Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định

Tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định: MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TCDA: Tài chính dự án. NHTM: Ngân hàng thương mại. NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 1: Phân tích độ nhạy của dự án. Bảng 2: Công tác huy động vốn. Bảng 3: Cho vay qua các năm. Bảng 4: Bảng cân đối kế toán. Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm. Bảng 6: Kế hoạch trả nợ. Bảng 7: Sản lượng dự kiến qua các năm. Bảng 8: Tính toán giá thành in trên 1m2 vải, 1 màu, 1 lượt in. Bảng 9: Tính toán giá thành in 1 kg nilon, giấy bạc, giấy màu. Bảng 10: Tính toán giá thành in 10.000 biểu mẫu, tờ quảng cáo B2. Bảng 11: Gía thành lắp ráp 01 bộ máy vi tính. Bảng 12: Tính toán giá thành cho 1 năm sản xuất. Bảng 13: Tổng hợp doanh thu qua các năm. Bảng 14: Kết quả sản xuất kinh doanh. Bảng 15: Dòng tiền. Bảng 16: Báo cáo dư nợ cho vay đối với dự án đến ngày 31 tháng 12 năm 2007. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ trọng hoạt động huy động vốn trên địa bàn Tỉnh. Biểu đồ 2: Tỷ trọng hoạt động...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TCDA: Tài chính dự án. NHTM: Ngân hàng thương mại. NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 1: Phân tích độ nhạy của dự án. Bảng 2: Công tác huy động vốn. Bảng 3: Cho vay qua các năm. Bảng 4: Bảng cân đối kế toán. Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm. Bảng 6: Kế hoạch trả nợ. Bảng 7: Sản lượng dự kiến qua các năm. Bảng 8: Tính toán giá thành in trên 1m2 vải, 1 màu, 1 lượt in. Bảng 9: Tính toán giá thành in 1 kg nilon, giấy bạc, giấy màu. Bảng 10: Tính toán giá thành in 10.000 biểu mẫu, tờ quảng cáo B2. Bảng 11: Gía thành lắp ráp 01 bộ máy vi tính. Bảng 12: Tính toán giá thành cho 1 năm sản xuất. Bảng 13: Tổng hợp doanh thu qua các năm. Bảng 14: Kết quả sản xuất kinh doanh. Bảng 15: Dòng tiền. Bảng 16: Báo cáo dư nợ cho vay đối với dự án đến ngày 31 tháng 12 năm 2007. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ trọng hoạt động huy động vốn trên địa bàn Tỉnh. Biểu đồ 2: Tỷ trọng hoạt động cấp tín dụng trên địa bàn Tỉnh. Biểu đồ 3: Huy động vốn qua các năm của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Biều đồ 4: Hoạt động cấp tín dụng qua các năm của NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. LỜI NÓI ĐẦU Sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta có dịp nhìn lại và phân tích ,đánh giá thực trạng nền kinh tế đất nước, nhằm tìm ra đối sách quản lý, điều hành và xây dựng một chiến lược phát triển quốc gia dựa trên một tầm nhìn theo xu thế phát triển của thời đại và theo qui luật phát triển kinh tế. Gia nhập WTO là hòa vào xu thế chung của thời đại, đối với ngành Tài chính – Ngân hàng cũng vậy. Đặc biệt đối với ngành Tài chính – Ngân hàng này là một ngành khá nhạy cảm trong nền kinh tế, nên đây là một ngành cần được sự quan tâm của Chính Phủ các nước, cũng như của các nhà làm quản lý. Do vậy ngành Tài chính – Ngân hàng cũng được sự quan tâm của các Sinh Viên ngành kinh tế nói chung và đặc biệt là sự quan tâm của các Sinh Viên chuyên ngành Tài chính –Ngân hàng. Tôi là một Sinh Viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp cũng không bỏ qua sự quan tâm đó đối thị trường tài chính đầy biến động như hiện nay. Được sự đồng ý của Nhà trường và của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định, Tôi được phân công về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định để thực tập một thời gian, Tôi đã lựa chọn được chuyên đề tốt nghiệp thích hợp với mình, đó là chuyên đề “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định”. Chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm những phần sau: Chương I: Lý luận chung về chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng về chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Chuyên đề tốt nghiệp là một bài viết khá rõ về tình hình thực trạng về thẩm định TCDA của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Bài viết này giúp cho các nhà quản lý và các đọc giả hiểu thêm về thẩm định tài chính dự án một cách khách quan nhất. Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp Tôi đã được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: THS. Lê Hương Lan, và cùng toàn thể các cán bộ của phòng tín dụng thuộc chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Tôi xin cảm ơn mọi người đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Chuyên đề tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định” không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy mong được sự góp ý của mọi người để Chuyên đề tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN (TCDA) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Khái quát chung về Ngân hàng thương mại. Khái niệm về Ngân hàng thương mại. Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Chức năng của Ngân hàng. Trung gian tài chính. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi phải tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt qua thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn;(2) các cá nhân và tổ chức khẳng định trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền tiết kiệm. Tạo phương tiện thanh toán. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo ra khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng) Trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, nhà nước, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. Hoạt dộng mua bán ngoại tệ. Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tế - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. Nhận tiền gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách huy động được tiền. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng). Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và dành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng hạn ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16%năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay lãi suất gấp 3 lãi suất tiết kiệm. Cho vay. -Cho vay thương mại: ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó là bước chuyển từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. -Cho vay tiêu dùng: trong giai đoạn đầu các ngân hàng không tích cự cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao. Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển. -Tài trợ cho dự án bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao, song lãi lại lớn. Một số ngân hàng còn cho vay để đầu tư vào đất. Bảo quản vật có giá. Các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận nên giấy chứng nhận được sử dụng như tiền – dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Khi ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi, càng tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Như vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit), cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng. Cùng vói sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như ủy nhiệm chi, nhờ thu, thanh toán bằng điện, thẻ, L/C… Quản lý ngân quỹ. Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy khoản vay của những ngân hàng lớn. Khi ngân hàng trung ương thành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự, hoặc trực tiếp can thiệp để có được các khoản tín dụng lớn. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được, hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. Bảo lãnh. Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác … Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (leasing). Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê (thay vì bán) các thiết bị. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua). Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn. Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ ủy thác phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư… Thậm chí các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Cung cấp các dịch vụ đại lý. Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng (thường ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ. Thẩm định tài chính dự án của NHTM. Khái niệm thẩm định dự án và thẩm định TCDA. Khá niệm thẩm định dự án: Vấn đề về rủi ro đạo đức và thông tin không cân xứng thường xuyên xảy ra trước, trong và sau khi dự án đươc hoàn thành. Vì vậy để khẳng định một cách chắc chắn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án, cần phải xem xét, kiểm tra lại dự án một cách độc lập với quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác là cần phải thẩm định dự án. Trên phương diện tài trợ vốn cho dự án, các Ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính – tín dụng cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, qua thẩm định dự án sẽ khẳng định được tính hiệu quả và tính an toàn của công cuộc đầu tư. Nhờ đó mà các tổ chức tài chính – tín dụng có được cơ sở vững chắc trong quá trình ra quyết định tài trợ vốn. Nói tóm lại: Thẩm định dự án là rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đế dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư. Trong quá trình thẩm định dự án, nhiều khi phải tính toán, phân tích lại dự án. Khái niệm thẩm định TCDA: Thẩm định tài chính dự án là rà soát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cá nhân. Thẩm định dự án là nội dung quan trọng trong thẩm định dự án. Cùng với thẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tư có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Cơ sở của việc thẩm định TCDA. Ngân hàng là nhà tài trợ cho dự án, nên để thẩm định tốt và hiệu quả thì quá trình tiến hành dự án dựa trên các cơ sở nhất định đó là thu thập số liệu và xử lý thông tin. Trong quá trình thu thập số liệu, những tài liệu cần quan tâm gồm: -Hồ sơ đơn vị. -Hồ sơ dự án. -Tài liệu tham khảo. Các văn bản luật đầu tư, luật công ty, luật đất đai…. Và các tài liệu liên quan đến dự án. Trong quá trình xử lý thông tin cần làm những bước tiếp theo: Sau khi thu thập thông tin, tiến hành xắp xếp lại các loại thông tin, áp dụng các phương pháp đối chiếu so sánh để xử lý. Nội dung thẩm định TCDA. Thẩm định TCDA, đối với NHTM, ngoài mục tiêu đánh giá hiệu quả của dự án còn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nguồn vốn mà Ngân hàng tài trợ cho dự án. Đó là việc phân tích, xem xét, đánh giá về mặt tài chính của dự án đầu tư bao gồm một loạt các phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu phân tích dự án đầu tư. Qua đó đi đến kết luận có đầu tư cho dự án hay không. Trong công tác thẩm định TCDA, giá trị thời gian của tiền là một trong các nguyên tắc cơ bản của việc tính toán các chỉ tiêu khác, việc thẩm định chi phí và lợi ích của dự án phải được quy về thời điểm gốc để tiện cho việc so sánh. Thẩm định TCDA ở các NHTM thường tiến hành với các nội dung sau: Thẩm định vốn đầu tư cho dự án. Khi một dự án đầu tư mang đến Ngân hàng vay vốn thì dự án đầu tư đó đã được nhiều cấp ngành phê duyệt. Tổng vốn đầu tư được xác định. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn tiến hành xem xét lại trên cơ sở những kết quả thẩm định khác của Ngân hàng. Điều này rất quan trọng vì vốn đầu tư sẽ giúp cho các dự án thực hiện một cách thuận lợi, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư. Vốn đầu tư thiếu sẽ gây khó khăn cho hoạt động đầu tư. Ngược lại thừa vốn đầu tư sẽ gây lãng phí vốn làm giảm hiệu quả của dự án. Tổng vốn đầu tư được xác định trên tổng các chi phí. Hiện nay, tổng mức vốn đầu tư cho một dự án được chia thành ba thành phần: là vốn cố định, vốn lưu động ban đầu cho dự án và vốn đầu tư dự phòng. Tính toán về vốn cố định: Vốn cố định bao gồm toàn bộ chi phí có liên quan đến việc hình thành tài sản cố định từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng dự án vào sử dụng, cụ thể: -Chi phí chuẩn bị: Những chi phí dùng để soạn thảo nghiên cứu lập hồ sơ dự án đầu tư, chi phí ban đầu về mặt đất, mặt nước. Đối với loại chi phí này cần phải có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và phải lập bằng văn bản cụ thể. Các chi phí này phải phù hợp với quy định của Bộ tài chính về tiền thu mặt đất, mặt nước để có được khoản chi hợp lý. -Gía trị nhà xưởng và kết cấu hạ tầng sẵn có được sử dụng cho dự án. -Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo nhà xươởn cũng như các kết cấu hạ tầng. -Chi phí mua máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất, phương tiện vận tải. -Chi phí chuyển giao công nghệ. -Chi phí đào tạo cán bộ. -Các chi phí khác. Tính toán vốn lưu động: Vốn lưu động là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ các tài sản lưu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án. Chỉ có vốn lưu động ban đầu mới được quyền tính vào vốn đầu tư gồm: -Vốn sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu, điện, nước, phụ tùng, bao, bì, tiền lương… -Vốn lưu thông: Sản phẩm dở dang, tồn kho, thành phẩm tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền, chi phí tiếp thị… Dự phòng vốn đầu tư: Với nền kinh tế thị trường như hiện nay thì nhân tố giá cả nguyên vật liệu xây dựng, giá thuê nhân công, máy thi công thường xuyên có sự biến động mạnh cùng với những biến động trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công công trình có thể gặp phải những rủi ro về kỹ thuật hoặc nảy sinh các chi phí bất thường… Chính vì vậy, cần phải dự trù một khoản dự phòng vốn đầu tư sẵn sàng ứng phó với những bất trắc có thể xảy ra. Khi thẩm định về tổng vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng cần xem xét: -Đối với vốn xây lắp: Khi tính toán thường được ước tính trên cơ sở khối lượng xây dựng phải thực hiện và đơn giá xây lắp tổng hợp. Khi kiểm tra cần lưu ý: *Kiểm tra những công việc có tính chất trùng lắp. *Những khối lượng công việc không nằm trong thành phần chi phí xây lắp. *Kiểm tra sự đúng đắn và tính hiện hành của các định mức, đơn giá sử dụng trong dự án. -Đối với vốn thiết bị: Đây là loại vốn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các công trình sản xuất công nghiệp. Thông thường phải chiếm tới 60-70% tổng mức vốn đầu tư. *Kiểm tra lại danh mục thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất và các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo đúng nội dung đầu tư cho thiết bị đã được tính toán trong phần kỹ thuật. *Kiểm tra lại giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản. Tuỳ theo từng loại thiết bị mà giá mua có thể sử dụng là giá thị trường hay giá do nhà nước quy định. Riêng đối với Ngân hàng, việc xác định tiến độ bỏ vốn cho dự án giúp cho quá trình điều hành vốn của Ngân hàng được thuận lợi trong khâu lập kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn đồng thời còn giúp cho ngân hàng theo dõi tốt hơn các hoạt động của chủ đầu tư, từ đó đánh giá mức độ hiệu quả của những đồng vốn bỏ ra. Xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án. Hiện nay, một dự án có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau: -Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp( bao gồm cả vốn do các bên tham gia đóng góp). -Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước. -Nguồn vốn tín dụng ngân hàng. -Nguồn vốn vay hoặc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. -Nguồn vốn huy động trực tiếp thông qua con đường phát hành trái phiếu… Thẩm định về doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án. NHTM là nhà tài trợ cho vốn cho dự án đặc biệt quan tâm đến vấn đề về doanh thu, chi phí và lợi nhuận, trên cơ sở có đầu tư vào dự án hay không. Chính vì vậy, thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án là việc làm không thể thiếu trong thẩm định tài chính của dự án. Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm sẽ tính được lợi nhuận ròng hàng năm của dự án. Lợi nhuận ròng được tính theo công thức sau Thu nhập Doanh Chi phí Thu nhập chịu thuế = thu trong - hợp lý + khác trong trong kỳ kỳ trong kỳ kỳ Kỳ tính thuế ở đây là năm dương lịch hoặc năm tài chính. Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế trong kỳ ×thuế suất thuế thu nhập DN Lợi nhuận ròng = Thu nhập chịu thuế - thuế thu nhập Thẩm định tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của bảng dự trù tài chính. Cơ sở để xem xét là dựa trên nội dung của luận chứng tài chính kinh tế kỹ thuật, dựa trên các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành đó do Nhà nước ban hành hoặc các cơ quan chức năng công bố và dựa trên các kết quả thẩm định các mặt thị trường, kỹ thuật – công nghệ, tổ chức để Ngân hàng thẩm định tính chính xác, hợp lỹ của bảng dự trù tài chính. -Xem xét tính toán các bảng tài chính. -Bảng dự trù chi phí sản xuất hàng năm. -Bảng dự trù doanh thu, lãi lỗ. -Bảng dự trù cân đôi. -Bảng dự trù cân đối thu chi. Sau khi thẩm định các khoản thu nhập và chi phí hàng năm của dự án, Ngân hàng phải xác định dòng tiền ròng hàng năm của dự án (NCFi ). Phân tích tài chính và thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư thường được dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể của việc phân tích TCDA. Hiệu quả tài chính cũng như các chỉ tiêu hiệu quả khác, bản chất của nó không chỉ được thể hiện trên một mặt nào đó mà trên nhiều khía cạnh khác nhau, do vậy hệ thống chỉ tiêu thẩm định TCDA phải có mối liên hệ với nhau để phản ánh hiệu quả dự án đầu tư một cách hoàn thiện, chính xác. Hệ thống chỉ tiêu thẩm định TCDA có thể chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là nhóm phản ánh khả năng sinh lời, nhóm kia phản ánh độ rủi ro của dự án. Còn trên góc độ nhà thẩm định là NHTM thì còn có thêm nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoàn vốn của dự án. Những chỉ tiêu thẩm định TCDA đầu tư điển hình: Chỉ tiêu đầu tiên phải nói đến là giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), phương pháp chỉ số doanh lợi (PI), tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C), thời gian hoàn vốn (PP), điểm hoà vốn (BP), độ nhạy của dự án, lợi nhuận kế toán bình quân (AAP). Gía trị hiện tại ròng (NPV: Net Present Value ). Khái niệm: Gía trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0, NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong thẩm định TCDA. Ý nghĩa: NPV phản ánh gía trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận, không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Việc tín toán NPV cho các dự án xã hội, môi trường phức tạp hơn nhiều, phải lượng hoá được các tác động xã hội hay môi trường lên dòng tiền của dự án. Khi đó, NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án xã hội đó. Cách xác định. Trong đó: CF0: Vồn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần, vào đầu năm thứ nhất của dự án. CFt: Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n. n : Số năm thực hiện dự án. k : Lãi suất chiết khấu, giả định là không đổi trong các năm. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án. Nếu chỉ có một dự án, thì lựa chọn dự án có NPV dương, có nghĩa là đầu tư vào dự án sẽ tạo ra giá trị sinh lời cho nhà đầu tư, loại bỏ dự án có NPV mang giá trị âm. Nếu như có nhiều dự án mang giá trị dương, nhưng doanh nghiệp chỉ có thể đầu tư vào 1 dự án, thì lựa chọn dự án nào cho NPV dương lớn nhất. Tuy nhiên phương pháp này cũng bộc lộ những nhược điểm cơ bản sau: -Một dự án có NPV dương, nhưng NPV quá nhỏ so với tổng vốn đầu tư hay so với lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp thì vẫn không được chấp nhận. -Tiêu chuẩn NPV cũng tỏ ra bất lợi khi so sánh những dự án có vốn đầu tư khác nhau hay thời gian khác nhau. Do vậy cần nghiên cứu thêm các tiêu chuẩn khác như IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ), PI (chỉ số doanh lợi). Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return). Khái niệm: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của một dự án. Về mặt kỹ thuật tính toán, IRR của một dự án đầu tư là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó NPV = 0. Tức là thu nhập ròng hiện tại đúng bằng giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Ý nghĩa: IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu là không thuyết phục, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi. Cách xác định: Phương pháp hay dùng để tính IRR là thử và điều chỉnh. Lần lượt thử các giá trị của lãi suất chiết khấu làm cho NPV bằng không, chọn lãi suất chiết khấu nào cho giá trị NPV gần 0 nhất thì đó chính là IRR. Phương pháp nội suy cũng được sử dụng để tính IRR. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc tam giác đồng dạng. Người ta chọn hai giá trị của lãi suất chiết khấu sao cho một giá trị cho NPV dương, một giá trị cho NPV âm. IRR chính là giá trị nằm giữa 2 giá trị vừa chọn, làm cho NPV bằng không. NPV NPV1 NPV2 k1 k2 k Để tăng tính chính xác của IRR, thường hai giá trị lãi suất chiết khấu được chọn không quá 5%. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án. Trường hợp có một dự án duy nhất, chọn dự án khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Nếu có nhiều dự án chọn một thì dự án cho giá trị IRR dương lớn nhất và lớn hơn lãi suất chiết khấu sẽ được lựa chọn. Nhược điểm: có một số trường hợp, dự án sẽ có nhiều giá trị IRR, nghĩa là có nhiều lãi suất chiết khấu làm cho NPV bằng không. Đó là trường hợp đặc biệt với IRR đa trị, thường gặp ở những dự án có dòng tiền đổi dấu; khi đó, người ta phải điều chỉnh để chuyển IRR từ đa trị thành đơn trị. Trường hợp này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau. Ưu điểm: IRR khắc phục được nhược điểm của NPV ở chỗ nó có thể so sánh được các dự án có thời gian khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau, nó thể hiện tỷ suất sinh lời bình quân hàng năm của dự án. Thông thường, hai tiêu chuẩn này sẽ cho kết luận như nhau, nhưng có một số trường hợp hai tiêu chuẩn này lại cho kết quả trái ngược nhau, vì dòng tiền của hai dự án đang xem xét là trái ngược nhau về độ lớn. Chỉ số doanh lợi (PI: Profit Index ). Khái niệm: Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra. Cách xác định: Tiêu chuẩn lựa chọn: PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỉ suất sinh lợi của dự án. PI cũng khắc phục được nhược điểm của những dự án có thời gian khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư của cả vòng đời dự án. Tuy nhiên, vì là số dương đối nên nó không phản ánh được qui mô gia tăng giá trị cho chủ đầu tư như NPV. Thời gian hoàn vốn (PP: Payback Period). Khái niệm: Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án. Ý nghĩa: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy, PP cho biêt khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. Tuy nhiên, PP lại không xem xét đến khả năng tạo ra thu nhập sau khi đã thu hồi vốn đầu tư. Gỉa sử một dự án có thời hạn 10 năm, PP bằng 5,5 năm, nghĩa là sau 5 năm rưỡi thì đã thu hồi đủ vốn đầu tư, nhưng còn 4 năm rưỡi nữa dự án mới kết thúc, rõ ràng, khả năng tạo ra thu nhập của dự án trong thời gian này không được phản ánh bởi chỉ tiêu PP. Tuy nhiên, chỉ tiêu PP giúp cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án. Chỉ tiêu này được các nhà tài trợ ưa thích vì thời gian thu hồi vốn đầu tư càng dài thì nhà tài trợ càng phải đương đầu với rủi ro trong việc thu hồi vồn. Chủ đầu tư cũng ưa thích dự án có thời gian hoàn vốn ngắn vì khả năng quay vòng vốn nhanh, rủi ro thấp. cách xác định: PP = n + Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi Dòng tiền ngay sau môc hoàn vốn Trong đó, n: năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: Khó có thể đưa ra một tiêu chuẩn chung nhât cho việc lựa chọn dự án theo PP. Vì mỗi dự án có mức độ rủi ro khác nhau, thời gian thu hồi vốn khác nhau, do vậy, nếu đưa ra một thời hạn là 3 năm hay 5 năm cho một dự án trung, dài hạn đủ để hoàn vốn thì không phản ánh được liệu dự án có tạo ra lợi nhuận cho chủ đầu tư hay không. Do vây, thông thường PP chỉ được sử dụng như một chi tiêu bổ sung cho các chỉ tiêu khác, hay để so sánh các dự án với nhau. Tuy nhiên, để so sánh được nhiều dự án thì chỉ tiêu PP đòi hỏi các dự án phải có thời hạn như nhau, vốn đầu tư như nhau, mức độ rủi ro như nhau. Do đó chỉ tiêu PP mặc dù vẫn có ý nghĩa khi thẩm định dự án nhưng nó phải được sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác chư khó có thể sử dụng một cách độc lập để đưa ra quyết định đầu tư. Ví dụ: 0 1 2 3 ……………………….. n -200 100 70 80 ……………………….. Một dự án có thời hạn 5 năm, các dòng tiền ròng đã được hiện tại hoá với lãi suất chiết khấu 8%/năm trong 3 năm đầu lần lượt là 100,70,80. Hỏi sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư biết vốn đầu tư bỏ ra tại thời điểm đầu năm thứ nhất là 200? Giải: Các dòng tiền đã được hiện tại hoá, sử dụng công thức trên ta tính được. năm Ở đây dự án không quan tâm đến khả năng tạo thu nhập kế từ năm thứ 2,37 trở đi. Một số người hay dùng chỉ tiêu PP, nhưng sử dụng dòng tiền chưa hiện tại hoá (không tính đến giá trị thời gian của tiền), do đó phản ánh không chính xác khả năng thu hồi vốn đầu tư của dự án. Phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C – Benefit/Cost). Phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên mỗi đơn vị tiền tệ vốn đầu tư (quy về thời điểm hiện tại). Trong đó: Bi: Dòng tiền vào năm thứ t Ci: Dòng tiền ra năm thứ t Nếu dự án có: B/C >1: thu nhập trội hơn chi phí. B/C =0: thu nhập vừa đủ bù cho chi phí. B/C <1: dự án bị lỗ. Lựa chọn dự án theo nguyên tắc B/C >1. Nếu có nhiều dự án, lựa chọn dự án có B/C cao hơn. Phương pháp này có ưu điểm là cho biết lợi ích thu được trên một đồng bỏ ra, từ đó giúp chủ đầu tư lựa chon, cân nhắc các phương án có hiệu quả. Nhưng đây là một chỉ tiêu tương đối nên dễ đẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại trừ nhau, vì thông thường các dự án có B/C lớn thì có NPV nhỏ và ngược lại. Phương pháp điểm hoà vốn (BP: Break even point Analysis). Khái niệm: Điểm hoà vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư. Ý nghĩa: BP cho biết phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu đơn vị sản phẩm thì thu hồi đủ vốn. Tất nhiên, để tính được sản lượng hoà vốn thì phải căn cứ vào công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Cách xác định: Căn cứ vào chi phí cố định, chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm, người ta xác định mức sản lượng hoà vốn như sau: Trong đó: Qhv: Sản lượng hoà vốn. FC: Tổng chi phí cố định – là chi phí không thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. AVC: Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm, AVC thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. P: Gía bán. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: Nhược điểm: Khó có thể so sánh những dự án có thời gian khác nhau, vốn đầu tư khác nhau bằng chi tiêu BP. BP không tính đến giá trị thời gian của tiền đối với chi phí cố định, chi phí biến đổi, nên sẽ không chính xác như các chỉ tiêu khác. Ưu điểm: Giúp cho người thẩm định có một cái nhìn trực quan về khả năng hoà vốn của dự án, chỉ cần tiêu thụ vượt quá mức sản lượng hoà vốn thì chủ đầu tư sẽ có lãi. Như vậy, sản lượng hoà vốn của dự án trong các năm thấp hơn rất nhiều so với sản lượng tiêu thụ dự kiến. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác hơn, cần xem xét các khả năng tiêu thụ sản phẩm với các tình huống xấu nhất và tốt nhất. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án (Sensitivity Analysis). Trong nền kinh tế thị trường, các nhân tố về đầu vào và đầu ra của dự án thường xuyên có sự biến đổi. Mặt khác, hoạt động đầu tư là hoạt động sử dụng một khối lượng vốn lớn trong một thời gian rất dài và nó chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố. Chính vì vậy rủi ro đến với dự án là điều tất yếu, vấn đề là phải cố gắng dự đoán các rủi ro đó và xem chúng có tác động như thế nào đến dự án để từ đó có những đối sách thích hợp để hạn chế rủi ro. Để thẩm định rủi ro tài chính các dự án hiện nay có nhiều công cụ khác nhau, phổ biến nhất là phân tích độ nhạy của dự án. Khái niệm: Phân tích độ nhạy của dự án là việc phân tích nhằm đánh giá mức độ tác động của một số nhân tố đầu vào hoặc đầu ra của dự án ấy trên có sở phân tích sự biến đổi của các chỉ tiêu dự án khi nhân tố rủi ro thay đổi. Ý nghĩa: Phương pháp này nghiên cứu xem một chỉ tiêu hiệu quả nào đó thay đổi (nhạy cảm: Sensitivity) như thế nào khi giá trị của chỉ tiêu cá biệt (nhân tố) có sự thay đổi. Nội dung của phương pháp: -Mô hình hoá mối liên hệ tương quan giữa chỉ tiêu hiệu quả và các chỉ tiêu nhân tố có liên quan dưới dạng một phương trình hoặc bất đẳng thức toán học. Việc mô hình hoá dạng toán học là điều kiện tiên quyết và cũng là cơ sở thuận tiện cho việc ứng dụng máy tính và các phần mềm tin học hiện đại. -Xác định tất cả các giá trị có khả năng xay ra của các nhân tố và phạm vi biến động của chúng. -Bằng cách thay đổi giá trị của các nhân tố để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến sự thay đổi của chi tiêu hiệu quả cuối cùng. Để có một đánh giá khách quan toàn diện hơn về dự án, thông thường để xem xét độ nhạy người ta thường tính toán thay đổi các chỉ tiêu NPV, IRR, PI khi có sự biến đổi của một số nhân tố như: giá bán sản phẩm; giá nguồn lực đầu vào; sản lượng tiêu thụ; tỷ giá hối đoái; thuế suất; chi phí vốn đầu tư; tỷ lệ chiết khấu…. Bảng 1: Phân tích độ nhạy của dự án được minh hoạ qua bảng sau: Nhân tố Tỷ lệ Gía nguồn lực đầu vào thay đổi 1% Gía bán sản phẩm thay đổi 1% Sản lượng tiêu thụ thay đổi 1% Tỷ giá hối đoái thay đổi 1% Tỷ lệ thay đổi của NPV(%) % % % % Tỷ lệ thay đổ của IRR(%) % % % % Tỷ lệ thay đổi của PI(%) % % % % Khi các nhân tố thay đổi mà dự án có độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả (NPV, IRR,PI,…) thay đổi nhỏ nhất thì được coi là rủi ro bé nhất. Như vậy từ nội dung của phương pháp phân tích độ nhạy đã nêu ở trên ta có thể chú ý các trường hợp có thể vận dụng của phương pháp này như sau: -Đối với từng dự án, xem xét các nhân tố, nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất đến chỉ tiêu hiệu quả dự án. -Xem xét giữa các dự án, hiệu quả nào thay đổi nhiều nhất khi một nhân tố nào đó thay đổi. Phương pháp phân tích độ nhạy dự án đầu tư có một số nhược điểm sau: -Thứ nhât, độ nhạy của chỉ tiêu hiệu quả với các nhân tố chủ chốt trước hết phụ thuộc rất nhiều vào việc mô hình hoá giữa chúng, việc xác định các mô hình liên hệ khác nhau sẽ cho ra những độ nhạy khác nhau. -Thứ hai, các giá trị và phạm vi giao động của các chỉ tiêu nhân tố được xác định dựa trên những phán đoán mang tính chủ quan và trong nhiều trường hợp khó giúp ta khẳng định một phạm vi lựa chọn một cách dứt khoát. -Thứ ba, phương phá phân tích độ nhạy ngay tư đầu chỉ giả định một nhân tố thay đổi, trong khi các nhân tố khác vẫn giữ nguyên. Trong khi trên thực tế giữa các nhân tố tồn tại mối quan hệ phụ thuộc và chế định lẫn nhau: Thuế thu nhập cũng ảnh hưởng đến các dự án không giống nhau nên số liệu về các dòng tiền liên quan đến mỗi dự án đưa vào để tính toán, đánh giá dự án phải là số liệu sau thuế. Bên cạnh đó cần chú ý rằng, thu nhập ròng hàng năm của dự án bao gồm lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố định, vào năm cuối dự án có thêm vốn lưu động ròng thu hồi và giá trị thanh lý tài sản cố định. Một yếu tố cũng không thể bỏ qua khi thẩm định TCDA đầu tư đó là lạm phát. Lạm phát tác động tới tình hình tài chính của dự án theo nhiều mối quan hệ và theo những hướng khác nhau. Lạm phat làm thay đổi các biến số tài chính trong bản báo cáo tài chính từ đó tác động đến việc tính toán các chỉ tiêu thẩm định. Tuy nhiên việc phân tích dự án trong điều kiện có lạm phát dự tính vẫn theo nguyên tắc cơ bản như trường hợp không có rủi ro lạm phát, có thể dùng dòng tiền danh nghĩa hoặc dòng tiền theo sức mua nhưng phải được thực hiện một cách nhất quán (nghĩa là sử dụng tương ứng với tỉ suất chiết khấu danh nghĩa và tỷ suất chiết khấu thực). Trong thực tế thường đánh giá các yếu tố đầu vào, ra trong thời gian hoạt động của dự án được điều chỉnh theo một quá trình mà người thẩm định giả định cho các thời kỳ tương lai phần nào nêu lên chiều hướng thay đổi tương đối của giá trong tương lai cũng như dự đoán được tác động của lạm phát. Tóm lại: mỗi chỉ tiêu được sử dụng trong thẩm định TCDA có những ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên mức độ không như nhau. Mỗi chỉ tiêu thẩm định dự án sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn chấp nhận dự án nhất định (có thể do nội tại chỉ tiêu mang lại hoặc tiêu chuẩn qua so sánh các chỉ tiêu khác). Kết quả thẩm định thông qua những chỉ tiêu sau khi so sánh với các giá trị tiêu chuẩn sẽ nói lên ý nghĩa của từng mặt vấn đề. Như vậy qua việc thẩm định TCDA bằng một hệ nhiều chỉ tiêu, kết luận chung cuối cùng về thẩm định TCDA phải là kết luận mang tính tổng hợp khái quát, thậm chí phải nhờ vào sự cho điểm có phân biệt tầm quan trọng khác nhau của chỉ tiêu đánh giá. Để làm được điều này đòi hỏi sự cố gắng của cán bộ tín dụng kết hợp với các kiến thức trình độ hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân. Chất lượng thẩm định tài chính dự án của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Khái niệm về chất lượ ng thẩm định TCDA. Chất lượng thẩm định TCDA là việc phản ánh đúng, chính xác tình hình tài chính của dự án trong tương lai. Với vai trò là người bỏ vốn thì chất lượng thẩm định dự án giúp cho Doanh nghiệp ra quyết định có nên bỏ vốn vào dự án đó hay không. Với vai trò là Ngân hàng thương mại thì chất lượng thẩm tốt TCDA giúp cho Ngân hàng đưa ra quyết định có cho vay hay không cho vay đối với dự án đó. Nói tóm lại theo quan điểm nào đi chăng nữa chất lượng thẩm định dự án tốt luôn giúp cho những người quan tâm đến dự án đưa ra các quyết định đúng đắn nhất. Hơn nữa đối với Ngân hàng thương mại thì chất lượng thẩm định dự án tốt, là cách dự phòng tốt nhất để tránh những rủi ro cần thiết như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán… Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định TCDA. Có thể nói chất lượng thẩm định dự án tốt phải dựa trên các tiêu chí như: nợ quá hạn đối với các dự án nằm trong tỷ lệ cho phép, tính chính xác được dòng tiền trong tương lai NPV. Tính chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tai, như khả năng thanh toán của doanh nghiệp… Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Đứng trên góc độ là nhà tài trợ, chủ dự án hay các cơ quan nhà nước, ai cũng mong muốn thẩm định TCDA đạt hiệu quả cao. Đối với NHTM – nhà tài trợ chính cho dự án thì chất lượng thẩm định TCDA lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chất lượng thể hiện ở việc trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện sâu sắc Ngân hàng quyết định tài trợ cho những dự án mà sau nay khi đi vào thực hiện sẽ mang lại hiệu quả tài chính cũng như trả được nợ Ngân hàng như dự kiến, do đó Ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình bởi vì chất lượng thẩm định TCDA cao chính là cơ sở để đảm bảo cho dự án, nâng cao chất lượng tín dụng. Chính vì vậy, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định TCDA để từ đó có giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này là một điều rất quan trọng với các NHTM. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định TCDA của NHTM song tựu chung lại có hai nhóm nhân tố chính là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan. Đây là những nhân tố thuộc về nội tại bên trong NHTM mà Ngân hàng có thể chủ động kiểm soát, điều chỉnh được. Nhân tố con người. Đội ngũ cán bộ, trong đó có người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định TCDA. Con người là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định TCDA. Con người được nói đến ở đây là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện công tác thẩm định theo các phương pháp với khả năng riêng của minh. Cụ thể là những cán bộ trực tiếp thẩm định kết hợp các nhân tố khác nhau, thực hiện các nội dung thẩm định, hoàn tất mọi công đoạn của quá trình thẩm định. Kết quả của thẩm định TCDA là kết quả của việc phân tích, đánh giá dự án về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của người thẩm định song phải dựa trên cơ sở khoa học, trang thiết bị hiện đại…. sẽ là không có ý nghĩa nếu cán bộ thẩm định không cố gắng sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Nhân tố con người ở đay bao gồm: Kiên thức , năng lực, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của người thẩm định. Kiến thức ở đây không chỉ là hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn đơn thuần mà còn phải bao gồm hiểu biêt về khoa học- kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm là những cái được tích luỹ qua hoạt động thực tiễn, năng lực và khả năng nắm bắt xử lý công việc trên cơ sở các tri thức đã tích luỹ. Như vậy, trình độ cán bộ thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, hơn nữa rất quan trọng bởi vì thẩm định tài TCDA cũng như thẩm định dự án nói chung là công việc hết sức tinh vi, phức tạp nó không đơn thuần là việc tính toán theo những mẫu biểu sẵn có. Bên cạnh đó tính kỷ luật cao, lòng say mê với công việc và đạo đức nghề nghiệp tốt của cán bộ thẩm định là điều kiện đủ để đảm bảo cho chất lượng thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có phẩm chất đạo đức không tốt sẽ ảnh hưởng tới tiến độ công việc, mối quan hệ Ngân hàng – khách hàng… đặc biệt là những nhận xét đánh gía đưa ra sẽ bị chi phối bởi những nhân tố không phải từ bản thân dự án, gây rủi ro cho Ngân hàng. Những sai lầm trong thẩm định TCDA từ nhân tố con người dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến một hậu quả là đánh giá sai lệch khả năng tài chính cũng như khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng, do đó Ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi nợ, nghiêm trọng hơn là nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinh doanh. Quy trình thẩm định. Quy trình thẩm định của mỗi Ngân hàng là căn cứ cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc một cách khách quan, khoa học và đầy đủ. Quy trình thẩm định TCDA bao gồm nội dung, phương pháp thẩm định và trình tự tiến hành những nội dung đó. Quy trình thẩm định được xây dựng một cách khoa học, tiên tiến và phù hợp với thế mạnh, đặc trưng của Ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng thẩm định TCDA. Nội dung thẩm định cần đề cập đến tất cả các vấn đề về tài chính dự án đứng trên giác độ Ngân hàng: vấn đề vốn đầu tư (tổng, nguồn, tiến độ …) hiệu quả tài chính; khả năng tài trợ và rủi ro dự án. Nội dung càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu càng đưa lại độ chính xác cao của các kết luận, đánh giá. Thực tế những năm qua, các NHTM Việt Nam đã chuyển dần từ phương pháp thẩm định TCDA cũ sang phương pháp mới hiện đại hơn mà đã áp dụng từ rất lâu ở các nước phát triển. Các nội dung thẩm định TCDA được sắp xếp theo một trình tự hợp lý logic sẽ thể hiện được mối liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau giữa việc phân tích các khía cạnh tài chính của dự án, báo cáo thẩm định sẽ chặt chẽ và có sức thuyết phục hơn. Thông tin. Thẩm định TCDA được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế; thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà Nước.v… Nếu những thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định TCDA sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tư sai. Ngân hàng cần chủ động, tích cực tìm kiếm, khai thác một cách tốt nhất những nguồn thông tin có thể được như tư NHNN, trung tâm thôn tin tín dụng (CIC), trên mạng internet, từ các hãng tin nước ngoài, viện nghiên cưú, báo chí … Tuy vậy, việc sử dụng thông tin phải chú ý sàng lọc, lựa chọn những thông tin đáng tin cậy làm cơ sở cho phân tích. Để phục vụ tốt cho công tác thẩm định chung cũng như thẩm định tài chính nói riêng, các thông tin thu nhập được phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời. Tổ chức công tác thẩm định TCDA. Do thẩm định TCDA được tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm định TCDA. Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao. Như vậy việc tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định nếu xây dựng được một hệ thống mạnh, phát huy tận dụng được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định. Trang thiết bị kỹ thuật. Ngày nay, công tác thẩm định được hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Các công việc tính toán có thể dựa trên hoàn toàn trên máy vi tính với các phần mềm chuyên dụng do đó kết quả tính toán chính xác hơn, thời gian thẩm định rút ngắn lại. Ngoài ra trang bị kỹ thuật còn giúp cho Ngân hàng có mạng máy tính đủ mạnh truy cập vào các cơ sở dữ liệu, tìm thông tin một cách nhanh chóng. Nhờ đó mà chất lượng thẩm định được nâng lên rất nhiều. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời. Nhân tố khách quan. Đây là những nhân tố không thuộc tầm kiểm soát của Ngân hàng, Ngân hàng chỉ có thể khắc phục và thích nghi. Từ phía doanh nghiệp. Hồ sơ mà chủ dự án đầu tư trình lên là cơ sở quan trọng để Ngân hàng thẩm định, do đó trình độ lập, thẩm định, thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định của Ngân hàng: phai kéo dài thời gian phân tích tính toán, thu nhập thêm thông tin… Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam khả năng quản lý cũng như tiềm lực tài chính rất hạn chế, rủi ro dự án hoạt động không hiệu quả như dự kiến càng lớn và người chịu rủi ro nặng nề nhất là Ngân hàng - người cho vay phần lớn vốn đầu tư vào dự án. Mặt khác tính trung thực của thông tin do chủ đầu tư cung cấp cho Ngân hàng về tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính hiện có, những thông số trong dự án, cũng như mọi vấn đề là rất quan trọng để cán bộ thẩm định đưa ra được kết luận chính xác về tính khả thi của dự án. Môi trường kinh tế. Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia quy định kinh nghiệm năng lực phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin, do đó ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế kinh tế thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế việc cung cấp những thông tin xác thực phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo tình trạng nền kinh tế. Đồng thời các định hướng chính sách phát triển – xã hội theo vùng, ngành chưa được xây dựng một cách cụ thể, đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án. Môi trường pháp lý. Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lý của Nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định cũng như kết quả hoạt động của dự án. Ví dụ sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản dưới luật về các lĩnh vực, sự thay đổi liên tục những văn bản về quy chế quản lý tài chính, tính không hiệu lực của pháp lệnh kế toán thống kê… làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong thu thập những thông tin chính xác (ví dụ như một doanh nghiệp có nhiều loại báo cáo tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau). CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH NAM ĐỊNH Khái quát chung về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Lịch sử hình thành của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Ngày 26/3/1988, Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ ) ban hành Nghị định 53/HĐBT Quyết định chuyển hệ thống Ngân hàng sang Ngân hàng 2 cấp đó là Ngân hàng Nhà nước và thành lập các Ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ở các tỉnh thành phố thành lập Ngân hàng phát triển Nông nghiệp cấp 2 và ở các huyện, thị là cấp 3. Theo tinh thần đó Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Hà Nam Ninh được thành lập. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cở sở Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Thực hiện Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Hà Nam Ninh đã đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nam Ninh. Sáu năm sau, ngày 15/10/1996, thừa ủy quyền của thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định 280/QĐ-NH5 thành lập lại và đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Từ tháng 1/1997, tỉnh Nam Định được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ngày 16/12/1996, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ký Quyết định số 515/NHNo-02 về việc giải thể chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Nam Hà thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định và Hà Nam. Ra đời năm 1996 NHNo&PTNT Tỉnh Nam Định có 1 trụ sở chính và dưới 5 chi nhánh và dưới 80 cán bộ, thì nay đã có 15 chi nhánh cấp 2 và một số chi nhánh cấp 3, với số cán bộ lên tới 514 cán bộ. Cơ cấu tổ chức. BAN GIÁM ĐỐC Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ Phòng Kinh tế kế hoạch Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Vi tính Phòng Tổ chức cán bộ- đào tạo Phòng Tín Dụng Phòng Hành chính Phòng giao dịch 1 Phòng giao dịch 2 Phòng giao dịch 3 Chức năng, nhiệm vụ. Với diện tích đất đai tự nhiên là 1.671,5km2 chủ yếu là đất nông nghiệp, và bờ biển dài 72km tử của Ba lạt (Giao Thủy) đến Cửa Đáy. Cùng với hai con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và Sông Đáy, đó là nguồn nước ngọt và phù sa bồi đắp tưới tiêu cho đồng ruộng ngày thêm màu mỡ, con người Nam Định cần cù, chịu khó, sáng tạo và đang cần vốn để phát triển sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa. Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh ra đời có vai trò quan trọng trong việc giúp Đảng bộ tỉnh lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung vào việc thực hiện 3 chương trình kinh tế đó là: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra. Theo Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng để đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế, NHNo&PTNT tỉnh Nam Định có chức năng và đặc trưng cụ thể: Chức năng: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Ngân hàng thương mại, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế nhất là lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định là một ngân hàng thương mại quốc doanh và là ngân hàng chủ đạo trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Là một chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam và Điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam do thông đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành theo Quyết định 250/QĐ ngày 11/11/1992. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh vừa tuân thủ sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam, vừa thực hiện các chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh vể những kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh. Với tính chất là Ngân hàng thương mại, nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp là kinh doanh tín dung và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế, làm dịch vụ ủy thác các chương trình đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong nước và ngoài nước do Ngân hàng cấp trên ủy thác. Đặc biệt là thực hiện tín dụng tài trợ cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo toàn diện chi nhánh Ngân hàng cấp huyện và điều hòa vốn giữa các chi nhánh Ngân hàng cấp huyện và điều hòa vốn giữa các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn. Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo luật định. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức hạch toán kinh tế tự chủ về tài chính theo phân cấp ủy quyền đảm bảo sụ tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ. Thực hiện chức năng kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, phòng giao dịch.Xây dựng thực hiện và báo cáo kết quả việc giám sát, kiểm tra trực tiếp tại các phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc theo chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được Giám đốc chi nhánh duyệt. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định chung về kiểm tra nội bộ của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. Phòng tín dụng. Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, phân tích doanh nghiệp, quản lý khoản vay. Nhiệm vụ tín dụng cá nhân: Thực hiện chức năng nhiệm vụ như Tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân. Phòng kinh tế kế hoạch. Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp: tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động. Phòng tổ chức cán bộ đào tạo. Có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực mới cho Ngân hàng. Tổ chức cho cán bộ đi học nâng cao trình độ. Phòng kế toán ngân quỹ. Bộ phận kế toán: Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Phòng hành chính. Nhiệm vụ tổ chức cán bộ: tham mưu cho Giám đốc và hướng dấn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phòng thanh toán quốc tế. Thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài. Phòng vi tính. Thực hiện mạng lưới vi tính toàn tỉnh, có nhiệm vụ cài đặt phần mềm và sửa chữa các máy tính bị hư hỏng. Phòng giao dịch. Phòng giao dịch 1,2,3 trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Nam Định hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT T ỉnh Nam Định giao. Một số kế quả kinh doanh của chi nhánh. Thị phần hoạt động trên địa bàn. Thị phần huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đến 31/01/2008 ước đạt 6.503 tỷ đồng, tăng 3,4% so với đầu năm và tăng 30,7% so với cùng kỳ. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 6.287 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh đạt 3.593 tỷ đồng chiếm 57,15%. Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động đến 31/01/2008: Tiền gửi bằng VNĐ ước đạt 4925 tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 78,5%(trong đó NHNo&PTNT Tỉnh huy động VNĐ chiếm 64,2%), tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 1.578 tỷ đồng , tăng 7,8% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 21,5% nguồn vốn huy động (trong đó NHNo&PTNT Tỉnh chiếm 27,5%). Thị phần hoạt động cấp tín dụng: Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên toàn tỉnh tính đến 31/01/2008 ước đạt 7.919 tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm và tăng 53,9% so với cùng kỳ. Trong đó NHNo&PTNT Tỉnh đạt 3.999 tỷ đồng chiếm 52,51%. Cho vay ngắn hạn: Toàn tỉnh ước đạt 4.670 tỷ đồng, tăng 4,1% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 58,2% dư nợ cho vay, trong đó NHNo&PTNT đạt 2.491 tỷ đồng chiếm 53,3% tổng mức cho vay. Cho vay trung dài hạn: Toàn tỉnh ước đạt 3.249 tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 41,8% dư nợ cho vay, trong đó NHNo&PTNT đạt 1.432 tỷ đồng chiếm 44,1% tổng mức cho vay. Biểu đồ 2: Dịch vụ thanh toán ngân quỹ: Tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng toàn tỉnh được thực hiện trong tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó thanh toán qua NHNo&PTNT tăng 7,2%, thanh toán không dùng tiền mặt toàn tỉnh chiếm tỷ trọng 88%. Công tác thanh toán được đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính sác theo đúng chế độ quy định. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng của các TCTD trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Công tác an toàn kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước và các TCTD trên địa bàn luôn được bào đảm an toàn cả trong giao dịch và trong vận chuyển. tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng ước thực hiện trong tháng tăng 44,6% so với cùng kỳ. Tổng chi tiền mặt qua ngân quỹ Ngân hàng ước thực hiện trong tháng tăng 41,5% so với cùng kỳ. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007. Hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động đến 31/12/2007: Tổng nguồn vốn hoạt động là 3.831 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn huy động là 3.593 tỷ đồng, nguồn vốn dự án Uỷ thác đầu tư là 238 tỷ đồng (bao gồm các dự án: 2561, MLF, KFW, RDF, 2855, FRP, RDI, từ nguồn vốn ODA). So với đầu tháng tăng 259 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 853 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31,1%; So với kế hoạch năm do NHNo Việt Nam giao đạt 115,8%; Nguồn vốn trong tháng tăng chủ yếu là do Nguồn vốn Kho bạc tăng 45 tỷ đồng, TCTC tăng 137 tỷ đồng, BHXH(Bảo hiểm xã hội) tăng 30 tỷ đồng, nguồn vốn trong dân cư giảm 23 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn không kỳ hạn 724 tỷ đồng, tỷ trọng 20,1%. Nguồn vốn tiền gửi dưới 12 tháng 536 tỷ đồng, tỷ trọng 14,8%. Nguồn vốn tiền gửi từ 12 tháng trở nên 2.332 tỷ đồng, tỷ trọng 64,9%. Thực hiện huy động ngoại tệ: Số dư tiền tệ như sau: Đô la Mỹ, số dư 25.685.915 USD, so với đầu tháng tăng 77.454 USD, so với đầu năm tăng 5.305.518 USD, tỷ lệ tăng 26%; Đồng tiền chung Châu Âu số dư 877.918 EUR, so với đầu tháng tăng 43.825 EUR; So với đầu năm tăng 327.840 EUR. Đánh giá công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động so với đầu năm tăng 853 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31,1%; ( Trong đó nguồn vốn VNĐ trong dân cư tăng 402 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27%; Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi trong dân cư tăng 100 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26% ; còn lại Nguồn vốn tăng là do nguồn vốn của Kho bạc, Bảo hiểm, TCTC cuối năm tăng cao; Nguồn vốn dân cư đến 3 tháng cuối năm giảm hơn 100 tỷ đồng). Bảng 2: công tác huy động vốn Đơn vị: 1tỷ đ Loại kỳ hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kỳ hạn <12 T 925 1081 1260 Kỳ hạn >12 T 1228 1659 2333 (Nguồn từ báo cáo huy động vốn qua các năm) Biểu đồ3: Với nguồn vốn huy dộng kỳ hạn dưới 12T năm 2007 là 1260 tỷ đồng tăng 16,6% so với năm 2006 và tăng 36,2% so với năm 2005, huy động kỳ hạn trên 12T là 2333 tỷ đồng tăng 40,6% so với năm 2006 và tăng 90% so với năm 2005. Nguồn vốn tăng trưởng không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng vốn tín dụng, nhất là 3 tháng cuối năm nguồn vốn dân cư giảm mạnh, ở hầu hết các Ngân hàng cấp II, nguyên nhân do biến động của giá vàng và giá cả hàng hóa. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn thiếu vốn phải sử dụng vốn NHNo Việt Nam 1000 tỷ đồng. Thực hiện dư nợ tài khoản 519 là 870 tỷ đồng ( loại trừ vốn không kỳ hạn của Bảo hiểm và 1 phần của kho bạc). Hoạt động tín dụng trong năm 2007. Tổng dư nợ: là 3.999 tỷ đồng, so với đầu tháng tăng 113 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1107 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38%; So với kế hoạch NHNo Việt Nam giao đạt 106,9%. Dư nợ phân theo loại cho vay: Cho vay ngắn hạn 2.517 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 62,9% trong tổng dư nợ. Cho vay trung, dài hạn 1.480 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 37,1% trong tổng dư nợ. Nợ xấu: Nợ xấu là 244 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,005% so với tổng dư nợ hiện hữu. Công tác tín dụng: Thực hiện chỉ đạo của NHNo Việt Nam , lấy dư nợ 30/11/2007 làm mốc thực hiện thu nợ đến đâu cho vay ra bằng 50% doanh số thu nợ; Tăng trưởng dư nợ tập trung vào cho vay hộ sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện thu hồi nợ xử lý rủi ro theo kế hoạch NHNo Việt Nam năm 2007, rà soát lại nợ, đôn đốc xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro. Bảng 3: Cho vay qua các năm: Đơn vị: triệu đồng Cho vay Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cho vay NH 1277 1717 2518 Cho vay DH 871 1114 1480 (Nguồn từ báo cáo hoạt động cho vay) Biểu đồ 4: Năm 2007 với mức cho vay ngắn hạn là 2.518 tăng 46,7% so với năm 2006 và tăng 97,2% so với năm 2005. Cho vay dài hàn là 1.480 tăng 32,9% so với năm 2006, và tăng 7% so với năm 2005. Công tác tài chính kế toán: Tổng thu nhập năm 2007 là 664 tỷ đồng; trong đó thu lãi là 595 tỷ đồng. Tổng chi phí tăng là 563 tỷ đồng. Chênh lệch thu trừ chi chưa lương là 131 tỷ đồng, hệ số lương đạt 1,5 lần. Chỉ tiêu dịch vụ năm 2007. Theo mục tiêu của ngân hàng No&PTNT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, chi nhanh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Trong năm qua, kết qủa hoạt động của chi nhánh đạt được như sau: Tính đến 31/12/2007, thu dịch vụ ròng đạt 131 tỷ đồng đạt 86% kế hoạch năm và tăng trưởng 57% so với năm 2006. Tính đến 31/12/2007, doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 30 tỷ đồng đạt 105% kế hoạch năm. Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ đến 31/12/2007: - Lãi và phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 4 tỷ đồng chiếm 3,1% tổng thu dịch vụ, tăng 47% so với năm 2006. - Thu phí bảo lãnh đạt 30 tỷ đồng, chiểm 23% tổng thu dịch vụ, tăng 100,2% so với năm 2006. - Thu phí thanh toán quốc tế đạt 23 tỷ đồng 17,6% tổng thu dịch vụ, tăng 97,5% so với năm 2006. - Thu phí thanh toán trong nước đạt 67 tỷ đồng chiếm 51,1% tổng thu dịch vụ, tăng 85% so với năm 2006. Thu phí từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ thấp, đạt 7 tỷ đồng ( trong đó thu dịch vụ ngân quỹ là 4,3 tỷ đồng, thu dịch vụ thẻ là 0,6 tỷ đồng, thu phí cam kết tín dụng là 0,9 tỷ đồng, thu phí từ các dịch vụ khác là 0,5 tỷ đồng, thu phí nội bộ dịch vụ thanh toán là 0,7 tỷ đồng), chiếm 5,3% tổng thu dịch vụ của chi nhánh. Công tác xử lý nợ xấu – lãi treo. Năm 2007, chi nhánh đã hoàn tất hồ sơ, trình NHNo&PTNT Việt Nam duyệt hạch toán ngoại bảng nợ xấu của 3 đơn vị: CTCP Đại Thành, xí nghiệp đóng tàu Xuân Trường, CTCP Nam Nghĩa với tổng số nợ xấu là 224 triệu đồng. Lãi treo của dư nợ nội bảng đến 31/12/2007 là 1.245 triệu đồng, giảm 16% so với năm 2006. Công tác kế toán tài chính. Các nghiệp vụ được thực hiện dúng theo quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam. Công tác quyết toán năm 2007 được thực hiện theo đúng thời gian quy định và nộp quýêt toán đầy đủ kịp thời và chính xác. Kiểm tra nội bộ. Trong năm 2007 công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của chi nhánh đã được tổ KTNB thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, giúp các đơn vị liên quan kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn. Công tác báo cáo với các phòng kiểm tra nội bộ khu vực được chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Thẩm định và quản lý tín dụng. Phối hợp với bộ phận tín dụng chuẩn bị hồ sơ và bám sát các ban có liên quan Ngân hàng No&PTNT Việt Nam để trình xử lý rủi ro và miễn giảm lãi treo của các doanh nghiệp có nợ xấu tại chi nhánh, cùng làm việc với doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ khó khăn và tận dụng thu nợ xấu, nợ ngoại bảng, tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp có nợ xấu. Định giá tài sản thế chấp ở một số DN và cá nhân đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin. Với đội ngũ điện toán có trình độ, nhiệt tình với công việc, công tác vận hành hệ thống thông tin của chi nhánh luôn được đảm bảo thông suốt, an toàn và ổn định. Việc triển khai các chương trình phần mềm như IPCAS phục vụ cho công tác giao dịch một cửa được thực hiện một cách nhanh chóng. Các thông tin kinh tế - xã hội và tài chính ngân hàng cũng như những chỉ đạo điều hành từ ban lãnh đạo cũng được cập nhật thường xuyên và kịp thời trên trang web nội bộ. Đánh giá kết quả đạt được năm 2007. Những mặt hạn chế. + Hoạt động dịch vụ: tuy đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm trước song hoạt động dịch vụ của chi nhánh chủ yếu tập trung tại sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ + Chất lượng tín dụng: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đã được chi nhánh nỗ lực giải quyết tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng mạnh chi nhánh phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, đòi hỏi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phải có cách nhìn xa hơn. Những mặt được. + Trong năm 2007 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự phối hợp giữa chuyên môn – công đoàn và giữa các phòng, sự lãnh đạo chỉ đạo của ban lãnh đạo đến lãnh đạo các phòng, đến người lao động đều hết sức cố ngắng, thể hiện kết quả kinh doanh năm 2007. + Cơ cấu tăng trưởng đúng hướng, thể hiện: tập trung tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn, thu hút doanh nghiệp có hoạt động suất nhập khẩu về hoạt động tại chi nhánh, lấy mục tiêu tăng trưởng tín dụng phát triển dịch vụ. Thực trạng về chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Một dự án đầu tư từ khi đưa đến chi nhánh Ngân hàng đề nghị cho vay đến khi được chấp nhận cho vay thường trải qua ba giai đoạn, chủ yếu là do cán bộ tín dụng (đồng thời là cán bộ thẩm định) tiến hành xem xet. Cán bộ tín dụng sau khi tiến hành thẩm định xong sẽ đưa ra kết luận trong tờ trình thẩm định cho vay trung dài hạn và đưa ra hội đồng tín dụng của chi nhánh xem xét hiệu quả của dự án và quyết định cho vay hay không, đồng thời hội đồng có thể yêu cầu cán bộ tín dụng phải giải thích hoặc thẩm định lại những chỗ chưa hoàn thiện. Sau đó dự án được trình lên giám đốc (phó giám đốc) để phê duyệt. Đến đây, nếu được sự đồng ý thì dự án mới được cấp vốn. Nếu dự án vượt quá khả năng cho vay của chi nhánh thì sẽ trình nên NHNo&PTNT Việt Nam xem xét và cho ý kiến chỉ đạo. Qúa trình thực hiện công việc này được căn cứ theo văn bản “Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư” của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong quá trình này có 2 nội dung cơ bản. -Xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. -Phân tích đánh giá các mặt của dự án. Tuy nhiên, toàn bộ các chỉ tiêu, các phương pháp thẩm định đều do cán bộ thẩm định tiến hành lựa chon, tính toán trình bày trước hội đồng tín dụng xem xét và cho ý kiến. Như vậy, ta có thể khẳng định chất lượng thẩm định phụ thuộc rất lớn vào cán bộ thẩm định, phương pháp mà cán bộ thẩm định tiến hành. Trong thời gian qua công tác thẩm định của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đã thể hiện được những mặt mạnh song còn nhiều điều bất cập, đòi hỏi Ngân hàng phải tiếp tục đổi mới để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Để thấy rõ tình hình thẩm định dự án vay vốn trung dài hạn của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định ta sẽ đị sâu tìm hiểu, xem xét một ví dụ cụ thể về dự án cho vay mà Ngân hàng đã tiến hành. Giới thiệu về khách hàng: Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN THẢO. Trụ sở giao dịch: Số 293 Đường Hàn Thuyên – TP Nam Định Ngành nghề sản xuất: Mua bán thiết bị văn phòng, thiết bị y tế, thiết bị giáo dục, thiết bị điện. Dạy tin học và nghề may. Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng và công nghiệp. In, tạo mẫu quảng cáo… Tên dự án: Dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của công ty cổ phần Nguyên Thảo. Địa điểm xây dựng: Lô N8 – Khu công nghiệp Hoà Xá - Tỉnh Nam Định Tổng mức vốn đầu tư: 6.213.680.528đ * Vốn cố định: 5.713.680.528đ - Nguồn vốn tự có và huy động khác: 4.213.680.528đ - Vay Ngân hàng nông nghiệp: 1.500.000.000đ * Vốn lưu động: 500.000.000đ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư. Dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của công ty cổ phần Nguyên Thảo đã được UBND tỉnh Nam Định, các cấp, các ngành phê duyệt cụ thể như sau: - Giấy chứng nhận đầu tư số 48/UBND-VP5 ngày 09/03/2007 của UBND tỉnh Nam Định. V/v: chứng nhận dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in lắp ráp máy vi tính của công ty cổ phần Nguyên Thảo. - Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 18/05/2007 của UBND tỉnh Nam Định. V/v: cho công ty cổ phần Nguyên Thảo thuê đất để mở rộng và di chuyển địa điểm sản xuất. - Hợp đồng thuê đất số 23/2007/HĐ-TĐ ngày 12/07/2007 - Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ngày 10/01/2007. - Kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình nhà xưởng của công ty cổ phẩn Nguyên Thảo ngày 10/07/2007 - Biên bản hội đồng quản trị của công ty cổ phần Nguyên Thảo ngày 10/08/2007 để thông qua dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính và kế hoạch vay vốn ngân hàng. Thẩm định doanh nghiệp xin vay vốn. Căn cứ vào báo cáo doanh nghiệp nộp đến ngày 30/09/2007 Bảng cân đối kế toán ngày 30/09/2007: Bảng 4: Đơn vị: vnđ TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền 1.Tài sản lưu động 3.581.751.593 1.Nợ phải trả 1.625.318.316 +Tiền các loại 673.386.359 +Nợ phải trả ngắn hạn NHNo 1.200.000.000 +Hàng hoá tồn kho 1.197.385.726 +Phải trả người bán 100.318.316 +Các khoản phải thu 1.493.201.408 +Phải trả cán bộ CNV 300.000.000 +Tài sản ngắn hạn khác 217.778.100 +Thuế và các khoản phải nộp 25.000.000 2.TS Cố định & Đầu tư dài hạn 2.578.566.723 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 4.535.000.000 +Nguyên giá 2.749.025.000 +Nguồn vốn góp 3.000.000.000 +Gía trị hao mòn luỹ kế 170.458.277 +Vốn khác 851.327.960 +Tài sản cố định khác 0 +Lợi nhuận chưa phân phối 349.902.360 +Đầu tư khác 0 +Các quỹ khác 333.769.680 TỔNG SỐ 6.160.318.316 TỔNG SỐ 6.160.318.316 (Nguồn từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. đơn vị: vnd) Một số tiêu chí đánh giá khả năng tài chính của đơn vị: tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ SH = 4.535.000.000 = 73% Tổng nguồn vốn 6.160.318.316 Hệ số vốn tài trợ của đơn vị tại thời điểm vay vốn đạt 73%. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính. Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị ổn định. Các hệ số về khả năng thanh toán và sự ổn định của công ty: Hệ số thanh toán = Tổng tài sản lưu động = 3.581.751.593 = 2,2 ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn 1.625.318.316 Hệ số thanh toán ngắn hạn của đơn vị tại thời điểm vay vốn đạt 2,2 lần, chứng tỏ đơn vị hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn (khả năng thanh khoản của đơn vị đảm bảo). Hệ số thanh toán = Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho = 2.384.365.867 = 1,46 Nhanh Tổng nợ ngắn hạn 1.625.319.316 Hệ số thanh toán nhanh của đơn vị tại thời điểm vay vốn đạt 1,46. Chi tiêu này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của đơn vị bình thường. Các hệ số về lợi nhuận và doanh thu đã thực hiện: Chỉ số lợi nhuận: (lợi nhuận ròng/Tổng vốn chủ sở hữu). Chỉ số lợi nhuận của đơn vị năm 2006 (333.769.680/4.653.102.950) là 0,07% thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân là 8,4% năm. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty chưa cao. Nguyên nhân do đơn vị đang đầu tư xây dựng mở rộng nhà xưởng sản xuất, do đó nguồn vốn chủ sở hữu chưa phát huy được lợi nhuận cao. Chỉ số lợi nhuận trên tài sản: (Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản) chỉ số lợi nhuận trên tài sản của đơn vị năm 2006 (333.769.680/6.803.222.950) là 0,05% chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận ròng thu được so với tổng tài sản chưa cao, tài sản của đơn vị chưa phát huy được hiệu quả tối đa, do đơn vị đang đầu tư mở rộng sản xuất. Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm: Bảng 5: đơn vị: vnđ Chỉ tiêu MS Năm 2006 9 tháng/2007 1.Tổng doanh thu 01 3.016.892.546 6.120.985.550 2.Doanh thu thuần (10=01-03) 10 3.016.892.546 6.120.985.550 3.Gía vốn hàng bán 11 1.830.251.186 5.361.104.050 4.Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 1.186.641.360 759.881.500 5.Chi phí quản lý kinh doanh 13 663.716.360 160.506.000 6.Chi phí tài chính 14 59.356.000 113.400.000 7.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 20 463.569.000 485.975.500 8.Thu nhập khác 21 0 9.Chi phí khác 22 0 10.Tổng lợi nhuận kế toán 30 463.569.000 485.975.500 11.Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế 0 12.Tổng lợi nhuận chịu thuế 50 463.569.000 485.975.500 13.Thuế thu nhập DN phải nộp 51 129.799.320 136.073.140 14.Lợi nhuận sau thuế(60=50-51) 333.769.680 349.902.360 (Nguồn từ hồ sơ xin vay vốn của Công ty cổ phần Nguyên Thảo) *Đánh giá về khả năng tài chính: - Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Nguyên Thảo tại thời điểm vay vốn hiện tại là tương đối lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định, hàng năm có lãi, nộp ngân sách cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Các chỉ tiêu quan trọng phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tiền lương bình quân và các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đều dương. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư. Về quy hoạch: Thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ XVII về phát triển kinh tế trong đó có kinh tế xã hội, phát triển kinh tế công nghiệp. Dự án đầu tư của công ty cổ phần Nguyên Thảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định. Mặt bằng hiện trạng để sản xuất: công ty cổ phần Nguyên Thảo đang sản xuất tại địa điểm thuê của công ty ong Nam Định đường Trường Chinh-Phường Vị Xuyên – TP Nam Định, diện tích 800m2 từ năm 2000 đến nay. Địa điểm đang sản xuất chật hẹp, nhà xưởng tận dụng công trình xây dựng cũ, đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn lao động. Khi khu công nghiệp hình thành và phát triển đã giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn trên đây. Công ty chúng tôi lập dự án đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt vào khu công nghiệp Hoà Xá, xin thuê 2.000 m2 đất, thời hạn 45 năm. Sự cần thiết phải đầu tư: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, mấu chốt của sự phát triển là giữ chữ tín trong hợp đồng kinh tế đã ký kết về chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng…. Không có đủ diện tích mặt bằng thì không bố trí hợp lý máy móc thiết bị theo thiết kế, làm cho quá trình sản xuất không đạt được công suất thiết kế, mặt khác khi sản phẩm làm ra không có chỗ lưu trữ chờ giao hàng cho khách. Trong những năm qua khi công ty chưa đủ mặt bằng để đáp ứng sản phẩm cho thị trường nên không giám ký thêm các hợp đồng mặc dù đã có đủ điều kiện năng lực sản xuất trừ mặt bằng chật hẹp. Thực hiện Nghị quyết cảu Đại hội cổ đông công ty, đầu tư vào khu công nghiệp Hoà Xá, đã góp phần làm giảm chi phí trong giá thành sản phẩm, mặt khác lại chủ động trong sản xuất kinh doanh khi thực hiện các hợp đồng sản xuất. Từ bức xúc đó dẫn tới việc phải mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của Công ty cổ phần Nguyên Thảo, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu trong giai đoạn tới. Đối với Công ty cổ phần Nguyên Thảo thực hiện dự án là phát huy hết khả năng nhân tài vật lực, để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu của tỉnh và khu vực, đồng thời dự án góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; giải quyết việc làm và đời sống cho 126 cán bộ viên chức công ty, góp phần đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc phòng trong điều kiện hiện nay. Dự án cũng tạo đà cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá. Thẩm định về thị trường. Thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu chính để phục vụ cho sản xuất của dự án chủ yếu là giấy, bìa, mực in các loại: như giấy bãi bằng 70gsm, giấy tân mai 70gsm, bìa Duplet 280gsm, 300gsm, Nilon, giấy bạc do các cơ sở sản xuất Polyme, như Cơ sở Bình Kiểm, Hoa Hạnh, Nam An (Nam Định), cơ sở T.D Com, các cửa hàng hoá chất in, tại Nam Định do doanh nghiệp in Sao Mai cung cấp, in trên vải đơn vị chỉ thực hiện gia công theo các hợp đồng kinh tế do đó vải do các đơn vị in cung cấp; Các linh kiện máy tính do công ty tại Hà Nội cung cấp như: Công ty FPT, Công ty cổ phần thương mại và phát triển Thành Đô. Nguyên liệu phụ gồm: keo PVC, băng dính, dao trổ, dao lam, bút mực, giấy can. Đây là các mặt hàng có sẵn trên thị trường tự do, qua nhiều năm sản xuất kinh doanh đơn vị đã có các bạn hàng quen và tin cậy vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào luôn đảm bảo chính xác về thời gian, đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng và giá cả phù hợp giúp đơn vị có thể tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát huy những mặt mạnh trước đây của Doanh nghiệp tư nhân Nguyên Thảo; Sản phẩm hàng hoá của Công ty cổ phần Nguyên Thảo luôn chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài tỉnh như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hoá, Thái Bình, Hà Nội…một số đơn vị cụ thể như: In trên vải thị trường hiện tại là Công ty dệt Nam Định, Công ty dệt Hồng Quân Thái Bình… Biểu mẫu, tờ rơi ký hợp đồng in cho các đơn vị như: Uỷ ban kế hoạch hoá gia đình, Uỷ ban phòng chống AIDS, Cục thuế tỉnh Nam Định, Sở y tế Nam Định, Sở y tế Hà Nam… Bao bì hộp thuốc tân dược các loại cung cấp cho Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty cổ phần dược Nam Hà, Công ty cổ phần Nam Dược… In trên Nilon và giấy bạc cho đơn đặt hàng của các công ty sản xuất bánh kẹo như: Nasoco, Thành Hải, Hoà Bình, Đại Thắng… Lắp ráp máy tính thực hiện theo đơn đặt hàng của các cơ sở giáo dục Thái Bình, Hà Nam, Nam Định. Với phương châm hoạt động đặt chất lượng và chữ tín các sản phẩm, hàng hoá của công ty đã được thị trường chấp nhận. Thẩm định tình hình tài chính của dự án. Về nhu cầu vốn đầu tư Tổng mức đầu tư là: 6.213.680.528đ * Vốn cố định: 5.713.680.528đ - Xây lắp: 2.488.000.000đ - Thiết bị: 2.500.000.000đ - Các chi phí khác: 309.891.389đ - Dự phòng: 455.789.139đ * Vốn lưu động 500.000.000đ Về nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án. * Tổng nhu cầu vốn của dự án: 6.213.680.528đ Trong đó: - Vốn cố định: 5.713.680.528đ Vốn tự có và huy động 4.213.680.528đ Vốn xin vay NH nông nghiệp 1.500.000.000đ - Vốn lưu động vau NH thương mại: 1.500.000.000đ * Nhu cầu xin vay vốn. Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án - Vốn tự có và huy động (chỉ tính phần vốn cố định) = 5.713.680.528 – 4.213.680.528 = 1.500.000.000đ (Vốn tự có và vốn huy động khác ở đây là nguồn vốn đơn vị đã có là máy móc thiết bị từ xưởng sản xuất cũ, vốn góp của các cổ đông và huy động khác) * Đánh giá cơ cấu của tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư: - Tổng mức đầu tư vốn cố định: 5.713.680.528đ chiếm tỷ trọng 100% - Vốn tự có và huy động khác: 4.213.680.528 chiếm tỷ trọng 74% - Vốn vay Ngân hàng No&PTNT: 1.500.000.000đ chiếm tỷ trọng 26% * Thời hạn, lãi suất cho vay: - Lãi suất cho vay là: 1,05% tháng (thoả thuận thay đổi theo từng thời kỳ). - Thời hạn cho vay là: 06 tháng. * Kế hoạch trả nợ Ngân hàng: - Kế hoạch trả nợ: trả nợ gốc một năm 2 kỳ, trả lãi cùng kỳ trả gốc - Nguồn trả nợ: Đơn vị sẽ trích một phần nguồn thu được từ lợi nhuận, khấu hao tài sản cố định hàng năm để trả cho Ngân hàng, cụ thể như sau: Kế hoạch trả nợ Bảng 6: Đơn vị: nghìn đồng Năm Thời gian Trả nợ gốc theo kỳ D nợ cho vay trong kỳ Lãi vay phải trả Tổng gốc cộng lãi Số tiền gốc trả trong năm 1 10/07-03/08 - 1.500.000 - 165.000 10/2008 165.000 1.335.000 189.000 354.000 2 04/2009 165.000 1.170.000 84.105 249.105 330.000 10/2009 165.000 1.005.000 73.710 238.710 3 04/2010 165.000 840.000 63.315 228.315 330.000 10/2010 165.000 675.000 52.920 217.920 4 04/2011 165.000 510.000 42.525 207.525 335.000 10/2011 170.000 340.000 32.130 202.130 5 04/2012 170.000 170.000 21.420 191.420 340.000 10/2012 170.000 - 10.710 180.710 Tộng cộng 1.500.000 - 569.835 2.069.835 1.500.000 (Nguồn từ hồ sơ xin vay vốn của Công ty cổ phần Nguyên Thảo) Tính toán kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chi phí và lợi nhuận. Sản lượng dự kiến qua các năm. Căn cứ vào thị trường tiêu thụ sản phẩm, căn cứ vào dự án đầu tư sản xuất và các yếu tố đáp ứng. Công ty cổ phần Nguyên Thảo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dự án qua các năm như sau. Bảng 7: Đơn vị: vnđ T T Tên nhóm mặt hàng ĐVT Thời gian tính từ khi thực hiện dự án Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5… 85% 90% 95% 100% 100% 1 In trên vải m2 53.040 23.160 59.280 62.400 62.400 2 In trên Nilon, Giấy bạc Kg 190.454 201.658 212.064 224.064 224.064 3 Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo 1000 tờ 19.094.4 20.217,6 21.340.8 22.464 22.464 4 Lắp ráp máy vi tính Bộ 170 180 190 200 200 Tính toán giá thành in trên 1m2 vải, 1 màu, 1 lượt in. Bảng 8: Đơn vị: vnđ TT Khoản mục chi phí ĐVT Định mức Đơn giá Thành tiền 1 Nguyên liệu chính Vải nền m3 1 - - Bản in m2 1 50.000 50.000 Mực in kg 1,25 40.000 50.000 Dung môi kg 0,05 300.000 15.000 2 Nguyên vật liệu phụ 2.300 Keo dán PVC kg 0 - 500 Băng dính cuộn 300 Dao trổ, dao lam Cái 500 Bút mực can Cái 500 Giấy can tờ 0 - 500 3 Nhiên liệu, năng lượng Kwh 0,09 1.200 108 4 Tiền lương công nhân trực tiếp SX 6.672 5 Bảo hiểm XH, y tế, công đoàn 19%tiền lương 1.268 6 Khấu hao TSCĐ 2.402 Nhà xưởng 973 Máy móc thiết bị 1.429 7 Sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị 7%KHTSCĐ 168 8 Lãi vay 1.358 Lãi vay vốn cố định 1.070 Lãi vay vốn lưu động 288 10 Chi phí lưu thông, quảng cáo, tiếp thị 2%CP 2.586 11 Chi phí quản lý phân xưởng 3.878 TỔNG CỘNG 135.740 Tính toán giá thành in 1kg nilon, giấy bạc, giấy màu. Bảng 9: Đơn vị: nghìn đồng TT Khoản mục chi phí ĐVT Định mức Đơn giá Thành tiền 1 Nguyên liệu chính 40.020 Nilon giấy bạc Kg 1 26.000 26.000 Mực in Kg 0,25 40.000 10.000 Dầu, Dung môi Kg 0,0134 300.000 4.020 2 Nguyên vật liệu phụ 25 Keo dán PVC Kg 0 - 5 Băng dính cuộn 5 Dao trổ, dao lam Cái 5 Bút mực can Cái 5 Giấy can tờ 0 - 5 3 Nhiên liệu, năng lượng Kwh 0,00833 1.200 10 4 Tiền lương công nhân trực tiếp SX 2.272 5 Bảo hiểm XH, y tế, công đoàn 19%tiền lương 6 Khấu hao TSCĐ 432 Nhà xưởng 818 Máy móc thiết bị 331 7 Sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị 7%KHTSCĐ 487 8 Lãi vay 57 Lãi vay vốn cố định 462 Lãi vay vốn lưu động 364 9 Chi phí lưu thông, quảng cáo, tiếp thị 2%CP 98 10 Chi phí quản lý phân xưởng 3%CP 882 TỔNG CỘNG 1.323 Tính toán giá thành in 10.000 biểu mẫu, tờ quảng cáo B2. Bảng 10 Đơn vị: nghìn đồng TT Khoản mục chi phí Đvt Định mức Đơn giá Thành tiền 1 Nguyên liệu chính 2.381.816 Giấy bãi bằng (39×54) cm Kg 147 14.800 2.181.816 Mực in Kg 2,5 40.000 100.000 Dầu Lít 100.000 2 Nguyên vật liệu phụ 230.000 Keo dán PVC Kg 0 50.000 Băng dính cuộn 30.000 Dao trổ, dao lam Cái 50.000 Bút mực can Cái 50.000 Giấy can tờ 0 50.000 3 Nhiên liệu, năng lượng Kwh 8,4 1.200 10.050 4 Tiền lương công nhân trực tíêp SX 149.899 5 Bảo hiểm XH, y tế, công đoàn 19%tiền lương 28.481 6 Khấu hao TSCĐ 53.956 Nhà xưởng 21.857 Máy móc thiết bị 32.099 7 Sửa chữa boả trì máy móc thiết bị 7%KHTSCĐ 3.777 8 Lãi vay 30.511 Lãi vay vốn cố định 24.038 Lãi vay vốn lưu động 6.473 9 Chi phí lưu thông, quảng cao, tiếp thị 2% CP 57.770 10 Chi phí quản lý phân xưởng 3%CP 86.656 TỔNG SỐ 3.032.945 Gía thành lắp ráp 01 bộ máy vi tính. Bảng 11 Đơn vị: nghìn đồng TT Khoản mục chi phí Đvt Định mức Đơn giá Thành tiền 1 Nguyên liệu chính Case Cái 1 Mainbaord Cái 1 CPU Cái 1 Ram Cái 1 HDD Cái 1 FDD Cái 1 CD-Rom Cái 1 Monitor Cái 1 Keyboard Cái 1 Speaker Bộ 1 2 Nguyên liệu, năng lượng 12.600 Hộp, giấy bọc đóng gói và phụ kiện Kg 0,7 18.000 12.600 3 Nhiên liệu, năng lượng Kwh 1 1.200 1.200 4 Tiền lương công nhân trực tiếp SX 283.140 5 Bảo hiểm XH, y tế, công đoàn 19%tiền lương 53.797 6 Khấu hao TSCĐ 101.916 Nhà xưởng 41.286 Máy móc thiết bị 60.630 7 Sửa chữa bảo trì máy móc thiết bị 7%KHTSCĐ 7.134 8 Lãi vay 57.632 Lãi vay vốn cố định 45.405 Lãi vay vốn lưu động 12.227 9 Chi phí lưu thông, quảng cáo, tiếp thị 2%CP 110.348 10 Chi phí quản lý công ty 3%CP 165.523 TỔNG CỘNG 5.793.290 Bảng 12:Tính toán giá thành cho 1 năm sản xuất. Đơn vị: nghìn đồng KHOẢN MỤC Thời gian tư khi thực hiện dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8.... 1.Nguyên vật liệu chính 19.139.114 20.264.944 21.390.774 22.516.604 22.516.604 22.516.604 22.516.604 22.516.604 + In trên vải 6.099.600 6.458.400 6.817.200 7.176.000 7.176.000 7.176.000 7.176.000 7.176.000 + In trên Nilon, Giấy bạc 7.641.579 8.091.084 8.540.588 8.990.093 8.990.093 8.990.093 8.990.093 8.990.093 +Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2 4.547.935 4.815.460 5.082.986 5.350.511 5.350.511 5.350.511 5.350.511 5.350.511 + Lắp ráp máy tính 850.000 900.000 950.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 2.Nguyên vật liệu phụ 568.079 601.495 634.912 668.328 668.328 668.328 668.328 668.328 + In trên vải 121.992 129.168 136.344 143.520 143.520 143.520 143.520 143.520 + In trên Nilon, Giấy bạc 4.774 5.054 5.335 5.616 5.616 5.616 5.616 5.616 +Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2 439.171 465.005 490.838 516.672 516.672 516.672 516.672 516.672 + Lắp ráp máy tính 2.142 2.268 2.394 2.520 2.520 2.520 2.520 2.520 3. Nhiên liệu động lực 27.088 28.682 30.275 31.868 31.868 31.868 31.868 31.868 + In trên vải 5.728 6.065 6.402 6.739 6.739 6.739 6.739 6.739 + In trên Nilon, Giấy bạc 1.909 2.021 2.133 2.246 2.246 2.246 2.246 2.246 +Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2 19.247 20.379 21.512 22.644 22.644 22.644 22.644 22.644 + Lắp ráp máy tính 204 216 228 240 240 240 240 240 4.Tiền lương 1.122.000 1.188.000 1.254.000 1.320.000 1.320.000 1.320.000 1.320.000 1.320.000 5.BHXH,YT,CĐ:19%tiền lương 213.180 225.720 238.260 250.800 250.800 250.800 250.800 250.800 6.Khấu hao TSCĐ 475.131 475.131 475.131 475.131 475.131 475.131 475.131 475.131 + Nhà xưởng xây lắp 192.475 192.475 192.475 192.475 192.475 192.475 192.475 192.475 + Máy thiết bị 282.656 282.656 282.656 282.656 282.656 282.656 282.656 282.656 7.Sửa chữa TX MMTB 7%KH TSCĐ 33.259 33.259 33.259 33.259 33.259 33.259 33.259 33.259 8.Lãi vay 393.450 347.115 284.385 221.655 155.130 99.000 75.000 57.000 +Vốn cố định vay Ngân hàng 189.000 157.815 116.235 74.655 32.130 +Vốn cố định huy động khác 156.000 138.000 114.000 90.000 66.000 42.000 18.000 +Vốn lưu động 48.450 51.300 54.150 57.000 57.000 57.000 57.000 57.000 9.Chi phí LT, QC, TT 441.106 464.769 488.038 511.307 509.712 508.326 507.600 507.060 10.Chi phí quản lý công ty 661.659 697.153 732.057 766.960 764.569 762.489 761.400 760.590 TỔNG CỘNG 23.074.066 24.326.268 25.561.091 26.795.913 26.725.402 26.665.805 26.639.990 26.620.640 Bảng 13:Tổng hợp doanh thu qua các năm. Đơn vị: Nghìn đồng KHOẢN MỤC Thời gian từ khi thực hiện dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8…. 1.Sản lượng sản phẩm sản xuất +In trên vải 53.040 56.160 59.280 62.400 62.400 62.400 62.400 62.400 +In trên Nilon, Giấy bạc 490.454 201.658 212.861 224.064 224.064 224.064 224.064 224.064 +Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2 19.094.400 20.217.600 21.340.800 22.464.000 22.464.000 22.464.000 22.464.000 22.464.000 +Lắp ráp máy tính 170 150 190 200 200 200 200 200 2.Gía bán sản phẩm +In trên vải 138 138 138 138 138 138 138 138 +In trên Nilon, Giấy bạc 47 47 47 47 47 47 47 47 +Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31 +Lắp ráp máy tính 5.850 5.850 5.850 5.850 5.850 5.850 5.850 5.850 3.Tổng doanh thu 23.184.641 24.548.443 25.912.246 27.276.048 27.276.048 27.276.048 27.276.048 27.276.048 +In trên vải 7.319.520 7.750.080 8.180.640 8.611.200 8.611.200 8.611.200 8.611.200 8.611.200 +In trên Nilon, Giấy bạc 8.951.357 9.477.907 10.004.458 10.531.008 10.531.008 10.531.008 10.531.008 10.531.008 +Biểu mẫu, tờ rơi quảng cáo B2 4.919.264 6.267.456 6.615.648 6.963.840 6.963.840 6.963.840 6.963.840 6.963.840 +Lắp ráp máy tính 994.500 4.052.000 1.111.500 1.170.000 1.170.000 1.170.000 1.170.000 1.170.000 Bảng 14:Kết quả sản xuất kinh doanh. Đơn vị: nghìn đồng CHỈ TIÊU Thời gian tính từ khi thực hiện dự án Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8…. 1.Tổng doanh thu 23.184.641 24.548.443 25.912.246 27.276.048 27.276.048 27.276.048 27.276.048 27.276.048 2.Tổng chi phí sản xuất 23.174.166 24.326.268 25.561.091 26.795.913 26.725.402 26.665.805 26.639.990 26.620.640 +Trong đó: Lãi vay 393.450 347.115 284.385 221.655 155.130 99.000 75.000 57.000 3.Thuế VAT 11.058 22.218 35.115 48.013 55.065 61.024 63.606 65.541 4.Thu nhập chịu thuế 99.518 199.958 316.039 432.121 495.582 549.218 572.452 589.867 5.Thuế thu nhập DN 15% - - 23.703 32.409 74.337 82.383 85.868 88.480 +Miễn 2 năm đầu, giảm 50%cho 3 năm tiếp 6.Lãi ròng 99.518 199.928 292.337 399.712 421.244 466.836 486.584 501.387 7.Tổng nguồn trả nợ 574.649 675.089 767.468 874.843 896.375 941.967 961.715 976.518 +Khấu hao TSCĐ hàng năm 475.131 475.131 475.131 475.131 475.131 475.131 475.131 475.131 +Lợi nhuận sau thuế 99.518 199.958 292.337 399.712 421.244 466.836 486.584 501.387 8.Nghĩa vụ trả nợ 265.000 530.000 530.000 535.000 540.000 200.000 200.000 - 9.Cân bằng sau trả nợ 309.649 145.089 237.468 339.843 356.375 741.967 761.715 976.518 Chỉ tiêu NPV. - Tổng vốn đầu tư 5.713.680.528 +Vốn tự có, huy động khác 4.213.680.528 +Vốn vay NHNo 1.500.000.000 Bảng 15 Đơn vị: triệu đồng Dòng tiền Thời gian thực hiện dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1.Dòng thu 0 920 971 998 1.039 995 984 980 977 977 977 977 977 -KHCB 475 475 475 475 475 475 475 475 475 475 475 475 -Lợi nhuận 100 200 292 400 421 467 487 501 501 501 501 501 -Lãi vốn vay 345 296 230 165 98 42 18 - - - - - 2.Dòng chi -5.714 -Xây lắp -Thiết bị máy móc 3.Dòng tiền chưa CK -5.714 920 971 998 1.036 995 984 980 977 977 977 977 977 4.Tỉ số chiết khấu 1,00 0,91 0,82 0,74 0,67 0,61 0,55 0,50 0,45 0,41 0,37 0,34 0,31 5.Dòng tiền đã CK -5.714 833 797 741 700 606 543 490 443 401 363 329 298 NPV 830 (Nguồn: từ hồ sơ vay vốn của khách hàng) Giải trình: Tỷ số chiết khấu = 1 NPV = Dòng thu × 1 . (1+0,1)n (1+0,1)n Hệ số chiết khấu bình quân: 10,4%/năm Dòng chi = -5.714 => NPV = 830 > 0 Dự án khả thi. Xem xét về khả năng tổ chức quản lý. Hội đồng quản trị Công ty là cơ quan quyền hành cao nhất, quyết định mọi công việc chính của Công ty, Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 người, Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty là người đại diện cho Công ty. Giám đốc Công ty là người điều hành chung, thực hiện các quyết định, nghị quyết của đại hội cổ đông đã đề ra. Mô hình hoạt động của Công ty cổ phần Nguyên Thảo gồm có phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc kinh doanh, các phòng ban là: Phòng kế hoạch, kỹ thuật, phòng hành chính kế toán, phòng kinh doanh, tổ chức hành chính. Tổng số công nhân dự kiến khoảng 126 người, trong đó trực tiếp là 110 người, gián tiếp là 16 người, chia thành 02 phân xưởng là sản xuất in ấn và lắp ráp máy vi tính. Lực lượng lao động: Công ty có đội ngũ công nhân, thợ kỹ thuật tay nghề cao được đào tạo cơ bản từ các trường dậy nghề, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng in ấn, lắp đặt thiết bị, có thể đảm bảo khả năng sản xuất kinh doanh các sản phẩm đạt chất lượng tốt. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt khi thực hiện dự án để sau này sẽ kèm cặp cho đội ngũ công nhân mới tuyển dụng thêm để sản xuất sớm đi vào ổn định. Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. Dự án đầu tư xây dựng mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của Công ty cổ phần Nguyên Thảo, hoàn thành đi vào hoạt động sẽ tạo ra các sản phẩm về in ấn, quảng cáo, mẫu biểu phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, nộp ngân sách cho nhà nươc hàng năm, mang lại thu nhập ổn định cho trên 126 lao động có công ăn việc làm. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nhận xét, đề xuất sau khi thẩm định của cán bộ tín dụng. Nhận xét: Sau khi thẩm định và xem xét các nội dung có liên quan đến Dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của Công ty cổ phần Nguyên Thảo. Cán bộ tín dụng nhận xét như sau: Tính pháp lý: Đủ điều kiện pháp lý Tình hình tài chính của doanh nghiệp (qua báo cáo kết quả kinh doanh hai năm liền kề và báo cáo đến thời điểm vay vốn): Tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định hiệu quả và có lãi. Hiệu quả của dự án: tạo ra lợi nhuận cho công ty, nộp ngân sách cho nhà nước và tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 100 người. Biện pháp bảo đảm tiền vay: Công ty cổ phần Nguyên Thảo xin vay vốn và thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là nhà xưởng, nhà điều hành, các công trình phụ trợ xây dựng trên đất thuê tại khu công nghiệp Hoà Xá, thành phố Nam Định. (cụ thể theo hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay đã ký). Đề xuất: Sau khi thẩm địn hồ sơ vay vốn Công ty cổ phần Nguyên Thảo. Tôi cán bộ tín dụng đồng ý duyệt cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quyết định cho vay của mình. Phương thức cho vay: Dự án đầu tư - Mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính. Số tiền duyệt cho vay: 1.500.000.000đ Thời hạn cho vay: 60 tháng (kể từ ngày nhận món vay đầu tiên). Thời gian ân hạn trả nợ gốc là: 06 tháng Lãi suất cho vay: 1,05% tháng (thoả thuận điều chỉnh từng thời kỳ theo sự điều chỉnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và phù hợp với lãi suất thị trường vốn được sự thoả thuận của 2 bên). Phương thức trả lãi: Cùng với ký trả nợ gốc, có thể trả dần hàng tháng. Ý kiến của trưởng phòng tín dụng. Nhận xét về nôi dung thẩm định: Nhất trí với nội dung thẩm định của Cán bộ tín dụng. Đồng ý duyệt cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Đề suất duyệt cho vay: Phương thức cho vay: Dự án đầu tủ - mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính. Số tiền duyệt cho vay: 1.500.000.000đ Thời hạn cho vay: 60 tháng ( kể từ ngày nhận món vay đầu tiên). Thời gian ân hạn trả nợ gốc là: 06 tháng. Lãi suất cho vay: 1,05%tháng (thoả thuận điều chỉnh từng thờ kỳ theo sự điều chỉnh của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam và phù hợp với lãi suất thị trường vốn được sự thoả thuận của 2 bên). Phương thức trả lãi: Cùng với kỳ trả nợ gốc, có thể trả dần hàng tháng. Đánh giá chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Kết quả đạt được. Thành tựu phải kể đến đầu tiên trong hoạt động thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định là việc thẩm định tất cả các dự án đề nghị vay vốn bất kể dự án thuộc lĩnh vực hay loại hình doanh nghiệp nào. Điều này cho thấy công tác thẩm định TCDA đã được nâng cao về mọi mặt, từ chỗ còn lúng túng, thụ động trong công tác thẩm định đến nay chi nhânh đã vận dụng phương pháp thẩm định mang tính khoa học với cách nhìn toàn diện hơn, kỹ thuật thẩm định được điều chỉnh dần cả về phương pháp luận và thực tiễn. Chính vì vậy thẩm định TCDA tại chi nhánh đã góp phần mở rộng quy mô hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng giảm rủi ro và nợ quá hạn, tư đó làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng một cách đáng kể đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường. Báo cáo dư nợ cho vay đối với dự án đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 Bảng 16 Đơn vị: triệu đồng STT DỰ ÁN ĐẦU TƯ Dư nợ trong bảng cân đối kế tài khoản kế toán Tổng số Trung hạn Dài hạn Nợ xấu A Các dự án của doanh nghiệp nhà nước 8.519 8.519 0 0 1 Đào tạo, sát hạch lái xe 3.800 3.800 0 0 2 Chế biến lâm sản 1.349 1.349 0 0 3 Xây dựng cầu yên định 1.750 1.750 0 0 4 Xây dựng trường phổ thông trung học 120 120 0 0 5 Xây dựng nhà văn hóa 1.500 1.500 0 0 B Các dự án của các công ty cổ phần 77.030 29.232 17.798 0 1 KD, XD giao thông, thủy lợi, hạ tầng 3.150 3.150 0 0 2 Sản xuất kinh doanh hàng may mặc 41.984 0 41.984 0 3 KD, XD công trình giao thông, SX 2.670 0 2.670 0 4 KD chế phẩm sinh học, chất tẩy rửa 2.972 2.972 0 0 5 Đóng tàu thủy 3.000 3.000 0 0 6 KD thiết bị giáo dục 250 250 0 0 7 Xây dựng nhà máy hóa chất 22.504 19.360 3.144 0 8 KD thiết bị điên, máy văn phòng 500 500 0 0 C Các dự án của công ty TNHH 253.556 225.656 27.900 0 D Các dự án của doanh nghiệp tư nhân 6.530 0 6.530 0 E Các dự án của hợp tác xã 1.000 1.000 0 0 TỔNG CỘNG 346.635 264.407 82.228 0 (Nguồn từ báo cáo dư nợ cho vay đối vơi dự án đầu tư) Thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định được thực hiện theo một quy trình tương đối chặt chẽ và có tính khoa học nên chất lượng thẩm định cao. Đa số các dự án mà Ngân hàng tài trợ đều hoạt động tốt, khách hàng thực hiện hoàn trả vốn và lãi vay theo đúng cam kết với Ngân hàng. Việc thẩm định TCDA chính là căn cứ để ban lãnh đạo xem xet, quyết định có nên cho vay hay không nếu cho vay thi cho vay bao nhiêu, lãi suất và thời gian cho vay như thế nào. Dự án đầu tư được xem xét và thẩm định kỹ càng trước khi cho vay sẽ hạn chế rủi ro ngay từ đầu. Những thành tựu mà Ngân hàng đạt được thể hiện trên các mặt cụ thể như sau: -Về đội ngũ cán bộ: Các cán bộ thẩm định được bố trí phụ trách thích hợp với từng quy mô sản xuất của đơn vị loại hình sản xuất. Với những dự án đầu tư xin vay, cán bộ thẩm định đã đi sâu kiểm tra, xem xet mọi phương diện của dự án, từ đó tiến hành phân tích, đánh giá kỹ càng để đưa ra kết luận cuối cùng là có đầu tư hay không. Xuất phát từ đây mà cán bộ thẩm định đưa ra kỳ hạn nợ rất sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh giúp việc thu nợ đạt kết quả cao. Ngân hàng cũng đã chú ý đến phân tích các ngành mà các doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh. Vì không một cán bộ thẩm định nào có thể hiểu tường tận về mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực, nên tại Ngân hàng đã thực hiệnchuyên môn hoá lĩnh vự cho vay và giao dịch với một phân đoạn cụ thể, mỗi một cán bộ thẩm định phụ trách một số doanh nghiệp nhất định. Chính nhờ đó, cán bộ tín dụng am hiểu về một số chỉ tiêu chung của ngành để so sánh, đối với các chỉ tiêu đó ở doanh nghiệp. -Về trang thiết bị: Cán bộ thẩm định được trang bị máy vi tính với các phần mềm ứng dụng cho soạn thảo, tính toán, lưu trữ đã hỗ trợ cho hoạt động thẩm định, tăng độ chính xác, g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM1099.DOC
Tài liệu liên quan