Tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp: Lời nói đầu
Đầu tư là chìa khoá cho sự tăng trưởng của mỗi quốc gia trên thế giới. Khái niệm đầu tư tuy đã được các nhà kinh tế học đề cập từ rất lâu ở Việt nam. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự được chú ý từ khi Nhà nước ta chuyển hướng phát triển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
Đối với nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay, luôn xác định đầu tư là ưu tiên số một, là nhiệm vụ quan trọng chiến lược hàng đầu, để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Như chúng ta đã biết khâu lập dự án rất quan trọng trong hoạt động đầu tư. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư. Thấy rõ được tầm quan trọng của dự án đầu tư, ngay từ khi mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang đầu tư theo dự án từ năm 1996, Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam rất quan tâm đến các quá trình nghiên cứu, đào tạo phát triển kiến thức chuyên môn về công t...
104 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đầu tư là chìa khoá cho sự tăng trưởng của mỗi quốc gia trên thế giới. Khái niệm đầu tư tuy đã được các nhà kinh tế học đề cập từ rất lâu ở Việt nam. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự được chú ý từ khi Nhà nước ta chuyển hướng phát triển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN.
Đối với nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay, luôn xác định đầu tư là ưu tiên số một, là nhiệm vụ quan trọng chiến lược hàng đầu, để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Như chúng ta đã biết khâu lập dự án rất quan trọng trong hoạt động đầu tư. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư. Thấy rõ được tầm quan trọng của dự án đầu tư, ngay từ khi mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang đầu tư theo dự án từ năm 1996, Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam rất quan tâm đến các quá trình nghiên cứu, đào tạo phát triển kiến thức chuyên môn về công tác lập dự án đầu tư. Từ những kiến thức được học trong Nhà trường và qua thời gian thực tập tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, trong Luận văn này em xin đề cập đến vấn đề "Nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - Thực trạng và giải pháp"
Kết cấu của Luận văn gồm 3 chương:
Chương I. Những vấn đề lý luận chung
Chương II. Thực trạng công tác lập dự án tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập dự án tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
Để hoàn thành tốt bài viết này rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để có thể hoàn chỉnh hơn về các góc độ nghiên cứu đề tài trong phạm vi kiến thức đã học trong nhà trường và những hiểu biết thực tế nhất định.
Chương I
Những vấn đề lý luận chung
I. Lý luận chung về đầu tư
1. Khái niệm đầu tư
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, là trí tuệ.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, các tài sản vật chất, các tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có điều kiện và đủ khả năng làm việc với năng suất cao hơn trong nền văn hoá xã hội.
2. Phân loại hoạt động đầu tư
Tuỳ từng góc độ nghiên cứu khác nhau mà hoạt động đầu tư được phân loại thành nhiều dạng khác nhau, nhưng tựu chung lại thì nó bao gồm 3 loại chính như sau:
a) Đầu tư tài chính
Đầu tư vào hoạt động tài chính là hoạt động dùng tiền đầu tư vào việc mua các chứng chỉ có giá như cổ phần, cổ phiéu, các loại chứng khoán khác hay đơn thuần là việc gửi tiền vào Ngân hàng để được hưởng lãi suất… Như vậy việc đầu tư tài chính có kết quả là số tiền đầu tư không cao, độ rủi ro không lớn, độ mạo hiểm không cao, mà lãi suất hay cổ tức thu được là tương đối ổn định. Tuy không đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế song nó rất quan trọng trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, tạo ra một nền kinh tế năng động, nhất là các kênh lưu thông tiền tệ được linh hoạt hơn.
b) Đầu tư thương mại
Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi đủ vốn đầu tư là tương đối ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp trong một thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ dự đoán và dễ đạt độ chính xác cao. Trong thực tế, những người có tiền thường thích đầu tư thương mại (kinh doanh hàng hoá). Tuy nhiên trong giác độ xã hội, hoạt động này không tạo ra của cải xã hội một cách trực tiếp, nhưng giá trị tăng do hoạt động đầu tư đem lại chỉ là sự phân phối thu nhập giữa các ngành, các địa phương, các tầng lớp dân cư trong xã hội.
c) Đầu tư phát triển
Đây là hoạt động đầu tư có tính chất quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, trực tiếp tạo ra các tài sản cho đất nước. Các tài sản tăng thêm có thể là tài sản hữu hình như nhà cửa, các công trình, các máy móc trang thiết bị, các vật dụng khác. Các tài sản vô hình như đầu tư vào phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học, sự tăng thêm về trình độ quản lí... Đặc điểm của hoạt động đầu tư này là thời gian đầu tư thường kéo dài, số tiền đầu tư lớn, độ mạo hiểm cao. Đây là cái giá của hoạt động đầu tư phát triển. Mặt khác trong quá trình đầu tư thì luôn phải có một quá trình nghiên cứu kĩ càng được ghi trong một tập tài liệu gọi là dự án đầu tư. Khi thực hiện quá trình đầu tư (bao gồm khâu lập dự án cho tới khâu thực hiện dự án) thì có nhiều bộ phận cơ quan tham gia với các chức năng khác nhau như lập và quản lí dự án, thẩm định dự án, quản lí Nhà nước về đầu tư nhằm tạo ra tính chính xác và hiệu quả cho công cuộc đầu tư. Ngày nay đầu tư phát triển được quan tâm rộng rãi giữa các quốc gia, các ngành, các vùng, các địa phương.
3. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển
Nói về vai trò của hoạt động đầu tư tác động đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, các lí thuyết kinh tế đều coi đầu tư là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá cho sự tăng trưởng.
a) Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế
v Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế:
* Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.Theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm 20-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đầu tư tác động vào tổng cầu ngắn hạn.
*Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng lên trong khi giá cả giảm cho phép khả năng tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất phát triển hơn, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội. Đây là tác động có tính chất dài hạn của đầu tư.
v Đầu tư tác động hai mặt tới sự ổn định của nền kinh tế:
Do sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung nên mỗi sự thay đổi trong đầu tư dù là tăng hay giảm đều phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế.
Chẳng hạn khi tăng đầu tư, cầu đối với yếu tố đầu tư tăng làm cho giá cả hàng hoá có liên quan tăng (coi phí tổn, giá công nghệ, lao động, vật tư) đến một mức nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình lạm phát làm cho sản xuất bị đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do sản lượng thực tế ngày càng thấp, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác tăng đầu tư làm cho cầu các các yếu tố liên quan tăng, sản xuất ở các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống và giảm tệ nạn xã hội. Tất cả tác động này tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với tác động trên đây. Vì vậy trong điều hành kinh tế vĩ mô, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
v Đầu tư tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Vốn là một yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất, là đông lực thúc đẩy tăng trưởng phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ. Giữa tăng trưởng và đầu tư là những nhân tố trực tiếp làm tăng nhanh GDP. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình từ 8%-10% thì tỷ lệ đầu tư so với GDP phải đạt từ 15%-20% tuỳ vào hệ số ICOR của mỗi nước. Ta có:
Với I là vốn đầu tư còn g là mức tăng GDP.
Như vậy nếu ICOR không đổi thì tốc độ tăng GDP chỉ phụ thuộc vào mức tăng đầu tư.
ICOR của mỗi nước khác nhau thì khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước đó. ở các nước phát triển ICOR thường lớn (5"7) vì họ thừa vốn thiếu lao động và sử dụng những công nghệ đắt tiền hiện đại nên để tăng 1%GDP cần tăng nhiều vốn, ngược lại đối với những nước chậm phát triển thì ICOR thấp (2"3). Như vậy đầu tư đóng vai trò như một cái kích ban đầu tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế.
v Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9%-10%/năm) là tăng cường đầu tư cho các ngành Công nghiệp và Dịch vụ. Do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học của ngành Nông lâm ngư nghiệp nên để đạt tới tốc độ tăng trưởng từ 5%-6% là rất khó khăn. Như vậy chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia, nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, đồng thời phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế xã hội... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy các ngành khác phát triển.
b) Đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ:
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.
Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang tồn tại; sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ, lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư.
Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thân mình) đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả các hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
II. Lý luận chung về dự án đầu tư
1. Khái niệm dự án đầu tư
Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và các chi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội hoặc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kết quản nhất định và thực hiện những mục tiêu xác định trong tương lai.
2. Chu kỳ dự án đầu tư
Chu kỳ dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án hoàn thành, chấm dứt hoạt động.
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Sx
KDDV
ý đồ về dự án mới
ý đồ về dự án
Ta có thể minh hoạ chu kỳ dự án theo sơ đồ sau đây:
3. Phân loại Dự án đầu tư
Trên giác độ quản lý nền kinh tế vĩ mô, dự án đầu tư được phân thành 3 nhóm: A, B, C. Tuỳ thuộc vào từng loại dự án và số tiền đầu tư vào dự án mà phân loại dự án đầu tư như sau:
- Công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng… cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ
B
C
A
30 tỷ 600 tỷ
- Thuỷ lợi, giao thông (không thuộc nhóm 1), cấp thoát nước,… kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế…bưu chính viễn thông, BOT trong nước…
B
C
A
20 tỷ 400 tỷ
A
B
C
- Hạ tầng kỹ thuật đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ thuỷ tinh, in, vườn quốc gia… mua sắm thiết bị xây dựng, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản…
15 tỷ 300 tỷ
A
B
C
- Y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học…
7 tỷ 200 tỷ
- Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới: đều là dự án nhóm A (không kể mức vốn).
- Các Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc và quy mô đầu tư: đều là dự án nhóm A (không kể mức vốn).
4. Sự cần thiết phải đầu tư theo dự án
Xuất phát từ những đặc điểm đặc trưng của công cuộc đầu tư phát triển thì việc đầu tư theo dự án là cần thiết.
Hoạt động đầu tư là một hoạt động kinh tế nhằm tái sản xuất cho nền kinh tế xã hội, đây là một hoạt động phức tạp và có những đặc điểm nổi bật sau đây:
+ Nguồn lực huy động cho một công cuộc đầu tư là rất lớn trong một thời gian khá dài. Đây là cái giá khá lớn cho hoạt động đầu tư. Trong quá trình này thì nguồn vốn nằm khê đọng không sinh lời.
+ Thời gian vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi vốn đã bỏ ra hay cho đến khi thanh lí tài sản do vốn tạo ra có thể cần một thời gian dài, thường là vài năm, có khi hàng chục năm hay lớn hơn.
+ Các thành quả của quá trình đầu tư có thể được sử dụng trong nhiều năm đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn những chi phí đã bỏ ra trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.
+ Các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bất định về tự nhiên, các điều kiện về kinh tế xã hội pháp luật, chính trị, nhu cầu thị trường và các quan hệ quốc tế khác... Do đó hoạt động đầu tư có độ mạo hiểm cao.
Vì vậy để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư phát triển được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là khi xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư phải dự đoán các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong suốt quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho tới khi thành quả của nó phát huy tác dụng) có ảnh hưởng tới sự thành bại của công cuộc đầu tư thực chất của sự xem xét chuẩn bị này là là phải chuẩn bị nó trong một dự án đầu tư. Có thể nói dự án đầu tư được soạn thảo tốt là kim chỉ nam, là sự vững chắc, là tiền đề cho các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn.
5. Công của dự án đầu tư
Công dụng của dự án đầu tư thể hiện ở 2 góc độ: Đối với sự phát triển kinh tế, đối với các chủ thể. Trong đó Các chủ thể bao gồm: Chủ đầu tư, Nhà nước và các định chế tài chính. Cụ thể công dụng của dự án đầu tư được thể hiện như sau:
a) Đối với sự phát triển kinh tế
Đầu tư theo dự án sẽ tạo ra cho nền kinh tế xã hội với những tài sản cố định có chất lượng cao, chi phí hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Dự án đầu tư sẽ làm cho công cuộc đầu tư phát triển đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện phát triển kinh tế mỗi nước.
b) Đối với các chủ thể
- Chủ đầu tư: Dự án là một cách để thực hiện đầu tư với phương án tối ưu về mặt kinh tế kĩ thuật làm sao cho công cuộc đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất, chi phí tối thiểu và giảm thiểu rủi ro gây ra. Lập dự án đầu tư còn là điều kiện đảm bảo tính hợp pháp và tính khả thi của công cuộc đầu tư giúp cho nó nhanh được đi vào thực hiện (chẳng hạn liên quan đến việc được cấp giấy phép đầu tư, hay được giải ngân vốn, giải phóng mặt bằng).
- Đối với Nhà nước: Dự án là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp, tính khả thi, tính định hướng của công cuộc đầu tư. Từ đó là cơ sở để thẩm định và cấp giấy phép đầu tư (mà cơ quan đại diện quản lí Nhà nước về đầu tư là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ và cơ quan ngang bộ khác, Uỷ Ban Nhân dân). Dự án đầu tư giúp cho Nhà nước thực hiện được mục tiêu quản lí của mình là phù hợp với các chính sách, chiến lược đầu tư mà tiêu chuẩn đánh giá chính là hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án mang lại.
- Đối với các định chế tài chính (Ngân hàng, các tổ chức tài chính): Dự án là cơ sở để các tổ chức này thẩm định để đứng ra cho vay hay tài trợ. Bởi lẽ khi dự án đi vào hoạt động thì số tiền cần huy động là rất lớn mà khi vận hành các kết quả đầu tư thường mất nhiều năm tháng mới có thể trả được hết nợ. Do vậy để an toàn cho nguồn vốn của mình thì đòi hỏi các định chế tài chính dựa vào dự án để ra quyết định cho vay hoặc tài trợ vốn. (Loan and finance).
6. Các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư
Quá trình hình thành và thực hiện một dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư.
Bảng 1: Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Vận hành kết quả đầu tư
(sản xuất, K D,DV)
Nghiên cứu phát hiện các cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi sơ bộ lựa chọn dự án
Nghiên cứu khả thi (lập dự án LCKTKT)
Đánh giá và quyết định (thẩm định dự án)
Đàm phán và ký kết các hợp đồng
Thiết kế và lập dự toán thi công
Thi công xây lắp công trình
Chạy thử và nghiệm thu sử dụng
Sử dụng chưa hết công suất
Sử dụng công suất ở mức cao nhất
Công suất giảm dần và thanh lý
Các bước công việc, các nội dung nghiên cứu ở các giai đoạn được tiến hành tuần tự nhưng không biệt lập mà đan xen gối đầu cho nhau, bổ sung cho nhau nhằm nâng cao dần mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu và tạo thuận lợi cho việc tiến hành nghiên cứu ở các bước kế tiếp.
Trong 3 giai đoạn trên, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Tổng phí cho giai đoạn này chiếm 0,5-15% vốn đầu tư của dự án làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt 85-99,5% vốn đầu tư ở giai đoạn thực hiện đầu tư đảm bảo đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí không cần thiết khác;
Trong giai đoạn 2, 85-99,5% vốn đầu tư của dự án được chia ra và nằm khê đọng trong suốt thời gian thực hiện đầu tư. Đây là những năm lương vốn lớn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn, lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với vật tư, thiết bị chưa hoặc đang thi công, đối với công trình đang được xây dựng dở dang. Vì vậy phải tuân thủ theo đúng tiến độ và các bước vạch ra trong hồ sơ dự án.
ở giai đoạn 3, nếu kết quả do đầu tư do giai đoạn thực hiện đầu tư đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, địa điểm tiêu thụ thích hợp và với quy mô tối ưu thì dự án chắc chắn sẽ có lãi. Ngược lại, có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như lãng phí tiền của công sức của toàn xã hội, lúc đó sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực trong đầu tư.
7. Nội dung của dự án đầu tư
Nội dung chủ yếu của dự án đầu tư bao gồm các khía cạnh kinh tế vi mô và vĩ mô, quản lí và kĩ thuật. Những khía cạnh này ở các dự án của các ngành khác nhau đều có những nét đặc thù riêng. Tuy nhiên việc xem xét các khía cạnh này đối với dự án công nghiệp và xây dựng là phức tạp hơn cả. Nội dung chủ yếu của một dự án đầu tư xem xét các vấn đề sau đây:
1. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội tổng quát và thị trường của dự án
1.1. Xem xét các khía cạnh kinh tế xã hội tổng quát liên quan đến dự án
Có thể coi tình hình kinh tế tổng quát là nền tảng của dự án đầu tư. Nó thể hiện khung cảnh đầu tư, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển và hiệu quả kinh tế tài chính của dự án đầu tư. Tình hình kinh tế tổng quát được đề cập trong dự án bao gồm:
ữ Điều kiện về địa lí tự nhiên (địa hình, khí hậu, địa chất...) có liên quan đến việc lựa chọn, thực hiện và phát huy hiệu quả dự án sau này.
ữ Điều kiện về dân số và lao động có liên quan đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, đến nguồn lao động cung cấp cho dự án.
ữ Tình hình chính trị, các chính sách và luật lệ có ảnh hưởng đến sự an tâm của nhà đầu tư.
ữ Tình hình phát triển kinh tế của đất nước, địa phương và tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, cơ sở có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và phát huy hiệu quả dự án sau này.
ữ Tình hình ngoại hối (cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại tệ, nợ nần và tình hình thanh toán nợ...) đặc biệt đối với các dự án phải nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị của nước ngoài.
ữ Hệ thống kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ.
ữ Tình hình ngoại thương và các định chế tài chính có liên quan như tình hình xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, luật đầu tư nước ngoài.
1.2. nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường nhằm xác định các yếu tố sau:
+ Thị trường cung cầu sản phẩm và dịch vụ mà dự án dự kiến sản xuất và cung cấp ở thời điểm hiện tại, tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai.
+ Các biện pháp khuyến thị và tiếp thị cần thiết giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của dự án được thuận lợi.
+ Khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm cungd loại có sẵn và các sản phẩm có thể được sản xuất sau này.
a) Xem xét loại thị trường của sản phẩm
Mọi sản phẩm làm ra đều nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của xã hội các nhu cầu này rất đa dạng và có tầm quan trọng khác nhau đối với mỗi người. Vì vậy cần làm rõ những đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án và sản phẩm của dự án thuộc loại gì. Đối với mỗi loại sản phẩm và mỗi loại thị trường đòi hỏi phải có phương pháp nghiên cứu và tiếp thị riêng biệt.
b) Xem xét mức tiêu thụ hiện tại và trong quá khứ. Dự đoán nhu cầu tương lai.
Đây là việc cần thiết nhằm xác định rõ xu hướng biến động của thị trường để nhằm xác định quy mô của dự án. Gồm:
đ Tính đàn hồi của nhu cầu so với giá: Nhu cầu sẽ thay đổi khi giá cả thay đổi, giá cả tăng thì người mua sẽ phải cân nhắc kĩ hơn khi mua sản phẩm. Việc ước lượng nhu cầu của thị trường có thể áp dụng phương pháp thống kê mối liên hệ giữa giá cả và lượng sản phẩm tiêu thụ.
đ Tính đàn hồi của cầu so với thu nhập: Chúng ta biết rằng trên thực tế thu nhập tăng thì mức tiêu dùng cũng tăng. Để xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu và thu nhập chúng ta áp dụng những phương pháp nghiên cứu tương quan giữa thu nhập đầu người và mức tiêu thụ sản phẩm của dự án trên cơ sở các số liệu thống kê trong và ngoài nước.
đ Các yếu tố khác ảnh hưởng tới nhu cầu: Tuỳ theo từng loại sản phẩm có những yếu tố đặc thù tác động rất mạnh đến thị trường của nó như việc điện khí hoá một vùng nào đó là cho mức tiêu thụ hàng điện dân dụng vùng đó tăng lên...
c) Nghiên cứu các vấn đề tiếp thị và khuyến thị
Việc xác định vấn đề này để giải quyết câu hỏi là làm sao để khách hàng mua sản phẩm của mình thay vì sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
+ Tiếp thị:
Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hữu hiệu nhất cần phải xem xét đối tượng khách hàng, tức là phải xem yếu tố quyết định để khách hàng mua sản phẩm là gì? đối với mỗi khách hàng khác nhau thì việc phân phối sản phẩm cũng sẽ cần phải khác nhau. Nghiên cứu các hình thức phân phối và hiệu lực của chúng; các chi phí để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
+Khuyến thị:
Đây là một bộ phận chủ yếu của công tác tiếp thị. Mục đích của khuyến thị là làm sao để người tiêu dùng mua sản phẩm của mình thay vì mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
d) Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Chúng ta biết rằng vị thế cạnh tranh phụ thuộc vào quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng về vốn để vòng quay về vốn liên tục, bán chịu, giảm giá bán... Để chứng minh khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án người ta áp dụng phương pháp điều tra mẫu, so sánh các sản phẩm của dự án với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp giá cả là vấn đề chính cho việc chiếm lĩnh thị trường thì cần phải xem xét giá cả ở khâu tiêu thụ cuối cùng với sản phẩm cạnh tranh, phải xem xét những ưu điểm vốn có của thị trường cũng như những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện đầu tư. Sau khi xem xét các vấn đề phải đi đến kết luận làm sao chứng minh được rằng dự án có một thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại ở trong và ngoài nước. Chứng tỏ được rằng dự án có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả ở thị trường này trên cơ sở phân tích những lợi thế chi phí cuả dự án.
Đó là những lợi thế về chi phí nguyên vật liệu, nhân công vận chuyển, điện, nhiên liệu, máy móc thiết bị, quản lí và các chi phí về tiêu thụ sản phẩm. Đối với các nhà cạnh tranh nước ngoài cần làm rõ những lợi thế của dự án về mặt thuế quan, về tiết kiệm chi phí vận chuyển, đồng thời những hạn chế về ngoại tệ và nhập khẩu của dự án.
Sau khi nghiên cứu khía cạnh thị trường của dự án phải xác định được rằng dự án có khả thi về mặt thị trường hay không.
2. Phân tích kĩ thuật dự án đầu tư
Phân tích kĩ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích về mặt kinh tế tài chính và lập dự toán ch dự án đầu tư. Không có số liệu về phân tích kĩ thuật thì không thể tiến hành phân tích về mặt kinh tế tuy rằng các thông số kinh tế có ảnh hưởng đến các quyết định về mặt kĩ thuật. Các dự án không khả thi về mặt kĩ thuật phải được bác bỏ để tránh tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư.
2.1. Mô tả sản phẩm sẽ sản xuất của dự án
a) Đặc tính của sản phẩm
Các đặc tính về mặt lí học,hoá học so sánh với các sản phẩm trong nước và ngoài nước hoặc với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đo lường trong nước và quốc tế. Các hình thức bao bì đóng gói, các công dụng và cách sử dụng sản phẩm. Các sản phẩm ở đây bao gồm: sản phẩm chính, sản phẩm phụ và chất thải.
b) Đánh giá chất lượng sản phẩm
Để đánh giá chất lượng sản phẩm phải xem xét các phương pháp và phương tiện để kiểm tra sản phẩm xác định các yêu cầu về chất lượng sản phẩm phải đạt, dự kiến bộ phận kiểm tra chất lượng sau khi đã xác định phương pháp kiểm tra, dự kiến chi phí cho phương pháp kiểm tra.
2.2. Nghiên cứu kĩ thuật và phương pháp sản xuất
Nghiên cứu kĩ thuật và phương pháp sản xuất
Việc nghiên cứu kĩ thuật và phương pháp sản xuất cần được tiến hành theo các vấn đề sau đây:
+ Bản chất của kĩ thuật sản xuất.
+ Yêu cầu tay nghề của người sử dụng, khả năng tiép thu kĩ thuật.
+ Yêu cầu về năng lượng và nguyên nhiên liệu sử dụng.
+ Khả năng chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác trong trường hợp mặt hàng cũ không còn hợp thời nữa.
+ Nhà cung cấp, cách thức cung cấp và quyền sở hữu công nghiệp.
+ Yêu cầu về đầu tư và ngoại tệ.
Chọn kĩ thuật và phương pháp sản xuất
Sau khi nghiên cứu các phương pháp kĩ thuật sản xuất khác nhau chúng ta phải lựa chọn phương pháp sản xuất hoặc quy trình công nghệ thích hợp nhất đối với điều kiện thực tế hiện có mà vẫn đảm bảo sản phẩm đáp ứng được mọi yêu cầu chất lượng, số lượng với chi phí tối thiểu. Như vậy việc lựa chọn kĩ thuật sản xuất có liên quan đến các kiến thức cề đặc tính kĩ thuật, chất lượng, số lượng sản phẩm, thời gian cần thiết để sản xuất và tiêu thụ.
Việc lựa chọn kĩ thuật sản xuất cần tránh mọi kĩ thuật quá mới mẻ hay đang thử nghiệm. Tuy nhiên cần chú ý không chọn kĩ thuật sản xuất đã lỗi thời để tạo ra sản phẩm kém chất lượng. Sau khi đã lựa chọn được phương pháp sản xuất hoặc quy trình công nghệ cho dự án phải mô tả chi tiết và làm rõ lí do chọn. Tiếp đó lập hồ sơ quy trình công nghệ đã chọn. Sơ đồ này cho thấy một cách đơn giản hoặc chi tiết tiến trình sản xuất từ đầu vào qua các công đoạn sản xuất chế biến đầu ra. Các sơ đồ chi tiết hơn có thể cho thấy cả các nhu cầu và vị trí không gian, kích thước và khoảng cách của các máy móc thiết bị, và các tiện nghi phục vụ sản xuất khác.
2.3. Chọn máy móc thiết bị
Tuỳ thuộc vào công nghệ và phương pháp sản xuất mà lựa chọn máy móc thiết bị thích hợp. Đồng thời còn căn cứ vào trình độ tiến bộ kĩ thuật, chất lượng giá cả phù hợp với khả năng vận hành và vốn đầu tư, với điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa, công suất, các điều kiện về khí hậu...
Ngoài ra đối với bất cứ loại thiết bị nào nếu nhập khẩu thì nên nhập luôn phụ tùng thay thế, thông thường chi phí này chiếm khoảng 10-20% chi phí máy móc thiết bị của dự án. Trong số các thiết bị phải nhập khẩu, có thể có một số thiết bị đòi hỏi phải thuê chuyên gia hướng dẫn. Sau khi đã chọn được loại máy móc thiết bị cho dự án phải lập bảng liệt kê mô tả đầy đủ theo các căn cứ để lựa chọn.
2.4. Xác định công suất của máy móc thiết bị và của dự án
P Công suất của máy móc thiết bị:
Cần phân biệt các loại công suất:
+ Công suất thiết kế: là khả năng sản xuất sản phẩm trong một giờ của thiết bị.
+ Công suất lí thuyết; là công suất tối đa trên lí thuyết mà thiết bị có thể thực hiện được với giả thiết là thiết bị hoạt động liên tục không bị gián đoạn vì bất kì một lí do nào.
Ta có: CSLT/năm=CS/giờ/ ngày/năm
+ Công suất thực tế: là công suất thực tế đạt được, luôn nhỏ hơn công suất lí thuyết. Trong điều kiện hoạt động tốt công suất thực tế chỉ đạt được trên dưới 90% công suất lí thuyết.
P Công suất của dự án
Nội dung và trình tự của việc xác định công suất của dự án bao gồm các bước sau đây:
+ Xác định công suất bình thường: có thể của dự án đó là số sản phẩm cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh.
+ Xác định công suất tối đa danh nghĩa: Công suất tối đa danh nghĩa biểu hiện bằng số sản phẩm cần sản xuất vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, vừa để bù đắp những hao hụt tổn thất trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển và bốc dỡ.
+ Công suất sản xuất: của dự án là số sản phẩm mad dự án cần sản xuất trong một đơn vị thời gian nhỏ nhất để đáp ứng nhu cầu của thị trường có tính đến thời gian và chế độ làm việc của lao động, của máy móc thiết bị trong năm.
P Công suất khả thi của dự án
Để xác định Công suất khả thi của dự án cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:
+ Nhu cầu thị trường (công suất sản xuất).
+ Trình độ kĩ thuật của máy móc thiết bị
+ Khả năng cung cấp nguyên vật liệu, chi phí sản xuất , khả năng và chi phí của vốn đầu tư.
Thông thường trong những năm đầu do có những khó khăn khác nhau nên chỉ sử dụng công suất khoảng 40-90% công suất lí thuyết, vài năm sau nhu cầu tăng thì sẽ sản xuất hết công suất (công suất khả thi).
2.5. Nguyên vật liệu đầu vào
Nguyên vật liệu đầu vào bao gồm tất cả các nguyên vật liệu chính và phụ, vật liệu bao bì đóng gói. Đây là một khía cạnh kĩ thuật quan trọng của dự án cần xem xét kĩ các vấn đề sau:
+ Trước hết phải xem xét nguyên vật liệu sẽ sử dụng cho dự án thuộc loại nào.
+ Đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu sử dụng cho dự án:
+ Nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến sự sống còn và quy mô dự án.
+ Giá thu mua, vận chuyển và kế hoạch cung ứng. Phải lập kế hoạch, ước tính thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu đảm bảo yêu cầu của sản xuất.
2.6. Cơ sở hạ tầng
Nhu cầu năng lượng, nước, giao thông, thông tin liên lạc... của dự án phải được xem xét, nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và chi phí sản xuất do có hay không các cơ sở hạ tầng này.
2.7. Lao động và trợ giúp kĩ thuật của nước ngoài
Cần phải xác định nhu cầu về lao động, nguồn lao động, chi phí lao động. Cần xác định được số lượng lao động trực tiếp và số lượng lao động địa phương. Cần ưu tiên sử dụng lao động địa phương. Đối với dự án mà trình độ lao động kĩ thuật của chúng ta chưa thể tiếp nhận khi chuyển giao công nghệ thì phải thuê chuyên gia nước ngoài. Chi phí thuê chuyên gia nước ngoài rất cao nên phải xem xét kĩ lưỡng.
2.8. Địa điểm thực hiện dự án
Khi xem xét lựa chọn địa điểm dự án thực chất là xem xét các khía cạnh về địa lí tự nhiên kinh tế xã hội kĩ thuật...có liên quan đến dự án. Vì vậy cần phải biết rõ các vị trí, diện tích của địa điểm thực hiện dự án. Phải khảo sát các điều kiện về địa lí, địa hình, thuỷ văn tự nhiên ở các địa điểm khác nhau để cân nhắc giá mua hoặc thuê quyền sử dụng đất đai, tính toán chi phí san lấp mặt bằng, xây dựng nền móng cho nhà xưởng và lắp đặt thiết bị máy móc.
2.9. Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án
Công trình xây dựng của dự án bao gồm các hạng mục nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động an toàn và thuận lợi. Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét: Diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc (bê tông, cốt thép, khung sắt, lắp ghép...), kích thước... và chi phí dự kiến.
Tổ chức xây dựng việc thi công các hạng mục công trình có thể được tiến hành theo phương thức tự làm hoặc bao thầu, đấu thầu, tuỳ tài chính phức tạp của công trình.
2.10. Đánh giá tác động của môi trường
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, ô nhiễm môi trường cũng gia tăng. Nhiều nước và nhiều địa phương đã ban hành các luật lệ, quy chế buộc các cơ sở sản xuất phải gia tăng áp dụng các biện pháp xử lí chất thải. Trong nghiên cứu khả thi phải nghiên cứu các vấn đề này.
2.11. Lịch trình thực hiện dự án
Việc lập lịch trình thực hiện từng hạng mục công trình từng công việc trong mỗi hạng mục công trình trong mỗi dự án phải đảm bảo làm sao cuối cùng dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đúng thời gian dự định. Đối với các dự án quy mô lớn có nhiều hạng mục công trình, kĩ thuật xây dựng công trình phức tạp, để lập hạng mục công trình đòi hỏi phải phân tích một cách có hệ thống và có phương pháp.
3. Phân tích tài chính dự án đầu tư
3.1. Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
a) Xác định tổng vốn đầu tư
Tính toán chính xác tổng vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư được dự tính quá thấp, dự án không thực hiện được, ngược lại nếu dự tính quá cao không phản ánh được chính xác hiệu quả tài chính dự án. Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Nó được chia ra làm hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động ban đầu (chỉ tính cho một chu kì sản xuất kinh doanh đầu tiên).
b) Xác định các nguồn tài trợ cho dự án
Để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư của dự án, vừa để tránh ứ đọng vốn các nguồn tài trợ cần được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận tài trợ. Các nguồn vốn dự kiến này phải được đảm bảo chắc chắn. Sự đảm bảo này có cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế.
3.2. Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án
Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh về mặt tài chính của dự án.
a) Dự tính doanh thu từ hoạt động của dự án
Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu của dự án được tính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định.
b) Dự tính chi phí sản xuất
Chỉ tiêu này cũng được dự tính cho từng năm trong suốt cả đời dự án. Việc dự tính chi phí sản xuất dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án.
c) Dự tính lãi lỗ của dự án
Trên cơ sở dự tính về tổng doanh thu, chi phí từng năm tiến hành dự tính hàng năm thì tiến hành dự tính lãi lỗ của dự án. Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trong từng năm và cả đời dự án.
d) Bảng dự trù cân đối kế toán
Bảng dự trù cân đối kế toán của dự án được tính cho từng năm hoạt động nó mô tả tình trạng tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án thông qua việc cân đối tài sản với nguồn vốn.
Đây là nguồn tài liệu giúp cho chủ đầu tư phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính của dự án. Việc dự trù được tiến hành theo bảng mẫu theo quy định của Nhà nước.
e) Dự tính cân đối thu chi
Phân tích tài chính dự án quan tâm tới lượng tiền đi vào và đi ra của dự án. Đảm bảo cân đối thu chi (cân đối dòng tiền vào và dòng tiền ra là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính dự án).
Việc dự tính cân đối dòng tiền được thực hiện theo bảng mẫu theo quy định của Nhà nước.
3.3 Các chỉ tiêu phản ánh về mặt tài chính của dự án đầu tư
a) Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
+ Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay.Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với những dự án có nhiều triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1 và lớn hơn 2/3 thì thuận lợi.
+ Tỷ trọng vốn tự có so với vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%, đối với những dự án có triển vọng thì hệ số này có thể nhỏ tới 40%.
b) Các chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án
Đây là các chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dự án.
Chỉ tiêu này có tác dụng so sánh giữa các năm hoạt động của dự án.
Wi=Oi-Ci
Trong đó:
Wi: Lợi nhuận thuần năm i
Oi: Doanh thu thuần năm i
Ci: Chi phí ở năm i
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án có tác dụng so sánh quy mô lãi giữa các dự án. Để tính tổng lợi nhuận các năm của đời dự án ta phải tính chuyển tổng lợi nhuận thuần hàng năm về cùng mặt bằng thời gian ở hiện tại hoặc tương lai.. Ta có:
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần bình quân năm được tính theo công thức:
Để đánh giá đầy đủ quy mô lãi của đời dự án trong phân tích tài chính thường sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần. Thu nhập thuần của dự án là thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí của cả đời dự án. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô lãi ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Với cách tính ở thời hiện tại, ta có chỉ tiêu NPV (Net present value)
Trong đó:
Bi: là khoản thu của năm i
Ci: là khoản chi của năm i
Dự án chỉ có thể được chấp nhận khi mà NPV≥0.
c) Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
Chỉ tiêu B/C (Benefit-cost ratio) được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích và chi phí bỏ ra để thu được lợi ích đó. Chỉ tiêu này tính bằng:
Với PV(B) và PV(C) là giá trị hiện tại của lợi ích và chi phí
Tỷ số B/C ≥ 1 thì dự án có thể được chấp nhận.
d) Hệ số hoàn vốn (RR) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư
Hệ số hoàn vốn (Rate of return) nói lên mức độ thu hồi vốn đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thu được hàng năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
+ Nếu tính cho từng năm hoạt động của dự án:
+ Nếu tính bình quân năm của đời dự án:
tỉ số này dùng để so sánh giữa các dự án với nhau, và đồng thời nó cũng phải lớn hơn lãi suất ngân hàng.
e) Hệ số hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return)
Hệ số hoàn vốn nội bộ là suất chiết khấu (r) mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu, chi bằng nhau hay NPV=0 và được xác định như sau:
Trong đó:
+ r2>r1 và r2-r1Ê5%
+ NPV1(ứng với r1)>0 và gần 0
+ NPV2(ứng với r2)<0 và gần 0
Dự án có IRR ≥ rgh và lớn nhất hay khả năng thu lợi nhuận của dự án càng cao thì sẽ được chọn giữa các phương án đầu tư, rgh có thể là lãi suất đi vay nếu phải vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu có vốn do Ngân sách cấp và cũng có thể là mức chi phí cơ hội nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư.
f) Thời gian hoàn vốn (T)
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian mà các kết quả của các quá trình đầu tư cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra bằng những khoản lợi nhuận thuần dự án thu được.
Thời gian hoàn vốn là chỉ tiêu hiệu quả thường được dùng để so sánh lựa chọn dự án nhất là đối với trường hợp dự án có nhiều rủi ro và thị trường tương đối khan hiếm. Thời gian hoàn vốn chỉ tính ở dạng tiềm năng còn trên thực tế chỉ có khấu hao TSCĐ và một phần lợi nhuận dòng được dùng để thanh toán vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoàn vốn (T) có thể tính bằng:
hoặc là
Nếu thời gian hoàn vốn T Ê Tgh(thời gian giới hạn do nhà đầu tư lựa chọn) thì dự án có thể chấp nhận. Trường hợp so sánh lựa chọn dự án thì dự án có T nhỏ nhất sẽ được lựa chọn.
g) Phân tích hoà vốn
Phân tích hoà vốn được tiến hành nhằm xác định mức sản xuất hoặc doanh thu tối thiểu mà dự án có thể vận hành và không gây nguy hiểm tới khả năng tồn tại của dự án về mặt tài chính.
Phân tích hoà vốn thực chất là tìm điểm hoà vốn (BEP-break event point) mà tại đó doanh thu bán sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất hay nói cách khác là tìm mức vận hành mà tại đó hàng năm dự án không có lãi nhưng cũng không bị lỗ.
Nói chung điểm hoà vốn được tính bằng:
Doanh thu hoà vốn là , trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì doanh thu hoà vốn là
Với x: sản lượng hoà vốn; f: định phí; vi biến phí sản phẩm i; pi giá sản phẩm i
Điểm hoà vốn càng thấp, cơ hội thu lợi của dự án càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp. Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng khối lượng sản phẩm tối thiểu, tỷ lệ đạt công suất tối thiểu, giá trị doanh thu tối thiểu. Nó cũng có thể hiện qua giá bán tối thiểu, giá thành đơn vị sản phẩm cho phép.
h) Phân tích khả năng biến động dự án
Trên thực tế, những tính toán ban đầu khi xây dựng dự án không phải bao giờ cũng đạt như dự kiến:
+ Nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động có thể bị thiếu hụt, tình trạng thâm hụt Ngân sách có thể trở nên căng thẳng.
+ Thời gian thi công, xây dựng và chạy thử có thể bị kéo dài.
+ Năng lực sản xuất (công suất thiết kế) dự kiến ban đầu có thể không thực hiện được.
Hơn nữa khó có thể lường hết đươch những biến động của thị trường, nền kinh tế như: ảnh hưởng của lạm phát, những biến động thay đổi về tương quan giá cả, những biến động về công nghệ tiên tiến... Ngoài ra còn có những nguyên nhân chủ quan do trình độ quản lí của các nhà doanh nghiệp có thể chưa phù hợp với những biến động của thị trường. Do đó, cần phải tiến hành phân tích khả năng biến động của dự án để đánh giá khả năng thực hiện của dự án cũng như để cho các nhà doanh nghiệp lường trước được những khó khăn khi thực hiện dự án và đề xuất những biện pháp quản lí kinh doanh thích hợp.
i) Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy cho biết sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như: lợi nhuận, NPV, IRR, thời gian hoà vốn đầu tư.... khi thay đổi các thông số đầu vào như: giá cả của sản phẩm, doanh thu, vốn đầu tư, chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chiều hướng lạc quan hay bi quan.
Phân tích độ nhạy của dự án có thể được tiến hành thay đổi một hoặc một vài biến số cùng một lúc. Biến số có thể thay đổi theo chuỗi số liệu hoặc theo tỷ lệ % tăng hay giảm số liệu ban đầu. Nếu các chỉ tiêu hiệu quả quan trọng của dự án nhạy cảm với sự thay đổi của các thông số cơ bản mang ý nghĩa sống còn đối với dự án thì dự án được coi là có tỷ lệ rủi ro cao và khi đó cần áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt để thẩm tra xét duyệt dự án.
4. Phân tích hiệu quả xã hội dự án đầu tư
Một dự án đầu tư nếu được thực hiện nhiều cũng ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, xã hội, môi trường của một vùng, khu vực, hay cả nền kinh tế quốc dân. Trên góc độ nhà đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể của việc thực hiện dự án có thể có nhiều nhưng quy tụ lại là đạt được lợi nhuận cao. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời cao đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế xã hội. Do đó trên góc độ quản lí vĩ mô, phải xem xét những lợi ích kinh tế xã hội do việc thực hiện dự án mang lại hay là so sánh giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có (tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động...) và lợi ích do đầu tư tạo ra cho toàn bbộ nền kinh tế như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các mục tiêu, các chủ trương của Nhà nước, góp phần phát triển địa ohương và các ngành khác, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh (định tính)... hay định lượng như tăng thu Ngân sách, gia tăng số người có việc làm, tăng thu ngoại tệ... Điều này giữ vai trò quyết định để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho dự án. Chính vì vậy nhiệm vụ của các nhà lập dự án đầu tư là chỉ ra được sự đóng góp của dự án vào mục tiêu phát triển của đất nước.
Trình tự phân tích, đánh giá ảnh hưởng của dự án đến nền kinh tế quốc dân được tiến hành thông qua việc phân tích các chỉ tiêu dưới đây:
4.1. Giá trị gia tăng thuần tuý NVA
Giá trị gia tăng thuần tuý (net value added) là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau:
Trong đó:
+ O là giá trị đầu ra của dự án.
+ MI là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây (như năng lượng, giao thông, bảo dưỡng...)
Giá trị gia tăng thuần tuý quốc gia NNVA (national net value added) được tính như sau:
Với RP là các khoản chuyển ra nước ngoài có liên quan đến dự án như tiền lương, lợi nhuận, tiền trả kì vụ, tiền bảo hiểm, tiền thuê, lãi vay...
NNVA là chỉ tiêu biểu thị sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế đất nước, cho thu nhập quốc gia (NDI- national disposable Income).
- Ngoài ra còn tính tới chỉ tiêu như SS (social surplus) thặng dư xã hội.
4.2. Chỉ tiêu số lao động có việc làm
Chỉ tiêu này bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới (gián tiếp).
Có 2 chỉ tiêu cần xem xét là tổng số lao động có việc làm và số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư.
4.3. Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng
4.4. Tiết kiệm và tăng ngoại tệ
Tiết kiệm và tăng ngoại tệ nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lí là hết sức cần thiết đối với các nước đang phát triển như nước ta. Các bước tiến hành:
+ Xác định các khoản thu chi ngoại tệ.
+ Xác định các khoản thu chi ngoại tệ của dự án liên đới (nếu có).
+ Tính dòng ngoại tệ thuần đưa về mặt bằng hiện tại.
+ Xác định số ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất thay thế hàng nhập khẩu.
+ Tính tổng toàn bộ số ngoại tệ tiết kiệm ở hai bước trên.
4.5. Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế (IC-International competitiveness)
4.6. Những tác động khác của dự án
+ Mục tiêu và phạm vi phân tích tác động đến môi trường sinh thái.
+ Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng.
+ Tác động dây chuyền tới các ngành nghề, lĩnh vực khác.
III. công tác lập dự án đầu tư
Vì giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau,hơn nữa dưới góc độ nghiên cứu của một sinh viên thực tập nên trong phạm vi luận văn em sẽ đi sâu vào công tác lập dự án đầu tư của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. Dưới đây em xin trình bày một số vấn đề lý luận chung về lập dự án đầu tư
1. Khái niệm
Lập dự án đầu tư là quá trình xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh kinh tế-kĩ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lí, xã hội... có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư, phải dự đoán được mọi yếu tố bất định có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong dự án đầu tư. Kết quả của công tác lập dự án đầu tư chính là dự án khả thi. Dự án khả thi chính là tài liệu cơ sở, chủ đầu tư đã nghiên cứu so sánh và lựa chọn các phương án đầu tư (phương án tối ưu) để gửi cơ quan có thẩm định đầu tư và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định.
2. Các yêu cầu của công tác lập dự án
- Tính chính xác: Dự án được lập ra phải đảm bảo tính chinh xác, nhất là những con số được tính toán, những phương án công nghệ được sử dụng để vận hành dự án sau này. Rõ ràng rằng tính chính xác sẽ thể hiện độ tin cậy mà dự án mang lại cho chủ đầu tư, các cơ quan quản lí tức thông qua đó cho biết mức độ đáp ứng mục tiêu của dự án như thế nào. Dự án lập ra không chính xác sẽ gây hậu quả to lớn khi vận hành nó (chẳng hạn như các con số về dự báo nhu cầu sản phẩm, các con số tính toán các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR).
- Tính khoa học, tính hệ thống: Công tác lập dự án phải đảm bảo yêu cầu này nhằm đáp ứng những nguyên tắc nhất định nào đó giúp cho dự án được lập chính xác, phù hợp với mục tiêu của đơn vị và mục tiêu xã hội. Tính khoa học được thể hiện khi thực hiện có sự phối hợp nhịp nhàng, linh động giữa các bộ phận tham gia, nội dung dự án được lập theo những phương pháp đã được tiêu chuẩn hoá, được sử dụng rộng rãi trong nước và quốc tế. Tính hệ thống được thể hiện là sự tổng hợp tất cả các yếu tố có liên quan đến dự án đều được đưa ra xem xét và phân tích do vậy tính khả thi dự án sẽ được nâng cao, được chấp nhận khi nó đi vào thực hiện và vận hành.
- Đáp ứng tốt nhu cầu thị trường: Mục đích cuối cùng của công cuộc đầu tư chỉ là để cung cấp những sản phẩm dịch vụ của mình đến thị trường và đạt được hiệu quả kinh tế tài chính cao nhất cho chủ đầu tư, mặt khác đáp ứng nhu cầu này sẽ là cho công cuộc đầu tư không bị chệch hướng, sai mục tiêu và thậm chí là không phù hợp với quy hoạch phát triển của Nhà nước. Chẳng có gì phải bàn cãi khi mà dự án không đáp ứng được nhu cầu thị trường thì sản phẩm làm ra sẽ không bán được thế là thua lỗ.
3. Các bước của quá trình lập dự án đầu tư
Dự án đầu tư được lập thường trải qua các bước như sơ đồ dưới đây:
Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Lập các báo cáo khả thi
Trình duyệt
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư là tìm ra những ý tưởng, những cơ hội đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh mà tại đó nhu cầu thị trường về nó chưa đáp ứng đầy đủ về mặt hiện tại mà nếu đầu tư vào lĩnh vực đó sẽ tạo ra hiệu quả to lớn về mọi mặt kinh tế xã hội đất nước mà lợi ích chủ đạo là của chủ đầu tư.
- Lập các báo cáo khả thi là quá trình biến ý tưởng thành một phương thức hoạt động đầu tư cụ thể nhằm đạt được ý tưởng đó. Trong giai đoạn này bao gồm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm kế hoạch hoá đầu tư vào một tập tài liệu cụ thể trong đó nghiên cứu mọi khía cạnh có thể tác động tới công cuộc đầu tư.
- Trình duyệt: Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được trình duyệt thì nó sẽ chính thức trở thành Dự án khả thi, là cơ sở cho chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ của mình, là cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hay cho vay vốn...
4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác lập dự án
- Yếu tố con người: lực lượng cán bộ phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Đây là tố chất cần thiết phản ánh chất lượng của dự án, nó có tính quyết định trong quá trình lập dự án đầu tư mà không có thiết bị máy móc nào có thể thay thế nổi.
- Cách tổ chức quản lí: Là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận chuyên môn và bộ phận chức năng một cách năng động, linh hoạt nhằm tạo ra sự phân tích và nghiên cứu toàn diện một dự án đầu tư. Đảm bảo dự án được lập mang tính khoa học, tính chính xác và đáp ứng được nhiều mục tiêu hơn.
- Máy móc thiết bị và các phần mềm phụ trợ cho các công tác khảo sát thiết kế. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người giúp cho công tác lập dự án chất lượng cao hơn, chính xác hơn, thời gian được rút ngắn lại do vậy sẽ tiết kiệm được các chi phí khác liên quan.
- Yếu tố thông tin: đóng vai trò quyết định đến mục tiêu định hướng của dự án, thông tin bao gồm thông tin bên trong (giữa lãnh đạo tới các nhân viên) và thông tin bên ngoài (tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh, yếu tố luật pháp, nguồn lực, kinh tế xã hội...). Thông tin nắm bắt và xử lí càng nhanh thì mức độ chính xác trong công tác lập dự án càng cao bấy nhiêu.
- Các yếu tố khác: sự ưu đãi, cơ chế thưởng phạt đối với CNV, hay các quy hoạch, chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước... Các yếu tố này chính là chất xúc tác nhằm kích thích sự hăng hái nhiệt tình và có trách nhiệm cao đối với công việc và đối với việc đầu tư theo dự án mà Nhà nước khuyến khích.
Trên đây là các lý luận chung liên quan đến tất cả các khía cạnh, các vấn đề liên quan đến công tác lập dự án đầu tư, phần 2 sau đây sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng công tác lập dự án đầu tư của công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
Chương II
Thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
I. Giới thiệu chung về Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng việt nam vinaconex
Tên Công ty: Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: vinaconex
viêt nam import - export contruction corporation
Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam bao gồm các đơn vị thành viên sau:
- Các công ty 100% vốn Nhà nước: gồm 47 Công ty
- Các Công ty cổ phần do Tổng Công ty giữ cổ phần chi phối: có 19 Công ty
- Các công ty có vốn góp của Công ty: có 10 Công ty
- Văn phòng đại diện ở nước ngoài: có 8 văn phòng
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
1.1. Giai đoạn từ 1980 đến 1990
Những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp cao. Để giải quyết vấn đề thất nghiệp, Nhà nước đã hợp tác với các nước Đông Âu và Liên Xô, đưa người lao động Việt Nam sang các nước đó làm việc. Trong bối cảnh đó, vào năm 1982 Bộ Xây Dựng đã chủ trương đưa các đơn vị thi công xây dựng đi làm việc ở nước ngoài. Với chủ trương đó, tổ chức thi công xây dựng đầu tiên của Việt Nam ở nước ngoài được thành lập ở Askhabat thuộc nước Cộng hoà Tuôcmênia, Liên Xô cũ. Sau đó các đơn vị thi công xây dựng khác được thành lập ở một loạt các nước Liên Xô, Bulgaria, Tiệp Khắc, Algeria, Irag và một số nước Đông Âu khác.
Sau đó 3 năm, năm 1985 số người lao động Việt Nam làm việc ở các công ty xây dựng ở nước ngoài đã tăng lên rất nhanh. Tại Algeria có hơn 1200 CBCN tại Bulgaria có trên 3500 CBCN thuộc 6 công ty, tại Liên Xô có hơn 1500 CBCN làm việc tại công ty VINAVLASTROL, tại Irag có gần 6000 CBCN thuộc 4 công ty.
Với sự hình thành và phát triển rất nhanh của các công ty xây dựng ở nước ngoài, tháng 3 năm 1988 Bộ Xây Dựng đã quyết định thành lập Ban quản lý Hợp tác lao động và xây dựng nước ngoài. Và sau đó để phù hợp với các chức năng nhiệm vụ được giao, với việc chuyển hẳn sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 1118/BXD-TCLĐ ngày 27/09/1988 chuyển Ban quản lý Hợp tác lao động và xây dựng nước ngoài thành công ty Dịch vụ và xây dựng nước ngoài, tên giao dịch quốc tế là VINACONEX.
1.2. Từ năm 1990 đến nay
Đến năm 1990, số lượng CBCN ở nước ngoài đã lên tới 13000 người, làm việc trong 15 công ty và xí nghiệp xây dựng. Thời gian những năm đầu thập kỷ 90 tình hình chính trị thế giới có những biến động to lớn. Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ và chiến tranh Irag xảy ra đã làm cho VINACONEX mất hết thị trường ở nước ngoài. Đại bộ phận lực lượng lao động xây dựng của VINACONEX ở nước ngoài phải rút về nước. Đúng vào thời kỳ đó nền kinh tế nước ta chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, phần lớn các công ty, xí nghiệp xây dựng không còn nhận được kế hoạch Nhà nước giao, không còn được Nhà nước bao cấp như trước nữa. Hàng nghìn cán bộ công nhân xây dựng phải tự lo sản xuất, tự kiếm việc làm, mở thêm nghề phụ và một phần không ít đã phải nghỉ việc chế độ. Do không còn được bao cấp nên đại bộ phận lao động từ nước ngoài hồi hương không được tiếp nhận trở lại đơn vị cũ. Trước tình hình đó, ngày 10/08/1991 Bộ Xây Dựng ra quyết định số 432/BXD-TCLĐ chuyển công ty Dịch vụ và xây dựng nước ngoài thành Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX.
Tổng công ty VINACONEX lúc đó có nhiệm vụ thu nạp hết số lao động từ nước ngoài trở về. Để làm được việc này, VINACONEX đã xin thành lập 4 công ty. Lãnh đạo 4 công ty này chính là những cán bộ quản lý, những giám đốc, phó giám đốc các công ty xây dựng ở nước ngoài trở về nước. Cùng với lực lượng các kỹ sư xây dựng, các công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao và có đủ ở các ngành nghề, các công ty mới thành lập đã có được một nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên cả 4 công ty này đều có một đặc điểm nổi bật đó là không có xe máy thiết bị, công cụ thi công, không được cấp vốn cố định và vốn lưu động, không được cấp trụ sở làm việc.
Trước tình hình đó, Tổng công ty vừa gấp rút ổn định tổ chức vừa đẩy mạnh hoạt động xây lắp, kinh doanh trong nước… Vì vậy trong giai đoạn từ 1992 đến 1994 các lĩnh vực chủ yếu của Tổng công ty là xây lắp, xuất khẩu lao động và kinh doanh xuất nhập khẩu. Phát huy những thuận lợi của Tổng công ty: có đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, được tuyển chọn kỹ để đưa ra nước ngoài làm việc, được tiếp xúc với công nghệ tiên tiến quốc tế cùng với sự năng động, nhạy bén tiếp xúc thị trường mới, từ năm 1990 Tổng công ty đã ký được nhiều hợp đồng xây dựng công nghiệp và dân dụng lớn trong phạm vi cả nước, đưa một lực lượng lớn kỹ sư và công nhân ra nước ngoài làm việc, đẩy mạnh xuất nhập khẩu vật tư-xe máy-thiết bị, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tích lũy của đơn vị.
Bước sang năm 1995, Tổng công ty đã đạt được doanh thu trên 1000 tỷ đồng, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước trên 49 tỷ đồng và trở thành một trong số những doanh nghiệp thành đạt của Việt Nam. Cũng trong năm, 1995 Tổng công ty có nhiều thay đổi lớn: công tác tổ chức và xây dựng lực lượng được củng cố và tăng cường thêm một bước.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, Bộ Xây Dựng đã có quyết định số 275/BXD-TCLĐ ngày 15/04/1995 chuyển một số doanh nghiệp trực thuôc Bộ Xây Dựng sang trực thuộc Tổng công ty VINACONEX gồm: Xí nghiệp liên hợp xây dựng số 1, số 2, các công ty xây dựng số 5, số 8, số 9. Tất cà 5 đơn vị với tổng số cán bộ công nhân viên được bổ sung là 5261 người. Hầu hết các đơn vị thành viên mới đều có bề dày lịch sử từ 20 đến 25 năm xây dựng và phát triển. Tuy nhiên khi gia nhập Tổng công ty, các đơn vị này cũng đang trong tình trạng rất khó khăn: xe máy thiết bị thi công đã rệu rã, số người không đủ việc làm quá lớn.
Tiếp đó, thực hiện việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước quy mô cấp tổng công ty, Bộ Xây Dựng được uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20/11/1995 về việc thành lập lại Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX với chức năng nhiệm vụ lớn hơn.
Để thực hiện các nhiệm vụ mới được giao, Tổng công ty đã huy động mọi nguồn lực hiện có, tăng cường năng lực tiếp thị, tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình xây dựng quy mô lớn trong cả nước, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xe máy, thiết bị, vật tư, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả, Tổng công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị thi công hiện đại phù hợp với công nghệ mới, kỹ thuật mới có hiệu quả cao nhằm tăng tỷ trọng cơ giới hoá trong ngành xây dựng, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Trong những năm gần đây, Tổng công ty đã mở rộng quan hệ liên doanh, hợp doanh với các nhà thầu xây dựng lớn, với các hãng kinh doanh nước ngoài, với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất phát triển ở trong nước.
Ngoài ra Tổng công ty cũng đã thiết lập các liên doanh về sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh xuất nhập khẩu.Thông qua ca hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư vốn vào các công ty cổ phần, công ty TNHH, Tổng công ty ngày càng hoà nhập vào các thị trường xây dựng và xuất nhập khẩu quốc tế, vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đào tạo được một đội ngũ kỹ sư và cán bộ thông thạo nghiệp vụ có trình độ ngoại ngữ, có kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất theo các quy trình công nghệ tiên tiến.
Về lĩnh vực đầu tư, Tổng công ty đã và đang triển khai các dự án như BOT, BT, BO về cấp nước cho khu công nghiệp Dung Quất, khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghiệp và khu đô thị Nghi Sơn – Thanh Hoá, các dự án khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính Hà Nội, dự án Plaza Tràng Tiền Hà Nội… bằng nội lực của chính doanh nghiệp.
Về xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý, Tổng công ty đã triển khai ở Tổng công ty và 6 đơn vị thành viên và đã được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000. Bốn năm liền 1997, 1998, 1999, 2000 Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
Đến nay, Tổng công ty VINACONEX đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đa sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây lắp, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, Đầu tư dự án và kinh doanh; dịch vụ khách sạn, du lịch lữ hành,… hoạt động ở cả trong và ngoài nước, trở thành một Tổng công ty mạnh của Bộ Xây Dựng.
2. Sơ cấu tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
3. Năng lực và hoạt động của Tổng Công ty trong những năm gần đây
3.1. Năng lực tài chính
Bảng 2: Số liệu tài chính
* Số liệu tài chính trong những năm gần đây:
Đơn vị: triệu đ
1998
1999
2000
2001
2002
1. Tổng tài sản
813,059
982,145
1.258,255
1,712,635
3.013,685
2. Tổng nguyên giá TSCĐ
248,235
262,469
318,282
434,798
638.434
3. Tổng tài sản lu động hiện có
648,099
814,443
1.039,135
1.292,750
2.208.064
4. Vốn kinh doanh
447,134
569,743
705,514
1.013,700
1.696.979
5. Doanh số
1.780.000
1.948.000
2.321.000
2.709.000
3.188.857
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty)
* Số vốn pháp định: 192.991.000.000đ
* Nguồn vốn của Tổng Công ty gồm 3 nguồn vốn sau:
- Vốn Nhà nước
- Vốn của Doanh nghiệp
- Tài sản vốn vay trong nước
* Quá trình chuyển dịch cơ cấu sở hữu vốn qua các năm như sau:
Bảng 3: Chuyển dịch cơ cấu sở hữu vốn
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Tài sản vốn Nhà nước
4%
3%
3%
2. Tài sản vốn của Doanh nghiệp
8%
6%
6%
3. Tài sản vốn vay trong nước
88%
91%
92%
4. Tài sản vốn nước ngoài
0%
0%
0%
5. Tổng số
100%
100%
100%
Nhìn vào chuyển dịch cơ cấu sở hữu vốn qua các năm 2001-2003 ta có nhận xét vốn của Tổng Công ty phần lớn là tài sản vốn vay trong nước chiếm 88% đến 91% trong các năm gần đây. Vốn vay trong nước ngày càng tăng qua các năm. Vốn của doanh nghiệp chiếm từ 6% đến 7%. Công ty không có vốn nước ngoài.
3.2. Năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật
So với nhiều Tổng Công ty, nhiều đơn vị khác trong ngành, Tổng Công ty VINACONEX ra đời muộn, cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn liếng ban đầu đều không được Nhà nước cấp. Có thể Tổng Công ty đã đi lên từ hai bàn tay trắng, không một tấc đất làm trụ sở chính, nơi làm việc phải mượn tạm từ đơn vị bạn.
Tuy nhiên cho đến ngày nay, cơ sở vật chất kỹ thuật của Tổng Công ty đã phát triển rất nhanh chóng và ngày càng hiện đại hơn. Cụ thể có các danh mục thiết bị sau:
Bảng 4: Danh mục thiết bị
Đơn vị: cái
STT
Tên thiết Bỵ
Số lượng
I
Thiết bị làm đất
1
Máy ủi
121
2
Máy đào
116
3
Xúc lật
57
4
Máy cáp
32
II
Phương tiện vận tải
1
Ô tô tự đổ
294
2
Ô tô thùng, bệ
110
3
Ô tô vận chuyển bê tông
73
4
Ô tô Plat-Fooc
12
5
Xe nâng hàng
16
III
Thiết bị xử lý nền móng
1
Máy khoan cọc nhồi
17
2
Máy đóng cọc
22
IV
Máy xây dựng
1
Máy bơm bê tông
18
2
Trạm trộn bê tông
30
3
Máy trộn bê tông
140
4
Cẩu tháp
31
5
Cẩu thuỷ lực bánh lốp
33
6
Cẩu bánh xích
17
V
Thiết bị khai thác đá
1
Máy nén khí
39
2
Máy khoan đá
63
3
Trạm nghiền sàng đá
9
VI
Thiết bị thi công cầu và đường
1
Thiết bị thi công đường
10
2
Thiết bị thi công cầu
4
3
Máy san
31
4
Máy đầm, lu, lu rung
61
VII
Máy phát điện và các loại máy khác
1
Máy phát điện
48
2
Máy hàn
225
3
Máy khoan khai thác nước ngầm
12
4
Máy chế biến gỗ các loại
175
5
Thiết bị trợt SILO ống khói
23
6
Thiết bị kéo căng thép
15
7
Thiết bị sản xuất bêtông dầm bê tông cốt thép dự ứng lực
8
8
Thiết bị kiểm tra độ ồn
2
9
Thiết bị kiểm tra độ dày sơn
16
10
Thiết bị phun sơn
155
11
Tời, cầu trục các loại
65
12
Bơm nước áp lực cao
25
13
Máy thép thuỷ lực
16
14
Máy cắt uốn thép các loại
116
15
Bơm nước các loại
208
16
Dây chuyền sản xuất gạch Breston
4
17
Máy sản xuất gạch Block 5 W
1
(Số liệu từ Phòng Đầu tư)
3.3. Năng lực về con người
Tổng số cán bộ và công nhân: 26.178 người
Trong đó: - Làm việc trong nước: 22.436 người
- Làm việc ở nước ngoài: 3.742 người
Chia ra:
Đơn vị: người
STT
Nghề nghiệp
Tổng số
1
Kỹ sư
2.641
2
Kỹ thuật viên
1.275
3
Công nhân kỹ thuật
17.056
(Nguồn số liệu: Phòng Đầu tư)
3.4. Tình hình đầu tư của Công ty trong những năm gần đây
Công tác đầu tư bắt đầu được chú trọng từ trước năm 1996. Thực hiện phương châm đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước chuyển đổi cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh tăng cường đầu tư để nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới, tăng hàm lượng trí tuệ trong kết cấu sản phẩm, công tác đầu tư đã được chú trọng cả trong đầu tư chiều sâu và trong đầu tư mở rộng. Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, thông qua các hoạt động đầu tư và cơ cấu lại các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng đã từng bước phát triển.
Ngành sản xuất bê tông bằng cá trạm trộn bê tông hiện đại, đồng bộ từ khâu sản xuất vận chuyển và bơm bê tông kết hợp với hệ thống ván khuôn thép hiện đại đã cho ra những sản phẩm bê tông tại chỗ được đánh giá cao trong các công trình Đại sứ quán úc, Khách sạn Melia, Guaman Hotel, Tháp Hà Nội TOWER, Hoàng viên quảng bá…
Sau thành công của dự án đầu tư công trình H2 tại số 2 Láng Hạ, Tổng Công ty đã xúc tiến đầu tư các dự án Trung tâm Thương mại Tràng Tiền, Khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, các dự án đầu tư nhà điều hành sản xuất của Công ty xây dựng số 3, Công ty xây dựng số 1… và nhiều dự án đầu tư chiều sâu khác về năng lực thiết bị. Thông qua hoạt động đầu tư của giai đoạn này năng lực sản xuất của Tổng Công ty đã tăng lên rõ rệt, tạo điều kiện để Tổng Công ty đứng vững và phát triển bền vững trên thương trường.
Mục tiêu chung của doanh nghiệp là: nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập với nền kinh tế khu vực, tăng trưởng phát triển với nhịp độ cao, bền vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở đó tích luỹ phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống, điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Trong giai đoạn 1998 – 2003, cơ cấu các lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty đã có sự chuyển đổi như sau:
Xây lắp chiếm tỷ trọng 60,66% năm 2000 xuống còn 59% năm 2003
Sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng 2,23% năm 2000 lên 8,67% năm 2003.
Xuất nhập khẩu hàng hoá chiếm tỷ trọng18,30% năm 2000, xuống còn 16% năm 2003.
Xuất khẩu lao động chiếm tỷ trọng 15,03% năm 2000, xuống còn 11,30% năm 2003.
- Hoạt động khác chiếm tỷ trọng 3,57% năm 2000 lên 4,7% năm 2003.
Giá trị sản xuất kinh doanh từ 1780 tỷ đồng vào năm 1998, 2321 tỷ đồng vào năm 2000 và 3200 tỷ đồng vào năm 2002. Nhịp độ tăng trưởng bình quân từ 15-25% một năm.
Năm 2003 là năm bản lề của việc thực hiện chiến lược đầu tư các dự án trọng điểm của Tổng Công ty. Là năm thực hiện kiên quyết hiệu quả nhất công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, đa sở hữu vốn trong doanh nghiệp theo tinh thần nghị quyết Trung ương 3, sự chuẩn bị chu đáo cho công tác đầu tư từ những năm trước cùng với sự trưởng thành nhanh chóng của Tổng Công ty đã tạo ra điều kiện thuận lợi để Tổng Công ty thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2003 với các chỉ tiêu chính như sau:
+ Tổng giá trị SXKD đạt 4310 tỷ đồng, bằng 120% kế hoạch, 135% của năm 2002 trong đó
- Xây lắp đạt 2521 tỷ đồng, bằng 117 % kế hoạch, 125% của năm 2002
- Xuất nhập khẩu đạt 59,168 triệu USD, bằng 99% kế hoạch, 102% của năm 2002
+ Tổng doanh thu đạt 2400 tỷ đồng, bằng 133% kế hoạch, 400% của năm 2002
+ Tổng mức nộp ngân sách bằng 159.7 tỷ đồng, bằng 109% kế hoạch, 131% của năm 2002
Động lực để thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh là hoạt động đầu tư. Các hoạt động đầu tư được phát triển mạnh kể từ năm 1999. Sau khi có sự chuẩn bị từ giai đoạn trước, Tổng Công ty đã đẩy mạnh công tác đầu tư nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có một số dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Nhà máy nước Dung Quất giai đoạn 1 công suất 15.000 m3/ngày tại Quảng Ngãi, Trung tâm thương mại Tràng tiền cuối năm 2001, Nhà điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Đà Nẵng (Năm 2002), tại Thành Phố Hồ Chí Minh (2003), nhà làm việc của Công ty xây dựng số 3 (năm 2001), nhà làm việc của Công ty xây dựng (năm 2002) ở Hà Nội, Nhà làm việc của Công ty xây dựng số 7 ở Nha Trang, Nhà máy đá ốp lát cao cấp VINACONEX (năm 2003), Nhà máy kính an toàn (Công ty VINACONEX 7), Nhà máy gạch nung Thái Nguyên (Công ty VINACONEX 3), hàng loạt các cơ sở sản xuất khai thác đá và vật liệu xây dựng tại Xuân Hoà, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình… đã là yếu tố quan trọng làm tăng năng lực, thay đổi cơ cấu sản phẩm của Tổng Công ty.
Đặc biệt việc thực hiện tốt dự án phát triển khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính và một số dự án phát triển khu đô thị khác của các doanh nghiệp thành viên đã khẳng định sự phát triển đúng hướng của Công tác đầu tư, tạo thêm nguồn tài chính để phát triển Công ty lớn mạnh và bền vững.
Cho đến thời điểm hiện nay, Tổng Công ty đã triển khai và chuẩn bị triển khai đầu tư hàng loạt dự án với tổng số vốn đầu tư cho đến năm 2010 lên hàng tỷ USD: Dự án xi măng Cẩm Phả, xi măng Yên Bình, Thuỷ điện ở Lào Cai ,dự án nhôm ở Hải Dương, dự án ngành nước ở Vĩnh Phúc, dự án đường Láng Hoà Lạc mở rộng, dự án cấp nước từ Sông Đà về Hà Nội, các dự án khu công nghiệp phát triển đô thị ở Hà Nội, Hà Tây, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên… Hoạt động đầu tư thực sự là động lực cho sự phát triển và tạo cơ sở vật chất cho Tổng Công ty thực hiện hoài bão của mình
Qua giới thiệu chung về Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam, ta đã nắm được những vấn đề cơ bản về Tổng Công ty. Trong những năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động đầu tư ngày càng trở thành hoạt động chính đem lại thu nhập cũng như công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty. Hơn nữa lập dự án là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình đầu tư. Việc tìm hiệu thực trạng công tác lập dự án đầu tư của Tổng Công ty là quan trọng và được thể hiện cụ thể như sau:
II. Thực trạng công tác lập dự án tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
1. Các bộ phận tham gia triển khai lập dự án đầu tư
1. Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty
- Quyết định các chủ trương của Tổng công ty
- Xem xét và phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty.
- Xem xét phê duyệt:
+ Các dự án đầu tư.
+ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
+ Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu.
+ Quyết toán vốn đầu tư.
- Riêng dự án nhóm A thì cấp phê duyệt và Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng (khi được uỷ quyền).
- Chỉ đạo toàn Tổng công ty thực hiện đầu tư.
- Thanh tra công tác đầu tư của toàn Tổng công ty.
2. Hội đồng tư vấn đầu tư
- Hội đồng tư vấn đầu tư bao gồm: thành viên HĐQT, các Phó tổng giám đốc, đại diện thường vụ Đảng uỷ, Công đoàn Tổng công ty, kế toán trưởng, các trưởng phòng Đầu tư, Kế hoạch, Pháp chế, và các phòng ban khác có liên quan đến dự án, Thủ trưởng đơn vị trình dự án đầu tư, Một số chuyên viên kinh tế, kỹ thuật của Tổng công ty (được mời khi cần thiết), Chuyên gia kinh tế, kỹ thuật ngoài Tổng công ty (được mời khi có yêu cầu của từng dự án cụ thể).
- Hội đồng tư vấn đầu tư có trách nhiệm xem xét và tham gia ý kiến bằng văn bản đối với các dự án đầu tư sau khi dự án đó được HĐQT đồng ý chủ trương đầu tư để HĐQT Tổng công ty xem xét quyết định đầu tư.
- Nội dung xem xét như sau:
+ Xem xét dự án đầu tư có phù hợp với các điều kiện quy định của pháp luật về quy hoạch, lãnh thổ, khai thác tài nguyên khoáng sản;
+ Xem xét các vấn đề kỹ thuật của dự án về công nghệ, quy mô sản xuất, phương án kiến trúc, quy chuẩn xây dựng;
+ Xem xét dự án có phù hợp về sử dụng đất đai, môi trường và boả vệ sinh thái, phòng chống cháy nổ , an toàn lao động và vấn đề xã hội khác;
+ Xem xét về vấn đề thị trường, giá cả, tiếp thị nguồn cung ứng nhân lực, nguyên nhiên vật liệu và vấn đề kinh tế của dự án;
- Riêng đối với dự án từ 500 triệu trở xuống thì phòng Đầu tư trình dự án lên HĐQT phê duyệt không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư.
3. Ban Tổng giám đốc Tổng công ty
- Đề xuất các chủ trương đầu tư của toàn Tổng công ty. Báo cáo chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn trước Hội đồng quản trị.
- Xây dựng để trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của toàn Tổng công ty.
- Xem xét các dự án đầu tư trước khi trình Hội đồng quản trị xem xét và ra quyết định đầu tư.
- Đề xuất về nội dung dự án, khả năng về tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
- Tổ chức chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện các dự án đầu tư đã được Hội đồng quản trị phê duyệt theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng.
4. Phòng Đầu tư
a. Công tác kế hoạch:
- Lập kế hoạch đầu tư, dự kiến các nguồn vốn đầu tư hàng năm của Tổng công ty.
- Thường xuyên báo cáo tiến độ, tình hình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các Dự án cho lãnh đạo Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước khác theo quy định.
- Tổng hợp chung tình hình đầu tư của Tổng công ty.
b. Công tác tham mưu:
- Chủ động đề xuất các ý tưởng đầu tư mới, báo cáo lên Lãnh đạo Tổng công ty.
- Đề xuất góp ý các chủ trương, chiến lược đầu tư của Tổng công ty.
- Đề xuất các quy trình thực hiện, phương pháp thực hiện công tác đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Góp ý kiến các văn bản đầu tư của Nhà nước khi được yêu cầu.
c. Công tác quản lý đầu tư:
- Là đầu mối quản lý các Dự án đầu tư xây dựng, Dự án đầu tư chiều sâu... của toàn Tổng công ty.
- Theo dõi và phối hợp với Ban quản lý của các Dự án do Tổng công ty trực tiếp là Chủ đầu tư những việc thực hiện đầu tư từ khâu lập chuẩn bị đầu tư đến khâu hoàn thành đưa Dự án vào khai thác sử dụng.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư của Tổng công ty.
d. Công tác thực hiện:
- Đối với các Dự án đầu tư thuộc nhóm A và B: Tiếp nhận các dự kiến, chủ trương của Lãnh đạo Tổng công ty, nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư, quy mô đầu tư, xem xét khả năng huy động các nguồn vốn... để tham mưu cho Hội đồng quản trị Tổng công ty có kết luận quyết định chủ trương đầu tư (thông qua các số liệu phân tích kinh tế, ý kiến chuyên gia...).
- Khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và lập kế hoạch đầu tư và báo cáo trình Hội đồng quản trị Tổng công ty.
- Tiến hành xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư về dự án. Đối với các dự án đầu tư mới dưới 500 triệu sau khi có đồng ý chủ trương đầu tư của Hội đồng quản trị, phòng Đầu tư Tổng công ty sẽ trực tiếp xin ý kiến lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt Báo cáo đầu tư mà không cần xin ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư.
- Sau khi có quyết định đầu tư của Lãnh đạo Tổng công ty thì tuỳ theo quy mô đầu tư mà tiến hành hai bước Nghiên cứu tiền khả thi và Nghiên cứu khả thi, đảm bảo các yêu cầu của Quy chế đầu tư và xây dựng.
- Lập Dự án:
+ Tự tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án do Tổng công ty làm Chủ đầu tư trong điều kiện cho phép về nhân sự và cơ sở vật chất.
+ Xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty trong việc thuê chuyên gia phối hợp hoặc thuê tổ chức tư vấn có chuyên môn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi các Dự án do Tổng công ty làm chủ đầu tư trong trường hợp không tự tổ chức thực hiện được.
+ Hướng dẫn các đơn vị thành viên lập hoặc thuê lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi cho các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên Tổng công ty.
- Thẩm định:
+ Thẩm định hoặc xin ý kiến Lãnh đạo Tổng công ty để thuê thẩm định và thực hiện các thủ tục trình duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi các Dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng và Quy trình đầu tư của Tổng công ty, phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư xây dựng.
+ Làm đầu mối cho việc lập và thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của các Dự án đầu tư của Tổng công ty và các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Lên kế hoạch và đề xuất nhân sự có năng lực, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập bộ phận thẩm định các Dự án đầu tư trực thuộc phòng Đầu tư.
- Phê duyệt:
+ Đối với các Dự án thuộc nhóm A, phòng Đầu tư phải chuẩn bị tờ trình lên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty để Chủ tịch Hội đồng quản trị ký trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt và sau khi Chủ tịch Hội đồng quản trị trình thì hoàn thiện hồ sơ Nghiên cứu tiền khả thi hoặc Nghiên cứu khả thi lên cấp có thẩm quyền quy định. Tuỳ theo tình hình thực tế công việc phòng Đầu tư có thể báo cáo Lãnh đạo Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo để thành lập ban chuẩn bị Dự án (hoặc Ban Quản lý Dự án), Ban sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của lãnh đạo Tổng công ty theo Quy chế hoạt động của Ban.
+ Đối với các Dự án thuộc nhóm B và C (theo phân cấp do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt), phòng Đầu tư phải chuẩn bị quyết định đầu tư theo các nội dung đã được quy định trong Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn đầu tư vào sổ nghị quyết đầu tư làm căn cứ cho Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Làm đầu mối cho việc phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi, Nghiên cứu khả thi; thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các Dự án đầu tư của các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chủ trì tổ chức các buổi báo cáo thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư của Tổng công ty.
- Chủ trì các cuộc hội thảo, hội nghị, mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư nhằm nâng cao kiến thức đầu tư của cán bộ Tổng công ty, thúc đẩy tiến trình đầu tư của Tổng công ty.
- Chủ động liên hệ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quá trình triển khai các Dự án đầu tư nếu thấy cần thiết.
- Thực hiện các công việc khác khi được phân công.
e. Quyền hạn của phòng Đầu tư:
- Chủ động đề xuất với lãnh đạo Tổng công ty những sáng kiến, biện pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Được sử dụng đúng mục đích và đúng quy định đối với các chi phí cần thiết và các trang thiết bị của Tổng công ty để giải quyết công việc.
- Được quyền góp ý vào các việc giải quyết công việc của các Phòng ban khác về đầu tư khi thấy có dấu hiệu trái pháp luật hoặc có ảnh hưởng tới hoạt động của Tổng công ty.
- Có quyền báo cáo Tổng công ty không thực hiện những nhiệm vụ được giao, khi nhiệm vụ ấy được coi là trái pháp luật, vi phạm chính sách của Nhà nước.
- Có quyền đề nghị phòng ban khác giúp đỡ phối hợp giải quyết công việc. Việc đề nghị phải được ghi bằng văn bản hoặc gặp trực tiếp.
- Sắp xếp, phân công việc đối với các nhân viên trong nội bộ phòng mình theo khả năng từng người, đảm bảo hiệu quả công việc.
f. Trách nhiệm của Phòng Đầu tư:
- Phục tùng và chấp hành chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc của phòng trước lãnh đạo Tổng công ty.
- Chịu trách nhiệm phổ biến trong nội bộ Phòng đối với những quy định, quy chế, thông báo của Tổng công ty và Nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện các quy định này.
- Cán bộ, công nhân viên trong phòng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Tổng công ty nếu cố ý gây thiệt hại cho Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
- Nộp đầy đủ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ về hoạt động của phòng theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng công ty.
5.Văn phòng
- Chịu trách nhiệm tiếp nhận các công văn của cung cấp đơn vị trình lên Hội đồng quản trị.
- Kịp thời bố trí các phương tiện đi lại, làm việc khi ca phòng, ban trực thuộc Tổng công ty cần đi thực địa của dự án.
- Phối hợp với phòng Đầu tư hoặc các phòng ban chức năng của Tổng công ty để bố trí phòng họp và các thiết bị phục vụ cho cuộc họp về các dự án của Tổng công ty.
- Các công việc khác khi được phân công.
6. Phòng tổ chức - lao động
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty trình Tổng giám đốc quyết định thành lập Ban quản lý đối với các dự án do Tổng công ty trực tiếp là Chủ đầu tư.
- Tổ chức tuyển chọn và sắp xếp nhân sự cho Ban quản lý và các dự án đầu tư đi vào vận hành sản xuất.
- Các công việc khác khi được phân công.
7. Phòng Tài chính – kế hoạch
- Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung tài chính và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
- Chuẩn bị kế hoạch về nguồn vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn và hàng năm cho các dự án, cung cấp tài chính cho các dự án.
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty trong việc kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính của dự án đảm bảo cho dự án có đủ vốn để hoạt động và hoạt động an toàn và có hiệu quả.
- Kiểm tra và thanh toán các chi phí phục vụ dự án.
- Xem xét thẩm định các hồ sơ xin quyết toán của các dự án.
- Các công việc khác khi được phân công.
8. Phòng Đấu thầu và Quản lý dự án
- Phối hợp với phòng Đầu tư Tổng công ty về công tác quản lý chất lượng công trình.
- Có trách nhiệm thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các dự án Tổng công ty phê duyệt khi được yêu cầu.
- Các công việc khác khi được phân công.
9. Phòng Pháp chế
Tham gia ý kiến đóng góp về nội dung trình tự thực hiện dự án và tính khả thi cho các dự án đầu tư.
Tham gia ý kiến đối với các hợp đồng kinh tế.
Cung cấp đầy đủ các tài liệu, các quy định của Nhà nước về đầu tư để phục vụ công tác đầu tư của Tổng công ty.
Tư vấn và giám sát về mặt pháp lý đối với ca dự án của toàn Tổng công ty.
- Các công việc khác khi được phân công.
10.Ban quản lý dự án đầu tư
- Ban quản lý dự án đầu tư được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập nhằm thực hiện chức năng Chủ đầu tư trong dự án đầu tư cụ thể.
- Quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư được quy định bởi một quy chế riêng và tuân theo các quy định của quy chế nahỳ và các quy định khác của pháp luật.
- Các công việc khác khi được phân công.
11. Phòng Kinh doanh Tổng công ty
- Tham gia vào công tác đầu tư của Tổng công ty để giúp Tổng công ty lựa chọn đối tác cung cấp thiết bị, vật tư hợp lý nhất góp phần làm dự án nâng cao hiệu quả đồng thời nắm bắt được yêu cầu của dự án để tham gia cung ứng thiết bị vật tư cho dự án.
- Các công việc khác khi được phân công.
12. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty
- Các đơn vị thành viên khi đầu tư phải tuân theo các quy định của Nhà nước về đầu tư và xây dựng, quy trình đầu tư của Tổng công ty và quy chế đầu tư của Tổng công ty.
- Đề xuất các chủ trương đầu tư trình lên Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm về tài chính, huy động vốn đối với các dự án của đơn vị mình.
- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư. Trình tự chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và các quy chế của Tổng công ty.
- Sau khi có chủ trương đầu tư thì tiến hành điều tra khảo sát và tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư để lấy ý kiến Hội đồng tư vấn đầu tư và trình Hội đồng quản trị Tổng công ty bảo đảm theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng.
- Tiến hành các thủ tục về xin giao đất hoặc thuê đất, xin phép khai thác tài nguyên, lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế…
- Sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư được phê duyệt thì tiến hành tổ chức lập, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán và trình Hội đồng quản trị.
- Tổ chức đấu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị theo đúng quy chế đấu thầu
- Chịu trách nhiệm đàm phán và ký kết hợp đồng đối với các nhà thầu được lựa chọn.
- Tổ chức khởi công công trình bảo đảm chất lượng công trình và đưa công trình vào hoạt động phát huy được hiệu quả đầu tư.
- Sau khi đưa công trình vao hoạt động tiến hành quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước.
- Báo cáo quá trình đầu tư dự án thường xuyên hay đột xuất cho Tổng công ty theo quy định chung của Tổng công ty và của Nhà nước.
13. Các phòng, ban và các đơn vị khác
- Phối hợp với phòng Đầu tư và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty tham gia với chức năng của mình để dự án đầu tư của Tổng công ty triển khai được thuận lợi, bảo đảm an toàn và hiệu quả.
- Các công việc khác khi được phân công.
2. Trình tự triển khai lập dự án
Đầu tư các dự án là một lĩnh vực mà Tổng Công ty đã mạnh dạn bước vào trong những năm gần đây và dần trở thành một lĩnh vực hoạt động chính. Để hoạt động đầu tư có hiệu quả cao, Tổng Công ty đã quyết định thành lập phòng đầu tư với chức năng tham mưu cho lãnh đạo trong công tác đầu tư. Trình tự triển khai lập dự án không chỉ do Phòng Đầu tư thực hiện mà do sự phối hợp của các phòng ban trong Tổng Công ty. Các phòng ban tham gia dự án và chức năng của từng phòng ban được nêu ở trên. Dưới đây em xin nêu ra nội dung và quy trình triển khai lập dự án như sau:
Trình tự triển khai lập dự án được xây dựng theo những nội dung sau đây:
+ Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
+ Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và nước ngoài để xác định nhu cầu tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
+ Tiến hành điều tra khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng
+ Lập dự án đầu tư
+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình bày đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.
Quy trình hình thành một dự án được thể hiện qua sơ đồ sau:
Phê duyệt
Lập dự án đầu tư
Lập đề án
ý tưởng
ý tưởng chính là bước nghiên cứu cơ hội đầu tư. ý tưởng phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước, kế hoạch của Tổng Công ty cũng như nhu cầu trong nước và nước ngoài về sản phẩm của dự án. Sau khi có ý tưởng, phòng Đầu tư lập đề cương về ý tưởng với nội dung:
+ Sự cần thiết phải đầu tư
+ Mục tiêu của dự án
+ Quy mô của dự án
+ Dự kiến kinh phí đầu tư
+ Tổ chức thực hiện
Tính khả thi được thể hiện rõ qua mỗi nội dung trên. Dự án phải có lợi về mặt tài chính và mặt kinh tế xã hội. Những đề án này có thể được phê duyệt thực hiện ngay hoặc có thể được lưu trữ chờ cơ hội bị loại bỏ. Nếu ý tưởng dự án được phê duyệt thì Phòng Đầu tư sẽ thành lập tổ dự án riêng để tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với những dự án lớn phức tạp thì theo quy định phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tổ chức thực hiện dự án được giao nhiệm vụ sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi khâu của việc lập dự án và đảm bảo dự án được lập đúng tiến độ để lãnh đạo Tổng Công ty phê duyệt, trình cơ quan Nhà nước có thẩm định. Đối với những công việc tổ dự án không làm được hoặc có thể làm được nhưng chi phí quá cao thì đề nghị cấp trên để thuê tư vấn nhưng phải chịu trách nhiệm kiểm tra những phần việc này.
Sau khi ý tưởng đã được phê duyệt thì các bộ phận tiến hành triển khai.
Phòng Đầu tư và phòng Kế hoạch thảo luận lựa chọn giới thiệu chủ nhiệm dự án, Ban Giám đốc xem xét ra quyết định bổ nhiệm. Đối với các công trình lớn có nhiều hạng mục, ngoài chủ dự án, có thể có một số phó chủ dự án và ban thư ký. Chủ nhiệm dự án nhận nhiệm vụ.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, kế hoạch đã lập cho dự án, chủ nhiệm dự án cùng với chủ trì bộ môn và các thành viên tham gia lập dự án liên hệ với các bộ phận chức năng của công ty hay khách hàng để nhận tài liệu liên quan đến công tác lập dự án.
Lập danh sách tài liệu nhận được để quản lí số tài liệu này theo biểu mẫu chung của công ty. Danh sách tài liệu được cập nhật thường xuyên trong quá trình thực hiện. Đồng thời các bộ phận trên đề xuất phương án thực hiện thống nhất. Công tác thu thập tài liệu phải tuân thủ đúng thời gian quy định trong đề cương.
Phòng Đầu tư tổ chức nghiên cứu, đánh giá dự án trên các mặt: ảnh hưởng đến môi trường, dự toán chi phí cho từng hạng mục công trình, hiệu quả tài chính kinh tế xã hội của dự án, khả năng trả nợ, thời gian hoàn vốn và nguồn vốn của dự án…
Chủ nhiệm dự án hoặc ban chủ nhiệm sau khi được nhận quyết định bổ nhiệm chủ động xây dựng hoặc cùng với các phòng thiết kế, đầu tư xây dựng kế hoạch công trình. Kế hoạch công trình phải được nêu đầy đủ nội dung từng công việc cũng như thời hạn thực hiện của từng hạng mục công trình và chi phí cho mọi hoạt động của công trình bao gồm cả tiền lương, chi phí vật tư và các chi phí khác. Trước khi trình Giám đốc phê duyệt, chủ nhiệm dự án cùng trưởng phòng đầu tư và phòng thiết kế đề xuất phương hướng và điều kiện kinh tế kỹ thuật từng phần dự án. Tổ chức các đoàn đi thực địa để điều tra thực trạng, trao đổi và thu thập các ý kiến chuyên gia, yêu cầu cung cấp các tài liệu cơ sở. Tổ chức trình bày đề cương, phương hướng và điều kiện kinh tế với các bộ phận chủ quản của chủ đầu tư nhằm làm rõ phạm vi và những điều kiện thực hiện dự án.
Sau khi kế hoạch tổng quát được phê duyệt, chủ dự án lập kế hoạch chi tiết để thực hiện đề án.
Chủ dự án cùng phòng chuyên môn kiểm tra chỉnh lý toàn bộ tài liệu cơ sở và hiện trạng, đưa vào ngân hàng dữ liệu làm cơ sở cho dự án khả thi.
Để có thể chuyên môn hoá quá trình lập dự án đầu tư, Phòng Đầu tư của Tổng Công ty được tổ chức thành các bộ phận:
+ Bộ phận kỹ thuật: Có chức năng đề xuất phương hướng kỹ thuật từ khâu lập đề án cho đến khi kết thúc dự án. Thẩm tra chất lượng tất cả các đề án về nội dung cũng như hình thức, quy trình, quy phạm. Đầu mối tổ chức thực hiện công tác biên soạn tài liệu, số liệu kĩ thuật mỗi dự án. Kiểm tra về mặt kĩ thuật đối với những công việc thuê tư vấn.
+ Bộ phận kinh tế
Có chức năng thực hiện công việc có nội dung liên quan đến kinh tế, quản trị doanh nghiệp trong các dự án đầu tư xây dựng, phân tích kinh tế để tham gia lựa chọn phương án tối ưu về quy mô dự án. Sau khi phương án kĩ thuật được duyệt, bộ phận này có chức năng chủ trì lập dự án phần kinh tế (xác định quá trình biến động của vốn cố định, vốn lưu động, xác định doanh thu, giá cả sản phẩm, và phân tích hiệu quả kinh tế). Đề xuất những kiến nghị về biện pháp huy động và sử dụng vốn. Nghiên cứu thị trường sản phẩm để kịp thời đưa ra những ý tưởng, những cơ hội đầu tư.
+ Bộ phận pháp chế: Có chức năng thực hiện các dự án về liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài. Chịu trách nhiệm cung cấp các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, lo các thủ tục giấy tờ pháp lý của dự án để dự án tiến hành thuận lợi đúng tiến độ
3. Quản lý công tác lập dự án đầu tư
Các hoạt động quản lý của Tổng Công ty đều được xây dựng theo mô hình quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000. Hoạt động của dự án cũng được quản lý theo tiêu chuẩn trên.
Mỗi khi có một dự án triển khai sẽ có một người chỉ đạo, một người đôn đốc và một người thực hiện (chủ nhiệm dự án). Người chỉ đạo thường là Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm kiểm tra tình hình lập dự án sao cho dự án tuân thủ đúng quy định cuả Nhà nước. Người đôn đốc thường là trưởng hoặc phó phòng, sau khi nhận được mệnh lệnh sẽ giải thích, truyền đạt cho người thực hiện và động viên thúc đẩy mọi thành viên của tổ dự án tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Người đôn đốc còn có nhiệm vụ rất quan trọng là phối hợp hài hoà các khâu, các bộ phận để cho quá trình lập dự án diễn ra suôn sẻ. Mỗi khi có trục trặc xảy ra trong quá trình lập dự án người đôn đốc phải nhanh chóng phát hiện và đề ra phương án xử lý để xin ý kiến chỉ đạo. Người thực hiện có trách nhiệm đảm bảo cho các khâu của quá trình lập dự án diễn ra đúng tiến độ đảm bảo về chất lượng và số lượng. Mỗi khi gặp khó khăn ngừơi thực hiện phải nhanh chóng báo cáo lên cấp trên để được hướng dẫn và trợ giúp.
Mọi quá trình, hoạt động của Công tác lập dự án của Vinaconex đều đuợc lập kế hoạch và kiểm soát theo các quy trình tương ứng để đảm bảo kết quả thu được đều phù hợp với yêu cầu đã xác định. Mỗi dự án trước khi được triển khai sẽ đề ra một tiến độ dựa trên tình hình hoàn cảnh thực tế cuả dự án. Người chỉ đạo sẽ dựa trên bảng tiến độ đó để so sánh mức độ hoàn thành và kiểm tra kiểm soát các dự án. Việc kiểm tra bao gồm:
+ Xây dựng kế hoạch chất lượng cho mỗi dự án
+ Các tài liệu chỉ dẫn cách thức thực hiện các công việc mà nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
+ Các quá trình hoạt động mới có ảnh hưởng đến chất lượng dự án được kiểm soát giám sát trong quá trình tiến hành
Cán bộ chuyên môn tham gia vào thực hiện quá trình lập dự án đều được quy định yêu cầu trình độ kinh nghiệm trong bản mô tả công việc của các vị trí tương ứng.
Trưởng phòng sẽ thường xuyên giám sát quá trình thực hiện các dự án về mặt tiến độ chất lượng thông qua các báo cáo hàng tuần hàng tháng và kiểm tra hiện trường định kỳ hoặc đột suất.
- Phòng Đầu tư
+ Là đầu mối quản lý các Dự án đầu tư xây dựng, Dự án đầu tư chiều sâu…của toàn Công ty.
+ Theo dõi và phối hợp với BQL của các Dự án do Tổng Công ty trực tiếp la Chủ đầu tư những việc thực hiện đầu tư từ khâu lập chuẩn bị đầu tư đến khâu hoàn thành Dự án đưa vào khai thác và sử dụng.
+ Theo dõi hỗ trợ các đơn vị thành viên trong việc thực hiện đầu tư các Dự án theo đúng Quy định quản lý đầu tư và xây dựng cũng như Quy trình đầu tư của Tổng Công ty ban hành.
+ Tập hợp ý kiến soạn thảo các quy chế, quy trình của Tổng Công ty phục vụ công tác quản lý đầu tư của Tổng Công ty.
+ Đề xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư, theo dõi tình hình thực hiện đầu tư của Tổng Công ty.
+ Cập nhật và cung cấp đầy đủ, hướng dẫn kịp thời các quy định đầu tư mới của Nhà nước đến các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty làm cơ sở thực hiện.
+ Quản lý hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến công tác đầu tư của Tổng Công ty.
III. Giới thiệu dự án "Đầu tư Nhà máy sản xuất ống nhựa PPR, HDPE"
1. Tóm tắt "Dự án đầu tư nhà máy sản xuất ống nhựa ppr, HDPE"
Chương I. Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư
I. Giới thiệu Chủ đầu tư
Công ty cổ phần vật tư ngành nước VINACONEX là doanh nghiệp mới thành lập của Tổng Công ty VINACONEX.
II. Căn cứ pháp lý
1. Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi ngày 20/5/1998
2. Nghị định 51/1999/NĐ-CP
3. Quy chế quản lý đầu tư xây dựng
4. Quyết định của Ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam
III. Căn cứ nhu cầu thực tế thị trường
1. Tình hình thị trường
a. Thị trường thế giới
Từ năm 1991, bắt đầu có nhu cầu sử dụng PPR trong lĩnh vực cấp nước nóng, nước lạnh trong các toà nhà cao tầng, nội thất và lĩnh vực gia dụng khác như ống dẫn gas, ống dẫn khí, các ứng dụng trong phòng thí nghiệm. Nhu cầu PPR ngày càng tăng.
Năm 1999-2000 nhu cầu ống PVC giảm rõ rệt, tỷ lệ tăng trưởng chỉ khoảng 3%/ năm, thay vào đó là sự tăng trưởng của ống HDPE (63-280mm) và ống PPR (20-250mm)
Năm 2000 theo thống kế gần đây nhất, dự kiến lượng tiêu thụ ống PVC tăng không đáng kể, trong khi đó tốc độ tăng trưởng của ống HDPE khoảng 3-3,5 lần và ống PPR gần 5 lần.
b. Thị trường Việt Nam
Đi đôi với tăng trưởng về xây dựng cơ bản, thị trường vật liệu xây dựng cũng phát triển mạnh mẽ, đa dạng. Với những tính năng nổi trội của sản phẩm ống nước HDPE và PPR, các sản phẩm này đã có mặt ngày càng phổ biến trong các công trình xây dựng cơ bản.
Từ những năm 1996 đến nay, sản phẩm ống nước PPR đã có mặt trong nhiều công trình xây dựng trên cả nước.
Khác với PPR, sản phẩm HDPE phát triển mạnh trong các dự án cấp nước sạch. Nhiều trong số các dự án cấp nước tại các đô thị lớn cũng như các dự án cấp nước sạch nông thôn đã sử dụng ống HDPE.
2. Phân tích ưu điểm của ống nhựa PPR so với các loại ống khác trong thị trường hiện tại
Khả năng chống rỉ sét, kết tủa, không làm mất áp lực không gây độc tốt hơn so với các loại ống khác trong thị trường
3. Các ưu điểm ống HDPE so với các loại ống khác
Ngoài các ưu điểm như ống PPR, ống PDPE còn có một số ưu điểm như sau:
- Sản phẩm dạng cuộn, mềm, có thể uốn cong, có khả năng chịu động đất
- Mối nối ống thao tác đơn giản, chịu được áp lực 4kg/cm2
Chương II. Lựa chọn phương án công nghệ, chương trình sản xuất
I. Phương án công nghệ
1. Lựa chọn phương án công nghệ
Dây chuyền công nghệ của các Hãng thuộc Cộng hoà liên bang Đức.
2. Nội dung của phương án công nghệ
- Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ống nhựa PPR/ HDPE (Cộng hoà liên bang Đức) (trang 62)
- Quy trình công nghệ sản xuất ống PPR, HDPE
+ Thiết bị cần thiết cho dây chuyền đùn ống hoàn chỉnh
+ Mô tả chi tiết thiết bị - quy trình gồm máy đùn, đầu đùn ống, quá trình thực hiện định hình chân không và quá trình làm nguội, quá trình in/ đóng mark trên ống, quy trình kéo ống, quá trình cưa ống, quá trình đỡ lật và cuộn ống
+ Các thiết bị phụ trợ cho dây chuyền đùn gồm thiết bị cung cấp làm nguội, thiết bị sấy khô nguyên liệu, thiết bị tải liệu, thiết bị băm phế liệu
- Dây chuyền thiết bị ép phụ tùng cho ống PPR
II. Chương trình sản xuất
1. Cơ cấu sản phẩm hàng năm: Bảng cơ cấu sản phẩm hàng năm
2. Các nhu cầu cần đáp ứng
2.1. Nhu cầu về nguyên liệu
2.2. Nhu cầu về nước sinh hoạt và nước cho sản xuất
2.3. Nhu cầu sử dụng điện
2.4. Nhu cầu thiết bị
3. Các giải pháp bảo đảm
3.1. Bảo đảm cung cấp nguyên liệu
3.2. Bảo đảm cung cấp nước
3.3. Bảo đảm cung cấp điện
3.4. Giải pháp mua sắm thiết bị
Chương III. Địa điểm dự án
I. Địa điểm
Tại khuôn viên đất của VINACONEX 7 thuê tại khu công nghiệp Quang Minh - Mê Linh - Vĩnh Phúc
Diện tích đất là 2,7 ha
II. Dự kiến chi phí đền bù
Mức phải đền bù cho dân là 16.000.000đ/360 m2
Tổng mức đền bù phân bổ cho dự án là:
16.000.000/ 360 x 8000 = 355.560.000 đồng
Chương IV. Phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng và quy mô đầu tư
I. Phương án quy hoạch
Nội dung của các hạng mục công trình như sau:
- Nhà sản xuất chính bao gồm:
+ Xưởng sản xuất
+ Phòng thí nghiệm
+ Kho chứa sản phẩm
+ Khu vực chưa nguyên liệu
- Nhà văn phòng, ăn ca
- Ga ra ô tô
- Nhà để xe đạp
- Nhà máy nén khí
- Nhà máy phát điện dự phòng, điện chiếu sáng
- Nhà máy làm lạnh giải nhiệt
- Trạm biến áp
- Sân trường nội bộ, điện ngoài nhà, thoát nước, cây xanh.
II. Tính toán thiết kế hạng mục công trình chính
1. San lấp mặt bằng
2. Xưởng sản xuất bao gồm
2.1. Xưởng sản xuất ống nước phụ kiện
2.2. Các công trình kết hợp
3. Nhà văn phòng 2 tầng
4. Các hạng mục công trình khác
5. Sân vườn đường
III. Tổ chức thi công và tiến độ thi công
1. Tổ chức thi công: Chủ đầu tư thực hiện hạng mục xây dựng công trình
2. Tiến độ thi công
Hạng mục công việc
2003
2004
9
10
11
12
1
2
Xây dựng nhà xưởng
Xây dựng nhà văn phòng
Các nhà phụ trợ
Sân vườn
Lắp đặt thiết bị
Chương V. ảnh hưởng của dự án đến môi trường
I. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
1. Chất thải rắn
2. Chất thải khí
3. Chất thải lỏng
4. Tiếng ồn
Dự án đưa ra các tác nhân không ảnh hưởng đến môi trường do tính chất dây chuyền công nghệ, lựa chọn toàn bộ chu trình sản xuất hiện đại, khép kín.
II. ảnh hưởng của dự án đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
Các tác nhân gây hại là: Bụi, bẩn, tiếng ồn.
Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng trên thì toàn bộ các xe vận chuyển vật liệu đều phải có bạt che chắn và các thiết bị thi công đều được kiểm tra trước khi đưa vào công trường, các chỉ tiêu chất khí thải, tiếng ồn đều đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
III. Tác động của dự án đến môi trường xã hội
Sự hoạt động của Nhà máy nói riêng và khu công nghiệp nói chung sẽ tiếp bước tạo nên sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất tại địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
IV. Giải pháp phòng cháy chữa cháy
- Xác định các tác nhân gây nổ:
+ Sử dụng chất lửa bất cẩn
+ Do chập, nổ điện
+ Sự cố thiết bị máy nén khí
Từ các nguyên nhân gây cháy nổ trên các biện pháp cần thực hiện là:
- Cấm sử dụng lửa trong các khu vực sản xuất, khu kho chưa nguyên liệu, thành phẩm
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn
- Kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ
Chương VI. Phương pháp quản lý khai thác và sử dụng lao động
I. Sơ đồ tổ chức sản xuất
II. Sử dụng nhân lực, định mức tiền lương
III. Các chi phí liên quan đến lao động tiền lương
IV. Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo công nhân lao động
Chương VII. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư
I. Tổng mức đầu tư
1. Tổng mức đầu tư xây lắp: tính cho từng hạng mục và tổng cộng là 3496840000đ
2. Tổng mức đầu tư thiết bị tính cho từng danh mục thiết bị tổng cộng là 30188806000đ
3. Tổng hợp các chi phí khác tính cho từng danh mục thiết bị tổng cộng 799655000đ
4. Tổng hợp vốn đầu tư là 36574566050đ
II. Xác định tổng mức đầu tư theo quy định của Nghị định 52/1999/NĐ - CP tổng là 10345111000đ
III. Nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư
- Vốn vay tín dụng thương mại dài hạn: 36574566000đ
- Vốn vay tín dụng thương mại ngắn hạn: 3448370000đ
2. Phân kỳ đầu tư
Phân làm 2 kỳ năm 2003 và năm 2004 và tổng số vốn đầu tư của từng kỳ
IV. Phân tích hiệu quả đầu tư
1. Nguyên tắc của phân tích hiệu quả đầu tư
2. Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của Nhà máy (khi đạt 100% công suất thiết kế).
2.1. Các cơ sở làm căn cứ tính toán
2.2. Chi phí điện năng
2.3. Chi phí sản xuất nước và nước sinh hoạt
2.4. Chi phí tiền lương và ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24003.DOC