Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình: Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Công ty Cổ phẩn kim khí An Bình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, được thành lập năm 1993 theo Nghị định 387 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1995, Công ty là thành viên của Tổng Công ty Thép Việt Nam. Ngày 01/0/2006 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Công ty có tới 11 xí nghiệp trực thuộc nằm rải rác từ Bắc vào Nam với thế mạnh là kinh doanh thương mại ngành hàng kim khí. Với doanh thu hàng năm trên dưới 700 tỷ đồng. Công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, tối đa hoá lợi nhuận, đặc biệt Công ty đang trong quá trình cổ phần hoá, vấn đề quản lý và nâng c...
85 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn kinh doanh là một trong số các yếu tố không thể thiếu đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dù dưới hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải có một lượng vốn nhất định. Vấn đề đặt ra là muốn tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp cần có những biện pháp gì để tổ chức quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Công ty Cổ phẩn kim khí An Bình là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại, được thành lập năm 1993 theo Nghị định 387 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 1995, Công ty là thành viên của Tổng Công ty Thép Việt Nam. Ngày 01/0/2006 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Công ty có tới 11 xí nghiệp trực thuộc nằm rải rác từ Bắc vào Nam với thế mạnh là kinh doanh thương mại ngành hàng kim khí. Với doanh thu hàng năm trên dưới 700 tỷ đồng. Công ty không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, tối đa hoá lợi nhuận, đặc biệt Công ty đang trong quá trình cổ phần hoá, vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là rất bức thiết, nó quyết định đến khả năng cạnh tranh và vị thế của Công ty trong tương lai.
Với mong muốn giúp công ty có thể có các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình ”
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty, từ đó có các biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phù hợp với mục đích nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc tổ chức, quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần kim khí An Bình trong những năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên các tài liệu sưu tập... kết hợp với suy luận để làm sáng tỏ đề tài.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình.
Chương 1
VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Khái niệm vốn kinh doanh
Vốn là yếu tố cơ bản và là tiền đề không thể thiếu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn kinh doanh. Vốn được dùng để mua sắm các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Vốn kinh doanh thường xuyên vận động và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trong các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể là tiền, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… khi kết thúc một vòng luân chuyển thì vốn kinh doanh lại trở về hình thái tiền tệ. Như vậy, với số vốn ban đầu, nó không chỉ được bảo tồn mà còn được tăng lên do hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.
Như vậy có thể hiểu vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau cụ thể như sau:
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn:
Về cơ bản, vốn kinh doanh được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, nó bao gồm vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra và phần vốn bổ sung được hình thành từ kết quả kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Giá trị tổng tài sản - Tổng nợ phải trả
Trong đó, vốn chủ sở hữu này sẽ bao gồm các khoản:
+ Với doanh nghiệp nhà nước thì đó là nguồn vốn do NSNN cấp ban đầu và cấp bổ sung, còn với doanh nghiệp tư nhân thì nguồn vốn này do chủ doanh nghiệp bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần hoặc liên doanh thì nó sẽ bao gồm phần đóng góp của các chủ đầu tư hoặc các cổ đông.
+ Phần lợi nhuận để lại tái đầu tư sau các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nợ phải trả: Bao gồm các khoản đi vay của các cá nhân hay các tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu, các khoản phải trả người bán, trả cho Nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho lao động trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn:
Dựa trên tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.
- Vốn cố định của doanh nghiệp
Vốn cố định: Là lượng vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ của doanh nghiệp. Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến lượng TSCĐ được hình thành và ngược lại, đặc điểm hoạt động của TSCĐ sẽ chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Từ mối liên hệ này, ta có thể khái quát những đặc thù của vốn cố định như sau:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái hiện vật. Có được đặc điểm này là do TSCĐ tham gia vào phát huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vì vậy vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng tiền của TSCĐ và cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.
+ Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần, từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, thì giá trị của nó cũng bị giảm đi, theo đó vốn cố định được tách thành hai bộ phận:
Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, quỹ khấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất TSCĐ nhằm duy trì năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Phần còn lại của vốn cố định vẫn được "cố định" trong đó, tức là giá trị còn lại của tài sản cố định. Hình thái hiện vật của vốn cố định là tài sản cố định.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm và được thu hồi dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần dần giảm xuống. Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúc TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm đã sản xuất và khi đó vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Vốn cố định thường có chu kỳ vận động dài, sau nhiều năm mới có thể thu hồi đủ số vốn đầu tư đã ứng ra ban đầu. Trong thời gian dài như vậy, đồng vốn luôn bị đe doạ bởi những rủi ro, những nguyên nhân chủ quan và khách quan làm thất thoát vốn như:
Do kinh doanh kém hiệu quả, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, do giá bán thấp hơn giá thành nên thu nhập không đủ bù đắp mức độ hao mòn TSCĐ.
Do sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ vượt qua mức dự kiến về mặt hiện vật cũng như về mặt giá trị.
Do yếu tố lạm phát trong nền kinh tế. Khi lạm phát xảy ra, giá trị thực của đồng vốn bị thay đổi, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá và điều chỉnh lại giá trị tài sản để tránh tình trạng mất vốn kinh doanh theo tốc độ lạm phát trên thị trường.
+ Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ vốn đầu tư nói riêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Do ở một vị trí then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý vốn cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động của doanh nghiệp:
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn bằng tiền được ứng ra để hình thành các tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và một phần để trả tiền công cho người lao động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Tài sản lưu động sản xuất bao gồm ở khâu dự trữ sản xuất như: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ… Tài sản lưu động ở khâu sản xuất như sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm. Các tài sản lưu động ở khâu lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước… Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và đổi chỗ cho nhau đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và thuận lợi.
Khác với tài sản cố định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, hàng hoá. Do đó, phù hợp với các đặc điểm của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn chu chuyển của vốn lưu động. Ta có sơ đồ chu chuyển vốn lưu động:
Dự trữ
T NVL Sản xuất Sản phẩm T’
Lao động
Trong quá trình vận động, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ. Qua giai đoạn sản xuất, vật tư được đưa vào chế tạo thành các bán thành phẩm và thành phẩm, sau khi sản phẩm được tiêu thụ, vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó. Sau mỗi chu kỳ tái sản xuất, vốn lưu động mới hoàn thành một vòng chu chuyển.
Trong các doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh luôn diễn ra một cách thường xuyên, liên tục cho nên có thể thấy trong cùng một lúc, vốn lưu động của doanh nghiệp được phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Muốn cho quá trình sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau nó đảm bảo cho việc chuyển hoá hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi.
Từ những đặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏi việc quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời phải có giải pháp thích ứng nhằm quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động, vốn kinh doanh được hình thành từ hai nguồn:
- Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp: Việc doanh nghiệp huy động sử dụng nguồn vốn bên trong có ưu điểm là doanh nghiệp được quyền tự chủ sử dụng vốn cho sự phát triển của mình mà không phải chi phí cho việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, cũng chính vì lợi thế về việc không phải trả chi phí khi sử dụng vốn bên trong dẫn đến việc doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả.
- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng cho nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại nguồn vốn này bao gồm: Vốn vay ngân hàng, vay các tổ chức kinh tế khác, phát hành trái phiếu, nợ người bán và các khoản nợ khác…
Ưu điểm của nguồn vốn này là tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tài chính linh động hơn. Nếu doanh nghiệp đạt được mức doanh lợi cao hơn chi phí sử dụng vốn càng nhiều thì việc huy động vốn từ bên ngoài nhiều sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh hơn.
Nhược điểm: Doanh nghiệp phải trả lợi tức tiền vay và hoàn trả vay đúng thời hạn, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì khoản nợ phải trả trở thành gánh nặng và doanh nghiệp phải chịu rủi ro lớn.
Như vậy xuất phát từ những ưu nhược điểm trên ta thấy việc sử dụng kết hợp nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài một cách hợp lý sẽ đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao và rủi ro là thấp nhất.
Căn cứ vào thời gian huy động vốn:
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra thành hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
+ Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất lâu dài và ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng, nguồn này được dùng cho việc hình thành tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp, nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn riêng và các khoản vay dài hạn.
+ Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng đáp ứng nhu cầu tạm thời, bất thường phát sinh trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Tài sản = Tài sản lưu động + Tài sản cố định
Nguồn vốn = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
Vốn tạm thời = Nợ ngắn hạn
Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Việc phân loại nguồn vốn theo cách này giúp cho người quản lý doanh nghiệp xem xét huy động các nguồn vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.3. Nguyên tắc huy động vốn kinh doanh
Trong quá trình tìm nguồn huy động vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp lý, chế độ chính sách của Nhà nước hiện hành. Nguyên tắc này vừa thể hiện sự tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nghiên cứu thêm các chính sách phù hợp, thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và huy động vốn.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với chi phí thấp nhất. Trong nền kinh tế thị trường xuất hiện nhiều phương thức, lãi suất huy động cũng như phương thức thanh toán khác nhau. Các hình thức huy động này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn hay dài hạn trong doanh nghiệp, phục vụ cho chương trình, dự án đầu tư theo chiều sâu hay chiều rộng. Tuỳ theo từng thời kỳ, tính chất đầu tư mà các doanh nghiệp tìm nguồn huy động vốn hợp lý với chi phí vốn là thấp nhất.
Ngoài những nguyên tắc nêu trên, khi huy động vốn các doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý một số yêu cầu khác như điều kiện để vay vốn ngân hàng, điều kiện để phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Vốn huy động phải đảm bảo sử dụng có mục đích, có hiệu quả và phải đảm bảo khả năng thanh toán sau này.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện cần cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp, nhưng chưa đủ để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường mục đích cao nhất của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là lợi nhuận. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình, trong đó sử dung có hiệu quả nguồn vốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để làm rõ khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ta đi tìm hiểu các khái niệm liên quan như hiệu quả, hiệu quả kinh doanh.
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình kinh tế – kỹ thuật nhằm đạt được những mục đích xác định.
Hiệu quả kỹ thuật là mối tương quan giữa đầu vào của các yếu tố sản xuất khan hiếm và sảm phẩm (hàng hoá, dịch vụ...) ở đầu ra. Mối tương quan này có thể đo lường theo hiện vật
Hiệu quả kinh doanh là mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra của quá trình kinh doanh (hàng hoá, dịch vụ). Mối tương quan này được đo lường bằng thước đo tiền tệ.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào (các nguồn nhân tài, vật lực) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất.
Khái niệm hiệu quả kinh doanh được dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được phân phối ở mức độ tốt như thế nào.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được sử dụng nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai. Nói cách khác, mục đích của việc sử dụng vốn là thu lợi nhuận, cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thường được đánh giá dựa trên so sánh tương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra hay hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lợi tối đa với chi phí hợp lý .
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho doanh nhiệp an toàn về mặt tài chính, hạn chế rủi do, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp tăng uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn thực chất là thước đo trình độ sử dụng nguồn nhân lực, tài chính của doanh nghiệp, đó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt hiệu quả cao doanh nghiệp cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Đảm bảo tính tiết kiệm, có nghĩa là vốn của doanh nghiệp phải được sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tránh lãng phí vốn hoặc để vốn không sinh lời.
Thứ hai: Phải tiến hành đầu tư, phát triển cả chiều sâu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh khi cần thiết.
Thứ ba: Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch SXKD, hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu quan trọng nhất doanh nghiệp cần đạt tới.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
· Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh số cao.
· Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu
=
Doanh thu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu là tốt.
· Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình
=
360
Vòng quay các khoản phải thu
=
Số dư bình quân các khoản phải thu x 360
Doanh thu
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền càng nhỏ.
· Vòng quay vốn lưu động:
Vòng quay vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
· Mức đảm nhiệm vốn lưu động:
Mức đảm nhiệm vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ, càng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
· Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn lưu động
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một đồng vốn lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
· Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
=
Doanh thu thuần
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của nguyên giá TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao.
· Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu thuần
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng cao.
· Hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định
=
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Nó phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
· Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt và quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài sản. Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
· Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
=
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân
Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn được doanh nghiệp đầu tư vào tài sản đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn càng lớn, trong các điều kiện khác không đổi có nghĩa là hiệu quả quản lý toàn bộ tài sản càng cao.
· Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra khi bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
1.2.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố con người:
Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, con người được đề cập đến ở đây là toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm các nhà quản lý doanh nghiệp và những người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà quản lý đóng vai trò đầu tiên đối với hiệu quả sử dụng vốn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu nhà quản lý không có phương án sản xuất kinh doanh hữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất, sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên vật liệu… Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Trong quản lý tài chính, nhà quản lý doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn kinh doanh, phải bố trí cơ cấu hợp lý, không để vốn bị ứ đọng, dư thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất. Nếu vốn không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thì quá trình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tư lớn vào các tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn .
Cơ cấu vốn :
Cơ cấu vốn thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành vốn trong tổng vốn sử dụng. Cơ cấu vốn được xem xét theo nguồn vốn và các tiêu chí khác nhau.
Do chịu sự ảnh hưởng của nhân tố khác nên cơ cấu vốn trong doanh nghiệp khác nhau. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu vốn bao gồm các nhân tố sau:
- Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận: Ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của vốn huy động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả kinh doanh có lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại .
- Cơ cấu tài sản: Tài sản cố định là loại tài sản có thời gian thu hồi dài, do đó nó phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, ngược lại, tài sản lưu động sẽ được đầu tư vào một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn .
- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành: Những doanh nghiệp nào có chu kỳ kinh doanh dài, vòng quay vốn chậm thì cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu, ngược lại những doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ, bán buôn… thì vốn tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng cao.
- Mức độ chấp nhận rủi do của người lãnh đạo: Trong kinh doanh phải chấp nhận rủi do, nhưng điều đó lại đồng nghĩa với cơ hội để gia tăng lợi nhuận. Tăng tỷ trọng của vốn vay nợ, sẽ tăng mức độ mạo hiểm.
- Doanh lợi vốn và lãi suất huy động: Khi doanh lợi vốn cao hơn lãi suất vốn vay sẽ lựa chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay. Ngược lại khi doanh lợi vốn nhỏ hơn lãi suất vốn vay thì cấu trúc lại nghiêng về vốn chủ sở hữu.
- Thái độ của người cho vay: Thông thường người cho vay thích cơ cấu nghiêng về vốn của chủ sở hữu, với cấu trúc này thì doanh nghiệp có khả năng trả nợ đúng hạn, có sự an toàn về đồng vốn mà họ bỏ ra cho vay.
Cơ cấu vốn có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến chi phí vốn, đến khả năng kinh doanh và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn. Chính vì vậy mà cơ cấu vốn là nhân tố tuy chủ yếu tác động gián tiếp song rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:
- Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tài sản cố định tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...) và vốn cố định không tích cực (kho tàng, nhà xưởng, trụ sở văn phòng...)
- Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa các cao độ của quá trình sản xuất kinh doanh, không bị ứ đọng hay sử dụng sai mục đích.
Nhân tố chi phí vốn:
Vốn là nhân tố cần thiết của quá trình sản xuất. Cũng như bất kỳ yếu tố nào khác, để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định. Có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn và chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho việc huy động vốn như: Lãi, chi phí phát hành cổ phiếu...
Khi nói đến chi phí vốn thì mới thực sự thấy được sự quan trọng của một cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn lưu động, vốn cố định phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vốn. Vốn sẽ được lưu thông, quay vòng một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn kinh doanh. Ngược lại khi cơ cấu vốn không hợp lý sẽ dẫn đến có phần vốn bị ứ đọng. Chi phí cơ hội trong việc sử dụng vốn sẽ bị lãng phí.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh:
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế kỹ thuật như: Tính chất ngành nghề, tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán, chi trả... do đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường biến động lớn, doanh thu bán hàng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng tới chu kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp lại thường xuyên thu được tiền bán hàng, điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo cân đối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn trong kinh doanh, vốn được quay nhiều vòng trong năm. Ngược lại những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sẩn phẩm có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, vốn thu hồi chậm, quay vòng ít.
1.2.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh là tất cả các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau đây:
Sự ổn định của nền kinh tế:
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi do trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ.
Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ nào đó thì doanh nghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình, cũng phải phấn đấu để phát triển với nhịp độ tương đương. Khi doanh thu tăng lên, sẽ đưa đến việc gia tăng tài sản, các nguồn phải thu và các loại tài sản khác. Khi đó, các nhà quản trị tài chính phải tìm nguồn tài trợ cho sự mở rộng sản xuất, sự tăng tài sản đó.
Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp:
Để tạo ra môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng các chính sách kinh tế vĩ mô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành sẽ ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Sự nhất quán trong chủ trương đường lối cơ bản của Nhà nuớc luôn là yếu tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hệ thống tài chính tiền tệ, vấn đề lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn đến quá trình ra quyết định kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ chủ yếu để điều hành lượng cung tiền tệ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có vốn cơ cấu hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn nhất là phần vốn vay sẽ bị giảm sút. Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyết định thực hiện một hoạt động đầu tư hay một phương án sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải tính toán xem liệu hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có đảm bảo được doanh lợi vốn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn thì có nghĩa là không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn. Đối với hoạt động đầu tư hay phương án sản xuất có sử dụng vốn đầu tư cũng phải tính đến chi phối vốn, nếu có hiệu quả thì mới nên thực hiện.
- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nuớc để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của nhà nước có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các hệ thống tài chính trung gian là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Một thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ và đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu tư và có cơ cấu vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như:
+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ
+ Sự ổn định chính trị xã hội trong nước và quốc tế.
+ Những rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể gặp phải như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, chiến tranh.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu tác động đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng để phát huy những lợi thế và điều kiện thuận lợi, hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy động vốn kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan và xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, xuất phát từ mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa hoá lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả, là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ là một trong số các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và là một hướng để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hai là, xuất phát từ vai trò và vị trí của vốn kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, một doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu vốn kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã trở thành một trong số các mục tiêu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
Ba là, xuất phát từ yêu cầu bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc bảo toàn vốn kinh doanh cũng là một vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, yêu cầu bảo toàn vốn để từ đó không chỉ dừng lại ở bảo toàn vốn mà còn mở rộng và phát triển quy mô vốn.
Bốn là, xuất phát từ yêu cầu hạch toán kinh doanh đầy đủ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh là: Kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận. Nếu không đạt được yêu cầu này các doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn có những biện pháp để bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Năm là, xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vô cùng gay gắt. Doanh nghiệp nào tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả vốn thì sẽ có điều kiện tốt để đứng vững trên thị trường. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định đến doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Tóm lại, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là điều kiện cấp thiết và là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.3.2. Các hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trực tiếp thông qua lợi nhuận thu được bởi đây chính là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, để có định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì phải theo hướng nâng cao khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp:
Tích cực tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu.
Từ hai hướng cụ thể trên, mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm, ngành nghề, hình thức hoạt động, có thể tìm ra những biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao quả sử dụng vốn kinh doanh. Có một số biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn kinh doanh chính xác, đầy đủ và kịp thời. Nhu cầu vốn kinh doanh phải được xác định dựa trên quy mô kinh doanh, kế hoạch sản xuất làm cơ sở đảm bảo đưa ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp tránh tình trạng thiếu vốn gây ngưng trệ sản xuất hoặc thừa, thiếu vốn gây ứ đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.
Thứ hai, lựa chọn cơ cấu và hình thức huy động vốn kinh doanh theo hướng tích cực: Khai thác triệt để nguồn vốn bên trong để tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro thanh toán và đảm bảo khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đồng thời tăng cường khai thác, huy động vốn từ nhiều nguồn bên ngoài để nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn.
Thứ ba, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát để có thể nắm bắt được tình hình biến động về giá trị cũng như cơ cấu của tài sản nhằm hạn chế sự mất mát, thất thoát tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo vốn kinh doanh được bảo toàn về hiện vật.
Thứ tư, cần xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp làm cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.
Thứ năm, thực hiện áp dụng các phương pháp phòng chống rủi ro bằng cách chủ động mua bảo hiểm cho tài sản và trích lập các quỹ dự phòng để đảm bảo nguồn tài chính bù đắp những rủi ro có thể xảy ra và bảo toàn được vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ AN BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ AN BÌNH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP kim khí An Bình.
Công ty Cổ phần Kim khí An Bình, tiền thân là Công ty Kim khí An Bình, được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần theo số 0103010369 lần đầu ngày 21 tháng 12 năm 2005 (đăng ký sửa đổi lần thứ nhất ngày 13 tháng 6 năm 2007), bắt đầu đi vào hoạt động là một Công ty cổ phần chính thức vào ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Tên Công ty : Công ty Cổ phần Kim khí An Bình
- Tên giao dịch: An Binh Metal Corporation - AMC
- Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 20 Tôn Thất Tùng, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
- Email : amc@hn.vnn.vn.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự chuyển đổi dần của nền kinh tế quốc dân từ tập trung bao cấp thành nền kinh tế thị trường, Công ty cũng dần ngày càng phát triển, mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh - từ việc chỉ sản xuất và kinh doanh chỉ ở mức độ phục vụ cho ngành Thép thì đến nay Công ty đã mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực phục vụ như kinh doanh kho bãi… Với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO thì bộ máy của Công ty chuyển sang thành Công ty Cổ phần là một điều tất yếu, cần thiết và phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta, để bắt kịp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của Công ty.
2.1.2.1. Chức năng.
Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty được quy định rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần do Sở Kế hoạch và Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội cấp ngày 21 tháng 12 năm 2005, cụ thể như sau:
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu kim khí, nguyên vật liệu phục vụ ngành thép; máy móc, thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy; phương tiện bốc xếp, san ủi; kinh doanh vòng bị, vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, các loại vật tư tổng hợp, thiết bị viễn thông, điện tử, điện lạnh, máy vi tính và các thiết bị ngoại vi;
- Sản xuất, gia công, chế biến các sản phẩm kim loại; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; gia công, lắp ráp đóng mới các loại xe và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy;
- Kinh doanh các dịch vụ giao nhận, vận chuyển, kho bãi, kinh doanh bất động sản; khách sạn, nhà ở, cho thuê văn phòng và dịch vụ siêu âm; kinh doanh dịch vụ thể thao, ăn uống, du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng Karaoke, vũ trường, quán Bar…);
- Đại lý mua bán, ký gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
Mặc dù Công ty đăng ký kinh doanh trên nhiều lĩnh vực nhưng nhiệm vụ chính của Công ty vẫn là sản phẩm và kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực thép theo sự phân công của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
2.1.2.2. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty là các phòng ban chức năng, để đảm bảo sự thống nhất, tự chủ, phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban chức năng trong toàn Công ty với nhau. Với mô hình phân cấp chức năng trong quản lý thì Công ty đã tận dụng được trí tuệ của các cá nhân giỏi trong từng lĩnh vực cụ thể, giảm bớt được khối lượng công tác quản lý chung trong toàn Công ty của Tổng giám đốc. Tuy nhiên với mô hình này, Công ty gặp một số bất lợi trong quá trình quản lý đó là sẽ có người được giao cùng lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc do vậy hiệu quả công việc sẽ không cao, không phù hợp với yêu cầu của người quản lý cấp cao. Bên cạnh đấy, với mô hình phân cấp chức năng trong quản lý đã vi phạm nguyên tắc tập trung trong một đầu mối quản lý của cấp lãnh đạo cao cấp. Cụ thể, mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau:
Bảng 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban lãnh đạo công ty
Ban kiểm soát
Phòng tổ chức Nhân sự
Các đơn vị
trực thuộc
Phòng
kinh doanh
Phòng Tài chính - Kế toán
Các cửa hàng
* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định các loại cổ phần của từng loại, quyết định mức cổ tức tăng hàng năm của công ty. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của công ty. Hoạt động của Đại hội đồng cổ đông được quy định trong điều lệ của công ty và theo pháp luật Việt Nam.
* Hội đồng cổ đông: Là cấp quản trị cao nhất của công ty, được bầu ra trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị quyết định nội dung, chiến lược phát triển của công ty và điều hành mọi hoạt động của công ty theo luật định và theo điều lệ của công ty đã đề ra.
* Ban lãnh đạo Công ty: Là bộ phận trực tiếp mọi hoạt động của công ty, bao gồm Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng của Công ty.
- Tổng giám đốc: Là người được bầu ra trong cuộc họp Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật và cũng là người thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó tổng giám đốc: Được Tổng giám đốc uỷ quyền và điều hành một số lĩnh vực cụ thể của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng giám đốc và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được giao.
- Kế toán trưởng: Là người được Tổng giám đốc bổ nhiệm, tham mưu cho Tổng giám đốc trong vấn đề quản lý tài chính cho công ty. Là người điều hành, chỉ đạo, tổ chức công tác kế hạch toán thống kê của công ty. Kế toán trưởng của công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc về báo cáo tài chính của công ty.
*Ban kiểm soát: Là bộ phận do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan giám sát mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty trong việc quản lý và điều hành công ty, thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính và rất nhiều lĩnh vực khác do pháp luật và điều lệ công ty quy định.
* Phòng Tổ chức - nhân sự: Gồm trưởng phòng và các phó phòng giúp việc. Đây là bộ phận có chức năng quản lý điều hành lĩnh vực sắp xếp tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty, công tác cán bộ, điều hành các công việc cụ thể liên quan đến cán bộ công nhân viên của công ty như tuyển dụng, đào tạo nghiệp vụ, lương thưởng…
* Phòng Tài chính - Kế toán: Gồm trưởng phòng và các phó phòng giúp việc. Đây là bộ phận có chức năng điều hành, quản lý tài chính kế toán của công ty, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện chế độ kế toán của các đơn vị trực thuộc. Và định kỳ báo cáo tình hình tài chính kế toán lên các cấp lãnh đạo của công ty xem xét và quyết định.
* Phòng Kinh doanh gồm: Trưởng phòng và các phó phòng giúp việc. Đây là bộ phận có nhiệm vụ lập kế hoạch chiến lược kinh doanh của công ty và các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn cụ thể trình lên tổng giám đốc xem xét và quyết định. Bên cạnh đấy, phòng còn chỉ đạo nghiệp vụ kinh doanh cho toàn Công ty và các đơn vị trực thuộc dưới sự chỉ đạo và tinh thần cảu các cấp lãnh đạo.
* Các đơn vị trực thuộc: Hiện nay Công ty có 11 xí nghiệp tại Hà Nội và một chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Trong các đơn vị trực thuộc thì công ty chỉ có 2 xí nghiệp sản xuất, còn lại là các đơn vị kinh doanh thương mại thuần tuý. Các đơn vị trực thuộc độc lập với nhau về mọi mặt nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định sản xuất kinh doanh của công ty và phải tuân theo quy định của pháp luật. Các đơn vị trực thuộc có giám đốc xí nghiệp và giám đốc chi nhánh do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Các giám đốc xí nghiệp và chi nhánh đều chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kế hoạch hoạt sản xuất của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và chi nhánh.
2.1.2.3. Thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thép các sản phẩm thuộc ngành thép, nên khách hàng của công ty chủ yếu vẫn là các cá nhân và các tổ chức xây dựng. Bên cạnh đấy, các sản phẩm là thép tấm là thì công ty bán cho các nhà máy đóng tàu, các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy; còn mặt hàng phôi thép công ty tổ chức trao đổi lấy hàng đối với các nhà máy cán thép để lấy thành phẩm làm sản phẩm kinh doanh của mình.
Công ty tổ chức nhập khẩu phôi thép của các bạn hàng nước ngoài như: Nga, Trung Quốc, Ukraina và nhập khẩu sản phẩm vòng bi của hãng KFB để bán trong nước. Công ty cũng kinh doanh các mặt hàng thép sản xuất trong nước, như nhập khẩu nguyên liệu thép xây dựng từ Công ty Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy liên doanh Việt - Úc, VPS và các sản phẩm ống thép VINAPIPE. Như vậy công ty kinh doanh chủ yếu trên thị trường trong nước với các sản phẩm từ thép, còn đối với thị trường nước ngoài thì công ty đóng vai trò là người mua các sản phẩm, nguyên liệu và phôi thép.
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Có thể nói giai đoạn 2004-2007 là giai đoạn có tính chất quyết định cho quá trình phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Kim khí An Bình. Trong giai đoạn này, Công ty chuyển mô hình hoạt động sang Công ty Cổ phần (năm 2006). Sự kiện này được coi là một bước ngoặt lớn trong lịch sử của Công ty.
Với xu thế phát triển của ngành thép nói riêng và của nền kinh tế nói chung, cùng với sự dẫn dắt của Tổng công ty thép Việt Nam, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển. Sản lượng bán ra năm 2007 là 148.300 tấn, tăng 72.436 tấn (95,48%) so với năm 2006.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2004 - 2007
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm 2005
CL so vớinăm
trước
Năm 2006
CL so vớinăm
trước
Năm 2007
CL so vớinăm
trước
Tổng doanh thu
1.327.359
770.910
-556.654
663.203
-107.502
1.251.040
587.837
Doanh thu thuần
1.327.188
770.750
-556.643
663.203
-107.342
1.250.487
587.284
Giá vốn hàng bán
1.268.392
743.281
-525.111
637.110
-106.171
1.196.860
559.750
Lợi nhuận gộp
58.796
27.264
-31.532
26.093
-1.171
53.627
27.534
Doanh thu hoạt động tài chính
5.588
5.288
-1.849
6.770
3.031
9.546
2.776
Chi phí hoạt động tài chính
18.345
15.012
-3.333
15.240
228
15.905
665
Chi phí bán hàng
20.436
14.438
-6.194
14.426
184
21.296
6.870
Chi phí quản lý doanh nghiệp
17.478
10.680
-6.741
10.275
-462
16.080
5.805
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
8.125
-7.373
-17.113
-7.078
1.910
9.892
16.970
Lợi nhuận khác
-3.094
-547
2.953
568
709
528
-40
Tổng lợi nhuận trước thuế
5.031
-7.920
-14.160
-6.510
2.619
10.420
16.930
Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.078
-1.078
0
0
Lợi nhuận sau thuế
3.953
-7.920
-13.082
-6.510
2.619
10.420
16.930
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2004-2007
2.2. THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP KIM KHÍ AN BÌNH
2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Quy mô SXKD:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng tài sản năm 2006 giảm 121.876 triệu đồng (31,7%) so với năm 2005; Tổng tài sản năm 2007 tăng 156.677 triệu đồng (59,5%) so với năm 2006. Doanh thu năm 2006 giảm 107.707 triệu đồng (14%) so với năm 2005; Doanh thu năm 2007 tăng 587.837 triệu đồng (88,6%) so với năm 2006. Nguyên nhân của việc quy mô sản xuất và doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005 là do thị trường xây dựng trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố có tác động tiêu cực, gây khó khăn cho việc huy động vốn. Mặt khác, giai đoạn này Công ty đang trong quá trình cổ phần hoá nên không hoàn toàn tập trung vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, sau một thời gian ổn định cơ chế hoạt động, nắm bắt kịp thời xu thế phát triển của thị trường thép trong và ngoài nước, năm 2007, sản lượng bán ra đạt 148.300 tấn, tăng 72.436 tấn (95,48%) so với năm 2006.
Hiệu quả SXKD:
Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá (31/12/2005), năm 2006 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệu đồng. So với số lỗ thực năm 2005 (7.920) triệu đồng, năm 2006 số lỗ đã giảm nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Tổng giá trị mua vào năm 2006: 70.040 tấn (=57,9% kế hoạch năm 2006 và = 72,6% so với thực hiện năm 2005); bán ra năm 2006: 75.864 tấn (=60% kế hoạch năm 2006 và = 82% so với thực hiện năm 2005) - trong đó bán hàng tồn kho năm cũ có giá vốn cao gây lỗ: 9.101 tấn, bán hàng mua mới: 63.206 tấn.
Năm 2007, Lợi nhuận sau thuế đạt 10.420 triệu đồng, tăng 16.930 triệu đồng (260%) so với năm 2006. Sau khi giảm trừ lỗ luỹ kế năm 2006 (6.510 triệu đồng), lợi nhuận chưa phân phối năm 2007 còn 3.909 triệu đồng. Có thể thấy lợi nhuận năm 2007 tăng một cách đột biến. Hơn thế, năm 2006, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là 96,25%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trên doanh thu là 3,5%; năm 2007, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là 95,71%, tỷ lệ chi phí bán hàng + chi phí quản lý trên doanh thu là 3%. Tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí cho thấy năm 2007, cùng với việc nắm được lợi thế nhu cầu và giá thép trong nước tăng cao, công ty đã tiết kiệm chi phí đầu vào, chi phí đầu ra, làm lợi nhuận tăng đột biến.
2.2.2. Tình hình tài chính của Công ty
2.2.2.1 Khái quát tình hình tài chính của Công ty.
Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán các năm 2004-2007
Đơn vị tính: triệu đồng
2004
2005
2006
2007
A
TÀI SẢN NGẮN HẠN
319.627
345.052
226.593
389.822
I
Tiền và các khoản tương đương tiền
18.290
13.286
12.765
9.676
III
Các khoản phải thu
182.125
178.919
119.528
140.427
IV
Hàng tồn kho
116.089
151.234
94.038
191.906
V
Tài sản ngắn hạn khác
3.123
1.613
262
47.813
B
TÀI SẢN DÀI HẠN
48.746
39.927
36.510
30.187
I
Các khoản phải thu dài hạn
26.387
14.007
15.365
0
II
Tài sản cố định
18.324
22.749
20.844
29.393
IV
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3.347
2.847
0
0
V
Tài sản dài hạn khác
688
324
301
794
Tổn cộng tài sản
368.373
384.979
263.103
420.009
A
NGUỒN VỐN
254.730
294.979
179.613
325.750
I
Nợ phải trả
254.730
294.979
179.613
319.440
II
Nợ dài hạn
0
0
0
6.310
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
113.643
90.000
83.490
94.259
I
Vốn chủ sở hữu
113.641
90.000
83.490
93.909
II
Nguồn kinh phí quỹ khác
2
0
0
350
Tổng cộng nguồn vốn
368.373
384.979
263.103
420.009
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2004-2007
- Tổng tài sản năm 2006 giảm 121.876 triệu đồng so với năm 2005, chủ yếu do giảm tài sản ngắn hạn (Các khoản phải thu giảm: 59.391 triệu đồng; hàng tồn kho giảm: 57.196 triệu đồng) và giảm tài sản dài hạn (chủ yếu do giảm tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn).
- Vốn luân chuyển (Vốn lưu động ròng) năm 2006: 46.980 triệu đồng, chiếm 20,73% vốn lưu động; năm 2007 là 70.382 triệu đồng, chiếm 18,05% vốn lưu động. Nếu loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có thì vốn luân chuyển năm 2007 chỉ còn 54.502 triệu đồng, chiếm 13,98 tổng vốn lưu động. Chỉ tiêu này dương biểu hiện tài sản cố định được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp sử dụng vốn theo đúng nguyên tắc tài chính, không xảy ra tình trạng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định. Vốn doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ở mức khá đảm bảo tính ổn định tương đối của tài chính DN nhất là khả năng thanh toán ngắn hạn, tuy nhiên nếu loại trừ tài sản kém chất lượng thì vốn luân chuyển chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng vốn lưu động cho thấy chất lượng tài sản có của doanh nghiệp chưa cao (tài sản kém chất lượng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản có, năm 2007 là 3,78%).
- Năm 2006, nợ phải trả giảm 115.366 triệu đồng (39,11%) so với năm 2005, cụ thể giảm vay và nợ ngắn hạn: (125.046 triệu đồng tương đương 51,53%), tuy nhiên phải trả người bán và phải trả người lao động tăng. Năm 2007, Nợ phải trả tăng 146.137 triệu đồng (81,12%). Cụ thể, tăng vay và nợ ngắn hạn: 88.071 triệu đồng (74,89%). Phải trả người bán và phải trả công nhân viên đều tăng.
- Do DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn: năm 2006 là 7,94%; năm 2007 là 7,0%, chủ yếu là nhà kho, cửa hàng phục vụ kinh doanh. Cơ cấu vốn phù hợp với cơ cấu vốn chung của ngành, toàn bộ tài sản cố định được đầu tư từ vốn của doanh nghiệp.
- Sau khi được xử lý lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá (31/12/2005), năm 2006 kết quả hoạt động kinh doanh tiếp tục lỗ 6.510 triệu đồng. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế sau khi đã bù đắp số lỗ luỹ kế trước đó đạt 3.909 triệu đồng. Như vậy hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng tốt lên.
2.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
2006
2007
I
Chỉ tiêu về tính ổn định
1.1
Hệ số thanh toán ngắn hạn
lần
1,25
0,92
1,038
1,22
1.2
Hệ số thanh toán nhanh
lần
0,73
0,58
0,65
0,62
1.3
Hệ số nợ so với vốn CSH
lần
2,24
4,463
4,143
3,46
1.4
Hệ số nợ so với tài sản
%
69
81,65
80,55
78,3
1.5
Hệ số tự tài trợ
%
31
18,35
19,45
22
1.6
Hệ số trang trải lãi vay
lần
1,48
II
Chỉ tiêu về sức tăng trưởng
2.1
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
%
26
(41)
(13,97)
88,64
2.2
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
%
(51)
(279)
39,76
III
Chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động
3.1
Hệ số vòng quay tổng TS
lần
3,26
2,046
2,05
3,66
3.2
Thời gian dự trữ hàng TK
ngày
37
63
70
43,60
3.3
Thời gian thu hồi công nợ
ngày
53
80
43
36,79
3.4
Thời gian thanh toán công nợ
Ngày
35,52
34,69
IV
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
4.1
Tỷ suất lợi nhuận gộp
%
4,5
3
3,934
4,0
4.2
Hệ số lãi ròng
%
0,3
(1,184)
(1,0)
0,8
4.3
Suất sinh lời của tài sản (ROA)
%
1
(2,55)
(2,009)
2,5
4.4
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
%
3,6
(8,327)
(7,797)
11,6
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2004-2007
Ghi chú: - Các chỉ tiêu về tính ổn định được tính toán sau khi đã loại trừ tài sản kém chất lượng.
- Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời được tính toán trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng tài sản và nguồn vốn.
- Kỳ thu tiền bình quân chỉ tính cho nợ phải thu khách hàng
a, Các chỉ tiêu về tính ổn định
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn qua các năm ở mức ổn định, không quá cao và > 1, năm 2007 là 1,22 lần tăng so với năm 2006 nhưng không nhiều. Hệ số này đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nói chung đồng thời không thừa tiền nhàn rỗi. Thực tế, trong hai quý đầu năm 2007, do vốn lưu động luân chuyển chậm nên công ty chậm thanh toán nợ với ngân hàng ở một số khoản vay (chủ yếu do lượng hàng tồn kho năm 2006 chậm luân chuyển) nhưng công ty vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của mình, không để phát sinh nợ quá hạn. Từ tháng 8/2007, công ty đã trả hết nợ vay gia hạn, không phát sinh nợ gia hạn mới, thậm chí còn thanh toán nợ trước hạn cho ngân hàng (cụ thể tính đến cuối tháng 12/2007, công ty đã trả hết nợ vay đến hạn tại thời điểm tháng 3/2008). Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ năm 2007 phát triển theo chiều hướng tốt.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cuối năm 2007, hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0,62, giảm 0,12 làn so với đầu năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động (49,23%). Nợ phải trả, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh trong khi khả năng thanh khoản đối với các khoản phải thu khách hàng không cao sẽ tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi các khoản nợ đến hạn cùng một thời điểm cũng như tại các thời điểm liên tiếp nhau.
+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: năm 2006 là 4,143 lần (giảm: 0,32 so với năm 2005); năm 2007 là 3,46 lần (giảm 0,683 lần so với năm 2006). Hệ số này ở mức thấp hơn khi loại trừ tài sản chất lượng kém ra khỏi vốn chủ sở hữu. Hệ số này cũng cho thấy chất lượng tài sản có của công ty không cao, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với nợ phải trả. So với chỉ số bình quân ngành (cùng quy mô) thì hệ số này của công ty ở mức tương đối cao, điều này tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
+ Hệ số tự tài trợ năm 2007 là: 22%, năm 2006 là 19,45% (Trên cơ sở chưa loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi vốn chủ hữu). Từ thực trạng tài chính các DN Nhà nước hiện nay thì hệ số trên tương đối an toàn đối với Ngân hàng cấp vốn. Với tỷ lệ tự tài trợ giao động từ 28-31%, khách hàng là một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính khá. Như vậy hệ số tự tài trợ của Công ty chưa thật cao. Tuy nhiên, sau khi loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có, hệ số này có thấp hơn. Vốn chủ sở hữu của DN đến 31/12/2007 là 93.909 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 90.000 triệu đồng; lợi nhuận chưa phân phối là 3.909 triệu đồng). Với lượng vốn trên DN có tính chủ động tài chính khá và đủ khả năng bù đắp rủi ro trong kinh doanh cũng như đảm bảo được khả năng thanh toán nợ.
+ Khả năng trang trải lãi vay: Hoạt động kinh doanh năm 2006 không thật hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung lỗ 6.510 triệu đồng. Năm 2007, chỉ tiêu này đạt 1,64 và lợi nhuận sau thuế đã bù đắp được số lỗ của năm 2006. Kết hợp với hoạt động kinh doanh kho bãi khá hiệu quả, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng trả lãi vay đầy đủ và đúng hạn.
b, Chỉ tiêu về tăng trưởng
+ Doanh thu năm 2006 đạt 663.203 triệu đồng, tiếp tục giảm 107.706 triệu đồng (13,97%) so với năm 2005. Doanh thu thực hiện năm 2006 đạt 60% kế hoạch năm 2006 và đạt 82% so với thực hiện năm 2005. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bán ra năm 2006: 75.864 tấn, trong đó: Bán hàng tồn kho cũ năm 2005 chuyển sang 12.658 tấn (trong đó Huy động tồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ là 9.101 tấn, chiếm 72% lượng hàng tồn 2005 bán ra), và bán hàng mua mới là: 63.206 tấn (chiếm 83,31% tổng lượng hàng tiêu thụ). Nguyên nhân doanh thu giảm chủ yếu do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao và do không tận dụng được cơ hội kinh doanh ở một số thời điểm giá thép tăng cao (thực tế lượng hàng mua vào năm 2006 là: 70.040 tấn, chỉ đạt 57,9% kế hoạch và lượng hàng mua mới bán ra là: 63.206 tấn, chỉ đạt 60% kế hoạch). Doanh thu năm 2007 đạt 1.251.040 triệu đồng, tăng 587.838 triệu đồng so với năm 2006 và đạt 120% kế hoặch năm 2007. Nguyên nhân tăng doanh thu do lượng hàng tiêu thụ trong năm tăng. Đây là tỷ lệ tăng trưởng không quá nóng do thị trường thép năm 2007 biến động theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép (cầu của thị trường thép tăng cao, giá thép cũng tăng mạnh do ảnh hưởng của thị trường thép thế giới và tác động của nhiều yếu tố. Doanh thu bị giảm trừ 552 triệu đồng do hàng bán bị trả lại. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (0,40%)
+ Kết quả hoạt động kinh doanh: năm 2006 lỗ 6.510 triệu đồng (mặc dù đã được được xử lý hết số lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá -31/12/2005). Nguyên nhân do doanh thu tiêu thụ không cao, do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao năm 2005 nhưng không tận dụng được cơ hội kinh doanh ở một số thời điểm giá thép tăng cao (Thực tế, thị trường thép năm 2006 khá ổn định). Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh hàng mới mua vào năm 2006 và kinh doanh kho bãi khá hiệu quả. Sang năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 10.419 triệu đồng. Sau khi bù đắp lỗ luỹ kế năm trước thì lợi nhuận sau thuế còn 3.909 triệu đồng. Tuy nhiên nếu tính hết chi phí (Chi phí lãi vay chưa phân bổ hết cho hàng tồn kho, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí kiểmtoán…), đặc biệt là chi phí dự phòng phải thu khó đòi (nếu trích lập đầy đủ) thì kết quả kinh doanh thực tế thấp hơn nhiều.
Qua những phân tích trên, có thể thấy giai đoạn 2004-2007 là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty. Năm 2005-2006, với sự thay đổi mô hình hoạt động, Công ty đã gặp không ít những khó khăn về cả mặt quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nỗ lực không nhỏ, Công ty đã từng bước tìm được cho mình hướng đi ổn định và phát triển. Năm 2007, Công ty đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Số lỗ luỹ kế từ những năm trước đã được bù đắp hết và vẫn có lãi. Tuy nhiên, để đánh giá xác thực hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần kim khí An Bình, ta cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu cụ thể.
c, Chỉ tiêu về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
- Nhìn chung hoạt động kinh doanh năm 2007 có chiều hướng tốt hơn năm 2006 doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng chưa thật cao.Vòng quay tài sản năm 2007 là 3,66 vòng/năm; năm 2006 là 2,05 vòng/năm. Điều này cho thấy mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng năm 2007, một đồng vốn đưa vào kinh doanh chỉ tạo ra cho doanh nghiệp 3,66 đồng doanh thu. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có chiều hướng tăng so với năm trước vẫn là thấp so với bình quân của ngành.
- Hàng tồn kho năm 2006 giảm 57.196 triệu đồng (37,82%) so với thời điểm 31/12/2005. Trong năm, doanh nghiệp đã tiêu thụ 12.658 tấn hàng tồn kho cũ năm 2005 (chiếm 16,69% lượng hàng tiêu thụ trong năm), trong đó huy động tồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ: 9.101 tấn (chiếm 72% lượng hàng tồn kho cũ năm 2005 và chiếm 12% tổng lượng hàng bán ra năm 2006). Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 lỗ 6.510 triệu đồng chủ yếu do tiêu thụ lượng hàng tồn kho cũ năm 2005 (lượng hàng tồn kho cũ có giá vốn cao chiếm tới 72%), mặt khác do công ty không tận dụng được cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng ở một số thời điểm giá thép tăng cao. Như vậy, lượng hàng cũ năm 2005 còn tồn đến 31/12/2006 là: 3.894 tấn (chiếm 36,29% lượng hàng tồn kho năm 2006), trong đó hàng tồn kho có giá vốn cao gây lỗ là: 2.726 tấn, trị giá ước tính khoảng: 23.709 triệu đồng. Hàng tồn kho giảm là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho cũ năm 2005, tuy nhiên lượng hàng cũ năm 2005 còn tồn đến 31/12/2006 vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong hàng tồn kho, đồng thời thời gian dự trữ hàng tồn kho năm 2006 tăng 7 ngày so với năm 2005 lại chỉ ra công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt, vốn sử dụng chưa thật hiệu quả, điều này trực tiếp làm giảm dòng tiền do vốn kém hoạt động, giảm vòng quay vốn lưu động, làm tăng tỷ lệ vốn không sinh lời. Lượng hàng mua vào trong năm được tiêu thụ hầu hết (90,24%) cho thấy hoạt động bán hàng trong năm khá tốt, nhưng nó cũng cho thấy công ty chưa tận dụng tốt cơ hội kinh doanh (cụ thể lượng hàng mua vào chỉ đạt 57,9% kế hoạch), điều này lý giải cho việc không đạt được kế hoạch về doanh thu, đồng thời công ty cũng không tận dụng được việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng vào thời điểm giá thép tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2007 nhằm gia tăng lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho năm 2006: 5,1 vòng cao hơn so với mức bình quân tối ưu của ngành. Năm 2007, giá trị hàng tồn kho là 140.427 triệu đồng, tăng 97.868 triệu đồng (104,07 %) so với năm 2006. Do thị trường thép những tháng cuối năm phát triển theo xu hướng thuận lợi (nhu cầu tiêu thụ và giá thép có xu hướng tăng). Do vậy, có thể việc dự trữ hàng tồn kho để tận dụng lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp là cần thiết.
- Các khoản phải thu năm 2006 giảm mạnh: 59.391 triệu đồng (33,19%); trong đó phải thu khách hàng giảm: 62.736 triệu đồng (39,77%) so với năm 2005. Năm 2006, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị các khoản phải thu: 79,50%. Tốc độ giảm của phải thu khách hàng cao hơn tốc độ giảm của doanh thu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm 2006 giảm 37 ngày chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi nợ của doanh nghiệp năm 2006 tốt hơn năm 2005. Trong tổng nợ phải thu khách hàng (Bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn của khách hàng): 110.351 triệu đồng, nợ nhóm A: 69.653 triệu đồng (chiếm 63,22% tổng nợ phải thu); nhóm B: 24.296 triệu đồng (chiếm 22,05%); nhóm C: 16.221 triệu đồng (chiếm 14,73%). Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm B, nhóm C cao tại thời điểm 31/12/2006 vẫn chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp (Vòng quay vốn lưu động năm 2006 vẫn giữ nguyên ở mức 2,32 vòng so với năm 2005 mặc dù hàng tồn kho và phải thu giảm).
Năm 2007, các khoản phải thu tăng 28.798 triệu đồng (25,8%) so với năm 2006, trong đó phải thu khách hàng tăng 29.562 triệu đồng (26,83%). Tốc độ tăng doanh thu (120%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng các khoản phải thu, đồng thời thời gian thu hồi công nợ năm 2007 (37 ngày) giảm 6 ngày so với năm 2006 và giảm 33 ngày so với năm 2005 chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu và thu hồi công nợ của công ty năm tốt hơn các năm trước. Trong tổng nợ phải thu khách hàng (139.732 triệu đồng) thì nợ nhóm A: 96.571 triệu đồng (chiếm 61,11% tổng nợ phải thu); nhóm B: 29.717 triệu đồng (chiếm 21,29% tổng nợ phải thu); nhóm C: 13.444 triệu đồng (chiếm 9,6% tổng nợ phải thu), trong đó nợ khó đòi là 3.057 triệu đồng. Tỷ lệ phải thu nhóm B, nhóm C đã giảm so với năm 2006 nhưng vẫn ở mức cao, điều này chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán ngắn hạn cũng như khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là bán hàng trả chậm (có tính lãi chậm trả), điều này có thể mang lại một số thuận lợi nhất định trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng lớn, buộc doanh nghiệp tăng vay nợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao tại một số thời điểm thuận lợi. Đồng thời khi công tác quản lý và thu hồi công nợ không hiệu quả sẽ trực tiếp làm vốn ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bên cạnh phương thức bán hàng trả chậm truyền thống, công ty cũng áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trước thời hạn.
Về công nợ khó đòi: Nợ quá hạn và khó đòi đến 31/12/2006 là 16.221 triệu đồng, trong đó có 954 triệu đồng (giảm 1.683 triệu đồng so với năm 2005) không có khả năng thu hồi bao gồm 3 doanh nghiệp, chủ yếu là công ty TNHH: CHCĐ sắt thép Đà Nẵng (378 triệu đồng); Công ty TNHH Thành Vinh (362 triệu đồng, lãi chậm trả: 58 triệu đồng); Công ty TNHH Thắng Lợi (157 triệu đồng). Nợ khó đòi đã xử lý tại thời điểm 31/12/2006 là 13.497 triệu đồng. Năm 2007, nợ quá hạn và khó đòi tính đến ngày 31/12/2007 là 13.444 triệu đồng (chủ yếu của những khách hàng là các công ty công ty xây dựng cầu, công ty cơ khí…). Số nợ khó đòi đã xử lý trong năm 2007 là 14.396 triệu đồng. Như vậy, nợ khó đòi năm 2007 đã giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể và vẫn ở mức cao. Điều này cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong công tác xử lý nợ khó đòi nhưng cũng chỉ ra công tác thu hồi nợ và quản lý các khoản phải thu chưa tốt, vốn của doanh nghiệp vẫn bị chiếm dụng.
Những chỉ tiêu trên cho thấy việc sử dụng vốn kinh doanh năm 2007 có chiều hướng tốt hơn năm 2006. Tuy nhiên, luân chuyển hàng hoá và tiền tệ chậm, công tác quản lý hàng tồn kho, phải thu và thu hồi nợ năm 2007 chưa thật tốt (vẫn phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, hàng bán bị trả lại).
d, Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
Hoạt động kinh doanh năm 2006 lỗ 6.510 triệu đồng, doanh thu giảm nên các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu, trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu đều âm. Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu lần lượt là: 0,8%; 2,5%; 11,6%. Như vậy, mặc dù các chỉ tiên về khả năng sinh lời cao hơn 2006 nhưng vẫn ở mức thấp cho thấy khả năng sinh lời của vốn kinh doanh nói chung và vốn chủ sở hữu nói tiêng vẫn ở mức thấp.
2.2.3. Thực trạng quản lý vốn của công ty
2.2.3.1 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
* Về cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty
các năm 2004-2007
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chỉ tiêu
Giá trị
(Tr đ)
Tỷ trọng
Giá trị
(Tr đ)
Tỷ trọng
Giá trị
(Tr đ)
Tỷ trọng
Giá trị
(Tr đ)
Tỷ trọng
A
NGUỒN VỐN
254.730
69
294.979
77
179.613
68
325.750
78
I
Nợ phải trả
254.730
100
294.979
100
179.613
100
319.440
98
1
Vay và nợ ngắn hạn
182.419
72
242.650
82
117.605
65
205.675
64
2
Phải trả cho người bán
36.790
14
27.184
9
42.539
24
70.646
22
3
Người mua trả tiền trước
863
0
489
0
1.082
1
27.545
9
4
Thuế và các khoản phải nộp NN
1.193
0
3.755
1
2.768
2
26
0
5
Phải trả công nhân viên
4.867
2
354
0
1.470
1
5.992
2
6
Chi phí phải trả
357
0
860
0
209
0
869
0
7
Phải trả cho các đơn vị nội bộ
27.866
11
3.560
1
0
0
9
Các khoản phải trả phải nộp khác
375
0
16.127
5
13.940
8
8.687
3
II
Nợ dài hạn
0
0
0
0
0
0
6.310
2
4
Vay và nợ dài hạn
6.139
97
6
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
171
3
B
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
113.643
31
90,000
23
83.490
32
94.259
22
I
Vốn chủ sở hữu
113.641
100
90,000
100
83.490
100
93.909
100
1
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
121.173
107
90.000
100
90.000
108
90.000
96
9
Lợi nhuận chưa phân phối
-7.532
-7
-6.510
-8
3.909
4.2
II
Nguồn kinh phí quỹ khác
2
0
0
0
0
350
0.4
1
Quỹ khen thưởng và phúc lợi
2
100
350
100
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
368.373
384.979
263.103
420.009
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2004-2007
Vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Một cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vừa đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh, tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Từ bảng 2.2 ta thấy quy mô vốn kinh doanh năm 2005 tăng so với năm 2004 là 16.606 triệu đồng, năm 2006 giảm so với năm 2005 là 121.876 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 156.906 triệu đồng. Phân tích chi tiết ta thấy:
- Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh và biến động qua các năm. Năm 2006 VCSH là 83.490 trđ, chiếm 32% trong tổng vốn kinh doanh. Năm 2007, VCSH là 94.259 triệu đồng, chiếm 22% tổng vốn kinh doanh, tăng 10.769 triệu đồng (12,9%) so với năm 2006. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh năm 2007 hiệu quả hơn năm 2006 (Năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 10.419 triệu đồng, đã khắc phục hết số lỗ luỹ kế trước đó và có lãi). Tuy nhiên, tỷ trọng VCSH năm 2007 thấp hơn so với năm 2006. Do tốc độ tăng của tài sản cao hơn tốc độ tăng của VCSH. Điều này cho thấy để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh trong năm 2007 công ty chủ yếu vay ngắn hạn và sử dụng nguồn vốn chiếm dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Nợ ngắn hạn năm 2007 là 319.440 triệu đồng, tăng 139.827 triệu đồng (77,85%) so với năm 2006. Hệ số tự tài trợ của doanh nghiệp ở mức trên chưa thật cao nhưng so với thực trạng tài chính của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay thì Công ty có khả năng tự chủ về tài chính khá.
- Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn kinh doanh, tỷ lệ này qua năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 77%, 68%, 78%. Nợ phải trả của doanh nghiệp chủ yếu là nợ ngắn hạn - nợ vay ngắn hạn ngân hàng và nguồn vốn chiếm dụng tạm thời (phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên...); nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ phải trả - 2%. Với đặc thù của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại, tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản rất lớn và trong điều kiện nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải (tài trợ) cho tài sản thì tất yếu công ty phải vay nợ ngân hàng và hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn.
* Về cơ cấu tài sản
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của Công ty
đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Chỉ tiêu
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷtrọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
A
Tài sản ngắn hạn
319.627
87
345.052
90
226.593
86
389.822
93
I
Tiền và các khoản
tương đương tiền
18.290
6
13.286
4
12.765
6
9.676
2
1
Tiền
18.290
100
13.286
100
12.765
100
9.676
100
III
Các khoản phải thu
182.125
57
178.919
52
119.528
53
140.427
36
1
Phải thu của khách hàng
169.468
93
157.758
88
95.022
79
139.733
99
2
Trả trước cho người bán
1.367
1
102
0
879
1
2.302
2
5
Các khoản phải thu khác
11.290
6
21.059
12
23.609
20
130
0
6
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
0
0
0
-1.738
-1
IV
Hàng tồn kho
116.089
36
151.234
44
94.038
42
191.906
49
1
Hàng hoá tồn kho
116.089
100
151.234
100
94.038
100
191.906
100
V
Tài sản ngắn hạn khác
3.123
1
1.613
0
262
0
47.813
12
1
Thuế GTGT đợc khấu trừ
0
0
0
3.568
7
2
Các khoản thuế phải thu
2.970
95
1.475
91
238
0
0
3
Tài sản ngắn hạn khác
0
0
0
44.245
93
B
Tài sản dài hạn
48.746
13
39.927
10
36.510
14
30.187
7
I
Các khoản phải thu dài hạn
26.387
54
14.007
35
15.365
42
0
1
Phải thu dài hạn của khách hàng
29.388
111
13.752
98
15.149
41
3
Phải thu dài hạn khác
294
1
255
2
216
1
4
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
-3.295
-12
0
0
II
Tài sản cố định
18.324
38
22.749
57
20.844
57
29.393
97
IV
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3.347
7
2.847
7
0
0
0
0
3
Đầu tư dài hạn khác
3.347
100
2.847
100
0
0
V
Tài sản dài hạn khác
688
1
324
1
301
1
794
3
1
Chi phí trả trước dài hạn
688
100
324
100
301
100
794
100
Tổng cộng tài sản
368.373
384.979
263.103
420.009
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2004-2007
Nhằm đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn ta cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng đầu từ vào từng bộ phận tài sản. Đây là cơ sở đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc điều hành cơ cấu đầu tư.
Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) của doanh nghiệp được cấu thành bởi bốn loại tài sản: tiền và tương đương tiền; phải thu; hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu qua các năm, tỷ lệ này qua năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 90%, 86%, 93%. Tỷ lệ này giảm trong năm 2006 và tăng trong năm 2007 tương ứng với sự giảm, tăng của quy mô kinh doanh. Trong tổng vốn lưu động thì các khoản phải thu, chủ yếu là phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần qua các năm: năm 2005: 52%; năm 2006: 53%; năm 2007: 36%. Mặc dù công tác quản lý các khoản phải thu qua các năm có chiều hướng tốt hơn nhưng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lưu động. Do doanh nghiệp thực hiện phương thức bán hàng trả chậm nên giá trị các khoản phải thu khách hàng lớn cả về số tuyệt đối và tương đối; các khoản phải thu được phân loại chi tiết thành các nhóm (A, B, C) theo thời gian chậm trả và tính chất, khả năng thu hồi.
Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động là Hàng tồn kho. Năm 2004, khoản mục này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn ngắn hạn nhưng tăng mạnh trong năm 2005, 2006, 2007 (năm 2005: 44%; năm 2006: 42%; năm 2007: 49%), . Hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2005, 2006, 2007 do giá thép năm 2005 tăng đột biến vào một số thời điểm rồi giảm mạnh vào những tháng cuối năm, đồng thời thị trường thép năm 2006 phục hồi chậm (giá thép tăng không đáng kể, cung vượt quá cầu...) làm công tác tiêu thụ hàng tồn kho chậm và kém hiệu quả (một số loại thép phải tiêu thụ với giá bán thấp hơn nhiều so với giá bán gây lỗ lớn). Tuy nhiên, năm 2007 đã tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho giá cao gây lỗ của năm trước và tranh thủ nhập hàng để tận dụng cơ hội kinh doanh trong điều kiện thị trường thép đang biến động theo xu hướng có lợi cho doanh nghiệp
Khoản mục tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng vốn lưu động.
2.2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ta xem xét việc tài trợ nhu cầu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Cụ thể là tài sản dài hạn của công ty có được đầu tư vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không, đồng thời tài sản ngắn hạn có đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn không.
Bảng 2.6: Cơ cấu phân bố tài sản-nguồn vốn của Công ty
các năm 2004-2007
Năm
Tài sản
Nguồn vốn
Tài sản NH
Tài sản DH
Nguồn vốn NH
Nguồn vốn DH
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
Giá trị
(trđ)
Tỷ trọng
2004
319.627
87%
48.746
13%
254.731
69%
113.642
31%
2005
345.053
90%
39.926
10%
294.979
77%
90.000
23%
2006
226.593
86%
36.510
14%
179.613
68%
83.490
32%
2007
389.821
93%
30.187
7%
319.440
76%
100.569
24%
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2004-2007
Do đặc thù kinh doanh thương mại nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần bằng nguồn vốn dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản qua 4 năm đều lớn hơn tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ tài sản lưu động đủ đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị tài sản (tỷ lệ này qua các năm 2004, 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 87%, 90%, 86%, 93%). Điều này cho thấy cơ cấu vốn thay đổi theo hướng hợp lý hơn qua các năm và phù hợp với đặc điểm kinh doanh thương mại của công ty. Tuy nhiên, nếu phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản ngắn hạn và chậm luân chuyển sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, cụ thể là khả năng thanh toán, làm giảm vòng quay vốn lưu động nói riêng và vòng quay vốn kinh doanh nói chung (VD: năm 2005, phải thu chiếm 52%, hàng tồn kho chiếm 44% nhưng do thị trường thép năm 2005 biến động mạnh theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh nên hàng tồn kho chậm tiêu thụ-giá vốn mua vào cao hơn giá bán gây lỗ khi tiêu thụ; bên cạnh đó công tác thu hồi công nợ chậm và kém hiệu quả làm doanh nghiệp gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh toán các khoản nợ, cụ thể là nợ ngân hàng và nợ nhà cung cấp; đồng thời làm giảm vòng quay vốn lưu động năm 2005 xuống còn 2,31 vòng so với 4,15 vòng trong năm 2004…). Thực tế, xu hướng chuyển dịch tỷ trọng tài sản ngắn hạn (cụ thể là tăng dần) trong năm 2007 là dấu hiệu khá tốt cho thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn.
Như vậy, tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính.
2.2.4. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty
2.2.4.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh sắt thép các loại, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn, do vậy nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp.
Để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua, ta xem xét phân tích dưới đây:
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ trọng
(%)
Tiền
18.290
5,7
13.286
3,9
12.765
5,6
9.676
2,5
Các khoản phải thu
182.125
57,0
178.919
51,9
119.528
52,8
140.427
36
Hàng tồn kho
3.123
1,0
151.234
43,8
94.038
41,5
191.906
49,2
Tài sản ngắn hạn khác
116.089
36,3
1.613
0,5
262
0,1
47.813
12,3
Cộng TSNH
319.627
100
345.052
100
226.593
100
389.822
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2004-2007
Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty tăng giảm không đồng đều, năm 2005 tăng so với năm 2004 nhưng năm 2006 lại giảm so với hai năm trước, năm 2007 tăng so với năm 2006. Do đặc điểm kinh doanh nên tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động chiếm một tỷ lệ cao (năm 2004: 57%; năm 2005: 51,9%; năm 2006: 52,8%; năm 2007: 36%). Giá trị các khoản phải thu giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lưu động. Điều này cho thấy vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, đồng thời cũng phản ánh tình hình thu hồi nợ của công ty chưa tốt làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Thực tế, trong tổng nợ phải thu khách hàng năm 2007 (Bao gồm phải thu ngắn hạn và phải thu dài hạn của khách hàng): 139.732 triệu đồng thì nợ nhóm A: 96.571 triệu đồng (chiếm 69,11% tổng nợ phải thu); nhóm B: 29.717 triệu đồng (chiếm 21,27%); nhóm C: 13.444 triệu đồng (chiếm 9,6%), trong đó nợ khó đòi là 3.057 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm B, nhóm C cao chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Công ty cần có giải pháp quản lý các khoản phải thu để thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2006
Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn đầu tư vào TSCĐ 2006 có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động (sau các khoản phải thu), hàng tồn kho qua các năm vẫn tiếp tục tăng. Điều này cho thấy hàng hoá bị ứ đọng nhiều và trong thời gian dài. Lượng tồn kho năm 2005 chuyển sang là: 3.894 tấn (~ 33.869 triệu đồng), trong đó giá trị tồn kho khó thu hồi đầy đủ do giá bán hiện nay thấp hơn giá mua là: 23.709 triệu đồng (2.726 tấn, chiếm 72% tồn kho năm 2005). Tổng số hàng tồn kho 2006 là 94.038 triệu đồng, các mặt hàng chủ yếu là sắt thép và phụ tùng, mặt hàng tồn kho thuộc các chủng loại hàng luân chuyển bình thường. Mặc dù hàng tồn kho vẫn luân chuyển bình thường nhưng một số mặt hàng có giá bán trong năm 2006 thấp hơn giá vốn mua vào, đây là nguyên nhân gây ra kết quả kinh doanh tiếp tục lỗ trong năm 2006.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2007
Qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ năm 2007, ta thấy hàng tồn kho năm 2007 là 191.906 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,2 % tổng tài sản ngắn hạn. So với năm 2006, chỉ tiêu này tăng 97.868 triệu đồng (104,07 %). Trong năm, doanh nghiệp đã tiêu thụ 148.300 tấn hàng tồn kho và đã tiêu thụ hết lượng hàng tồn kho giá cao gây lỗ năm 2005. Hàng tồn kho chủ yếu là thép tấm nhập khẩu và thép tấm mua trong nước, thép hình và thép xây dựng. Hàng tồn kho thuộc các chủng loại hàng luân chuyển bình thường tuy nhiên giá thép xây dựng trên thị trường hiện đang có xu hướng giảm, do vậy khả năng hàng tồn kho bị giảm giá có khả năng xảy ra, tuy nhiên công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (hiện thép xây dựng chiếm khoảng 11,4% giá trị hàng hoá tồn kho). Tỉ lệ giảm giá ước tính khoảng 10% và giá trị giảm giá khoảng 1.947 triệu đồng. Do đặc thù kinh doanh thép nên dự trữ hàng tồn kho là tất yếu, tuy nhiên với lượng hàng tồn kho quá cao như trên, trong khi phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu dự trữ hàng thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi giá thép biến động đột ngột theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp. Lượng hàng tiêu thụ chiếm tới 95,89% lượng hàng mua vào trong năm cho thấy hoạt động bán hàng trong năm khá tốt. Hàng mua tồn kho tăng nhưng thời gian dự trữ hàng tồn kho năm 2007 là 43 ngày (giảm 27 ngày so với năm 2006) cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của công ty đã phát huy hiệu quả, tuy nhiên với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì thời gian dự trữ hàng tồn kho trên vẫn tương đối cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung
Tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, tăng giảm theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, ta xem xét bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Vốn lưu động (Trđ)
319.627
345.052
226.593
389.822
2
Các khoản phải thu (Trđ)
182.124
178.919
119.528
140.427
3
Hàng tồn kho (Trđ)
3.122
151.234
94.038
191.906
4
Doanh thu thuần (Trđ)
1.327.358
770.910
663.203
1.250.487
5
Giá vốn hàng bán (Trđ)
1.268.392
743.281
637.110
1.196.860
6
Lợi nhuận sau thuế (Trđ)
3.952
(7.920)
(6.510)
1.420
7
Vòng quay vốn lưu động (lần)
4,15
2,31
2,32
4,05
8
Kỳ luân chuyển vốn lưu động (ngày)
87
156
155
89
9
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
0,24
0,43
0,431
0,246
10
Hệ số sinh lời VLĐ
0,012
(0,024)
(0,023)
0,005
11
Vòng quay các khoản phải thu
6,87
4,56
8,5
9,621
12
Kỳ thu tiền bình quân
53
80
43
37
13
Vòng quay hàng tồn kho
9,87
5,79
5,2
8,37
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2004-2007
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Căn cứ vào số vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay ta có thể đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này cho ta biết việc sử dụng vốn có tiết kiệm, hiệu quả hợp lý hay không.
Qua bảng 2.8 ta thấy vòng quay vốn lưu động giảm dần tương ứng với số ngày một vòng quay cũng giảm dần qua năm 2005, 2006,2007. Năm 2005, quy mô kinh doanh tăng đồng thời môi trường kinh doanh biến động mạnh mẽ (giá thép tăng đột biến tại một số thời điểm rồi giảm mạnh vào những tháng cuối năm) kéo theo những khó khăn trong lưu chuyển vốn. Tuy nhiên, với tốc độ lưu chuyển vốn lưu động giảm từ 4,15 xuống còn 2,31 (năm 2005) và 2,32 (năm 2006) đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán (phải thu lớn)-bị chiếm dụng (phải thu giảm về số tuyệt đối nhưng thời gian thu hồi các khoản phải thu lại tăng từ 53 ngày lên 80 ngày trong năm 2005), và ở khâu dự trữ hàng (tồn kho lớn, trong đó một số loại thép có giá bán thấp hơn giá vốn mua vào)-hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2005 đồng thời vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh từ 9,87 vòng năm 2004 xuống còn 5,79 vòng (năm 2005) và 5,2 vòng (năm 2006) và 8,37 vòng (năm 2007). Như vậy, vòng quay vốn lưu động năm 2005, 2006, ở mức thấp dẫn đến thời gian lưu chuyển vốn dài (một đồng vốn lưu động bỏ ra trung bình năm 2004 chỉ mất 87 ngày để thu hồi, nhưng sang năm 2005, 2006 phải mất lần lượt tới 156, 155 ngày mới thu hồi được. Sang năm 2007, chỉ tiêu này đã được cải thiện hơn (4,05 vòng) cho thấy vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn so với các năm trước, đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu và lợi nhuận đều tăng)
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty phản ánh rõ việc sử dụng vốn của công ty trong 2 năm 2005-2006 là chưa thật hiệu quả, để tạo ra 1 đồng doanh thu cần lần lượt là 0,43 và 0,431 đồng lợi nhuận. Năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã cải thiện hơn các năm trước (0,246). Hệ số này giảm cho thấy công ty cần ít vốn lưu động hơn để tạo ra 01 đồng doanh thu.
Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi của các chỉ tiêu Hệ số đảm nhiệm VLĐ và Hệ số sinh lời VLĐ các năm từ 2004-2007
* Mức sinh lời của vốn lưu động: Năm 2004 mức sinh lời này là 1,2% tức là 100 đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh chỉ tạo ra được 1,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy tỷ lệ này rất thấp. Năm 2005, 2006 kết quả kinh doanh thua lỗ cho thấy vốn lưu động được sử dụng không hiệu quả, không những không thu hồi được vốn kinh doanh mà còn bị âm vào vốn kinh doanh. Năm 2007, chỉ tiêu này ở mức 0,5%. Mặc dù chỉ tiêu sinh lời năm 2007 vẫn ở mức thấp nhưng nó đã thể hiện vốn lưu động được sử dụng hiệu quả hơn so với hai năm trước.
Như vậy, trong hai năm 2005, 2006 việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa mang lại hiệu quả kinh doanh, vốn bị sử dụng lãng phí, ứ đọng. Nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý và tiêu thụ hàng tồn kho chưa tốt và công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu kém hiệu quả. Dự trữ hàng tồn kho đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại là tất yếu nhưng công ty cần xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đặc biệt phải dự báo và có tầm nhìn chiến lược về biến động của thị trường thép thế giới cũng như thị trường thép trong nước để đưa ra mức dự trữ hợp lý, cần thiết tận dụng tốt thời cơ kinh doanh, tránh ứ đọng vốn không cần thiết. Trong công tác thu hồi nợ, cần tích cực giải quyết nợ khó đòi, cần có những chính sách bán trả chậm phù hợp cho từng đối tượng khách hàng đồng thời có những quy định chặt chẽ hơn trong phương thức bán hàng trả chậm.
Năm 2007, đã có một sự chuyển biến rõ rệt trong việc sử dụng vốn lưu động của công ty. Công tác thu hồi nợ và quản lý hàng tồn kho chặt chẽ hơn, khả năng sinh lời của đồng vốn cao hơn. Ngoài những thuận lợi của môi trường kinh doanh, đây cũng là kết quả thể hiện những nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của công ty. Quy mô vốn cố định quyết định trình độ trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp kinh doanh, vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn
lưu động trong tổng vốn kinh doanh. Để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn các năm 2004-2007
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
(Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(Triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Phải thu dài hạn
26.387
54,13
15.364
42,08
14.007
35,08
Phải thu dài hạn KH
29.387
60,29
15.149
41,49
13.752
34,44
Phải thu dài hạn khác
294
0,60
216
0,59
255
0,64
Tài sản cố định
18.324
37,59
20.844
57,09
22.748
56,98
29..393
97,37
Tài sản cố định hữu hình
12.388
25,41
15.159
41,52
17.781
44,53
21.926
72,63
Nguyên giá
26.277
53,91
35.905
98,34
35.871
89,84
44.358
146,94
Hao mòn luỹ kế
-13.889
-20.747
-18.090
-22.432
Tài sản cố định vô hình
814
1,67
814
2,23
814
2,04
2.341
7,75
Nguyên giá
953
1,96
906
2,48
906
2,27
2.664
8,82
Hao mòn luỹ kế
-139
-92
-92
-323
Chi phí XDCB dở dang
5.122
10,51
4.872
13,34
4.154
10,40
5.126
16,98
Đầu tư tài chính dài hạn
3.346
6,86
0
0,00
2.847
7,13
Đầu tư dài hạn khác
3.346
6,86
0
0,00
2.847
7,13
794
2.63
Cộng tài sản dài hạn
48.746
100
36.510
100
39.926
100
30.187
100
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2004-2007 của Công ty
Nhìn vào bảng 2.9 ta nhận thấy: Phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn dài hạn trong năm 2004 và có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hai tiếp theo. Năm 2005, 2006, tỷ lệ này giảm dần, thay vào đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn dài hạn. Đây là sự chuyển biến khá tốt, cho thấy công ty đã nỗ lực trong việc thu hồi nợ, giảm dần nợ phải thu có tính chất dài hạn.
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
của Công ty
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần (Trđ)
1.327.358
770.910
663.203
1.251.040
2
Lợi nhuận sau thuế (Trđ)
3.952
(7.920)
(6.510)
10.419
3
Giá trị vốn cố định (Trđ)
18.324
22.748
20.844
30.187
4
Nguyên giá TSCĐ (Trđ)
26.277
35.871
35.905
44.358
5
Khấu hao luỹ kế TSCĐ (Trđ)
-13.889
-18.090
-20.747
-22.432
6
Hiệu suất sử dụng VCĐ
72,43
37,54
30,43
49,03
7
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
50,51
24,80
18,48
31,17
8
Hệ số hao mòn TSCĐ
-0,53
-0,50
-0,57
0,51
9
Hệ số sinh lời của VCĐ
0,22
-0,386
-0,299
0,408
10
Hệ số sinh lời của TSCĐ
0,15
-0,254
-0,181
0,260
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2004-2007.
Năm 2007, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng so với năm 2005, 2006. Năm 2006, 1 đồng vốn cố định hàng năm bình quân tạo ra 30,43 đồng doanh thu thì năm 2007 tạo ra được 49,03 đồng doanh thu. Hệ số này khá cao do vốn cố định của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh. Xét về xu hướng biến động, hiệu suất sử dụng vốn cố định có chiều hướng tăng trong năm 2007, điều này cho thấy năng lực và chất lượng vốn cố định đang được cải thiện dần.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng dẫn đến mức sinh lời của vốn cố định tăng. Chỉ tiêu này trong 3 năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: -0,386; -0,299; 0,498. Chỉ tiêu này âm trong năm 2005, 2006 là do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thua lỗ. Năm 2007 đã khắc phục hết lỗ luỹ kế và có lãi nên chỉ tiêu này tăng cao, cụ thể là một đồng vốn cố định đưa vào kinh doanh tạo ra được 0,498 đồng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù vậy, mức sinh lời này chưa thật cao do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận vẫn thấp hơn do với tốc độ tăng của vốn cố định. Mức sinh lời của tài sản cố định cũng biến động tương ứng với mức sinh lời của vốn cố định.
2.2.4.3 Hiệu quả sử dụng tổng thể vốn kinh doanh
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của Công ty
TT
Nội dung
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần (Trđ)
1.327.358
770.910
663.203
1.250.487
2
Lợi nhuận sau thuế (Trđ)
3.952
(7.920)
(6.510)
10.419
3
Vốn kinh doanh (Trđ)
368.373
384.979
263.103
420.009
4
Vốn chủ sở hữu (Trđ)
113.642
90.000
83.490
94.259
5
Vòng quay vốn KD
3,26
2,046
2,05
3,66
6
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/DT (%)
0,29
(1,027)
(0,98)
0,83
7
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/VKD (%)
1
(2,55)
(2,0009)
3,05
8
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/VCSH (%)
3,26
(2,046)
(2,05)
11,72
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2004-2007
Vòng quay vốn kinh doanh năm 2007 đạt 3,66 vòng, tăng 1,61 vòng so với năm 2006, chỉ tiêu này cho thấy trong năm 2007 một đồng vốn đưa vào kinh doanh tạo ra 3,66 đồng doanh thu. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2007 tốt hơn so với năm 2005, 2006. Nguyên nhân do doanh thu tăng mạnh trong năm 2007 đồng thời tốc độ tăng trưởng của doanh thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này của công ty năm 2004 ở mức thấp, một đồng doanh thu thuần chỉ tạo ra 0,29 đồng lợi nhuận sau thuế; tỷ suất này năm 2005, 2006 âm do kết quả kinh doanh lỗ. Trong năm 2007, một đồng doanh thu thuần tạo ra 0,83 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tăng mạnh do kết quả kinh doanh năm 2007 lãi 10.419 triệu đồng, đồng thời tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Doanh thu tăng mạnh, kết hợp với việc giảm chi phí mua vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng cao trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2007 tốt hơn so với các năm trước nhưng chưa thật cao so với mức trung bình ngành.
2.2.4.4. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007
Bảng 2.12: Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2007 của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Diễn biến nguồn vốn
Tiền
%
Sử dụng vốn
Tiền
%
1. Rút vốn bằng tiền mặt
3.089
1,797
1. Bán chịu cho KH
29.563
17,201
2. Thu theo tiến độ hợp đồng
245
0,143
2. Trả trước người bán
1.218
0,709
3. Trích lập dự phòng PTKĐ
1.737
1,011
3. Dự trữ hàng tồn kho
97.869
56,944
4. Thu hồi thuế và CKPT khác
129
0,075
4. Thuế GTGT được KT
3.415
1,987
5. Trích KHTSCĐHH
1.686
0,981
5. Mua sắm TSNH khác
20.790
12,096
6. Trích KHTSCĐVH
231
0,134
6. Đầu tư thêm TSCĐHH
8.453
4,918
7. Vay thêm ngắn hạn
88.071
51,243
7. Đầu tư thêm TSCĐVH
1.758
1,023
8. Chiếm dụng vốn của NB
28.114
16,358
8. Đầu tư xây dựng mới
254
0,148
9. Người mua trả tiền trước
26.304
15,305
9. Tăng CP trả trước DH
476
0,277
10. Chiếm dụng của CBCNV
4.522
2,631
10. Trả bớt thuế
2.786
1,621
11. Chiếm dụng nội bộ
661
0,385
11. Trả theo tiến độ HĐ
5.286
3,076
12. Vay dài hạn
6.139
3,572
13. Chiếm dụng thuế
171
0,099
14. Lợi nhuận đạt được
10.419
6,062
Tổng
171.868
100
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2007
Qua bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ta thấy Công ty chủ yếu tìm nguồn vốn từ vay ngắn hạn (88.071 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 51,243% tổng nguồn vốn); chiếm dụng vốn của CBCNV là 4.522 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,631% tổng nguồn vốn; chiếm dụng vốn của người bán là 28.114 triệu đồng (16,358%); từ tiền hàng ứng trước của khách hàng là 26.304 triệu đồng (15,305%); từ nguồn vay dài hạn là 6.139 triệu đồng (3,572%); từ nguồn lợi nhuận đạt được là 10.419 triệu đồng (6,062%)... với tổng số tiền là 171.868 triệu đồng. Với tổng số vốn này, Công ty đã sử dụng để mua hàng dự trữ (97.869 triệu đồng, chiếm 56,944% tổng vốn-được lấy từ nguồn vay ngắn hạn ngân hàng, nguồn chiếm dụng của người bán, từ nguồn ứng trước của khách hàng, chiếm dụng lương... Tiếp đến, để đầu tư mua sắm tài sản cố định hữu hình và vô hình – từ nguồn vay dài hạn và nguồn trích khấu hao; mua sắm tài sản ngắn hạn khác, cung cấp tín dụng cho khách hàng, trả bớt nợ ngân sách
Từ việc sử dụng vốn và tìm nguồn trang trải trên cho thấy việc sử dụng vốn trong năm theo đúng nguyên tắc tài chính. Tuy nhiên công ty sử dụng chủ yếu nguồn vay ngắn hạn ngân hàng và nguồn chiếm dụng để dự trữ hàng tồn kho và cung cấp tín dụng cho khách hàng, điều này cho thấy rủi ro về khả năng thanh toán khá cao vì giá thép giảm đột ngột thì việc tiêu thụ hàng tồn kho sẽ gặp nhiều khó khăn và trực tiếp tác động đến việc thu hồi vốn để trả nợ khi đến hạn thanh toán
Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn năm 2007 ta sẽ so sánh chi phí sử dụng các nguồn vốn huy động. Trong năm 2007 công ty chủ yếu huy động vốn từ nguồn vay ngắn hạn, nguồn vốn huy động khác (vốn chiếm dụng của người bán, từ nguồn tiền hàng ứng trước của khách hàng, chiếm dụng lương của người lao động…) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Như vậy, chi phí sử dụng vốn từ nguồn vay ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn) sẽ cao hơn nhiều so với chi phí sử dụng nguồn vốn chiếm dụng. Tuy nhiên, so sánh với 3 năm trước cho thấy chi phí sử dụng vốn ngày càng hợp lý hơn do tỷ trọng vốn vay giảm dần qua các năm.
Nhận xét chung: Hoạt động kinh doanh năm 2007 có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2006, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nhưng chưa thật cao.
Nhận xét tổng hợp tình hình tài chính của doanh ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ThS13.docx