Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế: LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển này được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007. Sự phát triển của nền kinh tế đã tạo ra lợi thể to lớn cho các Doanh nghiệp trong nước, nhưng cùng với những lợi thế đó thì những thách thức các Doanh nghiệp gặp phải là không nhỏ. Nền kinh tế mở cửa tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong nước có cơ hội hợp tác thương mại với các Doanh nghiệp thuộc các quốc gia trên thế giới, sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập ngoại ngày càng gay gắt. Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt.
Hoạt động có hiệu quả và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp, để đảm bảo Doanh nghiệp không chỉ hoạt động có hiệu quả mà còn nâng cao đời s...
63 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc. Sự phát triển này được đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007. Sự phát triển của nền kinh tế đã tạo ra lợi thể to lớn cho các Doanh nghiệp trong nước, nhưng cùng với những lợi thế đó thì những thách thức các Doanh nghiệp gặp phải là không nhỏ. Nền kinh tế mở cửa tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong nước có cơ hội hợp tác thương mại với các Doanh nghiệp thuộc các quốc gia trên thế giới, sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập ngoại ngày càng gay gắt. Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các Doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt.
Hoạt động có hiệu quả và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là điều kiện quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp, để đảm bảo Doanh nghiệp không chỉ hoạt động có hiệu quả mà còn nâng cao đời sống cán bộ nhân viên và hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước. Hiệu quả hoạt động là mục tiêu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Một trong những nhân tố quan trọng tác động lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp là “ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động”. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của Doanh nghiệp, bảo hiểm cho Doanh nghiệp. Trong một Doanh nghiệp vốn được tài trợ cho tài sản lưu động và tài sản cố định, tỷ lệ tài trợ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp. Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế là một Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại do đó vốn được tài trợ chủ yếu cho tài sản lưu động, nguồn tài trợ cho tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Và do đó việc sủ dụng và quản lý tốt vốn đầu tư vào tài sản lưu động của các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại nói chung và cuả Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Mặt khác, thuốc là một loại hàng hoá đặc thù, có chu kỳ tiêu thụ khác với các loại hàng hoá thông thường, thời gian thu hồi nợ từ khách hàng trung bình là ba tháng. Khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay thì kỳ thu tiền bình quân cần phải rút ngắn tối đa, bên cạnh đó một số chỉ tiêu như vòng quay của hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng nguồn vốn đầu tư vào tài sản lưu động, vòng quay của tiền… cũng phải được rút ngắn nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Qua thực tế tìm hiểu và nghiên cứu tại công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả quản lý vốn đầu tư vào tài sản lưu động trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp
Theo luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999: “Doanh nghiệp” là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản ổn định, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp là một chủ thể độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện được bởi các Doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Theo quy định của Pháp luật, Doanh nghiệp được tự chủ đăng ký và thực hiện kinh doanh các ngành nghề được Pháp luật cho phép. Đối với Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định quy định phải có điều kiện thì Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh các ngành nghề đó khi có đủ các điều kiện quy theo định. Đối với Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề thì Doanh nghiệp chỉ được đăng ký kinh doanh khi có đủ vốn hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của Pháp luật.
Mỗi Doanh nghiệp đều có những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật.
1.1.2 Vốn của Doanh nghiệp
Vốn là điều kiện không thể thiếu để một Doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong mọi loại hình Doanh nghiệp vốn phản ánh nguồn lực chính để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Để sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hoá nào đó, Doanh nghiệp thuê nhà quản lý mua sắm các yếu tố vật chất cần thiết như máy móc, thiết bị, dự trữ, đất đai và lao động. Điều đó có nghĩa là Doanh nghiệp đã đầu tư vào các tài sản. Để đầu tư vào các tài sản Doanh nghiệp phải có vốn. Có thể hiểu vốn là lượng tiền ứng trước thoả mãn các yếu tố đầu vào của Doanh nghiệp. Trong mỗi Doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận là vốn chủ sở hữu và vốn vay, mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của chúng.
Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp là toàn bộ nguồn vốn đầu tư vào tài sản của Doanh nghiệp, bao gồm nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động. Với mỗi loại hình Doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu vốn đầu tư vào hai loại tài sản này là khác nhau. Đối với các Doanh nghiệp sản xuất thì vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, đối với các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại thì tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản lưu động lại lớn hơn.
Cách thức huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp là hết sức đa dạng. Vốn của Doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập Doanh nghiệp và Doanh nghiệp sử dụng vốn để đầu tư và quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm tạo ra doanh thu. Số vốn này sẽ không ngừng được bổ sung trong quá trình Doanh nghiệp hoạt động.
1.1.3 Phân loại vốn của Doanh nghiệp
Căn cứ theo những góc độ nghiên cứu khác nhau vốn được phân loại như sau.
1.1.3.1 Phân loại theo góc độ quản lý của Nhà nước
Theo cách phân loại này vốn gồm vốn pháp định và vốn điều lệ.
a. Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập Doanh nghiệp và được quy định khác nhau đối với từng loại hình Doanh nghiệp. Để được thành lập Doanh nghiệp phải có đủ số vốn pháp định theo yêu quy định của pháp luật.
b. Vốn điều lệ: của Doanh nghiệp là số vốn được ghi trong điều lệ của Doanh nghiệp, số vốn này do các chủ sở hữu góp. Vốn điều lệ không ít hơn vốn pháp định.
1.1.3.2 Phân loại theo nguồn gốc hình thành vốn
Phân loại vốn theo nguồn gốc hình thành thì vốn gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay.
a. Vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp
Đối với mọi loại hình Doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp bao gồm ba bộ phận chủ yếu:
Vốn góp ban đầu
Lợi nhuận không chia
Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới
Vốn góp ban đầu:
Khi Doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ Doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của Doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân Doanh nghiệp.
Đối với Doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước. Chủ sở hữu của các Doanh nghiêp Nhà nước là Nhà nước. Đối với công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để thành lập công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiêm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ.
Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia
Quy mô số vốn ban đầu của chủ Doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì Doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như Doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư. Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ và khả năng sinh lời của bản thân Doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách khuyến khích tái đầu tư của Nhà nước.
Phát hành cổ phiếu mới
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho Doanh nghiệp. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của Doanh nghiệp.
b. Nguồn vốn vay
Để bổ sung vốn trong quá trình kinh doanh Doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng Ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu.
Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng và tín dụng thương mại
Có thể nói rằng vốn vay Ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân Doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các Doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các Ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Không một Doanh nghiệp nào không vay vốn Ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu Doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình hoạt động các Doanh nghiệp thường vay Ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của Doanh nghiệp.
Các Doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ đối với các Doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một sô Doanh nghiệp nguồn vốn tín dụng thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng nguồn vốn, thậm chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.
Tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; hơn nữa, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền.
Phát hành trái phiếu công ty
Trái phiếu là tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn. Trước khi phát hành trái phiếu Doanh nghiệp cần xem xét loại trái phiếu nào phù hợp với nhất với điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính. Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu.
1.1.3.3 Phân loại theo tính chất luân chuyển vốn
Hiện nay, theo cách phân loại này các Doanh nghiệp phân loại vốn chủ yếu làm hai loại là vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
a. Vốn đầu tư vào tài sản cố định của Doanh nghiệp
“ Vốn đầu tư vào tài sản cố định ” là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định trong Doanh nghiệp.
Căn cứ vào tính chất và vai trò tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất của Doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đầu tiên đến khi bị sa thải ra khỏi quá trình sản xuất. Mọi tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được. Những tư liệu được coi là tài sản cố định khi thoả mãn đồng thời hai tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn về thời gian: có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
Tiêu chuẩn giá trị: Ở nước ta hiện nay tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
Trong điều kiện tiến bộ khoa học- kỹ thuật như hiện nay, khi mà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì khái niệm về tài sản cố định cũng được mở rộng, nó bao gồm cả những tài sản cố định không có hình thái vật chất, gồm chi phí thành lập Doanh nghiệp, chi phí về bằng phát minh sáng chế, chi phí về lợi thế kinh doanh…
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị của tài sản cố định. Do tài sản cố định bị hao mòn nên trong mỗi chu kỳ sản xuất người ta tính chuyển một phần giá trị tương đương với phần hao mòn vào giá trị thành phẩm, khi sản phẩm được tiêu thụ bộ phận tiền này được trích lại thành một quỹ nhằm để tái sản xuất tài sản cố định, còn gọi là khấu hao tài sản cố định.
Trong Doanh nghiệp thương mại vốn đầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn.
b. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuât, đến chu kỳ sản xuất sau phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Tài sản lưu động là những tái sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động được dùng để chỉ tài sản lưu động của Doanh nghiệp.
1.1.4 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
1.1.4.1 Khái niệm vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
a Khái niệm
Lượng tiền ứng trước thoả mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp.
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động được dùng để chỉ tài sản lưu động trong Doanh nghiệp. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Vốn kinh doanh của Doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, như vậy vốn lưu động là giá trị còn lại của vốn kinh doanh sau khi đã trừ đi vốn cố định.
Trên bảng cân đối kế toán vốn đầu tư vào tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho.
Các khoản mục trong phần vốn đầu tư vào tài sản lưu động trên bảng cân đối kế toán:
Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Đây là loại có tính thanh khoản cao nhất.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, góp vốn liên doanh, cho vay vốn… có thời hạn thu hồi không quá một năm. Khoản này có tính lưu động mạnh thứ hai sau tiền.
Các khoản phải thu: là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên quan đang nợ Doanh nghiệp tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Các khoản này sẽ được trả trong thời hạn ngắn. Khoản mục thuế giá trị gia tăng được khấu trừ cũng là tài sản lưu động của Doanh nghiệp vì chỉ tiêu này phản ánh số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ và số thuế giá trị gia tăng được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận hoàn lại nhưng chưa hoàn lại.
Hàng tồn kho: bao gồm vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá trong kho, hàng gửi bán, hàng đang đi đường, sản phẩm dở dang… Những tài sản này có thời gian luân chuyển ngắn, thường không quá một năm nên được xếp vào tài sản lưu động.
Tài sản lưu động khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính là Doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để hình thành tài sản cố định. Điều đó sẽ đảm bảo rằng các tài sản cố định sẽ được sử dụng trong thời gian dài hơn một năm trong Doanh nghiệp. Đầy cũng là điều kiện để thời gian sử dụng của tài sản cố định và nguồn hình thành phù hợp với nhau. Tương tự như vậy, tài sản lưu động của Doanh nghiệp phải được hình thành từ nguồn vốn ngắn hạn. Cách tài trợ này giúp cho Doanh nghiệp có được sự ổn định, an toàn về mặt tài chính.
Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, các giao dịch tài chính không phải lúc nào cũng diễn ra theo nguyên tắc đó. Chính vì vậy có thể xuất hiện sự chênh lệch giữa các nguồn vốn và các tài sản có cùng tính chất thời gian sử dụng. Khoản chênh lệch đó chính là vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên.
b Nguồn hình thành vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động có thể được hình thành từ các nguồn như vốn tự có, vốn vay dài hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước cấp ( đối với Doanh nghiệp Nhà nước), vốn góp, vốn liên doanh, lợi nhuận để lại …
Vốn vay dài hạn và ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng, từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu …
c Phân loại vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển, các chứng khoán thanh khoản cao có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, các khoản phải thu gồm tiền phải thu từ khách hàng khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ, các khoản ứng trước cho nhà cung cấp
- Vốn bằng hiện vật ( hàng tồn kho) bao gồm tất cả nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, hàng mua đang đi đường, thành phẩm trong kho…
1.1.4.2 Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên là giá trị chênh lệch giữa vốn dài hạn và vốn đầu tư vào tài sản cố định hoặc giữa vốn đầu tư vào tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên = vốn dài hạn- vốn đầu tư vào tài sản cố định
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên = vốn đầu tư vào tài sản lưu động - nợ ngắn hạn
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên có thể nhận các giá trị sau:
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên > 0
Vốn dài hạn > vốn đầu tư vào tài sản cố định
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động > nợ ngắn hạn
Trong trường hợp này việc tài trợ từ các nguồn vốn là tốt. Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn, có nghĩa là một cách ổn định, Doanh nghiệp không những đủ vốn tài trợ cho các tài sản cố định của mình mà còn thừa để tài tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn. Đồng thời khi vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên < 0
Vốn dài hạn < vốn đầu tư vào tài sản cố định
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động < nợ ngắn hạn
Trong trường hợp này, tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này có nghĩa rằng Doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế. Đây chỉ là một giải pháp tình thế. Nếu điều này xảy ra liên tục thì sự tồn tại của Doanh nghiệp bị đe doạ, Doanh nghiệp có thể bị đẩy tới giải pháp là bán tài sản cố định hay là thanh lý. Đồng thời khi vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên âm thì khả năng thanh toán của Doanh nghiệp là rất kém, bởi vì chỉ có tài sản lưu động mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để trả nợ, trong khi đó tài sản lưu động lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn.
Các Doanh nghiệp đang phát triển mạnh là một tình huống đáng chú ý. Trong quá trình phát triển Doanh nghiệp đầu tư, tài sản cố định tăng mạnh. Trong một khoảng thời gian nào đó, tài sản cố định có thể tăng nhanh hơn nguồn vốn dài hạn. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên có thể âm. Nếu trong đà phát triển, Doanh nghiệp sinh ra lợi nhuận hoặc huy động được thêm vốn dài hạn, thì đây chỉ là một hiện tượng tức thời không đáng ngại. Vì vốn dài hạn sẽ dần dần tăng lên bằng mức tài sản cố định, và vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên trở thanh dương. Ta thấy rằng sự phát triển có thể mang tới sự bất ổn định tài chính, do đó, phải phân tích và theo dõi chặt chẽ để có những biện pháp điều chỉnh nếu cần.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên = 0
Vốn dài hạn = vốn đầu tư vào tài sản cố định
Vốn đầu tư vào tài sản lưu đông = nợ ngắn hạn
Tình hình tài chính như vậy là tương đối lành mạnh. Nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản cố định. Còn tài sản lưu động đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.
Việc phân tích vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chính sách tài trợ của Doanh nghiệp đối với các hoạt động phát sinh trong kỳ. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên dương là một dấu hiệu an toàn và vững chắc đối với sự tài trợ của Doanh nghiêp.
Khi phân tích chỉ tiêu này ta phân tích các biến động theo thời gian của vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên.
Các nguyên nhân gây ra các biến động đó:
Việc tăng vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên có thể là do tăng vốn tự có, điều này là rất tốt. Điều đó có nghĩa rằng Doanh nghiệp hoạt động thu được lợi nhuận hay huy động được thêm vốn từ bên ngoài.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên tăng do vay nợ gia tăng, điều này có thể là không tốt nếu khoản nợ lớn hơn vốn tự có và nhất là nếu Doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên cũng có thể tăng nếu tài sản cố định giảm hoặc Doanh nghiệp ngừng đầu tư dài hạn. Điều này không thể coi là tích cực. Bỏi vì giảm tài sản cố định có nghĩa là Doanh nghiệp buộc phải bán một phần cơ sở vật chất của mình để giảm quy mô kinh doanh. Tình trạng này chưa thể coi là tốt đựơc.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu cốt yếu trong phân tích và quản lý tài chính. Theo nguyên tắc, chỉ tiêu này phải dương, ít nhất là bằng 0. Như vậy là tài sản cố định được hình thành một cách ổn định từ các nguồn vốn dài hạn và tài sản lưu động lớn hơn hoặc ít nhất là bằng nợ ngắn hạn, bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp.
1.1.4.3 Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn Doanh nghiệp cần để tài trợ cho bộ phận tài sản lưu động không phải là tiền, đó là hai khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Vốn đàu tư vào tài sản lưu động = nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên + vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền = vốn đầu tư vào tài sản lưu động – nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
Vốn dài hạn > tài sản cố định => vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên > 0
Tài sản cố định > vốn dài hạn => vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên < 0
Tài sản lưu động > vốn ngắn hạn => nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên > 0
Tài sản lưu động nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên < 0
Để hình thành hàng tồn kho và các khoản phải thu, Doanh nghiệp cần vốn. Đây là các khoản sử dụng ngắn hạn ( trong một thời gian ngắn, các khoản này sẽ quay trở lại hình thức vốn bằng tiền khi khách hàng thanh toán). Phải có vốn để mua nguyên vật liệu, trong quá trình sản xuất phải trả lương nhân công, chi phí về năng lượng, bảo quản máy móc. Khi có thành phẩm phải chi tiêu cho việc lưu kho, lúc tiêu thụ sản phẩm nhiều khi phải cho khách nợ. Các nhà quản lý đều nhằm mục tiêu giảm tới mức tối thiểu nhu cầu vốn. Mục tiêu đạt được thông qua cách quản lý tồn kho, cách quản lý sản xuất, chính sách thương mại, và hành chính. Mục tiêu giảm nhu cầu vốn cũng đạt được thông qua cách quản lý tài chính của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cố tìm được những nguồn vốn từ bên ngoài, vay các nhà cung cấp, nợ thuế Nhà nước, yêu cầu khách mua hàng ứng tiền trước. Các khoản nợ ngắn hạn này sẽ giúp giảm nhu cầu vốn của Doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên được biểu diễn trong sơ đồ sau:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh
Nhu cầu vốn nguồn vốn
phải thu
tồn kho
nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
Sơ đồ nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên được tính như sau:
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên = ( tồn kho + khoản phải thu) - nợ ngắn hạn
Trong thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau:
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên < 0
Tức là khoản tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Chính vì vậy các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp đủ cho các sử dụng ngắn hạn của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần vốn để tài trợ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Phải thu
tồn kho
20
nợ ngắn hạn
40
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
- 20
Sơ đồ nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên âm
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên âm có thể xảy ra đối với các Doanh nghiệp sản xuất sau khi khách hàng đặt hàng và đặt cọc trước. Các Doanh nghiệp này hoạt động với vốn khách hàng ứng ra trước. Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên âm là một tình trạng rất tốt đối với Doanh nghiệp, với ý nghĩa là Doanh nghiệp được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tình trạng này không phải ngành nào, Doanh nghiệp nào cũng đạt được. Yếu tố quyết định là các thói quen về thanh toán trong các ngành, nghề, tính chất của những mối quan hệ thương mại.
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên > 0
Tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn.
Phải thu
Tồn kho
40
Nợ ngắn hạn
15
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
+ 25
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên dương
Trong trường hợp này các sử dụng ngắn hạn của Doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà Doanh nghiệp có từ bên ngoài. Vì vậy Doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch.
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên dương của các Doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành hoạt động và tình hình kinh tế chung của nền kinh tê. Để giảm nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên biện pháp tích cực nhất là giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu.
1.1.4.4 Mối quan hệ giữa vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên.
Việc so sánh giữa vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tái chính của Doanh nghiệp. Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên dương có nghĩa là Doanh nghiệp cần vốn để tài trợ chu kỳ sản xuất kinh doanh vì nợ ngắn hạn không đủ cho những sử dụng ngắn hạn. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên sẽ dùng để đáp ứng nhu cầu đó.
Với giả định ban đầu là vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên dương, tài sản cố định được tài trợ bằng vốn dài hạn. Về phần tài sản cố định tình trạng tài chính lành mạnh, ổn định.
Trường hợp 1
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên = 3
Tiền
tồn kho
5
phải thu
nợ ngắn hạn
3
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
vốn đầu tư vào tái sản lưu động thường xuyên
3
Tài sản cố định
vốn dài hạn
6
Trong trương hợp này tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Như vậy sử dụng ngắn hạn lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà Doanh nghiệp có thể huy động được, nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên là +2. Để tài trợ cho phần chênh lệch này Doanh nghiệp cần phải sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên nghĩa là phần vốn dài hạn không dùng để tài trợ cho tài sản cố định. Trong trường hợp này vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên bằng 3 ( vốn dài hạn 6 – tài sản cố định 3 = 3), đủ để bù đắp cho nhu cầu trên. Còn lại (3-2=1) là phần nguồn vốn mà Doanh nghiệp không sử dụng tới, có hình thức vốn bằng tiền để trong ngân quỹ. Như vậy vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của Doanh nghiệp không những đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên mà còn dư tiền trong quỹ.
Đối với những Doanh nghiệp có nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên dương một cách thường trực thì vốn dài hạn không những phải tài trợ tài sản cố định mà còn phải tài trợ một phần các sử dụng ngắn hạn. Do đó vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên buộc phải dương thì tình trạng tài chính mới lành mạnh.
Trường hợp 2
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên = 2
tiền 2
tồn kho
4
phải thu
nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên -1
nợ ngắn hạn
5
vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
2
Tài sản cố định
4
vốn dài hạn
6
Trong trường hợp này nợ ngắn hạn lớn hơn các khoản phải thu và toàn bộ tồn kho. Như vậy vay ngắn hạn từ bên ngoài thừa đủ để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của Doanh nghiệp. Từ đó ta thấy nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của Doanh nghiệp là âm ( -1). Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên của Doanh nghiệp ( nguồn vốn dài hạn không dùng để tài trợ cho các tài sản cố định) dương (2). Và như vậy vốn bằng tiền là 3.
Tại thời điểm này có thể thấy Doanh nghiệp có quá nhiều tiền nhàn rỗi không dùng đến. Nếu đây là một tình trạng tạm thời thì có thể chấp nhận được. Còn nếu đây là một tình trạng lâu dài của Doanh nghiệp thì có thể đánh giá Doanh nghiệp quá lãng phí trong việc sử dụng vốn. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên dương trong trường hợp này là không cần thiết.
Trường hợp 3
tiền -2
tồn kho
5
phải thu
nợ ngắn hạn
2
Nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
3
vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên
1
Tài sản cố định
5
vốn dài hạn
6
Trong trường hợp này tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Nghĩa là nhu cầu về vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp là lớn hơn 0. Trường hợp này vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên chỉ bằng 2. Như vậy vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên. Doanh nghiệp thiếu hụt vốn, tình trạng này thể hiện vốn bằng tiền âm.
Doanh nghiệp đang thiếu vốn bằng tiên do tồn kho và các khoản phải thu quá lớn. Khả năng thanh toán của Doanh nghiệp bị đe doạ. Nếu tình trạng này trầm trọng và kéo dài, Doanh nghiệp không bán được hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh toán và trang trải các khoản nợ.
1.1.5 Vai trò của vốn đầu tư vào tài sản lưu động đối với hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
Trong mỗi Doanh nghiệp vốn được đầu tư vào hai loại tài sản là tài sản cố định và tài sản lưu động. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động có số vòng quay nhanh hơn vốn đầu tư vào tài sản cố định. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tạo doanh thu của Doanh nghiệp, khả năng thanh toán trong ngắn hạn của Doanh nghiệp.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên vận động và biến đổi qua nhiều hình thái khác nhau. Và đối với từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau vốn đầu tư vào tài sản lưu động của mỗi Doanh nghiệp có sự biến đổi qua các giai đoạn khác nhau. Đối với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vốn đầu tư vào tài sản lưu động có hình thái ban đầu là tiền được chuyển sang hình thái vật tư. Trong quá trình sản xuất, từ hình thái vật tư vốn chuyển sang hình thái bán thành phẩm rồi thành phẩm, trở thành hàng hoá khi được bán trên thị trường, khi quá trình tiêu thụ kết thúc thì trở lại hình thái ban đầu là tiền. Đối với một Doanh nghiệp thương mại thì chu kỳ vận động của vốn đầu tư vào tài sản lưu động nhanh hơn. Từ hình thái ban đầu là tiền sau chuyển sang hình thái hàng hoá và khi kết thúc quá trình bán hàng thì lại trở về hình thái tiền. Trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp vốn liên tục có sự biến đổi qua các hình thái. Sự hoạt động có chu kỳ của Doanh nghiệp tạo ra sự chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Tốc độ quay vòng của vốn đầu tư vào tài sản lưu động có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tạo doanh thu của Doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay khi tất cả các nguồn lực đều có hạn thì sự thu hồi vốn nhanh là một điều kiện tối quan trọng. Rút ngắn thời gian của vật tư dự trữ, nhanh chóng chuyển vật tư sự trữ thành thành phẩm, rút ngắn vòng quay của hàng tồn kho, kết thúc bán hàng để chuyển hàng tồn kho thành tiền và lại tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới là mục tiêu hàng đầu của các Doanh nghiêp.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào mỗi chu kỳ kinh doanh và thu hồi lại toàn bộ giá trị vào cuối chu kỳ. Vòng tuần hoàn của vốn đầu tư vào tài sản lưu đôngh nhanh hay chậm phụ thuộc và mỗi loại hình Doanh nghiệp và cụ thể từng Doanh nghiệp. Để có sử dụng tối đa nguồn vốn , một biện pháp các Doanh nghiệp sử dụng là tăng nhanh vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Chu kỳ vận động của vốn đầu tư vào tài sản lưu động càng ngắn, hàng tồn kho quay vòng càng nhanh, tiền mặt quay vòng nhanh là vấn đề các Doanh nghiệp hướng tới để tăng doanh thu của đơn vị mình.
Như vậy có thể thấy vốn đầu tư vào tài sản lưu động là lượng tiền ứng trước để thoả mãn nhu cầu về tài sản lưu động, đảm bảơ cho hoạt động của Doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục, và bảo hiểm cho Doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của Doanh nghiệp. Quản lý sử dụng hợp lý vốn đầu tư vào tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của Doanh nghiệp. Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hệ quả của nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ do quản lý vốn đầu tư vào tài sản lưu động tồi. Nhưng cũng cần thấy rằng, sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
Đây là một chỉ tiêu nằm trong nhóm các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. Vốn của Doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản lưu động, tài sản cố định. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng trong tính toán để xem xét khả năng hoạt động của Doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động cho biết một đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm.
Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động = Doanh thu/ vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Nếu xét với cùng một lượng vốn đầu tư vào tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động càng cao thì kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp càng cao. Mục tiêu hàng đầu của các Doanh nghiệp là tốí đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Các Doanh nghiệp pháp huy tối đa các nguồn lực hiện có, tăng khả năng sinh lời của các loại tài sản, của vốn chủ sở hữu, vốn đi vay… Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động gắn liền và có quan hệ trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động thể hiện vai trò quan trọng của nó trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ sử dụng vốn để mua hàng hoá, vật tư đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, thu hổi vốn để đầu tư cho chu kỳ sản xuất tiếp theo.
Vốn đối với mỗi Doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Trong quá trình hoạt động của mình Doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố cho quá trình kinh doanh đồng thời đảm bảo tiết kiệm vốn và sử dụng vốn với hiệu quả cao nhất. Như vậy quản lý và sử dụng hợp lý nguồn vốn để đạt được kết quả cao nhất là mục tiêu hàng đầu của các Doanh nghiêp.
Mỗi Doanh nghiệp có một phương thức huy động vốn khác nhau, vốn có thể được hình thành từ nguồn vốn góp, vốn vay… Không một Doanh nghiệp nào sử dụng hoàn toàn vốn chủ sở hữu trong quá trình hoạt động vì như vậy quá rủi ro. Như vậy có thể thấy trong mỗi chu kỳ kinh doanh Doanh nghiệp phải chi một lượng không nhỏ để trả lãi cho các khoản đi vay. Doanh nghiệp phải lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để đảm bảo không chỉ chi trả được các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh mà còn có lãi. Có thể thấy việc quản lý và sử dụng tốt vốn đàu tư vào tài sản lưu động có ý nghĩa rất quan, góp phần rất lớn nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của một Doanh nghiệp. Và trong môi trường kinh tế như hiện nay thì việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động có các nhóm chỉ tiêu sau:
a Chỉ số về khả năng thanh toán ngắn hạn
Nhằm đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
a.1 Khả năng thanh toán tức thời:
tiền/ nợ đến hạn
Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn đến hạn trả.
Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có khả năng thanh toán trực tiếp như tiền mặt, chứng khoán bán được ngay với các khoản nợ hiện hành. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và chứng khoán thanh khoản cao.
Chỉ tiêu này là một tiêu chuẩn đánh giá khá khắt khe về khả năng trả nợ ngắn hạn. Khi sử dụng chỉ tiêu này, để đánh giá một cách chặt chẽ khả năng thanh toán nhanh của Doanh nghiệp, ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng các khoản nợ ngắn hạn, sắp xếp các khoản nợ này theo kỳ hạn thanh toán của chúng rồi đối chiếu với số tiền mặt dự kiến sẽ có vào mỗi kỳ hạn.
a.2 Khả năng thanh toán nhanh :
(vốn bằng tiền + phảt thu)/ nợ ngắn hạn= tài sản lưu động – hàng tồn kho
Tỷ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và nợ phải thu.
Tỷ số này so tổng nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp với tập hợp tiền cộng với các khoản phải thu. Tỷ lệ này ít khắt khe hơn tỷ lệ thanh toán tức thời vì bao gồm cả các khoản phải thu. Các khoản phải thu được sắp xếp theo kỳ hạn để đối chiếu với các khoản nợ.
a.3 Khả năng thanh toán ngắn hạn :
Tài sản lưu động / nợ ngắn hạn
Tỷ số này so sánh toàn bộ tài sản lưu động với các khoản nợ đến hạn. Muốn đạt được sự an toàn thì tỷ số này phải trên 100%.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán rất quan trọng. Nó cho biết Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tức thì các khoản nợ đến hạn hay không.
b Tỷ số về khả năng hoạt động
Phản ánh khả năng kết hợp các tài sản để tạo ra hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp.
b.1 Vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Doanh thu/ giá trị tài sản lưu động bình quân
Trung bình trong một chu kỳ kinh doanh vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp càng cao.
b.2 Vòng quay của hàng tồn kho
Doanh thu/ hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho bình quân = (hàng tồn kho đầu kỳ+ hàng tồn kho cuối kỳ)/ 2
Số vòng quay của hàng tồn kho trong một chu kỳ kinh doanh. Chỉ số này càng lớn thì càng tốt.
b.3 Số ngày thanh lý hàng tồn kho
(Hàng tồn kho bình quân x 360)/ giá vốn hàng bán
Chỉ số này cho biết thời gian Doanh nghiệp cần để thanh lý hàng tồn kho.
b.4 Kỳ thu tiền bình quân
Tổng khoản phải thu/ doanh thu bình quân một ngày
Doanh thu bình quân một ngày = doanh thu / 360
Chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình Doanh nghiệp cần để thu hồi các khoản phải thu.
b.5 Vòng quay của tiền
Doanh thu / tiền bình quân
tiền bình quân = (tiền đầu kỳ + tiền cuối kỳ)/2
Trong một chu kỳ kinh doanh trung bình tiền quay được bao nhiêu vòng.
c Chỉ tiêu về lợi nhuận
c.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế/ vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho Doanh nghiệp.
c.2 Mức đảm nhiệm vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động/ Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được 1 đồng doanh thu Doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp càng cao.
Trên đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng quản lý và sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Để duy trì các chỉ tiêu này ở mức tốt đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, đồng bộ, đảm bảo Doanh nghiệp kinh doanh có lãi và hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Doanh nghiệp thành bốn nhóm.
- Nhóm nhân tố về mặt sản xuất (kinh doanh) : lĩnh vực sản xuất ( kinh doanh), quy mô sản xuất (kinh doanh), tính phức tạp của chu kỳ sản xuất (kinh doanh), yêu cầu về thành phẩm, hàng hoá…
- Nhóm nhân tố về nguồn cung cấp vật tư hàng hoá cho Doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
- Nhóm nhân tố về thanh toán: bao gồm những nhân tố về phương thức thanh toán, thủ tục thanh toán.
- Nhóm nhân tố khác: là những nhân tố thuộc vể bản thân Doanh nghiệp như trình độ tổ chức quản lý, sự hiện đại của dây chuyền sản xuất, nhu cầu của thị trường về loại hàng hoá mà Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh; sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp cùng nghành …
Những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp là rất cần thiết. Việc làm này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của mỗi Doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ VÀO
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ
2.1 Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế
2.1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc Tế hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0103004476 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 28/5/2004.
Tên giao dịch quốc tế của Công ty:
Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế
Tên tiếng anh : International Pharmaceutical Trading Joint stock company
Tên giao dịch : Winsacom
Địa chỉ : 18/23/34 Nguyên Hồng- Đống Đa- Hà Nội
Tel : (04) 7735403
Fax : (04) 7736532
E- mail : winsacom@gmail.com
Mặt hàng kinh doanh hầu hết của Công ty là các mặt hàng thuốc chữa bệnh. Công ty là một doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức nhà nước quy định, hoạt động theo pháp luật của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công ty thương mại cổ phần dược phẩm Quốc tế dù ra đời chưa lâu nhưng những thành quả công ty đã đạt được là rất đáng khích lệ. Công ty đã cung cấp một lượng thuốc chữa bệnh nhất định ra thị trường. Có hai nguồn cung cấp thuốc chủ yếu cho công ty là: thuốc nhập khẩu uỷ thác và thuốc sản xuất trong nước. Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, công ty cổ phần dược phẩm Vidipha và công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm là những đơn vị sản xuất thuốc chuyên cung cấp thuốc cho công ty. Về thuốc nhập khẩu, công ty nhập khẩu uỷ thác qua các công ty có uy tín như Công ty dược phẩm Codupha, Công ty dược phẩm Hapharco, Công ty dược phẩm Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco… từ các quốc gia Pháp, Đức, Ba Lan, Nga, Hàn Quốc, ấn Độ là chủ yếu. Mục tiêu của công ty là đem lại cho khách hàng những loại thuốc tốt nhất với giá thành hợp lý nhất và hiệu quả điều trị tốt nhất. Những loại thuốc công ty cung cấp trên thị trường là những loại thuốc đảm bảo đúng với yêu cầu chất lượng của Bộ y tế ban hành, được sản xuất tại những cơ sở có uy tín. Thuốc công ty cung cấp trên thị trường gồm 125 mặt hàng thuộc các chủng loại như thuốc kháng sinh, thuốc chuyên khoa, thuốc độc…
Sau hai năm đi vào hoạt động công ty đã mở rộng thị trường phân phối thuốc ra cả nước. Ngày 8/6/2006 công ty thành lập chi nhánh đầu tiên - công ty cổ phần đầu tư và phát triển Gia Long, chi nhánh được đặt tại 30 Cửa Tả- phường Lam Sơn - thành phố Thanh Hoá.
Ngày 20/1/2007 chi nhánh thứ hai của công ty được thành lập với tên gọi công ty cổ phần Đại An Phú được đặt tại 134/72 Đường Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TP HCM.
Công ty không ngừng lớn mạnh về cả quy mô, số lượng cán bộ nhân viên và chủng loại thuốc cung cấp trên thị trường. Từ 1000.000.000 VND vốn điều lệ tại thời điểm thành lập hiện nay số vốn này đã tăng lên con số 3000.000.000 VND. Số lượng cũng như chất lượng các loại thuốc công ty cung cấp trên thị trường ngày càng được nâng cao. Từ 125 chủng loại thuốc đến nay con số này đã lên đến hơn 250 chủng loại. Trong quá trình phát triển của mình công ty không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng cán bộ nhân viên. Đến nay công ty đã hình thành được một mạng lưới trình dược viên bệnh viện và trình dược viên nhà thuốc tại thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước.
Cũng như các công ty cổ phần hiện nay, công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đang không ngừng phát triển để khẳng định vị trí của mình. Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ trình dược viên được đào tạo bài bản về kiến thức sản phẩm và kỹ năng bán hàng. Trong giai đoạn hiện nay, khi đât nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đang nỗ lực hết mình để thích ứng với sự phát triển của đất nước.
2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý cuả công ty cổ phần thương mại dựơc phẩm Quốc tế
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm nhiều bộ phận, giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau và được phân thành các khâu, các cấp quản lý với những chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu.
Bộ máy tổ chức của Công ty được thực hiện theo mô hình quản lý trực tiếp tập trung nên ban Giám đốc của Công ty có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh một cách kịp thời tạo điều kiện giúp Giám đốc Công ty hiểu rõ được thực trạng của Công ty. Giữa các phòng ban có quan hệ mật thiết và chặt chẽ, phối hợp với nhau một cách hiệu quả và đồng bộ.
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Giám Đốc
Phòng Kế Toán
PGĐ Kinh Doanh
PGĐ phụ trách sản phẩm
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính
- Giám đốc công ty: đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị, là người chịu trách nhiệm toàn diện về quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: là người thay mặt giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty về hàng nhập ngoại, hàng mua và hàng bán.
Phó giám đốc phụ trách sản phẩm: chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm nhập về kho của công ty.
Phòng kế toán: đảm nhiệm chức năng hạch toán kế toán, trực tiếp quản lý vốn các loại, các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính của nhà nước quy định.
Là đơn vị kinh doanh với số lao động là 70 người trong đó cán bộ chuyên môn là 25 người, dược sĩ đại học là 4 người, giữa các phòng ban trong công ty và giữa ban lãnh đạo với cán bộ nhân viên có mối quan hệ rất mật thiết. Sự phân chia hợp lý chức năng nhiệm vụ giữa các phòng đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý trong công ty.
Công ty hình thành hai hệ thống trình dược viên là trình dược viên bệnh viện và trình dược viên nhà thuốc. Trình dược viên Bệnh viện là người thay mặt công ty giới thiệu, cung cấp thông tin về sản phẩm tạo ra nhu cầu cho các bác sĩ sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện. Trình dược viên nhà thuốc có nhiệm vụ giới thiệu cho các nhà thuốc những sản phẩm thuốc bán không cần kê toa của bác sĩ.
Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán
Căn cứ vào quy mô và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và căn cứ vào các hình thức tổ chức sổ kế toán, từng doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hình thức tổ chức kế toán phù hợp. Theo quy định, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một trong các hình thức tổ chức sổ kế toán sau: Hình thức Nhật ký – Sổ cái; Hình thức Chứng từ ghi sổ; Hình thức Nhật ký - Chứng từ; Hình thức Nhật ký chung.
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo QĐ số 144/2001/QĐ- BTC
Sơ đồ trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán theo hình thức
Nhật ký – Chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Thẻ và sổ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối tháng
Kế toán trưởng: Phụ trách công việc chung của cả phòng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ kiểm tra, phân tích số liệu vào cuối kỳ kinh doanh, đôn đốc mọi bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành.
Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu chi tiền khi có phiếu thu, phiếu chi. Ngoài ra còn phải ra ngân hàng để nộp tiền và rút tiền.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế trong năm 2005, 2006 và năm 2007
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển Công ty Cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đã có sự định hướng đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế thực sự trở thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển của Công ty.
Tóm tắt các số liệu về tài chính
Đơn vị: VND
TT
Khoản mục
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng tài sản
4.683.229.037
10.364.962.927
10.793.934.900
2
Tổng nợ phải trả
1.415.245.355
6.956.114.343
6.766.997.050
3
Vốn lưu động
4.200.202.274
9.988.441.353
10.523.918.514
4
Doanh thu
30.475.569.000
50.428.900.160
70.753.077.704
5
Lợi nhuận trước thuế
372.199.559
408.848.585
618.089.265
6
Lợi nhuận sau thuế
267.983.683
294.370.981
445.024.270
Những số liệu trong bảng tóm tắt các số liệu tài chính cho thấy khoản mục tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 giá trị tổng tài sản tăng gần 2,21 lần, đạt con số 10.364.962.927 VND. Chỉ số doanh thu tăng nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 2tỷ VND. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng xấp xỉ 1,7 lần so với năm 2004. Những con số trên cho thấy trong ba năm đi vào hoạt động công ty luôn kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế tăng ngày càng nhanh hơn.
Để thấy rõ hơn tình hình tài chính của công ty tôi đi vào phân tích cụ thể báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2005 và 2006.
Phân tích báo cáo tài chính năm 2005, 2006
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/12/2005
Tài sản
Mã số
Số cuối năm
I
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
6,500,213,108
1
Tiền mặt tại quỹ
110
15,408,857
2
Tiền gửi ngân hàng
111
655,653,496
3
Phải thu của khách hàng
114
4,006,552,029
4
Các khoản phải thu khác
115
9,810,677
5
Thuế GTGT được khấu trừ
117
12,266,431
6
Hàng tồn kho
118
1,800,882,618
II
Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
200
450,183,307
1
Tài sản cố định
210
416,506,398
Nguyên giá
211
521,190,000
Giá trị hao mòn luỹ kế
212
(104,683,602)
2
Chi phí trả trước dài hạn
216
33,676,909
Cộng tài sản
250
6,950,396,415
Nguồn vốn
Mã số
Số cuối năm
I
Nợ phải trả
300
5,173,581,319
1
Nợ ngắn hạn
310
5,173,581,319
Vay ngắn hạn
311
2,898,975,334
Phải trả cho người bán
312
2,274,605,985
Thuế và các khoản phải nộp NN
314
0
Các khoản phải trả ngắn hạn khác
315
0
II
Nguồn vốn chủ sơ hữu
400
1,776,815,096
1
Nguồn vốn kinh doanh
410
1,500,000,000
Vốn góp
411
1,500,000,000
2
Lợi nhuận chưa phân phối
419
276,815,096
Cộng nguồn vốn
6,950,396,415
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính. Các tỷ số tài chính được chia thành bốn nhóm chính là nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động và nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi.
Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện hành = tài sản lưu động / nợ ngắn hạn = 1,26
Khả năng thanh toán nhanh = (tiền + phải thu ngắn hạn)/ nợ ngắn hạn = 0,91
Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn và thanh toán dài hạn
Tỷ số nợ = tổng nợ/ tổng tài sản = 0,74
Tỷ số tổng nợ/ vốn chủ sở hữu = 3,4
Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Doanh lợi tổng tài sản = lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản = 0,04
Doanh lợi vốn chủ sở hữu = lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu = 0,2
Từ những chỉ số đã tính toán ta có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính cuả công ty năm 2005 như sau:
Khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty ở mức an toàn. Tỷ số khả năng thanh toán ngăn hạn là 1,26 có nghĩa là 1đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,26 đồng tài sản lưu động và tỷ số thanh toán nhanh là 0,91 cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn đựơc đảm bảo bởi 0,91 đồng tiền và khoản phải thu ngắn hạn. Có thể thấy khả năng thanh toán của công ty ở mức an toàn là do công ty có một lượng tiền lớn trong khoản mục phải thu của khách hàng. Đây là đặc điểm chung của các công ty thương mại thuộc ngành dược, công ty cung cấp thuốc cho khách hàng nhưng không thể thu tiền ngay, thời gian trung bình để thu hồi hết nợ là 3 tháng. Một đặc điểm khác là tài sản của công ty phần lớn nằm tại khoản mục phải thu của khách hàng và hàng tồn kho.
Tỷ số tổng nợ / tổng tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ. Tại công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tê 74% tổng tài sản của công ty được tài trợ bởi nợ. Là một công ty thương mại nên tài sản của công ty chủ yếu là tài sản lưu động và nguồn vốn công ty sử dụng là vốn quay vòng. Do chưa thu được tiền ngay khi bán hàng cho khách nên khoản phải trả cho người bán của công ty ở mức cao và công ty phải đi vay nợ ngắn hạn để trả tiền cho nhà cung cấp.
Xem xét hai tỷ số về khả năng sinh lời ta thấy, trong một chu kỳ kinh doanh 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tạo ra 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế và nếu đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh thu nhập trực tiếp của cổ đông.
Để thấy sự phát triển của công ty qua các năm ta đi và phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm 2006 và so sánh với năm 2005
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31/12/2006
Tài sản
Mã số
Số cuối năm
I
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
100
9,653,266,528
1
Tiền mặt tại quỹ
110
38,565,872
2
Tiền gửi ngân hàng
111
290,458,317
3
Phải thu của khách hàng
114
6,453,977,249
4
Các khoản phải thu khác
115
5
Thuế GTGT được khấu trừ
117
3,871,063
6
Hàng tồn kho
118
2,866,394,027
II
Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
200
363,497,160
1
Tài sản cố định
210
327,493,074
Nguyên giá
211
521,190,000
Giá trị hao mòn luỹ kế
212
(193,696,926)
2
Chi phí trả trước dài hạn
216
36,004,086
Cộng tài sản
250
10,016,763,688
Nguồn vốn
Mã số
Số cuối năm
I
Nợ phải trả
300
7,365,120,921
1
Nợ ngắn hạn
310
7,365,120,921
Vay ngắn hạn
311
2,200,335,172
Phải trả cho người bán
312
5,120,374,472
Thuế và các khoản phảI nộp NN
314
32,411,277
Các khoản phải trả ngắn hạn khác
315
30,000,000
II
Nguồn vốn chủ sơ hữu
400
2,651,642,767
1
Nguồn vốn kinh doanh
410
2,000,000,000
Vốn góp
411
2,000,000,000
2
Lợi nhuận chưa phân phối
419
651,642,767
Cộng nguồn vốn
430
10,061,763,688
Chỉ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn = 1,26
Khả năng thanh toán nhanh = (tiền + phải thu)/ nợ ngắn hạn = 0,92
Chỉ số về cơ cấu vốn
Tỷ số nợ = tổng nợ/ tổng tài sản = 0,74
Tỷ số tổng nợ/ vốn chủ sở hữu = 3,4
Chỉ số về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của tổng tài sản = 0,04
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = 0,2
Sang năm 2006 các chỉ số phân tích tài chính về khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty vẫn được duy trì ở mức tốt. Phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bởi nợ ở mức ổn định. Có thể nói những con số tương đối về các tỷ số phân tích công ty vân duy trì được ở mức tột. Xem xét con số tuyệt đối qua hai năm 2005 và 2006 ta thấy khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 1,49 lần; năm 2005 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 6,500,213,108 VND; giá trị này năm 2006 là 9,653,266,528 VND. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng gấp 2 lần lên con số 2,000,000,000 VND năm 2006. Do công ty đang kinh doanh có lãi, các cổ đông tin tưởng vào sự phát triển mạnh của công ty trong tương lai nên lợi nhuận được giữ lại để đầu tư vào chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
Một số chỉ tiêu phân tích tài chính năm 2007 của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế:
Chỉ số về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán ngắn hạn = tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn = 1,45
Khả năng thanh toán nhanh = (tiền + phải thu)/ nợ ngắn hạn = 0,8
Chỉ số về khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lời của tổng tài sản = 0,05
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu = 0,05
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty ở mức an toàn. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của nguồn vốn giảm so với hai năm 2005 và 2006. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được xác định theo công thức Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này thấp cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm, điều này có nghĩa là phần lợi nhuận không chia mà các cổ đông tiếp tục đầu tư vào Công ty đã không đem lại lợi nhuận cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Lợi nhuận tăng lên chưa tương xứng với số vốn bỏ ra.
Có thể khẳng định công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Trong ba năm đi vào hoạt động Công ty đều có doanh thu ở mức tương đối cao. Lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2004 là 267.983.683 VND, năm 2005 là 294.370.981 VND và năm 2006 là 445.024.270 VND. Chỉ tiêu tổng tài sản của công ty tăng nhanh qua các năm. Năm 2004 giá trị tổng tài sản của công ty là 4.683.229.037 VND, đến năm 2007 con số này là 10.793.934.900 VND. Những thành quả công ty đã làm được đã cho thấy phần nào sự lớn mạnh của công ty. Đời sống cán bộ nhân viên công ty ngày càng được cải thiện. Tổng quỹ lương năm 2006 là 2,046,000,000 VND, mức lương bình quân/tháng của cán bộ nhân viên công ty là 3,278,846 VND. Mức lương cao nhất trả cho ban lãnh đạo công ty là 5,000,000 VND, mức lương thấp nhất là 2,500,000 VND. Mức lương công ty trả cho cán bộ nhân viên ở mức tương đối cao, đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên công ty.
Số lượng và chủng loại thuốc công ty phân phối trên thị trường về ngày càng tăng. Công ty nhập thuốc từ các hãng có uy tín trên thế giới từ các quốc gia như Pháp, Nga, Hàn Quốc, Singapo… Đối với thị trường trong nước, công ty mua và đặt hàng tại các cơ sở sản xuất thuốc có uy tín như Công ty dược phẩm Trung ương I, Công ty dược phẩm TW II, Công ty dược phẩm Imexpharm, Công ty liên doanh dược phẩm Việt Trung … Việc công ty nhập thuốc từ những công ty dược phẩm có uy tín có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo lập một vị trí vững chắc cho công ty trên thị trường. Mục tiêu hoạt động của công ty là cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý nhất và hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Và để công ty có thể phát triển mạnh thì uy tín phải được đặt lên hàng đầu.
2.1.2.3 Nguyên nhân
Trong giai đoạn nền kinh tế đất nước đang có những biến chuyển mạnh mẽ, công cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đã rất năng động, nhạy bén để hoà nhập vào nền kinh tế thị trường sôi động và cạnh tranh gay gắt. Sự nhạy bén trong công tác quản lý và điều hành công ty là đòn bẩy tích cực cho sự phát triển của công ty. Các nhà lãnh đạo công ty đã không ngừng có những thay đổi tích cực phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước cùng với việc nâng cao trình độ của các trình dược viên và lựa chọn những loại thuốc chất lượng đã tạo cho công ty một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty ngày càng mở rộng thị trường phân phối thuốc bằng cách tăng cường mạng lưới trình dược viên bệnh viện và trình dược viên nhà thuốc. Thi trường tiêu thụ thuốc của công ty được mở rộng trên cơ sở bền uy tín và chất lượng. Mạng lưới trình dược viên được mở rộng đã nâng cao doanh số thuốc bán ra của công ty. Nguyên nhân chính dẫn tới sự phát triển của công ty là những chính sách bán hàng đúng đắn của công ty và hoạt động có hiệu qủa của đội ngũ trình dược viên.
Là một công ty thương mại nên hoạt động bán hàng của công ty là hoạt động quan trọng bậc nhất. Để tạo được chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế công ty đã tạo lập uy tín cho mình bằng cách cung cấp trên thị trường những loại thuốc tốt nhất, có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo uy tín và với giá cả hợp lý nhất. Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất công ty đã có hàng loạt các chính sách quảng cáo, khuyến mãi hợp lý. Nhận thấy vai trò quan trọng của quảng cáo đối với mỗi sản phẩm công ty cung cấp trên thị trường nên công ty rất chú trọng quảng cáo các loại thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng như quảng cáo trên các kênh truyền hình, trên các tạp chí về y dược như báo Sức khoẻ & Đời sống….. Việc quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra nhận thức về một sản phẩm mà trước đây người tiêu dùng chưa có nhận thức nào. Các chiến dịch quảng cáo nhằm mục tiêu báo cho thị trường biết sự tồn tại của sản phẩm. Quảng cáo được thiết kế để truyền đạt những tác dụng của các loại thuốc được công ty cung cấp trên thị trường. Bằng những chương trình quảng cáo đơn giản nhưng hiệu quả công ty đã đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Song song với các chính sách quảng cáo là chiến lược khuyến mãi của công ty. Mục tiêu của khuyến mãi nhằm thúc đẩy, hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực bán hàng của lực lượng bán hàng. Nhằm động viên những người trung gian hỗ trợ một cách nhiệt tình và tích cực trong việc tiếp thị các sản phẩm của công ty. Nhằm khuyến khích người tiêu dùng thử hoặc tiếp tục sử dụng những sản phẩm cụ thể của công ty. Những chính sách khuyến mãi hấp dẫn đã khuyến khích các bệnh viện và nhà thuốc tiêu thụ dược phẩm do công ty cung cấp. Chính sách khuyến mãi đã thu hút được những nhà thuốc mới và khuyến khích các nhà thuốc này tiếp tục đặt hàng công ty. Hoạt động khuyến mại của công ty gắn với ba nhóm đối tượng chính là lực lượng bán hàng, người trung gian và với khách hàng.
Các hoạt động khuyến mãi nhằm vào lực lượng bán hàng của công ty nhằm động viên những nhân viên bán hàng nỗ lực thêm để theo đuổi mục tiêu bán hàng của công ty. Tăng toàn bộ mức bán hàng không chỉ là mục tiêu rộng lớn của nỗ lực này mà công ty còn đặt ra các mục tiêu ngắn hạn như : tìm được các đại lý mới, đẩy mạnh doanh số một số sản phẩm cụ thể hay sản phẩm đang trong thời vụ, giới thiệu các chương trình khuyến mãi cho người trung gian, tăng quy mô đặt hàng, tăng năng suất bán hàng và giảm chi phí bán hàng. Có nhiều chiêu thức khuyến mãi để khuyến khích lực lượng bán hàng như: hội nghị bán hàng, thi đua, các tổ chức đoàn thể trong nội bộ công ty… mỗi yếu tố này đều có một mục đích đặc biệt nhưng chúng có chung một mục tiêu- động viên lực lượng bán hàng.
Người trung gian là thành phần mở rộng lực lượng bán hàng của công ty và do vậy cũng có những nhu cầu về thông tin, hỗ trợ và động viên. Chương trình khuyến mãi hợp lý của công ty đối với người trung gian đã giúp công ty có được sự hỗ trợ và hợp tác giữa những người trung gian và chúng tạo cho công ty những lợi thế ngắn hạn trong kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh. Một chính sách khuyến mãi thương mại liên tục sẽ tạo ra những lợi ích như đảm bảo về mặt phân phối cho những sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến, tăng hay giảm hàng tồn kho của các đại lý…… Một chương trình tốt sẽ bù trừ các hoạt động cạnh tranh, cải thiện việc phân phối các sản phẩm trưởng thành, thu hút sự tham gia của thành phần trung gian vào các chương trình khuyến mãi dành cho người tiêu dùng, cung cấp thông tin về sản phẩm mới hay sự phát triển sản phẩm và nói chung là nâng cao mức độ trung thành của người trung gian đối với công ty. Các hội nghị đại lý định kỳ do công ty tổ chức cung cấp cho người trung gian các thông tin cần thiết về các sản phẩm mới, những cải tiến sản phẩm, các chiến dịch quảng cáo sắp tới của công ty và các hoạt động khuyến mãi đặc biệt. Hội nghị không chỉ là phương tiện để phổ biến tài liệu và thao diễn minh hoạ sản phẩm mà còn tạo diễn đần quý báu cho các quản trị viên của công ty và trình dược viên kêu gọi các đại lý hỗ trợ tích cực các hoạt động khuyến mãi của công ty.
Một phương pháp khác công ty sử dụng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa công ty và các nhà thuốc là các cuộc thi bán hàng. Các hình thức ưu đãi thương mại đối với người trung gian giúp củng cố hệ thống phân phối bán lẻ. Các nhà thuốc và bệnh viện là những khách hàng chính của công ty do vậy công ty luôn có những chính sách ưu đãi hợp lý để khuyến khích các nhà thuốc đặt hàng thuốc tại công ty.
Khuyến mãi đối với người tiêu dùng nhằm khuyến khích người tiêu dùng dùng thử lần đầu, tiếp tục mua, hoặc tăng cường mua sản phẩm. Những biện pháp này của công ty đã thu hút được người tiêu dùng thử sản phẩm mới, thu hút thêm khách hàng mới, khuyến khích khách hàng cũ sử dụng lại sản phẩm và mua sản phẩm thường xuyên hơn. Ngoài ra, việc khuyến mãi đối với khách hàng. Chúng có thể thúc đẩy việc mua hàng đã qua mùa và bù trừ và vô hiệu hoá các hoạt động khuyến mãi cạnh tranh.
Khuyến mãi đối với người tiêu dùng bao gồm các kỹ thuật như: tổ chức các cuộc thi cho người tiêu dùng, và xổ số trúng thưởng, phiếu mua hàng ưu đãi, hàng mẫu dùng thử, quà tặng, những hình thức ưu đãi cho người tiêu dùng.
Quà tặng là những món hàng được biếu không hay bán với giá giảm cho người mua hàng để khuyến khích họ mua một loại hàng nào đó. Mục tiêu cơ bản của một chiến dịch tặng quà là tăng số lượng bán ra, ngoài ra tặng quà còn có một số mục tiêu khác nữa là : bù trừ tác động của các sản phẩm cạnh tranh, lôi kéo khách hàng đang sử dụng những nhãn hiệu cạnh tranh chuyển sang sử dụng nhãn hiệu của công ty và trở thành người sử dụng thường xuyên. Tạo ra sự trung thành với nhãn hiệu và hấp dẫn người mua mua lại sản phẩm của công ty. Bù trừ với sự đình trệ do ảnh hưởng thời vụ. Các hình thức quà tặng phổ biến nhất là quà tặng trực tiếp và quà tặng người nhận phải trả tiền cho quà tặng trao tay.
Quà tặng trực tiếp là quà tặng đi thẳng đến tay người mua hàng, cho không vào thời điểm bán hàng. Có bốn loại chính là quà kẹp vào gói hàng, quà để trong gói hàng và quà là vật chứa đựng hàng.
Quà kẹp vào gói hàng là quà tặng được đính kèm vào bao bì của sản phẩm hay là đựơc để trong một bao bì đặc biệt vừa chứa sản phẩm của công ty vừa chứa luôn quà. Qùa kẹp vào gói hàng tạo được sự đáp ứng nhanh chóng của khách hàng vì quà tặng hiện ra ngay trước mắt cũng như khuyến khích người bán hàng trưng bày nhiều hơn. Quà kẹp trong gói hàng đặc biệt rất hữu ích trong việc làm tăng mức độ sử dụng sản phẩm trong trường hợp quà tặng được sử dụng bổ sung cho sản phẩm chính.
Quà trong gói hàng thực sự nằm hẳn trong bao bì của sản phẩm. Nó có thể là tặng vật hay phiếu mua hàng với giá ưu đãi.
Có thể lấy ví dụ chương trình khuyến mãi Xuân Mậu Tý của công ty đối với khách hàng. Chương trình khuyến mãi của công ty áp dụng từ ngày 01/01/08 đến 31/01/08 đối với 5 mặt hàng: Ibacap, Ibaneuron, Ibaliver, Ibapharton, Ibamentin.
STT
Gói khuyến mại
Khuyến mại
Ngày trả quà KM
01
Đạt doanh số 500,000
12 lon Twister
02
Đạt doanh số 1,000,000
01 két Twister
Và với khách hàng mua các sản phẩm của công ty từ ngày 01/12/07 đến 31/1/08 đối với các sản phẩm Ibapharton, Ibasamine, Aceblu, Ibacap sẽ được nhận các quà tặng tương ứng:
STT
Chương trình khuyến mại
Khuyến mại
Ngày trả quà KM
01
1,000,000
01 két Twister
02
1,800,000
01 két bia Halida
03
3,000,000
01 két bia Halida
01 két Twister
Chương trình khuyến mãi của công ty trong dịp xuân Mậu Tý đã khuyến khích các đại lý tăng doanh số bán hàng, và từ đó doanh số thuốc bán ra của công ty cũng tăng lên nhanh hơn.
Lựa chọn được một hình thức quà tặng đúng đắn là một quyết định và đầy khó khăn. Công ty đã thuê những tư vấn viên chuyên nghiệp về quà tặng hay các hãng tư vấn quảng cáo đảm trách mọi công việc liên quan đến một chiến dịch tặng quà quảng cáo bao gồm: chọn lựu hình thức tặng quà, gửi thư, thẩm tra việc thực hiện, quảng cáo… Công ty lựa chọn về quà tặng dựa trên các tiêu chí: quà tặng phải có một giá trị hiển nhiên đáng kể hơn cái giá phải trả, quà tặng phải là một sản phẩm hữu ích đối với người nhân, quà tặng không phải lúc nào cũng có sãn trên thị trường tức là khách hàng khó tìm thấy trên thị trường, quà tặng phải dễ gủi qua đường bưu điện, dễ dính vào hay đặt trong bao bì hàng hoá; quà tặng phải không có tính cạnh tranh với các sản phẩm khác có sẵn tại các cửa hàng cùng loại hay ngay trong cửa hàng; quà tặng phải rất quyến rũ làm sao cho khách hàng ước ao muốn sở hữu và quà tặng phải liên quan ở một mức độ nào đó với chương trình quảng cáo công ty.
Một trong các kỹ thuật công ty sử dụng để khuyến khích người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến theo phương pháp này sản phẩm dùng thử được trao tận tay người tiêu dùng để dùng thử, với ý tưởng là hãy để sản phẩm tự nó quảng cao. Hàng mẫu là những phiên bản nhỏ hơn của sản phẩm thực tế, chứa đựng một lượng vừa đủ để người tiêu dùng có thể đánh giá được các tính chất của sản phẩm.
Có rất nhiều phương pháp phân phối hàng mẫu đến khách hàng tiềm năng. Phương pháp thích hợp nhất phải căn cứ vào các yếu tố như là loại, kích cỡ, khối lượng, khả năng hư hỏng của loại sản phẩm mẫu, số lượng và vị trí của người nhận, mức độ chọn lọc khả năng linh hoạt mong muốn. Không phải các loại tất cả hàng mẫu đều phát không cho khách hàng. Việc phân phối hàng mẫu bằng cách bán các gói hàng có kích cỡ nhỏ có tính chất giới thiệu gần đây đã được công ty áp dụng. Người tiêu dùng sẵn sàng dùng thử sản phẩm nếu họ có thể mua một lượng nhỏ với chi phí tối thiểu. Một chương trình hàng mẫu thường khá phức tạp đòi hỏi công ty phải có những nỗ lực đáng kể trong việc lên kế hoạch và thực hiện.
Đối với người tiêu dùng công ty có chính sách giảm giá trực tiếp, thưởng thêm hàng, hoàn tiền một phần hay phối hợp các hình thức trên. Giảm giá trực tiếp tạo ra cơ hội cho người tiêu dùng mua một sản phẩm ở một mức giá thấp hơn mức giá bình thường. Loại ưu đãi này thường mang hình thức là dấu hiệu “ hàng giảm giá xuất” hiện ở trên nhãn hay bao bì của sản phẩm. Công ty thường sử dụng hình thức ưu đãi này trong giai đoạn trái mùa. Ưu đãi bằng cách thưởng thêm hàng tạo cơ hội cho người tiêu dùng tạo cơ hội cho người tiêu dùng mua được một lượng sản phẩm nhiều hơn mà vẫn với giá bình thường. Một số biến thể công ty sử dụng là kết hợp giữa các loại thưởng thêm hàng của các sản phẩm khác nhau, trong đó người tiêudùng mua hai hay ba loại sản phẩm với giá thấp hơn tổng cộng hai ba mức giá cá biệt nếu như khách hàng mua riêng từng loại sản phẩm.
Công ty đã bỏ ra những khoản tiền lớn để đào tạo nhân viên về nghệ thuật bán hàng vì nhân viên bán hàng là gạch nối đơn nhất và quan trọng nhất với khách hàng. Công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ trình dược viên có đầy đủ kiến thức về bán hàng và cùng với những kiến thức đã có được trong nhà trường để nâng cao chất lượng của hoạt động bán hàng.
Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên; không ngừng nâng cao chất lượng cũng như số lượng thuốc bán ra trên thị trường cùng với những chính sách bán hàng hấp dẫn là những việc Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế đã và sẽ làm để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị mình.
2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế
2.2.1 Đánh giá thực trạng sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế
a Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản lưu động trong chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động của Doanh nghiệp càng có hiệu quả.
Bảng: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.
Đơn vị tính VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2005/2004
Năm 2006/2005
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Doanh thu thuần
30.475.569.000
50.428.900.160
70.753.077.704
19.953.331.160
65,47%
20,324,177,540
40,30%
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động bình quân
3.600.101.137
7.094.321.814
10.256.179.930
3.494.220.047
97,05%
3,161,858,116
44,57%
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động
8,47%
7,11%
6,90%
-1,36%
0,21%
Mức độ đảm nhiệm của vốn đầu tư vào tài sản lưu động
11,8%
14,07%
14,50%
2,27%
0,43%
Bảng trên cho thấy hai chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động và mức đảm nhiệm của vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế trong ba năm 2004- 2006.
Doanh thu thuần và vốn đầu tư vào tài sản lưu động bình quân của Công ty tăng liên tục qua các năm. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, năm sau tăng gấp đôi năm trước. Ba chỉ tiêu này bước đầu cho thấy Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế trong ba năm 2004-2006 ở mức trung bình là trên 7% /năm. Năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động là 8,47%; đến năm 2005 chỉ tiêu này giảm nhẹ xuống mức 7,11% và năm 2006 là 6,90%. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu đông được xác định theo công thức Doanh thu/ vốn đầu tư vào tài sản lưu động, năm 2005 số vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty tăng xấp xỉ 100% trong khi lợi nhuận chỉ tăng gấp đôi, chính vì vậy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động giảm. Năm 2004 là năm đầu Công ty đi vào hoạt động nên nguồn vốn của Công ty chưa lớn, đến năm 2005, sau một năm đi vào hoạt động Công ty dành số lợi nhuận giữ lại tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh nên vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty trong năm 2005 tăng gần 100%. Đây là nguyên nhân làm cho năm 2005 so với năm 2004 hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty giảm 1,36%.
b Tốc độ chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Tốc độ chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động phản ánh trình độ sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được thể hiện bằng số vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Một vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động được tính từ khi vốn bắt đầu được đầu tư vào tài sản lưu động đến khi nó trở về hình thái ban đầu. Số vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại.
Bảng Tốc độ chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động
Đơn vị VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2005/2004
N¨m 2006/2005
Lîng
Tû träng
Lîng
Tû träng
Doanh thu thuần
30.475.569.000
50.428.900.160
70.753.077.704
1.995.333.116
2.032.417.754
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động bình quân
3.600.101.137
7.094.321.814
10.256.179.930
3.494.220.677
3.161.858.116
Vòng chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động (vòng/ năm)
8,5
7,1
6,9
Kỳ chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động bình quân (ngày/ vòng)
43
51
52
Qua số liệu tính toán trên bảng ta thấy, vòng chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động năm 2004 là cao nhất là 8,5 vòng/ năm. Hai năm sau vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động giảm dần, năm 2005 là 7,1 vòng/năm và năm 2006 là 6,9 vòng/ năm. Vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động giảm tương ứng với kỳ chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động tăng dần qua các năm. Vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động giảm có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân cơ bản là tốc độ tiêu thụ hàng hoá giảm, hàng tồn kho tăng. Theo các số liệu tính toán ở trên, vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế có xu hướng giảm dần trong ba năm. Đây là điều không tốt đối với hoạt động của Công ty, nó cho thấy hoạt động của Công ty đang có xu hướng đi xuống.
Công ty cần có những biện pháp kịp thời để đẩy nhanh vòng quay của vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Những biện pháp Công ty có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty như:
- Công ty cần nghiên cứu và tính toán để có điểm đạt hàng hợp lý, tránh tình trạng hàng mới nhập về trong khi hàng cũ chưa tiêu thụ hết, hàng tồn kho còn nhiều, gây nên tình trạng ứ đọng vốn.
- Có chính sách bán hàng hợp lý, một chính sách chiết khấu hợp lý sẽ đẩy nhanh thời gian thanh toán của khách hàng, nhanh chóng thu hồi nợ từ khách hàng tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
- Lựa chọn những loại thuốc có nhu cầu tiêu thụ lớn, bán hàng trực tiếp đến người tiêu thụ. Mở rộng thị trường cũng là một biện pháp tốt để nâng cao số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Tốc độ chu chuyển của vốn đầu tư vào tài sản lưu động càng cao thì hiệu quả hoạt động của công ty càng cao, tạo điều kiện rút ngắn thời gian lưu thông hàng hoá, tiết kiệm vốn, tiết kiệm chi phí kinh doanh và tăng thu nhập cho Công ty. Một chỉ tiêu không kém phần quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động là Tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho.
c Tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho
Là một đơn vị kinh doanh hàng hoá nên hàng tồn kho và phải thu của khách hàng là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế. Hàng hoá tiêu thụ nhanh được thể hiện ở tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho.
Bảng Tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho
Đơn vị VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2005/2004
Năm 2006/2005
Lượng
Tỉ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Doanh thu thuần
30.475.569.000
50.428.900.160
70.753.077.704
1.995.333.116
2.032.417.754
Giá vốn hàng bán
26.254.702.694
44.226.145.440
62.404.214.535
Hàng tồn kho bình quân
1.895.607.031
2.467.925.884
3.625.375.644
Vòng chu chuyển của hàng tồn kho (vòng/năm)
16
20
19
4
-1
Số ngày thanh lý hàng tồn kho
26
20
20
-6
0
Nguồn Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế năm 2004, 2005, 2006
Bảng Tốc độ chu chuyển của hàng tồn kho cho thấy ba chỉ tiêu Doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân tăng liên tục qua các năm. Doanh thu thuần tăng trung bình 20 tỷ một năm. Tính toán hai chỉ tiêu vòng chu chuyển của hàng tồn kho và số ngày thanh lý hàng tồn kô cho thấy hai chỉ tiêu của Công ty ở mức khá tốt và tăng theo chiều hướng tích cực. Năm 2004, vòng chu chuyển của hàng tồn kho là 16 vòng/năm, năm 2005 và năm 2006 lần lượt là 20 và 19 vòng/ năm. Đây là kết quả đáng mừng và Công ty cần phát huy. Hàng tồn kho càng chu chuyển được nhiều vòng trong một chu kỳ kinh doanh thì hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp càng được nâng cao, hàng hoá không bị ứ đọng trong kho quá lâu mà được tiêu thụ trong thời gian ngắn, và Công ty đang nỗ lực để đẩy nhanh hơn vòng quay của hàng tồn kho. Có được kết quả này là do Công ty có đội ngũ trình dược viên năng nổ, luôn bám sát hoạt động tại các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Hà Nội và nhà thuốc các tỉnh, đảm bảo lượng thuốc cung ứng ngày càng tăng về số lượng. Công ty cần phát huy thế mạnh của mình tại các nhà thuốc trên địa bàn các tỉnh để ngày càng mở rộng thị trường cung ứng thuốc của mình.
Một nguyên nhân dẫn đến vòng quay của hàng tồn kho của Công ty đạt mức khá tốt là trong quá trình mua cũng như bán hàng Công ty đã ký hợp đồng hết sức chặt chẽ đảm bảo cung ứng hàng hóa đúng thời gian, địa điểm, đảm bảo chất lượng và thanh toán đúng kỳ hạn. Công ty luôn có chính sách chiết khấu hợp lý và thưởng đối với những khách hàng thanh toán đúng hợp đồng. Trong hợp đồng thương mại của mình Công ty luôn có những điều khoản chặt chẽ quy định thời hạn giao hàng và trả tiền. Công ty cần phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được để hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
d Tốc độ thu hồi công nợ
Nợ là vấn đề phát sinh đối với mọi Doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động của mình. Đó là quá trình Doanh nghiệp trả chậm tiền hàng cho đối tác. Doanh nghiệp nào cũng muốn kéo dài thời gian trả tiền cho đối tác để tận dụng khoản phải trả này. Trong lĩnh vực dược phẩm, thời gian tiêu thụ của thuốc lâu nên thời gian thu hồi nợ từ khách hàng trung bình là 3 tháng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực phân phối dược phẩm do đó tính chất cạnh tranh là rất lớn. Đề có được vị trí vững chắc trên thị trường Công ty cần có những biện pháp để thu hút khách hàng đồng thời giảm thiểu được thời gian trả nợ của khách hàng.
2.2.2 Hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế
Lượng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Qua số liệu của bảng dưới đây chúng ta hãy xem Công ty đã sử dụng số vốn này như thế nào trong ba năm 2004 – 2006.
Đơn vị VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Tổng tài sản
3.841.614.519
7.524.095.979
10.579.448.910
Vốn đầu tư vào tài sản lưu động
3.600.101.137
93,73%
7.094.321.814
94,28%
10.256.179.930
96,98%
1. Vốn bằng tiền
1.620.013.890
259.169.074
327.433.779,5
2. Phải thu
1.980.567.463
4.367.272.356
6.288.370.510
3. Hàng tồn kho
1.895.607.031
2.467.925.884
3.625.375.644
Nguồn Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế năm 2004, 2005, 2006
Theo những số liệu thống kê trên bảng ta thấy vốn đầu tư vào tài sản lưu động chiến tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư vào tài sản. Và số vốn này liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2006 vốn đầu tư vào tài sản lưu động chiếm 96,98% tổng nguồn vốn đầu tư vào tài sản, đạt mức 10.579.448.910 VNĐ. Điều này cho thấy Công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh cảu mình, lượng vốn đầu tư tăng liên tục.
Chỉ tiêu hàng tồn kho cũng tăng nhanh. Những phân tích ở mục 2.2.1 – c đã cho thấy hàng hoá của Công ty được tiêu thụ ngày càng nhiều và nhanh. Công ty cần có nhiều biện pháp phát huy kết quả này.
Một chỉ tiêu rất quan trọng mà tình hình quản lý tốt hay không tốt có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động đó là khoản phải thu. Thực chất khoản phải thu là số vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty bị các Doanh nghiệp khác chiếm dụng. Khoản phải thu của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế tăng liên tục qua ba năm. Có thể nói đây là vấn đề rất đáng quan tâm của Công ty.
Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày trung bình Công ty thu hồi được nợ từ khách hàng.
kỳ thu tiền bình quân = phải thu/(Doanh thu/360)
Năm 2004: 24 ngày
Năm 2005: 32ngày
Năm 2006: 32 ngày
Khoản phải thu tăng nhanh, cộng thêm kỳ thu tiền bình quân dài và có xu hướng tăng là vấn đề rất đáng lo ngại. Số vốn của Công ty đang ngày càng bị chiếm dụng nhiều và trong thời gian dài hơn. Có thể thấy trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mỗi Doanh nghiệp cần có một phương thức phù hợp để thu hút khách hàng, cho khách hàng nợ với số tiền lớn hơn trong thời gian dài hơn có thể là một cách nhưng Công ty nên có những chính sách chiết khấu hấp dẫn để khách hàng nhanh chóng thanh toán tiền hàng cho Công ty. Việc bị chiếm dụng một lượng vốn lớn trong thời gian dài là vấn đề rất đáng lo ngại, nó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty. Các nhà quản lý cần nghiền cứu kỹ thị trường và có những việc làm kịp thời để hạn chế tình trạng này.
Về chỉ tiêu vốn bằng tiền, có thể thấy lượng vốn này chiếm tỷ trọng không lớn. Tuy nhiên điều này không có gì đáng lo ngại vì như những phân tích ở trên thì tỷ số thanh toán của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế ở mức an toàn. Điều này là rất tốt, nó cho thấy Công ty đã xác định được lượng tiền mặt tối ưu để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.
Qua những phân tích ở trên có thể thấy lượng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế tăng liên tục qua ba năm nhưng hiệu quả sừ dụng lượng vốn này thì chưa thật tối ưu. Nguyên nhân khách quan đối với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm là Công ty phải ứng trước tiền cho đơn vị sản xuất khi đặt hàng nhưng khi bán hàng cho khách Công ty lại không thể thu tiền ngay. Đặc thù này của lĩnh vực dược phẩm đã gây ra những hạn chế nhất định đến hoạt động của các Doanh nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý vốn của các nhà lãnh đạo Công ty. Có thể nói công tác quản lý vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế chưa thật tốt. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động tăng lên về lượng nhưng hiệu quả sử dụng lại không tương xứng với lượng vốn tăng lên đó. Các nhà lãnh đạo Công ty cần có những biện pháp cụ thể, phù hợp với tình hình hiện tại của nền kinh tế trong nước để có những tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của đơn vị mình.
Kết luận: có thể nói hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần dược phẩm Quốc tế ở mức chưa cao. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty hiện chưa được sử dụng một cách hiệu quả, Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn trong thời gian dài và với số lượng lớn. Vốn đầu tư vào tài sản lưu động tăng liên tục qua các năm nhưng hiệu quả sử dụng không tăng tương ứng dẫn đến tình trạng lãng phí vốn. Công ty làm ăn có lãi nhưng để tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện nay Công ty cần có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, và một việc làm quan trọng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CONG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ
3.1 Định hướng hoạt động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế
Nền kinh tế trong nước đang có những bước hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới và theo đó sự cạnh tranh của thị trường càng ngày càng gay gắt hơn. Sự canh tranh này từ cả trong nước và nước ngoài. Các Doanh nghiệp dược phẩm trong nước với xu thế phát triển khưâu sản xuất và đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ trực tiếp. Điều này giúp cho các Doanh nghiệp có lợi thế rất lớn trong chính sách giá và chính sách khuyến mãi. Bên cạnh đó hàng hoá từ nước ngoài tràn vào thị trường trong nước ngày càng nhiều, gây ra không ít khó khăn cho các Doanh nghiệp trong nước. Hàng ngoại nhập với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, những chính sách bán hàng, khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng, đội ngũ nhân viên với trình độ cao, được đào tạo bài bản và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu về chất lượng của sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm ngày càng cao. Tất cả đòi hỏi Doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời có những chính sách bán hàng, hậu bán hàng, khuyến mãi hấp dẫn khách hàng.
Về thị trường tiêu thụ, có thể thấy Việt Nam là một nước đang phát triển do đó về cơ bản mô hình chung về tiêu thụ thuốc vẫn là: các loại thuốc thông thường như thuốc chống nhiễm khuẩn, giảm đau, giảm đau… đã và vẫn chiếm tỷ trọng cao về giá trị tổng thuốc tiêu thụ. Các loại thuốc về tim mạch, tâm thần, các loại thực phẩm chức năng cũng được tiêu thụ ngày càng nhiều. Một số bệnh hiểm nghèo như AIDS, ung thư đang có xu hướng gia tăng tuy nhiên giá của những loại thuốc này còn khá cao so với thu nhập trung bình của người Việt Nam. Thị trường tiêu thụ thuốc ở Việt Nam có thể nói là rất tiềm năng, theo ước tính tổng lượng tiêu thụ thuốc của cả nước trong năm 2010 là 1800 đến 2000 USD, mức tiêu thụ trung bình trên đầu người là 18 – 20 USD. Công ty cần có những chính sách, chiến lược đúng đắn để có thể khai thác hết tiềm năng của thị trường trong nước, tạo cơ sở cho sự phát triển của mình.
Để khai thác thị trường một cách hiệu quả, phát huy được những thành tựu đã đạt được đồng thời ngày càng khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường dược phẩm trong nước Công ty cố phần thương mại dược phẩm Quốc tế đã đề ra những chiến lược và kế hoạch cụ thể trong thời gian tới.
Trước hết về mặt hàng kinh doanh, Công ty có kế hoạch mở rộng mặt hàng kinh doanh trong thời gian tới. Những thuốc chuyên khoa, thực phẩm chức năng, các loại thuốc kháng sinh mới với chất lượng vượt trội, thuốc chữa ung thư, thực phẩm dưỡng sinh ... Công ty cũng dự kiến mở rộng mảng kinh doanh các loại máy móc và thiết bị y tế. Những máy móc dùng trong nghành y như máy siêu âm, chụp cắt lớp, mổ nội soi … phải nhập ngoại, Công ty đang nỗ lực hết sức để cung cấp cho thị trường trong nước những thiết bị chất lượng góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng.
Về nguồn nhân lực: Công ty đã và đang tuyển chọn những dược sĩ, trình dược viên có trình độ, đẩy mạnh công tác huấn luyện nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong Công ty. Yếu tố con người là quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của Công ty, do đó Công ty cũng đã có những chính sách thu hút nhân tài, có chính sách lương hợp lý.
Về thị trường tiêu thụ, Công ty tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên những thị trường đã có và tiếp tục mở rộng thị trường ra các thị trường tiềm năng trong nước.
Công ty phát triển theo định hướng bền vững, không ngừng cải thiện đời sống cán bộ nhân viên, kết hợp phát triển kinh tế xã hội, con người và môi trường.
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động của Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động là việc làm nhằm mục đích đạt được kết quả kinh doanh cao nhất từ việc sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động có hạn. Để làm được điều này các nhà quản lý phải có những giải pháp và việc làm cụ thể, chi tiết đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Phải đi vào chi tiết từng khoản mục trong mục vốn đầu tư vào tài sản lưu động, vận dụng ưu, nhược điểm của từng khoản mục vào hoạt động kinh doanh cụ thể một cách tối ưu.
Cụ thể đối với từng khoản mục như sau:
3.2.1 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
a Quản lý tiền mặt
Tiền mặt là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của Doanh nghiệp trong ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do vậy trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hoá lượng tiền mặt phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh cũng là vấn đề cần thiết. Do những nguyên nhân sau:
Doanh nghiệp có những giao dịch hàng ngày cần tới tiền mặt như thanh toán cho khách hàng hay thu tiền từ khách hàng.
Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho Doanh nghiệp.
Đáp ứng nhu cầu về dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra.
Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần thiết nhưng việc giữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng. Khi mua các hàng hoá, dịch vụ nếu có đủ tiền mặt công ty có thể được hưởng lợi thế chiết khấu. Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp Doanh nghiệp có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi. Giữ đủ tiền mặt giúp Doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả. Khi có đủ tiền mặt, giúp Doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường hợp khẩn cấp như đình công, hoả hoạn, chiến dịch maketing của đối thủ cạnh tranh, vượt qua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh.
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao.
Các loại chứng khoán gần như tiền mặt giữ vai trò như một bước đệm cho tiền mặt. Vì nếu số dư tiền mặt nhiều Doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí.
Trong kinh doanh, Doanh nghiệp cần một lượng tiền mặt và phải dùng nó để trả cho các hoá đơn một cách đều đặn. Khi lượng tiền này hết, Doanh nghiệp phải bán các chứng khoán thanh khoản cao để lại có lượng tiền như ban đầu.
Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp rất hiếm khi mà lượng tiền vào, ra của Doanh nghiệp lại đều đặn và dự kiến trước được, từ đó tác động đến mức dự trữ cũng không thể đều đặn như việc tính toán. Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mức dự trữ tiền mặt dự kiến dao động trong một khoảng tức là lượng tiền mặt dữ trữ sẽ biến thiên từ cận thấp nhất đến giới hạn cao nhất. Nếu lượng tiền mặt ở dưới mức thấp nhất thì Doanh nghiệp phải bán chứng khoán để có lượng tiền mặt ở mức dự kiến, ngược lại tại giới hạn trên Doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức giới hạn để mua chứng khoán để đưa lượng tiền mặt về mức dự kiến.
Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế cần xác định cụ thể mức dự trữ tiền mặt hợp lý đối với đơn vị mình. Một lượng tiền mặt hợp lý có tác dụng rất lớn đối với khả năng thanh toán của Công ty và sẽ giúp Công ty có được
b Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, mua bán chịu là một việc không thể thiếu. Tín dụng thương mại có thể làm cho Doanh nghiệp trở nên giàu có và đứng vững trên thị trường nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng. Do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hoá của Doanh nghiệp hơn, từ đó làm cho doanh thu tăng. Khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng thì tất nhiên Doanh nghiệp bị chậm trễ trong việc trả tiền. Tín dụng thương mại làm giảm chi phí tồn kho của hàng hoá. Tín dụng thương mại làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào hao mòn vô hình. Bên cạnh đó việc cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí hoạt động của Doanh nghiệp, tín dụng thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phí ròng càng lớn. Xác suất không trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận bị giảm, nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn. Những tác động này buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó để quyết định có nên cấp tín dụng thương mại cho khách hàng hay không. Để thực hiện được việc cấp tín dụng cho khách hàng thì vấn đề quan trọng của các nhà quản lý là phải phân tích khả năng tín dụng của khách hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý sau đó là việc xác minh phẩm chất tín dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với tiêu chuẩn tối thiểu mà Doanh nghiệp đưa ra thì thì tín dụng thương mại có thể được cấp. Việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng phải của các nhà quản trị tài chính phải đạt tới sự cân bằng thích hợp.
Thuốc là một mặt hàng đặc thù, có chu kỳ tiêu thụ khác so với các hàng hoá tiêu dùng thông thường. Khi cung cấp thuốc cho khách hàng Công ty thường không thể thu được tiền mặt ngay. Thời gian thu hồi nợ thường là ba tháng. Có thể nói việc chậm thu hồi nợ từ khách hàng đã gây cho công ty không ít khó khăn. Công ty cần có chính sách tín dụng phù hợp hơn để hạn chế việc bị chiếm dụng vốn, Cụ thể là chính sách chiết khấu, một chính sách chiết khấu hấp dẫn có thể đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ của Công ty. Công ty cần xác định cụ thể mức dự trữ tiền mặt hợp lý đối với đơn vị mình để tránh tình trạng lãng phí vốn.
3.2.2 Quản lý dự trữ, tồn kho
Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì việc tồn tại vật tư hàng hoá dự trữ, tồn kho là những bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của Doanh nghiệp. Đối với một Doanh nghiệp thương mại như Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Quốc tế thì dự trữ tồn kho là hàng hoá dự trữ để bán. Doanh nghiệp phải xác định được điểm đặt hàng mới và lượng dự trữ an toàn.
Về mặt lý thuyết, có thể giả định khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng hàng mới. Trog thực tiễn hoạt động không một Doanh nghiệp nào để đến khi nguyên liệu hết rồi mới đặt hàng. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm thì sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho, điều này tương ứng với việc các khoản chi phí về hàng tồn kho của Doanh nghiệp cũng tăng lên. Do vậy Doanh nghiệp cần xác định thời điểm đặt hàng mới.
Thời điểm đặt hàng mới được xác định bằng số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày nhân (x) với độ dài thời gian giao hàng.
Lượng dự trữ an toàn là lượng dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng.
Tài sản lưu động là những tài sản thường xuyên biến động trong mỗi chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp. Để đạt được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản lưu động một cách hiệu quả nhất Doanh nghiệp phải phân tích kỹ càng những khoản mục cụ thể đối với đơn vị mình trong từng giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh.
3.2.3 Đào tạo , bồi dưỡng cán bộ- hoàn thiện bộ máy quản lý
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ là vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi Doanh nghiệp luôn quan tâm để phát triển đơn vị mình về lâu dài. Để làm tốt được công tác này Doanh nghiệp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Xây dựng triết lý kinh doanh và một nền văn hoá công ty hướng vào con người và những mục tiêu phát triển lâu dài.
- Mục tiêu hướng vào khách hàng bằng những biện pháp cụ thể là đưa tới tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.
- Không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong Công ty, tuyển lựa những trình dược viên có trình độ, năng nổ hoạt động để hiệu quả của Công ty tại các nhà thuốc.
3.2.4 Nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường
Thị trường là nơi hàng hoá của Công ty được tiêu thụ. Thị trường không những tác động đến đầu ra, đầu vào của Công ty mà còn quyết định đến quy mô và cách thức kinh doanh của Công ty.
Nghiên cứu thị trường Công ty sẽ biết được trên thị trường nào khả năng bán hàng của Công ty là triển vọng nhất. Công ty sẽ xác định được hướng hoạt động trong thời gian tới.
Nhu cầu của thị trường ảnh hưởng lớn đến lượng hàng hoá dự trữ điều chỉnh lại việc kinh doanh cho phù hợp.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, mỗi Doanh nghiệp phải luôn đổi mới để thích ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Khai thác thị trường, tạo lập được thế mạnh của Công ty trên thị trường, phát huy triệt để những thế mạnh của Công ty trong lĩnh vực hoạt động của mình là điều kiện quan trọng để Công ty tồn tại và phát triển.
3.2.5 Quảng cáo giới thiệu sản phẩm
Đây là một hoạt động quan trọng để Công ty giới thiệu sản phẩm của mình đến đông đảo người tiêu dùng. Hoạt động này quyết định lớn đến khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Công ty cần đa dạng hóa hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hoá phương thức quảng cáo như: quảng cáo trên đài, báo, tờ rơi, thông qua các hoạt động từ thiện…
3.3 Kiến nghị
Các thủ tục hành chính: hiện nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp giảm thiểu các thủ tục hành chính để hoạt động của các Doanh nghiệp trên thị trường được nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số khâu trong số các thủ tục hành chính còn nhiều bất cập. Các thủ tục hành chính đơn giản, thông thoáng là điều kiện thuận lợi để các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tận dụng được cơ hội kinh doanh và làm ăn có lãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Trường đại học KTQD
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp Trường ĐH KTQD
Tạp chí Dược học
Báo thương mại
Phân tích hoạt động kinh doanh Trường ĐH KTQD
Giáo trình Kinh tế học phát triển Trường ĐH KTQD
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT25.docx