởi nó là biểu hiện của việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, đến chất lượng sản phẩm của Công ty không tốt nên bị hạn chế trong khâu tiêu thụ.
Năm 2002 trong cơ cấu hàng tồn kho của Công ty thì chiếm tỷ lệ cao lại là hàng hoá tồn kho chiếm 53,99% lượng hàng tồn kho, trong khi đó thành phẩm tồn kho chỉ còn 18,85%, điều này phản ánh Công ty đã tiến hành việc mua hàng hóa về bán hơn là việc sản xuất sản phẩm. Và trong năm 2002 thì lượng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tài sản lưu động của Công ty. Nó phản ánh rắng Công ty đang sử dụng chính sách tín dụng thương mại tương đối rộng rãi, nếu chỉ xét trên góc độ quản lý hàng tồn kho thì đó là một dấu hiệu tốt.
2.3. Những yếu kém chủ yếu trong quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.3.1. Các yếu kém chủ yếu:
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong 4 năm qua là chưa cao, còn khá nhiều yếu kém cần thiết phải có sự điều chỉnh, những yếu kém này đã được đề cập trong quá trình phân tích về tình hình quản lý cũng như sử dụng vốn lưu động của Công ty nhưng xin được tập trung lại trong những yếu kém chủ yếu sau đây:
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm:
Hệ số luân chuyển vốn lưu động giảm mạnh qua các năm, năm 1999 là 9,05 vòng trong một năm thì đến năm 2001 chỉ còn 6,94 vòng và năm 2002 là 6,4 vòng, đồng thời với việc đó là sự tăng lên về thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động, năm 1999 chỉ mất 39,78 ngày thì năm 2002 phải mất 52,17 ngày để vốn lưu động luân chuyển được 1 vòng.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động qua các năm tăng lên, tức là để tạo ra được một đồng doanh thu phải mất nhiều hơn vốn lưu động.
Sức sinh lời của vốn lưu động cũng giảm đi rõ rệt, năm 1999 một đồng vốn lưu động có khả năng tạo ra 0,034 đồng lợi nhuận thì năm 2002 chỉ tạo ra được 0,028 đồng lợi nhuận.
+ Dự báo nhu cầu vốn lưu động không chính xác:
Năm 2000 dự báo là 13.300 triệu đồng thì thực tế chỉ cần 11.502 triệu đồng thừa1.798 triệu đồng đến năm 2001 trong khi dự báo là 14.500 triệu đồng thì thực tế lại cần đến 16.454 triệu đồng, thiếu 1.954 triệu đồng và năm 2002 thiếu 2.941 triệu đồng.
+ Vốn lưu động của Công ty bị chiếm dụng nhiều:
Các khoản phải thu của Công ty ngày càng lớn và càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty. Điều này được thể hiện bằng việc vòng quay các khoản phải thu giảm và kì thu tiền bình quân tăng, năm 1999 vòng quay các khoản phải thu là 27,6 vòng trong một năm và chỉ mất 13,04 ngày cho một kì thu tiền bình quân thì năm 2002 vòng quay các khoản phải thu chỉ còn 10,2 vòng và kì thu tiền bình tăng thành 35,29 ngày.
+ Công ty sử dụng được ít vốn nợ:
Điều này được thể hiện ở các hệ số về khả năng thanh toán của Công ty là tương đối cao, nợ ngắn hạn mà Công ty sử dụng được là chưa nhiều. Công ty phải sử dụng cả vốn chủ sở hữu và vay dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động.
+ Cơ cấu hàng tồn kho diễn biến phức tạp:
Hàng tồn kho của Công ty là nhỏ nhưng có diễn biến phức tạp về cơ cấu, đòi hỏi phải xác định được một cơ cấu hàng tồn kho hợp lý hơn.
2.3.2. Các nguyên nhân:
*Nguyên nhân chủ quan
+ Tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động:
Thị trường xuất khẩu của Công ty hiện vẫn chưa thực sự đa dạng hoá, mặt hàng xuất khẩu vẫn còn ít, thị trường của Công ty vẫn tập trung chủ yếu ở các thị trường truyền thống có vốn rất bấp bênh, do vậy hoạt động của Công ty còn khá bị động, thiếu ổn định.
Công ty chưa thiết lập được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, chưa phát huy hết được khả năng của các đơn vị chi nhánh, bán hàng chủ yếu là bán buôn ít chú trọng đến hoạt động bán lẻ. Do vậy doanh số bán hàng của Công ty vẫn chưa thực sự phản ánh đúng tiềm năng của Công ty.
+ Thực hiện không hiệu quả chính sách tín dụng thương mại:
Công ty thực hiện chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng mà việc thẩm định tài chính cũng như theo dõi khách hàng chưa thực sự được quan tâm, năng lực phân tích tài chính còn yếu kém. Việc bán chịu cho khách hàng là tương đối chủ quan và còn dựa chủ yếu vào mối quan hệ.
Công ty chưa có đội ngũ chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định, theo dõi khách hàng nên kế toán Công ty phải kiêm luôn việc đó, điều này không chỉ gây ra sự quá tải trong công việc mà còn giảm chất lượng thẩm định vì bản thân họ không thể theo dõi khách hàng một cách đầy đủ.
+ Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động không phù hợp
Phương pháp này chỉ căn cứ vào hệ số luân chuyển vốn lưu động của năm trước rồi đưa ra con số dự kiến.
+ Chưa quan tâm đúng mức đến khoản tín dụng thương mại trong khâu mua hàng
Khoản phải trả người bán tuy chiếm tỷ lệ cao nhất trong nợ hạn nhưng mới chỉ là 7.817 triệu đồng trong năm 2002 đạt mức cao nhất trong thời gian qua, trong khi khoản phải thu của khách hàng lên tới12.677 triệu đồng trong năm 2002, do đó đòi hỏi Công ty cần phải tập trung khai thác nguồn này nhiều hơn.
+ Chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản trị hàng tồn kho:
Mức tồn kho của Công ty được quyết định chủ yếu dựa trên kinh nghiệm mà không dựa trên các lý thuyết về quản trị tồn kho, đặc biệt Công ty chưa áp dụng mô hình EOQ trong quản trị tồn kho.
* Nguyên nhân khách quan:
+ Thị trường:
Thị trường tiền tệ của Việt Nam chưa hình thành do đó các doanh nghiệp Việt Nam không như ở các nước khác, chỉ có thể đầu tư vào các công cụ của thị trường tiền tệ như trái phiếu kho bạc, thương phiếu...vì mục tiêu sinh lời ngắn hạn, do đó các doanh nghiệp Việt Nam không có cơ hội đầu tư số dư tiền mặt nhằm kiếm lãi.
Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế. Trong tình hình thế giới có nhiều biến động như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+ Ngân hàng:
Do hệ thống ngân hàng chưa thực sự phát triển, thánh toán bằng tiền mặt còn là chủ yếu trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên việc nắm bắt các thông tin tài chính thông qua ngân hàng còn hạn chế và độ chính xác không cao. Cơ chế tài chính của nước ta vẫn còn nhiều bất cập, thông tin trên các báo cáo tài chính mà Công ty đưa ra không đảm bảo phản ánh đúng thực trạng của Công ty, do đó nếu Công ty dựa vào đó để thẩm định năng lực tài chính của khách hàng thì kết quả chưa chắc đã chính xác.
Uy tín của các ngân hàng Việt Nam chưa cao nên trong thanh toán quốc tế Công ty thường phải ký quỹ lớn cho lô hàng nhập khẩu.
Chương 3
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động ở công ty
3.1. Một số giải pháp
3.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động mới phù hợp
Để chủ động trong việc quản lý vốn lưu động, trước mỗi năm kế hoạch Công ty phải căn cứ những tiêu chí có cơ sở khoa học như kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu chí kinh tế kỹ thuật, định mức hao phí vật tư , giá cả và trình độ năng lực quản lý để lập kế hoạch quản lý, sử dụng vốn lưu động vững chắc và tiết kiệm. Nếu lượng vốn dự tính thấp hơn so với nhu cầu thực sự thì sẽ gây khó khăn cho quá trình luân chuyển vốn trong kinh doanh, thiếu vốn sẽ gây ra nhiều tổn thất như việc kinh doanh chậm trễ, không đáp ứng được nhu cầu thị trường, mất uy tín đối với nhà cung cấp. Ngược lại, nếu nhu cầu vốn lưu động xác định quá cao thì sẽ gây ra tác hại cho bản thân Công ty, gây nên tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hoá, lãng phí vốn luân chuyển vốn chậm phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm tăng tổng chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Thực tế là trong 2 năm 2001 và 2002 ở Công ty đã xảy ra tình trạng lãng phí vốn lưu động và dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao.
Yêu cầu đặt ra đối với Công ty là làm thế nào để có được một tỷ lệ vốn lưu động phù hợp với kết quả kinh doanh. Như đã phân tích ở chương II việc xác định vốn lưu động ở Công ty vẫn còn một số bất cập do đó trong những năm tới đây Công ty có thể áp dụng một trong hai phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động được trình bày dưới đây:
Phương pháp 1: Tỷ lệ % trên doanh thu
Phương pháp này dựa trên quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với tài sản, tiền vốn và được tiến hành như sau:
- Tính số dư các khoản trên bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp trong năm
- Chọn những khoản chịu sự biến động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu trong năm và tính tỷ lệ % trên doanh thu trong năm.
- Dùng % đó để ước tính nhu cầu vốn lưu động của năm sau theo dự tính thay đổi của doanh thu.
Nhận xét: đây là phương pháp thống kê kinh nghiệm cho nên các con số đưa vào phân tích phải thật chính xác, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng kế toán, kế toán ghi chép những số liệu tài chính phải đầy đủ, chính xác và trung thực. Có như vây việc xác định nhu cầu vốn lưu động mới được chính xác, hiệu quả sử dụng vốn lưu động mới được nâng cao.
Ví dụ: trong năm 2003 doanh thu thuần dự kiến của Công ty là 160 tỷ đồng, Công ty xác định nhu cầu vốn lưu động thông qua phương pháp đã trình bày ở trên:
Bảng 31: Tỷ lệ % giữa các khoản mục có quan hệ trực tiếp với doanh thu
Tài sản
Nguồn vốn
1. Tiền
0,5%
1. Phải trả người bán
5,53%
2. Các khoản phải thu
9,8%
2. Người mua trả trước
1,69%
3. Hàng tồn kho
1,83%
3. Thuế phải nộp
0,41%
4. Tài sản lưu động khác
2,38%
4. Phải trả CNV
0,11%
Tổng
14,51%
Tổng
7,74%
Theo bảng trên thì cứ doanh thu thuần tăng lên 1 đồng cần phải tăng vốn lưu động lên 0,1451 đồng.
Cứ 1 đồng doanh thu thuần tăng lên thì Công ty chiếm dụng đương nhiên (nguồn phát sinh tự động) là 0,0774 đồng.
Vậy thực chất 1 đồng doanh thu thuần tăng lên Công ty chỉ bổ sung:
0,1451- 0.0774 = 0,0677 đồng
Nhu cầu vốn lưu động cần bổ sung thêm cho năm 2003 là:
(160.000- 141.236) x 0.0677 = 1.270,32 triệu đồng
(Trong đó 141.236 triệu đồng là doanh thu thực tế của năm 2002)
Công ty có thể dựa vào tỷ trọng định mức mà phân bổ vào từng khoản mục của vốn lưu động.
Phương pháp 2: thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng
Người ta xâydựng một hệ thống các chỉ tiêu tài chính được coi là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng cần phải có tương ứng với doanh thu nhất định.
Các chỉ tiêu tài chính được áp dụng có thể là số trung bình ngành hoặc của doanh nghiệp cùng loại (doanh nghiệp cùng tuổi, cùng quy mô, trong cùng một vùng địa lý, thị trường có thể so sánh được) hoặc là tự xâydựng.
Điều kiện để áp dụng phương pháp này là người lập kế hoạch phải biết rõ ngành nghề hoạt động, quy mô kinh doanh (được đo lường bằng mức doanh thu dự kiến hàng năm).
áp dụng:
Bảng 32: Dự kiến các chỉ tiêu tài chính năm 2003 của Công ty
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
1. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
5,4 vòng/ năm
2. Hệ số nợ
0,67
3. Tỷ trọng nợ ngắn hạn
0,94
4. Hệ số thanh toán hiện hành
1,18
5. Hệ số thanh toán nhanh
0,8
6. Kỳ thu tiền bình quân
32ngày
Doanh thu thuần dự kiến năm 2002 là 160 tỷ đồng, dựa vào các chỉ tiêu trên ta tính toán như sau:
Tổng tài sản bình quân = 160.000/5,4 = 29.630 triệu đồng
Nợ phải trả bình quân = 29.630 x 0,67 = 19.852 triệu đồng
Nợ ngắn hạn = 19.852 x 0,94 = 18.661 triệu đồng
Tài sản lưu động bình quân = 18.661 x 1,18 = 22.019,98 triệu đồng
Các khoản phải thu = 160.000 x 32/360 = 14.222 triệu đồng
Tiền + phải thu bình quân = 18.661 x 0,8 = 14.928,8 triệu đồng
Hàng tồn kho bq và TSLĐ khác = 22.019,98 - 14.928,8 = 7.091,18 tr.đ
Phương pháp trước đây: doanh thu thuần là 160 tỷ đồng, hệ số luân chuyển vốn lưu động dự tính là 7 thì:
VLĐ định mức = 160.000/7 = 22.857 triệu đồng
Nhận xét: phương pháp 1 và phương pháp 2 cho kết quả gần bằng nhau, theo phương pháp 1 vốn lưu động cần huy động thêm là 1.270,32 triệu đồng. Phương pháp 2 thì lượng vốn lưu động bình quân cần thiết là 22.019 triệu đồng trong khi vốn lưu động bình quân năm 2002 cần thêm 20.471 triệu đồng, vậy cần huy động thêm 22.019,98 - 20.471= 1.548,98 triệu đồng. Còn theo phương pháp trước đây sẽ phải huy động thêm 22.857 - 20.471= 2.386 triệu đồng , với mức xác định nhu cầu vốn lưu động bổ sung cao như vậy thì sẽ lại dẫn tới tình trạng sử dụng vốn lưu động không cao, lãng phí vốn lưu động.
3.1.2 Tăng cường thẩm định tài chính và giảm các khoản phải thu.
Trong 4 năm qua, các khoản phải thu của Công ty tăng nhanh đặc biệt là năm 2001 và năm 2002. Đây là vấn đề mà Công ty nhất thiết phải có biện pháp khắc phục các khoản phải thu lớn là biểu hiện của tình trạng bị chiếm vốn, nguy cơ nợ quá hạn gia tăng, ứ đọng vốn. Các chi phí liên quan đến các khoản phải thu làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giảm. Việc thu hồi công nợ sớm sẽ nhanh chóng đưa vốn quay vòng vào sản xuất kinh doanh tăng tốc độ luân chuyển vốn, tạo chủ động cho công ty trong việc thanh toán nợ, nhất là các khoản nợ vay có tính chất ngắn hạn.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thì việc áp dụng chính sách tín dụng thương mại đối với khách như hiện nay là cần thiết, tuy nhiên một trong những yêu cầu đặt ra đối với công ty là phải xác định được các đối tượng cấp tín dụng thương mại, công ty cần chú trọng những yếu tố sau:
Phẩm chất tư cách tín dụng của khách hàng hay tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ tốt hay xấu.
Triển vọng phát triển kinh tế của khách hàng trong thời gian tới và xu thế phát triển ngành nghề của họ.
Khách hàng là bạn hàng lâu dài hay chỉ mua sản phẩm một lần.
Trước khi chấp nhận các khoản tín dụng thương mại công ty cần chú trọng những bước sau:
Tăng cường công tác thẩm định tài chính của khách hàng trước khi tiến hành bán chịu: như năng lực tài chính (thông qua một số kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua, thu nhập kỳ vọng trong thời gian tới, chiến lược kinh doanh và tính khả thi của nó). Bên cạnh đó, công ty cũng cần nắm được tình hình ngân quỹ của khách hàng để xác định thời hạn hợp lý nhất đảm bảo cho khách hàng luôn trong tình trạng sẵn sàng thanh toán nợ nhất. Các chứng từ của các khoản phải thu phải đảm bảo phản ánh đầy đủ quyền và trách nhiệm của các bên, người đứng ra chịu trách nhiệm phải đúng trong phạm vi thẩm quyền được phép phòng khi có rủi ro xảy ra công ty phải nhờ đến bên thứ ba như: trường hợp công ty cần gấp tiền thì có thể nhượng lại quyền đòi nợ cho ngân hàng dưới dạng thương phiếu.
Xác định giá bán trả chậm hợp lý, giá bán phải đảm bảo bù đắp những rủi ro tiềm ẩn của khoản phải thu như: rủi ro vỡ nợ, rủi ro giảm giá trị do ảnh hưởng của lạm phát và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thu nợ.
Để tăng cường năng lực thẩm định tài chính của khách hàng Công ty cần:
+ Công ty nên thành lập bộ phận chuyên trong lĩnh vực thẩm định tài chính và theo dõi khách hàng.
+ Nhân viên tham gia quá trình thẩm định phải được tăng cường đào tạo vè chuyên môn và ý thức trách nhiệm, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nếu nhân viên nào xử lý không công minh, như kết cấu với khách hàng thì công ty phải có biện pháp xử lý thích hợp.
Dù việc thẩm định của khách hàng có tốt đến đâu thì khoản phải thu khó đòi của khách hàng vẫn là khó tránh khỏi, do đó công ty cần xem xét lại mức nợ phải thu và nợ khó đòi trên cơ sở hàng tháng để có những giải pháp thích hợp để xử lý đối với khoản nợ khó đòi như xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, cũng như làm cho tỷ lệ nợ khó đòi nằm trong tầm kiểm soát và duy trì ở mức độ thích hợp.
Bảng 33: Dự kiến các khoản phải thu năm 2003
Đơn vị : triệu đồng
Năm 2002
Dự kiến năm 2003
Chênh lệch
Tỉ lệ tăng giảm %
Các khoản phải thu
13.838
9.607
-4.231
69,43
1.Phải thu khách hàng
12.667
8.236
-4.431
64,97
2.Trả trước người bán
1.358
1.297
-61
9,55
3.Phải thu khác
377
484
107
131,88
4.Dự phòng phải thu khó đòi
-564
-410
154
72,69
Như vậy trong năm 2003 các khoản phải thu dự kiến giảm xuống còn 9.607 triệu đồng bằng 69,43% so với năm 2002 tương đương giảm 4.231 triệu đồng, trong đó đặc biệt khoản phải thu của khách hàng sẽ phải giảm xuống chỉ còn 8.236 triệu đồng bằng 64,97% năm 2002 tương đương giảm 4.441 triệu đồng. Như vậy với việc xuống được 4.431 triệu đồng, Công ty đã tiết kiệm được 4.431 x 0,1 ( lãi suất gửi ngân hàng) 44,31 triệu đồng , nó sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong năm 2003.
3.1.3 Đẩy mạnh công tác quản lý hàng tồn kho
Trong bộ phận này bao gồm: dữ trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất sản phẩm dở dang, hàng hoá và thành phẩm tôn kho. Do tính chất mùa vụ, cũng như chịu ảnh hưởng của thời t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12510.DOC