Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giai Mỹ: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : THS.NGUYỄN THỊ THU HÒA
SVTT : PHAN THỊ THU DUNG
LỚP : 09HQT1
MSSV : 09B4010002
TP.HCM , Tháng 4 năm 2011.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công ty TNHH Một Thành Viên Giai Mỹ, không sao chép bất kỳ từ nguồn khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Phan Thị Thu Dung
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này em gặp không ít khó khăn về thời gian và kiến thức. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM và toàn thể ban lãnh đạo của công ty TNHH Một Thành Viên Giai Mỹ nên em đã hoàn thành bài báo cáo này đúng thời hạn quy định.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã dạy bảo tận tình, đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng ...
82 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Giai Mỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
GVHD : THS.NGUYỄN THỊ THU HÒA
SVTT : PHAN THỊ THU DUNG
LỚP : 09HQT1
MSSV : 09B4010002
TP.HCM , Tháng 4 năm 2011.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Công ty TNHH Một Thành Viên Giai Mỹ, không sao chép bất kỳ từ nguồn khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Phan Thị Thu Dung
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này em gặp không ít khó khăn về thời gian và kiến thức. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM và toàn thể ban lãnh đạo của công ty TNHH Một Thành Viên Giai Mỹ nên em đã hoàn thành bài báo cáo này đúng thời hạn quy định.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã dạy bảo tận tình, đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt thời gian em rèn luyện và học tập ở trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình em thực tập tại công ty.
Một lần nữa xin gửi đến quý thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM đặc biệt là cô: Phan Thị Thu Hòa người đã trực tiếp và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, và toàn thể Ban lãnh Đạo cũng như các anh chị trong công ty TNHH một Thành Viên Giai Mỹ lòng biết ơn sâu sắc.
Tháng 04 năm 2011
Sinh viên
Phan Thị Thu Dung
MỤC LỤC
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1. Lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Vai trò
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 9
1.2.1 Về mặt kinh tế 9
1.2.1.1 Các hệ số khả năng thanh toán
1.2.1.2 Các hệ số kết cấu tài chính
1.2.1.3 Hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
1.2.1.4 Các tỷ số doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận
1.2.2 Về mặt xã hội 15
1.3 Môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 15
1.3.1 Môi trường vĩ mô
1.3.2 Môi trường vi mô
1.3.3 Môi trường nội bộ
Chương 2 THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV GIAI MỸ 23
2.1 Tổng quan về công ty Giai Mỹ 24
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
2.1.4 Sơ nét vè tình hình sản phẩm kinh doanh và thị trường tiêu thụ của công ty
2.2 Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Giai Mỹ 31
2.2.1 Về mặt kinh tế 31
2.2.1.1 Phân tích về chỉ tiêu thanh toán
2.2.1.2 Phân tích về tỷ số kết cấu tài chính
2.2.1.3 Phân tích về tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
2.2.1.4 Phân tích về tỷ số doanh lợi
2.2.1.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1.5.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.1.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.2.1.5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
2.2.2 Về mặt xã hội 44
2.2.3 Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
tại công ty 47
2.2.3.1 Môi trường vĩ mô
2.2.3.2 Môi trường vĩ mô
2.2.3.3 Môi trường nội bộ
2.2.4 Phân tích ma trận Swot 57
2.2.4.1 Điểm mạnh
2.2.4.2 Điểm yếu
2.2.4.3 Cơ hội
2.2.4.4 Đe dọa
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MTV GIAI MỸ 61
3.1 Định hướng và phát triển
3.2 Một số giải pháp mà công ty nên thực hiện
3.2.1 Đào tạo nâng cao trình độ quản lý nguồn nhân lực
3.2.2 Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến
3.2.3 Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động trong DN
3.2.4 Nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng
3.2.5 Mở rộng mạng lưới phân phối
3.2.6 Thành lập phòng Marketing
Kiến nghị 70
Kết luận 72
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN : Doanh nghiệp
DT : Doanh thu
HTK : Hàng tồn kho
LN : Lợi nhuận
LNST : Lợi nhuận sau thuế
TS : Tài sản
TSLĐ : Tài sản lưu động
VCSH : Vốn chủ sở hữu
VN : Việt Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.2 Năng lực nhân sự tại công ty
Bảng 2.3: Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 2.4: Phân tích tỷ số kết cấu tài chính
Bảng 2.5 Phân tích vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.6: Phân tích số vòng quay các khoản phải thu khách hàng
Bảng 2.7: Phân tích số vòng quay tài sản
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.11: Phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh trong năm 2008-2009
Bảng 2.12 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.13 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.14 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố đinh
Bảng 2.15 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 2.16 Phân tích khả năng thanh toán
Bảng 2.7 Phân tích tỷ số kết cấu tài chính
Bảng 2.8 Phân tích vòng quay HTK
Bảng 2.9 Phân tích số vòng quay các khoản phải thu khách hàng
Bảng 2.10 Phân tích số vòng quay tài sản
Bảng 2.11 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Bảng 2.12 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Bảng 2.13 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.14 : Số lượng nộp ngân sách nhà nước qua các năm
Bảng 2.15 : Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên`
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Tên sơ đồ
Bảng 2.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
CÁC CHƯƠNG CỦA KHÓA LUẬN
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý luận về hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Khái niệm
Vai trò
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Về mặt kinh tế
Các hệ số khả năng thanh toán
Các hệ số kết cấu tài chính
Hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Các tỷ số doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận
Về mặt xã hội
1.3 Môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô
Môi trường vi mô
Môi trường nội bộ
Chương 2 THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV GIAI MỸ
2.1 Tổng quan về công ty Giai Mỹ
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
2.1.4 Sơ nét vè tình hình sản phẩm kinh doanh và thị trường tiêu thụ của công ty
2.2 Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Giai Mỹ
2.2.1 Về mặt kinh tế
2.2.1.1 Phân tích về chỉ tiêu thanh toán
2.2.1.2 Phân tích về tỷ số kết cấu tài chính
2.2.1.3 Phân tích tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
2.2.1.4 Phân tích tỷ số doanh lợi
2.2.1.5 Phân tích hiệu quả hoạt đông kinh doanh công ty
2.2.1.5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty
2.2.1.5.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1.5.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
2.2.2 Về mặt xã hội
2.2.3 Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
2.2.3.1 Môi trường vĩ mô
2.2.3.2 Môi trường vĩ mô
2.2.3.3 Môi trường nội bộ
2.2.4 Phân tích ma trận Swot
2.2.4.1 Điểm mạnh
2.2.4.2 Điểm yếu
2.2.4.3 Cơ hội
2.2.4.4 Đe dọa
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV GIAI MỸ
3.1 Định hướng và phát triển
3.2 Một số giải pháp mà công ty nên thực hiện
Đào tạo nâng cao trình độ quản lý nguồn nhân lực
Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến
Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động trong DN
Nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng
Mở rộng mạng lưới phân phối
Thành lập phòng Marketing
Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng phát triển cùng với nhiều chính sách mở rộng của nhà nước, đã thu hút được nhiều đơn vị kinh tế trong nước được thành lập và các nhà đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp bên cạnh đó đã tạo động lực kích thích cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước được tồn tại và phát triển dài lâu.
Mục tiêu chung hiện nay ở hầu hết các Doanh Nghiệp là tạo ra lợi nhuận cao về mặt kinh tế, còn phải đạt hiệu quả về mặt xã hội là vấn đề nan giải và dài lâu cho toàn xã hội: tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ nhà nước, công tác xã hội…. góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Với những mục tiêu trên cũng đã phản ánh phần nào của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nhận thức được vai trò và tầm quan trọng này của hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện nay đã và đang đem lại những bước tiến tốt đẹp cho nhiều DN.
Công ty TNHH MTV GIAI MỸ là doanh nghiệp mới đi vào hoạt động trong những năm gần đây đã gặp phải nhiều khó khăn, nhưng không ngừng hoàn thiện chiến lược phát triển kinh doanh của mình cũng như đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể.
Với khả năng tiếp thu thực tế tại công ty TNHH MTV GIAI MỸ và những kiến thức được trang bị ở trường cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo hướng dẫn. Vì vậy, em chon đề tài:“ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV GIAI MỸ ” , với mong muốn bày tỏ những nhận xét và quan điểm của mình về vấn đề này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời qua củng cố được những kiến thức thực tế trong quá trình học tập.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là :
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phân tích môi trường ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập tổng hợp số liệu thứ cấp
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp…..
4. Phạm vi giới hạn đề tài:
Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV GIAI MỸ
5. Kết cấu của Khóa Luận Tốt Nghiệp:
Kết cấu của Khóa Luận Tốt Nghiệp bao gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
Chương 2 Thực trạng tại Công ty TNHH MTV Giai Mỹ
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Giai Mỹ
1.1 LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:
Khái niệm:
Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình. Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh thì: Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Chi phí đầu vào
Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn tức là đã có một sự xuất hiện của giá trị gia tăng với điều kiện H>1, H càng lớn càng chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao.
Để tăng hiệu quả (H), chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra.
Chúng ta có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất, để tăng cường giá trị đầu ra. Nhưng nếu quá trình sản xuất, kinh doanh đã hợp lý thì việc áp dụng các biện pháp trên sẽ bất hợp lý. Bởi ta không thể giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra và ngược lại. Thậm chí trong thực tế, ngay cả khi quá trình sản xuất, kinh doanh của chúng ta là còn bất hợp lý nhưng khi chúng ta áp dụng những biện pháp trên có thể làm cho hiệu quả giảm xuống. Chính vì vậy, để có được một hiệu quả không ngừng tăng lên đòi hỏi chúng ta chẳng những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào lên, với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, ta sẽ giảm đi lượng hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động, hao phí năng lượng, thiết bị trên từng đơn vị sản phẩm, phế phẩm giảm đó là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao, giá thành hạ.
Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý,… Qua đó giá trị đầu ra ngày càng tăng, đồng thời càng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của Công ty trên thương trường.
Như vậy, từ sự phân tích trên: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phán ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của Công ty để hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu của Công ty và được thể hiện qua công thức sau:
Mục tiêu hoàn thành
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh
Với quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh không chỉ là sự so sánh giữa chi phí cho đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra.
Hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào? Điều này thể hiện một quan điểm mới là không phải lúc nào để đạt hiệu quả cũng là giảm chi phí mà là sử dụng những chi phí như thế nào, có những chi phí không cần thiết ta phải giảm đi, nhưng lại có những chi phí ta cần phải tăng lên vì chính việc tăng chi phí này sẽ giúp cho Công Ty hoàn thành mục tiêu tốt hơn, giúp cho Công Ty ngày càng giữ được vị trí trên thương trường.
1.1.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp:
1.1.2.1 Nâng cao Hiệu Qủa SXKD là yêu cầu của quy luật tiết kiệm:
Sự phát triển của xã hội loài người phải tuân theo hàng loạt các quy luật trong đó, có những quy luật dành riêng cho từng phương thức sản xuất từng hình thái kinh tế xã hội. Đồng thời cũng có những quy luật được áp dụng chung cho mọi hình thái và một trong những quy luật đó chính là tiết kiệm, chỉ có tiết kiệm con người mới có đủ khả năng để tái sản xuất, mở rộng sản xuất thật nhiều của cải vật chất hơn và đó chính là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
Giữa quy luật tiết kiệm và việc nâng cao hiệu quả SXKD có mối liên hệ biện chứng với nhau. Bởi vì mục đích củ tiết kiệm và nâng cao hiệu quả SXKD đều nhằm vào việc tăng năng suất lao động xã hội.
Vấn đề tiết kiệm có thể hiểu theo nghĩa rộng, là tiết kiệm lao động xã hội trên một đơn vị sản phẩm. Theo nghĩa này thì tiết kiệm cao sẽ đồng nghĩa với hiệu quả cao. Bên cạnh đó tiết kiệm còn có thể hiểu theo nghĩa hẹp là tiết kiệm chi phí, việc tiết kiệm chi phí không gây ảnh hưởng lớn đến kết quả đạt được thì nó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, trong mọi trường hợp tiết kiệm được xem là nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp nói riêng của nền sản xuất xã hội nói chung, cũng là không ngừng tiết kiệm và nâng cao năng suất lao động xã hội là quy luật đối với sự phát triển của xã hội.
1.1.2.2 Nâng cao hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp là con đường có lợi nhất để tăng khả năng phục vụ nền kinh tế quốc dân:
Việc nâng cao hiệu quả SXKD trong một doanh nghiệp được tiến hành theo ba hướng:
Nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động.
Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị ( tư liệu lao động).
Nâng cao hiệu sử dụng nguyên vật liệu ( đối tượng lao động).
♦ Về sức lao động:
Trong xã hội chúng ta hiện nay tồn tại một lượng lao động rất lớn chưa giải quyết được công ăn việc làm từ nông thôn đến thành phố. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều tiêu cực trong xã hội. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng trong doanh nghiệp tương ứng với cơ sở vật chất hiện có sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động , giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp là mở một biện pháp chiến lược để giữ quy mô, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân.
♦ Về tư liệu lao động:
Trong điều kiện của nền kinh tế nước ta hiện nay tuy lực lượng hùng hậu là vốn hiện có nhưng máy móc thiết bị lại phải nhập bằng đồng ngoại tệ. Với số vốn ít ỏi của mình thì việc trang bị máy móc hiện đại là điều rất khó có thể thực hiện được. Với tình hình này, việc nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc trang thiết bị hiện có là điều hết sức có ý nghĩa. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao Hiệu Qủa SXKD của Công Ty nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói chung.
♦ Về đối tượng lao động:
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên Vật Liệu không những làm tăng sản lượng, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm nguồn vốn mà còn giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu. Từ dó hạn chế sự lệ thuộc của nền kinh tế quốc dân đối với thị trường nước ngoài.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong một doanh nghiệp theo ba hướng trên có mối quan hệ chặt chẽ nhau, hỗ trợ cho nhau. Nó không những góp phần tăng năng suất lao động xã hội, tăng tổng sản phẩm quốc dân, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn là điều kiện đảm bảo cho Công Ty thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
1.2 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Về mặt kinh tế.
1.2.1.1 Phân tích tỷ số về khả năng thanh toán:
Tỷ số về khả năng thanh toán bao gồm tỷ số về khả năng thanh toán hiện thời và tỷ số khả năng thanh toán nhanh.
♦ Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:
Đó là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động so với tổng số nợ đến hạn.
Hht = TSLĐ /Nđ
Công thức:
Trong đó: Hht : tỷ số thanh toán hiện thời
TSLĐ : tổng tài sản ngắn hạn
Nđ : tổng số nợ sắp đáo hạn
Tổng số nợ sắp đáo hạn là toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong kỳ phù hợp với hạn nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hay tổ chức khác, các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả, các khoản phải trả ngừoi cung cấp, thuế chua nộp ngân sách của nhà nước,các khoản phải trả cán bộ công nhân viên….
♦ Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:
Hnh = (TSLĐ – HTK) / Nnđ
Đó là quan hệ giữa tổng tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho so với tổng số nợ đến hạn.
Công thức :
Trong đó: Hnh : tỷ số thanh toán nhanh
HTK : hàng tồn kho
Tỷ số này nói lên số vốn bằng tiền hiện có và các khoản phải thu hồi có thể đáp ứng
nhu cầu thanh toán nhanh số nợ đến hạn của Công Ty.
♦ Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền: Đó là quan hệ tỷ lệ giữa tổng vốn bằng tiền so với tổng số nợ đến hạn.
Hbt = Vbt / Nđ
Công thức:
Trong đó :
Hbt : tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền
Vbt : vốn bằng tiền
Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty càng cao thì cho thấy biểu hiện tình hình thanh toán tốt. Song việc để lượng vốn của công ty dưới hình thái tiền tệ lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.1.2 Tỷ số kết cấu tài chính
● Tỷ số nợ: đó là quan hệ giữa tởng số nợ của doanh nghiệp so với tổng số vốn của doanh nghiệp.
Hn = N / V
Công thức:
Trong đó:Hn : tỷ số nợ
N : tổng số nợ của DN
V : tổng vốn của DN
Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Tỷ số này nói lên kết cấu vay nợ của Công Ty, nếu tỷ số này quá cao thì phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu lành mạnh, mức độ rủi ro cao và khi có những cơ hội đầu tư hấp dẫn, Công Ty khó có thể huy động vốn bên ngoài.
Thông thường tỷ lệ kết cấu nợ xem là chấp nhận được khoảng 20%- 50%.
● Tỷ số thanh toán lãi vay:
Đó là quan hệ tổng lợi nhuận trước thuế lợi tức và lãi vay phải trả so với lãi tiền vay trong kỳ.
H1 = ( P+I) / I
Công thức:
Trong đó : H1 : tỷ số thanh toán lãi vay
P : tổng số lợi nhuận trước thuế
I : lãi vay phải trả
Nếu khả năng thanh toán lãi vay cuối năm giảm hơn so với năm trước thì sẽ phản ánh mức vay cao hơn so với năm trước.
● Tỷ số tự tài trợ:
Đó là quan hệ giữa tổng số nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp.
Hsh = Vsh / V = 1 - Hn
Công thức:
Trong đó : Vsh : Tổng số nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
1.2.1.3 Tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Tỷ số hiệu suất sử dụng vốn giúp ta đánh giá một cách khái quát tình hình luân chuyển từng loại vốn của Công Ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh
● Lần luân chuyển (vòng quay) vốn hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng thuần (hoặc giá vốn hàng bán) với trị giá bình quân hàng tồn kho trong kỳ.
Lh = DT / HTK
Công thức :
Trong đó : Lh : số vòng quay hàng tồn kho
DT : doanh thu thuần trong kỳ
HTK : giá trị bình quân hàng tồn kho trong kỳ
● Vòng quay các khoản phải thu khách hàng:
Đó là quan hệ giữa doanh thu bán chịu với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ.
Lpt = DTpt / PT
Công thức:
Trong đó: DTpt : doanh thu bán chịu trong kỳ
PT : khoản phải thu bình quân trong kỳ
● Kỳ thu tiền bình quân trong kỳ:
Đó là quan hệ tỷ lệ số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng với doanh thu bán chịu bình quân một ngày trong kỳ.
Kth = PT / DTpt
Công thức:
Trong đó : DTpt : Doanh thu bán chịu bình quân mỗi ngày được tính bằng cách lấy doanh thu bán chịu trong kỳ chia cho số ngày trong kỳ.
Số ngày trong kỳ ( tháng tính 30 ngày, quý tính 90 ngày và năm tính 365 ngày).
Vòng quay các khoản phải thu nói lên khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán, nếu số ngày của vòng quay càng nhỏ thì tốc độ quay càng nhanh.Tỷ số cuối năm thấp hơn năm trước là hiện tượng tốt.
● Số lần luân chuyển( vòng quay ) vốn lưu động:
Lld = DT / Vld
Công thức :
Trong đó: Lld : số lần luân chuyển vốn lưu động
Vld : vốn lưu động bình quân trong kỳ
Kỳ chuyển vốn lưu động bình quân: K = Sn / Llp
Hcd = DT/ NGbq
Hvcd = DT / Vcd
● Hiệu suất sử dụng vốn và tài sản cố định:
Tỷ số này phản ánh hiệu suất của nguyên giá tài sản cố định và vốn cố định.
Công thức: hoặc
Trong đó: Hcd : hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hvcd : hiệu suất sử dụng vốn cố định
NGbq : nguyên giá bình quân tài sản cố định.
● Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh
Hv = DT /V
Công thức:
Trong đó: HV : Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh
V : Số dư bình quân toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh.
1.2.1.4 Tỷ số doanh lợi:
Tỷ số này được gọi là tỷ suất lợi nhuận thừong được xác định căn cứ trên lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc có thể căn cứ vào lợi nhuận ròng ( lợi nhuận sau thuế đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
● Tỷ suất lợi nhuận lợi doanh thu
P’dt = (P / DT ) * 100
Công thức :
Trong đó : P’dt : Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
P : Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Tỷ số cuối năm cao hơn năm trước phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất có sự tăng trửởng.
P’V = ( P / V) * 100
● Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh:
Công thức:
●Tỷ suất doanh lợi trên nguồn vốn chủ sở hữu :
Được tính bằng cách lấy lợi nhuần ròng chia cho nguồn vốn chủ sở hữu bình quân.
P’sh = (Pr / Vsh) * 100
Công thức:
Trong đó: Vsh : nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
1.2.2 Về mặt xã hội
Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là : giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe, đảm bảo vệ sinh môi trường...
Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm...) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Thông thường các mục tiêu kinh tế- xã hội phải được chú ý giải quyết trên góc
độ vĩ mô nên hiệu quả xã hội cũng thường được quan tâm nghiên cứu ở phạm vi quản lý vĩ mô.
1.3 MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.3.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
● Tự nhiên - Cơ sở hạ tầng:
Có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...
Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.
Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác...Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.
● Kinh tế:
Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.
Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.
Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...
● Kỹ thuật - Công nghệ:
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp.
Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...
Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời
● Văn hóa - Xã hội:
Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.
Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.
● Chính trị - Pháp luật:
Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
- Đoàn thể, các lực lượng chính trị, xã hội.
- Môi trường quốc tế.
1.3.2 MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Đây là lọai môi trường được hình thành tùy thuộc vào đặc điểm họat động từng ngành, từng doanh nghịêp. Môi trường này có tác động ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên, đe dọa trực tiếp sự thành bại của doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thường gồm:
● Khách hàng:
Là những người tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Không có khách hàng, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình. Khi đề cập đến yếu tố này các nhà quản trị cần làm rõ một số khía cạnh sau đây:
- Khách hàng mục tiêu của Công Ty là ai? nhu cầu và thị hiếu của họ là gìnhững khuynh hướng trong tương lai của họ là gì?
- Ý kiến của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của Công Ty ra sao?
- Mức độ trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của Công Ty?
- Áp lực của khách hàng hiện tại đối với Công Ty và xu hướng sắp tới như thế nào?
● Những người cung ứng:
Là những nhà cung cấp các nguồn lực như: Vật tư, thiết bị, vốn, nhân lực… cho họat động của Công Ty, kể cả các cơ quan cấp trên như: bộ chủ quản, liên hiệp xí nghiệp,… có quyền đưa ra các chính sách và qui định đối với họat động Công Ty.
Những nhà cung cấp thường là cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình họat động Công Ty về Số lượng, chất lượng, giá cả và thời hạn cung cấp các yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả họat động của một doanh nghiệp.
Để giảm bớt rủi ro từ yếu tố này, Công Ty phải tạo ra được mối quan hệ gắn bó với những người cung ứng, các cơ quan cấp trên. Mặt khác, phải tìm ra nhiều nhà cung ứng khác nhau về một lọai nguồn lực. Điều này sẽ giúp các nhà quản trị trong Công Ty thực hiện quyền lựa chọn và chống lại sức ép của các nhà cung cấp.
● Các đối thủ cạnh tranh:
Trong xu thế hiện nay, khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng tăng thì sự cạnh tranh giữa các Công Ty cùng cấp, các cạnh tranh này ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi Công Ty phải ý thức đuợc sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh và đưa ra những chính sách thích hợp nhằm giảm được các rủi ro trong họat động kinh doanh của mình. Các nguy cơ cạnh tranh trên thực tế có thể chia thành 3 dạng sau đây:
- Cạnh tranh của các Công Ty hiện hữu trong ngành: hình thức cạnh tranh này xảy ra giữa các doanh nghiệp đã có tên tuổi trong ngành. Phương thức cạnh tranh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức chẳng hạn cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ trước và sau bán hàng…mức độ cạnh tranh cũng có thể khác nhau tùy theo từng ngành.
- Nguy cơ xâm nhập mới: thị phần và mức lời của các Công Ty hoạt động trong ngành có thể bị chia sẻ vì sự xâm nhập mới. Nguy cơ này có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Một cách tốt nhất để đối phó với nguy cơ này là làm cho sản phẩm rẻ hơn và tạo được dự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của Công Ty.
- Các sản phẩm thay thế: Trong xu thế hiện nay ngòai việc phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, Công Ty còn phải đối phó với những hãng ở ngòai với các sản phẩm và dịch vụ có khả năng thay thế các sản phẩm và dịch vụ của hãng.
Chính sự phát triển của khoa học và công nghệ mới đã tạo điều kiện cho lọai hình cạnh tranh này ngày càng quyết liệt. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của lọai hình này là thong qua sự thay đổi về giá cả và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ.
Để giành được thắng lợi với các đối thủ, Công Ty cần phải trả lời được các câu hỏi cơ bản sau đây:
- Mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh là gì?
- Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì?
- Điểm mạnh, điểm yếu của Công Ty mình là gì?
● Các nhóm áp lực xã hội:
Các nhóm áp lực xã hội đối với hãng có thể là: Cộng đồng dân cư xung quanh khu vực doanh nghiệp đóng, hoặc là dư luận xã hội, các tổ chức công đòan, hiệp hội người tiêu dùng, các tổ chức y tế, báo chí.
Họat động của Công Ty sẽ gặp những thuận lợi, nếu được các tổ chứ trong cộng đồng ủng hộ. Ngược lại, sẽ gặp những khó khăn nếu có sự bất bình từ phía cộng đồng.
Tóm lại, bất kỳ tổ chức nào thì sự họat động của nó ít nhiều phải chịu sự tác độ của các nhóm áp lực nhất định, các nhà quản trị cần phải thường xuyên mở rộng sự thông tin với các nhóm áp lực trong cộng đồng, nắm bắt kịp thời những ý kiến, dư luận, tranh thủ sự ủng hộ và tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với những nhóm này.
MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ:
Bao gồm các yếu tố và điều kiện bên trong của Công Ty như: Tổ chức Nhân sự, khả năng tài chính, văn hóa của tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động của Công Ty … Hòan cảnh nội bộ thể hiện những điểm mạnh, yếu của Công Ty. Nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hòan thành mục tiêu của tổ chức.
Khi họach định các mục tiêu, nhất là các mục tiêu ngắn hạn Công Ty cần phải xuất phát từ những điều kiện nội bộ của mình. Với ý nghĩa đó việc nhận thức đúng hòan cảnh nội bộ là một trong những tiền đề chủ yếu cho quá trình lựa chọn và xác định mục tiêu, chiến lược của Công Ty.
● Yếu tố nhân lực:
Đây là một yếu tố quan trọng, cần được đánh giá một cách khách quan và chính xác. Khi nghiên cứu yếu tố náy, các nhà quản trị cần làm rõ các khía cạnh sau:
- Tổng nhân lực hiện có của Công Ty.
- Cơ cấu nhân lực.
- Trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề của lực lượng nhân lực
- Tình hình phân bố và sử dụng lực lượng nhân lực.
- Vấn đề phân phối thu nhập, các chính sách động viên người lao động.
- Khả năng thu hút nhân lực của hãng.
- Mức độ thuyên chuyển và bỏ việc.
● Khả năng tài chính:
Là 1 yếu tố đặc biệt được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Các nội dung cần xem xét ở các yếu tố này là:
- Khả năng nguồn vốn hiện có so với yêu cầu thực hiện các kế họach, chiến lược của doanh nghiệp.
- Khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài
- Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn.
- Việc kiểm sóat các chi phí.
- Dòng tiền (thu và chi)
- Các quan hệ tài chính trong nội bộ và trong quan hệ với các đơn vị khác.
● Khả năng nghiên cứu và phát triển của Công Ty:
Tương lai của Công Ty phần nào phụ thuộc vào yếu tố này.
Nhiều nhà quản trị còn cho rằng, yếu tố này nên được xem là tiêu thức quan trọng để đánh giá khả năng, vị thế cạnh tranh của Công Ty.
Trong nhiều ngành kinh doanh, yếu tố này trở nên quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Khả năng này được thể hiện chủ yếu qua các mặt sau:
- Khả năng phát triển sản phẩm mới.
- Khả năng cải tiến kỹ thuật.
- Khả năng ứng dụng công nghệ mới.
Để thực hiện đựơc các mặt trên đòi hỏi các Công Ty thường xuyên phải thu nhập thông tin vế thị trường khách hàng, để hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới và phải thường xuyên cập nhật các thông tin về sự phát triển khoa học và công nghệ mới.
● Văn hóa của tổ chức:
Văn hóa của tổ chức là những chuẩn mực, khuôn mẫu có tính truyền thống,những dạng hành vi, những nguyên tắc, thủ tục có tính chất chính thức mà mọi thành viên của tổ chức phải noi theo. Với cách hiểu đó, văn hóa của tổ chức thường được biểu hiện qua các họat động của doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Tính hợp thức của hành vi: những ngôn ngữ, thuật ngữ, những nghi lễ liên quan tới sự tôn kính và cách cư xử được đánh giá cao nhằm hướng dẫn hành vi của các thành viên trong một tổ chức.
- Các chuẩn mực: những tiêu chuẩn của hành vi.
- Các giá trị chính thống: những giá trị chủ yếu mà tổ chức tán thành, ủng hộ và mong đợi những người tham gia chia sẻ nó.
- Triết lý: những cái mà tổ chức đánh giá cao và xem là có giá trị, làm cơ sở cho cách thức đối với người lao động, khách hàng và người tiêu dùng.
- Những luật lệ: có những nguyên tắc chặt chẽ liên quan tới vịệc được chấp nhận là thành viên của tổ chức. Những người mới tới luôn phải học những điều này để được chấp nhận là thành viên đầy đủ của nhóm và tổ chức.
- Bầu không khí tổ chức: tổng thể những cảm giác được tạo ra từ những điều kiện làm việc, những cách thức cư xử và tương tác, và những cách thức mà các thành viên quan hệ với khách hàng và những người bên ngòai.
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty : Công ty TNHH một thành viên Giai Mỹ.
( Giai My Company Limited)
Công ty TNHH một thành viên Giai Mỹ được thành lập vào ngày 08/05/2007, có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Giám đốc : Nguyễn Hoàng Oanh.
Trụ sở chính : A4/45A1 Hương Lộ 80, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh , TP.HCM
Email : 1252229757@QQ.com.
2.1.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
Bao gồm:
- Hoàn thiện công trình xây dựng.Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng (không sản xuất tại trụ sở ). San lấp mặt bằng. Đóng cọc, gia cố nền móng công trình. Cho thuê phương tiện vận tải công trình.Gia công các vật liệu xây dựng ( không hoạt động tại trụ sở).
- Mua bán hàng trang trí nội thất - ngoại thất : giuờng, tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự.
Ngoài ra còn buôn đồ điện gia dụng, chuyên lắp đặt đèn và bộ đèn điện nội ngoại nhập.
- Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng máy móc khác.
- Bán buôn đồ ngũ kim và khóa, các dụng cụ cầm tay có kích thước lớn phục vụ cho ngành gỗ và cơ khí.
- Phạm vi hoạt động: trong và ngoài nước.
ﻬ Thời gian hoạt động: thời gian hoạt động của công ty là 20 năm kể từ ngày đựợc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty có thể chấp dứt hoạt động trước thời hạn hoặc kéo dài thêm thời gian hoạt động theo quyết định của Hồi Đồng thành viên hoặc theo quy định của Pháp Luật.
Vốn điều lệ : 600.000.000 đồng (Bằng chữ : Sáu trăm triệu đồng ).
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm:
- Hội đồng thành viên.
- Chủ tịch hội đồng thành viên.
- Giám đốc.
Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG NHÂN SỰ
PHÒNG TÀI CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
PHÂN XƯỞNG I
PHÂN XƯỞNG II
( Nguồn từ phòng nhân sự)
CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN:
● Giám đốc:
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty.
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách thức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên.
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty,trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch hội đồng thành viên .
- Kiến nghị chương án cơ cấu tổ chức công ty.
- Trình báo các quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng thành viên .
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh.
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định trong hội đồng lao động mà giám đốc ký với công ty theo quyết định của hội đồng thành viên.
● Kế toán trưởng: Có trách nhiệm báo cáo hàng năm với giám đốc điều hành tình hình tài chính của công ty.
● Kế toán sản xuất :
- Phản ánh đầy đủ , kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tính tóan hợp lý giá thành công tác xây lắp , các sản phẩm lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả .
- Xác định đúng đắng và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng thi công dở dang theo nguyên tắc quy định.
- Đánh giá đúng đắn kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình, hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất …trong từng thời kỳ nhất định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất , tính giá thành công trình xây lắp, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
● Phòng tài chính :
- Tham mưu cho lãnh đạo tổng công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính-kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản , tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của nhà nước.
- Trên cơ sở kế họach tài chính và kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch tài chính của toàn tổng công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tài chính được giao.
- Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm các đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán), kiểm tra việc hạch toán đúng theo chế độ kế toán nhà nước ban hành đối với kế toán các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
- Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho lãnh đạo tổng công ty về tình hình biến động các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của các đơn vị thành viên cũng như toàn tổng công ty.
-Tham mưu đề xuất việc khai thác. Huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của nhà nước.
- Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của các đơn vị trong tổng công ty ( tự kiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra).
- Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của văn phòng tổng công ty . Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước , trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của nhà nước…) đồng thời thanh toán, quyết toán với nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên.
- Phối hợp các phòng ban chức năng trong tổng công ty nhằm phục vụ tốt công tác xuất kinh doanh của văn phòng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh đạo tổng công ty.
●Phòng kế hoạch kinh doanh :
- Xây dựng kế toán sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của tổng công ty, trên cơ sở kế hoạch của các phòng, của các đơn vị thành viên tổng hợp và xây dựng kế
hoạch tổng thể của tổng công ty bao gồm các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động…và các kế hoạch liên quan đến hoạt động của tổng công ty.
- Tham khảo ý kiến của các phòng ban có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch dự trữ lưu thông, kế hoạch nhập xuất ….và các kế hoạch khác của tổng công ty trình tổng giám đốc .
- Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hóa thị trường trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
- Cân đối lực lượng hàng hóa và có kế hoạch điều hòa hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ tổng công ty.
- Tổ chức quản lý công tác thông tin kinh tế, báo cáo thống kê trong toàn bộ tổng công ty để tổng hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ lên tổng giám đốc hoặc báo cáo đột xuất khi tổng giám đốc yêu cầu và báo cáo lên cấp trên theo quy định.
- Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những ngừời không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
- Làm báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng và hàng năm của tổng công ty.
● Phòng xuất nhập khẩu:
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất nhập khẩu,.dịch vụ ủy thác và các kế hoạch khác có liên quan của tổng công ty.
- Tham mưu cho tổng giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất-nhập khẩu, pháp luật của việt nam và quóc tế về hoạt động kinh doanh này, giúp tổng giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng,thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác.
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này.
- Nghiên cứu khảo sát đánh giá khả năng tiềm lực của đối tác nước ngoài khi liên kết kinh doanh với tổng công ty. Giúp tổng giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán , giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài.
- Giới thiệu chào bán phẩm của công ty tại các hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường ,trao đổi nghiệp vụ, thu thập thông tin nhằm mở rộng thị trường quốc tế.
● Phòng nhân sự:
- Lập kế hoạch nguồn nhân lực và tuyển chọn nhân viên nhằm giúp tổ chức đủ số lượng nhân viên vào đúng vị trí và thời điẩm cần thiết.
- Đào tạo và phát triển nhân viên .
- Đánh giá nhân viên.
- Trả công lao động.
- Quan hệ lao động.
● Các phân xưởng I& II:
Hoạt động của xí nghiệp đựợc thực hiện thông qua các hợp đồng giao khoán nội bộ giữa công ty và xí nghiệp hoặc thông qua quyết định giao nhiệm vụ của công ty. Thực hiện các công việc gia công Sản xuất các loại sản phẩm cơ khí.
● Phân phối tiền lương và thu nhập:
Nguồn lương của nhân viên bao gồm các khoản sau:
- Lương cơ bản.
- Các khoản phụ cấp.
- Các khoản bù lương..
- Tiền thưởng hàng năm.
Nhân viên trong công ty được hưởng các phúc lợi tập thể , các khoản trợ cấp khó khăn theo quy định trong quy chế quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi của công ty.
● Năng lực nhân sự của công ty:
Bảng 2.2 Năng lực nhân sự tại công ty
STT
CHỨC DANH
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Trên ĐH
Đại Học
Cao đẳng
Khác
1
Giám Đốc
1
2
Kế toán trưởng
1
3
Kế toán sản xuất
1
4
Phụ trách phòng kinh doanh
3
5
Phụ trách phòng nhân sự
1
6
Phụ trách phòng XNK
3
7
Phụ trách kỹ thuật
5
8
Công nhân
8
TỔNG
1
7
7
8
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Sơ nét về sản phẩm kinh doanh và thị trường tiêu thụ của công ty:
Các mặt hàng kinh doanh của công ty
Trang trí nội thất bằng gỗ phục vụ cho nhà cửa, văn phòng:
● Bàn , ghế , giường , tủ
● Bộ đèn điện cao cấp nhập khẩu 100% từ Trung Quốc, Đài Loan.
Các dụng cụ cầm tay phục vụ cho ngành gỗ, cơ khí:
● Luỡi cưa
● Mũi khoan
● Các loại dao
● Phụ kiện ngũ kim…
Gia công các mặt hàng có liên quan và một số mặt hàng khác .. Với tiêu chuẩn kĩ thuật theo yêu cầu của khách hàng nhưng không nằm ngoài khả năng của công ty.
Thị trường tiêu thụ :
Hằng năm công ty đua ra thị trừong khoảng 20 mặt hàng bao gồm cả hàng mới và hàng cải tiến mẫu cũ .Với nhiều tinh năng đa dạng đảm bảo cung cấp cho nhu cầu khách hàng trong nước. Nhờ sự năng động của ban giám đốc và toàn thể công nhân viên đã giúp công ty có uy tín trên địa bàn kinh doanh tại TP.HCM.
2.2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIAI M Ỹ
2.2.1 VẾ MẶT KINH TẾ:
2.2.1.1 Phân tích về các chỉ tiêu thanh toán
Bảng 2.3: Phân tích khả năng thanh toán
KHẢ NĂNG THANH TOÁN (lần)
Năm 2008
Năm 2009
Khả năng thanh toán hiện hành
3,39
1,43
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
3,11
0,59
Khả năng thanh toán nhanh
2,83
0,4
Nhận xét:
Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành, thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh qua các năm 2007-2008-2009 có chiều hướng giảm mạnh. Nguyên nhân là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã giảm tương ứng với các năm.
♦ Tỷ lệ khả năng thanh toán hi ện thời của công ty vào năm 2007 ở mức khá cao, chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán đ ược các khỏan nợ ngắn hạn khi đến hạn nhưng năm 2008 -2009 thì giảm mạnh. Đây là chiều hướng xấu công ty tìm hiểu nguyên nhân để cần điều chỉnh lại.
♦ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của công ty và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết.
Theo các chuyên gia tài chính thì tỷ lệ thanh toán nhanh phải đạt từ 1 trở lên mới tốt. Vào thời điểm năm 2008, so sánh cứ 01 đồng ngắn hạn thì có 2.83 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao chứng tỏ công ty luôn có sẵn tiền để thanh toán nhưng năm 2009 giảm rõ rệt chỉ còn 0,4 cho thấy lượng tiền giảm quá mạnh. Nguyên nhân do mức tồn của công ty khá lớn và ngày càng tăng lên. Do đó công ty cần có biện pháp giảm lượng hàng còn ứ đọng, nâng cao công tác tài chính để tăng khả năng thanh toán nhanh hơn ở mức phù hợp.
Phân tích về tỷ số kết cấu tài chính
Để thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc vào nguồn vốn của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cần quan tâm đến tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ.
Bảng 2.4: Phân tích tỷ số kết cấu tài chính
TỶ SỐ KẾT CẤU TÀI CHÍNH (%)
năm 2008
năm 2009
Tỷ số nợ
29,47
30,03
Tỷ số thanh toán lãi vay
-
-
Tỷ số tự tài trợ
70,53
69,97
(Nguồn : phòng kế toán)
♦ Tỷ số nợ: tỷ số này nói lên kết cấu vay nợ của doanh nghiệp. Thông thường tỷ lệ kết cấu nợ xem được chấp nhận được khoảng 20% - 50%.
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2008- 2009 tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chênh lệch không đáng kể và nằm trong mức chấp nhận được.
Nhìn chung kết cấu tài chính của công ty khá tốt, vừa tận dụng được tác động của đòn bẩy tài chính để làm tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu vừa đảm bảo được quyền tự chủ tài chính của công ty.
Phân tích về tỷ số hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay HTK =
Trị giá HTK bình quân
Hàng tồn kho là một tài sản dự trữ với mục đích bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Mức độ tồn kho thấp hay cao phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm….
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho phụ thuộc vào số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho.
Bảng 2.5 Phân tích vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu
năm 2008
Năm 2009
Chênh Lệch 2009/2008
Doanh thu thuần trong kỳ
2.699.321.776
5.215.908.478
2.516.586.702
Trị giá HTK đầu năm
0
38.398.900
38.398.900
Trị giá HTK cuối năm
38.398.900
117.470.087
79.071.187
Trị giá HTK bình quân
19.199.450
77.934.493,5
58.735.043,5
Số vòng quay HTK
140.59
66.93
(73.67)
Số ngày dự trữ HTK ( ngày )
2.56
5.38
2.82
(Nguồn: phòng kế toán)
Nhận xét:
Số lượng hàng tồn kho bình quân trong năm 2009 tăng đột ngột so với năm 2008 là (58.735.043,5) nguyên nhân của sự gia tăng này là: Chủ yếu là do tăng lên của chi phí sản xuất sản phẩm dở dang, trên thực tế cho thấy công ty đang gấp rút gia công lại một số mặt hàng trọng yếu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty phải nhập nguyên vật liệu và phụ kiện từ công ty khác để đảm bảo tiến trình hoạt động gia công gấp rút theo thời hạn hợp đồng đã ký. Ngoài ra có một số mặt hàng chưa bán được còn tại kho.
- Số vòng quay của hàng tồn kho trong năm 2009 là 66.93 vòng, mỗi vòng là là 5,38 ngày.So với năm 2008 thì tố độ luân chuyển hàng tồn kho giảm 73.67 vòng và số ngày dự trữ của mỗi vòng tăng 2.82 ngày.
- Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng cao cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả , giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ và giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ đọng. Tuy nhiên, số lượng hàng tồn kho của công ty qua hai năm còn ở mức khá cao.
Công thức:
Doanh thu thuần
Khoản phải thu khách hàng =
Khoản phải thu bình quân
Bảng 2.6: Phân tích số vòng quay các khoản phải thu khách hàng
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp. Dựa vào công thức đã nêu trong phần lý luận và tình hình thực tế tại doanh nghiệp, ta có bảng phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu sau:
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh Lệch 2009/2008
Doanh thu thuần
2.699.321.776
5.215.908.478
2.516.586.702
Khoản thu đầu kỳ
269.950.921
17.971.873
(251.979.048)
Khoản thu cuối kỳ
17.971.873
19.039.476
1.067.603
Khoản phải thu bình quân
143.961.397
18.505.674,5
(125.455.722,5)
Số vòng quay phải thu
18.750
281.855
263.104.229
Kỳ thu tiền bình quân(ngày)
19.20
1.28
(17.92)
(Nguồn: phòng kế toán)
Trong năm 2009 số vòng quay khoản phải thu là 281.855 vòng, mỗi vòng có thời gian là 1.28 ngày.Như vậy số vòng thu nợ tăng 263.1 vòng so với năm 2008 và chiều dài vòng thu được rút ngắn lại 17.92 ngày. Điều này cho thấy công ty khả năng thu hồi nợ nhanh, tương đối ổn định.
Công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản =
Tổng tài sản bình quân
Bảng 2.7: Phân tích số vòng quay tài sản
Tốc độ luân chuyển toàn bộ tài sản phản ánh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của xí nghiệp.
Chỉ tiêu
năm 2008
năm 2009
Chênh lệch
Doanh thu thuần
2.699.321.776
5.215.908.478
2.516.586.702
Tổng tài sản đầu kỳ
640.201.249
2.747.095.907
2.106.894.658
Tổng tài sản cuối kỳ
2.747.095.907
2.791.460.999
44.365.092
Tổng tài sản bình quân
1.693.648.578
2.769.278.453
1.075.629.875
Số vòng quay tài sản
1.59
1.88
0.29
Số ngày của một vòng quay
226
190
( 36 )
(Nguồn: phòng kế toán)
Trong năm 2009, số vòng quay của tài sản là 1.88 vòng và số ngày quay quay của một vòng là 190 ngày, giảm so với năm 2008 là 36 ngày. Số vòng quay của tài sản tương đối thấp cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty nhanh. Đây là chiều hướng tốt có lợi cho công ty.
Phân tích về tỷ số doanh lợi:
Công thức
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = *100
Doanh thu thuần
● Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Với chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố rất mật thiết. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường, còn lợi nhuận lại thể hiện chất lượng và hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu chỉ ra vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Theo số liệu thực tế tại công ty ta có bảng phân tích lợi nhuận trên doanh thu sau:
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ Tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh Lệch 2009/2008
Lợi nhuận sau thuế
30.696.118,5
48.813.732
18.117.613,5
Doanh thu thuần
2.699.321.776
5.215.908.478
2.516.586.702
Tỷ suất LN / DT
1.137
0.936
(0.201)
(Nguồn từ phòng kế toán)
Tỷ suất lơi nhuận qua các năm đều giảm.Chỉ tiêu này phản ánh: cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 1.137 đồng LNST ( năm 2008), 0.936 đồng LNST (năm 2009). Lợi nhuận qua các năm đều giảm nên công ty cần chú ý kiểm soát chi phí trong kinh doanh hơn nữa, và áp dụng những biện pháp để nâng cao tỷ suất này lên.
● Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản:
Với tỷ suất này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của Công Ty.
Công thức
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = * 100
Tổng tài sản
Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh Lệch 2009/2008
Lợi nhuận sau thuế
30.696.118,5
48.813.732
18.117.613,5
Tổng tài sản
2.747.095.907
2.791.460.999
44.365.092
Tỷ suất LN / TS
1.1174
1.7487
0.6313
(Nguồn : phòng kế toán)
Theo bảng số liệu trên thể hiện cứ 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp đã bỏ ra để kinh doanh thì sẽ đem lại lãi ròng là 1.1174 đồng (năm 2008), 1.7487 đồng (năm 2009). Nhìn chung tỷ số này trong hai năm đều có sự biến động nhưng không đáng kể. Năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng chưa cao chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm bớt chi phí để đem lại lợi nhuận.
● Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu :
Công thức :
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = * 100
Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.10: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh Lệch 2009/2008
Lợi nhuận sau thuế
30.696.118,5
48.813.732
18.117.613,5
Vốn chủ sở hữu
2.741.482.773
2.786.923.956
45.441.183
Tỷ suất LN / VCSH
1.1197
1.7515
0.6318
(Nguồn: phòng kế toán)
Nhận xét:
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2009 tăng so với năm 2008 là (45.441.183 vnđ). Nguyên nhân do: tổng tài sản tăng ( 44.365.092 vnđ) và đồng thời nợ phải trả giảm (1.076.091 vnđ).
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho thấy doanh lợi thu trên một đồng vốn chủ sở hữu trong năm năm 2009 có chiều hướng tăng 0.6318 % so với năm 2008. Mặc dù tỷ số này chưa tăng mạnh nhưng đó cũng là dấu hiệu khả quan của doanh nghiệp.
2.2.1.5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty:
2.2.1.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.11: Phân tích kết quả hoạt đông kinh doanh trong năm 2008-2009:
CHỈ TIÊU
NĂM 2008
NĂM 2009
Chênh Lệch
2009-2008
1.Tổng doanh thu
2.699.321.776
5.215.908.478
2.516.586.702
2.Các khoản giảm trừ
-
-
-
3.Doanh thu thuần
2.699.321.776
5.215.908.478
2.516.586.702
4.Gía vốn hàng bán
-
4.643.508.642
4.643.508.642
5.Lợi nhuận gộp
2.699.321.776
572.399.836
(2.126.921.940)
6.Doanh thu từ hoạt động tài chính
-
-
-
7.Chi phí tài chính
-
-
-
8.Doanh thu thuần từ hoạt động tai chính
-
-
-
9.Chi phí bán hàng
2.441.771.510
302.297.223
(2.139.474.287)
10.Chi phí quản lý doanh nghiệp
200.788.774
258.483.063
57.694.289
11.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
56.761.492
11.619.550
(45.141.942)
12.Thu nhập khác
420.000.000
292.476.191
(127.523.809
13.Chi phí khác
435.833.334
239.010.765
(196.822.569)
14.Lợi nhuận khác
15.833.334
53.465.426
37.632.092
15.Tổng lợi nhuận trước thuế
40.928.158
65.084.976
24.156.818
16.Thuế thu nhập doanh nghiệp
10.232.039,5
16.271.244
6.039.204,5
17.Lợi nhuận sau thuế
30.696.118,5
48.813.732
18.117.613,5
(Nguồn : phòng kế toán )
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng thu nhập gồm ba nguồn:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Thu nhập khác …
Theo tính toán thì tổng thu nhập từ ba nguồn trên đều tăng mạnh cụ thể là: năm 2008 : 2.683.488.442 vnđ, năm 2009: 5.269.373.904 vnđ.
♦ Doanh thu thuần : Năm 2009 tăng hơn so với năm 2008 : 2.516.586.702 vnđ nguyên nhân chủ yếu là giá bán và số lượng tiêu thụ gia tăng đáng kể. Cụ thể giá bán các dụng cụ cầm tay phục vụ cho ngành gỗ và cơ khí đang kinh doanh tại công ty trong năm 2009 tăng từ 10% đến 12%.
Bảng 2.12 : Biến động giá các dụng cụ cầm tay
SẢN PHẨM
ĐƠN GIÁ
ĐVT
NĂM 2008
NĂM 2009
Mũi khoan thẳng ( cỡ nhỏ)
cái
45.000
49.500
Mũi khoan sala
bộ
50.000
55.000
Mũi khoan 13
cái
20.000
22.000
Mũi khoan 14
cái
30.000
33.000
Mũi khoan thẳng 2 tầng
cái
50.000
55.000
Lưỡi cưa lọng
cái
120.000
132.000
Lưỡi cưa mài
cái
200.000
220.000
Dao khoan 2C-W13
cái
3.600.000
3960.000
Dao tubi mới 4*48
cái
600.000
660.000
Dao bào hai mặt
cái
340.000
374.000
Dao bào mài bén (310*30*3)
cái
20.000
22.000
Dụng cụ ren răng ( 20-4F)
cái
60.000
66.000
Tăng phô
cái
20.000
22.000
CB Coc
cái
20.000
22.000
Bánh xe đưa phôi (100*20*60)
cái
110.000
121.000
…………..
(Nguồn: phòng kế toán)
Trên đây là những sản phẩm điển hình đã có sự gia tăng về giá, ngoài ra những sản phẩm nội thất cũng gia tăng nhưng không đáng kể.
♦ Ta thấy năm 2008 giá vốn hàng bán của công ty không có, được biết trong năm 2007 công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ngay từ đầu đã nhập hàng hóa với số lượng hàng rất lớn vì thế năm 2008 công ty đã không có giá vốn hàng bán.
Trong khi đó giá vốn háng bán năm 2009 cao hơn gấp nhiều lần so với năm 2008 nguyên nhân là tình trạng lạm phát xảy ra kéo theo các yếu tố đầu vào tăng ( chủ yếu là giá nguyên phụ liệu dùng để sản xuất tăng ). Nhằm đa dạng nhiều kích cỡ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên đầu năm 2009 công ty đã đặt mua với số lượng hàng có kích cỡ lớn nên giá thành cũng cao gấp nhiều lần so với những mặt hàng thông thường đã và đang kinh doanh. Chủ yếu là các dụng cụ cầm tay phục vụ cho ngành gỗ, cơ khí ….. Đa số đều nhập từ Trung Quốc và Đài Loan.
Bảng 2.13 Bảng giá sản phẩm năm 2009
TÊN SẢN PHẨM
QUY CÁCH
ĐVT
ĐƠN GIÁ
SỐ LƯỢNG
Đầu khoan
2C-W18
cái
3.600.000
115
Dao khoan
2C-W13
cái
4.000.000
120
Lưỡi cưa mài
305*3*80
cái
350.000
125
Lưỡi cưa mài
250*3*80
cái
300.000
40
Lưỡi cưa mài
200*3*40
cái
200.000
29
Lưỡi cưa
305*3*1"*100T
cái
720.000
125
Lưỡi cưa
355*3*1"*100T
cái
920.000
120
Lưỡi cưa
405*4*1"*100T
cái
1350.000
115
Kim súng phun sơn
W-71
cái
300.000
112
Dao tubi mới
49*12*3*4*75*0,9
cái
500.000
132
Dao tubi đắp hợp kim
35*12*3*4*65*0.85*0.9
cái
600.000
115
Dao thẳng đắp hợp kim
100*100*3*4
cái
560.000
115
(Nguồn: phòng kế toán)
♦ Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 lại giảm mạnh 45.141.942 vnđ so với năm 2008. Nhưng công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí bán hàng : 2.139.474.287 vnđ.
♦ Chi phí bán hàng của năm 2008 là: 2.441.771.510 vnđ ta thấy tương đối cao. Do mới đi vào hoạt động nhận thấy yêu cầu cấp bách không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm của mình, nên trong năm 2008 công ty đã bỏ ra chi phí rất lớn trong việc quảng bá sản phẩm, tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng cáo, tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng, khảo sát thị trường các thành phố và các tỉnh lân cận……
Đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách hàng chỉ áp dụng khi khách hàng mua những sản phẩm nội thất mà công ty đã quy định như những bộ bàn ghế, tủ, kệ…phục vụ cho phòng ăn, khách hàng có cơ hội bốc thăm trúng thưởng 100% các phần quà : quạt máy, nồi cơm điện, bình đun nước siêu tốc…..tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng, chương trình áp dụng trong vòng 1 tháng nhân kỉ niệm một năm thành lập công ty ( từ ngày 08/05 đến 08/06/2008)….
Ngoài ra công ty đã đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn cho khách hàng khi mua với số lượng lớn. Cụ thể:
- Nếu đại lý sẽ được chiết khấu là 30% trên mỗi mặt hàng kể cả sản phẩm nội thất và các dụng cụ cầm tay.
- Nếu khách hàng là công ty, trường học hay các tổ chức khác sẽ hưởng mức chiết khấu từ 25% -27% cho mỗi lần đặt hàng với số lượng từ 15 bộ bàn ghế, kệ trở lên ( chỉ áp dụng sản phẩm nội thất).
- Nếu khách hàng là cá nhân: nếu đặt mua hàng giá trị từ 10 triệu đến dưới15 triệu sẽ được chiết khấu 10%, từ 15 triệu đến dưới 30 triệu chiết khấu 12%, từ 30 triệu trở lên được hưởng chiết khấu 15% ( chỉ áp dụng cho sản phẩm nội thất).
Bên cạnh đó nhiều chi phí khác phục vụ cho việc bán hàng.
Nhưng qua năm 2009 chi phí bán hàng lại giảm mạnh so với năm 2008 là 2.139.474.287 vnđ, nguyên nhân của sự suy giảm này là:
Trong năm 2009 tình hình giá sản phẩm nhập về cùng với nguyên vật liệu tăng cao từ 10% đến 15%. Theo tình hình chung như vậy nên công ty cũng phải tăng giá bán trên từng sản phẩm, và đã điều chỉnh lại mức chiết khấu cho từng đối tượng là giảm xuống. Cụ thể: đại lý vẫn giữ nguyên mức chiết khấu 30%, khách hàng là cá nhân, công ty, tổ chức… chỉ còn với mức chiết khấu từ 5% đến 7%. Và cũng trong năm 2009 ta thấy công ty không đưa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt nào.
Bên cạnh đó công ty cũng đã tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn trong việc sắp xếp lại tình hình kho bãi làm giảm được chi phí vận chuyển giao hàng.
Đồng thời doanh nghiệp cũng đã thực hiện tốt việc bảo quản máy móc, thiết bị dùng cho bán hàng nên tiết kiệm được một khoản chi phí sữa chữa.
♦ Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng, nguyên nhân chủ yếu là công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị, sữa chữa văn phòng làm việc phục vụ cho công tác quản lý.
Nhìn chung qua 02 năm tổng hợp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính… đều có sự biến động. Nhưng lợi nhuận mà công ty nhận được cũng tăng.
VỀ MẶT XÃ HỘI:
Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài việc phân tích về mặt kinh tế, ta cần phải xét về phương diện xã hội. Kết quả hoạt động sản xuất được phản ánh bằng những thành tích đem lại do cải thiện điều kiện xã hội như việc nâng cao mức sống người lao động , bảo vệ sức khỏe cho người lao động và vệ sinh môi trường.
Qua tìm hiểu thực tế của công ty TNHH MTV Giai Mỹ cũng cho ta thấy rõ hơn sự quan tâm của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội. Công ty luôn coi trọng ý thức về trách nhiệm xã hội là kim chỉ nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Chính là:
♦ Theo đánh giá của trung tâm đo đạc kiểm định Quatest 3 chứng nhận vào ngày 08/07/2007 thì những sản phẩm hàng nội thất của công ty đang kinh doanh
không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái,môi trường trong quá trình sản xuất, không có tính chất độc hại đối với người tiêu dùng, không gây ô nhiễm môi trường và đáp ứng nhu cầu cần thiết cho đời sống của con người...
Luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện trách nhiệm của công ty đối với người tiêu dùng. Các sản phẩm như lưỡi khoan, lưỡi cưa, bàn ghế, tủ, kệ, các loại bóng đèn trang trí .. đã cũng được người sử dụng tín nhiệm về chất lượng và mẫu mã đã được hiệp hội người tiêu dùng bình chọn sản phẩm đạt yêu cầu.
♦ Không phân biệt đối xử, từ chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ thể hoặc quá khứ của họ. Công ty đã nhận và tạo việc làm cho 02 nhân viên bị tàn tật làm công việc như ngồi dũa lưỡi cưa, lưỡi khoan, sắp sếp trưng bày hàng hóa và một số công việc khác với thu nhập bình quân gần 2,3 triệu/tháng/người.
♦ Hàng năm công ty đã dành một phần lợi nhuận của mình đã đóng góp vào cộng đồng xã hội như: ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung : 15 triệu đồng , giúp trẻ em nghèo vuợt khó của quận nơi công ty có trụ sở 15 triệu đồng, thăm viếng Mẹ việt Nam anh hùng, Người già neo đơn trên địa bàn các quận mỗi điểm thường hỗ trợ 10 triệu đồng. Thời gian vừa qua công ty cũng đã phát động chương trình chung tay giúp đỡ đồng bào Nhật Bản trong trận động đất sóng thần, mỗi nhân viên ủng hộ một ngày lương.
♦ Đóng góp một phần thuế đối với nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, chỉ tính riêng phần thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm công ty đã nộp thuế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.14 : Số lượng nộp ngân sách nhà nước qua các năm
STT
NĂM
LƯỢNG NỘP NGÂN SÁCH (đồng/năm)
1
2008
10.232.039,5
2
2009
16.271.244
(Nguồn: phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy số lượng nộp ngân sách nhà nước qua hai năm 2008-2009 tăng, chứng tỏ công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, góp phần làm tăng năng suất dđể cho nhà nước có nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động văn hóa, xã hội y tế, giáo dục góp phần tích lũy và phát triển kinh tế.
♦ Đời sống của cán bộ công nhân viên là một bài toán nan giải của công ty, nếu chỉ đơn thuần về tiền lương thì người lao động sẽ gặp khó khăn trong đời sống hằng ngày. Trên cơ sở cho phép lựa chọn những phương pháp trả lương, kết hợp với các công ty khác. Nếu như trước đây, công ty trả lương theo thời gian , theo tính chất công việc, thì ngày nay công ty đã mạnh dạn chủ trương trả lương theo hình thức khoán sản phẩm, xây dựng đơn giá tiền lương, xác định mức thu nhập dựa trên kết quả sản xuất hằng ngày của mỗi công nhân, bước đầu gặp nhiều khó khăn, dần dần đi vào ổn định và phần nào nâng cao mức tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
Bảng 2.15 : Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên`
STT
NĂM Năm
Tiền lương ( đồng)/ tháng
1
2008
2.000.000
2
2009
2.300.000
(Nguồn: phòng nhân sự)
Ngoài tiền lương công ty còn phải phụ cấp tiền ăn, tiền xe cho công nhân viên là 15.000 đồng/ngày. Hiện tại vào các ngày lễ, tết dương lịch hỗ trợ 100.000 đồng/người, riêng tết âm lịch được hưởng tháng lương 13.
♦ Luôn biết quan tâm đến toàn thể công nhân viên về mặt tinh thần, vật chất, đặc biệt là mua bảo hiểm y tế cho công nhân viên công ty khám sức khỏe lao động theo định kỳ hằng năm được phân bổ vào ngày 8 đến ngày 10 tháng 5.
♦ Tạo điều kiện cho nhân viên trong toàn công ty tham quan du lịch vào các ngày nghỉ lễ như : ở Đà lạt, Vũng tàu, Suối nước nóng Bình Châu, địa đạo Củ chi..Trong đó, công ty đã hỗ trợ đến 70% chi phí đi lại cho toàn thể công nhân viên. Ngoài ra công ty còn phối hợp với tổ chức công đoàn của quận tham gia các cuộc thi thể thao, văn nghệ nhằm hướng công nhân viên của mình đến một cuộc sống lành mạnh.
♦ Đầu năm nay nhằm mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh nên công ty đã tuyển thêm 7 công nhân lành nghề vào bộ phận gia công. Tuy nhu cầu tuyển dụng của công ty còn hạn chế nhưng cũng đã góp phần nào giải quyết việc làm cho toàn xã hội.
Về mặt tài chính còn có giới hạn, song vấn đề đời sống toàn thể công nhân viên là cả một sự cố gắng, nổ lực rất lớn. Với sự kết hợp chặt chẽ giữa ban giám đốc công ty với các công đoàn, hàng năm công ty đều xem xét đề nghị nâng bậc lương cho công nhân viên.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
2.2.3.1 MÔI TR ƯỜNG VĨ MÔ:
● Môi trường kinh tế:
Trong tình hình đổi mới kinh kế mạnh mẽ diễn ra hiện nay,phương pháp chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh là nâng cao tiếp cận thị trường, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trên cơ sở tự cân đối trang trải chi phí, mạnh dạn thay đổi cơ cấu sản xuất, bộ máy sản xuất , bộ máy tư nhân hợp lý, mở rộng liên doanh liên kết để đẩy mạnh đầu tư sản xuất và huy động vốn, ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, mở rộng mặt bằng sản xuất, tổ chức công tác thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho
sản xuất ngày một dồi dào, phong phú, đáp ứng nhu cầu phát triển và yêu cầu đổi mới nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Với sự đổi mới và chính sách mở cửa của chính phủ Việt Nam đến nay nền kinh tế VN đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể, đồng thời nhà nước ban hành những điều luật làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế tư nhân khởi sắc tăng mạnh.
Hiện tại Việt Nam tiếp tục là khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định và là nơi đánh giá đầu tư hấp dẫn nhất, đã kéo theo sự bùng nổ về đầu tư xây dựng phát triển đô thị, khu dân cư, nhà máy khu chế xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp, cơ khí, người dân cư trú….do vậy đã tạo cơ hội cho Công ty TNHH một thành viên Giai Mỹ không những phát triển và mở rộng thị trường khu vực TP.HCM mà còn phát triển quy mô hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng vững mạnh ra các địa bàn tỉnh Đồng nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận ..
Ngay từ những tháng đầu năm 2011, tình trạng lạm phát của nước ta có xu hướng gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, chính phủ cũng đã và đang có nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này.
Mặt khác, do biến động về tỷ giá hối đoái của thị trường thế giới và khu vực trong những năm gần đây có sự biến động mạnh đã làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với các doanh nghiệp, hiện tại hàng năm Công ty Giai Mỹ nhập khẩu số lựợng hàng lớn từ Trung Quốc và Đài Loan ( thiết bị phục vụ cho cơ khí, trang trí nội thất…) điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tài chính của Công ty trong thời kỳ biến động về tỷ giá hối đoái của khu vực Đông nam Á.
Một vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nữa đó là lãi suất cho vay đối với kinh doanh sản xuất dao động 15-17%, còn phi sản xuất là 17-20%. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Giai Mỹ, hạn chế nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến mức sinh lời của công ty
● Môi trường chính trị - pháp luật:
Trước thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, tình hình chính trị ở nước ta tương đối ổn định và phát triển bền vững so với các nước trong khu vực và thế giới . Bên cạnh đó chính phủ đã đưa ra những chương trình, chỉ tiêu và đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước trong khu vực và gia nhập WTO.
Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng ổn định hơn, những điều luật áp dụng cho từng ngành và cũng đựơc cải thiện đáng kể bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, tạo môi trường, chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển, cơ chế giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp hay người dân ngày càng hiệu quả và nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi kinh doanh hợp pháp cho các doanh nghiệp.. không những giúp cho các doanh nghiệp việt Nam yên tâm hơn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình mà còn là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đối với Công ty TNHH MTV Giai Mỹ.
Ngoài ra nhà nước còn đưa ra một số ưu đãi cho những đơn vị đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đó là luật khuyến khích đầu tư trong nước, chẳng hạn như:
+ Miễn thuế đất từ 3-6 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
+ Được hưởng thuế suất thuế thu nhpậ doanh nghiệp là 25% thay vì phải chịu thuế 32%.
+ Được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị,máy móc,phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của dụ án mà trong nứoc chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu….
Với những ưu đãi mà nhà nước đã ban hành như đã nói trên, đã góp phần không nhỏ giúp cho công ty nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
● Môi trường văn hóa - xã hội:
Mỗi quốc gia hay mổi doanh nghiệp đều có nền văn hóa riêng của mình.Vì vậy doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, mở rộng thị trường cần phải tìm hiểu nét văn hóa ở từng khu vực của quốc gia đó, tránh đựoc những rủi ro không mong muốn điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng những kế hoạch kinh doanh.
Công ty TNHH MTV GIAI MỸ luôn nghiên cứu kỷ về thị hiếu nhu cầu người tiêu dung sản suất và nhập khẩu những mặt hàng mà người tiêu dung quan tâm sử dụng, phù hợp với văn hóa – phong tục tập quán của người dân việt nam. Bên cạnh đó, hiện nay xã hội Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề môi trường và sức khỏe.
Biết được yếu tố này nên công ty ta cung cấp những mặt hàng đảm bảo chất lượng ,không ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng.Chẳng hạn như công ty cung cấp hàng nội thất với gỗ, công nghệ sơn phủ, sơn bóng đảm bảo chất lượng đồng thời không gây ảnh hưởng đến môi trường và người sử dụng.
● Môi trường dân số:
Nuớc ta nằm trong danh mục các nước đông dân ở khu vực Đông Nam Á.Với gần 90 triệu dân năm 2009 . Với dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm là 10-11%/ năm, mức thu nhập bình quân đầu người đến năm 2012 khoảng 1800- 2000 USD/ năm. Vì vậy đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, điều này dẫn đến nhu cầu hưởng thụ về cuộc sống và tiêu dung cũng tăng theo.
Hiện tại, nhu cầu về vấn đề quy họach những khu nhà cao tầng, khu chung cư cao cấp hiện đại, các khu công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các quận, huyện khu vực Tp HCM, nhu cầu phương tiện đi lại sẽ được mở rộng rất lớn. Do vậy, việc sử dụng thiết bị phụ kiện phục vụ cho trang trí nội thất sẽ tăng thêm nét thẩm mỹ các công trình xây dựng, nhà ở. Điều này đã tạo ra những cơ hội thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh của công ty Giai Mỹ.
Vấn đề dân số đông, nguồn nhân công tương đối rẻ cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn sẽ thu hút được nguồn nhân lực dồi dào và tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
● Môi trường công nghệ:
Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, hiện nay công nghệ là một biến số chiến lược sống còn cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Và ở Việt Nam mức tăng trưởng kinh tế luôn bị ảnh hưởng mạnh bởi các công nghệ hiện đại. Ngày nay, với sự ra đời của nhiều loại công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại giúp tự động hóa trong sản xuất, tiết kiệm nguyên phụ liệu và chi phí, tạo cho quá trình sản xuất được nhanh chóng hơn, năng suất và chất lượng cao hơn, giảm giá thành sản phẩm, tạo được nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, công nghệ còn thay đổi yếu tố văn hóa, trao đổi thông tin giữa các ra một sự thống nhất, đồng bộ và tăng cường đoàn kết trong tổ chức. Nó tạo điều kiện cho công ty TNHH MTV Giai Mỹ tiếp cận và lựa chọn đổi mới công nghệ hiện đại, đồng thời đó cũng là một thách thức lớn và tác động mạnh mẽ đối với công ty. Vì vậy, Công ty TNHH MTV GIAI MỸ luôn quan tâm, tìm hiểu và hướng đến vấn đề đầu tư, Chuyển giao trang thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến ở các nước trong khu vực trong việc cải tiến chất lượng vể hiệu quả sản xuất, kinh doanh đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm và cạnh tranh được với các doanh nghiệp kinh doanh cùng cấp.
● Môi trường tự nhiên:
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhưng khai thác ngày càng cạn kiệt nên không có số lượng lớn để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất, nó cũng là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế. Những hàng hóa như bàn ghế, tủ, kệ, khoan, dao hay bộ đèn điện cao cấp ... hiện tại, một phần doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Đây cũng là điều kiện trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ hiện tại của Công ty.
Tình hình thời tiết khí hậu của nứớc ta diễn biến phức tạp, những năm gần đây nước ta luôn bị ảnh hưởng của gió, bảo, lũ lụt..do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thi công công trình của công ty.
2.2.3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ
● Khách hàng:
Gồm những ngừơi tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp, họ là yếu tố quyết định đầu ra của doanh nghiêp.
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự bùng nổ về công nghệ, kỹ thuật cũng như đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà cửa rất nhiều.
Sản phẩm của công ty chủ yếu là cung cấp cho thị trường Việt Nam, qua nhiều năm hoạt động, hiện tại khách hàng chủ yếu của Công ty là các đối tác, những dự án công trình có quy mô lớn, các công ty Xây dựng, các hộ gia đình quen thuộc đã sử dụng sản phẩm và một số đại lý, cửa hàng trưng bày bán lẻ trên địa bàn TP hồ chí minh và các vùng miền lân cận.
Hiện tại khách hàng chủ lực của Công ty tập trung chủ yếu là :
Về các công ty : Công ty TNHH MTV Tấn Phát, Công ty TNHH Đại Minh, Công Ty XD TM DV Hải Sơn, Công Ty TNHH Trang Trí Nội Thất Việt Nhật…
Về Đại Lý : Cửa Hàng Đồ Gỗ Minh Hùng, Cửa Hàng Nội Thất Tấn Tài, Công ty Xây Dựng – TM – DV Nguyễn Kim, Công ty TNHH Trang Trí Nột Thất Phương Thảo…
Ngày nay với nhu cầu phát triển chung của xã hội, khách hàng càng quan tâm đòi hỏi rất cao về chất lựợng sản phẩm, kiểu dáng công nghệ, sự phục vụ tận tình chu đáo và uy tín của Doanh nghiệp vv..những sản phẩm của công ty Giai Mỹ sản xuất có những đặc điểm như: tính năng thuận tiện, dễ sử dụng, mẫu mã, thẩm mỹ và chất lượng, do vậy Công ty Giai Mỹ đã từng bước có chổ đứng trên thị trường về thương hiệu và mang lại hiệu quả doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Bên cạnh đó Công Ty cũng thường xuyên tham khảo ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà mình đã cung cấp cho khách hàng nhằm nhận biết được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng hiện tại và tương lai của khách hàng, để không ngừng cải tiến công nghệ và sản phẩm phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng, tạo cho khách hàng sự thõa mãn, an tâm khi sử dụng sản phẩm của Công ty.
● Nhà cung cấp
Hiện nay Công ty Giai Mỹ sử dụng nhiều nguồn cung cấp khác nhau trong và ngoài nước. Phần lớn sản phẩm trang trí nội thất sẽ nhập từ các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên, những công cụ, dụng cụ phục vụ cho ngành cơ khí nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp từ Trung Quốc, Đài Loan. Cụ thể một số nhà cung cấp các mặt hàng hiện tại cho Công ty TNHH MTV giai Mỹ như:
Công Ty TNHH Bảo Phát
- Công Ty TNHH Công Nghệ Gỗ Grandart
- Công Ty TNHH Công Nghệ Gỗ Grandart
- Công ty TNHH Công Nghệ Gỗ Kaiser
- Công ty TNHH Fuji Deso VN
- Công Ty TNHH Tanggroup
- Công Ty Latitude Tree VN
- Công Ty Cổ Phần SX-TM-DV TPA…
Cũng chính vì những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về nên công ty cũng gặp không ít khó khăn đến sự chủ động và sự gia tăng giá thành đột xuất do ảnh hưởng tính cạnh tranh thị trường tiêu thụ và sự biến động về giá.
Hiện nay Công ty Giai Mỹ sử dụng nhiều nguồn cung cấp khác nhau trong và ngoài nước. Phần lớn sản phẩm trang trí nội thất sẽ nhập từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, những công cụ, dụng cụ phục vụ cho ngành cơ khí nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp từ Trung Quốc, Đài Loan.Cụ thể như: Công ty TNHH BẢO PHÁT, Công ty CP SX-TM-DV TPA…….Cũng chính vì những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về nên công ty cũng gặp không ít khó khăn đến sự chủ động và sự gia tăng giá thành đột xuất do ảnh hưởng tính cạnh tranh và thị trường tiêu thụ.
● Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường nứơc ta có rất nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh về mặt hàng trang trí nội thất, chuyên kinh doanh về các sản phẩm cho ngành cơ khí thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
Chẳng hạn như: CTY CP TM XD NỘI THẤT ALIAT VIỆT NAM, CTY TNHH XD TM HÒA HỢP, CTY CP TRANG TRÍ NỘI THẤT MỘC ĐẠI, CTY TNHH NỘI THẤT MỸ LAI, CTY TNHH SX TM ĐÀO TRUNG HƯNG, CTY TNHH HWATA VINA, CTY TNHH SX TMDV ĐỈNH PHÚ, CTY CP TRANG TRÍ NỘI THẤT BIỂN CÁT, CTY TNHH SX TMDV ĐỈNH PHÚ, CTY TNHH XD TRANG TRÍ NỘI THẤT BẢO AN, CTY TNHH MTV CHIẾN THẮNG THỬ THÁCH, CTY TNHH TM SX SIÊU VIỆT, CTY CP ĐẦU TƯ XD TM HÀ NAM, CTY TNHH SX TMDV MINH PHÁT, ….Hầu hết các sản phẩm của họ đều phong phú, đa dạng trong các mặt hàng kinh doanh.
Trước thời buổi kinh tế thị trường, Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là những sản phẩm trang trí nội – ngoại thất mà công ty Giai Mỹ đang kinh doanh, đây là thị trường tiềm năng và hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do thị trường màu mỡ nên khó tránh khỏi những đối thủ cạnh tranh này, nó đã thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thưong mại ở các nước như : Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý... Các doanh nghiệp này có nguồn tài chính dồi dào, trình độ khoa học kỹ thuật trình độ quản lý cao cũng là một trong những vấn đề tiềm ẩn mà thị trường Nội Thất hiện nay cần nghiên cứu nói chung và Công ty TNHH MTV giai Mỹ nói riêng.
Vì vậy để chiếm lĩnh được thị trường Công ty TNHH MTV GIAI MỸ cần phải bỏ ra khá nhiều thời gian để tìm hiểu mục tiêu, chiến lựợc chính sách của các công ty đối thủ (về giá, về chiết khấu..), điểm mạnh, điểm yếu và trang thiết bị máy móc.. của đối thủ cạnh tranh. Từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty một cách chính xác và hiệu
● Đối thủ tiềm ẩn
Hiện nay các sản phẩm trang trí nội thất như bộ đèn điện không thể có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên một thuận lợi đáng kể là các loại nệm, muse được thay thế cho bởi mặt hàng gỗ để sử dụng trong gia đình. Qua thời gian sử dụng trên thị trường thì mặt hàng gỗ đã chứng tỏ lợi thế,bền, tiện ích và thẫm mỹ cao và lâu dài. Với ưu điểm trên thì thị trường nội thất mà Công ty TNHH MTV Giai Mỹ đang hoạt động rất ưu thế và có thể thay thế các sản phẩm khác.
Tuy sản phẩm này chưa đủ sức để thay thế ở thời gian vừa qua nhưng công ty không ngừng nâng cao chất lương sản phẩm nhằm thu hút khách hàng hơn nữa, chiếm ưu thế hơn so với những đối thủ. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Giai Mỹ vẫn không ngừng nghiên cứu những công nghệ, trang bị máy móc hiện đại, tạo ra những sản phẩm khác có tính độc quyền trên thị trường, thay thế sản phẩm hiện tại trong điều kiện cạnh tranh.
● Sản phẩm thay thế
Hiện nay các sản phẩm trang trí nội thất như bộ đèn điện không thể có sản phẩm thay thế. Tuy nhiên một thuận lợi đáng kể là các loại nệm, musse được thay thế cho bởi mặt hàng gỗ để sử dụng trong gia đình. Qua thời gian sử dụng trên thị trường thì mặt hàng gỗ đã chứng tỏ lợi thế, bền, tiện ích và thẫm mỹ cao và lâu dài. Với ưu điểm trên thì thị trường nội thất mà Công ty TNHH MTV Giai Mỹ đang hoạt động rất ưu thế và có thể thay thế các sản phẩm khác. Tuy sản phẩm này chưa đủ sức để thay thế ở thời gian vừa qua nhưng công ty không ngừng nâng cao chất lương sản phẩm nhằm thu hút khách hàng hơn nữa, chiếm ưu thế hơn so với những đối thủ. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Giai Mỹ vẫn không ngừng nghiên cứu những công nghệ, trang bị máy móc hiện đại, tạo ra những sản phẩm khác có tính độc quyền trên thị trường, thay thế sản phẩm hiện tại trong điều kiện cạnh tranh.
● Các nhóm áp lực xã hội
Nhóm áp lực xã hội có thể là: cộng đồng dân cư xung quanh khu vực doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh, hoặc là dư luận xã hội, các tổ chức công đoàn, hiệp hội người tiêu dung. Trong qúa trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng bởi tác động của nhóm này. Doanh nghiệp đã và đang gặp nhiều thuận lợi do được cộng đồng ủng hộ, bởi chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm của công ty qua thời gian sử dụng cùng với các chính sách tốt về dịch vụ khách hàng.
2.2.3.3 .MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
● Yếu tố nhân lực
Con người là yếu tố được công ty coi trọng và đưa lên hàng đầu. Công ty luôn quan tâm, tạo điều kiện cho công nhân viên nâng cao trình độ, phát triển tay nghề và cải thiện thu nhập.
Hiện tại tình hình nhân sự của công ty với số lượng chưa cao.
* Tổng số công nhân viên hiện có : 23 ngừơi
Công ty luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và thường xuyên tổ chức cho nhân viên được nâng cao trình độ, phát triển tay nghề.
* Bộ máy quản lý của công ty đa số khoản 90% là những người có trình độ có trình độ chuyên môn: đại học, cao đẳng…. có nhiều năm kinh nghiệm, đáp ứng tốt công việc mà công ty đã giao phó.
* Các công nhân làm việc tại phân xưởng qua thời gian làm việc đã có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, hiện tại công ty đã có đội ngũ công nhân có tay nghề cao, luôn ý thức trong công việc đựơc giao : bảo đảm tiến độ, hoàn thiện những sản phẩm có chất lượng, ý thức bảo quản và gìn giữ máy móc thiết bị. Bên cạnh đó không ngừng học hỏi , sáng tạo nhằm hướng tới mục tiêu chung của toàn công ty.
Nhìn chung tình hình nhân sự của công ty hiện nay tương đối ổn định, số lượng lớn công nhân viên gắn bó lâu dài với công ty qua nhiều năm. Điều này thể hiện công ty TNHH MTV Giai Mỹ đã có những chính sách ưu đãi tốt, thu nhâp tương đối đảm bảo đời sống cho công nhân viên và từng bước ổn định
● Nghiên cứu và phát triển
Công ty đã có những hoạt động nghiên cứu và phát triển để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên với đội ngũ nhân viên chưa mạnh, còn có nhiều mặt hạn chế nhưng công ty đã không ngừng có những hoạt động nghiên cứu về sản phẩm, không ngừng sản xuất và phát triển thêm sản phẩm mới.Do vậy, những sản phẩm đưa ra ngoài thị trường đều lấy được long tin và uy tín đối với người tiêu dùng tại thị trường TP.HCM.
Nhìn chung công tác marketing tại công ty chưa được chú trọng mạnh, nên đôi khi chưa nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng, và đối thủ cạnh tranh. Chưa tìm được thị trường tiềm năng để mở rộng thị trường ở các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, BR- Vũng Tàu…
● Văn hóa tổ chức
Công ty TNHH MTV Giai Mỹ đã tạo được bầu không khí thân thiện hợp tác. Cùng với sự chỉ đạo tích cực của ban lãnh đạo công ty, sự đoàn kết nhất trí, thông cảm và chia sẻ khó khăn thử thách với công ty của cán bộ công nhân viên đã tạo sức mạnh để công ty đạt được những mục tiêu sản xuất kinh doanh mặc dù có rất nhiều khó khăn., luôn xây dựng và ý thức tổ chức hoạt động kinh doanh trên cơ sở hổ trợ lẫn nhau trong công việc, do vậy Cán bộ và nhân viên luôn đoàn kết và xây dựng Thương hiệu vững mạnh trên thị trường.
Các dịp lễ hoặc tết Công ty thường xuyên tổ chức cho nhân viên tham quan, nghỉ mát tại những di tích lịch sử văn hóa của dân tộc việt Nam như: Tượng chúa dang tay ở vũng tàu, thăm địa đạo củ chi hay Lăng vua Bảo Đại ở Đalat…
● Khả năng tài chính:
Thông qua việc phân tích chi tiết về mặt kinh tế (mục 2.1.1) ta có thể biết được khả năng tài chính của công ty hiện tại, nhìn chung:
- Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều tăng.
- Sử dụng chi phí trong sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả.
- Khả năng thu hồi vốn của công ty nhanh.
- Sử dụng nguồn vốn lưu động tương đối tốt nhưng chưa cao.
Bên cạnh đó khả năng thanh toán thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty còn ở mức độ thấp.
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Việc nghiên cứu môi trừong bên ngoài (môi trường vĩ mô và môi trường vi mô) giúp ta nhận thức về những cơ hội và đe dọa có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.Còn nghiên cứu môi trường nội bộ sẽ giúp ta nhận thức rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là những dữ liệu hết sức quan trọng gíup chúng ta lựa chọn các mục tiêu , chiến lược của doanh nghiệp.
Sau đây ta có ma trận SWOT:
Môi trường
bên ngoài
Môi trường
bên trong
O :
1.Chính sách ưu đãi của nhà nước cho các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.
2.Nhu cầu về xây dựng,cơ khí tăng mạnh.
3.Ngành chế tạo máy đang phát triển mạnh.
T :
1.Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh nhiều và khá mạnh.
2. Đối thủ tiềm ẩn đặc biệt các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh thương mại có nhiều khả năng sẽ thâm nhập vào thị trường
3.Tình hình chiếm dụng vốn của khách hàng tương đối cao
S :
1.Công ty mới đựoc thành lập vài năm nhưng có uy tín trên thị trường TP.HCM
2 .Chất lượng sản phẩm tốt
3. Cán bộ công nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao
4. Nắm bắt nhanh trình độ công nghệ kỹ thuật
S/O :
S1S2 - O1O2O3
S2S3 - O1O2
S/T :
S2S3S4 - T2
W:
1. Hoạt động marketing,mở rộng thị trường còn nhiều m ặt hạn chế
2. Nguồn tài chính còn thiếu hụt
3.Có nhiều mặt hàng kinh doanh chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài
W/O:
1.W1- O2O3
2.W2- O3
W/T:
1.W2 - T1
2.W1 - T2
Thiết lập chiến lược
● Chiến lược S/O : Dùng những thế mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội có từ bên ngoài
Hiện tại công ty trên thị trường TP.HCM có được uy tín, chất lượng sản phẩm cao kết hợp với nhu cầu về trang trí nội thất, cơ khí là rất lớn và chính sách ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động sản xuất.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn thể công ty có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ cao, nhận thức có nhiều chuyển biến tốt cùng với năng lực gia công sản xuất và công nghệ kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty.
● Chiến lược S/T : Dùng thế mạnh để đối phó với nguy cơ
Sản phẩm có chất lượng cao kết hợp với đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm và năng lực, áp dụng công nghệ kỹ thuật hoàn hảo kết hợp với nguồn nhiên liệu nhập từ nước ngoài tạo ra sản phẩm tốt ,giá thành tương đối để có thể cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài.
● Chiến lược W/O: Khắc phục yếu kém để tận dụng cơ hội đang có từ bên ngoài và sử dụng cơ hội nào để khắc phục những yếu kém hiện nay.
Cần phải khắc phục tình trạng yếu kém về nguồn tài chính, vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô.Bên cạnh đó phải quản lý sử dụng tốt đồng vốn hiện có của mình Tăng cường hoạt động marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường, tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước kết hợp với huy động nguồn vốn nhằm mở rộng thị trường ở các tỉnh lân cận.
● Chiến lược W/T:
Tối thiểu hóa những điểm yếu tránh khỏi các mối đe dọa.
Để khắc phục tình trạng nguồn tài chính yếu kém cùng với sự chiếm dụng vốn bởi các khách hàng .Công ty ta cần có những chính sách dành cho khách hàng với nh ững hợp đồng thanh toán nhanh như: khuyến mãi, chiết khấu cao, tích cực thu hồi công nợ , đồng thời qu ản lý tốt số lượng hàng tồn kho.Không ngừng nâng cao khả năng tìm kiếm thị trường.
NHẬN XÉTCHUNG:
SWOT: kết hợp các yếu tố như trên qua đây giúp cho doanh nghiệp hình thành các chiến lược của mình một cách có hiệu quả nhằm khái thác tốt nhất cơ hội có được từ bên ngoài, giảm bớt hoặc né tránh các đe dọa, trên cơ sở phát huy những mặt mạnh và khắc phục những yếu kém.Nhằm đem lại hiểu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN :
Sau nhiều năm không ngừng củng cố và phát huy sức mạnh nội lực, vượt qua mọi khó khăn thử thách.., đặt biệt là xu hướng toàn cầu hóa ngày một gia tăng rõ nét. trước thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề đặt ra của Công ty TNHH MTV giai Mỹ đó là làm thế nào để những mặt hàng hiện có cùng với những lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường về chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu phát huy được vai trò của nó đồng thời mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận cao nhất cho công ty phù hợp với mục tiêu phát triễn của Việt Nam trên bước đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trước tình hình đó vấn đề đặt ra của Công ty TNHH MTV Giai Mỹ cần :
- Phát huy mọi tiềm lực mà công ty hiện có :
- Nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Không ngừng cải tiến về mẫu mã chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu nâng cấp máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất đồng thời không ngừng nâng cao tay nghề cho mọi tầng lớp cán bộ nhân viên trong Công ty.
- Không ngừng mở rộng và phát triễn những mối quan hệ hiện có đồng thời cũng cố xây dựng uy tín về chất lượng sản phẩm trên thị trường.
- Mở rộng mạng lưới cửa hàng, đại lý và chi nhánh tại TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu và một số tỉnh thuộc khu vực Miền trung và Tây Nguyên.
- Nâng cao công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách có hiệu quả.
- Nhanh chóng kịp thời nắm bắt khoa học kỹ thuật công nghệ để vận dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Xác định được thị trường đối thủ cạnh tranh cùng cấp, dự đoán được đối thủ tiềm ẩn
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
Thông qua việc phân tích đánh giá và nhận xét về thực trạng hoặt động kinh doanh của công ty TNHH Một thành viên Giai Mỹ trong những năm vừa qua cho thấy được
bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được thì công ty vẫn còn không ít những hạn chế . Các hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh do của công ty và cần phải được nhanh chóng khắc phục. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sau:
Đào tạo nâng cao trình độ quản lý nguồn nhân lực:
Quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của Công ty, của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động.
Muốn vậy phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc bằng các hình thức khuyến khích vật chất và tinh thần như:
Có chính sách đãi ngộ đến các công nhân viên trong công ty , đặc biệt là những công nhân trực tiếp gia công các sản phẩm
Tăng mức phụ cấp đối với những công nhân viên có tinh thần, trách nhiệm trong công việc.
Với việc làm này không những tạo sự công bằng đối với họ mà còn khuyến khích cho các công nhân viên khác sẽ phấn đấu hơn trong công việc của mình.
Cần trang bị cơ sở vật chất một cách đầy đủ cho công nhân viên để nâng cao năng suất làm việc, đồng thời hướng dẫn sử dụng đúng chức năng, đúng thời điểm để tránh lãng phí, thất thoát cho công ty.
Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, năng động, kỷ luật và khen thưởng hợp lý.
3.2.2 Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến:
Vận dụng vào sản xuất, kinh doanh. Các DN để khẳng định vị trí trên thương trường, để đạt hiệu quả kinh doanh, để giảm thiểu chi phí, sản lượng cao đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm, đòi hỏi sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn, đạt chất lượng sản phẩm.
Muốn vậy, cần tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vận dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tư công nghệ để giúp DN hoạt động hiệu quả hơn.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn lưu động trong DN:
Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy, DN cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và phải có những biện pháp phòng chống những rủi ro; phải xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô DN, tránh không lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn…dưới đây là những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
Tích cực thu hồi công nợ: trong phần phân tích trên, ta thấy các hệ số thanh toán của công ty là không cao lắm , do vậy cần nhanh chóng nâng cao chỉ tiêu này bằng phương pháp tối ưu sao cho vừa thu hồi được nợ một cách nhanh chóng nhất, vừa không bị mất khách hàng
Phòng kế toán cần phải thường xuyên theo dõi và lên danh sách cụ thể những khoản nợ phải thu, phải trả nhằm tránh tình trạng để nợ quá lâu sẽ trở thành những khoản nợ khó đòi.Vì vậy công ty cần có những biện pháp khuyên khích để nhanh chóng thu hồi các khoảm nợ: Đưa ra mức chiết khấu cho những khách hàng nếu thanh toán sớm . Công ty được khách hàng thanh toán sớm sẽ nhanh chóng thu hồi vốn, tăng được số vòng quay vốn, giảm được chi phí đi vay.
Giảm bớt chi phí quản lý doanh nghiệp: trong năm 2008- 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh, chủ yếu do doanh nghiệp tăng các khoản chi phí mua ngoài như: điện nước, điện thoại…..Do vậy, toàn bộ công nhân viên trong công ty cần phải có ý thức về việc sử dụng tài sản chung của công ty.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có nguyên nhân khách quan như: giá cả thị trường tăng, giá nguyên vật liệu cũng tăng cao làm ảnh hưởng đáng kể đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp , do vậy cần sử dụng hợp lý, đúng mục đích thì mới tiết kiệm được khoản chi phí này.
3.2.4 Nâng cao khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng :
● Hiện nay theo mặt bằng chung của ngân hàng lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp khoảng 15% - 17% , có nơi lên đến 18%. Đây là lãi suất tương đối cao đối với các doanh nghiệp .
● Để mở rộng thêm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư trang thiết bị, phát triển thị phần và tạo uy tín về thương hiệu. Với tình hình nguồn vốn hiện nay của công ty chưa đủ để đáp ứng được. Vì vậy công ty cần phải nghiên cứu và tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng trên cơ sở tài sản cố định hiện có của Công ty.
● Để có thể nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Truớc hết công ty cần có những phương án sản xuất kinh doanh có khả thi :
- Công ty cần lập phương án sản xuất – chiến lược kinh doanh chính xác trê cơ sở tìm hiểu thông tin thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của khách hàng, dự kiến được lượng hàng hóa mua vào và bán ra, tính toán được các chi phí, doanh thu và lợi nhuận hiện tại và tương lai.
- Dự tính được nhu cầu cần vay vốn? Lãi xuất từng thời điểm trên cơ sở tài sản hiện có của Công ty là bao nhiêu?Lựa chọn Ngân hàng phù hợp?
Nhằm chủ động được nguồn hàng, chủ động về nhân sự cũng như đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc hiện đại.. đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trên địa bàn TP HCM và các vùng lân cận. Mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho Công ty.
3.2.5 Mở rộng mạng lưới phân phối :
Trong những năm qua, măc dù Công ty đã tạo được uy tín tốt đối với khách hàng nhưng do hệ thống phân phối yếu nên công ty chưa phát huy hết mọi vị thế cạnh tranh của mình trong việc mở rộng thị trường . Do đó , công ty cần phải xây dựng định hướng chính xác, xác định thị trường mục tiêu, tuyển dụng nhân sự bổ sung vào những vị trí còn thiếu nhằm mở rộng thêm mạng lưới phân phối của minh để có thể thu hút thêm khách hàng mới nâng cao khả năng cạnh tranh trên cơ sở Xây dựng phương án kinh doanh của Công ty.
Để ổn định sản xuất kinh doanh, Nâng cao doanh số bán hàng, cũng cố thương hiệu Công ty. Điều kiện cần đó là :
Trên cơ sở chăm sóc và giữ vững thị trường khách hàng đã có, Công ty xây dựng và mở rộng hệ thống đại lý và các cửa hàng bán lẻ trên các địa bàn quận – Huyện mà hiện tại Công ty chưa có hệ thống bán sản phẩm của mình, cụ thể như :
● Tại TPHCM: bao gồm 24 Quận –Huyện, hiện tại Các khu vực cần mở đại lý : Q.Tân Bình, Q.3, Q.10, Q.Bình Thạnh, Củ Chi, Quận 7, Quận 9, Quận 12 mổi quận phải có ít nhất 01 đến 02 đại lý phân phối. Quan trọng là có thể giúp quảng bá sản phẩm hình ảnh công ty và nâng cao hơn nữa uy tín của công ty trong lòng khách hàng, các đối tác kinh doanh.
Từ đó tìm kiếm khách hàng mới dễ dàng hơn và rất thuận tiện cho các quận khác trong thành phố. Khách hàng có thể đi lại tìm hiểu, giao nhận hàng hóa, ….
● Sau đó, khi đã tạo được vị thế vững chắc tại thi trường TP.HCM và các tỉnh lân cận , công ty nên tiếp tục đầu tư mở thêm các văn phòng đại diện, đại lý, chi nhánh tập trung vào khu vực miền Trung Tây Nguyên và một số vùng lân cận như: Vũng Tàu , Đồng Nai.. .đây là một thị trường giàu tiềm năng.
● Bên cạnh đó công ty cần phải có những chinh sách hỗ trợ, chiết khấu , hoa hồng phù hợp cho các đại lý , văn phòng đại diện, chi nhánh và có các chính sách khuyến mãi hậu mãi hợp lý để làm đòn bẩy thu hút khách hàng , nâng cao doanh thu bán hàng và lợi nhuận cho Công ty..
● Để tiết kiệm chi phí đầu tư Công ty có thể đề nghị các đối tác kinh doanh đã có sẵn chi nhánh, đại lý, văn phòng tại các địa điểm trên kết hợp làm địa lý đại diện cho công ty hoặc công ty đầu tư mở các chi nhánh địa lý, văn phòng đại diện rồi kết hợp nhận làm đại lý, đại diện cho các đối tác kinh doanh và các Công ty hoặt động trong các lĩnh vực có liên quan khi họ có nhu cầu .
● Chi phí đầu tư cho các đại lý, văn phòng, chi nhánh này là không nhỏ nhưng sẽ giúp công ty duy trì tốt các khách hàng truyền thống, thu hút thêm được khách hàng mới, giảm bớt áp lực lên trụ sở chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty..
Thành lập phòng Marketing :
Trong nền kinh tế thị trường cạnh trang gay gắt như hiện nay, công tác Marketing ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Công ty mà thực hiện tốt các công tác Marketing đưa được hình ảnh của mình đến với khách hàng thì xem như hoạt động sản xuất kinh doanh đã thành công một nửa.
Công tác Marketing của công ty hiện tại đang do các nhân viên thuộc bộ phận bán hàng đảm nhiệm nên tính chuyên nghiệp chưa cao, do dó để có thể thực hiện tốt công tác Marketing thì công ty cần phải thành lập một phòng chuyên phụ trách về các hoạt động Marketing với một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Phòng này nên bao gồm các bộ phận : tiếp thị quảng cáo, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
● Đối với bộ phận tiếp thị quảng cáo :
- Tuyên truyền hình ảnh của công ty đến với khách hàng .
- Đưa sản phẩm của công ty đến tay khách hàng .
- Tìm kiếm các khách hàng mới .
●
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai hoan chinh Dung.doc