Tài liệu Đề tài Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu rau quả: Chương I
Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu rau quả
I. Khái quát chung về xuất khẩu hàng hoá (XKHH)
1. Khái niệm
Hoạt động XKHH là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau như buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác, xuất khẩu theo nghị định thư.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó c...
76 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu rau quả, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu rau quả
I. Khái quát chung về xuất khẩu hàng hoá (XKHH)
1. Khái niệm
Hoạt động XKHH là việc bán hàng hoá, dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất nhập khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Và khi trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia là có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia vào hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau như buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác, xuất khẩu theo nghị định thư.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.1 Đối với nền kinh tế thế giới
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đàu tiên của TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia có thể mạnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để có thể khai thác được lợi thế, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau dựa trên lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacđo, ông nói rằng: “Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia vào TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thấp trong sản xuất các loại hàng hoá sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra chúng có bất lợi lớn hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vãn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực như vốn, kỹ thuật, nhân lực trong quá trình sản xuất hàng hoá. Do đó, tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng sẽ được gia tăng.
2.2 Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải có 4 điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật. Song không phải quốc gia nào cũng có đủ 4 điều kiện đó và để giải quyếttình trạng này buộc họ phải nhập từ bên ngoài những yếu tố mà trong nước chưa có đủ khả năng đáp ứng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có đủ ngaọi tệ cho việc nhập khẩu này.
Thực tiễn cho thấy, để có đủ nguồn vốn nhập khẩu, một nước và đặc biệt là các nước đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn chính như: đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ và thu từ hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ thì không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng những nguồn vốn này thì những nước đi vay phải chấp nhận những thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là vốn thu được từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu.
ở các nước kém phát triển, vật cản trở sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực và vốn. Ngoài vốn huy động từ nước ngoài được coi là cơ sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy khả năng xuất khẩu của các nước đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nước đó có thể trả nợ được. Xuất khẩu góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển cuả nền kinh tế thế giới.
2.3 Đối với một doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng sản phẩm – những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
Ngoài ra, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động tạo ra ngoại tệ để chấp nhận máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và đem lại lợi nhuận cao.
3. Nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu phải tạo ra được nguồn vốn nước ngoài cần thiết để nhập khẩu vật tư kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phải phát huy và sử dụng tốt hơn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân.
Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá, phải phát huy và sử dụng tốt hơn lao dộng và tài nguyên của đát nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân.
Xuất khẩu phải phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế nâng cao vật chất và tinh thần cho người lao động.
Hoạt động xuất khẩu phải nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nâng cao uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Nhà nước.
Tất cả các nhiệm vụ trên đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế trong giai đoạn hiện nay là góp phần tích cực nhất vào việc thắng lợi đường lối đổi mới và xây dựng kinh tế của nước ta.
4. Các hình thức xuất khẩu
4.1 Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức xuất khẩu các hàng hoá - dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc đặt mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu các sản phẩm này ra thị trường nước ngoài. Người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín ... để bàn bạc, thoả thuận một cách tự nguyện. Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán.
Hoạt động xuất khẩu theo phương thức này chỉ khác với hoạt động nôi thương ở chỗ: bên mua và bên bán có quốc tịch khác nhau, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, hàng hoá được di chuyển qua biên giới ... Trong giao dịch, người ta làm một loạt các công việc như: nghiên cứu tiếp cận thị trường, người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán chào giá ... Sau đó 2 bên hoàn giá và chấp nhận giá, cuối cùng là ký kết hợp đồng. Trong thương mại quốc tế nagỳ nay thì hình thức này có xu hướng tăng lên vì nó đảm bảo được các điều kiện an toàn chung hơn cho bên mua và bên bán.
4.2 Xuất khẩu gia công uỷ thác
Trong hình thức này, đơn vị ngoại thương đứng ra bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm mẫu cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi lại sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài.
Hình thức này bao gồm các bước:
Ký kết hợp đồng với bên nước ngoài và nhập nguyên liệu
Ký kết hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị trong nước
Giao nguyên vật liệu gia công theo định mức
Thanh toán phí gia công cho đơn vị sản xuất và nhận phí uỷ thác gia công được hưởng.
Hình thức này có ưu điểm là không cần bỏ nhiều vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được nhiều lợi nhuận, rủi ro ít, việc thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Nhưng nó cũng đòi hỏi các cán bộ dày dặn kinh nghiệm và phải làm nhiều thủ tục xuất khẩu.
4.3 Xuất khẩu uỷ thác
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò trung gian xuất khẩu, làm thay cho đơn vị sản xuất những thủ tục cần thiết để xuất hàng và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận.
4.4 Buôn bán đối lưu
Đây là một phương thức giao dịch trong đó kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Người bán đồng thưòi là người mua, lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi với nhau có giá trị tương đương. Mục đích của hình thức này không phải là thu về khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá dịch vụ khác có giá trị tương đương.
Hình thức buôn bán này phải đảm bảo các cân bằng:
Cân bằng về mặt hàng
Cân bằng về giá cả
Cân bằng về điều kiện giao hàng
Trong buôn bán đối lưu, có 2 nghiệp vụ chủ yếu là hàng đổi hàng và nghiệp vụ bù trừ.
- Nghiệp vụ hàng đổi hàng (Bartev): hai bên trực tiếp trao đổi với nhau hững hàng hoá có giá trị tương đương và thời gian trao đổi hầu như diễn ra đồng thời. Hình thức này cũng có thể có nhiều bên cùng tham gia.
- Nghiệp vụ bù trừ (Compensation): là nghiệp vụ ma hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sở quan hệ giá trị hàng giao. Đến cuối kỳ hạn, hai bên mới so sánh đối chiếu giá trị hàng giao với giá trị hàng nhận, nếu sau khi bù trừ tiền hàng mà còn có số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ của nước bị nợ. Nghiệp vụ này là hình thức phát triển nhanh nhất của buôn bán đối lưu.
Ngoài ra, trong buôn bán đối lưu còn một số nghiệp vụ khác như nghiệp vụ mua đối lưu, nghiệp vụ chuyển giao nghĩa vụ hoặc giao dịch bồi hoàn. Những nghiệp vụ này được áp dụng theo tùng trường hợp cụ thể và nó đảm bảo được tính linh hoạt của hàng hoá trong thương mại quốc tế.
4.5 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá được ký theo nghị định thư giữa 2 chính phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu đãi hơn như khả năng thanh toán chắc chắn do Nhà nước trả, giá cả hàng hoá tương đối cao việc sản xuất thu mua có nhiều sự ủng hộ ưu tiên. Song trên thực tế, hình thức này được sử dụng chủ yếu ở các nước XHCN trước đây còn hiện nay ít được áp dụng.
4.6 Xuất khẩu tại chỗ
Hình thức này mới nhưng đang được phổ biến rộng rãi. Đặc điểm của hình thức này là hàng hoá không bắt buộc phải vượt ra biên giới quốc gia do vậy giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hoá; thủ tục xuất khẩu trong hình thức này cũng đơn giản, không nhất thiết phải có các hợp đồng phụ trợ như hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá và thủ tục hải quan.
4.7 Tạm nhập – tái xuất
Đây là hình thức xuất khẩu đi những hàng hoá đã nhập khẩu trước đây nhưng chưa qua chế biến. Để tiến hành được hoạt động này cần phải có ít nhất 3 chủ thể thuộc 3 quốc gia khác nhau đó là: nước xuất khẩu – nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hàng hoá đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất khẩu rồi sang nước nhập khẩu hoặc có thể đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Còn tiền sẽ được nước tái xuất thu từ nước nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu. Trong trường hợp này nước tái xuất sẽ thu được một khoản chênh lệch giữa khoản tiền bỏ ra để nhập khẩu với số tiền thu được sau khi xuất khẩu. Ngoài ra họ có thể hưởng thu nhập do sử dụng đồng tiền chiếm dụng vì đã thu của nước nhập khẩu nhưng chưa trả cho nước xuất khẩu.
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu rau quả
Tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu trên thị trường quốc tế các thương nhân phải tiến hành một loạt các hoạt động, thủ tục để có thể đảm bảo được với yêu cầu, với quy luật của thị trường. Hoạt động xuất khẩu rau quả nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Nghiên cứu thị trường quốc tế
Lập phương án kinh doanh
Nguồn hàng cho xuất khẩu
Đàm phán ký kết hợp đồng
1. Nghiên cứu thị trường quốc tế
Việc nghiên cứu thị trường quốc tế có thể được coi là hoạt động đầu tiên cần tiến hành hết sức cẩn thận và chu đáo. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh giải quyết tôt những vấn đề kinh doanh liên quan theo yêu cầu thị trường, khả năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh hàng hoá. Công việc nghiên cứu thị trường bao gồm các nghiên cứu sau:
1.1 Nghiên cứu thị trường mặt hàng rau quả thế giới
Thị trường là phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất lưu thông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Nghiên cứu thị trường rau quả thế giới bao gồm cả trong lĩnh vực sản xuất - trồng trọt, lưu thông và trong tiêu dùng. Tiến hành nghiên cứu nhằm đem lại sự hiểu biết về quy luật vận động của chúng, những quy luật này thể hiện thông qua những biến đổi về nhu cầu cung cấp và giá cả rau quả trên thị trường. Nắm chắc được các quy luật này ta có thể vận dụng để giải quyết hàng loạt các vấn đề của thực tiễn kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và có những biện pháp thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường.
1.2 Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường RQ là khối lượng mặt hàng rau quả được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định, nhưng nó không xác định mà còn thay đổi do tổng hợp các nhân tố trong những giai đoạn nhất định. Có thể có những nhân tố ảnh hưởng tới dung lượng thị trường như sau:
- Các nhân tố làm cho dung lượng của thị trường RQ biến đổi có tính chất chu kỳ như sự vận động của tình hình kinh tế các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Các quốc gia này có một tiềm lực kinh tế to lớn và như vậy một sự xáo trộn nhỏ về kinh tế cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế các nước khác.
- Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến đổi dung lượng thị trường như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho nhân giống, trồng trọt, sản xuất, chế biến rau quả ... nhưng sự biến đổi này sẽ ngày càng được rút ngắn.
- Các nhân tố ảnh hưởng mà ta không thể kiểm soát được do thiên nhiên: bão lụt, hạn hán ...
Nghiên cứu dung lượng thị trường cần đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bởi vì nó ít nhiều ảnh hưởng tới sự vận động của thị trường rau qủa trong giai đoạn hiẹn tại và tương lai. Trong kinh doanh xuất khẩu rau quả, nắm vững dung lượng thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh cân nhắc để đề ra những quyết định kịp thời, chính xác và nhanh chóng chớp được thời cơ giao dịch nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
1.3 Lựa chọn đối tác kinh doanh
Trong kinh doanh, lựa chọn đối tác kinh doanh nhằm mục đích lựa chọn bạn hàng sao cho công tác kinh doanh an toàn và có lợi. Nội dung cần thiết để nghiên cứu lựa chọn đối tác bao gồm:
Quan điểm kinh doanh của thương nhân đó
Lĩnh vực kinh doanh của họ
Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ
Những người được uỷ quyền và phạm vi chịu trách nhiệm của họ đối với nghĩa vụ của công ty
Lựa chọn đối tác giao dịch để kinh doanh để kinh doanh và nói chung và rau quả nói riêng tốt nhất là nên chọn người nhập khẩu trực tiếp, hạn chế các hoạt động trung gian vì nó chỉ thích hợp khi ta thâm nhập thị trường mới, sản phẩm mới mà cần phải nắm bắt các thông tin về thị trường. Có thể nói, việc lựa chọn đối tác kinh doanh cần có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi các hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế, song việc lựa chọn các đối tác kinh doanh cũng tuỳ thuộc một lần vào kinh nghiệm của người nghiên cứu và truyền thống mua bán.
1.4 Nghiên cứu giá cả mặt hàng rau quả trên thế giới
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, đồng thời là biểu hiện một cách tổng quát các hoạt động kinh tế, các mói quan hệ kinh tế như quan hệ cung cầu hàng hoá, tích luỹ tiêu dùng .. Giá cả luôn gắn với thị trường và chịu tác động cảu nhiều nhân tố khác.
Trong buôn bán quốc tế, giá cả thị trường rất phức tạp do việc buôn bán diễn ra ở các khu vực khác nhau và trong một thời gian dài. Mặt khác, mặt hàng này được vận chuyển qua nhiều nước có các chính sách thuế khác nhau nên giá cả cũng khác nhau. Do vậy để thích ứng với sự biến động của thị trường các nhà kinh doanh phải thực hiện việc định giá linh hoạt và phù hợp với mục đích cơ bản của doanh nghiệp. Việc định giá thường dựa trên các cơ sở chủ yếu như giá thành, chi phí sản xuất, sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ sở khác ... Nghiên cứu giá cả được coi là vấn đề chiến lược tối ưu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ và lợi nhuận cảu doanh nghiệp. Định giá đúng sẽ đem lại thắng lợi cho nhà xuất khẩu, tránh cho họ những rủi ro và thua lỗ.
1.5 Thanh toán trong thương mại quốc tế
Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong kinh doanh xuất khẩu rau quả. Hiệu quả kinh doanh phần lớn phụ thuộc vào sự lựa chọn phương thức thanh toán. Thanh toán đảm bảo cho người xuất khẩu thu được tiền và người nhập khẩu nhận được hàng.
Thanh toán quốc tế có thể hiểu đó là việc chi trả những khoản tiền tệ, tín dụng có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá đã được thoả thuận trong hợp đồng kinh tế. Để giảm bới rủi ro trong kinh doanh, khi thanhtoán ta phải xem xét kỹ vấn đề tiền tệ trong thanh toán quốc tế, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các điều kiện đảm bảo thanh toán.
2. Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong qúa trình nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án kinh doanh là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm:
- Đánh giá chung tình hình thị trường, phác hoạ bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh và đưa ra những khó khăn - thuận lợi.
Lựa chọn cụ thể những mặt hàng rau quả mà thị trường đang có nhu cầu, điều kiện và phương thức kinh doanh. Sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục dựa trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.
Đề ra các mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá cả, cơ cấu loại rau quả và thị trường xuất khẩu.
Đưa ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu đó.
Sơ bộ đánh giá hiệu qủa kinh tế cảu việc kinh doanh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: tỷ xuất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, điểm hoà vốn ...
3. Nguồn hàng cho xuất khẩu
Chúng ta đều biết rằng, việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng tốt sẽ góp phần đáp ứng kịp thời, chính xác, đầy đủ những nhu cầu của thị trường và thực hiện đúng thời hạn hợp đồng với chất lượng tốt.
Nguồn hàng rau quả cho xuất khẩu là toàn bộ các loại rau quả cảu một công ty, một địa phương, một vùng hay toàn bộ đất nước có khả năng xuất khẩu được. Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp vào nuôi trồng, chăm sóc hoặc có thể ký các hợp đồng thu gom với các đơn vị sản xuất này để có được nguồn hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Nguồn hàng cho xuất khẩu ổn định là tiền đề cho việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Thông thường người ta tìm nguồn hàng cho xuất khẩu thông qua việc nắm bắt các khả năng cung ứng hàng xuất khẩu cảu các đơn vị trong và ngoài ngành.
4. Đàm phán ký kết hợp đồng.
4.1 Các hình thức đàm phán
Đàm phán là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng. Thông thường trong kinh doanh quốc tế có thể các hình thức: đàm phán trực tiếp, đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại ... Hoạt động xuất khẩu rau quả thường thực hiện các cuộc giao dịch đàm phán trực tiếp. Khi đàm phán ta cần tiến hành theo các bước sau:
Chào hàng: đây là việc nhà kinh doanh thể hiện rõ ý định bán hàng của mình, là lời đề nghị ký kết hợp đồng.
Hoàn giá: khi người mua nhận được đơn chào hàng nhưng không chấp nhận hoàn toàn đơn chào hàng đó mà đưa ra một lời đề nghị mới thì lời đề nghị này được gọi là hoàn giá.
Chấp nhận: là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện chào hàng mà phía bên kia đưa ra. Sau đó tiến hành ký kết hợp đồng.
Xác nhận: sau khi hai bên thoả thuận với nhau về điều kiện giao dịch, có thể ghi lại tất cả các thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện có chữ ký của cả hai bên.
4.2 Hợp đồng kinh tế
Đối với quan hệ mua bán rau quả, sau khi các bên mua và bên bán tiến hành giao dịch, đàm phán có kết quả thì phải lập và ký kết hợp đồng trong đó quyền hạn và nghĩa vụ các bên phải được quy định rõ ràng và đầy đủ. Hình thức hợp đồng được thể hiện bằng văn bản và khi ký kết cần phải chú ý:
Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, phản ánh đúng nội dung đã thoả thuận, không để tình trạng mập mờ và tránh suy luận.
Hợp đồng cần đề cập đầy đủ mọi vấn đề, tránh việc phải áp dựng tập quán để giải quyết những vấn đề bên kia đề cập đến. Trong hợp đồng không được có những điều khoản trái pháp luật, luạt lệ hiện hành ở cả hai nước xuất khẩu và nhập khẩu.
Người tham gia ký kết phải là người thực sự có thẩm quyền.
Ngôn ngữ trong hợp đồng là ngôn ngữ phổ biến mà hai bên đều thông thạo.
4.3 Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng được ký kết thì các đơn vị kinh doanh xuất khẩu pahỉ thực hiện theo các quy định ghi trong hợp đồng, tiến hành sắp xếp lại những phần việc phải làm, ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng ...
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo những bước sau:
Ký kết hợp đồng xây dựng
Kiểm tra L/C
Xin giấy phép xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hoá
Làm thủ tục hải quan
Gửi hàng lên tàu
Kiểm nghiệm hàng hoá
Làm thủ tục thanh toán
Giải quyết khiếu nại
Thanh lý hợp đồng
Mua bảo hiểm
Thuê tàu
III. Thị trường Mỹ và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu vào thị trường Mỹ
1. Những nét cơ bản về thị trường Mỹ.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 bang trong đó có 2 bang tách rời là ALASKA (ở cực Tây Bắc lục địa Mỹ) và đảo Hawai (ở giữa thái Bình Dương). Phía bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mêhicô, phía đông giáp Đại Tây Dương và phía Tây giáp Thái Bình Dương. Vị trí địa lý tạo cho Hoa Kỳ những điều kiện thuận lợi trong thông thương với các nước cùng châu lục nhưng ngược lại, có nhiều khó khăn và rủi ro với các nước thuộc châu á, Âu, Phi. Tuy nhiên, đối với mặt hàng rau quả thì trên thị trường Hoa Kỳ đã xuất hiện từ rất lâu năm với rất nhiều chủng loại sản phẩm phong phú.
Nằm trong xu hướng chung của các nước công nghiệp phát triển dân số nước Mỹ hiện nay đang trở lên lão hoá do tỷ lệ sinh giám và tuổi thọ tăng lên, điều này phản ánh sự quan tâm cảu toàn xã hội đối với sức khoẻ. Nhu cầu về thuốc men, lương thực thực phẩm cũng như nhiều mặt hàng khác nhấn mạnh đến dinh dưỡng, tăng lực, chống bệnh tật và kéo dài tuổi thọ nhận được sự quan tâm thực sự của người tiêu dùng. Các sản phẩm về mặt hàng rau quả chứa nhiều các loại vitamin A, B, C ... và các khoáng chất khác nên người Mỹ rất quantam đến mặt hàng rau quả này và rau quả ở đây rất được người mỹ ưa chuộng.
Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ vào loại cao nhất thế giới với bình quân là 30.000 USD/người. Tổng chi tiêu cá nhân là trên 3000 tỷ USD, hàng năm thị trường tiêu thụ được bổ sung khoảng vài ba triệu người làm cho quy mô thị trường không ngừng được mở rộng.
Nước Mỹ có sức mạnh kinh tế to lớn và có ảnh hưởng sâu rộng về chính trị trên phạm vi toàn bộ. Tuy nhiên Mỹ và Việt Nam đã cắt đứt quan hệ từ hơn 20 năm nay. Buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ chỉ bắt đầu từ năm 1992 một phần qua con đường viện trợ nhân đạo phi chính phủ, một phần buôn bán trực tiếp du vậy hạm ngạch còn rất nhỏ và chủ yếu Việt Nam nhập hàng từ Mỹ.
7/1993 Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố không ngăn cản việc các tổ chức tài chính nối lại viện trợ cho Việt Nam cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án được các cơ quan tài chính quốc tế tài trợ cho Việt Nam.
2/1994, tổng thống Mỹ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán kéo dài ở Việt Nam và tuyên bố cho phép có những giao dịch tài chính, thương mại và các giao dịch khác với Việt Nam và các công dân Việt Nam. Việc bãi bỏ cấm vận có nghĩa là các giới kinh doanh Mỹ có thể sang thăm Việt Nam không hạn chế và đầu tư vào Việt Nam hoặc các xí nghiệp Việt Nam càng có thể mua các sản phẩm Mỹ.
28/1/1995 Mỹ và Việt Nam tuyên bố chính thức mở cơ quan ngoại giao ở thủ đô hai nước.
11/7/1995 tổng thống mỹ tuyên bố bình thừơng quan hệ giữa hai quốc gia và hợp tác thương mại sẽ là trọng tâm của mối quan hệ này.
14/7/2000 Bộ trưởng thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Charleen Barshefski đại diện thương mại thuộc chính phủ Hoa Kỳ đã thay mặt chính phủ 2 nước đã ký HĐTM giữa nước CHXHCN Việt Nam và hợp chủng quốc Hoa Kỳ khép lại một quá trình đàm phán phức tạp kéo dài 4 năm, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hiệp định thươngmại Việt – Mỹ đã được ký kết có những nội dung chủ yếu sau:
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
TM dịch vụ
III
Quyền sở hữu trí
tuệ
II
TM hàng hoá
I
Những điều khoản chung
VII
Các quy định liên quan tới tình hình minh bạch công khai và quyền khiéu nại
VI
Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh
V
Phát triển quan hệ
đầu
tư
IV
Theo nhận xét cuả thứ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam Mai văn Dâu: “Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ được ký kết đáp ứng lòng mong mỏi không chỉ của riêng các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam mà cả các doanh nghiệp nước ngoài khác. Chẳng những có lợi cho cả 2 nước mà còn có lợi cho sự hợp tác ở Đông Nam á, châu á - Thái Bình Dương cững như trên thế giới. Ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ là thành tựu mới của việc triển khai đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nước là một bước mới trong quá trình Việt Nam chủ động hội nhập với các nền kinh tế thế giới ...”.
2. Thị trường nhập khẩu rau quả cảu Mỹ và các quy định về nhập khẩu rau quả.
2.1 Thị trường rau quả của Mỹ
Hoa Kỳ là một nước có nền nông nghiệp phát triển với sản lượng sản phẩm nông nghiệp luôn dứng đầu thế giới. Với các điều kiện thuận lợi về thời tiết, đất đai cùng với các tiến bộ khoa học tiên tiến thì sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vô cùng phong phú và đa dạng cả về sản phẩm tươi lẫn sản phẩm chế biến. Tuy nhiên do dân số đông và nhu cầu của người dân đối với sản phẩm nông nghiệp (bao gồm cả rau và quả) luôn ở mức cao do vậy nhu cầu nhập khẩu rau quả cuả Mỹ cũng khá lớn.
Kim ngạch nhập khẩu rau tươi các loại cảu thị trường Mỹ đạt 2,6 tỷ USD năm 1998 (tăng 12% so với năm 1992); năm 1999 và năm 2000 mỗi năm tăng 24% đạt 4 tỷ USD năm 2000.
Đối với nhập khẩu quả và hạt các loại: kim ngạch nhập khẩu năm 1998 đạt 3,4 tỷ USD; năm 1999 đạt 3,6 tỷ USD ... và năm 2000 là 3,72 tỷ USD. Như vậy nhập khẩu quả và hạt của Mỹ qua các năm đều tăng, bình quân khoảng 4,7%.
Về thị trường nhập khẩu rau quả của Mỹ: Mexicovà Canada là 2 nước xuất khẩu rau quả tươi lớn nhất sang thị trường Mỹ nhờ 2 nước này có vị trí địa lý thuận lợi; năm 1998 rieng Mexico xuất khẩu vào Mỹ đạt 1,6 tỷ USD chiếm 62%, sau đó là Australia, New Zealand và các nước châu á trong đó có Việt Nam nhưng tỷ trọng nhỏ. Về rau quả chế biến các loại: hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD rau quả chếbiến (khô và đóng hộp) các loại trong đó khoảng 500 – 600 triệu USD là quả chế biến (khô và đóng hộp). Các sản phẩm chế biến này Hoa Kỳ nhập khẩu từ Canada là 12,3%, Mexico 11%, Tây Ban Nha 10,6% ... và các khu vực thị trường khác. Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu rau quả chê sbiến sang thị trường Mỹ với 1,14 triệu USD năm 1998; 2,1 triệu USD năm 1999l 2,9 triệu USD năm 2000 và năm 2001 là 2,75 triệu USD.
Như vậy ta thấy thị trường nhập khẩu rau quả của Mỹ là rất đa dạng nhưng tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất là Canada và Mexico. Rau quả của Việt Nam ngày càng trên thị trường thế giới đang được mở rộng và phát triển trong đó có cả thị trường Mỹ với nhiều chủng loại sản phẩm nhưng kim ngạnh còn rất nhỏ bé bởi nhiều nguyên nhân khác.
2.2 Các quy định về nhập khẩu rau quả của Mỹ
Toàn bộ hoạt động thương mại cảu Mỹ là một hệ thống tổng hợp các đạo luật cơ bản, các quy chế, thể lệ điều tiết. Vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp phải nắm được các đạo luật chính yếu này trong đó đi sâu tìm hiểu nhiều luật lệ điều tiết nhập khẩu, luật thuế và hải quan, đó là những luật trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất khẩu của mình.
2.2.1 Những chính sách chung về quản lý nhập khẩu của Mỹ
2.2.1.1 Chính sách thuế quan
Hoa Kỳ áp dụng thuế quan tính theo phần trăm (còn gọi là thuế tính theo giá hàng – ad valorem duty) trên cơ sở giá FOB trong khi phần lớn các nước khác tính thuế theo giá CIF. Vì giá FOB thấp hơn giá CIF nên mức độ bảo hộ bằng thuế quan của Hoa Kỳ do vậy cũng thấp hơn các nước khác.
Biểu thuế quan năm 1999 của Hoa Kỳ bao gồm 10.173 dòng thuế, cấp độ HS 8 số.
Miễn thuế:
Năm 1999, 29,7% số dòng thuế của Hoa Kỳ (không kể các mức thuế trong hạn ngạch thuế quan “in-quota tariffs”) có mức thuế bằng 0%. Khi Hoa Kỳ thực hiện miễn thuế các sản phẩm công nghệ thông tin, theo Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) của WTO, thf sẽ có thêm 1,4% số dòng thuế nữa có thuế suất bằng 0%.
Thuế cụ thể (specific duty)
Thuế cụ thể (specific duty) và thuế kết hợp (compuond tariff) là một nét đặc thù của biểu thuế quan Hoa Kỳ. Năm 1999, các loại thuế này được áp dụng cho 12,9% số dòng thuế và chủ yếu đánh vào hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, thiết bị chính xác, hoá chất, hàng dệt. So với thuê stính theo phần trăm (ad valorem duty) thuế cụ thể (specific duty) và thuế kết hợp (compuond tariff) có tính bảo hộ cao hơnvà gây nhiều khó khăn hơn cho các nàh xuất khẩu. Nếu quy đổi tương đương với mức thuế tính theo phần trăm thì mức độ bảo hộ cảu các thuế suất cụ thể này từ 40,6% đến 232,2%. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đều tính toán và công khai giá trị tương đương thuế phần trăm đối với phần lớn các mức thuế cụ thể. Các mức giá trị tương đương này do cơ quan USITC tính và cung cấp cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Hạn ngạch thuế quan (tariff quota)
Thực hiện cam kết thuế hoá các biện pháp phi thuế cảu Vòng Uruguay, hiện nay Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với thịt bò, sản phẩm sữa, đường và một số các sản phẩm đường, lạc, thuốc lá và bông. Khoảng198 dòng thuế chịu áp dụng biện pháp này. Mức thuế trong hạn ngạch trung bình là 9,5% trong khi mức thuế ngoài hạn ngạch trung bình là 55,8%.
Thuế suất MFN
Mức thúê trung bình hiện nay cảu Hoa Kỳ thuộc vào loại thấp nhất thế giới và đang có xu hướng nagỳ càng giảm. Thuế suất áp dung (applied tariff) trung bình của Hoa Kỳ đã giảm từ 6.4% năm 1996 xuống 5,7% năm 1999. tuy nhiên, mưc thuế áp dụng đối với một số nhóm sản phẩm như động vật sống, thịt, thực phẩm chế iến, nước giải khát, thuốc lá lại có xu hướng tăng trong giai đoạn 1996 –1999. Nhìn chung, mức thuế suất trung bình áp dụng với hàng nông nghiệp là 10,7%, cao gấp 2 lần mức thuế áp dụng đối với hàng công nghiệp (4,7%).
Thuế leo thang (tariff escalation)
Mức thuế pá dụng đối với các sản phẩm hoàn chỉnh cao hơn chút ít so với mức thuế áp dụng cho hàng sơ chế. Tuy nhiên, giữa hàng sơ chế và nguên liệu thì sự chênh lệch về thuế suất là khá lớn, kể cả đối với các sản phẩm nông nghiệp. Trong thời gian tới khi Hoa Kỳ tiếp tục cắt giảm thuê stheo các cam kết trong WTO thì sự chênh lệch này càng lớn. Đây là một trong những cách thức mà các nước phát triển thường áp dụng để khuyến khích nhập nguyên liệu, hạn chế việc phát triển các ngành chế tạo có giá trị gia tăng cao ở các nước khác. mặc dù đãđược nhiều lần nêu ra tại diễn đàn WTO, nhưng hiện vẫn chưa có cam kết cụ thể nào về vấn đề này.
Thuế ưu đãi
Hoa Kỳ áp dụng thuế ưu đãi theo 2 phương thức cơ bản: đơn phương và ưu đãi có đi có lại.
Ưu đãi đơ phương: Hoa Kỳ dành ưu đãi thuế chó các nước được hưởng quy chế GSP và các nước thuộc các chương trình CEBRA và ATPA.
Ưu đãi có đi có lại: Hoa Kỳ áp dụng mức thuế ưu đãi cho Canada và Mehico theo Hiệp định NAFTA và Israel theo Hiệp định Thương mại tự do Hoa Kỳ – Israel.
Bảng 1: So sánh các mức thuế ưu đãi
Nhóm các nước đối tác
Tỷ trọng nhập khẩu (%)
Thuế suất trung bình đơn giản (%)
Thuế suất (%)
Công nghiệp
Nông sản
Các nước được hưởng MFN
57,5
5,7
4,7
10,7
Canada
19,2
0,8
0,0
5,0
Mehico
7,3
1,1
0,5
4,5
Israel
0,8
0,8
0,0
5,2
Các nước được hưởng GSP
12,5
4,1
3,1
9,2
Quy định về xuất xứ:
Tất cả các hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ đều phải ghi nhãn về nước xuất xứ bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ nhận biết. Tuy nhiên, nếu sản phẩm được nhập khẩu để tiếp tục chế biến một cách cơ bản tại Hoa Kỳ thì không yêu cầu phải ghi nhãn xuất xứ. Một số sản phẩm như đồng hồ, sắt và ống thép, rượu vang và nước giải khát có mạch nha phải tuân thủ quy định đặc biệt về ghi nhãn xuất xứ. Các sản phẩm có nhãn xuất xứ làm người tiêu dùng hiểu sai về xuất xứ của sản phẩm hay các nhãn bị cấm theo quy định của Luật về Nhãn hiệu Thương mại sẽ bị tịch thu hoặc cấm nhập khẩu.
Đối với sản phẩm dệt, may Hoa Kỳ có quy định về xuất xứ riêng, được nêu trong phần phân tích riêng về ngành dệt, may dưới đây.
2.2.1.2 Các biện pháp phi thuế quan.
Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng các biện pháp phi thuế quan chính là cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và hạn chế số lượng.
Cấm nhập khẩu:
Các sản phẩm sau đây bị cấm nhập khẩu:
Sản phẩm có xuất xứ Cuba, Iran, Irac, CHDCND Triều Tiên, Libya, Sudan, trù khi có yêu cầu của Bộ Tài chính.
Kim cương Angola
Vũ khí, đạn dược
Động vật hoang dã bị cấm săn bắt tại các nước khác, động vật có xuất xứ tại những nước được Bộ Nông nghịêp Hoa Kỳ xác nhận là có bệnh dịch; loài rùa Đại Tây Dương.
Giấy phép nhập khẩu:
Các sản phẩm sau đây phải có giấy phép nhập khẩu:
Cây trồng và sản phẩm giống cây trồng.
Động vật và sản phẩm động vật
Các sản phẩm chịu hạn ngạch thuế quan (ví dụ: đường, sản phẩm sữa, ...)
Chất ức chế dùng trong dược phẩm
Khí tự nhiên
Cá và động vật sống (kể cả các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng)
Nước giải khát trưng cất
Rượu vang và nước giải khát có mạch nha
Nước trưng cất vì mục đích công nghiệp (bao gồm cả cồn nhiên liệu)
Vũ khí, đạn dược, chất nổ, thiết bị nguyên tử và nguyên liệu
Hạn chế số lượng:
Theo phần 22 Luật Điều chỉnh Nông nghiệp năm 1933, Tổng thống có quyền áp dụng phí nhập khẩu tới 50% hay áp dụng hạn chế số lượng nhằm giảm nhập khẩu tới mức 50% so với mức nhập khẩu trong một thời hạn nhất định. Các biện pháp này hiện nay chỉ áp dụng đối với các nướckhông phải là thành viên của WTO.
Các hạn chế số lượng áp dụng đối với hàng dệt, may được nêu tại phần phân tích riêng về hàng dệt, may.
2.2.1.3 Các quy định về vệ sinh dịch tễ
Các tiêu chuẩn được xây dựng một cách tự nguyện. Thường các tiêu chuẩn do khu vực tư nhân xây dựng không được chuyển thành tiêu chuẩn quốc gia mà chỉ được áp dụng giữa người mua, người bán. Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) là cơ quan nghiên cứu, tổng hợp và phối hợp các tiêu chuẩn được các đối tượng khác nhau xây dựng nên. Các tiêu chuẩn có thể được dùng để xây dựng các quy định kỹ thuật khi các cơ quan quản lý thấy cần thiết. Cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan đến từng nhóm sản phẩm sẽ chịu trách nhiệm thi hành các tiêu chuẩn này tại cửa khẩu.
Việc chứng nhận hợp chuẩn có thể được tiến hành bởi chính quyền liên bang, chính quyền bang, chính quyền địa phương, cơ quan giám định độc lập hay người sản xuất, người nhập khẩu.
Đối với nông sản, các thông tin về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ sẽ do Phòng An toàn thực phẩm và dịch vụ kỹ thuật thuộc Cơ quan dịch vụ Nông nghiệp nước ngoài cảu Bộ Nông nghiệp Mỹ cung cấp. Các chi tiết có thể tham khảo thep địa chỉ:
Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) của Bộ Dịch vụ Y tế và Nhân đạo là cơ quan chịu trách nhiệm về tính an toàn cuả thực phẩm, ban hành các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm đối với thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Ngoài ra, các quy định cảu Bộ Nông nghiệp sẽ do các cơ quan sau thi hành:
Cơ quan Kiểm định sức khoẻ động, thực vật (APHIS): đối với động, thực vật
Cơ quan kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS): đối với thịt lợn, trứng (trừ thịt ngựa, cừu, gia súc)
Cơ quan quản lý kiểm định đóng gói và lưu kho hạt ngũ cốc (GIPSA)
Cơ quan kiểm định hạt liên bang (FGIS)
Cơ quan Marketing nông nghiệp (AMS)
Cơ quan Hải quan.
Quy định về cây và các sản phẩm từ cây
Việc nhập khẩu cây và các sản phẩm từ cây phải tuân theo quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, có thể bị hạn chế hoặc cấm. Các sản phẩm này bao gồm trái cây, rau, cây trồng, rễ cây, sợi từ cây kể cả bông và các loại làm chổi, hoa đã cắt, cây mía, một số loại ngũ cốc, gỗ cây, gỗ xẻ, đều cần có giấy phép nhập khẩu. Một số loại cây có khả năng gây nguy hại có thể bị cấm hoặc yêu cầu phải có giấy phép hoặc chứng chỉ giám định riêng. Ngoài ra cũng có những quy định về giám sát nhập khẩu và sản phẩm từ cây, nhất là rau và quả:
Rau phải sạch và không có sâu. Sâu bọ được định nghĩa là những vật thể sống mà có thể gây nguy hại cho các loại cây thu hoạch (gồm cả rau trong vườn, sản phẩm thu hoạch trên cánh đồng, bụi cây ăn quả, vườn cây ăn quả, cây lấy bóng mát) kể cả trứng nhộng và cả ấu trùng của chúng cũng bị cấm nhập khẩu, trừ khi với mục đích khoa học, nhưng phải tuân theo những quy định riêng cảu Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Quy định về nhập khẩu quả và hạt
Nhập khẩu hạt giống và các hạt ăn phải được tuân theo quy định cảu Federal Seed Act năm 1939 và các quy định cuả cơ quan dịch vụ thị trường nông sản (Agrialtral Market Service) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các chuyến hàng sẽ tạm giữ lại chờ lấy mẫu làm giám định từng chuyến trước khi cho dỡ hàng xuống cảng.
Giám định rau, quả và các laọi hạt: các hàng nông sản (kể cả đồ tươi; cà chua, quả lê tàu, xoài, chanh vàng, cam, nho, hạt điều, khoai tây Aí Nhĩ Lan, dưa chuột, quả trứng gà, hành khô, các quả hộp như: nho khô, mận, oliu ...) phỉa đảm bảo các yêu cầu về nhập khẩu cảu Hoa Kỳ về chủng loại, kích cỡ chất lượng và độ chín. Các hàng này phải được qua giám định và chứng chỉ giám định phải do cơ quan An toàn và Giám định thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp có ghi phù hợp với cácđiều kiện nhập khẩu.
Rau quả chế biến:
Các sản phẩm này chỉ phỉa qau các thủ tục giám định chất lượng của cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc bệnh (FDA) thuộc Bộ Y tế Hoa Kỳ.
Về thuế nhập khẩu
Rau tươi bảo quản lạnh
+ Các mức thuế tối huệ quốc từ 0,4 –10 cent/kg hoặc 3 - 21% tuỳ loại
+ Các mức thuế không có tối huệ quốc từ 1 –22 cent/kg hoặc 10 - 50% tuỳ loại
Quả và hạt:
+ Tối huệ quốc: 0,2 – 15 cent/kg hoặc 2,2 – 30% (một số loại không thuế trong đó cso hạt điều)
+ Không có tối huệ quốc: 1,1 –15 cent/kg hoặc 35% (riêng hạt điều (THSO80132) không thuế)
Bảng 1: tỷ lệ thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam khi có THQ và không có THQ
TT
Loại hàng hoá
Bình quân đơn giản (%)
Bình quân theo trọng lượng hàng (Weighted) (%)
Có THQ
Không THQ
Trọng lượng NK 1994
Trọng lượng NK 1995
Trọng lượng NK 1996
1
Gạo
1.7
6.5
Na
Na
Na
Na
Na
Na
2
Lúa mỳ
3.5
10.0
Na
Na
Na
Na
Na
Na
3
Ngũ cốc
0.6
4.0
Na
Na
Na
Na
1.4
3.6
4
Rau, quả, hạt
5.4
20.8
0.2
1.8
0.3
2.9
0.1
1.2
5
Hạt có dầu
8.2
35.4
0.0
1.6
Na
Na
0.0
0.0
6
Mía đường, củ cải đường
2.1
Na
Na
Na
Na
Na
2.5
Na
7
Sợi thực vật (Plant-based fibers)
0.3
1.6
Na
Na
Na
Na
0.0
0.0
8
Sản phẩm cây trồng (Crops n.e.c)
2.8
18.2
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0
0.0
9
Bò, cừu, dê, ngựa
0.7
7.8
Na
Na
Na
Na
Na
Na
10
Sản phẩm động vật
1.2
5.6
3.1
12.4
2.5
14.2
1.5
11.1
12
Len, tơ tằm
0.6
0.0
Na
Na
Na
Na
Na
Na
13
Lâm sản
0.0
1.7
Na
Na
Na
Na
0.0
0.0
14
Hải sản
0.4
3.9
0.0
0.0
0.2
4.2
0.0
0.0
15
Than
0.0
0.0
0.0
0.0
Na
Na
Na
Na
16
Dỗu lửa
0.2
0.6
Na
Na
Na
Na
0.4
1.3
17
Ga
0.0
0.0
Na
Na
Na
10.0
Na
Na
18
Khoáng sản
0.7
10.0
3.4
7.5
1.1
Na
1.3
10.3
19
Thịt bò, cừu, dê, ngựa
3.4
23.9
Na
Na
Na
Na
Na
Na
20
Sản phẩm thịt
4.7
23.1
Na
Na
Na
Na
Na
Na
21
Mỡ và dầu thực vật
3.7
12.8
0.0
Na
Na
Na
Na
Na
22
Sản phẩm sữa
27.8
29.9
Na
Na
Na
Na
Na
Na
23
Gạo đã chế biến
5.8
23.6
8.8
35.0
8.8
35.0
8.8
35.0
24
Đường
10.3
20.0
Na
Na
Na
Na
Na
Na
25
Thực phẩm
5.5
19.2
0.3
1.1
0.3
1.3
0.5
1.9
26
Sản phẩm đồ uống và thuốc lá
16.8
92.0
2.8
18.1
4.5
22.1
2.2
17.4
27
Hàng dệt
10.3
55.1
6.7
63.8
9.6
58.2
4.4
38.5
28
Hàng may mặc
13.4
68.9
13.5
56.4
13.1
52.5
14.3
58.0
29
Sản phẩm da
5.6
33.0
11.9
46.3
9.2
28.4
8.4
22.8
30
Sản phẩm gỗ
2.1
29.4
3.3
38.7
3.5
38.9
3.5
37.3
31
Sản phẩm giấy in ấn
1.3
22.7
0.9
21.9
0.3
4.1
1.6
25.4
32
Sản phẩm dầu lửa, than
1.3
8.6
Na
Na
0.0
4.3
Na
Na
33
Sản phẩm hoá chất, cao su, nhựa
4.3
30.3
5.3
24.5
6.4
25.1
30.8
49.6
34
Sản phẩm khoáng chất
4.3
41.6
4.1
42.4
3.6
40.2
3.8
40.4
35
Kim loại màu
3.7
21.5
Na
Na
Na
Na
Na
Na
36
Kim loại
3.0
28.0
0.0
0.0
0.0
0.1
0.0
1.1
37
Sản phẩm kim loại
3.6
38.9
Na
Na
3.3
43.4
4.5
45.0
38
Xe môtô và phụ tùng
5.2
18.9
Na
Na
Na
Na
Na
Na
39
Thiết bị vận tải
3.0
28.4
Na
Na
Na
Na
2.8
28.3
40
Thiết bị điện tử
2.8
34.0
2.1
35.0
Na
Na
4.1
36.8
41
Máy móc và thiết bị
2.9
37.6
3.0
35.7
1.8
46.1
2.4
31.1
42
Hàng chế tạo
3.8
46.7
5.0
47.7
5.6
39.7
13.1
40.9
Tổng số
4.9
35.0
1.9
8.7
1.5
6.2
4.7
11.8
Nguồn: Fukase and Meran, Bảng 2, tr 5
Chú thích: Trong hầu hết các trường hợp Na trong mục bình quân theo trọng lượng hàng có nghĩa là không buôn bán gì. Một số loại Na phản ánh các loại thuế quan cụ thể, nhưng có có các tỷ lệ thuế quan giá trị tương đương theo biểu số dữ kiện Arce và Tavlo.
Số 11 thiếu từ văn bản gốc
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ
3.1 Nhu cầu rất phong phú và đa dạng cảu người Mỹ
Do thu nhập cao và cơ sở thích tiêu dùng cảu người Mỹ là không thích sự đơn điệu đối với sản phẩm mà họ tiêu dùng. Các sản phẩm rau quả được người Mỹ rất quan tâm nhưng đôi khi họ cũng muốn thay đổi hương vị. Thêm vào đó, mức độ dao động trong sự lựa chọn sản phẩm hay mặt hàng rau quả cảu người mua cũng tương đối cao. Như vậy đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đối với việc xuất khẩu mặt hàng rau quả vào thị trường mỹ đối với các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
3.2 Chất lượng các mặt hàng rau quả
Như ta đã biết, thị trường Mỹ là một trong những thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ phải qua hàng loạt các cơ quan kiểm dịch, kiểm định với nhiều các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh khác nhau. Ngoài các nước có trình độ khoa học công nghệ sinh học tiên tiến thì các nước khác đều gặp rất nhiều khó khăn đối với tiêu chuẩn này. Các nước này không thể tạo ra các giống mới với năng suất cao, với chất lượng tốt với để xuất khẩu tươi cũng như không đủ thiết bị công nghệ để tạo ra các sản phẩm chế biến đủ tiêu chuẩn mà các cơ quan quản lý nhập khẩu của Mỹ quy định. Khó khăn về chất lượng sản phẩm là một trong những khó khăn lớn nhất đối với sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong giai đoạn hiện nay.
3.3 Các quy định, luật lệ và chính sách nhập khẩu của Mỹ.
Hoạt động thương mại của Mỹ là tổng hợp các đạo luật cơ bản các quy chế, thể lệ điều tiết. Ngoài các quy định, các đạo luật chung của toàn liên bang Mỹ thì ở mỗi bang, mỗi vùng lại có các quy định thể chế điều tiết riêng phù hợp với mỗi vùng, mỗi bang khác nhau. Do vậy khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng rau quả vào thị trường Mỹ là điều không tránh khỏi đối với các doanh nghiệp bởi vì hiểu biết toàn diện, chính sách hệ thống luật pháp này không phải là điều dễ dàng.
Chương II
thực trạng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ của TCT rau quả Việt Nam
I. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam.
Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VEGETEXCO, có trụ sở chính tại số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa - Hà Nội.
Tổng công ty Rau Quả Việt Nam Được thành lập ngày 11/02/1988 theo quyết định số 63NN-TCCB/QD của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu rau quả của các Bộ ngoại thương, Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Tổng công ty là một tổ chức kinh doanh chuyên ngành kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả bao gồm các hoạt động từ sản xuất nông nghiệp sang chế biến công nghiệp xuất nhập khâủ rau quả và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Ra đời trong những năm đất nước khó khăn và chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động được gần 14 năm nhưng Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển và hiện nay Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn với các tổ chức kinh tế của hơn 100 nước khác nhau trên thế giới. Với gần 14 năm hoạt động, hoạt động của Tổng công ty trải qua các giai đoạn khác nhau và ta có thể khái quát quá trình hoạt động và phát triển của Tổng công ty qua các thời kỳ như sau:
- Thời kỳ 1988 - 1990:
Đây là thời điểm cuối của cơ chế quan liêu bao cấp, sự ra đời của tổng công ty trong thời gian này nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi giữa chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga, và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều phải hướng theo quỹ đạo này.
Thực hiện chương trình này đều có lợi cho cả 2 bên ta và Liên Xô. Về phía Liên Xô, họ được lợi là hàng của ta đáp ứng được nhu cầu cho cả vùng viễn đông Liên Xô, còn về phía ta là được cung cấp các loại vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và có một thị trường tiêu thụ lớn, ổn định và theo thống kê kim ngạch xuất khẩu rau quả thu được từ thị trường này chiếm 97.7% tổng kim ngạch của Tổng công ty. Sự ra đời của Tổng công ty tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam trước khi bước vào một thời kỳ mới.
- Thời kỳ 1991 - 1995:
Thời kỳ này cả nước bước vào một giai đoạn mới đó là cơ chế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của thị trường nói chung và của Tổng công ty nói riêng đều vận động theo cơ chế thị trường. Với bước đầu đầy khó khăn, hoạt động của Tổng công ty chỉ là nghiên cứu và tìm kiếm mặt hàng, tìm kiếm đối tác. Với sự nỗ lực của các cán bộ trong Tổng công ty cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước Tổng công ty đã vượt lên và bắt đầu đi vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả. Trong thời gian này, chương trình hợp tác rau quả Việt - Xô không còn nữa cùng với sự ra đời của các doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng này là một khó khăn hết sức to lớn đối với Tổng công ty. Thêm vào nữa là sự bỡ ngỡ, lúng túng của việc chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới buộc Tổng công ty phải tự đi tìm thị trường và phương thức kinh doanh mới cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới cũng là một khó khăn cho Tổng công ty trong thời kỳ này.
- Thời kỳ hiện nay:
Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động nhất là khu vực Đông Nam á và Việt Nam cũng không trách khỏi tầm ảnh hưởng này. Tuy có những khó khăn như trên nhưng những năm qua, Tổng công ty vẫn liên tục hoạt động có hiệu quả cụ thể là qua các nămTổng công ty đều nộp đủ ngân sách Nhà nước và có lãi trong hoạt động kinh doanh.
Nhìn lại hoạt động của Tổng công ty trong những năm qua ta thấy có những bước thăng trầm phản ánh đúng với thời cuộc diễn ra. Tuy gặp rất nhiều khó khăn do cả yếu tố khách quan của môi trường kinh doanh và cả yếu tố chủ quan con người nhưng nói chung sự ra đời và phát triển của Tổng công ty đã đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu của nền kinh tế trong lĩnh vực thực phẩm - rau quả.
1. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam.
1.1. Chức năng, quyền hạn của Tổng công ty.
Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có những chức năng và quyền hạn như sau:
- Tổng công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước giao cho theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổng công ty được quyền uỷ quyền cho các doanh nghiệp tiến hành việc hạch toán độc lập nhân danh Tỏng công ty, thực hiện một số hình thức và mức độ đầu tư ra ngoài Tổng công ty theo phương án được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Tổng công ty có quyền cho thuê, thế chấp, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty để tái đầu tư, đổi mới công nghệ( trừ những tài sản đi thuê, đi mượn, giữ hộ nhận thế chấp)
- Tổng công ty được chủ động thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng tài sản hư hỏng không thể phục hồi được và tài sản đã hết thời gian sử dụng.
- Tổng công ty được quyền thay đổi cơ cấu vốn, tài sản phục vụ cho việc kinh doanh và điều hoà vốn Nhà nước giữa doanh nghiệp thành viên thừa sang doanh nghiệp thành viên thiếu tương ứng với nhiệm vụ kinh doanh đã được Tổng công ty phê duyệt.
1.2 Nhiệm vụ của Tổng công ty.
Ngay từ khi bắt đầu thành lập, Tổng công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm rau quả và liên doanh với các tổ chức nưóc ngoài về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp và xuất nhập khẩu rau quả.
Thứ hai: Tổng công ty có trách nhiệm không ngừng phát triển vốn được giao và có trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Thứ ba: Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện đuúng pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán, kiểm toán. Thực hiện việc công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm theo hướng dẫn của Bộ tài chính và tự chịu trách nhiệm về nội dung đã công bố.
Thứ tư: Tổng công ty phải có tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đồng thời đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân phục vụ cho việc kinh doanh rau quả.
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam.
Cơ cấu bộ máy tổ chức là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam như sau:
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Các phó TGĐ
Văn phòng
Khối sản xuất
Khối nghiên cứu
Khối hành chính
Các phòng kinh doanh
24 đơn vị thành viên
4
đơn vị liên doanh
Các viện nghiên cứu
Ban kiểm soát
Quan hệ trực tiếp về mặt tài chính
Quan hệ gián tiếp kiểm tra kiểm soát
Ghi chú:
Hội đồng quản trị: thực hiện các chức năngquản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao. Hội đồng quản trị có 5 thành viên đó là: Chủ tịch Hội đồng quản trị, phó chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 quản trị viên( 1 thành viên kiêm tổng giám đốc và 2 thành viên kiêm nhiệm là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm làm thành viên của Hội đồng quản trị tuân theo quy định tại điều 32 - Luật doanh nghiệp Nhà Nước.
Tổng giám đốc: là đại diện pháp nhân của Tổng công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ và thực hiện theo quy chế chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu quả và phù hợp với từng thời kỳ.
Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc bao gồm các phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất và kinh doanh, phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Những cán bộ này được sự uỷ quyền của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật trong phạm vi công việc được giao.
Khối sản xuất: Bao gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập là thành viên của Tổng công ty có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ trong lĩnh vực tài chính; tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và cam kết của mình trong phạm vi số vốn của Nhà Nước do doanh nghiệp quản lý; chịu sự quản lý ràng bục về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty. Các đơn vị này có kế toán riêng, hạch toán độc lập bao gồm 24 đơn vị trực thuộc là các công ty xuất nhập khẩu và các nông trường xí nghiệp và 4 liên doanh.
Bộ phận văn phòng: bao gồm các phòng kinh doanh và khối hành chính sự nghiệp. Bộ phận này có vai trò chỉ đạo, quản lý các thành viên và trực tiếp kinh doanh xuât nhập khẩu.
Khối nghiên cứu khoa học: phụ trách việc nghiên cứu giống mới để tạo ra cây có năng suất cao, chất lượng hiệu quả tốt.
Ban kiểm soát: là bộ phận có nhiệm vụ thanh tra kiểm soát việc tuân thủchế độ về quản lý vốn, tài sản và giám sát việc ghi chép của kế toán.
Sự bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như trên của Tổng công ty Rau Quả Việt Nam có ưu điểm là các bộ phận chức năng được tạo lập có khả năng và kinh nghiệm chuyên sâu hơn, các bộ phận khu vực được sử dụng mang lại lợi ích để chú trọng một số sản phẩm nhất định để tạo ra ưu thế hơn. Như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ là một điều kiện quan trọng quyết định một doanh nghiệp hay một công ty hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
2. Các hoạt động chính của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
- Tổng Công ty rau quả Việt Nam tiến hành kế hoạch phát triển hệ thống sản xuất và cung cấp hạt giống rau quả chất lượng cao trên toàn quốc, thiết lập sự chuyên môn hoá vụ mùa.
- Mạng lưới hoạt động:
+ Sản xuất hạt giống rau quả, những sản phẩm lâm nông nghiệp khác và chăn nuôi.
+ Tổng Công ty có dịch vụ tư vấn về vụ mùa, canh tác lâm nghiệp và chăn nuôi.
+ Sản xuất trái cây, rau, thịt, thuỷ sản, nước hoa quả, đồ uống và đường.
+ Sản xuất mọi loại sản phẩm đóng gói (bằng gỗ, bìa, thuỷ tinh và kim loại...).
+ Dịch vụ bán buôn bán lẻ và đại lý cho việc bán hạt giống rau quả, sản phẩm rau quả, thực phẩm, nước ép trái cây, đồ uống, thiết bị, máy móc, linh kiện đặc biệt, chất liệu cơ khí, hàng tiêu dùng.
+ Tiến hành dịch vụ về du lịch, khách sạn và nhà hàng.
+ Tiến hành dịch vụ về giao thông, cửa hàng và gửi chuyển tiếp.
+ Tiến hành dịch vụ tư vấn về phát triển đầu tư hoa quả, rau và hoa.
+ Sản xuất máy cơ khí, thiết bị, phụ kiện phục vụ hoa quả, trồng rau và dụng cụ nhà bếp.
+ Xuất khẩu và nhập khẩu.
. Hàng hoá xuất khẩu: Rau quả tươi và được chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, hạt giống rau quả, lâm sản, nông sản và thuỷ sản, thực phẩm, đồ thủ công và hàng tiêu dùng.
. Hàng hoá nhập khẩu: Rau quả và hoa. Hạt giống rau quả, thực phẩm, máy móc thiết bị, chất liệu, phương tiện giao thông, cơ khí và hàng tiêu dùng.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học để đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế.
- Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật.
- Hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh rau quả chất lượng cao.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng hoạt động.
Qua nghiên cứu tổng quan về tổng công ty và các mặt hoạt động chính của tổng công ty ta thấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của tổng công ty là cơ bản, chủ yếu nhất. Để xem xét, nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của tổng công ty, ta có thể đi sâu xem xét, nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu của tổng công ty, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Việc xem xét có thể được thể hiện dưới các chỉ tiêu chủ yếu sau đây.
3.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của tổng công ty.
Chỉ tiêu về đất đai sử dụng.
Chỉ tiêu về lao động
Chỉ tiêu về cốn kinh doanh
Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu về đất đai sử dụng:
Hoạt động của tổng công ty là kinh doanh, buôn bán các nông sản mang tính chất thô hoặc có qua chế biến. Để có thể có được những sản phẩm để kinh doanh thì tổng công ty có một mạng lưới rộng lớn các nông trường từ Bắc vào Nam để cung cấp cho tổng công ty. Mỗi nông trường có 1 diện tích đất nhất định để có thể tiến hành canh tác, chế biến và cung cấp cho tổng công ty. Những năm gần đây, tổng diện tích nói chung đều tăng lên.
Bảng 1:
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
So sánh
DT
(ha)
CC%
DT
CC%
DT
CC%
DT
CC%
00/99
01/02
Tổng diện tích đất
18.363
100
20.725
100
21748
100
22415
100
104,93
103,06
1.Đất sản xuất kinh doanh
14.979
81,57
17.226
83,12
18279
84,05
19424
86,66
106,11
106,26
Đất trồng rau quả
12.125
80,95
14.011
81,34
14822
81,09
15207
67,84
105,78
102,59
Đất trồng cây khác
2.854
19,05
3215
18,66
3457
18,91
4217
18,82
107,52
121,98
2.Đất xây dựng cơ bản
3094
16,85
3198
15,43
3192
14,67
2554
11,39
99,81
3. Đất khác
290
1,58
301
1,45
278
1,32
437
1,95
92,35
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh từ năm 1998 – 2001 của tổng công ty rau quả Việt Nam ).
Qua bản thống kê về tình hình đất nông nghiệp sử dụng ta thấy diện tích cũng như cơ cấu đất đai sử dụng đều tăng qua các năm, cả đất dùng cho sản xuất – kinh doanh, đất dùng cho xây dựng cơ bản và đất khác cụ thể là: Tổng diện tích đất năm 2000 tăng so với năm 1999 là 4,93%, năm 2001 tăng 3,06% so với năm 2000 và cả cơ cấu cũng tăng như vậy.
Diện tích đất sử dụng tăng do các nguyên nhân sau: - năm 1999, tổng công ty có thên 2 đơn vị mới là công ty rau quả Hà Tĩnh và nông trường 25/3 thuộc công ty CBTPư Quảng Ngãi. Hơn nữa công ty rau quả Hà tĩnh trước đây là kinh doanh lâm nghiệp nên diện tích trồng và chăm sóc rừng rất lớn diện tích đất canh tác tăng nhiều nhất là cây rừng và cây ăn quả nhưng cũng có một số cây trồng khác như mía, điều, chè giảm do chuyển sang trồng cây ăn quả và do thời tiết diễn lên xấu ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng. Các năm 2000 và 2001, diện tích đất vẫn tăng và nhiều nhất là cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.
Nguyên nhân thứ hai làm cho diện tích đất tăng là do nhu cầu xây dựng thêm các nhà máy xí nghiệp mới và việc mở rộng diện tích của các nông trường.
3.1.2. Chỉ tiêu về lao động
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp hay công ty cần phải có một đội ngũ lao động trong tổng công ty rau quả Việt Nam thì có rất nhiều lao động được phân công tiến hành các hoạt động khác nhau tuỳ theo sự phân công của cấp quản lý cấp trên và theo trình độ của từng người.
Bảng 2.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Danh sách
SL
CC%
SL
CôNG Cễ%
SL
CC%
SL
CC%
00/99
01/02
Tổng số lao động
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
1. phân theo biên chế
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
- Chính thức
5370
91,17
4775
88,19
4388
85,20
4935
91,81
91,89
112,46
- Hợp đồng
520
8,83
650
11,81
762
14,80
440
8,19
117,23
577
2. Phân theo tính chất
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
- Lao động gién tiếp
353
6
271
5
257
5
271
5
94,83
105,44
- Lao động trực tiếp
5337
94
5154
95
4893
95
5104
95
94,93
104,31
3. Phân theo ngành
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
- Khối sản xuất VC
5095
86,5
4635
85,43
4400
85,43
4434
82,50
94,92
100,77
- Khối kinh doanh XNK
795
13,5
790
14,57
750
14,57
941
17,50
94,93
125,46
4. Phân theo trình độ
5890
100
5425
100
5150
100
5375
100
94,93
104,36
- Đại học trở lên
704
11,95
540
9,95
540
10,08
810
15,06
100
150
- Cao đẳng – Trung cấp
433
7,35
395
7,82
380
7,38
350
6,51
100
92,10
- Các lớp học nghề
3693
62,7
3557
65,57
3381
65,64
3535
65,76
95,05
104,55
- Chưa qua đào tạo
1060
18
933
17,02
849
16,5
860
1587
90,99
101,29
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh từ năm 1998 – 2001 của tổng công ty rau quả Việt Nam ).
Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty có quy mô lớn, trên một diện rộng bao trùm cả đất nước do vậy đã thu hút được đông đảo lực lượng kinh doanh thuộc mọi tầng lớp trong xã hội và các khu vực dân cư lực lượng lao động của tổng công ty có thể chia ra thành rất nhiều loại khác nhau: nếu phân theo biên chế ta có lao động chính thức và lao động hợp đồng nếu phân theo tính chất có lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trên nhìn vào biểu ta thấy số lượng lao động của tổng công ty có xu hướng giảm xuống qua các năm 1999 và 2000 nhưng năm 2001 lại tăng lên, cụ thể là: năm 1999 giảm 7,9% so với 1998 (khoảng 465 người); năm 2000 giảm 6,1% so với 1999 (khoảng 275 người), năm 2001 tăng so với 2000là 4,36% (225 người)
Số lượng lao động qua các năm thống kê trên đều trên 5000 lao động, trong đó kinh doanh chính thức chiếm tới 85 – 92%, còn lại là lao động hợp đồng. Trong tổng số lao động thì lao động trực tiếp chiếm 93-95% bởi đặc điểm của ngành là trồng trọt, còn lại là lao động gián tiếp chiếm 5-7% và ngày càng có xu hướng giảm đi. Trong bảng thống kê cũng cho ta thấy, kinh doanh có trình độ đại học tuy giảm qua các năm 1999 và 2000 nhưng năm 2001 lại có sự tăng lên đột ngột, đó là một dấu hiệu tích cực và là xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội.
Sự tăng lên hay giảm đi về tổng số lao động qua các năm có nhiều nguyên nhân để giải thích. Trước hết là sự giảm đi của lao động qua các năm 1999 và 2000 là do: Đến quốc năm 1998 viện nghiên cứu tách ra khỏi tổng công ty và do tính giảm biên chế, sắp xếp lại tổ chức, một phần chuyển sang hoạt động kinh doanh. Lý do sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng đòi hỏi phải trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý phải được nâng cao, kể cả công nhân viên đều phải có chuyên môn mới đảm trách nhiệm vụ được và việc giảm lao động chưa qua đào tạo là tất yếu. Còn lý do dẫn đến sự tăng lên về lực lượng lao động trong năm 2001 là do một số nông trường, công ty thuộc tổng công ty mở rộng hoạt động của mình, mở thêm một số cơ sở sản xuất và chế biến nông thực phẩm.
3.1.3. Chỉ tiêu về vốn kinh doanh của tổng công ty sản xuất
Một chỉ tiêu nữa để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty đó là vốn kinh doanh. Tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải bỏ ra một lượng vốn, với tổng công ty thì lượng vốn cần phải có là rất lớn, nó được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn khác khi bỏ vào sản xuất kinh doanh thì vốn được thể hiện ở vốn .
Bảng 3.
Năm
Phân loại
1998
1999
2000
2001
So sánh
GT
CC%
GT
CC%
GT
CC%
GT
CC%
00/99
01/02
1. Tổng vốn
140.210
100
312.218
100
391272
100
432478
100
125,32
110,53
- Vốn cố định
109.770
78,29
132.554
42,46
153379
39,2
166721
38,55
115,71
108,69
- Vốn lưu động
30.440
21,71
179.664
57,54
237893
60,8
265757
61,45
132,41
111,71
2. Nguồn vốn
140.210
100
312.218
100
391272
100
432478
100
125,32
110,53
- Ngân sách Nhà nước
82.849
61,23
173.215
55,48
246970
63,12
277414
64,15
142,58
112,32
- Nguồn khác
54361
38,77
139.003
44,52
144302
36,88
155064
35,85
103,81
107,45
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh từ năm 1998 – 2001 của tổng công ty rau quả Việt Nam ).
Cố định và vốn lưu động. Tình hình vốn kinh doanh của tổng công ty qua các năm có thể tóm tắt trên bảng thống kê 3 như sau:
Qua bảng thống kê ta thấy vốn kinh doanh của tổng công ty đều tăng qua các năm 1999, 2000,2001 tăng nhiều nhất là năm 1999 với 122,68% (172008 triệu đồng) và năm 2001 là 11,53% (41206 triệu đồng) việc tăng vốn kinh doanh trong giai đoạn này là tất yếu bởi việc mở rộng sản xuất – kinh doanh cùng việc ngày càng đầu tư vào máy móc thiết bị cho chế biến nông sản. Trong thời kỳ tới vốn kinh doanh vẫn có xu hướng tăng do tổng công ty đã có những dự án và triển khai xây dựng các nhà máy lớn sản xuất chế biến rau quả như nhà máy đồ hộp Đồng Giao với tổng vốn đầu tư là 23,24 tỷ đồng.
3.1.4. Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh
Để đánh giá tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của TCT ta nghiên cứu qua một loạt các chỉ tiêu như tổng kim ngạch XNK, giá trị sản lượng nông công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập công nhân viên. Những năm gần đây, tuy gặp rất nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và sự ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động của TCT là rất lớn, tuy nhiên các chỉ tiêu kinh tế này vẫn đảm bảo một sự tăng trưởng cao (trừ chỉ tiêu XNK năm 1999) và ổn định, những số liệu ở bảng 4 sẽ cho ta thấy được điều này.
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
So sánh
99/98
00/99
01/00
1. Tổng kim ngạch XNK
40.456.522
39.128.555
4.304.1410
60.478.714
98
110
140,5
- XK (USD)
21.058.647
20.098.191
22.431.704
25.176.378
95
111,61
112,23
- NK (USD)
19.397.875
19.030.364
20.609.706
35.302.396
98
108,29
171,29
2. Giá trị sản lượng nông – công nghiệp
209.000
233.104
275.938
365.455
111,53
118,37
132,44
- Nông nghiệp
28.000
33.557
35.000
38.000
120
105
109
- Công nghiệp
181.000
199.547
240.938
327.455
112
120,7
133,6
3. Tổng doanh thu
605.624
682.000
719.000
1.023.538
112,61
124
130
4. Nộp ngân sách
30.396
37.100
22.000
22.880
122,05
59,29
104
5. Lợi nhuận
4.250
9.200
10.700
12.733
216,47
116,30
119
6. Thu nhập công nhân
436.000
444.000
509.000
624.000
103,20
114,64
122
- Nông nghiệp (đồng)
401.000
400.000
7. Khối kinh doanh (đồng/người/tháng)
657.000
700.000
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh từ năm 1998 – 2001 của tổng công ty rau quả Việt Nam ).
Trong bảng 4 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của TCT đều tăng, trừ xuất nhập khẩu. Việc giảm xuống của giá trị hàng hoá XNK (bao gồm cả XK,NK) là do năm 1998, 1999 Việt Nam mới bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và việc điều chỉnh tăng tỷ giá đồng USD Mỹ vào năm 1998 còn 1999 thì do giá cả và sức mua của Thị trường thế giới giảm, biến động tài chính các nước trong khu vực ảnh hưởng đến các hợp đồng XNK và ảnh hưởng về chính trị của Nga.
Các chỉ tiêu còn lại đều có những bước tăng nhất định dù gặp rất nhiều khó khăn như: tổng giá trị nông – công nghiệp tăng qua các năm 1999,2000,2001 lần lượt là: 11,51%, 18,3%, và 32,44%; tổng doanh thu tăng: 12,61%, 24%, 30% và lợi nhuận tăng: 116,4%, 16,3% và 19%. Điều này nói lên một nỗ lực phi thường của toàn bộ công nhân viên trong TCT.
Nhìn chung, qua 4 nhóm chỉ tiêu chính ta có thể thấy được một nét khái quát nhất, cơ bản nhất tình hình hoạt động kinh doanh của TCT qua 4 năm 1998 – 2001 với những kết quả hết sức khả quan. Điều đặt ra cho các cán bộ công nhân viên của TCT là làm sao đưa hoạt động của mình lên tầm cao mới đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong nền kinh tế Thị trường hiện nay, trở thành 1 động lực mới cho sự phát triển kinh tế đất nước.
4. Xu hướng phát triển của thị trường rau quả.
Trước tiên là xu hướng chuyển từ chuyên môn hoá sang đa dạng hoá sản xuất khẩu rau quả, nghĩa là đa dạng hoá những vẫn có sản phẩm chuyên môn hoá, hỗ trợ cho sự phát triển sản phẩm chuyên môn hoá, sản phẩm chủ lực.
Kinh nghiệm của một số nước châu á có giá trị xuất khẩu rau quả cao(ấn Độ , Trung quốc...) cho thấy sự chuyển hướng từ chuyên môn hoá sang đa dạng hoá không phải là quá trình trao đổi sanr phẩm chuyên môn hoá có lợi thế so sánh. Những sản phẩm truyền thống chủ lực không có sự giảm bớt sản lượng xuất khẩu thậm chí còn có xu hướng tăng.
Do vậy để đạt đuợc hiệu quả cao trong sản xuất và xuất khẩu rau quả, chúng ta cần phát triển nền nông nghiệp xuất khẩu đa dạng hoá.
Thứ hai là xu hướng về nhu cầu về rau quả cuả thị trường đang hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao.
Trong thời đại phát triển của khoa học kỹ thuật, các ứng dụng của nó tới sự phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nói riêng ngày càng mang lại hiệu quả cao. Đối với hàng nông nghiệp, nhờ tạo ra được các loại giống mới, các loại phân bón đã giúp cho việc tăng năng suất cây trồng nhưng trong tiêu dùng lại xuất hiện xu hướng tìm trở lại các sản phẩm có chất lượng tự nhiên, tức là người tiêu dùng thích ăn các loại rau quả được bón bằng phân hữu cơ hơn các sản phẩm được bón bằng phân vô cơ.
Nguyên nhân chính của xu hướng trên là do:
- Phát triển khoa học kỹ thuật giúp cho tăng năng suất cây trồng, tạo ra lượng dư thừa tương đối, cùng với việc tăng lên không ngừng thu nhập của dân cư.
- Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác hại của việc lạm dụng trong sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp hoá chất.
- Ngoài ra, khẩu vị của người tiêu dùng cũng là một nhân tố quyết định đến xu hướng nói trên. Vì hầu hết các sản phẩm nông sản được trồng theo phương thức tự nhiên cổ truyền đều đem lại hương vị thơm ngon đậm đà hơn các sản phẩm cùng loại được chăm sóc bằng hoá chất.
Nói tóm lại, với xu hướng trên nước ta phải thận trọng trong việc sử dụng các sản phẩm hoá chất để bón cho cây ăn quả và rau. Chất lượngcao của sản phẩm rau quả xuất khẩu phụ thuộc vào khâu sản xuất chế sinh học nông nghiệp, sau đó đến khâu sau thu hoạch. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải phấn đấu nâng cao chất lượng rau quả xuất khẩu một cách đồng bộ ở tất cả các khâu từ sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, vận chuyển và công tác Marketing.
II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của TCT rau quả Việt Nam những năm gần đây
1. Đặc trưng của mặt hàng rau quả
Rau quả vốn là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Trong rau quả có nhiều loại đường dễ tiêu, các ãit hữu cơ, protein, chất khoáng, lipit và các chất khác. Nếu nhu cầu về calo dựa vào việc cung cấp đạm, mỡ, hydratcacbon từ nguồn động thực vật thì vitamin và các hoạt chất khác chủ yếu dựa vào rau và quả.
Rau quả là mặt hàng tiêu thụ cảu các nước chậm vầ đang phát triển. Nó được sản xuất ra và tiêu thụ nội địa là chính. Còn khả năng xuất khẩu của một số quốc gia sang các nước khác thì chỉ chiếm một phần nhỏ. Chính vì vậy, rau quả là một mặt hàng thiết yếu đối với đời sống và sản xuất cảu một số quốc gia.
Rau quả là sản phẩm cảu nông nghiệp. Do vậy, tình hình sản xuất và buôn bán mặt hàng này phụ thuộc vào tính thời vụ, mùa màng thu hoạch được, phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thanh toán của các quốc gia nhập khẩu. Mặt khác, việc xuất khẩu và nhập khẩu phải gắn liền với mùa thu hoạch vì rau quả là mặt hàng “sáng tươi, chiều héo, tối không đổ đi” và tuỳ thuộc theo khả năng bảo quản, dự trữ của mỗi quốc gia mà khả năng điều hành cảu mỗi nước xuất khẩu là khác nhau.
Ngoài ra, rau quả cũng là một trong những mặt hàng có tính chất chiến lược, do đại bộ phận buôn bán hàng rau quả quốc tế được thực hiện thông qua hiệp định giữa các nhà nước mang tính dài hạn.
Nói tóm lại, chính vì những đặc trưng trên cảu mặt hàng rau quả mà ngày nay nhiều nước đang ra sức phát triển cây ăn quả đặc sản dựa vào những lơi thế về khí hậu, đất đai, nguồn lao động và kinh nghiệm cổ truyền của mình, đồng thời kết hợp với việc vận dụng các thành tựu hiện đại trong khoa học về nghề vườn để có nhiều sản phẩm xuất khẩu làm giàu cho đất nước.
2. Hoạt động kinh doanh của TCT rau quả Việt Nam những năm gần đây.
2.1 Tình hình xuất nhập khẩu rau quả trên thị trường thế giới những năm qua.
2.1.1 Rau tươi các loại
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng và tổng giá trị rau tươi xuất - nhập khẩu trên thị trường thế giới nhìn chung là không có sự biến động lớn với số lượng đạt 1,8 triệu tấn/năm ước lượng khoảng 1,4 tỷ USD/năm.
Trên thị trường rau tươi thế giới những năm gần đây thì các nước nhập khẩu chủ yếu là: Pháp 130 nghìn tấn trị giá 86 triệu USD; Đức 125 nghìn tấn trị giá 140 triệu USD; Canada 125 nghìn tấn/năm trị giá 159 triệu USD ... Còn ác nước xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc với 560 nghìn tấn trị giá 156 triệu USD; Hoa Kỳ 210 nghìn tấn trị giá 120 triệu USD; Italia 150 nghìn tấn trị giá 120 triệu USD và một số nước khác như Bỉ, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha ...
Ta thấy các nước có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu rau tươi đều là các nước có nền kinh tế lớn như: Pháp, Mỹ ... Ta sẽ xem xét, nghiên cứu cụ thể một số loại rau tươi sau:
* Đậu và đỗ các loại
Tình hình nhập khẩu: năm 2000 tổng lượng đậu và đỗ các loại nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 230 ngàn tấn với trị giá khoảng 277 triệu USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là: Pháp 36 ngàn tấn trị giá 61 triệu USD; Bỉ 34 ngàn tấn trị giá 19 triệu USD; Hà Lan 25 ngàn tấn trị giá 33 triệu USD ...
Tình hình xuất khẩu: tổng khối lượng đậu và đỗ xuất khẩu trên thị trường thế giới năm 2000 đạt 190 nghìn tấn với giá trị 192 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Tây Ban Nha 26 ngàn tấn trị giá 46 triệu USD; Hoa Kỳ 26 ngàn tấn trị giá 24 triệu USD; Pháp 23 ngàn tấn trị giá 11 triệu USD ...
Diễn biến giá cả: năm 2000 giá bình quân xuất khẩu 1100 USD/tấn, còn giá nhập khẩu bình quân 1295 USD/tấn.
* Bắp cải
Tình hình nhập khẩu: năm 2000 tổng lượng bắp cải nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 1,3 triệu tấn với trị giá 650 triệu USD. Các nước nhập khẩu bắp cải chủ yếu là: Đức với 171 ngàn tấn trị giá 116 triệu USD; Canada 125 ngàn tấn trị giá 67 triệu USD; Nhật Bản 90 ngàn tấn trị giá 135 triệu USD ...
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng bắp cải xuất khẩu trên thị trường thế giới xấp xỉ 1 triệu tấn trị giá khoảng 423 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ 201 ngàn tấn trị giá 132 triệu USD; Hà Lan 165 ngàn tấn trị giá 79 triệu USD; Nhật Bản 72 ngàn tấn trị giá 53 triệu USD ...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm 2000 : 450 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm 2000: 1295 USD/tấn.
* Dưa chuột
Tình hình nhập khẩu: năm 2000 tổng lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 1,2 triệu tấn với trị giá 848 triệu USD. Các nước nhập khẩu bắp cải chủ yếu là: Đức với 422 ngàn tấn trị giá 333 triệu USD; Hoa Kỳ 300 ngàn tấn trị giá 143 triệu USD; Nhật Bản 50 ngàn tấn trị giá 60 triệu USD ...
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới xấp xỉ 1,3 triệu tấn trị giá khoảng 834 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Pháp 362 ngàn tấn trị giá 285 triệu USD; Mexico 320 ngàn tấn trị giá 134 triệu USD; Tây Ban Nha 289 ngàn tấn trị giá 205 triệu USD ...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm 2000 : 642 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm 2000: 709 USD/tấn.
* Cà chua
Tình hình nhập khẩu: nhu cầu cà chua những năm gần đây có xu hướng tăng trên phạm vi toàn cầu. Năm 2000 tổng lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 4,1 triệu tấn với trị giá khoảng 3281 triệu USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ 847 ngàn tấn trị giá 873 triệu USD;Đức với 599 ngàn tấn trị giá 637 triệu USD; Pháp 368 ngàn tấn trị giá 299 triệu USD; Anh 305 ngàn tấn trị giá 315 triệu USD; Hà Lan 266 ngàn tấn trị giá 257 triệu USD...
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới đạt 3,7 triệu tấn trị giá 2963 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Mexico 898 ngàn tấn trị giá 638 triệu USD; Tây Ban Nha 844 ngàn tấn trị giá 660 triệu USD; Hà Lan 558 ngàn tấn trị giá 660 triệu USD...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm 2000 : 809 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm 2000: 894 USD/tấn.
* Khoai tây
Tình hình nhập khẩu: năm 2000 tổng lượng khoai tây nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 7,3 triệu tấn với trị giá 1,3 tỷ USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là: Hà Lan 1,3 triệu tấn trị giá 127 triệu USD; Đức 769 ngàn tấn trị giá 241 triệu USD ...
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng xuất khẩu khoai tây trên thị trường thế giới đạt 7,5 triệu tấn trị giá 1,7 tỷ USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Hà Lan 1,4 triệu tấn trị giá 345 triệu USD; Bỉ 908 ngàn tấn trị giá 138 triệu USD; Pháp và Đức trên 850 ngàn tấn...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm 2000 : 240 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm 2000: 264 USD/tấn.
* Khoai sọ
Tình hình nhập khẩu: nhu cầu khoai sọ đang tăng lên tại một số nước. Năm 2000 tổng lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 90 ngàn tấn với trị giá 97 triệu USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là: Nhật Bản 52 ngàn tấn trị giá 62 triệu USD;Hoa Kỳ 33 ngàn tấn trị giá 33 triệu USD; đảo Samoa 3 ngàn tấn trị giá 447 ngàn USD ...
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới khoảng 109 ngàn tấn trị giá 90,5 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc 98 ngàn tấn trị giá 80 triệu USD; đảo Fiji 6 ngàn tấn trị giá 6 triệu USD ...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm 2000 : 828 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm 2000: 1074 USD/tấn.
* Nấm
Tình hình nhập khẩu: năm 2000 tổng lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 244 ngàn tấn với trị giá 778 triệu USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là: Anh 62 ngàn tấn trị giá 169,6 triệu USD; Đức 44.486 tấn trị giá 118 triệu USD; Nhật Bản 35.490 tấn trị giá 215 triệu USD; Pháp 15.329 tấn trị giá 53,9 triệu USD ...
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới khoảng 222 ngàn tấn trị giá 672 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc 50 ngàn tấn trị giá 117 triệu USD; Hà Lan 37,9 ngàn tấn trị giá 85,8 triệu USD; Aixlen 30,5 ngàn tấn trị giá 90,5 triệu USD...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm 2000 : 3025 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm 2000: 3289 USD/tấn.
2.1.2 Quả tươi
Thị trường quả tươi trên thế giới hiện nay là rất sôi động. Một số mặt hàng quả tươi mà ta xem xét, phân tích dưới đây là những loại mà Việt Nam có thể và có khả năng tham gia xuất khẩu
* Chuối
Tình hình nhập khẩu: năm 2000 tổng lượng chuối nhập khẩu trên thị trường thế giới đạt 8,9 triệu tấn. Những nước nhập khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ 3,1 triệu tấn; Đức 901 ngàn tấn; Anh 485 ngàn tấn; Pháp 468 ngàn tấn; Italia 445 ngàn tấn. Nhập khẩu chuối của các nước Tây Âu chiếm 1/3 khối lượng chuối buôn bán trên thế giới trong đó có tới 40% số này nằm trong trao đổi thương mại theo các hiệp định ưu đãi Thương mại, điều đó có nghĩa là khối lượng nhập khẩu này chiếm ưu thế hơn về thuế nhập khẩu.
Tình hình xuất khẩu: chuối hầu như chỉ có ở các nước đang phát triển và các nước châu Mỹ Latinh. Gần 77% chuối xuất khẩu từ châu Mỹ Latinh (tốc độ gia tăng nhanh nhất là Ecuado, Colombia) và chuối xuất khẩu từ Philippines. Trong điều kiện bình thường, xuất khẩu chuối có thể thay đổi nhanh chóng 5 –15% do thay đổi tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu. Chu kỳ sản xuất ngắn (từ 11-14 tháng kể từ khi trồng đến khi thu hoạch), năng suất cao các nước có nhiều đất đai chưa sử dụng hết làm cho việc cung cấp chuối có thể đáp ứng hầu hết các như cầu nhập khẩu tăng thêm với độ trễ chỉ trên 1 năm.
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm 2000 khoảng: 295 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm 2000 khoảng: 314 USD/tấn.
* Dứa
Tình hình nhập khẩu: lượng dứa nhập khẩu hàng năm trên thế giới dao động khoảng 700 – 800 ngàn tấn với trị giá 450 – 500 triệu USD. Năm 2000 các nước nhập khẩu dứa tươi chủ yếu là: Hoa Kỳ 267 ngàn tấn trị giá 120 triệu USD; Pháp 140 ngàn tấn trị giá 95 triệu USD; Nhật Bản 100 ngàn tấn trị giá 45 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu: lượng dứa xuất khẩu trên thị trường thế giới hàng năm vào khoảng 770 - 870 ngàn tấn với trị giá 300 - 360 triệu USD. Năm 2000 các nước xuất khẩu chủ yếu là: Costarica 289 ngàn tấn trị giá 97 triệu USD; Bỉ 55 ngàn tấn trị giá 44 triệu USD ...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm 2000 khoảng: 424 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm 2000 khoảng: 590 USD/tấn.
* Dưa hấu
Tình hình nhập khẩu: theo số liệu thống kê của FAO thì từ năm 1995 đến 1998 tổng lượng dưa hấu nhập khẩu hàng năm trên thị trường thế giới khoảng 1,3 – 1,6 triệu tấn với trị giá khoảng 415 – 518 triệu USD. Năm 1998 các nước nhập khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ 220 ngàn tấn trị giá 62 triệu USD; Đức 165 ngàn tấn trị giá 70 triệu USD; Canada 452 ngàn tấn trị giá 112 triệu USD...
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng dưa hấu xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng từ 1,4 triệu tấn (năm 1995) lên 1,5 triệu tấn (năm 1998) với tổng giá trị đạt 389 triệu USD. Năm 1998 các nước xuất khẩu chủ yếu là: Tây Ban Nha 310 ngàn tấn trị giá 118 triệu USD; Mexico 205 ngàn tấn trị giá 56 triệu USD; Hy Lạp 161 ngàn tấn trị giá 34 triệu USD ...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu bình quân năm là: 251 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân năm là: 332 USD/tấn.
* Xoài
Tình hình nhập khẩu: tổng lượng xoài nhập khẩu hàng năm trên thế giới là 354 ngàn tấn (năm 1995)và tăng lên tới 520 ngàn tấn (năm 2000) với giá trị tăng từ 405 triệu USD lên 475 triệu USD. Năm 2000 các thị trường nhập khẩu xoài chủ yếu là: Hoa Kỳ 197 ngàn tấn trị giá 147 triệu USD; Hồng Công 40 ngàn tấn trị giá 43 triệu USD; Hà Lan 31 ngàn tấn trị giá 41 triệu USD.
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng xoài xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng lên từ 299 ngàn tấn (năm 1995) lên tới 560 ngàn tấn (năm 2000) với trị giá tăng lên từ 299 triệu đô lên 454 triệu USD. Năm 2000 các thị trường xuất khẩu xoài tươi chủ yếu là: Mexico 209 ngàn tấn trị giá 143 triệu USD; Philippine 45 ngàn tấn trị giá 42 triệu USD; ấn Độ 26 ngàn tấn trị giá 13 triệu USD ...
Diễn biến giá cả: giá xuất khẩu có xu hướng giảm từ 852 USD/tấn (năm 1995) xuống 720 USD/tấn (năm 2000), do đó giá nhập khẩu cũng giảm từ 1154 USD/tấn (năm 1995) xuống còn 954 USD/tấn (năm 2000).
2.1.3 Gia vị.
* Hạt tiêu
Tình hình nhập khẩu: nhu cầu hạt tiêu đang tăng lên trên phạm vi toàn cầu. Năm 2000 tổng sản lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 205 ngàn tấn với trị giá 934 triệu USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ 43,3 ngàn tấn trịngiá 224 triệu USD; Singapore 21,1 ngàn tấn trị giá 97,6 triệu USD; Hà Lan 15,5 nàgn tấn trị giá 79,2 triệu USD ...
Tình hình xuất khẩu: năm 2000 tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới khoảng 212 ngàn tấn trị giá 1.059 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Indonesia 38,7 ngàn tấn trị giá 189 triệu USD; Malaisia 18,7 ngàn tấn trị giá 93 triệu USD ...
Diễn biến giá cả: trong mấy năm gần đây giá xuất khẩu hạt tiêu có xu hướng tăng trên thị trường thế giới: năm 1998 là 4.977 USD/tấn; năm 1999 là 5000 USD/tấn và năm 2000 là 5047 USD/tấn.
* Gừng
Tình hình nhập khẩu: năm 2000 tổng lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 174 ngàn tấn với trị giá 154 triệu USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là: Nhật Bản 91 ngàn tấn trị giá 74,4 triệu USD; Hoa Kỳ 14 ngàn tấn trị giá 16,4 triệu USD; Anh 10 ngàn tấn trị giá 11,5 triệu USD ...
Tình hình xuất khẩu: năm 2000 tổng lượng xuất khẩu trên thị trường thế giới khoảng 161 ngàn tấn trị giá 119 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc 57 ngàn tấn trị giá 50 triệu USD; Indonesia 33 ngàn tấn trị giá 9,8 triệu USD ...
Diễn biến giá cả năm 1998: giá xuất khẩu bình quân là : 738 USD/tấn
giá nhập khẩu bình quân là: 838 USD/tấn.
* Tỏi
Tình hình nhập khẩu: tỏi có nhiều tác dụng như làm gia vị, thuốc chữa bệnh ... nên nhu cầutỏi ngày càng tăng ở nhiều nước. Năm 2000 tổng lượng nhập khẩu trên thị trường thế giới khoảng 810 ngàn tấn với trị giá 607 triệu USD. Các nước nhập khẩu chủ yếu là: Indonesia 138 ngàn tấn trị giá 45,8 triệu USD; Brazil 104 ngàn tấn trị giá 17 triệu USD; Hoa Kỳ 33 ngàn tấn trị giá 44 triệu USD ...
Tình hình xuất khẩu: tổng lượng xuất khẩu năm 2000 trên thị trường thế giới khoảng 605 ngàn tấn trị giá 524 triệu USD. Các nước xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc 157,5 ngàn tấn trị giá 84,5 triệu USD; Hồng Kông 127 ngàn tấn trị giá 40 triệu USD; Tây Ban Nha 49,6 ngàn tấn trị giá 84,8 triệu USD; Hà Lan 21,4 ngàn tấn trị giá 22,5 triệu USD...
2.3 Thực trang xuất khẩu rau quả cuả tổng công ty rau quả Việt Nam những năm gần đây
2.3.1 Về tổng kim ngạch xuất khẩu
Hoạt động của TCT rau quả Việt Nam chủ yếu là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu do đó các kết quả kinh doanh thì chỉ tiêu xuất khẩu và nhập khẩu luôn là trọng tâm nhất
Đơn vị: USD
Thời kỳ
Tổng KNXNK
Xuất khẩu
Tỷ lệ (%)
1988-1996
364.683.655
263.715.411
72,31
1997
38.065.725
22.924.201
60,22
1998
40.456.522
21.058.647
52,05
1999
390128.659
20.392.458
52,12
2000
43.041.525
22.431.704
52,12
2001
60.478.174
25.176.378
41,62
Tổng
585.854.800
375.698.799
64,128
(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác hoạt động kinh doanh các năm của TCT TQ Việt Nam)
Bảng trên cho thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm dần qua các năm từ 1988 --> 2001. Trong 9 năm đầu (1988-1996) tỷ lệ này là 72,31% nhưng đến năm 2001 thì tỷ lệ này chỉ còn chiếm 41,62%. Sở dĩ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giảm là do:
Thứ nhất, hoạt động XNK của TCT vẫn còn chưa thoát khỏi khó khăn của các năm trước và chưa ổn định. Thêm vào đó, tình hình cạch tranh trên thị trường thế giới ngày càng diễn biến phức tạp. Mặt khác hiện nay không chỉ có riêng TCT kinh doanh mặt hàng này mà còn có nhiều công ty khác nữa.
Thứ hai, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng do các nguyên nhân sau:
Thời kỳ 1988-1996, vật tư nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô nhằm phục vụ chương trình hợp tác rau quả giữa chính phủ 2 nước Việt Nam và Liên Xô nên tỷ trọng nhập khẩu thấp, chỉ chiếm 27,69%.
Đến năm 1997 thì tỷ trọng này tăng lên 39,78%. Lúc này nền kinh tế đã chính thức chuyển sang guồng máy kinh tế thị trường, việc nhập khẩu không còn theo kế hoạch nữa. Các vật tư hàng hoá nhập khẩu vừa được sử dụng để phục vụ cho sx, vừa phục vụ cho kinh doanh.
Năm 1998-2000, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu gân fnhư cân bằng nhau. Điều này cho thấy rằng hoạt động kinh doanh XNK của TCT không bị rơi vào tình trạng nhập siêu mà đó chính là sự tiến bộ về cải tiến hoạt động sản xuất - kinh doanh cảu TCT: mua các máy móc thiết bị hiện đại, giống cây trồng mới cho năng suất chất lượng cao ...
Đến năm 2001, tỷ trọng này vẫn có xu hướng giảm xuống với tỷ lệ nhập khẩu đạt 58,38% do TCT đã mở thêm 1 loạt các nông trường và các nhà máy chế biến rau quả tiên tiến hiện đại, do đó việc nhập các thiết bị là yêu cầu tất yếu.
Nguyên nhân thứ ba làm cho kim ngạch xuất khẩu giảm là do sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô. vì các thị trường Đông Âu và Liên Xô là những thị trường tiêu thụ lớn, ở gần nhưng mất ổn định. Trong khi đó những thị trường ở xa muốn mua nhiều nhưng công nghệ bảo quản cũng như các điều kiện khác của TCT chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Do đó để mát nhiều hợp đồng từ các thị trường này.
2.3.2 Về cơ cấu mặt hàng kinh doanh
TCT có 4 nhóm hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu đó là:
Rau quả hộp: dứa khoanh, dứa rẻ quạt, dứa miếng nhỏ, nước dứa được đống trong nước đường đậm, nhạt hoặc trong nước dứa tự nhiên, vải nước đường, chôm chôm, xoài, thanh long, nấm hộp, dưa chuột và các loại hoa quả nhiệt đới khác đóng hộp.
Rau quả đông lạnh: Dứa, xoài, chôm chôm, đậu, nước dứa
Rau quả sấy khô: Chuối, xoài, thanh long, nhãn, vải khô
Rau quả muối: Dưa chuột, gừng, nấm, mơ, ớt
Ngoài ra, TCT còn kinh doanh một số mặt hàng rau quả tươi (khoai tây, bắp cải, su hào, cà rốt ...); Hạt giống rau (hành tây, cà chua, dưa chuột, đậu) quả tươi (cam, quýt, chanh, bưởi, nhãn, xoài ...); gia vị (ớt quả khô, ớt bột, gừng bột, quế thanh, tiêu đen, hoa hồi ...) và một số loại nông sản khác như lạc, đậu xanh, vừng vàng, đậu tương ...
2.3.3 Thị trường và cơ cấu thị trường của TCT rau quả Việt Nam
Trong kinh doanh XNK, việc mở rộng thị trường là vấn đề thiết yếu của mỗi đơn vị kinh doanh và là chiến lược quan trọng cần phải quan tâm. Đối với TCT rau quảViệt Nam cũng vậy, việc tìm kiếm thị trường là một vấn đề quan trọng.
Từ năm 1989 –1989, TCT có quan hệ buôn bán với 18 nước trên thế giới thì năm 1990 là 21 nước và đến năm 2001 là 43 nước.
STT
Tên nước
Tổng KN (USD)
Xuất khẩu (USD)
1
Mỹ
2.840.305
2.140.478
2
Đức
1.800.650
712.421
3
Italia
2.205.947
2.124.146
4
Nhật
4.524.825
3.247.234
5
Trung Quốc
4.909.994
3.864.031
6
Liên bang Nga
2.544.788
1.124.146
...
...
...
...
Đây là một số thị trường nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm của TCT
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga ngày một giảm đi, song nó vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cảu TCT, vì vậy TCT nhận định rằng Nga vẫn là thị trường rau quả lớn của mình. Do vậy TCT phảo có các biện pháp làm tăng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nga cũng như các thị trường khác.
3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của TCT rau quả Việt Nam.
Trong quá trình hoạt động của mình, TCT rau quả Việt Nam đã tăng nhanh được kim ngạch sang các thị trường nước ngoài với nhiều mặt hàng mới như dứa khoanh hỗn hợp chôm chôm và dứa, dứa nghiền đóng hộp, nước dứa đông lạnh, măng hộp, nấm muối, dưa chuột dầm giấm đóng lọ thuỷ tinh ... Chất lượng cũng đã đáp ứng phần lớn các yêu cầu về chất lượng nêu trong hợp đồng. Trong quan hệ ngoại thương, những năm vừa qua Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều, trong đó có một số thị trường kim ngạch ngày càng tăng với các mặt hàng phong phú đa dạng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho TCT trong việc mở rộng thị trường và không ngừng nang cao chất lượng mặt hàng cho phù hợp thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, TCT vẫn còn các hạn chế và khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cảu mình. Vì vậy, TCT càng cần phải sớm đề ra các biện pháp các khó khăn và hạn chế này.
4. Thực trạng xuất khẩu rau quả của TCT rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ
4.1 Xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường Mỹ
4.1.1 Xâm nhập thị trường
Quyết định xâm nhập thị trường Mỹ của TCT là sự đúng đắn dựa trên cơ sở tiềm lực sẵn có và cơ hội thị trường. Với nhiều nông trương quy mô lớn nhỏ khác nhau, với sản lượng hàng năm luôn ở mức cao cùng nhiều nhà máy chế biến tương đối hiện đại vầ công suất khá lớn, TCT có khả năng đáp ứng được những đơn đặt hàng từ phí Mỹ, mặc dù là không lớn.
Trong hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài, các doanh nghiệp có thể tiến hành xuất khẩu gián tiếp qua các đại lý, công ty điều hành XNK, công ty TM hoặc tiến hành xuất khẩu trực tiếp. Trên thực tế, cho đến năm 1993 chưa có 1 tấn hàng hoá nào của Việt Nam vào được thị trường theo con đường chính ngạch, chỉ có một số ít hàng hoá vào được thì do đi vòng vèo qua nước thứ 3 như Singapore, Hồng Kông và Đài Loan ... Còn hiện nay phương thức giao dịch chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là lựa chọn phương thức xuất hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu Mỹ; liên doanh liên kết với nước ngoài dựa vào các nhà nhập khẩu từ nước thứ 3 như Hồng Kông, Đài Loan ... để thâm nhập vào thị trường Mỹ, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường Mỹ. Đối với các sản phẩm của TCT rau quả Việt Nam, những nhà nhập khẩu Mỹ do luôn coi trọng uy tín và chất lượng nên khi tiến hành nhập khẩu họ tổ chức các cuộc viếng thăm trực tiếp các nông trường, các dây chuyền sản xuất chế biến đồng thời kiểm tra uy tín cảu TCT. Lần đầu tiên nhập hàng của Việt Nam các nhà nhập khẩu từ Mỹ đã đặt với một khối lượng nhỏ và chỉ khi các sản phẩm của TCT được người Mỹ chấp nhận thì các nhà nhập khẩu này mới chính thức đặt quan hệ làm ăn lâu dài với TCT. Riêng đối với các mặt hàng dứa, mặt hàng được người Mỹ ưu thích và tiêu dùng nhiều nhất thì TCT và các nhà nhập khẩu Mỹ ký một bản thoả thuận độc quyền tức là TCT chỉ xuất khẩu cho nhà nhập khẩu độc quyền và ngược lại, nhà nhập khẩu chỉ có thể nhập khẩu từ TCT, đồng thời hai bên cũng quy định kim ngạch tối thiểu một năm phải đạt 100 container tương đương 1500-2000 MT và phía Việt Nam phải giúp đõ các nhànhập khẩu tìm kiếm các hãng tàu vận chuyển hàng sang Mỹ cũng như giải quyết các khó khăn về thiếu thông tin, về khoảng cách mà các nhà nhập khẩu không thể cáng đáng được.
Bước đầu tiên xâm nhập thị trường Mỹ, hiệu quả đạt được là không đáng kể. Điều quan trọng của việc thâm nhập này là để có cơ hội làm ăn lâu dài với thị trường Mỹ, một thị trường lớn nhất và giàu có nhất thế giới này. Nhận định được tầm quan trọng này, TCT đang có kế hoạch mở các văn phòng giao dịch trên đất Mỹ và tham gia nhiều hơn vào các hội trợ, triển lãm ...
4.1.2 Cạnh tranh trên thị trường Mỹ
Các sản phẩm rau quả mà Mỹ nhập khẩu chủ yếu đến từ Mexico, Canada còn lại là từ một số nước Châu Phi, Châu âu và Châu á ... Các nước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là Mexico, Canada, Tây Ban Nha, Trung Quốc ... Sản lượng các mặt hàng rau quả Việt Nam cũng khá lớn và xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ mấy năm gần đây có dấu hiệu khả quan nhưng rõ ràng tiềm năng này không bằng các nước khác, ví dụ như nước láng giềng Thái Lan. Điều thua thiệt là quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ rất phức tạp; ta lại mới vào thị trường Mỹ được hơn 5 năm do đó thị phần xuất khẩu rau quả cảu ta sang Mỹ chỉ chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 0,65% năm 1998; 0,87% năm 1999; 0,38% năm 2000 và 0,85% năm 2001. Để nâng cao thị phần trên thị trường Mỹ các sản phẩm rau quả của Việt Nam phải cạnh tranh được với các sản phẩm cảu nước khác mặc dù vấn đề này đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất khó. Trong sự cạnh tranh, cso 4 vấn đề mà công ty phải đương đầu là: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán hàng.
Trước hết là cạnh tranh về sản phẩm. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Mỹ tương đối đa dạng, nhất là mặt hàng dứa: dứa khoanh, dứa nghiền, dứa hạt dẻ quạt .. và cũng đã đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên hầu hết các sản phẩm còn lại đều không có kim ngạch lớn bởi không đủ sức cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại cảu các nước khác như Canada, Thái Lan ..., một số mặt hàng khác tuy sản xuất được nhiều như chôm chôm dứa, dứa thanh ... cũng ít được phía Mỹ quan tâm nhiều.
Chất lượng các mặt hàng rau quả xuất khẩu đi Mỹ hiện nay tương đối ổn định và đáp ứng được yêu cầu cảu bạn hàng. Điều này đạt được là do các nông trường đã bỏ ra rất nhiều tiền nghiên cứu, sản xuất và nhập khẩu các loại giống có chất lượng cao, đồng thời các nhà máy chế biến cũng đầu tư nhiều vào công nghệ, các khâu từ phân loại, sản xuất, bao bì - đóng góp, vận chuyển ... cũng ngày được coi trọng và thực hiện tốt hơn. Những năm gần đây, các lô hàng xuất sang Mỹ của TCT chưa bị phía Mỹ phàn nàn về hiện tượng chất lượng kém, đó là một thành công rất lớn của TCT trong việc xây dựng và bảo vệ uy tín sản phẩm và công ty nói riêng và hàng hoá Việt Nam nói chung.
Cạnh tranh về giá cả:
TCT có rất nhiều cách định giá đối với các sản phẩm rau quả cảu mình khi xuất khẩu ra nước ngoài nói chung hay sang Mỹ nói riêng như:
Định giá dựa vào mức phí tổn
Giá bán = giá thành + lợi nhuận
Định giá dựa trên giá trị cảm nhận được của người mua
Định giá dựa vào cạnh tranh tức là căn cứ vào giá cuả đối thủ cạnh tranh để ra quyết định về giá của sản phẩm của TCT.
Dù có rất nhiều cách định giá như trên nhưng so giá của TCT với giá của các đối thủ cạnh tranh khác ở các nước khác nhau thì giá của TCT ở các cách đều cao hơn. Điều đặt ra đối với TCT là làm sao hạ thấp được giá thành sao cho giá bán hợp lý hơn đề có thể cạnh tranh được với sản phẩm của nước khác. giá thành = biến phí + định phí. Khoản định phí là khó thay đổi nên muốn giảm giá thành, TCT chú ý vào việc giảm yếu tố biến phí như: chi phí nguyên liệu, bao bì, các chi phí lưu thông, quản lý, giao dịch ... Các khó khăn này là chủ quan nhưng đứng về mặt khách quan thì việc làm cho giá của TCT cao là do thuế nhập khẩu mà Mỹ áp dụng cho Việt Nam đối với mặt hàng rau quả là 35% (đến tận cuối năm 1999) và giảm xuống 20% (kể từ sau 3 năm khi Hiệp định Thương mại được ký kết ngày 13/7/2000) trong khi các nước khác, Mỹ chỉ áp dụng mức thuế 3 –6%.
Phân phối
Phân phối là một khâu phức tạp trong quá trình tiếp thị. Nó bao hàm việc lựa chọn kênh phân phối, tổ chức quản lý các mối quan hệ với trung gian và khách hàng. Tuy nhiên, khâu phân phối của TCT lại đơn giản, chỉ bao hàm mối quan hệ với người mua trực tiếp, không có liên hệ với người bán buôn thứ 2 những người bán lẻ và khách hàng, do đó thông tin trong kênh phân phối không đầy đủ, khả năng truyền thông với khách hàng rất ít, giá bán lẻ, vận chuyển và lưu kho đầu năm ngoài tầm điều chỉnh điều chỉnh của TCT, thậm chí TCT không biét hàng của mình được bán tiếp cho ai, cách phân phối như thế nào?
ở đây, đường dây phân phối của TCT là kiểu phân phối truyền thống. Nhà sản xuất bán sỉ, bán lẻ hoạt động độc lạp, không có thành viên nào thực sự nắm quyền kiểm soát thành viên khác và không có guông máy nào chính thức phân chia nhiệmvụ hay giải quyết xung đột. Điều này rõ ràng hạn chế hiệu quả phân phối. Trong khi đó nhiều nước đã hướng sang kiểu tiếp thị dọc, một hệ thống gồm nhà sản xuất, bán sỉ, bán lẻ hoạt động như 1 thể thống nhất, đưa alị sự tiết kiệm chi phí theo quy mô, tăng khả năng mua bán xoá bỏ được những công việc trùng lặp và cung cấp thông tin nhạy bén.
Sự lựa chọn kênh phân phối này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là TCT không có tiềm năng đủ lớn để tham dự đầy đủ vào 1 kênh phân phối hoàn chỉnh, không có khả năng tài chính đủ để trang trải các chi phí cho các mối quan hệ trong kênh, không có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối, đặc biệt trên thị trường mới như Mỹ. Trong thời gian này, TCT đang tiến hành mở văn phòng đại diệnc ùng với mở các đại lý phân phối ở những địa điểm thuận lợi trên đất Mỹ.
Xúc tiến bán hàng: TCT thực hiện phương pháp chào hàng ngẫu nhiên tức là tận dụng các mối quan hệ quen biết từ bạn hàng các nước và một số doanh nghiệp mỹ đã từng làm ăn trong các mặt hàng khác, qua con đường đại sứ quán, thương vụ của ta ở nước ngoài để tìm người mua rôid gửi đơn chào hàng kèm những catalogue được chuẩn bị kỹ càng, in ấn đẹp cho phía bạn. Ngoài ra, TCT cững gửi các mặt hàng của mình trên báo thông tin quảng cáo, báo Business Directory và năm 1999, TCT đã có mặt trong cuốn sách giới thiệu về Thương mại Việt Nam, một mối thông tin chung quan trọng đối với doanh nghiệp 2 nước.
So với các nước khác, do có được quan hệ quen biết từ lâu nên việc gĩư bạn hàng họ có thể trợ cấp mua tức là trừ bớt 1 khoản phải thanh toán sau thời gian làm ăn nhất định hay tài trợ hàng, tài trợ trưng bày ... Họ giới thiệu hàng trên nhiều mặt báo, qua triển lãm, hội chợ ... do vậy, hình ảnh về sản phẩm của họ sẽ in đậm hơn so với sản phẩm của Việt Nam.
Trong hoàn cảnh tiềm lực sản xuất chưa cao, kinh phí hạn hẹp, quan hệ chưa được khai thông hàon tàon, TCT phải lựa chọn cách thức cạnh tranh phù hợp nhất - đó là tập trung giảm chi phí trong khi vẫn bảo đảm chát lượng. Khâu phân phối và cổ động được quan tâm ở bậc thứ 2 và cũng theo hướng tiết kiệm giảm chi phí.
4.2 Quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ
Thực hiện một hợp đồng xuất khẩu phải qua các bước sau:
Chuẩn bị giao dịch
Đàm phán ký kết hợp đồng
Thực hiện hợp đồng
Công việc chuẩn bị giao dịch bao gồm việc nghiên cứu và lập phương án kinh doanh. Sau khi đánh giá được khả năng đạt hiệu quả, phòng kinh doanh thực hiện bước tiếp theo là đàm phán ký kết hợp đồng.
Giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng được coi là khâu quan trọng quyết định việc hợp đồng có được ký kết hay không. Trong giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng bằng thư tín thương mại và trình tự như sau:
* Chào hàng
Chào hàng tự do: không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng, chủ yếu là để quảng cáo, thăm dò thị trường, duy trì bạn hàng ... Hình thức này được TCT sử dụng trong thời gian đầu chưa có bạn hàng. Sau này khi đã có bạn hàng thường xuyên, TCT sử dụng đơn chào hàng cố định.
Chào hàng cố định; là chào hàng ràng buộc trách nhiệm của người phát đơn chào hàng.
* Chấp nhận chào hàng: là thể hiện ý muốn ký kết hợp đồng của người được chào với người chào. Trong trường hợp phía bạn chấp nhận có sử đổi một số điểm, TCT phải thông báo cho phía bạn là chấp nhận sửa đổi đó.
Khi ký kết hợp đồng cần lưu ý những điểm sau:
Đối tượng hợp đồng: phải ghi rõ tên hàng với số lượng, chất lượng và bao bì ra sao.
Giá cả, điều kiện thanh toán
Giá cả: Ghi rõ đơn giá, tổng giá trị, đồng tiền tính giá và đông ftiền thanh toán
Điều kiện thanh toán; TCT thường chọn điều kiện thanh toán tín dụng chứng từ nhưng riêng hợp đồng xuất khẩu sang Mỹ, bạn hàng thương lo ngại phương thức này vì phức tạp, tốn kém và ưa hình thức nên dễ có tranh chấp nên họ thường yêu cầu pá dụng phương thức chuyển tiền. So với L/C tuy phương thức này nhanh hơn nhưng không đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu.
Giao hàng: ghi rõ thời hạn giao hàng và điều kiện giao...
Giai đoạn thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Chuẩn bị hàng để xuất khẩu: TCT là đầu mối cuối cùng tập trung hàng từ các xí nghiệp chế biến vì vậy phải kiểm tra hàng kỹ để làm các thao tác tiếp theo ví dụ: kiểm tra độ an toàn cảu kiện, độ an toàn của các thanh gỗ, các nút đinh, kẻ ký mã hiệu, lập phiếu đóng gói theo mẫu riêng của TCT ...
Kiểm nghiệm, kiểm dịch xin giấy chứng nhận vệ sinh; trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá về phảm chất, ssó lượng, trong lượng, bao bì. Việc kiểm dịch vệ sinh là một khâu bắt buộc tiến hành nagy tại đơn vị sản xuất hay nơi thu mua: nông trường, trạm, cửa khẩu ... ở Việt Nam, TCT xin giấy chứng nhận vệ sinh ở Bộ Y tế, các giấy tờ này chỉ có giá trị 7 ngày nếu hàng không xuất khẩu được.
Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm.
Trước kia, do điều kiện bảo hiểm và vận tải trong nước kém phát triển nên TCT chủ yếu bán hàng theo điều kiện FOB do đó không chịu trách nhiệm thuê tàu và mua bảo hiểm. Hiện nay, do điều kiện thay đổi, TCTC đã bán hàng được theo điều ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100253.doc