Đề tài Một số vấn đề đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay

Tài liệu Đề tài Một số vấn đề đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay: Lời nói đầu Cùng với việc tăng trưởng và phát triển mọi mặt trong nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm thì ở nhiều nước trên thế giới sự phát triển thuỷ lợi đã trở thành quy mô quốc gia. Đối với các nước phát triển cơ sở vật chất thuỷ lợi được đầu tư rất cao, khoảng 10.000 USD/ ha. Vì đầu tư cao như vậy nên các công trình thuỷ lợi đầu mối không những là những công trình vững chắc về mặt kỹ thuật mà là những công trình mỹ thuật có kiến trúc hiện đại...Do đó ở những nước này sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, năng suất cây trồng và vật nuôi tăng. Tất cả các nước Đông Nam á đều rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về lương thực thực phẩm do sức ép của sự gia tăng dân số. Những nước này đưa ra chiến lược phát triển thuỷ lợi là đầu tư chiều sâu để phát huy hết hiệu quả của các công trình hiện có. ở Việt Nam, trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, nông nghiệp nước ta vẫn phát triển với 80% dân số làm nghề nông, năm nào mất m...

doc79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số vấn đề đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Cùng với việc tăng trưởng và phát triển mọi mặt trong nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm thì ở nhiều nước trên thế giới sự phát triển thuỷ lợi đã trở thành quy mô quốc gia. Đối với các nước phát triển cơ sở vật chất thuỷ lợi được đầu tư rất cao, khoảng 10.000 USD/ ha. Vì đầu tư cao như vậy nên các công trình thuỷ lợi đầu mối không những là những công trình vững chắc về mặt kỹ thuật mà là những công trình mỹ thuật có kiến trúc hiện đại...Do đó ở những nước này sản xuất nông nghiệp phát triển rõ rệt, năng suất cây trồng và vật nuôi tăng. Tất cả các nước Đông Nam á đều rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về lương thực thực phẩm do sức ép của sự gia tăng dân số. Những nước này đưa ra chiến lược phát triển thuỷ lợi là đầu tư chiều sâu để phát huy hết hiệu quả của các công trình hiện có. ở Việt Nam, trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, nông nghiệp nước ta vẫn phát triển với 80% dân số làm nghề nông, năm nào mất mùa thì năm ấy sự phát triển của xã hội lại chao đảo “Nông suy, bách nghệ bại”. Nhưng trọng tâm của nông nghiệp là sản xuất lương thực không thể thiếu vai trò của nước. Nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa là “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Do vậy trong chiến tranh cũng như trong hoà bình, khi đất nước gặp nhiều khó khăn công tác thuỷ lợi vẫn được Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư cùng với sự đóng góp to lớn của nhân dân nên đã đạt được thành tích quan trọng, góp phần vào những chuyển biến và thành công của sản xuất nông nghiệp, biến đổi nông thôn, phòng ngừa thiên tai, bảo đảm an toàn cho nhiều khu vực. Cũng vì thế mà thuỷ lợi luôn được nhấn mạnh là “ biện pháp hàng đầu trong nông nghiệp” Thấy được ý nghĩa quan trọng hàng đầu của thuỷ lợi đối với nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm và đầu tư nhiều vào thuỷ lợi nên đã thu được một số kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp, phòng ngừa thiên tai, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư vào thuỷ lợi ở nước ta còn một số hạn chế do thiếu vốn đầu tư, khoa học công nghệ còn thấp. Để làm rõ hơn tình hình đầu tư phát triển vào thuỷ lợi em đi vào đề tài: “ Một số vấn đề đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình. * Mục đích nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần; - Làm rõ những vấn đề lý luận, phương pháp luận về đầu tư, vai trò nhiệm vụ của thuỷ lợi. Từ đó làm sáng tỏ sự cần thiết phải đầu tư vào thuỷ lợi. - Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư phát triển thuỷ lợi ở nước ta hiện nay. - Đưa ra phương hướng và những giải pháp đầu tư phát triển thuỷ lợi. * Đối tượng nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp: Là khái quát về công tác thuỷ lợi và tình hình hoạt động của ngành thuỷ nông, các công trình thuỷ lợi nói chung, đi sâu tập trung nghiên cứu tình hình đầu tư vào thuỷ lợi. Mặt khác đối tượng chủ yếu của thuỷ lợi nhằm phục vụ nông nghiệp nên ta lấy các chỉ tiêu về sản lượng lương thực, các công trình được thực hiện làm đối tượng phân tích trực tiếp. * Phạm vi nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp chỉ giới hạn nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển thuỷ lợi ở nước ta từ khi thực hiện đổi mới đến nay. Nghiên cứu những quan điểm, phương hướng, một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển vào thuỷ lợi. Để nghiên cứu đề tài này luận văn đã sử dụng một hệ thống các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận, dựa vào nghị định và quan điểm của Chính phủ. Dùng phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp chuyên gia để đánh giá rút ra những mặt đã làm được và còn tồn tại trong việc đầu tư phát triển thuỷ lợi ở nước ta hiện nay. Thu thập thông tin tư liệu tài liệu tham khảo nghiên cứu và chọn lọc kinh nghiệm của các nước với tư duy khoa học, khách quan và thực tiễn để đề xuất kiến nghị những định hướng đổi mới nhằm phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển Thuỷ lợi đem lại hiệu quả cao hơn. * Kết cấu luận văn tốt nghiệp: Ngoài lời nói đầu, kết luận luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: - Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển Thuỷ lợi. - Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển Thuỷ lợi ở nước ta những năm gần đây. - Chương III: Phương hướng và giải pháp đầu tư phát triển Thuỷ lợi trong thời gian tới. Chương I Lý luận chung về đầu tư phát triển thuỷ lợi. I-/ Những vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển. 1-/ Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển. 1.1 Khái niệm đầu tư. Đầu tư theo nghĩâ chung nhất được hiểu là “sự bỏ ra”, “sự hy sinh” các nguồn lực ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. 1.2 Khái niệm đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. Là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. 1.3 Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển. Hoạt động đầu tư phát triển là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung của địa phương ngành và của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng. 2-/ Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển đối với nền kinh tế. Theo các lý thuyết kinh tế và thực tiễn đã chứng minh rằng đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng của mỗi quốc gia. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau đây: 2.1 Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế đất nước. 2.1.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu. 2.1.1.1 Đầu tư tác động đến tổng cầu. Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế, đầu tư thường chiếm 24 - 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng, kéo theo sản lượng cân bằng tăng và giá cả của các đầu vào của đầu tư tăng. Hay muốn tiến hành mua máy móc thiết bị thì phải có tiền để đầu tư và tiến hành huy động các nguồn lực nhàn rỗi đang “nằm chết” trong dân vào hoạt động kinh tế. Khi đó các tiềm lực này được khai thác và đã đem lại hiệu quả nhất định nào đó như tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng ngoại tệ... 2.1.1.2 Đầu tư tác động đến tổng cung. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và giá cả sản phẩm giảm. Khi đó tất yếu tiêu dùng tăng lên. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 2.1.2 Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Đầu tư giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên dù là tăng hay giảm đầu tư thì đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá các hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động vật tư) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lam phát. Đến lượt mình lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày một thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác tăng đầu tư làm cho cầu các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả những tác động này tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển kinh tế. Hay khi giảm đầu tư thì nó cũng có tác động hai mặt đến nền kinh tế mỗi quốc gia. Một mặt, khi giảm đầu tư sản xuất của các ngành chậm phát triển do thiếu vốn, giảm lực lượng lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đời sống của người lao động cũng giảm...Mặt khác khi giảm đầu tư thì giá các hàng hoá có liên quan không tăng, thậm chí còn giảm khi đó nó giảm được lạm phát. Như trên cho thấy đầu tư luôn có tác động hai mặt đến nền kinh tế, vì vậy trên giác độ quản lý phải giảm tác động xấu, tăng tác động tích cực nhằm duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. 2.1.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt 15 - 25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR mỗi nước. ICOR = ị Mức tăng GDP = Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách của mỗi nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các nghành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách nói chung. Thông thường, ICOR trong nông nghiệp thấp hơn ICOR trong công nghiệp. Do đó ở các nước phát triển tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. Ví dụ đầu tư / GDP ở Mỹ năm 1965 là 12%, năm 1989 là 15% dẫn đến tăng trưởng 1965 - 1989 là 1,6 lần. ở Nhật: năm 1965 là 28%, năm 1989 là 33% dẫn đến tăng trưởng 1965 - 1989 là 4,3 lần. Vậy với nước có tỷ lệ đầu tư / GDP lớn thì có tốc độ tăng trưởng cao. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư đóng vai trò như một cú hích ban đầu tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế, điều này đã được chứng minh qua nền kinh tế của các nước NICs, các nước Đông Nam á như Thái Lan, Singapore... Đối với Việt Nam, để đạt được mục tiêu đến năm 2000 tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội theo dự tính của các nhà kinh tế cần một khối lượng vốn đầu tư gấp 3,5 lần so với năm 1992, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đạt 24,7%. 2.1.4 Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 - 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư ngiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 - 6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy các cùng khác cùng phát triển. 2.1.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học công nghệ Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là sự tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 ở giai đoạn 1 và 2. Việt Nam đang là 1 trong 90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc. Muốn có công nghệ thì có hai con đường cơ bản đó là: tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài . Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. 2.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. 2.2.1 Đầu tư quyết định sự ra đời của các cơ sở. Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nào thì phải có vốn đầu tư để xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra. Vậy một cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ muốn ra đời thì phải có vốn đầu tư vào các yếu tố cần thiết thì nó mới đi vào hoạt động. 2.2.2 Đầu tư quyết định sự tồn tại của cơ sở. Khi doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động, sau một thời gian các cơ sở vật chất kỹ thuật sẽ bị hao mòn, hư hỏng,lạc hậu. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần phải định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học - kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời. Để những công việc trên trở thành hiện thực thì ta phải bỏ tiền ra để đầu tư. Khi đó đồng nghĩa với sự tồn tại của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thân mình) đang tồn tại để duy trì sự hoạt động ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả các hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư. 2.2.3 Đầu tư quyết định sự phát triển của các cơ sở. Các cơ sở muốn ra đời, tồn tại thì phải cần có vốn đầu tư. Nhưng đối với các doanh nghiệp không chỉ dừng lại đó mà muốn tạo ra sự phát triển tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường vậy thì các doanh nghiệp lại tiếp tục phải có vốn đầu tư vào khoa học công nghệ thích hợp, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, mở rộng các hoạt động quảng cáo, tiếp thị... Vậy đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. II-/ Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành thuỷ lợi. 1-/ Vai trò của thuỷ lợi đối với nền kinh tế. 1.1 Khái niệm về thuỷ lợi. Thuỷ lợi là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật rộng lớn gồm nhiều hoạt động đấu tranh với tự nhiên để khai thác mặt có lợi của nguồn nước trên và dưới mặt đất phục vụ sản xuất và đời sống đồng thời hạn chế những tác hại của nước gây ra đối với sản xuất và đời sống. 2.2 Vai trò của thuỷ lợi đối với nền kinh tế. Thực tiễn hiện nay đã chứng minh rằng, trên thế giới nước nào có hệ thống thuỷ lợi đảm bảo thì nền sản xuất nông nghiệp của nước đó ổn định và dần dần được nâng cao. Đối với các nước chậm phát triển thì hệ thống thuỷ lợi của các ngành nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đang là những vấn đề nan giải, phức tạp liên quan đến cả kinh tế và xã hội. Cùng với việc tăng trưởng và phát triển trong nông nghiệp nhằm đáp ứng mọi yêu cầu về lương thực thực phẩm thì có nhiều nước trên thế giới sự phát triển của thuỷ lợi đã trở thành quy mô quốc gia. Cụ thể Chính Phủ của các nước đã phát động các chương trình tưới nước với mục tiêu chính là đảm bảo tự túc lương thực và chương trình đó đã đạt được nhiều kết quả tốt do hệ thống thuỷ lợi phục vụ tốt. Như vậy, trong nông nghiệp, thuỷ lợi có thể được định nghĩa như là việc sử dụng kỹ thuật của con người để tăng và kiểm soát việc cung cấp nước cho trồng trọt. ở nước ta cũng như ở nhiều nước trên thế giới, trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, thuỷ lợi là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí quan trọng. Công tác thuỷ lợi được tiến hành với nhiều nội dung song có thể khái quát ở hai nội dung chính cơ bản sau: - Thuỷ lợi tiến hành trị thuỷ như đắp đê, đắp đập, đào sông để chỉnh trị dòng chảy, phòng chống lũ lụt, bão nhằm khắc phục và giảm nhẹ thiên tai. - Thuỷ lợi tiến hành công tác thuỷ nông như đào kênh, khơi nguồn, xây dựng cầu, cống, mương máng...để phục vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác, cải tạo và bảo vệ môi trường. Với hai nội dung cơ bản trên của công tác thuỷ lợi thì thuỷ lợi đã thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế nếu không tiến hành trị thuỷ thì hậu quả khôn lường sẽ diễn ra làm thiệt hại nặng nề về kinh tế cơ sở hạ tầng vật chất cây lương thực sẽ bị nước lũ cuốn trôi, mặt khác nó còn tác động rất xấu đến công tác môi trường... Nội dung thứ hai của thuỷ lợi là tiến hành công tác thuỷ nông, thuỷ nông là một ngành kinh tế kỹ thuật thực hiện chức năng quản lý, khai thác tài nguyên nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Thực tiễn đã chứng minh rằng, thuỷ nông đã và sẽ đóng một vai trò làm tăng trưởng sản lượng lương thực để thoả mãn nhu cầu của loài người cả trong hiện tại và tương lai. Toàn thế giới có 14% diện tích canh tác đươc tưới và 8,2% diện tích được tiêu (tiêu cho cả diện tích phi canh tác), những giá trị sản phẩm nông nghiệp thu được trên diện tích này chiếm 38% tổng giá trị nông nghiệp toàn thế giới, hiện tại Việt Nam có 36,1% diện tích canh tác được tưới và 21,4% được tiêu (tiêu cả trên diện tích phi canh tác) đã cho số sản phẩm nông nghiệp thu được trên đó chiếm 68% tổng sản phẩm nông nghiệp. Tuy mức độ phát triển thuỷ nông của thế giới, của một số khu vực cũng như ở nhiều quốc gia còn ở mức độ thấp, nhưng sự phát triển đó chủ yếu được thực hiện từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây. Vì vậy mặc dù dân số thế giới trong vòng 40 năm qua từ (1960 - 1999) tăng gần 2 lần (khoảng 6 tỷ so với 3 tỷ) và mặc dù hầu hết đất đai canh tác đã được loài người sử dụng song nhìn chung lương thực bình quân đầu người của thế giới vẫn tăng nhanh hơn mức tăng dân số. Trong thập kỷ 80, bình quân lương thực đầu người trên thế giới tăng 5% (loại trừ tình trạng thiếu lương thực cục bộ). Viện nghiên cứu lúa quốc tế cho rằng, tăng tiềm năng sản xuất nông nghiệp cuả trái đất rất lớn, chỉ cần đầu tư có hiệu quả vào nông nghiệp, trước hết là khâu tưới, tiêu nó có thể đảm bảo nuôi sống 10 tỷ người. Như vậy vai trò của thuỷ nông đối với sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng được biểu hiện cụ thể sau: - Thứ nhất: Thuỷ nông là tiền đề mở rộng diện tích canh tác do việc phát triển các hệ thống tưới và tiêu tạo ra các vùng đất canh tác mới. - Thứ hai: Thuỷ nông là tiền đề làm tăng vụ do đó tăng diện tích gieo trồng trên diện tích canh tác, tăng vòng quay của diện tích đất nông nghiệp. -Thứ ba: Thuỷ nông góp phần thâm canh tăng năng suất cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao tổng sản lượng và giá trị tổng sản lượng. Do cung cấp đủ lượng nước cho nhu cầu sinh trưởng và tiêu thoát kịp thời đã làm cho năng suất cây trồng tăng thêm được từ 20 - 30% theo tài liệu của FAO, các loại giống mới có tưới tiêu hợp lý đạt được 80 - 90% năng suất thí nghiệm, nếu không chỉ đạt 30 - 40%. Đồng thời thuỷ nông cần dùng nước để cải tạo đất thông qua việc thâu chua, phèn rửa mặn...làm tiền đề để áp dụng dụng các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật nông nghiệp nên đã làm cho năng suất cây trồng tăng cao. Như vậy sự đóng góp của thuỷ nông đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã được các nhà chuyên gia trên thế giới chỉ ra cụ thể như sau: Trong các yếu tố nước, phân, giống và các yếu tố khác làm tăng sản lượng lúa là 100% thì nước chiếm tỷ lệ cao nhất 25,5%; 22,2%; 22,1% và 30,2%. Và cũng chỉ ra mối tương quan giữa mức độ thuỷ lợi hoá với việc tăng năng suất lúa diễn ra theo quan hệ mang tính chất tỷ lệ thuận. Các nước có mức độ hoá 60% cho năng suất 6 tấn/ 1ha/ 1 năm và 40% cho 4 tấn/ 1ha/ 1năm, còn 25% cho 2 tấn/ 1ha/ 1năm. Như vậy, nếu không có thuỷ lợi thì không thể tiến hành sản xuất nông nghiệp được và nó được coi là biện pháp hàng đầu trong nông nghiệp. Cho nên thuỷ lợi phải đi trước một bước thì mới tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển vững chắc. Thực tiễn sản xuất trong nhiều năm qua ở nước ta cũng như các nước trên thế giới đã khẳng định những hiệu quả mà các hệ thống công trình thuỷ lợi mang lại là hết sức to lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Như vậy, công trình thuỷ lợi là các công trình hay hệ thống công trình nhằm khai thác mặt lợi của nước, phòng chống các mặt có hại do nước gây ra hoặc kết hợp cả hai mặt đó. Công trình thuỷ lợi còn được xem là cơ sở kinh tế kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nước và bảo vệ môi trường sinh thái, có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hệ thống là một yêu cầu khách quan của công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Một hệ thống công trình thuỷ lợi bao gồm các thành phần cơ bản sau: - Công trình đầu mối (đập dâng, hồ chứa, trạm bơm hoặc cống lấy nước). - Hệ thống kênh (kênh chính, kênh nhánh các cấp). - Các công trình hệ thống kênh (cống lấy nước đầu kênh, cống điều tiết các loại...). - Hệ thống kênh mương cống bọng nội đồng. Hệ thống công trình thuỷ lợi nói trên là một chỉnh thể phải được vận hành bảo dưỡng theo một quy trình quản lý thống nhất gọi là quy trình quản lý hệ thống. Quy trình được thiết lập trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật của hệ thống nhằm khai thác có hiệu quả các thông số kinh tế kỹ thuật đã được duyệt bảo đảm an toàn công trình trong mọi tình huống, đảm bảo hài hoà lợi ích dùng nước của địa phương, khu vực hộ dùng nước. ở nước ta, hơn 40 năm qua Nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng hoàn thiện nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi và từ đó đã khắc phục được tình trạng úng hạn, mở rộng diện tích gieo trồng góp phần cải tạo đất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Hàng năm công trình thuỷ lợi còn cung cấp nhiều tỷ m3 nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, khắc phục thiên tai có những tiến bộ đáng kể đặc biệt là sản xuất lương thực, cụ thể hơn là góp phần khắc phục dần tình trạng úng hạn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta, từng bước cải thiện đất mặn, chua, phèn, hoang hoá, mở rộng diện tích sản xuất, tạo điều kiện đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa vụ có nhiều thuận lợi. Diện tích tưới tiêu nước qua từng thời kỳ được mở rộng không ngừng, ngoài diện tích lúa ra, các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có còn bảo đảm tưới và cấp nước hàng tỷ m3 cho các lĩnh vực khác. Đồng thời còn tiêu úng đất sản xuất và cải tạo đất ven biển. Với kết quả đó công tác thuỷ lợi nói chung và các công trình thuỷ lợi nói riêng đã góp phần tích cực vào mặt trận sản xuất nông nghiệp và giành được những thắng lợi rực rỡ liên tiếp. - Thứ tư: Thuỷ lợi tạo điều kiện cho các ngành kinh tế quốc dân phát triển. Thực tiễn sản xuất trong thời gian qua đã khẳng định những hiệu quả mà các hệ thống, các công trình thuỷ lợi mang lại là hết sức to lớn, không những đối với sản xuất nông nghiệp mà còn đối với các ngành kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Ngoài phục vụ cho nông nghiệp và dân sinh, phát triển giao thông thuỷ, phát điện, nuôi cá tạo việc làm tại chỗ, điều hoà phối hợp lại dân cư và cải thiện môi trường sinh thái góp phần phát triển nông thôn toàn diện, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Cho nên ngày nay ở đâu có thuỷ lợi đảm bảo thì đời sống nhân dân ổn định, ở đâu chưa có thuỷ lợi thì việc xoá đói giảm nghèo còn đặt ra gay gắt. Mặt khác, thuỷ lợi là ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân, lợi ích mà ngành thuỷ lợi đem lại là cải tạo thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, hạn hán lũ lụt, khai thác mặt lợi ngăn trừ mặt hại, phục vụ quốc tế dân sinh và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài diện tích lúa ra, các hệ thống công trình thuỷ lợi còn đảm bảo tưới cho hàng chục vạn hecta hoa màu, cây công nghiệp. Đồng thời hàng năm các công trình thuỷ lợi đã được khai thác tổng hợp phục vụ giao thông, thuỷ sản, thuỷ điện, du lịch, góp phần tạo việc làm tại chỗ. Cụ thể công tác thuỷ lợi nói chung và các công trình thuỷ lợi nói riêng đã cung cấp một lượng nước đầy đủ và đảm bảo yêu cầu ngoài nông nghiệp ra còn cho mọi ngành khác có liên quan, nhằm phát triển một nền kinh tế xã hội chung ở nước ta, việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước để phục vụ cho nhiều ngành kinh tế giữ vai trò hết sức quan trọng. - Thứ năm: Thuỷ lợi góp phần cải tạo môi trường, nâng cao điều kiện dân sinh kinh tế. Đối với cung cấp nước phục vụ nông nghiệp và dân sinh: Trong giai đoạn xây dựng công nghiệp hoá nguồn nước giữ vai trò quan trọng thứ hai trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tính đến năm 1999 nguồn nước do các hệ thống cung cấp nước sạch cho các khu công nghiệp, thành phố, thị xã và một số thị trấn mới phục vụ được cho trên 20 triệu dân và hàng năm mới sử dụng khoảng 0,6 tỷ m3 nước ngầm dưới đất. .Hầu hết các hộ nông dân các thị trấn còn lại đều dùng nước giếng tự nhiên hoặc nước sông suối chưa được xử lý thành nước sạch. Tiến hành chương trình nước ăn vùng cao, đặc biệt là các vùng phía bắc khó khăn nhất làm gọn dứt điểm từng vùng.Tạo nguồn nước ngọt nâng cao chất lượng nước ngọt ở vùng mặn nhằm góp phần quyết định cho nước sạch nông thôn. Qui hoạch và xúc tiến các công trình cải tạo nguồn nước cho các khu công nghiệp trọng điểm. Đối với môi trường xã hội: Công trình thuỷ lợi ngoài phục vụ cho các ngành còn cải tạo và bảo vệ môi trường, đặc biệt là cung cấp nguồn nước sạch cho xã hội, tạo nguồn nước ngọt đảm bảo tưới tiêu, thau chua, rửa mặn ở các vùng đất xấu. Nếu phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian nguồn nước không chỉ mang lại lợi ích kinh tế xã hội to lớn mà có thể gây ra cả những hiểm hoạ nghiêm trọng như ngập lụt, úng hạn thiệt hại tính mạng tài sản nhân dân, cho nên cần phải đầu tư phát triển công trình thuỷ lợi, đây là vấn đề an toàn của quốc gia, của xã hội và công trình thuỷ lợi được hiểu là nhiều công trình thiết yếu quan trọng của cộng đồng. Ngoài ra khai thác và sử dụng nguồn nước phải tuân theo nguyên tắc tổng hợp, nội dung một cách tối ưu, sử dụng hợp lý, không phung phí huỷ hoại làm cạn kiệt nguồn nước thay đổi môi trường sinh thái. Quy hoạch khai thác và sử dụng phải đảm bảo sự lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, không nên làm ô nhiễm nguồn nước sạch và nước ngọt sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường chung và gây ảnh hưởng đến toàn xã hội. 2-/ Nội dung của thuỷ lợi hoá trong công nghiệp. Như trên đã nói, công trình thuỷ lợi được xem là cơ sở kinh tế kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác nguồn lợi của nước và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà công tác thuỷ lợi phải qua 4 giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Trị thuỷ dòng sông lớn. Giai đoạn 2: Tổ chức thi công xây dựng công trình. Giai đoạn 3: Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng công trình. Giai đoạn 4: Tổ chức tưới nước và tiêu nước khoa học. 2.1. Trị thuỷ dòng sông lớn. Trị thuỷ dòng sông lớn là nội dung quan trọng và có tính chất then chốt của công tác thuỷ lợi nói chung và thuỷ lợi hoá nông nghiệp nói riêng. Để làm tốt công tác trị thuỷ cần thực hiện các biện pháp sau đây. - Điều tra khảo sát: mỗi công trình để đi vào khởi công xây dựng thì việc làm trước tiên là phải quy hoạch khảo sát, thiết kế công trình. Đây là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được đối với mỗi công trình, nó quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi công trình khi đi vào hoạt động. Đối với công tác thuỷ lợi, muốn công trình xây dựng đem lại hiệu quả thì công tác quy hoạch khảo sát thiết kế phải căn cứ vào các điều kiện sau: Điều kiện khí hậu thời tiết. Điều kiện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng... Điều kiện xã hội và dân sinh kinh tế. Nguồn nguyên liệu là nước trong thiên nhiên, chịu ảnh hưởng của quy luật thay đổi của nước trong thiên nhiên. Sở dĩ cần phải căn cứ vào các nhân tố trên là do những nhân tố đó hoạt động biến đổi theo những quy luật nhất định của từng vùng khác nhau. Việc phát hiện và đánh giá đúng bản chất của sự vật qua đó nghiên cứu các biện pháp khai thác chế ngự nó thật không đơn giản nhưng qua đây cũng đưa ra được những giải pháp hữu hiệu như xác định địa điểm xây dựng công trình, có nghiên cứu nguồn nguyên liệu nước trong thiên nhiên thì việc chọn lựa địa điểm xây dựng khi công trình đi vào hoạt động mới đem lại hiệu quả nhờ cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho công trình...hay trong việc xác định thời gian tiến hành xây dựng công trình thì cần căn cứ vào điều kiện khí hậu thời tiết của địa điểm định khởi công xây dựng ,nhằm hoàn thiên công trình trước mùa mưa lũ, tránh tình trạng công trình đang xây dựng dở dang vào những tháng mưa lũ tới không những công trình không kịp phát huy tác dụng mà có thể gây thất thoát về nguyên vật liệu, lãng phí vốn. Sau khi điều tra khảo sát tình hình tự nhiên thì tiến hành lập dự án khả thi và thiết kế kỹ thuật công trình: khi lập dự án có thể sử dụng thiết kế định hình để sơ bộ tính giá thành trong các phương án, nhưng cần thiết phải chú ý đến tình hình địa chất, vật liệu tại địa phương để chọn hình thức kết cấu hợp lý. ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô nắng gây hạn hán, mùa mưa lượng mưa rất lớn gây ngập úng khó khăn lớn đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, khi tiến hành xây dựng hệ thống thuỷ lợi cần xem xét kỹ tình hình tự nhiên của từng vùng để từ đó đưa ra xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi đồng bộ (lớn, vừa và nhỏ) để phục vụ sản xuất và đời sống. Điển hình là các công trình miền Trung , việc nghiên cứu điều tra khảo sát thiết kế là rất cần thiết bởi miền Trung là vùng thiên tai thường xuyên xảy ra như hạn hán, gió nóng, bão lũ...như trận bão lịch sử tại các tỉnh miền Trung vừa qua (tháng 11/ 1999) đã gây thiệt hại lớn về người và của của nhân dân khiến đời sống của họ vô cùng khó khăn. Chính vì vậy cần làm tốt công tác này để khi công trình tiến hành xây dựng và đi vào hoạt động đem lại hiệu quả tưới tiêu kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế và khắc phục thiên tai... - Xây dựng các hồ chứa nước, các đập dâng và kênh lái dòng. Xây dựng các hồ chứa nước có tác dụng rất cơ bản là điều hoà tài nguyên nước và lợi dụng tổng hợp như phát triển ngành nuôi cá, khai thác và sản xuất nguồn năng lượng điện. Các đập dâng và kênh lái dòng tuy có tác dụng ít đối với điều hoà các nguồn nước, nhưng có thể đảm bảo ổn định sản xuất lúa và hoa mầu. - Nạo vét các dòng sông ở hạ lưu và khai thông dòng chảy để giải phóng lòng sông khi mùa nước lũ. - Trồng rừng đầu nguồn vừa có tác dụng điều hoà khí hậu, vừa giảm tốc độ lũ, ngăn chặn hiện tượng xói mòn và rửa trôi làm hỏng đất ở miền núi và làm cạn các cửa sông. Trồng rừng và bảo vệ rừng ngập mặn để bảo vệ bờ biển và phát triển nguồn lợi lâm nghiệp. - Củng cố và xây dựng thêm ở những nơi cần thiết hệ thống đê sông, đê biển. Tác dụng của đê sông là ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng và đời sống của con người. Đê biển có nhiệm vụ ngăn nước mặn, giữ nước ngọt phục vụ cho nông nghiệp chống gió bão, triều dâng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Có kế hoạch phân lũ, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh thích hợp với những vùng phân lũ. 2.2 Tổ chức thi công xây dựng công trình. Khi tiến hành xây dựng công trình phải tiến hành theo trình tự dựa trên bản thiết kế kỹ thuật. Trong quá trình thi công cũng phải ứng phó kịp thời với điều kiện tự nhiên (nếu không thuận lợi cho công tác xây dựng). Ví dụ khi thi công kè bảo vệ bờ biển cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: thi công cuốn chiếu, thấp trước cao sau, từ ngoài vào trong. Hướng thi công nên chặn ngược chiều di chuyển của bùn cát theo dòng ven bờ để phát huy tác dụng gây bồi lắng ngay trong thời gian thi công. Dựa vào thuỷ triều lên xuống để xác định khối lượng công trình có thể hoàn thành mà phân đoạn cho hợp lý tránh dở dang. Trường hợp thi công phần đất thân kè mà chưa đặt kịp lớp bọc ngược và xếp đá khan, cần phải che chắn phần nối tiếp để khi nước dâng cao lên không gây sụt lở và khi nước rút được dễ dàng. Phần nối tiếp các lớp rải lọc và chèn chặt các lớp đá xếp khan, nếu có chỗ bị lún sụt phải xử lý ngay, không để thủng lớp vải. Qua ví dụ về tiến trình thi công xây dựng kè bảo vệ bờ biển ta có thể rút ra rằng ngoài việc căn cứ dựa vào thiết kế kỹ thuật thì người làm công tác xây dựng còn phải kịp thời xử lý các tình huống bất trắc mà trong thiết kế chưa đưa ra nhằm mục đích chung là hoàn thành công trình đúng tiến độ, công trình đi vào hoạt động đem lại hiệu quả phục vụ tốt sản xuất và đời sống. Từng bước xây dựng hệ thống công trình tưới tiêu hoàn chỉnh đồng bộ, hợp lý và sử dụng tối đa công suất thiết kế có kế hoạch tiết kiệm nước. - Về thiết kế phải đảm bảo hệ thống công trình hoàn chỉnh đồng bộ và hợp lý. Công tác thuỷ lợi chỉ có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao khi có một hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh đồng bộ và hợp lý. Hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, đồng bộ là một mạng lưới bao gồm các công trình đầu mối, các hệ thống kênh mương gắn liền hữu cơ với nhau, có đầy đủ mọi bộ phận và trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc tưới tiêu thông suốt dễ dàng. Hệ thống công trình hợp lý là hệ thống kết hợp địa phương và toàn cục, kết hợp tưới tiêu với phát điện, nuôi cá, giao thông, cơ giới hoá,... và sát với phương hướng sản xuất của từng vùng, từng địa phương. - Trong công tác thi công cần đảm bảo chất lượng công trình vừa tiết kiệm vật tư và lao động theo đúng thời hạn quy định và phấn đấu rút ngắn thời hạn, sớm đưa công trình vào sử dụng. Trước hết chú ý các hình thức tổ chức lao động theo dây chuyền kết hợp với lao động thủ công với cơ giới, thực hiện hạch toán kinh tế theo định mức chi phí tiến lên hạch toán hiệu quả công trình. 2.3 Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống công trình thuỷ lợi. Sau khi công trình hoàn thành thì nhanh chóng nghiệm thu bàn giao công trình để có những kế hoạch quản lý, khai thác sử dụng công trình nhằm đưa công trình vào hoạt động phát huy tác dụng. Từ khi nhận bàn giao quản lý hệ thống thuỷ lợi, công ty quản lý có trách nhiệm bảo quản sử dụng các công trình trong hệ thống một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Có thể nói rằng, tuỳ theo chất lượng, quy mô, điều kiện giai đoạn khai thác...của từng công trình cụ thể mà nhiệm vụ cấp bách, chính yếu không hẳn như nhau, nhưng tựu trung lại quản lý công trình có những nội dung sau: - Quản lý sử dụng công trình: Đây là một khâu đóng vai trò quan trọng có tính căn bản. Để quản lý được công trình người quản lý phải hiểu được: + Đặc điểm, tính năng, tác dụng của công trình. + Điều kiện mức độ sử dụng của công trình. + Các tác nhân gây bất lợi và phá hoại công trình. Ngoài những hướng dẫn ban đầu của người thiết kế, mà chế tạo trong việc sử dụng công trình, người làm công tác quản lý phải: + Lập thao tác, quy trình vận hành công trình, hệ thống công trình trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhất là trong điều kiện mưa bão. + Thường xuyên kiểm tra mức độ an toàn của hệ thống công trình, nhất là trước mỗi vụ, mỗi đợt hoạt động. Cần kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình, nhưng phải đặc biệt chú trọng các công trình thiết yếu như công trình đầu mối, đê điều, đập, công trình tiêu năng, hệ thống điện, các trạm bơm... + Nắm bắt, hạn chế được những tác động bất lợi đối với công trình. Lập công trình, nội quy, quy chế bảo vệ công trình. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, động viên, giác ngộ nhân dân để tăng cường sự hiểu biết và tham gia vào công tác bảo vệ công trình. + Thường xuyên đánh giá chất lượng, tình trạng kỹ thuật để từ đó xây dựng các phương án quản lý công trình. - Bảo dưỡng, tu sửa, chống xuống cấp công trình. Trong quá trình hoạt động vận hành, do tác động của các yếu tố cơ học, hoá học của điều kiện tự nhiên môi trường, của con người...tính năng kỹ thuật, độ bền của công trình bị giảm sút. Nếu sau một thời gian nhất định (sau một chu kỳ sản xuất) mà các yếu tố này không được khôi phục, thì công trình bị xuống cấp, khi đó khả năng phục vụ của hệ thống công trình ngày một giảm đi, hiệu ích thu về ngày càng nhỏ, vì vậy kinh phí chi sửa chữa càng cần nhiều hơn hay nói cách khác, việc quản lý hệ thống ngày một đi vào bế tắc. Một hệ thống thuỷ lợi được coi như là bị xuống cấp khi nó có những biểu hiện sau: + Hiệu quả phục vụ sản xuất giảm dần trong khi yêu cầu phục vụ của sản xuất nông nghiệp không hề thay đổi: diện tích phục vụ giảm, chất lượng công tác tưới bị hạ thấp, diện tích tưới thẳng trở thành diện tích tạo nguồn, diện tích đảm bảo tiêu bị thu hẹp, dù rằng lượng mưa yêu cầu tiêu không đổi. + Công trình bị suy giảm về chất lượng, vận hành kém an toàn sự cố bất thường luôn luôn xảy ra. + Chi phí quản lý khai thác gia tăng trong điều kiện thời tiết bình thường. Vậy khi thấy hệ thống thuỷ lợi có những biểu hiện xuống cấp thì cơ quan quản lý phải nhanh chóng vạch kế hoạch cụ thể để bảo trì, tu sửa, nâng cấp công trình, huy động mọi nguồn lực như vốn, con người, máy móc thiết bị để tiến hành sửa chữa nhằm đưa công trình vào hoạt động cho công suất cao đáp ứng được yêu cầu thời vụ. 2.4. Tổ chức tưới nước và tiêu nước khoa học: Chế độ tưới tiêu khoa học là đảm bảo một lượng nước cần thiết nhất định phù hợp với từng loại cây trồng, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của mỗi cây trồng. Chế độ tưới tiêu khoa học biểu hiện chất lượng của thuỷ lợi hoá. 3-/ Sự cần thiết phải đầu tư vào thuỷ lợi. Trong lý thuyết đầu tư và mô hình số nhân của Keyness đã chứng minh: “Đầu tư sẽ bù đắp những thiếu hụt của cầu tiêu dùng từ đó tăng số lượng việc làm, tăng thu nhập, tăng hiệu quả cận biên của tư bản và kích thích sản xuất tái phát triển”. Đầu tư là chìa khoá trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, một nền kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhất thiết phải đầu tư thoả đáng. Điều đó càng đúng với các quốc gia có xuất phát điểm thấp, phát triển kinh tế từ nông nghiệp, nghèo nàn lạc hậu. Như các phần trước đã nói thuỷ lợi có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần phát triển sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, trong các ngành sản xuất dịch vụ phục vụ nông nghiệp thì thuỷ lợi được coi là ngành mũi nhọn chiếm vị trí quan trọng nhất. Mặt khác thuỷ lợi còn tác động đến đời sống xã hội như chiến thắng thiên tai, hạn hán, lũ lụt, cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho nhân dân... Với những đóng góp rất lớn của thuỷ lợi vào nền kinh tế thì việc quan tâm và đưa ra nhiều phương hướng phát triển thuỷ lợi là những việc cần làm. Một trong những phương hướng thúc đẩy phát triển thuỷ lợi là cần vốn để đầu tư mới cho thuỷ lợi vì thuỷ lợi gồm 3 giai đoạn: quy hoạch khảo sát thiết kế, tổ chức thi công xây dựng công trình, tổ chức quản lý khai thác và sử dụng công trình. Mỗi giai đoạn muốn thực hiện được đều cần phải có vốn thì mới tiến hành được như cần vốn để mua nguyên vật liệu, khoa học công nghệ, trả lương cho người lao động ...Khi công trình thuỷ lợi đi vào hoạt động đến một giai đoạn nào đó thì nó cần phải tu sửa nâng cấp lúc đó tiếp tục phải có vốn để phục vụ sự hoạt động của công trình. ở những nước kinh tế phát triển cơ sở vật chất thuỷ lợi được đầu tư rất cao, khoảng 10.000 USD/ ha. Vì đầu tư cao như vậy kết quả sản xuất nông nghiệp ở những nước này cho năng suất cao, đời sống của nông dân được nâng cao, diện tích đất được tưới tiêu được mở rộng, nói chung nông nghiệp ở những nước này rất phát triển. Với sự đầu tư cao nên hệ thống kênh mương được bê tông hoá làm việc rất ổn định và chống thấm tốt. Các hệ thống tưới phun mưa hoặc nhỏ giọt người ta dùng ống thép hoặc ống nhựa chôn ngầm dưới đất, vừa kín vừa an toàn thuận lợi cho canh tác, tiết kiệm đất canh tác... Các nước Đông Nam á do sự đầu tư cao vào thuỷ lợi, với mức độ đầu tư bình quân từ 3.000 - 4000USD/ ha tưới, vì thế công trình được trang bị khá đồng bộ từ đầu mối trở xuống nên những nước này đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết về lương thực thực phẩm do sức ép của sự gia tăng dân số. Những nước có tốc độ phát triển thuỷ lợi nhanh như Thái Lan, Lào, Bănglađet... Nước ta là nước nông nghiệp, khoảng 80% dân số sống và làm việc ở nông thôn nên sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế. Chính vì vậy hệ thống công trình thuỷ lợi tương đối phát triển do được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt và đầu tư tương đối cao so với các ngành khác. Chính vì vậy nó đã góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển mạnh mẽ và Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Cụ thể trong năm 1995 Việt Nam đầu tư 1531,85 tỷ đồng vào thuỷ lợi với sự đầu tư này nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng mới và phục hồi nâng cấp một số công trình kết quả sản lượng lương thực là 27,5 triệu tấn. Đến năm 1999 với lượng vốn đầu tư 2962,557 tỷ đồng tăng cao hơn năm 1995 nên kết quả về sản xuất nông nghiệp năm 1999 rất cao đạt31 triệu tấn. Năng suất lúa năm 1995 đạt 36,3 tạ/ ha thì đến năm 1999 đạt 40,8 tạ/ ha. Cùng với việc tăng sản lượng và năng suất cây trồng thì hệ thống đê điều được nâng cấp tu sửa đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Với sự tăng vốn đầu tư vào thuỷ lợi cùng kết hợp với nhiều chính sách và biện pháp khác đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp nước ta phát triển ổn định, không những đảm bảo lương thực trong nước mà còn xuất khẩu với khối lượng lớn. Bên cạnh đó nó còn giải quyết được phần nào các vấn đề nước ăn cho nhân dân miền cao, cải thiện đời sống nhân dân. Vậy việc đầu tư vào thuỷ lợi là việc làm cần thiết, không chỉ tạo sự phát triển cho nông nghiệp mà thuỷ lợi góp phần phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác và đời sống xã hội. Chương II Thực trạng đầu tư phát triển thuỷ lợi trong những năm qua I-/ Thực trạng ngành thuỷ lợi thời gian qua. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII và các nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng: “ Phát triển nông lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế vùng nông thôn và xây dựng vùng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định kinh tế xã hội đặt trọng tâm vào chương trình lương thực thực phẩm nhằm đảm bảo vững chắc nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhất là gạo và sản phẩm chăn nuôi”. Để thực hiện được các mục tiêu trên thì thuỷ lợi đóng vai trò quan trọng, là điểm tựa thúc đẩy sản xuất lương thực phát triển. Thuỷ lợi đã phát huy khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi đã có, xây dựng thêm nhiều công trình mới trên các vùng lãnh thổ, bảo vệ an toàn hệ thống đê điều, khắc phục và hạn chế thiên tai phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch sản xuất lương thực và đã đạt 31 triệu tấn lương thực năm 1999, vượt hơn 1 triệu tấn so với kế hoạch năm 1999, tăng 1,9 triệu tấn so với năm 1998 Nhờ những thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được cải thiện, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo, vấn đề lương thực đảm bảo tiêu dùng của người dân được đảm bảo trong thời gian giáp hạt, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Những chương trình lớn về phát triển thuỷ lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng như chương trình khai thác Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, Bán đảo Cà Mau, Miền trung và Tây Nguyên, nâng cấp các hệ thống thuỷ nông, chống lũ và chống úng ở đồng bằng sông Hồng, cấp nước ăn vùng cao đã đạt được những kết quả khả quan. Một số công trình thuỷ lợi lớn ở miền Trung, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc vừa thi công vừa phát huy hiệu quả sớm tích nước để phục vụ sản xuất như công trình Truồi, An Mã, Tràng Vinh, Ayun Hạ... nhiều công trình đang xây dựng đã phát huy hiệu quả điển hình như các công trình đồng bằng sông Cửu long: kênh Vĩnh Tế giai đoạn 2, công trình kiểm soát lũ Châu Đốc_ Tịnh Biên, Ba Hòn, Vàm Rầy... đã đảm bảo mục tiêu ngăn lũ, thông nước trước mùa lũ. Với những kết quả đó nó sẽ tiếp tục tạo thế để phát triển thuỷ lợi trong năm 2000 và sau năm 2000 Dưới đây là tóm tắt thực trạng thuỷ lợi thông qua hệ thống công trình thuỷ lợi và công tác quản lý sử dụng. 1.1 Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi Việt Nam là một trong một số nước trong khu vực có hệ thống công trình thuỷ lợi phát triển, đặc biệt là thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1999 Việt Nam đã có hệ thống công trình tưới tiêu 3.9 triệu ha, trên 1triệu ha rau màu, ngăn mặn cho 0.9 triệu ha và chống lũ cho gần 3triệu ha. Các công trình thuỷ lợi ở Việt Nam gồm 75 hệ thống thuỷ nông lớn và vừa, 750 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên, 10000 hồ chứa nước nhỏ với tổng dung tích gần 30 tỷ m3, tức gần bằng 18% dòng chảy mùa kiệt của cả nướcvà nếu trừ đồng bằng sông Cửu Long thì dung tích các hồ chiếm tới 36% dòng chảy mùa kiệt của toàn lãnh thổ. Trên 1000 cống tưới và tiêu lớn, 3514 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm tưới là 200 MW, tổng công suất bơm tiêu là 250 MW, có 300.000 máy bơm dầu. Tổng giá trị tài sản cố định phần Nhà nước đầu tư là trên 25.000 tỷ đồng (giá năm 1995). Đó là chưa kể đến công đóng góp của nhân dân trong phần công trình nội đồng ước tính 30 - 40% giá trị xây dựng công trình đầu mối. Hệ thống đê điều đã được hình thành có 7700 km gồm 5700 km đê sông, 2000 km đê biển, 3000 km bờ bao chống lũ đầu vụ ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên các tuyến đê có 590 kè và 2900 cống dưới đê. Các hệ thống thuỷ lợi được coi là biện pháp hàng đầu trong nhiều năm phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp. Tính đến năm 1999 đã có 6 triệu ha gieo trồng lúa được tưới bằng công trình thuỷ lợi, chiếm gần 80%, tăng trên 1,4 triệu ha so với năm 1985. Trong đó: - Tưới: Lúa Đông Xuân: 2,41 triệu ha. Lúa Hè Thu: 1,56 triệu ha. Lúa Mùa: 1,73 triệu ha. Hoa Màu: 0,3 triệu ha. - Tiêu: 1 triệu ha. Tuy nhiên do đầu tư không đồng bộ, Nhà nước chỉ đầu tư công trình đầu mối, kênh trục, một số công trình được Nhà nước đầu tư tới kênh cấp 2, kênh cấp 3 và công trình nội đồng do nhân dân tự làm. Do đó nhiều công trình sau khi hoàn thành công trình đầu mối phải sau 5 - 7 năm thậm chí có công trình sau 10 năm mới phát huy hết khả năng tưới hoặc tiêu thiết kế. Nhiều công trình diện tích tưới hoặc tiêu chỉ đạt 50 - 60% (đối với hồ chứa) hoặc 70 - 90% (đối với cống, trạm bơm) diện tích thiết kế. Thực hiện nghị quyết 22 của Bộ chính trị, nghị quyết 72 HĐBT, quyết định 69 HĐBT và chỉ thị 525 TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngành thuỷ lợi đã xây dựng chương trình cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho đồng bào vùng cao đến năm 2000. Bước đầu đã xây dựng được một số công trình thuỷ lợi giải quyết nước ăn cho trên 30 vạn đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc và như dự kiến thì đến cuối năm nay chương trình này sẽ kết thúc. Trong điều kiện rất khó khăn về ngân sách Nhà nước đã dành cho phát triển thuỷ lợi trong kế hoạch 1995 - 1999 là 9872,957 tỷ đồng. Trong đó 55% do Bộ quản lý, 45% do các tỉnh quản lý. Riêng các công trình lớn mà Bộ đầu tư trong năm năm mở ra 241 công trình đã hoàn thành 85 với năng lực tưới thêm 451.000 ha và trên 180.000 ha. Các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được phát triển đều khắp các vùng, góp phần quan trọng nâng độ đồng đều phát triển kinh tế giữa các vùng đồng thời cũng thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Các công trình trọng điểm đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng 2,5 - 3 lần sau mỗi thập kỷ, với mức bảo đảm lương thực 500 kg/ người/ năm, thực hiện đổi mới cơ cấu kinh tế trong nông thôn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo mức tăng trưởng GDP trong nông nghiệp 4 - 5% thì nhiệm vụ ngành thuỷ lợi còn khá nặng nề. Sau đây là thực trạng thuỷ lợi từng vùng cụ thể như sau: 1.1.1 Tại vùng đồng bằng và trung du sông Hồng. Là trọng điểm lương thực miền Bắc, được thuỷ lợi hoá sớm và cao hơn cả. Riêng vùng này có 33 hệ thống thuỷ nông, trong đó 16 hệ thống tưới tiêu lớn. Năng lực thiết kế của các hệ thống thuỷ nông đảm bảo tưới cho 860.000 ha, tiêu 700.000 ha. Do các hệ thống tưới tiêu trước đây thiết kế với hệ số tiêu thấp (2,5 - 3,0 l/ s/ ha) và năng lực tiêu của các cống tiêu tự chảy bị suy giảm nên diện tích úng gặp năm mưa lớn diện tích úng còn tới 240.000 ha. Trong mấy năm qua đã bổ sung thêm các công trình tiêu để đảm bảo tiêu với hệ số 3,5 - 4,5 l/ s/ ha (thậm chí có vùng phải tăng hệ số tiêu lên tới 5,5 - 6,0 l/ s/ ha) như các công trình cống Lân 2, trạm bơm Vân Đình, Quế, Lạc Tràng, Minh Lân, Gia Viễn, Triều Dương đã đưa năng lực tưới tiêu trên 800.000 ha, giảm diện tích còn bị úng xuống 60.000 ha. Hiện nay ở đồng bằng sông Hồng tiêu bằng bơm điện chiếm trên 50% diện tích tiêu úng. Do lượng mưa ngày càng tăng, diện tích đô thị hoá và hạ tầng cơ sở cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các khu đô thị như Hà Nội và vùng phụ cận, nên tiêu nước còn là nhiệm vụ nặng nề. Vấn đề lũ sông Hồng vẫn còn là hiểm hoạ thường xuyên đe doạ. Nhiệm vụ hộ đê, củng cố, bồi trúc, nâng cao trình đê ra khơi thông dòng chảy, đặc biệt là hạ lưu sông Thái Bình cần được đầu tư thoả đáng. Đồng thời cần sớm xúc tiến xây dựng công trình trên sông Lô Gâm để hạ mức chống lũ ở Hà Nội xuống thấp hơn nữa. Các công trình tưới ở châu thổ sông Hồng được thiết kế với mức bảo đảm 75%. Sau khi có hồ Hoà Bình và hồ Thác Bà điều tiết có những diễn biến thuận lợi cho các công trình lấy nước tự chảy, do đó mức bảo đảm tưới cũng có thể cũng tăng thêm, vì vậy các hệ thống tưới tiêu cũng phải thích nghi với các diễn biến mới. Phù Sa sông Hồng có lượng N, P và K đáng kể nên việc lấy sa để thâm canh là yêu cầu mới cần được nghiên cứu thực hiện. 1.1.2 Đồng bằng sông Cửu Long. Công tác thuỷ lợi ở đồng bằng Sông Cửu Long đã làm bật dậy tiềm năng của đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng này còn tiếp tục được mở rộng và phát huy nếu các công trình thuỷ lợi được tiếp tục đầu tư ngày càng cao. Với 3 chương trình trọng điểm Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Tây sông Hậu đã biến vùng này từ một vụ lúa mùa nổi năng suất thấp nhất thành hai vụ Đông xuân và Hè thu năng suất cao. Thành công của công tác thuỷ lợi ở đồng bằng sông Cửu Long là đã định hình được hệ thống kênh trục tạo nguồn nước ngọt, tiêu chua, xả phèn với 6700 km kênh chính, 3000 km kênh nội đồng, 3000 km đê ngăn mặn và hàng chục vạn máy bơm dầu của dân. Đó chính là cơ sở hạ tầng quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng....đóng góp một cách có hiệu quả vào chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn. Giải pháp chống lũ đồng bằng sông Cửu long mới được phê duyệt đầu năm nay, chưa đi vào thực hiện cho nên đây là một hạn chế lớn đối với kế hoạch phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Khả năng tăng vụ ở vùng lũ ngập sâu là khó thực hiện. Lũ không những hạn chế khả năng phát triển sản xuất mà còn gây khó khăn cho tổ chức đời sống văn hoá xã hội ở các vùng ngập sâu. Ngoài lũ vấn đề sạt lở các vùng dân cư dọc sông cũng được coi như thiên tai có thể gây tổn thất lớn về người và của gây tâm lý bất ổn định cho các vùng dân cư dọc sông. Những thành tích của thuỷ lợi ở đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ là bước đầu, bước thử nghiệm giữa con người và thiên nhiên có thể có những diễn biến phức tạp cần được theo dõi và tiếp tục giải quyết. Đặc biệt là những tác động từ thượng lưu đổ xuống chưa được xem xét đầy đủ. 1.1.3 Các tỉnh miền Trung. Miền Trung là vùng xảy ra thiên tai thường xuyên (hạn hán, gió nóng, bão lũ...) Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư với tỷ lệ cao, có những công trình có quy mô lớn. Đến nay năng lực thiết kế của các tỉnh là 665049 ha đã huy động được 445.100 ha. Sông suối miền Trung ngắn dốc trực tiếp đổ ra biển nên mùa lũ, lũ ác liệt lên nhanh, mùa kiệt thì khô hạn và kéo dài 8 tháng, nguồn nước mùa kiệt không đủ cấp để làm hai vụ Đông xuân và Hè thu. Vì vậy nhiều hồ chứa và đập dâng đã được xây dựng cùng với hệ thống kênh mương phục vụ nông nghiệp. Đập Bái Thượng, hồ sông Mực, hồ Yên Mỹ (Thanh Hoá), Đô Lương, vực Mẫu, Diễn Thành (Nghệ An), Kẻ Gỗ, Nghi Xuân, Linh Cảm (Hà Tĩnh), Mỹ Trung, Cẩm Ly, Vực Tròn ,vệ Vừng (Quảng Bình) ...Hệ thống bơm điện đồng bằng sông Thu Bồn, An Trạch, hồ Phú Ninh, khe Tân (Quảng Nam - Đà Nẵng), Liệt Sơn, Thạch Nhan (Quảng Ngãi), Tân An, Đập Đá, hồ Núi Một (Bình Định) Đồng Can (Phú Yên), Đá Bàn (Khánh Hoà), sông Ông, Nha Trinh, Lân Cấm (Ninh Thuận), sông Quao (Bình Thuận). Như vậy hầu như ở hệ thống sông nào ở miền Trung cũng có hệ thống công trình thuỷ lợi hoặc là hồ chứa, hoặc là đập dâng hoặc hệ thống trạm bơm. Nước cho mùa kiệt là yêu cầu bức thiết cho phát triển nông nghiệp miền Trung nhất là từ sau khi chuyển phần quan trọng diện tích lúa Mùa sang lúa Hè thu. Công tác thuỷ lợi ở miền Trung có ý nghĩa không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn tạo sự chuyển biến toàn diện nhất là cải thiện điều kiện sống, cấp nước sinh hoạt, cải tạo môi trường. Tuy nhiên do thiếu vị trí xây dựng các hồ để trữ nước theo mùa kiệt, nhiều con sông dòng chảy cơ bản vào mùa kiệt không còn làm cho vùng cửa sông bị suy thoái, mặn xâm nhập sâu vào nội địa làm suy thoái hệ sinh thái vùng cửa sông. ở các tỉnh Quảng Bình trở vào chưa có hệ thống đê, giải pháp chính là tránh lũ và thích nghi với lũ ở mức độ khác nhau. Nhưng đối với hạ tầng cơ sở, nhất là các tuyến giao thông sắt, bộ Bắc Nam phải đầu tư nâng cấp các công trình thoát lũ mới có thể giảm được tổn thất hàng năm do tắc nghẽn hoặc bị lũ làm hư hại. Điển hình là trận lũ lịch sử cuối năm 1999 vừa qua đã làm hư hại nặng nề một đoạn đường dài thuộc tuyến đường Bắc Nam gây tắc nghẽn về giao thông. Vậy việc đầu tư cho thuỷ lợi và phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai ở miền Trung còn đòi hỏi nhiều cố gắng và tập trung hơn nữa. 1.1.4 Miền núi phía Bắc. Miền núi phía Bắc là vùng có ý nghĩa chiến lược về kinh tế quốc phòng và an ninh, song cũng là vùng nghèo nhất và khó khăn nhất. Trong nhiều năm đầu tư mới đảm bảo tưới được 135000 ha Đông xuân và 240000 ha vụ Mùa. Những hệ thống thuỷ lợi lớn như hồ Núi Cốc (Bắc Thái) tưới 9000 ha, hồ Pa Khoang (Lai Châu) tưới 3000 ha, hệ thống Chờ Lồng (Sơn La) tưới 400 ha, hồ Bảo Linh (Bắc Thái) tưới 1000 ha, Trúc Bãi Sơn ( Quảng Ninh) 2200 ha, hồ Yên Lập (Quảng Ninh) tưới 2000 ha, các hồ Cấm Sơn (Hà Bắc). Hàng loạt các hồ chứa nước nhỏ đang được xây dựng như Như Xuyên (Tuyên Quang), Nậm Công (Sơn La) Năng Phai (Yên Bái) Đầm Bài (Hoà Bình), Hồng Đạc (Cao Bằng), Cao Lan (Lạng Sơn). Chương trình nước ăn vùng cao có một bước tích cực, đã giải quyết được một số vùng như Lục Khu (Cao Bằng), một số huyện ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu song mới chỉ giải quyết được trên 30 vạn người trên số 1,2 triệu người. Đặc điểm của thuỷ lợi miền núi là rất khó khăn, công trình nhỏ, phân tán, tạm bợ nên xuống cấp nhanh, sau mỗi mùa lũ bị hư hỏng nặng nề. Do rừng bị phá nhiều nên đã tạo ra lũ quét gây cạn kiệt, xói mòn, gây tổn thất lớn về người và của ở một số vùng. Hiện chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục. 1.1.5 Tây Nguyên. Tây Nguyên có tiềm năng phát triển nông nghiệp đa dạng, có tập đoàn cây công nghiệp tập trung giá trị cao. Công trình thuỷ lợi ở đây chủ yếu là hồ chứa nước vừa và nhỏ. Đến nay đã có 400 hồ chứa nước vừa và nhỏ đủ tưới cho 30.000 ha lúa Đông xuân, 50.000 ha lúa Mùa, 20.000 ha cây công nghiệp. Do diện tích cà phê mấy năm nay tăng lên nhanh chóng, hiện nay toàn Tây Nguyên có hơn 150.000 ha cà phê nên việc sử dụng nước ngầm để tưới cho cây cà phê phát triển một cách tự phát dẫn đến hiệu quả ở một số vùng dân cư, mực nước ngầm suy giảm, suy giảm cả dòng chảy kiệt, làm cho thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Muốn phát triển và thâm canh cà phê phải có nước, phải làm thuỷ lợi. Nhiều công trình hồ chứa đang được gấp rút hoàn thành phục vụ phát triển Tây Nguyên như Yaun Ha (Gia Lai) 13500 ha, Đa Tể (Lâm Đồng) 2300 ha, Easup (Đắc Lăc) 2000 ha, Đắc Cấm, Đắc Hmiêng... Tiềm năng đất của Tây Nguyên rất lớn, đặc điểm khí hậu thuận lợi hơn nhiều vùng khác, tài nguyên nước không ít, mùa hạn ngắn nhưng khắc nghiệt, khô hạn do địa hình cao và chia cắt, mực nước ngầm thấp, vùng phát triển cây cà phê chủ yếu nằm ở đầu nguồn, các sông suối nhỏ nên mùa khô dễ thiếu nước, các loại cây trồng có nhu cầu nước cao đều tập trung vào vụ Đông xuân, tổn thất do thấm và bốc hơi cao. Vì vậy xây dựng các hồ chứa nhỏ và vừa để trữ nước cho mùa khô là cần thiết. 1.1.6 Đông Nam Bộ. Đông Nam Bộ hiện nay cũng như trong tương lai sẽ là vùng kinh tế phát triển nhất nước, GDP bình quân đầu người cao nhất và tích luỹ nội bộ cũng như tái đầu tư cũng sẽ cao nhất nước. Lưu vực Đồng Nai cũng như các chi lưu có vị trí đặc biệt quan trọng trong cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái cho một vùng đông dân. Kinh tế công nông nghiệp và dịch vụ phát triển nhất nước. Hồ Dầu Tiếng, Trị An và Thác Mơ là những hồ chứa nước lớn điều tiết nước mùa khô cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tam giác công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Vũng Tàu. Tới nay đã tưới được 215.000 ha lúa, 62000 ha cây công nghiệp và màu. Hồ Dầu Tiếng đang tiếp tục phát huy hiệu quả vùng mía đường Tây Ninh. Quy hoạch tổng thể sông Đồng Nai đã được nghiên cứu, hàng loạt hồ chứa thuỷ điện được xây dựng vừa phát điện vừa điều tiết dòng chảy mùa kiệt, vừa chuyển nước cho các vùng phụ cận phía Đông (Ninh Thuận và Bình Thuận) và phía Tây (Long An, Sài Gòn). Vấn đề chất lượng nước đối với sông Đồng Nai sẽ là vấn đề lớn nhất là khi công nghiệp và đô thị phát triển. Đây cũng là tiềm năng đất trồng cây rất lớn, vì vậy quy hoạch nông lâm, thuỷ sản và công nghiệp ở đây phải cân đối và xem xét kỹ. Nước cho công nghiệp, đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái phải là vấn đề số 1. Nói tóm lại cả 6 vùng công tác thuỷ lợi đã được triển khai đúng hướng phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp và là biện pháp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xứng đáng vào việc thực hiện mục tiêu sản xuất lương thực, góp phần giải quyết cấp nước sinh hoạt đô thị, công nghiệp và nông thôn, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, phục vụ kịp thời các chương trình lớn của đất nước. 1.2 Thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi. Hệ thống công trình thuỷ lợi đi vào hoạt động muốn đem lại hiệu quả cao thì nhất thiết phải cần có cơ quan quản lý sử dụng các công trình với công tác quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi ở nước ta ngày được nâng cao nên đã góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên công tác quản lý công trình còn nhiều hạn chế, công trình xuống cấp nhanh, làm việc kém an toàn, kém hiệu quả. Trong công tác quản lý khai thác công trình còn nặng về khai thác chưa chú trọng đúng mức đến việc sửa chữa nâng cấp thường xuyên, công tác quản lý theo các quy trình quy phạm kỹ thuật chưa được coi trọng đúng mức. Công tác bảo vệ công trình cũng còn nhiều thiếu sót, tình hình xâm hại các công trình thuỷ lợi còn xảy ra nhưng chưa có sự phối chặt chẽ với chính quyền địa phương quan tâm xử lý. Việc quản lý phân phối nước còn yếu kém, tình hình lãng phí nước xảy ra nghiêm trọng làm cho năng lực của công trình giảm (hiện nay chỉ đạt 60% công suất so với nhiệm vụ thiết kế). Điều này càng làm tăng chi phí quản lý vận hành của các khu tưới. Quản lý kinh tế: Nguồn thu chủ yếu của các Công ty thuỷ nông là thuỷ lợi phí, tuy nhiên thực tế thu được chỉ đạt gần 30% yêu cầu. Vì vậy tình hình tài chính của các Công ty này rất khó khăn. Cách chi hiện nay ở các Công ty không theo tiêu chuẩn định mức mà theo kiểu “gọt chân theo giầy”, số tiền từ các nguồn thu chỉ đủ chi các chi phí bắt buộc như: Tiền lương, tiền điện, hư hỏng tại chỗ, chi quản lý, còn các khoản chi đại tu, sửa chữa thường xuyên, chống xuống cấp khó thực hiện được. Vì thế công trình hoạt động càng kém hiệu quả. Đời sống của cán bộ công nhân viên quản lý các công trình ngày càng gặp khó khăn. Hiện nay chúng ta có 146 Công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, 166 trạm quản lý và 491 cụm quản lý với tổng số 16000 người. Theo nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng, hiện nay các công ty được tổ chức quản lý theo hệ thống thuỷ nông, có hệ thống được tổ chức theo đơn vị, huyện, tỉnh. Nhìn chung do mới trải qua một thời kỳ dài bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế mới, các Công ty hoạt động kém năng động và sáng tạo. II-/ Tình hình đầu tư phát triển thuỷ lợi những năm qua. 1-/ Tình hình đầu tư vào thuỷ lợi. Lịch sử hình thành và phát triển ngành thuỷ lợi nước ta gắn liền với lịch sử dựng nước và phát triển của dân tộc đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo cơ sở bảo đảm ổn định và phát triển nền nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Ngày miền Nam mới giải phóng ngành thuỷ lợi đứng trước những thử thách rất lớn. Các hệ thống thuỷ lợi quan trọng ở miền Bắc đều bị đánh phá, phải khôi phục để đảm bảo sản xuất của vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh khu bốn cũ, với diện tích tưới gần 500.000 ha, tiêu úng trên 300.000 ha. ở miền Nam đồng ruộng bị tàn phá, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, nhu cầu bức bách của hàng triệu nông dân trở về với ruộng đồng đòi hỏi công tác thuỷ lợi phải tìm giải pháp kịp thời khôi phục sản xuất, vừa phải định ra các bước phát triển kinh tế đất nước. Với chủ trương “Thuỷ lợi là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp” ngay những lúc gặp thử thách gay go nhất của nền kinh tế nhưng đầu tư thuỷ lợi vẫn duy trì được mức 8 - 10% ngân sách đầu tư chung. Cụ thể trong thời kỳ 1976 - 1995 chúng ta đã đầu tư vào thuỷ lợi là 6989,493 tỷ đồng, trong đó vốn do Trung ương quản lý là 4234,844 tỷ đồng, vốn địa phương là 2754,649 tỷ đồng. Như vậy trong các thời kỳ này vốn ngân sách quản lý chiếm 60,58% tổng vốn đầu tư vào thuỷ lợi. Với tổng số vốn đầu tư này được phân cho từng giai đoạn nhỏ tuỳ thuộc vào nhu cầu cần đầu tư từng giai đoạn. Số liệu được biểu hiện cụ thể ở biểu 1: Biểu 1 - Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho thuỷ lợi thời kỳ 1976 - 1995 Đơn vị: Tỷ đồng Các thời kỳ Tổng số vốn đầu tư Chia theo cấp quản lý Trong tổng số Tốc độ phát triển qua các thời kỳ Trung ương Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư Địa phương Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư Thuỷ nông Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư Đê điều Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư 81-85/ 76-80 (%) 86-90/ 76-80 (%) 91-95/ 76-80 (%) 1976 - 1995 6989,493 4234,844 60,58 2754,649 39,42 5372,285 76,86 1128,679 16,15 88 76 390 1976 - 1980 1067,36 536,57 50,27 530,79 49,73 834,39 78,22 56,68 5,31 1981 - 1985 939,76 553,11 58,86 386,65 41,74 809,39 86,13 77,73 8,27 1986 - 1990 814,349 467,392 57,39 346,957 42,61 713,395 87,6 71,089 8,73 1991 - 1995 4168,024 2677,772 64,25 1490,252 35,75 3014,6 72,33 923,19 22,15 Nguồn: Số liệu thống kê thuỷ lợi Việt Nam 1976 - 1995 Qua biểu 1 ta thấy trong thời kỳ 1976 - 1995 được chia ra thành những khoảng thời gian 1976 - 1980, 1981 - 1985, 1986 - 1990, 1991 - 1995, với mỗi khoảng thời gian này có mức vốn đầu tư khác nhau. Trong giai đoạn 1976 - 1980 do đất nước vừa giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cơ sở vật chất thuỷ lợi bị chiến tranh tàn phá lên để khôi phục lại Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư vốn rất cao là 1067,36 tỷ đồng, tiếp theo là các giai đoạn 1981 - 1985, 1986 - 1990 với số vốn đầu tư là 939,76 tỷ đồng và 814,349 tỷ đồng giảm đi so với giai đoạn 1976 - 1980. Đến giai đoạn 1991 - 1995 thì vốn đầu tư vào thuỷ lợi là 4168,024 tỷ đồng chiếm 59,63% tổng vốn đầu tư thời kỳ 1976 - 1995. Chính vì vậy mà tốc độ phát triển vốn trong giai đoạn 1991 - 1995 so với 1976 - 1980 tăng 2,9 lần với số vốn đầu tư đó thì chủ yếu tập trung đầu tư vào thuỷ nông chiếm 76,86% trong cả thời kỳ, đầu tư vào đê điều chiếm 16,15% tổng vốn đầu tư. Với phương châm nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn cho nên vốn xây dựng cơ bản trong nông nghiệp vẫn được tập trung đầu tư cao trong đó vốn đầu tư cho thuỷ lợi chiếm một phần lớn được thể hiện ở biểu 2. Biểu 2 - Tình hình thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong ngành nông nghiệp. Mục 1990 1995 1996 1997 1998 VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) VĐT (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Tổng số 409,2 100 1140 100 1241,3 100 2981,2 100 3267,4 100 1. Trồng trọt 92,2 22,6 314 27,5 279,5 22,5 294,4 9,9 378,3 11,6 2. Chăn nuôi 16,9 4,1 40 3,5 84,6 6,8 241,3 8,1 323,6 9,9 3. Trạm máy kéo 0,36 0,008 - - 36,9 2,97 230,8 11,6 254,3 7,8 4. Thuỷ lợi 299,74 73,3 786 69 840,6 67,7 2214,7 70,4 2311,2 70,7 Nguồn: Số liệu nông lâm ngư nghiệp Việt Nam 1998. Qua bảng trên ta thấy với sự quan tâm đến phát triển thuỷ lợi, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nên với vốn đầu tư vào nông nghiệp thì thuỷ lợi chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 1990 chiếm 73,3% vốn đầu tư vào nông nghiệp với số vốn là 299,74 tỷ đồng, tiếp theo các năm 1995 - 1998 số tuyệt đối vốn đầu tư tiếp tục tăng lên so với năm 1990, như năm 1998 tăng so với năm 1990 là 2011,5 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư vào thuỷ lợi trong nông nghiệp là cao mặc dù những năm 1995 - 1998 tỷ trọng của nó có giảm đi so với năm 1990, năm 1995 chiếm 69%, năm 1996 chiếm 67,7%, năm 1997 chiếm 70,4%, năm 1998 chiếm 70,7%. Vốn đầu tư cho công tác thuỷ lợi hàng năm nêu trên chủ yếu nhằm khôi phục hệ thống công trình thuỷ lợi cũ, xây dựng các công trình thuỷ lợi mới phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đó tiến hành quản lý khai thác hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vậy mặc dù với nguồn vốn còn hạn hẹp trong điều kiện nền kinh tế còn rất khó khăn nhưng Nhà nước đã rất quan tâm tập trung lượng vốn lớn để đầu tư vào thuỷ lợi. Trong năm 1991 vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành thuỷ lợi là 468,871 tỷ đồng chiếm 11% tổng vốn đầu tư trong cả nước sang tới năm 1995 vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1322,850 tỷ đồng chiếm 8,6% vốn đầu tư trong cả nước. Như vậy vốn đầu tư năm 1995 tăng 2,8 lần so với năm 1991. Trong hai năm 1996 - 1997 tổng số vốn đầu tư vào thủy lợi là 3646,300 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư do Trung ương quản lý là 3015,600 tỷ đồng, địa phương quản lý là 630,7 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong hai năm 1996 - 1997 tổng vốn đầu tư chiếm 87% so với thời kỳ 1991 - 1995 (4.168,024 tỷ đồng). Riêng vốn Trung ương đạt 112% vốn địa phương đạt 42% vốn đầu tư thời kỳ 1991 - 1995. Tiếp sang năm 1999 tổng vốn đầu tư là 2962,657 tỷ đồng trong đó vốn Trung ương quản lý là 2396,757 vốn địa phương quản lý 565,9 với lượng vốn đầu tư này thì nó đạt 170% so với năm 1998 (đầu tư 1409,270 tỷ đồng). Với số vốn đầu tư này nhằm đầu tư đảm bảo an toàn đê điều, phục hồi nâng cấp các công trình đã có, chú ý phát triển các công trình vừa và nhỏ, ở các vùng miền núi, Tây Nguyên nhằm ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ công trình các hồ chứa nước ở miền Trung, Đông Nam Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành dứt điểm công trình đưa vào sử dụng. Lượng vốn đầu tư năm 1999 được bố trí như sau: Xây dựng cơ bản đê điều phòng chống lũ lụt 557,4 tỷ đồng gồm vốn đầu tư thường xuyên là 171,4 tỷ đồng, vốn đê Hà Nội vay ADB 116,3 tỷ đồng và dự án PAM 5325 cho đê biển miền Bắc là 269,7 tỷ đồng. Các mục tiêu khác như: phục hồi nâng cấp các công trình đã có, thúc đẩy thi công các công trình trọng điểm là 1886 tỷ đồng bằng 62% so với đầu tư vào thuỷ nông và bằng 198% so với năm 1998 (950 tỷ đồng). Bố trí 199,5 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước đảm bảo yêu cầu giải ngân thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện cam kết giữa Việt Nam và tổ chức Quốc tế tài trợ, bổ sung nguồn cân đối. Bố trí 309,755 tỷ đồng đảm bảo đủ vốn cho 42 công trình hoàn thành phát huy hiệu quả trong năm, bằng 135% so với năm 1998 (31 công trình). Với sự phân bổ vốn đầu tư như trên thì tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản thuỷ lợi như sau: - Xây dựng cơ bản đê điều: Kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên năm 1999 bằng nguồn vốn ngân sách được triển khai trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của thường vụ Bộ Chính trị và của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống đê điều Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1999 - 2000, củng cố đê điều phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra và hỗ trợ tu bổ đê biển các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định. Trong năm đã tập trung khắc phục hậu quả thiên tai hai năm 1998, 1999 và triển khai hoàn thành khối lượng đắp đê làm kè, cống đạt và vượt kế hoạch được giao. Trong kế hoạch đã quan tâm bố trí triển khai chương trình nghiên cứu phòng chống lũ Đồng bằng Sông Hồng, cải tạo hệ thống đóng mở đập đáy, lập dự án xây dựng tràn sự cố trên các tuyến đê phân lũ, khoan phụt vữa gia cố đê tả Đáy thuộc khu vực Sơn Tây... Các dự án đầu tư năm 1999 được phê duyệt sớm hơn 1 tháng so với các năm trước, đã tạo điều kiện cho nhiều địa phương triển khai thực hiện ngay từ quý 4 năm 1998. Những sự cố phát sinh trước lũ đã kịp thời phát hiện và được xử lý ngay. Một số công trình trọng điểm có khối lượng và kinh phí đầu tư lớn, chưa cân đối cấp đủ vốn đầu năm đều được các đơn vị thi công và các địa phương ứng vốn hoàn thành đúng tiến độ như đê Đà Giang (Hoà Bình), kè Thanh Miện (Phú Thọ), kè Bồ Xuyên (Thái Bình). Một số tiến bộ công nghệ mới đã được áp dụng thử nghiệm như kè mảng bê tông liên kết mềm Linh Chiểu, rồng vải lọc lõi cát hộ chân kè Cẩm Đình, kè Hàm Tử... Đã tổ chức đấu thầu 18 công trình với kết quả tiết kiệm được 3,3 tỷ đồng. Thực hiện cả năm về kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên 171,4/171,4 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm và bằng 110% kế hoạch giao đầu năm. - Công tác sửa chữa nâng cấp hệ thống công trình thuỷ nông: Thực hiện nhiệm vụ được giao cục quản lý nước và công tác thuỷ lợi đã chỉ đạo các địa phương thi công, sửa chữa 36 công trình với tổng số vốn trên 159 tỷ đồng (không kể vốn sửa chữa nâng cấp các hệ thống thuỷ nông lớn thuộc các dự án ADB1, ADB2, WB). Việc sửa chữa nâng cấp các công trình thuỷ nông thường rất phức tạp do công trình chìm sâu dưới nước, khuất trong thân đập nhưng các đơn vị thiết kế thi công đã có nhiều cố gắng tìm ra nguyên nhân hư hỏng để sửa chữa, vừa đảm bảo phục vụ sản xuất. Một số công trình có nguy cơ mất an toàn sau khi được sửa chữa đảm bảo an toàn hơn về mặt ổn định, tích nước và phục vụ sản xuất có hiệu quả hơn trước như hồ Kim Sơn, Cù Xây (Hà Tĩnh), Pa Khoang (Lai Châu)... Đáng chú ý là công tác tu sửa khắc phục hậu quả các công trình thuỷ lợi bị hư hại, sau lũ bão trong cả nước, đặc biệt là ở miền Trung trong năm 1999 đã được khẩn trương thực hiện. Hồ Phú Ninh (Quảng Nam) do được tập trung sửa chữa lớn kịp thời, đã chủ động việc điều tiết nước giữ vững an toàn tuyệt đối công trình sau đợt mưa lũ thế kỷ vừa qua trong tháng 11 - 1999. - Công tác đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi: Với số vốn đầu tư hợp lý nên nhiều công trình thuỷ lợi đã hoàn thành và đi vào hoạt động đã đem lại hiệu quả ngay cho hoạt động sản xuất và đời sống. Vậy qua đây đã thể hiện Nhà nước đã tập trung lượng vốn đầu tư cho thuỷ lợi là rất lớn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư vào nông nghiệp lượng vốn đầu tư mỗi năm được tăng lên (ví dụ năm 1999 đầu tư 2962,657 tỷ đồng, năm 1998 đầu tư 1742,15 tỷ đồng, như vậy vốn đầu tư năm 1999 bằng 170% năm 1998). Ngoài ra còn thể hiện rõ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho thuỷ lợi hàng năm chiếm từ 8 - 10% ngân sách đầu tư của cả nước (năm 1995 chiếm 9,7% năm 1996 chiếm 8,1% năm 1997 chiếm 8,03%, năm 1998 chiếm 11,6% năm 1999 chiếm 10,4%) Vậy để đầu tư vào thuỷ lợi thì vốn cần huy động phần lớn từ ngân sách, vốn tín dụng, nguồn vốn nhân dân đóng góp đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi nhỏ, vốn vay ADB, PAM... 2-/ Tình hình thực hiện đầu tư giữa các vùng. Trong giai đoạn 1995 - 1999 với tổng vốn đầu tư là 9372,957 tỷ đồng được phân cho các năm và từng vùng kinh tế tuỳ theo nhu cầu từng vùng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm khí hậu từng vùng, diện tích canh tác gieo trồng. Cụ thể số vốn đó được phân chia như sau: Đồng bằng và Trung du Sông Hồng đầu tư 1782 tỷ đồng. Duyên hải miền Trung 1728,928 tỷ đồng. Bắc Trung Bộ 1663,619 tỷ đồng. Đồng bằng sông Cửu Long 1428,718 tỷ đồng. Tây Nguyên 1157,857 tỷ đồng. Đông Nam Bộ 1102,814 tỷ đồng. Miền núi phía Bắc 1009,021 tỷ đồng. Để chi tiết hơn tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành thuỷ lợi 5 năm 1995 - 1999 với số vốn đầu tư từng năm bao nhiêu phân theo cấp quản lý bao nhiêu của toàn ngành, phân chia cho các vùng như thế nào thì biểu 3 sẽ thể hiện chi tiết điều đó. Biểu 3 - Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành thuỷ lợi giai đoạn 1995 - 1999 Đơn vị: tỷ đồng (%) TT Vùng kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 96/95 (%) 97/95 (%) 98/95 (%) 99/95 (%) Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Vốn ĐT Tỷ trọng Toàn ngành 1531,85 100 1651,4 100 1984,9 100 1742,15 100 2962,657 100 107,8 129,58 113,73 193,4 Bộ quản 1149,446 75 1353,06 81,93 1651,54 83,21 1409,27 80,89 2396,757 80,9 117,71 143,68 122,6 208,51 Tỉnh quản 382,404 25 298,34 18,07 333,36 16,79 332,88 19,11 565,9 19,1 78,02 87,17 87,05 147,98 1 Đồng bằng và trung du S. Hồng 30,840 19,64 311,95 18,89 340,47 17,15 317,49 18,22 511,25 17,26 103,69 113,17 105,53 169,94 Bộ quản 244,51 15,96 267,61 16,21 271,38 13,67 252,61 14,5 417,85 14,1 109,45 110,99 103,31 170,89 Tỉnh quản 56,33 3,68 44,34 2,68 69,09 3,48 64,88 3,72 93,4 3,16 78,71 122,65 115,18 165,81 2 Đồng bằng Sông Cửu Long 205,348 13,41 231,15 14 267,93 13,5 226,93 13,03 497,36 16,79 112,57 130,48 110,51 242,2 Bộ quản 102,143 6,67 113,23 6,9 189,13 9,53 174,42 10,01 386,76 13,05 110,85 185,16 170,76 378,65 Tỉnh quản 103,205 6,74 117,92 7,1 78,8 3,97 52,51 3,02 110,6 3,74 114,26 76,35 50,88 107,17 3 Miền núi phía Bắc 149,971 9,79 161,84 9,8 189,52 9,55 155,45 8,92 352,24 11,89 107,91 126,37 103,65 234,87 Bộ quản 91,121 5,95 104,25 6,31 135,04 6,8 128,07 7,35 299,02 10,09 114,41 148,2 140,55 328,16 Tỉnh quản 58,85 3,84 57,59 3,49 54,48 2,75 27,38 1,57 53,22 1,8 97,86 92,57 46,53 90,43 4 Bắc Trung Bộ 298,259 19,47 300,41 18,19 321,33 16,19 312,47 17,94 431,15 14,55 100,72 107,74 104,76 144,56 Bộ quản 270,759 17,68 285,47 17,27 296,5 14,94 281,12 16,14 327,48 11,05 105,43 109,51 103,83 120,95 Tỉnh quản 27,5 1,79 14,94 0,92 24,83 1,25 31,35 1,8 103,67 3,5 54,33 90,29 114 376,98 5 Duyên hải miền Trung 315,828 20,06 322,52 19,53 34,219 17,24 301,15 17,29 447,24 15,1 102,12 108,35 95,35 141,61 Bộ quản 278,978 18,21 298,37 18,07 324,47 16,35 267,89 15,38 376,45 12,71 106,95 116,31 96,03 134,94 Tỉnh quản 36,850 1,75 24,15 1,46 17,72 ,89 33,26 1,91 70,79 2,39 65,54 48,09 90,26 192,1 6 Tây Nguyên 145,717 9,51 165,81 10,04 246,22 12,4 213,74 12,27 395,37 13,35 113,79 168,97 146,68 271,33 Bộ quản 123,317 80,5 137,56 8,33 198,99 10,03 130,08 7,47 308,18 10,4 111,55 161,36 105,48 249,91 Tỉnh quản 22,4 1,46 19,25 1,71 47,23 2,37 83,66 4,8 87,19 2,95 85,94 210,85 373,48 389,24 7 Đông Nam Bộ 115,887 7,57 166,72 10,1 277,24 13,97 214,92 12,34 328,047 11,07 143,89 239,27 185,48 283,12 Bộ quản 38,618 2,52 146,57 8,88 236,03 11,89 175,08 10,05 281,017 9,49 379,54 611,19 453,36 727,68 Tỉnh quản 77,269 5,05 20,15 1,22 41,21 2,08 39,84 2,29 47,03 1,58 26,08 53,33 51,56 60,87 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Số liệu thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi 2.1 Đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Trong những năm 1995 - 1999 khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ đã thực hiện dự án ADB nhằm khôi phục 17 hệ thống thuỷ nông gồm 30 tiểu dự án và 7 dự án độc lập với tổng vốn đầu tư trong 5 năm là 1782 tỷ đồng trong đó năm 1995 đầu tư 300,84 tỷ đồng chiếm 19,64 % tổng vốn đầu tư năm 1995, đến năm 1999 vốn đầu tư vào thuỷ lợi là 511,25 tỷ đồng chiếm 17,26 tổng vốn đầu tư năm 1999, vậy tốc độ phát triển vốn đầu tư ở đồng bằng trung du Bắc Bộ 1999/ 1995 là 169,94%. Với tổng vốn đầu tư 1782 tỷ đồng đã được đầu tư vào xây dựng mới và khôi phục công trình xem chi tiết tại biểu 4. Nhờ các dự án đầu tư hoàn thành và phát huy tác dụng đã đảm bảo trước 1,4 triệu ha gieo trồng lúa, 260.000 ha hoa màu, đạt mục tiêu 6 triệu tấn lương thực. Mở rộng diện tích tưới vùng bãi sông Hồng khoảng 4 vạn ha, khai thác riêng bãi ven biển. Cấp nước cho dự án, mở rộng khu nhiệt điện Phả Lại, cấp nước thành phố Hạ Long, Hải Phòng. Nâng cấp đê Hà Nội, đê sông Thái Bình, đê biển. Biểu 4 - Công trình xây dựng mới và khôi phục sửa chữa 1995 - 1999 ở đồng bằng và trung du bắc bộ TT Danh mục công trình Địa phương Năng lực công trình Vốn (tỷ đồng) Tưới (ha) Tiêu (ha) Dự án ADB (chống úng) 1.782 1 Hệ thống sông Nhuệ Hà Tây 61.000 7.700 140 2 Hệ thống Bắc Nam Hà Nam Hà 52.000 65.000 40 3 Hệ thống Nam Ninh Thái Bình 19.000 25.000 44 4 Hệ thống Nam Thái Bình Hải Hưng 44.000 67.000 100 5 Hệ thống Bắc Hưng Hải Hà Tây 136.000 185.000 187 6 Hệ thống Ba Vì Hà Tây 9.000 7.000 30 7 Hệ thống Phù Sa 11.000 6.000 26 8 Hệ thống Đan Hoài 9.200 6.000 42 9 Hệ thống Nam Ninh Bình Ninh Bình 30.000 42.000 66 10 Hệ thống Đa Độ Hải Phòng 18.000 22.000 40 11 Hệ thống Đông Anh Hà Nội 9.200 4.000 30 12 Hệ thống Bắc Đuống Hà Bắc 47.000 56.000 65 13 Hệ thống Sông Cầu 26.000 13.000 50 14 Hệ thống Liễn Sơn - Bạch Hạc Vĩnh Phú 30.000 48.000 80 15 Hệ thống Mê Linh 7.500 40 16 Hệ thống Chanh Dương Hải Phòng 14.000 5.000 50 17 Hệ thống Sóc Sơn Hà Nội 37 Dự án độc lập 1 Hồ suối Nứa Hà Bắc 800 25 2 Đập Đồng Bụt 4.000 50 3 Hệ thống Sông Sải 4.000 100 4 Hồ Thanh Lanh Vĩnh Phú 900 35 5 Trạm bơm tiêu Cầu Trắng 1.000 25 6 Khai hoang lấn iển 200 7 Các dự án khác 280 Nguồn: Số liệu thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi- Bộ NNPTNT 2.2 Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 5 năm 1995 - 1999 đã đầu tư 1428,718 tỷ đồng cho thuỷ lợi tại đồng bằng sông Cửu Long trong đó năm 1995 đầu tư 205,348 tỷ đồng chiếm 13,41% vốn đầu tư cả năm, năm 1996 đầu tư 231,15 tỷ đồng chiếm 16,49% vốn đầu tư năm 1999. Như vậy vốn đầu tư tại đồng bằng sông Cửu Long được tăng lên qua các năm với tốc độ phát triển 1999/ 1995 là 242,2%. Nhờ vậy đến nay đảm bảo tưới 2,7 ha gieo trồng, 280.000 ha rau màu, số lượng lương thực là 15 - 16 triệu tấn, chiếm 50% lương thực cả nước, diện tích lúa của 2 vụ phải đạt 1,2 - 1,4 triệu tấn/ ha. Chủ động tưới tiêu và đảm bảo chống lũ tháng 8, bảo vệ vụ Hè thu. Triển khai các phương án chống lũ giảm nhẹ thiên tai theo tinh thần 99 TTg của Thủ tướng Chính Phủ về phòng tránh lũ và phát triển thuỷ lợi ở đồng bằng sông Cửu Long. Với tinh thần này Thủ tướng Chính Phủ duyệt định hướng quy hoạch chống lũ đồng bằng sông Cửu Long và đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long 15.500 tỷ đồng, trong đó thuỷ lợi là 5500 tỷ đồng gồm cả xây bờ bao chống lũ và giải pháp phòng tránh. Do đó trong các vùng ngập nông và ngập sâu sẽ được bổ sung nhiều hơn, chủ yếu là đầu tư vào bờ bao chống lũ tháng 8, mở rộng và đào thêm các kênh thoát lũ về cả 2 phía biển Đông và biển Tây, xây dựng các cống ở đầu và cuối kênh để chủ động chống lũ, tiêu úng và ngăn mặn. Số liệu vốn đầu tư vào công trình biểu hiện ở biểu 5. Biều 5 - Vốn đầu tư vào dự án phát triển thuỷ lợi 1994 - 2000 vùng đồng bằng sông Cửu Long. TT Tên dự án Tên địa phương Diện tích (ha) Vốn (tỷ đồng) 1 Tổng Long An, Đồng Tháp 4700 Tạo nguồn An Giang, Kiên Giang 547.271 Ngăn mặn Tiền Giang 64.858 2 Vùng ngập nông Vĩnh Long, Đồng Tháp 500 Tạo nguồn 97.000 Ngăn mặn 23.100 3 Quản Lô P.H Sóc Trăng, Kiên Giang 260 Tạo nguồn 173.075 Ngăn mặn 236.472 4 Nam Mang Thít Trà Vinh 224 Tạo nguồn 88.496 Ngăn mặn 82.038 5 Các công trình khác An Giang, Sóc Trăng, 516 Tạo nguồn Bình Thuận, Long An 54.581 Ngăn mặn Kiên giang 193.712 6 Phòng chống lũ Toàn Đồng bằng 2300-2800 Nguồn: Số liệu thực trạng và quy hoạch phát triển thuỷ lợi - Bộ NNPTNT 2.3 Vùng núi phía Bắc. Đầu tư thuỷ lợi miền núi phía Bắc là đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện thực hiện các chương trình định canh định cư phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc ít người. Đồng thời cũng là bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, chống lũ quét, phục hồi và bảo vệ nguồn rừng. Để đảm bảo tưới cho 360.000 ha gieo trồng chủ yếu là vụ mùa, tưới 160.000 ha cây công nghiệp và cấp nước cho 1 triệu dân vùng cao trong các năm qua đã phải đầu tư một khối lượng vốn lớn. Do các công trình ở miền núi phía Bắc thường là các công trình vừa và nhỏ, suất đầu tư cao, không những có nhu cầu cấp nước cho vụ Đông xuân mà ngay cả vụ Mùa cũng có yêu cầu tưới. Ngoài các công trình đã có như Hồng Đại, hồ Như Xuyên, đập Vỏ Lao, hồ Tràng Vinh, đập dâng Năng Phái, Đầm Bài, Khang Trào, Nâm Cộng tưới được 10.108 ha thì trong những năm gần đây 1996 - 1999 đã tiếp tục đầu tư 174 tỷ đồng để mở thêm các công trình tưới như Sa Đán, hồ Cao Lan (Lạng Sơn) Nậm Rốm, Hồng Sát (Lai Châu), hồ Từ Miếu (Yên Bái), hồ Gò Miếu (Bắc Thái), Mường Khoa (Lao Cai), Thạch An, Keng Mạ (Cao Bằng) Mạ Chì (Hà Giang), Cao Ngỗi (Tuyên Quang), hồ Phú Cường (Hoà Bình), hồ Khe Vân, hồ Đầm Hà Đống (Quảng Ninh), khai hoang lấn biển với tổng diện tích tưới 12500 ha, tổng vốn đầu tư thuỷ lợi là 1009,21 tỷ đồng, trong đó công trình thuỷ lợi nhỏ là 550 tỷ đồng. Ngoài ra còn đầu tư cho nước ăn vùng cao, đầu tư từng bước, kiên cố hoá các công trình cũ đã có và tạo nguồn cấp nước đô thị với số vốn đầu tư là 400 tỷ đồng.Số vốn này được phân cho các năm như trong năm 1995 vốn đầu tư là 149.971 tỷ đồng, chiếm 9.79% vốn đầu tư trong năm, đến năm 1999 vốn đầu tư vào thuỷ lợi lên đến 352,24 tỷ đồng chiếm 11,89% vốn đầu tư năm 1999, tốc độ phát triển vốn 1999/ 1995 là 234,87%. Vậy so với 2 vùng trọng điểm đồng bằng và trung du sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thì khu vực miền núi phía Bắc được đầu tư thấp hơn không đáng kể. 2.4 Bắc Trung Bộ. Trong những năm gần đây (1995 - 1999) công tác đầu tư vào Bắc trung bộ đã thực hiện tiếp tục đầu tư khôi phục các công trình cũ đồng thời đầu tư thêm các công trình tạo nguồn và công trình ngăn mặn nâng cấp hệ thống đê sông đê biển. Những công trình thuỷ lợi tiếp tục thực hiện từ những năm trước năm 1995 gồm: Dự án ADB1 khôi phục hệ thống sông Chu, phục vụ 50000 ha với tổng vốn đầu tư 235 tỷ đồng. Khôi phục hệ thống Đô Lương phục vụ diện tích 30000 ha, tổng vốn đầu tư 135 tỷ. Dự án WB nâng cấp các hệ thống Cẩm Thuỷ, Nam Nghệ An, Linh Cảm phục vụ tưới 41000 ha với tổng số vốn đầu tư 98 tỷ đồng. Đê biển nguồn vốn PAM các tỉnh 21 tỷ. Khôi phục các công trình đã có 113 tỷ. Các công trình mở mới trong những năm 1995 - 1999 gồm: Hồ Làng Than, Hao Hao, hệ thống cống Bộ Đầu, tạo nguồn sông Lèn (Thanh Hoá) hồ Khe Lá, hồ Sông Sào (Nghệ An), hệ thống sông Tiên, hệ thống sông Nghèn (Hà Tĩnh), hồ An Mã, hồ Hoà Sơn (Quảng Bình), hồ Bảo Đài, ái Tứ, hồ Bến Đá (Quảng Trị), đập Thảo Lương, hồ Khe Quang (Thừa Thiên Huế). Những công trình trên được tiến hành xây dựng mới trong đó những công trình phục vụ tưới là 27500 ha, tiêu là 7200 ha.Để thực hiện những công trình này đã bỏ ra 1663,619 tỷ đồng trong đó thuỷ lợi nhỏ đê điều chống lũ là 500 tỷ đồng. Với tổng vốn đầu tư là 1663,619 tỷ đồng cho thuỷ lợi khu vực Bắc Trung Bộ thời kỳ 1995 - 1999. Đây là mức đầu tư tương đối cao. Lượng vốn đầu tư được tăng lên qua các năm. Năm 1995 vốn đầu tư là 298,259 tỷ đồng, năm 1996 là 300,41 tỷ đồng. Năm 1997 là 321,33 tỷ đồng, năm 1998 là 312,47 tỷ đồng, năm 1999 là 431,15 tỷ đồng. Như vậy ta thấy tốc độ phát triển vốn 1999/ 1995 là 144,56%. 2.5 Nam Trung Bộ. Với tổng số vốn đầu tư là 1728,928 tỷ đồng trong những năm 1995 - 1999 vào vùng Nam Trung Bộ. Số vốn này được phân bổ cho các dự án khởi công xây dựng mới và một số dự án trước năm 1995 chưa hoàn thành, tiếp tục được đầu tư xây dựng trong năm 1995 - 1999. Các công trình mới được xây dựng như Hồ Núi Ngang (Quảng Ngãi), Hồ Mỹ Bình, hồ Vạn Hồi, Hồ Văn Phong, Hồ Suối Cả, Thuận Phong, hồ Đồng Mít, hồ Đồng Tròn, hệ thống hạ lưu thuỷ điện sông Hình, hồ Mỹ Lâm (Bình Định), hồ Hoà Sơn, Suối Dần (Khánh Hoà, hồ sông Giang, hồ Sông Trân (Ninh Thuận), hồ Lòng Sông, đập Tà Pao, hồ Ba Bầu (Bình Thuận), thuỷ lợi nhỏ các tỉnh. Để hoàn thành những công trình này tổng vốn đầu tư là 1728,928 tỷ đồng đã góp phần tưới được 69350 ha trong toàn vùng Nam Trung Bộ. Với 1728,928 tỷ đồng vốn đầu tư thì chống lũ hết 600 tỷ đồng. Riêng hệ thống đập Tà Pao 24800 ha, thuỷ điện sông Hinh 10000 ha vốn hết 73 và 53 tỷ đồng, vốn cho thuỷ lợi nhỏ là 311 tỷ đồng. Các công trình tiếp tục như An Trạch, Thạch Nham, Đồng Cam (thuộc dự án WB) vốn đầu tư là 144 tỷ đồng đã giải quyết được diện tích tưới là 75000 ha; các dự án Cam Ranh, Thượng, Cà Ray, hồ Việt An vốn đầu tư là 285 tỷ đồng, khả năng tưới là 8400 ha. 2.6 Tây Nguyên Trong những năm 1995 - 1999, tổng vốn đầu tư vào thuỷ lợi khu vực Tây Nguyên là 1157,857 tỷ đồng. Nhờ đó đã đảm bảo tưới cho 250.000 ha gieo trồng chủ yếu là lúa mùa, 200000 ha cây công nghiệp chủ yếu là cây cà phê, giải quyết đủ nguồn nước sinh hoạt. Số vốn đầu tư trên tập trung vào xây dựng các hồ chứa nhỏ để dự trữ nước cho mùa khô bởi trữ nước còn làm tăng lượng nước ngầm vốn đang bị khai thác bừa bãi. Các hồ chứa thuỷ điện có dung tích lớn trên sông Sê San, Srepok thường ở những vị trí không thuận lợi cho việc lấy nước. Vốn đầu tư được phân bổ cho các công trình ở Tây Nguyên như sau: Các công trình mới với số vốn đầu tư 1157,857 tỷ đồng trong năm 1991 - 1995 trong đó thuỷ lợi nhỏ chiếm 800 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành các công trình như hệ thống Cát Tiên (Lâm Đồng), hệ thống Đắc Buôn Trấp, hệ thống KrongBuk hạ, EASuop 2 (Đắc Lắc) và nhiều hồ chứa nhỏ, các công trình này đi vào hoạt động đã đáp ứng được 18000 ha diện tích tưới. Các công trình tiếp tục như hồ EA Soup (Đắc Lắc), hồ Đa Tể (Lâm Đồng), đập Đắc Cấn, hồ Yam ha, đã sử dụng tổng kinh phí là 110 tỷ đồng, phục vụ được 19230 ha diện tích tưới. 2.7 Miền Đông Nam Bộ Miền Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển, tiềm năng đất còn nhiều, nhất là đất trồng các loại cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp dài ngày. Vì vậy nhu cầu dùng nước của vùng này sẽ tăng lên nhanh chóng. Vào mùa kiệt nhu cầu nước đã chiếm 28% lượng dòng chảy mùa kiệt kể cả phần dòng chảy của tất cả các hồ chứa hiện có và bằng 41% lượng dòng chảy tự nhiên. Ngoài ra đây là vùng môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng, mặn xâm nhập sâu vào mùa kiệt phải có lượng nước đủ nhiều để duy trì môi trường sinh thái như hiện nay. Trong năm 1995 - 1999 các công trình được xây dựng với vốn đầu tư như sau: Công trình tiếp tục: Hóc Môn - Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh), Tân An - Phú An (Sông Bé), Dầu Tiếng (Tây Ninh). Tổng diện tích tưới đạt 89.000 ha Tổng diện tích ngăn mặn 2300 ha Với vốn đầu tư 140 tỷ đồng Công trình mở mới trong giai đoạn 1995 - 1999 của Miền Đông Nam Bộ như hồ Đồng Xoài, dự án Lái Thiêu - An Sơn, dự án Thị Tính Tân Hưng thuộc Tây Ninh, hệ thống cầu Muối Suối cả sử dụng nước Hàm Thuận Đa Mi (Đồng Nai); dự án ven sông Sài Gòn, ven sông Đồng Nai (thành phố Hồ Chí Minh), kiên cố hoá các công trình nhỏ. Với các công trình mở mới trên đã đầu tư 1102,814 tỷ đồng kết quả đáp ứng được 27500 ha diện tích tưới, tổng diện tích mặn 16300 ha. Trong tổng vốn đầu tư 1102,814 tỷ đồng ở Đông Nam Bộ thì vốn do Bộ quản lý là 877,315 tỷ đồng, địa phương quản lý là 225,499 tỷ đồng. Năm 1995 vốn đầu tư là 115,887 tỷ đồng chiếm 7,57% vốn đầu tư hàng năm, năm 1999 vốn đầu tư là 328,047 tỷ đồng chiếm 11,07% vốn đầu tư năm, tốc độ phát triển 1996/1995 là 143,89%, 1997/1995 là 239,27%, 1998/1995 là 185,48%, 1999/1995 là 283,12%. Qua biểu 3 ta thấy trong đầu tư xây dựng cơ bản Nhà nước đã có chính sách đầu tư cho các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Duyên Hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, thể hiện ở nhịp độ đầu tư qua các vùng này đều tăng. Đồng bằng Sông Cửu Long vốn đầu tư năm 1999 tăng gấp 2,4 lần vốn đầu tư năm 1995, tăng 41,6%. Bắc Trung Bộ vốn đầu tư 1999 so với 1995 tăng 1,45 lần. Duyên Hải miền Trung vốn đầu tư 1999/1995 tăng 1,42 lần. 3-/ Cơ cấu đầu tư cho các hạng mục công trình. Tuỳ thuộc vào yêu cầu cụ thể và khả năng đáp ứng nguồn lực mà tiến hành đầu tư cho các hạng mục công trình theo những cơ cấu khác nhau với nguồn vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho thuỷ lợi nên Việt Nam có một hệ thống công trình Thuỷ Lợi phát triển, đặc biệt là thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay chúng ta đã có nhiều công trình thuỷ lợi trong đó các công trình lớn hoàn thành trong 5 năm 1995 - 1999 là 75 công trình. Các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được phát triển đều khắp các vùng, góp phần quan trọng nâng độ đồng đều phát triển kinh tế giữa các vùng, đồng thời cũng thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Trong tổng vốn đầu tư vào thuỷ lợi thời kỳ 1995 - 1999 thì nó được phân cho các hạng mục công trình lớn, vừa và nhỏ. Trong đó các hạng mục công trình lớn thường chiếm tỷ trọng cao như năm 1995 thì các công trình lớn chiếm tỷ trọng đầu tư 42%, công trình vừa 28%, nhỏ là 30%. Đến năm 1999 tỷ trọng đầu tư vào các công trình lớn là 47,7%, công trình vừa là 27%, nhỏ là 25,3. Mặc dù các hạng mục công trình lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư vào thuỷ lợi, nhưng so với yêu cầu về vốn thì còn thấp nên không đảm bảo được tính đồng bộ giữa công trình đầu mối và hệ thống kênh mương dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả. Các hạng mục công trình lớn thường do Nhà nước, các tổ chức viện trợ ODA, đi vay và nước ngoài đầu tư lên nó thường đem lại hiệu quả rất lớn, với năng lực tưới tiêu cao. Còn các hạng mục công trình vừa và nhỏ như các hồ đập chứa nước, các trạm bơm nhỏ... thì do nhân dân và địa phương đóng góp cùng với một phần hỗ trợ của Nhà nước. Trong việc phân bổ vốn đầu tư cho các hạng mục công trình lớn, vừa và nhỏ nếu được phân chia hợp lý sẽ tạo cho đồng vốn phát huy tác dụng cao như bên cạnh những công trình lớn cần nhiều vốn đầu tư thì vẫn luôn giành vốn đầu tư các công trình vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu thời vụ. Biểu 6 - Cơ cấu vốn đầu tư cho các hạng mục công trình Đơn vị tính: % Hạng mục công trình 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng 100 100 100 100 100 Công trình thuỷ lợi lớn 42 43,5 45,7 46,3 47,7 Công trình thuỷ lợi vừa 28 28,6 29,4 27,6 27 Công trình thuỷ lợi nhỏ 30 27,9 24,9 26,1 25,3 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 4-/ Cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Trong 5 năm 1995-1999 với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào thuỷ lợi là 9.872,975 tỷ đồng. Để có số vốn đầu tư này thì nó được huy động từ các nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Khi nói đến nguồn vốn trong nước đầu tư vào thuỷ lợi thì kể đến nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn do nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác. Vốn nước ngoài đầu tư vào thuỷ lợi bao gồm vốn ODA, FDI và vốn khác như vốn vay của các tổ chức ADB, WB, PAM. Trong giai đoạn 1995-1999, nguồn vốn đầu tư trong nước vào thuỷ lợi liên tục tăng trong các năm, cụ thể 1995 chiếm 49,5%, 1996 chiếm 51,6%, 1997 chiếm 56,3%, 1998 chiếm 57,9%, 1999 chiếm 59% so với tổng vốn đầu tư. Với nguồn vốn đầu tư trong nước thì vốn ngân sách Nhà nước luôn chiếm phần lớn, nguồn vốn tín dụng đầu tư vào thuỷ lợi cũng tăng lên qua các năm nhưng chủ yếu là vốn tín dụng ưu đãi, còn vốn tín dụng thương mại đầu tư vào thuỷ lợi là không đáng kể. Trong công tác thuỷ lợi với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nên tỷ trọng vốn đầu tư của nhân dân vào thuỷ lợi tương đối cao, 1995 chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư, đến năm 1999 chiếm 13,6%. Với tỷ trọng vốn đầu tư trong nước như trên thì vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu đầu tư vào hệ thống công trình lớn, phục vụ lâu dài, các công trình đầu mối. Với lượng vốn góp của dân góp phần làm kênh mương nội đồng, các công trình nhỏ, hồ chứa nước. Bên cạnh sự tăng lên của tỷ trọng vốn đầu tư trong nước vào thuỷ lợi so với tổng vốn đầu tư qua các năm thì tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nước giảm đi. Cụ thể năm 1995 chiếm 50,5% tổng vốn đầu tư, năm 1996 chiếm 48,4%, năm 1997 chiếm 43,7%, năm 1998 chiếm 42,1%, năm 1999 chiếm 41%. Đối với công tác thuỷ lợi thì nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong vốn ngoài nước là vốn ODA luôn có tỷ trọng đầu tư cao hơn so với FDI và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác. Để chi tiết hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi xem biểu 7 Biểu 7: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ lợi Đơn vị: % Mục 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng vốn đầu tư 100 100 100 100 100 1. Vốn trong nước 49,5 51,6 56,3 57,9 59 - Ngân sách Nhà nước 19,7 20,4 22,5 22,8 23,2 - Vốn tín dụng 14,3 13,9 15,6 15,2 16,1 - Nhân dân đóng góp 11,8 12,7 13,1 13,9 13,6 - Vốn khác 3,7 4,6 5,1 6 6,1 2. Vốn ngoài nước 50,5 48,4 43,7 42,1 41 - ODA 23,4 20,7 18,6 19,3 17,4 - FDI 17,2 18,3 15,2 14,6 12,9 - Vốn khác 8,9 9,4 9,9 8,2 10,7 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 5-/ Kết quả và hiệu quả đạt được trong đầu tư phát triển thuỷ lợi. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với thuỷ lợi, mặc dù điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn những với chủ trương ưu tiên hàng đầu cho mọi vùng phải là thuỷ lợi cho nông nghiệp, nước sạch cho con người và các công trình phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường chính vì vậy thuỷ lợi được đầu tư tương đối cao nên trong những năm qua chúng ta đã thu được những kết quả và hiệu quả do công cuộc đầu tư đem lại. 5.1. Những kết quả đạt được. Như trong phần tình hình thực đầu tư vào thuỷ lợi, đã nêu rất rõ số lượng vốn đầu tư vào thuỷ lợi. Do được đầu tư khá cao nên số lượng công trình thuỷ lợi được đưa vào sử dụng tăng lên. Như năm 1995 cả nước có 15121 công trình, năm 1996 có 15360 công trình, năm 1997 có 15165 công trình, năm 1998 có 15480, năm 1999 có 15852 công trình. Biểu 8 - Số lượng các công trình thuỷ lợi đã đưa vào sử dụng Đơn vị: Cái Năm Vùng kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 96/95 (%) 97/95 (%) 98/95 (%) 99/95 (%) Cả nước 15121 15360 15165 15480 15852 101,58 100,29 102,37 104,83 1. Đồng bằng và Trung du sông Hồng 4247 4269 4243 4309 4326 100,52 99,91 101,46 101,86 2. Đồng bằng Sông Cửu Long 1549 1553 1642 1762 1789 100,26 106 113,75 115,49 3. Miền núi phía Bắc 5608 5637 5337 5515 5602 100,52 95,17 98,34 99,89 4. Bắc Trung Bộ 2132 2244 2284 2196 2218 105,25 107,13 103 104,03 5. Duyên hải miền Trung 736 758 742 748 799 102,99 100,82 101,63 108,56 6. Tây Nguyên 408 416 427 434 470 101,96 104,66 106,37 115,2 7. Đông Nam Bộ 441 483 490 516 648 109,52 111,11 117 146,94 Nguồn: Tổng cục thống kê - Nông lâm ngư nghiệp năm 1998 Trong thời kỳ 1991 - 1999 như đã biết vốn đầu tư vào đồng bằng và trung du sông Hồng là cao nhất so với cả nước chính vì vậy mà công trình thuỷ lợi đưa vào sử dụng ở vùng đó tương đối cao năm 1999 có 4326 cái. Với sự tăng lên của các công trình thuỷ lợi thì tăng lên nhiều nhất là các công trình thuỷ nông. Các công trình thuỷ nông tăng chủ yếu là công trình trang thuỷ nông, trong đó chủ yếu là trạm bơm điện, nhờ vậy năng lực tưới tiêu hàng năm tăng thêm đảm bảo tưới nước cho cây trồng nhất là đối với lúa. Năm 1995 cả nước có 2753 trạm bơm điện, năm 1996 có 2896, năm 1997 có 2941, năm 1998 có 3014, năm 1999 có 3117. Qua đó ta thấy hàng năm trạm bơm điện tăng lên cụ thể năm 1996 tăng hơn so với năm 1995 là 143 cái, năm 1997 tăng hơn năm 1996 là 45 cái, năm 1998 tăng hơn năm 1997 là 73 cái, năm 1999 tăng hơn năm 1998 là 103 cái. Chi tiết số trạm bơm điện phân theo từng vùng xem biểu 9. Biểu 9 - số lượng các trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp Đơn vị tính: cái Năm Vùng kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 96/95 (%) 97/95 (%) 98/95 (%) 99/95 (%) Cả nước 2753 2896 2941 3014 3117 105,19 106,83 109,48 113,22 1. Đồng bằng và Trung du sông Hồng 853 864 867 864 878 101,29 101,64 101,29 102,93 2. Đồng bằng Sông Cửu Long 121 149 152 157 162 123,14 125,62 129,75 133,88 3. Miền núi phía Bắc 734 741 742 782 800 100,95 101,09 106,54 108,99 4. Bắc Trung Bộ 768 817 836 847 874 106,38 108,85 110,29 113,8 5. Duyên hải miền Trung 210 254 266 291 314 120,95 126,67 138,57 149,52 6. Tây Nguyên 12 14 14 14 17 116,67 116,67 116,67 141,67 7. Đông Nam Bộ 55 57 64 59 72 103,64 116,36 107,27 130,91 Nguồn: Tổng cục thống kê - Nông lâm ngư nghiệp năm 1998 Với những kết quả trên đã góp phần rất lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết được nạn hạn hán ở một số vùng... Trong giai đoạn 1995-1999 với sự quan tâm đầu tư vào đê điều, kết quả đạt được là hệ thống đê điều đã được hình thành có 7.700 Km gồm 5.700 Km đê sông, 2.000 Km đê biển, 3.000 Km bờ bao chống lũ đầu vụ ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên các tuyến đê có 590 kè và 2.900 cống dưới đê. Tiếp theo là số lượng lớn các hồ đập được hoàn thành trong giai đoạn này: 750 hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3 trở lên, 10.000 hồ chứa nước nhỏ với tổng dung tích gần 30 tỉ m3. Với số lượng lớn công trình thuỷ lợi hoàn thành đã cung cấp năng lực tưới với công suất lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong năm 1995 năng lực tưới thiết kế là 3.000.000 ha, 1996 là 3.572.000 ha, 1997 là 3.725.000, 1998 là 3.704.000 ha, đến năm 1999 là 3.906.000 ha. Như vậy với sự đầu tư ngày một tăng qua các năm đã đem lại năng lực tưới cũng tăng và năng lực tưới năm 1999 tăng so với 1995 là 9,4%. Tuy nhiên khi các công trình hoàn thành khi đi vào thực tế khai thác năng lực tưới vẫn chưa đạt hết công suất thiết kế (cụ thể xem biểu 9). Vì vậy để phát huy có hiệu quả hơn nữa của hệ thống công trình thuỷ lợi nên khai thác đạt công suất của nó. Với năng lực tưới tiêu tăng lên trong cả nước, đã giải quyết được nạn hạn hán ở một số vùng và giải quyết tiêu úng ở một số vùng và tỉnh hay bị ngập úng tạo nền đưa sản xuất được tăng vụ (từ 1 vụ tăng lên 2-3 vụ) như một số vùng ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Biểu 10 - Năng lực tưới của các công trình thuỷ lợi phân theo vùng Thời kỳ 1995 - 1999 Đơn vị tính: 103 ha TT Năm Vùng kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng 5 năm Thiết kế Khai thác Thiết kế Khai thác Thiết kế Khai thác Thiết kế Khai thác Thiết kế Khai thác Thiết kế Khai thác Cả nước 3000 2409 3572 3043 3725 3245 3704 3187 3906 3415 17907 15439 1 Đồng bằng và Trung du sông Hồng 820 678 1440 1305 1436 1409 1506 1466 1517 1486 6719 6344 2 Đồng bằng Sông Cửu Long 1003 900 581 520 716 629 707 604 766 634 3773 3287 3 Miền núi phía Bắc 270 200 319 299 322 227 338 249 394 241 1643 1216 4 Bắc Trung Bộ 369 273 730 714 745 611 665 575 691 603 3200 2776 5 Duyên Hải miền Trung 257 156 161 156 165 133 174 127 182 145 939 717 6 Tây Nguyên 143 108 63 49 65 42 68 38 73 41 412 278 7 Đông Nam Bộ 138 94 278 200 276 134 246 128 283 265 1221 821 Nguồn: Tổng cục thống kê Nông lâm ngư nghiệp năm 1998 5.2 Hiệu quả đạt được trong đầu tư phát triển thuỷ lợi. Trong bất cứ chế độ xã hội nào, khi bỏ vốn để tiến hành sản xuất đều phải quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn, vốn bỏ ra đạt hiệu quả càng cao thì sản xuất càng có điều kiện phát triển. Khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực thuỷ lợi chính là đánh giá thông qua sản phẩm nông nghiệp, các ngành sản xuất vật chất khác và đời sống xã hội, môi trường. Sở dĩ như vậy vì thuỷ lợi là ngành kinh tế kỹ thuật sản xuất kinh doanh của nó mang tính chất phục vụ các ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp và đời sống. Vì vậy việc tính toán hiệu quả kinh tế riêng cho ngành thuỷ lợi rất khó khăn. Hiệu quả của nó mang tính kinh tế xã hội chung và phụ thuộc vào ngành nó phục vụ. Vì vậy thông qua hiệu quả sản xuất của nông nghiệp để phản ánh hiệu quả của thuỷ lợi. Vậy nhờ sự phát triển của thuỷ lợi diện tích gieo trồng mới được mở rộng hàng năm, cụ thể năm 1990 diện tích gieo trồng là 6.027.000 ha thì đến năm 1999 diện tích gieo trồng là 7.610.000 ha tăng so với năm 1990 là 1.583.000 ha, đạt 126,27% diện tích gieo trồng của các vụ cũng tăng lên đáng kể. Năng suất lúa của cả năm cũng tăng, từ chỗ thiếu lương thực tiêu dùng trong nước những năm của thập kỷ 80 đến nay đủ lương thực và còn giành để xuất khẩu, năng suất lúa năm 1990 đạt 31,9 tạ/ha, năm 1995 đạt 36,9 tạ/ha, 1999 đạt 40,8 tạ/ha bằng 127,9% so với năm 1990 tức là tăng 27,9% so với năm 1990. Sản lượng lúa 1990 đạt 19,2 triệu tấn, 1995 đạt 21,9 triệu tấn, 96 đạt 23,4 triệu tấn, 97 đạt 27,5 triệu tấn, năm 1998 đạt 29,1 triệu tấn, năm 1999 đạt 31 triệu tấn vượt mức kế hoạch. Với sản lượng lúa đạt được qua các năm gần đây cho thấy sự tăng lên về sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16003.DOC