Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai: LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đối với một doanh nghiệp hay một công ty có sự hạch toán kinh doanh độc lập thì mục tiều quan trọng nhất là lợi nhuận mà công ty đó đạt được qua các năm. Để đạt được lợi nhuận cao thì công ty cần phải đảm bảo được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, sao cho hiệu quả kinh doanh của công ty đạt được là tối ưu nhất. Công ty phải biết tận dụng yếu tố sẵn có của mình sử dụng hợp lý, biến nó thành lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác. Chỉ có nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong điều kiện kinh tế khó khăn thì công ty mới có thể đứng vững và phát triển hơn trong những năm tới.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty thì người ta thường đánh giá hiệu quả của nhiều bộ phận trong công ty như: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản…vv
Sau một thời gian thực tập tại công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai em đã chọn đề tài:
“Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai”
Em c...
100 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đối với một doanh nghiệp hay một công ty có sự hạch toán kinh doanh độc lập thì mục tiều quan trọng nhất là lợi nhuận mà công ty đó đạt được qua các năm. Để đạt được lợi nhuận cao thì công ty cần phải đảm bảo được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, sao cho hiệu quả kinh doanh của công ty đạt được là tối ưu nhất. Công ty phải biết tận dụng yếu tố sẵn có của mình sử dụng hợp lý, biến nó thành lợi thế cạnh tranh so với các công ty khác. Chỉ có nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình trong điều kiện kinh tế khó khăn thì công ty mới có thể đứng vững và phát triển hơn trong những năm tới.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty thì người ta thường đánh giá hiệu quả của nhiều bộ phận trong công ty như: hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản…vv
Sau một thời gian thực tập tại công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai em đã chọn đề tài:
“Nâng cao hiều quả sử dụng tài sản của Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai”
Em chọn đề tài này cho Khoá luận tốt nghiệp bởi vì: Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai là công ty đã cổ phần được 5 năm, mặc dù trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty vẫn có lãi nhưng xét về hiệu quả thực tế thì lợi nhuận công ty thu về hàng năm so với quy mô của công ty là chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt là hiệu quả sử dụng tài của công ty. Trong điều kiện kinh doanh gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì việc tận dụng các nguồn lực hiện tại của mình để biến thành lợi thế để tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển công ty là rất cần thiết đối với công ty để tăng doanh thu hoạt động trong những năm tới.
Mục đích nghiền cứu đề tài
Nghiên cứu một cách có hệ thống tình hình sử dụng tài sản của công ty
Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai, tìm ra những ưu điểm và những hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng. Từ đó có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai từ năm 2005 đến năm 2008.
Phạm vị: Đánh giá về thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai từ năm 2005 đến năm 2008.
Nội dung của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài biết của em gồm ba phần:
Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai.
Phần II. Thực trạng và hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai.
Phần III. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty CPBT & XD Vinaconex.
Do điều kiện chủ quản và khách quan, chuyên đề tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định, em rất mong sự giúp đỡ của các thầy cô.
NỘI DUNG
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI
Thông tin chung về công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai
TÊN GỌI : Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai
Xuân Mai J.S.C
TÊN GIAO DỊCH : VINACONEX XUAN MAI CONCRETE AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.
TÊN VIẾT TẮT: VINACONEX XUAN MAI JSC
QUỐC TỊCH : VIỆT NAM
WEBSITE: WWW.XMCC.COM.VN
EMAIL: gd_xmcc@hn.vnn.vn
(XMC)
ĐIỆN THOẠI/ FAX : 0343.840385/ 0343.840117
VỐN ĐIỀU LỆ : 100.000.000.000 đồng
SỐ LƯỢNG CỔ : 10.000.000 cổ phần
MỆNH GIÁ CỔ PHẦN : 10.000 đồng/cổ phần
Trụ sở chính: Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội
Các công ty thành viên:
Công ty CP Xuân Mai-Đạo Tú
Địa chỉ: Khu phố Bê tông, Xã Đạo Tú, Tam Dương, Vĩnh Phúc
Công ty CP Tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai
Địa chỉ: Tầng 2 - Văn phòng 6 - KĐT Trung Hoà Nhân Chính
Công ty CP Bê tông Vinaconex Phan Vũ
Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Quỳnh Phúc, xã Phúc Thành, huyện Kim Thành, Hải Dương
Các chi nhánh:
Chi nhánh Hà Đông
Địa chỉ: Tầng 4, Toà nhà Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông, số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội
Chi nhánh Láng-Hoà Lạc
Địa chỉ: xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội
Các văn phòng đại diện:
VPĐD Hà Nội
Địa chỉ: Tầng 2 - Văn phòng 6 - KĐT Trung Hoà Nhân Chính
VPĐD phía Nam
Địa chỉ: Tầng 7 - 47 Điện Biên Phủ - P. Đa Kao - Q1 - Tp. Hồ Chí Minh
Văn phòng giao dịch tại Hà Đông
Địa chỉ: Tầng 4, Toà nhà Trung tâm xúc tiến thương mại Hà Đông, số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội
Tài khoản:- Ngoại tệ (USD): 45010370004811 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây- Nội tệ (VNĐ)+ 45 010 000 001 331. Mở tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây.+ 102 010 000 237 835. Mở tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Láng Hoà Lạc.
SỐ ĐĂNG KÍ KINH DOANH :Số 0303000122 cấp 04/12/2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Hà Tây(đăng ký thay đổi lần 6 ngày 08/11/2007)
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Thành lập
Công ty cổ phần Bê tông & Xây dựng VINACONEX Xuân Mai là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Xuất Nhập Khẩu Xây Dựng Việt Nam (VINACONEX), được thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1983 theo Quyết định số 1434-BXD/TCCB của Bộ Xây Dựng. Từ năm 2004, Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với trên 2000 cán bộ công nhân viên.
Trong những năm qua Công ty đã không ngừng xây dựng và phát triển Công ty. Đến nay Công ty đã trở thành một đơn vị lớn trong lĩnh vực xây dựng. Với trên 20 năm trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông Công ty đã khẳng định được vị thế của mình tại thị trường trong nước
Là một phần trong tổng Công ty lớn tổng Công ty cổ phần Vinaconex. Là một chủ đầu tư lớn điều đó là một điều kiện rất thuận lợi cho Công ty trong quá trình sản xuất đảm bảo khối lượng công việc và cũng tạo đà cho Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Quá trình phát triển
Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai là doanh nghiệp có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là: các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực tiền chế, đặc biệt là các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực tiền chế phục vụ cho thi công xây lắp dân dụng, công nghiệp và giao thông ... và các sản phẩm truyền thống như: cọc bê tông, cống các loại, vỉa, gạch lát vỉa hè ....
Với hơn 2000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã và đang tham gia thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật…trọng điểm trong phạm vi toàn quốc. Điển hình là các hạng mục thuộc các dự án:
Trạm phân phối xi măng Hiệp Phước - TP Hồ Chí Minh; Nhà máy Xi măng Hoàng Mai - Nghệ An; Nhà máy xi măng Bút Sơn - Hà Nam; Nhà máy Xi măng Nghi Sơn - Thanh Hóa; Nhà máy xi măng HoCim; Trạm nghiền Mỹ Xuân -Vũng Tàu...
Nhà máy đá ốp lát cao cấp Phú Cát - Hà Tây; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Xuân Mai - Hà Tây; Nhà máy sản xuất nước ngọt Coca – Cola Ngọc Hồi - Hà Tây; Nhà máy bê tông Bình Dương, Nhà máy Panasonic, Nhà máy ToTo giai đoạn 2; Nhà máy Yamaha giai đoạn 2; chuẩn bị thi công Nhà máy Intel thuộc khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà máy thủy điện Ngòi Phát - Lào Cai Cầu Bãi Cháy, Cầu Vượt Ngã Tư Sở.
Thuỷ điện Buôn Kuôp - Đắc Lắc, Thủy điện Srêpok3… Năm 2001, Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai được tặng Huân chương lao động hạng 3.
Năm 2005, Công ty được tặng giải thưởng nhà nước về Khoa học Công nghệ.
Hiện nay, Công ty còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư bất động sản dựa trên cơ sở các thế mạnh của Công ty về năng lực thiết kế, thi công, ứng dụng công nghệ bê tông dự ứng lực tiền chế. Cụ thể: Công ty đang tiến hành thực hiện dự án Chung cư tại thành phố Vĩnh Yên, dự án Chung cư và Trung tâm Thương mại tại Xuân Mai với tổng diện tích khoảng 6 ha, dự án Chung cư Ngô Thị Nhậm tại Thành Phố Hà Đông với tổng mức vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng.
Trong những năm qua Công ty không ngừng phát triển về mọi mặt. Đến nay, Công ty là một đơn vị lớn của ngành Xây dựng hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Trụ sở chính tại Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Công ty có các đơn vị thành viên: Công ty CP Xuân Mai-Đạo Tú tại Khu phố Bê Tông, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty CP Tư vấn thiết kế Vinaconex Xuân Mai tại Tầng 2, Văn phòng 6, Khu Đô thị Trung Hoà - Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội; Chi nhánh Hà Đông tại Tầng 4, Trung tâm Thương mại Hà Đông, Số 8 Đường Quang Trung, TP Hà Đông, Hà Nội; Chi nhánh Láng - Hoà Lạc tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội; các văn phòng đại diện tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.
Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần và xây dựng Vinaconex Xuân Mai
Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng là sự tác động có hướng đích và liên tục của chủ thể quản lý đến hệ thống sản xuất kinh doanh xây dựng bằng một tập hợp những biện pháp có liên quan đến các mặt kinh tế kỹ thuật, tổ chức, xã hội dựa trên cơ sở nắm vững các quy luật kinh tế nhằm đạt mục đích quản lý đề ra với hiệu quả cao nhất. Quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng được thực hiện ngay từ khi cơ cấu tổ chức được hình thành và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có các đặc điểm sau:
Các giải pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng có tính cá biệt cao, luôn biến đổi linh hoạt. Cứ mỗi lần nhận được công trình mới lại phải một lần thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý, kèm theo các biện pháp điều hành mới cho phù hợp với địa điểm xây dựng.
Các biện pháp quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng rất phức tạp và rộng lớn về không gian, thời gian, bộ máy quản lý xây dựng có thể trải rộng toàn lãnh thổ, nhất là với những công trình theo tuyến dài, thời gian xây dựng công trình cũng có thể kéo dài nhiều năm. Các đơn vị hợp tác xây dựng rất phức tạp, đòi hỏi phải phối hợp quản lý tốt.
Quá trình quản lý dễ bị gián đoạn do khoảng cách lớn, do thời tiết và do không tìm được công trình nhận thầu liên tục. Việc duy trì lực lượng trong khoảng thời gian không có việc làm là một điều khó khăn đối với Công ty.
Công tác quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư vào khả năng thắng thầu và khó chủ động hơn so với các ngành khác.
Quá trình quản lý sản xuất kinh doanh xây dựng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, tính rủi ro và bất định trong các quyết định quản lý xây dựng cao hơn nhiều ngành khác.
Sự vận động của các quy luật kinh tế thị trường trong xây dựng cũng có một số đặc điểm khác với các ngành sản xuất khác, cho nên các chiến lược marketing về sản xuất, về giá cả, về tiêu thụ, chiêu thị, về cạnh tranh, về thị trường có nhiều điểm khác với các ngành công nghiệp khác.
Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu:
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000122 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp lần đầu ngày 04 tháng 12 năm 2003, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 08 tháng 10 năm 2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Thi công xây dựng cầu, đường, công trình thủy lợi; Xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp; Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất;
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các loại cấu kiện bê tông, các loại ống cấp thoát nước; Chuyển giao công nghệ mới, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng;
Kinh doanh vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng;
Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án;
Chế tạo lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây chuyền công nghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng;
Kinh doanh xăng dầu;
Khai thác đá;
Thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
Xuất nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, phụ tùng dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng; Hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch vụ thương mại;
Gia công, chế tạo, hoán cải phương tiện vận tải;
Thiết kế, gia công chế tạo thiết bị nâng (không bao gồm thiết kế phương tiện vận tải).
Bảng 1.1: Tổng số năm kinh nghiệm
TT
Tính chất công việc
Số năm kinh nghiệm
1
Sản xuất công nghiệp
25 năm
2
Xây dựng dân dụng
23 năm
3
Xây dựng công trình công nghiệp
19 năm
4
Xây dựng giao thông, thủy lợi
23 năm
5
Xây dựng trạm điện và đường dây
21 năm
Nguồn:Công ty cổ phần bề tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai.
Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của Công ty hiện đang được cung cấp cho thị trường xây dựng trong cả nước. Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty đã được Tổ chức QUACERT đánh giá và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Sản phẩm của Công ty đã đạt 25 huy chương vàng chất lượng. Đặc biệt trong năm 2005, Công ty được Nhà nước tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho công trình "Ứng dụng công nghệ sản xuất cấu kiện tông cốt thép dự ứng lực tiền chế bằng phương pháp kéo trước cho các công trình xây dựng ở Việt Nam".
Với chính sách cố gắng thoả mãn nhu cầu càng cao của khách hàng và không ngừng nâng cao hệ thống quản lý chất lượng, luôn huy động mọi nguồn lực để thực hiện chính sách này Công ty đã và đang xây dựng nên một thương hiệu “ Bê Tông Xuân Mai” ngày một vững mạnh, sẵn sang hội nhập với khu vực, quốc tế trong lĩnh vực xây dựng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
Cơ cấu quản lý bộ máy hiện nay
Giám đốc điều hành:
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư; thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty.
- Chuẩn bị và trình Hội đồng quản trị thông qua các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng phục vụ cho hoạt động quản lý.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong Điều lệ.
- Chịu trách nhiệm trước Đại Hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Các Phó Giám đốc:
Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực được phân công, các Phó Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.
Các kế toán trưởng:
Kế toán trưởng là người tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính - kế toán trong đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các vấn đề có liên quan đến công tác kế toán – tài chính, quyết toán tài chính, thuế và tình hình thực hiện chế độ quản lý tài chính của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.
Về tổ chức sản xuất
Công ty trực tiếp điều hành các đơn vị trực thuộc theo qui chế nội bộ với mô hình sau:
+ Công ty - Ban quản lý, Ban điều hành dự án.
+ Công ty - Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
+ Công ty - Xưởng, Đội xây dựng, Chủ nhiệm công trình.
Tùy theo quy mô tính chất hợp đồng, tùy theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty trực tiếp quản lý điều hành hoặc giao khoán cho các đơn vị theo qui chế nội bộ của Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức phòng ban trong công ty
Phòng tổ chức hành chính
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ (đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương…).
- Xây dựng đơn giá tiền lương, các nội quy, quy định, quy chế… Công ty.
- Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
- Quản lý nhân sự (tuyển dụng, điều động, luân chuyển ..).
- Công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng.
- Công tác đào tạo, xuất khẩu lao động.
- Công tác hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu .
- Công tác phục vụ, hành chính quản trị .
Phòng tài chính kế toán
Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán.
Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính.
Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp.
Lập dự toán nguồn vốn, phân bổ, kiểm soát vốn cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty.
Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
Quản lý vốn nhằm bảo đảm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu tư của Công ty có hiệu quả.
Phòng kế hoạch
Triển khai kế hoạch hàng năm trên cơ sở phần việc của Tổng Công ty giao và Công ty tự tìm kiếm. Theo dõi kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác báo cáo.
- Xây dựng kế hoạch hàng tháng, giao kế hoạch và theo dõi kế hoạch cho các đơn vị trong Công ty, điều độ sản xuất.
- Kết hợp với Đội xe cân đối, bố trí phương tiện vận chuyển sản phẩm Công ty.
- Tiếp nhận quản lý vật tư, sản phẩm, văn phòng phẩm…
- Thống kê, theo dõi xuất, nhập vật tư, sản phẩm trang thiết bị của các đơn vị trong Công ty.
Phòng kinh doanh
- Lập kế hoạch bán hàng của Công ty.
- Chịu trách nhiệm chính về công việc tổ chức, thực hiện đấu thầu, chào giá phục vụ cho việc bán hàng của Công ty.
- Quản lý công tác thu hồi công nợ từ việc bán hàng của Công ty.
- Tổ chức, phối hợp với các đơn vị trong Công ty thực hiện công việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm của Công ty.
- Cung ứng các loại vật tư chính.
- Giao khoán nội bộ.
- Thẩm tra dự toán, quyết toán các dự án xây lắp do Công ty là chủ đầu tư.
Phòng KCS
Kiểm tra, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện, công trình.
- Quản lý các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm hiện có.
- Làm hồ sơ, chứng chỉ cho các công trình, sản phẩm Công ty sản xuất.
- Tư vấn trong lĩnh vực đơn vị đảm nhiệm (thí nghiệm, kiểm nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện, công trình).
Phòng kỹ thuật
Thiết kế dây truyền công nghệ mới, cải tiến nâng cấp thiết bị công nghệ.
- Kết hợp với các đơn vị lập quy trình sản xuất, biện pháp và tiến độ thi công, làm hồ sơ dự thầu các công trình.
- Thiết kế ván khuôn đối với các sản phẩm mới và phức tạp.
- Thiết kế giám sát thi công, nghiệm thu một số công trình đầu tư xây dựng cơ bản do Công ty làm chủ đầu tư.
- Quản lý sử dụng thiết bị và hệ thống điện sản xuất, điện sinh hoạt trong Công ty.
- Quản lý toàn bộ lĩnh vực đầu tư trong Công ty.
- Quản lý công tác an toàn và bảo hộ lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong Công ty.
Phòng công nghệ
Tư vấn và giới thiệu công nghệ.
- Chịu trách nhiệm chính trong công tác thiết kế các công trình xây dựng và chuyển đổi thiết kế các công trình từ đổ tại chỗ sang lắp ghép, từ công nghệ dự ứng lực tiền chế căng sau sang công nghệ dự ứng lực tiền chế căng trước.
- Thực hiện công tác thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công cho các công trình.
Xưởng cơ khí
- Thực hiện tất cả những công việc gia công cơ khí, sửa chữa khuôn ván, thiết bị được Công ty giao.
- Tham gia gia công lắp dựng các công trình bằng kết cấu thép hoặc bê tông dự ứng lực.
Xưởng sản xuất chính
- Gia công, lắp đặt toàn bộ các sản phẩm cấu kiện cốt thép thường và cốt thép dự ứng lực trong các sản phẩm bê tông đúc sẵn.
- Sản xuất các loại cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước.
- Gia công, sửa chữa các loại khuôn ván để sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực kéo trước
Xưởng sản xuất cấu kiện bê tông số 1: Sản xuất các sản phẩm bê tông cốt thép thường.
- Gia công khuôn ván và sửa chữa khuôn ván phục vụ việc sản xuất của đơn vị.
Xưởng năng lượng
Cung cấp đầy đủ các dạng năng lượng như điện, nước, khí nén cho sản xuất, tiêu dùng của Công ty.
- Gia công cơ khí, cải tạo, lắp đặt mới các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp cho các công trình.
- Lắp đặt vận hành các thiết bị nâng.
Xưởng trộn: Trộn bê tông phục vụ sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, trộn bê tông thương phẩm.
Xưởng đá: Sản xuất, khai thác, cung cấp đá phục vụ cho việc sản xuất cấu kiện của toàn Công ty.
Đội xe
- Làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, sản phẩm cung cấp cho các đơn vị khách hàng, và các đơn vị thi công một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ.
- Quản lý máy móc, thiết bị trong toàn bộ công ty phục vụ sản xuất và thi công trên công trường.
Các đội xây dựng: Tổ chức thi công các công trình dân dụng công nghiệp: cầu, đường, công trình thủy lợi, các khu đô thị, khu công nghiệp theo yêu cầu Công ty giao.
Chi nhánh
- Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp: cầu, đường, công trình thủy lợi, các khu đô thị, khu công nghiệp.
- Kinh doanh phát triển nhà, trang trí nội thất.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, các loại cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước.
- Kinh doanh vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng.
- Chế tạo lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dây chuyền công nghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Đặc điểm của lao động
Số lượng và cơ cấu lao động
Số lượng người lao động trong Công ty tính đến ngày 30/9/2008 là 2.230 người, được phân theo trình độ như sau:
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động
Phân theo trình độ
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Cán bộ có trình độ đại học
195
8,74
Cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp
114
5,11
Lao động có tay nghề
1.503
67,70
Lao động phổ thông
148
6,64
Lao động thời vụ
270
12,11
Phân theo loại hợp đồng
Lao động hợp đồng không xác định thời hạn
470
21,08
Lao động hợp đồng từ 1 – 3 năm
594
26,64
Lao động hợp đồng dưới 1 năm
896
40,18
Lao động thời vụ
270
12,1
Tổng cộng
2.230
100%
Nguồn: Công ty CP&XDBT Vinaconex Xuân Mai
Công tác đời sống và thực hiện chính sách đối với người lao động
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu và xây dựng, Công ty có một đội ngũ lao động từ kỹ sư tới công nhân là chủ yếu, ngoài ra còn có người lao động trong lĩnh vực khác. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh vất vả thời gian không cố định nên Công ty luôn quan tâm tới đời sống cán bộ, luôn đảm bảo cuộc sống của cán bộ và công để họ yên tâm phục vụ Công ty giúp Công ty đảm bảo được kế hoạch công việc.
Trong công tác đào tạo và tuyển dụng thì Công ty luôn chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu của công việc. Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng với quy định của pháp luật, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, cải thiện thu nhập, quan tâm đến đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên. Công ty đã xây dựng quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi nhằm thăm hỏi động viên người lao động một cách kịp thời khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Thu nhập bình quân:
Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2005 là 1,605 triệu đồng/người/tháng.
Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2006 là 1,822 triệu đồng/người/tháng.
Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2007 là 1,872 triệu đồng/người/tháng. Và trong năm 2008 mức thu nhập bình quân này là 1,950 triệu/người/tháng. Đây là mức thu nhập khá so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Công ty đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ cán bộ công nhân viên có hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên.
Hàng năm, Công ty tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng, khen thưởng đột xuất để khuyến khích động viên người lao động đã có đóng góp cho Công ty. Mức khen thưởng phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và hiệu quả kinh tế của tập thể, người lao động. Những cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao làm tổn hại đến kinh tế, vật chất, uy tín của Công ty sẽ được xem xét cụ thể và phải chịu các hình thức kỷ luật, phạt tiền, bồi thường bằng vật chất và kinh tế theo nội dung thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động của Công ty ban hành.
Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Doanh thu
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng giá trị tài sản
236.587
317.070
498.077
643.852
Doanh thu thuần
241.431
329.202
394.729
432.828
LN từ hoạt động kinh doanh
2.260
88.864
20.735
33.546
Lợi nhuận khác
1.058
459
223
8.686
Lợi nhuận trước thuế
3.318
8.405
20.959
42.232
Lợi nhuận sau thuế
3.318
7.228
18.024
30.407
Tỷ lệ chi trả cổ tức (%)
13%
14%
15%
15,2%
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty CPBT&XD Vinaconex Xuân Mai
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ta thấy sự phát triển vượt bậc của Công ty cả về lượng và chất. Về lượng nó được thể hiện qua quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn và doanh thu năm 2006 là 329.202 triệu đồng tăng 136,35% so với năm 2005 còn năm 2007 so với năm 2006 là 119,9% và năm 2008 so với năm 2007 là 111,17%. Ta thấy trong mấy năm doanh thu của Công ty đều tăng trưởng hơn so năm trước. Doanh thu năm qua các năm đều tăng Công ty tắng khá cao là 432,828 tỷ. Còn về chất lượng được thể và đặc biệt trong năm 2008 với nhiều biến động của nền kinh tế thế giời và sự tác động của yếu tố trong nước thì doanh thu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận và lãi cơ bản trên một cổ phiếu. Đây là là một trong những chỉ tiêu quan trọng để thể hiện sự phát triển, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiểu quả cao. Ta thầy trong bốn năm từ năm 2005 – 2008 chỉ tiêu vẫn được duy trì ổn định và có tăng trong khoảng từ 13% - 15%.
Bảng 1.4: Cơ cấu doanh thu
Đơn vị tính:Tri ệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
I
Tổng doanh thu
331.645
100
394.729
100
535.093
100
1
Doanh thu Xây lắp
143.443
43,25
156.233
39,58
198.321
37,07
2
Doanh thu SXCN, VLXD
188.202
56,75
238.496
60,42
336.772
62,93
II
Tổng lợi nhuận gộp
44.095
100
65.632
100
102.264
100
1
Lợi nhuận Xây lắp
19.457
44,12
21.342
32,51
43.134
42,17
2
Lợi nhuận SXCN, VLXD
24.638
55,88
44.290
67,48
59,13
57,83
Nguồn: Phòng tái chính kế toán
Trong năm qua Công ty đang tập trung vào công tác đầu tư tài sản cố định cũng như thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường sản phẩm mới và cấu kiện bê tông dự lực tiền chế. Nếu tính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân cả năm đều đạt trên 15 %/năm.
Chi phí
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng một lĩnh vực có sản phẩm và thị trường có nhiều khác biệt so với các ngành kinh doanh khác, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ lớn trong sản phẩm và việc thanh toán, quyết toán được diễn ra trong khoản thởi gian dài dễ dẫn đến hiện tượng khó thu hồi gây ứ đọng vốn sản xuất. Do vậy việc quản lý về chi phí là rất quan trọng đặc biệt là khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, nếu quản lý không tốt thì nó làm cho doanh nghiệp bị thất thoát một lượng chi phí lớn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bảng 1.5: Doanh thu và chi phí của Công ty
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng doanh thu
241.431
329.202
394.729
432.828
Chi phí tài chính
12.129
12.663
16.363
19.891
Chi phí bán hàng
10.166
11.051
14.090
24.594
Chi phí quản lý doanh nghiệp
9.926
11.260
14.885
25.211
Chi phí khác
151
1.939
1.183
3.994
Nguồn: phòng tài chính kế toán Công ty CPBT&XD Vinaconex Xuân Mai
Qua bảng ta thấy chi phí qua các năm đều tằng đặc biệt là trong năm 2008 các khoản mục chi phí của Công ty tăng nhiều hơn so các năm còn lại. Điều này có thể lý giải như sau: trong năm 2008 Công ty đã triển khai nhiều dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản và xây lắp điều này cũng làm cho chi phí của Công ty gia tăng. Có một nguyên nhân khác có thể thấy rõ trong năm 2008 khi mà nên kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng làm ảnh hưởng tới các ngành lĩnh vực sản xuất trong nước. Sự biến động giá cả nguyên vật liệu vào giữa năm 2008 làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao. Nhưng đề đảm bảo sự cạnh tranh hơn nữa thì doanh nghiệp cũng có sự quản lý chặt chi phi đâu vào của doanh nghiệp và các khoản chi phí khác để nâng cao hiệu quả trong sản xuất tạo lợi thế cạnh tranh trong thời buổi khó khăn.
PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG VINACONEX XUÂN MAI
Tài sản và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần bê tông xây dựng Vinaconex Xuân Mai
Khái niệm tài sản
Khi nói đến sản xuất kinh doanh chúng ta không thể không nói đến tài sản. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất của một doanh nghiệp. Đặc biệt là Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai, từ các đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình cầu, thuỷ lợi, sản xuất cấu kiện bê tông và vận chuyển hành hoá siêu trường siêu trọng. Thì vai trò của tài sản là rất quan trọng. Do đó việc hiểu và có những đánh giá đúng về tài sản là vô cùng cần thiết đối với Công ty.
Trước tiên ta cần phải hiểu tài sản là gì?
“Tài sản là toàn bộ phương tiện vật chất và phi vật chất phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời”
Nguồn: Phân tích hoạt động kinh doanh NXB Thống kê
Nhắc đến tài sản ta có thể nhắc tới tài sản cố định và tài sản lưu động.
Tài sản lưu động:
“Tài sản lưu động là nhưng tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh”
Nguồn: Tài chính doanh nghiệp- NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2007
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau thì phải sử dụng đối tượng lao động khác. Phần lớn các đối tượng này thông qua quá trình chế biến nó hợp thành thực thể sản phẩm, cũng có một số mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng có đối tượng lao động. Lượng tiền mà được ứng ra để thoả mãm về nhu cầu các đối tượng lao động thì ta gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Và nó thường được thể hiện qua các chỉ tiêu như tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, dự trữ tồn kho và phải thu.
Bộ phận thứ hai của tài sản là tài sản cố định:
“Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào nhiều chu ký sản xuất, hình thái vật chất không thay đổi từ chu kỳ sản xuất đẩu tiên cho đến khi bị loại khỏi quá trình sản xuất.”
Nguồn: Tài chính doanh nghiệp NXB Đại học Kinh tế Quốc dân 2007
Theo quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Tài sản của doanh nghiệp được coi là TSCĐ khi nó thoả mãn các điều kiện sau:
Phải thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng nó.
Có giá trị từ 10 triệu VNĐ trở lên.
Giá trị ban đầu của tái sản phải được xác định một cách đáng tinh cậy.
Phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ 1 năm trở lên.
TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp và cung cấp cấu kiện bê tông nên Công ty đã không ngừng đầu tư mua xắm máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ trong thi công cũng như sản xuất. Trong lĩnh vực thiết bị công nghệ và sản xuất bê tông Công ty cũng trang bị các máy móc chuyên dụng như: Trạm trộn bê tông tự động, máy thử bọt khí bê tông, máy siêu âm, súng thử bê tông…vv Trong lĩnh vực gia công cơ khí, cốt thép và kết cấu thép Công ty CPBT & XD Xuân Mai cũng mua xắm các thiết bị chuyên dùng như:Máy hàn 36 điểm, máy khoan đứng SB125, máy hàn bán tự đông CO2, máy hàn tự phát DENYO, máy tiện, thiết bị phun sơn…và nhiều các thiết bị khác trong lĩnh vực sản xuất khác của Công ty.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty
Nầng cao được hiệu quả chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ dự án, tiết kiệm chi phí. Từ đó nâng cao được khả năng trúng các gói thầu có giá trị lớn trong nước và ngoài nước. Để đặt được những điều trên thì Công ty cần biết cách sử dụng và khai thác hợp lý để tạo nên được lợi thế tốt nhất.
Từ việc đầu tư mua xắm các thiết bị, sử dụng hợp lý máy móc thiết bị thì nó đã gián tiếp nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động kỹ thuật, đặc biệt là các công nhân trực tiếp điều hành và thi công các máy móc.
Trong sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Công ty xây dựng với nhau việc nâng cao được hiệu quả sủ dụng tài sản giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của từ đó tạo nên những lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực như: Công ty cổ phần xây dựng số 1, Công ty cơ khí lắp máy (Tổng Công ty Sông Đà), LICOGI 1,. Đây là nhưng đổi thủ chính của Công ty.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản còn đảm bảo chất lượng công trình, an toàn và thuận tiện cho công nhân trong quá trình thi công, từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công cho các công trình. Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai đã không ngừng chú trọng nâng cao hiệu quả, đầu tư vào tài sản để đảm bảo nâng cao trình độ kỹ thuật, phương tiện thi công hiện đại từ đó nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng sản xuất, giúp Công ty ngày càng đứng vững và phát triển hơn.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả toàn bộ của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp.
Hệ số doanh lợi
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tài sản càng có hiệu quả và ngược lại.
Hệ số sinh lợi tổng tài sản: phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng tài sản, mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, hệ số càng cao càng tốt cho công ty.
Công thức:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết mỗi đơn vị tài sản sinh ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
Công thức
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết mỗi đồng tài sản khi tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng quản lý tài sản cố định của công ty là hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này mà thấp thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản thấp.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định là một bộ phận chính cửa tổng tài sản, tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng và quản lý trên một năm và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Tái sản cố định nó tham gia vào nhiều chu ký sản xuất kinh doanh của Công ty, sau mỗi một chu kỳ nó bị hao mòn đi. Phần khấu hoa sẽ được tính quy ra giá trị và tính và trong giá thành sản phẩm dịch vụ. Tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của tài sản cố định, vào quá trình sản xuât.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định có công thức như sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho ta biết một đồng nguyên giá bình quân tái sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng tổng doanh thu. Hiệu suất càng cao càng càng có lợi cho công ty, và ngược lại
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu như
Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn hày tài sản cố định cần thiết để để tạo ra một đồng doanh thu thuần. chỉ tiêu càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng vốn và tài sản của công ty càng tốt.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ( sức sinh lời TSCĐ):
Lợi nhuận dòng ở đây là lợi nhuận được tạo ra từ sự tham gia trực tiếp của TSCĐ, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác như hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh… mang lại.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định sử dụng bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao càng có lợi cho Công ty.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Vòng quay hàng tồn kho được sử dụng phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính toán để xác định mức dự trữ vật tư hàng hoá sao cho hợp lý.
Công thức tính:
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu( số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Kỳ thu tiền càng ngắn thì tính thanh khoản và vòng quay sự dụng vốn càng ngắn, hạn chế được các khoản bị chiến dụng vốn của công ty.
Trong đó:
Hiệu suất sử dụng TSLĐ( Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động).
Do chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, vì vậy tốc độ luân chuyển của nó nhanh hơn, không mất một thời gian dài như tài sản cố định. Để đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động ta xét chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị tài sản lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng tổng doanh thu. Nó phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động trong kinh doanh. Rõ ràng chỉ tiêu này tăng hay giảm tuỳ và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Công thức tính:
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản lưu động bình quân. Chỉ tiêu này thấp thì có lợi cho Công ty.
Phân tích thực trạng sử dụng tài sản tại công ty
Đánh giá chung
Tài sản chính là tất cả những thứ hữu hình và vô hình gắn với lợi ích trong tương lai của đơn vị và thoả mãn các điều kiện là: Thuộc quyền kiểm soát lâu dài của Công ty, đơn vị và phải có giá phí xác định.
Bảng 2.1: Khái quát tình hình tài sản của Công ty
Đơn vị tính: triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TS lưu động
165.527
69,9
207.995
65,6
357.211
71,7
481.397
74,7
TS cố định
71.060
30,1
109.075
34,4
140.865
28,3
162.454
25,3
Tổng TS
236.587
100
317.070
100
498.076
100
643.851
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005 – 2008
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên. Năm 2006 tăng 80.483 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tốc độ tăng là 56,8%. Và năm 2007 so với năm 2006 là 181.006 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 57,08%. Tổng tài sản năm 2008 tăng so với năm 2007 là 145.775 triệu đồng tương ứng mức tăng là 29,26%. Điều này đã chứng tỏ rằng quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng hơn trước, các thiết bị được đầu tư nhiều hơn, cơ sở vật chất mở rộng và được nâng cao hơn để đáp ứng được các yêu cầu của các hợp đồng, khách hàng. Đặc biệt là khi mà Công ty đang đảm nhận các dự án lớn như khu chung cư Ngô Thì Nhậm với tổng giá trị dự án là 400 tỷ đồng, Chung cư 18 tầng – CIENCO1, câu lạc bộ sức khoẻ Syrena.
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
BIỂU ĐỒ 2.1: TÀI SẢN QUA CÁC NĂM
Thông qua biểu đồ cơ cấu về tài sản của công ty thì ta thấy tài sản cố định của công ty giao động từ 25% đến 35% còn tài sản lưu động từ 65% đến 75% và tỷ lệ giữa tài sản cố định và tài sản lưu động này biến đổi không đều theo các năm cụ thể là năm 2007 và năm 2008 thì tài sản cố định giảm xuống chỉ chiếm hơn 25% trong tổng giá trị tài sản của công ty. Còn năm 2005 và 2006 thì tỷ lệ này lại là trên 30%. Có thể đây là sự điều chỉnh của công ty trong từng năm sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của từng năm đảm bảo cho các chỉ tiêu tài chính của công ty vẫn hiệu quả. Cụ thể tình hình tài sản của năm 2007 giảm xuống 28,3% là do công ty chuẩn bị cổ phần nên đã có sự đánh giá lại về tài sản cố định của công. Còn năm 2008 ngoài việc đánh giá lại vào năm 2007 công ty cũng tiến hành thanh lý một số tài sản cũ và không còn phù hợp nữa nên giá trị tài sản cố định giảm chỉ còn 25,30%.
Ta sẽ xem xét và nguồn vốn đối ứng của công ty. Công ty hàng năm vẫn phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau như nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đi vay, nguồn vốn tự bổ xung, và nhiều nguồn vốn khác nhau để có thể đảm bảo kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2:Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn: bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 – 2008
Từ đặc điểm của công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai ta có thể nhận thấy:
Vốn để đáp ứng kinh doanh của Công ty chủ yếu là phải đi vay. Vốn ngân sách nhà nước cấp cho Công ty và vốn tự bổ xung chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty( năm 2005 vốn chủ hữu chỉ có 11,23%, năm 2006 là 23,82%, năm 2007 là 35,41%, năm 2008 là 29,2% trong tổng nguồn vốn của Công ty) ta thấy năm 2007 thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn các năm khác nhưng như thế vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu các dự án lớn của Công ty với đòi hỏi có một lượng vốn lớn.
Lĩnh vực xây dựng và xây lắp là ngành mà có tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng chiếm phần lớn trong vốn lưu động của công ty. Và điều này bắt buộc công ty phải huy động nguồn vốn để sản xuất kinh doanh từ các nguồn vốn ngắn hạn, và nó cũng đã làm ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Việc đi vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh nó có liên qua đế chi phí lãi vay, đó là chính là một nguyên nhân làm cho chí phí sản xuất của Công ty tăng lên, và làm giảm lợi nhuận.
Qua bảng số liệu ta thấy được nợ vay ngắn hạn của Công ty đều tăng dần qua các năm( Năm 2006 tăng hơn so với 2005 là 33.189 triệu đồng, năm 2007 so với năm 2006 là 59.466 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 là 93.941 triệu đồng ). Ta có thể dễ nhận thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn trong năm 2008 của Công ty tăng khá nhanh so với các năm, điều này cũng có thể giải thích vì trong năm 2008 thì nhiều công trình lớn của Công ty vào giai đoạn chính hay bắt đầu khởi công(Trụ sở văn phòng tổng Công ty CP VINACONEX khởi công năm 2008, chung cư 18 tầng – CIENCO1 khởi công năm 2008, trung tâm thương mại – Chợ Của Nam khởi công năm 2008, Trung tâm thương mại AP Plaza khỏi công năm 2007). Trong cơ cấu nợ ngắn hạn thì tỷ lệ vay ngắn hạn và phải trả người bán vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tính đến năm 2008 thì nợ phải trả là 218.355 triệu đồng chiếm 57,23% trong tổng 381.561 triệu đồng của nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty vẫn phải đi vay khá nhiều để sản xuất. Do đó nó đặt ra vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả tốt nhất tài sản. Đặc biệt khi mà điều kiện nguồn lực khan hiếm, cạnh tranh khốc liệt hơn, nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn thì công tác đánh giá và sử dụng tài sản đã trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Sang năm 2009 để đảm bảo tổng doanh thu là 450.000 triệu đồng và lợi nhuận trước thuế là 31.592 triệu đồng thì công ty vẫn phải đi vay để có thế đảm bảo thực hiện được các dự án, các công trình Công ty đang thi công theo đúng mục tiêu kế hoạch đề ra.
Bây giờ ta xem xét tổng quan về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong bốn năm vừa qua.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản hiệu quả sủ dụng của TTS
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phònh kinh tài chính kế toán Công ty.
Hệ số sinh lợi tổng tài sản: Phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng tài sản, mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số này càng cao chứng tỏ việc sử dụng tổng tài sản càng có hiệu quả.
Công thức:
Hệ số sinh lợi tổng tài sản qua các năm tăng lên liên tục qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008. Điều này cho thấy tổng tài sản được sử dụng có hiệu qua các năm và ta thấy hệ số ngày càng cao lên điều này chứng tỏ việc sử dụng tổng tài sản càng có hiệu quả. Cụ thể là năm 2008 có hệ số sinh lời tổng tài sản là lớn nhất đạt 0.06559, và năm 2005 hệ số này là thấp nhất đạt 0,01402. Năm 2006 hệ số sinh lời tài sản của Công ty đạt 0,02651 tăng hơn so với năm 2005 là 0.012 tương đương với tốc độ tăng là 89,02% một tốc tăng khá tốt. Đến năm 2007 thì hệ số này đạt 0,04208 tăng 0,0156 so với năm 2006 tương đương với tốc độ tăng là 58,73%. Và đến năm 2008 so với năm 2007 thì tốc độ tăng này là 0,0235 tương đương với 55,94%. Trong năm 2006 thì tốc độ hay hiệu quả sử dụng tổng tài sản là rất hiệu quả, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận và tài sản đều tăng trưởng tốt với sự vượt lên của lợi nhuận. Còn trong năm 2007 và năm 2008 hệ số vẫn duy trì ở mức cao một động tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra từ 0,04 đến 0,065 đồng lợi nhuận, một con số khá cao nhưng tốc độ tăng giảm xuống chỉ duy trì ở mức 55% đến 58% điều này là do công ty trong năm vừa qua đã đầu tư vào tài sản và làm cho tốc độ tăng tài sản lớn hơn tốc độ gia tăng của lợi nhuận.
Hệ số doanh lợi tổng tài sản: Nó cho ta biết mỗi một đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doan thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ sử dụng tổng tài sản càng hiệu quả.
Công thức tính:
Qua bảng số liệu ta nhận thấy hệ số này qua các năm 2005 đến năm 2008 đều tăng. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản qua các năm là vẫn có hiệu quả. Cụ thể trong năm 2008 thì hệ số này có giá trị lớn nhất đạt 0,04723 và năm 2005 có giá trị thấp nhất trong 4 năm đạt 0,01402. Qua 4 năm tốc độ tăng về giá trị của hệ số là khá đều nhưng xét về tốc độ gia tăng giữa các năm thì lại có sự giảm đi năm 2006 so với năm 2005 tốc độ tăng là 62,5% và đến khi so tỷ lệ này của năm 2007 với năm 2006 thì giảm xuống chỉ có 58,7%, đặc biệt tỷ lệ này tới năm 2008 giảm xuống chỉ còn 30,5% tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1 / 2 so với năm 2006 so với năm 2005. Nguyên nhân ở đây là do lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 2006 đến năm 2008 có tốc độ đều tăng nhưng không bằng so với mức độ tăng của tài sản, và ta thấy giá trị doanh thu các năm tăng là qua các năm đều tăng lên nhưng xét về tốc độ gia tăng thì lại giảm đi. Cụ thể là chênh lệch năm 2008 so với năm 2007 về tổng doanh thu đạt 38.099 triệu đồng giảm đi hơn một nửa so với chênh lệch của năm 2006 so với năm 2005 đạt 87.770 triệu đồng. Điều này làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng giảm đi và dẫn đến hệ số này có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm lại không tăng lên.
Công thức tính:
Hệ số này cho ta biết cứ một đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty càng có hiệu quả và ngược lại. Qua các năm thì ta thấy hệ số này có xu hướng giảm dần qua các năm, đây là dấu hiệu không tốt. cụ thể năm 2005 thì mỗi đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 1,02047 đồng doanh thu, năm 2006 thì số doanh thu tạo ra từ một đồng tài sản là 1,03826 có tăng 0,018 đồng so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 thì mỗi đồng tài sản đưa vào đầu tư chỉ tạo ra 0,79251 đồng giảm -0,246 đồng so với năm 2006 và năm 2008 thì hệ số này cũng giảm xuống chỉ có 0,67225 và giảm -0,12 đồng so với năm 2007. Có thể nói là việc quản lý đưa vào sử dụng tài sản của Công ty trong hai năm 2007, 2008 đang không có hiệu quả và bị lỗ còn năm 2005 và năm 2006 thì hệ số còn thấp. Nguyên nhân ở đây là do công tác quản lý tài sản của Công ty còn chưa chặt chẽ và hợp lý, và trong hai năm gần đây thì do việc đầu tư mạnh vào tái sản của Công ty làm cho tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn doanh thu, và việc sủ dụng chưa hết được công suất của tài sản của Công ty vừa mua xắm và có thể phát huy trong những năm sắp tới do vậy lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng. Một nguyên nhân ta cũng không thể không nhắc tới là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động tới ngành xấy dựng trong nước làm cho sự phát triển của Công ty có phần bị suy giảm hay chậm đi so với các năm. Để đảm bảo sử dụng hết hiệu suất của tài sản thì tổng doanh thu vẫn cần phải tăng cao hơn, để đồng thời có thì giảm các chi phí không cần thiết một cách tối đa từ đó hạ giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
Tuy nhiêu thì hệ số doanh lợi và hệ sô hiệu suất sử dụng tổng tài sản vẫn ở mức thấp, điều này cho thấy hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản của Công ty là vẫn còn thấp. Nhưng do đây cũng là một ngành đặc thù và nó đóng vai trò quản trọng của nền kinh tế với việc tạo cơ sở hạ tậng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Công ty cần chú trọng và nâng cao hơn năng lực quản lý của mình. Trong nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thì việc nâng cao được các hệ số sử dụng này giúp Công ty cải thiện khả năng cạnh tranh, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phi doanh nghiệp…nó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và thể hiện một cách trung thực và công khai hơn hiệu quả kinh doanh của công ty.
Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định tại Công ty
Công tác sử dụng tài sản cố định của công ty là rất quan trọng. Là một tổng Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt, thì Công ty có nhiều thiết bị máy móc có giá trị lớn. Vì vậy vấn đề đặt ra với Công ty là phải biết sử dụng, phát huy hết giá trị và tác dụng của tài sản đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Để làm được điều này công tác quản lý sử dụng, lập kế hoạch phải được Công ty đặc biệt chú ý và coi trọng.
Các tài sản của Công ty cũng được mua xắm từ các nguồn vốn khác nhau. Chi tiết về tài sản cố định của Công ty.
Bảng 2.4: Chi tiết các tài sản cố định hữu hình
Đơn vị tính : Triệu đồng
Nguồn: Trích Báo cáo tài chính năm 2006 đã được kiểm toán và báo cáo tài chính Quý III năm 2008 của Công ty
Ngày 30/10/2003, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có Quyết định số 1434/QĐ-BXD chuyển Nhà máy Bê tông và Xây dựng Xuân Mai thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành Công ty cổ phần Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Công ty chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 01/01/2004.
Với bốn lần tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ năm 2003 sau khi cổ phần hóa: 18.000.000.000 đồng. Đến cuối năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 30.000.000.000 đồng. Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 60.000.000.000 đồng. Và Quý I năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 100.000.000.000 đồng.
Do vậy nguồn vốn để đầu tư cho TSCĐ của Công ty cũng không gặp nhiều khó khăn do tăng vốn điều lệ đã được tiến hành nhiều lần. Đây cũng là điều kiện thuận lợi của Công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Để cho quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi thì Công ty cũng đầu tư nhiều loại TSCĐ khác nhau: Nhà cửa kiến trúc, nhà điều hành, văn phòng, nhà phục vụ công nhân viên... Các máy móc thiết bị thì công: Máy bắn bê tông, pa lăng, máy hán, máy cắt thép, máy phát điện. Phương tiện vận tải: có xe tải, xe kéo trọng tải lớn...vv cùng với nhiều thiết bị, dụng cụ khác.
Qua bảng số liệu ta thấy: TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng lớn trong TSCĐ của Công ty. Cụ thể qua các năm tỷ lệ này đều chiếm triên 70% trong khi đó TSCĐ vô hình chiếm tỷ lệ rất nhỏ chưa đến 1% trong tổng TSCĐ. Như chúng ta đã biết TSCĐ vô hình chủ yếu chính là giá trị thương hiệu của Công ty, trong bốn năm qua thì giá trị này cũng có biến đổi không đồng đều nhưng năm 2008 thì có sự tăng lên. Điều này khẳng định thương hiệu của Công ty đã được xây dựng đã có sự biết đến và có ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực xây dựng. Nhưng Công ty cần cố gắng hơn để tạo lập uy tín và thương hiệu mà Công ty đã đề ra.
Bảng 2.5: Cơ cấu tài sản cố định
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Sô tiền
%
Sô tiền
%
Sô tiền
%
Sô tiền
%
TSCĐ hữu hình
55.506
88,03
82.142
86,49
77.673
71,19
81.693
73,46
TSCĐ thuê tài chính
0
0
0
0
0
0
0
0
TSCĐ vô hình
450
0,71
425
0,44
400
0,36
538
0,48
Chi phí xây dựng dở dang
7.104
11,26
12.395
13,07
31.031
28,45
28.965
26,06
TSCĐ
63.060
100
94.962
100
109.104
100
111.196
100
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005 – 2008 Công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai
Tài sản cố định hữu hình của Công ty qua các năm tăng giảm không đều năm 2006 tài sản có mức tăng và giá trị là lớn nhất là 82.142 triệu đồng chiếm 86,49% trong TSCĐ. Nhưng đến năm 2007 thì giá của tài sản cố định hữu hình lại giảm xuống đạt giá trị 77.673 triệu đồng, tiếp tực năm 2008 thì TSCĐ hữu hình lại tăng lên 81.693 triệu đồng. Sự biến động này là do trong năm 2007 Công ty đã thanh lý một số thiết bị không còn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, và đến năm 2008 để đáp ứng cho nhu cầu một số dự án lớn Công ty đã ký kết công ty đã mua săm thêm thiết bị cần thiết.
Qua bốn năm 2005 đến 2008 thì Công ty không phải đi thuê tài chính điều này cho thấy Công ty được trang bị đầy đủ về mặt máy móc để đáp ứng tốt nhất cho việc sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty lại vẫn còn chiếm tỷ lệ cao và nó tăng dần qua các năm. Cụ thể là năm 2005 chi phí này chỉ chiếm 11,26% trong TSCĐ nhưng năm 2006 tăng lên 13,07% và năm 2007, 2008 lần lượt là 28,45% và 26,06% một tỷ lệ khá cao. Điều này cho thấy Công ty còn nhiều công trình đang tiến hành xây dựng, thời gian xây dựng kéo dài. Với những công trình kéo dài Công ty không có chính sách quản lý TSCĐ phù hợp thì rất dễ dẫn đến tình trạng sử dụng không hiệu quả tài sản cố định và thất thoát tài sản.
Công tác quản lý tài sản cố định
TSCĐ của Công ty được quản lý chặt chẽ cả về giá trị và hiện vật, và do phòng kỹ thuật, đội thi công và phòng tài chính kế toán thực hiện.
Về mặt giá trị: Được quản lý bởi phòng tài chính kế toán của Công ty, phòng tài chính kế toán sẽ thể hiện giá trị qua các con số hàng tháng trích khấu hao tài sản theo luật định và cập nhật liên tục giá trị còn lại vào số sách của tài sản.
Về mặt hiện vật phòng kinh tế kỹ thuật sẽ có những sổ sách ghi chép về quá trình sử dụng, tình trạng hoạt động của máy móc. Kết hợp với kế hoạch công việc từ đó có phương án điều phối, điều độ các vật tư, thiết bị hợp lý nhất. Công tác theo dõi nắm vững nắng lực máy móc, phương tiện thi công, kết hợp giữa các công trình đề có thể kịp thời báo cáo lên cấp trên khi cần sửa chữa, nâng cấp, cải tiến, thay thế các bộ phận chi tiết... máy móc để thiết bị được kịp thời và kinh tế nhất.
Đội công nhân vận hành máy, thi công là người trực tiếp tiếp xúc với công việc họ hiểu rõ về thiết bị, cùng kết hợp với tổ trưởng đốc công báo cáo các sự cố, thiếu hụt khi thi công để cho công tác điều độ sản xuất được nhanh chóng kịp thời nhất.
Như vậy, thông qua việc quản lý của phòng kinh tế kỹ thuật và tài chính kế toán, mọi TSCĐ sẽ được quản lý chặt chẽ cả về mặt số lượng và giá trị luôn đảm bảo cho yêu cầu sản xuất và thi công trong toàn công ty được thông xuốt và liên tục.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
TSCĐ là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp nó phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của Công ty. Nó là nhân tố ảnh hưởng tới sản phẩm làm ra, quyết định thời gian và giá thành sản phẩm. Nếu TSCĐ của Công ty được đảm bảo được sự hiện đại về công nghệ, đầy đủ cho sản xuất đây là một ưu thế nó làm tăng năng xuất lao động giảm giá thành sản phẩm, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp, tạo ra nhiều lợi nhuận, làm cho Công ty không ngừng phát triển. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh là rất quan trọng đối với Công ty.
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005 – 2008
(TSCĐ bình quân là bình quân của nguyên giá TSCĐ có ở đầu kỳ và cuối kỳ với khấu hao luỹ kế cuối kỳ trước chuyển sang)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ(sức sản xuất của tài sản cố định): có sự biến thiên không đồng đều qua các năm. Ta thấy, năm 2005 thì hiệu suất sử dụng TSCĐ là 4,25025 có nghĩa là một động TSCĐ thì tạo ra 4,25025 đồng doanh thu thuần. Nhưng đến năm 2006 thì hệ số này giảm 0,08 đồng đạt 4,16653 đồng, tương ứng mức độ giảm là 12%. Tiếp tục đến 2007 hiệu suất này cũng giảm nó chỉ đạt 3,8684 đồng doanh thu trên một đồng TSCĐ bỏ ra, giảm so với năm 2006 là 0,298 đồng tương ứng với mức giảm là 7,1%. Nhưng đến năm 2008 thì hiệu suất này lại tăng lên 16% đạt 3,92941 đồng doanh thu trên một đồng TSCĐ bỏ ra.
Tóm lại, trong bốn năm vừa qua thì hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2005 đạt giá trị lớn nhất nhưng nhìn một các tổng thể thì hệ số vẫn còn thấp các năm đều duy trì dưới con số 5 và cụ thể năm 2005 đạt giá trị cao nhất chỉ đạt 4,25025 đồng. Điều này cũng phản ánh đúng sự biến động của TSCĐ trong bốn năm vừa qua năm 2005 và năm 2006 Công ty đã khai thác sử dụng được hết các công suất của TSCĐ nên hiệu suất đạt được là mức cao nhất. Năm 2007 và năm 2008 thì Công ty có tiến hành thanh lý và và mua sắm TSCĐ nên hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh không cao và có thể phát huy trong những năm tới.
Hàm lượng tài sản cố định: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị TSCĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số này là khá cao điều này cho thấy công tác quản lý TSCĐ của Công ty chưa đạt được sự tối ưu. Qua các năm thì để tạo ra một đồng doanh thu thì phải cần tới 0,23 đến 0,2258 đơn vị tài sản. Ta có thể hiểu có điều này là do năm tài sản sử dụng lâu nên hàm lượng tài sản cố định chiếm tỷ lệ lớn để tạo nên doanh thu. Trong năm 2008 với một số đầu tư cho tài sản và hứa hẹn mang lại hiệu quả trong những năm sắp tới.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ( Sức sinh lợi của TSCĐ ): cho biết với mỗi đơn vị TSCĐ khi đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm đều tăng. Cụ thể như năm 2006 tăng so với năm 2005 là 0,033 đồng và đạt giá trị là 0,09148 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng TSCĐ bỏ ra. Năm 2007 thì hiệu suất này đạt 0,17665 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng tài sản bỏ ra tăng 0.0852 đồng so với năm 2006 tương đương mức tăng tương đối là 93,1%. Tiếp năm 2008 thì hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty tiếp tục tăng đạt giá trị tuyệt đối là 0,27605 đồng lợi nhuận sau thếu trên một đồng tài sản, tăng hơn so với năm 2007 là 0,0994 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 56,3%. Có thể nói Công ty đã có những chiến lược sử dụng tài sản cố định hợp lý. Cho dù hiệu suất sử dụng tài sản cố định có sự suy giảm, nhưng nó không có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ. Hiệu suất này vẫn tăng đều qua các năm cùng với sự tăng trưởng về mặt giá trị của tài sản cố định. Ta có thể khẳng định được công tác sử dụng tài sản cố định của Công ty là vẫn tốt, kết hợp với việc giảm các chi phí không cần thiết ở các khâu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, cộng với sự thanh lý và mua sắm các thiết bị mới cho Công ty đã làm phù hợp hơn với sản xuất mới. Và nó giúp Công ty hoạt động tốt hơn trong những năm tới.
Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể thấy được công tác quản lý tài sản cố định của Công ty là có hiệu quả. Các chỉ tiêu vẫn duy trì ở mức cho phép, đặc biệt khi Công ty hoạt động trong một ngành có nhiều đặc thù. Công ty đã biết tận dụng lượng máy móc, thiết bị tạo ra những lợi thế xây dựng cho mình một uy tín nhất định trong ngành, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng. Để Công ty duy trì và phát triển hơn nữa thì Công ty vẫn cần chú trọng công tác quản lý tài sản, luôn luôn đổi mới công tác quản lý sao cho hiệu quả sử dụng đạt được là kinh tế nhất. Chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý cán bộ quản lý và vận hành máy móc, nâng cao khả năng sáng tạo trong công việc. Do vậy vấn đề đạt ra với ban lãnh đạo và quản lý luôn đảm bảo sự phối hợp nhịp nhành giữa các yếu tố với nhau để hiệu quả đạt được là tốt nhất.
Phân tích tình hình sử dụng tài sản lưu động tại công ty
Công tác quản lý tài sản cố định
Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Trong năm 2005 tài sản lưu động chiếm 69,9% và trong năm tiếp theo là 65,5% , năm 2007 là 71,7% và năm 2008 là 74,7%. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty.
Như đã nêu ở trên tài sản lưu động là nhưng tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh, thưởng thể hiện ở các bộ phận như: Tiền mặt, phải thu khách hành, hàng tồn kho, và các chứng khoán thanh khoản cao. Đối vơi Công ty việc quản lý các loại tài sản cố định này rất quan trọng. Vì ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, mục tiêu của Công ty.
Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản lưu động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai
TSLĐ của Công ty bao gồm: Tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác. Trong đó thì các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị TSLĐ. Qua bảng số liệu ta thấy các khoản phải thu của Công ty qua các năm được hạn chế dần và nó chiếm càng ít trong tổng TSLĐ, cụ thể như năm 2005 thì nó chiếm tới 38,34% thì đến năm 2006 chỉ còn chiếm 28,14% và hai năm 2007, 2008 chỉ cón chiếm 23,56%, 21,81%, Công ty đã nhận thấy việc để cho các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ là không tốt cho Công ty. Công ty đã có chính sách để hạn chế lượng tiền bị chiếm dụng này và làm cho lượng tiền này được giảm qua các năm, tận dụng số tiền thu được đưa vào quá trình luân chuyển trong quá trình kinh doanh.
Lượng hàng tồn kho của Công ty tăng giảm không đều. Năm 2006 tăng nhưng đến năm 2007 thì lại giảm và chiếm tỷ trọng cao nhất vào năm 2008 là 70,84% trong tổng TSLĐ. Lượng hàng tồn kho này cũng có thể cho doanh nghiệp, việc dự trữ giúp cho doanh nghiệp trước những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu, nhưng việc dự trữ cũng làm cho doanh nghiệp mất một khoản chi phí về lưu kho và bảo quản. Do vậy doanh nghiệp cần phải tìm được những nhà cung cấp cho Công ty về nguồn cung giá cả ổn đinh, hạn chế được lượng hàng tồn kho trong TSLĐ giảm được chi phí. Nhưng nhìn chung về tổng TSLĐ qua các năm đều tăng đều qua các năm. Nó cũng phản ánh đúng về tình hình Công ty trong nhưng năm vừa qua với nhu cầu về lượng vốn cho sản xuất.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Do TSLĐ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản của Công ty cho nên Công ty cần hết sức chú trọng công tác đánh giá hiệu quả của công tác quản lý qua từng năm. Để tài sản lưu động phát huy tốt nhất trong quá trình kinh doanh của Công ty thì Công ty cần có chính sách đúng đắn để duy trì tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành lên TSLĐ.
Để xem xét hiệu quả sủ dụng tài sản lưu động ta sẽ phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của Công ty.
Bảng 2.8: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty
( Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bánh/ Tồn kho bình quân)
Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Cụ thể trong năm 2005 số vòng quay hàng tồn kho luân chuyển được 2,62 vòng. Năm 2006 thì luân chuyên được 2,58 vòng giảm xấp xỉ 0,04 vòng so với năm 2005 giảm tương đương với 1,35%. Đến năm 2007 thì số vòng quay đạt được là 2,1 vòng giảm so với năm 2007 là 0,48 vòng tương ứng mức giảm là 18,45% về số tương đối, trong năm 2008 thì vòng quay giảm 0,45 vòng đạt 1,65 vòng tương ứng mức giảm về số tương đối là 21,73%. Nguyên nhân của việc giảm số vòng quay hàng tồn kho này là do tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng tồn kho bình quân. Và giá trị vòng quay của công ty chỉ đạt 1,65 đến 2,62 vòng cũng là do đặc điểm kinh doanh của Công ty. Các khoản chi phí vốn, hàng tồn kho có giá trị lớn. Khi các sản phẩm được hoàn thành thì được bàn giao lại cho chủ đầu tư, không phải mất chi phí cho việc marketing, chi phí quản lý. Tuy cũng có một số sản phẩm Công ty cần quảng cáo đưa thông tin tới khách hàng nhưng sản phẩm này chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Do đó hàng tồn kho thường được bán hoặc nếu có các công trình đang thì công hoặc mới ký kết thì sẽ được chuyển qua để tiếp tục sử dụng. Chỉ tiêu này còn cho thầy các hoạt động của Công ty là khá ổn định, khoảng thởi gian công tiến hành công tác dự trữ hay thanh lý đều đặn và không có nhiều thay đổi.
Bảng 2.9: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân
Đơn vị tính: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 – 2008 công ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai
Tổng số ngày trong kỳ = 360 ngày
Kỳ thu tiền bình quân: cho biết số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu, chỉ tiêu này được tính bằng.
Trong đó:
Qua bảng số liệu ta thấy kỳ thu tiền bình quân có sự tăng giảm xen lẫn nhau từ năm 2006 đến năm 2008.
Cụ thể, năm 2006 cần 66,711 ngày để thu các khoản phải thu. Sang đến năm 2007 thì chỉ cần có 65,08 ngày đã giảm đi 1,631 ngày so với năm 2006 tương đương với mức giảm số tương đối là 2,45%. Mặc dù kỳ thu tiền bình quân có giảm nhưng số giảm là còn quá ít. Năm 2008 thì kỳ thu tiền bình quân đạt 78,663 ngày tăng lên so với năm 2007 là 13,584 ngày tương đương với tốc độ tăng là 20,87%. Nguyên nhân việc tăng giảm không đều này là do vòng quay phải thu cũng có sự biến đổi không đều trong ba năm. Trong năm 2007 thì vòng quay có sự tăng lên từ 5,396 của năm 2006, 5,532 của năm 2007. Nhưng đến năm 2008 thì giảm xuống đạt 4,576 giảm so với năm 2007 là 17,27%, sự thay đổi không đều này có tác động tới kỳ thu tiền bình quân. Mà như chúng ta đã biết kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì càng có lợi cho doanh nghiệp, kỳ thu tiền bình quân nhỏ nó phán ánh tính thanh khoản tốt tài sản lưu động. Do vậy để giảm được số ngày thu tiền bình quân trong năm tới Công ty cần có biện pháp nâng cao doanh thu bán hàng và bình ổn các khoản phải thu.
BẢNG 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sủ dụng tài sản lưu động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động (vòng quay TSLĐ) chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng TSLĐ vào tham gia kinh doanh thì nó tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng TSLĐ của Công ty có chiều hướng giảm. Năm 2006 cứ một đồng TSLĐ thì tạo ra được 1,763 đồng doanh thu, thì đến năm 2007 thì số doanh thu được tạo ra chỉ còn đạt 1,397 đồng giảm 0,366 đồng tương đương với tốc độ giảm là 20,8%. Đến năm 2008 thỉ hiệu suất tiếp tục giảm từ 1,397 đồng xuống còn 1,032 đồng doanh thu trên một đồng TSLĐ bỏ ra tương ứng với mức giảm là 26,1%. Tốc độ suy giảm ngày càng tăng điều này cho thấy trong hoạt động kinh doanh công ty có gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng về doanh thu chậm hơn tốc độ gia tăng của TSLĐ, theo ban, điều này làm cho chỉ tiêu này giảm đi. Trong năm 2007 và năm 2008 công ty cũng tiến hành triển khai xây dựng dự án lớn và các dự án này đang ở trong giai đoạn thi công, và đang hoàn thành nên TSLĐ cần cho sản xuất lớn và doanh thu chưa thể thu về được điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của TSLĐ, nó có thể được cải thiện trong nhưng năm tới.
Mức đảm nhiệm tài sản lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để đạt được mỗi đơn vị doanh thu thuần công ty cần sử dụng bao nhiêu đơn vị tài sản lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng có lợi cho Công ty. Trong năm 2006 để đạt được một đồng doanh thu thì cần tới 0,567 đồng TSLĐ. Sang năm 2007 thì để làm một đồng doanh thu cần 0,761 đồng TSLĐ tăng lên 0,149 đồng so với năm 2006 tương đương với tốc độ tăng là 26,2%. Đến năm 2008 thì chỉ số này tiếp tục tăng lên đạt 0,969 đồng tài sản lưu động tăng so với năm 2007 là 0,253 đồng tương đương với mức tăng là 35,3%. Ta thấy chỉ số trên của Công ty tăng dần qua các năm, điều này cho thấy chi phí tài sản lưu động trong một đơn vị doanh thu là cao, đặc biệt là năm 2008 khi chỉ số này đặt 0,969 đồng. Một con số khá cao, điều này chứng tỏ công tác quản lý tài sản lưu động của ty trong nhưng năm nhưng năm gần đây có dấu hiệu đi xuống. Vấn đề đặt ra cho Công ty cần xem xét lại các khâu trong công tác quản lý từ đó có thể biết chính xác khâu nào còn yếu kém để có điều chỉnh kịp thời. Nó đặc biệt quan trọng khi mà việc quản lý ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ phản ánh mỗi đơn vị TSLĐ đem lại bao nhiêu lợi nhuận sau thuế, chỉ tiều này càng cao càng tốt đối với Công ty. Nhìn chung thì hiệu quả trên của Công ty qua các năm đều tăng trưởng hơn so với năm trước. Cụ thể trong năm 2006 một đơn vị TSLĐ tạo ra là 0,039 đồng đơn vị lợi nhuận sau thuế, Nhưng đến năm 2007 một đơn vị TSLĐ tạo ra được 0,064 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 64,8% so với năm 2006, sang năm 2008 thì tiếp tục tăng lên là 0,073 tăng so với năm 2007 là 0,009 đồng tương đương với tốc độ tăng 13,7%. Chỉ tiêu tăng đều qua các năm nhưng chỉ tiêu này của Công ty còn thấp, Công ty cần cải thiện trong nhưng năm tới. Để làm được điều này Công ty cần quan tâm hơn tới công tác quản lý, sử dụng tài sản lưu động trong nhưng năm tới để đạt được hiệu quả trong những năm tới.
Qua các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy việc quản lý sử dụng tài sản lưu động của Công ty là khá tốt có chỉ tiêu tăng, có chỉ tiêu giảm nhưng các chỉ tiêu cơ bản đều tăng và duy trì ở mức cho phép. Nhưng về mặt giá trị thì các chỉ này còn hơi thấp, và chưa được hiệu quả về mặt tài chính. Do đó Công ty cần tìm ra những nguyên nhân và đưa ra nhưng giải pháp kịp thời để cải thiện được hiệu quả sử dụng trong nhưng năm tới.
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty
Trên thực tế bất kỳ một vấn đề nào cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố mỗi một yếu tố có những tác động khác nhau. Và hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cũng thế. Yếu tố quản lý tài sản có thể chịu nhiều yếu tố như con người, kế hoạch và chính sách sử dụng, tài chính...vv. Ta có thể xét một số tác động chính tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty như sau:
Nhân tố con người
Con người là một yếu tố quan trọng trong một tổ chức, đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh con người luôn là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được. Con người sẽ định hướng, lên kế hoạch, sẽ thực hiện các kế hoạch từ đó xây dựng và phát triển tổ chức doanh nghiệp của mình. Đối với công tác quản lý tài sản của Công ty con người cũng có vai trò rất quan trọng, từ việc lên kế hoạch mua sắm, quản lý, đào tạo tay nghề, lập kế hoạch phân phối sử dụng thì con người luôn đóng vai trò chủ đạo và ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Do vậy việc thường xuyên nâng cao kiến thức quản lý, trình độ tay nghề cho người quản lý, lao động là quan trọng và cần phải được tiến hành thường xuyên. Ngược lại nếu không đảm bảo duy trì được một đội ngũ cán bộ quả lý, sử dụng tốt thì hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty sẽ không hiệu quả và đạt lợi ích kinh tế tốt nhất.
Kế hoạch kinh doanh của công ty
Đây là một nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Đặc biệt trong nhưng năm sắp tới với những mục tiêu phát triển của Công ty trong những năm tới. Việc đề ra được một kế hoạch kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn, cân đối được các dự án Công ty đang triển khai, tiết kiệm được chi phí. Quản lý tốt hơn công tác khấu hao các tài sản cố định của Công ty trong từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Tài chính quyết định tới việc trang bị tài sản cho doanh nghiệp. Nếu có được tiềm lực tài chính tốt Công ty đầu tư cho mình những máy móc hiện đại và nâng cao được khả năng trúng các gói thầu lớn. Công ty cũng đã tiến hành cổ phần được khá lâu nên có lượng vốn cổ phần tương đối lớn. Đây cũng là một lợi thế giúp Công ty có thể chủ động trong việc đầu tư mua xắm tài sản để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Các nhân tố kết quả hoạt động kinh doanh( doanh thu, lợi nhuận )
Có thể nói kết quả hoạt động kinh doanh chính là nhân tốt phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty. Ở trên ta cũng đã phân tích chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để thấy được tác động của hai yếu tố này với việc quản lý tài sản của Công ty. Công tác sử dụng tài sản ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty thông qua số lượng sản phẩm được sản xuất ra, chất lượng, giá cả các sản phẩm dịch vụ. Do vậy thì Công ty không chỉ coi trọng công tác quản lý mà còn phải đảm bảo sao cho không ảnh hưởng tới chi phí trong Công ty.
Ngoài ra cũng còn nhiều nhân tố tác động tới công tác quản lý của Công ty như là trình độ trang bị sản xuất, yếu tố thông tin…vv cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản của Công ty
Đánh giá chung
Là một đơn vị thành viên của tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. Trong những năm qua Công ty đã được sự quan tâm của Bộ xây dựng và sự chỉ đạo sâu sát Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai đã vươn lên trong lĩnh vực xây dựng, Công ty đã tạo lập cho mình một uy tín và đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp. Với hơn 2000 cán bộ công nhân viên, Công ty đã và đang tham gia thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông…trọng điểm trong phạm vi toàn quốc. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và được nhà nước khen thưởng và các giải thưởng khoa học công nghệ.
Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công Ty CPBT & XD Vinaconex Xuân Mai
Theo bảng số liệu ta thấy.
Đầu tiên vê giá trị sản lượng của Công ty. Ta thấy giá trị sản lượng qua các năm đều tăng lên so với nhưng năm trước đó. Năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 111.014 triệu đồng tăng 143,7% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì tổng giá trị sản lượng tăng lên là 394.729 tăng so với năm 2006 là 70.452, tăng 119,3%. Tiếp tục trong năm 2008 giá trị sản lượng tăng so với năm 2007 là 63.960 triệu đồng tăng 114,7%. Giá trị sản lượng liên tục tăng nhưng trong năm 2007 và năm 2008 tốc độ tăng trưởng là có sự giảm xút không bằng so với năm 2006 đây không hẳn là điều đang ngại khi nền cả nền kinh tế có sự đi xuống đặc biệt sau cuộc khủng hoảng năm 2008, công ty cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng nhất đinh. Việc giữ được tăng trưởng như trên nói lên sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong Công ty để đảm bảo duy trì sự phát triển Công ty.
Doanh thu của Công ty cũng có sự tăng trưởng nhưng qua bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng về doanh thu qua các năm có sự giảm xút đi rõ rệt. Trong năm 2006 tốc độ tăng này đạt 87.771 triệu đồng so với năm 2005 tương đương với mức tăng trưởng là 136,4%. Nhưng đến năm 2007 thì tốc độ này giảm xuống chỉ đạt 119,9% về số tuyệt đối là 65.527 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 thì doanh thu đạt 432.828 triệu đồng tăng 38.099 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 109,7%. Ta thấy tốc độ gia tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ gia tăng của tổng giá trị sản lượng. Tuy nhiên để đạt được mức gia tăng như trên đó cũng là sự nỗ lực cả toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trong nhưng năm vừa qua. Nó cũng là động lực thúc đẩy của công ty.
Tổng chí phí của Công ty của Công ty bỏ ra trong năm 2005 là 32.372 triệu đồng. Năm 2006 tổng chi phí của công ty là 36.931 triệu đồng, tăng so với năm 4.559 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 114,1%. Trong năm 2007 thì tổng chi phí tăng 126% đạt 46.521 triệu đồng tăng 9.590 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2008 tổng chi phí Công ty có sự gia tăng đột biến tăng 158,4% đạt giá trị cao nhất trong bốn năm là 73.691 triệu đồng. Sự gia tăng của chi phí có nhiều nguyên nhân, do số lượng dự án thực hiện của Công ty có sự gia tăng, giá trị các công trình thực hiện cũng tăng lên. Để đảm thực hiện cho các dự án trên Công ty đầu tư khoản chí phí lớn để thực hiện. Để đảm bảo hiệu quả công ty cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí hơn. Nầng cao khả năng cạnh tranh về giá của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế Công ty gia tăng qua các năm sự gia tăng là khá cao. Trong năm 2006 và năm 2007 mức gia tăng đạt giá trị cao nhất 217,8% và 249.4% tuy tốc độ tăng cao nhưng mặt giá trị hơi thấp. Đến năm 2008 mức giá trị gia tăng đạt 168,7% nhưng về mặt giá trị là khá cao đạt 30.407 triệu đồng.
Thuế thu nhập của Công ty phải nộp cũng có sự gia tăng, sự gia tăng này cũng tăng theo thu nhập của Công ty. Đây cũng là khoản đóng góp của Công ty cho nhà nước thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty.
Tài sản bình quân của Công ty qua các năm có sự tăng lên rõ dệt đây cũng là yếu tố đặc thù của ngành xây dựng đòi hởi việc mua xắm đâu tư thiết bị phục vụ cho yêu cầu sản xuất của Công ty, đáp ứng được được các gói thầu lớn...vv cụ thể ta thấy tính tới năm 2008 thì tài sản bình quân của Công ty đã tăng hơn hai lần so với năm 2005 đạt 566.464 triệu đồng. Đây điều kiện thuận lợi của Công ty so với Công ty khác về điều kiện trang bị thiết bị công nghệ trong sản xuất. Về cơ cấu tài sản của Công ty ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty có sự tăng lên nhanh chóng so với tài sản dài hạn. Đây cũng phản ánh đúng tình hình sản xuất hiện nay của Công ty. Với nhiều dự án lớn tiến hành xây dựng từ nhưng năm trước và những dự án ký kết trong năm 2008 thì để có thể đảm bảo tiến hành sản xuất thì lượng vốn lưu động mà Công ty cần là rất lớn do vốn của Công ty không đáp ứng được và cũng do khoản bị chiếm dụng vốn của Công ty lớn nên việc đi vay để đảm bảo được nguồn vốn sản xuất trước mắt là khó tránh khỏi.
Thu nhập bình quân đầu người của Công ty trong năm 2005 là 1,605 triệu đồng/người/tháng và nó cũng tăng đều qua các năm. Năm 2006 đặt 1,822 triệu đồng. Đến năm 2007 đặt 1,872 triệu đồng và năm 2009 đạt 1,905 triệu đồng/người/tháng đây là một mức thu nhập khá cao trong lĩnh vực xây dựng. Cái quan trọng là Công ty đảm bảo được công việc và mức lương ổn định cho người lao động trong Công ty. Đây là tín hiệu tốt và là một nhần tố làm cho người lao động gắn bó và công hiến cho Công ty nhiều hơn trong những năm tới. Để làm được điều này Công ty trong nhưng năm tới cũng cần có nhiều chính sách hỗ trợ, quan tâm hơn tới người lao động.
Ta thấy, trong bốn năm vừa qua Công ty đã có sự phát triển mạnh mẽ. Một Công ty hay một doanh nghiệp nào hoạt động cũng đặt ra cho mình những mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này đòi hởi sự cố gắng của tất cả thành viên trong Công ty. Trong quá trình thực hiện mục tiêu thì Công ty cũng gặp phải một số những khó khăn thuận lợi nhất định. Doanh nghiệp cần phải tìm ra được khó khăn vướng mắc để giải quyết. Điểm mạnh cần phát huy để hoàn thành tốt mục tiêu của Công ty.
Thành công
Tài sản là tư liệu lao động của công ty, là một yếu tố quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất của công ty. Đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Do vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của Công ty có ý nghĩa thiết thực, nhận thức điều này Công ty có nhiều sự quan tâm tới công tác quản lý và đã đạt được một số thành công như sau:
Các chỉ tiều sử dụng tài sản của Công ty có sự tăng lên đó là do sự cố gắng lỗ lực của cán bộ trong Công ty.
Công ty đã đầu tư được lượng máy móc cấn thiết để phục vụ cho sản xuất, đồng thời Công ty cũng đã mở rộng quy mô cũng như lĩnh vực sản xuất của mình đê doanh thu và lợi nhuận của Công ty luôn có sự gia tăng.
Công tác kiểm kê tài sản luôn được thực hiện kịp thời, nắm bắt được tình hình tài sản Công ty để có những chính sách đúng đắn trong những năm tới.
Công suất sử dụng của máy móc cũng được nâng cao qua từng năm, kết hợp với việc có sự liên hệ cho thuê hạn chế thời gian không sử dụng.
Về cơ bản các chỉ tiêu tài sản đều có sự tăng trưởng, có nhưng chi tiêu tăng nhẹ. Tuy vậy vẫn có chỉ tiêu biến đổi không đều nhưng điều này cũng không ảnh hưởng nhiều tới công tác sử dụng tài sản của Công ty. Trong năm 2007 Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 18/3/2007 Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Hội đồng quản trị đã triển khai thành công việc tăng vốn điều lệ từ 60 tỷ lên 100 tỷ đồng, cho cổ đông là cán bộ công nhân viên, cổ đông hiện hữu, cán bộ chủ chốt, tài năng trẻ. Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu tập trung tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 20/12/2007. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán này tạo điều kiện cho Công ty trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh. Cũng nhờ việc niêm yết đã giúp Công ty có thể công khai hoạt động kinh doanh của Công ty tạo lòng tin với nhà đầu tư nên công sẽ có nhiều thuận lợi khi kêu gọi đầu tư, huy động vốn.
Trong năm 2007, Hội đồng quản trị Công ty cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư 05 dự án với tổng mức vốn đầu tư : 548,51 tỷ, bao gồm các dự án như: Dự án đầu tư thiết bị tấm sàn rỗng, với mức vốn đầu tư 4,98 tỷ đồng, dự án đầu tư 02 xe rơ mooc mức vốn đầu tư : 4,935 tỷ đồng, dự án đầu tư thiết bị thi công năm 2007: 4,895 tỷ, Dự án đầu tư Xưởng CKBTDƯL tại Chi nhánh Vĩnh Phúc với mức vốn đầu tư: 9,7tỷ đồng, Dự án đầu tư khu chung cư Ngô Thị Nhậm: 524tỷ đồng. Điều này đã khẳng định đội ngũ quản lý Công ty rất chú trọng trong công tác đổi mới trang thiết bị phục vụ thi công, quan tâm tơi chất lượng và thời gian thi công của công trình. Điều này đã tạo nên sự tin tưởng của các nhà đầu tư dành cho Công ty. Và trên thực tế Công ty đã trúng thầu nhiều Công ty trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giao thông thì có: Cầu vượt Ngã Tư Sở năm 2005-2006, Cầu vượt Bãi Cháy năm 2003-2006, Cầu vượt Sài Gòn đường Láng Hoà Lạc. Trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp: Nhà mày ASAHI INTECC Hà Nội năm 2006, Nhà xưởng Panasonic năm 2006, Nhà máy YAMAHA Motor Việt Nam 2 năm 2007, nhà máy CANON, nhà máy đá ốp lát nhân tạo cao cấp StyleStone trong năm 2008. Trong lĩnh vự dân dụng thì có các công trình lớn như: trung tâm thương mại Của Nam, trụ sở văn phòng Tổng Công ty Vinaconex được ký kết trong năm 2008... ngoài ra còn rất công trình khác mà công ty đang tiến hành thi công. Đây chính là sự khẳng định một cách thực tế nhất về lòng tin của khách hàng với Công ty và thể hiện được năng lực của Công ty, cho thấy Công ty có thể đảm nhận được các công trình có quy mô khác nhau trên cả nước.
Trong công tác thu hồi vốn Công ty nhận thấy được tầm quan trọng của công việc này. Việc đảm bảo công tác thu hồi vốn làm cho lượng vốn chiếm dụng của công ty giảm, làm cho vòng luân chuyển vốn nhanh mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Công ty, đảm bảo có thể chi trả lương và các khoản động viên anh em công nhân viên trong tổng Công ty. Do vậy lãnh đạo trong Công ty cũng hết sức quan tâm trong tác thu hồi vốn trên, ban lãnh đạo có chị đạo kịp thời để đảm bảo công tác này luôn được duy trì và đạt hiệu quả. trong năm 2007 Công ty đã thu hồi được hơn 183.253 triệu đồng. Kết quả này đã đảm bảo cho Công ty có tình hình tài chính luôn ổn định, góp phần rất lớn trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của Công ty trong những năm qua Công ty. Công ty cũng rất quan tâm tơi đội ngũ lao động của Công ty. Ngoài khoản lương là thu nhập chính cho người lao động thì Công ty cũng có khoản tiền thưởng để động viên kịp thời với những cá nhân xuất sắc trong công việc duy trì được sự phấn đấu cho Công ty. Công ty cũng đóng góp đầy đử các khoản bảo hiểm cho người lao động để người lao động yên tâm sản xuất hơn.
Về việc quản lý TSLĐ
Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai với hơn 20 năm phát triển. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu thể hiện qua sự phát triển bền vững của Công ty trong thời gian dài, mà rõ nhất là việc doanh thu và lợi nhuận của Công ty liên tục tăng.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo và lực lượng lao động đã có nhiều cố gắng trong công việc. Ngoài ra thì Công ty cũng chú trọng tới việc quản lý vốn và tài sản của Công ty sao cho việc đầu tư sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty đã đạt được một số hiệu quả nhất định:
Tài sản lưu động luôn được đảm bảo trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Không để xảy ra tình trạng dừng sản xuât vì thiếu các yếu tố đầu vào, ngay cả khi thị trường có biến động lớn về giá cả. Trong những tháng cao điểm vể tiêu thụ sản phẩm Công ty có các chủ trương dự trữ hàng, tăng ca sản xuất để đảm bảo được yếu tố cung cho khách hàng. Qua đó đảm bảo được các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đã đề ra.
Công tác bảo quản cũng đã hoàn thành tốt. Đảm bảo lượng vật tư được bảo quản tốt không bị mất mát, hao hụt trong quá trình bảo quản. Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong tổng Công ty để đảm bảo được sự hợp lý tiết kiệm chi phí thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Khi bị mất mát hao hụt Công ty cũng đã tiến hành làm rõ nguyên nhân để có những khắc phục để công tác bảo quản được hoàn thiện hơn.
Có mức duy trì hợp lý để tránh được tình trạng thiếu hụt về nguyên vật liệu, cũng như biến động giá cả nguyên vật liệu trong khoảng thời gian.
Tạo mối quan hệ với nhà cung cấp và ngân hàng để đảm bảo nguồn nguyên liệu và vốn khi Công ty có nhu cầu.
Thực hiện tốt kế hoạch nhà nước để ra không ngừng nâng cao đời sống công nhân viên.
Luôn năm chặt được tính hình cụ thể về tài sản của Công ty qua từng giai đoạn.
Tất cả những thành công trên tạo nên sự phát triển, uy tín của Công ty.
Hạn chế
Qua việc đánh giá và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty ở trên ta thấy Công ty đã có nhưng kết quả đáng kể, nhưng bên cạnh đó Công ty cũng không thể tránh khỏi những hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty.
Tổng tài sản:
Xét về các chỉ tiêu tổng tài sản ta thấy chỉ có hệ số sinh lời tổng tài sản là có sự tăng trưởng. Tuy nhiên xét về mặt hiệu quả tài chính thì giá trị đạt được là còn hơi thấp điều này do sự ảnh hưởng của việc sử dụng và quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động tác động chung tới hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
Hệ số doanh lợi và hiệu suất sử dụng tổng tài sản biến đổi theo xu hướng giảm và đạt giá trị thấp chưa hiệu quả.
Với tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định có sư hướng giảm, còn hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty có xu hướng tăng nhưng xét về mặt giá trị thì ta thấy nó còn chưa tương xứng với những gì mà Công ty hiện có. Mặc dù trong thời gian vừa qua cũng đã có rất nhiều sự đầu tư nhưng trong Công ty vẫn còn nhiều máy móc thiết bị cũ, lạc hậu do vậy cần có sự đổi mới hơn nữa để nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty.
Về cơ cấu thì tài sản cố định chỉ chiếm tỷ lệ vừa phải trong tổng giá trị tài sản, điều này do nhiều yếu tố và nó cũng đề đảm bảo cho quá trình sản xuất của Công ty.
Công tác mua sắm và quản lý TSCĐ còn nhiều hạn chế. Số tiến chi cho công tác đối mới lớn nhưng tài sản được đầu tư mua về chưa hẳn là hiện đại nhất, nó cũng có nhiều điệu không phù hợp khi vận hành trong nước do vậy khi vận hành gặp nhiều khó khăn và mất chí phí nghiên cứu và đào tạo công nhân để có thể sử dụng được là gia tăng chi phí. So với công suất thiết kế khi mua về Công ty không thể sử dụng hết được công suất máy móc nên gây ra sự lãng phí. Một số máy móc nhập ngoại nên khi bị hỏng không có đồ thay thế trong nước vì vậy phải đặt mua ở nước ngoài làm mất thời gian và tốn kém chí phí sửa chữa.
Mức tính khấu hao không hợp lý đôi khi Công ty có sự tính khấu hao ít hơn so với quy định hay là với những tài sản có giá trị thấp có thời gian khấu hao dài.
Tài sản lưu động
Hiệu quả của các chỉ tiêu chưa cao, số tài sản này bỏ ra để tạo ra doanh thu và lời nhuận là còn thấp và xét về đánh giá hiệu quả kinh tế là chưa đáng kể.
Công tác quản lý tiền và tương đương tiền đôi khi chưa cập nhật công tác dự báo nhu cầu tiền mặt chưa chính xác.
Các khoản phải thu của công ty còn nhiều đôi khi phải huy động nhiều nhân viên để đi đòi nợ làm mất thời gian công sức. Lượng vốn ứ đọng và luân chuyển bị ảnh hưởng làm cho chỉ tiêu về sử dụng tài sản lưu động chưa cao.
Công tác dự báo dự trữ còn nhiều hạn chế chưa dự báo chính xác lượng nguyên vật liệu qua từng thời kỳ sản xuất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhần đầu tiên không thể không nói đến là con người. Con người đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý tài sản. Do vậy Công ty cần có nhận thức đúng về yếu tố quạn trọng này để có nhưng chính sách trong đào tạo thu hút người lao động có năng lực.
Nguyên nhân thứ hai đó là sự đồng bộ về máy móc. Trong số lượng mày móc cửa công ty có nhiều loại xuất xứ từ những nước khác nhau và nó cũng được sản xuất ở những năm khác nhau có những máy móc được nhập về nhưng năm sản xuất ra thì từ những năm 80 của thế kỷ trước có nhưng máy thì mới nhập về do vậy hiệu quả.
Trình độ năng lực vận hành của độ ngũ công nhân cũng cần nhiều điểm hạn chế và cần được đào tạo thêm. Có một thực tế tồn tại là nhiều công nhân vận hành theo kinh nghiệm mà không có quan trường lớp đào tạo, cái khó khăn là nhiều thiết bị nhưng chủ yếu là nhập khẩu và thiết bị đặc thù không có trường lớp đào tạo nhất định do vậy quá trình mấy mò của công nhân chiếm tỷ lệ nhiều.
Cơ chế quả lý cũng có nhiêu ảnh hưởng tới hiệu quả. Một cớ chế quản lý năng động hiện đại làm sao phát huy được hết chức năng nhiệm vụ của các phòng bàn, vừa đảm bảo được quyền chỉ huy.
Nguồn nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cần đảm bảo các mối quan hệ với nhà cung ứng để có thể đảm bảo được đầu vào với giá cả ổn định. Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trong nước.
Ngoài nguyên nhân từ bên trong cũng còn những nguyên nhân ảnh hưởng từ bên ngoài. Đó là nguyên nhân khách quan.
Yếu tố cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng. Quá trình cạnh tranh gay gắt thể hiện qua việc quảng cáo, marketing, đấu thầu...vv công ty chưa có nhiều biện pháp thực sự để có thể khuyến khích thực hiện các công việc của mình.
Là Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các công trình của Công ty dàn trải trên khắp đất nước. Do vậy khi thì công Công ty cũng gặp phải một số những khó khăn nhất định như vận chuyển máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, thuê nhân công làm chi phí sản xuất có sự gia tăng.
Vốn chủ sở hữu chưa cao do vậy để huy động vốn cho việc sản xuất kinh doanh thì Công ty cũng phải đi vay rất nhiều. Việc đi vay này có những thuận lợi và những khó khăn nhất định với công ty. Khi sử dụng vốn vay Công ty có thể đáp ứng ngay lượng vốn cần thiết, nhưng Công ty phải trả một lượng chi phí vay rất lớn đặc biệt trong năm 2008 chí phí này có thời điểm lên tới hơn 20% một năm. một chi phi rất cao làm ảnh hưởng tới doanh thu của công ty.
PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CPBT & XD VINACONEX XUÂN MAI
Phương hướng kế hoạch của Công ty trong nhưng năm tới
Trong năm 2008 thì nền kinh tế thế giới cũng như là nền kinh tế Việt Nam vừa trải quả một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ trong lịch. Điều này có những ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển cũng như các mục tiêu của Công ty trong những năm sắp tới. Chính phủ với nhiều biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế nên mặc dù cũng còn nhiều khó khăn các ngành trong nền kinh tế vẫn được hưởng một số ưu đãi của nhà nước. Trong đó trong ngành xây dựng cũng có được nhiều ưu tiên nhằm khôi phục nên kinh tế. Trước sự hỗ trợ và ưu tiên với ngành Công ty cũng có được hưởng những ưu tiên nhất định do vậy Công ty cũng đã đề ra mục tiêu trong năm tới như sau:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch của Công ty trong năm 2009
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
(đồng)
Thực hiện 2008
Kế hoạch 2009
% tăng trưởng
1
Giá trị SXKD
Tỷ
609,868
668,000
109,53
2
Tổng doanh thu
Tỷ
512,585
450,000
87,74
3
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ
35,310
31,592
89,47
4
Lợi nhuận thực hiện sau thuế
Tỷ
30,407
27,240
89,58
5
Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu
%
6,8
7,02
103,23
6
Tỷ xuất lợi nhuận/ Vốn
%
35,31
29,23
82,78
Nguồn: Phòng tài chính kế toàn.
Qua bảng số liệu về các chỉ tiêu mà Công ty đặt ra trong năm 2009 ta thấy chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận của Công ty có giảm so với năm trước. Nhưng đây là những con số mà doanh nghiệp dựa vào những dự án đã ký trong năm 2008 và dựa vào tình hình kinh tế trong nước. Và để đạt được các chỉ tiêu này Công ty cần phải:
Cần có sự nỗ lực hết sức của toàn công nhân viên chức trong tổng Công ty.
Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang còn thực hiện với mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình đã đề ra.
Tiếp tực đầu tư các trang thiết bị hiện đại, đầu tư theo chiều sâu cân nhắc hiệu quả. Thanh lý các tài sản đã lạc hậu và không phù hợp với Công ty, nâng cao năng lực sử dụng quản lý thiết bị tài sản.
Tìm ký kết thêm các hợp đồng trong năm tới.
Cần đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đảm bảo không có sự tụt hậu, chú trọng công tác tuyển dụng thu hút nhưng lao động có trình độ về với Công ty.
Đổi mới doanh nghiệp.
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kế hoạch của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013
CHỈ TIÊU
Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Sản lượng
Tỷ đ
575,052
664,510
726,931
805,589
Doanh thu
Tỷ đ
499,428
554,169
606,506
674,012
Thuế nộp ngân sách
Tỷ đ
10,654
11,860
12,740
13,932
Số lượng lao động
Người
2435
2540
2730
2895
TNBQ/người/tháng
Nghìn đ
2030
2180
2290
2350
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Qua bảng số liệu thì sản lượng và doanh thu của Công ty tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ lợi nhuận Công ty và phần nộp cho nhà nước cũng tăng cao hơn so với năm trước. Các chỉ tiêu phấn đấu mà Công ty đã đề ra cũng dựa trên tiềm lực của công cũng như sự phát triển ngày càng đi lên, chứng tỏ được vị trí niền tin của công ty với khách hàng.
Yêu cầu sử dụng tài sản
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một yêu cầu cần thiêt được đặt ra trong điều kiện Công ty hiện nay. Trước tiên đó là do thực trạng sử dụng tài sản ở Công ty. Công ty đã có nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng trong quản lý tài sản Công ty còn chưa chặt chẽ, còn nhiều điểm chưa phù hợp, còn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả cao. Tuy Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng và xây lắp công trình nhưng trong những năm gần đây Công ty cũng có mở rộng kinh doanh thêm một số lĩnh vực khác như nguyên vật liệu, bất động sản...vv mỗi một lĩnh vực đều có những đặc điểm nhất định nên là có những đòi hỏi riêng trong công tác sử dụng tài sản. Ngoài ra với nhiều các dự án đang tiến hành và dự án mới của công ty nó đòi hỏi sự nâng cao năng lực sản xuất và quản lý của Công ty. Sao cho hệ thổng quản lý của Công ty hoàn thiện hơn. Cùng với sự nâng cao hiệu quả quản lý thì vận hành các tài sản cố định mới để tạo ra các sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng hơn đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Do vậy đòi hỏi sự nỗ lực và tình thần trách nhiện của ban lãnh đạo đội ngũ quản lý để có thể đảm bảo được công tác sử dụng tài sản của Công ty có thể đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Giải pháp đối với công ty
Xuất phát từ thực tế làm việc tại Công ty cũng như thông qua các số liệu nghiên cứu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong những năm gần đây. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty. Với phương trâm khai thác những điểm mạnh, các ưu điểm, thành tựu mà Công ty đã đạt được. Những hạn chế những nhược điểm tồn tại trong Công ty. Em hy vọng những ý kiến đóng góp sau đây của em sẽ giúp Công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản trong những năm tới.
Nhóm giải pháp chung
Tăng cường huy động vốn
Qua phân tích tình hình vốn của Công ty trong thời gian qua ta thấy khả năng đảm bảo về vốn của Công ty là còn nhiều hạn chế, vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh của Công ty. Để đáp ứng được nhu cầu mua sắm tài sản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của Công ty cho những năm tới. Công ty cân đa dạng hoá công tác huy động nguồn vốn. cụ thế:
Thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, mở rộng mối quan hệ để Công ty có nhiều lựa chọn các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Công ty cũng nên sử dụng linh hoạt các hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng… tuy thuộc vào từng hoạt động với nhu cầu vốn khác nhau, và từng thời điểm cụ thể của công ty.
Bảng 3.3: Lãi suất vay vốn của một số ngân hàng
Ngân hàng
Việt Nam đồng
USD
3 tháng
%
6 tháng
%
12 tháng
%
3 tháng
%
6 tháng
%
12 tháng
%
An Bình
8,80
9,10
9,40
2,10
2,30
2,80
HABUBANK
8,70
8,50
9,20
3,50
3,80
4,00
TMCP Bảo Việt
8,20
8,60
8,75
3,10
3,40
3,70
Sài Gòn Hà Nội
8,65
8,75
8,95
3,40
3,60
4.00
Đông Á
8,32
8,32
8,50
3,10
3,10
3,40
Qua bảng lãi suất trên thì ta thấy mỗi ngân hàng đều có những mức lãi suất cho vay khác nhau do vậy Công ty có thể tham khảo và lựa chọn những ngần hàng có lãi suất phù hợp với thời gian vay của mình. VD: như vay 3 tháng bằng VNĐ có ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt và ngân hàng Đông Á là hai ngân hàng có mức lãi suất thấp là 8,2% và 8,32%, vay 12 tháng thì có ngân hàng Đông Á cũng có mức lãi suất thấp là 8,5%. Việc tham khoả và lựa chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp nó giúp cho Công ty giảm chi phí cho vay làm tăng doanh thu.
Thu hút các nguồn vốn liên doanh thông qua việc góp vốn thành lập liên doanh với các đối tác nước ngoài. Việc liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước không những giải quyết được những khó khăn về vốn mà còn giúp doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với trình độ sản xuất tiên tiến, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh. của Công ty. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế.
Với việc phát hành cổ phiếu Công ty vào ngày 14/12/2007 Công ty cũng cần có những biện pháp, chính sách để thu hút vốn từ hoạt động đầu tư này. Trong những năm tới để đáp ứng được nhu cầu về vốn và phục vụ cho sự phát triển của Công ty thì việc tăng vốn điều lệ và huy động nguồn lực bên trong Công ty là rất cần thiết, Công ty cũng cần có những kế hoạch để có thể tăng được nguồn vốn của mình cụ thể như:
Bảng 3.4: Kế hoạch phát hành cổ phiếu của Công ty
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm
Cổ phiếu thường
Cổ phiếu ưu tiên
Mệnh giá
Khối lượng
Mệnh giá
Khối lượng
2010
-
-
-
-
2011
10
150.000.000
10
10.000.00
2012
-
-
-
-
2013
10
200.000.000
10
15.000.000
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng thì ta thấy việc tăng vốn chủ yếu thông qua phát hành cổ phiếu thường và khối lượng huy động có sự gia tăng theo năm, nó cũng phản ánh đúng được nhu cầu phát triển của Công ty.
Điều kiện vốn chủ sở hữu có hạn, vốn vay chiếm tỷ trọng lớn. Để đáp úng nhu cầu về đầu tư máy móc thiết bị, và hoàn thành các hợp đồng được giao. Công ty có thể sử đụng hình thức tín dụng thuê mua. Đây là một hình thức tài trợ vốn dài hạn và rất phát triển hiện nay, nhưng còn khá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thương mại. Đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng trong kinh doanh. Tín dụng thương mại cung cấp cho công ty cả nguồn vốn tài trợ dài hạn thông qua mua chịu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và nguồn tài trợ ngắn hạn thông qua mua chịu vật tư, nguyên liệu. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác đang gặp khó khăn, khai thác triệt để nguồn tín dụng thương mại giúp cho Công ty có thêm nguồn tài không nhỏ.
Công ty có thể huy động vốn từ trong nội bộ Công ty. Công ty có thể nghiên cứu và phát hành các trái phiếu dài hạn hoặc các chứng chỉ nợ để huy định vốn sản xuất kinh doanh. Ở Việt nam thì việc phát hành trái phiếu của công ty, doanh nghiệp cũng còn nhiều phức tạp. Nguồn huy động từ trái phiếu thường có hiệu quả nhưng thực hiện còn nhiều khó khăn. Công ty cần nghiên cứu và có thể đây là một yếu tố Công ty tận dụng để tăng vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh trong những năm tới.
Công ty cần phải có sự cân nhắc phù hợp tuỳ vào thời điểm, hoàn cảnh để dùng các nguồn vốn để có lợi nhất cho Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Để tài trợ cho các nhu cầu về tài sản Công ty phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau với các nguồn chi phí khác nhau. Trong thời gian qua thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ lệ chưa cao trong cơ cấu vốn. Việc đầu tư mua sắm các tài sản chủ yếu vần là do vốn đi vay. Tuy nhiên thì công tác quản lý sử dụng vốn vay của Công ty chưa cao nên lợi nhuận đem về chưa tương xứng. Do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của là rất cần thiết để giảm gánh nặng về chi phí và giảm giá cả sản phẩm.
Theo nguyên tắc vốn ngắn hạn thường tài trợ cho nhu cầu mua sắm tài sản lưu động còn nguồn vốn trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp. Vì vậy Công ty cần tiền hành kiểm tra thường xuyên việc mua bán tài sản trong Công ty để tránh các hiện tượng mua bán sử dụng sai mục đích đã đề ra, đồng thời thanh lý những tài sản không còn cần thiết với Công ty. Sử dụng tiết kiệm vốn trong các khâu sản xuất kinh doanh nhằm giảm gánh nặng vốn sản xuất với Công ty, đồi tời giảm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
Ngoài ra Công ty cũng chú ý cải thiện một số các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Thông qua các chỉ tiêu này Công ty có thể đánh giá được việc sử dụng vồn của mình từ đó có những điều chỉnh phù hợp với nguồn vốn.
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu kế hoạch trong những năm tới
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Doanh thu/Vốn
0,865
0,884
0,896
0,899
LN trước thuế/ Vốn
0,065
0,069
0,075
0,081
LN sau thuế/ Vốn
0,052
0,059
0,066
0,071
Nguồn: Phòng tài chính kế toàn
Căn cứ vào tình hình và sự phát triển của Công ty trong những năm vừa qua thì Công ty tuy vẫn có lãi nhưng hiệu quả của so với vốn của Công ty bỏ ra còn chưa cao và chưa tương xứng. Trước tình hình đó Công ty đã để ra một số biện pháp, các con số cụ thể nhằm cải thiện các chỉ số đánh giá hiểu quả sử dụng vốn của Công ty.
Thực hiện quản lý và sử dụng các khoản chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả
Đây là một yếu tố quan trọng, là một nhân tố chính cấu thành lên giá thành sản phẩm. Do vậy việc quản lý chi phí một cách tiết kiệm và có hiệu quả là điều rất quan trọng với Công ty. Quản lý có hiệu quả được các yếu tố chi phí giúp cho Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Để quản lý có hiệu quả các khoản chi phí Công ty cần thực hiện một số các giải pháp sau:
Nầng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch chi phí, dùng hình thức tiền tệ tính toán mọi chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch, xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí trong Công ty nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Tiết kiệm về chi phí lao động: Xây dựng định mức hao phí lao động phù hợp luật pháp, Thường xuyên kiểm tra định mức lao động, bảo đảm tốc độ tăng của năng suất cao hơn tốc độ tăng của tiền lương.
Tổ chức sắp xếp lại b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9394.DOC