Tài liệu Đề tài Một số vấn đề phân tích hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại SANA: Mục lục
Lời mở đầu
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế đất nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện là ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp buộc phải khẳng định mình và phát huy mọi khả năng sẵn có, không ngừng nâng cao vị trí trên thương trường. Bên cạnh những nỗ lực đó, các doanh nghiệp phải biết tự đánh giá về tình hình tài chính của mình là hết sức cần thiết. Và do vậy, việc tiến hành nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính được các nhà quản lý kinh tế trong doanh nghiệp hiện nay rất coi trọng.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại SANA là một doanh nghiệp tư nhân. Mới thành lập năm 1999, nên tình hình tài chính của công ty chưa thật sự ổn định. Công ty gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc...
67 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số vấn đề phân tích hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại SANA, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế đất nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện là ngày càng có nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp buộc phải khẳng định mình và phát huy mọi khả năng sẵn có, không ngừng nâng cao vị trí trên thương trường. Bên cạnh những nỗ lực đó, các doanh nghiệp phải biết tự đánh giá về tình hình tài chính của mình là hết sức cần thiết. Và do vậy, việc tiến hành nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính được các nhà quản lý kinh tế trong doanh nghiệp hiện nay rất coi trọng.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại SANA là một doanh nghiệp tư nhân. Mới thành lập năm 1999, nên tình hình tài chính của công ty chưa thật sự ổn định. Công ty gặp không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thường xuyên đánh giá và phân tích tình hình tài chính sẽ giúp công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại SANA thấy rõ được thực trạng tài chính từ đó có những giải pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính gắn với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập ở công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại SANA và được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Bạch Hồng Việt, em đã chọn đề tài làm khoá luận tốt nghiệp là:
"Một số vấn đề phân tích hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty TNHH - TM SANA".
Nhưng vì về vấn đề tài chính là rất rộng lớn, hơn nữa, do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được chỉ bảo của các thầy cô giáo và những đóng góp ý kiến của các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Nội dung của khoá luận tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận còn gồm các chương sau:
Chương 1: Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp và vai trò của hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chương 2: Tình hình hoạt động tài chính của Công ty TNHH- TM SANA giai đoạn 2001-2003.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh được rút ra thông qua phân tích hoạt động tài chính của công ty TNHH – TM SANA.
Chương 1
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp và vai trò của hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về hoạt động tài chính trong doanh nghiệp
1.1.1.Tài chính doanh nghiệp :
Tài chính doanh nghiệp là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá.
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là một tiền đề cần thiết. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với hoạt động đầu tư và các hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp, các luồng tiền tệ đó bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động các luồng tài chính của doanh nghiệp.
Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị tức là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Tổ chức tốt các mối quan hệ tài chính trên cũng nhằm đạt tới các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2. Các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp
Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, được thể hiện qua việc Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp Nhà nước) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế và lệ phí v.v…
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác như quan hệ về mặt thanh toán trong việc vay hoặc cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặc bán tài sản, vật tư hàng hoá và các dịch vụ khác.
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp, được thể hiện trong doanh nghiệp thanh toán tiền lương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt với công nhân viên của doanh nghiệp; quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối các lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; việc phân chia lợi tức cho cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp…
1.2. Vai trò của phân tích hoạt động tài chính đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra và sự so sánh giữa kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào, phản ánh trình độ sử dụng mọi khả năng của doanh nghiệp để phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ và kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động, từ đó nâng cao vị trí xã hội và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau như: Tiến hành cải cách bộ máy quản lý, dựa vào sự trợ giúp của cấp trên, dựa vào sự trợ giúp của cấp trên, tham gia vào thị trường chứng khoán, liên doanh, liên kết với các đơn vị khác... Tuy nhiên, có một biện pháp rất hữu hiệu đem lại hiệu quả cao nhất, với chi phí thấp nhất luôn luôn được các chủ doanh nghiệp áp dụng, đó là tiến hành phân tích tài chính đối với doanh nghiệp, thông qua các báo cáo tài chính tổng hợp (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..)
Việc xác định điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một điều không dễ. Nhưng qua việc phân tích tình hình tài chính, các nhà quản lý tài chính có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính trong doanh nghiệp, đánh giá được rủi ro tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Và trên hết, việc phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong những kỳ sắp tới.
Khi các chủ doanh nghiệp muốn biết tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình như thế nào, họ phải dựa vào việc phân tích tài chính, vì nó đem lại những thông tin hữu ích, những quyết định đúng đắn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư mới cho tăng trưởng.
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, các nhà đầu tư, người cho vay, những người sử dụng thông tin tài chính khác đánh giá được khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt, tình hình sử dụng vốn kinh doanh, và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phân tích tình hình tài chính sẽ đem đến những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình sản xuất, sự kiện tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và khoản nợ của doanh nghiệp.
Thực tế của quá trình phát triển kinh tế trong những năm gần đây cho thấy, cơ chế quản lý kinh tế tài chính đã và đang được đổi mới sâu sắc toàn diện với chỉ tiêu tăng trưởng tốc độ cao. Sự phát triển của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy rằng, việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào chính sách cũng như cơ cấu hệ thống tài chính của mỗi doanh nghiệp. Thực hiện phân tích tài chính trong doanh nghiệp mà chính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
1.3.1.1. Bảng cân đối kế toán
a) Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
b) Mục tiêu phản ánh
Bảng cân đối kế toán nhằm phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý.
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần:
• Phần tài sản
• Phần nguồn vốn
Phần tài sản
Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản được phân chia thành các mục như sau:
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn (thường là trong vòng một chu kỳ kinh doanh hay trong vòng 1 năm).
Tài sản lưu động gồm nhiều loại với tính chất công dụng khác nhau vì thế để thuận lợi cho quản lý và hạch toán cần phải tiến hành phân loại tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thành các loại sau:
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn
Phải thu của khách hàng
Các khoản phải thu khác
Dự phòng phải thu khó đòi
Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tài sản lưu động khác
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Phản ánh giá trị thực của toàn bộ tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển dài (trên 1 năm hay là một chu kỳ kinh doanh).
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, toàn bộ TSCĐ và ĐTDH được chia làm các loại sau:
Tài sản cố định
Đầu tư tài chính dài hạn
Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Chi phí trả trước dài hạn
- Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh quy mô kết cấu các loại tài sản dưới hình thái vật chất.
- Xét về mặt pháp lý, số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo kế toán.
Phần nguồn vốn
Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp.
Nguồn vốn được phân chia thành:
Nợ phải trả
Là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với các chủ nợ như ngân hàng, người cung cấp vật tư hàng hoá, người lao động…
Nợ phải trả gồm: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ quá trình kinh doanh, do đó, nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:
Nguồn vốn kinh doanh
Lợi nhuận tích lũy
Cổ phiếu mua lại
Chênh lệch tỷ giá
Các qũy của doanh nghiệp
Qũy khen thưởng, phúc lợi
Lợi nhuận chưa phân phối
- Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh.
- Xét về mặt pháp lý, các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp...).
1.3.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT
BCĐKT phản ánh vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp ở tại một thời điểm nhất định, vào cuối kỳ kế toán. Do đó ta có thể đánh giá tình hình biến động của tài sản và nguồn hình thành tài sản giữa các kỳ kế toán để thấy được tình hình biến động quy mô, cơ cấu vốn, mối quan hệ giữa năng lực sản xuất kinh doanh với trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Chính vì việc phân tích BCĐKT là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nên khi tiến hành phân tích cần đạt được những yêu cầu sau:
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp, xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kì kinh doanh xem đã phù hợp chưa.
Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kì và số liệu cuối kì
Từ sự phân tích trên đánh giá tổng quát tình hình tài chính doanh nghiệp trong kì kinh doanh.
Thông qua BCĐKT, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, người ta có thể đánh giá doanh nghiệp đó giàu lên hay nghèo đi, sản xuất kinh doanh phát triển hay chuẩn bị phá sản thông qua việc phân tích BCĐKT.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào đều cần phải có tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Việc đảm bảo và phân bổ tài sản cho đầy đủ và hợp lý là điều cốt yếu tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh một cách liên tục và có hiệu quả. Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích cơ cấu tài sản bằng cách so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ và tính ra tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.
Việc phân tích cơ cấu tài sản cho thấy sự biến động tăng hay giảm của TSLĐ và ĐTNH; TSCĐ và ĐTDH cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Đối với TSLĐ, ta có thể nhận xét một cách tổng quát nhất về tình hình biến động của khoản tiền mặt tại quỹ, phương thức thanh toán tiền hàng, nguồn cung cấp và dự trữ vật tư của doanh nghiệp và các khoản vốn lưu động khác... Đối với TSCĐ, thông qua bảng phân tích này có thể đánh giá về hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty và tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật như máy móc thiết bị cho doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu tài sản còn cho biết tỉ lệ từng khoản vốn chiếm trong tổng số tài sản và việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp như thế nào.
Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọngtừng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu NVCSH chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.
1.3.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
a) Khái niệm
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động kinh doanh và các khoản lãi, lỗ khác.
Mục tiêu phản ánh
Báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục tiêu phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời kỳ nhất định. Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản khác.
Kết cấu và nội dung phản ánh
Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:
- Doanh thu thuần
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí quản lý kinh doanh
- Chi phí tài chính
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
- Lãi khác
- Lỗ khác
- Tổng lợi nhuận kế toán
- Các khoản điều chỉnh tăng giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN
- Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
- Lợi nhuận sau thuế
1.3.2.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Quá trình đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể thông qua việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh chính
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại, trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp.
Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng đắn và chính xác sẽ là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế doanh thu, thuế lợi tức mà doanh nghiệp phải nộp và sự kiểm tra, đánh giá của các cơ quan quản lý về chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
1.4. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp
Các số liệu trên báo cáo tài chính chưa lột tả được hết thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do vậy các nhà tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính. Mỗi một doanh nghiệp khác nhau, có các hệ số tài chính khác nhau. Do đó người ta coi các hệ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng bao gồm:
Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho các chỉ số hoạt động của doanh nghiệp
Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho khả năng sinh lời
1.4.1. Các hệ số về khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước hết được phản ánh qua khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vì thế, đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều đối tượng quan tâm nhất như tổng cục thuế, nhà đầu tư.
1.4.1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với số nợ phải trả.
Hệ số này được tính theo công thức:
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Kết quả của chỉ tiêu này thường bằng 3 là hợp lý nhất, vì như vậy, doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhất. Trong trường hợp chỉ tiêu này 3 quá nhiều đều không hợp lý, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chỉ tiêu này cho phù hợp với mức quy định của ngành.
Nếu hệ số này < 1 có nghĩa là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có không đủ để trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
1.4.1.2. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời
Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tạm thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.
Hệ số này được tính theo công thức:
Hệ số thanh toán tạm thời =
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ lưu động
Trong đó, TSLĐ là những tài sản ngắn hạn, dễ chuyển đổi thành tiền trong vòng 1 năm bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng hoá tồn kho, tài sản lưu động khác. Còn Nợ lưu động là nợ ngắn hạn, bao gồm các khoản nợ phát sinh trong vòng 1 năm kể từ ngày lập báo cáo tài chính gồm nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ ngắn hạn khác, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải thanh toán công nhân viên, các khoản phải nộp phải trả khác.
Kết quả của chỉ tiêu này tính ra là 2 là hợp lý nhất vì nếu như thế thì doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh. Trong trường hợp chỉ tiêu này >2 hoặc <2 quá nhiều đều không tốt vì:
• Nếu chỉ tiêu này <2 quá nhiều thì doanh nghiệp vừa không thanh toán được nợ ngắn hạn, mất uy tín với chủ nợ, lại vừa không có tài sản dự trữ cho kinh doanh.
• Nếu chỉ tiêu này >2 quá nhiều thì doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng tài sản lưu động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
Do đó, trong cả 2 trường hợp doanh nghiệp đều phải điều chỉnh cho phù hợp với mức quy định của toàn ngành
1.4.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong vòng từ 1 đến 3 tháng, phản ánh năng lực thanh toán nhanh của doanh nghiệp, không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hoá. Do đó đối tượng thanh toán nhanh trong chỉ tiêu này chỉ là những tài sản tương đương tiền.
Hệ số này được tính theo công thức:
Hệ số thanh toán nhanh =
Tài sản tương đương tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
Kết quả của chỉ tiêu này tính ra bằng 1 là hợp lý bởi vì nếu thế thì doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh, vừa không mất đi những cơ hội do khả năng thanh toán nợ nhanh mang lại.
Trong mọi trường hợp, chỉ tiêu này >1 hoặc <1 quá nhiều đều không tốt, vì:
• Nếu hệ số này < 1, tình hình thanh toán công nợ của doanh nghiệp có thể gặp khó khăn;
• Nhưng hệ số này >1, lại phản ánh một tình hình không tốt vì tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
1.4.1.4. Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền vay tới mức độ nào.
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay phải trả trong kỳ
1.4.2. Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Quá trình phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp ở phần trên khiến ta có thể đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một doanh nghiệp. Nhưng các nhà phân tích còn quan tâm đến khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thoả mãn các khoản nợ vay dài hạn. Thông qua đó phân tích những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu. Chính vì vậy bên cạnh việc nghiên cứu các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, ta phải đi sâu phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu vốn nhằm mục đích đánh giá tính rủi ro của đầu tư dài hạn, bao gồm các chỉ tiêu sau:
1.4.2.1. Hệ số nợ
Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng mấy đồng vốn vay nợ.
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp càng kém. Nhưng hệ số nợ mà cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ. Nếu chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp đang tăng lên thì hệ số nợ càng cao sẽ làm cho doanh lợi chủ sở hữu càng cao
1.4.2.2. Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh riêng có của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ. Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của khoản nợ vay.
1.4.2.3. Tỷ suất đầu tư
Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định ( giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức của tỷ suất đầu tư được xác định như sau:
Tỷ suất đầu tư =
Tài sản cố định
Tổng tài sản
Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản cuả doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp .
1.4.2.4. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ =
Vốn chủ sở hữu
TSCĐ và ĐTDH
Tỷ suất này nếu lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay.
Nếu doanh nghiệp dùng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư cho việc mua sắm TSCĐ thì sẽ bất lợi vì TSCĐ luân chuyển chậm, thời gian thu hồi vốn lâu, tính rủi ro lại cao.
1.4.3. Các chỉ số về hoạt động
Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.
1.4.3.1. Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá thị trường tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán. Việc kinh doanh được đánh giá tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao.
1.4.3.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho.
Công thức được xác định như sau:
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho =
360
Số vòng quay hàng tồn kho
1.4.3.3. Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được xác định theo công thức :
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
Số dư bình quân các khoản phải thu được tính bằng cách cộng số phải thu đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi.
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh. Điều này làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp , tăng vốn kinh doanh.
1.4.3.4. Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
Công thức được xác định như sau:
Kỳ thu tiền trung bình =
360 ngày
Vòng quay các khoản phải thu
Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp chưa thể có kết luận chắc chắn được vì còn phải xem xét đền mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp. Mặt khác, chỉ tiêu này có thể được đánh giá là khả quan, nhưng doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán đã che dấu đi các khuyết tật trong việc quản trị các khoản phải thu.
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng.
Công thức được xác định như sau:
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
1.4.3.6. Số ngày một vòng quay vốn lưu động
Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay hết bao nhiêu ngày.
Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động =
360
Số vòng quay vốn lưu động
1.4.3.7. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định là nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
1.4.3.8. Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua đó, đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư.
Vòng quay toàn bộ vốn được xác định như sau:
Vòng quay toàn bộ vốn =
Doanh thu thuần
Vốn sản xuất bình quân
1.4.4. Các chỉ số sinh lời
Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Hơn thế các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
1.4.4.1. Tỷ suất doanh lợi doanh thu
Đây là chỉ tiêu thể hiện trong một dồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì có mấy đồng lợi nhuận.
Công thức được xác định như sau:
Doanh lợi doanh thu =
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
1.4.4.2. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn
Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận.
Công thức tỷ suất doanh lợi tổng vốn được xác định như sau:
Doanh lợi tổng vốn =
Lợi nhuận thuần
Vốn sản xuất bình quân
1.4.4.3. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó . Doanh lợi chủ sở hữu là mục tiêu đánh giá mục tiêu đó.
Công thức của doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định như sau:
Doanh lợi vốn chủ sở hữu =
Lợi tức thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
1.5. Phân tích diến biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là một trong những cơ sở và công cụ của các nhà quản trị tài chính để hoạch định tài chính cho kỳ tới, bởi lẽ mục đích chính của nó là trả lời cho câu hỏi: vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng vào việc gì? Thông tin trên bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn. Thông tin này còn rất hữu ích đối với người cho vay, các nhà đầu tư…
Để lập được bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ. Mỗi một sự thay đổi của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán đều được xếp vào cột diễn biến nguồn vốn hoặc sử dụng vốn theo cách thức sau:
Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn của chủ sở hữu, cũng như một sự làm giảm tài sản của doanh nghiệp chỉ ra sự diễn biến nguồn vốn.
Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu được xếp vào cột sử dụng vốn.
1.6. Phân tích điểm hoà vốn
Bất kỳ quá trình kinh doanh nào cũng cần phải xác định mức doanh thu tối thiểu đủ bù đắp chi phí của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích điểm hoà vốn sẽ cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng và thời gian sản xuất để bù đắp chi phí đã bỏ ra, tức là đạt mức hoà vốn
1.6.1. Khái niệm
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu đủ trang trải mọi phí tổn và doanh nghiệp không lỗ, không lãi, là điểm mà khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0.
1.6.2. Phương pháp xác định
Để xác định điểm hoà vốn, trước hết cần dựa vào các thẻ hoặc vào hạch toán chi tiết chi phí, tiến hành phân loại chi phí thành định phí và biến phí. Biến phí là những chi phí thay đổi theo khối lượng công việc, sản phẩm thực hiện. Biến phí có thể thay đổi cùng chiều hoặc ngược chiều với khối lượng công việc. Trong doanh nghiệp, biến phí thường bao gồm:
Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…
Trị giá vốn hàng bán
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí vận chuyển bốc dỡ, bao gói vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Chi phí hoa hồng, môi giới.
v.v...
Tổng biến phí sẽ tăng, giảm theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp tính trên tổng số nhưng nếu tính trên một đơn vị công việc thì biến phí lại tương đối ổn định.
Ngược lại, định phí là những chi phí mà trong một giới hạn đầu tư nào đó thường không thay đổi theo tổng khối lượng công việc hoàn thành nhưng nếu tính trên một đơn vị công việc thì định phí lại thay đổi. Trong doanh nghiệp, định phí thường bao gồm:
Chi phí nhân viên quản lý
Khấu hao tài sản cố định
Tiền thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh.
v.v...
Theo định nghĩa, điểm hòa vốn là điểm mà doanh nghiệp không lỗ, không lãi tức là lợi nhuận bằng 0. Khi đó tổng doanh thu sẽ bằng tổng chi phí.
1.6.2.1. Sản lượng hoà vốn
Nếu gọi F: tổng chi phí cố định
V: Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm
G: Giá bán đơn vị sản phẩm
Q: Sản lượng hoà vốn
Q =
ð
F
G - V
1.6.2.2. Doanh thu hòa vốn
1 -
DT hoà vốn = G x Q =
ð
v
g
F
1.6.2.3. Công suất hòa vốn
Khi nhà quản lý muốn biết cần huy động bao nhiêu tỉ lệ % công suất thiết kế thì sẽ đạt được điểm hòa vốn vì vậy ta phải xác định công suất hoà vốn cho các doanh nghiệp.
SG - SV
100
Gọi S: sản lượng ở mức 100% công suất thiết kế. Chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phí khả biến là SG - SV. Như vậy cứ 1% công suất sẽ ứng với mức chênh lệch .. Vậy doanh nghiệp cần h% công suất để đạt điểm hòa vốn.
x 100
ð
h% =
F
S ( G - V)
1.6.2.4. Thời gian hoà vốn
Thời gian hoà vốn là thời gian mà doanh nghiệp đạt được điểm hòa vốn trên thực tế có nhiều doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn với thời gian ngắn nhưng cũng có doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn vào những tháng cuối năm. Điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt. Việc xác định thời gian hoà vốn cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kì và là căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất tiếp theo.
Gọi Q: Sản lượng tại điểm hoà vốn
S: sản lượng ở mức công suất thiết kế
ntháng: thời gian đạt điểm hòa vốn
ð
ntháng =
12Q
S
Theo công thức trên, thời gian hoà vốn 12 thì lỗ vốn.
Việc tính toán phân tích điểm hòa vốn có ý nghĩa rất lớn trong công tác chỉ đạo và quản lý kinh doanh vì nó giúp cho chủ doanh nghiệp thấy đượcvới doanh số bán ra hoặc sản lượng sản phẩm bán ra là bao nhiêu và vào điểm nào thì doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn sinh lời, để từ đó có những chính sách và biện pháp tác động tích cực nhằm rút ngắn thời điểm hòa vốn, tăng khả năng sinh lời của đồng vốn
1.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như chi phí kinh doanh, giá bán, sản lượng.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm hòa vốn cho phép ta lập ra kế hoạch đầu tư có hiệu quả, quyết định sản xuất kinh doanh tối ưu.
+ ảnh hưởng của nhân tố giá bán: Tuỳ theo nhu cầu thị trường và tình hình cạnh tranh mà giá bán sản phẩm, hàng hóa có thể thay đổi. Sự tác động của giá bán đến mức tối đa hoặc giảm giá bán để tăng sản lượng bán ra tuỳ theo chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
+ ảnh hưởng của biến phí: Biến phí có thể thay đổi do yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, do đơn giá tiền lương, nguyên vật liệu thay đổi v.v… khi đó điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi theo. Nếu biến phí có xu hướng tăng thì hoà vốn và thời gian hòa vốn dài hơn. Hay nói cách khác nhân tố biến phí ảnh hưởng tỷ lệ thuận với các chỉ tiêu phản ánh điểm hòa vốn. Còn trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức và quản lý tốt khâu mua hàng hoá nguyên vật liệu và cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất thì lượng biến phí giảm và sẽ rút ngắn được điểm hòa vốn.
+ ảnh hưởng của định phí: Trong giới hạn khả năng kinh doanh cho phép, định phí có thể thay đổi không phải do đầu tư thêm thiết bị, máy móc kinh doanh mà do các nguyên nhân khác, chẳng hạn: Thay đổi tỷ lệ khấu hao TSCĐ, đơn giá thuê phương tiện kinh doanh, tiền lương cán bộ quản lý... khi đó điểm hòa vốn cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng thuận chiều. Nhưng để giảm định phí thì đòi hỏi doanh nghiệp tính toán và quản lý theo định mức các khoản chi phí quản lý. Tiết kiệm các khoản chi phí không cần thiết: Tinh giảm biên chế lao động để giảm chi phí tiền lương khâu quản lý, tiết kiệm chi phí giao dịch, tiếp khách...
Chương 2
Tình hình hoạt động tài chính của Công ty
Tnhh - tm sana giai đoạn 2001 - 2003
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH-TM SANA
Công ty TNHH-TM SANA được thành lập năm 1999 theo giấy phép số 4463 GP/TLDN do Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ký quyết định.
Tên giao dịch trong nước : Công ty TNHH-TM SANA
Tên giao dịch quốc tế : SANA TRADING COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : SANA TRADING Co.., Ltd
Trụ sở chính : Số 19 Đường 1B Khu A Nam Thành Công – quận Ba Đình- Hà Nội
Chi nhánh : 210 Phố Yên Sơn, Thị trấn Trúc Sơn, Huyện Chương Mỹ, Tỉnh Hà Tây
Văn phòng đại diện : Số 118/2 Nam Thành Công – Phường 17 Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh
Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh như sau: buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu tiêu dùng ( chủ yếu là hàng kim khí, kim loại mầu ). Sản xuất và gia công các sản phẩm từ nhôm, inox. Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. Buôn bán hàng lương thực thực phẩm. Sản xuất nước uống tinh khiết, nước khoáng đóng chai.
2.1.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH-TM SANA
Xuất phát từ đặc thù của các lĩnh vực kinh doanh và sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, Công ty TNHH-TM SANA tổ chức mô hình quản lý theo phương pháp kết hợp giữa trực tuyến và chức năng. Do Công ty sử dụng cả hai loại hình thức quản lý kết hợp nên thể hiện được cả tính tập trung hoá và phi tập trung hoá, tận dụng được những ưu điểm cũng như hạn chế được nhược điểm của hai phương pháp quản lý này.
Bộ máy quản lý của Công ty gồm: một giám đốc, một phó giám đốc, một kế toán trưởng, các phòng, ban.
Ta có sơ đồ về tổ chức quản lý của công ty TNHH-TM SANA như sau:
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty TNHH - TM SANA
Giám đốc
Phó giám đốc
P. Kế hoạch
P. kế toán tài chính
Các văn phòng đại diện
Phân xưởng sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phòng kinh doanh
P. Tổ chức hành chính
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty TNHH-TM SANA
Dưới sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, trong lĩnh vực buôn bán kim loại mầu, hoạt động thương mại của công ty ngày càng đa dạng giúp cho thị phần luôn được mở rộng. Đã có những doanh nghiệp lớn là khách hàng thường xuyên của công ty như Công ty bồn nước inox Sơn Hà, Tân á, Công Ty cơ khí X20. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các sản phẩm nhôm, inox cho mạng lưới các xưởng sản xuất nhỏ.
Bên cạnh hoạt động thương mại, công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất nước uống tinh khiết. Nhà máy được xây dựng tại 210 Yên Sơn, Trúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây. Tuy chi nhánh xa trụ sở chính của công ty nhưng vẫn đáp ứng đươc nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất, quản lý sản xuất chặt chẽ. Đi vào hoạt động từ tháng đầu năm 2003, sản phẩm nước uống tinh khiết AQUAPLUS của công ty đã bắt đầu chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
Sản phẩm nước uống tinh khiết AQUAPLUS được đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao căn cứ vào:
+ Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu EEC/777/CE và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1626/1998 QĐ - BKHCNMT
+ Chứng nhận chất lượng sản phẩm và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Sở y tế Hà Tây.
+ Kiểm định chất lượng tại Trung tâm đo lường chất lượng khu vực I.
+ Phòng kĩ thuật của Công ty luôn đưa ra được các thông số cần thiết để kiểm soát chất lượng của các lô sản phẩm.
+ Sản phẩm thoả mãn được ba bậc nhu cầu của khách hàng: nhu cầu sinh lý( uống giải khát ), nhu cầu an toàn( trị bệnh tiêu hoá ), nhu cầu xã hội (bao bì đẹp và sang trọng).
Ưu thế cạnh tranh của sản phẩm nước uống tinh khiết AQUAPLUS hiện nay là: sản phẩm xuất xứ từ một nguồn nước chất lượng cao, môi trường thiên nhiên trong lành không bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, đóng chai trên dây chuyền tiên tiến đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế.
Công ty luôn quan tâm đến mọi đối tượng khách hàng trên toàn bộ các phân đoạn thị trường và luôn thoả mãn nhu cầu của khách hàng với chủng loại sản phẩm phong phú. Thực hiện dịch vụ thuận lợi và có hiệu quả đến mọi đối tượng khách hàng, nhằm phổ biến sản phẩm tuyệt đối an toàn vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng.
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán
Phòng tài vụ của Công ty TNHH-TM SANA gồm 5 người. Trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 phó phòng, và 3 nhân viên phụ trách các phần hành kế toán khác.
Các nhân viên thuộc phòng kế toán đều có trình độ cao đẳng trở lên, trình độ chuyên môn đồng đều, riêng trưởng phòng có bằng kế toán trưởng và đã qua nhiều năm kinh nghiệm trong công tác. Mỗi người được chuyên môn hoá theo phần hành đồng thời cũng luôn có kế hoạch đối chiếu số liệu với nhau để phát hiện kịp thời những sai sót.
2.1.4. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động Công ty. Xét về mặt quản lý nó đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Về mặt kế toán giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý hợp lệ.
Do đặc thù sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH-TM SANA sử dụng các loại chứng từ sau:
Bảng 1: Hệ thống chứng từ
Nghiệp vụ
Tên chứng từ
Bộ phận lập
Tiền mặt
Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ, biên lai thu tiền
Kế toán tiền mặt
Tiền gửi và tiền vay ngân hàng
Giấy báo Nợ, Có, Sao kê ngân hàng, sổ hạch toán chi tiết
Ngân hàng
Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ
Hoá đơn mua. hoá đơn GTGT, biên bản bàn giao thanh lý, nhượng bán, bảng tính khấu hao
Bên bán, kế toán tài sản cố định, hội đồng thanh lý
Chi phí
Chứng từ chi phí
Nơi phát sinh chi phí
Mua hàng
Hợp đồng ngoại, hoá đơn GTGT, thư tín dụng, biên bản kiểm nghiệm, các hoá đơn vận chuyển bốc xếp, phiếu nhập kho...
Bên bán
Thanh toán công nợ
Chứng từ thu chi, thanh toán nội bộ
Kế toán công nợ
Lao động tiền lương
Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng ghi năng suất cá nhân, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng
Kế toán tiền lương
- Hệ thống tài khoản kế toán trong công ty:
Kế toán công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định, tuy nhiên có một số tài khoản như TK112, 152, 621, 622, 154, 155... được chi tiết theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Hình thức kế toán áp dụng:
Hình thức sổ kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung (được ban hành theo quyết định 144/ 2001/QĐ - BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài Chính). Ngoài ra Công ty còn kết hợp phần mềm kế toán chuyên biệt ( ACSOFT, phần mềm quản lý tài chính kế toán của công ty lập trình Đức Anh ), giúp công tác kế toán chính xác và nhanh chóng.
Hình thức này phù hợp với đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty là lao động kế toán kết hợp thủ công và máy. Hơn nữa, hình thức Nhật ký chung đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin, tiết kiệm được thời gian tìm kiếm các thông tin cần thiết. Ta có sơ đồ trình tự hạch toán của công ty như sau:
Sơ đồ 2: Trình tự hạch toán của Công ty
theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Máy vi tính (Phần mềm ACSOFT)
Hạch toán
chi tiết
Tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo
tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Nhật ký chung
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Đối chiếu số liệu
2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính ở công ty TNHH - TM SANA
Khi tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH-TM SANA cần đánh giá khái quát tình hình tài chính qua hệ thống báo cáo tài chính mà chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo vào cuối kỳ kế toán theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua BCĐKT
Từ bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH -TM SANA, ta có thể lập bảng phân tích cân đối kế toán như sau:
Qua bảng phân tích, ta có thể đánh giá khái quát trên một số mặt sau:
Số liệu tại bảng cân đối kế toán trên ta thấy tổng số tài sản bằng tổng số nguồn vốn. Điều này đảm bảo cho tính cân bằng trong hạch toán kế toán và là đảm bảo bước đầu cho báo cáo tài chính phản ánh đúng và trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nhìn chung, so với đầu năm 2003 tổng tài sản của Công ty TNHH-TM SANA hiện đang quản lý và sử dụng tăng lên là 2.181.215.150đ tương đương với mức tăng là 16,7%. Như vậy về quy mô tài sản của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể.
2.2.1.1. Phân tích theo chiều ngang (chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm)
Phần tài sản
+ TSLĐ và ĐTNH của Công ty tăng lên 17,8% tương đương với 1.870.410.214đ Nguyên nhân chủ yếu là do:
Hàng tồn kho tăng khá mạnh là 1.445.215.244đ tức là tăng 21,4%. Lượng dự trữ hàng hóa tồn kho tăng lên là do trong kì Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng lên. Nhưng Công ty cần chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty.
Tiếp đó là khoản phải thu khách hàng giảm đi là 26.819.249đ tương ứng với 1,7%. Điều đó chứng tỏ là công ty đã tăng cường thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. Tuy nhiên các khoản phải thu khác của công ty lại có xu hướng tăng mạnh là 451.850.569đ tương đương với mức tăng là 48% so với đầu năm. Điều này thể hiện là Công ty đã bị chiếm dụng vốn và chưa thu hồi lại được. Do vậy, Công ty cần có nhiều biện pháp để tăng cường khoản thu hồi nợ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trong TSLĐ và ĐTNH, lượng tiền mặt tồn quỹ tăng lên 195.937.509đ tương đương với 89,9% là do công ty đã rút tiền gửi ngân hàng là 167.812.466đ và huy động tiền vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ TSLD khác giảm một khoản tiền là 27.961.393đ tương ứng với mức giảm là 6,3%. Tuy nhiên, giảm tài sản lưu động khác là một điều đáng mừng vì đây là các khoản mục chờ quyết toán như tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp ký cược.
+ TSCĐ và ĐTDH tăng lên 12,2% tương ứng với 310.804.936đ chủ yếu là do sự biến động của việc tăng TSCĐ là 323.936.644đ với mức tăng là 14,8%. Điều này chứng tỏ Công ty đã đổi mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là do công ty đã đầu tư vào TSCĐHH biểu hiện là nguyên giá TSCĐHH cuối năm so với đầu năm tăng lên một khoản là 387.261.543đ.
Chi phí XDCB dở dang có xu hướng giảm đi một khoản là 24.631.491đ tương ứng với mức giảm là 9,2%. Đó là do trong năm công ty đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất nước tinh khiết.
Chi phí trả trước dài hạn tăng lên 11.499.783đ tức là tăng 12,2% chứng tỏ công ty còn chưa thanh toán một số khoản chi, công ty cần lưu ý đảm bảo các cam kết được thực hiện đúng thời hạn hợp đồng đã định.
Phần nguồn vốn
+ Nợ phải trả của Công ty giảm đi 294.779.916đ tương đương với mức giảm là 2,9%. Nguyên nhân là do trong kỳ, công ty đã trả các khoản nợ ngắn hạn là 83.045.848đ tức là giảm 0,9%, tăng cường thanh toán các khoản nợ dài hạn là 211.734.068đ tương ứng với 41,7%.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH-TM SANA tăng lên 84,1% tức là tăng lên 2.475.995.066đ chứng tỏ Công ty tăng nguồn tài trợ thường xuyên để bù đắp nhu cầu tổng tài sản. Đây là một điều đáng mừng vì nguồn vốn của Công ty sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho nhu cầu tài sản và tăng khả năng tự chủ cho đơn vị. Đi vào chi tiết thấy nguồn vốn các quỹ giảm đi 14,9% tức là giảm đi 30.039.123đ nhưng NVCSH vẫn tăng là do các chỉ tiêu về NVKD lại tăng mạnh 2.494.762.749đ tương ứng là 92,1% và lợi nhuận chưa phân phối tăng 11.271.440đ, tương ứng là 32,8%.
Nhìn vào bảng phân tích BCĐKT theo chiều ngang, ta chỉ có thể thấy tình hình biến động tăng lên hay giảm xuống giữa các khoản mục từ cuối năm so với đầu năm mà không nhận thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản (tổng nguồn vốn). Do đó, ta tiến hành phân tích BCĐKT theo chiều dọc nghĩa là tất cả các khoản mục (chỉ tiêu) đều được đem so với tổng số tài sản hoặc tổng nguồn vốn, để xác định mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng khoản mục trong tổng số. Qua đó ta có thể đánh giá biến động so với quy mô chung, giữa cuối năm so với đầu kỳ.
2.2.1.2. Phân tích theo chiều dọc (so sánh với quy mô chung)
Cụ thể từ bảng phân tích BCĐKT trên ta thấy:
- Về tài sản
+ TSLĐ và ĐTNH từ 80,5% vào lúc đầu năm tăng lên 81,25% vào lúc cuối năm tức là tăng 0,75%. Trong đó thì tài khoản tiền giảm từ 6,66% xuống 5,89% , tài sản lưu động khác giảm từ 4,2% xuống 3,3%, khoản phải thu khách hàng giảm từ 14,6% xuống 12,2% vào cuối năm. Hơn nữa, xét ở khía cạnh lập dự phòng của doanh nghiệp để đề phòng rủi ro thì thấy rằng doanh nghiệp không lập dự phòng phải thu khó đòi so với lượng nợ phải thu từ khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn nếu lượng tiền mất mát quá lớn vì không lập chính xác các khoản dự phòng. Hàng tồn kho tăng từ 64% lên 66%.
+ TSCĐ và ĐTDH giảm từ 19,5% xuống 18,75% vào cuối năm nhưng quy mô TSCĐ của Công ty đã có sự tăng lên so với đầu năm, vì bộ phận TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng từ 85,80% lên đến 87,80%. Còn khoản mục khác lại có xu hướng giảm như Chi phí XDCB dở dang giảm từ 10,50% xuống còn 8,50% và chi phí trả trước dài hạn vẫn giữ nguyên tỷ trọng là 3,70%.
- Về nguồn vốn
+ Nợ phải trả của công ty cuối năm so với đầu năm có xu hướng giảm đi từ 77,5% xuống còn 64,5%. Nếu đi sâu vào tìm hiểu các khoản mục nợ của công ty ta lại thấy, nợ dài hạn giảm từ 5% xuống 3% . Tuy nhiên chỉ tiêu nợ ngắn hạn có xu hướng tăng 95% lên 97%. Cụ thể, khoản vay ngắn hạn của công ty giảm nhẹ từ 13,8% xuống 13,6%. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm từ 7,3% xuống 6,3%, phải trả người bán giảm từ 75,8% xuống 73,7%. Các khoản phải trả ngắn hạn khác lại tăng từ 1,8% lên 2,3%. Như vậy, thể hiện Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ như phải trả cho người bán, thanh toán khoản thuế, các khoản phải nộp nhà nước, phải trả cho công nhân viên, …
+ Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng lên từ 22,5% đến 35,5%. Trong đó, nguồn vốn kinh doanh tăng từ 92% lên 96%. Như vậy, Công ty đã nâng cao được nguồn vốn kinh doanh tự có của mình so với năm trước. Tuy nhiên, các quỹ của Công ty lại có xu hướng giảm từ 6,83% xuống còn 3,16%. Nhìn chung, việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm làm cho khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty là tương đối độc lập với các chủ nợ.
Qua phân tích sơ bộ ta thấy mặc dù Công ty có nhiều cố gắng như:
Đơn vị tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư tài sản cố định mới.
Các khoản nợ của công ty đã giảm đi chứng tỏ trách nhiệm thanh toán nợ của Công ty TNHH-TM SANA được tăng cường.
Mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty đã được nâng cao hơn. Công ty đã có thêm được nguồn vốn của riêng mình để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Công ty vẫn còn chịu sự phụ thuộc vào các khoản nợ phải trả, còn bị chiếm dụng vốn nhiều từ các khoản phải thu gây ảnh hưởng đến vòng luân chuyển vốn lưu động.
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty cần đi sâu phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của năm 2003 với năm 2002 trên từng chỉ tiêu. Ta có bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính như sau:
Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là 26.793.557đ hay tăng lên 94,16% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH-TM SANA được nâng lên rõ rệt.
Để đánh giá được chính xác tình hình kinh doanh của Công ty ta cần đi sâu phân tích từng chỉ tiêu cụ thể trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH-TM SANA.
Năm 2003 so với năm 2002
- Tổng doanh thu bán hàng tăng lên là 6.848.605.651đ hay tăng 26,41% thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bán hàng, mở rộng thị trường, thu hút được nhiều đơn đặt hàng hơn so với năm ngoái.
Chính vì vậy doanh thu thuần năm 2003 so với 2002 tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Điều này càng chứng tỏ sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đón nhận ngày càng nhiều.
Giá vốn hàng bán tăng lên 6.523.841.171đ hay đạt tỷ lệ tăng 26,67% thể hiện việc tăng lên về trị giá hàng mua vào của Công ty.
Chi phí quản lý kinh doanh tăng lên 186.866.497đ hay tăng 14,5%. Chi phí tài chính cũng tăng lên 114.151.360đ hay tăng 77,06%. Cả 2 khoản chi phí đều tăng lên do mức tăng của doanh thu bán hàng. Nhưng việc tăng lên của chi phí phải phù hợp với quy mô phát triển, mở rộng của công ty thì sản xuất kinh doanh mới hiệu quả.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên là 56,78% tương ứng với 23.746.624đ.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi là 6.657.000đ hay giảm 70,19%. Điều này có thể là do trong năm công ty đã tiến hành nhượng bán thanh lý 1 số TSCĐ không cần dùng hay bỏ ra những khoản chi phí phạt hợp đồng, khoản chi phí liên quan đến khoản nợ khó đòi…
Tổng lợi nhuận kế toán của công ty năm 2003 là 81.248.307đ tăng lên so với năm 2002 là 39.402.289đ hay tăng 94,16%.
Thuế thu nhập mà công ty phải nộp tăng lên 12.608.732đ. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 26.793.557đ so với năm 2002.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty TNHH-TM SANA trong kỳ khá ổn định, Công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là đánh giá khái quát thông qua BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH-TM SANA năm 2003. Muốn tìm hiểu sâu hơn các mối quan hệ tài chính của Công ty cần phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của công ty.
2.3. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của Công ty TNHH-TM SANA
2.3.1. Các hệ số về khả năng thanh toán
Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính là tốt, thì Công ty sẽ ít bị công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, không đảm bao thanh toán các khoản nợ.
Vì thế, đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều đối tượng quan tâm nhất là các nhà đầu tư và tổng cục thuế.
Việc phân tích các hệ số về khả năng thanh toán sẽ là những thông tin rất hữu ích để đánh giá Công ty chuẩn bị nguồn vốn như thế nào để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Ta có thể lập bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán
Bảng 4: Bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
1,30
1,55
2. Hệ số thanh toán tạm thời
1.09
1,30
3. Hệ số thanh toán nhanh
0,09
0,09
- Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đạt [1,30 ; 1,55]
So với đầu năm, hệ số này tăng lên 0,25 lần. Như vậy, khả năng thanh toán tổng quát của Công ty tương đối ổn định. Trong năm, Công ty TNHH-TM SANA tăng cường thanh toán các khoản nợ phải trả là (9.849.753.603đ-10.144.533.519đ) = - 294.779.916đ. Điều đó chứng tỏ công ty vẫn đủ tài sản đảm bảo thanh toán các khoản nợ.
- Hệ số thanh toán tạm thời của Công ty đạt [1,09 ; 1,30]
Đầu năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,09đ giá trị TSLĐ thì đến cuối năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,30đ giá trị TSLĐ. Khả năng thanh toán tạm thời của công ty đầu năm so với cuối năm tăng lên 0,21 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tạm thời của Công ty TNHH-TM SANA là tốt, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm.
- Hệ số thanh toán nhanh của công ty đạt [0,09; 0,09]
Không có sự thay đổi lớn, cả ở đầu năm và cuối năm, cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,09đ tài sản tương đương tiền. Như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản tương đương tiền của công ty tương đối ổn định.
Tóm lại, khi phân tích nhóm các hệ số về khả năng thanh toán cho ta thấy rằng việc quản trị vốn lưu động của công ty năm 2003 chưa thật tốt. Nhưng xét về tiềm lực tài chính thì công ty vẫn có đủ tài sản để đảm bảo các khoản nợ vay ngắn hạn. Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty cuối năm đều tăng hơn so với đầu năm chứng tỏ công ty không mất những cơ hội kinh doanh mà vẫn đảm bảo trả các khoản nợ đúng hạn.
2.3.2. Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến việc phân tích tài sản và nguồn hình thành tài sản mà họ còn quan tâm đến mức độ độc lập hay phụ thuộc của Công ty với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình. Vì thế mà các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai.
Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc phân tích cơ cấu tài chính trong Công ty và đánh giá mức độ đầu tư của công ty trong kỳ kinh doanh và xem xét tính bất thường của hoạt động đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư và những người quan tâm có thể đánh giá được những khó khăn về tài chính mà Công ty phải đương đầu và rút ra được hoạt động kinh doanh của công ty có liên tục không?
Để biết được tỷ trọng của nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu, ta lập bảng về hệ số nợ và tỷ suất tài trợ của công ty như sau:
Bảng 5: Bảng hệ số nợ và tỷ suất tài trợ
Chỉ tiêu
Cách xác định
Đầu năm
Cuối năm
x 100
1. Hệ số nợ
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
77,5
64,5
x 100
2. Tỷ suất tài trợ
NVCSH
Tổng nguồn vốn
22,5
34,08
- Hệ số nợ của Công ty TNHH-TM SANA đạt [77,5% ; 64,5%]
So với đầu năm hệ số này giảm đi 13,0% chứng tỏ, mức độ phụ thuộc của công ty đã giảm đi, công ty vẫn tăng các khoản nợ vay nhưng so về tỷ trọng của khoản nợ phải trả đối với tổng nguồn vốn lại thấp hơn so với đầu năm.Tuy nhiên, hệ số nợ của công ty như vậy vẫn là cao. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc sử dụng vốn đi vay có hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận cho bản thân công ty nhưng nó cũng sẽ làm cho gánh nặng của các khoản nợ vay lớn hơn nếu công ty làm ăn không có hiệu quả.
- Tỷ suất tài trợ của Công ty TNHH-TM SANA đạt [22,5% ; 34,08%]
So với đầu năm, tỷ suất tài trợ của công ty tăng lên 11,58% chứng tỏ vốn của bản thân công ty chiếm trong tổng số nguồn vốn được nâng lên, do đó công ty nâng cao được tính độc lập trong việc tự tài trợ nguồn vốn kinh doanh. Tỷ suất tự tài trợ của công ty tăng lên sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư, chủ nợ tin tưởng một sự đảm bảo trả các món nợ đúng hạn.
Cùng với việc phân tích cơ cấu tài chính để thấy được tỷ trọng từng loại vốn trong tổng nguồn vốn, cần phải xem xét và phân tích tình hình đầu tư và tự tài trợ TSCĐ của Công ty TNHH-TM SANA.
Ta có bảng phân tích tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
Bảng 6: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
Chỉ tiêu
Cách xác định
Đầu năm
Cuối năm
x 100
1. Tỷ suất đầu tư
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng nguồn vốn
16,73
16,46
x 100
2. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
NVCSH
TSCĐ và ĐTDH
115,38
189,3
- Tỷ suất đầu tư của công ty đạt [16,73% ; 16,46%]
So với đầu năm tỷ suất này giảm đi 0,27% chứng tỏ công ty chưa quan tâm đầu tư vào việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty. Tỷ suất đầu tư giảm đi có thể là một hạn chế về quá trình đổi mới quy trình công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai.
- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ đạt [115,38% ; 189,33%]
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cuối năm tăng lên 73,95% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng trong việc đầu tư trang bị kỹ thuật đổi mới công nghệ, vốn tự có của của công ty tăng lên. Việc tăng lên này thể hiện công ty có khả năng tài chính tốt. Tuy nhiên, Công ty cần phải chú ý đến đặc điểm của TSCĐ là loại tài sản chu chuyển chậm, nếu không tính toán kỹ, công ty có thể gặp nhiều bất lợi.
2.3.3. Các chỉ số về hoạt động
Trong kỳ, công ty kinh doanh có hiệu quả cao thì công ty đó được gọi là hoạt động có năng lực và ngược lại. Chính vì vậy đánh giá về năng lực hoạt động của công ty thực chất là việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua phân tích hiệu qả sử dụng các loại vốn của công ty.
2.3.3.1. Số vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là hàng hoá có thể bán ra để tạo doanh thu. Nó chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng đến việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, từ đó tăng năng lực hoạt động sản xuất của công ty. Do vậy, việc phân tích hàng tồn kho thông qua chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho là rất cần thiết và hữu ích.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Căn cứ vào BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH-TM SANA, ta có thể xác định như sau:
Số vòng quay hàng tồn kho =
30.981.970.152
= 4,20 vòng
6.743.824.090 + 8.189.039.334
2
Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ của công ty đạt 4,20 vòng. Đây là số vòng quay phản ánh hàng hoá tồn kho bình quân được bán trong kỳ phản ánh năng lực bán hàng và giải phóng hàng tồn kho của công ty là tốt, chứng tỏ trong kì kinh doanh, công ty đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trên thị trường.
2.3.3.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
=
360 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
= 85,71 ngày
360
4,20
Như vậy một đợt hàng tồn kho ở Công ty TNHH-TM SANA cần 85,71 ngày để quay vòng hay nói cách khác là kỳ đặt hàng bình quân của Công ty TNHH-TM SANA là 85,71 ngày.
2.3.3.3. Vòng quay các khoản phải thu
Khoản phải thu của Công ty TNHH-TM SANA được coi như là một khoản tài sản có thể chuyển đổi thành tiền. Khoản phải thu của công ty được tính vào doanh thu chung trong kỳ do tầm quan trọng của nó mà ta phải phân tích các khoản phải thu thông qua vòng quay các khoản phải thu.
=
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và BCĐKT của công ty ta có thể xác định được vòng quay các khoản phải thu như sau:
Số vòng quay các khoản phải thu =
32.785.153.600
= 12,18 vòng
2.478.355.353 + 2.903.386.673
2
Vòng quay các khoản phải thu của Công ty TNHH-TM SANA đạt 12,18 vòng chứng tỏ cứ 1đ các khoản phải thu trong năm thu được 12,18đ doanh thu. Tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty tương đối tốt và ổn định vì như vậy là công ty không cần đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.
2.3.3.4. Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình =
360 ngày
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
= 29,56 ngày
360 ngày
12,18
Như vậy, trung bình cứ 29,56 ngày là công ty thu được các khoản phải thu. Điều này chứng tỏ công ty đã đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của công ty như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của công ty như thế nào thì mới có thể đưa ra được kết luận chắc chắn về tình hình thu hồi nợ của công ty.
2.3.3.5. Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động =
32.785.153.600
= 2,86 vòng
10.537.225.140 + 12.407.635.354
2
Chỉ tiêu này cho thấy, cứ đầu tư bình quân 1đ vào vốn lưu động thì sẽ tạo ra được 2,86đ doanh thu thuần.
2.3.3.6. Số ngày một vòng quay vốn lưu động
Số ngày một vòng quay vốn lưu động =
360 ngày
Số vòng quay vốn lưu động
= 125,87 ngày
Số ngày một vòng quay vốn lưu động =
=
360 ngày
2,86
Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh vốn lưu động trong kỳ quay được một vòng phải mất 125,87ngày.
2.3.3.7. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là vốn thuộc TSCĐ và đầu tư dài hạn. Trong kỳ kinh doanh này, Công ty TNHH-TM SANA đã đầu tư đổi mới trang bị thêm TSCĐ để tăng cường thêm hiệu quả kinh doanh. Nhưng việc đầu tư mới này có đem lại hiệu quả thật sự không ta phải xem xét đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Cụ thể ở Công ty TNHH-TM SANA hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
32.785.153.600
= 12,11
2.552.495.530 + 2.863.300.466
2
Như vậy, cứ đầu tư 1đ vào vốn cố định thì tham gia tạo ra 12,11đ doanh thu. Việc sử dụng vốn cố định của công ty khá hiệu quả.
2.3.3.8. Vòng quay toàn bộ vốn
Đây là chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Vòng quay toàn bộ vốn =
Doanh thu thuần
Vốn sản xuất bình quân
Căn cứ vào BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH-TM SANA, ta có thể xác định được vòng quay toàn bộ vốn sau:
Vòng quay toàn bộ vốn =
32.785.153.600
= 3,21 vòng
13.089.720.670 +15.270.935.820
2
Như vậy, trong kỳ vốn sản xuất quay được 3,21 vòng. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là tương đối tốt.
2.3.4. Các chỉ số sinh lời
Bên cạnh việc xem xét hiệu quả kinh doanh của vốn dưới góc độ sử dụng TSCĐ và TSLĐ người phân tích cũng cần phải xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai
2.3.4.1. Tỷ suất doanh lợi doanh thu
Tỷ suất doanh lợi doanh thu của công ty phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại.
x100
Tỷ suất doanh lợi doanh thu =
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
ứng dụng vào Công ty TNHH-TM SANA (thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) ta xác định dược chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi doanh thu của công ty như sau:
=
Tỷ suất doanh lợi doanh thu năm 2002
x100 = 0,11%
28.455.292
25.936.547.949
x100 = 0,17%
Tỷ suất doanh lợi doanh thu năm 2003
=
55.248.849
32.785.153.600
Tỷ suất doanh lợi doanh thu năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,06%. Điều này cho thấy năm 2002 cứ 100đ doanh thu tham gia vào kinh doanh thì tạo ra được 0,11đ lợi nhuận sau thuế, thì đến năm 2003 cứ 100đ doanh thu đã tạo ra được 0,17đ lợi nhuận sau thuế. Đây là một cố gắng lớn của công ty trong việc tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Xét ở cả hai năm, tỷ suất doanh lợi doanh thu này nhỏ nên công ty cần có biện pháp kinh doanh tốt hơn để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
2.3.4.2. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn
Sự kết hợp giữa chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay toàn bộ vốn tạo thành chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi tổng vốn
Tỷ suất doanh lợi tổng vốn
=
x
x
Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Vốn sản xuất bình quân
Tỷ suất Doanh lợi tổng vốn =
Lợi nhuận thuần
Vốn sản xuất bình quân
ứng dụng vào Công ty TNHH-TM SANA ta có:
Tỷ suất doanh lợi tổng vốn =
55.248.849
=0,38%
13.089.720.670 +15.270.935.820
2
Như vậy, tỷ suất doanh lợi tổng vốn năm 2003 đạt 0,38% do 1đ vốn bỏ ra thì tạo ra được 3,21đ doanh thu và trong 1đ doanh thu chỉ có 0,002đ lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này là quá nhỏ chứng tỏ khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn sản xuất trong kỳ là không cao.
2.3.4.3. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu phản ánh lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu hay nói cách khác là công ty sẽ có được bao nhiêu lợi nhuận bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
Tỷ suất Doanh lợi vốn chủ sở hữu =
Lợi tức thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
Căn cứ vào BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH-TM SANA, ta có thể xác định được doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty như sau:
Tỷ suất doanh lợi vốn CSH =
55.248.849
x 100 = 1,32%
2.945.187.151 + 5.421.182.217
2
Điều này có ý nghĩa là 100đ vốn mà chủ sở hữu đầu tư mang lại 1,32đ lợi nhuận sau thuế. Mặt khác doanh lợi vốn chủ sở hữu lớn hơn doanh lợi tổng vốn (0.38% < 1.32%) chứng tỏ việc sử dụng vốn vay của Công ty TNHH-TM SANA chưa đạt được hiệu quả.
Qua quá trình phân tích ở phần trên ta thấy rằng:
- Về khả năng thanh toán của công ty tương đối còn hạn chế.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán tạm thời của công ty có tăng lên nhưng các hệ số này còn thấp như vậy là chưa thật tốt. Khả năng thanh toán nhanh của công ty có tăng nhưng rất nhỏ, công ty cần có những biện pháp để điều chỉnh tăng hệ số này như nâng cao tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định, vốn lưu động), hay loại ra những khoản nợ vay không cần thiết…
- Hệ số nợ của công ty có giảm đi so với đầu năm khiến cho người cho vay yên tâm về vật tư đảm bảo và khả năng trả nợ của công ty.
- Các chỉ số về hoạt động cũng phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty chưa thật sự là hiệu quả.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khả năng sinh lời của công ty cũng chưa tốt tuy rằng có sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận. Nhưng so với toàn bộ tài sản (nguồn vốn) mà công ty đã đầu tư thì các tỷ suất này chưa cao.
2.4. Đánh giá chung về hoạt động tài chính của Công ty TNHH-TM SANA giai đoạn 2001-2003
2.4.1. Ưu điểm
Hiện nay sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có định hướng phát triển đúng đắn và lâu dài. Là một doanh nghiệp tư nhân mới bắt đầu hoạt động từ năm 1999, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã dần đi vào ổn định. Điều này có nghĩa là tiềm lực tài chính của Công ty TNHH-TM SANA không ngừng tăng lên. Nhờ vào công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH-TM SANA có thể đánh giá được những ưu thế và tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phân tích tình hình tài chính của công ty là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như giám đốc Công ty, tổ chức tín dụng, khách hàng, nhà cung cấp và đội ngũ công nhân viên của Công ty... Mỗi nhóm người này sẽ có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, họ có xu hướng tập trung vào những khía cạnh khác nhau nhưng thường liên quan với nhau. Vì vậy, các công cụ, kỹ thuật và phương pháp phân tích cơ bản đều giống nhau.
Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính tại Công ty TNHH-TM SANA trên cơ sở hệ thống tài chính năm 2001, 2003, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, cá nhân em có một số đánh giá về tình hình tài chính tại Công ty TNHH-TM SANA như sau:
Tỷ trọng vốn tự có của công ty liên tục tăng lên trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Điều này được thể hiện qua bảng cơ cấu vốn giai đoạn 2001-2003 như sau:
Bảng 7: Bảng cơ cấu vốn giai đoạn 2001 -2003
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng NVKD
8.814.207.484
13.089.720.670
15.270.935.820
1. Nguồn vốn CSH
3.119.229.871
35,4
2.945.187.151
22,5
5.421.182.217
35,5
2. Nợ phải trả
5.694.977.613
64,6
10.144.533.519
77,5
9.849.753.603
64,5
Bảng cơ cấu nguồn vốn cho thấy, vốn chủ sở hữu của công ty vào năm 2001 là 3.119.229.871đ (tức là 35,4%) tuy giảm ở năm 2002: 2.945.187.151đ (chiếm 22,5%), nhưng 2003 lại tăng lên 5.421.182.217đ (35,5%). Vốn chủ sở hữu tăng lên tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động xây dựng các kế hoạch tài chính nhằm huy động tốt các nguồn vốn trong công ty. Mặt khác, quy mô của vốn chủ sở hữu tăng lên còn là cơ sở để công ty mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, mua sắm dây chuyền sản xuất mới.
Đồng thời với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả của công ty cũng có nhiều biến động. Tăng mạnh từ 64,6% năm 2001 lên 77,5% năm 2002 và đến năm 2003, nợ phải trả giảm xuống còn 64,5%. Đây là xu hướng tốt, công ty sẽ giảm được sức nặng từ các khoản vay nợ từ bên ngoài mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh doanh trong kỳ, không mất đi những cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ròng.
Vốn kinh doanh của công ty cuối năm so với đầu năm tăng lên là 2.181.215.150đ chứng tỏ quy mô hoạt động và khả năng hoạt động của công ty tăng. Điều này càng thể hiện tình hình tài chính của công ty là ổn định. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn của công ty cũng được phân bổ một cách hợp lý sẽ đem đến cho công ty hiệu quả kinh doanh cao.
Trong những năm gần đây, hiệu quả kinh doanh của công ty luôn cao hơn thể hiện ở lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hơn so với khả năng sinh lời của toàn bộ tổng vốn chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.
Đồng thời, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách theo các qui định của Nhà nước. Trong năm, Công ty TNHH-TM SANA còn thực hiện thu chi các loại vốn quỹ khác theo đúng chế độ: chi trả tiền lương, tiền thưởng đầy đủ kịp thời, không ngừng nâng cao thu nhập cho nhân viên tham gia đóng góp phúc lợi xã hội, tạo môi trường làm việc bền vững cho công nhân viên yên tâm làm việc lâu dài. Tất cả những yếu tố đó của công ty có được là hệ quả của việc duy trì tình hình tài chính ổn định và lành mạnh.
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
Khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH-TM SANA, bên cạnh những ưu điểm, Công ty vẫn còn có những tồn tại và nguyên nhân mà công ty cần cố gắng điều chỉnh.
Có thể thấy rằng khả năng thanh toán của công ty còn nhiều hạn chế. Khả năng thanh toán nhanh của công ty kém linh hoạt, chỉ đạt hệ số là 0,09, nguyên nhân là do lượng tài sản tương đương tiền của công ty thấp, công ty cần điều chỉnh tỷ lệ này cho thích hợp, nếu không sẽ mất đi những cơ hội do khả năng thanh toán nhanh mang lại. Khả năng thanh toán tổng quát cũng không cao, như vậy sẽ không tạo được sự tin tưởng từ các chủ nợ và các nhà đầu tư.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm 66% so với tổng tài sản, tức là 8.189.039.334đ, do trong kì Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng lên. Thêm vào đó qua phân tích các hệ số đặc trưng lại cho thấy chu kì một vòng quay hàng tồn kho của công ty là 85,71 ngày. Như vậy, lượng dự trữ hàng hóa tồn kho tăng lên làm hạn chế đến tốc độ luân chuyển quay vòng vốn lưu động của công ty. Công ty cần chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty.
Các khoản phải thu (phải thu của khách hàng+các khoản phải thu khác) của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao (19,01%). Đó là kết quả của chính sách nới rộng thời hạn thanh toán để kích thích tiêu thụ. Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong khâu lưu thông làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do bị khách hàng trả chậm đã buộc công ty phải đi vay ngắn hạn hay đi chiếm dụng vốn của các đối tượng khác để trả cho nhà cung cấp theo đúng thời hạn trên hợp đồng. Bên cạnh đó, mặt hạn chế của công ty còn là không có khoản lập dự phòng cho những khoản phải thu khó đòi.
Tuy trong những năm gần đây, công ty đã dành nhiều lợi nhuận để lại để tái đầu tư cho nguồn vốn kinh doanh tương đối lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng được bổ sung đáng kể. Tuy nhiên, Công ty TNHH-TM SANA vẫn chỉ đảm bảo tài trợ đủ cho TSCĐ và một phần TSLĐ. Phần còn lại buộc công ty phải huy động từ bên ngoài để bù đắp. Như vậy, tỷ lệ vốn vay và vốn chiếm dụng còn cao. Hệ số nợ của công ty đã giảm đi 13,0% so với đầu kì, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (64,5%). Điều này sẽ gây áp lực cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn đến hạn trả... Nhưng đây là tình hình chung của các doanh nghiệp tư nhân, vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chủ yếu được bổ xung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, công ty đã có sự cố gắng, chủ động trong huy động vốn vay để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh mà vẫn đem lại lợi nhuận.
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty trên doanh thu thuần chưa cao. Đó là do mức doanh thu thuần mà công ty đạt được chưa cao được thể hiện là chỉ tiêu tỉ suất doanh lợi doanh thu của Công ty TNHH-TM SANA chiếm tỷ lệ là 0,17% chứng tỏ lợi nhuận thu được trên 1đ doanh thu thuần là không cao.
Có thể nói tình hình tài chính của Công ty TNHH-TM SANA là tương đối lành mạnh đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường và đủ tài sản để đảm bảo thanh toán các khoản vay nợ tuy là thấp. Nhưng cũng cần thấy rằng hiệu quả kinh doanh của công ty trong chưa thật cao và để khắc phục những bất cập còn tồn tại trong mảng tài chính của Công ty, công ty cũng cần phải có những biện pháp và phương hướng cần thiết trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
Chương 3
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được rút ra thông qua phân tích hoạt động tài chính của công ty tnhh tm sana
3.1. Mục TIÊU Và ĐịNH HƯớNG PHáT TRIểN SảN XUấT KINH DOANH CủA CÔNG TY TNHH TM SANA
3.1.1. Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty TNHH- TM SANA
Sự cạnh tranh khốc liệt và những biến động khôn lường của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phản ứng một cách linh hoạt, chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần có những định hướng cụ thể và đúng đắn để có thể phát triển ổn định và lâu dài. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty TNHH- TM SANA đã xác định cho mình mục tiêu thực hiện năm 2004 như sau:
Bảng 8: Bảng mục tiêu của công ty TNHH TM SANA
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1. Doanh thu thuần
32.785.153.600
40.000.000.000
50.000.000.000
2. Chi phí quản lý kinh doanh
1.475.331.912
1.600.000.000
1.700.000.000
2. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
65.570.307
95.000.000
120.000.000
3. Lợi nhuận sau thuế
55.288.849
80.000.000
100.000.000
Muốn thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất kinh doanh trong những năm tới, công ty TNHH- TM SANA phải huy động mọi nguồn lực với các giải pháp chủ yếu sau đây:
Tăng cường các hoạt động Marketing, nhằm giữ vững và phát triển thị trường cả về bề rộng và chiều sâu, từng bước tiếp cận, tìm bạn hàng trong và ngoài tỉnh và trên toàn quốc.
Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, bán hàng của Cửa hàng giới thiệu sản phẩm, Văn phòng đại diện tại TP.HCM. Ưu tiên khai thác và phát triển thị trường đối với các thị trường tiềm năng.
Tiếp tục cải tiến thiết bị, công nghệ nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm , đổi mới, cải tiến bao bì, mẫu mã, hình thức đóng gói sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nước tinh khiết trên thị trường.
Tăng cường các biện pháp quản lý, hợp lý hoá sản xuất để tăng hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, năng lực sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm, giảm chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm.
Thực hiện triệt để tiết kiệm trong quy trình sản xuất -kinh doanh, giảm tỷ lệ hao hụt nguyên - nhiên - vật liệu, phấn đấu giảm chi phí sản xuất trên cơ sở, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ.
Bảo toàn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, quỹ đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm bớt lãi vay bằng cách giảm mức dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm ở mức hợp lý, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm để giảm tối đa dư nợ bán hàng.
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty TNHH- TM SANA trong thời gian tới
Đầu tư sản xuất và cung ứng vật tư nguyên liệu
Xu thế hội nhập và hợp tác để phát triển đòi hỏi Công ty TNHH- TM SANA phải có những chiến lược, chính sách mới đẩy mạnh quan hệ hợp tác từ đó mở ra cơ hội mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhằm bắt kịp với nhịp độ phát triển kinh tế chung của đất nước, Công ty TNHH- TM SANA có những hoạt động trước mắt như sau:
+Đầu tư sản xuất
Khai thác triệt để năng lực sản xuất còn dư, tăng cường đổi mới, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Tìm kiếm các đối tác có thể liên doanh liên kết nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tạo thế mạnh uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.
Về tổ chức cung ứng, cần tìm kiếm được các nhà cung cấp mới, đảm bảo tốt tính chính xác nhanh chóng phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí trong khâu thu mua cũng như vận chuyển, bảo quản hàng hoá, nguyên liệu. Đẩy mạnh công tác kinh doanh nguyên vật liệu.
+ Mở rộng thị trường
Củng cố mạng lưới Marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để liên tục đưa ra thị trường sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
Phát triển mở rộng thị trường trong nước, xúc tiến thương mại để xuất khẩu sản phẩm ra thị trường ra các nước trong khu vực ASEAN.
Duy trì và phát triển các sản phẩm trên thị trường hiện tại cũng như thị trường mới.
Tổ chức kinh doanh vật tư, nguyên liệu đảm bảo vừa phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đưa công tác kinh doanh vật tư nguyên liệu thành nhiệm vụ chủ yếu để tạo ra một phần lợi nhuận cho công ty.
Công tác kỹ thuật
Thường xuyên kiểm tra nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã bao bì, kiểu dáng sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu thị trường
Đầu tư thêm Cán bộ kỹ thuật chuyên ngành cho Phòng kỹ thuật, đảm bảo đủ số lượng và tiêu chuẩn cán bộ kỹ thuật chuyên môn giỏi.
Từng bước thực hiện các biện pháp về môi trường và nước thải và tiếng ồn trong hoạt động sản xuất.
Có phương án phân cấp công tác quản lý kỹ thuật cho các bộ phận và nhân viên trong từng công đoạn của quả trình sản xuất đảm bảo sự chủ động trong công tác kỹ thuật.
Tổ chức lập kế hoạch trung đại tu, đổi mới thiết bị cho từng năm và tới năm 2005.
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp đó có sẵn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động trong cơ chế thị trường đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tổ chức, huy động, quản lý, sử dụng vốn tối ưu.
Trong thực tiễn quản lý tài chính công ty TNHH-TM SANA, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề phức tạp, có quan hệ với các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh như TSLĐ, TSCĐ. Vì vậy, công ty chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng vốn đảm bảo được sản xuất kinh doanh, tạo ra được lợi nhuận thuần với chi phí vốn thấp nhất.
Như vậy, việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp rất quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua những phân tích, đánh giá ở cả phần lý luận về thực tế về tình hình tài chính của công ty TNHH-TM SANA. Với những mục tiêu và định hướng phát triển như trên bằng vốn kiến thức có hạn em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của Công ty TNHH-TM SANA như sau:
3.2.1. Biện pháp thứ nhất : Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
- Giá trị TSLĐ của công ty chiếm hơn 81% tổng giá trị tài sản, đồng thời hiệu quả cũng như mức sinh lời của chúng lại rất lớn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và tiết kiệm vốn trong kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ công ty có thể tiến hành các biện pháp sau:
- Tăng cường công tác quản lý TSLĐ, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua, xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết, hợp lý cho từng loại tài sản trong các khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông.. Làm được điều này giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian chu chuyển TSLĐ do đó có thể thu hồi được vốn nhanh hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ.
- Trong khâu dự trữ: tránh việc dư thừa, ứ đọng hàng hoá dẫn đến tăng chi phí bảo quản.
+ Trong khâu lưu thông: chấp hành tốt việc quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán, giải quyết công nợ, thu hồi vốn nhanh. Hàng hoá phải đảm bảo vận chuyển với thời gian ngắn, an toàn nhất; xác định đúng đắn nhu cầu của thị trường để giảm chi phí, tráng rủi ro, tăng lợi nhuận.
-Nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền bằng cách tăng lượng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, tránh để tiền tồn đọng nhiều tại quỹ. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau:
+ Tận dụng chênh lệch thời gian thu chi: để có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh toán cao.
+ Tận dụng triệt để thời gian trả nợ: Đối với các khoản phải trả có thời hạn nhất định thì doanh nghiệp không cần chi trả ngay còn đối với các khoản phải trả có tỷ lệ chiết khấu thì doanh nghiệp cần phải xem xét tỷ lệ đó có hợp lý hay không (thấp hay cao hơn lãi suất tiền gửi cùng thời hạn). Nếu tỷ lệ chiết khấu thấp hơn thì doanh nghiệp không cần thanh toán trước mà có thể gửi ngân hàng nhằm sinh lời hoặc đầu tư tài chính. Nếu tỷ lệ chiết khấu được hưởng lớn hơn thì doanh nghiệp nên thanh toán trước thời hạn được chiết khấu.
Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho để có thể tính toán, dự toán chính xác nhu cầu hàng hoá bán ra trong kỳ nhằm giảm chi phí do dư thừa quá nhiều lượng hàng tồn kho.
3.2.2. Biện pháp thứ hai: Doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Muốn vậy doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp sau:
Tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm gần 19% tổng giá trị tài sản và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng TSCĐ, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ tránh hư hỏng, mất mát.
Tiến hành kiểm tra và phân loại TSCĐ thường xuyên để nâng cao hiệu quả quản lý.
+ TSCĐ đang dùng nên tận dụng triệt để công suất thiết kế tránh lãng phí không sử dụng hết khả năng phục vụ TSCĐ làm tăng khấu hao trên một đơn vị sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
+ TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý cần bán ngay nhanh chóng thu hồi vốn tạo điều kiện mua sắm TSCĐ mới cho doanh nghiệp, tăng đầu vào TSCĐ để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, việc đầu tư mới TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quyết định đầu tư theo chiều sâu phải phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng, dự toán vốn đúng đắn.
+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp: cần xây dựng kế hoạch, phương hướng đầu tư mới TSCĐ trong từng thời kỳ đảm bảo hiện đại hoá sản xuất song không ảnh hưởng đối với hoạt động chung của doanh nghiệp.
+ ảnh hưởng của lãi suất tiền vay: xem xét việc đầu tư có mang lại hiệu quả cao hay không, khả năng sinh lợi của TSCĐ mới có bù đắp đủ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hay không.
+ Bên cạnh đó, điều quan trọng khi đầu tư mới TSCĐ là phải phù hợp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật: đặc biệt đối với TS nhập từ nước ngoài không nhập tài sản đã cũ, cần kịp thời bồi dưỡng cho công nhân viên cách sử dụng để có thể sẵn sàng tận dụng tối đa công suất của máy.
3.2.3.Biện pháp thứ ba : Doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ bán hàng.
Để có thể làm được điều này : Trước hết, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới bán hàng, các đại lý trong và ngoài tỉnh, khuyến khích hưởng hoa hồng theo doanh số hoặc doanh thu.
Tác động trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh, báo chí…
3.2.4.Biện pháp thứ tư : Doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu.
Để quản lý tốt các khoản phải thu doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:
Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý :
+ Nên cung cấp tín dụng với khách hàng có sức mạnh tài chính, có quan hệ thương mại lâu dài và có uy tín trên thị trường. Với khách hàng mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi được các khoản nợ. Đối với mọi khách hàng chỉ nên ký kết hợp đồng khi họ đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ từ hợp đồng trước .
+ Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng hạn và trước hạn.
+ Không nên để thời hạn nợ quá lâu bởi đây là nguyên nhân chính gây nên các khoản phải thu khó đòi.
Đề ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý:
+ Thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ đã đến hạn còn các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ và chứng từ cần thiết.
+ Trong hợp đồng kinh tế nên xây dựng các điều khoản chặt chẽ có ràng buộc để có thể nhanh chóng thu được tiền bán hàng.
+ Các khoản nợ mới phát sinh thì áp dụng các biện pháp mềm mỏng như gửi thư yêu cầu thanh toán. Nếu khách hàng không chịu thanh toán thì doanh nghiệp cử nhân viên trực tiếp đến đòi nợ hoặc đưa ra pháp luật.
+ Việc thu hồi nợ phải được tiến hành đều đặn, nhịp nhàng, không nên dồn vào cuối năm làm vốn bị chiếm dụng lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm.
+ Cần phân tích nguyên nhân nợ khó đòi để hạn chế bớt rủi ro trong kỳ kinh doanh tiếp.
Thực hiện tốt đề xuất trên doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu hồi được các khoản nợ, tăng khả năng thanh toán, tăng vòng quay của vốn dẫn đến khả năng sinh lời của vốn tăng.
3.2.5. Biện pháp thứ năm : Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tăng khả năng thanh toán .
Để làm được điều này, ta thấy biện pháp tốt đối với doanh nghiệp là giảm các khoản nợ ngắn hạn đến mức cho phép, cụ thể là:
Cố gắng giảm các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước bằng cách nhanh chóng thanh toán các khoản thuế và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước. Điều này thể hiện doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Cần nhanh chóng thanh toán các khoản phải trả cán bộ công nhân viên, tạo sự tin tưởng giúp họ làm việc có hiệu quả, khuyến khích tìm tòi sáng tạo, tập trung sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
3.2.6. Biện pháp thứ sáu : Cần có giải pháp nhằm hạ chi phí kinh doanh xuống mức thấp nhất.
Để có thể thực hiện được điều này doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau:
Cần cố gắng giảm chi phí quản lý bằng cách tinh giảm bộ máy quản lý khi đó sẽ giảm được chi phí nhân sự, đồng thời đào tạo nâng cao năng lực quản lý của nhân viên để có thể đạt được hiệu quả cao, tránh được sự lãng phí trong công tác quản lý.
Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm là giảm chi phí lãi vay. Đây là khoản chi phí doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ. Cần sự tính toán kỹ hiệu quả vốn vay trước khi đi vay. Liệu lợi nhuận có lớn hơn so với lãi phải trả hay không. Doanh nghiệp cần thanh toán ngay các khoản nợ đã đến hạn.
3.2.7. Biện pháp thứ bảy : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp cần được bổ xung thêm với mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh.
Cụ thể là tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn để tài trợ vững chắc cho TSCĐ đồng thời giảm nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài sao cho phù hợp với các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, tránh lãng phí vốn.
Bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu vì nguồn vốn này sẽ đảm bảo một cách thường xuyên, ổn định nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là :
+ Đưa ra chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư, liên doanh góp vốn vào doanh nghiệp để tăng thêm nguồn vốn tự có, góp phần tăng nguồn vốn tự có, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp có thể tự bổ xung vốn từ lợi nhuận hàng năm.
Xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn được vào luân chuyển.
Doanh nghiệp cần tăng cường huy động nguồn vốn vay dài hạn bởi trong thời gian dài, nguồn vốn này có vai trò tương đương như nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo đủ vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể dùng nguồn vốn này để đầu tư mua sắm TSCĐ phục vụ cho sự phát triền lâu dài của doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên giảm nguồn vốn ngắn hạn bằng cách giảm các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, phải trả CBCNV và các khoản phải nộp khác (đã đề cập ở biện pháp thứ năm)
Thực hiện các đề xuất này sẽ giúp doanh nghiệp tăng nguồn vốn chủ sở hữu, có khả năng tự chủ về vốn góp phần cải thiện tình hình thanh toán của doanh nghiệp.
3.2.8. Biện pháp thứ tám : Công ty TNHH-TM SANA cần cố gắng phấn đấu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp .
Tích cực tìm các đối tác bằng nhiều cách như qua báo chí, bưu điện, thư điện tử, vật phẩm khuyến mại... Tuy nhiên, cần phải đảm bảo nâng cao chất lượng mẫu mã của sản phẩm, giá cả hợp lý.
Bên cạnh đó, để có thể tăng doanh thu, doanh nghiệp cần chủ ý nâng cao chất lượng dịch vụ như : vận chuyển, giao dịch nhanh chóng, thuận lợi thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, và cần có chiến lược chăm sóc khách hàng hợp lý nhằm đảm bảo mối quan hệ lâu dài.
Thực hiện các biện pháp trên doanh nghiệp tạo được uy tín đối với khách hàng, không những tăng thêm khách hàng mới mà còn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng truyền thống .
3.2.9. Biện pháp thứ chín : Doanh nghiệp cần chú ý một số điểm trong công tác tổ chức và quản lý nhân sự như sau :
Duy trì và cải tạo tổ chức theo hướng điều hành tập trung, chú trọng nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận chức năng và bộ phận kinh doanh. Quy định thông tin nhanh có kiểm tra và có định hướng phân công tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng các trở ngại.
Nâng cao ý thức tự tổ chức, phong cách làm việc từ trên xuống dưới để thích ứng với nền kinh tế thị trường.
áp dụng chính sách bồi dưỡng chuyên môn bắt buộc cho cán bộ quản lý, tuyển mộ thu hút nhân tài từ bên ngoài, giảm biên chế với những người kém năng lực.
Có chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của người lao động để từ đó nâng cao năng suất lao động.
3.2.10. Biện pháp thứ 10 : Kiến nghị về việc hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính kế toán
Thực tế hiện nay, khi giải trình các báo cáo tài chính trước những đối tượng quan tâm, có rất nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh các chỉ tiêu và số liệu liên quan để che giấu thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình. Do đó, những thông tin thu được từ phân tích các báo cáo tài chính ít nhiều vẫn còn những hạn chế nhất định. Qua thực tế phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH- TM SANA, có thể thấy rằng, công ty TNHH- TM SANA có cơ chế quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán hết sức chặt chẽ cùng với những quy định về báo cáo thực trạng kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty theo định kỳ.
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán máy nên các báo cáo tài chính do máy tính tự động đưa ra. Vì vậy, để có được những báo cáo tài chính trung thực đòi hỏi các kế toán viên phụ trách từng phần hành kế toán trong công ty phải phản ánh chính xác các nghiệp vụ phát sinh.Thực tế cho thấy Công ty đã chú trọng công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị thêm phương tiện hỗ trợ cho các cán bộ nhân viên phòng tài chính - kế toán. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống quản lý tài chính kế toán luôn chính xác và có hiệu quả, công ty vẫn cần phải trang bị thêm những kiến thức về hệ thống kế toán quốc tế cũng như chuẩn mực kiểm toán trong nước và quốc tế cho đội ngũ nhân viên kế toán trong phòng.
Theo hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 144/2001 QĐ - BTC (ngày 21-12-2001 của Bộ trưởng bộ tài chính) thì hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo (từ mẫu B01-DN đến mẫu số B04-DN) trong đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính mang tính hướng dẫn mà không mang tính bắt buộc. Vì vậy, kế toán tổng hợp của công ty TNHH- TM SANA chỉ lập 3 loại báo cáo tài chính bắt buộc là Bảng CĐKT, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính. Nhưng theo ý kiến cá nhân em, công ty nên thiết lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ . Bởi lẽ, ở một thời điểm nhất định thì tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình thái biểu hiện của TSLĐ nhưng trong quá trình kinh doanh, sự vận động của tiền chính là phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Việc lập và phân tích báo cáo lưu chuyên tiền tệ sẽ cho phép đánh giá được thực trạng tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những số liệu liên quan đến sự vận động của vốn bằng tiền và tình hình sử dụng vốn bằng tiền trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất, đây là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một doanh nghiệp. Thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp:
Đánh giá xem doanh nghiệp có lợi tức nhưng có tiền hay không
Đánh giá các hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
Đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này.
Như vậy qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp cho những người quan tâm về tình hình tiền tệ của doanh nghiệp được sử dụng vào mục đích gì, có hợp lý không và những hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền. Ngoài ra, các nhà quản trị còn sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào mục đích lập kế hoạch như kế hoạch tài trợ cho việc mở rộng sản xuất, tìm ra hướng giải quyết cho các nhu cầu về tiền.
Với vai trò và ý nghĩa như vậy, công ty nên lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ đó có thể giúp công ty đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn cũng như giúp công ty có thể xây dựng tốt kế hoạch phát triển kinh doanh.
Trên đây, là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH-TM SANA, em hy vọng những giải pháp này sẽ đóng góp phần nào cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Kết luận
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, là mục tiêu của những chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn cũng như ngắn hạn của doanh nghiệp. Song để các nhà quản lý doanh nghiệp nắm được thực trạng kinh doanh có hiệu quả như thế nào, đòi hỏi phải thông qua công tác phân tích tình hình tài chính.
Do vậy, phân tích tình hình tài chính sẽ làm cho người đầu tư cũng như bản thân doanh nghiệp thấy được quy mô cơ cấu tài sản , nguồn vốn, hiệu quả quá trình kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như về tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Qua phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH- TM SANA tuy có nhiều mặt tích cực đáng khích lệ, song bên cạnh đó còn có sự tồn tại đòi hỏi cần phải được khắc phục để từng bước khẳng định vị trí trên thị trường.
Trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty TNHH- TM SANA, em đã thu được nhiều kiến thức thực tế về hệ thống phân tích tài chính của chế độ kế toán hiện hành và tìm hiểu được thực trạng tình hình tài chính của Công ty. Đó là nhờ có sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Bạch Hồng Việt và các anh chị Phòng Tài chính-Kế toán Công ty TNHH- TM SANA.
Tuy nhiên các vấn đề đưa ra và giải pháp trong đề tài có thể còn sơ sài và thiếu sót. Em mong có sự đóng góp chân tình và sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2004
Bảng ký hiệu viết tắt
Công ty TNHH – TM SANA :Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại SANA
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH : Tài sản cố định vô hình
TSCĐ và ĐTDH : Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
TSLĐ và ĐTNH : Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
TGNH : Tiền gửi ngân hàng
XDCB : Xây dựng cơ bản
NVKD : Nguồn vốn kinh doanh
GTSP : Giới thiệu sản phẩm
Ban hành theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC
Ngày 21/12/2001 của Bộ Tài Chính
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2003
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm trớc
năm nay
1. Doanh thu thuần
11
25 936 547 949
32 785 153 600
2. Giá vốn hàng bán
12
24 458 128 981
30 981 970 152
3. Chi phí quản lý kinh doanh
13
1 288 465 415
1 475 331 912
4. Chi phí tài chính
14
148 129 869
262 281 229
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
20
41 823 683
65 570 307
6. Lãi khác
21
22 335 000
15 678 000
7. Lỗ khác
22
8. Tổng lợi nhuận kế toán
30
41 846 018
81 248 307
9. Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN
40
10. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
50
41 846 018
81 248 307
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
60
13 390 726
25 999 458
12. Lợi nhuận sau thuế
70
28 455 292
55 248 849
Công ty TNHH TM SANA
Mẫu số B01 - DNN
Ban hành theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC
Ngày 21/12/2001 của Bộ Tài Chính
bảng cân đối kế toán
Năm 2003
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
Tài sản
I. Tài sản lu động và đầu t ngắn hạn
10 537 225 140
12 407 635 354
1. Tiền mặt tại quỹ
217 857 130
413 794 639
2. Tiền gửi Ngân hàng
653 571 390
485 758 924
3. Đầu t tài chính ngắn hạn
-
-
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu t ngắn hạn (*)
-
-
5. Phải thu của khách hàng
1 536 580 319
1 509 761 070
6. Các khoản phải thu khác
941 775 034
1 393 625 603
7. Dự phòng phải thu khó đòi
-
-
8. Thuế giá trị gia tăng đợc khấu trừ
-
-
9. Hàng tồn kho
6 743 824 090
8 189 039 334
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
-
-
11. Tài sản lu động khác
443 617 177
415 655 784
II. Tài sản cố định, đầu t dài hạn
2 552 495 530
2 863 300 466
1. Tài sản cố định
2 190 041 165
2 513 977 809
- Nguyên giá
2 365 244 458
2 752 805 701
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
(175203293)
(238827892)
2. Các khoản đầu t tài chính dài hạn
-
-
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu t dài hạn (*)
-
-
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
268 012 031
243 380 540
5. Chi phí trả trớc dài hạn
94 442 334
105 942 117
Cộng tài sản (250 = 100 + 200)
13 089 720 670
15 270 935 820
Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
10 144 533 519
9 849 753 603
1. Nợ ngắn hạn
9 637 306 843
9 554 260 995
- Vay ngắn hạn
1 325 763 026
1 340 532 920
- Phải trả cho ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24723.DOC