Tài liệu Đề tài Một trường hợp nhiễm toxocara canis ở hệ thần kinh trung ương – Trần Thị Kim Dung: MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TOXOCARA CANIS
Ở HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
Trần Thị Kim Dung*, Nguyễn Văn Tẩn**, Nguyễn Trí Thức**, Trần Vinh Hiển*
TÓM TẮT
Một bệnh nhân nam, 29 tuổi, đang điều trị lao đến tháng thứ ba thì xuất hiện các triệu chứng nội
thần kinh: co giật, nhức đầu nhiều, ói. Bệnh nhân được chuyển từ bệnh viện địa phương đến bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch, các triệu chứng thần kinh ngày càng rõ nét, xuất hiện khi lên cơn co giật, thường 1- 2
lần trong ngày: liệt nửa người phải, liệt dây thần kinh trung ương VII phải, nhức đầu, ói...Ngoài cơn, bệnh
nhân trở lại tình trạng bình thường. Hình ảnh MRI gợi ý không phải lao não. Huyết thanh chẩn đoán cho
kết quả dương tính với Toxocara canis. Sau khi điều trị đặc hiệu loại giun này, bệnh nhân hồi phục tốt.
Như vậy, bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng do giun đũa chó Toxocara canis có thể là bệnh đơn thuần hay ...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một trường hợp nhiễm toxocara canis ở hệ thần kinh trung ương – Trần Thị Kim Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TOXOCARA CANIS
Ở HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG
Trần Thị Kim Dung*, Nguyễn Văn Tẩn**, Nguyễn Trí Thức**, Trần Vinh Hiển*
TÓM TẮT
Một bệnh nhân nam, 29 tuổi, đang điều trị lao đến tháng thứ ba thì xuất hiện các triệu chứng nội
thần kinh: co giật, nhức đầu nhiều, ói. Bệnh nhân được chuyển từ bệnh viện địa phương đến bệnh viện
Phạm Ngọc Thạch, các triệu chứng thần kinh ngày càng rõ nét, xuất hiện khi lên cơn co giật, thường 1- 2
lần trong ngày: liệt nửa người phải, liệt dây thần kinh trung ương VII phải, nhức đầu, ói...Ngoài cơn, bệnh
nhân trở lại tình trạng bình thường. Hình ảnh MRI gợi ý không phải lao não. Huyết thanh chẩn đoán cho
kết quả dương tính với Toxocara canis. Sau khi điều trị đặc hiệu loại giun này, bệnh nhân hồi phục tốt.
Như vậy, bệnh ấu trùng di chuyển nội tạng do giun đũa chó Toxocara canis có thể là bệnh đơn thuần hay
có thể kết hợp trên nền một bệnh nội khoa khác. Huyết thanh chẩn đoán là một trong những yếu tố cần
thực hiện để xác định nguyên nhân của bệnh.
SUMMARY
ONE CASE OF TOXOCARIASIS IN THE CENTRAL NERVOUS SYSTEM
Tran Thi Kim Dung, Nguyen Van Tam, Nguyen Tri Thuc, Tran Vinh Hien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 96 – 99
There were many symptoms of the central nervous system in a male patient, 29 years old, at the 3rd
months of his tuberculosis treatment: convulsion, headache, vomitting. Then, he was transported from the
province hospital to Pham Ngoc Thach hospital. The nervous symptoms are more and more obvious
during his convulsion, which are about once to twice per day as right hemiparalysis and the paralysis of 7
th cranial nerve, together with headache and vomitting. Out of the above convulsion, he was normal.
However, the cerebral tuberculosis has not been concluded in the result of MRI. Then the doctor decided
to use the ELISA test to detect the antibody anti parasites. The test showed positive result with Toxocara
canis round worm. By this result, he well recovered after being specifically treated this kind of worm.
Thus, this visceral larva migrans disease may be a simple or a combination with another medical disease.
The immuno serodiagnosis is one of the test that should be conducted to confirm the cause of the disease.
Bệnh do giun đũa chó còn gọi là bệnh ấu trùng
di chuyển nội tạng ở người gây ra do sự di chuyển
của ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis đến
nhiều cơ quan.
Bệnh giun đũa chó được Beaver ghi nhận lần đầu
tiên năm 1952 ở trẻ em có hội chứng ở gan hay phổi
hoặc cả hai; ấu trùng Toxocara canis đã được tìm
thấy khi làm tử thiết. Biểu hiện ở mắt cũng được ghi
nhận vào những năm 50, ấu trùng được tìm thấy ở
bệnh nhân bị múc mắt vì viêm nội nhãn hay nghi
ngờ bị ung thư võng mô(10). Y văn cũng đã ghi nhận
sự phát tán của ấu trùng giun đũa đến mô cơ, tụy,
mắt, tim, não(4,5,6,7, 8,9) .... Aáu trùng có thể tồn tại trong
mô của người hàng năm hay lâu hơn.
Ký chủ thật sự của Toxocara canis là chó,
thích hợp nhất là chó con dưới ba tháng tuổi. Chó
bị nhiễm giun này không có biểu hiện lâm sàng rõ
rệt, chỉ biết khi tình cờ xét nghiệm phân chó tìm
trứng hay nhìn thấy giun trường thành lẫn trong
phân. Khi người nuốt phải trứng giun đũa chó đã
có phôi từ môi trường sinh sống bị ô nhiễm, vào cơ
thể người, trứng nở thành ấu trùng, xâm nhập
* Bộ môn Ký Sinh Trùng Đại học Y Dược TP HCM
** Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM
96
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
thành ruột rồi đi đến gan, phổi. Từ phổi, chúng đi
theo đường đại tuần hoàn phát tán khắp cơ thể mà
không trưởng thành được. Đó là hiện tượng ngõ
cùng ký sinh. Biểu hiệu lâm sàng của bệnh tùy
thuộc vào vị trí ấu trùng định vị.
MỘT TRƯỜNG HỢP NHIỄM TOXOCARA
CANIS
Bệnh nhân
Nguyễn Trung D. 29 tuổi, nam
- Địa chỉ: huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
- Nghề nghiệp: sửa đồng hồ
- Nhập BV Phạm Ngọc Thạch: 27/04/2004 –
Khoa E 2 – Số hồ sơ:
- Lý do nhập co giật
- Bệnh sử:
Bệnh nhân đang được điều trị lao phổi với BK +
vào tháng thứ ba tại địa phương bỗng nhiên thấy lên
cơn co giật, nhức đầu nhiều, ói, nhập bệnh viện địa
phương, chẩn đoán là lao màng não, chuyển bệnh
viện Phạm ngọc Thạch.
- Lâm sàng:
Chỉ xuất hiện khi lên cơn co giật, thường 1- 2 lần/
ngày.
liệt nửa người phải
liệt dây thần kinh trung ương VII phải
nhức đầu, ói
dấu màng não âm tính
Ngoài cơn co giật: bình thường.
- Cận lâm sàng
. MRI não: tổn thương dạng ổ rải rác hai bán cầu
não và tiểu não. Có một ổ khu trú lớn vùng đỉnh trái.
. ELISA huyết thanh: - bệnh do gạo heo: âm tính
- Toxoplasma gondii: âm tính
-Toxocara canis: dương tính 1/1600
. ELISA dịch não tủy: ký sinh trùng âm tính
. Các xét nghiệm khác của dịch não tủy: sinh
hóa, tế bào bình thường, vi sinh: âm tính
. Soi đàm: BK âm tính
Chẩn đoán: bệnh não do Toxocara canis trên cơ
địa bệnh lao
Điều trị:- Albendazole 400mg chia 2 lần/ngày x
21 ngày
tiếp tục điều trị lao với INH, EMB
Diễn tiến:
Tuần đầu tiên điều trị Toxocara canis: bệnh nặng
hơn, lên cơn co giật 2 – 3 lần/ngày, vẫn liệt dây thần
kinh trung ương VII, không ngồi được, nhức đầu
nhiều, ói, khó ngủ.
Ngày thứ 8: hết co giật, khỏe hơn, ngủ được,
sức cơ phải cải thiện (3/5), tự ngồi được, còn nhức
đầu nhiều.
Ngày thứ 11: diễn tiến ngày càng cải thiện,
không co giật, chức năng vận động hồi phục hoàn
toàn, không dấu thần kinh định vị.
Ngày thứ 12: xuất viện (14/05/2004)
29/05/2004: bệnh nhân đã đi làm việc bình
thường và tiếp tục điều trị lao
6/12/2004: bệnh nhân vẫn ổn định
BÀN LUẬN
Bệnh nhân này đang điều trị lao phổi, đến tháng
thứ ba bỗng nhiên các triệu chứng nội thần kinh xuất
hiện: co giật, nhức đầu nhiều, ói. Triệu chứng này
xuất hiện khoảng 4 - 5 ngày thì bệnh nhân nhập
bệnh viện địa phương, được chẩn đoán lao màng não.
Điều này cũng hợp lý vì bệnh lao có thể xảy ra ở
nhiều cơ quan cùng lúc. Khi bệnh lao đã phát tán thì
bệnh viện địa phương chuyển đến một bệnh viện
chuyên khoa đầu ngành là cần thiết.
Vào bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, các triệu
chứng thần kinh ngày càng rõ nét, xuất hiện khi lên
cơn co giật, thường 1- 2 lần trong ngày: liệt nửa
người phải, liệt dây thần kinh trung ương VII phải,
nhức đầu, ói...Ngoài cơn, bệnh nhân trở lại tình trạng
bình thường.
Làm MRI não cho thấy có tổn thương dạng ổ rải
97
rác hai bán cầu não và tiểu não, có một ổ khu trú lớn
vùng đỉnh trái. Hình ảnh sang thương không gợi ý là
do lao. Bác sĩ điều trị tiếp tục cho làm huyết thanh
chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng có khả năng gây
sang thương ở não là bệnh do gạo heo, bệnh do
Toxoplasma gondii, bệnh do Toxocara canis. Kết quả
chỉ có Toxocara canis dương tính 1/1600.
Trong tuần đầu tiên điều trị đặc hiệu, bệnh diễn
tiến nặng hơn. Điều này cũng hợp lý vì dưới tác dụng
của thuốc, ký sinh trùng chết đi thì đồng thời cũng
giải phóng đột ngột các protein lạ vào mô, ngay lập
tức, cơ thể phản ứng lại khiến bệnh nặng thêm. Qua
giai đoạn đó, sang ngày thứ tám, thuốc từ từ tiêu diệt
được ký sinh trùng khiến lâm sàng ngày càng cải
thiện. Sang đến ngày thứ 12, các triệu chứng nội
thần kinh không còn xuất hiện, bệnh nhân xuất viện.
Để xác định một bệnh lý có nguyên nhân là
Toxocara canis, chỉ huyết thanh chẩn đoán cho kết
quả dương tính thì chưa đủ vì kháng thể kháng giun
xuất hiện cả ở người khỏe mạnh không có biểu hiện
lâm sàng. Trường hợp này hội đủ các yếu tố để kết
luận là do Toxocara canis: có biểu hiện lâm sàng,
MRI não thấy có tổn thương dạng ổ nhỏ rải rác, đáp
ứng tốt với điều trị đặc hiệu.
Đây là một trong hàng ngàn trường hợp dương
tính Toxocara canis mà chúng tôi đã gặp trong thời
gian từ 1996 đến nay(2). Trong số 171 người lớn có
biểu hiệân lâm sàng thì 96 người thuộc thể thần kinh
– cơ, chiếm tỷ lệ 56,14%(3). Như vậy, với bệnh nhân
có các triệu chứng nội thần kinh nhưng chưa xác
định được nguyên nhân, sau khi tìm hiểu về yếu tố
nguy cơ, có hình ảnh học gợi ý, các nhà lâm sàng nên
lưu ý đến loại ký sinh trùng này.
Để chẩn đoán bệnh nhiễm nghi ngờ do giun sán,
một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến là
kỹ thuật ELISA nhằm phát hiện kháng thể trong
huyết thanh bệnh nhân. Như vậy, bệnh phẩm cần
thiết là huyết thanh vì kháng thể là một protein miễn
dịch được sản xuất bởi lympho bào B, thành phần của
máu. Dựa vào kết quả đã công bố(2), chúng tôi ghi
nhận nhiều trường hợp ELISA phát hiện kháng thể
dương tính với huyết thanh nhưng âm tính khi xét
nghiêm dịch não tủy. Do đó, việc sử dụng bệnh phẩm
là dịch não tủy để xét nghiệm không mang tính chất
quyết định.
Thường thì kháng thể kháng ký sinh trùng tồn
tại hàng năm sau điều trị đặc hiệu, sau khi không còn
các biểu hiệu lâm sàng. Vì vậy, việc theo dõi sự biến
động của hiệu giá kháng thể để đánh giá kết quả điều
trị có phần hạn chế. Tuy nhiên, vẫn nên theo dõi sau
mỗi ba tháng cho tới khi âm tính hoàn toàn để có kết
luận cuối cùng.
Chó là con vật thân thiết trong nhiều gia đình
nhưng lại là ổ chứa mầm bệnh. Trứng giun trong
phân chó có thể dính trên lông hoặc ở trên sàn nhà,
lẫn trong đất. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ của số
mẫu đất nhiễm trứng thay đổi từ 5 - 26% tùy theo
từng vùng sinh địa cảnh(1). Rửa tay sạch trước khi ăn,
cho chó uống thuốc sổ giun định kỳ là những biện
pháp cần thiết để tránh nguy cơ nhiễm hội chứng ấu
trùng di chuyển nội tạng này.
KẾT LUẬN
Giun đũa chó Toxocara canis là một loại giun ký
sinh phổ biến ở chó, loại thú rất thân thiết với người.
Người nhiễm giun đũa chó, có huyết thanh chẩn
đoán dương tính nhưng có thể không có biểu hiện
lâm sàng. Nếu đã xuất hiện các biểu hiện lâm sàng,
có hình ảnh học gợi ý và huyết thanh chẩn đoán
dương tính thì có thể là bị nhiễm giun đơn thuần
hoặc là nhiễm giun trên nền một bệnh nội khoa
khác. Khi đó, cần thiết phải điều trị đặc hiệu giun
hoặc điều trị đồng thời với bệnh nền sẵn có. Khi mới
điều trị, do ký sinh trùng bị ly giải, từ đó đưa tới phản
ứng của mô ký chủ nên bệnh nặng thêm nhưng sau
đó thì diễn tiến ngày càng khả quan, bệnh phục hồi
nhanh chóng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Xuân Mai: Góp phần nghiên cứu bệnh động vật
ký sinh một chiều (ngõ cụt ký sinh) lây truyền từ phân
chó mèo sang người. Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Y-
Dược- Đại học Y Dược TP Hồ chí Minh- 1992
2 Trần Thị Hồng, Trần Thị Kim Dung, Trần Vinh Hiển:
Bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, một ngõ cụt ký sinh
trong nội khoa. Y học TP Hồ chí Minh- Số đặc biệt
Hội nghị Khoa học Khoa Y lần thứ 17; Chuyên đề Nội-
98
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Nhi; Phụ bản số 4- Tập 1- Trường Đại học Y Dược TP
Hồ chí Minh- tr 46- 50, 1997
3 Trần Thị Hồng: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh
do giun Toxocara spp ở người Việt Nam. Luận án Tiến
sĩ Y học Y- Đại học Y Dược TP Hồ chí Minh- 2001
4 Chomel BB. et al, 1993: Serosurvey of some major
zoonotic infections in children and teenagers in Bali,
Indonesia. Southeast Asian. J. Trop. Med. Public.
Health, 24 (2), jun, p 321 – 326
5 Cilla G., Perez TE., Gutierrez C., Part C. and Gomariz
M., 1996: Seroprevalence of Toxocara infection in
Midde- class and disavantaged children in northern
Spain. Eur. J. Epidemiol., 12 (5), Oct., p 541 – 543
6 Liu LX, 1999: Toxocariasis and Larva migrans
Syndrome. Tropical Infection Diseases (Guerrant RL.,
Walker DH., Weller PF.), Principles, Pathogens and
Pratice, p. 907 – 915, Churchill Livingstone,
Philadelphia.
7 Petithory JC., Beddok A., Quedoc M., 1994: Zoonose
de Larva migrans visceral. Bull. Aca. Nadtle. Meed.,
178, no4,n p 635 – 647, séance du 19 Avril
8 Petithory JC., Liotet S., Chaumeil C., Moisan F., Beddok
A., Batellier L., Brumpt L. C.: Le syndrome de Larva
migrans oculaire. Rev. Fr. Lab., 207, 69- 80, 1989
9 Safar EH. et al, 1995: Incidence of Toxoplasma and
Toxocara antibodies among out-patients in the
opthalmic Research Institute. Egyp. Soc. Parasitol.,
Dec, 25 (3), p 839 – 852
10 Soulby EJL., 1983: Toxocariasis. Br. Vet. J., 139, p
471 - 475
99
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_mot_truong_hop_nhiem_toxocara_canis_o_he_than_kinh_tr.pdf