Đề tài MSAN và triển khai thực tế ở Hoài Ân

Tài liệu Đề tài MSAN và triển khai thực tế ở Hoài Ân: MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số không đối xứng AGH Above Ground Housing Đặt ở trên nền nhà ALLC Analogue Leased Line Card Card leased line Tương tự ALMA Alcatel Management Applications Quản lý ứng dụng Alcatel ALMAP Alcatel Management Platform Quản lý nền tảng Alcatel AN Access Node Điểm truy cập ANI Access Network Interface Giao diện mạng truy cập Access Node Interface Giao diện điểm truy cập ASCC ATM Sheft Controller card Card điều khiển shelf ATM ASAM ADSL Subscriber Access Multiplexer Thuê bao đa truy nhập đường dây ADSL ATC ATM Trafic Class Lớp lưu lượng ATM ATLC Analogue Telephone Line Card Card thoại tương tự ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền bất đồng bộ ATMF ATM Forum Diễn đàn ATM AUXPx AUXiliary Plug Cắm phụ B BA Basic Access (ISDN) Truy cập cơ bản cơ bản BALC Basic Access Line Card Card đường dây truy cập BB Broadband Băng rộng BBRAS Broadband Remote Ac...

doc116 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài MSAN và triển khai thực tế ở Hoài Ân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số không đối xứng AGH Above Ground Housing Đặt ở trên nền nhà ALLC Analogue Leased Line Card Card leased line Tương tự ALMA Alcatel Management Applications Quản lý ứng dụng Alcatel ALMAP Alcatel Management Platform Quản lý nền tảng Alcatel AN Access Node Điểm truy cập ANI Access Network Interface Giao diện mạng truy cập Access Node Interface Giao diện điểm truy cập ASCC ATM Sheft Controller card Card điều khiển shelf ATM ASAM ADSL Subscriber Access Multiplexer Thuê bao đa truy nhập đường dây ADSL ATC ATM Trafic Class Lớp lưu lượng ATM ATLC Analogue Telephone Line Card Card thoại tương tự ATM Asynchronous Transfer Mode Chế độ truyền bất đồng bộ ATMF ATM Forum Diễn đàn ATM AUXPx AUXiliary Plug Cắm phụ B BA Basic Access (ISDN) Truy cập cơ bản cơ bản BALC Basic Access Line Card Card đường dây truy cập BB Broadband Băng rộng BBRAS Broadband Remote Access Node Điểm truy cập băng rộng từ xa BONT Broadband Optical Network Terminal Đầu cuối mạng quang băng thông rộng BP Backpanel Mặt sau BSEC BB Sheft Extension Controller Điều khiển Shelf mở rộng BB C CCEL Central Controller Equipment Layer Lớp thiết bị điều khiển trung tâm CLI CLNP Connectionless Network Protocol Giao thức kết nối mạng CMIP Common Management Information Protocol Giao thức thông tin quản lý chung CMISE Common Management Imformation Service Element Phần tử phục vụ thông tin quản lý chung CNCL Central Controller Narrowband Connection Layer Trung tâm điều khiển lớp kết nối NB CNTL Central Controller Narrowband Transmission Layer Trung tâm điều khiển lớp truyền dẫn NB CPE Customer Premises Equipment Cung cấp thiết bị cho khách hàng CT Craft Terminal Thiết bị tương trợ CPNT CO Trung tâm viễn thông D DACS DCN Data Communication Network Mạng giao tiếp dữ liệu DDI Direct Dialling In Quay số trực tiếp DDN DLC Digital Loop Carrier Vòng sóng mang số DSLAM Digital Subscriber Line Access Multiplexer Đa truy nhập đường dây thuê bao số DSLAN Digital Subscriber Line Access Node Điểm truy cập đường dây thuê bao số DURC Dual Ringer Card Card Chuông DWDH E EM Element Manager Phần tử quản lý EML Element Management Layer Lớp phần tử quản lý EOTC Electro – Optical Transport Card (PDH) Card truyền dẫn điện quang (PDH) EOTP EOTC Plug Jack cắm card EOTC EU Exchange Unit Điểm chuyển mạch F FA Functional Area Vùng chức năng FCC FFLC Full Features Line Card Card đường dây đầy đủ tính năng FR Frame Relay Khung relay FTTB FTTC FTTH FTTO FDI H HDLC High – Level Data Link Control Điều khiển liên kết dữ liệu mức cao HDSL High –bit-rate Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số tốc độ cao HLTC HDSL Transport card Card truyền dẫn HDSL HLTCA HDSL Line Termination Card Card đầu cuối đường dây HDSL I ICB Internal Control Bus Bus điều khiển nội bộ IECB Intra – Equipment Card Bus Bus card thiết bị nội bộ IMA Inverse Multiplexing on ATM Đa truy nhập ngược trên ATM IP Internet Protocol Giao thức Internet Iq Broadband Bus Bus băng ISDN Integrated Services Digital Network Mạng tích hợp dịch vụ số IMA ISO International Standards Organisation Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet ITU International Telecommunication Union Liên hiệp Viễn thông quốc tế L LAN Local Area Network Mạng nội bộ LAPD Link Access Protocol on D Channel Giao thức truy cập liên kết trên kênh D LE Local Exchange Tổng đài nội bộ LIM Line Interface Module Module giao tiếp đường dây LT Line Termination Đầu cuối đường dây LTAC Line Terminating ADSL card Card đầu cuối đường dây ADSL LMDS M MAC Media Access Control Điều khiển truy nhập Media MBTP MLS Bus Termination Plug Phích cắm đầu cuối của Bus MLS MGW Media Gateway Controller MDF Main Distribution Frame Khung phối dây chính MLS Multiservice Line Shelf Ngăn giá đa dịch vụ MMDS MU N NACC NB-ADSL Combined Card Card kết hợp ADSL trong NB NB Narrowband Băng hẹp NE Network Element Phần tử mạng NEHC NB Element Handler card Card điều khiển băng hẹp NLC Narrowband Line Circuit mạch đường dây NB NML Network management Layer Lớp quản lý mạng NNI Network Node Interface Giao diện node mạng NSAP Network Service Access Point Điểm truy cập dịch vụ mạng NSEC NB Shelf Extender Card Card mở rộng shelf NB NT Network termination Kết cuối mạng O OAM Operations, Administration& Maintenance Khai thác, quản lý và bảo dưỡng ODSPA Optic STM-1 Distribution Plug Phích cắm phân phối sợi quang STM-1 OBC Bo mạch điều khiển quản lý OS Operations System Hệ thống khai thác OSS OSI Open System Interconnection Kết nối hệ thống mở OLT ONU P PAIC Primary Access IMA Card Card Truy cập IMA sơ cấp PCM Pulse Code Modulation Mã điều chế xung PDH Plesiochronous Digital Hierarchy Truyền dẫn cận đồng bộ PNM Physical Network Management Quản lý mạng vật lý POTS Plain Old Telephone System Hệ thống thoại cũ giản đơn PPT Point to point Protocol Giao thức điểm - điểm PRCC Primary Rate Channel Card Card kênh tốc độ sơ cấp PRCPA PRCC/PHDC/HLTC Plug Jack cắm card PRCC/PHDC/HLTC PSTN Public Switched Telephone Network Mạng chuyển mạch thoại công cộng PHDC R RU Bộ tập trung thuê bao xa RAS Remote Access Server Truy cập từ xa vào máy chủ REU Remote Extension Unit Điểm mở rộng từ xa RI Remote Inventory Kiểm kê từ xa RPFC Remote Power Feeding Card Card cấp nguồn từ xa RU Remote Unit Đơn vị từ xa RTCP RTP S SCN Switched Circuit Network Mạng chuyển mạch SDH Synchronous Digital Hierarchy Truyền dẫn đồng bộ SG Signalling Gateway Cổng tín hiệu SLTC SHDSL Line Transport Card Card truyền dẫn đường dây SHDSL SNMP Simple Network Management Protocol Giao thức quản lý mạng đơnn giản STM –N Synchronous Transport Module Level N Truyền dẫn đồng bộ module N SYNTH-1 SDH Card Card truyền dẫn đồng bộ SN SNI T TACC Test Access Control card Card điều khiển kiểm tra truy nhập TAUP Test and Alarm Unit Plug Phích cắm bộ phận kiểm tra và cảnh báo TL1 Transaction Language 1 Ngôn ngữ giao tiếp 1 TLD Top Level Document Đầu trang thư mục TMN Telecommunication Management Network Mạng quản lý viễn thông TN Telecommunication Network Mạng viễn thông TDM Time Division Multiplex Ghép kênh phân thời gian TRA Transparent Trong suốt TU Tributary Unit Đơn vị nhánh TT Transport Terminal Kết cuối truyền dẫn U UP Upstream, User port Tải lên / port sử dụng UPC Usage Parameter Control Cách sử dụng tham số điều khiển UMS V VC Virtual Circuit Mạch ảo VISCA Voice over IP Server Card Card điều khiển VoIP W WS Workstation Máy trạm WLL DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Mô hình mạng viễn thông hiện đại 2 Hình 1.2. Cấu trúc mạng NGN. 4 Hình 1.3: Cấu trúc mạng truy nhập thuê bao truyền thống 5 Hình 1.4: Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác 7 Hình 1.5:Bộ cung cấp mạch vòng thuê bao số xDSL 11 Hình 2.1: Giao diện của thiết bị litespan 1540/Alcatel 19 Hình 2.3: Sơ đồ kết nối thiết bị MSAN của Huawei 21 Hình 2.4: MSAN – Supass HiX 5625/30/35 22 Hình 2.5: Kiến trúc bên trong của bus Quadruple 27 Hình 2.6: MLS-High End (MLS-he). 29 Hình 2.7 : MLS-High Band (MLS-hb) 30 Hình 2.8 : MLS-High Band Extension (MLS-hbe) 31 Hình 2.9 : MLS-Small (MLS-sm) 32 Hình 2.10 : MLS-Low End (MLS-le) 33 Hình 2.11 : MLS-Low End 21 khe cắm (MLS-lee-21) 35 Hình 2.12 : Sơ đồ Slot card một Rack của MSAN 59 Hình 2.13 : Cài đặt dữ liệu 60 Hình 3.1: Mô tả chung các giao diện của thiết bị truy nhập Acatel 1540 67 Hình 3.2: Ngăn giá đa dịch vụ cuả Litespan 1540 68 Hình 3.3: Mô tả cấu trúc ngăn giá 68 Hình 3.4: Cung cấp đa dịch vụ trên một thiết bị duy nhất 70 Hình 3.5: Cung cấp đa giao diện với mạng 72 Hình 1.6: Thuận tiện khi chuyển sang mạng NGN 73 Hình 3.7: Thiết bị MSAN của Alcatel –Lucent với cấu hình hỗn hợp ring và sao, chuỗi 74 Hình 3.8: Cung cấp thoại qua phần SOS 75 Hình 4.1: Hệ thống truyền dẫn Huyện Hoài Ân 80 Hình 4.1: Mô hình kết nối các tổng đài tại Huyện Hoài Ân 81 Hình 4.3: Thiết bị Alcatel 1540 82 Hình 2.4 : Cấu trúc cụ thể các MLS tại Trung Tâm Huyện 84 Hình 4.5 : Cấu trúc cụ thể của MLS tại Trạm viễn thông Ân Tường 85 Hình 4.6 : Cấu trúc cụ thể của MLS tại Trạm viễn thông Ân Nghĩa 86 Số liệu Tên hình vẽ Trang 1.1 Mô hình mạng viễn thông hiện đại 2 1.2 Cấu trúc mạng NGN. 4 1.3 Cấu trúc mạng truy nhập thuê bao truyền thống 5 1.4 Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác 7 1.5 Bộ cung cấp mạch vòng thuê bao số xDSL 11 Hình 2.1: Giao diện của thiết bị litespan 1540/Alcatel 19 Hình 2.3: Sơ đồ kết nối thiết bị MSAN của Huawei 21 Hình 2.4: MSAN – Supass HiX 5625/30/35 22 Hình 2.5: Kiến trúc bên trong của bus Quadruple 27 Hình 2.6: MLS-High End (MLS-he). 29 Hình 2.7 : MLS-High Band (MLS-hb) 30 Hình 2.8 : MLS-High Band Extension (MLS-hbe) 31 Hình 2.9 : MLS-Small (MLS-sm) 32 Hình 2.10 : MLS-Low End (MLS-le) 33 Hình 2.11 : MLS-Low End 21 khe cắm (MLS-lee-21) 35 Hình 2.12 : Sơ đồ Slot card một Rack của MSAN 59 Hình 2.13 : Cài đặt dữ liệu 60 Hình 3.1: Mô tả chung các giao diện của thiết bị truy nhập Acatel 1540 67 Hình 3.2: Ngăn giá đa dịch vụ cuả Litespan 1540 68 Hình 3.3: Mô tả cấu trúc ngăn giá 68 Hình 3.4: Cung cấp đa dịch vụ trên một thiết bị duy nhất 70 Hình 3.5: Cung cấp đa giao diện với mạng 72 Hình 1.6: Thuận tiện khi chuyển sang mạng NGN 73 Hình 3.7: Thiết bị MSAN của Alcatel –Lucent với cấu hình hỗn hợp ring và sao, chuỗi 74 Hình 3.8: Cung cấp thoại qua phần SOS 75 Hình 4.1: Hệ thống truyền dẫn Huyện Hoài Ân 80 Hình 4.1: Mô hình kết nối các tổng đài tại Huyện Hoài Ân 81 Hình 4.3: Thiết bị Alcatel 1540 82 Hình 2.4 : Cấu trúc cụ thể các MLS tại Trung Tâm Huyện 84 Hình 4.5 : Cấu trúc cụ thể của MLS tại Trạm viễn thông Ân Tường 85 Hình 4.6 : Cấu trúc cụ thể của MLS tại Trạm viễn thông Ân Nghĩa 86 DANH MỤC BẢNG Số liệu Tên bảng Trang 1.1 Các đặc trưng của họ công nghệ xDSL 12 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời gian qua công nghệ và dịch vụ của mạng Viễn Thông đã có những bước phát triển rõ rệt, đòi hỏi sự phát triển tương ứng và đồng bộ của mạng và thiết bị. Trong giai đoạn nền kinh tế, chính trị, xã hội và phương hướng của ngành tiếp tục có những thay đổi, đặc biệt ngày càng có nhiều doanh nghiệp ngoài ngành tham gia vào thị trường viễn thông, chính vì thế các đơn vị thành viên trực thuộc tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông phải quyết tâm phấn đấu, phát triển và giữ vững thị phần của mình. Hiện nay mạng ngoại vi đang phát triển không ngừng về cả số lượng và chất lượng, chính vì vậy việc cung cấp các thiết bị mới cho mạng ngoại vi đóng một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu. Phát triển mạng truy nhập mới là một nhiệm vụ mới và trọng tâm của các đơn vị trực thuộc trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng kỹ thuật cho mạng lưới, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đó là thiết bị đa truy nhập MSAN. Hiện nay hệ thống MSAN đang được triển khai tại nhiều địa phương trong nước; để nắm bắt phần nào về thiết bị kết hợp với việc tìm tòi những công nghệ mới, cùng với những kiến thức về chuyển mạch được thầy cô đã truyền đạt cho em. Vì vậy em đã chọn đề tài “MSAN và triển khai thực tế ở Hoài Ân”. Đồ án gồm 4 chương: Chương 1: Mạng viễn thông và sự phát triển của mạng truy nhập. Chương 2: Thiết bị truy nhập MSAN. Chương 3: Các tính năng của MSAN Acaltel Litespan 1540 Chương 4: Mô hình mạng MSAN ở huyện Hoài Ân Đây là thiết bị mới được đưa vào sử dụng nên kinh nghiệm thực tế chưa có và tài liệu tham khảo chưa nhiều, cùng với thời gian tìm hiểu nghiên cứu thiết bị còn hạn chế nên chắc chắn rằng đồ án của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn để đồ án hoàn thiện hơn và nâng cao sự hiểu biết của em về thiết bị. Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này, ngoài những kiến thức mà em được tìm hiểu qua mạng internet, qua các bạn. Đặc biệt cám ơn cô giáo Đặng Thị Từ Mỹ đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này./. Sinh viên thực hiện Trần Thị Hoàng Anh CHƯƠNG I: MẠNG VIỄN THÔNG & SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG TRUY NHẬP Mạng viễn thông : 1.1.1. Mạng PSTN: Mạng cáp điện thoại thuộc các nhà khai thác điện thoại với sự đầu tư rất lớn qua nhiều năm. Cấu trúc chính của mạng nhằm phục vụ các dịch vụ thoại thông thường. Đến nay mạng điện thoại rất hiện đại, sự nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo thêm thuận lợi cho công nghệ truyền dẫn và chuyển mạch. Đặc biệt, với dung lượng lớn, truyền dẫn quang là mạng đường trục chính của hầu hết các mạng điện thoại. Dùng cáp quang để cải thiện chất lượng dịch vụ, gia tăng khả năng giải quyết lưu lượng và giảm thiểu chi phí cho các nhà khai thác. Tuy nhiên, mạng nội hạt hiện tại không thể dùng cung cấp các dịch vụ số liệu tốc độ cao do sử dụng chủ yếu là tín hiệu tương tự với băng thông hẹp làm cản trở việc truyền tín hiệu số hóa băng thông rộng và các dịch vụ tích hợp. - Cáp đồng nội hạt (local loop) nối thuê bao với tổng đài qua giàn phối tuyến MDF -Main Distribution Frame. - Các trung tâm viễn thông CO nối với nhau qua mạng đường trục. Mạng đường trục bao gồm các các hệ thống truy cập số - nối chéo DACS - Digital Access and Crossconnect System, các thiết bị truyền dẫn sóng T1/E1. Mạng đường trục phải được nâng cấp để đạt đến công nghệ mạch vòng RING. Mạng truy nhập ra đời vào những năm 1890 cùng với sự ra đời của mạng điện thọai công cộng PSTN. Nó có vai trò rất quan trọng trong mạng viễn thông và là phần tử quyết định trong mạng thế hệ sau. Mạng truy nhập là phần lớn nhất của một mạng viễn thông thường có phạm vi địa lý rộng lớn và tốn nhiều chi phí đầu tư. Mạng truy nhập nằm giữa tổng đài và thiết bị đầu cuối khách hàng, thực hiện chức năng truyền dẫn tín hiệu, cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng. Chất lượng và hiệu quả của mạng truy nhập ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ của mạng. Hình 1.1: Mô hình mạng viễn thông hiện đại Hiện nay mạng điện thoại đã được triển khai rộng khắp trên toàn thế giới. Nhu cầu của con người là không có giới hạn và do đó các nhà cung cấp dịch vụ phải không ngừng phát triển dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng viễn thông để đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Các công ty điện thoại đã có một khối lượng đầu tư khổng lồ vào mạng điện thoại. Ban đầu, các thiết kế chủ yếu được tính toán dành cho dịch vụ thoại. Nhưng trong thời gian gần đây, cùng với sự bùng nổ của Internet trên toàn cầu rất nhiều dịch vụ mới đã ra đời. Các dịch vụ này nói chung là có yêu cầu về độ rộng băng tần ngày càng lớn và không đối xứng. Do đó nó yêu cầu một cơ sở hạ tầng phải được nâng cấp và hiện đại hoá để có thể cung cấp được các dịch vụ này tới mọi khách hàng ở mọi nơi, mọi lúc Trong mạng này, các thiết bị thuê bao được kết nối tới các tổng đài nội hạt thông qua một mạch vòng đường dây thuê bao. Các tổng đài được kết nối với nhau qua mạng liên đài. Với các tiến bộ của công nghệ truyền dẫn quang SDH, hầu như các mạng liên đài đã được quang hoá toàn diện và đáp ứng được nhu cầu cung cấp các dịch vụ tốc độ cao cho các thuê bao. Nó có thể đảm bảo phục vụ cho tốc độ số liệu đường trục lên tới hàng chục Gbít. Hiện nay có trên một tỷ đường dây thuê bao trong mạng điện thoại PSTN trên toàn thế giới. Nhưng hệ thống này lại có một số hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp các dịch vụ truyền số liệu-là các nhu cầu gần như thiết yếu hiện nay. 1.1.2.NGN: Khái niệm mạng thế hệ sau NGN được xuất hiện vào cuối những năm 90 để đối mặt với một số vấn đề nổi lên trong viễn thông được đặc tính hóa bởi rất nhiều nhân tố: mở cửa cạnh tranh giữa các nhà khai thác trên toàn cầu trên cơ sở bãi bỏ những quy định lạc hậu về thị trường, khai thác lưu lượng dữ liệu được sử dụng trong Internet, nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng về các dịch vụ đa phương tiện, cùng với sự gia tăng nhu cầu của người sử dụng di động. Nó là khái niệm mới được các nhà thiết kế mạng sử dụng cho việc minh họa quan điểm của họ đối với mạng viễn thông trong tương lai. Hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể và chính xác nào về mạng NGN.NGN có thể xem là: - Là mạng hội tụ cả thoại, video và dữ liệu trên một cơ sở hạ tầng dựa trên nền tảng của giao thức IP, làm việc cả trên hai phương tiện truyền thông vô tuyến và hữu tuyến. - Là sự kết hợp cấu trúc mạng hiện tại với cấu trúc mạng đa dịch vụ dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn với sự hợp nhất các hệ thống quản lý và điều khiển. Hình 1.2. Cấu trúc mạng NGN. Mạng NGN có 4 đặc điểm chính: Nền tảng là hệ thống mạng mở: - Các khối chức năng của tổng đài truyền thống chia các phần tử mạng độc lập, các phần tử được phân theo chức năng tương ứng và phát triển một cách độc lập. - Giao diện và giao thức giữa các bộ phận dựa trên các tiêu chuẩn tương ứng. Sử dụng công nghệ chuyển mạch mềm (SW- Softswitch) thay thế các thiết bị tổng đài phần cứng. Các mạng của từng dịch vụ riêng rẽ được kết nối với nhau thông qua sự điều khiển của một thiết bị tổng đài duy nhất, thiết bị tổng đài này dựa trên SW. Mạng băng thông rộng cung cấp đa dịch vụ: mạng truyền dẫn quang với công nghê WDH hay DWDH. Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất. Cùng với sự phát triển của công nghệ IP, người ta mới nhận thấy rõ rằng là mạng viễn thông, mạng máy tính và mạng truyền hình cáp cuối cùng rồi cũng tích hợp trong một mạng IP thống nhất, đó là xu hướng lớn mà người ta thường gọi là “ dung hợp ba mạng ”. 1.2. Quá trình phát triển mạng truy nhập lên xDSL: Điện thoại được phát minh vào cuối thế kỷ 19 và được triển khai tương đối rộng rãi. Cùng với sự xuất hiện của mạng thoại công cộng PSTN là sự đột phá của các phương tiện thông tin liên lạc thời bấy giờ. Trong suốt nhiều thập kỷ đầu thế kỷ 20 mạng truy nhập không có sự thay đổi đáng kể nào, mặc dù mạng chuyển mạch đã thực hiện bước tiến dài từ tổng đài nhân công đến các tổng đài cơ điện và tổng đài điện tử. LE Tổng đài nội hạt Tủ/ hộp cáp Mạng truy nhập Inlead Thuê bao MDF distribution backbone Hình 1.3: Cấu trúc mạng truy nhập thuê bao truyền thống Mạng truy nhập nằm giữa tổng đài nội hạt và thiết bị đầu cuối của khách hàng, thực hiện chức năng truyền dẫn tín hiệu. Tất cả các dịch vụ khách hàng có thể sử dụng được xác định bởi tổng đài nội hạt. Mạng truy nhập có vai trò hết sức quan trọng trong mạng viễn thông và là phần tử quyết định trong mạng thế hệ sau NGN. Mạng truy nhập là phần lớn nhất của bất kỳ mạng viễn thông nào, thường trải dài trên vùng địa lý rộng lớn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chi phí xây dựng mạng truy nhập chiếm ít nhất là một nửa chi phí xây dựng toàn bộ mạng viễn thông. Mạng truy nhập trực tiếp kết nối hàng nghìn, thậm chí hàng chục, hàng trăm nghìn thuê bao với mạng chuyển mạch. Đó là con đường duy nhất để cung cấp các dịch vụ tích hợp như thoại và dữ liệu. Chất lượng và hiệu năng của mạng truy nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp dịch vụ của toàn bộ mạng viễn thông. 1.2.1. Những vấn đề của mạng truy nhập truyền thống: Sau nhiều thập kỷ gần như không có sự thay đổi đáng kể nào trong cấu trúc cũng như công nghệ, mạng truy nhập thuê bao đang chuyển mình mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ viễn thông, những tồn tại trong mạng truy nhập truyền thống ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Các vấn đề này có thể tạm phân loại như sau: + Thứ nhất, với sự phát triển của các mạch tích hợp và công nghệ máy tính, chỉ một tổng đài duy nhất cũng có khả năng cung cấp dịch vụ cho thuê bao trong một vùng rất rộng lớn. Thế nhưng “vùng phủ sóng”, hay bán kính hoạt động của mạng truy nhập truyền thống tương đối hạn chế, thường dưới 5 km. Điều này hoàn toàn không phù hợp với chiến lược phát triển mạng là giảm số lượng, đồng thời tăng dung lượng và mở rộng vùng hoạt động của tổng đài. + Thứ hai, mạng truy nhập thuê bao truyền thống sử dụng chủ yếu là tín hiệu tương tự với dải tần hẹp. Đây là điều cản trở việc số hoá, mở rộng băng thông và tích hợp dịch vụ. + Thứ ba, theo phương phức truy nhập truyền thống, mỗi thuê bao cần có một lượng khá lớn cáp đồng kết nối với tổng đài. Tính trung bình mỗi thuê bao có khoảng 3km cáp đồng. Hơn nữa bao giờ cáp gốc cũng được lắp đặt nhiều hơn nhu cầu thực tế để dự phòng. Như vậy tính ra mỗi thuê bao có ít nhất một đôi cáp cho riêng mình nhưng hiệu suất sử dụng lại rất thấp, do lưu lượng phát sinh của phần lớn thuê bao tương đối thấp. Vì vậy mạng truy nhập thuê bao truyền thống có chi phí đầu tư cao, phức tạp trong duy trì bảo dưỡng và hiệu quả trong sử dụng kém . 1.2.2. Mạng truy nhập dưới quan điểm của ITU-T : 1.2.2.1. Định nghĩa: Theo các khuyến nghị của ITU-T, mạng truy nhập hiện đại được định nghĩa như trên Hình 1.3. Theo đó mạng truy nhập là một chuỗi các thực thể truyền dẫn giữa SNI và UNI. Mạng truy nhập chịu trách nhiệm truyền tải các dịch vụ viễn thông. Giao diện điều khiển và quản lý mạng là Q3. PSTN ISDN DDN …. Mạng truy nhập POTS ISDN V24 V35 Leased UNI - Giao diện người sử dụng mạng SNI – Giao diện nút dịch vụ Thực thể mạng Thuê bao Hình 1.4: Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác Để thiết bị đầu cuối của khách hàng được kết nối với mạng truy nhập qua UNI, còn mạng truy nhập kết nối với nút dịch vụ (SN) thông qua SNI. Về nguyên tắc không có giới hạn nào về loại và dung lượng của UNI hay SNI. Mạng truy nhập và nút dịch vụ đều được kết nối với hệ thống TMN qua giao diện Q3. Giải quyết các vấn đề tồn tại trong mạng truy nhập truyền thống, một trong những giải pháp hợp lý là đưa thiết bị ghép kênh và truyền dẫn vào mạng truy nhập. 1.2.2.2. Các giao diện của mạng truy nhập: *) Giao diện nút dịch vụ: Là giao diện ở mặt cắt dịch vụ của mạng truy nhập. Kết nối với tổng đài SNI cung cấp cho thuê bao các dịch vụ cụ thể. Ví dụ tổng đài có thể kết nối với mạng truy nhập qua giao diện V5. Giao diện V5 cung cấp chuẩn chung kết nối thuê bao số tới tổng đài số nội hạt. Giải pháp này có thể mang lại hiệu quả cao do cho phép kết hợp hệ thống truyền dẫn thuê bao và tiết kiệm card thuê bao ở tổng đài. Hơn nữa phương thức kết nối này cũng thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ băng rộng. *) Giao diện người sử dụng mạng: Đây là giao diện phía khách hàng của mạng truy nhập. UNI phải hỗ trợ nhiều dịch vụ khác nhau, như thoại tương tự, ISDN băng hẹp và băng rộng và dịch vụ leased line số hay tương tự... *) Giao diện quản lý: Thiết bị mạng truy nhập phải cung cấp giao diện quản lý để có thể điều khiển một cách hiệu quả toàn bộ mạng truy nhập. Giao diện này cần phải phù hợp với giao thức Q3 để có thể truy nhập mạng TMN trong tương lai và hoàn toàn tương thích với các hệ thống quản lý mạng mà thiết bị do nhiều nhà sản xuất cung cấp. Hiện nay phần nhiều các nhà cung cấp thiết bị sử dụng giao diện quản lý của riêng mình thay vì dùng chuẩn Q3. 1.2.2.3. Mạng truy nhập ngày nay: Sự thay đổi của cơ cấu dịch vụ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng truy nhập. Khách hàng yêu cầu không chỉ là các dịch vụ thoại/fax truyền thống, mà cả các dịch vụ số tích hợp, thậm chí cả truyền hình kỹ thuật số độ phân giải cao. Mạng truy nhập truyền thống rõ ràng chưa sẵn sàng để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ này. Từ những năm 90 mạng truy nhập đã trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. Thị trường mạng truy nhập đã thực sự mở cửa. Cùng với những chính sách tự do hoá thị trường viễn thông của phần lớn các quốc gia trên thế giới, cuộc cạnh tranh trong mạng truy nhập ngày càng gay gắt. Các công nghệ và thiết bị truy nhập liên tiếp ra đời với tốc độ chóng mặt, thậm chí nhiều dòng sản phẩm chưa kịp thương mại hoá đã trở nên lỗi thời. Nhìn từ khía cạnh môi trường truyền dẫn, mạng truy nhập có thể chia thành hai loại lớn, có dây và không dây (vô tuyến). Mạng có dây có thể là mạng cáp đồng, mạng cáp quang, mạng cáp đồng trục hay mạng lai ghép. Mạng không dây bao gồm mạng vô tuyến cố định và mạng di động. Dĩ nhiên không thể tồn tại một công nghệ nào đáp ứng được tất cả mọi yêu cầu của mọi ứng dụng trong tất cả các trường hợp. Điều đó có nghĩa rằng mạng truy nhập hiện đại sẽ là một thực thể mạng phức tạp, có sự phối hợp hoạt động của nhiều công nghệ truy nhập khác nhau, phục vụ nhiều loại khách hàng khác nhau trong khu vực rộng lớn và không đồng nhất. Mạng truy nhập quang (OAN) là mạng truy nhập sử dụng phương thức truyền dẫn quang. Nói chung thuật ngữ này chỉ các mạng trong đó liên lạc quang được sử dụng giữa thuê bao và tổng đài. Các thành phần chủ chốt của mạng truy nhập quang là kết cuối đường dẫn quang (OLT) và khối mạng quang (ONU). Chức năng chính của chúng là thực hiện chuyển đổi các giao thức báo hiệu giữa SNI và UNI trong toàn bộ mạng truy nhập. Người ta phân biệt ba loại hình truy nhập quang chính: Fiber to the curb (FTTC), Fiber to the building (FTTB), Fiber to the home (FTTH) và fiber to the office (FTTO). Cho tới nay trên thế giới có một khối lượng rất lớn cáp đồng đã được triển khai. Theo một số nghiên cứu về mạng truy nhập, hiện nay cáp đồng vẫn là môi trường truyền dẫn chính trong mạng truy nhập, chiếm tới khoảng 95%. Việc tận dụng cơ sở hạ tầng rất lớn này là rất cần thiết và có lợi. Các công nghệ đường dây thuê bao kỹ thuật số (xDSL) chính là giải pháp cho vấn đề này. Ngoài các công nghệ truy nhập có dây, các phương thức truy nhập vô tuyến cũng phát triển rất mạnh. Các mạng di động GSM, CDMA đã có tới hàng trăm triệu thuê bao trên khắp thế giới. Các phương thức truy nhập vô tuyến cố định cũng ngày càng trở nên thông dụng hơn, do những lợi thế của nó khi triển khai ở các khu vực có địa hình hiểm trở hay có cơ sở hạ tầng viễn thông kém phát triển. Ở các đô thị lớn dịch vụ vô tuyến cố định cũng phát triển, đặc biệt khi nhà khai thác cần tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất. 1.3. Công nghệ ADSL: 1.3.1. Tổng quan: Có nhiều giải pháp để giải quyết tắc nghẽn gây ra do hạn chế về băng tần và các loại lưu lượng khác trên các mạch vòng nội hạt. Thực tế, các vấn đề này không chỉ xảy ra với mạng truy nhập mà đã mở rộng tới cả mạng trung kế và thậm chí tới cả các chuyển mạch trung tâm. Một trong các giải pháp chìa khoá đó là họ công nghệ dựa trên cáp đồng có sẵn của các đường dây điện thoại-họ công nghệ xDSL (x Dgital Subscriber Line), với x biểu thị cho các kỹ thuật khác nhau. xDSL là từ dùng để chỉ các công nghệ cho phép tận dụng miền tần số cao để truyền tín hiệu số tốc độ cao trên đôi dây cáp điện thoại thông thường. Các công nghệ này chủ yếu được sử dụng trong mạng truy nhập để cung cấp dịch vụ tốc độ cao tới nhà khách hàng. xDSL không phải là một công nghệ giải pháp cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh (end-to-end) mà chỉ là công nghệ về truyền dẫn, bao gồm 2 modem DSL có chức năng điều chế, chuyển đổi tín hiệu đường dây được nối với nhau bằng đôi dây cáp đồng. Modem DSL Modem DSL xDSL Mang/nguồn cung cấp dịch vụ Người sử dụng Hình 1.5:Bộ cung cấp mạch vòng thuê bao số xDSL 1.3.2. Phân loại: xDSL là từ dùng để chỉ các công nghệ cho phép tận dụng miền tần số cao để truyền tín hiệu số tốc độ cao trên đôi dây cáp điện thoại thông thường. xDSL là họ công nghệ đường dây thuê bao số gồm nhiều công nghệ, với x thay cho các ký tự: A, H, V, I, S... Có thể phân biệt dựa vào: tốc độ, khoảng cách truyền dẫn, và được ứng dụng vào các dịch vụ khác nhau. Có thể sử dụng kỹ thuật truyền đối xứng với tốc độ truyền hai hướng như nhau, điển hình là HDSL và SDSL và tuyền không đối xứng với đường xuống có tốc độ cao hơn đường lên điển hình là ADSL và VDSL. Bảng 1.1 Các đặc trưng của họ công nghệ xDSL Tên Giải thích Tốc độ dữ liệu Chế độ hoạt động Chú thích HDSL/ HDSL2 High data rate DSL 1.544Mbps 2.048Mbps Đối xứng Đối xứng Sử dụng 2 đôi dây. HDSL2 sử dụng 1 đôi dây SDSL Single line DSL 768Kbps Đối xứng Sử dụng 1 đôi dây. ADSL Asymmetric DSL 1.5 tới 8Mbps 16 tới 640Kbps Đường xuống Đường lên Sử dụng 1 đôi dây; max 18ft RADSL Rate Adaptive DSL 1.5 tới 8Mbps 16 tới 640Mbps Đường xuống Đường lên Sử dụng 1 đôi dây, nhưng có thể tương thích tốc độ với các điều kiện đường dây CDSL Consumer DSL Tới 1Mbps 16 tới 128Kbps Đường xuống Đường lên Sử dụng 1 đôi dây nhưng không cần thiết bị xa tại nhà. IDSL IDSL DSL Giống như BRI ISDL Đối xứng Sử dụng một đôi dây VDSL Very high data DSL 13 tới 52Mbps 1.6 tới 6Mbps Đường xuống Đường lên Tốc độ dữ liệu cao; chiều dài cực đại 1 tới 4.5 Kft 1.3.3 Ưu điểm và những thách thức của công nghệ xDSL: 1.3.3.1. Ưu điểm của các họ công nghệ xDSL là: + Công nghệ xDSL đã được kiểm nghiệm với nhiều triệu line hoạt động trên khắp thế giới, ở Châu Á, Hàn Quốc là nước có mật độ thuê bao là cao nhất. + xDSL là họ công nghệ đã được chuẩn hoá bởi ITU-T. + Sử dụng hệ thống cáp đồng đã được triển khai rất rộng khắp của các nhà khai thác. + Trong điều kiện thuận lợi, đầu tư cho mạng xDSL không lớn đối với nhà khai thác. 1.3.1.2. Những thách thức của công nghệ này là: + Khó khăn khi triển khai mạng lưới, do mạng truy nhập không đồng bộ. + Chăm sóc khách hàng, tính cước. + Triển khai các dịch vụ ra tăng. + Hạn chế bởi khoảng cách và những hệ thống tập trung thê bao công nghệ cũ đã triển khai. + Triển vọng doanh thu tương đối tốt với các nhà khai thác chủ đạo, có cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp như VNPT, nhưng sẽ rất khó khăn cho các nhà khai thác khác cạnh tranh. Công nghệ xDSL hướng tới thị trường chính là tư nhân và các doanh nghiệp vừa/nhỏ. Dịch vụ này có thể không thích hợp với nhiều doanh nghiệp lớn, do chất lượng dịch vụ không phải thường xuyên được bảo đảm. Dự kiến năm 2005 ở Mỹ sẽ có 18,5 triệu line hoạt động(FCC). 1.4. Các công nghệ truy nhập khác: 1.4.1. Công nghệ truy nhập sử dụng cáp đồng: Đây là công nghệ truy nhập tồn tại lâu đời nhất. Công nghệ truy nhập sử dụng cáp đồng đầu tiên phải kể đến công nghệ truy nhập qua modem băng thoại ra đời từ những năm 50. Modem này tiếp nhận dữ liệu của máy tính, chuyển sang dạng dữ liệu thoại rồi truyền trên đôi dây cáp đồng trong dải băng tần 4KHz. Ngày nay, modem băng thoại đã đạt tới tốc độ 28.8Kbps hoặc 33.6Kbps và đây là tốc độ cao của truyền dữ liệu tương tự. Để modem này đạt tốc độ 56Kbps người ta đã sử dụng kỹ thuật đưa thẳng dữ liệu số từ các nguồn dữ liệu (các ISP chẳng hạn) đến bộ giải mã phía thuê bao mà không qua giai đoạn mã hoá để loại bỏ nhiễu lượng tử. Tuy nhiên tốc độ chiều phát vẫn là 33.6Kbps hay khi hai người sử dụng dùng modem 56Kbps để truyền số liệu thì không thể đạt tốc độ 56Kbps mà chỉ là 33.6Kbps. Với khoảng cách càng xa thì khả năng gặp tổng đài tương tự càng lớn nên tốc độ thực tế lúc này chỉ đạt 28.8Kbps. Ngay cả khi mọi việc đều tốt đẹp thì tốc độ 55,6Kbps vẫn là khiêm tốn dù đó là tiến bộ cuối cùng của modem tương tự. Đến năm 1977, mạng số đa dịch vụ ISDN lần đầu tiên được CCITT đề cập đến và sau đó được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghệ ISDN cung cấp thoại và số liệu trên cùng một đường dây thuê bao kỹ thuật số với giao tiếp cơ sở BRI (2B+D) ở tốc độ 144Kbps. Tốc độ này quả là lý tưởng so với modem băng thoại. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của ISDN sau gần 20 năm phát triển là nó không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Dù sao, IDSN vẫn không phải là dịch vụ tự động 128Kbps mà nó chỉ là hai kênh 64Kbps riêng biệt, muốn đạt được tốc độ 128Kbps thì phải mua thêm bộ thích ứng đầu cuối để nhập 2 kênh này lại mà thiết bị này khá đắt. ISDN cũng không phải là công nghệ dành riêng cho thuê bao mà toàn bộ tổng đài cũng phải lắp đặt thiết bị ISDN. Tổng đài phải sử dụng kỹ thuật chuyển mạch số cùng với các phần cứng và phần mềm nâng cấp để cung cấp các dịch vụ ISDN mà việc này cũng rất tốn kém. Hơn nữa, các dịch vụ ISDN có giá phụ thuộc vào đường dài trong khi modem dial-up chỉ quay số đến một ISP nội hạt và tốn cước phí thuê bao nội hạt hàng tháng còn miễn phí vận chuyển qua Internet. Tới khi Web và công nghệ Internet bùng nổ, ISDN với lượng thông tin khổng lồ, thời gian chiếm dụng lâu thì mạng PSTN thường xảy ra tắc nghẽn. Càng ngày ISDN càng trở nên không lối thoát một phần do ISDN không theo kịp nhu cầu của khách hàng một phần do với vốn đầu tư ban đầu quá lớn, giá thành thiết bị cao kéo theo chi phí và cước sử dụng dịch vụ ISDN cao. Công nghệ truy nhập T1/E1 sử dụng đôi cáp đồng để truyền dịch vụ T1/E1 với tốc độ 1.544Mbps hay 2.048Mbps là bước phát triển mới với tốc độ đáng ngạc nhiên. Để đạt được tốc độ này, công nghệ T1/E1 cần có những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như cần chuyển đổi đường dây thuê bao tương tự sang số, sử dụng kỹ thuật điều chế AMI ở T1 và HDB3 ở E1… và cần sử dụng bộ lặp trung gian do khoảng cách truyền ngắn cộng với chi phí bảo dưỡng thiết bị đường dây cao nên cước thuê bao cũng cao. Sự xuất hiện của công nghệ đường dây thuê bao số xDSL đã mang lại cho đôi dây đồng khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ vượt trội. Công nghệ này bắt đầu từ tốc độ 144Kbps của IDSL, đã phát triển tới 1.5 đến 2Mbps với HDSL, 8Mbps với ADSL và bây giờ là 52Mbps với VDSL. Chính việc tận dụng cơ sở hạ tầng cáp đồng sẵn có đểtruyền tải thông tin số băng rộng như: thông tin số liệu, hình ảnh, âm thanh...đáp ứng được nhu cầu về thời gian thực, về tốc độ… cùng với khả năng cung cấp dịch vụ ngày càng phong phú theo sự phát triển của các phiên bản mới như ADSL2, HDSL2 đã thúc đẩy công nghệ xDSL ngày càng phát triển rộng không chỉ phạm vi quốc giamà trên toàn thế giới. 1.4.2. Công nghệ truy nhập cáp sợi quang : Cáp quang có nhiều ưu điểm mạnh hơn so với cáp đồng như sợi cáp quang cho phép truyền tín hiệu có cự ly xa hơn, khả năng chống nhiễu và xuyên âm tốt, băng tần truyền dẫn rất lớn đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ băng rộng tới khách hàng… Mạng cáp quang chính là đích cuối cùng của các nhà quản lý mạng Viễn thông để mở rộng các dịch vụ băng hẹp sang các dịch vụ băng rộng. Tuy nhiên, việc xây dựng một mạng truy nhập cáp quang đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn, trong khi mạng cáp đồng nội hạt vẫn chưa sử dụng hết khấu hao. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng của mỗi thuê bao hiện nay vẫn chưa tận dụng hết khả năng của cáp quang nên sẽ gây lãng phí. Giải pháp ở đây là lắp đặt cáp quang tới tận cụm dân cư hay tới các toà nhà, các trụ sở cơ quan lớn rồi từ đây sẽ sử dụng cáp đồng để truyền tín hiệu tới từng thuê bao. Việc tồn tại đôi dây cáp đồng ở đoạn cuối này cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy xDSL phát triển vì xDSL hoàn toàn có thể cung cấp các giải pháp truy nhập cho các dịch vụ tốc độ cao từ các khối ONU của cấu trúc mạng truy nhập nói trên. Như vậy, công nghệ xDSL là giải pháp trung gian hữu hiệu để cung cấp dịch vụ tới khách hàng trước khi có thể quang hoá mạng truy nhập. 1.4.3. Công nghệ truy nhập vô tuyến: Công nghệ truy nhập vô tuyến có nhiều loại khác nhau. Công nghệ dịch vụ phân phối đa điểm đa kênh MMDS là hỗn hợp của các dịch vụ video và truyền số liệu tốc độ cao (chiều xuống lên tới 54Mbps). Hệ thống này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ ở xa không có cơ sở hạ tầng có thể cung cấp các truy nhập hiệu quả tới khách hàng. MMDS đang có điều kiện thuận lợi để phát triển do ngày nay thị trường điện thoại không dây và điện thoại di động đang được chú trọng. Tuy nhiên, do cường độ tín hiệu rất thất thường và phải thực hiện tầm nhìn thẳng nên vùng phủ sóng bị giới hạn. Hơn nữa, MMDS sử dụng hệ thống và công nghệ mới nên cần có thời gian để mạng ổn định. Dịch vụ phân phối đa điểm nội hạt LMDS hay hệ thống truyền hình tế bào gần giống hệ thống MMDS, nó hoạt động ở dải tần 27.5GHz -29.5GHz. Về mặt lý thuyết, LMDS phủ sóng một vùng với nhiều tế bào nên tránh được tầm nhìn thẳng của MMDS, các tế bào lân cận sử dụng cùng một tần số nhưng phân cực khác nhau, các vùng tối được phủ sóng bằng trạm tiếp vận hay các bộ phản xạ sóng thụ động. Với kích thước tế bào nhỏ LMDS gây khó khăn trong việc triển khai cho các vùng ngoại ô nhưng với máy phát công suất nhỏ hơn và vùng phủ tế bào nên có thể giữ giá thành đầu tư ở mức thấp. Công nghệ truy nhập qua vệ tinh có ưu điểm về tầm phủ sóng rộng, không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách cũng như các điều kiện địa lý, tốc độ truyền dẫn cao (Có thể lên tới 23Mbps) nhưng độ trễ lan truyền lớn, các dịch vụ dụ thông tin vệ tinh có thể bị máy bay và các vệ tinh thấp hơn che khuất, tuổi thọ của vệ tinh có hạn và được xác định bằng lượng nhiên liệu mà nó mang theo, việc cấp phép và quản lý tần số lại phức tạp. Hơn nữa, giá của hệ thống thông tin vệ tinh cao nên công nghệ này vẫn chưa thể được phổ dụng. Mạch vòng thuê bao vô tuyến WLL hay thông tin di động nội vùng cũng là một giải pháp được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới và đang được phát triển tại Việt Nam. Công nghệ này được phát triển như một phương thức bổ trợ cho các hệ thống mạng cáp thuê bao, mở rộng mạng điện thoại công cộng. Mặc dù khả năng truyền tốc độ cao không bằng so với cáp đồng và chi phí cao hơn nhưng WLL có nhiều ưu điểm trong các trường hợp cần giải quyết nhanh gọn và địa hình phức tạp. So với cáp đồng và cáp quang thì hệ thống truy nhập vô tuyến chịu ảnh hưởng của môi trường truyền dẫn khắc nghiệt hơn. CHƯƠNG 2 THIẾT BỊ TRUY NHẬP MSAN 2.1. Giới thiệu một số thiết bị truy nhập: Thiết bị Acatel : MSAN – Litespan 1540: Hình 2.1: Giao diện của thiết bị litespan 1540/Alcatel Theo hình 2.1 ta có: Dựa trên TDM bus,Bổ sung thêm phần IP. Hỗ trợ: POTS (V5.2 và H.248), ISDN, ADSL2+, SHDSL. Kết nối xDSL qua Ethenet GE/FE. Tích hợp hệ thống quản lý A1353 LMS. Nút truy nhập đa dịch vụ của Alcatel cho phép một nhà khai thác cung cấp bất kỳ một sự kết hợp nào của thoại băng hẹp và thoại băng rộng DSL và các dịch vụ số liệu cho khách hàng. Thông thường các nút truy nhập đa dịch vụ cần được triển khai ngay từ bây giờ, vì xu hướng tất yếu là các thuê bao PSTN rỗi đây sẽ di chuyển sang NGN. Một giao diện V.5/GR.303 cung cấp một kết nối tới các mạng điện thoại hiện có; các dịch vụ băng rộng được hỗ trợ bởi các giao diện người dùng tạo ra kết nối tới các mạng SDH, PDH và ATM. Khi được triển khai trong môi trường NGN, cổng truy nhập Litespan – 1540 kết hợp với VoIP cho phép softswitch điều khiển các dịch vụ điện thoại qua mạng IP/ATM như được trình bày trong hình 2.2. Hình 2.2: Chuyển mạch mềm E.1000 2.1.2 Thiết bị Huawei : MSAN – UA5000 Công nghệ viễn thông hiện nay đang trải qua giai đoạn phát triển cực lớn nhờ công nghệ cải tiến rất nhanh chóng, chính vì sự gia tăng này đã góp phần quan trọng trong việc cải tiến và mở rộng mạng truy Access Network (AN). Dòng sản phẩm truy cập tập trung - đa dịch vụ HONET UA5000 là một giải pháp hiệu quả về kinh tế và chất lượng mạng truy cập. Hình 2.3: Sơ đồ kết nối thiết bị MSAN của Huawei - IP vàTDM bus. - Giao diện kết nối V5, Uplink GE/FE. - Truyền dẫn H.248, V35, V24, các cổng IMA, E1, E3, STM-1..; - Các dịch vụ kết nối băng rộng như: ADSL2+, SHDSL, VDSL Dòng sản phẩm HONET UA5000 bao gồm cả hai nhóm indoor và outdoor cùng chế tạo chung trên platform giống nhau, chúng hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu về khả năng cung cấp dịch vụ và tính tối ưu kinh phí đầu tư. Tham khảo trang web của hãng, liệt kê toàn bộ dòng sản phẩm HONET UA5000 cả bộ indoor và outdoor với dung lượng và các giao diện hỗ trợ để khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất đối với nhu cầu mạng truy cập của mình. 2.1.3 Thiết bị Siemens : MSAN – Surpass HiX 5625/30/35: Hỗ trợ các giao diện ADSL2+, SHDSL, VDSL2, VoIP POTS (H.248), và kết nối uplink dùng FE/GE. Card 32 port, HiX5635 1152port (Pots & xDSL), 24G Switch. Hình 2.4: MSAN – Supass HiX 5625/30/35 Kết luận: Các dịch vụ tiên tiến hầu hết đều là sự kết hợp của thoại và dữ liệu. Bằng việc sử dụng các hệ thống nhận dạng tiếng nói, bất kỳ đầu cuối nào kể cả chiếc điện thoại truyền thống cũng có thể truy nhập các dịch vụ tiên tiến. Chẳng hạn truy nhập thoại tới Internet cho phép thuê bao điện thoại có thể tìm kiếm một tên gọi trên sổ địa chỉ trực tuyến. Sau khi đã tìm được tên, thuê bao có thể yêu cầu một kết nối thoại được thiết lập chỉ đơn giản bằng cách nói một từ khóa ”call”. Một ví dụ khác là khả năng biến tiếng nói thành văn bản hay văn bản thành tiếng nói của dịch vụ UMS (Unfield Message Service); các khả năng này cho phép người sử dụng có thể nghe đọc các email và các bản fax qua máy điện thoại hoặc ngược lại, họ có thể gửi fax hay email từ bất cứ nơi nào trên thế giới băng một máy điện thoại. Tính di động là một động lực then chốt của các dịch vụ tiên tiến. Sẽ không có sự hạn chế nào đối với các đầu cuối di động. Tính “di động người dùng” cho phép một thuê bao sử dụng bất kỳ thiết bị đầu cuối truy nhập vào môi trường dịch vụ tại nhà của họ nhằm sử dụng được tất cả các dịch vụ đã được đăng ký. Một tính năng quan trọng của các dịch vụ tiên tiến này là chúng được cung cấp một cách thông suốt qua các kiểu thiết bị đầu cuối khác nhau – cả di động lẫn cố định. Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ thấy rất nhiều dịch vụ đa phương tiện mới các cuộc gọi có hình giữa người này và người kia, cùng sử dụng chung tài liệu hay các cuộc gọi nhiều bên bằng tiếng nói và hình ảnh. Các dịch vụ điện thoại chủ đạo và việc làm chủ các ứng dụng cũng đem lại nhiều dịch vụ tiên tiến khác mà bản thân chúng lại đóng vai trò như một động lực để tiếp tục mở rộng thị trường các dịch vụ điện thoại. Tất cả các dịch vụ này đang trên đường phát triển dựa trên các chuyển mạch mềm, nhằm đảm bảo cùng một độ tin cậy và tính khả dụng như các dịch vụ PSTN hiện nay. 2.2 Tổng quan về thiết bị truy nhập MSAN Acatel Litespan 1540: Multi Service Access Node – bản thân tên gọi này đã cho thấy khả năng và ứng dụng của nó. Sau khi đã thay thế các hệ thống truy nhập băng rộng từ ATM sang IP, người ta đã dần dần có ý định ứng dụng những công nghệ dựa trên Ethernet để thay thế các hệ thống TDM truyền thống. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này đòi hỏi có thời gian và gặp khá nhiều khó khăn. Những hệ thống TDM và thoại truyền thống (PSTN) đã là nền tảng viễn thông trong nhiều năm. Không dễ dàng để có những hệ thống đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ thoại, truyền số liệu với chất lượng tương đương PSTN nhưng lại rẻ hơn và thuận tiện lắp đặt hơn. Cần phải có những phương pháp, công nghệ mới để thay thế. MSAN là một sự thay thế lý tưởng trong thời gian quá độ chuyển lên mạng thuần IP. Hệ thống MSAN được chia làm 2 khối. Khối phục vụ cho thoại. Thoại qua IP (VoIP) từ lâu đã được ứng dụng trong các mạng viễn thông bởi sự hấp dẫn về chi phí đầu tư và chi phí vận hành. Với những công nghệ hiện tại (H248), thoại qua IP đã được chứng minh về mặt chất lượng dịch vụ là không thua kém so với thoại truyền thống (PSTN). Khối thứ 2 là bộ truy nhập dựa trên TDM. Từ năm 2005 tới nay, rất nhiều triển lãm giới thiệu công nghệ đã tập trung vào khái niệm PWE3 (Pseudo-wire), công nghệ cho phép chuyển đổi từ truy nhập TDM sang truy nhập Ethernet/IP dựa trên sự giả lập T1/E1 trên nền Ethernet. Các hệ thống MSAN có thể cung cấp cả kết nối băng rộng cũng như kết nối thoại truyền thống trên cùng một khung giá thiết bị. Với những giao diện thỏa mãn báo hiệu cũng như kết nối Ethernet, việc triển khai các hệ thống đa truy nhập càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Alcatel 1540 Litespan là một cổng truy nhập đa dịch vụ cấp độ quốc tế, linh hoạt và phi tập trung, thiết bị này cho phép nhà khai thác cung cấp các dịch vụ băng rộng và thoại chi phí thấp tới một vùng từ một node đơn. Alcatel 1540 Litespan cung cấp tại phía thuê bao các dịch vụ băng hẹp cũng như dịch vụ băng rộng. Trong số các dịch vụ băng hẹp, các dịch vụ được hỗ trợ là POTS, ISDN BA, ISDN PRA và các đường dây dành riêng tương tự và số (nx64kbps) sử dụng mã HDSL, SHDSL, mã đường dây HDB3,dịch vụ thoại qua mạng IP(VoIP) và thoại qua xDSL(VoDSL). Các dịch vụ băng rộng được hỗ trợ nhờ các card đường dây SHDSL, ADSL và ADSL 2/2+ được cung cấp qua IP và ATM như một phương tiện truyền tải từ thiết bị của khách hàng tới Alcatel 1540 Litespan. Alcatel Litespan 1540 là một phần tửmạng có vai trò như một bộ đa hợp/bộ tập trung truy cập cho một số lượng (khoảng 30-2500 POTS) thuê bao SOHO và dân dụng, cho các dịch vụ băng rộng và băng hẹp. Giao diện về phía mạng đường trục (về phía tổng đài nội hạt) được hình thành bởi thiết bị truyền tải SDH hay PDH. Truyền tải trong hầu hết các trường hợp được xem như một phần của mạng truy nhập (trong mạng vòng (SDH), mạng hình sao (SDH/ PDH) hoặc mạng điểm - nối - điểm (SDH/ PDH)),và vì thế được quản lý như cách quản lý một bộ phận tích hợp bởi DLC. Với hầu hết thuê bao SOHO và dân dụng, giao diện về phía những người dùng đầu cuối được hình thành bởi những dây dẫn bằng đồng có chiều dài từ 1-2 km (thường là một DLC được đặt tại FDI) và có chiều dài từ 2 km đến 5 km (DLC trong tổng đài trung tâm). DLC cũng có thể được sử dụng để thay thế tổng đài điện cơ hay tổng đài lỗi thời nhỏ, nơi mà những cơ sở hạ tầng truycập SDH đang được sử dụng hay đang được chuẩn bị mở rộng, nâng cấp và sẵn sàng hoạt động như băng rộng. Trong môi trường mạng hiện tại và mạng thế hệ mới NGN, 1540 Litespan hỗ trợ các vai trò sau: m Cung cấp thoại dùng báo hiệu V5 m Cung cấp xDSL qua mạng ATM/IP m Cung cấp kênh truyền số liệu qua mạng TDM/ATM Litespan 1540 là DLC thế hệ mới cũng có thể đảm nhận vai trò của cổng truy cập phân tán. Trong môi trường NGN, Litespan 1540 hỗ trợ những vai trò sau đây: * Chuyển đổi phương tiện truyền thông: những kênh âm thanh TDM được chuyển đổi thành các luồng gói sử dụng các giao thức chuẩn RTP được khuếch đại bởi một giao thức điều khiển (RTCP) để cho phép kiểm tra sự cung cấpdữ liệu. * Báohiệu: Quản lý người dùng vàthiết lập cuộc gọi được thựchiện dưới điều khiển của một thiết bị chuyển mạch mềm hoặc bộ điềukhiển cổng phương tiệntruyền thông, là nơi tập trung hầu hết trí tuệ của mạng. Litespan 1540 được điều khiển bởi một thiết bị chuyển mạch mềm / MGC thông qua giao thức báo hiệu chuẩn Megaco (IETF)/H.248(ITU-T). Cấu trúc các BUS: Thiết bị Alcatel 1540 Litespan cung cấp các bus băng rộng và băng hẹp tới các khe cắm card chung. Đồng thời, các khe cắm này chia sẻ các bus để cung cấp một môi trường chuyển mạch được phân bố một cách mềm dẻo và có chi phí thấp cho các kỹ thuật truy nhập băng hẹp và băng rộng ngày nay (như POTS, ISDN, ADSL, HDSL, SHDSL, …). Alcatel sử dụng cấu trúc bus Quadruple điểm - điểm, hoàn toàn không nghẽn phục vụ cho dịch vụ Triple Play. Là xu hướng công nghệ sử dụng hạ tầng công nghệ IP để truyền tải hình ảnh, âm thanh, dữ liệu trong cùng một gói dịch vụ đến người dùng đầu cuối. Điểm nhấn mấu chốt trong Triple Play là 3 nhân tố: thoại, video, dữ liệu tích hợp chung trong một gói dữ liệu duy nhất mang đến cho người dùng chất lượng và sự tiện lợi, độ tương tác trực tuyến và khả năng tùy chỉnh cho các giao diện, phương thức sử dụng một cách tối ưu nhất tốc độ có thể lên đến 20 Mbps/ người sử dụng). Cấu trúc bus này là có thể cho tất cả các loại ngăn giá đa dịch vụ Litespan. Cấu trúc của nó được miêu tả trong hình vẽ sau: Hình 2.5: Kiến trúc bên trong của bus Quadruple BUS dùng cho băng hẹp: Các dịch vụ băng hẹp đều sử dụng bus NLS. Đây là loại bus 2 chiều, điểm - đa - điểm. Nó là loại bus dùng các khe thời gian TDM phân chia theo thời gian, dùng kênh điều khiển HDLC và hoạt động ở tốc độ 51Mb/s (và 2 x 51Mb/s với chế độ dự phòng là 1+1). Các card đường dây băng hẹp và các bộ điều khiển được kết nối với bus này, mỗi một card có thể có cấu hình để nhận các khe thời gian n x 64kb/s của bus TDM. BUS dùng cho băng rộng: Đối với các ứng dụng băng rộng, bus này chia sẻ tốc độ 155 Mb/s ( và 2 x 155 Mb/s với chế độ dự phòng là 1+1) ATM và được cung cấp tới từng khe cắm card chung. IQ bus là loại bus 2 chiều, điểm tới đa điểm. Nó được biết đến như một bus thông minh, các quyền ưu tiên được hỗ trợ ở trên bus này để đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS cho các loại dịch vụ khác nhau. BUS Server: Bus server là loại bus dùng cho mục đích đặc biệt, đây là bus TDM có khả năng cho 8 khe cắm chung cắm card đường dây đầu tiên. Bus này cung cấp thêm băng thông 32 Mb/s (2 x 16 Mb/s) cho các ứng dụng TDM server pool như là Voice over IP. BUS nối điểm – điểm: Các đường điểm - điểm này kết nối các module giao diện đường dây ADSL2/2+ tới các card chuyển mạch băng rộng trong ngăn giá đa phương tiện Litespan Multimedia Shelf (MuM), bus này truyền dẫn cả phần điều khiển và dữ liệu tốc độ cung cấp tới Gigabit Ethernet cho từng Module cung cấp giao diện ADSL2/2+. Như vậy, tốc độ đường link tới các cổng thuê bao có thể đạt tới tốc độ là 20 Mbps mà không bị nghẽn băng thông. Các ngăn giá của Acaltel Litespan 1540: Thiết bị 1540 Litespan dựa trên ngăn giá đa dịch vụ MLS (Multiservice Line Shelf) và ngăn giá truyền thông đa phương tiện Litespan MuM Multimedia Shelf, các ngăn này gắn các giao diện đường dây DSL và các giao diện uplink Ethernet tới E-MAN. Ngăn giá 1540 Litespan MuM cũng có khả năng làm việc với các ngăn giá MLS khác với mục đích cung cấp các dịch vụ triple play trong cùng một đường dây đồng đơn. Các loại ngăn giá của Litespan 1540 rất đa dạng, đáp ứng theo yêu cầu về các dịch vụ khách hàng sử dụng. MLS – High End: MLS-he được sử dụng như ngăn chính trong trường hợptruyền dẫn SDH hoặc trong trường hợp dịch vụ băng rộng được yêu cầu. MLS High end chứa đựng nhiều bộ điều khiển phần tử , tập hợp truyền dẫn qua nút mạng và 15 khe đường đa dịch vụ. Nó chứa những ngăn card đa dịch vụ cho những dịch vụ và truyền tải NB và BB. MLS-he có thể được sử dụng như ngăn con chính hay như các ngăn con mở rộng trong hình sau đây: Hình 2.6: MLS-High End (MLS-he). Những quy tắc sau đây áp dụng cho kích thước của MLS-he: - 15 LIMs ( lên tới 4 card server, tới 1 TACC, tới 1 DURC). - 4 bộ điều khiển ( NB và BB, có dự phòng) - 1 TARC. MLS – High Band: MLS-HighBand (MLS-hb). Như MLS-he, MLS-hb này được sử dụng như ngăn giá chính trong trường hợp truyền tải SDH hoặc trong trường hợp đòi hỏi các dịch vụ BB và khi những dịch vụ BB được đòi hỏi trên các ngăn giá mở rộng. MLS-hb chứa đựng cácbộ điều khiển thành phần, truyền dẫn về phía mạng lưới và 15 hay 16 ngăn đường truyền đa dịch vụ. MLS-hb chứa kết nối kiểu hình sao, điểm nối điểm mà có thể sử dụng để phát triển Litespan trong tương lai nhằm tập trung lượng băng thông lớn hơn. Nó chứa những ngăn card đa dịch vụ cho những dịch vụ NB và BB và truyền tải SDH. MLS-hb-15 có thể được sử dụng như ngăn con chính hay như các ngăn con mở rộng, như trong hình sau đây: Hình 2.7 : MLS-High Band (MLS-hb) Những quy tắc sau đây áp dụng cho kích thước của MLS-he: 15 LIMs (lên tới 4 card server, tới 1 TACC, tới 1 DURC). 4 bộ điều khiển (NB và BB, có dự phòng) 1 TARC MLS – High Band Extension: Cung cấp dung lượng tối ưu với 18/20 khe cắm. Card đường dây cho băng rộng và băng hẹp chung. Nó được sử dụng như ngăn giá mở rộng. MLS-hbe chứa những card mở rộng và một tập hợp các ngăn đường truyền đa dịch vụ (18 ngăn chung) về phía khách hàng hay phía RU. MLS-hbe với 18 LIM cũng chứa kết nối kiểu hình sao và điểm nối điểm . MLS-hbe 18 được sử dụng như giá phụ mở rộng như trong hình sau: Hình 2.8 : MLS-High Band Extension (MLS-hbe) MLS – Small: MLS-Small (MLS-sm).Nó được dùng để cung cấp những dịch vụ NB+BB từ những nút nhỏ ở xa hay đứng riêng. MLS-sm chứa các bộ điều khiển thành phần, truyền dẫn PDH về phía mạng lưới và một tập hợp các ngăn đường truyềnđa dịch vụ về phía khách hàng. MLS-sm chứa bộ biến điện AC/DC để cung cấp một giải pháp gọn cho những nút nhỏ. MLS-sm cũng chứa kết nối kiểu hình sao hay điểm nối điểm mà có thể sử dụng để phát triển Litespan trong tương lai nhằm tập trung lượng băng thông cao hơn. Nó chứa những ngăn card đa dịch vụ cho những dịch vụ NB và BB. MLS-sm có thể được sử dụng như phần chính, giá phụ nút trương hay đứng riêng như trong hình dưới: Những quy tắc sau đây áp dụng cho kích thước của MLS-sm: - 9 LIMs (1 cho truyền tải PDH, tới 4 card server, tới 1 TACC, tới 1 DURC). - 2 card mở rộng (1 NB và 1 BB).. - 1 TARC. - 1 biến đổi điện AC/DC, bao gồm trong ngăn giá Hình 2.9 : MLS-Small (MLS-sm) MLS Low End: MLS-Low End (MLS-le). Nó có vai trò như giá chính trong trường hợp truyền tải. PDH khi chỉ đòi hỏi các dịch vụ NB. Nó cũng có thể được sử dụng như giá mở rộng của giá chính (là MLS-he, MLS- hb hay MLS- le). MLS-le hỗ trợ 18 ngăn card đường truyền.Nó có thể có vai trò như phần chính MLS cho chỉ những dịch vụ NB (không phải truyền tải SDH) hay phần mở rộng MLS cho: - Các dịch vụ NB của phần chính MLS-he/ MLS-hb - Chỉ các dịch vụ NB của MLS-le khác được dùng như phần chính MLS. -MLS-le tương tự có thể được sử dụng cho ngăn con chính (bộ điều khiển NB được gắn trong cặp ngăn dành riêng) và cho các ngăn con mở rộng NB (những bộ điều khiển của những bo mạch giá mở rộng này (NSEC) được gắn trong trong cặp ngăn dành riêng) mà ngăn con chính của nó là MLS-he hay MLS-le. Hình 2.10 : MLS-Low End (MLS-le) Những quy tắc sau đây áp dụng cho kích thước của MLS-le: - Phần chính MLS-le-18 +Tới 18 LIMs, hoặc ít hơn trong trường hợp các cardtruyền tải được gắn vào. +2 bộ điều khiển (NEHC) +Những tổng thể (dành riêng tới ba ngăn) +1 TARC +1 TACC +1 DURC (2 ngăn rộng). Nếu DURC chiếm giữ 2 vị trí tổng thể, thì có 2 ngăn nữa cho LIM. - Phần mở rộng MLS-le-18: +18 LIMs +2 bộ điều khiển mở rộng (NSEC) +1 DURC (2 ngăn rộng) +TARC và TACC không cần trong MLS-le-8 như phần mở rộng. MLS Low End 21 khe cắm: MLS – low end 21 khe (MLS-lee-21). Nó làm việc giống như ngăn mở rộng trong trường hợp dịch vụ băng hẹp duy nhất được yêu cầu. Việc kết hợp 4 ngăn con MLS có thể được liên kết cùng nhau thành 01 hệ thống Litespan Alcatel 1540. Việc kết hợp những ứng dụng băng rộng và băng hẹp cực đại của 12 ngăn con có thể được liên kết cùng nhau tạp thành hệ thống Litespan Alcatel 1540. Như các MLS low end được mô tả ở trên, MLS này quản lý chỉ những dịch vụ NB. Đặc trưng chính là nó quản lý 24 ngăn cho những card đường truyền NB và nó được tối ưu hóa với vai trò như MLS mở rộng . Môđun phụ hợp nhất những chức năng cơ bản của MLS như cổng vào dòng điện, các tuyến mở rộng chuông báo, những điểm dừngtuyến. Đây không phải là card đường truyền. Hình 2.11 : MLS-Low End 21 khe cắm (MLS-lee-21) MLS Low End 19”: Chỉ được sửdụng làm ngăn giá chính. MLS he 19’’được sử dụng khi các ứng dụng thực hành thiết bị 19’’ và truyền dẫn là SDH và/hoặc khi đòi hỏi các dịch vụ băng rộng. Ngăn giá MuM: Chứa card chuyển mạch Ethernet và truyền dẫn Ethernet. Mỗi một ngăn giá MuM có thể có tới 5 card ADSL 2/2+ cũng như bộ chia dùng cho POTS/ISDN. Ngăn giá MuM cung cấp 2 cổng 10/100/1000 BaseT để tích hợp lưu lượng VoIP từ ngăn giá đa dịch vụ Litespan MLS. Đối với các ứng dụng băng hẹp có thể kết nối tới 4 ngăn giá MLS với nhau trong cùng một hệ thống Alcatel 1540 Litespan. Có thể có tới 12 ngăn giá con nối với nhau trong cùng một hệ thống Alcatel 1540 Litespan để dùng cho các ứng dụng có cả băng rộng và băng hẹp. Có thể có tới 3 ngăn giá MuM Litespan có thế kết nối với nhau. Do đó Litespan có thể cung cấp tới 2430 thuê bao trên một MLS và 13200 lines/1m2 footprint. Tổng quan về các bo mạch khác nhau của Acaltel Litespan 1540: Cấu trúc ngăn giá của Litespan là cấu trúc mềm dẻo và có tính chất tích hợp cao, cụ thể là ngăn giá của Litespan có thể tích hợp truyền dẫn ADM/SDH, xDSL, VoV5, VoIP, Ghép kênh TDM cho các đường thuê kênh riêng, đầy đủ các giao diện qua ATM, IP, PDH, SDH, cáp quang, cáp đồng... Các bo mạch phục vụ mục đích trên có thể cắm trong cùng một ngăn giá MLS như sau: • Các bo mạch truyền dẫn SDH: - Các STM-1/STM-4 tích hợp để chèn Alcatel 1540 Litespan vào vòng ring STM-1và STM-4 SDH. Kết nối SDH cũng có thể là điểm tới điểm (với STM-1 và STM-4). - Các dữ liệu băng hẹp TDM từ Litespan có thể được ánh xạ thành 21 VC12. - Các dữ liệu băng rộng ATM từ Litespan được ánh xạ thành 1 VC3 (ATM ánh xạ thành E3, E3 ánh xạ thành VC3) - Tùy theo cách chọn lựa, card điều khiển băng rộng có thể cung cấp một giao diện quang STM1 trực tiếp với ATM được ánh xạ thành VC4 • Các bo mạch truyền dẫn PDH - Truyền dẫn quang: 16 luồng E1 2Mb/s - Truyền dẫn điện có tới 12 luồng E1 tốc độ 2 Mb/s với truyền dẫn HDSL và cũng có tới 12 luồng E1 tốc độ 2 Mb/s với truyền dẫn SHDSL. • Card điều khiển băng hẹp thiết lập và điều khiển các dịch vụ băng hẹp và làm giao diện quản lý mạng. Card này cung cấp một giao diện trực tiếp với 16 luồng E1 2Mb/s theo chuẩn G.703 • Card điều khiển băng rộng thiết lập và điều khiển các dịch vụ băng rộng và làm giaodiện quản lý mạng, nó cung cấp một giao diện trực tiếp với 4 luồng 2 Mb/s (IMA), 1luồng DS3 và 1 luồng E3. • Các bo mạch card server VoIP có 48, 96, 128 hay 508 cuộc gọi đồng thời trên 1card. • Các giao diện tại chỗ để kết nối với các Craft Terminal cho băng rộng, băng hẹp và truyền dẫn SDH. • Các card đường dây băng rộng và băng hẹp khác nhau đem đến cho người sử dụng cuối cùng các giao diện khác nhau: - Các card POTS với tính modul cao (có thế có tới 30 hoặc 32 line/card) và tính modul thấp (16 line/card). - Các card ISDN BA (được nuôi bằng dòng và/hoặc điện áp) với mã đường dây 2B1Q có thể có 8 hoặc 16 line/card - Các card ISDN PRA (4 line /card). - Các card đường dây thuê riêng số có các dịch vụ đường dây thuê riêng số với tốc độ phụ (<64 kb/s), nx64 kb/s và 2 Mb/s. - Card đường dây thuê riêng tương tự có hỗ trợ 2/4 dây và có thể tùy chọn bao gồm báo hiệu điện và từ E&M qua các vòng dây 2/4 dây bổ sung. - Card đường dây ADSL và card spliter của nó (qua POTS và qua ISDN) - Card đường dây HDSL cung cấp cho người sửdụng cuối cùng qua các CPNT TDM đã được chỉ định: các dịch vụ 2Mb/s và các dịch vụ nx64kb/s. - Card đường dây SHDSL cung cấp cho người sử dụng cuối cùng qua CPNT TDMđã được chỉ định: các dịch vụ 2Mb/s và các dịch vụ nx64kb/s - Card đường dây SHDSL cung cấp cho người sửdụng cuối cùng qua các CPNT ATM đã được chỉ định: các dịch vụ 2Mb/s, nx64kb/s và các dịch vụ ATM Forum. • Có thể cắm card kiểm tra để kiểm tra các đường dây thuê bao và các mạch đường dây của các card đường dây khác nhau. Có một số loại card POTS và ISDN đã tích hợp các chức năng kiểm tra đường dây. Ngoài ra card POTS cũng đã tích hợp chức năng chuông. Tất cả các bo mạch khác nhau được sửdụng trong tủ MLS đều chứa các bộ chuyển chia nguồn DC/DC thích hợp do đó có thể kết nối các card trong cùng một tủ MLS một cách linh hoạt. Các card truyền dẫn: Theo quan điểm truyền dẫn, Alcatel 1540 Litespan có thể được xem như một node SDH hoặc PDH. Chỉ với cách chèn thêm card truyền dẫn như yêu cầu đã đem lại cho bạn khả năng về SDH hoặc PDH của DLC. *) SYNTH1: card truyền dẫn STM-1 và STM-4 SDH NT: Litespan tích hợp truyền dẫn SDH trong thiết bị chỉ bằng cách thêm card SYNTH1.Card này có thể tách hoặc ghép tải vào luồng hai chiều STM-1 và STM-4 để cung cấp truy nhập các mạng SDH (ring hoặc điểm-điểm). Tín hiệu quang ATM-1 và STM-4 từ card SYNTH1 tuân theo tiêu chuẩn ITU-T G.957 và khung SDH tuân theo chuẩn ITU-T G.707. Đồng thời nó cũng cung cấp giao diện tới hệ thống quản lý SDH để quản lý mạng. Lưu lượng được tập trung bởi Alcatel 1540 Litespan trong mạng SDH nhờ card SYNTH1 có tới: • 21 VC12 để truyền dẫn các luồng E1 TDM • 1 VC3 để truyền dẫn E3/DS3 với ATM đã được ánh xạ. Tín hiệu STM-1 và STM-4 quang được xử lý bằng một module quang chuyển tín hiệu quang chuẩn G.957 thành tín hiệu điện. Các module quang/điện có thể được thay đổi trên một bo mạch một cách mềm dẻo, đáp ứng cho các loại cáp quang khác nhau và các khoảng cách khác nhau: • Khoảng cách ngắn: bước sóng 1360 nm đáp ứng S-1.1 1261 hoặc S-4.1 1261 • Khoảng cách dài: - L-1.1 1263 – bước sóng 1335 nm - L-1.2 1480 – bước sóng 1580 nm - L-4.1 1263 – bước sóng 1335 nm - L-4.2 1480 – bước sóng 1580 nm Card tích hợp thực hiện tất cả các chức năng SDH như sau: • Chức năng đầu cuối truyền dẫn TTF • Bộ thu thập theo trật tự mức cao HOA • Kết nối đường dẫn theo thứ tự cao HPC • Kết nối đường dẫn theo thứ tự thấp LPC • Sự đồng bộ • Định tuyến và tách kênh DCC Card tích hợp cung cấp xung đồng hồ tại tần số 622 MHz được cấp tới các card điều khiển băng rộng hoặc băng hẹp. *) Card Gigabit Ethernet GEBC: GEBC là card điều khiển Ethernet lớp 2 hoặc lớp 3. Card GEBC là card truyền tải thông tin qua giao Ethernet được cắm trong ngăn giá điều khiển băng rộng của MLS. Card này có khả năng cung cấp tới 6 giao diện Ethernet và được bố trí như sau: • Các giao diện mạng: quang:1000Base (SM, MM, SX, LX, EX và ZX), điện: tự động điều chỉnh 100/1000Base T. • Cổng trung kế mạng: hỗ trợ chuẩn 802.3ad, giao diện mở rộng: có 2 cổng 10/100/1000 Base T. • VLAN: hỗ trợ chuẩn 802.1q, dựa trên cổng và tag, chỉ số của VLAN đến 4096. Sự ưu tiên lưu lượng tại VLAN tuân theo chuẩn 802.1 p/q. • Ma trận không nghẽn: 1Gbps/ multi-DSL card. • Dự phòng 1+1 • Có khả năng cung cấp 2 cổng GigEthernet và 4 cổng Fast/GigEthernet. • DHCP relay option 82. • Sử dụng giao thức định tuyến RIP và OSPF. • QoS: hỗ trợ chuẩn 802.1p, có 4 hàng ưu tiên. • Dùng thuật toán Spanning Tree: chuẩn 802.1d, chuẩn 802.1w dùng thuật toán Spanning Tree nhanh. • Chuyển mạch Ethernet: khả năng cơ cấu chuyển mạch là 12,8 Gb/s, không nghẽn, tốc độ chuyển gói là 96 Mb/s, kích thước khung là 1522 bytes, chuyển khung theo tiêu chuẩn 802.3 và 802.1q, Ethernet II, PPPoE có khả năng ngăn chặn việc chuyển các gói bị lỗi. • Quảng bá: giao thức IGMP Snooping (v3), điều khiển quảng bá Storm. • Cầu nối: có cơ chế lọc địa chỉ MAC, địa chỉ vật lý MAC 16 K. • Thành phần quản lý: - Cổng RJ-11 cho quản lý nội hạt. - Giao diện Ethernet 10/100M cho quản lý ngoài băng. - Quản lý trong băng thông qua cổng mạng. - Hỗ trợ các giao thức quản lý mạng SNMP phiên bản 1, 2 và 2c. - Giao diện dòng lệnh CLI thông qua cổng console và Telnet. - Quản lý dựa trên Web: giám sát, các cảnh báo và các báo cáo sự kiện, cấu hình và nâng cấp phần mềm. - Hệ thống quản lý Alcatel 5523AWS: giám sát và cảnh báo. *) Card điều chỉnh cầu nối Ethernet EBAC: EBAC là một card truyền dẫn Ethernet được cắm trong ngăn giá MLS Litespan, cung cấp ADSL qua IP trên thiết bị sử dụng ATM. Với vai trò như một cầu nối Ethernet, card EBAC chặn giao thức mức 2 (theo chuẩn IEEE 802.1d) trong khi đó giao thức IP mức 3 được card này truyền trong suốt. Card EBAC này có thể hoạt động theo 3 chế độ sau: • Chế độ mạng VLAN • Chế độ cầu nối, chế độ ghép kênh MAC-aware hỗ trợ quảng bá luồng xuống. Chế độ này hỗ trợ tới 4K địa chỉ vật lý MAC được phân bố cho 1008 cổng của người dùng. • Chế độ kết hợp, hỗ trợ các cổng nhiều người sử dụng với 1 mạng VLAN. Số lượng các cổng người dùng được một VLAN hỗ trợ có thể là từ 1 đến 1008, số lượng VLAN được hỗ trợ trên một cổng có thể từ 1-128 Các đặc tính của card EBAC: • Chức năng cầu nối Ethernet và bộ lọc khung Ethernet: lọc các địa chỉ MAC độ dài 128. • Hỗ trợ tương thích ATM lớp 5 (AAL5). • Làm giao diện quang đa mode 100Base-FX với khoảng cách là 2km và đơn mode với khoảng cách lên đến 15km. • Làm giao diện điện (tốc độ 100Base-TX) với khoảng cách là 100m. • Số lượng cổng người dùng tối đa: 8484. • Hỗ trợ UBR, giao thức SNMP v3. • Truyền dẫn trong băng và ngoài băng của OAM trong card EBAC. • Hỗ trợ thiết bị tập trung thuê bao xa RU băng rộng thông qua EBAC up-link. • Điều chỉnh số lượng của địa chỉ MAC của một cổng: 128/cổng, tổng số là 4K. Các card băng hẹp: *) Card đường dây thuê bao thoại + tạo chuông + kiểm tra đường dây ATLC- x. ATLC là một card thuê bao thoại cung cấp giao diện giữa đường dây thuê bao 2 dây với bus băng hẹp NLC của Alcatel 1540 Litespan. Card này được tối ưu hóa cho mật độ cao với khoảng cách trung bình. Tín hiệu chuông được tạo ra bởi các bộ xử lý trong card này, do vậy không cần phải có thêm một card tạo chuông. Bộ kiểm tra đường dây thuê bao được gắn vào trong một vi xử lý của card ATLC-D. Các đặc tính chủ yếu của card này như sau: • Cung cấp được 30 hoặc 32 đường dây thuê bao. Số lượng các thuê bao phụ thuộc vào loại card cắm vào (ATLC-D: 30 cổng, ATLC-E: 32 cổng). • Cung cấp dòng cho thuê bao (24 mA). • Có rất nhiều loại card cho phép độ dài loop vòng cực đại từ 2.5km đến 5km với cáp 0.4mm. Loại card đời mới cho phép điện trở loop vòng đạt đến 1800 Ohms (bao gồm tải của máy điện thoại). • Có một loại card không có chức năng tạo chuông và đo kiểm đường dây thuê bao nên trong một số cấu hình loại card này cần có DURC và TACC. • Tự động giảm cường độ dòng trong chế độ tiết kiệm năng lượng (ắc quy dự phòng). • Điện áp chuông và tạo xung tính cước 12 kHz/16 kHz. Sử dụng các bộ đo tín hiệu này có thể làm giảm khoảng cách loop vòng cực đại. • Cung cấp xung đảo cực. • Có thể lập trình trở kháng dòng với mạch triệt tiếng vọng và có thể lập trình trở kháng. • Có thể lập trình mức khuếch đại. • Bảo vệ quá áp và phát hiện quá dòng. • Cân bằng lại thích ứng • Đặc điểm chuông của card: - Tần số tín hiệu chuông: mặc định 25 Hz (có thể thay đổi băng cách hiệu chỉnh phần cứng). - Cường độ dòng chuông (có thể thay đổi băng cách hiệu chỉnh phần cứng): 60 Vrms đến 100 Vrms (±10%), thường là 75 Vrms. - Độ dốc của điện áp một chiều chuông (có thể thay đổi băng cách hiệu chỉnh phần cứng): 48V(± 5%) hoặc 60V(± 10%). Thông thường 48V. - Công suất chuông: 30 VA và 15 VA. *) Card đường dây ISDN: BALC Giao diện này cho phép kết nối đến một kết cuối mạng truy nhập cơ bản ISDN. Nó tương thích với chuẩn G.961 của ITU-T. Các chức năng chính của nó như sau: • Tính module BALC-C, BALC-B, BALC-F, BALC-G-16 thuê bao hoặc BALC-E-8 thuê bao, tùy thuộc vào mục đích cụ thể. • Module BALC-G được tích hợp cả kiểm tra đường dây thê bao, do đó không cần có card TACC để kiểm tra đường dây thuê bao ISDN-BA. • Cấp nguồn từ xa cho kết cuối mạng, bộ lặp và thiết bị kết cuối thông qua đường dây thuê bao. • Điện áp được cấp là 70V hoặc 97V, và 118V nếu sử dụng BALC-F. • Dòng cấp có thể lên đến 40 mA. • Mã đường truyền 2B1Q. BALC-C hỗ trợ 4B3T. • Hỗ trợ đường truyền rỗi và tắt nguồn. • Hỗ trợ kiểm tra đường dây rỗi. • Cho phép vận hành và bảo dưỡng. • Có một kênh nghiệp vụ, cho phép vận hành các chức năng sau. • Tỉ lệ lỗi bit, bao gồm cả phần lặp. • Quản lý loop. • Phát hiện đường dây hỏng (không hoạt động khi nhấc máy, mất khung tín hiệu…). • Phát hiện quá dòng trong hệ thống nguồn. *) Card đường dây kênh thuê riêng tốc độ cao HDSL: HLTC : Card HLTC có thể được sử dụng như card đường dây thuê bao để kết nối HDSL-NTS đến Litespan Alcatel 1540. Các đặc tính chủ yếu của card HDSL như sau: • Tính module: 4 thuê bao/bo mạch (2 dây) hoặc 2 thuê bao/bo mạch (4 dây). • Kết nối từ xa các giao diện 2 Mb/s sử dụng chức năng kết cuối đường dây HDSL. Chức năng kết cuối đường dây cho phép bổ sung thêm chức năng cấp nguồn cho kết cuối mạng tại nhà riêng của khách hàng. • Các lựa chọn dịch vụ được cung cấp bởi kết cuối mạng là: - Luồng 2 Mb/s có cấu trúc theo khuyến nghị G.704 của ITU-T. Trong trường hợp này nó có thể bao gồm :Dịch vụ nx64 kb/s, truy nhập tốc độ cơ sở theo khuyến nghị ETS 300 233 của ETSI. - 2 Mb/s theo G.703. - 2 Mb/s không cấu trúc. • Truyền dẫn: đối xứng trên một hoặc hai đôi cáp đồng trục. • Tốc độ đường dây: 2320 kb/s (một đôi) hoặc 1168 kb/s (hai đôi) sử dụng mã đường truyền là 2B1Q. • Tải tin: 2048 kb/s hoặc nx64 kb/s trên mỗi cổng. • Triệt tiếng vọng giữa đường lên và đường xuống. • Bộ lặp có thể được đặt giữa đầu cuối đường dây LT và đầu cuối mạng NT. • Có thể tùy chọn cấp nguồn cho bộ lặp hoặc kết cuối mạng từ xa. • Khả năng vận hành và bảo dưỡng: phát hiện hỏng hóc, nhận dạng đôi dây, kiểm tra lỗi CRC, loop vòng. *) Card đường dây kênh thuê riêng tốc độ cao SHDSL: SLTC Card SLTC có thể được sửdụng như card đường dây thuê bao đểkết nối SHDSL-NTS đến Litespan Alcatel 1540. Card SLTC có thể xen/rẽ đến 4x2 Mb/s trong bus băng hẹp NLC. Những luồng 2 Mb/s còn lại có thể cung cấp đến 4 giao diện 2 Mb/s theo tiêu chuẩn G703/G704 tại vùng MLS. Card SLTC có thể được sử dụng như là một card truyền tải trong suốt (không xen/rẽ lưu lượng trênbus băng hẹp) có thể cung cấp đến 8 giao diện 2 Mb/s theo tiêu chuẩn G703/G704 tại vùng MLS. Các đặc tính chính của SHDSL như sau: • Tính module: 8 thuê bao/bo mạch (2 dây) • Kết nối từ xa giao diện 2 Mb/s sử dụng chức năng kết cuối đường dây SHDSL. • Các lựa chọn dịch vụ có thể được cung cấp bởi kết cuối mạng là: - Luồng 2 Mb/s có cấu trúc theo khuyến nghị G.704 của ITU-T. Trong trường hợp này nó có thể bao gồm: dịch vụ nx64 kb/s, truy nhập tốc độ cơ sở theo khuyến nghị ETS 300 233 của ETSI. - 2 Mb/s theo G.703. - 2 Mb/s không cấu trúc. - V35 cho dịch vụ nx64. • Truyền dẫn: duplex hoặc đối xứng trên một đôi cáp đồng trục. • Tốc độ đường dây: từ 192 kb/s đến 2312 kb/s. • Mã đường truyền điều chế xung theo biên độ TC-PAM • Tải tin: 2048 kb/s hoặc nx64 kb/s trên mỗi cổng. • Triệt tiếng vọng giữa đường lên và đường xuống. • Bộ lặp có thể được đặt giữa LT và NT. • Có thể tùy chọn cấp nguồn cho bộ lặp hoặc kết cuối mạng từ xa. • Khả năng vận hành và bảo dưỡng: phát hiện hỏng hóc, nhận dạng đôi dây, kiểm tra lỗi CRC, loop vòng. *) Card đường dây ISDN PRA: PRCC Card PRCC là card kênh thuê riêng kết nối các luồng 2Mbps khác. Card này có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào phần mềm được nạp trong card: • Giao diện V3 cho truy nhập tốc độ cơ sở ISDN (Primary Rate Access - PRA). • Đường dây thuê bao số nx64 kb/s và 2 Mb/s có cấu trúc và không có cấu trúc thông qua một giao diện 2 Mb/s đến CPNT tương ứng (Alcatel NTU Nx64 cho nx64 kb/s hoặc 2Mb/s). Thêm vào đó nó có các chức năng sau: • Tính các thông số thực hiện chuẩn G826 trên cả hai phía của kết nối người dùng, xác định các cảnh báo và thực thi không lựa chọn • Quản lý truy nhập tốc độ cơ sở theo tiêu chuẩn ETS 300 233. Khi một mạch được sử dụng cho đường dây thuê riêng thì các kết cuối mạng tương ứng phải cung cấp giao diện người dùng tại nhà riêng của khách hàng. Card PRCC có thể được sử dụng cùng với PHDC để tăng khoảng cách đến người dùng. *) Đường dây thuê riêng tương tự ALLC (2dây/4dây) Mỗi bo mạch cung cấp 8 (hoặc 4 kênh trong trường hợp 2 đôi E&M) kênh độc lập với 2 hoặc 4 giaodiện tương tự cho truyền tín hiệu trong khoảng 300 - 3400 Hz, cộng thêm 0, 1 hoặc 2 đôi báo hiệu điện trường E/M. Bo mạch có các đặc điểm sau: • Tính module: 8 đường/bo mạch (2dây/4dây có/không có tương thích điện trường E&M, 2dây/4dây có E&M) hoặc 4 đường/bo mạch (2dây/4dây có 2 E&M). • Có rất nhiều loại mã hóa được sử dụng (có thể được lập trình bằng phần mềm): - 64 kb/s luật A: PCM đơn (G.711 ITU-T). - 64 kb/s luật µ: PCM đơn (G.711 ITU-T). - 40, 32, 24 và 16 kb/s ADPCM (G.726 ITU-T). • Bo mạch điều khiển (OBC) quản lý: - Giám sát hoạt động (kiểm tra loop vòng),đưa lên mạng tất cả các thông tin với bất cứ tốc độ nào theo khuyến nghị ITU-T V.54 của ITU-T. - Giám sát hiệu suất của mạch End-to-end. - Đo kiểm RMS và nguồn cực đại ở bất cứ phương truyền dẫn nào - Có thể lập trình được mức khuếch đại. • Bảo vệ quá áp. • Kiểm tra đường dây thông qua thiết bị kiểm tra trong hoặc ngoài. • Cấp nguồn. Cấu hình kết nối và cơ chế dự phòng đồng bộ: Cấu hình kết nối: Alcatel 1540 Litespan cho phép nhà vận hành thiết kế các thành phần mạng theo các cấu hình mềm dẻo khác nhau, các cấu hình này bao gồm các sản phẩm Alcatel khác hoặc các sản phẩm không phải của Alcatel được kết nối với Alcatel 1540 Litespan. Các cấu hình đó là: m Cấu hình điểm-điểm m Cấu hình hình sao m Cấu hình ring m Cấu hình kết hợp ring và sao m Cấu hìnhmở rộng thông qua truyền dẫn cáp đồng hoặc mạng truyền dẫn bên ngoài. Dự phòng: Litespan 1540 đáp ứng tất cả các cơ chế bảo vệ. • Đối với các thiết bị: - Nguồn trên bo mạch chuyển đổi DC/DC ngăn chặn lỗi tới các card riêng. - Dự phòng 1+1 cho các card điều khiển băng hẹp. - Dự phòng 1+1 cho các card điều khiển băng rộng (ST-1, E3. DS3, VC3). - Dự phòng N+1 cho Gateway VoIP. - Card truyền dẫn SDH dự phòng 1+1. • Đối với truyền dẫn SDH: - Chuyển mạch bảo vệ đường dây tự động (APS) phòng ngừa các lỗi như dự phòng 1+1 cho các khối kết hợp. - Cơ chế bảo vệ chuông Self-Healing sử dụng Sub-network Protection Connection /Inherent (SNCP/I). • Đối với các dịch vụ V5: Việc dự phòng đường V5 tuân theo các tiêu chuẩn ETSI. Lật mặt nóng V5 bảo vệ card điều khiển băng hẹp active khi nó bị lỗi hoặc bị tháo ra phụ thuộc vào chế độ dự phòng của card này. Các kết nối được V5 chuyển không bịmất trong trường hợp card điều khiển băng hẹp lật mặt. • Đối với các dịch vụ VoIP: Card VISC: dự phòng N+1. Lật mặt nóng 1+1 VISC hoạt động ở chế độ dự phòng card VISC chính, khi một card VISC bảo vệ card VISC ở trạng thái active bị lỗi hoặc bị rút ra. Các kết nối lưu lưu lượng qua VoIP bị chuyển không bị mất đi khi card VISC lật mặt. Đồng bộ: Hệ thống Alcatel 1540 Litespan được đồng bộ trong mạng. Nó có thể được sử dụng một số nguồn xung đồng hồ được lựa chọn bởi nhà khai thác: a) Alcatel 1540 Litespan cung cấp bộ phận kết nối vật lý trong ngăn giá chính để nhận xung đồng hồ từ nguồn đồng bộ bên ngoài 2048 KHz. b) Litespan cũng cung cấp khảnăng tách xung đồng hồtừ truyền dẫn SDH: Alcatel 1540 Litespan tách xung đồng hồ từ mạng truyền dẫn SDH để cấp tới bộ tách/ghép kênh ADM (đấu nối qua card SYNTH). c) Alcatel 1540 Litespan tách xung đồng hồ từ các đường E1 giao diện với mạng. Việc tách xung này có thể là hai trường hợp: Litespan trong chế độ PDH và chế độ SDH. Có thể lập cấu hình các đường E1 mà trong đó sử dụng 2 đường như nguồn xung nhịp. d) Xung đồng hồ nội 50 ppm: nguồn xung đồng hồ này được dùng khi tất cả các nguồn trên bị lỗi. Nhà điều hành có thể đặt quyền ưu tiên cho các nguồn đồng hồ trên để Alcatel 1540 Litespan tự động chọn lựa nguồn xung đồng hồ. Tổng quan về phần mềm quản trị thiết bị mạng: Giới thiệu: Alcatel 1353 LMS là hệ thống quản lý thiết bị Alcatel 1540 Litespan là giải pháp tích hợp điều khiển mạng truy nhập như một hệ thống tổng thể. Các ứng dụng của nó là: + Quản lý các dịch vụ băng rộng DS với sản phẩm Alcatel 5523 AWS. + Quản lý các dịch vụ băng hẹp với sản phẩm Alcatel 1353 DN. + Quản lý vòng ring SDH với sản phẩm Alcatel 1353 SH. + Quản lý các thuê bao với sản phẩm Alcatel 1355 DN. Đới với các mạng hoặc các hệ thống đầu vào nhỏ, có thể quản lý qua một sản phẩm con của Alcatel 1353 LMS, đó là sản phẩm Alcatel 1353 LMS-PC đem lại một giải pháp quản lý chi phí thấp. Hệ thống quản lý Litespan Alcatel 1353 LMS quản lý toàn bộ mạng truy cập Alcatel 1540 Litespan. Nó cung cấp các ứng dụng sau: + Alcatel 1353 DN quản lý phần tử cho phép giám sát và điều khiển các dịch vụ băng hẹp. Nó cung cấp các phương tiện cho tập trung hoá, giám sát và bảo dưỡng. + Alcatel 1353 SH quản lý mạng truyền dẫn Alcatel. Nó hoàn toàn tích hợp với Alcatel 1353 DN, quản lý tất cả các vòng truy nhập. + Alcatel 5523 AWS quản lý phần tử các dịch vụ băng rộng của Alcatel 1540. Nó có thể quản lý đồng thời Alcatel 7300 ASAM. Alcatel 5523 AWS có thể được tích hợp cùng với Alcatel 1353 DN trong một server HP. + Alcatel 1355DN là ứng dụng của Alcatel 1540 Litespan lớp quản lý thuê bao cho việc kích hoạt dịch vụ, đảm bảo độ tin cậy của dịch vụ quản lý thuê bao cho các dịch vụ chuyển mạch như thoại truyền thống và ISDN. + Alcatel 1353 OSS-GW và Alcatel 1355 DN OSS-GW là các cổng quản lý tuỳ chọn được tích hợp trong các OSS cao hơn cho phép điều khiển phân cấp, kiểm tra đường dây, quản lý cảnh báo và quản lý tài nguyên. Alcatel 1354 RM là một ứng dụng lớp quản lý mạng cung cấp cho nhà khai thác các tiện ích để quản lý các kết nối điểm - điểm trong mạng SDH. Việc sử dụng Alcatel 1354 RM, mạng truyền dẫn SDH có thể được phân chia thành các mạng con được kết nối với nhau. Mỗi mạng con được phân chia thành các cấu hình mạng và các node. Các ứng dụng quản lý mạng SDH cung cấp các phương tiện để giám sát cảnh báo mạng, quan sát toàn bộ mạng, cấu hình tuyến, cấu hình bảo vệ mạch và giám sát sự thực thi. Acatel 1353 LMS – PC: Alcatel 1540 Litespan cung cấp một giải pháp rất tiết kiệm chi phí cho quản lý mạng tập trung dựa trên nền máy tính và rất thích hợp cho mạng truy nhập cấu hình nhỏ. Nó có thể quản lý lên đến 30 phần tử mạng Alcatel 1540 Litespan PDH chỉ với một cổng khai thác. Alcatel 1353 LMS –PC cung cấp các chức năng cùng cấp với Alcatel 1353 LMS cho cả các dịch vụ băng hẹp và dịch vụ băng rộng thông qua các lệnh TL1. Thiết bị khai thác: Alcatel 1540 Litespan có một thiết bị khai thác truy nhập tại chổ cho phép quản lý và cung cấp các chức năng giám sát. Các chức năng được cung cấp bởi thiết bị quản lý: + Quản lý thiết bị. + Cung cấp cổng và kết cuối, giao diện GUI + Cấu hình kết nối và thiết lập (kết nối V58.1, V5.2, kết nối thuê kênh riêng, kết nối ATM, kết nối SDH-VC5). + Quản lý cấu hình. + Cấu hình nguồn đồng bộ + Hiển thị cảnh báo + Kiểm tra đường dây và Loop vòng. + Nạp phần mềm. 2.4.3.1 Cấu hình Narrow Band: Login vào PSTN của Litespan 1540. a/ Khai báo Installation data Truy cập vào bảng lưu Installation data của trạm bằng menu Administration >> Installation data Bảng thông số Installation data phải đảm bảo một số thông số quan trọng như sau: Line Subrack Cap :MLS3F Country :41 (Riêng với Host VK của VKX đặt giá trị này là 31 ) Location type :3FIndoor Rack Q3 MAC Type :IP Ethernet Exchange type :E10(với các loại HOST không được liệt kê trong list) Mirror Access Node : Exchange Unit Heater Box : No Heater Fan Box : Chọn đúng theo lượng Fan của trạm Impedance : 120 Ohm cho tất cả các link TCP/IP : Các thông số địa chỉ quản lý của Tỉnh đặt cho Trạm đó (Hoài Ân : 172.20.217.238/239 Ân Tường :172.20.217.240/241 Ân Nghĩa :172.20.217.242/243 ) Q3 NE ID : Thông số gồm 3 chữ số do tỉnh đặt cho trạm. Thiết lâp xong, chon Apply. Trạm sẽ Cold restart hoặc Warrm Restart tuỳ theo mức độ quan trọng của thông số bị thay đổi. Cold Restart : Trạm trở về Default, mất hết số liệu. Warm Restart : Trạm không bị mất số liệu, giống như khởi động lại trạm. b/ Khai báo các Subrack, Card, Switch Over Mode Kiểm tra các dây nối liên Subrack (nếu có). Đảm bảo các dây này đã cắm đúng trước khi khai báo thêm các Subrack phụ Khai báo Subrack bằng menu: Equipment >> Declare >> Subrack (User Label là tuỳ chọn) Khai báo các card đơn giản bằng cách right – click trên card chưa khai báo, chọn Declare board. Chương trình tự động detect loại card, chỉ việc click vào Declare button để khai báo card này với hệ thống. Khai báo chế độ Switch Over bằng menu: Equipment >> V5 Switch Over Mode Password là phím “Spacebar” Chọn chế độ Hot Switch Over để khi card điều khiển PSTN bị lỗi, card dự phòng có thể điều khiển lưu lượng mà không mất các kết nối của dịch vụ. Với chế độ Warm Switch Over, liên lạc sẽ mất chừng 2 phút để card dự phòng trở thành active. c/ Khai báo giao diện V5.2 nối lên tổng đài. Litesspan 1540 cung cấp tối đa 16 luồng E1 để kết nối giữa các giao diện V5.2 lên tổng đài. 16 port E1 này được hiển thị trong giao diện card điều khiển băng hẹp NEHC-C. Để khai báo giao diện V5.2, click vào card điều khiển đang active ( có dấu hiệu @) Right click trên 1 port bất kì để vào menu declare giao diện. Trong giao diện khai báo V5.2 interface ta phải đảm bảo các thông số thiết lập như sau User Label : Adjacent LE : 1 Interface Identifier : Variant : Alcatel Itf Identifier : 1 Hubbing type : None Trong vùng 2Mbps Links Add luồng chính mang báo hiệu bằng cách lựa chọn Number Id luồng đặt theo qui định của HOST ( thông thường bắt đầu từ o ) LCC Thông số này chỉ luồng chính mới có, thiết lập bằng 0 Trong vùng PSTN Comm Path 2Mbps Link : Chỉ ra luồng chính mang báo hiệu Time Slot : Chỉ ra TS mang báo hiệu LCC : Sẽ tự đươc hiển thị khi Time Slot được chọn Cuối cùng , chọn Apply để hoàn tất cấu hình giao diện V5.2 nối với HOST. Sau khi khai báo giao diện, cần Start up giao diện này qua menu: V5 >> Network Interfaces >> List/Modify >> V5.2 Right – click vào giao diện V5.2 vừa tạo chọn Start Up. Sau khi StartUp, Litespan sẽ bắt tay với HOST để enable giao diện V5.2. Tiếp tục thực hiện cấu hình đồng bộ thời gian cho Litespan theo tổng đài để tránh môt số lỗi do trượt đồng bộ bằng menu: Administration >> Timing Source >> Configure Trong menu này, add luồng E1 vừa khai báo vào và Apply. d/ Khai báo thuê bao Click vào card thuê bao của Litespan, right-click vào port cần khai thuê bao. Trong giao diện tạo thuê bao, chỉ đơn giản chọn cho thuê bao này giao diện mang báo hiệu V5.2 của nó trong mục V5 interface ID và gán địa chỉ do HOST qui định cho thuê bao vào mục Address trong giao diện UPV5.2 declare vừa chọn. e/ Cách tạo nhiều thuê bao nhanh: Có thể thực hiện việc cấu hình manual 1 thuê bao đầu tiên của trạm, sau đó thực hiện các thao tác sau để có thể khai báo nhanh toàn bộ số thuê bao của trạm: - Backup số liệu trạm - Sửa File backup để có số liệu cho các thuê bao khác - Restore số liệu vào trạm. Truy nhập menu Backup/ Restore số liệu như sau: SW management >> Backup and Restore Thực hiện nhập tên file đại diện cho trạm vào mục , click Backup. Đợi có thông báo successful. File backup nằm tại : :\Program files\Alcatel\Software Downloading Server\A1540PD\0_0_0\ Sửa file này như sau: Phần thuê bao được khai báo sau tín hiệu : // !PSTN UP :+Line Thực hiện add thêm các thuê bao khác bằng cách copy/paste và thay đổi các thông số quan trọng : Rack\ Subrack\Slot\Port\Address Khi Restore số liệu, trước khi bắt đầu, chạy chương trình hỗ trợ như sau: :\Program files\Alcatel\Software Downloading Server\swdlserver. Exe (đây là chương trình chạy background nên không có menu nào hiện ra). Sau đó truy nhập lại menu SW management >> Backup and Restore Chon file vừa sửa, nhấn restore. Sau khi restore thành công, click Apply để hoàn tất việc đưa cấu hình mới lên trạng thái Active. (Hệ thống sẽ tự động khởi động lại sau khi Apply thành công). f/ Thêm luồng cho giao diện V5.2: Nếu có nhu cầu thêm luồng E1 cho 1 giao diện V5.2 để tránh nghẽn. Thực hiện như sau: Vào menu: V5>> Network Interfaces >>List/Modify >> V5.2 Chọn giao diện V5.2 đang hoạt động, click vào nút 2Mbps Links, right-click và chọn Add. Sau đó chọn cổng trên NEHC-C sẽ được add luồng và điền ID của luồng đó. 2.4.3.2 Cấu hình Broad Band: Sơ đồ slot card một RACK của MSAN: NB SLOT (theo thoại-băng hẹp). BB SLOT( theo băng rộng-ADSL) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 20 21 22 23 3 4 5 6 7 8 9 10 G E B 3 A G E B 3 A 11 12 18 17 16 15 14 18 19 13 LIMNB SLOT 1 2 6 5 4 3 1 2 GEB3-A CRAFT Electrical network ports Optical network ports Optical Fiber (STM-1) Hình 2.12 : Sơ đồ Slot card một Rack của MSAN 1/BB management in the Main subrack GEBC. port 1 uplink (optical), port 2 uplink(reserved optical), port 4 subtending (connectby cross cable between double GEBC) port 3 NB management visa BB.(connect by cross cable to main NB cardLIOC- GEBC.) port 6 for uplink FE . Chú ý : Thông thường GEBCta chỉ mở cổng 1 nếu MSAN kết nối bằng Optical (quang) hoặc cổng 6 nếu MSAN kết nối bằng FE còn cổng 3 luôn mở để kết nối quản lý băng hẹp thông qua Card LIOC của NB. (LIOC-NB).Các cổng còn lại chỉ mở khi có trường hợp thật cần thiết Tất cả kết nối FEđều bằng cáp chéo. Trước tiên ta login vào MSAN băng hẹp (thoại) để đặt địa chỉ IP quản lý cho phần NB(băng hẹp) Log vào MSAN (NB) :Administration ---àInstallions data. (sau đó nhấn phím Sapce và Enter 2 lần ) Ta có bảng sau: Hình 2.13 : Cài đặt dữ liệu Ta thay địa chỉ phía dưới cùng : TCP/IP NE (theo đúng bảng địa chỉ đã quy hoạch).Các địa chỉ khác ta giữ nguyên. Sau đó click Apply chờ cho đến khi trạng thái MSAN : Ready thì được Hoài Ân :172.20.217.238/239 Ân Tường :172.20.217.240/241 Ân Nghĩa :172.20.217.242/243 Tiếp theo ta login BB như sau. Ta login vào MSAN bằng Hyperterminal, cấu hình như sau: Sau đó ta thực hiện các bước khi màn hình hỏi, như sau: Would you like a CLI(C) or a TL1 login(T) or TL1 normal session(N) ? [N]: C login: isadmin password:i$@mad- Sau đó màn hình xuất hiệnyêu cầu đổi Password 2 lần, ta đổi như sau: New password: ANS#150 Confirm new password: ANS#15 1. Cấu hình hiển thị và nhận Card trong RACK –MSAN: 1.Set the date and the time: isadmin#admin sntp system-time 2. The shelf is planned cho geb3 and efl3-b isadmin# configure equipment slot 1/1/slot planned-type efl3-b isadmin# configure equipment slot 1/1/1 planned-type geb3-a Sau đó ta dùng lệnh Show lại xem đã nhận card chưa? Khi đã nhận ta mới config được: Trạng thái phải như bên dưới là được .Nếu vẫn không nhận card ta rút card EFL3 ra và cắm vào hoặc đổi vị trí khác.Tuy nhiên ta nên chờ một chútsau khi cấu hình nhận card . isadmin># show equipment slot ================================================================================ slotactual-type enabled error-statusavailability -------------------------------------------------------------------------------- 1/1/1geb3-ayesno-error available 1/1/2empty nono-error not-installed 1/1/3nblc-anono-planned-board available 1/1/4nblc-anono-planned-board available 1/1/5empty nono-error not-installed 1/1/6empty nono-error not-installed 1/1/7empty nono-error not-installed 1/1/8empty nono-error not-installed 1/1/9empty nono-error not-installed 1/1/10 empty nono-error not-installed 1/1/11 empty nono-error not-installed 1/1/12 efl3-byesno-error available 1/1/13 empty nono-error not-installed 1/1/14 efl3-byesno-error available Ta cấu hình mở Port (cổng cho Card GEBC). Chú ý : Ví dụở đây ta làm với các cổng 1;2;3;4;6Còn tùy theo cấu hình mà ta chỉ cần mở các cổng cần thiết theo như trên. Vlan quản lý của Bình Định là : Vlan management 3999 isadmin#>configure interface shub port 1 port-type network admin-status up isadmin#>configure interface shub port 2 port-type network admin-status up isadmin#>configure interface shub port 3 port-type network admin-status up isadmin#>configure interface shub port 6 port-type network admin-status up isadmin#>configure interface shub port 4 port-type subtending admin-status up isadmin#>configure system mgnt-vlan-id 3999 isadmin#>configure system shub entry vlan ext-vlan-id 3999 (- with these two commands you indicate to the GEB3A its management vlan.) isadmin#>configure vlan shub id 3999 egress-port network:1 isadmin#>configure vlan shub id 3999 egress-port network:2 isadmin#>configure vlan shub id 3999 egress-port network:3 isadmin#>configure vlan shub id 3999 egress-port network:4 isadmin#>configure vlan shub id 3999 egress-port network:6 isadmin#>configure vlan shub id 3999 untag-port network:1 isadmin#>configure vlan shub id 3999 untag-port network:2 isadmin#>configure vlan shub id 3999 untag-port network:3 isadmin#>configure vlan shub id 3999 untag-port network:4 isadmin#>configure vlan shub id 3999 untag-port network:6 isadmin#>configure vlan shub id 3999 no untag-port network:1 isadmin#>configure vlan shub id 3999 no untag-port network:3 isadmin#>configure vlan shub id 3999 no untag-port network:6 isadmin#>configure vlan shub id 3999 no untag-port network:4 isadmin#>configure vlan shub id 3999 no untag-port network:2 isadmin#>configure bridge shub port 1 pvid3999 isadmin#>configure bridge shub port 2 pvid3999 isadmin#>configure bridge shub port 3 pvid3999 isadmin#>configure bridge shub port 4 pvid3999 isadmin#>configure bridge shub port 6 pvid3999 isadmin# admin software-mngt shub database save 3. Cấu hình địa chỉ IP.( Địa chỉ IP này lấy theo bảng quy hoạch) isadmin#>configure system single-public-ip isadmin#>configure system management host-ip-addressmanual: ( Đây là địa chỉ cho Main Subrack GEBC. /bitmask là / 24) isadmin#>configure system management default-route  isadmin# admin software-mngt shub database save 4. Kiểm tra kết nối: Đến đây coi như việc mở cổng và gán Vlan quản lý coi như đã thông.Ta phải Ping đến được các địa chỉ IP sau: NEHC : Địa chỉ IP vừa configphần NEHC-NB. GEBC : Địa chỉ IP vừa config bên trên. SWITCH : 172.20.79.10 BRAS: 172.20.79.200 CHƯƠNG III: CÁC TÍNH NĂNG CỦA MSAN ACALTEL LITESPAN 1540 Hiện nay hệ thồng truy nhập chia làm ba loại: Truy nhập thoại được cung cấp qua các tổng đài, truy nhập số liệu được cung cấp qua các bộ ghép kênh TDM/ATM, truy nhập Internet tốc độ cao thông qua các bộ ghép kênh DSLAM… Việc sử dụng ba loại thiết bị hệ thống thông tin vô tuyến thông thường sẽ không có khả năng cung cấp được cả ba loại hình trên dịch vụ đồng thời trên cùng một hệ thống với các hệ thống thông tin công nghệ cao không dây như CDMA, GSM, 3G thì giá thành thiết bị đầu cuối sẽ rất cao, sử dụng phức tạp hơn nữa các thiết bị đầu cuối không được nâng cấp nguồn tại trung tâm sẽ dẫn đến việc chúng cần có năng lượng là các bộ pin nạp điện khi đó rất khó sử dụng cho các vùng điện lưới không ổn định và không sử dụng được ở các vùng không có điện lưới. Việc lựa chọn thiết bị và công nghệ cho phát triển mạng viễn thông là một bài toán đồng bộ và phức tạp ; chỉ xét ở thiết bị truy nhập đã phải đòi hỏi những yêu cầu sau: Cung cấp các truy nhập cho tất cả các dịch vụ. Thích ứng với mạng lưới hiện tại và tương lai. Các thiết bị đầu cuối sử dụng thuận tiện giá rẻ, khong lệ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Hình 3.1: Mô tả chung các giao diện của thiết bị truy nhập Acatel 1540 Thiết bị 1540 Litespan được thể hiện bởi các khung giá đa dịch vụMLS (Multiservice Line Shelf). Hình 3.2 miêu tả các tủ đa dich vụ và từ đó thấy rằng việc cung cấp các dịch vụ khác nhau chỉ đơn thuần là cắm thêm các bo mạch chức năng khác nhau vào cùng một ngăn giá (phần khe cắm chung). Ngăn giá này có thể xử lý dịch vụqua các bo mạch như băng hẹp qua bo mạch NB controller, Băng rộng quaBB controller, NGN qua Voice IP server. Khối chức năng có cấu trúc module, mềm dẻo trong việc thêm các dịch vụ mới (dựa trên TDM cũng như trên ATM) bằng cách thêm bo mạch mới vào trong các khe có thể. Hình 3.2: Ngăn giá đa dịch vụ cuả Litespan 1540 Hình 3.3: Mô tả cấu trúc ngăn giá Ngoài ra, cấu trúc trên cho thấy thiết bị sẽ tích hợp thêm cả phần truyền dẫn quang vì vậy thiết bị có thể gọi là một Bộ truy nhập quang đúng nghĩa giúp loại bỏ việc sử dụng cáp đồng. Thiết bị Litespan 1540 Alcatel có cấu trúc 4 bus Quadruple và sử dụng công nghệ điểm-nối-điểm tạo đường thông riêng tới từng thuê bao(20Mbit/s) đảm bảo 100% không nghẽn cho dịch vụ Triple play. Dịch vụ Triple Play chính là khả năng cung cấp đồng thời 3 dịch vụ: thoại, Internet tốc độ cao và Video trên cùng một đường cáp đồng đến thuê bao. Trong đó, dịch vụ Video có thể là dịch vụ đơn hướng (unicast) hoặc quảng bá (broadcast), và cho phép thuê bao kết nối tới thiếtbị 1540 Litespan trên các giao diện mạng đường lên (Dynamic Multicast). Với dịch vụ này cho phép người dùng thụ hưởng mọi tiện ích cơ bản về thông tin liên lạc trong công việc và giải trí với chất lượng cao. + IPTV (Internet Protocol Television): là Dịch vụ Truyền hình theo yêu cầu. Tín hiệu truyền hình được truyền qua hạ tầng mạng ADSL, thông qua bộ giải mã, truyền thẳng lên tivi. Khách hàng chỉ cần đầu tư 1 bộ giải mã iTV trên đường truyền ADSL là có cả “thế giới giải trí” trên TV với 62 kênh truyền hình với nhiều tính năng đặc biệt như: Truyền hình xem lại (cho phép chọn chương trình đã phát trong vòng 48h của 10 kênh “hot” nhất); xem phim theo yêu cầu (có khả năng dừng, tua nhanh, quay lại, …); nghe nhạc, đọc báo, chia sẻ, theo dõi những sự kiện nổi bật với các đoạn clip sống động hoặc tìm kiếm các thông tin tiện ích cho cuộc sống bận rộn như Mua gì? Ở đâu?, … + VoIP (Voice over IP): Nguyên tắc hoạt động của VoIP là chuyển đổi dữ liệu âm thanh sang dạng số, đóng thành các gói IP rồi chuyển qua Internet đến người sử dụng. Ưu điểm của điện thoại VoIP là khách hàngđược tự do lựa chọn số điện thoại yêu thích; với 2 số điện thoại, gia đình bạn có thể thiết lập tổng đài ảo tại nhà để các số gọi điện cho nhau mà không phải trả chi phí; Chủ động giới hạn cước, và sắp tới sẽ có thêm dịch vụ: thực hiện cuộc gọi Video; nhắn tin, chat, tra cứu thông tin, ATM tại nhà, nạp thẻ điện thoại, game... + Truyền tải dữ liệu: là dịch vụ Truyền dữ liệu (Data) qua nền mạng IP. Với dịch vụ Triple Play, người dùng hoàn toàn có thể được tận hưởng các các ứng dụng về Internetnhư: Check email, duyệt web, chat; có thể nghe và xem các bài hát, bản tin, giới thiệu phim; Chơi multiplayer game trên Internet với bạn bè khắp thế giới; học qua mạng…. Hiện tại, công nghệ Triple Play ở Việt Nam đang được cung cấp bởi ba gói dịch vụ có tên gọi MegaMe+, MegaYou+ và MegaSave+. Các gói dịch vụ này hoạt động trên đường truyền ADSL với dung lượng lên đến 6 Mbps và đường truyền cáp quang siêu tốc FTTH. Ứng dụng đặc điểm kỹ thuậtIGMP proxy v2 có thể tạo các kênh video quảng bá trên giao diện đường lên của mạng với hình ảnh chất lượng tốt cho phép ứng dụng các dịch vụ như: khám chữa bệnh, đào tạo từ xa… Cung cấp đa dịch vụ trên một thiết bị duy nhất: . ... ... ... BBCC NxGigE VISC POTS IGMP DSL POTS DSL POTS H.248/SIP IMS/TISPAN Soft switch BTV www Secure, Resilient Ethernet Aggregation NGN NBCC IPCC Hình 3.4: Cung cấp đa dịch vụ trên một thiết bị duy nhất Thiết bị truy nhập đa dịch vụ có thể cho phép kết nối các tổng đài nội hạt hay các hệ thống chuyển mạch mềm thông qua các báo hiệu chuẩn V5.2/H248/SIP và cung cấp các dịch vụ thoại. Đồng thời, thiết bị có thể kết nối với mạng băng rộng qua các giao diện ATM/IP để cung cấp các dịch vụ xDSL, kết nối với mạng truyền số liệu để cung cấp các dịch vụ thuê kênh riêng truyền số liệu. Xu hướng phát triển của mạng viễn thông nói chung là xây dựng mạng lõi có băng thông rộng và dựa trên nền công nghệ IP với các giao diện FE (Fast Ethernet tốc độ 10/100Mbit/s) hoặc GE (tốc độ 1000Mbit/s), thiết bị truy nhập đa dịch vụ cho phép kết nối với mạng hiện tại và cũng cho phép kết nối với mạng lõi qua các giao diện FE/GE khi đó tại một thiết bị truy nhập có thể cung cấp tất cả các dịch vụ thông qua một hoặc nhiều đường lên kết nối với mạng lõi đảm bảo cung cấp đủ băng thông và chất lượng cho các dịch vụ đòi hỏi có băng thông lớn như dịch cung cấp hình ảnh, truy nhập internet tốc độ cao và cả ba dịch vụ đồng thời trên một thuê bao: Triple Play – Dịch vụ thoại , Truy nhập Internet, dịch vụ truyền hình. Trong môi trường mạng hiện tại, Alcatel 1540 Litespan có các dịch vụ sau: - Cung cấp thoại dùng báo hiệu V5 với mạng TDM hiện tại. - Cung cấp xDSL qua mạng ATM/IP . - Cung cấp kênh truyền số liệu qua mạng TDM/ATM Cung cấp đa giao diện với mạng: -Phạm vi cung cấp đa giao diện tới người dùng cuối cùng là rộng, ví dụ như: POTS, ISDN,ADSL,ADSL2/2+,SHDSL,số liệu với tốc độ từ 64kb/s đến 2Mb/s, Ethernet, VoIP và VoDSL. Đa giao thức với TDM, ATM, IP/ATM và IP/Ethernet trên một node đơn. Giao diện với mạng IP Băng rộng Thoại 300-3,400 Hz Thoại ISDN Thiết bị đầu cuối xDSL qua mạng IP 4 HDB3 32/48 POTS 16 ISDN 24 ADSL1/2/2+ 8 SHDSL Thiết bị đầu cuối xDSL qua mạng TDM 2 Mb/s G.703, derived (10BT, V36) Thiết bị đầu cuối truyền số liệu qua mạng ATM 12 SHDSL STM-1/4 STM-1/E3/DS3/E1 16xE1 VC3 DCE-3 30B + D (PRA) N x 64 kb/s X21/V11; X21bis 2 Mb/s G703/G704 (75/120 ohms) PRCC NT Transmission SHDSL NT SLTC EFLC LTSC ATL VoIP Server Ethernet Controller Ethernet (FE) Giao diện mạng thoại IP Broadband Controller Ethernet (FE/GE) Narrowband Controller Embedded Line Testing BALC Thiết bị đầu cuối xDSL qua mạng ATM LTAC 24 ADSL1/2/2+ 10/100/1000 BaseT Optical GE (SX, LX, EX,…) Đầu cuối Hình 3.5: Cung cấp đa giao diện với mạng Thuận tiện khi chuyển sang NGN: Thiết bị MSAN Alcatel 1540 đã sẵn sàng cho việc sử dụng trong mạng NGN. Sau khi cắm thêm bo mạch điều khiển server VoIP, thì thiết bị này sẽ trở thành một cổng truy nhập trong mạng NGN. Khi các thuê bao PSTN hiện tại chuyển đổi sang dữ liệu của mạng VoIP thì các thuê bao vẫn sử dụng các đầu cuối và số thuê bao như mạng PSTN trước đây mà không có gì thay đổi. Các điểm truy nhập Alcatel 1540 Litespan còn lại vẫn kết nối với MGW thông qua báo hiệu V5.2 Litespan AGW Hub Other V5 DLC V5 Hubbing Engine V5.2 V5.2 V5.2 V5.2 TDM Interface V5.2 E1/STM-1 H.248 GE Megaco Engine Ethernet Interface Service Router Media Gateway Controller PSTN Network IP Network Local Exchange Hubbing Hình 1.6: Thuận tiện khi chuyển sang mạng NGN Trong mạng thế hệ mới NGN, Alcatel 1540 Litespan còn có các chức năng sau: - Chuyển đổi phương tiện: Các kênh thoại TDM chuyển thành các luồng gói dữ liệu dùng giao thức truyền tải thời gian thực (RTP) -Xử lý báo hiệu: Megaco (IETF)/H.248(ITU-T)/SIP với các MGC (Media Gateway Controller). - Hợp nhất lưu lượng thoại/số liệu qua một cổng GE duy nhất. - Cấu trúc module, thuận tiện mở rộng và cung cấp các loại hình dịch vụ. - Khả năng dự phòng, bảo vệ cao. - Thuận tiện dễ dàng trong khai thác bảo dưỡng. - Hỗ trợ các cấu trúc mạng khác nhau; ring, star, substanding. - Hỗ trợ các giao diện TDM và Ethernet. - Hỗ trợ các giao thức điều khiển báo hiệu: V5.2, H.248 và SIP (trong tương lai). - Hỗ trợ các cổng đồng bộ. - Hỗ trợ voice, fax over IP và các tính năng liên quan đến xử lý voice và fax over IP. Thiết bị MSAN Alcatel 1540 đã sẵn sàng cho việc sử dụng trong mạng NGN. Sau khi cắm thêm bo mạch điều khiển server VoIP, thì thiết bị này sẽ trở thành một cổng truy nhập trong mạng NGN. Khi các thuê baoPSTN hiện tại chuyển đổi sang dữ liệu của mạng VoIP thì các thuê bao vẫn sử dụng các đầu cuối và số thuê bao như mạng PSTN trước đây mà không có gì thay đổi. Thích nghi với các cấu hình mạng khác nhau: Hình 3.7: Thiết bị MSAN của Alcatel –Lucent với cấu hình hỗn hợp ring và sao, chuỗi Với cấu hình V5 hubbing, thiết bị Alcatel 1540 Litespan (EU) cho phép nhà khai thác tập trung nhiều giao diện V5.2 từ các khối tập trung thuê bao xa (RU) thành một số các giao diện V5.2 nhỏ hơn (thậm chí chỉ là một giao diện) ở phía tổng đài LE cho phép tiết kiệm chi phí trung tâm. Khi nâng cấp thiết bị kết nối vào mạng NGN thì chỉ cần nâng cấp thiết bị trung tâm (EU) mà không cần nâng cấp các RU, với đặc điểm này sẽ giảm chi phí tối đa cho hiện đại hoá mạng lưới. Thiết bị Litespan còn có khả năng hoạt động như là một tổng đài độc lập hoặc một mạng riêng trong mạng NGN trong trường hợp mất kết nối với mạng lõi. Cung cấp dịch vụ thoại qua SOS: Một đặc điểm nổi trội của thiết bị tập trung đa dịch vụ là nó có thể tự cung cấp dịch vụ thoại trong vùng kết nối khi giao tiếp với mạng quốc gia qua Media Gateway Controller bị sự cố mất liên lạc. Có hai sự lựa chọn SOS đó là thiết bị PC module đặt trên mạng IP ở các trung tâm sites hoặc là được cài đặt ngay trong thiết bị với các Plug-in module. Plug-in module: Sử dụng ngay trong thiết bị. PC module: Đặt trên mạng IP ở các trung tâm sites. Hai lựa chọn SOS: Media Gateway Controller IP Network H.248 H.248 RTP SOS Module Mất giao tiếp Báo hiệu khôi phục H.248 qua SOS module Access Gateway Access Gateway Hình 3.8: Cung cấp thoại qua phần SOS Các đặc điểm và lợi ích: · Mở rộng dung lượng mạng trong khi không có khả năng dải thêm cáp đồng. · Thay thế các tổng đài vệ tinh cũ. · Cung cấp đa dịch vụ (Thoại và xDSL) cho các thuê bao ở xa. · Nâng cấp vào mạng NGN (Litespan trở thành cổng truy nhập công cộng). · Tiếp tục cung cấp các dịch vụ truyền thống. · Hỗ trợ các công nghệ mới, được xây dựng theo định hướng công nghệ IP (Multicast, QoS…) để dễ dàng cung cấp các dịch vụ mới. · Đa dạng về cổng vật lý và các loại hình dịch vụ cung cấp tới khách hàng trên cùng một thiết bị. · Tương thích về mặt công nghệ để có thể kết nối tới các mạng thế hệ cũ và thế hệ mới trong quá trình chuyển giao. · Tích hợp với các hệ thống quản lý cấp cao, thuận tiện cho việc khai thác dịch vụ. KẾT LUẬN CHƯƠNG Với các đặc điểm về cấu trúc như mô tả ở trên, bộ tập trung thuê bao Litespan 1540 Alcatel là một thiết bị rất phù hợp cho mạng viễn thông hiện tại, dễ dàng và thuận tiện khi chuyển sang mạng tương lai NGN. Bộ tập trung thuê bao Litespan 1540 Alcatel cung cấp nhiều tiện ích, nhiều dịch vụ mới trên cùng một thiết bị nên chỉ cần đầu tư một lần mà khai thác được dài lâu. CHƯƠNG IV: MÔ HÌNH MẠNG MSAN Ở HUYỆN HOÀI ÂN 4.1. Giới thiệu về mạng viễn thông huyện Hoài Ân: 4.1.1. Tổng Quan: Huyện Hoài Ân là một huyện trung du, dân cư sống tập trung ở những khu vực rãi rác khác nhau. Huyện Hoài Ân có 15 xã với tổng số 21.971 hộ dân. Toàn Huyện có 8369 máy điện thoại, trong đó khoảng 4710 máy điện thoại cố định có dây và 3659 máy điện thoại cố định không dây Gphone. Tuy số lượng máy không phải là nhiều, nhưng do dân cư không tập trung tại một khu vực vì vậy mạng lưới viễn thông của Huyện trãi rộng và được chia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo An Hoang Anh.doc