Đề tài Một số nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị-Xã hội của Platon

Tài liệu Đề tài Một số nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị-Xã hội của Platon: 1 A. Mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Triết học là một hình thái ý thức xã hội. Cùng với sự phát triển xã hội,nó cũng có lịch sử phát sinh và phát triển của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu triết học Mác-Lênin, giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử triết học, chúng ta không thể không quan tâm nghiên cứu xem triết học các thời đại tr−ớc đã phát triển nh− thế nào, triết học Mác-Lênin đã tiếp thu một cách có phê phán những yếu tố nào trong triết học của những thời đại đi tr−ớc? Triết học Hy Lạp cổ đại là tài sản tinh thần quý báu của nền văn minh nhân loại. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu lịch sử triết học vẫn tìm thấy trong triết học Hy Lạp cổ đại nhiều tài liệu có giá trị về mặt t− t−ởng. Một trong những triết gia vĩ đại nhất thời cổ đại là Platon. T− t−ởng của ông đã ảnh h−ởng rất nhiều tới các triết gia không chỉ của thời đại lúc bấy giờ mà cả các giai đoạn lịch sử về sau nữa. Hệ thống triết học của Platon đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là họ...

pdf25 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị-Xã hội của Platon, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 A. Mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Triết học là một hình thái ý thức xã hội. Cùng với sự phát triển xã hội,nó cũng có lịch sử phát sinh và phát triển của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu triết học Mác-Lênin, giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử triết học, chúng ta không thể không quan tâm nghiên cứu xem triết học các thời đại tr−ớc đã phát triển nh− thế nào, triết học Mác-Lênin đã tiếp thu một cách có phê phán những yếu tố nào trong triết học của những thời đại đi tr−ớc? Triết học Hy Lạp cổ đại là tài sản tinh thần quý báu của nền văn minh nhân loại. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu lịch sử triết học vẫn tìm thấy trong triết học Hy Lạp cổ đại nhiều tài liệu có giá trị về mặt t− t−ởng. Một trong những triết gia vĩ đại nhất thời cổ đại là Platon. T− t−ởng của ông đã ảnh h−ởng rất nhiều tới các triết gia không chỉ của thời đại lúc bấy giờ mà cả các giai đoạn lịch sử về sau nữa. Hệ thống triết học của Platon đã đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là học thuyết ý niệm và linh hồn, học thuyết “nhà n−ớc lý t−ởng” và đạo đức học... Tất cả các học thuyết nói trên đều xuất phát từ lập tr−ờng duy tâm khách quan, đại biểu cho tầng lớp chủ nô quý tộc, đi ng−ợc lại lợi ích của nhân dân lao động. Platon phản đối chế độ dân chủ và luận chứng cho sự bất bình đẳng trong xã hội. Học thuyết chính trị- xã hội của Platon là sự thể hiện cách giải quyết duy tâm chủ nghĩa các vấn đề xã hội. Dựa trên cơ sở và nền tảng là học thuyết ý niệm và linh hồn, ông đã xây dựng nên mô hình “nhà n−ớc lý t−ởng” với nhiều kiến giải mang tính duy tâm thần bí. Tuy nhiên, t− t−ởng về việc xây dựng một mô hình nhà n−ớc trong lý t−ởng đã mở đầu cho việc triết học tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội và là một đóng góp to lớn của Platon trong lĩnh vực t− t−ởng. Nhằm hệ thống hoá các quan điểm chính trị- xã hội của Platon, qua đó có thể rút ra đ−ợc những giá trị cũng nh− hạn chế của nó, tôi chọn đề tài:"Một 2 số nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị-xã hội của Platon" với mong muốn đóng góp thêm một ý kiến trong cách nhìn nhận t− t−ởng của Platon. Do khả năng có hạn nên tôi cũng chỉ dừng lại ở mức khái quát một số nét cơ bản chứ ch−a có tham vọng đi sâu nghiên cứu tất cả mọi khía cạnh của học thuyết chính trị - xã hội của Platon. II. Tình hình nghiên cứu của đề tài Có thể nói, trong lịch sử t− t−ởng nhân loại, Platon là tác gia đ−ợc quan tâm rất nhiều bởi các nhà văn, nhà thơ, nhà sử học và đặc biệt là các nhà triết học. Điều này là dễ hiểu bởi địa vị cao của Platon trong nền triết học cổ đại Hy Lạp. Bởi vậy, công trình nghiên cứu về Platon vô cùng phong phú và đa dạng, ở mọi quốc gia và châu lục. Riêng ở Việt Nam, nguồn tài liệu tuy không thể nói là ít, nh−ng cũng không thể nói là nhiều, hơn nữa lại tản mạn; vả lại, công việc dịch thuật d−ờng nh− ít đ−ợc quan tâm. Bởi vậy, tác giả gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu đề tài. Thông qua các công trình nghiên cứu nh−: “Triết học Hy Lạp cổ đại" của tác giả Thái Ninh,giáo trình "Lịch sử triết học "do giáo s− tiến sĩ Nguyễn Hữu Vui chủ biên,"Lịch sử triết học Tây Ph−ơng" của Lê Tôn Nghiêm,"M−ời nhà t− t−ởng lớn thế giới" của V−ơng Đức Phong và Ngô Hiểu Minh...hệ thống triết học của Platôn đã đ−ợc trình bày t−ơng đối rõ ràng, thế nh−ng học thuyết chính trị-xã hội của Platôn cũng chỉ đ−ợc đề cập tới trong một phạm vi rất giới hạn. Tác giả Lê Tôn Nghiêm trình bày rất công phu và đầy đủ, nh−ng do hạn chế về mặt ph−ơng pháp luận( tác giả là một trí thức của chế độ cũ ở Miền Nam Việt Nam, cuốn "Lịch sử triết học Tây Ph−ơng của ông xuất bản ở Sài Gòn tr−ớc năm 1975), nên ông không chỉ ra những giá trị cũng nh− hạn chế của t− t−ởng triết học Platon theo tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng. V−ơng Đức Phong và Ngô Hiểu Minh có những nhận xét khá sắc sảo nh−ng do dịch giả Phong Đảo có một số hạn chế về ngôn ngữ nên văn phong rất khó hiểu. 3 Tuy nhiên, thông qua quá trình s−u tầm và chỉnh lý tài liệu, đặc biệt là qua các công trình nghiên cứu về sử học và các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, tôi đã có thể phần nào tái hiện đ−ợc diện mạo t− t−ởng của Platon và có sự so sánh với một số học phái khác nhằm rút ra những kết luận cần thiết. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích: Tìm hiểu một cách có hệ thống học thuyết chính trị- xã hội của Platon, trên cơ sở đó có thể rút ra đ−ợc những giá trị cũng nh− hạn chế của học thuyết. 2. Nhiệm vụ Triển khai nghiên cứu bốn vấn đề : - Điều kiện kinh tế-xã hội và những tiền đề t− t−ởng của triết học Platon. - Tổng quan về học thuyết ý niệm và linh hồn- cơ sở và nền tảng các quan điểm chính trị-xã hội của Platon. - Quan niệm của Platon về nhà n−ớc. - Học thuyết "Nhà n−ớc lý t−ởng" của Platon. IV. Cơ sở lý luận và ph−ơng pháp luận 1. Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. 2. Ph−ơng pháp luận: Chủ yếu là ph−ơng pháp biện chứng mácxít. Ngoài ra các tác giả còn sử dụng ph−ơng pháp thống nhất logic và lịch sử, thống nhất giữa phân tích và tổng hợp, thống nhất giữa diễn dịch và quy nạp. 4 V. Đối t−ợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối t−ợng nghiên cứu; Học thuyết chính trị - xã hội của Platon thể hiện trong học thuyết “nhà n−ớc lý t−ởng”. 2. Phạm vi nghiên cứu Những điều kiện kinh tế - xã hội và t− t−ởng có ảnh h−ởng đến việc ra đời học thuyết chính trị- xã hội của Platon;nội dung của học thuyết đó trong mối liên quan với các học thuyết ý niệm và linh hồn; so sánh với t− t−ởng chính trị của một số học phái khác. VI. ý nghĩa của đề tài Đóng góp thêm một ý kiến trong cách nhìn nhận triết học Platon nói chung, học thuyết chính trị-xã hội của Platon nói riêng thông qua việc hệ thống hoá những quan điểm chính trị-xã hội của Platon và đánh giá những giá trị cũng nh− hạn chế của nó theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. VII. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khoá luận bao gồm hai ch−ơng. 5 VII. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận bao gồm hai ch−ơng. Ch−ơng 1. Khái quát chung về hoàn cảnh ra đời và hệ thống triết học của Platon Ch−ơng 2. Quan niệm của Platon về Nhà n−ớc và học thuyết “Nhà n−ớc lý t−ởng” của Platon. 6 b. nội dung Ch−ơng 1 khái quát chung về hoàn cảnh ra đời và hệ thống triết học của Platon 1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội của Hy Lạp thời đại Platon và những tiền đề t− t−ởng của hệ thống triết học Platon 1.1.1. Điều kiện kinh tế xã hội của Hy Lạp thời kỳ chiếm hữu nô lệ Nhà n−ớc của ng−ời Hy Lạp ra đời vào khoảng thế kỷ VIII-VII trCN. Việc sử dụng các công cụ bằng sắt trong sản xuất thủ công nghiệp đã khiến cho thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, sản xuất hàng hoá phát triển đã kích thích th−ơng nghiệp và mậu dịch hàng hải phát triển; các khoa học tự nhiên nh− thiên văn, khí t−ợng, vật lý, toán học cũng do vậy mà phát sinh và phát triển. Sự phát triển về mặt kinh tế xã hội đã làm cho sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc, đấu tranh giai cấp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các cuộc đấu tranh của quần chúng đòi quyền dân chủ ở Aten đã dẫn tới một loạt cải cách chính trị. Tr−ớc tiên là việc soạn thảo bộ luật Đrancon nhằm hạn chế sự chuyên quyền của tầng lớp quý tộc đối với dân tự do, đặc biệt là nông dân. Vào đầu thế kỷ VI trCN, các cải cách của Sôlông đã thủ tiêu việc biến ng−ời thành nô lệ vì nợ, hoàn trả lại ruộng đất cho nông dân, chia những công dân Aten làm bốn loại phù hợp với mức thu nhập của họ. Vào năm 508 trCN, Clixten đã phân chia tất cả những ng−ời Aten theo những khu vực hành chính, căn cứ theo địa vực c− trú của họ. Chế độ dân chủ ở Aten đ−ợc thực hiện một cách triệt để vào thời kỳ chấp chính của Periclet.Ph−ơng pháp bốc thăm để chọn ng−ời vào bộ máy nhà n−ớc đã cho phép mọi công dân không phân biệt thuộc tầng lớp nào đều có thể đảm nhiệm công việc nhà n−ớc. 7 D−ới con mắt của ng−ời Hy Lạp thời cổ, nô lệ không phải là ng−ời mà chỉ là “công cụ biết nói”; họ không bao giờ đ−ợc h−ởng một chút quyền lợi chính trị gì, kể cả quyền làm ng−ời. Chế độ cộng hoà dân chủ chỉ là dành cho dân tự do thuộc giai cấp chủ nô, còn về phía đông đảo nô lệ và kiều dân thì đó chỉ là nền chuyên chính tàn bạo của giai cấp chủ nô mà thôi. Bởi vậy xã hội chiếm hữu nô lệ ngày càng phát triển thì đấu tranh giai cấp giữa chủ nô và nô lệ, giữa ng−ời giàu và ng−ời nghèo ngày càng gay gắt. Ăngghen viết :” Chúng ta không bao giờ đ−ợc quên rằng tiền đề của toàn bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống nh− nó đ−ợc tất cả mọi ng−ời thừa nhận. Theo nghĩa đó chúng ta có quyền nói rằng: Không có chế độ nô lệ cổ đại, thì không có chủ nghĩa xã hội hiện đại”[8, 254] 1.1.2. Những tiền đề t− t−ởng của hệ thống triết học Platon Nền kinh tế chiếm hữu nô lệ đã sinh ra một đội ngũ trí thức đông đảo chuyên nghiên cứu triết học, khoa học. Triết học Hy Lạp đã tiếp thu khoa học đến từ Ph−ơng Đông và đã phát triển những t− t−ởng đó trong các hệ thống triết học của mình. Triết học ngay từ thời cổ đại đã phản ánh cuộc đấu tranh giữa tri thức khoa học và tín ng−ỡng, giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Chủ nghĩa duy tâm là công cụ t− t−ởng của tầng lớp chủ nô quý tộc, còn chủ nghĩa duy vật là vũ khí t− t−ởng của tầng lớp chủ nô dân chủ. Triết học của Platon đã ra đời trong cuộc đấu tranh giữa triết học duy vật và triết học duy tâm. Ban đầu Platon là học trò của Cratyle là ng−ời theo thuyết t−ơng đối, chống lại phép biện chứng của Heraclit và truyền bá thuyết nguỵ biện. Sau đó ông trở thành học trò của Socrát, ng−ời đã h−ớng t− duy triết học từ những vấn đề triết học tự nhiên trở về với bản thân con ng−ời. Chính những khủng hoảng trong đời sống chính trị xã hội do cuộc chiến tranh Pêlêpône gây ra đã quy định sự chuyển h−ớng về mặt t− t−ởng triết học. Đối với Socrát, tri thức làm cho con ng−ời nhận thức đ−ợc cái phổ biến (cái 8 chung) mà trong đó cái thiện phổ biến là cơ sở của đạo đức, là cơ sở để đánh giá cái thiện riêng lẻ. Một tr−ờng phái triết học nữa mà Platon quan tâm nghiên cứu là triết học của Pitago, ngoài ra là quan niệm trong thế giới cảm giác không có bất cứ thứ gì là vĩnh cửu của Hêraclit và quan niệm về tồn tại duy nhất, bất động của Pacmenit. Từ những quan niệm này, ông đã đặt ra hàng loạt sự phân biệt quan trọng về bản chất: sự phân biệt giữa thế giới chân lý với thế giới kinh nghiệm, sự phân biệt giữa đời sống lý trí và đời sống cảm tính và đi tới kết luận : tri thức không phải có đ−ợc từ cảm quan mà chỉ có đ−ợc thông qua lý trí. Trong thế giới ý niệm của Platon, ý niệm thiện là ý niệm tuyệt đối, chỉ có nhà triết học mới nhận thức đ−ợc ý niệm và đạt đ−ợc tới cõi thiện, sánh ngang thần thánh. Con ng−ời chỉ có thể hoàn thiện nhân cách trong một nhà n−ớc đ−ợc tổ chức một cách hợp lý. Mục đích của triết học là xây dựng một nhà n−ớc hoàn toàn lý t−ởng và hoàn thiện. Tóm lại, sự hình thành t− t−ởng triết học của Platon gắn liền với những biến chuyển xã hội dữ dội thời kỳ khủng hoảng của các thành bang. Lập tr−ờng triết học duy tâm của ông là kết quả của những thất vọng đối với thực tế xã hội phức tạp lúc bấy giờ, đồng thời là sự tiếp nối t− t−ởng của Socrát, bởi vậy nó chứa đầy mâu thuẫn. Theo ý kiến của Heghen, Platon là ng−ời có ảnh h−ởng to lớn đến tiến trình phát triển t− t−ởng và văn hoá tinh thần của nhân loại là nhà t− t−ởng kiệt xuất của thời cổ đại. 1.2. Tổng quan về học thuyết ý niệm và linh hồn- cơ sở và nền tảng các quan điểm chính trị - xã hội của Platon. 1.2.1. Học thuyết ý niệm. Platon đã đối lập thế giới các bản chất tinh thần bất biến và bất động với thế giới các vật thể cảm tính biến đổi. Thế giới bất biến, bất động là “tồn tại chân thực”; là thế giới của những bản chất tinh thần; đó là ý niệm. Thế giới các vật thể cảm tính là thế giới luôn luôn biến đổi, nó mang tính phái sinh lệ thuộc. Với t− cách vật thể cảm tính, mọi vật đều sinh ra, biến đổi và bị 9 diệt vong; còn với t− cách là ý niệm, tức là cái chung tuyệt đối của các sự vật đơn lẻ, nó là vĩnh hằng và bất biến. Chủ nghĩa duy lý của phái Êlê đóng một vai trò quan trọng trong học thuyết về nhận thức siêu cảm tính của Platon. Ông đã đối lập một cách siêu hình t− duy lý luận với cảm tính và đã bác bỏ mối liên hệ biện chứng giữa cảm xúc và t− duy trong nhận thức đã đ−ợc Đemocrit chỉ ra. Platon khẳng định rằng trong bất kỳ tr−ờng hợp nào và với bất kỳ điều kiện nào thì cảm tính, cảm xúc cũng không thể là nguồn gốc của nhận thức chân lý. Platon coi tồn tại là vĩnh viễn, bất biến, luôn luôn đồng nhất với chính bản thân mình, đồng thời tách biệt khỏi các sự vật cảm tính. Khác với Pacmenit, Platon không coi tồn tại là một cái gì đó thuần nhất, mà là tổng thể của các ý niệm khác nhau. Cái không tồn tại không hoàn toàn đối lập với tồn tại, mà là một khía cạnh của tồn tại. Chẳng hạn nh− vật chất (hylê) là cái không tồn tại vì trên thực tế vật chất không tồn tại d−ới dạng thuần tuý, nh−ng khái niệm vật chất vẫn tồn tại. Nói cách khác, ý niệm và vật chất là hai cơ sở tạo nên mọi sự vật trong thế giới, trong đó ý niệm là bản chất chung của mọi sự vật, đem lại sinh khí cho chúng, đồng thời là cơ sở thống nhất của toàn vũ trụ; còn vật chất là căn nguyên tạo ra hình thù, chất liệu của mỗi sự vật, tạo nên sự đa dạng và sự biến đổi không ngừng của chúng. Do vậy, các sự vật là dạng trung gian giữa ý niệm và vật chất. Trong mối quan hệ giữa thế giới ý niệm và thế giới các sự vật thì sự vật cảm tính chỉ là dấu ấn của ý niệm, đ−ợc sinh ra từ cái nguyên mẫu tinh thần bằng cách bắt ch−ớc các ý niệm, sự hỗn hợp này đem lại những dấu vết của ý niệm in lên vật chất. Nh− vậy, sự vật cảm tính là không chân thực, do đó không phải là đối t−ợng của t− duy. Socrát cho rằng tri thức chứa đựng trong linh hồn, ng−ời ta chỉ việc rút ra tri thức từ đó mà không cần đến một sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Nh−ng Platon lại thêm rằng sở dĩ tri thức có thể hiện diện tiềm ẩn đ−ợc trong linh hồn nh− thế là vì linh hồn bất tử, nó đã tồn tại từ tr−ớc khi con ng−ời ra đời và ở thời tiền kiếp đó linh hồn đã biết đ−ợc tất cả các yếu tính của vạn vật. 10 Platon đã xoá bỏ tất cả tri thức đến từ kinh nghiệm, không chấp nhận một ph−ơng thức khoa học là dựa vào quan sát và thực nghiệm để có đ−ợc tri thức. Nhận thức luận của Platon hoàn toàn mang tính duy tâm, thần bí, đối lập với chủ nghĩa duy vật và khoa học. Tuy nhiên đứng trên quan điểm lịch sử để nhận xét về Platon thì chúng ta phải thừa nhận rằng nhận thức luận của Platon đã đề cao tính độc lập của hoạt động t− duy, biến t− duy trở thành một đối t−ợng nghiên cứu độc lập. 1.2.2. Học thuyết về linh hồn ∗Linh hồn vũ trụ Theo Platon, vũ trụ đã đ−ợc cấu tạo theo một nguyên mẫu do thần tạo hoá. Nguyên mẫu đó là thế giới ý niệm chỉ biết tồn tại vĩnh viễn mà không bao giờ biết đến biến dịch. Vũ trụ là bản sao của nguyên mẫu đó thì luôn luôn biến dịch và không phải là tồn tại chân thực. Theo đó, cơ cấu của linh hồn con ng−ời cũng t−ơng tự cơ cấu của linh hồn vũ trụ, gồm có hai vòng tròn : một là “ vòng tròn của cái đồng tính” ( le cercle du Même); hai là “ vòng tròn của cái khác biệt” (le cercle de l’Autre). Nếu vòng tròn của cái đồng tính không bị xáo trộn bởi vòng tròn của cái khác biệt thì linh hồn sẽ có đ−ợc “ trí khôn và tri thức”. Thần tạo hoá đã chế tạo ra bốn loại sự sống, một là loại sống thần linh nh− thần thánh, loại này vì đ−ợc cấu tạo bằng lửa nên chúng có bộ mặt tròn xoay và hành động theo quy luật của cái đồng tính, bên cạnh đó là các vị thần có hình dạng ng−ời, thú hay các hình t−ợng thiên nhiên; hai là các loài bay trên không; ba là các loài sống d−ới n−ớc; bốn là các loài sống trên mặt đất. Trong các loài sống trên mặt đất có loài ng−ời. Linh hồn của họ là một thành phần của linh hồn vũ trụ. Thể xác chứa đựng linh hồn lại là hỗn hợp của đất, n−ớc, lửa và không khí. Linh hồn là trung gian giữa thế giới ý niệm và thế giới các vật thể cảm tính. Vì t−ơng tự với ý niệm nên linh hồn ở trong thân xác và bất tử, vì t−ơng tự với thế giới các vật thể cảm tính nên linh hồn mới chiếm một vị trí không 11 gian. Platon nghĩ rằng cần phải có một linh hồn trong vũ trụ để đảm bảo cho mọi sự vật điều hoà một cách hợp lý và để giải thích đ−ợc sự chuyển dịch. Linh hồn vũ trụ là nguyên nhân của mọi vận động trong thế giới, còn linh hồn con ng−ời làm cho họ có thể vận động. Theo Platon, sự vận động, sự phát triển, sự biến đổi của các sự vật cảm tính đ−ợc thực hiện là do sự tác động qua lại giữa tồn tại (ý niệm) và không tồn tại (vật chất). Đối lập với thế giới ý niệm chính là vật chất, đ−ợc coi là một cái hỗn loạn, không có hình thức, trong đó các ý niệm đ−ợc phản ánh. Nhờ sự phản ánh này, “không tồn tại” mới trở thành thế giới vật thể cảm tính. Trong t− t−ởng của Platon, tri thức khoa học và thần bí liên hệ với nhau mật thiết, bởi thế khả năng nhận thức của con ng−ời hoàn toàn tách rời khỏi con ng−ời nh− sự tách rời giữa linh hồn và thể xác, từ đây đi tới kết luận duy tâm về tính có tr−ớc của linh hồn so với thể xác. ∗Lý thuyết linh hồn con ng−ời Theo Platon linh hồn con ng−ời đ−ợc phân thành hai phần. Phần cao quý nhất là lý trí, tức là những thành phần của linh hồn có khả năng nhận thức đ−ợc thế giới ý niệm. Thành phần tiếp theo của linh hồn thì không bất tử và đ−ợc chia làm hai phần nhỏ, một là phần th−ợng đẳng, hai là phần hạ đẳng; th−ợng đẳng là phần của những đức tính can đảm và những cảm xúc cao th−ợng; hạ đẳng là phần của những −ớc muốn dục vọng. Phần hạ đẳng của linh hồn là nơi sinh ra những −ớc muốn hạ đẳng nh− đói, khát, tình dục; cơ quan của những −ớc muốn này ở phần bụng d−ới và nguyên tắc của nó là điên rồ, phi lý và cuồng vọng ; đạo đức t−ơng ứng với nó là tiết độ. Phần thứ hai là trái tim , nơi nảy sinh những đam mê, cơ quan của nó là hoành cách mạc, nguyên tắc của nó là sự giận dỗi và đạo đức t−ơng ứng là can đảm. Phần thứ ba là tinh thần, phần duy nhất có tính cách bất tử. Cơ quan của nó là đầu óc, nguyên tắc của nó là lý trí và đạo đức t−ơng ứng là khôn ngoan. Phẩm chất đạo đức chung cho cả ba thành phần của linh hồn là sự công bằng và đ−ợc phân bố cho mỗi thành phần của linh hồn. 12 Về sau này Arixtot đã phản đối quan điểm của Socrat và Platon, đồng thời cả của học phái Pitago và cho rằng linh hồn và thể xác không phải là hai bản thể tách biệt nhau mà là hai thành tố không thể ly gián của cùng một bản thể, trong đó linh hồn là nguyên nhân và nguyên lý làm cho thể xác sống động. Theo Arixtot, quan hệ giữa linh hồn và thể xác cũng giống nh− quan hệ giữa hình dạng và vật chất, mọi tác động đến thể xác đều tác động đến linh hồn và ng−ợc lại. Platon đã đ−a ra ba lý do để chứng minh sự bất tử của linh hồn con ng−ời. Lý do thứ nhất, linh hồn của ta tự nó đã có sự hoạt động của riêng nó và đã có một t− t−ởng. Niềm tin tôn giáo về sự tuần hoàn của các thế hệ đ−a đến ý niệm cho rằng linh hồn của con ng−ời tồn tại nơi địa ngục và nếu sự sống phát sinh ra cái chết thì ng−ợc lại, cái chết phải là sự bắt đầu của một cuộc sống mới. Theo ông, nếu ở đâu có những trạng thái t−ơng phản nhau thì cho dù chúng trái ng−ợc nhau, cái này vẫn có thể chuyển thành cái kia, và nh− thế sau khi “chết đi” thì phải có sự “sống lại”.Vì hiểu biết cũng là do học tập đem lại nên học tập là sự nhớ lại, và dĩ nhiên những điều mà ta nhớ lại hiện nay phải do sự học tập tr−ớc kia mà ra, nh− thế là linh hồn chúng ta tr−ớc khi thành hình ng−ời, vốn đã có ở một nơi nào đó và linh hồn ấy bất tử, đây là lý do thứ hai. Lý do thứ ba về sự bất tử của linh hồn là sự phân biệt giữa các sự vật phức hợp và các sự vật không phức hợp, các sự vật phức hợp luôn luôn giữ nguyên bản chất của chúng, trong khi các sự vật không phức hợp thì luôn luôn thay đổi cả bản chất cùng với các mối liên hệ. Linh hồn thuộc về thế giới vô hình bất tử, còn thể xác thuộc về thế giới hữu hình khả tử. Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platon đã đ−ợc thể hiện nh− sau: ban đầu, ông phân biệt các sự vật cảm tính và các khái niệm về chúng, sau đó ông tuyệt đối hoá các khái niệm đó rồi biến chúng thành các bản thể độc lập tức là các ý niệm bất biến và bất động với t− cách là thế giới của “tồn tại chân thực”, ông đã đi tới kết luận về sự tồn tại của linh hồn bất tử, linh hồn hồi t−ởng về các ý niệm. 13 Platon đã xếp linh hồn bất tử theo đẳng cấp nh− sau : linh hồn loại một là linh hồn nhận thức đ−ợc phần lớn chân lý th−ờng trú ngụ trong các nhà triết học. Hạng hai là linh hồn các vị vua chúa hoặc t−ớng soái; hạng ba là linh hồn các quan chức nhà n−ớc; hạng t− là các nhà thể thao, thầy thuốc; hạng năm là các vị t− tế, nhà tiên tri; hạng sáu là nhà thơ, họa sĩ, nói chung là ng−ời hoạt động nghệ thuật; hạng bảy là thợ thủ công, nông dân; hạng tám là các nhà xôphistơ; hạng chín là bạo chúa. Quan niệm linh hồn bất tử của Platon, hoàn toàn đối lập với quan niệm về linh hồn của Heraclit và của Democrit. Heraclit cho rằng lửa là linh hồn của vật chất vận động. Nh− vậy Heraclit đã lấy vật chất chứ không phải tinh thần để giải thích sự vận động của vật chất và đã giải thích trên quan điểm duy vật về nguồn gốc, động lực của vận động. Democrit thì kiên quyết bác bỏ quan niệm duy tâm, tôn giáo về linh hồn. Ông giải thích linh hồn là sự kết hợp các nguyên tử lửa hình cầu vận động với vận tốc nhanh, nếu cơ thể bị phân hủy thì linh hồn cũng bị phân hủy. 14 Ch−ơng 2. một số vấn đề cơ bản trong học thuyết chính trị- xã hội của Platon 2.1. Quan niệm của Platon về nhà n−ớc 2.1.1. Nguồn gốc của nhà n−ớc và các thể chế chính trị Theo Platon, nhà n−ớc là một hình thức xã hội tự nhiên của loài ng−ời, họ hợp thành một nhà n−ớc để giúp đỡ nhau sống một đời sống tốt đẹp hơn và họ thiết lập một giai cấp cai trị để đem lại lợi ích cho toàn thể đất n−ớc. Một n−ớc là công bằng khi các thành viên của n−ớc ấy thi hành đúng các chức năng của mình. Nh− vậy, nhà n−ớc xuất hiện từ sự đa dạng các nhu cầu của con ng−ời và từ đó xuất hiện các dạng phân công lao động để thỏa mãn các nhu cầu ấy. Vì vậy trong xã hội cần phải duy trì các hạng ng−ời khác nhau và do đó không thể có sự hoàn toàn bình đẳng giữa mọi ng−ời đ−ợc. Quan điểm này đã không nói lên đ−ợc nguồn gốc, bản chất thật sự của nhà n−ớc. Nguồn gốc thật sự của nhà n−ớc chính là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa đ−ợc. Nhà n−ớc là do giai cấp thống trị lập ra, chỉ có giai cấp thống trị mới có khả năng thành lập nhà n−ớc và nhà n−ớc là nhà n−ớc của giai cấp thông trị. Platon đ−a ra các thể thế chính trị quân chủ, quý tộc và dân chủ. Trong đó quân chủ là thể chế do một ng−ời cai trị, có quyền hành tối cao (vua); đây là ng−ời lãnh tụ hay thủ lĩnh có công khai quốc, th−ờng có tài năng, đức độ hơn ng−ời. Quý tộc là thể chế đ−ợc xây dựng trên cơ sở một nhóm quyền −u tú về trí tuệ và phẩm chất, tiêu biểu cho cả một quốc gia. Hình thức thể chế chính trị thứ ba là thể chế dân chủ, đây là thể chế mà quyền lực do toàn thể nhân dân nắm giữ, mọi công dân đều đ−ợc bầu cử và ứng cử, đ−ợc bình đẳng tr−ớc pháp luật. Theo Platon, nếu quyền lực nhà n−ớc thuộc về số đông thì xã hội không thể tránh khỏi rơi vào hỗn loạn, bởi vì đám đông dân chúng vừa không có học thức lại dễ bị kích động, hơn nữa nếu cho họ quyền lực thì họ sẽ đòi hỏi thoát ra khỏi phận vị của mình và nh− vậy trật tự xã hội sẽ đảo lộn. Giải pháp lý t−ởng mà Platon đ−a ra là các nhà triết học phải nắm quyền. Khi 15 đó xã hội mới đạt đ−ợc lẽ công bằng, mọi ng−ời sẽ giữ đúng phận vị của mình, bởi vì chỉ có các nhà triết học mới hiểu đ−ợc, khoa học chính trị, chỉ có họ mới có tri thức và đức độ để cai trị, khiến cho ng−ời bị cai trị bằng lòng với sự cai trị một cách tự giác. Trong tất cả các thể chế chính trị hiện thực cũng nh− ảo t−ởng của Platon nêu ra, nô lệ đều không đ−ợc coi là một tầng lớp. Ông nhận xét về sự cần thiết của lao động trong tay chủ nô và hết sức nhấn mạnh sự phân biệt giữa chủ nô và nô lệ, ngay cả trong nhà n−ớc lý t−ởng của ông. Platon đã chống lại chế độ dân chủ chủ nô Aten, bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc chủ nô, luận chứng cho sự tất yếu của bất bình đẳng xã hội. Ông đã đi đến tuyệt đối hoà quyền lực nhà n−ớc và sự phân hoá giai cấp trong xã hội. 2.1.2. Quyền lực nhà n−ớc và các phẩm chất cuả nhà n−ớc Platon chỉ rõ chính trị là sự hiểu biết tối cao, chỉ đạo tổng thể xã hội. Chính trị phân giải thành pháp lý, hành chính, t− pháp, ngoại giao; song tất cả các yếu tố đó phải đ−ợc thống nhất bởi chính trị. Platon cho rằng chính trị là sự cai trị và đặc biệt nhấn mạnh tới trí tuệ tối cao, là nghệ thuật cai trị nh− thế nào để cho ng−ời bị cai trị chấp nhận sự cai trị một cách tự giác. Chính trị đích thực phải là sự cai trị bằng thuyết phục, chứ không phải là cai trị bằng sức mạnh. Platon coi nguyên tắc tối cao để tổ chức chính quyền là thông thái. Do đó chính trị phải là một khoa học, không hiểu đ−ợc khoa học chính trị thì không thể trở thành nhà chính trị thực sự. Chính trị phải là sự chuyên chế. Tất cả các cá nhân phải phục tùng quyền uy. Theo Platon chính trị và đạo đức phải thống nhất với nhau, chức năng của chính quyền là tạo lập sự thịnh v−ợng cho các thành viên của xã hội. Một n−ớc là công bằng khi các thành viên của n−ớc ấy thi hành đúng các chức năng của mình. Lý thuyết về linh hồn con ng−ời của Platon đã phân chia các bộ phận của linh hồn và các phẩm chất đạo đức t−ơng ứng theo từng khu vực trên cơ thể. Vậy thì trên cơ thể xã hội, t−ơng ứng với nó là một thể chế nhà n−ớc cũng 16 phải có sự phân chia ra các bộ phận cho các phần của linh hồn, mỗi bộ phận sẽ là một giai cấp với những phẩm chất đạo đức khác nhau. Nhà n−ớc của ông sẽ có bốn phẩm chất đạo đức là khôn ngoan, can đảm, tiết độ và công bằng. Theo ông, đối t−ợng của đạo đức là chính trị, thể hiện ra ở mục đích của chính trị là thực hiện điều tốt lành và sự công bằng cho mọi công dân.Nếu nhà n−ớc nh− một cơ thể có linh hồn, thì ba thành phần của linh hồn t−ơng ứng với ba giai cấp của nhà n−ớc. T−ơng ứng với lý trí là ng−ời cai trị, tinh thần hay cảm xúc là ng−ời hỗ trợ, bảo vệ, còn thèm muốn thì giống nh− những ng−ời thợ, ng−ời lao động. Mỗi một giai cấp cần có những phẩm chất đạo đức t−ơng ứng. Trong khi thực hiện vai trò của mình, các giai cấp sẽ thể hiện phẩm chất đạo đức vốn có. Chỉ có trong một nhà n−ớc lý t−ởng, các phẩm chất đạo đức của nhà n−ớc mới đ−ợc thể hiện một cách đầy đủ nhất và đó là mục tiêu mà triết học của Platon muốn h−ớng tới. Đạo đức trong nhà n−ớc lý t−ởng đ−ợc Platon xem xét một cách phiến diện, nhấn mạnh ý thức phục tùng trật tự xã hội đ−ợc coi là phản ánh của trật tự tối cao, trật tự vũ trụ. 2.2. Học thuyết nhà n−ớc lý t−ởng của Platon 2.2.1. Cơ cấu giai cấp trong nhà n−ớc lý t−ởng Nhà n−ớc lý t−ởng của Platon ra đời trên cơ sở những lýgiải của ông về mối quan hệ giữa tinh thần, t− t−ởng với thế giới cảm tính và cơ thể cảm giác; trong đó thế giới các hiện t−ợng chỉ là bản sao của thế giới tinh thần. Mục đích của nó là xây dựng chính trị học, tức là nghệ thuật cai trị một cộng đồng. Một cộng đồng hay nhà n−ớc lý t−ởng theo Platon là phải bao hàm ba giai cấp khác nhau t−ơng ứng ba thành phần của linh hồn con ng−ời. Ba giai cấp này có các chức năng khác nhau và cùng thể hiện đức tính tốt trong cộng đồng luân lý của nhà n−ớc. - Giai cấp đồng và sắt t−ơng ứng với linh hồn cảm giác, đức tính tốt t−ơng ứng của họ là tiết độ, nhiệm vụ chính của họ là cần cung cấp của cải cho nhà n−ớc và phục vụ hai tầng lớp trên. Họ th−ờng khỏe mạnh, thích nghi 17 với lao động chân tay. Họ có thể có gia đình và tài sản riêng nh−ng các nghề nghiệp đều do nhà n−ớc quản lý. - Giai cấp bạc gồm những binh lính có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cộng đồng, đức tính tốt t−ơng ứng của họ là dũng cảm. Họ đại biểu cho phần trái tim của linh hồn với những đam mê và cảm xúc cao th−ợng, trọng danh dự. Họ không nên có gia đình và tài sản. - Giai cấp vàng gồm những triết gia, các vị lãnhtụ, tạo thành cơ quan lập pháp và hành pháp, vạch ra các kế hoạch lãnh đạo cả cộng đồng. Họ có tri tuệ và tri thức; lý tính đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của họ. Giai cấp này không nên có tài sản riêng, cũng không nên có gia đình, vì dễ nảy sinh lòng tham lam vị kỷ. Những nhà hiền triết đó nên sống tập thể để tránh mọi sự lo lắng về cuộc sống vật chất. Platon gán những thành phần của linh hồn con ng−ời và phẩm chất đạo đức t−ơng ứng của chúng với một cơ thể xã hội, nh− vậy cá nhân khi sống trong cộng đồng sẽ mất đi vai trò độc lập trong việc thể hiện mình nh− một nhân cách. Platon đã biến mục đích thành ph−ơng tiện, lẽ ra con ng−ời mới là mục đích mà nhà n−ớc phải h−ớng tới thì ở đây ng−ợc lại nhà n−ớc lại là mục đích để con ng−ời h−ớng tới. Con ng−ời phải sống vì nhà n−ớc chứ không phải nhà n−ớc vì con ng−ời. Nhà n−ớc lý t−ởng cùng với những nền tảng đạo lý của nó đã tách rời hoàn toàn khỏi những mối liên hệ hiện thực, trở thành một sản phẩm tinh thần thuần túy bị rút hết sức sống nội tại và rơi vào ảo t−ởng. 2.2.2. Tính chất cộng đồng và vấn đề giáo dục đào tạo con ng−ời trong nhà n−ớc lý t−ởng. Platon đã nêu ra những biện pháp để thực hiện việc tổ chức cộng đồng, nhất là về giáo dục. Cho đến ba tuổi, giáo dục chỉ có nghĩa là chăm sóc về mặt sức khoẻ cho trẻ em. Từ ba đến sáu tuổi là bắt đầu những sự giáo dục về mặt đức dục. Từ bẩy đến m−ời tuổi, trẻ phải tập thể thao. Từ m−ời một đến m−ời ba, trẻ đ−ợc tập đọc và tập viết. Từ m−ời bốn đến m−ời sáu tuổi thì học 18 toán. Từ m−ời tám đến hai m−ơi tuổi sẽ học quân sự. Đến khi đủ hai m−ơi tuổi, các thanh niên sẽ phải trải qua một cuộc tuyển lựa để chọn ra một bên là những ng−ời có khả năng về quân sự đ−ợc h−ớng theo binh nghiệp, một bên là những ng−ời có năng khiếu cai trị đ−ợc huấn luyện cho làm thủ lĩnh. Những ng−ời này phải học những khoa học cho đến nơi đến chốn cho đến ba m−ơi tuổi. Từ ba m−ơi tuổi, nhà n−ớc lại mở một cuộc thi tuyển thứ hai : những ng−ời nào ít xuất sắc sẽ nắm giữ những địa vị phụ thuộc trong guồng máy cai trị; còn những ai xuất sắc sẽ tự mình hoàn thiện mình trong một số năm, khi đã nắm đ−ợc tri thức về cái thiện tối cao thì họ sẽ có khả năng nhận những trọng trách của nhà n−ớc. Platon nhấn mạnh việc giáo dục vì giáo dục là một ph−ơng pháp nhằm bảo vệ và duy trì nhà n−ớc. Một nội dung rất quan trọng trong giáo dục của Platon đ−ợc đề cập tới trong Republique là giáo dục các triết gia, bởi họ đảm trách công việc cai trị một cách lý t−ởng. Những môn học mà họ cần phải nắm đ−ợc để có thể cai trị cộng đồng một cách hữu hiệu là toán học, thiên văn học, âm nhạc và trên hết là phép biện chứng. Về ph−ơng diện kinh tế, Platon đã đề nghị một chế độ cộng đồng khắt khe không những cho các nhà cầm quyền mà cả các binh lính, họ không đ−ợc quyền có tài sản riêng t−, kể cả vàng bạc cũng bị ngăn cấm. Tất cả mọi thứ của bạn bè đều nên xem là của chung của mọi ng−ời, kể cả vợ con. Những ng−ời bảo vệ và thống trị đất n−ớc sau khi đ−ợc ng−ời lập pháp chọn ra đều phải sống chung d−ới một mái nhà, ăn chung một chế độ ăn uống, có chung vợ con, những đứa trẻ đ−ợc cộng đồng nuôi d−ỡng và giáo dục. Quan điểm chính trị xã hội của Platon có nhiều mâu thuẫn. Một mặt ông đòi xoá bỏ sở hữu t− nhân, thiết lập sở hữu cộng đồng. Mặt khác ông thấy cần phải duy trì sự khác nhau giữa các đẳng cấp và bất bình đẳng trong xã hội. Ông vừa đ−a ra mô hình nhà n−ớc lý t−ởng và công lý, nh−ng đồng thời lại bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc chủ nô, chống lại nền dân chủ Aten. Tuy nhiên ông là một trong số ít ng−ời cổ đại có đ−ợc nhiều quan niệm khá cụ thể 19 và hệ thống về hiện t−ợng đạo đức, chính trị,... và sự phát triển xã hội nói chung. 2.2.3. Đánh giá về mô hình nhà n−ớc lý t−ởng của Platon ∗Giá trị của học thuyết nhà n−ớc lý t−ởng Platon quan tâm đến triết học chính trị, và ông muốn giáo dục các nhà chính trị về bản chất đích thực của sự công bằng, sự tốt lành, can đảm, và các đức tính cần thiết khác cho việc cai trị khôn ngoan. Bất luận thế nào, các nhà chính trị sẽ không thể đem lại lợi ích một cách hiệu quả cho xã hội nếu họ không hiểu sự tốt lành là gì. Mặc dù các nhà t− t−ởng của Hy Lạp tr−ớc kia đôi khi cũng đề cập đến những vấn đề nh− vậy nh−ng nói cho cùng, đó chỉ là ngẫu nhiên và không có nguyên tắc cao độ. Kết luận quan trọng nhất đối với quốc gia lý t−ởng, theo Platon chính là " Nhà triết học cần phải làm vua, hoặc ng−ời thống trị cần phải là nhà triết học". Có thể thấy sự tự tôn mù quáng của Platon đối với triết học và nhà triết học. Thế nh−ng trong thời đại lúc bấy giờ chỉ các nhà triết học mới là nhà khoa học, nhà tri thức. T− t−ởng của Platon muốn đem triết học vào chính trị đã đề cập đến mối quan hệ giữa triết học và thế giới hiện thực. Triết học không phải thuộc lĩnh vực của t− t−ởng thuần tuý mà nó phải có liên hệ tới pháp chế, chính phủ và thế giới hiện thực. Khi triết học tham gia vào quản lý quốc gia tức là ng−ời lãnh đạo phải nắm đ−ợc quy luật và tính quy luật, bản chất của quá trình chính trị và xã hội. Nhà n−ớc và pháp quyền là công cụ cai trị, nó cần phải lấy nguyên tắc phổ biến để làm quy phạm cho hiện thực, tức là phải áp đặt cho nhà n−ớc tính hiện thực và buộc mọi ng−ời phải chấp nhận nó. Khi triết học đ−ợc kết hợp với chính trị chính là khi hiện thực và khái niệm nhất trí với nhau. Nh− vậy là khoa học chính trị cần phải dựa trên một hệ thống khái niệm, phạm trù và những quy luật. Đây cũng chính là nguyên tắc của toàn bộ quá trình hoạt động của con ng−ời trong lĩnh vực chính trị. Platon đã trở thành nhà t− t−ởng đầu tiên đặt nền móng cho triết học chính trị ngay từ thời cổ đại. T− t−ởng của ông đã có ảnh h−ởng to lớn đến những nguyên tắc chủ yếu của nhà n−ớc, pháp quyền, luân lý và đạo đức của các n−ớc Ph−ơng Tây. 20 Theo ông, các thể chế chính trị đã từng tồn tại không có đ−ợc một nguyên lý làm nền tảng cho nên không thể bền vững đ−ợc. Một nhà n−ớc đ−ợc tổ chức và cai trị hợp lý thì sẽ vững bền, thịnh v−ợng, nếu không thì sẽ tan rã rối loạn. Chỉ có các triết gia mới có thể nắm đ−ợc nguyên lý đó, do vậy chỉ nhà n−ớc đ−ợc cai trị bởi các triết gia thì mới có thể đem lại đ−ợc sự công bằng cho các công dân và sẽ vận hành tốt nhất. Platon đề cao việc giáo dục và tự giáo dục, coi đây là vấn đề vô cùng thiết yếu mà nhà n−ớc cần quan tâm. Điều này là hợp lý vì trong bất cứ một xã hội nào, con ng−ời ta cũng cần phải có tri thức và đội ngũ trí thức chính là phần không thể thiếu đ−ợc của một quốc gia vững mạnh. Ng−ời cai trị cần phải học đến nơi đến chốn mới có thể biết đ−ợc thuật trị n−ớc. ∗ Hạn chế của học thuyết nhà n−ớc lý t−ởng của Platon Lênin đã ghi trong bút ký triết học : " Nói về n−ớc cộng hoà của Platon và về quan niệm thông th−ờng cho rằng đó là một ảo t−ởng, Heghen nhắc lại ý kiến −a thích của ông ta nh− sau: ... “Phàm cái gì hiện thực, đều là hợp lý. Nh−ng phải biết, phải phân biệt cái gì thực sự là hiện thực; trong đời sống hàng ngày, tất cả đều là hiện thực, nh−ng có sự khác nhau giữa thế giới hiện t−ợng và hiện thực””[ 7,301] Điều đó có nghĩa là khái niệm không chỉ là hình thức t− duy chủ quan, mà thể hiện cả bản chất của sự vật khách quan. Mặt khác nó cho thấy hiện thực không phải là sự tồn tại nói chung, mà là tồn tại trong tính tất yếu của nó, tức là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Bởi vậy, trong lý luận về nhà n−ớc, Heghen cho rằng gia đình và xã hội công dân chịu sự chỉ đạo của nhà n−ớc. Nhà n−ớc là sự thể hiện tinh thần tuyệt đối. Nh− vậy, nh− vậy nhà n−ớc đã không còn là sản phẩm chủ quan của t− duy mà có tính khách quan, chỉ có điều là khách quan ấy không phải xuất phát từ thế giới hiện t−ợng mà xuất phát từ thế giới thực tại, thế giới của các bản chất thuần tuý đ−ợc coi là "tồn tại đích thực". Đây là sự thể hiện những nguyên lý triết học của chủ nghĩa duy tâm khách quan. Theo đó, nhà n−ớc là một lực l−ợng từ bên ngoài ấn vào xã hội, và con ng−ời phải hoạt động vì nhà 21 n−ớc, chứ không phải nhà n−ớc vì con ng−ời. Platon đã đứng trên quan điểm của giai cấp thống trị chủ nô quý tộc phản động để biện minh cho sự phân biệt đẳng cấp, gán cho nó một nội dung duy tâm, tôn giáo. Triết học chính trị của Platon dựa trên nền tảng của học thuyết ý niệm. Toàn bộ thế giới hiện t−ợng đều chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm, thế giới của những lý t−ởng trên các lý t−ởng. Nhà n−ớc cũng vậy, chỉ là sự mô phỏng của nhà n−ớc trong thế giới lý t−ởng.Nhà n−ớc tất yếu phải nằm trong vòng trật tự, mặc dù có các thể chế khác nhau, nh−ng đều tuân theo một nguyên tắc nhất định. Đó là điều mà Platon muốn đề xuất trong lý luận về nhà n−ớc của mình. Chỉ có điều là ông đã không xuất phát từ chính thế giới vật chất để giải thích thế giới vật chất, mà lại xuất phát từ thế giới tinh thần. Ông đã đem một thế giới của những bản chất tinh thần đặt đối lập với thế giới vật chất, trao cho nó ý nghĩa bản thể. Platon đã đứng trên quan điểm mục đích luận để biện minh cho trật tự xã hội và quyền của nhà n−ớc. Sự phân biệt giữa ng−ời này ng−ời khác bị quy về nguyên nhân tâm lý và đ−ợc giải thích một cách thần bí dựa trên học thuyết về linh hồn, quan điểm đó về sau này đã có ảnh h−ởng to lớn tới hệ t− t−ởng Cơ đốc giáo và tinh thần tôn giáo ở các n−ớc Ph−ơng Tây. Mô hình nhà n−ớc lý t−ởng của Platon với việc thủ tiêu sở hữu t− nhân đã đ−ợc các nhà xã hội chủ nghĩa không t−ởng tiếp thu để xây dựng một xã hội lý t−ởng. Platon và các nhà xã hội chủ nghĩa không t−ởng đều ch−a phân biệt đ−ợc sự khác nhau giữa sở hữu t− nhân và chế độ t− hữu, họ hoàn toàn không nhận thấy đ−ợc vai trò của lợi ích cá nhân trong hoạt động của con ng−ời. Các thể chế chính trị của Tây Âu thời kỳ Trung Cổ đều ít nhiều chịu ảnh h−ởng của khuynh h−ớng cực quyền phản dân chủ kiểu Platon. Phải đến thời kỳ khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, các quan điểm đó mới bị lật nhào khi Rútxô đ−a ra quan điểm của mình, tuyên bố tự do và bình đẳng là thiên phú của con ng−ời, còn quốc gia chỉ là sản phẩm hiệp nghị tự do của nhân dân tự do, thuộc chủ quyền của nhân dân. Nhà n−ớc lý t−ởng của Platon chủ tr−ơng xoá bỏ gia đình, thiết lập chế độ cộng đồng cả về tài sản và nhân sự. Đây là điều không những không phù 22 hợp với đạo lý thông th−ờng mà còn cắt đứt mối liên hệ, ràng buộc giữa con ng−ời trong xã hội. Ng−ợc lại, trong xã hội đẳng cấp tông pháp, nho gia rất quan tâm đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Có thể thấy đ−ợc vì sao nhà n−ớc lý t−ởng của Platon đã không thoát khỏi phạm vi lý thuyết để b−ớc vào xã hội hiện thực. Trong khi đó, hệ t− t−ởng nho giáo lại trở thành hệ t− t−ởng quan ph−ơng, thống trị xã hội Trung Hoa trong suốt hơn 2000 năm C. Kết luận Học thuyết chính trị xã hội của Platon là một nội dung cơ bản trong hệ thống triết học của ông, có liên quan mật thiết đến học thuyết ý niệm - nền tảng t− t−ởng triết học Platon. Đó là sự giải quyết duy tâm các vấn đề xã hội của Platon và đ−ợc đề cập tới trong nội dung của khóa luận này. Triết học Platon là một hệ thống phức tạp và đầy mâu thuẫn. Một mặt trong đó chứa đựng những t− t−ởng và luận chứng tinh tế, có tinh thần phê phán sâu sắc và thuyết hoài nghi, cung cấp cho khoa học một cột trụ có giá trị về t− t−ởng. Mặt khác, triết học của Platon chứa đựng cả những biểu t−ợng và thần thoại thô thiển, chủ nghĩa thần bí mãnh liệt và đồng thời cả những yếu tố phản khoa học. Trong quốc gia lý t−ởng của ông vừa biểu hiện chủ nghĩa cộng sản, vừa có khuynh h−ớng của chủ nghĩa lý t−ởng lại vừa có một nhãn quan hẹp hòi của thời đại lúc bấy giờ. Trong lịch sử triết học duy tâm, Platon là ng−ời đầu tiên đã nêu lên một cách có hệ thống những quan điểm triết học của mình. Hệ thống triết học duy tâm của ông đề cập đến nhiều học thuyết nh− ý niệm, vũ trụ, " nhà n−ớc lý t−ởng", nhận thức luận, đạo đức học, mỹ học, logic học, về ph−ơng pháp luận 23 có thuyết hồi t−ởng và "phép biện chứng". Tất cả các học thuyết nói trên đều đ−ợc chỉ đạo bởi thế giới quan duy tâm khách quan mang nặng tính chất tôn giáo và bởi quan điểm chính trị phản động của tầng lớp quý tộc th−ợng l−u thuộc giai cấp chủ nô. Platon đã đứng trên lập tr−ờng của chủ nghĩa duy tâm để xây dựng mô hình nhà n−ớc lý t−ởng của mình, ông không coi nô lệ là con ng−ời và loại họ ra khỏi đời sống chính trị.Trong bộ "T− bản", Mác đã phê phán chủ tr−ơng chính trị lý t−ởng hoá chế độ nô lệ và sự phân chia giai cấp ở Hy Lạp của Platon. Tài liệu tham khảo chính 1. Aristote (1973), Đạo đức học của Nicomaque, Sài Gòn. 2. Aristote (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hoá - nghệ thuật, Hà Nội.. 3. Hội đồng Trung −ơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác- Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. D−ơng Hồng- V−ơng Thành Trung- Nhiệm Đại Viện- L−u Phong (2003) Tứ th− ( chú dịch), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 5. Phùng Hữu Lan (1999), Đại c−ơng triết học sử Trung Quốc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 6. Nguyễn Hiến Lê (1991), Khổng Tử, Nxb Văn hoá, Hà Nội. 7. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcova 24 8. C. Mac và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. C. Mac và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. C. Mac và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học Tây ph−ơng, tập II, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Vũ D−ơng Ninh (2001), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Thái Ninh(1987), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội. 14. V−ơng Đức Phong- Ngô Hiểu Minh(2003), M−ời nhà t− t−ởng lớn thế giới, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 15. Platon (1973), Phé don hay khảo về linh hồn theo thể luân lý, Trung tâm học liệu Bộ Văn hoá và giáo dục, Sài Gòn. 16. S. E. Stumpf và D. Abel(2000), Nhập môn triết học Ph−ơng Tây, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Chiêm Tế (1980), Lịch sử thế giới cổ đại, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô- Viện triết học(1998), Lịch sử phép biện chứng, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25 Mục lục A. Mở đầu ..................................................................................................................... 1 b. nội dung .................................................................................................................. 5 Ch−ơng 1. Khái quát chung về hoàn cảnh ra đời và hệ thống triết học của Platon .. 6 1.1. Những hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Hy Lạp thời đại Platon và những tiền đề t− t−ởng của hệ thống triết học Platon ................................................................................ 6 1.1.1. Hoàn cảnh kinh tế xã hội của Hy Lạp thời kỳ chiếm hữu nô lệ ....................... 6 1.1.2. Những tiền đề t− t−ởng của hệ thống triết học Platon ...................................... 7 1.2. Tổng quan về học thuyết ý niệm và linh hồn- cơ sở và nền tảng các quan điểm chính trị - xã hội của Platon ........................................................................................... 8 1.2.1. Học thuyết ý niệm ............................................................................................ 8 1.2.2. Học thuyết về linh hồn ................................................................................... 10 Ch−ơng 2. Quan niệm của Platon về Nhà n−ớc và học thuyết "Nhà n−ớc lý t−ởng" của Platon .................................................................................................................. 14 2.1. Quan niệm của Platon về nhà n−ớc ....................................................................... 14 2.1.1. Nguồn gốc của nhà n−ớc và các thể chế chính trị .......................................... 14 2.1.2. Quyền lực nhà n−ớc và các phẩm chất cuả nhà n−ớc ..................................... 15 2.2. Học thuyết nhà n−ớc lý t−ởng của Platon ............................................................. 16 2.2.1. Cơ cấu giai cấp trong nhà n−ớc lý t−ởng ........................................................ 16 2.2.2. Tính chất cộng đồng và vấn đề giáo dục đào tạo con ng−ời trong nhà n−ớc lý t−ởng ........................................................................................................................ 17 2.2.3. Đánh giá về mô hình nhà n−ớc lý t−ởng của Platon ...................................... 19 C. Kết luận ............................................................................................................... 22 Tài liệu tham khảo chính ............................................................................... 23

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-8419.pdf