Đề tài Mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành

Tài liệu Đề tài Mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành: MỤN TRỨNG CÁ Ở PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH TÓM TẮT Mở đầu: Một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy sự gia tăng tỉ lệ mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca. Khảo sát tất cả những trường hợp phụ nữ trên 25 tuổi được chẩn đoán mụn trứng cá trong thời gian từ 12/2006 đến 07/2007. Kết quả: 187 trường hợp bệnh nhân nữ bị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành được khảo sát. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 33,08 tuổi (thay đổi từ 25 đến 55). Đa số bệnh nhân bị mụn trứng cá từ độ tuổi thiếu niên (65,2%), tuy nhiên, mụn trứng cá khởi phát muộn (KPM) được thấy trong 34,8% trường hợp. Dạng lâm sàng trứng cá sẩn-mụn mủ và trứng cá nhân có tỉ lệ lần lượt là 56,2% và 30,5%. Vị trí sang thương chiếm ưu thế ở vùng má và cằm (tỉ lệ lần lượt là 91,9% và 79,1%). 90,8% trường hợp có độ nặng bệnh từ nhẹ đến trung bình. 29,4% bệnh nhân có tiền căn người trong gia đình (liên quan mức độ 1) bị mụn trứng cá. Những bệnh nhân mụn kéo dài (KD) có tỉ lệ n...

pdf25 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤN TRỨNG CÁ Ở PHỤ NỮ TRƯỞNG THÀNH TÓM TẮT Mở đầu: Một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy sự gia tăng tỉ lệ mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca. Khảo sát tất cả những trường hợp phụ nữ trên 25 tuổi được chẩn đoán mụn trứng cá trong thời gian từ 12/2006 đến 07/2007. Kết quả: 187 trường hợp bệnh nhân nữ bị mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành được khảo sát. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 33,08 tuổi (thay đổi từ 25 đến 55). Đa số bệnh nhân bị mụn trứng cá từ độ tuổi thiếu niên (65,2%), tuy nhiên, mụn trứng cá khởi phát muộn (KPM) được thấy trong 34,8% trường hợp. Dạng lâm sàng trứng cá sẩn-mụn mủ và trứng cá nhân có tỉ lệ lần lượt là 56,2% và 30,5%. Vị trí sang thương chiếm ưu thế ở vùng má và cằm (tỉ lệ lần lượt là 91,9% và 79,1%). 90,8% trường hợp có độ nặng bệnh từ nhẹ đến trung bình. 29,4% bệnh nhân có tiền căn người trong gia đình (liên quan mức độ 1) bị mụn trứng cá. Những bệnh nhân mụn kéo dài (KD) có tỉ lệ người trong gia đình bị mụn cao hơn nhóm mụn KPM. Các bệnh nhân mụn KD có tuổi bắt đầu có kinh sớm hơn nhóm mụn KPM. Kết luận: Phần lớn trường hợp mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành ở mức độ nhẹ đến trung bình. Đa số bệnh nhân thuộc nhóm mụn KD, tuy vậy, nhóm mụn KPM cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Tiền căn gia đình có người bị mụn trứng cá và có kinh sớm dường như có liên quan đến nguy cơ bị mụn trứng cá KD. ABSTRACT CLINICAL CHARACTERISTICS AND SOME RELATED FACTORS ON ADULT FEMALE ACNE Vo Nguyen Thuy Anh, Nguyen Tat Thang, Hoang Van Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 339 - 346 Background: Recently, few of epidemiological studies refer to an increase of acne in female adults. Methods: A case series. To analyse all of over 25 year old women diagnosed acne from 12/2006 to 07/2007 Results: 187 female adult acne patients were included in the study. Their mean age was 33.08 years (range 25-55). The majority of patients suffered from their acne since their teenage (65.2%), however, late-onset acne was documented in 34.8% of cases. Papulopustule and comedone acne were found in 56.2% and 30.5% of cases, respectively. The most prevalent site for acne lesions was on cheek and chin (91.9% and 79.1%, respectively). 90.8% of cases were mild to moderate in severity. 29.4% of cases had a first-degree relative with acne. Persistent acne patients had a higher rate of relatives with acne than cases of late-onset acne (34.4% vs 20%). The age of first menstruation in this group was also earlier than the other. Conclusions: Female adult acne is mostly mild to moderate. Most of cases are persistent acne but late- onset acne also has a high proportion. Family history of acne and the age of first menstruation seem to be risk factors for persistent acne. MỞ ĐẦU Mụn trứng cá là bệnh da thường gặp nhất trong thực hành lâm sàng của thầy thuốc Da Liễu. Tuy thường diễn tiến tự lành và ít ảnh hưởng lên sức khỏe tổng quát nhưng tác động xấu của bệnh lên tâm lý và giao tiếp xã hội của người bệnh là không thể phủ nhận được. Trước đây, mụn trứng cá thường được xem là bệnh lý của tuổi thanh thiếu niên nhưng một số nghiên cứu (NC) dịch tễ học gần đây cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ mụn trứng cá ở lứa tuổi trưởng thành. Goulden và cs ghi nhận trong vòng 10 năm, độ tuổi trung bình của bệnh nhân (bn) mụn tăng từ 20,5 đến 26,5(Error! Reference source not found.). Maisoneuve và cs báo cáo độ tuổi trung bình của 4597 trường hợp mụn là 24 tuổi(Error! Reference source not found.). Mụn trứng cá người trưởng thành thường gặp nhiều ở nữ. Bên cạnh đó, nhu cầu được điều trị ở nữ giới luôn cao hơn ở nam giới. Do đó, mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành ngày càng được quan tâm nghiên cứu. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến việc khởi phát cũng như kéo dài mụn trứng cá trong tuổi trưởng thành vẫn còn chưa được hiểu biết rõ ràng. Bất thường nội tiết tố, vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng thuốc, mỹ phẩm là các yếu tố thường được đề cập nhất để giải thích tình trạng khởi phát mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành(Error! Reference source not found.). Mặt khác, do có nhiều khác biệt về biểu hiện lâm sàng so với mụn ở tuổi thanh thiếu niên, chỉ định điều trị và phối hợp thuốc trên những bn mụn tuổi trưởng thành cũng có nhiều thay đổi. Hiểu rõ về đặc điểm lâm sàng cùng những yếu tố liên quan đến bệnh sinh mụn trong tuổi trưởng thành là rất cần thiết cho các bác sĩ trong khi tiếp cận điều trị nhóm bn này. Với mong muốn được làm rõ thêm về biểu hiện lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh trong điều kiện một nước đang phát triển như Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành”. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành Mục tiêu chuyên biệt Mô tả đặc điểm lâm sàng mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành và so sánh giữa hai nhóm mụn trứng cá KD và KPM. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành, có so sánh giữa hai nhóm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thiết kế nghiên cứu Báo cáo hàng loạt ca Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu: Những bn nữ bị mụn trứng cá có tuổi ≥25 đến khám tại phòng khám Da Liễu Bệnh viện Đại Học Y Dược (BV ĐHYD). Dân số chọn mẫu: Những bn nữ bị mụn trứng cá có tuổi ≥25 đến khám tại đơn vị Chăm sóc da (CSD) BV ĐHYD trong thời gian từ tháng 12/2006 đến 07/2007. Tiêu chuẩn chọn bệnh * Tất cả các bn đến khám tại đơn vị Chăm sóc da BV ĐHYD thỏa các điều kiện: Nữ Tuổi ≥ 25 Được chẩn đoán mụn trứng cá/ LS Đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Bn đã hoặc đang được điều trị mụn với thuốc uống trong vòng 2 tháng hoặc thuốc thoa trong vòng 2 tuần trước khi đến khám Bn được chẩn đoán trứng cá đỏ hoặc viêm da quanh miệng Bn không đồng ý tham gia nghiên cứu Phương pháp tiến hành Các bước tiến hành thu thập số liệu gồm: Khám xác định những trường hợp mụn trứng cá dựa trên tiêu chuẩn về lâm sàng. Những trường hợp được chọn vào mẫu sẽ được phỏng vấn trực tiếp và ghi nhận chi tiết về tiền căn bệnh nội khoa, tiền sử bệnh mụn trứng cá, thuốc, mỹ phẩm đã sử dụng… theo mẫu bệnh án NC có sẵn. Khám lâm sàng ghi nhận các đặc điểm: loại da, loại sang thương mụn, phân bố sang thương, vị trí của sang thương ở mặt, dạng lâm sàng và độ nặng của bệnh và tìm các biểu hiện (nếu có) của tình trạng cường androgen máu. Chụp hình ghi nhận lại một số hình ảnh sang thương điển hình trong điều kiện đủ ánh sáng. Thực hiện xét nghiệm định lượng nội tiết, siêu âm bụng tổng quát và ghi nhận kết quả trong những trường hợp có chỉ định. Xử lý và phân tích số liệu Bằng phần mềm thống kê SPSS 11.5 KẾT QUẢ Trong thời gian NC, chúng tôi khảo sát được 187 bn nữ bị mụn trứng cá tuổi trưởng thành. Đặc điểm đối tượng NC Dịch tễ học Các yếu tố Đặc điểm Tuổi Trung bình 33,08 (từ 25-55t); nhóm 25-34t chiếm tỉ lệ 62,6%. Nghề nghiệp Lao động trí óc 56,7% Trình độ học vấn ĐH, CĐ,TH và sau ĐH chiếm 54% Nơi cư ngụ Tp HCM: 63,6% Tiền căn bệnh mụn trứng cá Tuổi khởi bệnh trước hay sau 25 tuổi giúp phân loại các bn thành hai nhóm: mụn KD và mụn KPM. Nhóm mụn KD chiếm 65,2% (122/187) cao hơn so với mụn KPM 34,8% (65/187). Tuổi khởi bệnh trung bình trong nhóm mụn KD là 17,6 ± 3,1 và ở nhóm mụn KPM là 30,9 ± 6,6. Thời gian bệnh trung bình của các bn là 11,7 năm. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian bệnh trung bình trong hai nhóm mụn KD và KPM (14,4 ± 7,9 năm so với 4,7 ± 4,6 năm). 64,7% (121/187) bn trong NC đã có tiền sử điều trị mụn ở nhiều nơi khác nhau trong đó tỉ lệ bệnh nhân tự mua thuốc điều trị là 20,7%. Tổng số bn đã có điều trị chuyên khoa là 36,4% (68/187),trong đó đa số bn (69,1%) được điều trị với thuốc thoa phối hợp thuốc uống. Phần lớn bn không biết rõ tên thuốc uống và thuốc thoa đã sử dụng (tỉ lệ lần lượt là 48,1% và 32,8%). 42,8% bn đã được điều trị với một hay nhiều đợt kháng sinh uống (Doxycycline thường gặp nhất). Hai dạng thuốc thoa được dùng nhiều nhất là kháng sinh và kháng sinh phối hợp với vitamin A acid. Yếu tố liên quan khởi phát trứng cá muộn Dùng thuốc 07 (10,8%) Các yếu tố khác 13 (20,0%) PTU 3 Mang thai/sau sinh 8 3B 2 Căng thẳng tinh thần 3 Marvelon 1 Thay đổi vùng sinh sống 2 Thuốc kháng lao 1 Sử dụng mỹ phẩm 9 (13,8%) Không rõ 36 (55,4%) Kem dưỡng da 6 Tổng 65 (100%) Sữa rửa mặt 2 Đắp mặt nạ 1 Đặc điểm lâm sàng Tổng mẫu (n=187) Mụn KD (n=122) Mụn KPM (n=65) So sánh Loại da Nhờn 118(63,1%) 80 (65,6%) 38 (58,5%) Hỗn hợp 40(21,4%) 26 (21,3%) 14 (21,5%) p>0,05 Sang thương căn bản Mụn đầu đen 109 (58,3%) 73(59,8%) 36(55,4%) Mụn đầu trắng 152 (81,3%) 101(82,8%) 51(78,5%) Sẩn 159 (86,0%) 104(85,2%) 55(84,6%) Mụn mủ 140 (74,9%) 91(74,6%) 49 (75,4%) p>0,05 Tổng mẫu (n=187) Mụn KD (n=122) Mụn KPM (n=65) So sánh Nốt 59 (31,6%) 34(27,9%) 24(36,9%) Nang 2 (1,1%) 1(0,8%) 1(1,5%) Phân bố sang thương Mặt 185 (98,9%) 121(99,2%) 64(98,5%) Ngực 29 (15,5%) 18(14,8%) 11(16,9%) Lưng 48 (25,7%) 89(73,0%) 50(76,9%) Cánh tay 12 (6,4%) 6(4,9%) 6(9,2%) Trên từng vùng cơ thể Mông 2 (1,1%) 2(1,6%) 0(0%) p>0,05 Mũi 57 (30,5%) (33,6 %) (24,6 %) Góc hàm 111 (59,4%) (56,6 %) (49,2 %) Trên vùng mặt Cằm 148 (80,3 %) (78,5 %) p>0,05 Tổng mẫu (n=187) Mụn KD (n=122) Mụn KPM (n=65) So sánh (79,1%) Má 172 (91,9%) (92,6 %) (90,8 %) Trán 131 (70,1%) (71,3 %) (67,7 %) Dạng lâm sàng Trứng cá nhân 57 (30,5%) 32 (26,2%) 25 (38,5%) Trứng cá sẩn- mụn mủ 105 (56,2%) 73 (59,8%) 32 (49,2%) Trứng cá nốt- nang 21 (11,2%) 13 (10,7%) 8 (12,3%) Sẹo nặng do mụn 4 (2,1%) 4 (3,3%) 0 (0%) p>0,05 Tổng mẫu (n=187) Mụn KD (n=122) Mụn KPM (n=65) So sánh Độ nặng bệnh Nhẹ 84 (44,9%) 50(41%) 34(52,3%) Trung bình 86 (46,0%) 61(50%) 25(38,5%) Nặng 17 (9,1%) 11(9%) 6(9,2%) p>0,05 Biểu hiện tình trạng cường Androgen máu Lâm sàng Cận lâm sàng Rối loạn kinh nguyệt (RLKN) 5 (2,7%) Định lượng nội tiết (Testosterol) Kết quả trong giới hạn bt: 7 TH Rậm lông 1 (0,5%) FSH, LH TH không đồng ý xét nghiệm: 1 TH RLKN + rậm lông 2 (1,1%) Estradiol, Progesterone) Mất theo dõi: 1 TH Rụng tóc kiểu nam 1 (0,5%) Siêu âm bụng Kết quả trong giới hạn bt: 7 TH Nang buồng trứng (T) nhưng chưa đủ TC  PCOS: 1 TH Tổng 9 (4,8%) Mất theo dõi: 1 TH Các yếu tố liên quan Các yếu tố Toàn mẫu (n=187) Mụn KD (n=122) Mụn KPM (n=65) So sánh Tiền căn có người 55(29,4%) 42(34,4%) 13(20%) p < 0,05 thân trong gia đình bị mụn Tuổi bắt đầu có kinh tb 13,91 ± 1,6 15,95 ± 1.7 t< 0,05 Mụn nặng thêm khi đến chu kỳ kinh nguyệt 57,2% 57,4% 58,5% p> 0,05 Mụn nặng thêm khi căng 68(36,4%) 49(40,3%) 19(29,2%) p> 0,05 thẳng tinh thần BÀN LUẬN Đặc điểm đối tượng NC Tuổi khởi bệnh Bảng: So sánh tỉ lệ hai nhóm mụn trứng cá KD và KPM với một số NC khác(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). F Poli và cs Goulden và cs F Poli và cs Chúng tôi Mụn KD 70,7% 81,6% 66% 65,2% Mụn KPM 29,3% 18,4% 34% 34,8% Kết quả của chúng tôi phù hợp với NC của Poli và cs, tuy nhiên khi so sánh với một số NC khác, tỉ lệ mụn KPM của chúng tôi tương đối cao hơn. Sự khác biệt có thể do khác nhau về đặc điểm chủng tộc, địa lý cũng như khác nhau về cách lựa chọn mẫu NC. Do đặc điểm NC chúng tôi thực hiện tại đơn vị bệnh viện lớn trung tâm, đối tượng khảo sát là các bn đến khám nên tỉ lệ này có thể không thực sự phản ánh đúng tỉ lệ của hai nhóm bệnh nhân trong cộng đồng chung. Sự gia tăng tỉ lệ trong nhóm mụn KPM có thể do nhu cầu điều trị của nhóm bn này cao hơn trong nhóm mụn trứng cá KD. Vì vậy, cần có thêm nhiều NC với cỡ mẫu đủ lớn nhằm xác định tỉ lệ bệnh tại cộng đồng và làm rõ thêm những giả định trên. Thời gian bệnh Các bệnh nhân có thời gian bệnh trung bình là 11,04 năm. Theo Huỳnh Kim Hiệu(Error! Reference source not found.) thời gian bệnh của các bệnh nhân là 7,5 năm, ngắn hơn so với trong NC của chúng tôi. So sánh thời gian bệnh trung bình giữa hai nhóm cho thấy nhóm mụn KD có thời gian bệnh lâu hơn so với nhóm KPM. Việc đánh giá thời gian bệnh phối hợp với tiền sử điều trị có thể giúp khảo sát gián tiếp mối quan tâm đến bệnh và nhu cầu điều trị của bn. Tiền sử điều trị 64,7% bn trong nhóm NC cho biết đã từng điều trị mụn bằng nhiều phương pháp khác nhau (tự mua thuốc, điều trị tại cơ sở thẩm mỹ, dùng thuốc nam, thuốc bắc và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa Da Liễu). Tỉ lệ bn tự mua thuốc điều trị mụn chiếm một tỉ lệ không nhỏ 20,6%. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại khi tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng ở khắp các khu vực trên thế giới. Việc lạm dụng các thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính của tình trạng vi khuẩn kháng thuốc từ đó gây không ít khó khăn cho công tác điều trị. Trong NC, số bn đã được điều trị với một hay nhiều đợt kháng sinh trong nhóm có tiền căn điều trị chiếm tỉ lệ khá cao 42,8%. Việc tự dùng thuốc điều trị không qua chỉ định của bác sĩ hiện rất phổ biến tại Việt Nam. Riêng đối với mụn trứng cá, tự dùng các thuốc bôi không thích hợp có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Trong đó, đặc biệt lưu ý là các thuốc thoa có chứa corticoid do có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn trứng cá có sẵn, cũng như để lại nhiều tai biến đáng tiếc nếu sử dụng không được sử dụng đúng cách. Tỉ lệ có điều trị trong một số NC về mụn trứng cá ở người trưởng thành thay đổi. Theo Poli và cs(Error! Reference source not found.), tỉ lệ có điều trị được ghi nhận là 44,6%. Các yếu tố liên quan khởi phát mụn trứng cá Sử dụng thuốc có thể gây ra mụn trứng cá hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn sẵn có. Những loại thuốc thường được kể đến là thuốc ngừa thai (có gốc sinh androgen), corticoid tại chỗ và toàn thân, thuốc kháng lao, thuốc chống động kinh và các vitamin nhóm B (nhất là B12), thuốc kháng giáp.... Các loại thuốc được ghi nhận trong NC cũng phù hợp với nhận định trong y văn. Nhưng để xác định đây thực sự có phải là nguyên nhân gây mụn ở những đối tượng này rất khó khăn do mụn trứng cá là một bệnh lý do đa yếu tố. Vai trò của mỹ phẩm trong bệnh sinh mụn tuổi trưởng thành cũng thường được đề cập. Ngoài cơ chế gây mụn do có chứa các thành phần gây sinh nhân trứng cá, mỹ phẩm có thể gây mụn thông qua cơ chế cơ học do làm bít tắc lỗ nang lông. Những phụ nữ sử dụng nhiều lớp trang điểm thường xuyên là đối tượng có nguy cơ bị mụn trứng cá do mỹ phẩm. Trong NC, chúng tôi ghi nhận có 11,9% trong nhóm mụn KPM xuất hiện mụn trứng cá sau khi sử dụng một số sản phẩm làm đẹp như kem dưỡng, sữa rửa mặt, đắp mặt nạ. Tại Việt Nam, tình trạng lạm dụng mỹ phẩm, đặc biệt là các loại kem trộn, trong việc điều trị mụn rất phổ biến. Thành phần kem trộn thường bao gồm một số thuốc có chứa corticoid do đó có thể làm lành sang thương mụn trong giai đoạn đầu nhưng sẽ để lại nhiều tai biến nếu sử dụng trong thời gian dài đăc biệt là gây nên tình trạng bùng phát mụn khi ngừng sử dụng. Theo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Error! Reference source not found.), tỉ lệ bn có biến chứng do mỹ phẩm và thuốc bôi chiếm tỉ lệ cao 77,36%, cao hơn rất nhiều so với NC của chúng tôi. Sự khác biệt này phần nào có thể do khác nhau về đặc điểm đối tượng NC. Mang thai cùng những thay đổi sinh lý trong lúc mang thai trong đó có những biến đổi nội tiết là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện mụn trứng cá. Theo Goulden (Error! Reference source not found.), mang thai làm giảm nhẹ tình trạng mụn trứng cá ở 43% trường hợp, gây ra đợt bùng phát mụn trong 18% và không gây ảnh hưởng ở 39% đối tượng NC. Tỉ lệ bn bị mụn trứng cá trong hoặc sau khi sinh ở nhóm mụn KPM theo chúng tôi ghi nhận được là 13,6%. Thay đổi môi trường sống có liên quan đến khởi phát mụn trứng cá muộn có thể được giải thích qua vai trò tác động của ánh nắng. Giả thuyết cho rằng tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể gây ra tình trạng viêm và tạo ra squalenes peroxides- có tính sinh nhân mụn cao. Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp xảy ra mụn trứng cá sau tuổi 25 khi thay đổi vùng sinh sống từ Đà Lạt và Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc điểm lâm sàng Loại da Huỳnh Kim Hiệu(Error! Reference source not found.) ghi nhận tỉ lệ da nhờn trong những phụ nữ trưởng thành bị mụn trứng cá là 53%. Theo Poli F(Error! Reference source not found.), những phụ nữ mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành có tỉ lệ loại da nhờn và hỗn hợp cao hơn nhiều so với nhóm không bị mụn (p<0,001) và loại da nhạy cảm ở nhóm mụn trứng cá tương đối cao hơn so với nhóm không bệnh. Chúng tôi cũng ghi nhận tỉ lệ 2 loại da nhờn và da hỗn hợp là cao nhất (tỉ lệ lần lượt là 63,1% và 21,4%). Các loại sang thương cơ bản Các loại sang thương biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng. Tỉ lệ xuất hiện của các loại sang thương theo thứ tự từ thấp đến cao là sẩn, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn đầu đen, nốt. Tỉ lệ bệnh nhân có sang thương nang rất thấp (chiếm 1,1%). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự của Huỳnh Kim Hiệu(Error! Reference source not found.) ghi nhận sẩn, mụn mủ là 2 loại sang thương thường gặp nhất chiếm tỉ lệ 94% và 95%. Vị trí phân bố sang thương Mặt là vị trí thường gặp nhất chiếm 98,9%, lưng và ngực là hai vị trí thường gặp tiếp theo (chiếm tỉ lệ 25,7% và 15,5%). Kết quả này cũng phù hợp với F Poli và cs(Error! Reference source not found.): 100% các bệnh nhân có sang thương vùng mặt, tỉ lệ có sang thương ở lưng và ngực là 28%. Theo y văn, vị trí sang thương điển hình của mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành là phần thấp của mặt và góc hàm. Chúng tôi ghi nhận má và cằm là hai vị trí có tỉ lệ cao nhất (91,9% và 79,1%), tỉ lệ có sang thương ở vùng góc hàm là 59,4%. Theo Huỳnh Kim Hiệu(Error! Reference source not found.), sang thương mụn ở vùng má và cằm chiếm tỉ lệ lần lượt là 69% và 74%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với F Poli và cs(Error! Reference source not found.), ghi nhận vị trí tập trung sang thương nhiều nhất là ở phần thấp của má và cằm với tỉ lệ lần lượt là 25% và 49%. Dạng lâm sàng của mụn trứng cá Trên 50% đối tượng trong nhóm NC thuộc dạng trứng cá sẩn, mụn mủ. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Goulden và cs (Error! Reference source not found.), mụn ở tuổi trưởng thành có các sang thương viêm chiếm ưu thế, tỉ lệ sang thương nhân trứng cá thấp hơn so với tuổi thiếu niên. Độ nặng của mụn trứng cá Đa số bn trong NC thuộc nhóm mụn trứng cá nhẹ và trung bình (90,4%). 9,1% trường hợp thuộc nhóm mụn trứng cá nặng và không có trường hợp mụn rất nặng. Kết quả này gần tương tự với NC của Goulden và cs(Error! Reference source not found.) có tỉ lệ bn trứng cá thuộc mức độ nhẹ và trung bình lên đến 100%. Sự khác biệt có thể do sự khác nhau về đặc tính dân số nghiên cứu và hệ thống đánh giá độ nặng mụn trứng cá (chúng tôi sử dụng hệ thống phân loại mụn trứng cá của toàn cầu, Goulden sử dụng thang điểm Leed). Biểu hiện đi kèm của tình trạng cường androgen Biểu hiện lâm sàng Tỉ lệ có kèm biểu hiện có thể có của tình trạng cường androgen trong nhóm bn NC là 4,8%. Tỉ lệ này thấp hơn so với NC của Goulden và cs(Error! Reference source not found.) thực hiện trên 200 đối tượng mụn trứng cá sau 25 tuổi. 37% bn trong NC của Goulden có ít nhất một biểu hiện của tình trạng cường androgen như rậm lông, rụng tóc và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Tuy vậy, tỉ lệ của chúng tôi cũng gần tương tự như F Poli(Error! Reference source not found.) ghi nhận 7,5% đối tượng trong NC có biểu hiện rậm lông và hầu hết các trường hợp được xét nghiệm nội tiết đều cho kết quả bình thường. Cận lâm sàng 77,8% bn thuộc nhóm có chỉ định thực hiện xét nghiệm nội tiết tố cho kết quả nằm trong giới hạn bình thường. Kết quả này cũng phù hợp với F Poli và cs ghi nhận kết quả nội tiết bình thường trong 71,1% trường hợp và ý kiến cho rằng tình trạng mụn trứng cá có thể do sự đáp ứng quá mức của tuyến bã với kích thích androgen hơn là do nồng độ androgen trong máu cao(Error! Reference source not found.). So sánh giữa hai nhóm So sánh đặc điểm về sang thương căn bản, vị trí phân bố sang thương, dạng lâm sàng và độ nặng bệnh cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm mụn KD và KPM. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa mụn KD và mụn KPM của Goulden và cs(Error! Reference source not found.). Một số yếu tố liên quan với mụn trứng cá tuổi trưởng thành Tiền căn gia đình về bệnh trứng cá Trong một NC khảo sát yếu tố nguy cơ gia đình trên những bệnh nhân mụn KD, nguy cơ xảy ra mụn KD ở những người trong gia đình của bn mụn KD cao hơn rất nhiều so với nhóm chứng. Trong NC, 29,4% (55/187) bệnh nhân có người trong gia đình (liên quan mức độ 1) bị mụn trứng cá. Tỉ lệ này lần lượt là 34,4% và 20% trong nhóm mụn KD và KPM. Có sự khác biệt giữa hai nhóm bn về tiền căn gia đình bị mụn trứng cá. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Goulden cho rằng tiền căn gia đình có liên quan đến nguy cơ bị mụn KD. Tuổi bắt đầu có kinh - Chu kỳ kinh nguyệt Tương quan giữa mụn trứng cá và chu kỳ kinh nguyệt cũng được ghi nhận trong khá nhiều NC về mụn trứng cá ở người trưởng thành. Trong 1 NC đánh giá tương quan giữa chu kỳ kinh nguyệt và mụn cho thấy những bn >33 tuổi có tỉ lệ xảy ra đợt nặng bệnh cao hơn so trong độ tuổi 20-33(Error! Reference source not found.). Trong NC của chúng tôi chu kỳ kinh nguyệt có liên quan đến tình trạng nặng lên của mụn trong 57,2% trường hợp. Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như Huỳnh Kim Hiệu: 73% bn có sự gia tăng mụn trứng cá khi đến chu kỳ kinh. Để xác định sự khác biệt về tác động của kinh nguyệt lên nhóm đối tượng tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành cần có thêm nhiều NC với thiết kế thích hợp hơn. So sánh cũng cho thấy liên quan giữa chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng nặng thêm mụn tương tự ở hai nhóm bn mụn KD và KPM. Căng thẳng tinh thần Vai trò của căng thẳng tâm lý và thể chất trong bệnh sinh mụn được giải thích thông qua vai trò của các nội tiết tố. Giả thuyết cho rằng stress kéo dài có thể gây ra tác động làm tăng tiết nội tiết tố thượng thận, kích thích tăng tiết androgen. Chiu A kết luận rằng những bn mụn có thể trải qua đợt nặng lên của bệnh khi có stress và độ nặng của mụn có liên quan đến mức độ gia tăng stress. Trong NC của chúng tôi, 36,4% bn có bệnh nặng lên khi có căng thẳng tinh thần và 4,6% bn trong nhóm KPM xuất hiện bệnh sau khi có stress tâm lý và không thấy có sự khác biệt về tác động của yếu tố căng thẳng tinh thần trong hai nhóm mụn KD và KPM. KẾT LUẬN Các bn mụn tuổi trưởng thành có tuổi thay đổi từ 25-55 (trung bình 33,08 tuổi). 65,2% TH thuộc nhóm mụn KD và 34,8% thuộc nhóm KPM. Một số yếu tố liên quan đến khởi phát mụn trứng cá muộn là sử dụng thuốc, mỹ phẩm, mang thai, căng thẳng tinh thần, thay đổi môi trường sống Mụn trứng cá ở người trưởng thành có biểu hiện LS sang thương viêm chiếm ưu thế, tỉ lệ BC sẹo cao. Vị trí sang thương chủ yếu ở mặt (tập trung ở vùng cằm và má). Dạng lâm sàng sẩn –mụn mủ thường gặp nhất. Độ nặng bệnh chủ yếu ở mức độ nhẹ đến trung bình. Không thấy sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa mụn KD và KPM. Về các yếu tố liên quan đến bệnh: tỉ lệ bn có người trong gia đình bị mụn trứng cá trong nhóm mụn KD cao hơn nhóm KPM. Bên cạnh đó, tuổi bắt đầu có kinh trong nhóm này cũng sớm hơn so với nhóm KPM KIẾN NGHỊ Đối với các bn mụn cần đẩy mạnh công tác giáo dục sức khỏe, hướng dẫn cách chăm sóc da, tránh các yếu tố tác động có thể làm nặng thêm tình trạng mụn Đối với thầy thuốc chuyên khoa, cần lưu ý đến những điểm khác biệt về mặt lâm sàng so với những bn tuổi dậy thì để có lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến khía cạnh tâm lý của người bệnh vì đây là nhóm đối tượng thường bị tác động xấu về mặt tâm lý Trong tương lai, cần có thêm nhiều NC chuyên sâu hơn về mụn ở người trưởng thành nhằm xác định tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến phát sinh bệnh trong cộng đồng chung từ đó góp phần định hướng điều trị thích hợp trong điều kiện một nước đang phát triển như Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf120_8015.pdf
Tài liệu liên quan