Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình

Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình: PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xã hội hoá giáo dục đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập, là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục đào tạo đổi mới và phát triển. Sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các cơ sở đào tạo không những giúp cho giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội, mà còn tự kiểm định được toàn bộ hoạt động của mình dựa vào việc khai thác nguồn lực tiềm năng đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yếu tố thị trường sức lao động có tính quyết định đến hoạt động giáo dục đào tạo. Thị trường sức lao động sẽ góp phần quan trọng đến sự phát triển nhanh, chậm, tiến bộ, lạc hậu, thậm chí đến sự tồn tại của cơ sở đào tạo thông qua sự đòi hỏi về tính phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng của tổ chức đào tạo. Cơ sở đào tạo buộc mình phải luôn gắn kết mật thiết với nhu cầu và những biến đổi của thị trường lao động, ngược lại thị trường lao độn...

doc154 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xã hội hoá giáo dục đào tạo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình hội nhập, là yếu tố quan trọng thúc đẩy giáo dục đào tạo đổi mới và phát triển. Sự tham gia của xã hội vào hoạt động của các cơ sở đào tạo không những giúp cho giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn xã hội, mà còn tự kiểm định được toàn bộ hoạt động của mình dựa vào việc khai thác nguồn lực tiềm năng đa phương từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội để phát triển. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yếu tố thị trường sức lao động có tính quyết định đến hoạt động giáo dục đào tạo. Thị trường sức lao động sẽ góp phần quan trọng đến sự phát triển nhanh, chậm, tiến bộ, lạc hậu, thậm chí đến sự tồn tại của cơ sở đào tạo thông qua sự đòi hỏi về tính phù hợp cả về số lượng lẫn chất lượng của tổ chức đào tạo. Cơ sở đào tạo buộc mình phải luôn gắn kết mật thiết với nhu cầu và những biến đổi của thị trường lao động, ngược lại thị trường lao động cũng phải gắn kết với cơ sở đào tạo. Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, kinh phí của các cơ sở đào tạo ngoài nguồn ngân sách nhà nước cấp, phần còn lại là nguồn thu học phí, từ đóng góp của người học, từ các dịch vụ giáo dục đào tạo khác. Để giáo dục đào tạo thực sự trở thành vị trí chiến lược, quốc sách hàng đầu, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ mạnh, được ưu tiên bố trí thoả đáng, đúng mức và hợp lý. Quảng Bình là tỉnh kinh tế phát triển chậm, hàng năm phải nhận trợ cấp từ Trung ương gần 60% để cân đối ngân sách. Việc đầu tư cho giáo dục đào tạo đã được tỉnh hết sức quan tâm, tuy nhiên so với yêu cầu của sự phát triển và nhu cầu học tập của xã hội thì ngân sách tỉnh chỉ đáp ứng được một phần các điều kiện tối thiểu, cần thiết cho quá trình học tập. Trong những năm qua, thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tài chính công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nhằm huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH –HĐH, các cơ sở đào tạo thành phố Đồng Hới đã không ngừng vận động, chuyển đổi cơ chế, khai thác nguồn thu hợp lý, sử dụng nguồn thu hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Cơ chế tự chủ tài chính ra đời từ năm 2002 với Nghị định số 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ là bước đột phá, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và được phát triển cả quy mô và đối tượng áp dụng bằng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế, chậm được tháo gỡ, hiệu quá sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính còn chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 2.1.Mục tiêu chung Nghiên cứu các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn thu từ hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng của các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan để vận dụng nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính. - Phân tích đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới. - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo trong thực hiện cơ chế huy động các nguồn lực tài chính để phát triển. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu Các nội dung cơ bản về hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính. Trong quá trình thực hiện, tác giả tiến hành thu thập và phân tích số liệu của 5 đơn vị hoạt động đào tạo, tự chủ tài chính tại thành phố Đồng Hới, gồm: Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp, Trường Trung cấp Kinh tế, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp. + Phạm vi thời gian Các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài chủ yếu được thu thập trong thời gian từ năm 2004 -2008. Kết hợp giữa các định hướng, cơ chế chính sách của nhà nước và thực tiễn nghiên cứu trên cơ sở luận chứng khoa học để làm căn cứ đề xuất các giải pháp phù hợp đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm cơ bản của các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chương 3: Hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 1.1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN 1.1.1. Vấn đề tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 thì cải cách tài chính công là một trong bốn nội dung quan trọng. Hiệu quả của quản lý tài chính công vừa phản ánh năng lực của bộ máy nhà nước vừa có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các cơ quan trong bộ máy này. Chủ trương cải cách hành chính đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa các cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp. Mục đích của việc phân định này nhằm xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước đến tự chủ hoàn toàn kinh phí hoạt động. Để thực hiện, nhà nước đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 10/2002/NĐ - CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thay thế Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, tăng nguồn thu, từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP là mốc đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp và để tự chủ tài chính giải quyết một cách đồng bộ với các quyền tự chủ khác nhất là về nhân lực và về hoạt động thì Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra đời đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế tự chủ ra đời là công cụ quan trọng để quản lý các nguồn lực tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường có sự quản lý của nhà nước thì vai trò, vị trí của các đơn vị hành chính sự nghiệp ngày càng được quan tâm đúng mức. Trong từng giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cần phải có một cơ chế tài chính phù hợp để các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội. 1.1.1.1. Đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính a. Khái niệm Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán. b. Phân loại đơn vị sự nghiệp Căn cứ nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ -CP như sau: - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động); - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động sự nghiệp); - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định như vậy được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp [9]. c. Tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động * Tự chủ về các khoản thu, mức thu - Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. - Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của nhà nước. - Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ. * Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính - Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên (chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch vụ..), thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. - Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc [9]. - Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và Nghị định số 43/2006/NĐ- CP. 1.1.1.2. Đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính Theo Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2003 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Nội vụ về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu thì các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hoạt động có thu được ngân sách Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục và đào tạo có thu thực hiện tự chủ tài chính ), bao gồm: - Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các trung tâm đào tạo. - Các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường dạy nghề. - Các trường đại học, cao đẳng, các học viện.... * Tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo Căn cứ nhiệm vụ đào tạo và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên như: chi theo chức năng, nhiệm vụ đào tạo được cấp có thẩm quyền giao, chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu học phí, lệ phí và thu từ hoạt động liên kết đào tạo.... Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận đào tạo. Quá trình hoạt động, thủ trưởng được quyết định việc mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ quản lý và đào tạo của đơn vị mình. Tính ưu việt phân cấp, tự chủ rất rõ ràng của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP là cho phép phát huy quyền làm chủ của các cơ sở đào tạo về tài chính, tự khai thác nguồn thu, thủ trưởng đơn vị luôn chủ động, khẳng định khả năng thực sự khi điều hành công việc. Các cơ sở đào tạo phải lên kế hoạch chi tiêu nội bộ, tính toán kỹ lưỡng các khoản thu, chi, dự báo được tình huống, từ đó sử dụng ngân sách một cách có hiệu quả. Nhà nước cấp ngân sách ổn định trong 3 năm, nếu làm tốt, chi tiêu hợp lý có ý thức tiết kiệm thì sẽ tăng thêm thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, đơn vị được chủ động khai thác nguồn thu bằng cách liên kết, hợp tác đào tạo, tạo điều kiện cho thủ trưởng đơn vị nâng cao năng lực quản lý tài chính, điều hành nguồn kinh phí thông qua công cụ kế toán. 1.1.1.3. Nguồn tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo tự chủ tài chính a. Nguồn kinh phí do ngân sách cấp Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định rõ nguồn tài chính trong các đơn vị thực hiện tự chủ tài chính đó là nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn thu phát sinh từ hoạt động của đơn vị. - Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý trực tiếp giao trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. - Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng. - Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; - Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có). - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm; - Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kinh phí khác (nếu có) [9]. b. Nguồn thu sự nghiệp đào tạo, gồm * Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định: - Thu học phí của người học thuộc các loại hình giáo dục và đào tạo chính quy và không chính quy (hệ cấp bằng) trong phạm vi mức thu do nhà nước quy định. - Thu từ phí dịch vụ đào tạo (hệ cấp chứng chỉ). Mức thu do Thủ trưởng đơn vị quyết định phù hợp với khả năng của người hưởng dịch vụ. - Lệ phí tuyển sinh theo quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. * Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị: - Thu từ các dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước. - Thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xưởng trường, sản phẩm thí nghiệm... từ các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị, khai thác cơ sở vật chất. - Thu từ các hợp đồng khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Thu do cán bộ, giáo viên, giảng viên của cơ sở tham gia hoạt động dịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị. - Các khoản thu hợp pháp khác được để lại sử dụng theo quy định của nhà nước. Mức thu đối với các khoản thu trên do Thủ trưởng đơn vị thoả thuận trong hợp đồng với bên yêu cầu theo nguyên tắc cơ sở giáo dục và đào tạo bảo đảm bù đắp chi phí, phù hợp với khả năng người học và có một phần tích luỹ. - Thu tiền đóng góp xây dựng trường phổ thông theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Thu từ đơn vị trực thuộc để hỗ trợ hoạt động chung: Các đơn vị dự toán trực thuộc có thể trích một phần từ nguồn thu sự nghiệp để hỗ trợ hoạt động chung, tỷ lệ trích do Thủ trưởng đơn vị quyết định. - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như lãi tiền gửi ngân hàng từ các khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ... Ngoài các khoản thu sự nghiệp nêu trên, các cơ sở đào tạo được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật [4] 1.1.1.4. Các khoản chi trong đơn vị sự nghiệp đào tạo Các cơ sở đào tạo được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau: - Chi cho cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng: chi tiền lương; tiền công; tiền thưởng; phụ cấp lương; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ hiện hành. - Chi cho học sinh, sinh viên: chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng, chi cho các hoạt động văn hoá thể dục thể thao của học sinh, sinh viên. - Chi quản lý hành chính: chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, mua vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, công tác phí, hội nghị phí, thông tin liên lạc, tuyên truyền, cước phí điện thoại, fax... - Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập + Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị, vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đi thực tập... theo chương trình của cơ sở giáo dục đào tạo có thu (bao gồm cả giáo dục an ninh, quốc phòng). + Chi phí thuê chuyên gia và giảng viên trong và ngoài nước (chi tiền biên soạn và giảng bài), chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên, giảng viên của cơ sở. + Chi đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. + Chi cho công tác tổ chức tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh, sinh viên giỏi các cấp. - Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ cấp cơ sở của cán bộ, giáo viên và sinh viên. - Chi phí thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm: chi tiền lương, tiền công, nguyên nhiên vật liệu, khấu hao TSCĐ, nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng. - Chi hợp tác quốc tế: đoàn ra, đoàn vào. - Chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành. - Chi đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức trong đơn vị (không kể chi đào tạo lại theo chỉ tiêu của nhà nước). - Chi khác: trả gốc và lãi vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có); sử dụng nguồn thu sự nghiệp đóng góp từ thiện xã hội, chi trợ giúp học sinh nghèo vượt khó học giỏi, trật tự an ninh... [4] 1.1.2. Hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính 1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả - Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động nói chung và chất lượng hoạt động quản lý kinh tế - xã hội nói riêng. Hiệu quả cũng có thể được hiểu là tiêu chí đánh giá trình độ sử dụng các yếu tố của lao động, sử dụng các trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý.... để có kết quả hoạt động tốt nhất, tức là kết quả đạt mức tối đa, nhưng chi phí ở mức thấp nhất, tiết kiệm nhất. Một hoạt động được xem là hiệu quả nếu: - Kết quả và chi phí đều tăng nhưng chi phí tăng chậm hơn (hay ít hơn) so với kết quả. Hoặc kết quả và chi phí đều giảm nhưng chi phí giảm nhanh hơn (nhiều hơn). - Kết quả tăng lên trong khi chi phí giữ nguyên hoặc giảm xuống. - Kết quả giữ nguyên nhưng chi phí giảm xuống. Như vậy, muốn có hiệu quả thì kết quả đạt được phải lớn hơn so với chi phí tương ứng trên cùng một sản phẩm. Đánh giá hiệu quả nói chung không chỉ đơn giản là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về, mà đánh giá hiệu quả vì lợi ích của xã hội, vì chất lượng cuộc sống của con người. Hiệu quả chúng mang lại lợi ích là cải tạo một quá trình xã hội theo hướng tích cực, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Các nhà kinh tế đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất chung là: Các đơn vị sự nghiệp hoạt động tự chủ, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đều muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định về lao động, vốn, công nghệ, nguyên liệu... kết quả sau mỗi quá trình hoạt động so với chi phí hợp lý bỏ ra thì thu được hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, kết quả đó không chỉ biểu hiện về mặt giá trị tiền tệ, mà biểu hiện cả về mặt hiệu quả xã hội thông qua hoạt động của đơn vị. Có quan điểm cho rằng “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ tỷ lệ % tăng thêm của kết quả và phần gia tăng chi phí” [11] . Theo quan điểm này thì hiệu quả kinh tế chỉ được xét tới phần kết quả tăng thêm với phần chi phí tăng thêm mà không xem xét sự vận động của cả tổng thể gồm có cả yếu tố sẵn có và yếu tố tăng thêm. Hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí nhỏ nhất trong hoạt động đào tạo. Hiệu quả sử dụng nguồn thu không chỉ là thước đo về trình độ tổ chức quản lý mà còn là vấn đề sống còn của đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. K Công thức xác định: H = C Trong đó: - H là hiệu quả hoạt động đào tạo - K là kết quả thu được từ hoạt động đào tạo - C là chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó Từ khái niệm trên cho thấy, hiệu quả sử dụng nguồn thu phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra trong từng thời kỳ nhất định. - Bản chất của hiệu quả Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động. Có thể hiểu, kết quả hoạt động là những gì mà đơn vị đạt được sau một chu kỳ hoạt động. Kết quả hoạt động là một đại lượng có thể cân, đong, đo đếm được như lợi nhuận, doanh thu... và cũng có thể là các đại lượng phản ánh mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, thương hiệu... Riêng đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo thì kết quả hoạt động còn phản ánh đặc trưng của lĩnh vực đơn vị hoạt động, đó là tính phục vụ cộng đồng và tính phục vụ xã hội cao. 1.1.2.2. Phân loại hiệu quả Hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, thể hiện bằng các chỉ tiêu như giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận... Hiệu quả xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả mà xã hội đạt được: giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về kinh tế và xã hội, bởi vì mục tiêu phát triển kinh tế là phát triển xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội vừa có tính lý luận sâu sắc có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau, vừa là yêu cầu đặt ra đối với thực tiễn sản xuất và an sinh xã hội. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả thu được từ hoạt động của tổ chức, cá nhân, đơn vị. Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là lợi nhuận mà mỗi tổ chức, cá nhân, đơn vị đạt được. 1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả a. Nhóm nhân tố bên trong - Nguồn kinh phí hoạt động Nguồn kinh phí của đơn vị được biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản của đơn vị tham gia vào quá trình hoạt động. Nguồn kinh phí có tầm ảnh hưởng đặc biệt đối với các đơn vị, chi phối toàn bộ hoạt động tìm kiếm lợi ích. Trong điều kiện hoạt động tự chủ hiện nay, việc tạo lập, khai thác nguồn thu là mục tiêu của đơn vị, muốn vậy việc mở ra các loại hình dịch vụ, đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo để tăng nguồn thu là nhiệm vụ quan trọng mà các đơn vị đặt ra. - Nguồn nhân lực Con người vừa với tư cách là chủ thể vừa là yếu tố đầu vào của mọi hoạt động, đây là nhân tố quan trọng bậc nhất, quyết định đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Trong điều kiện CNH –HĐH hiện nay, khoa học kỹ thuật tiên tiến đã thay thế và giải phóng hao phí lao động mà con người phải bỏ ra, nhưng nó chỉ là công cụ, phương tiện để giúp con người trong hoạt động, không thay thế được con người. Nhân tố con người quyết định mọi thành công hay thất bại của đơn vị từ đội ngũ quản lý đến lực lượng giáo viên. Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao, khả năng tiếp nhận nền kinh tế tri thức xã hội để đạo tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH -HĐH đất nước, địa phương. - Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động dịch vụ Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Công nghệ là chìa khoá để làm chủ sự phát triển kinh tế - xã hội, người nắm chủ công nghệ chính là người làm chủ tương lai, làm chủ công nghệ là một đòi hỏi tất yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, công nghệ và thiết bị phù hợp sẽ quyết định đến năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, hiệu quả đào tạo, giảm chi phí..v.v.. - Tổ chức bộ máy quản lý đơn vị (Quản lý chi tiêu nội bộ, nội quy, quy chế): Trình độ tổ chức và năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của đơn vị. Trình độ tổ chức quản lý trong cơ quan, đơn vị được biểu hiện trên các mặt: - Cơ cấu tổ chức của đơn vị: việc xác định cơ cấu tổ chức cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, quy mô và khả năng quản lý của đơn vị. Một cơ cấu tổ chức hợp lý là phải tinh gọn, bao quát hết các chức năng quản lý, không bị chồng chéo và phải tiết kiệm chi phí. - Tổ chức hoạt động: tổ chức hoạt động hợp lý sẽ tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tăng sản lượng đầu ra góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. - Tổ chức phân công lao động: việc tổ chức phân công lao động khoa học, hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng năng lực, sở trường của từng cá nhân để sắp xếp vào vị trí phù hợp sẽ tạo động lực cho từng cá nhân phát triển đúng với khả năng, trình độ chuyên môn của mình góp phần nâng cao hiệu quả chung của đơn vị. - Nhân tố tính toán kinh tế: các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán kinh tế đó là mức thu nhập bình quân đầu người, quy mô hoạt động của đơn vị, quy mô của khu vực nhà nước…Việc xác định các nhân tố tính toán kinh tế chính xác sẽ giúp đơn vị xác định được những yếu tố làm tăng hiệu quả hoạt động và những yếu tố làm cản trở quá trình hoạt động để có hướng sử dụng, phát triển, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu của đơn vị. b. Nhân tố môi trường bên ngoài - Môi trường chính trị: hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều chịu ảnh hưởng bởi quan điểm, thể chế chính trị, hệ thống quản lý vĩ mô và các phản ứng của các tổ chức xã hội, quần chúng và các tổ chức khác. Các yếu tố này hoạt động, gây ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động, uy tín của đơn vị. Ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh giữ vững được coi là một trong những tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động của đơn vị. Môi trường pháp luật: luật pháp luôn phản ánh những quan điểm chính trị và xã hội, định hướng và điều chỉnh hoạt động của tổ chức, cá nhân, đơn vị. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ là chỗ dựa vững chắc tạo hành lang pháp lý cho tổ chức, cá nhân, đơn vị hoạt động. Pháp luật thường xuyên tác động lên kết quả và hiệu quả hoạt động của đơn vị, quy định hành vi hoạt động của đơn vị trong môi trường đó, có thể khai thác, tận dụng những thuận lợi, thời cơ của môi trường này để nâng cao hiệu quả hoạt động, tránh được những vi phạm pháp luật đối với đơn vị. - Môi trường văn hoá xã hội: môi trường này bao gồm truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, nhận thức, quan điểm, sự tiến bộ của xã hội… Các giá trị văn hoá thay đổi thường đem lại những sản phẩm dịch vụ mới. Môi trường sẽ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của mọi hoạt động xã hội. - Môi trường quốc tế: sự phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ của khoa học công nghệ (KHCN), phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu tạo ra nhu cầu, cơ hội và điều kiện để phát triển giáo dục đào tạo cả về quy mô và chất lượng. Toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế tạo điều kiện tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công nghệ đào tạo tiên tiến, tạo điều kiện rất thuận lợi để tìm kiếm, trao đổi, xử lý thông tin phục vụ dạy, học, nghiên cứu. Để đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn các yêu cầu của toàn cầu hoá, phát triển KHCN, kinh tế tri thức phải liên tục đổi mới theo một chiến lược nhất quán với tầm nhìn rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh; đáp ứng nhu cầu KT-XH của quốc gia hay địa phương và cung cấp cho người đào tạo kiến thức phù hợp với thời đại và đòi hỏi của thị trường.  - Môi trường kinh tế: thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động của đơn vị. Nhân tố để phân tích đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp. Vì các yếu tố trên tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động cũng khác nhau nên phải dự báo, đánh giá được mức độ tác động tốt hay xấu của từng yếu tố đến hoạt động của đơn vị mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội, có thể là nguy cơ nên tổ chức, cá nhân, đơn vị phải có phương án xử lý kịp thời khi các tình huống xảy ra. 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo Việc xác định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị là hết sức quan trọng, muốn đánh giá được hiệu quả hoạt động cần phải có định mức, chỉ tiêu. Thực tế cho thấy việc phân tích đánh giá hiệu quả không thể sử dụng chỉ tiêu riêng biệt mà phải dựa vào hệ thống các chỉ tiêu. Hệ thống chỉ tiêu này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Thông qua hệ thống chỉ tiêu, phản ánh được một cách toàn diện các khía cạnh khác nhau, các mặt cơ bản của hiệu quả hoạt động. Việc xem xét hiệu quả sử dụng nguồn thu cũng dựa vào hệ thống chỉ tiêu trên và phải đáp ứng được các yêu cầu: - Phản ánh đầy đủ hoạt động tại đơn vị. - Bảo đảm được tính so sánh giữa các chỉ tiêu. - Là một hệ thống chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp và chỉ tiêu đánh giá từng mặt hoạt động. - Chỉ tiêu mang tính thiết thực phục vụ yêu cầu nghiên cứu hiệu quả của đơn vị. - Phù hợp với trình độ tính toán thống kê trong các giai đoạn phát triển nhất định có tính khả thi cao. 1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp Chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động có thể là các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận hoặc chi phí được tính theo 2 cách: - Tính theo dạng hiệu số: theo cách này hiệu quả hoạt động được tính bằng cách lấy kết quả đầu ra trừ đi toàn bộ chi phí đầu vào. Hiệu quả sử dụng nguồn thu = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như số học sinh ra trường, nguồn thu từ hoạt động đào tạo, chênh lệch sau khi trừ mọi chi phí. Chi phí đầu vào bao gồm lao động, đối tượng lao động, nguồn kinh phí hoạt động… Phương pháp tính này đơn giản, thuận lợi nhưng không phản ánh hết chất lượng cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị. Mặt khác theo cách tính này không thể so sánh hiệu quả hoạt động giữa các bộ phận, các lĩnh vực đào tạo, không thấy được sự tiết kiệm hay lãng phí trong lao động xã hội. - Tính theo dạng phân số Hiệu quả sử dụng nguồn thu = Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào Phương pháp tính này đã khắc phục được những nhược điểm của cách tính dạng hiệu số. Tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn thu một cách toàn diện. Tiêu chuẩn hiệu quả tốt nhất của các chỉ tiêu trên là giá trị bình quân đạt được của từng lĩnh vực trong thời kỳ đánh giá. 1.1.3.2.Hệ thống chỉ tiêu chi tiết Để đánh giá được hiệu quả sử dụng nguồn thu hay là việc quản lý hiệu quả các khoản chi từ nguồn thu của đơn vị là việc đánh giá các yếu tố cấu thành nguồn thu và nhiệm vụ chi của đơn vị, đó là: con người, tài sản cố định, nguồn kinh phí hoạt động, số học sinh… Muốn vậy, cần phân tích và đánh giá chi tiết các yếu tố, các lĩnh vực hoạt động mang lại nguồn thu cho đơn vị. * Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Lao động là nhân tố quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu cho đơn vị. Số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và sử dụng nguồn thu. Việc sử dụng lao động tốt là điều kiện để tăng năng suất lao động. Hiệu quả sử dụng lao động được thể hiện bằng chỉ tiêu năng suất lao động, mức sinh lời của lao động. Chỉ tiêu năng suất lao động tính theo kết quả nguồn kinh phí thu được của đơn vị trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh theo chu kỳ (tháng, quý, năm), một lao động tạo ra được bao nhiêu doanh thu. Năng suất lao động ở đây được tính trong phạm vi đơn vị chứ không phải năng suất xã hội. Thu nhập bình quân tăng thêm trong kỳ nghiên cứu (triệu = đồng/người/năm) (W) (Tổng thu - Tổng chi phí) - ( Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp + Quỹ khen thưởng + Quỹ phúc lợi) (TR) Tổng số cán bộ, viên chức, người lao động (L) *Hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí Sức sản xuất của nguồn kinh phí hoạt động (HDT/vHĐ) = (lần) Tổng nguồn kinh phí thu được trong kỳ (DT) Nguồn kinh phí hoạt động (VHĐ) Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng kinh phí bỏ ra để hoạt động của đơn vị trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1000 đồng kinh phí bình quân tham gia hoạt động đào tạo thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng tăng thêm . * Hiệu quả sử dụng chi phí + Hiệu suất sử dụng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí (Hcp) (%) = Tổng nguồn kinh phí thu được trong kỳ (DT) x 100 Tổng chi phí (Tcp) + Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương (HCPTL) = (%) Tổng nguồn kinh phí thu được trong kỳ (DT) x 100 Tổng chi phí tiền lương (TCPTL) * Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội - Tạo nguồn thu cho ngân sách Nguồn kinh phí thu được từ hoạt động đào tạo của đơn vị được phản ánh vào ngân sách nhà nước, nhà nước có trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động thu chi của đơn vị để bổ sung hoặc cắt giảm ngân sách đảm bảo cho hoạt động của đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Vì vậy, hoạt động của đơn vị tạo ra nguồn thu chính đáng, hợp pháp sẽ làm giảm gánh nặng cho NSNN trong điều kiện ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang gặp nhiều khó khăn, thu không đủ chi. Tạo việc làm cho người lao động Khi thực hiện cơ chế tự chủ, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động hoặc tiết kiệm lao động. Việc đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo của đơn vị để khai thác nguồn thu sẽ góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng thu nhập cho người lao động Đứng trên góc độ kinh tế xã hội để đánh giá, thì việc nâng cao mức thu nhập cho người lao động đồng nghĩa với việc tăng mức thu nhập quốc dân, tăng tiêu dùng cho xã hội, tăng đầu tư xã hội và phúc lợi xã hội. Ngoài việc tạo việc làm cho người lao động, đơn vị cần phải đưa ra mục tiêu phấn đấu nâng cao mức sống cho cán bộ viên chức, tạo điều kiện cho người lao động chuyên tâm công tác và tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động. Tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội Trong điều kiện lực lượng lao động thiếu, yếu và mất cân đối như hiện nay thì việc đào tạo các loại ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội là hết sức cần thiết. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Một số quy định của Nhà nước về tự chủ tài chính và sử dụng nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp hiện nay Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ra đời là sự kế thừa Nghị định số 10/ 2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu (SNCT). Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ra đời là bước đột phá tạo ra sự năng động cho khu vực kinh tế nhà nước, loại bỏ được việc trông chờ, ỷ lại, bao cấp từ ngân sách nhà nước. Thực hiện cơ chế tự chủ, người quản lý được trao quyền chủ động trong việc điều hành hoạt động và nâng cao trách nhiệm về kết quả hoạt động, có cơ sở và chủ động đưa ra những giải pháp làm giảm chi phí hoạt động và nâng cao khối lượng và chất lượng đầu ra cung cấp cho xã hội. Tạo ra những đòn bẩy kinh tế, khuyến khích người quản lý cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động. Người quản lý được trao quyền tự chủ rộng rãi trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, tạo điều kiện trong phân bổ nguồn lực là động lực kích thích họ tiết kiệm chi phí và nâng cao kết quả hoạt động, đồng thời tăng cường chế độ khuyến khích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất của người quản lý. Thiết lập được hệ thống thông tin chính xác. Những thông tin tài chính về công việc thực hiện được công khai, chuyển dần từ kiểm soát chi phí đầu vào sang việc kiểm soát các yếu tố đầu ra và chi tiết hoá được đầu ra, từ đó tạo điều kiện cho người quản lý thấy được kết quả thực hiện để so sánh với mục tiêu và kết quả thực tế. Tách bạch rõ ràng giữa người mua và người cung cấp, đồng thời tăng cường được vai trò kiểm soát của thị trường, có trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng nguồn lực. Điểm khác biệt giữa Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP được thể hiện ở các khía cạnh sau: Nghị định số 10/2006/NĐ-CP chỉ giới hạn đối tượng ở các đơn vị sự nghiệp có thu với phạm vi điều chỉnh là chỉ trao quyền tự chủ về tài chính, được phân thành 02 loại đơn vị sự nghiệp, đó là: đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Đối với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng cho tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm: các đơn vị có nguồn thu thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội với phạm vi trao quyền tự chủ rộng hơn, đó là: về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, được phân thành 03 loại: đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời khắc phục những quy định giới hạn đang gò bó các đơn vị sự nghiệp nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng. Với những quy định mới về tự chủ tài chính của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính đã tạo điều kiện cho các đơn vị tự chủ tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động và cung cấp chất lượng dịch vụ cho xã hội ngày càng tốt hơn. 1.2.2. Tình hình thực hiện và hiệu quả sử dụng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Hoạt động sự nghiệp có đặc thù khác với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, song trước khi có Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp được quy định gần như cơ chế quản lý đối với cơ quan hành chính nhà nước, từ đó hạn chế kết quả và hiệu quả hoạt động của các đơn vị này. Tỉnh Quảng Bình đã rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có chức năng cung cấp các dịch vụ công, từ đó có cơ chế quản lý phù hợp với từng lĩnh vực, xoá bỏ tình trạng “hành chính hoá” các hoạt động sự nghiệp. Từ khi thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, mối quan hệ giữa đơn vị sự nghiệp với cơ quan hành chính nhà nước đã thay đổi theo hướng trao quyền tự chủ về quản lý biên chế, lao động, hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính cho đơn vị sự nghiệp; cơ quan tài chính không làm thay và không can thiệp vào hoạt động nội bộ của đơn vị; các đơn vị sự nghiệp đã chủ động linh hoạt tổ chức hoạt động dịch vụ để thu hút được nhiều người tham gia hưởng thụ các dịch vụ công cộng với chất lượng cao và chi phí hợp lý. Sau khi sắp xếp và phân loại đơn vị sự nghiệp trên địa bàn theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, các đơn vị sự nghiệp được khoán phần kinh phí ngân sách cấp, đồng thời tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động cung ứng dịch vụ công và được chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tuỳ theo yêu cầu hoạt động của đơn vị, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng. Ngay những năm đầu tiên thực hiện, số thu của đơn vị sự nghiệp có thu do tỉnh quản lý tăng 3-5 % so với trước khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Trong đó thu hoạt động dịch vụ tăng 4%. Tương tự, năm 2004 số thu sự nghiệp tăng 6-8% so với năm 2003. Việc tăng thu của đơn vị sự nghiệp có thu diễn ra không đều, tập trung ở một số đơn vị có khả năng cung ứng dịch vụ cho xã hội Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP đã mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, đảm bảo được cả 3 quyền tự chủ, đó là về tài chính, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và tổ chức nhân sự, khoán nhiệm vụ, dịch vụ công. Các đơn vị đã phân định được chức năng cung cấp dịch vụ công cộng, từ đó đã có cơ chế quản lý phù hợp với từng lĩnh vực, từng bước xoá bỏ tình trạng “hành chính hoá” các hoạt động sự nghiệp. Các đơn vị đã chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công; thực hiện việc kiểm soát đánh giá hiệu quả theo kết quả “đầu ra” giảm dần việc quản lý theo các yếu tố “đầu vào”. Để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ, các đơn vị đã chủ động xây dựng phương án sắp xếp bộ máy tinh gọn, giảm dần đầu mối trung gian, xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh viên chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Cho đến thời điểm 31/12/2008, toàn tỉnh có 748 đơn vị thực hiện tự chủ tài chính, trong đó có 24 đơn vị tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 155 đơn vị [27]. Các đơn vị sự nghiệp có thu (SNCT) đã cung ứng cho xã hội nhiều dịch vụ tốt với thái độ phục vụ cao hơn. Từ khi thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị chủ động trong quản lý chi tiêu và sử dụng kinh phí, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức hàng tháng trong khoảng 120.000 đồng – 350.000 đồng. Năm 2007, toàn tỉnh có 82/748 đơn vị có thu nhập tăng thêm, trong đó: số đơn vị có hệ số tăng thu nhập xấp xỉ 1 lần là 38/82 đơn vị, không có số đơn vị tăng thu nhập trên 01 lần. Trong hoạt động đào tạo, các đơn vị tự chủ về tài chính có mức thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức cao hơn từ 800 -1050 ngàn đồng/người/tháng trong giai đoạn từ 2006-2008, nguồn thu hàng năm tăng lên, một số loại hình đào tạo có nguồn thu lớn, điều đó cho thấy nhu cầu đào tạo của xã hội nói chung và Quảng Bình nói riêng ngày càng cao, quy mô đào tạo ngày càng phát triển. Nhìn chung, các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã đưa ra cơ chế hoạt động linh hoạt thông qua quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng, năng động trong khai thác nguồn thu, nâng cao năng lực quản lý sử dụng nguồn kinh phí, tạo động lực cho người lao động thông qua chính sách thu nhập. Mặc dầu vậy, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chug và thành phố Đồng Hới nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc. Trải qua hơn 7 năm thực hiện cơ chế tự chủ, từ thí điểm đến toàn diện, việc thắt chặt nguồn kinh phí ngân sách đối với các đơn vị nói chung và đối với đào tạo nói riêng đã làm cho các cơ sở đào tạo thật sự lúng túng, việc dựa vào nguồn thu, mức thu theo khung quy định của nhà nước, chậm điều chỉnh so với thực tế đã gây không ít khó khăn cho đơn vị khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ra đời đã góp phần làm giảm gánh nặng cho NSNN nhưng đã gia tăng những khó khăn, thách thức cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp đào tạo nói riêng. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1.1. Tình hình phát triển các đơn vị sự nghiệp đào tạo Năm 2008-2009, toàn tỉnh Quảng Bình có 06 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp huyện, thành phố có tham gia đào tạo nghề và trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức liên kết đào tạo và dạy nghề phổ thông cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; 07 Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thành phố và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tham gia dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đào tạo trình độ đại học tại chức, từ xa (liên kết đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo); 03 Trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) ở thành phố Đồng Hới thực hiện đào tạo trình độ trung cấp các loại ngành nghề, công nhân kỹ thuật, liên kết đào tạo theo phương thức đào tạo vừa học vừa làm, từ xa. Các trường dạy nghề cấp huyện (Lệ thuỷ, Quảng Trạch, Tuyên Hoá) và nhiều trường dạy nghề của các ngành Lao động - Thương binh - Xã hội, Đoàn thanh niên, các Hiệp hội, các trung tâm tin học, ngoại ngữ, đặc biệt là Trường Cao đẳng sư phạm đã nâng cấp thành Trường Đại học đa ngành. Hàng năm các đơn vị đã đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hàng ngàn người lao động trong độ tuổi góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Riêng thành phố Đồng Hới, năm 2004-2006 có 6 cơ sở đào tạo, năm 2007 nâng số cơ sở đào tạo lên 13 và năm 2008 mạng lưới đào tạo nâng lên 16 cơ sở. Quy mô đào tạo hàng năm ở thành phố Đồng Hới từ 10.000 đến 12.000 người, trong đó chủ yếu là công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề, tin học, ngoại ngữ, bổ sung kiến thức... Các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính như Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp, Trường Trung cấp Kinh tế, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trường Trung cấp nghề của tỉnh góp phần rất quan trọng đào tạo đại học vừa học vừa làm, đại học từ xa, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật... cho thành phố và tỉnh. Nhờ thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các cơ sở đào tạo đã tích cực khai thác và mở rộng phạm vi, quy mô, lĩnh vực đào tạo, không ngừng tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo các phương tiện học tập, thực hành. Vì vậy đã thu hút được nhiều đối tượng trong và ngoài tỉnh tham gia các khoá đào tạo, nguồn thu của các cơ sở đào tạo không ngừng tăng lên qua các năm, cơ sở vật chất không ngừng tăng trưởng, tài chính của đơn vị ngày càng vững mạnh, có tích luỹ và phát triển. Song song với việc hình thành và phát triển quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo không ngừng được nâng lên, sau các khoá học, học viên đã nắm được kỹ năng nghề, đáp ứng được yêu cầu công việc, số người tìm được việc làm chiếm 70-80%, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, xây dựng, điện, cơ khí... có thu nhập và đời sống ổn định [29]. Qua 5 năm kể từ 2004-2008, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp đào tạo trên địa bàn thành phố Đồng Hới không ngừng tăng trưởng. Kể từ năm 2004, đây là năm cuối của thời kỳ ổn định thực hiện cơ chế tự chủ tài chính áp dụng theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, sau 3 năm thực hiện chuyển đổi cơ chế (từ năm 2002-2004), các đơn vị sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp đào tạo nói riêng đã khẳng định được vai trò của mình trong việc cung ứng các dịch vụ chất lượng cho xã hội, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn về vốn, về đội ngũ, về ngành nghề đào tạo, về sự cạnh tranh thu hút người học...nhưng quy mô đào tạo ngày càng tăng, mạng lưới ngày càng được mở rộng và phát triển, điều đó cho thấy tự chủ tài chính đã mang lại hiệu quả bước đầu cho xã hội nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng. Các đơn vị đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có sự khác nhau trong phân cấp quản lý. Trường Đại học Quảng Bình trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trường Trung cấp kinh tế (TCKT), Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp (KTCNN); các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh (GDTX), huyện, thành phố do Sở Giáo dục & Đào tạo quản lý; Trường Trung cấp nghề thuộc Sở Lao động thương binh & Xã hội tỉnh, Trường Trung cấp nghề số 9 thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh. Trường Trung cấp y tế trực thuộc Sở Y tế. Mặc dầu các cấp quản lý khác nhau nhưng đều hoạt động theo quy định chung của pháp luật. Mỗi loại hình đào tạo được áp dụng quy định riêng và hoạt động dưới sự giám sát của cơ quan chuyên môn Bộ Giáo dục - Đào tạo đối với trường Đại học, Sở Giáo dục - Đào tạo đối với các đơn vị thuộc Sở quản lý, Sở Lao động Thương binh & Xã hội đối với hoạt động dạy nghề và Sở Y tế đối với hoạt động đào tạo y, dược sỹ… tất cả các đơn vị đều tuân thủ chế độ tài chính hiện hành áp dụng đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. * Về cấp độ đào tạo Theo Luật giáo dục năm 2005 thì đơn vị đào tạo bao gồm: - Trường Đại học Quảng Bình: đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học với mục tiêu giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hành cơ bản, độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. - Trường TCKT, Trường Trung cấp y tế, Trường Trung cấp KTCNN, Trường Trung cấp nghề... tập trung đào tạo học viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp và nghề ngắn hạn, dài hạn. Với mục tiêu đào tạo cho người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ khác nhau, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Dạy nghề nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. - Các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp (KTTH - HN) huyện, thành phố và Trung tâm GDTX tỉnh, thực hiện các dịch vụ liên doanh, liên kết đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp không chính quy, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo các nghề phục vụ cho nhu cầu của địa phương. * Theo mức độ tự chủ tài chính các đơn vị đào tạo thuộc thành phố Đồng Hới áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP được phân loại như sau: Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số: 56/2006 ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hầu hết các đơn vị sự nghiệp đào tạo thành phố Đồng Hới đều thuộc đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, các đơn vị có nguồn thu tương đối lớn và được ngân sách hỗ trợ một phần để hoạt động. Trước đây, khi chưa thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, mức ngân sách hỗ trợ cho đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đối với đào tạo trình độ cao đẳng, đại học là 5,5 triệu đồng/năm/học sinh và trung học chuyên nghiệp là 4 triệu đồng/năm/học sinh, nhưng chỉ đảm bảo 40-50% số học sinh trong chỉ tiêu đào tạo hàng năm. Nguồn kinh phí còn thiếu, đơn vị phải dựa vào các khoản thu học phí của người học nhưng vẫn bị khống chế trong chỉ tiêu hàng năm được giao của tỉnh. Các cơ sở đào tạo đã gặp không ít khó khăn trong việc duy trì, tăng trưởng và phát triển sự nghiệp đào tạo tại đơn vị mình. * Về ngành nghề Các cơ sở đào tạo ở thành phố Đồng Hới chủ yếu tập trung đào tạo các nghề kỹ thuật, kinh tế, cơ khí, điện, xây dựng... - Trường Trung cấp Kinh tế đào tạo trung cấp kinh tế với các chuyên ngành: kế toán, tài chính, quản trị kinh doanh... chủ yếu là hệ chính quy, ngoài ra còn liên kết đào tạo đại học tại chức ngành kinh tế. - Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp và Trường Trung cấp nghề thuộc Sở Lao động Thương binh & Xã hội đào tạo các nghề có trình độ trung cấp kỹ thuật như: Xây dựng, giao thông, tin học, điện, mộc..., các nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn như: kỹ thuật chăn nuôi, sửa chữa điện lạnh, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, sửa chữa, cơ khí các nghề ngắn hạn khác như lái xe ô tô, lái các loại máy công trình... - Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Đồng Hới chủ yếu dạy kỹ thuật (công nghệ), nghề phổ thông, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, Trung học cơ sở. 2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của các đơn vị đào tạo 2.1.2.1. Đặc điểm về ngành nghề và sản phẩm đào tạo Quảng Bình là một tỉnh kinh tế chưa phát triển, theo dự báo dân số của tỉnh thì mức tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm cả thời kỳ 2006-2010 là 1,44 % so với dân số trong độ tuổi lao động và tăng 1,54% so với số lao động tham gia hoạt động kinh tế [ 29 ], lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong tổng số lao động qua đào tạo đang tham gia hoạt động kinh tế - xã hội là 76.261 người, tập trung chủ yếu ở ngành chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu, sửa chữa cơ khí, một số ngành nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng, khách sạn, nhà hàng và đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản. Những năm gần đây do nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố Đồng Hới theo hướng cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, Đồng Hới đã xây dựng khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều nhà máy, xí nghiệp các ngành chế biến nông, lâm, hải sản, lắp ráp điện tử, xe máy, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, may mặc, đóng tàu... vì vậy ngành nghề đào tạo cũng hướng đến mục tiêu phục vụ cho định hướng đó. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành thị trường cần như quản lý du lịch thể thao, lao động thủ công mỹ nghệ, trang điểm hoá trang, nhân viên marketing, lễ tân, hướng dẫn du lịch...vẫn chưa được quan tâm đào tạo, trong lúc các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nhân lực lao động trong các ngành nghề mới mang tính đặc thù riêng trong sản xuất kinh doanh của mình. Điều đó cho thấy xã hội phát triển thêm nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhu cầu đào tạo phải đáp ứng cho yêu cầu phát triển đó, hoạt động đào tạo vẫn có cơ hội thuận lợi để tăng trưởng và phát triển mở rộng quy mô. 2.1.2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính * Về cơ sở vật chất Hiện nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 6 cơ sở sự nghiệp đào tạo chủ yếu, gồm 50 phòng học, trong đó có 15 phòng thực hành, thực tập. Nguồn vốn hình thành tài sản cố định tính đến 31/12/2008 là 49.427 triệu đồng. Các phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo các loại nghề như lái xe ô tô, vận hành máy xúc ủi, các thiết bị phục vụ cho các nghề đào tạo khác đã được quan tâm đầu tư đảm bảo cho công tác đào tạo. Năng lực thiết bị quyết định đến chất lượng đào tạo, do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ của đơn vị. Nhìn chung năng lực thiết bị trong những năm gần đây đã có sự quan tâm đầu tư thoả đáng, một số cơ sở đào tạo đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương như: Trường Trung cấp nghề, Trường Trung cấp KTCNN số cơ sở được đầu tư từ các dự án như Trung tâm KTTH - HN Đồng Hới. Tuy vậy, năng lực thiết bị so với yêu cầu đào tạo hiện nay vẫn còn những hạn chế. Một số thiết bị đã cũ, thời hạn sử dụng đã hết chưa có điều kiện để thay thế, một số đơn vị phải tận dụng tài sản hết hạn, lạc hậu để phục vụ công tác thực hành. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nguồn kinh phí ngân sách bị cắt giảm, đặc biệt là các khoản chi thường xuyên, nguồn kinh phí thu được từ hoạt động đào tạo phải bù đắp sự cắt giảm của ngân sách, cho nên đầu tư trang thiết bị từ nguồn thu của đơn vị vẫn hết sức khó khăn. Tỷ suất đầu tư thấp, có xu hướng giảm, một số đơn vị hầu như chỉ trông chờ, ỷ lại vào việc đầu tư của ngân sách nhà nước. Thực tế điều tra cho thấy, một số cơ sở đào tạo đã tăng trưởng mạnh về năng lực thiết bị như Trường Trung cấp nghề, Trường Trung cấp KTCNN, một số ngành nghề đào tạo cần phải có thiết bị thực hành như xe ô tô, máy công trình, động lực, điện cơ khí... trong lúc đó những tài sản này phải đầu tư với nguồn kinh phí lớn... Trong 5 năm (2004-2008), bình quân đầu tư tăng cường cơ sở vật chất là 13.035 triệu đồng/năm, trong đó từ NSNN bình quân là 10.679 triệu đồng/năm, từ học phí là 2.356 triệu đồng/năm. Việc đầu tư vẫn còn hạn chế so với chủ trương đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, vì vậy khả năng thực hành của học sinh vẫn còn yếu, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở. * Về nguồn lực tài chính Bất kỳ một hoạt động nào đều phải có nguồn vốn, vốn phản ánh toàn bộ giá trị bằng tiền về tài sản, vật tư, tiền vốn đang được sử dụng cho quá trình hoạt động của tổ chức, cá nhân. Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị. Đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo, nguồn kinh phí hoạt động được cấu thành bởi 02 nguồn chủ yếu: nguồn ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp đào tạo, hai nguồn kinh phí này tồn tại dưới hai loại nguồn vốn, nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên và nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định. Tỷ trọng và quy mô nguồn vốn phụ thuộc vào đặc thù của loại hình, quy mô đào tạo và mức độ đầu tư tài sản của mỗi đơn vị. Đối với một số loại hình đơn vị đào tạo mức độ đầu tư không cao như Trung tâm GDTX, Trường TCKT, nguồn vốn hình thành tài sản cố định chỉ chiếm 30%-40% trên tổng nguồn vốn. Ngược lại một số cơ sở đào tạo nghề cần có thiết bị để nâng cao kỹ năng thực hành thì mức độ đầu tư phải lớn, tốc độ đầu tư phải tăng qua các năm như Trường Trung cấp KTCNN và Trường Trung cấp nghề, nguồn kinh phí hình thành tài sản chiếm 50%-60% nguồn vốn của đơn vị. Trong cơ chế tự chủ tài chính, nguồn vốn ngân sách đầu tư ngày càng giảm, các đơn vị phải nỗ lực trong khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi phí, sử dụng đồng vốn có hiệu quả để mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, tạo dựng uy tín về nơi cung cấp dịch vụ cho thị trường. Hiện nay, nhà nước có chủ trương mở rộng mạng lưới đào tạo, vì vậy bản thân mỗi đơn vị phải năng động hơn trong việc tìm kiếm thị trường, hoàn thiện để tồn tại và phát triển. Bảng 2.1: Chi tiết nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và mua sắm sửa chữa cho hoạt động đào tạo ĐVT: triệu đồng Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Tuyệt đối ± % Tuyệt đối % Tuyệt đối ± % Tuyệt đối ± % 1. Trung tâm GDTX 63 281 52 362 398 218 446 -229 19 310 696 36 110 2. Trường Trung cấp KTCNN 2.597 5.294 11.920 4.150 6.652 2.697 200 6.626 225 -7.770 35 2.502 160 3. Trường TCKT 258 290 509 394 1.940 32 110 219 176 -115 77 1.546 490 4. Trường Trung cấp nghề 2.217 2.843 6.714 4.328 6.454 626 130 3.871 236 -2.386 64 2.126 150 5. Trung tâm KTTH -HN 1.332 429 1.123 1.673 3.387 -903 30 694 262 550 149 1.714 200 37 Nguồn số liệu điều tra 2.1.2.3. Đặc điểm về đội ngũ Mỗi cơ sở đào tạo có một đặc điểm khác nhau về chức năng nhiệm vụ đào tạo, vì vậy có lực lượng đội ngũ khác nhau, trình độ đào tạo khác nhau và ngành nghề đào tạo cũng không giống nhau. Ta thấy, trong tổng số 262 lao động của 05 đơn vị sự nghiệp đào tạo thành phố Đồng Hới trong năm 2008, số lượng lao động trong các cơ sở trực tiếp đào tạo cao và tăng qua các năm như: Trường Trung cấp KTCNN chiếm 55% (145/262 người), Trường TCKT 19,5%, Trường Trung cấp nghề 14,5%. Đối với những ngành nghề đào tạo liên quan đến kỹ năng thực hành thì đội ngũ cần phải có tay nghề cao. Hầu hết các đơn vị tự chủ tài chính được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập, có biên chế, được nhà nước trả lương theo chế độ, vì vậy trong đơn vị tồn tại hai dạng lao động: Lao động trong biên chế được hưởng lương và các khoản theo lương từ ngân sách, một dạng lao động do thủ trưởng đơn vị hợp đồng và được hưởng lương và các khoản khác từ nguồn thu của đơn vị. Nhìn chung các đơn vị đào tạo tự chủ tài chính đã đảm bảo được mức lương theo chế độ quy định cho người lao động và hàng năm tiết kiệm từ nguồn thu để tăng thu nhập. Tuy nhiên mức thu nhập của các đơn vị đào tạo trên địa bàn thành phố Đồng Hới không giống nhau, bình quân chung mức thu nhập tăng thêm giai đoạn 2004-2008 là 0,753 triệu đồng /người/tháng, trong đó: cao nhất là Trung tâm GDTX tỉnh 0,984 triệu động/người/tháng, thấp nhất là trung tâm KTTH - HN dạy nghề là 0,186 triệu đồng/người/tháng. Trong cùng một đơn vị sự nghiệp đào tạo sự chênh lệch phụ cấp ưu đãi giữa đội ngũ giảng dạy với đội ngũ quản lý là 35%- 40% theo chế độ, trong lúc cán bộ quản lý cũng là lực lượng quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu thì vẫn không có khoản phụ cấp nào thêm ngoài phụ cấp tiền lương tăng thêm chung của toàn đơn vị. Mặc dù mức thu nhập tăng thêm còn chiếm tỷ trọng nhỏ, trong lúc sự biến động về giá cả thị trường đã làm cho người lao động gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt. Thực hiện cơ chế tự chủ, các đơn vị đã chi trả các khoản thu nhập tăng thêm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, động viên, khích lệ họ yên tâm công tác và phục vụ ngày càng tốt hơn. Do vậy, nâng mức thu nhập tăng thêm là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần tăng trưởng và phát triển của các cơ sở đào tạo. Bảng 2.2: Tình hình cán bộ, giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo TT Đơn vị đào tạo Tổng số Trong đó Biên chế Hợp đồng CBQL Giáo viên Dài hạn Ngắn hạn SL  % SL % SL % SL % 1 Trung tâm GDTX 13 6 46,2 7 53,8 0 - - 2 Trường Trung cấp KTCNN 145 6 4,14 42 29,0 97 66,9 - - 3 Trường TCKT 51 7 13,7 42 82,4 2 3,9 - - 4 Trường Trung cấp nghề 38 8 21,1 19 50,0 11 28,9 - - 5 Trung tâm KTTH - HN 15 5 33,3 10 66,7 - - Cộng 262 39 14,9 113 43,1 110 42,0 Nguồn số liệu điều tra Quan tâm đến người lao động không chỉ dừng lại yếu tố vật chất, mà phải kết hợp với các yếu tố phi vật chất khác như: cơ hội thăng tiến, cơ hội học tập, cống hiến, sáng tạo, nhu cầu hưởng thụ văn hoá...Chính vì thế mà từ khi thực hiện cơ chế tự chủ đến nay, một mặt do đòi hỏi của xã hội, do yêu cầu công tác giảng dạy của các cơ sở đào tạo, mặt khác do nhu cầu của người học muốn nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề để tự tin hơn trong nghề nghiệp, đáp ứng ngày càng cao hơn yêu cầu của thị trường lao động, hàng năm các cơ sở đào tạo đã cử cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ giảng dạy. Một cơ sở mạnh là một cơ sở có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo về số lượng đội ngũ và cơ sở vật chất, năng lực thiết bị hợp lý, đó là động lực thúc đẩy sự nghiệp đào tạo phát triển trong tình hình mới, phù hợp với nhu cầu chính đáng của xã hội. 2.1.3. Khái quát về các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính chọn nghiên cứu thực tế 2.1.3.1. Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình Trung tâm GDTX tỉnh được thành lập năm 1998 với diện tích khoảng 3.500m2. Tổng giá trị còn lại tài sản cố định của Trung tâm là 1.386 triệu đồng. Trung tâm có 8 phòng học kiên cố, 04 phòng học cấp 4 và các phòng chức năng. Hoạt động của Trung tâm chủ yếu là tổ chức liên kết đào tạo vừa làm vừa học, từ xa trình độ đại học...Hàng năm Trung tâm có gần 1.000 học viên theo học. Trung tâm có số lượng cán bộ, giáo viên là 13 người đều đạt chuẩn. Tuy nhiên, so với yêu cầu của của một cơ sở đào tạo công lập làm nhiệm vụ liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương thì chưa tương xứng về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ. Vấn đề đặt ra cho Trung tâm là cần phải đầu tư mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ có đủ chuyên ngành mà trung tâm đang liên kết đào tạo để việc tổ chức, quản lý dạy học của Trung tâm phải tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 2.1.3.2.Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nông nghiệp Quảng Bình Trường Trung cấp KTCNN tiền thân là Trường công nhân kỹ thuật Quảng Bình được thành lập từ năm 1967. Năm 1997, Trường được Uỷ ban nhân dân tỉnh nâng cấp thành Trường Trung cấp kỹ thuật công nông nghiệp theo Quyết định số 168/QDD-UBND ngày 6 tháng 03 năm 1997. Từ một cơ sở đào tạo có quy mô, ngành nghề nhỏ, lẻ, đến nay trường đã phát triển thành một cơ sở đào tạo kỹ thuật đa ngành nghề, bậc học với quy mô hàng năm trên 3.500 học sinh ở 18 ngành đào tạo như cơ khí động lực, điện công nghiệp và dân dụng, điện tử viễn thông, xây dựng giao thông, lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi thú y, kiểm lâm, địa chính, tin học..., Trường đã trở thành một địa chỉ đào tạo nghề tin cậy cho người lao động. Tổng số cán bộ giáo viên của Trường tính đến thời điểm 31/12/2008 là 145 (trong đó biên chế 48 và hợp đồng 97 với trình độ trên chuẩn 5, đạt chuẩn 136 và chưa đạt chuẩn 4). Tổng giá trị tài sản của đơn vị đến 31/12/2008 là: 32.746 triệu đồng, hiện nay Trường có 3 giảng đường và 24 phòng học, 01 Trung tâm sát hạch lái xe, 01 Trung tâm liên kết đào tạo, 02 xưởng thực hành (2000m2 ), gồm 14 phòng thực hành học tập kỹ thuật điện động lực, gia công cơ khí, sân thực hành lái ô tô 9000m2 và 01 ga ra 1.500m2. Đặc biệt Trường được trang bị một số thiết bị tương đối hiện đại nhằm đào tạo các chuyên ngành điện, điện tử, cơ khí động lực và ô tô chuyên ngành lâm nghiệp và chăn nuôi với tổng trị giá trên 13 tỷ đồng. Là một đơn vị đào tạo có bề dày kinh nghiệm, có quá trình hình thành và phát triển trên 40 năm. Trường Trung cấp KTCNN đã tạo dựng cho mình một hình ảnh về nơi đào tạo ngành nghề kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với quy mô đào tạo ngày càng tăng, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 03 cơ sở đào tạo các ngành nghề tương tự, mặc dù cơ sở vật chất của Trường trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại mô hình cũ nhỏ hẹp, một số thiết bị dạy nghề còn lạc hậu, vì vậy không đáp ứng việc cung cấp chất lượng dịch vụ đào tạo của Trường. 2.1.3.3. Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình Trường TCKT Quảng Bình tiền thân là Trường Nghiệp vụ Kế hoạch Quảng Bình, năm 1976 nhập tỉnh Trường được đổi tên thành Trường Kinh tế - Kế hoạch Bình Trị Thiên, sau đó đổi tên thành Trường Trung học Kinh tế Bình Trị Thiên. Khi tái lập tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 208 QĐ/UB ngày 21 tháng 9 năm 1989 đổi tên thành Trường học Kinh tế Quảng Bình. Nay là Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình. Trường TCKT thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh có trình độ trung cấp; tổ chức đào tạo Đại học Kinh tế hệ vừa học vừa làm, nghiên cứu khoa học và tham gia nghiên cứu ứng dụng khoa học tại địa phương...Tính đến thời điểm 31/12/2008, Trường TCKT Quảng Bình có nguồn vốn cố định là 3.753 triệu đồng, với tổng diện tích là 12.000m2, Trường có 02 dãy nhà 3 tầng và 01 dãy nhà 2 tầng, 01 dãy nhà cấp 4 phục vụ dạy học, Trường có khu nội trú cho học sinh với 32 phòng trên diện tích 760m2.. Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cho các điều kiện dạy và học hiện nay Tổng số cán bộ, giáo viên của Trường là 51 người (trong đó biên chế 49 và hợp đồng 2, trình độ đào tạo trên chuẩn 8, đạt chuẩn 43). Đội ngũ giáo viên của trường khá đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo. Là đơn vị có bề dày về lịch sử hơn 30 năm hình thành và phát triển, Trường TCKT Quảng Bình đã đóng góp tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh. 2.1.2.4. Trường Trung cấp nghề Quảng Bình Trường Trung cấp nghề - Sở Lao động tiền thân là Trường dạy nghề được thành lập theo Quyết định số 39/2002/QĐ-UB ngày 26/4/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Trường dạy nghề được chuyển đổi thành Trường Trung cấp nghề tại Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Mặt bằng quy hoạch có diện tích 62.000m2. Trường đã có giảng đường với 9 phòng học lý thuyết đủ tiêu chuẩn với diện tích 600m2. Khu thực hành đã có nhà xưởng May và Điện, nhà xưởng Xây dựng và Mộc. Nguồn vốn hình thành tài sản cố định của Trường tính đến thời điểm 31/12/2008 là: 15.005 triệu đồng. Trường có 38 cán bộ, giáo viên (trong đó biên chế 27, hợp đồng 11). ngoài ra còn thỉnh giảng thêm nhiều giáo viên có kinh nghiệm của các Trường nghề Trung ương, giáo viên của các cơ sở sản xuất và giáo dục khác. Với vị trí là Trường dạy nghề trọng điểm của Quảng Bình, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, Trường Trung cấp nghề đã dần đi vào ổn định, với số lượng đào tạo ngày càng tăng, quy mô được mở rộng. Tuy vậy, với một Trường mới ra đời có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại nhưng Trường trung cấp nghề vẫn thiếu những kinh nghiệm cơ bản trong đào tạo nghề so với Trường Trung cấp Kỹ thuật Công Nông nghiệp khi 02 Trường cùng đóng trên một địa bàn và có các ngành nghề đào tạo giống nhau. 2.1.3.5. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thành phố Đồng Hới Tiền thân của Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp thành phố Đồng Hới là Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp số 2 Bình Trị Thiên được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 1986. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp có diện tích khuôn viên là 1200m2, diện tích xây dựng là 5.500m2, bao gồm 16 phòng học (trong đó 10 phòng kiên cố) và 4 phòng xưởng. Tính đến thời điểm 31/12/2008, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Đồng Hới có nguồn vốn hình thành tài sản cố định là 10.389 triệu đồng. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm có 13 người, trong đó có 3 giáo viên dạy văn hoá và có 7 giáo viên dạy nghề phổ thông. Với chức năng dạy kỹ thuật (công nghệ), dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, dạy nghề cho thanh niên và các đối tượng khác, nghiên cứu ứng dụng các đề tại khoa học về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp...Quy mô nghề đào tạo hiện nay là 14 nghề như cắt may, mộc tay, mộc máy, tiện mỹ nghệ, điện kỹ thuật, điện tử, tiện kim loại... 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phân loại và lựa chọn đơn vị nghiên cứu Ngoài Đại học Quảng Bình, trên trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 6 cơ sở sự nghiệp đào tạo chủ yếu với nhiều loại hình đào tạo đa dạng. Đề tài tập trung nghiên cứu 5 cơ sở đào tạo nghề đó là: Trường Trung cấp KTCNN, Trường TCKT, Trường trung cấp nghề, Trung tâm KTTH - HN và Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Bình. 2.2.2. Phương pháp chung Hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài đơn vị. Để tiến hành phân tích, ngoài việc xác định hệ thống các chỉ tiêu phù hợp thì cần phải vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp liên hệ so sánh kết hợp với điều tra nghiên cứu thực tiễn ...từ đó đưa ra kết luận phản ánh đúng bản chất về hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu Việc điều tra thu thập số liệu theo phương pháp điều tra thu thập các số liệu sơ cấp về tình hình sử dụng nguồn thu tại 05 đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới được chọn nghiên cứu. Nguồn thông tin thứ cấp thu thập từ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Uỷ ban nhân dân thành phố Đồng Hới, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính, Cục thống kê tỉnh Quảng Bình... Số liệu được chọn lọc, tổng hợp từ các tài liệu sau: Báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước từ năm 2004 - 2008 của tỉnh Quảng Bình. Báo cáo của Sở Tài chính về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Báo cáo hoạt động đào tạo của Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình. Thông báo duyệt quyết toán kinh phí của cơ quan chủ quản đối với các đơn vị đào tạo từ năm 2004-2008 Các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội được thu thập từ Niên giám thống kê Quảng Bình, từ Website của UBND thành phố Đồng Hới, Trang thông tin điện tử Quảng Bình. 2.2.3.2. Phương pháp phân tích, đánh giá Dựa vào đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp chính sau: a. Phương pháp thống kê mô tả Dùng các chỉ số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân để phân tích đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng. b. Phương pháp thống kê so sánh Kết quả và hiệu quả hoạt động của các đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính được tiêu chuẩn hoá và so sánh bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau như: khả năng khai thác nguồn thu, chi phí, thu nhập tăng thêm, khả năng tiết kiệm, so sánh kết quả thu được qua từng loại hình đào tạo, so sánh kết quả và hiệu quả theo thời gian và không gian để có nhận xét và rút ra kết luận [12] c. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này dùng để đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả hoạt động của đơn vị. Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn: Gọi K1, K0 là kết quả kỳ phân tích và kỳ gốc; Gọi a1, a0, b1,b0, và c1, c0 lần lượt là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Đối tượng phân tích: rK = a1 b1c1 - a0,b0,c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: ra =( a1 - a0,) b0,c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b: rb= a1 (b1 - b0,)c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c: rc = a1 b1 (c1 - c0) Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: ra + rb + rc = rK d. Phương pháp phân tích tăng trưởng và xu thế * Tốc độ phát triển liên hoàn Là tỷ số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) với mức độ đứng liền trước nó (Yi-1 ), công thức tính như sau [13] ( i =2,3,...n) * Tốc độ phát triển định gốc Là tỷ số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (Yi) với mức độ của một kỳ được chọn làm gốc cố định,công thức tính: ( i =2,3,...n) * Tốc độ phát triển bình quân Là số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn, có công thức như sau: Yi( i = 2, n) d. Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này giúp tác giả thu thập, chọn lọc những thông tin từ những ý kiến trao đổi và đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Ngoài ra, trong quá trình trình bày, tác giả đã sử dụng các phương pháp mô hình để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu: - Mô hình mô tả và giải thích: dùng để mô tả và giải thích một số vấn đề trong kết quả nghiên cứu. - Mô hình hướng dẫn thực hiện áp dụng: để hướng dẫn thực hiện các giải pháp, quyết định trong việc quản lý, khai thác và sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo. Từ phương pháp phân tích trên, đưa ra vấn đề cần giải quyết, chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động, phân tích nguyên nhân đạt được và nguyên nhân của những tồn tại, bất cập, những vướng mắc cần kiến nghị đề xuất, từ đó đưa ra nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương 3 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN THU CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. NGUỒN KINH PHÍ CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO, TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 3.1.1. Đánh giá nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đào tạo Hiệu quả sử dụng nguồn thu của các đơn vị được đánh giá dựa trên việc lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích phù hợp. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện nhất. Các chỉ tiêu kết quả phản ánh được hiệu quả hoạt động đào tạo, các chỉ tiêu chi phí là những chỉ tiêu tổng hợp. Quá trình đánh giá hiệu quả cần xem xét đặc thù của từng ngành nghề đào tạo. Một số chỉ tiêu cần được lựa chọn để phân tích hiệu quả sử dụng nguồn thu trong các đơn vị đào tạo như: mức chi thường xuyên đối với học sinh, mức thu bình quân/học sinh; mức chi cơ sở vật chất, mức chi thu nhập tăng thêm.... Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, các đơn vị đào tạo trên địa bàn thành phố Đồng Hới đều thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo loại hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Các đơn vị đã tích cực khai thác nguồn thu từ hoạt động của đơn vị, huy động nguồn từ các tổ chức, cá nhân, từ các nhà đầu tư thông qua hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo, tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, cải thiện mạng lưới trường lớp, tăng quy mô đào tạo... từ đó nguồn thu đào tạo của các đơn vị đã tăng lên qua các năm. Mặc dù đã tích cực phát triển nguồn thu, nhưng hàng năm ngân sách nhà nước vẫn phải bảo đảm một phần kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị, các nguồn thu từ lệ phí, học phí, từ dịch vụ đào tạo, thu khác… vẫn chưa cân đối được, ngân sách nhà nước bảo đảm một phần theo phương án tự chủ đã được cấp thẩm quyền xác định. Đề tài tập trung nghiên cứu 05 đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới là những đơn vị có nguồn thu khá lớn, ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong chi ngân sách cho đào tạo thành phố Đồng Hới. Đây là 05 đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính được phân loại là đơn vị sự nghiệp bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Do chức năng nhiệm vụ đào tạo khác nhau nên nguồn thu, mức thu của các đơn vị cũng không giống nhau. Trường Trung cấp KTCNN và Trường Trung cấp nghề nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động dạy nghề các loại trình độ: công nhân kỹ thuật, trung cấp kỹ thuật. Trường TCKT từ nguồn thu đào tạo cán bộ quản lý kinh tế hệ trung cấp, ngoài ra các Trường Trung cấp còn liên kết đào tạo trình độ đại học không chính quy các ngành kinh tế - kỹ thuật. Trung tâm GDTX liên kết đào tạo trình độ đại học hệ không chính quy và mức thu được quy định theo loại hình và trình độ đào tạo do đơn vị đảm nhận. Trung tâm KTTH-HN Đồng Hới hoạt động đào tạo chủ yếu là định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông và mức thu được gắn theo nhiệm vụ đào tạo đó. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo được phân định rõ theo 02 nguồn hình thành chủ yếu đó là nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn thu hoạt động đào tạo tại đơn vị. Cơ cấu nguồn thu như sau: Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn thu của đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới ĐVT: triệu đồng ChØ tiªu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh 2008/2004 Tốc độ phát triển bình quân (%) Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % Nguồn kinh phí 18.876 100 24.662 100 35.542 100 30.492 100 41.956 100 23.080 222 122,1 1. Ng©n s¸ch nhµ nước 8.684 46 11.623 47 22.656 64 15.496 51 24.336 58 15.652 280 129,4 - Xây dựng cơ bản 4527 24 6.392 26 16.335 46 8.218 27 15.887 38 11.360 351 136,9 - Bổ sung chi TX 4.157 22 5.231 21 6.321 18 7.278 24 8.449 20 4.292 203 119,4 2. Thu từ hoạt động SN 10.192 54 13.039 53 12.886 36 14.996 49 17.620 42 7.428 173 114,7 - Thu từ học phí, lệ phí 10.128 53,7 12.961 52 12.580 35 14.666 48 17.232 41 7.104 170 114,2 - Thu khác 64 0,3 78 1 306 1 330 1 388 1 324 606 156,9 50 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn thu từ hoạt động đào tạo của Thành phố Đồng Hới Nguồn Số liệu điều tra của tác giả 3.1.2. Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo Từ số liệu ở bảng 3.1, so sánh tổng nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo năm đầu và năm cuối của kỳ nghiên cứu, ta thấy: tốc độ phát triển định gốc là 222% tương ứng với 23.080 triệu đồng, trong đó từ nguồn NSNN tăng 280% tương ứng với 15.652 triệu đồng, nguồn thu sự nghiệp 173% tương ứng với 7.428 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm trong kỳ nghiên cứu là 122,1% trong đó: tốc độ phát triển bình quân từ nguồn NSNN là 129,4%, tốc độ phát triển bình quân từ nguồn thu hoạt động đào tạo là 114,7%. Cả 02 nguồn kinh phí chiếm tỷ trọng lớn, thu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Từ số liệu bảng 3.1 và phụ lục số 01 ta thấy nguồn kinh phí đào tạo có sự biến động qua các năm. Xem xét cơ cấu nguồn kinh phí của kỳ nghiên cứu thì nguồn kinh phí NSNN chiếm tỷ trọng bình quân trong kỳ nghiên cứu là 53,2%, trong đó: nguồn NSNN cấp đầu tư cơ sở vật chất chiếm bình quân 32,2%, NSNN bổ sung chi thường xuyên chiếm tỷ trọng là 21%, Nguồn thu sự nghiệp đào tạo chiếm tỷ trọng bình quân là 46,8% trong kỳ nghiên cứu. Nhìn chung NSNN đã tăng đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực đào tạo, chủ yếu là đào tạo nghề, đã làm cho quy mô đào tạo của các đơn vị tăng trưởng và phát triển, từ đó dẫn đến nguồn thu sự nghiệp tăng qua các năm. Là đơn vị tự chủ tài chính nhưng mức NSNN cấp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, nguồn thu của đơn vị tăng qua các năm nhưng vẫn chưa thể cân đối được nguồn kinh phí do chi phí cho đào tạo lớn, trong lúc mức học phí thấp và giá dịch vụ đào tạo trên địa bàn Đồng Hới rẻ đã làm cho nguồn thu tăng nhưng không có tích luỹ để đầu tư. Như vậy, biến động của nguồn kinh phí sử dụng cho đào tạo chủ yếu là do ảnh hưởng của nguồn vốn đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, nguồn vốn đó không ổn định qua các năm là do việc bố trí đầu tư cho từng đơn vị đào tạo có sự biến động. Nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động đào tạo đều tăng, điều đó cho thấy trong quá trình áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, những khoản kinh phí không tự chủ theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP được NSNN xem xét hỗ trợ như: nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương, nguồn mua sắm tài sản, nguồn đào tạo theo đơn đặt hàng của nhà nước... nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đào tạo tăng điều đó cũng khẳng định được quy mô mạng lưới trường lớp, quy mô học sinh, quy mô ngành nghề đào tạo đã được chú trọng, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo không ngừng tăng trưởng và phát triển nguồn thu. Bảng 3.2: Nguồn thu trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới ĐVT: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh 2008/2004 Tốc độ phát triển bình quân (%) ± % 1 Trung tâm GDTX 2.987 2.720 2.212 2.392 2.751 -236 92,1 98,0 2 Trường Trung cấp KTCNN 8.777 13.603 19.986 14.586 14.586 5.809 166,2 113,5 3 Trường TCKT 2.517 3.581 3.903 4.745 6.418 3.901 255,0 126,4 4 Trường Trung cấp nghề 2.765 3.656 7.785 6.126 8.985 6.220 325,0 134,3 5 Trung tâm KTTH -HN 1.766 1.102 2.115 2.643 4.568 2.802 258,7 126,8 53 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Bảng 3.2 và chi tiết nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị đào tạo tại Phụ lục số 1 cho thấy, trong 5 đơn vị tiến hành điều tra, phân tích thì số liệu nguồn kinh phí hoạt động của từng đơn vị phản ánh quy mô hoạt động trong từng đơn vị đó. * Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Từ bảng số liệu 3.2 và Phụ lục số 1 cho thấy nguồn kinh phí hoạt động đào tạo tại Trung tâm GDTX biến động qua các năm. Giai đoạn 2005-2008, Trung tâm GDTX không có nguồn kinh phí chi đầu tư cơ sở vật chất, nguồn kinh phí của đơn vị chủ yếu là nguồn phục vụ hoạt động đào tạo. So sánh nguồn kinh phí của Trung tâm GDTX năm 2008 so với năm 2004, ta thấy nguồn kinh phí hoạt động đào tạo giảm 7,9% tương ứng với 236 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân qua các năm là 98%. Hoạt động đào tạo của Trung tâm GDTX chủ yếu liên kết với các Trường Đại học trong nước để đào tạo đại học không chính quy cho người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, những năm gần đây thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, các cơ sở đào tạo đã đa dạng hoá loại hình đào tạo, vì vậy chia sẻ bớt số lượng người tham gia học ở Trung tâm GDTX làm cho nguồn thu của Trung tâm sụt giảm. Tuy vây, Trung tâm GDTX đã tích cực liên kết với các Trường Đại học có tên tuổi trong nước để thu hút người học, mở thêm ngành đào tạo và các hệ bồi dưỡng ngắn hạn theo đơn đặt hàng, vì vậy năm 2008 nguồn thu đã tăng trở lại. * Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nông nghiệp Nhìn bảng số liệu 3.2, ta thấy Trường Trung cấp KTCNN có nguồn kinh phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 đơn vị điều tra. Qua số liệu phụ lục số 1, ta thấy nguồn kinh phí của Trường biến động qua các năm cả nguồn ngân sách cấp và cả nguồn thu sự nghiệp. So sánh năm đầu và năm cuối của kỳ nghiên cứu, ta thấy nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị tăng 66,2% tương ứng với 5.809 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân là 113,5 %, đặc biệt là năm 2006, nguồn kinh phí của Trường tăng lên 47% tương ứng với 6.383 triệu đồng, trong đó NSNN cấp tăng 96% tương ứng với 5.470 triệu đồng (nguồn vốn XDCB tăng 147% tương ứng với 4.812 triệu đồng, NSNN bổ sung nguồn kinh phí chi hoạt động tăng 27% tương ứng với 658 triệu đồng). Từ số liệu phân tích trên cho thấy Trường Trung cấp KTCNN là một trong những cơ sở đào tạo lớn của tỉnh, những năm gần đây nhà nước đã quan tâm đầu tư cho đào tạo nghề từ Chương trình mục tiêu Quốc gia của Chính phủ để mở rộng quy mô trường lớp, xây dựng thêm 02 trung tâm đào tạo với hệ thống trang thiết bị có trị giá 15 tỷ đồng. Nguồn NSNN cấp chi hoạt động cũng tăng lên do nhà nước thực hiện chính sách cải cách tiền lương qua các năm. Từ việc đầu tư mở rộng quy mô trường lớp, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, đến nay Trường đã tăng lên 10 ngành đào tạo đối với hệ trung cấp, đó là: ngành điện, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi, thú y... và 13 ngành nghề đào tạo khác đã thu hút đông đảo số lượng người tham gia học tập, quy mô học sinh tăng nhanh, đặc biệt là các loại ngành nghề đào tạo ngắn hạn, hỗ trợ đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật theo đơn đặt hàng của các Dự án như: Dự án Phân cấp giảm nghèo Quảng Bình, Dự án đào tạo nghề cho nông dân và thanh niên dân tộc, Dự án giảm nghèo Miền trung Quảng Bình... bình quân hàng năm đào tạo với số lượng 13.000 người/năm, tăng bình quân 6.500 người qua các năm. Các lớp Trung cấp chuyên nghiệp ổn định trong khoảng từ 25-27 lớp với số lượng học sinh bình quân khoảng 1000-1070 học sinh/năm. Hệ công nhân kỹ thuật bình quân từ 2000-2023 người/năm. Quy mô học sinh tăng đã làm cho nguồn thu của Trường Trung cấp KTCNN tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn và chi phối hoạt động đào tạo của đơn vị. Tuy vậy, nguồn thu sự nghiệp đào tạo vẫn còn bị khống chế bởi khung học phí bất hợp lý, số lượng học sinh đối tượng chính sách miễn giảm nhiều đã làm cho đơn vị gặp không ít khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. * Trường Trung cấpKinh tế Quảng Bình Từ số liệu ở bảng 3.2 và phụ lục số 1 cho thấy, nguồn kinh phí hoạt động tại Trường TCKT tăng lên qua các năm đối với tất các các nguồn tại đơn vị. So sánh năm 2008 với năm 2004 mức tăng là 155% tương ứng với 3.901 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân qua các năm là 126,4%. Nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất từ năm 2004-2006 tăng không đáng kể, năm 2008 nhà nước đã quan tâm đầu tư cho Trường để tăng cường cơ sở vật chất đã làm cho nguồn kinh phí đào tạo của Trường tăng lên, tuy nhiên mức tăng không lớn. Thực tế cho thấy do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hàng loạt các doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời đòi hỏi phải có kế toán làm công cụ quản lý, lượng học sinh tham gia học ngày càng tăng điều đó đã làm tăng nguồn thu cho Trường TCKT. Mặt khác, nhờ hoạt động liên kết đào tạo với một số cơ sở đào tạo trên địa bàn, liên kết đào tạo mở các lớp đại học kinh tế, mở thêm các lớp bồi dưỡng...Trường đã mở rộng được mạng lưới trường, lớp, tăng quy mô đào tạo, tăng nguồn thu cho đơn vị. Qua phân tích số liệu trong kỳ nghiên cứu cho thấy, nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất vẫn còn hạn hẹp, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy và học tập. Nhiều phòng học đã xuống cấp nhưng chưa có điều kiện để đầu tư, nguồn kinh phí thu sự nghiệp chỉ đảm bảo được nhu cầu chi tối thiểu cho hoạt động đào tạo, NSNN giảm đầu tư cho lĩnh vực này nên đơn vị gắp không ít khó khăn trong hoạt động đào tạo. * Trường Trung cấp nghề Mặc dù là đơn vị đào tạo nghề ra đời muộn so với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn, với tuổi đời hoạt động hơn 6 năm, nhưng Trường Trung cấp nghề đã được biết đến với năng lực thiết bị đào tạo nghề tiên tiến. Những năm qua Trường được đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề. Qua bảng 3.2 và phụ lục 1 cho thấy kinh phí của Trường Trung cấp nghề tăng lên, lộ trình đầu tư đào tạo nghề giai đoạn 2004 - 2008 là 57 tỷ đồng được phân bổ qua các năm. So sánh năm 2008 với năm 2004 thì nguồn kinh phí của đơn vị tăng lên 225% tương ứng với 6.220 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân năm là 134,3%. Nguồn vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được quan tâm đầu tư, vì vậy đã làm tăng quy mô học sinh, dẫn đến nguồn thu của Trường tăng lên đáng kể trong năm 2007-2008.. Từ phụ lục số 1 ta thấy, nguồn kinh phí thu từ hoạt động đào tạo của Trường đã nhanh chóng tăng lên. Năm 2004 -2006 nguồn thu chỉ dao động trong khoảng 250- 300 triệu đồng/năm thì năm 2007 và 2008 đã tăng lên với mức 1.000 - 1200 triệu đồng/năm. Xem xét nguồn thu năm 2007, ta thấy tăng so với năm 2006 là 241% tương ứng với 762 triệu đồng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 17% tương ứng với 185 triệu đồng. Nguồn thu của đơn vị đã được cải thiện đáng kể và bắt đầu có xu hướng tăng nhanh vào những năm cuối của kỳ nghiên cứu. Với chủ trương coi trọng rèn luyện kỹ năng nghề, chất lượng đào tạo được đảm bảo ngay từ những khoá học đầu tiên, học sinh nghề may, vận hành máy công trình... trong quá trình đi thực tập sản xuất được nhiều doanh nghiệp chấp nhận. Trường đã đầu tư phát triển đào tạo theo nhu cầu xã hội như lái xe ô tô, mô tô...khắc phục được tình trạng quá tải ở Trường Trung cấp KTCNN, vì vậy đã thu hút số lượng học sinh tham gia đào tạo ngày càng tăng, nguồn thu từ hoạt động đào tạo ngày càng phát triển đáp ứng nguồn kinh phí hoạt động của đơn vị trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Ngoài ra, Trường còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo các loại ngành nghề góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội như xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế nông thôn... * Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp- Hướng nghiệp Đồng Hới Số liệu bảng 3.2 và phụ lục 1 cho thấy nguồn kinh phí của Trung tâm KTTH-HN Đồng Hới có sự biến động và theo xu hướng tăng lên. Năm 2004, nguồn vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất chiếm 72% tương ứng với 1.272 triệu đồng, đến năm 2005 nguồn vốn đó giảm xuống mức 392 triệu đồng chiếm 35% nguồn kinh phí. Năm 2006 chiếm 60% tương ứng với 1.563 triệu đồng và năm 2008 chiếm 72,2% tương ứng với 3.299 triệu đồng. Nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất tăng qua các năm, điều đó cho thấy, nhà nước đã quan tâm đầu tư cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông đối với học sinh phổ thông và đào tạo nghề xã hội tại Trung tâm KTTH-HN Đồng Hới. Tuy nhiên việc đầu tư cơ sở vật chất tăng chậm hơn so với quy mô học sinh nhập học, vì vậy thiết bị dạy học còn thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến chất lượng hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh. Nguồn kinh phí của Trung tâm KTTH - HN tăng 158,7% khi so sánh năm 2008 với năm 2004 tương ứng với 2.802 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân là 126,8%. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp ổn định qua các năm và tăng bình quân 20,8% tương ứng với mức tăng bình quân là 87 triệu đồng/năm. Nguồn kinh phí NSNN tăng qua các năm do nhà nước thực hiện chính sách cải cách tiền lương đã làm tăng nguồn kinh phí NSNN cấp tại đơn vị. Nguồn thu từ hoạt động đào tạo tăng lên qua các năm là do học sinh đã ý thức được việc hướng nghiệp học nghề và phụ huynh đã thấy được lợi ích của việc học nghề, định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Hơn nữa, quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo phải xem đây là mục tiêu giáo dục toàn diện, đồng thời khuyến khích học sinh trong xét tốt nghiệp, trong tuyển sinh trung học cơ sở và thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên việc huy động học sinh học nghề ổn định qua các năm. Học nghề đã trở thành một bộ môn không thể thiếu được trong giáo dục phổ thông, nhằm tạo ra một thế hệ tương lai hiểu biết về nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp ngay từ khi còn đang học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động này còn thấp, mức tăng nguồn thu từ năm 2006-2008 chủ yếu là do điều chỉnh mức học phí đào tạo, Trung tâm đã mở thêm các loại nghề để đào tạo nhưng chưa thu hút được lượng người tham gia học, khó cạnh tranh được với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Đồng Hới. Qua phân tích số liệu nguồn kinh phí tại các đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới đã cho thấy, cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đã xoá bỏ được phần nào tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào ngân sách, sự năng động của các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện các chiến lược phát triển như: mở rộng quy mô, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu... để tự khẳng định sản phẩm dịch vụ mà bản thân đơn vị mình cung cấp cho xã hội, tạo ra nguồn lao động có chất lượng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mặc dù quy mô đào tạo tăng nhanh, nguồn thu cũng tăng trong kỳ nghiên cứu qua phân tích nguồn kinh phí, nhưng mức thu còn thấp do quy định khung học phí và trong điều kiện giá cả thị trường tăng thì nguồn thu cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho hoạt động đào tạo, khó tăng trưởng và phát triển tốt nếu không có sự quan tâm đầu tư của NSNN. 3.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO GD&ĐT luôn được Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, tuy nhiên giữa nhu cầu phát triển và khả năng ngân sách vẫn còn là bài toán khó cho những nhà quản lý. Tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng đã coi mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đối với một tỉnh nghèo, một thành phố chưa đầy 7 tuổi như tỉnh Quảng Bình hiện nay. 3.2.1. Tình hình chung về chi phí hoạt động đào tạo 3.2.1.1. Nguồn chi hoạt động đào tạo Trên cơ sở nguồn kinh phí hoạt động đào tạo, việc quản lý nguồn kinh phí cũng phải đảm bảo đúng mục tiêu và hiệu quả sử dụng. Từ số liệu ở bảng 3.3 ta thấy, tốc độ phát triển bình quân qua các năm của kỳ nghiên cứu là 121,8%, trong đó tốc độ phát triển bình quân nguồn NSNN cấp là 126,6% và nguồn thu sự nghiệp là 114,1%. Trong nguồn kinh phí ngân sách cấp thì tốc độ phát triển bình quân chi tăng cường cơ sở vật chất là 137%, chi thường xuyên là 113,5%. So sánh năm đầu và năm cuối của kỳ nghiên cứu (năm 2008/2004) ta thấy tốc độ phát triển là 220% tương ứng với 19.187 triệu đồng, trong đó nguồn vốn NSNN là 257% tương ứng với 14.534 triệu đồng (bao gồm chi về vốn 352% tương ứng với 11.378 triệu đồng, chi thường xuyên 166% tương ứng với 3.156 triệu đồng). Sở dĩ nguồn kinh phí NSNN cấp phát chiếm tỷ trọng chi lớn hơn nguồn thu sự nghiệp, bởi vì nguồn kinh phí NSNN cấp phát bao gồm cả chi về vốn (XDCB và MSSC). Thực tế các đơn vị sự nghiệp đào tạo trong quá trình điều hành dự toán thường sử dụng hết toàn bộ nguồn NSNN cấp phát, vì đây là nguồn kinh phí được giao từ đầu năm và các khoản bổ sung có mục tiêu trong năm cho đơn vị theo dự toán được phê duyệt, quá trình hoạt động đơn vị sử dụng hết toàn bộ khoản kinh phí phục vụ chi cho con người, chi cho giảng dạy và học tập. chi quản lý hành chính và chi có mục tiêu... Đây là khoản kinh phí được kiểm soát thanh toán qua Kho bạc nhà nước và thực tế khoản kinh phí này ở các đơn vị hầu hết không còn số dư chuyển sang năm sau. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp dàn trải trong năm và quá trình sử dụng được nhà nước kiểm soát và coi như đây là một nguồn thu của NSNN. Bảng 3.3: Nguồn kinh phí chi hoạt động của đơn vị đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới ĐVT: Triệu đồng ChØ tiªu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh 2008/2004 Tốc độ phát triển bình quân (%) Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % Nguồn kinh phí 15.968 100 20.109 100 31.338 100 25.625 100 35.155 100 19.187 220 121,8 1. Ng©n s¸ch nhµ nước 9.276 58 11.553 57 21.829 70 14.689 57 23.810 68 14.534 257 126,6 - Chi về vốn 4509 28 6.392 32 16.006 51 7.818 30 15.887 45 11.378 352 137 - Bổ sung chi TX 4.767 30 5.161 26 5.823 19 6.871 27 7.923 23 3.156 166 113,5 2. Thu từ hoạt động SN 6.692 42 8.556 43 9.509 30 10.936 43 11.345 32 4.653 170 114,1 - Chi về vốn - - - 2.733 9,0 37 0,5 - - - - - - Bổ sung chi TX 6.692 42 8.556 43 6.776 21,0 10.899 42,5 11345 32 4.653 170 114,1 61 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình Mặc dù tỷ trọng chi từ nguồn thu sự nghiệp đào tạo nhỏ hơn chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp nhưng tỷ trọng thu sự nghiệp đào tạo của các năm trong kỳ nghiên cứu lại lớn hơn (trừ một số năm Nhà nước đầu tư tăng cường cơ sở vật chất với số lượng lớn) như phân tích ở bảng 3.1 và bảng 3.3, điều đó cho thấy chi từ nguồn thu, đơn vị chủ động hơn và đây là nguồn kinh phí để xác lập các quỹ, tăng thu nhập cho người lao động và là nguồn duy trì ổn định hoạt động của đơn vị trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 3.2.1.2. Cơ cấu chi hoạt động đào tạo Cùng với tốc độ tăng chi cho GD&ĐT, chi hoạt động đào tạo tại các đơn vị sự nghiệp, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới cũng liên tục gia tăng về số tương đối và số tuyệt đối từ các năm 2004-2008. Chi về vốn, bao gồm các khoản chi đầu tư XDCB và chi mua sắm sửa chữa thuộc nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất. Chi thường xuyên được cấu thành bởi 04 nhóm chi: chi cho con người, chi giảng dạy và học tập, chi quản lý hành chính và chi mua sắm sửa chữa. Từ phân tích trên cho thấy lĩnh vực đào tạo đã được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, mua sắm sửa chữa nhằm nâng cao năng lực đào tạo ở các đơn vị, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo nghề. Mức đầu tư bình quân hàng năm chiếm 38,5%, tương ứng với mức 10.272 triệu đồng. Trong lúc đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng bình quân hàng năm 61,5% tương ứng với 15.072 triệu đồng. Chi thường xuyên là khoản chi cần phải được tiết kiệm triệt để, thực tế cho thấy tốc độ tăng chi thường xuyên của các đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới hàng năm không cao, nhưng tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng chi đào tạo thì lại lớn. Bảng 3.4: Cơ cấu chi hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới ĐVT: Triệu đồng ChØ tiªu 2004 2005 2006 2007 2008 So sánh Tốc độ phát triển bình quân (%) 2008/2004 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % Tæng chi 15.968 100 20.109 100 31.338 100 25.625 100 35.155 100 19.187 220,2 121,8 1. Chi vò vèn 4.509 28 6.392 32 18.739 60 7.855 31 15.887 45 11.378 352,3 137 - Chi XDCB 2.907 18 3.193 16 11.877 38 5.711 22 9.715 28 6.808 334,2 135,2 - Chi mua s¾m vµ söa ch÷a 1.602 10 3.199 16 6.862 22 2.144 8 6.172 18 4.570 385,3 140,1 2. Chi thường xuyªn 11.459 72 13.717 68 12.599 40 17.770 69 19.268 55 7.809 168,1 113,9 - Chi cho con người 3.770 24 5.077 25 5.998 19 7.662 30 8.851 25 5.081 234,8 123,8 - Chi cho gi¶ng d¹y, häc tËp 3.555 22 3.417 17 2.282 7 3.018 12 3.198 9 -357 90,0 97,4 - Chi qu¶n lý hµnh chýnh 2.176 14 2.478 12 2.740 9 4.038 16 4.276 12 2.100 196,5 118,4 - Chi mua s¾m söa ch÷a 1.958 12 2.745 14 1.579 5 3.052 12 2.943 8 985 150,3 110,7 63 Nguồn Sở Tài chính Quảng Bình 3.2.2. Đối với chi về vốn Điều 17 - Nghị định số 43/2006/NĐ- CP quy định rõ nội dung tự chủ về sử dụng nguồn tài chính, trong đó quy định rõ quyền được quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản theo quy định của pháp luật. Xác định đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phải gắn với điều kiện đào tạo đó là môi trường, đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành... Nhà nước và chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực đào tạo, quy mô đào tạo được mở rộng nên nhu cầu chi về vốn (mua sắm sửa chữa, xây dựng) tăng lên. Ta thấy tỷ trọng chi về vốn so với tổng chi trong kỳ nghiên cứu không ổn định, có sự dao động. Tốc độ phát triển bình quân chi về vốn trong kỳ nghiên cứu là 137%, trong đó tốc độ phát triển bình quân chi XDCB 135,2% và chi MSSC 140,1%. So sánh năm 2008 so với năm 2004, ta thấy tốc độ phát triển là 220,2%, trong đó chi về vốn là 352,3% tương ứng với 11.378 triệu đồng. Từ phân tích số liệu trên ta thấy, mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo vào những năm cuối của kỳ nghiên cứu, nhưng so với yêu cầu và mục tiêu đào tạo thì vẫn chưa thể đáp ứng được. Qua số liệu ở bảng 3.5 và phụ lục số 1.2 ta thấy, nguồn kinh phí chi đầu tư XDCB và MSSC của các đơn vị đào tạo thành phố Đồng Hới có sự khác nhau, đối với lĩnh vực đào tạo những ngành kinh tế như Trung tâm GDTX, từ năm 2004-2008, nhà nước không đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và Trường TCKT có đầu tư nhưng không đáng kể. Bảng 3.5: Tình hình chi về vốn trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính thành phố Đồng Hới §VT: triÖu ®ång Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc06 Nng cao hi7879u qu7843 s7917 d7909ng ngu7891n thu c7911a 273417.doc