Đề tài Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tài liệu Đề tài Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ: Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa du LịCH học --------- Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên phủ mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Năm 2004 là năm đất nuớc ta kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại, năm của những ngày lễ lớn 73 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam... trong đó không thể không kể đến lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954- 7/5/2004), một Chiến thắng lừng lẫy năm châu- chấn động địa cầu. Mặc dù đã trải qua nửa thế kỷ đất nước ta đã có những biến chuyển lớn trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội nhưng chắc chắn một điều trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và những người dân Điện Biên nói riêng vẫn còn in đậm những dấu ấn của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Để kỷ niệm sự kiện trọng đại này của đất nước, các ban ngành đang nỗ lực thi đua phấn đấu lập thành tích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Chi...

doc78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Khoa du LịCH học --------- Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên phủ mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Năm 2004 là năm đất nuớc ta kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại, năm của những ngày lễ lớn 73 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam... trong đó không thể không kể đến lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ(7/5/1954- 7/5/2004), một Chiến thắng lừng lẫy năm châu- chấn động địa cầu. Mặc dù đã trải qua nửa thế kỷ đất nước ta đã có những biến chuyển lớn trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội nhưng chắc chắn một điều trong lòng mỗi người dân Việt Nam nói chung và những người dân Điện Biên nói riêng vẫn còn in đậm những dấu ấn của Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Để kỷ niệm sự kiện trọng đại này của đất nước, các ban ngành đang nỗ lực thi đua phấn đấu lập thành tích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ... với mục đích giúp cho người dân nhớ lại trang sử hào hùng của cha anh, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, phát huy truyền thống của cha anh xây dựng đất nước ngày càng giầu đẹp hơn. Đặc biệt, ngành du lịch Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Tổng cục Du lịch Việt Nam đã ban hành những chỉ thị, công văn nhằm chỉ đạo tỉnh Điện Biên và các đơn vị du lịch trong việc triển khai các hoạt động chào mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời Chính phủ quyết định chọn năm 2004 là Năm Du lịch Điện Biên, với mục đích làm nổi bật giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ, giới thiệu nền văn hóa của các dân tộc ở Điện Biên từ đó quảng bá hình ảnh và tiềm năng du lịch của Việt Nam trên trường quốc. Tỉnh Điện Biên được đánh giá có nhiều tiềm năng về khoáng sản, rừng và đất rừng. Điện Biên có một cửa khẩu quốc gia với Lào, và các cửa khẩu tiểu ngạch với Lào và Trung Quốc, có cảng hàng không Điện Biên Phủ đã được Chính phủ cho phép mở các chuyến bay quốc tế đối với các nước trong tiểu vùng; địa bàn rộng, nhiều dân tộc anh em sinh sống mang nhiều bản sắc văn hóa khác nhau; có di tích Điện Biên Phủ được cả nước và quốc tế biết đến đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để Điện Biên phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay du lịch của Điện Biên chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Du lịch chưa dược xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, việc xây dựng một số tour du lịch còn bất cập chưa tận dụng hết được những tiềm năng và ưu thế của vùng du lịch Tây Bắc. Vì vậy, sau khi nghiên cứu tôi đã quyết định lựa chọn Điện Biên Phủ- mảnh đất lịch sử, địa danh gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ làm đối tượng nghiên cứu trong đề tài của mình. Với mục đích sẽ có cơ hội tìm hiểu về mảnh đất lịch sử này, đặc biệt là những tiềm năng du lịch của tỉnh, đồng thời vận dụng những kiến thức đẫ học vào thực tế của tỉnh đưa ra một số định hướng phát triển du lịch của tỉnh trong tương lai. 2. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu tập trung vào hai vấn đề chính là Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour Du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. Dựa trên cơ sở những chủ trương của Nhà nước về Năm du lịch, chỉ đạo của Tổng cục Du lịch, các hoạt động của Năm du lịch và tiềm năng du lịch của Tỉnh để đưa ra ý tưởng thiết lập tour du lịch lịch sử, điều kiện thiết lập tour và ý nghĩa của tour. 3. Phạm vi nghiên cứu. Đây là một đề tài rất mới, không chỉ mới vê nội dung mà đối tượng nghiên cứu cũng rất mới. Mặt khác đề tài có một nội dung nghiên cứu tương đối rộng là Năm du lịch Điện Biên Phủ và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. Năm du lịch Điện Biên Phủ không chỉ diễn ra trong phạm vi của tỉnh mà diễn ra trong phạm vi của toàn quốc với những chương trình hành động mang tính quốc gia có sự tham gia của toàn thể các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước. Du lịch lịch sử là một loại hình du lịch tương đối mới không chỉ ở Điện Biên, nó là một khái niệm tuơng đối mới đối với du lịch Việt Nam, căn cứ trên những tiềm năng phát triển du lịch của Tỉnh, cũng như các điều kiện của tỉnh Điện Biên để thiết lập tour du lịch lịch sử phát triển đúng với tiềm năng du lịch lịch lịch sử sẵn có của Tỉnh đồng thời tận dụng những tiềm năng du lịch khác nhằm thúc đẩy du lịch Điện Biên thành ngành kinh tế mũi nhọn. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tác giả chủ yếu đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Phương pháp điều tra thực địa. Phương pháp bản đồ. Phương pháp so sánh. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tác giả có vận dụng một số phương pháp khác nhằm bổ trợ cho hướng nghiên cứu chủ yếu của đề tài. 5. Đóng góp của đề tài. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về Năm du lịch Điện Biên và vấn đề thiết lập tour du lịch lịch sử Điên Biên Phủ, trong đó tập trung vào vấn đề thiết lập tour du lịch trên cở căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xẵ hội, văn hóa và đặc biệt là tiềm năng du lịch của tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu xử lý tài liệu kết hợp với những kiến thức đẫ học và chuyến đi thực tế tại Điện Biên Phủ, tôi đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế của tỉnh, tận dụng những thuận lợi và cơ hội sẵn có để phát triển du lịch của Điện Biên Phủ tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. 6. Kết cấu của khoá luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khoá luận gồm ba chương. Chương 1: Chủ trương của Nhà nước về Năm du lịch Điện Biên Phủ và ý tuởng thiết lập tour Du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. Chương 2: Thành phố Điện Biên và hệ thống các di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Chương 3: Các hoạt động của Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004 và tour Du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ là mảnh đất lịch sử, gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ – mốc son chói lọi của dân tộc Việt Nam. Đây chính là mảnh đất mầu mỡ, khơi niềm cảm hứng cho biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ của Việt Nam cũng như của nhiều nước trên thế giới. Điện Biên Phủ là đề tài nghiên cứu của nhiều tác phẩm nối tiếng trên tất cả các phương diện khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người biết đến Điện Biên đơn thuần chỉ là mảnh đất gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ mà họ không biết đây là một mảnh đất chứa đựng biết bao nhiêu tiềm năng về du lịch, các di tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, nay là những điểm du lịch lịch sử ý nghĩa. Trong đề tài của mình tôi tập trung nghiên cứu về tiềm năng du lịch lịch sử của tỉnh và việc đưa những tiềm năng này vào tour du lịch lịch sử. Mặc dù, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng được sự giúp đỡ tận tình của Sở Thương mại và Du lịch Điện Biên Phủ, anh Xuân Vũ – Phóng viên báo Điện Biên Phủ. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn – Phó chủ nhiệm khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đẫ nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành bài viết này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Chương 1 chủ chương của nhà nước về năm du lịch Điện biên và ý tưởng thiết lập tour du lịch lịch sử Điện biên Phủ. I. chủ trương của nhà nước về năm du lịch Điện Biên 1. Chỉ đạo của chính phủ và Tổng cục Du lịch . Chiến thắng Điện Biên Phủ là một kỳ tích của nhân dân Việt Nam, đồng thời là niềm tự hào của nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới. Chính vì tầm vóc quan trọng của Chiến thắng này, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Nhà nước ta đã có những chỉ đạo cho ngành du lịch và tỉnh Điện Biên tổ chức thực hiện lễ kỷ niệm sự kiện trọng đại này. Ngày 02 tháng 10 năm 2002 Ban Bí Thư ra Thông báo số 80/TB- TW kết luận về một số chủ trương phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu và việc chuẩn bị tổ chức 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ngày 29 tháng 01 năm 2003 Văn Phòng Chính Phủ ra Thông báo số 11/TB-VPCP kết luận về việc đồng ý lấy năm 2004 là Năm du lịch Điện Biên Phủ và Công văn số 2403/VPCP - KTTH ngày 16/05/2003 của Văn Phòng Chính Phủ về việc chỉ đạo UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Tổng cục Du lịch và các bộ ngành liên quan xây dựng đề án chi tiết tổ chức Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004. Ngày 29 tháng 07 năm 2003 Ban chỉ đạo tổ chức Năm Du lịch Điện Biên Phủ 2004 đã ra Văn bản số 576/CV-UB về việc phân công nhiệm cho các sở ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và ủy ban Nhân dân các huyện, thị, thành phố. Để hoạt động Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004 hấp dẫn, phong phú, đạt hiệu quả cao, có tác dụng thiết thực đúng với tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tổng cục Du lịch đã chỉ đạo Sở thương mại du lịch tỉnh và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn toàn quốc và tỉnh Điện Biên in nhiều ấn phẩm, băng rôn, sách báo, tập gấp, bản đồ du lịch để tuyên truyền quảng bá và phục vụ du khách. Tổng cục Du lịch đầu tư kinh phí chương trình hành động Quốc gia về du lịch hỗ trợ tỉnh tổ chức lễ hội, tổ chức cuộc thi ẩm thực các dân tộc, chủ trì hội thảo tổ chức lễ hội Điện Biên, tổ chức Hội chợ thương mại du lịch tỉnh. Mặt khác, Tổng cục Du lịch giúp đỡ Tỉnh Điện Biên chuẩn bị đội ngũ hướng dẫn viên tiếng Anh, tiếng Pháp lên Điện Biên giới thiệu cho du khách đến thăm quan Điện Biên tại các điểm du lịch, tăng cường gần 100 nhân viên lễ tân, buồng, bàn của trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn trong Tỉnh. Đồng thời Tổng cục hỗ trợ kinh phí cho một số bản làng, xây dựng làng văn hóa du lịch và khôi phục một số nghề truyền thống, khơi dậy bản sắc văn hóa dân tộc phục vụ khách đến với Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004, đồng thời Tổng cục trưởng Võ Thị Thắng có buổi làm việc trực tiếp với Tỉnh để kiểm tra việc chuẩn bị cho Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004. 2. Tỉnh Điện Biên và các đơn vị du lịch trong việc triển khai chủ trương của Nhà nước về Năm du lịch Điện Biên. Được sự giúp đỡ của các bộ ngành TW đặc biệt là Tổng cục Du lịch, Tỉnh đã xây dựng đề án chi tiết tổ chức Năm Du lịch Điện Biên Phủ 2004 và chương trình lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để tập trung chỉ đạo. 2.1. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống nhân dân. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống nhân dân là một nội dung quan trọng nhất và thiết thực nhất để hướng tới kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004. Xuất phát từ những thời cơ thuận lợi mới sau khi chia tách Tỉnh nhất là những chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh miền núi khó khăn, Tỉnh đã tiến hành rà soát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2001-2005. Để điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội với tinh thần phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chủ yếu mà Đại hội Đại Biểu lần thứ IX đã đề ra, tạo tiền đề để Điện Biên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong những năm tiếp theo. Đó cũng là những nội dung rất quan trọng, thiết thực chào mừng kỷ niệm ngày Chiến thắng và Năm du lịch Điện Biên Phủ, trong đó phải kể đến một số nhiệm vụ sau: 2.1.1 Về dịch vụ: - Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đảm bảo tiến độ, chất lượng các hạng mục của dự án trùng tu tôn tạo di tích lịch sử Điện Biên Phủ để khai thác các tiềm năng du lịch theo các loại hình du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. - Xây dựng và phát triển dịch vụ du lịch, có cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng trung tâm thương mại, các cửa khẩu trước mắt là cửa khẩu Tây Trang, Mường Lói, tạo điều kiện để nhân dân tham gia làm du lịch, phát triển dịch vụ du lịch. - Quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang, xúc tiến xin mở cửa khẩu Mường Lói, A Pa Chải để phát triển kinh tế du lịch. 2.1.2 Sản xuất công nghiệp. - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến lương thực, thực phẩm hoa quả... chú trọng chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ du lịch, xuất khẩu. - Phát triển các làng nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, cơ sở dạy nghề gắn với sản xuất kinh doanh phục vụ cho du lịch, xuất khẩu. 2.1.3 về giao thông. - Tiếp tục đầu tư một số tuyến đường giao thông, mở mới và nâng cấp tuyến đường đi A Pa Chải, đi Mường Lói, tuyến đường Tuần Giáo thị xã Lai Châu, tiếp tục nâng cấp, làm mới đường giao thông nông thôn, đường vào vùng kinh tế mới, đường vành đai biên giới. Bên cạnh những nhiệm vụ về kinh tế trên, tỉnh Điện Biên cũng chú trọng đến việc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế xã hội theo hướng nâng cao dân trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân. 2.2. Về các hoạt động tuyên truyền báo chí, xuất bản. Thực hiện chỉ đạo của Ban bí thư và Ban tư tưởng văn hóa TW, tỉnh đã xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức tuyên truyền phục vụ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tuyên truyền quảng bá cho Năm Du lịch Điện Biên Phủ 2004. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung tuyên truyền truyền thống lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam, những kết quả nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh của cả nước, của Điện Biên sau 50 năm xây dựng và trưởng thành đồng thời tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch. Cụ thể là: 2.2.1. Tổ chức biên soạn các tài liệu tuyên truyền kỷ niệm. Các cơ quan thông tin đại chúng của địa phương mở chuyên mục “Tiến tới kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 5 năm thành lập Đảng bộ tỉnh” và phối hợp với báo, đài TW, địa phương tổ chức tuyên truyền phục vụ kỷ niệm. Hiện nay, các báo đài TW thường xuyên đưa các tin, bài và hình ảnh tư liệu, tài liệu về Điện Biên Phủ trong kháng chiến, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phóng viên đài Truyền hình Việt Nam đã thường trú tại Điện Biên để viết bài gửi về đài TW, một số báo chí ngành tiếp tục cử phóng viên viết bài đưa tin về tình hình Điện Biên chuẩn bị tổ chức các hoạt động tiến tới kỷ niệm về Năm du lịch Điện Biên Phủ. Đài truyền hình Việt Nam đã thực hiện chương trình “Cầu truyền hình giao thừa tết Giáp Thân” mở đầu cho chương trình tuyên truyền về Điện Biên Phủ. Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và một số báo chí của thành phố Hồ Chí Minh như Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Công An Thành Phố đã làm tin bài về các sự kiện kỷ niệm 50 năm và Năm du lịch Điện Biên Phủ để tuyên truyền ở khu vực Nam bộ. 2.2.2 Các sản phẩm được quảng bá cho Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004. Công tác xuất bản đã hoàn thành cuốn các Tác Phẩm Văn Học của các tác giả trong tỉnh, cuốn “Kỷ Yếu Hội Thảo”, cuốn “Lai Châu thế và lực thế kỷ 21”, một đĩa CD các bài hát về Địên Biên. Sở văn hóa thông tin đang làm một đĩa VCD các bài hát do nhạc sỹ Điện Biên sáng tác, và cuốn sách tựa đề “50 năm Điện Biên Phủ”. Ban liên lạc các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh tại Hà Nội đã xuất bản cuốn “50 năm Điện Biên Phủ suy nghĩ và nhớ lại” Bên cạnh đó, Tỉnh đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương xây dựng và phát hành các tập gấp quảng bá cho Năm du lịch. Sản xuất với số lượng 40.000 tờ theo makét được phê duyệt với 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp đang phát hành trong và ngoài nước thông qua các kênh truyền dẫn: Tổng công ty hàng không Việt Nam 10.000 tờ, Cục xúc tiến du lịch Tổng cục du lịch 5000 tờ, các Sở du lịch 8000 tờ và một số Công ty kinh doanh lữ hành Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nước Pháp, Nhật. Tập sách ảnh “Điện Biên chào đón du khách” bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp được giao cho Sở thương mại du lịch ký hợp đồng với trung tâm nghe nhìn - Thông tấn xã Việt Nam sản xuất 5000 cuốn được hoàn thành vào tháng 2 năm 2004. Xây dựng biểu tượng (lôgô) Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004 được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời cho phép các cơ sở sản xuất kinh doanh dùng biểu tượng để sản xuất hàng lưu niệm bán phục vụ du khách. Các sản phẩm hàng lưu niệm đã ký kết hợp đồng sản xuất: + Huy hiệu có biểu tượng Điện Biên Phủ: 10.000 chiếc + Biểu trưng tượng đài chiến thắng: 10.000 chiếc + Biểu tượng lôgô du lịch Điện Biên Phủ: 10.000 chiếc + Aó phông cao cấp in biểu tượng Điện Biên Phủ: 3000 chiếc + Mũ thể thao in lôgô du lịch Điện Biên Phủ: 3000 chiếc + Đĩa bằng đồng in lôgô du lịch: 1000 chiếc + Đĩa men in ảnh mầu về Điện Biên Phủ: 3000 chiếc + Đĩa phim về du lịch Điện Biên Phủ: 3000 chiếc Thời gian qua đã có nhiều phim tài liệu sản xuất xong và thực hiện tuyên truyền trên các đài Trung ương, địa phương. Tỉnh đã phối hợp với hãng phim Hà Nội xây dựng bộ phim tài liệu lịch sử 3 tập “Việt Nam Điện Biên Phủ, bản anh hùng ca bất diệt”, phối hợp cùng trung tâm nghe nhìn – Thông tấn xã Việt Nam xuất bản bộ phim “Điện Biên Phủ điểm hẹn thời gian” nhằm tuyên truyền quảng bá cho Năm Du lịch Điện Biên Phủ 2004. Mặt khác Bộ văn hóa thông tin đang sản xuất bộ phim truyện nhựa “Người hàng binh” về đề tài Điện Biên Phủ để phát hành trong dịp kỷ niệm. Hãng phim tài liệu và khoa học Trung ương làm bộ phim tài liệu về 50 năm Điện Biên Phủ, Ban chuyên đề Đài truyền hình Việt Nam đã sản xuất bộ phim "huyền thoại nối tiếp những huyền thoại và Thành phố Điện Biên hôm nay" ... các bộ phim này sẽ được trình chiếu trong thời diễn ra các sự kiện của Năm du lịch và kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đặc biệt tỉnh đã phối hợp với trung tâm thông tin - Bộ thương mại tiến hành xây dựng trang website nhằm giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội và du lịch của tỉnh tới đông đảo người dân trong nước cũng như du khách quốc tế. Ngoài ra tỉnh và các đơn vị du lịch cũng khai thác tận dụng các loại hình quảng bá khác đến công chúng về Năm du lịch Điện Biên: Băng rôn sản xuất 600 chiếc, cờ phướn 300 chiếc, cờ hình chữ nhật 60 chiếc, trong tháng 2 đã tiếp nhận băng rôn, cờ phướn do Tổng cục du lịch hỗ trợ, áp phích 10.000 chiếc để quảng bá trên các tuyến du lịch trong cả nước, biển quảng cáo tấm lớn... 2.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch. 2.3.1 Du lịch lịch sử: Thực hiện thông báo số 80 của Ban bí thư và quyết định phê duyệt dự án trùng tu tôn tạo phát huy giá trị khu di tích lịch sử Điện Biên, được sự giúp đỡ của Bộ văn hóa thông tin, Bộ quốc phòng và các nhân chứng lịch sử, tỉnh đã tập trung chỉ đạo đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án thành phần. + Dự án đồi A1: Các hạng mục của dự án bao gồm nhà giới thiệu, tường rào, lô bộc phá, lô cốt, đường hào... được cắt băng khành thành ngày 15 tháng 4 năm 2004 để phục vụ khách tham quan du lịch. + Công trình sửa chữa nhà bảo tàng Điện Biên Phủ: Các hạng mục của công trình bao gồm cổng vào, bãi đỗ xe, sưu tầm thêm các hiện vật về chiến thắng Điện Biên Phủ để phục vụ khách tham quan. + Dự án Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng: tuyến đường từ bản Công vào hầm chỉ huy, bãi duyệt binh và mừng chiến thắng, nhà bảo vệ, nhà giới thiệu, nhà làm việc của cán bộ văn hóa, hầm làm việc của ban chính trị, hầm của chuyên gia Trung Quốc, hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Thi công theo dấu vết của đường hầm cũ-phục chế từ năm 1989). Được hoàn thành vào giữa tháng 04 năm 2004. + Dự án tượng đài chiến thắng. Đây được coi là dự án quan trọng, tượng đài là biểu tượng của Chiến thắng Điện Biên Phủ, là hóa thân của tinh thần kháng chiến dũng cảm của nhân dân đất Lai Châu cũ và Điện Biên hôm nay. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ do công ty Mỹ thuật Trung ương đảm nhiệm thi công với tổng số vốn là 47 tỷ đồng. Trong đó phần tượng trị giá 27 tỷ đồng, mẫu đúc tượng được chọn sử dụng của nhà điêu khắc Nguyễn Hải, phụ trách thi công và phóng mẫu là ông Nguyễn Duy Năng, phụ trách phần đúc tượng là ông Nguyễn Trọng Hành, giám đốc xưởng đúc kim loại cùng hơn 100 nghệ nhân, công nhân của xưởng đúc kim loại( thuộc viện Mỹ Thuật Việt Nam) đóng trên địa bàn ý Yên-Nam Định thực hiện. Tượng đài được khởi công từ ngày 10 tháng 10 năm 2003. Trọng lượng của khối tượng là 220 tấn, nguyên liệu bằng đồng nguyên chất, chiều cao 13,6 m, chân đế của tượng dài 10 m, rộng 8 m. Tượng đài được đặt trên đồi D1 lịch sử, nơi đây có thể bao quát được toàn bộ vùng lòng chảo Điện Biên Phủ và là nơi diễn ra trận đánh mang tầm vóc quốc tế. Đây là công trình nhằm tôn vinh chiến thắng của dân tộc trong 19 năm trường kỳ kháng chiến, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đáp ứng lòng mong đợi của đồng bào cả nước và bè bạn năm châu. Đây cũng là kỳ tích của những nghệ sỹ, nghệ nhân trong lĩnh vực đúc đồng Việt Nam, với một hy vọng tượng đài này sẽ được ghi tên vào danh sách kỷ lục thế giới. + Khu hầm Đờ cát và cầu Mường Thanh. Tập trung tu sửa cầu Mường Thanh và hầm Đờ Cát để đón khách tham quan trong Năm du lịch. Bên cạnh các dự án chính trên, tỉnh thực hiện các dự án thành phần còn lại gồm: dự án trùng tu tôn tạo đường kéo pháo, dự án trùng tu tôn tạo cứ điểm Him Lam và dự án trùng tu tôn tạo trận địa bao vây tấn công của quân đội ta, hiện đang lấy các ý kiến của các chuyên gia để hoàn thiện. Ngoài các hạng mục thuộc dự án trùng tu tôn tạo di tích lịch sử, tỉnh cũng tôn tạo thành Bản Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất, một di tích lịch sử văn hóa của tỉnh để phục vụ cho lễ hội và khách thăm quan thập phương. B.Về du lịch sinh thái. Tỉnh đang tập trung đầu tư khu du lịch sinh thái Pa Khoang bao gồm khu trung tâm điều hành, nhà khách công an tỉnh, nhà nghỉ của doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 thuộc khu du lịch sinh thái Pa Khoang để phục vụ nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi của khách. Các điểm du lịch Uva, Hua Pe, Hoổi Phạ cũng được quan tâm đầu tư và đưa vào khai thác chính thức. C. du lịch văn hóa. Đây là một loại hình du lịch cũng được tỉnh quan tâm để đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi cũng như tìm hiểu văn hóa của du khách. Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển các bản văn hóa phục vụ khách du lịch, khôi phục và phát triển văn hóa cộng đồng tại các bản. Dự kiến 6 bản văn hóa thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ là bản Mển, bản Uva, bản Ten (thuộc huyện Điện Biên), bản Him Lam II, bản Noong Nhai, bản Piêng Lơi (thuộc thành phố Điện Biên), mỗi hộ được đầu tư 5 triệu đồng để sửa sang nhà cửa, khu vệ sinh chuẩn bị đón khách du lịch. 2.4 công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004. Được sự giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, tỉnh đã mở lớp tập huấn nghiệp vụ lễ tân, nhà, buồng, bàn, bếp cho 150 học viên là cán bộ nhân viên đang hoạt động trong các đơn vị kinh doanh du lịch và một số con em dân tộc trong Tỉnh do giáo viên trường Cao đẳng nghiệp vụ Du lịch Hà Nội giảng dạy. Thông qua các lớp tập huấn này để nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên sẵn sàng cho Năm du lịch. Bên cạnh đó tỉnh đã đề nghị với Tổng cục Du lịch cử cán bộ của Tổng cục giúp Điện Biên trong tổ chức chỉ đạo điều hành trước trong và sau lễ công bố Năm du lịch, cử cán bộ tham gia Ban tổ chức, Ban giám khảo liên hoan ẩm thực. Đồng thời chỉ đạo trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội hỗ trợ đủ lực lượng lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hỗ trợ 20 hướng dẫn viên chuyên nghiệp 10 tiếng Anh và 10 tiếng Pháp. 2.5. Về kế hoạch đón và phục vụ khách. Trong thời gian diễn ra lễ công bố Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004, tỉnh dự kiến sẽ có khoảng từ 8000-1000 lượt khách / ngày đêm Tổng số khách nghỉ ước 6000 khách Tổng số khách ăn 8000 khách Trong khi đó tổng cộng năng lực đón khách du lịch tại địa bàn Điện Biên thời điểm công bố Năm du lịch Điện Biên là 1500 khách. Để chuẩn bị cho kế hoạch đón và phục vụ khách được tiến hành thuận lợi và tạo ấn tượng tốt với khách. Tỉnh đã có một số giải pháp sau: - Huy động 29 cơ sở lưu trú, vói 497 phòng ngủ và 1098 giường, trong đó các cơ sở lưu trú của nhà nước sẽ huy động 100% số phòng. - Để tận dụng những cơ sở lưu trú khác, tỉnh đã giao cho sở Thương mại và Du lịch và các ngành liên quan, UBND thành phố Điện Biên Phủ, UBND huyện Điện Biên huy động các trường cao đẳng sư phạm, trường trung học kinh tế kỹ thuật, trung tâm giáo dục thường xuyên, tu sửa nhà cửa, vệ sinh đường phố để chủ động đón khách và quy định mức thu cho phù hợp. - Mặt khác huy động toàn dân tham gia làm du lịch, chú trọng hỗ trợ cho nhà dân tại các bản văn hóa để tổ chức đón du khách. Để khuyến khích và động viên nhân dân tại các bản văn hóa cải tạo nhà cửa phục vụ đón khách tỉnh đẫ có chính sách hỗ trợ mỗi hộ 5 triệu đồng. - Riêng đối với khách cựu chiến binh, tỉnh giao cho Ban chấp hành Quân sự tỉnh, trung đoàn 82, trường quân chính tỉnh bố trí đón khách. - Đồng thời chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị chu đáo kế hoạch bố trí các phương tiện vận tải để phục vụ khách trong thời gian diễn ra các sự kiện, tổ chức phân luồng các tuyến đường giao thông để đảm bảo an toàn giao thông. - Phối hợp với Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam có phương án đảm bảo thông tin liên lạc cho khách du lịch. Đặc biệt chỉ đạo sở Thương mại và Du lịch phối hợp với UBND huyện Điện Biên và các công ty thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu, các nhà hàng, khách sạn tổ chức các gian hàng ẩm thực để phục vụ du khách trong dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời sẽ tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo an toàn cho du khách. II. ý tưởng về Tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ 1. Khái niệm về du lịch lịch sử Chưa nói đến khái niệm về các loại hình du lịch mà khái niệm về du lịch vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải thảo luận. Vào thời kỳ đầu thế kỷ XX, du lịch được xem như một hiện tượng nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức của con người với quan niệm: “Du lịch là một hiện tượng những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình theo nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền và ở đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được ở nơi khác.” Cùng với sự phát triển du lịch, khái niệm về du lịch đã có những thay đổi cho phù hợp hơn với bản chất của hoạt động và các mối quan hệ kinh tế xã hội đối với du lịch: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình lưu giữ và thu hút khách du lịch.” Trong quá trình phát triển, khái niệm du lịch lại được phân chia thành nhiều loại hình du lịch khác nhau. Dựa trên những tiêu chí khác nhau mà phân chia thành những loại hình du lịch khác nhau. Du lịch lịch sử là một loại hình du lịch được phân chia dựa trên cơ sở đặc điểm địa lý tự nhiên và xã hội nơi du lịch. Đồng thời dựa trên những đặc điểm của loại hình du lịch này đó là đưa du khách đến tham quan tìm hiểu lịch sử của một quốc gia, dân tộc hay lịch sử của một vùng đất... Du lịch lịch sử là một khái niệm rất mới ở Việt Nam nói chung cũng như ở nhiều nước trên thế giới, hiện nay chưa có một khái niệm rõ ràng về loại hình du lịch này. Bằng những hiểu biết của mình và những kiến thức về du lịch đã học được ở trường dựa trên cơ sở trên tôi xin mạnh dạn đưa ra khái niệm du lịch lịch sử như sau: “ Du lịch lịch sử là một lọai hình du lịch nhằm giới thiệu với khách du lịch về lịch sử của một dân tộc, một quốc gia hay một miền đất thông qua việc đưa khách đến những nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, đến các viện bảo tàng lịch sử, viện bảo tàng cách mạng”. 2. Nội dung Tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. Nhắc đến Điện Biên Phủ, ai cũng nghĩ ngay đến đây là mảnh đất gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam, gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mảnh đất ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong kỳ tích Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu - trấn động địa cầu", cũng như những thất bại thảm hại của tên đế quốc Pháp trong cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam. Những di tích này là những tài nguyên du lịch lịch sử vô cùng đặc trưng của Điện Biên, một tiềm năng du lịch chỉ ở Điện Biên mới có được. Trong tour Du lịch lịch sử Điện Biên Phủ du khách được tham quan khu di tích lịch sử Điện Biên, đây là quần thể di tích ngoài trời bao gồm hai phần chính : Tập đoàn cứ điểm của Pháp chủ yếu tập trung ở Thành phố Điện Biên Phủ và sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên cách Thành phố khoảng 30 km. Tham quan khu di tích du khách được thực sự được sống lại những trang sử hào hùng của cha anh, cũng như những gian lao vất vả và sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, du khách sẽ được nghe những câu chuyện thú vị gắn liền với những khu di tích vừa chứa đựng những giá trị văn hoá vừa chưá đựng giá trị về lịch sử. Ngoài ra trong tour Du lịch lịch sử du khách được tham quan Bảo tàng Điện Biên Phủ nơi trưng bày những hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ, tham quan nghĩa trang đồi A1 nơi yên nghỉ của các anh hùng tham gia trong chiến dịch như anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót... nghĩa trang đồi D1, cầu Mường Thanh .... 3. ý nghĩa của việc thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ: Trên thế giới du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu không thể thiếu được trong đời sống xa hội và đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Số khách du lịch tăng từ 637 triệu người năm 2003, năm 2010 con số này ước đạt 937 triệu người. Đặc biệt khu vực Đông Nam á-Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng về du lịch cao nhất, khách du lịch các nước ASEAN năm 2000 là 265.338 lượt người, năm 2003 là 327.050 lượt người dự kiến đến năm 2010 là700.000 lượt khách. Mặt khác trong những năm gần đây, Đảng vầ Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển du lịch. Nghị quyết số 45/CP của Chính Phủ đã chỉ rõ “du lịch là một nghành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”, Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương “Về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới”, Nghị quyết của Đại hội Đảng VIII đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển du lịch sao cho nước ta trở thành một trung tâm thương mại và du lịch tầm cỡ của khu vực. Tiềm năng du lịch của Việt Nam được nhân lên khi đất nước ổn định và từng bước vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ và vận hội để phát triển theo hướng công nghiệp, hóa hiện đại hóa. Việt Nam là thành viên chính thức của Asean, ký hiệp định khung với EU, quan hệ Việt Mỹ được bình thường hóa. Đây là những điều kiện và thời cơ thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam phát triển. Nước ta đã ký kết hiệp định hợp tác du lịch với 11 nước trên thế giới. Quan hệ du lịch với Lào, Thái Lan cũng như các nước tiểu vùng sông Mê Kông có nhiều tiến bộ. Với tư cách là thành viên của tổ chức du lịch thế giới (OMT) và hiệp hội du lịch Châu á-Thái Bình Dương (PATA) và nhiều hiệp hội du lịch song phương, du lịch Việt Nam đã tham gia tích cực và hội nhập dần với trào lưu phát triển du lich thế giới. Trong bối cảnh đó, đã tạo những thời cơ và thuận lợi cho các địa phương có tiềm năng về du lịch phát huy lợi thế của mình, đóng góp vào sự phát triển du lịch chung của quốc gia. Điện Biên Phủ là một Thành phố với nhiều tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch lịch sử với hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ và vị trí vô cùng thuận lợi trong việc liên kết phát triển du lịch với các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Mianma... Để hấp dẫn ngày càng nhiều khách du lịch đến với thành phố lịch sử này, thì việc thiết lập tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là một thành tố quyết định của một chương trình du lịch. Chương trình du lịch hấp dẫn sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến với Điện Biên. Hơn nữa, Điện Biên là một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, điều kiện về vật chất, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém và hạn chế. Nói chung nền kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. Do vậy, việc phát triển du lịch của tỉnh là một điều kiện cần để hòa cùng công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Tận dụng tiềm năng sẵn có của vùng là nơi ghi dấu Chiến thắng Điện Biên Phủ-lừng lẫy năm châu - trấn động địa cầu, để phát triển du lịch cho tỉnh, thì việc xây dựng tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ có một vai trò vô cùng quan trọng. Việc thiết lập tour du lịch lịch sử sẽ tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút khách đến Điện Biên và tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ du lịch khác phát triển như khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí dịch vụ vận chuyển... và ngược lại các cơ sở dịch vụ phát triển sẽ làm phong phú thêm các tour du lịch đến với Điện Biên. Ngành du lịch phát triển có tác dụng thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn cùng phát triển vì du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thương mại, thông tin văn hóa, ngân hàng, bưu điện, giao thông, nông nghiệp... Do đó các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển sẽ tạo điều kiện tương hỗ cho ngành du lịch phát triển. Từ thực tế, ngành du lịch của Điện Biên mặc dù có nhiều tiềm năng lớn, song chưa được khai thác đúng chỗ, chưa xây dựng được những tour du lịch thực sự hấp dẫn khách tham quan. Việc xây dựng tour du lịch lịch sử tạo điều kiện, khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên du lịch lịch sử của tỉnh vốn chưa được khai thác đúng mức thậm chí một số di tích còn bị lãng quên. Việc xây dựng tour du lịch lịch sử này, góp phần làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc về một kỳ tích- Chiến thắng Điện Biên Phủ mà cha ông ta đã lập lên, giáo dục những thế hệ sau hiểu về lịch sử của dân tộc, giúp khách du lịch hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Việc xây dựng tour du lịch lịch sử tạo điều kiện và khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng du lịch khác của tỉnh như tiềm năng du lịch sinh thái ( Điểm du lịch sinh thái Uva, suối khoáng Hua Pe, hồ Pa Khoang... du lịch văn hóa ( du lịch bản làng, du lịch thương mại... ) Tour du lịch lịch sử phát triển góp phần tạo ra và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế khác, góp phần khôi phục các ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm của dân tộc Thái, nghề đan lát của các dân tộc thiểu số, bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống về trang phục, ẩm thực, lễ hội của các dân tộc Tây Bắc. Đặc biệt giao lưu văn hóa giữa các dân tộc làm tăng thêm tình đoàn kết giữa họ, giảm bớt khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi. Từ những xem xét trên có thể thấy việc xây dựng tour du lich lịch sử có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Điện Biên nói chung và phát triển du lịch của tỉnh nói riêng. Chương II Thành phố Điện Biên và hệ thống các di tích lịch sử Điện Biên Phủ I. Thành phố Điện Biên Phủ. Mỗi mảnh đất thường gắn liền với nhiều tên gọi khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển của mình và Điện Biên cũng vậy. Trước đây, Mường Thanh là tên gọi xưa nhất và phổ biến nhất của Điện Biên ( sau này tùy theo cách phiên âm Thái, Việt, Hán mà người ta gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Mường Theng, Mường Then, Mường Thiên...) Đời Lý đất Mường Thanh nằm trong địa hạt châu Lâm Tây. Đời Trần nước ta có 15 lộ thì Mường Thanh thuộc châu Ninh Viễn, lộ Đà Giang. Đến đầu đời Lê, Mường Thanh thuộc châu Phục Lễ, trấn Gia Hưng ( châu Phục Lễ tức Mường Lễ, tức Lai Châu ngày nay) Năm 1469 khi Lê Thánh Tông đặt 12 thừa tuyên thì Mường Thanh thuộc phủ An Tây, thừa tuyên Hưng Hóa. Đến năm Tân Sửu 1841 đời Thiệu Trị, châu Minh Biên mới được đổi tên thành Điện Biên hay Điện Biên Phủ . Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, song phải đến năm 1890 Pháp mới đặt được ách thống trị ở Lai Châu. Theo nghị định ngày 6 tháng 1 năm 1891 của phủ toàn quyền đông Pháp thì Lai Châu ( trừ Phong Thổ ) thuộc đạo quân binh thứ trực tiếp nằm trong khu vực quân sự Vạn Bú. Năm 1910 tỉnh Lai Châu được thành lập, Điện Biên thuộc phủ Điện Biên ( phủ Điện Biên có châu Điện Biên và tổng Tuần Giáo ). Trong suốt thời gian dài thống trị thực dân Pháp đặt Lai Châu dưới chế độ quân quản, đứng đầu châu Điện Biên là một võ quan. Năm 1952 trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc, Điện Biên được giải phóng lần thứ nhất ngày 7 tháng 5 năm1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta, Điện Biên Phủ hoàn toàn được giải phóng, đồng bào dân tộc được hưởng hòa bình. Năm 1955 khu tự trị Thái Mèo sau đổi thành khu tự trị Tây Bắc được thành lập, không có cấp hành chính tỉnh tất cả các châu trong đó có châu Điện Biên trực thuộc khu chỉ đạo của khu Tây Bắc. Tháng 12 năm1962 tại kỳ họp Quốc hội khóa VI đã quyết định thành lập 3 tỉnh: Sơn La, Nghĩa Lộ và Lai Châu lúc đó gồm có 7 huyện và một thị trấn trong đó có huyện Điện Biên. Huyện Điện Biên trước đây có 30 xã và 2 thị trấn. Theo Quyết định số 130 ngày 18 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng đã nâng cấp xã Thành Minh và thị trấn Điện Biên (thuộc huyện Điện Biên) thành thị xã Điện Biên Phủ, là đơn vị hành chính số 9 của tỉnh Lai Châu. Theo Nghị quyết số 22 kỳ họp thứ IV Quốc hội khoá XI (ngày 1 tháng 1 năm 2004) đã chia tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh là Điện Biện và Lai Châu. Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 6 huyện, một thị xã, một thành phố gồm thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Lai Châu, các huyện ; Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo,Tủa Chùa, Mường Lay, Mường Nhé. Năm tháng trôi qua, nhưng ba chữ Điện Biên Phủ đã trở thành tên gọi thân quen với nhân dân của cả nước và bạn bè quốc tế. 1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên 1.1 Vị trí địa lý Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý 20045|-22054| vĩ độ Bắc và 120010|-103036| kinh độ Đông. Nằm cách thủ đô Hà Nội 480 km về phía Tây Bắc, cách thị xã Lai Châu 103 km về phía nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 83,5 km, phía Tây Nam giáp 2 tỉnh Luông Pha Băng và Phong Xa Lỳ của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 360 km. 1.2. Địa hình Điện Biên là một tỉnh có địa hình rất phức tạp, được cấu bởi những dẫy núi cao, xen kẽ những dẫy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và rốc phân bố khấp nơi trong địa bàn tỉnh. Vùng đồi núi cao có diện tích khoảng 200.000 ha, chiếm 65% diện tích toàn tỉnh, có độ cao từ 1000 m trở lên, đỉnh cao nhất là Pú Huổi Luông cao 2187m. Vùng đồi thấp có diện tích 91.100 ha, chiếm 27% diện tích, độ cao trung bình 700 m, độ dốc từ 160-200 Vùng thung lũng có diện tích 25.700 ha , địa hình ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ 150. đặc biệt là lòng chảo Điên Biên Phủ rộng 150.000 ha, với bề mặt bằng phẳng tạo nên cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc. 1.3. Khí hậu: Do nằm ở miền núi Tây Bắc, nên khí hậu Điện Biên là khí hậu nhiệt đới núi cao, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa này Điện Biên chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mưa tập trung cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8 trung bình 300mm. Vào tháng đầu mùa mưa thường có mưa đông, mưa đá. Những tháng giữa mùa mưa nhiệt độ trung bình 260c, nhiệt độ cao nhất trung bình 31oc, nhiệt độ trung bình thấp nhất 23oc. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 sang năm, mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc , khô nhất là tháng 12, tháng 1, lượng mưa trung bình nhỏ hơn 100mm. ở những tháng giữa mùa khô nhiệt độ không khí trung bình khoảng 17oc, nhiệt độ thấp nhất trung bình khoảng 26oc. Trong mùa khô thường có sương mù, nhất là vào tháng 1 tháng 2 sương mù hình thành từ 4h sáng đến 8h mới tan. Đây chính là những yếu tố cần xem xét để xác định mùa vụ du lịch nhằm hạn chế những yếu tố bất lợi của thời tiết làm ảnh hưởng đến việc tham quan du lịch của du khách. Nhiệt độ trung bình năm từ 21oc đến 23oc, lượng mưa trung bình 1700-2500mm, độ ẩm trung bình 83%-85%. 1.4 Tài nguyên thiên nhiên : 1.4.1 Tài nguyên đất: Theo tài liệu đánh giá tài nguyên đất đai Điện Biên có các nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Các loại đất này phù hợp vói các loại cây lương thực, hoa mầu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. 1.4.2 Tài nguyên nước. Điện Biên là đầu nguồn của ba hệ thống sông chính : Lưu vực Sông Đà gồm các nhánh sông chính như Nậm Lay, Nậm Mường, lưu vực sông Nậm Rốm với diện tích lưu vực là 1650km2 là một trong những vùng đầu nguồn của sông Mê Kông, lưu vực sông Mã với diện tích lưu vực là 2550km2. Nếu có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi kết hợp với việc tăng độ che phủ cho rừng thì tài nguyên nước của Điện Biên có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. 1.4.3 Tài nguyên rừng. Rừng Điện Biên có nhiều gỗ quý có giá trị kinh tế cao như Lát, Chò Chỉ, Nghiến, Tấu, Pơ mu, các cây đặc hữu như cánh kiến đỏ, song, mây, tre... Tỷ lệ che phủ của rừng tính đến năm 2003 là 37% diện tích tự nhiên, nhưng chủ yếu là rừng tái sinh và rừng non. Trong những năm gần đây nhờ áp dụng nhiều biện pháp và chính sách bảo vệ và phục hồi rừng tái sinh, nên diện tích rừng được phát triển mở rộng với nhịp độ bình quân đạt 2%/năm. 1.4.4 Tài nguyên khoáng sản: Qua điều tra thăm dò bước đầu Điện Biên có tiềm năng về một số loại khoáng sản như Than đá ở Keo Lôm, Thanh An, Pu Nhi, bạc ở Na Son, vàng ở Chiềng Sơ, Na ủ, nước khoáng ở Mường Luân, Pa Thơm, cao lanh ở Thanh Minh, Noong Luống, Noong Hẹt... Các loại khoáng sản trên đã và đang được khai thác và đưa vào sử dụng, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. 2. Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa: 2.1. Dân số Hiện nay, dân số của Điện Biên khoảng 443,529 vạn người, mật độ dân số bình quân là 47 người/km2. Dân số phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ với 1397,67 người/km2 thấp nhất là huyện Mường Nhé 13,06 người/km2. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khoảng 2,55%. Điện Biên là nơi sinh sống và cư trú của 21 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm 40,4%, dân tộc Mông chiếm 28,8%, dân tộc Kinh chiếm 19,7% còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Lào, Kháng... Do có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất này, nên Điện Biên có một kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú và hấp dẫn những bài ca dao, dân ca, truyền thuyết, truyện cổ tích của các dân tộc, hay các di chỉ khảo cổ, đặc biệt là các lễ hội truyền thống của các dân tộc... tất cả hợp thành sắc thái văn hóa riêng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Điều này đã tạo nên một sức hấp dẫn du khách rất riêng của Điện Biên, mà chỉ ở Điện Biên mới có được, đó là sự đa dạng trong nền văn hóa, mỗi dân tộc sinh sống ở Điện Biên đều có những đặc trưng văn hóa riêng, song cùng sinh sống trên một mảnh đất trải qua nhiều sự kiện lịch sử, họ lại có những nét giao thoa văn hóa rất độc đáo. 2.2. Tình hình kinh tế, xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội mặc dù Điện Biên còn gặp nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở chia cắt, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt. Cơ sở hạ tầng đã được tăng cường song vẫn còn yếu kém, không đồng bộ, nhất là về giao thông, thông tin liên lạc... xa các trung tâm kinh tế trong cả nước, trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ còn thiếu. Nhưng bù lại Điện Biên lại là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó phải kể đến các lợi thế chủ yếu: Điện Biên Phủ có hệ thống di tích lch sử, có cửa khẩu, cảng hàng không và có vị trí là đầu mối giao thông thuận lợi giữa các tỉnh phía Bắc Việt Nam với Lào ( qua cửa khẩu Tây Trang và Mường Lói) với Vân Nam Trung Quốc (qua A Pa Chải) đây là tiềm năng lớn để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và mở rộng giao lưu thương mại và các tỉnh phía Bắc và khu vực Vân Nam Trung Quốc, vùng đông bắc Mianma. Mặt khác, do đặc điểm tự nhiên nhiều sông, suối nên tài nguyên về nước và khoáng sản... là tiềm năng để phát triển thủy điện, thủy lợi, thủy sản, công nghiệp khai thác, đặc biệt là du lịch. Sau khi được chia tách từ tỉnh Lai Châu cũ, tình hình các mặt kinh tế, xã hội của tỉnh Điện Biên đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào. Tổng giá trị giá trị gia tăng (GDP) năm 2003 ước đạt 9.3%, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001-2003 đạt 8,3%/năm. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2003 là nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37,55%, công nghiệp, xây dựng 25,8%, dịch vụ 36,65%. Tổng số vốn đầu tư phát triển dựa trên địa bàn năm 2003 ước khoảng 700 tỷ đồng chiếm 56,8% GDP, thu ngân sách trên địa bàn năm 2003 đạt 46,5 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực năm 2003 đạt khoảng 154 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người ước đạt 230kg/người/năm. Gía trị sản xuất công nghiệp năm 2003 đạt 187 tỷ đồng, đã bước đầu thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào một số lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế như đầu tư thủy điện, sản xuất xi măng, bột giấy, luyện than cốc... Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ thương mại năm 2003 ước đạt 858 tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ du lịch năm 2003 đạt 28,5 tỷ đồng với lượng khách đạt 100.640 người, trong đó khách du lịch quốc tế 8925 người chiếm 8,87%. Đây có thể nói là một kết quả đáng ghi nhận của sở Thương mại và Du lịch Điện Biên trong năm 2003. Xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2003 trên địa bàn ước đạt 2,19 triệu USD, trong đó xuất nhập khẩu đạt 1,59 triệu USD ( trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng địa phương là 0,79 triệu USD) và nhập khẩu là 0,6 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm : Sản phẩm chế biến gỗ, tinh bột sắn, than cốc... Về văn hóa: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng bản làng, gia đình văn hóa phát triển mạnh. Đến cuối năm 2003 toàn tỉnh đã có 21.414hộ/38045hộ đã đăng ký và 89 bản làng/328 bản làng đã được công nhận đạt tiêu chuẩn bản làng văn hóa. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 86/88 xã, đạt 98,86% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh, 8/8 huyện thị và thành phố có lưới điện quốc gia, 58/88 xã, phường có điện thoại đạt 67.1%. Mạng lưới giao thông của Điện Biên cũng đang được nâng cấp và xây dựng mới chuẩn bị cho Năm du lịch. Hệ thống giao thông đường bộ, toàn tỉnh có 3 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ và các tuyến liên huyện. Trong đó phải kể đến các đường quốc lộ chính trên địa bàn tỉnh nối liền Điện Biên với các tỉnh khác: Quốc lộ 6A từ thị xã Lai Châu đi Hà Nội qua hai tỉnh Sơn La và Hòa Bình dài 498km, đoạn chạy qua tỉnh dài 120km; Quốc lộ12 từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lù Thàn dài 195km; Quốc lộ 279 nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117km. Hệ thống giao thông đường hàng không, tỉnh có sân bay Điện Biên Phủ được xây dựng từ thời Pháp thuộc, trước đây là một sân bay nhỏ trở khách từ Hà Nội lên thành phố Điện Biên và ngược lại. Hiện nay, sân bay vẫn đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp để từng bước trở thành sân bay quốc tế có đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam á. Đây sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển du lịch của Điện Biên. Ngoài hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống giao thông đường hàng không thì hệ thống giao thông đường sông của Điện Biên cũng đang được đầu tư khai thác để phát triển du lịch. Điện Biên là một tỉnh có mạng lưới sông, suối dày đặc và những con sông chính như sông Đà, sông Mã nhưng do đặc điểm địa hình bị chia cắt, nhiều thác ghềnh nên hiện nay vận tải đường sông chỉ phục vụ nhu cầu đi lại vận chuyển ở khoảng cách gần. Tuy nhiên trong tương lai đường sông sẽ được khai thác những ưu thế để phục vụ cho ngành du lịch, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hoá dọc sông Đà. Đây là những kết quả ban đầu của kinh tế - xã hội Điện Biên song nó là những cơ sở để tạo tiền đề cho nền kinh tế của Điện Biên phát triển vững chắc hơn trong tương lai. 2.3. Mục tiêu phát triển kinh té, xã hội của Điện Biên đến năm 2003 2.3.1. Quan điểm tư tưởng chỉ đạo phát triển kinh tế, xã hội sau khi chia tách tỉnh. Tiếp tục phát huy truyền thống và những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, đẩy mạnh khai thác tiếm năng thế mạnh, phát huy nội lực đi đôi với mở rộng các mối quan hệ, kết hợp với chỉ đạo điều hành để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo tính bền vững, coi trọng hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trong nền kinh tế thị trường tập trung trọng điểm nhưng đồng thời chú ý toàn diện trong đầu tư phát triển. Gắn phát triển kinh tế với đẩy mạnh các lĩnh vực xã hội nhất là y tế, giáo dục, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm phòng chống các tệ nạn xã hội. Đảm bảo giữ vững ổn định chính trị bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh biên giới, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác cán bộ và công tác cơ sở, đổi mới và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền. Phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu nghị quyết Đại hội lần thứ X do Đảng bộ Lai Châu đề ra vào năm 2004. 2.3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2005 Tốc độ tăng trưởng GDP từ 10-11%, cơ cấu kinh tế xác định là nông, lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp, xây dựng. Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng giá trị ngành nông, lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Phấn đấu cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2004 như sau: Năm 2004, tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp chiếm 36,13%, dịch vụ chiếm 37,24%, công nghiệp, xây dựng chiếm 26,63%. Năm 2005, tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp chiếm 34,98%, dịch vụ chiếm 38,05%, xây dựng chiếm 26,97%. Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất đến năm 2005: ngành nông nghiệp tăng từ 5,5-6%/năm, các ngành dịch vụ tăng từ 12-14%/năm, vốn đầu tư phát triển bình quân 900 tỷ đồng/năm, thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2005 là 70 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 5000 lao động/năm, tỷ lệ đói nghèo đến năm 2005 còn dưới 15%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 12 triệu USD. Riêng về du lịch, ước đạt lượng khách du lịch tăng13,5%, doanh thu xã hội từ du lịch tăng 21%/năm. II. Hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ và các tiềm năng du lịch khác của Điện Biên. 1. Lý do Pháp chọn Điện Biên Phủ làm hệ thống cứ điểm phòng ngự. Dưới con mắt của những viên tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp, Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược cực kỳ lợi hại, đây là trung tâm của những con đường nối liền các biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc. Đây là cánh đồng rộng lớn trù phú, có dân cư đông nhất vùng thượng du Bắc Bộ, sản xuất lúa vùng này thừa thãi có thể đảm bảo nuôi sống từ 2000-2500 người trong mấy tháng. Sân bay có sẵn ở Điện Biên Phủ có khả năng thiết lập cầu hàng không nối liền với đồng bằng, khi cần có thể mở rộng sân bay này gấp hai, ba lần một cách dễ dàng. Từ những xem xét thực tế đó, những viên tướng chỉ huy Pháp đã đưa ra những nhận định trên và quyết định chọn Điện Biên Phủ làm hệ thống cứ điểm phòng ngự gồm 3 phân khu, mỗi phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng. Phân khu trung tâm, là phân khu quan trọng nhất đặt ngay giữa Mường Thanh (nay là Điện Biên). Địch tập trung ở đây 2/3 lực lượng của toàn cứ điểm, chốt giữ nhiều trung tâm đề kháng quan trọng, với hỏa lực cực mạnh để bảo vệ cơ quan chỉ huy trận địa pháo binh, kho hậu cần, sân bay. Che chở cho phía đông phân khu có cả hệ thống cao điểm rất lợi hại đặc biệt là các ngọn đồi A1, C1, D1, E1 được coi là bộ phận phòng ngự quan trọng nhất của phân khu trung tâm. Phân khu Bắc, gồm các trung tâm đề kháng đồi Độc Lập và Bản Kéo. Cùng với cụm cứ điểm Him Lam (thuộc phân khu trung tâm) hai cụm cứ điểm ở phân khu Bắc, tạo thành một tuyến phòng vệ ngoại vi, án ngữ phía Tây Bắc và phía Bắc tập đoàn cứ điểm, ngăn chặn hướng tấn công của bộ đội ta từ hướng Lai Châu vào. Phân khu Nam, là cụm cứ điểm có trận địa pháo binh và sân bay Hồng Cúm, giữ vai trò bọc lót phía Nam tập đoàn cứ điểm và duy trì con đường máu nối liền Điện Biên Phủ với thượng Lào. Pháp đánh giá đây là một “pháo đài bất khả xâm phạm”, với vị trí và cách bố trí như vậy, chúng hoàn toàn tin tưởng rằng có thể lập lại chế độ đế quốc thực dân tại Đông Dương. Nhưng hy vọng của chúng đã hoàn biến mất sau 55 ngày đêm bị vây hãm bởi quân ta, lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ – "lừng lẫy năm châu - trấn động địa cầu", một kỳ tích của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là niềm tự hào của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Cách đây 50 năm Điện Biên Phủ còn là một bãi chiến trường, nay Điện Biên đã “thay da đổi thịt”, một khu dân cư 40.000 dân, với những công trường đang phát triển khắp nơi trên nền những di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp. Những di tích lịch sử cách mạng và những tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Điện Biên Phủ được xem là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế. Họ đến đây để biết đến một trang sử hào hùng của cha anh, để tự hào về dân tộc Việt Nam, họ đến đây để biết đến một kỳ tích của một dân tộc và sự đổi thay của mảnh đất này. 2. Hệ thống các di tích lịch sử Điện Biên Phủ. 2.1 Các cứ điểm đồi A1, đồi Độc Lập, đồi Him Lam 2.1.1 Đồi A1. Ai đến thăm Điện Biên, từ sân bay vào hay từ bến xe đi xuôi theo đường 42 sẽ thấy một dãy đồi chạy từ phía bắc Mường Thanh xuống. Đây là dãy đồi phía đông nối liền với phân khu trung tâm nổi tiếng với trận đánh của quân ta trong đợt tấn công thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ. Người Pháp gọi những trận ấy là “chiến trận năm quả đồi” (la bataille des cinq collnes). Trong tất cả các dãy đồi phía đông , đồi A1 có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống cứ điểm của Pháp, ngày nay đồi A1 được xem là một điểm dừng chân không thể thiếu của du khách đến Điện Biên. Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Có hai đỉnh, đỉnh Tây Bắc cao hơn 490m, đỉnh Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội ta đặt cho một quả đồi, rồi ký hiệu ấy đã trở thành tên, một cái tên này gắn với chiến công và trở thành bất tử. Nếu như cái tên A1 được thay thế bằng một mỹ từ khác thì cũng không đủ sức gợi cảm bằng ký hiệu đã được lịch sử công nhận. Đồi A1 gắn với Điện Biên cũng như Ngọc Hồi gắn với Đống Đa... Đồi A1 được Pháp đặt tên là Ê-li-an 2 (Eliane) , trong chiến dịch này, những tên tướng viễn chinh Pháp đã dùng tên của những người con gái đẹp nước Pháp để đặt tên cho cứ cho cứ điểm của chúng. Nào là Bêatơrixơ cho đồi Him Lam, Gabrielle cho đồi Độc Lập, Annơmari cho đồi Bản Kéo... với mục đích nhằm khích lệ quân tướng xả thân bảo vệ cứ điểm như bảo vệ người đẹp. Đứng trên đồi A1 có thể bao quát phần lớn lòng chảo Điện Biên. Phía Tây của quả đồi, bên tay trái là đồi E1, C2, D1, C1... Trước mặt là toàn cảnh thành phố Điện Biên , bên kia đường là sông Nậm Rốm, xa xa là hầm Đờ cát. Đồi A1 có vị trí đặc biệt quan trọng trong những cao điểm phía đông, thấy được vị trí này Pháp đã xây dựng đây là cứ điểm quan trọng nhất của tập đoàn cứ điểm Pháp, cứ điểm này được đánh giá "mất đồi A1 coi như bị thất thủ". Nó như một “bình phong án ngữ phía đông Mường Thanh”, chặn đường tiến công của bộ đội chủ lực ta, bảo vệ cho sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Pháp tại Điện Biên Phủ, Pháp đã bố trí ở đây một lực lượng quân hùng hậu. Hầm cố thử Đại Liên có hệ thống điện thoại, lô cốt cây đa cụt, hàng nghìn mét hào công sự với chục hầm bắn có nắp, có hàng rào dây thép gai bảo vệ. Xung quanh đồi có nhiều cứ điểm khác yểm trợ như đồi C2, C3, D1. Đặc biệt từ hầm Đờ cát có hệ thống hào công sự vượt qua sông Nậm Rốm làm đường tiến công cho bộ binh và xe tăng Pháp yểm trợ, bảo vệ đồi A1 khi cần thiết. Du khách đến thăm đồi A1 sẽ được nghe diễn biến hơn một tháng chiến đấu của bộ đội ta để dành lại đồi (Từ 20/4-5/5/1954). Tận mắt nhìn thấy di tích quan trọng này, chứng tích của chiến tranh vẫn còn in đậm nơi đây; đó là cái hố hình phễu to bằng cái ao- dấu tích của khối bộc phá nghìn cân từ trong lòng đồi A1, làm rung chuyển tập đoàn cứ điểm của Pháp; chiếc xe tăng 18 tấn mà tên quan ba Héc-vu-ê mang từ trung tâm lên để phản kích quân ta. Thăm quan đồi A1 du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Điện Biên , nghe những câu chuyện về những quả đồi như đồi Cháy, đồi F... Đồi A1 không chỉ là quả đồi mang dấu tích của chiến thắng Điện Biên Phủ, mà nó còn chứa đựng biết bao những câu chuyện thú vị về tên gọi của nó qua các thời kỳ lịch sử, mỗi lần thay tên là một lần thay đổi số phận, khi mang tên đồi Lạng Chượng là sân khấu của tấn bi kịch hiếu tình trong thời kỳ xung đột giữa các chúa đất, đồi Dồn Tây là một nỗi buồn của thời kỳ mất nước, đồi A1 là tên mang lại chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây thực sự là những điều hấp dẫn du khách khi thăm quan đồi A1, nó không chỉ là một di tích mà nó đẫ được nhân cách hóa như một nhân vật lịch sử. Hiện nay, để phục vụ cho Năm du lịch Điện Biên Phủ, tỉnh đã có dự án trùng tu tôn tạo đồi A1, dự án nằm trong dự án trùng tu tôn tạo di tích lịch sử Điện Biên Phủ , là một trong 8 di tích trọng điểm của quần thể di tích. Dự án đồi A1 gồm 7 gói thầu, hiện nay công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ương đang tiến hành triển khai đồng loạt các hạng mục của dự án. Việc trùng tu tôn tạo cũng gặp một số khó khăn do yếu tố thời tiết và tính chất của công trình làm sao tạo cho khách tham quan hình dung được những diễn biến trong trận dành lại đồi A1 của quân ta. 2.1.2 Đồi Độc Lập. Nếu đồi A1 là một "bình phong án ngữ" phía đông thì cứ điểm trên đồi Độc Lập có một vị trí cực kỳ kiên cố của địch án ngữ đường Lai Châu-Điện Biên che chở cho sân bay Mường Thanh của địch đã bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn ngày 14/3/1954, đây là trận thắng thứ hai trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Cũng giống như đồi A1, đồi Độc Lập được Pháp đặt tên là Gabrielle tên một người con gái đẹp của nước Pháp. Trước cái tên Độc Lập và Gabrielle đồi này có tên là Pú Vắng( theo tiếng Thái ) nghĩa là đồi vực. Sở dĩ có tên gọi này là vì có một cánh đồng trũng dưới chân đồi. Đồi Độc Lập dài dài hình bầu dục, đỉnh cao gần 500m nơi đây đã ghi lại chiến công của quân và dân ta. Đến thăm đồi Độc Lập du khách sẽ hiểu hơn về địa danh này và chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ của ông cha ta. 2.1.3. Đồi Him Lam. Nhân dân ở đây vẫn quen gọi là đồi Phan Đình Giót tên người anh hùng bất tử với chiến công lấy thân mình lấp lỗ châu mai, góp phần vào trận thắng lợi mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ . Cứ điểm Him Lam có vị trí kiên cố án ngữ đường Tuần Giáo-Điện Biên và che chở cho khu trung tâm Mường Thanh của địch đã bị quân ta tiêu diệt ngày 13/3/1954, Pháp coi Him Lam là một "pháo đài bất khả xâm phạm", pháo đài do chính tay một cố vấn Mỹ ở chiến trường Triều Tiên vẽ kiểu và trực tiếp đôn đốc xây dựng và tổ chức phòng ngự. Tướng Mỹ ông Da-ni-el đã cùng tướng Na-va thân chinh tới tham gia ý kiến và cả Bộ trưởng Bộ quốc phòng Pháp ông Pơ-lê-van cùng các tham mưu trưởng các binh quân chủng Pháp cũng đến tận nơi kiểm tra... đây là một cứ điểm được xây dựng khá công phu của Pháp song trước tinh thần quyết chiến của quân ta nó đã bị tiêu diệt ngay từ đợt tấn công đầu tiên của quân ta mở màn cho chiến thắng Điện Biên Phủ. Nếu du khách có thời gian, hãy dành trọn một ngày để tham quan những di tích còn lại xung quanh thành phố như cứ điểm Bản Kéo, Hồng Cúm, đồi E1... đặc biệt đến với Điện Biên trong năm 2004- Năm du lịch Điện Biên Phủ, du khách đừng bở lỡ cơ hội tham quan đồi D1 nơi có tượng đài chiến thắng Điện Biên- biểu tượng của tinh thần Điện Biên Phủ, một công trình kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ . 2.2 Khu vực trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp ( khu hầm Đờ cát). Khách tham quan đến thăm Điện Biên Phủ, không ai không ghé thăm hầm chỉ huy của tập đoàn cứ điểm khổng lồ của Pháp đẫ bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Đây là cơ quan đầu não của binh đoàn tác chiến Tây Bắc (G.O.N.O) của đội quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương do tên đại tướng Christiane de castries chỉ huy và là mục tiêu cuối cùng quyết định của các chiến sỹ Điện Biên Phủ trong suốt chiến dịch lịch sử này. Sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ( địch gọi là Ê-péc-vi-ê theo tiếng Pháp nghĩa là "chim cắt") nằm trên hữu ngạn sông Nậm Rốm, cách đồi A1 khoảng 500m về phía Tây Bắc. Sở chỉ huy đặt trong một hầm bằng gỗ được xây trong đất khá kiên cố, với những phiến gỗ tròn và những bao cát trồng lên nhau tạo thành mái hầm vững chắc, bên trên được che chở bởi các vòm sắt uốn cong có gắn những ăng ten điện đài. Hầm rộng 20m dài 8m, chiều cao 2,5m. Hầm có hai cửa, một cửa quay về hướng đông, một cửa quay về hướng nam, trước cửa hướng đông có bia ghi chiến công kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ. Gần cử phía nam có một của nách thông sang hầm tổng đài, bên trong hầm Đờ Cát có bốn gian, mỗi gian có 36m2, cao 2,5m, những bức tường ngăn dầy gần 1m thông giữa 4 gian là một đường hành lang chạy dọc. Trong hầm có đủ tiện nghi để sinh hoạt và làm việc, gian nào cũng có giường gấp căng vải bạt, ghế gấp, bàn gấp, có đèn, có máy đièu hòa nhiệt độ, có bồn tắm... Đây là điểm tham quan khá hấp dẫn khi du khách được nghe về chiến công bắt sống tướng Đờ Cát cùng toàn thể bộ tham mưu của quân ta vào ngày 7/3/1954. 2.3 Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng - đồi Đại Tướng Đến với Điện Biên Phủ, không ai lại không mong chờ được tham quan Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng- đồi Đại Tướng. Đây thường là điểm tham quan sau khi đã tham quan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của pháp tại thành phố. Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về hướng đông. Nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử như hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, nhà làm việc của bộ tư lệnh mặt trận... Từ thành phố Điện Biên theo hướng Tuần Giáo (quốc lộ 279) km63+450 thì rẽ trái, đi khoảng 15km sẽ đến Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng. Con đường dẫn vào sở chỉ huy nếu ai đã từng qua chắc không thể quên, con đường bắc ngang qua những dãy núi Mường Phăng, núi Khau Huốt, núi Huổi Sáng... những bản làng dân tộc của người H’mông, bản người Xá, người Thái... Đây là một mảnh đất có nhiều ưu thế trong quân sự, đất tuy cao nhưng không cao lắm, tuy rộng phẳng nhưng có núi rừng kín đáo; lương thực thì dồi dào, dân tình thì thuần phác, đường đi từ Mường Phăng xuống lòng chảo cũng tiện, nếu đi vòng theo đường ô tô hiện nay thì khoảng 30km, nếu đi tắt qua lối Tà Lèng thì chỉ trên 10 km. Với những lợi thế này mà trong các thời đại xưa Mường Phăng đã được chọn làm nơi dụng võ của các nghĩa quân. Sau hội nghị Thẩm Púa ngày14/1/1954 Bộ tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ đã chuyển từ hang Thẩm Púa huyện Tuần Giáo về khu rừng Phiêng Nặng, xã Mường Phăng. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ tên Mường Phăng là một địa danh quen thuộc trong tâm trí của người dân, họ vinh dự được bảo vệ ngay trên mảnh đất của mình cơ quan đầu não của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày nay trong thời đại mới được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương Mường Phăng đã có nhiều đổi mới . Theo quyết định số 313/VH-VP do bộ trưởng bộ văn hóa Hoàng Minh Giám ký ngày 28/4/1992 Nhà nước quyết định dành 200 tỷ đồng cho việc trùng tu tôn tạo khu di tích Điện Biên. Dự án trùng tu tôn tạo sở chỉ huy Mường Phăng khoảng 12 tỷ đồng đã hoàn thành vào ngày 30/4 để phục vụ mừng 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm du lịch Điện Biên 2004. Ngoài ra trong hệ thống các di tích lịch sử Điện Biên Phủ, có các ngọn đồi C1, C2, E1 là những cứ điểm phòng thủ kiên cố bảo vệ khu trung tâm của địch, tại đây cũng diễn ra những trận đánh rất ác liệt. Hiện cũng đang được trùng tu tôn tạo nhằm phục chế lại những cảnh quan của chiến trường để phục vụ cho mục đích tham quan du lịch của du khách. Để hiểu đầy đủ về chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa mời du khách đến tham quan bảo tàng Điện Biên Phủ, nơi lưu giữ những hiện vật, sơ đồ, hình ảnh về chiến dịch lịch sử này. Đối diện với Bảo tàng Điện Biên Phủ là nghĩa trang đồi A1, nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đặc biệt, nghĩa trang là nơi yên nghỉ của các anh hùng bất tử Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can...Nghĩa trang đã trở thành nơi thăm viếng của nhân dân và du khách bốn phương và là nơi diễn ra lễ dâng hương để tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sỹ trong những dịp lễ khánh tiết của tỉnh. Hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ đẫ trở thành những đối tượng tham quan du lịch hết sức đặc biệt, nó không chỉ hấp dẫn khách tham quan bởi tính lịch sử, tính thời đại mà nó là những bằng chứng cho một kỳ tích của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, là niềm tự hào của nhân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Do vậy việc bảo vệ giữ gìn khu di tích là trách nhiệm của cả cộng đồng, xây dựng nó thành điểm tham quan không thể thiếu trong các tuyến du lịch của quốc gia, từ đó tạo điều kiện để khai thác các tiềm năng du lịch khác của tỉnh. 3. Tiềm năng du lịch khác của Điện Biên Phủ. Ngoài tiềm năng lớn về du lịch lịch sử Điện Biên còn là một mảnh đất gắn liền với những huyền thoại trong những thời kỳ khác nhau, là địa bàn cư trú của 21 dân tộc thiểu số với những nét văn hóa đặc sắc của vùng Tây Bắc, mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi về cảnh sắc thiên nhiên. Chính vì vậy mảnh đất này còn chứa đựng nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. 3.1 Di tích thành Bản Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất. Có những vùng đất ở thời nào cũng oanh liệt, lịch sử tồn tại của nó gắn liền với những sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử vĩ đại, trong lòng nó chứa đựng nhiều di tích vô giá, dân gian gọi đó là vùng đất phát tích, Điện Biên Phủ là một trong số đó. Từ cổ xưa, Điện Biên đã là nơi cư trú của loài người, điều này có thể chứng minh qua kho tàng thần thoại, truyền thuyết của các dân tộc. Vào thế kỷ VI, VII ở vùng Vân Nam (Trung Quốc) quốc gia Nam Chiếu ra đời. Những cuộc tranh chấp giữa Nam Chiếu và các tộc người khác thường diễn ra sau đó đã làm cho vùng Nam Trung Quốc và Bắc Đông Dương bất ổn định. Trong thời kỳ này đất Mường Thanh (Điện Biên ) cũng trải qua nhiều biến động lớn. Đến thế kỷ IX, X người Lự ở Mường Thanh đã phát triển khá mạnh, từ phía Bắc họ phát triển thế lực khắp lòng chảo Mường Thanh và ảnh hưởng mạnh sang các khu vực Sìn Hồ, Mường Lay, Tuần Giáo... Thế kỷ XI, XII người Thái đen từ Mường Ôm, Mường Ai tràn xuống Mường Lò ( Nghĩa Lộ), trong thời gian đó họ làm chủ cả một vùng Mường Lò qua Mường La tới Mường Thanh. Cũng từ đây cuộc tranh chấp Mường Thanh giữa người Lự và người Thái diễn ra liên miên, khi thì người Lự khi thì người Thái làm chủ vùng đất này, nhưng các thủ lĩnh của họ đều thuần phục triều đình Trung ương Lý-Trần. Sang thế kỷ XV, nhà Lê sơ đã có nhiều cố gắng củng cố biên cương, thực hiện chính sách nhu viễn, đoàn kết các tù trưởng các dân tộc thiểu số. Do biên cương được củng cố Tây Bắc ổn định hơn. Năm 1643 trấn Hưng Hóa được thành lập. Mặc dù vậy các thủ lĩnh người Lự vẫn cơ bản làm chủ Mường Thanh và trong thời kỳ này họ đã xây dựng thành Tam Vạn ở phía Nam Mường Thanh. Thành Tam Vạn có diện tích rất lớn bằng 1/5 cánh đồng Mường Thanh . Phía trước thành có hai chiến lũy dài tới ba cây số, cao vượt đầu người, chân lũy được trồng tre kín mít và đào hào sâu phái trước. Nội thành rộng hàng chục cây số vuông, bao gồm mấy xã mà trung tâm là xã Sam Mứn ngày nay. Theo Hưng Hóa kỷ lược, tương truyền trong thành có 3 vạn dân đinh, ba vạn cối giã gạo bằng sức nước nên nó được gọi là thành Tam Vạn (tiếng Thái là Sam Mứn). Qua 19 đời, các thủ lĩnh người Lự chiếm Mường Thanh, Tam Vạn đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, dinh luỹ kiên cường của Tây Bắc và đặt dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền phong kiến Trung ương. Mãi cho tới thế kỷ 18, dưới thời Vua Bảo Thái, kẻ thù từ phía Nam Trung Quốc (giặc Phẻ) tràn sang chiếm mất thành Tam Vạn. Hoàng Công Chất, vị lãnh tụ nông dân Thái Bình tính đường cố thủ lâu dài để chống lại triều đình Phong kiến. Lúc đầu họ Hoàng đóng ở thành Tam Vạn, sau đó nhận thấy tuy rộng nhưng cách bố phòng quá sơ sài, không hợp với các loại vũ khí mới xuất hiện thời đó như súng thần công, súng hỏa mai… lại không phù hợp với sự phòng thủ từ Lào sang từ xuôi đánh lên. Hoàng Công Chất quyết định xây dựng thành Chiềng Lê (nay thường gọi là thành Bản Phủ) – nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên – cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9km). Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng. Thành rộng 80 mẫu, dựa lưng vào dòng sông Nậm Rốm, có đường thành đắp bằng đất, trồng tre gai mang từ Thái Bình lên vây kín, bên ngoài có hào rộng từ 4 – 5m, sâu 10m. Thành cao 5m, mặt thành rộng 4 – 6m, trên đó ngựa voi đi lại được, thành có 4 cửa; tiền, hậu, tả, hữu, ở mỗi cửa có đắp đồn cao, có vọng, tiêu và lính gác. Trong thành có khu ngoại vi là nơi lính đóng, ở đây họ Hoàng cho đào 133 chiếc giếng và ao hình dạng khác nhau vuông, tròn, tam giác, lục giác, bát giác để trữ nước cho quân lính tiêu dùng. Để ghi nhớ công ơn của Hoàng Công Chất, nhân dân các dân tộc Mường Thanh đã dựng đền thờ ông ngay ở trung tâm thành Bản Phủ để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân. Ngôi đền nằm cách thành phố Điện Biên Phủ ngày nay 12 km về phía Tây nam là di tích lịch sử văn hoá quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn của người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Điện Biên) khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ. Đền là điểm du lịch hấp dẫn của Điện Biên, ngoài ra đền còn là nơi tín ngưỡng của nhân dân trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng hai âm lịch hàng năm. 3.2. Tiềm năng du lịch sinh thái của Điện Biên Phủ. Du lịch sinh thái là một loại hình Điện Biên có nhiều tiềm năng, nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả. Do còn thiếu cơ sở vật chất cũng như các thiết bị, hướng dẫn viên để phục vụ cho loại hình này. Trong các điểm du lịch sinh thái của Điện Biên không thể không kể đến điểm du lịch hồ Pa Khoang, điểm du lịch sinh thái Uva, suối khoáng nóng Hua Pe, khu du lịch Huổi Phạ... 3.2.1. Hồ Pa Khoang. Hồ Pa Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, có vị trí thuận lợi nằm kề quốc lộ 279 cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch – Mường Phăng. Đây là một hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Lai Châu trên độ cao 908m so với mặt biển, hàng năm hồ Pa khoang bổ sung thêm cho công trình đại thuỷ Nậm Rốm 45 triệu m3 nước. Đồng thời là khu du lịch Pa Khoang có tổng diện tích 2400 ha trong đó: diện tích rừng 1320ha đất nông nghiệp 300ha, đất xây dựng cơ bản 150 ha, diện tích mặt nước 600ha (có sức chứa là 37,2 triệu m3 nước). Khu vực hồ có nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch như: thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ dưỡng… Trong các thảm rừng trong hồ có nhiều thú và nhiều hoa phong lan đủ chủng loại. Dưới hồ có nhiều loài cá và thực vật nổi (đã thống kê được 65 loài thực vật nổi, 14 loài động vật nổi, 6 loài động vật đáy…). Hồ Pa Khoang nằm ở trung tầm nhiều ngọn núi, giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo nên một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu, những luồng gió nam mát dịu, vút tầm mắt ra xa ngắm mây trời non nước hoặc chèo thuyền du ngoạn, ngắm cảnh. Tất cả tạo một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ lòng người. Đặc biệt trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc anh em còn lưu giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có… Trong tương lai không xa hồ Pa Khoang là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh. Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Pa Khoang trị giá hàng chục tỷ đồng hiện đang được triển khai từ nay đến năm 2005. 3.2.2. Suối khoáng nóng Hua Pe. Suối khoáng nóng Hue Pe thuộc xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 5km về phía Tây Bắc. Tại đây có nguồn nước khoáng lớn với nhiệt độ thường xuyên khoảng 600C, bên cạnh là hồ nước nhân tạo Pe Luông quanh năm gió lộng, hình thành nên điểm du lịch sinh thái tắm nước khoáng nóng và nghỉ dưỡng chữa bệnh, thu hút ngày càng đông du khách. Hiện nay, Điện Biên tiếp tục đầu tư nâng cấp đường giao thông vào khu suối khoáng đầu tư mở rộng cơ sở vật chất phục vụ du lịch… Do đó, trong tương lai không xa suối khoáng nóng Hue Pe sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái đầy triển vọng của tỉnh Điện Biên. Do cách trung tâm thành phố không xa (khoảng 5km) là điều kiện hết sức thuận lợi để du khách sử dụng loại sản phẩm du lịch này, làm tăng tính hấp dẫn cho Tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. 3.2.3. Điểm du lịch sinh thái Uva: Uva thuộc xã Noong Luông, huyện Điện Biên, cách trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km. Tại đây có nguồn suối khoáng quanh năm với nhiệt độ từ 600c – 650c. Đến đây khách du lịch có thể thưởng ngoạn, hòa mình với thiên nhiên hùng vĩ và tận hưởng những dịch vụ hấp dẫn, đắm mình trong nước khoáng nóng thiên nhiên. Bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức những giá trị tinh hoa văn hóa – vùng văn hóa cổ của đất Mường Thanh trường tồn hàng ngàn năm lịch sử tại đây. Cùng với sự nâng cấp đường giao thông vào tới điểm du lịch, đầu tư nâng cấp các dịch vụ du lịch… Uva được xây dựng thành khu du lịch tham quan nghỉ dưỡng và chữa bệnh thu hút ngày càng nhiều khách trong và ngoài nước. Điểm du lịch sinh thái Uva gồm Hồ Uva diện tích 73.000m2 có dịch vụ bơi thuyền, câu cá giải trí, khoa vật lý trị liệu 12 phòng mát xa, nhà tắm gia đình gồm 10 phòng, bể tắm ngoài trời diện tích 320m2, chiều sâu trung bình 1,5m. Trong tương lai, đây sẽ là điểm du lịch nghỉ dưỡng và chữa bênh lý tưởng với những tiện nghi đầy đủ và dịch vụ hoàn hảo. 3.2.4. Động Pa Thơm Động Pa Thơm nằm ở phía tây huyện Điện Biên, giáp với biên giới Việt Lào. Nhân dân địa phương gọi là “Thẩm Nang Lai” (hang nhiều nàng tiên). Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, cửa động hình mái vòm, cửa cao 12m, rộng 17m mái đá nhô ra 7m. Chính giữa lối vào là một khối đá khổng lồ sừng sững giống như đầu voi đang rũ xuống. Chiều sâu động khoảng hơn 350m chạy theo hướng Nam. Động có 9 vòm lớn nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng chừng 20m. Lối vào động giáp cửa hang có ba khối đá lớn nằm ngang uốn lượn như con trăn khổng lồ ngăn đôi động và tạo thành hai lối vào ra. Ngay từ ngoài cửa hang đã có nhiều nhũ đá với nhiều hình hài hết sức sống động, nhũ đá óng ánh, mầu sắc huyền ảo lung linh dưới ngọn nến. Các vòm động đều cao vút, mỗi vòm tựa như là một tòa điện nguy nga, lộng lẫy, khối nhũ nhô lên, những mảng đá đủ mọi hình tượng mềm mại từ trên mái rủ xuống những tua rua óng ánh. Bên vách những khối đá như những dòng thác lớn đang chảy. Ngoài giá trị về cảnh quan, Động Pa Thơm được gắn với những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa, làm cho cảnh quan thêm chất thi ca trở thành địa danh du lịch hấp dẫn. Ngoài động Pa Thơm, đến Điện Biên nếu du khách có sở thích về du lịch hang động thì đến với hang Thẩm Púa (hang thuộc xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo). Đây là một hang sâu, rộng và cao gồm 10m, có nhiều ngách. Giữa hang có phiến đá bằng phẳng như mặt bàn. Du khách đến đây để ngắm nhìn nhũ đá có hình thù khác nhau như rồng, phượng, sư tử… hoặc những đóa phong lan tuyện đẹp. Nơi đây người dân địa phương còn phát hiện được rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá và một số mẩu xương động vật hóa thạch, hang Thẩm Púa còn là sở chỉ huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây ngày 14/1/1954 đã diễn ra hội nghị quan trọng, quyết định cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hiện nay, hang đang được đề nghị xếp hạng di tích và là điểm tham quan, tìm hiểu, thưởng thức thiên nhiên của du khách. Nếu du khách đến Điện Biên bằng đường bộ, chắc chắn phải vượt qua đèo Pha Đin dài 37km một con đèo ngoạn mục. Một con đèo đã đi vào thơ ca của nhiều tác giả. Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát (Tố Hữu) Pha Đin theo tiếng Thái nghĩa làTrời Đất, theo truyền thuyết địa phương là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Xưa kia vì có tranh chấp giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu, người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc hai bên phi hướng vào nhau nơi gặp giỡ sẽ là ranh giới. Ranh giới đó chính là đèo Pha Đin ngày nay. Với độ cao trên 1000m, con đường đèo khúc khuỷu chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Qua đèo Pha Đin du khách sẽ khám phá được thiên nhiên hùng vĩ và ngoạn mục giữa baola điệp trùng của cảnh núi rừng Tây Bắc. Còn nếu du khách đi bằng đường sông, xuất phát từ thị xã Lai Châu xuôi dòng sông Đà theo hướng Đông qua các huyện Sìn Hồ, Tủa Chùa hoặc theo hướng Tây khoảng vài chục km, du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh quan hùng vĩ, những mái đá đen, những đỉnh núi cao vút tầng mây. Hai bên bờ là nơi sinh sống của những dân tộc với những mái nhà thấp thoáng những nét chấm phá vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Dọc lòng sông luôn luôn lộng gió thực sự là nơi thích hợp với du lịch sông nước trên thuyền, vừa vãn cảnh vừa nghe những làn điệu dân ca Thái và thưởng thức các món ăn dân tộc. Khi nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng xong thì khu vực lân cận thị xã Lai Châu như một lòng hồ mênh mông rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái hồ nước, mang lại những hấp dẫn mới cho du lịch của Điện Biên. 3.3. Tiềm năng du lịch nhân văn của tỉnh. Dân số khoảng 443,529 vạn người, là địa bàn cư trú của 21 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc Thái chiếm 40,4% dân tộc Mông chiếm 28,8%, dân tộc kinh chiếm 19,79% còn lại là các dân tộc khác như Lào, Khơ Mú, Xá… Phần lớn các dân tộc vẫn giữ được những phong tục tập quán truyền thống đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch nhân văn cụ thể là du lịch bản làng. Du khách đến Điện Biên Phủ không ai không ngỡ ngàng trước vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên và con người Tây Bắc, đặc biệt họ thực sự thích thú khi đi du lịch được ở lại trong bản của các dân tộc và ba cùng với họ ở trong những nếp nhà sàn đơn sơ, nhưng ấm áp tình người, cùng thưởng thức những món ăn truyền thống, cùng sinh hoạt cộng đồng với họ. Nếu đã từng một lần đến với Điện Biên, được ở trong bản dân tộc, đêm đêm bên ánh lửa, được nghe trưởng bản kể về những truyền thuyết, huyền thoại, lịch sử phát triển của vùng đất, làng nghề hay áng văn thơ, kiến trúc, tín ngưỡng…thì thực sự chắc bạn không thể quên được mảnh đất này. Biết bao nhiêu nhũng lý thú đang chờ đón du khách đến với những bản làng này. Tìm hiểu kiến trúc nhà ở của người Thái hay tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm của người Thái, trang phục của phụ nữ chưa kết hôn và phụ nữ đã kết hôn khác nhau như thế nào, hoa văn, hoạ tiết được trang trí ra sao… là những vấn đề vô cùng hấp dẫn để bạn có hiểu biết thêm về các dân tộc. Ngoài ra, những bữa cơm thân mật cùng gia đình chủ nhà, bạn sẽ biết được chiêu đãi những món ăn rất truyền thống, đặc sắc của dân tộc như: món cá, món gà nướng, món gỏi cá… uống với Lẩu sơ, hoặc rượu Mông Pê, Sùng Phài sẽ mang lại cho du khách những cảm giác khó quên về vùng cao với dáng vẻ nguyên sơ nhưng giầu lòng hiếu khách này. Đặc biệt, đến với Điện Biên du khách sẽ được tham gia vào các lễ hội truyền thống, một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, phong tục tập quán của nhân dân địa phương. - Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ – là ngày lễ quan trọng nhất của tỉnh có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7/5 hàng năm. - Lễ hội thành Bản Phủ: Là lễ hội lớn được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất cùng các tướng Ngải, tướng Khanh và nghĩa quân trong cuộc giải phóng Mường Then (Điện Biên) khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ. Lễ hội được tổ chức vào ngày 24, 25 tháng 2 âm lịch hàng năm tại Bản Phủ với các phần lễ, ẩm thực dân tộc, múa, biểu diễn các tiết mục của các dân tộc ở địa phương… - Hội hoa ban Đây là lễ hội của dân tộc Thái, ngoài những lễ khác, lễ hội hoa ban vào đầu mùa xuân được xem như ngày hội tình yêu và hạnh phúc của trai gái xứ Thái. Hàng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân ấm áp, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Hoa ban vừa là cây để dự báo về mùa màng, vừa là dùng để chế biến món ăn: hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với ớt măng chua… là món ăn vô cùng độc đáo của người Thái để thiết khách, Hoa ban còn dùng để chữa bệnh ho khan, viêm họng rất tốt. Ngoài những công cụ đó, hoa ban theo phong tục của người Thái thì hội hoa ban là hội lớn nhất. Cứ đến hội, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau hò hẹn, tâm tình. Hội hoa ban còn là hội cầu mùa màng, cầu hạnh phúc của người Thái, họ gửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống thanh bình, no ấm. Vào ngày hội, từ sáng sớm, khắp các bản làng, tiếng trống, tiếng chiêng đã vang lên giục giã. Các bếp nhà sàn đỏ lửa, người ta luộc gà, đồ xôi làm cỗ, những vò rượu ngon để sẵn sàng để đón khách. Những người già ngồi quây quần quanh bếp lửa ôn lại chuyện cũ, trai gái vừa hái hoa vừa hát giao duyên. - Hội tung còn. Hội tung còn cũng là một hình thức sinh hoạt văn hóa của người Thái. Cứ mỗi độ xuân về trên vùng cao Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai người Thái lại nô nức kéo nhau đi Hội tung còn. Hội tung còn cũng là nơi kết bạn, giao duyên của các chàng trai, cô gái Thái. Qua hội này, tình yêu giữa chàng trai, cô gái Thái như gắn chặt hơn, tha thiết hơn. - Lễ hội mừng măng mọc (kin Lẩu Nó) Là lễ hội của các dân tộc Mảng, Kháng, Xinh Mun, La Hú, Khơ Mú… lễ hội diễn ra vào đầu mùa mưa khi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất mà theo quan niệm của người dân tộc là thời điểm bắt đầu sản xuất trong năm. Họ mở hội với một ước mong: mùa màng tốt tươi, dân bản no ấm đồng thời bầy tỏ lòng biết ơn khấn trời, thần đất… - Lễ cúng bản của người Cống Hàng năm cứ vào tháng 3 âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản, sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng. - Tết cơm mới của người La Hủ Người La Hủ thường tổ chức Lễ cơm mới vào tháng 10 hoặc tháng 11 âm lịch. Điều đặc biệt trong dịp tết cơm mới này, người La Hủ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây tốt tươi quanh năm. Trong dịp tết, có trống để múa xoè – một điệu múa rất đặc trưng của người La Hủ. - Hạn khuống giao duyên Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái, lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm. Lễ hội thường được tổ chức trên khoảng đất rộng của bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Bên sàn thanh niên nam nữ hát đối đáp đến khuya. Lễ Hạn khuống do bên gái tổ chức, thực ra là một cuộc tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn khuống đã để lại biết bao nhiêu kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi. Đây là những nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên nét đặc trưng của du lịch vùng Tây Bắc và du lịch Điện Biên. Du lịch văn hóa, cụ thể là du lịch bản làng là một loại hình du lịch, Điện Biên có nhiều ưu thế so với các vùng khác vì là địa bàn cư trú của 21 dân tộc anh em. Do vậy, nhằm tạo điều kiện cho loại hình du lịch phát triển, trong Năm du lịch 2004, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển các bản văn hóa phục vụ khách du lịch, khôi phục và phát triển văn hóa cộng đồng tại các bản để phục vụ du khách. Trong tổng số 6 bản được hỗ trợ đầu tư, có 3 bản thuộc huyện Điện Biên là Bản Mển, Bản Uva, bản Ten, 3 bản thuộc thành phố Điện Biên là: bản Him Lam 2, bản Noong Bua, bản Phiêng Lơi. Hiện nay, bản Him Lam 2 được xem là điểm dừng chân khá lý tưởng của du khách khi lên thành phố Điện Biên. Bản Him Lam 2 thuộc phường Him Lam, thành phố Điện Biên, diện tích tự nhiên khoảng 20ha, là nơi sinh sống của 83 hộ, 242 khẩu, 100% dân sinh sống bằng nghề nông nghiệp. Đời sống vật chất của đồng bào có nhiều cải thiện, 50% số hộ có nhà xây, nhà gỗ lợp ngói, kiên cố, bán kiên cố, nhiều hộ có xe máy, tivi, điện thoại… Tình hình an ninh trật tự của bản Him Lam 2 khá ổn định, không có tình trạng trộm cắp hay tệ nạn xã hội… Tổ chức chính quyền, hoạt động đoàn thể tốt. Tháng 12/2000 bản Him Lam II được công nhận là bản văn hoá cấp phường. Do sự phát triển đô thị chưa mạnh nên môi trường bị tác động, nhân dân trong bản có ý thức bảo vệ môi trường, sinh thái. Đặc biệt bản đã bảo tồn giữ gìn được văn hóa truyền thống, khoảng 60 hộ duy trì được nghề dệt thổ cẩm, đan mây tre…, hiện tại bản có 3 cụ cao niên còn giữ được vốn văn hóa dân gian: lễ tế bản, Hạn khuống và bảo tồn các loại nhạc cụ, làn điệu dân ca dân tộc Thái Tây Bắc. Hưởng ứng Năm du lịch Điện Biên, người dân Him Lam đang hào hứng, chuẩn bị đón khách. Trên 10 hộ có khả năng về kinh tế đã sẵn sàng cùng với nhà nước để đầu tư tiền của, nâng cấp nhà ở đủ có điều kiện thành điểm kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn uống, vui chơi giải trí của khách du lịch. Loại hình du lịch tham quan bản làng văn hóa phát triển góp phần bảo tồn phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nhờ hoạt động kinh doanh du lịch. Phát triển loại hình này còn làm giảm tình trạng quá tải khách trong Thành phố Điện Biên trong dịp những ngày lễ lớn của Thành phố, đặc biệt, loại hình du lịch này phát triển góp phần làm tăng thời gian lưu trú của khách ở Điện Biên tạo điều kiện cho các loại hình du lịch lịch sử, du lịch sinh thái… phát triển. Đối với mỗi người khi đi du lịch ai cũng có tâm lý muốn mua sắm những đặc sản của địa phương để làm quà cho bạn bè, người thân. Tại Điện Biên du khách ai cũng ghé qua chợ trung tâm Thành phố để tìm mua những đặc sản của Điện Biên. Từ cổng chợ bước vào, đã thấy các gian hàng hay những mảnh áo mưa của những người dân tộc bày biêt bao nhiêu là các loại rượu, nào rượu Sâu Chít, rượu Ong, rượu Táo Mèo.... là những loại rượu đặc sản của Điện Biên. Theo kinh nghiệm của dân gian của đồng bào dân tộc đây là các loại rượu bổ, từ lâu đã được các "chậu Mường", "tạo bản" ưa chuộng, ngày nay du khách đến Điện Biên Phủ không ai lại không thưởng thức và mang về làm quà cho người thân, bạn bè. Đặc sản thứ hai của chợ này là thuốc nam, những nia thuốc khô, thuốc tươi những loại cây được người dân tộc lấy trong rừng để làm thuốc chữa bệnh như nghệ đen, tam thất, cam thảo… Đặc sản thứ ba của chợ đồng thời cũng là một đặc sản độc nhất vô nhị chỉ có ở Điện Biên là gạo 64 và gạo nương Điện Biên; là những loại gạo có chất lượng cao trồng trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng độc đáo của cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc. Đây là loại gạo ngon nhất trong cả nước đã quen thuộc và có tiếng tại các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hạt gạo trắng ngần, ăn thơm, dẻo, nếu ai đã từng lên Điện Biên được thưởng thức gạo này cùng với những món ăn được chế biến từ tài nghệ nấu nướng của các cô gái Thái, chắc sẽ không thể quên. Bên cạnh đó, chợ còn được trang trí bởi các mặt hàng thổ cẩm phản ánh rõ nét đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc, khéo léo cần cù của người con gái dân tộc, đồng thời là những sản phẩm đồng bào vùng cao gửi gắm hết tâm hồn tình cảm của mình trong từng hoạ tiết, hoa văn trên các tấm thổ cẩm. Là những món quà lưu niệm cho người thân bạn bè sau chuyến thăm Điện Biên. Các mặt hàng mây tre đan cũng là một sản phẩm rất đặc trưng của vùng núi này. Trong cuộc sống hàng ngày đồng bào vùng cao đã khéo léo sử dụng những vật liệu xung quanh để sáng tạo nên những vật dụng hàng ngày. Cùng với thời gian những đồ dùng đó đã trở thành những mặt hàng lưu niệm rất kinh tế và tiện lợi trong đó có bàn ghế song mây, giá sách, coóng khâu… Tham quan chợ Điện Biên, du khách sẽ cảm nhận được đời sống vật chất, tinh thần của thành phố, được xem những mặt hàng đặc trưng của tỉnh, mua được những mặt hàng lưu niệm mang đậm ý nghĩa lịch sử – văn hóa Điện Biên Phủ, chứa đựng một chút tâm tư, tỉnh cảm của Điện Biên, để mãi ghi nhớ hình ảnh về thành phố lịch sử và con người nơi đây sau chuyến tham quan đầy thú vị hấp dẫn. Chương III Các hoạt động của năm du lịch Điện Biên và Tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Chiến thắng Điện Biên Phủ là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử, Điện Biên Phủ là một trong những di tích tầm cỡ quốc gia quan trọng vào bậc nhất và có ý nghĩa quốc tế to lớn. Gĩư gìn, tôn tạo di tích lịch sử tồn tại mãi với non sông đất nước là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống anh hùng và nghị lực sáng tạo cho các thế hệ người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước tiến nhanh và vững,sánh vai với các nước tiên tiến trong thiên niên kỷ mới". Nhận thức được tầm quan trọng của chiến thắng Điện Biên Phủ và di tích lịch sử Điện Biên Phủ Thủ tướng chính phủ quyết định lấy năm 2004 là Năm du lịch Điện Biên Phủ. I. Những mục tiêu của năm du lịch Điện Biên Phủ 2004. 1. Tổ chức thành công các sự kiện chào mừng kỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 2004, khai thác những giá trị lịch sử văn hóa của di tích lịch sử Điện Biên Phủ, xây dựng địa danh Điện Biên Phủ trở thành địa chỉ du lịch của Việt Nam, nhằm thu hút đông đảo lượng khách trong và ngoài nước đến Điện Biên Phủ – Lai Châu tham quan du lịch tăng cường giao lưu. 2. Đưa việc tổ chức du lịch năm 2004 tạo nên bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức của người dân là làm du lịch là nhiệm vụ của toàn dân, tạo đà phát triển du lịch của tỉnh, tạo việc làm, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh. 3. Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và các sản phẩm du lịch đủ điều kiện phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. 4. Mục tiêu cụ thể của Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cụ thể sau: - Đón từ 220.000 lượt khách trở lên đến Điện Biên Phủ – Lai Châu tham quan du lịch Trong đó: + Khách du lịch trong nước 170.000 lượt người + Khách du lịch quốc tế 50.000 lượt người. - Doanh thu du lịch và dịch vụ du lịch phấn đấu đạt trên 60 tỷ đồng - Nộp ngân sách từ 4 tỷ đồng trở lên. 5. Tổ chức Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004 phải đáp ứng các mục tiêu: chất lượng, hiệu quả, thiết thực và an toàn về mọi mặt. II. Các hoạt động và các sự kiện chính của năm du lịch Điện Biên Phủ. Năm du lịch Điện Biên Phủ là chương trình hoạt động được tổ chức với quy mô lớn kéo dài trong cả năm 2004, bao gồm các hoạt động của Năm du lịch và đồng thời với các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 55 thành lập Đảng bộ tỉnh, 60 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam… Năm du lịch Điện Biên Phủ đựơc diễn ra với ba chủ đề chính là Điện Biên Phủ – mùa ban trắng (13/3 – 30/4) Điện Biên Phủ – mốc vàng lịch sử (1/5 – 19/5), Điện Biên Phủ cùng đất nước đổi mới (20/5 – 22/12). Do vậy, các hoạt động tuyên truyền quảng bá, các hoạt động về văn hóa thể thao, nghệ thuật, du lịch, thương mại, mít tinh kỷ niệm, toạ đàm, hội chợ triển lãm, hội thảo… diễn ra ở các cấp, các ngành liên quan trên phạm vi tỉnh và phạm vi toàn quốc, trong đó chú trọng hơn cả là thị xã Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên Phủ đều nhằm phục vụ cho 3 chủ đề chính trên. 1. Các hoạt động văn hóa lễ hội. Tham dự Năm du lịch Điện Biên Phủ, du khách có điều kiện thưởng thức các sản phẩm du lịch, tham gia nhiều hoạt động văn hóa đặc thù riêng của Điện Biên. Trong đó phải kể đến: 1.1. Hội thi trang phục dân tộc Tây Bắc. Diễn ra tại trung tâm Hội nghị văn hóa tỉnh từ ngày 1/4/2004 – 5/4/2004 với sự kiện này du khách có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo, đặc sắc trong văn hóa các dân tộc Tây Bắc, sự khéo léo của các cô gái dân tộc, và cả những am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc Tây Bắc. 1.2. Lễ hội của dân tộc Thái. Với 3 lễ hội chính là lễ hội Kin Pang, cúng cơm mới và lễ tế Mường Đơn vị thực hiện: Bản Mển – xã Thanh Nưa; Bản Co My – Xã Thanh Chăn; Bản Pe – xã Thanh Luông; bản Đông Mệt – xã Mường Phăng; bản Him Lam II – thuộc phường Him Lam. Diễn ra từ 16/3 – 30/3/2004 1.3. Lễ hội Hoàng Công Chất. Do UBND huyện Điện Biên phối hợp với sở Văn hóa thông tin và các ngành trong Ban tổ chức Năm du lịch Điện Biên Phủ tổ chức thực hiện. Thời gian : từ 14/3 – 15/3/2004 (tức ngày 24 – 25/2 âm lịch) Địa điểm: đền Hoàng Công Chất, xã Noong Hẹt – huyện Điện Biên Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất, cùng hai tướng Ngải, Khanh và nghĩa quân trong công cuộc giải phóng Mường Then Điện Biên Phủ khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ. 1.4. Hội thi ẩm thực 21 dân tộc Điện Biên. Ngày 6/11/2003, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt kế hoạch tổ chức liên hoan ẩm thực các dân tộc Tây Bắc tỉnh Điện Biên Phủ lần thứ nhất với sự tham gia của 29 xã, phường ở 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, có đủ khả năng chế biến món ăn. Ngoài ra, Ban tổ chức còn mời một số tỉnh bạn trong khu vực tham gia cho lễ hội thêm phần long trọng. Cuộc thi tiến hành trong 3 vòng, khởi động từ cuối tháng 12/2003 ở cơ cở và cuộc chung kết diễn ra tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Điện Biên Phủ (từ 1/5 – 10/5/2004). Cuộc liên hoan ẩm thực nhằm mục đích phát huy bản sắc văn hóa tiềm tàng còn bảo tồn, lưu giữ được trong cộng đồng các dân tộc. Thông qua cuộc thi đó, nhằm khơi dậy truyền thống, nâng cao chất lượng món ăn để phục vụ khách du lịch và cũng là dịp để truyền lại những bí quyết, bản sắc dân tộc cho thế hệ tương lai, thỏa mãn sự hiếu kỳ, nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Làm như vậy, khuyến khích du khách tìm hiểu nét đặc trưng trong văn hóa của cộng đồng dân cư, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Đặc biệt, để kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 24/3 tại Hà Nội, Bộ Thương mại, uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Tổng cục du lịch cùng các ban, ngành liên quan đã họp bàn về Hội chợ thương mại du lịch quốc tế 2004. 1.5. Hội chợ thương mại du lịch Quốc tế. Hội chợ sẽ có hơn 250 gian hàng trưng bày sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực và là dịp để các đơn vị trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tại Tây Bắc. Sản phẩm trưng bày tại Hội chợ thuộc các ngành chế biến thực phẩm đồ uống, nhu yếu phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ trang sức, hóa chất và phân bón, điện – điện tử, máy móc công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, du lịch và dịch vụ thiết bị y tế, dược mỹ phẩm, văn phòng phẩm. Hơn thế, Hội chợ còn có gần 50 gian hàng cả các doanh nghiệp từ các nước Trung Quốc, Lào, Pakistan, Thái Lan. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của một số làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng và lụa Hà Đông. 2. Các hoạt động khác Ngoài ra, tỉnh Điện Biên còn tổ chức các hội thảo khoa học “Chiến thắng Điện Biên Phủ – mốc vàng lịch sử, chân lý thời đại”, “Hội thảo phát triển du lịch” và lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các lễ kỷ niệm 55 thành lập tỉnh Đảng bộ tỉnh Điện Biên, 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau lễ công bố Năm du lịch Điện Biên Phủ 2004 nhiều sự kiện được đồng loạt tổ chức thực hiện phục vụ khách du lịch trong suốt Năm du lịch. - Ngày 5 tháng 5 UBND Tỉnh Điện Biên và Tổng cục Du lịch đẫ tổ chức hội thảo "Định hướng và giải pháp phát triển Du lịch Điện Biên Phủ ", là một trong những nội dung quan trọng của đề án Năm du lịch Điện Biên Phủ – 2004. Hội thảo đẫ bàn về vai trò, vị trí của Điện Biên Phủ trong chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam, phát triển Du lịch Điện Biên đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Mối quan hệ giữa và Du lịch trong việc phát triển đường bay đến Điện Biên, một số chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển Du lịch Tỉnh Điện Biên giai đoạn 2004 – 2010. Hội thảo thống nhất khẳng định: Điện Biên là Tỉnh giàu tiềm năng du lịch xứng đáng là điểm du lịch trọng điểm của Quốc gia. - Hội diễn sân khấu ca nhạc toàn quốc khu vực miền núi phía Bắc, những ngày hội văn hóa Hà Nội được tổ chức ở Điện Biên, lễ dâng hương tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, khánh thành dây truyền in báo Nhân Dân ở Điện Biên Phủ, Hội thi thông tin lưu động toàn quốc với sự tham gia của 20 Tỉnh, Thành phố ở 3 miền trong cả nước với sự tham gia biểu diễn của 700 diễn viên, tuyên truyền viên… các cuộc thi biểu diễn văn nghệ thi hùng biện… các hoạt động triển lãm thông tin lưu động với chủ đề “Điện Biên với cả nước, cả nước với Điện Biên” được tổ chức trên đồi A1. Các hoạt động của Năm du lịch không chỉ diễn ra trong phạm vi tỉnh Điện Biên, mà diễn ra trên phạm vi của 10 địa phương khác là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Đắc Lắc và Thanh Hoá. Trong đó chủ yếu tập trung ở các Thành phố lớn như Hà Nội, Huế,Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương tổ chức các sự kiện, các hoạt động chào mừng 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm du lịch Điện Biên. Tiêu biểu là "Ngày hội văn hoá Tây Bắc" được tổ chức tại Hà Nội, cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ – 2004, Tuần phim Điện Biên Phủ, Triển lãm sách chủ đề vè kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.... Với những hoạt động của Năm du lịch Điện Biên 2004, hy vọng du khách sẽ biết đến Điện Biên không chỉ với hình ảnh một mảnh đất với chiến thắng vang dội đã đi vào lịch sử mà còn là địa danh có nhiều tiềm năng du lịch hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tây Bắc. II. Tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. 1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh và định hướng phát triển du lịch đến năm 2010. 1.1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh trong những năm qua. Lượng khách du lịch đến Điện Biên đều tăng lên hàng năm, doanh thu từ du lịch tăng. Năm 1995 có 60.000 lượt khách, năm 2000 có 84.385 lượt khách, doanh thu đạt 21,8 tỷ đồng. Năm 2003 đón khoảng 121,6 nghìn lượt khách, gần 10% khách quốc tế, tăng 25,4% so với năm 2002, tổng doanh thu về du lịch, dịch vụ đạt 37,5% tỷ đồng tăng 23% so với năm 2002. Trong quý I/2004 lượng khách đến Điện Biên ước đạt 65.000 lượt trong đó khách quốc tế 3000 lượt, chỉ riêng trong tháng 3 số lượng khách đến Điện Biên khoảng 30.000 lượt người, kết quả doanh thu 13,5 tỷ đồng trong đó khách sạn, nhà hàng đạt khoảng 10,2 tỷ đồng. Để có được những kết quả này là sự cố gắng của tỉnh và sở Du lịch – Thương mại Điện Biên đã từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế của tỉnh tận dụng, phát huy những lợi thế của mình đồng thời xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng phát triển kinh tế. 1.2. Định hướng phát triển du lịch của tiỉnh đến năm 2010. Tăng cường phát huy nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư của Nhà nước, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển du lịch toàn diện, bền vững, có hiệu quả. Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về du lịch lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc Tây Bắc, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng tăng cho GDP của tỉnh, gắn liền du lịch với đảm bảo an ninh, quốc phòng bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và phát triển lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Trong đó tập trung đầu tư tôn tạo hệ thống các di tích lịch sử – văn hóa tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch, bổ trợ cho quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng thời, đầu tư nâng cấp một số bản văn hóa dân tộc điển hình, để tăng thêm sự thu hút khách. + Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch và tuyên truyền nhận thức về du lịch cho người dân. + Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch. Tập trung nâng cấp và xây dựng các khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và các khách sạn có tính chất “dân tộc, dân dã” để phục vụ mọi đối tượng khách du lịch. Đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ du lịch gắn các khu vui chơi giải trí với khu di tích lịch sử, khu nghỉ dưỡng, sinh thái. Đầu tư nâng cấp xây dựng hệ thống nhà hàng với mục tiêu khai thác có hiệu quả các sản vật địa phương phục vụ các món ăn mang đặc trưng văn hóa Tây Bắc. Đồng thời nâng cao chất lượng các món ăn Âu, á, khác phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách. + Phát triển hệ thống công trình vui chơi giải trí. Đầu tư các hạng mục công trình văn hóa thể thao, triển lãm tại trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ. Đầu tư hệ thống công viên vui chơi giải trí ở các khu cửa khẩu, hệ thống công viên nhỏ trong nội thị xã, thị trấn. 2. Những thuận lợi và khó khắn trong việc thiết lập Tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. 2.1. Những tiềm năng, lợi thế của việc xây dựng Tour du lịch lịch sử Điện Biên Phủ. Trước hết, tỉnh Điện Biên được ưu đãi một vị trí địa lý nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ điển hình là nằm trong vùng Tây Bắc. Do vậy, việc xây dựng Tour du lịch lịch sử có thể liên kết với các Tour du lịch trong các tỉnh lân cận như Yên Bái , Hòa Bình… Đặc biệt Điện Biên có v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 147.doc
Tài liệu liên quan