Tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam, so sánh với pháp luật Cộng hòa Pháp: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương
năm 2010
Tên công trình:
Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành
công ty cổ phần tại Việt Nam, so sánh với pháp luật
Cộng hòa Pháp
Thuộc nhóm ngành : Khoa học xã hội 2b
Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Liên Nam/nữ:…Nữ…. Dân tộc:..Kinh….
Lớp: Pháp 3… Khoá:…46… Khoa: Kinh tế đối ngoại.. Năm thứ : .3../ số năm đào tạo.
Ngành học : ..Kinh tế đối ngoại.....
Đỗ Thùy Dương Nam/nữ:…Nữ…. Dân tộc:..Kinh….
Lớp: Pháp 3… Khoá:…46… Khoa: Kinh tế đối ngoại.. Năm thứ : .3../ số năm đào tạo.
Ngành học : ..Kinh tế đối ngoại.....
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Hằng
Hà Nội – 2010
2
MỤC LỤC
Lời mở đầu ....................................................................................................................... 3
Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần ...........
92 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam, so sánh với pháp luật Cộng hòa Pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương
năm 2010
Tên công trình:
Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành
công ty cổ phần tại Việt Nam, so sánh với pháp luật
Cộng hòa Pháp
Thuộc nhóm ngành : Khoa học xã hội 2b
Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Phƣơng Liên Nam/nữ:…Nữ…. Dân tộc:..Kinh….
Lớp: Pháp 3… Khoá:…46… Khoa: Kinh tế đối ngoại.. Năm thứ : .3../ số năm đào tạo.
Ngành học : ..Kinh tế đối ngoại.....
Đỗ Thùy Dương Nam/nữ:…Nữ…. Dân tộc:..Kinh….
Lớp: Pháp 3… Khoá:…46… Khoa: Kinh tế đối ngoại.. Năm thứ : .3../ số năm đào tạo.
Ngành học : ..Kinh tế đối ngoại.....
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Hằng
Hà Nội – 2010
2
MỤC LỤC
Lời mở đầu ....................................................................................................................... 3
Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần ............................... 8
1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần ........................................................... 8
1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần ..................................................................... 8
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên thế giới .............. 18
1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần tại Việt Nam ............ 12
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần ............................................... 16
1.1.3. Phân loại công ty cổ phần ............................................................................ 17
1.1.4. Sự khác biệt giữa các loại hình công ty cổ phần của Việt Nam và của
Cộng hòa Pháp .................................................................................................................. 18
1.2. Quản lý và điều hành công ty cổ phần ........................................................ 21
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý và điều hành công ty cổ phần ............................... 21
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần ..................... 22
Chƣơng 2: Thực trạng một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ
phần tại Việt Nam trong thời gian qua ..................................................................................... 25
2.1. Cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông .................................................. 25
2.1.1. Quy định của pháp luật về triệu tập Đại hội đồng cổ đông ......................... 25
2.1.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 25
2.1.1.2. Quy định của pháp luật Pháp ................................................................. 29
2.1.2. Thực trạng về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam ............ 33
2.1.3. Đánh giá về vấn đề triệu tập Đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam và vận
dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam ....................................................................... 38
2.2. Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số ................................. 42
2.2.1. Quy định của pháp luật về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông
thiểu số .............................................................................................................................. 42
2.2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 42
2.2.1.2. Quy định của pháp luật Pháp ................................................................. 44
2.2.2. Thực trạng về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu
số tại Việt Nam .................................................................................................................. 47
2.2.3. Đánh giá về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số
tại Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam ..................................... 50
2.3. Vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát ............................... 52
2.3.1. Quy định của pháp luật về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban
kiểm soát ........................................................................................................................... 52
2.3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 52
2.3.1.2. Quy định của pháp luật Pháp ................................................................. 54
2.3.2. Thực trạng hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam ............................... 56
2.3.3. Đánh giá về hoạt động của Ban kiểm soát tại Việt Nam và vận dụng
kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam ................................................................................ 59
2.4. Sự minh bạch trong công bố thông tin ........................................................ 61
2.4.1. Quy định của pháp luật về vấn đề công bố thông tin ................................... 61
2.4.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam .......................................................... 61
3
2.4.1.2. Quy định của pháp luật Pháp ................................................................. 64
2.4.2. Thực trạng về vấn đề minh bạch trong công bố thông tin tại Việt Nam ..... 65
2.4.3. Đánh giá về vấn đề công bố thông tin tại Việt Nam và vận dụng kinh
nghiệm của Pháp cho Việt Nam ........................................................................................ 68
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều
hành công ty cổ phầnở Việt Nam .............................................................................................. 70
3.1. Định hƣớng hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và điều
hành công ty cổ phần ...................................................................................................... 70
3.2. Giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý
và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam .................................................................... 72
3.2.1. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý ........................ 72
3.2.1.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông .......................................... 72
3.2.1.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ ............................... 73
3.2.1.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát ........................ 74
3.2.1.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin ............................................... 76
3.2.2. Nhóm các giải pháp nhằm thực hiện đúng luật ............................................ 78
3.2.2.1. Về cách thức triệu tập Đại hội đông cổ đông .......................................... 78
3.2.2.2. Về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông nhỏ ............................... 79
3.2.2.3. Về vai trò chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát ........................ 80
3.2.2.4. Về sự minh bạch trong công bố thông tin ............................................... 81
3.3. Một số giải pháp khác .................................................................................... 83
3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô ................................................................................... 83
3.3.2. Nhóm giải pháp vi mô ................................................................................... 85
Kết luận ............................................................................................................................ 87
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 89
Phụ lục: Vụ án tranh chấp trong công ty cổ phần ....................................................... 94
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế khu vực
và thế giới. Đường lối phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước ta xác định là phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thể hiện tính đúng đắn và sáng
suốt thông qua sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện và không
ngừng nâng cao. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập và phát triển này chúng ta cũng còn
phải đương đầu và cần vượt qua những rào cản trước những yếu tố kinh tế cũ vẫn còn tính
bao cấp, lạc hậu và trước những yếu tố kinh tế mới còn mầy mò hoặc chưa có kinh nghiệm.
Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế tôn trọng sự tồn tại và phát triển của nhiều
thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết và giám sát của Nhà
nước thông qua các thế chế và hệ thống luật pháp kinh tế. Mặc dù vậy, để cho mọi thành
phần kinh tế nhận thức được đầy đủ hệ thống luật pháp nói chung cũng như những đạo luật
điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh nói riêng
là điều không dễ dàng thực hiện ngay. Lẽ đương nhiên là trong thực tiễn đã nảy sinh nhiều
vụ tranh chấp, kiện tụng ở tất cả các loại hình doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh những
vấn đề về nhận thức, tuân thủ trong pháp luật và thực tế quản lý điều hành sản xuất, kinh
doanh trong đó loại hình công ty cổ phần là một mẫu ví dụ rất điển hình.
Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp đang phát triển và ngày
càng phổ biến ở nước ta hiện nay. Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật điều
chỉnh hoạt động quản lý và điều hành của loại hình công ty này, trong đó văn bản cơ bản
nhất là Luật doanh nghiệp mới được chính thức áp dụng từ năm 2005 đến nay nên còn
nhiều điểm cần bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển mạnh mẽ của loại
hình doanh nghiệp này; bởi vì, so với các loại hình doanh nghiệp khác thì công ty cổ phần
thường có nhiều ưu thế trong việc huy động tiền nhàn rỗi công chúng; linh hoạt, năng động
trong quản lý, điều hành; và là loại hình doanh nghiệp chuyển đổi của các doanh nghiệp
nhà nước theo theo chủ trương của Chính phủ.
Trong thực tiễn, công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần ở nước ta đã và đang
có nhiều vướng mắc về pháp lý tạo nên các vụ tranh chấp xuất phát chính từ sự không am
hiểu luật pháp hoặc lợi dụng sự chưa hoàn thiện của pháp luật để trục lợi. Một số vụ tranh
chấp được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí được coi là
những vụ án điển hình để đưa vào sách giáo khoa, sách tham khảo như: Vụ kiện họp Hội
5
đồng quản trị không đúng trình tự theo quy định của luật tại Công ty cổ phần Từ Liêm năm
2005; vụ kiện đòi hủy bỏ Bản điều lệ và việc tăng vốn tại Công ty cổ phần Nhiếp ảnh Hà
Nội năm 20051; hoặc vụ việc phát hành 25.000 cổ phần không đúng quy định và xảy ra
tranh chấp giữa các cổ đông năm 2006 của Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh
Xuân
2
... Trong các tranh chấp này, vấn đề quyền và nghĩa vụ của mỗi cơ quan quản lý hay
từng chức danh quản lý trong công ty cổ phần, pháp luật và Điều lệ công ty đều có những
quy định cụ thể nhưng đôi khi không được tôn trọng, bên cạnh đó các quy định của luật
pháp và Điều lệ công ty vẫn còn những kẽ hở hoặc không bao quát hết các vấn đề phát sinh
từ thực tiễn nên việc xảy ra tranh chấp và phát sinh kiện tụng là điều không tranh khỏi.
Thực tiễn này ở Việt Nam cũng là những vấn đề đã từng tồn tại của nhiều
nước trên thế giới có phát triển và phổ biến loại hình công ty cổ phần trong nền kinh
tế. Trong đó, Cộng hòa Pháp là quốc gia có hệ thống luật pháp điều chỉnh các hoạt
động quản lý và điều hành công ty cổ phần khá hoàn thiện nên có thể học tập và rút
ra được nhiều kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm đã lựa chọn đề tài “Một số vấn đề pháp
lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam - có so sánh với pháp
luật cộng hoà Pháp” làm công trình nghiên cứu khoa học của mình. Sở dĩ nhóm
chọn hệ thống luật pháp Cộng hoà Pháp mà cụ thể là Luật Công ty của Pháp bởi
nhiều điểm tương đồng mà từ đó nhóm hy vọng có thể rút ra những đề xuất nhằm
góp phần hoàn thiện một số quy định pháp lý trong Luật doanh nghiệp 2005.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến các vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ
phần, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu của Việt Nam và
của Pháp.
Đối với các công trình nghiên cứu của Việt Nam, một số bài báo trong Tạp
chí “Pháp lý” (như bài “Những bất cập cần sửa đổi trong văn bản thi hành luật
Doanh nghiệp”, Thanh Nghị, 08/2008, Tạp chí Pháp lý, tr.9) đã phản ánh những bất
cập cần sửa đổi trong văn bản thi hành luật doanh nghiệp, các vi phạm pháp luật mà
1
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, Công ty: vốn , quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp
2005, Nxb. Tri thức, 2009.
2
Xem tại Phụ lục của đề tài
6
doanh nghiệp thường mắc phải trong quản lý và điều hành công ty cổ phần. Một số
bài báo nghiên cứu của các tác giả như Trương Thanh Đức (“Những nhầm lẫn và
bất cập về thủ tục họp đại hội đồng cổ đông”, Tạp chí Nhà quản lý, số 73, tháng
07/2009), TS. Nguyễn Quốc Vinh (“Thỏa thuận cổ đông: Một nội dung mới cho
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số tháng 11/2009)
cũng đề cập tới những sai sót và nhầm lẫn về trình tự, thủ tục tiến hành việc quản lý
và điều hành công ty cổ phần. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã tham khảo trong
một số tài liệu chuyên khảo như Chuyên khảo luật kinh tế của PGS.TS. Phạm Duy
Nghĩa, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2004 hay Hỏi đáp Luật đầu tư và Luật
doanh nghiệp, của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, NXB Tài chính, Hà Nội
2006 cũng đã rút ra được nhiều thông tin bổ sung cho vấn đề nghiên cứu.
Đối với các công trình nghiên cứu của Pháp, tác giả Francis Lemeunier trong
công trình nghiên cứu “Société anonyme, constitution-gestion” đã nêu lên các vấn
đề pháp lý trong việc hình thành, quản lý, điều hành công ty cổ phần. Các tác giả M.
Cozian – A.Viandier – F. Deboissy trong công trình nghiên cứu có tên “Droit des
sociétés” (2001, 4e édition, Édition Libraire de la Cour de Cassation 27 place
Dauphines, 75001 Paris) đã phân tích các quy định trong Luật công ty của Pháp
nhằm chỉ ra các quy định trong việc thành lập, quản lý và điều hành các loại hình
công ty ở Pháp.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu khoa học, nhóm nghiên
cứu cho rằng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào được tiến hành với nội
dung như đề tài đã chọn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Những quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động
quản lý và điều hành công ty cổ phần
- Mục tiêu nghiên cứu: Các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý
điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phầnở Việt Nam trên cơ sở
phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các công ty cổ phầntiếp cận từ góc độ
pháp lý trong quản lý và điều hành, đồng thời nghiên cứu và vận dụng các kinh
nghiệm của Cộng hòa Pháp về các vấn đề có liên quan.
7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích, tổng hợp, so sánh luật
học, điều tra xã hội học (sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn chuyên gia).
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho đến nay.
- Về không gian: Việt Nam và cộng hòa Pháp.
- Về nội dung: hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phầnhiện nay đặt
ra rất nhiều vấn đề pháp lý. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu sâu, nhóm nghiên cứu
chỉ giới hạn công trình nghiên cứu của mình ở bốn vấn đề sau đây: cách thức triệu
tập Đại hội đồng cổ đông, quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số, vai
trò, chức năng và trách nhiệm của Ban kiểm soát, sự minh bạch trong công bố thông
tin.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Báo cáo khoa học với các đề xuất nhằm hoàn thiện một số quy định pháp lý
điều chỉnh hoạt động quản lý và điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam.
7. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về quản lý và điều hành công ty cổ phần
Chương 2: Thực trạng một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ
phần tại Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý và
điều hành công ty cổ phần ở Việt Nam.
8
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Khái quát chung về công ty cổ phần.
1.1.1. Sự hình thành công ty cổ phần
1.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên thế giới
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát
triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Nó được xem là phương thức
phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và
qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển. Sự hình thành và phát triển
của công ty cổ phầngắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền
tệ.
Ở các nước khác nhau, công ty cổ phần có thể có những tên gọi khác nhau. Ở Pháp
là công ty vô danh (Société Anonyme), ở Anh là công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn
9
(Company limited by shares), ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh (Corporation), và ở
Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha)…3.
Từ thế kỷ XVIII, XIX đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp
hoá ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ là nhu cầu tích tụ vốn tái sản xuất của các nhà tư bản.
Sự phát triển vượt bậc của Chủ nghĩa Tư bản đòi hỏi phải có quy mô sản xuất kinh doanh
ngày càng lớn, cạnh tranh giữa các hãng sản xuất và độc quyền ở mức độ ngày càng gay
gắt. Các chủ tư bản đi đến thoả hiệp với nhau nhằm thu được lợi nhuận tối đa và bành
trướng hơn nữa thế lực kinh tế của mình. Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh được ra
đời nhằm thoả mãn những nhu cầu này, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và tập
trung tư bản, như nhận định của Các Mác “Qua các công ty cổ phần, sự tập trung đã thực
hiện được việc đó trong nháy mắt”4.
Về mặt lịch sử hình thành, tuy công ty cổ phần ra đời sau các loại công ty đối nhân
nhưng là hình thức đầu tiên của loại hình công ty đối vốn. Khác với sự ra đời của hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn – là sản phẩm của các nhà lập pháp xuất phát từ nhu cầu của
thực tiễn kinh doanh, công ty cổ phần được hình thành trong hoạt động kinh doanh và do
nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận và được hoàn
thiện thành một chế định pháp lý. Đơn cử như ở Anh, Luật công ty được ban hành lần đầu
tiên năm 1844 nhưng trước đó hơn 100 năm đã có sự xuất hiện của các công ty cổ phần.
Và phải đến năm 1856, ở Anh mới có Luật về công ty cổ phần.
Việc doanh nghiệp bán cổ phiếu để gom vốn đã có từ thế kỷ XIII. Khắp châu Âu
người ta đã từng bán cổ phiếu của các doanh nghiệp khai mỏ và đóng tàu. Công ty Đông
Ấn (East India Company) của Anh (1600-1874) là công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên trên
thế giới. Công ty này được thành lập ngày 31/10/1860 bởi một nhóm có 218 người, và
được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn, các quốc gia và
hải cảng ở châu Á, châu Phi và được đi lại từ tất cả các hải cảng của các đảo, thị trấn và địa
điểm ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ ngoài Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope) và Eo
biển Magellan. Sau khi được cấp phép, công ty đó đã cử một đoàn tàu gồm năm chiếc lên
đường, nó đã chinh phục được Ấn Độ. Ngày 01/6/1874, Công ty bị giải thể khi giấy phép
lần sau cùng không được gia hạn. Công ty đầu tiên này hoạt động hết sức lỏng lẻo: “Người
đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển và sau mỗi chuyến đi biển nhận lại vốn cổ phần và tiền
3
Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nxb. Trẻ, 2003, tr.18.
4
Các Mác, Tư bản, quyển 1, tập III, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1975, tr.199.
10
lãi”5. Đến năm 1602, ở Hà Lan xuất hiện các công ty cổ phần theo hình thức tương tự công
ty Đông Ấn của Anh, rồi lần lượt công ty cổ phần xuất hiện ở Thụy Điển, Đan Mạch,
Đức… Tuy nhiên các công ty cổ phần chỉ dành riêng cho lĩnh vực kinh doanh quốc tế, còn
ở Anh vào thời kỳ đó, những ngành hoạt động khác như buôn bán nô lệ, sản xuất các mặt
hàng công nghiệp bông, dệt, nguyên liệu… người ta vẫn sử dụng hình thức góp vốn, chịu
trách nhiệm liên đới. Hình thức này tuy có những bất tiện về trách nhiệm, về giải thể khi có
một thành viên chết đi, nhưng nó vẫn đảm bảo cho chủ nhân sáng lập có thể kiểm soát
được việc kinh doanh trọn vẹn. Do đó, nó vẫn được ưa dùng. Từ thực tế này số lượng các
công ty cổ phần được thành lập ở Anh đã giảm và các doanh nhân đã chuyển sang thành
lập công ty cổ phần ở Mỹ.
Công ty cổ phần ở Mỹ phát triển rất mạnh. Ban đầu là vì phải xây dựng đường xe
lửa, sau này là để thiết lập mạng lưới phân phối và bán lẻ trên toàn lãnh thổ rộng lớn của
Mỹ. Chính do yêu cầu tài trợ cho các công ty làm đường xe lửa mà thị trường chứng khoán
ở NewYork phát triển. Năm 1811, bang NewYork ban bố luật về tính trách nhiệm hữu hạn
dành cho các công ty sản xuất. Nhờ có luật này, tiền ùn ùn đổ về NewYork và tính hữu hạn
trở thành phổ biến vì bang nào không dùng đến nó là không thu hút được vốn6.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX ở các nước tư bản phát triển, công ty cổ
phần bắt đầu phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông, vận tải, xây dựng, các
ngành chế tạo cơ khí, ngân hàng, bảo hiểm… và đồng thời là sự phát triển rộng rãi của loại
hình công ty này ở các nơi khác trên thế giới. Đến những năm 20, 30 của thế kỷ XIX, với
sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, nền kinh tế thế giới có bước phát triển
mạnh mẽ, điều đó dẫn đến nhu cầu phải tập trung những nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sơ
hạ tầng kinh tế – xã hội. Công ty cổ phần là một trong những công cụ giúp thực hiện nhanh
chóng vấn đề tập trung vốn. Vì vậy, có ý kiến bình luận rằng: “Nếu như cứ phải chờ cho
đến khi tích luỹ làm cho số tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương được việc
xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt”7. Sự ra đời của
công ty cổ phần đã giúp cho các nhà doanh nghiệp giải quyết được mâu thuẫn về tiền vốn
một cách sáng tạo.
5
Đoàn Văn Trường, Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần, Nxb. KHKT, Hà Nội 1996,
tr. 10.
6
Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nxb. Trẻ, 2003, tr.25.
7
Các Mác, Tư bản, quyển 1, tập III, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1975, tr.199.
11
Tóm lại, trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, từ phạm vi ở một nước,
một khu vực nhất định công ty cổ phần đã phát triển thành những công ty đa quốc gia, hoạt
động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đúng như nhận định: “Công ty cổ phần đã phát triển
ở hầu hết các nước từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một ngành
đến đa ngành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia thông qua các công ty siêu quốc gia”8.
Ở Mỹ, năm 1989, số lượng các công ty cổ phần chiếm 31,7% trong tổng số các xí
nghiệp công nghiệp và chiếm 92,6% giá trị tổng sản phẩm công nghiệp. Ngày nay, công ty
cổ phần đã chiếm vị trí thống lĩnh trong các ngành công nghiệp, dịch vụ công cộng và
trong các ngành khác nhau của nền kinh tế Hoa Kỳ9.
Ở các nước phương Tây, công ty cổ phần là mô hình phổ biến nhất cho các doanh
nghiệp có quy mô lớn. Ở Đức, vốn cơ bản trung bình của các công ty cổ phần năm 1980 là
43 triệu DM, trong khi đó vốn trung bình của một công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ là 0,38
triệu DM. Trong 100 công ty lớn nhất của Đức năm 1980 có tới 66 công ty cổ phần. Ở
Pháp, vào năm 1986, có tới 123.303 công ty cổ phần, chiếm tới 15,22% tổng số các doanh
nghiệp10.
Như đã phân tích ở trên công ty cổ phần ra đời từ nhu cầu khách quan phát triển
kinh tế – xã hội cần có sự liên kết hùn vốn, đồng thời về mặt chủ quan, các nhà đầu tư
muốn chia sẻ những gánh nặng rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
Cùng với sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần là nhu cầu cần phải có sự điều chỉnh
của pháp luật.
Ở Anh, Luật về công ty cổ phần được ban hành năm 1844. Theo đó, các công ty
muốn được thành lập không phải xin phép mà chỉ cần đăng ký. Tuy nhiên, luật này không
cho công ty được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Sự hạn chế này phản ánh sự nghi
ngờ của dư luận về công ty cổ phần lúc đó. Tuy nhiên, vào những năm 1850 có hơn 40
công ty Anh sang Pháp để thành lập dù chi phí thành lập công ty ở Pháp rất cao. Chính phủ
Anh sợ mất doanh nghiệp nên vào năm 1855 ban hành luật về tính trách nhiệm hữu hạn
(Limited Liability Act) dành cho các công ty đã được thành lập theo luật về công ty cổ
8
Đặng Cẩm Thúy, Bàn về con đường hình thành công ty cổ phần ở các nước Tư bản và vận dụng vào Việt
Nam, Tạp chí NCKT, Số 225, 2/1997, tr. 35.
9
Từ Thảo, Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và ở Việt Nam, ULR:
truy cập ngày 6/4/2010 lúc 16:03 PM.
10
Từ Thảo, Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và ở Việt Nam, ULR:
truy cập ngày 6/4/2010 lúc 16:03 PM.
12
phần. Cuối cùng cả hai luật kia được sáp nhập thành một năm 1862 lấy tên là Luật về công
ty (Company Act).
Vào thời đó, Anh là đế quốc thống trị về hàng hải và là một cường quốc công
nghiệp hàng đầu thế giới. Luật công ty của Mỹ được ban hành năm 1881 ở NewYork chịu
sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Luật Công ty của Anh. Các nước trong khối Thịnh Vượng
Chung (Australia, Hong Kong, Singapore, Ấn Độ) ngày nay có luật công ty giống của Anh.
Riêng Pháp và Đức đi theo con đường khác do những khác biệt về văn hoá và lịch
sử. Ở Đức, luật công ty cổ phần được ban hành năm 1870. Công ty cổ phần của Đức được
luật quy định chặt chẽ và không uyển chuyển như công ty của Anh và Mỹ. Ở Pháp, bộ luật
Napoleon năm 1807 đã thiết lập một nền tảng cho công ty bằng cách cho lập công ty giao
vốn đơn giản (Société en commandite simple) 11.
1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần tại Việt Nam
Tháng 12/1986 được coi là cột mốc khởi đầu cho quá trình đổi mới ở nước ta với
nghị quyết của Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà bản chất của nó là
chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Một trong những
điểm quan trọng của quá trình nói trên là phát triển các thành phần kinh tế, gồm kinh tế nhà
nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trước thời kỳ này, do chiến tranh trong nhiều năm nên nền kinh tế của Việt Nam chưa
được tập trung phát triển, chính vì vậy việc hình thành nên các công ty vẫn còn rất hiếm và
chủ yếu ở những dạng rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, sau khi đất nước hoàn toàn được
giải phóng, bắt đầu hình thành một số xí nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp nhà nước nhà
nước thì pháp luật về doanh nghiệp bắt đầu đượ phát triển và từn bước hoàn thiện. Nhưng
cũng phải mất hơn 20 năm sau đó, nó mới được như ngày nay với hiệu lực thi hành của
Luật Doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Ở Việt Nam, các quy định về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ Dân
luật Bắc Kỳ”, trong đó tiết thứ 5 (Chương IX) nói về hội buôn được chia thành hai loại là
hội đối nhân và hội đối vốn. Trong đó hội đối vốn được chia thành hai loại là hội vô danh
(công ty cổ phần) và hội hợp cổ (công ty hợp vốn đơn giản). Nhìn chung, các quy định này
về công ty cổ phần còn rất sơ khai12. Đây thực chất là những quy định được lấy từ Bộ luật
Thương mại Pháp năm 1807. Đến năm 1944, chính quyền Bảo Đại ban hành Bộ luật
11
Nguyễn Ngọc Bích, Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nxb. Trẻ, 2003, tr.26.
12
Lê Thị Châu, Quyền sở hữu tài sản của công ty, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1997, tr. 17.
13
thương mại Trung Kỳ có hiệu lực áp dụng tại Trung Kỳ, trong đó có quy định về công ty
cổ phần (gọi là công ty vô danh) từ Điều 102 đến Điều 142 và từ Điều 159 đến Điều 17113.
Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương mại, trong
đó công ty cổ phần được gọi là hội nặc danh với đặc điểm “gồm có các hội viên mệnh danh
cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần”
(Điều 236) và “chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ 7 người trở lên” (Điều 295). Các
vấn đề pháp lý liên quan đến hình thức hội nặc danh như thành lập, góp vốn, cơ cấu quản
lý … đã được quy định rất chi tiết trong Bộ luật này từ Điều 236 đến Điều 278 cũng như
từ Điều 295 đến Điều 31414.
Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975 và trên
phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20, với chính sách kinh tế
kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công ty nói chung và công ty cổ phần nói riêng hầu
như không được pháp luật thừa nhận. Khái niệm “công ty” trong giai đoạn này không được
hiểu đúng bản chất pháp lý mà chỉ được hiểu theo hình thức kinh doanh. Các hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm các nhà máy, xí nghiệp
quốc doanh, hợp tác xã (đối với thành phần kinh tế tập thể) và công tư hợp danh (hình
thành từ quá trình cải tạo công thương nghiệp XHCN). Trong giai đoạn này, mặc dù Điều
lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước CHXHCN Việt Nam (ban hành kèm theo Nghị định
115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977) có đề cập đến hình thức công ty cổ phần khi quy
định “xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp” có thể thành lập theo hình thức “công ty vô danh”
(một tên gọi khác của công ty cổ phần) nhưng lại không có văn bản pháp luật nào quy định
về tổ chức và hoạt động của hình thức công ty cổ phần này. Và trên thực tế, cũng không có
xí nghiệp hoặc công ty hỗn hợp nào được thành lập theo hình thức “công ty vô danh” theo
quy định của Điều lệ về đầu tư của nước ngoài năm 1977 kể trên.
Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức công ty cổ
phần mới chính thức được quy định cụ thể. Theo Luật Công ty 1990, công ty cổ phần được
xác định với các đặc điểm sau:
13Từ Thảo, Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và ở Việt Nam, ULR:
truy cập ngày 6/4/2010 lúc 16:03 PM.
14
Từ Thảo, Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trên thế giới và ở Việt Nam, ULR:
truy cập ngày 6/4/2010 lúc 16:03 PM.
14
- Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít
nhất là 7.
- Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua 1 hoặc nhiều cổ
phiếu.
- Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập
viên, của thành viên Hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên.
- Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu ghi tên chỉ được
chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị, trừ trường hợp quy định tại
Điều 39 của Luật này.
Sau khi Luật Công ty ra đời, nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được ban hành
nhằm điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau
nhưng được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Hoạt động của các doanh nghiệp này
một mặt phải tuân thủ các quy định của Luật Công ty, mặt khác, do đặc thù riêng của các
ngành nghề kinh doanh, hoạt động của các doanh nghiệp này còn phải tuân thủ theo quy
định của các luật chuyên ngành. Chẳng hạn như trong Luật các tổ chức tín dụng có hiệu
lực từ ngày 01/10/1998 tại Điều 12 quy định về các loại hình tổ chức tín dụng có hình thức
tổ chức tín dụng cổ phần của Nhà nước và nhân dân, hay nói cách khác các Ngân hàng
thương mại cổ phần chính là các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền
tệ. Trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, tại Điều 2.1 Quy chế về tổ chức và hoạt động
của công ty chứng khoán ban hành kem theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK ngày
13/10/1998 quy định “Công ty chứng khoán là công ty cổ phần thành lập hợp pháp tại Việt
Nam, được uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại
hình kinh doanh chứng khoán”.
Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Công ty đã phát huy được tích cực vai trò của mình,
góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn các
quan hệ kinh doanh ở nước ta trong thời kỳ này liên tục biến đổi, Luật công ty đã bộc lộ rất
nhiều bất cập, nhất là trong vấn đề thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh. Các doanh
nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân chỉ được thành lập khi được Ủy ban nhân dân
tỉnh/thành phố cho phép. Công việc xin phép thành lập doanh nghiệp rất phức tạp, tốn kém
cả về thời gian và tiền bạc. Vào thời kỳ đó hoàn thành thủ tục thành lập một doanh nghiệp
trung bình mất khoảng sáu tháng và tốn hơn 1.000 USD, bằng khoảng ba – bốn lần thu
15
nhập bình quân đầu người. Sau khi thành lập, doanh nghiệp cũng chỉ được quyền kinh
doanh những gì mà cơ quan nhà nước cho phép. Vì vậy, mọi sự thay đổi liên quan đến
doanh nghiệp như thay đổi về vốn, ngành, nghề kinh doanh, người góp vốn, địa điểm đặt
trụ sở chính và phạm vi kinh doanh… đều phải được các ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho
phép hoặc chấp thuận. Kết quả là, trong gần 10 năm (1991 – 1999) có khoảng 45.000
doanh nghiệp thành lập; và đến ngày 31/12/1999 chỉ còn khoảng gần 30.000 doanh nghiệp
đang tồn tại, trong đó gần 2/3 là doanh nghiệp tư nhân, khoảng vài trăm công ty cổ phần và
số còn lại là công ty trách nhiệm hữu hạn15. Chính vì thế, việc sửa đổi, thay thế luật này
được đặt ra như là một sự tất yếu khách quan. Luật Doanh nghiệp 1999 đã được ra đời
trong bối cảnh đó.
Những thay đổi trong Luật Doanh nghiệp 1999 đã thúc đẩy cho sự phát triển của
khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển Donah
nghiệp Nhỏ và Vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Từ đầu năm 2000 đến hết năm 2005, đã có
160.752 doanh nghiệp đăng ký thành lập, gấp 3,3 lần so với tổng số doanh nghiệp được
thành lập giai đoạn 1991 – 1999. Đã có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu loại hình doanh
nghiệp, doanh nghiệp tư nhân giảm xuống đáng kể, từ khoảng 74% tổng số doanh nghiệp
thành lập năm 1991 xuống còn khoảng hơn 20% năm 2006. Công ty cổ phần tăng nhanh và
liên tục, đặc biệt năm 2000 chỉ chiếm khoảng 10% thì đến năm 2006 đã chiếm khoảng
20% tổng số doanh nghiệp.16
Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, Luật Doanh nghiệp 1999 đã được thay thế bằng
Luật Doanh nghiệp 2005. Trong các văn bản này, công ty cổ phần vẫn tiếp tục được ghi
nhận và được quy định theo hướng tiếp cận dần đến các chuẩn mực quốc tế về quản trị
công ty cổ phần.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một trong những loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến hiện nay,
đặc biệt trong nền kinh tế thị trường theo đinh hướng XHCN như ở nước ta. Theo Luật
Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam, công ty cổ phần được quy định như sau: công ty cổ
phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
15
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp
2005, Nxb. Tri Thức, 2008, tr.54
16
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp
2005, Nxb. Tri Thức, 2008, tr.56
16
phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế
số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 2005. Công ty cổ phần có tư cách
pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Còn theo pháp luật của cộng hòa Pháp, trong bộ luật thương mại, các loại hình
công ty được chia làm hai dạng là công ty đối nhân (société de personnes) và công ty đối
vốn (société de capitaux). Khái niệm công ty cổ phần được quy định như sau: công ty cổ
phần là công ty mà vốn được chia thành các cổ phần và được hình thành giữa các cổ đông,
các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với phần vốn mà họ đã góp vào công ty. Số lượng các
cổ đông có thể dưới 7 người17
Từ góc độ pháp lý, có thể khái quát một số đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần
như sau:
Một là, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi
là cổ phần. Đây là đặc trưng rất cơ bản của công ty cổ phần. Trong quá trình hoạt động,
công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng để công khai huy động
vốn. Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện dễ dàng thông qua hành vi bán cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán.
Hai là, công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản
riêng của công ty. Điều đó có nghĩa là các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của công ty đối với phần vốn họ đã góp vào công ty.
Ba là, số lượng cổ đông phải lớn hơn hoặc bằng ba cổ đông. Đặc điểm đặc biệt nhất
là công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn, đây là loại hình doanh
nghiệp duy nhất ở Việt Nam được quyền phát hành cổ phần.
Bốn là, công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập. Bản thân
công ty là một chủ thể pháp luật, là chủ sở hữu của tài sản công ty, là chủ và con nợ đối với
các khoản nợ của công ty. Các cổ đông được quyền chia lợi nhuận và phần tài sản còn lại
khi công ty giải thể, quyền mua cổ phần khi công ty phát hành thêm cổ phần.
17
Code de commerce, art. L225-1 . Nguyên văn trong tiếng Pháp:”La société anonyme est la société dont le
capital est divisé en actions et qui est constituée entre des associés qui ne supportent les pertes qu'à
concurrence de leurs apports. Le nombre des associés ne peut être inférieur à sept..”
17
1.1.3. Phân loại công ty cổ phần
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam các công ty cổ phần chỉ có một loại hình duy
nhất gọi là công ty cổ phần.
Theo Luật Công ty của Pháp thì các công ty cổ phần gồm các loại hình sau:
- Công ty giao vốn cổ phần (Société en commandite par actions) là một hình thức
của công ty đối vốn được đặc trưng bởi sự hiện diện của hai loại cổ đông. Một mặt họ là
những người góp vốn, số lượng phải hơn ba người, họ chỉ chịu trách nhiệm với những thiệt
hại hay các khoản nợ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn
mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp. Mặt khác, họ là những thành viên quản trị có năng
lực kinh doanh, họ có trách nhiệm liên đới và mãi mãi về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Các thành viên quản trị không được tham gia vào Ban kiểm soát cũng không được tham
gia bỏ phiếu hay chỉ định những thành viên của Hội đồng quản trị18.
- Công ty cổ phần giản đơn (Société par actions simplifiée) được hình thành bởi một
hay nhiều người, họ cũng chịu trách nhiệm về các khoản nợ tương ứng với phần vốn đã
góp. Điều đó có nghĩa một người cũng có thể thành lập loại hình công ty này : trong trường
hợp này, chúng ta sẽ có một công ty cổ phần giản đơn một thành viên (Société par actions
simplifiée unipersonnelle - SASU)
19
.
- Công ty vô danh (Société anonyme) là công ty mà vốn được chia thành các cổ
phần và được hình thành giữa các cổ đông, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với phần
vốn mà họ đã góp vào công ty. Số lượng các cổ đông có thể dưới 7 người20.
1.1.4. Sự khác biệt giữa công ty cổ phần của Việt Nam và của Cộng hoà Pháp.
Công ty cổ phần là loại hình công ty có thể huy động vốn từ nhiều tổ chức và cá
nhân bằng cách phát hành và chào bán cổ phần. Ở Việt Nam, Luật công ty năm 1990 công
nhận hình thức công ty cổ phần, từ năm 1995, loại hình công ty này đã trở thành phổ biến
cùng với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, công ty cổ phần là loại
18 Code de commerce, art. L222-1 à L222-12, et L222-1 à L222-12. Nguyên văn trong tiếng Pháp:”La
société en commandite par actions est une forme de société de capitaux caractérisée par la présence de deux
types d'associés, d'une part, les " commanditaires ", leur nombre ne peut être inférieur à trois, qui ne
supportent les pertes de l'entreprise qu'à concurrence, chacun, de la valeur de leurs apports, et d'autre part,
les "commandités" qui ont la qualité de commerçants et qui répondent indéfiniment et solidairement des
dettes de la société. Les commandités ne peuvent, ni faire partie du conseil de surveillance, ni participer au
vote pour la désignation des membres de ce conseil.”
19
Code de commerce, art. L227,1. Nguyên văn trong tiếng Pháp: ”Une société par actions simplifiée peut
être instituée par une ou plusieurs personnes qui ne supportent les pertes qu'à concurrence de leur apport”.
20
Code de commerce, art. L225-1
18
hình doanh nghiệp có khả năng mở rộng qui mô vốn thông qua thị trường chứng khoán. Cổ
đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số
lượng tối đa, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp và có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 200521.
Ở Pháp, công ty cổ phần được coi là trụ cột của nền kinh tế. Luật thương mại 1807
của Pháp với bề dày lịch sử hàng trăm năm đã công nhận sự tồn tại của loại hình công ty
này.
Công ty giao vốn cổ phần ( SCA - Société en commandite par actions) được hình
thành bởi hai nhóm cổ đông. Thứ nhất là nhóm thành viên quản trị có năng lực quản lý
công ty, thứ hai là những người góp vốn, họ không được quản lý công ty và chỉ chịu trách
nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn
mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp. Ngoại trừ giữa các cổ đông góp vốn, cổ phần của
các cố đông chị được chuyển nhượng dựa vào sự đồng ý của các cổ đông khác. Trong công
ty góp vốn cổ phần, những người góp vốn có quyền của cổ đông. Một hay nhiều nhà quản
lý được chỉ định bởi sự đồng thuận của tất cả các cổ đông, do đại hội đồng chỉ định để
quản lý và điều hành công ty. Việc quản lý này sẽ được kiểm soát bởi Bam kiểm soát gồm
ba cổ đông hay bởi một hoặc nhiều kiểm toán viên22.
Công ty vô danh (SA - Société anonyme) đây là loại hình công ty tương đồng với
loại hình công ty cổ phần ở Việt Nam. Các điều luật về công ty vô danh được quy định
trong Bộ luật Thương mại 1807, chương V, mục thứ hai. Đây là một loại hình doanh
nghiệp bao gồm các đặc điểm sau : các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn vốn mà
họ đóng góp cho công ty, một công ty vô danh phải bao gồm ít nhất 7 cổ đông (điều L.225-
21
Điều 77, Luật Doanh nghiệp 2005.
22
Code de commerce, art. L222-1 à L222-12, et L222-1 à L222-12. Nguyên văn trong tiếng Pháp:” La
société en commandite est formée par deux groupes d'associés. Il faut distinguer, d'une part, les
"commandités" qui en ont la gestion et qui sont tenus à l'égard des tiers comme les associés des sociétés en
nom collectif, et d'autre part, les "commanditaires" qui ne peuvent s'immiscer dans la gestion de la société
même en vertu d'un mandat et qui ne sont tenus chacun qu'à concurrence de la valeur de leurs apports. Sauf
entre commanditaires, les parts d'un associé ne peuvent être cédées qu'en vertu d'un accord des autres
associés. Dans la société en commandite par actions, les commanditaires ont la qualité d'actionnaires. Un ou
plusieurs gérants désignés avec l'accord de tous les commandités, sont désignés par l'assemblée générale
pour gérer la société qui est contrôlée par un Conseil de surveillance de trois associés, et par un ou plusieurs
commissaires aux comptes”.
19
1 Bộ luật Thương mại 1807), vốn cổ phần phải được đăng ký đầy đủ, số lượng vốn pháp
định là 37.000 Euros ( điều L.224-2 Bộ luật Thương mại 1807), sự thay đổi về vốn không
thể thay đổi điều lệ của công ty, một hay nhiều kiểm toán viên được chỉ định để giám sát
việc quản lý kế toán, các cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần. Tổng giám đốc
điều hành công ty dưới sự giám sát của Ban Kiểm soát. Có hai mô hình quản lý công ty vô
danh, thứ nhất là dạng cổ điển với Hội đồng quản trị, dạng thứ hai là một Hội đồng quản trị
và một Ban Kiểm soát.
Công ty cổ phần giản đơn (SAS - Société par actions simplifiée) là một mô hình
công ty mới xuất hiện ở Pháp và đã nhận được sự đón nhận nhiệt liệt từ các nhà đầu tư.
Công ty cổ phần giản đơn trước hết là công ty cổ phần và vì thế nó mang những đặc điểm
cơ bản của công ty cổ phần truyền thống. Tuy vậy, so với công ty cổ phần truyền thống,
công ty cổ phần giản đơn có rất nhiều ưu điểm, dù nhìn từ khía cạnh pháp lý hay nhìn từ
khía cạnh quản trị doanh nghiệp. Công ty cổ phần giản đơn có thể được thành lập chỉ với 2
người (cá nhân hay pháp nhân). Thậm chí một người cũng có thể thành lập loại hình công
ty này. Về mặt pháp lý, quy định này đã xóa bỏ ràng buộc số lượng thành viên tối thiểu đối
với công ty cổ phần (7 thành viên theo luật công ty của Pháp), đồng thời tạo ra một sự linh
hoạt cho việc tổ chức lại công ty : một công ty cổ phần giản đơn được thành lập với 2 hay
nhiều cổ đông nhưng sau đó một cổ đông mua lại 100% vốn của công ty thì công ty không
bị giải thể mà trở thành công ty cổ phần giản đơn một thành viên. Về khía cạnh quản trị,
quy định này cho phép một nhà đầu tư (dù là cá nhân hay pháp nhân) có nhiều lựa chọn
hơn khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh một mình và tự mình nắm toàn quyền quản lý
công ty
23
. Công ty cổ phần giản đơn chịu ít ràng buộc của pháp luật. Đó là những ràng
buộc sau đây : số vốn pháp định để thành lập công ty cổ phần giản đơn là 37.000 euros24 ;
công ty không được phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, không được niêm yết trên
thị trường chứng khoán25. Mục đích của nhà lập pháp là nhằm đảm bảo tính đóng của công
ty. Tuy nhiên, các thành viên của công ty có thể phát hành chứng khoán giữa họ với nhau
hoặc cho nhân viên công ty hay cho một số lượng xác định các nhà đầu tư bên ngoài.
1.2. Quản lý và điều hành công ty cổ phần.
23
Trước khi mô hình công ty cổ phần giản đơn ra đời, một cá nhân trong trường hợp này chỉ có thể lựa chọn
giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên, còn một pháp nhân chỉ có thể lựa chọn công ty
TNHH một thành viên.
24
Số vốn này bằng số vốn pháp định để thành lập công ty cổ phần không phát hành chứng khoán rộng rãi ra
công chúng.
25
Điều 227-2 Bộ luật Thương mại của Pháp năm 2005
20
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý và điều hành công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là một thực thể thống nhất có tổ chức chặt chẽ. Bản thân công ty
cổ phần là một pháp nhân độc lập với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, bản
thân công ty không thể tự quyết định ý chí của mình hay tự mình hành động như một thể
nhân. Ý chí và hành vi của những thể nhân giữ cương vị nhất định trong công ty được xem
là ý chí và hành vi của công ty. Vì vậy, trong công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sở
hữu cổ phần và quyền quản lý kinh doanh. Sự tách biệt này giúp tiết kiệm chi phí của việc
ra quyết định và để đảm bảo rằng các nhà quản lý không đi ngược lại lợi ích của mình, các
cổ đông thành lập ra bộ máy, cơ chế để quản lý, kiểm soát những hành vi cơ hội chủ nghĩa
của các cổ đông nắm quyền kiểm soát hoặc là đối với các cổ đông khác hoặc là đối với các
đối tác khác liên quan đến công ty như chủ nợ hay người lao động.
Trước một vấn đề như vậy, nhiệm vụ của pháp luật công ty là đưa ra những hình
thức tổ chức hoạt động có thể tạo điều kiện bảo vệ những nhóm quyền lợi một cách hài hoà
và ổn định như nhóm quyền lợi của những người quản lý công ty, nhóm quyền lợi của
những cổ đông thiểu số, quyền lợi của những người cho vay. Trong nội bộ doanh nghiệp,
các nhóm trên đều mong muốn công ty kinh doanh có hiệu quả và phát triển bền vững. Tuy
nhiên, do sự tách biệt quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh đã làm nảy sinh những
rủi ro về sự khác nhau về lợi ích giữa các nhóm. Vậy vấn đề làm sao tạo ra sự tự do không
quá lớn, sự giám sát không quá quá yếu để những người có quyền quản lý và kiểm soát
công ty, thường là thành viên Ban giám đốc, Hội đồng quản trị hay những cổ đông chiếm
cổ phần chi phối trong công ty hành động một cách năng động, sáng tạo, linh hoạt vì lợi
ích của chủ sở hữu công ty. Chính vì thế, công tác quản lý và điều hành công ty ra đời
nhằm giải quyết vấn đề trên.
Tóm lại, trong một công ty có nhiều đối tượng hưởng lợi và những đối tượng này
được phân chia thành các nhóm có lợi ích xung đột với nhau thì việc quản lý và điều hành
công ty chính là giải pháp để cân bằng các ảnh hưởng đó một cách tối ưu nhằm phát huy
được tính hiệu quả, công khai, minh bạch, góp phần bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn và cải thiện
sức cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần
Công tác quản lý và điều hành công ty cổ phần bao gồm những cơ chế, quy định
thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Nội dung của công tác quản lý và điều
hành xác định cơ cấu tổ chức quản lý, xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa những
21
thành viên khác nhau trong cơ cấu quản lý công ty cổ phần, bao gồm Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phầncó trên mười
một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của
công ty phải có Ban kiểm soát26.
Như vậy, theo Luật doanh nghiệp 2005, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
được thiết kế theo một trong hai mô hình sau:
Mô hình 1: Mô hình (phải) có Ban kiểm soát
Mô hình 2: Mô hình không có (không bắt buộc) Ban kiểm soát
26
Điều 95, Luật doanh nghiệp 2005.
22
Đối với mô hình 1, việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và
chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát. Về mặt lý thuyết, đây
là mô hình truyền thống và điển hình của các công ty cổ phần. Đây là bộ máy tổ chức quản
lý phù hợp và hiệu quả trong trường hợp công ty cổ phần mang tính “đại chúng”, tức là có
sự tham gia đông đảo của các cổ đông khác nhau. Trong những trường hợp khác, bộ máy
này sẽ trở nên cồng kềnh, khiên cưỡng. Có lẽ xuất phát từ cách nhìn nhận đó mà Luật
Doanh nghiệp 2005 quy định đối với những công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân
phải có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, cũng theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì cả trong trường
hợp công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì
cũng bắt buộc phải có Ban kiểm soát. Đây là một điểm mới và khác biệt của Luật Doanh
nghiệp 2005 so với Luật Doanh nghiệp 1999.
Theo Luật Doanh nghiệp 1999 (Điều 69), việc xác định công ty cổ phần có bắt
buộc phải có Ban kiểm soát hay không là căn cứ vào yếu tố “số lượng” cổ đông, theo đó
đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông thì phải có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, trong
Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 95), việc xác định tính bắt buộc phải có Ban kiểm soát
trong công ty cổ phần phụ thuộc vào một trong hai yếu tố sau:
- Yếu tố số lượng, theo đó công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân phải có
Ban kiểm soát. Ở đây, cũng có điểm khác với luật Doanh nghiệp 1999, yếu tố số lượng chỉ
tính đối với cổ đông là cá nhân mà thôi.
- Yếu tố sở hữu cổ phần công ty, theo đó công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức sở
hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Như vậy, yếu tố sở hữu
cổ phần công ty trong việc bắt buộc phải có Ban kiểm soát chỉ đặt ra đối với cổ đông là tổ
chức.
Chỉ cần công ty cổ phần có một trong hai yếu tố đó thì đã rơi vào trường hợp bắt
buộc phải có Ban kiểm soát mà không cần phải có cả hai yếu tố cùng một lúc.
Còn ở mô hình 2 thì không còn sự xuất hiện của Ban kiểm soát. Ở Pháp thì mô hình
này được gọi là cấu trúc đơn. Hội đồng quản trị có ít nhất ba người nhưng không được quá
12 người. Trên nguyên tắc thì những người này không được nắm chức vụ trong Ban Giám
đốc.
23
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Cách thức triệu tập Đại hội đồng cổ đông
2.1.1. Quy định của pháp luật về triệu tập Đại hội đồng cổ đông
2.1.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam.
a. Chức năng và thành phần
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định (cơ quan quyền lực) cao nhất của công
ty cổ phần bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (cổ phiếu phổ thông và cổ
phiếu ưu đãi biểu quyết). Các cổ đông ưu đãi khác không thuộc Đại hội đồng cổ đông vì họ
không có quyền biểu quyết như cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại…
b. Thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
24
Trong công ty cổ phần, Đại hội đồng cổ đông được xem là cơ quan đại diện quyền
lực của những người góp vốn, là nơi phản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổ đông.
Với ý nghĩa đó, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định hầu hết những vấn đề trọng đại
của công ty.
Có thể phân thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông thành các nhóm sau đây27:
- Thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua định hướng phát triển công ty,
quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Đây là những vấn đề liên quan đến nền tảng của
công ty, nên chỉ có Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất mới có thẩm
quyền này.
- Thứ hai, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ
phần được quyền chào bán của từng loại. Cần chú ý rằng đây là thẩm quyền liên quan đến
việc phát hành cổ phần mới để tăng vốn điều lệ của công ty trong quá trình công ty hoạt
động.
- Thứ ba, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm của
từng loại cổ phần. Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
lợi về vật chất của các cổ đông, do đó vấn đề này Luật doanh nghiệp 2005 trao thẩm quyền
cho Đại hội đồng cổ đông với tư cách là cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty.
- Thứ tư, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính hàng
năm của công ty. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do Hội đồng quản trị lập và gửi
Ban kiểm soát để thẩm định (Điều 128.1), sau đó Ban kiểm soát thẩm định và trình báo cáo
thẩm định lên Đại hội đồng cổ đông (Điều 123.3). Bên cạnh việc xem xét và thông qua báo
cáo tài chính, Đại hội đồng cổ đông còn xem xét báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều
hành công ty.
- Thứ năm, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ
phần đã bán của mỗi loại. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần và tổng
số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, do đó khi công ty mua lại các cổ phần đã
bán, đặc biệt là khi mua lại với số lượng lớn (trên 10%) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu
vốn điều lệ của công ty, do đó phải được chính Đại hội đồng cổ đông quyết định việc mua
lại.
27
Điều 96, Luật Doanh nghiệp 2005.
25
- Thứ sáu, quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công
ty không quy định một tỷ lệ khác. Mặc dù đây là những vấn đề có tính chất quản lý (mang
tính chất kinh doanh đầu tư hoặc bán tài sản của công ty) nhưng với phạm vi đầu tư hoặc
bán này (hơn 50% tổng giá trị tài sản của công ty) có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài
chính và nền tảng chung của công ty, do đó quyết định này cần được giành cho cơ quan
quyền lực cao nhất của công ty là Đại hội cổ đông .
- Thứ bảy, Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; đồng thời có quyền xem xét và xử lý các vi
phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông.
- Thứ tám, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ
công ty. Có thể nói trong toàn bộ văn kiện pháp lý (hồ sơ) thành lập công ty, thì bản điều lệ
với tư cách là “bộ luật riêng” của công ty đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá
trình tồn tại và hoạt động của công ty.
c. Triệu tập và thể thức tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
* Kỳ họp của Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường, ít nhất mỗi năm họp 1 lần.
- Họp thường niên: Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4
tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên có thể gia hạn, nhưng không quá 6
tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Họp bất thường: Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ
đông trong các trường hợp sau đây:
+ Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty.
+ Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của
pháp luật;
+ Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của
Luật DN;
+ Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
* Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông:
26
- Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị được cho là đương nhiên có quyền triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong
trường hợp Hội đồng Quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại
điều 97.4, Luật Doanh nghiệp 2005.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong
thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc 1 tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty) đã yêu
cầu Hội đồng Quản trị triệu tập họp có quyền thay thế Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát
không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định.
* Chương trình và nội dung
Người triệu tập họp phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết;
chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn
đề trong chương trình họp; xác định thời gian, địa điểm họp và gửi thông báo mời họp đến
các cổ đông có quyền dự họp. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông vốn ít mà nắm đến 10% vốn
góp có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp.
* Mời họp Đại hội đồng cổ đông
Người triệu tập họp gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp
chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc hay ngắn hơn tùy theo bản điều lệ. Việc
thông báo được luật quy định chi tiết để bảo đảm cổ đông biết được và sử dụng quyền của
mình.
*Điều kiện tiến hành họp Đại Hội Đồng Cổ Đông28
- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện
ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
- Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì
được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ
nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ
đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
- Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy
định thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần
28
Điều 102, Luật Doanh nghiệp 2005.
27
thứ hai. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ
đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Người chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp đến một thời điểm khác hoặc thay đổi địa
điểm họp khi không đủ điều kiện tiến hành họp như địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi
thuận tiện, có người cản trở, gây rối trật tự… Thời gian hoãn tối đa không quá ba ngày, kể
từ ngày cuộc họp dự định khai mạc.
* Quyết định của Đại hội được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện
sau đây:
- Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông
dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do bản điều lệ quy định.
- Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền
chào bán; sửa đổi, bổ sung bản điều lệ; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản
có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của công ty nếu bản điều lệ không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện
ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ do bản
điều lệ quy định.
Khi thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của
Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số
phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do bản điều lệ quy định.
2.1.1.2. Quy định của pháp luật Pháp
Ở Pháp tồn tại ba hình thức họp Đại hội đồng cổ đông. Đầu tiên là Đại hội đồng cổ
đông thường niên (Assemblées Générales Ordinaires - AGO). Đại hội đồng cổ đông này
phải được triệu tập ít nhất một lần một năm, trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc năm tài
chính. Đây là loại hình Đại hội đồng cổ đông bắt buộc. Nó cho phép công bố các bản báo
cáo của công ty, bổ nhiệm giám đốc và xác định số tiền cổ tức. Thứ hai là Đại hội đồng cổ
đông bất thường (Assemblée Générale Extraordinaire - AGE). Xảy ra hiếm hơn, nó chỉ bắt
buộc tiến hành trong một số trường hợp nhất định. Chẳng hạn như những sự thay đổi về
điều lệ công ty hay phát hành cổ phiếu mới mới phải cần tiến hành họp Đại hội đồng cổ
đông bất thường. Thứ ba là Đại hội đồng cổ đông hỗn hợp (Assemblées Générales Mixtes -
AGM). Loại hình họp Đại hội đồng cổ đông này cho phép đồng thời kết hợp các quyết
định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và những quyết định
28
tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường. Vì thế các công ty có thể tiết kiệm được chi
phí thực hiện một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông .
a. Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên:
Là cuộc họp dành cho cho tất cả các cổ đông, không phân biệt số lượng cổ phiếu
mà họ nắm giữ. Nó phải được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần (trong 6 tháng tiếp theo
sau khi kết thúc năm tài chính). Cổ đông có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
người ủy quyền các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thông thường dành cho những nhà đầu tư
nắm giữ ít nhất một quyền bỏ phiếu. Quyền bỏ phiếu này thường được nhập vào trong cổ
phiếu. Cổ phiếu thường bao gồm quyền bỏ phiêu và quyền hưởng cổ tức. Một vài loại cổ
phiếu không bao gồm quyền bỏ phiếu đó là cổ phiếu ưu đãi. Những cổ đông sở hữu loại cổ
phiếu này có thể phát biểu ý kiến nhưng không được bỏ phiếu.
* Thẩm quyền (nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn)
Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm:
- Thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Quyết định những vấn đề thuộc quá quyền hạn của Giám đốc.
- Bổ nhiệm và bổ nhiệm lại các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và
kiểm toán viên.
- Quyết định việc mua bán tài sản có giá trị bằng vốn của công ty.
- Quyết định việc phát hành trái phiếu.
*
Việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông thông thường là do Hội đồng quản trị hoặc
Ban kiểm soát. Trong một số trường hợp, việc triệu tập có thể được thực hiện bởi:
- Kiểm toán viên.
- Một người ủy quyền được chỉ định bởi thẩm phán theo yêu cầu của bất cứ bên
liên quan nào trong trường hợp khẩn cấp hoặc của cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ
10% vốn góp.
- Người phụ trách việc giải thể hay phá sản công ty.
Người triệu tập họp gửi thông báo mời họp bằng văn bản (trong trường hợp công ty
không phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng) hoặc bằng cách đăng một thông báo trên
29
một tờ báo thông báo hợp pháp và thông báo chính thức (trong tường hợp công ty phát
hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng) trong thời hạn ít nhất là 15 ngày trước ngày bắt đấu
cuộc họp Đại hội đồng cổ đông .
* Điều kiện tiến hành họp
Để việc tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên một cách hợp pháp,
thường tuân theo những điều kiện của số cổ đông tham dự bầu tối thiểu của một hội
đồng (quorum) và cổ đông đa số (majorité).
- Số cổ đông tham dự tối thiểu của một hội đồng: Nó chỉ số lượng cổ phần có
quyền biểu quyết và nó cần thiết cho việc tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Trong trường hợp các cổ phiếu có mệnh giá khác nhau, thì sẽ xem xét số lượng các
cổ phiếu. Các đại biểu cần phải có mặt trong suốt thời gian diễn ra cuộc họp. Để
thảo luận trong cuộc họp đầu tiên, các cổ đông hay các đại diện của các cổ đông
phải có ít nhất ¼ số cổ phần có quyền biểu quyết. Nếu số cổ đông tối thiểu không
đạt được ¼ thì sẽ phải triệu tập ĐH lần thứ hai, và lần này thì cuộc họp sẽ được tiến
hành bất kể số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của họ.
Trên thực tế, trong những công ty lớn, số đại biểu cần thiết hiếm khi đạt
được ở lần triệu tập Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, vì những cổ đông nhỏ có
một xu hướng xấu đó là không quan tâm đến cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
- Biểu quyết đa số: cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên đưa ra quyết
định dựa vào đa số phiếu mà các cổ đông hay đại diện cổ đông nắm giữ.
Nghị quyết của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên phải được ghi
thành biên bản, được lập bởi các thành viên của ban chỉ đạo hội đồng (một chủ tịch,
hai người kiểm phiếu và một thư ký)
b. Đại hội đồng cổ đông bất thƣờng
* Đặc điểm
Cũng giống như cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, cuộc họp Đại
hội đồng cổ đông bất thường dành cho tất cả các cổ đông. Nó được triệu tập để
quyết định những thay đổi về điều lệ. Thông báo tiến hành phải được gửi ít nhất 15
ngày trước khi cuộc họp đầu tiên diễn ra
30
* Quyền quyết định
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền sửa đổi mọi quy định trong điều lệ
của công ty. Từ việc tăng vốn, thay đổi trụ sở công ty đến việc hợp nhất công ty,…
Nó cũng có thể tăng nghĩa vụ của các cổ đông.
* Điều kiện tiến hành họp
Đại hội đồng cổ đông bất thường chỉ được tiến hành một cách hợp pháp nếu
các cổ đông hoặc đại diện của các cổ đông sở hữu ít nhất một nửa trong lần triệu tập
đầu tiên và ¼ trong lần triệu tập thứ hai số cổ phần có quyền biểu quyết.
Các nghị quyết được thông qua dựa vào 2/3 số phiếu bầu của các cổ đông
hoặc đại diện các cổ đông.
Thay vào số đại biểu cần thiết để ĐH có thể tiến hành, lần triệu tập Đại hội
đồng cổ đông lần thứ hai có thể được hoãn đến sau hai tháng kể từ ngày họp lần đầu
tiên.
* Công bố quyết định
Tất cả mọi hành động, tranh luận và quyết định dẫn đến việc sửa đổi điều lệ
được đệ trình theo thủ tục công bố bằng cách cung cấp cho Tòa án có thẩm quyền,
đăng một thông báo trên một tờ báo pháp lý, thông báo chính thức và đăng ký
thương mại.
2.1.2. Thực trạng về vấn đề triệu tập đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam.
Họp Đại hội đồng cổ đông của phần lớn các công ty cổ phần (khoảng 96%) thường
họp thường niên mỗi năm một lần. Khoảng từ 30 đến 40% tổ chức họp Đại hội đồng cổ
đông mỗi quý một lần. Về việc triệu tập họp, đa số các công ty (khoảng 60%) nhìn chung
đều tuân thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Tại các cuộc họp
thường niên, các thành viên tham gia thường thảo luận và quyết định về ba vấn đề: (i) báo
cáo hàng năm tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) báo cáo kế hoạch sản
xuất kinh doanh của năm tiếp theo; (iii) mức cổ tức được chia. Ngoài ra, một số công ty
còn bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Như
31
vậy, Đại hội đồng cổ đông rất ít hoặc không bàn thảo và quyết định về định hướng chiến
lược phát triển công ty29.
Trong phần lớn các công ty cổ phần (khoảng 85%), Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm Giám đốc chuẩn bị chương trình, nội dung họp và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông
thường niên; và ở các công ty còn lại, Chủ tịch Hội đồng quản trị, hoặc thành viên thường
trực hoặc Giám đốc chuẩn bị. Các cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông thường
kéo dài nửa ngày (hơn 52%), hoặc một ngày (khoảng 47%); số còn lại kéo dài hơn một
ngày
30
.
Thực tế cũng cho thấy, ở một số không nhỏ các công ty cổ phần, trình tự và thủ tục
triệu tập Đại hội đồng cổ đông vẫn chưa được tuân thủ đúng. Cụ thể có một số sai sót và
nhầm lẫn thường gặp phải như sau:
a. Nhầm lẫn về tên gọi cuộc họp
Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định "Đại hội đổng cổ đông gổm tất cả cổ đông
có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần". Đại hội đổng cổ
đông là một cơ cấu tổ chức của công ty, luôn hiện hữu từ khi thành lập công ty cổ phầncho
đến khi chấm dứt hoạt động. Mọi cổ đông đều là thành viên đương nhiên cấu thành nên
Đại hội đồng cổ đông. Nhưng hầu hết các công ty, các phương tiện báo chí và cơ quan Nhà
nước đã sử dụng nhầm lẫn chữ "Đại hội" trong cụm từ này đổng nghĩa với cuộc họp, cho
nên viết là "mời dự Đại hội đồng cổ đông Tập đoàn Bảo Việt" hay "Đại hội đồng cổ đông
thường niên Ngân hàng TMCP Hàng Hải" hoặc "Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Ngân
hàng TCMP Công thương Việt Nam". Theo đúng ngữ nghĩa cũng như quy định của Luật
Doanh nghiệp, luôn luôn phải thêm từ cuộc họp hoặc từ khác tương đương vào cụm từ
"Đại hội đồng cổ đông" để chỉ một cuộc họp.
Ngay chính Luật Doanh nghiệp cũng một lần bị nhầm lẫn và đã diễn ra không ít lần
nhầm lẫn trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Gần đây nhất là Công văn số
3069/BKH-PTDN ngày 04-5-2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không chính xác khi
viết câu trích yếu: "V/v Tỷ lệ tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty cổ
phần".
b. Nhầm lẫn về thời hạn mời họp
29
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp
2005, 2009, Nxb. Tri thức, tr. 312.
30
Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp
2005, 2009, Nxb. Tri thức, tr. 313.
32
Khoản 2, Điều 97 của Luật Doanh nghiệp quy định Đại hội đồng cổ đông phải họp
thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên, trên
thực tế, rất nhiều công ty đã kéo dài thời hạn họp đến tận tháng 5, tháng 6 năm sau. Ví dụ,
đến giữa tháng 6/2009 Ngân hàng TMCP Quân Đội mới tiến hành họp Đại hội đổng cổ
đông hay Công ty cổ phầnchứng khoán APEC họp vào cuối tháng 6-2009.
Khoản 1, Điều 100 của Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ là thông báo mời họp
phải gửi đến tất cả cổ đông chậm nhất là bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc. Quy định
này nhằm tạo điều kiện cho cổ đông có đủ thời gian bố trí và nghiên cứu tài liệu để tham
gia cuộc họp. Tuy nhiên, phổ biến là tình trạng gửi chậm hơn thời hạn luật định. Có thể
thông báo mời họp thì ghi đúng thời hạn, nhưng chỉ là thời hạn đối phó, chứ chưa thể gửi
đi đúng ngày hoặc gửi trước 7 ngày nhưng tính cả ngày nghỉ hay gửi tài liệu đến tay cổ
đông thì chỉ còn 1-2 ngày hoặc thậm chí đã quá ngày họp. Một trong những nguyên nhân
là luật không nói rõ thời hạn trên được tính theo ngày gửi "đi" hay ngày gửi "đến", không
những thế lại còn cho phép Điều lệ công ty có thể quy định thời hạn ngắn hơn nữa. Ví dụ
như trong vụ kiện ông Huỳnh Văn Quảng kiện Công ty cổ phần Từ Liêm (Án kinh tế số 39
ngày 04/03/2005, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội), một trong những nguyên nhân dẫn
đến tranh chấp đó là do giấy mời họp gửi không đúng thời gian theo quy định của pháp
luật. Ông Quảng nhận được giấy mời họp chỉ trước ba ngày diễn ra họp Đại hội đồng cổ
đông vào ngày 30/12/2003. Việc này đã làm mất quyền lợi của ông Quảng và vi phạm
khoản 1 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2005, dẫn đến việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông
của công ty cũng bị vi phạm Luật Doanh nghiệp 2005.
c. Nhầm lẫn về phƣơng thức gửi thông báo mời họp
Điều 100 của Luật Doanh nghiệp cũng quy định thông báo được gửi bằng phương
thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của cổ đông. Điều đó có nghĩa là phải gửi bằng
phương thức mà có thể kiểm soát được kết quả gửi, chứ không thể gửi thư theo cách thức
thông thường, không có ký nhận, không có kết quả ảo đảm rằng
đến được địa chỉ thường trú của cổ đông.
Ngoài ra, trên thực tế, nhiều khi không thể gửi đúng địa chỉ "thường trú" như quy
định của luật mà sẽ gửi sai theo địa chỉ liên lạc do cổ đông đăng ký do các công ty cổ phần
lớn có thể lên đến hàng vạn, thậm chí hàng triệu cổ đông. Do đó việc gửi đúng địa chỉ đến
tất cả các cổ đông không phải là điều dễ dàng. Thực tế này được rút ra từ nhận định của
luật sư dày dạn kinh nghiệm Trương Thanh Đức – Chủ tịch công ty luật BASICO. Luật
33
còn quy định rõ công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi
kèm theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đổng thời với việc gửi thông
báo cho các cổ đông31. Việc công bố thông báo mời họp trên trang thông tin điện tử chính
thức của công ty không phải là việc khó tuy nhiên điều khó khăn ở đây là với một số lượng
cổ đông rất lớn thì không phải ai cũng truy cập lên trang thông tin của công ty để cập nhật
tình hình.
d. Nhầm lẫn về danh sách cổ đông có quyền dự họp
Khoản 1, Điều 98 của Luật Doanh nghiệp có quy định về danh sách cổ đông có
quyền dự họp Đại hội đổng cổ đông. Việc chốt danh sách này chỉ là để thuận tiện cho yêu
cầu phải gửi thông báo mời họp đến địa chỉ của tất cả cổ đông có quyền dự họp. Tuy nhiên,
nhiều công ty lại hiểu nhầm rằng, chỉ có những cổ đông có tên tại danh sách cổ đông vào
thời điểm lập danh sách mới có quyền dự họp. Đúng ra, thì tất cả cổ đông có tên trong
danh sách cổ đông đến ngày khai mạc cuộc họp đều được quyền dự họp. Quyền đương
nhiên này của các cổ đông đã được quy định rõ tại khoản 5, Điều 101 của Luật Doanh
nghiệp. Chỉ có khác là, công ty không bắt buộc phải gửi thông báo mời họp cho những cổ
đông sau thời điểm chốt danh sách mời họp. Tuy nhiên, nếu cổ đông nhận chuyển nhượng
cổ phần sau thời điểm này, thì công ty phải có nghĩa vụ thông báo và tạo điều kiện cho họ
thực hiện quyền dự họp. Điều này cũng tương tự như việc chia cổ tức, phải thông báo
trước để bảo đảm quyền lợi của các cổ đông đã có trong danh sách cổ đông, tránh tình
trạng chốt danh sách chia cổ tức lùi lại nhiều tháng, dẫn đến cổ đông đã bán cổ phần gần
một năm rổi vẫn được chia cổ tức, trong khi người mua thì lại mất quyền như đã từng xảy
ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam năm 2007-2008.
e. Nhầm lẫn về nội dung thông báo mời họp
Điều 100 của Luật Doanh nghiệp đã quy định rõ về mời họp Đại hội đổng cổ đông.
Nhưng còn nhiều công ty chỉ gửi một thông báo mời họp mà không gửi tài liệu kèm theo
hoặc chỉ gửi một số ít trong số những tài liệu nói trên, còn lại thì đề nghị xem tài liệu trên
trang web hoặc phát tại cuộc họp, thậm chí là không có. Những tài liệu thường hay thiếu
phải kể đến là: chương trình họp, phiếu biểu quyết, dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề
trong chương trình họp32. Như trong vụ tranh chấp tại Công ty cổ phần Từ Liêm đã nói ở
31
LS. Trương Thanh Đức, Những nhầm lẫn và bất cập về thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông.
ULR:
32
LS. Trương Thanh Đức, Những nhầm lẫn và bất cập về thủ tục họp Đại hội đồng cổ đông.
34
phần trên, thì các tài liệu gửi kèm theo giấy mời họp chỉ gồm dự kiến các chỉ tiêu kinh tế
và tài chính năm 2003 không đúng với quy định. Nếu là báo cáo tài chính thì phải gồm ba
tài liệu kèm theo là Báo cáo tài chính, Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh.
f. Nhầm lẫn trong quá trình tiến hành cuộc họp
Về tiến hành cuộc họp Đại hội đổng cổ đông có lẽ cũng hiếm có công ty nào thực
hiện theo đúng trình tự biểu quyết. Đó là trường hợp của Công ty cổ phần vận tải hành
khách Thanh Xuân (xem thêm tại Phụ lục của đề tài). Ngày 21.4.2004, Đại hội đồng cổ
đông thường niên của Công ty lần thứ 4 đã thông qua nghị quyết số 04/Hội đồng quản trị
tăng vốn điều lệ từ 5,5 tỷ đồng lên 08 tỷ đồng. Thực hiện nghị quyết nêu trên, cuối năm
2004 đầu năm 2005 Giám đốc Công ty đã quyết định bán 25.000 cổ phần nhưng không
thông báo đến tất cả các cổ đông. Ngày 09.11.2006, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty đã
triệu tập Đại hội cổ đông bất thường để xem xét việc bán 25.000 cổ phần do Giám đốc tự ý
quyết định. Tại Đại hội này, các cổ đông đã nhất trí ra nghị quyết số 186/Hội đồng quản trị
ngày 09.11.2006 huỷ việc bán cổ phần trái quy định. Không đồng ý với nghị quyết 186/Hội
đồng quản trị ngày 09.11.2006, ngày 30.11.2006 các nguyên đơn đã có đơn khởi kiện đề
nghị Toà án huỷ bỏ nghị quyết số 186/Hội đồng quản trị nêu trên. Trong vụ án này, về
trình tự biểu quyết tại cuộc họp phải được tiến hành theo quy định tại khoản 5 Điều 103.
Căn cứ theo trình tự được quy định thì Đại hội đồng cổ đông ngày 09.11.2006 của Công ty
cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân không phát thẻ biểu quyết cho các cổ đông mà
việc bỏ phiếu được thực hiện theo thể thức gạch bỏ chữ tán thành hoặc không tán thành
quyết định huỷ bỏ kết quả bán cổ phần năm 2005 trong phiếu biểu quyết. Hội đồng xét xử
thấy việc biểu quyết này của Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân là không
thực hiện đúng cách thức đã được Luật Doanh nghiệp quy định.
Nhiều cuộc họp Đại hội đổng cổ đông việc chỉ định số lượng thư ký ghi biên bản
cũng còn nhiều sai phạm mặc dù pháp luật cũng đã quy định rõ "Chủ toạ cử một người làm
thư ký lập biên bản họp Đại hội đổng cổ đông". Như trong vụ án tại Công ty cổ phần vận
tải hành khách Thanh Xuân ở trên theo biên bản Đại hội thì ông Nguyễn Văn Huy - Chủ
tịch Hội đồng quản trị - chủ trì cuộc họp đã giới thiệu 2 thư ký ghi biên bản Đại hội là ông
ULR:
35
Nguyễn Văn Khúc và bà Phạm Bích Liên. Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 103 Luật Doanh
nghiệp thì việc cử 2 thư ký ghi biên bản tại cuộc họp ngày 09.11.2006 là không phù hợp.
Hơn nữa, tại Điều 14.8 Điều lệ Công ty quy định "… Những người tham gia họp cử một
thư ký ghi biên bản họp…". Do đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị giới thiệu 2 người ghi biên
bản cuộc họp không được Đại hội thông qua là không tuân thủ Điều lệ Công ty và Luật
Doanh nghiệp.
g. Sai sót về thủ tục ảnh hƣởng đến nội dung
Thủ tục là điều kiện cần thiết để bảo đảm giải quyết đúng đắn về nội dung. Nếu
không thực hiện đúng những quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến việc họp Đại hội
đồng cổ đông, thì có thể dẫn đến hậu quả là quyết định của Đại hội đổng cổ đông bị Toà án
hoặc Trọng tài huỷ bỏ theo yêu cầu của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị , Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 107 của Luật Doanh nghiệp.
Một ví dụ đó là vụ án tại Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân nói trên, sau
những phân tích cụ thể có thể thấy trình tự tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ
đông ngày 09.11.2006 của công ty không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh
nghiệp năm 2005 và Điều lệ Công ty. Vì vậy, Toàn án quyết định cần huỷ bỏ kết quả Đại
hội ngày 09.11.2006 của Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân. Công ty cổ
phần vận tải hành khách Thanh Xuân phải chịu án phí theo quy định của pháp luật.
Những nhầm lẫn, sai sót nói trên, ngoài việc do chưa hiểu rõ quy định của luật còn
là ý thức không muốn tuân thủ nghiêm chỉnh và một điều không kém phần quan trọng là
do những quy định bất cập, thiếu thực tế, thiếu thuyết phục của luật. Đành rằng việc quản
trị công ty cổ phần, trong đó có trình tự, thủ tục về cuộc họp Đại hội đổng cổ đông đòi hỏi
một sự chuyên nghiệp, bài bản, chặt chẽ, nhưng nếu như hầu như công ty nào cũng vi
phạm thì cũng cần xem lại yêu cầu của luật.
2.1.3. Đánh giá về vấn đề triệu tập đại hội đồng cổ đông tại Việt Nam và vận
dụng kinh nghiệm của Pháp cho Việt Nam.
Về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông thì trong Luật Doanh nghiệp 2005 và
Luật Công ty của Pháp là cơ bản giống nhau. Tuy nhiên quyền quyết định sửa đổi, bổ sung
điều lệ công ty thì trong luật Công ty có nêu rõ là chỉ được thực hiện trong cuộc họp Đại
hội đồng bất thường, còn Luật Doanh nghiệp thì quy định có thể sửa đổi Điều lệ công ty tại
cả Đại hội đồng cổ đông thường niên. Về vấn đề này, có thể thấy quy định của Việt Nam là
hợp lý hơn.
36
Đại hội đồng cổ đông thường niên mỗi năm họp một lần và khi thấy cần thiết có thể
tổ chức những cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngoài các Đại hội đồng cổ đông
thường kỳ mỗi năm theo yêu cầu và trong các trường hợp nói trên. Đồng thời, Luật doanh
nghiệp 2005 không hạn chế số lần họp Đại hội đồng cổ đông bất thường là bao nhiêu trong
một năm. Quy định này mang tính mềm dẻo, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các
công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả, bởi lẽ trong quá trình kinh doanh, có những vấn đề
phát sinh đột xuất đòi hỏi cần được giải quyết kịp thời, mà vấn đề đó lại thuộc thẩm quyền
của Đại hội đồng cổ đông nên nếu không quy định cuộc họp bất thường thì không thể đáp
ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty vì không thể cứ phải chờ đến cuộc họp thường
niên của Đại hội đồng cổ đông vốn mỗi năm chỉ họp một kỳ. Trên thực tế, để giải quyết
vấn đề này và cũng để không phải tiến hành Đại hội đồng cổ đông bất thường, các công ty
cổ phần thường quy định việc Đại hội đồng cổ đông uỷ quyền một số vấn đề cho Hội đồng
quản trị, theo đó trong thời gian giữa các kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên, thì các vấn
đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông sẽ do Hội đồng quản trị quyết
định trên cơ sở sự uỷ quyền này. Đây là một cách “lách luật” thường thấy trên thực tế,
nhưng có lẽ đây là cách “lách luật không khôn ngoan” và cũng khó có thể đảm bảo được
quyền lợi của cổ đông. Chúng ta biết rằng việc thông qua các quyết định của Đại hội đồng
cổ đông là theo nguyên tắc “đa số phiếu” (có ấn định tỷ lệ cụ thể ví dụ 75%, 65%…), nghĩa
là việc biểu quyết là dựa vào số phiếu được tính trên cơ sở số cổ phần mà cổ đông sở hữu
tương ứng, còn việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị là dựa trên nguyên tắc
“đầu người”. Như vậy, bản chất của việc thông qua quyết định dựa trên số phiếu của cổ
đông có quyền biểu quyết và việc thông qua quyết định dựa trên đầu người là hoàn toàn
khác nhau. Mặt khác, việc thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông là do chính cổ
đông thể hiện ý chí của mình, còn việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị là nơi
thể hiện ý chí của các thành viên Hội đồng quản trị, và nhiều khi hai luồng ý chí này là
không phù hợp nhau. Do đó, việc uỷ quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông cho Hội
đồng quản trị là một cách làm đem lại sự “tiện lợi” (về mặt hình thức) cho các công ty cổ
phần nhằm tránh việc phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vốn rất phức tạp
và tốn kiếm, nhưng rõ ràng việc uỷ quyền này là sai về mặt nguyên lý và bản chất hoạt
động của hai loại cơ quan này với hai cách thức ra quyết định hoàn toàn khác nhau.
Về thẩm quyền triệu tập họp, theo luật Công ty của Pháp thì do Hội đồng quản trị
hoặc Ban kiểm soát, tuy nhiên trong một số trường hợp thì có thể là kiểm toán viên, một
37
người ủy quyền được chỉ định bởi thẩm phán theo yêu cầu của bất cứ bên liên quan nào
trong trường hợp khẩn cấp hoặc của cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ 10% vốn góp hay
người phụ trách việc giải thể hay phá sản công ty. Việc cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ
đông nêu trên có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp là
nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số trong công ty, nhằm hạn chế sự lạm dụng
quyền lực kiểm soát công ty của các cổ đông lớn và những chủ thể quản lý công ty (Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát). Tuy nhiên, Điều 108.2.l Luật Doanh nghiệp lại cho phép
Hội đồng Quản trị có quyền duyệt chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ họp Đại hội
đồng cổ đông. Như vậy, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập họp Đại hội
đồng cổ đông mà Hội đồng Quản trị không thông qua chương trình, nội dung, tài liệu cuộc
họp thì Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp này có thể không tiến hành họp được. Điều
này rất dễ xảy ra trong trường hợp Hội đồng Quản trị lạm dụng quyền lực để tư lợi và
không thông qua chương trình, nội dung cuộc họp.
Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông có thể được triệu tập đến lần thứ 3 (và chỉ có 3
lần) nhằm đảm bảo cho cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông có thể tiến hành được trong
mọi trường hợp, kể cả khi các cổ đông lớn trì hoàn không tham dự cuộc họp vì nhiều lý do
khác nhau. Cuộc họp lần thứ 3 của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc
vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Vậy nếu chỉ có 1 cổ đông thì cuộc họp có được tiến hành không? Câu trả lời là không, một
mặt đã là cuộc họp thì tối thiểu phải có 2 chủ thể trở lên, mặt khác từ “các cổ đông” nêu
trên đã chứng tỏ phải có tối thiểu 2 cổ đông trở lên thì mới có thể tiến hành cuộc họp của
Đại hội đồng cổ đông mà không kể số cổ phần có quyền biểu quyết do họ nắm giữ là bao
nhiêu.
Quyết định của Đại hội được thông qua dựa vào đa số phiếu bầu đối với Đại hội
đồng thường niên và 2/3 số phiếu bầu với Đại hội đồng bất thường, theo Luật Công ty của
Pháp. Còn Luật Doanh nghiệp quy định là quyết định được thông qua nếu được ít nhất
51% hoặc 65% tùy từng vấn đề. Rõ ràng, với tỷ lệ này có thể cho là thấp, khó có thể đảm
bảo quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Vì nếu trường hợp điều lệ không có quy định khác
và cuộc họp có số cổ đông đại diện vừa đủ 51% tổng số cổ phần phổ thông thì chỉ cần một
cổ đông sở hữu 26,05% (51% x 51%) tổng số cổ phiếu phổ thông là có thể kiểm soát được
việc thông qua các quyết định thông thường, đối với các quyết định đặc biệt quan trọng
(Điều 77.2.b Luật Doanh nghiệp 1999) thì cổ đông chỉ cần sở hữu 33,15% (65% x 51%)
38
tổng số cổ phiếu phổ thông là có thể kiểm soát được việc thông qua các quyết định đó. Tỷ
lệ này sẽ thấp hơn nhiều nếu đó là cuộc họp được triệu tập lần thứ hai, và càng thấp hơn
nếu các cổ đông đó là cổ đông ưu đãi biểu quyết. Luật Doanh nghiệp 2005 đã nâng tỷ lệ
này lên lần lượt là 65% hoặc 75%.
Đối với việc lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ
đông trong trường hợp không tiến hành cuộc họp thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông
được thông qua khi có số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết, tỷ lệ cụ
thể do điều lệ công ty quy định.
Quy định này có thể dẫn đến cách hiểu là trong trường hợp Điều lệ công ty không
có quy định về các trường hợp bắt buộc Đại hội đồng cổ đông phải thông qua bằng hình
thức biểu quyết thì các trường hợp nêu tại điểm a, b, c, d, đ, e, và g khoản 2 – Điều 104
phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng hình thức biểu quyết. Còn nếu Điều lệ
công ty có quy định các trường hợp Đại hội đồng cổ đông phải thông qua quyết định bằng
hình thức biểu quyết (có thể giống hoặc khác với Điều 104.2) thì khi đó áp dụng theo Điều
lệ công ty. Cách quy định này là điểm mở của luật doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính tự chủ,
linh hoạt cho các công ty cổ phần. Bởi lẽ điều lệ công ty có thể quy định một số vấn đề
quan trọng phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn
bản nhằm giúp công ty tiết kiệm chi phí và giảm bớt khó khăn đối với các công ty có số
lượng cổ đông lớn khi phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định
bằng hình thức biểu quyết. Tuy nhiên, trên thực tế quy định này có thể bị lạm dụng, theo
đó điều lệ công ty thường quy định quá nhiều trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản nhằm
tránh phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quyền
lợi của các cổ đông thiểu số. Bởi tỷ lệ thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông
bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản trong mọi trường hợp không được thấp hơn 75%
tổng số phiếu biểu quyết, vì vậy các cổ đông nhỏ rất ít khả năng chi phối (dù có liên kết),
thêm nữa việc thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản sẽ gây nhiều khó khăn
cho việc liên kết của các cổ đông, bởi lẽ các cổ đông thường ở mỗi nơi khác nhau, họ khó
có thể gặp nhau để lập nhóm liên kết.
2.2. Quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số.
2.2.1. Quy định của pháp luật về quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ
đông thiểu số
39
2.2.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam
Cổ đông là những người góp vốn vào công ty. Muốn trở thành cổ đông công ty cổ
phần, cá nhân hoặc tổ chức hoặc góp vốn thành lập công ty hoặc mua cổ phần từ cổ đông
khác. Cổ đông có nhiều loại, tùy từng tiêu chí mà chúng ta có các loại cổ đông khác nhau.
Dựa vào khối lượng vốn góp, chúng ta có cổ đông thiểu số và cổ đông lớn. Việc xác định
cổ đông thiểu số hay cổ đông lớn không có ý nghĩa khi góp vốn, mà chỉ có ý nghĩa khi các
cổ đông thực hiện quyền, nghĩa vụ.
Luật Doanh nghiệp 2005 xác định cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu 10% tổng số
cổ phần trở lên sẽ có thêm một số quyền khác so với cổ đông phổ thông. Đồng thời, Luật
Doanh nghiệp cũng quy định mức cổ đông sở hữu 5% tổng số vốn điều lệ có thể tham gia
Hội đồng quản trị và mức này cũng là cơ sở để cổ đông phải đăng ký, báo cáo với cơ quan
đăng ký kinh doanh có thẩm quyền kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó.
Luật Chứng khoán 2007 quy định: Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc
gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành. Theo quy
định của luật này, cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty.
Như vậy, ở đây có sự chênh nhau giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật
Chứng khoán. Nhưng xét về mặt thời gian ban hành luật và tính hợp lý, chúng ta thấy tỷ lệ
sở hữu 5% tổng số cổ phần là mốc hợp lý để xác định cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn. Luật
Doanh nghiệp định tỷ lệ cổ phần sở hữu 10% (1/10 vốn điều lệ) là khá lớn, ngay cả tỷ lệ cổ
phần sở hữu 5% (1/20 vốn điều lệ) theo Luật Chứng khoán cũng không phải nhỏ trong
công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty đại chúng. Bởi chúng ta thấy, các công ty cổ phần
hiện nay vốn điều lệ rất lớn. Ví dụ: tỷ lệ sở hữu 0,1% cổ phần trong công ty PVFC Land đã
là 500 triệu đồng và tỷ lệ 5% sẽ phải rất lớn; tỷ lệ 5% của công ty cổ phần nhựa Bình Minh
là hơn 7 tỷ đồng…
Do vậy, trong phạm vi đề tài này cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu tỷ lệ vốn góp
dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần mà cổ đông là thành viên.
Luật Doanh nghiệp quy định quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông và một số
đặc thù của những cổ đông hoặc nhóm cổ đông phổ thông có tỷ lệ vốn góp trên 10%. Luật
không quy định cổ đông phổ thông nắm giữ bao nhiêu phần trăm tổng số cổ phần mà tất cả
các cổ đông không thuộc các cổ đông ưu đãi là cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết. Do
40
vậy, cổ đông phổ thông sẽ bao gồm cả cổ đông nhỏ và cổ đông lớn. Các quyền và nghĩa vụ
của cổ đông phổ thông là như nhau, bất kể họ là cổ đông thiểu số hay lớn.
Cổ đông phổ thông có quyền tham gia và được cung cấp đầy đủ thông tin về các
quyết định liên quan đến những thay đổi căn bản của công ty. Những thay đổi căn bản bao
gồm: sửa đổi quy định, điều lệ công ty hay các văn bản tương đương điều chỉnh hoạt động
của công ty; cho phép phát hành thêm cổ phiếu; các giao dịch bất thường, bao gồm bán các
tài sản có giá trị lớn của công ty. Luật Doanh nghiệp quy định các vấn đề này thuộc thẩm
quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo cách thức đó, cổ đông không chỉ được
biết mà còn được tham gia quyết định những thay đổi được coi là căn bản của công ty.
Về khả năng biểu quyết trực tiếp hoặc biểu quyết vắng mặt Luật Doanh nghiệp quy
định cổ đông có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham dự và
biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Cổ đông cũng có thể thay đổi việc ủy quyền nếu như
có thông báo kịp thời việc thay đổi đến công ty trước khi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
diễn ra33.
Về việc thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần,
khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định quyết định của đại hội đồng cổ đông
được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu
quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số
cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; tổ chức lại,
giải thể công ty... thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết
của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.
Hiện nay, cổ đông có tỷ lệ vốn góp cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần chiếm số
lượng rất lớn, đặc biệt là từ khi xuất hiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Song song
với mức phát triển về số lượng của cổ đông nhỏ là sự vi phạm quyền lợi của họ trong công
ty cổ phần, trong đó quan trọng là quyền dự họp Đại hội cổ đông.
2.2.1.2. Quy định của pháp luật Pháp
Tất cả các cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu dưới 10% vốn có thể:
- Yêu cầu một cách hợp pháp việc không thừa nhận hay cách chức các kiểm toán
viên.
33
Điều 101, Luật Doanh nghiệp 2005.
41
- Đặt ra cho giám đốc hai lần một năm, những câu hỏi về những nguy cơ có thể gây
hại cho doanh nghiệp.
- Yêu cầu chỉ định một chuyên gia có trách nhiệm thực hiện một bản báo cáo về
một hay nhiều hoạt động quản lý.
- Các cổ đông cũng có thể được bầu vào Hội đồng quản trị .
Họp Đại hội đồng cổ đông cho phép tất cả các cổ đông của một công ty họp lại để
bỏ phiếu thông qua các nghị quyết đã bàn bạc.
Một trong những quyền cơ bản của các cổ đông là tham gia vào hoạt động
của công ty bằng cách biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên
và Đại hội đồng cổ đông bất thường, trừ những người sở hữu cổ phiếu ưu đãi hay
giấy chứng nhận đầu tư là không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng
cổ đông.
Mặt khác, họ cũng có thể, với một vài trường hợp, yêu cầu sự chỉ định của
một người ủy quyền hợp pháp chịu trách nhiệm triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông.
a. Quyền tham dự vào việc quản lý doanh nghiệp
Để có thể thực hiện điều này, họ cần phải tham gia vào Đại hội đồng cổ
đông.
Trong trường hợp quyền hưởng lợi (usufruit), quyền bỏ phiếu phụ thuộc vào
người hưởng lợi trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và vào
quyền sở hữu trên giấy tờ (nu-propriétaire) trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông bất thường, nhưng những điều lệ thì có thể quy định khác (Điều L.163, Luật
Công ty Pháp)
Các đồng cổ đông sở hữu cổ phiếu không chia (actions indivises) hiện diện ở
cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bởi một trong số họ hay bởi một người ủy quyền
duy nhất. Trong trường hợp không thống nhất được người ủy quyền chung, thì
người đó sẽ được chỉ định bởi thẩm phán tòa án thương mại.
Ngoại lệ
42
Theo luật số 78-741 ngày 13/7/1978 và số 83-1 ngày 3/1/1983 đã cho các
công ty cổ phần có lợi tức phân chia trong hai năm tài chính cuối quyền được phát
hành cổ phiếu tên là “cổ phiếu có cổ tức ưu đãi nhưng không có quyền bầu cử”.
Những người sở hữu loại cổ phiếu này không có quyền tham gia vào cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông, nhưng ngược lại họ lại có phần cổ tức ưu đãi. Họ cũng
được hoàn trả lại tiền trước những cổ đông khác sau khi kết toán nợ của công ty.
b. Quyền đƣợc thông tin, thông báo
Tất cả các cổ đông có quyền, trong vòng 15 ngày trước cuộc họp Đại hội
đồng cổ đông, được cung cấp nhiều tài liệu thông tin từ trụ sở công ty. Các cổ đông
sở hữu giấy chứng nhận quyền được bỏ phiếu hay đầu tư cũng có thể yêu cầu được
gửi các báo cáo theo điều 135 sắc lệnh ngày 23/3/1967.
Mặt khác, họ cũng có quyền được thông báo một cách thường xuyên về các
tài liệu của công ty theo điều 168 trong bộ luật Công ty của Pháp, bao gồm bản báo
cáo tài chính của ba năm gần nhất, biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của ba
năm tài chính.
c. Quyền biểu quyết
Chỉ có các cổ đông và những người sở hữu giấy chứng nhận quyền được
biểu quyết mới có quyền hạn này. Mỗi cổ phiều tương ứng với một quyền biểu
quyết. Tuy nhiên, điều lệ công ty có thể dự kiến ba trường hợp hạn chế sau:
- Yêu cầu cho sự tham gia họp Đại hội đồng cổ đông thường niên một số
lượng cổ phiếu tối thiểu, mà không cần phải lớn hơn 10 (Đ 165, Luật Công ty
Pháp). Nhưng, trong trường hợp này, chỉ có những cổ đông sở hữu ít cổ phiếu mới
có thể kết hợp lại để chọn ra người được ủy quyền có 10 cổ phiếu hay là bội số của
10. Sự giới hạn này không bắt buộc với Đại hội đồng cổ đông bất thường.
- Giới hạn số lượng phiếu mà mỗi cổ đông sở hữu trong đại hội mà không có
sự phân biệt về loại hình, với điều kiện là sự giới hạn này phải được áp dụng với tất
cả các cổ đông không phân biệt loại cổ đông (Đ 177, Luật Công ty Pháp) ngoại trừ
các cổ phiếu có cổ tức ưu đãi thì không có quyền bỏ phiếu. Ngược lại, những cổ
43
phiếu thuộc loại được bỏ nhiều phiếu về cơ bản bị cấm; một cổ phiếu chỉ cho phép
bỏ một phiếu tương ứng với số vốn ghi trên đó.
- Phát hành cổ phiếu có cổ tức ưu đãi không có quyền bỏ phiếu trong cuộc
họp Đại hội đồng cổ đông thường niên.
d. Biểu quyết qua thƣ
Việc biểu quyết qua thư được quy định trong điều 25 của luật ngày 3/1/1983.
Tất cả các cổ đông có thể biểu quyết qua thư bằng cách điền vào một bản mẫu mà
các điều trong đó được xác định trong các điều 131 đến 133 của sắc lệnh. Những
quy định khác trong điều lệ không được tính.
* Yêu cầu biểu quyết qua thư
Biểu quyết qua thư không thể gửi đến công ty dưới một dạng nào bất kỳ. Cổ
đông phải sử dụng mẫu biểu quyết mà công ty phát hành. Mẫu thư biểu quyết cần
phải được yêu cầu đến công ty ít nhất 6 ngày trước ngày họp Đại hội đồng cổ đông
bởi thư bảo đảm và giấy báo đã nhận được. Sự yêu cầu này không cần phải gửi kèm
theo giấy chứng nhận tư cách của cổ đông.
* Nội dung của mẫu phiếu
Mẫu biểu quyết qua thư phải cho phép biểu quyết cho mỗi một nghị quyết,
theo trình tự được giới thiệu trong đại hội; nó cần phải giúp cho cổ đông có thể diễn
đạt được, đối với mỗi nghị quyết, một sự bỏ phiếu tán thành hay không tán thành
với sự lựa chọn của họ hay ý chí bỏ phiếu trắng. Nó phải cung cấp thông tin cho cổ
đông một cách rất rõ ràng rằng tất cả sự bỏ phiếu trắng sẽ được coi như là một phiếu
không tán thành cho nghị quyết.
* Gửi và kiểm kê phiếu
Gửi mẫu phiếu biểu quyết dưới dạng thư bình thường.
Việc biểu quyết qua thư được tính ngay khi nó được gửi đến công ty ít nhất
3 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, trừ khi trong điều lệ
quy định thời hạn ngắn hơn. Với tất cả những phiếu trắng sẽ được tính là một phiếu
không tán thành cho nghị quyết.
44
Khi đại hội yêu cầu bỏ phiếu cho một câu hỏi nêu ra trong cuộc họp, những
phiếu biểu quyết qua thư không được tính vào số đại biểu cần thiết và không được
tham gia bỏ phiếu.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề quyền dự họp Đại hội cổ đông của cổ đông thiểu số
tại Việt Nam
Tuy pháp luật đã quy định quyền dự họp Đại hội cổ đông của các cổ đông thiểu số
cụ thể và chi tiết, nhưng việc thực hiện và đảm bảo thực hiện trên thực tế chưa được
nghiêm chỉnh. Những điều tưởng chừng như vô lý, thiếu công bằng đã và đang diễn ra, bất
chấp những quy định pháp luật và nỗi bức xúc của cổ đông nhỏ, trở thành những vấn đề
nổi cộm hiện nay.
Điều 78, Điều 101 Luật Doanh nghiệp quy định: Cổ đông phổ thông có quyền tham
dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông…; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu
quyết. Pháp luật quy định rõ ràng như vậy nhưng không ít công ty cổ phần đưa ra các yêu
sách bắt buộc cổ đông phải có tỷ lệ sở hữu số cổ phần tối thiểu mới được tham gia Đại hội
cổ đông. Chẳng hạn như PVFC Land yêu cầu phải sở hữu từ 0,1% vốn điều lệ trở lên
(tương đương khoảng 500 triệu đồng) mới được tham dự. Một số đơn vị khác cũng yêu cầu
cổ đông phải sở hữu tối thiểu hàng trăm triệu đồng mệnh giá cổ phiếu mới được tham dự
Đại hội cổ đông thường niên như Công ty cổ phần Dược phẩm TW2 (hơn 5.000 cổ phần),
Licogi 18 (hơn 15.000 cổ phần), Lilama 18 (hơn 35.000 cổ phần), C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài-Một số vấn đề pháp lý trong quản lý và điều hành công ty cổ phần tại Việt Nam, so sánh với pháp luật Cộng hòa Pháp.pdf