Tài liệu Đề tài Một số vấn đề về huy động vốn ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 - Tổng công ty xây dựng Sông Đà: Lời mở đầu
Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thì cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn. Để có thể tồn tại trong một môi trường mà cạnh tranh là một qui luật phổ biến đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tạo cho mình tiềm lực và thế mạnh để tham gia và chiến thắng trong cạnh tranh, tồn tại và tiếp tục phát triển. Để giải quyết những vấn đề đó một trong các nguồn lực đó là vốn. Người ta cần đến vốn ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất và phát triển thì vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên. Vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất để tạo ra lợi nhuận tức là làm tăng giá trị cho chủ sở hưũ doanh nghiệp. Do đó công tác huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác tài chính doanh nghiệp trong bất cứ doanh nghiệp nào.
C...
71 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số vấn đề về huy động vốn ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 - Tổng công ty xây dựng Sông Đà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thì cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn. Để có thể tồn tại trong một môi trường mà cạnh tranh là một qui luật phổ biến đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tạo cho mình tiềm lực và thế mạnh để tham gia và chiến thắng trong cạnh tranh, tồn tại và tiếp tục phát triển. Để giải quyết những vấn đề đó một trong các nguồn lực đó là vốn. Người ta cần đến vốn ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất và phát triển thì vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên. Vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất để tạo ra lợi nhuận tức là làm tăng giá trị cho chủ sở hưũ doanh nghiệp. Do đó công tác huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác tài chính doanh nghiệp trong bất cứ doanh nghiệp nào.
Cơ chế kinh tế mới đã có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng. Song do nền kinh tế nước ta còn khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ còn thấp, trừ một số doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong hệ thống các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam. Do qui mô nhỏ và các khó khăn của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp ở nước ta thường xuyên bị thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó đã xảy ra một nghịch lý là vốn ứ đọng ở các Ngân hàng thương mại tới hàng ngàn tỉ đồng. Rõ ràng doanh nghiệp thiếu vốn không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp chưa có các giải pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lý. Do đó, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã trở nên cấp thiết !
Trong điều kiện nước ta, với một thị trường tài chính chưa hoàn thiện, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, công tác quản lý vốn trong các doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ… làm hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp, trong đó có công ty xây dựng Sông Đà 8.
Công ty xây dựng Sông Đà 8 là doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xây dựng Sông Đà, công ty đang trên đà vươn lên và phát triển theo nhịp độ của cơ chế thị trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Bộ xây dựng và Tổng công ty giao cho. Công ty xây dựng Sông Đà 8 đã tạo cho mình một nguồn vốn ổn định, công tác huy động vốn thuận lợi, an toàn, tài trợ kịp thời cho các nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh sự thành công đó cũng tồn tại những khó khăn đòi hỏi công ty phải tìm cách khắc phục hướng tới những mục tiêu cao hơn trong giai đoạn tới, đặc biệt khi Nhà nước đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty xây dựng Sông Đà 8 nói riêng thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình.
Xuất phát từ cơ sở đó, em đã chọn đề tài " Một số vấn đề về huy động vốn ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 - Tổng công ty xây dựng Sông Đà " làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I : Vốn và điều kiện huy động vốn.
Phần II: Thực trạng huy động vốn ở Công ty xây dựng Sông Đà 8.
Phần III: Một số kiến nghị nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Sông Đà 8.
Việc tìm ra giải pháp về vốn cho doanh nghiệp xây lắp là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và phải tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do khả năng và thời gian có hạn, em không có tham vọng nghiên cứu sâu vào tất cả các vấn đề của công tác huy động vốn, mà chỉ tập trung vào những khó khăn đang đặt ra cho công ty và một số giải pháp để khắc phục những khó khăn đó, nhằm tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, và do trình độ hạn chế nên em không thể tránh khỏi những vướng mắc, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến Sĩ. Ngô Thị Hoài Lam và các cán bộ công ty xây dựng Sông Đà 8 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
PHần 1 : vốn và điều kiện huy động vốn
1.1. Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.1. Vốn và phân loại vốn.
1.1.1.1. Khái niệm vốn :
Để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Trong nền kinh tế thị trường vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. Với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn được đầu tư vào quá trình kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, tức là làm tăng thêm giá trị của chủ sở hữu doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp bắt đầu từ sự kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất đầu ra, đầu vào được thể hiện ở nhiều yếu tố nhưng tựu chung trong hai yếu tố cơ bản: Sức lao động và tư liệu lao động. Để có các yếu tố đầu vào các doanh nghiệp phải có trong tay một lượng tiền nhất định. Số tiền này được đưa vào sản xuất kinh doanh dưới các dạng vật chất khác nhau. Do có sự tác động của lao động vào đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động, hàng hoá, dịch vụ được tạo ra và được tiêu thụ trên thị trường. Các hình thái vật chất khác nhau lại được chuyển về hình thái ban đầu của nó, đó là tiền. Số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm sử dụng cho nộp thuế, tiêu dùng cá nhân ... phần còn lại tiếp tục được chuyển hoá thành các điều kiện sản xuất trong các chu kì tiếp theo. Như vậy số tiền ứng ra ban đầu không những chỉ được bảo toàn mà nó còn được tăng thêm do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. Toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu và các quá trtình tiếp theo cho sản xuất kinh doanh được gọi là vốn. Vốn được biểu hiện cả bằng tiền mặt lẫn giá trị vật tư tài sản và hàng hoá của doanh nghiệp. Tiền chỉ được coi là vốn khi bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, ngược lại không được coi là vốn khi được dùng để mua sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và xã hội.
Theo trình bày đó, vốn luôn luôn được bảo tồn và tăng trưởng . Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nếu như các giá trị đầu tư vào sản xuất kinh doanh không được bảo tồn thì không coi là vốn. Sự bảo tồn và tăng trưởng của vốn là nguyên lý và là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp.
Như vậy vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, tuy nhiên trong quá trình vân động và chu chuyển vốn được biểu hiện bằng những hình thái vật chất khác nhau. Chính sự khác nhau về hình thái vật chất của vốn quyết định đặc điểm chu chuyển và chính đặc điểm chu chuyển của vốn là căn cứ khoa học để chúng ta xác định phương thức quản lý chung.
1.1.1.2. Phân loại vốn :
Có nhiều cách phân loại vốn, tuỳ thuộc vào mục đích khác nhau mà người ta phân loại vốn theo một cách cụ thể. Thông thường, có các cách phân loại vốn sau đây:
a).Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển vốn thì vốn được phân làm vốn cố định và vốn lưu động.
+ Vốn cố định là phản ánh bằng tiền tệ những giá trị chứa đựng trong tài sản cố định sau các thời điểm khấu hao. Nói cách khác, vốn cố định là tài sản sau khấu hao. Vốn cố định có đặc điểm cơ bản về phương thức chu chuyển là phương thức chu chuyển dần dần vào từng bộ phận sau mỗi chu kì kinh doanh. Sự giảm thấp dần của vốn cố định được phản ánh trong qui mô của quĩ khấu hao cơ bản. Do đặc điểm về phương thức chu chuyển vốn nên vốn cố định được quản lý theo phương thức đặc trưng riêng biệt phù hợp, đó là phương thức quản lý theo chế độ khấu hao dần dần đối với tài sản cố định.
+ Vốn lưu động phản ánh bằng tiền tệ giá trị của những tài sản lưu động đầu tư vào kinh doanh. Vốn lưu động luôn tồn tại dưới hai hình thức là vốn tiền tệ trong các tài khoản, các ngân quỹ và giá trị bằng tiền của những tài sản lưu động hiện vật như vật tư, nguyên liệu, hàng hoá, các công cụ lao động nhỏ không đạt tiêu chuẩn tài sản cố định.
Việc phân chia vốn thành vốn cố định và vốn lưu động cung cấp cho chúng ta cái nhìn khái quát nhâts về tình hình trang bị vật chất của doanh nghiệp, gúp chúng ta đánh giá một cách khái quát nhanh chóng các khâu mua sắm, dự trữ , sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
b) Căn cứ vào qui định của pháp luật về điều kiện của vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn bao gồm: vốn pháp định và vốn điều lệ:
+ Vốn pháp định là vốn tối thiểu phải có của một doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Số vốn này là bảo đảm trên cơ sở của luật pháp cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Qui mô của vốn pháp định tuỳ thuộc vào tính chất và qui mô của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Vốn điều lệ là loại vốn được hình thành theo điều khoản vốn trong điều lệ của doanh nghiệp.
c) Căn cứ vào tính chất sở hữu đối với khoản vốn sử dụng thì vốn của doanh nghiệp được chia thành vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) và vốn vay nợ.
Hai loại vốn này được phân biệt với nhau qua bảng 1.1.1.2:
Vốn vay
Vốn cổ phần
1) Người tài trợ không phải chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1) Do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ.
2) Phải trả lãi cho các khoản tiền vay.
2) Không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động mà sẽ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu.
3) Có thời hạn sử dụng. Hết thời hạn doanh nghiệp phải hoàn trả nợ cho chủ nợ hoặc xin gia hạn mới.
3) Không hoàn trả những khoản tiền đã huy động.
4) Khi huy động doanh nghiệp phải có bảo đảm (tài sản hoặc tín chấp)
4) Khi huy động không phải có bảo đảm bằng tài sản.
5) Vốn nợ gồm các khoản cụ thể sau :
+ Vốn tín dụng hay vốn vay:
Vay ngắn hạn.
Vay trung hạn .
Vay dài hạn.
+ Vốn chiếm dụng (vốn trong thanh toán).
5) Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản cụ thể sau :
+ Vốn tự có.
+ Vốn tự bổ sung.
+ Các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý.
+ Các quỹ được hình thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quỹ dự trữ, quỹ phát triển sản xuất....)
Xem xét vốn trên góc độ quyền sở hữu của doanh nghiệp cho ta thấy quy mô sở hữu của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị ttrường quy mô vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp.
d. Theo thời gian.
Căn cứ vào thời gian thì toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
Trong đó nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các nguồn vốn có thời gian hoàn trả trong vòng một năm, lãi suất huy động nguồn vốn ngắn hạn thấp hơn so với lãi suất huy động nguồn vốn dài hạn. Nguồn ngắn hạn thường được huy động dưới hình thức nợ vay và các công cụ huy động nguồn vốn ngắn hạn thường được trao đổi trên thị trường tiền tệ.
Khác với nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dài hạn có thời gian đáo hạn từ một năm trở lên, lãi suất huy động nguồn này cao và được huy động dưới hình thức nợ vay hoặc vốn cổ phần. Các công cụ huy động nguồn vốn dài hạn thường được trao đổi trên thị trường vốn.
1.1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập chủ yếu nhằm mục đích kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, vai trò của vốn được thể hiện chủ yếu dưới những khía cạnh chính sau đây:
- Trước hết, vốn là điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp. Theo qui định của pháp luật của tất cả các nước trên thế giới thì điều kiện để thành lập doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp phải có một mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật đối với mỗi ngành nghề kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, vốn của chủ doanh nghiệp có thể tăng, có thể giảm nhưng không được giảm xuống dưới mức vốn pháp định. Trong trường hợp vốn của chủ doanh nghiệp giảm xuống dưới mức tối thiểu hoặc là không đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn mà chủ sở hữu không tăng được mức vốn chủ sở hữu để đảm bảo mức vốn pháp định hoặc đảm bảo khả năng thanh toán nợ tới hạn thì doanh nghiệp bị giải thể (lâm vào tình trạng phá sản).
- Thứ hai, vốn là đầu vào không thể thiếu được của sản xuất. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được sử dụng để trang trải các khoản chi phí như mua sắm nguyên vật liệu, trả lương công nhân, mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác. Kết thúc một chu kì sản xuất, vốn đó lại tiếp tục được sử dụng để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Các chu kì vận động này của vốn được thực hiện trong suốt vòng đời của doanh nghiệp.
- Trên góc độ quản trị thì vốn là điều kiện tiền đề để thực hiện các quyết định kinh doanh mà quan trọng nhất là các quyết định đầu tư. Vốn là điều kiện để đảm bảo cho dự án có thể thực hiện được. Mọi quyết định đầu tư đều phải dựa trên tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu không thì quyết định đầu tư đó rất dễ rơi vào một trong hai trường hợp sau: một là, dự án thực hiện sẽ hứa hẹn đem lại hiệu quả rất tốt nhưng doanh nghiệp không thực hiện được do vốn đầu tư đòi hỏi quá lớn, doanh nghiệp không có khả năng huy động được; hai là, dự án lựa chọn có mức vốn đầu tư quá nhỏ so với tình hình tài chính của doanh nghiệp trong khi đó lại bỏ qua các dự án cần mức vốn đầu tư cao hơn và đem lại hiệu quả cao hơn. Ta thấy rằng, các quyết định đầu tư rơi vào một trong hai trường hợp trên đều không có tính hiệu quả. Vốn còn là điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách cạnh tranh như chính sách giá cả, chính sách quảng cáo, xâm nhập thị trường...Thực tế cho thấy doanh nghiệp nào trường vốn hơn thì sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn. Qui mô của vốn cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp; tuy vốn không phải là yếu tố duy nhất đóng vai trò quyết định nhưng vốn lớn sẽ đem lại lợi nhuận lớn.
1.2. Các hình thức và điều kiện huy động vốn :
1.2.1. Các hình thức huy động vốn đối với doanh nghiệp công nghiệp.
Như đã biết ở trên vốn cho tăng trưởng và phát triển đã trở thành vấn đề thời sự đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước những cơn đói vốn triền miên nếu doanh nghiệp tích cực, chủ động tìm nguồn thì hoàn toàn vẫn có thể thu hút được một lượng vốn đáng kể cho sản xuất kinh doanh. Sản xuất kinh doanh trong nề kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại một lượng tiền tệ như là một tiền đề bắt buộc. Không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Một lượng tiền vốn như thế chỉ có thể có được thông qua con đường ghép nhiều nguồn vốn mà thành. Đó chính là quá trình huy động, tập trung vốn trong sản xuất kinh doanh.
Quá trình này có thể tiến hành bằng một số hình thức sau :
a.Vốn do ngân sách cấp :
Vốn ngân sách cấp cho các doanh nghiệp Nhà Nước có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó thường được sử dụng cho đầu tư dài hạn, mở rộng doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế hiện nay nguồn vốn này đang có chiều hướng giảm.
b. Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Trong thực tế nền kinh tế thị trường không một doanh nghiệp nào hoạt động mà không vay vốn ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất. Tất nhiên nhu cầu vốn vay đối với mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mục tiêu của doanh nghiệp đó. Nguồn vốn vay ngân hàng có thể chia thành hai loại chính là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn. Trong đó vay ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn trong vòng một năm, vay dài hạn là những khoản vay có thời hạn lớn hơn một năm.
b.1. Vay ngắn hạn.
Vay ngắn hạn là phương thức huy động vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu vốn tức thời cho doanh nghiệp từ vài ngày cho tới cả năm với lượng vốn theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn vay ngắn hạn được huy động theo các phương thức sau:
Vay theo hạn mức tín dụng
Theo phương thức này, doanh nghiệp và ngân hàng thoả thuận trước về hạn mức tín dụng, tức là ngân hàng cho doanh nghiệp vay trong một hạn mức mà không phải thế chấp. Trong hạn mức này, doanh nghiệp có thể vay bất cứ lúc nào mà ngân hàng không cần thẩm định. Hạn mức tín dụng được ngân hàng tạo sẵn cho doanh nghiệp do mối quan hệ kinh tế giữa hai bên, thông thường hạn mức này mỗi năm được thoả thuận lại một lần tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể.
Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng đôi khi gây ra trục trặc: khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính hay thanh toán thì công ty phải hoàn trả hoặc không được vay.
Vay theo hợp đồng: Theo hình thức này khi doanh nghiệp có những hợp
đồng về sản xuất gia công cho khách hàng thì ngân hàng có thể cho vay căn cứ vào các hợp đồng đã được ký kết trước đó.
- Vay có đảm bảo: bao gồm các hình thức sau:
+ Huy động vốn bằng cách bán nợ: Một công ty có thể huy động vốn bằng cách bán các khoản nợ của mình. Các tổ chức mua nợ thường là các ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Sau khi việc mua bán được hoàn tất, bên mua nợ căn cứ vào hoá đơn chứng từ để thu hồi nợ và quan hệ kinh tế lúc này là của của người nợ và chủ nợ mới lúc này là bên mua nợ.
+ Huy động vốn vay bằng cách thế chấp các khoản phải thu: Các công ty trong quá trình hoạt động có thể đem các hoá đơn thu tiền làm vật đảm bảo cho khoản vay. Số tiền mà các ngân hàng cho vay tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của các hoá đơn thu tiền nhưng thông thường tỷ lệ giá trị cho vay chiếm khoảng 30- 90% giá trị danh nghĩa của các hoá đơn thu tiền.
+ Huy động vốn vay bằng cách thế chấp hàng hoá: Hàng hoá cũng thường được sử dụng để thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn, giá trị của khoản vay phụ thuộc vào giá trị thực của hàng hoá. Trong trường hợp chấp nhận cho vay, ngân hàng phải tính đến tính chất chuyển đổi của các tài sản thành tiền và tính ổn định về giá cả của hàng hoá đó.
b.2. Vay dài hạn.
Vay dài hạn là hình thức huy động vốn bằng cách đi vay các tổ chức tài chính dưới dạng hợp đồng tín dụng và doanh nghiệp phải hoàn trả khoản vay theo lịch trình đã thoả thuận. Sử dụng nguồn vốn vay dài hạn thường được trả vào các thời hạn định kì với các khoản tiền bằng nhau, đó là sự trả dần khoản vay cả gốc và lãi trong suốt thời hạn vay. Loại giao dịch này rất linh hoạt vì người vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng thu nhập của mình.
Lãi suất của nguồn vốn vay dài hạn được áp dụng theo hai cách, tuỳ theo sự thoả thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
Lãi suất cố định: Là lãi suất không biến đổi theo biến đông của thị trường. Được áp dụng khi người vay tiền muốn có hợp đồng cố định và không lo lắng trước những biến động của thị trường. Lãi suất cố định căn cứ vào mức độ rủi ro và thời gian đáo hạn của khoản vay.
Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi theo sự biến động của thị trường. Lãi suất thả nổi được thiết lập dựa trên phần trăm lãi suất ban đầu ổn định cộng với tỷ lệ phần trăm nào đó tuỳ thuộc vào mức rủi ro có liên quan đến khoản vay.
c. Huy động vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận để lại.
Lợi nhuận để lại là phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi đã nộp các khoản cần thiết và trích lập các quỹ của doanh nghiệp. Huy động vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận giữ lại là hình thức tài trợ nội bộ. Đối với công ty cổ phần quyền lợi của các cổ đông bao gồm phần cổ tức chia hàng năm và phần tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường. Các cổ đông chỉ chấp nhận mở rộng qui mô công ty khi quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng. Với phương thức huy động vốn từ lợi nhuận để lại các cổ đông không bị chia sẻ quyền kiểm soát công ty và họ thể hưởng toàn bộ cổ tức tăng thêm và chênh lệch giá cổ phiếu. Một công ty khi thực hiện phương thức huy động vốn từ lợi nhuận để lại, phải đặt ra mục tiêu có một khối lượng lợi nhuận đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.Việc tái đầu tư có thể thực hiện bằng cách ghi tăng giá trị sổ sách của cổ phiếu từ đó làm tăng thị giá cổ phiếu hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường và cổ đông sẽ nhận cổ phiếu thay bằng nhận thu nhập dưới dạng cổ tức.
Đối với một doanh nghiệp không phải là một công ty cổ phần, lợi nhuận để lại sẽ được tăng cường vào quỹ đầu tư và phát triển. Không như các quỹ khác, nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp mang lại lợi nhuận mới cho doanh nghiệp.
Tựu chung lại, một doanh nghiệp nếu muốn huy động vốn theo phương thức này phải thực sự làm ăn có lãi, đạt đến mức lợi nhuận để lại cao. Lợi nhuận thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là cơ hội cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng hoạt động của mình trong thời gian tới.
d. Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Trái phiếu là một công cụ vay nợ trung và dài hạn, phát hành trái phiếu là phương thức huy đông vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp. Phát hành trái phiếu tức là doanh nghiệp đã tăng nợ trong tổng nguồn vốn của mình, trên trái phiếu có ghi đầy đủ các yếu tố: mệnh giá, thời hạn và lãi suất.Có nhiều loại trái phiếu, mỗi loại có đặc điểm riêng, căn cứ vào đó doanh nghiệp lựa chọn và quyết định phát hành loại trái phiếu nào là phù hợp.
d.1. Trái phiếu có đảm bảo và trái phiếu không có đảm bảo.
Trái phiếu có đảm bảo: Là một loại trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp. Tài sản đảm bảo thường là các bất động sản, trong một số trường hợp có thể là nhà xưởng hay những thiết bị sản xuất đắt tiền. Khi phát hành trái phiếu có đảm bảo, doanh nghiệp có trách nhiệm duy trì, giữ gìn tài sản đảm bảo ở tình trạng tốt nhất. Một tài sản có thể đảm bảo cho nhiều lần phát hành trái phiếu nhưng tổng tất cả các trái phiếu không thể lớn hơn giá trị tài sản. Loại trái phiếu này đem lại độ an toàn khá cao cho trái chủ.
Trái phiếu không có đảm bảo: Đây là loại trái phiếu được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp. Nó không được bảo đảm bằng bất cứ loại tài sản nào nhưng nó được bảo đảm bằng thu nhập tương lai và giá trị thanh lý của các tài sản doanh nghiệp theo thứ tự ưu tiên theo luật phá sản.
d.2. Trái phiếu có qui định khác nhau về lãi suất.
Trái phiếu trả theo thu nhập: Là trái phiếu mà tiền lãi chỉ được trả khi doanh nghiệp làm ăn có lãi. Khi lợi nhuận thấp hơn tiền vay thì trái chủ chỉ nhận được tiền trả bằng thu nhập đó, số tiền thiếu được chuyển sang năm sau, tuỳ theo thoả thuận qui định trong khế ước vay. Đối với doanh nghiệp thì loại trái phiếu này có ưu điểm là rất linh hoạt, phù hợp với doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.
Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu phổ biến nhất, trên mặt trái phiếu ghi rõ lãi suất và không thay đổi trong suốt kì hạn của nó.
Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Loại trái phiếu này phù hợp cho việc huy động vốn trong thời kỳ nền kinh tế không ổn định, lãi suất trên thị trường biến động liên tục. Lãi suất của loại trái phiếu này phụ thuộc vào lãi suất cơ bản, thông thường lấy lãi suất của trái phiếu kho bạc làm chuẩn và được điều chỉnh sau khoảng thời gian nhất định theo qui định.
d.3. Trái phiếu có thể thu hồi sớm.
Phát hành trái phiếu có thể thu hồi sớm tức là trái phiếu mà công ty có thể mua lại trước khi đáo hạn, trong trường hợp đó người mua sẽ không nhận được lãi đáo hạn. Loại trái phiếu này được qui định rõ về thời gian, giá cả khi công ty mua lại ngay từ khi phát hành.
d.4. Trái phiếu có thể chuyển đổi.
Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định cổ phiếu thông thường. Trái phiếu này có ưu điểm nổi bật sau:
Trái phiếu có thể chuyển đổi có thể đem lại cho trái chủ cơ hội kiếm được lợi nhuận cao. Khi giá cổ phiếu tăng trái chủ có thể đổi trái phiếu lấy cổ phiếu vừa được hưởng lợi do tăng giá vừa được hưởng lãi cổ phần. Do vậy trái chủ chấp nhận mức lãi suất thấp của trái phiếu chuyển đối hơn là trái phiếu thông thường. Điều này rất có lợi cho những doanh nghiệp cho những doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.
Nếu giá trị cổ phiếu sẽ giảm trong thời gian gần đây và sẽ tăng trong thời gian tới mà công ty muốn tăng vốn cổ phần, thì trái phiếu có thể chuyển đổi là công cụ huy động vốn hữu hiệu, vì doanh nghiệp vừa phải trả chi phí thấp vừa không tốn chi phí phát hành cổ phiếu thường. Tuy nhiên nếu giá cổ phiếu không tăng thì sự chuyển đổi không xảy ra và doanh nghiệp phải trả một mức lãi suất cao hơn lãi suất thông thường.
Các công ty ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thường phát hành những chứng khoán kèm theo các điều kiện có thể chuyển đổi. Sự chuyển đổi đó có thể đem lại cho công ty một phương thức huy động vốn thích hợp. Công cụ để tiến hành hình thức này là giấy đảm bảo, giấy đảm bảo thường được phát hành kèm với các cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu theo phương thức bán trọn gói để tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Thực chất giấy đảm bảo là một tờ giấy mà người sở hữu nó có thể mua một lưọng cổ phiếu thường với giá cả và thời gian được qui định trước.Khi giá thị trường của cổ phiếu cao hơn so với mức giá ghi trên giấy đảm bảo thì người sở hữu giấy đảm bảo có quyền mua cổ phiếu của công ty tại mức giá thấp hơn đó, ngược lại nếu giá trên thị trường của cổ phiếu cao thấp hơn giá ghi trên giấy đảm bảo thì giấy đảm bảo không có ý nghĩa. Đây là một hình thức tăng tính hấp dẫn để huy động vốn của công ty, nó giúp công ty huy động vốn dễ dàng hơn.
Khi tiến hành phát hành trái phiếu để huy động vốn, doanh nghiệp phải lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện của mìmh và tình hình thị trường tài chính. Việc lựa chọn trái phiếu phù hợp là quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu, từ đó, nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng vốn có thể huy động được và lợi nhuận của doanh nghiệp.
e. Tín dụng thuê mua.
Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị. Thuê mua là sự thoả thuận theo hợp đồng được kí kết giữa hai hay nhiều bên có liên quan đến một hay nhiều tài sản, trong đó người cho thuê ( chủ sở hữu tài sản) chuyển giao tài sản cho người thuê ( người sử dụng tài sản) được sử dụng trong một khoảngthời gian nhất định và người thuê phải trả cho người cho thuê một khoản tiền thuê tương xứng với quyền sử dụng.
Tín dụng thuê mua có hai phương thức chủ yếu:
e.1. Thuê vận hành.
Thuê vận hành là một thoả thuận mà theo đó người cho thuê chuyển cho người thuê quyền sử dụng tài sản trong một thời gian để lấy tiền thuê. Trong hình thức thuê vận hành người ta không dự kiến là quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển giao khi hết thời hạn thuê và thông thường người thuê chỉ sử dụng tài sản một của thời kì hữu ích của tài sản. Hết thời hạn thuê, bên thuê trả lại tài sản này cho người cho thuê. Thuê vận hành có hai đặc trưng chính:
Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần thông báo trước một thời gian ngắn.
Người thuê chỉ trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản cùng với những rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản.
Cho thuê vận hành thường hạn chế trong các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài hoặc có một thị trường thiết bị cũ năng động. Người cho thuê vận hành thường hiểu biết rất rõ về tài sản cho thuê.
e.2. Thuê tài chính.
Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua lại tài sản từ người cho thuê. Trong nhiều trường hợp bên thuê có thể bán tài sản của mình cho người cho thuê rồi thuê lại. Trong hợp đồng thuê tài chính thì thời gian thuê chiếm phần lớn thời gian hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp các chi phi mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.
Một hợp đồng thuê tài chính thông thường được chia làm ba phần:
Phần 1: Thời hạn thuê chính thức: Đây là khoảng thời gian quan trọng nhất của hợp đồng thuê, trong thời gian này các bên không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng trừ trường hợp đặc biệt được cả hai bên chấp nhận. Hết thời hạn này hầu như người cho thuê đã thu hồi đủ số tiền đầu tư ban dầu.
Phần 2: Thời gian thuê tự chọn: Là khoảng thời gian mà người thuê có thể tiếp tục thuê tài sản với chi phí thuê rất thấp.
Phần 3: Thực hiện giá trị còn lại: Bên cho thuê sẽ bán thanh lý tài sản
Trong hợp đồng thuê tài chính, các chi phí cũng như các rủi ro của tài sản do bên thuê chịu tương tự như như các tài sản mà công ty mua sắm.
f. Vốn liên doanh, liên kết hoặc sát nhập các doanh nghiệp nhỏ thành một doanh nghiệp lớn:
Liên doanh là một hoạt động mà trong đó hai hay nhiều bên cùng góp vốn để kinh doanh và thu lợi nhuận và chịu trách nhiệm, rủi ro trong phạm vi góp vốn.
Huy động vốn bằng hai hình thức này có ưu điểm giúp cho doanh nghiệp tranh thủ được vốn, nhân công, kinh nghiệm của các đối tác để thực hiện sản xuất, kinh doanh nhưng có nhược điểm là phải phân chia thành quả hoạt động, nhiều khi không thống nhất được mục tiêu quan điểm, có thể dẫn đến “ tan vỡ” liên doanh.
g. Tín dụng thương mại :
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ bằng cách mua chịu, mua trả chậm hay trả góp của các nhà cung cấp. Phương thức này thường gọi là tín dụng của nhà cung cấp hay còn gọi là tín dụng thương mại. Trong bảng cân đối kế toán của công ty nó thể hiện ở khoản mục "phải trả người bán". Công cụ để thực hiện tín dụng thương mại là các kỳ phiếu, hối phiếu và các hợp đồng kinh tế.
Tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ tiện lợi và thông dụng trong kinh doanh. Một mặt nó là một phương thức huy động vốn của doanh nghiệp, mặt khác nó còn tạo cho doanh nghiệp khả năng mở rộng các mối quan hệ hợp tác lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể được qui định khi hai bên kí kết hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung, tuy nhiên tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại bộc lộ rõ ràng khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn.
Qui mô của khoản tín dụng này phụ thuộc vào thời gian mua chịu, tức là phụ thuộc vào tính chất kinh tế của sản phẩm, tình trạng tài chính của người bán, tình trạng tài chính của người mua, và giảm giá hàng bán trên thị trường.
h. Các nguồn khác:
Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, nguồn vốn được thể hiện trong khoản mục phải nộp và phải trả công nhân viên chiếm tỷ trọng không lớn và cũng không đóng vai trò quan trọng lắm. Tuy nhiên trong một thời điểm nào đó nó cũng có thể giúp doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu vốn mang tính chất tạm thời.
Các khoản phải nộp và phải trả của doanh nghiệp bao gồm:
- Các khoản thuế phải nộp nhưng chưa nộp.
- Các khoản phải trả cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến kỳ chưa trả.
- Các khoản đặt cọc của khách hàng.
- Phải trả cho các đơn vị nội bộ.
1.2.2. Các điều kiện huy động vốn :
a. Các điều kiện chủ quan :
a.1. Đặc điểm của doanh nghiệp.
Đặc điểm của doanh nghiệp chi phối rất lớn đến nguồn vốn và công tác huy động vốn, được xem xét trên các phương diện sau:
Loại hình sở hữu của doanh nghiệp
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.
Qui mô, cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Chiến lược đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
Trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật.. .
Tất cả những yếu tố đó quyết định phương thức huy động và lựa chọn nguồn vốn phù hợp với doanh nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân mà một doanh nghiệp là công ty cổ phần có nguồn vốn và phương thức huy động vốn khác với một công ty tư nhân, hay một doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ có nguồn vốn và phương thức huy động khác với một doanh nghiệp thương mại.. . Một doanh nghiệp có qui mô nhỏ, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ không thể so sánh về nguồn tài trợ với một công ty đa quốc gia có qui mô và cơ cấu quản lý rộng trên toàn thế giới. Hơn nữa nguồn vốn và phương thức huy động vốn chịu ảnh hưởng bởi chiến lược đầu tư, trình độ quản lý của doanh nghiệp. Nếu chiến lược đầu tư không đặt ra những mục tiêu chiến lược hay trình độ người quản lý không phù hợp yêu cầu thì việc thiết lập một cơ cấu và thực hiện huy động vốn không thể đạt đến lợi ích cần thiết cho doanh nghiệp.
Đây là những yếu tố hình thành từ lúc thành lập doanh nghiệp bởi nó qui định đặc điểm của doanh nghiệp, do đó khi xem xét sự ảnh hưởng của nhân tố này là xem xét nhân tố chủ quan tồn tại cố hữu trong doanh nghiệp.
a.2. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp. Thực chất huy động vốn để đầu tư, tức là tài trợ cho các tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Trước khi tiến hành huy động vốn mỗi doanh nghiệp đã phải xem xét đến nhu cầu về tài sản của doanh nghiệp, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần bao nhiêu tài sản lưu động, bao nhiêu tài sản cố định, và dựa trên cơ cấu tài sản thực có trong doanh nghiệp thì cần tài trợ thêm bao nhiêu, từ đó xác định được nhu cầu vốn của mình và tiến hành các công tác của hoạt động huy động vốn. Cũng căn cứ vào cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp để có thể lựa chọn nguồn vốn huy động cho phù hợp. Nếu nhu cầu vốn phần lớn tập trung vào vốn lưu động để tài trợ cho tài sản lưu động thì doanh nghiệp sẽ vận dụng phương thức huy động nguồn ngắn hạn, ngược lại khi nhu cầu vốn tập trung đầu tư cho tài sản cố định thì huy động nguồn dài hạn là phương thức phù hợp hơn.
Cơ cấu tài sản của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp sản xuất sẽ có cơ cấu tài sản khác với một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, một ngân hàng kinh doanh tiền tệ sẽ có cơ cấu khác với một doanh nghiệp thông thường. Do vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu tài sản của mình trước khi tiến hành công tác huy động vốn tài trợ cho quá trình kinh doanh của mình. Có như vậy thì mới đảm bảo được hiệu quả của công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn trong kinh doanh.
a.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn và công tác huy động vốn của doanh nghiệp. Khi xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chủ nợ, các nhà đầu tư cũng như các chủ sở hữu doanh nghiệp nắm được chính xác những vấn đề về tài chính của doanh nghiệp, từ đó quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không?
Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính sáng sủa, lành mạnh.Việc thu hút vốn vào doanh nghiệp là tương đối dễ dàng và thuận lợi, vì các nhà đầu tư, các chủ nợ căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro của khoản đầu tư. Đành rằng rủi ro cao thì chi phí vốn cũng cao nhưng nếu rủi ro quá cao thì nguy cơ mất vốn sẽ ngăn cản khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu một doanh nghiệp có vấn đề về tình hình tài chính, được biểu hiện ở sự không hợp lý ở các chỉ tiêu: khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư cũng như các chủ nợ khi quyết định đầu tư đều phải được đảm bảo khả năng hoàn trả cả gốc và lãi. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp thì không khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vì việc đầu tư gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán, nếu như khả năng cân đối vốn thấp, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cho các nhà đầu tư, nếu hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn vì các chủ nợ và các nhà đầu tư không muốn đầu tư vào một doanh nghiệp làm ăn không có lãi, không đảm bảo được khả năng hoàn trả khoản vốn đã huy động.
Như vậy, nếu muốn tăng cường huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì bản thân doanh nghiệp phải tạo được sự hấp dẫn, có khả năng thu hút vốn cao. Và yếu tố hiệu quả nhất là phải có tình hình tài chính lành mạnh và vững chắc.
a.4. Uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp là một trong các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Có thể hiểu uy tín theo nghĩa rộng, bao gồm uy tín trong thanh toán, uy tín trong sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng quá trình thực hiện hợp đồng, danh tiếng của doanh nghiệp trong ngành và trên thị trường .. . Trong đó uy tín trong thanh toán giữ vai trò quan trọng nhất, một chủ nợ sẽ không muốn đặt quan hệ với một doanh nghiệp có tiếng là không thanh toán nợ đúng hạn, các nhà đầu tư cũng không muốn đầu tư vào một công ty mà cổ tức của họ không được thanh toán đầy đủ. Như vậy không phải chỉ huy động được vốn là công tác huy động vốn đã hoàn thành mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện để đảm bảo các điều kiện mà mình thoả thuận khi huy động được thực hiện, có như vậy mới đảm bảo dược uy tín của mình làm tiền đề cho những lần huy động sau.
a.5 Tính khả thi của dự án, phương án kinh doanh.
Một trong những khó khăn lớn nhất khi huy động vốn là thiếu các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi. Trong điều kiện hiện nay tiềm lực nhàn rỗi ở nước ta vẫn được đánh giá là chưa khai thác hết, nhưng nhiều nhà đầu tư không dám cho doanh nghiệp vay vốn hoặc ngần ngại khi góp vốn vào doanh nghiệp vì không tin vào tính khả thi của các phương án kinh doanh được đưa ra. Chính vì vậy xây dựng những phương án kinh doanh có đủ căn cứ, sức thuyết phục về tương lai khả quan khi sử dụng vốn là một yêu cầu bức thiết hiện nay.Yêu cầu đối với một dự án, phương án kinh doanh mang tính khả thi là đảm bảo căn cứ thực hiện được : mục tiêu của dự án, kết quả kinh doanh dự tính, khả năng hoàn vốn theo dự tính. Khi phương án kinh doanh thực sự có hiệu quả thì doanh nghệp có cơ hội thu được lợi nhuận dự kiến, giúp doanh nghiệp không những trả được nợ mà còn tăng tích luỹ cho doanh nghiệp để tái đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.
b.Các điều kiện khách quan :
b.1. Cơ chế chính sách của nhà nước.
Những qui chế pháp luật được xem xét trên lợi ích chung của tất cả các chủ thể tham gia vào nền kinh tế, do đó nó hạn chế được tình trạng các doanh nghiệp vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến lợi ích cuả các doanh nghiệp cũng như lợi ích chung của xã hội. Ví dụ như việc qui định các điều kiện huy động vốn vay ngân hàng nhằm hạn chế doanh nghiệp chạy theo lợi ích của mình huy động quá nhiều vốn vay, chuyển rủi ro cho các chủ nợ cũng như các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Như vậy trên phương diện chung qui chế pháp luật đó tác động khách quan đến tất cả các doanh nghiệp và đồng thời nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Trên thực tế doanh nghiệp đang có cơ hội kinh doanh dẫn đến phát sinh nhu cầu vốn, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện mang tính chất pháp luật đó thì doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành huy động vốn theo phương thức đã dự trù trong kế hoạch.
Lựa chọn nguồn vốn và phương thức huy động vốn trước hết phải xem xét các yếu tố điều kiện để có thể tiến hành. Phương thức huy động vốn được chọn phải là phương thức hội tụ đầy đủ các yếu tố hợp lý về pháp luật cũng như trên các phương diện khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra các chính sách ưu tiên khuyến khích hay hạn chế phát triển đối với một ngành nghề nào đó cũng sẽ tạo điều kiện hoặc hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Trong tình hình hiện nay, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp và cải tổ của hệ thống ngân hàng rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn nữa các hình thức huy động vốn.
b.2.Nhân tố thị trường :
Yếu tố thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình huy động vốn của công ty. Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng cho nhà đầu tư, từ đó các nhà đầu tư sẽ quyết định có đầu tư hay không. Đối với công ty xây dựng Sông Đà 8 thì sản phẩm của công ty là các công trình thuỷ điện, cầu đường..., các công trình này đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, do đó công ty cần quan tâm đến vị thế của mình trên thị trường, và sự có mặt của sản phẩm của công ty trên thị trường có tạo được sự chú ý của các nhà đầu tư hay không, từ đó có biện pháp thích hợp.
b.3. Sự phát triển của thị trường tài chính.
Sự phát triển của thị trường tài chính ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Một quốc gia có thị trường tài chính hoàn thiện với đầy đủ các kênh tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội đa dạng hoá nguồn vốn và khả năng huy động vốn của mình. Doanh nghiệp có thể chọn phương thức huy động qua kênh trực tiếp là qua thị trường chứng khoán dưới các hình thức phát hành chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu.. .hay có thể lựa chọn phương thức huy động qua kênh gián tiếp là thông qua hệ thống các trung gian tài chính: các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính.. .
Khi có nhiều phương thức để lựa chọn, tự nhiên sẽ làm tăng khả năng huy động vốn của doanh nghiệp và sẽ không mấy khó khăn để doanh nghiệp tìm ra một cơ cấu vốn tối ưu cho mình.
1.3. Yêu cầu với việc huy động vốn :
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của quản trị tài chính. nó phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Lựa chọn nguồn vốn có hiệu quả nhất : Trong điều kiện thị trường tài chính càng phát triển thì doanh nghiệp càng có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn. Hiệu quả của việc sử dụng các hình thức huy động vốn không chỉ thể hiện ở hiệu quả đầu tư mà nguồn vốn mang lại, mà còn thể hiện ở khả năng dễ dàng tiếp cận và huy động các nguồn vốn ở lợi ích của chủ doanh nghiệp khi sử dụng nguồn vốn đó. Đồng thời việc huy động vốn phải đảm bảo đúng thời điểm, thời cơ đầu tư, nếu không sẽ không đáp ứng được nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.
+ Việc huy động vốn phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và thời gian. Một dự án sản xuất kinh doanh sẽ không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đạt hiệu quả nếu không có đủ một lượng vốn nhất định theo nhu cầu tính toán, do đó khi huy động vốn phải đảm bảo đủ về số lượng và kịp thời.
+ Chi phí cho việc huy động và sử dụng nguồn vốn huy động là nhỏ nhất.
Một nguồn vốn với lãi suất thấp đôi khi có thể trở nên quá đắt, do chi phí liên quan đến giao dịch về vốn quá cao. Nguyên nhân chi phí giao dịch cao có thể là : thủ tục hành chính rườm rà, quy trình giải ngân phiền toái, chi phí tư vấn cao, hoặc đôi khi do quy mô không thích hợp, vì vậy, các doanh nghiệp cần tuỳ theo lượng vốn cần vay để lựa chọn nguồn vốn phù hợp, vì những nguồn vốn phức tạp sẽ làm giảm chi phí giao dịch trên một đồng vốn huy động cao hơn nếu lượng vốn huy động nhỏ. Ngược lại, những dự án lớn có thể có lợi về chi phí cho vốn nếu tìm đến những nguồn vốn có thủ tục phức tạp hơn nhưng lại phải chịu lãi suất thấp hơn.
Để đáp ứng những yêu cầu trên thì hoạt động huy động vốn bao gồm các nội dung:
+ Xác định các nguồn vốn có thể huy động được.
+Xác định nhu cầu vốn cần huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+Xác định chi phí vốn và cơ cấu vốn tối ưu.
+Các giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn là tỉ lệ vốn huy động thực tế so với nhu cầu vốn.
Phần 2. Thực trạng huy động vốn ở công ty xây dựng sông đà 8
2.1 Khái quát chung về công ty xây dựng sông đà 8 :
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty xây dựng Sông Đà 8
a. Quá trình thành lập công ty :
Công ty xây dựng sông Đà 8 là một doanh nghiệp nhà nươc, thuộc tổng Công ty xây dựng sông Đà, được thành lập theo quyết định số 27/BXD - TCLĐ của bộ xây dựng ngày 4 tháng 2 năm 1994. Trên cơ sở hợp nhất chi nhánh của Công ty xây dựng Sông Đà 12 tại thị xã Hà Nam tỉnh Hà Nam và Công ty Vận tải trụ sở tại thị xã Hoà Bình tỉnh Hoà Bình thành đơn vị mới lấy tên là "Công ty xây dựng Bút Sơn" trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, trụ sở tại thị xã Hà Nam tỉnh Hà Nam.
Công ty có nhiệm vụ tổ chức thi công, sản xuất vật liệu, vận chuyển vật tư thiết bị... phục vụ xây dựng Nhà máy xi măng Bút Sơn. Ngoài ra Công ty còn có nhiệm vụ nhận thầu xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, kinh doanh vận tải các loại vật tư, vật liệu dùng trong xây dựng, phục vụ nhu cầu thị trường.
Ngay sau khi thành lập, Công ty đã được giao nhiệm vụ thi công cải tạo xây dựng các công trình phụ trợ nhà máy Xi măng Bút Sơn như nhà điều hành BQL Công trình tại thị xã Hà Nam và nhà điều hành tại mặt bằng Nhà máy đồng thời thi công mở tuyến đường từ Thanh Sơn qua dốc cổng trời vào Nhà máy...
Do yêu cầu của nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, để tăng sức mạnh cạnh tranh và chủ động trong sản xuất kinh doanh, mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty có những sự thay đổi trong từng giai đoạn - cụ thể như sau :
Giai đoạn trước 1995 :
- Tháng 3 năm 1994 sát nhập Chi nhánh Công ty xây lắp thi công cơ
giới Ninh Bình thuộc công ty Xây lắp thi công cơ giới vào công ty xây dựng Bút Sơn .
- Tháng 10 năm 1994 tiếp nhận thêm Chi nhánh Công ty Xây dựng công trình ngầm tại Hà Nội.
- Tháng 11 năm 1995 tiếp nhận thêm Chi nhánh Công ty Xây dựng công trình ngầm tại Hoà Bình .
Nhiệm vụ chủ yếu : thi công xây dựng công trình Nhà máy Xi măng Bút Sơn .
* Giai đoạn 1996 - 2000
Để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, ngày 2/1/1996 Bộ xây dựng đã ra quyết định số 01/BXD - TCLĐ đổi tên thành Công ty Xây dựng Sông Đà 8.
Là một doanh nghiệp được thành lập với thời gian chưa dài nhưng Công ty xây dựng sông Đà 8 đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và phát triển công ty. Ngay từ khi mới thành lập công ty đã có hai chi nhánh và 4 xí nghiệp thành viên, 1 đội vật liệu xây dựng và 1 đội sản xuất xi măng. Địa bàn hoạt động của công ty rộng khắp các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Bắc, Hà Nội, Nghệ An... cho đến nay cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và địa bàn hoạt động, công ty có 4 chi nhánh và 5 xí nghiệp được phân bổ như sau:
- Chi nhánh Hà Nội: Nhà G9, Thanh xuân, Hà Nội, Tel: 04851123.
- Chi nhánh Bắc Ninh: Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Tel: 0241826936.
- Chi nhánh Hà Nam: Xã Thanh Châu, huyện Phủ lý, tỉnh Hà Nam. Tel: 035851715. Fax: 035851715.
- Chi nhánh Ninh Bình: phường Thanh Bình thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Tel: 030871026.
- Xí nghiệp xây lắp và kinh doanh vật tư vận tải km 10, đường Hà Nội - Hà Đông tỉnh Hà Tây. Tel 048548375.
- Xí nghiệp xây lắp và kinh doanh vật tư xây dựng: xã Thanh Châu huyện Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Tel 0355851204 - 035862313.
- Xí nghiệp bê bông xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.
Tel 0351861115 - 0351851140.
- Xí nghiệp gạch Mộc Bắc, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Tel 035850197.
- Xí nghiệp XL & thi công cơ giới 809: Thị xã Hà Đông - Hà Tây.
Trụ sở công ty hiện đang đặt tại km 10, đường Hà Nội - Hà Đông, Tỉnh Hà Tây. Tel 048548375. Fax 048546444.
Ngoài ra còn có các đội công trình trực thuộc các chi nhánh và cơ quan của công ty như đội công trình Yaly, đội công trình Bút Sơn...
Các công trình công ty đã và đang được thi công rất đa dạng, từ các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, các công trình công nghiệp, các công trình văn hoá thể thao đến các công trình công cộng trường học, nhà ở, công sở, đường giao thông... giá trị xây dựng các công trình lớn có nhiều công trình đạt đến hàng chục tỷ đồng như: Công trình QL 1A, Trạm biến áp 220 KW, nhà điều hành trung tâm san nền nhà máy xi măng Bút Sơn, đắp móng dây chuyền I nhà máy xi măng Bút Sơn, công trình xây dựng cơ bản mỏ Hồng Sơn, đường băng tải nhà máy xi măng Nghi Sơn, sân vận động Hàng Đẫy và nhiều công trình khác như đường lên mỏ Hồng Sơn, đường Thanh Sơn, đập tràn Yaly, đường hầm thuỷ điện Yaly...
Qua 6 năm xây dựng và phát triển, công ty từng bước được củng cố và hoàn thiện. Đặc biệt công ty có một đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, công nhân giỏi nghề và trang thiết bị tiên tiến hiện đại của nhiều nước trên thế giới. Từ đó công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng công ty giao cho và sẵn sàng đáp ứng các công trình ở mọi lĩnh vực.
Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh sau đây phản ánh phần nào sự phát triển của công ty : Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
81.151.000.000
77.159.000.000
128.210.000.000
Tốc độ tăng trưởng
72%
95%
166%
Bảng 2.1.1 : Kết quả SXKD của công ty
Những thành tích đã đạt được 3 năm 1998 - 2000
Nhờ chiến lược, mở rộng ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm hợp lý tiếp cận sớm với thị truờng, mở rộng địa bàn hoạt động nên tổng giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đảm bảo mức độ tăng trưởng từ 81 tỷ/năm 1998, năm 2000 là 128 tỷ.
* Về công tác xây lắp:
Từ chỗ đơn vị chỉ tham gia thi công xây dựng các hạng mục công trình tại Nhà máy Xi măng Bút Sơn, đến nay công ty đã xây dựng được một độ ngũ cán bộ công nhân ngày càng lớn mạnh, tham gia đấu thầu và nhận thầu thi công nhiều công trình xây dựng. Xây dựng dân dụng - công nghiệp, công trình công cộng, văn hoá thể thao, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi - thuỷ điện, công trình đường dây và trạm biến áp... có quy mô từ nhỏ đến lớn với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cao ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miên Trung như:
+ XD nhà máy xi măng Bút Sơn.
+ XD nhà máy kính nổi Hà Bắc
+ XD tuyến băng tải Nhà máy xi măng Nghi Sơn
+ XD Nhà máy xi măng Hoàng Mai
+XD trụ sở điều hành Điện lực Bắc Ninh
+ XD trung tâm quản lý và điều hành HKĐ Việt Nam
+ xây dựng tuyến đường Thường tín - cầu giẽ, Dự án cải tạo và nâng cấp QL. 1A
+ XD Bể bơi thành phố Nam Định
+ XD đập hồ Vũng Sú - Thanh Hoá
+ XD đường Đại Kim - Sơn Kim - Hà Tĩnh
+ XD hồ điều hoà Yên Sở, trạm biến áp 500KV/220KV Hà Tĩnh,chợ Mỹ Tho thành phố Nam Định....
- Vè sản xuất công nghiệp :
+ Sản xuất gạch đạt bình quân 15 triệu viên/ năm.
+ Sản xuất đá đạt 40.000 : 80.000 m3 / năm.
+ Sản xuất bê tông thương phẩm đạt 12.000 : 22.000 m3/ năm.
* Về công tác đầu tư:
+ Đầu tư trạm trộn bê tông 60m3/h: Việc đầu tự trạm trộn bê tông thường phẩm 60m3/h tại nhà máy Xi măng Bút Sơn là quyết định đúng đắn nó đáp ứng được yêu cầu sản xuất và cung cấp bê tông cho thi công xây dựng công trình chính Nhà máy xí măng Bút Sơn. Sản lượng bê tông từ 15000 á 25000m3/năm đạt chất lượng cao. Công tác sản xuất vật liệu xây dựng đá, cấu kiện bê tông cốt thép đúc sẵn phát triển giải quyết được việc làm cho hơn 200 cán bộ công nhân viên của đơn vị.
Sau khi hoàn thành thi công Tuyến Băng tải nhà máy Xí măng Nghi Sơn, năm 1998 Công ty đầu tư thêm 02 trạm bê tông 400m3/h tại thị xã Bắc Ninh.
Tuy các dự án đầu tư này mang lại lợi nhuận chưa cao, song nó tạo tiềm năng và khả năng cạnh trang trong việc đấu thầu, tạo uy tín cho đơn vị trong nền kinh tế thị trường.
+ Đầu tư thiết bị máy móc cho thi công cầu đường bộ gồm máy đào xúc; ô tô vận chuyển máy san gạt; cần cẩu; máy khoan đá với trị giá 20,656 triệu đồng, từng bước thay thế thiết bị cũ kỹ, lạc hậu (phân lớn là của Liên Xô), từ công trình thuỷ điện Sông đà còn lại.
Trong những dự án đã được đầu tư thì phần lớn các dự án đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, là một trong những điều kiện kiên quyết định sự tăng trưởng và phát triển của công ty, góp phân nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của đơn vị đồng thời giải quyết được nhiều việc làm cho công nhân viên.
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty :
Theo quyết định số 97TCT/HCĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Công ty xây dựng sông Đà 8 có các chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
- Thi công công trình dân dụng và công nghiệp quy mô lớn.
- Đào đắp đất đá.
- Xây dựng các cơ sở hạ tầng, đường bộ cầu cống, cầu nhỏ trên đường bộ, hệ thống cấp thoát nước, đường điện khu công nghiệp, trạm biến áp hạ thế...
- Khoan thăm dò địa chất công trình, xử lý chống thấm nước, đóng cọc móng, khoan khai thác nước ngầm.
- Xây dựng công trình khai thác nước ngầm và xử lý lắng đọng, lọc nước.
- Vận chuyển cơ giới.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của công ty :
Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty xây dựng sông Đà 8 thuộc Tổng công ty xây dựng sông Đà tổ chức quản lý theo một cấp, đứng đầu công ty là giám đốc chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của toàn công ty. Giúp việc cho giám đốc là 4 phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
Giám đốc công ty kiêm bí thư Đảng uỷ, do chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, hội đồng quản trị tổng công ty và pháp luật điều hành hoạt động của tổng công ty.
Phó giám đốc I: Giúp giám đốc phụ trách công tác đầu tư phát triển hành chính - bảo vệ, y tế, đoàn thể xã hội, công tác sản xuất thi công các công trình ở Hà Nội, Hà Đông, Bắc Ninh, điều hành mọi công việc khi giám đốc đi vắng.
Phó giám đốc II: Giúp giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác tiếp thị đấu thầu và các hợp đồng kinh tế công tác sản xuất thi công các công trình ở khu vực Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trực tiếp đôn đốc việc thanh toán, quyết toán thu hồi vốn các công trình được phụ trách.
Phó giám đốc III: Giúp giám đốc phụ trách cac lĩnh vực kỹ thuật, chất lượng an toàn các công trình và tiêu thụ sản phẩm, công tác sản xuất thi công các công trình ở Hà Nam, Hà Tây và thanh toán quyết toán các công trình được phụ trách.
Phó giám đốc IV: Kiêm phó bí thư đảng uỷ giúp giám đốc công ty làm
giám đốc Ban điều hành hợp đồng 6 quốc lộ 1A, tuyến Thường Tín - Cầu Giẽ.
Các phòng ban chức năng gồm có:
Phòng kỹ thuật là bộ phận chức năng của công ty, tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình, công tác an toàn lao động khoa học kỹ thuật.
Phòng vật tư cơ giới: giúp giám đốc công ty trong công tác điều hành và quản lý xe máy, vật tư thiết bị, vật tư cơ giới và nghiệp vụ quản lý cơ giới cho các đơn vị.
Phòng tài chính kế toán là phòng nghiệp vụ giúp việc cho giám đốc công ty tổ chức và thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế, tổ chức hạch toán kinh tế trong nội bộ công ty theo chế độ chính sách và pháp luật Nhà nước về kinh tế tài chính, tín dụng và theo điều lệ tổ chức kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và những quy định cụ thể của công ty, của tổng công ty về công tác quản lý kinh tế tài chính.
Phòng kinh tế kế hoạch: là phòng chức năng giúp giám đốc công ty lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị thành viên.
Phòng tổ chức lao động: là phòng chức năng giúp việc cho giám đốc công ty trong việc thực hiện các phương án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý và tuyển dụng điều phối nhân lực đáp ứng nhu cầu thực hiện kế hoạch nhiệm vụ SXKD của công ty theo từng thời kỳ, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách với người lao động.
Phòng hành chính, bảo vệ, y tế: là các bộ phận chức năng, tham gia giúp việc theo đúng chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và công ty. Đảm nhiệm vai trò là cầu nối trong quan hệ công tác với cấp trên, ngang cấp, cấp dưới và với chính quyền nhân dân địa phương, quản lý nhà cửa và các trang thiết bị của công ty.
Về công tác tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty xây dựng sông Đà 8 tổ chức SXKD theo từng xí nghiệp, chi nhánh trong đó:
Sản xuất kinh doanh chính bao gồm 4 chi nhánh và 5 xí nghiệp có nhiệm vụ sản xuất trực tiếp với sự chỉ đạo và quản lý của công ty.
- Chi nhánh Hà Nội: có nhiệm vụ tổ chức và SXKD chủ yếu về xây lắp, xây dựng cơ bản như: xây dựng cơ bản, các công trình hạ tầng cơ sở.
- Chi nhánh Bắc Ninh: có nhiệm vụ SXKD chính là xây dựng cơ bản.
- Chi nhánh Hà Nam: chuyên khoan nổ, khai thác vật liệu xây dựng , làm đường thi công.
- Chi nhánh Ninh Bình: có nhiệm vụ SXKD chính là xây dựng cơ bản và vận chuyển cơ giới.
- Xí nghiệp xây lắp và kinh doanh vật tư vận tải có nhiệm vụ SXKD vật tư về xây lắp và vận tải phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh toàn công ty.
- Xí nghiệp bê tông chuyên sản xuất bê tông thương phẩm và vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, khai thác cát, vôi phục vụ công tác xây lắp toàn công ty.
- Xí nghiệp gạch Mộc Bắc có nhiệm vụ SXKD gạch phục vụ cho các công trình mà công ty thi công.
- Xí nghiệp xây lắp và thi công cơ giới 809 có nhiệm vụ xây dựng các công trình dân dụng.
- Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh các loại VLXD.
Sản xuất kinh doanh phụ gồm các đơn vị phụ trợ chủ yếu cung cấp năng lượng, động lực và sửa chữa máy móc, xe cơ giới cho toàn công ty.
Sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty xây dựng sông Đà 8
Phó giám đốc I
Phó giám đốc II
Phó giám đốc III
Phó giám đốc IV
Giám đốc công ty
Phòng
kỹ
thuật
Phòng vật tư cơ giới
Phòng
KTKH
Phòng
TCKT
Phòng
Tổ chức lđ
Phòng
HC
BV, YT
CHI NHáNH Bắc Ninh
CHI NHáNH Hà nội
CHI NHáNH Hà nam
CHI NHáNH Ninh bình
Xí nghiệp SXKD VLXD
Xí nghiệp bê tông
xí nghiệp XDSĐà 809
xn gạch mộc bắc
xí nghiệp xl&kd vt
Đội XD bút sơn
Đội công trình yaly
2.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
1a. Đặc điểm quy trình công nghệ :
Công ty xây dựng sông Đà 8 tổ chức hoạt động với một số ngành nghề kinh doanh, trong đó chủ yếu là : thi công các công trình dân dụng công nghiệp, thi công cầu, đường và khoan thăm dò địa chất... Ngành nghề của công ty xây dựng Sông Đà 8 mang tính đặc chủng nên dây chuyền công nghệ có những ddặc trưng riêng, song vẫn mang nét chung quy trình công nghệ của ngành xây dựng. Hiện nay công ty áp dụng quy trình công nghệ chủ yếu sau :
Công tác chuẩn bị
Thi công sản xuất
+ Kiểm tra tài liệu thiết kế.
+ Khảo sát mặt bằng thi công.
+ Chuẩn bị mặt bằng thi công
+ Lập biện pháp thi công cụ thể
+ Tiến hành công việc thi công chính
Trên cơ sở nắm chắc các quy trình công nghệ của công ty sẽ giúp cho việc tổ chức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi phí không cần thiết, theo dõi từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến giai đoạn cuối cùng. Từ đó, góp phần làm giảm giá thành một cách đáng kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
b.Đặc điểm hoạt động tác động đến việc huy động vốn :
Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Sông Đà 8 có những đặc điểm sau:
- Điều kiện sản xuất kinh doanh không ổn định, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội...luôn luôn biến động theo địa điểm và giai đoạn thi công công trình, cụ thể:
+ Thời gian thi công thực hiện sản xuất thường kéo dài làm cho vốn đầu tư cũng như vốn sản xuất bị ứ đọng, dễ gặp phải các tác động ngẫu nhiên xuất hiện theo thời gian như trượt giá, phát sinh các công việc làm xuất hiện, những chi phí có liên quan đến thời hạn sản xuất. Đặc điểm này đòi hỏi công ty phải chuẩn bị một nguồn vốn lớn để có thể đáp ứng cho công trình.
+ Các hạng mục công trình của công ty phần lớn tiến hành theo đơn đặt hàng, cụ thể là theo những cam kết bởi hợp đồng kinh tế, nên sản phẩm rất đa dạng, nhiều màu sắc cá biệt phụ thuộc vào chủ đầu tư, chủ công trình hay người sử dụng. Đặc điểm này đòi hỏi công ty phải coi trọng công tác ký kết hợp đồng, đấu thầu, chủ động tham gia vào xây dựng phương án thiết kế và dự đoán.
+ Do một số đặc điểm sản xuất, năng lực, về giá trị tổng sản lượng phải thực hiện., nên trong một số trường hợp các đơn vị trực thuộc công ty cũng như công ty phải phối hợp với các công ty khác trong tổng công ty hợp tác cùng thực hiện. Vì vậy đòi hỏi trình độ tổ chức điều hành, phối hợp cao trong sản xuất kinh doanh cả về thời gian và không gian.
+ Việc thực hiện chủ yếu phải tiến hành ngoài trời với không gian lớn nên chịu ảnh hưởng của thời tiết, công việc lại nặng nhọc. Điều này thường làm gián đoạn, quy trình sản xuất kinh doanh. (Đặc biệt vào mùa mưa). Do vậy công ty phải dự trữ nhiều vật tư, từ đó tăng dự trữ về vốn.
+ Sản phẩm phần lớn là các công trình dân dụng (Nhà ở, khách sạn...), các công trình công nghiệp (nhà xưởng, kho tàng, khu kỹ thuật...), các công trình giao thông (đường bộ, đường hầm, sân bay...), các công trình thuỷ điện(lớn, vừa và nhỏ), các công trình thuỷ lợi (kênh, mương, đê, đập...) các công trình văn hoá - thể thao - tôn giáo (nhà văn hoá, khu thể thao, đền thờ, miếu mạo...) và nhiều hạng mục công trình khác được xây dựng tại nhiều nơi tuỳ theo yêu cầu của chủ đầu tư. Công trình cũng như sự tồn tại mang tính lịch sử vì vậy thường phân bố rải rác. Đồng thời các công trình đó cũng phục thuộc nhiều vào điều kiện của địa phương. Xây dựng mang tính cá biệt hay đa dạng về công dụng, vì vậy cần có sự linh hoạt về cách thức cấu tạo và phương pháp chế tạo. Bên cạnh đó sản phẩm của công ty có thể là những công trình lớn chẳng hạn như khu công nghiệp, công trình Thuỷ Điện...có kích thước lớn, thời gian thi công dài, thời hạn sử dụng khá lâu có thể hàng thập kỷ, thế kỷ. Như vậy sản phẩm của công ty hình hành, trải qua một thời kỳ dài từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây lắp. Chu kỳ tạo ra một sản phẩm mới là dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng về vốn, thời tiết, khả năng cung ứng nguyên vật liệu...Do vậy công ty cần huy động vốn với số lượng lớn, đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong thời gian dài.
+ Vật tư, máy móc thiết bị thi công cũng có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tài chính của công ty vì hiện nay nhiều máy móc thiết bị của công ty quá cũ, lạc hậu, đồng thời thiếu sự đồng bộ, do đó công ty cần phải huy động một lượng vốn lớn để đầu tư mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị công nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh .
2.2 Thực trạng huy động vốn ở công ty
2.2.1.Tình hình huy động vốn của công ty trong những năm qua.
Để đánh giá được tình hình huy động vốn, trước tiên ta đi nghiên cứu về kết cấu tài sản – nguồn vốn của công ty :
Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty tương đối rõ nét, tổng tài sản của công ty thấp nhất là năm 1998 (53.176.259.866đ) và cao nhất là năm 2000 (103.395.957.410đ). Mức độ chênh lên đến 50.219.697.544đ, sự biến động này là khá lớn, mà ta cần phải đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân, trên cơ sở đó tiến hành điều chỉnh, đảm bảo sự phù hợp và điều kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bảng 2.2.1.1 : Bảng cân đối kế toán năm 1998,1999, 2000
Bảng cân đối kế toán. Đơn vị tính: VNĐ
Tài sản
1998
1999
2000
1
2
3
4
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
30.780.753.667
38.325.668.680
70.546.596.523
I. Tiền
1.040.484.479
3.820.356.146
3.017.192.088
+ Tiền mặt tại quỹ
604.106.228
646.189.291
1.021.470.569
+ Tiền gửi ngân hàng
436.378.251
3.156.166.855
1.995.721.519
+ Tiền đang chuyển
0
0
0
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
III. Các khoản phải thu
16.636.899.797
14.258.900.946
39.703.069.909
1. Phải thu của khách hàng
15.505.149.615
12.836.987.702
35.317.857.251
2. Trả trước cho người bán
25.360.000
13.636.300
340.631.906
3. Thuế GTGT được khấu trừ
678.450.544
2.261.687.543
4. Phải thu nội bộ
0
0
0
5. Các khoản phải thu khác
1.106.390.182
729.826.400
1.782.839.209
IV. Hàng tồn kho
9.674.784.294
17.060.423.804
23.545.327.995
1. Hàng mua đang đi đường
0
0
0
2. Nguyên liệu, vật liệu
1.596.484.204
2.579.867.133
2.371.265.553
3. Công cụ dụng cụ trong kho
714.735.845
446.461.824
382.074.497
4. Chi phí SXKD dở dang
5.941.082.338
13.038.472.958
18.864.445.773
5. Thành phẩm tồn kho
1.422.481.907
995.621.889
1.927.542.172
6. Hàng hoá tồn kho
0
0
0
7. Hàng gửi bán
0
0
0
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
0
0
0
V. ứng trước và trả trước
3.428.585.097
3.203.987.784
4.281.006.531
1. Tạm ứng
1.313.626.868
713.435.436
1.522.134.143
2. Chi phí trả trước
2.114.958.229
2.196.795.658
2.683.192.788
3. Chi phí chờ kết chuyển
0
271.621.185
53.544.095
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
0
22.135.505
22.135.505
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
22.395.506.199
24.824.426.819
32.849.360.887
I.TSCĐ
19.324.585.716
19.259.111.046
30.280.906.388
1. TSCĐ hữu hình
47.292.585.381
19.259.111.046
30.280.906.388
+ Nguyên giá
47.024.691.591
63.398.531.051
+ Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
27.738.580.545
33.117.624.663
2. TSCĐ thuế tài chính
0
0
0
3. TSCĐ vô hình
406.394.000
406.394.000
406.394.000
+ Nguyên giá
406.394.000
406.394.000
406.394.000
+ Giá trị hao mòn luỹ kế(*)
II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2.169.991.975
2.490879.101
2.521.609.347
1. Đầu tư CK dài hạn
0
0
0
2. Góp vốn liên doanh
2.169.991.975
2.490879.101
2.521.609.347
III. chi phí đầu tư XDCB dở dang
IV. Các khoản ký quỹ ký cước dài hạn
0
0
0
Tổng cộng tài sản
53.176.259.866
63.150.095.499
103.395.957.410
Nguồn vốn
1998
1999
2000
Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
Vay ngắn hạn
Nợ dài hạn đến hạn trả
Phải trả cho người bán
Người mua trả tiền trước
Thuế và các khoản phải nộp
Phải trả công nhân viên
Phải trả nội bộ
Phải trả phải nộp khác
II. Nợ dài hạn
Vay dài hạn
Nợ dài hạn khác
III. Nợ khác
Chi phí phải trả
Tài sản thừa chờ xử lý
Nhận ký quỹ ký cước dài hạn
39.465.194.255
39.457.969.403
6.480.279.240
0
1.241.894.536
718.918.963
1.011.059.617
659.088.656
19.847.443.049
3.499.285.342
0
0
0
7.224.852
7.244.852
0
0
51.561.225.461
51.561.225.461
12.513.738.956
0
14.766.496.936
2.704.930.564
1.124.182.213
775.151.759
13.523.851.687
6.152.873.353
0
0
0
0
0
0
0
91.285.449.888
79.045.461.793
18.372.688.641
0
26.300.586.250
9.251.796.756
1.641.795.133
1.401.751.425
15.979.269.438
6.097.574.150
12.239.988.095
12.239.988.095
0
0
0
0
0
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn- quỹ
Nguồn vốn kinh doanh
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Chênh lệch tỷ giá
Quỹ đầu tư phát triển
Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
Lãi chưa phân phối
Quỹ khen thưởng phúc lợi
Vốn đầu tư XDCB
13.711.065.611
13.711.065.611
12.751.113.084
0
0
373.414.510
0
96.138.729
11.588.870.038
11.588.870.038
10.827.722.688
0
0
302.014.703
0
3.245.446
495.666.580
-39.779.379
0
12.110.507.522
12.110.507.522
9.834.000.631
0
0
452.773.462
30.151.752
18.321.316
1.476.494.717
289.765.644
0
Tổng cộng nguồn vốn
53.176.259.866
63.150.095.499
103.395.957.410
* Về tài sản
Năm 1998, tổng tài sản là 53.176.259.866đ, trong đó, tài sản lưu động chiếm phần lớn có tỉ lệ 57,88%, tương đương với số tiền là 30.780.753.866đ. Còn TSCĐ chiếm tỉ trọng nhỏ hơn là 42,12% tương ứng với 22.395.506.199đ.
Trong TSLĐ và ĐTNH,so với năm 1988, năm 1999 có tăng một chút ít về tỉ trọng(60,69% - 57,88% = 2,81%) còn về mặt lượng, cũng là một số không nhỏ (38.325.668.680 - 30.780.753.667 = 7.544.915.013đ) phần tăng này, tập trung chủ yếu vào tăng vốn bằng tiền, trong đó thì tiền gửi ngân hàng chiếm chủ yếu. Thứ hai là tăng hàng tồn kho, trong đó chủ yếu là tăng CF SX KD dở dang. Có thể nói, tài sản 1999 tuy tăng hơn năm 1998, nhưng tính hiệu quả của việc tăng này thì đi ngược lại vì tăng CF SX-KD dở dang (trong hàng tồn kho) có nghĩa là công ty đang bị ứ đọng vốn, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, đến giá thành, đến lợi nhuận...
Đến năm 2000, có một sự thay đổi khá lớn trong tổng tài sản, lượng tài sản đã tăng 38,92% so với năm 1999, và về lượng tăng là 40.245.861.911đ. Nhìn một cách khái quát, việc tăng tổng tài sản chứng tỏ hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, như đã phân tích hiệu quả sử dụng vốn, thì tình hình tài chính năm 2000 rõ ràng khả quan hơn rất nhiều so với 1999, nó đánh dấu sự ổn định và phát triển. Nhìn chung, tình hình tài sản của công ty tuy còn đang biến động nhưng bắt đầu đi vào ổn định hơn, tuy nhiên, công ty cần phải chú trọng lưu tâm hơn nữa đến việc điều chỉnh các khoản phải thu, đến hàng tồn kho và đến TSLĐ khác, ba khoản này luôn chiếm tỉ trọng lớn và nó sẽ gây khó khăn nếu như không được quản lý và kiểm soát tốt.
* Về nguồn vốn
Năm 1998, Tổng nguồn vốn của công ty là 53.176.259.866đ, trong
đó, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 25,78%, tương ứng với 13.711.065.611đ còn các khoản nợ phải trả là 39.465.194.255đ tức là 74,22%.
Năm 1999, tổng nguồn vốn là 63.150.095.499đ, nhưng vốn CSH thì giảm xuống, kể cả về mặt số lượng (11.588.870.038đ) hay mặt tỉ lệ (18,35%). Như vậy, so với 1998, vốn CSH bị giảm đi (11.588.870.038 - 13.711.065.611 = -2.122.195.573đ) tức là giảm (-15,48%) còn 84,52% so với 1998, còn nợ phải trả lại tăng lên đến 12.096.031.206đ tương đương với 30,65%. Điều này là không tốt, vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty, nếu quá thấp thì khả năng tự đảm bảo về tài chính thấp, do đó ảnh hưởng đến lòng tin của bạn hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do giảm nguồn vốn kinh doanh (về cả vốn lưu động và vốn cố định).
Đến năm 2000, vốn CSH có tăng lên chút ít so với 1999, về mặt lượng là 12.110.507.522đ, việc tăng này là do lãi chưa phân phối tăng lên. Nhưng tỉ trọng vốn CSH năm 2000 cũng chỉ chiếm 11,71% tổng nguồn vốn, nhưng nó cho thấy khả năng tự chủ của xí nghiệp về tài chính bắt đầu được tăng lên.
Một vấn đề nữa trong nguồn vốn cần phải xem xét, đó là nợ phải trả, nhìn chung thì lượng này giữ vai trò chủ đạo trong nguồn vốn, và dù cho năm 2000 có tăng lên so với 1999, thì tỉ trọng của nó trong tổng NV vẫn chiếm gần 90%.
- Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty :
+ Tình hình chung :
Công ty xây dựng Sông Đà 8 là một doanh nghiệp Nhà Nước, nên vốn sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu được huy động từ các nguồn sau : - Nguồn ngân sách và Tổng công ty cấp.
- Nguồn vốn tự bổ sung.
- Nguồn vốn vay tín dụng
Trong những năm qua tình hình huy động vốn của công ty như sau :
Từ số liệu trong bảng 2.2.1.2 cho thấy :
Về huy động vốn cố định :
Nguồn vốn ngân sách và Tổng công ty cấp chiếm 28,5% năm 1998, 27% năm 1999 và đến năm 2000 chỉ còn có 5,7%. Điều đó cho thấy vốn ngân sách Nhà Nước ngày càng giảm, do đó gây ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty. Vì vậy công ty cần phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để huy động đủ vốn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của mình
So với năm 1998, năm 1999 tổng số vốn cố định đã giảm đi về số tuyệt
đối là 1.530 triệu đồng và về số tương đối là - 23,5%. Cụ thể : nguồn vốn ngân sách và Tổng công ty ngày càng giảm, với mức giảm là 511 triệu đồng, tương ứng với - 27,5%. Nguồn vốn tự bổ sung cũng bị giảm 1.019 triệu đồng (- 21,9%).
Qua số liệu phân tích cho ta thấy, năm 1999 công ty đã bị giảm nguồn vốn cố định, điều đó chứng tỏ việc huy động vốn không đạt hiệu quả.
Đến năm 2000, tổng vốn cố định của công ty đã tăng vọt từ 4.974 triệu đồng lên 16.228 trtiệu đồng, lượng tăng là 11.254 triệu đồng, tương ứng 226,25%. Nguồn tăng này chủ yếu là do huy động từ nguồn vay tín dụng. Năm vừa qua nguồn ngân sách giảm 415 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 30,9%. Nguyên nhân là do không được cấp trên cấp vốn, mà ngày càng giảm đi. Bên cạnh đó nguồn vốn tự bổ sung cũng giảm, mức giảm là 570 triệu đồng (giảm 15,7%). Điều đó nói lên rằng năm vừa qua công ty làm ăn có chiều hướng đi xuống.
Về huy động vốn lưu động
Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, các năm vừa qua công ty đã chủ động huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau :
+Nguồn từ ngân sách và Tổng công ty : Như chúng ta đã biết nguồn vốn ngân sách ngày càng có xu hướng giảm, năm 1999 giảm so với năm 1998 là 339 triệu đồng tương ứng với -9,89%. Đến năm 2000 nguồn vốn ngân sách của công ty vẫn không thay đổi, chỉ đạt 3.581 triệu đồng.
+ Nguồn vốn tự bổ sung : So với năm 1998, năm 1999 nguồn vốn tự bổ sung của công ty giảm 1 triệu đồng, tương ứng giảm 0,04%. Điều đó chứng tỏ năm 1999 công ty hoạt động sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả. Khả năng tích luỹ còn thấp.
Đến năm 2000 tình hình cũng không mấy sáng xủa. Vốn tự bổ sung chỉ tăng 1 lượng không đáng kể. Điều này cho thấy công ty cần có biện pháp tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh .
+ Vốn vay : So với năm 1998, năm 1999 số vốn lưu động vay tăng 1 lượng đáng kể : từ 6.480 triệu đồng lên 12.513 triệu đồng. Lượng tăng là 6.033triệu đồng tương ứng giảm 93,1%. Điều đó cho thấy rằng trong năm 1999 công ty đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Đến năm 2000 nguồn vốn lưu động vay tăng so với năm 1999, giá trị tăng là 5859 triệu đồng (tăng 46,8%). Chứng tỏ năm 2000 vòng quay vốn lưu động lớn, hiệu quả sản xuất tăng. Như vậy trong năm 2000 khả năng huy động vốn của công ty có xu hướng tăng.
+ Tình hình VCĐ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định quá trình đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đồng thời là nhân tố cơ bản đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Gắn với đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là xây dựng các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng; các công trình giao thông cầu đường bộ, đường sắt,sân bay, bến cảng, các công trình thuỷ điện...nên vốn cố định chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh.(Bảng2.2.1.3 : Tình hình VCĐ năm 1998, 1999, 2000)
Qua số liệu thực tế cho thấy vốn cố định năm 1999 giảm so với năm 1998 là 1.530 triệu đồng (giảm 23,5%).Chi tiết cụ thể, kết cấu của từng loại vốn cố định có những thay đổi theo xu hướng trái ngược nhau.
+ Đối với nguồn ngân sách và Tổng công ty : Giảm về mặt giá trị là 511 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là -27,52% . Nguyên nhân giảm là do trích khấu hao. Trong khi nhà xưởng giảm 352,3 triệu đồng về mặt giá trị thì tỷ trọng cũng giảm 37,8%. Máy móc thiết bị giảm cả số tuyệt đối và số tương đối. Cụ thể về số tuyệt đối giảm 53,1 triệu đồng, số tương đối giảm –9,43%. Về phương tiện vận tải cũng giảm 105,6 triệu đồng về mặt giá trị và cả tỷ trọng cũng giảm –29,3%.
+ Đối với nguồn vốn tự bổ sung giảm cả về mặt giá trị 1.019 triệu đồng và cả về mặt tỷ trọng –21,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty làm ăn không mấy hiệu quả. Nguồn vốn tự bổ sung trong vốn cố định giảm sẽ gây khó khăn, mất cân đối trong cơ cấu vốn của công ty.Tuy nguồn vốn tự bổ sung giảm nhưng lượng tiền đầu tư vào máy móc thiết bị lại tăng lên, tỷ lệ tăng thêm là 73% (870,6 triệu đồng). Điều đó chứng tỏ công ty đã chu trọng vào việc đổi mới thiết bị máy móc nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động SXKD.
+ Đối với nguồn vốn vay thì trong năm 1999 công ty không vay vốn cố định mà chỉ vay vốn lưu động.
Qua phân tích ở trên cho thấy, tổng nguồn vốn cố định của công ty đã giảm xuống, nguồn vốn ngân sách và Tổng công ty ngày càng giảm mà không được bổ sung thêm. Đây cũng là một khó khăn đối với công ty, do vậy công ty cần sử dụng nhiều biện pháp để huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đến năm 2000 tình hình huy động vốn cố định của công ty có chút sáng sủa, đạt 16.228 triệu đồng, tăng hơn so với năm 1999 là 11254triệu đồng (+ 226,25).Nguyên nhân là do năm 2000 công ty đã mạnh dạn vay vốn cố định để đầu tư vào SXKD. Chi tiét cụ thể được phản ánh như sau :
+ Đối với nguồn ngân sách và Tổng công ty : Giảm về mặt giá trị là 415 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là -30,9%. Do nguồn vốn ngân sách không được bổ sung thêm mà có xu hướng ngày càng giảm, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu vốn NSNN đầu tư vào máy móc thiết bị nên năm 2000 giảm so với năm 1999 là 35 triệu đồng, tương ứng với – 6,8%.Tình hình về phương tiện vận tải và nhà xưởng cũng giảm nhiều.
+ Đối với nguồn vốn tự bổ sung giảm cả về mặt giá trị 570 triệu đồng và cả về mặt tỷ trọng 15,7%. Cụ thể là : Đầu tư vào phương tiện vận tải giảm 192,5 triệu đồng (- 33,27%). Nhưng đầu tư vào nhà xưởng để mở rộng sản xuất lại tăng 35,7 triệu đồng (+3,6%).
+ Đối với nguồn vốn vay, năm 2000 công ty đã vay 12.239 triệu đồng để đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.Điều đó cho thấy công ty rất quan tâm tới công tác đầu tư, nhằm kịp thời phục vụ cho các công trình trọng điểm của công ty.
Qua việc phân tích tình hình huy động vốn cố định của công ty, ta thấy lượng vốn cố định của công ty qua các năm rất thất thường, có xu hướng giảm dần, do vậy công ty cần xây dựng cho mình một kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách hiệu quả thì mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường .`
+ Tình hình vốn lưu động :
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1. NS và TCT
3.581
15,5
3.581
13
0
0
2. Tự bổ sung
2.272
9,8
2.273
8,2
+1
0,04
3. Nguồn tín dụng
17.000
73,4
21.040
76,3
+4040
+23,76
4.Nguồn khác
315
1,3
702
2,5
387
+122.8
Tổng
23.168
100
27.596
100
+ 4428
+19,1
Bảng 2.2.1.4 : Thực hiện huy động VLĐ năm 2000
Đơn vị tính : 1.000.000 đ
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty năm 2000
Qua bảng số liệu ta rút ra nhận xét về tình hình huy động vốn lưu động của công ty như sau :
So với kế hoạch, số VLĐ thực hiện tăng cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng, mức tăng là 4.428 triệu đồng (+ 19,1%).
Đối với nguồn ngân sách và Tổng công ty, việc thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra về mặt giá trị, còn về tỷ trọng thì lại giảm, chỉ chiếm 13% trong tổng số VLĐ.
Nguồn vốn tự bổ sung tăng so với kế hoạch về mặt giá trị là 1 triệu đồng, nhưng về tỷ trọng lại giảm (9,8 – 8,2 = 1,6%).
Nguồn vay tín dụng : Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất tong cơ cấu VLĐ, chủ yếu là nguồn vay ngắn hạn ngân hàng. Nguồn VLĐ tín dụng kế hoạch là 17.000 triệu đồng chiếm 73,4%, thực hiện huy động được 21.040 triệu đồng, chiếm 76,3%. Như vậy thực tế huy động tăng 4040 triệu đồng tương ứng với 23,76%.
Để bù đắp lại lượng thiếu hụt, công ty đã chủ động huy động vốn từ các nguồn khác như nguồn chiếm dụng hợp pháp... vì trong quá trình sản xuất kinh doanh cảu công ty có phát sinh các khoản nợ của các đơn vị khác, của công nhân viên trong công ty như tiền lương phải trả, phí tổn phải trả, thuế phải nộp nhưng chua đến hạn nộp...Song vì số nợ này thường xuyên và tương đối ổn định theo chế độ thanh toán quy định nên công ty có thể chiếm dụng dùng thường xuyên như một nguồn VLĐ. Đối với công ty xây dựng Sông Đà 8, khoản chiếm dụng chủ yếu là các khoản phải trả coong nhân viên, các khoản phải trả cho khách hàng. Nguồn này so với kế hoạch tăng 387 triệu đồng (tăng 122,8%).
Qua việc phân tích tình hình huy động VLĐ của công ty xây dựng Sông Đà 8 năm 2000, cho thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty ngày càng lớn, trong khi đó nguồn vốn NSNN và nguồn vốn tự bổ sung lại không tăng, do đó công ty phải đi vay ngân hàng để có đủ vốn lưu động cho SXKD, vì vậy công ty cần sủ dụng nhiều biện pháp huy động VLĐ khác nhau nhằm đáp ưng đủ nhu cầu VLĐ của công ty trong thời gian tới cũng như sau này.
2.2.2.Đánh giá về tình hình huy động vốn ở công ty :
Trong ba năm 1998, 1999, 2000 công ty xây dựng Sông Đà 8 đã thực sự vươn lên trên con đường phát triển, công ty đã gặt hái được những thành công lớn. Không chỉ hoàn thành những nhiệm vụ do Bộ xây dựng và Tổng công ty giao cho, công ty còn hướng tới thị trường bên ngoài, tự tìm kiếm những cơ hội mang lại cho công ty lợi nhuận. Công ty xây dựng Sông Đà 8 được biết đến với các công trình lớn được Bộ xây dựng tăng bằng khen như: công trình nhà máy xi măng Bút Sơn, công trình thuỷ điện Yaly.. . Để đạt được những thành công đó, một trong các lý do là những thành tựu công ty đạt được trong công tác tạo nguồn và huy huy động vốn của mình. Những kết quả đó được ghi nhận như sau:
Cơ cấu vốn ổn định với chi phí thấp: công ty đã tạo lập cho mình một cơ cấu vốn ổn định, đến năm 1999 100% vốn dài hạn là vốn chủ sở hữu, năm 2000 mới xuất hiện nguồn vốn vay dài hạn tuy nhiên tỷ trọng chưa cao, công ty đã tạo được sự ổn định về nguồn dài hạn, thêm vào đó cơ cấu này khẳng định quyền sở hữu Nhà nước đối với công ty ở mức cao nhất. Công ty xây dựng Sông Đà 8 cũng như bất cứ doanh nghiệp Nhà nước nào cũng có thể sử dụng vốn chủ sở hữu lớn nhưng chỉ phải trả chi phí rất nhỏ ( nếu như thu sử dụng vốn được coi là chi phí vốn chủ sở hữu ),. công ty chỉ phải nộp với mức thu 0,4%/ tháng trên phần vốn ngân sách Nhà nước cấp cho công ty, phần vốn còn lại công ty không phải chịu chi phí mặc dù đó vẫn là vốn thuộc sở hữu ngân sách Nhà nước.
Với những lợi thế do cơ chế tài chính doanh nghiệp mang lại tạo cho các doanh nghiệp Nhà nước huy động vốn chủ sở hữu với chi phí thấp, công ty đã tích cực bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế. Vốn kinh doanh được bổ sung tăng liên tục trong 3 năm 1998, 1999, 2000 tạo điều kiện cho công ty mở rộng lĩnh vực hoạt động và đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Về nguồn vốn ngắn hạn: công ty cũng đã duy trì và hướng tới một xu hướng huy động các nguồn vốn an toàn và ổn định. Công ty đã sử dụng thế mạnh và mối quan hệ rộng rãi của mình để áp dụng các hình thức huy động vốn với chi phí thấp. Công ty đã đánh giá cao vai trò của nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn của mình, sử dụng nợ ngắn hạn công ty có thể tài trợ cho các tài sản đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh và phải trả chi phí huy động rất thấp. Trong mối quan hệ mua bán rộng rãi với nhiều nhà cung cấp, công ty có khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác thông qua hình thức tín dụng thương mại, người mua trả trước.. . công ty cũng tận dụng những nguồn vốn thực tế công ty không phải trả chi phí như: phải trả phải nộp khác, phải trả các đơn vị nội bộ. Với những nguồn này công ty đã sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn tức thời phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cũng đã phát huy được ưu thế trong mối quan hệ với các đơn vị nội bộ dù sự tận dụng đó còn tương đối nhỏ.
2.2.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của công ty :
a. Các nhân tố chủ quan :
a.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp :
Hiệu quả kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến
khả năng huy động của công ty. Để đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh, có các chỉ tiêu kinh tế sau :
Bảng 2.2.3: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 1999
Năm 2000
1
Tổng doanh thu bán hàng
1
64.343.451.923
114.525.201.550
2
Các khoản giảm trừ
3
4.386.620
9.949.232
Chiết khấu
4
Giảm giá
5
3.596.620
9.949.232
Giá trị hàng bán bị trả lại
6
790.000
3
Doanh thu thuần
7
64.339.065.303
114.515.252.318
4
Giá vốn hàng bán
10
59.315.848.679
105.609.896.771
5
Lợi tức gộp
11
5.023.216.624
8.905.355.547
6
Chi phí bán hàng
20
613.147.627
858.747.311
7
Chi phí QLDN
21
3.916.186.049
3.381.289.519
8
Lợi tức thuần tử HĐKĐ
22
493.882.948
4.665.318.717
Thu nhập HĐTC
30
415.941.781
43.646.220
Chi phí HĐTC
31
630.257.304
3.240.693.230
9
Lợi tức HĐTC
32
- 214.315.523
- 3.197.047.010
Các khoản TN bất thường
33
347.599.696
112.057.760
Chi phí bất thường
40
186.448.238
103.384.750
10
Lợi tức bất thường
41
161.151.458
8.223.010
11
Tổng lợi tức trước thuế
42
440.718.883
1.476.494.717
12
Thuế lợi tức phải nộp
43
13
Lợi tức sau thuế
50
440.718.883
1.476.494.717
phần I – báo cáo lãi lỗ
Đơn vị :VNĐ
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 1999,2000
Lợi nhuận ròng 1.476.494.717
Chỉ số doanh = = = 0,122
lợi vốn chủ Vốn chủ 12.110.507.522
Đây là chỉ số mà doanh nghiệp quan tâm nhất bởi vì nó là mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Chỉ số này phải đạt mức sao cho doanh lợi trên vốn chủ đạt cao hơn tỷ lệ lạm phát và giá vốn.
ở công ty xây dựng Sông Đà 8, năm 2000 chỉ số này là 0,122, năm 1999 là 0,03 . Vậy đến năm 2000, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh đã mang lại cho công ty 0,122 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 1998, là một năm công ty hoạt động khá hiệu quả nên đến năm 1999 công ty đã giảm bớt được khoản phải trả cho nhà cung cấp, đồng thời, làm cho các bạn hàng tin tưởng hơn. Chính vì vậy mà trong năm 1999, vốn chủ sở hữu giảm xuống (11.588.870.038 – 13.711.065.611 = -2.122.195.573 đồng) nhưng tổng nguồn vốn lại tăng lên hơn so với năm 1998.
Năm 1999 nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống vì hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm như đã phân tích ở trên, nhưng hiệu quả kinh doanh chỉ được đánh giá vào cuối năm, còn hoạt động đầu tư lại diễn ra từ đầu năm. Vì vậy, việc tăng nợ vay và giảm nguồn vốn chủ sở hữu là không có gì mâu thuẫn nhau. Đây là do nhân tố chủ quan và thuế VAT nên chưa quyết toán được hết như dự kiến.
Hiệu quả SXKD có ảnh hưởng tới việc huy động vốn của công ty. Nếu kết quả SXKD mà thấp thì khó lòng thuyết phục được các nhà đầu tư hoặc các tổ chức tài chính cho vay vốn hay đầu tư vào công ty.
a.2.Uy tín và quan hệ giữa công ty với các tổ chức tài chính :
Mặc dù đã tạo được uy tín trên thị trường, có mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng TM, nhưng công ty vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của các tổ chức tài chính trung gian nhằm khơi thông các nguồn vốn và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ nhu cầu phát triển...
b. Các nhân tố khách quan
Sự phát triển của thị trường tài chính và các tổ chức tài chính :
+ Sự phát triển chậm của thị trường tài chính. Nói chung, ở Việt Nam, sự ra đời của TTCK còn là rất mới mẻ và xa lạ với hầu hết các doanh nghiệp. Hiện nay, sau 1 năm đi vào hoạt động nhưng thị trường chứng khoán không đạt hiệu quả cao. Số lượng công ty đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch là rất ít. Sự phát triển chậm của thị trường tài chính, của các tổ chức trung gian tài chính, làm hạn chế bớt cơ hội huy động vốn của công ty. Nếu như thị trường tài chính mà phát triển mạnh, tất yếu công ty sẽ dễ dàng tham gia phát hành trái phiếu hoặc thực hiện tín dụng thuê mua.
+ Tín dụng đang là nguồn vốn quan trọng nhất đối với công ty. Hiện nay việc huy động vốn từ nguồn này đang gặp phải những trở lực sau.
Thứ nhất, thể lệ tín dụng qui định đơn vị vay vốn phải thế chấp tài sản hoặc được bảo lãnh của người thứ ba đủ thẩm quyền, người được bảo lãnh phải thế chấp tài sản cho người bảo lãnh. Điều này làm cho nhiều công ty khó có thể vay được vốn từ ngân hàng nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Đây không chỉ là ý kiến từ phía các DN mà cả của met số cán bộ tín dụng "nhận khoán" mức cho vay họ nói rằng trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp vay để xây dựng mới thì làm gì có tài sản để thế chấp.
Thứ hai, để kiểm soát hoạt động tín dụng và lượng tiền cung ứng, Ngân hàng Nhà nước qui định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại và trên cơ sở hạn mức tín dụng được duyệt ngân hàng thương mại phân phối hạn mức tín dụng cho các Tổ chức kinh tế (khách hàng) cả hai loại hạn mức tín dụng trên đều xây dựng cho met thời gian dài (thường là 1 năm) do vậy dù công ty có đủ các điều kiện vay vốn nhưng nếu hạn mức tín dụng không còn thì cũng không thể vay được vốn tín dụng ngân hàng.
Thứ ba, chính sách lãi suất chưa thể hiện rõ vai trò là đòn bẩy kinh tế chưa thực sự điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Chính sách lãi suất có thay đổi nhưng thay đổi còn chậm so với biến động của giá cả. Hiện nay lãi suất ngắn hạn là 1%/ tháng lãi suất trung và dài hạn là 1,25%/ tháng. Mức lãi suất này vẫn còn cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận (khả năng sinh lời) của
công ty cũng như nhiều DN, với mức lãi suất đó không mấy DN có thể vay đủ vốn của ngân hàng để sử dụng tiền vay có hiệu quả và trả nợ phần vay đúng hạn. Chính vì lãi suất đầu ra của ngân hàng cao nên hạn chế qui mô tín dụng, hạn chế khả năng vay vốn của công ty, trong khi đó công ty luôn ở trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Met nghịch lý khác là hiện nay các ngân hàng thương mại chỉ huy động vốn ngắn hạn mà khước từ các khoản tiền gửi dài hạn trong khi nền kinh tế đang bị thiếu vốn dài hạn. Rút cuộc ngân hàng thương mại (NHTM) tồn met lượng khá lớn vốn ngắn hạn trong khi đó "mặt hàng" vốn dài hạn được nhiều doanh nghiệp vay mà không có.
Thứ tư, năng lực và trình độ chuyên môn của met số cán bộ tín dụng trong các NHTM hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nền kinh tế nhất là các NHTM ở quận huyện, thủ tục cho vay vốn còn rườm rà đối với khách hàng và thường chậm chễ so với yêu cầu thời gian cần cấp vốn sản xuất kinh doanh.
Các chính sách của Nhà Nước :
Những khó khăn về cơ chế quản lý tài chính DN Nhà nước.
Mặc dù, cơ chế quản lý tài chính ở DN đã được đổi mới rất nhiều nhưng vẫn còn một số tồn tại gây khó khăn cho việc huy động vốn của công ty. Cụ thể là:
- Cơ chế quản lý tài chính hiện nay chưa xác định được rõ ràng quyền về tài sản, quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với vốn. Cơ chế quản lý tài chính ở DN còn phức tạp rườm rà không tạo ra được tính linh hoạt trong hoạt động huy động vốn đặc biệt là sử dụng tài sản để thế chấp.
- Việc Nhà nước qui định DNNN chỉ được huy động vốn với tổng mức dư nợ không vượt quá vốn điều lệ. Trong tình hình hiện nay điều này chưa phù hợp vì hiện nay việc huy động vốn bằng cách tăng vốn chủ sở hữu của DNNN là rất khó khăn do NSNN eo hẹp, tích luỹ từ hoạt động kinh doanh nhỏ doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn bằng cách vay ngân hàng mà hiện nay nợ của DNNN đã vượt xa vốn tự có do đó nếu qui định tổng mức vốn huy động không được vượt quá vốn điều lệ thì rất ít DNNN có khả năng huy động được vốn. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra
nghịch lý DNNN bị thiếu vốn trầm trọng, ngân hàng thừa hàng ngàn tỷ đồng.
Đó là những nguyên nhân của tính bất cập trong công tác huy động vốn ở công ty xây dựng Sông Đà 8.
phần 3 : một số kiến nghị nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu SXKD của công ty
3.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới và khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty :
3.1.1. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới
Bước sang năm 2001 – năm đầu tiên của thế kỷ mới – thế kỷ của cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá tư tưởng đồng thời nó tác động sâu sắc tới sự phát triển về mọi mặt của Tôngr công ty nói chung và Công ty xây dựng Sông Đà 8 nói riêng.
Trước tình hình đó, để tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng yêu cầu của thị trường công ty xây dựng Sông Đà 8 đã đặt ra cho mình mục tiêu, định hướng phát triển trong giai đoạn mới 2001 – 2005:
- Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh để có thể nhận thầu chính, tổng thầu đối với công trình có qui mô lớn, có kết cấu phức tạp với chất lượng cao.
- Tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực của công ty trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ điện, xây dựng nhà cao tầng, các công trình hạ tầng xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật...
Các mục tiêu này được cụ thể hoá qua các số liệu sau :
Bảng 3.1.1
Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 năm 2001 - 2005
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tăng trưởng (%)
100
116
139
120
120
2
Tổng giá trị SXKD
145.000
151.100
210.400
251.900
301.900
3
Doanh thu
140.619
148.030
194.843
236.071
283.238
4
Vốn kinh doanh
60.866
78.247
102.865
124.153
129.434
5
Vòng quay VLĐ bq/năm
4,1
5
5
5
5,17
6
Nhu cầu VLĐ
32.766
35.815
49.915
60.613
65.022
7
Tổng giá trị đầu tư
19.300
23.800
23.000
25.000
15.000
7
Nộp ngân sách
1.874
2.334
4.987
6.778
8.161
8
Lợi nhuận
1.560
2.120
3.250
4.240
5.400
9
Lao động
1.206
1.350
1.600
1.800
2.000
10
Thu nhập bình quân(1000đ/người/tháng)
900
1.250
1.500
1.800
2.000
Nguồn : Nghị quyết của ban Thường vụ Đảng uỷ TCT
- Công tác lập kế hoạch nhu cầu VLĐ định mức: Như chúng ta đã biết, VLĐ định mức tối thiểu có thể dự tính trước được, tuỳ theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành, tính chất sản xuất của từng doanh nghiệp mà cách thức xác định VLĐ định mức kế hoach là khác nhau.
Đối với công ty xây dựng Sông Đà 8, gắn liền với đặc điểm sản xuất kinh doanh là xây dựng các công trình thuỷ điện, xây dựng cầu đường...nên vốn lưu động định mức được xác định dựa trên doanh thu kế hoạch và số vòng quay VLĐ kế hoạch. Doanh thu kế hoạch được xác định căn cứ vào doanh thu thực hiện năm trước, khả năng ký kết các hợp đồng trong năm trên cơ sở cân đối với khả năng sản xuất và doanh thu. Từ doanh thu kế hoạch, công ty xác định tổng mức luân chuyển kế hoạch (doanh thu - thuế - chi phí khấu hao).
Năm 2000, số vốn lưu động định mức được công ty xác định như sau:
Mức luân chuyển kế hoạch
VLĐ định mức =
Số vòng quay kế hoạch
+ Doanh thu kế hoạch : 140.619.000.000 đ
+ Mức luân chuyển : 133.923.000.000.đ
+ Số vòng quay kế hoạch : 4,1
Vậy vốn lưu động định mức của công ty được xác định là :
133.923.000.000
Vđm = = 32.766.000.000 đ
4,1
Tóm lại, công ty áp dụng cách tính này thì việc xác định VLĐ định mức tương đối đơn giản giúp cho công ty nhanh chóng xác định được mức VLĐ cần thiết. Song kết quả chỉ mang tính tương đối, không sát với thực tế vì khó xác định cụ thể VLĐ định mức ở từng khâu, từng bộ phận.
Trên cơ sở vốn lưu động định mức đã xác định được, công ty tiến hành xây dựng kế hoạch huy động vốn lưu động.
Qua bảng ở trên cho thấy, nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới là rất lớn. Cụ thể năm 2001 cần một lượng vốn kinh doanh là 60.668 triệu đồng, trong khi đó đến cuối năm 2000 mới có 41.156 triệu đồng. Như vậy số vốn cần huy động thêm cho năm 2001 là (60.866 – 41.156 = 19.710 triệu đồng). Trong đó nhu cầu vốn lưu động của năm 2001 là 32.766 triệu đồng, mà hiện tại chỉ có 24.226 triệu đồng, thiếu 32.776 – 24.226 = 8.550 triệu đồng. Như vậy số vốn công ty cần huy động để đáp ứng nhu cầu của năm 2001 là rất lớn, do đó công ty phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Khó khăn, thuận lợi trong việc huy động vốn của công ty :
a. Những khó khăn :
Qua sự phân tích về sự phát triển của Công ty xây dựng Sông Đà 8 không thể khẳng định công ty hoàn toàn không gặp khó khăn nào. Chỉ riêng về phía nguồn vốn, câu hỏi đặt ra là: Trong một thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt và sự vươn lên của tất cả các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, việc duy trì một nguồn vốn như vậy có đảm bảo cho công ty có đủ điều kiện để tiếp tục phát triển như hiện tại hay không?
Sau đây là những phân tích chỉ rõ những khó khăn mà công ty xây dựng Sông Đag 8 đang gặp phải trong việc thiết lập nguồn vốn và công tác huy động vốn.
Vì mới thành lập nên vốn cho sản xuất kinh doanh rất ít ỏi và hạn hẹp, nhất là vốn cố định, nhiều khi rất căng thẳng ảnh hưởng tới tiến độ và hiệu quả các công trình thi công. Mặt khác, địa bàn hoạt động của công ty phân tán, những công trình công ty đảm nhận hầu hết ở trên địa bàn xa xôi, hẻo lánh như : công trình thuỷ điện Yaly, công trình thuỷ điện Cần Đơn, dự án đường quốc lộ 10,quốc lộ 18, nhà máy xi măng Bút Sơn... do đó chi phí vận chuyển NVL đến tận nơi công trình lớn. Điều hành sản xuất cũng như sinh hoạt của CBCNV gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy công ty khó có thể giám sát quản lý vốn một cach chặt chẽ.
Về quy mô, vốn của công ty thấp, khó có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong cơchế mới, không đủ để đổi mới TSCĐ, cũng như đầu tư máy móc thiết bị....
a.1. Nguồn vốn còn đơn điệu và chứa nhiều rủi ro lớn.
Công ty xây dựng Sông Đà 8 có một cơ cấu vốn rất đơn điệu, xét trên cả tổng nguồn thì bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu như bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng xét về nguồn dài hạn thì hầu như chỉ có vốn chủ sở hữu, nợ vay chiếm rất ít và đặc biệt đến năm 2000 mới xuất hiện nợ vay. Một danh nghiệp sử dụng nguồn vốn dài hạn là phần lớn vốn chủ sở hữu là quá rủi ro, khi khó khăn xảy ra thì người gánh chịu hoàn toàn thuộc về người
chủ sở hữu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc hướng tới một cơ cấu vốn có chi phí thấp là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhưng nếu nhằm vào mục tiêu đó thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc hướng tới mục tiêu tăng trưởng, phát triển và lợi nhuận vì nếu chỉ cần huy động những nguồn vốn có chi phí thấp thì cơ hội mở rộng phát triển có thể bị bỏ qua, những lợi ích lâu dài không được tính đến.
Tính đơn điệu được thể hiện như sau:
Trong nguồn nợ phải trả, nợ ngắn hạn, công ty mới chỉ dành sự quan tâm đặc biệt của mình tới nguồn vốn được huy động dưới hình thức tín dụng thương mại. Cho dù nguồn tín dụng thương mại là phương thức tài trợ ngắn hạn phổ biến với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp như công ty xây dựng Sông Đà 8, nhưng chỉ chú trọng đến nguồn này là chưa thoả đáng vì không phải nhà cung cấp nào cũng đồng ý bán chịu cho công ty.
Như chúng ta đã biết, nguồn vốn vay ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường, ngân hàng được coi là bà đỡ của các doanh nghiệp.Trong những năm trước công ty đã không tận dụng nguồn vốn này một cách triệt để, thể hiện trong tổng nguồn là vốn vay ngân hàng rất thấp và chỉ có vay ngắn hạn. Trong quá trình huy động nợ vay chính công ty đã chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ, giảm rủi ro cho các chủ sở hữu doanh nghiệp. Việc không áp dụng được hình thức huy động vốn vay dài hạn là công ty chưa san sẻ được rủi ro của mình. Cho đến thời điểm này, công ty đã bắt đầu tận dụng những cơ hội đầu tư vào các dự án dài hạn thu được lợi nhuận cao hơn trong tương lai bằng nguồn vốn ổn định và có tính chủ động cao. Dù đây là nguồn vốn có chi phí vốn cao, nhưng trong tài chính doanh nghiệp đã kết luận rằng: “ việc sử dụng nợ ở một mức độ cao sẽ có tác động khuếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu”. Như vậy công ty có nên sử dụng nợ hay không?
So với các doanh nghiệp khác, công ty xây dựng Sông Đà 8 có lợi thế đặc biệt hơn là có thể huy đông vốn trong nội bộ các thành viên công ty hay Tổng công ty. Nguồn vốn huy động có thể dưới hình thức vay nội bộ dưới các khoản “ phải trả các đơn vị nội bộ ”. Tuy nhiên công ty không coi đó là lợi thế của mình. Sử dụng nguồn vốn huy động từ các đơn vị nội bộ có ưu điểm là chi phí thấp, thậm chí có thể coi là không có chi phí, các điều kiện huy động không quá phức tạp và việc huy động được xét trên cả lợi ích chung của toàn hệ thống đến các đơn vị thành viên. Trên thực tế việc không huy động nguồn này cũng ít làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận mà công ty đạt được nhưng rõ ràng không tận dụng được là lãng phí, nếu sử dụng được nguồn đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết sẽ mang lại những lợi ích tài chính nhất định và sau nữa là tạo cho công ty một cơ cấu nợ ngắn hạn đa dạng hơn.
Việc công ty xây dựng Sông Đà 8 tăng cường sử dụng nguồn vốn chiếm dụng là phù hợp với điều kiện là một công ty làm việc trong lĩnh vực xây lắp. Những nguồn vốn chiếm dụng: phải trả người bán, người mua trả trước, phải trả phải nộp khác... có đặc điểm là luân chuyển rất nhanh, huy động các nguồn này công ty phải tính đến khả năng sẵn sàng thanh toán khi đến hạn. Theo nhận định mang tính chất kinh tế thì giữ tiền để đáp ứng khả năng thanh toán là đúng nhưng khi giữ quá nhiều tiền thì gây ra sự lãng phí vì tiền không bỏ vào kinh doanh thu lãi thì là vốn chết. Rõ ràng cân nhắc giữa việc giữ nhiều tiền mặt và cơ hội đạt được khi huy động vốn từ nguồn chiếm dụng thì chưa hẳn nguồn vốn chiếm dụng đã hoàn toàn là nguồn vốn tốt, nhưng đó lại là nguồn vốn có thể huy động nhằm đáp ứng nhanh chóng cho nhu cầu SXKD.
Trong nguồn vốn chủ sở hữu công ty đã tích cực bổ sung nguồn vốn kinh doanh cũng như toàn bộ vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế. Với số vốn ngân sách nhà nước cấp ban đầu còn nhỏ so với nhu cầu vốn của một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, công ty xây dựng Sông Đà 8 đã phải tăng cường bổ sung vốn kinh doanh để có thể mở rộng hoạt động của mình. Trên thực tế công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Tổng công ty giao cho, công ty chưa có đủ điều kiện để bao thầu toàn bộ việc xây lắp các công trình lớn tự tìm kiếm, mà việc bao thầu đó vẫn dưới danh nghĩa Tổng công ty. Thêm vào đó, công ty chịu rủi ro lớn vì trong cơ cấu vốn chỉ có vốn chủ sở hữu, vốn vay ngắn hạn, đến năm 2000 mới có vốn vay dài hạn. Nếu tiếp tục tăng cường huy động vốn chủ sở hữu trong khi không huy động nợ dài hạn là lựa chọn rất mạo hiểm. Nhà nước có thể mất toàn bộ nếu công ty phá sản hay làm ăn không có lãi. Như vậy việc chủ động tăng cường huy động vốn chủ sở hữu chưa phải là phương thức huy động an toàn.
a.2. Tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao.
Công ty xây dựng Sông Đà 8 chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác
và đồng thời cũng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Thể hiện ở khoản phải thu của công ty tăng ngày càng nhanh và càng lớn hơn. Năm 1999, số vốn bị chiếm dụng là 14.258.900.946 đồng, thì đến năm 2000 là 39.703.069.909 đồng. Như vậy số vốn bị chiếm dụng mỗi năm chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn vốn của công ty. Chấp nhận bị chiếm dụng vốn công ty sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn và có khả năng tăng doanh thu của mình, nhưng bị chiếm dụng vốn quá lớn đôi khi là sự không hiệu quả. Vốn lưu động sinh lời trong quá trình luân chuyển, để vốn bị chiếm dụng quá lâu là công ty làm chậm sự luân chuyển của đồng vốn và làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tư (Bên A) chậm thanh toán các công trình.
a.3.Khả năng thu hút vốn đầu tư của công ty so với nhu cầu đầu tư còn thấp
Ngoài các hình thức huy động truyền thống như vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng...thì vốn huy động bằng cách phát hành chứng khoán chưa được thực hiện. Nguồn vốn huy động bằng hình thức thuê, mua tài chính chưa phát huy triệt để, vốn tích luỹ và vốn ngân sách Nhà Nước chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi đó để đảm bảo sự phát triển bề vững thì công ty phải kết hợp nhiều hình thức huy động vốn khác nhau.
Việc thực hiện tiến trình cổ phần hoá chậm đã làm giảm khả năng huy động vốn cho công ty và còn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế chung tro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT113.docx