Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK): LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CỦA VIỆC CHỌN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nếu như người ta thường nói, ngân hàng là doanh nghiệp của mọi doanh nghiệp, là mạch máu của nền kinh tế, là trung tâm giao lưu của muôn vàn hệ thống pháp luật, là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và phức tạp, thì tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng làm nên ngân hàng,đặc biệt là ngân hàng TMCP.
Để phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang dần hình thành nên xu hướng kinh doanh chính bao gồm:
Từng bước nâng cao năng lực tài chính
Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Xây dựng chiến lược hướng tới khách hàng.
Phát triển mạng lưới và các kênh phân phối.
Điểm nổi bật trong xu hướng kinh doanh của hầu hết các NHTM hiện nay là hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Đối tượng khách hàng bán lẻ mà các NHTM nhắm đến là nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập từ trung bình...
83 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
LÝ DO CỦA VIỆC CHỌN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nếu như người ta thường nói, ngân hàng là doanh nghiệp của mọi doanh nghiệp, là mạch máu của nền kinh tế, là trung tâm giao lưu của muôn vàn hệ thống pháp luật, là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và phức tạp, thì tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng làm nên ngân hàng,đặc biệt là ngân hàng TMCP.
Để phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang dần hình thành nên xu hướng kinh doanh chính bao gồm:
Từng bước nâng cao năng lực tài chính
Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ cao.
Xây dựng chiến lược hướng tới khách hàng.
Phát triển mạng lưới và các kênh phân phối.
Điểm nổi bật trong xu hướng kinh doanh của hầu hết các NHTM hiện nay là hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Đối tượng khách hàng bán lẻ mà các NHTM nhắm đến là nhóm khách hàng cá nhân có thu nhập từ trung bình ổn định trở lên và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạm thời bỏ qua đối tượng khách hàng doanh nghiệp do nằm ngoài giới hạn nghiên cứu của đề tài, nhóm khách hàng cá nhân được xem là một thành phần cơ bản trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các NHTM hiện nay.
Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm khách hàng cá nhân thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích và thẩm định đối với khách hàng cá nhân cũng tương đối đơn giản, vì vậy các NHTM thường đặt nặng vấn đề quản trị hiệu quả tín dụng đối với nghiệp vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các khách hàng cá nhân ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM, phù hợp với xu hướng kinh doanh ngân hàng bán lẻ.
Nhìn vào tình hình hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng tiêu biểu là của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua, ta thấy có những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tuy nhiên nó cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác này.
Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với khách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM. Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất.
Trên cơ sở lý luận học được tại trường và kinh nghiệm thực thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP An Bình, tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài : “ Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại SGD Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK)”.
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Như được trình bày ở trên, nhóm khách hàng cá nhân sẽ ngày càng phát triển và có vai trò không kém phần quan trọng so với nhóm khách hàng doanh nghiệp trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các NHTM. Ở Việt Nam hiện nay, với qui mô dân số trên 80 triệu người, thị trường khách hàng cá nhân là một thị trường rất rộng lớn và nhiều tiềm năng để các NHTM khai thác, đặc biệt khi mà nền kinh tế đang ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng của nhóm khách hàng cá nhân càng lớn.
Quan tâm nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, đề tài sử dụng kết quả hoạt động thực tiễn của NH TMCP An Bình (ABBANK) – SGD TP TPHCM , một NHTM đang nỗ lực phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân làm đối tượng nghiên cứu để phân tích. Hiện tại, tỷ lệ dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân chiếm xấp xỉ 30% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Với tỷ trọng đóng góp vào tổng dư nợ tín dụng cao như vậy, thiết nghĩ việc quan tâm đúng mức đến vấn đề quản trị hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân đối với ngân hàng là yêu cầu cần thiết. Xác định vấn đề nghiên cứu về hiệu quả tín dụng, đề tài sẽ đi sâu vào giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân tại SGD ABBANK bao gồm cả chất lượng và doanh số tín dụng cho vay.
Tín dụng khách hàng cá nhân nhìn chung không phải là một đề tài quá mới mẻ, tuy nhiên cho đến nay hầu như không có nhiều nghiên cứu đề cập chuyên sâu và toàn diện về vấn đề hiệu quả tín dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Vì vậy đây sẽ là một vấn đề nghiên cứu có tính đột phá và hữu ích không chỉ đối với NHTM chọn nghiên cứu mà còn đối với các NHTM ở Việt Nam nói chung.
CÂU HỎI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để có thể giải quyết được vấn đề cần nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ đầu tiên của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ABBANK – SGD TP TPHCM. Các câu hỏi cho phần này như sau:
Trong thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng, hiểu thế nào cho đúng về hiệu quả tín dụng? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 1.
Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ABBANK – SGD TP HCM hiện nay ra sao? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 2.
Chất lượng tín dụng có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với hoạt động cho vay, và làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng? Câu hỏi này sẽ được kết hợp trả lời trong chương 2 và chương 3.
Trên cơ sở kết quả thu được từ việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra ở nhiệm vụ đầu tiên, nhiệm vụ tiếp theo của đề tài nghiên cứu sẽ là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại SGD ABBANK.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp cận theo chiều dọc
Trước hết, đề tài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về mặt lý luận bản chất của khái niệm hiệu quả tín dụng trong hoạt động của NHTM.
Kế đến, sẽ khảo sát thực tế hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ABBANK - SGD TPHCM hiện nay.
Sau cùng, những kết quả khảo sát thực tế sẽ được so sánh và kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết để tìm ra những vấn đề còn yếu kém - nguyên nhân bên trong, những vấn đề làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay - nguyên nhân bên ngoài, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Do vậy đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tận dụng tính hợp lý và ưu điểm của từng loại phương pháp nghiên cứu khoa học.
Tiếp cận theo chiều ngang
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp ( PP thực chứng và PP chuẩn tắc )
+ Được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn về hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Phương pháp này được sử dụng để phát hiện ra các sự kiện cần nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Cụ thể là thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng như là tình hình dư nợ, nợ
quá hạn, danh mục khoản vay, danh mục khách hàng...
+ Đồng thời sử dụng để thu thập các thông tin về các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến hiệu quả tín dụng như là số liệu về tình hình kinh tế – xã hội, môi trường pháp lý, đối thủ cạnh tranh...
Trên cơ sở đó, hiểu được hiệu quả tín dụng chịu ảnh hưởng của các yếu tố nào trong thực tế và mức độ tác động của từng loại yếu tố, từ đó nghiên cứu đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể đối với từng yếu tố tác động nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng..
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được trình bày thành 3 chương:
Mở đầu : Giới thiệu đề tài và trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp luận trong nghiên cứu.
Chương 1: Trình bày về những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, trong đó quan tâm đến lý luận về tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và các vấn đề về hiệu quả tín dụng.
Chương 2: Nêu lên kết quả khảo sát thực tiễn về chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng chọn nghiên cứu.
Chương 3: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân trong hoạt động của ngân hàng.
Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa thiết thực về mặt khoa học cũng như thực tiễn.
Về mặt khoa học, đề tài đặt vấn đề và phân tích về khái niệm hiệu quả tín dụng, một khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng thực tế rất khó tìm thấy một tài liệu nào định nghĩa cụ thể hiệu quả tín dụng là gì? đặc biệt chất lương tín dụng là gi? Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hình thành một khái niệm cụ thể về hiệu quả tín dụng dựa trên cơ sở chắt lọc và tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau từ các nguồn tài liệu, sách báo về các vấn đề có liên quan; và cả theo quan điểm của cá nhân người thực hiện đề tài.
Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp cho nhà quản trị ngân hàng một cách nhìn tích cực về vấn đề quản trị hiệu quả tín dụng trong hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Đồng thời đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp một số các giải pháp được xem như là công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng chọn làm đối tượng nghiên cứu là NH TMCP An Bình – SGD TPHCM.
Chương I:
TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm tín dụng ngân hàng; từ cách tiếp cận đơn giản: tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định3; đến cách tiếp cận phức tạp hơn: tín dụng trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng, là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Tóm tắt lại, khái niệm tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung cơ bản:
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu (ngân hàng) sang cho người sử dụng (khách hàng). Sự chuyển nhượng vốn này xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, ngân hàng khi chuyển giao vốn cho khách hàng sử dụng phải có cơ sở để tin rằng khách hàng sẽ hoàn trả đúng hạn dựa trên việc đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Sự chuyển nhượng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng có thời hạn.
Sự chuyển nhượng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng có kèm theo chi phí.
1.1.2. Các loại tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau:
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn tối đa 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm vào việc đầu tư vào tài sản lưu động
Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời gian từ trên 1 năm đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào các dự án đầu tư.
1.1.2.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng như: vay mua nền nhà, vay mua nhà, căn hộ chung cư, vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng, phát hành thẻ tín dụng, phục vụ sản xuất kinh doanh – làm dịch vụ, đầu tư vàng, đầu tư chứng khoán, mua xe ô tô…
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng
Cho vay không có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng để quyết định cho vay.
Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại vay dựa trên cơ sở các tài sản để thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba.
Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay theo món vay
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức thấu chi
Căn cứ vào đối tượng trả nợ
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là chiết khấu thương mại, bao thanh toán.
Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay
Cho vay trả một lần khi đáo hạn
Cho vay trả góp
Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng.
Căn cứ vào đối tượng tín dụng
Cho vay vốn lưu động: Là loại tín dụng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như nhu cầu tài sản lưu động trong đó chủ yếu là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Cho vay vốn cố định: Là loại tín dụng hình thành tài sản cố định. Loại tín dụng được dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung và dài hạn.
1.1.3 Xác định lãi suất tín dụng
Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của hầu hết các NHTM, vì vậy việc xác định lãi suất tín dụng hay còn gọi là việc xác định giá cả của khoản vay là vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Lãi suất tín dụng tác động đến các yếu tố lợi nhuận, khả năng thu hồi nợ và tốc độ tăng trưởng trong hoạt động tín dụng; từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Việc xác định lãi suất tín dụng chịu sự tác động của bốn yếu tố bao gồm:
Quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường.
Chi phí quản lý kinh doanh.
Mức độ rủi ro của khoản vay.
Mức sinh lợi mong đợi của ngân hàng đối với khoản tín dụng.
Về mặt lý thuyết, lãi suất tín dụng có thể được xác định dựa vào lãi suất cơ bản hoặc lãi suất LIBOR/SIBOR.
Công thức xác định lãi suất tín dụng dựa vào lãi suất cơ bản như sau:
R = Rb + Rr + Rt + Rc
Với:
R: lãi suất tín dụng
Rb: lãi suất cơ bản
Rr: tỷ lệ điều chỉnh rủi ro tín dụng
Rt: tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn
Rc: tỷ lệ điều chỉnh yếu tố cạnh tranh
Công thức xác định lãi suất tín dụng dựa vào lãi suất LIBOR/SIBOR (thường áp dụng đối với các khoản tín dụng bằng ngoại tệ) như sau:
R = LIBOR/SIBOR + Rr + Rt + e
Trong đó: e là mức sinh lợi mong đợi của ngân hàng đối với khoản tín dụng, hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận biên.
Trong thực tế, các NHTM thường xác định lãi suất tín dụng dựa vào bốn yếu tố tác động đã nêu trên theo công thức tổng quát sau đây:
Lãi suất tín dụng = Lãi suất huy động vốn đầu vào bình quân (có tính dự trữ bắt buộc) + Chi phí quản lý + Phần bù rủi ro tín dụng + Mức sinh lợi mong đợi
Lãi suất huy động vốn đầu vào bình quân là yếu tố biến động phụ thuộc vào diễn biến lãi suất, cung cầu vốn của thị trường. Lãi suất huy động vốn bình quân được tính theo phương pháp tích số, bằng số dư tài sản nợ chịu lãi từng kỳ hạn cụ thể nhân với từng mức lãi suất tương ứng và chia cho tổng số dư tài sản nợ chịu lãi.
Chi phí quản lý được xác định bằng tổng chi phí quản lý và chi phí khác phân bổ đối với hoạt động tín dụng chia tổng tài sản có bình quân. Chi phí quản lý bao gồm các mục chi phí liên quan đến khoản vay, có thể kể ra gồm có: chi phí nộp thuế, các khoản phí và lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi phí hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản, chi về bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng, các chi phí bất thường...
Phần bù rủi ro tín dụng là một tỷ lệ lãi suất tối thiểu nhất định được ngân hàng xác định để bù đắp rủi ro đối với khoản tín dụng. Phần bù rủi ro tín dụng thường được xác định dựa trên các mô hình và tiêu chí đánh giá rủi ro, phân loại khách hàng khác nhau do từng ngân hàng xây dựng cho riêng mình.
Mức sinh lợi mong đợi là tỷ lệ thu nhập hợp lý mà ngân hàng đặt ra trong mục tiêu kế hoạch tài chính của một năm xác định. Mức sinh lợi mong đợi thường nằm trong hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng như là các hệ số ROA, ROE, hệ số chi phí/thu nhập...
Để xác định lãi suất tín dụng, NHTM thường căn cứ một số nguyên tắc xác định lãi suất mang tính thông lệ sau đây:
Xác định lãi suất tín dụng cao đối với các khoản vay có độ rủi ro cao.
Đối với các khoản vay có thời hạn dài, ngân hàng phải chịu thêm rủi ro do không dự đoán hết được các biến động xảy ra trong tương lai nên lãi suất tín dụng thường được xác định cao hơn.
Do chi phí quản lý kinh doanh của ngân hàng thường không biến động nhiều theo giá trị món vay nên lãi suất tín dụng áp dụng đối với các khoản tín dụng có giá trị nhỏ thường cao hơn so với các khoản tín dụng có giá trị lớn.
Dù cho được xác định dựa vào yếu tố nào thì lãi suất tín dụng đều phải bảo đảm bao gồm tất cả các chi phí huy động vốn của ngân hàng, đủ bù đắp các chi phí quản lý và thực hiện khoản tín dụng, trang trải được các loại rủi ro và có phần thặng dư dành cho ngân hàng thực hiện cấp tín dụng. Để bảo đảm lãi suất tín dụng được xác định một cách hợp lý, thông thường ngân hàng có thể xem xét một số yếu tố ngoại vi để bổ sung cho các yếu tố căn bản vừa nêu trong việc xác định lãi suất, đó là:
Mức lãi suất chung trên thị trường.
Số tiền vay.
Thời hạn vay.
Loại khách hàng.
1.1.4. Qui trình tín dụng
Qui trình tín dụng là bảng mô tả công việc các bước tiến hành xử lý một khoản tín dụng. Về mặt hiệu quả công việc, một qui trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị tín dụng, qui trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan; quản lý tín dụng về mặt hành chính; chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng; đồng thời thực hiện kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngân hàng.
Qui trình tín dụng là một yếu tố cơ bản và cần thiết trong việc tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng của một ngân hàng.
Một qui trình tín dụng tổng quát bao gồm các bước:
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
Phân tích tín dụng.
Quyết định tín dụng.
Giải ngân.
Giám sát và thanh lý tín dụng.
1.1.5. Bảo đảm tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro tín dụng. Đặc thù của hoạt động tín dụng là khi một nghĩa vụ tín dụng phát sinh sẽ kéo dài trong suốt kỳ hạn tín dụng. Trong thời gian phát sinh nghĩa vụ tín dụng, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Vì vậy, bảo đảm tín dụng được sử dụng như là một cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và hạn chế tổn thất trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng.
Bảo đảm tín dụng là việc tổ chức tín dụng (TCTD) áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để bảo đảm tín dụng có hiệu quả đòi hỏi các yêu cầu sau:
Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
Tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ.
Tài sản dùng làm bảo đảm tín dụng phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để bên cấp tín dụng có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm.
Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách, gồm có bảo đảm bằng tài sản thế chấp; bảo đảm bằng tài sản cầm cố; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Tóm lại, chúng ta có thể tiếp cận khái niệm tín dụng ngân hàng dưới nhiều góc
độ khác nhau. Tuy nhiên, dù cho được tiếp cận bằng quan điểm nào thì nội dung cơ
bản của khái niệm tín dụng ngân hàng vẫn là một sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu là ngân hàng sang cho người sử dụng là khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định và có kèm theo chi phí khách hàng phải trả cho ngân hàng. Khi tìm hiểu các vấn đề chung về tín dụng ngân hàng, các yếu tố cơ bản chúng ta cần quan tâm đó là sự phân chia các loại hình tín dụng, việc xác định lãi suất tín dụng, tầm quan trọng của qui trình tín dụng và ý nghĩa của các biện pháp bảo đảm trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
1.2. TÍN DỤNG DÀNH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
Khái niệm tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân là mảng tín dụng tập trung vào đối tượng khách hàng là những cá nhân, hộ gia đình. Các khoản vay này phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cá nhân như mua sắm các vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, sử dụng cho cá mục đích cá nhân hoặc phục vụ cho việc kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình.
Đặc điểm tín dụng cá nhân
Các khoản vay chủ yếu là các khoản vay nhỏ từ vài chục đến vài trăm triệu.
Thời hạn trả nợ linh hoạt, chủ yếu là các khoản vay ngắn và trung hạn, trừ một số trường hợp vay mua nhà hay mua xe trả góp thì thời hạn có thể kéo dài hơn.
Lãi suất vay linh động tùy thuộc từng đối tượng khách hàng và được điều chỉnh định kỳ theo qui định của ngân hàng.
Hình thức vay chủ yếu là vay theo món.
Vai trò của tín dụng cá nhân đối với NHTM
Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng thông qua hoạt động cho vay. Đối với cho vay từ nguồn vốn tự có, ngân hàng thu được lợi nhuận dựa trên lãi suất của từng khoản vay, đối với cho vay từ nguồn vốn huy động, ngân hàng thu lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Có thể nói lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động cho vay vì chức năng chính của ngân hàng thương mại là chức năng trung gian tài chính. Song song với mảng tín dụng doanh nghiệp thì tín dụng cá nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng vì các sản phẩm tín dụng cá nhân phong phú, đa dạng, là một thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy có thể nói tín dụng là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của của ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo tiền của ngân hàng hay còn gọi là bút tệ. nhờ phương thức này mà ngân hàng có thể mở rộng việc cho vay và từ đó mở rộng nguồn tiền
ngân hàng lên gấp nhiều lần.
Hoạt động tín dụng mang lại lợi ích không những cho ngân hàng thương mại mà nó còn đóng góp tích cực nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là những trường hợp khó khăn, đối với doanh nghiệp thì nó trò nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường quốc tế thông qua hoạt động cho vay tín dụng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đối với ngân hàng, có hai vấn đề cần quan tâm trong hoạt động tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, đó là vấn đề rủi ro và chi phí.
Tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có rủi ro cao là vì trong quá trình thẩm định cho vay, ngân hàng có ít thông tin mang tính định lượng để làm cơ sở ra quyết định. Những yếu tố quan trọng có tính quyết định đến khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng trong tín dụng dành cho khách hàng cá nhân phần nào mang tính định tính và khó xác định, ví dụ như tư cách của khách hàng, chất lượng của thông tin tài chính...
Tín dụng dành cho khách hàng cá nhân có chi phí cao là vì quy mô của từng khoản vay không lớn, số tiền cho vay nhỏ; trong khi số lượng các khoản vay lại nhiều khiến cho chi phí hành chính, quản lý tín dụng lớn.
Như vậy, đối tượng của tín dụng dành cho khách hàng cá nhân là thể nhân. Mục đích tài trợ là để tiêu dùng hoặc hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, ngân hàng cấp tín dụng cần lưu ý quản trị vấn đề rủi ro và chi phí quản lý tín dụng do tín dụng dành cho khách hàng cá nhân thường có đặc điểm rủi ro cao và chi phí quản lý danh mục khoản vay lớn.
1.3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
1.3.1 Các chỉ tiêu phân tích kết quả tín dụng
1.3.1.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.
1.3.1.2 Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phán ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.
1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng
1.3.2.1 Các vấn đề về chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng ngân hàng (sau đây gọi là chất lượng tín dụng) là một khái niệm gợi mở cho chúng ta nhiều vấn đề nghiên cứu. Trong thực tế hiện nay,
chưa có một định nghĩa chính thống và nhất quán về khái niệm chất lượng tín dụng.
“Chất lượng”, theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật, hiện tượng; chất lượng sản phẩm là toàn bộ những đặc tính của sản phẩm thỏa mãn những đòi hỏi nhất định, tương ứng với công dụng của nó. Còn “tín dụng ngân hàng”, qua trình bày ở mục 1.1.1 ở trên là một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.
Như vậy, chất lượng tín dụng có thể hiểu ngắn gọn là những đặc tính của một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có thời hạn và chi phí nhất định, trong đó những đặc tính đó phải thỏa mãn những đòi hỏi của cả bên chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (ngân hàng) và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (khách hàng), đồng thời phải thể hiện được công dụng của quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhìn từ góc độ quản trị ngân hàng, những đòi hỏi cần được thỏa mãn của các vấn đề có liên quan để thể hiện chất lượng của một sản phẩm tín dụng bao gồm 3 yếu tố chủ yếu sau đây:
Đối với ngân hàng cấp tín dụng, đòi hỏi cần được thỏa mãn đó là khả năng ngân hàng thu hồi được nợ vay đúng thời hạn đồng thời bảo đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ổn định.
Đối với khách hàng vay vốn, đòi hỏi cần được thỏa mãn là sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng.
Đối với tính công dụng của sản phẩm tín dụng, một khoản vay thể hiện được công dụng của nó khi vốn vay được cung cấp kịp thời, được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng nhận chuyển nhượng vốn, cũng như nhu cầu kiểm tra, thu hồi nợ vay đúng thời hạn của ngân hàng chuyển nhượng vốn.
Trong các yếu tố phản ảnh chất lượng tín dụng vừa nêu trên, tính công dụng của sản phẩm tín dụng được qui định rõ thông qua hệ thống các văn bản pháp luật, cũng như được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động tín dụng. Như vậy có thể xem đây là một yêu cầu bắt buộc mà mọi sản phẩm tín dụng được xây dựng đều phải bao hàm công dụng này. Các yếu tố thể hiện chất lượng sản phẩm tín dụng còn lại là vấn đề về khả năng thu hồi nợ vay đúng thời hạn kết hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ổn định của ngân hàng và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng. Đây là các yếu tố mang tính biến động và có khả năng điều chỉnh để dẫn đến tác động nâng cao chất lượng
tín dụng ngân hàng.
1.3.2.1.1 Đối với vấn đề về khả năng thu hồi nợ vay đúng thời hạn đồng thời đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ vay ổn định của ngân hàng cấp tín dụng.
Do tín dụng ngân hàng là một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa các bên có liên quan dựa trên nguyên tắc có hoàn trả, cho nên đây là tiêu chí để đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc có hoàn trả trong giao dịch chuyển nhượng vốn của quan hệ tín dụng ngân hàng. Mức độ thực hiện nguyên tắc có hoàn trả càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp, giao dịch tín dụng càng được đánh giá có chất lượng. Nhìn từ một khía cạnh khác, mặc dù rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể thấp, tuy nhiên nếu rủi ro thấp là do giới hạn qui mô hoạt động để nâng cao khả năng thu hồi nợ vay thì đó vẫn chưa thể xem là một hoạt động có chất lượng. Nhiều ngân hàng hiện nay đang thực hiện chính sách cho vay bảo thủ để bảo đảm khả năng thu hồi nợ vay. Chính sách cho vay bảo thủ có nghĩa là cho vay theo nguyên tắc thận trọng, chú trọng đến vấn đề tài sản bảo đảm, chấp nhận mức lợi nhuận thấp để hạn chế tối đa mọi rủi ro tín dụng có thể xảy ra, hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, quan điểm về vấn đề khả năng thu hồi nợ vay kết hợp với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ổn định được đề tài nêu ra và phát triển ở đây không chỉ đơn thuần là việc giảm thiểu rủi ro và hạn chế nợ xấu mà còn là sự kết hợp ý tưởng hướng tới việc tăng trưởng dư nợ cho vay một cách ổn định và bền vững dựa trên cơ sở rủi ro có thể chấp nhận được. Bởi vì suy cho cùng, mục tiêu chủ đạo của việc nâng cao chất lượng không nằm ngoài mục tiêu gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Theo quan điểm nghiên cứu của đề tài, điều này có thể đạt được tốt nhất bằng cách tăng trưởng dư nợ cho vay và tối đa hóa lợi nhuận hơn là tối thiểu hóa rủi ro. Việc tăng trưởng dư nợ cho vay và tối đa hóa lợi nhuận có thể đạt được thông qua các giải pháp như là:
Xây dựng qui trình tín dụng chặt chẽ.
Kiểm soát quá trình phê duyệt tín dụng tốt.
Thiết kế các sản phẩm tín dụng hợp lý.
Sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Xác định phân khúc thị trường mục tiêu thích hợp.
Áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại cho phép sử dụng các kỹ thuật thống kê và hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong đó rủi ro có thể quản lý bằng các kỹ thuật dự báo.
Tập hợp các thông tin quản trị có chất lượng cao để làm cẩm nang tham khảo
và vận dụng trong quá trình quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.
1.3.2.1.2 Đối với vấn đề sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tín dụng
Về bản chất, tín dụng ngân hàng là một sản phẩm dịch vụ; vì vậy, cũng như tất cả các loại hình kinh doanh cung cấp sản phẩm khác, tín dụng ngân hàng cần phải thỏa mãn được nhu cầu sử dụng sản phẩm (dịch vụ) của khách hàng. Trong các loại thước đo, một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng đó là sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, cụ thể ở đây là sản phẩm tín dụng ngân hàng. Sự hài lòng của khách hàng càng cao, sản phẩm tín dụng của ngân hàng càng được đánh giá có chất lượng.
Trong vấn đề nghiên cứu được nêu ra, nên hiểu như thế nào về sự hài lòng của khách hàng? Có nhiều định nghĩa khác nhau của nhiều tác giả khác nhau về sự hài lòng của khách hàng. Sau đây là một số định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng của một số tác giả khác nhau, qua đó chúng ta có thể có một khái niệm rõ ràng về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ:
Sự hài lòng của khách hàng là cảm giác của một người cảm thấy dễ chịu hoặc thất vọng từ kết quả của việc so sánh hoạt động nhận thức về một sản phẩm trong mối liên hệ với sự mong đợi về sản phẩm đó của người ấy
Sự hài lòng của khách hàng là một tập hợp kết quả của sự nhận thức, đánh giá và các phản ứng tâm lý về kinh nghiệm tiêu dùng đối với một sản phẩm, dịch vụ.
Sự hài lòng của khách hàng là một chức năng niềm tin của khách hàng tin rằng khách hàng đang được đối xử công bằng.
Mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng sản phẩm /dịch vụ được hầu hết các nhà nghiên cứu thừa nhận như là một mối quan hệ biện chứng. Cụ thể, sự hài lòng của khách hàng là một thái độ cụ thể đối với một giao dịch trong ngắn hạn; trong khi đó, chất lượng sản phẩm /dịch vụ là một thước đo được hình thành nên bởi sự đánh giá toàn diện một hoạt động trong dài hạn. Nếu đặt trong mối tương quan thời gian thì chất lượng sản phẩm /dịch vụ xảy ra trước, sau đó dẫn đến sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm /dịch vụ đó. Như vậy có thể xem chất lượng là một yếu tố đầu vào quan trọng quyết định sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm /dịch vụ. Ở phía ngược lại, sự hài lòng của khách hàng là một kết quả đầu ra phản ảnh chất lượng của sản phẩm /dịch vụ đó.
Chất lượng của sản phẩm /dịch vụ, phát triển dựa theo quan điểm các khái niệm về sự hài lòng của khách hàng, có thể được xác định bởi sự sai biệt giữa mức độ kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm /dịch vụ họ mong muốn được cung cấp và sự đánh giá của họ sau khi được cung cấp sản phẩm /dịch vụ.
Để hạn chế sự sai biệt giữa mức độ kỳ vọng và sự hài lòng thực tế của khách hàng vay vốn, đồng thời đảm bảo yếu tố khả năng thu hồi nợ vay đúng thời hạn của ngân hàng cấp tín dụng, trong phạm vi trình bày của đề tài nghiên cứu, một sản phẩm tín dụng được xem là có chất lượng phải bảo đảm các yêu cầu như sau:
Được xây dựng và phát triển đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Có tính cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Sản phẩm/dịch vụ được cung cấp hoàn hảo, bao gồm phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, qui trình phê duyệt và giám sát tín dụng chặt chẽ và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Mang lại lợi nhuận mong đợi cho ngân hàng.
Đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng.
Đảm bảo các biện pháp dự phòng rủi ro đối với khoản vay.
Khách hàng hài lòng trong quá trình sử dụng sản phẩm và sẵn sàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ do ngân hàng cung cấp khi phát sinh các nhu cầu mới.
Nói tóm lại, đề tài xây dựng quan điểm một sản phẩm tín dụng có chất lượng bao hàm ba yếu tố cơ bản, trong đó có một yếu tố mang tính cố định, đó là:(a) tính công dụng của sản phẩm tín dụng; và hai yếu tố mang tính linh động, có thể tác động để làm thay đổi chất lượng tín dụng, gồm có: (b) ngân hàng cấp tín dụng phải có khả năng thu hồi được nợ vay đúng hạn đồng thời vẫn duy trì được tốc tộ tăng trưởng dư nợ vay ổn định theo thời gian; và (c) khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm tín dụng của ngân hàng, hay nói một cách khác là sản phẩm tín dụng của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đây sẽ là quan điểm xuyên suốt để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng tín dụng và đánh giá rủi ro tín dụng
1.3.2.2.1 Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý nợ khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ thuộc các nhóm 2, 3, 4, 5 theo qui định về phân loại nợ tại Quyết định số 493 của NHNN. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
Phân loại nhóm nợ:
- Nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn ( quá hạn dưới 10 ngày). Là loại nợ tốt, không có nghi ngờ về khả năng thanh toán.
- Nhóm 2: nợ cần chú ý (quá hạn từ 10 đến 90 ngày). Có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, tổn thất cuối cùng ước tính sẽ không xảy ra trong giai đoạn này nhưng sẽ xảy ra nếu những bất lợi tiếp tục còn tồn tại.
- Nhóm 3: nợ dưới chuẩn ( quá hạn từ 91 đến 180 ngày). Không có khả năng thu hồi tổn thất một phần.
- Nhóm 4: nợ nghi ngờ ( quá hạn từ 181 đến 360 ngày). Khả năng tốn thất cao sau khi đã tính đến giá trị thực tế của TSĐB.
- Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn( quá hạn trên 360 ngày). Không còn khả năng thu hồi sau mọi nỗ lực thu hồi nợ nhưng phát mãi TSĐB, tố tụng…
1.3.2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng. Nó cho ta biết một đồng nợ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả tín dụng cao của ngân hàng.
1.3.2.2.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Chỉ tiêu này quá thấp hay quá cao đều không tốt. Chỉ tiêu này quá thấp đồng nghĩa với việc ngân hàng sử dụng ít nguồn vốn của mình vào việc cho vay. Ngược lại chỉ tiêu này quá cao có nghĩa là ngân hàng sử dụng toàn bộ nguồn vốn vào hoạt động cho vay, rủi ro tín dụng và rủi ro tính thanh khoản của ngân hàng lúc này rất cao, điều này cũng không tốt. Nếu ngân hàng sử dụng vốn vay cho phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Cho nên ngân hàng cần giữ tỷ lệ này ở một mức hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn và hạn chế rủi ro.
1.3.2.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 3% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng lớn và ngược lại.
1.3.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo qui định về phân loại nợ tại quyết định số 493 của NHNN. Thông thường các khoản nợ này được xử lý bằng các trích lập dự phòng để xóa nợ. Khoản dự phòng này được tính toán dựa trên tình hình dư nợ quá hạn và trên cơ sở các khoản vay được bảo đảm hay không. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng của hoạt động tín dụng càng cao, rủi ro của các khoản vay của ngân hàng càng được giảm thiểu.
Như vậy, trong chương 1, đề tài đã trình bày chi tiết các vấn đề chung về tín dụng ngân hàng, trong đó nhấn mạnh đến hoạt động tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, vốn là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, đề tài đã xây dựng một quan điểm thống nhất về vấn đề hiệu quả tín dụng ngân hàng để làm cơ sở lý luận cho việc giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Việc phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề ra các giải pháp để xử lý vấn đề sẽ được trình bày trong các chương 2 và chương 3 tiếp theo đây.
Chương II:
KHẢO SÁT THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK-SGD TP HCM
2.1 TỔNG QUAN VỀ NHTMCP AN BÌNH – SDG HCM
Quá trình hình thành và phát triển của ABBANK – SDG HCM
2.1.1.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
° Lịch sử hình thành:
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank) được thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp vào ngày 13 tháng 5 năm 1993.
Hội sở chính: 170 Hai Bà Trưng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM.
Tên giao dịch: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình
Sau hơn 15 năm thành lập và phát triển, ABBank đã trở thành cái tên thân thuộc với gần 10.000 khách hàng doanh nghiệp và trên 100.000 khách hàng cá nhân tại 29 tỉnh thành trên cả nước thông qua mạng lưới 86 chi nhánh/phòng giao dịch. Tính đến tháng 12/2009, vốn điều lệ của ABBank đạt 3.482 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 26.518 tỷ đồng. Hiện tại, ABBank là một trong 10 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, cùng với sự liên kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoài nước như:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): cổ đông chiến lược của ABBank với tỷ lệ góp vốn trên 27% tổng vốn điều lệ.
Maybank (ngân hàng lớn nhất Malaysia): cổ đông chiến lược nước ngoài, hiện đang sở hữu 15% cổ phần của ABBank.
Các cổ đông lớn khác: Tổng công ty tài chính dầu khí (PVFC), Tổng công ty Xuất Nhập khẩu Hà nội (GELEXIMCO).
° Tầm nhìn chiến lược:
ABBank đang hướng đến trở thành một ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng theo mô hình một tập đoàn tài chính – ngân hàng, hoạt động chuyên nghiệp theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với năng lực hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt nam.
° Tôn chỉ hoạt động:
- Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt.
- Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông.
- Hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững của ngân hàng.
- Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài.
Tên giao dịch
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình
Tên nước ngoài
An Binh Bank (ABBANK)
Logo/Slogan
Hội sở chính
170 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Q.1, Tp.HCM
Điện thoại
(84-8) 38 244 855
Fax
(84-8) 38 244 856
Website
www.abbank.vn
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình
Khối quản lý rủi ro thi trường
Khối quản lý rủi ro nghiệp vụ
Khối nhân sự
Khối quan hệ đối ngoại
Khối hỗ trợ pháp lý
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Trung tâm hỗ trợ và vận hành dịch vụ thẻ
Ban phát triển khách hàng chiến lược
Phòng kế toán
Trung tâm dịch vụ khách hàng
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐỘNG
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐỘNG
BAN KIỂM SOÁT
BAN THƯ KÝ
PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Khối khách hàng cá nhân
Khối khách hàng doanh nghiệp
Khối nguồn vốn
Khối quản trị nguồn vốn
Khối quản trị tín dụng
Khối quản trị rủi ro tín dụng
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Đồng Nai
Chi nhánh Bắc Ninh
Chi nhánh Sơn La
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh Huế
Trung tâm công nghệ thông tin
Phòng hành chánh tổng hợp
Phòng phát triển Quy trình hoạt dộng chi nhánh
Phòng quản trị hệ thống thông tin
BAN ĐIỀU HÀNH
Khối điều hành nghiệp vụ
Trung tâm thanh toán quốc tế
Sở giao dịch
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Cần Thơ
Chi nhánh Vũng Tàu
Vu
Chi nhánh Bình Dương
Di222
Chi nhánh Bạc Liêu
Nguồn ABBANK TPHCM
Các sản phẩm chính tại NHTMCP An Bình
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
- Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh).
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Bảng 2.1 Bảng so sánh ABBANK, VPBANK, EAB
( đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
ABBANK
VPBANK
EAB
1. Tổng tài sản
26.518
20.236
42.520
2. Vốn điều lệ
3.482
2.220
3.400
3. Dư nợ cho vay
12.883
13.665
3468
4. Vốn huy động
15.001
16.007
36.852
5. Lợi nhuận trước thuế
412,645
250
746
6. Số chi nhánh, PGD
86
134
173
7. Số nhân viên
1.717
2.506
4.232
(Nguồn: www.abbank.com.vn, www.vpb.com.vn, www.eab.com.vn)
Qua bảng số liệu trên, mặc dù thành lập và đi vào hoạt động muộn hơn VPBank và EAB nhưng tình hình tài chính và hiêu quả hoạt động của ABBANK trên đà phát triển rất tốt.Với những nỗ lực không ngừng để tự hoàn thiện mình, ứng dụng công nghệ cao trong quá trình hoạt động, trong suốt 16 năm hoạt động ABBANK đã từng bước khẳng định thương hiệu của mình qua sự đánh giá cao của các tổ chức trong nước và quốc tế.
2.1.1.2 Giới thiệu NHTMCP An Bình - SGD TPHCM
SGD TPHCM là chi nhánh hoạt động cấp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh ra đời theo quyết định số 1061/NHTP2002 ngày 07/02/2000 của Giám đốc ngân hàng nhà nước. Đến ngày 11/01/2004, theo quyết định số 24 TCQD_PTCN.06 của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị ngân hàng TMCP An Bình, SGD TPHCM chính thức hoạt động từ ngày 26/03/2004.
ABBANK – SGD TPHCM là đơn vị hoạt động có con dấu riêng, hoạch toán nội bộ, có bảng cân đối kế toán theo dõi thu chi và kết quả hoạt động kinh doanh.
ABBANK – SGD TPHCM có trách nhiệm báo cáo tổng hợp và chi tiết định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động của đơn vị theo yêu cầu của hội sở.
ABBANK – SGD TPHCM thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, dịch vụ theo luật định, chấp hành đúng nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và quyền lợi của khách hàng.
2.1.2 Sơ đồ hoạt động, cơ cấu SGD TPHCM
Hình 2.2 Sơ đồ hoạt động của ABBANK – SGD TPHCM
GIÁM ĐỐC
TP.HỔ TRỢ VÀ NV.
TP.KHCN.
TP.KHDN.
TP.GD VÀ NGÂN QUỸ.
CA-L
PFC-L
CA 2
CA 1
PFC 2
PFC 1
KSV
PLCT&
QLTS
LOAN
CSR
PLCT
KIỂM NGÂN
THỦ QUỸ
ĐIỀU TIỀN
HÀNH CHÍNH
TELLER
RM
RA
RO
2.1.3 Nội dung hoạt động chính
ABBANK – SGD TPHCM là chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần có nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ theo pháp lệnh ngân hàng, các quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo phạm vi phân cấp, ủy quyền của tổng giám đốc ABBANK.
Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng hiện nay là:
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng VND, ngoại tệ, vàng của khách hàng trong và ngoài nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với khách hàng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sinh hoạt, cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên nhà nước.
- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý.
- Hoạt động và đại lý chuyển tiền nhanh Western Union.
- Thanh toán không dùng tiền mặt, giao dịch tài khoản qua ngân hàng, phát hành thanh toán và thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NHTMCP AN BÌNH SGD TPHCM
2.2.1 Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM
2.2.1.1 Nguyên tắc cho vay
Ngân hàng phải tuân thủ 3 nguyên tắc tín dụng cho khách hàng:
- Thứ nhất: tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của đồng vốn, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện hoàn trả nợ vay đúng hạn cả gốc lẫn lãi. Khi cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải ghi rõ mục đích xin vay trên giấy đề nghị vay vốn và kèm theo phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả hoặc phương án phục vụ đời sống khả thi.
- Thứ hai: phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. do đặc trưng của tín dụng là sự ứng trước vốn cho khách hàng, ngân hàng chỉ chuyển giao quyền sử dụng tiền tệ cho khách hàng, ngân hàng là người sở hữu vốn tiền tệ. Quyền sử dụng vốn tiền tệ chỉ mang tính tạm thời, nghĩa là sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng người đi vay được quyền sử dụng để thỏa mãn một mục đích nhất định và sau một thời gian sử dụng, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả vốn gốc cả phần thặng dư. Phần thặng dư chính là giá của quyền sử dụng vốn tín dụng mà người đi vay phải trả thêm hay nói cách khác là lãi suất mà khách hàng phải trả cho ngân hàng sau thời gian sử dụng vốn vay. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, ngân hàng phải định kỳ hạn nợ thật chính xác, căn cứ để định kỳ hạn nợ có thể là báo cáo thu nhập, thời gian kinh doanh, sản xuất…
- Thứ ba: việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo qui định của Chính phủ và của Thống đốc ngân hàng Nhà nước: khi vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ 3. Ngân hàng TMCP An Bình – SGD TPHCM hiện nay khi cho vay có thế chấp hay không thế chấp căn cứ vào Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Nhà nước và NHTMCP An Bình.
2.2.1.2 Điều kiện cho vay
Khi tiến hành giao dịch với ngân hàng, khách hàng phải hội đủ các điều kiện sau:
Một là: khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Nếu khách hàng là doanh nghiệp:
- Pháp nhân: được công nhận là pháp nhân theo Điều 94 và Điều 96 Bộ luật dân sự và các quy định của pháp luật Việt Nam. Doạnh nghiệp thành viên hoạch toán phụ thuộc: phải có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp quản lý.
- Công ty hợp danh: thành viên hợp danh của công ty hợp danh của công ty hợp danh phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiêp.
Nếu khách hàng là cá nhân:
- Hộ gia đình cá nhân:
Cư trú (thường trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi ngân hàng cấp tín dụng đóng tại trụ sở: trường hợp người vay ngoài địa bàn nói trên giao cho giám đốc Sở giao dịch, cho nhánh cấp 1 quyết định. Nếu người vay ở đại bàn liền kề (thôn, làng, bản) ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi cấp tín dụng giám đốc ngân hàng cấp tín dụng phải thông báo cho giám đốc chi nhánh ABBANK nơi người vay cư trú biết. Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch giao dịch với ngân hàng cấp tín dụng là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ, chủ hộ hoặc người đại diên phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
- Tổ hợp tác:
Hoạt động theo điều 120 Bộ luật dân sự
Đại diện của tổ hợp tác phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.
Hai là: mục đích sử dụng vốn hợp pháp: vốn vay đuợc sử dụng đúng vào mục đích đã nêu trong đơn xin cấp tín dụng phù hợp điều kiện và khả năng sử dụng của nguời vay vốn mà những đối tượng và phạm vi hình thành từ việc sử dụng của người vay vốn đó không bị ngăn cấm bởi pháp luật.
Ba là: có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Vốn tự có đuợc tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh trong kì hoặc từng lần cho dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống được thực hiện theo các quyết định của Ngân hàng Nhà nuớc.
- Kinh doanh có hiệu quả: có lãi. Trường hợp có thua lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ, đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết; đối với khách hàng vay vốn phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, phải có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ Ngân hàng.
- Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn tại Ngân hàng khác, tại ABBANK.
- Khách hàng mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian vay vốn của ABBANK.
Bốn là: có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với các qui định của pháp luật.
Năm là: thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của pháp luật, của ABBANK.
Sáu là: không thuộc trường hợp không cho vay theo qui định hiện hành của ABBANK.
2.2.1.3 Lãi suất cho vay
Ngân hàng TMCP An Bình thực hiện lãi suất theo cơ chế thả nổi căn cứ vào lãi suất cơ bản do NHNN qui định có cộng thêm biên độ để phù hợp với thị truờng. Lãi suất Ngân hàng TMCP An Bình – SGD TPHCM áp dụng cho từng giai đoạn thay đổi của thị trường căn cứ theo thông báo của hội sở Ngân hàng TMCP An Bình. Mức lãi suất có thể thay đổi theo số tiền cấp tín dụng ( số tiền cấp càng cao thì lãi suất càng giảm, mức giảm này do truởng đơn vị quyết định), giảm theo khu vực và chính sách, theo chương trình tín dụng do Tổng giám đốc qui định từng kì và thay đổi theo thẩm quyền của giám đốc khối. Với nguyên tắc mức lãi suất nhằm giúp Ngân hàng TMCP An Bình – SGD TPHCM, và các chi nhánh khác của ABBANK chủ động trong công tác tiếp thị khách hàng, phát triển dư nợ cho Ngân hàng. Trưởng đơn vị căn cứ vào qui mô giao dịch, tổng thu nhập của khách hàng cá thể mang lại, uy tín thanh toán nợ vay, kết quả xếp loại khách hàng( nếu có) để áp dụng cụ thể đối với từng khách hàng.
2.2.1.4 Giới thiệu mô hình hoạt động cho vay KHCN tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM
Hoạt động tín dụng tại ABBANK được phân chia thành hai bộ phận hoạt động riêng biệt: bộ phận Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và bộ phận Quan hệ khách hàng cá nhân. Trong đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được thực hiện bởi bộ phận Quan hệ khách hàng cá nhân, còn được gọi là Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân. Hỗ trợ cho hoạt động của hai bộ phận trên là bộ phận Thẩm định tài sản bảo đảm; đây là bộ phận hoạt động độc lập với hai bộ phận Quan hệ khách hàng và có chức năng chuyên về định giá và thực hiện các thủ tục về tài sản bảo đảm.
Tổng quan về mô hình hoạt động tín dụng tại ABBANK được mô tả qua sơ đồ sau đây:
Hình 2.3: Sơ đồ mô hình hoạt động tín dụng tại ABBANK
Bộ phận thu hồi nợ
Hội đồng tín dụng
Giám đốc
Chuyên viên QLRR
Bộ phận Kho quỹ
Bộ phận Kế toán
Bộ phận Quan hệ khách hàng cá nhân
Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo
Bộ phận Quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Trong sơ đồ nêu trên, về mặt quản lý chiều dọc, quyền phán quyết tín dụng được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.Trong đó,Chuyên viên QLRR Hội sở được quyền quyết định cấp tín dụng ở mức lên đến 500 triệu đồng; Giám đốc Phòng Giao Dịch được quyền trực tiếp phê duyệt cấp tín dụng ở mức dưới 1 tỷ đồng; còn lại Hội đồng tín dụng sẽ là người có quyền phán quyết cao nhất và sau cùng về mọi quyết định cho vay. Hội đồng tín dụng được thành lập theo hai khu vực miền Bắc và miền Nam, gồm có các thành viên là đại diện Hội đồng quản trị ABBANK, đại diện Ban Tổng giám đốc ABBANK và các Giám đốc chi nhánh cấp 1 trong khuvực.
Tìm hiểu chi tiết hơn về tổ chức hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại bộ phận QHKHCN, về mặt quan hệ chiều ngang, Bộ phận QHKHCN có quan hệ trực tiếp với bộ phận Thẩm định tài sản bảo đảm, bộ phận Kế toán, bộ phận Kho quỹ và bộ phận Thu hồi nợ.
Bộ phận Thẩm định tài sản bảo đảm có trách nhiệm thẩm định độc lập tài sản bảo đảm về mặt hồ sơ pháp lý, giá trị tài sản và thực hiện các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản theo qui định của các cơ quan có thẩm quyền.
Bộ phận Kế toán có trách nhiệm mở và quản lý các loại tài khoản của khách hàng, hạch toán giải ngân tiền vay, theo dõi ngoại bảng giá trị tài sản bảo đảm, thu nợ gốc và lãi vay.
Bộ phận Kho quỹ có trách nhiệm nhập xuất kho, lưu giữ, theo dõi và bảo quản an toàn các loại tài sản hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu các loại tài sản bảo đảm mà ngân hàng nói chung và bộ phận QHKHCN nói riêng đang quản lý.
Bộ phận Thu hồi nợ đảm trách công việc truy đòi nợ trong trường hợp phát sinh nợ quá hạn khó đòi, đồng thời xúc tiến các thủ tục xử lý TSĐB để thu hồi nợ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Đánh giá:
Trong mô hình phê duyệt tín dụng tại ABBANK hiện nay, nhân viên tín dụng và cán bộ quản lý phụ trách trực tiếp chỉ có trách nhiệm đề xuất Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng xem xét phê duyệt một khoản vay chứ không có trách nhiệm đề xuất cho vay hay không cho vay. Mọi quyền hạn phán quyết và đồng thời trách nhiệm đối với hầu hết các khoản vay đều được tập trung vào Giám đốc/Hội đồng tín dụng (ngoại trừ các khoản vay có giá trị dưới 1 tỷ đồng và có tài sản bảo đảm là sổ tiết kiệm do ABBANK phát hành sẽ do Giám đốc chi nhánh phê duyệt và chịu trách nhiệm).
Ưu điểm:
Hội đồng tín dụng với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ được thông qua và có toàn quyền quyết định đối với mọi khoản vay phát sinh trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Nhược điểm:
Thủ tục rườm rà, mất thời gian chờ đợi tổ chức họp GĐ/Hội đồng tín dụng để xét duyệt cho vay đối với các khoản vay đã hội đủ các yêu cầu cần thiết theo qui định của ngân hàng.
Trách nhiệm của nhân viên tín dụng (là người trực tiếp thẩm định và hiểu rõ nhất về khách hàng vay vốn) không được đề cao. Nhân viên tín dụng chỉ có trách nhiệm đề xuất, giới thiệu khách hàng vay vốn để GĐ/Hội đồng tín dụng xem xét quyết định phê duyệt khoản vay. Vì vậy có khả năng nhân viên tín dụng sẽ trình bày không thật chính xác so với thực tế về khách hàng vay vốn để khoản vay được xét duyệt vì những mục đích tiêu cực.
Do quyết định phê duyệt cho vay của GĐ/Hội đồng tín dụng là một quyết định tập thể dựa trên nguyên tắc lấy ý kiến của số đông nên ý thức trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến khoản vay không được nâng cao.
Thực tế sẽ phát sinh trường hợp một cá nhân (nhân viên tín dụng, hoặc ngay cả thành viên GĐ/Hội đồng tín dụng) thực hiện một hành vi thiếu trách nhiệm, cung cấp thông tin không chính xác dẫn đến nhận định sai lệch về khoản vay (có thể do nguyên nhân tiêu cực, hoặc do áp lực chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ nên thẩm định khách hàng sơ sài, thu thập thông tin khách hàng thiếu chính xác để khoản vay dễ được phê duyệt hơn...) rồi đẩy trách nhiệm phê duyệt khoản vay cho các thành viên GĐ/Hội đồng tín dụng quyết định.
èGiải pháp: Thay đổi mô hình phê duyệt tín dụng theo hướng đơn giản hóa qui rình xét duyệt cấp tín dụng đồng thời đề cao trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến khoản vay được xét duyệt là một yêu cầu cần thiết đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ABBANK.
2.2.1.5 Giới thiệu Quy trình thực hiện cho vay KHCN tại NHTMCP An Bình SGD TPHCM
Cũng như hầu hết các NHTM khác hiện nay, về mặt cơ sở lý luận, qui trình thực hiện cho cho vay khách hàng cá nhân tại ABBANK vẫn được xây dựng thể hiện các bước cơ bản của một qui trình tín dụng đã được trình bày ở Chương 2, mục 2.2.1.4. Về mặt thực tiễn, qui trình cho vay khách hàng cá nhân tại ABBANK được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Ở bước này, nhân viên tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn để tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng, như là: nhân thân khách hàng, mục đích vay vốn, nhu cầu cần tài trợ, tài sản bảo đảm tiền vay...
Sau khi nắm được thông tin, nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng:
Lập Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng; trong đó nêu rõ các nội dung cơ bản gồm có giới thiệu khách hàng, số tiền đề nghị cho vay, mục đích vay vốn, nguồn trả nợ vay và tài sản bảo đảm nợ vay.
Bổ sung các giấy tờ cần thiết để chứng minh về mặt nhân thân; thu nhập; tài sản bảo đảm nợ vay.
Đồng thời, nhân viên tín dụng báo cáo sơ bộ với phụ trách phòng để phụ trách phòng biết thông tin về khách hàng và sắp xếp tiến độ xử lý hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định tín dụng (thời gian qui định không quá 2 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ khách hàng)
Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng từ khách hàng, công tác thẩm định tín dụng được chia làm hai bước tiến hành song song nhau ở hai bộ phận QHKHCN và Thẩm định TSĐB.
o Đối với bộ phận Thẩm định TSĐB:
Nhân viên thẩm định TSĐB xem xét các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, kết hợp với nhân viên tín dụng phụ trách xử lý hồ sơ để đi kiểm tra thực tế tài sản và xác định giá trị tài sản.
Nhân viên thẩm định TSĐB lập biên bản định giá tài sản nêu rõ các nội dung về pháp lý, mô tả chi tiết tài sản và giá trị tài sản được định giá chuyển cho nhân viên tín dụng để tiếp tục xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng.
o Đối với bộ phận QHKHCN:
Nhân viên tín dụng chuyển hồ sơ về tài sản bảo đảm cho bộ phận Thẩm định TSĐB xử lý.
Đồng thời nhân viên tín dụng tiến hành xác minh nhân thân khách hàng, thu thập thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), thẩm tra các nguồn thu nhập dự kiến được sử dụng để trả nợ vay, tìm hiểu các thông tin khác nếu thấy cần thiết.
Nhân viên tín dụng tiếp nhận biên bản định giá tài sản từ bộ phận Thẩm định tài sản, kết hợp với các thông tin về nhân thân khách hàng, nguồn trả nợ vay, thông tin từ CIC và các thông tin khác để tiến hành lập tờ trình thẩm định tín dụng, trong đó đề xuất đồng ý hoặc không đồng ý cho vay.
Bước 3: Quyết định tín dụng:
Nhân viên tín dụng trình bày ý kiến đề xuất về tình hình khách hàng trong tờ trình thẩm định tín dụng với Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng để GĐ/Hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay tùy theo giá trị khoản vay thuộc quyền phán quyết của Giám đốc hay Hội đồng tín dụng.
Quyết định của GĐ/Hội đồng tín dụng được đánh thành văn bản và lưu vào hồ sơ tín dụng.
Theo thông lệ, GĐ họp tại chi nhánh vào lúc 15h00 mỗi ngày; Hội đồng tín dụng họp vào lúc 16h30 mỗi ngày tại nơi làm việc của chủ tịch Hội đồng tín dụng.
Bước 4: Ký kết hợp đồng tín dụng:
Sau khi có quyết định của GĐ/Hội đồng tín dụng đồng ý cho vay, hồ sơ tín dụng lại được chia ra hai bước thực hiện ở hai bộ phận QHKHCN và Thẩm định TSĐB.
o Đối với bộ phận QHKHCN:
Nhân viên tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng phù hợp với loại hình vay vốn của khách hàng.
Tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Nhân viên tín dụng chuyển hợp đồng tín dụng, hồ sơ pháp lý khách hàng và hồ sơ về tài sản bảo đảm cho bộ phận Thẩm định TSĐB để bộ phận thẩm định tài sản soạn thảo hợp đồng thế chấp/cầm cố/bảo lãnh tài sản bảo đảm và tiến hành các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản.
o Đối với bộ phận Thẩm định TSĐB:
Tiếp nhận hồ sơ từ nhân viên tín dụng chuyển sang.
Soạn thảo các loại hợp đồng thế chấp/cầm cố/bảo lãnh phù hợp.
Tiến hành các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản.
Làm thủ tục nhập kho tại bộ phận Kho quỹ và làm thủ tục theo dõi ngoại bảng tài sản bảo đảm tại bộ phận Kế toán.
Chuyển trả toàn bộ hồ sơ đầy đủ (bao gồm hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản bảo đảm sau khi đã công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho ngân hàng) cho nhân viên bộ phận QHKHCN.
Bước 5: Giải ngân tiền vay:
Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận Thẩm định TSĐB chuyển trả.
Nhân viên tín dụng kiểm tra đầy đủ các loại chứng từ gồm có: hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố/bảo lãnh tài sản bảo đảm đã được chứng thực tại cơ quan công chứng nhà nước, chứng từ đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản.
Nhân viên tín dụng lập Giấy đề nghị rút vốn kiêm khế ước nhận nợ vay theo mẫu của ngân hàng và tiến hành ký kết với khách hàng.
Nhân viên tín dụng trình Ban giám đốc chi nhánh ký duyệt khế ước nhận nợ vay của khách hàng.
Nhân viên tín dụng chuyển hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ vay cho bộ phận Kế toán để tiến hành giải ngân tiền vay.
Bước 6: Kiểm tra sau giải ngân và thu hồi nợ vay:
Nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng theo định kỳ 2 tháng/lần sau khi giải ngân tiền vay. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, nhân viên tín dụng có thể đề nghị thu hồi nợ vay trước hạn.
Định kỳ hàng tháng, bộ phận Kế toán tính số tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và thông báo cho nhân viên tín dụng để nhân viên tín dụng thông báo đến khách hàng, nhắc nhở khách hàng thanh toán lãi vay.
Đến kỳ trả nợ gốc, nhân viên tín dụng thông báo kỳ hạn trả nợ cho khách hàng vay bằng văn bản trong vòng 7 ngày trước ngày đến hạn cuối cùng và theo dõi, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ đúng hạn.
Bước 7: Xử lý nợ quá hạn:
Sau ngày đến hạn thanh toán nợ gốc 5 ngày, nếu khách hàng vẫn chưa thanh toán nợ vay hoặc khoản vay không được gia hạn thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Một khoản vay quá hạn liên tục trong 180 ngày sẽ được chuyển cho bộ phận Thu hồi nợ để tiếp tục xử lý.
Bộ phận Thu hồi nợ tiếp nhận hồ sơ nợ quá hạn từ bộ phận QHKHCN và tiến hành đồng thời các bước sau:
Gặp gỡ khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, thuyết phục khách hàng trả nợ vay, thông báo trình tự xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Nghiên cứu hồ sơ TSĐB để tiến hành xử lý tài sản theo qui định của pháp luật, thu hồi nợ vay cho ngân hàng.
Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng là cơ sở cho việc xây dựng mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng.
Là cơ sở để ngân hàng thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh.
Là cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng.
Cuối cùng, quy trình tín dụng là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng
TÓM TẮT:
Quy trình hoạt động cấp một khoản vay cho khách hàng:
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng thực hiện hồ sơ vay
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay
Bước 3: Tái thẩm định và phê duyệt
Bộ phận xét duyệt đưa ra kết quả cho vay hay không => CV QHKH thông báo cho khách hàng
Bước 4: Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo
BĐS hình thành trong tương lai và TSĐB có chủ quyền. Quản lý tín dụng lên HĐTD và hợp đồng thế chấp.
Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy chế của ABBANK
TS dưới dạng hợp đồng mua bán
Bước 5: Cấp bảo hiểm cho khách hàng (nếu có)
Bước 6: Theo dõi hồ sơ, mục đích sử dụng vốn, nhắc nợ, thu nợ quá hạn, chăm sóc khách hàng
Bộ hồ sơ cho vay:
Tờ trình thẩm định khách hàng (theo mẫu)
Giấy đề nghị vay vốn ( theo mẫu)
Hồ sơ pháp lý
CMND (Vợ, chồng, người đồng trả nợ, người bảo lãnh nếu có)
Hộ khẩu, KT3 (Vợ, chồng, người đồng trả nợ, người bảo lãnh nếu có)
Giấy chứng nhận kết hôn/ xác nhận độc thân
Thông tin tra cứu từ CIC
Nguồn thu nhập
Nếu nguồn thu nhập từ lương: hợp đồng lao động, bảng kê lương 03 tháng gần nhất (hoặc sao kê tài khoản tại Ngân hàng). Xác nhận lương (nếu CV QHKH thấy cần)
Nếu nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy phép kinh doanh, mã số thuế, biên lai đóng thuế (03 tháng gần nhất), báo cáo kết quả HĐKD (nếu có)…
Nếu nguồn thu nhập khác: Hợp đồng cho thuê nhà, cho thuê xe
Tài sản đảm bảo
Nếu TSĐB là nhà dân cư: Sổ hồng/ sổ đỏ + tợ khai lệ phí trước bạ + hợp đồng mua bán (nếu có)
Nếu TSĐB là nhà chung cư, căn hộ chung cư: Hợp đồng mua bán + phiếu thu tiền.
Tờ trình thẩm định tài sản thế chấp
Chi tiết về hồ sơ cho vay:
1. Thông tin cá nhân
CMND/Hộ khẩu/KT3
Xác nhận độc thân
Quyết định ly hôn
Giấy đăng ký kết hôn
2. Giấy tờ CM mục đích sử dụng vốn
Hợp đồng hứa mua/hứa bán
Giấy biên nhận đặt cọc
Giấy phép xây dựng, sửa chữa, bản vẽ
Hợp đồng thi công, bảng dự toán
Chứng từ hoàn công
Hợp đồng mua bán xe/báo giá
Hợp đồng mua bán hàng hóa/ Đơn đặt hàng.
Sổ hồng/sổ đỏ/ tờ khai thuế trước bạ/thuế SDĐ
Giấy đề nghị vay vốn
Phương án vay vốn
3. Giấy tờ Tài sản đảm bảo
Sổ hồng/sổ đỏ
Tờ khai phí trước bạ/tờ khai nộp thuế SDĐ
Bản vẽ
Hợp đồng hứa mua/hứa bán/giấy đặt cọc
Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho
Cổ phiếu/sổ tiết kiệm/trái phiếu
4. Chứng minh thu nhập
4.1 Từ Lương
HĐLĐ/quyết định bổ nhiệm
Bảng lương/sao kê tài khoản 3 tháng gần nhất
Xác nhận lương
4.2 Kinh Doanh Cá Thể
Giấy phép đăng ký kinh doanh
Biên lai thuế 3 tháng gần nhất
Hóa đơn xuất/nhập hàng
Sổ sách bán hàng
4.3 Doanh nghiệp tư nhân
GCN đăng ký kinh doanh
GCN mã số thuế
Biên lai thuế 6 tháng gần nhất
Báo cáo tài chính
Hợp đồng kinh tế(đầu vào/đầu ra)
4.4 Công ty TNHH
GCN đăng ký kinh doanh/mã số thuế
Bổ nhiệm GĐ /kế toán trưởng
Biên bản họp HĐTV/Góp vốn
Biên lai thuế 6 tháng gần nhất
Báo cáo tài chính
Hợp đồng kinh tế(đầu vào/đầu ra)
5. Giấy tờ khác
Hóa đơn điện thoại bàn
2.2.1.6 Sản phẩm TDCN tại NHTMCP An Bình – SGD TPHCM
Đối với khách hàng cá nhân, ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầu đủ chuổi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt như:
2.2.1.6.1. Cho vay tiêu dùng tín chấp (YOU-MONEY)
Điều kiện thu nhập: thu nhập ròng tối thiểu 5 triệu đồng
Thời gian vay: Tối thiểu 12 tháng. Tối đa 60 tháng
Mức cho vay: Tối đa 200 triệu đồng
Lãi suất: 15%/năm
Phương thức trả nợ : Nợ gốc và lãi trả đều hàng tháng
Giúp khách hàng có ngay nguồn tài chính cho các mục đích tiêu dùng.
Không cần tài sản thế chấp.
2.2.1.6.2. Cho vay tiêu dùng có thế chấp (YOU-SPEND)
Loại tiền vay: VND
Thời gian vay: Tối đa 60 tháng
Mức cho vay: Tùy theo nhu cầu vay vốn của KH nhưng tối đa không vượt quá 70% TSĐB.
Lãi suất : Tối thiểu 16,5%/năm
Tài sản bảo đảm: BĐS, Động sản, sổ tiết kiệm và chứng từ có giá
Phương thức trả nợ: Nợ gốc và lãi trả đều hàng tháng
Giúp khách hàng có ngay nguồn tài chính đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà, cưới hỏi….. và cải thiện đời sống.
Thời gian vay nhanh chóng, thủ tục vay đơn giản.
2.2.1.6.3. Cho vay sản xuất kinh doanh (YOU-SHOP)
Loại tiền vay: VND
Thời gian vay: Tối đa 60 tháng
Lãi suất : Tối thiểu 12%/năm
Mức cho vay: Phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng
Tài sản bảo đảm: BĐS, Động sản, sổ tiết kiệm và chứng từ có giá
Phương thức trả nợ: Nợ gốc và lãi trả đều hàng tháng
2.2.1.6.4. Cho vay mua xe ô tô (YOU- CAR)
Loại tiền vay: VND
Thời gian vay: Tối đa 60 tháng (tùy thuộc vào loại xe mua)
Lãi suất : 16%/năm
Mức cho vay: 90% nhu cầu vay vốn và không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo (tùy thuộc vào loại xe mua)
Tài sản bảo đảm: chính xe mua hoặc bất động sản.
Phương thức trả nợ: Nợ gốc và lãi trả đều hàng tháng
2.2.1.6.5. Cho vay mua nhà/đất/xây sửa chữa nhà (YOU-HOUSE).
Loại tiền vay: VND
Thời gian vay: Tối đa 240 tháng
Thời gian ân hạn: Tối đa 36 tháng
Lãi suất : 15.5%/năm
Mức cho vay: Tối đa 90% tổng nhu cầu vốn nhưng không vượt quá 75% giá trị tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo: bất động sản hoặc chính căn nhà, đất dư định mua
Phương thức trả nợ: Nợ gốc và lãi trả đều hàng tháng
2.2.1.6.6 Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết
Loại tiền vay: VND
Thời gian vay: Tối đa 06 tháng
Mức cho vay: Tối đa 15 tỷ đồng/ khách hàng
Lãi suất : 15.5%/năm
Tài sản bảo đảm: là cổ phiếu do các tổ chức kinh tế phát hành đã được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán do ABBANK thông báo từng thời kỳ.
Phương thức trả nợ: Nợ gốc và lãi trả đều hàng tháng
2.2.1.6.7. Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết
Loại tiền vay: VND.
Lãi suất : 15.5%/năm
Mức cho vay: 50% thị giá nhưng không quá 4 lần mệnh giá.
Tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm tiền vay là cổ phiếu chưa được niêm yết thuộc danh mục cổ phiếu được ABBANK chấp thuận.
Thời hạn cho vay:
Đối với phương thức cho vay từng lần: thời hạn vay tối đa là 12 tháng.
Đối với phương thức cho vay theo Hạn mức tín dụng (HMTD): thời hạn hiệu lực HMTD tối đa là 12 tháng và không quá 6 tháng đối với từng Hợp đồng rút vốn vay cụ thể.
Phương thức trả: Nợ gốc và lãi trả đều hàng tháng
2.2.1.6.8. Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN
Đối tượng:
Là CB.CNV thuộc tập đoàn EVN có thời gian công tác tính tới thời điểm xét cho vay trên 12 tháng.
Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại các địa phương có CN/PGD của ABBANK.
Có độ tuổi trên 18 tuổi và thời hạn kết thúc khoản vay không quá 60 tuổi đối với Nam, 55 tuổi đối với Nữ.
Có sự bảo lãnh trả nợ thay/ Cam kết chuyển lương/ hỗ trợ thu hồi nợ từ Đơn vị nơi khách hàng công tác.
Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.
Có tài sản đảm bảo là Bất động sản được ABBANK chấp thuận thế chấp hoặc chính cổ phần dự định mua.
Chưa phát sinh nợ nhóm 3 trở đi tại ABBANK và các tổ chức tín dụng khác.
Đặc điểm:
Lãi suất : 11%/năm
Phương thức cho vay:cho vay từng lần hoặc cho vay theo Hạn mức tín dụng.
Phương thức trả nợ vay:
Lãi: Trả hàng tháng hoặc một lần vào cuối kỳ
Nợ gốc: Trả hàng tháng/ hàng quý
Trường hợp khách hàng trả nợ gốc một lần vào cuối kỳ thì thời hạn vay không vượt quá 12 tháng.
Ân hạn: Thời gian ân hạn không vượt quá 24 tháng.
Tài sản đảm bảo:
Là BĐS có giấy chủ quyền hợp lệ thuộc sở hữu hợp pháp của người vay, hoặc thuộc sở hữu của người thân khách hàng.
Là chính cổ phần dự định mua, cổ phần có thể đã được hoặc chưa được phát hành chứng nhận sở hữu cồ phần có thể chuyển nhượng và không bị bất kỳ hạn chế nào.
Mức cho vay:
Trường hợp TSĐB là cổ phần dự định mua:
Trường hợp TSĐB là BĐS: Mức cho vay tối đa sẽ không vượt qua 70% giá trị định giá của TSĐB nhưng không quá 85% nhu cầu vốn đầu tư. Thời hạn cho vay tối đa là 120 tháng.
Trường hợp khách hàng vay theo hạn mức tín dụng hoặc trả vốn gốc vào cuối kỳ thì thời gian vay tối đa không quá 12 tháng.
Mức giá xử lý: là 70% của giá đấu giá thành công bình quân nếu giá này thấp hơn hoặc bằng mệnh giá mức giá xử lý bằng 105 % mệnh giá
Không áp dụng đối với trường hợp vay góp vốn vào các công ty cổ phần công trình diện có vốn chiếm đa số của EVN
2.2.1.6.9. Cho vay du học (YOU-STUDY)
Sản phẩm cho vay du học Youstudy nhằm đáp ứng nhu cầu:
Chứng minh tài chính du học
Cho vay thực sự
Thời gian vay
Chứng minh tài chính: tối đa 60 tháng.
Cho vay thực sự: tối đa 120 tháng
Lãi suất
Chứng minh tài chính/ Cho vay thực sự : 15%/năm.
Mức cho vay
Chứng minh tài chính: tối đa 100% học phí và/hoặc sinh hoạt phí
Cho vay thực sự: tối đa 90% học phí và/hoặc sinh hoạt phí.
Tài sản bảo đảm: tiền mặt, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá và/hoặc bất động sản thuộc sở hữu hợp pháp, hợp lệ của khách hàng vay;
Phương thức trả nợ
Trả lãi: hàng tháng
Trả nợ gốc: hàng tháng/ hàng quý/ cuối kỳ
2.2.1.6.10. Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản
Loại tiền vay: VND
Thời gian vay: Được xác định phù hợp với nhu cầu của người vay.
Lãi suất: Lãi suất trên sổ tiết kiệm + 0.35%/tháng
Mức cho vay: Dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế và trị giá của tài sản cầm cố
Tài sản đảm bảo: Sổ tiết kiệm, Số dư tài khoản, giấy tờ có giá do ABBANK và các ngân hàng khác nằm trong danh mục “Các ngân hàng phát hành” được ABBANK chấp thuận.
Phương thức trả nợ:
Trả lãi: hàng tháng, cuối kỳ
Trả nợ gốc: cuối kỳ.
2.2.1.6.11. Cho vay bổ sung vốn SXKD dịch vụ (YOU-SHOP PLUS)
Loại tiền vay: VND
Thời gian vay: Tối đa 12 tháng
Lãi suất:12%/năm
Mức cho vay: Phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng
Tài sản bảo đảm: BĐS, Động sản, sổ tiết kiệm và chứng từ có giá
Phương thức trả nợ
Trả lãi: hàng tháng
Trả nợ gốc: cuối kỳ
Sản phẩm đặc trưng của ABBANK
Nếu như Ngân hàng Đông Á mạnh về hoạt động thanh toán quốc tế , ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) mạnh về huy động tiền gửi và vay đầu tư chứng khoán thì Ngân hàng TMCP An Bình lại mạnh về cho vay mua nhà. Khách hàng vay mua nhà tại ABBANK được ưu đãi về lãi suất và thủ tục. ABBANK cho khách hàng vay mua nhà với mức lãi suất thấp hơn và thời hạn vay dài hơn các sản phẩm tín dụng cá nhân khác. Thời hạn vay mua nhà ở ABBANK lên tới 20 năm thay vì 5 năm hay 10 năm như các ngân hàng khác.
- Các sản phẩm của ABBANK đều được ký hiệu bắt đầu từ chữ YOU - “là chính bạn”. ABBANK luôn “ Trao giải pháp, nhận nụ cười” - tôn vinh khách hàng là trên hết.
- Định vị và sự khác biệt của ABBANK với các ngân hàng khác là việc cung ứng giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khác hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Về tính cạnh tranh của sản phẩm tín dụng so với các đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm tín dụng cá nhân của ABBANK hiện nay tương đối đa dạng, ngoài các sản phẩm tín dụng truyền thống còn có những sản phẩm mới được nghiên cứu phát triển phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên hiện nay ABBANK chưa có sản cho vay thấu chi, cho vay thông qua thẻ tín dụng... vốn là những sản phẩm rất được nhiều đối tượng khách hàng cá nhân quan tâm và ưa chuộng hiện nay.
Bảng 2.2: So sánh danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân giữa ABBANK, VPBANK, EAB
ABBANK
VPBANK
EAB
DANH
MỤC
SẢN
PHẨM
TÍN
DỤNG
CÁ
NHÂN
- Cho vay tiêu dùng tín chấp (YOU-MONEY).
- Cho vay tiêu dùng có thế chấp ( YOU-SPEND).
- Cho vay sản xuất kinh doanh ( YOU-SHOP).
- Cho vay mua xe ô tô (YOU- CAR).
- Cho vay mua nhà/đất/xây sửa chữa nhà ( YOU-HOUSE).
- Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết.
- Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yết.
- Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN.
- Cho vay du học ( YOU-STUDY).
- Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản.
- Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ ( YOU-SHOP PLUS)
- Cho vay đầu tư kinh doanh vàng.
- Cho vay hỗ trợ kinh doanh cá thể và tiêu dùng.
- Cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà.
- Cho vay hỗ trợ du học.
- Cho vay trả góp mua ô tô.
- Cho vay cầm cố cổ phiếu các ngân hàng thương mại.
- Cho vay tín chấp.
-Vay mua nhà.
- Vay xây dựng sửa chữa nhà.
- Vay mua xe máy.
- Vay tiêu dùng trả góp.
- Vay tiêu dùng sinh hoạt.
- Thấu chi tài khoản thẻ.
- Vay du học.
- Vay cầm cố sổ tiết kiệm.
- Vay kinh doanh chứng khoán.
- Vay trả góp chợ (tiểu thương).
- Vay đầu tư máy móc thiết bị.
- Vay sản xuất kinh doanh.
- Vay sản xuất nông nghiệp, nôn
thô
.
(Nguoàn: www.abbank.com.vn, www.vpb.com.vn, www.eab.com.vn)
Qua bảng so sánh ở trên có thể thấy sự đa dạng về sản phẩm tín dụng của ABBANK so với các ngân hàng bạn. ABBANK cũng đã tận dụng, khai thác cổ đông chiến lược với việc sử dụng chính sách ưu đãi đối với công nhân viên EVN. Ngoài ra, các qui định về sản phẩm của ABBANK có tính cạnh tranh hơn những sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trong địa bàn. Đơn cử như sản phẩm cho vay mua nhà của ABBANK có thể cho vay với thời gian tối đa là 20 năm. Trong khi đối với các sản phẩm cho vay mua nhà cùng loại, thời gian tối đa phổ biến mà các NHTM trên địa bàn TPHCM hiện nay có thể cho vay là 15 năm, thậm chí một số ngân hàng như VPBANK chỉ cho phép thời gian cho vay tối đa là 10 năm (đối với khách hàng vay trả góp mua nhà theo đất đã được qui hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn hộ hoặc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà thì thời gian tối đa chỉ là 5 năm).
Chính sự đa dạng trong việc phát triển sản phẩm mới đã làm tăng sự hài lòng của khách hàng trong quan hệ với ABBANK, tăng khả năng bán chéo sản phẩm ngân hàng, đồng thời cũng làm tăng hiệu quả tín dụng trong hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBANK.
2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK –SGD TPHCM thời gian vừa qua
2.2.2.1 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại ABBANK
Giai đoạn từ 2006-2009, ABBANK đã liên tục tăng vốn điều lệ từ 2300 tỷ đồng (2007), sau đó là 2.705,882 tỷ đồng (2008) và cuối cùng là 3.482,513 tỷ đồng (2009). Sau nhiều nỗ lực và cố gắng, ABBANK đã thể hiện được vị thế cũng như uy tín của mình đối với khách hàng. Vừa phải nỗ lực cạnh tranh, vừa phải cố gắng ổn định và duy trì hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh của ABBANK trong gian đoạn 2006-2009 là khá tốt.
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 2006-2009
Đơn vị:triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm
2009 so với 2008
2006
2007
2008
2009
1
Tổng tài sản
3.113.898
17.174.117
13.393.838
26.518.084
+98%
2
Vốn điều lệ
1.131.950
2.300.000
2.705.882
3.482.513
+29%
3
Dư nợ cho vay
1.130.930
6.878.134
6.538.980
12.882.962
+97%
4
Huy động
1.871.811
6.776.279
7.145.068
15.001.842
+110%
5
Lợi nhuận trước CPDPRRTD
94.233
275.276
90.431
486.511
+438%
6
CPDPRRTD
13.473
44.510
25.018
73.896
+195%
7
Lợi nhuận trước thuế
80.760
230.766
65.413
412.645
+531%
8
Thuế TNDN
22.613
69.017
16.066
105.730
+558%
9
Lợi nhuận sau thuế
58.147
161.749
49.407
306.885
+521%
10
ROE
7.1%
10.03%
2.4%
11.84%
11
ROA
2.6%
1.34%
0.49%
1.56%
(Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Từ các chỉ số tài chính được thống kê giai đoạn 2006-2009 của Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình, ta nhận thấy các chỉ số quan trọng hầu như tăng liên tục qua từng năm, đánh dấu một giai đoạn hoạt động khá thành công của ABBANK.
Tổng tài sản năm 2009 là 26.518.084 triệu đồng, tăng đến 98% so với năm 2008 ( 13.393.838 triệu đồng).
Vốn điều lệ năm 2009 là 3.482.513 triệu đồng, tăng 29% so với năm 2008 (2.705.882)
Lợi nhuận trước thuế đạt 412.645 triệu đồng, tăng đến 531% so với năm 2008 (65.413) triệu đồng.
Bảng 2.4: Tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của ABBANK
Đvị: tỷ đồng
Năm
2006
2007
2008
2009
Dư nợ tín dụng
1.130,93
6.858,13
6.538,98
12.882,962
Tỷ lệ tăng/giảm
178%
506%
(4,56%)
97%
(Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Dư nợ tín dụng tăng giảm không đều. Từ 2006 sang 2007 dư nợ tăng mạnh 506% so với 2006. Tuy nhiên từ 2008 trở đi thì dư nợ có giảm do suy thoái kinh tế nhưng không nhiều (giảm 4,56% so với 2007), sang 2009 thì lại tiếp tục tăng (97% so với 2008), điều này cho thấy nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp thời gian này khá lớn.
° Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2006-2009:
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2006-2009
Đvị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Nợ ngắn hạn
695.939
3.532.854
3.391.161
7.654.404
Nợ trung – dài hạn
434.991
3.325.280
3.147.819
5.228.558
Tổng
1.130.930
6.858.134
6.538.980
12.882.962
(Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Tổng dư nợ cho vay trong năm 2009 là 12.882.962 triệu đồng, tăng 97% so với năm 2008 ( 6.538.980 triệu đồng ), nghĩa là gần gấp đôi. Trong đó nợ trung-dài hạn năm 2009 chiếm 40,6% tổng dư nợ, vẫn thấp hơn nợ ngắn hạn (chiếm 59,4%), còn so với nợ trung-dài hạn năm 2008 thì tăng 66,1%. Đối với nợ ngắn hạn năm 2009 tăng 125,7% so với nợ ngắn hạn năm 2008.
Nhìn chung dư nợ tín dụng tăng mạnh vào 2009, nhưng tập trung vào nợ ngắn hạn nhiều hơn.
Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của ABBANK năm 2009
Đvị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2008
2009
Tăng/giảm(%)
1.Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
13.494.125
26.518.084
96,52
a. Vố điều lệ và các quỹ
3.902.753
4.273.355
9,5
b. Các khoản nợ chính phủ
37.023
c. Vốn huy động và vốn vay
9.307.953
21.336.045
129,22
d. Vốn đầu tư tài trợ và uỷ thác
9.564
15.000
56,8
e.Các khoản phải trả
221.094
636.578
187,92
f. Các công cụ TCPS
4.002
g. Lợi nhuận chưa phân phối
52.761
216.081
309,55
2. Sử dụng vốn
13.494.125
26.518.084
96,52
a. Dư nợ vay
6.538.980
12.882.962
97,02
b. Dự phòng rủi ro
-81.229
-142.460
75,38
c. Gửi tại NHNN và các TCTD
3.038.914
9.063.751
198,25
d. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
173.943
193.424
11,20
e. Đầu tư vào chứng khoán nợ
2.034.699
3.053.329
50,06
f. Góp vốn đầu tư dài hạn
769.478
335.759
(56,37)
g. Các TSCĐ đã trừ hao mòn
432.123
430.850
1,82
h.TSCĐ vô hình
57.392
624.195
16,04
(Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Huy động vốn: đến 31/12/2009, tổng vốn huy động và vốn vay ( bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá ) của Ngân hàng An Bình đạt 21.336.045 triệu đồng, 129,22 % so với năm 2008. Tỷ lệ tổng huy động trên vốn điều lệ là 612,66%.
Nguồn huy động từ khách hàng chiếm 15.001.842 triệu đồng, tương đương chiếm 70,19 % tổng huy động, tăng 8.328.098 triệu đồng, tương đương tăng 125% so với 2008 và vượt hơn 35% so với kế hoạch. Cơ cấu tiền gửi như sau: tiền gửi không kỳ hạn là 4.886.829 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn là 9.483.567 triệu đồng, tiền gửi ký quỹ là 271.446 triệu đồng.
Hoạt động cho vay: Tổng dư nợ tín dụng đến 31/12/2009 đạt 12.882.962 triệu đồng, trong đó cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân 12.557.475 triệu đồng, cho vay khác là 305.487 triệu đồng. So với 2008, tổng dư nợ tăng 97%, hơn 23% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động vào 31/12/2009 là 60,38%, trong đó cho vay 5.870 khách hàng pháp nhân với dư nợ 9.294.732 triệu đồng, 12.022 khách hàng thể nhân với dư nợ 3.442.692 triệu đồng.
Nhìn chung, thu nhập chính của ngân hàng còn lệ thuộc vào tín dụng, chưa khai thác được hết thu hập từ các lĩnh vực dịch vụ khác tương ứng, cụ thể, thu nhập từ lãi năm 2009 chiếm 82,28% trên tổng thu nhập toàn hàng cả năm. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 412.615 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 347.201 triệu đồng ( chiếm 530,77%), vượt kế hoạch đề ra cả năm 2009 khoảng 4%. Trong bối cảnh khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhiều đơn vị kinh doanh trong ngành đều không thể đạt kế hoạch, thì ABBANK đã hopàn thành vượt kế hoạch. Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ của Ban điều hành cũng như toàn thể Cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP An Bình.
*Toàn ngân hàng: Đến 31/12/2009:
Cổ đông chiến lược trong nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng rộng khắp các tỉnh thành và cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank hỗ trợ quản trị rủi ro và vận hành hiệu quả.
Tổng tài sản đạt 26.518 tỷ đồng tăng 96,5% so với cuối 2008
Vốn huy động đạt 15.002 tỷ đồng tăng 125%
Dư nợ cho vay đạt 12.883 tỷ đồng tăng 97%
Lợi nhuận trước thuế đạt 412,6 tỷ đồng (Tăng 531% so với 2008)
Nợ xấu: 1.47% (giảm 2,69% so với cuối 2008)
Mạng lưới 86 chi nhánh và phòng giao dịch, trên 28 tỉnh/TP lớn trong cả nước; tăng 20 điểm so với cuối 2008.
Để đạt kết quả nói trên, HĐQT, Ban điều hành đã có những chính sách hết sức linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế và bám sát quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; đặc biệt là công tác đánh giá, dự báo tình hình đã được tăng cường và cải thiện về chất lượng.
*Khối khách hàng cá nhân
Cho vay cá nhân năm 2009 đạt 3.479 tỷ đồng, tăng 71% so với 2008, đóng góp 28,5% vào tổng dư nợ toàn ngân hàng.
Số khách hàng cá nhân đạt gần 18.000 khách hàng, tăng 3.000 khách hàng so với 2008, tỷ lệ tăng 20%.
Năm 2009, mặc dù có những điều kiện tốt hơn năm 2008 nhưng vẫn tiếp tục không phải là một năm thuận lợi cho hoạt động cho vay cá nhân (chủ yếu vay tiêu dùng) vì các chính sách của Nhà nước tập trung khuyến khích phát triển tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó mặc dù có tăng trưởng khá ấn tượng so với 2008 nhưng họat động cho vay cá nhân chỉ đạt 91% chỉ tiêu kinh doanh.
Hoạt động huy động cá nhân năm 2009 đạt 92% kế hoạch, với gần 22.000 khách hàng gửi tiền tiết kiệm.
Các hoạt động phục vụ khách hàng cá nhân khác như dịch vụ tư vấn, thu hộ tiền điện tại quầy, chuyển tiền nhanh, thu hộ cước viễn thông.
Phát hành thẻ chỉ đạt 39% kế hoạch, tỉ lệ thẻ hoạt động gần 51%, cao so với trung bình ngành vào khoảng 40%. Số máy ATM được lắp đặt là 66 máy trên khắp các điểm giao dịch.
2.2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK
Chỉ tiêu về doanh số cho vay
2.2.2.2.1 Phân tích doanh số, lợi nhuận cho vay
Bảng 2.7 Tình hình huy động vốn qua các năm
Huy động
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh số
( trđ)
Tỉ trọng ( %)
Doanh số
( trđ)
Tỉ trọng
(%)
Doanh số
( trđ)
Tỉ trọng
(%)
KHCN
188.031
90.24
187.785
88.30
231.087
74.31
KHDN
20.326
9.76
24.874
11.70
79.905
25.69
Tổng
208.357
100.00
212.659
100.00
310.992
100.00
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Bảng 2.8 Bảng so sánh tăng trưởng huy động vốn
Huy động
So sánh 2007 – 2008
So sánh 2008 – 2009
Tuyệt đối(trđ)
Tương đối(%)
Tuyệt đối(trđ)
Tương đối(%)
Khối KHCN
-246
-0.13
43.302
23.06
Khối KHDN
4.548
22.38
55.031
100.00
Tổng
4.320
2.06
98.333
46.24
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số huy động vốn tập trung vào khối KHCN. Mặc dù những khoản huy động từ khối KHCN là nhỏ, lẻ nhưng các sản phẩm dành cho cá nhân đa dạng, linh hoạt, số lượng khách hàng phong phú hơn khối KHDN nên huy động được nhiều hơn. Ngược lại, khối KHDN huy động ít hơn vì doanh số huy động chủ yếu là các doanh nghiệp kí quĩ tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch như bảo lãnh thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mở LC,… Ta thấy trong năm 2008 tình hình huy động vốn của ngân hàng có phần khó khăn do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới. Nguồn huy động của khối KHCN giảm đáng kể do lạm phát tăng, thất nghiệp trên diện rộng, đời sống gặp khó khăn nên người dân không dư ra một khoản tiết kiệm nào để gửi ngân hàng. Bên cạnh đó sự mất giá của đồng tiền khiến người dân chuyển sang nắm giữ tài sản khác (vàng) chứ không gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng nữa. Ta thấy tốc độ tăng nguồn huy động của khối KHDN có tăng nhưng không cao, cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Năm 20008 là năm khốn đốn của doanh nghiệp khi lạm phát tăng cao, tỷ giá thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, sang năm 2009 thì tình hình khả quan hơn đặc biệt là sự tăng rõ rệt của khối KHDN, doanh số cho vay khối KHDN tăng 100.00% năm 2009, trong khi năm 2008 chỉ tăng 22.38%. Năm 2009 là giai đoạn hậu khủng hoảng, kinh tế dần hồi phục, ổn định và tăng trưởng nên hoạt động kinh doanh sản xuất diễn ra sôi nổi do đó nguồn huy động của khối KHDN tăng cao.
Bảng 2.9 Doanh số cho vay qua các năm
Doanh số
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh số
(trđ)
Tỉ trọng (%)
Doanh số
(trđ)
Tỉ trọng
(%)
Doanh số
(trđ)
Tỉ trọng
(%)
Khối KHCN
625.124
28.26
641.446
28.53
725.605
24.38
Khối KHDN
1.587.251
71.74
1.606.871
71.47
2.250.085
75.62
Tổng
2.212.375
100.00
2.248.317
100.00
2.975.690
100.00
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Bảng 2.10 Bảng so sánh tăng trưởng doanh số cho vay qua các năm
Doanh số
So sánh 2007 – 2008
So sánh 2008 – 2009
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
Khối KHCN
16.322
2.61
84.159
13.12
Khối KHDN
19.620
1.24
643.214
40.03
Tổng
35.942
1.62
727.373
32.35
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Qua bảng số liệu ta thấy:
Thứ nhất, số lượng KHDN tuy ít hơn số khách hàng cá nhân nhưng lại có nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn gấp nhiều lần khối KHCN nên qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của khối KHDN luôn cao hơn doanh số cho vay của khối KHCN.
Thứ hai, năm 2008 tốc độ tăng không cao lí do 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, lãi suất cao làm sản xuất gặp nhiều khó khăn do đó DN e ngại vay vốn mở rộng sản xuất vì phải tính đến chi phí lãi vay và lợi nhuận doanh nghiệp nhận được, khối KHCN thắt chặt chi tiêu nên những khoản vay cũn bị hạn chế. Đây cũng là tình hình chung của lĩnh vực tài chính ngân hàng trong cả nước. Sang năm 2009- giai đoạn hậu khủng hoảng, tình hình khả quan hơn, doanh số cho vay của cả khối KHCN và KHDN đều tăng. Nắm bắt được dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế, ngân hàng đã đưa ra chiến lược chủ động đề nghị những khoản vay cho khách hàng với những chính sách khuyến khích, ưu đãi. Trong đó doanh số cho vay khối KHDN là rõ rệt hơn cả (40.03%). Một phần do doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, một phần do chính sách hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu chính phủ.
Bảng 2.11 Lợi nhuận cho vay qua các năm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Lợi nhuận
Lợi nhuận
(trđ)
Tỉ trọng
(%)
Lợi nhuận
(trđ)
Tỉ trọng (%)
Lợi nhuận (trđ)
Tỉ trọng (%)
KHDN
2.980,5
59.31
4.187
57.76
4.632,5
59.03
KHCN
2.044,5
40.69
3.063
42.24
3.215,75
40.97
Tổng
5.025
100.00
7.250
100.00
7.848,25
100.00
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Từ bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay của khối KHDN cao hơn khối KHCN. Trong thời gian qua ngân hàng được nhận nhiều khoản hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế với lãi suất thấp, những khoản này chủ yếu tập trung vào cho vay đối với DN. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã mang lại cho ngân hàng một nguồn thu đáng kể từ những khoản hỗ trợ này. Khối KHDN còn thu lợi nhuận từ các phí dịch vụ như bảo lãnh thanh toán, mở LC, tài trợ xuất nhập khẩu… Bên cạnh đó qui mô khoản vay của DN cao lớn hơn khoản vay dành cho cá nhân nên lợi nhuận từ cho vay KHDN luôn cao hơn KHCN.
2.2.2.2.2 Phân tích dự nợ cho vay cá nhân
2.2.2.2.2.1 Phân tích theo sản phẩm tín dụng
Bảng 2.12 Dư nợ cho vay qua các năm
Sản phẩm
Năm 2007
Năm 2008
năm 2009
Doanh số
(trđ)
Tỉ trọng (%)
Doanh số
(trđ)
Tỉ trọng ( %)
Doanh số
(trđ)
Tỉ trọng (%)
Cầm cố CK
1.994
2.30
2.592
2.10
1.152
0.70
Nhân viên
496
0.60
821
0.70
1.694
1.00
YOU-STUDY
667
0.80
800
0.70
1.167
0.70
YOU-SPEND
11.060
12.60
16.370
13.50
19.035
11.20
YOU-SHOP
5.935
6.80
7.181
5.90
9.020
5.30
YOU-HOUSE (Mua nhà)
36.070
41.10
50.927
42.10
81.682
48.20
YOU-HOUSE (Sửa chữa nhà)
2.975
3.40
4.093
3.40
6.995
4.10
YOU-SHOP
10.520
12.00
10.728
8.90
15.780
9.30
Cầm cố sổ TK
4.310
4.90
5.893
4.90
8.663
5.10
Mua CP chưa niêm yết
11.528
13.10
16.486
13.60
20.636
12.20
Vay bổ sung vốn SXKD
55
0.10
42
0.10
61
0.10
YOU-CAR
859
1.00
988
0.80
1.057
0.60
Khác
1.363
1.60
3.988
3.30
2.607
1.50
Tổng
87.831
100
120.908
100.00
169.548
100
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Dựa vào bảng thống kê ta thấy dư nợ cho vay mua nhà chiếm tỉ trọng cao nhất trong các sản phẩm hiện có của ABBANK – SGD TPHCM và sản phẩm này tiếp tục tăng qua các năm. Có thể nói cho vay mua nhà vẫn là một trong những sản phẩm chiến lược ở mảng KHCN, dự kiến duy trì mức đóng góp sẽ càng tăng trong những năm tới. Hiện nay ABBANK không có chủ trương tài trợ cho những nhà kinh doanh bất động sản mà chủ yếu hỗ trợ cho khách hàng cá nhân mua, sửa chữa nhà, song song đó là nâng cao các điều kiện cho vay kèm theo.
Bảng 2.13 Bảng so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo sản phẩm giữa các năm
Sản phẩm
Chênh lệch 2008-2007
Chênh lệch 2009-2008
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
Cầm cố CK
598
30
-1.440
-56
Nhân viên
325
66
873
106
YOU-STUDY
133
20
367
46
YOU-SPEND
5.310
48
2665
16
YOU-SHOP
1.246
21
1.840
26
YOU-HOUSE (Mua nhà)
14.857
41
30.755
60
YOU HOUSE (Sửa chữa nhà)
1.118
38
2.902
71
YOU-SHOP
208
2
5.052
47
Cầm cố sổ TK
1.583
37
2.770
47
Mua CP chưa niêm yết
4.957
43
4.150
25
Vay bổ sung vốn SXKD
-13
-24
19
45
YOU-CAR
129
15
69
7
Khác
2.625
193
-1.381
-35
Tổng
33.077
38
48.640
40
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Qua bảng so sánh, ta thấy tổng dư nợ cho vay tại ABBANK – SGD TPHCM tăng trưởng cao các năm, nhất là khoản cho vay dành cho nhân viên, mua, sửa chữa nhà. Phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập thấp là một điểm sáng trong thị trường bất động sản thời gian qua. Vì vậy ngân hàng đã đẩy mạnh các khoản vay dành cho mua nhà. Cũng qua bảng số liệu ta thấy sự tăng đáng kể của sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh, từ mức tăng 2% vào năm 2008 so với 2007 lên tới 47% vào năm 2009 so với 2008. Có thể nói đây là một thị trường đầy tiềm năng mà nhiều tổ chức tín dụng hướng tới. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, ngân hàng đã tích cực triển khai sản phẩm này khá rầm rộ, đẩy mạnh một kênh tín dụng còn mới mẻ trên thị trường tài chính. Từ ngày 1/2/2009, ngân hàng TMCP An Bình đã triển khai chương trình “Cho vay kích cầu” với tổng giá trị 8 tỷ đồng dành cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm 2009 với sự hỗ trợ từ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Nắm bắt xu thế chung của thị trường tín dụng cả nước, đội ngũ PFC đã tích cực hoạt động, khác với trước đây chỉ ngồi một chỗ đợi khách hàng đến với mình, với giải pháp này ngân hàng đã chủ động tìm và mời khách hàng đến vay tiền, công tác tiếp thị được thực hiện sâu, rộng, và linh hoạt hơn.
Qua bảng so sánh ta cũng thấy sự giảm sút của sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán trong năm 2009, điều này được giải thích do sự ảm đạm của thị trường chứng khoán trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng. Trong năm 2010 thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ khởi sắc sau khi thị trường vàng đóng cửa. Tuy nhiên, trên thực tế, dù một số sàn giao dịch vàng đã đóng cửa được khá lâu nhưng thị trường chứng khoán vẫn hoạt động chưa sôi nổi như kỳ vọng thậm chí còn lên xuống bất thường gây tâm lý e ngại trong nhà đầu tư. Nhận thấy nhiều rủi ro trong sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán nên ngân hàng siết chặt những khoản vay dành cho sản phẩm này. Bên cạnh đó đối với những khoản vay được xét duyệt thì danh mục cổ phiếu nhà đầu tư được cầm cố để vay vốn kinh doanh cổ phiếu phải nằm trong danh mục được ngân hàng lựa chọn, với các mã chứng khoán thanh khoản cao. Lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán được áp dụng như lãi suất tín dụng khách hàng cá nhân.
2.2.2.2.2.2 Phân tích theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.14 Dư nợ cho vay theo TSĐB
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Dư nợ (trđ)
Tỉ trọng (%)
Dư nợ
(trđ)
Tỉ trọng
(%)
Dư nợ
( trđ)
Tỉ trọng
( %)
Vay không TSĐB
11.016
12.54
11.549
9.55
17.474
10.31
Vay có TSĐB
76.815
87.46
109.359
90.45
152.073
89.69
Tổng
87.831
100
120.908
100
169.548
100
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Bảng 2.15 Bảng so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo TSĐB
Chỉ tiêu
So sánh 2007-2008
So sánh 2008-2009
Tuyệt đối (trđ)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (trđ)
Tương đối (%)
Vay không TSĐB
533
4.84
5.926
51.31
Vay có TSĐB
32.544
42.37
42.714
39.06
Tổng
33.077
37.66
48.640
40.23
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Khoản vay không TSĐB bao gồm hai khoản là khoản vay hỗ trợ tiêu dùng và vay dành cho nhân viên của ngân hàng và EVN. Qua bảng số liệu ta thấy các khoản vay có TSĐB chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Cả ngân hàng và khách hàng đều mong muốn lựa chọn được một phương án sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả để có thể hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Tuy nhiên việc hoàn trả nợ gốc và lãi không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Để hạn chế bất đối xứng thông tin và tâm lý ỷ lại trong hoạt động tín dụng thì tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Trong thời gian qua, cho vay không dựa trên tài sản đảm bảo chưa được phổ biến do mức độ tín nhiệm của khách hàng chưa cao và ngân hàng còn mang nặng hình thức cho vay truyền thống là cần nắm giữ tài sản để bảo đảm cho những khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, thời gian gần đây khi nền kinh tế phát triển, trình độ dân trí của người dân cao hơn và cùng với sự cạnh tranh của nhiều tổ chức tài chính nước ngoài, ABBANK đã dần phát triển hình thức vay không cần tài sản đảm bảo nhằm tăng năng lực cạnh tranh và phát triển cho mình một nhóm đối tượng khách hàng mới. Với định hướng mới đó, khoản vay không có TSĐB có tốc độ tăng nhanh hơn khoản vay có TSĐB do chính sách cho vay hỗ trợ tiêu dùng và khoản vay dành cho nhân viên ngày càng mở rộng.
2.2.2.2.2.3 Phân tích theo kì hạn vay
Biểu đồ 1: Dư nợ theo kì hạn năm 2007,2008,2009
5.691
6.48%
Năm 2007
5.691
6.48%
369.367
42.05%
45.203
51.47%
Năm 2008
9.012
7.45%
34.189
28.28%
77.707
64.27%
Năm 2009
20.284
11.96%
50.246
29.64%
99.018
58.40%
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Qua biểu đồ ta thấy xu huớng chung là các khoản vay dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao hơn hết ( hơn 50%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của khoản vay dài hạn lại tăng chậm hơn trong năm 2009 so với khoản vay ngắn và trung hạn. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng so sánh giữa các năm:
Bảng 2.16 So sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo kì hạn
Kì hạn
Chênh lệch 2007 – 2008
Chênh lệch 2008 – 2009
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
Dài hạn
32.503
71.90
21.311
27.42
Kì hạn
-2.747
-7.44
16.056
46.96
Ngắn hạn
3.321
58.35
11.273
125.09
Tổng
33.077
37.66
48.640
40.23
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Ta thấy tốc độ tăng của vay dài hạn giảm dần từ 71.90% năm 2008 xuống còn 27.42% năm 2009. Thay vào đó là sự tăng truởng nhanh chóng của khoản vay ngắn vài trung hạn. Vay trung hạn từ -7.44% năm 2008 lên 46.96% năm 2009, vay ngắn hạn từ 58.35% năm 2008 lên 125.09% năm 2009. Tình hình chung là vào năm 2009 khả năng huy động vốn dài hạn của ngân hàng là rất khó khăn mặc dù lãi suất có tăng. Trong khi đó lãi suất huy động ngắn hạn tăng và thu hút được nguồn vốn ngắn hạn trong dân chúng do tâm lý người dân không muốn để tiền quá lâu trong ngân hàng. Để bảo đảm an toàn, đặc biệt là khả năng thanh khoản cho các Ngân hàng thương mại nên Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra qui định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Nhận thấy rủi ro trong việc dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn và chấp hành theo qui định của nhà nước nên Ngân hàng TMCP An Bình đã cân đối nguồn cho vay hợp lý, giảm cho vay dài hạn, tăng cho vay ngắn, trung hạn. Mặc dù đã có điều chỉnh nhưng tỉ lệ khoản vay dài hạn tại ABBANK – SGD TPHCM như vậy vẫn còn cao.
.2.4 Phân tích theo loại tiền vay
Biểu đồ 2: Dư nợ cho vay theo loại tiền quan các năm
5.338
3.15%
2.972
3.38%
4.328 3.58%
17.312
19.71%
4.581
3.79%
164.210
96.85%
111.999
92.63%
675.479
76.91%
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Bảng 2.17 Bảng so sánh tăng trưởng dư nợ cho vay theo loại tiền
Loại tiền
So sánh 2007 – 2008
So sánh 2008 – 2009
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(trđ)
Tương đối
(%)
USD
-12.984
-75.00
-4.328
-100
VND
44.451
65.81
52.211
46.62
XAU
1.609
54.14
757
16.53
Tổng
33.077
137.66
48.640
40.23
Nguồn ABBANK – SGD TPHCM
Qua bảng thống kê ta thấy tình hình vay bằng VND có xu hướng tăng trong khi đó nguồn vay bằng USD lại giảm, đặc biệt là trong năm 2009, khoản vay bằng USD giảm đáng kể xuống còn 0. Theo một số qui định hiện nay thì chỉ những tổ chức, cá nhân kinh doanh nào tạo ra USD thì mới được xem xét để vay USD, nguồn USD của ngân hàng cũng đang hạn hẹp do khó huy động từ dân chúng. Bên cạnh đó do lo ngại rủi ro tỉ giá nên ngân hàng trong năm 2009 đã siết chặt các khoản vay bằng USD.
Chỉ tiêu về chất lượng tín dụng
2.2.2.2.3.Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng
Bảng 2.18: Phân loại dư nợ cho vay tại ABBANK
Đvị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh số (trđ)
Tỉ trọng (%)
Doanh số (trđ)
Tỉ trọng (%)
Doanh số ( trđ)
Tỉ trọng (%)
N1: Nợ đủ tiêu chuẩn
85.760
97.642%
111.797
92.46%
164.671
97.12%
N2: Nợ cần chú ý
748
0.852%
4.086
3.38%
2.715
1.60%
N3: Nợ dưới tiêu chuẩn
255
0.290%
1.600
1.32%
335
0.20%
N4: Nợ nghi ngờ
385
0.439%
1.966
1.63%
104
0.06%
N5: Nợ có khả năng mất vốn
683
0.778%
1.459
1.21%
2.039
1.20%
Nợ xấu (N3 + N4 + N5)
1.323
1.506%
5.025
4.16%
2.478
1.46%
Tổng Dư nợ
87.831
100%
120.908
100%
169.548
100%
(Nguồn: Ban kiểm soát ABBANK)
Một đặc điểm đối với tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại SGD ABBANK TPHCM là sau khi những khoản nợ quá hạn tồn đọng từ thời gian trước năm 2006 đã được xử lý xong và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xóa bỏ qui chế quản lý đặc biệt vào cuối năm 2006 thì trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp cho đến nay vẫn chưa phát sinh nợ quá hạn. Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng từ năm 2006 đến nay toàn bộ đều là nợ quá hạn phát sinh từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Qua bảng đồ, ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ từ 2007 đến 2009 đều trên 1%, đặc biệt năm 2008 tỷ lệ này lên đến 4,15% là khá cao. Mặc dù sang năm 2009 nợ xấu của Ngân hàng đã giảm từ 4.16% vào cuối năm 2008 xuống 1,47% vào cuối năm 2009 và thấp hơn mức nợ xấu bình quân (2.03%) của cả ngành,nhưng vẫn lớn hơn 1%, vì thế hoạt động tín dụng vẫn chưa thực sự an toàn, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 1,2% ( trên 2 tỷ đồng). Điều này cho thấy việc thẩm định cho vay ở ABBANK còn nhiều bất cập hàng dẫn đến quyết định cho vay đối vói những khách hàng có độ rủi ro cao, gây khó khăn cho việc quản lý và thu hồi nợ, và có nguy cơ nợ không thu hồi lại được. Mặc khác,do đất nước vẫn chưa thoát khỏi được ảnh hưởng cua cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân thua lỗ nhất thời trong kinh doanh, vốn và lãi không trả được nợ đúng hạn, nên khoản nợ đó bị xếp ngay vào nợ xấu.
Dư nợ quá hạn cuối kỳ đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng qua các năm được khắc phục và có xu hướng giảm. Điều này kết hợp với tốc độ tăng trưởng dư n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NIDUNG~1 (2).DOC