Tài liệu Đề tài Một số vấn đề vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn: lời mở đầu
Nước ta đang trên đường thực hiện từng bước CNH-HĐH đất nước. Để đạt được những thành tựu đáng kể như hiện nay thì vốn được coi là yếu tố hàng đầu để đạt phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp để có thể tồn tại hoạt động có hiệu quả thì vốn kinh doanh là không thể thiếu. Sau đó là trình độ tổ chức sản xuất, quản lý trang thiết bị công nghệ, vai trò và những tác động của quản lý vĩ mô, yếu tố thị trường .
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn coi tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu này các doanh nghiệp phải cần có các phương án đầu tư cho hoạt đông kinh doanh cuả mình đạt hiệu quả nhất. Và như vậy thì đồng vốn phải đươc sử dụng đúng mục đích, đồng vốn phải được quay vòng có hiệu quả và sinh lời.
Ta có thể thấy, viêc quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp có tác động rất lớn đến việc tăng giảm chi phí sản xuất, kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Từ đó nó có ảnh hưởng lớn đến viêc tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Vậy n...
56 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số vấn đề vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Nước ta đang trên đường thực hiện từng bước CNH-HĐH đất nước. Để đạt được những thành tựu đáng kể như hiện nay thì vốn được coi là yếu tố hàng đầu để đạt phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp để có thể tồn tại hoạt động có hiệu quả thì vốn kinh doanh là không thể thiếu. Sau đó là trình độ tổ chức sản xuất, quản lý trang thiết bị công nghệ, vai trò và những tác động của quản lý vĩ mô, yếu tố thị trường .
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn coi tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu này các doanh nghiệp phải cần có các phương án đầu tư cho hoạt đông kinh doanh cuả mình đạt hiệu quả nhất. Và như vậy thì đồng vốn phải đươc sử dụng đúng mục đích, đồng vốn phải được quay vòng có hiệu quả và sinh lời.
Ta có thể thấy, viêc quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp có tác động rất lớn đến việc tăng giảm chi phí sản xuất, kinh doanh và tính giá thành sản phẩm. Từ đó nó có ảnh hưởng lớn đến viêc tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Vậy nên đối với các loại hình doanh nghiệp thì vấn đề quản lý và sử dụng vốn là vấn đề bức xúc đặt ra : làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đề ra những biện pháp thích hợp để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngày càng tốt hơn. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng vốn đối với các doanh nghiêp, đồng thời qua thời gian thực tập tại Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn để đi tìm hiểu thực tế cùng sự hướng dẫn thực tập của thầy Nguyễn Văn Nam. Em đã tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.Với đề tài này gồm những nội dung chính như sau:
Chương1: Một số vấn đề vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của NM.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của NMCKTKim Sơn
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệi quả sử dụng vốn kinh doanh của NMCKT Kim Sơn.
Chương I
một số vấn đề về vốn kinh doanh và
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy
1.1. Vốn kinh doanh của Nhà máy.
1.1.1. Quan niệm vốn kinh doanh.
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của bản thân nền kinh tế hàng hoá. Do vậy không có doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển được nếu không có vốn.
Trong nền sản xuất hàng hoá, để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào, mọi doanh nghiệp nhất thiết phải có tư liệu sản xuất, có đối tượng lao động và sức lao động được gọi là vốn sản xuất kinh doanh.
Theo quan điểm của Marx, vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của giá trị sản xuất. Định nghĩa của ông có tầm khái quát lớn nên Marx đã có quan niệm chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế .
Theo Samuelson, vốn là những hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn kinh doanh phải có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh hay nó là tiền đề vật chất không thể thiếu cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thiếu đi vốn kinh doanh sẽ thiếu đi tiền đề vật chất quan trọng và sẽ không thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Vốn kinh doanh sau khi bỏ ra sẽ được sử dụng để hình thành tài sản cần thiết cho doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh. Do đó có thể nói: vốn kinh doanh là toàn bộ giá trị tài sản bỏ ra kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Với các quan điểm nêu trên tuy đã thể hiện vai trò, tác dụng trong nhưng điều kiên lịch sử cụ thể với yêu cầu, mục đích cụ thể nhưng vẫn bị hạn chế là đồng nhất giữa vốn và tài sản của doanh nghiệp. Thực chất vốn là biểu hịên bằng tiền, là giá trị của tài sản doanh nghiệp đang nắm giữ. Vốn và tài sản là hai mặt giá trị và hiện vật của một bộ phận nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh không chỉ biểu hiện bằng tiền mà còn biểu hiện thông qua hình thái vật chất như: tài sản cố định, tài sản lưu động, hàng hoá... Nhưng ở hình thái nào thì sau khi tham gia chu kỳ kinh doanh phải đươc thu về để ứng tiếp cho chu kỳ sau. Vốn kinh doanh không thể bị tiêu hao, cũng không thể bị mất đi vì mất vốn đối với doanh nghiệp đồng nghĩa với nguy cơ bị phá sản.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu và giá trị sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vốn là yếu tố đầu vào của sản xuất mà còn đề cao tới sự tham gia của vốn trong mọi quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp, vốn kinh doanh là hình thái quản trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý, có kế hoạch sản xuất những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vốn trong sản xuất kinh doanh có những đặc điểm sau:
- Vốn là phương tiện để đạt được mục đích phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động.
- Vốn có giá trị và giá trị sử dụng
- Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn luôn biến động và chuyển hoá hình thái vật chất theo thời gian và không gian theo: T - H- SX - H’ - T’.
- Vốn là cái không thể mất đi mà phải sinh sôi, nảy nở, có khả năng sinh lời. Riêng đối với sức lao động thì nó tiềm ẩn trong mỗi con người, phụ thuộc vào môi trường sống, thị trường …và chỉ biểu hiện khi tham gia vào quá trình sản xuất.
Với những đặc điểm trên của vốn đã tạo ra sự khác biệt giữa tiền và chi phí. Tiền có khả năng chuyển hoá thành vốn song bản thân tiền lại không phải là vốn. Nó chỉ là vốn khi nó được tiêu dùng cho sản xuất kinh doanh để sinh lời. Cho nên viêc sử dụng vốn đòi hỏi phải có chi phí nhất định. Vì vậy, để tìm kíêm được các nguồn vốn và sau đó có một cơ cấu vốn rẻ nhất, ta phải phân tích chi phí sử dụng các nguồn tiền, chiết khấu khác nhau thông qua viẹc dự tính và đưa về giá trị hiện tại, so sánh với cổ phần đầu tư để từ đó quyến định có nên đầu tư hay không.
Dưới góc độ luật pháp, vốn kinh doanh là căn cứ đầu tiên để xác lập địa vị pháp lý của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ đươc Nhà nước cho phép thành lập khi nó đủ các điều kiện về vốn. Như vậy, vốn được xem là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại với tư cách pháp lý của một doanh nghiệp trước pháp luật.
Tóm lại, vốn kinh doanh là toàn bộ giá trị yếu tố đầu vào, được đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong đó mục tiêu tối cao là lợi nhuận.
1.1.2.Vai trò của vốn kinh doanh .
Như đã nói ở trên,vốn kinh doanh là tiền đề vật chất không thể thiếu đối với sự ra đời, tồn tại phát triển của một doanh nghiệp. Khi mới thành lập chủ doanh nghiệp phải có số vốn tối thiểu mà Nhà nước quy dịnh đối với từng loại hình doanh nghiệp. Đó là một trong những điều kiện hoàn thành thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp và nhận giấy phép kinh doanh. Lúc này vốn là nguồn tài chính cần thiết để thực hiện các phương án kinh doanh. Khi doanh nghiệp bước vào thế ổn định, sản phẩm hàng hoá đã có chỗ đứng trên thị trường thì việc cần vốn, để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh đáp ứng những yêu cầu của thị trường là tất yếu. Trong giai đoạn hiện nay, nếu doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu về vốn thì khả năng tăng trưởng càng cao. Mặt khác doanh nghiệp phải luôn không ngừng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo ra chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh.
Tất cả các doanh nghiệp dù với bất kỳ qui mô nào cũng cần có một lượng vốn nhất định. Nó là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này càng rõ trong nền kinh tế thị trường như ngày nay, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến máy móc thiết bị đầu tư , hiện đại hoá công nghệ... Tất cả những yếu tố này muốn đạt được đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn đủ lớn.
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến sự mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp . Vốn là một trong những tiêu chí để đánh giá qui mô và vị thế của doanh nghiệp. Nếu qui mô về vốn càng lớn thì qui mô về hoạt động sản xuất kinh doanh càng được mở rộng. Để tiến hành hoạt động tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kì kinh doanh, vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động phải có lãi, đảm bảo vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Đó là cơ sở để tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất, thâm nhập thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Một doanh nghiệp được đánh giá là lớn mạnh, có uy tín thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đã xác định được vị thế của mình trên thị trường .
Vai trò của vốn kinh doanh chỉ có tác dụng khi nó được phát huy trên cơ sở thực hiện các chức năng tài chính, bằng cách chủ động tổ chức đảm bảo sử dụng tốt đồng vốn, nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Thực hiện các yêu cầu về cơ chế hạch toán kinh doanh, tiết kiệm và hiệu quả trên cơ sở tự chủ về tài chính.
Nhận thức về vai trò quan trọng của vốn, như vậy doanh nghiệp mới có thể sử dụng vốn kinh doanh một cách hiêu quả nhất.
1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh.
Có rất nhiều cách phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng thường tập trung vào các tiêu chí sau:
1.1.3.1.Phân loại theo phương thức chu chuyển, vốn của doanh nghiệp được phân thành :
- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, hay vốn cố định là toàn bộ giá trị ứng ra để đầu tư vào tài sản cố định nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy để quản lý, sử dụng vốn cố định cho hiệu quả ta cần nghiên cứu những đặc điểm, các phương pháp phân loại và kết cấu của tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn,thời gian sử dụng lâu dài. Nó là tư liệu sản xuất, nhà xưởng, máy móc …tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình tham gia vào các chu kì sản xuất kinh doanh, giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất.
Trong doanh nghiệp vốn cố định là bộ phận quan trọng trong công tác quản lý một cách có hiệu quả. Vốn cố định xác định nguyên giá hiện tại, giá trị hao mòn …để từ đó nâng cao công suất, hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
- Vốn lưu động: luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau từ hình thái tiền tệ qua hình thái dự trữ vật chất, như: vật từ hàng hoá và quay trở về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng, có tính chất chu kì thành sự chu chuyển của vốn.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn. Vốn lưu động có thể là vốn bàng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng hoá…) hoặc nhóm phải thu (phải thu của người mua, phải thu của người bán, phải thu của cán bộ công nhân viên, phải thu của các khoản kí quỹ, kí cược ngắn hạn và dài hạn …).
Trong doanh nghiệp, vốn lưu động là nguồn vốn để đảm bảo dự trữ cho sản xuất và phân phối ra thị trường. Do đó phải đảm bảo về mặt số lượng , chất lượng, chủng loại và thời gian để tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn.
Đây là cách phân loại quan trọng nhất, vì nó phản ánh thực chất số vốn của doanh nghiệp cũng như sự vân động và hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.3.2.Phân loại vốn theo nguồn hình thành .
*Vốn chủ sở hữu:
Là toàn bộ giá trị vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp. Số vốn này không phải là một khoản nợ và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán . Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau . Bao gồm :
- Vốn pháp định : là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật qui định đối với những ngành cụ thể. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này do ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước như: các khoản chênh lệch tăng giá, làm tăng giá trị tài sản, tiền vốn trong doanh nghiệp, các khoản phải nộp nhưng được để lại cho doanh nghiệp.
- Vốn bổ sung: là vốn chủ yếu do doanh nghiệp được lấy một phần từ lợi nhuận để lại doanh nghiệp. Nó được thực hiện dưới hình thức lấy một phần từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Ngoài ra đối với doanh nghiệp Nhà nước, còn được để lại toàn bộ số khấu hao cơ bản tài sản cố định để đầu tư, thay thế đổi mới tài sản cố định. Đây là nguồn tự taì trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
*Vốn vay:
Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân đơn vị kinh tế tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn .
Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụnh ngắn hạn, dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Vốn vay trên thị trường chiết khấu là hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một dụng cụ tài chính cần vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu có thể cho phép doanh nghiệp thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội, để mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.
*Vốn liên doanh liên kết:
Là hình thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động này còn gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhập thêm máy móc thiết bị nếu hợp đồng quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị.
*Vốn thiết bị thương mại:
Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các mối quan hệ, hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên, các khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn, nhưng doanh nghiệp biết cách quản lý một cách khoa học thì có thể đáp ứng phần nào vốn lưu động cua doanh nghiệp.
1.1.3.3.Phân loại vốn dưới góc độ vật chất.
*Vốn thực:
Là toàn bộ giá trị công cụ lao động, đối tượng lao động .
*Vốn tài chính:
Bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán các giấy tờ có giá trị như tiền .
Trong doanh nghiệp hai loại vốn này thể hiện những giá trị hiện có của doanh nghiệp như : tư liệu lao động, đối tượng lao động và các loại hình thái tiền tệ khác nhau.
1.1.3.4.Phân loại dựa vào thời gian đầu tư:
*Vốn ngắn hạn:
Là loại vốn được sử dụng cho dự án đầu tư ngắn hạn thường nhỏ hơn một năm. Đối với loại hình vốn này có ý nghĩa : làm tăng khả năng huy động vốn của các nhà đầu tư, quá trình chu chuyển vốn được rút ngắn đi, do đó không chỉ tiết kiệm chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình đầu tư, mà còn tiết kiệm được thời gian và sức lao động của đội ngũ công nhân.
*Vốn trung hạn:
Là loại vốn được sử cho dự án đầu tư trung hạn thường 1-3 năm.
*Vốn dài hạn:
Là loại vốn sử dụng cho dự án đầu tư dài hạn, thường >5 năm. Để thực hiện được dự án này, các doanh nghiệp thường vay dài hạn của các tổ chức cho vay như:Ngân hàng thương mại, Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính …và trả vốn, lãi theo theo hai phương thức sau:
- Trả vốn và lãi hàng năm bằng nhau trong suốt thời kỳ hạn nợ.
- Trả vốn hàng năm bằng nhau trong suốt kỳ hạn nợ.
1.1.3.5.Phân loại vốn dựa trên hình thái biểu hiện:
*Vốn hữu hình:
Là những tài sản cố định tồn tại ở trạng thái vật chất cụ thể như nhà cửa, máy móc, phương tiện vận tải …
*Vốn vô hình:
Là những tài sản cố định không tồn tại ở trạng thái vật chất cụ thể như: quyền sử dụng đất, phát minh sáng chế, độc quyền nhãn…
1.2.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
1.2.1.Nhận thức chung về hiệu quả:
Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là : một chu kì sản xuất kinh doanh thì cái đạt được phải là tối đa hoá lợi nhuận . Hiệu quả được lấy là thước đo cho mọi hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông quan hệ thống chỉ tiêu về khả năng hoạt động sinh lời, tốc độ chu chuyển vốn. Nó phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua các thước đo tiền tệ.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ lợi ích của doanh nghiệp, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến vấn đề:sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Như vậy mọi doanh nghiệp đều lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo, hiệu quả là lợi ích kinh tế đạt được sau khi đã bù đắp hết các khoản chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hay hiệu quả tài chính là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ giữa kế quả thu được với chi phí bỏ ra.
Mặt khác, ngày nay xuất hiện rất nhiều loại hình doanh nghiệp:doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ …vì sự xuất hiện này đã tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Vì thế các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, thì doanh nghiệp phải sử dụng vốn kinh doanh sao cho hiệu quả. Doanh nghiệp phải bảo toàn và không ngừng phát triển vốn, có nghĩa phải tạo ra sức sinh lời của đồng vốn càng cao càng tốt.
Doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quả lý và sử dụng vốn.
Có bốn phương phát để phân tích:
- Phương pháp so sánh:
+So sánh giữa kì hạn này với kì hạn trước
+So sánh giữa số thời hạn với số kỳ hạn
+So sánh giữa số hiệu doanh nghiệp với số hiệu trung bình của doanh nghiệp khác
+So sánh theo chiều dọc để xem tỉ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể.
- Phương pháp phân tích tỉ trọng.
- Phương pháp phân tích chi tiết:
+Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu
+Chi tiết theo thời gian
+Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh.
- Phương pháp cân đối: là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của một quá trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, có rất nhiều mối quan hệ cân đối:
+ Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
+ Cân đối thu chi.
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
* Tỷ suất doanh thu trên vốn=
Đây chính là chỉ tiêu phản ánh khả năng sản xuất, cho biết một đồng vốn kinh doanh đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng, nó thể hiện khả năng sản xuất của vốn kinh doanh cao hay thấp, sử dụng vốn vào kinh doanh đã phát huy hết tác dụng hay chưa, có hợp lý hay không? Để từ đó có biện pháp làm tăng doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh bỏ ra.
* Lợi nhuận trên doanh thu =
Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả.
* Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn kinh doanh = .
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng vốn kinh doanh đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ba chỉ tiêu trên cho ta cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhưng các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng vốn mà chú trọng tới hiệu quả sử dụng của tổng bộ phận cấu thành vốn cố định và vốn lưu động.
1.2.2.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
* Hệ số phục vụ vốn cố định(Hmcđ) hoặc sức xuất của vốn cố định:
Doanh thu thực hiện trong kỳ
Hmcđ=
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Tuy nhiên, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua năng lực tài sản cố định, vì tài sản cố định là sự biểu hiện bằng hiện vật của vốn cố định, trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Tuy nhiên, chúng ta có thể đánh giá tài sản cố định thông qua nguyên giá hay giá trị còn lại.
Vì có ưu điểm là loại trừ được phần giá trị tài sản cố định tham gia vào quá trình kinh doanh kỳ trước, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới việc bảo dưỡng sử dụng triệt để khả năng tiềm tàng giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ tham gia vào chu kỳ kinh doanh này và kỳ sau theo công thức:
doanh thu trong kỳ
HmTSCĐ =
Nguyên giá tài sản cố định
doanh thu trong kỳ
Hoặc: HmTSCĐ =
Giá trị còn lại tài sản cố định
HmTSCĐ: hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.
Đặc điểm vận động về hình thái hiệu vật và giá trị tài sản cố định đã quyết định tới sự vận động của vốn cố định. Một phần giá trị tương ứng với giá trị hao mòn sẽ tham gia vào giá thành sản phẩm, còn phần khác đặc trưng cho phần giá trị còn lại của sản phẩm, của tài sản cố định.
Các chu trình sản xuất cứ nối tiếp nhau, tiếp diễn phần thứ nhất của vốn cố định, quỹ khấu hao cơ bản ngày càng gia tăng và phần giá trị còn lại thì giảm dần. Như vậy gía trị còn lại của tài sản cố định là một phần của vốn cố định và kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn cố định cũng là lúc giá trị còn lại của tài sản có định được chuyển dịch toàn bộ sang vốn tiền tệ- quỹ khấu hao.
*Hệ số sinh lời vốn cố định (HLVCĐ)
Lợi nhuận
HLVCĐ =
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định. Cứ một đồng vốn cố định bỏ ra trong một kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Do đó chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn cố định được sử dụng càng hiệu quả.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh gia chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
* Hệ số hàm lượng vốn cố định: đây là hệ số nghịch đảo của hệ số phục vụ vốn cố định (sức sản xuất của vốn cố định).
Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong kỳ
HLVCĐ =
* Hệ số bảo toàn vốn cố định
Vốn cố định thực tế bảo toàn đến cuối kỳ
HBVCĐ =
Vốn cố định phải được đảm bảo đến cuối kỳ
Chỉ tiêu này cho biết DN đã thực hiện việc bảo toàn vốn cố định so với kế hoạch như thế nào. Nếu hệ số < 1 vốn cố định sẽ không được bảo toàn. Nếu hệ số 1 thì vốn cố định không những được bảo toàn mà còn được tăng thêm.
* Hệ số hao mòn vốn cố định
Giá trị tài sản còn lại TSCĐ vào thời điểm kiểm tra.
Hệ số hao mòn VCĐ =
nguyên giá tài sản cố định
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Hệ số phục vụ vốn lưu động hoặc sức sản xuất của vốn lưu động
doanh thu trong kỳ
HMLĐ =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị vốn lưu động bỏ ra trong kỳ thì thu được bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
* Hệ số sinh lợi vốn lưu động
Lợi nhuận thuần
HLVLĐ =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động mà doanh nghiệp đầu tư vào SXKD đem lại bao nhiêu lợi nhuận thuần. Hệ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt và ngược lại.
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Trong quá trình SXKD, vốn lưu động luân chuyển thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn cho DN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tốc độ luân chuyển vốn thể hiện bằng số vòng quay của vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp tăng nhanh vòng quay của vốn sẽ đảm bảo mức luân chuyển hàng hoá nhiều hơn.
doanh thu thuần
Số vòng quayVLĐ =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Thời gian của một vòng luân chuyển (kỳ luân chuyển bình quân)
360 ngày
=
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được 1 vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này được xác định bằng nghịch đảo số vòng luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu, với 1 đơn vị doanh thu theo giá vốn trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vòng tiết kiệm được càng nhiều.
* Hệ số bảo toàn vốn lưu động
Vốn lưu động thực tế bảo toàn trong kỳ
Hệ số bảo toàn VLĐ =
Vốn lưu động phải bảo toàn đến cuối kỳ
Bảo toàn vốn lưu động là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực chất là duy trì sức mua của đồng vốn sau mỗi kỳ kinh doanh, thể hiện ở khả năng mua sắm các loại tài sản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình bảo toàn vốn lưu động đến cuối kỳ của doanh nghiệp. Nếu hệ số 1 tức là doanh nghiệp đã bảo toàn và phát triển vốn lưu động tốt và ngược lại.
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động SXKD nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng, doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Do vậy, khi phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng có tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.3.1 Nhân tố khách quan
* Tác động của thị trường
Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến hiệu quả sử dụng vốn SXKD theo những khía cạnh khác nhau. Nếu là thị trường cạnh tranh tự do, nhưng sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín với người tiêu dùng thì sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Đối với thị trường sản phẩm không ổn định (theo mùa, theo thời điểm) thì việc sử dụng vốn cũng không ổn định qua việc doanh thu biến động lớn qua các thời điểm này.
* Môi trường kinh doanh.
Trong nền kinh tế đang từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay không còn được thuận lợi.
Năm 1999 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang cải tổ, thay đổi để thích nghi với cơ chế thị trường. Ngành giao thông vận tải nói chung và vận tải thuỷ nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực những năm trước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh. Đặc biệt trước những khó khăn thử thách do hậu quả của thiên tai, lũ lụt, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước bị cắt giảm. Mặt khác, năm 1999 là năm đầu tiên thực hiện chính sách thuế mới – thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bước sang năm 2002, nền kinh tế tài chính của nước ta đã có những bước cải tiến rõ rệt như: đưa ra các chuẩn mực về kế toán Việt Nam đợt 2 do Bộ trưởng Bộ tài chính ký quyết định số 165/2002 ngày 31/12 (trích trong Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 3/2003) Từng bước đổi mới không chỉ về cơ cấu sản xuất mà còn đổi mới về tổ chức bộ máy quản lý trong mỗi doanh nghiệp. Điều này rất có lợi cho sự ổn định tình hình tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tạo ra nhiều lợi nhuận, tạo đà cho sự phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc cho những doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường.
Để tham gia vào thị trường, thì buộc các doanh nghiệp phải nắm rõ tình hình biến động của môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô phản ánh tình hình tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất khẩu hàng hoá và vốn, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội nói chung và trong mỗi doanh nghiệp nói riêng. Mặt khác, môi trường vĩ mô còn xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các thị trường các hàng hoá và nhân tố, xem xét đồng thời khả năng cung cấp về sản lượng của toàn bộ nền kinh tế.
Trong môi trường vĩ mô hiện nay, đối với Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn thì Nhà máy phải xác định rõ mục tiêu chiến lược kinh doanh: mục tiêu sản lượng, mục tiêu việc làm, mục tiêu ổn định giá cả, mục tiêu phân phối.
Nghiên cứu và nắm rõ tình hình biến động trong môi trường kinh doanh, là việc rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp khi bước vào nền kinh tế thị trường như hiện nay.
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan.
* Kỹ thuật sản xuất.
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và doanh thu cho doanh nghiệp. Qua đó quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng thì có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh qua đó giúp DN thu hồi vốn nhanh. Nếu sản phẩm có vòng đời dài được sản xuất theo dây chuyền có giá trị lớn sẽ là những tác nhân làm chậm thu hồi vốn.
Chu kỳ sản xuất là một đặc điểm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ sản xuất ngắn, doanh nghiệp có thể thu hồi vốn rất nhanh, nếu chu kỳ sản xuất dài thì doanh nghiệp phải gánh chịu nặng là sự đọng vốn lâu ở khâu sản xuất, trả lãi vay và các khoản phải trả khác.
Các đặc điểm riêng biệt của kỹ sản xuất có tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn, doanh nghiệp sẽ có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và với yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Do vậy doanh nghiệp dễ dàng phát triển doanh thu, lợi nhuận trên vốn cố định nhưng lại khó giữ được chỉ tiêu nàylâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, công nghệ trang thiết bị cao, doanh nghiệp sẽ có lợi thế lớn trong cạnh tranh, song đòi hỏi tay nghề sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.
* Trình độ trang bị kỹ thuật.
Với mục tiêu từng bước cải tiến, kết hợp đổi mới nhằm hiện đại hoá trang thiết bị, thích ứng với nhu cầu phát triển cũng như nâng cao khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh và thi công tốt, mọi doanh nghiệp phải luôn chú trọng tới việc đầu tư máy móc thiết bị là một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, nó chiếm 30 – 40% trong quá trình hoạt động kinh doanh. Máy móc thiết bị được gọi là tốt khi chúng có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế, yêu cầu thi công trên địa bàn, với dây chuyền sản xuất có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, chủng loại máy móc đa dạng, số lượng lớn.
* Trình độ tổ chức quản lý.
Đây là một nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý phải luôn được đổi mới và cải tiến, vì nó bao hàm quản lý các yếu tố như: tổ chức sản xuất, lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Do vậy, các yếu tố trong bộ máy tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ ăn khớp, nhịp nhàng với nhau. Với những phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp và quy trình vận hành máy móc.
Quản lý lao động là việc rất cần thiết trong tổ chức bộ máy quản lý. Mỗi người lao động đều hành động có ý thức tác động tới vấn đề quản trị nhân sự, tức là tác động tới các phương pháp, cách thức, công cụ sử dụng sức lao động. Khơi gợi những ý thức tích cực, sử dụng phương pháp tổ chức giáo dục tâm lý xã hội. Bên cạnh những phương pháp hành chính như: khen thưởng, kỷ luật, động viên về mặt tinh thần, vật chất còn áp dụng các phương pháp kỷ luật lao động.
Đối với trình độ tổ chức bộ máy quản lý: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phải luôn cải tiến tình hình sử dụng thiết bị sản xuất như : tăng thêm thời gian sử dụng, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa, khắc phục tính chất thời vụ trong sản xuất, bảo đảm thiết bị sản xuất làm việt tốt.
áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới và cải tạo quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền và chuyên môn hoá thiết bị sản xuất, cải tiến chất lượng nguyên vật liệu.
* Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và tinh thần trách nhiệm trong doanh nghiệp.
Để phát huy được khả năng dây chuyền của công nghệ, máy móc sản xuất, đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc có công nghệ cao, song trình độ lao động phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc. Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất, cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm một cách công bằng.
Chương II
Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của Nhà máy cơ khí thuỷ kim sơn
2.1 Khái quát chung về nhà máy
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Nhà máy cơ khí Thuỷ Kim Sơn là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Công ty vận tải và cơ khí thuỷ - Tổng công ty đường sông miền Bắc.
Ban đầu Nhà máy mang tên là nhà máy đại tu tàu sông số 1. Nhà máy đại tu tàu sông số 1 được thành lập theo quyết định số 3744/QĐ - TC ngày 4/10/1976 của Bộ giao thông vận tải, được nước Cộng hoà nhân dân Ba Lan viện trợ máy móc thiết bị.
Tháng 6/1998 Nhà máy cơ khí thuỷ được thành lập theo đề nghị “sát nhập” của Công ty vận tải và cơ khí thuỷ và quyết định thành lập số 298/QĐ - TCHC ngày 5/6/1998 của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc, để thực hiện những nhiệm vụ được cơ quan quản lý cấp trên giao, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời bảo toàn và phát triển vốn của nhà nước, để đáp ứng và thực hiện mục tiêu, chính sách kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước.
Hiện nay, với sự đi lên và phát triển của ngành vận tải thủy, nhiều doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trên lĩnh vực này đã đầu tư đóng mới các loại sà lan, tàu cỡ lớn từ 500 tấn trở lên, lắp máy có công suất lớn từ 18 CV – 200CV. Do vậy đơn vị đã đề nghị và đang tiến hành đầu tư, thực hiện dự án nâng cấp Nhà máy cơ khí thủy Kim Sơn, cải tạo mặt bằng, sửa chữa tàu có trọng tải lớn trên 1000 tấn, đáp ứng nhu cầu vận tải sông biển.
Cải tạo và nâng cáp trên đà hiện có và mua sắm một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho SXKD.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ.
Ngoài nhiệm vụ chính là sửa chữa và đóng tàu cỡ lớn, Nhà máy còn làm thêm dịch vụ vận chuyển hàng hoá, kinh doanh vận tải và hoán cải các phương tiện, thiết bị đường thuỷ.
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý các bộ phận của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
Với phương châm tổ chức bộ máy và quản lý điều hành sản xuất càng ít cấp trung gian thì càng có hiệu quả cao. Nhà máy tổ chức bộ máy hết sức gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện mọi chức năng cần có của doanh nghiệp.
2.1.3.1 Đặc điểm bộ máy quản lý.
1. Giám đốc (GĐ): là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan quản lý cấp trên, trong các hoạt động của doanh nghiệp.
2. Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp GĐ điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và uỷ quyền của GĐ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo phòng KH – KT – VT.
3. Phòng TCHC – LĐTL: Là phòng nghiệp vụ quản lý, chỉ đạo, thực hiện các công tác sau: Công tác tổ chức cán bộ, công tác tiền lương, chế độ chính sách người lao động, công tác hành chính, thi đua của nhà máy.
4. Phòng KH – KT – VT: Là phòng nghiệp vụ quản lý bao gồm 3 – VT: bao gồm 3 khâu quan trọng trong bộ máy SXKD của nhà máy.
- Bộ phận kỹ thuật: Quản lý, chỉ đạo toàn bộ khâu kỹ thuật như: lập phương án sửa chữa, nghiên cứu hồ sơ thiết kế, hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật trong sản phẩm, kiểm tra khối lượng chất lượng, nghiệm thu và thanh toán khối lượng với các tổ sản xuất và khách hàng, thay mặt phó giám đốc chỉ huy sản xuất.
- Bộ phận vật tư: Quản lý toàn bộ công tác cung ứng vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất và phục vụ nhu cầu khác của doanh nghiệp giám định số lượng, chất lượng vật tư, cấp phát vật tư, quản lý kho tàng.
- Bộ phận cơ điện: Chuyên lo cung ứng điện năng, sửa chữa thiết bị điện phục vụ cho sản xuất đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
5. Phòng kế toán – tài chính: Là phòng nghiệp vụ quản lý toàn bộ công tác tài chính và kế toán theo đúng chức năng của nó.
- Bộ phận tài chính: cung ứng tài chính giúp nhà máy hoạt động SXKD thông suốt như: nguồn vốn, công tác tín dụng, công tác thanh toán và thu hồi nợ… nhằm phục vụ đầy đủ kịp thời vốn cho nhà máy.
- Bộ phận kế toán: Kế toán vốn bằng tiền, kế toán NVL – CCDC, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả.
2.1.3.2 Tổ chức bộ phận sản xuất.
* Bộ phận sản xuất chính.
- Khối sắt hàn: Là các tổ sản xuất chuyên thực hiện phần thi công lắp đặt, hàn, sửa chữa tạo nên thực thể 1 con tàu hoàn chỉnh theo đơn đặt hàng.
- Khối bảo dưỡng: Là các tổ sản xuất chuyên làm sạch bề mặt kim loại của phương tiện để cho quá trình sơn bề mặt đảm bảo.
- Khối lắp máy: Là các tổ sản xuất chuyên sửa chữa và lắp máy tàu cho phương tiện.
- Khối sơn mộc trang trí: Gồm các tổ chuyên sơn, làm mộc (cabin tàu trang trí nội thất cho phương tiện thủy).
* Bộ phận sản xuất phụ.
- Tổ kích kéo: Chuyên đưa các phương tiện lên, xuống đà - kẻ kích đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng vị trí, độ cao an toàn…
- Tổ gia công cơ khí: Chuyên gia công các chi tiết sản phẩm như chân vịt, bulong, nắp hầm…
- Tổ vận hành máy: vận hành máy cắt tồn, uốn tôn.
* Bộ phận phục vụ:
- Tổ điện: chuyên cung ứng điện năng, sửa chữa điện.
- Kho tàng: Dự trữ nguyên vật liệu, cung ứng cho sản xuất
- Nhà ăn: Phục vụ ăn ca cho toàn nhà máy.
Ngoài ra ở nhà máy còn có bộ phận sản xuất phụ trợ thực hiện chức năng kinh doanh vận tải, sản xuất công nghiệp và sản xuất vận tải luôn hỗ trợ nhau. Vận tải bổ sung thêm nguồn thu cho nhà máy hoặc khi sản xuất công nghiệp thiếu việc làm, vận tải còn tạo việc làm và được sửa chữa với giá nội bộ.
2.1.3.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Sơ đồ
Chuẩn bị
sản xuất
(1)
Phóng
Dạng
(2)
Lấy dấu
Hạ liệu
(3)
Gò và gia công phụ kiện
(4)
Kiểm tra
Hàn (8)
Hàn
(7)
Kiểm tra
Lắp ráp
(6)
Lắp ráp
(5)
Vệ sinh làm sạch tôn
(9)
Kiểm tra
(10)
Sơn trang trí
(11)
Hạ Thủy
(12)
Kiểm tra suốt xưởng, bàn giao (4)
Hoàn thiện
(13)
Quy trình công nghệ đóng mới sàlan (đóng tổng thể)
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp cơ khí thủy KIM SƠN
Giám đốc
Phó Giám đốc
Trưởng phòng
Tô chức – N. Chính – LĐTL
Trưởng phòng
Kế hoạch KT- VT
Trưởng phòng
Kế toán
Kỹ thuật sản phảm
Kế hoạch tiếp thị
Cung ứng vật tư
Giám định cấp phát
Quản lý cơ điện
Tài chính
Kế toán
Các tổ sản xuất
Các tổ phục vụ
Tổ
Chức
Cán bộ
Lao
động
tiền
lương
ATLĐ
Đào tạo giáo dục
Hành chính quản trị
Bảo vệ quân sự
2.1.4 Các yếu tố nguồn lực.
2.1.4.1 Nguồn lực lao động.
Hiện nay, nhà máy có tổng số cán bộ công nhân viên là 260 người. Toàn bộ công nhân viên trong nhà máy làm việc theo chế độ tuần làm 40 giờ và chế độ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Nhà nước.
Trong hoạt động SXKD, nhân tố lao động luôn là yếu tố quan trọng nhất. Để có thể nâng cao hiệu quả SXKD, nhân tố lao động cần phải được quan tâm chú ý, đúng mức bởi nếu phát huy được hết khả năng của người lao động thì công vịec SXKD của doanh nghiệp mới đạt kết quả cao nhất.
Số cán bộ công nhân viên gián tiếp còn chiếm 8%; số cán bộ tốt nghiệp đại học, cao đẳng làm nghiệp vụ chuyên môn chiếm 8.6% tuy không cao, song nếu tổ chức sản xuất hợp lý có thể sử dụng hiệu quả trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý nhân viên.
Tỷ lệ lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm chiếm 76% tổng lao động toàn nhà máy. Còn tối đa số lao động gián tiếp chiếm 30%.
Với cơ cấu lao động trên nhà máy đã kịp thời bố trí sử dụng lao động sao cho hợp lý, phù hợp với yêu cầu công việc, giảm tỷ lệ lao động gián tiếp để tăng cường cho đội ngũ kỹ thuật. Như vậy Nhà máy sẽ đạt hiệu quả SXKD vượt trội hơn so với những năm trước.
Qua bảng lao động tiền lương sau đây, ta nhận thấy với mức lương bình quân tăng đều qua các năm ắt hẳn đời sống của cán bộ công nhân viên của nhà máy phần nào được cải thiện.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
1. Doanh số
Triệu đồng
9.646
13.184
15.388
2. Tổng số lao động
Người
195
232
260
3. Tổng quỹ tiền lương
Triệu đồng
1.447
1.985
2.350
4. Năng suất lao động
đ/ng/năm
49.466.667
56.827.586
59.184.615
5. Tiền lương bình quân
Ng. đồng
618
713
753
6 . Thu nhập bình quân
Ng. đồng
618
713
753
2.1.4.2 Nguồn lực vốn
Tổng tài sản của nhà máy bao gồm 9.012.073.800 đ (sở dĩ nhà máy có một lượng tài sản như vậy là do doanh nghiệp có nguồn vốn tương đối lớn 9.012.073.800đ, lương vốn ấy bao gồm tiền mặt, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, các tài sản lưu động và tài sản cố định.)
Với tổng nguồn lực vốn như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng để đưa vào sản xuất và phục vụ cho các quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hoá. Bởi bản chất của doanh nghiệp với chức năng, nhiệm vụ chính là đóng mới, sửa chữa, hoán cải các loại phương tiện, thiết bị đường thuỷ. Mặt khác doanh nghiệp còn kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa.
2.4.1.3 Nguồn lực cơ sở kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là 1 nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ 1 doanh nghiệp đơn vị nào muốn tham gia vào SXKD. Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định khả năng sản xuất của nhà máy, vì chúng vừa là phương tiện hoạt động, vừa là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng công trình của nhà máy.
Máy tiện, máy phay, máy bào, tàu thủy, cần cẩu, xe nâng hàng, nhà xưởng…. đó là những phương tiện kỹ thuật rất quan trọng và cần thiết phục vụ cho quá trình SXKD của nhà máy. Nếu thiếu một trong các máy móc thiết bị trên thì hiệu quả SXKD sẽ giảm sút. Chúng ta cần phải nhận thấy tầm quan trọng của nó để đánh giá cho hết sức đúng đắn.
Tình hình máy móc thiết bị của Nhà máy được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Cơ cấu thiết bị
Số lượng
(cái)
Nước sản xuất
Thời gian và hình thức sửa chữa
Nguyên giá (Tr.đ)
Giá trị còn lại (Tr.đ)
Qúy I
Qúy II
Quý III
1. Các loại xe chuyên chở
4
Nhật Bản
Bảo dưỡng
Bảo dưỡng
60
150
2. Cần cẩu
2
Hàn Quốc
Đại tu
450
350
3. Máy tiện
4
Hàn Quốc
Trung tu
Trung tu
20
10
4. Máy phát điện
4
Việt Nam
40
15
5. Máy bào
10
Việt Nam
Đại tu
30
20
6. Máy phay
2
Nga
Bảo dưỡng
Bảo dưỡng
20
40
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn
2.2.1 Tình hình SXKD của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn trong 3 năm gần đây (2002 – 2003 – 2004)
2.2.1.1 Kết quả SXKD và sử dụng vốn của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn trong 3 năm gần đây.
Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn là loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu vốn của nhà nước, hình thức kinh doanh độc lập tự phát triển, tự hạch toán trang trải và làm nghĩa vụ ngân sách nhà nước.
Nguồn lực tài chính của nhà máy ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định. Nhà máy đã không ngừng tăng cường công tác tài chính theo đúng chế độ quy định của nhà nước. Đây là sự đòi hỏi thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình SXKD hiện nay.
Vấn đề vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị, phục vụ cho hoạt động SXKD của nhà máy luôn là một vấn đề lớn vì nó đảm bảo yêu cầu kinh doanh đặt ra. Mục tiêu của Nhà máy là kinh doanh phải có lợi nhuận để thu hút các đối tác đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động.
Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh, hàng năm nhà máy phải xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng ngành cụ thể ứng với các chỉ tiêu trên kế hoạch như :doanh thu, chi phí, quỹ tiền lương, nghĩa vụ với nhà nước và mức thu nhập của người lao động.
Để đánh giá toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành tài sản của nhà máy. Để đánh giá được sự tăng trưởng hay suy thoái của các loại vốn trong quá trình hoạt động SXKD của nhà máy, ta xét các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính của nhà máy được minh hoạ qua bảng số liệu:
Bảng cân đối kế toán Nhà máy cơ khí Thuỷ KIM SƠN
2002 – 2003 – 2004
Tài sản
2002
2003
2004
Đơn vị
A. TSLĐ và ĐTNH
3.600.239.249
3.416.682.763
7.846.460.535
Đồng
I. Tiền
406.355.010
97.238.703
611.764.739
1. Tiền mặt
9.090.242
12.533.897
40.193.609
2. Tiền gửi ngân hàng
397.244.768
84.704.806
571.564.739
II. Các khoản phải thu
641.663.039
1.232.666.116
4.272.131.370
1 Phải thu của khách hàng
556.602.271
1.103.821.783
4.097.283.329
2. Trả trước cho người bán
29.177.603
83.194.622
125.201.962
3. Thuế GTGT chưa khấu trừ
8.270.960
0
0
4. Phải nộp nội bộ
34.582.998
35.492.466
29.788.367
- Vốn KD ở đơn vị trực thuộc
30.000.000
30.000.000
23.000.000
- Phải thu nội bộ khác
4.582.998
5.492.466
6.788.367
5. Các khoản phải thu khác
13.092.207
10.157.245
19.857.721
III. Hàng tồn kho
2.430.981.944
2.019.792.305
2.836.825.776
1.Nguyên vật liệu tồn kho
1.054.565.152
1.137.343.812
1.490.438.187
2. Cộng cụ dụng cụ trong kho
17.810.701
28.103.663
41.854.548
3. Chi phí SXKD dở dang
1.358.606.091
854.344.830
1.304.488.041
IV. Tài sản lao động khác
121.259.256
66.985.639
125.745.041
1. Tạm ứng
107.640.000
66.985.639
125.745.041
2. Chi phí chờ kết chuyển
1.231.709.958
0
0
B. TSCĐ và ĐTDH
1.231.709.958
1.159.563.094
1.165.613.265
I. TSCĐ
1.231.709.958
1.091.363.467
1.155.613.265
1. TSCĐ hữu hình
1.231.709.958
1.091.363.467
1.155.613.265
- Nguyên giá
5.376.664.079
5.365.514.347
5.591.917.163
- Giá trị hao mòn luỹ kế
-4.144.354.121
-4.274.150.880
-4.436.303.898
II.Các khoản đầu tư TC dài hạn
0
0
10.000.000
1. Đầu tư chiếu khấu dài hạn
0
0
0
2. Góp vốn liên doanh
0
0
0
III. Chi phí XDCB dở dang
0
66.199.627
0
Tổng cộng tài sản
4.831.949.207
4.576.245.857
9.012.073.800
Nguồn vốn
2002
2003
2004
Đơn vị
A. Nợ phải trả
4.000.448.981
3.717.416.916
8.107.994.826
Đồng
I. Nợ ngắn hạn
3.896.432.389
3.678.676.515
7.587.494.826
1. Vay ngắn hạn
527.107.064
200.000.000
800.000.000
2. Phải trả cho người bán
1.963.818.060
1.995.544.057
2.342.711.557
3. Người mua phải trả tiền trước
703.535.918
1.360.000.000
3.314.361.420
4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
237.134.480
251.022.141
255.960.187
5. Phải trả CNV
343.346.709
354.590.063
834.844.796
6. Các khoản phải trả phải nộp khác
121.490.158
26.521.254
39.616.866
II. Nợ khác
104.016.582
29.740.401
510.000.000
1. Chi phí phải trả
104.016.582
29.740.401
510.000.000
b. Nguồn vốn chủ sở hữu
813.500.226
858.828.941
904.578.974
I. Nguồn vốn quỹ
828.109.227
855.337.942
901.087.975
1. Nguồn vốn kinh doanh
2.887.883.526
288.877.526
2.887.883.526
2. Quỹ đầu tư phát triển
18.390.223
18.390.223
18.390.223
3. Lợi nhuận chưa phân phối
-2.078.164.552
-2.050.935.807
-2.005.185.774
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
3.390.999
3.490.999
3.490.999
1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
-1.562.142
-1.071.143
-1.071.143
2. Nguồn kinh phí sự nghiệp
4.562.142
4.562.142
4.562.142
Tổng cộng nguồn vốn
4.831.949.207
4.576.245.857
9.012.073.800
2.2.1.2 Đánh giá hiệu quả SXKD của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn
Hoạt động SXKD của Nhà máy trong 3 năm gần đây 2002 – 2003 – 2004 đã gặp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn trong việc sử dụng vốn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Song nhà máy đã biết nắm bắt và khai thác thời cơ thuận lợi đồng thời tìm cách tháo gỡ các khó khăn để từ đó đưa ra các chủ trương, biện pháp đúng đắn, huy động trí tuệ, tiềm năng của Nhà máy. Chính vì vậy, trong 3 năm qua Nhà máy đã hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao và tạo được tiền đề mới để tiếp tục khẳng định sự tồn tại và phát triển.
Thông qua bảng tổng kết tài sản Nhà máy cơ khí Thuỷ Kim Sơn , ta có thể thấy khái quát tình hình tài chính của Nhà máy.
Trước hết tổng tài sản của nhà máy tăng trong năm qua, năm 2004 tổng tài sản của nhà máy là 9.012.073.800 so với các năm trước. Tuy năm 2003 tổng tài sản có giảm đi đôi chút không đáng kể. Điều này cho thấy nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc phát huy vốn, tài trợ và sử dụng vốn một cách hợp lý.
Là một nhà máy thuộc tổng công ty đường sông miền Bắc, nhà máy cũng đã phát huy năng lực của mình trong công việc SXKD. Cụ thể khi đánh giá hiệu quả của hoạt động SXKD, thì chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng hay giá trị sản lượng chưa thể phản ánh đầy đủ sự hoạt động có hiệu quả hay không. Vì vậy, các chỉ tiêu cơ bản: doanh thu, lợi nhuận… sau khi đã trừ đi các khoản thuế và ngân sách phảI nộp cho nhà nước và các khoản chi phí thì được phản ánh đầy đủ qua số liệu cụ thể của các năm như sau:
Cụ thể ta thấy rõ khi phân tích cơ cấu tài sản đã thay đổi ra sao trong 3 năm:
Loại TS
Năm
TS lưu động
TS cố định
Cộng
Số tiền
%
Số tiền
%
Năm 2002
3.600.239.249
74,51
1.231.709.958
25.51
4.831.949.207
Năm 2003
3.416.682.763
74,66
1.159.563.094
25.34
4.578.245.857
Năm 2004
7.846.460.535
87,1
1.165.613.265
13.0
9.012.073.800
Qua bảng cơ cấu tài sản, ta thấy cơ cấu tài sản lưu động tăng nhưng tài sản cố định lại giảm do SXKD phát triển và tăng trưởng cao. Còn tài sản cố định nhìn chung là biến động không lớn, có giảm là do khấu hao hàng năm, xí nghiệp ít mua sắm thiết bị và đổi mới công nghệ.
Xét về cơ cấu nguồn vốn.
Loại TS
Năm
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Cộng
Số tiền
%
Số tiền
%
Năm 2002
4.000.448.981
82.79
831.500.226
172.08
4.831.949.207
Năm 2003
3.717.416.916
81.23
858.828.941
187.67
4.576.245.857
Năm 2004
8.107.494.826
89.96
904.578.874
100.37
9.012.073.800
Dựa trên số liệu của bảng trên, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng năm 2003, 2004 so năm 2002, chiếm tỷ trọng cao hơn tổng nguồn vốn, là do các năm sau bổ sung thêm từ lợi nhuận kinh doanh.
Trong quá trình kinh doanh, nhà máy luôn xác định mục tiêu kinh doanh là phải thu được lợi nhuận. Từ lợi nhuận thu được nhà máy bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh. Phần vốn còn lại để nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên. Thông qua số liệu về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy trong 3 năm gần đây (2002 – 2003 – 2004) sẽ phản ánh quá trình SXKD của nhà máy:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Chênh lệch 2003/2002
Chênh lệch 2004/2003
a. Tổng doanh thu
3.224
2.562
6.797
-662
4.235
b. Các khoản giảm từ
0
0
0
- Giảm giá hàng bán
0
0
0
- Thuế TTĐB
0
0
0
1. Doanh thu thuần
1 = a – b
3.224
2.562
6.797
- 662
4.235
2. Giá vốn bán hàng
3.038
2.328
6.519
3. Lợi nhuận gộp
186
234
278
- 662
4.235
3 = 1 – 2
0
0
0
4. Chi phí bán hàng
165
232
275
5. Chi phí quản lý DN
21
2
3
- 662
4.235
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2003 giảm đi 662 triệu đồng so với 2002; năm 2004 so năm 2003 thì lại tăng lên 4.235 triệu đồng.
Tổng doanh thu bán hàng năm 2003 bị giảm xuống còn 662 triệu đồng, năm 2004 thì tổng doanh thu bán hàng lại tăng lên 4.235 triệu đồng. Như vậy hoạt động SXKD của Nhà máy đã thu được hiệu quả do nhà máy dã có hướng đi đúng đắn, xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh, mở rộng sản xuất và tập trung vào ngành nghề chính là sửa chữa và đóng mới.
Về các khoản giảm trừ của nhà máy không có là do sau khi đóng mới tàu xong thì nhà máy xuất xưởng luôn.
Doanh thu thuần trong 3 năm qua tuy vẫn còn những khó khăn song đã tăng lên rõ rệt, điển hình là lợi nhuận thu được năm 2004. Có được kết quả này là do ban lãnh đạo đã điều chỉnh kịp thời và sự đoàn kết gắn bó trên dưới 1 lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy, cùng với sự hăng say lao động, tinh thần trách nhiệm nâng cao tay nghề kỹ thuật của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Mặt khác, nhà máy đã bù được những khoản lỗ của năm trước (năm 2003) giúp doanh nghiệp tiếp tục đi sâu vào sản xuất.
Qua kết quả phân tích trên, ta có thể rút ra được thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong danh sách từ hơn 600.00đ/người/tháng nay đã lên đến là 753.000đ/người.tháng. Để ổn định việc làm và nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời tăng nhanh mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, trong thời gian tới nhà máy cố gắng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Để làm được điều này thì công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp cần phải:
- Hạ thấp chi phí không cần thiết nhằm giảm giá thành sản phẩm, tối đa hoá lợi nhuận.
- Xây dựng và mở rộng thị trường, phát triển thị trường mới đi sâu khai thác các dự án cấp Nhà nước, cấp tỉnh…
- Mở rộng cơ chế mới, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các xí nghiệp, nhà máy trực thuộc hoạt động.
- Hoạch định chương trình, hoàn thiện cơ chế để phát huy, khai thác mọi tiềm năng sẵn có trong nhà máy nhằm đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
* Khấu hao tài sản cố định
Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn áp dụng phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian. Cơ sở để xác định độ hao mòn của tài sản cố định là việc tính tỷ lệ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao tức là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền khấu hao hàng năm so với nguyên giá tài sản cố định.Công thức xác định như sau:
KH NGTSCĐ
Khấu hao % x 100 mà KH =
NGTSCĐ Nsd
1
-> KH% = x 100
Nsd
Trong đó: KH là mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
Nsd là thời gian sử dụng (năm)
Từ công thức trên ta có thể đưa ra bảng sốliệu sau:
Bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
Nguyên giá TSCĐ
Tr.đ
5.376
5.365
5.591
-11
226
Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ
Tr.đ
2.260
2.260
2.260
Số năm sử dụng
Năm
2.5
3
3.5
Tỷ lệ khấu hao
%
40
33.3
28.6
-6.7
-4.7
Qua số liệu trên ta thấy nguyên giá TSCĐ năm sau so năm trước tăng lên: Cụ thể năm 2003 so năm 2002 giảm đi 11 triệu đồng nhưng năm 2004 so năm 2003 lại tăng lên 226 triệu đồng. Như vậy trong 3 năm qua Nhà máy đã đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định, do đó đã nâng tổng giá trị TSCĐ lên. Tỷ lệ khấu hao qua các năm có xu hướng giám dần năm 2003 so năm 2002 tỷ lệ khấu hao giảm 6.7%, năm 2004 so với năm 2003 giảm 4.7%. Có thể thấy tuy nhà máy đã đầu tư mua sắm thêm 1 số trang thiết bị mới nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ khấu hao của mình, mặc dù số tiền trích khấu hao hàng năm là không đổi 2.260 triệu đồng.
Các số liệu trên cho thấy, tuy vẫn còn có những khó khăn nhưng nhà máy đã không ngừng phấn đấu đi lên, chú trọng đến đầu tư đổi mới, thay thế trang thiết bị nhà xưởng nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động SXKD của mình mặc dù chưa cao lắm.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được căn cứ vào các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định, doanh lợi vốn cố định, trong đó:
doanh thu thực hiện trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ.
Vốn cố định bình quân trong kỳ.
Hệ số hàm lượng vốn cố định =
doanh thu thực hiện trong kỳ
Lợi nhuận
Doanh lợi vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Dựa vào chỉ tiêu trên ta có:
* Đối với năm 2002
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Hệ số hàm lượng vốn cố định =
Doanh lợi vốn cố định =
* Đối năm 2003
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Hệ số hàm lượng vốn cố định =
Doanh lợi vốn cố định =
* Đối năm 2004
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Hệ số hàm lượng vốn cố định =
Doanh lợi vốn cố định =
Bảng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
1. Vốn cố định
Tr.đ
530
510
810
-20
300
2. Doanh thu thuần
Tr. đ
3.224
2.562
6.797
-662
4.235
3. Lợi nhuận thuần
Tr.đ
186
234
278
48
44
4. Hiệu suất sử dụng VCĐ
6.1
5.1
8.4
-1
3.3
5. Hàm lượng VCĐ
0.16
0.2
0.25
0.04
0.05
6. Doanh lợi VCĐ
0.36
0.46
0.35
0.1
-0.11
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn cố định trong 3 năm 2002; 2003; 2004 lần lươt là 6.1; 5.1; 8.4 điều này có nghĩa cứ 1 đồng vốn cố định sẽ đem lại lần lượt là 6.1; 5.1; 8.4 đồng doanh thu. Ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của năm 2003 tuy có giảm so với năm 2002 là 1 triệu đồng nhưng năm 2004 lại tăng lên 3.3 triệu đồng. Đó là cả một sự nỗ lực và cố gắng lớn của nhà máy, từ đó mà doanh thu thuần cũng được tăng lên đáng kể. Năm 2003 so 2002 lượng vốn cố định giảm đi là 20 triệu đồng thì đến năm 2004 tăng lên là 300 triệu đồng. Lượng vốn cố định tăng lên là do nhà máy cũng đã mua sắm thêm một số trang thiết bị hiện đại, sửa sang lại nhà xưởng và cũng xây mới thêm một số khu nhà xưởng mới để mở rộng sản xuất
Bảng:Khả năng thanh toán của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2003/2002
So sánh 2004/2003
1. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
- Vật tư hàng hoá
- Tổng số vốn bằng tiền
Tr.đ
3.600
1.250
560
3.416
1.376
630
7.846
3.200
866
-184
126
70
4.430
1.824
236
2. Tổng nợ ngắn hạn
Tr. đ
3.896
3.687
7.587
-209
3.900
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0.6
0.5
0.61
-0.1
0.11
4. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: 4 =b/2
0.14
0.17
0.11
0.03
-0.06
Khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán bằng tiền của nhà máy đối với những khoản nợ đến hạn. Thực tế cho thấy nếu hệ số này > 0.5 là tốt và ngược lại. Năm 2003 so năm 2002 khả năng thanh toán nhanh giảm đi còn 0.1 triệu đồng nợ đến hạn, nhưng năm 2004 so năm 2003 lại tăng lên là 0.11 triệu đồng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của nhà máy trong những năm vừa qua vẫn còn nhưng khó khăn nan giải, bất cập. Nhưng nhà máy vẫn đảm bảo các khoản mua bán vật tư hàng hoá, đóng góp các khoản ký quỹ ký cược trong năm và một số tài sản lưu động khác. Cụ thể: đầu tư mua vật tư hàng hoá năm 2003 so năm 2002 là 126 triệu đồng, năm 2004 so năm 2003 tăng lên là 1.824 triệu đồng là do nhu cầu hoạt động sản xuất đóng tàu quá lớn, đòi hỏi lượng nguyên vật liệu hàng hoá phải đu lớn để đáp ứng bạn hàng.
Khả năng thanh toán tạm thời cho biết Nhà máy có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này đo lường khả năng trả nợ của nhà máy. Khả năng thanh toán tạm thời của nhà máy trong 3 năm 2002, 2003, 2004 là 0.14; 0.17; 0.11 có thể thấy khả năng thanh toán tạm thời của nhà máy trong năm 2002 là 0.14 nhưng đến năm 2003 lại là 0.17 điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tạm thời của nhà máy đã tăng lên là 0.03 triệu đồng. Có sự thay đổi này một mặt do lượng vốn bằng tiền trong năm tăng lên 236 triệu đồng, mặt khác do lượng hàng hoá năm sau cao hơn năm trước vì vậy các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Cụ thể năm 2004 so năm 2003 tăng là 3.900 triệu đồng.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động dựa vào các chỉ tiêu: sức sinh lợi, sức sản xuất, số vòng quay của vốn, thời gian một vòng luân chuyển, hệ số đảm nhận, trong đó:
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lời VLĐ =
Vốn lưu động
Doanh thu thuần
Sức sản xuất VLĐ =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Số vòng quay VLĐ =
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
360 ngày
Thời gian một vòng luân chuyển =
Số vòng quay của VLĐ
Vốn lưu động
Hệ số đảm nhận VLĐ =
Doanh thu thuần
- Dựa vào các chỉ tiêu trên ta có:
- Sức sinh lời vốn lưu động của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn trong 3 năm là:
Năm 2002 =
Năm 2003 =
Năm 2004 =
- Sức sản xuất vốn lưu động trong 3 năm:
Năm 2002 =
Năm 2003 =
Năm 2004 =
- Số vòng quay vốn lưu động trong 3 năm.
Năm 2002 = (vòng)
Năm 2003 = (vòng)
Năm 2004 = (vòng)
Thời gian một vòng luân chuyển trong 3 năm là:
Năm 2002 = (ngày)
Năm 2003 = (ngày)
Năm 2004 = (ngày)
Hệ số đảm nhận vốn lưu động trong 3 năm là:
Năm 2002 =
Năm 2003 =
Năm 2004 =
Bảng: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch 2003/2002
Chênh lệch 2004/2003
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Doanh thu thuần
Tr.đ
3.224
2.562
6.797
- 662
-2.06
4.235
165
2. Lợi nhuận thuần
Tr.đ
186
234
278
48
25.8
44
18.8
3. Vốn lưu động
Tr.đ
3.600
3.416
7.846
- 184
- 5.11
4.430
129.7
4. Sức sinh lời VLĐ
0.05
0.07
0.04
0.02
40
- 0.03
-42.9
5. Sức SX vốn lưu động
0.9
0.7
0.8
- 0.2
- 22.2
0.1
14.3
6. Số vòng quay vốn lưu động
Vòng
0.9
0.7
0.8
- 0.2
- 22.2
0.1
14.3
7. Thời gian 1 vòng luân chuyển
Ngày
400
514
450
114
28.5
- 64
-12.5
8. Hệ số đảm nhận vốn lưu động
1.12
1.33
1.15
0.21
18.75
- 0.18
-13.5
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Sức sinh lời của vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng lên là 0.02 lần tương ứng tỷ lệ là 40%. Năm 2004 so năm 2003 lại giảm đi là 0.03 lần tương ứng tỷ lệ là 42.9%.
- Sức sản xuất vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 giảm đi là 0.2 lần tương ứng tỷ lệ là 22.2%, năm 2004 so năm 2003 tăng lên là 0.1 lần tương ứng tỷ lệ là 14.3%.
- Vòng quay vốn lưu động năm 2003 so năm 2004 giảm là 0.2 vòng với tỷ lệ 22.2%, năm 2004 so năm 2003 tăng lên là 0.1 lần tương ứng tỷ lệ là 14.3%/
- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng 114 ngày với tỷ lệ 28.5%, năm 2004 so năm 2003 giảm đi là 0.18 lần với tỷ lệ 13.5%.
-Hệ số đảm nhận vốn lưu động năm 2003 so năm 2002 tăng lên là 0,21 lần với tỷ lệ 18,7% ; năm 2004 so năm 2003 giảm đI là 0,18 lần với tỷ lệ 13,5%.,
Với những kết quả trên ta thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của nhà máy chưa được tốt, mặt dù kết quả hoạt động SXKD trong các năm có tăng lên. Cụ thể về doanh thu thuần năm 2003 so năm 2002 giảm đi 662 triệu đồng với tỷ lệ 20.6%, nhưng khắc phục tình trạng đó đến năm 2004 doanh thu thuần của nhà máy lại tăng lên là 4.235 triệu đồng với tỷ lệ 165% so năm 2003. Về vốn lưu động của năm 2003 giảm đi so với năm 2002 và 2004 vì vậy doanh thu thuần và lợi nhuận thuần tương ứng của 2 năm 2002 và năm 2004 cũng tăng lên. Nhưng lượng vốn trong nhà máy tăng không đều nhau, do đó nhà máy cần có chính sách đúng đắn trong việc quản lý các yếu tố như :tiền mặt, các khoản phải thu, khoản đầu tư ngắn hạn… để từ đó tạo sự công bằng và giữ vững sự ổn định trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động trong nhà máy.
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
Như trên ta đã đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của nhà máy, đã thấy rõ được từng loại vốn và hiệu quả của chúng. Nhưng đó chỉ là sự phân tích tách dời, chuyên sâu về từng loại vốn. Vì vậy cần phải đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn để đi đến kết luận chung.
Tổng mức lợi nhuận của nhà máy đạt được chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chất lượng tổ chức quản lý, khả năng sử dụng vốn SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích chỉ tiêu khả năng sinh lợi vốn nhằm đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Số liệu ở bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định cho thấy doanh lợi vốn cố định trong 3 năm 2002; 2003; 2004 của nhà máy lần lượt là: 0.36; 0.46; 0.35
Hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy dựa vào các chỉ tiêu sau:
Doanh thu bán hàng
Tỷ suất doanh thu trên vốn =
Vốn kinh doanh
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu bán hàng
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh
Nhưng do nhà máy sau khi hoàn thành sản phẩm đóng tàu lại xuất xưởng luôn nên không có chi phí bán hàng.
Cho nên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy, chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau, nhằm xem xét quá trình sử dụng vốn trong các hoạt động SXKD hiệu quả chung bao gồm:
Doanh thu
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = = 171%
Tổng tài sản
Qua số liệu trên ta thấy doanh nghiệp chỉ đạt ở mức trung bình, do doanh nghiệp chưa sử dụng đúng việc, đúng chỗ, còn thiếu sót trong khâu sản xuất. Còn nhiều máy móc, vật dụng tồn kho mà không sử dụng đúng mục đích cần.
Lợi nhuận
Doanh lợi vốn = = 0.51%
Tổng tài sản
Với mức thu nhập như vậy là còn thấp.Doanh lợi vốn dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư. Nó cho biết 1 đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhưng kết quả trên đây lại đánh giá một thực tế là mặc dù số tiền đem đầu tư sản xuất kinh doanh lớn nhưng lợi nhuận thu đựơc vẫn còn thấp.
Lợi nhuận
Doanh lợi vốn chủ sở hữu = = 5%
Vốn chủ sở hữu
Đây là kết quả tương đối cao, có thể chấp nhận được.
Qua số liệu trên cho ta cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy. Những năm vừa qua kinh doanh của nhà máy vẫn còn kém, hiệu quả thu được là chưa cao.
2.2.3 Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
Nhà máy cơ khí thủy Kim Sơn là một thành viên của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc, hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu và vận chuyển hàng hoá bằng đường sông.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà máy cũng đã gặp nhiều khó khăn chung. Nhưng với sự cố gắng của ban lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên nên nhà máy đã thu được nhiều thành tích đáng kể trong việc quản lý, sử dụng vốn.
Trải qua 28 năm hoạt động, nguồn vốn kinh doanh của nhà máy tăng so với các năm trước. Do tình hình hoạt động SXKD của nhà máy cũng dần tiến lên nhà máy được nhà nước cấp và bổ sung một lượng vốn nhất định.
Bên cạnh đó chúng ta thấy tình hình tài chính của nhà máy tương đối ổn định. Vậy nên ta thấy rõ thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng khá cao, đời sống của nhân viên cũng dần đi vào ổn định và khởi sáng hơn.
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
- Về khách quan: Bên cạnh những khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, song nhà máy cũng kịp thời trang bị cho mình bằng một bước tiến dài trong công việc thực hiện chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật như: nhà máy đã mạnh dạn đầu tư vốn, đặt mua thiết bị, máy móc hiện đại kỹ thuật cao.
- Về chủ quan: Nhà máy đã có những đổi mới, tổ chức 1 cách hợp lý. Nhà máy có sự chuẩn bị chu đáo về tổ chức biên chế về chiến lược kinh doanh. Nhà máy có một đội ngũ nhân viên năng động và sáng tạo với đội ngũ công nhân tay nghề cao lâu năm. Cán bộ tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm 8.6% công nhân kỹ thuật có bậc thợ trên 4 chiếm 52.7%/
Ngoài ra nhà máy đã biết vận dụng tối đa số vốn hiện có, ngoài số vốn ngân sách cấp và số vốn tự bổ sung, hàng năm nhà máy còn huy động thêm 1 lượng vốn thuộc nguồn khác như: nguồn vốn tại các quỹ… Vốn luôn có vai trò quyết định đối với sự thành baị của doanh nghiệp.
Trong việc quản lý sử dụng vốn cố định, nhà máy đã có cố gắng nhiều trong việc tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, thay thế và đổi mới trang thiết bị lạc hậu, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc. Việc khấu hao thu hồi vốn cố định của nhà máy được kế hoạch hoá . Đây chính là 1 trong những biện pháp tích cực giúp nhà máy luôn theo dõi sát sao giá trị còn lại của tài sản cố định, để kịp thời khắc phục với những biến động làm phát sinh chênh lệch giữa giá trị còn lại trên sổ sách và giá trị còn lại trên thực tế trong thời gian dài, gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi vốn cố định.
2.2.3.2 Hạn chế cua nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
Việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu nhập thông tin về các đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển còn chưa được xác định đúng đắn tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhà máy.
Do chưa có chủ trương từ cấp trên nên việc hoạch toán kế toán của nhà máy vẫn chưa theo dõi và phản ánh đầy đủ sự lưu chuyển của vốn.
Trong công tác quản lý vốn cố định nhà máy cần phải lập kế hoạch mua sắm tài sản cố định trong năm, thanh toán nhanh những tài sản lạc hậu nhằm thu hồi vốn nhanh nhất.
Đối với vốn lưu động, nhà máy cần đẩy mạnh quá trình thu hồi vốn nhanh bởi còn có 1 khối lượng lớn vốn lưu động nằm trong các công trình dở dang, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn không có cách nào tháo gỡ.
Trong qúa trình quản lý vốn, nhà máy cần phải phân theo từng nhóm thông qua việc phân nguồn hình thành và tình trạng kỹ thuật để khai thác nguồn lực tài sản.
Chương III
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Nhà máy cơ khí thủy KIM SƠN.
3.1 Phương hướng và mục tiêu đặt ra.
3.1.1 Phương hướng phát triển.
Trong qúa trình phát triển của nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động hơn nữa trong các lĩnh vực quản lý như: quản lý tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị Marketing, quản trị tiêu thụ… Đồng thời nhà máy phải luôn tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị…. Từ những nguyên lý này, ban lãnh đạo nhà máy cơ khí thủy Kim Sơn đã xác định cho mình một chiến lựơc chung là phát huy cao độ tính sáng tạo, năng động, cạnh tranh lành mạnh và coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, làm phương châm cho hoạt động của mình.
Những thành tích đạt được và sự trưởng thành của nhà máy trong 28 năm qua gắn liền với sự lãnh đạo của đảng và Nhà nước, của Bộ giao thông vận tải, của Ban lãnh đạo nhà máy và sự phấn đấu không mệt mỏi, nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên qua các thời kỳ với thử thách to lớn. Sự đoàn kết nhất trí, khả năng và tư duy sáng tạo, sự nhạy cảm chủ động và linh hoạt nắm bắt thời cơ của tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy, là sức mạnh và nhân tố chủ yếu tạo nên sức mạnh phát triển – trưởng thành của nhà máy trong 28 năm qua. Đây cũng chính là 1 chỗ dựa vững chắc để nhà máy vượt qua khó khăn tiến lên và phát triển.
Với ý nghĩ đó, trong kỳ kế hoạch 5 năm (2001 – 2005) nhà máy cơ khí thủy Kim Sơn đã đề ra mục tiêu tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh mới với mức tăng trưởng bình quân năm 15 – 18%, phù hợp với mức phát triển của nhà máy và nhịp độ phát triển chung của ngành đóng tàu, đảm bảo cho nhà máy nhanh chóng bù hết các khoản thiếu hụt của năm trước để lại. Đầu tư đẩy mạnh phát triển nhà máy thành viên khác trong tổng công ty đường sông miền Bắc.
Nhà máy cơ khí thủy Kim Sơn ra sức phấn đấu để trở thành 1 trong những đơn vị hàng đầu, có đủ năng lực và tổ chức thực hiện công tác quản lý thi công các công trình đạt chất lượng cao, đứng vững và phát triển bền lâu trong môi trường cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế. Góp phần bé nhỏ của mình trong sự phát triển chung của ngành giao thông vận tải.
3.1.2 Mục tiêu phát triển
Để đảm bảo được tình hình hoạt động SXKD của mình, nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn đã đưa ra phương án thực hiện trong năm 2005
Bảng: Kế hoạch của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn năm 2005
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch 2004
Thực hiện 2004
Kế hoạch 2005
I. Tổng doanh thu
Tr. đ
7.000
6.797
7500
II. sản phẩm chủ yếu
Tàu
100
70
150
IIII.Các khoản phải nộp ngân sách
- VAT
- Thuế tài nguyên đất
- Các khoản nộp khác
Tr. đ
150
30
58
120
50
58
170
50
58
IV. Lãi hoặc lỗ phát sinh
278
278
278
V. Tổng lao động bình quân
Người
280
260
350
VI.Thu nhập bình quân đầu người
1000đ
800
753
850
Như dự kiến của kế hoạch năm 2005, ngay từ tháng 6/2004 lãnh đạo nhà máy đã khẩn trương đôn đốc và cùng lãnh đạo các thành viên, các phòng chức năng tìm kiếm mở rộng thị trường đưa ra các giải pháp hỗ trợ cao nhất, sẵn sàng khuyến khích kịp thời cho công tác thị trường. Tích cực phát huy nội lực chuẩn bị tốt kế hoạch năm 2005.
- Sắp xếp bố trí đội ngũ lao động. Đối bộ phận gián tiếp, nhằm giảm bớt chi phí tiền lương nhưng vẫn đảm bảo sức quản lý và phục vụ đủ mạnh cho công việc SXKD.
- Kiện toàn bộ máy quản lý kỹ thuật chất lượng, tăng cường cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Thực hiện đào tạo và đào tạo lại trình độ tay nghề và nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để phù hợp với quá trình đổi mới.
- Kiên quyết điều chuyển những cán bộ, công nhân viên không đủ năng lực đảm nhiệm công việc, gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành chung của nhà máy.
- Tiếp tục xem xét điều chỉnh các quy định về khoán, quy chế phân phối thu nhập trong doanh nghiệp, xây dựng phương án tiền lương, gắn liền với hiệu quả sản xuất.
- Các khoản chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí cơ hội sẽ được xác định một cách chính xác và đầy đủ. Từ đó xác định rõ giá thành sản phẩm để xây dựng chế độ tiền lương phù hợp.
- áp dụng chặt chẽ các lĩnh vực quản trị vào quá trình SXKD của nhà máy.
3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cua nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
Nói đến kinh doanh là nói đến lợi nhuận, muốn lợi nhuận tăng lên phải tổ chức tốt công tác quản lý, sử dụng vốn.
Ngược lại muốn sử dụng vốn tốt thì SXKD phải có lãi.
Như vậy, lợi nhuận của một doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá trị vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động SXKD và trình độ quản lý doanh nghiệp.
Sử dụng vốn hợp lý là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện tốt việc quản lý kinh tế. Vấn đề tăng lợi nhuận là rất quan trọng, vì nó đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp nhà nước nói chung cũng như nhà máy cơ khí thuỷ kim Sơn nói riêng.
Vì vậy, nhà máy thường xuyên tìm mọi biện pháp khai thác hết khả năng tiềm tàng trong nhà máy nhằm đạt mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất. Biện pháp nhà máy thường đề ra là:
- Tăng doanh thu (tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, tăng cường quảng cáo cho sản phẩm, thay đổi kết cấu mẫu mã kiểu dáng của sản phẩm) Hạ thấp giá thành giá vốn hàng bán như: tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tận dụng công suất máy móc thíêt bị, giảm các khoản chi phí thiệt hại cho sản xuất tiết kiệm chi phí quản lý.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn SXKD.
3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn
- Tăng cường đổi mới máy móc trang thiết bị hiện đại, mạnh dạn đầu từ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SXKD. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại là điều kiện không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đối với tài sản cố định thì việc thực hiện bảo dưỡng, bảo trì định kỳ là rất cần thiết để duy trì trạng thái làm việc của tài sản cố định, khai thác hết công suất của tài sản cố định, tránh tình trạng lãng phí tài sản cố định hay sử dụng không hiệu quả.
- Các loại vật tư, hàng hoá kém phẩm chất ứ đọng lại trong kho thì nhà máy phải có biện pháp giải toả vốn. Vấn đề này cũng góp phần đáng kể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, phục vụ cho hoạt động SXKD của nhà máy.
- Tránh tình trạng ứ đọng vốn quá lớn trong các sản phẩm dở dang để tạo vòng quay đồng vốn nhanh. Như vậy, mỗi đồng vốn sẽ được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
- Xác định cơ cấu tài sản cố định 1 cách hợp lý.
- Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về mặt thời gian và công suất làm việc tốt.
- Hơn nữa về vấn đề quản lý nhân sự trong nhà máy cũng hết sức cần thiết. Ban tổ chức lãnh đạo cũng cần tạo động lực làm việc trong lao động, bởi nó đóng vai trò hết sức to lớn. Vấn đề sử dụng lao động ở đây không chỉ dừng lại ở khai thác tối đa năng lực của con người, mà cần phải chú ý tới việc quan tâm đến người lao động, các yếu tố sinh lý, nó sẽ chi phối thái độ người lao động trong quá trình làm việc. Cụ thể là phải tạo điều kiện làm việc thuận lợi, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tạo ra không khí phấn khởi làm việc.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
- Phân cấp TSCĐ, giao quyền sử dụng và quản lý cho các phân xưởng, đơn vị.
- Huy động tối đa TSCĐ hiện có vào phục vụ SXKD.
3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
- Xác định nhu cầu thường xuyên tối thiểu về vốn lưu động. Dự tính vốn lưu động một cách đúng đắn, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện chế độ tiết kiệm hợp lý.
- Đẩy nhanh công tác quyết toán, để nhà máy có thể có điều kiện tăng tốc độ chu chuyển vốn nhằm giảm được tương đối số lượng vốn lưu động trong hoạt động SXKD.
- Có biện pháp quản lý chặt chẽ, giảm các khoản dự phòng khó đòi.
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động trong khâu lưu thông sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất.
- Làm tốt công tác hoạch định ngân sách tiền mặt, để dự báo nhu cầu chi tiêu hợp lý và chính xác.
- Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trù vật tư nhằm giảm bớt chi phí thu mua dự trữ.
3.2.3 Một số biện pháp khác của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn.
- Đổi mới trang thiết bị vi tính cho các phòng ban , tiện cho việc liên lạc lấy thông tin cần thiết.
- Tạo việc làm ổn định cho công nhân viên, khai thác triệt để nguồn lực vốn có.
- Tăng doanh thu nhà máy để đảm bảo thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời trích một phần để nâng cấp nhà máy.
-Phấn đấu sao cho đồng vốn quay vòng nhanh, tránh tình trạng ứ dọng quá nhiều.
- Tăng vòng quay vốn lưu động nhằm giảm lượng tài sản cố định.
- Tăng tài sản cố định, cơ giới hoá thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách quản lý nhà nước, thu ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng thời hạn quy định, đảm bảo chính sách xã hội đối với cán bộ nhân viên trong xã hội.
- Tạo điều kiện để nhân viên tham gia các lớp nâng cao chuyên môn, đào tạo các cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nước ta mới trải qua hơn chục năm phát triển theo cơ chế thị trường nhưng công tác tiếp cận mở rộng thị trường đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Cần gây được uy tín đối khách hàng, qua đó tạo được lợi thế cho mình.
- ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất để rút ngắn chu kỳ thi công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Một quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ giúp nhà máy tăng năng suất sản xuất, rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm, góp phần không nhỏ trong việc giảm chi phí hư hỏng sản phẩm, tiết kiệm các chi phí khác có liên quan. Đồng thời tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, với những đặc tính khác biệt. Từ đó góp phần giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và tiêu thụ.
- áp dụng phương pháp khấu hao tổng hợp, nhằm thu hồi vốn nhanh .Có rất nhiều phương pháp áp dụng trong việc tính khấu hao TSCĐ nhưng để tìm ra kết quả khấu hao tốt nhất, phù hợp với từng đối tượng kinh doanh thì không phải là dễ.
- Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của SXKD. Xử lý nhanh những tài sản, quá cũ là một trong những biện pháp quan trọng, nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và sử dụng vốn kinh doanh nói chung, bởi tài sản quá cũ thì chi phí rất cao, chưa kể đến chi phí duy trì, bảo dưỡng. Điều này dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút.
- Nghiên cứu áp dụng chính sách thuê tàI chính để giảm chi phí sử dụng máy móc thiết bị. Đây là việc làm rất có hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn trong nhà máy, tiết kiệm được chi phí kinh doanh trong kỳ, tiết kiệm được vốn kinh doanh để đầu tư, mua sắm những máy móc thiết bị sử dụng thường xuyên, đem lại hiệu quả cao hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Kết luận
Kể từ khi Nhà nước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ,chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, thì tính năng động và tính hiệu quả các thành phần kinh tế đặc biệt các DN Nhà nước phải khẳng định được mình trước sự khắc nghiệt của thị trường. Tuy có gặp những khó khăn khách quan do thị trường đem lại, nhưng nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn vấn cố gắng đẩy mạnh tái sản xuất, luôn nâng cao trình độ tay nghề .
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong DN là một vấn đề rất khó khăn, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng, trình độ, kiến thức của mình để đạt được mục đích đó.
Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn là một trong những thành viên của Tổng công ty đường sông miền Bắc, trong thời gian đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường đã gặp không ít khó khăn tưởng chừng như không thể thể vượt qua được. Nhưng do nhận thức được vai trò và ý nghĩa quyết định của công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, trong việc tồn tại và phát triển của nhà máy ,cho nên trong thời gian vừa qua nhà máy đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực của mình để nâng cao hiệu quả sử dụng .
Với đề tài “phân tích hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn” nhằm mục đích trình bày vai trò và ý nghĩa của công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với nền kinh tế nói chung và DN nói riêng, đồng thời phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn trong thời gian gần đây.Đề tài đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn. Với khả năng của một sinh viên mới qua quá trình thực tập ,em hy vọng với những giải pháp em dưa ra không nhiều song cũng có thể giúp ích cho việc đề ra chiến lược phát triển của nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
1.Phạm Văn Được-Phân tích hoạt động kinh doanh-NXB thống kê-1997
2.PTS.Vũ Duy Hào-Quản trị tàI chính doanh nghiệp-NXB thống kê-1997
3.Nguyễn Thế Khải-Đề cương bài giảng phân tích hoạt động kinh tế trong các doanh nghiệp sản xuất-NXB thống kê-1995
4.Trương Mộc Lâm-Tài chính doanh nghiệp sản xuất-NXB thống kê-1991
5.PGS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, TS.Nguyễn Thị Hồng Thuỷ –giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh-NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội -1998
6.Nguyễn Công Nghiệp –Bảo toàn và phát triển vốn-NXB thống kê-1992
7.Nguyễn Trần Quế –giáo trình xác định hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội, doanh nghiệp và đầu tư –NXB Khoa học và xã hội -1995.
8.Josette-Peyrara-phân tích hoạt động tài chính DN-NXB khoa học kỹ thuật -1991
9.RonaldeSpurgarl (Biên dịch: PGS, TS Nguyễn Văn Quỳ) quản lý tài chính DN vừa và nhỏ –NXB thống kê -1996
10.Charle.J.V.Xoelfel ( Biên dịch : Ngô Thị Hiến ) phân tích hoạt động tài chính ở các DN –NXB Khoa học kỹ thuật -1991.
Mục lục
lời mở đầu 1
Chương I: một số vấn đề về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy 2
1.1.Vốn kinh doanh của Nhà máy. 2
1.1.1.Quan niệm vốn kinh doanh. 2
1.1.2.Vai trò của vốn kinh doanh . 4
1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh. 6
1.1.3.1.Phân loại theo phương thức chu chuyển, vốn của doanh nghiệp
được phân thành : 6
1.1.3.2.Phân loại vốn theo nguồn hình thành . 8
1.1.3.3.Phân loại vốn dưới góc độ vật chất. 9
1.1.3.4.Phân loại dựa vào thời gian đầu tư: 10
1.1.3.5.Phân loại vốn dựa trên hinh thái biểu hiện: 10
1.2.Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: 10
1.2.1.Nhận thức chung về hiệu quả: 10
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: 12
1.2.2.1.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 13
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. 17
1.2.3.1 Nhân tố khách quan 17
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan. 19
Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của Nhà máy cơ khí thuỷ kim sơn 22
2.1 Khái quát chung về nhà máy 22
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 22
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ. 23
2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý các bộ phận của Nhà máy. 23
2.1.3.1 Đặc điểm bộ máy quản lý. 23
2.1.3.2 Tổ chức bộ phận sản xuất. 24
2.1.3.3.Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 26
2.1.4 Các yếu tố nguồn lực. 28
2.1.4.1 Nguồn lực lao động. 28
2.1.4.2 Nguồn lực vốn 29
2.4.1.3 Nguồn lực cơ sở kỹ thuật. 29
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Nhà máy. 31
2.2.1 Tình hình SXKD của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn trong 3 năm gần đây (2002 – 2003– 2004) 31
2.2.1.1 Kết quả SXKD và sử dụng vốn của Nhà máy cơ khí thuỷ Kim Sơn trong 3 năm gần đây. 31
2.2.1.2 Đánh giá hiệu quả SXKD của Nhà máy 34
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của nhà máy. 39
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy. 39
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 43
2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của nhà máy. 50
2.2.3 Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn kinh doanh
của nhà máy. 51
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được. 52
2.2.3.2 Hạn chế. 53
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Nhà máy cơ khí thủy KIM SƠN 54
3.1 Phương hướng và mục tiêu đặt ra. 54
3.1.1 Phương hướng phát triển. 54
3.1.2 Mục tiêu phát triển 55
3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 56
3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 57
3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 58
3.2.3 Một số biện pháp khác. 59
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12652.DOC